id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
8503
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4%20Ho%C3%A0i
Tô Hoài
Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ. Tiểu sử Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc. Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. Sự nghiệp văn học Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là: Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941) Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941) O chuột (tập truyện ngắn, 1942) Quê người (tiểu thuyết, 1942) Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944) Cỏ dại (hồi kí, 1944) Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948) Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950) Đại đội Thắng Bình (ký, 1950) Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953) Khác trước (truyện vừa, 1957) Mười năm (tiểu thuyết, 1957) Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959) Thành phố Lênin (ký sự, 1961) Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962) Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963) Tôi thăm Campuchia (ký, 1964) Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969) Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971) Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972) Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977) Tự truyện (1978) Trái Đất tên người (ký, 1978) Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980) Quê nhà (tiểu thuyết, 1981) Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981) Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988) Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992) Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997) Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999) Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003) Ba người khác (tiểu thuyết, 2006) Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007) Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010) Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011) Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012) Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012) Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017) Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017) Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017) Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi. Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực. Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa. Giải thưởng Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc); Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây''); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996). Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010 Quan điểm Đánh giá Tưởng nhớ Ngày 27 tháng 10 năm 2015, hiệu sách Dế Mèn khai trương tại ngôi nhà 108, C3, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội, vốn là thư phòng của nhà văn Tô Hoài trước kia. Hiệu sách Dế Mèn do chính con cháu Tô Hoài thực hiện, diện tích rộng hơn 10m² tương lai sẽ có thêm phòng đọc mini phía trong – nơi nhà văn Tô Hoài từng ngồi viết văn, ngủ, nghỉ. Ngoài các đầu sách của nhà văn Tô Hoài, hiệu sách còn có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, phần lớn là sách văn học. Hiệu sách cũng tạo công việc cho con cháu trong nhà, giúp các cháu có cơ hội hiểu thêm về ông và là nơi để bạn bè, người yêu sách ghé thăm như khi ông còn sống. Chú thích Liên kết ngoài Tô Hoài – người Hà Nội Ba người khác trên talawas Tô Hoài Người Hà Tây Nhà văn Việt Nam Tổng biên tập Việt Nam Người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh Người họ Nguyễn tại Việt Nam
1,040
8507
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20L%C3%A2n
Kim Lân
Nguyễn Văn Tài (1 tháng 8 năm 1920 - 20 tháng 7 năm 2007), thường được biết đến với bút danh Kim Lân, là một nhà văn, diễn viên Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như Vợ nhặt, Làng. Ngoài ra ông cũng được biết đến qua vai diễn Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Tiểu sử Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 86 tuổi. Sự nghiệp văn học Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn trưởng thành từ đồng ruộng. Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa tại Việt Nam. Truyện ngắn Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó. Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người." Gia đình Ông là cha của họa sĩ Thành Chương, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, họa sĩ Nguyễn Từ Ninh, họa sĩ Nguyễn Việt Tuấn. Sự nghiệp diễn xuất Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến: Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy Lý Cựu trong phim Chị Dậu Lão Pẩu trong phim Con Vá Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm Bủ vả và Pụ Pạng xử kiện trong phim Vợ Chồng A Phủ Vai ông bố làm vàng mã trong phim Những giấc mơ bằng giấy Cụ thủ nhang trong phim Trạng Quỳnh (1989) Một số sáng tác tiêu biểu Truyện ngắn Nên vợ nên chồng (trong tập truyện ngắn 1955) Làng (1948) Vợ nhặt (in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí năm 1962) Con chó xấu xí (tập truyện ngắn 1962) Tham khảo Liên kết ngoài Đầu Năm Tuất, đọc lại " Con Chó Xấu Xí" Kim Lân - Nhà văn chung thủy của làng quê Nhà văn Kim Lân qua đời Nhà văn Kim Lân và con gái Nguyễn Thị Hiền Bài văn điểm 10 của thí sinh ĐH Huế Kim Lân trong vai lão Hạc ngày ấy Phim tài liệu: Nhà văn Kim Lân Kim Lân Người Bắc Ninh Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam Kim Lân Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Nam diễn viên sân khấu Việt Nam Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 20 Người họ Nguyễn tại Việt Nam
871
8515
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maria%20Madalena
Maria Madalena
Maria Mađalêna (tiếng Hy Lạp: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) hay Maria Mácđala (tiếng Anh: Mary Magdalene, Mary of Magdala), cũng gọi là Bà Mađalêna, phiên âm Hán Việt: Mai Đệ Liên, được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngoại điển miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Giêsu. Bà cũng được Giáo hội Công giáo và Chính Thống giáo Đông phương xem là thánh với ngày lễ mừng vào 22 tháng 7. Tên của bà có nghĩa là "Maria của thành Magdala", một thị trấn nhỏ ở Galilea nằm bên bờ tây của hồ Tiberias. Cuộc đời của bà vẫn còn là đề tài gây tranh luận. Liên hệ với Giêsu Theo tiểu thuyết Một số tác giả tiểu thuyết hiện đại, đáng chú ý là các tác giả của cuốn sách Máu Thánh, Chén Thánh (Holy Blood, Holy Grail, 1982) và nhà văn Dan Brown trong tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code, 2003), cho rằng: Mary Magdalene là vợ của Giêsu, và việc này đã bị những người xét lại của Kitô giáo tông đồ Phaolô (Pauline Christianity) và các nhà biên tập các sách Phúc Âm lược bỏ. Các tác giả này trích dẫn các sách không thuộc quy điển và các bản văn của những người theo thuyết Ngộ giáo (Gnosticism) trong các phần chọn lọc để hỗ trợ luận điểm của mình. Trong khi các nguồn tài liệu như Phúc âm Philiphê (không quy điển) miêu tả Mary Magdalene gần gũi với Giêsu hơn bất cứ môn đệ nào khác, nhưng không có tài liệu cổ nào tuyên bố bà là vợ của Giêsu. Người ta nghĩ rằng ý nghĩa ở đây là Mary Magdalene nhận biết được những gì Chúa Giêsu đang nói. Bà hiểu Chúa Giêsu trong khi các tông đồ không hiểu. Một luận điểm hỗ trợ cho sự suy đoán này là đàn ông Do Thái rất hiếm khi độc thân vào thời Chúa Giêsu vì độc thân được xem là vi phạm ý chỉ đầu tiên của Thiên Chúa (mitzvah) — "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều" (Sách Sáng thế 1:28). Việc một người Do Thái không kết hôn đi thuyết giảng như một rabbi (thầy giảng) như Giêsu là một điều khó nghĩ ra vào thời đó. Một luận cứ chống lại điều này là Do Thái giáo thời Chúa Giêsu rất đa dạng và vai trò của rabbi không được quy định rõ ràng. Các thầy giảng độc thân như Gioan Tẩy Giả được biết đến trong cộng đồng Do Thái giáo Essenes và Phaolô xứ Tarsus là thí dụ cho các thầy giảng lưu động không kết hôn trong số những tín đồ Kitô giáo, vào lúc mà hầu hết các tín đồ Kitô giáo vẫn thực hành niềm tin Do Thái. Mary Magdalene xuất hiện với tần suất cao hơn các phụ nữ khác trong các Phúc âm quy điển và được cho thấy là người theo sát Giêsu. Cho dù điều này có xảy ra đi nữa, Giêsu có lẽ được mong đợi là chuẩn bị cho sự chăm sóc đối với bà cũng như đối với mẹ mình. Vì thiếu các tài liệu đương thời, người ta không thể chứng minh được trường hợp này, và trong khi một số người xem ý tưởng này đáng để tin, hầu hết các học giả lại không lấy làm quan trọng.Tuy nhiên, các cuốn sách trên đa phần mang nội dung đối lập với Kitô Giáo, do đó những thông tin kia chưa thể coi là chính xác. Văn hóa Âm nhạc Maria Magdalena (trình bày Sandra) (1985) Maria Magdalena (trình bày Jessica Marquez) (2003) (viết lời Việt: Hoài An & trình bày: Hồ Lệ Thu (PBN 81) (2006)) MAGDALENE FKA twigs (2019) Hội họa Penitent Mary Magdalene (Nicolas Régnier) (nửa đầu thế kỷ thứ 17) The Penitent Magdalene (Domenico Tintoretto) (c. 1598) Saint Mary Magdalene'' (Rogier van der Weyden) (c. 1450 - 1452) ... Điêu khắc Ascension Of Mary Magdalene (Tilman Riemenschneider) (1490 - 1492) Maria Magdalena (Gregor Erhart) (d. 1525) Penitent Magdalene (Donatello) (c. 1454) ... Chú thích Maria Madalena Thánh Công giáo Rôma Người Tân Ước Năm sinh không rõ Mất thế kỷ 1 Thánh Chính Thống giáo Đông phương Nữ giới trong Tân Ước Nữ giới trong Kinh Thánh
705
8518
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%9Bc%20hi%E1%BB%87u%20qu%C3%BD%20t%E1%BB%99c%20ch%C3%A2u%20%C3%82u
Tước hiệu quý tộc châu Âu
Hệ thống đẳng cấp quý tộc và hoàng gia châu Âu được cho là bắt đầu hình thành khoảng từ thời Hậu kỳ cổ đại đến thời Trung cổ, sau khi Đế chế Tây La Mã bước vào quá trình sụp đổ và tan rã thành nhiều vùng lãnh thổ có mức độ chủ quyền khác nhau. Theo dòng lịch sử, vị trí xếp hạng giữa các tước vị có thể thay đổi theo giai đoạn lịch sử và phạm vi lãnh thổ (ví dụ: tước vị Hoàng thân trong một số thời kỳ có thể xem như ngang với tước vị Đại công tước). Dưới đây cung cấp một phân loại đối chiếu giữa các tước vị quý tộc và hoàng gia châu Âu, nhằm so sánh tương đương cũng như những khác biệt giữa chúng. Quân chủ Trong tiếng Việt, "quân chủ" là một từ Hán - Việt bắt nguồn từ chữ Hán (君主) hàm ý chỉ nhà cai trị tối cao trong vùng lãnh thổ trên thực tế, bao gồm cả thẩm quyền cai trị độc tài và quyền tài phán chủ quyền lãnh thổ đó. "Vua", một từ thuần Việt khác được sử dụng phổ biến, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tuy nhiên, "vua" được giới hạn cụ thể hơn đối với các tước vị như Hoàng đế hay Quốc vương trên thực tế mà không bao gồm hàm ý ở các lãnh chúa cai trị mang tước vị thấp hơn. Trong tiếng Anh, từ monarch có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp μονάρχης (monárkhēs, "nhà cai trị độc tôn"). Một từ khác cũng được xem là gần tương đương là sovereign có nguồn gốc từ tiếng Latin superānus, có nghĩa là "bậc thượng tôn", "cao quý". Dưới đây liệt kê một số tước vị quân chủ thượng tôn tương đương Hoàng đế hoặc Quốc vương ở Đông Á. Hầu hết là những tước vị cai trị thực tế và có chủ quyền, dù trong một số thời điểm lịch sử, tước vị tự xưng không bao gồm chủ quyền trên lãnh thổ tuyên bố. Như trường hợp Đức hoàng giữ tước vị Hoàng đế của Đế quốc Đức, kiêm Quốc vương Phổ, tuy nhiên vẫn tồn tại các vương quốc chủ quyền với các quốc vương độc lập liên minh trong đế quốc như Vương quốc Württemberg hoặc Vương quốc Bayern. Vương công Một số trường hợp tước vị bậc thấp hơn (như Hoàng thân hoặc Đại công tước) nhưng có bao gồm quyền cai trị trên lãnh thổ có chủ quyền, cũng được xếp trong đề mục này. Dưới đây là danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu theo thứ tự từ cao đến thấp: Đại công tước Áo: Tất cả các vương tử của dòng dõi Habsburg và Habsburg-Lothringen đều có tước hiệu là Đại công tước Áo (tiếng Anh: Archduke, tiếng Đức: Erzherzog). Nga: Trước kia các nhà cai trị lãnh địa Nga chỉ có quyền lực hạn chế như các lãnh chúa địa phương, thường được chuyển ngữ tước hiệu là Vương công (Князь), một số lãnh chúa có quyền lực ảnh hưởng trên các lãnh chúa khác được gọi là Đại vương công (Великий князь - Velikiy Knyaz, tiếng Anh: Grand Duke hoặc Great Prince, tiếng Đức: Großfürst). Năm 1547 Đại vương công Moskva là Ivan Hung đế (Иван Грозный, Ivan IV) xưng là "Sa hoàng" (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại vương công khác. Danh hiệu đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là kế thừa các hoàng đế Đông La Mã ngày xưa. Các tước hiệu Великий князь và Князь dần dà chỉ còn danh nghĩa, dùng để chỉ những thành viên không nắm quyền cai trị trong Hoàng gia Nga, từ đó được chuyển ngữ lại thành Đại công tước (Великий князь) và Công tước (Князь - Knyaz, tiếng Anh: Prince, tiếng Đức: Fürst). Từ khi triều đình Aleksandr III (1881-1894) cải cách lại thì chỉ những người trực hệ của Nga hoàng mới được phép dùng tước hiệu là Đại công tước, những người hoàng thân khác chỉ được phép có tước hiệu là Công tước Luxembourg: Hiện nay tước hiệu quân chủ Đại công quốc Luxembourg là Đại công tước Luxembourg. Công tước Đức: Công tước là một trong những tước hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc ở Đức. Trong thời kỳ của đế quốc La Mã Thần thánh, Công tước là những người trị vì lãnh thổ sau các vua và hoàng đế. Trong thời Hậu trung cổ các Herzog (công tước), Landgraf, Markgraf và Pfalzgraf (hầu tước) đều thuộc về giai cấp Fursjt. Tuyển hầu tước (tiếng Anh: Elector, tiếng Đức: Kurfürst) là những người trong đẳng cấp này được tuyển lựa ra để bầu hoàng đế La Mã Thần thánh. Tử tước Anh: hệ thống quý tộc của Anh không có tước hiệu Count; tương đương của tước hiệu này được gọi là Earl. Nếu được phong tước thì con của Count sẽ được gọi là tử tước Viscount.(Là danh hiệu thấp nhất trong tước vị quý tộc dòng chính thống.) Ngoài ra còn có các tước vị đặc cách như: Đại công tước(con cháu hoàng tộc) cao nhất; Thánh tước và công tước cùng bậc địa vị; Hầu tước, Phiên hầu tước, Hậu tước cùng bậc địa vị, ngoài ra còn có Bạch tước.... Ghi chú Hoàng tử, Hoàng nữ, Vương tử, Vương nữ, Vương phi, Vương thân, không phải là tước hiệu để phong, mà là danh từ chỉ quan hệ thân thích với quốc vương hoặc hoàng đế. Hiện nay có ba quốc gia ở châu Âu được gọi là Công quốc: Andorra, Monaco và Liechtenstein. Monaco và Liechtenstein do Vương công đứng đầu, còn Andorra do Tổng thống Pháp và Giám mục xứ Urgel (Tây Ban Nha) cùng lãnh đạo. Tham khảo Liên kết ngoài Chế độ quân chủ Anh: Trang web chính thức Bảng chú giải thuật ngữ về các tước hiệu Cao quý, Quý tộc, Hoàng gia và Quân chủ Tước hiệu quý tộc
1,004
8526
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20qu%C3%A9t%20m%C3%A3%20v%E1%BA%A1ch
Máy quét mã vạch
Máy quét mã vạch là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính. Công nghệ máy quét mã vạch định dạng được sử dụng để đọc và giải mã các mã vạch trên sản phẩm. Máy quét được thiết kế để quét qua đường thẳng và khoảng trống của mã vạch, sau đó chuyển đổi chúng thành một mã số hoặc chuỗi ký tự. Mã số này sau đó được sử dụng để truy xuất các thông tin về sản phẩm từ một cơ sở dữ liệu. Công nghệ mắt đọc cơ bản Hiện nay máy quét mã vạch được làm trên ba công nghệ cơ bản: Công nghệ Imaging: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch, QR Code, Data Matrix. Công nghệ Laser: Phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch. Ưu điểm là tốc độ quét nhanh. Công nghệ CCD: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề Phương thức kết nối Cổng serial Các máy quét mã vạch ban đầu, thuộc mọi định dạng, hầu như đều sử dụng phổ biến giao diện nối tiếp RS-232 phổ biến lúc bấy giờ. Đây là một cách kết nối đơn giản và phần mềm để truy cập nó cũng tương đối đơn giản, mặc dù cần được viết cho các máy tính cụ thể và các cổng nối tiếp của chúng. Giao diện độc quyền Có một vài giao diện khác ít phổ biến hơn. Chúng được sử dụng trong các hệ thống EPOS lớn với phần cứng chuyên dụng, thay vì gắn vào các máy tính hàng hóa hiện có. Trong một số giao diện này, thiết bị quét trả về tín hiệu "thô" tỷ lệ thuận với cường độ nhìn thấy khi quét mã vạch. Điều này sau đó đã được giải mã bởi thiết bị chủ. Trong một số trường hợp, thiết bị quét sẽ chuyển đổi ký hiệu của mã vạch thành ký hiệu mà thiết bị chủ có thể nhận dạng được, chẳng hạn như Code 39 (Mã 39). Giả lập bàn phím (USB, PS/2, v.v.) Khi PC với các giao diện tiêu chuẩn khác nhau phát triển, việc kết nối phần cứng vật lý với nó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, có những khuyến khích thương mại để giảm độ phức tạp của phần mềm liên quan. Phần cứng "giả lập bàn phím" ban đầu được cắm vào giữa cổng PS/2 và bàn phím, với các ký tự từ máy quét mã vạch xuất hiện chính xác như thể chúng đã được nhập vào bàn phím. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi hơn cho bất kỳ thiết bị nào có thể được cắm vào và đóng góp vào luồng dữ liệu đến "giả lập bàn phím". Nêm bàn phím cắm qua Giao diện USB có sẵn. Phương pháp "giả lập bàn phím" làm cho việc thêm những thứ như đầu đọc mã vạch vào hệ thống trở nên đơn giản. Phần mềm cũng có thể không cần thay đổi. Sự hiện diện đồng thời của hai "bàn phím" đòi hỏi người dùng phải cẩn thận. Ngoài ra, mã vạch thường chỉ cung cấp một tập hợp con các ký tự được cung cấp bởi bàn phím thông thường. USB Sau thời đại PS/2, đầu đọc mã vạch bắt đầu sử dụng cổng USB thay vì cổng bàn phím, điều này thuận tiện hơn. Để duy trì khả năng tích hợp dễ dàng với các chương trình hiện có, đôi khi cần phải tải trình điều khiển thiết bị được gọi là "phần mềm nêm", điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi giả mạo bàn phím của phần cứng "giả lập bàn phím" cũ. Ngày nay, đầu đọc mã vạch USB là "cắm và chạy", ít nhất là trong các hệ thống Windows. Mọi trình điều khiển cần thiết đều được tải khi thiết bị được cắm vào. Trong nhiều trường hợp, lựa chọn loại giao diện USB (HID, CDC) được cung cấp. Một số có PoweredUSB. Mạng không dây Một số đầu đọc mã vạch cầm tay hiện đại có thể được vận hành trong mạng không dây theo IEEE 802.11g (WLAN) hoặc IEEE 802.15.1 (Bluetooth). Một số đầu đọc mã vạch cũng hỗ trợ tần số vô tuyến viz. 433 MHz hoặc 910 MHz. Độc giả không có nguồn điện bên ngoài yêu cầu pin của họ thỉnh thoảng được sạc lại, điều này có thể khiến chúng không phù hợp với một số mục đích sử dụng. Độ phân giải Độ phân giải của máy quét được đo bằng kích thước của chấm sáng do đầu đọc phát ra. Nếu chấm sáng này rộng hơn bất kỳ vạch hoặc khoảng trắng nào trong mã vạch, thì nó sẽ chồng lên hai thành phần (hai khoảng trắng hoặc hai vạch) và có thể tạo ra kết quả sai. Mặt khác, nếu sử dụng chấm sáng quá nhỏ, nó có thể hiểu sai bất kỳ điểm nào trên mã vạch khiến đầu ra cuối cùng bị sai. Tham khảo Mã vạch Hệ thống nhúng Phát minh của Hoa Kỳ
955
8529
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1u%20%C6%AF%E1%BB%9Bc
Cựu Ước
Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca (hay các sách về sự khôn ngoan) và tiên tri. Tất cả các sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Giêsu người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước. Cần lưu ý rằng Do Thái giáo dùng từ Tanakh như là một thay thế cho thuật ngữ Cựu Ước, vì họ không chấp nhận Tân Ước là một phần của Kinh Thánh. Kinh Thánh Cựu Ước được tín đồ Thiên Chúa giáo coi là lời dạy của Thiên Chúa, do Thiên Chúa linh hứng cho các tác giả. Cựu Ước được viết nên bởi 40 tác giả trong khoảng thời gian gần 1.500 năm (từ thế kỷ XII trước Công nguyên cho tới thế kỷ II sau Công nguyên), theo Quy điển Thánh Kinh của Giáo hội Công giáo, Kinh Thánh hiện nay bao gồm 73 sách – 46 trong Cựu Ước và 27 trong Tân Ước. Quy điển Cựu Ước của cộng đồng Kháng Cách (Protestantism) bao gồm toàn bộ các sách của kinh Tanakh, chỉ có thay đổi về thứ tự và số lượng các sách này. Cựu Ước Kháng Cách có 39 sách trong khi số lượng các sách trong kinh Tanakh của Do Thái giáo là 24. Có sự khác biệt này là vì theo sự sắp xếp trong kinh Tanakh, các sách Sa-mu-ên, Các Vua và Sử ký đều được gộp thành một sách, điều tương tự cũng xảy ra cho các sách Ezra và Nehemiah, và 12 sách tiểu tiên tri cũng được tính chung thành một sách. Sự chênh lệch về số lượng (15 sách) được tóm tắt trong bảng sau: Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương thêm vào Cựu Ước một số sách, được gọi là thứ kinh (deuterocanonical), các sách này không được công nhận bởi cộng đồng Kháng cách. Nền tảng của thứ kinh được tìm thấy trong Bản Bảy Mươi được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, dịch từ Kinh Thánh Do Thái. Đây là bản dịch được sử dụng rộng rãi bởi các tín hữu thời kỳ tiên khởi cũng như được trích dẫn bởi Tân Ước. Truyền thuyết cho rằng Thánh Moise là người viết năm cuốn kinh chính, gồm các cuốn Sáng thế, Xuất hành, Levi, Dân số, và Đệ nhị luật. Đến thế kỷ XVII, nhà triết học Brauch Spinoza sau khi đọc các cuốn kinh, với tinh thần duy lý, ông đã chỉ ra sự nhầm lẫn trong truyền thuyết: Thánh Moise không phải người sáng tác Ngũ kinh bởi bản này kết thúc bởi cái chết của chính ông, tức là nó phải được người khác viết lại. Spinoza sau đó đã phát động phong trào đọc và phê bình Kinh Thánh, góp phần làm thay đổi nhiều vấn đề về Cựu ước trước đó. Lịch sử Một vài giáo sư khảo cổ học cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những ký thuật về Abraham, Moses, Solomon, và một số nhân vật khác, thật ra chỉ được trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah (thế kỷ thứ 7 TCN) nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh. Theo lập luận của các nhà khảo cổ này, đến nay vẫn không tìm thấy nhiều ký thuật được lưu giữ tại các quốc gia kế cận như Ai Cập và Assyria, cũng không có văn bản nào về các câu chuyện của Kinh Thánh hay về các nhân vật ấy trước năm 650 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ khác lại tìm thấy trong cùng những ký thuật ấy những chứng cớ hỗ trợ cho các câu chuyện trong Kinh Thánh, dù chúng không trực tiếp thuật lại các câu chuyện này. Tên gọi Thuật ngữ "Cựu Ước", dịch từ tiếng Latin Vetus Testamentum, có nguyên ngữ tiếng Hy Lạp hê Palaia Diathêkê (Η Παλαιά Διαθήκη) nghĩa là "Giao ước (hoặc lời chứng) cũ". Kitô hữu gọi là Cựu Ước vì họ tin rằng nay đã có một giao ước mới được thiết lập giữa Thiên Chúa và loài người, sau khi Giêsu người Nazareth đến thế gian (xem Thư gởi người Do Thái). Do Thái giáo không công nhận Tân Ước, cũng không chấp nhận Cựu Ước như là tên gọi thay thế cho Tanakh (tuy nhiều người Do Thái chấp nhận Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử hoặc ngay cả là môn đệ của một giáo sư kinh luật truyền khẩu Do Thái giáo). Chủ đề Thánh Kinh Cựu Ước nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và tuyển dân Israel. Mối quan hệ này được thể hiện qua giao ước giữa Thiên Chúa và dân tộc này đã được giao cho Moses. Ứng dụng Không có sự đồng thuận hoàn toàn về việc ứng dụng các giáo huấn của Cựu Ước và Tân Ước vào đời sống giáo hội của cộng đồng Kitô giáo, đặc biệt là trong thời kỳ hội Thánh tiên khởi. Cũng có một số tranh luận trong vòng các học giả Kháng Cách về việc có nên áp dụng giáo huấn Tân Ước cho người Do Thái hay không. Tương tự, vẫn còn bất đồng về mức độ áp dụng các giáo luật của Cựu Ước cho Kitô hữu. Ngày nay, rất ít Kitô hữu tuân giữ các giáo luật của Cựu Ước đòi hỏi kiêng cữ một số thức ăn, trong khi hầu hết trong số họ tin và tuân giữ Mười Điều Răn. Hầu hết Kitô hữu đều đồng ý rằng sự hiểu biết về Cựu Ước là nền tảng giúp họ hiểu biết Tân Ước, họ cũng tin rằng nội dung của cả Cựu Ước và Tân Ước đều được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Trong lịch sử đã xuất hiện các quan điểm dị biệt như nhóm Khả tri (Gnostic), đi xa đến mức khẳng định Thiên Chúa của Cựu Ước là một thực thể khác với Thiên Chúa của Tân Ước, họ thường gọi Thiên Chúa của Cựu Ước là demiurge, hoặc Marcion thành Sinope còn đi xa hơn khi cho rằng không nên xem Cựu Ước là một phần của Kinh Thánh Kitô giáo. Hầu hết Kitô hữu tin rằng quan điểm các nhóm này là dị giáo. Ngày nay, nhiều học giả thích dùng Kinh Thánh Do Thái như một thuật ngữ thay thế cho Tanakh và Cựu Ước (không bao gồm các thứ kinh) nhằm biểu dương tính đồng thuận trong học thuật giữa các giáo phái Cơ Đốc. Các tác giả Tân Ước thường tham khảo và trích dẫn Cựu Ước, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến việc ứng nghiệm các lời tiên tri đề cập đến Đấng Messiah mà người Cơ Đốc tin là Giêsu người Nazareth. Theo quan điểm thần học Kitô, sự trông đợi Đấng Messiah được tiên báo trong Cựu Ước, sự ứng nghiệm trong hiện tại và trong thời kỳ tận thế, vương quốc thần Thánh và vĩnh cửu dưới quyền tể trị của Chúa Giêsu hiện hữu như một sơi dây xuyên suốt từ Cựu Ước đến Tân Ước. Những người ủng hộ thuyết Hoán vị (supersessionism) tin rằng kể từ thời Chúa Kitô, dân Do Thái, với địa vị và đặc quyền như là tuyển dân của Thiên Chúa, được thay thế bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. Lập luận này đặt nền tảng trên một số luận giải trong Tân Ước, trong số đó có Galatians 3.29 "Nếu anh em thuộc về Chúa Kitô, anh em là hậu duệ của Abraham, tức là người kế tự theo lời hứa". Trong thực tế, điều này có nghĩa là trong khi các giáo luật Cựu Ước về nghi thức và kiêng cữ thức ăn nên được huỷ bỏ, thì các giáo huấn về tinh thần và đạo đức cần được tuân giữ. Hơn nữa, những người tin vào thuyết Hoán vị cho rằng những lời tiên tri về dân Do Thái được chép trong Cựu Ước được ứng nghiệm trong thân vị của Chúa Giêsu và qua hội Thánh với tư cách là tuyển dân của Thiên Chúa. Xem thêm Tân Ước Kinh Thánh Kinh Thánh Tiếng Việt 1926 Kinh Thánh Do Thái Tham khảo . Kinh Thánh Thuật ngữ Kitô giáo
1,455
8531
https://vi.wikipedia.org/wiki/MySQL
MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. Người dùng có thể tải về MySQL miễn phí từ trang chủ. MySQL có nhiều phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau: phiên bản Win32 cho các hệ điều hành dòng Windows, Linux, Mac OS X, Unix, FreeBSD, NetBSD, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS,.. MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về Hệ Quản trị Cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ Node.js, PHP, Perl, và nhiều ngôn ngữ khác, làm nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng NodeJs, PHP hay Perl,... Tools Database Master - MySQL Management Tool Navicat phpMyAdmin MySQL Workbench Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ của MySQL (tiếng Anh) Tài liệu, giáo trình Cơ sở dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Phần mềm tự do MySQL Phần mềm năm 1995 Phần mềm Sun Microsystems Phần mềm đa nền tảng WordPress
246
8532
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikibooks
Wikibooks
phải|nhỏ|Sự phát triển của tám trang web Wikibooks lớn nhất (theo ngôn ngữ), tháng 7 năm 2003 – tháng 1 năm 2010 Wikibooks – từ ghép tiếng Anh của wiki và books (sách); trước đây cũng được gọi là Dự án Sách giáo khoa tự do của Wikimedia và Sách giáo khoa Wikimedia – là một trong những dự án liên quan với Wikipedia của Quỹ Hỗ Trợ Wikimedia, nó bắt đầu vào ngày 10 tháng 7 năm 2003. Dự án Wikibooks là thư viện đựng sách giáo khoa, sổ tay và nhiều loại bản văn khác, tất cả tự do. Như Wikipedia, website đó là wiki, tức là tất cả mọi người có thể sửa đổi trang nào bằng cách bấm cái nút "sửa đổi" ở trên các trang ở Wikibooks. Nó được bắt đầu khi Karl Wick, một thành viên Wikipedia, xin một chỗ để viết sách giáo khoa nội dung mở (gọi là wikibook) về hóa học hữu cơ và vật lý học, để giảm bớt nhiều trở ngại về học hành như là giá cao. Một số sách đầu tiên được viết hoàn toàn mới, và một số khác bắt đầu được chép từ những sách có nội dung tự do khác trên Internet. Cả nội dung của Wikibooks được phát hành theo Giấy Phép Sử Dụng Văn Bản Tự Do GNU. Những đóng góp vẫn của người đóng góp, nhưng bản quyền copyleft đó cho phép là bất cứ lúc nào cả nội dung cũng sẽ được phân bố và chép, cho cộng tác tiếp. Website đó đang cố gắng viết vài sách giáo khoa đầy đủ bằng vài ngôn ngữ. Những người thành lập dự án mong là nếu có sách đủ thì người thường sẽ thăm Wikibooks và đọc những sách ở đấy. Dự án phụ Đã có hai dự án phụ ở Wikibooks: Wikijunior và Wikiversity. Dự án Wikijunior (tên tạm) đang viết sách dạy cho trẻ nhỏ, có thể được xem trên mạng và có thể được in ra. Wikiversity là cộng đồng tự do để học và nghiên cứu. Wikiversity đã được tách ra thành dự án độc lập. Wikijunior là một tiểu dự án của Wikibooks chuyên về sách dành cho trẻ em. Dự án bao gồm cả tạp chí và trang web, và hiện đang được phát triển bằng tiếng Anh, tiếng Đan Mạch, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập. Nó được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Quỹ Beck. Tham khảo Liên kết ngoài Wikibooks Wikibooks tiếng Việt Wikibooks tiếng Anh Thư viện trên mạng Wiki Website Dự án Wikimedia Thư viện số Trang web MediaWiki
433
8539
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9%20Tr%E1%BB%8Dng%20Ph%E1%BB%A5ng
Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tay là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam. Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm xuất bản vì là "tác phẩm suy đồi" tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và cả nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến tận cuối những năm 1980 mới được chính quyền cho lưu hành. Thân thế và sự nghiệp Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (trước đây thuộc làng cổ Liêu Xuyên mảnh đất địa linh sinh ra nhiều nhân tài) nay là thôn Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi, Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 16 tuổi. Ông là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông. Cả đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ. Vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy ông mắc bệnh lao phổi. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng nói với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Vợ ông, bà Vũ Mỹ Lương, tên thường gọi là bà Gái, là con người vợ thứ tư của cụ Cửu Tích, một nhà tư sản có cửa hàng thuốc ở phố Hàng Bạc. Sau khi làm đám cưới vào ngày 23 tháng 1 năm 1938, hai vợ chồng đã cùng thuê nhà ở phố Hàng Bạc. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 do bệnh lao phổi, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỵ Hằng. Nhà văn Vũ Trọng Phụng sống long đong, khi qua đời, cũng nhiều phen đổi dời. Lúc mới mất, ông được chôn cất ở nghĩa trang Hợp Thiện, rồi nghĩa trang Quán Dền. Đến năm 1988, con gái Vũ Mỵ Hằng mới đưa ông về quy thổ vĩnh tại mảnh vườn của nhà mẹ vợ nhà văn tại làng Giáp Nhất. Tác phẩm Bản quyền tác phẩm Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời hạn bảo hộ tác quyền chỉ là 50 năm kể từ năm mất của tác giả, đồng nghĩa với việc đối với tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là đến hết năm 1989. Tuy nhiên, 28 tác phẩm của ông đã được Hãng Bảo hộ bản quyền tác giả Việt Nam (nay là Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam) gia hạn thời hạn bảo hộ thêm 30 năm, gây lúng túng về nghĩa vụ thanh toán tiền tác quyền của một số hãng chuyển thể hoặc tái sử dụng tác phẩm của ông. Kịch Không một tiếng vang (1931) Tài tử (1934) Chín đầu một lúc (1934) Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937) Hội nghị đùa nhả (1938) Phân bua (1939) Tết cụ Cố (Di cảo - đăng sau khi tác giả qua đời, trên Tiểu thuyết thứ bảy số 295, ngày 3 tháng 2 năm 1940) Dịch thuật Giết mẹ (1936) - nguyên bản Lucrèce Borgia của Victor Hugo Phóng sự Nghề cạo giấy (1935) Cạm bẫy người (1933) Kỹ nghệ lấy Tây (1934) Hải Phòng 1934 (1934) Dân biểu và dân biểu (1936) Cơm thầy cơm cô (1936) Vẽ nhọ bôi hề (1934) Lục xì (1937) Một huyện ăn Tết (1938) Tiểu thuyết Dứt tình (1934) Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch. Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai Số đỏ (1936) - Hà Nội báo Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương Lấy nhau vì tình (1937) Trúng số độc đắc (1938) Quý phái (1937, đăng dang dở trên Đông Dương tạp chí - bộ mới) Người tù được tha (Di cảo) Truyện ngắn Vinh danh Tên ông được đặt cho những con đường ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Đồng Hới. Nguồn tham khảo Tham khảo khác Tham khảo chính Liên kết ngoài Người Hưng Yên Nhà báo Việt Nam Nhà văn Việt Nam Chết vì bệnh lao Mất thế kỷ 20 do bệnh lao
1,358
8573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%91ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Thống tướng
Thống tướng là một danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Đại tướng. Quân hàm này thường được xem là tương đương với quân hàm Thống chế hay Nguyên soái ở một số quốc gia khác như Nga, Anh, Pháp, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Đôi khi khi quân hàm thống tướng còn được gọi là tướng 5 sao vì xếp trên cấp Đại tướng (4 sao). Từ nguyên Vào thời hậu kỳ Trung Cổ, các vua Pháp thường phái các quan chức cao cấp được gọi là "Lieutenant général" (Khâm sai), thay mặt vua xử lý công việc chuyên biệt. Viên khâm sai chỉ huy các cánh quân ở địa phương, gọi là các armée, do đó mang danh hiệu đầy đủ là Lieutenant général des armées. Tương tự trong Hải quân, viên khâm sai mang danh hiệu Lieutenant général des armées navales. Về sau, các danh hiệu này được hình thành cấp hàm cao nhất trong thực tế của Lục quân và Hải quân. Tuy nhiên, hệ thống cấp bậc cũ bị bãi bỏ trong cuộc cách mạng Pháp. Mãi đến thời kỳ Đệ nhị đế chế Pháp, cấp bậc này mới được phục hồi, nhưng nó được tách thành 2 cấp bậc riêng biệt là Général de corps des armée với cấp hiệu 4 sao và Général des armée với cấp hiệu 5 sao. Chịu ảnh hưởng này của người Pháp, năm 1866, Quốc hội Mỹ đã đặt ra cấp bậc General of the Army để vinh danh Ulysses Grant do công lao của ông trong Nội chiến). Cấp bậc này về sau được phong cho 7 quân nhân nữa và trở thành cấp bậc thực tế cao nhất trong Lục quân Mỹ và quân đội một số quốc gia chịu ảnh hưởng hệ thống quân hàm Mỹ. Cũng cần lưu ý rằng trong hệ thống cấp bậc quân đội Pháp (Général d'armée) hoặc Nga (Генерал армии), cấp bậc này được chuyển ngữ sang tiếng Anh là Army General (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Đại tướng") để tránh nhầm lẫn với cấp bậc General of the Army (được chuyển ngữ sang tiếng Việt là "Thống tướng"). Thống tướng hay Thống chế? Như định nghĩa nêu trên, trong tiếng Việt, danh xưng Thống tướng (General of the Army) thường được xem là tương đương với cấp bậc Thống chế (Marshal). Tuy nhiên, hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp hàm sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, Trung tướng và Đại tướng, đối chiếu với quân đội Pháp là các cấp bậc Général de brigade, Général de division và Général de corps d’armée. Ngoài ra, một thuật ngữ không chính thức dùng để chuyển ngữ cho danh hiệu Maréchal là Thống chế. Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Kể từ đó, cấp bậc tướng 5 sao có tên gọi là "Thống tướng". Giai đoạn này, cấp bậc Thống tướng vẫn được xem là dưới cấp bậc Thống chế (7 sao, Maréchal). Danh xưng cấp bậc Thống tướng ở một số quốc gia Hoa Kỳ: General of the Army (Lục quân), General of the Air Force (Không quân) Croatia: Stožerni general Thái Lan: จอมพล (Chom Phon) Myanmar: ဗိုလ်ချုပ်မှူးကြီး (Bo Gyoke Hmu Gyi), chỉ tôn phong cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và ဒုတိယ ဗိုလ်ချုပ်မှူးကြီး (Du Bo Gyoke Hmu Gyi, một số tài liệu Việt ngữ dịch là Phó thống tướng), phong cho Phó tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang kiêm Tư lệnh Lục quân. Các cấp bậc trên Một số quốc gia tồn tại các cấp bậc quân sự trên cấp Đại tướng và giữ vai trò Tổng thống lĩnh, do đó đây được xem là những cấp bậc đặc biệt, xếp trên cấp bậc Thống tướng. Trung Hoa Dân quốc: Đặc cấp Thượng tướng (特級上將), mang cấp hiệu 5 sao. Cấp bậc này chỉ được tôn phong duy nhất cho Tưởng Giới Thạch. Sau khi ông qua đời, cấp bậc này cũng bị bãi bỏ. Các cấp bậc dưới Như đã nêu trên, cấp bậc Général d'Armée trong quân đội Pháp tuy cũng mang cấp hiệu 5 sao, nhưng được xem là tương đương cấp bậc Đại tướng. Điều này cũng tương tự ở các quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Pháp. Ngoài ra, một số quốc gia chịu ảnh hưởng cấp hiệu Liên Xô tuy có bậc quân hàm mang danh xưng Army General, nhưng cũng chỉ được xếp tương đương cấp Đại tướng. Nga: Генерал армии Ukraina: Генерал армії Một số Thống tướng tiêu biểu thời hiện đại Omar Bradley (1893-1981), Thống tướng Mỹ Dwight David Eisenhower (1890-1969), Thống tướng Mỹ Douglas MacArthur (1880-1964), Thống tướng Mỹ George Marshall (1880-1959), Thống tướng Mỹ Chú thích Xem thêm Nguyên soái Đại tướng Quân hàm
910
8574
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%E1%BA%A9n%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Chuẩn tướng
Chuẩn tướng (tiếng Anh: Brigadier general) là quân hàm sĩ quan cấp tướng trong quân đội của một số Quốc gia. Thông thường cấp hiệu quân hàm này được biểu hiện bằng 1 ngôi sao cấp tướng, được xếp trên cấp Đại tá (3 sao cấp tá) và dưới cấp Thiếu tướng. Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam không có cấp bậc quân hàm này. Quân hàm Đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam (4 sao cấp tá) mặc dù không được xếp vào cấp tướng lĩnh, nhưng vẫn được xem là tương đương cấp bậc Chuẩn tướng ở các quốc gia có cấp bậc này, tương tự cấp bậc Brigadier (Lục quân) và Commodore (Hải quân và Không quân) ở các quốc gia có hệ thống quân hàm chịu ảnh hưởng của Khối Thịnh vượng chung Anh. Lược sử Hệ thống quân hàm hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946, quy định có 3 bậc trong cấp tướng mà bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng và cao nhất là cấp Đại tướng. Theo đó, cấp bậc Thiếu tướng phong cho sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó, cấp Trung tướng cho Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó, và cấp Đại tướng cho Tập đoàn trưởng. Sau đợt cải tổ hệ thống quân hàm năm 1958, cấp bậc mới Thượng tướng được đặt ra, xếp giữa cấp Đại tướng và Trung tướng. Tuy nhiên, trong lịch sử, Quân đội nhân dân Việt Nam không tồn tại cấp bậc Chuẩn tướng. Khi chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập năm 1955 ở miền Nam Việt Nam, tổ chức của Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng được cải tổ thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tuy có sự thay đổi về cấp hiệu sơ cấp và trung cấp, nhưng cấp hiệu tướng lĩnh vẫn giữ nguyên theo hệ thống quân hàm kiểu Pháp, trong đó, cấp bậc Thiếu tướng (Général de brigade) mang 2 sao, Trung tướng (Général de division) mang 3 sao, và Đại tướng (Général de corps d’armée) mang 4 sao. Sau khi chính thể Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ, chính quyền Nam Việt Nam rơi vào hỗn loạn do sự tranh giành quyền lực của các tướng lĩnh. Sau cuộc chỉnh lý năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền. Nhằm tạo thêm thế lực vây cánh trong số sĩ quan cao cấp, ông đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng nhằm thăng thưởng cho nhiều sĩ quan cấp bậc Đại tá có công trong cuộc đảo chính 1963 cũng như trong Chỉnh lý 1964 và nhiều đại tá có "thâm niên quân vụ" nhưng không được xét phong thăng quân hàm dưới thời Ngô Đình Diệm. Hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa được cải tổ lại. Cấp bậc Chuẩn tướng mới đặt ra được xếp dưới cấp Thiếu tướng, trên cấp Đại tá, mang cấp hiệu 1 sao như cấp hiệu Brigadier General trong Quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra, cấp bậc Thống tướng 5 sao cũng được đặt ra để thăng phong cho tướng Lê Văn Tỵ. Quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc sĩ quan cấp tướng bấy giờ được đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/Brigadier General) - Thiếu tướng(2 sao/Major General) - Trung tướng(3 sao/Lieutenant General) - Đại tướng(4 sao/General) - Thống tướng(5 sao/General of the Army) Trong Hải lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Phó đề đốc tương đương với cấp bậc Chuẩn tướng bên phía Lục quân Việt Nam Cộng hòa. Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào năm 1975, cấp bậc Chuẩn tướng không còn tồn tại cùng với toàn bộ hệ thống tổ chức của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chuẩn tướng hay Thiếu tướng? Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng cấp bậc tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc Chuẩn tướng và Thiếu tướng. Nguyên nhân là do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu bởi Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định có 3 bậc trong cấp hàm của sĩ quan cấp tướng mà bậc khởi đầu của sĩ quan cấp tướng là Thiếu tướng, đến ngày 20 tháng 6 năm 1958 thì thêm cấp bậc Thượng tướng(3 sao) và cấp bậc Đại tướng lên 4 sao. - Thiếu tướng(1 sao) - Trung tướng(2 sao) - Đại tướng(3 sao) Nếu so sánh với quân hàm quân đội Pháp thì cấp bậc sẽ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/Général de brigade) - Thiếu tướng(2 sao/Général de division) - Trung tướng(3 sao/Général de corps d’armée) - Đại tướng(4 sao/Général d’armée) - Thống chế Pháp(7 sao/Maréchal de France). * Thống chế Pháp là quân hàm danh dự của Quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam không có quân hàm này. Nhưng cũng trong Sắc lệnh 33-SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 này, lại quy định các cấp bậc của sĩ quan cấp tướng tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau: Thiếu tướng(1 sao): Sư đoàn trưởng hoặc Liên đoàn phó, chức vụ tương đương với cấp bậc Thiếu tướng Pháp 2 sao(Général de division). Trung tướng(2 sao): Liên đoàn trưởng hoặc Tập đoàn phó, chức vụ tương đương với cấp bậc Trung tướng Pháp 3 sao(Général de corps d’armée). Đại tướng(3 sao): Tập đoàn trưởng, chức vụ tương đương với cấp bậc Đại tướng Pháp 4 sao "Général d’armée". Năm 1950, Đại tướng Pháp Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về Quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này). Đến tận năm 1963, một báo cáo của CIA vẫn ghi cấp bậc của Trung tướng Dương Văn Minh là "Major General" và của Thiếu tướng Tôn Thất Đính là "Brigadier General". Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Hoa Kỳ như sau: - Chuẩn tướng(1 sao/Brigadier General) - Thiếu tướng(2 sao/Major General) - Trung tướng(3 sao/Lieutenant General) - Đại tướng(4 sao/General) - Thống tướng(5 sao/General of the Army) Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng trong một số tài liệu ở miền Nam Việt Nam, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên. Cấp bậc tương đương ở các quốc gia khác Cấp bậc Chuẩn tướng là một cấp bậc khá "mập mờ" khi đối chiếu so sánh giữa các hệ thống quân hàm quốc gia. Nó có thể được xếp vào hàng tướng lĩnh ở quốc gia này, nhưng bị loại ra ở quốc gia khác, thậm chí không tồn tại ở một số quốc gia. Về đại thể, đây là một cấp bậc do các sĩ quan cao cấp giữ chức vụ chỉ huy cấp lữ đoàn. Không được xếp vào cấp tướng lĩnh Cấp bậc brigadier-general, hay thường được gọi tắt là brigadier, xuất hiện lần đầu tiên tại Anh dưới thời vua James II. Nó được chính thức hóa vào năm 1705, được xếp ngay dưới cấp bậc Thiếu tướng và trên cấp Đại tá. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào cấp bậc này luôn được coi là tạm thời và không liên tục. Từ đó hình thành sự mơ hồ xác định cấp bậc này là một cấp bậc cao cấp hay trung cấp trong hệ thống quân hàm theo truyền thống Anh. Hệ thống quân hàm Khối Thịnh vượng chung Anh Trong Lục quân Anh, cấp bậc tương đương Chuẩn tướng là Brigadier. Tuy quân hàm này không nằm trong cấp tướng, nhưng trong hệ thống đối chiếu cấp bậc quân sự tiêu chuẩn của NATO, quân hàm này vẫn được xem ngang hàng với Brigadier General của Quân đội Mỹ và cấp tương đương của các quân đội khác. Trong Không quân Anh, cấp bậc tương đương là Air Commodore (Chuẩn tướng Không quân). Trong Hải quân Anh, cấp bậc tương đương là Commodore (Phó đề đốc). Hàm tương đương trong Hải quân Mỹ và Anh là Commodore, trong Hải quân Pháp là Contre-amiral (Chuẩn Đô đốc, có 2 sao). Trong Hải quân Nga không có cấp bậc tương đương. Một số hình ảnh cấp hiệu quân hàm Xem thêm Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa Thiếu tướng Đại tá Tham khảo Quân hàm Phù hiệu quân đội Chuẩn tướng
1,598
8578
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20so%C3%A1i
Nguyên soái
Nguyên soái, hay Thống chế, là danh xưng Việt ngữ dành chỉ quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia. Trong nhiều trường hợp, cấp bậc này được xem là tương đương với quân hàm Thống tướng trong quân đội của một số quốc gia theo hệ thống cấp bậc quân sự Mỹ, dù nguyên nghĩa của chúng không thực sự đồng nhất. Thông thường, quân hàm Nguyên soái, Thống chế và Thống tướng đều được xếp trên quân hàm Đại tướng (4 sao), nên còn được gọi là Tướng 5 sao. Nguồn gốc lịch sử Thời đầu Trung Cổ, các vua Pháp thường trao quyền chỉ huy quân sự của hải lục quân và cảnh sát, cho một viên chức gọi là Connétable (tiếng Anh: Constable); người này thường thuộc giới quý tộc hoàng thân. Về ngữ nghĩa từ nguyên thì "connétable" có gốc từ "comes stabuli" tiếng Latin, là người phụ trách chăm sóc ngựa (quản mã) cho lãnh chúa, cùng là người thân tín. Giúp việc cho connétable là các viên chức chuyên môn, được gọi chung là các maréchal (tiếng Anh: marshal), mà quan trọng nhất là phụ tá chỉ huy quân sự được gọi là Maréchal de camp (tiếng Anh: Field marshal). Chức vụ Connétable sau càng rộng quyền phát triển dần theo quy mô quân đội; trong 600 năm, viên chức này nắm vai trò quan trọng trong chính quyền Pháp. Để thay đổi cán cân quyền lực, năm 1627, Hồng y Richelieu bất ngờ ra quyết định bãi bỏ chức vụ Connétable trong quân đội, giao quyền chỉ huy lại cho viên chức phụ tá là Maréchal de France. Kể từ đó, chức vụ này trở thành danh xưng của cấp bậc quân sự cao nhất của các quốc gia châu Âu. Nguyên soái hay Thống chế? Nếu như trong các ngôn ngữ châu Âu, thuật ngữ này hầu như thống nhất: Maréchal (Pháp), Marshal (Anh), Маршал (Nga), Marschall (Đức)... thì trong tiếng Việt, danh xưng Nguyên soái và Thống chế lại không đồng nhất dù chúng thường được dùng để chuyển ngữ một cấp bậc duy nhất. Trong lịch sử thời phong kiến của các quốc gia Đông Á, chức vụ Nguyên soái (元帥) với ý nghĩa thống soái tối cao của quân đội, do hoàng đế bổ nhiệm có tính thời vụ trong những chiến dịch lớn, quan trọng. Trong khi đó, chức vụ Thống chế (統制) chỉ thuần túy mang tính chất một chức vụ võ quan cao cấp trong triều đình. Dù 2 danh xưng này hoàn toàn không tương ứng nhưng cũng có thể thấy danh hiệu Nguyên soái cao hơn danh hiệu Thống chế. Mãi đến năm 1872, lần đầu tiên cấp bậc Nguyên soái được thành lập trong hệ thống cấp bậc của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Danh xưng quân hàm này dù sau đó không tồn tại trong quân đội Nhật Bản kể từ sau năm 1945, nhưng nó vẫn được sử dụng tại các nước Đông Á khác như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... Không rõ danh xưng Thống chế được dùng trong tiếng Việt từ khi nào, và vì sao được xem là tương đồng với danh xưng Nguyên soái? Nhưng dù sao, một thông lệ không rõ ràng được dùng chuyển ngữ trong các tài liệu Việt Nam ở quốc nội như sau: Thuật ngữ "Thống chế" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Field Marshal (Anh) hoặc Maréchal (Pháp) của các nước phương Tây; Thuật ngữ "Nguyên soái" được dùng để chuyển ngữ các quân hàm tương tự Маршал (Marshal) của Liên Xô và các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa trước kia. Có lẽ đây là do sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh chăng? Điều này dẫn đến nhiều nhầm lẫn khi chuyển ngữ, đặc biệt như cấp bậc Wonsu của Hàn Quốc dịch nguyên nghĩa là Nguyên soái, chuyển ngữ lại là Thống chế, theo hệ thống cấp bậc thì lại dịch là Thống tướng. Tất nhiên, chẳng có cái nào sai nhưng cũng chỉ đúng tương đối. Nhưng dù sao, thuật ngữ Nguyên soái là chính xác nhất khi dùng chuyển ngữ cho cấp bậc Marshal. Một số cấp bậc "nguyên soái" trong lịch sử Như đã nêu trên, Maréchal là những chuyên viên giúp việc cho các Connétable, do đó nảy sinh nhiều chức vụ maréchal với những vai trò khác nhau. Trong lịch sử quân đội Pháp, ngoài chức vụ Maréchal de camp giúp việc cho Connétable trong việc chỉ huy quân đội, còn có các chức danh cấp thấp như Maréchal des logis, Maréchal ferrant, hoặc cấp cao như Maréchal général. Ngày nay chỉ còn mỗi cấp bậc Maréchal de France còn tồn tại và mang ý nghĩa là cấp bậc cao nhất trong quân đội. Mặc dù xuất phát từ một gốc, cách dùng danh xưng này cũng có sự dị biệt giữa các quốc gia châu Âu. Nếu như người Anh chỉ dùng Field Marshal thì người Đức lại dùng Generalfeldmarschall, người Pháp và người Nga thì chỉ ngắn gọn là Maréchal (Pháp) hay Маршал (Nga). Chức vụ Magister militum của Đế quốc La Mã cổ cũng được xem là tương đương với Nguyên soái hoặc Thống chế. Trong Không quân Anh, các cấp bậc từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều có chữ Marshal: Air Vice-Marshal (nghĩa đen: Phó Thống chế Không quân, tương đương Thiếu tướng), Air Marshal (nghĩa đen: Thống chế Không quân, tương đương Trung tướng), Air Chief Marshal (nghĩa đen: Chánh Thống chế Không quân, tương đương Đại tướng). Thống chế Không quân thực sự của Anh là Marshal of the Royal Air Force (Thống chế Không quân Hoàng gia Anh). Quân đội Liên Xô từng có bậc Nguyên soái binh chủng, tương đương với Đại tướng: Nguyên soái không quân (маршал авиации), Nguyên soái pháo binh (маршал артиллерии), Nguyên soái công binh (маршал инженерных войск), Nguyên soái bộ đội tăng thiết giáp (маршал бронетанковых войск), Nguyên soái bộ đội thông tin liên lạc (маршал войск связи). Trên cấp Nguyên soái quân binh chủng là cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết, được xem là cấp hàng cao nhất. Ngoài ra cao hơn cấp Nguyên soái Liên bang Xô Viết là cấp Đại nguyên soái Liên bang Xô Viết, tuy nhiên rất ít được dùng và chỉ có duy nhất Stalin được phong cấp này. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các cấp hàm này cũng bị bãi bỏ, ngoại trừ quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga. Trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc không tồn tại quân hàm Nguyên soái dù chúng từng tồn tại với tư cách là một danh hiệu chức vụ thống lĩnh quân sự tối cao. Trong lịch sử Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất phong quân hàm Nguyên soái (元帥) ngày 23 tháng 9 năm 1955 cho 10 quân nhân loại Khai quốc công thần là Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vinh Hoàn, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh; quân hàm này tồn tại đến 1965 thì bị bãi bỏ hoàn toàn. Năm 1988, khi chế độ Quân hàm được khôi phục đã khẳng định rằng quân hàm Nguyên soái năm 1955 là có hiệu lực. Hiện tại, hầu hết các quốc gia không còn sử dụng các quân hàm Nguyên soái, Thống chế hay Thống tướng như cấp bậc quân nhân hiện dịch và chỉ sử dụng chúng trong thời chiến. Ở một số ít quốc gia, chúng tồn tại như một cấp bậc chính trị quân sự (như Vương quốc Campuchia). Trường hợp ngoại lệ có lẽ là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, vừa tồn tại cấp bậc chính trị quân sự (Nguyên soái Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên), vừa tồn tại cấp bậc quân sự hiện dịch (Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên). Một số Nguyên soái/Thống chế tiêu biểu thời hiện đại Trong lịch sử đã có rất nhiều người mang cấp bậc Thống chế hay Nguyên soái này, một phần lớn là do địa vị chính trị hay quyền lực của những người này. Nhưng trong số các Thống chế của thế giới cũng có các nhà quân sự với nhiều thành tích nổi tiếng. Một vài người tiêu biểu trong thế kỷ 20: Paul von Hindenburg (1847 - 1934), Đế quốc Đức August von Mackensen (1849 - 1945), Đế quốc Đức Herbert Kitchener, Bá tước Kitchener thứ nhất (1850 - 1916), Anh Ferdinand Foch (1851 - 1929), Đệ tam Cộng hòa Pháp Joseph Joffre (1852 - 1931), Đệ tam Cộng hòa Pháp Sir Harold Alexander (1891-1969), Anh Sir Bernard Law Montgomery (1887-1976), Anh Erwin Rommel (1891-1944), Đức Quốc xã Günther von Kluge (1882-1944), Đức Quốc xã Erich von Manstein (1887 - 1973), Đức Quốc xã Fedor von Bock (1880-1945), Đức Quốc xã Wilhelm Ritter von Leeb (1876-1956), Đức Quốc xã Ivan Stepanovich Koniev (1897-1973), Liên Xô Georgi Konstantinovich Zhukov (1896-1974), Liên Xô Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky (1895-1977), Liên Xô Fyodor Ivanovich Tolbukhin (1894-1949), Liên Xô Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (1896-1968), Liên Xô và Ba Lan Rodion Yakovlevich Malinovsky (1898-1967), Liên Xô Ivan Khristoforovich Bagramyan (1897-1982), Liên Xô Dmitry Fyodorovich Ustinov (1908-1984), Liên Xô Philippe Leclerc de Hauteclocque (1902-1947), Pháp (truy phong) Jean de Lattre de Tassigny (1889-1952), Pháp (truy phong) Xem thêm Thống tướng Nguyên soái Liên Xô Nguyên soái Liên bang Nga Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên Thống chế Pháp Thống chế Đức Quốc xã Thống tướng Hoa Kỳ Nguyên soái Đế quốc Nhật Bản Chú thích Quân hàm Quân sự Tướng lĩnh bg:Фелдмаршал ca:Mariscal de camp de:Feldmarschall es:Mariscal de campo (rango militar) hr:Feldmaršal it:Maresciallo di campo he:פילדמרשל no:Feltmarskalk nn:Feltmarskalk sv:Fältmarskalk
1,643
8579
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hebrew
Hebrew
Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri hoặc Hê-brơ, Hán Việt: Hy-bá-lai) có thể đề cập đến: Ngôn ngữ: Tiếng Hebrew, thuộc nhóm ngôn ngữ Semit Tiếng Hebrew cổ điển: ngôn ngữ viết của phần lớn Kinh thánh Hebrew (thuộc Cựu Ước) Tiếng Hebrew hiện đại Sắc tộc: Người Hebrew, theo nghĩa rộng, là cách gọi dành cho những người là hậu duệ của Eber, chút (hậu duệ đời thứ 4) của Noah; tuy nhiên thường được hiểu theo các nghĩa hẹp hơn như sau: Người Israel: hậu duệ của Jacob - về sau mang tên Israel, ông là hậu duệ đời thứ 8 của Eber. Người Do Thái: là những người Israel còn sót lại sau khi Vương quốc phía Bắc rồi Vương quốc phía Nam bị xâm chiếm và cư dân trải qua cuộc lưu đày Babylon. Sách: Thư gửi người Hebrew: một bức thư thuộc Tân Ước, có lẽ được viết cho các Kitô hữu gốc Do Thái Thuật ngữ Hebrew đôi khi được một số nhóm Kitô giáo dùng để phân biệt người Do Thái cổ với người Do Thái sống sau đó. Mặc dù sự phân biệt này không luôn luôn được thấy, nhưng từ Hebrew thường được dùng để chỉ người Do Thái cổ hơn là hiện đại.
204
8591
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tanakh
Tanakh
Tanakh [תנ״ך;] (cũng viết là Tanach hoặc Tenach) là bộ quy điển của Kinh thánh Hebrew. Thuật từ này là từ viết tắt từ chữ đầu dựa trên các chữ cái Hebrew của tên gọi của 3 phần trong Kinh thánh Hebrew: Torah [תורה] mang một trong số các nghĩa: "Luật"; "Lời giảng"; "Giáo huấn". Còn gọi là Chumash [חומש] có nghĩa: "Bộ năm"; "Năm sách của Moses". Đây chính là Ngũ thư ("Pentateuch"). Nevi'im [נביאים] có nghĩa: "Ngôn sứ" Ketuvim [כתובים;] có nghĩa "Văn chương" ("Hagiographa"). Tanakh còn được gọi là [מקרא;], Mikra hay Miqra. Thuật ngữ Ba phần cấu tạo nên từ viết tắt Tanakh được thấy nhiều trong các tài liệu từ giai đoạn Đền Thờ thứ hai và trong văn chương rabbi. Tuy nhiên từ viết tắt Tanakh không được sử dụng trong giai đoạn đó mà thuật ngữ chính xác Mikra (Sách đọc) được sử dụng. Thuật ngữ Mikra tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay bên cạnh Tanakh để chỉ các văn bản kinh thánh Hebrew. (Trong ngôn ngữ nói tiếng Hebrew hiện đại, Mikra mang vẻ trịnh trọng hơn Tanakh.) Vì các sách trong Tanakh phần lớn được viết bằng tiếng Hebrew nên nó còn được gọi là Kinh thánh Hebrew. (Một số phần của các sách Đa-ni-en và Ezra, cũng như một câu trong sách Jeremiah và từ địa danh hai chữ trong sách Sáng Thế, được viết bằng tiếng Aramaea - nhưng dù vậy, chúng vẫn được viết bằng hệ thống chữ viết Hebrew.) Quy điển Bài chính: Quy điển Do Thái. Theo truyền thống Do Thái, Tanakh gồm 24 sách (được đánh số bên dưới). Torah có 5 sách, Nevi'im chứa 8 sách, Ketuvim có 11 sách. Hai mươi bốn sách này cùng là các sách được có trong Cựu Ước của Kháng Cách, nhưng thứ tự các sách thì có khác. Việc đánh số cũng khác: người Kitô giáo xếp thành 39 sách. Đó là vì một số sách người Kitô giáo tính là vài sách nhưng người Do Thái chỉ tính một sách. Vì vậy, người ta có thể chỉ ra khác biệt kĩ thuật giữa Tanakh của Do Thái giáo với cái tương tự, nhưng không giống hệt, được gọi là Cựu Ước của Kitô giáo. Vì vậy, một số học giả thường dùng thuật ngữ Kinh thánh Hebrew để đề cập đến phần tương đồng giữa Tanakh và Cựu Ước trong khi tránh được thiên kiến tôn giáo. Cựu Ước của Công giáo Rôma và Chính Thống giáo Đông phương bao gồm 6 sách không có trong Tanakh và một số phần trong Sách Daniel và Esther. Chúng được gọi là các sách thứ kinh (nguyên nghĩa là "đưa vào quy điển thứ phát", tức đưa vào quy điển sau). Các sách Tanakh Văn bản tiếng Hebrew nguyên thủy chỉ gồm phụ âm cùng với một số chữ cái không nhất quán được dùng như nguyên âm (matres lectionis). Trong giai đoạn đầu của thời kì trung cổ, các Masoretes mã hoá truyền thống đọc Tanakh bằng miệng bằng cách thêm hai loại ký tự đặc biệt vào văn bản: niqqud (điểm nguyên âm) và dấu ngân tụng (cantillation). Dấu ngân tụng quy định cú pháp, nhấn (trọng âm) và giai điệu khi đọc. Các sách Torah có các tên thường dùng đặt theo chữ nổi bật đầu tiên trong mỗi sách. Tên cách sách theo tiếng Anh cũng như tiếng Việt không được dịch từ tiếng Hebrew mà dựa trên các tên tiếng Hy Lạp dùng cho Bản Bảy Mươi (Septuaginta). Tên các sách trong Bản Bảy Mươi dựa trên tên được các rabbi đặt để miêu tả nội dung chủ đề của từng sách. Torah Các sách Torah (תּוֹרָה, nghĩa đen là "Giảng huấn") gồm: Sáng thế [בראשית] (Bereshit) Xuất hành [שמות] (Shemot) Lê-vi [ויקרא] (Vayiqra) Dân số [במדבר] (Bamidbar) Đệ nhị luật [דברים] (Devarim) Nevi'im Các sách Nevi'im (נְבִיאִים, "Ngôn sứ") gồm: Giôsuê [יהושע] (Yeoshua) Các Thủ lãnh [שופטים] (Shophtim) Samuel (I & II) [שמואל] (Shemouel) Các Vua (I & II) [מלכים] (Melakhim) Isaiah [ישעיה] (Iescha'Yahou) Jeremiah [ירמיה] (Irmeyahou) Ezekiel [יחזקאל] (Ihezquel) Mười hai ngôn sứ nhỏ bé [תרי עשר] (Schne-'Assar) Hô-sê [הושע] (Hoshea) Joel [יואל] (Ioel) A-mốt [עמוס] ('Amos) Obadiah [עובדיה] ('Obadyah) Jonah [יונה] (Iona) Micah [מיכה] (Mikha) Nahum [נחום] (Nahoum) Habakkuk [חבקוק] (Habaqouq) Zephaniah [צפניה] (Sephanyah) Haggai [חגי] (Hagaï) Zechariah [זכריה] (Zecharyah) Malachi [מלאכי] (Malakhi) Ketuvim Ketuvim (כְּתוּבִים, "Văn chương") gồm: Thánh vịnh [תהלים] (Tehilim) Châm ngôn [משלי] (Mishle) Gióp [איוב] (Iob) Diễm ca [שיר השירים] (Eikha) Rút [רות] Ai ca [איכה] Huấn ca [קהלת] (Qohelet) Esther [אסתר] (Ester) Đa-ni-en [דניאל] Ezra-Nehemiah [עזרא ונחמיה] ('Ezra Nechemya) Sử biên niên (I & II) [דברי הימים] (Dibre Hayamim) Phân chương, câu và sách trong Tanakh Việc phân chương và đánh số câu không quan trọng trong truyền thống Do Thái. Tuy nhiên, chúng được ghi trong mọi bản Tanakh hiện đại để định vị và trích dẫn. Các sách Samuel, Các Vua và Sử biên niên cũng được phân thành phần I và II và được đánh số chương và câu theo truyền thống văn bản Kitô giáo. Việc áp dụng cách phân chương theo kiểu Kitô giáo trong Tanakt bắt đầu vào cuối thời trung cổ ở Tây Ban Nha, và điều này phản ánh sự diễn dịch kinh thánh của Kitô giáo. Tham khảo Từ ngữ Do Thái Kinh Thánh Hebrew
845
8593
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%BAi%20gi%E1%BB%9D
Múi giờ
Một múi giờ là 1 vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng 1 thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, các đồng hồ tại vùng này luôn chỉ cùng 1 thời gian. Trên Trái Đất, thời gian biến đổi dần từ Đông sang Tây. Tại 1 thời điểm xác định, có vùng đang là buổi sáng, có vùng khác lại đang là buổi tối. Trong lịch sử, người ta dùng vị trí Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày (gọi là giờ Mặt Trời), và các thành phố nằm ở các kinh tuyến khác nhau có thời gian trên đồng hồ khác nhau. Khi ngành đường sắt và viễn thông phát triển, sự biến đổi liên tục về giờ giấc giữa các kinh tuyến gây trở ngại đáng kể. Các múi giờ được sinh ra để giải quyết phần nào vấn đề này. Các đồng hồ của từng vùng được lấy đồng bộ bằng thời gian tại kinh tuyến trung bình đi qua vùng. Mỗi vùng như vậy là 1 múi giờ. Có thể dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, giúp cho chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ, một con số thuận tiện. Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung; các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy trên bản đồ thế giới, có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ. Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) (xấp xỉ bằng giờ GMT trong lịch sử) là giờ tại kinh tuyến số 0, đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, Greenwich, Luân Đôn, Anh. Một số địa phương có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Ví dụ như, vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè (DST), chỉnh giờ sớm lên 1 giờ. Điều này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp. Lịch sử Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật. Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây. Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ UTC+07:00 làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1). Ngày 1 tháng 1 năm 1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+01:00 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây. Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC+07:00. Bảng các múi giờ trên Trái Đất Xem thêm Thời gian Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) Quy ước giờ mùa hè (DST) Giờ ở Việt Nam Tham khảo (bằng tiếng Anh) Howse, Derek. Greenwich Time and the Discovery of the Longitude. Oxford: Oxford University Press, 1980. ISBN 0-19-215948-8. Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) World Time Server Địa lý học Bài cơ bản dài trung bình
757
8598
https://vi.wikipedia.org/wiki/G8
G8
Nhóm G8 (viết tắt tiếng Anh: Group of Eight) là cựu diễn đàn của nhóm 8 cường quốc có nền công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh, Canada và Nga (gia nhập từ năm 1998 nhưng đến năm 2014 thì bị khai trừ khỏi khối). Điểm nhấn của G8 là hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề kinh tế và chính trị được tổ chức hàng năm với sự tham dự của những người đứng đầu các nước thành viên và nhiều quan chức quốc tế khác cùng với Liên minh châu Âu, đồng thời hội nghị cũng có nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại bên lề và một số hoạt động khảo sát chính sách. Việc khai trừ tư cách là thành viên G8 của Nga năm 2014 là đòn đáp trả từ các nước Tây Âu, sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Krym ở miền Nam Ukraina. Từ đó, G8 chính thức đổi tên thành G7 và chỉ còn có 7 nguyên thủ họp mặt. Lịch sử G8 có căn nguyên khởi đầu từ cuộc khủng hoảng dầu hoả 1973 và suy thoái toàn cầu theo sau đó. Các vấn đề này đưa đến việc Hoa Kỳ thành lập Nhóm Thư viện (Library Group) quy tập các viên chức tài chính cấp cao từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản để thảo luận các vấn đề kinh tế. Năm 1975, Tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing mời nguyên thủ của 6 nước công nghiệp hàng đầu tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Rambouillet và đưa ra đề nghị họp thường quy. Những người tham dự đồng ý tổ chức họp mặt hàng năm theo chế độ chủ tịch luân phiên, hình thành nên nhóm G6 bao gồm Pháp, Tây Đức, Ý, Nhật, Anh, Hoa Kỳ. Vào hội nghị thượng đỉnh kế tiếp tại Puerto Rico, nó trở thành G7 với sự tham gia của Canada theo yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô và sau đó là Nga bắt đầu gặp nhóm G7 sau hội nghị thượng đỉnh chính. Từ hội nghị lần thứ 20 tại Naplé, nhóm này trở thành P8 (Political 8), hay gọi vui không chính thức là "G7 cộng 1". Nga được cho phép tham gia đầy đủ hơn kể từ hội nghị lần thứ 24 tại Birmingham, đánh dấu sự hình thành G8. Tuy nhiên Nga không được tham dự hội nghị dành cho các bộ trưởng tài chính vì nó không là cường quốc kinh tế; và "G7" được dùng để chỉ cuộc họp ở cấp bộ trưởng này. Hội nghị thượng đỉnh năm 2002 tại Kananaskis (Canada) thông báo Nga sẽ là chủ nhà cho hội nghị năm 2006, và như vậy hoàn tất quá trình trở thành thành viên đầy đủ của Nga. Vì cuộc khủng hoảng Krym 2014, các nước G7 đã từ chối không tham dự hội nghị G8 mà dự định tổ chức tại Sochi, Nga vào mùa hè năm 2014. Thay vào đó, họ dự định hội thảo với nhau không có mặt của tổng thống Nga Putin tại Brussel. Cấu trúc và hoạt động G8 không được hỗ trợ bởi một tổ chức xuyên quốc gia, không như Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Thế giới. Ghế chủ tịch của nhóm được luân phiên hàng năm giữa các nước thành viên, với trách nhiệm chủ tịch tính từ ngày 1 tháng 1. Nước giữ ghế chủ tịch tổ chức một loạt các hội nghị cấp bộ trưởng, từ đó dẫn đến hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ trong 3 ngày vào giữa năm, cũng như việc bảo đảm an ninh cho người tham dự. Các cuộc họp ở cấp bộ trưởng bàn về các vấn đề sức khoẻ, thi hành luật lệ và lao động, để giải quyết các vấn đề của nhau và của toàn cầu. Nổi tiếng nhất trong số đó là G7, hiện được dùng để nói về hội nghị của các bộ trưởng tài chính của G8 trừ nước Nga, và các viên chức từ Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, cũng có một cuộc họp ngắn "G8+5" giữa các bộ trưởng tài chính của G8 và Trung Quốc, México, Ấn Độ, Brasil và Nam Phi. Xem thêm G7 G20 Liên kết ngoài G8 Online G8 Information Center Chú thích Phân loại quốc gia kinh tế Tổ chức kinh tế quốc tế Tổ chức liên chính phủ Hội nghị ngoại giao thế kỷ 20 Hội nghị ngoại giao thế kỷ 21
772
8599
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20gi%E1%BB%9D%20m%C3%B9a%20h%C3%A8
Quy ước giờ mùa hè
Quy ước giờ mùa hè hay giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm. Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày" (daylight saving time trong tiếng Anh). Ví dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm. Thực trạng trên thế giới hiện nay Mặc dù được nhiều nơi trên thế giới sử dụng, giờ mùa hè phổ biến ở các vĩ độ cao ở Bắc bán cầu. Bảng dưới đây cho biết lúc bắt đầu và kết thúc của việc chỉnh giờ mùa hè ở một số vùng lãnh thổ. Các đồng hồ được vặn sớm lên một tiếng đồng hồ vào ngày bắt đầu và lùi lại từng này thời gian vào ngày kết thúc. Chú ý, mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông ở Bắc Bán Cầu. Lịch sử Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến Tạp chí Paris . Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết Waste of Daylight (Lãng phí ánh sáng ban ngày) , xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang. Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó. Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời kì tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi chiến tranh kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945. Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ. Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi Hochsommerzeit; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6. Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2). Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980. Từ năm 1985, các bang miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng. Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi. Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên. Xem thêm Giờ mùa hè Trung Âu Giờ mùa hè Đông Âu Giờ mùa hè Anh Giờ mùa hè châu Âu Tham khảo (bằng tiếng Anh) Seize the Daylight by David Prerau (Thunder’s Mouth Press; $23.00; ISBN 1-56025-655-9) Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Straightforward discussion of DST World Time Server Múi giờ
968
8602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%206%20n%C4%83m%202005
Tháng 6 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 6 năm 2005. Thứ tư, ngày 1 tháng 6 Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan, những kết quả đầu tiên tỏ ra là cử tri đã chống Hiến pháp châu Âu rõ ràng hơn cuộc trưng cầu Pháp vào Chủ nhật, 63% bỏ phiếu "chống". BBC VNN VOA Thứ sáu, ngày 3 tháng 6 Một cuộn phim từ Cuộc tàn sát tại Srebrenica 1995 được đưa ra tại Tòa xét xử tội ác Quốc tế ở Nam Tư có cảnh nhiều người Bosna nam bị giết, làm dân chúng Serb tức giận. Thứ bảy, ngày 4 tháng 6 Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận lời tố cáo rằng kinh Coran bị mạo phạm ở Trại tù Guantánamo (của Mỹ). Họ nói là đã xảy ra vài lần, có lần tình cờ và lần chủ tâm. BBC VNN VOA Thứ bảy, ngày 8 tháng 6 Đảng cầm quyền của Ethiopia gán tội một đảng đối lập sau khi có bạo động trong những cuộc biểu tình về những gian trá trong cuộc tổng tuyển cử tháng trước làm chết 1456 người. Thứ bảy, ngày 9 tháng 6 Sau nhiều cuộc biểu tình lớn tại Bolivia, Chánh án Toà án Tối cao Eduardo Rodríguez trở thành tổng thống lâm thời sau khi Carlos Mesa từ chức. Tổng thống Togo Faure Gnassingbé bổ nhiệm Edem Kodjo làm tân thủ tướng Togo. Hoa Kỳ bỏ phản đối về nhiệm kỳ kế tiếp của người lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei. Thứ hai, ngày 13 tháng 6 Nhà ngoại giao Thụy Điển Jan Eliasson được nhất trí bầu làm chủ tịch mới của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Thứ ba, ngày 14 tháng 6 Phó tổng thống Jacob Zuma của Cộng hoà Nam Phi bị Tổng thống Thabo Mbeki đào thải sau khi có dính líu vào vụ tham nhũng quan trọng. BBC VNN VOA Một cuộc thăm dò ý kiến quan trọng cho biết là chỉ có 30% của cử tri Ireland tính bỏ phiếu thuận trong cuộc trưng cầu dân ý ở đấy về Hiến pháp châu Âu. Thứ tư, ngày 15 tháng 6 Asafa Powell, người Jamaica, đạt kỷ lục mới về chạy đua 100 m với 9,72 giây. VNN Thứ bảy, ngày 18 tháng 6 Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005 tại Iran, thị trưởng bảo thủ của Tehran Mahmoud Ahmadinezhad bất ngờ theo Akbar Hashemi Rafsanjani vào hiệp nhì của cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 24 tháng 6. BBC VOA Chủ nhật, ngày 19 tháng 6 Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải bắt đầu chuyến công du tại Hoa Kỳ. BBC SJMN VOA Thêm về chuyến này: BBC Calitoday , RFA VNN, VOA VOV Thứ hai, ngày 20 tháng 6 Nhóm chống Syria của Saad Hariri thắng đa số phiếu trong quốc hội Liban trong cuộc tổng tuyển cử. Thứ ba, ngày 21 tháng 6 Đề nghị của Nhật Bản để mang lại đánh cá voi thương mại bị thất bại ở hội nghị của Hội đồng Đánh Cá Voi Quốc tế tại Ulsan (Hàn Quốc). Thứ tư, ngày 22 tháng 6 Tàu buồm vũ trụ Cosmos 1 không vào quỹ đạo được sau khi được phóng lên trên một cải lông Volna từ tàu ngầm Delta III của Nga. Thứ năm, ngày 23 tháng 6 Sau khi Chiến dịch Murambatsvina đã làm 200.000 người Zimbabwe mất căn nhà từ kỳ bầu cử vào tháng 3, mới có tin đồn về người đầu tiên bị giết. Trong vụ Kelo đối New London, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra lệnh là những chính phủ địa phương có thể sử dụng lý do lãnh địa tối cao (eminent domain) khi sung công tài sản cá nhân cho mở mang thương mại mà phục vụ nhân dân. Thứ sáu, ngày 24 tháng 6 Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải kết thúc chuyến công du một tuần tại Hoa Kỳ. Lũ lụt tại Trung Quốc khiến trên 536 người thiệt mạng và hàng trăm ngàn người vô gia cư. Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng sáu Năm 2005
665
8607
https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%87n%20c%E1%BB%95%20t%C3%ADch%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích được người Việt truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì là truyện cổ tích nên chúng thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của người Việt về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng thay cho sự bất công trong xã hội. Những truyện cổ tích Việt Nam được xét vào thể loại hư cấu và khuyết danh, dù một vài câu chuyện có thể là lời giải thích cho một số sự vật, hiện tượng trong đời sống nhưng chúng không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa Việt Nam. Phân loại Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại, có thể chia truyện cổ tích ra làm ba loại. Truyện cổ tích về loài vật Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng...; và hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...; chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa... Truyện cổ tích thần kỳ Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau,.... Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt). Truyện cổ tích sinh hoạt Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ. Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện tài tình, Cậu bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...) Đặc trưng của truyện cổ tích Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp, đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh cho nên chức năng cơ bản của truyện cổ tích là nhằm an ủi, động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng. Từ chức năng đó nên đặc trưng sau cơ bản sau của truyện cổ tích : Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu. Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip. Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,... Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Tác phẩm gồm nhiều tập này (trong số đó 2 tập đã được công bố vào năm 1957 và được tái bản vào năm 1961) có tham vọng tập hợp lại phần chính yếu của cổ tích và truyền thuyết Việt-nam cổ truyền; có thể nói công trình này cũng tương đương với những gì Henri Pourra đã hoàn thành về văn hoá dân gian của nước Pháp xưa (Trésor des contes, Nhà xuất bản Gallimard). Nhiều tác giả đương đại, cả Pháp và Việt Nam, đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt Nam, nhưng hình như Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học và hoàn chỉnh hơn cả. Tác phẩm của ông gồm ba phần, mà phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam. Tham khảo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục. Văn học dân gian Việt Nam
947
8611
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D%20chu%E1%BA%A9n%20Greenwich
Giờ chuẩn Greenwich
Giờ chuẩn Greenwich (viết tắt từ tiếng Anh Greenwich Mean Time, thường gọi tắt là GMT nghĩa là "Giờ Trung bình tại Greenwich") là giờ Mặt Trời tại Đài thiên văn Hoàng Gia Greenwich tại Greenwich gần Luân Đôn, Anh. Nơi đây được quy ước nằm trên kinh tuyến số 0. Trên lý thuyết, vào giữa trưa theo GMT, vị trí của Mặt Trời, quan sát tại Greenwich, nằm ở đường kinh tuyến Greenwich. Thực tế, chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không thực sự tròn mà theo hình elíp gần tròn, với tốc độ thay đổi trong năm, dẫn đến chênh lệch giờ Mặt Trời trong một năm lên đến 16 phút (có thể tính được theo phương trình thời gian quỹ đạo). Một cách khắc phục là lấy trung bình quanh năm và giờ GMT là giờ Mặt Trời trung bình của năm. Trái Đất tự quay quanh mình cũng không đều, và có xu hướng quay chậm dần vì lực thủy triều của Mặt Trăng. Các đồng hồ nguyên tử cho ta thời gian chính xác hơn sự tự quay của Trái Đất. Ngày 1 tháng 1 năm 1972, một hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+1 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UTC+1 nhiều quá 0,9 giây. Trong ứng dụng dân dụng, ngay cả Tín hiệu Giờ Greenwich phát từ Vương quốc Anh cũng dùng UTC; tuy nhiên hiện nay nó vẫn hay bị gọi nhầm là GMT. Lịch sử Tín hiệu đồng hồ được gửi từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich mỗi giờ ba lần bắt đầu từ 26 tháng 12 năm 1924. Với sự lớn mạnh của ngành hàng hải Anh, những người so sánh giờ Mặt Trời của họ với giờ GMT để suy ra kinh độ, giờ GMT bắt đầu được truyền bá trong hàng hải thế giới. Các múi giờ của hàng hải cũng được hình thành dựa trên số giờ hay số "nửa giờ" sớm hơn hay muộn hơn GMT. Xem thêm Múi giờ Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) NIST - World Time Scales (bằng tiếng Pháp) Dịch vụ Thời gian của Đài thiên văn Paris Giờ ở Vương quốc Liên hiệp Anh Địa lý Khu Greenwich của Luân Đôn Múi giờ Giới thiệu năm 1884
413
8615
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Thi%E1%BA%BFt%20H%C3%B9ng
Lê Thiết Hùng
Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908 – 1986) nhà hoạt động cách mạng, được xem là vị tướng được phong quân hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thiếu thời Ông tên thật là Lê Văn Nghiệm, tên khác là Lê Trị Hoàn, sinh năm 1908 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, cha là Lê Văn Nghiêm và mẹ là Trần Thị Sáu. Ra nước ngoài từ sớm Năm 1924, với bí danh Lê Như Vọng, ông tham gia đoàn học sinh sang Thái Lan với Lê Hồng Phong (vốn là anh em con chú bác ruột với ông). Tới Thái Lan, năm sau ông cùng một người nữa được chọn sang Quảng Châu hoạt động. Nguyễn Ái Quốc, lúc đó mang tên Lý Thụy, đã đặt cho ông tên Lê Quốc Vọng, sau là Lê Thiết Hùng Ông vào học ở trường quân sự Hoàng Phố, sau đó theo yêu cầu của tổ chức, năm 1928 gia nhập quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, làm đến quân hàm Đại hiệu tương đương đại tá. Trong thời gian này, ông đã thu thập tin tức tình báo (cùng với ông Hồ Học Lãm) chuyển cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, vận chuyển những va li tài liệu mật, vũ khí trang bị, thậm chí còn tiến hành cả kế hoạch đánh tráo và giải thoát cho tù chính trị thành công. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1931. Ông đã hai lần sang Nhật gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để lãnh tụ Việt Nam Quang phục hội vào tháng 11 năm 1931 và từ tháng 11 năm 1932 đến tháng 2 năm 1933. Năm 1940, ông được lệnh về Việt Nam, nhưng đến Tĩnh Tây, Quảng Tây (Trung Quốc) lại được phân công ở lại đây làm đại diện cho Việt Nam Giải phóng Đồng minh hội(sau đổi thành Việt Nam độc lập Đồng minh). Về Việt Nam Cuối năm 1941, tại Pác Bó (Cao Bằng) Lê Quốc Vọng được Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cùng với Lê Quảng Ba lập đội vũ trang đầu tiên gồm 12 người. Lê Quốc Vọng làm chính trị viên. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông chỉ huy lực lượng vũ trang của Việt Minh giành chính quyền tại Thất Khê, Đồng Đăng, Na Sầm. Chỉ huy quân đội cách mạng Tham gia Việt Minh, ông là một trong những cán bộ quân sự chủ chốt đầu tiên của chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong sắc lệnh số 185 ngày 24 tháng 9 năm 1946 do Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ký, ông đã mặc nhiên là Thiếu tướng cho tương xứng với sĩ quan Pháp khi làm việc (khi đó trong Quân đội Quốc gia Việt Nam chưa có ai được phong hàm sĩ quan), được cử giữ chức vụ Tổng Chỉ huy Tiếp phòng quân (đến 20/11/1946, được thay bởi Hoàng Văn Thái ), một bộ phận của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Hoàng Hữu Nam là Chính trị viên). Đây chính là lý do ông được xem là vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Mãi đến ngày 7-7-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký Sắc lệnh số 203-SL phong quân hàm Thiếu tướng cho ông Lê Thiết Hùng. Ngày 20 tháng 11 năm 1946 ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam (thay cho ông Nguyễn Sơn). Khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông giữ chức Khu trưởng Chiến khu IV. Ngày 10 tháng 7 năm 1947, ông được điều về công tác ở Bộ Tổng chỉ huy, phụ trách thanh tra Bộ đội Quốc gia Việt Nam. Nguyễn Sơn thay ông làm Khu trưởng Chiến khu IV. Tháng 1/1948, ông giữ chức Tổng thanh tra quân đội kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân Việt Nam (1948-1954)., Ông có tên trong danh sách 9 thiếu tướng được phong lần đầu tiên năm 1948. Ông từng là Chỉ huy trưởng mặt trận Bắc Cạn và Tuyên Quang, lãnh đạo quân đội chống lại cuộc tấn công đầu tiên của Pháp vào căn cứ Việt Bắc. Sau đó ông làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh (1954-1956), Hiệu trưởng đầu tiên Trường Sĩ quan Pháo binh (1956-1963) kiêm Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng không. Năm 1963 ông chuyển sang làm công tác đối ngoại: được cử làm Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Triều Tiên đến năm 1970, người thay thế ông là ông Bùi Đình Đổng sau đó làm Phó ban CP 48, tháng 5/1970 làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-2-1969 Bùi Đình Đồng làm Đại sứ tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thay Lê Thiết Hùng, ngày 1-8-1970 bổ nhiệm Lê Đông thay Bùi Đình Đồng). Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Gia đình Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc, năm 1936, ông lập gia đình với bà Hồ Diệc Lan (1920-1947), con gái nhà cách mạng Hồ Học Lãm. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn rất trẻ và sống ở căn cứ địa cách mạng Trung Quốc vô cùng thiếu thốn, nên nhiễm bệnh phổi. Tháng 6 năm 1946, Hồ Diệc Lan cùng mẹ và em gái là Hồ Mộ La được đại diện Chính phủ Việt Nam đón về nước (ông Hồ Học Lãm đã mất tại Trùng Khánh, Trung Quốc năm 1943). Tháng 10 năm sau, do bệnh tình quá nặng, Hồ Diệc Lan đã qua đời tại quê nội (Nam Đàn, Nghệ An) ở tuổi 27. Hai ông bà chưa có con. Năm 1948, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng kết hôn với nữ bác sĩ quân y Nguyễn Tuyết Mai, sinh năm 1924. Bà Tuyết Mai là cựu nữ sinh Trường Đồng Khánh (Hà Nội), giỏi tiếng Pháp, đã tốt nghiệp khoa Sản Trường Đại học Y Dược Hà Nội. Trước khi nghỉ hưu, bà là Trưởng ban Quân y của Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng). Người con gái duy nhất của hai ông bà là Lê Mai Hương (sinh năm 1958), cán bộ của PA27 Công an Hà Nội. Ông mất năm 1986 tại Hà Nội, thọ 78 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Để vinh danh ông, UBND TP Vinh (tỉnh Nghệ An) lấy tên ông đặt tên cho một con đường tại phường Bến Thủy. Chú thích Liên kết ngoài Thiếu tướng Lê Thiết Hùng Sắc lệnh 185 năm 1946 Người Nghệ An Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Chỉ huy quân sự Việt Nam (Chiến tranh Đông Dương) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc người Việt Nhà ngoại giao Việt Nam Hàm Đại sứ (Việt Nam) Huân chương Hồ Chí Minh Người Hưng Nguyên Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1940 Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam
1,172
8624
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20tin
Tập tin
Tập tin (, viết tắt cho tập thông tin, còn được gọi là tệp, tệp tin) là một tập hợp của thông tin được đặt tên. Thông thường thì các tập tin này chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash có thể thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB. Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Đặc điểm Một tập tin luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt (hay dấu kết thúc) có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF (từ chữ End Of File). Một tập tin có thể không chứa một thông tin nào ngoại trừ tên và dấu kết thúc. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn với định nghĩa vì bản thân tên của tập tin cũng đã chứa thông tin. Những tập tin này gọi là tập tin rỗng hay tập tin trống. Độ dài (kích thước) của tập tin có thể chỉ phụ thuộc vào khả năng của máy tính, khả năng của hệ điều hành cũng như vào phần mềm ứng dụng dùng nó. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ dài của tập tin là byte. Độ dài của tập tin không bao gồm độ dài của tên tập tin và dấu kết thúc. Thuộc tính Những đặc tính và giới hạn của tập tin gọi là thuộc tính của tập tin. Các loại thuộc tính Tùy theo hệ thống tập tin mà các thuộc tính này có thể khác nhau. Ví dụ các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT bao gồm: Archive: lưu trữ. Trên các hệ điều hành DOS thì thuộc tính này được định khi mỗi khi tập tin bị thay đổi, và bị xóa khi thực hiện lệnh backup để sao lưu dữ liệu. Hidden: ẩn. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình liệt kê các tập tin theo mặc định sẽ bỏ qua, không liệt kê tập tin này. Người sử dụng vẫn có thể làm việc trên tập tin này như bình thường. Read-only: chỉ đọc. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình xử lý tập tin theo mặc định sẽ không cho phép xóa, di chuyển tập tin hoặc thay đổi nội dung tập tin. Còn các thao tác khác như đổi tên tập tin, đọc nội dung tập tin vẫn được cho phép. System: thuộc về hệ thống. Một tập tin có thuộc tính này sẽ chịu các hạn chế bao gồm các hạn chế của thuộc tính Hidden và các hạn chế của thuộc tính Read-only, nghĩa là không bị liệt kê, không thể xóa, di chuyển, thay đổi nội dung. Thuộc tính này chủ yếu dùng cho các tập tin quan trọng của hệ điều hành. Sub-directory (hay directory): thư mục con. Những tập tin có thuộc tính này được xử lý như là thư mục. Thư mục là tập tin ở dạng đặc biệt, nội dung không chứa dữ liệu thông thường mà chứa các tập tin và các thư mục khác. Ngoài ra, còn rất nhiều thuộc tính khác của các tập tin mà tùy theo hệ điều hành sẽ được định nghĩa thêm vào. Ví dụ đối với hệ điều hành Linux các tập tin có thể có thêm các thuộc tính như các quyền sử dụng tập tin, đặc điểm của tập tin, và thông tin về các loại tập tin như là các loại tập tin liên kết mềm, các socket, các pipe... Lưu ý: Các thuộc tính của một tập tin thường không ảnh hưởng đến nội dung thông tin của tập tin đó nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng và việc sử dụng tập tin. Ví dụ các tập tin không có thuộc tính cho phép thi hành thì không thể xem là một phần mềm khả thi được mặc dù nội dung của nó có thể chỉ chứa các chỉ thị máy tính. Cách để làm tập tin trở nên khả thi là thay đổi thuộc tính khả thi của nó hay là phải thay đổi phần đuôi của tên tập tin (như là trường hợp của hệ điều hành Windows - DOS) Định dạng Cấu trúc của một tập tin định nghĩa cách thức mà tập tin đó được chứa, được thực thi, và thể hiện trên các thiết bị (như màn hình hay máy in) gọi là định dạng của tập tin. Định dạng này có thể đơn giản hay phức tạp. Định dạng của tập tin phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất bao gồm: Hệ điều hành khác nhau và kiến trúc máy tính khác nhau có thể đòi hỏi các định dạng cho tập tin một cách khác nhau. Ví dụ: Trên cùng một kiến trúc Intel, tập tin văn bản dạng đơn giản nhất tạo nên bởi hệ điều hành Linux cũng có sự khác nhau với tập tin văn bản của Windows (hay DOS). Dĩ nhiên, các tập tin văn bản này lại càng không thể đọc được trên các máy dùng hệ điều hành Mac OS (chúng khác nhau hoàn toàn về mặt kiến trúc máy tính) nếu không có các tiện ích đặc biệt để chuyển đổi định dạng. Tập tin dùng cho các mục tiêu khác nhau cũng sẽ có các định dạng khác nhau. Ngoài sự ràng buộc về định dạng của hệ điều hành, các tập tin dùng trong các ứng dụng hay các phần mềm khác nhau cũng sẽ khác nhau và sự khác nhau này tùy thuộc vào kiến trúc của các ứng dụng sử dụng các tập tin đó. Ví dụ dễ hiểu nhất là định dạng của mật tập tin văn bản phải khác với định dạng của một tập tin hình ảnh hay tập tin âm thanh. Các tập tin dùng cho cùng một mục tiêu cũng có thể có định dạng khác nhau tuỳ theo nhà sản xuất nào đã thiết kế ra nó. Ví dụ: Trong các tập tin hình vẽ đồ họa thì các tập tin kiểu Bitmap (các tập tin hình có đuôi là.bmp) có định dạng hoàn toàn khác với các tập tin kiểu Tagged Image File Format (đuôi của loại tập tin này là.tif) và cũng khác với tập tin kiểu Joint Photographic Experts Group (với các đuôi có dạng.jpg hay.jpeg). Tên Tùy theo hệ điều hành mà có thể có các quy ước về tên tập tin. Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin. Tùy thuộc vào hệ thống tập tin và hệ điều hành mà sẽ có một số ký tự không được dùng cho tên tập tin. Ví dụ: Trên hệ điều hành Microsoft Windows, không được dùng các ký tự sau trong tên tập tin: \ /: * ? " < > |, tên tập tin không quá 255 ký tự thường. Theo truyền thống cũ của hệ thống DOS và Windows, tên tập tin thường bao gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi). Tuy nhiên, tên của một tập tin không nhất thiết phải có phần mở rộng này. Trên Windows hiện nay, một số tập tin có thể không có phần tên, trong trường hợp này, tập tin bắt buộc phải có phần mở rộng. Các ví dụ về cấu trúc bit trong nội dung thông tin của tập tin Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin ASCII Trong hình trên là hai tập tin văn bản dạng đơn giản dùng mã ASCII. Tập tin "hoso.txt" là tập tin soạn ra bằng lệnh edit của hệ điều hành Windows. Tập tin thứ nhì, "hoso2.txt", lại được soạn thảo bằng lệnh vi trong hệ điều hành Linux. Hãy lưu ý quy ước xuống hàng của tập tin trong Windows sẽ bao gồm hai byte: dấu CR (cariage return) có giá trị ASCII là 0x0D và dấu LF (line feed) có giá trị 0x0A; trong khi đó, Linux chỉ cần dấu LF là đủ. Điều này cho thấy sự khác nhau về định dạng. Ví dụ về cấu trúc bit của tập tin hình ảnh Best florentino , ngộ không Microsoft Press Computer Dictionary: The Comprehensive Standard for Business, School, Library, and Home. Sách bìa thường. Lần xuất bản thứ 2. Redmond, WA (Mỹ): Microsoft Corp. 1 tháng 10 năm 2003. ISBN 1-55615-597-2. Tiếng Anh. Evi Nemeth, Garth Snyder, Scott Seebass, và Trent R. Hein. UNIX System Administration Handbook. Lần xuất bản thứ 2. Indianapolis, IN (Mỹ): Prentice Hall PTR. 15 tháng 1 năm 1995. ISBN 0-13-151051-7. Tiếng Anh. Tom Swan, Inside Windows File Format. Lần xuất bản thứ nhất. SAM Publishing. 1993. ISBN 0-672-30338-8. Tiếng Anh. Xem thêm Hệ thống tập tin Hệ quản lý tập tin Sao chép tập tin Dữ liệu máy tính Hệ thống tập tin Hệ thống tập tin máy tính
1,523
8646
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A7ng%20%C4%91i%E1%BB%83m%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o
Củng điểm quỹ đạo
Trong thiên văn học, một củng điểm quỹ đạo, gọi ngắn gọn là củng điểm (拱點) còn được một số từ điển viết là cùng điểm quỹ đạo, là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, có khoảng cách đến khối tâm của hệ hai thiên thể đạt cực trị. Nếu khoảng cách đạt cực tiểu, điểm này còn được gọi là cận điểm quỹ đạo. Nếu khoảng cách đạt cực đại, điểm này còn được gọi là viễn điểm quỹ đạo. Tên riêng các củng điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể: Đoạn thẳng nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn quỹ đạo, cũng được gọi với tên củng tuyến, đường cận viễn. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự chuyển động xoay của điểm cận nhật). Cận điểm quỹ đạo Trong thiên văn học, một cận điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm gần khối tâm của hệ hai thiên thể nhất. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến cận điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm gần Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm cận nhật. Tương tự, đối với vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này gọi là điểm cận địa. Cận điểm quỹ đạo được định nghĩa cho cả ba kiểu quỹ đạo: quỹ đạo elíp, quỹ đạo parabol và quỹ đạo hyperbol. Khi thiên thể chuyển động lại gần cận điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động tăng dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể lại gần khối tâm của hệ, mômen quán tính giảm, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải tăng. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực đại tại cận điểm quỹ đạo: với: a là bán trục lớn e là độ lệch tâm quỹ đạo μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G: μ = G M Khoảng cách từ cận điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, rc, là: rc = (1 - e) a Các công thức trên đúng cho cả ba kiểu quỹ đạo. Với quỹ đạo elíp Cận điểm quỹ đạo liên hệ với viễn điểm quỹ đạo qua: với: rv khoảng cách từ khối tâm đến viễn điểm quỹ đạo rc khoảng cách từ khối tâm đến cận điểm quỹ đạo Các trường hợp riêng Tên riêng của các cận điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể Điểm cận nhật Trong hệ Mặt Trời, điểm cận nhật là điểm trên quỹ đạo chuyển động của vật thể quanh Mặt Trời, khi nó ở gần Mặt Trời nhất, ngược lại điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật. Hai điểm cận nhật và viễn nhật tạo nên trục lớn quỹ đạo. Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời tại điểm cận nhật là a(1-e), trong đó a là bán trục lớn, e là tâm sai (xem thêm bán trục lớn). Khoảng cách vật thể đến Mặt Trời ở điểm viễn nhật là a(1+e). Các vật thể chuyển động quanh Mặt Trời với tâm sai càng lớn thì khác biệt giữa các giá trị giữa điểm cận nhật và viễn nhật càng cao. Ví dụ, khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 0,98 AU, ở điểm viễn nhật là 1,02 AU, trong khi đó, quỹ đạo Sao Diêm Vương có tâm sai lớn, và khoảng cách giữa Sao Diêm Vương và Mặt Trời ở điểm cận nhật là 29,66 AU, ở điểm viễn nhật là 49,30 AU. Khoảnh khắc thời gian, khi vật thể đi ngang qua điểm cận nhật trên quỹ đạo của mình là thời điểm đi ngang điểm cận nhật. Ví dụ Trái Đất đi ngang điểm cận nhật vào đầu tháng một hàng năm. Do tác động gây nhiễu của các hành tinh nên trục lớn quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt Trời bị xoay chậm theo thời gian (sự tiến động điểm cận nhật). Viễn điểm quỹ đạo Trong thiên văn học, một viễn điểm quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, nằm xa khối tâm của hệ hai thiên thể nhất. Viễn điểm quỹ đạo không tồn tại đối với quỹ đạo hyperbol hay quỹ đạo parabol vì thiên thể có thể đi ra xa vô cùng trong hai kiểu quỹ đạo này. Nó chỉ tồn tại với quỹ đạo elíp. Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trời có khối lượng áp đảo và nằm gần trùng với khối tâm của hệ, nên các hành tinh hay các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời khi đến viễn điểm quỹ đạo cũng là điểm nằm xa Mặt Trời nhất. Do đó, điểm này còn được gọi là điểm viễn nhật. Tương tự, đối với các vệ tinh bay quanh Trái Đất, điểm này còn được gọi là điểm viễn địa. Khi thiên thể chuyển động lại gần viễn điểm quỹ đạo, tốc độ chuyển động giảm dần. Lý do là mômen động lượng của hệ thiên thể được bảo toàn; khi thiên thể ra xa khối tâm của hệ, mômen quán tính tăng, để bảo toàn mômen động lượng, tốc độ góc của thiên thể phải giảm. Đây cũng là nội dung của một định luật Kepler. Tốc độ này đạt cực tiểu tại viễn điểm quỹ đạo: với: a là bán trục lớn e là độ lệch tâm quỹ đạo μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G: μ = G M Khoảng cách từ viễn điểm quỹ đạo đến khối tâm của hệ, rv, là: rv = (1 + e) a Viễn điểm quỹ đạo liên hệ với cận điểm quỹ đạo qua: với: rv khoảng cách từ khối tâm đến viễn điểm quỹ đạo rc khoảng cách từ khối tâm đến cận điểm quỹ đạo Các trường hợp riêng Tên riêng của các viễn điểm ở các quỹ đạo chuyển động cụ thể Thời điểm Những ngày tháng và thời gian của điểm cận nhật và điểm viễn nhật trong vài năm qua và trong tương lai được liệt kê trong bảng dưới đây: Tham khảo Cơ học thiên thể Thuật ngữ thiên văn học Quỹ đạo Trái Đất
1,152
8677
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1n%20tr%E1%BB%A5c%20l%E1%BB%9Bn
Bán trục lớn
Bán trục lớn là một tham số của một đường tiết diện conic. Bán trục lớn có độ dài bằng một nửa trục lớn. Bán trục lớn thường được ký hiệu bằng chữ a. Công thức hình học Phương trình của đường conic trong tọa độ cực có thể viết là: r = (1-e cos(θ)) l với r là khoảng cách từ một điểm trên đường cắt đến tâm hệ tọa độ, θ là góc giữ đường nối từ tâm hệ tọa độ đến điểm đang quan tâm và trục hoành của hệ tọa độ, e là độ lệch tâm, l là một hằng số có thứ nguyên của khoảng cách (còn gọi là bán trực trục). Nếu e<1, đường cắt là hình elíp; e==1, đường cắt là hình parabol; e>1, đường cắt là hình hypécbol. Bán trục lớn là: a = |l / (1-e2)| Hình elíp Bán trục lớn bằng một nửa đường kính lớn nhất trên hình elíp. Hình hypécbol Bán trục lớn bằng một nửa độ dài nhỏ nhất giữa hai điểm bất kỳ trên hai nhánh của hình hypécbol. Trong thiên văn học Trong thiên văn học, bán trục lớn quỹ đạo thể hiện kích thước của quỹ đạo của một thiên thể đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác. Các bán trục lớn được ghi trong các hành tinh để tính cự li từ mặt trời tới hành tinh đó. Hành tinh đó được coi như là vệ tinh của mặt trời. Các vệ tinh nhỏ của các hành tinh cũng tương tự. Do đó ứng dụng: từ cự li của hành tinh X tới mặt trời và cự li của hành tinh Y tới mặt trời(tính bởi bán trục lớn) để có thể tính riêng cự li giữa hành tinh X & Y bằng cách dùng cự li nào xa hơn trừ cự li ngắn hơn. Ví dụ: Sao Mộc có BTL(bán trục lớn) là 778.412.027 km, Trái Đất có BTL là 149.597.887 km thì cự li giữa S.Mộc - Trái Đất là 778.412.027 - 149.597.887 = 628.814.140 km nếu một con tàu có vận tốc ~300.000 km/h thì phải đi trong 628.814.140/300.000 = 2.096 giờ ~ 2.096/24 = 87 ngày ~ gần 3 tháng Cách tính thời gian từ tháng của năm này tới tháng của năm kia trong thiên văn: VD: từ tháng 5 năm 1990 tới tháng 6 năm 1994 sẽ là ((12-5)+1) + (12*((1994-1)-(1990+1)+1))+ 6 = 50 tháng Quỹ đạo elíp Với quỹ đạo elíp, bán trục lớn bằng một nửa khoảng cách giữa cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo. Đường nối cận điểm quỹ đạo và viễn điểm quỹ đạo là trục lớn là đường cận viễn hay củng tuyến. Liên hệ với chu kỳ quỹ đạo elíp Chu kỳ quỹ đạo, T, liên hệ với bán trục lớn, a, qua: với: μ là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn μ phụ thuộc vào khối lượng hệ các thiên thể, M, và hằng số hấp dẫn, G: μ = G M Công thức này tương đương với một định luật Kepler cho chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Định luật nói rằng T2 tỷ lệ thuận với a3, với hằng số tỷ lệ gần như không đổi cho mọi hành tinh, do khối lượng của hệ Mặt Trời và hành tinh cấu thành chủ yếu từ khối lượng Mặt Trời. Liên hệ với năng lượng quỹ đạo Khoảng cách trung bình Xem thêm Tham số quỹ đạo Chu kỳ quỹ đạo Tham khảo Cơ học thiên thể Thuật ngữ thiên văn học Quỹ đạo Đường cong bậc hai
580
8741
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20H%E1%BB%93ng%20Anh
Lê Hồng Anh
Lê Hồng Anh (sinh năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được phong thẳng hàm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam ngày 9 tháng 1 năm 2005. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII. Ông còn được gọi thân mật là Út Anh theo thông lệ của miền Nam, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949, tại xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Ông có bằng cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Ông gia nhập Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969. Sự nghiệp Năm 1960: Tham gia hoạt động cách mạng Tỉnh Kiên Giang 1960-1968: Là cán bộ xã Đoàn xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 1969-1977: Là cán bộ tỉnh Đoàn, rồi Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn, Thị ủy viên-Bí thư Đoàn thanh niên Rạch Giá, Phó Bí thư tỉnh Đoàn Kiên Giang. 1978-1980: Học và tốt nghiệp Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). 1981: Là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá II), Bí thư Tỉnh Đoàn, rồi Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang. 1986 - 1991: Giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Kiên Giang), rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang. Tháng 6/1996: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Từ tháng 6/1997: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tháng 4/2001: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đại biểu Quốc hội khóa XI. Bộ trưởng Bộ Công an (2002-2011) Tháng 8/2002: Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông được xem như vị bộ trưởng bộ công an trẻ nhất sau gần 26 năm trước đó. Tháng 1/2003: Thôi giữ chức Bí thư Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ngày 9 tháng 1 năm 2005: Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký quyết định số 12 QĐ/CTN về việc phong cấp hàm Đại tướng Công an nhân dân cho ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an. Lễ công bố được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 năm 2005. Tháng 4/2006: Tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 7/2006: Được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2006 - 2010. Ngày 2/8/2007: Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII phê chuẩn bổ nhiệm tái giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Thường trực Ban Bí thư (2011-2016) Tháng 1/2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 8/2011: Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nghỉ hưu Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII (2016), ông nghỉ hưu theo chế độ. Phong tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), trao ngày 1/9/2017 Huân chương Quân công hạng Nhất (2011) Tham khảo Người Kiên Giang Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Cần Thơ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII Cần Thơ Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Huân chương Quân công hạng Nhất Người họ Lê tại Việt Nam Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2000
865
8742
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai%20Ch%C3%AD%20Th%E1%BB%8D
Mai Chí Thọ
Mai Chí Thọ (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1922 - mất ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội), tên thật là Phan Đình Đống, bí danh Năm Xuân, Tám Cao, là Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam đầu tiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ 1986 đến 1991. Tiểu sử và hoạt động Ông tên thật là Phan Đình Đống, sinh tại thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay là xã Nam Vân thuộc thành phố Nam Định), thường trú tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là con thứ 5 trong gia đình, em trai của Lê Đức Thọ (tức Phan Đình Khải) và Thượng tướng Đinh Đức Thiện (tức Phan Đình Dinh), người có nhiều kì công gắn liền với đường mòn Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1936 trong phong trào sinh viên Huế và Hà Nội, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939. Từ năm 1938 đến năm 1940, ông tham gia Tổ chức thanh niên dân chủ, rồi Thanh niên phản đế ở trường Trung học Nam Định, là Bí thư Đoàn Thanh niên phản đế Nam Định. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam vài năm (từ 1940 đến 1945), bị giam giữ tại các nhà tù ở Nam Định, Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo. Ông là Bí thư Thanh niên cứu quốc, sau đó là Trưởng ty Công an, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Từ năm 1948 đến năm 1949, ông là Trưởng ty Công an, sau đó là Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Từ năm 1950 đến năm 1954, ông là Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ, ban đầu (1950-1952) làm Phó Bí thư, Bí thư liên chi chính quyền Nam Bộ, sau đó (1952-1954) phụ trách Công an miền Đông Nam Bộ. Từ năm 1954 đến năm 1960, ông là Phó ban, sau đó là Trưởng ban địch tình Xứ ủy Nam Bộ, Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ (1958-1960). Từ năm 1960 đến năm 1965, ông là Bí thư Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Chính ủy Quân khu miền Đông Nam Bộ. Từ năm 1965 đến năm 1975, ông là Ủy viên Thường vụ, Phó Bí thư, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Gia Định, Chính ủy Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Tham gia chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt làm Phó Bí thư, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1975-1976), Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, rồi Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (03/1979-06/1985). Ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI. Tháng 6 năm 1985 ông làm Phó Bí thư thường trực, rồi làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn năm 1986, khi Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh ra Hà Nội nhậm chức Thường trực Ban Bí thư, chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an Tháng 11 năm 1986, ông làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Việt Nam) và đến tháng 2 năm 1987, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng. Sau đó, ông được phong là Đại tướng (tháng 5 năm 1989) và trở thành Đại tướng đầu tiên của Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V và VI (1978-1991), ủy viên Bộ Chính trị khóa VI (1986-1991), là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng khóa VIII. Nghỉ hưu từ năm 1991, ông về sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung viết hồi ký và tham gia các hoạt động xã hội. Qua đời và lễ tang Ông mất lúc 8h sáng ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Bệnh viện Quân y 108 (Hà Nội). Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 3 tháng 6 theo nghi thức cấp nhà nước, nhiều người dân Việt Nam và nhiều lãnh đạo nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước ở 2 miền đã đến viếng. Lễ truy điệu vào lúc 10h35 phút ngày 5 tháng 6, và vào trưa chiều cùng ngày, linh cữu Mai Chí Thọ được an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh, theo ý nguyện của ông và gia đình. Gia đình Anh trai: Lê Đức Thọ tên thật là Phan Đình Khải, Nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tổ chức Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh, Thượng tướng Quân đội nhân dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đóng góp Ông được xem là một trong những nhà lãnh đạo có đường lối cứng rắn, đóng vai trò chủ yếu trong việc xây dựng ngành công an của nước Việt Nam thống nhất thời tại vị (1986-1991). Ông được Nhà nước Việt Nam phong hàm Đại tướng Công an nhân dân đầu tiên của Việt Nam (ngành An ninh) vào tháng 5 năm 1989. Cùng với hai vị lãnh đạo khác ở thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ là người ủng hộ và khởi xướng cho thời kỳ Đổi Mới ở Thành phố Hồ Chí Minh từ trước năm 1986. Ngày 12 tháng 1 năm 2007, ông được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nhà nước Việt Nam. Ông còn được tặng thưởng các huân chương, huy hiệu cao quý khác: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huân chương Lao động hạng Nhất... Tên của ông được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đặt đoạn đường thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây từ đường hầm sông Sài Gòn đến Xa lộ Hà Nội (thuộc địa bàn thành phố Thủ Đức) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 20/11/2011. Tại Hà Nội, tên của ông được đặt cho một con đường chạy qua phía tây khu đô thị Việt Hưng đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, nối với đường Hội Xá. Tham khảo Liên kết ngoài Tướng Mai Chí Thọ qua lời kể của thiếu tá Hai Liêm Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Huân chương Sao Vàng Huân chương Hồ Chí Minh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Người Nam Định Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho Bí thư Thành ủy Sài Gòn Dòng họ Phan Đình
1,228
8746
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20m%C3%B4%20h%C3%ACnh%20h%C3%B3a%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (tiếng Anh: Unified Modeling Language, viết tắt thành UML) là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin một cách nhanh chóng. Cách xây dựng các mô hình trong UML phù hợp mô tả các hệ thống thông tin cả về cấu trúc cũng như hoạt động. Cách tiếp cận theo mô hình của UML giúp ích rất nhiều cho những người thiết kế và thực hiện hệ thống thông tin cũng như những người sử dụng nó; tạo nên một cái nhìn bao quát và đầy đủ về hệ thống thông tin dự định xây dựng. Cách nhìn bao quát này giúp nắm bắt trọn vẹn các yêu cầu của người dùng; phục vụ từ giai đoạn phân tích đến việc thiết kế, thẩm định và kiểm tra sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin. Các mô hình hướng đối tượng được lập cũng là cơ sở cho việc ứng dụng các chương trình tự động sinh mã trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, chẳng hạn như ngôn ngữ C++, Java,... Phương pháp mô hình này rất hữu dụng trong lập trình hướng đối tượng. Các mô hình được sử dụng bao gồm Mô hình đối tượng (mô hình tĩnh) và Mô hình động. UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất biểu diễn các Phần tử mô hình (model elements). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các Sơ đồ UML (UML diagrams). Có các loại sơ đồ UML chủ yếu sau: Sơ đồ lớp (Class Diagram) Sơ đồ đối tượng (Object Diagram) Sơ đồ tình huống sử dụng (Use Cases Diagram) Sơ đồ trình tự (Sequence Diagram) Sơ đồ cộng tác (Collaboration Diagram hay là Composite Structure Diagram) Sơ đồ trạng thái (State Machine Diagram) Sơ đồ thành phần (Component Diagram) Sơ đồ hoạt động (Activity Diagram) Sơ đồ triển khai (Deployment Diagram) Sơ đồ gói (Package Diagram) Sơ đồ liên lạc (Communication Diagram) Sơ đồ tương tác (Interaction Overview Diagram - UML 2.0) Sơ đồ phối hợp thời gian (Timing Diagram - UML 2.0) UML ra đời do công của James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson sau khi đã có các cuộc chiến về mô hình bất phân thắng bại. Sơ đồ lớp Trong các sơ đồ UML thì sơ đồ lớp được dùng một cách rộng rãi và phổ biến nhất. Sơ đồ lớp thể hiện mối quan hệ giữa các lớp trong một hệ thống thông tin. Sơ đồ tình huống sử dụng Sơ đồ tình huống sử dụng (tiếng Anh Use case diagram) mô tả sự tương tác đặc trưng giữa người dùng và hệ thống. Sơ đồ này thể hiện các ứng xử của hệ thống đối với bên ngoài, trong một hoàn cảnh nhất định, xét từ quan điểm của người sử dụng. Nó mô tả các yêu cầu đối với hệ thống, có nghĩa là những gì hệ thống phải làm chứ không phải mô tả hệ thống làm như thế nào. Tập hợp tất cả các sơ đồ tình huống sử dụng của hệ thống thể hiện tất cả các trường hợp mà hệ thống có thể được sử dụng. Một sơ đồ tình huống sử dụng có thể có những biến thể. Mỗi một biến thể được gọi là một kịch bản (scenario). Phạm vi của sơ đồ thường được giới hạn bởi các hoạt động mà người dùng thực hiện trên hệ thống trong một chu kì hoạt động để thực hiện một sự kiện nghiệp vụ. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ Ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ đặc tả Ngôn ngữ mô hình hóa dữ liệu Biểu diễn tri thức Sơ đồ Tiêu chuẩn ISO Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
638
8747
https://vi.wikipedia.org/wiki/William%20Westmoreland
William Westmoreland
William Childs Westmoreland (26 tháng 3 năm 1914 – 18 tháng 7 năm 2005) là đại tướng của Hoa Kỳ. Ông từng giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (Military Assistance Command Vietnam, MACV), từ năm 1964 đến năm 1968, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 đến 1972. Con đường binh nghiệp William C. Westmoreland sinh ngày 26 tháng 3 năm 1914 tại Saxon, tiểu bang Nam Carolina, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Học viện quân sự West Point năm 1936, sau đó phục vụ trong binh chủng pháo binh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông phục vụ trong Sư đoàn 9 Bộ binh Hoa Kỳ, tham chiến trên các chiến trường từ Bắc Phi, Tunisia đến Sicilia và châu Âu. Tháng 7 năm 1944, ông được thăng quân hàm Đại tá. Sau Thế chiến, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, trong đó ông làm giảng viên tại trường đào tạo sĩ quan quân đội Fort Leavenworth trong hai năm 1950-1951. Năm 1952-1953, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Lữ đoàn 187 trong chiến tranh Triều Tiên và vào tháng 11 năm 1952, ông được thăng quân hàm Chuẩn tướng. Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, ông trở về nước làm Tổng Thư ký Bộ Tổng Tham mưu, dưới quyền của tướng Maxwell D. Taylor (1955-1958), người mà về sau trở thành đồng nghiệp thân cận của ông trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Tháng 12 năm 1956, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Từ năm 1958-1960, ông là Tư lệnh Sư đoàn 101. Từ năm 1960-1963, ông làm Hiệu trưởng của Học viện quân sự West Point. Tháng 7 năm 1963, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được để cử giữ chức Tư lệnh phó Bộ chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV), dưới quyền tướng 4 sao Paul Harkins. Đến tháng 8 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh của MACV thay cho tướng Paul Harkins. Cũng trong thời gian này ông được thăng quân hàm Đại tướng. Giai đoạn mà Westmoreland giữ chức tư lệnh MACV là giai đoạn quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam với số lượng rất đông mà đỉnh điểm lên đến hơn 50 vạn lính Mỹ. Ông cũng là tác giả của chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy), tuy nhiên chiến thuật này đã bị thất bại nặng nề vì nó không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của đối phương là Quân Giải phóng. Ngoài ra, ông cũng không thể dự đoán trước được rằng Biến cố Tết Mậu Thân sẽ xảy ra. Chính vì vậy, tháng 7 năm 1968, Tổng thống Johnson đã cử tướng Creighton Abrams làm Tư lệnh của MACV thay thế cho ông. Ông sau đó quay trở về nước và tiếp tục giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 6 năm 1972 ông từ giã sự nghiệp quân sự và tham gia chính trường. Năm 1974, ông được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên tránh cử cho chức vụ Thống đốc bang Nam Carolina, nhưng thất bại. Sau đó, ông không còn tham gia chính trường nữa và tập trung vào sự nghiệp văn học, ông cho xuất bản cuốn hồi ký có tên là "A Soldier Reports" (Tường trình của một quân nhân) nói về cuộc đời binh nghiệp của ông. Năm 1947, ông lập gia đình với Katherine S. Van Deusen, một người phụ nữ Mỹ mang quốc tịch Hà Lan. Westmoreland qua đời một cách bình lặng tại nhà riêng vào ngày 18 tháng 7 năm 2005. Tang lễ của ông không được tổ chức theo nghi thức quốc tang theo di nguyện của ông, mà sẽ được gia đình ông cử hành tại nhà riêng của ông. Chiến thuật "Tìm và Diệt" Trong thời gian giữ chức Giám đốc Học viện West Point, Westmoreland đã thực hiện việc thay đổi giáo trình huấn luyện cho phù hợp với tình hình chiến tranh thời bấy giờ. Đó cũng là lý do ông được cử sang Việt Nam và nắm giữ quyền chỉ huy các lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam. Ông cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có chiến tuyến, vùng kiểm soát của 2 bên thường thay đổi và trộn lẫn vào nhau theo hình thái "da báo". Ông đã đưa ra chiến lược: Bảo vệ vùng duyên hải và ngăn chận đường xâm nhập của đối phương, sau đó sử dụng chiến thuật "Tìm và Diệt" (Search and Destroy) để làm tiêu hao lực lượng của đối phương trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Chiến thuật "Tìm và Diệt" thực hiện trên cơ sở ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và khả năng cơ động của quân Mỹ, có thể nhanh chóng phát hiện và cơ động đến để tiêu diệt vị trí của đối phương. Bên cạnh đó, chủ trương thường xuyên mở các cuộc hành quân thẳng vào các căn cứ địa của đối phương không nhằm mục tiêu xâm chiếm và kiểm soát lãnh thổ, mà để tiêu diệt các bộ phận sinh lực đối phương. Quân Mỹ sẽ thực hiện phương án tác chiến "Tìm thấy, Tấn công và Thanh toán" (Find, Fix, and Finish), sau đó trở về căn cứ của mình và chuẩn bị cuộc hành quân khác. Thực hiện chiến thuật này, hàng loạt các cuộc hành quân lớn của quân Mỹ ở Việt Nam như Attelboro, Cedar Falls, Gadsden, Tucson và Junction City được thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của quân Mỹ được đánh giá là không hiệu quả do chủ yếu được huấn luyện và trang bị để chiến đấu ở chiến trường châu Âu, nên gặp rất nhiều khó khăn khi phải chiến đấu trong rừng rậm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, viên tướng chỉ huy Quân Giải phóng là Nguyễn Chí Thanh cũng đưa ra những biện pháp đối phó hữu hiệu làm hạn chế sức mạnh của quân Mỹ như chiến thuật gài bẫy nhằm vô hiệu hóa sự cơ động, và đặc biệt là chiến thuật áp sát khi giao chiến (còn gọi là "Bám thắt lưng địch mà đánh") làm hạn chế rất nhiều thế mạnh về hỏa lực của quân Mỹ. Chiến thuật "Tìm và Diệt" gặp rất nhiều sự chỉ trích của các tướng lĩnh khác vì cho rằng vai trò của quân Mỹ tại Nam Việt Nam là thiết lập một số đầu cầu và bảo vệ những đầu cầu đó, để Quân lực Việt Nam Cộng hòa mở các cuộc hành quân tấn công đối phương; hoặc là để giúp bình định và chống chiến tranh nổi dậy chứ không phải để mở những cuộc hành quân. Một số kết quả chiến trường cũng đã chứng minh được Westmoreland đã thất bại. Vì thế, ông thường yêu cầu tăng thêm quân nhưng vẫn không thể ngăn chặn được sự phát triển của đối phương. Tác phẩm William C. Westmoreland, A Soldier Reports, Garden City, N.Y.: Doubleday, 1976. Tham khảo Liên kết ngoài Westmoreland's political donations An article on the CBS documentary controversy by LTC Evan Parrott for the Air War College PDF copies of MG McChristian's deposition for the CBS trial MG McChristian's deposition concerning his participation in the documentary and clarifying his observation of the facts Analysis of the broadcast by Professor Peter Rollins of Oklahoma State University, hosted on Vietnam Veterans website William C. Westmoreland Collection US Army Heritage and Education Center, Carlisle, Pennsylvania 1981 video interview with Westmoreland about U.S. military involvement in Vietnam Initial report on the death of Westmoreland from the Associated Press Obituary: General Commanded Troops in Vietnam from the Washington Post Gen. Westmoreland, Who Led U.S. in Vietnam, Dies from the New York Times Commander of US forces in Vietnam dies aged 91 from The Times A general who fought to win from The State 'Westy' recalled as noble, tragic from The State Farewell salute to a fine soldier from The Washington Times General Westmoreland's Death Wish and the War in Iraq from CommonDreams.org Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam Westmoreland, William Đại tướng Lục quân Hoa Kỳ Bảo quốc Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh Quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên Người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam Quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam Chính khách Mỹ thế kỷ 20
1,426
8771
https://vi.wikipedia.org/wiki/Edsger%20Dijkstra
Edsger Dijkstra
Edsger Wybe Dijkstra (; 11 tháng 5 năm 1930 tại Rotterdam – 6 tháng 8 năm 2002 tại Nuenen), là nhà khoa học máy tính người Hà Lan. Ông được nhận giải thưởng Turing năm 1972 cho các đóng góp có tính chất nền tảng trong lĩnh vực ngôn ngữ lập trình. Không lâu trước khi chết, ông đã được nhận giải Bài báo ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tính toán phân tán của ACM dành cho bài báo đã khởi đầu cho ngành con Tự ổn định. Sau khi ông qua đời, giải thưởng thường niên này đã được đổi tên thành giải thưởng ACM Edsger W. Dijkstra. Tiểu sử Dijkstra học vật lý lý thuyết tại Đại học Leiden, nhưng ông đã nhanh chóng nhận ra rằng ông quan tâm đến lập trình hơn. Thời kỳ đầu, ông làm việc tại Trung tâm toán học, Viện nghiên cứu quốc gia về toán học và khoa học máy tính tại Amsterdam, ông còn giữ chức vị giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan. Đầu thập kỷ 1970, ông làm cộng tác nghiên cứu tại Burroughs Corporation, sau đó giữ vị trí Schlumberger Centennial Chair ngành Khoa học máy tính tại Đại học Texas tại Austin, Mỹ. Ông nghỉ hưu năm 2000. Trong các đóng góp của ông cho ngành khoa học máy tính có thuật toán đường đi ngắn nhất, còn được biết với tên Thuật toán Dijkstra, hệ điều hành THE và cấu trúc semaphore để phối hợp hoạt động của nhiều bộ vi xử lý và nhiều chương trình. Một khái niệm khác trong lĩnh vực tính toán phân tán đã được khởi đầu nhờ Dijkstra là self-stabilization - một cách khác để đảm bảo tính đáng tin cậy của hệ thống. Thuật toán Dijkstra được sử dụng trong SPF, Shortest Path First, dùng trong giao thức định tuyến OSPF, Open Shortest Path First. Ông còn nổi tiếng với đánh giá thấp về lệnh GOTO trong lập trình máy tính. Bài báo năm 1968 "A Case against the GO TO Statement " (EWD215) được xem là một bước quan trọng tiến tới việc lệnh GOTO bị thay thế dần trên quy mô lớn bởi các cấu trúc lập trình chẳng hạn như vòng lặp while. Phương pháp này còn được gọi là Lập trình có cấu trúc. Dijkstra đã rất hâm mộ ngôn ngữ lập trình ALGOL 60, và đã làm việc trong nhóm cài đặt trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ này. Từ những năm 1970, mối quan tâm chính của Dijkstra là kiểm định hình thức (formal verification). Quan niệm phổ biến thời đó là người ta nên đưa ra một chứng minh toán học về tính đúng đắn của chương trình sau khi đã viết chương trình đó. Dijkstra đã phản đối rằng các chứng minh thu được rất dài và nặng nề, và rằng chứng minh đó không đem lại hiểu biết về việc chương trình đã được phát triển như thế nào. Một phương pháp khác là dẫn xuất chương trình (program derivation), để "phát triển chứng minh và chương trình một cách đồng thời". Người ta bắt đầu bằng một đặc tả toán học về những gì mà một chương trình cần phải thực hiện, sau đó áp dụng các biến đổi toán học đối với đặc tả đó cho đến khi nó được chuyển thành một chương trình chạy được. Chương trình thu được khi đó được gọi là "đúng đắn theo cách xây dựng" (correct by construction). Dijkstra còn nổi tiếng với các bài luận của ông về lập trình; ông là người đầu tiên tuyên bố rằng việc lập trình có đặc điểm cố hữu là khó khăn và phức tạp đến mức các lập trình viên cần phải khai thác mọi kỹ thuật và các phương pháp trừu tượng hóa có thể để hy vọng có thể quản lý được độ phức tạp của nó một cách thành công. Ông còn nổi tiếng với thói quen viết tay cẩn thận các bản thảo bằng bút máy. Các bản thảo này được gọi là EWD, do Dijkstra đánh số chúng bằng tiết đầu tố EWD. Ông thường phân phát các bản phô-tô của bản EWD mới cho các đồng nghiệp của mình; những người nhận được lại phô-tô và tiếp tục phân phát các bản sao, bằng cách đó các bản EWD được phát tán khắp cộng đồng khoa học máy tính quốc tế. Các chủ đề chính là về khoa học máy tính và toán học, ngoài ra còn có các báo cáo công tác, thư và các bài phát biểu. Hơn 1300 bài EWD đã được quét thành ảnh, số lượng được chuyển thành dạng điện tử để phục vụ nghiên cứu ngày càng tăng, chúng được lưu trữ và cung cấp trực tuyến tại Đại học Texas. Dijkstra đã là một trong những người tiên phong trong nghiên cứu về tính toán phân tán. Có người còn cho là một số bài báo của ông đã thiết lập ngành nghiên cứu này. Cụ thể, bài báo "Self-stabilizing Systems in Spite of Distributed Control" của ông đã khởi đầu ngành con Self-stabilization. Dijkstra còn được ghi nhận là cả đời chỉ sở hữu duy nhất một chiếc máy tính (vào cuối đời) và họa hoằn mới thực sự sử dụng nó , để đi đôi với quan niệm của ông rằng khoa học máy tính trừu tượng hơn chứ không chỉ là lập trình, quan niệm này được thể hiện trong nhiều câu nói nổi tiếng chẳng hạn như "Khoa học máy tính đối với máy tính cũng như thiên văn học đối với kính thiên văn" (Computer Science is no more about computers than astronomy is about telescopes.) Ông qua đời tại Nuenen, Hà Lan vào ngày 6 tháng 8, năm 2002 sau một thời gian dài bị ung thư. Năm sau, giải thưởng PODC Influential Paper Award in distributed computing (bài báo ảnh hưởng trong lĩnh vực tính toán phân tán) của tổ chức ACM (Association for Computing Machinery) đã được đổi tên thành Giải thưởng Dijkstra để vinh danh ông. Xem thêm Thuật toán Dijkstra Bài toán triết gia ăn tối (Dining philosophers problem) "The Cruelty of Really Teaching Computer Science" THE multiprogramming system Shunting yard algorithm Chú thích Tham khảo Viết bởi E.W. Dijkstra Go To Statement Considered Harmful, Communications of the ACM, Vol. 11 (1968) 147 – 148; online edition (EWD215) How do we tell truths that might hurt? (EWD498) From My Life (EWD166) A Discipline of Programming, Prentice-Hall Series in Automatic Computation, 1976, ISBN 0-13-215871-X Selected Writings on Computing: A Personal Perspective, Texts and Monographs in Computer Science, Springer-Verlag, 1982, ISBN 0-387-90652-5 A Method of Programming, E.W. Dijkstra, W.H.J. Feijen, J. Sterringa, Addison Wesley 1988, ISBN 0-201-17536-3 Viết về Dijkstra Biography Digidome Edsger Wybe Dijkstra (1930 – 2002): A Portrait of a Genius (PDF) Obituary in Formal Aspects of Computing'' with a short biography How can we explain Edsger W. Dijkstra to those who didn't know him? by David Gries Dijkstra Eulogy by J Strother Moore In Memoriam Edsger Wybe Dijkstra by Mario Szegedy Liên kết ngoài Noorderlicht Interview Video, bandwidth options Luca Cardelli's Font of Dijkstra's Handwriting Nhà khoa học máy tính Hà Lan Giải Turing Lập trình viên Nhà vật lý Hà Lan Người Rotterdam Mất năm 2002 Chết vì ung thư đại trực tràng
1,223
8775
https://vi.wikipedia.org/wiki/A-di-%C4%91%C3%A0%20kinh
A-di-đà kinh
Kinh A-di-đà (zh. 阿彌陀經, en. Shorter Sukhāvatīvyūha Sūtra) hay Kinh Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm hoặc Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ hoặc Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh hay gọi tắt là Tiểu Bản là một bộ kinh Đại thừa quan trọng được lưu hành rộng rãi ở Phật giáo các nước Đông Á (theo chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa) như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Kinh này cùng với kinh Vô Lượng Thọ (gọi đầy đủ là Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác hay gọi tắt Đại Bản) miêu tả Tịnh độ Cực Lạc (sa. Sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. Amitābha) cũng như pháp môn Niệm Phật để được vãng sinh về quốc độ của Phật Vô Lượng Thọ. Do đó, đây là một trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh Độ tông (cùng với Quán Vô lượng thọ kinh và Vô lượng thọ kinh). Tuy nhiên, Kinh A-di-đà có lẽ là kinh phổ biến nhất và thường được đọc tụng hàng ngày bởi các Phật tử (ở Việt Nam, thường được tụng vào công phu chiều). Không những vậy, kinh còn thường được các Thiền viện trùng tụng (cùng với Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh và Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh). Hiện nay, có lẽ dịch bản phổ biến nhất là của ngài Cưu-ma-la-thập (sa. Kumārajīva) từ tiếng Phạn sang tiếng Hán (thể văn ngôn) vào thời Hậu Tần. Các nghiên cứu và so sánh gần đây cho thấy nội dung kinh A-di-đà gần giống với kinh Đại Thiện Kiến Vương (Mahà-sudassana Sutta) trong Trường Bộ kinh của Bộ kinh Nikaya theo Phật giáo Nguyên thủy. Liên kết ngoài Kinh Phật thuyết A di đà, Việt dịch: Ban Việt dịch Vạn Phật Thánh Thành Kinh văn Phật giáo Đại thừa Tịnh độ tông
315
8776
https://vi.wikipedia.org/wiki/A-di-%C4%91%C3%A0
A-di-đà
A-di-đà Phật (chữ Hán: 阿彌陀佛) được phiên âm từ Amitābha, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus (trong tiếng Sankrit Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng, nên A-di-đà Phật được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Ngại Quang, Thanh Tịnh Quang, Giải Thoát Quang, Bất Khả Tư Nghị Quang, Trí Huệ Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang hoặc Tiếp Dẫn đạo sư (Vị thầy đạo tiếp đón chúng sinh). Trong hai tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa và Tây du ký có 1 nhân vật có tên này nhưng được miêu tả có ngoại hình khác. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và thành tựu lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. Phật A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phía phương Tây. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài. Hình ảnh của A-di-đà không hề được nhắc đến trong những tầng văn liệu cổ xưa nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda, nhưng vào khoảng đầu Công nguyên, danh hiệu A-di-đà xuất hiện là một vị Phật ở phía Tây trong bộ Ngũ phương Phật. Tín ngưỡng A-di-đà gần như được phát triển cùng với phương pháp hành trì thời kỳ đầu của Đại Thừa hay Mahāyāna là cầu khấn và thờ phụng "mọi vị phật" và hình tượng vài vị trong số đó đang sống ở những thế giới "thanh tịnh", xa xôi, ứng với một phương hướng chính. Huyền thoại về những lời nguyện và tịnh thổ của A-di-đà có thể được phát triển xấp xỉ với hay cạnh tranh với những tín ngưỡng tương tự của những vị Phật khác chẳng hạn như Phật A-súc-bệ hay Akṣobhya (một trong những vị Phật của ngũ phương, có tịnh-thổ nằm ở phía đông gọi là Diệu Hỷ hay Abhirati). Dù rằng A-di-đà có nhiều phẩm chất giống với những vị Phật Đại thừa khác, nhưng A-di-đà thường được gắn với ánh chiều tà rạng rỡ, lan ra khắp mọi ngõ ngách vũ trụ mà không làm thiêu đốt hay mù loà (ở Đông Á Ngài cũng được liên kết với ánh trăng). Sự nhấn mạnh trên những phẩm chất phát quang (hay vầng hào quang) này vốn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá biểu tượng Đông Á, không làm thay thế hay mâu thuẫn khi kết hợp Đức A-di-đà với tôn giáo của âm thanh và tiếng nói; sự cứu hộ của Ngài được đảm bảo hay cam chắc bắng cách gọi tên Ngài, hay đúng hơn, cầu khấn danh hiệu Ngài với câu: "Nam Mô A-di-đà Phật." Thậm chí trong những đoạn văn nhấn mạnh vào hình ảnh ánh sáng như là Đại-trí-độ luận (Luận về Đại Trí tuệ Hoàn Hảo), Ngài vẫn là mẫu hình mạnh mẽ của thề nguyện và thánh danh. A-di-đà thường được thể hiện trong ấn thiền định dhyānamudrā, có lẽ để nói đến 500 kiếp thiền định đã đưa Dharmākara đến giác ngộ. Một thủ ấn khác cũng hay được thể hiện trong tư thế đứng là ấn vô uý abhayamudrā (MUDRA của sự phòng hộ khỏi sợ hãi và nguy hiểm). Trong những hình thái phổ quát hoá của nó, niềm tin vào A-di-đà vẫn tiếp tục cho đến ngày này bao gồm đa dạng các phương pháp thực hành và đối tượng thờ cúng. Một niềm tin phổ thông là tin rằng tịnh thổ Sukhāvatī, được ban phước bởi 2 vị bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, đặc biệt là Quán Thế Âm, vốn thường được gắn với sự thỉnh nguyện hồng danh của A-di-đà, trì tụng danh hiệu ngài có thể mang bồ tát Quán Thế Âm đến cứu giúp người tụng niệm. Sự trùng lắp nhiều niềm tin và phương pháp thực hành khác nhau, giống như sự chồng chéo của những vị cứu thế và những hình tượng thiêng liêng, có lẽ đó là bối cảnh chung nhất cho sự xuất hiện của A-di-đà đó là trường hợp ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam và ở Phật giáo Nhật Bản ngoại trừ Phật giáo độc quyền của những cải cách Kamakura. Nhận thức về A-di-đà như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu việt của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu. Không phải là tự nhiên mà Panchen Lama (Ban thiền Lạt-ma) của Tây Tạng lại được xem là tái sinh của A-di-đà, trong khi vị quyền lực hơn kia ở Lhasa, Dalai Lama (Đạt-lai Lạt-ma), thì được xem là sự tái sinh của bồ tát Quán Thế Âm (dù bản thân ông đã phủ nhận điều đó). Tịnh độ tông Những Phật tử theo Tịnh độ tông thường tụng "Nam-mô A-di-đà Phật" (Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng). Họ tin rằng, trong Thập Lục Quán Kinh Phật dạy: nếu chúng sinh nào niệm một lần danh hiệu của Phật A-di-đà sẽ tiêu được 8 muôn ức kiếp tội nặng. Nhưng các phái Phật giáo khác như thiền tông, Phật giáo nguyên thủy không tụng niệm câu này. Trong Phật giáo Tây Tạng, đại sư Liên Hoa Sinh và Ban-thiền Lạt-ma được xem là một hóa thân của Đức Phật A-di-đà. Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng. Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau. Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp. Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát. Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn. Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A-di-đà Phật A-di-đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng thọ, được cho là được Phật Thích-ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A-di-đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này. Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A-di-đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A-di-đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích-ca có thật sự nói về Phật A-di-đà hay không, hay phật A-di-đà chỉ là một sản phẩm của học giả. Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi. Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ. Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2. Chú thích Liên kết ngoài Phật Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Tịnh độ tông
1,825
8779
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7%20%E1%BA%A5n
Thủ ấn
Trong Ấn Độ giáo và Phật giáo, Ấn (mudrā (, chữ Nho: 印; phyag rgya}) hay ấn tướng, ấn thủ là một dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay. Ấn tướng cũng được dùng trong các điệu vũ truyền thống của Ấn Độ và cả trong cuộc sống hàng ngày, như cử chỉ chào Namaste (Namas + te, Devanagari: नमस् + ते = नमस्ते). Các cuộc khai quật khảo cổ nền văn minh Ấn Độ cho thấy nhiều tượng đất nung có niên đại từ 3000 đến 2000 năm trước Công nguyên với tay đặt trong tư thế Namaste. Trong khi một số mudra liên quan đến toàn bộ cơ thể, hầu hết được thực hiện với những bàn tay và ngón tay. Một Mudra là một cử chỉ tượng trưng tinh thần và một dấu ấn tràn đầy năng lượng của tính xác thực sử dụng trong các hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo tại Ấn Độ. Một trăm lẻ tám (108) mudra được sử dụng trong các nghi thức Tantra (Đát-đặc-la) thường xuyên. Trong yoga, mudra được sử dụng kết hợp với Prāṇāyāma (bài tập thở yoga), nói chung là trong khi ngồi trong tư thế Padmāsana (Liên hoa tọa), Sukhāsana hoặc vajrāsana, để kích thích các bộ phận khác nhau của cơ thể có liên quan với hơi thở và ảnh hưởng đến dòng chảy của prāṇa (năng lượng sống) trong cơ thể. Trong tranh tượng Phật giáo, các đức Phật thường được trình bày với một tư thế tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật (Phật tính). Trong Đại thừa, các Thủ ấn chỉ các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt, đối lập với Khế ấn là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc biệt, trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Man-tra. Ngoài ra, các ấn này giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp (sa. sādhana). Các ấn quan trọng trong Ấn Độ giáo Các ấn quan trọng trong Phật giáo Có 10 ấn quan trọng nhất. Ấn thiền (sa. dhyāni-mudrā) Trong ấn này, lưng bàn tay mặt để trên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Hai bàn tay để trên lòng, ngang bụng. Bàn tay mặt phía trên tượng trưng cho tâm thức giác ngộ, bàn tay trái phía dưới tượng trưng thế giới hiện tượng. Ấn quyết này biểu lộ sự giác ngộ đã vượt lên thế giới hiện tượng, nó cũng biểu lộ tâm thức giác ngộ đã vượt qua tâm thức phân biệt, trong đó Luân hồi hay Niết-bàn chỉ là một. Ấn thiền có một dạng khác, thường chỉ thấy tại Nhật Bản, trong đó các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau, hai vòng tròn đó biểu tượng thế giới chân như và thế giới hiện tượng. Ấn này hay được tạo hình nơi tranh tượng của Phật A-di-đà và hay được gọi là Ấn thiền A-di-đà. Trong Thiền tông, thiền giả lại để bàn tay trái trên bàn tay mặt lúc tọa thiền. Điều này thể hiện thân trái (tĩnh) nằm trên thân phải (động), nhằm chỉ rõ thái độ trầm lắng của Thiền tông. Ấn giáo hóa (sa. vitarka-mudrā) Khi làm ấn này, tay mặt chỉ lên, tay trái chỉ xuống, hai lòng bàn tay chỉ tới trước. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau, làm vòng tròn. Bàn tay mặt đưa ngang vai, bàn tay trái ngang bụng. Trong một dạng khác của ấn giáo hóa, lòng bàn tay trái hướng lên, để ngang bụng, tay mặt ngang vai, ngón tay trỏ và tay cái làm hình tròn. Trong một dạng khác thì ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng, ngón giữa và đeo nhẫn co lại. Lòng bàn tay trái hướng lên, tay mặt hướng xuống. Người ta hay bắt gặp ấn giáo hóa nơi tranh tượng Phật A-di-đà, có khi nơi Phật Đại Nhật (sa. mahāvairocana). Ấn chuyển pháp luân (sa. dharmacakrapravartana-mudrā) Với ấn chuyển pháp luân, tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau. Người ta hay thấy ấn chuyển pháp luân nơi tranh tượng của Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Đại Nhật và Phật Di-lặc. Ấn xúc địa (sa. bhūmisparśa-mudrā) Trong ấn xúc địa, lòng bàn tay trái hướng lên trên, đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống với những ngón tay của tay phải duỗi ra chạm đất, lưng tay mặt xoay tới trước. Đó là ấn quyết mà đức Thích Ca gọi thổ địa chứng minh mình đạt Phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy Phật Bất Động (Akṣobhya) cũng hay được trình bày với ấn này. Ấn vô úy (sa. abhaya-mudrā) Trong ấn này, tay mặt với các ngón tay duỗi ra chỉ về phía trước, ngang tầm vai. Đây là ấn quyết mà Phật Thích Ca sử dụng ngay sau khi đắc đạo. Phật Bất Không Thành Tựu (sa. amoghasiddhi) cũng hay được trình bày với ấn này. Ấn thí nguyện (sa. varada-mudrā) Ấn thí nguyện cũng được gọi là Dữ nguyện ấn hay Thí dữ ấn. Thí nguyện là cho phép được toại nguyện, lòng tay mặt hướng về phía trước, bàn tay chỉ xuống. Nếu ở tượng Phật Thích Ca là đó biểu hiện gọi trời (xem ấn xúc địa) chứng minh Phật quả. Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava) cũng hay được diễn tả với ấn quyết này. Trong một dạng khác, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn. Ấn vô úy và ấn thí nguyện hay được trình bày chung trong một tranh tượng. Thường tay mặt bắt ấn vô úy, tay trái ấn thí nguyện. Tượng đứng của các vị Phật hay có hai ấn này. Ấn tối thượng bồ-đề (sa. uttarabodhi-mudrā) Khi thực hiện ấn này, hai bàn tay chắp ngang ngực, hai ngón trỏ duỗi thẳng chạm vào nhau, như mũi nhọn của một Kim cương chử. Các ngón khác lồng vào nhau, hai ngón cái chạm nhau hay để lên nhau. Tranh tượng của Phật Đại Nhật hay được trình bày với ấn này. Ấn trí huệ vô thượng (sa. bodhyagri-mudrā) Ấn này đòi hỏi ngón tay trỏ của bàn tay mặt được năm ngón kia của tay trái nắm lấy. Ấn này người ta hay thấy nơi Phật Đại Nhật. Trong Mật tông có nhiều cách giải thích ấn này, nhưng nói chung một ngón tay chỉ rõ sự nhất thể của vạn sự và năm ngón kia chỉ tướng trạng vô cùng của thế giới hiện tượng. Ấn hiệp chưởng (sa. añjali-mudrā) Với ấn này, hai bàn tay chắp trước ngực, được sử dụng để tán thán, ca ngợi, và cũng là cử chỉ chào hỏi thông thường tại Ấn Độ. Với dạng ấn, hai bàn tay chắp lại chỉ Chân như. Trong các tranh tượng, Phật và các vị Bồ Tát không bao giờ được trình bày với ấn này vì trong Ba thế giới, không có ai vượt ngoài trí huệ của chư vị và vì vậy, chư vị không cần phải tán thán ai cả. Ấn kim cương hiệp chưởng (sa. vajrapradama-mudrā) Khi làm ấn này, đầu ngón tay của hai bàn tay chắp vào nhau. Ấn này là biểu hiện của tín tâm bất động, vững chắc như Kim cương (sa. vajra). Xem thêm Ấn Độ giáo Tham khảo Ấn Độ giáo Mật tông Phật giáo Nghệ thuật Phật giáo Nghi thức Phật giáo Cử chỉ tay Thuật ngữ tiếng Phạn Cử chỉ
1,353
8783
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2o%20%E1%BA%A3nh%20%28Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%29
Ảo ảnh (Phật giáo)
Ảo ảnh cũng được gọi là giả tướng (假 相), đọc đúng là Huyễn (幻) (幻 影; māyā). Đây là danh từ được dùng để chỉ thế giới hiện tượng đang liên tục thay đổi này. Đối với người chưa giác ngộ thì thế giới này là thế giới duy nhất có thật. Ảo ảnh được dùng để chỉ tất cả các hiện tượng sinh diệt, không thuộc thực tại cuối cùng (Ba thân). Một khi thấu hiểu rằng mọi Pháp đều là ảo ảnh thì điều đó đồng nghĩa với Giác ngộ (Bồ-đề) và đạt Niết-bàn. Theo quan niệm Phật giáo thì "thấy" thế giới, tự chủ rằng có "một người" đang nhận thức và có "vật được nhận thức", có "ta" có "vật" có thế giới luân chuyển này chưa phải là sai lầm. Sai lầm là ở chỗ cho rằng sự vật bất biến, trường tồn và thế giới này là duy nhất, có thật. Đây mới là Kiến giải bất thiện vì nó ngăn trở những tri kiến bổ ích khác. Thật sự thì cái tương đối và cái tuyệt đối không hề rời nhau; và như thế, ảo ảnh (mê) và Bồ-đề (ngộ) bản tính không hai. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác trình bày xuất sắc sự việc này ngay trong phần đầu của bài Chứng đạo ca: 君不見 絕學無爲閑道人。不除妄想不求真 無明實性即佛性。幻化空身即法身 法身覺了無一物。本源自性天真佛 Dịch nghĩa: Quân bất kiến! Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân Vô minh thật tính tức Phật tính Huyễn hóa không thân tức pháp thân Pháp thân giác liễu vô nhất vậtBản nguyên tự tính Thiên chân Phật... Tham khảo Triết lý Phật giáo Ấn Độ giáo Ảo giác
268
8785
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20m%C6%B0%C6%A1i%20hai%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20t%E1%BB%91t
Ba mươi hai tướng tốt
Ba mươi hai tướng tốt (theo từ Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa) được tin là của một Chuyển luân vương (cakravartī-rāja), của một vị Bồ tát, hay là của một vị Phật. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương. (Xin xem thêm bài dịch của Thích Huyền Tôn ). Ngoài ba mươi hai tướng tốt đó, người ta còn nói đến Tám mươi vẻ đẹp khác của Phật. 32 tướng tốt được nhắc tới trong nhiều kinh luận quan trọng bao gồm Kinh Đại Bát Nhã, kinh Trường bộ, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh. Các tướng tốt là kết quả của tâm từ bi vô lượng. Các tên Hán Việt ít dùng khác của 32 tướng tốt là Tam thập nhị đại nhơn tướng, Tam thập nhị đại trượng phu tướng, và Đại nhơn tam thập nhị tướng. Nội dung Các tôn giáo ở Ấn Độ ngày xưa đã biết đến 32 tướng Đại trượng phu này, nhưng họ lại không biết những nguyên nhân nào mà những tướng này được thành tựu. Tuy nhiên Đức Phật - vị có đầy đủ 32 tướng tốt - đã chỉ dẫn những nguyên nhân và ảnh hưởng của 32 tướng trạng này qua những kinh nghiệm mà chính Đức Phật đã trải qua. Đức Phật cho rằng bất kì ai có đầy đủ cả 32 tướng tốt thì chỉ chọn 2 con đường duy nhất: hoặc làm vị Chuyển luân Thánh Vương, hoặc sẽ làm vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác. Trích từ kinh Trường Bộ do hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Kinh số 30: Kinh Tướng Lưu ý: các số có đánh * chỉ mang tính gần đúng trong ngữ cảnh, vì trong nguyên văn không nói rõ ràng. các tướng tốt ở trên được chính Đức Phật gieo tạo nguyên nhân từ các đời trước, và những ảnh hưởng của các tướng trên được chính Đức Phật nhận thấy và thuyết giảng lại. vì Đức Phật chỉ xác nhận với trường hợp đủ cả 32 tướng tốt (là sẽ đi 2 con đường duy nhất ở trên) nên ít hơn 32 tướng sẽ không đảm bảo tính duy nhất của 2 con đường trên (có thể nhiều hơn 2 con đường sẽ xảy ra). Một số tướng tốt nói trên được đặc biệt chú ý trong tranh tượng – nhất là hào quang, một dấu hiệu rõ rệt của thánh nhân theo quan điểm Ấn Độ, không bao giờ thiếu trong các tượng Phật. Có lúc hào quang được vẽ như vòng lửa xuất phát từ đầu đến vai. Tướng lông xoáy giữa hai chân mày tượng trưng cho Trí huệ có khi được trình bày như một chấm vàng, hay được thay thế bằng ngọc quý. Tướng chóp nổi cao ở đỉnh đầu (肉 髻, uṣṇīṣa) được trình bày mỗi nơi mỗi khác, tại Ấn Độ và Trung Quốc hình bán cầu, tại Cam Bốt hình nón và tại Thái Lan hình nhọn đầu hay có dạng một ngọn lửa. Đoạn kinh Kim Cang về 32 tướng tốt Trong chương thứ 13, kinh Kim Cang có một đề cập ngắn gọn liên quan tới 32 tướng như sau: Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng. Dịch nghĩa:Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể nào dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai không?Kính Thế tôn, không. Không thể dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức chẳng phải tướng, đó gọi là 32 tướng. Đại ý cho thấy các hình tướng nhìn thấy, hay cảm xúc được, tâm tưởng được chỉ là hư vọng và vô thường không thể nào là chân lý (hay là thực chất của vạn vật). Thấy được cả tính không của các hình tướng này và không chấp vào các hình tướng thì thấy được thật tướng. Tham khảo TAM THẬP NHỊ TƯỚNG – BÁT THẬP CHỦNG HẢO -- Khảo dịch: Thích Huyền-Tôn Ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Phật -- Thích Giác Hoàng TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP -- Thích Nữ Trí Hải Kinh Kim Cang Giảng Giải -- Thích Thanh Từ Triết lý Phật giáo Danh sách
802
8786
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20y
Quy y
Quy y (zh. 皈依, sa. शरण śaraṇa, pi. सरण saraṇa, bo. skyabs) còn được gọi là quy đầu (zh. 歸投), ngưỡng trượng (zh. 仰仗), y thác (zh. 依托). Quy y trong Phật giáo có nghĩa là quy y Tam bảo (chỉ Phật, Pháp và Tăng). Nghĩa là y thác vào Phật, Pháp, Tăng ba ngôi có thể bảo hộ che chở, cũng gọi là Quy y Tam Bảo. Chữ Quy (歸) có nghĩa ở đây là trở về, theo về, y (依) là nương nhờ hay thuận theo, làm theo lối đã định, 三歸依 tam quy y là quy y Tam bảo. Chữ Quy cũng được viết là 皈 gồm bộ thủ Bạch 白 ("cõi sáng") và chữ Phản 反, "quay về" và như vậy, có nghĩa là "quay về cõi sáng", "dốc lòng tin theo". Trong các bộ Phệ-đà (sa. veda), từ śaraṇa có nguyên nghĩa là "bảo hộ", "cứu tế" hoặc "chỗ tị nạn", "chỗ bảo hộ", ý là chỗ chúng sinh có thể đến, thân được an toàn, tâm được vô ưu. Quy y Tam bảo của Phật giáo chỉ sự nương vào uy lực của Tam bảo để đạt được an ổn vô hạn của tâm thức, thoát mọi khổ não. Câu-xá luận quyển thứ 14 (Đại Chính 29.76c) nói: "Nghĩa của Quy y là gì? Là cứu tế; vì nương vào đó mà người ta có thể vĩnh viễn thoát khỏi mọi khổ ách". Người hâm mộ Phật pháp khi nhập môn tất phải thực hiện nghi thức quy y; thệ nguyện quy y Phật, quy Pháp, quy y Tăng xong mới chính thức được xem là một đệ tử Phật. Người đã quy y có thể là một Phật tử, cư sĩ, tu tại gia hay là xuất gia theo tăng đoàn. Thệ nguyện Nếu hành giả muốn thực hiện quy y thì tự đặt mình vào con đường tu học của nhà Phật bằng cách giữ giới. Một nguyện vọng tất yếu luôn được thực hiện một cách mặc định khi hành giả quy y Tam bảo là không được sát hại chúng sinh. Tuỳ theo các tông phái Phật giáo mà phương pháp thực hiện quy y và nguyện vọng có thể khác nhau. Năm giới sau có thể được xem là những thành phần của một nghi thức thực hiện quy y: Không sát sinh Không trộm cắp Không tà dâm Không nói dối Không uống rượu Những lời khuyên khi quy y Để thật sự quy y - Phật thì hành giả nên tiếp cận ngay bậc thầy, tức là đức Phật - Pháp thì hành giả nên học hỏi và thực hành Phật pháp - Tăng thì hành giả nên kính trọng Tăng-già và tu học như thế nào để đúng với gương của Tăng-già. Hành giả nên cố gắng - điều chế ba cửa ải là thân, khẩu và ý, thay vì để các giác quan khống chế. Không nên nói lời thô lỗ, không nên nghi hoặc và cố gắng không phán đoán. - sống một cách hoà thuận và giữ giới - tôn trọng tất cả chúng sinh - thực hiện nghi lễ đặc biệt ít nhất là ở hai dịp trong năm, đó là rằm tháng tư, kỉ niệm ngày Phật đản sinh và ngày mồng 4 tháng 6 Âm lịch để kỉ niệm ngày Phật chuyển Pháp luân, thuyết bài kinh đầu tiên ở Sarnath. Nguyên văn Tam quy y Tam quy y (sa. triśaraṇa; pi. tisaraṇa) là quy y Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Hành giả niệm ba quy y, tự nhận Phật là đạo sư, Pháp là "thuốc chữa bệnh" và Tăng-già là bạn đồng học. Ba quy y cũng là một phần quan trọng trong mỗi buổi hành lễ. Thông thường, Tam quy y được lặp lại ba lần. ...(lặp lại cho Pháp & Tăng) Và ...(lặp lại cho Pháp & Tăng) Quy y theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng Trong các tông phái Phật giáo Tây Tạng, lễ quy y rất quan trọng và là điều kiện tiên quyết của mọi tu học về Pháp (sa. dharma). Quy y của Phật giáo Tây Tạng khác với Quy y Tam bảo trong Tiểu thừa hoặc Đại thừa. Ba đối tượng quy y thông thường là: 1. Phật, 2. Pháp (sa. dharma) và 3. Tăng (sa. saṅgha). Trong Kim cương thừa được lưu hành tại Tây Tạng, ngoài Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng), còn thêm một đối tượng nữa là Lạt-ma, vị đạo sư. Trong một số trường phái, có thể có đến sáu đối tượng quy y, tức là ngoài Tam bảo còn có thêm: 4. Lạt ma, 5. Thần Thể (bo. yidam) và 6. Không hành nữ (sa. ḍākinī). Tầm quan trọng của Phật như là đạo sư và Tăng là giáo hội do Ngài xây dựng lên để truyền bá giáo pháp đã được xác lập rất sớm và xem như nhãn quan Phật giáo. Với sự thành hình của Đại thừa, tính chất quan trọng của đức Phật lịch sử giảm đi và thay vào đó là "Phật quả" có tính chất bao trùm, vượt thời gian. Đến Kim cương thừa, thì vị đạo sư lại trở nên quan trọng, đó là vị hoá thân của "Phật quả". Trong giáo pháp Đát-đặc-la, người ta luôn luôn nhấn mạnh tính chất quan trọng của đạo sư, là người giúp hành giả trong các phép tu khó khăn. Kim cương thừa xem vai trò của đạo sư như là đối tượng quy y thứ tư và cho rằng vị đó là hiện thân của Tam bảo bắt nguồn trực tiếp từ các phép tu của trường phái này. Thời gian Kim cương thừa được truyền qua Tây Tạng cũng là thời điểm người ta bắt đầu thiết lập việc quy y đạo sư. Tiểu sử của Na-lạc-ba và Mật-lặc Nhật-ba còn ghi lại rất rõ điều này. Ngay cả A-đề-sa cũng nhấn mạnh đến việc quy y Lạt-ma và vì vậy ông được tặng danh hiệu "Quy y học giả" (bo. kyabdro paṇḍita). Trong các tông phái Tây Tạng, khi hành giả chuẩn bị thiền quán phải để ý đến phần quy y và phát Bồ-đề tâm. Tương truyền rằng Na-lạc-ba quy y như sau: "Tâm ta là Phật hoàn toàn, Khẩu ta là Pháp hoàn toàn, Thân ta là Tăng hoàn toàn." Xem thêm Cư sĩ Xuất gia Giới Luật tạng Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Nghi thức Phật giáo
1,101
8788
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0-la-m%C3%B4n
Bà-la-môn
Bà-la-môn hay Brahmin (Hán tự: 婆羅門, Tiếng Phạn: ब्राह्मण brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp. Đạo Bà-la-môn là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, xuất hiện trước thời Đức Phật Thích-ca, bắt nguồn từ Vệ-đà giáo (cũng phiên âm là Phệ-đà giáo) ở Ấn Độ, một trong những tôn giáo cổ nhất của loài người. Đạo Bà-la-môn hình thành trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm trước Tây lịch, tức là một thời gian không dài lắm trước khi Phật Thích-ca mở Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Bà-la-môn đưa ra những kinh sách giải thích và bình luận Kinh Véda như: Kinh Brahmana, Kinh Upanishad, Giải thích về Maya (tức là Thế giới ảo ảnh) và về Niết bàn. Đạo Bà-la-môn thờ Đấng Brahma là Đấng tối cao tối linh, là linh hồn của vũ trụ. Đạo Bà-la-môn phát triển đến thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch thì cải biến thành Ấn Độ giáo. Tôn giáo này quy định thứ tự của các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ như sau: Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo sĩ, tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo, tức là những người giữ quyền thống trị tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp cao thượng nhất, sinh từ miệng Brahma thay ông cầm cương lãnh đạo tinh thần dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng. Dân chúng Ấn Độ rất tôn sùng đẳng cấp này. Sát-đế-lỵ hay Sát-đế-lợi (Kshastriya) là hàng vua chúa quý tộc, quan lại, võ tướng. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ cánh tay Brahma, thay mặt cho Brahma nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng. Vệ-xá (Vaisya) là những người bình dân, thương gia, nông dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh ra từ bắp vế Brahma, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng trọt, thu hoa lợi cho quốc gia). Thủ-đà-la (Sudra) là hàng tiện dân. Ấn Độ giáo coi họ sinh từ gót chân Brahma, phải thủ phận và phải phục vụ các giai cấp trên. Chiên-đà-la (Ba-ri-a, Pariah, Dalit) là giai cấp người cùng khổ. Ấn Độ giáo coi họ là đẳng cấp hạ tiện nhất. Họ phải làm các nghề hạ tiện nhất (gánh phân, dọn nhà vệ sinh, giết mổ gia súc), bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các giai cấp trên đối xử như thú vật, bị coi là thứ ti tiện, vô cùng khổ nhục, tối tăm, không được chạm tay vào người thuộc các đẳng cấp khác, thậm chí không được giẫm lên cái bóng của những người thuộc đẳng cấp cao như Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ. Ấn Độ giáo này quy định rất nghiêm khắc về sự phân biệt các đẳng cấp người tại Ấn Độ: Tổ tiên thuộc đẳng cấp nào thì con cháu cũng thuộc đẳng cấp đó, dù có gắng phấn đấu đến đâu thì cũng không thể được xếp lên đẳng cấp cao hơn (ví dụ: một người Thủ-đà-la dù tài năng, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công thì cũng mãi chỉ là lính, không bao giờ được bổ nhiệm làm tướng quân vì chức vị đó chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên). Người thuộc các đẳng cấp chênh lệch xa thì không được kết hôn với nhau (ví dụ: một người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ thì có thể kết hôn với 1 người cũng thuộc đẳng cấp Bà-la-môn hoặc Sát-đế-lỵ, cùng lắm cũng chỉ kết hôn với 1 người Vệ-xá giàu có, chứ tuyệt đối không được kết hôn với Thủ-đà-la trở xuống) Một số công việc chỉ dành cho người thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp thấp hơn không được phép làm, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt (ví dụ: việc cúng tế tôn giáo chỉ có đẳng cấp Bà-la-môn được phép làm; chức vị quan lại, tướng quân chỉ có đẳng cấp Sát-đế-lỵ trở lên được phép làm) Trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế, Bà-la-môn là cấp cao nhất trong hệ thống xã hội phân chia tầng lớp ở Ấn Độ và do đó, họ rất kiêu ngạo. Nhiều Bà-la-môn cho rằng chỉ họ mới mang dòng máu "trắng", là dòng máu trong sạch và tất cả các hạng người còn lại chỉ sống để phụng thờ họ. Trong những bài kinh thuộc văn hệ Pali (Bộ kinh), Phật không hề chống đối giai cấp Bà-la-môn, nhưng Ngài bảo rằng không phải cứ sinh ra trong một gia đình dòng dõi Bà-la-môn là tự nhiên trở thành một Bà-la-môn. Người ta chỉ "trở thành" một Bà-la-môn với những hành động, những ý nghĩ cao thượng và đó chính là những tiêu chuẩn đích thật để đánh giá con người. Bất cứ người nào cũng có thể được gọi là Bà-la-môn nếu họ đạt những hành động và nhân phẩm cao thượng. Đây là một chiến thuật tuyệt vời của Đức Phật khi ngài chuyển ý nghĩa "giai cấp Bà-la-môn" thành "đạo đức Bà-la-môn", tức là một người có đầy đủ đức hạnh thì đáng được tôn trọng, bất kể họ thuộc giai cấp nào trong xã hội thời đó (Tập bộ kinh). Với sự khéo léo này, Đức Phật vừa ngầm lên án sự phi lý, bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ, vừa không để những người Bà-la-môn viện cớ tấn công Đạo Phật. Trong tăng đoàn của Đức Phật, mọi tín đồ đều bình đẳng, việc phân chia thứ hạng chỉ dựa trên thành tựu tu hành chứ không phải giai cấp xuất thân của người đó. Đức Phật từng thu nạp nhiều người Chiên-đà-la vào tăng đoàn, dù điều này khiến nhiều người thời đó dè bỉu. Phật thuyết trong Tiểu bộ kinh (Tự thuyết I. 5, udāna): Ai lìa bất thiện nghiệp Đi trên đường thanh tịnh Tinh tiến, thoát trói buộc Ta gọi Bà-la-môn Chú thích Triết lý Phật giáo Ấn Độ giáo Cộng đồng Ấn Độ giáo Bộ lạc Punjab Đẳng cấp
1,019
8792
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3
Bát-nhã
Bát-nhã (, , chữ Hán: 般若) là thuật ngữ Phật giáo, hàm nghĩa Trí tuệ, Huệ, Nhận thức. Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ví dụ: "các định luật của Newton chỉ đúng trong điều kiện vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng", hay "những khái niệm này chỉ hoạt động được trong môi trường nước"), không mâu thuẫn (ví dụ: "ai cũng thắng"). Điều khó của trí tuệ này là không đến từ kết quả của lý luận logic, tuy nhiên có thể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa (siêu việt) mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa). Bát-nhã là một cách thức, phương pháp để đạt được tới "trí tuệ toàn diện" (Nhất thiết chủng trí) của bậc Phật, Phương thức này tập trung vào việc chỉ rõ các hiểu biết hiện tại của não bộ và yêu cầu loại bỏ chúng (rốt ráo ly), nhờ việc loại bỏ này mà các "thông tin" mới liên tục được cập nhật, khiến nhận thức liên tục trở nên toàn vẹn hơn (xóa bỏ các sự che lấp do tính phân biệt của nhận thức tạo thành). Do vậy Bát-nhã cũng được biết đến như sự "hiểu biết vô tận". Bát-nhã cũng được biết đến với cụm từ "Vô sở đắc": "không có chỗ được tức là được, bởi được này là không có chỗ được" - trích Kinh Đại Bát Nhã Ba la mật đa. Tham khảo Triết lý Phật giáo Thuật ngữ tiếng Phạn Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
339
8795
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o%20T%C3%A2y%20T%E1%BA%A1ng
Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt-ma giáo) là một một truyền thống Phật giáo phát triển chủ đạo ở Tây Tạng. Truyền thống này cũng được tìm thấy ở các vùng xung quanh Himalaya (chẳng hạn như Bhutan, Ladakh, và Sikkim), phần nhiều ở Trung Á, các vùng phía nam Siberia như Tuva, và Mông Cổ. Phật giáo Tây Tạng là một hình thức Phật giáo kết hợp giữa Đại thừa và Kim cương thừa xuất phát từ các giai đoạn sớm nhất của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ. Vì vậy, hệ phái bảo tồn "hiện trạng Đát-đặc-la (tantra) của Ấn Độ thế kỷ thứ tám," bao gồm các phát triển và thực hành bản địa Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. Lamaism). Trong thời kỳ tiền hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan ra bên ngoài Tây Tạng chủ yếu do ảnh hưởng của triều đại nhà Nguyên (1271–1368), được thành lập bởi Hốt Tất Liệt, cai trị Trung Quốc, Mông Cổ và các vùng ở Siberia. Trong lịch sử hiện đại, Phật giáo Tây Tạng lan rộng châu Á do các nỗ lực của những người Tibet di cư từ Trung Quốc. Các dòng tu quan trọng của Tây Tạng thường hay có một hệ thống các tu viện, đồng thời cũng bắt nguồn từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). Về mặt lý thuyết, ngoài A-tì-đạt-ma, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga), xem đó là hai lý thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lý Trung quán cụ duyên (sa. mādhyamika-prāsaṅgika) được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học (hetuvidyā; có thể gọi là logic, lý luận học) cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân. Năm chủ đề (sa. pañcavacanagrantha) quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Gueshe (tương ứng với Thượng tọa tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm: Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā) Trung quán (sa. mādhyamika) Nhân minh hoặc Lượng học (sa. pramāṇavāda) A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma) Luật (Tì-nại-da, sa. vinaya). Lịch sử Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bôn giáo được xem là quốc giáo. Khoảng dưới thời vua Tùng-tán Cương-bố (松贊干布, bo. srong bstan sgam po སྲོང་བསྟན་སྒམ་པོ་) (620-649) thì hoàng gia bắt đầu chuyển qua Phật giáo. Năm thế hệ sau vị vua này thì Phật giáo được tuyên bố chính thức là quốc giáo và với sự xây dựng tu viện Tang-diên (samye) năm 775, các tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập Tăng-già (sa. Sangha). Phật giáo Tây Tạng được xem là được hình thành trong thế kỷ 8 dưới triều vua Ngật-lật-song Đề-tán (755-797), do hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. śāntaraksita) và Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) truyền sang. Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỷ 9. Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó lại thiên hẳn giáo lý về Trung quán tông (sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa). Khoảng dưới thời vua Lãng-đạt-ma (glang dar ma གླང་དར་མ་) (838-842), Bôn giáo lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh-mã. Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỷ 11, phát sinh hai trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) và Tát-ca (sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tạng cổ điển. Với A-đề-sa, đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã-nhĩ-ba (bo. mar pa མར་པ་) – người sáng lập tông Ca-nhĩ-cư – sang Ấn Độ thu thập kinh sách. Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt-ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông-khách-ba (tsong-kha-pa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Sư cũng là người xây dựng tu viện Gan-den (1409) và thành lập tông Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་). Kể từ thế kỷ 14, phái Cách-lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt-ma Tây tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây. Các tông phái và giáo lý khác như Đoạn giáo (bo. chod གཅོད་), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng hòa vào các dòng khác. Xem thêm Tây Tạng Đạt-lại Lạt-ma Tham khảo Liên kết ngoài Coleman, Graham, ed. (1993). A Handbook of Tibetan Culture. Boston: Shambhala Publications, Inc.. ISBN 1-57062-002-4. A Day In The Life Of A Tibetan Monk - article and slideshow by Hội Địa lý Quốc gia (Hoa Kỳ) Britannica article on Tibetan Buddhism Lịch sử Phật giáo ở châu Á
1,029
8796
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1t-%C4%91%E1%BA%B7c-la
Đát-đặc-la
Đát-đặc-la (zh. 怛特羅, sa. tantra) là cách phiên âm Hán-Việt từ thuật ngữ tantra trong tiếng Phạn, có nghĩa là "tấm lưới dệt", "mối liên hệ", "sự nối tiếp", "liên tục thống nhất thể" và cũng thỉnh thoảng đồng nghĩa với thành tựu pháp. Quan điểm Phật giáo Trong Phật giáo Tây Tạng, Đát-đặc-la chỉ tất cả các kinh sách về nhiều ngành khác nhau (Đát-đặc-la y học, Đát-đặc-la thiên văn...), nhưng trong nghĩa hẹp, Đát-đặc-la chỉ tất cả các sách vở nói về phép tu thiền định của Kim cương thừa và cũng được dùng để chỉ những phép tu thiền định này. Phép tu luyện Đát-đặc-la có tính chất kinh nghiệm cá nhân, và thường dựa trên ba khái niệm: Nhân (sa. hetu), Đạo (sa. mārga) và Quả (sa. phala). Nhân chính là hành giả, Đạo là con đường, phương pháp tu luyện, nhằm thanh lọc con người, và Quả là tình trạng mà hành giả chứng ngộ. Ba giai đoạn này được Đát-đặc-la chỉ bày trong vô số phương tiện khác nhau. Người ta cho rằng khi Phật Thích-ca thể hiện Phật quả qua dạng Pháp thân (sa. dharmakāya) thì ngài đã hành trì Đát-đặc-la. Vì vậy cũng có người xem đức Phật là người sáng lập Đát-đặc-la. Truyền thống Tây Tạng chia Đát-đặc-la làm bốn loại để tương úng với căn cơ của từng người: Tác đát-đặc-la (sa. kriyā-tantra): Đát-đặc-la hành động (tác), nghi lễ. Người tu tập Đát-đặc-la này có kết đàn trường, cúng dường, đọc chú, bắt ấn nhưng chưa quán tưởng, tu tập thiền định; Hành đát-đặc-la (sa. caryā-tantra): Đát-đặc-la tu luyện qua hành động hằng ngày, dành cho những người tu tập nhưng không cần hiểu rõ lý tột cùng; Du-già-đát-đặc-la (sa. yoga-tantra): Đát-đặc-la luyện tâm (thiền định); Vô thượng du-già-đát-đặc-la (sa. anuttarayoga-tantra): phương pháp tu luyện tột cùng, thành Phật trong kiếp này, với thân này. Sự khác nhau giữa bốn cấp này xuất phát từ căn cơ của hành giả và tính hiệu quả của các phép tu. Các tác phẩm quan trọng của Vô thượng du-già tan-tra là Bí mật tập hội đát-đặc-la (sa. guhyasamāja-tantra), Hô kim cương đát-đặc-la (sa. hevajra-tantra) và Thời luân đát-đặc-la (sa. kālacakra-tantra). Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa) lại chia Vô thượng du-già-đát-đặc-la làm ba loại: Ma-ha-du-già (sa. mahāyoga), A-nậu-du-già (sa. anuyoga), và A-tì-du-già (sa. atiyoga) (Xem Đại cứu cánh). Những phép Đát-đặc-la này là gốc của mọi phép tu. Ngoài ra, Đát-đặc-la xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lý quan trọng. Tính nhị nguyên có khi được Đát-đặc-la diễn tả bằng nguyên lý nam tính (sa. upāya, khía cạnh Phương tiện) và nữ (sa. prajñā, Trí huệ), vì vậy tại phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Đát-đặc-la là thuần túy liên hệ với tính dục nam nữ. Quan điểm Ấn Độ giáo Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Ấn Độ giáo
520
8797
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADch-chi%20Ph%E1%BA%ADt
Bích-chi Phật
Bích-chi Phật (Devanagari: प्रत्येक बुद्ध; Sanskrit: pratyeka-budhha; Pali:pacceka-buddha; chữ Hán: 辟支佛), còn được gọi là Độc giác Phật (chữ Hán: 獨覺佛) hay Duyên giác Phật (chữ Hán: 緣覺佛), là một thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm về một vị Phật. Theo Pāli, Độc giác Phật phát xuất từ hợp ngữ Paccekabuddha, bao gồm hai thành tố: Pacceka và Buddha. Pacceka là tính từ chỉ cho sự riêng biệt, một mình; Buddha thường được dịch là bậc tỉnh thức hay bậc giác ngộ. Từ điển của hội Pāli Text Society đã định nghĩa Paccekabuddha là bậc tự mình giác ngộ. Độc giác Phật có thể có nhiều vị cùng thời xuất hiện trên thế gian trong thời-kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác (như Kinh Thôn Tiên - có 500 vị Độc Giác Phật cùng cư ngụ). Song mỗi Độc giác Phật đều tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế không thầy chỉ dạy. Độc giác Phật không thiết lập Tăng đoàn cũng như không chế định ngôn ngữ để thuyết pháp tế độ chúng sinh khác chứng ngộ, giải thoát như Đức Phật. Trong kinh tạng Nam truyền, tư liệu về hành trạng của một vị Độc giác được ghi nhận trong cả năm bộ Nikāya, nhưng phần lớn được tập trung vào các bộ kinh cũng như các tập chú giải sau: Trung Bộ Kinh, kinh Thôn tiên (Isigili Sutta) Tăng Chi Bộ Kinh, chương Hai pháp. Tiểu Bộ Kinh - Kinh Tập, kinh Con tê ngưu một sừng (Khaggavisāṇa Sutta). Tiểu Bộ Kinh - Chuyện Tiền thân (Jataka) có trên 20 truyện trong 547 truyện. Tiểu Bộ Kinh - Thánh nhân ký sự (Apadāna), Độc giác ký sự (Paccekabuddhāpadānaṃ). Chú giải kinh Tập (Paramatthajotikā II). Chú giải kinh Tương Ưng, Chú giải kinh Không liễu tri (Appaṭividitasuttavaṇṇanā) Theo Tăng Chi Bộ Kinh - Chương Hai Pháp - Phẩm Người (AN.2.52–63), Đức Phật đã dạy có hai bậc Giác ngộ như sau: "Có hai bậc Giác ngộ này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai? Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, và Ðộc Giác Phật. Những vị này, này các Tỷ-kheo, là hai bậc Giác ngộ." Tham khảo Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Phật học Danh vị Phật giáo Triết lý Phật giáo Phật
374
8799
https://vi.wikipedia.org/wiki/Di-l%E1%BA%B7c
Di-lặc
Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa, là một vị Phật hay Bồ tát trong quan niệm Phật giáo. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, được xem là một hóa thân của Di-lặc ở thế kỷ thứ 10. Hình ảnh Theo Phật giáo Nguyên thủy và Nam Tông Theo Phật giáo Nguyên thủy, Nam Tông và Bắc Tông (đến thế kỷ 10) Theo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa Hình tượng Di Lặc này là dựa theo tính cách của hòa thượng Bố Đại, được xem là một hiện thân của Di-lặc trong Phật giáo Trung Hoa, khoảng từ thế kỷ 10 Xem thêm Hội Long Hoa Bố Đại Di-lặc hạ sinh kinh, là một trong ba bộ kinh quan trọng về Phật Di-lặc trong hệ kinh văn Đại thừa. Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin) Phật Thi Khí (Sikhin) Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu) Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda) Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni) Phật Ca Diếp (Kasyapa) Phật Thích Ca Mâu Ni (Siddhārtha Gautama hay Shakyamuni) Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara) Tham khảo Liên kết ngoài Bồ Tát Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
275
8800
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%91%20th%C3%AD
Bố thí
Bố thí (zh. 布施, sa., pi. dāna) hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác. Phật giáo Trong Phật giáo, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ), một trong Thập tùy niệm (pi. anussati) và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức (sa. puṇya). Theo chiết âm Hán Việt, bố (布) = Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết - thí (施) = giúp, cho. Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, vị kỉ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ. Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu "bố thí" Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức. Trong Phật giáo, các nam tu và nữ tu theo truyền thống sống bằng cách khất thực (xin ăn), giống như chính Đức Phật Gautama đã từng làm trong lịch sử. Đây là một trong những lý do khác, để giáo dân có thể có được công đức tôn giáo bằng cách tặng thực phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khác cho các nhà sư. Các nhà sư hiếm khi cần nài xin thức ăn; tại các ngôi làng và thị trấn trên khắp Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và các quốc gia Phật giáo khác, vào lúc bình minh mỗi sáng các hộ gia đình thường đi xuống đường đến ngôi đền địa phương để cung cấp thức ăn cho các nhà sư. Ở các nước Đông Á, các tu sĩ nam và nữ thường sẽ làm ruộng hoặc làm việc để nuôi sống bản thân. Riêng tại Việt Nam hiện nay, nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quy định: "Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của đạo Phật…". Các hệ phái Phật giáo Nguyên thủy và Khất sĩ từ lâu cũng đã tạm đình chỉ việc khất thực của quý sư nhằm ngăn chặn tệ nạn sư giả lợi dụng khất thực để trục lợi. Xem thêm Từ thiện Tứ vô lượng : Từ, bi, hỉ, xả Chú thích Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Triết lý Phật giáo Jaina giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Ấn Độ giáo
512
8801
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81
Bồ-đề
Bồ-đề (chữ Hán: 菩提, tiếng Phạn và tiếng Pali: बोधि bodhi) là danh từ dịch âm từ tiếng Phạn bodhi, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (chữ Hán: 覺悟). Trong thời Phật giáo nguyên thủy, Bồ-đề là từ chỉ trạng thái chứng được bốn cấp Thánh đạo (sa. āryamārga) bằng cách hành trì 37 Bồ-đề phần và diệt trừ Vô minh, thông suốt được Tứ diệu đế. Trong Tiểu thừa (hīnayāna), Bồ-đề là chứng được Tứ diệu đế, thoát khổ. Ở đây người ta phân biệt ba giai đoạn: tu và chứng quả Thanh văn thừa (śrāvakayāna), tu và chứng quả Độc giác Phật (pratyekabuddha) và cuối cùng là đạt quả vị Tam-miệu-tam-phật-đà ( samyaksaṃbuddha), là quả vị Phật vô thượng, đạt Nhất thiết trí (sarvajñatā), có khi gọi là Đại bồ-đề (mahābodhi). Trong Đại thừa, Bồ-đề được hiểu là trí huệ nhận ra rằng không có sự sai khác giữa Niết-bàn (nirvāṇa) và Luân hồi (saṃsāra), giữa khách thể và chủ thể. Bồ-đề là chứng được trí Bát-nhã (prajñā), nhận ra Phật tính của chính mình hay của muôn loài, nhận ra tính Không của thế gian, nhận biết "sự thật như nó là" (chân như). Đại thừa phân biệt ra ba loại Bồ-đề: giác ngộ cho chính mình (giác ngộ của một vị A-la-hán), giải thoát cho chúng sinh (giác ngộ của một vị Bồ Tát) và giác ngộ hoàn toàn của một vị Phật. Trong quan điểm này, mỗi trường phái Đại thừa lại có một cách giải thích khác nhau. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Giác ngộ Kiến tính Ngộ Vô thượng chính đẳng chính giác Triết lý Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
314
8805
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n%20ng%C3%B4n
Chân ngôn
Chân ngôn (zh. zhēnyán 真言, sa. mantra, ja. shingon) hoặc Chân âm, phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la (zh. 曼怛羅), các cách dịch ý khác là Chú (咒), Minh (明), Thần chú (神咒), Mật ngôn (密言), Mật ngữ (密語), Mật hiệu (密號), cũng được đọc thẳng âm tiếng Phạn là Man-tra, có nghĩa là "lời nói chân thật", là biểu hiện của chân như. Chân ngôn có thể là một câu thần chú, trích dẫn của kinh Phật hay một Đà-la-ni ngắn. Lời nói huyền nhiệm chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ được tiết lộ cho những vị Thấu thị (sa. ṛṣi) trong lúc thiền định. Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính, có nguồn gốc xuất phát từ Phật là chỗ vô lượng vô biên, không thay đổi như 1 chân lý nên gọi là chân ngôn. Trong nhiều trường phái, Chân ngôn hay được lặp lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Chân ngôn trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải thân, khẩu, ý thì Chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Chân ngôn phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Chân ngôn vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một ấn (sa. mudrā) nhất định như các bài Thành tựu pháp (sa. sādhana) chỉ dẫn. Câu Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng là:Hán-Việt: Úm ma ni bát ni hồng (zh. 唵嘛呢叭𡁠吽), cũng đọc Án ma ni bát mê hồng.:Phạn: OM MANI PADME HŪM ॐ मणि पद्मे हूं:Tạng: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་, được xem là Chân ngôn do Bồ Tát Quán Thế Âm nói ra. Trong các trường phái tại Phật giáo Tây Tạng thì chức năng của các Chân ngôn của mỗi cấp Đát-đặc-la (sa. tantra) khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Chân ngôn hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó. Chương 5 của tác phẩm Subāhupariprcchā có ghi::Lúc đọc Chân ngôn,:Đừng quá gấp rút,:Đừng quá chậm rãi,:Đọc đừng quá to tiếng,:Đừng quá thì thầm,:Không phải lúc nói năng:Không để bị loạn động. Tham khảo Abe, R. The weaving of mantra: Kukai and the construction of esoteric Buddhist discourse. (New York: Columbia University Press, 1999.) Beyer, S. Magic and ritual in Tibet: the cult of Tara. (Delhi: Motilal Banarsisdass, 1996). Liên kết ngoài Giới thiệu chân ngôn Phật giáo và audio một số chân ngôn Các kiến thức cơ bản về chân ngôn Chủng tử và chân ngôn Siddham Triết lý Phật giáo Chân ngôn Phật giáo Mật tông Huyền bí học Thuật ngữ tiếng Phạn
543
8807
https://vi.wikipedia.org/wiki/Om%20Mani%20Padme%20Hum
Om Mani Padme Hum
Om Mani Padme Hūm (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm hay chân linh trong hoa sen. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng. Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới). Tham khảo Sách tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Chân ngôn Chân ngôn Phật giáo Mật tông Thuật ngữ tiếng Phạn
293
8813
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a
Chùa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, ... cùng với một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo. Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo. "Chùa chiền" theo Hán-Việt còn có nghĩa là "tự viện", là một nơi an trí tượng Phật và là chỗ cứ trú tu hành của các tăng ni. Ngày nay trong thực tế chùa được gọi bằng cả từ Hán-Việt phổ thông như "Tự", "Quán", "Am". Tháp chùa Trong kiến trúc Phật giáo ở phương Đông, một đặc trưng của chùa chiền, thánh tích đạo Phật là tháp (塔) hay còn có các tên như Tháp-bà, Cao hiển xứ, Miếu, Linh miếu, Bảo tháp. Từ xưa, tháp trước hết là nơi chứa đựng xá lị các vị Phật hoặc các bậc Thánh. Tháp cũng được xây dựng tại các thánh tích quan trọng, kỉ niệm cuộc đời của đức Thích Ca Mâu Ni (Lâm-tì-ni, Giác Thành, Câu-thi-na, Vương xá). Dưới thời vua A-dục, thế kỷ thứ 3, nhiều tháp được xây để thờ các vị thánh, ngày nay vẫn còn. Một số tháp không nhất thiết là những nơi chứa đựng Xá-lị. Chúng chứa đựng kinh điển, tranh tượng. Một trong những tháp lớn nhất còn tới ngày nay là Bô-rô-bu-đua tại Indonesia. Tháp cũng là một trong những đối tượng thiền quán, thường thường có nhiều ý nghĩa tượng trưng. Các bậc thang lên tháp đôi lúc biểu hiện cho các khái niệm Đại thừa, như bốn bậc là từ, bi, hỉ, xả hay mười bậc là Thập địa. Tại Kiến-chí, Ấn Độ, người ta tìm thấy những tháp xưa nhất. Đó là những kiến trúc hình bán cầu xây trên nền hình tròn. Trên bán cầu thường có những kiến trúc bằng đá. Trong tháp thường có những hộp đựng xá-lị, các hộp đó cũng có hình tháp, làm bằng vật liệu quý, đặt ngay tại giữa bán cầu hoặc trên đỉnh. Từ các tháp tại Kiến-chí, người ta xây các kiến trúc tương tự, kể từ đầu Công nguyên. Ngay cả kiến trúc các chùa tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cũng có nguồn gốc từ các tháp này. Một loại kiến trúc tháp khác, xuất phát từ Càn-đà-la (Tây bắc Ấn Độ), trong đó nền hình tròn bằng phẳng nói trên được thay thế bằng một nền hình ống, chia thành nhiều đoạn. Phần bán cầu cũng được kéo dài ra, nhưng so với nền hình ống thì nhỏ hơn trước. Phần nằm trên bán cầu cũng được kéo dài, chia nhiều tầng, biến thành hình nón. Khoảng giữa những năm 150 và 400 Công nguyên, phần gốc hình ống lại biến thành vuông và trở thành phổ biến tại vùng Nam Á. Tại Tây Tạng, kiến trúc tháp có mối liên hệ trực tiếp với giáo pháp Đại thừa. Bốn bậc thấp nhất của tháp tượng trưng cho bốn tâm từ, bi, hỉ, xả. Trên đó là mười bậc tượng trưng cho mười bậc tu học của Bồ Tát (Thập địa). Trung tâm của tháp gồm có một kiến trúc hay một linh ảnh, tượng trưng cho Bồ-đề tâm. Trên đó là 13 tầng tháp, tượng trưng cho các phương tiện truyền pháp khác nhau, trên đó là một hoa sen năm cánh, tượng trưng cho Ngũ Phật và cao nhất là hình mặt trời tượng trưng cho Chân như. Một số chùa và chùa tháp Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á Chùa Thầy thờ Từ Đạo Hạnh , là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất Hà Nội Chùa Phật Tích nơi lưu giữ nhiều báu vật quý giá thời Lý như tượng A-di đà, tượng các dãy thú và nhiều vật quý giá khác Chùa tháp Gốm Nam Kinh, tại Trung Quốc Tham khảo Công trình tôn giáo
833
8814
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%B0%20s%C4%A9
Cư sĩ
Cư sĩ (zh. 居士, sa. gṛhapati, kulapati, pi. gahapati) là tên dịch nghĩa, cũng được gọi là Trưởng giả (長者), Gia chủ (家主), Gia trưởng (家長), dịch âm Hán-Việt là Ca-la-việt (迦羅越), Già-la-việt (伽羅越). Danh từ này có hai nghĩa: Người dòng họ giàu sang; Người tại gia mộ đạo (Phật). Phần lớn, từ Cư sĩ được hiểu dưới nghĩa thứ hai và đồng nghĩa với Cận sự nam (zh. 近事男, sa., pi. upāsaka), Cận sự nữ (zh. 近事女, sa., pi. upāsikā). Cư sĩ là một danh từ chỉ người theo đạo Phật nhưng vẫn giữ đời sống thế gian, đã quy y Tam bảo và giữ năm giới. Theo Phật giáo Nguyên thủy thì cư sĩ đạo Phật thông thường còn rất lâu mới đạt Niết-bàn vì họ không chịu từ bỏ dục lạc thế gian. Tuy nhiên nếu họ giữ hạnh bố thí (sa., pi. dāna) thì phúc đức (sa. puṇya) có thể giúp họ tái sinh làm tăng sĩ và nhờ đó tu học đến cấp bậc A-la-hán và đạt Niết-bàn. Phật giáo Nguyên thủy xem cư sĩ là người phụng sự đạo pháp bằng cách cúng dường thực phẩm, quần áo, là người lo lắng cho đời sống của tăng, ni. Đại thừa xem cư sĩ có vai trò quan trọng hơn, quan niệm rằng cư sĩ cũng có khả năng thành Phật như tất cả những ai. Nhiều Bồ Tát trong Đại thừa ẩn dưới đời sống của một cư sĩ tại gia thông thường. Ví dụ tiêu biểu có lẽ là cư sĩ Duy-ma-cật trong bộ kinh Duy-ma-cật sở thuyết. Tại Trung Quốc có giáo hội của cư sĩ và, thường thường, các vị này lấy việc giữ năm giới làm nền tảng chung. Nếu vì lý do gì mà một hay nhiều giới bị vi phạm thì cư sĩ có quyền chỉ nguyện giữ những giới kia. Có người cho đốt ba hay nhiều chấm vào cánh tay để xác nhận mình là cư sĩ. Có nhiều cư sĩ nguyện giữ cả giới Bồ Tát. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Danh vị Phật giáo Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo Người tu hành
394
8815
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%B0u-ma-la-th%E1%BA%ADp
Cưu-ma-la-thập
Cưu-ma-la-thập (chữ Nho: 鳩摩羅什; tiếng Phạn: Kumārajīva; dịch nghĩa là Đồng Thọ; sinh năm 344, mất năm 413) là một dịch giả Phật học nổi tiếng, chuyên dịch kinh sách từ văn hệ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Tiểu sử Cưu-ma-la-thập xuất phát từ một gia đình quý tộc tại Quy Từ (Kucha), thuộc xứ Tân Cương ngày nay. Cha là Cưu-ma-la-viêm (Kumārāyana, 鳩摩羅炎) - hậu duệ của một dòng tộc khanh tướng của nước Kế Tân (nay có lẽ là Kashmir), quốc sư của Quy Từ, mẹ là công chúa - em gái quốc vương Quy Từ. Mới lên bảy, Cưu-ma-la-thập đã cùng mẹ gia nhập Tăng-già. Hai mẹ con đến Kashmir và học kinh A-hàm và giáo lý Nhất thiết hữu bộ với các vị sư lớn. Sau đó hai người lưu lại tại Kashgar một năm và sư học thêm ngành thiên văn, toán học và khoa học huyền bí. Cũng nơi đó, sư bắt đầu tiếp xúc với Đại thừa và sau đó chuyên tâm tìm hiểu giáo pháp này. Dần dần danh tiếng của sư là luận sư xuất sắc lan xa, đến tới triều đình Trung Quốc. Năm 384 sư bị bắt trong một cuộc chiến tranh tại Quy Từ và bị tướng của Tiền Tần là Lã Quang (Hậu Lương Thái Tổ) giam giữ 17 năm ở Lương Châu. Năm 401 Diêu Hưng tấn công tiêu diệt Hậu Lương. Ngày 10 tháng Chạp năm đó sư được đưa về Trường An và được triều đình Hậu Tần ủng hộ trong công tác dịch kinh. Sư bắt đầu công trình dịch thuật với sự góp sức của hàng ngàn nhà sư khác. Cùng năm này, sư được Hậu Tần phong danh hiệu "Quốc sư". Đóng góp Công lớn của Cưu-ma-la-thập trước hết là thay đổi phương pháp phiên dịch. Bản thân Sư nói được tiếng Trung Hoa và cộng sự viên cũng đều là người giỏi Phật giáo và tiếng Phạn. Cách dịch kinh của Sư như sau: giảng kinh hai lần bằng tiếng Trung Hoa, sau đó các tăng sĩ Trung Quốc thảo luận và viết lại bằng tiếng Hán. Sau đó Sư lại kiểm soát và so sánh nguyên bản cũng như bản dịch để ra bản chung quyết. Khác với các nhà dịch thuật khác tìm cách dịch từng chữ, Sư là người đưa được nội dung sâu xa của kinh sách vào chữ Hán và, nếu thấy cần thiết, cũng mạnh dạn cắt bỏ một vài đoạn kinh không hợp và biến đổi văn từ cho hợp với người Trung Quốc. Những kinh sách quan trọng được Cưu-ma-la-thập dịch là: A-di-đà kinh (amitābha-sūtra, năm 402) Diệu pháp liên hoa kinh (saddharmapuṇḍarīka-sūtra, năm 406) Duy-ma-cật sở thuyết kinh (vimalakīrtinirdeśa-sūtra, năm 406) Bách luận (śataśāstra, năm 404) của Thánh Thiên (āryadeva) Trung quán luận tụng (madhyamaka-kārikā, năm 409) Đại trí độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra, năm 412) Thập nhị môn luận (dvādaśadvāra-śāstra, năm 409) của Long Thụ (nāgārjuna), người thành lập Trung Quán tông (mādhyamika) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Nhờ ba công trình cuối kể trên sư đã truyền bá giáo pháp của Trung Quán tông rộng rãi tại Trung Quốc. Môn đồ Ông có 4 môn đồ nổi tiếng là Trúc Đạo Sinh, Thích Tăng Triệu, Đạo Dung và Tăng Duệ. Tham khảo Puri, B. N. Buddhism in Central Asia, Motilal Banarsidass Publishers Private Limited, Delhi, 1987. (2000 reprint) Phật giáo Trung Quốc Đại sư Phật giáo Sinh năm 334 Mất năm 413
560
8816
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%B1c%20l%E1%BA%A1c
Cực lạc
Cực lạc (zh. 極樂, sa. Sukhāvatī, ja. Gokuraku,bo. Dewachen བདེ་བ་ཅན་), còn được gọi là An lạc quốc nơi thanh tịnh nhất (zh. 安樂國), là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Đức Phật A-di-đà tiếp dẫn. Tịnh độ này được vị này tạo dựng lên bằng thiện nguyện của mình và thường được nhắc đến trong các kinh điển Đại thừa. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài cùng giữ đúng các hạnh (chọn đại hạnh bỏ tạp hạnh) hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn. Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ A-di-đà kinh (sa. amitābha-sūtra), Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây cách nơi đây 10 vạn ức cõi Phật. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa trời (hoa Mạn-đà-la) nhạc trời và châu báu. Trên trời có các loài chim như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Ca Lăng Tần Già, Cộng Mạng Chi Điểu,...ngày đêm thuyết pháp. Những loài chim ấy không phải do làm ác mà đọa làm chim, mà do tâm từ của Phật A Di Đà tạo thành. Ở đó không có các đường ác mà chỉ có các bậc bồ tát, cùng chúng Thanh Văn, Duyên Giác. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh về thế giới này (phát tâm Bồ Đề) từ trong hoa sen (liên hoa hóa sinh), mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật, được tắm trong nước bát công đức. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Con đường tu để đến cõi Cực Lạc là có đủ tín, nguyện, hạnh. Tín là tin hoàn toàn nơi Phật trí, nguyện là phải phát nguyện vãng sinh, hạnh là công đức tu tập. Bát công đức thủy “Bát công đức thủy” có nghĩa là thứ nước chứa đầy đủ tám yếu tố, phẩm hạnh tốt đẹp. Tám phẩm chất tốt đẹp ấy bao gồm: Trừng tịnh (澄淨): trong sạch hoàn toàn. Thanh lãnh (清冷): tinh khiết, mát mẻ. Cam mỹ (甘美): đặc tính ngon ngọt. Khinh nhuyễn (輕軟): ôn hoà, nhẹ nhàng. Nhuận trạch (潤澤): tươi nhuận tròn đầy. An hoà (安和): êm thuận, an ổn. Ẩm thời trừ cơ khát đẳng vô lượng quá hoạn (飲時。除飢渴等無量過患): uống vào, trừ được đói khát và mọi bệnh khổ. ẩm dĩ định năng trường dưỡng chư căn tứ đại, tăng ích chủng chủng thù thắng thiện căn (飲已。定能長養諸根四大。增益種種殊勝善根): uống vào, nhất định tăng trưởng các căn tứ đại và làm lớn mạnh, thù thắng chủng chủng thiện căn. Vì thứ nước này có tám tính chất, tám mùi vị giúp người uống đạt được sự an ổn tuyệt diệu, nhẹ nhàng, trong sạch về thể xác cũng như tinh thần; nên còn được gọi bằng tên “Bát vị thủy” (八味水). Trong Kinh A Di Đà, đức Phật Thích Ca khi giới thiệu về cảnh quan thế giới Cực Lạc có đoạn: “Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung”. Dịch nghĩa “Lại nữa, này tôn giả Xá Lợi Phất, ở đất nước Cực Lạc, có ao làm bằng bảy thứ quý báu; nước có tám thứ phẩm chất tốt đẹp tràn đầy ở bên trong”. Do đó, “Bát công đức thủy” còn được biết đến với tên gọi: “Bát trì thủy” (八池水) – nước ao có tám đặc tính quý báu. Và hồ có thứ nước với tám phẩm chất tốt đẹp đó được gọi với tên là “Bát công đức trì, “Thất diệu bảo trì”. Với tám đặc tính vi diệu đó, nước bát công đức tương đồng với giọt cam lộ trên cành dương chi của đức Quán Thế Âm. Thứ nước này không chỉ có khả năng trừ diệt cấu uế, dơ bẩn của thế gian; mà còn có khả năng diệt sạch não phiền và cứu độ mọi hiểm nguy của chúng hữu tình. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Kinh A Di Đà Kinh Vô Lượng Thọ Xem thêm Tịnh độ tông Tịnh độ Triết lý Phật giáo Tịnh độ tông Quan niệm về thiên đường
808
8820
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1-xoa
Dạ-xoa
Dạ-xoa (chữ Hán: 夜叉; ; tiếng Pali: yakkha), cũng được gọi là Dược-xoa, là một trong tám bộ chúng (Bát bộ chúng) trong Phật giáo, là một nhóm các linh hồn thiên nhiên to lớn, thường nhân từ, nhưng đôi khi nghịch ngợm hoặc thất thường, kết nối với nước, sự màu mỡ, cây cối, rừng, kho báu và các nơi hoang dã. Dạ-xoa xuất hiện trong Hindu, đạo Kỳ Na và văn bản Phật giáo, cũng như các ngôi đền thời cổ đại và trung cổ của Nam Á và Đông Nam Á như thần hộ mệnh. Hình thức giống cái của từ này là hoặc yakshini ( ; Pali:Yakkhini). Kinh tạng Phật giáo có khi nhắc đến loài này, gồm hai loại chính: 1. Trong thần thoại Ấn Độ, Dạ xoa là một loại thần linh nửa thần, có nhiều năng lực gần giống như chư thiên; 2. Một loài ma quỷ hay phá các người tu hành bằng cách gây tiếng động ồn ào trong lúc họ thiền định. Dạ xoa thuở đầu Trong nghệ thuật sơ khai của Ấn Độ, nam được miêu tả như một chiến binh đáng sợ hoặc mập mạp, chắc nịch và giống người lùn. được miêu tả là những thiếu nữ xinh đẹp với khuôn mặt tròn phúc hậu, ngực và hông đầy đặn Kubera nhỏ|Kubera, Thần giàu có, LACMA Trong đạo Hindu, đạo Phật và đạo Kỳ Na, Kubera, vị thần của sự giàu có và thịnh vượng, được coi là vua của dạ xoa. Ông được coi là nhiếp chính của phương Bắc (Dikapāla) và là người bảo vệ thế giới (Lokapāla). Dạ xoa trong Phật giáo phải|nhỏ|283x283px|Tranh vẽ Āṭavaka, một dạ xoa đã thách thức Đức Phật Trong văn học Phật giáo, là những thị giả của Vaiśravaṇa (Đa Văn Thiên Vương), người giám hộ của khu vực phía bắc, một vị thần nhân từ, người bảo vệ chính nghĩa. Thuật ngữ này cũng dùng để chỉ Mười hai vị Thiên tướng người canh giữ , Đức Phật Dược Sư. Dạ xoa trong nhiều câu chuyện Phật giáo là những yêu tinh xấu xí, tái sinh trong hình dạng đó vì những tội lỗi đã phạm trong kiếp trước của họ khi làm người. Dạ xoa trong Kỳ Na giáo nhỏ|Dạ xoa làm người bảo vệ cổng (dvarapala) tại chùa Plaosan ở Indonesia trái|nhỏ|Cặp Yaksha và Yakshini Sarvānubhūti và Kuṣmāṇḍinī, với Tirthankaras. Kỳ Na giáo chủ yếu duy trì hình ảnh sùng bái của Arihant và Tirthankara, những người đã chinh phục những đam mê bên trong và đạt được moksha. Yakshas và yakshinis được tìm thấy thành cặp xung quanh các hình tượng sùng bái của Jinas, đóng vai trò như các vị thần hộ mệnh. Yaksha thường ở bên tay phải của hình ảnh Jina trong khi yakshini ở bên tay trái. Họ chủ yếu được coi là những tín đồ của người Kỳ Na và có sức mạnh siêu nhiên. Họ cũng lang thang qua các chu kỳ sinh và tử giống như những linh hồn trần thế, nhưng có sức mạnh siêu nhiên. Shasan devatas ở Kỳ Na giáo Trong Kỳ Na giáo, có hai mươi bốn dạ xoa và hai mươi bốn dạ xoa đóng vai trò là śāsanadevatā cho hai mươi bốn tirthankara. Những dạ xoa đó là: Gomukha Mahayaksha Trimukha Yaksheshvara hoặc Yakshanayaka Tumbaru Kusuma Varanandi hoặc Matanga Vijaya hoặc Shyama Ajita Brahma hoặc Brahmeshvara Ishvara hoặc Yakset Kumara Dandapani Patala Kinnara Kimpurusha hoặc Garuda Gandharva Kendra hoặc Yakshendra Kubera Varuna Bhrikuti Gomedha hoặc Sarvahna Dharanendra hoặc Parshvayaksha Matanga nhỏ|'Digambara Yaksha Sarvahna', Bảo ràng Norton Simon, Hình ảnh Xem thêm Dharanendra Jambhala (thần thoại) Kubera Danh sách Dạ-xoa Manibhadra Nalakuvara Pañcika Sthunakarna Suketu Vaiśravaṇa Vajrapani Yaksha Kingdom Yakshini Yaksha Prashna Gnome (thần thoại) Pygmy (Thần thoại Hi Lạp) Dwarf (thần thoại) Goblin Ogre Jinn Shedim Tham khảo Nguồn Dictionary of Hindu Lore and Legend () của Anna Dhallapiccola Liên kết ngoài Chư thiên Phật giáo Thần thoại Ấn Độ giáo Thần thánh Ấn Độ Tinh linh tự nhiên Thần giám hộ Nhân vật trong Mahabharata Chủng tộc không phải con người trong thần thoại Hindu
675
8823
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20D%C6%B0%E1%BB%A3c%20S%C6%B0
Phật Dược Sư
Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc") (xem các tên gọi khác) là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương. Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi. Tên gọi Các tên gọi khác của Phật Dược Sư là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya), Dược Sư Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru tathàgatàya), Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya), Đại Y Vương Phật (Phạn: Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha), Vương Thiện Đạo, do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Danh hiệu Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ.... Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật. Danh hiệu của 7 Vị Như Lai như sau: Các lời nguyện Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp. Đem thức ăn cho người đói khát. Đem áo quần cho người rét mướt. Đà-la-ni và chân ngôn Theo kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức thì khi Phật Dược Sư nhập định tên là định diệt trừ tất cả các khổ não cho chúng sanh thì Ngài nói Đà-la-ni: Phiên âm tiếng Việt: Trong đó, câu cuối của Đà-la-ni: oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā được xem như là chân ngôn của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn nhiều câu chú khác được sử dụng trong các trường phái khác nhau của Kim Cương thừa. Tiểu chú có tên gọi là Dược Sư Phật tâm chú: Ở Phật giáo Tây Tạng Hành trì Đức Phật Dược sư, the Supreme Healer (hay Sangye Menla ở Tây Tạng) không chỉ là một phương thuốc mạnh mẽ để chữa bệnh và tăng sức mạnh chữa lành bệnh cho bản thân và người khác, mà còn giúp chiến thắng khổ đau bên trong, cả sự hận thù và ngu dốt, như vậy hành thiền qua Đức Phật Dược sư có thể giúp giảm bệnh tật và đau khổ về thể chất và tinh thần. Thần chú Đức Phật Dược sư cực kỳ mạnh mẽ để chữa lành bệnh tật và thanh lọc nghiệp xấu. Một hình thức thực hành từ vị Phật thầy thuốc được thực hiện khi một người bị bệnh nặng. Bệnh nhân phải trì chú này 108 lần trên một ly nước. Nước trong ly bây giờ được tin là sự ban phước lành bởi sức mạnh của thần chú và sự gia trì của chính đức Phật Dược sư, sau đó nước được cho bệnh nhân uống. Phương pháp này được thực hành lặp lại hằng ngày cho đến khi bệnh được chữa khỏi. Chư vị quyến thuộc Hai Vị Bồ Tát: hai vị này ở cõi Tịnh Lưu Ly, giữ vững được Kho Báu Chính Pháp của Phật Dược Sư và sau này sẽ lên Ngôi Phật: Mười Hai Đại tướng Dược Xoa là các Hộ pháp phò trợ các hành giả tu trì pháp Dược Sư, còn gọi là: Kim Cang Lực Sĩ. Ngoài ra 12 vị này còn có 84.000 quyến thuộc Các Bản dịch Kinh Tích truyện Ở Thiên Trúc có người đàn ông vốn dòng giàu sang phú quý, sau làm ăn sa sút đến độ nghèo phải đi ăn xin. Ban đầu thân bằng còn giúp sau đó thân sơ khi nhìn thấy ông đều đóng cửa không tiếp, từ đó gọi là ông Bế Môn. Một hôm, trong tâm niệm buồn, ông đi đến một ngôi chùa thờ Phật Dược Sư, chấp tay đi nhiễu quanh tượng phật, chí thành sám hối, sau đó ngồi xuống chí tâm chí thành niệm Phật Dược Sư: Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đến đêm cuối ngày thứ 5 thì khi thân tâm mê mệt bỗng thấy Phật Dược Sư thân tướng tuyệt hảo hiện lên bảo: "Do ngươi sám hối và niệm danh hiệu Ta nên túc nghiệp đã dứt, sẽ được hưởng cảnh giàu sang. Mau về ngôi nhà cũ của cha mẹ người, khai quyệt nền sẽ tìm được kho báu''." Tỉnh Lại, ông lễ tạ Phật rồi về lại ngôi nhà xưa, trải 2 ngày dọn dẹp đào bới nền nhà theo lời Phật, ông tìm được chum vàng bạc của tổ tiên xưa để lại. Ông lại giàu có, nhà cửa huy hoàng, tôi đòi sung túc như cũ.(theo Tam Bảo Ký) Đời Đường, ông Trương Tạ Phu bị bệnh đau nặng. Gia đình thỉnh chư tăng tụng kinh Dược Sư suốt 7 ngày đêm. Đêm hoàn mãn, Trương nằm mơ thấy mình được chư Tăng đem Kinh đắp lên người. Tỉnh dậy thấy bệnh lui giảm rồi lành hẳn. Ông đem chuyện này kể cho người nhà biết và tin rằng mình lành bệnh là do công đức tụng kinh Dược Sư. (theo Tam Bảo Ký) Tranh tượng Liên kết ngoài Chú thích Phật
1,215
8829
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1t-lai%20L%E1%BA%A1t-ma
Đạt-lai Lạt-ma
Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Anh: Dalai Lama, , ; ) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ (còn gọi là phái "Yellow Hat" - Mũ Vàng trong tiếng Anh), một trường phái mới nhất và chiếm ưu thế nhất trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Đạt-lại Lạt-ma đã truyền được đến người thứ 14 và hiện tại là Tenzin Gyatso (Đặng Gia Châu Mục Thố) đang sống như một người tị nạn ở Ấn Độ. Đạt-lại Lạt-ma được cho là hóa thân của Quán Thế Âm, vị Bồ tát của lòng từ bi. Tên gọi Cái tên "Đạt-lại Lạt-ma" là sự kết hợp của từ dalai (đạt-lại) trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là "đại dương" hoặc "biển cả" (xuất phát từ danh hiệu Mông Cổ hoặc , được dịch là Gyatso hoặc rgya-mtsho trong tiếng Tây Tạng) và từ Tây Tạng () được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू có nghĩa là "bậc thầy". "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Đạt-lại Lạt-ma còn được biết đến trong tiếng Tây Tạng là Rgyal-ba Rin-po-che (tạm dịch: Nhà chinh phục quý giá), hoặc với cách viết đơn giản hơn là Rgyal-ba. Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 达赖喇嘛 (Dá lài lǎ ma). Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín (Người bảo vệ đức tin), Huệ Hải (Biển lớn của trí tuệ), Pháp vương (Vua của Chánh Pháp), Như ý châu (Viên bảo châu như ý). Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ A Nhĩ Thản Hãn phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ. Lịch sử Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa). Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc, kể cả người trong các nước Tây phương. Danh sách Gendun Drup (Căn-đôn Châu-ba, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391–1474) Gendun Gyatso (Căn-đôn Gia-mục-thố, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475–1542) Sonam Gyatso (Toả-lãng Gia-mục-thố, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543–1588) Yonten Gyatso (Vinh-đan Gia-mục-thố, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589–1616) Ngawang Lobsang Gyatso (La-bốc-tạng Gia-mục-thố, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617–1682) Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683–1706) Kelzang Gyatso (Cách-tang Gia-mục-thố, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708–1757) Jamphel Gyatso (Khương-bạch Gia-mục-thố, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758–1804) Lungtok Gyatso (Long-đa Gia-mục-thố, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806–1815) Tsultrim Gyatso (Sở-xưng Gia-mục-thố, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816–1837) Khedrup Gyatso (Khải-châu Gia-mục-thố, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838–1856) Trinley Gyatso (Thành-liệt Gia-mục-thố, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856–1875) Thubten Gyatso (Thổ-đan Gia-mục-thố, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876–1933) Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1936–nay) Xem thêm Hoá thân Cách-lỗ phái Phật giáo Tây Tạng Tham khảo Thư mục Phật giáo Tây Tạng Phật học Đại sư Phật giáo
653
8851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20danh%20s%C3%A1ch
Danh sách danh sách
Danh sách là một bảng liệt kê một chiều, có thể có thứ tự,có các khái niệm. Dưới đây là những danh sách có trong Wikipedia tiếng Việt. Âm nhạc Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc Tuyển tập nhạc Chúc tụng của Schemelli Danh sách bài hát thu âm bởi Queen 500 bài hát vĩ đại nhất (danh sách của Rolling Stone) Các cuộc thi sắc đẹp Danh sách Hoa hậu Thế giới Danh sách Hoa hậu Hoàn vũ Danh sách Hoa hậu Quốc tế Danh sách Hoa hậu Trái Đất Danh sách đại diện của Việt Nam tại các cuộc thi sắc đẹp lớn Danh sách đại diện của Mỹ tại các cuộc thi sắc đẹp lớn Điện ảnh Danh sách phim được xem là hay nhất Danh sách điện ảnh theo quốc gia Mỹ Loạt danh sách 100 năm... của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ Danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim giật gân của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim lãng mạn của Viện phim Mỹ Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ Danh sách 100 ca khúc trong phim của Viện phim Mỹ Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ Danh sách 100 năm nhạc phim của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim truyền cảm hứng của Viện phim Mỹ Danh sách 100 năm phim ca nhạc của Viện phim Mỹ Danh sách 100 phim hay nhất của Viện phim Mỹ (phiên bản kỷ niệm 10 năm) Danh sách 10 phim hay nhất thuộc 10 thể loại của Viện phim Mỹ Danh sách các bộ phim dựa trên Marvel Comics Trung Quốc Danh sách diễn viên Trung Quốc Hàn Quốc Danh sách diễn viên Hàn Quốc Hồng Kông Danh sách diễn viên Hồng Kông Danh sách phim của Thành Long Đài Loan Danh sách diễn viên Đài Loan Nhật Bản Danh sách nam diễn viên Nhật Bản Danh sách nữ diễn viên Nhật Bản Việt Nam Danh sách phim điện ảnh Việt Nam Danh sách diễn viên Việt Nam Argentina Danh sách các bộ phim của Argentina những năm 1930 Truyền hình và giải trí Truyền hình Danh sách thí sinh tham gia America's Next Top Model Danh sách bài hát trong Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (Mùa 2) Danh sách thần tượng Nhật Bản Danh sách thần tượng áo tắm Nhật Bản Danh sách các kênh Cartoon Network quốc tế Danh sách kênh truyền hình của VTC Danh sách kênh truyền hình của VTVCab Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam Danh sách kênh truyền hình tại Việt Nam Danh sách trạm phát sóng truyền hình analog tại Việt Nam Truyện tranh Danh sách mangaka Danh sách manga bán chạy nhất Danh sách tác giả manga Danh sách chương truyện Đội quân Doraemon đặc biệt Danh sách nhân vật trong Little Busters! Danh sách nhân vật trong Doraemon Danh sách nhân vật trong Naruto Danh sách nhân vật phụ trong Naruto Danh sách nhân vật trong One Piece Danh sách nhân vật trong Fairy Tail Danh sách nhân vật trong Bảy viên ngọc rồng Danh sách nhân vật trong InuYasha Danh sách nhân vật trong Bleach Danh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh Conan Danh sách nhân vật trong Cardcaptor Sakura Danh sách nhân vật Noragami Danh sách nhân vật Sword Art Online Danh sách nhân vật trong Tsubasa Giấc mơ sân cỏ Danh sách nhân vật trong Kattobi Itto Hoạt hình Danh sách bảo bối trong Doraemon Danh sách series anime theo số tập Danh sách nhân vật trong Transformers: Prime Trò chơi điện tử Danh sách trò chơi Nintendo Switch Danh sách trò chơi Wii Danh sách trò chơi điện tử do Key phát triển Danh sách trò chơi điện tử Doraemon Danh sách trò chơi của Strategy First Danh sách trò chơi của Electronic Arts Danh sách trò chơi của 505 Games Danh sách trò chơi theo năm Danh sách trò chơi điện tử Naruto Danh sách trò chơi của Paradox Interactive Danh sách trò chơi của Climax Studios Chính trị Các Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Các Tổng thống Hoa Kỳ Các Thủ tướng Anh Các Thủ tướng Canada Danh sách chính đảng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Các Thủ tướng Việt Nam Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 Danh sách Bí thư tỉnh thành Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 Khoa học tự nhiên Toán học Các nhà toán học Vật lý Các nhà vật lý Những người đoạt giải Nobel Vật lý Danh sách màu Hóa học Những người đoạt giải Nobel Hóa học Các nhà hóa học Danh sách nguyên tố hóa học theo tên Sinh học Danh sách những cây cần ưu tiên Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam Danh sách sinh vật được đặt tên theo người nổi tiếng Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam Thiên văn học Danh sách các chòm sao Danh sách các nhà thiên văn học Khí tượng học Danh sách 24 tiết khí trong lịch các nước phương đông Danh sách các kỷ lục xoáy thuận nhiệt đới Danh sách quốc gia theo lượng khí thải carbon dioxide Địa lý/Địa chất Danh sách các nước trên thế giới Các bài quốc ca trên thế giới Danh sách các nước không còn nữa Danh sách các nước theo số dân Danh sách các niên đại địa chất Danh sách các nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc Khoa học xã hội Lịch sử Vua Việt Nam Danh sách quân chủ Pháp Danh sách vua nhà Nguyên Danh sách vua của đế quốc Ottoman Danh sách vua nhà Minh Danh sách vua nhà Thanh Danh sách sự kiện lịch sử Trung Quốc Danh sách các trận đánh trong lịch sử Trung Quốc Ngôn ngữ học Các nhà ngôn ngữ học Danh sách ngôn ngữ theo tổng số người nói Bảng thuật ngữ ngôn ngữ học Bảng thuật ngữ ngữ âm học Văn học Danh sách nhà văn Trung Quốc Danh sách nhà văn Nhật Bản Danh sách điển tịch văn học cổ điển Trung Quốc Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa Quân sự Các Nguyên soái Liên bang Xô viết Các Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô viết Danh sách vũ khí Danh sách các loại súng Danh sách các tên lửa Danh sách máy bay Các loại vũ khí trong chiến tranh Việt Nam Danh sách các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ Danh sách các cuộc xung đột ở châu Âu Danh sách các cuộc nội chiến Danh sách các trận đánh Trung Quốc Danh sách các trận đánh Triều Tiên Danh sách các trận đánh Nhật Bản Thể thao Đua xe đạp Các nhà vô địch Vòng quanh nước Pháp (Tour de France) Đua xe hơi Các nhà vô địch thế giới Công thức 1 (Formula 1) Quần vợt Danh sách vô địch đôi Wimbledon Danh sách vô địch đôi nam nữ Wimbledon Danh sách vô địch đơn nam Wimbledon Danh sách vô địch đơn nữ Wimbledon Những người đoạt Grand Slam quần vợt Tôn giáo Danh sách 28 tổ Thiền tông Ấn Độ Danh sách 6 tổ Thiền tông Trung Hoa Ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật hay một vị Chuyển Luân Vương 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Lưu Li Quang 48 lời nguyện của Phật A Di Đà Tám mươi vẻ đẹp của Phật Danh sách các vị Đạt Lai Lạt Ma Danh sách các giáo hoàng Danh sách thánh Kitô giáo Danh sách Thánh Công giáo Việt Nam Danh sách Giám mục người Việt Y tế Những người đoạt giải Nobel Y học Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin Truyền thông thông tin Danh sách các đài truyền hình ở Nam Mỹ Danh sách báo chí Trung Quốc Các danh sách khác Danh sách Han Những người đoạt giải Nobel Danh sách 64 quẻ của Kinh Dịch Danh sách một số họ phổ biến Các nước xuất khẩu cà phê Danh sách các thành phố tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo dân số Danh sách các trò chơi truyền thống của Việt Nam Danh sách trò chơi truyền thống Nhật Bản Danh sách thuật ngữ tiếp thị Trang chắc chắn được liệt kê Danh sách các danh sách - đây là một danh sách các danh sách, nên nó chứa chính nó. Chú thích Tham khảo Tham khảo
1,437
8854
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20so%C3%A1i%20Li%C3%AAn%20X%C3%B4
Nguyên soái Liên Xô
Nguyên soái Liên bang Xô viết (tiếng Nga: Маршал Советского Союза - Marshal Sovietskogo Soyuza), thường được gọi tắt là Nguyên soái Liên Xô, là quân hàm tướng lĩnh cao cấp bậc nhất của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Quân hàm Nguyên soái Liên Xô được đặt ra ngày 22 tháng 9 năm 1935 và là quân hàm cao nhất của Liên Xô cho đến năm 1991. Trong Hải quân Liên Xô, quân hàm được xem là tương đương quân hàm Nguyên soái Liên Xô là Đô đốc Hải quân Liên Xô. Trong các binh chủng (không quân, pháo binh, thiết giáp, thông tin, công binh), từ năm 1943 đến 1991, có các cấp bậc Nguyên soái binh chủng, được xem là tương đương với cấp Đại tướng. Ngoài ra, cấp bậc Chánh nguyên soái binh chủng (còn gọi là Nguyên soái Tư lệnh binh chủng, Tổng Nguyên soái binh chủng) cao hơn Nguyên soái binh chủng, nhưng vẫn xếp dưới cấp Nguyên soái Liên Xô. Trong thời gian 1935-1991 có 41 người đã được phong quân hàm này, trong đó 36 người là quân nhân chuyên nghiệp, 4 người là chính khách nắm giữ chức vụ quân sự (Stalin, Beria, Bulganin và Brezhnev), và một người thuộc giới Công nghiệp - Kỹ thuật quân sự là Bộ trưởng Quốc phòng Ustinov. Với sự tan rã của Liên bang Xô viết vào tháng 12 năm 1991, quân hàm này cũng bị xoá bỏ. Năm 1993, Liên bang Nga đặt ra quân hàm Nguyên soái Liên bang Nga. Lịch sử Quân hàm Nguyên soái được Hội đồng Dân ủy Xô viết (Sovnarkom) thiết lập ngày 22 tháng 9 năm 1935. Ngày 20 tháng 11, năm quân nhân đầu tiên được phong quân hàm này là Dân ủy Quốc phòng và Cựu chiến binh Kliment Voroshilov, Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân Aleksandr Yegorov và ba tướng lĩnh cấp cao, Vasily Blyukher, Semyon Budyonny, Mikhail Tukhachevsky. Sau này ba người trong số đó bị xử tử vào những năm 1937, 1938, đó là Blyukher, Tukhachevsky và Yegorov. Ngày 7 tháng 5 năm 1940, thêm ba tướng lĩnh được phong quân hàm Nguyên soái là Bộ trưởng Dân ủy Quốc phòng Semyon Timoshenko, Tổng Tham mưu trưởng Boris Shaposhnikov và Grigory Kulik. Trong Thế chiến thứ hai, Timoshenko và Budyonny được cho nghỉ, còn Kulik bị giáng chức vì thiếu khả năng chỉ huy, quân hàm Nguyên soái được phong cho một số vị tướng đã thành danh trên chiến trường như Georgy Zhukov, Aleksandr Vasilevsky và Konstantin Rokossovsky. Năm 1943, Stalin cũng tự phong cho mình quân hàm này, năm 1945, người đứng đầu lực lượng an ninh Lavrentiy Beria cũng được phong Nguyên soái, đây là hai trong số bốn vị gọi là "Nguyên soái chính trị" (được phong hàm lúc không phải là quân nhân). Những người còn lại là Nikolai Bulganin, Leonid Brezhnev. Sau chiến tranh đã có hai Nguyên soái bị kết án tử hình, đó là Kulik năm 1950 (được truy phục Nguyên soái năm 1957) và Beria năm 1953. Nguyên soái Liên Xô cuối cùng là Dmitry Yazov, được phong năm 1990. Ông qua đời vào năm 2020. Cùng với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, quân hàm này bị bãi bỏ. Hiện nay Liên bang Nga có một quân hàm tương đương là Nguyên soái Liên bang Nga. Người duy nhất hiện giữ quân hàm này là cố Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Sergeyev. Phân loại Các Nguyên soái đã được phong có thể được chia làm bốn nhóm: Những người thành danh trong Cách mạng Tháng Mười. Họ gồm 5 Nguyên soái đầu tiên và những người được phong hàm này gồm: Kliment Voroshilov, Aleksandr Yegorov, Vasily Blyukher, Semyon Budyonny, Mikhail Tukhachevsky. Vào đầu Thế chiến thứ hai thêm 3 nguyên soái được phong gồm: Kulik, Shaposhnikov, Timoshenko. Những người thành danh trong Thế chiến thứ hai và giữ chức vụ quan trọng trong quân đội Liên Xô giai đoạn sau đó. Có thể kể đến các Nguyên soái Zhukov, Vasilevsky, Koniev, Rokossovsky, Malinovsky, Tolbukhin, Meresskov, Chuikov, Sokolovsky... Những người nắm giữ các vị trí quan trọng của các lực lượng vũ trang Xô viết trong Chiến tranh Lạnh. Tất cả họ đều là sĩ quan trong Thế chiến thứ hai, trừ Brezhnev là Chính ủy trong quân đội và Ustinov là Giám đốc nhà máy sản xuất vũ khí, ngay cả Yazov khi kết thúc chiến tranh mới chỉ 20 tuổi và cũng chỉ là một Chỉ huy Trung đội. Những người trong số này là Grechko, Yakubovsky, Kulikov, Ogarkov, Akhromeev và Yazov. Nhóm này gồm các Nguyên soái Tư lệnh các quân/binh chủng. Mặc dù được phong cấp bậc hàm Nguyên soái nhưng quân hàm của họ gắn liền với lĩnh vực chuyên môn như: Nguyên soái pháo binh (Nikolay Nikolayevich Voronov), Nguyên soái xe tăng (Falaleev, Rotmistrov), Nguyên soái không quân (Golovanov, Novikov). Chế độ đãi ngộ đối với người có cấp bậc hàm Nguyên soái Tư lệnh quân/binh chủng cao hơn người có cấp bậc hàm Đại tướng nhưng thấp hơn Nguyên soái của toàn quân. Danh sách Nguyên soái Liên Xô Xem thêm Đại nguyên soái Liên Xô Chánh nguyên soái binh chủng Nguyên soái binh chủng Đại tướng Liên Xô Chú thích Nhà quân sự Lịch sử Nga Danh sách nhân vật Quân hàm Liên Xô Nguyên soái
892
8860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boot%20record
Boot record
Boot record (hay còn gọi là bản ghi khởi động) là một chương trình dùng để khởi động máy tính, chứa mã lệnh thực thi và BPB. Boot record chiếm duy nhất một sector, là sector đầu tiên của một đĩa mềm hay của một primary partition (còn gọi là phân vùng chính) trên đĩa cứng. Sector chứa boot record được gọi là boot sector (tên khác là cung khởi động). Hoạt động Khởi động máy tính từ đĩa mềm: Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Khởi động máy tính từ đĩa cứng: Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Cấu trúc Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân). Lưu ý Thông tin về boot record trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito. Tham khảo BIOS Khởi động máy tính
310
8865
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95%20t%E1%BB%A9c
Cổ tức
Cổ tức (dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền, cổ phiếu. Mục đích, ý nghĩa Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Việc thanh toán cổ tức làm giảm lượng tiền lưu thông đối với công việc kinh doanh, nhưng việc chia lời cho các chủ sở hữu, sau tất cả mọi điều, là mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Giá trị danh định Giá trị của cổ tức được xác định theo từng năm tại đại hội cổ đông hàng năm của công ty, và nó được thông báo cho các cổ đông hoặc là bằng lượng tiền mặt mà họ sẽ nhận được tính theo số cổ phiếu mà họ đang sở hữu hay số phần trăm trong lợi nhuận của công ty; xem thêm Quyết định chia cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty. Khi cổ phiếu được bán ngay trước khi cổ tức được thanh toán một khoảng thời gian cụ thể nào đó thì người bán cổ phiếu sẽ là thể nhân hay pháp nhân được nhận cổ tức chứ không phải là người mua những cổ phiếu đó. Điều này có nguyên nhân là do trong danh sách cổ đông của công ty cổ phần chưa có sự thay đổi về các cổ đông do không thể cập nhật kịp thời các thay đổi đó. Tại thời điểm mà người mua chưa có quyền nhận cổ tức, cổ phiếu được gọi là rơi vào tình trạng cựu cổ tức. Điều này thông thường xảy ra trong phạm vi hai (2) ngày trước khi cổ tức được chi trả, tùy theo các quy tắc của thị trường chứng khoán mà công ty cổ phần đó tham gia. Khi cổ phiếu rơi vào tình trạng cựu cổ tức, giá của nó trên thị trường chứng khoán nói chung sẽ giảm theo tỷ lệ của cổ tức. Cổ tức được tính toán chủ yếu trên cơ sở của lợi nhuận chưa sử dụng đến của công ty cũng như viễn cảnh kinh doanh trong những năm kế tiếp. Sau đó nó được đề xuất bởi Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Ủy ban, hay Hội đồng Kiểm soát) trước Đại hội cổ đông hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cổ phần cố gắng duy trì cổ tức không thay đổi. Điều này giúp cho công ty có được sự tái bảo đảm của các nhà đầu tư, đặc biệt khi thu nhập ở mức thấp do suy thoái kinh tế hay các nguyên nhân khác (phần bổ sung sẽ được lấy ra từ các quỹ dự phòng) cũng như để gửi thông điệp tới các cổ đông là công ty đang lạc quan về viễn cảnh của nó trong tương lai. Một số công ty có các kế hoạch tái đầu tư cổ tức. Các kế hoạch này cho phép các cổ đông sử dụng cổ tức của họ để mua một cách có hệ thống một lượng nhỏ cổ phiếu của công ty, thông thường không có tiền hoa hồng. Các lý do không chi trả Các công ty có thể không chi trả cổ tức trong một số trường hợp vì một số lý do sau: Hội đồng Quản trị công ty cũng như đại hội cổ đông tin rằng công ty sẽ có ưu thế trong việc nắm bắt cơ hội nhờ có nhiều vốn hơn và việc tái đầu tư cuối cùng sẽ đem lại lợi nhuận cho các cổ đông hơn là việc thanh toán cổ tức tại thời điểm hiện tại. Lý do này đôi khi là quyết định đúng đắn nhưng đôi khi cũng là sai lầm, và những người chống lại điều này (chẳng hạn như Benjamin Graham và David Dodd, những người phản đối thông lệ này trong tham chiếu tới Phân tích chứng khoán cổ điển năm 1934) thông thường lưu ý rằng trong nhiều trường hợp thì Hội đồng Quản trị hiện hành của công ty đã ép buộc các chủ sở hữu trong việc đầu tư tiền của họ (lợi nhuận từ kinh doanh). Khi cổ tức được chi trả, các cổ đông tại nhiều quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ) phải thanh toán thuế kép từ các cổ tức này: công ty đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước khi công ty có lợi nhuận, và sau khi cổ tức được thanh toán thì các cổ đông lại phải chi trả thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước một lần nữa trên số tiền cổ tức mà họ nhận được. Điều này thường được tránh bằng cách điều chỉnh phần lợi nhuận giữ lại hay bằng việc mua lại cổ phiếu của công ty, bằng cách này các cổ đông không phải nộp thuế do Nhà nước không đánh thuế những giao dịch như vậy. Microsoft là một ví dụ của các công ty trong lịch sử đóng vai trò của người đề xuất ra thu nhập giữ lại; công ty này đã làm điều đó bằng việc đem bán cổ phần của mình ra phạm vi công cộng từ năm 1986 cho đến tận năm 2003, khi công ty thông báo là có thể chi trả cổ tức. Trong những năm đó Microsoft đã tích lũy được trên 43 tỷ đô la Mỹ bằng tiền mặt, và vì thế đã làm dấy lên sự bực dọc của các cổ đông khi họ cho rằng lượng tiền lớn như vậy lẽ ra phải nằm trong tay họ chứ không phải thuộc về công ty. Tuy nhiên công bằng mà nói thì các cổ đông của Microsoft trong những năm qua đã kiếm lời cực lớn từ lãi vốn (tức là giá cổ phiếu của họ tăng rất cao trên thị trường chứng khoán). Tại Úc và New Zealand Tại Úc và New Zealand, các công ty chuyển các khoản thu nhập miễn thuế cho các cổ đông cùng với cổ tức. Các khoản thu nhập miễn thuế này tương ứng với khoản thuế đã trả bởi công ty theo lợi nhuận trước thuế của mình. Một đô la thuế đã nộp tạo ra một khoản thu nhập miễn thuế. Các công ty có thể chuyển bất kỳ tỷ lệ nào của khoản thu nhập miễn thuế (tới giá trị cực đại) đã được tính từ thuế suất thuế thu nhập hiện hành của công ty: với mỗi đô la cổ tức được thanh toán, mức cực đại của khoản thu nhập quy đổi là cổ tức chia cho (1 – thuế suất của công ty). Ở mức thuế suất hiện hành là 30%, điều này tạo ra ở mức 42.857 xu trên mỗi đô la cổ tức. Các cổ đông có thể sử dụng nó để khấu trừ trong các biên lai thuế thu nhập quy đổi của họ ở tỷ lệ một đô la trên một khoản thu nhập miễn thuế, vì thế nó đã loại trừ một cách có hiệu quả việc đánh thuế kép trong lợi nhuận của công ty. Hệ thống như vậy gọi là cổ tức quy đổi. Ví dụ Một người ở Úc có cổ tức được chia sau khi công ty mà họ góp cổ phần đã nộp đủ thuế thu nhập công ty (hiện nay là 30%) bằng 2.100 đô la. Cổ tức quy đổi của họ sẽ là 2.100/ (1 - 0,30) = 3.000 đô la trong đó 3.000 - 2.100 = 900 đô la được hoàn lại là phần thuế đã nộp. Ở thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 42% thì họ phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la. Tuy nhiên 900 đô la trong số đó đã được công ty nộp. Do vậy, họ chỉ phải nộp 1.260 - 900 = 360 đô la và còn lại 2.100 - 360 = 1.740 đô la. Điều này tương tự như khi họ nhận được 3.000 đô la cổ tức và phải nộp 3.000 x 42% = 1.260 đô la và còn lại 3.000 - 1.260 = 1.740 đô la. Đối với những người có thu nhập thấp. Giả sử họ phải chịu thuế suất thuế thu nhập 17%. Trong trường hợp nếu cổ tức họ nhận được cũng là 2.100 đô la (cổ tức quy đổi cũng bằng 3.000 đô la) thì họ chỉ phải nộp 3.000 x 17% = 510 đô la, nhưng công ty đã nộp thay họ 3.000 – 2.100 = 900 đô la và họ có quyền yêu cầu hoàn lại 900 - 510 = 390 đô la bằng tiền mà Nhà nước đã thu của họ từ thuế thu nhập công ty trước đó. Lãi suất hay cổ tức Tại Mỹ, các hiệp hội tín dụng nói chung sử dụng thuật ngữ "cổ tức" để nói đến các thanh toán lãi suất mà họ thực hiện cho những người gửi tiền. Chúng không thể được coi là cổ tức theo nghĩa thông thường của nó và không bị đánh thuế như cổ tức; chúng chỉ là lãi suất tiền gửi. Các hiệp hội tín dụng gọi chúng là cổ tức vì về mặt kỹ thuật thì các hiệp hội tín dụng được sở hữu bởi các thành viên của nó, và lãi suất tiền gửi vì vậy là sự thanh toán cho chủ sở hữu. Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Dividend Policy from studyfinance.com at the University of Arizona Tài chính doanh nghiệp Thị trường chứng khoán Phát minh của Hà Lan
1,723
9031
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boot%20sector
Boot sector
Boot sector (còn gọi là cung khởi động) là sector chứa boot record. Vị trí Trên đĩa mềm: là sector 1 ở track 0 của side 0. Trên đĩa cứng: là sector 0 của một primary partition (còn gọi là phân vùng chính). Hoạt động Khởi động máy tính từ đĩa mềm: Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong boot sector, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Khởi động máy tính từ đĩa cứng: Sau khi bật máy tính, chương trình nằm trong ROM đọc dữ liệu trong master boot record, nạp vào RAM tại địa chỉ 7C00:0000 và chuyển quyền điều khiển cho chương trình này. Chương trình này sẽ tìm kiếm phân vùng có quyền khởi động, nếu tìm thấy sẽ nạp boot record của phân vùng đó vào RAM và lại chuyển quyền điều khiển. Chương trình trong boot record này tiến hành nạp hệ điều hành vào RAM và chuyển quyền điều khiển cho hệ điều hành. Cấu trúc của boot record Từ DOS 2.0 trở về sau, 2 bytes cuối của boot record luôn có giá trị là 55AA (hệ thập lục phân). Lưu ý Thông tin về boot sector trên đây không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ áp dụng cho đĩa cứng và đĩa mềm, và chỉ áp dụng cho các máy tính dựa trên kiến trúc máy tính IBM PC và kiến trúc bộ vi xử lý 8088. Đối với CD, vui lòng tham khảo mục từ El Torito. Tham khảo BIOS Hệ thống tập tin máy tính Khởi động máy tính
290
9036
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc
Định lý toán học
Trong toán học và logic, một định lý là một mệnh đề phi hiển nhiên đã được chứng minh là đúng, hoặc trên cơ sở dẫn xuất từ các tiên đề hoặc được chứng minh trên cơ sở lấy từ các định lý khác. Do đó, một định lý là hệ quả logic của các tiên đề, với một chứng minh của định lý là một đối số logic thiết lập chân lý của nó thông qua các quy tắc suy luận của một hệ thống suy diễn. Kết quả là, việc chứng minh một định lý thường được hiểu là sự biện minh cho chân lý của phát biểu định lý. Trong bối cảnh yêu cầu các định lý phải được chứng minh, khái niệm của một định lý về cơ bản là suy luận, trái ngược với khái niệm của một định luật khoa học là thực nghiệm. Nhiều định lý toán học là các tuyên bố có điều kiện, có chứng minh suy ra kết luận từ điều kiện được gọi là giả thiết. Dưới góc độ của việc giải thích bằng chứng là sự biện minh của chân lý, kết luận thường được xem như một hệ quả cần thiết của các giả thuyết. Cụ thể, kết luận đó là đúng trong trường hợp các giả thuyết là đúng - mà không cần thêm bất kỳ giả thiết nào. Tuy nhiên, điều kiện cũng có thể được giải thích khác nhau trong một số hệ thống suy diễn nhất định, tùy thuộc vào ý nghĩa được gán cho các quy tắc dẫn xuất và ký hiệu điều kiện (ví dụ, logic không cổ điển). Mặc dù các định lý có thể được viết dưới dạng ký hiệu hoàn toàn (ví dụ như mệnh đề trong số học), chúng thường được diễn đạt không chính thức bằng ngôn ngữ tự nhiên để dễ đọc hơn. Điều này cũng đúng với các chứng minh, thường được diễn đạt dưới dạng các lập luận bình dân được tổ chức một cách logic và rõ ràng, nhằm thuyết phục người đọc về sự thật của độ đúng đắn của định lý không còn nghi ngờ gì nữa, và từ đó về nguyên tắc có thể xây dựng một chứng minh tượng trưng chính thức. Ngoài việc dễ đọc hơn, các đối số không chính thức thường dễ kiểm tra hơn các đối số thuần túy tượng trưng — thực tế nhiều nhà toán học sẽ bày tỏ sự ưa thích đối với một phép chứng minh không chỉ chứng minh tính hợp lệ của một định lý mà còn giải thích theo một cách nào đó tại sao nó hiển nhiên đúng. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí có thể chứng minh một định lý bằng cách sử dụng một hình vẽ minh họa phép chứng minh của nó. Bởi vì các định lý là cốt lõi của toán học, chúng cũng là trung tâm của tính thẩm mỹ của nó. Các định lý thường được mô tả là "tầm thường", "khó", hoặc "sâu", hoặc thậm chí "đẹp". Những nhận định chủ quan này không chỉ khác nhau ở mỗi người, mà còn theo thời gian và nền văn hóa: ví dụ, khi một phép chứng minh mới được tìm ra, đơn giản hóa hoặc hiểu rõ hơn, một định lý từng được coi là khó có thể trở nên tầm thường. Mặt khác, một định lý được coi là sâu có thể được phát biểu một cách đơn giản, nhưng cách chứng minh của nó có thể liên quan đến những mối liên hệ đáng ngạc nhiên và tinh tế giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Định lý cuối cùng của Fermat là một ví dụ đặc biệt nổi tiếng về một định lý như vậy. Kết cấu Về mặt logic, nhiều định lý có dạng một điều kiện chỉ định: Nếu A, thì B. Một định lý như vậy không khẳng định B - chỉ nói rằng B là hệ quả cần thiết của A. Trong trường hợp này, A được gọi là giả thiết của định lý ("giả thuyết" ở đây có nghĩa là một cái gì đó rất khác với một phỏng đoán), và B là kết luận của định lý. Cả hai phần này đặt cạnh nhau (không cần chứng minh) được gọi là mệnh đề hoặc phát biểu của định lý (ví dụ "Nếu A, thì B" là mệnh đề). Ngoài ra, A và B cũng có thể được gọi là tiền đề và hậu quả. Định lý "Nếu n là số tự nhiên chẵn thì n/2 là số tự nhiên" là một ví dụ điển hình trong đó giả thuyết là "n là số tự nhiên chẵn", và kết luận là "n/2 cũng là số tự nhiên". Để một định lý được chứng minh, về nguyên tắc nó phải có thể diễn đạt được như một phát biểu chính xác về mặt hình thức. Tuy nhiên, các định lý thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên chứ không phải ở dạng ký hiệu hoàn toàn - với giả định rằng một tuyên bố hình thức của định lý có thể được rút ra từ một tuyên bố phi hình thức. Trong toán học, người ta thường chọn một số giả thuyết trong một ngôn ngữ nhất định và tuyên bố rằng lý thuyết bao gồm tất cả các phát biểu có thể chứng minh được từ các giả thuyết này. Những giả thuyết này tạo thành cơ sở nền tảng của lý thuyết và được gọi là tiên đề hay định đề. Lĩnh vực toán học được gọi là lý thuyết chứng minh nghiên cứu các ngôn ngữ hình thức, tiên đề và cấu trúc của phép chứng minh. Một số định lý là "tầm thường", theo nghĩa là chúng tuân theo các định nghĩa, tiên đề và các định lý khác theo những cách hiển nhiên và không chứa đựng bất kỳ hiểu biết đáng ngạc nhiên nào. Mặt khác, một số định lý có thể được gọi là "sâu", bởi vì các chứng minh của chúng có thể dài và khó, liên quan đến các lĩnh vực toán học khác không liên quan với tuyên bố của chính định lý, hoặc cho thấy các mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa các lĩnh vực toán học khác nhau. Một định lý có thể được phát biểu rất đơn giản nhưng rất sâu sắc. Một ví dụ tuyệt vời cho việc này là Định lý cuối cùng của Fermat, và có nhiều ví dụ khác về các định lý đơn giản nhưng sâu sắc trong lý thuyết số và tổ hợp, và các lĩnh vực khác. Các định lý khác có chứng minh đã biết mà không thể dễ dàng viết ra. Các ví dụ nổi bật nhất cho việc này là định lý bốn màu và giả thuyết Kepler. Cả hai định lý này chỉ được biết là đúng bằng cách rút gọn chúng thành một tìm kiếm tính toán sau đó được một chương trình máy tính xác minh. Ban đầu, nhiều nhà toán học không chấp nhận hình thức chứng minh này, nhưng bây giờ nó đã được chấp nhận rộng rãi hơn. Nhà toán học Doron Zeilberger thậm chí đã đi xa đến mức tuyên bố rằng đây có thể là những kết quả tầm thường duy nhất mà các nhà toán học đã từng chứng minh. Nhiều định lý toán học có thể được rút gọn thành tính toán đơn giản hơn, bao gồm các nhận dạng đa thức, nhận dạng lượng giác và các nhận dạng siêu hình học. Phân loại Định lý toán học có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo lĩnh vực (số học, đại số, hình học...), theo mối quan hệ với các định lý khác (định lý thuận, đảo, phản, phản đảo) Các định lý toán học nổi tiếng Định lý lớn Fermat Định lý nhỏ Fermat Định lý Viète Định lý Brouwer Định lý Pytago Định lý Thales Định lý bất toàn Định lý Carnot Định lý Thales Xem thêm Tiên đề Tham khảo Hệ tiên đề Khái niệm toán học Thuật ngữ toán học Logic triết học Triết lý ngôn ngữ Chứng minh toán học Tuyên bố Khái niệm logic Kết luận logic
1,386
9039
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20Viking
Chương trình Viking
Tàu Viking là một chương trình thám hiểm Sao Hỏa không người lái của NASA, bao gồm Viking 1 và Viking 2. Mỗi cuộc thám hiểm này đều có vệ tinh dùng để chụp ảnh bề mặt Sao Hỏa từ quỹ đạo bay quanh hành tinh này, và để trung chuyển dữ liệu về Trái Đất cho một trạm mặt đất Viking. Đây là chương trình tốn kém và nhiều tham vọng nhất từng được gửi đến Sao Hỏa. Nó cũng là một chương trình vũ trụ khá thành công; từ cuối thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 2000, hầu hết các dữ liệu về Sao Hỏa được cung cấp cho các khoa học gia trên thế giới nhờ Viking. Viking 1 được phóng ngày 20 tháng 8 năm 1975, còn Viking 2 được phóng ngày 9 tháng 9 năm 1975. Mỗi tàu vũ trụ này mang theo một vệ tinh nhân tạo và một trạm mặt đất. Sau khi bay vòng quanh Sao Hỏa và gửi về Trái Đất ảnh chụp bề mặt để chọn địa điểm khám phá bề mặt thích hợp, trạm mặt đất rời vệ tinh và rơi vào khí quyển Sao Hỏa để hạ cánh xuống bề mặt đã chọn. Vệ tinh tiếp tục chụp ảnh và thực hiện các thí nghiệm khoa học khác trong lúc trạm mặt đất mở các thiết bị khoa học và thực hiện đo đạc ngay trên bề mặt Sao Hỏa. Khối lượng tổng cộng, gồm cả nhiên liệu, của tàu Viking là 3527 kg. Trạm mặt đất có khối lượng 600 kg còn vệ tinh, sau khi đã tách khỏi trạm mặt đất, có khối lượng 900 kg. Chi phí tổng cộng cho dự án Viking là khoảng một tỷ Mỹ kim. Trạm mặt đất Mục đích khoa học Vệ tinh Thí nghiệm sinh học Viking Xem thêm Thí nghiệm sinh học Viking Viking 1 Viking 2 Tham khảo Liên kết ngoài NASA Mars Viking Mission Solar Views Project Viking Fact Sheet Viking Mission to Mars Video a cutaway drawing of the Viking and its flight profile (separate source from the one above) Viking Sinh học vũ trụ Chương trình NASA
351
9040
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99p%20TATA
Hộp TATA
Hộp TATA (TATA box) là một đoạn trình tự DNA (yếu tố cis) nằm ở vùng promoter của hầu hết các gene. Đây là vị trí bám của các nhân tố phiên mã hoặc histone (kiềm chế hoạt động của các protein khác). Trình tự thường gặp là 5' TATAAA(A/G) 3'. Ở sinh vật eukaryote, protein liên kết với hộp TATA được gọi là TBP có chức năng biến tính DNA và bẻ cong phân tử DNA một góc 90°. Vùng trình tự giàu AT thường làm quá trình biến tính xảy ra dễ dàng. Nhiều gene không có hộp TATA và thường sử dụng nhân tố khởi đầu phiên mã hoặc promoter lõi hạ nguồn (downstream core promoter) để thay thế. Ví trí Hộp TATA thường nằm ở khoảng 25 bp phía thượng nguồn của điểm khởi đầu phiên mã. Hộp này thường nằm gần trình tự giàu GC. Nếu chúng ta đặt vị trí khởi đầu của quá trình phiên mã (tại NU đầu tiên) là +1, sau những Nu này là +2, +3,... lần lượt đến hết và Nu ngay trước nó là -1,..., những Nu trước nó là -2, -3,... thì vị trí là -25 ở eukaryote, và là -10 với prokaryote. Liên kết với histone Mối liên kết giữa hộp TATA và các phân tử histone thường thông qua domain đầu N của H4. Hình ảnh Tham khảo Biểu hiện gen
229
9045
https://vi.wikipedia.org/wiki/Protein%20li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%99p%20TATA
Protein liên kết hộp TATA
nhỏ|Hình 1: Mô tả hộp TATA và quá trình khởi đầu phiên mã nhân thực. Prôtêin liên kết hộp TATA là một loại prôtêin đặc hiệu chỉ liên kết với đoạn nuclêôtit có trình tự "TATA..." trên vùng khởi động của gen gọi là hộp TATA (TATA box). Sự liên kết của prôtêin này góp phần quyết định bước đầu cho quá trình phiên mã xảy ra được hay không kể cả ở sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ). Thuật ngữ này dịch từ nguyên gốc tiếng Anh "TATA-box Binding Protein" và do đó viết tắt là TBP. Bạn chú ý rằng chữ tắt này chỉ dùng và hiểu theo nội hàm trên trong lĩnh vực sinh học, bởi vì trong tiếng Anh hiện nay thì TBP có hơn 100 nghĩa khác nữa. Ngoài ra, trong sinh học phân tử, thì TBP còn là ký hiệu của gen mã hoá prôtêin này, tức là gen mã hoá TATA-box binding protein. Chẳng hạn ở người, các nhà nghiên cứu đã xác định được gen TBP ở lô-cut gen 6q27 (hình 2). TBP (TATA-box binding protein) có nhiều loại khác nhau và được chia thành nhiều họ, dù ở cả sinh vật nhân thực và vi khuẩn (nhân sơ) đều có, nhưng cấu trúc và hoạt động khác nhau rất nhiều, tuy nhiên đều có chức năng giống nhau là: TBP góp phần quyết định bước đầu cho enzym RNA-pôlymêraza tiến hành quá trình phiên mã, từ đó gen mới biểu hiện và sự sống trong tế bào mới tiếp diễn. nhỏ|Hình 2: Các lô-cut gen chính ở NST số 6 của người. Sơ đồ trên cùng của hình 1 mô tả hộp TATA trong quá trình tiền khởi đầu phiên mã nhân thực là đoạn màu vàng, các yếu tố phiên mã TF (Trannscription Factor) là các mảnh màu tím, enzym RNA pôlymêraza là hình trứng màu hồng, là sơ đồ tổng quát chung cho phiên mã nhân thực. Hộp TATA thường nằm ở vị trí 25 - 35 bp trước vị trí bắt đầu phiên mã. Hộp TATA không chỉ xác định hướng phiên mã của Pol (RNA-pôlymêraza), mà còn chỉ rõ cho nó mạch đơn nào của gen là khuôn mà Pol cần đọc để phiên. Chính TBP (mảnh màu đỏ) là "người" đầu tiên nhận ra TATA, liên kết với vị trí này và "lôi kéo" các prôtêin khác (màu tím) vào, từ đó hình thành ra phức hợp tiền khởi đầu phiên mã giúp Pol chuẩn bị vào giai đoạn khởi đầu phiên mã. Cấu tạo Ở vi khuẩn, TBP khác hẳn với ở nhân thực, thường được gọi là yếu tố sigma (σ factor). Yếu tố sigma chỉ là một prôtêin khá nhỏ (vài chục kDa) liên kết với RNA-pôlymêraza họp thành phức hợp được gọi là hôlô-enzym RNA-pôlymêraza (RNA polymerase holoenzyme). Xem chi tiết ở trang Yếu tố phiên mã chung và trang yếu tố sigma. Ở sinh vật nhân thực, TPB có nhiều loại, mỗi loại có cấu tạo riêng, nhưng có thể mô tả cấu tạo chung như sau. Nó gồm khoảng 200 amino acid. Phía đầu C (cacbôxyl) của chuỗi khoảng 70 - 80 amino acid lặp lại hai lần, tạo ra cấu trúc hình yên ngựa làm căng DNA ở đoạn này (hình 3); vùng này liên kết trực tiếp với hộp TATA và tương tác với các yếu tố phiên mã khác trong nhóm yếu tố phiên mã chung. Ngược lại, phía đầu N (amin) thường thay đổi cả về chiều dài và trình tự, tuỳ theo loại Pol và tuỳ theo loài. Nghĩa là đầu C được bảo tồn cao trong tiến hoá. Cấu trúc tinh thể của vùng C-terminal / lõi của TBP ở người đã được xác định ở độ phân giải 1,9 angstroms. Các thí nghiệm ở S. cerevisiae đã chỉ ra rằng sự chiếm chỗ TBP của một số chất kích thích Pol II có tương quan với hoạt động phiên mã và sự gắn kết của TBP được kích thích bởi các chất kích hoạt và các yếu tố phiên mã chung. TBP liên kết không chỉ với hộp TATA, mà còn giúp cả ba loại Pol (Pol I, Pol II và Pol III) hoạt động trên gen không có hộp TATA. nhỏ|Hình 3: Mô hình đồ hoạ biểu diễn liên kết với DNA (chuỗi xoắn kép màu tím) với một kiểu TBP. Vai trò của TBP Ở vi khuẩn (nhân sơ), enzym RNA pôlymêraza (Pol) tự nhận biết được vùng khởi động (promotor), nhưng nếu thiếu TBP (tức yếu tố sigma) thì nó không bám vào hộp TATA được và không dãn xoắn- tách mạch gen khuôn mẫu được, nên phiên mã không thể tiến hành (xem thêm trang Yếu tố phiên mã chung và trang yếu tố sigma). Ở sinh vật nhân thực, hộp TATA là một chuỗi nuclêôtit cho biết nơi nào enzym RNA pôlymêraza có thể bắt đầu đọc và phiên mã gen. Nhưng dù có vai trò chủ chốt, Pol (RNA pôlymêraza) lại không có khả năng nhận biết hộp TATA, nên phải cần một tập hợp các phân tử giúp nó nhận biết, mà phân tử đầu tiên nhận biết là TBP. Xem thêm chi tiết ở trang Phức hợp tiền khởi đầu phiên mã. Khởi động phiên mã là một trong những bước quan trọng trong quá trình biểu hiện gen. Gen không chỉ được phiên mã, mà còn phải được phiên mã vào đúng thời điểm mà tế bào sống đòi hỏi, từ đó các quá trình sinh học mới được thực hiện đúng. Việc phiên mã đòi hỏi enzym RNA pôlymêraza (Pol). Có nhiều loại Pol (RNA pôlymêraza), nhưng không có loại nào có khả năng tự lập hoàn toàn để bắt đầu phiên mã. Do đó, Pol cần có sự trợ giúp của nhiều yếu tố gọi là yếu tố phiên mã chung. Trong các yếu tố phiên mã chung ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ, đều có TBP, tuy có nhiều loại, khác nhau nhiều chi tiết, nhưng TBP là cần thiết để "khởi động" phiên mã trong một giai đoạn gọi là tiền khởi đầu phiên mã. Ở sinh vật nhân sơ, chỉ một loại TBP là phức hợp tiền khởi đầu phiên mã, không có nó thì Pol không hoạt động được. Ở sinh vật nhân thực, TBP là một tiểu đơn vị của yếu tố phiên mã TFIID để khởi động phiên mã của gen dù có hay không có hộp TATA. Xem chi tiết hơn vấn đề này ở trang Yếu tố phiên mã chung. Do đó, TBP (prôtêin liên kết hộp TATA) luôn là một công cụ khởi động phiên mã. Prôtêin liên kết TATA (TBP) là một yếu tố phiên mã chung liên kết cụ thể với chuỗi DNA được gọi là hộp TATA. Trình tự DNA này được tìm thấy khoảng vị trí - 30 (tức là cặp base thứ 30 tính ngược lên đầu 5' của vị trí bắt đầu phiên mã (+1). TBP cùng với một loạt các yếu tố liên quan đến TBP, tạo nên TFIID, một yếu tố phiên mã chung tạo nên một phần của phức hợp tiền khởi đầu cho Poll II. Là một trong số ít các prôtêin trong phức hợp tiền khởi đầu liên kết DNA theo cách đặc hiệu với trình tự TATA, nó còn giúp Pol định vị đúng vị trí bắt đầu phiên mã của gen. Tuy nhiên, ước tính chỉ có khoảng 20% vùng khởi động (promoter) ở người là có hộp TATA. Do đó, ở người TBP có lẽ không phải là prôtêin duy nhất liên quan đến định vị Pol II. Một đặc trưng nữa của TBP là có một chuỗi dài glutamine ở đầu N (đầu amin) của prôtêin này. Miền này điều chỉnh hoạt động liên kết gen của đầu C (đầu cacbôxyl) ảnh hưởng đến tốc độ hình thành phức hợp phiên mã và bắt đầu phiên mã. Đột biến làm tăng số lần lặp lại CAG mã hóa chuỗi polyglutamine này có thể làm tăng chiều dài chuỗi đó, liên quan đến spinocerebellar ataxia 17, gây thoái hóa thần kinh, đã được gọi là bệnh polyglutamine. TBP cũng là một thành phần của Pol I và Pol III và do đó tham gia vào quá trình bắt đầu phiên mã bởi cả ba loại Pol này. Trong các loại tế bào cụ thể hoặc trên các cơ chất cụ thể, thì TBP có thể được thay thế bằng một trong một số yếu tố liên quan đến TBP. Vì TBP là một yếu tố phiên mã chung cần thiết cho cả ba loại polymerase RNA hạt nhân, nên nó là bắt buộc để phiên mã cho mọi gen. Hiểu biết tường tận mối quan hệ động giữa TBP với các vùng khởi động trên gen có ý nghĩa quan trọng đối với hiểu biết nguyên nhân các rối loạn di truyền trong di truyền y học. Hoạt động của TBP TBP khi đã liên kết với gen, nó sẽ liên kết vào rãnh nhỏ của gen, giúp tách chuỗi kép ở vị trí đã liên kết, liên quan đến quá trình tách mạch kép bằng cách uốn cong đoạn gen ở đây một góc khoảng 80 độ. Vị trí này là trình tự giàu A, T nên tạo điều kiện cho quá trình tách mạch dễ dàng hơn là trình tự giàu G, C (hay X). Sư biến dạng đoan DNA ở vị trí này do TBP chèn chuỗi bên các amino acid của nó vào giữa các cặp base. Sự liên kết này xảy ra do lượng amino acid Lys (lyzin) và Arg (acginin) tích điện dương của nó với các gốc phosphat tích điện âm trong "xương sống" DNA là chuỗi liên kết phôtphođieste. Do đó đoạn này của DNA uốn cong lại (sơ đồ dưới ở hình 1), các Phe (phênyl-alanin) luồn vào rãnh nhỏ của đoạn DNA này. Nhờ đó, tương tác DNA-prôtêin được tăng cường. Do đoạn DNA gần hộp TATA giàu A (ađênin) và T (timin), mà cặp A-T chỉ có hai liên kết hydro, nên đoạn DNA ở đây dễ dàng tách nhau ra hơn. Nhờ đó, Pol dễ dàng bắt đầu phiên mã gen. TBP tạo liên kết đặc hiệu với hộp TATA bằng hai loại tương tác hóa học. Đầu tiên, chuỗi các amino acid giàu lysine và arginine (các amino acid nhóm kiềm) hình thành liên kết với gốc phosphate của những nucleic base. Đây chính là cách thức cơ bản để các prôtêin DBP có thể liên kết với phân tử DNA. Tiếp đến, 4 phenyalanine tại các vị trí đặc trưng (thường là 99, 116, 190, và 207) của TBP sẽ tạo thành cấu trúc kẹp trong không gian nhằm xen cài vào rãnh nhỏ của phân tử DNA. Tương tác này giúp TBP có thể bẻ gập phân tử DNA một cách dễ dàng. Ngoài ra, 2 asparagine nằm đối xứng trong không gian (vị trí 69 và 159) có khả năng hình thành các liên kết hydro với những base đặc hiệu của hộp TATA. Qua đó, TBP có thể nhận biết và tạo liên kết chính xác với vùng hộp TATA. Xem them ở trang Phức hợp tiền khởi đầu phiên mã có mô tả cả hoạt động của TBP ở nhân thực và nhân sơ. Danh sách Một số loại TBP đã được nghiên cứu, thuộc họ prôtêin này liệt kê ở bảng sau: Nguồn trích dẫn Liên kết ngoài . . Biểu hiện gen Gen Protein Sinh học Sinh học phân tử Di truyền học
1,957
9057
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3i%20d%C3%A2m
Mãi dâm
Mãi dâm, hay mua dâm, là hành động dùng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi để đổi lấy các hoạt động tình dục ngoài hôn nhân. Đây là một hành động bất hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Từ nguyên "Mãi dâm" (買淫) thường bị nhầm với "mại dâm" (賣淫). Theo nghĩa chữ Hán, "mãi" (買) là "mua", "mại"(賣) là "bán", do đó "mãi dâm" là hành vi mua dâm, người mua dâm là "khách mãi dâm". người bán dâm là "người mại dâm". Một trường hợp nhầm lẫn tương tự là khuyến mại và khuyến mãi. Lịch sử Ngay từ thời xa xưa, mãi dâm đã có, xuất phát từ nhu cầu giải quyết sinh lý hoặc tâm lý "ham của lạ" của đàn ông, và tâm lý thích nương tựa vật chất nơi một số phụ nữ kém cỏi hoặc muốn kiếm tiền nhanh chóng. Nó luôn luôn gắn liền với hoạt động mại dâm. Sức khỏe Ngay cả khi có sử dụng các biện pháp an toàn tình dục thì khả năng mắc bệnh hoa liễu khi mua bán dâm vẫn rất cao. Ví dụ, dù có sử dụng bao cao su, tỉ lệ rủi ro lây nhiễm bệnh vẫn vào khoảng 8-9% (do rách, tuột hoặc do tinh dịch thẩm thấu qua màng cao su).. Đặc biệt, dù có sử dụng bao cao su, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong mỗi lần quan hệ vẫn lên tới 15-33% vì kích thước virus rất nhỏ, có thể xâm nhập được qua bao cao su (nếu bao chất lượng thấp thì tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn nữa).. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi nhiều người lầm tưởng rằng sử dụng bao cao su thì sẽ ngăn ngừa được tuyệt đối nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nhiều bệnh như Chlamydia, viêm gan, nấm, sùi mào gà... lây nhiễm rất phức tạp qua cả đường miệng, quần áo, khăn tắm, ga đệm... nên bao cao su cũng không thể phòng tránh. Nhiều bệnh như lậu mủ, Herpes sinh dục, HPV... dù không chết người nhưng cũng không thể chữa khỏi, sẽ để lại di chứng lâu dài và nặng nề (nhất là khi mang thai sẽ lây cho đứa con). Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, bệnh lậu, giang mai... Theo Cục Phòng chống TNXH Hà Nội, ở đây có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Đáng báo động, do tâm lý buông xuôi khi biết mình đã nhiễm bệnh, tỷ lệ gái mại dâm sử dụng bao cao su ở nhóm gái mại dâm nhiễm HIV chỉ có 23,3%.. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000. Các điểm mãi dâm nổi tiếng trên thế giới Khu đèn đỏ Geylang: Là một địa điểm rất nổi tiếng ở Singapore. Tại đây có nhiều đường có tên hoặc đánh số như đường số 6, đường số 8... có rất nhiều gái mại dâm đứng đường công khai, đủ các quốc tịch, chủ yếu là châu Á. Khu Geylang rất rộng lớn. Có sẵn nhiều khách sạn. Cảnh sát Singapore không cấp phép song vẫn ngầm cho tồn tại khu này, chỉ thỉnh thoảng mới tiến hành truy quét. Từ đường 12 đến đường 30 là khu vực có các nhà chứa được cấp phép hợp pháp. Gái mại dâm ngồi trong các lồng kính trong nhà vẫy chào khách vào viếng thăm. Khu vực hợp pháp có giấy phép luôn được cảnh sát bảo vệ và tuân thủ quy định kiểm tra sức khỏe thường xuyên của chính phủ Singapore. Việc truy quét của cảnh sát chỉ diễn ra đối với đối tượng đứng đường bất hợp pháp mà thôi. Phố đèn đỏ ở Seoul (Hàn Quốc): tồn tại bất hợp pháp. Cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc truy quét khắp cả nước kể từ khi luật chống mại dâm mới với những hình phạt nặng hơn được thông qua năm 2004. Bangkok: có ở rất nhiều nơi, dưới danh nghĩa các điểm body massage. Mãi dâm tại Việt Nam Mãi dâm cũng như mại dâm tại Việt Nam bị cho là tệ nạn xã hội, là bất hợp pháp. Hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc sẽ bị phạt nặng hơn, từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Xem thêm Mại dâm Gái mại dâm AIDS Chú thích Mại dâm
797
9082
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20tay%20%C4%91ua%20V%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201
Danh sách tay đua Vô địch thế giới Công thức 1
Liên đoàn Ô tô Quốc tế (Fédération Internationale de l'Automobile hay FIA) trao giải Vô địch thế giới công thức 1 hàng năm, bắt đầu từ 1950 cho các tay đua và bắt đầu từ 1958 cho các đội. Cho đến nay, hai tay đua Michael Schumacher (Đức) và Lewis Hamilton (Anh) là người đoạt giải nhiều nhất (7 lần) và đội Ferrari là đội chiếm nhiều giải nhất (15 lần). Vô địch hàng năm Các tay đua xếp theo số lần vô địch 7 - Michael Schumacher 7 - Lewis Hamilton 5 - Juan Manuel Fangio 4 - Alain Prost, Sebastian Vettel 3 - Jack Brabham, Niki Lauda, Nelson Piquet, Ayrton Senna, Jackie Stewart 2 - Alberto Ascari, Jim Clark, Emerson Fittipaldi, Mika Häkkinen, Graham Hill, Fernando Alonso, Max Verstappen 1 - Mario Andretti, Giuseppe Farina, Mike Hawthorn, Damon Hill, Phil Hill, Denny Hulme, James Hunt, Alan Jones, Nigel Mansell, Jochen Rindt, Keke Rosberg, Jody Scheckter, John Surtees, Jacques Villeneuve, Jenson Button, Nico Rosberg Tham khảo Công thức 1 Công thức 1
202
9086
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20t%C3%A1t
Bồ tát
Bồ-tát (chữ Hán: 菩薩), đầy đủ là Bồ-đề-tát-đóa (chữ Hán: 菩提薩埵, tiếng Phạn: 𑀩𑁄𑀥𑀺𑀲𑀢𑁆𑀢𑁆𑀯 bodhisattva), dịch ý là Giác hữu tình (chữ Hán: 覺有情) hoặc Đại sĩ (chữ Hán: 大士), là những bậc trong Tam thập tam thiên thế giới, cứu giúp chúng sinh bằng hạnh Bồ-tát (Bồ-tát Maha tát). Bồ-tát thực hành ba mươi pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của Phật giáo Thượng Tọa bộ) hoặc sáu pháp Ba-la-mật-đa (theo quan điểm của phần lớn bộ phận Phật giáo Đại thừa). Trong Kinh văn Nikaya, Bồ-tát (pa. Bodhisatta) là thuật ngữ dùng để nhắc đến Phật Thích-ca Mâu-ni (hay Phật Gotama) trước khi giác ngộ trong khi ở văn bản Đại thừa, Bồ-tát được sử dụng để gọi bất kỳ chúng sinh nào phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) thành Phật như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Phổ Hiền... Tu tập Bồ-tát muốn tu tập trên con đường Bồ-tát đạo để trở thành Phật, dù cho theo Nam tông hay Bắc tông, thì cần phải có đại nguyện rộng lớn vì lợi ích của chúng sinh (được một vị Phật thụ ký) và có kiến thức Phật pháp thiện xảo như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Nhân quả... Phật giáo Nam tông Theo quan điểm Nam tông, để được một vị Phật thụ ký thì chúng sinh cần phải thỏa mãn tám điều kiện: (1) là con người, (2) là nam nhân, (3) hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có thể chứng quả A-la-hán trong kiếp hiện tại, (4) gặp Phật, (5) tu sĩ tin vào thuyết Nghiệp báo hoặc là một tỳ-kheo trong thời kỳ có một vị Phật, (6) có năng lực chứng các tầng thiền định, (7) hành động công đức (có thể xả thân để có thể bảo vệ Đức Phật), (8) có ý nguyện để hoàn thành mục tiêu dù có rơi vào nghịch cảnh. Thời quá khứ về trước, Tu sĩ Sumedha (tiền thân của Phật) đã được Phật Nhiên Đăng thụ ký (Dipamkara) nhờ tám nhân trên. Bồ-tát muốn chứng quả thành Phật vì lòng đại bi (maha-karuna) muốn cứu giúp chúng sinh: "Nếu chứng đạt được Toàn Giác (là một vị Phật), Ta có thể giúp thế gian cùng với chư thiên thần cùng qua sông!". Bất kỳ Bồ-tát nào muốn tu tập thành Phật thì cần phải thành tựu ba mươi pháp Ba-la-mật trong đó có thập độ: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, chân thật, quyết định, bác ái, xả và ba cấp độ: hạ, trung và thượng. Phật giáo Đại thừa Theo quan điểm Bắc Tông, một chúng sinh được Phật thụ ký chỉ cần thỏa mãn điều kiện là phát tâm Vô thượng vì lợi ích của chúng sinh. Bồ-tát lấy chúng sinh làm sự nghiệp của mình. Quan điểm về Bồ-tát theo Đại thừa linh động hơn so với Thượng Tọa bộ. Một vị Bồ-tát phát đại nguyện và thệ thành tựu đại nguyện trước hoặc sau khi chứng quả thành Phật trong khi Phật giáo Thượng Tọa bộ thì chỉ có Phật Toàn giác mới có khả năng cứu độ chúng sinh. Ví dụ như Bồ-tát Địa Tạng Vương thệ nguyện: "Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề." (Chừng nào Địa ngục chưa trống không, tôi thề chưa đắc quả thành Phật. Chúng sinh đều được cứu độ hết, lúc đó tôi mới chứng quả Bồ-đề), như vậy Bồ-tát Địa Tạng phát đại nguyện trên và chỉ thành Phật khi hoàn thành hết đại nguyện đó; trong khi Phật A-di-đà phát 48 đại nguyện khi còn là Bồ-tát và Ngài hoàn thành đại nguyện ấy sau khi chứng Phật quả. Trong Đại thừa Trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa, hình ảnh Bồ Tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ Tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ. Thực ra, khái niệm Bồ tát đã được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Bản Sinh Kinh). Trong Kinh văn Đại thừa, khái niệm này được phát triển thêm: khi nói đến Bồ Tát, người ta xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai. Đại thừa chia làm hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát đang sống trên Trái Đất và Bồ Tát siêu việt. Các vị đang sống trên Trái Đất là những người đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả. Bồ Tát siêu việt là người đã thực hạnh các hạnh Ba-la-mật ở mức độ rất cao nhưng chưa nhập Niết-bàn, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui) trên con đường thành Phật, có khả năng tự chủ trong Luân hồi, xuất hiện trong thế gian dưới nhiều dạng khác nhau để cứu độ chúng sinh. Đó là các vị được Phật tử tôn thờ và đảnh lễ, thường là các vị Bồ Tát Quán Thế Âm (觀世音) hay Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát Đại Thế Chí (大勢至), Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (文殊師利), Bồ Tát Phổ Hiền (普賢) và Bồ TátĐịa Tạng (地藏).Năm vị Bồ Tát này gọi là Ngũ hiền. Chư vị Bồ Tát Bồ Tát Hư Không Tạng (zh. 虛空藏, sa. ākāśagarbha, ja. kokūzō) Bồ Tát Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon, bo. spyan ras gzigs སྤྱན་རས་གཟིགས་) Bồ Tát Địa Tạng (zh. 地藏, sa. kṣitigarbha, ja. jizō, sa yi snying po ས་ཡི་སྙིང་པོ་) Bồ Tát Đại Thế Chí (zh. 大勢至, sa. mahasthāmaprāpta, ja. daiseishi) Bồ Tát Di-lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, ja. miroku, bo. byams pa བྱམས་པ་) Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī, ja. monju, bo. `jam pa`i dbyangs འཇམ་པའི་དབྱངས་) Bồ Tát Phổ Hiền (zh. 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་) Bồ Tát Kim Cương Thủ (zh. 金剛手, sa. vajrapāṇi, ja. kongōshu, bo. phyag na rdo rje ཕྱག་ན་རྡོ་རྗེ་) Bồ Tát Đa la (zh. 多羅, sa. tārā,Tara, Drolma, bo. sgrol-ma སྒྲོལ་མ་) Ngoài những vị Bồ Tát trên còn có vô lượng các vị Bồ Tát ở hằng hà sa số thế giới khác. Hình ảnh ở Việt Nam Tham khảo Gampopa; The Jewel Ornament of Liberation; Snow Lion Publications; ISBN 1-55939-092-1 Xem thêm La Hán Thánh Thần Á thần Đại Bồ Tát Bồ Tát nhỏ Liên kết ngoài Triết lý Phật giáo Bồ Danh vị Phật giáo Thuật ngữ tôn giáo
1,107
9123
https://vi.wikipedia.org/wiki/XMPP
XMPP
Extensible Messaging and Presence Protocol (XMPP), trước đây là Jabber, là giao thức mở và dựa trên nền tảng XML dùng trong nhắn tin nhanh (instant messaging) và thông tin hiện diện trực tuyến (presence information). Theo Hội Tiêu chuẩn XMPP (XMPP Standards Foundation, trước đây là Jabber Software Foundation, JSF), phần mềm dựa trên Jabber được triển khai tại hàng ngàn máy phục vụ trên Internet và được hơn 10 triệu người trên khắp thế giới sử dụng 22 tháng 9 năm 2003.php. Jeremie Miller khởi đầu dự án vào năm 1998; phiên bản đầu tiên được công bố vào tháng năm 2000. Sản phẩm chính của dự án là jabberd, một trình phục vụ (server) để từ đó các trình khách (client) kết nối đến và trao đổi tin nhắn. Trình phục vụ này có thể tạo mạng Jabber riêng tư (như sau tường lửa) hoặc có thể tham gia vào mạng Jabber công cộng toàn cầu. Đặc tính cốt lõi của Jabber là bản chất của hệ thống tin nhắn nhanh phân tán và việc sử dụng streaming XML. Điểm đặc trưng của hệ thống Jabber là nó có các transport, còn được gọi là gateway (cổng), cho phép người dùng truy cập mạng với các giao thức khác - như AIM và ICQ (dùng OSCAR), MSN Messenger và Windows Messenger (dùng Dịch vụ nhắn tin.NET - .NET Messenger Service), Yahoo! Messenger, SMS hay E-mail. Không như các trình khách đa giao thức như Trillian hay Gaim, việc truy cập đến các giao thức khác được Jabber cung cấp ở cấp độ trình phục vụ bằng cách truyền thông tin qua các dịch vụ cổng đặc biệt chạy trên một máy tính ở xa. Bất cứ người dùng nào cũng có thể 'đăng ký' với một trong các cổng này bằng cách cung cấp thông tin cần thiết để đăng nhập vào mạng đó, và từ đó có thể liên lạc với người dùng của mạng khác như thể họ là người dùng Jabber. Điều này có nghĩa là bất cứ trình khách nào hỗ trợ đầy đủ giao thức Jabber đều có thể được dùng để truy cập bất cứ mạng nào có cổng kết nối, mà không cần thêm dòng mã lệnh nào từ trình khách. Nền tảng của giao thức Jabber, hiện được Tổ chức Phần mềm Jabber quản lý, đã được IETF chấp nhận làm giao thức standards-track dưới tên XMPP, với RFC 3920. Nó thường được xem là đối thủ cạnh tranh với SIMPLE, dựa trên giao thức SIP, để làm giao thức chuẩn cho nhắn tin nhanh và thông báo hiện diện; tuy nhiên, thiết kế của XMPP được nhắm đến việc cung cấp các tiện ích trình trung gian (middleware) liên ứng dụng và mục đích tổng quát. Người dùng Jabber được xác định bằng tên người dùng và tên máy phục vụ, cách nhau bằng dấu @. Căn cước này được gọi là Jabber ID hay JID. JID JID có dạng thức tên_người_dùng@tên_miền/tài_nguyên, tương tự như một địa chỉ email. Người dùng Jabber có thể truy cập vào tài khoản của mình cùng lúc tại nhiều điểm truy cập khác nhau, được xác định qua phần tài_nguyên, ví dụ tên_người_dùng@tên_miền.com/cơ_quan và tên_người_dùng@tên_miền.com/nhà. Không cần thiết chỉ định phần tài nguyên khi liên lạc với người dùng khác. Tương tự như Sendmail, người dùng Jabber có thể truy cập vào các giao thức khác qua cổng giao tiếp Jabber (Jabber Transport), ví dụ JID của một địa chỉ MSN Messenger là tên_người_dùng%msn.com@msn.jabberserver.com. Tên người dùng trong JID dài tối đa 1023 ký tự và không được chứa @, :, ', ", <, >, &, khoảng trắng và ký tự điều khiển. Chú thích Liên kết ngoài XMPP Standards Foundation Nhắn tin nhanh Tiêu chuẩn đám mây Tiêu chuẩn dựa trên XML Tầng ứng dụng (Bộ giao thức Internet) Phần mềm đa nền tảng
640
9129
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3%20L%E1%BB%9Bn
Chợ Lớn
Chợ Lớn (chữ Hán: 堤岸; âm Hán-Việt: Đê Ngạn; âm Quảng Đông: Thầy Ngòn), là một khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải dài trên địa bàn Quận 5 và Quận 6, về phía nam tới Quận 8 và về phía bắc tới Quận 10 và Quận 11 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực này trước kia lập thành một thành phố riêng biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Trong những năm 1930-1950 do quá trình đô thị hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau. Khu phố này từ lâu đã là nơi sinh sống của người Hoa và được coi là khu phố Tàu rộng nhất thế giới. Từ nguyên Giáo sư Trần Chính Hoằng tại Sở Nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch, Đại học Phục Đán, Trung Quốc viết: "Như chúng ta đã biết, Đề Ngạn 堤岸 chính là bờ đê (đê Ngạn) Sài Gòn, xưa nay vốn là khu tụ cư của Hoa kiều." Tuy nhiên, học giả An Chi bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng cách giải thích này là "ngớ ngẩn" vì Sài Gòn không hề có đê. Theo ông, ban đầu chữ Đề Ngạn được Hoa Kiều tại Chợ Lớn viết là 提岸 với chữ Đề 提 có bộ "thủ" 扌mà sau này vì cố muốn hiểu là bờ đê nên người ta mới đổi cách viết thành Đê Ngạn 堤岸 với chữ Đê 堤 có bộ "thổ" 土. Cả 提岸 và 堤岸 đều đồng âm và đọc là "Thầy Ngòn" trong tiếng Quảng Đông, và đều là cách phiên âm địa danh "Sài Gòn" trong tiếng Việt. Ông An Chi cũng cho rằng, trước khi thành phố Sài Gòn (khu vực quận 1 và quận 3 hiện nay) được thực dân Pháp thành lập thì Sài Gòn là tên của khu vực mà sau này là trung tâm của Chợ Lớn, còn nơi mà sau này gọi là Sài Gòn thì trước đó có tên Bến Nghé. Lịch sử Từ trước năm 1698, ở Đề Ngạn (mà sau này gọi là Chợ Lớn) đã có làng Minh Hương của người Hoa (vì không thần phục nhà Thanh, họ đã rời bỏ Trung Quốc sang định cư ở đàng Trong). Tuy nhiên, vùng đất ấy trở nên đông đúc kể từ khi người Hoa ở cù lao Phố (tức Biên Hòa ngày nay) chạy tới đây lánh nạn sau khi nơi ở của họ bị nhà Tây Sơn tàn phá năm 1776 . Rồi do nhu cầu, người Hoa lập chợ (hay phát triển chợ có đã từ trước) để trao đổi hàng hóa. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân gọi là Chợ Lớn. Sau đó, tên chợ cũng được dùng để chỉ vùng đất mà nó tọa lạc. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì "Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống: Sài Gòn); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun". Trong Gia Định thành thông chí soạn khoảng năm 1820, tác giả Trịnh Hoài Đức đã mô tả phố chợ Sài Gòn như sau: Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn một số thôn của ba tổng: Tân Phong Thượng (tổng này mặc nhiên giải thế), Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, địa giới thành phố được xác định cụ thể với diện tích gần 1 km², chỉ là một phần quận 5 hiện nay. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane và Phnôm Pênh được thành lập sau này của Liên bang Đông Dương. Đứng đầu thành phố là Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên, trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn. Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo). Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng. Năm 1951, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn. Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5 và quận 6 của Đô thành Sài Gòn. Các điểm tham quan Ở đây có nhiều chùa, đình và hội quán của người Hoa, như: đình Minh Hương Gia Thạnh, hội quán Tuệ Thành, hội quán Hà Chương, hội quán Ôn Lăng, hội quán Nghĩa An, hội quán Nhị Phủ, hội quán Sùng Chính... Ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ của thành phố, như: chợ An Đông, chợ Xã Tây, chợ Bàu Sen, chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, thương xá Đồng Khánh... Tại đây có nhiều quán ăn và tiệm thuốc bắc của người Hoa lẫn thuốc nam của người Việt (khu phố cổ Hải Thượng Lãn Ông). Chú thích Xem thêm Bến Nghé Chợ Lớn (tỉnh) Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh Liên kết ngoài Ban Công tác người Hoa TP.HCM Website Chợ Bình Tây Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Địa danh tại Thành phố Hồ Chí Minh Khu phố Tàu Hoa kiều ở Việt Nam Lịch sử Đàng Trong Thương cảng cổ Việt Nam
1,177
9132
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20gen%20kh%E1%BB%9Fi%20%C4%91%E1%BB%99ng
Vùng gen khởi động
Vùng gen khởi động là trình tự các nuclêôtit của DNA cho phép một gen có thể tiến hành phiên mã tạo ra phân tử RNA. Trong sinh học, thuật ngữ này thường được gọi là vùng khởi động, dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: promoter (phát âm Quốc tế: /prəˈmoʊtər/) là vị trí mà enzym RNA-pôlymeraza bám vào để tiến hành phiên mã. Các thành phần của vùng khởi động Phần lõi (Core) vùng khởi động Vị trí khởi đầu phiên mã (TSS) vị trí khoảng -35 tính ngược dòng về thượng nguồn gen, từ vị trí bắt đầu phiên mã là +1 (xem hình 1). Vị trí bám của RNA polymerase RNA-polymerase I: phiên mã gene mã hóa cho RNA ribosome RNA-polymerase II: phiên mã gene mã hóa cho mRNA và một số RNA nhân nhỏ (small nuclear RNA) RNA-polymerase III: phiên mã gene mã hóa cho RNA vận chuyển và những RNA nhỏ khác Ví trí bảm của các nhân tố phiên mã Phần cận biên (Proximal) vùng khởi động vị trí khoảng -250 Điểm bám của một số nhân tố phiên mã đặc biệt Phần ngoại biên (Distal) vùng khởi động ví trí xa hơn ở phía thượng nguồn (upstream) (ngoại trừ enhancer hoặc các vùng điều hòa không phụ thuộc vị trí và chiều) Điểm bám của một số nhân tố phiên mã đặc biệt Vùng khởi động là những nhân tố quan trọng phối hợp với enhancer, silencer, nhân tố liên kết trong việc quyết định mức độ biểu hiện của một gene nhất định. Trình tự vùng khởi động Ở nhân sơ (Prokaryote) Ở sinh vật nhân sơ (prokaryote), vùng khởi động chứa hai đoạn trình tự ngắn tại vị trí -10 và -35 thượng nguồn của gene, nghĩa là phía trước gene theo chiều phiên mã. Trình tự tại -10 được gọi là Hộp Pribnow và thường chứa sáu nucleotide TATAAT. Hộp Pribnow là tối cần thiết để khởi động quá trình phiên mã ở prokaryote. Ngoài ra, trình tự -35 thường chứa 6 nucleotde là TTGACA cho phép gene được phiên mã với tần số cao. <-- upstream downstream --> 5'-XXXXXXXPPPPPXXXXXXPPPPPPXXXXGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGGXXXX-3' -35 -10 Gene to be transcribed Tần số xuất hiện nucleotide ở mỗi vị trí Vị trí -10 T A T A A T 77% 76% 60% 61% 56% 82% Vị trí -35 T T G A C A 69% 79% 61% 56% 54% 54% Ở nhân thực (Eukaryote) Vùng khởi động (promoter) của sinh vật nhân thực (eukaryote) thường rất đa hình và khó xác định. Chúng thường nằm ở thượng nguồn của gene và có thể có các yếu tố điều hòa nằm cách điểm khởi đầu phiên mã vài kilobase. Ngoài ra, phức hệ phiên mã cũng có thể uốn cong phân tử DNA tạo điều kiện đưa các vùng điều khiển ở xa tiến lại trong không gian. Nhiều vùng khởi động của eukaryote (không phải tất cả) chứa hộp TATA liên kết với Protein bám hộp TATA có chức năng hỗ trợ việc hình thành phức hệ phiên mã của RNA polymerase. Hộp TATA thường nằm khá gần vị trí khởi đầu phiên mã (trong khoảng 50 base). Trình tự điều hòa vùng khởi động của eukaryote thường liên kết với các protein gọi là nhân tố phiên mã. Những protein này tham gia vào việc tạo thành phức hệ phiên mã. Ví dụ hộp E (trình tự CACGTG), liên kết với nhân tố phiên mã trong họ protein xoắn vòng xoắn kiềm (bHLH) (vd. BMAL1-Clock, cMyc). Xem thêm Michael Levine and Robert Tjian. "Transcription regulation and animal diversity". Nature 424, 147 - 151 (10 July 2003) Động lượng liên kết Động lượng của phản ứng liên kết giữa vùng khởi động (promoter, dưới đây kí hiệu là P) đối với yếu tố sigma - RNAP (dưới đây kí hiệu là R) là một quá trình gồm 2 bước: R+P ↔ RP(đóng). K = 10E7 RP(đóng) --> RP(mở). K = 10E-2 Sử dụng từ "vùng khởi động" Khi nói đến vùng gen khởi động, một số tác giả nhắc đến " vùng khởi động + vùng vận hành" Tham khảo Biểu hiện gen
749
9147
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng%20Tr%E1%BA%AFc
Trưng Trắc
Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側, ? - 5 tháng 3 năm 43) là nữ vương của vương quốc Lĩnh Nam và anh hùng dân tộc của người Việt, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Hán trong lịch sử Việt Nam, lập ra một chính quyền riêng của người Việt trong 3 năm với trung ương tại Mê Linh. Vì vậy, bà là nữ quân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như nữ vương đầu tiên của chế độ phong kiến Việt Nam (Lý Chiêu Hoàng là vị nữ quân chủ thứ hai và là nữ hoàng duy nhất). Tuy về sau cuộc khởi nghĩa bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, nhưng trong văn hóa người Việt, khởi nghĩa tượng trưng cho sự quật khởi, phục hưng tinh thần quốc gia. Sử gia Lê Văn Hưu đã nhận xét: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết tình thế đất Việt ta có thể dựng được nghiệp bá vương". Danh tính và thân thế Tài liệu sử học đầu tiên được cho là đã ghi nhận danh tính bà lại là sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp, được viết vào khoảng năm 432 đến 445. Theo đó, nội dung được cho là ghi nhận tên bà là Trưng Trắc (徵側) và em gái là Trưng Nhị được viết như sau: Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành. Một tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc là Thủy kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết vào khoảng năm 515 đến 524, dẫn theo một tài liệu khác là "Giao Châu ngoại vực ký", cũng chép tên bà là Trung Trắc. Sách này cũng cho biết thêm bà là con gái của Lạc tướng Mê Linh và có chồng là con trai của Lạc tướng Chu Diên. Tài liệu chính sử Việt Nam đầu tiên là Đại Việt sử ký toàn thư chép bà vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh, là vợ của Thi Sách, dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên.. Thông tin này có lẽ được ghi theo Hậu Hán thư, bản đã được Thái tử Lý Hiền bổ sung. Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Còn tên của hai Bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”. Khởi nghĩa Sách Thủy kinh chú dẫn theo "Giao Châu ngoại vực ký", mô tả bà là "người có đảm dũng". Dưới sự cai trị tàn bạo và chính sách Hán hóa gắt gao của nhà Đông Hán, người Việt ở Giao Chỉ đều phẫn nộ và có ý định chống lại. Vợ chồng bà Trắc và ông Thi Sách trong số những thủ lĩnh người Việt đó. Thái thú Tô Định nhà Đông Hán bèn bắt giết ông Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Trắc cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn. Bà kết hôn với ông Thi cũng là dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên Tháng 3, năm Canh Tý (40), thù Tô Định giết chồng mình, cộng thêm sự căm phẫn bị đô hộ, bà Trắc cùng với em gái là bà Nhị tập hợp lực lượng ủng hộ từ các nơi cùng phát động khởi nghĩa chống nhà Hán. Đề cập đến sự kiện này, sách Hậu Hán thư chép: Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành, tự xưng là vương. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi bà Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà. Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh: "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này" (Thiên Nam ngữ lục) Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũPhan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 174. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Thái thú Tô Định bỏ chạy, quân khởi nghĩa giành được hơn 50 thành. Khởi nghĩa thắng lợi, bà đổi sang họ Trưng và xưng vương, sử gọi là Trưng vương. Bà cùng em là Trưng Nhị cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Chống Hán thất bại Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với quân Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp nên nhanh chóng tan rã. Hai bà thấy thế quân Hán mạnh, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Năm 43, Trưng Vương cùng Trưng Nhị chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Vương và Trưng Nhị đều mất tại đây. Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Theo Hậu Hán thư thì hai bà đã bị Mã Viện giếtPhan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 182. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu. Bộ tướng của Trưng Vương là Đô Dương còn chống quân Hán thêm một thời gian nữa rồi thất bại. Trưng Vương khởi nghĩa và ở ngôi được 3 năm. Đánh giá Xem chi tiết: Hai Bà Trưng#Đánh giá Xem thêm Thi Sách Trưng Nhị Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến tranh Hán-Việt, 42-43 Mã Viện Tham khảo Đại Việt sử lược Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương mục Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử'', Nhà xuất bản Văn học Chú thích Liên kết ngoài Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng Tưởng nhớ Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ” Anh thư dân tộc Việt Nam Người Hà Nội Nữ giới Việt Nam Vua Việt Nam Mất năm 43 Nữ hoàng
1,619
9148
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng%20Nh%E1%BB%8B
Trưng Nhị
Trưng Nhị (chữ Hán: 徵貳; ? - 5 tháng 3 năm 43) là nữ phó vương vương quốc Lĩnh Nam và là nữ thủ lĩnh chống sự đô hộ của nhà Đông Hán thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Bà cùng chị là nữ vương Trưng Trắc đã lãnh đạo người Việt đánh đuổi thái thú Tô Định nhà Đông Hán. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo sử Trung Quốc, hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo sử Việt Nam thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Nguồn gốc, tên gọi Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Trưng Nhị là Đại Việt sử lược. Theo sách này, Trưng Nhị là em của Trưng Trắc, con gái Lạc tướng ở Mê Linh. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trưng Nhị vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, được thần phả ghi tên là Trần Thị Đoan. Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên của bà, có nguồn gốc từ nghê dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo các sử gia tên Trưng Nhị vốn là Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Nhị. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sự nghiệp Theo Đại Việt sử lược, Trưng Nhị có cá tính mạnh mẽ như Trưng Trắc, không chịu ràng buộc theo pháp luật mà Tô Định áp đặt. Các Lạc tướng Mê Linh và Chu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết anh rể Trưng Nhị là Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Nhị cùng Trưng Trắc mang quân bản bộ về giữ Hát Môn. Tháng 3, năm 40, Trưng Nhị theo chị là Trưng Trắc tập hợp các lực lượng ủng hộ nổi dậy đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Thái thú Tô Định bỏ chạy. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Trưng Vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương. Sách Việt Nam sử lược ghi nhận Trưng Nhị cùng Trưng Trắc đều xưng vương. Các bộ sử ra đời trước đó như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục không xác nhận điều này. Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), Hán Quang Vũ Đế thấy hai bà dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang đánh. Năm 42, Trưng Nhị cùng chị cầm quân đụng độ với quân Hán ở Lãng Bạc. Do thế quân Hán mạnh hơn, bà cùng Trưng Trắc không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Năm 43, Trưng Nhị cùng Trưng Trắc chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Trắc và Trưng Nhị đều mất tại đây. Hai bà đã nhảy xuống sông Hát (Hát Môn, Hà Tây cũ) tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Tuy nhiên, theo Hậu Hán Thư, một cuốn sử của Trung Quốc, truyện Mã Viện chép rằng hai bà đã bị Mã Viện giết. Trong khi đó, truyện Lưu Long lại cho rằng Trưng Nhị bị Lưu Long bắt rồi bị giết. Thế nhưng, sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu. Cuộc đời hoạt động của Trưng Nhị trước sau gắn bó ở bên cạnh với Trưng Trắc, từ khi khởi nghĩa đến khi chống Hán thất bại và cái chết. Trong khởi nghĩa, bà là tướng đắc lực bên cạnh Trưng Vương. Tuy nhiên, sử sách không nhắc đến gia đình riêng tư của bà như Trưng Trắc. Tưởng nhớ Do cuộc đời sự nghiệp của Trưng Nhị luôn gắn liền với Trưng Trắc, sử sách khi nhắc đến Trưng Trắc thường đi cùng với Trưng Nhị, hoặc gọi chung là Hai Bà Trưng. Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài. Xem thêm Trưng Trắc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Chiến tranh Hán-Việt, 42-43 Mã Viện Tham khảo Đại Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh (1993) Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương mục Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Nguyễn Khắc Thuần (2005), Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Viện Sử học (1988), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam Đào Duy Anh (2005), Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Lê Đình Sỹ chủ biên (2010), Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội Lê Văn Siêu (2006), Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học Chú thích Liên kết ngoài Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng Tưởng nhớ Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ” Vua Việt Nam Anh thư dân tộc Việt Nam Lịch sử Việt Nam thời Hai Bà Trưng Người Hà Nội Nữ giới Việt Nam Mất năm 43
1,203
9168
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20h%C3%B3a
Mã hóa
Trong mật mã học – một ngành toán học ứng dụng cho công nghệ thông tin, mã hóa là phương pháp để biến thông tin (phim ảnh, văn bản, hình ảnh...) từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Giải mã là phương pháp để đưa từ dạng thông tin đã được mã hóa về dạng thông tin ban đầu, quá trình ngược của mã hóa. Một hệ thống mã hóa bao gồm các thành phần: thông tin trước khi mã hóa, ký hiệu là P (Plaintext). thông tin sau khi mã hóa, ký hiệu là C (Ciphertext). chìa khóa, ký hiệu là K (Key). phương pháp mã hóa/giải mã, ký hiệu là E/C (Encryption/Decryption). Quá trình mã hóa được tiến hành bằng cách áp dụng hàm toán học E lên thông tin P, vốn được biểu diễn dưới dạng số, để trở thành thông tin đã mã hóa D Quá trình giải mã được tiến hành ngược lại: áp dụng hàm D lên thông tin C để được thông tin đã giải mã P Các hệ thống mã hóa Có hệ thống mã hóa đối xứng và hệ thống mã hóa bất đối xứng. Hai loại mã khóa này khác nhau ở số lượng khóa. Mã hóa đối xứng sử dụng cùng một khóa để mã hóa/giải mã. Trong khi đó, mã hóa bất đối xứng sử dụng hai khóa khác nhau để mã hóa và giải mã thông tin. Mỗi hệ thống mã hóa có ưu nhược điểm riêng. Mã hóa đối xứng xử lý nhanh nhưng độ an toàn không cao. Mã hóa bất đối xứng xử lý chậm hơn, nhưng độ an toàn và tính thuân tiện trong quản lý khóa cao. Trong các ứng dụng mã hóa hiện tại, người ta thường kết hợp các ưu điểm của cả hai loại mã hóa này. Ứng dụng Mã hóa có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong giao dịch điện tử bằng các loại tiền mã hóa như Bitcoin chẳng hạn. Nó giúp đảm bảo bí mật, toàn vẹn của thông tin, khi thông tin đó được truyền trên mạng. Mã hóa cũng là nền tảng của kĩ thuật chữ ký điện tử, hệ thống PKI... Phân loại Các loại mã hóa SHA: SHA-64 SHA-128 SHA-256 SHA-512 Tham khảo Công nghệ thông tin Mật mã học
391
9169
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gioan%20Bosco
Gioan Bosco
Gioan Bosco (1815-1888), hay Don Bosco (theo tiếng Ý truyền thống thì chữ "Don" là một từ xưng hô tôn kính) hoặc Giovanni Bosco, là một vị thánh của Giáo hội Công giáo Rôma. Nổi tiếng là một nhà hùng biện ở Torino, tuy nhiên, ông được biết nhiều nhất với tư cách là người sáng lập ra tu hội Salesian vào năm 1852. Thân thế và sự nghiệp Ông tên đầy đủ là Giovanni Melchiorre Bosco, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1815 tại làng Becchi, thuộc tỉnh Piémont miền Bắc nước Ý, trong một gia đình nông dân nghèo. Cha ông là Phanxicô Bosco mất khi ông mới lên hai tuổi. Mẹ ông là bà Magarita. Bà qua đời cuối năm 1865. Gia cảnh khó khăn, từ nhỏ, để có tiền đi học, ông đã phải làm nhiều việc khác nhau: chăn bò, việc đồng áng, bồi bàn cà phê, may quần áo, may giầy... Năm 11 tuổi, ông mới bắt đầu được đi học, tuy nhiên đến năm 16 tuổi ông đã vào được bậc trung học. Tuy vậy, từ nhỏ ông đã có chí nguyện tu hành giúp đời. Vì vậy, năm 1835, ông vào Đại chủng viện Torino, được thụ phong linh mục 6 năm sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1841 (26 tuổi). Sau khi chịu chức, ông khởi đầu mục vụ tông đồ bằng cách đi thăm các Trại Giáo hóa dành cho các thanh thiếu niên phạm pháp tại Giáo phận Torino. Cuối năm 1841, ông nhận nuôi dưỡng Bartôlômêô Garelli, một trẻ em vô gia cư. Dần dà, ông nhận nuôi thêm nhiều trẻ em vô gia cư hoặc mồ côi. Ban đầu, ông quy tụ các em để tổ chức vui chơi, tham dự Thánh Lễ và học giáo lý. Sau khi có nơi ở cố định ở Valdocco, Thành Torinô, ông đã cho xây nhà nội trú, mở các lớp dạy học và các xưởng dạy nghề. Số lượng trẻ em ngày càng đông, khiến nghĩa cử của ông ngày càng vất vả, khiến ông từng ngã bệnh do bị sưng phổi nặng nhưng may mắn qua khỏi. Do bấy giờ chính phủ Ý gây nhiều rắc rối, nên ông đã phải nhờ một số tu sĩ đến giúp đỡ trong việc lo cho các trẻ mồ côi. Các tu sĩ này là những hạt nhân đầu tiên của một tu hội mới, ra đời với mục đích chăm lo giáo dục các trẻ em mồ côi nghèo khổ, noi gương Thánh Phanxicô Salê. Chính vì thế, từ năm 1854, các Cộng sự của Gioan Bosco được gọi là "Salêdiêng" (Salésienne). Năm 1859, Gioan Bosco cùng với các đồng chí của mình chính thức thành lập Hội dòng của Thánh Phanxicô Đệ Salê (tiếng Latin: Societas Sancti Francisci Salesii), với hàm ý noi gương Đức ái Tông đồ, sự Hiền lành và lòng kiên nhẫn. Ngày 25 tháng 3 năm 1855, Micae Rua trở thành tu sĩ đầu tiên thực hiện lời tuyên khấn dòng. Năm 1860, Giuse Rossi trở thành Sư huynh đầu tiên được đón nhận vào Dòng. Sau đó, ngày 14 tháng 6 năm 1862, 22 tu sĩ Salêdiêng khác đã thực hiện lời tuyên khấn. Gioan Bosco cũng đã thành lập Dòng Con Đức Mẹ phù hộ (còn được gọi là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco) vào ngày 5 tháng 8 năm 1872. Năm 1876, ông thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng. Ba Nhóm này và nhiều Nhóm được thành lập sau này liên kết với nhau thành Gia đình, một tổ chức xã hội Công giáo thống nhất. Vào năm 1872, ông tiếp tục lập thêm hai hội dòng khác: Hội Đức Mẹ hằng Cứu giúp để bảo trợ ơn gọi linh mục; Hội Dòng nữ Salésienne nhằm giáo dục các em cô nhi. Các tổ chức này có tầm ảnh hưởng rộng khắp ngay khi ông còn tại thế. Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, Gioan Bosco kiệt sức, lâm bệnh và qua đời ngày 31 tháng 1 năm 1888 tại Torino, hưởng thọ 73 tuổi. Ghi nhận những công lao của ông với giáo hội và xã hội, 1909 được phong Á thánh, 2/6/1929 được phong Chân phước và 1/4/1934 Giáo hoàng Piô XI đã phong ngài lên bậc hiển thánh với biệt hiệu: CHA và THẦY của thanh thiếu niên. Chú thích Tham khảo Thánh Công giáo Rôma Linh mục Công giáo Rôma Dòng Salêdiêng Don Bosco
741
9188
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pythagoras
Pythagoras
Pythagoras xứ Samos (, hoặc ; trong tiếng Hy Lạp Ionia; ), hay Py-ta-go theo phiên âm tiếng Việt, là một nhà triết học Hy Lạp Ionian cổ đại, đã có công sáng lập học phái Pythagoras. Những lời dạy của ông về chính trị và tôn giáo từng một thuở rất có tiếng tăm ở Magna Graecia, đã gây ảnh hưởng đến các triết gia lỗi lạc như Platon, Aristoteles. Và cũng chính qua những vị này mà ảnh hưởng đến triết học phương Tây nói chung. Tuy còn nhiều khuất tất xung quanh thân thế của Pythagoras, song ông có lẽ là con trai của Mnesarchus, một người thợ khắc ngọc quý trên hòn đảo Samos. Các học giả hiện đại bất đồng về học vấn và tầm ảnh hưởng của Pythagoras, nhưng nhất trí rằng, vào khoảng năm 530 TCN, ông đã lữ hành tới Croton miền nam Ý, nơi ông thu nạp nhiều đồ đệ và dạy cách sống khổ tu theo kiểu công xã dưới ngôi trường do mình thành lập. Học thuyết được xác định một cách chắc chắn thuộc về Pythagoras là metempsychosis, hay "sự đầu thai/luân hồi của hồn". Theo đó, ông cho rằng hồn là thứ bất tử, sau khi chết đi, sẽ nhập vào cơ thể khác. Ngoài ra, ông có lẽ là người đề xướng thuyết musica universalis, cho rằng các hành tinh di chuyển theo quy luật của các phương trình toán học, vì thế cộng hưởng và tạo nên bản hòa tấu ca mà ta không thể nghe thấy. Hiện còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề liệu Pythagoras có thực sự đã phát triển các học thuyết số học và nhạc lý được quy cho ông hay không, hay chúng chỉ là sáng kiến từ các học trò của ông, đặc biệt là Philolaus xứ Croton. Sau chiến thắng của Croton trước thị quốc Sybaris vào khoảng năm 510 TCN, môn phái Pythagoras mâu thuẫn với những người ủng hộ chế độ dân chủ. Cuộc xung đột đã dẫn đến việc các hội quán Pythagoras bị thiêu rụi; bản thân Pythagoras có lẽ đã bị giết trong sự biến ấy, hoặc ông đã chạy trốn kịp thời tới Metapontum và dành phần đời còn lại ở đó. Nguồn tiểu sử Hiện không có bất kỳ một bản thảo xác tín nào của Pythagoras còn tồn tại, và ta hầu như không biết gì về cuộc đời ông. Những nguồn sớm nhất về cuộc đời Pythagoras rất vắn tắt, mơ hồ, và thường mang dụng ý châm biếm. Nguồn sớm nhất về những giáo huấn của Pythagoras là một bài thơ châm biếm, có lẽ được viết sau khi ông qua đời bởi Xenophanes xứ Colophon, một người cùng thời với Pythagoras. Trong bài thơ, Xenophanes miêu tả cảnh Pythagoras đứng ra bênh vực một con chó đang bị đánh đập, giãi bày rằng ông nhận ra giọng nói của một người bạn quá cố trong tiếng kêu khẩn của con chó. Alcmaeon xứ Croton, một dược sĩ sống ở Croton đồng thời với khi Pythagoras lưu trú tại đó, đã hợp nhất rất nhiều giáo huấn của Pythagoras vào các trước tác của mình và cũng dường như quen biết Pythagoras. Nhà thơ Heraclitus xứ Ephesus, sinh ra ở nơi cách xa Samos vài dặm đường biển và có lẽ sống cùng thời với Pythagoras, gièm pha Pythagoras là một kẻ bịp bợm, nhận định rằng "Pythagoras, con trai của Mnesarchus, rèn luyện khả năng chiêm nghiệm hơn bao kẻ khác, và lựa chọn từ những trước tác này mà ông ta đã có thể tạo nên một trí khôn cho bản thân — [kiểu trí khôn] đểu giả tinh ranh, học lắm." Tiểu sử Thuở đầu Herodotus, Isocrates, và văn tịch thuở sớm đồng thuận rằng Pythagoras là con trai của Mnesarchus, và rằng ông chào đời trên hòn đảo Samos thuộc Hy Lạp phía đông Biển Aegean. Theo như những tường thuật ấy, cha Pythagoras không phải là thổ dân của hòn đảo, mặc dù ông đã nhập tục với nơi đó, song Iamblichus lại cho rằng ông đúng là dân bản địa. Tương truyền Mnesarchus là một thợ khắc ngọc hoặc một thương nhân khá giả, song lai lịch của ông còn mơ hồ và nhiều mâu thuẫn. Mẹ Pythagoras xuất thân trong một gia đình geomoroi tại Samos. Apollonius xứ Tyana cho biết tên bà là Pythaïs. Theo lời kể của Iamblichus, bà ấy khi mang thai Pythagoras đã nghe lời sấm của nữ tư tế Pythia, rằng bà sẽ hạ sinh một cậu trai hết mực tuấn tú, khôi ngô, và phước đức cho toàn nhân loại. Aristoxenus khẳng định Pythagoras rời Samos dưới thời Polycrates cai trị, ở tuổi 40; điều này ngụ ý ông sinh năm 570 TCN. Tên của Pythagoras dường như có mối tương liên với thần Apollo của Pythia (Pūthíā); Aristippus xứ Cyrene vào thế kỷ thứ 4 TCN đã giải thích tên gọi này như sau: "Ông ấy nói [, ] sự thật thường xuyên chẳng khác nào vị Pythia [ ]". Trong những năm hình thành của Pythagoras, Samos là một trung tâm văn hóa thịnh vượng được biết đến với những kỳ tích về kỹ thuật kiến ​​trúc tiên tiến, bao gồm cả việc xây dựng Đường hầm Eupalinos, và văn hóa lễ hội náo nhiệt của nó. Đó là một trung tâm thương mại lớn ở Aegean, nơi các thương nhân mang hàng hóa từ vùng Cận Đông đến. Theo Christiane L. Joost-Gaugier, những thương nhân này gần như chắc chắn đã mang theo những tư tưởng và truyền thống Cận Đông. Thời thơ ấu của Pythagoras nằm trong giai đoạn nở rộ của triết học tự nhiên thời kỳ đầu của người Ionia. Ông là người cùng thời với triết gia Anaximander,Anaximenes, và nhà sử học Hecataeus, tất cả đều sống ở Miletus, bên kia biển Samos. Xem thêm Cosmos Ex pede Herculem Isopsephy (gematria) Luýt Pythagoras Cây Pythagoras Comma Pythagoras Cốc Pythagoras Bộ ba Pythagoras Pythagoras (nhà điêu khắc) Hình học thiêng Tham khảo Phụ chú Trích dẫn Thư mục Nguồn cổ điển Diogenes Laërtius, Vitae philosophorum VIII (Cuộc đời của những triết gia xuất sắc), k. 200 CN, thông tin trong cuốn này trích dẫn từ một bản bình phẩm của Alexander Polyhistor — Porphyry, Vita Pythagorae (Cuộc đời Pythagoras), k. 270 CN — Porphyry, Life of Pythagoras, dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920) Iamblichus, De Vita Pythagorica (Về cuộc đời Pythagoras), k. 300 CN — Iamblichus, Life of Pythagoras , dịch sang tiếng Anh bởi Kenneth Sylvan Guthrie (1920) Apuleius, tiếp nối bởi Aristoxenus, viết về Pythagoras trong Apologia, k. 150 CN, bao gồm câu chuyện ông được dạy dỗ bởi Zarathustra — câu chuyện cũng được đề cập bởi Clêmentê thành Alexandria. Hierocles thành Alexandria, Golden Verses of Pythagoras, k. 430 CN Nguồn hiện đại thứ cấp Liên kết ngoài "Pythagoras of Samos", Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Trường Toán và Thống kê, Đại học St Andrews, Scotland "Pythagoras and the Pythagoreans, Fragments and Commentary", Dự án văn liệu sử học Arthur Fairbanks Hanover, Khoa Sử học thuộc Hanover College "Pythagoras and the Pythagoreans", Khoa Toán học, Đại học Texas A&M "Pythagoras and Pythagoreanism", The Catholic Encyclopedia Nhà toán học Hy Lạp cổ đại Nhà hình học Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Triết học âm nhạc Mất thập niên 490 TCN Năm 495 TCN Năm 570 TCN Người sáng lập tôn giáo Người ăn chay Người Hy Lạp cổ
1,253
9215
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%206
Quận 6
Quận 6 một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận có Chợ Bình Tây (thường gọi là Chợ Lớn), đây được xem một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Địa lý Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú. Quận có diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người, mật độ dân số đạt 32.712 người/km². Hành chính Quận 6 có 14 phường trực thuộc, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Lịch sử Địa giới hành chính quận 6 trước và sau năm 1959 đều khác nhau hoàn toàn. Thời Pháp thuộc Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn. Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon). Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Thời Việt Nam Cộng hòa Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 6 lại thuộc Đô thành Sài Gòn. Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Năm 1959, quận Sáu có 07 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà. Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế quận Sáu còn 04 phường. Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú tại quận Sáu (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ Lớn, Phú Lâm. Từ năm 1975 đến nay Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17: Giải thể phường 3 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 1, 4 và 6 Giải thể phường 11 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 5, 10 và 12 Giải thể phường 15 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 14, 16 và 17 Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay: Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành phường 1. Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành phường 2. Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành phường 3. Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4. Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành phường 5. Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành phường 6. Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 7. Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành phường 8. Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành phường 9. Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10. Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành phường 11. Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành phường 12. Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13. Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14. Thông tin thêm về các phường Phường Bình Tây cũ: các phường 1, 3, 4, 7 và 8 hiện nay Phường Chợ Lớn cũ: phường 2 hiện nay Phường Bình Tiên cũ: các phường 5, 6 và 9 hiện nay Phường Bình Phú cũ: các phường 10 và 11 hiện nay Phường Phú Lâm cũ: các phường 12, 13 và 14 hiện nay Đường phố Các đường đặt tên sốBà HomBà KýBà LàiBãi SậyBến Phú LâmBình PhúBình TâyBình TiênBửu ĐìnhCao Văn LầuChợ LớnChu Văn AnĐặng Nguyên CẩnGia PhúHậu GiangHoàng Lê KhaHồng BàngHùng VươngKinh Dương VươngLê Quang SungLê Tấn KếLê TrựcLê Tuấn MậuLò GốmKênh Tân HóaLý Chiêu HoàngMai Xuân ThưởngMinh PhụngNgô Nhân TịnhNguyễn Đình ChiNguyễn Hữu ThậnNguyễn Phạm TuânNguyễn Thị NhỏNguyễn Văn LuôngNguyễn Xuân PhụngPhạm Đình HổPhạm Phú ThứPhạm Văn ChíPhan Văn KhỏeTân HóaTân Hòa ĐôngTháp MườiTrang TửTrần BìnhTrần Trung LậpTrần Văn KiểuVành ĐaiVăn ThânVõ Văn Kiệt Tên đường phố quận Sáu trước năm 1975 Đường Trương Tấn Bửu nay là đường Lê Quang Sung. Đường Lê Quang Hiển nay là đường Cao Văn Lầu. Bến Lê Quang Liêm nay là đường Võ Văn Kiệt. Đường Lục Tỉnh nay là đường Hồng Bàng. Bến Nguyễn Văn Thành nay là đường Phan Văn Khoẻ. Chú thích
1,331
9235
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20la
Đô la
Đô la (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp dollar /dɔlaʁ/), ký hiệu là $, là đơn vị tiền tệ chính thức ở một số quốc gia, khu vực và vùng phụ thuộc trên thế giới. Trong tiếng Việt, từ đô la nếu không có tên quốc gia hay khu vực đặt đằng sau thường được dùng để chỉ đô la Mỹ. Từ nguyên Từ đô la trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Pháp dollar /dɔlaʁ/. Từ dollar trong tiếng Pháp thì bắt nguồn từ từ tiếng Anh dollar. Tên gọi tiếng Anh dollar liên quan đến các đơn vị tiền trong quá khứ như Tolar ở Bohemia, Thaler hay Taler ở Đức, Daalder ở Hà Lan, và Daler ở Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Tên thaler (từ Thal, nay được viết là tal có nghĩa là "thung lũng") có nguồn gốc từ đồng Guildengroschen ("gulden vĩ đại", được đúc bằng bạc nhưng có giá trị bằng đồng guilden bằng vàng) được đúc từ bạc từ một mỏ ở Joachimsthal tại Bohemia (lúc đó một phần của Đế quốc Habsburg). Tên gọi "đô la Tây Ban Nha" (Spanish dollar) được sử dụng cho một đồng tiền bạc của Tây Ban Nha, tên thật là peso, có giá trị tám real, được thịnh hành trong thế kỷ 18 ở các thuộc địa của Tây Ban Nha tại Tân Thế giới. Việc sử dụng của đô la Tây Ban Nha và thaler Maria Theresa làm tiền tệ chính thức trong những năm đầu tiên của Hoa Kỳ là lý do đơn vị tiền tệ của nước này có tên đó. Từ "dollar" đã được sử dụng trong tiếng Anh để chỉ đồng thaler khoảng 200 năm trước Cách mạng Hoa Kỳ. Đồng đô la Tây Ban Nha, còn được gọi là "tám phần" (pieces of eight), được phổ biến ở 13 thuộc địa sau này trở thành Hoa Kỳ, và cũng là tiền tệ chính thức của Virginia. Trong thế kỷ 17, đồng đô la cũng được sử dụng ở Scotland, và có người cho rằng nó được phát minh tại Đại học St. Andrews. Các đơn vị tiền tệ có tên là đô la Đô la Barbados Đô la Bahamas Đô la Belize Đô la Bermuda Đô la Brunei Đô la Canada Đô la Đài Loan mới Đô la Đông Caribbe Đô la Fiji Đô la Guyana Đô la Hồng Kông Đô la Jamaica Đô la Liberia Đô la Mỹ Đô la Namibia Đô la New Zealand Đô la Quần đảo Cayman Đô la Quần đảo Solomon Đô la Quốc tế Đô la Singapore Đô la Suriname Đô la Trinidad và Tobago Đô la Tuvalu Đô la Úc Đô la Zimbabwe Các đơn vị tiền tệ dùng ký hiệu đô la ($) escudo (Bồ Đào Nha) peso (Argentina, Boliva, Chile, Colombia, Cuba, Cộng hòa Dominican, México, Uruguay) real (Brasil) Tham khảo Tiền tệ Đô la Hóa tệ học Từ gốc Pháp
484
9277
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A3n%20%E1%BB%A9ng%20th%E1%BA%BF
Phản ứng thế
Phản ứng thế trong hóa học được hiểu theo hóa vô cơ và hóa hữu cơ hơi khác nhau một chút. Trong hóa vô cơ, nó là phản ứng hóa học, trong đó một nguyên tố có độ hoạt động hóa học mạnh (ở các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất) sẽ thay thế cho nguyên tố có độ hoạt động hóa học yếu hơn trong hợp chất của nguyên tố này, theo phản ứng sau: A + BX -> AX + B Trong hóa hữu cơ, phản ứng thế là phản ứng hóa học, trong đó một nhóm của một hợp chất được thay bằng một nhóm khác. Hóa hữu cơ Phản ứng thế thân hạch Trong hóa hữu cơ và hóa vô cơ, phản ứng thế thân hạch, hay còn gọi là phản ứng thế nucleophile, là một loại phản ứng cơ bản trong đó các tác nhân thân hạch (tiếng Anh: nucleophille; ký hiệu Nuc:) liên kết hoặc tấn công các nguyên tử hoặc phân tử có điện tích hay phân cực dương một cách có chọn lọc. Trong quá trình này, tác nhân thân hạch sẽ thế chỗ cho tác nhân thân hạch yếu hơn. Khi tác nhân thân hạch yếu hơn tách ra khỏi một nguyên tử hay phân tử và trở thành nhóm xuất (ký hiệu: LG), nguyên tử hoặc phân tử đó sẽ mang điện tích hoặc phân cực dương sẽ trở thành nhóm electrophile. Nhóm thực thể phân tử bao gồm nhóm electrophile và nhóm xuất thường được gọi chung là chất nền. Với R-LG là chất nền, dạng tổng quát của loại phản ứng này có thể được viết như sau: Nuc: + R-LG → R-Nuc + LG: Cặp electron (:) từ tác nhân thân hạch tấn công chất nền để tạo nên một liên kết cộng hóa trị mới Nuc-R-LG. Điện tích ban đầu được phục hồi khi nhóm xuất (LG) tách khỏi phân tử mang theo một cặp electron, và sản phẩm chính sẽ là R-Nuc. Trong những phản ứng như thế này, tác nhân thân hạch sẽ mang điện tích trung tính hoặc có phân cực âm, và chất nền thường sẽ trung tính hoặc mang phân cực dương. Một ví dụ điển hình của phản ứng thế thân hach là phản ứng thủy phân của ankyl bromide (ký hiệu: R-Br) trong điều kiện kiềm. Trong phản ứng này, nhóm thân hạch sẽ là gốc kiềm OH− và nhóm xuất sẽ là Br−. R-Br + OH− → R-OH + Br− Các phản ứng thế thân hạch được sử dụng rất phổ biến trong hóa học hữu cơ. Loại phản ứng này có thể được phân loại dựa vào thành phần tham gia phản ứng. Phản ứng thế thân hạch thường xảy ra ở 1 nguyên tử cacbon của 1 hợp chất no không vòng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phản ứng này có thể xảy ra ở 1 nguyên tố cacbon của một hợp chất vòng hoặc ở các trung tâm cacbon của một hợp chất không no. Cơ chế Các phản ứng thế hạch nhân có thể diễn ra theo hai loại cơ chế là: cơ chế phản ứng thế đơn phân (SN1) và cơ chế phản ứng thế lưỡng phân (SN2). Cơ chế SN1 cần đến 2 bước phản ứng để tạo thành sản phẩm. Ở bước đầu tiên, nhóm xuất sẽ tách khỏi phân tử và giúp hình thành cacbocation C+ tại điểm tách rời. Ở bước thứ hai, tác nhân thân hạch (Nuc:) sẽ tấn công cacbocation và tạo nên liên kết cộng hóa trị sigma. Nếu chất nền là một cacbon bất đối, cơ chế này có thể đảo ngược cấu trúc lập thể hoặc sẽ giữ nguyên cấu trúc như ban đầu của sản phẩm. Sản phẩm bao gồm cả hai cấu trúc lập thể nguyên bản và đảo ngược sẽ được gọi là biến thể raxemic. Cơ chế SN2 diễn ra chỉ trong 1 bước duy nhất. Trong cơ chế này, tác nhân thân hạch sẽ tấn công vào phân tử cùng thời điểm nhóm xuất tách khỏi phân tử đó. Nếu chất nền trong cơ chế này là một hợp chất bất đối, phản ứng này sẽ đảo ngược cấu trúc lập thể của sản phẩm và điều này được gọi là nghịch đảo Walden. Cơ chế tấn công SN2 chỉ có thể xảy ra khi việc tấn công từ phía sau của các tác nhân thân hạch không bị cản trở trong không gian bởi các nhóm thế liên kết với chất nền. Do đó, cơ chế này thường diễn ra ở các chất nền có trung tâm cacbon bậc 1 khi mà các trung tâm này chỉ liên kết với 1 nhóm thế cacbon duy nhất. Trong trường hợp chất nền có trung tâm cacbon bậc 3, khi mà nhóm xuất bị che lấp bởi 3 nhóm chất nền cacbon trong không gian và rất khó để tách rời, phản ứng thế sẽ diễn ra theo cơ chế SN1 thay vì SN2 bởi cấu trúc này giúp ổn định điện tích của tiểu phân cacbocation trung gian và khiến cơ chế SN1 có thể xảy ra dễ dàng hơn. Phản ứng thế electrophile Phản ứng thế gốc Phản ứng này thường gặp ở các hydrocarbon no, được ký hiệu là S (từ tiếng Anh substitution nghĩa là thế). Phản ứng thế halogen trong các phân tử ankan xảy ra theo cơ chế thế gốc (cơ chế SR). Đây là một phản ứng dây chuyền. Muốn khơi mào phản ứng, cần phải chiếu sáng hoặc thêm các chất dễ phân huỷ thành gốc tự do hoạt động vào. Ví dụ: Xét quá trình phản ứng giữa metan (CH4) và clo (Cl2), phản ứng xảy ra theo cơ chế thế gốc, trải qua 3 giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch, tắt mạch. Khơi mào: Cl2 -> Cl' + Cl' (điều kiện: ánh sáng khuếch tán) Phát triển mạch: CH4 + Cl' -> CH3' + HCl CH3' + Cl2 -> CH3Cl + Cl' Tắt mạch: Cl' + Cl' -> Cl2 CH3' + Cl' -> CH-> CH3-CH3 Cơ chế này giải thích sự tạo thành sản phẩm phụ etan (CH3-CH3) trong quá trình clo hoá metan. Tham khảo T T T
1,024
9295
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20tua
Tế bào tua
Tế bào tua (tiếng Anh là Dendritic cells, DC) là tế bào chuyên trình diện kháng nguyên (tế bào APC) cho các tế bào lympho T trong đáp ứng miễn dịch của động vật có vú. Chúng có các tua dài giống như các tua của tế bào thần kinh.Các tế bào có số lượng nhỏ và chủ yếu ở các mô có tiếp xúc với môi trường như da (gọi là tế bào Langerhans), ở dịch nhầy trong xoang mũi, phổi, dạ dày và biểu mô ruột. Các tế bào tua còn non có thể di chuyển trong máu. Sau khi thực bào các tác nhân gây bệnh, những tế bào tua được hoạt hoá và di chuyển về các mô thuộc hệ bạch huyết tìm kiếm các tế bào lympho. Cấu trúc Trên bề mặt của chúng có nhiều phân tử MHC lớp II, chúng hoạt động như những tế bào giúp kháng nguyên nhận biết để hoạt hoá tế bào T. Chức năng Sau khi thâu tóm được kháng nguyên ở các mô, các tế bào có tua di chuyển đến các cơ quan dạng lympho khác nhau. Tại đây chúng giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào lympho. Các tế bào có tua có mặt cả trong các cơ quan và mô dạng lympho, máu và dịch lympho cũng như các cơ quan và mô không thuộc hệ lympho (bảng). Các tế bào nằm trong các mô không thuộc hệ lympho bao gồm các tế bào Langerhan ở da và các tế bào có tua ở các mô khác (tim, phổi, gan, thận, đường tiêu hoá). Các tế bào này thâu tóm kháng nguyên và chuyển kháng nguyên đến các hạch lympho khu vực. Khi những tế bào có tua không nằm trong các hệ thống lympho di chuyển vào máu và dịch lympho, chúng thay đổi hình thái và trở thành các tế bào mạng (veiled cells). Trong máu những tế bào này chiếm khoảng 0,1% tổng số bạch cầu. Khi ghép cơ quan các tế bào có tua của cơ quan ghép có thể di chuyển từ cơ quan ghép vào các hạch lympho khu vực hoạt hoá tế bào lympho T của người nhận sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại các kháng nguyên có mặt trên mảnh ghép. Trong một số giai đoạn phát triển, các tế bào tua có các cánh tay dài như những cái tua nên được gọi là dendritic cell. Mặc dù các tế bào neuron cũng có hình thái tương tự nhưng không phải là các tế bào tua. Các loại tế bào có tua của mô lympho Tế bào có tua xoè ngón Những tế bào có tua xòe ngón có ở trong những vùng giàu tế bào T của cơ quan dạng lympho (lách, hạch lympho, tuyến ức). Các tế bào T và những tế bào có tua xòe ngón này tạo thành những đám ngưng tập lớn gồm nhiều tế bào thúc đẩy sự giới thiệu kháng nguyên cho các tế bào T. Tế bào tua có nang Chỉ được tìm thấy trong những vùng có cấu trúc nang lympho của hạch lympho vì vậy được gọi là tế bào có tua nang. Tại đây có nhiều tế bào B và người ta cho rằng các tế bào có tua nang làm nhiệm vụ bẫy kháng nguyên và thúc đẩy quá trình hoạt hoá tế bào B. Các tế bào có tua nang có nhiều thụ thể trên màng tế bào dành cho kháng thể và bổ thể. Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể tuần hoàn sẽ gắn vào các thụ thể này và tồn tại trên màng tế bào có tua trong một thời gian dài từ vài tuần đến hàng tháng. Một lớp đậm đặc điện tử của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể bao phủ các tua của tế bào này. Sự có mặt của các phức hợp kháng nguyên-kháng thể ở trên màng tế bào có tua nang có thể có vai trò trong quá trình phát triển tế bào B làm nhiệm vụ ký ức miễn dịch. Tham khảo Jacques Banchereau: The Long Arm of the Immune System, Scientific American Vol. 287, No. 5 (November 2002), pp. 52 – 59 (summary of dendritic cell knowledge) A. Dzionek et al.: BDCA-2, BDCA-3, and BDCA-4: three markers for distinct subsets of dendritic cells in human peripheral blood, J. Immunol. Vol. 165, No. 11 (December 2000), pp. 6037 – 6046 (detailed description of MDC-1, MDC-2, PDC phenotypes) Kelli McKenna et al.: Plasmacytoid Dendritic Cells: Linking Innate and Adaptive Immunity, J. Virol. Vol. 79 No. 1 (January 2005), pp. 17–27 (summary of current knowledge about dendritic cells and PDC in particular) Zhi-Yong Yang et al.: pH-Dependent Entry of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus Is Mediated by the Spike Glycoprotein and Enhanced by Dendritic Cell Transfer through DC-SIGN, J. Virol. Vol. 78, No. 11 (June 2004), pp. 5642 – 5650 (dendritic cells in SARS) Tham khảo Miễn dịch học Tế bào Tế bào người
825
9320
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng
Vô thường
Vô thường, còn gọi là vấn đề triết học về sự thay đổi, là một khái niệm triết học được đề cập trong nhiều tôn giáo và triết học. Các tôn giáo Ấn độ Ấn Độ giáo Thuật ngữ Vô thường (अनित्य, anitya), theo nghĩa về tính không cố định của đối tượng và sự sống, xuất hiện trong dòng 1.2.10 của Áo-nghĩa-thư Katha, một trong Các Áo-nghĩa-thư Căn bản của Ấn Độ giáo. Phật giáo và Ấn Độ giáo chia sẻ học thuyết Vô thường (zh. 無常; sa. anitya; pi. anicca), nghĩa là "không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục"; tuy nhiên, họ không đồng ý với giáo lý về Vô ngã, đó là liệu linh hồn có tồn tại hay không. Theo Frank Hoffman và Deegalle Mahinda, ngay cả trong các chi tiết về lý thuyết vô thường của họ, cũng khác nhau. Phật giáo khẳng định sự thay đổi liên quan đến Vô thường và các chấp trước liên quan tạo ra nỗi buồn hoặc khổ đế (Dukkha) và do đó cần phải bị loại bỏ để giải phóng (nibbana: niết bàn), trong khi Hindu giáo khẳng định rằng không phải tất cả sự thay đổi và chấp trước dẫn đến Dukkha và một số thay đổi - tinh thần hoặc thể chất hoặc tự-tri kiến dẫn đến hạnh phúc và do đó cần phải được tìm kiếm để giải phóng (moksha). Nicca (vĩnh cửu) trong Phật giáo là anatta (không phải linh hồn), Nitya trong Ấn Độ giáo là atman (linh hồn). Phật giáo Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakṣaṇa, bao gồm Ấn Vô thường, Ấn Khổ và Ấn Vô ngã) của tất cả các sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, dị, diệt). Có thể nói, Vô thường là phép quán chiếu, hay nói một cách khác, vô thường là một đối tượng trong tu tập quán chiếu. Từ đó, Vô Thường là một phép thực tập Định trên Vô Thường. Rất sâu sắc và lớn rộng về nghĩa và về tính diệu dụng của định vô thường. Giáo lý vô thường rất quan trọng cho toàn bộ cơ sở triết lý và thực hành trong Phật giáo. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại hạng – đều là vô thường. Mặc dù chân lý này hoàn toàn hiển nhiên, có thể chứng nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị màn vô minh (sa. avidyā) vây phủ, không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức (và thừa nhận) tính chất vô thường của vạn vật, cùng với sự thừa nhận hai tính chất kia, lập nên con đường tu học, và con đường này được Phật vạch ra trong giáo lý của mình. Cách thể hiện của vô thường Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường. Bằng một cách minh họa, ảnh hưởng của thời gian được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó), với một khe suối luôn luôn tuôn chảy, với một bọt nước, một dương diệm, âm thanh của một chuông đồng. Trong lúc thiền quán, chúng ta có thể xác nhận chân lý vô thường khi chứng kiến tư duy và cảm nhận không bao giờ giống nhau, mà thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy (ví dụ như khoảnh khắc thật ngắn của một mối tư duy duy nhất không bao giờ đứng yên, mà luôn chuyển tiếp đến một mối tư duy kế tục). Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một vật nào tồn tại độc lập, không vật nào thường còn. Chính ngay ở điểm này thì Niết-bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của vô thường, có nghĩa là Niết-bàn mang những tính chất thường, lạc, tịnh và như vậy – khác với trường hợp các pháp thế tục – đáng được thành đạt hơn. Ý nghĩa tối trọng của vô thường được làm sáng tỏ nếu chúng ta nhớ đến những lời cuối của Phật: "Hoại diệt là bản chất của chữ hành, hãy cố gắng hết lòng." (pi. vayadhammā saṃkhārā, appamādena sampādethāti). Thực hành Như một kết quả của tất cả những điểm nêu trên, Phật giáo dạy chúng ta phương pháp Quán vô thường (pi. aniccānupassanā) để chứng nghiệm nguyên lý vô thường này. Truyền thống Phật giáo cho rằng, nếu việc thực hành quán vô thường này chỉ kéo dài như thời gian của một cái khảy tay thì nó hoàn toàn vô bổ, và qua đó cho thấy chúng ta ít quan tâm đến khái niệm vô thường như thế nào. Việc nhận thức nguyên lý vô thường không phải để thoả mãn tri thức. Nó rất quan trọng và thực tiễn, vì có thể giải thoát con người ra khỏi sự bám chặt vào các đối tượng (thuộc tâm thức cũng như ngoại cảnh). Nếu vạn vật vô thường thì chúng cũng không thật có giá trị, và đây cũng là lý do vì sao chúng không đáng được lưu ý. Đặc biệt là người ta nhấn mạnh đến tính vô thường của thân thể, cảm nhận và các tầng lớp tâm thức (khổ, lạc và trung tính), vì chúng không những là đối tượng của kinh nghiệm chúng ta thường có, mà cũng là những kênh mạch mà qua đó, các đối tượng trong thế gian được chúng ta nhận thức. Quá trình quán chiếu vô thường bao gồm "sự chú ý" đến sự xuất hiện của một đối tượng đã được đề ra (để quán chiếu), và sự "xác định" tính "tùy thuộc" cũng như "nguyên nhân" của nó; sau đó ta "chú ý" đến sự tiêu giảm cũng như diệt vong, và nhận thức được tính chất "tạm thời" của nó. Nơi đây, một đối tượng được đề ra trước đây không đơn thuần được "thấy" là vô thường, mà còn được "diễn sinh" từ một cơ sở sự thật, là nó tồn tại trên cơ sở tùy thuộc vào một đối tượng khác và chính đối tượng khác này cũng vô thường. Ví dụ như "cảm nhận" là vô thường vì tùy thuộc vào "thân" cũng là vô thường, và v.v... Quán vô thường là một quá trình mà qua đó, hành giả đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể, và ngược lại, từ tổng đến biệt thể, cho đến khi đạt được nhận thức sâu sắc, tức là trí huệ (sa. prajñā), là "tất cả đều vô thường" (sa. sarvam anityam). Trong thiền định vô thường phải được tu tập đến mức cao nhất gọi là thể nhập. Thể nhập là trạng thái người hành thiền luôn biết rõ như thật thế giới bên ngoài và tự thân là vô thường để không còn bám víu vào những gì đang hiện hữu kể cả tưởng (tưởng là những suy nghĩ ở trong đầu). Nông hay sâu trong phép quán có thể ví dụ như sau: chúng ta biết Chùa Một Cột nằm ở đâu, đẹp xấu làm sao, tại vị trí nào của Hà Nội. Một người không biết, nếu ta có chỉ cho rằng, nó ở chố này, chỗ này, như thế này, hôm sau có ai hỏi người ấy đã quên mất, hoặc nói lại một cách không rành mạch, và không thể chỉ vì người ấy đâu có biết rõ. Còn một người đã biết rõ thì dù ai có nói khác đi, hay đẹp hoành tráng đến mấy, thì người ấy có tin không? Không thể tin phải không, vì người ấy đã quá thạo, quá rõ, quá chắc chắn về nó. Như vậy là sự tu tập đã được thể nhập, sẽ nhận ra giải thoát là gì. Điều này không gì có thể thay đổi được! Giá trị của tri kiến vô thường Tri kiến vô thường chính là sự đập tan tất cả những tà kiến vì mỗi cấu trúc của một hệ thống siêu nhiên tất nhiên phải lập cơ sở trên một khái niệm, một kiến giải "trường tồn" nào đó, hoặc một nhân tố "trường tồn" nào đó chính bên trong nó. Thế nên, việc thừa nhận nguyên lý vô thường chống lại khuynh hướng kiến lập các kết cấu gán vào hiện thật. Triết học phương Tây Vô thường lần đầu tiên xuất hiện trong triết học Hy Lạp trong các tác phẩm của Heraclitus và học thuyết của ông về panta rhei (mọi thứ đều chảy). Heraclitus nổi tiếng vì nhấn mạnh sự thay đổi luôn luôn là bản chất cơ bản của vũ trụ, như trong câu nói nổi tiếng "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông." Chú thích Đọc thêm Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Vô ngã Tính Không Liên kết ngoài Vô thường - Tuệ Minh Đạo Vô Thường Kinh Trung A Hàm - Dịch & Hiệu Chú: Tuệ Sỹ Vô thường - Thích Thông Huệ Khái niệm triết học Phật giáo Khái niệm triết lý Ấn Độ giáo Khái niệm triết học tinh thần Thay đổi
1,657
9326
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20nhi%E1%BB%87t%20%C4%91i%E1%BB%87n
Hiệu ứng nhiệt điện
Hiệu ứng nhiệt điện là sự chuyển đổi trực tiếp sự chênh lệch nhiệt độ thành hiệu điện thế và ngược lại thông qua một cặp nhiệt điện. Một thiết bị nhiệt điện tạo ra một hiệu điện thế khi có nhiệt độ khác nhau ở mỗi bên. Ngược lại, khi đặt một hiệu điện thế vào nó, nhiệt sẽ truyền từ bên này sang bên kia, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ. Hiệu ứng này là cơ sở cho ứng dụng trong một số máy lạnh và pin nhiệt điện, không có các bộ phận chuyển động. Hiệu ứng này có thể được sử dụng để tạo ra điện, đo nhiệt độ hoặc thay đổi nhiệt độ của các vật thể. Vì hướng sưởi ấm và làm mát bị ảnh hưởng bởi điện áp đặt vào, các thiết bị nhiệt điện có thể được sử dụng như bộ điều khiển nhiệt độ. Thuật ngữ "hiệu ứng nhiệt điện" bao gồm ba hiệu ứng được xác định riêng biệt: hiệu ứng Seebeck, hiệu ứng Peltier và hiệu ứng Thomson. Định luật Joule–Lenz, nhiệt được tạo ra bất cứ khi nào dòng điện chạy qua vật liệu dẫn điện, thường không được gọi là hiệu ứng nhiệt điện. Hiệu ứng Peltier–Seebeck và Thomson có thể đảo ngược về mặt nhiệt động lực học, trong khi định luật Joule-Lenz thì không. Chú ý phân biệt hiệu ứng vật lý này với từ nhiệt điện, chỉ các phương pháp chuyển hóa nhiệt năng sang điện năng một cách tổng quát, trực tiếp hay gián tiếp, sử dụng hệ thống có hay không có các bộ phận chuyển động. Lịch sử Hiệu ứng Peltier do Jean Charles Athanase Peltier, nhà vật lý người Pháp, phát hiện vào năm 1834. Khi bạn nối hai sợi dây đồng và sắt với nhau, một đầu nhúng vào nước đá, một đầu vào nước sôi, sẽ có sự dịch chuyển của các điện tử. Như vậy, sự chênh lệch nhiệt độ sinh ra điện và ngược lại, sự dịch chuyển của các điện tử cũng tạo ra sự thay đổi nhiệt độ. Ông Peltier đã nối một mẩu dây đồng với một dây bismuth với một nguồn điện, tạo thành mạch kín. Ông nhận thấy, một mặt trở nên nóng, còn mặt kia lạnh đi. Nếu bạn đặt mặt lạnh vào một hộp kín, bạn sẽ có một chiếc tủ lạnh. Ưu điểm của hiệu ứng này là thiết bị lạnh hoạt động ổn định, tin cậy vì không cần sử dụng máy nén gas, van tiết lưu… Nhược điểm là công suất làm lạnh không cao. Ứng dụng Phương pháp truyền thống để phát điện là sử dụng lò hơi, tuabin hơi, máy phát điện; phương pháp này gây ra lãng phí lớn về nhiệt, kèm theo đó là phát thải quá mức khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học đã thăm dò tìm hiểu về hiệu ứng Seebeck, hiện tượng tạo ra điện áp khi duy trì các mối nối các kim loại khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên các nguồn điện sử dụng hiệu ứng nhiệt điện loại này cao nhất cũng chỉ đạt được hiệu suất nhỏ nhoi là 7 phần trăm. Các nhà nghiên cứu đã dùng nhiệt để phát ra điện bằng cách kẹp giữ các phân tử hữu cơ giữa các hạt nano kim loại, mở ra tiềm năng mới về khai thác năng lượng - Đây có thể là mốc quan trọng trên con đường tiến tới biến đổi trực tiếp nhiệt thành điện. Ví dụ: Phân tử hữu cơ bị kẹp giữ giữa hai bề mặt bằng vàng; tạo ra chênh lệch nhiệt độ giữa hai mặt kim loại sẽ sinh ra điện áp và dòng điện. Đây là minh chứng đáng kể cho ý tưởng thiết kế và là bước đi đầu tiên của ngành nhiệt điện phân tử. Ngày nay, hiện tượng áp điện (hiệu ứng Seebeck) được ứng dụng rất rộng rãi trong kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: máy bật lửa, cảm biến, máy siêu âm, điều khiển góc quay nhỏ gương phản xạ tia lade, các thiết bị, động cơ có kích thước nhỏ, hiện nay người ta đang phát triển nhiều chương trình nghiên cứu như máy bay bay đập cánh như côn trùng, cơ nhân tạo, cánh máy bay biến đổi hình dạng, phòng triệt tiêu âm thanh, các cấu trúc thông minh, hầu hết các máy in hiện nay... một trong những ứng dụng quan trọng hiện nay trong kỹ thuật là dùng làm động cơ piezo. Nguyên lý cơ bản Giới thiệu các hệ số Seebeck, Peltier và Thomson Hệ số Seebeck Hệ số Seebeck, còn gọi là độ nhạy nhiệt điện, của một chất là mức độ cường độ điện áp nhiệt gây ra do phản ứng với sự khác biệt về nhiệt độ giữa vật liệu đó, như được gây ra bởi hiệu ứng Seebeck. Trong hệ đơn vị SI hệ số Seebeck là V/°K (volts/độ Kelvin), song phần lớn vật chất có ở mức microvolt mỗi độ Kelvin (μV/K). Việc sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck cao là một trong nhiều yếu tố quan trọng cho hoạt động hiệu quả của máy tạo nhiệt điện và bộ làm mát bằng nhiệt điện. Thông tin thêm về vật liệu nhiệt điện hiệu năng cao có thể tìm thấy trong bài báo về vật liệu nhiệt điện. Trong các cặp nhiệt điện, hiệu ứng Seebeck được sử dụng để đo nhiệt độ, và để đạt chính xác cao cần sử dụng các vật liệu có hệ số Seebeck ổn định theo thời gian. Về mặt vật lý độ lớn và dấu của hệ số Seebeck có thể được hiểu là được cho bởi entropy trên một đơn vị tích điện chạy bằng dòng điện trong vật liệu. Nó có thể là dương hoặc âm. Trong các chất dẫn điện có thể hiểu được về các vận chuyển điện tử độc lập, các hạt tải điện gần như tự do, hệ số Seebeck là âm đối với các tải điện mang điện tích âm (như điện tử), và là dương đối với các tải điện mang điện tích dương (như các lỗ trống). Hệ số Peltier Hệ số Thomson Liên hệ giữa hệ số Seebeck, Peltier và Thomson Nguyên lý Hiệu suất Tính hiệu suất Các thông số quan trọng cho hiệu suất cao Cặp nhiệt điện Tối ưu hình dáng Cặp nối tiếp Các vật liệu nhiệt điện Vật liệu thông dụng Nhiệt độ thấp Nhiệt độ phòng Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ cao Tối ưu hóa vật liệu Các hướng nghiên cứu Cấu trúc thấp chiều Tìm vật liệu tối ưu Nguyên lý Vật liệu có tiềm năng Xem thêm Hiệu ứng Seebeck Hiệu ứng Peltier Hiệu ứng Thomson Chất bán dẫn Dẫn điện Dẫn nhiệt Tham khảo (bằng tiếng Anh) Thermoelectric Handbook, Ed. Rowe DM - Chemical Rubber Company, Boca Raton (Florida) 1995. GS Nolas (et al.), Thermoelectric, basic principles and new materials developments, Springer 2001. GD Mahan (et al.), Thermoelectric materials: new approaches to an old problem, Physics Today, Vol. 50 (1997), p42. Liên kết ngoài Hội nhiệt điện quốc tế Biến đổi năng lượng Hiện tượng vật lý
1,193
9334
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fortran
Fortran
Fortran (hay FORTRAN) là một ngôn ngữ lập trình biên dịch, tĩnh, kiểu mệnh lệnh được phát triển từ thập niên 1950 và vẫn được dùng nhiều trong tính toán khoa học hay phương pháp số cho đến hơn nửa thế kỷ sau đó. Tên gọi này ghép lại từ tiếng Anh Formula Translator/Translation nghĩa là dịch công thức. Các phiên bản đầu có tên chính thức là FORTRAN, nhưng chữ hoa được chuyển sang chữ thường từ phiên bản Fortran 90. Tiêu chuẩn quốc tế cho tên gọi này ngày nay là "Fortran". Fortran được phát triển ban đầu như là một ngôn ngữ thủ tục. Tuy nhiên các phiên bản mới của Fortran (từ Fortran 90) đã có các tính năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng. Lịch sử Một số phiên bản Fortran tiêu biểu: Fortran IV Fortran 77 Fortran 90 Fortran 95 Fortran 2003 Cú pháp Các phiên bản cũ hơn cho đến Fortran 77 có sử dụng định dạng theo cột (fixed column) theo quy định: Cột thứ 7 đến 72 dành cho các câu lệnh Cột thứ 1 đến 5 dành cho nhãn lệnh. Nhãn lệnh là những số nguyên đứng đầu dòng lệnh, và trong Fortran không nhất thiết phải theo thứ tự tăng dần. Cột thứ 6 dành cho ký tự nối dòng (nếu cần thiết). Các phiên bản mới hơn (từ Fortran 90 trở đi) cho phép dùng định dạng tự do (free-form), không có ràng buộc về vị trí các cột trong chương trình. Dưới đây sẽ trình bày một số ví dụ cú pháp theo định dạng tự do này. Lệnh gán Dạng của lệnh gán tương tự như ngôn ngữ lập trình BASIC: ! Tên_biến = Giá_trị A = 5 LoiChao = "Hello" Lệnh gọi chương trình con Các chương trình con được gọi bằng lệnh CALL: ! CALL tenCTC tham_so1, tham_so2,... Các cấu trúc Rẽ nhánh IF T > 1.0 THEN W = 23.7 * T ELSE W = 23.7 * (T ** 0.75) END IF Lặp DO I = 1, N B(I) = 2.8 * (I - 0.3) END DO Ví dụ Chương trình "Hello world" Chương trình "Hello world" có thể chạy được sau khi dịch bằng bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi. program helloworld print*,"Hello world" end program helloworld Chương trình tìm diện tích hình trụ Chương trình này, tính diện tích của hình trụ, chạy khi được dịch bởi bất cứ trình dịch nào kể từ Fortran 90 trở đi. Các chữ đứng sau dấu ! trên cùng dòng sẽ không được dịch, và coi như chú thích của người viết chương trình, để giúp người đọc dễ hiểu hơn. program HinhTru ! Tinh dien tich Hinh tru. ! ! Khai bao bien. implicit none ! Yeu cau moi bien can duoc khai bao -- danh cho Fortran 90. integer:: Loi real:: BanKinh,ChieuCao,DienTich real, parameter:: Pi = 3.14159 do ! Nhac nguoi dung nhap Ban kinh va Chieu cao. write (*,*) "Nhap Ban kinh va Chieu cao, nhan 't' de thoat." read (*,*,iostat=Loi) BanKinh,ChieuCao ! ! Neu khong nhap duoc, thoat. if (Loi /= 0) stop "thoat" ! ! Tinh dien tich. Ky hieu ** nghia la "luy thua". DienTich = 2*Pi*(BanKinh**2 + BanKinh*ChieuCao) ! ! Viet (BanKinh, ChieuCao) va (DienTich) ra man hinh. write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich end do end program HinhTru Chú ý: câu lệnh write (*,"(1x,'BanKinh=',f6.2,5x,'ChieuCao=',f6.2,5x,'DienTich=',f6.2)") BanKinh,ChieuCao,DienTich có sử dụng khai báo định dạng trong Fortran. Có thể giải thích sơ lược như sau: 1x nghĩa là một ký tự trống. Số ký tự trống cần in ra đi trước chữx. f6.2 tương ứng với số thực có 6 chữ số, trong đó 2 chữ số trong phần thập phân. Kiểu định dạng chuỗi này của riêng Fortran, nó rất khác so với chuẩn định dạng printf của ngôn ngữ lập trình C vốn được sử dụng rộng rãi. Tham khảo Adams, Jeanne; Brainerd, Walter; Martin, Jeanne; Smith, Brian; Wagener, Jerrold (1997). Fortran 95 Handbook: Complete ISO/ANSI Reference. MIT Press. Metcalf, Michael; Reid, John; Cohen, Malcolm (2004). Fortran 95/2003 Explained. Oxford University Press. Nyhoff, Larry; Leestma, Sanford (1995). FORTRAN 77 for Engineers and Scientists with an Introduction to FORTRAN 90. 4th Edition. Prentice Hall. ISBN 0-13-363003-X. ANSI X3.198-1992 (R1997), Programming Language "Fortran" Extended. Xuất bản bởi ANSI. Liên kết ngoài Chung chung The Fortran Company Fortran Open Directory category Fortran 90, 95, 2003 Information and Resources How Not to Write FORTRAN in Any Language Có ví dụ về cách viết chương trình tốt, cho mọi ngôn ngữ lập trình. Các chương trình Fortran ví dụ (bằng tiếng Anh) Numerical Recipes for Fortran 77 (Các chương trình tính số cho Fortran 77) Numerical Recipes for Fortran 90 (Các chương trình tính số cho Fortran 90) Fortran 90 Software Repository National HPCC software repository Netlib Repository Trình dịch Fortran có bản quyền thương mại Absoft Cray Fujitsu HP IBM Intel Lahey NA Software NAG PathScale Portland Group Salford Sun Trình dịch Fortran tự do g95 -- Fortran 95 Gfortran -- Fortran 95 (đang phát triển) Open Watcom -- Fortran 77 và C/C++ g77 -- Fortran 77 Ngôn ngữ lập trình Ngôn ngữ lập trình thủ tục Tiêu chuẩn máy tính Phát minh của Hoa Kỳ Fortran Ngôn ngữ lập trình bậc cao
883
9342
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20%C4%91%E1%BB%81%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Bồ đề (định hướng)
Trong tiếng Việt, bồ đề hay Bồ Đề có thể có các nghĩa sau: Phật giáo Trong Phật giáo thì từ "Bồ đề" có thể có các nghĩa sau: Trạng thái tu hành thành đạt, bồ-đề. Tên của một đại sư Tây Tạng: Bồ-đề đạo thứ đệ và của Sơ Tổ Thiền Tông: Bồ-đề-đạt-ma. Tên của một tác phẩm quan trọng của đại sư A-đề-sa: Bồ-đề đạo đăng luận. Bồ Đề Đạo Tràng (tiếng Anh: Boddha Gaya): tên của một ngôi tháp tối cổ tại Patna, bang Bihar, Ấn Độ, một thánh địa nơi đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo. Trường Bồ đề: tên gọi cơ sở giáo dục tư thục tiểu học và trung học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thực vật Chi Styrax: chi an tức hương hay an tức. Styrax tonkinensis: an tức Bắc bộ, cánh kiến trắng, còn gọi bồ đề. Styrax benzoin: nhựa an tức hương, bồ đề nhựa, bồ đề vỏ đỏ, . Chi Alniphyllum Alniphyllum fortunei: lá dương đỏ (xích dương diệp), bồ đề vỏ đỏ, bồ đề xanh lá nhẵn. Chi Ficus Ficus religiosa: bồ đề, đề Địa danh Phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Sông Bồ Đề chảy trên địa bàn xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Đá Bồ Đề, quần đảo Trường Sa.
213
9351
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m%20ph%E1%BB%A7
Âm phủ
Âm phủ (chữ Hán: 陰府) hay Âm giới (陰界), Minh phủ (冥府), Minh giới (冥界) là thế giới được cho là ở sâu trong lòng đất hoặc bên dưới trần gian, theo hầu hết các tôn giáo và thần thoại. Đây thường được cho là nơi linh hồn của con người đến sau khi chết. Các nền tín ngưỡng và văn hóa có các quan niệm khác nhau về âm phủ và địa ngục. Trong tín ngưỡng Đông Á Trong tín ngưỡng Đông Á, địa ngục (地獄, phát âm tiếng Trung dìyù, phát âm tiếng Nhật jigoku) là tù ngục trong lòng đất, nơi đó tội nhân phải chịu mọi loại tra tấn do kết quả của mọi việc ác đã làm khi còn sống. Trong Phật giáo Trong Phật giáo, địa ngục (地獄 naraka) được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Địa ngục là một thế giới có vị trí địa dư thông thường vừa là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ và 6 nẻo luân hồi cũng là như thế. Địa ngục là một trong ba ác đạo, song song với ngạ quỷ (quỷ đói) và súc sinh. Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Độ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (avīcī) là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ,... Địa ngục của Phật giáo được Diêm vương (yama) cai trị. Từ gốc trong thuật ngữ Ấn Độ là naraka (tiếng Phạn) và niraya (tiếng Pāli), dịch sang tiếng Hán là Nại-lạc (奈落), Na-lạc (那落) và Nê-lê (泥黎). Được xem là một trong 3 đường ác (Tam ác đạo 三惡道, Tam ác thú 三惡趣), hoặc là một trong Ngũ thú (五趣), Lục đạo (六道), hay Thập giới (十界). Kinh điển đề cập đến nhiều loại và tên các địa ngục, trong đó, nổi tiếng nhất là Bát nhiệt địa ngục (八熱地獄, hoặc Bát đại địa ngục 八大地獄) và Bát hàn địa ngục (八寒地獄), kéo dài từ địa ngục Đẳng hoạt (等活) đến Địa ngục A-tì (阿鼻, avīci), là toàn phần của Căn bản địa ngục (根本地獄). Còn có địa ngục nhỏ hơn, kế tiếp hoặc sát bên cạnh. Tầng thứ ba địa ngục gọi là những địa ngục biệt lập (Cô địa ngục 孤地獄) ở trong núi, sa mạc ở bên trên mặt đất. Sự tạo thành và tương quan giữa các địa ngục được giải thích chi tiết trong những kinh luận như A-tì-đạt-ma Câu-xá luận. Như người ta nghĩ, giáo lý chung về địa ngục được phát triển qua một thời gian dài, căn cứ vào nhiều nguồn và ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ. Mọi cuốn từ điển Phật giáo đều có ghi đề mục này, bao gồm nhiều chi tiết về danh mục và thuộc tính của từng địa ngục. Vị Bồ Tát cai quản địa ngục trong Phật giáo là Địa Tạng. Trong Kitô giáo Nơi người chết ngủ, cho đến khi sự sống lại:Truyền-đạo 9:10: Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan.Kinh Thánh phân biệt địa ngục (trũng con trai Hi-nôm Hinnom, Gehenna) và âm phủ (Sheol, Hades). "Géhenne" là lối người Hy Lạp viết tiếng Hê-bơ-rơ ge-Hinom (trũng của Hi-nôm), là nơi người ta đưa con cái mình qua lửa cho Mô-lóc (II Các vua 23:10). Xem thêm Địa phủ (phương Đông) Địa ngục Tham khảo Tôn giáo Thần thoại Truyền thuyết Địa ngục
640
9354
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bnh%20%C4%91%E1%BB%99
Tịnh độ
Tịnh độ (zh. jìngtǔ 淨土, sa. buddhakṣetra, ja. jōdo) nguyên nghĩa Phạn ngữ là Phật (buddha) độ (kṣetra), cõi Phật, cõi thanh tịnh. Trong Bắc tông, người ta hiểu mỗi Tịnh độ thuộc về một vị Phật đã tạo ra, và vì có vô số chư Phật nên có vô số Tịnh độ. Được nhắc nhở nhiều nhất là Tịnh độ mang tên Cực Lạc (sa. sukhāvatī) của Phật A-di-đà (sa. amitābha) ở phương Tây. Tịnh độ phía Đông là cõi Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha) có tên là Tịnh Lưu Ly, có khi Tịnh độ đó được gọi là Điều hỉ quốc (sa. abhirati) của Phật Bất Động (sa. akṣobhya). Phía Nam là Tịnh độ của Phật Bảo Sinh (sa. ratnasambhava), phía Bắc là Tịnh độ của Phật Cổ Âm (sa. dundubhisvara). Vị Phật tương lai Di-lặc (sa. maitreya), là vị đang giáo hoá ở cõi Đâu-suất (sa. tuṣita), sẽ tạo một Tịnh độ mới. Nhưng được sanh về Tịnh độ rất khó, sách xưa có câu: Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh. Tịnh độ được xem là "hoá thân" của thế giới mới tốt đẹp hơn, là cõi của người tu hành muốn được tái sinh. Muốn đạt được cõi này, hành giả không phải chỉ trau dồi thiện nghiệp, công đức phước báu mà còn phải nguyện cầu các đức Phật của các cõi đó cứu độ được tái sinh. Trong nhân gian, người ta thường hiểu Tịnh độ là một nơi có vị trí địa lý nhất định, nhưng thật ra Tịnh độ là một dạng của tâm thức giác ngộ vì thế giới vốn là ảo kể cả Ta Bà, sẽ không bị ô nhiễm và các phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc chỉ có tính chất hình tượng. Nên nhớ là trong Đạo Phật, Tịnh độ chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập - chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết-bàn (trừ phi có hạnh nguyện riêng trên con đường Bồ tát muốn đến các cõi khác để cứu độ). Và trong tinh thần Đại thừa, Đức Phật đặc biệt nói những bộ Kinh cứu cánh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Niết Bàn, ý chỉ nêu rõ "Những cõi nước do Đức Phật biến hóa, để làm phương tiện để an ủi chúng sanh những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản đều gọi đó là cõi Phương tiện, Hóa thành. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới là mới gọi là Bảo Sở". Như vậy cõi Tịnh độ chưa được xem là cõi cuối cùng, cho nên cõi Tinh độ là cõi Phương tiện. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Xem thêm Tịnh độ tông Tịnh độ chân tông Cực lạc Liên kết ngoài Triết lý Phật giáo Tịnh độ tông Mật tông Thuật ngữ và khái niệm Phật giáo
521
9357
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cung%20Gi%C5%A9%20Nguy%C3%AAn
Cung Giũ Nguyên
Cung Giũ Nguyên (28 tháng 4 năm 1909 – 7 tháng 11 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam. Cuối đời, ông sống tại thành phố Nha Trang và mất tại đây. Tiểu sử Ông sinh tại Huế, họ thật là họ Hồng. Tổ tiên của ông, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Cha là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Mẹ là Nguyễn Phúc Thị Bút, trưởng nữ của Quận công Hồng Ngọc và cháu nội của An Thành Vương Nguyễn Phúc Miên Lịch (con út vua Minh Mạng). Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Sau đó ông phiêu lưu vào Sài Gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang. Năm 1936 cha của ông mất. Vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học... ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège Français de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn... Trong khoảng 1955-75, ông làm hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Trong thời gian 1972-1975 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang. Từ 1989 đến 1999, ông là giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Hoạt động Hướng đạo Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu vì bận việc riêng. Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Đà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975. Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo. Cho đến năm 2007, ông đã 98 tuổi nhưng vẫn còn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam; hướng dẫn Toán Alpha và Bêta Hướng đạo Việt Nam tại Nha Trang. Tác phẩm Một người vô dụng (1930) Nợ văn chương (1931) Volontés d'existence (Nhà xuất bản France-Asie, Saigon, 1954) Le Fils de La Baleine (Nhà xuất bản Arthène Fayard, Paris, 1956) bản dịch tiếng Việt Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Nguyễn Thành Thống (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1980). Le domaine maudit (Nhà xuất bản Arthène Fayard, Paris, 1961) Le Boujoum (1980) Chú thích Liên kết ngoài La stratégie discursive ou l'image de soi dans Le Boujum de Cung Giu Nguyen, par Pham Van Quang Nhà văn Việt Nam thời Pháp thuộc Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Học sinh Quốc học Huế Nhà báo Việt Nam Thế hệ sáng lập Hướng đạo Việt Nam Người Việt gốc Hoa Tín hữu Công giáo Việt Nam
613
9364
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0o
Mào
Bài này nói về một hiện tượng bệnh lý. Các nghĩa khác xem bài: Mào (định hướng). Mào (Latinh: crusta) hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. Mào có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét). Mào có màu vàng khi được hình thành từ huyết thanh khô, màu xanh hay vàng xanh khi từ dịch tiết mủ, màu nâu khi hay đỏ đậm khi từ máu. Mào nông thường xuất hiện như những hạt mỏng, lấp lánh, có màu mật ong, điển hình như trong chốc khô (impetigo). Khi chất tiết xâm nhập vào toàn bộ thượng bì, mào có thể dày và dính, và nếu kèm theo hoại tử mô sâu hơn, nó được gọi là chốc loét (ecthyma). Bệnh sùi mào gà là gì? Sùi mào gà (Genital Warts) còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú trông giống như súp lơ hoặc mào gà, tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân. Người bị bệnh sùi mào gà không chỉ bị ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý và quan hệ vợ chồng, mà còn có nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn sau này. Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi một hoặc một vài chủng vi rút HPV (Human papilloma virus). Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới do tốc độ lây truyền nhanh qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào ở nam giới và nữ giới sẽ gây ra mụn cóc và ung thư nếu không điều trị kịp thời. Tham khảo Da liễu học
308
9384
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%A2nh%20%E1%BA%A3o
Ảnh ảo
Trong quang học, đặc biệt là trong quang hình, ảnh ảo là thuật ngữ để chỉ các hình ảnh quan sát được khi thấy các quang tuyến ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, như cùng đi ra từ nơi đó mà trên thực tế thì đường đi qua của các quang tuyến không đi qua các điểm trên hình ảnh ảo này. Tính chất ảnh ảo qua các loại gương – Ảnh ảo qua gương phẳng có kích thước lớn bằng vật – Ảnh ảo qua gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật – Ảnh ảo qua gương cầu lõm có kích thước lớn hơn vật Ví dụ Phản xạ Gương phẳng hay gương cầu lồi luôn tạo ra ảnh ảo nằm sau gương nhờ phản xạ ánh sáng của vật thể đặt trước chúng. Đối với người quan sát trước gương, các tia sáng dường như phát ra từ ảnh nằm sau gương, nhưng thực tế các tia chỉ đi lại trong không gian nằm trước gương. Khúc xạ Thấu kính phân kỳ luôn tạo ra ảnh ảo của vật thể đặt xa hơn tiêu cự của kính. Sự khúc xạ tia sáng đi từ dưới nước lên không khí cũng tạo ra ảnh ảo của vật thể dưới nước, còn gọi là bóng nước. Xem thêm Ảnh thật (quang học) Tham khảo Quang hình Quang học
220
9385
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ngxoocxiom
Côngxoocxiom
Côngxoocxiom hay công-xooc-xi-om là từ phiên âm từ tiếng Latinh của consortium, có nghĩa gần giống như hiệp hội hay liên đoàn, có nguồn gốc ở từ consors có nghĩa là người sở hữu của các phương tiện hay đồng đội. Từ này chỉ tới sự cộng tác tạm thời để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó hay để đưa ra một dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định một cách có hiệu quả hơn. Một côngxoocxiom là sự liên kết của hai hay nhiều các cá nhân (thuật ngữ pháp lý là thể nhân), công ty, trường đại học, hoặc chính quyền (hoặc bất kỳ tổ hợp nào của các thực thể pháp lý này) với mục đích tham dự vào các hoạt động chung hoặc đóng góp các tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu chung. Mỗi bên tham gia vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng biệt của mình và nhờ thế, việc kiểm soát của côngxoocxiom đối với mỗi bên tham gia nói chung bị giới hạn trong các hoạt động tham dự vào các nỗ lực chung, cụ thể là phân chia lợi nhuận. Một côngxoocxiom được tạo lập ra bởi hợp đồng, trong đó miêu tả quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên. Các côngxoocxiom nói chung là phổ biến trong các lĩnh vực phi lợi nhuận. Ví dụ, Five Colleges, Inc. (Massachusetts) là một trong những côngxoocxiom lâu đời và thành đạt nhất tại Mỹ. Các bên tham gia vào Five Colleges, Inc. là: Đại học Amherst, Đại học Hampshire, Đại học Mount Holyoke, Đại học Smith, và Đại học tổng hợp Massachusetts Amherst. Một ví dụ khác về côngxoocxiom thành đạt là Năm trường đại học ở Ohio: Đại học Oberlin, Đại học tổng hợp Ohio Wesleyan, Đại học Kenyon, Đại học Wooster và Đại học tổng hợp Denison. Các côngxoocxiom này sử dụng các tài nguyên của các thành viên như trong việc chia sẻ các tài sản vật chất và nguồn nhân lực cũng như liên kết các tài nguyên kinh điển và quản lý hành chính. Ví dụ về côngxoocxiom để thu lợi nhuận là Airbus Industrie ("Airbus"). Được lập ra năm 1970, Airbus là một trong những nhà sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu thế giới. Airbus do Công ty vũ trụ và phòng thủ hàng không châu Âu (EADS) (sở hữu 80%) và British Aerospace (sở hữu 20%) lập ra. EADS tự bản thân nó là sự hợp thành của Aérospatiale-Matra của Pháp, Daimler-Chrysler Aerospace của Đức, và Construcciones Aeronáuticas của Tây Ban Nha, mà nguyên thủy là các đối tác riêng biệt trong côngxoocxiom, sở hữu tương ứng 37,9%, 37,9% và 4,2% cổ phần trong Airbus. Địa vị pháp lý của Airbus như là một côngxoocxiom có nghĩa là lợi nhuận (hay khoản thua lỗ) được tích lũy cho các công ty đối tác thể hiện cho các lợi ích của họ. Công việc cũng được phân bổ trên cùng nguyên lý như lợi nhuận (hay thua lỗ). Một ví dụ khác của côngxoocxiom thu lợi nhuận là khi các nhóm ngân hàng hợp tác với nhau để cho vay tiền (các khoản vay mà một ngân hàng sẽ rất khó để thực hiện do lượng tiền lớn cũng như thời hạn kéo dài và rủi ro cao). Phân biệt với hiệp hội hay liên đoàn Một hiệp hội hay một liên đoàn cũng là tổ chức do các thành viên tự nguyện tham gia với nhau giống như côngxoocxiom nhằm mục đích bảo vệ các quyền lợi và chia sẻ các trách nhiệm chung. Các thành viên của các tổ chức này vẫn là các thể nhân hay pháp nhân riêng biệt. Tuy nhiên, giữa các hình thức liên kết này có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau: Một hiệp hội có thể có tư cách pháp nhân hoặc không (mặc dù rất ít khi thấy các hiệp hội không có tư cách pháp nhân), còn một liên đoàn hay một côngxoocxiom thì phải có tư cách pháp nhân, tức là phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép hoạt động. Một hiệp hội hay liên đoàn thông thường đưa ra điều lệ để điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ chung của hiệp hội hay liên đoàn đó. Các quy định trong điều lệ được áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên của các tổ chức này, không phụ thuộc vào quy mô hay địa vị pháp lý của từng thành viên riêng biệt. Ví dụ, liên đoàn bóng đá Việt Nam có thể quy định mỗi câu lạc bộ bóng đá là thành viên không được phép có quá 3 cầu thủ mang quốc tịch nước ngoài ra sân trong một trận đấu bóng đá, không phụ thuộc vào việc câu lạc bộ này có bao nhiêu cầu thủ ngoại quốc hay họ đóng góp bao nhiêu hội phí. Trong khi đó các thành viên tham gia vào côngxoocxiom có quyền lợi và nghĩa vụ phụ thuộc vào phần đóng góp của mình. Các quyền lợi và nghĩa vụ này được thể hiện trên hợp đồng có thời hạn thay vì điều lệ. Liên đoàn hay hiệp hội (nếu có tư cách pháp nhân) là pháp nhân thay mặt cho các thành viên trong các vụ việc pháp lý hoặc trong các quan hệ xã hội với các tổ chức khác mà có liên quan đến hoạt động chung của cả liên đoàn hay hiệp hội, nhưng côngxoocxiom thì có vai trò pháp lý độc lập với các thành viên và nó không thể thay mặt cho các thành viên, do trách nhiệm pháp lý của mỗi thành viên này trong côngxoocxiom không trực tiếp phụ thuộc vào vai trò pháp lý chung của côngxoocxiom mà chỉ phụ thuộc vào phần vốn góp của họ trong đó. Việc chia sẻ trách nhiệm pháp lý được quy định cụ thể trong hợp đồng. Các hiệp hội hay liên đoàn duy trì hoạt động của mình trên cơ sở hội phí (hoặc các cách gọi khác đi) từ đóng góp của các thành viên hàng năm. Hội phí dựa trên cơ sở tự nguyện nhưng có thể có quy định mức đóng góp tối thiểu, cùng với thu nhập từ các hoạt động chung khác. Các côngxoocxiom duy trì hoạt động trên cơ sở vốn góp của các thành viên, không có quy định cụ thể về phần vốn góp của mỗi thành viên trong côngxoocxiom. Các thành viên của hiệp hội hay liên đoàn có thể rút khỏi hiệp hội hay liên đoàn bất kỳ lúc nào mà họ muốn hoặc khi bị mất tư cách hội viên (khi họ không nộp đủ hội phí chẳng hạn), còn các thành viên của côngxoocxiom chỉ có thể rút ra khỏi tổ chức này khi hợp đồng hết hiệu lực (trừ khi có điều khoản cho phép rút vốn trước hạn) mà không muốn gia hạn thêm hoặc khi họ không còn đủ tư cách pháp nhân để tham gia vào côngxoocxiom. Tham khảo Các dạng tổ chức
1,197
9390
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20M%C3%A0o%20g%C3%A0
Chi Mào gà
Mào gà còn gọi là kê quan, kê đầu hay mồng gà là tên gọi chung của một số loài thực vật thuộc chi Celosia, chi thực vật có hoa trong họ Amaranthaceae. Chúng là những cây làm cảnh hay có thể ăn được, có hình dạng và sử dụng tương tự như cây rau dền. Chúng được gọi là cây mào gà do màu sắc và hình dạng hoa giống như mào của gà. Celosia argentea là loài cây làm rau và lấy hạt làm ngũ cốc, đặc biệt ở Tây Phi, Trung Phi và Đông Nam Á. Nó là loại rau quan trọng nhất ở miền nam Nigeria, ở đó nó có tên gọi là soko. Celosia cristata là loài cây cảnh phổ biến trong vườn ở Trung Quốc và một số nơi khác. Các loài Celosia argentea Celosia cristata Celosia nitida Celosia palmeri Celosia plumosa Celosia trigyna Celosia virgata Y học Ở Việt Nam, loài Celosia cristata là phổ biến và còn có tên gọi khác là kê quan hoa hay kê đầu. Hoa và hạt cây mào gà dùng làm thuốc thu liễm. Có công dụng cầm huyết, chứa nốt trĩ ra huyết, thổ huyết, đổ máu cam, lỵ ra máu. Liều dùng: Hoa mào gà đỏ khô 10 g (tươi 25-30 g) sấy khô tán nhỏ dùng trong ngày. Mỗi lần uống 1-2 g. Chú thích Tham khảo C
220
9407
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa%20ho%C3%A0ng
Sa hoàng
Sa hoàng (tiếng Anh: Tsar; hay ; Tiếng Slav Giáo hội cổ: ц︢рь), còn gọi là Nga hoàng, là tước vị chính thức của các vua trong lịch sử Nga từ năm 1547 đến năm 1721 và là tên gọi không chính thức của các Hoàng đế của Đế quốc Nga từ đó về sau. Thực ra, vị vua đầu tiên xưng Sa hoàng là Simeon I của Bulgaria. Đây cũng là tước vị của các vị vua của Bulgaria trong thời gian 893-1014, 1085-1396 và 1908-1946; và của các vua Serbia trong thời gian 1346-1371. Trên thực tế, Sa hoàng được xem là nguyên thủ quốc gia suốt chiều dài lịch sử Nga kể từ khi Moskva trở thành một công quốc độc lập cho đến chế độ quân chủ bị lật đổ vào tháng 2 năm 1917. Như vậy Sa hoàng kế thừa các đại công tước Moskva, và là tiền thân của các Hoàng đế Nga. Trong những thời kỳ thiếu Sa hoàng, như "Thời kì lộn xộn" (1610 - 1613), Giáo trưởng Moskva, là người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga, đóng vai trò như vua Nga và nguyên thủ quốc gia. Lịch sử Từ nguyên của Tsar có nghĩa là "nguyên thủ quốc gia", "quân vương", "người đứng đầu", và cũng là tước vị chính thức của quân vương, hoặc người mang danh hiệu đó. Từ này bắt nguồn từ danh hiệu "Caesar" có từ thời La Mã cổ đại. Theo nghĩa hẹp, từ Царь (tiếng Anh: Tsar, gốc từ tiếng Latin Caesar, viết theo tiếng Nga là Цезарь) có họ hàng với từ tiếng Đức Kaiser và là tước vị chính thức của các vua Nga từ năm 1547 đến năm 1721. Trước năm 1547, đứng đầu quốc gia Moskva là một Đại công tước (Великий князь, Velikiy Knyaz). (Hồi đó các vua Nga thực ra là lãnh chúa từng vùng, phạm vi quyền lực hạn chế nên chỉ là Đại công tước). Năm 1547 Đại công tước Moskva là Ivan IV, tức Ivan Hung đế (Иван Грозный) xưng là Sa hoàng (Царь) để khẳng định vị trí đặc biệt hơn hẳn các đại công tước khác. Tước vị đó đặt Ivan IV ngang hàng với các vua chúa châu Âu, coi như ông là ngưởi kế thừa các hoàng đế Đông La Mã năm xưa. Thực ra, sau khi Đông La Mã sụp đổ thì các đại công tước Ivan III và Vasily III xứ Moskva đã xưng làm "Sa hoàng" khi giao tiếp với các nước nhỏ như Livonia. Đế hiệu chính thức của các Sa hoàng Nga là "Sa hoàng và Đấng cầm quyền chuyên chính của toàn Nga". Năm 1721, Pyotr I, tức Pyotr Đại đế (Пётр Великий), đổi tước hiệu từ Sa hoàng thành Hoàng đế (Император Imperator), là từ cùng gốc với từ Emperor của Tây Âu, nhưng tước vị Sa hoàng vẫn được dùng một cách không chính thức để gọi hoàng đế Nga cho đến khi Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ quân chủ. Hoặc, xem tước hiệu đầy đủ của Hoàng đế Nikolai II, ông xưng làm "Hoàng đế và Đấng cầm quyền chuyên chính của Nga" kèm theo nhiều danh hiệu khác như "Sa hoàng của Moskva, Kiev, Vladimir, Novgorod, Kazan, Astrakhan, Siberia, Chersonesos dãy Taurus, Gruzia…". Các Sa hoàng trong lịch sử Nga Nhà Ryurik Thời kỳ hỗn độn (1598 - 1613) Nhà Godunov Giai đoạn tiếm ngôi Nhà Shuisky Giai đoạn Hội đồng 7 vị Boyars (27 tháng 7 1610 - 4 tháng 11 1612) (Từ ngày 6 tháng 12 năm 1610 (thiếu Władysław IV Vasa): Hoàng thân Fyodor Ivanovich Mstislavsky Hoàng thân Ivan Mikhailovich Vorotynsky (to March 1611) Mikhail Fyodorovich Nagoy (from March 1611) Hoàng thân Andrey Vasilyevich Trubetskoy Hoàng thân Vasily Vasilyevich Golitsyn (to 8 April 1611) Ivan Simeyonovich Kurakin (from 8 April 1611) Hoàng thân Boris Mikhailovich Lykov-Obolenskiy Ivan Nikitich Romanov Fyodor Ivanovich Sheremetev Giai đoạn Hội đồng toàn lãnh thổ (17 tháng 4 1611 - 26 tháng 7 1613): Prokopy Petrovich Lyapunov (to 1 August 1611) Hoàng thân Dmitry Timofeyevich Trubetskoy Ataman Ivan Martynovich Zarutsky (to 7 August 1612) Nhà Romanov (1613-1917) Các tước vị trong hoàng gia Царица Tsaritsa — Sa hậu hoặc nữ Sa hoàng Цесаревич Tsesarevich — Thái tử, tước vị đầy đủ là Наследник Цесаревич Naslednik Tsesarevich; không chính thức còn gọi là Наследник Naslednik, nghĩa là Người kế vị. Царевич Tsarevich — Hoàng tử. Trước kia từ này được dùng để chỉ thái tử thay vì Tsesarevich. Các hoàng tử không phải là người kế vị và các hoàng tôn (cháu nội vua) thì được phong Đại công tước. Царевна Tsarevna — Hoàng nữ Цесаревна Tsesarevna — Thái tử phi (vợ của Thái tử) Xem thêm Danh sách các tước hiệu quý tộc Âu châu Lịch sử Nga Lịch sử Phần Lan Lịch sử Belarus Lịch sử Ukraina Lịch sử Ba Lan Chú thích Lịch sử Nga Nguyên thủ quốc gia Đế quốc Nga Lịch sử Bulgaria Tước hiệu quý tộc Tước hiệu hoàng gia Hoàng đế
809
9412
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jonathan%20Edwards
Jonathan Edwards
Jonathan Edwards (sinh 5 tháng 10 năm 1703 – mất 28 tháng 3 năm 1758) là nhà thần học và nhà thuyết giáo người Mỹ thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn (Congregational). Ông được biết đến như là nhà thần học lớn nhất và sâu sắc nhất trong cộng đồng Tin lành (Evangelical) tại Hoa Kỳ. Tuy Edwards viết về nhiều lãnh vực khác nhau, ông thường được xem là người nhiệt tâm bảo vệ nền thần học Calvin và di sản Thanh giáo. Tuổi trẻ Jonathan là con của Timothy Edwards (1669-1729), một mục sư tại East Windsor, Timothy phải tìm cách bù đắp phần lợi tức ít ỏi của mình bằng cách dạy kèm các sinh viên. Vợ của Timothy, Esther Stoddard, là con gái của Mục sư Solomon Stoddard ở Northampton, bà là một phụ nữ có nhiều khả năng về trí tuệ cùng với một cá tính độc lập. Jonathan, con trai duy nhất và là người con thứ năm trong số chín người con của họ. Cha và chị của Jonathan, cả hai đều được hưởng một nền giáo dục tốt, dạy cậu bé học. Năm lên mười, Jonathan viết một luận đề khá hài hước về tính phi vật chất của linh hồn; cậu bé tỏ ra thích thú môn lịch sử thiên nhiên, và viết một tiểu luận khá xuất sắc về tập quán của "loài nhện bay". Jonathan nhập học tại Đại học Yale năm 1716 khi chưa đủ tuổi 13. Năm sau, cậu bắt đầu làm quen và chịu thuyết phục bởi những luận văn của John Locke. Trước khi tốt nghiệp vào tháng 9 năm 1720 với tư cách là thủ khoa và trưởng lớp, xem ra trong tâm trí của chàng trai này đã định hình một hệ thống triết học. Jonathan dành hai năm kế tiếp để theo học môn thần học tại New Haven. Từ năm 1720 đến năm 1726, theo những điều ghi lại trong nhật ký, Jonathan khao khát tìm kiếm sự cứu rỗi và không chịu hài lòng cho đến khi có được một trải nghiệm vào năm cuối tại trường đại học, khi cậu không còn cảm giác rằng, theo sự tuyển chọn của Thiên Chúa, một số người được dành sẵn cho sự cứu chuộc trong khi những người khác bị phó cho sự hư mất đời đời, là "một học thuyết đáng ghê sợ"; nhưng ngược lại, cậu nhận biết đây là "một điều hết sức vui thỏa, tươi sáng và ngọt ngào". Jonathan nhận được niềm vui lớn lao khi ngắm xem vẻ đẹp của thiên nhiên, và vui thú khi thưởng thức ý nghĩa ẩn giấu đằng sau những dòng chữ của sách Nhã ca trong Cựu Ước. Jonathan được phong chức mục sư tại Northampton vào ngày 5 tháng 2 năm 1727 và nhận làm phụ tá quản nhiệm cho ông ngoại ông, Solomon Stoddard. Trong năm này, ông kết hôn với Sarah Pierpont, cô con gái 17 tuổi của James Pierpont, người sáng lập Đại học Yale. Năm 1729, Stoddard qua đời, để lại cho người cháu nhiệm vụ khó khăn của một quản nhiệm, chăm sóc một trong những giáo đoàn lớn nhất và giàu có nhất tại khu định cư. Đại Tỉnh thức Năm 1731 Edwards bắt đầu một loạt bài giảng tại Boston, về sau được xuất bản dưới tựa đề Thiên Chúa được Tôn vinh khi con người Phụ thuộc vào Ngài, nhằm phản bác tư tưởng của nền thần học Arminius. Năm 1733, một cuộc phục hưng tôn giáo bùng phát tại Northampton, lên đến đỉnh điểm vào mùa đông năm 1734 và kéo dài cho đến mùa xuân năm sau. Cuộc phục hưng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dân chúng trong thị trấn đến nỗi họ xao lãng công việc hằng ngày. Trong sáu tháng, có gần ba trăm người gia nhập giáo đoàn. Đây cũng là cơ hội cho Edwards nghiên cứu tiến trình qui đạo trong mọi giai đoạn của nó, ông ghi lại những quan sát của mình với nhiều chi tiết về tâm lý cùng với các nhận xét trong Câu chuyện về Hành động của Thiên Chúa trong Kinh nghiệm Qui đạo của hàng trăm người tại Northampton (1737). Năm 1741, Edwards cho xuất bản tác phẩm Những Dấu chỉ Đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa Hành động, đặc biệt xem xét đến một hiện tượng thường bộc phát trong các cuộc truyền giảng phục hưng: tình trạng ngất xỉu, kêu la, và co giật. Những "hiệu ứng thể chất" này, theo quan điểm của Edwards, không phải là những dấu hiệu đặc trưng khi Linh của Thiên Chúa vận hành. Năm 1742, ông viết một luận văn khác, Những Suy nghĩ về Phục hưng ở New England, những luận cứ trình bày trong tác phẩm này góp phần đáng kể giúp cải thiện tình trạng đạo đức của xứ sở. Edward cho rằng những biểu lộ cảm xúc khi người nghe chịu thuyết phục về tội lỗi là tình trạng tự nhiên, ông cũng biện hộ cho phương cách thuyết giảng nhấn mạnh đến cơn thịnh nộ và sự trừng phạt của Thiên Chúa dành cho người có tội. Mùa xuân năm 1735, cuộc phục hưng bắt đầu thoái trào và tinh thần thế tục quay trở lại. Nhưng thời kỳ này kéo dài không lâu, và cuộc phục hưng lại bùng phát khắp thung lũng Connecticut, tiếng tăm của nó lan đến Anh và Scotland. Cuộc phục hưng được tiếp bước bởi cuộc Đại Tỉnh thức dưới sự dẫn dắt của Edwards. Vào thời gian này, ông bắt đầu tiếp xúc với George Whitefield và thuyết giảng một trong những bài giảng nổi tiếng nhất của ông Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ tại Enfield, Connecticut năm 1741. Dù vậy, cuộc phục hưng được tiếp nhận với thái độ lạnh nhạt của giới lãnh đạo giáo hội. Năm 1749 Edwards cho xuất bản hồi ký về David Brainerd, một mục sư trẻ tuổi tìm đến rao giảng Phúc âm cho người da đỏ, đính hôn với Jerusha, con gái của Edwards, đến sống với gia đình ông trong vài tháng và qua đời tại Northampton vào ngày 7 tháng 10 năm 1747. Năm 1748 xảy ra sự bất đồng giữa Edwards và giáo đoàn của ông liên quan đến các điều kiện được áp dụng cho lễ báp têm, cuối cùng dẫn đến việc Edwards phải rời khỏi nhà thờ ông đã phục vụ trong gần hai mươi năm. Năm 1750, ông nhận lời làm quản nhiệm cho một nhà thờ tại Stockbridge, cùng lúc đến giảng đạo cho người da đỏ Housatonic. Ông đứng ra bảo vệ người da đỏ chống lại những người da trắng đang tìm cách bóc lột họ. Năm 1757, nhân cái chết của Mục sư Aaron Burr, người đã kết hôn với Esther, con gái của Edwards năm năm trước (con trai của họ, Aaron Burr, sau này là Phó Tổng thống Hoa Kỳ), Edwards miễn cưỡng nhận lời thế chỗ con rể của mình để làm viện trưởng Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton) vào tháng 2 năm 1758, nhưng ông qua đời chỉ 40 ngày sau đó, vào ngày 28 tháng 3 năm 1758. Khoa học Edwards tỏ ra thích thú với những phát minh của Isaac Newton và các nhà khoa học đương thời. Trước khi dành trọn thời gian cho chức vụ mục sư, Edwards đã viết về các chủ đề khác nhau trong ngành triết học tự nhiên. Trong khi bày tỏ sự quan ngại vì nhiều người bị thu hút bởi chủ nghĩa vật chất và thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lý trí, ông nhận biết rằng những quy luật thiên nhiên được tạo lập bởi Thiên Chúa nhằm bày tỏ sự khôn ngoan và sự quan tâm của ngài dành cho thế giới. Do đó, những khám phá khoa học không phải là hiểm họa cho đức tin của ông; đối với Edwards, không hề có sự mâu thuẫn nào giữa tâm linh và vật chất. Di sản Trong số những người chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng thần học của Jonathan Edwards có những tên tuổi lớn như Samuel Hopkins, Joseph Bellamy, Gideon Hawley và con trai ông, Jonathan Edwards, Jr. Nhiều người trong số các hậu duệ của Jonathan và Sarah Edwards sau này là các công dân nổi tiếng của Hoa Kỳ như Phó Tổng thống Aaron Burr, viện trưởng các đại học như Timothy Dwight, Jonathan Edwards, Jr. và Merril Edwards Gates. Jonathan và Sarah Edwards cũng là tổ phụ của Đệ Nhất Phu nhân Edith Roosevelt (vợ của Tổng thống Theodore Roosevelt), nhà văn O. Henry, nhà xuất bản Frank Nelson Doubleday và nhà văn Robert Lowell. Tác phẩm Cho đến nay nhiều tác phẩm của Edwards vẫn được xuất bản. Một số trong những tác phẩm quan trọng của ông: A Faithful Narrative of the Surprising Work of God, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-722-5 A History of the Work of Redemption including a View of Church History, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-633-4 A Treatise Concerning Religious Affections, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-746-1 Concerning the End for Which God Created The World, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-624-2 Distinguishing Marks of a Work of the Spirit of God, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-637-2 Freedom of the Will, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-619-8 Original Sin, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-760-7 Some thoughts concerning the present revival in New England and the way it ought to be acknowledged and promoted, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-379-1 The Life and Diary of David Brainerd, Missionary to the Indians, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-381-4 The Nature of True Virtue, reprinted by Diggory Press ISBN 978-1-84685-759-1 Charity and its Fruits, reprinted by Banner of Truth ISBN 978-0-85151-351-5 Xem thêm Đại Tỉnh thức Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ Tự trị Giáo đoàn Tham khảo Liên kết ngoài The Sermon Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ của Jonathan Edwards (tiếng Anh) Jonathan Edwards Center, Yale University. Complete Online Critical Edition of Edwards Works by Jonathan Edwards. Christian Classics Ethereal Library, Calvin College. Works by Jonathan Edwards. Freedom of the Will in PDF Sermons by Jonathan Edwards A collection of links to Jonathan Edwards' works Audio recordings of Edwards' Works in MP3 format: Volume 1 , Volume 2 Stanford Encyclopedia of Philosophy entry "The Pastor as Theologian: The Life and Ministry of Jonathan Edwards", a lecture by John Piper "The Governmental Theory of the Atonement: Edwards' Atonement Theology" , an article from conservative, Reformed perspective Perspectives in American Literature - A Research and Reference Guide , an Edwards bibliography Nhà thần học Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Tin Lành Kitô giáo Tín hữu Tự trị Giáo đoàn Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ Mất năm 1758 Sinh năm 1703 Triết gia thế kỷ 18 Cựu sinh viên Đại học Yale Giảng viên Đại học Yale Người Mỹ gốc Anh
1,841
9413
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20Grandison%20Finney
Charles Grandison Finney
Charles Grandison Finney (29 tháng 8 năm 1792 – 16 tháng 8 năm 1875) thường được xem là "nhà phục hưng tôn giáo hàng đầu của Hoa Kỳ", và là nhân tố chính khởi phát cuộc Đại Tỉnh thức thứ nhì. Sự thức tỉnh tâm linh này đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc đời và tư tưởng Chào đời tại Warren, Connecticut, là con út trong một gia đình có bảy người con, Finney có một xuất thân khiêm nhường. Cha mẹ ông là nông dân, còn Finney chưa bao giờ có cơ hội hưởng một nền học vấn đại học. Dù vậy, chàng trai cao 6 feet 2 inch (188 cm) với năng khiếu âm nhạc và khả năng lãnh đạo này đã giành được vị trí tốt trong cộng đồng. Đến tập sự và học luật tại một văn phòng luật sư với dự tính hành nghề luật, nhưng Finney trải nghiệm một sự soi dẫn tâm linh dẫn đến quyết định tiếp nhận đức tin Cơ Đốc vào tuổi 29 tại Adams, New York. Sau đó, Finney nhận lãnh chức vụ mục sư thuộc giáo phái Trưởng Lão, dù ông không hoàn toàn đồng ý với Bản Tín điều Westminster của giáo hội, ông thích xây dựng đức tin cho mình trực tiếp từ Kinh Thánh. Finney đến Thành phố New York vào năm 1832 để quản nhiệm nhà thờ Broadway Tabernacle. Cung cách trình bày thông điệp phúc âm cách khúc chiết với tính luận lý cao của ông giúp đem hàng ngàn người tiếp xúc với tình yêu và sự sống viên mãn của Chúa Giê-xu. Một số ước tính cho rằng những bài giảng của Finney đã dẫn dắt hơn 500 000 người tiếp nhận niềm tin Cơ Đốc. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn tiếp tục thách thức nhiều người đi đến quyết định theo đuổi nếp sống thánh khiết và đẹp lòng Thiên Chúa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Finney là Những Luận văn về Phục hưng Tôn giáo. Ca sĩ hát nhạc Cơ Đốc Keith Green chịu ảnh hưởng của ông, các nhân vật nổi tiếng khác thuộc cộng đồng Tin lành (Evangelical) như Billy Graham trân trọng ông. Về sau Finney gia nhập giáo phái Tự trị Giáo đoàn (Congregational) và, vì vậy, nhận nhiều sự chỉ trích từ những người Trưởng Lão bảo thủ. Về thần học, Finney chấp nhận những yếu tố căn bản từ nhà thần học và thuyết giáo của thế kỷ 18, Jonathan Edwards, và nền thần học New Divinity theo tư tưởng Calvin. Đang khi là một nhà truyền bá phúc âm rất thành công, cùng lúc Finney tham gia vào Phong trào Bãi nô thường xuyên dùng toà giảng để đả kích chế độ sở hữu nô lệ. Từ thập niên 1830 ông từ chối ban lễ tiệc thánh cho các chủ nô trong nhà thờ của ông. Năm 1835, ông đến Ohio để giảng dạy, sau đó trở thành viện trưởng của Đại học Oberlin. Oberlin sớm trở thành vườn ươm cho phong trào chống sở hữu nô lệ khi ấy còn trong thời kỳ sơ khai. Oberlin cũng là viện đại học đầu tiên tại Mỹ cho phép người da đen và phụ nữ theo học chung lớp với nam giới da trắng. Vai trò lịch sử Là một quốc gia tân lập, Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 chứng kiến nhiều biến động xã hội. Thời kỳ này sản sinh một loạt các phong trào tôn giáo như Chứng nhân Giêhôva (1870), Cơ Đốc Phục lâm (1863), đạo Miller (1830 trở về sau) và đạo Mormon (1830). Cuộc di dân Tây tiến mang đến nhiều cơ hội cho cuộc sống và khiến người ta dễ dàng chối bỏ tư duy cũ. Thái độ này cũng được áp dụng cho tôn giáo. Cần lưu ý rằng các giáo phái kể trên không được công nhận bởi cộng đồng Cơ Đốc giáo. "Khu vực bùng cháy" (Burned-over district) là một vùng địa lý được miêu tả bởi Finney như là vườn ươm cho phong trào phục hưng tôn giáo; đó là một khu vực thuộc miền tây Tiểu bang New York, nơi Finney gặt hái nhiều thành công. Vì thiếu hụt các chức sắc nên hoạt động tôn giáo trong vùng ít chịu ảnh hưởng bởi các giáo hội truyền thống. Điều Finney cố làm trong khu vực đã khiến ông trở nên nhà truyền bá phúc âm thành công nhất vào thời kỳ này. Trong khi những nhóm như Chứng nhân Giê-hô-va, Mormon và Cơ Đốc Phục lâm trở nên những cộng đồng khép kín thì Finney có được ảnh hưởng rộng lớn trong vòng các giáo phái chính lưu (mainstream). Finney không bao giờ thiết lập cho mình một giáo phái riêng, cũng không tự nhận một vị trí lãnh đạo đặc biệt nào nhằm tỏ ra vượt trội hơn các nhà truyền bá phúc âm khác. Các giáo phái có cấu trúc tổ chức linh hoạt như Baptist và Giám Lý thu hoạch nhiều từ những thành quả của Finney, trong khi các giáo phái có khuynh hướng thủ cựu như Trưởng Lão tỏ ra không mấy thành công. Thái độ tích cực của Finney đối với phong trào chống chế độ nô lệ đã giúp các tiểu bang miền Bắc kiến tạo một nền tảng tôn giáo ủng hộ lập trường chống chế độ nô lệ. Vào thời điểm ấy, niềm tin tôn giáo của người miền Nam tỏ ra bảo thủ và liên kết chặt chẽ với các tôn giáo truyền thống. Trong ý nghĩa này, tư tưởng của Finney được chấp nhận dễ dàng hơn ở miền Bắc. Nó cũng thiết lập một sự nối kết trực tiếp giữa phong trào phục hưng và phúc lợi xã hội, một sự nối kết trở nên chặt chẽ hơn trong hội thánh sau cuộc Nội chiến. Thần học Finney chịu ảnh hưởng sâu đậm tinh thần "phục hưng" của nền thần học xuất hiện từ thế kỷ 19. Mặc dù lập nền trên Thần học Calvin, Finney bác bỏ khuynh hướng "Old Divinity" của nên thần học này bởi vì ông xem nó là không phù hợp với Kinh Thánh và cản trở các nỗ lực truyền giáo và truyền bá phúc âm. Một số luận điểm của Finney đi ngược lại Thần học Calvin, như được trình bày trong tác phẩm chính của ông, Religious Revivals (Phục hưng Tôn giáo). Finney cho rằng sự cứu rỗi có phụ thuộc vào ý chí con người muốn ăn năn, chứ không phải là sự áp đặt ngược với ý muốn của họ. Tuy nhiên, Finney không bác bỏ toàn bộ Thần học Calvin. Trong Systematic Theology (Thần học Hệ thống), Finney chấp nhận hoàn toàn học thuyết "Bảo tồn các Thánh đồ" với nhận xét "Tôi cảm thấy dè dặt hơn khi thành lập và trình bày quan điểm của tôi về giáo lý Bảo tồn các Thánh đồ so với các vấn đề thần học khác". Cùng lúc, Finney thừa nhận tình trạng vẫn còn những tội lỗi che giấu trong đời sống các tín hữu, và mạnh mẽ khuyến cáo rằng họ cần phải ăn năn xưng tội ngay lập tức hoặc sẽ bị hư mất. Hậu thuẫn cho luận điểm này, theo Finney, là các hành xử của Sứ đồ Peter đối với Simon được chép trong Công vụ các Sứ đồ 8, và những chỉ dẫn của Sứ đồ Phao-lô đối với hội thánh Corinth (1Corinthians 5). Quan điểm này của Finney làm nổi bật quan điểm tập chú vào đời sống thánh khiết được trình bày trong các tác phẩm của ông. Trong khi một số nhà thần học nối kết tên tuổi Finney với tư tưởng Pelagius, cần biết rằng Finney mạnh mẽ hậu thuẫn giáo lý cứu rỗi bởi ân điển chỉ qua đức tin, không phải bởi việc lành hoặc lòng vâng phục. Tuy nhiên, Finney khẳng định rằng việc lành là chứng cứ của đức tin; khó có thể tin rằng một đời sống chứa chấp tội lỗi là người có đức tin để được cứu. Chú thích Liên kết ngoài A biography of Charles Finney by G. Frederick Wright (Holiness perspective; supportive) A Vindication of the Methods and Results of Charles Finney's Ministry (Revivalist perspective; supportive; answers many traditional Old School Calvinist critiques) Charles Grandison Finney: New York Revivalism in the 1820-1830s by John H. Martin Articles on Finney (conservative Calvinist perspective; critical) How Charles Finney's Theology Ravaged the Evangelical Movement (conservative Calvinist perspective; critical) "The Legacy of Charles Finney" by Dr. Michael S. Horton (conservative perspective; critical) The Oberlin Heritage Center-Local history museum and historical society of Oberlin, OH, where Finney lived and worked for decades. Finney's Lectures on Theology by Charles Hodge (conservative Calvinist perspective; critical) Nhà truyền bá Phúc âm Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Nhà thần học Tín hữu Trưởng Lão Tín hữu Tự trị Giáo đoàn Nhà lãnh đạo Cơ Đốc giáo Hoa Kỳ Sinh năm 1792 Nam tiểu thuyết gia Mỹ Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20
1,513
9419
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A5u%20k%C3%ADnh
Thấu kính
Trong quang học, một thấu kính là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ chùm ánh sáng, nhờ vào hiện tượng khúc xạ, thường được cấu tạo bởi các mảnh thủy tinh được chế tạo với hình dạng và chiết suất phù hợp. Khái niệm thấu kính cũng được mở rộng cho các bức xạ điện từ khác, ví dụ, thấu kính cho vi sóng được làm bằng chất nến. Trong ngữ cảnh mở rộng, các thấu kính làm việc với ánh sáng và bằng kỹ thuật truyền thống được gọi là thấu kính quang học. Lịch sử Từ thấu kính trong tiếng Anh xuất phát từ tên Latinh là lentil, nghĩa là loài họ Đậu có hoa, vì thấu kính có 2 mặt lồi giống như loại thực vật này. Các loại thấu kính 1 - Thấu kính lồi kép đối xứng. 2 - Thấu kính hai mặt lồi không đối xứng 3 - Thấu kính lồi. 4 - Thấu kính khum dương. 5 - Thấu kính hai mặt lõm đối xứng. 6 - Thấu kính hai mặt lõm không đối xứng. 7 - Thấu kính lõm Plano. 8 - Thấu kính khum âm. Thấu kính hội tụ Thấu kính hội tụ (còn gọi là thấu kính rìa mỏng) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua kính sẽ được hội tụ tại 1 tâm nhất định tùy theo hình dạng của thấu kính. Thấu kính phân kỳ Thấu kính phân kỳ (còn gọi là thấu kính rìa dày) là thấu kính mà chùm tia sáng song song sau khi đi qua thấu kính sẽ bị phân tán ra. Thông thường, trong điều kiện chiết suất của vật liệu làm thấu kính lớn hơn chiết suất của môi trường chung quanh thì thấu kính phân kỳ có hình dạng lõm. Trường hợp khác, khi chiết suất của thấu kính nhỏ hơn chiết suất môi trường thì các thấu kính lồi sẽ là thấu kính phân kỳ. Ví dụ: các bọt khí trong môi trường nước, trong lòng các chất trong như thủy tinh... Thấu kính lồi Thấu kính lồi hay còn gọi là thấu kính hội tụ là thấu kính có phần trung tâm dày hơn phần rìa. Thấu kính lõm Thấu kính lõm hay thấu kính phân kỳ là thấu kính có phần trung tâm mỏng hơn phần rìa, có tác dụng phân kỳ chùm tia sáng sau khi đi qua thấu kính. Về cấu tạo, thấu kính lõm được phân thành: phẳng_Lõm và lõm_Lõm. Thấu kính mỏng Là thấu kính có khoảng cách giữa hai đỉnh của 2 chỏm cầu (d) rất nhỏ so với bán kính R1 và R2 của 2 chỏm cầu. Thấu kính mỏng có thể là thấu kính hội tụ, nhưng cũng có thể là thấu kính phân kỳ. Với thấu kính mỏng, một số tính toán quang hình có thể được làm xấp xỉ về dạng đơn giản. Thấu kính hấp dẫn Thấu kính hấp dẫn là các thấu kính tự nhiên, thường có kích thước lớn, ví dụ như các lỗ đen thiên hà, sao neutron... Cách vẽ ảnh qua thấu kính Sử dụng 3 tia đặc biệt Tia tới đi qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F' của thấu kính. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính của thấu kính. Sử dụng 2 tia bất kì Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính. Tia tới qua quang tâm cho tia ló truyền thẳng. Tia tới qua tiêu điểm vật chính cho tia ló song song với trục chính. Tia tới song song với trục phụ cho tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ. Các khái niệm trong quang học thấu kính Hệ thấu kính Hệ thấu kính là một quang cụ kết hợp từ 2 thấu kính đồng loại trở lên nhằm mục đích tạo ra công cụ mới có tính năng tạo ảnh tốt hơn. Ví dụ như kính hiển vi, kính thiên văn. Ứng dụng Thấu kính hội tụ: - Dùng làm vật kính và thị kính ở kính hiển vi và kính thiên văn. - Dùng làm vật kính ở máy ảnh. - Dùng làm kính lúp. - Dùng làm kính chữa tật viễn thị, lão thị. Thấu kính phân kì: - Dùng làm kính chữa tật cận thị. - Sử dụng ở lỗ nhìn trên cánh cửa ra vào nhà. Xem thêm Quang sai trong quang hệ Thấu kính máy ảnh Kính hiển vi Kính thiên văn Thấu kính Fresnel Lăng kính Màng quang học Thấu kính chiết suất thay đổi Thấu kính hấp dẫn Thấu kính lưỡng cực điện Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Thin Lens Java applet Article on Ancient Egyptian lenses Nhiếp ảnh Quang học Dụng cụ quang học Dụng cụ giúp quan sát
804
9440
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20th%E1%BB%A9c%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t
Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất (tiếng Đức: Produktionsweise), một khái niệm trong kinh tế chính trị và học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx, là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Khái niệm Theo Karl Marx, phương thức sản xuất là tổ hợp hữu cơ cụ thể của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hay nói khác đi, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với Marx, 'bí mật' tổng thể của "tại sao/như thế nào" mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra. Phương thức sản xuất là đặc biệt lịch sử đối với Marx vì nó tạo thành 'tổng thể hữu cơ' (hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới. Lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm: Người lao động (lực lượng lao động) Tư liệu sản xuất gồm: Đối tượng lao động hay đối tượng sản xuất: đất đai, nguyên vật liệu, thông tin... Công cụ lao động hay công cụ sản xuất Phương tiện lao động: đường xá, cầu cống, bến bãi, kho... Khoa học - kĩ thuật Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất; được thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định; được biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất... Gắn với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất trở thành không phù hợp, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, tất yếu dẫn đến việc thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời. Quan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, nó do con người tạo ra, nhưng lại hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Các quan hệ kiểm soát và phân chia sản phẩm được sản xuất ra trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất. Quan hệ trong phân phối sản phẩm. Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó, theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ. Các phương thức sản xuất Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này. Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội. Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển. Phương thức sản xuất phong kiến: Phương thức sản xuất tư bản: Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Phương thức sản xuất cộng sản: Xem thêm Duy vật biện chứng Duy vật lịch sử Chủ nghĩa Marx Karl Marx Chủ nghĩa vô chính phủ Phương thức sản xuất tư bản Tham chiếu Tham khảo Liên kết ngoài Kinh tế chính trị Marx-Lenin Chủ nghĩa Marx Duy vật lịch sử Sản xuất Thuật ngữ xã hội học Hệ thống kinh tế Kinh tế chính trị
1,834
9454
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%207%20n%C4%83m%202005
Tháng 7 năm 2005
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 7 năm 2005. Thứ tư, ngày 6 tháng 7 Luân Đôn được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè 2012. Thứ năm, ngày 7 tháng 7 Luân Đôn bị tấn công: Lúc 8:50 sáng giờ Luân Đôn, bốn vụ nổ liên tiếp đã xảy ra trên các trục giao thông của thủ đô nước Anh. Ba vụ nổ trong số đó tấn công vào hệ thống xe điện ngầm. Số thiệt hại nhân mạng hiện lên đến 40, hàng trăm người bị thương, số thiệt hại có thể tăng cao hơn. Tổ chức tự nhận tên là Group of al-Qaeda of Jihad Organization in Europe (nhóm tổ chức al-Qaeda của Jihad tại châu Âu) đã lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ này. Thủ tướng Tony Blair đã phải cắt ngắn cuộc hội nghị G8 để trở về Luân Đôn. Một số nước đồng minh chống khủng bố, đặc biệt là Mỹ, Đan Mạch và Ý, đã ra lệnh cho các hệ thống phòng thủ tăng cường đề cao cảnh giác nhất là tại các tuyến đường xe điện. BBC VOA Thứ bảy, ngày 9 tháng 7 Bão Dennis, cơn bão đầu tiên trong mùa bão Đại Tây Dương năm 2005, xuyên qua Cuba để vào vùng vịnh Hoa Kỳ. Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan nói ở một cuộc họp báo là ông không tin là Osama bin Laden đang ở nước đó. Porter Goss, chủ tịch của CIA, đã nói trong phỏng vấn gần đây là ông có "ý niệm rõ ràng" về bin Laden ở chỗ nào. Boston Globe, CNN Những người ở hội nghị G8 lần thứ 31 ở Gleneagles (Scotland) nhất định phân bổ tiền viện trợ tới 50.000 triệu Mỹ kim để chống nghèo đói ở Phi Châu, rồi 3.000 triệu Mỹ kim cho Palestine để xây dựng hạ tầng cơ sổ. Reuters ReutersAlert Thứ hai, ngày 11 tháng 7 Chính phủ Indonesia xin những đài TV tắt chương trình từ 1 giờ sáng đến 5 giờ sáng hàng ngày trong sáu tháng cho để tiết kiệm điện, sau khi giá xăng tăng lên gần đây. Những chương trình bóng đá vào nửa đêm được miễn, do rất nhiều người coi nó. BBC Người giữ quyền tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev đắc cử tổng thống với gần 90% số phiếu ủng hộ. Ở Trung Quốc, vụ nổ mỏ đã giết 22 công nhân mỏ ở tỉnh Tân Cương. 35 đàn ông được cứu, nhưng khi hơn 30 người vẫn không kiếm được. Xinhua China Daily Reuters Thứ tư, ngày 13 tháng 7 Việc phóng phi thuyền Discovery của NASA bị đình hoãn. Đây là lần đầu tiên một phi thuyền có người được phóng lên không gian sau khi phi thuyền Columbia bị nổ. Thứ sáu, ngày 15 tháng 7 Sau nhiều cuộc bố ráp, cảnh sát Anh tuyên bố nghi ngờ của họ rằng cuộc nổ bom ngày 7 tháng 7 tại Luân Đôn là do 4 công dân Anh nổ bom cảm tử, ba người từ Leeds và một người từ Aylesbury. Một chuyên gia hoá chất cũng bị cầm giữ tại Ai Cập vì dính líu đến chuyện này. Thứ bảy, ngày 16 tháng 7 Sách Harry Potter và hoàng tử lai được phát hành khắp nơi. Ở Đài Loan (THDQ), kỳ bầu cử cho chủ tịch Quốc Dân Đảng năm 2005, lần bầu cử thẳng đầu tiên trong lịch sử đảng, thị trưởng Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) của Đài Bắc thắng Chủ tịch Quốc hội Vương Kim Bình (Wang Jin-pyng), có đa số 72% đối với 28%. BBC Chủ nhật, ngày 17 tháng 7 Phóng viên Matthew Cooper của tạp chí Time bảo ban hội thẩm là ông Karl Rove – một cố vấn chính trị cao cấp của Tổng thống George W. Bush của nước Mỹ – là người đầu tiên lộ ra Valerie Plame là đặc vụ CIA. Sir Edward Heath KG, Thủ tướng Anh từ 1970 đến 1974, mất ở nhà ông tại Salisbury, thọ 89. Chính phủ Indonesia và Phong trào Giải phóng Aceh (ASNLF) ký hòa ước để kết thúc xung đột 30 năm ở miền Aceh của đảo Sumatra. Thứ hai, ngày 18 tháng 7 Cựu Đại tướng William Westmoreland, người chỉ huy quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam từ 1964 đến 1968, đã qua đời ở nhà ẩn dật tại Nam Carolina, thọ 91 tuổi. BBC Mạng Ý Kiến Người Việt Thanh Niên Tuổi Trẻ Việt Báo Vietmedia VnDaily VNExpress VTV VOV Chính phủ Đài Loan bắt hàng trăm người phải trốn khi bão Hải Đường tới đó. Trận bão này đang trên đường đi tới huyện Okinawa (Nhật Bản). Sau khi giết ít nhất bảy người và bắt hàng ngàn người phải trốn, bão Emily đã đi qua bán đảo Yucatán và sắp tới đất liền lần thứ hai vào bang Tamaulipas của México. Thứ ba, ngày 19 tháng 7 Tổng thống George W. Bush của Hoa Kỳ tuyên bố ông sẽ đề cử John G. Roberts, Jr., thẩm phán Tòa Thượng thẩm Hoa Kỳ tại Đặc khu Columbia, vào Tối cao Pháp viện để thay cho bà Sandra Day O'Connor. BBC Việt Báo VNExpress VNN VOA Thứ tư, ngày 20 tháng 7 Bão Emily đã tới đất liên lần thứ hai vào bang Tamaulipas của México, sau khi qua bán đảo Yucatán. Bão Emily đã giết bảy người và bắt hàng ngàn người phải trốn. Thẩm phán đầu Beverly McLachlin của Canada ký dự luật C-38 thành luật pháp để công nhận hôn nhân đồng tính tại nước đó. Thứ năm, ngày 21 tháng 7 Trung Quốc sẽ bỏ chính sách cho 11 năm qua để định giá trị của đơn vị tiền tệ đồng nhân dân tệ theo đồng đôla Mỹ, đó là bước đầu tiên để đổi thành giá hối đoái luân chuyển. BBC Người Việt Việt Báo Loạt bom thứ hai nổ tại Luân Đôn (Anh), hai tuần sau vụ nổ bom ngày 7 tháng 7 cùng thành phố, nhưng mà lần này chỉ có một người bị thương. Người Việt VNN VOA Thứ sáu, ngày 22 tháng 7 Cảnh sát ở Luân Đôn (Anh) bắn chết một người khả nghi là người khủng bố trong xe điện ngầm tại nhà ga Stockwell. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN VOA Microsoft tuyên bố là hệ điều hành trước đây gọi là "Windows Longhorn" hiện nay chính thức gọi là "Windows Vista". Phiên bản beta đầu tiên sẽ được phát hành vào ngày 3 tháng 8. Thứ bảy, ngày 23 tháng 7 Loạt bom nổ tại khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh (Ai Cập), giết ít nhất 83 người. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN VOA VOV Cảnh sát tại Anh thừa nhận là người bị cảnh sát bắn hôm qua không có liên quan đến những cuộc nổ bom tại Luân Đôn vào tháng này. Sở cảnh sát Scotland Yard gọi vụ bắn này là một "thảm kịch". BBC Chủ nhật, ngày 24 tháng 7 Lance Armstrong thuộc Đội Xe Đạp Nhà Nghề Đài Discovery thắng Tour de France bảy lần liên tục và dự tính kết thúc sự nghiệp đua xe đạp. BBC RFA VOA Cảnh sát trưởng Luân Đôn xin lỗi vì bắn chết ông Jean Charles de Menezes, thợ điện từ Ba Tây không có liên quan đến vụ nổ bom tại Luân Đôn vào thứ năm. Gia đình của ông Menezes còn ngờ lời xin lỗi này, nói là cảnh sát "bất tài". BBC VOA Thứ ba, ngày 26 tháng 7 Tàu vũ trụ Discovery của NASA phóng lên thành công từ bộ phóng 39B ở Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy tại Florida (Mỹ). Chuyến vũ trụ này có người lái, lần đầu tiên sau vụ tàu Columbia rơi vào tháng 2 năm 2003. NASA đang nghiên cứu về một vài mảnh rớt khi tàu Discovery lên trời. BBC Calitoday VNN VOA VOA Thứ năm, ngày 28 tháng 7 Quân đội Cộng hoà Lâm thời Ireland (IRA) tuyên bố kết thúc chiến dịch vũ trang tại Bắc Ireland (Anh) để tìm biện pháp chính trị để thống nhất Ireland. BBC VNN VOA Phi vụ STS-114: NASA tạm thời ngưng chương trình tàu con thoi cho đến khi vấn đề tại thùng chứa nhiên liệu bên ngoài được giải quyết. BBC VOA Thứ sáu, ngày 29 tháng 7 Ba vật thể mới trong vòng đai Kuiper được phát hiện, 2003 EL61, 2005 FY9, và 2003 UB313, vật thứ ba được tin rằng lớn hơn Diêm Vương Tinh. Cả bốn nghi can đều bị bắt giữ trong việc dính líu đến vụ nổ bom ngày 21 tháng 7 tại Luân Đôn. BBC VNN Một cuộc trưng cầu dân ý tại Uganda hồi phục hệ thống đa đảng sau khi các đảng phái bị cấm trong gần 20 năm qua. Thứ bảy, ngày 30 tháng 7 Số người bị thiệt mạng do lũ lụt tại bang Maharashtra (Ấn Độ) qua 1.000. Sự kiện tháng qua Tham khảo Tháng 7 Tháng bảy Năm 2005
1,499
9460
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh%20l%C3%BAp
Kính lúp
Kính lúp, hay kiếng lúp, (tiếng Pháp: loupe) là một thấu kính hội tụ thường được dùng để khuếch đại hình ảnh. Nó có đường kính từ vài cm đến khoảng vài chục cm, thường được bảo vệ bởi một khung, có thể có thêm tay cầm. Nó là dạng đơn giản nhất của kính hiển vi. Chữ "lúp" có gốc từ chữ loupe trong tiếng Pháp, tên của loại kính này. Kính lúp hoạt động nhờ tạo ra một ảnh ảo nằm đằng sau kính, cùng phía với vật thể cần phóng đại. Để thực hiện được điều này, kính phải đặt đủ gần vật thể, để khoảng cách giữa vật và kính nhỏ hơn tiêu cự của kính. Một số kính có tấm bảo vệ gập lại được khi không dùng, tránh việc xây xước mặt kính. Một số kính được chế tạo giống như thấu kính Fresnel, để giảm độ dày xuống như một miếng thẻ, gọi là thẻ lúp. Kính lúp thường phục vụ trong việc đọc chữ hay quan sát các vật thể nhỏ, và dùng trong một số thí nghiệm khoa học đơn giản ở các trường học. Nó cũng từng là biểu tượng cho các chuyên gia trinh thám, khi họ dùng kính lúp để quan sát dấu vết tội phạm. Kính lúp sơ khai được phát hiện khi một người nông dân tìm được một hòn ngọc mà khi nhìn qua thì vật rõ hơn và có thể đốt cháy cỏ và vải. Sau này kính lúp được các nhà chế tác đá quý khác thành hình cầu lồi và được sử dụng bởi quý tộc để đọc sách báo. Nhưng khi thuật thổi thủy tinh ra đời thì kính lúp được phổ biến rộng rãi và dùng để làm kính hiển vi, ống nhòm, kính thiên văn... Xem thêm Thấu kính hội tụ Tham khảo Dụng cụ quang học Thấu kính L Phát minh Anh
312
9474
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20keo
Hệ keo
Hệ keo, còn gọi là hệ phân tán keo, là một hệ thống có hai thể của vật chất, một dạng hỗn hợp ở giữa hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Trong một hệ phân tán keo, các giọt nhỏ hay hạt nhỏ của một chất, chất phân tán, được phân tán trong một chất khác, môi trường phân tán. Trong một hệ keo cao phân tử, các chất cao phân tử được phân tán trong một trường đồng nhất (môi trường phân tán). Rất nhiều chất quen thuộc bao gồm cả bơ, sữa, kem sữa, các aerosol (Ví dụ như sương mù, khói sương (tiếng Anh: Smog, kết hợp của từ smoke và fog), khói xe), nhựa đường, mực, sơn, bọt biển đều là hệ keo. Bộ môn nghiên cứu về hệ keo được nhà khoa học người Scotland Thomas Graham mở đầu vào năm 1861. Các hạt phân tán trong một hệ keo có kích thước từ 0,001 đến 1 micrômét. Một số tài liệu khác định nghĩa là các hạt keo có kích thước không nhìn được bằng kính hiển vi quang học thông thường, tức là các hạt keo có kích thước lớn nhất vào khoảng 0,1 micrômét. Các hệ phân tán với kích thước hạt phân tán nằm trong khoảng này gọi là aerosol keo, nhũ tương keo, bọt keo, huyền phù keo hay hệ phân tán keo. Hệ keo có thể có màu hay mờ đục vì hiệu ứng Tyndall, là sự tán xạ ánh sáng bởi các chất phân tán trong hệ keo. Phân loại Thường các hệ keo được phân loại theo trạng thái vật lý của môi trường phân tán và của các hạt keo: Ngoài ra còn có cách phân biệt các hệ keo theo đặc tính tương tác giữa chất phân tán và môi trường phân tán: kỵ nước hay ưa nước. Kỵ nước: được đặc trưng bởi tương tác yếu giữa chất phân tán và môi trường phân tán, năng lượng bề mặt lớn. Đây là dạng hệ keo phổ biến. Ưa nước: được đặc trưng bởi tương tác mạnh giữa chất phân tán và môi trường phân tán, làm giảm năng lượng bề mặt. Tương tác giữa những hạt keo Các hạt keo thường có kích thước lớn nên không bị tác động của hiệu ứng lượng tử. Mặc dầu vậy chúng đủ nhỏ để có thể bị tác động bởi các chuyển động nhiệt trong hệ keo. Các lực sau đây đóng vai trò quan trọng trong tương tác giữa những hạt keo: Lực đẩy hạt rắn: Thường các hạt keo là các chất rắn, vì thế hai hạt keo không thể ở gần nhau hơn là tổng số bán kính của chúng. Tương tác tĩnh điện: Hạt keo có thể mang khả năng tích điện. Lực tương tác Coulomb tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Mặc dầu vậy, nếu có hạt phân tán tích điện ngược với hạt keo, chúng sẽ tích tụ chung quanh hạt keo và chắn các lực tương tác này. Lực Van der Waals: Nếu chỉ số khúc xạ của các hạt keo khác với chỉ số khúc xạ của môi trường phân tán chúng sẽ bị hút theo thế năng của lực van der Waals tỉ lệ với . Lực entropy: Theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học, một hệ thống có thể đi đến trạng thái có entropy cực đại. Điều này có thể dẫn đến các lực có hiệu quả ngay cả giữa những khối rắn. Độ bền Một hệ keo được gọi là hệ keo bền khi các hạt keo không lắng xuống đáy của môi trường phân tán và không kết dính lại với nhau. Ổn định không gian và ổn định tĩnh điện là hai phương pháp chính để ổn định một hệ keo. Ổn định tĩnh điện dựa trên lực đẩy tương tác giữa những phần tử có cùng điện tích. Các thể khác nhau thường có tính hấp thụ điện khác nhau, vì thế mà tạo thành hai lớp tích điện trên mọi bề mặt. Các hạt keo có kích thước nhỏ dẫn đến tỷ lệ bề mặt rất lớn (so với thể tích của hạt keo) nên hiệu ứng này được tăng cường rất nhiều trong các hệ keo. Trong một hệ keo bền, trọng lượng của chất phân tán rất nhỏ nên lực đẩy của chất lỏng hay động năng không đủ lớn để vượt qua được lực đẩy tĩnh điện giữa các lớp tích điện của môi trường phân tán. Hạt keo có tích điện có thể quan sát thấy bằng cách đưa hệ keo vào một điện trường: tất cả các hạt đều đi về cùng một điện cực và vì thế phải có cùng điện tích. Sự phá vỡ một hệ keo gọi là đông tụ hay keo tụ, có thể thực hiện bằng cách đun nóng hay cho thêm chất điện phân. Đun nóng sẽ làm tăng vận tốc của các hạt keo, làm cho chúng có đủ năng lượng xuyên qua lớp cản và kết hợp lại với nhau. Vì được lặp lại nhiều lần, các hạt keo lớn đủ để lắng xuống. Chất điện phân được thêm vào sẽ trung hòa các lớp ion trên bề mặt các hạt keo. Hệ keo như là mô hình cho nguyên tử Trong vật lý hệ keo là một hệ mô hình thú vị cho các nguyên tử. Ví dụ như sự kết tinh và chuyển đổi trạng thái đều có thể quan sát được Có thể tạo hình tương tác giữa những hạt keo. Vì thế mà có thể mô phỏng được năng lực nguyên tử (tiếng Anh: Atomic potential). Hạt keo lớn hơn nguyên tử rất nhiều và vì thế có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Vì có kích thước lớn nên tốc độ khuếch tán của các hạt keo chậm hơn. Các quá trình như kết tinh, xảy ra khoảng vài picôgiây trong các hệ nguyên tử, đủ chậm để có thể được quan sát một cách chi tiết. Hạt keo quá lớn để có thể bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng lượng tử một cách đáng kể, vì thế nên động lực học của chúng dễ hiểu hơn là của các nguyên tử. Hệ keo trong sinh vật học Đầu thế kỷ 20, trước khi enzim học phát triển, hệ keo được xem như là chìa khóa cho các tác dụng của enzim; Ví dụ cho thêm một lượng nhỏ enzim vào một lượng nước sẽ làm thay đổi tính chất của nước, phá hủy chất nền (tiếng Anh: Substrate) đặc trưng của enzim như dung dịch của ATPase phá hủy ATP. Chính sự sống cũng đã có thể được giải thích bằng các tính chất chung của tất cả các chất keo tạo thành một sinh vật. Tất nhiên là từ khi sinh vật học và sinh hóa học phát triển, lý thuyết hệ keo được thay thế bởi lý thuyết cao phân tử, xem enzim như là một tập hợp của nhiều phân tử lớn giống nhau, hoạt động như các bộ máy rất nhỏ, chuyển động tự do giữa những phân tử nước trong dung dịch và hoạt động riêng lẻ trên các chất nền, không bí hiểm hơn một nhà máy chứa đầy những cỗ máy. Tính chất của nước trong hệ keo không bị thay đổi, khác với những thay đổi thẩm thấu đơn giản mà nguyên nhân có thể là sự hiện diện của một chất được hòa tan trong nước. Đọc thêm Hóa keo Tham khảo Hóa keo Vật lý vật chất ngưng tụ Dạng bào chế Hỗn hợp hóa học Hệ keo
1,287
9498
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20B%C3%ACnh%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Thiên Bình (chòm sao)
Thiên Bình (hay còn gọi Thiên Xứng, Hán ngữ: 天秤/天稱, ♎, trong ngôn ngữ một số nước phương Tây và tiếng Latinh là Libra để chỉ cái cân đĩa) là một chòm sao trong hoàng đạo. Nó là một chòm sao khá mờ và không có ngôi sao nào có độ sáng cấp một, nằm giữa Xử Nữ về phía tây và Thiên Yết về phía đông. Như tên gọi của các sao sáng hơn cả, nó là một phần trong các vuốt của Bọ Cạp. Các đặc trưng nổi bật Các ngôi sao sáng nhất trong Thiên Bình tạo ra một hình tứ giác: α Librae, Zubenelgenubi ("vuốt phía nam"), là sao đôi thấy được; β Librae, Zubeneschamali ("vuốt phía bắc"); γ Librae, Zubenelakrab ("vuốt của bọ cạp"); σ Librae, là sao đôi biến thể. α và β Librae là đòn cân, còn γ và σ là đĩa cân. σ Librae trước đây được coi là γ Scorpii mặc dù nó nằm trong ranh giới của Thiên Bình. Nó đã không được đặt lại tên là σ Librae cho tới tận năm 1851 (bởi Benjamin A. Gould). Huyền thoại Chòm sao này nguyên thủy được coi là tạo thành một phần vuốt của con bọ cạp (Bọ Cạp), là cung chiêm tinh xuất hiện muộn nhất và là cung duy nhất không có đại diện tượng trưng là các thực thể sống. Trong thần thoại Hy Lạp sau này, chòm sao khi quan sát nó riêng rẽ thì lờ mờ giống như bộ cân đĩa và được miêu tả như là cái cân được giữ bởi nữ thần công lý Astraea. Bởi vì Thiên Bình nguyên thủy là một phần của Xử Nữ (Virgo) (như là cái cân), và trước đó là của Thiên Hạt, nên nó đã không phải là một thực thể rõ rệt mà cung hoàng đạo đã được đặt tên theo. Vị trí của nó có thể bị chiếm bởi Mục Phu, là chòm sao gần nhất đối với hoàng đạo. Do vị trí của Mục Phu (Boötes) cần phải được giữ trên hoàng đạo là bị khuyết, nó có thể cùng với Đại Hùng, Thiên Long (Draco) và Tiểu Hùng, cũng trong Thiên Bình, dẫn tới huyền thoại về các quả táo của Hesperides, một trong Mười hai kỳ công của Hercules. Các ngôi sao Các sao có tên chính xác: Zubenelgenubi [Zuben Elgenubi] hay Kiffa Australis [Elkhiffa australis] (8/α1 Lib, 9/α2 Lib) – sao đôi 5,15 và 2,75. الزبن الجنوبي az-zuban al-janūbiyy Vuốt phía nam (của con bọ cạp) ? al-kiffah al-janūbiyy Đĩa cân phía nam (của cái cân) Zubeneschamali [Zuben Eschamali, Zuben el Chamali, Zubenesch, Zubenelg] hay Kiffa Borealis (27/β Lib) 2,61. الزبن الشمالي az-zuban aš-šamāliyy Vuốt phía bắc (của con bọ cạp) ? al-kiffah aš-šamāliyy Đĩa cân phía bắc (của cái cân). Zuben Elakrab [Zuben (el) Hakrabi, Zuben Hakraki] (38/γ Lib) 3,91. زبن العقرب zuban al-caqrab Vuốt của bọ cạp. Zuben Elakribi hay Mulu-lizi (xem γ Lib) (19/δ Lib) 4,91. Zuben Hakrabi [Zuban Alakrab] (xem γ Lib) (η Lib) 5,41. 21/ν Lib (hay Zuben Hakrabim, xem γ Lib) 5,19. Brachium hay Cornu (hay Zuben el Genubi, xem α Lib; hay Zuben Hakrabi, xem γ Lib; hay Ankaa, xem α Phe) (2/σ Lib) 3,29 — sao đôi biến thể. Các sao theo danh pháp Bayer: ε Lib 4,92; ζ Lib 5,53; θ Lib 4,13; ι Lib 4,54; κ Lib 4,75; λ Lib 5,04; μ Lib 5,32; ξ1 Lib 5,78; ξ2 Lib 5,48; ο Lib 6,14; τ Lib 3,66; υ Lib 3,60 Các sao theo danh pháp Flamsteed: 2 Lib 6,22; 4 Lib 5,70; 5 Lib 6,33; 11 Lib 4,93; 12 Lib 5,27; 16 Lib 4,47; 17 Lib 6,61; 18 Lib 5,88; 22 Lib 6,41; 23 Lib 6,47 – has a planet; 25 Lib 6,07; 26 Lib 6,18; 28 Lib 6,16; 30 Lib 6,46; 32 Lib 5,64; 33 Lib 6,69; 34 Lib 5,82; 36 Lib 5,13; 37 Lib 4,61; 41 Lib 5,36; 42 Lib 4,97; 47 Lib 5,95; 48 Lib 4,95; 49 Lib 5,47; 50 Lib 5,53 Tham khảo Liên kết ngoài The Deep Photographic Guide to the Constellations: Libra Chòm sao Chòm sao phương nam Chòm sao theo Ptolemy
688
9501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Albert%20Calmette
Albert Calmette
Léon Charles Albert Calmette (12 tháng 7 năm 1863 – 29 tháng 10 năm 1933) là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur). Ông nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao. Ông còn phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn. Khi trẻ, ông đã đến và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, cuối thế kỉ 19 ông làm việc tại Pháp đến cuối đời. Các nghiên cứu Calmette sinh ra ở Nice, Pháp. Ông mong muốn trở thành thầy thuốc phục vụ cho Hải quân, vì thế ông đã vào trường Y tế Hải quân ở Brest vào năm 1881. Năm 1883, ông bắt đầu phục vụ trong Vụ Y tế Hải quân tại Hồng Kông, nơi ông nghiên cứu bệnh sốt rét, đến năm 1886 ông nhận học vị tiến sĩ với đề tài này. Sau đó ông phục vụ ở Tây Phi, tại Gabon và Congo, tại đây ông tiếp tục các nghiên cứu về sốt rét, bệnh ngủ và bệnh pelagrơ. Trong thời gian trở về Pháp năm 1890, Calmette đã gặp Louis Pasteur (1822-1895) và Emile Roux (1853-1933), là giáo sư dạy ông về khóa học trong vi khuẩn học. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891. Tại đây, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho những ngành mới ra đời của độc tính học, mà chúng có mối tương quan quan trọng với miễn dịch học. Ông nghiên cứu nọc độc của rắn và ong, nhựa và các chất độc của thực vật. Ông cũng tổ chức sản xuất các vắc xin chống bệnh đậu mùa, bệnh dại và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, cũng như sự lên men của thuốc phiện và gạo. Năm 1894, ông trở lại Pháp một lần nữa và phát triển kháng độc tố đầu tiên, chống các vết cắn của rắn độc bằng cách sử dụng huyết thanh miễn dịch lấy từ các con ngựa đã được tiêm chủng vắc xin (huyết thanh Calmette). Ông cũng tham gia vào việc phát triển huyết thanh miễn dịch đầu tiên chống dịch hạch, dựa trên phát hiện của Alexandre Yersin (1863-1943) về tác nhân gây nhiễm của nó là Yersinia pestis, sau đó ông đến Bồ Đào Nha để nghiên cứu để chống bệnh dịch ở Oporto. Albert Calmette đi đến kết luận rằng, một động vật có thể miễn dịch đối với vết rắn cắn bằng cách tiêm cho động vật đó một liều lượng nọc cực nhỏ và sau đó tăng dần liều lượng. Động vật bị rắn độc cắn có thể cứu sống nếu được tiếp huyết thanh của sinh vật miễn dịch. Ngày nay, phát hiện này vẫn là cơ sở của quá trình sản xuất các loại thuốc chống nọc rắn. Năm 1895, Roux giao cho ông làm giám đốc chi nhánh của viện Pasteur ở Lille, là nơi ông đã làm việc trong 25 năm tiếp theo. Năm 1909, ông đã giúp đỡ để thành lập chi nhánh của viện tại Algérie. Năm 1901, ông đã thành lập phòng khám chữa bệnh lao đầu tiên tại Lille, và đặt tên cho nó là Emile Roux. Năm 1904, ông thành lập Ligue du Nord contre la Tuberculose (Liên đoàn phòng chống bệnh lao miền bắc), là tổ chức tồn tại đến nay. Năm 1918, ông nhận vị trí trợ lý giám đốc của viện tại Paris. Nghiên cứu về bệnh lao Công trình nghiên cứu khoa học chính của Calmette, đã làm ông nổi tiếng trên thế giới và đã gắn liền tên tuổi của ông với lịch sử y học là công sức của ông trong việc phát triển vắc xin chống bệnh lao, đúng trong thời kì mà bệnh lao là một loại bệnh nan y, đã cướp đi nhiều mạng sống. Vào năm 1882, nhà vi sinh học người Đức Robert Koch đã phát hiện ra các khuẩn que u lao (Mycobacterium tuberculosis), là tác nhân gây bệnh lao và Louis Pasteur cũng nghiên cứu chúng. Năm 1906, nhà thú y và miễn dịch học Camille Guérin đã khẳng định rằng cơ chế miễn dịch chống lại bệnh lao gắn liền với số lượng khuẩn que u lao sống trong máu. Sử dụng cách tiếp cận của Pasteur, Calmette kiểm tra xem cơ chế miễn dịch đã phát triển như thế nào để phản ứng lại với khuẩn que lấy từ bò đã bị làm suy yếu, được tiêm vào các động vật khác. Cách điều chế này đã được đặt tên theo hai người phát hiện ra nó (Bacillum Calmette-Guérin, hay viết tắt là BCG). Sự làm suy yếu thu được nhờ việc nuôi cấy chúng trong chất môi trường chứa mật, dựa trên ý tưởng của nhà nghiên cứu người Na Uy Kristian Feyer Andvord (1855-1934). Từ năm 1908 đến năm 1921, Guérin và Calmette đã cố gắng sản xuất các mẫu dược phẩm ngày càng ít độc hơn của khuẩn que, bằng cách dịch chuyển chúng trong các môi trường nuôi dưỡng kế tiếp nhau. Cuối cùng, năm 1921, họ đã sử dụng BCG để chủng vắc xin thành công cho trẻ sơ sinh tại Charité ở Paris. Tuy nhiên, chương trình chủng vắc xin đã gặp phải cản trở nghiêm trọng khi 72 trẻ em đã mắc bệnh lao vào năm 1930 tại Lübeck (Đức) sau khi được tiêm chủng lô vắc xin bị sản xuất sai tại Viện Pasteur. Việc chủng vắc xin đại trà cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932, khi công nghệ sản xuất mới và an toàn hơn đã được hoàn thiện. Sự kiện này đã làm Calmette bị chấn động mạnh và ông mất một năm sau đó ở Paris. Chuyện ngoài lề Ông là em trai của Gaston Calmette (1858-1914), Giám đốc (chủ báo) của Le Figaro - là người đã bị bắn chết năm 1914 bởi Henriette Caillaux, người vợ có tiếng trong xã hội của bộ trưởng tài chính Pháp Joseph Caillaux. Tham khảo Bernard, N., và Negre, L. 1940. Albert Calmette, sa vie, son oeuvre scientifique. Masson et Cie, Paris. Calmette, L.C.A. Điều trị các động vật bị rắn độc cắn bằng cách tiêm huyết thanh kháng độc. The Lancet, 1896, 2: 449-450. Liên kết ngoài León Charles Albert Calmette. WhoNamedIt site. Albert Calmette (1863-1933) . Repéres Chronologiques. Institut Pasteur, Paris (tiếng Pháp). Bác sĩ Pháp Nhà sinh học Pháp Bệnh lao Nhà khoa học Pháp Sinh năm 1863 Mất năm 1933 Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
1,135
9521
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%99i%20nh%C3%A2n%20trong%20tay%20Thi%C3%AAn%20Ch%C3%BAa%20%C4%91ang%20th%E1%BB%8Bnh%20n%E1%BB%99
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ
Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ (Sinners in the Hands of an Angry God) là bài giảng nổi tiếng nhất trong số các bài giảng theo thể loại lửa và diêm sinh, nhấn mạnh đến sự đoán phạt dành cho những người khước từ ân điển của Thiên Chúa. Jonathan Edwards, một mục sư Thanh giáo, trình bày bài thuyết giáo này lần đầu vào năm 1741 tại Enfield, Connecticut. Theo thông lệ tại vùng Tân Anh cát lợi (New England) vào thế kỷ 18, bài giảng được in ra nhiều bản và được phân phối rộng rãi. Bài giảng là một thông điệp của nền thần học Calvin, nghiêm khắc và không thoả hiệp, được rao giảng lần đầu và suốt một thời gian dài trong khi xảy ra cuộc Đại Tỉnh thức. Khi nghe giảng, nhiều người đã kinh hãi đến độ bật lên la khóc, cũng có các ghi nhận về những biểu hiện của trạng thái cảm xúc cao độ như co giật, kêu la và ngất xỉu. Ngày nay, cung cách thuyết giảng này không còn thịnh hành trong vòng các nhà truyền bá phúc âm và các nhà thuyết giáo. Họ thường thích trình bày với thính giả của mình về tình yêu thương và sự tha thứ của Thiên Chúa thể hiện qua Chúa Giê-xu. Dù vậy, nhiều tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau trong cộng đồng Kháng Cách, đang tổ chức các nhóm cầu nguyện liên hoàn, theo quan điểm của họ, khẩn nài Thiên Chúa sai một Jonathan Edwards khác đến để phục hưng hội thánh tại Hoa Kỳ. Nội dung Edwards cung cấp những hình ảnh sinh động miêu tả số phận của những người cương quyết khước từ ân điển của Thiên Chúa. Cảm xúc kinh hãi của cử tọa khi nhận thức được số phận của tội nhân trước Thiên Chúa công chính đang thịnh nộ lớn đến nỗi, theo tường thuật của Stephen Williams (một nhân chứng và là người ghi chép các sự kiện liên quan đến bài thuyết giáo), Edwards phải yêu cầu họ giữ yên lặng để ông có thể tiếp tục truyền đạt thông điệp của bài thuyết giáo. Khi thuyết giảng, Edwards phải cố kiềm giữ giọng nói nhẹ nhàng để tránh khích động người nghe đến trạng thái hoảng loạn. Đây là chủ đề Edwards thường xuyên đề cập trong các bài giảng của ông. Những gợi ý sống động về sự hiện hữu của hỏa ngục như là một phần trong sự thể hiện tình yêu của Thiên Chúa qua ân điển cứu chuộc của Chúa Giê-xu, là luận đề có thể dễ dàng tìm thấy trong các tuyển tập những bài thuyết giáo của Edwards. Edwards không có ý định chất thêm gánh nặng trên vai của tội nhân, ông chỉ muốn đánh thức họ khỏi tình trạng hiểm nghèo bằng cách trình bày cho họ thấy số phận thảm khốc của những người đang bị đặt dưới cơn thịnh nộ của Thiên Chúa thánh khiết, nếu họ không chịu quay trở lại. Mục đích của Edwards không phải là nói về hỏa ngục, nhưng về sự hư mất đời đời dành cho những người không chịu tiếp nhận ân điển, và ông nhấn mạnh hôm nay là kỳ thuận tiện để họ ăn năn và được cứu rỗi. Bởi vì, theo quan điểm này, Thiên Chúa yêu thương cũng là Thiên Chúa công chính và thánh khiết, ngài không thể dung chịu tội lỗi. "Nếu chúng ta căm ghét cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, ấy là vì chúng ta căm ghét chính Thiên Chúa. Có thể chúng ta sẽ mạnh mẽ phản bác luận cứ này, nhưng chính thái độ ấy khẳng định sự thù nghịch của chúng ta đối với Thiên Chúa." (Sproul, "God in the Hands ò Angry Sinners) Ảnh hưởng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ là bài thyết giáo kiểu mẫu trong cuộc Đại Tỉnh thức, nhấn mạnh đến niềm xác tín được chấp nhận rộng rãi về sự hiện hữu của hỏa ngục. Edwards hi vọng rằng thông điệp và những phác họa của bài giảng sẽ đánh thức cử tọa đến một thực tế kinh hoàng đang chờ đợi họ, nếu họ tiếp tục khước từ ân điển. Điểm mấu chốt của bài giảng là Thiên Chúa ban cho con người cơ hội thay đổi nếp sống tội lỗi. Edwards nói rằng ấy chính là ý chỉ của Thiên Chúa đang cầm giữ những người gian ác khỏi vực thẳm hỏa ngục; hành động tự kiềm chế này của Thiên Chúa nghĩa là ngài đang chờ đợi con người từ bỏ nếp sống tội lỗi để quay về với Chúa Cơ Đốc. Trích dẫn {{cquote|...Không có sự an toàn nào cho kẻ gian ác dù chỉ trong giây phút. Không có sự an toàn nào cho con người tự nhiên, dù người ấy đang sống khỏe mạnh, dù mắt trần không thể thấy bằng cách nào mà người ấy có thể lìa bỏ thế gian trong chốc lát, cũng không thể tìm thấy bất kỳ hiểm nguy nào đang hiện hữu chung quanh. Kinh nghiệm đa dạng và miên viễn trải qua các thời đại chỉ ra rằng con người đang chênh vênh bên bờ vực của sự vĩnh cửu, chỉ cần sẩy một bước chân là rơi vào thế giới bên kia. Có vô số phương cách của tử thần, ẩn giấu rình rập chung quanh con người, đột ngột cướp lấy mạng sống của họ. Con người tự nhiên đang bước đi trên một lớp mỏng và mục nát che giấu hố sâu của hỏa ngục ở bên dưới, có nhiều chỗ quá mục nát không thể chống đỡ nổi sức nặng của thân thể họ, mà những chỗ ấy là không thể nhận ra. Những mũi tên của thần chết bay vun vút vô hình giữa ban trưa, con mắt tinh tường nhất cũng không thể thấy chúng. Thiên Chúa có vô số cách để cất mạng sống của họ và ném họ vào hỏa ngục. Không cần có dấu kỳ phép lạ, cũng không cần đến những hiện tượng bất thường để hủy diệt kẻ ác, bất kỳ lúc nào. Mọi phương tiện được dùng để kết thúc mạng sống kẻ ác đều có sẵn trong tay Chúa, phục tùng quyền bính và ý chỉ ngài...Hồ lửa diêm sinh bùng cháy đang rộng mở dưới chân bạn. Vực thẳm đang hừng hực lửa thịnh nộ của Thiên Chúa; địa ngục đang há miệng chực chờ; chẳng có gì có thể giữ bạn lại, giữa bạn và hỏa ngục chẳng có gì khác hơn là không khí. Chỉ có quyền năng và ý chỉ Thiên Chúa đang cầm giữ bạn trong tay Ngài...}} Chú thích Xem thêm Jonathan Edwards Đại Tỉnh thức Liên kết ngoài The Sermon Bài giảng Tội nhân trong tay Thiên Chúa đang thịnh nộ'' (tiếng Anh) Audio Presentation on mp3 from The Sermon Index Mark Dever preaches "Sinners in the Hand of an Angry God" from Capitol Hill Baptist Church Diễn văn Jonathan Edwards Lịch sử tôn giáo Hoa Kỳ Tin Lành Kitô giáo
1,201
9522
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C4%83ng%20nh%E1%BA%ADp
Đăng nhập
Lưu ý: Xin đến trang đăng nhập để đăng nhập mình vào Wikipedia tiếng Việt. Đăng nhập (login) là một thủ tục khi bắt đầu tham gia vào một trang web nào đó có mục đăng ký thành viên. Người muốn đăng nhập phải theo trình tự hướng dẫn để nhập tên thường dùng ID và mật khẩu (password). Muốn đăng nhập thì người dùng trước đó đã phải đăng ký làm thành viên với một trình tự thủ tục thường là chọn và ghi tên thường dùng (user name), chọn và ghi mật khẩu. Ngoài ra còn có thể phải điền (fill in) một số thông tin cá nhân khác như mã điện thoại của nước mình sinh sống, mã xác minh, địa chỉ thư điện tử... Thủ tục trên giúp hệ thống máy tính phân biệt các người dùng khác nhau trước khi phục vụ hoặc từ chối các dịch vụ nhất định. Đối với web, thủ tục nói trên để đảm bảo sự nghiêm túc và an ninh cho trang web và dịch vụ của nó cũng như cho chính người dùng. Quy trình Đăng nhập thường được sử dụng để vào một trang, trang web hoặc ứng dụng cụ thể mà những người xâm phạm không thể nhìn thấy. Khi người dùng đã đăng nhập, mã thông báo đăng nhập có thể được sử dụng để theo dõi những hành động mà người dùng đã thực hiện khi kết nối với trang web. Đăng xuất có thể được thực hiện rõ ràng bởi người dùng thực hiện một số hành động, chẳng hạn như nhập lệnh thích hợp hoặc nhấp vào nhãn liên kết trang web như vậy. Nó cũng có thể được thực hiện hoàn toàn, chẳng hạn như bằng cách người dùng tắt nguồn máy trạm của họ, đóng cửa sổ trình duyệt web, rời khỏi trang web hoặc không làm mới trang web trong một khoảng thời gian xác định. Trong trường hợp các trang web sử dụng cookie để theo dõi phiên, khi người dùng đăng xuất, cookie chỉ phiên từ trang web đó thường sẽ bị xóa khỏi máy tính của người dùng. Ngoài ra, máy chủ làm mất hiệu lực mọi liên kết với phiên, do đó làm cho bất kỳ trình xử lý phiên nào trong cửa hàng cookie của người dùng đều vô dụng. Tính năng này rất hữu ích nếu người dùng đang sử dụng máy tính công cộng hoặc máy tính đang sử dụng kết nối không dây công cộng. Để phòng ngừa bảo mật, người ta không nên dựa vào các phương tiện ngầm để đăng xuất khỏi hệ thống, đặc biệt là không sử dụng máy tính công cộng; thay vào đó, người ta nên đăng xuất một cách rõ ràng và chờ xác nhận rằng yêu cầu này đã diễn ra. Đăng xuất khỏi máy tính, trước khi rời khỏi, là một thực tiễn bảo mật phổ biến ngăn người dùng trái phép giả mạo. Cũng có những người chọn cài đặt trình bảo vệ màn hình được bảo vệ bằng mật khẩu để kích hoạt sau một thời gian không hoạt động, do đó yêu cầu người dùng nhập lại thông tin đăng nhập của mình để mở khóa trình bảo vệ màn hình và truy cập vào hệ thống. Có thể có các phương pháp đăng nhập khác nhau có thể thông qua hình ảnh, dấu vân tay, quét mắt, mật khẩu (nhập bằng miệng hoặc bằng văn bản), v.v. Tham khảo Điều khiển truy cập máy tính Giao diện người dùng Phương thức xác thực
594
9523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Origami
Origami
Origami (tiếng Nhật: 折り紙, hay ) là một loại nghệ thuật gấp giấy có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: ori là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại. Không giống như người ta thường nghĩ, các quy tắc origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp. Lịch sử Thuật xếp giấy đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa. Sau đó, thuật xếp giấy này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6 và dần dà trở thành một nghệ thuật độc đáo của xứ Hoa Anh Đào. Origami truyền thống Nhật Bản có thể là để phục vụ lễ nghi, như noshi (triều Muromachi 1392–1573). Các mẫu origami Mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình rồng, phượng, tháp Eiffel. Những mẫu origami phức tạp có thể dùng lá kim loại mỏng thay vì giấy thường để có thể giảm độ dày của mẫu gập. Origami hiện đại thay đổi rất nhiều, các mẫu thường được gấp khi ướt (gấp ướt) hoặc sử dụng vật liệu ngoài giấy và lá kim loại. Người Nhật xem origami như một phần văn hoá và truyền thống đất nước hơn là một hình thức nghệ thuật. Một trong số những mẫu origami được biết tới nhiều nhất là hình con hạc. Con hạc là điềm tốt lành trong quan niệm của người Nhật. Truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành thật. Sau câu chuyện về bé gái Nhật Sasaki Sadako năm 1955, hình ảnh hạc giấy cũng trở thành một biểu tượng của hoà bình. Hướng dẫn căn bản Hầu như mọi mẫu gập phức tạp nhất đều có thể quy về các bước đơn giản theo lý thuyết hình cây. Ví dụ bạn muốn gập một con mèo thì đầu, thân và đuôi là một đường thẳng tựa như thân cây, 4 chân tạo thành bốn nhánh như các cành. Ứng dụng các nguyên tắc trong hình học topo để tạo hình chiếu, tìm ra các góc giấy là chân, đầu...vv... Ngày nay có rất nhiều tài liệu hướng dẫn origami. Máy tính cũng góp phần không nhỏ trong việc sáng tác ra các mẫu mới. Ngày nay vẫn còn một số lượng lớn người yêu thích origami, tuy nhiên để theo đuổi và học cách gấp, cách sáng tác những mẫu mới thì không phải ai cũng làm được, vì nó đòi hỏi người ta có lòng kiên nhẫn và sự cẩn thận trong từng bước gập. Hơn nữa số lần gấp lại tỉ lệ thuận với sự phức tạp của mẫu, một mẫu gấp đơn giản như hình con bướm cũng trải qua trên dưới 100 bước. Tại Việt Nam, cũng có các nhóm bạn yêu thích origami hoạt động online, offline, trao đổi thông tin và gửi các sáng tác mới. Tác dụng với tâm lý Origami là một nghệ thuật nhẹ nhàng tỉ mỉ. Nó đã chứng minh trong rất nhiều trường hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress. Nhiều bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu đã dùng origami như một liệu pháp bổ ích vật lý và tinh thần. Bác sĩ Ronald S. Levy, tại Hội Thảo Quốc tế lần thứ nhì về origami đối với giáo dục và trị liệu, đã kêu gọi dùng origami để phục hồi chức năng và trị liệu về tay. Với nhiều người, Origami là thứ giải trí rất hữu hiệu, đặc biệt khi sáng tác một mẫu mới: tự do bay bổng, tự do tìm kiếm một thứ gì đó, mang màu sắc của riêng mình. Khi tự tay hoàn thành một mẫu khó, hay tự tay sáng tác một mẫu hay, thì cảm giác thật vui thích. Origami với toán học Việc tạo được mẫu origami mới liên quan đến rất nhiều quy tắc hình học. Không phải ngẫu nhiên mà các cao thủ origami sáng tác được những mẫu phức tạp. Các cao thủ origami có phương châm "bạn nhìn thấy gì, tôi tưởng tượng được; bạn tưởng tượng gì, tôi gấp được." Một số nơi trên thế giới đã có nơi đưa origami vào thành một môn học, khởi điểm là ở mẫu giáo. Việc gấp giấy đem lại cho trẻ nhiều nhận thức hình học, và cả hình học trừu tượng: nhận biết hình tam giác, hình vuông, hình lục giác, tia phân giác một góc, đoạn thẳng, các đường nét, hình không gian, các khối 3 chiều. Xem thêm Aerogami - Máy bay giấy Kirigami (Nghệ thuật cắt giấy Nhật Bản) Nghệ thuật gấp giấy Trung Quốc Pepakura Nghệ thuật cắt hình giấy Nghệ thuật cuốn giấy trang trí Diều Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của nhóm bạn yêu thích origami, VietNam Origami Group (VOG) BestPaperAirplanes.com Trang về những mẫu gập máy bay giấy hay nhất. The FOLDS.NET Guide to Paperfolding Instructions on the Web Dạy cách gấp origami theo phương pháp ORILAND by origami-artists Yuri & Katrin Shumakov Origami.com Origami Model Site trang có nhiều tư liệu hướng dẫn gấp Robert J. Lang Origami Gilad's Origami Page Điểm sách: Hàng trăm cuốn sách dạy origami (kèm ảnh) và một số lượng lớn các mẫu gấp Ąžuolas' Origami page Hình các mẫu gấp Trang web nghệ thuật gấp giấy Origami kèm video Nhóm Origami của Anh Trang chủ của Vietnam Origami Group Dành cho người mới tập gấp origami trang tiếng Do Thái và tiếng Anh cho người mới tập gấp origami A Brief History of Origami ROSE VIDEO. Giấy Nhật Bản Phát minh của Nhật Bản Nghệ thuật từ giấy Thuật ngữ tiếng Nhật Hoạt động giải trí Gấp giấy Nghệ thuật Nhật Bản
1,077