id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
7551
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt
Lý thuyết
Lí thuyết là một loại chiêm nghiệm và hợp lí của cái gì đó trừu tượng hoặc khái quát hóa của suy nghĩ về một hiện tượng, hoặc kết quả của suy nghĩ như vậy. Quá trình suy nghĩ chiêm nghiệm và lí trí thường gắn liền với các quá trình như nghiên cứu quan sát, nghiên cứu. Các lí thuyết có thể là khoa học hoặc khác với khoa học (hoặc khoa học ở mức độ thấp hơn). Tùy thuộc vào ngữ cảnh, các kết quả có thể bao gồm các giải thích tổng quát về cách thức hoạt động của tự nhiên. Trong khoa học hiện đại, thuật ngữ "lí thuyết" dùng để chỉ các lí thuyết khoa học, một kiểu gồm những lời giải thích về tự nhiên đã được khẳng định, được thực hiện theo cách phù hợp với phương pháp khoa học và đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu của khoa học hiện đại. Lí thuyết trên được mô tả theo cách mà các xét nghiệm khoa học sẽ có thể cung cấp kinh nghiệm hỗ trợ cho, hoặc mâu thuẫn với nó. Các lí thuyết khoa học là dạng tri thức khoa học đáng tin cậy, nghiêm ngặt và toàn diện nhất, trái ngược với cách sử dụng phổ biến hơn của từ "lí thuyết" ngụ ý rằng một cái gì đó không được chứng minh hoặc suy đoán (theo thuật ngữ chính thức thì đó là giả thuyết). Các lí thuyết khoa học được phân biệt với các giả thuyết, đó là những phỏng đoán có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm và từ các định luật khoa học, là những ghi chép mô tả về cách thức vận hành của tự nhiên trong những điều kiện nhất định. Các lí thuyết hướng dẫn doanh nghiệp tìm kiếm sự kiện thay vì đạt được mục tiêu và trung lập liên quan đến các lựa chọn thay thế giữa các giá trị. Một lí thuyết có thể là một tập hợp kiến thức, có thể có hoặc không liên quan đến các mô hình giải thích cụ thể. Lí thuyết hóa là việc phát triển tập hợp các kiến thức này. Từ lí thuyết hay "theo lí thuyết" ít nhiều thường được mọi người sử dụng một cách sai lầm để giải thích một cái gì đó mà cá nhân họ không trải nghiệm hoặc thử nghiệm trước đó. Trong những trường hợp đó, về mặt ngữ nghĩa, nó đang được thay thế cho một khái niệm khác, một giả thuyết. Thay vì sử dụng từ theo giả thuyết, nó được thay thế bằng một cụm từ: "trên lí thuyết". Trong một số trường hợp, độ tin cậy của lí thuyết có thể bị tranh cãi bằng cách gọi nó là "chỉ là một lí thuyết" (ngụ ý rằng ý tưởng này thậm chí chưa được kiểm chứng). Do đó, từ "lí thuyết" đó thường rất trái ngược với " thực hành ". Một "ví dụ cổ điển" về sự khác biệt giữa "lí thuyết" và "thực tiễn" sử dụng kỷ luật của y học: lí thuyết y học bao gồm việc cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của sức khỏe và bệnh tật, trong khi khía cạnh thực tế của y học là cố gắng làm con người khỏe mạnh. Hai điều này có liên quan nhưng có thể độc lập, bởi vì có thể nghiên cứu sức khỏe và bệnh tật mà không cần chữa cho một bệnh nhân cụ thể, và có thể chữa cho bệnh nhân mà không biết bản chất của cách chữa trị này. Xem thêm Lí thuyết khoa học Chú thích Tham khảo Khái niệm triết học Bản thể học Siêu hình học Siêu triết học Nhận thức luận Hệ thống khái niệm Khái niệm triết học tinh thần Quan niệm trong siêu hình học Khái niệm nhận thức luận Khái niệm Trừu tượng Lý thuyết
649
7553
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20h%E1%BB%8Dc%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD
Hóa học lượng tử
Hóa học lượng tử, còn gọi là hóa lượng tử, là một ngành khoa học ứng dụng cơ học lượng tử để giải quyết các vấn đề của hóa học. Các ứng dụng có thể là miêu tả tính chất điện của các nguyên tử và phân tử liên quan đến các phản ứng hóa học giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa hóa học và vật lý do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển. Nền tảng của hóa lượng tử là mô hình sóng về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như mô hình nguyên tử của Bohr, các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các quỹ đạo và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một phân bố xác suất chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải phương trình Schrödinger. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mặt khác, theo nguyên lý bất định, vị trí và năng lượng của các hạt này lại không thể xác định chính xác cùng một lúc được. Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai nhà khoa học người Đức là Walter Heitler và Fritz London tiến hành đối với phân tử hydro (H2) vào năm 1927. Phương pháp của Heitler và London được nhà hóa học người Mỹ là John C. Slater và Linus Pauling phát triển và trở thành phương pháp liên kết hóa trị (còn gọi là phương pháp Heitler-London-Slater-Pauling). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về liên kết hóa học giữa các nguyên tử. Một phương pháp khác được Friedrich Hund và Robert S. Mulliken phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp Hund-Mulliken còn được gọi là phương pháp quỹ đạo phân tử khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây. Xem thêm Hóa học tính toán Xấp xỉ Born-Oppenheimer Lý thuyết phiếm hàm mật độ Henry Eyring Lý thuyết trường tự hợp Hartree-Fock Cấu hình tương tác Erich Hückel Rudolph Pariser Robert G. Parr John Pople Tham khảo Liên kết ngoài Lượng tử
504
7558
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n
Màu cơ bản
Màu cơ bản là tập hợp các màu có thể kết hợp được với nhau để tạo ra dải màu hữu dụng. Trong các ứng dụng của con người, ba màu cơ bản thường được dùng, dạng màu mà mắt người nhìn thấy được đó là dạng ba màu. Các màu cơ bản, còn gọi là màu gốc hay màu sơ cấp, của một không gian màu là các màu sắc không thể tạo ra bằng cách trộn các màu khác trong phổ màu của không gian màu đó.Các màu gốc có thể được trộn với nhau để tạo ra mọi màu khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian màu là một không gian véctơ thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian đó. Kết hợp các màu cơ bản để tạo ra các màu khác có nhiều cách: Pha màu theo phép cộng màu: là phương pháp pha trộn ánh sáng màu phát ra từ nguồn sáng. Pha màu theo phép trừ màu: là phương pháp hòa trộn màu trên bảng vẽ. Các màu bù của màu cơ bản Xem thêm bài RGB Xem thêm bài phối màu phát xạ Vì mắt người chỉ nhạy cảm với ba vùng quang phổ (gần tương ứng với vùng màu da cam, xanh lá cây (hay lục) và xanh lam trên quang phổ), nên phối màu phát xạ thường chỉ cần dùng ba nguồn sáng có màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam (gọi là màu cơ bản) để tạo ra cảm giác về hầu hết màu sắc. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu cơ bản nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu bù (hay màu phụ) của ba màu cơ bản: Đỏ + Lục = Vàng Đỏ + Lam = Tím Lam + Lục = Xanh lơ Ba tia sáng thuộc ba màu cơ bản cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng. Thay đổi cường độ sáng của các nguồn sẽ tạo ra đủ gam màu của ba màu cơ bản. Các sinh vật khác con người có thể cảm thụ được nhiều màu hơn (chim 4 màu cơ bản) hoặc ít màu hơn (bò 2 màu cơ bản) và ở những vùng quang phổ khác (ong cảm nhận được vùng tử ngoại). Phương pháp trên vẫn áp dụng được cho chúng. Các màu cơ bản trừ đi Xem thêm bài CMYK Xem thêm bài phối màu hấp thụ Trên nền trắng, các màu sắc về lý thuyết có thể được tạo ra bằng việc trộn các ba loại mực xanh lơ, cánh sen và vàng (các màu gốc). Xanh lơ (cánh chả) là màu bù với màu đỏ, nghĩa là chất màu xanh lơ hấp thụ màu đỏ. Số lượng chất màu xanh lơ trong hỗn hợp mực điều chỉnh lượng màu đỏ phản xạ lại mắt. Tương tự, màu cánh sen bù với màu xanh lá cây, và màu vàng bù với màu xanh lam. Điều chỉnh việc trộn các mực này, sẽ tạo nên sự chồng nhau của ánh sáng phản xạ của ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam và tạo nên nhiều màu sắc (xem phối màu phát xạ). Phương pháp trộn màu như trên hay gọi là CMY, hoặc "in ba màu". Do các trở ngại kỹ thuật, người ta phải thêm mực màu đen thành hệ màu CMYK, hoặc các màu khác để tăng gam màu. Lý do mà mực đen được thêm vào CMYK vì việc trộn màu dùng CMY thường không cho ra màu đen thực sự. Việc trộn các mực màu thường không làm hấp thụ hết cả quang phổ. Các mực màu thường được trộn trước để tạo ra dải cầu vồng và mực đen thêm vào để tạo nên độ sáng tối. CMYK còn gọi là kỹ thuật in bốn màu. Ngoài ra, để tăng thêm gam màu của kỹ thuật CMYK, người ta có thể trộn thêm màu xanh lá cây và da cam, như trong kỹ thuật in sáu màu. Dùng kính lúp, có thể quan sát phân bố các điểm mực màu trên một tờ báo in màu. Các màu cơ bản hội họa Trong lĩnh vực hội họa, các họa sĩ thường trộn màu theo hệ Đỏ-Vàng-Xanh và họ gọi phương pháp phối màu này là pha màu theo phép trừ màu. Pha ba màu cơ bản theo phương pháp này, gồm đỏ, vàng và xanh, cho kết quả như sau: Đỏ + Vàng = Da cam Đỏ + Lam = Tím Lam + Vàng = Lục Đỏ + Lam + Vàng = Đen (gần giống như thế) Thực ra cách pha màu này không cho phổ màu rộng. Các màu trộn với nhau có thể làm mất đi sắc độ. Pha càng nhiều màu với nhau thì màu càng xỉn đục, hay còn gọi bằng từ chuyên môn là bị "chết màu". Xem thêm 6 màu cơ bản (gồm đỏ, cánh sen, lam, cánh chả, lục, vàng) Các cặp màu bổ túc. Màu trắng + đỏ Tham khảo Liên kết ngoài Bruce MacEvoy. "Do Primary Colors Exist?". handprint.com. The history and science of primary colors, part of MacEvoy’s sprawling comprehensive site about color. Ask A Scientist: Primary Colors The Color-Sensitive Cones at HyperPhysics Color Tutorial Màu sắc
872
7605
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2%20t%C3%B3t
Bò tót
Bò tót (Bos gaurus) (tiếng Anh: Gaur) là một loài động vật có vú guốc chẵn, Họ Trâu bò. Chúng có lông màu sẫm và kích thước rất lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á. Chúng còn được gọi là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bison Ấn Độ, tuy trên thực tế, chúng không hề có quan hệ gần gũi với loài bò rừng bison ở châu Âu và Bắc Mỹ. Chúng đã được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1986. Số lượng toàn cầu được ước tính tối đa là 21.000 cá thể trưởng thành vào năm 2016. Chúng đã giảm hơn 70% trong ba thế hệ gần đây và có lẽ đã tuyệt chủng ở Sri Lanka và cũng có thể ở Bangladesh. Trong các khu vực được bảo vệ tốt, số lượng chúng ổn định và ngày càng tăng. Tại Việt Nam, bò tót được người dân tộc thiểu số gọi là con min, nghĩa là "trâu rừng", do chúng có hình dáng tương tự loài trâu. Chúng là loài lớn nhất trong tất cả các loài Họ Trâu bò trên thế giới, to lớn hơn cả trâu rừng châu Á và bò bison châu Mỹ. Một con bò đực trưởng thành thường nặng hàng tấn. Ở Malaysia, chúng được gọi là seladang, và pyaung ở Myanmar. Bò tót có thể sinh sống ở dạng hoang dã hay đã được con người thuần hóa. Các nhóm hoang dã và các nhóm đã được thuần hóa đôi khi được phân ra thành các nhóm riêng biệt, với bò tót hoang dã là Bos gaurus, còn bò tót thuần hóa là Bos frontalis. Trong truyền thông và thông tục, người Việt thường gọi giống bò đấu Toro Bravo (bò tót Tây Ban Nha) là "bò tót", nhưng thực ra Toro Bravo không phải là loài bò tót mà là một giống bò nhà. Đặc điểm sinh học Bò tót nhìn giống như trâu ở phía trước và giống như bò ở phía sau. Bò tót là loài thú có tầm vóc khổng lồ. Tại Ấn Độ và Mã Lai, bò tót được xem là biểu tượng của sức mạnh và sự cường tráng. Một con bò đực trưởng thành cao trung bình 1,8-1,9m, dài trung bình khoảng 3 m. Khối lượng trung bình của bò tót Ấn Độ vào khoảng 1,3 tấn, bò tót Mã Lai khoảng 1 tấn, và bò tót Đông Dương nặng 1,5 tấn. Những con to có thể cao tới 2,1 - 2,2m, dài 3,6 - 3,8m và nặng hơn 1,7 tấn. Với vóc dáng này, bò tót là loài thú lớn thứ 3 về chiều cao, chỉ xếp sau hươu cao cổ và voi, chúng cao hơn cả năm loài tê giác. Về khối lượng, bò tót đứng thứ 5 trên cạn, sau voi, tê giác trắng và tê giác Ấn Độ và hà mã. Con cái thấp hơn con đực khoảng 20 cm và nặng khoảng 60 - 70% khối lượng con đực. Bò đực có màu đen bóng, lông ngắn và gần như trụi hết khi về già. Bò cái có màu nâu sẫm, những cá thể sống ở địa hình khô và thưa còn có màu hung đỏ. Bò đực và cái đều có sừng. Sừng to, chắc, và uốn cong về phía trước. Chiều dài trung bình của sừng thường từ 80 – 85 cm ở bò đực, sừng bò cái ngắn, nhỏ hơn và uốn cong hơn. Trên trán, giữa 2 gốc sừng là 1 chỏm lông, thường có màu vàng. Mũi sừng có màu xanh xám, chuyền dần sang xám đen rồi đen bóng ở những chú bò già. Gốc sừng có màu xám đen, và có những lằn rãnh nằm ngang, gọi là răng. Phần giữa gốc sừng và mũi sừng có màu vàng nhạt. Đuôi chỉ dài ngang đến khuỷu chân sau. Ở cả bốn chân, từ khuỷu chân trở xuống có màu trắng, trông giống như đi tất trắng. Con đực còn có 1 luống cơ bắp chạy dọc sống lưng đến quá bả vai, và một cái yếm lớn trước ngực, tạo ra một dáng vẻ rất kỳ vĩ. Về mặt di truyền, trước đây người ta cho rằng chúng có quan hệ họ hàng gần với trâu, nhưng các phân tích gen gần đây cho thấy chúng gần với bò hơn, với bò chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Người ta cho rằng họ hàng gần nhất của chúng là bò banteng và cho rằng chúng có thể sinh ra con lai có khả năng sinh sản. Tập tính Trong tự nhiên, bò tót sống thành từng đàn từ 8-10 cá thể. Những con bò đực già thường sống đơn độc hoặc hợp với nhau thành từng nhóm nhỏ. Bò tót thích ăn lá non, mầm tre non, cỏ non mới mọc ở nương rẫy cháy. Có thai khoảng 270 ngày, đẻ mỗi năm một lứa, mỗi lứa một con. So với bò rừng, bò tót dữ hơn, nguy hiểm cho người hơn. Khi bị bắn, bò rừng phân tán chạy trốn nhưng bò tót sẵn sàng tấn công kẻ thù. Bò tót khá hung dữ, chúng hay húc tung những chướng ngại vật và có thể húc chết người. Một số con bò tót còn mò về giao phối với bò nhà, năm 2008, tại Việt Nam người dân địa phương phát hiện con bò tót đực cường tráng từ đại ngàn về làng, đuổi theo những con bò cái nhà ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin. Đến mùa động dục, con bò đó lại mò về. Nó sẵn sàng chiến đấu với đối thủ là những chú bò đực nhà đi chung bầy, nó đã hạ gục 7 bò đực trưởng thành, đồng thời cho ra đời hơn 12 con bò tót lai vượt trội về thể trọng và có các đặc điểm về lông, sừng. Thiên địch Với vóc dáng khổng lồ và sức mạnh của mình, bò tót hầu như không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ hổ. Hổ là loài thú săn mồi duy nhất có thể đánh hạ một con bò tót trưởng thành, tuy nhiên chỉ những con hổ trưởng thành có kích thước lớn và giàu kinh nghiệm mới dám đối đầu với chúng. Có ghi nhận về cảnh một con hổ Bengal săn bò tót Ấn Độ, con hổ này rình và lao vào con bò tót hổ tung ra nhát cắn đúng cổ họng khiến con bò tót to lớn không giằng co được lâu cuối cùng nó đành bất lực ngã gục. Các phân loài Bos gaurus laosiensis hay Bos gaurus readei: Bò tót Đông Dương, (có mặt ở Myanma và Trung Quốc), Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là phân loài bò tót có tầm vóc to lớn nhất, nhưng đáng tiếc, cũng là giống bò tót bị tàn sát nhiều nhất. Một con đực to có thể cao tới 2,2 m và nặng trên 2 tấn. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con bò tót, phân bố chủ yếu tại vườn quốc gia Mường Nhé (Điện Biên), vùng rừng núi Tây Nguyên, vườn quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum) và vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), sân bay Phú Bài (Huế). Tuy nhiên, những đàn bò tót này đang đứng trước hiểm họa diệt chủng cao do rừng bị chặt phá và nạn săn trộm thú quý. Bos gaurus gaurus (Ấn Độ, Nepal) còn gọi là "bò rừng bizon Ấn Độ", là phân loài phổ biến nhất. Phân bố tại Ấn Độ và Nepal, Bhutan. Rất to lớn, con đực có thể nặng tới 1,7 tấn, tuy nhiên vẫn nhỏ hơn bò tót Đông Dương. Sừng chúng cong hơn sừng bò tót Đông Dương. Bos gaurus hubbacki (Thái Lan, Malaysia). Đây là phân loài bò tót nhỏ nhất. Bò đực không có yếm trước ngực. Bos gaurus frontalis, bò tót thuần hóa hay bò tót nhà, có thể là con lai bò tót và bò nhà; có khả năng sinh sản. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Bò tót khổng lồ của rừng Cát Tiên hãy cứu những con bò rừng cuối cùng của Việt Nam Bò tót Việt Nam bị kiểm lâm chặt đầu Bò tót xuất hiện tại Phong Nha-Kẻ Bàng Đàn bò tót 13 con xuất hiện tại rừng Khe Kỷ, Quảng Trị Sách đỏ Việt Nam G Động vật có vú Ấn Độ Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Bhutan Động vật có vú Campuchia Động vật có vú Lào Động vật có vú Malaysia Động vật có vú Myanmar Động vật có vú Nepal Động vật có vú Thái Lan Động vật có vú Trung Quốc Động vật có vú Việt Nam Động thực vật Vân Nam Động vật được mô tả năm 1827 Động vật Nam Á Động vật Đông Nam Á
1,490
7608
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t%20Nam%20Tuy%C3%AAn%20truy%E1%BB%81n%20Gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%B3ng%20qu%C3%A2n
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là tên của đội quân chủ lực của Mặt trận Việt Minh từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945. Đây là tổ chức quân sự cùng với Cứu quốc quân được xem là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, 22 tháng 12, sau này đã được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Hình thành Giữa năm 1944, chính quyền Mặt trận Việt Minh phát triển mạnh ở vùng Cao - Bắc - Lạng, tận dụng lợi thế do Pháp - Nhật chú ý ghìm nhau ở Đông Dương, chủ yếu ở các vùng đô thị quan trọng, nên chưa thể thực hiện trấn áp ở vùng núi biên giới. Tuy vậy, dù đã có những đội du kích vũ trang, nhưng hoạt động tuyên truyền chính trị của cán bộ Việt Minh vẫn chưa hoàn toàn kết hợp được với hoạt động vũ trang, khi đó vẫn mang nặng tính địa phương, thiếu thống nhất, nên chưa phát huy tác dụng gây dựng cơ sở lan rộng, nhất là với những vùng vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát, dù là lỏng lẻo, của người Pháp. Trong bối cảnh đó, lãnh tụ Việt Minh Hồ Chí Minh nhận định nếu chỉ có tuyên truyền chính trị sẽ khó thành công, vì vậy ông đã ra chỉ thị về việc thành lập một lực lượng vũ trang chủ lực, nòng cốt lấy từ các cán bộ chính trị, đội viên du kích năng nổ. Hồ Chí Minh chỉ định ông Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm công việc thành lập lực lượng vũ trang tập trung. Sau khi được đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Quảng Ba thông báo kế hoạch thành lập tổ chức vũ trang lấy tên "Đội Việt Nam Giải phóng quân", Người đã thêm hai từ "Tuyên truyền" để thành tên gọi hoàn chỉnh "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân". Trên cơ sở đó, tháng 9 năm 1944, một số cán bộ chính trị và đội viên du kích của Việt Minh, tập hợp thành 3 đội vũ trang tập trung của Tam Kim, Hoa Thám, Chí Kiên, đã được triệu tập dự lớp huấn luyện 20 ngày tại rừng Khuổi Cọ (cách đèo Cao Bắc khoảng 6 km) do các ông Võ Nguyên Giáp và Hoàng Sâm làm giảng viên.. Giữa tháng 12 năm 1944, một chỉ thị viết tay, để trong vỏ bao thuốc lá, của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi cho ông Võ Nguyên Giáp. Nội dung chỉ thị như sau: Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân 1. Tên: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng, số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực. Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. 2. Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các các bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến. 3. Về chiến thuật: Vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông, mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta. Thành lập Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu được chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu. Hoạt động Sau khi thành lập đội đã đánh thắng hai trận đầu tiên ở Phai Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng). Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên. Đội đã tạo ra một khu vực có cơ sở cách mạng rộng lớn ở Hòa An, Nguyên Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn)... Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chia thành nhiều mũi, có mũi thọc xuống phía nam đánh chiếm Ngân Sơn, Chợ Rã, Phủ Thông, Chợ Đồn, Na Rì (Bắc Kạn), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), có mũi tiến công Thất Khê, Bình Gia (Lạng Sơn), lại có mũi ngược lên biên giới Việt - Trung hạ một loạt đồn trại từ Trùng Khánh đến Bảo Lạc rồi phát triển sang phía Hà Giang. Cuối tháng 3, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã gặp Cứu quốc quân ở Chợ Chu (Thái Nguyên). Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại Chợ Chu, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân và một số đơn vị du kích thành lực lượng quân sự thống nhất, lấy tên là Việt Nam Giải phóng quân. Mười lời thề danh dự của đội viên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Chúng tôi đội viên Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, xin lấy danh dự của một người chiến sĩ cứu quốc mà thề dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh. Xin thề: Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cấp chỉ huy, khi nhận được mệnh lệnh gì sẽ tận tâm, tận lực thi hành cho nhanh chóng và chính xác. Bao giờ cũng kiên quyết chiến đấu, dù gian khổ sở cũng không phàn nàn, vào sống ra chết cũng không sờn chí, khi ra trận quyết chí xung phong, dù đầu rơi máu chảy cũng không lùi bước. Lúc nào cũng khẩn trương hoạt bát, hết sức học tập để tự rèn luyện thành một quân nhân cách mạng, xứng đáng là một người chiến sĩ tiên phong giết giặc cứu nước. Tuyệt đối giữ bí mật cho bộ đội về nội dung tổ chức, về các cấp chỉ huy, tuyệt đối giữ bí mật cho tất cả các đoàn thể cứu quốc. Khi ra trận nếu bị quân địch bắt được, thì dù cực hình tàn khốc thế nào cũng cương quyết một lòng trung thành với sự nghiệp giải phóng của toàn dân, không bao giờ cung khai phản bội. Hết sức ái hộ bạn chiến đấu cũng như bản thân, hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận. Hết sức giữ gìn vũ khí, không bao giờ để vũ khí hư hỏng, hay rơi vào tay quân thù. Khi tiếp xúc với dân sẽ làm đúng ba điều răn: "không lấy của dân" – "không dọa nạt dân"- "không quấy nhiễu dân" và ba điều nên: "kính trọng dân" – "giúp đỡ dân" – "bảo vệ dân", để gây lòng tin cậy đối với dân chúng, thực hiện quân dân nhất trí giết giặc cứu nước. Bao giờ cũng nêu cao tinh thần tự phê bình, giữ tư cách cá nhân mô phạm, không làm điều gì hại đến thanh danh Giải phóng quân và Quốc thể của Việt Nam. Danh sách các đội viên đầu tiên Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh. Chú thích Tham khảo Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tập 8, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000. Những chặng đường lịch sử, Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Văn học, 1977. Xem thêm Người liệt sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam Đơn vị quân sự thành lập năm 1944 Khởi đầu năm 1944 ở Việt Nam
1,616
7610
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Phai%20Kh%E1%BA%AFt%2C%20N%C3%A0%20Ng%E1%BA%A7n
Trận Phai Khắt, Nà Ngần
Trận Phai Khắt và Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944 là 2 trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiêu diệt 2 đồn nhỏ là đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần, do đích thân Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Làng Phai Khắt thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng. Đồn của Pháp ở đây có gần 20 binh lính do một đồn trưởng người Pháp là tên Simono chỉ huy. Năm giờ chiều ngày 25 tháng 12 năm 1944, các đội viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đóng giả lính khố xanh, do một viên đội "sếp" Thu Sơn dẫn đầu bất ngờ tập kích, bắt sống 17 lính trong đồn và một viên cai. Đúng lúc đó đồn trưởng người Pháp Simono cưỡi ngựa lên châu trở về cùng vài binh lính đi theo không mang súng. Một đội viên đã nổ súng giết chết tên đồn trưởng. Trận đánh diễn ra trong vòng mười phút. Đồn Nà Ngần cách Phai Khắt khoảng 25 km, có 22 lính khố đỏ do hai sĩ quan người Pháp chỉ huy. Sáng sớm ngày 26 tháng 12, bộ đội Việt Minh cải trang làm lính dõng và lính tập, dùng trang phục của lính Pháp mới lấy được ở Phai Khắt tiến vào bắn chết 4 người và bắt sống số còn lại. Hai sĩ quan chỉ huy người Pháp không có mặt trong đồn vì đã đi lên tỉnh. Phần lớn tù binh được thả về quê quán. Hai mươi phút sau, bộ đội rút khỏi đồn mang theo nhiều chiến lợi phẩm. Theo hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tài liệu quân sử QĐNDVN thì tại Nà Ngần, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân giết 5, bắt sống 37 quân nhân. Nhũng người này được cho lựa chọn hoặc theo Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân hoặc phải trở về quê sinh sống. Đa số chọn về quê, được cấp giấy đi đường và một số tiền nhỏ. Theo tài liệu Mật Thám Pháp, thì tại Nà Ngần 1 hạ sĩ Pháp bị bắt sống, và tất cả mười lăm quân nhân trong đồn bị cắt cổ chết . Việt Minh lấy được 40 súng trường, 2 súng ngắn, 3000 đồng bạc Đông Dương . Chú thích Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
397
7618
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t%20Nam%20Gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%B3ng%20qu%C3%A2n
Việt Nam Giải phóng quân
Việt Nam Giải phóng quân là tên gọi của lực lượng quân sự chủ lực của Việt Minh từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1945, thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1945, thống nhất từ các đơn vị Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân cùng các tổ chức vũ trang cách mạng tập trung của cả nước Việt Nam, theo nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc kỳ (tháng 4 năm 1945) tại hiệp Hòa,Bắc Giang. Bộ tư lệnh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân gồm: Chu Văn Tấn, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh. Lực lượng bộ đội chủ lực của tổ chức này lúc đầu có 13 đại đội. Ở một số tỉnh, huyện cũng tổ chức nhiều trung đội, đại đội Giải phóng quân khác. Đội viên mới bổ sung vào Giải phóng quân phần lớn là nông dân, là du kích, tự vệ được lựa chọn từ các cơ sở cách mạng và ít nhiều đã trải qua chiến đấu. Nhiều thanh niên công nhân và học sinh cứu quốc ở các đô thị cũng hăng hái vào Giải phóng quân. Giải phóng quân xuất bản tờ Quân giải phóng từ ngày 5 tháng 8 năm 1945 để tuyên truyền, giáo dục các lực lượng vũ trang cách mạng. Hình thức tổ chức tam tam chế đã được áp dụng vào Giải phóng quân với sự thống nhất mỗi tiểu đội gồm 12 người. Bộ đội lúc bấy giờ đã có hàng nghìn khẩu súng, có cả súng máy, súng cối 60 li, có xưởng sửa chữa, chế tạo vũ khí thô sơ. Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2 tháng 9 năm 1945), Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - quân đội chủ lực của quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tham khảo Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam Việt Minh Đơn vị quân sự thành lập năm 1945 Khởi đầu năm 1945 ở Việt Nam
349
7625
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B2%20banteng
Bò banteng
Bò banteng hay bò rừng (danh pháp hai phần: Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò banteng đã được đem vào Bắc Úc trong thời kỳ đô hộ của người Anh năm 1849. Bò banteng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đường viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò banteng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hướng trên và có bướu trên lưng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bướu. Bò banteng sống trong những cánh rừng thưa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò banteng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng ở những nơi con người sinh sống đông đúc chúng quen với hoạt động ăn đêm. Bò banteng đã được thuần hóa ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á, và ở đó có khoảng 1,5 triệu bò banteng được chăn nuôi. Bò banteng nuôi và bò banteng hoang có thể giao phối và con cái của chúng là có khả năng sinh sản. Vào tháng 2 năm 2005, quần thể bò banteng ở bán đảo Cobourg là 10.000 con, làm cho quần thể ở Bắc Úc là bầy lớn nhất trên thế giới. Trước khi có sự nghiên cứu của trường Đại học Charles Darwin người ta cho rằng chỉ có 5.000 con bò banteng thuần chủng trên toàn thế giới. Trong khu vực nguyên quán của chúng, bầy lớn nhất chỉ có ít hơn 500 con. Đặc điểm Bò rừng có hình dáng, tầm vóc gần giống với bò nhà nhưng lớn hơn. Bò đực lưng gồ hơn. Bò rừng có lông màu nâu, 4 vó trắng và mông trắng đặc trưng. Thân dài 1,9-2,25 m, vai cao 1,55-1,65 m. Trọng lượng cơ thể khi trưởng thành 600–800 kg. Thường sống ở các khu vực rừng thưa, thoáng có trảng cỏ; rừng khộp. Bò rừng có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn thường có từ 5 đến 25 con gồm 1 bò đực, còn lại là bò cái và bê; đầu đàn là một bò cái già. Con cái chửa 9,5-10 tháng, đẻ 1-2 con. Thành thục ở 2 tuổi (bò cái) và hơn 3 tuổi (bò đực). Ở điều kiện thuận lợi có thể sinh sản năm một. Tuổi thọ 20-25 năm. Phân bố Các nước Đông Dương như Myanma, Indonesia, Thái Lan... Ở Việt Nam, trước đây bò rừng rất phổ biến ở Tây Nguyên, hiện tại do tình trạng săn bắn trái phép nên số lượng đàn và cá thể đã suy giảm đến mức báo động. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô Đắk Lắk là một trong những nơi được xem là còn nhiều bò rừng nhưng cũng chỉ có vài đàn với số lượng khoảng trên dưới 10 con/đàn. Liên kết ngoài Phát triển mạnh của bò banteng trên bán đảo Cobourg từ Trang chủ của CDU Tham khảo J Động vật có vú Bangladesh Động vật có vú Brunei Động vật có vú Campuchia Động vật có vú Indonesia Động vật có vú Lào Động vật có vú Malaysia Động vật có vú Myanmar Động vật có vú Thái Lan Động vật có vú Việt Nam Gia súc Động vật được mô tả năm 1823 Động vật đặc hữu Indonesia Động vật có vú Úc Động vật có vú Borneo Loài nguy cấp
595
7647
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fractal
Fractal
Fractal, hay phân dạng là một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tách ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn. Như vậy fractal có vô tận các chi tiết, các chi tiết này có thể có cấu trúc tự đồng dạng ở các tỷ lệ phóng đại khác nhau. Nhiều trường hợp, có thể tạo ra fractal bằng việc lặp lại một mẫu toán học, theo phép hồi quy. Từ fractal được nói đến lần đầu vào năm 1975 bởi Benoît Mandelbrot, lấy từ tiếng Latin fractus nghĩa là "đứt gãy". Trước đó, các cấu trúc này (ví dụ bông tuyết Koch) được gọi là "đường cong quỷ". Fractal ban đầu được nghiên cứu như một vật thể toán học. Hình học fractal là ngành toán học chuyên nghiên cứu các tính chất của fractal; những tính chất không dễ gì giải thích được bằng hình học thông thường. Ngành này có ứng dụng trong khoa học, công nghệ, và nghệ thuật tạo từ máy tính. Ý niệm cơ bản của môn này là xây dựng phép đo đạc mới về kích thước của vật thể, do các phép đo thông thường của hình học Euclid và giải tích thất bại khi mô tả các fractal. Định nghĩa Việc định nghĩa các đặc tính của fractal, có vẻ dễ dàng với trực quan, lại cực kỳ khó với đòi hỏi chính xác và cô đọng của toán học. Mandelbrot đã định nghĩa fractal là "một tập hợp mà trong đó số chiều Hausdorff (hay chiều Hausdorff-Besicovitch) lớn hơn chiều tô pô học". Số chiều Hausdorff là khái niệm sinh ra để đo kích thước của fractal, thường không phải là một số tự nhiên. Một hình vẽ fractal trên tờ giấy 2 chiều có thể bắt đầu có những tính chất của vật thể trong không gian 3 chiều, và có thể có chiều Hausdorff nằm giữa 2 và 3. Đối với một fractal hoàn toàn tự đồng dạng, chiều Hausdorff sẽ đúng bằng chiều Minkowski-Bouligand. Các vấn đề liên quan đến định nghĩa fractal gồm: Không có ý nghĩa chính xác của "gấp khúc". Không có định nghĩa duy nhất của "chiều". Có nhiều cách mà một vật thể có thể tự đồng dạng. Không phải tất cả mọi fractal đều tìm được bằng phép đệ quy. Lịch sử Các nhà toán học bắt đầu nghiên cứu các hình tự đồng dạng tự thế kỷ 17, khi Gottfried Leibniz xem xét các đường gấp khúc và định nghĩa đường thằng là đường fractal chuẩn: "các đường thẳng là đường cong, bất kỳ phần nào của nó cũng tương tự với toàn bộ". Năm 1872, nhà toán học người Đức Karl Weierstrass đưa ra mô hình về một hàm liên tục nhưng không đâu khả vi Năm 1904, nhà toán học Thụy Điển Helge von Koch trong một bài "Sur une courbe continue sans tangente, obtenue par une construction géométrique élémentaire" đã nghiên cứu các tính chất của fractal tạo thành bắt đầu từ các đa giác đơn lồi phẳng, mà cụ thể là tam giác, có hình dạng na ná rìa của các bông tuyết và được gọi là bông tuyết Koch (Koch snowflake) Tập hợp Mandelbrot Tập Mandelbrot là một tập hợp các điểm nằm trong mặt phẳng phức, với biên của nó có dạng fractal. Tập Mandelbrot là tập các giá trị của số phức c với quỹ đạo bắt đầu từ 0 dưới phép lặp của đa thức bậc hai hệ số phức zn+1 = zn2 + c vẫn bị chặn (đóng trong biên). Có nghĩa là, một số phức c thuộc về tập Mandelbrot, khi bắt đầu với z0 = 0 và áp dụng phép lặp lại, thì giá trị tuyệt đối của zn không bao giờ vượt quá một số xác định (số này phụ thuộc vào c) cho dù n lớn như thế nào. Tập Mandelbrot được đặt tên theo nhà toán học Benoît Mandelbrot, người đầu tiên đã nghiên cứu và phát triển nó. Ví dụ, lấy c = 1 thì khi áp dụng chuỗi lặp ta thu được dãy số 0, 1, 2, 5, 26,…, và dãy này tiến tới vô cùng. Hay dãy này không bị chặn, và do vậy 1 không phải là phần tử của tập Mandelbrot. Ví dụ khác, lấy c = i (trong đó i được định nghĩa là i2 = −1) sẽ cho dãy 0, i, (−1 + i), −i, (−1 + i), −i,..., và dãy này bị chặn nên i thuộc về tập Mandelbrot. Khi tính toán và vẽ trên mặt phẳng phức, tập Mandelbrot có hình dạng ở biên giống như một fractal, nó có tính chất tự đồng dạng khi phóng đại tại bất kì vị trí nào trên biên của tập hợp. Tập Mandelbrot đã trở thành phổ biến ở cả bên ngoài toán học, từ vẻ đẹp thẩm mỹ cho tới cấu trúc phức tạp được xuất phát từ định nghĩa đơn giản, và nó cũng là một trong những ví dụ nổi tiếng của đồ họa toán học. Nhiều nhà toán học, bao gồm Mandelbrot, đã phổ biến lĩnh vực toán học này ra công chúng. Đây là một trong những tập hợp fractal nổi tiếng nhất. Ví dụ Fractal tạo từ hình toán học Vật thể tự nhiên có cấu trúc fractal Ứng dụng Hình học Fractal có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong nhiều lĩnh vực như sinh học, y học, thiên văn, kinh tế, công nghệ thông tin... Khoa học máy tính Hình học Fractal có thể giúp thiết kế các hình ảnh đẹp trên máy tính một cách đơn giản và trực quan. Đây là một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những người yêu mến nghệ thuật. Cơ sở hình học Fractal cũng đã được ứng dụng trong công nghệ nén ảnh một cách hiệu quả thông qua các hệ hàm lặp (IFS), đây là một trong những lĩnh vực được các chuyên gia về khoa học máy tính đặc biệt quan tâm. Phương pháp nén fractal là một phương pháp nén dữ liệu có mất mát thông tin cho ảnh số dựa trên fractal. Phương pháp này thích hợp nhất cho các ảnh tự nhiên dựa vào tính chất các phần của một bức ảnh thường giống với các phần khác của chính bức ảnh đó. Thuật toán fractal chuyển các phần này thành dữ liệu toán học được gọi là "mã fractal" và mã này được dùng để tái tạo lại bức ảnh đã được mã hóa. Đại diện của ảnh fractal được mô tả một cách toán học như là hệ thống các hàm lặp (IFS). Như đã biết, với một ánh xạ co trên một không gian metric đầy đủ, luôn tồn tại một điểm bất động. Mở rộng kết quả này cho một họ các ánh xạ co, người ta chứng minh được với một họ ánh xạ như vậy luôn tồn tại một điểm bất động. Để ý rằng với một ánh xạ co, ta luôn tìm được điểm bất động của nó bằng cách lấy một giá trị khởi đầu rồi lặp lại nhiều lần ánh xạ đó trên các kết quả thu được của mỗi lần lặp. Số lần lặp càng nhiều thì giá trị tìm được càng xấp xỉ chính xác giá trị của điểm bất động. Do đó nếu ta coi ảnh cần nén là "điểm bất động" của một họ các ánh xạ co thì mỗi ảnh ta chỉ cần lưu thông tin về họ ánh xạ thích hợp, điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều dung lượng cần có để lưu trữ thông tin ảnh. Y học và sinh học Các nhà khoa học đã tìm ra các mối quan hệ giữa fractal với hình thù của tế bào, quá trình trao đổi chất của cơ thể người, AND, nhịp tim, … Trước đây, các nhà sinh học quan niệm lượng chất trao đổi phụ thuộc vào khối lượng cơ thể người, nghĩa là nó tỉ lệ bậc 3 khi xem xét con người là một đối tượng 3 chiều. Nhưng với góc nhìn từ hình học fractal, người ta cho rằng sẽ chính xác hơn nếu xem con người là một mặt fractal với số chiều xấp xỉ 2.5, như vậy tỉ lệ đó không nguyên nữa mà là một số hữu tỷ. Việc chẩn đoán bệnh áp dụng hình học fractal đã có những tiến bộ rõ rệt. Bằng cách quan sát hình dạng của các tế bào theo quan điểm fractal, người ta đã tìm ra các bệnh lý của con người, tuy nhiên những lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ, cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Hóa học Hình học Fractal được sử dụng trong việc khảo sát các hợp chất cao phân tử. Tính đa dạng về cấu trúc polymer thể hiện sự phong phú về các đặc tính của hợp chất cao phân tử chính là các fractal. Hình dạng vô định hình, đường bẻ gãy, chuỗi, sự tiếp xúc của bề mặt polyme với không khí… đều có liên quan đến các fractal. Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử trong hợp chất, dung dịch, các quá trình tương tác gần giữa các chất với nhau,… đều có thể xem như một hệ động lực hỗn độn (chaos). Vật lý Trong vật lý, khi nghiên cứu các hệ cơ học có năng lượng tiêu hao (chẳng hạn như có lực ma sát) người ta cũng nhận thấy trạng thái của các hệ đó khó xác định trước được và hình ảnh hình học của chúng là các đối tượng fractal. Thiên văn học Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại các quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời cung như trong các hệ thiên hà khác. Một số kết quả cho thấy không phải các hành tinh này quay theo một quỹ đạo Ellipse như trong hình học Euclide mà nó chuyển động theo các đường fractal. Quỹ đạo của nó được mô phỏng bằng những quỹ đạo trong các tập hút "lạ". Kinh tế Mô tả sự biến động của giá cả trên thị trường chứng khoán bằng các đồ hình fractal sẽ cho phép chúng ta theo dõi sự biến động của giá cả. Trên cơ sở đó dự báo giá cả trên thị trường dựa theo các luật của hình học fractal. Chú thích Tham khảo Fractal compression http://en.wikipedia.org/wiki/Fractal_compression Liên kết ngoài Fractal Geometry Ví dụ Mandelbox IFS Illusions - Nhân tạo nghệ thuật Nghệ thuật kỹ thuật số Toán học tô pô
1,787
7659
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20%C4%90%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%20Hoa%20K%E1%BB%B3
Ngày Độc lập Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ. Lịch sử Tuy ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã chiến đấu với quân Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật đồng thuận bầu (13-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 13 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản chính thức mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để khỏi bị quân Anh trả đũa. John Adams, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này. Các nhà sử học từ lâu đã tranh cãi về việc liệu các thành viên của Quốc hội có ký Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 4 tháng 7 hay không, mặc dù Thomas Jefferson, John Adams và Benjamin Franklin sau đó đều viết rằng họ đã ký vào ngày đó. Hầu hết các nhà sử học đã kết luận rằng Tuyên ngôn đã được ký gần một tháng sau khi được thông qua, vào ngày 2 tháng 8 năm 1776, chứ không phải vào ngày 4 tháng 7 như người ta vẫn thường tin. Phong tục Ngày Độc lập được chào đón với những biểu hiện yêu nước. Nhiều nhà chính trị thường đọc diễn văn ca ngợi các di sản và người dân của Hoa Kỳ. Các gia đình thường làm cuộc liên hoan ngoài trời, thường tụ họp với những người bà con ở xa, vì được nghỉ nhiều ngày cuối tuần hơn. Các cuộc diễu hành được diễn ra sáng ngày 4, vào buổi tối thường có pháo hoa ngoạn mục. Trong dịp lễ thì nhiều gia đình treo cờ Hoa Kỳ ở trước nhà để mừng. Trong một số tiểu bang, dân thường được phép mua pháo hoa nhỏ hơn để đốt. Vì lý do an toàn, một số tiểu bang cấm điều này hay hạn chế cỡ của pháo hoa, nhưng có nhiều người đem pháo hoa lậu từ những tiểu bang ít hạn chế hơn. Tham khảo Liên kết ngoài Những lễ kỷ niệm quốc gia : từ đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Ngày lễ Hoa Kỳ Văn hóa Mỹ Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Bảy Lịch sử Hoa Kỳ Sự kiện thường niên ở Mỹ Ngày Độc lập Hoa Kỳ Ngày Độc lập
644
7673
https://vi.wikipedia.org/wiki/ACID
ACID
ACID là từ viết tắt các chữ cái đầu của bốn từ tiếng Anh atomicity, consistency, isolation, và durability. Chúng được coi là bốn thuộc tính quan trọng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu khi xử lý bất kỳ giao dịch nào. Nếu thiếu một trong những thuộc tính này thì tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu khó có thể được đảm bảo. Trong một hệ quản trị cơ sở dư liệu, một giao dịch là một đơn vị lô gích thao tác trên dữ liệu, có thể bao gồm nhiều thao tác. Chẳng hạn việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác là một giao dịch, bao gồm thao tác trừ tiền một tài khoản và cộng tiền vào tài khoản kia. Các tính chất ACID trong trường hợp này sẽ đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách đáng tin cậy: Tính nguyên tử (Atomicity). Một giao dịch có nhiều thao tác khác biệt thì hoặc là toàn bộ các thao tác hoặc là không một thao tác nào được hoàn thành. Chẳng hạn việc chuyển tiền có thể thành công hay trục trặc vì nhiều lý do nhưng tính nguyên tử bảo đảm rằng một tài khoản sẽ không bị trừ tiền nếu như tài khoản kia chưa được cộng số tiền tương ứng. Tính nhất quán (Consistency). Một giao dịch hoặc là sẽ tạo ra một trạng thái mới và hợp lệ cho dữ liệu, hoặc trong trường hợp có lỗi sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu về trạng thái trước khi thực thi giao dịch. Tính cô lập (Isolation). Một giao dịch đang thực thi và chưa được xác nhận phải bảo đảm tách biệt khỏi các giao dịch khác. Tính bền vững (Durability). Dữ liệu được xác nhận sẽ được hệ thống lưu lại sao cho ngay cả trong trường hợp hỏng hóc hoặc có lỗi hệ thống, dữ liệu vẫn đảm bảo trong trạng thái chuẩn xác. Khái niệm ACID được miêu tả trong tiêu chuẩn ISO/IEC 10026-1:1992 Phần 4. Mỗi thuộc tính này đều có các phương pháp đo lường. Thông thường, một chương trình quản lý giao dịch được thiết kế để đảm bảo những tính chất ACID này. Trong một hệ thống phân tán, một cách để đạt được tính chất ACID là dùng phương pháp xác nhận hai pha (2PC), phương pháp này đảm bảo tất cả mọi thành phần tham gia phải xác nhận hoàn tất đối với giao dịch, nếu không giao dịch phải bị hủy (quay về trạng thái trước đó). Tham khảo Cơ sở dữ liệu Kiểm soát truy cập đồng thời Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
445
7683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tem%20kh%C3%B4ng%20r%C4%83ng
Tem không răng
Tem không răng là tem thư có hình ảnh và nội dung giống y hệt tem có răng, nhưng thay vì có răng cưa để dễ xé tem khi gửi thư thì nó được cắt phẳng theo hình dạng của con tem (chữ nhật, vuông,...). Lịch sử Ngay từ năm 1836 người Áo Laurenz Koschier tại Laibach đã đề nghị với chính phủ Áo đưa tem thư vào sử dụng để đơn giản hóa hệ thống bưu điện. Người bán sách ở Scotland, James Chalmers, cũng đưa ra một đề nghị tương tự vào năm 1838. Sir Rowland Hill, người được chính phủ Anh giao nhiệm vụ cải tổ hệ thống bưu điện năm 1835, có lẽ đã lãnh nhận đề nghị này và đưa vào chương trình cải tổ của ông. Ông được xem như là người phát minh ra tem thư. Rowland Hill cũng chịu trách nhiệm về mẫu mã cho hai con tem đầu tiên. Hằng ngàn bản phác thảo thiết kế được gửi đến đều bị Rowland Hill từ chối. Cuối cùng ông đã lấy bản vẽ của đồng tiền kỷ niệm từ năm 1837: con tem trị giá 1 penny mang chân dung Victoria của Anh I trên nền đen và loại 2 penny trên nền xanh nước biển. Con tem đầu tiên dán bằng keo được phát hành lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 1840 tại Anh theo đề nghị của Rowland Hill, và con tem màu xanh sau đó hai ngày. Do có trị giá là một penny nên giới sưu tầm tem thư gọi con tem đầu tiên là con tem Penny Đen (Penny Black). Henry Corbald là người đúc bản in cho hai con tem đầu tiên này. Nhà in Perkins, Bacon Petch được giao nhiệm vụ in ấn. Tham khảo Sưu tầm tem Tem học Bưu chính
304
7689
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tem%20CTO
Tem CTO
Tem hủy theo yêu cầu hay tem CTO (viết tắt từ tiếng Anh: cancelled to order) là các tem thư bị hủy bỏ bằng việc đóng dấu bưu điện trước khi được bán cho các người sưu tập tem hoặc các nhà buôn tem. Lý do để hủy tem như vậy là để phục vụ nhu cầu sưu tầm tem và để loại bỏ khả năng tem sẽ được dùng vào việc gửi thư. Tuy một số người sưu tầm tem chơi tem sống, đa số thích các tem đã có đóng dấu bưu điện (tem chết). Thực tế, để lập nên một bộ sưu tầm hoàn thiện, đủ bộ sẽ mất thời gian và khó khăn nếu chỉ bóc ra từ phong bì, nên nhiều bưu điện phục vụ những người chơi này với các tem mới đủ bộ đã đóng dấu. Ưu điểm của phương pháp này còn ở chỗ: các tem như vậy có thể đã được chính thức sử dụng, nhưng chưa đưa qua hệ thống chuyển phát thực sự, và các bưu điện sắp xếp chúng lại và đóng dấu hủy một cách kín đáo. Một kiểu hủy theo yêu cầu không chính thức là các nhà sưu tầm làm việc trực tiếp với các nhân viên bưu cục. Nhà sưu tầm đưa cho nhân viên bưu cục các phong bì đã dán tem, các nhân viên đóng dấu rồi trả lại cho nhà sưu tầm. Luật lệ một số nước cho phép hình thức hủy tem này, nhưng một số khác thì không. Các tem này vẫn có thể thiếu các dấu hiệu bưu điện dành cho các tem được thực sự gửi đi cùng phong bì. Hình thức này nhiều khi dẫn đến việc cố tình hủy tem bằng các dụng cụ đóng dấu giả mạo để chạy theo lợi nhuận, nhất là khi tem đã hủy có giá trị hơn nhiều các tem chưa dùng, ví dụ cho các tem từ các lãnh thổ xa xôi, hoặc số lượng phát hành ít. Kiểu giả mạo này đôi khi được phát hiện bởi các dấu hiệu bất thường trên dấu để lại, trên ngày tháng... Một kiểu hủy theo yêu cầu khác xuất hiện ở những nước muốn kiếm lợi nhuận từ các nhà sưu tầm tem. Kiểu này dễ nhận ra: dấu hủy rất sắc nét, thường ở một góc, thiếu tên của nơi nhận, và keo dính vẫn còn nguyên. Có nước còn in sẵn dấu hủy lên tem loại này, như là một phần của thiết kế của tem. Tham khảo Sưu tầm tem
427
7697
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93%20h%E1%BB%8Da%20in%20%E1%BA%A5n
Đồ họa in ấn
Đồ họa in ấn, là khái niệm dùng trong ngành Mỹ thuật. Đây là quá trình sáng tác hình ảnh (tạo hình) một cách gián tiếp, đưa màu từ một khuôn in sang một bề mặt khác. Vì có khuôn in, nên tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao tùy ý họa sĩ. Vật liệu dùng làm khuôn in thường là ván gỗ, đá, kim loại, vv.. Trong đồ họa in ấn, họa sĩ có thể sử dụng con lăn (brayer), và cả các loại máy in lớn. Các kỹ thuật Bốn kỹ thuật chính thuộc đồ họa in ấn là: khắc gỗ (woodcut), khắc axít (etching), in thạch bản (lithography) và in lưới (screen-printing). Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác như: in độc bản (monotyping), khắc ngòi khô (khắc kim loại, engraving, drypointing), khắc nạo (mezzotint), in sáp (batik),... Khắc gỗ Đọc bài chính về khắc gỗ. Khắc axít In thạch bản In lưới hay in lụa Đọc bài chính về In lụa Trong trường hợp in chữ hay họa tiết đơn giản, người ta dùng lưới là vải thô, có sợi to. Và để in họa tiết tương đối tinh xảo hơn, người ta dùng lưới bằng vải lụa (có sợi vải nhỏ và đều đặn) nên còn gọi là in lụa. Đây là một phương pháp in thủ công đơn giản, rẻ tiền nhưng sản phẩm đạt được chất lượng khá cao nhờ kỹ thuật ép mực trực tiếp qua mặt lưới xuống sản phẩm chứ không gián tiếp như kỹ thuật in typo... Kỹ thuật in lụa có thể in trên hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, bao bì nhựa, thủy tinh, kim loại...và đặc biệt là vải. Để làm được việc này, đầu tiên cần phải chuẩn bị một khung in lụa, hóa chất nhạy sáng, keo, sơn, xăng, dầu tẩy để làm sạch tấm lụa sau khi in xong. Hình ảnh cần in sẽ được thiết kế trên máy tính, sau khi có mẫu thiết kế hoàn chỉnh thì tiến hành tách màu. Mỗi một màu sẽ được tách riêng ra thành từng file, sau đó chúng được in ra với hoàn toàn là màu đen. Như vậy, mỗi màu khi tách ra sẽ làm được một tấm phim và một lưới in tương ứng. Người thợ in quét một lớp hóa chất nhạy sáng và keo lên lưới lụa, sau đó áp những hình mẫu tách màu lên khung và đem chụp sáng. Lớp hóa chất nhạy sáng sẽ in hình mẫu tách màu lên khung lụa, phần keo đóng vai trò như một màn chắn, chỉ để lộ phần mẫu tách màu trên khung lụa. Mực in sẽ chỉ đi qua phần mẫu mẫu tách màu trên khung lụa mà thôi. Càng nhiều màu sẽ có càng nhiều mẫu tách màu. Trong in lụa, hiệu ứng chồng màu tạo ra một màu mới có thể xảy ra khi màu in trước chưa kịp khô mà đã quét thêm một lớp màu khác sau đó. Do đó để chính xác trong in lụa, phải chờ cho lớp màu trước tạm khô rồi mới quét lớp màu thứ hai lên. In độc bản Khắc ngòi khô Khắc nạo In sáp Tham khảo In ấn Phương tiện truyền thông nghệ thuật
534
7698
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt
Mỹ thuật
Mỹ thuật (美術) hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" ("mỹ", 美 theo tiếng Hán-Việt, nghĩa là "đẹp"). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là: Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật), Mĩ thuật là một lĩnh vực văn hóa (vật thể) do con người tạo ra . Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị thẩm mỹ của một công trình kiến trúc. Nghĩa hàn lâm Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mĩ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mĩ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm. Theo từ điển từ vựng mĩ học của Étienne Souriau - 1990, tiêu chuẩn mĩ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mĩ học. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng. Mĩ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó. Nghĩa rộng Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mĩ thuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày. Từ "mĩ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội họa: mĩ thuật ứng dụng, mĩ thuật công nghiệp, mĩ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kĩ thuật thể hiện và giá trị sử dụng. Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mĩ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mĩ thuật với thủ công mĩ nghệ và mĩ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn: mĩ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua 1 chất liệu nào dó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp. Lĩnh vực Mĩ thuật bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật thị giác như: Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp. Các tác phẩm hội họa mang tính độc bản. Hội họa được coi là mảng quan trọng của mĩ thuật. Đồ họa: là nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kĩ thuật in ấn, vì vậy một tác phẩm đồ họa thường có nhiều bản sao. Điêu khắc: là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi). Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm, là khái niệm cơ bản nhất và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mĩ thuật . Hiểu rộng ra, cái gì thuộc nghệ thuật thị giác thì cũng được coi là thuộc mĩ thuật. Đặc biệt những xu hướng mĩ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm: Nghệ thuật Sắp đặt (Installation art) Nghệ thuật Trình diễn (Performance art) Nghệ thuật Hình thể (Body art) Nghệ thuật Đại chúng (Popart) và nhiều loại hình khác. Lưu ý, tên gọi các môn nghệ thuật thị giác này chưa thực sự thống nhất trong tiếng Việt. Tham khảo Từ điển thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục 2003 Xem thêm Mỹ học Trào lưu nghệ thuật Nghệ thuật Hội họa Đồ họa in ấn Điêu khắc Mĩ thuật ứng dụng Nhiếp ảnh Các môn thuộc mĩ thuật đương đại Thủ công mỹ nghệ Liên kết ngoài Nghệ thuật Mỹ học
700
7703
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dinh%20%C4%90%E1%BB%99c%20L%E1%BA%ADp
Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập là một tòa dinh thự tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Lịch sử Thời Việt Nam Cộng hòa Dinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do vụ đánh bom của hai phi công. Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau năm 1975 Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay). Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009. Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Hội trường Thống Nhất thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm. Đặc điểm Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang... Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu. Tên gọi Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất. Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ trước năm 1975 với mục đích làm nơi ở và làm việc của Tổng thống (Phủ Tổng thống) trên nền Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ. Trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng. Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Dinh Thống Nhất là một cách gọi sai, vì nhầm lẫn giữa hai thực thể: Dinh Độc Lập (tòa nhà) và Hội trường Thống Nhất (cơ quan quản lý tòa nhà đó). Có thể vì người ta cho rằng sau năm 1975, Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này. Một số hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Di tích lịch sử văn hoá - Dinh Độc Lập - Trang chính thức Dinh Thống Nhất , trên trang web của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Dinh Thống Nhất nhìn từ vệ tinh, từ Google Maps Độc Lập Ngô Viết Thụ Công trình hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh Di tích tại Thành phố Hồ Chí Minh Quận 1 Công trình xây dựng hoàn thành năm 1966
1,277
7709
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dinh%20Norodom
Dinh Norodom
Dinh Norodom là một tòa dinh thự từng được sử dụng làm nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) dưới thời Pháp thuộc. Từ năm 1955, công trình này trở thành dinh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vào năm 1962, dinh hư hại nặng nề sau một vụ đánh bom nên sau đó đã bị đập bỏ và thay thế bằng tòa nhà Dinh Độc Lập ngày nay. Lịch sử Thiết kế và xây dựng Khi đô đốc Bonard làm Thống đốc Nam Kỳ từ năm 1861, ông đã cho đặt mua một căn nhà bằng gỗ từ Singapore về Sài Gòn và dựng tại khu đất mà về sau là Trường La San Taberd (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa) để làm nơi ở tạm thời. Đến năm 1863, Chính phủ Pháp cử Phó đô đốc Pierre-Paul de La Grandière sang làm Thống đốc Nam Kỳ, ông đã yêu cầu tìm kiến trúc sư để thiết kế một dinh thự mới thay cho căn nhà gỗ. Cuộc thi thiết kế dinh được công bố trên tờ báo Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) ngày 5 tháng 2 năm 1865, giải thưởng dành cho bản vẽ được chọn là 4.000 franc. Tuy nhiên, chỉ có hai bản phác họa được gửi đến và đều không đạt yêu cầu. Cùng thời điểm đó, tại Hồng Kông cũng tổ chức một cuộc thi thiết kế Tòa thị chính và Achille-Antoine Hermitte, một kiến trúc sư trẻ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris đã đoạt giải. Lúc này hai Chuẩn đô đốc Roze and Ohier đang ở Hồng Kông, khi biết tin đã đề xuất với Thống đốc de La Grandière mời Hermitte thiết kế dinh mới. Sau khi xem qua bản phác họa của Hermitte, Thống đốc rất hài lòng và đồng ý trả lương cho anh lên đến 36.000 franc/năm để chỉ huy công trình. Ngày 23 tháng 3 năm 1868, Thống đốc de La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng dinh mới, tuy nhiên chỉ hai tháng sau đó ông đã phải trở về Pháp do bệnh. Công trình trải qua 5 đời Thống đốc Nam Kỳ, đến năm 1873 khi Đô đốc Marie Jules Dupré đang là Thống đốc mới xây dựng xong. Tuy nhiên việc trang trí nội thất phải đến năm 1875 mới hoàn thành. Chi phí xây dựng dinh thời điểm đó lên đến hơn 4 triệu franc, do có nhiều nguyên vật liệu phải nhập từ Pháp. Vì nằm ở đầu đại lộ Norodom (tên được đặt theo vua Norodom của Campuchia) nên dinh cũng được gọi là Dinh Norodom. Từ Dinh Thống đốc đến Dinh Toàn quyền Từ khi xây dựng xong cho đến năm 1887, dinh là nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi là Dinh Thống đốc. Vào năm 1887, chính phủ Pháp thành lập chức vụ Toàn quyền Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi ở của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn nên lúc này được gọi là Dinh Toàn quyền. Ngày 7 tháng 9 năm 1954, trước khi rút quân khỏi Việt Nam, tướng Paul Ély bàn giao Dinh Norodom cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng hòa. Ông lấy Dinh Norodom làm dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và đổi tên thành Dinh Độc Lập. Ngoài ra, ông cũng đón vợ chồng em trai là ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân vào sống trong dinh. Vào ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã lái hai máy bay AD6 ném bom tấn công, làm sập toàn bộ cánh trái của dinh. Ngô Đình Diệm sau đó đã cho phá dỡ dinh để xây dinh mới trên nền cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Kiến trúc Công trình được xây theo kiến trúc Tân Baroque tiêu biểu thời Napoléon III, tổng thể mặt bằng có hình chữ T. Bề ngang mặt tiền của dinh rộng 80 m, bên trong dinh có phòng tiếp khách có thể chứa đến 800 người. Dinh tọa lạc tại trung tâm một khuôn viên hình chữ nhật 450 m x 300 m. Trong khuôn viên có nhiều con đường nội bộ, trong đó gồm một con đường bao vòng quanh khuôn viên và tám con đường nối từ các mặt của dinh ra con đường này. Chú thích Xem thêm Dinh Độc Lập Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh Dinh Thượng thơ Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Công trình kiến trúc Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh Dinh tổng thống Công trình xây dựng hoàn thành năm 1873 Công trình kiến trúc đã bị phá dỡ tại Việt Nam
831
7730
https://vi.wikipedia.org/wiki/Plessey
Plessey
Công ty Plessey plc đã từng là một công ty quốc tế của Vương quốc Anh chuyên về sản xuất đồ điện tử, liên lạc viễn thông và quốc phòng. Lịch sử Công ty này được thành lập năm 1917 ở Marylebone, trung tâm Luân Đôn nhưng đã chuyển tới đường Cottenham ở Ilford đầu năm 1919 (và sau đó tới đường Vicarage và tồn tại tới nay). Công ty Plessey đã từng là một trong những công ty sản xuất lớn nhất trong các lĩnh vực nói trên khi các ngành công nghiệp radio và ti vi phát triển mạnh. Plessey là đối tác trong việc phát triển của máy tính Atlas năm 1962 và trong việc phát triển của hệ thống điện thoại kỹ thuật số - Hệ thống X - trong những năm cuối thập niên 1970. Mua bán của GEC Tháng 12 năm 1985, The General Electric Company GEC thông báo về việc mua lại toàn bộ công ty Plessey, có giá trị khi đó là 1,2 tỷ bảng Anh. Cả Plessey và bộ quốc phòng Anh đều chống lại việc hợp nhất, GEC và Plessey đã từng là hai nhà cung cấp lớn nhất cho bộ quốc phòng và hai công ty này là hai đối thủ cạnh tranh duy nhất trong nhiều thương vụ. Tháng 1 năm 1986, việc mua bán này đã được đưa ra Ủy ban Độc quyền và sáp nhập (tiếng Anh: Monopolies & Mergers Commission (viết tắt: MMC)), và Ủy ban này trong tháng 8 đã ra phán quyết chống lại việc sáp nhập. Chính phủ Anh cũng đồng ý và cấm thương vụ của GEC. Năm 1988, Plessey và GEC sáp nhập các bộ phận liên lạc viễn thông để tạo ra GEC-Plessey Telecommunications (GPT), nhà sản xuất thiết bị liên lạc viễn thông hàng đầu ở nước Anh. Mua bán của GEC Siemens Năm 1988, GEC và Siemens AG thành lập công ty liên doanh là GEC Siemens plc, để thực hiện việc thôn tính Plessey. Đề nghị ban đầu của GEC Siemens vào ngày 23 tháng 12 năm 1988 cho Plessey là 1,7 tỷ bảng Anh. Một lần nữa Plessey từ chối lời đề nghị và lại đưa việc này ra MMC. Lời đề nghị nguyên thủy dự tính liên kết quyền sở hữu của tất cả các phần liên quan đến quốc phòng của Plessey, với việc kinh doanh của GPT và chi nhánh Bắc Mỹ của Plessey chia ra theo các tỷ lệ tương ứng là 60:40 và 51:49. Mức độ tham gia của GEC vào việc kinh doanh thiết bị quốc phòng của Plessey đã không phù hợp với sự tán thành điều chỉnh nhưng cuối cùng trong tháng 2 năm 1989 GEC Siemens thông báo về việc phân chia các bộ phận của công ty như sau: Các tài sản thuộc về GEC Tại Anh: Hệ thống điện tử hàng không của Plessey Hệ thống hải quân của Plessey Bộ phận mã hóa của Plessey Tại Bắc Mỹ: Hệ thống điện tử của Plessey (75%) Sippican Công ty thiết bị Leigh Các tài sản thuộc về Siemens Tại Anh: Hệ thống quốc phòng của Plessey Hệ thống ra đa của Plessey Hệ thống kiểm soát giao thông của Plessey Các tài sản của Plessey tại GPT (giảm xuống 40%) Tại Bắc Mỹ: Hệ thống điện tử của Plessey (25%) Lịch sử kế tiếp Năm 1997, British Aerospace mua lại hệ thống Siemens Plessey. Năm 1999, Siemens mua lại những tài sản của GEC tại Siemens Plessey. GEC mua lại 40% tài sản của Siemens tại GPT trong cùng năm, và đổi tên nó thành Marconi Communications. Mã vạch Plessey Plessey cũng là tên gọi của một loại mã vạch được phát triển bởi công ty này, hiện nay nó vẫn được sử dụng trong một số thư viện và thẻ trên giá sách của các cửa hàng bán lẻ, như là giải pháp trong phần kiểm soát nội bộ về hàng hóa còn trong kho. Ưu điểm của nó là tương đối dễ in bằng các máy in ma trận điểm (dot-matrix) rất phổ biến vào thời kỳ mà cách thức mã hóa này được giới thiệu, và mật độ in của nó trong một mức độ nào đó là cao hơn so với các loại mã hiện nay phổ biến hơn như Interleaved 2 of 5 hay Code 39. Các thông số hình thức của loại mã vạch này được thông báo vào tháng 3 năm 1971. Các biến thể của mã vạch Plessey Một biến thể của mã vạch Plessey và các thiết bị quét liên quan đã được Plessey cung cấp cho công ty ADS và biến thể này được biết với tên gọi Anker Code. Anker Code đã được sử dụng trong các điểm bán hàng ở châu Âu trước khi có EAN. Nguyên lý mã hóa cơ bản trong mã vạch Plessey cũng đã được MSE Data Corporation sử dụng để xây dựng mã vạch MSI của mình, đôi khi được biết với tên gọi là mã vạch Plessey biến đổi hay mã vạch MSI Plessey. Ứng dụng chủ yếu của mã vạch MSI là đánh dấu các mặt hàng trên giá hàng và quét sau này bằng các thiết bị quét di động được để thực hiện việc kiểm kê. Thuật toán Các đặc trưng Mã vạch Plessey sử dụng 2 kích thước của chiều rộng của các vạch là vạch rộng và vạch hẹp. Khoảng trắng giữa các vạch không ảnh hưởng tới việc giải mã. Mã vạch này bao gồm phần tử bắt đầu - dữ liệu - phần tử kết thúc. Trong khoảng không gian của các phần tử bắt đầu và kết thúc thì các vạch màu đen được nhóm với nhau theo từng nhóm 4 vạch. Mỗi nhóm vạch tượng trưng cho một chữ hoặc số. Các vạch hẹp có giá trị bit bằng 0 và các vạch rộng có giá trị bit bằng 1, do vậy trong mã hóa của Plessey thì mỗi ký tự có giá trị 4 bit. Mã vạch Plessey có thể mã hóa các ký tự số từ 0 đến 9 và các ký tự chữ từ A đến F. Tổng cộng là 16 ký tự khác nhau. Tuy nhiên, sau này người ta có bổ sung thêm loại ký tự có giá trị 6 bit và như thế nó có thể mã hóa 26 = 64 ký tự. Kiểu biểu đạt tượng trưng này nguyên thủy là không tự kiểm tra (không có số kiểm tra), mặc dù các số kiểm tra theo phép chia cho 10 hay 11 (phụ thuộc vào các ứng dụng) sau này thông thường được thêm vào, lấy theo tỷ trọng xác định trước của từng ký tự có mặt trong mã vạch, tùy theo vị trí của chúng trong mã vạch và lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Là loại mã vạch liên tục. Mã bắt đầu Luôn luôn có giá trị bit là 1101. Phần dữ liệu Bảng dưới đây liệt kê các ký tự có thể mã hóa trong dạng 4 bit và giá trị bit của chúng. Mã kiểm tra Nó sẽ là một khối mã 8 bit và có thể xác định bằng hai số 4 bit sử dụng cùng một cách thức biểu diễn như phần dữ liệu. Khối ngắt Mã kiểm tra sẽ được tiếp theo bởi 2 giá trị nhị phân 'l' trong trường hợp mã vạch được đọc từ trái qua phải. Trong trường hợp mã vạch được đọc hoặc từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái, mã kiểm tra sẽ được tiếp theo bởi một vạch đơn rộng duy nhất. Mã bắt đầu ngược Trong trường hợp đọc mã vạch theo hai chiều ngược nhau, vạch ngắt được tiếp theo là mã bắt đầu ngược giá trị 4 bit, vì thế 1100 được sinh ra nếu mã vạch được quét từ phải qua trái. Các lề Các lề trắng có độ rộng tương đương với ít nhất 4 bit nằm ở hai đầu của mã vạch để ngăn không cho thiết bị đọc nhầm sang mã vạch khác nằm kề bên. Khoảng cách in ấn Mỗi bit dữ liệu của mã vạch được in thành vạch màu đen, tiếp theo là một khoảng trắng có độ rộng xác định trước. Tổng của hai độ rộng này tương đương với pitch danh định. Dung sai chỉ ra trong bảng dưới đây được điều chỉnh theo các điều kiện sau: Kích thước vạch rộng: Vạch/Khoảng trắng < 1 khi khoảng trắng < 0,009 inch hay 0,229 mm. Kích thước vạch hẹp:Vạch/Khoảng trắng > 0,33 khi vạch > 0,005 inch hay 0,127 mm Bảng dưới đây định nghĩa kích thước của vạch và khoảng trống theo đơn vị 1/1000 của inch đối với các mật độ mã khác nhau Các đốm Trong quá trình in ấn, có thể xảy ra hiện tượng tạo đốm đen trong khu vực trắng (thừa mực) và đốm trắng trong khu vực đen (mất mực) Các đốm đen trong khu vực khoảng trắng cần phải có kích thước nhỏ hơn 0,038 mm (0,0015 inch) theo bất kỳ hướng nào. Ngoài ra các đốm này phải cách xa rìa các vạch ít nhất 0,051 mm (0,002 inch) và các đốm này phải cách nhau ítnhất 0,203 mm (0,008 inch). Các đốm trắng trong các vạch phải có kích thước nhỏ hơn 0,051 mm. Ngoài ra các đốm này phải cách xa rìa các vạch ít nhất 0,051 mm (0,002 inch) và các đốm này phải cách nhau ítnhất 0,203 mm (0,008 inch). Tính số kiểm tra Theo phép chia 10 Các mã vạch MSI Plessey chỉ sử dụng các số và luôn luôn có số kiểm tra theo phép chia cho 10, và có thể có số kiểm tra thứ hai. Phương pháp tính như sau: Tạo ra một số mới trên cơ sở số đã cho. Nếu số đã cho có chiều dài chuỗi là một số chẵn, số mới tạo ra từ các số ở các vị trí chẵn; nếu chiều dài chuỗi là lẻ, số mới tạo ra lấy ở các vị trí lẻ. Ví dụ, số nguyên thủy là 523746, số mới sẽ là 276; nếu số gốc là 41852, số mới sẽ là 482. Nhân số mới tạo ra với 2. Giả sử số gốc là 523746, thì số tạo ra sau phép nhân là 276 x 2 = 552. Cộng tất cả các số trong kết quả. Ví dụ, 5 + 5 + 2 = 12. Cộng kết quả này (12) với các số chưa sử dụng trong số gốc. Vì thế 12 + 5 + 3 + 4 = 24. Lấy số dư trong phép chia cho 10. Trong trường hợp này số dư bằng 4. Số kiểm tra sẽ là 10 - 4 = 6. Trong trường hợp số dư bằng 0, số kiểm tra sẽ cũng bằng 0. Nếu số kiểm tra thứ hai cần có thì coi số mới tạo thành (trong ví dụ là 5237466) như là số gốc để tính toán theo các bước nói trên. Theo phép chia cho 11 Một số ứng dụng khác lại cần số kiểm tra theo phép chia cho 11. Cách tính số kiểm tra như sau: Các tỷ trọng của các số đã cho trong số gốc tính từ phải qua trái tuân theo trật tự sau: 2, 3, 4, 5, 6, 7. Nếu số đã cho vượt quá 6 chữ số thì chu kỳ này lại lặp lại. Ví dụ, cho số 943457842 thì tỷ trọng sẽ là: 432765432 Nhân từng số trong số đã cho với tỷ trọng của chúng và cộng tất cả các kết quả: (9x4)+(4x3)+(3x2)+(4x7)+(5x6)+(7x5)+(8x4)+(4x3)+(2x2) = 195 Lấy số dư trong phép chia cho 11: 195/11 = 17 dư 8. Số kiểm tra sẽ bằng 11 - 8 = 3. Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0. Thêm số kiểm tra (bằng 3 trong ví dụ này) vào cuối số đã cho. Trong ví dụ này số tạo thành là 9434578423. Tham khảo Liên kết ngoài History of Plessey Mã vạch Cựu công ty Anh
1,962
7733
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20QR
Mã QR
Mã QR (mã phản hồi nhanh) là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản. Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi, hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Gần đây hơn, phần mềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera (camera phone) ở Nhật. Điều này đưa đến các ứng dụng mới và đa dạng hướng về người tiêu dùng, nhằm làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động, vốn không hấp dẫn mấy. Mã QR cũng được thêm vào danh thiếp, làm đơn giản đi rất nhiều việc nhập dữ kiện cá nhân của người mới quen vào sổ địa chỉ trên điện thoại di động. Người dùng có chương trình thu tín hiệu (capture program) và máy tính có giao diện RS-232C có thể dùng máy quét ảnh (scanner) để thu dữ liệu. Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng 1 năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng 6 năm 2000. Lịch sử Hệ thống mã QR được Denso Wave phát minh năm 1994. Mục đích chính là theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất. Nó được thiết kế để cho phép quét các bộ phận với tốc độ cao. Mặc dù những ứng dụng ban đầu chỉ để theo dõi các bộ phận của xe, nhưng hiện nay mã QR được ứng dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau bao gồm cả các ứng dụng theo dõi thương mại và ứng dụng hướng tới sự tiện lợi cho những người sử dụng điện thoại di động. Mã QR có thể được sử dụng để hiển thị chữ cho người sử dụng, để thêm danh thiếp vCard vào thiết bị của người sử dụng, để mở URI, để viết e-mail hay tin nhắn, thậm chí thanh toán điện tử một cách nhanh chóng, đặc biệt ở Trung Quốc khi hầu như mọi người đều sử dụng thanh toán qua QR. Người sử dụng có thể tạo và in mã QR của riêng họ cho những người khác quét và sử dụng để ghé thăm một trong các trang phải trả tiền và miễn phí thông qua mã QR. Nó hiện trở thành một trong những kiểu sử dụng nhiều nhất trong nhóm mã vạch hai chiều. Lưu trữ Vi mã QR (Micro QR Code) Vi mã QR là phiên bản thu nhỏ của tiêu chuẩn mã QR với ít tính năng hơn để xử lý các bản quét lớn. Có một số hình thức vi mã QR khác nhau, cao nhất trong số đó có thể giữ 35 ký tự. Tham khảo Liên kết ngoài Mã vạch Mã hóa Siêu đa phương tiện
555
7740
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20K%E1%BB%B3
Trung Kỳ
Trung Kỳ (chữ Hán: 中圻) là tên gọi do vua Minh Mạng đặt ra cho phần giữa của Việt Nam năm 1834, và là một trong ba vùng của Việt Nam khi đó, cùng với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Người Pháp sau khi chiếm toàn bộ Việt Nam năm 1884 đã đặt vùng đất này thành xứ bảo hộ Trung Kỳ nằm trong Đông Dương thuộc Pháp. Thời Đế quốc Việt Nam năm 1945, tên gọi Trung Kỳ được đổi thành Trung Bộ. Trung Bộ cũng được gọi là Trung Phần thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa (1948–1975); hai chính thể kế tiếp nhau này chỉ còn nắm giữ vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Trung Phần theo sau Hiệp định Genève, 1954. Từ năm 1975, miền Trung Việt Nam được thống nhất và gọi là Trung Bộ trong các văn bản hành chính. Lịch sử Trung Kỳ thời nhà Nguyễn độc lập thì tâm điểm là kinh thành Huế, tức phủ Thừa Thiên (承天) do triều đình trực tiếp quản lý. Năm tỉnh phía bắc Huế gọi là Hữu Kỳ: Thanh Hóa (清化), Nghệ An (乂安), Hà Tĩnh (河靜), Quảng Bình (廣平), Quảng Trị (廣治). Và sáu tỉnh phía nam, gọi là Tả Kỳ gồm: Quảng Nam (廣南), Quảng Ngãi (廣義), Bình Định (平定), Phú Yên (富安), Khánh Hòa (慶和), và Bình Thuận (平順). Nhà Nguyễn đặt ra chức tổng đốc quản hạt từ 2 đến 3 tỉnh. Các tỉnh Trung Kỳ thường đặt dưới quyền quản hạt của 6 vị tổng đốc (thường là tổng đốc Thanh Hóa, tổng đốc An-Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh), tổng đốc Bình-Trị (Quảng Bình và Quảng Trị), tổng đốc Nam-Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi), tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú Yên), tổng đốc Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hòa)), và 1 vị phủ doãn phủ Thừa Thiên. Đứng đầu mỗi tỉnh Trung Kỳ, cũng giống toàn bộ 30 tỉnh trong cả nước (trừ phủ Thừa Thiên), đều là một viên quan tuần phủ. Cương vực Trung Kỳ thời nhà Nguyễn bao gồm cả những phần đất nay thuộc về lãnh thổ Lào (là những vùng đất thuộc địa giới các tỉnh bắc Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chưa phân biệt rõ ràng và trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Nhưng Trung Kỳ không bao gồm Tây Nguyên. Đà Nẵng và Ninh Thuận ngày nay, vào thời nhà Nguyễn đã nằm trong Trung Kỳ nhưng thuộc địa giới của 2 tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận (Đà Nẵng thuộc Quảng Nam, Ninh Thuận thuộc Bình Thuận). Trừ 3 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (là đất của người Việt cổ), thì phần lớn còn lại của Trung Kỳ (từ đèo Ngang đến hết Bình Thuận) từng là đất đai của vương quốc Chăm Pa. Theo hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là Annam) kéo dài từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận đến Đèo Ngang (tức là tách 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía bắc và tỉnh Bình Thuận ở phía nam ra khỏi Trung Kỳ (An Nam)). Pháp đặt một viên Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6 tháng 6 năm 1884 quy định lại ranh giới Trung Kỳ: từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở ra đến địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình (như trước năm 1883). Thực dân Pháp đặt chức "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident général de l'Annam et du Tonkin), gọi tắt là Tổng sứ,thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Chức Tổng sứ bị bãi bỏ năm 1889, Khâm sứ Trung Kỳ đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều. Danh sách các khâm sứ Trung Kỳ Pháp thiết lập một văn phòng đại diện ngoại giao tại Huế từ giữa năm 1875. Tháng 4 năm 1876 (Tự Đức 28), trụ sở tòa Đại diện Ngoại giao được khởi công xây dựng và hoàn thành vào tháng 7 năm 1878. Nhân viên đứng đầu được gọi là Đại diện Ngoại giao (Chargés d'Affaires). Sau hiệp ước Harmand ký ngày 25 tháng 8 năm 1883, Đại diện Ngoại giao đổi thành Công sứ (Résident) tại Huế thay mặt cho chính quyền bảo hộ của Pháp tại Trung Kỳ. Năm 1885, chính phủ Pháp đặt ra "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident général de l'Annam et du Tonkin), còn gọi là Tổng Trú sứ hay Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Quyền hành của Toàn quyền Lưỡng kỳ ngang với Thống đốc Nam Kỳ và độc lập đối với Thống đốc Nam Kỳ. Toàn quyền Lưỡng kỳ nắm mọi quyền dân sự, quân sự, chủ trì, mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều và mọi quan hệ giữa giới cầm quyền Pháp và Nam Kỳ. Dưới quyền trực tiếp của Toàn quyền Lưỡng kỳ là một hệ thống quan lại thực dân Pháp giúp việc: đứng đầu Bắc Kỳ là Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin); đứng đầu Trung Kỳ là Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam) và đứng đầu mỗi tỉnh ở cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Công sứ (Résident) và Phó sứ (Résident adjoint). Chức Tổng Trú sứ bị bãi bỏ năm 1889, chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur d'Annam), còn được gọi là Đại trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều. Thời kỳ Đại diện Ngoại giao (1875-1884) Thời kỳ Công sứ (1884-1886) Thời kỳ Tổng sứ (1885-1889) Khâm sứ Trung Kỳ tại Huế (1886-1945) Thời kỳ Công sứ Nhật tại Trung Bộ (1945) Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tìm cách trở lại phục hồi quyền thống trị tại Việt Nam, vì vậy đã đặt chức vụ Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Trung và Bắc Kỳ. Chức vụ này có chức năng gần tương đương với chức vụ Tổng sứ Trung Bắc Kỳ trước kia, nhưng đặt trụ sở ở Hà Nội. Xem thêm Bắc Kỳ Trực Kỳ Tả Kỳ Nam Kỳ Tham khảo Legrand de la Liraye, Notes historiques sur la nation annamite (Paris, 1866?) C. Gosselin, L'Empire d'Annam (Paris, 1904) E. Sombsthay, Cours de législation et d' administration annamites (Paris, 1898). Địa danh cũ Việt Nam Trung Bộ Hành chính Việt Nam thời Nguyễn Thành viên Liên bang Đông Dương Cựu quốc gia ở Đông Nam Á Liên hiệp Pháp Cựu thuộc địa ở Châu Á Cựu bảo hộ Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam Cựu thuộc địa của Pháp Vùng của Việt Nam Khởi đầu năm 1883 ở Việt Nam
1,178
7741
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc%20K%E1%BB%B3
Bắc Kỳ
Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 trong cuộc cải cách hành chính để mô tả vùng đất từ tỉnh Ninh Bình trở ra Bắc của Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành. Hiện nay, cách gọi này đôi khi được một số người miền Nam dùng để phân biệt họ với những người di cư có quê quán từ miền Bắc Việt Nam, nhiều khi mang hàm ý kỳ thị vùng miền. Tuy nhiên, lý do phân biệt này là thực ra là sai về mặt lịch sử, bởi tất cả người Kinh ở miền Nam Việt Nam (trừ người dân tộc thiểu số như người Khmer, người Hoa) vốn đều có tổ tiên là người Kinh ở miền Bắc Việt Nam, chỉ mới di cư vào Nam Bộ từ thời chúa Nguyễn (khoảng thế kỷ 17-18). Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp duy trì tên gọi 3 xứ của Việt Nam có từ trước đó, nhưng áp dụng chế độ cai trị riêng biệt với mỗi xứ: xứ thuộc địa Nam Kỳ, xứ bảo hộ Trung Kỳ với một số quyền tượng trưng được trao cho nhà Nguyễn, và xứ bảo hộ Bắc Kỳ. Danh xưng Bắc Kỳ được duy trì cho đến năm 1945, sau đó được thay bằng tên gọi Bắc Bộ như hiện nay. Địa danh Tonkin "Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê sơ gọi là Đông Kinh (東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ánh văn tự của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp khi phát âm "Đông Kinh". Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mạng trở đi. Tiền thân của Bắc Kỳ là tổng trấn Bắc Thành được thiết lập từ thời Gia Long nhà Nguyễn năm 1802, là cơ chế hành chính phân quyền đầu thời Nguyễn. Bắc Thành gồm 1 trấn thành là thành Thăng Long và 11 trấn là: 5 nội trấn (Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ) và 6 ngoại trấn (Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa) Thời Pháp thuộc Trước khi triều đình Huế buộc phải ký Hòa ước Quý Mùi năm 1883, người Pháp đã thành lập Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ (corps expéditionnaire du Tonkin) để xâm lược Bắc Kỳ. Các tướng chỉ huy Quân đoàn viễn chinh Bắc Kỳ đồng thời cũng là Thống soái Bắc Kỳ. Năm 1886, Paul Bert, một quan chức dân sự được cử sang với chức vụ "Tổng Công sứ Trung – Bắc Kỳ" (Résident supérieur du Tonkin), gọi tắt là Tổng sứ, thay mặt cho chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam và thường được gọi là "Toàn quyền lưỡng kỳ" hoặc "Toàn quyền Trung – Bắc Kỳ". Năm 1887, chức vụ Toàn quyền Đông Dương được thành lập, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc - Trung - Nam Kỳ. Năm 1889, chức vụ Tổng sứ bị bãi bỏ, chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident général du Tonkin), còn được gọi là Tổng trú sứ, được đặt ra để đảm nhiệm các công việc cho chính phủ Pháp bên cạnh Nam triều. Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Hành chính Việt Nam thời Nguyễn Thành viên Liên bang Đông Dương Địa danh cũ Việt Nam Vùng của Việt Nam Khởi đầu năm 1884 ở Việt Nam
626
7745
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20RFLP
Kỹ thuật RFLP
Trong sinh học phân tử, đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn, hay là RFLP (thường đọc là "rif-lip"), là kỹ thuật khai thác những khác biệt trong trình tự DNA. Trong phân tích RFLP, DNA mẫu được cắt thành các đoạn nhỏ bằng cách sử dụng các enzyme cắt giới hạn, và sau đó các đoạn DNA nhỏ tạo thành được phân tách dựa theo kích thước bằng kỹ thuật điện di trên gel. Mặc dù ngày nay kỹ thuật này đã trở nên lỗi thời do bị thay thế bởi công nghệ giải trình tự, RFLP là công nghệ nghiên cứu đa hình DNA đầu tiên đủ rẻ để có thể được ứng dụng một cách rộng rãi. RFLP là công cụ quan trọng trong lập hồ sơ di truyền, lập bản đồ hệ gen, định vị gen chịu trách nhiệm cho các rối loạn di truyền, xác định nguy cơ mang bệnh, và xét nghiệm phả hệ. Kỹ thuật phân tích Kỹ thuật cơ bản trong xác định RFLP bao gồm việc cắt mẫu DNA bằng enzyme cắt giới hạn, là các enzyme nhận biết và cắt một đoạn DNA ngắn đặc hiệu. Các mảnh DNA tạo ra sau đó được phân tách bằng quá trình điện di trên gel agarose, và được chuyển lên màng lai thông qua quy trình lai Southern. Sự lai (bắt cặp đặc hiệu) của một đoạn DNA trên màng với đoạn mẫu dò (DNA probe) xảy ra khi trình tự của chúng bổ sung với nhau. Xuất hiện RFLP khi kích thước của đoạn DNA trên màng bắt cặp với đoạn mẫu dò là khác nhau giữa các sinh vật. Ví dụ Có hai cơ chế chung mà kích thước của một đoạn giới hạn có thể khác nhau. Trong sơ đồ đầu tiên, một đoạn nhỏ của bộ gen đang được phát hiện bởi một đầu dò DNA (đường dày hơn). Trong allele "A", bộ gen được cắt bởi một enzyme giới hạn ở ba vị trí gần đó (hình tam giác), nhưng chỉ đoạn cắt ngang nhất phải được phát hiện bởi đầu dò. Trong allele "a", vị trí giới hạn 2 bị mất do đột biến, vì vậy đầu dò bây giờ phát hiện mảnh vỡ lớn hơn chạy từ các vị trí từ 1 đến 3. Sơ đồ thứ hai cho biết sự thay đổi kích thước đoạn này sẽ nhìn như thế nào trên Southern blot và làm thế nào mỗi allele (mỗi cặp một) có thể được kế thừa trong các thành viên trong gia đình. Trong sơ đồ thứ ba, enzyme thăm dò và hạn chế được chọn để phát hiện một vùng của bộ gen bao gồm một đoạn lặp song song có số thay đổi (các ô trong sơ đồ mạch). Trong allele "c" có 5 lần lặp lại trong VNTR, và đầu dò phát hiện ra một đoạn dài hơn giữa hai vị trí hạn chế. Trong allele "d" chỉ có hai lần lặp lại trong VNTR, vì vậy đầu dò phát hiện một đoạn ngắn hơn giữa hai vị trí hạn chế đó. Các quá trình di truyền khác, như chèn, xóa, chuyển vị và đảo ngược, cũng có thể dẫn đến RFLPs. Các xét nghiệm RFLP đòi hỏi phải có nhiều mẫu DNA lớn hơn các bài kiểm tra lặp lại song song (STR) ngắn. Ứng dụng Phân tích biến thể RFLP trong bộ gen là một công cụ quan trọng trong việc lập bản đồ gen và phân tích bệnh di truyền. Nếu các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định vị trí nhiễm sắc thể của một gen bệnh cụ thể, họ sẽ phân tích DNA của các thành viên trong một gia đình mắc bệnh, và tìm các alen RFLP cho thấy một mô hình thừa hưởng tương tự như của bệnh (xem Liên kết di truyền). Một khi gen bệnh đã được bản địa hóa, phân tích RFLP của các gia đình khác có thể tiết lộ người có nguy cơ mắc bệnh, hoặc người có thể là người mang gen di truyền. RFLP có thể phát hiện được các đột biến điểm ở trên gen bằng kết hợp với điện di, nhưng đột biến đó phải nằm ở vị trí cát giới hạn của enzim. Do vậy, kỹ thuật này không phát hiện đựuoc tất cả các đột biến. Phân tích RFLP cũng là cơ sở cho các phương pháp đầu tiên của việc lấy dấu tay di truyền, rất hữu ích trong việc xác định các mẫu được lấy ra từ các hiện trường tội phạm, khi xác định phụ hệ, và đặc tính của sự đa dạng di truyền hoặc các mô hình sinh sản trong quần thể động vật. Khác Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích RFLP chậm và rườm rà. Nó đòi hỏi một lượng lớn mẫu DNA, và quá trình kết hợp ghi nhãn thăm dò, phân đoạn DNA, điện di, blotting, lai, rửa, và autoradiography có thể mất đến một tháng để hoàn thành. Một phiên bản giới hạn của phương pháp RFLP sử dụng đầu dò oligonucleotide đã được báo cáo vào năm 1985. [1] May mắn thay, kết quả của Dự án bộ gen người đã thay thế phần lớn nhu cầu lập bản đồ RFLP, và việc xác định nhiều đa hình đơn nucleotide (SNPs) trong dự án đó (cũng như việc xác định trực tiếp nhiều gen bệnh và đột biến) đã thay thế nhu cầu phân tích liên kết bệnh RFLP (xem SNP genotyping). Việc phân tích các allel VNTR vẫn tiếp tục, nhưng hiện nay thường được thực hiện bằng phương pháp PCR (polymerase chain reaction). Ví dụ, các giao thức chuẩn cho việc lấy mẫu DNA liên quan đến phân tích PCR của các tấm của hơn một chục VNTR. RFLP vẫn là một kỹ thuật được sử dụng trong lựa chọn hỗ trợ marker. Sự đa hình chiều dài đoạn đoạn giới hạn (TRFLP hoặc đôi khi T-RFLP) là một kỹ thuật sinh học phân tử ban đầu được phát triển để mô tả các cộng đồng vi khuẩn trong các mẫu hỗn hợp. Kỹ thuật này cũng đã được áp dụng cho các nhóm khác bao gồm cả nấm đất. TRFLP hoạt động bằng kỹ thuật PCR khuếch đại DNA bằng cách sử dụng các cặp primer đã được dán nhãn với các thẻ huỳnh quang. Các sản phẩm PCR sau đó được tiêu hóa bằng các enzym RFLP và các mô hình kết quả được hình dung bằng cách sử dụng một trình tự DNA. Các kết quả được phân tích bằng cách đơn giản đếm và so sánh các dải hoặc đỉnh trong hồ sơ TRFLP, hoặc bằng cách kết hợp các dải từ một hoặc nhiều TRFLP vào một cơ sở dữ liệu của các loài đã biết. Kỹ thuật này giống như một số khía cạnh đối với DGGE hoặc TGGE. Các chuỗi thay đổi trực tiếp liên quan đến một RFLP cũng có thể được phân tích nhanh hơn bằng PCR. Sự khuếch đại có thể được hướng trực tiếp qua vị trí hạn chế thay đổi, và các sản phẩm tiêu hóa bằng enzyme hạn chế. Phương pháp này được gọi là Trình tự Phép Đa Khuếch tán (CAPS). Ngoài ra, phân đoạn được khuếch đại có thể được phân tích bằng các đầu dò oligonucleotide đặc hiệu của Allele (ASO), một quá trình thường được thực hiện bằng một Dot đơn giản. Kỹ thuật RAPD Kỹ thuật AFLP SSR Hình ảnh Tham khảo Kỹ thuật di truyền
1,264
7747
https://vi.wikipedia.org/wiki/Enzym%20gi%E1%BB%9Bi%20h%E1%BA%A1n
Enzym giới hạn
Enzyme giới hạn (restriction enzyme, RE) là một enzyme endonuclease có vị trí nhận biết điểm cắt DNA đặc hiệu. Những enzyme này phân huỷ liên kết phosphodieste của bộ khung DNA mạch đôi mà không gây tổn hại đến bases. Các liên kết hóa học mà bị enzyme này cắt có thể được nối trở lại bằng loại enzyme khác là các ligases, vì thế các phân đoạn giới hạn (sản phẩm của phản ứng cắt RE) mà bị cắt từ các nhiễm sắc thể hoặc gene khác nhau có thể được ghép cùng nhau nếu có trình tự đầu dính bổ sung với nhau (xem chi tiết phía dưới). Nhiều kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền đều dựa vào các enzyme giới hạn. Thuật ngữ giới hạn xuất phát từ việc các enzyme này được khám phá từ các chủng E. coli mà đang hạn chế sự phát triển của các ²thực khuẩn thể". Vì thế enzyme giới hạn được cho là cơ chế của vi khuẩn nhằm ngăn chặn sự tấn công của virus và giúp loại bỏ các trình tự của virus. Phân loại enzyme giới hạn Các nhà sinh hóa chia enzyme cắt giới hạn nói chung thành ba loại, gọi là Loại I, Loại II và Loại III. Đối với hai loại I và III, cả hoạt tính phân giải acid nucleic hay phân giải nhóm methyl đều thực hiện chung bởi một phức hợp enzyme lớn. Mặc dù những enzyme thuộc hai loại này cũng nhận biết những trình tự DNA đặc hiệu, vị trí cắt thường cách xa vị trí nhận biết, có khi đến cả trăm base. Chúng cũng cần ATP để hoạt động. Những enzyme này bắt đầu bằng việc kiểm tra tình trạng methyl hóa của 2 adenine trong vùng nhận biết. Nếu cả hai adenine đều không được methyl hóa (dấu hiện cho thấy đây là DNA ngoại lai), phức hợp enzyme thay đổi cấu hình và thực hiện hoạt tính phân giải. Tuy nhiên, nếu một trong hai adenine được methyl hóa, chứng tỏ là DNA của tế bào, enzyme khi đó sẽ thực hiện chức năng của một enzyme methyl hóa cho gốc adenine còn lại để duy trì sự ổn định cho DNA bộ gene. Với enzyme giới hạn loại II, chức năng phân giải của nó không liên quan đến chức năng methyl hóa hay phân giải nhóm methyl, và vị trí cắt cũng nằm ngay bên trong hay kế cạnh vị trí nhận biết. Ngày nay người ta biết rất nhiều enzyme khác nhau loại này và chúng là một trong những công cụ sinh học phân tử thiết yếu, đặc biệt thường gặp trong các ứng dụng dòng hóa gene hay phân tích DNA. Vị trí điểm cắt Enzyme giới hạn chỉ cắt các trình tự lặp đối xứng khi đọc theo chiều 5´-3´ trên mạch DNA (palindrome) gọi là trình tự nhận biết. Vị trí điểm cắt của enzyme giới hạn có thể nằm trong hoặc ngoài trình tự nhận biết này. Một số enzyme tạo ra các vết cắt trên mạch đối diện tức thời, tạo ra các đoạn DNA "đầu bằng (blunt)". Hầu hết các en đều tạo ra các vết cắt hơi chéo nhau (hình chữ chi), tạo ra các "đầu dính". Các enzyme giới hạn có ba chức năng quan trọng, mỗi chức năng cắt DNA bằng các cơ chế khác nhau. Đoạn bổ sung và đoạn nối Vì các enzyme giới hạn khác nhau ở các trình tự nhận biết và điểm cắt, nên chiều dài và trình tự chính xác của đầu dính "nhô ra", cũng như không biết nó có phải là mạch đầu 5' hay đầu 3' mà những phần nhô ra phụ thuộc vào enzyme tạo ra sản xuất ra nó. Tính bổ sung giữa những phần nhô ra và các trình tự bổ sung cho phép hai phân đoạn có thể nhập lại với nhau hay "splice" bởi DNA ligase. Phân đoạn có đầu dính có thể được gắn không chỉ với phân đoan lúc mới bị cắt đầu tiên, mà còn với bất kỳ phân đoạn nào mà có đầu dính thích hợp. Kiến thức về điểm cắt cho phép các nhà sinh học phân tử dự đoán được cách mà các phân đoạn có thể gắn kết và từ đó, có thể chọn ra enzyme thích hợp. Cách sử dụng See the main article on restriction digests. Các trình tự nhận biết điển hình dài từ 4-12 nucleotide. Do chỉ có một số cách để sắp xếp 4 nucleotide—A, C, G và T-- thành 4 hoặc 8 hoặc 12 trình tự nucleotide, nên các trình tự nhận biết có khuynh hướng "crop up" bằng cách thay đổi bất kỳ trình tự dài nào. Hơn nữa, RE đặc hiệu với hàng trăm trình tự đã được nhận dạng và tổng hợp để cung cấp cho các phòng thí nghiệm. Kết quả, "các điểm giới hạn" tiềm ẩn xuất hiện trong hầu hết các gene hoặc nhiễm sắc thể. Trong khi đó, trên các "plasmid" nhân tạo thường bao gồm đoạn nối "linker" chứa hàng tá trình tự nhận biết RE bên trong đoạn DNA rất ngắn. Vì thế, dù một gene có được khảo sát dưới dạng nào, gần như người ta luôn luôn có thể tìm ra một hay một vài trình tự nhận biết để xử lý nó bằng enzyme giới hạn nhằm phục vụ cho mục đích dòng hóa. Nhiều trình tự nhận biết là palindromic Các trình tự nhận biết rất đa dạng, một số trong chúng là palindromic; đó có nghĩa là trình tự trên một chuỗi đọc theo chiều ngược lại với chuỗi bổ sung. Nghĩa của "palindromic" trong bài này khác với những gì được mong đợi trong cách sử dụng của nó: GTAATG không phải là trình tự DNA palindromic, mà là GTATAC. Tên gọi Enzym giới hạn được gọi tên dựa vào vi khuẩn mà chúng được phân lập theo cách dưới đây Thí dụ minh hoạ Enzyme Source Recognition Sequence Cut EcoRI Escherichia coli 5'GAATTC 5'---G AATTC---3' 3'CTTAAG 3'---CTTAA G---5' BamHI Bacillus amyloliquefaciens 5'GGATCC 5'---G GATCC---3' 3'CCTAGG 3'---CCTAG G---5' HindIII Haemophilus influenzae 5'AAGCTT 5'---A AGCTT---3' 3'TTCGAA 3'---TTCGA A---5' MstII Microcoleus species 5'CCTNAGG 3'GGANTCC TaqI Thermus aquaticus 5'TCGA 5'---T CGA---3' 3'AGCT 3'---AGC T---5' NotI Nocardia otitidis 5'GCGGCCGC 3'CGCCGGCG HinfI Haemophilus influenzae 5'GANTC 3'CTNAG AluI* Arthrobacter luteus 5'AGCT 5'---AG CT---3' 3'TCGA 3'---TC GA---5' * = đầu bằng Tham khảo Liên kết ngoài Restriction enzymes: protein data bank molecule of the month REBASE - The Restriction Enzyme Database Restriction enzyme finder Sinh học phân tử EC 3.1 Kỹ thuật di truyền Công nghệ sinh học
1,633
7764
https://vi.wikipedia.org/wiki/EAN-13
EAN-13
EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 là một loại mã vạch trước đây thuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu (tiếng Anh: The European Article Numbering system, viết tắt: EAN), ngày nay thuộc quyền quản lý của EAN-UCC sử dụng 13 chữ số. Trước đây ở Mỹ người ta sử dụng một hệ thống đánh số sản phẩm cùng nguyên lý như EAN nhưng chỉ có 12 hoặc 8 số, gọi là Mã sản phẩm chung (tiếng Anh:Universal Product Code, viết tắt: UPC). Nhưng kể từ tháng 1 năm 2005, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng EAN. Hệ thống đánh số sản phẩm Nhật Bản (The Japanese Article Numbering) (viết tắt: JAN) là một phiên bản của EAN-13, điểm khác duy nhất là nó bắt đầu với cụm số 49. Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó số cuối cùng là số kiểm tra. Cũng giống như UPC (EAN.UCC-8 hay EAN.UCC-12), nó là loại mã vạch liên tục sử dụng bốn loại kích thước các vạch. Đặc trưng EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia hay mã loại hình sản phẩm (tồn kho, báo chí). Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN. Năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ. Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến 99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà sản xuất. Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó. Mã quốc gia Dưới đây là một phần mã quốc gia. Cụ thể hơn xem trong trang chủ của tổ chức EAN quốc tế. Lưu ý rằng nó chỉ thị quốc gia ở đó người ta phát hành mã này chứ nó không nhất thiết phải là xuất xứ của sản phẩm. Quy tắc tính số kiểm tra Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A. Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B). Lấy tổng của A và B được số A+B. Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó. Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu. Cấu trúc mã vạch Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1. Cấu trúc của mã vạch EAN-13 như sau: Các vạch bảo vệ trái - 6 số kể từ số thứ hai đến số thứ bảy - các vạch bảo vệ trung tâm - 5 số tiếp theo (8-12)- số kiểm tra - các vạch bảo vệ phải Phía trước các vạch bảo vệ trái và phía sau các vạch bảo vệ phải luôn luôn phải có các khoảng lặng trắng để tránh việc máy quét đọc sai. Việc mã hóa của 6 số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7 phụ thuộc vào giá trị của số đầu tiên theo quy tắc chẵn -lẻ dưới đây. Các số từ vị trí 8 đến vị trí thứ 13 được mã hóa theo chuỗi đảo ngược của mã hóa lẻ (xem bảng dưới đây) của số có giá trị tương ứng theo bảng dưới đây. Ví dụ số 0 có mã hóa lẻ là "0001101" thì khi được mã hóa ở các vị trí từ 8 đến 13 sẽ là "1110010". Các vạch bảo vệ trái và phải có giá trị bit là 101. Các vạch bảo vệ trung tâm có giá trị bit là 01010. Mã hóa chẵn lẻ Chuỗi mã hóa chẵn hay lẻ của các giá trị số từ 0 đến 9 được liệt kê trong bảng sau: Nó được áp dụng để in các số từ vị trí thứ 2 đến vị trí thứ 7. Cách in Khi in ấn, các vạch bảo vệ này được in dài hơn so với các vạch của dữ liệu về phía dưới. Số đầu tiên được in bên ngoài và phía dưới của vạch bảo vệ trái. Sáu số tiếp theo được in phía dưới các vạch của chúng trong khoảng các vạch bảo vệ trái và các vạch bảo vệ trung tâm. Sáu số cuối được in phía dưới các vạch của chúng trong khoảng các vạch bảo vệ trung tâm và các vạch bảo vệ phải. Chiều rộng của mã vạch quyết định mật độ in ấn cũng như khả năng đọc chuẩn xác cao hay thấp của máy quét. Chiều cao của các vạch không ảnh hưởng đến việc này nhiều lắm. Tuy nhiên, thông thường chiều cao của mã vạch được in với độ rộng khoảng 1 đến 2,5 cm là chủ yếu. Công nghệ in ấn sử dụng hai phương pháp như sau: Sử dụng các true type font chữ đặc biệt tạo sẵn. Các font chữ này thực chất là tổ hợp các vectơ của các hình chữ nhật- được các nhà tạo font chữ bán với giá khoảng 300 đến 500 USD một bộ. Các font chữ này được lưu trữ dưới dạng vectơ nên ít bị ảnh hưởng khi hiển thị trên màn hình máy tính cũng như khi in ra. Sử dụng các lệnh đồ họa trong các ngôn ngữ lập trình để vẽ các đường thẳng. Cách này đơn giản hơn nhưng khi hiển thị trên các thiết bị màn hình có độ phân giải thấp bị ảnh hưởng nhiều (do các đường được vẽ theo đơn vị pixel - là khá lớn so với độ rộng của các vạch). Tuy nhiên khi gửi lệnh in trực tiếp đến máy in thì không bị ảnh hưởng nhiều do được in theo từng điểm in (dot). Xem thêm CorelDRAW các phiên bản mới thường có cài đặt sẵn bộ phần mềm tạo mã vạch: Menu - Edit - Insert Barcode. Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách mã vạch các nước trên labelbarcode PHPSVGBarcode. Chương trình tạo mã vạch định dạng SVG Mã vạch EAN-UCC Công nghệ
1,289
7769
https://vi.wikipedia.org/wiki/In%20offset
In offset
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Các ưu điểm của kỹ thuật in này là: Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in. Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám). Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn. Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in. In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tuy vậy trong các in ấn dành cho thú vui cá nhân, người ta vẫn có thể tạo ra một số ít sách với chất lượng cao, sử dụng cách in trực tiếp. Một số người vẫn thích các đường nét chìm nổi để lại trên giấy từ việc in trực tiếp. Thậm chí một số sách kiểu này còn được in bằng các bản in được xếp từ các con chữ chì, đây là công nghệ in typo, một công nghệ khá cổ. Lịch sử Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm 1875 và đã được thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm sau, giấy các tông được thay bằng cao su. Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2 hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dưới. Rubel cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty In ấn Tự động Harris. Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và nước. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dưới trống xếp chữ. Trống in ở bên dưới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay, cơ chế cơ bản này vẫn được dùng, nhưng nhiều cải tiến đã được thực hiện, như thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy). Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in ấn thương mại, sau khi nhiều cải tiến đã được thực hiện cho bản xếp chữ, mực in và giấy, tối ưu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn, gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này. Công nghệ Đặc điểm in offset Cơ sở in offset Quá trình chế bản Các công nghệ chế bản Trong chế bản in offset, người ta hay dùng film hoặc giấy can để chế tạo bản in (print plate) Các dạng công nghệ dùng trong chế bản 1. Công nghệ CTF Công nghệ CTF là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên phim thông qua các máy ghi phim, phim được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau: 1.1. Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan 1.2. Công nghệ CTF ghi phim theo từng trang 1.3. Công nghệ CTF ghi phim khổ bản in 2. Computer to plate "Computer to plate" là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là phim. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Sau đó, bản in được lắp lên máy in theo cách thông thường để tiến hành công việc in. 3. Công nghệ Computer to Press (CTPress) 3.1 Công nghệ Computer to press/direct imaging 3.2. Công nghệ Computer to Print Nguyên lý in offset In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với tờ in sẽ được in ra Cấu tạo máy in offset Một máy in offset tờ rời gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điểu khiển máy in. Thông thường một đơn vị in trong máy in offset tờ rời có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in: Ống bản: là một trục ống bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước. Ống cao su: là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in. Ống ép: là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác. Hệ thống cấp ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác. Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác. Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên. Các bộ phận trung chuyển: (thông thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in. Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy Hệ thống làm ẩm Hệ thống làm ẩm trong in offset tờ rời cung cấp dung dịch làm ẩm gốc nước, hoặc dung dịch máng nước lên bề mặt khuôn in trước khi nó được chà mực. Dung dịch làm ẩm giữ cho phần tử không in trên khuôn được ẩm ướt do đó nó không bắt mực. Nó được chà lên toàn bộ bản in. Tuy nhiên, các phần tử không in bắt nước và đẩy mực trên khuôn, chúng được tạo ra theo cách hút bám một lớp mỏng gôm arabic trong quá trình chế tạo khuôn in, đó là hydrophilic, hay chất ưa nước, trong khi các phần tử in là hydropho­bic, hay chất có khuynh hướng đẩy nước. Thực ra nước bản thân nó có thể được sử dụng để làm ẩm bản. Một vài máy in offset tờ rời có thể chọn sử dụng một mình nước để in các ấn phẩm số lượng ít. Tuy nhiên, lớp đẩy mực này dần dần lột ra khỏi khi khuôn in tiếp tục sử dụng trên máy. Các hoá chất trong dung dịch làm ẩm bổ sung thêm độ đẩy mực cho lớp này. Hệ thống truyền mực Hệ thống cung cấp mực in trong máy in offset tờ rời có 4 chức năng cơ bản sau: Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó. Cấu tạo của bộ phận cấp mực Máng mực: chứa mực in cần cung cấp trong quá trình in. Lô chấm: là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thông thường là lô tán trong hệ thống cấp mực. Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà. [[ Các lô trung gian:]] là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ: như lô tán. Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in. Hệ thống ép in Các bước làm trong in offset Lắp khuôn in lên bộ phận lắp bản Đưa mực vào máng chứa, cho dàn đều lên hệ thống lô truyền mực Đưa giấy-vật liệu in vào nơi chứa của máy, căn chỉnh đường đi của giấy Đưa hệ thống nhận sản phẩm, gia công tờ in theo máy Xem thêm In ấn In màu Tham khảo Đọc thêm "Graphic Communications Technology". The History of Lithography . University of Houston. History of Lithography . International Paper. HistoryWired: Rubel Offset Lithographic Press. Smithsonian National Museum of American History. Liên kết ngoài How Offset Printing Works MARK MINE HowStuffWorks.com 2/3/2001 In ấn
1,864
7772
https://vi.wikipedia.org/wiki/In%20m%C3%A0u
In màu
In màu là một kiểu in ấn tạo ra hình ảnh và chữ có màu sắc (đối lập với in đen trắng). Kỹ thuật phổ biến là in bốn màu sử dụng hệ màu CMYK. Một kỹ thuật đang phát triển khác là in sáu màu, thêm màu gốc da cam và xanh lá cây vào hệ CMYK để tạo phổ màu rộng hơn. Các bước chính trong in bốn màu được miêu tả sau đây. Tách màu Trong bước này, hình ảnh màu ban đầu được số hóa (ví dụ như thu qua máy quét ảnh) và tách ra thành 3 phần đỏ, xanh lá cây, và xanh lam. Trước khi kỹ thuật ảnh số ra đời, phương pháp truyền thống là chụp ảnh hình ảnh màu 3 lần, sử dụng 3 kính lọc màu tương ứng. Khi thu được 3 thành phần ảnh này, mỗi bức ảnh riêng rẽ chỉ có độ sáng tối, thể hiện các mức độ đỏ, lục và lam trong ảnh ban đầu: Bước tiếp theo là nghịch đảo các ảnh này để thu các âm bản. Âm bản của thành phần đỏ thể hiện mức độ màu hồ thủy của ảnh ban đầu. Tương tự âm bản của lục và lam tương ứng với thành phận màu cánh sen và màu vàng. Các màu hồ thủy, cánh sen và vàng tạo nên các màu gốc in ấn. Khi các màu này trộn với nhau trên bản in, hình ảnh sẽ có màu sắc giống như nguyên bản, theo nguyên lý của phối màu hấp thụ. Tuy nhiên, các mực màu có hạn chế là không tạo ra màu đen thực sự. Để tăng độ nét, người ta thêm quy trình tách thành phần màu đen, và in thêm mực đen lên bản cần in. Có nhiều cách để thu được thành phần màu đen từ nguyên bản như: kỹ thuật thay màu xám, kỹ thuật thay màu dưới, kỹ thuật cộng màu dưới. Kỹ thuật in này do vậy được gọi là in bốn màu hay in CMYK. Kỹ thuật ảnh số ngày nay có thể không bị giới hạn về không gian màu như các phương pháp CMYK truyền thống. Người ta có thể xử lý dữ liệu màu từ các ảnh theo chế độ RGB hay CMYK. Khả năng tái tạo màu trung thực thay đổi tùy theo các không gian màu của kỹ thuật in. Để đảm bảo có được màu chuẩn xác so với một mẫu màu, người ta dùng kỹ thuật so màu. Lồng màu Trên thực tế, mực in không thể trộn với nhau hoặc in đè lên nhau. Tại một điểm trên tờ giấy, chỉ có thể in một màu. Do đó các màu được in thành các điểm nhỏ nằm sát nhau, để khi nhìn, ta không trông rõ các điểm màu và ta cảm thấy như có màu sắc tự nhiên trên ảnh. Việc lồng các điểm màu như này gọi là kỹ thuật lồng màu hay lưới màu. Trong phương pháp lồng màu truyền thống, người ta tạo ra các điểm lưới màu trên các phim bằng cách đặt trước các phim này một tấm lưới ca-rô khi chụp ảnh. Tấm lưới ca-rô có thể được chế tạo bằng cách in các đường mực đen song song lên 2 tấm thủy tinh, rồi dán 2 tấm này vào nhau sao cho các đường mực đen trên 2 tấm vuông góc với nhau. Sau khi chụp, trên phim sẽ có các chấm nằm rải rác, do ánh sáng lọt qua lưới để lại. Đường kính chấm thể hiện cường độ sáng: cường độ sáng càng mạnh thì đường kính của chấm càng lớn. Khi đem in theo ảnh thu được, đường kính các chấm sẽ điều khiển mức độ sáng tối của màu mực tại điểm in. Lưới màu của các màu khác nhau nằm hơi lệch nhau một góc nghiêng, để khi in, các điểm lưới màu không chồng lên nhau mà chỉ nằm sát nhau. Thông thường, trong các báo chí, người ta dùng độ phân giải cho các tấm lưới ca-rô là từ 60 đến 120 đường kẻ trên một inch (còn gọi là lpi). Độ phân giải này không cao, nhưng kinh tế và phù hợp với giấy báo, có độ thấm hút lớn và không thể in được các chấm màu nhỏ hơn thế. Theo từ chuyên môn, các giấy báo có cỡ điểm ?? (dot gain) lớn. Lưới có độ phân giải 133 đến 175 lpi được dùng cho họa báo và in ấn thương mại. Có thể nhìn rõ các chấm lưới màu khi dùng kính lúp để xem báo. Các tấm lưới trong kỹ thuật chụp âm bản khi tách màu đã được thay thế việc sử dụng laser để tạo lưới màu trực tiếp trên phim. Kỹ thuật gần đây nhất áp dụng xử lý ảnh kỹ thuật số, xếp chữ máy tính (CTP), cho phép bỏ qua giai đoạn chụp phim âm bản, và xếp chữ thẳng từ tín hiệu số của máy tính. Tín hiệu máy tính điều khiển laser chiếu các lưới màu trực tiếp lên bản xếp chữ. Phương pháp này kinh tế, tăng chất lượng (chất lượng ảnh không bị mất qua khâu trung gian), tiết kiệm thời gian, và giảm lượng chất thải hóa học độc hại ra môi trường do việc rửa phim gây nên. Lồng màu ngẫu nhiên Xử lý ảnh kỹ thuật số cho phép lồng màu theo nhiều phân bố khác với lưới ca-rô. Phương pháp được biết đến nhiều nhất là lồng màu ngẫu nhiên. Các điểm màu lúc này đều có cùng đường kính, nhưng mật độ phân bố tăng giảm theo cường độ sáng của màu, và vị trí của từng điểm riêng biệt được rải ra ngẫu nhiên. Phương pháp này loại bỏ hiệu ứng moiré vốn gây khó chịu khi xem ảnh với lưới màu ca-rô truyền thống. Phương pháp cũng này cho độ phân giải tối ưu. Khi sử dụng thêm các màu gốc mới như da cam hay xanh lục, phổ màu sẽ được tăng thêm. Hầu hết các máy in phun hiện nay dùng phương pháp lồng màu ngẫu nhiên này. Dùng kính lúp, mọi người có thể quan sát các điểm màu ngẫu nhiên trên bản in của máy in phun ở nhà họ. Lồng màu ngẫu nhiên, đôi khi kết hợp với lồng màu ca-rô truyền thống, là tiêu chuẩn hiện nay cho nhiều in ấn bao bì sản phẩm. Xem thêm In ấn In offset Tham khảo (bằng tiếng Anh) Bruno, Michael H. (Ed.) (1995). Pocket Pal: A Graphic Arts Production Handbook (16th ed.). Memphis: International Paper In ấn Màu sắc Phát minh Anh Phát minh của Đức Phát minh của Trung Quốc
1,118
7783
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ampe%20k%E1%BA%BF
Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện được mắc nối tiếp trong mạch. Ampe kiềm dùng để đo dòng rất nhỏ cỡ miliampe gọi là miliampe . Tên của dụng cụ đo lường này được đặt theo đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe. Ampe kế can thiệp Các ampe kế can thiệp khi đo dòng điện chạy trong một dây điện phải được mắc nối tiếp với dây điện. Mọi ampe kế đều tiêu thụ một hiệu điện thế nhỏ nối tiếp trong mạch điện. Ký hiệu ampe kế trong mạch điện là một vòng tròn có chữ A ở giữa và có thể thêm ký hiệu các cực dương và âm hai bên cho dòng điện một chiều. Để giảm ảnh hưởng đến mạch điện cần đo, hiệu điện thế tiêu thụ trong mạch của ampe kế phải càng nhỏ càng tốt. Điều này nghĩa là trở kháng tương đương của ampe kế trong mạch điện phải rất nhỏ so với điện trở của mạch. Khi mắc ampe kế vào mạch điện một chiều, chú ý nối các cực điện theo đúng chiều dòng điện. Luôn chọn thang đo phù hợp trước khi đo: chọn thang lớn nhất trước, rồi hạ dần cho đến khi thu được kết quả nằm trong thang đo. Trong nhiều thiết kế, ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế điện từ có khung quay chỉ đo được dòng 1 chiều, ampe kế có sắt quay hoặc amppe kế nhiệt do được cả dòng một chiều và xoay chiều. Ampe kế khung quay Xem thêm bài Gavanô kế Ampe kế truyền thống, còn gọi là Gavanô kế (điện kế), là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường. Loại ampe kế truyền thống này thường dùng để đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không. Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động. Để giảm điện trở của ampe kế, cuộn dây trong nó được làm rất nhỏ. Cuộn dây đó chỉ chịu được dòng điện yếu, nếu không cuộn dây sẽ bị cháy. Để đo dòng điện lớn, người ta mắc song song với cuộn dây này một điện trở nhỏ hơn, gọi là shunt, để chia sẻ bớt dòng điện. Các thang đo cường độ dòng điện khác nhau ứng với các điện trở shunt khác nhau. Trong các ampe kế truyền thống, các điện trở shunt được thiết kế để cường độ dòng điện tối đa qua cuộn dây không quá 50mA. Việc đọc kết quả do kim chỉ trên thước có thể sai sót nếu nhìn lệch. Một số ampe kế lắp thêm gương tạo ra ảnh của kim nằm sau thước đo. Với ampe kế loại này, kết quả đo chính xác được đọc khi nhìn thấy ảnh của kim nằm trùng với kim. Ampe kế sắt từ Ampe kế sắt từ cấu tạo từ hai thanh sắt non nằm bên trong một ống dây. Một thanh được cố định còn thanh kia gắn trên trục quay, và gắn với kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Khi cho dòng điện qua ống dây, dòng điện sinh ra một từ trường trong ống. Từ trường này gây nên cảm ứng sắt từ trên hai thanh sắt, biến chúng thành các nam châm cùng chiều. Hai nam châm cùng chiều luôn đẩy nhau, không phụ thuộc vào chiều dòng điện qua ống dây. Vì lực đẩy này, thanh nam châm di động quay và góc quay tương ứng với cường độ dòng điện qua ống dây. Ampe kế sắt từ có thể đo dòng xoay chiều, do góc quay của kim không phụ thuộc chiều dòng điện. Ampe kế nhiệt Bộ phận chính của ampe kế nhiệt là một thanh kim loại mảnh và dài được cuộn lại giống một lò xo xoắn với một đầu gắn cố định, còn đầu kia gắn với một kim chuyển động trên nền một thước hình cung. Khi dòng điện chạy qua, thanh xoắn nóng lên đến nhiệt độ cân bằng (công suất nhiệt nhận được từ dòng điện bằng công suất nhiệt tỏa ra môi trường), và giãn nở nhiệt, đẩy đầu tự do quay. Góc quay, thể hiện bởi vị trí đầu kim trên thước đo, tương ứng với cường độ dòng điện. Ampe kế điện tử Xem thêm vạn năng kế Ampe kế điện tử thường là một chế độ hoạt động của vạn năng kế điện tử. Bản chất hoạt động của loại ampe kế này có thể mô tả là một vôn kế điện tử đo hiệu điện thế do dòng điện gây ra trên một điện trở nhỏ gọi là shunt. Các thang đo khác nhau được điều chỉnh bằng việc chọn các shunt khác nhau. Cường độ dòng điện được suy ra từ hiệu điện thế đo được qua định luật Ohm. Ampe kế không can thiệp Ampe kế can thiệp có nhược điểm là cần phải được lắp đặt như một thành phần trong mạch điện. Chúng không dùng được cho các mạch điện đã được chế tạo khó thay đổi. Đối với các mạch điện này, người ta có thể đo đạc từ trường sinh ra bởi dòng điện để suy ra cường độ dòng điện. Phương pháp đo như vậy không gây ảnh hưởng đến mạch điện, an toàn, nhưng đôi khi độ chính xác không cao bằng phương pháp can thiệp. Đầu dò hiệu ứng Hall Xem thêm bài đầu đo dòng điện hiệu ứng Hall Phương pháp đo này sử dụng hiệu ứng Hall tạo ra một hiệu điện thế tỷ lệ thuận (với hệ số tỷ lệ biết trước) với cường độ dòng điện cần đo. Hiệu điện thế Hall vH gần như tỷ lệ thuận với cường độ từ trường sinh ra bởi dòng điện, do đó tỷ lệ thuận với cường độ của dòng điện đó. Chỉ cần cuốn một hoặc vài vòng dây mang dòng điện cần đo quanh một lõi sắt từ của đầu đo là ta có được từ trường đủ để kích thích hoạt động của đầu đo. Thậm chí đôi khi chỉ cần kẹp lõi sắt cạnh đường dây là đủ. Tuy nhiên hiện tượng từ trễ không tuyến tính trong sắt từ có thể làm giảm độ chính xác của phép đo. Trên thực tế người ta có thể sử dụng một mạch điện hồi tiếp để giữ cho từ thông trong lõi sắt luôn xấp xỉ không, giảm thiểu hiệu ứng từ trễ và tăng độ nhạy của đầu đo, như trong hình vẽ. Dòng điện hồi tiếp iS được chuyển hóa thành hiệu điện thế ra vS nhờ bộ khuếch đại điện. Tỷ lệ giữa số vòng cuốn trên lõi sắt từ m (thường trong khoảng từ 1000 đến 10000) cho phép liên hệ giữa dòng cần đo và dòng hồi tiếp: iS = 1/m · iP. Các ưu điểm: Hiệu điện thế tiêu thụ trên đoạn dây cuốn vào đầu đo chỉ chừng vài mV. Hệ thống rất an toàn do được cách điện với mạch điện. Hệ thống có thể đo dòng điện xoay chiều có tần số từ 0 (tức là điện một chiều) đến 100kHz Hệ thống này cũng được ứng dụng trong vạn năng kế điện tử, hay thậm chí trong dao động kế. Ampe kế kìm Trong dòng điện xoay chiều, từ trường biến thiên sinh ra bởi dòng điện có thể gây cảm ứng điện từ lên một cuộn cảm nằm gần dòng điện. Đây là cơ chế hoạt động của Ampe kế kìm. Xem thêm Điện học Điện tử học Dòng điện Vạn năng kế Ampe kế kìm Hiệu ứng Hall Tham khảo Liên kết ngoài Dụng cụ đo lường điện tử Điện từ học
1,562
7784
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20l%C3%BD%20Th%E1%BB%A5y%20S%C4%A9
Địa lý Thụy Sĩ
Thụy Sĩ nằm ở Trung Âu, phía tây giáp Pháp, phía bắc giáp Đức, phía nam giáp Ý và phía đông giáp Liechtenstein và Áo. Tọa độ chính xác: 47 độ vĩ Bắc, 8 độ kinh Đông. Diện tích Tổng diện tích: 41'290 km² Đất liền: 39'0 km² Nước: 1'520 km² Biên giới đất liền Tổng chiều dài 1'852 km Đối với mỗi quốc gia lân cận: Áo 164 km, Pháp 573 km, Ý 740 km, Liechtenstein 41 km và Đức 334 km Thụy Sĩ không có đường bờ biển cũng như hải phận. Khí hậu Thụy Sĩ có khí hậu ôn đới, tuy nhiên khí hậu thay đổi nhiều theo độ cao. Mùa đông lạnh, nhiều mây, nhiều mưa hoặc tuyết. Mùa hè mát hoặc ấm, nhiều mây, ẩm ướt và thỉnh thoảng có mưa rào. Địa hình Thụy Sĩ là nước nhiều núi, với dãy Anpơ ở miền Nam, dãy Jura về phía tây Bắc. Khu vực trung tâm đất nước là một cao nguyên với địa hình trập trùng và nhiều hồ lớn. Điểm thấp nhất: Hồ Maggiore (195 m) Điểm cao nhất Đỉnh Dufour (4634 m) Tài nguyên thiên nhiên Thụy Sĩ có tiềm năng thủy điện lớn, ngoài ra cũng có gỗ và một vài mỏ muối. Phân bố đất đai Đất canh tác được: 10% Đất canh tác quanh năm: 2% Đất chăn thả quanh năm: 28% Rừng: 32% Mục đích khác: 28% (ước tính năm 1993) Đất được tưới tiêu: 250 km² (ước tính năm 1993) Thiên tai Gồm có: đá lở, đất lở, lụt. Môi trường Ô nhiễm không khí từ khí thải xe và hoạt động công nghiệp. Ngoài ra còn có: mưa axít, ô nhiễm nước có nguồn gốc phân nông nghiệp, mất dần đa dạng sinh học. Xem thêm Thụy Sĩ Tham khảo Địa lý Thụy Sĩ Thụy Sĩ Địa lý châu Âu
288
7788
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20th%C6%B0%C6%A1ng
Giao thương
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động được. Dạng nguyên thủy của thương mại là hàng đổi hàng (barter), trong đó người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa hay dịch vụ mà không cần thông qua các phương tiện thanh toán. Ví dụ, một người A đổi một con bò lấy 5 tấn thóc của người B chẳng hạn. Hình thức này còn tồn tại đến ngày nay do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn do bên bán không tin tưởng vào tỷ giá hối đoái của đồng tiền sử dụng để thanh toán). Trong hình thức này không có sự phân biệt rõ ràng giữa người bán và người mua, do người bán mặt hàng A lại là người mua mặt hàng B đồng thời điểm. Vì thế tiền được hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được liên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị ví dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát. Thương mại tồn tại vì nhiều lý do. Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích cho cả hai khu vực. "Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ." Tham khảo Luật pháp Thương mại quốc tế
713
7795
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93
Hồ
Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ rất lớn, diện tích rộng hàng vạn km² như hồ Victoria ở châu Phi, hồ A-ran ở châu Á, nhưng cũng có nhũng hồ nhỏ chỉ rộng vài trăm mét vuông đến vài km vuông như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Việt Nam. Phân loại Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau: Hồ móng ngựa (hồ vết tích. của các khúc sông) là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội - vết tích của sông Hồng) Hồ nhân tạo là do con người hình thành nên. Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada... Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm hai loại tiếp: Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa. Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng Theo nguồn gốc hình thành còn có: Hồ nhân tạo (còn gọi là thủy đàm) Hồ tự nhiên Lợi ích hồ Nhờ có hồ nối với sông mà sông được điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông dâng lên (mùa lũ), nước chảy vào các hồ, đầm. Khi nước sông xuống (mùa khô) để cho sông đỡ cạn. Sông Mê Kông luôn được điều hòa là nhờ có Biển Hồ ở Campuchia Các hồ nổi tiếng Ngũ Đại Hồ: Hồ Huron Hồ Ontario Hồ Michigan Hồ Erie Hồ Superior Biển Caspi Hồ Baikal Hồ Titicaca Hồ Nettilling Hồ Balaton Hồ Geneva Hồ Maracaibo Hồ Tonlé Sap Hồ Dầu Tiếng - Việt Nam Hồ Hoàn kiếm- Việt Nam Hồ Tây (west lake)- Việt Nam Các hồ lớn trên thế giới Các hồ lớn trên thế giới được xếp theo thứ tự diện tích bề mặt trung bình hàng năm lúc lớn nhất (trên 1,700 sq. mi.; 4,403 km²): Biển nước mặn Caspian được xếp vào định dạng hồ vì nó được bao quanh bởi đất liền. Vào năm 1960, biển Aral là hồ lớn thứ tư thế giới, với diện tích vào khoảng 68000 km². Đến năm 2004 thì nó chỉ còn 17.160 km², đứng ở vị trí thứ tám. Đa dạng với những cơn mưa lớn vào mùa mưa. Một vài thông tin về những hồ nổi tiếng Hồ lớn nhất thế giới xét theo diện tích bề mặt là biển Caspian. Với diện tích bề mặt là 394,299 km², diện tích của nó lớn hơn diện tích của sáu hồ lớn kế tiếp cộng lại. Hồ Victoria là hồ lớn nhất châu Phi và là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích bề mặt. Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal ở Siberia, Nga. Hồ này sâu 1637 m (5371 ft) và là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nếu xét theo thể tích. Hồ cổ nhất thế giới là hồ Baikal, kế đó là hồ Tanganyika (Tanzania). Ojos del Salado nằm trên độ cao 6,390 là hồ cao nhất thế giới. Hồ cao nhất thế giới thích hợp cho tàu bè đi lại là hồ Titicaca, cao 3821 m so với mực nước biển. Nó là hồ lớn thứ hai ở Nam Mỹ và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất của khu vực này. Hồ thấp nhất thế giới là biển Chết, nó nằm thấp hơn mực nước biển 418 m (năm 2005). Đây cũng là một trong những hồ có nồng độ muối cao nhất thế giới, được xếp vào loại "siêu mặn". Hồ lớn nhất thế giới nằm trên một hòn đảo là hồ Nettilling trên đảo Baffin. Hồ Tonlé Sap là hồ lớn nhất Đông Nam Á. Hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu là hồ Ladoga, kế đó là hồ Onega. Cả hai hồ này đều nằm ở tây bắc nước Nga. Hồ Maracaibo là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ. Hồ này ăn thông với biển, nên cũng có thể gọi là vịnh. Hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong ranh giới của một thành phố là hồ Wanapitei ở khu đô thị Sudbury, Ontario, Canada. Trước khi ranh giới của thành phố này được xác định lại vào năm 2001 thì vị trí này thuộc về hồ Ramsey, cũng ở Sudbury. Hồ Enriquillo là hồ nước mặn duy nhất trên thế giới có cá sấu sinh sống. Hồ Eyre ở Úc là hồ có diện tích mặt nước thay đổi nhiều nhất trên thế giới: dao động 0–8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt biển 15 mét và chiếm diện tích hơn 8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Địa lý học Thủy lợi Vùng nước
1,010
7797
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Hồ (định hướng)
Hồ có thể chỉ đến: Nước Hồ (1046 TCN-763 TCN): tên 1 nước chư hầu từng tồn tại vào thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc Nước Hồ (635 TCN-496 TCN): tên 1 nước chư hầu từng tồn tại vào Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc Nhà Hồ (1400-1407): triều đại phong kiến ngắn ngủi từng tồn tại ở Việt Nam với quốc hiệu Đại Ngu Hồ: một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thường là nước ngọt. Hồ (胡): tên gọi chỉ các dân tộc ở phía tây và phía bắc Trung Quốc (như Hung Nô, Tiên Ti, Ô Hoàn, Đê, Khương, Thổ Phồn, Đột Quyết, Mông Cổ, Khiết Đan, Nữ Chân). Hồ: một họ của người. Hồ: chữ Hán-Việt nghĩa là loài cáo, hồ ly tinh Hồ hay Hồ dán: một loại keo dán giấy được làm từ việc nấu tinh bột với nước. Hồ: hay vữa, một hỗn hợp xi măng trộn với cát và nước theo một tỉ lệ nhất định, sử dụng như chất kết dính gạch trong các công trình xây dựng. Hồ: phường trung tâm của thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Hồ: tên một loài thực vật có danh pháp khoa học Cordia dichotoma G. Forst. Người nổi tiếng Hồ Chí Minh Hồ Quý Ly Hồ Nguyên Trừng Hồ Hán Thương Hồ Xuân Hương Hồ Ngọc Hà Hồ Định Hân
233
7804
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20t%C3%A2m%20h%E1%BB%8Dc
Phân tâm học
Phân tâm học không phải một chuyên ngành chính thống của tâm lý học, là một tập hợp các lý thuyết và kỹ thuật trị liệu liên quan đến việc nghiên cứu tâm trí vô thức, cùng tạo thành một phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần, một phương pháp lâm sàng để điều trị bệnh lý tâm thần thông qua đối thoại giữa bệnh nhân và nhà tâm lý học. Ngành học được thành lập vào đầu những năm 1890 bởi nhà thần kinh học người Áo Sigmund Freud, người đã giữ lại thuật ngữ "psychoanalysis" cho trường phái tư tưởng của riêng mình, và một phần xuất phát từ công trình lâm sàng của Josef Breuer và những người khác. Phân tâm học sau đó được phát triển theo nhiều hướng khác nhau, chủ yếu là bởi các sinh viên của Freud, chẳng hạn như Alfred Adler và cộng sự của ông, Carl Gustav Jung, cũng như bởi các nhà tư tưởng Freud mới, như Erich Fromm, Karen Horney, và Harry Stack Sullivan. Các nhánh Dưới tầm ảnh hưởng rộng lớn của phân tâm học, đã có ít nhất 22 nhánh lý thuyết nghiên cứu về sự phát triển tâm trí con người. Nhiều phương pháp tiếp cận khác trong trị liệu cũng được gọi là "phân tâm" lại khác xa so với lý thuyết. Thuật ngữ phân tâm học cũng dùng cho một phương pháp nghiên cứu về sự phát triển ở trẻ em. Phân tâm học của Freud Phân tâm học cổ điển của Freud là một phương pháp trị liệu đặc thù, mà người được phân tích (phân tích bệnh nhân) sẽ nói ra những ý nghĩ của mình, qua những liên tưởng tự do, những huyễn tưởng và các giấc mơ, từ đó nhà phân tâm sẽ rút ra kết luận về những xung đột vô thức là nguồn gốc đang gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng ở những bệnh nhân, rồi diễn giải chúng cho họ bừng hiểu để từ đó có giải pháp cho những nan đề của mình. Khái niệm cơ bản Theo Freud, phân tâm học là một phương pháp điều trị y tế dành cho những người mắc các bệnh tâm lý. Phương pháp này là một quá trình trao đổi bằng lời nói giữa bác sĩ và bệnh nhân (hay còn gọi là người được phân tâm - l'analysé). Các hành vi lỡ (les actes manqués) Các hành vi lỡ là các hành vi như sau: Một lỗi xảy ra khi một người nói hoặc viết (một lapsus). Một hay một vài từ bị bỏ qua khi một người đọc. Một vài tiếng bị nghe nhầm thành tiếng khác. (Trong tất cả các trường hợp, các bộ phận tiếp nhận như tai hay mắt, hay các bộ phận vận động như tay, được giả sử là không có vấn đề gì). Một tình trạng quên tạm thời, ví dụ như tự dưng ta không nhớ được tên của một thứ gì đó mà ta biết là ta biết, và một lúc sau ta nhớ ra. Hay tự dưng ta quên làm một việc mà ta phải làm, nhưng sau đó ta lại nhớ ra. Một tình trạng không thể tìm ra. Chẳng hạn như khi ta không tìm được một vật mà ta đã cất ở đâu đó. Một cách giải thích được đề xuất cho các hành vi lỡ là: đây là hệ quả của hai ý định trái ngược nhau (của người thực hiện hành vi lỡ). Giấc mơ (le rêve) Lý thuyết chung về các névrose Phân tâm học chia ba Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học mô tả con người có "cấu trúc" tinh thần gồm ba phần giao thoa với nhau: nó (E: It; F: Le Ca; G: das Es), cái tôi (E: Ego; F: Le Moi; G: das Ich) và cái siêu tôi (E: Super ego; F: Le Surmoi; G: das Über-Ich). Phân tâm học 6 luận thuyết Những luận thuyết cơ bản của phân tâm học chủ yếu bao gồm: Hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định hình bởi các xung năng bẩm sinh và phi lý. Những xung năng này mang bản chất vô thức. Quá trình cố đưa những xung năng này "trồi" lên bề mặt ý thức sẽ gây ra những kháng cự tâm lý, được biểu hiện qua các cơ chế phòng vệ. Bên cạnh những cấu trúc tâm thần mang tính bẩm sinh đó, sự phát triển của một cá nhân còn được định hình bởi những sự kiện thuở ấu thời. Những xung đột giữa ý thức về thực tại với phần vô thức của hệ tâm thần (tạo nên sự dồn nén) có thể là nguồn gốc của những chứng rối nhiễu tâm trí như chứng nhiễu tâm, lo âu, trầm uất, v.v... Phương thức để giải trừ những ảnh hưởng này từ những nội dung vô thức là đưa các nội dung đó lên bình diện ý thức. Phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm Điểm đặc trưng cho phương pháp can thiệp của liệu pháp phân tâm là đương đầu và phân tách rõ các cơ chế phòng vệ, những ước muốn và cảm giác tội lỗi mang tính bệnh lý của bệnh nhân. Qua sự phân tích những xung đột và sự tác động của nó gây ra những kháng cự tâm lý và hiện tượng chuyển di vào nhà phân tích qua những hành vi bị bóp méo, liệu pháp phân tâm có thể đưa ra những giả thuyết về vô thức chính là những kẻ thù tệ hại nhất của các bệnh nhân: cách thức mà những hành động mang tính biểu trưng và vô thức đã bị kích thích bởi những trải nghiệm đang gây ra các triệu chứng. Lý thuyết này đã bị chỉ trích rất nhiều, có quan điểm cho rằng đó là một hệ lý thuyết phi khoa học; nhưng dù vậy, liệu pháp phân tâm vẫn đang được rất nhiều nhà tâm lý hiện nay ứng dụng. Tham khảo (bằng tiếng Pháp) Sigmund Freud, 1916, Introduction à la psychanalyse, dịch từ tiếng Đức bởi S. Jankélévich. Tâm lý học Khoa học ứng dụng Lịch sử tâm thần học
1,112
7812
https://vi.wikipedia.org/wiki/Digoxin
Digoxin
Digitoxin là một glicozit tim chiết xuất từ cây mao địa hoàng (Digitalis spp.). Nó được sử dụng rộng rãi trong điều trị các tình trạng tim khác nhau, và có hai tác động riêng biệt lên tim. Digoxin ức chế bơm Na+-K+ ATPase ở màng tế bào cơ tim (myocyte). Điều này làm tăng nồng độ ion natri trong tế bào cơ tim và dẫn đến tăng nồng độ ion calci. Nồng độ calci tăng làm tăng tính co bóp của cơ tim. Digoxin làm tăng sức bóp cơ tim và giảm tính dẫn truyền xung điện qua nút nhĩ thất, do đó nó thường được sử dụng trong điều trị suy tim, kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất. Một số tính chất vật lý của digoxin là độ tan trong nước 64,8 mg/L ở 25 °C và điểm nóng chảy ở 249 °C. Dược lực học Digoxin có thể dùng bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thể tích phân phối trung bình khoảng 7,3 L/kg; giảm ở bệnh nhân có bệnh thận, nhược giáp hay đang dùng quinidin; tăng ở nhiễm độc tuyến giáp. Độ thanh thải khác nhau tùy người, và là kết quả của các cơ chế thải trừ ở thận và chuyển hoá. Ở người lớn khoẻ mạnh, thành phần chuyển hoá khoảng 40-60 mL/phút cho 70 kg trọng lượng cơ thể, và thành phần thận xấp xỉ độ thanh thải creatinin. Mức thanh thải chuyển hoá giảm ở suy tim ứ huyết. Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải khoảng 2 ngày. Ở bệnh nhân có bệnh thận trầm trọng, thời gian bán thải khoảng 4–6 ngày. Sinh khả dụng Sinh khả dụng dạng viên nén cao. Dạng viên nén và dung dịch nước có thể đạt sinh khả dụng 75%. Thời gian xuất hiện tác dụng lâm sàng: Đường tiêm tĩnh mạch: xuất hiện tác dụng lâm sàng sau 10 phút và tác dụng đầy đủ trong vòng 2-4 giờ. Khi uống, xuất hiện tác dụng lâm sàng sau 0,5 – 1 giờ và tác dụng đầy đủ trong vòng 5-7 giờ. Phân bố Liên kết protein huyết tương thấp (20-30 %) và sự gắn kết này không bền vững, thuốc dễ giải phóng ra dạng tự do nên ít có ý nghĩa trên lâm sàng. Digoxin tập trung nhiều ở các mô: tim, thận, gan, phổi với nồng độ cao hơn ở trong máu. Trong cơ tim nồng độ digoxin có thể cao gấp 25 lần so với trong máu. Nồng độ các chất điện giải: Ca2+ cao và K+ thấp trong máu làm tăng nồng độ của thuốc gắn vào cơ tim. Chuyển hoá Chuyển hoá 5-10% tại gan. Con đường chuyển hoá chính là thủy phân mất dần phần đường và giải phóng genin. Genin giải phóng được hydroxyl hoá ở microsom gan sau đó liên hợp axít glucuronic và axít sulfuric. Thải trừ Qua thận: thải trừ gần như hoàn toàn. Sự thải trừ không phụ thuộc pH của nước tiểu. Qua mật: tái hấp thu một phần theo chu kỳ gan-ruột. Ở người chức năng gan thận bình thường, thời gian thải trừ trung bình là 36 giờ. Suy gan, suy thận làm tăng độc tính của thuốc do gây tăng tích luỹ. Tác dụng phụ Tác dụng phụ được quyết định một phần bởi nồng độ huyết tương (>2,5 μg/L) và một phần bởi cân bằng điện giải. Digoxin và kali cạnh tranh các vị trí thụ thể tim và hạ kali máu có thể làm tăng tác dụng phụ của digitalis. Hạ calci máu cũng thúc đẩy độc tính. Tác dụng phụ ngoài tim thường gặp: Chán ăn, buồn nôn, nôn Mệt mỏi Suy nhược Tiêu chảy Ít gặp hơn, các triệu chứng thần kinh bao gồm khó khăn trong việc đọc, nhầm lẫn hay thậm chí rối loạn tâm thần. Đau bụng cũng là một biểu hiện ít gặp khác. Tác dụng phụ trên tim: Chậm nhịp xoang hay ngưng xoang Các mức độ block nhĩ thất khác nhau, gồm cả block tim hoàn toàn Nhịp bộ nối Nhịp ngoại tâm thu thất Nhịp nhanh nhĩ hay thất Rung thất Các dấu hiệu tim thường xuất hiện trước các dấu hiệu ngoài tim trong khoảng 50% trường hợp. Tác dụng thường gặp của glicozit trên điện tâm đồ với khoảng PR kéo dài và hạ đoạn ST không là biểu hiện của nhiễm độc. Tương tác thuốc Các thuốc làm tăng nồng độ và độc tính của digoxin Các thuốc làm giảm nhu động ruột: atropin, propanthelin Thuốc làm giảm thải trừ hoặc giảm gắn vào mô: verapamil, amiodaron, đặc biệt là quinidin. Thuốc ức chế cytocrom P450 tại gan: erythromycin, tetracyclin. Các thuốc giảm K+ máu: các thuốc lợi niệu giảm K+ máu (thiazid, lợi niệu quai), glucocorticoit. Các thuốc làm tăng loạn nhịp tim: thuốc kích thích β-adrenergic, succinylcholin. Các thuốc làm giảm hấp thu digoxin: antacid, cholestyramin, thuốc làm tăng nhu động ruột (metaclopropamid) Quy định về dược phẩm Digoxin nằm trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 5 năm 2005. Thuốc độc bảng A. Chế phẩm Viên nén: 0,125; 0,25; 0,5 mg Viên nang: 0,05; 0,1; 0,2 mg Ống tiêm 1ml chứa 0,1; 0,25; 0,5 mg Cồn thuốc: 0,05 mg/ml Các chủ đề liên quan Glicozit tim Mao địa hoàng Tham khảo Tim mạch học Dược lý học RTT
894
7813
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng%20h%E1%BB%93%20v%E1%BA%A1n%20n%C4%83ng
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, nhỏ gọn dùng cho đo kiểm tra mạch điện hoặc mạch điện tử. Các đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét. Sau đó cỡ những năm 1970 trở đi bắt đầu có các đồng hồ có thêm các chức năng kiểm tra linh kiện như kiểm tra bóng bán dẫn (transistor, diode), đo điện dung tụ điện C, đo tần số tín hiệu f,... Đồng hồ vạn năng hiện số Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn hình tinh thể lỏng nên đồng hồ còn được gọi là "đồng hồ vạn năng điện tử hiện số". Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo. Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau: Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0. Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước. Thêm các khuếch đại điện tử để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn. Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện. Kiểm tra diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện. Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt. Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế). Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính. Bộ kiểm tra điện thoại. Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô. Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế). Công dụng của đồng hồ vạn năng Đồng hồ vạn năng được ứng dụng rộng rãi, thiết bị được sử dụng để đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện và điện tử hay hệ thống điện… Đồng hồ có khả năng tìm ra các vị trí bị hỏng hóc một cách chính xác để kịp thời sửa chữa, thay thế. Sau đây là những công dụng chính của đồng hồ vạn năng: Kiểm tra pin Bằng chức năng co điện áp một chiều, đồng hồ đo đa năng có thể kiểm tra pin, nắm được mức dung lượng của pin. Nhờ đó người có thể biết khi nào cần nạp hoặc thay pin mới cho các thiết bị điện tử. Kiểm tra mạch điện Chức năng đo thông mạch của đồng hồ đa năng giúp kiểm tra các dây điện ngầm xem có bị đứt hoặc bị hỏng ở vị trí nào hay không, hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống dây điện ngầm, ẩn trong tường hay đường ống. Công dụng kiểm tra tình trạng của linh kiện Người dùng có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để kiểm tra tình trạng hỏng hóc của các linh kiện. Từ đó, biết được linh kiện có thể hoạt động bình thường hay không để sớm đưa ra giải pháp khắc phục. Công dụng kiểm tra đầu ra của các thiết bị Đồng hồ vạn năng còn có khả năng kiểm tra được đầu ra của các thiết bị điện, máy móc. Đặc biệt, với các thiết bị bị mất nhãn khó nắm được nguồn điện cấp đầu ra là bao nhiêu để dùng đúng cho các thiết bị khác. Lúc này, bạn cần sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng với thang đo điện áp để đo đầu ra của thiết bị cung cấp điện. Như vậy sẽ đảm bảo các thiết bị sử dụng đúng nguồn điện tránh trường hợp bị cháy nổ hoặc hoạt động yếu do dùng nguồn áp cao hoặc thấp hơn. Đồng hồ đa năng giúp sửa chữa các thiết bị điện tử Sở hữu nhiều tính năng như đo điện áp, đo dòng điện, đo thông mạch… nên đồng hồ vạn năng chính là “trợ thủ đắc lực” của các kỹ sư điện, thợ sửa chữa trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng, phát hiện các lỗi hỏng của thiết bị điện tử. Đồng hồ vạn năng tương tự Đồng hồ vạn năng tương tự xử lý tín hiệu dạng tương tự, và hiển thị bằng Gavanô kế có kim chỉ. Loại này ra đời trước và nay đã bị thay thể dần bởi vạn năng kế điện tử. Bộ phận chính của nó là một Gavanô kế, nối với các linh kiện và có thể có khuếch đại. Nó thường chỉ thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Hiển thị kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Loại này có thể không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Xem thêm Ampe kế Vôn kế Ôm kế Gavanô kế Tham khảo Liên kết ngoài Dụng cụ đo lường điện tử Dụng cụ đo lường
968
7814
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gavan%C3%B4%20k%E1%BA%BF
Gavanô kế
Gavanô kế (tiếng Anh: Galvanometer) là một bộ chuyển đổi từ cường độ dòng điện sang chuyển động quay, trong một cung, của một cuộn dây nằm trong từ trường. Hoạt động Về cơ bản Gavanô kế đo cường độ của dòng điện một chiều chạy trong một mạch điện. Bộ phận chính là một cuộn dây dẫn, có thể quay quanh một trục, nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây được gắn với một kim chỉ góc quay trên một thước hình cung. Một lò xo xoắn kéo cuộn và kim về vị trí số không khi không có dòng điện. Trong một số dụng cụ, cuộn dây được gắn với một miếng sắt, chịu lực hút của các nam châm và cân bằng tại vị trí số không. Khi dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây, dòng điện chịu lực tác động của từ trường (do các điện tích chuyển động bên trong dây dẫn chịu lực Lorentz) và bị kéo quay về một phía, xoắn lò xo, và quay kim. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây. Các ampe kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Foucault. Cuộn dây được gắn cùng một đĩa kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Foucault trong đĩa. Dòng này làm nóng đĩa lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động. Sai số Ứng dụng Lịch sử Gavanô kế được sử dụng đầu tiên bởi William Thomson (Lord Kelvin). Luigi Galvani cũng có nhiều đóng góp cho việc phát triển Gavanô kế và các ứng dụng của nó, nên tên ông đã được dùng để đặt tên cho dụng cụ này. Xem thêm Ampe kế Vôn kế Ôm kế Vạn năng kế Tham khảo Liên kết ngoài Dụng cụ đo lường điện tử Điện từ học
370
7815
https://vi.wikipedia.org/wiki/Glycoside%20tim
Glycoside tim
Glycozid tim chỉ các steroid có hoạt tính ở tim, chia sẻ cấu trúc vòng aglycon và có tác động tăng co sợi cơ và ảnh hưởng điện sinh lý. Nguồn gốc Các glycozid được chiết xuất từ các cây: Strophanthus: ouabain Digitalis lanata và Digitalis purpurea: digoxin, digitoxin Scilla maritima: proscillaridin A Cơ chế tác dụng Tác dụng chính của glycozid tim là làm giảm vận chuyển natri ra khỏi tế bào tim bằng cách ức chế men Na+-K+ATPase (bơm natri). Sự tích tụ natri dẫn đến tăng nồng độ ion calci nội bào do trao đổi Na+/Ca2+. Điều này gây ra tác dụng làm tăng tính co bóp sợi cơ tim (inotrope dương tính) của glycozid tim. Bên cạnh đó, tác dụng chống rối loạn nhịp của các thuốc này có được là do tăng cường sự ức chế của thần kinh lang thang lên tính tự động của nút xoang và dẫn truyền nút nhĩ thất. Ở nồng độ cao, glycozid tim làm tăng tính tự động cơ tim do gây quá tải calci nội bào. Ba tác động chính của glycozid tim là: Tác động tăng co bóp cơ tim. Giảm nhịp thất trong rung nhĩ hay cuồng động nhĩ, bằng cách giảm dẫn truyền nhĩ thất. Tác động này bị giảm bớt khi vận động do giảm trương lực thần kinh lang thang. Tăng tính tự động cơ tim ở nồng độ cao (độc tính), hay ở nồng độ 'điều trị' nếu có mặt các yếu tố khác như hạ kali máu. Tham khảo Liên kết ngoài Tim mạch học Dược lý học Dược khoa Độc tố có nguồn gốc thực vật
269
7820
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9m%20ru%E1%BB%99t
Chùm ruột
Chùm ruột còn gọi là tầm ruột (danh pháp hai phần: Phyllanthus acidus, danh pháp đồng nghĩa: Phyllanthus distichus, Cicca disticha, Cicca acida hay Averrhoa acida), là loài cây có quả ăn được trong họ Phyllanthaceae. Cây chùm ruột vừa được trồng làm cây cảnh vừa lấy quả. Chùm ruột phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới Á Châu từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng phổ biến ở miền Nam. Tên gọi Chùm ruột là phương ngữ ở miền nam còn tầm ruột là phương ngữ ở miền bắc Miêu tả Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 10 m. Tán cây rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ. Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc. Lá chùm ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2 cm. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8. Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Trái hình tròn, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Mỗi quả chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, do đó thường được tiêu thụ dưới dạng mứt tại Việt Nam. Khi nấu ở nhiệt độ cao trái chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ. Lá chùm ruột có khi được nấu lên ăn như một loại rau. Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn chùm ruột, vì trái chứa nhiều axit oxalic.. Giá trị dinh dưỡng Trong quả có nước, chất proitid, lipid glucid, acid acetic và vitamin C. Vỏ rễ chứa tanin 18% saponin acid gallic và một chất kết tinh. Tuy có nhiều tác dụng, nhưng rễ, vỏ rễ, cành và thân cây này rất độc. Nhẹ thì nhức đầu, đau bụng, nặng có thể tử vong. Chú thích Xem thêm Sơ ri Liên kết ngoài A A A Quả Cây Caribe Thực vật Caribe Thực vật được mô tả năm 1753
348
7821
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BA%BF
Khế
Khế là quả của cây Averrhoa carambola thuộc Họ Chua me đất, có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Khế là một loại cây rất dễ dàng phát triển mạnh ở vùng môi trường nhiệt đới. Năng suất của cây khế rất cao, thường rơi vào khoảng 9-10 vụ thu hoạch mỗi năm. Cây khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii. Miêu tả Cây khế có lá kép dài khoảng 4 cm. Hoa khế màu hồng tím, xuất hiện tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao đến khoảng 4 m. Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều nắng. Quả màu vàng hoặc xanh, có 5 múi, có trường hợp cho ra 6 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Các hạt nhỏ, màu nâu. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng. Sở dĩ cái tên khế (star fruit) ra đời bởi khi cắt ngang, hình dạng miếng khế trông giống một ngôi sao (star) (Xem bảng bên dưới). Công dụng Ở Ấn Độ, quả khế được ăn để cầm máu và giảm trĩ, nước ép dùng làm thuốc hạ sốt. Ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít. Nước sắc cành lá mang quả trị lở ngứa do sơn ăn (nếu để nhựa mủ của cây sơn-Rhus verniciflua dính da sẽ gây lở loét da). Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc. Bột hột khế khô có tính an thần nhẹ. Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo). Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800–1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300–500 mg axit oxalic, 300–430 mg axit tartric, 140–220 mg axit succinic, 100–130 mg axit citric. Khế ít chua chứa 4–70 mg axit oxalic. Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magnesi, phosphor, kali, sắt và kẽm. Ngay cả vỏ quả cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại trong ruột của bạn. Các vitamin C trong quả khế có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, cung cấp 34.4 mg, tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào. Hơn nữa, nó còn có nhiều chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin. Hình ảnh Xem thêm Khế tàu (Averrhoa bilimbi) Chú thích Liên kết ngoài C Thực vật Ấn Độ Thực vật Indonesia Thực vật Malaysia Thực vật Philippines Nông nghiệp nhiệt đới Thực vật Nepal Thực vật Florida Trái cây nhiệt đới Thực vật Malesia
534
7822
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20S%E1%BA%A7u%20ri%C3%AAng
Chi Sầu riêng
Chi Sầu riêng (danh pháp khoa học: Durio) (tiếng Anh: durian) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), (mặc dù một số nhà phân loại học đặt Durio vào một họ riêng biệt, Durionaceae), được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Quả sầu riêng được nhiều người ở Đông Nam Á xem như là "vua của các loại trái cây". Nó có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh, và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Quả có thể đạt chiều dài và đường kính, thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb). Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ. Thịt quả có thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Mùi hương của sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẫn cho đến kinh tởm mãnh liệt, và được mô tả như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á. Sầu riêng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là"một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân". Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau, và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín. Và có thể gây đầy hơi. Có 30 loài Durio được xác định, ít nhất 9 loài trong số đó có quả ăn được. Durio zibethinus là loài duy nhất có mặt trên thị trường quốc tế: các loài khác được bán tại các khu vực địa phương của chúng. Có hàng trăm giống sầu riêng; nhiều khách hàng chỉ thích những giống nhất định được bán giá cao trên thị trường. Sử dụng Theo nghiên cứu của Đại học Tsukuba, khi ăn sầu riêng không nên uống rượu do tỷ lệ cao của lưu huỳnh trong sầu riêng làm hạn chế hoạt động của aldehyde dehydrogenase, làm khả năng lọc chất độc từ rượu của cơ thể giảm 70%., sau khi ăn sầu riêng không nên uống cà phê và sữa. Khi sầu riêng kết hợp với cafein có trong các loại thức uống này, sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hơi thở nặng mùi. Trong sầu riêng chứa nhiều calo, khi kết hợp cùng với sữa cũng giàu dinh dưỡng có thể gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, khiến hoạt động của gan và dạ dày bị trở ngại, trường hợp tệ hơn có thể dẫn đến tăng huyết áp và đau tim. Tên gọi Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai - Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian. Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ XX ở Việt Nam được biết tới 2 giống"sầu riêng mỡ"có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và"sầu riêng đường"có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống"sầu riêng đường không hạt "có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm. Nhận dạng Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa. Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài và đường kính , và trọng lượng từ 1 đến 4kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt. Trái sầu riêng chín sau 3 tháng sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh. Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi. Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn. Trái sầu riêng có nhiều "múi", mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có kích cỡ như hạt mít, có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc. Phân loại Hiện có khoảng 32 loài sầu riêng khác nhau được ghi nhận theo The Plant List. Durio acutifolius (Mast.) Kosterm., 1953 Durio affinis Becc., 1889 Durio beccarianus Kosterm. & Soegeng., 1958 Durio bruneiensis Kosterm., 1994 Durio bukitrayaensis Kosterm., 1990 Durio burmanicus Soegeng., 1965 Durio carinatus Mast., 1875 Durio ceylanicus Gardner, 1847 Durio crassipes Kosterm. & Soegeng., 1958 Durio dulcis Becc., 1889 Durio excelsus (Korth.) Bakh., 1924 Durio grandiflorus (Mast.) Kosterm. & Soegeng., 1958 Durio graveolens Becc., 1889 Durio griffithii (Mast.) Bakh., 1924 Durio kinabaluensis Kosterm & Soegeng., 1958 Durio kutejensis (Hassk.) Becc., 1889 Durio lanceolatus Mast., 1875 Durio lissocarpus Mast., 1875 Durio lowianus Scort. ex King, 1891 Durio macrantha Kosterm., 1992 Durio macrolepis Kosterm., 1958 Durio macrophyllus (King) Ridl., 1922 Durio malaccensis Planch. ex Mast., 1874 Durio mansonii (Gamble) Bakh., 1924 Durio oblongus Mast., 1875 Durio oxleyanus Griff., 1845 Durio pinangianus (Becc.) Ridl., 1922 Durio purpureus Kosterm. & Soegeng., 1958 Durio singaporensis Ridl., 1916 Durio testudinarum Becc., 1889 Durio wyatt-smithii Kosterm., 1958 Durio zibethinus L., 1774 Phân bố Sầu riêng phân bố chủ yếu ở Indonesia (Nam Dương), Malaysia (Mã Lai) và Brunei, tuy nhiên có thể mọc ở mọi nơi có điều kiện khí hậu tương tự. Các vùng khác mà sầu riêng có thể mọc là Thái Lan, Mindanao (Philippines), Queensland ở Úc, Campuchia, Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Sri Lanka và một phần của Hawaii. Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu sầu riêng. Tại Việt Nam Sầu riêng được trồng ở Việt Nam có diện tích khoảng 30000 ha (năm 2018) tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Đắk Lắk với hai giống sầu riêng chính được trồng nhiều đó là sầu riêng Ri 6 và sầu riêng Monthong Thái Lan. Vì lý do cây sầu riêng là một cây ăn quả nhiệt đới nên cây sầu riêng không thể chịu đựng được cái lạnh của mùa đông nên cây sầu riêng chỉ trồng được ở các tỉnh thành phía nam của Việt Nam, cây sầu riêng được trồng ở giới hạn cuối cùng là ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Hình ảnh cây và các bộ phận cây sầu riêng Chú thích Liên kết ngoài Sầu riêng trên SVRVN Quả Từ gốc Khmer Thực vật Campuchia Thực vật Indonesia Thực vật Malaysia Thực vật Philippines Trái cây có nguồn gốc Châu Á Cây thuốc châu Á Nông nghiệp nhiệt đới Trái cây nhiệt đới Thực vật Malesia
1,484
7823
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20v%E1%BA%ADt%20h%E1%BB%8Dc
Động vật học
Động vật học (tiếng Anh zoology ) là ngành khoa học nghiên cứu về giới Động vật bao gồm cấu trúc, phôi học, phân loại học, hành vi và phân bố của các động vật cả động vật còn sinh tồn và tuyệt chủng, với cách thức chúng tương tác với hệ sinh thái. Thuật ngữ zoology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Cổ đại là , ('động vật'), và , ('kiến thức', 'môn học'). Động vật học gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn di truyền động vật, sử dụng động vật có lợi và hạn chế động vật gây hại. Động vật học bao gồm các lĩnh vực:Hệ thống động vật học hay Phân loại động vật học, nghiên cứu sự đa dạng của giới động vật. Hình thái học động vật, nghiên cứu cấu tạo ngoài và đời sống của động vật. Sinh lý học động vật, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống của nội quan cơ thể động vật. Địa động vật học, nghiên cứu sự phân bố theo địa lý của động vật. Sinh thái học động vật, nghiên cứu mối quan hệ của động vật với môi trường. Phôi sinh học động vật, nghiên cứu quy luật phát triển cá thể động vật. Như định luật Von Baer. Phát sinh chủng loại học động vật, nghiên cứu sự tiến hóa và lịch sử phát triển của giới động vật. Nghiên cứu về động vật phần lớn đã chuyển sang hình thức và chức năng, sự thích nghi, mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật, hành vi với hệ sinh thái. Động vật học ngày càng được chia thành các chuyên ngành như phân loại sinh học, sinh lý học, hóa sinh và tiến hóa. Với việc Francis Crick và James Watson phát hiện ra cấu trúc DNA vào năm 1953, lĩnh vực sinh học phân tử đã ra đời và dẫn đến nhiều tiến bộ trong sinh học tế bào, sinh học phát triển và di truyền phân tử. Phạm vi Động vật học là một ngành khoa học nghiên cứu về động vật. Một loài được định nghĩa là một nhóm sinh vật với hai cá thể trong đó có khả năng sinh sản tốt và thích hợp thì thế hệ con sinh ra có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt; khoảng 1,5 triệu loài được mô tả và ước tính có tới 8 triệu loài động vật có thể đang tồn tại. Các quy ước trong động vật học Đơn vị phân loại và thứ bậc phân loại Đơn vị phân loại là một nhóm phân loại của một bậc nào đó phân biệt khá rõ với các nhóm khác. Ví dụ: chuột nhà (Rattus flavipectus), chuột cống (Rattus norvegicus) và chuột nhắt (Mus muculus) là các đơn vị phân loại bậc loài. Chuột nhà và chuột cống là thành viên của giống Rattus còn chuột nhắt là thành viên của giống Mus. Rattus và Mus là 2 đơn vị phân loại bậc giống. 2 giống này đều la thành viên của họ Chuột (Muridae). Muridae là đơn vị phân loại bậc họ. Đơn vị phân loại là một nhóm cụ thể khác với thứ bậc phân loại là những nấc giống như cái thang trên đó sắp xếp các đơn vị phân loại cùng bậc. Có 9 bậc phân loại từ thấp lên cao gồm loài, chi (giống), họ, bộ, lớp, ngành, giới, vực và sự sống. Xen giữa còn có thể có thêm các thứ bậc phụ như phân giống, liên giống, phân họ, liên họ,... Ví dụ: khi nói đến Musca domestica (ruồi nhà) là đơn vị phân loại bậc loài, Musca là đơn vị phân loại bậc giống... thì loài, giống ở đây là các thứ bậc phân loại. Cách gọi tên khoa học của động vật Tên khoa học của động vật được toàn thế giới nhất trí gọi bằng tiếng La-tinh (hoặc La-tinh hóa). Tên của các đơn vị phân loại bậc giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống) được gọi bằng tên đơn. Ví dụ: giới Animalia (động vật), ngành Chordata (động vật có dây sống),... là những tên đơn. Riêng tên loài được gọi bằng tên kép: tên chi viết trước (viết hoa chữ cái đầu) và tên loài viết sau (viết thường). Ví dụ: Euglena viridis (trùng roi xanh), Hydra vulgaris (thủy tức lưỡng tính),... là những tên loài viết kép. Quy ước này không chỉ áp dụng cho giới Động vật mà còn áp dụng cho cả bốn giới khác (giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm và giới Thực vật). Các nhánh của động vật học Sinh lý học Sinh lý học nghiên cứu về các quá trình sinh hóa, cơ học, vật lý của sinh vật sống bằng cách nghiên cứu về tất cả cấu trúc hoạt động như tổng thể. Cấu trúc để hoạt động là việc nghiên cứu trọng tâm của sinh học. Sinh lý học được phân loại cơ bản thành sinh lý học thực vật và sinh lý học động vật. Sinh học phát triển Sinh học phát triển là khoa học nghiên cứu về các quá trình sinh sản và phát triển của động vật và thực vật. Bộ môn này nghiên cứu bao gồm quá trình phát triển phôi, biệt hóa tế bào, tái sinh, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, biến thái hoàn toàn cũng như sự phát triển và biệt hóa tế bào gốc của cơ thể trưởng thành. Sự phát triển của cả động vật và thực vật được xem xét kỹ hơn trong các bài viết về tiến hóa, di truyền học quần thể, di truyền, biến dị di truyền, di truyền Mendel và sinh sản. Địa lý sinh học Địa lý sinh học là khoa học nghiên cứu về không gian phân bố của sinh vật sống trên Trái Đất, tập trung vào các chủ đề như sự phân tán sinh học và di cư, kiến tạo mảng, biến đổi khí hậu và miêu tả theo nhánh học. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu tích hợp, thống nhất các khái niệm và thông tin từ sinh học tiến hóa, phân loại sinh học, sinh thái học, địa lý tự nhiên, địa chất, cổ sinh vật học và khí hậu học. Nguồn gốc của lĩnh vực này được công nhận rộng rãi bởi Alfred Russel Wallace, một nhà sinh học người Anh, người đã cùng xuất bản một số công trình của mình với Charles Darwin. Sinh học phân tử Sinh học phân tử nghiên cứu các di truyền học và phát triển chung của động vật và thực vật, trả lời các cơ chế di truyền và cấu trúc của gen. Năm 1953, James Watson và Francis Crick đã mô tả cấu trúc của DNA và các tương tác bên trong phân tử này, ấn phẩm này đã khởi đầu cho nghiên cứu về sinh học phân tử và làm tăng sự quan tâm đến chủ đề khoa học này. Trong khi các nhà nghiên cứu sinh học phân tử thực hành các kỹ thuật riêng, thì nó thường kết hợp với phương pháp di truyền và hóa sinh. Phần lớn sinh học phân tử mang tính định lượng và hiện nay số lượng công việc đáng kể này đã được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật khoa học máy tính như tin sinh học và sinh học tính toán. Di truyền phân tử, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng gen, một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của sinh học phân tử kể từ đầu những năm 2000. Các ngành sinh học khác cũng được cung cấp thông tin bằng sinh học phân tử, bằng cách nghiên cứu trực tiếp sự tương tác của các phân tử theo đúng nghĩa của chúng chẳng hạn như trong sinh học tế bào và sinh học phát triển hoặc gián tiếp, trong đó các kỹ thuật phân tử được sử dụng để suy ra các thuộc tính lịch sử của quần thể hoặc loài, như trong lĩnh vực trong sinh học tiến hóa như di truyền học quần thể và phát sinh chủng loại học. Xem thêm Giới động vật Hổ đấu với sư tử Phân loại giới Động vật Hình ảnh Tham khảo Chú thích Liên kết ngoài Books on Zoology at Project Gutenberg Online Dictionary of Invertebrate Zoology Sinh học Nhánh sinh học
1,416
8237
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o%20ph%E1%BB%9B
Tào phớ
Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, óc đậu, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) (chữ Hán: 豆腐花 - đậu phụ hoa; 豆花 - đậu hoa) là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc, được làm từ đậu tương (đậu nành). Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (nhưng không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, một số nơi người dân ăn cơm chan tào phớ. Việt Nam Hà Nội Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là nồi tào phớ to, đầu kia là một mâm nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao " Ai...phớơơ đây" trở nên quen thuộc tại thành phố này. Tuy nhiên thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cùng với "thiết kế" riêng để chở được hết đồ dùng. Tào phớ dễ dàng tìm thấy vào mùa hè, do đây là một đồ ăn "mát, giải nhiệt". Một đầu quang gánh treo một chiếc chạn nhỏ đủ đựng dăm bảy chiếc bát, với một bình nước đường và một xô nhỏ nước tráng. Đầu kia là thùng đựng tào phớ. Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ trai to, sáng và óng ánh lớp xà cừ, nước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài tươi (thả trực tiếp vào bình đựng). Nước đường ấy chan ngập bát tào phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùng gỗ, đồ hớt tào phớ cũng được thay thế bằng kim loại, tuy nhiên tào phớ vẫn được ưa thích. Huế, Đà Nẵng Tào phớ ở Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi ở miền Trung cũng được bán rong nhiều, tại các nơi này nó được gọi là đậu hũ. Vị đậu hũ có khác với tào phớ ở Hà Nội. Đậu hũ Huế, Đà Nẵng nấu có cho thêm chút gừng giã dập hoặc xắt lát, thơm và cay, miếng đậu hũ "lỏng" hơn, thường không định hình. Ngày xưa người bán hàng thường gánh hàng đựng trong chum, vại bằng đất nung màu nâu khoảng chừng 20 lít. Khi có khách hàng cần phục vụ, họ dùng chiếc "muỗng" dẹt gần như phẳng để hớt đậu hũ, thành từng lát mỏng, ra bát. Đậu hũ Huế có thể ăn rắc đường lên trên hoặc không cần đường. Thành Phố Hồ Chí Minh Người trong miền Nam, nhất là Sài Gòn, thường gọi món này là tàu hủ hay tàu hủ nước đường. So với tào phớ ở miền Bắc và đậu hũ miền Trung, tàu hủ miền nam đặc hơn, có thể có nước cốt dừa, thường được ăn nóng với nước đường, thêm chút gừng và nhiều nơi còn thêm những viên bột lọc nhỏ gọi là bánh lọt. Tàu hủ thường được bán trên các đòn gánh hàng rong hoặc xe đẩy với tiếng rao ơi ới: "Tàu hủ đây!" Người bán thường là phụ nữ thường đi qua nhiều con hẻm. Đôi khi tàu hủ được bán chung với chuối nước dừa, chè... Người bán thường có sẵn đòn và chén để múc cho người mua ăn tại chỗ, dụng cụ múc tàu hủ cũng dẹt như ở miền Trung. Tàu hủ có thể bán theo chén hay đóng gói để ăn như chè, tuy nhiên cách thịnh hành nhất vẫn là ăn bằng chén. Ngoài ra ở Sài Gòn còn cách chế biến khác đó là tàu hủ dầm với nước đá, nước dừa... gọi là tàu hủ đá. Tàu hủ đá thường được bán ở các quán chè. Món này ăn mát, mùi dịu đặc trưng, được giới học sinh rất ưa thích. Ở Sài Gòn, tàu hủ bán được quanh năm suốt tháng, trở thành một trong những món ăn dân dã phổ biến nhất. Châu Á Đài Loan Tào phớ ở Đài Loan thường được dùng với các loại hạt như lạc, đỗ cùng nước đường có gừng hay hạt dẻ. Vào mùa hè, có thể cho thêm nước đá vào tào phớ; Hồng Kông Ở Hồng Kông, tào phớ là món tráng miệng có thể mua ở siêu thị. Nó được dùng với nước đường hay với gừng, có thể thêm mứt vừng đen, hay sữa dừa. Malaysia và Singapore Ở những nước này, tào phớ được dùng với nước đường, đôi khi cho thêm hạt bạch quả. Thái Lan Tan – Yu tofu khác hẳn hoàn toàn với vẻ ngoài đơn giản của tào phớ Việt Nam, bởi món này chứa đầy màu sắc và có cách trình bày cũng lạ mắt nên thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới bạn trẻ. Điểm độc đáo đầu tiên của Tan – Yu tofu chính là miếng đậu hũ được cắt thành từng ô vuông nhỏ, nhưng không rời nhau hoàn toàn. Do đó, khi bạn cầm đĩa Tan – Yu tofu lên thì các ô vuông đậu hũ cứ đung đưa, rung lắc, dẻo dai nhìn rất thích mắt. Không chỉ thế, nếu như tào phớ của Việt Nam chỉ có một vị duy nhất thì Tan – Yu tofu lại có đến 6 vị vô cùng hấp dẫn. Các vị này bao gồm đậu hũ vị sữa, vị trà xanh, vị ca cao, vị khoai môn, vị bắp ngô và cuối cùng là vị dâu tây. Tất nhiên, đi kèm với mỗi vị thì đậu hũ cũng mang màu sắc khác nhau bao gồm các màu theo thứ tự như trắng sữa, xanh, nâu, tím, vàng và đỏ hồng. Đặc biệt, Tan – Yu tofu còn được phục vụ với rất nhiều topping đi kèm nên không chỉ trông đẹp mắt mà còn ngon miệng hơn rất nhiều khi thưởng thức. Các topping này bao gồm nhiều loại trái cây cắt vuông như thanh long, dứa, chuối, dưa hấu, dưa lưới, xoài... Đôi khi để tạo tính nghệ thuật hơn cho món Tan – Yu tofu thì người bán còn cắt đậu hũ theo nhiều hoa văn khác nhau hoặc dùng khuôn cắt trái cây hình tròn, bông hoa, ngôi sao... Ngoài ra còn có thêm đa dạng các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng hoặc hạt kê... Và tất nhiên, ngoài đậu hũ và các topping thì không thể thiếu phần đá bào mát lạnh khiến cho Tan – Yu tofu càng ngon miệng và hấp dẫn hơn rất nhiều. Chế biến tào phớ Cùng với đậu phụ, giá đỗ, sữa đậu nành..., tào phớ là một trong những thực phẩm chế biến từ đậu tương. Nguyên liệu 150 gam đậu tương khô 300 gam đường hoa mai 800 ml nước 1 bó lá nếp 1 thìa đường nho Cách làm - Bước 1: Đậu tương ngâm nước khoảng từ 4 – 6 tiếng, đãi sạch vỏ. Sử dụng máy xay đậu nành thì chỉ cần cho đậu đã đãi vỏ vào máy cùng với 800 ml nước để thu được 800 ml sữa đậu nành. Dòng máy này có khả năng xay và tách bã, cho nước sữa đậu nành nguyên chất mà bạn không cần phải lọc lại. - Bước 2: Đun sôi sữa đậu nành vừa thu được với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Cho lá dứa đã chuẩn bị vào đun cùng để tào phớ có mùi thơm mát. - Bước 3: Cơ chế làm đông của đường nho cần có nhiệt độ cao do đó nên dùng ruột nồi cơm điện để đựng tào phớ. Hòa tan đường nho với chút nước đủ để láng nồi, bước này các bạn chỉ thực hiện khi sữa đậu nành đã sôi vì đường nho rất nhanh chua. - Bước 4: Đậy hờ nắp nồi cơm điện, tránh để nước đọng chảy xuống mặt tào phớ. Giữ yên nồi trong khoảng 30 phút là đã có tào phớ. - Bước 5: Chuẩn bị nước đường, hòa tan đường với nước. Để nguội nước đường rồi cho vào tủ lạnh ướp cho thật lạnh. Có thể dùng bằng nước lá dứa hoặc bằng nước hoa bưởi, hoa nhài ướp. Nếu dùng nước hoa bưởi hoặc hoa nhài các bạn thêm chúng vào khi nước đường đã nguội. Tham khảo Liên kết ngoài Ẩm thực Á Đông Đậu tương Từ gốc Quảng Đông Ẩm thực Việt Nam Ẩm thực Đài Loan Ẩm thực Hồng Kông Món tráng miệng Ẩm thực Singapore
1,451
8238
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1%20%C4%91%E1%BB%97
Giá đỗ
Giá đỗ (hay còn gọi là giá, giá đậu, củ giá hoặc quả giá) là hạt đậu xanh nảy mầm, dài 3 đến 7 cm. Thường được ủ, nảy mầm từ hạt đậu xanh, một số loại giá đỗ khác từ mầm đậu tương hoặc đậu Hà Lan được đánh giá là bổ hơn. Làm giá đỗ Thường 1kg đậu làm được 1 nồi giá cỡ trung bình. Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đậu trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đậu đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm. Trong một đêm, người ta đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần, mỗi lần cho nước vào khoảng 30 phút, sau đó lại chắt nước ra. Khoảng 4 đến 5 ngày giá đỗ sẽ mọc đều, trắng muốt, dài chừng 3 đến 4 cm. Tổng trọng lượng của nồi giá khi đó lớn gấp nhiều lần nguyên liệu khi mới cho vào ủ, trung bình mỗi nồi sẽ cho từ 8 đến 10 kg giá đỗ thành phẩm. Lúc này thân giá mập mạp, để lâu hơn phần thân mọc dài ra và hai lá mầm tiêu giảm đi giá sẽ không còn ngon nữa. Người ta thường sàng sảy cho phần vỏ xanh rời hẳn khỏi hai lá mầm trước khi sử dụng. Thực ra không cần thiết phải đổ thêm nước vào nồi 3, 4 lần trong một đêm mà chỉ cần tưới giá vào buổi sáng và chiều mỗi lần khoảng 1 giờ. Lưu ý trong quá trình làm giá nếu gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng đều có thể dẫn đến hỏng giá. Tại Việt Nam hiện nay, nhiều nhà sản xuất giá sử dụng hóa chất của Trung Quốc từ đầu đến cuối khâu sản xuất để thu hẹp thời gian sản xuất cho ra những cọng giá ăn không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt, tăng trưởng nhanh... hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc, một loại bột màu trắng. Những sản phẩm này được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Thưởng thức Giá đỗ là thành phần quan trọng trong các món ăn như bánh xèo, bún bò Nam Bộ, hủ tiếu... Giá đỗ có thể được ăn sống, như một trong các loại rau sống, rất thường thấy khi kết hợp với các loại rau thơm khác trong đĩa rau sống ăn kèm bún chả. Nó cũng thường được cho vào món chiên, xào với thịt, nấu với một số loại canh chua, chần sơ ăn như rau. Giá được xử lý làm món ngâm chua thường đi chung với dưa chua làm thành món dưa giá, hoặc kết hợp với dưa chuột thái mỏng làm dưa muối xổi, ăn với thịt kho Tàu hoặc những đồ ăn nhiều mỡ. Giá là một thành phần không thể thiếu trong các thứ rau bổ sung cho món phở ở miền Nam Việt Nam và phở miền Bắc. Giá có thể dùng sống hay chần cho vừa chín tới ăn với phở. Biến thể Một số vùng còn có vài loại giá khá đặc biệt, chẳng hạn như những vùng đồi trung du Phú Thọ còn ủ hạt quả cọ để lấy mầm giá. Dinh dưỡng Giá đỗ giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals), những chất cần để mầm cây phát triển, cũng là các chất bổ dưỡng cho người. Ăn giá hay mầm ngũ cốc cũng là một cách để tăng giá trị chất dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của các loại đậu và ngũ cốc. Lưu ý khi sử dụng giá đỗ Tuy giá đỗ rất bổ, nhưng cần rửa kỹ giá đỗ trước khi sử dụng. Joy Larkom khuyên mọi người không nên ăn trên 550g giá sống mỗi ngày, do có thể có cả chất độc trong giá sống (‘Salads For Small Gardens’, Hamlyn 1995). Gan lợn xào giá là món khoái khẩu của không ít người, nhưng thực ra không nên kết hợp chúng với nhau. Nếu xào lẫn hoặc ăn hai thứ cùng lúc, chất đồng trong gan sẽ khiến vitamin C trong giá bị oxy hóa, gây mất chất bổ. Chú thích Liên kết ngoài Các thức ăn kỵ nhau Đậu đỗ Rau Ẩm thực Việt Nam Thực phẩm Dinh dưỡng Chi Đậu Ẩm thực Trung Quốc Ẩm thực Nhật Bản Ẩm thực Triều Tiên Ẩm thực Thái Lan
789
8239
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AFa%20%C4%91%E1%BA%ADu%20n%C3%A0nh
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành () là một thức uống có nguồn gốc thực vật được sản xuất bằng cách ngâm và nghiền hạt đậu nành với nước, chắt lọc lấy nước rồi bỏ bã. Đun sôi hỗn hợp và lọc các hạt còn lại. Thức uống ở dạng nhũ tương ổn định của dầu, nước và protein. Hình thức ban đầu là sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình sản xuất đậu phụ. Có nguồn gốc từ Đông Á, nó đã trở thành một loại đồ uống phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ vào nửa cuối thế kỷ 20, đặc biệt là khi các kỹ thuật sản xuất đã được phát triển để mang lại cho nó một hương vị và gần giống với sữa động vật. Cùng với những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật tương tự như sữa hạnh nhân, sữa gạo..., sữa đậu nành có thể được những người ăn chay hoặc dị ứng lactose sử dụng thay thế cho sữa động vật, trong khi những người khác có thể sử dụng nó vì lý do môi trường hoặc sức khỏe. Tên gọi Ở Trung Quốc, thuật ngữ thường dùng đậu tương (nghĩa là"nước đậu") được sử dụng làm nước giải khát có nước và đậu truyền thống được sản xuất như một sản phẩm phụ của quy trình làm đậu phụ, trong khi các sản phẩm mua tại cửa hàng được thiết kế để bắt chước hương vị và tính nhất quán của sữa bò thường được gọi là sữa đậu ("đậu nãi"). Ở các quốc gia khác, đôi khi có những trở ngại pháp lý đối với tương đương của tên "sữa đậu nành". Trong các khu vực pháp lý như vậy, các nhà sản xuất sữa thực vật thường dán nhãn sản phẩm của họ tương đương với "nước giải khát đậu nành" hoặc "nước đậu nành". Tên gọi theo Liên minh châu Âu Trong Liên minh châu Âu, "sữa" chỉ đề cập đến sữa được tiết ra tự nhiên từ vú thu được từ một hoặc nhiều quá trình vắt sữa mà không có bất kỳ sự bổ sung thêm vào hoặc chiết xuất nào từ đó". Chỉ sữa bò mới được phép đặt tên là "sữa" trên bao bì và bất kỳ loại sữa nào khác phải ghi rõ tên của động vật tương ứng: ví dụ: "sữa dê" hoặc "sữa cừu". Việc đặt tên nước uống đậu nành là sữa đậu nành đã trở thành chủ đề của phiên tòa năm 2017 trước Tòa án Công lý Liên minh Châu Âu sau khi một nhóm bảo vệ người tiêu dùng Đức nộp đơn khiếu nại cạnh tranh không lành mạnh về một công ty mô tả các sản phẩm đậu nành và đậu phụ của họ là 'sữa' hoặc 'phô mai'. Tòa án Công lý phán quyết rằng các chỉ định như vậy không thể được sử dụng hợp pháp cho các sản phẩm hoàn toàn từ thực vật và việc bổ sung chỉ ra nguồn gốc thực vật của các sản phẩm (đậu nành) không ảnh hưởng đến quy định cấm đó. Tại Liên minh châu Âu, sữa đậu nành chỉ được phép bán dưới tên khác, chẳng hạn như nước đậu nành. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, thuật ngữ "sữa đậu nành" được cho phép. Lịch sử Cây đậu nành có nguồn gốc ở phía đông bắc Trung Quốc và dường như đã được thuần hóa vào khoảng thế kỷ 11 TCN nhưng việc sử dụng nó trong súp và đồ uống chỉ được chứng thực vào những thời kỳ sau đó. Sữa đậu nành được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, "rượu" đậu nành vào thế kỷ thứ 4, và nước đậu phụ (doufujiang) vào giai đoạn diễn ra sự sụp đổ của nhà Nguyên. Như đậu tương, thức uống này vẫn là một dạng sữa đậu nành phổ biến ở Trung Quốc, thường được chế biến từ đậu nành tươi. Mức độ phổ biến của nó tăng lên trong triều đại nhà Thanh, rõ ràng là do phát hiện ra rằng đun vừa đậu tương trong ít nhất 90 phút đã thủy phân raffinose và stachyose, oligosacarit tránh gây gây đầy hơi và đau tiêu hóa ở người lớn không dung nạp đường sữa. Đến thế kỷ 18, thức uống này trở nên phỏ biến đến những hàng bán rong cũng bán; vào thế kỷ 19, người ta có thói quen tới cửa hàng đậu phụ mua cốc sữa đậu nành tươi nóng hổi cho bữa sáng. Khi ăn sáng người Trung Quốc ăn kèm quẩy và chấm vào sữa đậu nành. Quá trình này được công nghiệp hóa vào đầu thời Dân quốc. Đến năm 1929, hai nhà máy ở Thượng Hải đã bán được hơn 1000 chai mỗi ngày và một nhà máy khác ở Bắc Kinh gần như tự sản xuất. Sau sự gián đoạn từ Chiến tranh thế giới thứ hai và Nội chiến Trung Quốc, sữa đậu nành bắt đầu được tiếp thị như thức uống giải khát thời thượng ở Hồng Kông, Singapore và Nhật Bản vào những năm 1950. Chế biến Chế biến sữa đậu nành không quá khó. Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được là xay hạt đậu tương (bằng máy xay sinh tố chẳng hạn) với tỉ lệ 200 g đậu trên 0.5 lít nước. Lọc phần đã xay qua khăn hay rây thật nhỏ để thu lấy nước. Đun sôi nước này lên là có sữa đậu nành Hạt đậu tương cũng có thể được rang chín lên, (tới lúc giòn và ăn vã ngay được) rồi mới xay, cách này làm cho các sản phẩm thu được thơm ngon hơn, và dễ hấp thụ hơn. Sữa đậu nành thường là một trong các sản phẩm có chung một quá trình chế biến từ hỗn hợp bột đậu tương và nước. Từ mỗi công đoạn, người ta thu được một sản phẩm khác nhau như: Sữa đậu nành: phần nước của hỗn hợp, được lọc qua lưới mịn Tào phớ: phần chất béo và chất rắn mịn nổi bên trên thu được sau khi lọc sữa đậu nành Đậu phụ: phần chất rắn và chất béo thu được sau khi lọc vớt tào phớ và ép chặt Bã đậu: phần chất rắn thô nhất trong hỗn hợp Hiện nay đã xuất hiện máy làm sữa đậu nành trong các gia đình ở phương Tây, khiến đồ uống này ngày càng trở nên thông dụng. Dinh dưỡng Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò. Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng ít calci hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn. Nó không có casein, một protein của sữa bò có thể tạo ra histamine và tăng sản xuất chất nhầy trong cơ thể. Một số nhà sản xuất công nghiệp ở phương Tây cho thêm vitamin ví dụ như vitamin B12 và calci vào sữa đậu nành. Thưởng thức Sữa đậu nành có thể dùng thay thế sữa bò trong hầu hết các công thức nấu ăn. Do có nguồn gốc hoàn toàn thực vật, sữa đậu nành thích hợp cho nhiều người ăn chay. Xem thêm Sữa đậu xanh Sữa gạo Sữa bắp Đậu tương Sữa ngũ cốc Sữa hạnh nhân Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Mua sữa đậu nành, đừng quên kiểm tra nguồn gốc về thực phẩm biến đổi gen 8 lưu ý khi dùng sữa đậu nành Chú ý khi dùng sữa đậu nành Thức uống Trung Quốc Thức uống Việt Nam Đậu tương Phát minh của Trung Quốc
1,331
8246
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%81%20s%C6%A1n
Nghề sơn
Nghề sơn là một trong những nghề thủ công mỹ nghệ lâu đời xuất hiện tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam (xem sơn mài)... Chất liệu chính dùng trong nghề sơn là chất nhựa chích từ vỏ một loại cây tên cây sơn. Ở Việt Nam loại cây này được trồng nhiều trên đồi đất trung du Bắc bộ. Thợ thủ công dùng loại sơn này quét lên bề mặt đồ dùng, tạo nên những sản phẩm khác nhau. Nhựa sơn có độ dính cao và rất bền chắc, có thể được dùng như một thứ keo hàn gỗ, tre, nứa. Đồ tre nứa đan quét sơn đẹp và bền. Người ta còn dùng sơn như chất không thể thiếu trong quá trình làm thuyền thúng.Nhựa sơn chịu ẩm tốt: nhờ đặc tính này nhựa sơn quét lên đồ đạc bằng gỗ như bàn, ghế, tủ, giường... vừa tạo nên lớp sơn bóng đẹp vừa tăng độ bền cho gỗ. Đặc điểm của đồ sơn Kỹ thuật nghề sơn Kỹ thuật sơn ta là kỹ thuật sơn lên đồ vật cụ thể. Việc này không dễ dàng do sản phẩm sơn có nhiều hình thù và sử dụng nhiều chất liệu khác nhau. Có 2 kỹ thuật chính sau: Kỹ thuật làm cốt Cốt là đồ dùng cụ thể đã được chế tác thành hình dáng nào đó. Thông thường cốt gần như đã hoàn thiện, và việc sơn chỉ như khoác lên cho nó bộ quần áo mới. Các loại cốt dưới đây dựa trên thống kê các đồ sơn thế kỷ 17- 19 ở vùng đồng bằng Bắc bộ, VN Cốt gỗ Gỗ là nguyên liệu chính để làm cốt cho các mặt hàng đồ sơn ta. Những loại gỗ được đánh giá cao ở VN như lim, nghiến, trai, sến, táu không phù hợp dùng làm cốt. Nếu dùng những loại gỗ này, sau một thời gian sơn sẽ bong ra hoặc mất màu. Trong khi đó có những loại gỗ rất ưa sơn như vàng tâm, giổi, mỡ, thông, mít... Các pho tượng, hoành phi, câu đối, cửa võng, ngai thờ, ban thờ..vv..dùng cốt gỗ rất nhiều Cốt mây tre đan Cốt đất sét Cốt đá Cốt đồng Kỹ thuật sơn lên cốt Kẹt (vá) Bó Hom Lót Thí Quang Màu sắc trên đồ sơn Màu đen Màu đỏ Màu vàng Tham khảo Liên kết ngoài Nghề sơn Thủ công mỹ nghệ
388
8247
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20L%E1%BB%85
Kinh Lễ
Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (tiếng Trung: 禮記 Lǐ Jì) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Lễ ký cùng với Chu lễ và Nghi lễ được gọi chung là Tam lễ. Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời". Văn bản Học giả thời Hán là Đới Đức đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập gồm 130 thiên rồi tổng hợp giản hoá còn 85 thiên gọi là Đại Đới Lễ ký, sau đó cháu Đới Đức là Đới Thánh lại đơn giản hoá Đại Đới Lễ ký còn 46 thiên, thêm vào các thiên Nguyệt lệnh, Minh Đường vị và Nhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, được gọi là Tiểu Đới Lễ ký. Đại Đới Lễ ký đến thời Tuỳ, Đường bị thất lạc quá nửa, hiện nay chỉ còn 39 thiên, do đó Tiểu Đới Lễ ký là bản Lễ ký thông dụng hiện nay. Thời Hán Cảnh Đế, Lỗ Cung Vương Lưu Dư phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng cung thất, được một bản Kinh Lễ bằng cổ văn bao gồm 56 thiên. Các học giả về Lễ lấy phần tương đồng với 17 thiên Nghi lễ sao chép lại, nên được lưu truyền. Các thiên Bôn tang, Đầu hồ được tìm thấy ở ngoài 40 thiên, cũng được sao chép và lưu truyền. Các thiên khác do được lưu trữ ở trong bí phủ, người ngoài khó lòng xem được, về sau bị thất truyền nên được gọi là Dật Lễ (Lễ đã mất). Thời Đường, Khổng Dĩnh Đạt biên soạn Lễ ký chính nghĩa, trong đó dẫn Lục nghệ luận của Trịnh Huyền nói rằng: "Đầu thời Hán, Cao Đường Sinh có được 17 thiên "Lễ" [...] sau đó lại có được trong vách của họ Khổng một bản "Lễ" bằng cổ văn của Hà Gian Hiến Vương bao gồm 56 thiên [...] một bản "Ký" bao gồm 131 thiên". Quan điểm cho rằng Tiểu Đới truyền thụ 49 thiên Lễ ký bắt đầu có từ Trịnh Huyền thời Đông Hán, theo Khổng Dĩnh Đạt dẫn Lục nghệ luận: "Xét Hán thư, các thiên Nghệ văn chí, Nho lâm truyện, truyền thụ "Kinh Lễ" bao gồm 13 nhà, chỉ có Cao Đường Sinh cùng với năm học trò là Đới Đức, Đới Thánh là nổi tiếng [...] Ngày nay "Lễ" được lưu hành trên đời đều là cái học của Đới Đức, Đới Thánh [...] Đới Đức truyền 85 thiên "Ký", tức là "Đại Đới ký", Đới Thánh truyền 49 thiên "Ký", tức là bản "Lễ ký" này". Quan điểm cho rằng Đại Đới san định bản "Ký" thời cổ, Tiểu Đới san định bản của Đại Đới là theo Kinh điển thích văn, thiên Tự lục của Lục Đức Minh đời Đường dẫn lời tựa Chu lễ luận của Trần Thiệu đời Tấn nói rằng: "Đới Đức san định bản "Lễ" thời cổ bao gồm 204 thiên xuống còn 85 thiên, gọi là "Đại Đới Lễ". Đới Thánh san định "Đại Đới Lễ" xuống còn 49 thiên, gọi là "Tiểu Đới Lễ". Mã Dung, Lư Thực đời Hậu Hán khảo cứu những điểm dị đồng của các nhà, phụ thêm vào các thiên của Đới Thánh, bỏ những phần rườm rà cùng những phần sơ lược, được lưu hành trên đời, tức là bản "Lễ ký" hiện nay. Trịnh Huyền cũng theo bản của Lư, Mã mà chú thích". Tùy thư, Kinh tịch chí được biên soạn trong niên hiệu Trinh Quán thời Đường cũng theo quan điểm này: "Đầu thời Hán, Hà Gian Hiến Vương có được một bản "Ký" của học trò Trọng Ni và các học giả đời sau, dâng lên triều đình, bao gồm 131 thiên, lúc đó không có người truyền lại. Lưu Hướng khảo hiệu kinh sách, kiểm lại còn 130 thiên, Hướng nhân đó mà sắp xếp lại theo thứ tự. Lại có thêm 33 thiên "Minh Đường Âm dương ký", 7 thiên "Khổng Tử tam triều ký", 27 thiên "Vương Sử thị ký", 23 thiên "Nhạc ký", tổng cộng là năm loại, 214 thiên. Đới Đức bỏ những phần trùng lặp, hợp với lời ký, còn 85 thiên, gọi là "Đại Đới ký". Đới Thánh lại san định sách của Đại Đới, còn 46 thiên, gọi là "Tiểu Đới ký". Cuối thời Hán, Mã Dung truyền lại cái học của Tiểu Đới. Dung lại định một thiên "Nguyệt lệnh", một thiên "Minh Đường vị", một thiên "Nhạc ký", tổng cộng là 49 thiên, Trịnh Huyền học với Dung, lại làm chú thích". Những năm gần đây có nhiều ý kiến hoài nghi việc Đới Đức, Đới Thánh san định Lễ ký, do số thiên và nội dung các thiên trong Đại Đới Lễ ký và Tiểu Đới Lễ ký khác nhau, cùng với các nguồn tài liệu khác đặt ra vấn đề liệu thời Hán đã tồn tại và lưu truyền Đại Đới Lễ ký hay chưa. Do Hán thư, Nghệ văn chí không hề ghi chép nội dung truyền thụ của Đại Đới và Tiểu Đới, cũng không nói rõ việc Đại Đới và Tiểu Đới biên soạn Lễ ký, mà chỉ nói rằng: ""Lễ cổ kinh" bao gồm 56 quyển, "Kinh" bao gồm 70 (17) thiên, "Ký" bao gồm 131 thiên [...] Phàm Lễ có 13 nhà, 555 thiên". Tuy nhiên, Hán thư, Nghệ văn chí có ghi chép việc Đới Đức, Đới Thánh được lập làm học quan: "Đầu thời Hán, Cao Đường Sinh người nước Lỗ truyền thụ 17 thiên "Sĩ lễ" (tức là Nghi lễ), đến thời Hiếu Tuyên thì Hậu Thương là nổi tiếng nhất. Đới Đức, Đới Thánh, Khánh Phổ đều là học trò (của Hậu Thương), cả ba nhà được lập làm học quan. "Lễ cổ kinh" có xuất xứ từ Yêm Trung nước Lỗ và nơi họ Khổng, lời văn giống với 17 thiên (Sĩ lễ), ngoài ra còn có nhiều hơn 39 thiên". Hán thư, Nho lâm truyện cũng có ghi chép thầy học và học trò của Đại Đức và Đới Thánh. Hiện nay đã biết rõ hai chữ "Lễ" và "Lễ ký" mà người thời Hán sử dụng có ranh giới không rõ ràng. Các văn bản được viết trên thẻ tre mới được phát hiện gần đây mang hy vọng mới cho việc tìm hiểu văn bản Lễ ký, như qua phân tích văn bản trên thẻ tre Quách Điếm cho thấy thiên Truy y xuất hiện trước thời Tần. Các tác phẩm chú thích Lễ ký gồm có: Lễ ký chú sớ: Trịnh Huyền thời Đông Hán soạn Lễ ký chú, Khổng Dĩnh Đạt thời Đường soạn Lễ ký chính nghĩa, 63 quyển, một trong Ngũ kinh chính nghĩa, Thập tam kinh chú sớ. Đại học chương cú 1 quyển, Trung dung chương cú 1 quyển, nằm trong bộ Tứ thư chương cú tập chú của Chu Hy thời Nam Tống. Lễ ký tập thuyết 10 quyển của Trần Hạo thời Nguyên, là kinh điển dùng trong khoa cử thời Minh. Lễ ký tích nghi 48 quyển của Phương Bao thời Thanh. Các tác phẩm nghiên cứu về Lễ ký hiện nay là Lễ ký dịch chú của Tiền Huyền, Lễ ký dịch giải của Vương Văn Cẩm, Lễ ký hiệu chú của Trần Thú Quốc. Bố cục Tiểu Đới Lễ ký Tiểu Đới Lễ ký (bản thông dụng) gồm 49 thiên: Khúc lễ thượng Khúc lễ hạ Đàn cung thượng Đàn cung hạ Vương chế Nguyệt lệnh Tăng Tử vấn Văn Vương thế tử Lễ vận Lễ khí Giao đặc sinh Nội tắc Ngọc tảo Minh Đường vị Tang phục tiểu ký Đại truyện Thiếu nghi Học ký Nhạc ký Tạp ký thượng Tạp ký hạ Tang đại ký Tế pháp Tế nghĩa Tế thống Kinh giải Ai Công vấn Trọng Ni yên cư Khổng Tử nhàn cư Phường ký Trung dung Biểu ký Truy y Bôn tang Vấn tang Phục vấn Gián truyện Tam niên vấn Thâm y Đầu hồ Nho hạnh Đại học Quan nghĩa Hôn nghĩa Hương ẩm tửu nghĩa Xạ nghĩa Yến nghĩa Sính nghĩa Tang phục tứ chế Đại Đới Lễ ký Đại Đới Lễ ký hiện còn 39 thiên: Chủ ngôn Ai Công vấn ngũ nghĩa Ai Công vấn ư Khổng Tử Lễ tam bản Lễ sát Hạ tiểu chính Bảo phó Tăng Tử lập sự Tăng Tử bản hiếu Tăng Tử lập hiếu Tăng Tử đại hiếu Tăng Tử sự phụ mẫu Tăng Tử chế ngôn thượng Tăng Tử chế ngôn trung Tăng Tử chế ngôn hạ Tăng Tử tật bệnh Tăng Tử thiên viên Vũ Vương tiễn tộ Vệ Tướng quân Văn Tử Ngũ Đế đức Đế hệ Khuyến học Tử Trương vấn nhập quan Thịnh đức Minh Đường Thiên thặng Tứ đại Ngu Đới đức Cáo chí Văn Vương quan nhân Chư hầu thiên miếu - Chư hầu hấn miếu Tiểu biện Dụng binh Thiểu nhàn Triều sự Đầu hồ Công phù Bản mệnh Dịch bản mệnh Nội dung Chu Hy soạn sách Chu Tử gia lễ, cho rằng Lễ ký chỉ dùng để giải thích Nghi lễ. Nguyễn Nguyên trong Thư Đông Hoản Trần thị "Học bộ thông biện" hậu nói rằng: "Chu Tử lúc trung niên giảng về lý, cố nhiên tinh thuần, lúc cuối đời giảng về lễ, càng chịu đựng những phức tạp khó khăn. Thành thật thấy rằng lý đều bắt nguồn từ lễ. Xưa nay sở dĩ trị được thiên hạ là do lễ, ngũ luân đều là lễ [...] Như nhà Ân chuộng màu trắng, nhà Chu chuộng màu đỏ, đó là lễ. Nếu như đời Chu mà có người chuộng màu trắng, không dùng lễ mà phân tích thì người ta không thể tranh cãi được, không dùng lý mà phân tích thì không thể không tranh cãi được. Cho nên lý tất phải theo sau lễ mà thi hành, nếu chỉ nói lý suông thì đây đó tà thuyết sẽ nổi lên". Toàn bộ Lễ ký được viết bằng tản văn, một số thiên có giá trị văn học rất lớn. Có thiên sử dụng các mẩu chuyện nhỏ sinh động để làm sáng tỏ đạo lý, có thiên khí thế hào hùng, kết cấu chặt chẽ, có thiên gọn lời đủ ý, ý vị sâu xa, có thiên sở trường về miêu tả và khắc họa tâm lý, trong tác phẩm còn có rất nhiều câu cách ngôn, thành ngữ mang nặng tính triết lý, tinh tế và sâu sắc. Lễ ký không chỉ là sách miêu tả về chế độ điển chương mà còn là sách giáo khoa về nhân nghĩa đạo đức. Trong đó có những thiên nổi tiếng như Đại Học, Trung Dung, Lễ vận (đoạn đầu), hai thiên Đại Học và Trung Dung được Chu Hy tách ra, cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo thành Tứ thư. Đoạn đầu thiên Lễ vận là cuộc đối thoại giữa Khổng Tử và Tử Du, còn được gọi là thiên Lễ vận đại đồng, hai chữ "đại đồng" (大同) thường được dùng để chỉ về một thế giới lý tưởng, không ít địa danh sử dụng hai chữ này. Trích dẫn tiêu biểu Thiên hạ vi công (Thiên hạ là của chung): Lễ ký, thiên Lễ vận, Khổng Tử nói với học trò là Ngôn Yển (Tử Du) rằng: "Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công" (大道之行也,天下為公): Đạo lớn được thi hành thì thiên hạ là của chung. Bản dịch tiếng Việt Kinh Lễ, Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và chú giải, Nhà xuất bản Văn học, 1999. Chú thích Tham khảo Diệp Hành tuyển chú (tháng 12 năm 1964), Lễ ký, học sinh quốc học tùng thư, Đài Bắc, Thương Vụ Ấn thư quán phát hành, OCLC 37636933 Tác phẩm Nho giáo Văn bản cổ điển Trung Quốc
1,922
8254
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mars%2096
Mars 96
Mars 96 là một tàu vũ trụ với mục đích thám hiểm Sao Hỏa được phóng vào năm 1996 bởi Nga. Đây là một dự án rất tham vọng, với mục đích khám phá khí quyển, bề mặt và lòng đất của Sao Hỏa; là tàu vũ trụ nặng nhất để thám hiểm các hành tinh đã từng được phóng. Tàu vũ trụ này được thiết kế dựa trên các tàu Phobos đã được phóng đến Sao Hỏa năm 1988. Các thiết kế của tàu Phobos có nhiều lỗi và đã được chỉnh sửa với Mars 96. Tuy nhiên tàu Mars 96 cuối cùng cũng đã không được phóng thành công. Thiết kế Mars 96 được thiết kế để đưa đến Sao Hỏa một vệ tinh nhân tạo, 2 trạm khoa học tự động trên bề mặt, và 2 máy thăm dò xuyên sâu vào lòng Sao Hỏa. Các module này chứa rất nhiều máy đo khoa học, cung cấp bởi Pháp, Đức, và các nước Châu Âu khác (một số thiết bị này đã được phóng lại thành công trên tàu Mars Express, năm 2003). Mars 96 đã được dự định đến Sao Hỏa vào ngày 12 tháng 9 năm 1997, khoảng 10 tháng sau khi phóng, theo một quỹ đạo bay trực tiếp. Các trạm mặt đất sẽ tự rời tàu để đáp xuống bề mặt khoảng 4 đến 5 ngày trước khi tàu đến Sao Hỏa. Khi đến nơi, tàu sẽ cần khoảng 3 ngày để điều chỉnh quỹ đạo, trở thành vệ tinh của Sao Hỏa. Hai đầu dò xuyên lòng đất sẽ được phóng từ vệ tinh trong vòng một tháng sau đó. Quỹ đạo vệ tinh được dự tính là có chu kỳ 14,77 giờ, với cận điểm quỹ đạo khoảng 300 km. Khối lượng trong không gian: Khối lượng không tính nhiên liệu: 3159 kg Khối lượng khi đầy nhiên liệu: 6180 kg Lịch trình Dự án Mars 96 được khởi động từ năm 1989. Mọi chuẩn bị đã hoàn tất vào giữa năm 1996. Tàu Mars 96 được phóng tại Baikonur, Nga, ngày 16 tháng 11 năm 1996 vào 20:48:53 UTC. Sau khi phóng, tàu đã đi vào quỹ đạo bay quanh Trái Đất, nhưng đã không đi vào quỹ đạo hướng đến Sao Hỏa và sau đó đã rơi trở lại khí quyển Trái Đất vào khoảng từ 00:45 đến 01:30 UT ngày 17 tháng 11 năm 1996 rồi đâm xuống một vùng biển rộng chừng 320 km nhân 80 km ở Thái Bình Dương, gần Chilê và Bolivia. Nguyên nhân là tầng tên lửa Proton thứ 4, "Block D", đã không được bật cháy lần thứ hai, vì lý do chưa biết. Tàu Mars 96 tự động rời tên lửa theo một chương trình đã định trước và tự động bật tên lửa của nó, với ý định hướng đến Sao Hỏa. Nhưng do Block D không cháy như dự định, tàu Mars 96 bị lái mình về khí quyển Trái Đất và nhanh chóng hết nhiên liệu sau khi quay một vòng quanh Trái Đất. Block D sau đó cũng được bật cháy nhưng đã quá muộn. Một số báo chí thời đó lan truyền về khả năng một khối Plutoni trong máy phát điện sẽ rơi vào Trái Đất cùng tàu Mars 96, tuy nhiên sự nguy hiểm đã không xảy ra. Mục đích khoa học Mục đích khoa học chính của dự án Mars 96 là nghiên cứu sự tiến hóa của khí quyển, bề mặt, và lòng đất Sao Hỏa, sử dụng một hệ thống các máy đo bao quát toàn bộ Sao Hỏa của vệ tinh, hai trạm mặt đất và 2 đầu dò xuyên lòng đất. Trong hành trình bay từ Trái Đất đến Sao Hỏa, tàu còn dự định thực hiện thêm các quan sát thiên văn. Các câu hỏi khoa học cần được trả lời bởi Mars 96 là: Bề mặt: đo đạc vẽ bản đồ chi tiết bề mặt Sao Hỏa; vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản; xác định thành phần hóa học của đất; nghiên cứu các lớp đá và cấu trúc sâu bên dưới. Khí quyển: nghiên cứu khí hậu Sao Hỏa; tỷ lệ thành phần các khí như H2O, CO, O3...; phân bố và sự thay đổi theo thời gian của các khí này; tìm vùng đất có độ ẩm cao; thu thập dữ liệu nhiệt độ tại mọi điểm trong khí quyển của Sao Hỏa; thay đổi áp suất theo thời gian và không gian; nghiên cứu khí quyển gần núi lửa; nghiên cứu bụi khí quyển; nghiên cứu tầng điện ly. Cấu trúc lòng đất: độ dày của thạch quyển; từ trường Sao Hỏa; các dòng nhiệt; tìm núi lửa còn hoạt động; nghiên cứu địa chấn. Plasma: đo đường sức từ trường; phân bố mật độ các ion; phân bố plasma trong không gian giữa Trái Đất và Sao Hỏa (trên hành trình); đo sóng plasma; cấu trúc từ quyển. Thiên văn: định vị các điểm phát tia gamma mạnh trong vũ trụ; quan trắc vị trí sao và Mặt Trời. Tham khảo Likin, V., et al., Harri, A.-M., Lipatov, A., et al., A sophisticated lander for scientific exploration of Mars: scientific objectives and implementation of the Mars-96 Small Station, Planetary and Space Science, 46, 717-737, 1998. Liên kết ngoài MARS-96 NSSDC Entry The probe that fell to Earth Sao Hỏa Thám hiểm không gian Chương trình vũ trụ Nga Vụ phóng vệ tinh thất bại
912
8256
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi%20thuy%E1%BB%81n
Phi thuyền
Phi thuyền (; ) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hành nghiên cứu các công việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau. Các thiết bị vũ trụ được đưa lên quỹ đạo nhờ các tên lửa đẩy. Phi thuyền được dùng để vận chuyển người hay các trang bị, hàng hóa lên khoảng không ở bên ngoài tầng khí quyển Trái Đất được gọi là tàu vũ trụ. Tàu vũ trụ hay tầu vũ trụ, còn có tên gọi là phi thuyền không gian, có hai loại cơ bản là tàu vũ trụ có người lái như tàu Phương Đông (Liên Xô), Tàu vũ trụ Soyuz (Nga), hệ thống tàu con thoi (Mỹ), tàu Thần Châu (Trung Quốc); tàu vận tải (tàu vũ trụ không người lái) như tàu vận tải Tiến Bộ (Nga), tàu vận tải HTV (Nhật), v.v. Ngoài ra thiết bị vũ trụ còn bao gồm vệ tinh các loại, trạm vũ trụ (Trạm vũ trụ Hòa Bình, Trạm vũ trụ Quốc tế), kính viễn vọng không gian Hubble, kính thiên văn không gian James Webb, Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa.v.v. Phân loại Phân loại theo hoạt động Trạm vệ tinh: Là các loại tàu vũ trụ chỉ được phóng và trở thành một vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhằm làm một trạm có khả năng kết nối với các tàu vũ trụ khác, thực hiện các thí nghiệm không gian, và có thể dùng làm trạm trung chuyển cho các chuyến phi hành có người lái vào khoảng không xa hơn của vũ trụ. Các trạm này sẽ ở lại vĩnh viễn trong quỹ đạo cho đến khi không sử dụng nữa. Ví dụ của trạm vệ tinh là Skylab, Trạm vũ trụ Quốc tế. Tàu thám hiểm: Đây là loại tàu vũ trụ có khả năng bay theo một quỹ đạo nào đó hoặc vượt ra khỏi tầm hút của Trái Đất. Ví dụ bao gồm các phi thuyền trong chương trình Apollo, các phi thuyền bay tới Sao Hỏa,... Phân loại theo chức năng Tàu mẹ (phi thuyền mẹ) Tàu con (phi thuyền con) Tàu con thoi (phi thuyền con thoi) gồm có 3 phần chính: Hai tên lửa đẩy nhiên liệu rắn, thùng chứa nhiên liệu (nằm bên ngoài) để cung cấp nhiên liệu cho 3 động cơ chính của tàu trong quá trình phóng, trạm quỹ đạo chứa phi hành đoàn và được thiết kế để có thể kết nối vào trạm không gian. Tổng cộng có 5 tàu con thoi được đóng: tàu con thoi Atlantis, Tàu Challenger (rơi năm 1986 trong quá trình phóng), tàu con thoi Columbia (rơi năm 2003 trong quá trình đáp), tàu con thoi Discovery và Tàu Endeavour. Ví dụ về tàu vũ trụ Tàu vũ trụ có người lái Chương trình Apollo Chương trình Gemini Trạm vũ trụ Quốc tế Trạm vũ trụ Hòa Bình Chương trình Mercury Chương trình Buran Chương trình Thần Châu Phi thuyền Soyuz SpaceShipOne Phi thuyền Voskhod Phi thuyền Vostok Tàu vũ trụ nặng nhất Tàu con thoi của NASA STS/Trạm quỹ đạo - 109.000 kg Phi thuyền không có người lái Cassini-Huygens Cluster Deep Space 1 Deep Impact ESA SMART-1 Lunar Impact Galileo Genesis Lunar Prospector Mars Exploration Rover Mars Global Surveyor Mars Pathfinder NEAR Shoemaker New Horizons Chương trình Buran Pioneer 10 Pioneer 11 Phi thuyền Progress Solar and Heliospheric Observatory Phi thuyền Stardust Surveyor WMAP Phi thuyền bay xa nhất Voyager 1 với 9,58 tỉ mile Pioneer 10 với 8,34 tỉ mile Voyager 2 với 7,44 tỉ mile Phi thuyền nhanh nhất Helios probes I & II Trạm thăm dò Mặt Trời - 158,000 mph hay 43,9 dặm/giây Phi thuyền đang được phát triển ATV Crew Exploration Vehicle Kliper - của Nga H-II Transfer Vehicle Trạm thăm dò Mặt Trăng của Ấn Độ Chandrayan-1 CNES Mars Netlander James Webb Space Telescope - ngưng trệ Kepler Mission Đi tìm hành tinh ESA Darwin NASA Dawn Mission Herschel Space Observatory Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa Rover Phi thuyền Phoenix Mars Scout Shenzhou Cargo Phi thuyền dân sự Genesis-1 (không người lái) Phi thuyền dân sự đang phát triển Bristol Ascender máy bay vũ trụ Rocketplane XP ESA Skylon SSTO Space Adventures Explorer rocketplane Space Dev Dream Chaser Space Ship Two SpaceX Dragon Virgin Galactic Các dự án phi thuyền bị hủy bỏ Apollo 18 - Apollo 21 Chương trình tàu con thoi 921-3 của Trung Quốc ESA Tàu con thoi Hermes Tàu con thoi Buran Soyuz Kontakt 1 Trạm thăm dò Terrestrial Planet Finder Cơ quan vũ trụ châu Âu Kính viễn vọng Eddington Mars Telecom Orbiter Các chương trình phi thuyền của SSTO bị hủy RR/British Aerospace HOTOL ESA Phi thuyền Hopper Orbiter McDonnell Douglas Clipper DC-X Roton Rotored-Hybrid Lockheed-Martin VentureStar Phóng tàu vũ trụ Có hai phương pháp chính: Mượn phản lực của các tên lửa nằm ngoài tàu. Các tên lửa đẩy này sẽ rời tàu khi hết nhiên liệu. Dùng buồng phản lực riêng kết hợp với sức đẩy của tên lửa. Vai trò của thám hiểm không gian Mục đích ban đầu của công cuộc thám hiểm không gian là cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trong không gian (và do đó ảnh hưởng lên toàn thế giới còn lại) giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1950-1990). Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các tiến bộ kỹ thuật phát triển trong các chương trình thám hiểm không gian đã được ứng dụng rộng rãi vào viễn thông dân dụng. Kính viễn vọng Hubble đẩy mạnh sự hiểu biết về các thiên hà xa xôi và các supernova; các thí nghiệm trong môi trường không trọng lực trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) giúp tạo ra các loại hợp kim mới, v.v. Tham khảo Liên kết ngoài Tàu con thoi tại NASA (tiếng Anh) Phương tiện giao thông Thuật ngữ thiên văn học Tàu không gian
999
8259
https://vi.wikipedia.org/wiki/EAN-8
EAN-8
EAN-8 hay EAN.UCC-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E trong ý nghĩa cung cấp một mã vạch có chiều rộng "ngắn" để sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn. Tuy nhiên giữa chúng có một số điểm khác biệt đáng kể. Về hình thức, với cùng một mật độ in thì mã vạch do EAN-8 tạo ra dài hơn một chút so với mã vạch do UPC-E tạo ra. Về nguyên lý, từ chuỗi số 8 số của UPC-E, người ta có thể chuyển ngược về chuỗi số 12 số của UPC-A, nhưng từ chuỗi 8 số của EAN-8, không có cách thức nào chuyển về chuỗi 13 số của EAN-13 hay 12 số của UPC-A. Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả tám số còn UPC-E chỉ mã hóa rõ ràng 6 số. Do vậy, có thể kết luận EAN-13 và UPC-A có sự chuyển đổi tương thích, nhưng UPC-E và EAN-8 thì tuyệt đối không có sự tương thích như vậy. Đặc trưng Chuỗi 8 số của EAN-8 được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp. Điều này có một ưu thế là bất kỳ công ty nào có thể yêu cầu cung cấp bộ mã EAN-8 không phụ thuộc vào mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm theo EAN-13. Mặt khuyết điểm của nó là các chuỗi số EAN-8 phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu như là các mã sản phẩm riêng biệt bởi vì không có một phương thức nào để chuyển chuỗi số EAN-8 thành chuỗi số EAN-13 tương đương. Mã hóa EAN-8 được mã hóa bằng cách sử dụng 3 bộ ký tự của EAN-13. EAN-8 cũng có số kiểm tra được tính theo cùng cách thức như của EAN-13. Giả sử người ta cần mã hóa chuỗi số có 7 chữ số "4234567", người ta tính số kiểm tra như sau: Tổng bằng 4 * 3 + 2 * 1 +3 * 3+ 4 * 1+ 5 * 3 +6 * 1+ 7 * 3= 69 Để chia hết cho 10 thì cần bổ sung 1, do đó số kiểm tra bằng 1 và chuỗi số 8 số của EAN-8 sẽ là "42345671". Cấu trúc Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1. Mã vạch EAN-8 có cấu trúc như sau: Các vạch bảo vệ trái, có giá trị nhị phân là 101. Bốn số đầu được mã hóa theo quy tắc lẻ của mã hóa trong EAN-13. Xem thêm EAN-13#Mã hóa chẵn lẻ Các vạch bảo vệ trung tâm, có giá trị nhị phân 01010. Ba số cuối và số kiểm tra được mã hóa như là chuỗi ngược trong mã hóa chẵn của EAN-13. Các vạch bảo vệ phải, có giá trị nhị phân 101. Các vạch bảo vệ và số được in tương tự như EAN-13 (không có số nào ở ngoài phần có vạch). Xem thêm CorelDRAW các phiên bản mới thường có cài đặt sẵn bộ phần mềm tạo mã vạch: Menu - Edit - Insert Barcode. EAN-13 UPC-E Tham khảo Mã vạch EAN-UCC Công nghệ Sơ khai công nghệ
557
8268
https://vi.wikipedia.org/wiki/UPC-E
UPC-E
UPC-E là một biến thể của UPC-A cho phép tạo ra các mã vạch gọn gàng hơn bằng cách loại bỏ bớt các số 0 "dư thừa". Do vậy tạo ra mã vạch của UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa kích thước ấy của mã vạch UPC-A (với cùng một mật độ in ấn), UPC-E nói chung được sử dụng trên các bao gói hàng hóa có kích thước nhỏ khi mã vạch của UPC-A không thể đưa vào được. Chuyển UPC-A thành UPC-E Không phải chuỗi số 12 số nào của UPC-A cũng có thể chuyển sang UPC-E. Chỉ có một số chuỗi có khả năng chuyển đổi đó. Quy tắc như sau: Nếu mã nhà sản xuất (5 số) kết thúc với chuỗi "000", "100" hay "200" thì chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 2 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + ba số cuối của mã sản phẩm được thay vào vị trí của chuỗi bị loại bỏ, tiếp theo là số thứ ba trong mã nhà sản xuất. Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00999. Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "00", nhưng không phải các trường hợp liệt kê trong mục #1 nói trên, chuỗi số của UPC-E bao gồm ba chữ số đầu của mã nhà sản xuất + hai chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số "3". Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00099. Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "0", nhưng không rơi vào các trường hợp đã nói ở các mục #1 hay #2 nói trên, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 4 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số "4". Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00009. Nếu mã nhà sản xuất không có số 0 nào, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm toàn bộ 5 chữ số của mã nhà sản xuất và số cuối cùng của mã sản phẩm. Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng từ 00005 đến 00009. Sau khi thực hiện xong việc chuyển đổi các mã nhà sản xuất và mã sản phẩm của UPC-A thành chuỗi số của UPC-E gồm 6 số, người ta bổ sung vào trước chuỗi này số hệ thống (0 hoặc 1) và vào sau chuỗi này số kiểm tra đã tính từ trước của UPC-A. Như vậy chuỗi số hoàn chỉnh của UPC-E như sau: Số hệ thống + Chuỗi 6 số đã biến đổi + Số kiểm tra của UPC-A. Quy tắc này được liệt kê trong bảng dưới đây: Cấu trúc vật lý Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳng đứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành một đường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1. Mã vạch UPC-E có cấu trúc vật lý như sau: Vùng lặng trước Các vạch bảo vệ trái, có giá trị nhị phân 101. Mã hóa nhị phân của 6 số đã chuyển hóa từ chuỗi 10 số bao gồm nhà sản xuất và mã sản phẩm. Việc mã hóa này cũng tuân theo quy tắc chẵn lẻ và phụ thuộc vào giá trị của số kiểm tra và số hệ thống. Quy tắc này được liệt kê dưới đây. Các vạch bảo vệ phải, có giá trị nhị phân 010101. Vùng lặng sau. Quy tắc chẵn lẻ với số kiểm tra Bảng dưới đây viết tắt với C là chẵn, L là lẻ. Các giá trị nhị phân theo chẵn lẻ Chuỗi mã hóa nhị phân theo chẵn hay lẻ của các giá trị số từ 0 đến 9 được liệt kê trong bảng sau: In ấn Thông thường đối với UPC-E, người ta in các vạch bảo vệ dài hơn so với các vạch của 6 số được mã hóa về phía dưới. Sáu số này in ở dưới phần các vạch của chúng. Số hệ thống in ở góc bên trái, phía dưới và trước các vạch bảo vệ trái. Số kiểm tra được in ở góc bên phải, phía dưới và sau các vạch bảo vệ phải. Tám số này có mục đích để người bán (hay kiểm kê) hàng có thể nhập dữ liệu bằng tay khi vì một lý do nào đó mà máy quét không đọc được dữ liệu đã mã hóa trong các vạch. Ví dụ Giả sử cần chuyển đổi chuỗi số UPC-A "123456000087" sang chuỗi UPC-E. (Quy tắc tính số kiểm tra: xem thêm bài UPC-A#Quy tắc tính Tách chuỗi số này thành 4 phần. Số hệ thống bằng 1. Mã nhà sản xuất 23456. Mã sản phẩm 00008. Số kiểm tra 7. Hai chuỗi số mã nhà sản xuất và mã sản phẩm phù hợp cho việc chuyển đổi sang UPC-E và giá trị của chuỗi UPC-E được tạo ra bằng "234568" (xem phần Chuyển UPC-A thành UPC-E trên đây). Do vậy chuỗi mã vạch UPC-E hoàn chỉnh là "12345687". Áp dụng quy tắc chẵn lẻ cho số kiểm tra bằng 7 và số hệ thống bằng 1 ta có chuỗi mã hóa của 6 số sẽ là: LCLCLC. Do vậy chuỗi số 234568 sẽ được mã hóa như sau: Số thứ nhất có giá trị bằng 2, mã hóa theo tính lẻ, có giá trị nhị phân là 0010011. Số thứ hai có giá trị bằng 3, mã hóa theo tính chẵn, có giá trị nhị phân là 0100001. Số thứ ba có giá trị bằng 4, mã hóa theo tính lẻ, có giá trị nhị phân là 0100011. Số thứ tư có giá trị bằng 5, mã hóa theo tính chẵn, có giá trị nhị phân là 0111001. Số thứ năm có giá trị bằng 6, mã hóa theo tính lẻ, có giá trị nhị phân là 0101111. Số thứ sáu có giá trị bằng 8, mã hóa theo tính chẵn, có giá trị nhị phân là 0001001. Xem thêm CorelDRAW các phiên bản mới thường có cài đặt sẵn bộ phần mềm tạo mã vạch: Menu - Edit - Insert Barcode. UPC-A UPC bổ sung 2 số UPC bổ sung 5 số EAN-13 EAN-8 Tham khảo Mã vạch EAN-UCC UPC Công nghệ
1,028
8269
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc%20thuy%E1%BA%BFt%20t%E1%BA%BF%20b%C3%A0o
Học thuyết tế bào
Trong sinh học, học thuyết tế bào hay thuyết tế bào là một lý thuyết khoa học miêu tả các tính chất của tế bào cũng như giải thích nguồn gốc của sự sống bắt nguồn từ các tế bào, đồng thời cũng là tiền đề cho học thuyết tiến hóa Darwin. Những tế bào là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của mọi sinh vật và cũng là đơn vị cơ bản của sự sống. F. Engel (1870) đã đánh giá học thuyết tế bào là một trong ba phát kiến vĩ đại nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (cùng với học thuyết tiến hóa và định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng). Lịch sử Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII. Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào, mở ra ngành khoa học sinh học tế bào. Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần. Nhờ đó ông thấy mô bần được cấu tạo gồm rất nhiều ô rỗng có thành bao quanh, xếp cạnh nhau như tổ ong nên ông gọi chúng là tế bào (nguyên văn: cellulae, tiếng Latin có nghĩa là xoang rỗng, dịch theo Hán Việt là tế bào: tế là rỗng, bào là xoang). Vào lúc Hooke quan sát thì các tế bào thực vật đã hóa bần và chết, chỉ còn lại thành tế bào nên có dạng xoang rỗng. Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp. Tiêu biểu nhất là Antonie van Leeuwenhoek, nhà khoa học người Hà Lan, vào những năm 1674 - 1683 đã dùng kính hiển vi có độ phóng đại khoảng 300 lần phát hiện được các tế bào như: vi sinh vật trong giọt nước ao, tế bào máu, tế bào tinh trùng động vật. Từ quan sát này ông đã có kết luận rằng tế bào có cấu tạo phức tạp gồm màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân chứ không chỉ có dạng xoang rỗng như Hooke thấy. Tuy nhiên vì lí do lịch sử nên vẫn dùng thuật ngữ tế bào để gọi chúng. Trong một thế kỷ sau đó, đã có nhiều tranh luận xung quanh tế bào giữa các nhà khoa học. Hầu hết những tranh luận này bao gồm bản chất của sự tái sinh tế bào, và ý tưởng về tế bào như là đơn vị cơ bản của sự sống. Học thuyết tế bào cuối cùng được hình thành vào khoảng năm 1838 - 1839, với sự đóng góp của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann: Tất cả sinh vật được cấu tạo từ tế bào và tế bào là đơn vị sống cơ bản của sinh giới. Phát biểu này đánh dấu sự ra đời (theo quy ước) của Sinh học tế bào. Tuy vậy, nhiều nhà khoa học khác như Rudolf Virchow (bác sĩ người Đức) và Louis Pasteur (nhà khoa học người Pháp) cũng có những đóng góp bổ sung cho học thuyết. Năm 1858, Virchow phát biểu thêm rằng: Tế bào sinh ra từ tế bào có trước. Năm 1862, Pasteur chứng minh rằng: Sự sống không tự hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô sinh. Từ đây, học thuyết tế bào trở thành cơ sở của sinh học và sự giải thích về chức năng của tế bào được công nhận rộng rãi. Nội dung học thuyết tế bào Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, học thuyết tế bào vẫn giữ nguyên giá trị và thường được phát biểu thành ba mệnh đề gồm các ý chính như sau: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng nhỏ nhất của mọi sinh vật sống. Tế bào là cấu trúc nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính cơ bản của sự sống, gồm 4 đặc tính chính sau: Trao đổi vật chất và năng lượng Sinh trưởng và phát triển Sinh sản Cảm ứng và thích nghi Ngoài ra còn có một số đặc tính khác của sự sống như: sự biệt hóa tế bào, sự chết theo chương trình tế bào, điều hòa hoạt động gen,... Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Các quá trình chuyển hóa vật chất và di truyền diễn ra bên trong tế bào. Sự sống có cơ sở phân tử nhưng không có phân tử nào, kể cả DNA, tự sống còn và hoạt động bên ngoài tế bào. Về sau có những tranh luận xung quanh sự sống tồn tại dưới dạng không có tế bào, như ở virut. Tuy nhiên, vì virut khi ở bên ngoài tế bào chủ tồn tại ở dạng tinh thể phân tử, chưa biểu hiện được tất cả các đặc tính cơ bản của sự sống nên chưa được xem là sinh vật mà thường được gọi là một "dạng sống" hay "thực thể sống", được hiểu là dạng chuyển tiếp từ sự không sống đến sự sống. Các tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước. Mặc dù tế bào đầu tiên được hình thành ngẫu nhiên trong môi trường Trái Đất nguyên thủy (khoảng 3,5 tỷ năm trước), nhưng tế bào hiện nay không còn khả năng ngẫu sinh nữa và chỉ có thể được tạo ra từ tế bào có trước. Tất cả tế bào hiện nay đều là hậu duệ của tế bào đầu tiên đó. Ý nghĩa Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Đây là một trong ba luận điểm quan trọng của triết học duy vật biện chứng, chứng minh sinh giới được tạo ra từ ngẫu sinh hóa học và tiến hóa lâu dài, chứ không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào. Chú thích Liên kết ngoài What is cell theory? at study.com Cell theory at thoughtco.com Sinh học tế bào Học thuyết sinh học
1,112
8283
https://vi.wikipedia.org/wiki/UPC-A
UPC-A
Mã vạch UPC-A hay EAN.UCC-12 là loại mã vạch sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) cho đến hiện nay, mặc dù từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí. Do vậy đôi khi người ta gọi chúng là "mã vạch UPC". Điều này thực ra không chính xác do các loại mã vạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung 5 số v.v). UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số. Do vậy mới có từ EAN.UCC-12. Đặc trưng Một mã vạch UPC-A bao gồm các phần sau: Số hệ thống, nằm trong khoảng từ 0 đến 9. Ý nghĩa của các số này nằm trong bảng dưới đây Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Việc cấp mã nhà sản xuất do hội đồng UCC cấp cho các công ty hay nhà sản xuất có mặt hàng sử dụng loại mã vạch UPC. Tuy nhiên, trên thực tế không phải công ty hay nhà sản xuất nào cũng có tới 100.000 mặt hàng nên UCC đã quyết định sử dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số. Mã này tên gọi đầy đủ của nó là "mã nhà sản xuất độ dài biến đổi" (tiếng Anh: variable-length manufacturer code). Điều này đồng nghĩa với mã sản phẩm bị hạn chế hơn. Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Với việc áp dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số thì mã sản phẩm bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu một nhà sản xuất nào đó có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau thì họ có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác. Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A. Đặc trưng kỹ thuật Như đã nói trên đây, thực tế UPC-A là một tập con của EAN-13 với số 0 dẫn đầu. Ví dụ chuỗi số "123456789012" của UPC-A thực tế hoàn toàn đồng nhất với chuỗi số "0123456789012" của EAN-13. Do vậy, mọi quy tắc trong mã hóa của UPC-A là các quy tắc mã hóa của EAN-13 (tính số kiểm tra, các giá trị bit của các số được mã hóa cũng như của các vạch bảo vệ trái, phải, trung tâm) được áp dụng cho chuỗi: "0" + chuỗi UPC-A. In ấn Tuy nhiên, việc in ấn hay thể hiện bên ngoài thì hơi khác một chút. Người ta không in số 0 dẫn đầu như trong EAN-13 mà ở vị trí đó người ta in số hệ thống. Xem xét giá trị bit của các số được mã hóa theo EAN-13 ta thấy rằng mỗi số khi mã hóa sẽ bao gồm 2 khoảng trắng và 2 vạch có độ rộng thay đổi (nhưng tổng độ rộng không đổi) xen kẽ nhau (Trắng-Vạch-Trắng-Vạch - ở bên trái của các vạch bảo vệ trung tâm hoặc Vạch-Trắng-Vạch-Trắng - ở bên phải của các vạch bảo vệ trung tâm). Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trái và bảo vệ trung tâm, người ta mã hóa số hệ thống + 5 số mã nhà sản xuất, trong đó mã hóa của số hệ thống được in ra có chiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã nhà sản xuất được in ngắn hơn lấy chỗ cho việc in các số của mã này. Do vậy ở đầu của mã vạch UPC-A nói chung nhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường. Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trung tâm và bảo vệ phải, người ta mã hóa mã sản phẩm + số kiểm tra, trong đó mã hóa của số kiểm tra được in ra có chiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã sản phẩm được in ngắn hơn lấy chỗ cho việc in các số của mã này. Do vậy ở cuối của mã vạch UPC-A nói chung nhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường. Số kiểm tra được in bên ngoài các vạch bảo vệ phải như trong hình minh họa. Quy tắc tính Trước khi có sự ra đời của EAN-13 thì quy tắc tính số kiểm tra của UPC-A như sau: Lấy tổng của các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, 7, 9, 11). Các số này nhân với 3 được một số A. Lấy tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8,10) được một số B. Lấy tổng (A + B) và xét tính chia hết cho 10. Nếu chia hết thì số kiểm tra bằng 0. Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù (10- số dư) làm số kiểm tra. Quy tắc này phù hợp với quy tắc tính số kiểm tra của EAN-13 do sau khi thêm số 0 vào đầu chuỗi UPC-A thì các vị trí chẵn của UPC-A đổi thành vị trí lẻ của EAN-13 và ngược lại. Xem thêm CorelDRAW các phiên bản mới thường có cài đặt sẵn bộ phần mềm tạo mã vạch: Menu - Edit - Insert Barcode. EAN-13 UPC-E UPC bổ sung 2 số UPC bổ sung 5 số Tham khảo Mã vạch Công nghệ EAN-UCC UPC
938
8285
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giro%20d%27Italia
Giro d'Italia
Giro d'Italia (có nghĩa là Vòng nước Ý trong tiếng Ý), còn được gọi là Giải đua xe đạp vòng quanh nước Ý, được xem như là giải đua xe đạp quan trọng thứ nhì của thế giới, sau Tour de France và trước Vuelta a España. Giải này thuộc về UCI ProTour vừa được đưa ra trong năm 2005, một trong những loạt đua xe đạp quan trọng nhất trong một năm. Từ năm 1909 Giro d'Italia được tổ chức hằng năm – ngoại trừ thời gian của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai – trong thời gian 3 tuần của tháng 5 với tuyến đường đua thay đổi dẫn qua nước Ý và các nước lân cận. Cuộc đua bao giờ cũng bao gồm các chặng đường bằng phẳng được các tay đua nước rút ưa chuộng, các chặng "khó trung bình" thích hợp cho các nhóm thích vượt lên trước và các chặng đua trên núi cao, nơi quyết định cuộc đua. Ngoài ra còn đua tính thời gian cá nhân hai lần. Người đang dẫn đầu kết quả tổng cuộc cá nhân mang chiếc áo Maglia Rosa, tương tự như áo vàng của Tour de France. Màu này là dựa vào màu giấy hồng nhạt của tờ báo Gazzetta dello Sport tổ chức giải này. Kỷ lục 5 lần thắng giải đang do 3 tay đua nắm giữ: hai người Ý Alfredo Binda và Fausto Coppi thắng trong thời gian từ 1925 đến 1933 và từ 1940 đến 1953 và "kẻ ăn thịt người", người Bỉ Eddy Merckx, đã đoạt các chiến thắng của ông trong khoảng thời gian từ 1968 cho đến 1974. Mario Cipollini là người đoạt giải từng chặng nhiều nhất, trong năm 2003 ông đã ăn mừng thành công thứ 42 của mình tính từ năm 1989, và vì vậy đã phá kỷ lục lâu đời của Alfredo Binda (41 lần về nhất một chặng đua). Với 9 lần chiến thắng chỉ trong một Giro duy nhất, Alessandro Petacchi hiện đang giữ kỷ lục sau chiến tranh. Những cua rơ vô địch Giro d'Italia (đoạt áo hồng) Vô địch nhiều lần Tính đến năm 2021, có 22 cua rơ từng vô địch Giro d'Italia hơn một lần. Thống kê số lần vô địch theo quốc tịch Đã có các tay đua của 15 quốc gia từng vô địch Giro d'Italia. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Giro d'Italia Xe đạp thể thao Giải đấu thể thao Ý Sự kiện thể thao tháng 6
417
8290
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20kh%E1%BA%AFc
Quang khắc
Quang khắc hay photolithography là kỹ thuật sử dụng trong công nghệ bán dẫn và công nghệ vật liệu nhằm tạo ra các chi tiết của vật liệu và linh kiện với hình dạng và kích thước xác định bằng cách sử dụng bức xạ ánh sáng làm biến đổi các chất cảm quang phủ trên bề mặt để tạo ra hình ảnh cần tạo. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, nhưng không cho phép tạo các chi tiết nhỏ do hạn chế của nhiễu xạ ánh sáng, nên được gọi là quang khắc micro (micro lithography). Một số sách giáo khoa ở Việt Nam còn dịch thuật ngữ photolithography là quang bản thạch. Kỹ thuật quang khắc Quang khắc là tập hợp các quá trình quang hóa nhằm thu được các phần tử trên bề mặt của đế có hình dạng và kích thước xác định. Có nghĩa là quang khắc sử dụng các phản ứng quang hóa để tạo hình. Bề mặt của đế sau khi xử lý bề mặt được phủ một hợp chất hữu cơ gọi là chất cản quang (photoresist), có tính chất nhạy quang (tức là tính chất bị thay đổi khi chiếu các bức xạ thích hợp), đồng thời lại bền trong các môi trường kiềm hay axit. Cản quang có vai trò bảo vệ các chi tiết của vật liệu khỏi bị ăn mòn dưới các tác dụng của ăn mòn hoặc tạo ra các khe rãnh có hình dạng của các chi tiết cần chế tạo. Cản quang thường được phủ lên bề mặt tấm bằng kỹ thuật quay phủ (spin-coating). Cản quang được phân làm hai loại Cản quang dương: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào sẽ bị hòa tan trong các dung dịch tráng rửa. Cản quang âm: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào thì không bị hòa tan trong các dung dịch tráng rửa. (Xem chi tiết trong bài Quang khắc chùm điện tử). Nguyên lý hệ quang khắc Một hệ quang khắc bao gồm một nguồn phát tia tử ngoại, chùm tia tử ngoại này được khuếch đại rồi sau đó chiếu qua một mặt nạ (photomask). Mặt nạ là một tấm chắn sáng được in trên đó các chi tiết cần tạo (che sáng) để che không cho ánh sáng chiếu vào vùng cảm quang, tạo ra hình ảnh của chi tiết cần tạo trên cảm quang biến đổi. Sau khi chiếu qua mặt nạ, bóng của chùm sáng sẽ có hình dạng của chi tiết cần tạo, sau đó nó được hội tụ trên bề mặt phiến đã phủ cảm quang nhờ một hệ thấu kính hội tụ. Ứng dụng của quang khắc Quang khắc là kỹ thuật đã được phát triển từ đầu thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp bán dẫn để chế tạo các vi mạch điện tử trên các phiến Si. Ngoài ra, quang khắc được sử dụng trong ngành khoa học và công nghệ vật liệu để chế tạo các chi tiết vật liệu nhỏ, chế tạo các linh kiện vi cơ điện tử (MEMS). Hạn chế của quang khắc là do ánh sáng bị nhiễu xạ nên không thể hội tụ chùm sáng xuống kích cỡ quá nhỏ, vì thế nên không thể chế tạo các chi tiết có kích thước nano (độ phân giải của thiết bị quang khắc tốt nhất là 50 nm), do đó khi chế tạo các chi tiết nhỏ cấp nanomet, người ta phải thay bằng công nghệ quang khắc chùm điện tử (electron beam lithography). Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Photolithography at University of Glasgow, United Kingdom Công nghệ điện tử Vật lý chất rắn Khoa học vật liệu Vi công nghệ
637
8297
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20chung
Mã sản phẩm chung
Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code, viết tắt: UPC) là các mã vạch được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và Canada cho các mặt hàng tại các cửa hàng. Mặt hàng đầu tiên được đưa qua máy quét UPC trong cửa hàng bán lẻ là một gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio, vào ngày 24 tháng 6 năm 1974. UPC-A (tên chính thức hiện nay là EAN.UCC-12) mã hóa 12 số như sau: SLLLLLLMRRRRRRE, trong đó S (bắt đầu) và E (kết thúc) là các bit mẫu 101, M (giữa) là các bit mẫu 01010 (gọi là các vạch bảo vệ), và mỗi L (trái) và R (phải) là các số, mỗi số dài 7 bit. Tổng cộng có 95 bit. Mẫu chuỗi bit cho mỗi giá trị số được thiết kế sao cho chúng khác nhau một chút, và không có quá 4 bit 1 hay 0 trong chuỗi. Cả hai giá trị bit này đều có khả năng đọc được trong quá trình quét. Các mã vạch UPC-A giống như các loại mã vạch UPC khác, chỉ mã hóa các giá trị số, mà không mã hóa các chữ cái hay các ký tự dấu câu. Số bên trái (L) đầu tiên bằng 0 đối với các mặt hàng thông thường, 3 cho các mặt hàng dược phẩm, 2 đối với các mặt hàng bán theo trọng lượng, và 5 dành cho vé hay phiếu (mặc dù các cửa hàng thông thường không dùng số này mà sử dụng 000000 hay 999999). Các số bên trái (L) còn lại là mã nhà sản xuất. Năm số bên phải (R) đầu tiên là mã sản phẩm được nhà sản xuất tự đánh số. Số bên phải R cuối cùng là số kiểm tra, để phát hiện các sai sót trong quá trình quét hay nhập liệu thủ công. Trong hệ thống của UPC-A, số kiểm tra được tính như sau: Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí lẻ (1, 3, 5, v.v) và nhân với 3 được số A. Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, v.v) được số B. Lấy tổng của hai số nói trên (A+B) Lấy hiệu của số lớn nhất chia hết cho 10 (gần nhất với số đã tìm thấy (A+B)) và số đó. Hiệu số chính là số kiểm tra. Ví dụ, mã vạch UPC-A "03600029145X" trong đó X là số kiểm tra, thì X có thể tính bằng cách lấy tổng các số ở vị trí lẻ (0+6+0+2+1+5 = 14), nhân với 3 (14 × 3 = 42), cộng thêm với tổng các số ở vị trí chẵn 42+(3+0+0+9+4) = 58 và lấy hiệu của số chia hết cho 10 lớn nhất gần với nó (60 - 58 = 2). Do đó số kiểm tra bằng 2 và chuỗi hoàn chỉnh là "036000291452". Các mặt hàng dược phẩm tại Mỹ có số hệ thống trong UPC như là số NDC của họ (viết tắt của từ tiếng Anh: National Drug Control). Các mặt hàng bán theo trọng lượng, chẳng hạn như thịt hay hoa quả tươi hoặc rau xanh, được gắn số UPC-A bởi cửa hàng nếu chúng được đóng gói ở đó. Trong trường hợp này, các số bên trái LLLLL là số của mặt hàng, và các số bên phải _RRRR hoặc là trọng lượng hoặc là giá của chúng, với số R đầu tiên xác định điều này. Tương tự, vé hay phiếu có mã trong LLLLL, giá trị được lấy ra từ _RRRR, và giá trị này là phần trăm hay là giá trị bằng chữ được mã hóa trong số bên phải (R) đầu tiên. Thể hiện Trong mã vạch, mỗi số được thể hiện bằng 2 vạch và 2 khoảng trắng. Một cấu hình được sử dụng cho các số bên trái "L", trong khi cấu hình còn lại sử dụng cho các số bên phải "R". (Điều này không mâu thuẫn với phương thức mã hóa chẵn lẻ của EAN-13, do nếu quy đổi thành EAN-13 thì UPC-A có số đầu tiên bằng 0 và khi số đầu tiên của EAN-13 bằng 0 thì các số có số thứ tự từ 2 đến 7 (1 đến 6 trong UPC-A) được mã hóa theo tính lẻ). Điều này được sử dụng để làm cho mã vạch có thể được quét ngược hay xuôi, giúp cho máy quét có thể xác định từ hướng nào các mã được quét và làm cho nó được đăng ký chính xác vào máy tính. Nếu như không có điều này, sản phẩm có thể dễ dàng bị đăng ký sai. Mỗi số có 4 dạng mã hóa, trong đó 2 được sử dụng trong UPC-A và 3 trong EAN. Ví dụ, số 6 có thể mã hóa thành: 0101111 (Trong nửa trái của mã vạch UPC-A và EAN nếu mã hóa theo tính lẻ). 1010000 (Trong nửa phải của mã vạch UPC-A/EAN). 0000101 (Trong nửa trái của các mã vạch EAN nếu mã hóa theo tính chẵn). 1111010 (Không sử dụng) Hai dạng đầu là phần bù của nhau, cũng như hai dạng sau (ba và bốn). Mã hóa nhị phân cho 10 giá trị các số bên trái trong UPC như sau: 0: 0001101 1: 0011001 2: 0010011 3: 0111101 4: 0100011 5: 0110001 6: 0101111 7: 0111011 8: 0110111 9: 0001011 Phần mã cho các số bên phải (R) của UPC đơn giản là phần bù của các mã cho các số bên trái tương ứng (L). Tất cả các số bên trái của UPC có tính lẻ, trong khi các số bên phải có tính chẵn. Chuỗi số mã công ty được cấp bởi EAN-UCC tại từng quốc gia, con số này hiện nay dài hơn 5 số (tương đương với mã sản phẩm ngắn hơn) đối với các công ty nhỏ. UPC-E và các loại khác UPC-E cũng như UPC-B, UPC-C, UPC-D và các loại UPC bổ sung 2 số hay 5 số là các biến thể của UPC-A. Trên thực tế UPC-E được sử dụng rộng rãi hơn các loại mã vạch còn lại. Xem thêm bài UPC-E. Mở rộng EAN đã được phát triển như là tập hợp cha của UPC, bổ sung thêm số vào đầu chuỗi để có thể cấp được nhiều số hơn trên phạm vi toàn cầu. Số 0 đã được dành cho UPC, và trên thực tế Hội đồng mã thống nhất (UCC) đã yêu cầu các hệ thống bán lẻ phải cải tạo để có thể nhận dạng các mã vạch UPC và EAN vào cuối năm 2004. Vào năm 2005, các nhà sản xuất phải đưa các chuỗi 13 số vào trên bề mặt các mặt hàng của họ, thay vì có hai hệ thống số riêng biệt. Ngoài ra, điều này cũng cho phép mở rộng các số có thể cấp cho Mỹ và Canada thêm 50%, bổ sung thêm 10 tới 14 vào 00 tới 09 (0 tới 9 trong UPC) đã sử dụng. Xem thêm Mã vạch Tham khảo Liên kết ngoài Details on the checksum algorithm Exceptions to the general algorithm for zero-suppressed barcodes The Internet UPC Database Barcode-database.com Mã vạch Quản lý chuỗi cung ứng Phát minh của Hoa Kỳ Định danh hu:UPC ja:バーコード#統一商品コード
1,207
8301
https://vi.wikipedia.org/wiki/UPC%20b%E1%BB%95%20sung%202%20s%E1%BB%91
UPC bổ sung 2 số
UPC bổ sung 2 số có thể là UPC-A, UPC-E (ngày nay còn có thêm cả EAN-13, EAN-8) với một mã vạch bổ sung ở bên phải của mã vạch chính. Nó được in bên phải và thấp hơn mã vạch chính. Mã vạch phụ này thông thường có các số in phía trên nó (nhưng cũng có thể in phía dưới như mã vạch chính), được sử dụng để mã hóa các thông tin bổ sung sử dụng trong báo chí và các ấn phẩm định kỳ khác. Người ta cũng có thể bổ sung loại mã vạch mã hóa thêm 5 số nhưng mục đích, cách thức mã hóa và lĩnh vực ứng dụng của chúng không giống với loại bổ sung 2 số. Mục đích Mã vạch phụ 2 số thể hiện số thứ tự phát hành của tạp chí. Điều này là có lợi do mã sản phẩm (chứa trong mã vạch chính) tự nó không có thông tin về việc này do nó là một hằng số đối với mọi lần xuất bản. Ngoài ra, mã phụ 2 số này có thể sử dụng để dò tìm xem ấn bản nào của các loại báo chí đang được phát hành hay bán, có lẽ chủ yếu dành cho mục đích phân tích khả năng bán chạy hay không chạy của ấn phẩm. Trên thực tế, con số được mã hóa này đôi khi được gọi là "số phát hành nội bộ". Số này không phải luôn luôn đồng nhất với "số phát hành" được in ở đâu đó trong trang bìa. Đôi khi số mã hóa này tăng đều theo số lần phát hành, đôi khi nó chỉ là số tháng hay tuần-phụ thuộc vào chu kỳ xuất bản. Cấu trúc Việc mã hóa của mã vạch phụ 2 số tuân theo cấu trúc sau: Các vạch bảo vệ trái, có giá trị bit 1011. Mã hóa của ký tự đầu tiên, được mã hóa theo mẫu tính chẵn lẻ dưới đây. Ký tự phân tách, có giá trị bit là 01. Mã hóa của ký tự thứ hai, được mã hóa theo mẫu tính chẵn lẻ dưới đây. Ở đây không có ký tự "kết thúc" hay "dừng" cụ thể. Mã vạch được tính là kết thúc khi sau ký tự phân tách (01) không có ký tự hợp lệ nào nữa. Các thành phần số được mã hóa trong mã vạch này sử dụng "tính chẵn" hay "tính lẻ" trong tiêu chuẩn mã hóa bên trái của EAN-13. Mẫu tính chẵn lẻ và mã hóa Trong mã vạch bổ sung 2 số, tính chẵn lẻ của các số được mã hóa trong mã vạch phụ này được tính bằng cách lấy giá trị của chuỗi số chia cho 4, sau đó lấy phần còn dư để so với bảng dưới đây: Ví dụ Giả sử ta cần mã hóa số "14", giá trị 14 được chia cho 4. Kết quả có số dư bằng 2. Theo bảng trên, ký tự đầu có tính mã hóa chẵn và ký tự thứ hai có tính mã hóa lẻ. Vì thế, mã hóa của giá trị "14" như là mã vạch phụ 2 số của UPC-A sẽ như sau: Vạch bảo vệ trái, có giá trị bit 1011. Số đầu tiên [1] được mã hóa chẵn, giá trị bit 0100111. Ký tự phân tách, giá trị bit 01. Số thứ hai [4] được mã hóa lẻ, giá trị bit 0100011. Xem thêm UPC-A UPC bổ sung 5 số Tham khảo Mã vạch UPC Công nghệ
578
8306
https://vi.wikipedia.org/wiki/UPC%20b%E1%BB%95%20sung%205%20s%E1%BB%91
UPC bổ sung 5 số
UPC bổ sung 5 số có thể là UPC-A, UPC-E (ngày nay còn có thêm cả EAN-13, EAN-8) với một mã vạch bổ sung ở bên phải của mã vạch chính. Nó được in bên phải và thấp hơn mã vạch chính. Mã vạch phụ này thông thường có các số in phía trên nó (nhưng cũng có thể in phía dưới như mã vạch chính), được sử dụng để mã hóa các thông tin bổ sung sử dụng trong in ấn và phát hành sách. Người ta cũng có thể bổ sung loại mã vạch mã hóa thêm 2 số nhưng mục đích, cách thức mã hóa và lĩnh vực ứng dụng của chúng không giống với loại bổ sung 5 số. Mục đích Mã vạch phụ 5 số thể hiện giá bán lẻ của sách được đề nghị. Số đầu tiên thể hiện loại tiền tệ mà giá bán của sách được niêm yết. Giá trị 0 thể hiện đơn vị tiền tệ là bảng Anh, 5 là đôla Mỹ. Bốn số còn lại thể hiện giá của cuốn sách đó. Ví dụ 52239 là giá của cuốn sách đó bằng 22,39 đôla Mỹ. Có lẽ những người ở UCC cho rằng sách không có giá quá 99,99 USD (hay bảng Anh), ngoại trừ một số ngoại lệ dưới đây. Một số thông tin khác Cụm số "90000" chỉ ra rằng cuốn sách này không có quy định cụ thể về giá bán lẻ. Các cụm số từ "90001" đến "98999" chỉ sử dụng trong nội bộ của một số nhà xuất bản. Cụm số "99990" chỉ ra rằng đây là sách đã qua sử dụng (do US National Association of College Stores quy định). Cụm số "99991" chỉ ra rằng đây là bản copy mang tính chất để biếu (miễn phí). Cấu trúc Cũng giống như việc mã hóa của mã vạch phụ 2 số, mã vạch 5 số tuân theo cấu trúc sau: Các vạch bảo vệ trái, có giá trị bit 1011. Mã hóa của ký tự đầu tiên, được mã hóa theo mẫu tính chẵn lẻ dưới đây. Ký tự phân tách, có giá trị bit là 01. Mã hóa của ký tự thứ hai, được mã hóa theo mẫu tính chẵn lẻ dưới đây. Ký tự phân tách, có giá trị bit là 01. Mã hóa của ký tự thứ ba, được mã hóa theo mẫu tính chẵn lẻ dưới đây. v.v cho đến hết. Ở đây không có ký tự "kết thúc" hay "dừng" cụ thể. Mã vạch được tính là kết thúc khi sau ký tự phân tách (01) không có ký tự hợp lệ nào nữa. Các thành phần số được mã hóa trong mã vạch này sử dụng "tính chẵn" hay "tính lẻ" trong tiêu chuẩn mã hóa bên trái của EAN-13 và có tính số kiểm tra. Mẫu tính chẵn lẻ và mã hóa Số kiểm tra Số kiểm tra được tính cho mã vạch này. Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí lẻ, sau đó nhân với 3 được số A. Lấy tổng của tất cả các số ở vị trí chẵn, sau đó nhân với 9 được số B. Lấy tổng của A và B. Số kiểm tra sẽ là số hàng đơn vị của tổng nhận được. Ví dụ với cụm số "12345" thì A = (1+3+5)×3 = 27, B = (2+4)×9 = 54. Số tổng sẽ là 27+54 = 81 và số kiểm tra bằng 1. Tính chẵn lẻ Số kiểm tra sau đó được sử dụng để xét tính mã hóa chẵn hay lẻ của từng vị trí trong chuỗi 5 số của mã vạch phụ theo bảng dưới đây: Ví dụ Sử dụng chuỗi số "12345" làm ví dụ, tính được số kiểm tra bằng 1 (xem trên đây). Xét bảng tính chẵn lẻ trên đay thì chuỗi này được mã hóa theo trật tự "Chẵn/Lẻ/Chẵn/Lẻ/Lẻ". Vì thế, quá trình mã hóa giá trị "12345" như là mã vạch bổ sung 5 số của mã vạch UPC sẽ như sau: Các vạch bảo vệ trái, có giá trị bit 1011. Số đầu tiên có giá trị [1] được mã hóa theo tính chẵn, có giá trị bit là 0110011. Vạch phân cách, có giá trị bit 01. Số thứ hai có giá trị [2] được mã hóa theo tính lẻ, có giá trị bit là 0010011. Vạch phân cách, có giá trị bit 01. Số thứ ba có giá trị [3] được mã hóa theo tính chẵn, có giá trị bit là 0100001. Vạch phân cách, có giá trị bit 01. Số thứ tư có giá trị [4] được mã hóa theo tính lẻ, có giá trị bit là 0100011. Vạch phân cách, có giá trị bit 01. Số thứ năm có giá trị [5] được mã hóa theo tính lẻ, có giá trị bit là 0110001. Xem thêm UPC-A UPC bổ sung 2 số Tham khảo Mã vạch UPC Công nghệ
807
8307
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Thượng tướng
Thượng tướng (tiếng anh: colonel general) là quân hàm tướng lĩnh cao cấp trong các lực lượng vũ trang của Nga, Thụy Điển, Hungary, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Việt Nam. Thông thường, chuyển ngữ của quân hàm này trong tiếng Anh là Colonel General và chỉ có một số quốc gia có quân hàm tương ứng như Nga (Генерал-полковник), Croatia (General pukovnik), Czech (Generálporučík)... Một số tài liệu tại Việt Nam thường chuyển ngữ sang tiếng Anh quân hàm Thượng tướng là Senior Lieutenant General hay Colonel General. Trong hệ thống quân hàm của Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tướng được quy định lần đầu tiên vào năm 1958. Quân hàm Thượng tướng mang cấp hiệu 3 sao cấp tướng, xếp dưới cấp Đại tướng (4 sao cấp tướng) và trên cấp Trung tướng (2 sao cấp tướng). Trong hệ thống quân hàm Quân lực Việt Nam Cộng hòa trước đây, do ảnh hưởng hệ thống quân hàm của các nước phương Tây, không hình thành cấp bậc Thượng tướng. Nhìn chung, cấp bậc này được trao cho chỉ huy Tập đoàn quân (Field Army) hoặc hơn, điều này khiến nó được xem là tương đương Đại tướng. Trong các quốc gia phương tây không có quân hàm thượng tướng. Mà quân hàm trung tướng (3 sao cấp tướng) trong quân đội phương tây được xem tương đương với quân hàm thượng tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quân đội Trung Hoa Dân quốc Thượng tướng là cấp bậc cao nhất trong hệ thống quân hàm của lực lượng Quốc dân Cách mệnh Quân, tiền thân của Quân đội Trung Hoa Dân quốc, được dịch sang tiếng Anh là General. kể từ năm 1935, hệ thống quân hàm của Trung Hoa Dân quốc được cải tổ, đã phân chia quân hàm Thượng tướng thành 3 cấp riêng biệt là Nhị cấp Thượng tướng (二級上將, Er Chi Shang Chiang; tiếng Anh: General), Nhất cấp Thượng tướng (一級上將, I Chi Shang Chiang; tiếng Anh: General, 1st Class) và Đặc cấp Thượng tướng (特級上將, Te Chi Shang Chiang; tiếng Anh: Generalissimo). Cấp bậc Đặc cấp Thượng tướng chỉ tôn phong cho Tưởng Giới Thạch vào năm 1935 và bãi bỏ sau khi ông chết năm 1975. Quân đội Nhân dân Triều Tiên Quân hàm Thượng tướng (상장, Sangjang) được thiết lập trong hệ thống quân hàm Quân đội Nhân dân Triều Tiên vào ngày 8 tháng 2 năm 1948, ban đầu là cấp bậc cao cấp thứ 2 sau quân hàm Đại tướng (대장, Taejang). Đến tháng 2 năm 1953, Triều Tiên đặt thêm 2 cấp quân hàm là Thứ soái và Nguyên soái, quân hàm Thượng tướng trở thành cấp bậc đứng thứ 4. Đến năm 1992, với sự ra đời của quân hàm Đại Nguyên soái, cấp bậc Thượng tướng tụt xuống thành cấp bậc cao cấp thứ 5 trong hệ thống quân hàm Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khi hệ thống quân hàm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thiết lập năm 1955 thì cấp bậc Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng; tiếng Anh: General) với 3 sao, là bậc thứ 4 sau các cấp Đại tướng, Nguyên soái và Đại Nguyên soái. Do cấp Đại nguyên soái không bao giờ được áp dụng, nên trên thực tế cấp bậc này trở thành cấp bậc thứ 3. Năm 1965, do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Văn hóa, hệ thống quân hàm bị bãi bỏ và chỉ được phục hồi vào năm 1988. Bấy giờ, cấp bậc Thượng tướng được phân thành 2 cấp là Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng; tiếng Anh: General) với 3 sao và Nhất cấp Thượng tướng (一級上將, Yī Jí Shàng Jiāng; tiếng Anh: Senior General) với 4 sao. Trên thực tế, cấp bậc Nhất cấp Thượng tướng là cấp bậc quá độ để phục hồi quân hàm cho các Đại tướng cũ và nó cũng không được áp dụng phong thêm cho ai cho đến khi chính thức bị bãi bỏ năm 1994. Từ đó, cấp Thượng tướng (上將, Shàng Jiāng với 3 sao) trở thành cấp bậc cao nhất. Tại Trung Quốc, còn có một thuật ngữ khác là Ngũ tinh Thượng tướng (五星上將, Wǔ Xīng Shàng Jiāng, chuyên dùng để chuyển ngữ cho cấp bậc mang ý nghĩa General of the Army trong tiếng Anh. Thượng tướng của Trung Quốc thường đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh đại quân khu, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên hoặc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Lực lượng vũ trang Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam Cấp bậc Thượng tướng xuất hiện lần đầu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1958. Hai quân nhân đầu tiên thụ phong quân hàm này là Chu Văn Tấn và Văn Tiến Dũng (sau thăng Đại tướng). Trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Đô đốc, cấp cao nhất của hải quân. Quân hàm Đô đốc được quy định lần đầu tiên trong luật ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981. Hai quân nhân đầu tiên được thụ phong quân hàm này là Giáp Văn Cương và Nguyễn Văn Hiến. Một số Thượng tướng tiêu biểu: Chu Văn Tấn - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên và Thượng tướng đầu tiên của Việt Nam. Trần Văn Trà - Tư lệnh Giải phóng Quân. Trần Nam Trung - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Giáp Văn Cương - Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam. Nguyễn Hữu An - Người chỉ huy trận Ia Đrăng, sau là Giám đốc Học viện Quốc phòng. Hoàng Minh Thảo - Nguyên Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao. Đào Đình Luyện - Nguyên Tổng tham mưu trưởng. Lê Khả Phiêu - Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Thanh Ngân - Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Song Hào - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội. Đàm Quang Trung - Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Nguyễn Văn Hiến - Nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam, nguyên Thứ trưởng BQP, Đô đốc thứ 2 của Hải quân Việt Nam. Nguyễn Tân Cương - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nguyễn Chí Vịnh - Cố Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Công an Nhân dân Việt Nam Trong Công an nhân dân Việt Nam, Thượng tướng đảm nhiệm các chức vụ từ Thứ trưởng đến Thứ trưởng thường trực, Bộ trưởng Bộ Công an. Một số Thượng tướng tiêu biểu: Cấp hiệu Thượng tướng trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Hiện tại Thời phong kiến ở Việt Nam Ngoài ra, Thượng tướng còn là một chức quan võ trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, nhưng không phải thuộc hàng cao cấp nhất. Ví dụ như nhà Lý (1009-1225) chia các chức quan võ như sau: Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản, Khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Tả hữu kim ngô, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ, hỏa đầu, các binh tào Vũ Tiệp và Vũ Lâm. Các chức quan võ này đều thấp hơn Thái úy và nội ngoại Hành điện Đô trị sự, Kiểm hiệu Bình chương sự. Phẩm trật các hàng quan võ đều có chín bậc (nhất phẩm, nhị phẩm, v.v) nhưng giữa chức và phẩm trật thì chưa thấy sách nào ghi lại mối tương quan của chúng. Thời Trần có các Thượng tướng Trần Khát Chân, Trần Quang Khải... Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức Trong Quân đội Nhân dân Quốc gia Đức, cấp bậc Generaloberst được xem như là tương đương cấp bậc Thượng tướng. Nga Thượng tướng (tiếng Nga: Генерал-полковник) là cấp hàm cao thứ ba trong Quân đội Nga, sau Đại tướng và Nguyên soái. Thượng tướng Nga thường giữ các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân khu. Các quốc gia hậu Xô viết (ngoài Nga) Ở các quốc gia hậu Xô viết (ngoài Nga, gồm 14 nước) thì quân hàm Thượng tướng có tại 8/14 nước. Tại các nước có Hải quân, quân hàm tương đương là Đô đốc. Ở một số quốc gia có quân đội nhỏ và vừa trong khối thì quân hàm Thượng tướng là quân hàm cao nhất. Lục quân và Không quân Armenia (tính thêm cả Cộng hòa Artsakh) Tại Armenia và nước cộng hòa Artsakh, quân hàm Thượng tướng (, General-gndapet) là quân hàm cao thứ nhì, chỉ sau Đại tướng. Quân hàm áp dụng cho cả Lục quân lẫn Không quân, hai đơn vị quân chủng chủ lực ở Lực lượng Vũ trang Armenia và Lực lượng Phòng vệ Artsakh. Azerbaijan Tại Azerbaijan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Azerbaijan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Từ năm 1999, phiên bản quân hàm của nước này thay đổi, bao gồm có việc thay thiết kế Xô viết bằng thiết kế quân hàm Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cơ bản vẫn không thay đổi về mặt cấp bậc. Belarus Tại Belarus, quân hàm Thượng tướng (, ) là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Belarus (VS RB). Quân hàm này không chỉ cao nhất ở Lục quân mà còn cao nhất ở Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này. Kazakhstan Tại Kazakhstan, quân hàm Thượng tướng (, General-polkovnik) là quân hàm cao thứ ba trong Lực lượng Vũ trang Kazakhstan, là quân hàm cao thứ hai trong Lục quân (không tính quân hàm nghi lễ Tổng tư lệnh). Với Không quân thì đây là quân hàm cao nhất. Kyrgyzstan Tại Kyrgyzstan, quân hàm Thượng tướng (, General-polkovnik) là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Kyrgyzstan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này. Từ năm 2005, phiên bản quân hàm của nước này được thay đổi về thiết kế, bổ sung phần biểu tượng và dải hoa văn trang trí trên quân hàm. Từ năm 2015 nước này thay đổi cách đeo quân hàm, theo đó quân hàm được gắn nút thay vì gắn sát cổ như trước đây. Tuy vậy, từ năm 2005 đến năm 2015, quân hàm cùng với quân phục trước 2005 vẫn tiếp tục sử dụng, vì lý do tài chính hạn hẹp của nước này. Tajikistan Tại Tajikistan, quân hàm Thượng tướng (, General-polkovnik) là quân hàm cao nhất trong Lục quân (nếu không tính quân hàm Đại tướng được cấp cho Tổng thống Tajikistan dưới hình thức nghi lễ). Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân, Lực lượng Cơ động và Vệ binh Tổng thống Quốc gia, thuộc Lực lượng Vũ trang Tajikistan - Quân đội Quốc gia. Turkmenistan Tại Turkmenistan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao nhất trong Lực lượng Vũ trang Turkmenistan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này. Uzbekistan Tại Uzbekistan, quân hàm Thượng tướng () là quân hàm cao thứ nhì trong Lực lượng Vũ trang Uzbekistan, nhất là Lục quân. Đây cũng là quân hàm cao nhất của Không quân. Hiện nay, rất ít người được phong quân hàm này. Xem thêm Tham khảo
1,931
8309
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Trung tướng
Trung tướng (tiếng anh: Lieutenant general) là một bậc quân hàm cấp tướng lĩnh trong quân đội nhiều quốc gia. Trong quân đội nhiều nước, cấp bậc trung tướng có 3 sao cấp tướng, trên thiếu tướng (2 sao cấp tướng) và dưới đại tướng (4 sao cấp tướng. Còn trong các lực lượng vũ trang Việt Nam, kể cả Quân đội và Công an, quân hàm trung tướng có 2 sao cấp tướng, dưới hàm Thượng tướng (3 sao cấp tướng) và trên hàm Thiếu tướng (1 sao cấp tướng). Quân hàm Trung tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam mang 2 sao, hiện nay, tương đương quân hàm Lieutenant General (Quân đội tức Lục quân Mỹ, có 3 sao; Quân đội tức Lục quân Hoàng gia Anh), Général de Corps d'Armée (Quân đội tức Lục quân Pháp, có 4 sao), Генерал-лейтенант (Quân đội tức Lục quân Nga), Zhong Jiang 中将 (Quân đội Trung Quốc). Hàm tương đương trong Hải quân Anh và Mỹ là Vice Admiral (Phó Đô đốc), trong Hải quân Pháp là Vice-amiral d'escadre (Phó Đô đốc Hạm đội, có 4 sao), trong Hải quân Nga là вице-адмирал (Phó Đô đốc). Trung tướng Không quân Anh được gọi là Air Marshal. Trung tướng trong Quân đội Trung Quốc thường đảm nhiệm chức vụ quân đoàn trưởng, Tư lệnh hoặc Phó Tư lệnh Đại quân khu. Lực lượng vũ trang Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm và Chính uỷ các Tổng cục trong Quân đội, Tư lệnh và Chính ủy quân khu, Quân chủng, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Trung tướng là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục (trừ Tổng cục Chính trị), Tư lệnh quân khu, quân chủng và tương đương. Quân hàm trung tướng có 2 sao, trên thiếu tướng và dưới thượng tướng. Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là Nguyễn Bình, được phong năm 1948. Trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Phó Đô đốc. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Một số Trung tướng tiêu biểu: Vương Thừa Vũ, Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Võ Thứ, Nguyên Phó Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 5 Nguyễn Bình, Nguyên Tư lệnh Nam Bộ Đồng Sĩ Nguyên, Nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn Lê Quang Đạo, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Trần Quý Hai, Nguyên Thứ trưởng, Phó Tổng Tham mưu trưởng. Trần Độ, Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phạm Tuân, Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Cao Văn Khánh, Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nam Long, Nguyên Phó giám đốc Học viện Quốc phòng Công an Nhân dân Việt Nam Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm chức vụ từ Giám đốc công an thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cho tới Tổng cục trưởng, Thứ trưởng bộ Công an. Một số Trung tướng tiêu biểu: Nguyễn Việt Thành, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, chỉ huy chuyên án phá vỡ băng tội phạm Năm Cam Cao Ngọc Oánh, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Trần Quang Bình, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 5, Bộ Công an. Phạm Minh Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ Tướng chính phủ Hữu Ước, Tổng Biên tập báo Công an nhân dân Nguyễn Đức Nhanh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Bộ Công an kiêm Giám đốc Công an TP. Hà Nội. Đoàn Duy Khương, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Giám đốc Công an TP. Hà Nội. Lê Đông Phong, nguyên Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh. Vũ Thanh Hoa, nguyên Chánh Văn phòng Bộ Công an, nay là trợ lý Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP. Hà Nội. Cấp hiệu Trung tướng trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Hiện tại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 3 sao, dưới Đại tướng, trên Thiếu tướng. Trong lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, quân hàm tương đương là Phó Đô đốc. Một số Trung tướng tiêu biểu: Nguyễn Văn Hiếu Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh vùng IV chiến thuật (1967-1972), Tư lệnh vùng I chiến thuật (1972-1975) Nguyễn Chánh Thi Nguyễn Hữu Có Nguyễn Văn Thiệu Trần Văn Đôn Trình Minh Thế Phó Đô đốc Chung Tấn Cang Xem Danh sách Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Xem thêm Quân hàm Đại tướng Thượng tướng Thiếu tướng Tham khảo
842
8310
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BA%BFu%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Thiếu tướng
Thiếu tướng (tiếng anh: Major general) là một bậc quân hàm cấp tướng lĩnh trong quân đội nhiều quốc gia. Quân hàm Thiếu tướng trong quân đội một số quốc gia phương Tây mang 2 sao cấp tướng, xếp trên Chuẩn tướng (1 sao cấp tướng) và xếp dưới Trung tướng (3 sao cấp tướng). Còn quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam mang 1 sao cấp tướng, xếp dưới Trung tướng (2 sao cấp tướng) và xếp trên Đại tá (4 sao cấp tá). Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam được xếp tương đương quân hàm Major General (Quân đội Mỹ, có 2 sao; Lục quân Hoàng gia Anh), Général de Division (Quân đội Pháp, có 3 sao), Генерал-майор (Quân đội Nga), 少將 (Quân đội Trung Quốc). Quân hàm Thiếu tướng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay được gọi với danh xưng Chuẩn đô đốc, tương đương trong Hải quân Anh và Mỹ là Rear Admiral (Chuẩn Đô đốc), trong Hải quân Pháp là Vice-amiral (Phó Đô đốc, có 3 sao), trong Hải quân Nga là контр-адмирал (Chuẩn Đô đốc). Thiếu tướng Không quân Anh được gọi là Air Vice Marshal. Thiếu tướng trong Quân đội Trung Quốc thường đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn phó, quân đoàn trưởng hoặc Phó Tư lệnh đại quân khu. Lực lượng vũ trang Việt Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam Cấp bậc Thiếu tướng là tướng lĩnh có bậc quân hàm khởi đầu của sĩ quan cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, được quy định lần đầu tại Sắc lệnh 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946. Thiếu tướng có 1 sao, xếp trên Đại tá và dưới Trung tướng. Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm các chức vụ Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng; Tư lệnh quân đoàn, binh chủng, binh đoàn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục của Quân đội. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Thiếu tướng là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh quân đoàn và tương đương. Chín Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên được phong năm 1948 là: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Lê Thiết Hùng. Trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Chuẩn đô đốc. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Chuẩn đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Công an nhân dân Việt Nam Trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng thường đảm nhiệm các chức vụ từ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), Cục trưởng, Tư lệnh cảnh vệ đến Tổng cục trưởng Bộ Công an. Một số Thiếu tướng tiêu biểu Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng đầu tiên Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân Trần Đại Nghĩa, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới, nay phát triển thành Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Lê Quảng Ba, Tư lệnh đầu tiên Quân khu Việt Bắc. Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đầu tiên Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam, nữ tướng đầu tiên. Nguyễn Đức Trí (tình báo) Vũ Ngọc Nhạ (tình báo) Đặng Trần Đức (tình báo) Phạm Xuân Ẩn (tình báo) Tô Ký Hoàng Thế Thiện - Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) Y Blốk, người dân tộc Ê Đê. Lê Duy Mật, sinh 1929 tại Thủy Nguyên Hải Phòng, phó tư lệnh quân khu 2, tham mưu trưởng mặt trận Hà Giang 1984-1988 Bùi Đại, sinh 1924, Anh hùng LLVT nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ Y khoa Viện hàn lâm, Thầy thuốc Nhân dân, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Giải thưởng Nhà nước về khoa học Y dược. Lê Thế Trung, sinh năm 1928 tại Hà Nội, GS.TSKH, Anh hùng quân đội, Thầy thuốc nhân dân, nguyên Giám đốc Học viện Quân y Lê Trung Hải, sinh năm 1957 tại Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Quân y, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Tiểu ban Ngoại khoa - Hội đồng Khoa học Y học Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Cấp hiệu Thiếu tướng trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Hiện tại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 2 sao, dưới Trung tướng, trên Chuẩn tướng. Trong lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, quân hàm tương đương là Đề đốc. Một số Thiếu tướng tiêu biểu: Lê Minh Đảo Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh Không quân Nguyễn Khoa Nam (1927-1975), Tư lệnh vùng IV chiến thuật Phạm Văn Phú, Tư lệnh vùng II chiến thuật (1928-1975) Chuẩn tướng hay Thiếu tướng? Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng các tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc thiếu tướng và chuẩn tướng. Nguyên do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng. Do đó, đối chiếu với quân đội Pháp sẽ có các cấp bậc Thiếu tướng (Général de brigade), Trung tướng (Général de division), Đại tướng (Général de corps d’armée) và Thống chế (Maréchal). Tuy vậy, trong Sắc lệnh 33-SL năm 1946 lại quy định các cấp bậc tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau: Thiếu tướng: Sư đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général de division" Trung tướng: Liên đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général de corps d’armée" Đại tướng: Tập đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général d’armée" Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng". Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này). Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Mỹ là Chuẩn tướng (Brigadier General), Thiếu tướng (Major General), Trung tướng (Lieutenant General), Đại tướng (General) và Thống tướng (General of the Army). Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên. Trong Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không có cấp bậc Chuẩn tướng. Quân hàm Đại tá của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (4 sao cấp tá) mặc dù không được xếp vào cấp tướng lĩnh, nhưng vẫn được xem là tương đương cấp bậc Chuẩn tướng ở các quốc gia có cấp bậc này. Các tài liệu phương Tây thường xếp cấp bậc Đại tá trong Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam vào phân hạng OF-6 trong Hệ thống cấp bậc quân sự khối NATO. Phân hạng này xếp trên phân hạng OF-5 - tương đương cấp bậc Colonel của lục quân phương Tây. Nhiều tài liệu Anh ngữ dùng thuật ngữ Senior colonel để chỉ cấp bậc Đại tá trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, nhằm so sánh sự tương đương với cấp bậc Brigadier (OF-6) trong Lục quân Anh. Tương tự, thuật ngữ Senior captain cũng được dùng để chỉ riêng cấp bậc Đại tá Hải quân của Việt Nam, tương đương cấp bậc Commodore của Hải quân Anh. Đây đều là những cấp bậc tương đương Chuẩn tướng nhưng không được xếp vào hàng tướng lĩnh. Một số hình ảnh quân hàm Chú thích Xem thêm Quân hàm Trung tướng Chuẩn tướng Đại tá Phù hiệu quân đội Quân sự Canada
1,539
8312
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ch%C3%AD%20Thanh
Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào". Ông giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam trong chiến tranh Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo chiến trường Miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người phát triển phương châm chiến lược "Nắm thắt lưng địch mà đánh" cho toàn miền Nam của Quân Giải phóng miền Nam. Thân thế và sự nghiệp cách mạng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là Nguyễn Hán và mẹ ông là Trần Thị Thiển, ông là con thứ 6 trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ). Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình. Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) thì ông được ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (tháng 8/1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8. Từ năm 1946 đến 1948, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Bí thư Phân Khu uỷ Bình - Trị - Thiên. Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV. Cuối năm 1950, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), ông được cử vào Bộ Chính trị. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong Chiến tranh Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của miền Bắc. Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ. Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. Trước khi qua đời, ông cũng đã được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng. Ngày nay tại Việt Nam đang có những con phố và ngôi trường mang tên ông. Tại thành phố Huế có một nhà tưởng niệm ông. Sau khi mất, ông được mai táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Gia đình Vợ: Nguyễn Thị Cúc – Thiếu tá quân đội, làm việc ở bệnh viện 108, sinh năm 1923 mất năm 1979 tại Hà Nội, an táng tại Nghĩa trang Văn Điển. Con trai đầu lòng là Nguyễn Trường Sơn (1946-1947). Người con gái thứ hai là Nguyễn Thanh Hà (1950), Chủ tịch Hãng Hàng Không VietJet Air. Hai người con gái tiếp theo là Nguyễn Thị Kim Sơn (1953) và Nguyễn Thị Thành (1955). Con trai út là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (1959-2023), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Khen thưởng 50x50px Huân chương Sao Vàng (truy tặng 2007). 50x50px Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất (truy tặng ngày 6/7/1967). 50x50px Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. 50x50px Huân chương Quân công hạng Nhất. Huân chương Quân công hạng Nhì. 50x50px Huân chương Chiến thắng hạng Nhất. Huân chương Chiến thắng hạng Ba. Huân chương Chiến công hạng Nhì. Huân chương Chiến công hạng Ba. Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhì. 50x50px Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba. Chú thích Liên kết ngoài 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi (Chương 77), của Xuân Vũ - Dương Đình Lôi. Người thầy của sáu vị tướng, Báo Pháp Luật TP.HCM. Những lá thư từ chiến trường, Báo Tuổi Trẻ. Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Báo Tuổi Trẻ. Những vụ thanh trừng Người Thừa Thiên Huế Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Huân chương Chiến thắng Huân chương Quân công hạng Nhất Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam Người họ Nguyễn tại Việt Nam Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1950 Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
1,125
8313
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o%20h%E1%BB%99%20m%E1%BA%ADu%20d%E1%BB%8Bch
Bảo hộ mậu dịch
Trong kinh tế học quốc tế, bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước. Lý thuyết và thực tế Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế-xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này. Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kia đang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v). Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch. Ngân hàng Thế giới ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo... Thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển. Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ - thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch. Các khía cạnh Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn. Lý lẽ bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch Chính trị Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp. Bảo vệ an ninh quốc gia. Trả đũa. Các chủ đề liên quan Chống phá giá Trợ cấp Rào cản thuế quan Rào cản kỹ thuật Tổ chức thương mại thế giới Chống bảo hộ mậu dịch Ngày 14 tháng 2 năm 2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Ý, với trọng tâm là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những quyết định bảo hộ mậu dịch. Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama hôm 19 tháng 2 năm 2009 đã cam kết hợp tác với Canada về năng lượng, phục hồi kinh tế và Afghanistan, đảm bảo với Canada rằng ông sẽ không theo đuổi các chính sách bảo hộ mậu dịch. Trong tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về kinh tế ngày 1 đến 3 tháng 3 năm 2009 tại Brussels Bỉ, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết chống các hình thức bảo hộ mậu dịch trên thị trường chung của khối. Thông điệp mạnh mẽ này được EU đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, đặc biệt sau khi Pháp công bố những khoản viện trợ lớn cho ngành chế tạo xe hơi trong nước. Ủy ban châu Âu (EC) tới đây sẽ xem xét và ra quyết định về việc Pháp cho vay ưu đãi 6 tỷ euro để ngành ô tô vượt qua khủng hoảng có vi phạm "bảo hộ mậu dịch" hay không. Việc Bắc Kinh chuyển đến các chính quyền địa phương khẩu hiệu "hãy mua hàng Trung Quốc" đang gây nên lo ngại sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và những biện pháp trả đũa. Chú thích Liên kết ngoài Cái giá phải trả của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Tự do Thương mại và Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Học thuyết kinh tế Chính sách thương mại Chủ nghĩa địa phương
1,108
8318
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t
Yếu tố sản xuất
Yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất hàng hóa. Kinh tế học cổ điển Kinh tế học cổ điển phân biệt các yếu tố sản xuất được sử dụng trong sản xuất hàng hóa: Đất hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) - các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khoáng chất. Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô. Sức lao động - các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương. Tư bản hay vốn - Các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ sản xuất) được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh toán cho vốn gọi là lãi suất. Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith, 1776, David Ricardo, 1817, và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết về sản xuất trong kinh tế chính trị. Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của kinh tế tri thức, các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt tư bản vật lý này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "tư bản con người" (thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề). Ngoài ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố thứ tư. Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận. Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển như là nền tảng cho kinh tế vi mô. Mặc dù nhiều điểm không làm việc hoàn hảo với mô hình kinh tế hiện đại vô cùng phức tạp, các học thuyết cổ điển vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế vi mô ngày nay, tuy nhiên có nhiều điểm phân biệt mà người ta cần chú ý khi đề cập tới trong các học thuyết vĩ mô hay kinh tế chính trị. Đất trở thành tư bản tự nhiên, các khía cạnh mô phỏng của sức lao động trở thành tư bản kiến thức, các khía cạnh sáng tạo hay "cảm hứng" hoặc "tính kinh doanh" trở thành tư bản cá nhân (trong một số phân tích), và tư bản xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Mối quan hệ cổ điển của tư bản tài chính và tư bản hạ tầng vẫn được thừa nhận như là trung tâm, nhưng đã xuất hiện các tranh luận rộng rãi về các phương thức sản xuất và các phương thức bảo hộ khác nhau, hay các "quyền sở hữu", để đảm bảo sử dụng chúng một cách tin cậy. Khi các tranh cãi phát sinh về các vấn đề khác biệt này, phần lớn các nhà kinh tế sẽ quay trở lại với ba yếu tố cổ điển. Trong khi chưa có một học thuyết nào có thể thay đổi hoàn toàn các sự thừa nhận nền tảng của học thuyết "cánh tả" (những người theo chủ nghĩa Marx) hoặc "cánh hữu" (tân cổ điển), chủ nghĩa George là một trong những hệ thống hổ lốn của tư duy đã kết hợp cả những nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội (mọi người có quyền bình đẳng trong việc khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên) trong khi vẫn duy trì chặt chẽ triết học "tự do" về quyền tuyệt đối của sở hữu tư nhân (tư hữu) trong sản xuất của mọi sức lao động của con người. Các trường phái khác Các nhà kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác và các nhà xã hội chủ nghĩa cũng nghiên cứu các khái niệm về các yếu tố sản xuất. Nhưng họ có xu hướng tách sức lao động ra khỏi các yếu tố còn lại của sản xuất, xem xét nó như là yếu tố đầu vào có ý thức và tích cực trong việc chuyển hóa nguyên liệu vật lý thô và các đầu vào khác thành các sản phẩm có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng và kinh doanh. Các phân tích của họ không thay đổi trên thực tế tư tưởng về các yếu tố sản xuất, mặc dù nó nhấn mạnh phương thức sản xuất, được xác định như là các yếu tố trừ đi sức lao động, trong đó nó cố gắng theo đuổi sự phân biệt với yếu tố nhân lực. Ngoài ra, học thuyết kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx cũng phân biệt các khái niệm lịch sử của "các yếu tố sản xuất" và vai trò của chúng trong chủ nghĩa tư bản: trong hệ thống kinh tế-xã hội đó, lao động trở thành "tư bản biến đổi" được coi như là nguồn gốc của giá trị thặng dư hay lợi nhuận, trong khi các yếu tố phi-con người của sản xuất trở thành "tư bản cố định", chúng không tạo ra giá trị thặng dư ngoại trừ việc gián tiếp làm cho sức lao động trở nên có tính sản xuất hơn. Những nhà kinh tế khác tập trung vào vai trò trung tâm của tư bản con người, cụ thể là tư bản xã hội (niềm tin cộng đồng) và tư bản kiến thức (các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động) mà chúng đóng vai trò ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 20. Các phân tích hiện đại nhất thông thường nhắc đến từ 4 tới 7 dạng tư bản, như trong chủ nghĩa tư bản tự nhiên hay các học thuyết của tư bản tri thức. Thương hiệu trong kinh doanh cũng được nói tới như là "tư bản thương hiệu", tức một dạng đặc biệt vô hình của tư bản xã hội được thừa nhận bởi một cộng đồng lớn trong xã hội, trong các phân tích của Baruch Lev. Xem thêm Kinh tế vi mô Các nền tảng học thuyết sản xuất Sản xuất, giá thành, giá Học thuyết lao động của giá trị Học thuyết giá thành sản xuất của giá trị Phân bổ tối ưu các yếu tố Danh sách các chủ đề thị trường Danh sách các chủ đề quản lý Danh sách các chủ đề kinh tế Danh sách các chủ đề kế toán Danh sách các chủ đề tài chính Danh sách các nhà kinh tế Tham khảo Sản xuất Kinh tế chính trị Lao động Kinh tế học vi mô Kinh tế sản phẩm
1,185
8319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20c%E1%BA%A7u
Khí cầu
Khí cầu là một túi đựng không khí nóng hay các chất khí trong trường hợp dùng khí heli thì còn được gọi là kinh khí cầu, thường có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh và nhờ vào lực đẩy Ác-si-mét có thể bay lên cao trong khí quyển. Các loại khí cầu nhỏ dùng cho trang trí hay đồ chơi trẻ em còn được gọi là bong bóng bay. Các loại lớn được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn thông,... Phân loại Bóng bay Các loại này có thể tích dưới vài lít dùng cho mục đích làm đồ chơi trẻ em như bóng bay đồ chơi, bóng bay mặt trời, bóng bay trực thăng hay để trang trí. Một số bóng bay được dùng để gửi thư trong các cuộc thi bóng bay hay để rải truyền đơn. Khí cầu cỡ trung bình Các khí cầu loại này có kích thước dưới 4000 lít. Các loại khí cầu này có thời gian bay không dài, từ vài giờ đến vài ngày. Loại di động: đã được dùng để chở bom và truyền đơn trong Đại chiến thế giới II. Ngày nay chúng được nhiều nhà khí tượng học sử dụng để đo đạc cấu trúc thẳng đứng của khí quyển hằng ngày với thiết bị radiosonde. Loại cố định: loại này được buộc dây phía dưới để cố định. Chúng có thể được thiết kế bắt mắt và mang biển quảng cáo. Chúng còn được dùng để nâng các ăngten LF và ăngten VLF khi lắp đặt. Một số buổi lễ buổi tiệc lớn cũng dùng chúng cho trang trí. Khí cầu lớn Các loại này có thể tích có thể lên tới 12000 mét khối. Có thể bay liên tục từ vài tuần đến vài tháng. Loại di động: loại này có khí nóng, được dùng để chuyên chở người và là phương tiện giao thông ở một số ít nơi. Các khí cầu khoa học chuyên chở máy móc phục vụ mục đích viễn thám khí quyển và mặt đất hay quan sát thiên văn. Các khí cầu mặt trời còn được dùng để phục vụ hoạt động viễn thông. Trong quân sự, người ta cũng dùng khí cầu này cho mục đích do thám hay mang bom nguyên tử để thử nổ. Khí cầu này cũng giúp đưa vật thể lên quỹ đạo một cách tiết kiệm nhiên liệu hơn, khi kết hợp với tên lửa trong rockoon hay vệ tinh khí cầu. Loại cố định: loại này từng được dành cho quan sát đối phương trên trận địa trong các cuộc chiến tranh trước thời kỳ Đại chiến thế giới II. Pháp đã áp dụng kỹ thuật này trong cuộc tấn công vào thành Hưng Hóa ở Việt Nam năm 1884, một bức tranh miêu tả cuộc chiến còn lưu đến nay đã vẽ chi tiết này. Trong các đại chiến thế giới, quân đội các nước cũng sử dụng loại khí cầu cố định lớn với nhiều lưới chăng xuống mặt đất, có thể treo các khối thuốc nổ, để bẫy các máy bay tầm thấp của địch. Tùy theo dung tích, khối lượng và loại khí được sử dụng, mà các khí cầu có thể bay ở độ cao từ 3–12 km trên không (Vượt qua những đám mây có độ cao tầm 4–6 km) Lịch sử Các khí cầu cổ xưa được chế tạo từ bàng quang của động vật. Các khí cầu khí nóng được dùng làm đồ chơi trẻ em tại Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 2 hoặc thế kỷ 3. Có nhiều giả thuyết cho rằng các nền văn minh cổ đã dùng khí cầu khí nóng để chở người bay lên không trung. Ví dụ như công trình cổ đường Nazca chỉ có thể quan sát đầy đủ từ không trung, phải được xây dựng với sự hỗ trợ của một con mắt từ trên cao, chỉ có thể khả thi với khí cầu. Julian Nott đã chế tạo lại được một khí cầu như vậy với các nguyên vật liệu của thời kỳ này. Nott đã bay qua cánh đồng Nazca trên khí cầu do ông chế tạo, sử dụng củi để đun nóng khí. Ngày 5 tháng 8 năm 1709, tại Lisbon, Bartolomeu de Gusmão đã tạo ra một khí cầu khí nóng bay lên trong một phòng lớn. Ông đã chế tạo một khí cầu khác mang tên Passarola (tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là chim lớn) và bay thử từ lâu đài Saint George, ở Lisbon, nhưng chỉ bay xa được một kilômét rồi bị rơi, nhưng ông không bị thương. Henry Cavendish năm 1766 đã tạo ra khí cầu bơm khinh khí (hiđrô). Sau đó Joseph Black chứng minh khí cầu này có thể dùng để bay trong không trung được. Quả khí cầu sử dụng không khí nóng đầu tiên chuyên chở hành khách được xây dựng bởi các anh em Josef và Etienne Montgolfier ở Annonay, Pháp năm 1783: chuyến bay chở khách đầu tiên là ngày 19 tháng 9 năm 1783, mang theo một con cừu, một con vịt và một con gà trống. Cùng năm đó Jacques Charles tạo ra khí cầu bơm các chất khí nhẹ, một loại khí cầu sau đó trở nên thông dụng từ thập niên 1790 đến thập niên 1960. Khinh khí (hiđrô), là một chất khí nhẹ hơn không khí, và phản ánh trong tên gọi của nó. Chất khí này cũng mang lại tên gọi khinh khí cầu. Khinh khí rất dễ chế tạo, từ việc điện phân nước, tuy nhiên nó có thể cháy nổ khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ cao. Khinh khí đã gây một tai nạn thảm khốc với một khí cầu du lịch vào đầu thế kỷ 20; nó gây hỏa hoạn và giết chết toàn bộ phi hành đoàn khi họ đang trong không trung. Sau tai nạn đó, người ta không dùng khinh khí cho khí cầu lớn nữa và khinh khí chỉ còn được bơm cho một số bóng bay nhỏ. Những khí cầu bơm khí nay thường chỉ còn dùng heli, một khí trơ và an toàn. Năm 1852, Henri Giffard đã chế tạo khí cầu có thể lái được, sử dụng động cơ hơi nước. Ed Yost đã sáng tạo lại khí cầu khí nóng vào thập niên 1950, sử dụng nylông làm vỏ và buồng đốt prôpan. Chuyến bay bằng khí cầu loại này của ông vào năm 1960 đã khởi đầu môn thể thao khí cầu hiện đại. Zeppelin đã từng là những khí cầu khung cứng thành công nhất. Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Việt) Khí cầu do thám và viễn thông năm 2005 Khí cầu quân sự năm 2006 (bằng tiếng Anh) Work of a typical balloon artist Balloon art instructions and gallery Khí cụ bay Viễn thám
1,145
8325
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%20r%C3%A1c
Thư rác
Thư rác hay còn được dùng trong nguyên dạng tiếng Anh là junk mail hay bulk mail. Nghĩa nguyên thủy trong ngành bưu chính Hoa Kỳ của từ này là các loại thư đã được chuẩn bị từ trước (về nội dung) để gửi đi ở một cước giá thấp. Sự chuẩn bị trước này bao gồm cả việc lựa chọn sẵn mã vùng để gửi. Tuy nhiên, trong nghĩa thông thường, thư rác được dùng để chỉ các loại thư có nội dung quảng cáo hay các loại hàng miễn phí cho để dùng thử, loại hàng thường thấy nhất là các loại phần mềm trên các đĩa CD được gửi tới nhiều địa chỉ gia đình hay cơ sở thương mại. Khái niệm "rác" đến từ ý nghĩa là những lá thư này thường bị loại bỏ hơn là có được sự lưu tâm của người nhận. Dựa vào việc đọc các cơ sở dữ liệu liên quan đến người nhận, các nhà quảng cáo có thể chọn lọc ra loại thư nào thích hợp. Thí dụ những người thích chơi thể thao có thể nhận về nhiều thư rác liên quan đến các sản phẩm thể thao. Một số người chấp nhận các thư rác và cho rằng qua đó có thể tìm ra các thứ (sản phẩm, dịch vụ,...) thích hợp nhưng cũng có nhiều người không thích chúng và gửi trả lại nơi quảng cáo. Ở Hoa Kỳ đã có luật yêu cầu người gửi các thư rác phải nhận lại (với cước phí) các thư bị gửi trả về. Một nghĩa hẹp của chữ thư rác được dùng để chỉ các loại thư điện tử vô bổ được gửi tới từ nhiều nguồn khác nhau trong đó bao gồm các loại thư nhũng lạm, thư quảng cáo, các thư dây chuyền không có ý nghĩa thiết thực, các loại thư khiêu dụ và các virus. Một trong những vụ thư rác nổi tiếng nhất là virus LoveBug có nguồn gốc ở Philippines Tham khảo Bưu chính Thương mại điện tử Tiếp thị Quản lý công nghệ thông tin
345
8326
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20c%E1%BA%A7u%20m%E1%BA%B7t%20tr%E1%BB%9Di
Khí cầu mặt trời
Khí cầu mặt trời là một loại khí cầu chỉ chứa không khí nhưng có vỏ đặc biệt có thể hấp thụ bức xạ điện từ từ không gian. Nhiệt năng hấp thụ được làm tăng nhiệt độ và thể tích đồng thời giảm khối lượng riêng của không khí bên trong. Lực đẩy Ác-si-mét sẽ nâng khí cầu này bay lên giống như khí cầu khí nóng. Khí cầu mặt trời có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng, thời gian bay lâu dài, dễ chế tạo. Bóng bay mặt trời Loại này có thể tích nhỏ, được dùng làm đồ chơi trẻ em. Vỏ của bóng bay mặt trời được bôi màu đen và hấp thụ tốt ánh nắng Mặt Trời. Bóng bay này chỉ bay lên vào ban ngày, khi có ánh nắng. Khí cầu mặt trời viễn thám Khí cầu mặt trời đã được chế tạo cho mục đích viễn thám trên Trái Đất, và cũng được đề nghị dùng để khám phá các hành tinh khác như Sao Hỏa. Nửa trên của khí cầu được phủ một màng nhôm mỏng hấp thụ nhiều ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày và bức xạ nhiệt ít. Nửa dưới được làm bằng một loại nhựa đặc biệt hấp thụ tốt bức xạ hồng ngoại của mặt đất vào ban đêm. Khí cầu này luôn giữ được nhiệt độ khí bên trong cao hơn môi trường, dù ban ngày hay ban đêm. Trên Trái Đất, các khí cầu kiểu này có thể bay vài tháng. Để khởi động lúc bay, chúng được bơm khí heli. Khí heli giúp khí cầu bay lên độ cao khoảng 28 kilômét, sau đó nhanh chóng thoát ra ngoài trong ngày đầu tiên. Độ cao hạ dần rất chậm, nhờ nguyên lý hấp thụ bức xạ nhiệt, xuống đến 18 kilômét sau chừng nửa năm nếu khí cầu không bị phá hủy bởi các trận bão. Xuống dưới 18 kilômét, chúng thường được tự kích hoạt nổ để đảm bảo an toàn giao thông hàng không dân dụng. Những khí cầu viễn thám có thể bay vài vòng quanh Trái Đất trong thời gian hoạt động, nếu được thả ở vĩ độ 20 hay -20, đúng vào dòng đối lưu thích hợp của khí quyển. Kết hợp với các loại khí cầu khác Thiết kế vỏ của khí cầu mặt trời có thể áp dụng để làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng cho khí cầu khí nóng hay các khí cầu loại khác. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng về khí cầu mặt trời Khí cầu
424
8338
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20n%C3%A3o
Động não
Động não, còn gọi là công não hay tập kích bắn súng não (tiếng Anh: brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Theo Hilbert Meyer: Động não (công não) là một kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua thảo luận, nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề, của mọi thành viên tham gia thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng, nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới. Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá. Động não có nhiều áp dụng nhưng thường nhất là vào các lĩnh vực: Quảng cáo - Phát triển các ý kiến dành cho các kỳ quảng cáo. Giải quyết các vấn đề - các khó khăn, những phương hướng giải quyết mới, phân tích ảnh hưởng, và các đánh giá của vấn đề. Quản lý các quá trình - Tìm phương cách nâng cao hiệu quả công việc và xử lý sản phẩm. Quản trị các đề tài - nhận diện đối tượng, độ nguy hại, các phân phối, các tiến độ công việc, tài nguyên, vai trò và trách nhiệm, thủ thuật, các vấn đề. Xây dựng đội ngũ - Tạo sự chia sẻ và bàn thảo về các ý kiến trong khi khuyến khích người trong đội ngũ tư duy. Lịch sử Chữ động não (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Faickney Osborn năm 1939. Ông đã miêu tả động não như là Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Kỹ thuật này tiếp tục được Charles Hutchison Clark phát triển. Và Hilbert Meyer áp dụng kỹ thuật này trong lý luận về phương pháp giảng dạy. Ngày nay phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến trong các lớp học hay các hãng xưởng. Ngoài việc tiến hành kiểu thông thường, người ta còn tận dụng khả năng của máy tính và các phần mềm hỗ trợ cho việc động não được hữu hiệu hơn. Đặc điểm và yêu cầu Phương pháp này có thể tiến hành bởi một hay nhiều người. Số lượng người tham gia nhiều sẽ giúp cho phương pháp tìm ra lời giải được nhanh hơn hay toàn diện hơn nhờ vào nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trình độ, trình tự khác nhau của mỗi người. Dụng cụ: Tốt nhất là thể hiện bằng một bảng viết cho mọi thành viên đều đọc rõ tình trạng của hoạt động động não. Nếu tiến hành cá nhân hay vài người thì có thể thay thế bằng giấy viết. Ngày nay, người ta có thể tiến hành bằng cách nối các máy tính cá nhân vào chung một mạng làm cùng tiến hành việc động não. Bằng cách này những người ở xa nhau cùng có thể tham gia và việc động còn được giúp đỡ bởi các phương tiện mạnh của tin học như là các kho dữ liệu, các từ điển trực tuyến, và các máy truy tìm. Định nghĩa vấn đề: Vấn đề muốn giải quyết phải được xác định thật rõ ràng phải đưa ra được các chuẩn mực cần đạt được của một lời giải đáp. Trong bước này thì vấn đề sẽ được cô lập hóa với môi trường và các nhiễu loạn. Nói theo cách chuyên môn đây là bước đầu tiên xác định nội hàm của vấn đề và xác định các khả năng, các điều kiện cần hay đủ của một lời giải. Tập trung vào vấn đề—Đây là bước động. Tránh các ý kiến hay các điều kiện bên ngoài có thể làm lạc hướng buổi làm việc. Trong giai đoạn này người ta thu thập tất cả các ý niệm, ý kiến và ngay cả các từ chuyên môn có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết (thường có thể viết lên giấy hoặc bảng tất cả). Những ý kiến này đều được xem là có vai trò ngang nhau không phân biệt chi tiết lớn nhỏ. Việc ghi chép ra bảng cũng không nhất thiết phải liệt kê hay sắp xếp theo trình tự nào hết. Không được phép đưa bất kỳ một bình luận hay phê phán gì về các ý kiến hay ý niệm trong lúc thu thập. Những ý tưởng thoáng qua trong đầu nếu bị các thành kiến hay phê bình sẽ dễ bị gạt bỏ và như thế sẽ làm mất sự tổng quan của buổi động não. Khuyến khích tinh thần tích cực. Mỗi thành viên đều cố gắng dóng góp và phát triển các ý kiến tùy theo trình độ, khía cạnh nhìn thấy riêng và không giới hạn cách nhìn của mỗi thành viên. Đưa ra càng nhiều ý càng tốt về mọi mặt của vấn đề kể cả những ý kiến không thực tiễn, ý kiến hoàn toàn lạ lẫm hay sáng tạo. Các bước tiến hành Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện). Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được động. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác. Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai! Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ. Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi động. Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lý. Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung. Các dạng công não Động não, hay động não công khai, là hình thức thông thường của động não, các thành viên công khai phát biểu (bằng miệng) suy nghĩ giải quyết của mình về vấn đề đã được đưa ra, cùng với sự tham khảo và phát triển những ý tưởng của thành viên phát biểu trước đó. Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết chung vào giấy, bảng,..., bằng các từ khóa thành một bản đồ tư duy, hay một bài viết hoàn chỉnh về một chủ đề. Động não không công khai là một hình thức của động não viết. Mỗi một thành viên viết riêng ra giấy, nhưng chưa công khai, những ý đồ giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, mà không có sự tham khảo ý kiến hay bị tác động của người khác. Sau đó nhóm mới tập hợp các ý tưởng riêng đó và thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển các ý tưởng tốt. Thí dụ Vấn đề: "Thiết kế máy chuyển ngân của nhà băng" (ATM -Automated Teller Machine) Thành viên mời tham dự buổi động não có thể bao gồm: 1 người có gửi tiền nhà băng, 1 nhân viên làm việc chuyển ngân hàng ngày, 1 nhà thiết kế phần mềm, 1 người không có gửi tiền trong nhà băng. Câu hỏi chính được cô lập lại thành: "Thao tác nào máy chuyển ngân có thể phục vụ được cho khách hàng?" (hay máy chuyển ngân đảm đương nhiệm vụ gì?) Sau khi động thì các ý kiến đã được thu thập về máy ATM được đặt trong hình vẽ. Khi có bảng các ý niệm thì nhóm làm việc sẽ phân loại theo góc nhìn của người dùng máy ATM. Như vậy một số ý kiến như là "khám máy từ xa", "nâng cấp cho máy từ xa", hay "bảo trì máy" chỉ dùng cho người kỹ sư bảo trì. Đứng trên quan điểm các dịch vụ mà máy cung cấp thì có thể rút thành 3 nhóm dùng máy. (Các ý tưởng còn lại được gom gọn thành 3 nhóm này). Như vậy dựa vào các thông tin thu nhập được người thiết kế có thể nắm được những tính năng chính của một ATM mà tiến hành (hình 2). Xem thêm Tư duy sáng tạo Chú thích và dẫn nguồn Tham khảo Brainstorming.co.uk -- CHANGE YOUR LIFE AND CAREER WITH ADVANCED BRAINSTORMING Brainstorming - Generating many radical ideas Động Não -- Bài do chính tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và gửi đăng Brainstorming Kỹ thuật dạy học Tư duy sáng tạo Quản lý sản phẩm Phát triển sản phẩm Nghiên cứu thị trường Giải quyết vấn đề Tâm lý học xã hội Hợp tác Hành vi con người
1,811
8341
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20t%C3%ADnh%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20t%E1%BB%AD
Máy tính lượng tử
Máy tính lượng tử (còn gọi là siêu máy tính lượng tử) là một thiết bị tính toán sử dụng trực tiếp các hiệu ứng của cơ học lượng tử như tính chồng chập và vướng víu lượng tử để thực hiện các phép toán trên dữ liệu đưa vào. Máy tính lượng tử có phần cứng khác hẳn với máy tính kỹ thuật số dựa trên tranzitor. Trong khi máy tính kỹ thuật số đòi hỏi dữ liệu phải được mã hóa thành các chữ số nhị phân (bit), mà mỗi số được gán cho một trong hai trạng thái (0 và 1), tính toán lượng tử sử dụng các qubit (bit lượng tử) mà chúng có thể ở trong trạng thái chồng chập lượng tử. Một trong các mô hình lý thuyết về máy tính lượng tử là máy Turing lượng tử hay còn gọi là máy tính lượng tử phổ dụng. Máy tính lượng tử có những đặc điểm lý thuyết chung với máy tính phi tất định (non-deterministic) và máy tính xác suất (probabilistic automaton computers), với khả năng có thể đồng thời ở trong nhiều trạng thái. Lĩnh vực máy tính lượng tử được Yuri Manin nêu ra lần đầu tiên vào năm 1980 và bởi Richard Feynman năm 1982. Máy tính lượng tử sử dụng tính chất spin đại diện cho các bit lượng tử cũng được hình thành khi khái niệm không thời gian lượng tử được đưa ra vào năm 1969. tính toán lượng tử vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều thí nghiệm nhằm thực hiện các phép tính lượng tử trên một số nhỏ các qubit. Cả phương diện thực nghiệm và nghiên cứu lý thuyết đều đang được triển khai, và chính phủ cũng như quân đội nhiều nước đã hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu máy tính lượng tử ở cả mục đích dân sự và an ninh, như phân tích mã (cryptanalysis). Máy tính lượng tử quy mô lớn sẽ có khả năng giải được các vấn đề phức tạp một cách nhanh hơn bất kỳ một máy tính cổ điển sử dụng các thuật toán tốt nhất hiện nay, như thuật toán Shor để phân tích số tự nhiên thành tích các số nguyên tố, hoặc mô phỏng hệ lượng tử nhiều hạt. Cũng có những thuật toán lượng tử, như thuật toán Simon, cho phép máy tính hoạt động nhanh hơn bất kỳ một máy tính dựa trên thuật toán xác suất cổ điển. Tuy nhiên, khi có đủ thời gian và tài nguyên, máy tính cổ điển có thể thực hiện bất kỳ một thuật toán lượng tử. Tính toán lượng tử không vi phạm Luận đề Church–Turing. Dẫn chứng Sách Tham khảo chung David P. DiVincenzo (2000). "The Physical Implementation of Quantum Computation". Experimental Proposals for Quantum Computation. Table 1 lists switching and dephasing times for various systems. Sam Lomonaco Four Lectures on Quantum Computing given at Oxford University in July 2006 C. Adami, N.J. Cerf. (1998). "Quantum computation with linear optics". . Liên kết ngoài Stanford Encyclopedia of Philosophy: "Quantum Computing" by Amit Hagar. Quantiki – Wiki and portal with free-content related to quantum information science. Scott Aaronson's blog, which features informative and critical commentary on developments in the field Quantum Annealing and Computation: A Brief Documentary Note, A. Ghosh and S. Mukherjee Maryland University Laboratory for Physical Sciences : conducts researches for the quantum computer-based project led by the NSA, named 'Penetrating Hard Target'. Lectures Quantum Mechanics and Quantum Computation — Coursera course by Umesh Vazirani Quantum computing for the determined — 22 video lectures by Michael Nielsen Video Lectures by David Deutsch Lectures at the Institut Henri Poincaré (slides and videos) Online lecture on An Introduction to Quantum Computing, Edward Gerjuoy (2008) Khoa học máy tính Mật mã học Khoa học thông tin lượng tử Cơ học lượng tử Khoa học máy tính lý thuyết Vấn đề mở Loại máy tính Lý thuyết độ phức tạp tính toán Công nghệ mới nổi Lý thuyết thông tin Mật mã lượng tử
658
8344
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t%20%28kinh%20t%E1%BA%BF%20h%E1%BB%8Dc%29
Đất (kinh tế học)
Trong kinh tế học, đất bao gồm tất cả các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như vị trí địa lý của khu vực đất đai, các tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất, và thậm chí các thành phần của phổ điện từ. Trong kinh tế học cổ điển nó được coi là một trong các yếu tố sản xuất, các yếu tố khác là tư bản và sức lao động. Vì đất không được sinh ra, thị trường đất đai phản ứng đối với việc đánh thuế khác hẳn so với thị trường lao động và thị trường hàng hóa do con người sản xuất ra. Thuế giá trị đất hoàn thiện một cách lý tưởng có thể không ảnh hưởng tới chi phí cơ hội trong việc sử dụng đất, thay vì thế nó có thể làm giảm giá trị của quyền sở hữu đất hợp pháp (xem chủ nghĩa George). Đất, cụ thể là vị trí địa lý và các tài nguyên khoáng sản trong lịch sử đã là nguyên nhân của rất nhiều vụ xung đột và tranh cãi. Các chương trình cải cách đất đai được đưa ra để phân bổ lại đất đai, thông thường là nguyên nhân của nhiều tranh cãi và các tài nguyên khoáng sản là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến, đặc biệt là ở châu Phi. Địa tô hay phí sử dụng đất Trong các giáo trình của kinh tế học, các chi phí phải thanh toán để sử dụng đất đai gọi là địa tô, còn ngày nay thông thường gọi là phí sử dụng đất. Theo thuật ngữ của kinh tế học cổ điển, "địa tô" là một dạng hình đặc trưng của thu nhập mà chủ sở hữu đất đai nhận được. Đối với Karl Marx và Henry George, địa tô được coi như là một hình thức của sự bóc lột. Chủ sở hữu đất đã có thể nhận "một cái gì đó từ hư không" chỉ bởi vì họ kiểm soát được những tài nguyên quan trọng đó. Đối với Marx, chủ sở hữu đất nhận được một phần lợi nhuận siêu ngạch (Theo Marx, lợi nhuận là hình thái biểu trưng của giá trị thặng dư) được tái phân bổ từ khu vực công nghiệp. Kinh tế học tân cổ điển hiện đại đã khái quát hóa thuyết này để cho rằng chủ sở hữu của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng có thể nhận được tô kinh tế (địa tô chỉ là một trường hợp đặc biệt của tô kinh tế) vì những đặc tính duy nhất của yếu tố đầu vào này. Do đó tô là khoản nhận được cho những ưu thế đặc biệt của bất kỳ loại hình đầu vào nào. Những khoản thu được không nhất thiết phải ở dạng tiền mà nó có thể là những đặc quyền nào đó. Vì việc thu tô làm cho các cá nhân hay tập đoàn nhận được "một cái gì đó từ hư không", các nhà kinh tế nhìn nhận nó như là sự đầu tư vào các hoạt động tìm kiếm tô, có nghĩa là chi tiêu để nhận được các đặc quyền đặc biệt từ nhà nước hay từ địa vị trên thị trường. Quyền sở hữu và quyền sử dụng Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong Hiến pháp v.v Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ chức, công ty v.v chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì những người đang có quyền sử dụng đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất. Tham khảo Kinh tế môi trường Kinh tế học đô thị Tài nguyên thiên nhiên Kinh tế sản phẩm Thuế giá trị đất Chủ nghĩa George Yếu tố sản xuất
812
8347
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vasily%20Vasilievich%20Dokuchaev
Vasily Vasilievich Dokuchaev
Vasily Vasilievich Dokuchaev (tiếng Nga: Василий Васильевич Докучаев; 1846–1903) là một nhà địa chất người Nga mà tên tuổi gắn liền với các nền tảng cơ sở của khoa học đất. Ông làm việc trong lĩnh vực khoa học đất và đã phát triển sơ đồ phân loại đất trong đó miêu tả 5 yếu tố hình thành đất. Ông đã đưa ra học thuyết của mình sau những nghiên cứu liên tục và tích cực về đất đai ở Nga vào năm 1883. Công trình nổi tiếng nhất của ông là Đất đen Nga (чернозём - 1883), đã làm cho từ này được biết đến ở phương Tây. Một miệng núi lửa trên Sao Hỏa được đặt tên ông để tỏ lòng kính trọng ông. Các nền tảng khoa học của khoa học đất như là một khoa học tự nhiên đã được thiết lập bởi các công trình cổ điển của Dokuchaev. Trước đây, đất được coi là sản phẩm của sự chuyển hóa hóa lý của đá, mà thực vật rút ra được các khoáng chất dinh dưỡng từ những chất nền của chúng. Đất và đá trên thực tế là ngang hàng nhau. Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết. Tham khảo Krasil'nikov, N.A. (1958) Vi sinh vật đất và các thực vật bậc cao hơn. Dokuchaev, Vasily Vasilievich Dokuchaev, Vasily Vasilievich Sinh năm 1846 Mất năm 1903
340
8354
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alpha%20Andromedae
Alpha Andromedae
Alpha Andromedae, còn có tên Latinh là Alpheratz, hay Sirrah, α Andromedae, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ, nó nằm ở phía tây bắc của chòm sao Phi Mã (Pegasus). Như là ngôi sao kết nối với chòm sao Phi Mã, nó còn được biết với tên gọi Delta Pegasi, mặc dù tên gọi này ít khi được sử dụng. Nó nằm cách Trái Đất 97,07 năm ánh sáng, ở thiên độ +29 độ 05 phút 25 giây và xích kinh độ +00 giờ 08 phút 22 giây.Là một sao đôi có ánh sáng trắng-xanh với độ sáng biểu kiến 2,07 - Alpheratz là tổ hợp của hai sao có quỹ đạo gần nhau, chỉ có thể phân biệt bằng các phân tích quang phổ một cách cẩn thận. Ngôi sao lớn có kích thước khoảng 10 lần lớn hơn so với ngôi sao nhỏ, và chúng quay xung quanh nhau theo chu kỳ 96,7 ngày. Được phân loại như là dạng quang phổ B8, cặp sao này khoảng 200 lần sáng hơn so với Mặt Trời và chúng có nhiệt độ tại bề mặt vào khoảng 13.000 K. Ngôi sao lớn hơn trong 2 sao này của Alpheratz là ngôi sao sáng nhất đã được biết trong nhóm các sao được biết như là "Sao Thủy ngân-magiê". Nó thể hiện một mật độ cao bất thường của thủy ngân, gali, mangan và europi trong khí quyển của nó và mật độ thấp bất thường của các nguyên tố khác. Những sự dị thường này được người ta tin là kết quả của sự phân ly của các nguyên tố vì sức hút vào bên trong của trường hấp dẫn của các sao loại này. Tên gọi Sirrah (hay Sirah) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập:"صرة الفرس" - şirrat al-faras, "rốn của con ngựa". Thiên văn học cổ đại Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại thì Alpheratz cùng với γ Pegasi tạo thành sao Bích. Đồng hành quang học Sao đôi trên được miêu tả có một sao đôi quang học, phát hiện bởi William Herschel vào ngày 21 tháng 7 năm 1781. Được định danh là ADS 94 B trong Danh mục sao đôi Aitken, nó là sao loại G với cấp sao biểu kiến khoảng 10.8. Mặc dù ngẫu nhiên nó xuất hiện gần hai ngôi sao khác trên bầu trời, nhưng nó lại xa Trái đất hơn nhiều; thị sai được quan sát bởi Gaia đo được khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất là hơn 1300 năm ánh sáng Tham khảo Liên kết ngoài Chòm sao Tiên Nữ Thiên thể Bayer Thiên thể Flamsteed Sao gần mức khổng lồ nhóm B Sao đôi quang phổ Thiên thể HD Sao nhóm G Sao dãy chính nhóm A Hệ ba sao Thiên thể Durchmusterung Thiên thể HR
462
8357
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%8B%20th%E1%BA%ADp%20b%C3%A1t%20t%C3%BA
Nhị thập bát tú
Nhị thập bát tú (二十八宿) là cách gọi của 28 chòm sao (宿 "Tú") nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học phương Đông cổ đại. Nhị thập bát tú được cho là có nguồn gốc từ việc quan sát sự di chuyển của mặt trăng trên bầu trời. Mặt trăng đi một vòng quỹ đạo mất hơn 27 ngày, ứng với mỗi ngày là một vị trí trên thiên cầu, và từ đó người phương Đông tạo ra hệ thống 28 hoặc đôi khi là 27 hay 36 chòm sao trên bầu trời (Xem thêm: Lunar mansion hay 二十八宿). Trong thiên văn học Ấn Độ cũng có hệ thống 28 chòm sao tương tự gọi là Nakshatra. Một hệ thống khác cũng dựa trên đường mặt trăng di chuyển là 36 Decan của Ai Cập cổ đại. Người ta chia vòng Hoàng Đạo thành bốn phần, quy ước như bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trên mặt đất và gán cho chúng hình ảnh của bốn con vật huyền thoại, hay Tứ Tượng (四象), chúng là: Thanh Long (rồng xanh, ở phương Đông), Bạch Hổ (hổ trắng, ở phương Tây), Chu Tước (sẻ đỏ, ở phương Nam) và Huyền Vũ (rùa đen, ứng với phương Bắc). Mỗi phương có bảy chòm sao. Tên chòm sao cũng là tên của chủ tinh (các sao chính), ngoài ra các sao khác trong mỗi chòm cũng có tên riêng. Tên của 28 chòm sao này được đặt cho 28 loài vật dùng để đếm ngày trong hệ thống tính lịch cổ, khi tính đơn vị tháng và năm thì rút gọn còn lại 12 con tương ứng với 12 tháng vì 12 lần trăng tròn thì trái đất đi hết 1 vòng hoàng đạo, và 12 năm vì sao Mộc (Thái Tuế) đi hết 1 vòng. 12 con vật đó tương ứng với 12 địa chi được sử dụng rộng rãi đến ngày nay đó là: chuột, trâu, cọp, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, gà, chó, heo. Liên kết ngoài Bài Nhị thập bát tú trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam (VACA).khuong Bài khẳng định Nhị thập bát tú không phải là chòm sao mà là nhóm sao cũng trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam (VACA). Thiên văn Chòm sao Nhân vật Phong thần diễn nghĩa Chòm sao Trung Quốc cổ đại Tử vi Đông phương Nhân vật Tây du ký
406
8360
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch%20kinh
Xích kinh
Xích kinh hay xích kinh độ (viết tắt theo tiếng Anh là RA, chữ đầy đủ là Right Ascension; còn được ký hiệu bằng tiếng Hy Lạp α) là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích vĩ. Xích kinh tương tự như kinh độ, đo từ một phương xác định gọi là phương xuân phân về phía đông. Cụ thể, xích kinh của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng chứa thiên cực và phương xuân phân. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía đông của phương xuân phân, và âm khi thiên thể nằm ở phía tây. Xích kinh khác kinh độ ở chỗ nó đo bằng: giờ xích kinh = 15 độ dây cung phút xích kinh = 15 phút dây cung giây xích kinh = 15 giây dây cung Các đơn vị này vừa là đơn vị đo góc, vừa là đơn vị đo thời gian gắn với thời gian (theo) sao Trong công tác hoa tiêu, người ta còn dùng góc giờ (theo) sao. Góc giờ (theo) sao được đo theo chiều về phía tây, trong khi xích kinh đo theo chiều về phía đông. Xích kinh được dùng để xác định vị trí các sao và xác định khoảng thời gian cần cho một ngôi sao di chuyển đến một vị trí nào đó trên bầu trời, trong khi Trái Đất quay. Ví dụ, một ngôi sao có xích kinh 01:30:00 đang ở kinh tuyến của bạn, thì một ngôi sao có xích kinh 20:00:00 sẽ đến kinh tuyến này vào 18,5 giờ theo thời gian sao sau đó. Xem thêm Xích vĩ Hệ tọa độ xích đạo Tham khảo Hệ tọa độ thiên văn Góc Thuật ngữ thiên văn học
313
8363
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%ADch%20v%C4%A9
Xích vĩ
Xích vĩ hay xích vĩ độ (viết tắt theo tiếng Anh là Dec (declination), ký hiệu δ), là một thuật ngữ thiên văn học chỉ một trong hai tọa độ của một điểm trên thiên cầu khi sử dụng hệ tọa độ xích đạo. Tọa độ còn lại gọi là xích kinh hoặc góc giờ. Xích vĩ của một thiên thể là khoảng cách góc từ mặt phẳng xích đạo đến thiên thể đó. Xích vĩ tương tự như vĩ độ, chiếu lên thiên cầu, đo theo góc về phía Bắc, tính từ xích đạo. Cụ thể, xích vĩ của một thiên thể bằng góc giữa phương nối thiên thể và tâm Trái Đất với mặt phẳng xích đạo. Góc này được quy ước là dương khi thiên thể nằm ở phía bắc mặt phẳng xích đạo và âm khi nằm ở phía nam. Xích vĩ còn được gọi là thiên độ; tuy nhiên cách gọi này có thể có nhược điểm như không nêu ra cặp phạm trù kinh - vĩ quen thuộc, chữ thiên với ý nghĩa là nghiêng có thể bị hiểu lầm sang nghĩa trời. Các điểm ở bán cầu Bắc có xích vĩ dương lên đến +90°, và các điểm ở bán cầu Nam có xích vĩ âm xuống đến −90°. Vật thể nằm trên xích đạo thiên cầu có xích vĩ = 0°. Vật thể nằm trên thiên cực bắc, cụ thể là sao Bắc Cực có xích vĩ = +90°. Vật thể nằm trên thiên cực nam có xích vĩ = −90°. Vật thể nằm ở thiên đỉnh, có xích vĩ bằng vĩ độ của người quan sát (lý tưởng). Thiên thể có xích vĩ lớn hơn +90°–l, với l là vĩ độ người quan sát, có thể quan sát được trong suốt ngày sao. Các thiên thể đó gọi là thiên thể quanh cực. Ví dụ tại gần các cực, vào mùa hè của bán cầu, có thể quan sát Mặt Trời suốt 24 giờ; những ngày như thế được gọi là Mặt Trời nửa đêm. Ở những vùng gần cực, khi Mặt Trời không xuống quá 6° dưới chân trời thì không có đêm thực sự, mà trời vẫn sáng mờ mờ. Hiện tượng này được gọi là đêm trắng. Ảnh hưởng của tiến động Trục quay của Trái Đất quay tiến động theo chiều về phía tây quanh cực của hoàng đạo, hoàn thành một vòng sau 26000 năm. Hiện tượng này khiến cho tọa độ của các thiên thể cố định thay đổi liên tục nhưng rất chậm. Do đó, các tọa độ xích đạo (gồm cả xích vĩ) là tương đối so với năm mà quan sát được thực hiện, và các nhà thiên văn xác định chúng với tham chiếu đến một năm cụ thể, được gọi là kỷ nguyên. Các tọa độ từ các kỷ nguyên khác nhau phải được biến đổi quay để phù hợp với nhau hay phù hợp với một kỷ nguyên tiêu chuẩn. Kỷ nguyên tiêu chuẩn được sử dụng hiện tại là J2000.0, tức là ngày 1 tháng 1 năm 2000 tại 12:00 TT. Chữ cái "J" thể hiện rằng nó là một kỷ nguyên Julian. Trước J2000.0, các nhà thiên văn sử dụng lần lượt các kỷ nguyên Besselian B1875.0, B1900.0, và B1950.0. Xích vĩ của sao Phương hướng của một ngôi sao gần như duy trì cố định bởi khoảng cách rất xa của nó, nhưng xích kinh và xích vĩ của nó có những biến thiên dài hạn do sự tiến động điểm phân và chuyển động riêng, và biến thiên tuần hoàn do thị sai năm. Xích vĩ của các thiên thể hệ Mặt Trời đặc biệt biến thiên rất nhanh so với các ngôi sao, do chuyển động quỹ đạo và khoảng cách gần hơn. Khi quan sát từ các địa điểm trên Bắc Bán cầu của Trái Đất, các thiên thể với xích vĩ lớn hơn 90° −  (trong đó = vĩ độ của người quan sát) được trông thấy quay quanh thiên cực hàng ngày mà không lặn xuống dưới chân trời, và do đó được gọi là các sao quanh cực. Một ví dụ rất điển hình chính là sao Bắc cực có xích vĩ rất gần +90°, và do đó nó là quanh cực khi được trông thấy tại bất cứ nơi nào trên Bắc Bán cầu, ngoại trừ rất gần xích đạo. Các sao quanh cực không bao giờ lặn dưới chân trời, ngược lại, có những ngôi sao không bao giờ mọc lên trên đường chân trời, khi quan sát từ một địa điểm cho trước bất kỳ trên bề mặt của Trái Đất (ngoại trừ cực kỳ gần với xích đạo). Nói chung, nếu một ngôi sao với xích vĩ là quanh cực đối với một người quan sát (trong đó có thể là dương hoặc âm), thì ngôi sao với xích vĩ − không bao giờ mọc lên trên chân trời, khi được quan sát từ người quan sát đó (bỏ qua ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển.) Tương tự, nếu một ngôi sao là quanh cực đối với một người quan sát ở vĩ độ , thì nó sẽ không thể thấy được so với người quan sát ở vĩ độ −. Bỏ qua khúc xạ khí quyển, đối với người quan sát ở xích đạo thì xích vĩ luôn bằng 0° ở các điểm hướng đông và tây trên đường chân trời. Tại vĩ độ , xích vĩ bằng 90° − || ở điểm hướng bắc, và −90°+|| ở điểm hướng nam. Tại các địa cực, xích vĩ là đồng đều trên suốt toàn bộ chân trời, và bằng xấp xỉ 0°. Các sao không quanh cực chỉ có thể quan sát được trong một số ngày hoặc mùa nhất định trong năm. giữa|nhỏ|600x600px|Bầu trời sao chia làm hai nửa. Xích vĩ (màu xanh lục) bắt đầu từ xích đạo (màu xanh lục đậm nét) và chiều dương về hướng bắc (lên phía trên cùng), chiều âm về hướng nam (xuống phía dưới cùng). Các đường xích vĩ (màu xanh lục nhạt) chia cắt bầu trời theo các đường tròn nhỏ, ở đây cách nhau 15°. Khoảng cách cực Tương tự xích vĩ (dec, δ) là tọa độ góc của thiên thể được đo từ xích đạo thiên cầu, khoảng cách cực (Polar Distance) là khoảng cách góc của thiên thể trên kinh tuyến của nó nhưng được đo từ một thiên cực. Trong hệ tọa độ xích đạo Σ(α, δ), khoảng cách cực có liên hệ sau với xích vĩ: Ø = 90° ± δ. Nó được tính bằng độ và không vượt quá 180°. Các thiên thể nằm trên xích đạo có khoảng cách cực bằng 90°. Đối với một ngôi sao cho trước, khoảng cách cực cũng có thể được hiểu là vĩ độ tối thiểu để khi quan sát tại đó sao là quanh cực. Tất cả các sao quanh cực đều có khi quan sát tại vĩ độ L. Khoảng cách cực cũng chịu ảnh hưởng bởi tiến động. Xích vĩ và vĩ độ địa lý Khi một thiên thể được thấy ở trực tiếp trên đỉnh đầu thì xích vĩ của nó thường luôn nằm trong khoảng 0.01 độ so với vĩ độ của người quan sát; nó không bằng chính xác do hai ảnh hưởng phức tạp sau. Đầu tiên, áp dụng với mọi thiên thể: xích vĩ của thiên thể bằng vĩ độ thiên văn của người quan sát, nhưng thuật ngữ "vĩ độ" thông thường nói đến vĩ độ trắc địa, tức là vĩ độ trên các bản đồ và thiết bị GPS. Ở lục địa Hoa Kỳ và khu vực lân cận, sự chênh lệch (độ lệch dọc) thường chỉ bằng một vài giây cung (1 giây cung = của một độ) nhưng cũng có thể lên đến 41 giây cung. Sự ảnh hưởng phức tạp thứ hai là cho dù không có sự lệch so với hướng thẳng đứng, "ngay trên đỉnh đầu" có nghĩa là vuông góc với mặt ellipsoid (một xấp xỉ mặt nước biển thuận tiện toán học) tại địa điểm của người quan sát, nhưng đường thẳng đứng không đi qua tâm của Trái Đất; nên các niên giám thường cho xích vĩ đo tại tâm của Trái Đất. Xem thêm Xích kinh Hệ tọa độ xích đạo Hệ tọa độ thiên văn Hoàng đạo Hệ tọa độ địa lý Nguyệt chí Mặt Trăng Vị trí của Mặt Trời Tham khảo MEASURING THE SKY A Quick Guide to the Celestial Sphere James B. Kaler, University of Illinois Celestial Equatorial Coordinate System University of Nebraska-Lincoln Celestial Equatorial Coordinate Explorers University of Nebraska-Lincoln Sidereal pointer (Torquetum) – to determine RA/DEC. Hệ tọa độ thiên văn Góc Thuật ngữ thiên văn học Yếu tố kỹ thuật của chiêm tinh học
1,468
8368
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trojan%20%28m%C3%A1y%20t%C3%ADnh%29
Trojan (máy tính)
Trojan horse, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus. Một trong những thứ giăng bẫy của Ngựa Troia là nó tự nhận là giúp cho máy của thân chủ chống lại các virus nhưng thay vì làm vậy nó quay ra đem virus vào máy. Chữ Ngựa Troia xuất phát điển tích nổi tiếng con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Trong điển tích đó, người Hy Lạp đã giả vờ để quên một con ngựa gỗ khổng lồ khi họ rút khỏi chiến trường. Trong bụng con ngựa gỗ này có nhiều chiến binh Hy Lạp ẩn náu. Người Troia tưởng rằng mình có được một chiến lợi phẩm và kéo con ngựa gỗ này vào thành. Đến đêm thì các chiến binh Hy Lạp chui ra khỏi bụng con ngựa này để mở cửa thành giúp quân Hy Lạp vào chiếm thành. Đặc điểm Trojan horse là chương trình máy tính thường ẩn mình dưới dạng một chương trình hữu ích và có những chức năng mong muốn, hay ít nhất chúng trông như có các tính năng này. Một cách bí mật, nó lại tiến hành các thao tác khác không mong muốn. Những chức năng mong muốn chỉ là phần bề mặt giả tạo nhằm che giấu cho các thao tác này. Trong thực tế, nhiều Trojan horse chứa đựng các phần mềm gián điệp nhằm cho phép máy tính thân chủ bị điều khiển từ xa qua hệ thống mạng. Khác nhau căn bản với virus máy tính là Trojan Horse về mặt kỹ thuật chỉ là một phần mềm thông thường và không có ý nghĩa tự lan truyền. Các chương trình này chỉ lừa người dùng để tiến hành các thao tác khác mà thân chủ sẽ không tự nguyện cho phép tiến hành. Ngày nay, các Trojan horse đã được thêm vào đó các chức năng tự phân tán. Điều này đẩy khái niệm Trojan horse đến gần với khái niệm virus và chúng trở thành khó phân biệt. Các ví dụ Ví dụ đơn giản của một Trojan horse là một chương trình mang tên "SEXY.EXE" được đăng trên một trang Web với hứa hẹn của "ảnh hấp dẫn". Nhưng khi chạy, chương trình này lại xoá tất cả tệp trong máy tính và hiển thị các câu trêu chọc. Một ví dụ mẫu về Trojan horse có ở "www.freewebs.com/em_ce_do/doctor.exe". Chương trình này sẽ tự động tắt máy khi chạy và sẽ tự chép phiên bản vào thư mục "StartUp" và như vậy máy sẽ tự động tắt ngay lập tức mỗi lần máy được khởi động. Con Trojan horse này sẽ tự hủy sau một giờ hoạt động hay có thể được xóa bỏ bằng cách khởi động vào chế độ chờ lệnh (command prompt) và từ đó xóa tệp này bằng lệnh xóa. Chương trình này chỉ chạy được trên Windows XP. Một số thủ thuật của Trojan horse Trên các máy Microsoft Windows, người tấn công có thể đính kèm một Trojan horse vào một cái tên có vẻ lương thiện vào trong một thư điện tử với việc khuyến dụ người đọc mở đính kèm ra. Trojan horse thường là các tệp khả thi trên Windows và do đó sẽ có các đuôi như là.exe,.com,.scr,.bat, hay.pif. Trong nhiều ứng dụng của Windows đã có cấu hình mặc định không cho phép hiển thị các đuôi này. Do đó, nếu một Trojan horse có tên chẳng hạn là "Readme.txt.exe" thì tệp này sẽ hiển thị một cách mặc định thành "Readme.txt" và nó sẽ đánh lừa người dùng rằng đây chỉ là một loại hồ sơ văn bản không thể gây hại. Các biểu tượng cũng có thể được gán với các loại tệp khác nhau và có thể được đính kèm vào thư điện tử. Khi người dùng mở các biểu tượng này thì các Trojan horse ẩn giấu sẽ tiến hành những tác hại bất ngờ. Hiện nay, các Trojan horse không chỉ xoá các tệp, bí mật điều chỉnh cấu hình của máy tính bị nhiễm mà còn dùng máy này như là một cơ sở để tấn công các máy khác trong mạng. Lợi dụng một số lỗi của trình duyệt web, chẳng hạn như Internet Explorer, để nhúng Trojan vào một trang web, khi người dùng xem trang này sẽ bị nhiễm. Người dùng nên cập nhật các bản vá lỗi thường xuyên và dùng một trình duyệt web có độ bảo mật cao như Firefox và Google chrome Các kiểu gây hại Các kiểu gây hại rất nhiều điển hình bao gồm Xoá hay viết lại các dữ liệu trên máy tính Làm hỏng chức năng của các tệp Lây nhiễm các phần mềm ác tính khác như là virus Cài đặt mạng để máy có thể bị điều khiển bởi máy khác hay dùng máy nhiễm để gửi thư nhũng lạm Đọc lén các thông tin cần thiết và gửi báo cáo đến nơi khác (xem thêm phần mềm gián điệp) Ăn cắp thông tin như là mật khẩu và số thẻ tín dụng Đọc các chi tiết tài khoản ngân hàng và dùng vào các mục tiêu phạm tội Cài đặt lén các phần mềm chưa được cho phép Cách phòng chống Cách hữu hiệu nhất là đừng bao giờ mở các đính kèm được gửi đến một cách bất ngờ. Khi các đính kèm không được mở ra thì Trojan horse cũng không thể hoạt động. Cẩn thận với ngay cả các thư điện tử gửi từ các địa chỉ quen biết. Trong trường hợp biết chắc là có đính kèm từ nơi gửi quen biết thì vẫn cần phải thử lại bằng các chương trình chống virus trước khi mở nó. Các tệp tải về từ các dịch vụ chia sẻ tệp như là Kazaa hay Gnutella rất đáng nghi ngờ, bao gồm các phần mềm hack/crack của một ứng dụng bản quyền hay game,... vì các dịch vụ này thường bị dùng như là chỗ để lan truyền Trojan horse. Xem thêm Phần mềm ác tính Virus (máy tính) Phần mềm gián điệp Keylogger Spybot S&D Ad-Aware Tham khảo Trojan Horse Primer Virus & Malware Resources on the Internet Anti-Trojan.Org: good Trojan horse information site Trojans removal — List of trojans and their removal instructions. Windows Trojans Paper — About Windows Trojans, how they work, their variations and, of course, strategies to minimise the risk of infection. Phần mềm độc hại
1,111
8369
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qubit
Qubit
Quantum bit, viết tắt là qubit (), là một khái niệm cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực khoa học thông tin lượng tử. Qubit được định nghĩa là một đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử và tính toán trên máy tính lượng tử. Thuật ngữ này được đề xuất bởi Benjamin Schumacher trong bài báo của ông về mã hóa lượng tử vào năm 1993. Qubit được xây dựng như là một đối tượng toán học với những tính chất đặc biệt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa qubit không có tính chất vật lý. Ngược lại, tùy vào hệ đang xét mà qubit sẽ được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (xem bảng dưới). Trong nghiên cứu lý thuyết, qubit thường được mô tả như một hạt có spin ½. Khái niệm qubit đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu Vật lý lượng tử hiện đại: là viên gạch đầu tiên trong xây dựng lý thuyết kết dính lượng tử, tính toán lượng tử, viễn tải lượng tử và truyền thông lượng tử. Biểu diễn toán học của qubit Qubit là một hệ lượng tử có hai mức được biểu diễn trong không gian Hilbert hai chiều. Trong không gian này, một cặp trạng thái lượng tử trực giao và chuẩn hóa được chọn để mô tả một hệ vật lý: Dễ dàng thấy rằng các trạng thái và của qubit tương ứng với các giá trị nhị phân 0 và 1 của bit cổ điển. Các trạng thái này lập thành một cơ sở tính toán. Điểm khác biệt quan trọng chính là bit cổ điển chỉ có thể biểu diễn tại một thời điểm duy nhất một trạng thái 0 hoặc 1. Trong khi đó, với nguyên lý chồng chập, qubit có thể tạo thành một tổ hợp tuyến tính các trạng thái. Một trạng thái bất kỳ của qubit được viết dưới dạng: trong đó, và là các số phức và thỏa mãn điều kiện chuẩn hóa: Hai biểu thức trên cho biết khi sau khi tiến hành phép đo, kết quả thu được hoặc 0 với xác suất hoặc 1 với xác suất . Biểu thức tổng quát cho qubit trình bày ở trên có một ý nghĩa quan trọng: nó cho biết qubit là một sự chồng chập trạng thái kết hợp giữa và thay vì một hỗn hợp không kết hợp. Điều này dễ dàng thấy được nếu xét toán tử mật độ của qubit: Các phần tử nằm ngoài đường chéo chính cho biết sự liên kết của trạng thái và . Điều này cho phép qubit nhận một giá trị rõ ràng sau một phép biển đổi trục, điều mà không thể có được với hỗn hợp không kết hợp . Chẳng hạn, khi áp dụng toán tử Hadamard lên qubit với trường hợp thì thu được: Biểu diễn qubit bằng quả cầu Bloch Điều kiện chuẩn hóa cho phép qubit được biểu diễn ở dạng tổng quát và tường minh hơn: vớ các tham số và là các số thực. Giá trị pha toàn cục không quan sát được nên có thể bỏ. Khi đó, biểu thức cho qubit có dạng: Các tham số và xác định một điểm trên một quả cầu đơn vị 3 chiều, được gọi là quả cầu Bloch. Dễ dàng nhận thấy rằng có vô số tổ hợp giữa theta và phi nghĩa là sẽ có vô số điểm trên quả cầu. Từ luận điểm này, một người có thể mong đợi lưu trữ toàn bộ bách khoa toàn thư thế giới vào một qubit. Tuy nhiên, luận điểm này là sai. Điểm sai đầu tiên là quả cầu Bloch chỉ là biểu diễn toán học và không có cách nào xác định sự định hướng của qubit trong quả cầu này. Thứ hai, kết quả của phép đo trên qubit luôn cho 0 hoặc 1 với một xác suất cho trước. Sau phép đo, hàm sóng bị suy sụp. Một điểm cần lưu ý là khi biểu diễn bằng quả cầu Bloch, những qubit nào trực giao với nhau thì vector bán kính của chúng đối song song với nhau. Đơn cử, các qubit và lần lượt được xác định tại điểm cực bắc và nam của quả cầu và chúng trực giao với nhau. Các biến thể của qubit Tương tự như qubit, nếu hệ được xét có d trạng thái hoặc mức khác nhau, hay nói cách khác là không gian Hilbert có d-chiều, thì hệ đó được gọi là qudit. Hiện nay, các hướng nghiên cứu cũng đã mở rộng sang cho hệ 3 mức, tức qutrit (tr- viết tắt cho tri-, nghĩa là 3). Trạng thái kết dính lượng tử Bên cạnh nguyên lý chồng chập trạng thái, lý thuyết lượng tử cho phép sự tồn tại của một trạng thái đặc biệt của qubit, gọi là kết dính lượng tử, điều mà lý thuyết cổ điển không có được. Xét một hệ gồm 2 qubit. Trạng thái tổng hợp của chúng là: Biểu thức cuối cùng là hiển nhiên. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, trạng thái tổng hợp của hệ không thể viết dưới dạng tích của 2 qubit, điển hình là một trong 4 trạng thái Bell: Nếu hệ 2 qubit này ở trạng thái kết dính lượng tử và giả sử mỗi qubit được trao cho Alice và Bob ở cách xa nhau. Alice tiến hành một phép đo lên một qubit và nhận được kết quả, giả sử |0>, thì ngay lập tức xảy ra sự suy sụp hàm sóng, và Bob khẳng định qubit của anh ta lúc đó là |0> mà không cần thực hiện phép đo. Điều này nghĩa là có sự tác động tức thời lên hệ ngay khi Alice thực hiện phép đo. Trạng thái kết dính lượng tử là một trạng thái rất đặc biệt, mà đến nay chưa lý thuyết nào mô tả đầy đủ về nó. Trạng thái này được coi là một tài nguyên vô cùng quý giá trong nghiên cứu khoa học thông tin lượng tử. Các hình thái vật lý của qubit Bất kỳ một hệ lượng tử 2 mức nào cũng có thể được sử dụng để biểu diễn qubit trong thực nghiệm. Ví dụ như trong quang học lượng tử, đối tượng nghiên cứu là photon thì qubit được biểu diễn bằng các trạng thái phân cực ngang hoặc dọc của photon. Trong vật lý nguyên tử, chúng có thể là các trạng thái tinh tế Zeeman của ion hoặc nguyên tử. Bảng dưới đây liệt kê một số các hệ quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu liên quan. Tham khảo Liên kết ngoài Qubit.org cổng thông tin về máy tính và tính toán lượng tử http://www.theory.caltech.edu/~preskill/ph229/#lecture Bài giảng môn học tính toán lượng tử của giáo sư J. Preskill tại Caltech. Đơn vị thông tin Khoa học thông tin lượng tử
1,169
8374
https://vi.wikipedia.org/wiki/Video
Video
Video (vi-đi-ô) là phương tiện điện tử để ghi, sao chép, phát lại, phát sóng và hiển thị hình ảnh chuyển động được lưu trữ trong các phương tiện. Video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, được thay thế nhanh chóng bằng hệ thống ống tia âm cực (CRT), sau đó được thay thế bằng một số loại màn hình phẳng. Các hệ thống video khác nhau về độ phân giải màn hình, tỷ lệ khung hình, tốc độ làm mới, khả năng màu sắc và các phẩm chất khác. Các biến thể tương tự và kỹ thuật số tồn tại và có thể được thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm phát sóng radio, băng từ, đĩa quang, tệp máy tính và truyền phát qua mạng. Lịch sử Công nghệ video lần đầu tiên được phát triển cho các hệ thống truyền hình cơ học, đã nhanh chóng được thay thế bằng hệ thống truyền hình ống tia âm cực (CRT), nhưng một số công nghệ mới cho các thiết bị hiển thị video đã được phát minh. Video ban đầu chỉ là một công nghệ sống. Charles Ginsburg đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu của Ampex phát triển một trong những máy ghi băng video thực tế đầu tiên (VTR). Năm 1951, máy ghi băng video đầu tiên đã ghi lại hình ảnh trực tiếp từ máy quay truyền hình bằng cách chuyển đổi các xung điện của máy ảnh và lưu thông tin vào băng video từ tính. Máy quay video được bán với giá 50.000 đô la Mỹ vào năm 1956 và băng video có giá 300 đô la Mỹ mỗi cuộn một giờ. Tuy nhiên, giá giảm dần qua các năm; vào năm 1971, Sony bắt đầu bán các máy ghi âm và băng ghi hình băng video (VCR) vào thị trường tiêu dùng. Việc sử dụng các kỹ thuật số trong video đã tạo ra video kỹ thuật số, cho phép chất lượng cao hơn và cuối cùng, chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ analog trước đó. Sau khi phát minh ra DVD vào năm 1997 và Blu-ray Disc vào năm 2006, doanh thu của băng video và thiết bị ghi âm đã giảm mạnh. Những tiến bộ trong công nghệ máy tính cho phép thậm chí cả máy tính cá nhân và điện thoại thông minh rẻ tiền có thể chụp, lưu trữ, chỉnh sửa và truyền video kỹ thuật số, giảm hơn nữa chi phí sản xuất video, cho phép các nhà sản xuất chương trình và đài truyền hình chuyển sang sản xuất không băng. Sự ra đời của phát sóng kỹ thuật số và quá trình chuyển đổi truyền hình kỹ thuật số tiếp theo đang trong quá trình đưa video analog vào tình trạng của một công nghệ kế thừa ở hầu hết các nơi trên thế giới. , với việc sử dụng ngày càng nhiều máy quay video độ phân giải cao với dải màu và dải màu được cải thiện và định dạng dữ liệu trung gian kỹ thuật số dải động cao với độ sâu màu được cải thiện, công nghệ video kỹ thuật số hiện đại đang hội tụ với công nghệ phim kỹ thuật số. Xem thêm DVD: Dĩa video Băng Video Cassette Video clip: Phim video ngắn Video Graphics Array Video Graphics Adapter: bộ mạch đồ họa Tham khảo Liên kết ngoài Truyền hình kỹ thuật số Công nghệ phim và video Truyền hình độ nét cao Công nghệ hiển thị Thuật ngữ truyền hình Lịch sử truyền hình Định dạng truyền thông
607
8378
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%20th%E1%BA%ADp%20ng%E1%BA%ABu%20nhi%C3%AAn
Thu thập ngẫu nhiên
Thu thập ngẫu nhiên là một phương pháp tư duy sáng tạo. Đây là phương pháp bổ sung thêm cho quá trình tập kích não. Phương pháp này được đề nghị bởi Edward de Bono. Đặc điểm và yêu cầu Xu hướng chung về sự suy nghĩ của con người là tư duy bởi sự nhận biết các kiểu mẫu mà người ta hay gọi nôm na là các "phương pháp" hay các "nếp suy nghĩ". Chúng ta phản ứng lại các mẫu đó dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ và mở rộng các kinh nghiệm này. Mặc dù vậy, đôi khi, chúng ta sẽ bị giam bên trong lối tư duy của mình. Với một nếp (phương pháp) tư duy đặc thù có thể sẽ không đủ để kiến tạo một lời giải tốt cho một loạt các vấn đề riêng biệt. Một ví dụ điển hình là trường hợp của các học sinh PTTH, chúng ta biết rất rõ, đa số khi giải các bài toán tích phân hay các bài toán hóa học định tính, các em đã được "gạo sẵn" các dạng toán theo một loại "công thức hay mẫu mã" được cung cấp bởi các thầy dạy (ở các trung tâm luyện thi) và cứ như thế "nhắm mắt" mà giải các đề bài cho đến khi gặp những bài tưởng chừng dùng công thức này hay công thức nọ có thể làm ra nhưng lại lay hoay mãi mà không tìm ra được một giải thuật đúng đắn. Kỹ thuật thu thập ngẫu nhiên cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với kiểu tư duy mà chúng ta đang sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có sẽ cùng được nối vào với nhau. Phương pháp này đòi hỏi người tiến hành phải biết dùng kĩ thuật động não. Các bước tiến hành Lưu ý: phần ví dụ theo sau phần này sẽ minh họa rõ ràng hơn các thủ thuật để tiến hành. Chọn ra ngẫu nhiên một danh từ trong một từ điển hay trong một danh mục các từ vựng đã được chuẩn bị từ trước. Thường danh từ được chọn là danh từ cụ thể sẽ giúp ích hơn. Danh từ cụ thể hiểu theo nghĩa là những danh từ chỉ vật mà mình có thể nhận biết bằng giác quan hay sờ mó được. Cách chọn ngẫu nhiên khác là lấy ra từ một tạp chí một danh từ nào đó hoặc có thể dùng sự hỗ trợ của phần mềm để chọn. Không nên chọn một danh từ trừu tượng hay một khái niệm tổng quát. Dùng danh từ này như là điểm khởi đầu cho giải quyết vấn đề bằng tập kích não. Nếu như từ được chọn không nằm trong phần chuyên môn của người tiến hành phương pháp này, có thể thấy mình sẽ có thêm nhiều tri thức sáng suốt nhờ vào các bước tìm tòi kế tiếp. Mặc dù vậy, cách tốt nhất là chọn những danh từ không liên quan gì đến vấn đề đang cần giải đáp nhưng lại có thể nằm trong chuyên môn của người tiến hành vì như thế nhiều ý tưởng mới hơn sẽ được tìm ra. Nếu như từ chọn ra là thích hợp, một dãy những ý kiến và khái niệm vào quá trình tập kích não sẽ nảy sinh. Trong khi một số từ tìm ra trở nên vô dụng, thì qua đó, có thể sẽ tìm ra những phương hướng mới cho vấn đề. Nếu bạn kiên trì nhiều lần, thì có thể tìm ra bước đột phá. Ví dụ Giả sử vấn đề muốn giải quyết là "giảm ô nhiễm không khí thành phố". Theo lối nghĩ thông thường, chúng ta đều thấy cách giải quyết là sử dụng thiết bị xúc tác để chuyển hóa các chất thải được gắn trong ống khói xe hơi và dùng các loại xăng sạch hơn sẽ có khả năng cháy gần như hoàn toàn trong buồng đốt cũng như là tăng cường việc lọc khí thải ở các nhà máy. Bây giờ lựa ngẫu nhiên một danh từ trích từ tựa của những cuốn sách trên tủ, chẳng hạn ta tìm thấy chữ "cây cỏ" (thực vật). Tập kích não từ chữ này bạn có thể đào bới tìm ra một số ý mới: Cây xanh trên các vệ đường có thể chuyển hoá CO2 thành O2. Tương tự, nếu thổi khí thải ra từ động cơ xe qua một dung môi của tảo thì cũng chuyển hoá được CO2 sang O2. Và có lẽ, bộ lọc không khí từ các phi thuyền không gian dùng cách này? Chứa vi khuẩn trao đổi lưu huỳnh vào bộ chuyển hóa khí thải để làm sạch chúng. Có lẽ hợp chất của nitơ cũng được làm giàu giống như vi khuẩn này? Sản phẩm của các loại cây cỏ là giấy. Giấy có thể dùng làm màng lọc của các bộ lọc không khí ở các máy điều hoà nhiệt độ, các động cơ nổ (xe hơi, xe gắn máy). Sản phẩm của cây cao su là nhựa có thể làm nguyên liệu chế tao bộ lọc không khí thải ra. Sản phẩm của cây mía là đường có thể chế thành rượu cồn một loại chất đốt sạch (dùng ở Brazil) Cây xanh sống nhờ năng lượng mặt trời, có thể nào thay vì dùng chất đốt gây ô nhiễm thì thay bằng năng lượng mặt trời hay các năng lượng sạch hơn. ... Trên đây là những ý kiến thô thiển nảy sinh. Một số có thể sai và không thực tế. Tuy nhiên, một trong chúng có thể dùng làm cơ sở cho những phát triển lợi ích. Biến thể của phương pháp Ngoài việc dùng các danh từ ngẫu nhiên người ta còn có thể dùng hình ảnh như là đối tượng để tập kích não tìm ý mới. Cách làm như sau: Nghĩ ra bất kì một chữ Anh ngữ nào, rồi lấy nó làm từ khóa điền vào khung tìm kiếm của máy truy tìm dữ liệu. Thay vì tìm các trang Web, thì dùng máy để tìm các hình ảnh. Bây giờ chọn ra một hình bất kì mà máy truy tìm cung cấp. Lấy nó làm đối tượng để tập kích não tương tự như đã tiến hành. Đọc thêm Tập kích não Tư duy sáng tạo Tham khảo Creative Thinking for Business Mind Tools Thu thập ngẫu nhiên -- bài do chính tác giả Võ Quang Nhân hiệu chỉnh và gửi đăng Tâm lý học Giáo dục học Logic Tư duy sáng tạo
1,118
8381
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%A9%20%C4%91%E1%BB%8F
Trĩ đỏ
Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) là một loài chim thuộc họ Trĩ. Danh pháp chi bắt nguồn từ tiếng Latinh phasianus, "trĩ". Danh pháp loài colchicus là tiếng Latinh của "Colchis" ( Georgia ngày nay), một quốc gia trên Biển Đen nơi mà chim trĩ đem đến châu Âu. Phasianus tách ra từ chi Gallus, một chi của gà rừng và gà thuần hóa, khoảng 20 triệu năm trước. Chim có nguồn gốc từ châu Á và vài nơi tại châu Âu như chân đồi phía bắc của Kavkaz và Balkan. Chúng được du nhập rộng rãi đến nơi khác như một loài chim săn tiêu khiển. Ở nhiều nơi trong phạm vi, cụ thể ở những nơi không có họ hàng, chẳng hạn tại châu Âu, nơi chúng được nhập tịch, chúng chỉ được gọi đơn giản là "chim trĩ". Trĩ khoang cổ vừa là tên được sử dụng cho loài trên khắp Bắc Mỹ và cũng là tên chung cho một số phân loài và các phân lớp của chúng có vòng cổ trắng. Đây là một loài chim săn tiêu khiển nổi tiếng, trong số những loài địa phương có tầm quan trọng hơn, có lẽ là loài phổ biến và cổ xưa nhất trên toàn thế giới. Trĩ đỏ là một trong những loài chim bị săn lùng nhiều nhất trên thế giới. Chúng được du nhập với mục đích đó ở nhiều vùng và cũng phổ biến ở các trang trại thú săn nơi chúng được nhân giống thương mại. Đặc biệt, trĩ đỏ khoang cổ được nuôi phổ biến và được đưa đến nhiều nơi trên thế giới; đàn vật nuôi của trang trại thú săn, mặc dù chưa có giống khác biệt nào được phát triển, có thể được coi là đã bán thuần dưỡng. Trĩ đỏ khoang cổ là bang điểu của bang Nam Dakota, một trong ba loài chim duy nhất của bang Hoa Kỳ không phải là loài có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài C Sách đỏ Việt Nam Chim Azerbaijan Chim Trung Quốc Chim Triều Tiên Chim Pakistan Chim châu Á Chim châu Âu Động vật được mô tả năm 1758 Gia cầm
355
8383
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%E1%BB%A3ng%20Ho%C3%A0ng%20trung%20%C4%91%C3%B4
Phượng Hoàng trung đô
Phượng Hoàng Trung Đô (鳳凰中都) là kinh thành do vua Quang Trung xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết; nay thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát, cách Phú Xuân khoảng 300 km, cách Đông Kinh Kẻ Chợ cũng khoảng 300 km. Lịch sử trong văn tịch Năm 1789, Quang Trung giao cho La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng (tứ linh) mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng (còn gọi là Phụng) để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (3 tháng 10 năm 1789), nhà vua viết: "Trẫm nay đóng đô tại Nghệ An, cùng tiên sinh gần gũi. Rồi đây, Tiên sinh hãy ra đây giúp nhau mà trị nước". Kinh đô ở Yên Trường tuy còn sơ sài nhưng thực sự đã được xây dựng, lấy tên là Phượng Hoàng Trung Đô. Để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô Nguyễn Huệ đã cho lính vây bắt dân, buộc họ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành công trình có tầm vóc lớn này. Theo các sử liệu nước ngoài, dân địa phương phản đối và mạnh ai người nấy trốn. Di tích Phượng Hoàng Trung Đô có 2 vòng thành gọi là thành Nội và thành Ngoại hình thang, chu vi: 2820 m, diện tích: 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3 m, sâu 3 m, mặt thành cao 3–4 m. Thành Nội xây bằng gạch vồ và đá ong, chu vi gần 1680 m, cao 2 m, cửa lớn mở ra hai hướng tây và đông. Trong thành nội có toà lầu rộng, cao 3 tầng, trước có bậc tam cấp bằng đá ong, sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái hoà dùng cho việc thiết triều. Nhìn từ trên không thì Thành Nội Phương Hoàng Trung Đô gần như hình tam giác: mặt hành phía Đông Bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng), phía Nam cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), phía Tây kéo dài qua cánh đồng theo một đường thẳng lên sát Mũi Rồng (một nhánh của núi Dũng Quyết. Sách La Sơn phu tử nói rõ thêm: Cũng theo sách La Sơn phu tử, về kích thước của thành Ngoại, ngoài các vách núi làm bức luỹ tự nhiên, còn phải đắp bờ thành nam dài 300 m, bờ thành tây dài 450 m. Bề đứng ở những đoạn phải đắp cũng rất cao vì để hài hoà với vách núi. Hoàng đế Quang Trung đã ngự giá đến Phượng Hoàng Trung Đô ít nhất là hai lần vào tháng 5 năm 1791 và tháng 1 năm 1792. Nhưng sáu tháng sau, vua đột ngột qua đời nên không kịp thiên đô từ Phú Xuân ra Trung Đô. Với sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, sau khi vua Quang Trung băng hà, vua Quang Toản lên ngôi không chèo chống nổi cơ đồ trước lực lượng phục thù của Nguyễn Ánh. Chúa Nguyễn Ánh sau lên ngôi lập ra nhà Nguyễn ở Huế và Phượng Hoàng Trung Đô cũng bị lãng quên. Ngày 28 Tháng Tư năm 1998, Bộ văn hóa thông tin thể thao Việt Nam đã ra quyết định số 313/ QĐ-VH công nhận di tích Phượng Hoàng Trung đô. Tham khảo Liên kết ngoài Phượng Hoàng Trung Đô - Tầm nhìn chiến lược của Quang Trung Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Thành cổ Việt Nam Xứ Nghệ Vinh Lịch sử Nghệ An Nhà Tây Sơn Cố đô Việt Nam
707
8387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cappuccino
Cappuccino
Cappuccino (; đọc như ca-pu-chi-nô) là thức uống có nguồn gốc từ Ý gồm cà phê và sữa khuấy bông (steamed milk). Ở Ý, quốc gia mà đồ uống này phổ biến nhất, theo truyền thống, được thưởng thức vào buổi sáng, vào bữa sáng hoặc sau đó, không bao giờ trong bữa ăn. Định nghĩa Bên ngoài nước Ý, cappuccino là một thức uống cà phê mà ngày nay thường bao gồm một tách espresso và sữa nóng, với bề mặt được phủ một lớp sữa có bọt. Cappuccino thường được pha chế bằng máy pha cà phê espresso. Cà phê espresso được đổ vào đáy cốc, tiếp theo là một lượng sữa nóng tương tự, được chuẩn bị bằng cách làm nóng và tạo kết cấu sữa bằng vòi hơi của máy pha cà phê espresso. Phần ba trên cùng của thức uống bao gồm bọt sữa; bọt này có thể được trang trí bằng các hình vẽ nghệ thuật được làm bằng cùng một loại sữa, được gọi là nghệ thuật pha cà phê . Trong một tách cà phê cappuccino truyền thống, được phục vụ ở Châu Âu và nghệ nhân trong quán cà phê (coffee house) ở Hoa Kỳ, tổng số espresso và sữa / bọt tạo thành khoảng . Các chuỗi nhà hàng cà phê thương mại ở Mỹ thường phục vụ cappuccino dưới dạng đồ uống hoặc lớn hơn. Ở Ý, một cappuccino bao gồm espresso; phần còn lại của cốc chứa đầy sữa và bọt bằng nhau. Ngoài phạm vi nước Ý, tỷ lệ cà phê espresso, sữa và bọt thường bằng 1/3 mỗi loại. Cappuccino theo truyền thống thường nhỏ (tối đa 180 ml) với lớp bọt dày, trong khi "latte" truyền thống lớn hơn (200–300 ml). Caffè latte thường được phục vụ trong tách lớn; Cappuccino chủ yếu được đựng trong tách 150–180 ml có tay cầm. Cappuccino truyền thống có một lớp bọt sữa kết cấu dày hơn 1 cm; microfoam là sữa được đánh bọt / hấp trong đó các bọt nhỏ và nhiều đến mức không thể nhìn thấy, nhưng làm cho sữa nhẹ và đặc hơn. Do đó, bọt nhỏ sẽ vẫn còn một phần trên cốc khi cà phê espresso được rót vào đúng cách cũng như trộn đều với phần còn lại của cappuccino. Giải vô địch Barista Thế giới đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 2000, và trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, các barista cạnh tranh phải sản xuất — cho bốn giám khảo cảm quan — trong số các thức uống khác là bốn cappuccino, được định nghĩa trong các Quy tắc và Quy định của WBC như [...] một thức uống cà phê và sữa phải tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa sữa ngọt và cà phê espresso đậm đà [....] Cappuccino được pha chế với một tách espresso, sữa có kết cấu và bọt. Độ dày của lớp bọt tối thiểu 1 cm [....] Cappuccino là đồ uống có tổng thể tích từ 150 ml đến 180 ml. Lịch sử và từ nguyên Trong quá khứ, cái tên này có xu hướng đề cập đến sự tương đồng với màu nâu theo thói quen của Dòng Tu sĩ Minor Capuchin. Trên thực tế, nguồn gốc của nó có liên quan mật thiết đến sự phổ biến của cùng một loại cà phê ở châu Âu và đặc biệt là ở Đế chế Áo-Hung của thế kỷ 17-18. Một truyền thuyết rất phổ biến liên kết tên của ông với câu chuyện về một giáo chủ dòng Capuchin, Cha Marco d'Aviano, một vị chủ nhiệm người Friulian được Giáo hoàng Innocent XI cử đến Vienna vào tháng 9 năm 1683, với mục đích thuyết phục các cường quốc châu Âu thành một liên minh chống lại Người Ottoman Hồi giáo đang bao vây họ. Trong một quán cà phê ở Vienna, lần đầu tiên anh ấy đã "sửa" lại vị quá đậm của cà phê với sữa, và thức uống mới sẽ được đặt biệt danh là kapuziner, hay "cappuccino" trong tiếng Đức. Mặc dù gọi thức uống thời đó đúng hơn là cà phê sữa đơn giản nhưng không biết mọi chuyện thực sự diễn ra như thế nào. Có lẽ một người có tên là Johannes Theodat, chủ sở hữu của một trong những cửa hàng cà phê Vienna đầu tiên, đã thử nghiệm các loại thức uống cà phê pha chế kiểu mới. Một giả thuyết khác trên thực tế, Franciszek Jerzy Kulczycki, người vào năm 1685, cũng ở Vienna, đã sở hữu một lượng lớn cà phê bị người Hồi giáo bỏ lại, ông tìm cách làm cho nó ngọt hơn, đã pha chế lại bằng sữa và mật ong; theo truyền thuyết, tương tự cũng sẽ nhúng một biến thể của kipferl, một món tráng miệng có từ thế kỷ 13 và là tổ tiên của croissant , và có hình dạng giống như lưỡi liềm, do đó, dấu hiệu khinh thường quân Ottoman xâm lược. Trong suốt thế kỷ 18, đồ uống gọi là là kapuziner đã được làm phong phú với các hương liệu mới, gia vị và kem đánh bông lên trên, đặc biệt lan rộng ở Friuli Venezia Giulia và khắp Đế quốc Áo-Hung. Vào cuối cùng thế kỷ đó, thời trang cappuccino chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị thủ công lớp bọt sữa bên trên; nhưng chỉ vào đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của những chiếc máy pha cà phê espresso đầu tiên trên thị trường, thức uống này mới bắt đầu có kết cấu như hiện nay, từ công đoạn tạo bọt sữa thông qua vòi phun hơi nước. Chuẩn bị Tại Ý, đồ uống này thường được làm ngọt, thường đi kèm với bánh sừng bò hoặc các loại bánh nướng hoặc bánh ngọt khác. Cappuccino thường bao gồm khoảng 125 mL sữa và 25 mL cà phê. Bọt (hoặc tốt hơn là kem), được chuẩn bị bằng một công cụ cụ thể gọi là máy đánh bọt sữa (montalatte), Tách cà phê hoàn chỉnh phải đẹp, đặc, không có khí và có số lượng bằng khoảng 1/3 tách cappuccino. Đôi khi, để hoàn thiện, người ta rắc thêm cacao hoặc quế. Có rất nhiều biến thể trên thế giới. Ở Ý các biến thể chính là cappuccino đậm và cappuccino nhạt. Gần đây, các kỹ thuật pha cappuccino hiện đại ngày càng nâng cao tính thẩm mỹ của cappuccino'art coffee hoặc latte art được trang trí bằng các hình vẽ từ sữa rót từ bình (bricchetto hay pitcher). hoặc các công cụ cầm tay. Tham khảo Liên kết ngoài Coffeegeek with how-to steam guide Italian Espresso National Institute Coffee Taster, the free newsletter of the International Institute of Coffee Tasters, featuring articles on the quality of espresso, chemical and sensory analysis, market trends Cappuccino Ẩm thực Ý
1,146
8389
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linh%20ki%E1%BB%87n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD
Linh kiện điện tử
Các linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Phân loại Phân loại linh kiện điện tử có thể có nhiều tiêu chí khác nhau. Song với ý nghĩa phục vụ cho phân tích mạch và khả năng mô hình hoá thành mạch tương đương để tính toán được các tham số mà mạch điện thiết kế ra có thể đạt được, thì sự phân loại theo tác động tới tín hiệu điện được quan niệm là hợp lý nhất. Trong phân loại này thì bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không có sự cần thiết phải ghi chú, như công suất lớn, toả nhiệt, gây nhiễu,... Linh kiện tích cực là loại tác động phi tuyến lên nguồn nuôi AC/DC để cho ra nguồn tín hiệu mới, trong mạch tương đương thì biểu diễn bằng một máy phát tín hiệu, như diode, transistor,... Linh kiện thụ động không cấp nguồn vào mạch, nói chung có quan hệ tuyến tính với điện áp, dòng, tần số, như điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến áp,... Linh kiện điện cơ tác động điện liên kết với cơ học, như thạch anh, relay, công tắc,... Vì rằng không có vật liệu nào có tính năng vật lý lý tưởng và không có sự tuyến tính lý tưởng, nên những linh kiện như "điện trở điện áp" nằm vào giữa các phân loại hàn lâm. Linh kiện Tích cực Linh kiện bán dẫn Diode Diode chỉnh lưu Diode Schottky: Diode có tiếp giáp kim loại-bán dẫn và cho ra điện áp rơi phân cực thuận thấp Diode Zener: Diode ổn áp. Diode TVS (Transient voltage suppression diode): Diode dùng cho mạch hạn chế điện áp. Varicap hay Varactor: Diode biến dung dùng làm tụ điện. LED (Light-emitting diode): Diode phát sáng. laser: (LD)-laser diode- Diode phát quang nhờ bức xạ cưỡng bức. Photodiode: Diode quang (cảm quang). Avalanche photodiode: Diode quang làm việc ở miền gần đánh thủng. Pin mặt trời, photovoltaic cell, PV array hoặc panel: biến ánh sáng thành điện tích. DIAC, Diode Trigger (SIDAC) – thường dùng cho khởi SCR Diode ổn dòng (Constant-current): ít dùng. Bơm nhiệt điện (Peltier cooler) – một loại bơm nhiệt bán dẫn (semiconductor heat pump) Transistor Transistor: Transistor lưỡng cực (BJT, hoặc gọn là "transistor") – NPN hoặc PNP Phototransistor: transistor có cửa sổ ở vỏ để ánh sáng chiếu được vào base, dùng như Photodiode Transistor Darlington, Sziklai pair (complementary Darlington) – NPN hoặc PNP: transistor ghép. IGBT (Insulated-gate bipolar transistor): transistor có cực điều khiển cách ly. Transistor hiệu ứng trường hoặc transistor trường (FET, Field-effect transistor): JFET (Junction Field-Effect Transistor) kênh N hoặc P MOSFET (Metal Oxide Semiconductor FET) kênh N hoặc P MESFET (MEtal Semiconductor FET) HEMT (High electron mobility transistor) Thyristor: SCR (Silicon-controlled rectifier hay Thyristor) TRIAC (TRIode for Alternating Current) – Bidirectional SCR UJT (Unijunction transistor) Programmable Unijunction transistor (PUT) SIT (Static induction transistor) SITh (Static induction thyristor) Mạch tích hợp IC Digital IC Analog Các modul chế sẵn: modul cấp nguồn, modul tần số chuẩn, modul hiển thị,... Cảm biến hiệu ứng Hall – cảm biến từ trường (Hall effect sensor) Quang điện tử, hiển thị Opto-Isolator, Photocoupler, Optocoupler Opto switch, Opto interrupter, Optical switch, Optical interrupter, Photo switch, Photo interrupter CRT (Cathode ray tube) LCD (preformed characters, dot matrix) (passive, TFT) Neon (individual, 7 segment display, Nixie), phần lớn đã lỗi thời. LED (individual, 7 segment display, starburst display, dot matrix) Flap indicator (numeric, preprinted messages) Màn hình plasma (dot matrix) Đèn điện tử chân không Các đèn (ống điện tử) đã lỗi thờiː Diode, Triode, Tetrode, Pentode, Hexode, Pentagrid, Octode,... Đèn vi sóng (Microwave) Klystron: đèn khuếch đại vi sóng công suất cực lớn, dùng ở trạm phát/chuyển tiếp sóng trong phát thanh hoặc thông tin liên lạc, kể cả liên lạc với vệ tinh. Magnetron: đèn phát vi sóng, ví dụ trong lò vi sóng. Đèn Traveling-wave Đèn quang điện (Phototube), Photodiode: cảm quang, hiện dùng trong phát hiện ánh sáng cực yếu, cỡ vài photon. Đèn nhân quang điện (Photomultiplier tube, PMT): cảm quang có kèm dynode để khuếch đại. Vacuum fluorescent display (VFD) – một dạng màn hiện CRT không quét cỡ nhỏ, đã lỗi thời. Đèn phát tia X: dùng ở máy chiếu X-quang trong y tế, phân tích hóa,... Nguồn điện Pin, Ắc quy các loại Pin mặt trời Pin nhiệt (Thermoelectric generator, Seebeck generator) – phát điện khi có gradient nhiệt Linh kiện thụ động Điện trở Tụ điện Tụ điện tích hợp Tụ điện MIS: tụ điện được chế tạo theo công nghệ bán dẫn, gồm 3 lớp kim loại - điện môi - chất bán dẫn (metal-isolator-semiconductor), trong đó điện môi là polyme. Tụ điện trench Tụ điện cố định Tụ điện gốm (Ceramic): tụ có điện môi chế tạo theo công nghệ gốm. Tụ điện màng (film): tụ có điện môi là màng plastic (plastic film). Tụ điện mica: tụ có điện môi là mica. Tụ hóa: hay tụ điện điện phân (electrolytic capacitor), dùng chất điện phân phù hợp với kim loại dùng làm anode để tạo ra cathode, nhằm đạt được lớp điện môi mỏng và điện dung cao. Tụ hóa nhôm: có anode (+) làm bằng nhôm. Tụ hóa tantali: có anode (+) làm bằng tantali. Tụ hóa niobi: có anode (+) làm bằng niobi. Tụ polyme, tụ OS-CON: dùng điện phân là polyme dẫn điện. Siêu tụ điện (Supercapacitor, Electric double-layer capacitor - EDLS) Siêu tụ điện Nanoionic: chế tạo theo công nghệ lớp kép nano để đạt mật độ điện dung cực cao. Siêu tụ điện Li ion (LIC): chế tạo theo công nghệ lớp kép lai để đạt mật độ điện dung siêu cao. Tụ điện vacuum: điện môi chân không (lỗi thời). Tụ điện biến đổi: tụ thay đổi được điện dung. Tụ điện tuning: tụ thay đổi dải rộng dùng trong mạch điều hưởng Tụ điện trim: tụ thay đổi dải hẹp để vi chỉnh Tụ điện vacuum biến đổi (lỗi thời). Tụ điện ứng dụng đặc biệt: Tụ điện filter: tụ lọc nhiễu, có một bản cực làm vỏ nối mát, bản cực kia có hai đầu nối. Tụ điện phát sáng (Light-emitting): tụ phát sáng khi tích điện? Tụ điện motor: tụ dùng cho để khởi động và tạo từ trường xoay cho motor. Tụ điện photoflash: tụ dùng cho đèn flash như đèn flash máy ảnh, cần đến phóng điện nhanh. Dãy tụ điện (network, array): các tụ được nối sẵn thành mảng. Varicap: Diode bán dẫn làm việc ở chế độ biến dung. Cảm ứng từ điện Cuộn cảm Chấn lưu Điện trở cảm ứng điện Ampe kế hiệu ứng hall Memristor Networks Transducer, cảm biến Cảm biến quang học hay sóng điện từ nói chung Cảm biến nhiệt hồng ngoại, nhiệt chuyển động Cảm biến tiệm cận từ Cảm biến áp suất Cảm biến tiệm cận sóng âm Cảm biến biến dạng Cảm biến góc xoay Cảm biến rung Cảm biến gia tốc Cảm biến la bàn Cảm biến từ thông Cảm biến gas, ethanol, chất khí Cảm biến đo hạt bụi, khói Cảm biến lửa Một số cảm biến có thể dùng linh kiện chuyên dụng, hoặc dùng linh kiện phát để thu 1 dạng năng lượng tín hiệu từ một nguồn phát cùng loại. Antenna Antenna Lưỡng cực Yagi Phased array Antenna vòng (Loop antenna) Antenna Parabolic dish Log-periodic dipole array Biconical Feedhorn Linh kiện điện cơ Cápː Power cord, Patch cord, Test lead Phần tử gốm áp điện Crystal (thạch anh) – Ceramic crystal phát tần số chính xác Ceramic resonator – Ceramic crystal phát tần số bán chính xác Ceramic filter - phần tử lọc bằng gốm, lọc tín hiệu xoay chiều có tần số ổn định (trong thực tế nó như Ceramic resonator) Surface acoustic wave (SAW) filters Động cơ áp điện - Động cơ siêu âm (Ultrasonic motor) Loa áp điện (Piezo buzzer) Microphone gốm Đầu nối Đầu nối điện: Đầu nối XLR, Đầu nối DIN, Đầu nối RF,... Socket Terminal Screw terminal Terminal Blocks Pin header Chuyển mạch, công tắc Switch – Manually Electrical description: SPST, SPDT, DPST, DPDT, NPNT (general) Technology: slide switch, toggle switch, rocker switch, rotary switch, nút bấm (pushbutton) Keypad DIP switch - dãy công tắc được chế với hàng chân kiểu DIP như vi mạch logic Footswitch Cầu dao (Knife switch) Micro switch – công tắc kích hoạt cơ học với tác động tự khớp (snap) Limit switch – công tắc kích hoạt cơ học với cảm nhận giới hạn dịch chuyển Công tắc thủy ngân (Mercury switch): công tắc phản ứng với độ nghiêng, làm giọt thủy ngân cắt mạch điện Công tắc lực ly tâm (Centrifugal switch) Công tắc từ trường (Reed switch) Công tắc nhiệt (Thermostat) Công tắc độ ẩm (Humidistat) Rơ le – công tắc điều khiển bằng điện Cầu chì, bảo vệ Cầu chì – bảo vệ mạch một lần quá dòng, dùng dây chì đứt mạch khi nóng chảy Circuit breaker – bảo vệ mạch nối lại được bằng cơ học Resettable fuse or PolySwitch – bảo vệ mạch nối lại được bằng mạch bán dẫn (solid state device) Ground-fault protection, residual-current device – bảo vệ mạch nối đất Metal oxide varistor (MOV), surge absorber (hấp thụ quá áp), Diode TVS – bảo vệ mạch tránh quá áp Inrush current limiter – bảo vệ mạch tránh dòng điện cao xâm nhập Đèn phóng điện khí (Gas discharge tube) – bảo vệ mạch tránh điện áp cao Khe đánh lửa (Spark gap) – bảo vệ mạch tránh điện áp quá cao. Chống sét (Lightning arrester) Tham khảo Xem thêm Ký hiệu điện tử Sơ đồ mạch điện Electronic components ghi rõ hơn Kỹ thuật điện tử Mạch điện tử Điện tử học
1,656
8396
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20s%C6%A1%20%E1%BB%A9ng%20tuy%E1%BB%83n
Hồ sơ ứng tuyển
Hồ sơ ứng tuyển (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động. Ngoài ra, CV thường được ưa chuộng trong giới học thuật và hầu như chỉ được sử dụng khi nộp đơn xin việc ở hầu hết các quốc gia khác ngoài Canada hoặc Hoa Kỳ. Đặc điểm chung Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết. Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, hồ sơ lý lịch thường dài nhiều trang và trình bày tóm tắt chi tiết về nền tảng học vấn và bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, ấn phẩm, bài thuyết trình và bài giảng, danh hiệu và các thành tích khác. Ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập. Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Trong những năm 2010, việc các ứng viên cung cấp bản CV điện tử cho nhà tuyển dụng bằng email, trang web tuyển dụng trực tuyến hoặc sử dụng các website dịch vụ mạng xã hội định hướng việc làm, chẳng hạn như LinkedIn đã trở nên phổ biến. Việt Nam Tại Việt Nam, các nhà tuyển dụng yêu cầu hồ sơ lý lịch của một cá nhân phải được đóng dấu chứng nhận và ký của Ủy ban Nhân dân phường (xã), hoặc Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng, Phòng tư pháp cấp huyện. Các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn. Mẫu in sẵn có mục về lịch sử gia đình. Ngoài ra còn một số các website giúp cho người tìm việc tìm được những mẫu hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch mà họ chia sẻ. Khi đi xin việc ở Việt Nam, quy định chung là phải mang theo một bộ hồ sơ xin việc bao gồm các loại giấy tờ như sau: - 01 Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu - 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy) - 01 CV xin việc - 01 Giấy khám sức khoẻ (trong vòng 6 tháng) - Các loại bằng cấp, chứng chỉ - Bản photo chứng minh thư - 04 ảnh 4x6 Mỹ Từ "Curriculum Vitae" tại Hoa Kỳ mang ý nghĩa của một bản tự giới thiệu bản thân, có thể dài hơn vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục, các bài xuất bản, các giải thưởng đạt được,... nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các công trình đã làm bởi ứng viên. CV kiểu này hay được các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu. Từ résumé có ý nghĩa gần với sơ yếu lý lịch hơn, thường chỉ ngắn gọn một đến hai trang, thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Thuật ngữ résumé (xuất phát từ tiếng Pháp) có nghĩa là "tóm tắt", thường bị thay thế bằng một hình thái đơn giản hơn của nó, chủ yếu là bởi các người Mỹ không phát âm được tiếng Pháp như resumé hay ngay cả resume. CV ở Mỹ còn có một số đặc điểm sau: Không khuyến khích kèm ảnh chụp cá nhân trong CV, trừ ngành nghệ thuật biểu diễn. Các CV cho vị trí nghiên cứu khoa học hay liệt kê các sự kiện cũ nhất trước. Các ngành khác liệt kê sự kiện mới nhất trước. Trước thập niên 1990, dòng đầu tiên hay ghi mục đích ứng cử. Ngày nay công thức này đã lỗi thời. Anh Tại Anh, từ "Curriculum Vitae" hay "CV" là các từ tiêu chuẩn được sử dụng, thay cho từ "résumé" của Mỹ. Đức Tại các nước nói tiếng Đức, một CV bao giờ cũng phải kèm theo hình ảnh chân dung của người đứng đơn. Pháp Thông thường, các CV ở Pháp phải luôn được kèm theo lettre de motivation (tạm dịch là đơn xin), trong đó nói thêm về cá nhân (nhiệt huyết, các điểm mạnh và những gì người xin việc có thể mang đến), các yêu cầu và các mong đợi, và tất nhiên đề nghị được gặp gỡ. Tham khảo Liên kết ngoài EServer TC Library: Résumés 10 mẹo để viết một CV tiếng Anh thành công tại theguardian.com Quản trị nhân sự Việc làm Tuyển dụng Thuật ngữ tiếng Latinh
937
8398
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%9F%20kh%C3%A1ng
Trở kháng
Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong SI bằng đơn vị đo Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Khái niệm trở kháng còn đóng vai trò trong vật lý khi nghiên cứu dao động điều hòa. Khái niệm này được chính thức có vị trí trong lịch sử kỹ thuật điện từ tháng 7 năm 1886, với đóng góp của Oliver Heaviside. Trở kháng được biểu thị tổng quát như sau: Với R là điện trở (Resistance), X là điện kháng (Reactance). Dòng điện một chiều Với dòng điện một chiều, tại trạng thái cân bằng: Tụ điện có mô hình là hai bản cực dẫn điện ngăn cách bởi điện môi, có trở kháng biến thiên tùy vào điện trở của điện môi, bản cực so với hiệu điện thế biến thiên giữa hai chân tụ, thường là vô cùng lớn và được coi như không dẫn điện. Cuộn cảm có mô hình là cuộn dây có điện trở không đáng kể, tương đương với một dây dẫn điện. Điện trở có trở kháng đúng bằng giá trị điện trở, một số thực. Khái niệm trở kháng tổng quát vẫn có ý nghĩa với mạch điện chứa tụ điện, cuộn cảm, điện trở khi nghiên cứu trạng thái chuyển tiếp, lúc mới đóng mạch điện hay mới ngắt nguồn điện. Dòng điện xoay chiều Khi đặt hiệu điện thế là một hàm điều hòa theo thời gian, hoặc tổng của các hàm điều hòa: Tụ điện làm dòng sớm pha π/2 so với hiệu điện thế Cuộn cảm làm dòng bị trễ pha π/2 so với hiệu điện thế Điện trở không thay đổi pha của dòng điện. Điện trở Điện trở sẽ kháng lại dòng điện một kháng trở Cuộn cảm 1) Trở kháng của cuộn dây được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của cuộn cảm : Điện kháng của cuộn dây : Điện ứng của cuộn dây là pha của dòng điện: : điện cảm (Inductance) của cuộn dây. 2) Điện thế của cuộn dây là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của cuộn dây Điện thế trên điện ứng của cuộn dây dẫn trước điện thế trên điện kháng một góc 90ο. 3) Cuộn dây có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng và thời gian đạt đến tần số này là . Tụ điện 1) Trở Kháng của tụ điện được định nghĩa là tổng của điện kháng và điện ứng của tụ điện : Điện kháng của tụ điện : Điện ứng của tụ điện là pha của dòng điện: : điện dung (Capacitance) của tụ điện. 2) Điện thế của tụ điện là tổng của điện thế trên điện kháng với điện thế trên điện ứng của tụ điện Điện thế trên điện ứng của tụ điện đi sau điện thế trên điện kháng của tụ điện một góc 90ο. 3) Tụ điện có một tần số cảm ứng, tần số khi điện kháng bằng điện ứng, tại tần số bằng và thời gian đạt đến tần số này là CR. Trở kháng tổng cộng của mạch điện được tính giống với mạch điện một chiều, nhưng trên các số phức. Một cách tổng quát, nó thường là số phức: Với X là phần ảo của trở kháng, được gọi là điện kháng, có giá trị phụ thuộc vào tần số của hiệu điện thế; R là phần thực của trở kháng, được gọi là trở kháng thuần, . Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Resistance, Reactance, and Impedance Điện trở Tham số điện Đại lượng vật lý Điện tử học Điện trở và điện dẫn
671
8399
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20kh%C3%A1ng
Điện kháng
Trong các hệ thống điện và điện tử, điện kháng (tiếng Anh: electrical reactance) là sự cản trở dòng điện của một phần tử trong mạch điện do điện cảm hoặc điện dung của phần tử đó. Phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp được áp dụng. Điện kháng tương tự như điện trở, nhưng nó khác nhau ở một số khía cạnh. Điện kháng được sử dụng để tính biên độ và thay đổi pha của dòng điện xoay chiều hình sin (AC) đi qua một phần tử mạch. Nó được ký hiệu là biểu tượng . Một điện trở lý tưởng có điện kháng bằng 0, trong khi cuộn cảm và tụ điện lý tưởng có điện trở bằng 0 – nghĩa là chỉ đáp ứng với dòng điện bằng điện kháng. Khi tần số tăng, phản ứng cảm ứng (cuộn cảm) tăng và phản ứng điện dung (tụ điện) giảm. So sánh với điện trở Điện kháng tương tự như điện trở trong đó phản ứng lớn hơn dẫn đến dòng điện nhỏ hơn cho cùng một điện áp. Hơn nữa, một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử chỉ có phản ứng (và không có điện trở) có thể được xử lý giống như một mạch được làm hoàn toàn bằng các phần tử không có phản ứng (điện trở thuần). Những kỹ thuật tương tự này cũng có thể được sử dụng để kết hợp các yếu tố với phản ứng với các yếu tố có điện trở nhưng thường cần số phức. Điều này được xử lý dưới đây trong phần về trở kháng. Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa điện trở và điện kháng. Đầu tiên, phản ứng thay đổi pha để dòng điện qua phần tử được dịch chuyển bằng một phần tư chu kỳ so với điện áp đặt trên phần tử. Thứ hai, công không bị tiêu tan trong một thành phần điện kháng thuần túy mà được lưu trữ thay thế. Thứ ba, các điện kháng có thể mang giá trị âm để chúng có thể 'loại bỏ' lẫn nhau. Cuối cùng, các phần tử mạch chính có điện kháng (tụ điện và cuộn cảm) có điện kháng phụ thuộc tần số, không giống như các điện trở thường có cùng điện trở cho tất cả các tần số. Tham khảo Đại lượng vật lý Điện trở và điện dẫn
409
8401
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20lu%E1%BA%ADt%20Ohm
Định luật Ohm
Định luật Ohm là một định luật vật lý về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có phương trình toán học mô tả mối quan hệ như sau: Với I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (đơn vị: ampere). V (trong chương trình phổ thông, V còn được ký hiệu là U) là điện áp trên vật dẫn (đơn vị volt), R là điện trở (đơn vị: ohm). Trong định luật Ohm, điện trở R không phụ thuộc vào cường độ dòng điện và R luôn là 1 hằng số. Định luật Ohm được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Georg Ohm[1] và được phát hành trên một bài báo năm 1827, mô tả các phép đo điện áp và cường độ dòng điện qua một mạch điện đơn giản gồm nhiều dây có độ dài khác nhau, Ông trình bày một phương trình phức tạp hơn một chút so với trên để giải thích kết quả thực nghiệm của mình (xem phần Lịch sử dưới đây). Phương trình trên là dạng hiện đại của định luật Ohm. Trong vật lý, thuật ngữ định luật Ohm cũng được dùng để chỉ các dạng khái quát khác của luật Ohm gốc. Ví dụ đơn giản sau: , Trong đó J là mật độ dòng tại một vị trí nhất định trong vật liệu điện trở, E là điện trường tại vị trí đó, và σ (Sigma) là một tham số phụ thuộc vật liệu được gọi là độ dẫn. Đây là dạng khác của Định luật Ohm viết bởi Gustav Kirchhoff. Định luật Ohm đối với toàn mạch: cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. Lịch sử Ohm là một định luật rất quan trọng trong điện học, định luật do một nhà vật lý học người Đức tên là Georg Ohm (1789 - 1854) phát minh.  Ohm nghiên cứu các tính chất của điện trở trong những năm 1825 và 1826, và công bố kết quả vào năm 1827 trong cuốn Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet ("Nghiên cứu phương trình toán học của mạch điện"). Ông đã lấy cảm hứng từ công trình nghiên cứu của Fourier về lý thuyết sự truyền nhiệt để chứng minh để giải thích nghiên cứu của mình. Từ nhỏ Ohm đã được cha dạy môn toán, cũng được cha ông rèn luyện đôi tay khéo léo, đó cũng chính là cơ sở để sau này ông đã tự tay chế tạo được các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu. Vào năm 1811 ông nhận học vị tiến sĩ ở trường Đại học Bilett Island. Vào thời kỳ trước Ohm người ta còn chưa có ý niệm rõ ràng về cường độ dòng điện, về điện áp, còn khái niệm điện trở thì về cơ bản chưa có. Do điều kiện kinh tế khó khăn, trong thời gian dài Ohm phải làm gia sư và là thầy giáo dạy ở trường trung học. Đến khi mất việc dạy học, ông cơ hồ mất cơ hội trở thành một nhà vật lý học vĩ đại của thời đại. Trong thời gian rảnh rỗi, ông tranh thủ tự tay thiết kế, chế tạo các dụng cụ để tiến hành các thực nghiệm nghiên cứu khoa học. Dựa theo phương pháp của Coulomb, ông chế tạo ra máy đo lực của dòng điện để đo cường độ dòng điện, đồng thời đưa đến định nghĩa về sức điện động, đưa ra khái niệm chính xác về cường độ dòng điện và điện trở. Từ hiện tượng nhiệt phát ra trong dây dẫn khi, có dòng điện chạy qua, ông so sánh tỉ lệ giữa nhiệt phát ra và cường độ dòng điện chạy qua mà tìm ra các quy luật tương ứng. Qua một số lớn thí nghiệm tiến hành phân tích mối liên hệ giữa điện áp, cường độ dòng điện và điện trở, qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, cuối cùng năm 1826 ông phát minh ra định luật mang tên ông đó là định luật Ohm. Tuy nhiên sau khi Ohm công bố định luật mà ông đã lao tâm khổ tứ nghiên cứu hàng chục năm trời mới tìm ra được, định luật vẫn chưa gây được sự chú ý của giới khoa học và chưa được coi trọng mà còn bị hoài nghi, thậm chí bị đả kích. Thời bấy giờ ở Đức chỉ có số ít nhà khoa học thừa nhận định luật Ohm, một trong số đó là nhà khoa học Sweig hết sức ủng hộ ông. Chính ông này đã giúp ông công bố luận văn, viết thư khuyến khích: ''Xin ngài cứ tin rằng khi đám mây đen tan đi thì ánh sáng chân lý sẽ chói sáng và niềm vui sẽ xua đuổi chúng đi''. Nhưng luồng gió mạnh chân chính ''xua tan đi đám mây mù”; lại từ nước Anh thổi đến. Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tặng cho Ohm huy chương Kapply, đó là vinh dự cao quí đối với các nhà khoa học thời bấy giờ. Từ đó công trình của Ohm mới được công nhận rộng rãi. Để ghi nhớ đến ông, người ta đã lấy tên ông đặt tên cho định luật và đặt tên cho đơn vị đo điện tử. Phạm vi áp dụng Định luật Ohm được hình thành trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, Trong hầu hết các thí nghiệm với nhiều vật liệu khác nhau, Ohm thấy rằng cường độ dòng điện gần như tỷ lệ thuận so với điện trường. Đa số các kim loại và nhiều vật liệu dẫn điện khác tuân thủ định luật Ohm một cách gần đúng. nó đơn giản hơn so với Phương trình Maxwell. Định luật Ohm đã được kiểm chứng trên một loạt các quy mô lớn về chiều dài. Vào đầu thế kỷ 20, người ta cho rằng định luật Ohm sẽ có thể áp dụng ở quy mô nguyên tử, nhưng các thí nghiệm thực hiện không như kỳ vọng. Vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng định luật Ohm hoạt động với các dây dẫn silicon nhỏ chỉ rộng bốn nguyên tử và dày một nguyên tử. Dạng vi phân Ở dạng vi phân, định luật Ohm liên hệ giữa cường độ điện trường, E, với mật độ dòng điện, j, và điện trở suất, ρ: E = j ρ Dòng xoay chiều Với dòng điện xoay chiều, một thiết bị Ohm sẽ tuân theo định luật Ohm như sau: V = I Z với Z là trở kháng tại tần số của hiệu điện thế, không phụ thuộc vào độ lớn của hiệu điện thế. Xem thêm Định luật Poiseuille Tham khảo [1] Mathematical work on the electrical circuit from 1827 - Die galvanische Kette, mathematisch bearbeitet Liên kết ngoài Máy tính trực tuyến - Định luật Ohm Điện áp Điện trở và điện dẫn Định lý mạch Georg Ohm Kỹ thuật điện tử
1,227
8412
https://vi.wikipedia.org/wiki/In%20th%E1%BA%A1ch%20b%E1%BA%A3n
In thạch bản
In thạch bản còn gọi là in litô, in đá là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS. In ấn Nguyên lý Nguyên lý của in thạch bản trong ngành in ấn dựa vào lực đẩy giữa dầu và nước. Dầu và nước không trộn lẫn nhau và luôn có xu hướng tách rời nhau. Hình ảnh ngược của những vệt dầu được dính trên một bề mặt. Sau đó, bề mặt này được ngâm vào nước rồi nhấc lên. Nước nhanh chóng chảy đến các vị trí chưa dính dầu trên bề mặt, nhờ lực đẩy với dầu. Tiếp đến, một trống mực dầu lăn qua bề mặt. Mực dầu là loại mực hòa tan trong dầu, nhưng bị đẩy ra trong nước. Như vậy các chỗ dính dầu sẽ có mực, còn chỗ dính nước thì không. Hình ảnh mực trên bề mặt sẽ giống hình ảnh vệt dầu ban đầu. Mực này có thể được áp trực tiếp, hay qua trung gian, vào giấy hay bề mặt cần in để tạo hình ảnh xuôi. Các công nghệ ban đầu Kỹ thuật in này được sáng chế bởi Alois Senefelder ở Bohemia vào năm 1798, và là công nghệ in mới đầu tiên sau in khắc nổi của thế kỷ 15. Trong các phiên bản đầu tiên của kỹ thuật, người ta hay dùng bề mặt của đá vôi để vẽ dầu lên. Do đó mới có tên gọi in đá. Sau khi có hình dầu trên đá, axít được đổ lên để dầu thẩm thấu sâu vào trong đá. Khi dầu đã ngấm vào trong đá, keo Ả Rập, một dung dịch nước, được đổ lên sau đó, bám vào những chỗ chưa có dầu, để dầu không thấm loang ra những chỗ này. Khi in, nước dính vào chỗ có keo Ả Rập, còn mực dầu dính vào những chỗ còn lại. Vài năm sau khi được sáng chế, kỹ thuật này đã được dùng để in màu. Các họa sĩ thích phương pháp này vì họ có thể dùng sáp dầu vẽ ngược trực tiếp trên đá, hoặc vẽ sáp dầu xuôi trên giấy rồi áp lên đá. Phương pháp in màu bằng công nghệ này được hoàn thiện vào thế kỷ 19 với tên gọi in thạch bản màu. Nhiều tác phẩm in màu đẹp đã ra đời tại châu Mỹ và châu Âu thời kỳ này. Với kỹ thuật in màu, các phiến đá khác nhau được dùng cho mỗi màu, và bản in sẽ được in lần lượt qua các phiến đá. Khó khăn nhất là phải căn chính xác vị trí các hình màu sao cho không bị lệch nhau. Kỹ thuật hiện đại Ngày nay kim loại (nhôm) hay chất dẻo đã thay thế các bản đá. Các bản này có bề mặt dính nước (có thể được đánh nhám), được phủ bởi một lớp nhũ tương nhạy sáng. Một phim âm bản của hình cần in được đặt bên trên thạch bản, rồi được chiếu ánh sáng, để lọt ánh sáng với cường độ theo hình ảnh dương bản lên lớp nhũ tương. Lớp nhũ tương sau đó được tráng bằng chất hóa học, rửa trôi những phần được chiếu ít ánh sáng. Thạch bản này sau đó được cuộn lên một trống, lăn qua nước. Nước dính vào phần nhám lộ ra của bản, tức là phần hình âm bản. Sau đó trống mực sẽ lăn lên, dính mực vào phần nhũ tương nhẵn, tức là phần hình dương bản. Nếu áp trực tiếp bản này lên giấy, ta thu được bản in, nhưng bản in sẽ dính nước. Để cải tiến, người ta áp bản mực lên trống cao su, đế dính mực lên trống này, nhưng ép hết nước rơi ra ngoài. Trống này sau đó truyền mực lên giấy. Phương pháp này chính là in thạch bản offset. Nhiều cải tiến công nghệ đã liên tục được thực hiện, như in nhiều màu trong một lần in, hay phương pháp rắc mực Dahlgren không cần đến giai đoạn tách nước ra khỏi bản in. Sự xuất hiện của xuất bản trên máy tính giúp mọi người dễ dàng tạo các bản in một cách chuyên nghiệp. Máy chụp bản giúp in trực tiếp từ máy tính lên phim mà không qua giai đoạn chụp ảnh trung gian. Máy chế bản giúp loại bỏ mọi công đoạn tráng phim, đưa tín hiệu số máy tính trực tiếp lên bản in. In thạch bản trong công nghệ bán dẫn Xem bài chính quang thạch bản. Công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn áp dụng các phương pháp của in thạch bản. Phương pháp in thạch bản cũng dùng cho các ứng dụng MEMS, vì có khả năng tạo các chi tiết có kích cỡ micrômét trên một bề mặt rộng. Trong chế tạo bán dẫn, công nghệ này hay áp dụng cho bề mặt silíc, nhưng một số vật liệu khác cũng được dùng. Lĩnh vực này đã có quang thạch bản phi quang bản mới xuất hiện. Tham khảo (bằng tiếng Anh) Ivins, William Jr. Prints and Visual Communication. Cambridge: Harvard University Press, 1953. ISBN 0-262-59002-6 Liên kết ngoài (bằng tiếng Anh) Museum of Modern Art information on printing techniques and examples of prints Examination of Prints by David Cycleback, srebrne zlote monety monety, numizmatyka THE INVENTION OF LITHOGRAPHY , by Alois Senefelder, (Eng. trans. 1911) pracownia suknie ślubne Warszawa sukienki komunijne In ấn Thiết kế giao tiếp Thiết kế đồ họa
933
8413
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20l%C3%A0m%20s%E1%BB%AFa%20%C4%91%E1%BA%ADu%20n%C3%A0nh
Máy làm sữa đậu nành
Một máy làm sữa đậu nành là một đồ điện gia dụng tự động nấu sữa đậu nành, một thức uống làm từ đậu tương. Máy làm sữa đậu nành có thể được đặt chương trình làm sữa các loại hạt cây và ngũ cốc khác như sữa đậu xanh, sữa hạnh nhân và các thức uống sinh tố từ rau. Sữa đậu nành tự làm ở nhà thường rẻ hơn mua sẵn. Ngoài ra, nó có thể được chế biến phù hợp khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của người uống. Okara, một sản phẩm phụ bổ dưỡng trong quá trình làm sữa đậu nành, có thể dùng làm nguyên liệu cho nhiều công thức nấu. Việc chế biển sữa đậu nành tại gia, nếu không dùng máy, thường khá vất vả với các giai đoạn như ngâm nước đậu tương, xay đậu bằng cối xay, chắt nước, rồi nấu. Máy làm sữa đậu nành thực hiện các bước này tự động, đơn giản hóa việc tự làm sữa đậu nành ở nhà. Hoạt động cơ bản Một máy làm sữa đậu nành hoạt động giống như một sự kết hợp giữa máy xay sinh tố và máy pha cà phê tự động. Đậu tương đã ngâm được đổ vào cốc lọc của máy. Tại đó máy sẽ nghiền đậu thành một thứ bột nhão và mịn. Hỗn hợp này sau đó được lọc (tương tự như lọc trà) vào nước, rồi được đun nóng, làm chín cả đậu và okara. Đa số máy làm sữa đậu nành có cơ chế để ngắt và bật quá trình đun sôi sữa, tránh việc sữa bị tràn ra ngoài. Bình đun được cắt điện khi mực nước dâng lên đỉnh của bình đựng, rồi lại được bật khi sữa trở về một mức nhất định. Cơ chế này lặp lại trong suốt quá trình đun sữa, kéo dài khoảng 15 phút. Sau khi sữa đã chín hoàn toàn, máy sẽ tự động tắt, để lại okara trong cốc lọc và sữa đậu nành trong bình đun. Nhiều máy kêu "bíp" khi việc chế biến sữa đã hoàn thành. Tham khảo Dụng cụ nấu ăn Hàng điện tử gia dụng
361
8416
https://vi.wikipedia.org/wiki/Video%20CD
Video CD
VCD (viết tắt của thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh Video Compact Disc) là một kỹ thuật nén phim ảnh (hình ảnh và âm thanh) trên đĩa CD. VCD có thể được chơi trên các máy đọc VCD, máy tính cá nhân, và nhiều máy đọc DVD. Tiêu chuẩn VCD được sáng chế bởi Sony, Philips, Matsushita, và JVC vào năm 1993 và là một tiêu chuẩn của Sách Trắng. Lịch sử VCD (Video Compact Disc) được giới thiệu năm 1993 bởi các hãng: Philips, JVC, Matsushita, và Sony trên cơ sở của CD-i và CD-ROM XA. Đĩa này chứa khoảng 74 phút video theo định dạng MPEG-1 (hoặc chứa âm thanh kỹ thuật số dạng ADPCM) Năm 1993, hai tiêu chuẩn lưu trữ quang học mật độ cao (high-density) bắt đầu được phát triển, một là đĩa MultiMedia Compact Disc, được hỗ trợ bởi Philips và Sony, và định dạng còn lại là Super Density Disc, hỗ trợ bởi Toshiba, Time Warner, Matsushita Electric, Hitachi, Mitsubishi Electric, Pioneer, Thomson, và JVC. Tổng giám đốc IBM, Lou Gerstner, đóng vai trò như một người "mai mối", đã tạo nên một nguồn lực thúc đẩy hai bên tạo nên một định dạng chuẩn chung duy nhất, khi ông thấy trước sự tái hiện cuộc chiến định dạng videotape giữa VHS và Betamax vào những năm 1980. SVCD (Super Video Compact Disc) là một định dạng chứa video ở độ phân giải cao hơn so với chuẩn VCD thông thường. Xem thêm DVD miniDVD Tham khảo CD Lưu trữ video Phát minh của Nhật Bản Khoa học và công nghệ Nhật Khoa học và công nghệ Hà Lan Thiết bị nghe nhìn theo ra mắt năm 1993 Công nghệ thông tin Nhật Bản Công nghệ thông tin Hà Lan Phát minh của Nhật Bản
287
8429
https://vi.wikipedia.org/wiki/Albrecht%20D%C3%BCrer
Albrecht Dürer
Albrecht Dürer (; ; 21 tháng 5 năm 1471 – 6 tháng 4 năm 1528) là một họa sĩ, một nhà đồ họa và một lý thuyết gia về nghệ thuật nổi tiếng ở châu Âu. Dürer là một nhà nghệ thuật lớn trong thời kỳ của Chủ nghĩa nhân văn và Phong trào Cải cách. Cuộc đời Tuổi thơ cho đến khi tự lập 1497 Cha của Albrecht Dürer, cũng có tên là Albrecht, được gọi là Albercht Dürer der Ältere (Albrecht Dürer Già), đến Nürnberg từ Hungary vào năm 1455 và làm nghề thợ kim hoàn tại đây. Năm 1467 ông cưới Barbara Holper, con gái của người thợ cả của ông ở Nürnberg. Trong số 18 người con của cuộc hôn nhân này Albrecht Dürer là người con thứ ba được sinh vào ngày 21 tháng 5 năm 1471. Ngay từ thời còn trẻ ông đã phải theo cha vào xưởng để học nghề thợ kim hoàn. Bức tự họa bán thân mà ông vẽ trên giấy da (parchment) vào năm 1484 và tranh Đức mẹ Maria với hai thiên thần vào năm 1485 là xuất phát từ thời gian này. Từ cuối năm 1486 cho đến năm 1490 ông học và làm việc cho họa sĩ Michael Wolgemut tại Nürnberg. Theo nhiều dấu hiệu thì Dürer đã tham gia vào công việc phác thảo quyển "Sử biên niên thế giới Schedel" (phát hành năm 1493). Ngoài ra Dürer cũng đã học hỏi ở các nhà khắc kim loại thời bấy giờ (như Martin Schongauer). Từ năm 1490 đến năm 1494 Dürer đi chu du qua vùng lưu vực sông Rhein. Hành trình của chuyến đi chu du đầu tiên trong 3 chuyến đi xa của ông không được biết chính xác. Có thể ông đã đến Hà Lan hay trung lưu sông Rhein trước khi ông về đến vùng Elsaß (tiếng Pháp: Alsace) vào năm 1492, ở nơi mà ông không kịp gặp gỡ Martin Schongauer đã qua đời vào ngày 2 tháng 2 năm 1491 tại Colmar. Sau đấy ông đi về Basel (Thụy Sĩ). Năm 1494 ông cưới Agnes Frey, con gái của một gia đình khá giả ở Nürnberg. Trong thời gian sau đó cho đến 1500 ông đã sáng tác một loạt tranh phong cảnh vẽ màu nước nhỏ với các đề tài ở Nürnberg hay hình ảnh từ những chặn đường trong chuyến đi Venezia (Ý) bắt đầu vào tháng 10 năm 1494. Tháng 5 năm 1495 ông trở về lại Nürnberg. Từ 1497 đến 1505 Năm 1497 ông bắt đầu tự lập. Trong thời kỳ đầu tiên của cuộc Đời nghệ sĩ ông sáng tác chủ yếu là các bức họa chân dung: chân dung cha của ông (1497), bức chân dung tự họa (1498), chân dung thương gia Oswald Krell từ Lindau (Đức) (1499), chân dung tự họa (1500), chân dung của Friedrich Khôn ngoan (1494/1497). Thế nhưng thời gian chính ông dành cho công việc khắc kim loại và vẽ đồ họa cho khắc gỗ. Đặc biệt là ông đã thử nghiệm khắc kim loại rất sớm. Bản khắc đầu tiên xác định được niên đại là vào năm 1497. Ngoài ra trong khoảng thời gian này (1498) còn có các tác phẩm: "Khải Huyền của Gioan" (tiếng Anh: Book of Revelation), là một bộ khắc gỗ gồm 16 bản và "Adam và Eva" (1502) là một tác phẩm khắc đồng. Chuyến đi Venezia Năm 1505 ông đến Venezia lần thứ hai, nơi của những nhà họa sĩ thời kỳ Phục hưng nổi tiếng của trường phái Venezia: Tizan, Giorgione và Palmavecchio. Nhưng người gây ấn tượng nhiều nhất cho ông là Giovanni Bellini, người mà trong một bức thư ông đã ca tụng là "họa sĩ giỏi nhất". Các thương gia người Đức ở Venezia đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ thánh Barttholomew một bức tranh lớn, "Lễ Mân Côi" (tiếng Anh: Feast of the Most Holy Rosary), bức tranh mà sau này Hoàng đế Rudolf II đã mua lại với một số tiền lớn và dùng 4 người để mang về Praha (Cộng hòa Séc). Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao và Hội đồng thành phố Venezia đã mời ông ở lại thành phố lâu dài với tiền lương hằng năm là 200 đồng Duca, Dürer quyết định trở về lại thành phố quê hương trong mùa thu năm 1506. Từ 1506 đến 1520 Trong số các tác phẩm đầu tiên của Dürer sau khi ông trở về từ Ý phải kể đến "Chân dung một người đàn ông trẻ" (1507) hiện lưu trữ trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật (Kunsthistorische Museum) ở Viên (Áo). Cũng cùng trong năm này ông vẽ bức tranh khỏa thân "Adam và Eva". Trong hai năm 1507 và 1508 ông vẽ bức tranh do Tuyển hầu tước Friedrich Khôn ngoan đặt vẽ cho nhà thờ ở Wittenberg (Đức), hiện nay cũng trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật tại Wien. Sau đó Dürer bắt đầu tác phẩm nổi tiếng "Thăng thiên và Đăng quang Maria" mà nhà quý tộc Jakob Heller ở Frankfurt am Main (Đức) đã đặt ông vẽ cho Nhà thờ dòng Dominican (tiếng La tinh: Ordo Praedicatorum) tại Frankfurt am Main. Tác phẩm này đã mang lại cho nhà thờ một nguồn thu nhập lớn khi các người xem tranh phải chi tiền vào cửa. Sau khi Hoàng đế Rudolf II không mua lại được mặc dầu đã ngỏ ý muốn trả số tiền là 100.000 Gulden, bức tranh này được Công tước Maximilian I của Bayern mua lại với giá 1.000 Thaler vào năm 1613. Trong vụ cháy lớn ở lâu đài München vào năm 1673 bức tranh này đã bị hư hại một phần. Một bản sao của Paul Juvenel hiện đang ở trong lâu đài Saalhof thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử tại Frankfurt am Main bên cạnh hai bức tranh cánh vẫn còn giữ được. Trong khoảng thời gian 1509 đến 1516 (có thể là 1511) ông sáng tác bức họa nổi tiếng trên gỗ "Tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi của các thánh", xuất phát là cho nhà nguyện ở Landau (Đức) nhưng sau đó (khoảng 1600) được Hội đồng Nürnberg tặng cho Hoàng đế Rudolf II. Ở phía dưới của bức tranh Dürer đã tự vẽ mình là một nhân vật nhỏ cầm một tấm bảng mang dòng chữ tiếng La tinh. Hiện nay bức tranh này được trưng bày trong Viện bảo tàng Lịch sử nghệ thuật ở Wien. Cũng trong khoảng thời gian này, ngoài nhiều tác phẩm khắc gỗ và khắc kim loại nhỏ, Dürer đã sáng tác ba loạt tranh khắc gỗ thuộc vào trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: "Nỗi khổ hình của Giê-xu nhỏ" (1509 và 1510), nguyên thủy gồm 37 bản khắc gỗ "Nỗi khổ hình của Giê-xu lớn" (1510) bao gồm 11 bản vẽ về cuộc đời của Chúa cứu thế và một tranh bìa, diễn đạt và khổ của bản khác với loại nhỏ. "Cuộc đời của Maria" (1510 và 1511) bao gồm 20 bản. Bắt đầu từ thời gian này các tác phẩm của Dürer chủ yếu là khắc gỗ và khắc kim loại, rất ít tranh vẽ. Các bản khắc kim loại nổi tiếng của ông cũng đều là từ khoảng thời gian này: "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ", "Thánh Jerome" (1514) và "Melencolia I" (1514). Dürer đã nhiều lần vẽ theo yêu cầu của Hoàng đế Maximilian I. Chậm nhất là từ khoảng thời gian 1510/1511 đã có những mối quan hệ mà có thể là do Willibald Pirckheimer môi giới. Tất cả các tác phẩm này ít nhất cũng là gián tiếp tôn vinh danh dự và vinh quang Hoàng đế. Đây cũng là thời gian mà ông tiếp xúc với các tác phẩm của Martin Luther, "người đã giúp đỡ tôi rất nhiều". Chuyến đi Hà Lan (1520-1521) Ngày 12 tháng 6 năm 1520 Dürer cùng vợ khởi hành qua Bamberg, Frankfurt, Köln đi đến Antwerpen và các thành phố Hà Lan khác, chuyến đi kéo dài cho đến mùa thu năm sau đó. Ở mọi nơi ông đều được chào mừng nồng nhiệt. Hội đồng thành phố Antwerpen đã không thể mời ông cư ngụ lâu dài tại thành phố này với tiền lương hằng năm là 300 Gulden, tặng ông một căn nhà, sinh sống miễn phí và trả tiền cho tất cả các công việc làm cho chính quyền của ông. Hoàng đế Karl V vừa lên ngôi công nhận các đặc quyền ông được hưởng trước đó (đây thật ra là mục đích chính của chuyến đi này). Rất nhiều tác phẩm chân dung của các giáo sĩ, nhà quý tộc và nhà nghệ thuật là kết quả của chuyến đi Hà Lan. Ngày 2 tháng 7 năm 1521 ông bắt đầu trở về. Những năm sau đó Hai trong số những tác phẩm quan trọng nhất của ông được sáng tác vào năm 1526: Hai sứ đồ Gioan và Phê-rô và Hai sứ đồ Mác-cô và Phao-lô. Cũng trong năm này ông vẽ bức tranh sơn dầu chân dung "Hieronymus Holzschuher" được coi là tác phẩm vẽ chân dung đẹp nhất của ông. Chịu đựng hậu quả của bệnh sốt rét từ chuyến đi Hà Lan, Dürer mất đột ngột vào ngày 6 tháng 4 năm 1528, ngay trước khi ông tròn 57 tuổi. Mộ phần của ông hiện nay nằm trong nghĩa trang Johannis tại Nürnberg, không xa mộ phần của người bạn ông là Willibald Pirchheimer. Các đóng góp trong lịch sử nghệ thuật Dürer đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển khắc gỗ và khắc kim loại. Ông đã giải phóng kỹ thuật khắc gỗ ra khỏi "nhiệm vụ minh họa sách" và mang lại cho kỹ thuật này tầm cỡ của một tác phẩm nghệ thuật độc lập có thể đặt bên cạnh tranh vẽ. Dürer tạo được một thang tông màu rộng lớn giữa đen và trắng và vì thế đưa khắc gỗ đến gần khắc kim loại. Cũng như cho khắc gỗ ông đã cách mạnh hóa và làm hoàn hảo kỹ thuật khắc kim loại. Ông nổi tiếng khắp châu Âu qua các tác phẩm như "Hiệp sĩ, Thần chết và Quỷ dữ" và "Melencolia I". Giống như Tizian, Michelangelo và Raffael, Dürer nhận ra được ý nghĩa của kỹ thuật đồ họa là dùng để truyền bá tiếng tăm nghệ thuật và thông qua việc bán các tác phẩm để có thu nhập. Dürer đã phát hành các tác phẩm của mình bằng nhà xuất bản riêng của ông và thông qua các nhà bán sách. Bên cạnh sáng tác nghệ thuật Dürer cũng viết nhiều tác phẩm về lý thuyết trong nghệ thuật. Ngoài ra ông còn nghiên cứu về cách xây thành lũy. Bức tường thành Ulm (Đức) được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 16 là theo bản vẽ của ông. Các tác phẩm Chú thích Liên kết ngoài http://www.ibiblio.org/wm/paint/auth/durer/ http://www-groups.dcs.st-andrews.ac.uk/~history/Mathematicians/Durer.html http://www.artchive.com/artchive/D/durer.html http://www.aiwaz.net/durer/ http://www.abcgallery.com/D/durer/durer.html Art Gallery - Albrecht Durer Tác phẩm của Albrecht Dürer Dürer, Albrecht Dürer, Albrecht Bài cơ bản dài trung bình Mất năm 1528 Nghệ sĩ Đức
1,860
8431
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99%20nghi%C3%AAng%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o
Độ nghiêng quỹ đạo
Độ nghiêng quỹ đạo là một trong số các tham số quỹ đạo xác định hướng của mặt phẳng quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu. Nó thường được ký hiệu bằng chữ i và được đo bằng độ. Định nghĩa trên áp dụng cho hầu hết thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Với các hệ có quỹ đạo ngoài Hệ Mặt Trời, đôi khi không tìm được mặt phẳng tham chiếu thích hợp nào, người ta có thể định nghĩa lại độ nghiêng quỹ đạo. Ví dụ với sao đôi, độ nghiêng quỹ đạo được định nghĩa là góc giữa pháp tuyến mặt phẳng quỹ đạo và phương nối từ hệ đến người quan sát. Sao đôi có độ nghiêng quỹ đạo 90 độ có thể che khuất nhau khi quay. Các ví dụ Với, quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, mặt phẳng tham chiếu thường là mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất), nhất là trong các quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, người ta cũng có thể lấy mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng chứa xích đạo của Mặt Trời, Sao Mộc,... tùy vào ứng dụng cụ thể Độ nghiêng quỹ đạo của các vệ tinh tự nhiên hay vệ tinh nhân tạo thường được đo với mặt phẳng tham chiếu chứa xích đạo của thiên thể mà vệ tinh bay quanh: độ nghiêng 0 độ: vệ tinh bay trên mặt phẳng xích đạo và cùng chiều quay với thiên thể chủ độ nghiêng 90 độ: vệ tinh bay qua hai cực Nam và Bắc của thiên thể chủ độ nghiêng 180 độ: vệ tinh bay trên mặt phẳng xích đạo và ngược chiều quay với thiên thể chủ Với Mặt Trăng, người ta hay tính độ nghiêng quỹ đạo so với mặt phẳng hoàng đạo, một giá trị tương đối ổn định so với việc dựa vào mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Công thức Trong cơ học thiên thể có thể tính độ nghiêng quỹ đạo, i, qua công thức: với: hz thành phần chiếu của h lên phương z của hệ quy chiếu, h là mômen động lượng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Xem thêm Độ nghiêng trục quay Tham khảo Cơ học thiên thể Tham số quỹ đạo Thuật ngữ thiên văn học Quỹ đạo ru:Кеплеровы элементы орбиты#Наклонение
393
8444
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20l%C3%BD%20v%E1%BB%8B%20nh%C3%A2n
Nguyên lý vị nhân
Nguyên lý vị nhân là một khái niệm của triết học, được hình thành dựa trên ý tưởng chính đó là sự tồn tại của các tham số đặc trưng của vũ trụ mà chúng ta quan sát, có thể không xác định được một cách trực tiếp thông qua các định luật cơ bản của vật lý, nhưng bằng lý lẽ về sự tồn tại của các quan sát viên thông thái. Nói cách khác, ý tưởng ở đây là các đặc tính và trạng thái tồn tại hiện nay của vũ trụ là như vậy để phát sinh sự tồn tại của chúng ta, những người quan sát thông minh có khả năng đặt vấn đề và nghiên cứu về nó. Tham khảo Xem thêm Nghịch lý Fermi Các hình thức khác nhau của nguyên lý vị nhân: • Nguyên lý vị nhân yếu: Các hằng số vật lý của vũ trụ là như vậy nên đã làm cho sự sống và ý thức tồn tại. • Nguyên lý vị nhân trung bình: Trong ít nhất một thế giới... của vũ trụ đa thế giới, sự sống phải phát triển. • Nguyên lý vị nhân mạnh: Vũ trụ phải có những tính chất để cho sự sống phát triển bên trong nó vào một lúc nào đó. • Nguyên lý vị nhân tột cùng: Trí tuệ phải phát triển trong vũ trụ và sao đó không bao giờ tuyệt duyệt. Vũ trụ học Thuật ngữ triết học Khái niệm triết học Vũ trụ học vật lý Nguyên tắc Nguyên lý vị nhân
258
8445
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cara
Cara
Cara hay Carat là đơn vị đo khối lượng sử dụng trong ngành đá quý, nó tương đương với 0,2 gram (200 miligram). Lịch sử và sử dụng Từ này ở Việt Nam chỉ xuất hiện từ khi người Pháp đến. Trong một số ngôn ngữ châu Âu, chẳng hạn như trong tiếng Anh từ carat (tức cara trong tiếng Việt) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp keration (quả của cây carob-một loại cây xanh lưu niên ở vùng Địa Trung Hải, tên khoa học là Ceratonia siliqua), thông qua các ngôn ngữ như tiếng Ả Rập và tiếng Latinh. Các hạt của quả carob đã được sử dụng như là quả cân trong các phép cân đo chính xác vì kích thước đồng nhất của nó. Trong quá khứ, các quốc gia khác nhau có cara riêng của mình, xấp xỉ bằng trọng lượng của hạt carob. Tuy nhiên, năm 1907 cara có giá trị bằng 200 miligam trong hệ mét đã được chấp thuận, và hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Lưu ý: Cara có thể chia nhỏ hơn nữa thành các "điểm". Một cara bằng 100 điểm. Kara - phát âm giống như cara, ký hiệu là K, là đơn vị đo độ tinh khiết của vàng. Tham khảo Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường kim hoàn
225
8446
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kara%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%29
Kara (đơn vị)
Kara, viết tắt là K, trong ngành kim hoàn là đơn vị đo lường độ tinh khiết của các kim loại quý hay các hợp kim của chúng, chẳng hạn như vàng. Trong ý nghĩa này, một kara bằng 1/24 độ tinh khiết tính theo trọng lượng. Vì thế vàng 24 K là vàng tinh khiết, vàng 12 K có độ tinh khiết 50% v.v. Hệ thống kara được bổ sung hay thay thế bằng hệ thống độ tinh khiết thang phần nghìn, trong đó độ tinh khiết được biểu diễn theo thang phần nghìn. Các kara phổ biến được sử dụng để đúc vàng thỏi, đồ trang sức là: 24 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 999) 22 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 916) 20 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 833) 18 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 750) 16 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 625) 14 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 585) 10 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 417) 9 K (độ tinh khiết thang phần nghìn là 375) Lưu ý Trong tiếng Việt, còn có từ "cara" - phát âm giống như từ này, nhưng ký hiệu là c - là đơn vị đo khối lượng của các loại đá quý. Trong ngành kim khí Việt Nam, các loại vàng ta chủ yếu có độ tinh khiết 99,99% (vàng 4 số 9), 99,9% (vàng 3 số 9) và vàng 99% (vàng 2 số 9). Do vậy, thuật ngữ "kara" chỉ áp dụng đối với các loại vàng nhập khẩu hay vàng tây. Bắt nguồn từ chữ "kara", trong tiếng Việt có từ "cà rá" để chỉ chiếc nhẫn bằng hợp kim hệ thống vàng-đồng. Trong ngành kim hoàn Việt Nam Các hợp kim có độ tinh khiết dưới 24 K là hợp chất của kim loại gốc, thêm với một tỷ lệ nhất định kim loại khác. Với vàng, vàng trắng có thể là bạc, đồng, đồng thau… Với các có thể là đồng, thau... Vàng Ý, vàng Nga, bạc Thái... so với vàng, bạc Việt Nam không có gì khác biệt. Có khác chỉ ở tỉ lệ các kim loại pha chế thêm vào. Hiện nay, các hợp chất để pha chế kim loại, dân trong nghề gọi là Hội, có bán sẵn. Nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, Ý, Thái Lan, Mỹ... Chính vì vậy, hợp chất vàng, vàng trắng, bạc pha chế tại Việt Nam hiện nay không thua kém hàng nhập khẩu. Nhiều cửa hàng lợi dụng sự không hiểu biết của khách hàng, khi bán sản phẩm có thể nói là vàng Ý, vàng Nga để bán sản phẩm với giá đắt chứ thực ra các hợp kim vàng, vàng trắng, bạc... đều được pha chế tại Việt Nam. Sản phẩm cũng được sản xuất tại Việt Nam. Xem thêm Cara Chú thích Đơn vị đo độ tinh khiết Hệ đo lường kim hoàn Kim loại quý
488
8450
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20%C4%91%E1%BB%99%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91i%E1%BB%83m%20n%C3%BAt%20l%C3%AAn
Kinh độ của điểm nút lên
Kinh độ của điểm nút lên, hay kinh độ điểm mọc, viết tắt là Ω, là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo một thiên thể khi bay quanh một thiên thể khác dưới lực hấp dẫn. Nó là góc giữa phương nối khối tâm hệ và điểm nút lên (hay điểm mọc quỹ đạo) với phương xuân phân trên mặt phẳng tham chiếu. Với các vật thể bay quanh Mặt Trời, điểm xuân phân là một trong hai giao điểm của mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo trên thiên cầu, là vị trí của Mặt Trời lúc xuân phân; còn mặt phẳng tham chiếu là mặt phẳng hoàng đạo. Trong hệ tọa độ hoàng đạo này, kinh độ của điểm nút lên còn được gọi là hoàng kinh độ của điểm nút lên. Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm mọc quỹ đạo sẽ vô định, dẫn đến việc kinh độ điểm mọc bị vô định. Công thức Trong cơ học thiên thể, đối với quỹ đạo elíp, kinh độ điểm nút lên, Ω, có thể được tính theo véctơ trạng thái quỹ đạo: Ω = arccos(nx/|n|) (nếu ny < 0, Ω = 2 π - Ω ở trên) với: nx là thành phần của n chiếu lên phương x của hệ quy chiếu, n là véctơ chỉ theo phương của điểm nút lên (như vậy véctơ này nằm trên mặt phẳng tham chiếu, có thành phần chiếu lên phương z của hệ quy chiếu bằng 0). Nếu quỹ đạo có độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, Ω không định nghĩa được. Trên thực tế tính toán, trường hợp này, người ta có thể quy ước Ω bằng 0; tức là phương của "điểm nút lên" n/|n| = (1,0,0). Xem thêm Xuân phân Điểm nút lên của quỹ đạo Tham khảo Cơ học thiên thể Thuật ngữ thiên văn học Quỹ đạo ru:Кеплеровы элементы орбиты#Долгота восходящего узла
326
8459
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acgumen%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%ADn%20%C4%91i%E1%BB%83m
Acgumen của cận điểm
Acgumen của cận điểm (viết tắt là ω) là một tham số quỹ đạo để xác định quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa điểm nút lên của quỹ đạo (giao điểm của quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu, khi thiên thể đi từ Nam lên Bắc) và cận điểm quỹ đạo (điểm trên quỹ đạo nằm gần tâm của hệ quy chiếu nhất), đo trên mặt phẳng quỹ đạo, và theo chiều chuyển động của thiên thể. Nếu mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng tham chiếu, tức là độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, điểm nút lên của quỹ đạo sẽ vô định. Với chuyển động trên quỹ đạo tròn, cận điểm quỹ đạo cũng vô định. Cả hai trường hợp này dẫn đến việc acgumen của cận điểm bị vô định. Trong hệ Mặt Trời, do cận điểm quỹ đạo còn được gọi là điểm cận nhật, nên acgumen của cận điểm còn được gọi là acgumen của điểm cận nhật. Công thức Trong cơ học thiên thể, acgumen của cận điểm ω được tính theo: ω = arccos((n • e)/(|n| |e|)) (nếu ez < 0, ω = 2 π - ω ở trên) với: n là véctơ chỉ theo phương của điểm nút lên của quỹ đạo (như vậy véctơ này nằm trên mặt phẳng tham chiếu, có thành phần chiếu lên phương z của hệ quy chiếu bằng 0). e là véctơ độ lệch quỹ đạo (chỉ theo hướng đến cận điểm quỹ đạo). Nếu độ nghiêng quỹ đạo bằng 0, acgumen của cận điểm là bất định. Trên thực tế tính toán, người ta có thể quy ước: ω = arccos(ex/|e|) với ex là thành phần của e chiếu lên phương x của hệ quy chiếu. Trong trường hợp quỹ đạo tròn, có thể quy ước ω = 0. Xem thêm Tham số quỹ đạo Tham khảo Cơ học thiên thể Thuật ngữ thiên văn học Quỹ đạo
318
8471
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cyanogen
Cyanogen
Cyanogen là hợp chất hóa học có công thức phân tử là (CN)2. Gốc CN có tính chất tương tự như các halogen. Giống như các halogen, nó tạo thành các phân tử bao gồm hai nhóm CN, phân tử có cấu tạo N≡C-C≡N. Các hợp chất chứa nhóm CN được gọi là các cyanide, cyanat. "Cyanogen" được nói đến như là nhóm CN đơn trong một số phân tử, chẳng hạn như clo cyanide (NCCl). Tính chất Cyanogen ở nhiệt độ phòng là một khí không màu với mùi hăng. Nó có nhiệt độ nóng chảy là -27,9 ℃ (-18,2 ℉) và nhiệt độ sôi là -20,1 ℃ (-4,2 ℉). Tỷ trọng riêng của nó khoảng gấp 2 lần không khí ở cùng nhiệt độ và áp suất. Giống như thuộc tính của các cyanide, nó rất độc vì nó ức chế hoạt động của hemoglobin trong việc hấp thụ oxy trong máu khi nó bị khử thành các cyanide. Điều chế Cyanogen có thể điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt nóng thủy ngân(II) cyanide. Trong công nghiệp, nó được sản xuất bằng cách oxy hóa hydro cyanide, thông thường bằng sử dụng clo với xúc tác bằng silic dioxide hoạt tính hay nitơ dioxide với xúc tác muối đồng. Cyanogen cũng được tạo ra khi nitơ (N2) và acetylen (C2H2) tác dụng với nhau trong tia lửa điện hay hồ quang. Lịch sử Cyanogen có một lịch sử lâu dài, có lẽ lần đầu tiên nó được tổng hợp vào năm 1782 bởi Carl Scheele khi ông nghiên cứu hydro cyanide. Nó đã được tổng hợp một cách rõ ràng năm 1802, khi nó được sử dụng để sản xuất chất mà ngày nay chúng ta biết là clo cyanide. Cyanogen đã trở nên quan trọng với sự phát triển của ngành sản xuất phân hóa học cuối thế kỷ 19 và vẫn còn đóng vai trò quan trọng như là chất trung gian trong sản xuất của nhiều loại phân hóa học ngày nay. Nó cũng được sử dụng như là chất làm ổn định trong sản xuất nitroxenlulozơ. Xem thêm Halogen giả Tham khảo Liên kết ngoài National Pollutant Inventory - Cyanide compounds fact sheet PhysOrg.com CDC - NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards Hợp chất cyanide Hợp chất nitơ Hợp chất carbon
376
8475
https://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%20C%E1%BA%ADn
Huy Cận
Cù Huy Cận (22 tháng 1 năm 1917 – 19 tháng 2 năm 2005), bút danh hoạt động nghệ thuật là Huy Cận, là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong chính phủ Việt Nam như Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng (nay là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), ngoài ra ông còn là một nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng Dân chủ Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995. Tiểu sử Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là do ông của cậu khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29 tháng 12 năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917). Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Hoạt động chính trị Tháng 8 năm 1945, Cù Huy Cận là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời (gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận) đi vào kinh đô Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo Đại. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ. Từ cuối năm 1945 ông là Ủy viên Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ. Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ. Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Tháng 6 năm 2001, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội sau một thời gian lâm trọng bệnh, thọ 88 tuổi. Nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch Đời tư - Gia đình Về đời tư, Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Thị Xuân Như (1928-2009), em gái của nhà thơ Xuân Diệu, kết hôn năm 1951, từng công tác y tế tại Ban Kiểm tra 12 (Phủ Thủ tướng), Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Người vợ thứ là bà Trần Lệ Thu, kết hôn năm 1960, cán bộ giảng dạy Nga văn ở một trường Đại học lớn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là 2 nhà thơ lớn, 2 người bạn lớn, tri kỷ. Xuân Diệu cùng sống với gia đình Huy Cận cho đến hết cuộc đời tại ngôi nhà số 24 đường Cột Cờ (đường Điện Biên Phủ), Hà Nội. Ông có bốn người con, hai con trai và hai con gái. Con trai cả của ông là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (với người vợ đầu là bà Ngô Thị Xuân Như), người bị bắt năm 2011 và kết án 7 năm tù, 3 năm quản chế về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Em trai ông là tiến sĩ triết học - mĩ học Cù Huy Chử, từng công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng tác Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 mang nét sầu não, buồn thương. Còn sau Cách mạng tháng 8 thơ Huy Cận đã lột xác hoàn toàn, trở nên mới mẻ và tràn đầy sức sống. Có thể thấy rằng các sáng tác của Huy Cận luôn bám sát hiện thực cuộc sống, thời đại Trước tháng 8 năm 1945 Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo trước 1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lý) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc. Sau tháng 8 năm 1945 Các tác phẩm của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (tập thơ, 1958), Đất nở hoa (tập thơ, 1960), Bài thơ cuộc đời (tập thơ, 1963), Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi, 1967), Phù Đổng Thiên Vương (tập thơ, 1968), Những năm sáu mươi (tập thơ, 1968), Cô gái Mèo (truyện thơ, 1972), Chiến trường gần đến chiến trường xa (tập thơ, 1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (tập thơ thiếu nhi, 1973), Những người mẹ, những người vợ (tập thơ, 1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (tập thơ, 1975), Sơn Tinh,Thủy Tinh (tập thơ, 1976), Ngôi nhà giữa nắng (tập thơ, 1978), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 - 1982), Hạt lại gieo (tập thơ, 1984), Tuyển tập Huy Cận tập I (tuyển tập thơ, 1986), Chim làm ra gió (tập thơ, 1991), Một cuộc cách mạng trong thi ca (chủ biên cùng Hà Minh Đức, 1993), Tào Phùng (tập thơ, 1993), Thơ tình Huy Cận (tuyển tập thơ, 1994), Nước triều Đông (Mareés de la Mer Orientale) (tập thơ tiếng Pháp, 1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc (văn hóa, 1994), Các vùng văn hoá Việt Nam (chủ biên cùng Đinh Gia Khánh, 1995), Tuyển tập Huy Cận II (tuyển tập thơ, 1995), Thông điệp từ vừng sao và từ mặt đất (Messages stélaires et Terrestres) (tập thơ tiếng Pháp, 1996), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (tập thơ, 1997), Ta về với biển (tập thơ, 1997), Hồi ký song đôi (tự truyện, 1997), Lửa hồng muối mặn (tập thơ, 2001), Cha ông nghìn thuở (tráng ca, 2002),... Sáng tác được phổ nhạc Ngậm ngùi được Phạm Duy phổ nhạc Áo trăng, Buồn đêm mưa và Tự tình được Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc "Buồn đêm mưa" được Phạm Đình Chương phổ nhạc "Những thành phố bên bờ biển cả" được Phạm Đình Sáu phổ nhạc Danh hiệu Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996). Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận như Đồng Hới, Quảng Bình (nối Nguyễn Bỉnh Khiêm với Mạc Đĩnh Chi)... Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông mang tên Cù Huy Cận, ở thành phố Hà Tĩnh có đường Huy Cận (Phường Nguyễn Du - giao với đường Xuân Diệu). Chú thích Sinh năm 1919 Mất năm 2005 Người Hà Tĩnh Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Nhà thơ tiền chiến Kỹ sư Việt Nam Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Người được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng Thứ trưởng Việt Nam Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Nhà thơ Việt Nam Dòng họ Cù Huy
1,607
8485
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83m%20n%C3%BAt%20qu%E1%BB%B9%20%C4%91%E1%BA%A1o
Điểm nút quỹ đạo
Điểm nút quỹ đạo là điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu. Điểm nút lên Điểm nút lên của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Nam lên hướng Bắc. Nó được ký hiệu bằng chữ ☊, đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đầu của chòm sao Rồng (Caput draconis). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút lên của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm. Điểm nút xuống Điểm nút xuống của quỹ đạo là một điểm trên quỹ đạo của thiên thể, tại đây thiên thể đi ngang qua mặt phẳng tham chiếu từ hướng Bắc xuống hướng Nam. Nó được ký hiệu bằng chữ ☋; đây cũng là ký hiệu trong thiên văn học và chiêm tinh học cho phần đuôi của chòm sao Rồng (Cauda draconis). Với Mặt Trăng, bay quanh Trái Đất, mặt phẳng tham chiếu có thể lấy là mặt phẳng hoàng đạo, và điểm nút xuống của quỹ đạo là một trong hai điểm trên thiên cầu mà nhật thực và nguyệt thực có thể xảy ra. Điểm nút xuống của quỹ đạo Mặt Trăng còn được gọi là tiết điểm xuống. Xem thêm Góc Euler Thiên thực Kinh độ của điểm nút lên Tham khảo Quỹ đạo Cơ học thiên thể Thuật ngữ thiên văn học fr:Nœud descendant
281
8496
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20Monte%20Carlo
Phương pháp Monte Carlo
Các phương pháp Monte Carlo là một lớp các thuật toán để giải quyết nhiều bài toán trên máy tính theo kiểu không tất định, thường bằng cách sử dụng các số ngẫu nhiên (thường là các số giả ngẫu nhiên), ngược lại với các thuật toán tất định. Một ứng dụng cổ điển của phương pháp này là việc tính tích phân xác định, đặc biệt là các tích phân nhiều chiều với các điều kiện biên phức tạp. Phương pháp Monte Carlo có một vị trí hết sức quan trọng trong vật lý tính toán và nhiều ngành khác, có ứng dụng bao trùm nhiều lĩnh vực, từ tính toán trong sắc động lực học lượng tử, mô phỏng hệ spin có tương tác mạnh, đến thiết kế vỏ bọc nhiệt hay hình dáng khí động lực học. Các phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết các phương trình vi-tích phân; ví dụ như trong mô tả trường bức xạ hay trường ánh sáng trong mô phỏng hình ảnh 3 chiều trên máy tính, có ứng dụng trong trò chơi điện tử, kiến trúc, thiết kế, phim tạo từ máy tính, các hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh, hay trong nghiên cứu khí quyển, và các ứng dụng nghiên cứu vật liệu bằng laser... Trong toán học, thuật toán Monte Carlo là phương pháp tính bằng số hiệu quả cho nhiều bài toán liên quan đến nhiều biến số mà không dễ dàng giải được bằng các phương pháp khác, chẳng hạn bằng tính tích phân. Hiệu quả của phương pháp này, so với các phương pháp khác, tăng lên khi số chiều của bài toán tăng. Monte-Carlo cũng được ứng dụng cho nhiều lớp bài toán tối ưu hóa, như trong ngành tài chính. Nhiều khi, phương pháp Monte Carlo được thực hiện hiệu quả hơn với số giả ngẫu nhiên, thay cho số ngẫu nhiên thực thụ, vốn rất khó tạo ra được bởi máy tính. Các số giả ngẫu nhiên có tính tất định, tạo ra từ chuỗi giả ngẫu nhiên có quy luật, có thể sử dụng để chạy thử, hoặc chạy lại mô phỏng theo cùng điều kiện như trước. Các số giả ngẫu nhiên trong các mô phỏng chỉ cần tỏ ra "đủ mức ngẫu nhiên", nghĩa là chúng theo phân bố đều hay theo một phân bố định trước, khi số lượng của chúng lớn. Phương pháp Monte Carlo thường thực hiện lặp lại một số lượng rất lớn các bước đơn giản, song song với nhau; một phương pháp phù hợp cho máy tính. Kết quả của phương pháp này càng chính xác (tiệm cận về kết quả đúng) khi số lượng lặp các bước tăng. Lịch sử Tính tích phân Xem thêm Các phương pháp kiểu Monte-Carlo Monte Carlo lượng tử Phương pháp mô phỏng Monte Carlo Phương pháp động học Monte Carlo Xích Markov Tối ưu hóa Ống ngẫu nhiên (Stochastic tunneling) Mô phỏng luyện thép (Simulated annealing) Thuật toán di truyền Xáo trộn song song (Parallel tempering) Tích phân Tích phân Monte-Carlo Lấy mẫu có trọng tâm Lấy mẫu phân tầng Lấy mẫu phân tầng lặp Thuật toán VEGAS Bước ngẫu nhiên Monte Carlo Thuật toán Metropolis-Hastings Lấy mẫu Gibbs Ứng dụng Monte Carlo cho tài chính LURCH Monte Carlo cho quan hệ nhiều lớp Tham khảo (bằng tiếng Anh) Gamerman, D. Markov Chain Monte Carlo: Stochastic Simulation for Bayesian Inference. Boca Raton, FL: CRC Press, 1997. Gilks, W. R.; Richardson, S.; and Spiegelhalter, D. J. (Eds.). Markov Chain Monte Carlo in Practice. Boca Raton, FL: Chapman & Hall, 1996. Harvey Gould & Jan Tobochnik, An Introduction to Computer Simulation Methods, Part 2, Applications to Physical Systems, 1988, ISBN 0-201-16504-X Hoffman, P. The Man Who Loved Only Numbers: The Story of Paul Erdos and the Search for Mathematical Truth. New York: Hyperion, pp. 238–239, 1998. Kuipers, L. and Niederreiter, H. Uniform Distribution of Sequences. New York: Wiley, 1974. Manno, I. Introduction to the Monte Carlo Method. Budapest, Hungary: Akadémiai Kiadó, 1999. MacKeown, P.K., Stochastic Simulation in Physics, 1997, ISBN 981-3083-26-3 Metropolis, N. and Ulam, S. "The Monte Carlo Method." J. Amer. Stat. Assoc. 44, 335-341, 1949. Metropolis, N. "The Beginning of the Monte Carlo Method." Los Alamos Science, No. 15, p. 125. http://jackman.stanford.edu/mcmc/metropolis1.pdf . Mikhailov, G. A. Parametric Estimates by the Monte Carlo Method. Utrecht, Netherlands: VSP, 1999. Niederreiter, H. and Spanier, J. (Eds.). Monte Carlo and Quasi-Monte Carlo Methods 1998, Proceedings of a Conference held at the Claremont Graduate University, Claremont, California, USA, June 22-26, 1998. Berlin: Springer-Verlag, 2000. C.P. Robert and G. Casella. "Monte Carlo Statistical Methods" (second edition). New York: Springer-Verlag, 2004, ISBN 0-387-21239-6 Sobol, I. M. A Primer for the Monte Carlo Method. Boca Raton, FL: CRC Press, 1994. Thuật toán Số ngẫu nhiên Vật lý tính toán Cơ học thống kê Phương pháp số Phương pháp Monte Carlo Lý thuyết xác suất Giải tích số Phân tích rủi ro Quản lý rủi ro
807
8497
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monte%20Carlo%20cho%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh
Monte Carlo cho tài chính
Trong lĩnh vực toán học tài chính, nhiều bài toán, như bài toán tìm giá trị buôn bán của một chứng khoán phái sinh, cuối cùng dẫn đến việc tính một tích phân. Mặc dù các tích phân đôi khi có thể tính được theo giải tích, đa số chúng đòi hỏi tích phân số. Khi số chiều (hay số bậc tự do), tăng lên phương pháp tích phân số khả thi nhất là phương pháp Monte Carlo. Các bài toán của tài chính rất hay gặp phải trường hợp số chiều lớn; với những số chiều cao như này, phương pháp Monte Carlo cho phép tìm được lời giải tiệm cận đến lời giải chính xác nhanh hơn các phương pháp khác, và lợi thế của phương pháp này tăng theo số chiều. Bài viết này miêu tả một số bài toán tài chính tiêu biểu mà phương pháp Monte Carlo có thể được ứng dụng hiệu quả. Ở đây cũng miêu tả qua về số giả ngẫu nhiên, như dãy Sobol, có thể được ứng dụng trong phương pháp Monte Carlo ở đây. Tại sao phương pháp Monte Carlo Phương pháp Monte Carlo được sử dụng phổ biến trong tài chính, từ tiền văn phòng (front office), nơi diễn ra các cuộc mua bán cho tới hậu văn phòng (back office), nơi đánh giá các rủi ro tài chính. Các sản phẩm tài chính thường được xác định giá bằng phương pháp Monte Carlo nếu nó được xây dựng trên một rổ các sản phẩm đơn giản thông dụng hơn, ví dụ có thể kể rà là quyền lựa chọn Hymalaya và quyền lựa chọn Best-Of. Việc nghiên cứu rủi ro của các ngân hàng cũng hay phải cầu đến phương pháp Monte Carlo để tạo ra các kịch bản cho bài toán tối ưu. Tại sao dùng số giả ngẫu nhiên Tham khảo (bằng tiếng Anh) Toán học tài chính Toán học ứng dụng
322