id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
1361
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20gia
Quốc gia
Quốc gia (không nên nhầm với quốc gia tự trị vốn có vị thế nhỏ hơn vì chỉ là tự trị) là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như "Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á". Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau. Tính từ "quốc gia" là dùng để chỉ mức độ quan trọng tầm cỡ quốc gia và/hoặc được chính phủ bảo trợ như "Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển..." Về phương diện công pháp quốc tế thì một chủ thể được xem là quốc gia khi có đầy đủ các yếu tố sau: lãnh thổ, dân cư và có chính quyền. Quốc gia là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật quốc tế. Hiện nay thì thế giới có 195 quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc, bao gồm 193 quốc gia và 2 quan sát viên là Thành Vatican và Palestine. Xem thêm Danh sách các nước trên thế giới Danh sách quốc gia theo dân số Danh sách các nước không còn nữa Danh sách các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tham khảo Liên kết ngoài Địa lý học Thế giới Chính trị học Địa lý nhân văn
348
1364
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20l%C3%BD
Địa lý
Địa lý hay Địa lý học (hay còn gọi tắt là địa) (Tiếng Anh: geography, , nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất". Người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ này là Eratosthenes (276–194 TCN). Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lý là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Khoa học Trái Đất. Địa lý hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về Trái Đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lý đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người và khoa học vật lý". Địa lý được chia thành hai nhánh chính: Địa lý nhân văn và địa lý tự nhiên. Chủ đề này bao gồm: Các vị trí trên Trái Đất và trên vũ trụ. Các vùng văn minh ví dụ như quốc gia hay thành phố và địa phương. Các môn khoa học liên quan đến địa lý. Lịch sử Các bản đồ thế giới cổ nhất từng được biết đến có tuổi vào thời Babylon cổ vào thế kỷ IX TCN. Bản đồ thế giới Babylonia nổi tiếng nhất là Imago Mundi vào 600 TCN. Bản đồ được Eckhard Unger tái lập thể hiện vị trí của Babylon ở Euphrates, bao bọc xung quanh là các vùng đất có hình tròn gồm Assyria, Urartu và một vài thành phố, các thành phố và vùng đất bên ngoài lại được bao bọc bởi một con sông (Oceanus), có 7 hòn đảo xung quanh nó tạo thành một hình sao 7 đỉnh. Các văn bản kèm theo đề cập đến 7 khu vực bên ngoài đại dương bao la. Trong các miêu tả thì có 5 trong số đó vẫn còn tồn tại. Ngược lại với Imago Mundi, một bản đồ thế giới Babylon trước đó có tuổi vào thể kỷ 9 TCNd mô tả Babylon nằm về phía bắc từ trung tâm thế giới, mặc dù nó không xác định rõ ràng cái gì là trung tâm. Theo cách tiếp cận, địa lý được chia thành hai nhánh chính: địa lý chung và địa lý khu vực. Địa lý nói chung là phân tích và nghiên cứu vật lý và địa lý nhân văn, trong khi các khu vực địa lý là súc tích và giải quyết các hệ thống lãnh thổ cụ thể. Tuy nhiên, sự kết nối giữa hai ngành có truyền thống là một vấn đề của cuộc tranh luận trong địa lý. Địa lý khu vực Địa lý khu vực là nghiên cứu về các khu vực trên thế giới. Chú ý đến đặc điểm độc đáo của một vùng cụ thể như các yếu tố tự nhiên, yếu tố con người, và khu vực bao gồm các kỹ thuật phân định không gian vào khu vực. Địa lý trong khu vực cũng là một phương pháp nhất định để nghiên cứu địa lý, địa lý so sánh với số lượng hoặc vị trí địa lý quan trọng. Cách tiếp cận này chiếm ưu thế trong nửa sau của thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, một thời gian khi mô hình địa lý sau đó khu vực là trung tâm trong các ngành khoa học địa lý. Sau đó bị chỉ trích vì tính miêu tả của nó và thiếu cơ sở lý thuyết. Chỉ trích mạnh mẽ trong những năm 1950 và cuộc cách mạng về số lượng. Các nhà chỉ trích chính là G. H. T. Kimble and Fred K. Schaefer. Địa lý tự nhiên Địa lý tự nhiên là một phân ngành của địa lý chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển, thổ quyển và thạch quyển. Nó có ý định giúp người ta hiểu sự sắp xếp tự nhiên của Trái Đất, khí hậu và các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Nhiều lĩnh vực của địa lý tự nhiên sử dụng các kiến thức của địa chất học, cụ thể là trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn. Địa chất học các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, xem bài Đặc trưng địa chất của hệ Mặt Trời. Địa lý tự nhiên trong vai trò của một ngành khoa học thông thường tương phản và bổ sung cho ngành khoa học chị em của nó là Địa lý nhân văn. {| style="border:1px solid #ddd; text-align:center; margin: auto;" cellspacing="15" | || || || |- | Địa lý sinh vật học || Khí hậu học & Khí tượng học || Địa lý học duyên hải || Quản lý môi trường |- | || || || |- | Khảo sát xây dựng || Địa mạo học || Băng học || Thủy văn học & Thủy đạc học |- | || || || |- | Sinh thái học cảnh quan || Hải dương học || Thổ nhưỡng học || Cổ địa lý học |- | |- | Kỷ Đệ Tứ |} Địa lý nhân văn Địa lý nhân văn là một trong 2 phân ngành của địa lý. Địa lý nhân văn là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu về thế giới, con người, cộng đồng và văn hóa có sự nhấn mạnh mối liên hệ của không gian và vị trí địa lý. Địa lý nhân văn khác với địa lý tự nhiên chủ yếu tập trung nhiều vào nghiên cứu các hoạt động của con người và dễ tiếp thu các phương pháp nghiên cứu định lượng hơn. {| class="wikitable sortable mw-collapsible mw-collapsed" style="border:1px solid #ddd; text-align:center; margin: auto;" cellspacing="15" |+ | || || || |- |Địa văn hóa || Địa lý phát triển || Địa lý kinh tế || Địa lý sức khỏe |- | || || || |- | Địa sử học || Địa chính trị || Địa lý dân cư & Nhân khẩu học || Địa lý tôn giáo |- | || || || |- | Địa lý xã hội || Địa lý vận tải || Địa lý du lịch || Địa lý đô thị |} Một số nhà địa lý học nổi bật Eratosthenes (276TCN - 194TCN) - tính toán kích thước Trái Đất. Ptolemy (khoảng 90–khoảng 168) Al Idrisi (Ả Rập: أبو عبد الله محمد الإدريسي; Latinh: Dreses) (1100–1165/66) Gerardus Mercator (1512–1594) Alexander von Humboldt (1769–1859) Carl Ritter (1779–1859) Arnold Henry Guyot (1807–1884) William Morris Davis (1850–1934) Paul Vidal de la Blache (1845–1918) Sir Halford John Mackinder (1861–1947) Carl O. Sauer (1889–1975) Walter Christaller (1893–1969) Yi-Fu Tuan (1930-) David Harvey (1935-) Edward Soja (sinh 1941) Michael Frank Goodchild (1944-) Doreen Massey (1944-) Nigel Thrift (1949-) Ellen Churchill Semple (1863–1932) Tham khảo Liên kết ngoài Khoa học Trái Đất Khoa học xã hội Bài cơ bản dài trung bình Môn học Phân loại chủ đề chính
1,229
1389
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%99i%20chi%E1%BA%BFn%20Congo%20th%E1%BB%A9%20hai
Nội chiến Congo thứ hai
{{Infobox military conflict |image= |caption= Các nạn nhân bị hãm hiếp đã được tái hòa nhập thành công vào cộng đồng của họ, tập hợp Binh sĩ Quân đội Congo vào năm 2001 Binh sĩ nổi dậy Congo ở thị trấn phía bắc của Gbadolite vào năm 2000 |partof=Nội chiến Congo và hậu quả của Nạn diệt chủng Rwanda |conflict=Chiến tranh Congo lần thứ nhấtChiến tranh Congo lần thứ hai |date=Chiến tranh Congo lần 1: 24 tháng 10 năm 1996 - 16 tháng 5 năm 1997()Chiến tranh Congo lần 2: 2 tháng 8 năm 1998 - 18 tháng 7 năm 2003() |result= Kết quả quân sự không rõ Thỏa thuận Sun City Cộng hòa Dân chủ Congo được thành lập dưới thể chế đa đảng, lãnh đạo bởi Joseph Kabila là tổng thống và Jean-Pierre Bemba là thủ tướng. Hiệp định Pretoria; Rwandan rút quân khỏi Congo để đổi lấy cam kết giải giáp lực lượng dân quân Hutu. Chính phỉ lâm thời Cộng hòa Dân chủ Congo được thành lập, phát triển bởi MONUC. Tiếp tục Xung đột Ituri. Sự bắt đầu của Xung đột Kivu. |place=Cộng hòa Dân chủ Congo |combatant1=Chiến tranh Congo lần 1: FAZ White LegionInterahamweCNDD-FDDUNITAADFFLNCChiến tranh Congo lần 2:Phe ủng hộ chính phủ:Các lực lượng chống Uganda: LRA (Alleged) ADF UNRF II FNI Các nhóm dân quân chống Rwanda: FDLR Mai-Mai Interahamwe RDR ALiR Các lực lượng Hutu liên kết khác ''Các lực lượng chống Burundi: CNDD-FDD FROLINA |combatant2= 'Chiến tranh Congo lần 1:ADFL Rwanda UgandaBurundi AngolaSPLA Eritrea Mai MaiChiến tranh Congo lần 2:Các nhóm dân quân Rwanda liên kết khác: RCD RCD-Goma BanyamulengeCác nhóm Uganda liên kết: MLC Forces for Renewal UPC Các nhóm dân quân Tutsi liên kết khácLực lượng chống MPLA: UNITAForeign state actors: Uganda Rwanda Burundi Note: Rwanda và Uganda đã chiến tranh vào tháng 6 năm 2000 trên lãnh thổ Congo. |commander1=CHDC Congo: Laurent-Désiré Kabila (1997–2001) Joseph Kabila (2001–2003)Namibia: Sam NujomaDimo HamaamboMartin ShalliZimbabwe: Robert Mugabe Emmerson Mnangagwa Constantine Chiwenga Perence ShiriAngola: José Eduardo dos Santos João de Matos Chad: Idriss Déby |commander2=MLC:Jean-Pierre BembaRCD: Ernest Wamba dia WambaTutsi groups: Laurent NkundaUganda: Yoweri MuseveniRwanda: Paul KagameBurundi: Pierre Buyoya |strength1=Chiến tranh Congo lần 1:Zaire: khoảng 50,000Interahamwe:50,000-100,000 tất cảUNITA: khoảng 1,000 tới 2,000Chiến tranh Congo lần 2:Mai Mai: 20–30,000 dân quânInterahamwe: 20,000+ |strength2=Chiến tranh Congo lần 1:ADFL:57,000Rwanda:3,500-4,000Angola:1,000+Eritrea: 1 tiểu đoàn Chiến tranh Congo lần 2:RCD: không rõRwanda: 8,000+ |casualties1=Chiến tranh Congo lần 1:10,000-15,000 giết10,000 đào tẩu hàng ngàn đầu hàngChiến tranh Congo lần 2: ? |casualties2=Chiến tranh Congo lần 1:3,000-5,000 bị giếtChiến tranh Congo lần 2:2,000 người Uganda4,000 thương vong của phiến quân |casualties3=Chiến tranh Congo lần 1:222,000 người tị nạn mất tích Tổng cộng: 250,000 người chếtChiến tranh Congo lần 2: 5,4 triệu chết (1998–2008)350,000+ chết do bạo lực (1998–2001)|}}Nội chiến Congo () có thể là một trong các cuộc chiến sau: Cuộc khủng hoảng ở Cộng hòa Dân chủ Congo (1960-1965), từ ngày quốc gia này giành được độc lập từ Bỉ cho tới khi cựu tổng thống Mobutu Sese Seko lên nắm quyền. Nội chiến Congo lần I (1996-1997), dẫn đến sự lật đổ Mobutu của Laurent Kabila. Nội chiến Congo lần II (1998-2002) với sự tham gia của chín quốc gia dẫn đến các cuộc chiến lẻ tẻ hiện nay mặc dù đã có hòa bình trên phương diện chính thức.Nội chiến Congo''' được nói tới trong bài này là cuộc xung đột từ năm 1998 phần lớn trên lãnh thổ Cộng hòa Dân chủ Congo (trước là Zaïre). Cuộc chiến này lôi kéo chín nước châu Phi và khoảng 20 nhóm vũ trang, đây là cuộc chiến tranh giữa các nước lớn nhất trong lịch sử châu Phi hiện đại. Theo Ủy ban cứu trợ quốc tế, hơn 3,8 triệu người bị chết vì cuộc chiến này từ 1998 đến nay, phần lớn vì thiếu ăn hay bệnh tật. Hàng triệu người khác bị đuổi ra khỏi nhà hay đang tìm kiếm nơi nương náu ở các nước bên cạnh CHDC Congo. Dù là vài sáng kiến và thỏa thuận hòa bình đã thành công một phần dẫn đến sự công nhận hòa bình chính thức năm 2002, các nhóm vũ trang vẫn không buông súng và chiến tranh vẫn không suy giảm và vẫn tiếp diễn đến tháng 2 năm 2005. Chiến tranh Congo lần 1 Chiến tranh Congo lần 2 Tham khảo Chiến tranh liên quan tới Cộng hòa Dân chủ Congo Chiến tranh liên quan tới Angola Chiến tranh liên quan tới Burundi Chiến tranh liên quan tới Rwanda Chiến tranh liên quan tới Uganda Chiến tranh liên quan tới Zimbabwe Lịch sử châu Phi
744
1415
https://vi.wikipedia.org/wiki/XHTML
XHTML
XHTML (viết tắt của tiếng Anh Extensible HyperText Markup Language, "Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản Mở rộng") là một ngôn ngữ đánh dấu có cùng các khả năng như HTML, nhưng có cú pháp chặt chẽ hơn. XHTML 1.0 là Khuyến cáo của World Wide Web Consortium (W3C) vào ngày 26 tháng 2 năm 2000. Tổng quan Về phương diện kĩ thuật, XHTML là một họ các kiểu tài liệu hiện tại và tương lai cùng các mô đun nhằm tái tạo lại, mở rộng, thâu nạp HTML, tái cấu trúc lại dưới dạng XML. Các dạng tài liệu thuộc họ XHTML tất cả đều dựa trên XML, và được thiết kế để làm việc tuyệt đối với các trình đại diện người dùng hiểu XML. XHTML là thế hệ kế tiếp HTML, và đã có một loại các đặc tả được phát triển cho XHTML. Một số khác biệt giữa HTML và XHTML Các phần tử phải được lồng nhau đúng cách Trong HTML một số phần tử có thể được lồng vào nhau không đúng cách như thế này.<b><i>This text is bold and italic</b></i>Trong XHTML tất cả các phần tử phải được lồng vào nhau đúng cách như thế này:<b><i>This text is bold and italic</i></b>Chú ý: Một lỗi thường thấy ở các danh sách gạch đầu dòng lồng vào nhau mà quên mất rằng danh sách bên trong phải được đặt trong phần tử li. Ví dụ:<ul> <li>Coffee</li> <li>Tea <ul> <li>Black tea</li> <li>Green tea</li> </ul> <li>Milk</li> </ul>Đây mới là đúng:<ul> <li>Coffee</li> <li>Tea <ul> <li>Black tea</li> <li>Green tea</li> </ul> </li> <li>Milk</li> </ul> Phải có đặt ở dạng chuẩn (well-formed) Tất cả các phần tử XHTML phải được đặt lồng bên trong phần tử gốc . Tất cả các phần tử khác có thể có các phần tử con. Các phần tử con phải đi theo cặp và phải được đặt lồng nhau đúng cách bên trong phần tử mẹ. Cấu trúc tài liệu cơ bản là:<html> <head>... </head> <body>... </body> </html> Tên gọi của thẻ đều phải viết thường Do XHTML kế thừa cú pháp của XML và mỗi trang XHTML đều là các ứng dụng XML cho nên XHTML có phân biệt chữ hoa chữ thường, điều không có ở HTML. Với HTML thì các thẻ như <br> và <BR> là hiểu là giống nhau nhưng một khi bạn đã xác định trang web của bạn là XHTML thì trình duyệt sẽ dịch hai thẻ này là khác nhau. HTML chấp nhận cách viết dưới:<BODY> <P>This is a paragraph</P> </BODY>XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:<body> <p>This is a paragraph</p> </body> Tất cả các phần tử XHTML phải được đóng lại Phần tử không rỗng phải có một thẻ đóng. HTML chấp nhận cách viết dưới:<p>This is a paragraph <p>This is another paragraphXHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:<p>This is a paragraph</p> <p>This is another paragraph</p> Các phần tử rỗng cũng phải được đóng lại Các phần tử rỗng hoặc là phải có thể đóng hoặc là thẻ khởi đầu phải được kết thúc bằng />. HTML chấp nhận cách viết dưới:This is a break<br> Here comes a horizontal rule:<hr> Here's an image<img src="happy.gif" alt="Happy face">XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:This is a break<br /> Here comes a horizontal rule:<hr /> Here's an image<img src="happy.gif" alt="Happy face" /> Chú ý quan trọng Để làm cho trang XHTML tương thích với các trình duyệt hiện nay thì nên đặt một khoảng trắng thêm vào trước ký tự kiểu như , và Các giá trị của thuộc tính phải được đặt trong dấu nháy kép HTML chấp nhận cách viết dưới:<table width="100%">XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành:<table width="100%" /> Việc tối giản thuộc tính là bị nghiêm cấm HTML chấp nhận cách viết dưới: XHTML đòi hỏi phải viết lại phần trên thành: Xem thêm World Wide Web Consortium HTML XML Tham khảo Liên kết ngoài XHTML – Ngôn ngữ đánh dấu của chuẩn web (PDF) W3C's HTML Home Page XHTML 1.0 Specification XHTML 1.1 Specification Working Draft of XHTML 2.0 W3C MarkUp Validation Service (Including XHTML validation) XHTML validator on SourceForge Wikibooks XHTML tutorial — in progress Sending XHTML as text/html Considered Harmful HTML XML Từ viết tắt từ chữ đầu Ngôn ngữ đánh dấu Tiêu chuẩn của W3C Tiêu chuẩn dựa trên XML
781
1437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%AFn%20tin%20t%E1%BB%A9c%20th%E1%BB%9Di
Nhắn tin tức thời
Nhắn tin nhanh (hay tin nhắn tức thời, trò chuyện trực tuyến, chát - từ chat trong tiếng Anh, IM viết tắt của Instant Messaging), là dịch vụ cho phép hai người trở lên nói chuyện trực tuyến với nhau qua một mạng máy tính. Mới hơn IRC, nhắn tin nhanh là trò chuyện mạng, phương pháp nói chuyện phổ biến hiện nay. Nhắn tin nhanh dễ dùng hơn IRC, và có nhiều tính năng hay, như khả năng trò chuyện nhóm, dùng biểu tượng xúc cảm, truyền tập tin, tìm dịch vụ và cấu hình dễ dàng bản liệt kê bạn bè. Nhắn tin nhanh đã thúc đẩy sự phát triển của Internet trong đầu thập niên 2000. Giao thức - phần mềm Có nhiều cách để thực hiện nhắn tin nhanh, thông qua các dịch vụ như IRC, hay các dịch vụ của Yahoo!, Microsoft, do nhắn tin nhanh hỗ trợ rất nhiều giao thức khác nhau. Một số người dùng bị giới hạn vì sử dụng ứng dụng khách chỉ truy cập một giao thức/mạng IM, như MSN hay Yahoo!. Một giao thức phổ biến đó là giao thức XMPP (Jabber). Đây là giao thức mở, an toàn, và máy chủ nào hỗ trợ giao thức này đều có thể kết nối được với nhau. Ứng dụng khách Jabber có khả năng truy cập mọi giao thức/mạng IM: MSN Messenger, Yahoo!, AIM, ICQ, Gadu-Gadu, Facebook ngay cả IRC và SMS. Chỉ một chương trình Jabber có thể nói chuyện với bạn bè trên mọi mạng. Có một số ứng dụng khách Jabber là phần mềm tự do đa nền tảng và đã dịch sang tiếng Việt Psi, Gaim và JWC. Cũng có Gossip dành cho hệ điều hành Linux/UNIX. Ứng dụng nhắn tin nhanh có khả năng VoIP, nói chuyện trực tiếp qua máy tính, như điện thoại (phổ biến nhất hiện nay là Messenger, Zalo, Viber, KakaoTalk, Snapchat, Line...) Tham khảo Giao thức Internet Văn hóa Internet IRC Mạng xã hội
325
1442
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20Qu%E1%BB%91c%20%28Tri%E1%BB%81u%20Ti%C3%AAn%29
Tam Quốc (Triều Tiên)
Xem các nghĩa khác tại Tam Quốc (định hướng). Thời đại Tam Quốc Triều Tiên () đề cập đến các vương quốc Triều Tiên cổ đại là Cao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla), đã thống trị bán đảo Triều Tiên và nhiều phần của Mãn Châu trong hầu hết Thiên niên kỷ 1. Thời kỳ Tam Quốc kéo dài từ năm 57 TCN cho đến khi Tân La giành thắng lợi trước Cao Câu Ly vào năm 668, và đánh dấu khởi đầu thời điểm Nam-Bắc Quốc giữa Tân La Thống nhất ở phía nam và Bột Hải ở phía bắc. Giai đoạn đầu của thời kỳ này thường được gọi là Thời đại Tiền Tam Quốc, khi mà ba nước vẫn chưa phát triển thành các vương quốc theo đúng nghĩa. Tên gọi "Tam Quốc" được sử dụng trong tiêu đề của biên niên sử Tam quốc sử ký (thế kỷ 12) và Tam quốc di sự (thế kỷ 13). Bối cảnh Ba vương quốc được thành lập sau sự sụp đổ của Cổ Triều Tiên và dần chinh phục cũng như hợp nhất các tiểu quốc và liên minh khác. Sau sự sụp đổ của Cổ Triều Tiên, nhà Hán đã lập nên Hán tứ quận ở Liêu Ninh và vùng tây bắc bán đảo hiện nay. Quận cuối cùng đã bị Cao Câu Ly diệt vào năm 313. Các tiền thân của Bách Tế và Tân La đã mở rộng lãnh thổ trong khuôn khổ hệ thống các bộ lạc vào thời đại Tiền Tam Quốc còn Cao Câu Ly đã chinh phục các quốc gia láng giềng như Phù Dư Quốc, Ốc Trở, Đông Uế, cùng các bộ lạc khác ở miền bắc Triều Tiên và Mãn Châu. Ba thực thể chuyển đổi từ xã hội liên minh bộ tộc sang xã hội quốc gia phong kiến vào thế kỷ thứ 3. Cả ba vương quốc đều tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ. Tôn giáo ban đầu của người dân là Shaman giáo, nhưng họ ngày càng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, chủ yếu là Khổng giáo và Đạo giáo. Trong kỷ 4, Phật giáo truyền đến bán đảo và phát triển nhanh chóng, một thời gian ngắn sau đã trở thành tôn giáo chính thức của cả ba nước. Cao Câu Ly Cao Câu Ly (Goguryeo) nổi lên ở khu vực đôi bờ sông Áp Lục trong bối cảnh Cổ Triều Tiên sụp đổ. Những đoạn đầu tiên đề cập đến Cao Câu Ly trong sử sách Trung Quốc là từ năm 75 TCN trong tư liệu của nhà Hán, mặc dù từ trước đó đã xuất hiện cái tên "Guri" và có thể là cùng một quốc gia. Các bằng chứng đã cho thấy Cao Câu Ly là nước tiến bộ nhất, và dường như được thành lập sớm nhất trong Tam Quốc. Cao Câu Ly cuối cùng trở thành quốc gia lớn nhất trong ba vương quốc. Vương quốc này cũng đã có một số lần thay đổi kinh đô: hai kinh đô nằm tại thượng lưu sông Áp Lục, và sau đó là Lạc Lãng (樂浪), được cho là một phần của Bình Nhưỡng ngày nay. Lúc đầu, vương quốc nằm trên vùng biên thùy với Trung Quốc; nó dần dần mở rộng sang Mãn Châu rồi cuối cùng tiêu diệt Lạc Lãng quận của người Hán vào năm 313. Quốc gia này tiếp tục chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc khi Phật giáo trở thành tôn giáo chính thức năm 372. Vương quốc Cao Câu Ly ở trên đỉnh cao của mình vào thế kỷ thứ 5 dưới thời trị vì của Quảng Khai Thổ Thái Vương (Gwanggaeto) và con trai là Trường Thọ Vương (Jangsu) trong chiến dịch chống lại Trung Quốc ở Mãn Châu. Trong thế kỷ tiếp sau hoặc lâu hơn, Cao Câu Ly là vương quốc chiếm ưu thế trên bán đảo Triều Tiên. Cao Câu Ly cuối cùng chiếm đồng bằng Liêu Đông ở Mãn Châu và khu vực thung lũng sông Hán ngày nay. Vương quốc Cao Câu Ly không chỉ cai quản các thần dân là người Triều Tiên mà còn có cả người Hán và các bộ tộc Tungus ở Mãn Châu và miền bắc bán đảo. Sau khi nhà Tùy và nhà Đường hình thành tại Trung Quốc, vương quốc tiếp tục trải qua các cuộc tấn công của Trung Quốc cho đến khi thất bại trước liên quân Đường-Tân La vào năm 668. Bách Tế Bách Tế (Baekje) được thành lập với vị thế là một thành viên của liên minh Mã Hàn. Hai người con trai của người sáng lập nên Cao Câu Ly được chép rằng đã chạy trốn một cuộc xung đột kế vị, và lập nên Bách Tế ở khu vực quanh Seoul ngày nay. Bách Tế sau đó đã hợp nhất hoặc chinh phục các bộ lạc Mã Hàn khác và lên đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ 4, khi đó nó kiểm soát hầu hết miền tây bán đảo Triều Tiên. Bị Cao Câu Ly tấn công, kinh đô của vương quốc chuyển về phía nam đến Ungjin (Hùng Tân) (Gongju ngày nay) và sau đó lại chuyển sâu hơn về phía nam đến Tứ Tỉ (SabI) Buyeo ngày nay). Bách Tế áp đặt ảnh hưởng của mình lên Đam La (Tamna), một vương quốc nằm trên đảo Jeju. Bách Tế duy trì quan hệ mật thiết và nhận triều cống của Đam La. Tôn giáo và văn hóa nghệ thuật của Bách Tế chịu ảnh hưởng của Cao Câu Ly và Tân La. Phật giáo được đưa vào Bách Tế từ năm 384 từ Cao Câu Ly trong sự hoan nghênh. Về sau, Bách Tế đóng một vai trò cơ bản trong việc truyền bá văn hóa, bao gồm Hán tự và Phật giáo đến Nhật Bản cổ đại. Tân La Theo sử sách Triều Tiên, năm 57 TCN, Seorabeol (Từ La Phạt) hay Saro (Tư Lô), sau đó là Silla (Tân La) ở đông nam bàn đảo Triều Tiên đã thống nhất và mở rộng trên cơ sở liên minh của các tiểu quốc bộ tộc được gọi là Thìn Hàn. Mặc dù Tam quốc sử ký chép rằng Tân La được thành lập sớm nhất trong ba vương quốc, các tài liệu và hiện vật khảo cổ khác cho thấy rằng Tân La dường như là vương quốc cuối cùng trong Tam Quốc lập được một chính quyền tập trung. Việc đổi tên từ Tư Lô sang Tân La tiến hành vào năm 503, vương quốc sáp nhập liên minh Già Da (Gaya), tức liên minh phát triển từ Biện Hàn trước đó, vào đầu thế kỷ thứ 6. Cao Câu Ly và Bách Tế phản ứng lại điều này bằng cách lập một liên minh. Để đối phó với các cuộc xâm lược từ Cao Câu Ly và Bách Tế, Tân La làm sâu đậm thêm mối quan hệ của mình với nhà Đường. Với việc chiếm được một số lãnh thổ mới, Tân La có thể giao thiệp trực tiếp với nhà Đường qua Hoàng Hải. Sau khi cùng với đồng minh là nhà Đường chinh phục Cao Câu Ly và Bách Tế, vương quốc Tân La đã đánh đuổi quân Đường ra khỏi bán đảo và chiếm vùng đất phía nam Bình Nhưỡng ngày nay. Kinh đô của Tân La là Seorabeol (Từ La Phạt) (nay là Gyeongju; "Seorabeol", "서라벌" trong Hangul hay "徐羅伐" trong Hanja, được đặt giả thuyết là một từ tiếng Triều Tiên cổ có nghĩa là "kinh đô"). Phật giáo trở thành tôn giáo chính thức vào năm 528. Hiện vật văn hóa còn lại của vương quốc Tân La gồm có tác phẩm nghệ thuật bằng vàng độc nhất vô nhị thể hiện ảnh hưởng của các bộ lạc thảo nguyên du mục phương bắc, phân biệt với văn hóa của Cao Câu Ly và Bách Tế chịu ảnh hưởng của Trung Quốc một cách rõ rệt hơn. Các nước khác Các quốc gia nhỏ hơn cũng tồn tại ở Triều Tiên trước hoặc trong thời kỳ này gồm: Liên minh Già Da (Gaya), tồn tại cho đến khi bị sáp nhập vào Tân La Đông Uế (Dongye), Ốc Trở (Okjeo), và Phù Dư (Buyeo), cả ba đều bị Cao Câu Ly chinh phục. Vu Sơn Quốc (Usan-guk): chư hầu của Tân La trên đảo Ulleung Đam La (Tamna): chư hầu của Bách Tế trên đảo Jeju Kết thúc Tam Quốc Bằng cách liên minh với nhà Đường Trung Quốc, Tân La đã chinh phục Cao Câu Ly vào năm 668, sau khi đã chinh phục Già Da năm 562 và Bách Tế năm 660, và từ đây mở ra thời kỳ Bắc-Nam giữa Tân La Thống nhất ở phía nam và Bột Hải ở phía bắc, một vương quốc do Đại Tộ Vinh (Dae Jo-young), một tướng cũ của Cao Câu Ly nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Đường và bắt đầu chiếm lại các lãnh thổ Cao Câu Ly trước đây. Xem thêm Danh sách vua Triều Tiên Tam quốc di sự Tham khảo Liên kết ngoài Thời kỳ Tam Quốc - Từ điển bách khoa lịch sử cổ đại Tam Quốc Triều Tiên Năm 57 TCN Danh sách về văn hóa Lịch sử Triều Tiên cổ đại Lịch sử Triều Tiên nap:Tre Regni d%27%27a Corea
1,564
1443
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%91
Nguyên tố
Nguyên tố có thể chỉ đến: Trong hóa học, nguyên tố là tập hợp tất cả các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Trong triết học cổ đại, nguyên tố được hiểu như là trạng thái vật chất hay pha vật chất, được các nhà triết học cổ đại sử dụng để giải thích các mô hình, khuôn mẫu biến đổi, vận động trong tự nhiên. Bao gồm bốn nguyên tố là đất, nước, không khí và lửa. Theo hoá học Nguyên tố hóa học, thường được gọi đơn giản là nguyên tố, là một chất hóa học tinh khiết, bao gồm một kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân. Không giống như các hợp chất hóa học, các nguyên tố hóa học không thể bị phân hủy thành các chất đơn giản hơn bằng các phương pháp hóa học. Số proton trong hạt nhân là đặc tính xác định của một nguyên tố và được gọi là số nguyên tử của nó (được biểu thị bằng ký hiệu Z) – tất cả các nguyên tử có cùng số hiệu nguyên tử đều là nguyên tử của cùng một nguyên tố. Tất cả các baryon vật chất của vũ trụ bao gồm các nguyên tố hóa học. Khi các nguyên tố khác nhau trải qua các phản ứng hóa học, các nguyên tử được sắp xếp lại thành các hợp chất mới được kết nối với nhau bằng các liên kết hóa học. Chỉ một số ít các nguyên tố, chẳng hạn như bạc và vàng, được tìm thấy dưới dạng chưa kết hợp với tư cách là các khoáng chất nguyên tố tự nhiên tương đối tinh khiết. Gần như tất cả các nguyên tố tự nhiên khác xuất hiện trong Trái đất dưới dạng hợp chất hoặc hỗn hợp. Không khí chủ yếu là hỗn hợp của các nguyên tố nitơ, oxy và argon, mặc dù nó có chứa các hợp chất bao gồm carbon dioxide và nước. Liên kết ngoài Tên của các nguyên tố hóa học bằng nhiều thứ tiếng
358
1456
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A3n%20bi%E1%BB%83n
Lợn biển
Lợn biển (họ Trichechidae, chi Trichechus; tiếng Anh: manatee hay sea cow) là những loài thú biển lớn, sống hoàn toàn dưới nước, chủ yếu ăn thực vật. Có ba loài được công nhận còn tồn tại của họ Trichechidae, trong số bốn loài của bộ Sirenia: lợn biển Amazon (Trichechus inunguis), lợn biển Tây Ấn (Trichechus manatus), và lợn biển Tây Phi (Trichechus senegalensis). Chúng dài đến 4,0 mét, nặng đến 590 kilogram, và có chân hình mái chèo. Nguồn gốc của cái tên manatee không rõ ràng, với khả năng nó xuất phát từ Latin (‘bàn tay’), và với một từ – đôi khi gọi là manati – dùng bởi Taíno, một tộc người ở Caribbean tiền Colombo, nghĩa là "ngực". Cái tên lợn biển xuất phát từ việc chúng là loài ăn cỏ chậm chạp, ôn hòa, giống như lợn hay bò trên cạn. Chúng thường ăn cỏ biển ở những vùng biển nhiệt đới. Phân loại Các loài lợn biển là ba trong số bốn loài còn sinh tồn trong Bộ Sirenia. Loài thứ tư là cá cúi của bán cầu đông. Bộ Sirenia được cho là đã tiến hóa từ động vật có vú bốn chân trên đất liền hơn 60 triệu năm trước, với họ hàng gần nhất là các loài trong bộ Proboscidea (voi) và bộ Hyracoidea (đa man). Lợn biển Amazon có lông màu nâu xám và làn da dày, nhăn nheo, thường với lông thô hoặc "râu ria". Hình ảnh về chúng rất hiếm; mặc dù có rất ít thông tin về loài này, các nhà khoa học nghĩ rằng chúng tương tự như lợn biển Tây Ấn Độ. Mô tả Lợn biển nặng từ 400 đến 550 kilogram, và dài trung bình 2,8 đến 3,0 mét, đôi khi lớn đến 4,6 mét và 1775 kilôgram (con cái thường lớn hơn và nặng hơn). Khi mới sinh, lợn biển con nặng khoảng 30 kilôgram. Lợn biển có môi trên lớn, linh hoạt, cầm nắm được, dùng để lấy thức ăn và giao tiếp và tương tác xã hội. Lợn biển có mõm ngắn hơn loài cá cúi thân cận. Mắt của lợn biển nhỏ, cách xa nhau, với mí đóng lại theo đường tròn. Cá thể trưởng thành không có răng cửa hay răng nanh, chỉ có một bộ răng má, không phân biệt rõ ràng giữa răng hàm và răng tiền hàm. Những răng này thay liên tục trong cuộc đời lợn biển, với răng mới mọc ở rìa còn răng cũ rụng từ trong miệng, có nét tương tự với cách răng voi rụng. Ở một thời điểm bất kỳ, một con lợn biển thường có không quá sáu cái răng trong mỗi hàm. Đuôi của nó có hình mái chèo, và là điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa lợn biển và cá cúi: đuôi cá cúi hình mỏ neo, giống với cá voi. Lợn biển cái có hai đầu vú, mỗi cái nằm dưới một chân chèo, một đặc trưng được dùng để liên hệ lợn biển với voi. Lợn biển có điểm đặc biệt trong số các loài động vật có vú là chỉ có sáu đốt sống cổ, trong khi tất cả loài thú khác có bảy, ngoại trừ lười hai ngón và ba ngón. Con số này có thể là do biến dị trong gen đồng dạng chuyển vị. Giống ngựa, lợn biển có dạ dày đơn giản, nhưng có manh tràng lớn, dùng để tiêu hóa các loại thực vật cứng. Thông thường, ruột của chúng dài khoảng 45 mét, lớn hơn nhiều đối với một loài động vật ở kích cỡ của lợn biển. Hành vi Ngoài những con mẹ cùng con non, hoặc những con đực theo đuổi con cái, lợn biển nhìn chung là động vật đơn lẻ. Lợn biển dành khoảng 50% thời gian ban ngày ngủ dưới nước, và cứ 20 phút lại trồi lên để hít thở ít nhất một lần. Khoảng thời gian còn lại chủ yếu dành cho việc gặm cỏ ở những vùng nước nông khoảng 1–2 mét. Phân loài lợn biển Florida (T. m. latirostris) có tuổi thọ lên đến 60 năm. Di chuyển Nhìn chung, lợn biển bơi với vận tốc khoảng . Tuy nhiên, chúng cũng được biết là có thể bơi với tốc độ lên đến trong khoảng ngắn. Trí thông minh và học hỏi Lợn biển cho thấy dấu hiệu của học tập liên kết phức tạp. Chúng cũng có trí nhớ dài hạn tốt. Chúng thể hiện khả năng thực hiện những tác vụ phân biệt và có thể học hỏi tương tự như cá heo và hải cẩu trong những thí nghiệm âm thanh và thị giác. Sinh sản Lợn biển thường đẻ hai năm một lần, mỗi lần một con non. Thai kỳ kéo dài khoảng 12 tháng và thời gian con non ăn dặm khoảng từ 12 đến 18 tháng nữa, mặc dù con cái có thể có nhiều hơn một chu kỳ động dục mỗi năm. Giao tiếp Lợn biển phát ra âm thanh đa dạng trong giao tiếp, đặc biệt giữa con trưởng thành và con non. Tai của chúng lớn ở bên trong nhưng lỗ ngoài nhỏ, và nằm cách sau mỗi mắt khoảng 10 cm. Con trưởng thành giap tiếp để liên lạc và trong những hành vi tình dục hoặc chơi đùa. Những hình thức giao tiếp khác bao gồm khứu giác và vị giác. Chế độ ăn Lợn biển là loài ăn thực vật và có thể tiêu thụ hơn 60 loại cây nước ngọt (như bèo tây, mao lương, cỏ cá sấu, bèo cái, xạ hương nước, cần nước, lá cây ngập mặn) và nước mặn (như cỏ biển, cỏ nông, cỏ lợn biển, ruppia, và tảo biển). Một lợn biển trưởng thành, sử dụng môi trên của mình, ăn khoảng một lượng thức ăn khoảng 10%–15% khối lượng cơ thể (khoảng 50 kg) mỗi ngày. Tiêu thụ lượng thức ăn lớn như thế nên lợn biển cần bảy tiếng mỗi ngay chỉ để nhai. Để xử lý hàm lượng cellulose cao trong thực đơn của mình, lợn biển lợi dụng lên men đoạn cuối ruột phôi để giúp quá trình tiêu hóa. Lợn biển từng được thấy ăn một số loài cá nhỏ bắt trong lưới. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Save the Manatee Murie, James On the Form and Structure of the Manatee (Manatus americanus), (1872) London, Zoological Society of London Year Florida Fish and Wildlife Conservation Commission Reuters: Florida manatees may lose endangered status A website with many manatee photos USGS/SESC Sirenia Project Bibliography and Index of the Sirenia and Desmostylia – Dr. Domning's authoritative manatee research bibliography T Bộ Bò biển Họ động vật có vú
1,117
1502
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh%20vu%C3%B4ng
Hình vuông
Trong hình học Euclid, hình vuông là hình tứ giác đều, tức có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau (4 góc vuông). Tọa độ Descartes của các đỉnh của một hình vuông có tâm ở gốc hệ tọa độ và mỗi cạnh dài 2 đơn vị, song song với các trục tọa độ là (±1, ±1). Phần trong của hình vuông đó bao gồm tất cả các điểm (x0, x1) với -1 < xi < 1. Một hình vuông có bốn đỉnh A, B, C, D được kí hiệu là . Tính chất 2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường. Có 2 cặp cạnh song song. Có 4 cạnh bằng nhau. Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông. 1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau. Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm. Có tất cả tính chất của hình chữ nhật, hình thoi và cả hình thang cân. Dấu hiệu nhận biết Một hình tứ giác là một hình vuông nếu như và chỉ nếu như nó là một trong những hình sau: Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau. Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc. Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc. Hình thoi có một góc vuông. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau. Hình bình hành có một góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau. Hình tứ giác với độ dài các cạnh a, b, c, d mà có diện tích . Diện tích hình vuông Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài của cạnh: Hình vuông là hình có diện tích lớn nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng chu vi. Chu vi hình vuông Chu vi hình vuông bằng tổng độ dài 4 cạnh của nó, hay bằng 4 lần độ dài một cạnh: Hình vuông là hình có chu vi nhỏ nhất so với các hình chữ nhật khác có cùng diện tích. Hình học phi Euclid Trong hình học phi Euclid, hình vuông nói chung là hình có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau. Trong hình học Hyperbolic, không tồn tại hình vuông có góc vuông. Mặt khác, hình vuông trong bộ môn hình học này lại có các góc nhọn (bé hơn 90°). Hình vuông có diện tích càng lớn thì các góc của nó càng nhỏ. Từ nguyên Từ vuông trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 方 (có nghĩa là vuông, hình vuông). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 方 là /*C-paŋ/. Chữ Hán 方 có âm Hán Việt là phương. Xem thêm Hình tứ giác Hình thang cân Hình bình hành Hình chữ nhật Hình thoi Hình tam giác Hình lập phương Định lý Pythagoras Tham khảo Liên kết ngoài V V V V V Tứ giác
510
1523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Klaip%C4%97da
Klaipėda
Klaipėda (tiếng Đức Memel hay Memelburg; tiếng Ba Lan: Kłajpeda) là cảng biển duy nhất của Litva nằm cạnh biển Baltic. Đây là thành phố lớn thứ ba của Litva, nằm ở cửa sông Nemunas đổ vào biển Baltic. Thành phố là thủ phủ của hạt Klaipėda. Dân số của thành phố là 194.400 người (2002), giảm xuống so với 202.900 người vào năm 1989. Ngày nay Klaipėda là bến phà lớn nối với Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Nó nằm gần cửa sông Neman. Klaipėda có kiến trúc xây dựng đẹp, giống kiểu kiến trúc thường thấy ở Đức, Anh và Đan Mạch. Điểm nghỉ mát ở bờ biển nổi tiếng của Litva gần Klaipeda là Neringa và Palanga. Thành phố có một lịch sử phức tạp một phần là do tầm quan trọng khu vực của cảng Klaipėda, một cảng thường không bị đóng băng ở biển Baltic và sông Akmena - Dange. Thành phố này đã thuộc kiểm soát của các hiệp sĩ Teutonic, Lãnh địa Phổ, và Vương quốc Phổ, Đế quốc Đức, các nhà nước Entente ngay sau thế chiến I. Khí hậu Klaipėda chủ yếu có khí hậu lục địa ẩm (phân loại khí hậu Köppen Dfb) với một số ảnh hưởng từ đại dương (Cfb). Klaipėda là một thành phố lộng gió với nhiều ngày bão trong năm. Vào mùa thu và mùa đông, gió thường ở mức khá mạnh. Gió biển phổ biến từ tháng 4 đến tháng 9. Trong khi đó, tuyết có thể rơi từ tháng 10 đến tháng 4. Bão tuyết nghiêm trọng có thể làm tê liệt hệ thống giao thông trong thành phố vào mùa đông. Thành phố kết nghĩa Klaipėda kết nghĩa với: Cleveland, Hoa Kỳ Gdynia, Ba Lan Kaliningrad, Nga Karlskrona, Thụy Điển Kotka, Phần Lan Kuji, Nhật Bản Liepāja, Latvia Lübeck, Đức Mannheim, Đức Mogilev, Belarus Bắc Tyneside, Anh Odessa, Ukraina Sassnitz, Đức Szczecin, Ba Lan Xem thêm Cảng thuộc biển Baltic Tham khảo Liên kết ngoài Website chính của thành phố Klaipėda Cảng biển quốc gia Đại học Klaipėda Đại học quốc tế LCC Klaipėda trên Google Maps Cảng Memel Thành phố của Litva Thành phố ven biển Klaipėda Liên minh Hanse Địa lý Phổ
356
1536
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1ng%20ri%C3%AAng%20%E1%BA%A3o
Mạng riêng ảo
Mạng riêng ảo hay VPN (virtual private network) là một mạng riêng để kết nối các máy tính của các công ty, tập đoàn hay các tổ chức với nhau thông qua mạng Internet công cộng. Các lợi ích của mạng riêng ảo bao gồm tăng cường chức năng bảo mật và quản lý mạng riêng. Nó cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên không thể truy cập được trên mạng công cộng và thường được sử dụng cho các nhân viên làm việc từ xa. Mục đích Công nghệ VPN chỉ rõ 3 yêu cầu cơ bản: Cung cấp truy nhập từ xa tới tài nguyên của tổ chức mọi lúc, mọi nơi. Kết nối các chi nhánh văn phòng với nhau. Kiểm soát truy nhập của khách hàng, nhà cung cấp và các thực thể bên ngoài tới những tài nguyên của tổ chức. Các mô hình VPN Các mô hình VPN bao gồm: Truy cập từ xa (remote-Access) Hay cũng được gọi là Mạng quay số riêng ảo (Virtual Private Dial-up Network) hay VPDN, đây là dạng kết nối User-to-Lan áp dụng cho các công ty mà các nhân viên có nhu cầu kết nối tới mạng riêng (private network) từ các địa điểm từ xa và bằng các thiết bị khác nhau. Khi VPN được triển khai, các nhân viên chỉ việc kết nối Internet thông qua các ISP và sử dụng các phần mềm VPN phía khách để truy cập mạng công ty của họ. Các công ty khi sử dụng loại kết nối này là những hãng lớn với hàng trăm nhân viên thương mại. Các Truy Cập từ xa VPN đảm bảo các kết nối được bảo mật, mã hoá giữa mạng riêng rẽ của công ty với các nhân viên từ xa qua một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba (third-party). Có hai kiểu Truy cập từ xa VPN: Khởi tạo bởi phía khách (Client-Initiated) – Người dùng từ xa sử dụng phần mềm VPN client để thiết lập một đường hầm an toàn tới mạng riêng thông qua một ISP trung gian. Khởi tạo bởi NAS (Network Access Server-initiated) – Người dùng từ xa quay số tới một ISP. NAS sẽ thiết lập một đường hầm an toàn tới mạng riêng cần kết nối. Với Truy cập từ xa VPN, các nhân viên di động và nhân viên làm việc ở nhà chỉ phải trả chi phí cho cuộc gọi nội bộ để kết nối tới ISP và kết nối tới mạng riêng của công ty, tổ chức. Các thiết bị phía máy chủ VPN có thể là Cisco Routers, PIX Firewalls hoặc VPN Concentrators, phía client là các phần mềm VPN hoặc Cisco Routers. Site-to-Site: Bằng việc sử dụng một thiết bị chuyên dụng và cơ chế bảo mật diện rộng, mỗi công ty có thể tạo kết nối với rất nhiều các site qua một mạng công cộng như Internet. Các giải pháp VPN Bộ tập trung VPN hay VPN Concentrator kết hợp các kỹ thuật mã hóa và xác thực. Chúng được thiết kế đặc biệt để tạo một truy cập từ xa hoặc site-to-site VPN và lý tưởng cho yêu cầu có một thiết bị duy nhất để xử lý một số lượng rất lớn các đường hầm VPN. Một concentrator ví dụ Cisco VPN concentrator cung cấp tính sẵn sàng cao, hiệu suất cao và khả năng mở rộng và bao gồm các thành phần, được gọi là Scalable Encryption Processing (SEP) mô-đun, cho phép người dùng dễ dàng tăng công suất và thông lượng. Concentrator có thể hỗ trợ từ các doanh nghiệp nhỏ với 100 người dùng trở xuống truy cập từ xa đến các tổ chức doanh nghiệp lớn với khoảng 10.000 người đồng thời truy cập từ xa. Tham khảo Liên kết ngoài Quyền riêng tư Internet Kiến trúc mạng
642
1549
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20qu%E1%BA%A3n%20tr%E1%BB%8B%20n%E1%BB%99i%20dung
Hệ quản trị nội dung
Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Mới đây thuật ngữ này liên kết với chương trình quản lý nội dung của website. Quản lý nội dung web (web content management) cũng đồng nghĩa như vậy. Chức năng Quản trị những nội dung tài liệu điện tử (bao gồm những tài liệu, văn bản số và đã được số hoá) của tổ chức. Những chức năng bao gồm: Tạo lập nội dung; Lưu trữ nội dung; Chỉnh sửa nội dung; Chuyển tải nội dung; Chia sẻ nội dung; Tìm kiếm nội dung; Phân quyền người dùng và nội dung... Đặc điểm Các đặc điểm cơ bản của CMS bao gồm: Phê chuẩn việc tạo hoặc thay đổi nội dung trực tuyến Chế độ Soạn thảo "Nhìn là biết" WYSIWYG Quản lý người dùng Tìm kiếm và lập chỉ mục Lưu trữ Tùy biến giao diện Quản lý ảnh và các liên kết (URL) Phân loại Có nhiều kiểu CMS: W-CMS (Web CMS) E-CMS (Enterprise CMS) T-CMS (Transactional CMS): Hỗ trợ việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử. P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ việc quản lý các loại ấn phẩm trực tuyến (sổ tay, sách, trợ giúp, tham khảo...). L-CMS/LCMS (Learning CMS): Hỗ trợ việc quản lý đào tạo dựa trên nền Web. BCMS (Billing CMS): Hỗ trợ việc quản lý Thu chi dựa trên nền Web. Một số CMS tiêu biểu (theo thứ tự ABC) DotNetNuke (ASP.Net+VB/C#), phát triển bởi Perpetual Motion Interactive Systems Inc. Drupal (PHP), phát triển bởi Dries Buytaert JohnCMS (PHP), phát triển bởi JohnCMS Team Joomla (PHP), phát triển bởi Open Source Matters Kentico CMS (ASP.Net + VB/C#) Liferay (Jsp, Servlet), phát triển bởi Liferay, Inc Magento (PHP), phát triển bởi Magento Inc. Mambo (PHP), phát triển bởi Mambo Foundation Inc., do Miro Software Solutions quản lý. NukeViet (PHP), phát triển bởi VINADES.,JSC PHP-Nuke (PHP), phát triển bởi Francisco Burzi Rainbow (ASP.NET +C#) Typo3 (PHP) WordPress (PHP) Xoops (PHP), phát triển bởi The XOOPS Project Xem thêm Danh sách hệ quản trị nội dung Hệ thống bản tin điện tử Phần mềm cộng tác Kho nội dung Hệ thống quản lý tài sản số thức Kiến trúc thông tin Bố trí Tiêu bản Biến đổi mã (code transformation) Tham khảo Liên kết ngoài Magento download NukeViet CMS CMS Matrix CMS Watch CMS Zone OpenSourceCMS Joomla CMS Dotnetnuke Portal Mambo CMS Community Server - Powerful.NET CMS Phần mềm ứng dụng Internet Hệ thống thông tin
457
1563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20lo%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc
Phân loại học
Phân loại học nghiên cứu về phân loại mọi vật – vật sống, vật vô sinh, chỗ và sự kiện – tất cả được phân loại theo giản đồ phân loại (taxonomic scheme?). Nói theo ngôn ngữ toán học, một phân loại có cấu trúc phả hệ là một cấu trúc cây gồm các phân loại cho một nhóm đối tượng cho trước. Trên đỉnh cấu trúc là một phân loại duy nhất, nút gốc, áp dụng cho tất cả các đối tượng. Các nút bên dưới gốc là các phân loại cụ thể hơn, áp dụng cho các tập con của tập chứa tất cả các đối tượng đang được phân loại. Một ví dụ là phân loại khoa học dùng trong Sinh học (do Carolus Linnaeus xây dựng). Trong đó, nút gốc là Sinh vật (Organism), với ý nghĩa rằng phân loại này áp dụng cho tất cả các sinh vật sống. Bên dưới là các đơn vị phân loại (taxon) như: giới (kingdom), ngành (phylum), lớp (class), bộ (order), họ (family), chi (genus) và loài (species). Ngày nay, với sự phát triển của sinh học phân tử và tin sinh học, một lĩnh vực mới gọi là phân loại học phân tử ra đời dựa trên sự đa dạng và đặc trưng về DNA và protein (enzyme). Nó đang đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho các phương pháp phân loại học truyền thống chủ yếu dựa vào các đặc điểm hình thái và tập tính. Một số người cho rằng tư duy của con người tự động phân loại những gì đã biết theo những hệ thống vậy. Cách nhìn này thường dựa theo nhận thức luận của Immanuel Kant. Các nhà nhân loại học đã quan sát rằng các hệ phân loại thường được nhúng trong văn hóa địa phương và các hệ thống xã hội, và đáp ứng các chức năng xã hội đa dạng. Có lẽ là bài nghiên cứu nổi tiếng và có giá trị nhất về hệ phân loại dân tộc là The Elementary Forms of Religious Life (Những loại hình cơ bản của đời sống tôn giáo) của Emile Durkheim. Các triết lý của Kant và Durkheim cũng ảnh hưởng tới Claude Levi-Strauss, người sáng lập ra thuyết kết cấu nhân loại học. Levi-Strauss viết hai bộ sách quan trọng về hệ phân loại: Totemism (Tín ngưỡng tôtem) và The Savage Mind (Tâm thức thô sơ). Những kiểu phân loại như đã được phân tích bởi Durkheim và Levi-Strauss đôi khi còn được gọi là phân loại dân gian để phân biệt với phân loại khoa học, dạng phân loại sau được tách ra khỏi các liên kết xã hội để có tính khách quan và phổ quát. Hệ phân loại khoa học nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất là phân loại Linnaeus (xem ở trên), đó là phân loại sinh vật và được bắt đầu bởi Carolus Linnaeus. Xem bài Cây phát sinh loài. Xem thêm Phân loại khoa học Lược đồ học (ontology [computer science]?) Phân loại sinh học Phân loại giới Động vật Tham khảo Liên kết ngoài Taxonomy of Faiths: A semantic journey, Mohamed Taher (tiếng Anh) Sinh học Phân cấp Bản thể học Phân loại Danh pháp khoa học
538
1577
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chia%20c%E1%BA%AFt%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99
Chia cắt Ấn Độ
Sự chia cắt Ấn Độ là quá trình chia cắt Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh dẫn đến sự hình thành của các quốc gia có chủ quyền là Pakistan tự trị (sau này phân chia thành Cộng hòa Hồi giáo Pakistan và Cộng hòa Nhân dân Bangladesh) và Liên hiệp Ấn Độ (sau này là Cộng hòa Ấn Độ) vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. "Sự chia cắt" ở đây không chỉ nói về sự phân tách tỉnh Bengal của Ấn Độ thuộc Anh thành Đông Pakistan và Tây Bengal (Ấn Độ), và các cuộc chia cắt tương tự khác của tỉnh Punjab thành Punjab (Tây Pakistan) và Punjab, Ấn Độ, mà còn nói đến sự phân chia trong các vấn đề khác, như Quân đội Ấn Độ thuộc Anh, dịch vụ công và các cơ quan hành chính, đường sắt, và ngân quỹ trung ương. Trong những cuộc bạo loạn xảy ra trước việc phân chia khu vực Punjab, khoảng 200.000 đến 500.000 người đã bị chết trong những cuộc tàn sát mang tính chất báo thù. UNHCR ước tính có 14 triệu người Hindu, Sikh, và Hồi giáo phải di chuyển khỏi nơi sinh sống; khiến nó trở thành cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử loài người. </onlyinclude> Quá trình tách Bangladesh ra khỏi Pakistan vào năm 1971 không được tính trong thuật ngữ Sự chia cắt Ấn Độ, tương tự như vậy đối với sự phân tách trước đó của Miến Điện (nay là Myanmar) khỏi sự quản lý của Ấn Độ thuộc Anh, và ngay cả sự phân tách xảy ra còn sớm hơn của Tích Lan (Sri Lanka ngày nay). Tích Lan từng là một phần của Bang Madras của Ấn Độ thuộc Anh từ năm 1795 đến năm 1798 cho đến khi nó trở thành một nước Thuộc địa Hoàng gia của Đế quốc. Miến Điện, bị người Anh sáp nhập dần dần trong thời gian từ 1826 đến 1868 và trở thành một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh cho đến năm 1937, sau đó được quản lý trực tiếp bởi người Anh. Miến Điện được trao trả độc lập vào ngày 4 tháng 1 năm 1948 còn Tích Lan là vào ngày 4 tháng 2 năm 1948. (Xem Lịch sử Sri Lanka và Lịch sử Miến Điện.) Bhutan, Nepal và Maldives, những quốc gia còn lại của khu vực Nam Á ngày nay, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự chia chắt này. Hai nước Nepal và Bhutan đã ký hiệp ước với người Anh để trở thành quốc gia độc lập, và chưa bao giờ là một phần của Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh, do đó biên giới của họ không bị ảnh hưởng của cuộc chia cắt. Quần đảo Maldives, trở thành đất bảo hộ của Hoàng gia Anh vào năm 1887 và sau đó giành được độc lập vào năm 1965, cũng không bị ảnh hưởng bởi cuộc chia cắt. Bối cảnh Chia cắt Bengal (1905) Năm 1905, Toàn quyền Curzon, được một số người công nhận là một người thông minh và hăng hái, người đã có một kỷ lục ấn tượng về việc bảo tồn khảo cổ và tạo ra một nền hành chính hiệu quả trong nhiệm kỳ đầu, đến nhiệm kỳ thứ hai, chính ông là người đã chia khu vực hành chính lớn nhất của Ấn Độ thuộc Anh, Bang Bengal, thành hai tỉnh Đông Bengal và Assam với đa số dân là người Hồi giáo và tỉnh Bengal với đa số dân theo đạo Hindu (tỉnh này ngày nay bao gồm Tây Bengal, Bihār, Jharkhand và Odisha của Ấn Độ). Quyết định Chia cắt Bengal của Curzon—một hành động được xem là cực kỳ tài tình về mặt hành chính, và được nhiều toàn quyền trước dự tính từ thời Toàn quyền William Bentinck, nhưng chưa bao giờ thực hiện—đã lật nền chính trị dân tộc chủ nghĩa sang một trang mới chưa từng có trước đó. Thành phần quý tộc Hindu tại Bengal, nhiều người trong số họ sở hữu đất đai ở Đông Bengal và sau đó cho những nông dân đạo Hồi thuê lại, đã phản đối quyết định này một cách kịch liệt. Tầng lớp trung lưu Hindu tại Bengal chiếm số đông (Bhadralok), thì cảm thấy thất vọng với viễn cảnh dân Bengal sẽ dần dần bị áp đảo trong tỉnh Bengal mới bởi người đến từ Bihar và Oriya, cảm thấy hành động của Curzon là một sự trừng phạt đối với các quyết định chính trị của mình. Nhiều cuộc phản đối mạnh mẽ quyết định của Curzon đã diễn ra dưới hình thức chủ yếu là chiến dịch Swadeshi ("dùng hàng Ấn") do người từng hai lần làm chủ tịch Quốc hội Surendranath Banerjee dẫn đầu và tẩy chay hàng hóa Anh. Một vài lần những người phản đối đã có những hành động bạo lực lộ liễu nhằm vào thường dân. Tuy vậy, những hành động bạo lực không có hiệu quả, vì đa số những kế hoạch tấn công bị người Anh ngăn chặn từ đầu hoặc bị thất bại. Những khẩu hiệu được sử dụng cho cả hai loại biểu tình là Bande Mataram (tiếng Bengal, nghĩa là: "Hoan hô Mẹ"), tựa đề của bài hát do Bankim Chandra Chatterjee sáng tác, nhắc đến hình tượng một thánh mẫu, người đứng lên vì Bengal, Ấn Độ, và vì thánh Kali (nữ thần) của Hindu. Những cuộc biểu tình lan từ Calcutta đến các khu vực lân cận của Bengal khi các sinh viên được thụ hưởng nền giáo dục Anh trở về nhà ở các làng mạc và thị trấn. Màu sắc tôn giáo trong câu khẩu hiệu và sự nổi giận chính trị xuất phát từ quyết định chia tách bắt đầu pha trộn khi những nhóm thanh niên, như Jugantar, tiến hành các vụ đánh bom tòa nhà chính quyền, và thực hiện những vụ cướp có vũ khí, và ám sát các quan chức người Anh. Vì Calcutta là thủ đô của đế quốc, cả sự nổi loạn lẫn câu khẩu hiệu đều nhanh chóng được cả nước biết đến. Những cuộc biểu tình chống chia cắt Bengal với thành phần tham gia đa số là người theo đạo Hindu đã khiến cho thành phần quý tộc theo đạo Hồi ở Ấn Độ lo ngại sẽ diễn ra một cuộc cải cách có lợi cho người Hindu chiếm đa số. Vào năm 1906, những người này diện kiến ông Toàn quyền mới Bá tước Minto và yêu cầu một khu vực riêng dành cho người Hồi giáo. Đồng thời, họ đòi hỏi một cơ quan đại diện lập pháp tương xứng, phản ánh địa vị thống trị cũ của họ cũng như lịch sử trung thành của họ với người Anh. Việc này dẫn tới việc thành lập Liên đoàn Hồi giáo Toàn Ấn vào tháng 12 năm 1906 tại Dacca. Mặc dù Curzon khi đó đã từ chức vì có mâu thuẫn với người điều hành quân đội Kitchener và đã trở về nước Anh, Liên đoàn này vẫn ủng hộ kế hoạch phân tách của ông. Vị trí của giới quý tộc Hồi giáo, thể hiện bằng các vị trí khác nhau trong Liên đoàn, đã được hình thành trong ba thập kỷ trước đó, bắt đầu từ cuộc Tổng điều tra dân số Ấn Độ thuộc Anh năm 1871, lần đầu tiên ước tính được dân số của những vùng có đa số dân theo đạo Hồi. (Về phần mình, ý muốn ve vãn người Hồi giáo ở Đông Bengal của Curzon xuất phát từ sự lo lắng của người Anh kể từ cuộc điều tra năm 1871—do lịch sử đấu tranh chống người Anh của người Hồi giáo trong Cuộc binh biến 1857 và Chiến tranh Anh-Afghanistan lần hai.) Trong ba thập niên kể từ cuộc tổng điều tra, các lãnh đạo Hồi giáo ở các khu vực phía bắc Ấn Độ đã vài lần chứng kiến sự thù địch của một số tổ chức xã hội và chính trị mới của người Hindu. Ví dụ như nhóm Arya Samaj không chỉ ủng hộ các Nhóm Bảo vệ Bò mang tính kích động, mà còn do số lượng người Hồi giáo được biết đến qua cuộc Điều tra 1871, tổ chức các sự kiện "hoàn đạo" với mục đích đón chào người Hồi giáo trở về lại với đạo Hindu. Tại Uttar Pradesh, những người Hồi giáo trở nên lo lắng, khi vào cuối thế kỷ 19, các đại diện chính trị dần tăng lên, trao cho người Hindu nhiều quyền lực hơn, và người Hindu trở nên tích cực hơn về chính trị trong cuộc tranh cãi Hindu-Urdu và những cuộc bạo lực chống giết bò vào năm 1893. Năm 1905, khi Tilak và Lajpat Rai nỗ lực chạy đua vào vị trí lãnh đạo trong Quốc hội, và chính Quốc hội cũng biểu tình dưới biểu tượng Kali, nỗi lo sợ của người Hồi giáo càng tăng lên. Nhiều người Hồi giáo vẫn chưa quên rằng câu khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình, "Bande Mataram," xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết Anand Math trong đó người Hindu đã chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng theo đạo Hồi. Cuối cùng, nhóm quý tộc người Hồi, trong số đó có Dacca Nawab, Khwaja Salimullah, người tổ chức cuộc họp đầu tiên của Liên đoàn tại tư dinh ở Shahbag, nhận ra rằng việc ra đời một tỉnh mới với đa số người Hồi giáo sẽ có lợi trực tiếp cho những người Hồi giáo đang có tham vọng chính trị. Liên kết Lịch sử Ấn Độ Lịch sử Pakistan Lịch sử Bangladesh Lịch sử Sri Lanka Lịch sử Myanmar Tham khảo Đế quốc Anh Lịch sử Pakistan Lịch sử Bangladesh Lịch sử Sri Lanka Lịch sử Bengal Vùng phân chia Di cư bắt buộc Thanh lọc sắc tộc ở châu Á Lịch sử Tây Bengal Lịch sử Kolkata Phong trào Pakistan Ấn Độ Lịch sử Cộng hòa Ấn Độ Di cư chính trị Ấn Độ thuộc Anh năm 1947
1,682
1637
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oradea
Oradea
Oradea (tiếng Hungari: Nagyvárad; tiếng Đức: Großwardein) là một thành phố của România, thủ phủ của quận (judeţe) Bihor (BH), thuộc vùng Transilvania. Trong thành phố dân số là 206.614 người (theo thống kê dân số năm 2002), chưa tính đến những vùng ngoại vi thành phố, nếu tính cả thì tổng dân số thành phố vào khoảng 220.000. Oradea là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Romania. Địa lý Thành phố nằm gần biên giới với Hungary, bên cạnh sông Crişul Repede. Lịch sử Oradea được nói đến lần đầu tiên vào năm 1113, với tên Latinh là Varadinum. Thành lũy Oradea, tàn tích của nó còn tồn tại đến ngày nay, được nói đến lần đầu tiên vào năm 1241 vì được bắt đầu sửa chữa và củng cố cho các cuộc tấn công của người Mông Cổ và người Tartar. Tuy nhiên thành phố này phải chờ đến thế kỷ 16 thì mới phát triển lên như một vùng thành thị. Vào thế kỷ 18, một kỹ sư người Viên, Franz Anton Hillebrandt, lập kế hoạch phát triển thành phố theo kiểu kiến trúc baroque và từ năm 1752 nhiều lâu đài được xây dựng như Nhà thờ Lớn Công giáo, Lâu đài Giám mục, và Muzeul Ţării Crişurilor (Viện Bảo tàng Đất Criş). Thành phố này thuộc về Vương quốc Hungary hơn 800 năm, sau đó được nhượng lại cho România theo Hiệp ước Trianon vào năm 1920. Trong khoảng thời gian 1940-1944 thì thành phố này thuộc chủ quyền của Hungary. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Đại chiến thế giới II thì nó lại thuộc chủ quyền của Romania. Kinh tế Oradea trong một thời gian dài là một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Romania, phần nhiều vì nó nằm cạnh biên giới với Hungary, biến nó thành cổng vào Tây Âu. Oradea có tỷ lệ thất nghiệp là 6,0%, thấp hơn một chút dưới mức trung bình của Romania nhưng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của quận Bihor, vào khoảng 2%. Oradea hiện nay sản xuất khoảng 63% sản phẩm công nghiệp của quận Bihor trong khi chỉ có 34,5% dân số quận. Những ngành công nghiệp chính là đồ gia dụng, dệt may và quần áo, giày dép và đồ ăn. Vào năm 2003, trung tâm thương mại Lotus Market mở cửa ở Oradea, là trung tâm mua sắm lớn đầu tiên mở cửa trong thành phố. Dân tộc Trong lịch sử 1910: 69.000 người (người Romania: 5,6%, người Hung: 91,10%) 1920: 72.000 (R: 5%, H: 92%) 1930: 90.000 (R: 25%, H: 67%) 1966: 122.634 (R: 46%, H: 52%) 1977: 170.531 (R: 53%, H: 45%) 1992: 222.741 (R: 64%, H: 34%) Hiện nay Trong tổng dân số, có các dân tộc dưới đây, theo thống kê dân số 2002: Người Romania: 145.295 (70,4%) Người Hung: 56.830 (27,5%) Người Di-gan: 2.466 (1,2%) Người Đức: 566 (0,3%) Người Slovak: 477 (0,2%) Người Do Thái: 172 Người Ukrain: 76 Người Bungaria: 25 Người Nga: 25 Người Serb: 17 Người Séc: 9 Người Thổ Nhĩ Kỳ: 9 Tham khảo Liên kết ngoài Oradea OnLine Oradea tourism Website chính của Oradea Website Oradea Jurnal Bihorean Website Oradea Realitatea Bihoreana Xem hình ảnh đẹp của Oradea ở The Real Transylvania (Transylvania thật) Khu dân cư ở hạt Bihor Thành phố của România Thủ phủ hạt của România Địa điểm Holocaust ở România Cộng đồng Do Thái lịch sử Cửa khẩu Hungary-România Shtetl
573
1645
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%A1%20h%E1%BB%8Dc
Cơ học
Cơ học là một ngành của vật lý nghiên cứu về chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của các lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh. Ngành này đã phát triển từ thời các nền văn minh cổ đại. Trong thời kỳ cận đại, các nhà khoa học Galileo, Kepler, và đặc biệt là Newton đã đặt nền tảng cho sự phát triển của ngành này mà bây giờ gọi là cơ học cổ điển. Thông thường khi nói đến cơ học thì người ta hiểu ngầm đó là cơ học cổ điển, ngành này nghiên cứu các vật thể vĩ mô có vận tốc chuyển động nhỏ hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng. Thuyết tương đối hẹp nghiên cứu các vật thể chuyển động với vận tốc xấp xỉ tốc độ ánh sáng và thuyết tương đối rộng mở rộng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton lên một mức sâu sắc hơn. Cơ học lượng tử nghiên cứu tự nhiên ở cấp độ vi mô và là thành tựu to lớn của vật lý hiện đại. Các chuyên ngành trong cơ học Cơ học cổ điển Cơ học Newton, lý thuyết nguồn gốc của chuyển động (động học) và các lực (động lực học) Cơ học Lagrange, một hình thức lý thuyết Cơ học Hamilton, một hình thức lý thuyết khác Cơ học thiên thể, chuyển động của các ngôi sao, thiên hà... Cơ học vật rắn, lý thuyết đàn hồi, các đặc tính của vật thể rắn hoặc vật thể bán-rắn Vật rắn, cân bằng vật rắn Cơ học chất lưu, cơ học môi trường liên tục, chuyển động của chất lưu (lỏng, khí,...) Thủy lực học, cân bằng của chất lỏng Cơ sinh học, chất rắn, chất lỏng... trong sinh học Cơ học thống kê Thuyết tương đối hoặc cơ học Einstein, hấp dẫn vũ trụ Cơ học lý thuyết Cơ học lượng tử Vật lý hạt, chuyển động, cấu trúc và tương tác của các hạt cơ bản Vật lý hạt nhân, chuyển động, cấu trúc và tương tác của các hạt nhân Vật lý vật chất đậm đặc, lượng tử chất khí, vật rắn, chất lỏng... Cơ học lượng tử thống kê Đọc thêm A history of mechanics''". René Dugas (1988)] A Tiny Taste of the History of Mechanics". The University of Texas at Austin Tham khảo Liên kết ngoài iMechanica: the web of mechanics and mechanicians Mechanics Blog by a Purdue University Professor The Mechanics program at Virginia Tech Physclips: Mechanics with animations and video clips from the University of New South Wales U.S. National Committee on Theoretical and Applied Mechanics Interactive learning resources for teaching Mechanics The Archimedes Project Khái niệm vật lý
472
1665
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20h%E1%BB%8Dc
Khí tượng học
Khí tượng học là môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm chủ yếu để theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc vào các tham số của khí quyển Trái Đất. Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian và không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu. Lịch sử khí tượng học Những thành tựu đầu tiên trong khí tượng học 350 TCN Thuật ngữ Khí tượng học (meteorology) bắt nguồn từ Aristotle's Meteorology. Mặc dù thuật ngữ khí tượng học ngày nay được dùng để chỉ một môn khoa học về khí quyển, nó có ý nghĩa rộng hơn trong các công trình của Aristotle. Ông viết: ...tất cả các tác động đối với không khí và nước, và tất cả các loại và phần của Trái Đất và các tác động của chúng. Một trong những thành tựu ấn tượng trong miêu tả của ông là cái ngày nay gọi là vòng tuần hoàn nước: Mặt trời, chuyển động như nó vốn thế, tạo nên các quá trình thay đổi, bởi tác động của nó, những hạt nước ngọt nhỏ nhất hàng ngày được nâng lên, hòa tan vào hơi nước và được mang tới những vùng cao hơn, ở đây chúng lại bị ngưng tụ bởi không khí lạnh và trở về Trái Đất. 1607 Galileo Galilei đã làm được chiếc nhiệt kế đầu tiên. Thiết bị này không chỉ đo nhiệt độ, nó còn thể hiện một bước đột phá. Cho tới thời điểm này, nóng và lạnh được coi là những tính chất của các thành tố cơ bản của Aristotle(lửa, nước, khí và đất). Ghi chú: Việc ai là người xây dựng chiếc nhiệt kế đầu tiên có nhiều bàn cãi, tuy thế, có những bằng chứng cho thấy thiết bị này được chế tạo độc lập ở những thời điểm khác nhau. Đây là kỷ nguyên của những quan trắc khí tượng được ghi lại đầu tiên, chúng không được sử dụng nhiều cho đến những công trình của Daniel Gabriel Fahrenheit và Anders Celsius vào thế kỷ thứ 18. 1643 Evangelista Torricelli, một cộng sự của Galileo, lần đầu tiên đã tạo ra chân không nhân tạo, và trong quá trình đó đã tạo ra chiếc khí áp kế đầu tiên. Sự thay đổi độ cao của thủy ngân trong ống Toricelli đã đưa tới khám phá của ông về sự thay đổi của áp suất khí quyển theo thời gian. 1648 Blaise Pascal đã khám phá ra áp suất khí quyển giảm theo độ cao và suy ra có chân không ở phía trên khí quyển. 1667 Robert Hooke xây dựng một máy đo gió đầu tiên. 1686 Edmund Halley đã vẽ bản đồ gió mậu dịch và suy ra sự thay đổi của áp suất khí quyển bị điều khiển bởi nhiệt lượng từ mặt trời, và khẳng định lại những khám phá của Pascal về áp suất khí quyển. 1735 George Hadley là người đầu tiên tính đến sự quay của Trái Đất để giải thích gió mậu dịch. Mặc dù cơ chế mà Hadley miêu tả không đúng, và dự đoán gió mậu dịch chỉ mạnh bằng nửa thực tế, nhưng vòng hoàn lưu mà Hadley miêu tả ngày này được biết đến với tên ông vòng hoàn lưu Hadley. 1743-1784 Benjamin Franklin quan sát ghi nhận được hệ thống thời tiết ở Bắc Mỹ di chuyển từ tây sang đông, chứng mình hiện tượng sét cũng là điện, xuất bản sơ đồ dòng biển Gulf Stream đầu tiên, liên hệ hiện tượng phun trào núi lửa với thời tiết và miêu tả hiệu ứng của sự phá rừng đối với khí hậu. 1780 Horace de Saussure đã chế tạo được ẩm kế tóc. 1802-1803 Luke Howard writes viết cuốn Về sự biến đổi của mây, trong đó ông đã đặt tên latin cho các loại mây. 1806 Francis Beaufort đã đưa ra hệ thống phân cấp tốc độ gió. 1837 Samuel Morse phát minh ra mã điện. 1860 Robert FitzRoy sử dụng hệ thống mã điện mới để thu thập các quan trắc hàng ngày ở các vùng của nước Anh và phát triển các bản đồ Synop để dự báo thời tiết. Những dự báo thời tiết hàng ngày đầu tiên của ông được xuất bản trên tạp chí Times vào 1860. Hiệu ứng Coriolis Hiệu ứng Coriolis là lực quán tính xuất hiện do sự quay của Trái Đất, kết quả làm cho vật thể (khối khí) có xu hướng di chuyển lệch về phía phải của chuyển động ở Bắc bán cầu và về phía trái ở Nam Bán cầu. Hiệu ứng này được đặt theo tên Gaspard-Gustave de Coriolis vào đầu thế kỷ 20. Dự báo số trị Đầu thế kỷ 20, những tiến bộ của sự hiểu biết về vật lý khí quyển dẫn tới sự hình thành của dự báo thời tiết bằng phương pháp số hiện đại. Vào năm 1922, Lewis Fry Richardson đã xuất bản cuốn Dự báo thời tiết bằng quá trình số trị, trong đó đã miêu tả những số hạng nhỏ trong các phương trình động lực học chất lỏng có thể được bỏ qua để có thể tìm được các nghiệm số. Tuy nhiên, số lượng tính toán quá lớn khi đó và không thể thực hiện được trước khi các máy vi tính xuất hiện. Tại thời điểm này, ở Na Uy có một nhóm các nhà khí tượng, đứng đầu là Vilhelm Bjerknes đã phát triển một mô hình để giải thích sự hình thành, tăng cường và tan rã (vòng đời) của các xoáy thuận ngoại nhiệt đới, đã đưa ra ý tưởng về front, là đường biên giữa các khối khí. Nhóm cũng bao gồm Carl-Gustaf Rossby (người đầu tiên giải thích các chuyển động quy mô lớn khí quyển trên quan điểm của động lực học chất lỏng), Tor Bergeron (người đầu tiên đưa ra cơ chế hình thành mưa). Đến giữa thập niên 1950, các thí nghiệm số trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của máy tính. Các dụ báo thời tiết đầu tiên bằng phương pháp số đã sử dụng các mô hình chính áp(với một mực thẳng đứng) và đã dự báo các chuyển động quy mô lớn của sóng Rossby vùng vĩ độ trung bình một cách thành công. Trong thập niên 1960s, bản chất lý thuyết hỗn loạn của khí quyển lần đầu tiên được biết tới bởi Edward Lorenz, hình thành nên ngành khoa học nghiên cứu về lý thuyết hỗn loạn. Quan trắc vệ tinh Năm 1960, vệ tinh khí tượng đầu tiên TIROS-1 được phóng thành công đã đánh dấu thời kỳ có thể nhận được các thông tin thời tiết toàn cầu. Các vệ tinh thời tiết cùng với các vệ tinh quan trắc Trái Đất khác quay quanh Trái Đất ở các độ cao khác nhau đã trở thành một công cụ không thể thiếu để nghiên cứu một phổ rộng các hiện tượng tử cháy rừng đến El Niño. Những năm gần đây, các mô hình khí hậu đã được phát triển với độ phân giải ngày càng cao. Chúng được sử dụng để nghiên cứu những biến đổi khí hậu hạn dài, chẳng hạn hiệu ứng do sự phát thải khí nhà kính do con người. Dự báo thời tiết Các nhà khí tượng sử dụng một số phương pháp khác nhau để dự báo thời tiết trong tương lai. Hầu hết các phương pháp này được sử dụng từ vài thập kỷ trước (trước thập niên 70) khi máy tính chưa phát triển đủ mạnh để thực hiện các dự báo số trị. Ngày nay chúng được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các dự báo thời tiết: so sánh với dự báo quán tính hoặc với chuẩn khí hậu: Phương pháp quán tính Phương pháp này giả thiết điều kiện thời tiết sẽ không thay đổi: "Ngày mai như ngày hôm nay". Phương pháp này chỉ đúng cho hạn dự báo ngắn. Phương pháp xu thế Phương pháp này xác định hướng và tốc độ của các front, các trung tâm áp cao và áp thấp và các vùng mây và giáng thủy. Phương pháp khí hậu Phương pháp này sử dụng số liệu thời tiết lịch sử, được lấy trung bình trong một khoảng thời gian dài (hàn năm) để dự báo điều kiện thời tiết ở một ngày cụ thể. Phương pháp tương tự Là một phương phức hợp để tìm các điều kiện thời tiết "tương tự" với số liệu lịch sử. Phương pháp dự báo số Phương pháp dự báo số sử dụng các máy tính để xây dựng mô hình máy tính của khí quyển. Đây là phương pháp thành công nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Khí tượng học và khí hậu học Với sự phát triển của các siêu máy tính, các mô hình toán học của khí quyển ngày càng đạt đến độ tinh xảo cao. Không chỉ có độ phân giải không gian và thời gian được nâng cao mà nhiều thành phần trong hệ thống khí hậu dần dần cũng được tích hợp vào mô hình: khí quyển, đại dương, sinh quyển và các tác động của con người. Các chủ đề và hiện tượng khí tượng học Tham khảo Khoa học Trái Đất Khoa học hành tinh Hải dương học Khoa học kỹ thuật Địa lý học tự nhiên
1,626
1985
https://vi.wikipedia.org/wiki/Moresnet
Moresnet
Moresnet () là nước nhỏ nhất thuộc châu Âu với diện tích cỡ khoảng 3,5 km²; chỉ tồn tại vì hai quốc gia bên cạnh không thể nào thỏa thuận về việc ai có quyền chiếm hữu vùng đất này. Vì vậy họ quyết định biến vùng đất này thành vùng trung lập, hai bên có quyền như nhau. Nó cách Aachen khoảng 7 km về phía tây nam, thẳng về phía nam của chỗ mà biên giới của ba nước Đức, Bỉ, và Hà Lan gặp nhau trên núi Vaalserberg. Lịch sử hình thành và phát triển Sau khi Napoléon thất bại trong cuộc viễn chinh khắp châu Âu vào năm 1815 thì biên giới giữa các quốc gia châu Âu được thiết lập lại. Biên giới giữa Vương quốc Phổ và Vương quốc Hà Lan cũng không phải là ngoại lệ. Khi đó khu vực xung quanh làng Kelmis (thuộc Moresnet) là khu vực mà cả Phổ và Hà Lan đang tranh chấp do ở đó có một mỏ kẽm. Hai quốc gia này đàm phán với nhau trong khoảng 1 năm và cuối cùng vào năm 1816 đã quyết định chia vùng đất này (Mairie Moresnet) thành ba phần theo hiệp ước biên giới Aachen (ký năm 1816 và được phê chuẩn bởi hai bên năm 1823). Moresnet thuộc về Hà Lan, vùng Neu-Moresnet ngày nay thuộc về Phổ, còn vùng đất xung quanh làng Kelmis và mỏ kẽm là vùng đất trung lập thuộc quyền quản lý của các Cao ủy Hà Lan và Phổ. Đây là Moresnet trung lập (Neutraal Moresnet). Năm 1830, dân cư vùng đất phía nam Hà Lan tách ra đòi quyền độc lập và trở thành nước Bỉ ngày nay. Từ thời điểm này thì Moresnet thuộc về Bỉ và quyền quản lý của Hà Lan đối với vùng Moresnet trung lập cũng rơi vào tay Bỉ. Một điều cần lưu ý là Hà Lan chưa bao giờ chính thức chuyển quyền quản lý vùng đất trung lập này cho Bỉ. Năm 1914, Thế chiến thứ nhất nổ ra và vùng Moresnet trung lập rơi vào tay Đức. Người Bỉ mất quyền kiểm soát vùng đất trung lập này. Năm 1919 sau thất bại của người Đức thì vùng đất này lại thuộc quyền quản lý của người Bỉ. Điều 32 Hiệp ước Versailles (1919) quy định như sau: "Đức công nhận chủ quyền của Bỉ đối với vùng đất tranh chấp". Từ đó Moresnet trung lập biến mất khỏi bản đồ thế giới. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Neutraal Moresnet (tiếng Hà Lan) Neutral Moresnet (tiếng Anh) Neutrala Moresnet (tiếng Esperanto) Vùng lãnh thổ tranh chấp tại châu Âu Cựu quốc gia châu Âu Cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ Tranh chấp lãnh thổ của Đức
451
2010
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20T%C3%A0y
Người Tày
Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, là dân tộc lớn thứ hai sau người Kinh. Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Kra-Dai. Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ người Mường Nghệ An, xem bài người Thổ). Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam. Người Tày, Nùng có nguồn gốc và mối quan hệ gần gũi với người Tráng tại Quảng Tây, Trung Quốc. Dân số và địa bàn cư trú Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người năm 1999). Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng. Theo điều tra dân số năm 2019, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.845.492 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (282.014 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (216.577 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (205.624 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (192.702 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (165.055 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (150.088 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (150.404 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (108.326 người), Bắc Giang (59.008 người), Đắk Lắk (53.124 người), Quảng Ninh (40.704 người, chiếm 2,8% dân số toàn tỉnh và 1.7% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hòa Bình (25.753 người), Bình Phước (24.862 người), Đắk Nông (24.751 người) Lâm Đồng (20.248 người), Đồng Nai (16.259 người), Gia Lai (11.412 người)... Các nhóm địa phương được xếp vào dân tộc Tày Người Ngạn là một nhóm cư dân ở tỉnh Cao Bằng và Hà Giang được xếp vào nhóm dân tộc Tày nhưng về mặt ngôn ngữ thì gần với tiếng Giáy. Người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở Mường Khương tỉnh Lào Cai với dân số khoảng 2,000 người. Họ được xếp vào dân tộc Tày, tuy nhiên tiếng Pa Dí thuộc nhóm Thái Tây Nam của người Thái. Người Thu Lao sống ở Mường Khương và Si Ma Cai của Lào Cai, họ nói tiếng Thu Lao gần với tiếng Tráng. Người Phén là một nhánh người Tày sinh sống tại Bình Liêu, Quảng Ninh. Họ di cư từ huyện Phòng Thành, Quảng Đông (nay thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc) sang Quảng Ninh và tự nhận là Phén nhằn (偏人 Phiên nhân, tức người bên kia biên giới, phân biệt với Thổ nhân tức người Tày bản địa. Thổ hóa để chỉ các dân tộc Nùng, Dao, Việt bị Tày Hóa. Một bộ phận người Việt Nam gồm thầy đồ và quan lại di cư lên khu vực biên giới Việt-Trung sinh sống, sau vài thế hệ họ bị Thổ hóa và ngày nay được chính phủ Việt Nam phân loại là người Tày. Những người này thường sống ở tỉnh lị, huyện lị hoặc các ngôi làng/bản ven những trung tâm dân cư này. Họ thường sở hữu nhiều đất đai và tương đối giàu có hơn các cư dân Tai bản địa xung quanh. Tổ chức cộng đồng Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Trang phục Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích,.... Ngoài ra còn có thắt lưng, giày vải có quai, khăn vấn và khăn mỏ quạ màu chàm đồng nhất. Trang phục dân tộc Tày có thể được coi là một trong những bộ trang phục đơn giản nhất của 54 dân tộc anh em. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng có ý nghĩa với họ. Âm nhạc Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đích sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày. Bộ nhạc cụ chính như Đàn tính, Lúc lắc. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc. Nhà ở Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản khoảng 15 đến 20 hộ. Tín ngưỡng và tôn giáo Người Tày chủ yếu theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong ngôi nhà của họ bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Đồng bào quan niệm: “Vạn vật hữu linh” nên họ coi mọi thứ đều có linh hồn, người chết đi về thế giới bên kia và vẫn theo dõi mọi hoạt động của người trần. Trong gia đình có bất cứ công việc gì xảy ra thì gia chủ đều phải khấn báo với gia tiên. Khách và phụ nữ có thai, mới sinh không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày tảo mộ (3/3 âm lịch) là ngày lễ quan trọng nhất của người Tày (Có một số nơi người Tày đi tảo mộ trước Tết Nguyên Đán (1/1 âm lịch) khoảng 2-5 ngày, và coi Tết Nguyên Đán như là ngày lễ quan trọng nhất của trong năm). Tuy nhiên ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Tày còn chịu ảnh hưởng của tôn giáo như Phật, Đạo, Nho mặc dù họ không theo một tôn giáo nào. Ngôn ngữ Tiếng Tày là tiếng nói của người Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được, và giao tiếp được với người nói tiếng Lào, tiếng Thái. Người Tày có vùng cư trú truyền thống là Bắc bộ Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Tại Việt Nam người Tày có mặt ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Hòa Bình. Từ thế kỷ 20 đã di cư vào phía nam, cư trú nhiều ở Đắk Lắk, Lâm Đồng. Tại Trung Quốc người Tày được xếp chung trong mục người Tráng. Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày, dạng chữ này hiện giờ không còn được sử dụng và chỉ một số ít người còn biết viết loại chữ này Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ (chữ Latinh) được sử dụng viết tiếng Tày, và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu. Ngày nay người Tày di cư vào Tây Nguyên, nhiều phần phát âm theo người Việt vẫn bị pha trộn ít nhiều. Ẩm thực Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Một số món ăn nổi tiếng là: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua...; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu). Lễ hội Người Tày có các lễ hội như Lễ cưới (người Tày) Lễ hội Lồng tồng, Lễ hội Nàng Hai, Lễ hội rước Đất, rước Nước,... Trong gia đình có các Lễ cầu an, Lễ cưới, Lễ mừng thọ,... Người Tày có danh tiếng Hình ảnh Xem thêm Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Tham khảo Các sắc tộc Thái
1,583
2037
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
Hóa phân tích
Hóa phân tích là bộ môn của ngành hóa học nghiên cứu về các phương pháp xác định thành phần cấu tạo và hàm lượng các thành phần của những mẫu khảo sát. Hóa phân tích thường được chia thành Hóa phân tích định tính và Hóa phân tích định lượng nhưng cũng hay được chia thành Hóa phân tích vô cơ và Hóa phân tích hữu cơ. Phương pháp Các phương pháp của hóa phân tích có thể được chia thành hai loại: định tính và định lượng. Ngoài ra còn được phân loại thành các phương pháp hóa học và các phương pháp vật lý. Hóa phân tích thực chất là ngành phân tích đóng vai trò quan trọng trong khoa học, kỹ thuật, trong nghiên cứu khoa học; điều tra cơ bản để phát triển tiềm năng, khai thác tài nguyên khoáng sản; đánh giá chất lượng sản phẩm. Hóa học phân tích ngành khoa học ứng dụng tổng hợp các thành tựu của các ngành khoa học khác có liên quan như: hóa học, vật lý, toán học - tin học, sinh học - môi trường, vũ trụ, hải dương học, địa chất, địa lý.v.v...Đây là một ngành khoa học có sự tích hợp cao của nhiều ngành khoa học tự nhiên mà mục đích cuối cùng của nó là đem lại lợi ích tối đa cho khoa học, đời sống và sự phát triển của con người. Nhiệm vụ cơ bản của hóa phân tích ngày nay là phân tích định tính, định lượng, xác định cấu trúc đánh giá kết quả và chất lượng sản phẩm, tách phân chia làm sạch, điều chế các hợp chất siêu tinh khiết. v. v... Kỹ thuật Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật để tách, xác định và đo lường các hợp chất hóa học. Các phương pháp tách hóa chất dùng để đo trọng lượng hay thể tích của các hóa chất được tách ra. Những phương pháp tách cổ điển có thể đòi hỏi nhiều kiên nhẫn nhưng lại là bước đầu tiên cần thiết khi làm việc với các hỗn hợp hóa chất nhất định, ví dụ như với các chiết suất từ sinh vật. Các kỹ thuật tách hóa chất hiện đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao thường tìm cách tách và xác định hàm lượng hay nhận dạng chất trong cùng một bước bằng cách dùng đầu dò tích hợp. Chuẩn độ là phương pháp dùng để xác định lượng của một chất có trong một dung dịch hay xác định tính chất vật lý của một phân tử ví dụ như một hằng số cân bằng. Có thể phân tích các hóa chất bằng những dụng cụ dùng quang phổ. Khi đo sự hấp thụ hay phát xạ ánh sáng của một chất có thể tính được lượng hay xác định được tính chất của hóa chất mà thường là không cần phải dùng các phương pháp tách. Các phương pháp mới bao gồm phổ hấp thụ nguyên tử, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phân tích kích hoạt neutron. Phương pháp phổ khối lượng được dùng để xác định phân tử lượng, nguyên tố cấu thành, cấu tạo và đôi khi ngay cả lượng của các hóa chất trong một mẫu bằng cách ion hóa các phân tử và quan sát phản ứng của chúng trong từ trường và điện trường. Rất nhiều kỹ thuật kết hợp hai hay nhiều phương pháp phân tích, ví dụ như phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng (ICP-MS, Inductively-Coupled Plasma - Mass Spectrometry). Trong bước đầu tiên mẫu phân tích được làm bay hơi và sau đó là đo nồng độ trong bước thứ hai. Bước thứ nhất có thể bao gồm một kỹ thuật tách như sắc ký và các máy dò hay đo có thể được dùng trong bước thứ hai. Các kỹ thuật dùng phương pháp làm bay hơi nhằm mục đích là tạo nên nguyên tử tự do từ những nguyên tố trong mẫu phân tích để có thể đo nồng độ thông qua mức độ chúng hấp thụ hay phát xạ tại một tần số quang phổ đặc trưng. Các phương pháp này có nhược điểm là phá hủy toàn bộ mẫu phân tích và tất cả những chất có trong đó. Các kỹ thuật này bao gồm quang phổ hấp thụ nguyên tử và phổ phát xạ plasma cảm ứng. Mặc dù vậy, các kỹ thuật này vẫn có thể được sử dụng trong nghiên cứu về hình thành loài bằng cách liên kết với một phương pháp tách trước khi làm bay hơi. Cách thức Các phương pháp phân tích đều dựa vào sự thận trọng và sạch sẽ khi làm việc, chuẩn bị mẫu, đúng đắn và chính xác. Nhiều nhà thực nghiệm luôn giữ các dụng cụ thủy tinh trong axít để tránh bị làm bẩn, các mẫu được đo nhiều lần và các thiết bị được rửa sạch trong các dung môi tinh khiết đặc biệt. Một phương pháp thường được sử dụng rộng rãi khi phân tích nồng độ là thành lập một đồ thị chuẩn. Nếu nồng độ của nguyên tố hay hợp chất trong mẫu cao hơn phạm vi đo của kỹ thuật được sử dụng thì có thể đơn giản là pha loãng mẫu trong một dung môi tinh khiết. Nếu nồng độ trong mẫu dưới phạm vi đo, có thể cho thêm vào mẫu một lượng nhất định nguyên tố hay hợp chất đang phân tích và hiệu số giữa nồng độ cho thêm vào và nồng độ đo được chính là lượng có trong mẫu. Xu hướng Động lực chính thúc đẩy nghiên cứu trong hóa phân tích là hiệu suất (độ nhạy, độ chọn lọc, tính bền, phạm vi tuyến đo, đúng đắn, chính xác và thời gian phân tích) và phí tổn (giá mua, phí tổn sử dụng, huấn luyện, thời gian và chỗ). Một xu hướng mới là cố gắng thu nhỏ các kỹ thuật phân tích lại để chúng có kích thước như chip. Mặc dù hiện nay chỉ có một số ít hệ thống có thể cạnh tranh được với những kỹ thuật phân tích cổ điển nhưng chúng vẫn có các ưu điểm về kích cỡ, tính di động, vận tốc và phí tổn (xem hệ thống phân tích toàn bộ). Nhiều nỗ lực khác hướng về phân tích các hệ thống sinh học. Các ví dụ cho những chuyên ngành đang phát triển nhanh chóng trong lãnh vực này là: Proteomics (Khoa học nghiên cứu hệ thống protein): Phân tích nồng độ và biến đổi của protein. Metabolomics: tương tự như proteomics nhung nghiên cứu về metabolite. Metalomics: tương tự như proteomics và matebolite nhưng nghiên cứu về nồng độ kim loại và đặc biệt là các liên kết của chúng với protein và các phân tử khác. Xem thêm Sắc ký lỏng hiệu năng cao Sắc ký khí Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Phương pháp phổ khối lượng Tham khảo Liên kết ngoài Bài cơ bản sơ khai Khoa học vật liệu
1,182
2040
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20d%E1%BA%A7u
Hóa dầu
Hóa dầu (tiếng Anh: Petrochemistry) là chuyên ngành hóa học nghiên cứu chuyển hóa dầu thô và khí tự nhiên thành các sản phẩm và nguyên liệu thô khác. Dầu thô và khí tự nhiên là những hợp chất hyđrocacbon, vì thế hóa dầu nghiên cứu về cách tổng hợp các hợp chất hyđrocabon từ thành phần của dầu thô và khí tự nhiên. Sản xuất nhiên liệu cho các động cơ là ví dụ điển hình nhất cho ngành hóa dầu. Các nghiên cứu mở đường cho ngành hóa dầu bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 (quy trình Fischer-Tropsch). Từ khi các nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý đến, hóa dầu, ngành được xem như là đặc biệt "thối" và "bẩn", được đánh giá cao hơn (diesel sinh học). Hóa dầu là gạch nối giữa công nghiệp dầu thô và công nghiệp hóa, chế biến từ một số phân đoạn nhất định trong quá trình chưng cất dầu thô thành một số sản phẩm thô dùng trong công nghiệp hóa. Vì thế mà hóa dầu chiếm một vị trí cơ bản trong bộ môn hóa hữu cơ, bộ môn hóa mà ngày nay được xem như là lãnh vực quan trọng nhất của hóa học. Tham khảo Hóa hữu cơ Hóa học Dầu mỏ Khí thiên nhiên
215
2041
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2n%20b%E1%BA%B1ng%20n%E1%BB%99i%20m%C3%B4i
Cân bằng nội môi
Cân bằng nội môi (hay hằng tính nội môi, tiếng Anh: Biological homeostasis) là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi. Cân bằng này có thể là cân bằng pH nội bào ở mức độ tế bào; hay cân bằng nhiệt độ cơ thể ở động vật máu nóng; hay cũng chính là tỉ phần khí cacbonic trong khí quyển ở mức độ hệ sinh thái. Bài này trình bày cân bằng nội môi theo cái nhìn của sinh lý học người. (Human homeostasis) Cân bằng nội môi theo sinh lý học Trong phạm vi của sinh lý học, cân bằng nội môi được hiểu là "sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định". Có thể nói hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này. Hệ tuần hoàn máu - pha trộn và vận tải dịch ngoại bào Dịch ngoại bào được vận tải khắp cơ thể qua hai giai đoạn. Thứ nhất là sự chuyển động của máu trong các động, tĩnh và mao mạch. Thứ hai là sự di chuyển qua lại của các chất giữa các mao mạch và khoảng gian bào. Khi nghỉ ngơi, toàn bộ lượng máu trong người được lưu thông khắp cơ thể chỉ trong 1 phút, khi hoạt động cật lực, tốc độ này có thể nhanh hơn gấp 6 lần. Khi máu lưu thông qua các mao mạch, sự pha trộn giữa huyết tương và dịch kẽ diễn ra liên tục. Vì vách mao mạch có tính thấm đối với hầu hết các chất trong huyết tương, chỉ trừ các đại phân tử protein, nên dịch ngoại bào và các chất hòa tan trong đó qua lại dễ dàng giữa mô và máu. Hiếm có tế bào nào nằm cách xa mao mạch trên 50 micromét, nên mọi tế bào đều có thể tiếp cận với các chất đến từ mao mạch chỉ trong vài giây. Như vậy, dịch ngoại bào ở bất cứ nơi nào trong cơ thể - dù huyết tương hay mô kẽ - cũng được pha trộn liên tục, nên hầu như có tính đồng nhất hoàn toàn. Việc cung cấp các chất vào dịch ngoại bào Hệ hô hấp: Máu lấy O2 từ các phế nang để cung cấp cho các tế bào. Lớp màng ngăn giữa phế nang và lòng mao mạch phổi chỉ dày 0,2 - 0,4 micromét nên O2 có thể đi qua các lỗ trên màng này để vào máu cũng bằng với cách mà nước và các ion thấm qua mao mạch các mô. Ống tiêu hóa: Máu đi qua các mao mạch ở vách ống tiêu hóa, tại đây, các chất dinh dưỡng hòa tan như đường, axit béo, [[axit được hấp thu. Gan và các cơ quan khác có chức năng chuyển hóa căn bản: Không phải mọi chất hấp thu từ ống tiêu hóa đều có thể được tế bào sử dụng ngay dưới nguyên dạng. Gan chuyển hóa nhiều thành phần hóa học của các chất ấy thành những thành phần dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, các tế bào mỡ, niêm mạc ống tiêu hóa, thận, các tuyến nội tiết v.v. cũng giúp biến đổi các chất trên hoặc dự trữ chúng. Hệ cơ xương: giúp cơ thể đi tìm thức ăn, chạy trốn sự nguy hiểm, nếu không, cơ thể cũng không sống được. Loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng (chất thải) Phổi: loại bỏ CO2. CO2 là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng nhiều nhất, nó được thải ra đồng thời với quá trình hấp thu O2 nêu trên. Thận: Trừ CO2, thận loại bỏ phần lớn các chất khác không cần thiết cho hoạt động của các tế bào, như urê, axit uric; hoặc các ion và nước dư thừa do ăn uống quá nhiều. Quá trình lọc của thận có thể tóm tắt thế này: trừ protein, tất cả các thành phần của huyết tương sẽ qua cầu thận, rồi các chất cần thiết được hấp thu lại vào máu nhờ các ống thận; các chất bị xem là đồ bỏ cũng được hấp thụ lại nhưng rất ít, phần lớn trôi theo dòng nước tiểu ra ngoài. Điều hòa hoạt động cân bằng nội môi Hệ thần kinh: gồm 3 thành phần: phần cảm thụ (đầu vào), cơ quan xử lý và phần phản ứng (đầu ra). Hệ thần kinh tự chủ điều hành một cách vô thức chức năng nhiều cơ quan, như hoạt động bơm máu của tim, chuyển động của ống tiêu hóa, sự tiết của nhiều cơ quan. Hệ nội tiết: 8 tuyến nội tiết tiết ra các hooc-môn để điều hòa hoạt động của các tế bào, như hooc-môn tuyến giáp làm tăng các phản ứng sinh hóa trong mọi tế bào, insulin điều hòa chuyển hóa glucozơ, hooc-môn vỏ tuyến thượng thận điều hòa Na+, K+ cũng như chuyển hóa protein, hooc-môn tuyến cận giáp điều hòa calci và phosphat v.v. Sự sinh sản Thường thì sinh sản không được xem là một hoạt động duy trì cân bằng nội môi. Nhưng sinh sản tạo ra các cá thể mới thay thế cho các cá thể già chết, nếu không, giống nòi sẽ bị tuyệt diệt. Kết luận Tế bào lấy dưỡng chất từ dịch ngoại bào (môi trường bên trong), bao nhiêu chất thải tạo ra cũng đổ lại vào chính dịch ngoại bào đó. Đúng là... đại tiện!!! (lời của giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong một cuốn sách phổ biến kiến thức, chủ đề "Máu"). Tham khảo Sinh lý học Thuyết hệ thống Thuật ngữ y học lt:Savireguliacija
987
2042
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y%20ph%C3%A1t%20sinh%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng
Cây phát sinh hệ thống
Cây phát sinh hệ thống (chữ Anh: Phylogenetic tree), hoặc gọi là cây hệ thống, cây tiến hoá, là một loại biểu đồ hình cây trình bày quan hệ huyết thống giữa các cá thể khác loài hoặc cùng loài khác sắc tộc, là phương pháp miêu tả mối quan hệ tương quan giữa các sinh vật khác nhau trong Thông tin học sinh vật. Thông qua Phân loại học hệ thống, công tác phân loại, phân tích có thể giúp con người hiểu rõ quá trình lịch sử tiến hoá của tất cả sinh vật. Lĩnh vực học thuật phân tích quan hệ huyết thống cá thể gọi là Phát sinh học hệ thống, được ứng dụng cho nghiên cứu nhiều lĩnh vực, ví dụ như Phân loại học chi tự, Dịch tễ học và Sinh thái học. Tất cả sự sống trên Trái Đất đều là một bộ phận của Cây phát sinh hệ thống, chứng tỏ có tổ tiên chung. Trong biểu đồ hình cây, mỗi một nút đại diện tổ tiên chung gần nhất của mỗi phân nhánh, và chiều dài đoạn thẳng giữa các nút tương ứng với khoảng cách tiến hoá (chẳng hạn như thời gian tiến hoá ước tính). Tóm tắt nhỏ|Cây hệ thống của Ernst Haeckel. Các nhà sinh học luôn mơ ước xây dựng một gốc cây sự sống. Nó có thể miêu tả quy luật tiến hoá sinh vật và quan hệ huyết thống giữa các loài trong quá trình phát triển lịch sử Trái Đất, bằng cách sử dụng quan hệ tiến hoá huyết thống, chiều dài khoảng cách tiến hoá và mức độ tương đồng sinh học mà tiến hành phân loại sinh học. Đây chính là Cây phát sinh hệ thống. Theo lí luận của Darwin, tất cả sinh vật cùng chung một tổ tiên, nói cách khác tất cả hình thức sự sống trên Trái Đất, bất luận là động vật, thực vật, nấm, sinh vật nguyên sinh, hay là sinh vật nhân sơ, đều có một nguồn gốc chung. Bất kì thực thể sinh vật gì, bao gồm gen, cá thể, quần thể, loài (cấp bậc cơ bản) và cấp bậc trên loài, nguồn gốc và lịch sử tiến hoá của nó được gọi là phát sinh hệ thống, Phát sinh học hệ thống là bộ môn nghiên cứu quy luật tiến hoá sinh vật và quan hệ huyết thống giữa các loài trong quá trình phát triển lịch sử Trái Đất. Làm thế nào miêu tả và đánh giá chiều dài và quan hệ tiến hoá huyết thống giữa các loài ? Kết cấu Cây phát sinh hệ thống đã cung cấp gợi mở và đáp án cho chúng ta. Rễ, cành, nhánh và lá là bộ phận hợp thành cơ bản của một cây. Vì vậy, trong quá trình tiến hoá sinh vật gốc thời gian và điểm xuất phát tổ tiên chính là rễ cấu thành Cây phát sinh hệ thống, chiều dài và khoảng cách thời gian chính là cành, và các yếu tố tiến hoá như đột biến, hoán vị, trùng lặp,... chính là nhánh. Phương tiện cấu thành Cây phát sinh hệ thống bao gồm so sánh và nghiên cứu hình thái học hoá thạch và đặc điểm giải phẫu học; so sánh hình thái học, giải phẫu học và sinh lí học của sinh vật hiện còn sống; sinh vật, đặc biệt là nghiên cứu phát sinh cá thể của sinh vật còn sống; phân tích DNA, ví dụ như phương pháp giải trình tự và phát sinh học hệ thống phân tử; ứng dụng số liệu phân tử để tái xây dựng quan hệ phát sinh hệ thống. Thông qua những số liệu này, con người đã có thể thiết lập Cây phát sinh hệ thống cho sinh vật. Căn cứ vào hình thức biểu diễn cụ thể của Cây phát sinh hệ thống, có thể chia làm hai loại: cây hệ thống loài và cây hệ thống gen. Nhà sinh học tiến hoá có hứng thú nhiều hơn đối với thời gian phân hoá của loài hoặc quần thể và thời gian phân kì sau mỗi lần phân hoá, cho nên cây hệ thống loài là cây phát sinh hệ thống căn cứ vào một loạt sự kiện như thời gian phân hoá và thời gian phân kì mà tạo thành. Bất kì loài sinh vật gì, nếu muốn biết chính xác cây hệ thống loài (hoặc quần thể) là vô cùng khó khăn, nhưng chúng ta có thể thông qua xét nghiệm mối quan hệ tiến hoá của một số gen chứa trong sinh vật đó để suy đoán cây hệ thống loài (hoặc quần thể). Cây hệ thống gen là cây phát sinh hệ thống dựa vào sự khác biệt của một gen đồng nguyên mà tạo thành. Cây hệ thống gen không hoàn toàn ngang bằng với cây hệ thống loài, sự khác biệt giữa hai loại cây là rất lớn. Thời gian phân hoá của cá thể khác loài phải sớm hơn thời gian phân hoá loài, nếu chỉ dùng gen đẳng vị để kiến tạo cây hệ thống loài, vậy thì rất nhiều nhân chủng sẽ xếp vào cùng với khỉ đột. Căn cứ vào nút rễ, cây phát sinh hệ thống còn có thể chia làm cây mọc rễ và cây không rễ. Cây mọc rễ là cây có sẵn hướng, bao gồm một nút đặc thù gọi là rễ, dùng để biểu thị tổ tiên chung, từ điểm đó thông qua đường thẳng duy nhất có thể sản sinh nút khác. Cây không rễ không thể xác định rễ cây, không có nút chỉ định tổ tiên, chỉ có thể nhìn ra tính tương quan của mỗi nút, cho nên không có cách nào để phán đoán phân nhánh nào thuộc phân nhánh già, phân nhánh nào thuộc phân nhánh trẻ. Ngoài ra, cây không rễ là cây không có hướng, trong đó đoạn thẳng đều có khả năng hai hướng tiến hoá. Chú thích Xem thêm Schuh, R. T. and A. V. Z. Brower. 2009. Biological Systematics: principles and applications (2nd edn.) Manuel Lima, The Book of Trees: Visualizing Branches of Knowledge, 2014, Princeton Architectural Press, New York. MEGA, a free software to draw phylogenetic trees. Gontier, N. 2011. "Depicting the Tree of Life: the Philosophical and Historical Roots of Evolutionary Tree Diagrams." Evolution, Education, Outreach 4: 515–538. Liên kết ngoài Hình ảnh Human Y-Chromosome 2002 Phylogenetic Tree iTOL: Interactive Tree Of Life Phylogenetic Tree of Artificial Organisms Evolved on Computers Miyamoto and Goodman's Phylogram of Eutherian Mammals Tổng quát An overview of different methods of tree visualization is available at OneZoom: Tree of Life – all living species as intuitive and zoomable fractal explorer (responsive design) Discover Life An interactive tree based on the U.S. National Science Foundation's Assembling the Tree of Life Project PhyloCode A Multiple Alignment of 139 Myosin Sequences and a Phylogenetic Tree Tree of Life Web Project Phylogenetic inferring on the T-REX server NCBI's Taxonomy Database ETE: A Python Environment for Tree Exploration This is a programming library to analyze, manipulate and visualize phylogenetic trees. Ref. A daily-updated tree of (sequenced) life Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Tiến hóa sinh học Cây (cấu trúc) Phát sinh loài
1,216
2057
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydrocarbon
Hydrocarbon
Hydrocarbon là các hợp chất hữu cơ mà phân tử chỉ gồm Carbon và Hydrogen. Chúng lại được chia thành Hydrocarbon no, Hydrocarbon không no, Cycloparaffin và Hydrocarbon thơm. Hydrocarbon no Hydrocarbon no là các Hydrocarbon mà các nguyên tử Carbon trong phân tử của nó liên kết với nhau bằng liên kết đơn. Còn những hóa trị còn lại được bão hòa bởi các nguyên tử hydrogen. Hydrocarbon no bao gồm hai loại: loại thứ nhất là alkane (hay còn gọi là paraffin) có công thức tổng quát là CnH2n+2 (n≥1) và loại thứ hai là cycloalkane với công thức tổng quát CnH2n (n≥3). ***Alkane: Alkane là tên gọi theo danh pháp quốc tế các hợp chất hữu cơ. Paraffin là tên gọi xuất phát từ tiếng Latinh parum (nghĩa là "ít") và affinitas (nghĩa là "ái lực") vì chúng ít có khả năng phản ứng với các chất khác. Các đồng đẳng của methane có công thức tổng quát CH4(CH2)n; ví dụ C2H6 (ethane), C3H8 (propane), C4H10 (butane),... Tính chất vật lý Ở điều kiện thường: -Từ 1C đến 4C: thể khí -Từ 5C-10C: thể lỏng; -Từ 10C trở lên: thể rắn. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối (tức càng nhiều C sẽ có nhiệt độ sôi và nóng chảy càng cao). Khi số nguyên tử carbon tăng thì phân tử khối tăng nên nhiệt độ sôi tăng. Mạch carbon càng phân nhánh thì bề mặt tiếp xúc càng giảm nên lực hút giữa các phân tử giảm nên nhiệt đội sôi càng giảm do làm gia tăng cấu trúc cầu. Vì không có liên kết hydrogen với nước nên tất cả Hydrocarbon no đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Tính chất hóa học Phản ứng cháy: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O Tổng quát: CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 → n CO2 + (n+1)H2O Phản ứng thế Halogen: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl Phản ứng nhiệt phân: tùy theo điều kiện mà cho sản phẩm khác nhau Ngoài các tính chất trên, các hợp chất thuộc dãy đồng đẳng alkane còn có phản ứng cracking Phương pháp điều chế Hydro hóa alcohol hoặc alkyne: CnH2n +H2 (Pt, Ni hoặc Pd),nhiệt độ---> CnH2n+2 Ví dụ: C2H4 + H2 ---> C2H6 Hydrocarbon không no Hydrocarbon không no là các Hydrocarbon có các liên kết bội (liên kết đôi hoặc liên kết ba) giữa các nguyên tử carbon. Tùy thuộc vào loại liên kết bội mà các Hydrocarbon không no được chia thành các loại sau: Alkene: chứa 1 liên kết đôi Alkadiene: chứa 2 liên kết đôi Alkyne: chứa 1 liên kết ba Một số chất Hydrocarbon không no CH2=CH2 (Ethylene) C3H6 (Propylene) C4H8 (Butene) CH2=CH-CH=CH2 (Butadiene) CH≡CH (Acetylene) Tính chất vật lý Chất khí từ 1 → 4C: khí không màu, không mùi. Chất lỏng từ 5 → 17C Từ 18C trở lên: chất rắn. Tính chất hóa học Ở điều kiện bình thường, các hydrocarbon ánh sáng và nhiệt độ phản ứng thế với halogen. Phản ứng thế tuân theo quy tắc Markovnikov, theo đó hydro bậc cao hơn sẽ dễ bị thế hơn. Phản ứng oxy hóa hoàn toàn: CnH2n + O2 ==>n CO2 + n H2O CnH2n-2 + O2 ==>n CO2 + (n-1) H2O phản ứng trên còn được gọi là phản ứng cháy (oxy hóa hoàn toàn); Phản ứng oxy hóa không hoàn toàn: CnH2n+2 ==>CnH2n + H2 Phản ứng trên còn được gọi là phản ứng tách hydro hay phản ứng dehydro hóa. Phương pháp điều chế a) Khai thác từ dầu mỏ (khí đồng hành), khí tự nhiên qua các phương pháp cracking và chưng cất phân đoạn. b) Phương pháp tăng mạch Carbon C2H5OH ---> C2H4 + H2O C2H6 ---> C2H4 +H2 C2H2 -(nhị hợp)--> C4H4 C2H2-(tam hợp)-->C6H6 (điều kiện) C4H4 -(+ Hydrogen)---> C4H8 Cycloparaffin Cycloparaffin là các Hydrocarbon mà phân tử của nó gồm mạch các nguyên tử Carbon khép kín thành vòng. Cycloparaffin còn được gọi là Polymethylene với công thức chung là CnH2n. Hydrocarbon thơm Hydrocarbon thơm là các Hydrocarbon mà phân tử của chúng có các nhân Benzene - C6H6. Một số Hydrocarbon thơm khác có cấu trúc phức tạp hơn với một số nhân Benzene được ngưng tụ như Naphthalene-C10H8, Anthracene-C14H10 Một số chất thuộc nhóm Hydrocarbon thơm Benzene Toluene Naphthalene Anthracene Xylene Ethylbenzene Styrene Tham khảo Liên kết ngoài Hợp chất hữu cơ
736
2059
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alcohol
Alcohol
Bài này viết về rượu nhìn theo phương diện hóa học như là một nhóm chất hữu cơ. Trong Wikipedia tiếng Việt còn có bài viết về các loại thức uống có chứa cồn và cồn (ethanol). Alcohol (còn được gọi là chất rượu), là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử carbon mà đến lượt nó lại gắn với một nguyên tử hydrogen hoặc carbon khác. Trong đời sống thông thường, từ alcohol được hiểu như là những thức uống có chứa cồn (ethanol) hay ethylic alcohol (C2H5OH). Cấu trúc Nhóm chức của rượu là nhóm hydroxyl -OH gắn với carbon lai sp³. Còn gọi là nhóm chức alcohol. Phân loại Theo cấu trúc: Có các loại alcohol mạch thẳng và alcohol mạch nhánh, vòng. Theo liên kết carbon: - Rượu no: Ví dụ: CH3-CH2-OH (ethanol), CH3-OH (methanol),... - Rượu không no: Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH (allyl),... - Rượu thơm: Ví dụ: C6H5CH2OH (Benzyl alcohol),... Theo số nhóm chức hydroxyl -OH (nhóm chức alcohol): - Rượu đơn chức: Ví dụ: CH3-CH2-OH (ethanol), CH3-CH(OH)-CH3 (isopropanol),... - Rượu đa chức: Ví dụ: OH-CH2-CH2-OH (ethylene glycol), OH-CH2-CH(OH)-CH2-OH (glycerol),... *Lưu ý: Một số tài liệu cho rằng phenol C6H5OH là một dạng alcohol, tuy nhiên phenol có một số tính chất hóa học khác hẳn tính chất hóa học chung của rượu và một số nhà khoa học đã xếp phenol và các dãy đồng đẳng của nó vào nhóm phenol do các chất này thể hiện tính acid rõ rệt. Ví dụ phenol có phản ứng với chất base như NaOH còn rượu thì không có phản ứng như thế. Tính chất vật lý và hóa học Nhóm hydroxyl làm cho phân tử alcohol phân cực. Nhóm này có thể tạo ra những liên kết hydrogen với nhau hoặc với chất khác. Hai xu hướng hòa tan đối chọi nhau trong các alcohol là: xu hướng của nhóm -OH phân cực tăng tính hòa tan trong nước và xu hướng của chuỗi carbon ngăn cản điều này. Vì vậy, methanol, ethanol và propanol dễ hòa tan trong nước vì nhóm hydroxyl chiếm ưu thế. Butanol hòa tan vừa phải trong nước do sự cân bằng của hai xu hướng. Pentanol và các butanol mạch nhánh hầu như không hòa tan trong nước do sự thắng thế của chuỗi carbon. Vì lực liên kết hóa học cao trong liên kết của alcohol nên chúng có nhiệt độ bốc cháy cao. Vì liên kết hydrogen, alcohol có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon và ether tương ứng. Mọi alcohol đơn giản đều hòa tan trong các dung môi hữu cơ. Alcohol còn được coi là những dung môi. Chúng có thể mất proton H+ trong nhóm hydroxyl và vì vậy chúng có tính acid rất yếu: yếu hơn nước (ngoại trừ methanol), nhưng mạnh hơn ammonia (NH4OH hay NH3) hay acetylene (C2H2). C2H5-OH + Na → C2H5-ONa + H2↑ C2H5-ONa + HCl → C2H5-OH + NaCl C2H5-ONa + H2O → C2H5-OH + NaOH Một phản ứng hóa học quan trọng của alcohol là phản ứng thế nucleophile (nucleophilic substitution), trong đó một nhóm nucleophile liên kết với nguyên tử carbon được thay thế bởi một nhóm khác. Ví dụ: CH3-Br + OH- → CH3OH + Br- (trong môi trường kiềm base) Đây là một trong các phương pháp tổng hợp alcohol. Hay: CH3-OH + Br- → CH3Br + OH- (trong môi trường acid) alcohol bản thân nó là những chất nucleophile, vì vậy chúng có thể phản ứng với nhau trong một số điều kiện nhất định về nhiệt độ, áp suất, môi trường v.v... để tạo thành ether và nước. Chúng cũng có thể phản ứng với các hydroxyl acid (hay hydrohalic acid) để sản xuất hợp chất ester, trong đó este của các acid hữu cơ là quan trọng nhất. Với nhiệt độ cao và môi trường acid (ví dụ H2SO4), alcohol có thể mất nước để tạo thành các alkene. Ngược lại, việc thêm nước vào alkene với xúc tác acid thì tạo thành alcohol nhưng ít được sử dụng để tổng hợp alcohol do tạo thành một hỗn hợp. Một số công nghệ kỹ thuật khác để chuyển alkene thành alcohol có độ tin cậy cao hơn. Ngoài ra, do bản thân ancol có các gốc hydrocarbon nên chúng dễ phản ứng với các amine. Ví dụ như N,N-dimethylaniline được sản xuất bằng cách cho aniline tác dụng với methanol theo tỷ lệ 1:2. Độc tính Ethanol Các hình thức thức uống có cồn được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người như hội hè, ăn kiêng, y tế, tôn giáo v.v... Việc sử dụng một lượng vừa phải cồn thì không có hại hoặc có thể có lợi cho cơ thể nhưng một lượng lớn cồn có thể dẫn đến tình trạng say rượu hay ngộ độc rượu cấp tính và các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như: nôn, khó thở do thiếu oxygen, lạnh, đột tử hoặc tình trạng nghiện rượu dẫn đến tổn thương gan, não nếu sử dụng thường xuyên. Các loại alcohol khác độc hơn ethanol rất nhiều, một phần vì chúng tốn nhiều thời gian hơn để phân hủy cũng như trong quá trình phân hủy chúng tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể. Methanol (Cồn công nhiệp) được oxy hóa bởi các enzyme khử hydrogen trong gan tạo ra fomaldehyde (formol) có thể gây mù hoặc tử vong. Uống nhiều rượu rất có hại với sức khoẻ, người nghiện rượu có thể mắc bệnh suy sinh dưỡng, giảm thị lực... Methanol Methanol (Cồn công nghiệp) là một chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có thể gây tử vong. Có một điều thú vị là để ngăn chặn ngộ độc do dùng nhầm methanol thì người ta cho người bị ngộ độc dùng Ethanol. Ethanol sẽ liên kết với các enzyme khử hydro và ngăn không cho methanol liên kết với các enzyme này Sử dụng Cồn có công dụng trong việc sản xuất thức uống (ethanol). Lưu ý là phần lớn các loại cồn không thể sử dụng như thức uống vì độc tính (toxicity) của nó hay làm nguồn nhiên liệu (methanol) hoặc dung môi hữu cơ cũng như nguyên liệu cho các sản phẩm khác trong công nghiệp (nước hoa, xà phòng v.v...). Methanol chủ yếu được dùng để sản xuất Andehit Fomic nguyên liệu cho công nghiệp chất dẻo. Ethanol dùng để điều chế một số hợp chất hữu cơ như acetic acid, diethyl ether, ethyl acetate...Do có khả năng hòa tan tốt một số hợp chất hữu cơ nên ehtanol được dùng để pha vecni, dược phẩm, nước hoa... Trong đời sống hàng ngày ethanol được dùng để pha chế các loại thức uống với độ alcohol khác nhau. Sản xuất Phần lớn các loại alcohol được sản xuất bằng phương pháp hóa học từ các chất hữu cơ sẵn có trong tự nhiên như dầu mỏ, hơi đốt hoặc than. Trong công nghiệp sản xuất thức uống người ta sử dụng phương pháp khác: lên men hoa quả hoặc ngũ cốc để tạo ra thức uống có chứa cồn (ethanol). Ngoài ra, trong phòng thí nghiệm, nếu chỉ cần một lượng nhỏ, ta có nhiều cách để tạo như: Các phương pháp chung cho alcohol no đơn chức Hydrate hóa alkene (cộng nước vào alkene): Đun nóng alkene với nước và chất xúc tác acid H2SO4, HCl, HBr, HClO4... Phản ứng theo cơ chế electrophile theo quy tắc Markovnikov. CH2=CH2 + H2O → CH3-CH2OH (Xúc tác H+) Thủy phân dẫn xuất halogen: Đun nóng Halogen trong dung dịch kiềm. C2H5Br + NaOH → C2H5OH + NaBr Đi từ aldehyde và ketone: Cộng hydrogen khi có xúc tác kim loại như Ni, Pt... cũng tạo thành alcohol bậc I. CH3CHO + H2 → CH3-CH2OH (Có xúc tác) Phản ứng của amine bậc I với HNO<sub>2. RNH<sub>2 + HNO2 → ROH + N2 +H2O Một số phương pháp riêng Lên men tạo ethanol từ tinh bột hoặc cellulose (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 Tạo methanol: CO + 2H2 → CH3OH (300-400 °C và 250-300 at) hoặc dùng: 2 CH4 + O2 → 2 CH3OH (200 °C, 100 at) Thủy phân dầu mỡ động vật tạo glycerol. Cách đặt tên Hệ thống hóa tên gọi Tên chung cho các loại alcohol thường được lấy theo tên của alkyl và thêm từ alcohol vào sau cộng với hậu tố -ic cuối gốc alkyl. Ví dụ methylic alcohol và ethylic alcohol. Đối với các loại alcohol phức tạp, tên gọi chung phụ thuộc vào vị trí của nhóm chức alcohol trong mạch carbon mà gọi là alcohol bậc nhất, bậc hai hay bậc ba. Trong hệ thống tên gọi của IUPAC, thì thêm hậu tố -ol vào tên của alkane (bỏ -e ở cuối). Ví dụ methane --> methanol. Trong trường hợp cần thiết thì vị trí của nhóm hydroxyl được thêm vào trước hoặc sau tên gọi. Ví dụ 1-propanol hay propanol-1. Một cách đặt tên khác là thêm tiền tố hydroxy vào tên của alkane: 1-hydroxypropane, 2-hydroxypropane. Alcohol bậc ba thì thêm tiền tố 3 trước tên của alkyl + ic. Ví dụ: (CH3)3COH là alcohol 3-buthylic, hay 2-methyl 2-propanol theo quy tắc của IUPAC, chỉ ra rằng cả hai nhóm methyl và nhóm hydroxyl cùng gắn với nguyên tử ở giữa (thứ hai) của chuỗi propane. Alcohol với hai nhóm chức hydroxyl được gọi chung là "glycol", ví dụ HO-CH2CH2-OH là ethylene glycol. Tên gọi của nó theo IUPAC là 1,2-ethanediol, "diol" chỉ rằng có hai nhóm hydroxyl, và 1,2 chỉ vị trí liên kết của chúng. Các glycol tương tự (với cả hai nhóm hydroxyl liên kết với một nguyên tử carbon), như 1,1-ethandiol, nói chung là không ổn định. Đối với alcohol có ba hoặc bốn nhóm chức alcohol, sử dụng hậu tố "triol" và "tetraol". Tham khảo Đọc thêm Alcohol (Ethanol) at The Periodic Table of Videos (University of Nottingham) Hợp chất hữu cơ Chất gây nghiện Bài cơ bản dài trung bình Nhóm chức Chất tẩy trùng
1,657
2061
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n%20Ch%E1%BB%A9ng%20Gi%C3%AA-h%C3%B4-va
Nhân Chứng Giê-hô-va
Nhân Chứng Giê-hô-va là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Kinh Thánh Ki-tô giáo. Trang web chính thức của họ là JW.ORG. Tên của tôn giáo này được dựa vào câu Kinh Thánh được ghi trong Ê-sai 43:10-12: "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi là kẻ làm chứng ta, và là đầy tớ ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin ta, và hiểu rằng ta là Chúa! Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa. Ấy chính ta, chính ta là Đức Giê-hô-va, ngoài ta không có Cứu Chúa nào khác. Ấy chính ta là Đấng đã rao truyền, đã giải cứu, và đã chỉ bảo, chẳng có thần nào lạ giữa các ngươi. Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi đều là người làm chứng, và ta là Đức Chúa Trời!". Họ luôn giữ sự trung lập trong các vấn đề chính trị như Chúa Giê-su đã từ chối không làm vua khi dân Do Thái muốn tôn ngài làm vua. Giáo lý Nhiều giáo lý của tôn giáo này khác biệt với các giáo lý của các giáo phái Ki-tô giáo khác, như họ không công nhận giáo lý Một Chúa Ba Ngôi, Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa, hình phạt đời đời trong hỏa ngục, linh hồn bất tử, sau khi chết được lên trời, v.v... Họ chỉ thờ phượng một Đức Chúa Trời có tên là Giê-hô-va. "Vả sự sống đời đời là nhìn biết Cha là Đức Chúa Trời có một và thật cùng Jesus Christ là Đấng Cha đã sai xuống"(Giăng 17:3) Do đó, nhiều tôn giáo khác không công nhận giáo phái này là Ki-tô giáo (những người tin vào Chúa Giê-su Ki-tô). Tháp Canh dựa trên niềm tin và giáo lý nguyên thủy và mở rộng của Charles Taze Russell, thẩm phán Joseph Franklin Rutherford, và những người thừa kế của họ. Họ cho rằng họ mới là môn đồ chân chính của Đấng Ki-tô nên họ có ân phước được Chúa Giê-su soi sáng để hiểu Kinh Thánh, ngoài ra Kinh Thánh để dùng cho việc dạy dỗ nhân loại hiểu biết về Đấng Tạo Hóa chứ không hẳn là một cuốn sách quá huyền bí đến nỗi Thiên Chúa phải che giấu điều gì đó với nhân loại. Giăng 17:21,22. Có người cho rằng: những gì cơ quan quản lý này khi nói về bất cứ đoạn Kinh Thánh rồi tự cho rằng đó là lời giải thích là lời nói cuối cùng thì hoàn toàn sai lầm. (Nhưng những người phản biện điều này có lẽ chưa hiểu một điều đơn giản ví dụ như: Ở một quốc gia thủ tướng mới hiểu biết được chìa khóa bí mật của đất nước, nhưng ông cũng sẵn sàng chia sẻ bí mật đó cho người mà ông tín nhiệm để thực thi nhiệm vụ, cũng vậy khi Chúa Giê-su hiểu được cuộn sách thì các môn đồ ngài tin tưởng cũng sẽ được ngài tỏ lộ). Nhân Chứng Giê-hô-va giải thích cặn kẽ những lời được các nhà tiên tri viết trong Kinh Thánh, họ tôn trọng Kinh Thánh cả phần Tân ước và Cựu ước, "Cả Kinh Thánh được viết ra bởi sự hướng dẫn của thần khí Đức Chúa Trời..." (II Ti-mô-thê 3:16). Ngoài ra toàn bộ ấn phẩm hợp pháp của họ đều dựa trên Kinh Thánh 100%. Họ không tham gia chiến tranh dù chịu tù đầy hay khổ sai vì không muốn cầm súng giết đồng loại và những Nhân Chứng Giê-hô-va ở những nước khác Họ cũng không cho phép truyền và nhận máu, dù nhằm mục đích cứu người, vì họ cho rằng máu là sự sống, và chỉ mình Đức Chúa Trời có quyền trên sự sống. Phạm vi hoạt động Nhân Chứng Giê-hô-va hoạt động rộng khắp trên hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, với số bản dịch của các ấn phẩm lên đến hơn 1000 ngôn ngữ. Bản dịch Kinh Thánh chính của họ là bản dịch Thế Giới Mới. Kinh phí hoạt động của họ dựa trên nguyên tắc tự do quyên góp tùy theo khả năng mỗi người, không phân biệt đóng góp nhiều hay ít (II Cô-rinh-tô 8:12, 9:7). Họ từng trải qua nhiều cuộc bách hại của phát-xít Đức trong các trại tập trung. Những năm gần đây, họ gặt hái nhiều thắng lợi trong các vụ kiện tụng pháp lý tại châu Âu về quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận. Họ khuyến khích tín đồ đi rao giảng về sự thật trong Kinh Thánh cho mọi người nhưng không ép buộc ai phải làm công việc đó, vì họ cho rằng cả Đức Chúa Trời cũng không hề ép buộc ai cũng phải vâng lời ngài (Ma-thi-ơ 24:14; 28:19,20). Theo báo cáo của tổ chức này, đến ngày 31 tháng 8 năm 2019, Nhân Chứng Giê-hô-va có 8.683.117 người tham gia tại 240 quốc gia. Hiện nay trụ sở trung ương của họ được đặt tại Warwick, bang New York, Hoa Kỳ và in ấn sách báo dựa trên Kinh Thánh miễn phí và hợp pháp như: Tháp Canh, Tỉnh Thức,.... Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính thức của Nhân Chứng Giê-hô-va Kinh Thánh thật sự dạy gì?(HTML) Nhân Chứng Giê-hô-va tin gì?(HTML) Kitô giáo
889
2077
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20s%E1%BA%A3n%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20qu%E1%BB%91c%20gia
Tổng sản lượng quốc gia
GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước). Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian (a). Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng (b). Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc gia. Ví dụ, trong trường hợp (a) của chiếc lốp, giá trị của nó đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô và sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng. Người ta chỉ tính những sản phẩm được sản xuất mới. Việc kinh doanh những hàng hóa đã tồn tại trước đó, chẳng hạn ô tô cũ, không được tính, do những mặt hàng như vậy không tham gia vào việc sản xuất của các sản phẩm mới. Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu. Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ. Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ. Công thức tính Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu. C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình) I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh thổ 1 nước) G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng) GNP = C + I + G + (X - M) + NR GNP hay GNI GNI là từ viết tắt trong tiếng Anh của Gross National Income, tức Tổng thu nhập quốc gia hay Tổng thu nhập quốc dân. Giá trị của nó tương đương với giá trị của GNP. Tuy nhiên, người ta phân biệt chúng, do cách thức tiếp cận vấn đề là dựa trên các cơ sở khác nhau. GNP dựa trên cơ sở sản xuất ra sản phẩm mới, còn GNI dựa trên cơ sở thu nhập của công dân. Điều này là quan trọng để tiếp cận các khái niệm NNP và NNI. Khi đó phải tính đến khấu hao và các loại thuế gián tiếp, và NNI sẽ luôn luôn nhỏ hơn NNP một lượng bằng giá trị của thuế gián tiếp. Liên quan Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP Tổng sản phẩm ròng quốc gia hay NNP Tổng thu nhập ròng quốc gia hay NNI Tham khảo Chỉ số kinh tế Tài khoản quốc gia
733
2137
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t
Việt
Việt, trong tiếng Việt cổ (nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, hệ Nam Đảo), chỉ công cụ lao động thời tiền sử là Rìu. Việt (越, bính âm: yuè) là một từ gốc Hán-Việt có nghĩa là "vượt qua". Trong tiếng Việt hiện đại, nó có thể chỉ đến: Đại Cồ Việt: quốc hiệu Việt Nam thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê Đại Việt: quốc hiệu Việt Nam thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc và nhà Nguyễn Tây Sơn Nước Việt Nam hiện đại gồm: Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam: quốc hiệu thời vua Gia Long nhà Nguyễn Người Việt: thành phần dân tộc chính của nước này. Tiếng Việt: ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc này. Chỉ đến người Việt hay tiếng Việt. Bách Việt: các tộc Việt khác theo truyền thuyết ở miền nam Trung Quốc. Nam Việt: một quốc gia trong lịch sử ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Nước Việt (Trung Quốc): một nước chư hầu tồn tại từ thời nhà Hạ qua nhà Thương và Tây Chu đến thời Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, nay thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Đông Việt: một quốc gia cũng do hậu duệ của nước Việt thành lập, tồn tại từ thời Chiến Quốc đến giữa thời Tây Hán Mân Việt: một quốc gia do hậu duệ nước Việt thành lập khi bị Sở Uy Vương đánh bại, lui về sông Mân, tồn tại cho đến khi bị nhà Tần tiêu diệt, sau đó phục quốc tiếp tục duy trì sang đời Hán Vũ Đế mới bị thôn tính hoàn toàn Nước Ngô Việt vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, nay thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Việt Hán: chính quyền do Lưu Nghiễm thành lập thời Ngũ đại thập quốc, ban đầu đặt quốc hiệu là Việt, sau đó mới đổi là Hán, sử thường gọi là Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán cùng thời Việt Vương: tước phong của Chu Chiêm Dung đời nhà Minh Họ Việt, họ người Á Đông. Việt (PT: 粵; GT: 粤; bính âm: yuè) có thể là: Tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Từ đó, có tên gọi Việt ngữ để chỉ tiếng Trung Quốc nói ở Quảng Đông (cùng với Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, và Ma Cao), "Việt thái" chỉ ẩm thực Quảng Đông, "Việt kịch" chỉ nhạc kịch Quảng Đông. Việt, (Bính âm: yuè; Phồn thể: 鉞; Giản thể: 钺: Cái búa, một loại binh khí cổ trong Thập bát ban binh khí Liên kết ngoài
442
2140
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20V%C3%A2n%20Ki%E1%BB%81u
Kim Vân Kiều
Kim Vân Kiều () là một tác phẩm tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời nhà Minh, Trung Quốc biên soạn vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17. Nguyễn Du nhân đọc quyển tiểu thuyết này đã cảm hứng viết Truyện Kiều – một tác phẩm được xem là áng văn chương bất hủ của Văn học Việt Nam. Tác giả Thanh Tâm Tài Nhân (青心才人) sống vào đời nhà Minh, tên thật là Từ Văn Trường, tức Từ Vị, còn có một số bút danh khác là Thiện Tri, Thanh đằng, Điền Thủy Nguyệt. Theo nhiều tư liệu, sử sách chép ông sinh năm 1521, mất năm 1593, đương thời với ca kỹ tên Vương Thúy Kiều. Ông quê ở huyện Sơn Âm, tỉnh Chiết Giang, học giỏi, hiểu biết rộng, nhưng đi thi không đỗ, bèn làm mặc khách của Hồ Tông Hiến. Sinh thời, đã có lần Thanh Tâm Tài Nhân thảo tờ biểu "Dâng hươu trắng" cho vua nên trở thành nổi tiếng. Ngoài tác phẩm chính Kim Vân Kiều truyện, ông còn có loạt kịch Tứ thanh viên (Vượn kêu bốn tiếng) gồm 4 vở kịch: Ngư dương lộng, Thúy nương mộng, Hoa mộc lan và Nữ trạng nguyên. Nguồn gốc của Kim Vân Kiều truyện Theo Trần Đình Sử trong Thi pháp Truyện Kiều, Kim Vân Kiều truyện đã qua sáu lần biên soạn lại: Bản ghi chép sớm nhất về sự tích Thuý Kiều - Từ Hải là Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt (Ghi chép đầu đuôi chuyện dẹp trừ Từ Hải) của Mao Khôn đời Minh. Bản này chép: Hồ Thiếu bảo bình Nuỵ chiến công (Chiến công quan Hồ Thiếu bảo bình định nuỵ khấu) trong Tây Hồ nhị tập của Chu Tiếp thời Sùng Trinh. Ảo mộng - Tam khắc phách án kinh kỳ của Mộng Giác đạo nhân (1643). Vương Thuý Kiều trong Ngu Sơn tân chí (quyển 8) của Dư Hoài cuối Minh đầu Thanh. Tác phẩm này miêu tả Thuý Kiều thành một người đẹp đa tài, trang nhã, đáng kính, đáng yêu nhưng bạc mệnh, miêu tả Từ Hải thành một người có chí lớn, hảo sảng, một đại trượng phu có phong vận. Vương Thuý Kiều truyện của Hồ Khoáng, miêu tả Từ Hải thành một anh hùng tuy bị lừa nhưng vẫn chiến đấu quyết liệt. Kim Vân Kiều truyện 20 hồi của Thanh Tâm Tài Nhân. Văn bản Kim Vân Kiều truyện Bản chữ Hán ở Việt Nam Chỉ có một bản gốc duy nhất, đó là bản chép tay ở Viễn Đông Bác Cổ Học viện, ký hiệu A953, nhan đề Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ, lập ngày 23 - 3 - 1954 (Archives micronormalisées - Photoza - Paris), hiện nay ở phòng Microfilm Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bản này gồm 4 quyển chép tay với 478 trang chữ Hán. Cột bên trái trang mục lục và đầu mỗi hồi đều đề: Thánh Thán ngoại thư - Quán Hoa Đường bình luận - Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Sách được chia làm 20 hồi, đầu mỗi hồi là Lời bình của Kim Thánh Thán trước khi đi vào nội dung cụ thể. Bản chữ Hán ở Trung Quốc và nước ngoài Theo Nguyễn Hữu Sơn và Nguyễn Đăng Na, ở Trung Quốc và nước ngoài đã sưu tầm được 13 loại bản khác nhau. Văn bản chính nguyên thể gồm 20 hồi nhưng cũng có nhiều bản rách nát hoặc thu gọn, có bản rút gọn chỉ còn 12 hồi như bản duy nhất còn được lưu trữ ở trường Đại học Hamfret (Hoa Kỳ). Lại có bản tới 28 hồi. Tựu trung đến nay có hai loại văn bản về Kim Vân Kiều truyện: Loại in từ trước nửa đầu thế kỷ XX về cơ bản là giống nhau như Quán Hoa Đường, Quán Hoa Hiên tàng bản, Đại Liên đồ thư quán... Loại in từ giữa thế kỷ XX trở lại đây đều gồm 20 hồi nhưng dài hơn, nhiều chi tiết hơn như các bản do Lý Trí Trung hay Đinh Hạ hiệu điểm. Bản dịch tiếng Việt Bản in đầu tiên, sớm nhất và được tái bản nhiều nhất chính là bản dịch của cụ Hùng Sơn Nguyễn Duy Ngung được hoàn thành năm 1925, lần in đầu là do cụ Phan Bá Cẩn thực hiện (1925). Năm 1927, Tân Dân Thư Quán của cụ Vũ Đình Long, đã hợp tác với dịch giả, san nhuận (hiệu đính), đồng thời hoàn chỉnh toàn bộ bản dịch (lần đầu in, còn lược bớt 3 hồi 6, 10, 20), lời dịch sơ sài không bám sát nguyên bản. Bản dịch này đã được in và tái bản 3 lần (1927, 1928, 1929) đều do nhà Tân Dân Thư Quán thực hiện. Năm 1971, ở Sài Gòn xuất hiện bản dịch thứ hai, do cụ Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch và xuất bản. Bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Khắc Hanh năm 1962 được Viện Văn học in roneo nay đã được Nhà xuất bản Hải Phòng cho phát hành rộng rãi lân đầu năm 1994 và Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội tái bản năm 1999 với Lời giới thiệu của Nguyễn Đăng Na và có thêm một số chú giải và phụ lục do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đề tựa. Bản dịch của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm trong Truyện Kiều đối chiếu, Nhà xuất bản Hà Nội, 1991 và Nhà xuất bản Hải Phòng tái bản năm 1999. Tình sử Vương Thuý Kiều (Phong Tình Cổ Lục) do Mộng Bình Sơn khảo dịch, Nhà xuất bản Văn học, năm 2000. Kim Vân Kiều truyện cũng đã được dịch ra tiếng Mãn Châu, tiếng Nhật. Kết cấu Kim Vân Kiều là một bộ tiểu thuyết chương hồi có lối kết cấu truyền thống theo kiểu văn xuôi cổ điển Trung Quốc. Sách gồm 20 hồi, trước mỗi hồi đều có phần giới thiệu tóm lược nội dung, lời bình phẩm mà người đời sau thường xem là lời của Kim Thánh Thán. Cuối mỗi hồi đều có câu: muốn biết sự việc thế nào, xin xem hồi sau phân giải… Mục lục 20 hồi như sau: Hồi 1: Vô tình hữu tình lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên không ngộ Kim Trọng Hồi 2: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng, mộng đề đoạn trường thi; Kim Thiên Lý miến đông tường, dao định đồng tâm ngữ Hồi 3: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà Hồi 4: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhận tôn nhân; Nhân duyên đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục Hồi 5: Cam tâm thụ bách mang lý, mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân, khốc đoạn can trường Hồi 6: Thiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất đắc kim, toàn bất phí lực Hồi 7: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn xỉ phú cuồng thư, thất thân chi thủy Hồi 8: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú má kế trạm hồng nhan Hồi 9: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài Hồi 10: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng nương yên hoa giáo huấn Hồi 11: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu Kiều Hồi 12: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xương; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương mỹ Hồi 13: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý tâm toàn bát thuyết phá Hồi 14: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết thiên ma Hồi 15: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giã từ bi tả kinh liễu nguyện Hồi 16: Quan Âm các mạo hiểm tương thân; Am Vân Thù thoả tình đề vịnh Hồi 17: Vu Lan hội đột ngộ ma đầu tao trụy lạc; Yên Hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng Hồi 18: Vương Mỹ nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân nhân Hồi 19: Giả chiêu an, Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường, Thuý Kiều tiêu kiếp Hồi 20: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư hoàn túc nguyện Kết cấu của tác phẩm Kim Vân Kiều được miêu tả theo tuyến tính thời gian, trình tự diễn biến của sự kiện và quá trình hành động của nhân vật chính. Tác phẩm kèm nhiều lời bình giảng, giáo huấn đạo lý; bên cạnh đó là việc sử dụng rất nhiều điển tích, điển cố, nhân vật gặp cảnh ngộ vui buồn, éo le đều thường làm thơ, tứ, kệ, hoạ đàn… nhân đó mà bày tỏ tâm trạng, tình cảm của mình khiến cho văn chương trong Kim Vân Kiều càng đậm nét cổ. Bàn về Kim Vân Kiều Trên thực tế, ở Trung Hoa, truyện về Thúy Kiều của Nguyễn Du đã được nhiều người biên soạn thành truyện ngắn, tiểu thuyết nhưng chỉ có Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân là có quy mô phong phú hơn cả. Theo một nhà phê bình nổi tiếng là Kim Thánh Thán bình luận trong một cuốn sách như sau: Chủ đề của Kim Vân Kiều là tình 情 và khổ 苦: Nhận xét của Đổng Văn Thành về Kim Vân Kiều : Chú thích Tham khảo Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, bản dịch của Nguyễn Đức Vân - Nguyễn Khắc Hanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. Phạm Đan Quế, Truyện Kiều đối chiếu, Nhà xuất bản Hà Nội, 1991; Nhà xuất bản Thanh niên tái bản và bổ sung, 2003. Liên kết ngoài Tiểu thuyết Trung Quốc Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Truyện Kiều
1,624
2150
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%C3%A1c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u%20d%E1%BA%A7u%20l%E1%BB%ADa
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (, viết tắt OPEC) là tổ chức đảm bảo thu nhập ổn định cho các quốc gia thành viên và đảm bảo nguồn cung dầu mỏ cho các khách hàng. OPEC là tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (10-14/9/1960). Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992), Indonesia (1962-2008) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong 5 năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9/1965. Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng 75% trữ lượng dầu thế giới. Lịch sử Vào ngày 10-14/9/1960, theo sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Venezuelan Juan Pablo Pérez Alfonso và bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Ả Rập Xê Út Abdullah al-Tariki, các chính phủ Iraq, Iran, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela nhóm họp tại Baghdad để thảo luận các phương án nhằm tăng giá dầu thô sản xuất ở các quốc gia này OPEC được thành lập nhằm thống nhất và phối hợp các chính sách về dầu mỏ của các quốc gia thành viên. Giữa năm 1960 và 1975, tổ chức này đã mở rộng bao gồm các thành viên mới như Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (1967), Algérie (1969), và Nigeria (1971). Ecuador và Gabon trước đây từng là thành viên của OPEC, nhưng Ecuador đã rút lui ngày 31/12/1992 do họ không sẵn sàng hay không thể chi trả 2 triệu đô la tiền phí thành viên và cảm giác rằng họ cần sản xuất nhiều dầu hơn chỉ tiêu mà OPEC cho phép, dù vậy họ gia nhập trở lại vào tháng 10/2007. Các mối quan tâm tương tự cũng đã thúc đẩy Gabon ngừng làm thành viên vào tháng 1/1995. Angola gia nhập đầu năm 2007. Na Uy và Nga tham dự các hội nghị của OPEC với tư cách là quan sát viên. OPEC không phải không thích mở rộng nữa, Mohammed Barkindo, tổng thư ký OPEC gần đây đã đề nghị Sudan gia nhập. Iraq vẫn là thành viên của OPEC, nhưng sản lượng của Iraq không nằm trong bất kỳ chỉ tiêu thỏa thuận nào của OPEC kể từ tháng 3/1998. Tháng 5/2008, Indonesia tuyên bố rời khỏi OPEC khi hết hạn thành viên và vào cuối năm đó, nước này trở thành quốc gia nhập khẩu dầu và không thể đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu của họ. 1 bản tuyên bố do OPEC đưa ra ngày 10/9 n/2008 đã xác nhận Indonesia rút khỏi tổ chức này, trong đó có đoạn "thật tiếc là chúng tôi phải chấp nhận mong muốn của Indonesia để dừng tư cách thành viên trong Tổ chức OPEC và hy vọng rằng Quốc gia này sẽ sẵn sàng gia nhập trở lại trong một tương lai không xa." Indonesia vẫn xuất khẩu dầu ngọt nhẹ và nhập khẩu dầu chua hơn (chứa nhiều lưu huỳnh), nặng hơn để tận dụng chênh lệch giá (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Tổ chức OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm 2 lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ. Thành viên Hiện nay tổ chức này có 11 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập. Châu Phi (7/1969) (12/1962) (7/1971) (1/2007) Trung Đông (9/1960) (9/1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998) (9/1960) (9/1960) (11/1967) Nam Mỹ (9/1960) Cựu thành viên (Thành viên chính thức: 1975-1995) (12/1962-2008) (1961-2019) (1973-1993, 2007-1/2020) Thành viên tương lai , , và đã được OPEC mời tham gia. Mục tiêu Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên. Các biện pháp của OPEC theo thứ tự thời gian 14/9/1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad. 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá. 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận. 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn. 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD/thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới. 1974-1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm 1 lần để chống lại việc USD bị lạm phát. 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD/thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD/thùng. 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Xê Út 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD/thùng dầu. 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979-1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%. 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng/ngày. 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD/thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng/ngày. 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD/thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu. 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18-21 USD/thùng. Nhờ vào chiến tranh Vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra. 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD/thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của OPEC Số liệu thống kê và dự đoán của OPEC đến năm 2010 Bài cơ bản dài trung bình Tổ chức năng lượng quốc tế Kinh tế dầu mỏ Tổ chức dầu mỏ Chính trị dầu mỏ Tổ chức có trụ sở tại Viên Lịch sử công nghiệp dầu khí Cartel Tổ chức hàng hóa liên chính phủ Tổ chức thành lập năm 1960 Baghdad thế kỷ 20
1,492
2159
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Cam%2C%20California
Quận Cam, California
Quận Cam hay Quận Orange () là một quận (hạt) ở miền nam tiểu bang California, Hoa Kỳ. Với dân số 3.010.232 theo Thống kê Dân số 2010 của Mỹ, Quận Cam là quận đông dân đứng thứ nhì tại tiểu bang này và thứ ba toàn quốc. Địa lý Theo Điều tra Dân số 2010 của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Quận Cam có tổng diện tích 2.460 km² trong đó đất liền là 2.050 km² mặt nước chiếm 410 km² (16,6% tổng diện tích). Quận giáp Thái Bình Dương về phía tây, Quận Los Angeles về phía bắc, Quận San Bernardino về phía đông bắc, Quận Riverside về phía đông và Quận San Diego về phía nam. Điểm cao nhất của Quận là Santiago Peak(1.734 m) cách phía đông Santa Ana khoảng 32 km. Gần Santiago Peak là Modjeska Peak chỉ thấp hơn 60 m, đỉnh của nó được biết với cái tên Saddleback có thể thấy được từ hầu hết mọi nơi trong Quận. Danh lam thắng cảnh Thời tiết ấm áp và các bãi biển quanh năm tại khu vực này thu hút hàng triệu du khách hàng năm. Huntington Beach là một điểm nóng để tắm nắng và lướt sóng. Nhiều cuộc thi lướt sóng (surfing) được tổ chức tại thành phố này hàng năm. Một số công viên giải trí nổi tiếng trên thế giới có tại quận này, như Disneyland và Disney's California Adventure tại Anaheim và Knott's Berry Farm tại Buena Park. Trường Đại học California tại Irvine và nơi sinh trưởng của cố Tổng thống Richard Nixon cũng ở trong quận này. Khu vực Little Saigon (Tiểu Sài Gòn) trong quận này cũng đáng được chú ý, vì đây là nơi cư ngụ của số người Việt đông đảo nhất ngoài lãnh thổ Việt Nam. Dân số Theo thống kê, quận này có 3.010.232 người, 935.287 hộ và 667.794 gia đình. Mật độ dân số là 1.392 người/km². Có 969.484 đơn vị nhà cửa. Các dân tộc trong quận này gồm có 64,81% người da trắng, 1,67% người Mỹ gốc Phi, 0,70% người da đỏ, 13,59% người Mỹ gốc Á, 0,31% người gốc các đảo Thái Bình Dương, 14,80% các dân tộc khác, và 4,12% lai nhiều hơn một chủng tộc. 30,76% dân số là người Hispanic. Vào năm 2007, có khoảng 135.000 người gốc Việt trong số 3 triệu dân trong quận, và có 10 người Việt được bầu vào các cơ quan chính quyền địa phương như Hội đồng thành phố, Ban lãnh đạo nhà trường và Hội đồng quận. Cuối năm 2014, lần đầu tiên cả ba thành phố nằm cận kề nhau ở Quận Cam, nơi có đông người Việt sinh sống, đều có thị trưởng là người gốc Việt Nam: Tạ Đức Trí thị trưởng của thành phố Westminster, Michael Võ thị trưởng ở thành phố Fountain Valley và Bảo Nguyễn, thị trưởng thành phố Garden Grove. Các thành phố trực thuộc Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của quận Cam Tài liệu cử tri (tiếng Việt) Quận của California Quận Miền Nam California Khởi đầu năm 1889
520
2160
https://vi.wikipedia.org/wiki/30%20th%C3%A1ng%204
30 tháng 4
Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ 120 trong mỗi năm thường (thứ 121 trong mỗi năm nhuận). Còn 245 ngày nữa trong năm (246 ngày nữa trong năm nhuận). Sự kiện 313 – Hoàng đế Licinius đánh bại Maximinus II trong trận Tzirallum và thống nhất Đế quốc Đông La Mã. 502 – Lương vương Tiêu Diễn tức hoàng đế vị, khởi đầu triều Lương, sau đó giáng Nam Tề Hòa Đế Tiêu Bảo Dung làm Ba Lăng vương, tức ngày Bính Dần (8) tháng 4 năm Nhâm Ngọ. 932 – Mân vương Vương Diên Quân phục vị sau một thời gian làm đạo sĩ, tức ngày Giáp Thìn (22) tháng 3 năm Nhâm Thìn. 1492 – Tây Ban Nha ủy nhiệm việc thám hiểm cho Cristoforo Colombo. 1789 – Trên ban công Tòa nhà Liên bang trên Phố Wall tại thành phố New York, George Washington đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống dân cử đầu tiên của Hoa Kỳ. 1803 – Hoa Kỳ mua lại Lãnh thổ Louisiana rộng lớn mà Pháp tuyên bố chủ quyền với giá 78 triệu Franc Pháp. 1812 – Lãnh thổ Orleans trở thành tiểu bang thứ 18 của Hoa Kỳ với tên Louisiana. 1888 – Ito Hirobumi trở thành chủ tịch đầu tiên của Xu mật viện Nhật Bản. 1904 – Chiến tranh Nga-Nhật: Trận sông Áp Lục bắt đầu. 1941 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Hy Lạp kết thúc với thắng lợi quyết định của phe Trục. 1945 – Adolf Hitler và Eva Braun cùng tự sát sau khi kết hôn chỉ được một ngày. Liên Xô cắm quốc kỳ trên nóc Tòa nhà quốc hội Đức. 1948 – Tổ chức các quốc gia châu Mỹ được hình thành tại Bogotá, Colombia. 1949 – Chiến tranh Đông Dương: Việt Minh quyết định kết thúc Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng. 1975 – Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975: Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành quyền kiểm soát Sài Gòn, Chiến tranh Việt Nam kết thúc với việc Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 1977 – Quân đội Khmer đỏ tràn vào và quấy phá biên giới Việt Nam và gây nên vụ Thảm sát Ba Chúc 1993 – CERN tuyên bố rằng World Wide Web sẽ phục vụ miễn phí. 1999 – Campuchia gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nâng tổng số hội viên của tổ chức này lên 10. 1999 – Số hội viên NATO tăng lên khi Cộng hoà Séc, Hungary và Ba Lan chính thức gia nhập. 2009 – Bảy người thiệt mạng và 17 người bị thương trong vụ tấn công tại Apeldoorn, Hà Lan trong một nỗ lực nhằm ám sát Nữ vương Beatrix của Hà Lan. 2009 – Thảm sát Học viện Dầu mỏ Azerbaijan: 12 bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của những phần tử vũ trang. 2013 – Nữ vương Beatrix của Hà Lan thoái vị, Willem-Alexander trở thành quân chủ mới của quốc gia. 2014 – 3 người chết và 79 người bị thương trong vụ khủng bố bằng dao và nổ bom tại khu chợ trời ở Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương. 2019 – Nhật hoàng Akihito thoái vị. Sinh 1245 – Philippe III, quốc vương của Pháp (m. 1285) 1651 – Gioan La San, linh mục, nhà cải cách giáo dục người Pháp (m. 1719) 1662 – Mary II, nữ vương của, Scotland và Ireland (m. 1694) 1777 – Carl Friedrich Gauß, nhà toán học người Đức (m. 1855) 1803 – Nguyễn Phúc Chẩn, tước phong Thiệu Hóa Quận vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1824). 1803 – Albrecht von Roon, sĩ quan và chính trị gia người Đức (m. 1879) 1870 – Franz Lehár, nhà soạn nhạc người Slovak-Áo (m. 1948) 1888 – Antonio Sant'Elia, kiến trúc sư người Ý (m. 1916) 1901 – Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Ukraina-Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1985) 1902 – Theodore Schultz, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1998) 1904 – Nhậm Bật Thời, nhà lãnh đạo quân sự và chính trị người Trung Quốc (m. 1950) 1909 – Juliana, nữ vương của Hà Lan (m. 2004) 1911 – Phùng Há, diễn viên cải lương người Việt Nam (m. 2009) 1914 – Trần Hiệu, nhà hoạt động và chính trị gia người Việt Nam (m. 1997) 1916 – Claude Shannon, nhà toán học và kỹ sư người Mỹ (m. 2001) 1920 – Hoàng Cầm, tướng lĩnh người Việt Nam (m. 2013) 1946 – Carl XVI Gustaf, quốc vương của Thụy Điển 1948 – Robert Tarjan, nhà khoa học máy tính người Mỹ 1954 – Jane Campion, đạo diễn, nhà sản xuất, nhà biên kịch người New Zealand 1956 – Lars von Trier, đạo diễn và nhà biên kịch người Đan Mạch 1956 – Nguyễn Quang Lập, nhà văn, nhà biên kịch người Việt Nam 1958 – Lương Chi Mai, nhà khoa học máy tính người Việt Nam 1959 – Stephen Harper, Thủ tướng Canada 1961 – Franky Van der Elst, cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên người Bỉ 1962 – Maehara Seiji, chính trị gia người Nhật Bản 1967 – Philipp Bedrosovich Kirkorov, ca sĩ người Bulgaria-Armenia-Nga 1972 – Tokiwa Takako, diễn viên người Nhật Bản 1973 – Akon, ca sĩ người Senegal-Mỹ 1981 – John O'Shea, cầu thủ bóng đá người Ireland 1982 – Kirsten Dunst, diễn viên và ca sĩ người Mỹ 1982 – Drew Seeley,ca sĩ, vũ công, diễn viên người Canada-Mỹ 1985 – Ashley Alexandra Dupre, nhà bình luận, ca sĩ, gái gọi người Mỹ 1986 – Dianna Agron, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Mỹ 1989 – Wooyoung, ca sĩ, vũ công, diễn viên người Hàn Quốc (2PM) 1991 – Travis Scott, ca sĩ Mỹ 1992 – Marc-André ter Stegen, cầu thủ bóng đá người Đức Mất 1030 – Mahmud của Ghazni, sultan của đế quốc Ghaznavid (s. 971) 1063 – Triệu Trinh, tức Tống Nhân Tông, hoàng đế của triều Tống, tức ngày Tân Mùi (29) tháng 3 năm Quý Mão (s. 1010) 1687 – Nguyễn Phúc Tần, chúa Nguyễn thứ tư của Đàng Trong (s. 1648). 1870 – Nguyễn Phúc Miên Thẩm, tước phong Tùng Thiện vương, hoàng tử con vua Minh Mạng và là thi sĩ triều Nguyễn (s. 1819). 1883 – Édouard Manet, họa sĩ người Pháp (s. 1832) 1915 – Charles Walter De Vis, nhà động vật học người Úc gốc Anh (s. 1829) 1945 – Eva Braun, vợ của Adolf Hitler (s. 1912) 1945 – Adolf Hitler, chính trị gia người Áo-Đức, Thủ tướng Đức Nhà Độc Tài Đức(s. 1889) 1960 – Nguyễn Lộc, võ sư người Việt Nam (s. 1912) 1975 – Nguyễn Khoa Nam, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1927) 1975 – Lê Văn Hưng, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1933) 1975 – Phạm Văn Phú, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1929) 1975 – Lê Nguyên Vỹ, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1933) 1975 – Trần Văn Hai, tướng lĩnh người Việt Nam (s. 1929) 1995 – Hoài Linh, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1925) 2000 – Poul Hartling, Thủ tướng Đan Mạch (s. 1914) 2009 – Nguyễn Văn Tuyên, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1909) 2011 – Saif al-Arab al-Gaddafi, sĩ quan người Libya (s. 1982) Những ngày lễ và ngày kỷ niệm Scandinavia – Xuân đến, Đêm Walpurgis Thuỵ Điển – Sinh nhật Vua Carl XVI Gustaf Hà Lan – Ngày Nữ vương Đế quốc La Mã – ngày thứ ba trong Floralia, lễ thờ phụng nữ thần Flora Đêm Bealtaine Việt Nam – Ngày lễ 30 tháng 4 Tham khảo Tháng tư Ngày trong năm
1,235
2175
https://vi.wikipedia.org/wiki/8%20th%C3%A1ng%203
8 tháng 3
Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ 67 trong mỗi năm thường (ngày thứ 68 trong mỗi năm nhuận). Còn 298 ngày nữa trong năm. Sự kiện 40 - Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Ở Hà Nội có đền thờ Hai Bà (thuộc quận Hai Bà Trưng). 1010 – Thi nhân Ba Tư Ferdowsi hoàn thành sử thi Shahnameh sau 33 năm. 1618 – Nhà toán học và thiên văn học người Đức Johannes Kepler khám phá ra định luật thứ ba về chuyển động thiên thể. 1658 – Chiến tranh Thụy Điển - Đan Mạch: Hòa ước Roskilde được ký kết giữa Thụy Điển và Đan Mạch, theo đó Đan Mạch bị mất gần phân nửa lãnh thổ, tức 26 tháng 2 theo lịch Julius. 1702 – Anne Stuart, em của Mary II, trở thành nữ vương của Anh, Scotland, và Ireland. 1736 – Nader Shah tiến hành nghi lễ đăng quang ngôi Shah của Ba Tư, ngày này được các nhà chiêm tinh học cho là đặc biệt tốt lành. 1817 – Sở giao dịch chứng khoán New York thành lập. Đây là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường bằng đô la Mỹ và lớn nhì thế giới về số lượng công ty niêm yết. 1910 - Hội nghị Quốc tế phụ nữ lần thứ II tại Copenhagen, Đan Mạch, đã quyết định hàng nǎm lấy ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ. 1917 – Hàng vạn phụ nữ biểu tình nhân ngày quốc tế phụ nữ tại thủ đô Sankt-Peterburg, đánh dấu khởi đầu Cách mạng Tháng Hai tại Nga, tức 23 tháng 2 theo lịch Julius. 1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hà Lan đầu hàng quân đội Nhật Bản tại Java. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Trận Sokolovo bắt đầu giữa liên quân Liên Xô-Tiệp Khắc với quân Đức Quốc xã. 1946 - theo Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt, quân Pháp đổ bộ lên cảng Hải Phòng. 1949 – Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. 1954 - Kliment Yefremovich Voroshilov, Nguyên soái Liên Xô tuyên bố Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 1957 – Ai Cập mở cửa lại kênh đào Suez sau Khủng hoảng Kênh đào Suez. 1957 – Ghana gia nhập vào Liên Hợp Quốc. 1958 – Hợp chúng quốc Ả Rập được thành lập trên cơ sở liên minh giữa Ai Cập và Syria. 1965 – Chiến tranh Việt Nam 3.500 thủy quân Mỹ đổ bộ vào miền nam Việt Nam ( Đà Nẵng) và trở thành lực lượng quân sự đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam. 1974 – Sân bay quốc tế Charles-de-Gaulle được mở cửa tại Paris, nay là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới. 2014 - Chuyến bay 370 của Malaysia Airlines đột ngột mất tích. Sinh 974 – Lý Công Uẩn, vua sáng lập triều Lý, Anh hùng dân tộc Việt Nam, tức 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (m. 1028) 1495 – Gioan Thiên Chúa, thầy dòng người Bồ Đào Nha được phong thánh (m. 1550) 1702 – Anne Bonny, hải tặc người Anh Quốc-Mỹ (m. 1782) 1714 – Carl Philipp Emanuel Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1788) 1823 – Nguyễn Phúc Miên Tích, tước phong Trấn Man Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1866). 1879 – Otto Hahn, nhà hóa học người Đức, đoạt giải Nobel (m. 1968) 1886 – Edward Calvin Kendall, nhà hóa học người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1972) 1907 – Konstantinos Karamanlis, Tổng thống Hy Lạp (m. 1998) 1924 – Georges Charpak, nhà vật lý học người Ukraina-Pháp, đoạt giải Nobel (m. 2010) 1929 – Hebe Camargo, diễn viên và ca sĩ người Brasil (m. 2012) 1947 – Florentino Pérez, doanh nhân và kỹ sư người Tây Ban Nha 1949 – Teófilo Cubillas, cầu thủ bóng đá người Peru 1954 – Andrej Sannikau, chính trị gia người Belarus 1962 – Kim Ung-yong, kỹ sư người Hàn Quốc 1977 – Michael Tarver, đô vật người Mỹ 1977 – Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam 1979 – Mai Thu Huyền, diễn viên, doanh nhân người Việt Nam 1981 – Timo Boll, vận động viên bóng bàn người Đức 1983 – André Santos, cầu thủ bóng đá người Brasil 1985 – Takeuchi Mio, diễn viên người Nhật Bản 1997 – Matsui Jurina, idol người Nhật Bản Không rõ năm – Fumizuki Kō, mangaka người Nhật 2004 - Kit Connor, diễn viên người Anh Mất 415 – Hypatia thành Alexandria, triết gia, thiên văn học gia Hy Lạp cổ đại 1144 – Giáo hoàng Cêlestinô II 1550 – Gioan Thiên Chúa, tu sĩ người Bồ Đào Nha được phong thánh (s. 1495) 1702 – William III, quốc vương của Anh (s. 1650) 1844 – Karl XIV Johan, quốc vương của Thụy Điển (s. 1763) 1854 – Nguyễn Phúc Miên Bảo, tước phong Tương An Quận vương, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1820). 1869 – Hector Berlioz, nhà soạn nhạc người Pháp (s. 1803) 1874 – Millard Fillmore, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1800) 1923 – Johannes Diderik van der Waals, nhà vật lý học người Hà Lan, đoạt giải Nobel (s. 1837) 1930 – William Howard Taft, Tổng thống Hoa Kỳ (s. 1857) 1935 – Nguyễn Linh Ngọc, diễn viên người Trung Quốc (s. 1910) 1935 – Hachiko, chú chó giống Akita nổi tiếng về lòng trung thành của Nhật Bản 1983 – William Walton, nhà soạn nhạc người Anh (s. 1902) 1987 - Luật sư Phạm Vǎn Bạch (s. 1910). 2005 – Aslan Aliyevich Maskhadov, thủ lĩnh người Chechen (s. 1951) 2011 – Lê Ất Hợi, chính trị gia người Việt Nam (s. 1935) 2011 – Phạm Công Thiện, thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam (s. 1941) 2016 – George Martin, nhạc sĩ, nghệ sĩ thu âm, nhà sản xuất âm nhạc người Anh, "Beatle thứ năm" (s. 1926) 2022 - Vũ Ngọc Phượng, đạo diễn người Việt Nam (s. 1985) 2022 - Văn Dung, nhạc sĩ, nhà báo người Việt Nam (s. 1936) Ngày lễ và ngày kỷ niệm Công giáo Rôma: Ngày lễ Thánh Gioan Thiên Chúa Ngày quốc tế phụ nữ Albania: Ngày bà mẹ Tham khảo Tháng ba Ngày trong năm
1,040
2194
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%209%20n%C4%83m%202004
Tháng 9 năm 2004
2004: Tháng 1 - tháng 2 - tháng 3 - tháng 4 - tháng 5 - tháng 6 - tháng 7 - tháng 8 - tháng 9 - tháng 10 - tháng 11 - tháng 12 Tháng 9 năm 2004 Thứ bảy, ngày 25 tháng 9 năm 2004 Mùa bão ở Đại Tây Dương (2004): Bão Jeanne mạnh lên khi tràn qua quần đảo Bahama phía bắc. Nó sẽ tiến vào đất gần Fort Pierce, Florida tối nay hay sáng chủ nhật. Khoảng ba triệu người bắt buộc phải rời bỏ nhà do nguy hiểm ở Florida. (Reuters) Xe ủi đất của Israel ủi xuống nhà trong trại tỵ nạn Khan Yunis tại dải Gaza, một ngày sau vữa ném ra từ trại đó giết một người chiếm đóng. Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc thông báo là hơn 200 người Palestines mất chỗ ở. (BBC) Xung đột Iraq: Oanh tạc của Mỹ tại thành phố Falluja ở Iraq phá hủy vài ngôi nhà. Quân đội Mỹ thông báo là không có dân thường trong khu vực này, tuy nhiên phát ngôn viên của bệnh viện nói là có ít nhất tám dân thường bị giết, và truyền hình TV chiếu cảnh người sống sót được kéo ra khỏi một ngôi nhà bị tàn phá. (BBC) Richard Armitage, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, phát biểu chắc chắn sẽ có bầu cử vào tháng 1 tại tất cả các khu vực của Iraq, điều này phủ nhận phát biểu trước đó của Donald Rumsfeld là bầu cử có thể chỉ sẽ tiến hành được tại những khu vực bảo đảm an ninh. (BBC) Thứ tư, ngày 22 tháng 9 năm 2004 Chuyên gia và quan chức của Interpol cũng như đại diện của 19 quốc gia gặp nhau vào thứ ba ở Burkina Faso để thảo luận chiến lược chống khủng bố và tội ác ở Châu Phi. Những nước tham dự có Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Maroc, Algérie, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Sénégal, Burkina Faso, Tchad, Sudan, Côte d'Ivoire, Lesotho, Zimbabwe, Campuchia, Bénin, Burundi, Togo và Mauritanie. (Independent Online) Brasil, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản thông báo trong bản tuyên bố chung là họ thỏa thuận với nhau để sửa đổi cơ cấu Liên Hợp Quốc, nhằm giữ một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho ít nhất là một trong bốn nước đó. (ABC News) Mùa bão Đại Tây Dương: Những phần còn lại của cơn bão Ivan, sau khi tràn qua Vịnh Mexico, đã trở thành xoáy tụ nhiệt đới (tropical depression); cơn bão đã đi vào khu vực giữa hai bang Texas-Louisiana vào tối thứ sáu 24 tháng 9. (NHC/NOAA) Quân đội Mỹ bãi bỏ việc buộc tội gián điệp cho phi công Mỹ gốc Syria Ahmad al Halabi sau khi ông này nhận bốn tội nhỏ hơn. Quan toà bác chứng cứ của bên nguyên do việc sử dụng chứng pháp lý sai và không sửa lỗi dịch nhầm văn kiện quan trọng. (Reuters) Sự kiện tháng qua 2004: Tháng 1 – tháng 2 – tháng 3 Tham khảo Thời sự, tháng 9 Tháng chín
512
2201
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amin
Amin
Amin (còn được viết là amine) là hợp chất hữu cơ có nguyên tử gốc là nitơ (đạm khí) trong nhóm chức. Những amin có cấu hình tương tự amonia (ammonia), nhưng trong đó một (hay một số) nguyên tử hydro được thay bằng nhóm alkyl hay loại nhóm chức khác chứa cacbon (nhóm R). Bậc của amin chính là số nguyên tử hydro được thay thế. Thay thế 1, 2 hoặc 3 nguyên tử hydro, lần lượt ta có amin bậc 1 (primary amine), amin bậc 2 (secondary amine) và amin bậc 3 (tertiary amine). Khi một hợp chất có nhiều nhóm amin, nó được gọi là diamin, triamin, tetraamin... Còn nếu nhóm amin liên kết với vòng benzen, chúng ta có hợp chất amin thơm. Hợp chất đơn giản nhất của dãy amin thơm là anilin. Tính chất vật lý Các amin thấp như các metylamin và etylamin là những chất khí, có mùi gần giống amonia. Các amin bậc cao hơn là những chất lỏng, có một số là chất rắn. Nhiệt độ sôi của amin nhất là amin bậc một và amin bậc hai, cao hơn của hydrocarbon tương ứng, nhờ có sự phân cực và sự có mặt liên kết hydro liên phân tử. Tuy nhiên nhiệt độ sôi của amin lại thấp hơn alcohol vì liên kết hydro N-H...N yếu hơn O-H...O. Các amin thấp tan tốt trong nước (nhờ liên hết hydro với nước), các amin cao ít tan hoặc không tan. Các amin dễ bay hơi nhất là ở bậc thấp Phổ hồng ngoại của các amin bậc một và bậc hai được đặc trưng bởi dải hấp thụ ở vùng 3300 – 3500 cm−1 tương ứng dao động hóa trị của liên kết N-H. Tín hiệu cộng hưởng của proton N-H có giá trị trong khoảng 0,3 - 0,4 ppm. Tính chất hóa học Tính bazơ Tương tự amonia, các amin đều có tính base nhờ cặp electron n ở nguyên tử nitơ. Mức đo lực base của amin được xác định bằng hằng số base Kb hoặc pKb (của amin RNH2) hoặc pKa (của axit liên hợp RNH3(+). So với amonia thì metylamin và các đồng đẳng của nó có tính base mạnh hơn. Đó là vì nhóm metyl và các nhóm ankyl nói chung có hiệu ứng +I làm cho cân bằng dịch chuyển về bên phải. Trái lại, anilin và các amin thơm nói chung có tính base yếu hơn amonia vì hiệu ứng -C của gốc phenyl. Đimetylamin có tính base mạnh hơn metylamin vì có hai nhóm gây hiệu ứng +I (song trimetylamin lại có tính base kém đimetylamin), trong đó điphenylamin (và nhất là triphenylamin) có tính base kém anilin. Nhờ có tính base, amin tác dụng với axit sinh ra muối amoni. Ví dụ: 2CH3-NH2+ H2SO4 → (CH3-NH3)2SO4 (Metylamoni sulfat) C6H5-NH2 (alinin) + HCl → [C6H5NH3]Cl (Phenylamoni chloride) Tuy vậy, vì amin là những base yếu nên các muối này dễ dàng tác dụng với base kiềm giải phóng amin. Ví dụ: (CH3-NH3)2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2CH3-NH2 ↑ [C6H5NH3](+)Cl(-) + NaOH (+ nước) → C6H5-NH2 ↓ + NaCl + H2O Các amin có tính base mạnh hơn sẽ đẩy được các amin có tính base yếu hơn hoặc các base yếu ra khỏi muối của nó. Ví dụ: [C6H5NH3]Cl + CH3-NH2 (+ nước) → C6H5-NH2 ↓ + [CH3-NH3]Cl CuCl2 + 2CH3-NH2 + 2H2O → 2[CH3-NH3]Cl + Cu(OH)2 ↓ Phản ứng với axit nitrơ Dựa vào khả năng phản ứng khác nhau đối với HNO2 của các amin mỗi bậc, có thể phân biệt được chúng. Thực tế HNO2 không bền nên phải dùng hỗn hợp (NaNO2 + HCl) Amin bậc một dãy béo tác dụng với axit nitrơ tạo thành alcohol tương ứng và giải phóng khí N2: C2H5-NH2 + HONO -> C2H5-OH + N2 + H2O (xúc tác HCl) Amin bậc một dãy thơm tác dụng với axit nitrơ (ở lạnh) tạo thành muối điazoni Ar-N(+)=NX(-) C6H5-NH2 + HONO + HCl → C6H5-N=NCl (Benzenđiazoni chloride) + 2H2O (Phản ứng xảy ra ở nhiệt đồ 0 - 5oC) Các muối điazoni chỉ bền trong dung dịch và ở nhiệt độ thấp. Khi đun nóng muối điazoni ở dạng khan sẽ nổ mạnh, nếu đun dung dịch nước của muối này sẽ tạo thành phenol và khí Nitơ. C6H5-N=NCl + H2O → HCl + N2 + C6H5OH Muối điazoni có khả năng phản ứng cao, được dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ nói chung và đặc biệt là tổng hợp các phẩm nhuộm chứa azo-N=N- trong phân tử gọi là phẩm azo. Amin bậc hai: Amin bậc hai dãy béo cũng như dãy thơm đều tác dụng với axit nitrơ sinh ra nitrosamin (nitrosoamin) là những chất màu vàng, nhờ đó phân biệt được amin bậc hai với amin bậc một: (CH3)2N-H + HONO → (CH3)2N-N=O + H2O C6H5-NH-CH3 + HONO → C6H5-N2O-CH3 + H2O Amin bậc ba Amin bậc 3 dãy béo không tác dụng với axit nitrơ hoặc chỉ tạo thành muối không bền dễ bị thủy phân Amin bậc 3 dãy thơm tác dụng với axit nitrơ cho sản phẩm thế ở nhân thơm. Ví dụ: (CH3)2N-C6H5 + HONO → p-(CH3)2N-C6H4-NO + H2O (xúc tác axit HCl) Phản ứng thế gốc thơm Các nhóm -NH2, -NHCH3... là những nhóm hoạt hóa nhân thơm và định hướng cho phản ứng thế xảy ra ở vị trí ortho và para. Halogen hóa: Tương tự phenol, anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng 2,4,6-tribromoanilin Sunfo hóa: Đun nóng anilin với H2SO4 đậm đặc ở 180oC sẽ xảy ra một chuỗi phản ứng tạo thành sản phẩm cuối cùng là axit sunfanilic. Các amit của axit sunfanilic, gọi là sunfonamit hay sunfamit có tính sát trùng - kháng sinh, được dùng nhiều làm thuốc trị bệnh. Ngoài ra Amin còn tham gia phản ứng thế nguyên tử hydro của nhóm amino; gồm phản ứng ankyl hóa, phản ứng axyl hóa và phản ứng tạo thành isonitrin. Ứng dụng Anilin được dùng nhiều trong công nghiệp phẩm nhuộm (phẩm azo, phẩm "đen anilin",...), dược phẩm (antifebrin, streptoxit, sunfaguaniđin,...), chất dẻo (anilin-fomanđehit,...), v.v... Các toluiđin và naphtylamin cũng được dùng trong sản xuất phẩm nhuộm. Điều chế Ankyl hóa amonia và amin bậc thấp hơn: Dẫn xuất halogen tác dụng với amonia và với amin tạo thành một hỗn hợp amin có bậc khác nhau và muối amoni bậc bốn. Nếu trong sơ đồ diều chế dùng dư amonia, amin bậc một chiếm ưu thế. Điều chế riêng amin bậc một (không lẫn amin bậc cao hơn), người ta ankyl hóa kali phtalimit rồi thủy phân sản phẩm. Khử hợp chất chứa nitro: Có hai cách khử nitrobenzen trong công nghiệp: Khử bằng khí hydro có mặt chất xúc tác kim loại (Cu, Pt, Ni...): C6H5NO2 + 3H2 → C6H5NH2 + 2H2O ΔH = -496kJ/mol Khử bằng vỏ bào sắt, có mặt axit clohidric (sử dụng [H] mới sinh từ phản ứng Fe + HCl) 4C6H5NO2 + 9Fe + 4H2O → 4C6H5NH2 + 3Fe3O4 Nguy hiểm Các ankyl amin và amin gốc hydrocarbon mạch thẳng là những hợp chất dễ bay hơi có mùi giống amonia và rất độc. Chúng thường tồn tại trong các thịt cá và là nguyên nhân khiến thực phẩm có mùi tanh ôi. Do đó để khử bớt các amin người ta thường dùng giấm hoặc chanh. Anilin và các amin vòng thơm là những chất lỏng hoặc rắn không tan trong nước khi dây vào da sẽ gây bỏng rát do đó phải hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với anilin và các amin vòng thơm. Tham khảo Hóa hữu cơ
1,267
2226
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20C%C3%B4ng%20Tr%E1%BB%A9
Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ (chữ Hán: 阮公著, 1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là nhà chính trị, nhà quân sự và nhà thơ Đại Nam thời nhà Nguyễn. Ông làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845). Tiểu sử Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê –  chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân. Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu Giải nguyên (1818–1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sử quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải Yên. Năm 1840 giữ chức Tả Đô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu. Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,… Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông: Sự nghiệp Quân sự Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng được giao cầm quân, làm tướng và đánh đâu thắng đó: Năm 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành Năm 1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân Năm 1835 dẹp giặc Khánh. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc. Kinh tế Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay) vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng. Thơ ca Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó. Thế thái nhân tình gớm chết thay Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy Hoặc: Tiền tài hai chữ son khuyên ngược Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi Hoặc: Ra trường danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trước cười. Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn: Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào Đã sa xuống thấp lại lên cao. Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng) Trời đất cho ta một cái tài Giắt lưng dành để tháng ngày chơi. Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng bò. 73 tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi: Năm mươi năm trước, anh hai ba (Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam) Hoặc trong bài Bỡn nhân tình: Tau ở nhà tau, tau nhớ mi Nhớ mi nên phải bước chân đi Không đi mi nói: răng không đến? Đến thì mi nói: đến làm chi Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách: Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Giữa trời vách đá cheo leo Ai mà chịu rét thì trèo với thông Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử. Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Hình ảnh công cộng Tên của ông đã được lấy đặt cho nhiều con đường, trường học trên khắp đất nước. Đọc thêm Chiến tranh Việt – Xiêm (1841–1845) Tham khảo Liên kết ngoài Xoá hồn di tích Trên web báo Tuổi Trẻ. Nguyễn Công Trứ Quan lại nhà Nguyễn Võ tướng nhà Nguyễn Nhà thơ Việt Nam thời Nguyễn Người Hà Tĩnh Nhà kinh tế Việt Nam Người họ Nguyễn tại Việt Nam
1,206
2245
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%E1%BA%A1n%20m%E1%BB%93i
Đoạn mồi
Phần định nghĩa và thảo luận dưới đây chỉ đúng cho thuật ngữ primer dùng trong sinh học phân tử. Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA. Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn. Trong hầu hết các quá trình sao chép DNA tự nhiên, mồi cơ bản cho việc tổng hợp DNA là sợi RNA ngắn. RNA này được tạo ra bởi RNA polymerase, nó được loại bỏ đi và được thay thế bằng DNA bởi DNA polymerase. Nhiều kỹ thuật sinh học phân tử liên quan đến DNA polymerase, như kỹ thuật xác định trình tự DNA và PCR, cần đến mồi. Mồi dùng cho các kỹ thuật này thường ngắn (khoảng 20 base), là các phân tử DNA được tổng hợp nhân tạo. Cấu trúc thật sự của các mồi này bắt đầu bằng các 3'-hydroxyl nucleoside gắn với một cái gọi là CPG (controlled-pore glass). Đầu 5'-hydroxyl của nucleoside được dimethoxytrityl (DMT) bao phủ nhằm ngăn sự thành lập chuỗi nucleotide. để thêm vào 1 nucleotide thì phải loại bỏ DMT theo cách hóa học, và 1 nucleotide được thêm vào. Đầu 5'-hydroxyl của nucleotide mới bị khóa lại bởi DMT nhằm ngăn chặn sự gắn thêm vào 1 hay nhiều nucleotide trên 1 chuỗi. Sau đó, chu trình được lặo lại đối với mỗi nucleotide bằng 1 mồi. Đây chỉ là mô tả đơn giản, còn quy trình thực tế thì khá phức tạp. Vì thế, hầu hết các phòng thí nghiệm đều không tạo mồi trên chính nó. Việc xác định trình tự DNA được dùng để xác định nucleotide trong sợi DNA. Phương pháp xác định trình tự được gọi là xác định trình tự dideoxy (hay còn gọi là phương pháp Sanger) dùng mồi làm marker khởi đầu cho phản ứng chuỗi. Trong PCR, mồi được dùng để xác định các phân đoạn DNA mà được khuếch đại bởi PCR. Chiều dài của mồi thường không dài hơn 50 nucleotide (Do DNA thường là sợi đôi, nên chiều dài của nó được đo bằng cặp base. Chiều dài của DNA sợi đơn được đo bằng base hay nucleotide), và chúng kết hợp chính xác với điểm khởi đầu và kết thúc của phân đoạn DNA được khuếch đại. Chúng anneal (adhere) khuôn DNA ở điểm khởi đầu và kết thúc, tại đó DNA polymerase gắn và bắt đầu tổng hợp sợi DNA mới. Việc lựa chọn chiều dài mồi và nhiệt độ nóng chảy của chúng dựa vào một số lý do. Nhiệt độ nóng chảy của mồi được định nghĩa là nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của mồi mà sẽ anneal khuôn DNA và cao hơn nhiệt độ làm mồi rời khỏi khuôn DNA. Nhiệt độ nóng chảy cần tăng lên theo độ dài của mồi. Mồi quá ngắn sẽ làm anneal một số vị trí trên khuôn DNA dài, dẫn đến các bản sao không đặc hiệu. Nói cách khác, chiều dài của mồi bị giới hạn bởi nhiệt độ làm nóng chảy nó. Nhiệt độ nóng chảy quá cao, nghĩa là trên 80 °C, có thể gây ra một số vấn đề do DNA poluymerase ít hoạt động ở nhiệt độ này. Chiều dài tối ưu của mồi vào khoảng 30 đến 40 nucleotide với nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 60 °C đến 75 °C. Có một số cách để tính nhệit độ nóng chảy (TM) của mồi. (A, G, C và T tương ứng là số nucleotide của mồi. [Na+] là nồng độ Na+ trong PCR) Phương pháp "GC": Nhanh và đơn giản, với mồi dài trên 13 nucleotide. Phương pháp "điều chỉnh bằng muối": chính xác hơn GC, với mồi dài hơn 13 nucleotide. Base-stacking calculation: chính xác nhất, nhưng phức tạp trong đó là enthalpy của tương tác base stacking điều chỉnh cho các nhân tố khởi đầu vòng xoắn (helix) là entropy của base stacking điều chỉnh cho các nhân tố khởi đầu helix và điều chỉnh nồng độ muối cho emtropy is the universal gas constant Cũng vậy, mồi không anneal dễ dàng với chính nó và những cái cùng loại với nó, thành lập nên các loop hoặc kẹp tóc trong quy trình. Điều này làm cản trở việc anneal khuôn DNA. Tuy nhiên, càc kẹp tóc nhỏ thường không thể tránh khỏi. Đôi khi cũng sử dụng mồi phân giải. Các mồi này là một hỗn hợp mồi giống nhau, nhưng chưa xác định. Chúng có thể thích hợp nếu gene giống nhau được khuếch đại từ các sinh vật khác nhau. Có các cách sử dụng khác đối với mồi phân giải là khi mồi thiết kế dựa vào trình tự protein. Một số codon khác nhau có thể mã hóa cho một amino acid. Vì vậy trình tự của mồi tương ứng với amino acid isoleucine có thể là "ATH", trong đó A thay cho adenine, T cho thymine, và H adenine, thymine, hoặc cytosine. (Xem mã di truyền trong các bài sau này về codon) Sử dụng mồi phân giải có thể làm giảm tính đặc hiệu của quá trình khuếch đại PCR. Vấn đề có thể được giải quyết từng phần bằng cách sử dụng Touchdown PCR. Hình ảnh Ghi chú An earlier version of the above article was posted on Nupedia . Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA. Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn. Trong quá trình sao mã tự nhiên, các primer cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA là một đoạn ngắn của sợi RNA. Sợi RNA này được sinh ra bởi RNA polymerase, và sau đó được loại bỏ và thay thế bằng DNA nhờ DNA polymerase. Nhiều kỹ thuật phòng thí nghiệm về lĩnh vực sinh học phân tử có liên quan đến DNA polymerase, như giải trình tự DNA (DNA sequencing), chuỗi phản ứng PCR (Polymerase chain reaction), yêu cầu các primer. Các primer sử dụng cho các kỹ thuật đó thường là những phân tử DNA ngắn được tổng hợp nhân tạo với chiều dài khoảng 20 bases. Cấu trúc thực tế của các primer như vậy bắt đầu với 3'-OH nucleosid gắn với CPG (controlled-pore glass). 5'-OH của nucleosid được bao phủ bởi DMT (dimethoxythityl), cái sẽ ngăn cản quá trình hình thành chuỗi nucleotid. Để thêm một nucleotide, DMT được loại bỏ và nucleotide được gắn thêm vào. Đầu 5'-OH của nucleotide mới được khoá lại bởi DMT, ngăn cản quá trình thêm hơn một nucleotide vào mỗi chuỗi. Sau đó chu trình lại lặp lại cho mỗi nucleotide trong primer. Đây là một quá trình miêu tả đơn giản, quá trình thực tế là khá phức tạp, vì vậy, hầu hết các phòng thí nghiệm không tự tổng hợp được primer, nhưng có thể đặt chúng bởi các công ty làm về lĩnh vực này. Giải trình tự DNA được sử dụng để xác định các nu trong chuỗi DNA. Một phương pháp giải trình tự gọi là Dideoxy sequencing cũng được biết như phương pháp kết thúc chuỗi hay phương pháp Sanger sử dụng primer như một đánh dấu bắt đầu cho chuỗi phản ứng. Trong chuỗi phản ứng PCR, các primer được sử dụng để xác định đoạn DNA được khuếch đại bở quá trình PCR. Chiều dài của primer thường không quá 50 nu (vì DNA thường là sợi đôi, chiều dài của nó có giá trị trong các cặp base. Chiều dai của DNA sợi đơn có giá trị trong các cặp base hay các nu), và chúng bắt cặp chính xác với đoạn bắt đầu và đoạn kết thúc để khuếch đại. Chúng thường gắn với khuôn DNA ở điểm bắt đầu và điểm kết thúc, nơi mà DNA-Polymerase gắn vào và bắt đầu quá trình tổng hợp sợi DNA mới. Liên kết ngoài NetPrimer – primer analysis program Tham khảo Sinh học phân tử Kỹ thuật di truyền
1,423
2246
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hybridization%20probe
Hybridization probe
Trong sinh học phân tử, hybridization probe (HP, còn có tên gọi khác là đoạn dò) là một sợi acid nucleic (hoặc acid ribonucleic) có trình tự xác định và được đánh dấu bằng các phương pháp khác nhau dùng để nhận diện các đoạn nucleic acid khác có trình tự bổ sung với nó. Quá trình này dựa trên nguyên tắc biến tính và hồi tính của phân tử DNA, được gọi là lai phân tử DNA. Các phương pháp cổ điển có sử dụng probe là Northern Blot (nhận diện bản RNA phiên mã), Southern Blot (nhận diện các phiên bản của gene). Công nghệ DNA chip và cDNA micro-arrays được thiết kế cùng trên nguyên tắc sử dụng các hybridization probe của các phương pháp lai phân tử nhưng cho phép nghiên cứu đồng loạt hàng nghìn gene khác nhau. Đặc tính của hybridization probe Về mặt bản chất, hybridization probe là một sợi đơn oligonucleotide (có chiều dài từ 30 đến 100 nucleotide) nên có khả năng tạo liên kết hydro với những đoạn DNA có trình tự bổ sung với HP. Tính đặc trưng của HP phụ thuộc vào trình tự nucleotide của nó, thông thường được kiểm tra bằng cách BLAST trình tự này trên genebank. Nhiệt độ biến tính (Tm) của HP phụ thuộc số lượng và thành phần purin và pyrimidine của HP từ đó quyết định nhiệt độ lai thích hợp trong các thí nghiệm lai phân tử. Cách thiết kế hybridization probe Hybridization probe có thể được thiết kế dựa trên những trình tự có sẵn tuỳ vào mục đích của từng thí nghiệm và các thông tin đã có. Dựa trên trình tự genome của đối tượng nghiên cứu để nhận diện các bản sao của gene hoặc sản phẩm RNA của gene Dựa trên trình tự genome của các sinh vật có quan hệ gần gũi với đối tượng nghiên cứu nhằm tìm kiếm gene chức năng được bảo tồn qua tiến hoá Dựa trên trình tự amino acid của protein là sản phẩm của gene. Từ đó tìm kiếm trình tự trọn vẹn của gene mã hoá cho protein đó trên genome Trong quá trình thiết kế cần bảo đảm 1) tính đặc trưng của HP, 2) không có hiện tượng lai chéo các HP hoặc tạo cấu trúc không gian nội tại trong HP, 3) giá trị nhiệt biến tính (Tm) phải phù hợp khi thực hiện phép lai nhiều HP một lúc. Các phương pháp đánh dấu hybridization probe Tuỳ mục đích nghiên cứu mà người ta có thể lựa chọn đánh dấu HP bằng đồng vị phóng xạ (thường là 32P, 33P) hoặc chất huỳnh quang. Tham khảo Sách Lander, E. S., Array of hope, Nature Genetics, 21:3–4, 1999. Lockhart, D.J., Dong, H., Byrne, M.C., Follettie, M.T., Gallo, M.V., Chee, M.S., Mittmann, M., Wang, C., Kobayashi, M., Horton, H., and Brown, E.L., Expression monitoring by hybridization to high-density oligonucleotide arrays, Nature Biotechnology, 14:1675–1680, 1996. Mitsuhashi, M., Cooper, A., Ogura, M., Shinagawa, T., Yano, K., and Hosokawa, T., Oligonucleotide probe design - a new approach, Nature, 367:759–761, 1994. Tham khảo Sinh học phân tử Kỹ thuật di truyền
523
2247
https://vi.wikipedia.org/wiki/DNA%20microarray
DNA microarray
DNA microarray (còn gọi là DNA chip hay gene chip) là một tấm thủy tinh hoặc nhựa trên đó có gắn các đoạn DNA thành các hàng siêu nhỏ. Các nhà nghiên cứu sử dụng các con chip như vậy để sàng lọc các mẫu sinh học nhằm kiểm tra sự có mặt hàng loạt trình tự cùng một lúc. Các đoạn DNA gắn trên chip được gọi là probe (mẫu dò). Trên mỗi điểm của chip có hàng ngàn phân tử probe với trình tự giống nhau. Lịch sử ra đời Còn quá sớm để nói về lịch sử của DNA microarray vì kỹ thuật này tương đối mới và thuộc về tương lai hơn là quá khứ. Đầu tiên phải kể đến các mô tả đầu tiên về cấu trúc DNA của Watson & Crick (1953), cho thấy DNA có thể bị biến tính, phân tách thành hai mạch đơn khi xử lý bằng nhiệt hoặc dung dịch kiềm. Năm 1961, Marmur & Doty mô tả quá trình ngược lại, hồi tính, cơ sở của tất cả các phương pháp PCR và lai phân tử. Điều này gợi ra cách phân tích mối liên hệ trình tự của axit nucleic và các phương pháp phân tích dựa trên lai phân tử phát triển nhanh chóng. Vào cuối những năm 1960, Pardue & Gall; Jones & Roberson đã tìm ra phương pháp lai in situ có sử dụng mẫu dò đánh dấu huỳnh quang, FISH. Phương pháp cố định các nhiễm sắc thể và nhân trên phiến kính (sao cho DNA tạo thành mạch kép với mẫu dò) ngày nay được sử dụng để đặt DNA lên phiến kính trong phương pháp microarray. Vào thời gian này, hoá học hữu cơ cũng phát triển, cho phép tổng hợp tự động các mẫu dò oligonucleotide vào năm 1979. Kỹ thuật phân tích sử dụng phương pháp gắn đồng thời nhiều trình tự đích lên một bộ lọc hay màng theo thứ tự, phương pháp thấm điểm (dot blot), được Kafatos và cộng sự (1979) đưa ra. Với kỹ thuật này, các trình tự đích được cố định trên vật đỡ và lai với mẫu dò (thường là trình tự axit nucleic đã đánh dấu). Saiki và cộng sự (1989) đưa ra một cách khác, dot blot ngược, trong đó gắn nhiều mẫu dò theo thứ tự trên màng và đích để phân tích được đánh dấu. Cùng thời gian này, các array đầu tiên với giá thể không thấm nước được tạo ra trong phòng thí nghiệm của Maskos (1991). Đầu những năm 1990, kỹ thuật đánh dấu phát huỳnh quang đa màu được Ried và cộng sự; Balding & Ward giới thiệu. Vào năm 1993, array chứa các oligonucleotide ngắn, dưới 19 nucleotide được tổng hợp in situ. Năm 1994, Hoheisel và cộng sự tăng mật độ chấm (spot) bằng cách dùng robot để lấy và đặt mẫu dò lên giá thể. Phương pháp tự động hoá này làm tăng tốc độ quá trình, giảm các sai sót chắc chắn mắc phải khi thực hiện những thủ tục có tính lặp lại cao bằng tay, và tăng tính chính xác vị trí, tăng tính đồng hình của các spot mẫu. Tất cả các thí nghiệm tiên phong ở trên là cơ sở của kỹ thuật array hiện nay. Người ta đánh giá rằng, kỹ thuật này có thể sẽ phát triển đến mức chỉ vài năm nữa có thể so sánh nó với kỹ thuật PCR không thể thiếu trong sinh học hiện nay Tham khảo Lorkowski, S., and P. Cullen. 2004. Analysing Gene Expression. Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KgaA. Liên kết ngoài The MGuide : How to build your own arrayer POSaM : How to build your own ink jet microarrayer microarrays.org – Protocols, how-to documents, free software] DNA Microarray Technology – short but substantial rundown of microarray technology from the National Human Genome Research Institute Large-Scale Gene Expression and Microarray Links and Resources – the EBI is heavily involved in standardization questions concerning microarray data] Affymetrix CombiMatrix , a provider of custom DNA microarrays. Microarray Data Analysis at StatSci.org PLoS Biology Primer: Microarray Analysis Microarray Gene Expression Data Society , home to MIAME Sinh học phân tử Tin sinh học Biểu hiện gen DNA Vi công nghệ
713
2250
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20H%E1%BA%ADu
Sông Hậu
Sông Hậu, Hậu Giang hay Bassac là một trong hai phân lưu của sông Mê Kông. Phân lưu còn lại là sông Tiền. Mê Kông tách ra thành sông Tiền và sông Hậu tại lãnh thổ Campuchia. Ở Campuchia, sông Hậu được gọi là sông Bassac (Tonlé Bassac theo tiếng Khmer). Vì thế nó còn có tên gọi nữa là sông Ba Thắc. Dòng chảy Sông Hậu tách ra khỏi sông Mê Kông ở Nam Vang, chảy trong địa phận tỉnh Kandal (Cam pu chia) rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại xã Khánh An, huyện An Phú tỉnh An Giang. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Hậu chảy qua bảy tỉnh, làm ranh giới tự nhiên giữa: Tả ngạn (bờ bắc hay bờ đông): An Giang (Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới), Đồng Tháp (Lấp Vò, Lai Vung), Vĩnh Long (Bình Tân, Bình Minh, Trà Ôn), Trà Vinh (Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải); Hữu ngạn (bờ nam hay bờ tây): An Giang (An Phú, Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên), Cần Thơ (Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng), Hậu Giang (Châu Thành), Sóc Trăng (Kế Sách, Long Phú, Trần Đề) Sông Hậu tách ra hai nhánh khi đến huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng, rồi đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề (giữa Trần Đề và Cù Lao Dung, Sóc Trăng), cửa Định An (giữa Duyên Hải, Trà Vinh và Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 70 nên không còn nữa. Cửa Định An rộng nhưng cũng bị phù sa bồi nhiều nên chỉ sâu bình quân 3 mét. Đoạn rộng nhất của con sông nay là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km. Sông Hậu xưa và nay Sách Đại Nam nhất thống chí viết: "...Sông Hậu Giang ở cách huyện Tây Xuyên [(tỉnh An Giang nhà Nguyễn)] 8 dặm về phía Tây Bắc [tức là huyện lỵ Tây Xuyên cũng là tỉnh thành Châu Đốc nằm ở phía Tây Bắc bờ sông Hậu]. Phát nguyên như sông Tiền Giang, đến phủ Nam Vang nước Cao Miên, chia một nhánh về phía Tây Nam làm sông Hậu Giang. Phía Đông sông là địa phận các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên [là các huyện của phủ Tân Thành tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Phía Tây là địa phận các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, và Phong Thịnh [là các huyện thuộc 2 phủ Tuy Biên và Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn]. Sông ở giữa địa phận của tỉnh [An Giang nhà Nguyễn]..." Các huyện Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên ngày nay lần lượt thuộc địa giới của các đơn vị hành chính cấp huyện sau: các huyện thị An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, và thành phố Long Xuyên (đều của tỉnh An Giang ngày nay, có thể nguyên là đất 2 huyện Đông Xuyên và Vĩnh An), các huyện thị Lấp Vò, Lai Vung (đều của tỉnh Đồng Tháp, có thể nguyên là đất huyện An Xuyên). Ngoài ra, phía Đông Nam của sông Hậu xưa là các huyện của tỉnh Vĩnh Long nhà Nguyễn, nay là các huyện thị thuộc 2 tỉnh Vĩnh Long (các huyện Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn) và Trà Vinh (các huyện Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Duyên Hải). Phần đất bờ Tây sông Hậu xưa: các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Vĩnh Định, Phong Thịnh của tỉnh An Giang nhà Nguyễn, nay lần lượt là địa phận các đơn vị hành chính cấp huyện của các tỉnh thành An Giang (Châu Phú, Châu Thành, thành phố Long Xuyên, và thành phố Châu Đốc, có thể nguyên là phần đất huyện Tây Xuyên phủ Tuy Biên), Cần Thơ (các quận huyện Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng, có thể nguyên là phần đất thuộc huyện Phong Phú phủ Tuy Biên tỉnh An Giang nhà Nguyễn), Hậu Giang (đất các huyện ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang có thể nguyên là đất huyện Vĩnh Định phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang nhà Nguyễn), Sóc Trăng (đất tỉnh Sóc Trăng ven sông Hậu nguyên là toàn bộ huyện Phong Thịnh, và có thể một phần huyện Vĩnh Định phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang thời Nguyễn). Môi trường Có những lo ngại là những dự án đang hình thành hoặc đang dự định sẽ gây nhiều ô nhiễm môi trường: Nhà máy giấy của Công ty TNHH Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong, Trung Quốc) nằm ngay bên cạnh bờ sông Hậu. Lee & Man đang khiến dư luận bất an về khả năng hủy hoại môi trường sống trên dòng Hậu Giang khi nhà máy đi vào hoạt động. Cụm công nghiệp giấy Lee & Man bao gồm hai nhà máy sản xuất giấy bao bì và nhà máy bột giấy tẩy trắng (có công suất lần lượt là 420.000 tấn giấy/năm và 330.000 tấn/năm), một nhà máy nhiệt điện đốt than và các phế phẩm của nhà máy giấy có công suất phát điện 125 MW và một nhà máy nước có công suất thiết kế 181.000 mét khối/ngày. Sản xuất và tái chế giấy được đánh giá là ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao. Bộ trưởng Trần Hồng Hà sau đó cho biết đã giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT Hậu Giang, Phòng cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, xem xét và đánh giá việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH giấy Lee & Man. Ngày 13-9, một thành viên đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên - môi trường làm việc tại Công ty TNHH giấy Lee & Man cho biết công nghệ xử lý nước thải mà công ty này xây dựng chỉ phù hợp để xử lý nước thải của nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp. Đoàn đã đề nghị công ty đầu tư thêm nhiều hạng mục để đảm bảo nước thải khi xả ra sông Hậu không bị ô nhiễm. Một trong những yêu cầu đó là phải xây dựng thêm hồ sinh thái dung tích 40.000m3 để chứa nước sau khi xử lý. Hồ này sẽ giữ lại nước trong hai ngày rồi mới xả ra sông Hậu. Hiện công ty đang xây dựng hồ này và cam kết chấp nhận nếu nước thải xả ra sông Hậu vượt ngưỡng quy định, dù chỉ một lần sẽ bị đóng cửa nhà máy ngay lập tức. Dự án xây dựng sân Golf của tập đoàn Vingroup ở Cồn Ấu, một cù lao nằm giữa dòng sông Hậu, nằm ngay dưới chân cầu Cần Thơ, có diện tích 80 héc ta. Ở sân golf, sẽ có rất nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ cây cỏ dại và phải rải rất nhiều phân bón hóa học. Để duy trì cỏ sân golf, khối lượng hóa chất sử dụng sẽ vào khoảng 3-5 lần so với canh tác nông nghiệp. Các độc chất này sẽ theo lượng nước tưới tiêu đi vào lòng đất và tràn xuống sông Hậu hòa lẫn với các chất ô nhiễm khác. Nguy cơ hủy diệt hệ thủy sinh tự nhiên sẽ rất cao. Các cây cầu Cầu An Phú – Vĩnh Trường, nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang Cầu Châu Đốc (dự án), nối thành phố Châu Đốc với thị xã Tân Châu, An Giang Cầu Vàm Cống, nối huyện Lấp Vò, Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, Cần Thơ Cầu Ô Môn, nối quận Ô Môn, Cần Thơ với huyện Lai Vung, Đồng Tháp (dự án) Cầu Cần Thơ, nối quận Cái Răng, Cần Thơ với thị xã Bình Minh, Vĩnh Long Cầu Đại Ngãi, Trà Vinh - Sóc Trăng (dự án) Chú thích Mê Kông Hệ thống sông Cửu Long Sông tại An Giang Sông tại Cần Thơ Sông tại Hậu Giang Sông tại Sóc Trăng Sông tại Trà Vinh Sông tại Vĩnh Long Sông của Campuchia Sông quốc tế châu Á Địa lý Phnôm Pênh Tonlé Sap Phân lưu
1,376
2268
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9%20h%C3%A0nh
Ngũ hành
Trong triết học cổ Trung Hoa, Ngũ hành () là một sơ đồ khái niệm gồm năm nguyên tố được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của Trung Quốc để giải thích một loạt các hiện tượng, bao gồm cả các chu kỳ vũ trụ, sự tương tác giữa các cơ quan nội tạng, sự kế thừa của các chế độ chính trị và tính chất của thuốc thảo dược. Năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土). Đây không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất. Quy luật tương sinh có thể được áp dụng để giải thích hiện tượng tự nhiên và sự chuyển đổi giữa các ngũ hành như sau: Mộc sinh Hỏa: Sự quan hệ giữa Mộc và Hỏa được thể hiện qua việc cây khô (Mộc) có khả năng tạo ra ngọn lửa mạnh mẽ khi cháy. Mộc đóng vai trò là nguyên liệu chính và thiết yếu nhất để tạo nên yếu tố Hỏa. Hỏa sinh Thổ: Yếu tố Hỏa, tức là lửa, có khả năng thiêu đốt mọi thứ xung quanh. Quá trình này dẫn đến việc Hỏa tạo ra yếu tố Thổ, bởi vì sau khi các vật thể bị đốt cháy, chúng biến thành tro và tro này sau một thời gian dài sẽ trở thành đất, thuộc yếu tố Thổ. Thổ sinh Kim: Thổ thường đại diện cho các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất cát, đồi núi, nơi mà các tài nguyên được tích tụ và hình thành. Kim, ở đây, đại diện cho các loại quặng và khoáng sản hình thành bên trong đất. Quá trình hình thành các quặng và khoáng sản này đưa đến sự tương sinh từ Thổ sang Kim. Kim sinh Thủy: Kim loại, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, có khả năng nung chảy để tạo thành dung dịch lỏng. Dung dịch lỏng này được gọi là Kim sinh Thủy. Điều này thể hiện quá trình chuyển đổi từ yếu tố Kim sang yếu tố Thủy trong chu kỳ tương sinh của ngũ hành. Thủy sinh Mộc: Thủy, ở đây, đại diện cho nước, một yếu tố quan trọng đối với sự sinh sôi và phát triển của cây cối. Cây cối, trong ngữ cảnh này, đại diện cho yếu tố Mộc. Sự tương sinh giữa Thủy và Mộc thể hiện trong việc nước cung cấp độ ẩm và nguồn năng lượng cho cây cối để chúng phát triển mạnh mẽ. Như vậy, quy luật tương sinh giữa các ngũ hành đãi diện một quy trình tạo ra sự cân bằng và sự phát triển liên tục giữa các yếu tố tự nhiên Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Feng Youlan (Yu-lan Fung), A History of Chinese Philosophy, volume 2, p. 13. Joseph Needham, Science and Civilization in China, volume 2, pp. 262–23. Liên kết ngoài Wuxing (Wu-hsing). The Internet Encyclopedia of Philosophy, . Ngũ hành tương sinh 5 (số) Tư tưởng Trung Quốc Tử vi Đông phương
549
2272
https://vi.wikipedia.org/wiki/PEMFC
PEMFC
Tế bào nhiên liệu màng điện phân polymer hoặc pin nhiên liệu trao đổi proton qua màng lọc (tiếng Anh: polymer electrolyte membrane fuel cell hoặc proton exchange membrane fuel cell, viết tắt là PEMFC) là loại tế bào nhiên liệu ít phức tạp, có nhiều triển vọng để được sản xuất hàng loạt. Nó sử dụng một phản ứng hóa học thường có trong nhiều loại pin nhiên liệu, phản ứng kết hợp oxy và hydro ra nước và năng lượng. Bộ phận chính Cực dương, có vài công việc chính: dẫn những điện tử tách ra từ phân tử hydro để được sử dụng cho mạch điện bên ngoài. Nó có những đường gạch rất nhỏ, rất đều đặn để khí hydro được phân bố đều trên mặt bằng khi gặp chất xúc tác. Cực âm, trên mặt cũng có những đường gạch như cực dương, có bổn phận dẫn khí oxy tới mặt của chất xúc tác. Đồng thời nó cũng dẫn những điện tử sau khi phản ứng từ mạch điện ngoài, nhập lại với ion hydro và oxy tạo ra nước tinh khiết. MEA, Membrane Electrode Assembly, hay tạm dịch là hệ màng - điện cực: là một bộ phận rất quan trọng cho quá trình phản ứng hóa học trong pin nhiên liệu, làm từ polymer đã được sulfon hóa, nhìn giống như miếng chất dẻo gói thức ăn trong bếp. Màng chất dẻo mỏng ngăn được khí nhưng lại dẫn proton. Màng được gắn các nhóm chức axit cho phép các proton ở cực dương đi qua, và ngăn chặn điện tử đi ngang qua nó. Chất xúc tác: một chất hóa học đặc biệt làm cho phản ứng của oxy và hydro xảy ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, nó làm thay đổi trạng thái hóa học của hydro và oxy nhưng không bao giờ tự thay đổi. Chất này có giá thành cao, làm bằng bột bạch kim, phủ rất mỏng lên giấy than, hoặc vãi than, rất nhám và rỗ với những lỗ rất nhỏ. Mặt nhám tiếp xúc với khí hydro và oxy, mặt phẳng mềm tiếp xúc với mạng tác nhân hóa học. Hoạt động Hydro phân tử (H2) được đẩy vào cực dương, xuyên qua chất xúc tác bởi sức ép, H2 phân ra thành hai ion H+ và hai điện tử. Điện tử được dẫn qua cực dương, xuyên qua mạch điện ngoài tạo ra dòng diện và trở lại cực âm của pin nhiên liệu. Cùng một lúc, oxy phân tử (O2) vào cực âm bằng sức ép xuyên qua chất xúc tác tạo ra hai nguyên tử oxy. Mỗi một nguyên tử có sức mạnh thu hút hai ion H+ xuyên qua mạng tác nhân, kết hợp nhau thành một phân tử nước (H2O). Trong quá trình tái tạo phân tử nước sinh ra nhiệt và dòng điện khoảng 0,7V. Để đưa dòng điện đến mức hữu dụng, nhiều pin nhiên liệu được kết hợp với nhau thành một chùm pin nhiêu liệu. Đặc tính Vì loại màng này chỉ hoạt động khi có chứa một lượng nước nhất định, các tế bào chỉ hoạt động ở nhiệt độ dưới 100°C (khoảng 176 °F, hay 80 °C). Đây là nhiệt độ rất thấp so với những loại pin nhiên liệu khác, cho nên nó hâm nóng rất nhanh chóng và không đòi hỏi nhiều cấu trúc phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, vì ở nhiệt độ thấp, người ta phải cần dùng đến các chất xúc tác để đưa phản ứng vào hoạt động. Ở môi trường có độ chua và tính ăn mòn cao nên các chất xúc tác phải được làm bằng các kim loại quý như platin hoặc hợp kim của platin. Mặc dù dễ bị oxit cacbon làm hỏng nhưng bù lại loại tế bào nhiên liệu này có thể được vận hành với oxy trong không khí. Ứng dụng Điện thoại di động, một số ô tô hay nhà máy phát điện cỡ nhỏ, là các lĩnh vực ứng dụng tiềm năng của loại tế bào nhiên liệu này. Ưu điểm của loại tế bào này là có cấu tạo đơn giản, khởi động nhanh không cần phải làm nóng trước lâu. Mặc dù giá thành tương đối cao vì các chất xúc tác phải làm bằng kim loại quý, PEMFC được dự đoán có tiềm năng thị trường rất lớn. Loại tế bào nhiên liệu này là loại được sử dụng nhiều nhất trong các xe thực nghiệm như ô tô, xe buýt, tàu điện. NASA đã sử dụng loại tế bào nhiên liệu này trong chương trình du hành vũ trụ Gemini. Năm 1999 DaimlerChrysler hợp tác cùng với Ford và Ballard Power Systems giới thiệu xe NECAR 4 (New Electric Car 4) dùng PEMFC được cung cấp chất đốt từ một bình hydrogen lỏng có tầm hoạt động 450km và vận tốc nhanh nhất là 140 km/h. Năm 2001 Opel và General Motor giới thiệu loại xe HydroGen3 với bình hydrogen lỏng dung tích 68 lít, có tầm hoạt động 400 km và vận tốc nhanh nhất là 150 km/h. Các loại xe buýt của DaimlerChrysler và của MAN sử dụng PEMFC cũng đang được chạy thực nghiệm ở nhiều thành phố trên thế giới. Nhiều thiết bị kết hợp phát điện và sưởi từ PEMFC của hãng Ballard Power Systems cũng đang được thử nghiệm tại Berlin (Đức). Xem thêm Tế bào nhiên liệu Tế bào nhiên liệu kiềm Tham khảo Tế bào nhiên liệu ko:연료전지#고분자전해질 연료전지 (Polymer Electrolyte Membrane Fuel Cell, PEMFC)
925
2274
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Ng%E1%BB%8Dc%20Li%C3%AAn
Trần Ngọc Liên
Trần Ngọc Liên (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1960) là nữ diễn viên truyền hình Hồng Kông nổi tiếng vào thập niên 1980. Sự nghiệp Trần Ngọc Liên bắt đầu sự nghiệp diễn viên vào năm 1977. Ỷ Thiên Đồ Long Ký là bộ phim truyền hình đầu tiên cô tham gia. Trong phim này, cô đóng vai Tiểu Chiêu, đóng chung với các diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ như Trịnh Thiếu Thu, Uông Minh Thuyên và Triệu Nhã Chi. Từ năm 1978 đến năm 1983, Trần Ngọc Liên luôn xuất hiện đều đặn trong nhiều phim của TVB như Phi Ưng Đại Hiệp, Thập Tam Thái Bảo... Song sự nghiệp của cô bắt đầu đạt đến đỉnh cao với vai diễn Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ năm 1982 và vai diễn Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp năm 1983. Cùng với Lưu Đức Hoa trong vai Dương Quá, Trần Ngọc Liên không chỉ trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc mà được công chúng ở khắp Đông Nam Á yêu thích. Bộ phim Thần điêu đại hiệp cũng được đánh giá là một trong mười tác phẩm truyền hình kinh điển của thập niên 1980. Cô được xem là nữ diễn viên đóng vai Tiểu Long Nữ xuất sắc nhất và đến nay cô vẫn được gọi bằng biệt danh là "Tiểu Long Nữ". Năm 1984, đang trên đỉnh cao danh vọng, Trần Ngọc Liên đột ngột tuyên bố kết hôn với Trần Siêu Võ - một thương gia Hoa kiều, sau đó cô theo chồng định cư tại Mỹ. Trong khoảng thời gian ở New York, cô vẫn thường xuyên trở về Hong Kong và Đài Loan tham gia nhiều bộ phim truyền hình. Năm 1987, TVB quyết định ra mắt bộ phim Cứu Vãn Cơ Đồ để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của hãng. Bộ phim đã quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng như Trần Ngọc Liên, Lương Triều Vỹ, Huỳnh Nhật Hoa, Lưu Thanh Vân, Tăng Hoa Thiên Trần Tú Châu, Âu Dương Chấn Hoa và Ngô Khải Hoa. Vai diễn Dương A Ngũ - Công Chúa Lam Lăng (kết hợp với Lương Triều Vỹ vai Trương Tam Lang) một lần nữa đưa Trần Ngọc Liên tỏa sáng. Năm 1992, hôn nhân của Trần Ngọc Liên đổ vỡ, cô quay về Hong Kong tiếp tục đóng các bộ phim truyền hình như Hào Môn (ATV), Nhân vật Phong Vân (TVB), Chiếc Lồng Đèn Treo Cao (Đài Loan), Yêu Đến Tận Cùng (TVB - phim ngắn)... Tuy nhiên, dù rất nổi tiếng trên lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô lại không thành công trên lĩnh vực phim điện ảnh. Từ năm 2000, Trần Ngọc Liên chỉ xuất hiện tham dự các chương trình từ thiện và một số chương trình của TVB với tư cách là khách mời. Do sự thuyết phục của Lưu Tùng Nhân, năm 2008, cô xuất hiện trở lại trên màn ảnh truyền hình TVB trong bộ phim Đấu Trí. Năm 2012, cô vào vai Nhĩ Yên trong "Danh Viện Vọng Tộc" và tiếp tục đóng cặp với Lưu Tùng Nhân. Danh sách phim Phim truyền hình Danh Viện Vọng Tộc (TVB, 2012) Đấu Trí (TVB, 2008) Yêu Đến Tận Cùng (TVB, 1993) - phim ngắn Kẻ Cướp Vượt Thời Gian (TVB, 1992) - phim ngắn Nhân vật Phong Vân (TVB, 1992) Chiếc Lòng Đèn Treo Cao (CTS, 1992) Hào Môn (ATV, 1991) Nhất Đại Danh Kỷ (TTV, 1991) Hôm Qua, Hôm Nay & Ngày Mai (ATV, 1990) - phim ngắn Võ Lâm Ngũ Bá (CTV, 1988) Cứu Vãn Cơ Đồ (TVB, 1987) Bang Phái Phong Vân (TVB, 1986) Hán Sở Tranh Hùng (TVB, 1985) Hoa Nữ Thần Thám (TVB, 1985) Hồng Phấn Giai Nhân (CTS, 1985) Duyên Nợ Xuân Thì (TVB, 1984) Thần điêu đại hiệp (TVB, 1983) Tứ Hải Một Nhà (TVB, 1983) Thập Tam Thái Bảo (TVB, 1982) Thiên Long Bát Bộ (TVB, 1982) Phi Ưng Đại Hiệp (TVB, 1981) Trời Nắng Trời Mưa (TVB, 1981) Đoạn Thế Phong Vân (TVB, 1980) Sở Lưu Hương Chi Vô Hoa Truyền Kỳ - Trận Chiến Cuối Cùng (TVB, 1979) Tuyệt Thế Song Hùng (TVB, 1979) Ỷ Thiên Đồ Long Ký (TVB, 1978) Vua Trùm (TVB, 1978) Sư Tử San Hạ (1977) Phim điện ảnh The Way We Are (2008) A Warrior's Tragedy (1993) The Monks From Shaolin (1992) Sisters of the World Unite (1991) Blood Stained Tradewinds (1990) Whampoa Blues (1990) Kawashima Yoshiko (1990) Stage Door Johnny (1990) L'Air du Temps (1990) Casino Raiders (1989) Maybe Next Time (1989) Rule of The Game (1989) The Crazy Companies (1988) Edge Of Darkness (1988) I Am Sorry (1988) On The Run (1988) The Siamese Twins (1984) Dragon Story (1984) Last Night's Light (1983) The Sweet and Sour Cops Part II (1982) Shaolin and Wu Tang(1981) The Extras (1978) Tham khảo Liên kết ngoài Idy Chan - Hong Kong Movie DataBase Chan Yuk Lin Online 陳玉蓮在線 Diễn viên Hồng Kông Diễn viên của TVB Sinh năm 1960 Nhân vật còn sống
841
2328
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADch%20h%E1%BB%A3p%20%E1%BB%A9ng%20d%E1%BB%A5ng%20doanh%20nghi%E1%BB%87p
Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp
Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp (tiếng Anh: enterprise application integration – EAI) kết nối các chức năng kinh doanh của một doanh nghiệp, thường bị phân tán trên các hệ (platform) khác nhau, nhằm hợp nhất các chu trình doanh nghiệp. Định nghĩa Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp bao gồm các kế hoạch, phương pháp và phần mềm để tích hợp các hệ thống ứng dụng độc lập và không đồng nhất, nếu cần thiết bao gồm cả các hệ thống ứng dụng bên ngoài, theo chu trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược với các kỹ thuật tích hợp khác như tích hợp chức năng hoặc tích hợp dữ liệu, việc cài đặt từng chức năng riêng lẻ trong kinh doanh không bị thay đổi trong phương án tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Tất cả các giao diện được trừu tượng hóa thông qua các bộ tiếp hợp (adapter). Trên buýt doanh nghiệp (business bus), còn được gọi là nền tích hợp (integration platform), các dữ liệu được đưa đến từng chức năng một và chuyển tiếp kết quả đi theo đúng thứ tự được đặt ra. Khác với các phần mềm trung gian (middleware) cổ điển, tích hơp ứng dụng kinh doanh có khả năng miêu tả một cách hợp lý chu trình kinh doanh. Nhiều sản phẩm phần mềm trung gian ngày nay cũng có một bộ máy cho chu trình kinh doanh (business process engine), dùng để miêu tả một cách hợp lý việc kinh doanh như buýt doanh nghiệp. Phân loại Trong thực tế người ta chia ra các tích hợp ứng dụng doanh nghiệp ra thành: Application to application integration (A2A): Tích hợp ở cấp hệ thống. Person to system integration: một giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface – GUI) chung cho nhiều ứng dụng. Business to business integration (B2B): Tích hợp ứng dụng ra ngoài ranh giới của doanh nghiệp. Các hãng sản xuất BEA: WebLogic, WebLogic Integration IBM: Crossworlds, WebSphere Mercator: Ascential Enterprise Integration Platform Microsoft: BizTalk, Host Integration Server SAP: Netweaver TIBCO: BusinessWorks SS4U.ERP: Oracle Technology DSL Các dự án Guaraná DSL Các dự án mã nguồn mở OpenAdaptor OpenSyncro xBus Đọc thêm Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài Intuitive ERP Corp. Phần mềm doanh nghiệp
358
2346
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20c%E1%BA%A7u
Bạch cầu
Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là "tế bào máu trắng", còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4x109 tới 11x109. Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể. Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%). Phân loại Có năm loại tế bào bạch cầu: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu mônô và bạch cầu limphô. Bạch cầu được phân thành ba loại chính. Bạch cầu hạt Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt còn được gọi (không chính xác) là "bạch cầu đa nhân" do đặc điểm phân thùy (múi) của nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ "bạch cầu nhân múi" thay cho "bạch cầu đa nhân". Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 - 5 múi). Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth! Tế bào lympho Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên (natural killer (NK) cell). Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV hoặc mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh). Các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào. Bạch cầu đơn nhân Bạch cầu đơn nhân (monocyte) chia sẻ chức năng 'dọn dẹp chân không' của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô - thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể. Bệnh lý học Một dạng của ung thư mà các tế bào bạch cầu sinh trưởng không kiểm soát nổi gọi là ung thư máu. Trong các bệnh lý nhiễm trùng thì số lượng bạch cầu cũng tăng lên đáng kể. Từ trên 11x10^9 Các tế bào mô khác Mô bào (histiocyte), được tìm thấy trong hệ bạch huyết và các mô khác của cơ thể, nhưng thông thường không có trong máu: Đại thực bào Tế bào tua Viêm dị ứng Có khoảng 50.000 bạch cầu trong một giọt máu. Xem thêm Hệ miễn dịch Công thức máu Hạ bạch cầu Tham khảo Liên kết ngoài A look at the white blood cells of different animals Hệ miễn dịch Miễn dịch học Tế bào người Máu
692
2348
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7ng%20b%C3%ACnh%20l%C6%B0u
Tầng bình lưu
Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái Đất và một số hành tinh. Tầng bình lưu nằm ngay phía trên tầng đối lưu và ở phía dưới của tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu. Trên Trái Đất Tại vùng xích đạo, tầng khí quyển này nằm ở độ cao vào khoảng từ 16 km đến 52 km trên mực nước biển, trong khi đó tại hai cực nó bắt đầu ở độ cao khoảng 8 km vì độ cao rất thấp của vùng ranh giới đối lưu (do nhiệt độ của tầng đối lưu tại gần cực là thấp hơn so với ở vùng xích đạo). Tầng khí quyển này có tên là bình lưu vì đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Các máy bay dân dụng thường chọn bay ở độ cao nằm gần ranh giới giữa tầng này và tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do diễn biến đối lưu bất thường của khí quyển. Trong phạm vi tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao. Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại giảm theo độ cao. Tầng bình lưu là khu vực của các tương tác với cường độ cao của các quá trình hóa học, động lực học và bức xạ. Trong đó sự pha trộn của các thành phần khí quyển diễn ra theo chiều ngang diễn ra mạnh hơn theo chiều đứng. Tầng bình lưu ấm hơn phần trên của tầng đối lưu, chủ yếu là do tầng ôzôn trong tầng bình lưu hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời. Một đặc trưng thú vị của sự lưu thông trong tầng bình lưu là sự dao động hai năm một lần (QBO) tại các vĩ độ nhiệt đới, được sinh ra do sự đối lưu nhiệt ở tầng đối lưu. QBO sinh ra sự lưu thông thứ cấp rất quan trọng trong việc dịch chuyển các thành phần của tầng bình lưu như ôzôn hay hơi nước. Trong mùa đông của bán cầu bắc, sự ấm lên đột ngột của tầng bình lưu thông thường có thể quan sát thấy được gây ra do sự hấp thụ của sóng Rossby trong tầng bình lưu. Trên Sao Hỏa Tầng bình lưu trên Sao Hỏa thường nằm trong khoảng độ cao từ 70 km đến 140 km. Nhiệt độ phía dưới tầng bình lưu giảm theo độ cao. Khi đến tầng bình lưu, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 120°K đến 130°K (tức là khoảng -153°C đến -143 °C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại tăng theo độ cao. Trong tầng này và các tầng cao hơn của Sao Hoả, không tồn tại mây và bụi. Xem thêm Léon Teisserenc de Bort (người phát hiện ra tầng bình lưu) Rìa Karman (Rìa không gian) Tham khảo Bình lưu, tầng Khí quyển Trái Đất Khí tượng học Hiện tượng và khái niệm khí tượng
511
2372
https://vi.wikipedia.org/wiki/Telex%20%28ki%E1%BB%83u%20g%C3%B5%29
Telex (kiểu gõ)
Telex (hay TELEX) là một kiểu gõ tiếng Việt theo hình thức bỏ dấu của tín hiệu điện tín tiếng Việt, khi nhập văn bản vào máy tính từ bàn phím quốc tế. Kiểu gõ này dựa trên quy ước thể hiện tiếng Việt trên máy telex, gọi là quy ước telex. Khi nhập văn bản theo quy ước Telex trên bàn phím quốc tế, phần mềm tự động chuyển các cụm chữ từ quy ước này sang chữ cái đặc biệt hay dấu thanh tương ứng trong font chữ tiếng Việt đang dùng. Lịch sử gõ Telex, còn gọi là Quốc ngữ điện tín, có nguồn gốc từ quy ước thể hiện tiếng Việt trên văn bản gửi qua máy telex (máy điện tín), ra đời ở Việt Nam từ những năm 1920-1930 khi có nhu cầu chuyển điện tín qua bưu điện. Dịch vụ điện tín lúc đó hoạt động trên các máy móc và cơ sở hạ tầng chế tạo tại những nước không dùng tiếng Việt, và chỉ hoạt song với bảng chữ cái Latin cơ bản. Giải pháp để đọc tiếng Việt trên bức điện tín chỉ chứa chữ Latin thông thường là dùng quy ước Telex. Học giả Nguyễn Văn Vĩnh được cho là người đã nghĩ ra cách gõ . Kiểu gõ Telex được đưa vào máy tính đầu tiên qua phần mềm VietStar. Sau đó được phát triển thêm qua phần mềm BKED của Quách Tuấn Ngọc (như z, ] thành ư, [ thành ơ...). Sau này phổ biến với bộ này VietKey, Vietres (chạy dưới DOS) và UniKey. Quy ước telex Cơ sở của quy ước này là thể hiện các chữ Latinh trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh (ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ) bằng cách lặp lại chữ cái gốc hai lần hoặc thêm chữ cái w ngay sau chữ cái gốc (để được chữ cái đặc biệt) và/hoặc thêm vào cuối từ một trong các chữ cái f, r, x, s, j (để thể hiện dấu thanh). Đây là những cách viết không xuất hiện trong chính tả tiếng Việt thông thường (ngoại trừ trường hợp "oo" ), do đó không gây nhầm lẫn với từ có nghĩa (w, f, và j không có trong bảng chữ cái tiếng Việt), tuy nhiên sẽ bất lợi nếu viết một văn bản có lẫn lộn, xen kẽ tiếng Việt và ngoại ngữ khác. Quy ước này hoàn toàn chỉ sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái Latin cơ bản để thể hiện tiếng Việt. Quy ước thêm trong bộ gõ trên máy tính Để thuận tiện trong việc gõ văn bản trong máy tính, một số quy ước được thêm hỗ trợ việc nhập liệu thuận tiện hơn. Hủy dấu đã gõ Hiện nay đa số các phần mềm bỏ dấu đều có chức năng hủy dấu đã bỏ vào chữ cái khi gõ thêm "z" đằng sau, ví dụ gõ "asz" sẽ được "a". Ngoài ra, dấu cũng có thể được hủy bằng cách gõ lặp lại ký tự của dấu đó hoặc (sửa dấu), ví dụ gõ "beeer" sẽ được "beer", gõ "herr" sẽ được "her". Điều này tiện lợi trong trường hợp văn bản có các từ không phải tiếng Việt. Dấu cũng có thể được sửa bằng cách gõ tiếp ký tự cho dấu khác, như khi gõ "nhafs" sẽ được "nhá". ư và ơ Một số phần mềm gõ tiếng Việt tự động chuyển w thành ư, và W thành Ư và ngoài ra còn có thể sử dụng { thay cho ơ tương tự } = ư, shift + { = Ơ, shift + } = Ư. Tuy vậy, một số bộ gõ không hỗ trợ kiểu gõ nhanh này. Thứ tự bỏ dấu và tự động đặt dấu theo chính tả Trên văn bản viết theo quy ước telex, ký tự biểu thị dấu cho nguyên âm và chữ đ phải đi sát chữ cái nó ảnh hưởng. Khi gõ văn bản máy tính, để phù hợp với thói quen viết, dấu cho nguyên âm và chữ đ có thể được gõ có thể sau cả khi gõ dấu thanh. Ví dụ, gõ "baan" hay "bana" đều cho ra "bân," và "banfa" cũng cho ra "bần." Các dấu thanh nên được gõ ở cuối từ để được đặt đúng vị trí, chẳng hạn để được "hoàn", nên gõ "hoanf" thay vì "hoafn", vì trường hợp sau có thể được hiểu là "*hòan" (sai chính tả). Tuy vậy, hiện nay một số bộ gõ có khả năng tự động điều chỉnh vị trí dấu trên từ cho thích hợp. Chức năng bỏ dấu theo chính tả áp dụng cho cả các cách gõ theo mã hóa khác như VNI hay VIQR. Ưu và nhược điểm so với các bộ gõ khác Telex có ưu điểm là các phím sinh dấu đều nằm trong phím chữ, việc di chuyển ngón tay là ngắn nên tốc độ gõ nhanh. Kiểu gõ này hiện là một kiểu gõ phổ biến và được đa số phần mềm gõ tiếng Việt hỗ trợ. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là khá bất tiện khi muốn gõ nhiều từ tiếng Anh song song với tiếng Việt, đặc biệt là trong ngành lập trình. Vì thường hay xảy ra hiện tượng nhầm lẫn do bộ gõ tự động thêm dấu vào từ dẫn đến thông tin sai lệch. Hơn nữa dùng bộ gõ này gõ các ngôn ngữ khác sử dụng kí tự Latin rất tốn thời gian vì phải tốn thêm một bước nữa đó là bấm phím huỷ dấu trong phần lớn trường hợp bộ gõ thêm dấu ngoài ý muốn. Điều này không xảy ra với VNI vì các phím sinh dấu nằm trong hàng phím số. Chú thích Xem thêm VIQR VNI Bộ gõ tiếng Việt Kiểu gõ chữ Việt Telex
970
2374
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20nh%C3%A0%20k%C3%ADnh
Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển hấp thụ nhiệt từ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời truyền xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C. Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở. Hiệu ứng nhà kính khí quyển Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong đó trước hết là dioxide cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí dioxide cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30 °C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên này nhiệt độ Trái Đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15 °C. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống Trái Đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái Đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 + hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh Trái Đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái Đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Methan, CFC. Ở thời kỳ đầu của lịch sử Trái Đất, các điều kiện tạo ra sự sống chỉ có thể xuất hiện vì thành phần của dioxide cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp, lấy đi một phần khí dioxide cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối ổn định. Khí nhà kính Phần trăm đóng góp vào hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất có bốn khí chính là: Hơi nước, 36–72% Cacbon dioxide, 9–26% Mê tan 4–9% Ôzôn, 3–7% Các đám mây cũng hấp thụ và phát ra các bức xạ hồng ngoại gây tác động đến tính chất phát xạ nhiệt của tầng khí quyển. Hiệu ứng nhà kính nhân loại Từ khoảng 100 năm nay, con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (dioxide cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2 °C. Không nên nhầm lẫn hiệu ứng nhà kính nhân loại với việc làm tổn thất đến lớp khí ôzôn ở tầng bình lưu cũng do loài người gây ra. Những ảnh hưởng xảy ra do hiệu ứng nhà kính nhân tạo Phần lớn các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết cho rằng việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, hiệu ứng nhà kính nhân loại, sẽ làm tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến. Giả thuyết này bị phủ nhận bởi một số người gọi là nhà phê bình khí hậu mà con số các nhà khoa học trong họ đã giảm đi rõ rệt trong những năm vừa qua. Sau đây là một số hậu quả liên đới với việc thay đổi khí hậu do hiệu ứng này có thể gây ra: Các nguồn nước: chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới. Các tài nguyên bờ biển: chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100, có thể làm mất đi 5.000 dặm vuông đất khô ráo và 4.000 dặm vuông đất ướt. Sức khỏe: số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Nhiệt độ tăng lên làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học cũng như hóa học trong cơ thể sống, gây nên sự mất cân bằng. Lâm nghiệp: Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn. Năng lượng và vận chuyển: Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông. • Những khối băng ở hai cực đang tan nhanh trong những năm gần đây và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. Các nỗ lực hiện tại để giảm trừ Hiệu ứng nhà kính nhân loại Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách ký kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, hiệp ước này không được một số nước công nhận, trong đó quan trọng nhất là Mỹ với lý do là hiệp định này có khả năng gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Tiến sĩ Roderic Jones thuộc Trung tâm Khoa học Khí quyển, phân khoa hóa của Đại học Cambridge đã phát biểu: Tôi không muốn làm mọi người lo sợ nhưng cùng lúc tôi nghĩ rằng thật là quan trọng nếu họ hiểu được tình hình và, một cách tối yếu, sự cần thiết phải làm gì đó cho nó. Nghị định thư Kyoto rất quan trọng, mặc dù vậy, theo (nội dung) đề cập, nó không đủ để cân bằng hóa CO2. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời,, thủy triều, địa nhiệt... Cần tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí methan, halogen, clo, fluor,... không cho thải vào không khí. Tuy nhiên, về phía nội bộ nước Mỹ và các nước tiên tiến khác, nhiều nỗ lực để giảm khí độc mà chủ yếu thải ra từ xe máy nổ và các nhà máy kỹ nghệ đã được áp dụng khá mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang đều có luật bắt buộc các phương tiện giao thông dùng động cơ nổ phải có giấy chứng nhận qua được các thử nghiệm định kì về việc đạt tiêu chuẩn nhả khói của hệ thống xe. Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển. Chú thích Xem thêm Ấm lên toàn cầu Tham khảo (bằng tiếng Việt) Gia súc làm ô nhiễm môi trường nhiều hơn ôtô Việt Linh (theo AFP) trên VnExpress ngày 1 tháng 12 năm 2006. Phát hiện 'hiệu ứng nhà kính ngược' B.H. (theo Nature) trên VnExpress ngày 15 tháng 3 năm 2003. (bằng tiếng Anh) Global Climate Change: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính -- Đại học Cambridge Hiệu ứng nhà kính, thay đổi khí hậu và sự ấm toàn cầu Hiệu ứng nhà kính & hiệu ứng nhà kính gia tăng Khí tượng học Sinh thái học Trái Đất Biến đổi khí hậu Khí quyển
1,931
2402
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%AD%20quy%E1%BB%83n%20Tr%C3%A1i%20%C4%90%E1%BA%A5t
Khí quyển Trái Đất
Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ argon (0,9%), carbon dioxide (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Karman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ. Nhiệt độ và các tầng khí quyển Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất biến đổi theo độ cao so với mực nước biển; mối quan hệ toán học giữa nhiệt độ và độ cao so với mực nước biển biến đổi giữa các tầng khác nhau của khí quyển: Tầng đối lưu: từ bề mặt Trái Đất tới độ cao 16 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7–10 km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao, mỗi 100 m nhiệt độ giảm 0,6 °C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả ba trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu. Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75 °C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang. Tầng điện li: từ 80–85 km đến khoảng 1000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000 °C hoặc hơn. Oxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện li. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tại đây, do bức xạ môi trường, nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với oxy, nitơ, hơi nước, CO2...chúng bị phân tách thành các nguyên tử và sau đó ion hóa thành các ion như NO+, O+, O2+, NO3-, NO2-...và nhiều hạt bị ion hóa phát xạ sóng điện từ khi hấp thụ các tia mặt trời vùng tử ngoại xa. Tầng ngoài: trên 1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500 °C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái Đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Tuy nhiên, các nhiệt kế, nếu có thể, lại chỉ các nhiệt độ thấp dưới 0 °C do mật độ khí là cực kỳ thấp nên sự truyền nhiệt ở mức độ có thể đo đạc được là rất khó xảy ra. Ranh giới giữa các tầng được gọi là ranh giới đối lưu hay đỉnh tầng đối lưu, ranh giới bình lưu hay đỉnh tầng bình lưu và ranh giới trung lưu hay đỉnh tầng trung lưu v.v. ở tầng này có mặt các ion O+ (<1500 km), He+(<1500), H+(>1500 km). Một phần hiđrô của Trái Đất (khoảng vài nghìn tấn/năm) được tách ra đi vào vũ trụ đồng thời các dòng plasma do môi trường thải ra là bụi vũ trụ (khoảng 2g/km²) cũng đi vào Trái Đất. Giới hạn trên của đoạn khí quyển và đoạn chuyển tiếp với vũ trụ rất khó xác định, ước đoán khoảng 1.000 km. Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14 °C. Áp suất Áp suất khí quyển có được là do trọng lượng của lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất tác dụng lên vật thể đặt trong nó. Thành phần carbon dioxide và mêtan cập nhật (năm 1998) theo IPCC bảng TAR 6.1 . Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của các nhà khí tượng Mỹ NOAA ghi nhận thì nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đã gia tăng tới mức kỷ lục mới. Nồng độ CO2 cao nhất đo được khoảng 400 ppmv. Các nhà khí tượng lo ngại đây chính là một nhân tố có thể gây những thay đổi bất ngờ của khí hậu. Khối lượng phân tử trung bình của không khí khoảng 28,97 g/mol. Mật độ và khối lượng Mật độ của không khí tại mực nước biển là khoảng 1,2 kg/m³. Sự thay đổi tự nhiên của khí áp ở bất kỳ độ cao nào đều là nguyên nhân của sự thay đổi thời tiết. Sự thay đổi này là tương đối nhỏ ở các độ cao thấp nhưng là rất lớn ở các độ cao lớn vì sự thay đổi của bức xạ mặt trời. Mật độ của khí quyển giảm theo độ cao và có thể mô hình hóa một cách xấp xỉ theo công thức khí áp. Những công thức có độ chính xác cao hơn được các nhà khí tượng học và các trung tâm vũ trụ sử dụng để dự báo thời tiết và tính toán tình trạng quỹ đạo của các vệ tinh. Tổng khối lượng của bầu khí quyển khoảng 5,1 × 1018 kg, hay khoảng 0,9 ppm của khối lượng Trái Đất. Tỷ lệ phần trăm trên đây được tính theo thể tích. Giả sử các chất khí là những khí lý tưởng, chúng ta có thể tính toán tỷ lệ theo khối lượng. Khi đó thành phần theo khối lượng của không khí là 75,523% N2, 23,133% O2, 1,288% Ar, 0,053% CO2, 0,001267% Ne, 0,00029% CH4, 0,00033% Kr, 0,000724% He và 0,0000038% H2. Các tầng khí quyển khác Các khu vực của khí quyển có thể đặt tên theo các cách gọi khác: Tầng điện li hay tầng ion — Là khu vực có chứa các ion: Tương đương với tầng giữa và tầng nhiệt đến độ cao 550 km. Tầng ngoài hay ngoại quyển— phía trên tầng điện ly, ở đó khí quyển mỏng dần vào trong khoảng không vũ trụ. Từ quyển — Là khu vực mà từ trường Trái Đất tương tác với gió Mặt Trời. Nó có thể dài hàng chục nghìn kilômét, với chiếc đuôi dài ngược hướng mặt trời. Tầng ôzôn — nằm ở độ cao khoảng 10 – 50 km, tức là trong tầng bình lưu. Cũng lưu ý rằng ôzôn cũng chỉ là thành phần rất nhỏ của tầng này tính theo thể tích. Thượng tầng khí quyển — Là khu vực của tầng khí quyển phía trên ranh giới giữa. Vành đai bức xạ Van Allen — Là khu vực tập trung của các hạt từ Mặt Trời. Sự tiến hóa của khí quyển Trái Đất Lịch sử của bầu khí quyển Trái Đất trong thời gian một tỷ năm trước đây vẫn chưa được hiểu rõ lắm. Hiện nay bầu khí quyển Trái Đất vẫn là một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Bầu khí quyển ngày nay đôi khi vẫn được gọi là "bầu khí quyển thứ ba" trong sự so sánh về thành phần hóa học so với hai bầu khí quyển trước đây. Bầu khí quyển nguyên thủy chủ yếu là heli và hiđrô; nhiệt (từ lớp vỏ Trái Đất khi đó vẫn nóng chảy và từ Mặt Trời) đã làm tiêu tan bầu khí quyển này. Khoảng 3,5 tỷ năm trước, bề mặt Trái Đất nguội dần đi để tạo thành lớp vỏ, chủ yếu là các núi lửa phun trào nham thạch, dioxide carbon và amonia. Đây là "bầu khí quyển thứ hai"; nó chứa chủ yếu là CO2 và hơi nước, với một ít nitơ nhưng vẫn chưa có oxy. Bầu khí quyển thứ hai này có thể tích khoảng ~100 lần khí quyển hiện nay. Nhìn chung, người ta tin rằng hiệu ứng nhà kính, sinh ra bởi mật độ cao của dioxide carbon đã giữ cho Trái Đất không bị đóng băng. Trong vài tỷ năm tiếp theo, hơi nước ngưng tụ để tạo thành mưa và các đại dương để hòa tan dioxide carbon. Khoảng 50% dioxide carbon có lẽ đã bị hấp thụ bởi các đại dương. Một trong những dạng vi khuẩn có mặt sớm nhất trên Trái Đất là vi khuẩn lam. Các chứng cứ hóa thạch đã chỉ ra rằng các vi khuẩn này có mặt khoảng 3,3 tỷ năm trước và là những sinh vật sinh sống bằng quang hợp để sản xuất ra oxy. Chúng là những sinh vật đầu tiên chuyển đổi khí quyển từ trạng thái không oxy sang trạng thái có oxy. Cây cối quang hợp tạo ra nhiều sự tiến hóa và chuyển đổi được nhiều hơn dioxide carbon thành oxy. Theo thời gian, lượng carbon dư thừa tạo thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày nay cũng như đá trầm tích nhất là đá vôi và các lớp động vật. Oxy được giải phóng tương tác với amonia để tạo ra nitơ; ngoài ra vi khuẩn cũng có thể chuyển đổi amonia thành nitơ. Khi cây cối xuất hiện nhiều hơn thì lượng oxy tăng lên một cách đáng kể (trong khi lượng dioxide carbon giảm đi). Đầu tiên oxy tương tác với các nguyên tố khác như sắt chẳng hạn, nhưng cuối cùng chúng tích tụ trong khí quyển — là kết quả của sự tiêu hủy hàng loạt cũng như các tiến hóa trong một thời gian dài. Với sự xuất hiện của lớp ôzôn, các loại hình sinh vật sống được bảo vệ tốt hơn trước bức xạ tử ngoại. Bầu khí quyển chứa oxy-nitơ này là "bầu khí quyển thứ ba". Xem thêm Không khí Nguồn gốc của biến đổi khí hậu Sự ấm lên toàn cầu Hiệu ứng nhà kính Các ghi chép lịch sử về nhiệt độ IPCC Tham khảo Liên kết ngoài (bằng tiếng Việt) (bằng tiếng Anh) Mô hình khí quyển của NASA Dữ liệu về Trái Đất của NASA Hiệp hội địa vật lý Mỹ: Khí quyển học Trái Đất Khí hậu học Nhiệt động lực học khí quyển hu:Homoszféra
1,894
2436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%E1%BA%A1ch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20t%C3%A0i%20nguy%C3%AAn%20doanh%20nghi%E1%BB%87p
Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (tiếng Anh: enterprise resource planning – ERP) nguyên thủy ám chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những chức năng cơ bản của một tổ chức. Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ v.v. Một phần mềm ERP, nó tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự-tiền lương, quản trị sản xuất... song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gom tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau. Chức năng Một phần mềm ERP cần phải thể hiện được tất cả các chu trình kinh doanh. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến một hệ thống được trung tâm hóa trở lại mà qua đó các tài nguyên có thể được quản lý bởi toàn bộ doanh nghiệp. Các chức năng tiêu biểu của một phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp bao gồm: Lập kế hoạch, dự toán Bán hàng và quản lý khách hàng Sản xuất Kiểm soát chất lượng Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định Mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng Tài chính – Kế toán Quản lý nhân sự Nghiên cứu và phát triển Bên cạnh đó, do tính dây chuyền và phức tạp của hệ thống ERP, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp ERP còn hỗ trợ khách hàng thông qua dịch vụ tư vấn, thiết kế theo đặc thù của doanh nghiệp. Tác dụng Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp (DN) có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh. Các thông tin của DN được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác và đúng hạn. Ứng dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc tổ chức lại các hoạt động của DN theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, do đó nó nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của DN. Ứng dụng ERP là công cụ quan trọng để DN nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp DN tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Một DN nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và DN sớm đi vào nề nếp. DN nào chậm trễ ứng dụng ERP, DN đó sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ. Tuy nhiên, ứng dụng ERP không phải dễ, cần hội tụ nhiều điều kiện để có thể ứng dụng thành công như: nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo DN; cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các bước triển khai; lựa chọn giải pháp phù hợp; lựa chọn đối tác triển khai đúng; phối hợp tốt với đối tác triển khai trong quá trình thực hiện dự án; sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lý hiện hữu trong DN (đây là việc thường xuyên gặp nhiều sự chống đối nhất); chú trọng công tác đào tạo cán bộ theo các quy trình mới; chú trọng đào tạo khai thác hệ thống cho cán bộ mọi cấp; có cán bộ chuyên trách tiếp thu quản trị hệ thống… Phạm vi chức năng của các phần mềm ERP Một hệ thống ERP có thể bao hàm rất nhiều chức năng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong rất nhiều hệ thống ERP, các chức năng đó được đóng gói lại với nhau thành từng bộ và được gọi là các mô đun ERP (ERP modules): Tài chính - Kế toán: Sổ Nhật ký chung, Tài sản Cố Định, các Khoản Phải trả, Quản lý Tiền mặt, Đối chiếu Sổ sách Kế toán Quản trị: Quản lý ngân sách, Quản lý chi phí, Quản lý các hoạt động phát sinh chi phí Quản lý nguồn nhân lực: Tuyển dụng, Đào tạo, Lương thưởng, Chế độ nghỉ hưu và thai sản, Quản lý linh hoạt Sản xuất: Kỹ thuật, Hóa đơn nguyên vật liệu, Lệnh làm việc, Quản lý quy trình, Kiểm soát chất lượng. Quá trình sản xuất nói chung, Quản lý vòng đời sản phẩm Quy trình đặt hàng: Hàng tồn kho, Kho vận, Phân tích và Báo cao bán hàng, Hoa hồng Bán hàng Quản lý chuỗi cung ứng: Kế hoạch chuỗi cung ứng, Cấu hình Sản phẩm, Mua hàng, hàng tồn kho Quản lý dự án: Kế hoạch dự án, Kế hoạch nguồn lực, Chi phí Dự án, Thời gian và Chi phí Các phần mềm mã nguồn mở OpenERP Compiere SQL-Ledge Đọc thêm Danh sách các gói phần mềm ERP Tích hợp ứng dụng doanh nghiệp Tham khảo Phần mềm doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng Sản xuất và phát hành Thuật ngữ kinh doanh CAE Quản lý công nghệ thông tin Quản lý Sản xuất
989
2447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD
Danh sách nhà vật lý
Dưới đây là danh sách các nhà vật lý nổi tiếng. A Ernst Abbe - Đức (1840-1905) Hannes Alfvén - Thụy Điển (1908-1995) Luis Alvarez - Hoa Kỳ (1911-1988) André-Marie Ampère - Pháp (1775-1836) Anders Jonas Ångström - Thụy Điển (1814-1874) Archimedes - Hy Lạp (vào khoảng 287-212 TCN) Aristarchus - Hy Lạp (vào khoảng 310-230 TCN) Aristoteles - Hy Lạp (384-322 TCN) Amedeo Avogadro - Ý (1776-1856) B Johann Jakob Balmer - Thụy Sĩ (1825-1898) John Bardeen - Hoa Kỳ (1908-1991) Zoltán Lajos Bay - Hungary (1900-1992) John Stewart Bell - Anh (1928-1990) Henri Becquerel - Pháp (1852-1908) Daniel Bernoulli - Thụy Sĩ (1700-1782) Jean-Baptist Biot - Pháp (1774-1862) Raymond T. Birge - Hoa Kỳ (1887-1980) Vilhelm Bjerknes - Na Uy (1862-1951) Felix Bloch - Thụy Sĩ (1905-1983) René-Prosper Blondlot - Pháp (1849-1930) Niels Bohr - Đan Mạch (1885-1962) Aage Niels Bohr - Đan Mạch (1922-2009) Ludwig Boltzmann - Áo (1844-1906) Max Born - Đức, Anh (1882-1970) Rudjer Josip Boscovich - Cộng hòa Ragusa (1711-1787) Satyendra Nath Bose - Ấn Độ (1894-1974) Robert Boyle - Ireland, Anh (1627-1691) David Brewster - Scotland (1781-1868) Louis-Victor de Broglie - Pháp (1892-1987) Thomas Townsend Brown - Hoa Kỳ (1905-1985) C Fritjof Capra - Áo, Hoa Kỳ (1939-) Nicolas Léonard Sadi Carnot - Pháp (1796-1832) Henry Cavendish - Anh (1731-1810) Owen Chamberlain - Hoa Kỳ (1920-) Subrahmanyan Chandrasekhar - Ấn Độ, Hoa Kỳ (1910-1995) Pavel Alekseyevich Cherenkov - Nga-Xô viết (1904-1990) Ernst Chladni - Đức (1756-1827) Hans Christian Ørsted - Đan Mạch (1777-1851) Giovanni Ciccotti - Ý (1943-) Rudolf Clausius - Đức (1822-1888) Alfred Cornu - Pháp (1841-1902) Charles-Augustin de Coulomb - Pháp (1736-1806) Pierre Curie - Pháp (1859-1906) Marie Curie - Ba Lan, Pháp (1867-1934) Anders Celsius - Thụy Điển (1701-1744) D Jean le Rond d'Alembert - Pháp (1717-1783) John Dalton - Anh (1766-1844) Sir Charles Galton Darwin - Anh (1887-1962) Paul Davies - Anh (1946-) Democritus - Hy Lạp (vào khoảng 460-360 TCN) René Descartes - Pháp (1596-1650) Henri-Alexandre Deslandres - Pháp (1853-1948) James Dewar - Anh (1842-1923) Paul Adrien Maurice Dirac - Anh (1902-1984) Revaz Dogonadze - Xô viết, Gruzia (1931-1985) Christian Doppler - Áo (1803-1853) Freeman Dyson - Anh, Hoa Kỳ (1923-) Humphry Davy - Cornwall, Vương quốc Anh ( 1778-1829) E William Eccles - Anh, (1875-1966) Paul Ehrenfest - Áo, (1880-1933) Felix Ehrenhaft - Áo, Hoa Kỳ (1879-1952) Albert Einstein - Đức, Hoa Kỳ (1879-1955) V. Walfrid Ekman - Thụy Điển, (1874-1954) Roland Eötvös - Hungary (1848-1919) Ernest Esclangon - Pháp (1876-1954) Louis Essen - Anh (1908-1997) Leonhard Euler - Thụy Sĩ (1707-1783) James Alfred Ewing - Scotland (1855-1935) F Daniel Gabriel Fahrenheit - Ba Lan, Anh, Hà Lan (1686-1736) Michael Faraday - Anh (1791-1867) Enrico Fermi - Ý (1901-1954) Richard Feynman - Hoa Kỳ (1918-1988) George Francis FitzGerald - Ireland (1851-1901) Hippolyte Fizeau - Pháp (1819-1896) Vladimir Aleksandrovich Fock - Nga- Xô viết (1898-1974) James David Forbes - Scotland (1809-1868) Léon Foucault - Pháp (1819-1868) Jean Baptiste Joseph Fourier - Pháp (1768-1830) Benjamin Franklin - Hoa Kỳ (1706-1790) Joseph von Fraunhofer Đức (1787-1826) Augustin-Jean Fresnel - Pháp (1788-1827) B. Roy Frieden - Hoa Kỳ G Galileo Galilei - Ý (1564-1642) Carl Friedrich Gauss - Đức (1777-1855) Joseph Louis Gay-Lussac - Pháp (1778-1850) Murray Gell-Mann - Hoa Kỳ (1929-) Josiah Gibbs - Hoa Kỳ (1839-1903) William Gilbert - Anh (1544-1603) Martin Gutzwiller - Thụy Sĩ (1925-2014) H Rudolf Haag - Đức (1922-2016) Edwin Hall - Hoa Kỳ (1855-1938) William Rowan Hamilton - Ireland (1805-1865) Peter Andreas Hansen - Đan Mạch (1795-1874) W.W. Hansen - Hoa Kỳ (1909-1949) Theodor W. Hänsch - Đức (1941-) Douglas Hartree - Anh (1897-1958) Stephen Hawking - Anh (1942-) Oliver Heaviside - Anh (1850-1925) Werner Karl Heisenberg - Đức (1901-1976) Hermann von Helmholtz - Đức (1821-1894) Joseph Henry - Hoa Kỳ (1797-1878) John Herapath - Anh (1790-1868) Heinrich Rudolf Hertz - Đức (1857-1894) George William Hill - Hoa Kỳ (1838-1914) Robert Hooke - Anh (1635-1703) Christiaan Huygens - Hà Lan (1629-1695) J Ali Javan - Iran, Hoa Kỳ (1928-) Edwin Thompson Jaynes - Hoa Kỳ (1922-1998) Brian David Josephson - Anh (1940-) James Prescott Joule - Anh (1818-1889) K Lord Kelvin (William Thomson) - Ireland (1824-1907) Johannes Kepler - Đức (1571-1630) John Kerr - Anh (1824-1907) Bernard Bruno Kinsey - Anh, Hoa Kỳ (1910-1995) Gustav Robert Kirchhoff - Đức (1824-1887) August Krönig - Đức (1822-1879) L Joseph-Louis Lagrange - Pháp (1736-1813) Lev Davidovich Landau - Nga-Xô viết (1908-1968) Irving Langmuir - Hoa Kỳ (1851-1957) Ernest Lawrence - Hoa Kỳ (1901-1958) Georges-Louis LeSage - Thụy Sĩ (1724-1803) John Leslie - Scotland (1766-1832) Karl L. Littrow - Áo (1811-1877) Maurice Loewy - Áo, Pháp (1833-1907) Johann Loschmidt - Đức (1821-1895) Lucretius - La Mã (98?-55 TCN) Aleksandr Mikhailovich Lyapunov - Nga (1857-1918) Ernst Mach - Áo (1838-1916) Etienne-Louis Malus - Pháp (1775-1812) Leonid Isaakovich Mandelshtam - Nga-Xô viết (1879-1944) Thomas Corwin Mendenhall - Hoa Kỳ (1841-1924) William Markowitz - Hoa Kỳ (1907-1998) James Clerk Maxwell - Anh (1831-1879) Ronald E. McNair - Hoa Kỳ (1950-1986) Macedonio Melloni - Ý (1798-1854) Albert Abraham Michelson - Hoa Kỳ (1852-1931) Robert Andrews Millikan - Hoa Kỳ (1868-1953) Amédée Mouchez - Tây Ban Nha, Pháp (1821-1892) Richard A. Muller - Hoa Kỳ (1944-) M Samuel Morse - Hoa Kỳ (1791-1872) James Clerk Maxwell - Vương Quốc Anh (1831-1879) N John von Neumann - Áo-Hung, Hoa Kỳ (1903-1957) Simon Newcomb - Hoa Kỳ (1835-1909) Isaac Newton - Anh (1642-1727) Leopoldo Nobili - Ý (1784-1835) O Georg Ohm - Đức (1789-1854) Robert Oppenheimer - Hoa Kỳ (1904-1967) Nicolas Oresme - Pháp (1325-1382) Egon Orowan - Hungary, Hoa Kỳ (1901-1989) Yuri Orlov - Xô viết, Hoa Kỳ (1924-) P Blaise Pascal - Pháp (1623-1662) Wolfgang Ernst Pauli - Áo (1900-1958) G. B. Pegram - Hoa Kỳ (1876-1958) Max Planck - Đức (1858-1947) Joseph Plateau - Bỉ (1801-1883) John Polkinghorne - Anh (1930-) Henri Poincaré - Pháp (1854-1912) Heraclides Ponticus - Hy Lạp (387-312 TCN) John Henry Poynting - Anh (1852-1914) William Prout - Anh (1785-1850) R Hubert Reeves - Canada (1932-) Osborne Reynolds - Anh (1842-1912) Wilhelm Conrad Röntgen - Đức (1845-1923) Carl-Gustav Arvid Rossby - Thụy Điển, Hoa Kỳ (1898-1957) David Ruelle - Bỉ, Pháp (1935-) Ernest Rutherford - Tân Tây Lan, Anh (1871-1937) Janne Rydberg - Thụy Điển (1854-1919) S Andrei Dmitrievich Sakharov - Xô viết (1929-1989) Oscar Sala - Brasil (1922-2010) Jack Sarfatti - (1939-) Felix Savart - Pháp (1791-1841) Erwin Schrödinger - Áo (1887-1961) Emilio G. Segrè - Hoa Kỳ, Ý (1905-1989) Willebrord Snell - Hà Lan (1580-1626) Jožef Stefan - Áo-Hung, Slovenia (1835-1893) Karl August von Steinheil - Đức (1801-1870) George Gabriel Stokes - Anh (1819-1903) Joseph Wilson Swan Anh (1828-1914) T Igor Yevgenyevich Tamm - Nga-Xô viết (1895-1971) Edward Teller - Áo-Hung, Hoa Kỳ (1908-2003) Nikola Tesla - Áo-Hung, Hoa Kỳ (1856-1943) Joseph John Thomson - Anh (1856-1940) William Thomson - Ireland (1824-1907) Kip Thorne - Hoa Kỳ (1940-) Evangelista Torricelli - Ý (1608-1647) Charles Townes - Hoa Kỳ (1915-2015) Johann Georg Tralles - Đức (1763-1822) U Stanislaw Ulam - Ba Lan, Hoa Kỳ (1909-1984) V Johannes Diderik van der Waals - Hà Lan (1837-1923) Giovanni Battista Venturi - Ý (1746-1822) Alessandro Volta - Ý (1745-1827) W John James Waterston - Scotland (1811-1883) James Watt - Scotland (1736-1819) Gleb Wataghin - Ukraina, Ý, Brasil (1896-1986) Wilhelm Eduard Weber - Đức (1804-1891) Steven Weinberg - Hoa Kỳ (1933-) Victor Frederick Weisskopf - Áo, Hoa Kỳ (1908-2002) Eugene Wigner - Áo-Hung, Hoa Kỳ (1902-1993) Robert R. Wilson - Hoa Kỳ (1914-2000) Edward Witten - Hoa Kỳ (1951-) Robert W. Wood - Hoa Kỳ (1868-1955) Arthur Wightman - Hoa Kỳ (1922-2013) Y Thomas Young - Anh (1773-1829) Hideki Yukawa - Nhật Bản (1907-1981) Xem thêm Các nhà toán học Tham khảo Liên kết ngoài Hình ảnh các nhà vật lý (hầu hết là người Mỹ thế kỷ 20) trên Emilio Segrè Visual Hình ảnh các nhà vật lý nữ thế kỷ 20 Contributions of 20th Century Women to Physics Nhà vật lý Vật lý
1,312
2451
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%BAa
Chúa
Chúa hay Chủ (Hán tự: 主) là người sở hữu, đứng đầu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất, một cộng đồng dân cư; hoặc người sáng lập, đứng đầu của một tổ chức, giáo phái, một thiết chế nào đó. Trong khi Chủ là âm Hán Việt tiêu chuẩn thì Chúa là âm Hán Việt đã được Nôm-hóa. Nhìn chung có một số cách dùng thông dụng sau: nhỏ|338x338px|Chúa Giêsu Tước vị "chúa", dùng để chỉ người có quyền lực rất cao, sau "đế" và "vương" trong chế độ phong kiến. Ví dụ các chúa Trịnh, chúa Bầu, chúa Nguyễn thời Trịnh–Nguyễn phân tranh (thế kỷ 16–18 ở Việt Nam). Bên cạnh đó, chữ chúa cũng có trong các tước hiệu liên quan dành cho nữ giới như Nữ Chúa, công chúa, quận chúa, huyện chúa... "Chủ" trong từ ghép Quân chủ (君主) được dùng để chỉ người cai trị một đất nước, không phân biệt tước hiệu dù là "đế" hay "vương". Ví dụ: Triệu Đà làm chủ đất Nam Hải (nước Nam Việt), chế độ quân chủ,... Các lãnh chúa (lord) ở châu Âu thời trung cổ. Ngày nay tại Vương quốc Anh, tước hiệu "lord" vẫn được Nữ vương Anh quốc phong tặng cho những người có công với đất nước theo đề nghị của Nội các, những người này nhóm họp lại thành "Viện của các Lãnh chúa" (Viện Quý tộc), thường được xem là Thượng Nghị viện. Trong tiếng Việt, các tín hữu Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành) thường dùng từ Chúa (viết hoa) để chỉ về Thiên Chúa tối cao và duy nhất mà họ thờ phụng. Theo đó, từ Chúa có thể đề cập đến Thiên Chúa Ba Ngôi hoặc cách riêng đề cập đến Chúa Giê-su, là Ngôi vị thứ hai trong Ba Ngôi. Các thuật từ Chúa và Thiên Chúa nhiều khi được dùng như những từ đồng nghĩa mặc dù nếu xét chặt chẽ hơn thì có thể phân biệt cách dùng giữa hai thuật từ này tương tự như cách dùng trong một số ngôn ngữ khác, ví dụ như: Adonai và Elohim , Kyrios và Theos , Dominus và Deus , Lord và God , v.v... Khi không nhấn mạnh đến sự khác biệt này, người ta thường dịch God (Thiên Chúa, Thượng đế, thần linh duy nhất trong các tôn giáo nhất thần) đơn giản là Chúa. Trong các từ ghép như: chủ nhân: người chủ. bá chủ: người đứng đầu các chư hầu. giáo chủ: người sáng lập một giáo phái. chúa tể: chỉ người có quyền lực tối cao. chúa công: tiếng bề tôi xưng hô với vua hoặc với chủ của mình. bà chúa: người phụ nữ nổi bật như bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, hoặc có nhiều quyền lực như bà chúa kho, bà chúa tuyết. ong chúa: ong cái có khả năng sinh sản, đứng đầu một tổ ong. chúa đảo: người có quyền lực cao nhất trên một hòn đảo. chúa ngục: người có quyền cao nhất tại nhà tù. Từ này và từ chúa đảo là những từ hiện nay ít được dùng, chủ yếu chỉ còn gặp trong các văn bản tài liệu cũ. Đức Chúa ông Kiến chúa: kiến cái có khả năng sinh sản, đứng đầu một tổ kiến. Bạo Chúa Mối chúa: mối cái có khả năng sinh sản, đứng đầu một tổ mối. Chúa quỷ: con quỷ đứng đầu trong những con quỷ. Chúa sơn lâm Chúa thầy: cách xưng hô thể hiện sự tôn kính đối với đấng sáng tạo của các tín đồ trong cơ đốc giáo, kitô giáo. Chúa nhẫn: tên một bộ phim. Núi chúa Chúa thượng: gồm có 2 nghĩa là gọi của Chúa Nguyễn Phúc Lan hay cách bề tôi xưng hô với vua hoặc với chủ của mình. Bướm chúa Hổ mang chúa: tên một loài rắn thuộc họ Hổ mang Khủng long bạo chúa Xem thêm Nhơn Thần Thánh Phật Tiên Tham khảo Định hướng __ĐỊNHHƯỚNG__
681
2477
https://vi.wikipedia.org/wiki/2004
2004
2004 được chỉ định là Năm Quốc tế về Gạo (bởi Liên Hợp Quốc), Năm Quốc tế tưởng nhớ cuộc chống chế độ nô lệ và việc hủy bỏ nó (bởi UNESCO), và năm Giáp Thân trong lịch Trung Quốc. Có 73 quốc gia tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2004. Sự kiện Tháng 1 2 tháng 1 - Chuyến bay 604 của Flash Airlines hướng tới Cairo rơi xuống Biển Đỏ. Tất cả 148 người trên máy bay thiệt mạng, trong số đó 120 người là du khách Pháp. 27 tháng 1 - Thủ tướng Tony Blair thắng khít khao cuộc "nổi loạn" của một số dân biểu thuộc Đảng Lao Động của chính ông trong cuộc bỏ phiếu về kế hoạch của chính phủ để tăng học phí bậc đại học. 28 tháng 1 - Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc - Hồ Cẩm Đào, đến thăm Tòa Đô Chánh Paris, tiếp xúc với các ủy viên Hội Đồng Thành phố. 28 tháng 1 - Các bộ trưởng và giới chức từ Á Châu, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu cùng các tổ chức quốc tế kết thúc một ngày họp tại Bangkok, đã đồng ý thành lập một hệ thống theo dõi thú y cấp vùng - rộng khắp Á Châu, để có thể đối phó được với sự lây lan của bệnh cúm gà, đã làm thiệt mạng ít nhất 8 người ở Việt Nam và hai người khác tại Thái Lan. 31 tháng 1 - Air France và British Airways hủy bỏ 5 chuyến bay sắp tới của Hoa Kỳ đến Washington DC và Miami, Florida vì nghi ngờ Al-Qaida có âm mưu khủng bố các chuyến bay này. 31 tháng 1 - Nhà lãnh đạo Cuba - Fidel Castro, cáo cuộc Tổng thống George W. Bush đang âm mưu cùng với những thủ lĩnh người Cuba lưu vong tại Miami để ám sát ông ta. Tuy nhiên, Fidel Castro nhấn mạnh rằng ông sẵn sàng chết nếu Hoa Kỳ mở cuộc xâm lăng vào Cuba. 31 tháng 1 - Người sáng lập chương trình nguyên tử của Pakistan - Abdul Qadeer Khan, bị loại khỏi chức vụ cố vấn chính phủ sau quá cuộc điều tra về những lời tố cáo ông phổ biến vũ khí nguyên tử với mục đích tư lợi. Tháng 2 1 tháng 2 - Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình chống việc Trung Quốc hướng các dàn phi đạn vào Đài Loan để biểu dương sự ủng hộ cho Tổng thống Trần Thủy Biển và kế hoạch trưng cầu dân ý về phòng thủ của đảo. 1 tháng 2 - Đảng viên và các nhà làm luật thuộc đảng đối lập Hàn Quốc ngăn chận viên biện lý chính phủ bắt giữ một lãnh tụ đảng từng là phụ tá thân cận của cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. 1 tháng 2 - Hai kẻ đánh bom tự sát đeo chất nổ trên người tấn công các văn phòng của hai đảng chính yếu của người Kurd hầu như đồng thời, giết ít nhất 56 người và khiến khoảng 240 người bị thương – đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Iraq trong vòng 6 tháng. Một binh sĩ Mỹ bị giết và 12 người bị thương trong một vụ tấn công bằng rốc-két tại miền trung Iraq. Trong số những người bị thương có hai người ở trong tình trạng trầm trọng. 2 tháng 2 - Abdul Qadeer Khan thú nhận đã bán những tài liệu bí mật cho Iran, Libya và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhưng chính quyền chưa quyết định về chuyện đưa đương sự ra tòa. 2 tháng 2 - Một phụ nữ 58 tuổi ở Thái Lan và một thiếu niên ở Việt Nam đã chết sau khi bị nhiễm dịch cúm gia cầm, nâng tổng số lên đến 12 người thiệt mạng trong khi dịch cúm lan rộng khắp vùng Á Châu mà các khoa học gia lo sợ bệnh này có thể lây lan từ người sang người. 24 tháng 2: Động đất tại Maroc, 600 người chết Tháng 3 27 tháng 3 - Binh lính Quân đội Pakistan kết thúc chiến dịch của họ sau khi đánh nhau với phiến quân ngoại quốc và các tay sai địa phương của chúng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 tháng 6 - Mùa bão Đại Tây Dương 2004 bắt đầu. Tháng 7 Tháng 8 1 tháng 8: Cháy tại trung tâm mua sắm "Ycuá Bolaños" tại Asunción, Paraguay làm khoảng 350 người chết, 200 người bị thương 19 tháng 8: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC chính thức được thành lập 25 tháng 8: Microsoft phát hành Gói Dịch vụ 2 (Service Pack 2) cho Windows XP Tháng 9 19 tháng 9: Bão lốc "Jeanne" qua Haiti, chết hơn 1500 người Tháng 10 15 tháng 10: Ra mắt Mạng di động Viettel 20 tháng 10: Tai nạn tại mỏ than Đại Bình thuộc tỉnh Hà Nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chết khoảng 150 công nhân Tháng 11 2 tháng 11 – Bầu cử Hoa Kỳ năm 2004: Tổng thống đương nhiệm George W. Bush thắng Thượng nghị sĩ John Kerry. Đảng Cộng Hoà giành thắng trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. 28 tháng 11: Tai nạn hầm mỏ gần Đồng Xuyên (Thiểm Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) chết 165 thợ mỏ Tháng 12 2 tháng 12: Bão qua Philippines, khoảng 1000 người chết 14 tháng 12 – Chiếc cầu cao nhất thế giới, cầu Millau bắc qua sông Tarn trong dãy núi Massif Central, Pháp được tổng thống Pháp Jacques Chirac cắt băng thông cầu. 26 tháng 12 - Động đất lớn nhất trong 40 năm qua khởi nguồn từ Ấn Độ Dương vào tây bờ biển đảo Sumatra tại Indonesia, 9,3 độ Richter và tạo ra sóng thần khổng lồ cuốn bờ biển các nước Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Maldives, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Ít nhất 290.000 người từ Nam Á đến tận Somalia tại Châu Phi bị tử vong. 31 tháng 12: 174 người chết cháy trong một câu lạc bộ tại Buenos Aires, 410 người bị thương. Sinh 18 tháng 1: Marie Theresia, con gái của công chúa Tatjana của Liechtenstein và Philipp của Lattorf 21 tháng 1: Vương tôn nữ Ingrid Alexandra của Na Uy, con gái của Thái tử Na Uy Haakon và Thái tử phi Mette-Marit của Na Uy 6 tháng 2: Vương tôn nữ Louise của Bỉ, con gái của hoàng tử Laurent của Bỉ và Vương tức Claire của Bỉ 21 tháng 3: Claus-Casimir Bernhard Marius Max, Bá tước xứ Oranje-Nassau, con trai của Hoàng tử Constantijn và Công nương Laurentien 25 tháng 5: Samuel Bernhard Louis, con trai của hoàng tử Bernhard van Oranien-Nassau, van Vollenhoven và công chúa Annette van Oranien-Nassau, van Vollenhoven, Sekréve 17 tháng 9: Hoàng tử Odysseas-Kimon, con trai của thái tử Pavlos và công chúa Marie-Chantal của Hy Lạp Mất Xem thêm những người mất năm 2004 23 tháng 1: Helmut Newton, nhiếp ảnh gia Đức (sinh 1920) 25 tháng 1: Miklós Fehér, cầu thủ người Hungary (sinh 1979) 29 tháng 1: O. W. Fischer, diễn viên Áo (sinh 1915) 14 tháng 2: Marco Pantani, tay đua xe đạp Ý (sinh 1970) 24 tháng 2: Virtú Maragno, nhà soạn nhạc Argentina (sinh 1928) 29 tháng 2: Danny Ortiz, cầu thủ bóng đá (sinh 1976) 8 tháng 3: Abu Abbas, chính trị gia (sinh 1948) 22 tháng 3: Sheikh Ahmed Yassin, người sáng lập tổ chức Hamas, một tổ chức bán quân sự Hồi giáo Palestine,(sinh 1936) 28 tháng 3: Sir Peter Ustinov, đạo diễn phim Anh, diễn viên, nhà văn (sinh 1921) 17 tháng 4: Abd al-Aziz al-Rantisi, lãnh đạo Hamas (sinh 1947) 16 tháng 5: Marika Rökk, nữ ca sĩ Hungary, nữ diễn viên (sinh 1913) 29 tháng 5: Ivica Šerfezi, ca sĩ Nam Tư (sinh 1935) 3 tháng 6: Năm Cam, trùm tội phạm khét tiếng Việt Nam (sinh 1947) 5 tháng 6: Ronald Reagan, chính trị gia Mỹ, tổng thống (sinh 1911) 7 tháng 6: Manuel Rosenthal, người điều khiển dàn nhạc Pháp, nhà soạn nhạc (sinh 1904) 20 tháng 6: Hanns Cibulka, nhà văn Đức, nhà thơ trữ tình (sinh 1920) 1 tháng 7: Marlon Brando, diễn viên Mỹ (sinh 1924) 6 tháng 7: Thomas Klestil, tổng thống liên bang Áo (sinh 1932) 10 tháng 7: Inge Meysel, nữ diễn viên Đức (sinh 1910) 22 tháng 7: Bodo Hauser, nhà báo Đức (sinh 1946) 8 tháng 8: Fay Wray, nữ diễn viên (King Kong) (sinh 1907) 11 tháng 8: Wolfgang Mommsen, nhà sử học Đức (sinh 1930) 14 tháng 8: Czesław Miłosz, nhà văn, nhà thơ Ba Lan, giải Nobel văn học năm 1980 (s. 1911) 16 tháng 8: Ivan Hlinka, vận động viên khúc côn cầu trên băng Séc, huấn luyện viên (sinh 1950) 17 tháng 8: Gérard Souzay, nam ca sĩ Pháp (sinh 1918) 19 tháng 8: Günter Rexrodt, chính trị gia Đức, bộ trưởng Bộ Kinh tế, (sinh 1941) 14 tháng 9: Ove Sprogøe, diễn viên Đan Mạch (sinh 1919) 4 tháng 10: Janet Leigh, nữ diễn viên Mỹ, (sinh 1927) 10 tháng 10: Christopher Reeve, diễn viên Mỹ (sinh 1952) 11 tháng 10: Reinhard Hesse, nhà báo Đức (sinh 1956) 9 tháng 11: Eiji Morioka, võ sĩ quyền Anh Nhật Bản (sinh 1946) 11 tháng 11: Jassir Arafat, tổng thống Palestine (sinh 1929) 12 tháng 12: Herbert Dreilich, nam ca sĩ Đức (sinh 1942) 21 tháng 12: Roland Ploeger, nhà soạn nhạc Đức (sinh 1928) 23 tháng 12: Rainer Bertram, đạo diễn phim Đức, diễn viên, nam ca sĩ (sinh 1932) Giải Nobel Vật lý: David J. Gross, H. David Politzer và Frank Wilczek Hoá học: Aaron Ciechanover, Avram Hershko Y học: Linda B. Buck và Richard Axel Văn chương: Elfriede Jelinek Hoà bình: Wangari Maathai Kinh tế: Finn E. Kydland, Edward C. Prescott Tham khảo Liên kết ngoài Năm 2004 04
1,708
2506
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91o%E1%BA%A1t%20gi%E1%BA%A3i%20Nobel
Danh sách người đoạt giải Nobel
Giải Nobel (, ) là giải thưởng quốc tế do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, Viện Hàn lâm Thụy Điển, Học viện Karolinska và Ủy ban Nobel Na Uy trao hằng năm cho các cá nhân và tổ chức có đóng góp tiêu biểu trong các lĩnh vực hoá học, vật lý, văn học, hoà bình, và sinh lý học hoặc y học. Giải thưởng này được thành lập theo bản di chúc năm 1895 của Alfred Nobel; di chúc cũng ghi rõ giải sẽ do Quỹ Nobel quản lý. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển thành lập thêm Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, hay Giải Nobel Kinh tế, để vinh danh những đóng góp tiêu biểu trong lĩnh vực này. Mỗi người đoạt giải sẽ được nhận một huy chương vàng, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (mỗi năm, Quỹ Nobel sẽ quyết định số tiền này). Giải thưởng Mỗi giải được trao bởi một tổ chức riêng biệt. Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel Vật lý, Hoá học và Kinh tế; Học viện Karolinska trao giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học; Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học; Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hoà bình. Mỗi người đoạt giải được nhận một huy chương, một bằng chứng nhận cùng một khoản tiền thưởng (khác nhau tùy theo năm). Năm 1901, những người đoạt giải Nobel đầu tiên được nhận 150.782 krona, tương đương với 8.763.633 krona theo thời giá tháng 12 năm 2022. Năm 2023, người nhận giải được trao phần thưởng tiền mặt trị giá 11 triệu krona. Lễ trao giải diễn ra tại Stockholm, Thụy Điển vào ngày 10 tháng 12 hằng năm, để tưởng niệm ngày mất của Nobel. Trong những năm không trao giải Nobel do có sự kiện ngoài hoặc thiếu đề cử, tiền thưởng của giải sẽ được gửi trả lại về quỹ uỷ quyền cho giải đó. Từ năm 1940 đến 1942, không có giải Nobel nào được trao do Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Những người đoạt giải Từ năm 1901 đến năm 2023, các giải Nobel cùng với giải Nobel Kinh tế đã được trao 621 lần cho 1000 cá nhân và tổ chức. Vì một số cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel nhiều lần, nên tổng cộng có 965 cá nhân và 27 tổ chức nhận giải. Có sáu người không được chính quyền sở tại cho phép nhận giải Nobel. Chính quyền Adolf Hitler cấm bốn người Đức, Richard Kuhn (Nobel Hoá học 1938), Adolf Butenandt (Nobel Hoá học 1939), Gerhard Domagk (Nobel Sinh lý học hoặc Y học 1939), Carl von Ossietzky (Nobel Hoà bình 1935) nhận giải thưởng Nobel của mình. Chính phủ Trung Quốc không cho Lưu Hiểu Ba đến nhận giải Nobel Hoà bình 2010, và chính quyền Liên Xô gây áp lực buộc Boris Pasternak từ chối giải Nobel Văn học 1958. Lưu Hiểu Ba, Carl von Ossietzky, Aung San Suu Kyi, Ales Bialiatski và Narges Mohammadi đều được trao giải Nobel khi đang chịu án tù hoặc bị giam giữ. Có hai người đoạt giải Nobel, Jean-Paul Sartre (Nobel Văn học 1964) và Lê Đức Thọ (Nobel Hoà bình 1973), quyết định từ chối giải thưởng; Sartre khước từ giải Nobel cũng như mọi vinh dự chính thức khác, còn Lê Đức Thọ khước từ giải Nobel do tình hình Việt Nam thời điểm đó. Có 7 cá nhân và tổ chức đoạt giải Nobel nhiều lần. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế được nhận giải Nobel Hoà bình ba lần, nhiều hơn bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác. Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn nhận giải Nobel Hoà bình hai lần, John Bardeen nhận giải Nobel Vật lý hai lần, còn Frederick Sanger và Karl Barry Sharpless nhận giải Nobel Hoá học hai lần. Có hai người đã được trao tặng giải Nobel hai lần ở hai lĩnh vực khác nhau: Marie Curie (Vật lý và Hoá học) và Linus Pauling (Hoá học và Hoà bình). Trong số 965 cá nhân nhận giải, có 64 người là nữ; người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel là Marie Curie (Nobel Vật lý năm 1903). Với giải Nobel thứ hai về Hoá học năm 1911, bà trở thành người đầu tiên được trao hai giải Nobel. Danh sách tổng hợp Ghi chú Năm 1938 và 1939, chính phủ Đức không cho phép 3 người Đức được đề cử cho các giải Nobel được nhận các giải này. Đó là Richard Kuhn, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1938; Adolf Butenandt, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1939; và Gerhard Domagk, đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1939. Sau đó họ được trao bằng chứng nhận giải Nobel và huy chương, nhưng không có khoản tiền thưởng. Năm 1948, không trao giải Nobel Hoà bình. Trang web của Quỹ Nobel cho biết giải này lẽ ra được trao cho Mohandas Karamchand Gandhi, tuy nhiên, do vụ ám sát ông hồi đầu năm này, nên không trao giải (cho ai nữa) để vinh danh ông. Năm 1958, nhà văn người Nga Boris Pasternak, dưới áp lực của chính phủ Liên Xô, bị buộc phải khước từ giải Nobel Văn học. Năm 1964, Jean-Paul Sartre khước từ giải Nobel Văn học, như đã từng kiên quyết khước từ mọi vinh dự chính thức trong quá khứ. Năm 1973, Lê Đức Thọ khước từ giải Nobel Hoà bình. Ông cho rằng mình không xứng đáng với giải này mặc dù ông có góp phần vào cuộc thương thuyết Hiệp định Paris (một hiệp định ngừng bắn trong cuộc chiến tranh Việt Nam), nhưng chưa có thỏa thuận về hoà bình. Năm 2010, Lưu Hiểu Ba không thể tới nhận giải Nobel Hoà bình, vì bị chính quyền Trung Quốc xử 11 năm tù giam. Giải Nobel Văn học 2018 được trao vào năm 2019 sau khi bê bối xảy ra tại Viện Hàn lâm Thụy Điển buộc Viện phải hoãn lễ trao giải. Tham khảo Tham khảo chung Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Trang web chính thức của Quỹ Nobel Danh sách những người đoạt giải Nobel trên trang chủ của Tổ chức Giải Nobel.
1,080
2512
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20ch%E1%BA%A5t
Vật chất
Vật chất cùng với không gian và thời gian là những vấn đề cơ bản mà tôn giáo, triết học và vật lý học nghiên cứu. Vật lý học và các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu cấu tạo cũng như những thuộc tính cụ thể của các dạng thực thể vật chất khác nhau trong thế giới tự nhiên. Các thực thể vật chất có thể ở dạng từ trường (cấu tạo bởi các hạt trường, thường không có khối lượng nghỉ, nhưng vẫn có khối lượng toàn phần), hoặc dạng chất (cấu tạo bởi các hạt chất, thường có khối lượng nghỉ) và chúng đều chiếm không gian. Với định nghĩa trên, các thực thể vật chất được hiểu khá rộng rãi, như một vật vĩ mô mà cũng có thể như bức xạ hoặc những hạt cơ bản cụ thể và ngay cả sự tác động qua lại của chúng. Đôi khi người ta nói đến thuật ngữ phản vật chất trong vật lý. Đó thực ra vẫn là những dạng thức vật chất theo định nghĩa trên, nhưng là một dạng vật chất đặc biệt ít gặp trong tự nhiên. Mọi thực thể vật chất đều tương tác lẫn nhau và những tương tác này cũng lại thông qua những dạng vật chất (cụ thể là những hạt tương tác trong các trường lực, ví dụ hạt photon trong trường điện từ). Các tính chất cơ bản Khối lượng Khối lượng là một thuộc tính cơ bản của các thực thể vật chất trong tự nhiên. Quán tính Theo lý thuyết của Isaac Newton mọi vật có khối lượng đều có quán tính (định luật 1 và 2 của Newton, xem thêm trang cơ học cổ điển), do đó cũng có thể nói mọi dạng thực thể của vật chất trong tự nhiên đều có quán tính. Năng lượng Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của tất cả các thực thể vật chất trong tự nhiên. Theo lý thuyết của Albert Einstein mọi vật có khối lượng đều có năng lượng (công thức E=mc², xem thêm trang lý thuyết tương đối), do đó cũng có thể nói mọi dạng thực thể của vật chất trong tự nhiên đều có năng lượng. Công thức ΔE=Δmc² không nói rằng khối lượng và năng lượng chuyển hóa lẫn nhau. Năng lượng và khối lượng đều là những thuộc tính của các thực thể vật chất trong tự nhiên. Không có năng lượng chuyển hóa thành khối lượng hay ngược lại. Công thức Einstein chỉ cho thấy rằng nếu một vật có khối lượng là m thì nó có năng lượng tương ứng là E=mc². Trong phản ứng hạt nhân, nếu khối lượng thay đổi một lượng là Δm thì năng lượng cũng thay đổi một lượng tương ứng là ΔE. Phần năng lượng thay đổi ΔE có thể là tỏa ra hay thu vào. Nếu là tỏa ra thì tồn tại dưới dạng năng lượng nhiệt và bức xạ ra các hạt cơ bản. Lưỡng tính sóng-hạt Lưỡng tính sóng-hạt là một đặc tính cơ bản của vật chất, thể hiện ở điểm mọi vật chất di chuyển trong không gian đều có tính chất như là sự lan truyền của sóng tương ứng với vật chất đó, đồng thời cũng có tính chất của các hạt chuyển động. Cụ thể, nếu một vật chất chuyển động giống như một hạt với động lượng p thì sự di chuyển của nó cũng giống như sự lan truyền của một sóng với bước sóng λ là: λ = h/p với: h là hằng số Planck. Các hạt có động lượng càng nhỏ thì tính sóng thể hiện càng mạnh. Ví dụ electron luôn thể hiện tính chất sóng khi nằm trong nguyên tử, và cũng bộc lộ tính chất di chuyển định hướng như các hạt khi nhận năng lượng cao trong máy gia tốc. Ánh sáng có động lượng nhỏ và thể hiện rõ tính sóng như nhiều bức xạ điện từ trong nhiều thí nghiệm, nhưng đôi lúc cũng thể hiện tính chất hạt như trong hiệu ứng quang điện. Tác động lên không thời gian Vật chất, theo thuyết tương đối rộng, có quan hệ hữu cơ - biện chứng với không-thời gian. Cụ thể sự có mặt của vật chất gây ra độ cong của không thời gian và độ cong của không thời gian ảnh hưởng đến chuyển động tự do của vật chất. Không thời gian cong có những tính chất hình học đặc biệt được nghiên cứu trong hình học phi Euclid. Trong lý thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn được thay bằng hình dáng của không thời gian. Các hiện tượng mà cơ học cổ điển mô tả là tác động của lực hấp dẫn (như chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời) thì lại được xem xét như là chuyển động theo quán tính trong không thời gian cong. Một luận thuyết cho rằng vật chất là do các nguyên tử chịu tác động của sự rung động (vibration), hay chuyển động (motion), ở tần số hay vận tốc cao sinh từ trường (electro-magnetism) gây kết dính mà thành. Tất cả các dạng chất rắn, chất lỏng, chất khí; hay các dạng năng lượng như âm thanh, ánh sáng; cũng đều được tạo ra bằng các sóng rung động như thế. Albert Einstein đã phát biểu rằng: "Everything in life is vibration" (mọi thứ trên đời đều là rung động). Vật chất tối Vật chất tối là phần vật chất mà con người chưa thể quan sát, cân đo được mà chỉ biết đến nó thông qua tác động tới những vật thể khác. Có những tính toán cho thấy vật chất tối chiếm phần lớn khối lượng của các thực thể vật chất trong vũ trụ. Phản vật chất Phản vật chất cũng là vật chất, nhưng cấu thành bởi các phản hạt... Năm 1928, trong khi nghên cứu kết hợp thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, Paul Dirac đã phát hiện ra rằng các tính toán không phản đối chuyện tồn tại các hạt cơ bản đặc biệt, có hầu hết mọi đặc tính cơ bản như các hạt cơ bản thông thường, nhưng mang điện tích trái dấu. Từ đó hình thành nên giả thiết tồn tại các hạt phản vật chất. Theo tính toán, nếu một hạt phản vật chất gặp (tương tác) hạt vật chất tương ứng, chúng sẽ nổ tung và tỏa ra 1 năng lượng rất lớn, theo phương trình Einstein. Xem thêm Quark Phản vật chất Vật lý hạt Lý thuyết tương đối Cơ học cổ điển Vật chất suy biến Tham khảo Liên kết ngoài Vật chất Vật lý học Cơ học Khối lượng và trọng lượng Bài cơ bản sơ khai Đối tượng vật lý
1,136
2516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%81
Tiên đề
Tiên đề, định đề là một phát biểu được coi là đúng, để làm tiền đề hoặc điểm xuất phát cho các suy luận và lập luận tiếp theo. Các từ gốc tiếng Latin của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp axíōma () 'điều đó được cho là xứng đáng hoặc phù hợp' hoặc 'tự coi mình là hiển nhiên.' Thuật ngữ này có sự khác biệt nhỏ về định nghĩa khi được sử dụng trong bối cảnh của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Như được định nghĩa trong triết học cổ điển, tiên đề là một tuyên bố hiển nhiên hoặc có cơ sở rõ ràng, đến mức nó được chấp nhận mà không cần tranh cãi hay thắc mắc. Như được sử dụng trong lôgic học hiện đại, tiên đề là tiền đề hoặc điểm khởi đầu cho suy luận. Khi được sử dụng trong toán học, thuật ngữ tiên đề được sử dụng theo hai nghĩa liên quan nhưng có thể phân biệt được: "tiên đề lôgic" và "tiên đề phi lôgic". Tiên đề logic thường là những phát biểu được coi là đúng trong hệ thống logic mà chúng xác định và thường được thể hiện dưới dạng ký hiệu (ví dụ, (A và B) suy ra A), trong khi tiên đề phi logic (ví dụ: ) thực sự là những khẳng định cơ bản về các yếu tố thuộc miền của một lý thuyết toán học cụ thể (chẳng hạn như số học). Khi được sử dụng theo nghĩa sau, "tiên đề" và "định đề" có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Trong hầu hết các trường hợp, tiên đề phi lôgic chỉ đơn giản là một biểu thức lôgic hình thức được sử dụng trong phép suy diễn để xây dựng lý thuyết toán học và có thể có hoặc không hiển nhiên về bản chất (ví dụ, tiên đề song song trong hình học Euclid). Tiên đề hóa một hệ thống tri thức là chứng tỏ rằng các tuyên bố của nó có thể được rút ra từ một tập hợp các câu nhỏ, dễ hiểu (các tiên đề), và có thể có nhiều cách để tiên đề hóa một miền toán học nhất định. Bất kỳ tiên đề nào cũng là một phát biểu đóng vai trò là điểm khởi đầu mà từ đó các phát biểu khác được suy ra một cách logic. Liệu nó có ý nghĩa hay không (và nếu đúng thì nó có nghĩa gì) để một tiên đề là "đúng" là một chủ đề tranh luận trong triết học toán học. Phát triển trong lịch sử Hy Lạp cổ đại Phương pháp suy diễn logic theo đó kết luận sau (kiến thức mới) từ cơ sở (kiến thức cũ) thông qua việc áp dụng các lý luận hợp lý (tam đoạn luận, các quy tắc suy luận) được người Hy Lạp cổ đại phát triển, và điều này đã trở thành nguyên tắc cốt lõi của toán học hiện đại. Không có gì có thể được suy luận nếu không có gì được giả định. Do đó, tiên đề và định đề là những giả định cơ bản làm nền tảng cho một khối kiến thức suy diễn nhất định. Chúng được chấp nhận mà không cần chứng minh. Tất cả các khẳng định khác (định lý, trong trường hợp toán học) phải được chứng minh với sự hỗ trợ của các giả thiết cơ bản này. Tuy nhiên, cách giải thích kiến thức toán học đã thay đổi từ thời cổ đại sang hiện đại, và do đó các thuật ngữ tiên đề và định đề có một ý nghĩa hơi khác đối với nhà toán học ngày nay, so với những ý nghĩa của nó đối với Aristotle và Euclid. Người Hy Lạp cổ đại coi hình học chỉ là một trong một số ngành khoa học, và coi các định lý của hình học ngang hàng với các sự kiện khoa học. Do đó, họ đã phát triển và sử dụng phương pháp suy luận logic như một phương tiện tránh sai sót, cũng như để cấu trúc và truyền đạt kiến thức. Phân tích hậu nghiệm của Aristotle là một sự trình bày rõ ràng của quan điểm cổ điển. Sự cần thiết của tiên đề Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào. Bất cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xác minh bằng một khẳng định khác. Và vì nếu một khẳng định được giải thích hay xác minh bằng chính nó thì khẳng định đó sẽ không có giá trị, nên cần có một số vô hạn các khẳng định để giải thích bất kì một khẳng định nào. Vì thế cần phải có một (hay một số) khẳng định được công nhận là đúng để làm chỗ bắt đầu và đưa quá trình suy diễn từ vô hạn về hữu hạn. Tương tự như vậy, bất cứ sự suy luận hay giao tiếp nào của con người cũng cần có điểm xuất phát chung. Tiên đề thuộc vào nhóm những yếu tố đầu tiên này. Một số yếu tố khác là: định nghĩa, quan hệ, v.v. Lưu ý: Euclid nhận thấy sự cần thiết này khi xây dựng hình học của mình, do đó ông đưa ra hệ thống tiên đề đầu tiên trong lịch sử: hệ tiên đề Euclid. Trong bộ "Cơ bản" của mình, ông nêu ra 23 định nghĩa, 5 tiên đề và 5 định đề. Sau này người ta thống nhất chung một tên gọi là tiên đề. Tiên đề cũng được sử dụng trong các ngành khoa học khác như: vật lý, hoá học, ngôn ngữ học, v.v. Tiên đề trong toán học Hệ tiên đề Euclide Nổi tiếng nhất là định đề V của tiên đề Euclid. Nội dung của định đề này là: Nếu hai đường thẳng tạo với một đường thẳng thứ ba hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180o thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó. Hệ tiên đề Hilbert Hệ tiên đề số học Lý thuyết tập hợp Frankael-Zermelo Tiên đề chọn Tiên đề trong vật lý Tiên đề Bohr Các tiên đề Bohr là các tiên đề của mô hình Bohr, được sử dụng để giải thích các hiện tượng vật lý, ví dụ như công thức Rydberg về các vạch quang phổ của nguyên tử hydro. Mô hình Bohr giữ nguyên mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford, nhưng bổ sung thêm hai tiên đề: Tiên đề về trạng thái dừng. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng. Tiên đề Einstein Trong thuyết tương đối hẹp, Einstein đưa ra hai tiên đề: Nguyên lý tương đối. Tiên đề tốc độ ánh sáng không đổi. Trong thuyết tương đối rộng, ông đưa ra: Nguyên lý tương đương giữa gia tốc và trường hấp dẫn. Xem thêm Định nghĩa Tham khảo Thư mục Mendelson, Elliot (1987). Introduction to mathematical logic. Belmont, California: Wadsworth & Brooks. ISBN 0-534-06624-0 Wilson, John Cook (1889). On an Evolutionist Theory of Axioms. Oxford: Clarendon Press Liên kết ngoài Physical Axioms tại Nature Khi cái tiên đề đã sai tại Tia sáng Hệ tiên đề Thuật ngữ toán học Khái niệm logic
1,218
2528
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng
Khối lượng
Khối lượng vừa là một đặc tính của vật thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác. Đơn vị khối lượng SI cơ bản là kilôgam (kg). Trong vật lý, khối lượng khác trọng lượng, mặc dù khối lượng thường được đo bằng cân lò xo hơn là cân thăng bằng đòn bẩy so với một vật mẫu. Một vật sẽ nhẹ hơn khi ở trên mặt trăng so với Trái Đất, tuy vậy nó vẫn sẽ có cùng một lượng vật chất. Điều này là do trọng lượng là một lực, còn khối lượng là một tính chất (cùng với trọng lực) quyết định độ lớn của lực này. Trong cơ học cổ điển, khái niệm khối lượng có thể hiểu là số vật chất có trong một vật. Mặc dù vậy, trong trường hợp vật di chuyển rất nhanh, thuyết tương đối hẹp phát biểu rằng động năng sẽ trở thành một phần lớn khối lượng. Do đó, tất cả các vật ở trạng thái nghỉ sẽ có cùng một mức năng lượng, và tất cả các trạng thái năng lượng cản trở gia tốc và các lực hấp dẫn. Trong vật lý hiện đại, vật chất không phải là một khái niệm cơ bản vì định nghĩa của nó khá là khó nắm bắt. Hiện tượng Có một số hiện tượng khác biệt có thể được sử dụng để đo khối lượng. Mặc dù một số nhà lý thuyết đã suy đoán rằng một số hiện tượng có thể là độc lập với nhau, các bài kiểm tra hiện tại không tìm thấy sự khác nhau trong kết quả mặc dù được đo như thế nào: Khối lượng quán tính đo khả năng chống đối của vật đối với một lực tạo gia tốc (đại diện bởi mối quan hệ {{nowrap | 1 = F = ma }}).Khối trọng lực chủ động đo trọng lực do vật tác dụng.Khối trọng lực bị động đo trọng lực tác dụng lên vật trong một trường hấp dẫn đã biết. Khối lượng của một vật quy định gia tốc của một vật nếu vật đó bị tác động bởi ngoại lực. Quán tính và khối lượng quán tính miêu tả cùng một tính chất vật lí cả về hai mặt định tính và định lượng. Theo như các định luật về chuyển động của Newton, nếu một vật có khối lượng m và bị tác động bởi lực F, gia tốc của nó được tính bằng công thức F/m. Khối lượng cũng quyết định tính chất hút vật và bị hấp dẫn bởi một trường hấp dẫn. Nếu vật một có khối lượng mA được đặt cách vật khối lượng 2 mB một khoảng r (tính từ tâm của mỗi vật), chúng sẽ hấp dẫn nhau tạo ra lực hấp dẫn với công thức , trong đó là hằng số hấp dẫn. Các thí nghiệm lặp đi lặp lại từ thế kỷ 17 đã chứng minh rằng khối lượng quán tính và lực hấp dẫn là giống hệt nhau; kể từ năm 1915, quan sát này đã được kéo theo một tiên nghiệm trong nguyên lý tương đương của thuyết tương đối rộng. Đơn vị khối lượng Đơn vị khối lượng tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế (SI) là kilôgam (kg). Kilôgam là 1000   gam (g), lần đầu tiên được xác định vào năm 1795 là một mét khối nước tại điểm nóng chảy của băng. Tuy nhiên, do việc đo chính xác một mét khối nước ở nhiệt độ và áp suất phù hợp là khó khăn, năm 1889, kilôgam được xác định lại là khối lượng của nguyên mẫu quốc tế của kilôgam được làm bằng gang, và do đó trở nên độc lập với đơn vị mét và tính chất của nước. Tuy nhiên, khối lượng của nguyên mẫu quốc tế và các bản sao quốc gia được cho là giống hệt nhau của nó đã được phát hiện là đang giảm dần theo thời gian. Dự kiến, việc định nghĩa lại kilogam và một số đơn vị khác đã diễn ra vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, sau cuộc bỏ phiếu cuối cùng của CGPM vào tháng 11 năm 2018. Định nghĩa mới sẽ chỉ sử dụng các đại lượng bất biến của tự nhiên: tốc độ ánh sáng, tần số siêu mịn Caesium và hằng số Planck. Các đơn vị khác được chấp nhận để sử dụng trong SI: tấn (t) bằng 1000 kg. electronvolt (eV) là một đơn vị năng lượng, nhưng do sự tương đương năng lượng khối lượng, nó có thể dễ dàng được chuyển đổi thành một đơn vị khối lượng và thường được sử dụng như một đơn vị khối lượng. Trong bối cảnh này, khối lượng có đơn vị eV / c 2 (trong đó c là tốc độ ánh sáng). Electvolt và bội số của nó, như MeV (megaelectronvolt), thường được sử dụng trong vật lý hạt. đơn vị khối lượng nguyên tử (u) bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon-12, xấp xỉ . Đơn vị khối lượng nguyên tử thuận tiện cho việc thể hiện khối lượng của các nguyên tử và phân tử. Ngoài hệ thống SI, các đơn vị khối lượng khác bao gồm: slug (sl) là một đơn vị khối lượng của Hoàng gia (khoảng 14,6 kg). pound (lb) là một đơn vị của cả khối lượng và lực, được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ (khoảng 0,45 kg hoặc 4,5 N). Trong bối cảnh khoa học, nơi phân biệt pound (lực) và pound (khối lượng), đơn vị SI thường được sử dụng thay thế. khối lượng Planck (m''P) là khối lượng tối đa của các hạt điểm (khoảng ). Nó được sử dụng trong vật lý hạt. khối lượng mặt trời () được định nghĩa là khối lượng của Mặt Trời. Nó chủ yếu được sử dụng trong thiên văn học để so sánh các khối lượng lớn như sao hoặc thiên hà (≈ ). khối lượng của một hạt rất nhỏ có thể được xác định bằng bước sóng Compton nghịch đảo của nó (). khối lượng của một ngôi sao hoặc lỗ đen rất lớn có thể được xác định bằng bán kính Schwarzschild của nó (). Tính chất Khối lượng của một vật là một đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ quán tính của vật đó. Vật có khối lượng lớn có sức ì lớn hơn và cần có lực lớn hơn để làm thay đổi chuyển động của nó. Mối liên hệ giữa quán tính với khối lượng được Isaac Newton phát biểu trong định luật 2 Newton. Khối lượng trong chuyển động thẳng đều còn được mở rộng thành khái niệm mô men quán tính trong chuyển động quay. Khối lượng của một vật cũng đặc trưng cho mức độ vật đó hấp dẫn các vật thể khác, theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton. Vật có khối lượng lớn có tạo ra xung quanh trường hấp dẫn lớn. Khối lượng hiểu theo nghĩa độ lớn của quán tính, khối lượng quán tính, không nhất thiết trùng với khối lượng hiểu theo nghĩa mức độ hấp dẫn vật thể khác, khối lượng hấp dẫn. Tuy nhiên các thí nghiệm chính xác hiện nay cho thấy hai khối lượng này rất gần nhau và một tiên đề của thuyết tương đối rộng của Albert Einstein phát biểu rằng hai khối lượng lượng này là một. Khối lượng tương đối tính Trong vật lý cổ điển người ta coi khối lượng của một vật là một đại lượng bất biến, không phụ thuộc vào chuyển động của vật. Tuy nhiên đến vật lý hiện đại người ta lại có cách nhìn khác về khối lượng, khối lượng có thể thay đổi tùy theo hệ quy chiếu. Khối lượng trong vật lý hiện đại bao gồm khối lượng nghỉ, có giá trị trùng với khối lượng cổ điển khi vật thể đứng yên trong hệ quy chiếu đang xét, cộng với khối lượng kèm theo động năng của vật. Khối lượng toàn phần lúc này, , còn gọi là khối lượng tương đối tính, liên hệ với khối lượng nghỉ, , và vận tốc chuyển động, , theo công thức: với:Khối lượng toàn phần có ý nghĩa tương đương năng lượng toàn phần chứa trong vật, qua mối liên hệ được thể hiện qua công thức của Einstein:Với là tốc độ ánh sáng. Khối lượng toàn phần, , cũng được dùng để định nghĩa động lượng tương đối tính, :Ví dụ: Hạt photon có khối lượng nghỉ bằng 0, nhưng có khối lượng toàn phần khác không. Nó do vậy cũng có năng lượng tương đối tính và động lượng tương đối tính. Nhưng theo quan niệm mới (xuất hiện trong vòng 20 năm trở lại đây) thì chỉ có một khối lượng gắn bó với hạt, khối lượng này là một cái gì đó giống như khối lượng của cơ học Newton. Vì chỉ có 1 khối lượng nên không cần thiết phải dùng thuật ngữ khối lượng nghỉ hay kí hiệu là . Mặt khác, hệ thức củng cố thêm cho quan niệm khối lượng là 1 bất biến trong khi và thì phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Không có khối lượng tương đối tính mà chỉ có năng lượng tương đối tính và động lượng tương đối tính được viết là . Định luật bảo toàn khối lượng Khối lượng toàn phần của một hệ vật lý kín, xét trong một hệ quy chiếu cố định, là không đổi theo thời gian. Ví dụ: khi vật chất thường gặp phản vật chất, chúng sẽ bị biến thành các photon. Khối lượng toàn phần của hệ gồm vật chất thường và phản vật chất trước lúc gặp nhau bằng khối lượng toàn phần của các photon. Chú ý trong ví dụ này, khối lượng nghỉ cổ điển không bảo toàn, vì trước khi gặp nhau, vật chất và phản vật chất có khối lượng nghỉ lớn hơn không, còn sau khi gặp nhau, các photon có khối lượng nghỉ bằng 0. Xem thêm Trọng lượng Quán tính Hệ quy chiếu Tham khảo Liên kết ngoài Vật lý học Cơ học Khái niệm vật lý Cơ học cổ điển Đại lượng vật lý
1,762
2529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%83%20t%C3%ADch
Thể tích
Thể tích của một vật là lượng không gian mà vật ấy chiếm. Thể tích có đơn vị đo là lập phương của khoảng cách (khoảng cách mũ 3). Trong Hệ đo lường quốc tế, do đơn vị đo của khoảng cách là mét, đơn vị đo của thể tích là mét khối, ký hiệu là m³ Đơn vị thể tích [[Tập tin:Volume measurements from The New Student's Reference Work.svg|thumb|220px|Các phép đo thể tích từ 1914 The New Student's Reference Work. {| class="wikitable" style="width:200px;font-size:88%;margin:auto;" |+ Chuyển đổi gần đúng thành mét (mL)|- ! rowspan=2 | ! rowspan=2 | Hệ thống đo lường Anh ! colspan=2 | Hoa Kỳ |- ! Lỏng ! Khô |- | Gill || 142 || 118 || 138 |- | Pint || 568 || 473 || 551 |- | Quart || 1137 || 946 || 1101 |- | Gallon || 4546 || 3785 || 4405 |} ]] Bất kỳ đơn vị độ dài nào cũng có đơn vị thể tích tương ứng: thể tích của khối lập phương có các cạnh có chiều dài nhất định. Ví dụ, một xen-ti-mét khối (cm³) là thể tích của khối lập phương có cạnh là một xentimét (1 cm). Trong Hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị tiêu chuẩn của thể tích là mét khối (m³). Hệ mét cũng bao gồm đơn vị lít (litre) (kí hiệu: L) như một đơn vị của thể tích, trong đó một lít là thể tích của khối lập phương 1 dm. Như vậy : 1 lít = (1 dm)3 = 1000 cm³ = 0,001 m³ vậy 1 m³ = 1000 lít. Một lượng nhỏ chất lỏng thường được đo bằng đơn vị mililít (ml) (Tiếng Anh: mililitre) 1 ml = 0,001 lít = 1 xentimét khối. Cũng như vậy, một lượng lớn chất lỏng thường được đo bằng đơn vị mêgalít (Tiếng Anh: megalitre) 1 000 000 lít = 1000 mét khối = 1 mêgalít (Ml). (Lưu ý Megalitre được kí hiệu là Ml, không phải ml như mililitre) Nhiều đơn vị thể tích truyền thống khác cũng được sử dụng, bao gồm inch khối, foot khối, yard khối, dặm khối, muỗng cà phê, thìa canh, ounce chất lỏng, dram chất lỏng, gill , pint, quart , gallon, minim, barrel, coóc, peck, giạ, hogshead, mẫu-feet và bảng feet. Đây là tất cả các đơn vị của khối lượng. Một số công thức tính Bảng dưới đây liệt kê một số công thức tính thể tích của một số hình đơn giản. Tỉ số của một hình nón, hình cầu và hình trụ có cùng bán kính và chiều cao Các công thức trên có thể được sử dụng để chứng minh rằng thể tích của một hình nón, hình cầu và hình trụ có cùng bán kính và chiều cao theo tỷ lệ 1 : 2 : 3 như sau. Gọi bán kính là r và chiều cao là h (là 2r cho hình cầu), khi đó thể tích của khối nón là thể tích của quả cầu là trong khi thể tích của hình trụ là Archimedes đã phát hiện ra tỷ lệ 2 : 3' của thể tích khối cầu và khối trụ. Đơn vị đo thể tích trong cuộc sống Trong cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam và phần lớn các quốc gia sử dụng các đơn vị đo lường của hệ đo lường quốc tế (SI) thì đơn vị đo thể tích (cũng như dung tích) thường được sử dụng là lít (1000 lít = 1 m³) hay lít (viết tắt l) (1l = 1000 cm³) do đơn vị mét khối là tương đối lớn, không phù hợp lắm cho nhiều tính toán trong các hoạt động hàng ngày. Quan hệ giữa thể tích và khối lượng Thể tích của một vật đặc và đồng nhất (về cấu tạo) với một hình dạng bất kỳ được tính theo công thức sau: Trong đó: m là khối lượng của vật. D'' là khối lượng riêng của chất tạo ra vật đó. Xem thêm Tham khảo Liên kết ngoài Hình học khối Lý thuyết độ đo Khái niệm vật lý
686
2530
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADch%20ph%C3%A2n
Tích phân
Tích phân (Tiếng Anh: integral) là một khái niệm và phạm trù toán học liên quan đến toàn bộ quá trình thay đổi của một thực thể nguyên thuỷ (thực thể đó thường được diễn tả bằng một hàm số phụ thuộc vào biến số được gọi là nguyên hàm) khi đã xác định được tốc độ thay đổi của nó. Tích phân cùng với khái niệm đối lập của nó, vi phân (differential), đóng vai trò là 2 phép tính cơ bản và chủ chốt trong lĩnh vực giải tích (calculus). Một ví dụ cơ bản về vai trò của tích phân là ứng dụng của nó trong bài toán tính quãng đường của một chất điểm khi đã biết vận tốc của nó. Một ví dụ khác là bài toán tính thể tích một vật được tạo bởi một mặt phẳng xoay quanh trục cố định khi đã biết về diện tích hay mật độ trên mỗi mặt cắt của vật đó. Về mặt hình học, có thể hiểu đơn giản tích phân như là diện tích hoặc thể tích được tổng quát hóa. Giả sử cần tính diện tích một hình phẳng được bao bởi các đoạn thẳng, ta chỉ việc chia hình đó thành các hình nhỏ đơn giản hơn và đã biết cách tính diện tích như hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình chữ nhật... Tiếp theo, xét một hình phức tạp hơn mà nó được bao bởi cả đoạn thẳng lẫn đường cong, ta cũng chia nó thành các hình nhỏ hơn, nhưng bây giờ kết quả có thêm các hình thang cong. Tích phân giúp ta tính được diện tích của hình thang cong đó. Có thể giải thích về tích phân bằng ngôn ngữ toán học như sau: Cho một hàm f của một biến thực x và một miền giá trị thực [a, b]. Như vậy một tích phân xác định (definite integral) từ a đến b của f(x), ký hiệu là: được định nghĩa là diện tích của một vùng trong không gian phẳng xy được bao bởi đồ thị của hàm f, trục hoành, và các đường thẳng và , sao cho các vùng trên trục hoành sẽ được tính vào tổng diện tích, còn dưới trục hoành sẽ bị trừ vào tổng diện tích. Ta gọi a là cận dưới của tích phân, còn b là cận trên của tích phân. Cho F(x) là nguyên hàm của f(x) trong (a, b). Khi đó, tích phân bất định (indefinite integral) được viết như sau: Nhiều định nghĩa tích phân có thể được xây dựng dựa vào lý thuyết độ đo (measure). Ví dụ, tích phân Riemann dựa trên độ đo Jordan, còn tích phân Lebesgue dựa trên độ đo Lebesgue. Tích phân Riemann là định nghĩa đơn giản nhất của tích phân và thường xuyên được sử dụng trong vật lý và giải tích cơ bản. Lịch sử tích phân Những phép tính tích phân đầu tiên đã được thực hiện từ cách đây trên 2.100 năm bởi Archimedes (287–212 trước Công nguyên), khi ông tính diện tích bề mặt và thể tích khối của một vài hình như hình cầu, hình parabol và hình nón. Phương pháp tính của Archimedes rất hiện đại dù vào thời ấy chưa có khái niệm về đại số, hàm số hay thậm chí cách viết số dạng thập phân. Tích phân, vi phân và môn toán học của những phép tính này, giải tích, đã chính thức được khám phá bởi Leibniz (1646–1716) và Isaac Newton (1642–1727). Ý tưởng chủ đạo là tích phân và vi phân là hai phép tính nghịch đảo của nhau. Sử dụng mối liên hệ hình thức này, hai nhà toán học đã giải được một số lượng khổng lồ các bài toán quan trọng trong toán học, vật lý và thiên văn học. J. B. Fourier (1768–1830) khi nghiên cứu sự truyền nhiệt đã tìm ra chuỗi các hàm lượng giác có thể dùng để biểu diễn nhiều hàm số khác. Biến đổi Fourier (biến đổi từ hàm số thành chuỗi các hàm lượng giác và ngược lại) và biến đổi tích phân ngày nay được ứng dụng rất rộng rãi không chỉ trong khoa học cơ bản mà cả trong Y học, âm nhạc và ngôn ngữ học. Người đầu tiên lập bảng tra cứu các tích phân tính sẵn là Gauss (1777–1855). Ông đã cùng nhiều nhà toán học khác ứng dụng tích phân vào các bài toán của toán học và vật lý. Cauchy (1789–1857) mở rộng tích phân sang cho số phức. Riemann (1826–1866) và Lebesgue (1875–1941) là những người tiên phong đặt nền tảng lô-gíc vững chắc cho định nghĩa của tích phân. Liouville (1809–1882) xây dựng một phương pháp để tìm xem khi nào tích phân vô định của hàm cơ bản lại là một hàm cơ bản. Hermite (1822–1901) tìm thấy một thuật toán để tính tích phân cho các hàm phân thức. Phương pháp này đã được mở rộng cho các phân thức chứa lô-ga-rít vào những năm 1940 bởi A. M. Ostrowski. Vào những năm trước thời đại máy tính của thế kỷ 20, nhiều lý thuyết giúp tính các tích phân khác nhau đã không ngừng được phát triển và ứng dụng để lập các bảng tra cứu tích phân và biến đổi tích phân. Một số những nhà toán học đóng góp cho công việc này là G. N. Watson, E. C. Titchmarsh, E. W. Barnes, H. Mellin, C. S. Meijer, W. Grobner, N. Hofreiter, A. Erdelyi, L. Lewin, Y. L. Luke, W. Magnus, A. Apelblat, F. Oberhettinger, I. S. Gradshteyn, H. Exton, H. M. Srivastava, A. P. Prudnikov, Ya. A. Brychkov, và O. I. Marichev. Vào năm 1969, R. H. Risch đã đóng góp một phát triển vượt bậc cho các thuật toán tính tích phân vô định bằng công trình của ông về lý thuyết tổng quát và ứng dụng trong tích phân các hàm cơ bản. Phương pháp đã chưa thể được ứng dụng ngay cho mọi hàm cơ bản vì cốt lõi của phương pháp là giải một phương trình vi phân khá khó. Những phát triển tiếp nối của nhiều nhà toán học khác đã giúp giải được phương trình vi phân này cho nhiều dạng hàm cơ bản khác nhau, ngày càng hoàn thiện phương pháp của Risch. Trong những năm 1980 đã có những tiến bộ mở rộng phương pháp này cho cả các hàm không cơ bản đặc biệt. Từ thập niên 1990 trở lại đây, các thuật toán để tính biểu thức tích phân vô định được chuyển giao sang và tối ưu hoá cho tính toán bằng máy tính điện tử. Máy tính đã giúp loại bỏ sai sót con người, tạo nên khả năng tính hàng nghìn tích phân mới chưa bao giờ xuất hiện trong các bảng tra cứu. Một số phần mềm máy tính thương mại có khả năng tính biểu thức tích phân hiện nay là Mathematica, Maple,... Thuật ngữ và ký pháp Đối với trường hợp đơn giản nhất, tích phân của một hàm số thực f(x) trên x, được viết là: Với: là "tích phân" gọi là biểu thức dưới dấu tích phân biểu diễn việc tích phân trên x. dx được gọi là biến của tích phân. Trong topo toán học, việc biểu diễn chính xác là dx được tách ra khỏi hàm được tích phân (integral) bằng một dấu cách. Ta có thể thay đổi biểu thức f(x)dx bằng biểu thức f(t)dt hoặc bất kỳ một đối số nào như f(y)dy, f(u)du dưới dấu tích phân. Một số tính chất của tích phân Danh sách các tích phân cơ bản Còn gọi là danh sách của các nguyên hàm của một số hàm số thường gặp. Phân loại tích phân Tích phân Riemann Có hai dạng tích phân Riemann, tích phân xác định (có cận trên và cận dưới) và tích phân bất định. Tích phân Riemann xác định của hàm f(x) với x chạy trong khoảng từ a (cận dưới) đến b (cận trên) được viết là: Dạng bất định (không có cận) được viết là: Theo định lý cơ bản thứ nhất của giải tích, nếu F(x) là tích phân bất định của f(x) thì f(x) là vi phân của F(x). Tích phân xác định được tính từ tích phân bất định như sau: Còn đối với tích phân bất định, tồn tại cùng lúc nhiều hàm số sai khác nhau bằng hằng số tích phân C thoả mãn điều kiện cùng có chung vi phân, bởi vì vi phân của hằng số bằng 0: Ngày nay biểu thức toán học của tích phân bất định có thể được tính cho nhiều hàm số tự động bằng máy tính. Giá trị số của tích phân xác định có thể được tìm bằng các phương pháp số, ngay cả khi biểu thức toán học của tích phân bất định tương ứng không tồn tại. Định lý cơ bản thứ nhất của giải tích được thể hiện ở đẳng thức sau: và Tồn tại những hàm số mà tích phân bất định của chúng không thể biểu diễn bằng các hàm toán học cơ bản. Dưới đây là một vài ví dụ: , , , Tích phân Lebesgue Một hàm được gọi là một hàm đơn giản nếu tập ảnh của nó là hữu hạn. Gọi các giá trị của tập ảnh là và đặt , ta có trong đó là hàm chỉ thị của tập hợp . Gọi là một độ đo không âm trên một không gian độ đo và là một hàm đơn giản . Hàm là đo được khi và chỉ khi các tập hợp là đo được. Tích phân của theo độ đo trên một tập con đo được được định nghĩa là Nếu là một hàm không âm đo được, ta định nghĩa . Một hàm được gọi là khả tích Lebesgue nếu . Ký hiệu và . Đây đều là các hàm không âm. Thế thì tích phần của là Định lý Lebesgue về sự hội tụ đơn điệu Định lý Lebesgue về sự hội tụ bị chặn Bổ đề Fatouer Các loại tích phân khác Ngoài tích phân Riemann và Lebesgue được sử dụng rộng rãi, còn có một số loại tích phân khác như: Tích phân Riemann-Stieltjes, một mở rộng của tích phân Riemann. Tích phân Lebesgue-Stieltjes, tổng quát hóa tích phân Riemann-Stieltjes và Lebesgue, được phát triển bởi Johann Radon. Tích phân Daniell Tích phân Haar Tích phân Henstock-Kurzweil Tích phân Itō và Stratonovich Tích phân Young Xem thêm Vi phân Giới hạn Hàm số Đạo hàm Tích phân đường Tích phân mặt Chú thích Tham khảo Nguyễn Cam, Nguyễn Văn Phước. Phương pháp giải toán Giải tích 12 theo chương trình mới nhất (Tái bản lần 1). Nhà xuất bản Đại học sư phạm,, Hà Nội 2011. Havil, J. (2003), Gamma: Exploring Euler's Constant. Princeton, NJ: Princeton University Press. Jeffreys, H. and Jeffreys, B. S. (1988), Methods of Mathematical Physics, 3rd ed., Cambridge, England: Cambridge University Press, p. 29. Kaplan, W. (1992), Advanced Calculus, 4th ed., Reading, MA: Addison-Wesley. Toán học là gì? Walter, R. (1987), Real and Complex Analysis, intl edi., McGraw-Hill Education. Liên kết ngoài The Integrator by Wolfram Research Function Calculator from WIMS P.S. Wang, Evaluation of Definite Integrals by Symbolic Manipulation (1972) - a cookbook of definite integral techniques Sách trực tuyến Keisler, H. Jerome, Elementary Calculus: An Approach Using Infinitesimals, University of Wisconsin Stroyan, K.D., A Brief Introduction to Infinitesimal Calculus , University of Iowa Mauch, Sean, Sean's Applied Math Book , CIT, an online textbook that includes a complete introduction to calculus Crowell, Benjamin, Calculus, Fullerton College, an online textbook Garrett, Paul, Notes on First-Year Calculus Hussain, Faraz, Understanding Calculus, an online textbook Sloughter, Dan, Difference Equations to Differential Equations, an introduction to calculus Wikibook of Calculus Numerical Methods of Integration at Holistic Numerical Methods Institute Giải tích toán học Hàm số và ánh xạ
1,986
2543
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2n%20B%C3%ACnh%20%28ph%E1%BB%A7%20c%C5%A9%20Gia%20%C4%90%E1%BB%8Bnh%29
Tân Bình (phủ cũ Gia Định)
Tân Bình là tên một phủ thuộc tỉnh Gia Định ở miền Nam Việt Nam trước đây. Địa danh này tồn tại đến đầu thời Pháp thuộc thì bị chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ. Vùng đất phủ Tân Bình trước khi giải thể gần tương ứng với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Lịch sử Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, vào năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý. Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập ra dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Tân Bình khi đó là huyện duy nhất của dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định, có địa giới rất rộng, nằm từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm Cỏ với diện tích khoảng 11.000 km², tức trên 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058 km²). Năm 1808, dưới thời vua Gia Long, huyện Tân Bình được nâng lên thành phủ Tân Bình, bốn tổng trực thuộc lúc bấy giờ là: Bình Dương, Tân Long, Thuận An, Phước Lộc đều được đổi thành huyện. Từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832), phủ Tân Bình trở thành vùng đất của tỉnh Gia Định. Về sau, do tách đất để lập thêm các phủ Tân An (1832) và Tây Ninh (1836) nên diện tích phủ Tân Bình chỉ còn lại khoảng 1.280 km², gồm 2 huyện: Bình Dương và Tân Long. Năm 1841, tách một phần huyện Bình Dương để lập ra huyện Bình Long (lỵ sở đặt tại Hóc Môn). Phủ Tân Bình lúc này bao gồm 3 huyện với 18 tổng, 365 thôn (hoặc các đơn vị hành chính cơ sở khác tương đương như: ấp, bang, điếm, giáp, hộ, lân, nậu, phường, sóc, thủ, thuộc, xã) trực thuộc: Huyện Bình Dương có sáu tổng với 123 thôn (hoặc các đơn vị hành chính cơ sở khác tương đương): Tổng Bình Trị Thượng có 27 thôn Tổng Bình Trị Trung có 21 thôn Tổng Bình Trị Hạ có 26 thôn Tổng Dương Hòa Thượng có 20 thôn Tổng Dương Hòa Trung có 21 thôn Tổng Dương Hòa Hạ có 08 thôn Huyện Bình Long có sáu tổng với 85 thôn (hoặc các đơn vị hành chính cơ sở khác tương đương): Tổng Bình Thạnh Thượng có 16 thôn Tổng Bình Thạnh Trung có 11 thôn Tổng Bình Thạnh Hạ có 12 thôn Tổng Cầu An Hạ có 12 thôn Tổng Long Tuy Thượng có 20 thôn Tổng Long Tuy Trung có 14 thôn Huyện Tân Long có sáu tổng với 157 thôn (hoặc các đơn vị hành chính cơ sở khác tương đương): Tổng Tân Phong Thượng có 29 thôn Tổng Tân Phong Trung có 31 thôn Tổng Tân Phong Hạ có 21 thôn Tổng Long Hưng Thượng có 22 thôn Tổng Long Hưng Trung có 19 thôn Tổng Long Hưng Hạ có 08 thôn Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ vào năm 1867, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, xã thôn. Như vậy, phủ Tân Bình cùng các huyện trực thuộc đã bị bãi bỏ hoàn toàn. Xem thêm Gia Định Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử hành chính Thành phố Hồ Chí Minh Tham khảo Địa danh cũ Việt Nam Hành chính Thành phố Hồ Chí Minh Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
620
2552
https://vi.wikipedia.org/wiki/SAP
SAP
Công ty Cổ phần SAP (tiếng Đức: SAP Aktiengesellschaft, thường được viết tắt là SAP AG) là công ty phần mềm lớn nhất châu Âu, có trụ sở chính tại Walldorf, (Đức). Tiểu sử 1972: năm nhân viên của IBM (Claus Wellenreuther, Hans-Werner Hector, Klaus Tschira, Dietmar Hopp và Hasso Plattner) thành lập công ty SAP - Systemanalyse und Programmentwicklung (Phân tích hệ thống và phát triển phần mềm) - đặt trụ sở chính tại Weinheim và văn phòng ở Mannheim. 1973: sản phẩm kế toán đầu tiên ra đời: System RF, sau này được đổi tên thành R/1 1976: thành lập công ty SAP GmbH (GmbH: công ty trách nhiệm hữu hạn) chuyên về tiêu thụ và cố vấn. Năm năm sau, công ty Systemanalyse und Programmentwicklung được giải thể, các quyền hạn được chuyển sang SAP GbmH. 1977: trụ sở chính được chuyển từ Weinheim về Walldorf. 1979: sản phẩm R/2 ra đời. 1988: công ty được chuyển thể thành công ty cổ phần. Vốn điều lệ được nâng lên trong hai bước từ 5 triệu Mark Đức thành 60 triệu Mark Đức. Vào tháng 10 cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán. 1990: phát hành cổ phần ưu đãi nâng vốn điều lệ lên 85 triệu Mark Đức. 1991: giới thiệu sản phẩm R/3 tại hội chợ CeBIT ở Hannover, Đức. 1999: giới thiệu sản phẩm mySAP.com. 2003: Hasso Plattner, người thành lập SAP cuối cùng còn lại trong hội đồng quản trị, rút lui khỏi hội đồng quản trị. 2004: phiên bản đầu tiên của SAP NetWeaver04 có mặt trên thị trường. Các sản phẩm mySAP ERP: phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. mySAP Business Suite: bao gồm các phần mềm dùng trong doanh nghiệp như hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (tiếng Anh: Customer Relationship Management - CRM), quản lý quan hệ người cung cấp (tiếng Anh: Supplier Relationship Management - SRM), quản lý dây chuyền cung cấp (tiếng Anh: Supply Chain Management – SCM). SAP NetWeaver: phần mềm tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Các giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: SAP Business One, mySAP All-in-One. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính của SAP SAP Công ty quốc tế SAP Công ty niêm yết tại Thị trường Chứng khoán New York Nhãn hiệu Đức Công ty đa quốc gia có trụ sở tại Đức
398
2557
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADp%20xu%C3%A2n
Lập xuân
Tiết Lập xuân là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Vì lịch của người Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì vị trí của điểm lập xuân là kinh độ Mặt Trời bằng 315°. Do vậy ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạo ở Bắc Bán cầu Trái Đất. Đối với các nước ở cao hơn về phía bắc thì ngày bắt đầu của mùa xuân là ngày diễn ra điểm xuân phân tính theo lịch Gregory. Thời điểm này ở Nam bán cầu Trái Đất là đầu mùa thu. Xét về mặt thời tiết, khí hậu thì từ thời điểm này trở đi ở miền bắc Việt Nam-tính từ đèo Hải Vân trở ra, do ảnh hưởng giao thời của hai luồng gió giao mùa là gió đông-bắc và gió đông-nam, bắt đầu có mưa nhỏ kéo dài còn gọi là mưa phùn làm độ ẩm của không khí và đất lên cao gây ra hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa). Trong nông nghiệp thì hiện tượng này mang lại một số lợi ích do cây trồng bắt đầu có đủ lượng nước cần thiết để phát triển. Tuy nhiên trong đời sống hàng ngày thì thời tiết như vậy gây ra nhiều khó khăn như các loại bệnh tật đối với người và gia cầm, gia súc cũng như cây trồng, do các loại vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển do độ ẩm cao và nhiệt độ môi trường thích hợp. Từ nguyên Chữ Hán: 立春; lập (立) ngoài nghĩa là "đứng" còn mang nghĩa là "bắt đầu" như thành lập, tạo lập. Xem thêm Lịch Trung Quốc Tiết khí Tham khảo Liên kết ngoài Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Tiết khí Mùa xuân
544
2558
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFt%20kh%C3%AD
Tiết khí
Tiết khí (Hán văn phồn thể: 節氣; Hán văn giản thể: 节气; bính âm: Jiéqì) là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết. Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là: Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình cầu chứ không phải là một hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu. Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày. Lấy ví dụ trong kỷ nguyên J2000 khoảng thời gian từ điểm thu phân đến điểm xuân phân ở Bắc Bán cầu là 179 ngày ngắn hơn khoảng thời gian từ điểm xuân phân đến điểm thu phân. Đó là do quỹ đạo hình elip của Trái Đất; vào tháng 1, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật vào khoảng ngày 3 tháng 1) nên theo định luật Kepler nó phải chuyển động nhanh hơn thời kỳ ở xa Mặt Trời (điểm viễn nhật khoảng ngày 4 tháng 7). Chính vì thế nên nửa hoàng đạo từ điểm xuân phân đến điểm thu phân, Trái Đất đi hết 186 ngày. Nửa còn lại, từ điểm thu phân đến điểm xuân phân, chỉ cần 179 đến 180 ngày. Hai mươi tư tiết khí Bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch các nước phương Đông: Ghi chú: Trong ngoặc là cách viết kiểu Hanja Ý nghĩa của các tiết về cơ bản là giống nhau trong các nước, tuy nhiên có một vài điểm khác nhau rõ rệt. Ngày bắt đầu của tiết khí có thể cách nhau trong phạm vi ±1 ngày. Người Trung Quốc có bài "Nhị thập tứ tiết khí" để ghi nhớ: Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Fansipan, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn-Đại hàn). Các điểm diễn ra hay bắt đầu các tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trùng với các điểm vernal equinox (điểm xuân phân), summer solstice (điểm hạ chí), autumnal equinox (điểm thu phân), winter solstice (điểm đông chí) trong tiếng Anh đối với Bắc Bán cầu. Ý nghĩa Phân tích các tiết khí theo bảng trên đây, có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp. Phân định mùa Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở Bắc Bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên Sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°). Tiểu tuyết, Đại tuyết tại Việt Nam thế=Tuyết rơi ở Sa Pa, vùng núi miền bắc Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 2013, thời gian này thuộc tiết đại tuyết.|nhỏ|Tuyết rơi ở Sa Pa, vùng núi miền bắc Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 2013, thời gian này thuộc tiết đại tuyết. Mặc dù lịch Việt Nam cũng xem trọng 24 tiết khí giống như các nước Đông Á khác, trong đó có cả hiện tượng tuyết rơi vào mùa đông tuy nhiên trên thực tế gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam lại không có tuyết rơi vào mùa đông ngoại trừ một vài nơi thuộc vùng núi cao phía bắc. Khoảng thời gian giữa hai tiết khí "tiểu tuyết" - "đại tuyết" (từ 21/11 đến 22/12) ngoại trừ một số đỉnh núi cao ở miền bắc Việt Nam như Fansipan, Mẫu Sơn có thể có tuyết rơi, tuy vậy khả năng tần xuất tuyết xuất hiện trong thời gian này lại rất thấp và nó lại rơi nhiều vào khoảng thời gian các tiết tiểu hàn-đại hàn tức là những tiết cuối của mùa đông. Điểm phân, chí Thời điểm bắt đầu các phân, chí như xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí trùng với các điểm như sau ở Bắc bán cầu: Điểm xuân phân (tiếng Anh: vernal equinox): Thời điểm diễn ra xuân phân. Điểm hạ chí (tiếng Anh: summer solstice): Thời điểm diễn ra hạ chí. Điểm thu phân (tiếng Anh: autumnal equinox): Thời điểm diễn ra thu phân. Điểm đông chí (tiếng Anh: winter solstice): Thời điểm diễn ra đông chí. Sử dụng tại Nam bán cầu Do sự nghiêng trục tự quay của Trái Đất nên sự di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời tạo ra các mùa tại Nam bán cầu lệch 6 tháng với các mùa tại Bắc bán cầu. Các cặp mùa tại hai bán cầu tương ứng như sau: Vì thế, nếu một người nào đó muốn sử dụng khái niệm 24 tiết khí tại Nam bán cầu thì đơn giản xác định giá trị bằng kinh độ Mặt Trời - 180° (với các kinh độ Mặt Trời từ 180° trở lên) hoặc bằng kinh độ Mặt Trời + 180° (với các kinh độ Mặt Trời nhỏ hơn 180°) để tìm tiết khí tương ứng tại Nam bán cầu. Ví dụ, với kinh độ Mặt Trời là 135° (bắt đầu tiết lập thu tại Bắc bán cầu) thì giá trị cần tìm là 135° + 180° = 315°. Tra bảng trên sẽ thấy đó là bắt đầu tiết lập xuân tại Nam bán cầu. Tương tự, với kinh độ Mặt Trời là 210° (bắt đầu tiết sương giáng tại Bắc bán cầu) thì giá trị cần tìm là 210° - 180° = 30°. Tra bảng trên sẽ thấy đó là bắt đầu tiết cốc vũ tại Nam bán cầu. Xem thêm Các mùa trong năm Lịch Trung Quốc Tham khảo Liên kết ngoài Ngày giờ các Sóc và Tiết khí từ năm 1000 đến hết năm 2999 Văn hóa phương Đông Danh sách Mùa đông
1,297
2563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di%20gian
Thời gian
Thời gian là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài của chúng. Thời gian được xác định bằng số lượng các chuyển động của các đối tượng có tính lặp lại và thường có một thời điểm làm mốc gắn với một sự kiện nào đó. Từ "thời gian" có trong tất cả các ngôn ngữ của loài người. Khái niệm thời gian có thể có cả ở động vật. Định nghĩa về thời gian là định nghĩa khó hiểu nếu phải đi đến chính xác. Đa số chúng ta ai cũng phải dùng từ đó và nói đến nó, ví dụ "thời gian trôi",... và do đó dứt khoát phải có một cách hiểu chung dễ hiểu hơn. Thời gian là thuộc tính của vận động và phải được gắn với vật chất, vật thể. Các nhà triết học đúc kết rằng "thế giới" luôn luôn vận động. Giả sử rằng nếu mọi vật trong vũ trụ đứng im, khái niệm thời gian trở nên vô nghĩa. Các sự vật luôn vận động song hành cùng nhau. Có những chuyển động có tính lặp lại, trong khi đó có những chuyển động khó xác định. Vì thế để xác định thời gian người ta so sánh một quá trình vận động với một quá trình khác có tính lặp lại nhiều lần hơn, ổn định hơn và dễ tưởng tượng hơn. Ví dụ chuyển động của con lắc (giây), sự tự quay của Trái Đất hay sự biến đổi của Mặt Trời trên bầu trời (ngày), sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tháng âm lịch),... hay đôi khi được xác định bằng quãng đường mà một vật nào đó đi được, sự biến đổi trạng thái lặp đi lặp lại của một "vật". Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô (và kể cả trong ý thức, nhận thức) mà trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng luôn có những quan hệ tương hỗ với nhau và vì thế "vị trí và trật tự" của chúng luôn biến đổi, không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Đó chính là trình tự của thời gian. Theo vật lý động lực học, thời gian có liên quan đến entropi (trạng thái động lực học) vĩ mô. Hay nói cách khác thời gian là một đại lượng mang tính vĩ mô. Nó luôn luôn gắn với mọi mọi vật, không trừ 1 sinh vật hay toàn bộ vật nào hết. Thời gian gắn với từng vật là thời gian riêng, và thời gian riêng thì có thể khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất của vật đó và hệ quy chiếu gắn với nó, ví dụ với mỗi hệ chuyển động có vận tốc khác nhau thời gian có thể trôi đi khác nhau. Thời gian của vật này có thể ảnh hưởng đến vật khác.Tuy nhiên,thời gian nếu là sự hoạt động và tương tác vật chất thì nó phải được xác định các sự kiện là hệ quả của nhau.Nếu như các sự kiện mà con người đo đạc chỉ là các sự kiện ngẫu nhiên,hoặc không thể xác định sự liền mạch khi tái chuẩn hoá hoặc lượng tử hoá qua hằng số planck, thời gian có vẻ không tồn tại.Như vậy, "thời điểm" là một trạng thái vật lý cụ thể (có thể xác định được) của một hệ và "thời gian" là diễn biến của các trạng thái vật lý của một hệ là hệ quả của nhau trong lý thuyết hỗn độn (xem hệ vật lý kín). Đo đạc Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây, Đêm. Trong đó, đơn vị cơ sở là "ngày", một ngày được chia làm 24 giờ (12 canh giờ - cách tính thường sử dụng thời xưa), 1 giờ chia thành 60 phút, 1 tuần gồm 7 ngày, 1 tháng bao gồm 28 đến 31 ngày tuỳ thuộc vào tháng trong năm,... Theo quy ước hiện đại trong vật lý 1 giây được định nghĩa như sau: Giây là khoảng thời gian bằng 9,192,631,770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi. Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên khái niệm giây như sau: Một phút có 60 giây Một giờ có 60 phút Một ngày có 24 giờ Một tuần có 7 ngày Một tháng có 4 tuần + 0, 1, 2, 3 ngày, (trung bình 30,4.. ngày) Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm có 12 tháng, hoặc 52 tuần 1 ngày, hoặc 365 ngày và 6 giờ. Trong lý thuyết tương đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm vào cho không gian ba chiều để tạo thành không-thời gian. Việc cho thêm chiều thời gian giúp việc định vị các sự kiện được dễ dàng khi hệ quy chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm trong không gian ba chiều cổ điển. Vật lý cũng như nhiều ngành khoa học khác xem thời gian là một trong số những đại lượng cơ bản ít ỏi. Nó được dùng định nghĩa nhiều đại lượng khác như vận tốc nhưng nếu dùng những đại lượng như vậy mà định nghĩa trở lại thời gian sẽ tạo ra lối định nghĩa lòng vòng (tiếng Anh: circular definition). Một dạng định nghĩa operational về thời gian được diễn tả như sau: quan sát số lần lập cụ thể của một sự kiện có tính chu kì (như chuyển động của con lắc tự do) nảy sinh một loại đơn vị tiêu chuẩn như giây. Thời Cổ đại người Trung Quốc thường tính thời gian theo Can Chi tức là chia thời gian theo các Canh theo thứ tự 12 con Giáp để tính thời gian trong ngày. Trên thế giới còn rất nhiều dân tộc như Do Thái, Thổ dân Châu Mỹ, Người Khơ Me.... dùng nhiều Lịch khác nhau để tính thời gian khác nhau. Các định nghĩa và tiêu chuẩn Trong hệ đo lường SI cơ bản, đơn vị của thời gian là giây. Từ đó các đơn vị lớn hơn như phút, giờ, và ngày được tính dựa theo đó, các đơn vị thứ cấp này gọi là đơn vị không SI do chúng không được sử dụng trong hệ thống thập phân. Tuy nhiên, chúng cũng được chấp nhận chính thức cùng với SI. Không có tỉ số cố định giữa giây và tháng hay năm, trong khi tháng và năm có những thay đổi đáng kể trong năm về độ dài. Định nghĩa về giây chính thức trong SI như sau: Trong một hội nghị về thời gian năm 1997, CIPM thông báo rằng định nghĩa này đề cập đến một nguyên tử caesium trong trạng thái cơ bản ở 0 K. Trước đó vào năm 1967, giây đã được định nghĩa là: Định nghĩa giây hiện tại, kết hợp với định nghĩa hiện tại về mét, được dựa trên thuyết tương đối hẹp, để khẳng định rằng không-thời gian của chúng ta là một không gian Minkowski. Thời gian quốc tế Điều cơ bản trong khoa học thời gian là việc tính liên tục đơn vị giây dựa trên đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới, hay gọi là thời gian Nguyên tử Quốc tế. Giờ phối hợp quốc tế (UTC) là giờ chuẩn hiện đang được sử dụng trên khắp thế giới. Giờ GMT là một giờ chuẩn cũ, tính từ ngành đường sắt Anh năm 1847. Sử dụng kính thiên văn thay vì đồng hồ nguyên tử, GMT được hiệu chỉnh theo thời gian Mặt Trời trung bình tại Đài thiên văn Greenwich ở Vương quốc Anh. Giờ vũ trụ (UT) là một thuật ngữ hiện đại được dùng trong hệ thống quốc tế dựa trên quan sát bằng kính thiên văn, được chấp nhận để thay thế cho Giờ trung bình Greenwich ("Greenwich Mean Time") năm 1928 bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế. Những quan sát tại đài thiên văn Greenwich đã chấm dứt năm 1954, mặc dù vị trí này vẫn còn được sử dụng làm mốc cho hệ thống tọa độ. Do chu kỳ quay của Trái Đất không phải lúc hoàn toàn cố định, khoảng thời gian giây có thể thay đổi nếu được hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn dựa trên kính thiên văn như GMT hay UT - trong đó giây được xác định là một tỷ lệ của ngày hay năm. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cũng phát đi các tín hiệu thời gian rất chính xác trên toàn cầu, với những chỉ dẫn về cách chuyển đổi giữa giờ GPS và UTC. Trái Đất được chia thành các múi giờ. Hầu hết mỗi múi giờ cách nhau một giờ, và tính toán giờ địa phương khi cộng thêm vào giờ UTC hay GMT. Ở một số nơi việc cộng thêm giờ thay đổi theo năm do những quy ước về giờ tiết kiệm ánh sáng ngày. Đọc thêm - Research bibliography Stiegler, Bernard, Technics and Time, 1: The Fault of Epimetheus Charlie Gere, (2005) Art, Time and Technology: Histories of the Disappearing Body, Berg Xem thêm Không gian Không gian nhiều chiều Lý thuyết tương đối rộng Lực hấp dẫn Chú thích Liên kết ngoài lưu trữ Khái niệm vật lý Bài cơ bản dài trung bình Quan niệm trong siêu hình học Thuật đo thời gian Đại lượng vật lý Khái niệm triết học tinh thần Lịch sử tư tưởng Lịch sử triết học Lịch sử khoa học Lý thuyết siêu hình Siêu hình học Bản thể học Tri giác Triết học thời gian Thuần trực cảm Thực tế Hiện tượng vật lý
1,698
2564
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C6%B0%E1%BB%A3u%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Rượu (định hướng)
Rượu có thể có các nghĩa: Trong hóa học rượu là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH, đọc bài Rượu (hóa học). Rượu có thể là tên gọi của một nhóm các loại đồ uống có chứa cồn. Tùy thuộc vào nguyên liệu và cách sản xuất, rượu có những tên gọi khác nhau như: Rượu vang Rượu Brandy Rượu Cô nhắc là một loại rượu của Pháp, được chưng cất từ loại rượu nhẹ sản sinh trong tiến trình lên men nho. Rượu Rum Rượu Sâm panh chỉ tới các loại rượu vang được sản xuất tại khu vực Champagne của Pháp. Rượu Whisky được sản xuất từ ngũ cốc bằng cách lên men và chưng cất. Rượu Vodka Rượu mỏ quạ là loại rượu được ngâm từ trái cây mỏ quạ. Rượu nếp Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Rượu thuốc là rượu ngâm với hỗn hợp thuốc bắc. Rượu cần là những vò rượu cần trong nhà dài của người Ê Đê. Rượu Kim Sơn Rượu đế Rượu Bàu Đá Rượu Sake là một trong các loại rượu có nguồn gốc từ Nhật Bản. Rượu Gò Đen là một trong những loại rượu của Việt Nam.
208
2565
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A2y
Giây
Giây là đơn vị đo lường thời gian hoặc góc. Trong hệ đo lường quốc tế Trong khoa đo lường, giây (viết tắt là s theo chuẩn quốc tế hoặc là gi trong tiếng Việt, còn có ký hiệu là ″) là đơn vị đo thời gian, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI). Định nghĩa quen thuộc của giây vốn là khoảng thời gian bằng 1/60 của phút, hay 1/3600 của giờ. Định nghĩa chính xác gần đây nhất của Văn phòng Cân đo Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures) vào năm 1998 là: Khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi. Trong vật lý người ta còn sử dụng các đơn vị nhỏ hơn như mili giây (một phần nghìn giây), micrô giây (một phần triệu giây), hay nano giây (một phần tỉ giây) Trong toán học Trong toán học, giây còn là đơn vị đo góc, bằng 1/60 của phút, hay 1/3600 của độ. Xem thêm Phút Giờ Hệ đo lường quốc tế Tham khảo Liên kết ngoài Bureau International des Poids et Mesures. The International System of Units (SI), 7th ed. 1998. http://www1.bipm.org/en/si/si_brochure/. (tiếng Anh) Đơn vị cơ bản trong SI Đơn vị đo thời gian Hệ đo lường MKS Bài cơ bản sơ khai Đơn vị thời gian CGS
242
2566
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BB%9D
Giờ
Giờ (tiếng Anh: hour; viết tắt là h) là một khoảng thời gian bằng 60 phút, hoặc bằng 3600 giây. Trong hệ đo lường quốc tế, giờ là đơn vị đo được suy ra từ đơn vị cơ bản giây theo định nghĩa trên. Trong cách hành văn hàng ngày một giờ còn nhiều khi được gọi là một tiếng đồng hồ hoặc một tiếng. Giờ ban đầu được thành lập vào Cận Đông cổ đại như một biện pháp đo lường của đêm hay ban ngày. Các giờ theo mùa, giờ theo thời gian hoặc giờ không bằng nhau thay đổi theo mùa và vĩ độ. Giờ bằng nhau hoặc giờ đường phân điểm được thực hiện như là thời gian trong ngày được đo từ trưa ngày này đến trưa ngày hôm sau; những thay đổi theo mùa nhỏ của đơn vị này cuối cùng đã được làm nhẵn bằng cách cho nó giá trị của ngày mặt trời trung bình. Vì đơn vị này không cố định do sự biến đổi lâu dài trong chuyển động quay của Trái Đất, giờ cuối cùng được tách ra khỏi chuyển động quay của Trái Đất và được định nghĩa theo nguyên tử hoặc giây vật lý. Trong hệ mét hiện đại, giờ là một đơn vị thời gian được chấp nhận được định nghĩa là 3.600 giây nguyên tử. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm hoi, một giờ có thể kết hợp một giây nhuận dương hoặc âm, làm cho nó kéo dài 3.599 hoặc 3.601 giây, để giữ nó trong vòng 0,9 giây so với UT1, dựa trên các phép đo của ngày mặt trời trung bình. Lịch sử Cổ đại Người Hy Lạp và La Mã cổ đại ban đầu chia ngày thành 12 giờ và ban đêm thành 3 hoặc 4 canh đêm. Nhà thiên văn học Hy Lạp Andronicus ở Cyrrhus đã giám sát việc xây dựng một horologion gọi là Tháp Gió ở Athens trong thế kỷ 1 TCN. Cấu trúc này theo dõi một ngày 24 giờ bằng cách sử dụng cả đồng hồ mặt trời và chỉ số giờ cơ học. Ban đêm sau đó cũng được chia thành 12 giờ. Khái niệm giờ kinh điển đã được đưa vào Cơ đốc giáo ban đầu từ Do Thái giáo Đền thờ thứ hai. Đến năm 60 sau Công nguyên, Didache khuyến nghị các môn đồ cầu nguyện Kinh Lạy Cha ba lần một ngày; thực hành này cũng được tìm thấy trong các giờ kinh điển. Vào thế kỷ thứ hai và thứ ba, các Giáo phụ như Clement ở Alexandria, Origen, và Tertullian đã viết về việc thực hành Kinh Sáng và Tối, và những lời cầu nguyện vào các giờ thứ ba, thứ sáu và thứ chín. Trong nhà thờ đầu tiên, trong đêm trước mỗi lễ, một lễ canh thức được giữ. Từ "Canh thức", lúc đầu được áp dụng cho Văn phòng Ban đêm, xuất phát từ một nguồn tiếng Latinh, cụ thể là Vigiliae hoặc đồng hồ ban đêm hoặc canh gác của binh lính. Đêm từ sáu giờ tối đến sáu giờ sáng được chia thành bốn canh hoặc canh ba giờ, canh một, canh hai, canh ba và canh tư. Horae ban đầu là hiện thân của các khía cạnh theo mùa của tự nhiên, không phải thời gian trong ngày. Danh sách mười hai Horae đại diện cho mười hai giờ trong ngày chỉ được ghi lại trong Late Antiquity, bởi Nonnus. Horae thứ nhất và thứ mười hai đã được thêm vào bộ mười canh giờ ban đầu: 1. Auge (ánh sáng đầu tiên), 2. Anatole (mặt trời mọc), 3. Mousike (giờ học và âm nhạc buổi sáng), 4. Gymnastike (giờ tập thể dục buổi sáng), 5. Nymphe (giờ xảy ra buổi sáng), 6. Mesembria (buổi trưa), 7. Sponde (thời gian sau bữa trưa), 8. Elete (cầu nguyện), 9. Akte (ăn uống và niềm vui), 10. Hesperis (bắt đầu buổi tối), 11. Dysis (hoàng hôn), 12. Arktos (bầu trời đêm). Lưỡng Hà Giờ của Sumer và Babylonia chia ngày và đêm thành 24 giờ bằng nhau, đếm từ lúc mặt trời mọc. Ai Cập Người Ai Cập cổ đại bắt đầu chia buổi tối thành một thời gian nào đó trước khi biên soạn Văn bản Kim tự tháp Vương triều V in the 24thcentury. Vào năm 2150 (Vương triều IX), sơ đồ sao trong nắp quan tài Ai Cập—còn được biết đến là "lịch đường chéo" hoặc "đồng hồ sao"—có chính xác 12 ngôi sao. Clagett viết rằng "chắc chắn" bộ phân chia buổi đêm này theo sau việc thông qua lịch dân sự Ai Cập, thường đặt năm 2800 làm cơ sở phân tích chu kỳ Sothic, nhưng âm lịch có lẽ bắt đầu từ trước đó rất lâu và cũng có 12 tháng tháng trong mỗi năm của nó. Sơ đồ quan tài cho thấy rằng người Ai Cập ghi chép về sự mọc cùng Mặt Trời của 36 ngôi sao hoặc chòm sao (bây giờ được biết đến là "decan"), một cho mỗi "tuần" mười-ngày của lịch dân sự của họ. (12 bộ của "tam giác decan" thay thế đã được sử dụng cho 5 ngày nhuận giữa các năm.) mỗi tối, việc mọc của 11 decan được ghi chép, chia buổi tối thành 12 phần mỗi phần dài 40phút. (bảy ngôi sao khác cũng được ghi chép lại bởi người Ai Cập trong lúc hoàng hôn và trước rạng đông, nhưng chúng không quan trọng cho việc phân chia thời gian.) Những decan nguyên bản từng được sử dụng bởi Ai Cập đã thay đổi đáng kể khỏi vị trí của chúng trong khoảng thời gian vài thế kỷ. Vào thời điểm (1350), các linh mục ở Karnak từng sử dụng đồng hồ nước để xác định giờ. Đồng hồ nước được lấp đầy đến đỉnh điểm lúc hoàng hôn và giờ được xác định bằng cách so sánh mực nước với mười hai mức đo của nó, mỗi mức cho một tháng trong năm. Trong khoảng thời gian Tân Vương quốc Ai Cập, một hệ decan khác được sử dụng, được làm từ 24 trong vòng 1 năm và 12 ngôi sao mỗi đêm. Đông Nam Á Ở Thái Lan, Lào, và Campuchia, hệ tính giờ truyền thống là đồng hồ sáu-giờ. 7 giờ sáng là giờ đầu tiên của nửa đầu tiên của ban ngày; 1 giờ chiều là giờ đầu tiên của nửa sau của ban ngày; 7 giờ tối là giờ đầu tiên của nửa đầu tiên của ban đêm; và 1 giờ sáng là giờ đầu tiên của nửa sau của ban đêm. Hệ thống này tồn tại ở Vương quốc Ayutthaya, tạo ra áp dụng thực tế bằng cách thông báo công cộng giờ ban ngày với chiêng và giờ ban đêm với trống. Nó được loại bỏ ở Lào và Campuchia trong thời kỳ Pháp thuộc và hiện giờ không còn phổ biến. Hệ thống của Thái Lan vẫn còn được sử dụng không chính thức theo điều lệ của Chulalongkorn đại đế năm 1901. Xem thêm Hệ đo lường quốc tế Ghi chú Tham khảo Đơn vị đo thời gian Đơn vị thời gian
1,205
2574
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n%20ph%C3%A2n
Xuân phân
Xuân phân theo lịch Trung Quốc cổ đại, là điểm giữa của mùa xuân, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch và tiết khí này bắt đầu từ điểm giữa mùa xuân. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân (tiếng Anh: Vernal equinox) tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì điểm xuân phân lại là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên "thiên xích đạo" (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và đi lên hướng Bắc. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ một điểm trên bầu trời là điểm đầu tiên của cung Bạch Dương trong Hoàng đạo. Về mặt thời gian, xuân phân diễn ra vào khoảng 19 tháng 3 đến 21 tháng 3, thời gian chính xác của nó là khoảng 5 h 49 m muộn hơn so với năm trước trong những năm thường và khoảng 17 h 26 m sớm hơn trong những năm nhuận. (Xem thêm chu kỳ 400 năm của năm nhuận để biết thêm về sai số trong lịch Gregory.). Theo quy ước, tiết Xuân phân là khoảng thời gian bắt đầu từ 21 tháng 3 và kết thúc vào khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Thanh minh bắt đầu. Ở Nam bán cầu thì thời điểm đó lại là điểm thu phân. Tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ và châu Âu (Ở Bắc Bán cầu), xem ngày này là bắt đầu Mùa Xuân theo thiên văn. Từ nguyên Chữ Hán: 春分. Thiên văn Theo khoa học thiên văn phương Tây, điểm mà Mặt Trời vượt qua xích đạo bầu trời đi lên Bắc thiên cầu gọi là điểm xuân phân. Các nhà thiên văn và chiêm tinh cổ (vào thiên niên kỷ I TCN) đã chọn điểm xuân phân là điểm đầu tiên của cung Bạch Dương. Tuy nhiên, do chuyển động tuế sai của trục Trái Đất, mỗi năm điểm xuân phân di chuyển trên hoàng đạo một cung khoảng 50,29 giây. Hiện nay, điểm này không còn ở trong cung Bạch Dương nữa mà đang ở trong cung Song Ngư. Đến khoảng năm 2600 nó sẽ ở trong cung Bảo Bình (do dó có thuật ngữ "kỷ nguyên Bảo Bình"). Đối với Nam bán cầu, điểm xuân phân lại là điểm bắt đầu của mùa thu. Chuyển động của Mặt Trời Tại điểm xuân phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là Xuân phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng ba tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía bắc. Lễ hội Đối với Việt Nam thì ngày này không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên đối với một số quốc gia trên thế giới thì đây là một ngày hội. Theo lịch Trung Hoa thì ngày Xuân phân đánh dấu giữa mùa xuân, nhưng theo lịch thiên văn của Hoa Kỳ và một số quốc gia châu Âu, thì ngày này là bắt đầu mùa xuân. Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu xuân) của Iran được tổ chức vào ngày này, tôn giáo Baha'i gọi lễ này là Naw-Rúz; ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Lễ hội Chol Chnam Thmay mừng năm mới của người Khmer bắt đầu vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch và các ngày Tết Lào, Tết Thái Lan, Tết Miến Điện cũng bắt đầu vào giữa tháng 4. Giữa tháng 3 cũng bắt đầu tháng Nisan, tháng đầu tiên theo lịch tôn giáo của người Do Thái. Năm mới Tamil được tổ chức sau ngày Xuân phân, được tổ chức tại bang miền nam Ấn Độ (Tamil Nadu). Tại Nhật Bản ngày Xuân phân (春分の日) là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Lễ Phục sinh ở các quốc gia theo Cơ đốc giáo được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn kể từ ngày Xuân phân (Xem thêm cách tính). Ngày Trái Đất được kỷ niệm vào ngày Xuân phân hàng năm kể từ ngày đầu tiên là 21 tháng 3 năm 1970. Giờ Trái Đất được kỷ niệm vào thứ bảy cuối cùng của tháng 3. Xem thêm Điểm chí (bao gồm đông chí và hạ chí) Điểm phân (bao gồm xuân phân và thu phân) Các mùa trong năm Lịch Trung Quốc Tiết khí Tham khảo Tiết khí Thời tiết Mùa xuân
810
2586
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cholesterol
Cholesterol
Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch gây ra bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng. Lịch sử tên gọi Tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp chole- (mật) và stereos (rắn), vì nó được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật. Sinh lý học Tổng hợp Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl CoA theo đường HMG-CoA reductase ở nhiều tế bào/mô. Khoảng 20–25% lượng cholesterol tổng hợp mỗi ngày (~1 g/ngày) xảy ra ở gan, các vị trí khác có tỉ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Với một người khoảng 68 kg, tổng lượng cholesterol trung bình trong cơ thể khoảng 35g (35.000 mg). Trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1000 mg và từ thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg. Sự di chuyển cholesterol trong cơ thể có tính chất tuần hoàn. Nó được bài tiết ở gan qua mật đến cơ quan tiêu hóa. Khoảng 50% lượng cholesterol bài tiết được tái hấp thu ở ruột non vào hệ tuần hoàn. Phytosterols có thể cạnh tranh với cholesterol trong công tác tái hấp thu của ruột vì vậy làm suy giảm độ tái hấp thu của cholesterol vào máu. Tính chất Cholesterol kém tan trong nước; nó không thể tan và di chuyển ở dạng tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein; đó là các "va-li phân tử" tan trong nước và bên trong mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ được cung cấp cho nơi đâu. Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan, được gọi là chylomicron. Chylomicron có thành phần giàu triglyceride. Chúng chuyên chở triglyceride và cholesterol (từ thức ăn và đặc biệt là cholesterol được tiết từ gan vào mật) đến các mô như gan, mỡ và cơ vân. Tại các nơi đó, lipoprotein lipase (LPL) thủy phân triglyceride trong chylomicron thành acid béo tự do; các acid béo này được dùng để tổng hợp lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) ở gan hoặc được oxi hoá sinh năng lượng ở cơ hoặc được dự trữ ở mô mỡ. Chylomicron sau khi mất triglyceride trở thành các hạt còn lại (chylomicron remnant) và được vận chuyển đến gan để được xử lý tiếp. VLDL là lipoprotein tương tự như chylomicron, có thành phần triglyceride cao. VLDL được tổng hợp từ acid béo tự do có nguồn gốc từ chuyển hoá chylomicron ở gan hoặc nội sinh. Triglyceride của VLDL bị thủy phân bởi lipoprotein lipase mao mạch để cung cấp acid béo cho mô mỡ và cơ. Phần lipid còn lại gọi là lipoprotein tỉ trọng trung gian (IDL). Sau đó IDL chuyển thành lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) bởi tác dụng của lipase gan hoặc được gan bắt giữ qua thụ thể LDL. Các hạt LDL chuyên chở phần lớn lượng cholesterol có trong máu, cung cấp cholesterol cho tế bào. Thụ thể LDL ở tế bào ngoại biên hoặc gan bắt giữ LDL và lấy nó ra khỏi máu. Tế bào ngoại biên dùng cholesterol trong LDL cho cấu trúc màng cũng như để sản xuất hormone. LDL là lipoprotein tạo xơ vữa động mạch; nồng độ LDL cao liên hệ với tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các hạt LDL đặc, nhỏ chứa nhiều cholesterol ester (phenotype B) được cho là có tính sinh xơ vữa động mạch cao hơn do nhạy cảm với các thay đổi oxy hóa và vì vậy có độc tính cho nội mạch so với các hạt LDL lớn, bộng (phenotype A). Ở người khoẻ mạnh, các hạt LDL có kích thước lớn và số lượng ít. Ngược lại, nếu có nhiều các hạt LDL nhỏ sẽ dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch. Các hạt lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) được tổng hợp và chuyển hoá ở gan và ruột. HDL sơ khai lấy cholesterol từ mô ngoại biên; quá trình này được hỗ trợ bởi men lecithin:cholesterol acyltransferase (LCAT) trong hệ tuần hoàn qua phản ứng ester hoá cholesterol tự do. Khi cholesterol được ester hoá, nó tạo gradient nồng độ và hút cholesterol từ mô ngoại biên và từ các lipoprotein khác và trở nên ít đặc hơn. Song song đó, protein di chuyển cholesterol ester (cholesterol ester transfer protein) lại mang cholesterol ester từ HDL sang VLDL, LDL và một phần nhỏ hơn sang chylomicron, làm giảm gradient nồng độ và cho phép triglyceride di chuyển theo chiều ngược lại, từ đó làm giảm ức chế LCAT do sản phẩm. Vì vậy, phần lớn cholesterol ester được tạo bởi LCAT sẽ được vận chuyển về gan qua phần còn lại của VLDL (IDL) và LDL. Đồng thời, HDL giàu triglyceride sẽ giải phóng triglyceride ở gan khi bị bắt giữ hoặc khi triglyceride được thủy phân bởi lipase gan nhạy cảm heparin (heparin-releasable hepatic lipase). Số lượng các hạt HDL to càng nhiều thì hệ quả sức khoẻ càng tốt; và ngược lại, số lượng này càng ít thì càng có nguy cơ xơ vữa động mạch. (Các xét nghiệm lipid truyền thống không cho biết được kích thước và số lượng của các hạt LDL và HDL.) Điều hoà Sinh tổng hợp cholesterol được điều hoà trực tiếp bởi nồng độ cholesterol nội bào, nhưng cơ chế hằng định nội môi có liên quan chưa được hiểu rõ ràng. Lượng nhập trong thức ăn tăng sẽ làm giảm lượng nội sinh và ngược lại. Cơ chế điều hoà chính là phát hiện cholesterol nội bào ở lưới nội sinh chất bởi protein SREBP (Sterol Regulatory Element Binding Protein 1 và 2). Khi có mặt cholesterol, SREBP gắn với 2 protein khác: SCAP (SREBP-cleavage activating protein) và Insig-1. Khi nồng độ cholesterol giảm, Insig-1 tách khỏi phức hợp SREBP-SCAP, cho phép phức hợp di chuyển vào bộ máy Golgi, ở đó SREBP bị cắt bởi S1P và S2P (site 1/2 protease), hai men này được hoạt hoá bởi SCAP khi nồng độ cholesterol thấp. SREBP đã bị cắt sau đó di chuyển đến nhân và đóng vai trò yếu tố phiên mã (transcription factor) gắn với "Yếu tố Điều hoà Sterol" (Sterol Regulatory Element) của một số gene để kích thích phiên mã. Trong số các gene phiên mã có thụ thể LDL và HMG-CoA reductase. Thụ thể LDL thu bắt LDL trong tuần hoàn, còn HMG-CoA reductase làm tăng sản xuất cholesterol nội sinh. Phần lớn cơ chế này được Michael S. Brown và Joseph L. Goldstein làm sáng tỏ vào thập kỉ 1970. Hai ông đoạt Giải Nobel về Sinh lý và Y khoa cho công trình của mình vào năm 1985. Lượng cholesterol trung bình trong máu thay đổi theo tuổi tác, thường tăng dần cho đến khi khoảng 60 tuổi. Nghiên cứu của Ockrene và cs cho thấy nồng độ cholesterol cũng thay đổi theo mùa ở người, cao hơn vào mùa đông. Chức năng Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, nó giúp tính lỏng của màng ổn định trong khoảng dao động nhiệt độ rộng hơn. Nhóm hydroxyl trên phân tử tương tác với đầu phosphate của màng còn gốc steroid và chuỗi hydrocarbon gắn sâu vào màng. Nó là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, nhiều loại hormone steroid, bao gồm cortisol, cortisone, và aldosterone ở tuyến thượng thận, và các hormone sinh dục progesterone, estrogen, và testosterone. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư. Bài tiết Cholesterol được bài tiết từ gan vào mật và được tái hấp thu ở ruột. Trong một số trường hợp, khi bị cô đặc, như ở túi mật, nó kết tinh và là thành phần cấu tạo chính của hầu hết sỏi mật, bên cạnh sỏi lecitin và bilirubin ít gặp hơn. Trong thức ăn Danh sách bên dưới liệt kê hàm lượng cholesterol trong 100g thức ăn, cho một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật: Sữa chua: 5 mg Sữa bò tươi: 10 mg Sữa mẹ: 15 mg Sò biển: 40–55 mg Tôm hùm: 70 mg Phô mai: 70–90 mg Cá hồi: 80 mg Cá ngừ: 80 mg Thịt bò: 84 mg Thịt lợn: 86 – 94 mg Thịt cừu: 89 mg Lưỡi bê: 67 mg Lưỡi bò: 88 mg Lưỡi lợn: 102 mg Lưỡi cừu: 155 mg Tim bê: 102 mg Tim bò: 123 mg Tim cừu: 134 mg Tụy bê: 172 mg Tụy lợn: 194 mg Tụy bò: 205 mg Tụy cừu: 261 mg Bơ: 260 mg Mề gà: 194 mg Mề gà tây: 232 mg Thận lợn: 318 mg Thận cừu: 339 mg Thận bê: 364 mg Thận bò: 413 mg Trứng cá: 374 mg Trứng gà: 410–480 mg Gan bò: 338 mg Gan ngỗng: 485 mg Gan cừu: 501 mg Gan gà tây: 626 mg Gan gà: 631 mg Lòng gà: 393 mg Não cừu: 1352 mg Não bê: 1592 mg Não lợn: 2195 mg Não bò: 3011 mg Xem thêm 7-dehydrocholesterol Triglyceride Vitamin D Rối loạn mỡ máu Tham khảo Anderson RG. Joe Goldstein and Mike Brown: from cholesterol homeostasis to new paradigms in membrane biology. Trends Cell Biol 2003:13:534-9. PMID 14507481. Ockene IS, Chiriboga DE, Stanek EJ 3rd, Harmatz MG, Nicolosi R, Saperia G, Well AD, Freedson P, Merriam PA, Reed G, Ma Y, Matthews CE, Hebert JR. Seasonal variation in serum cholesterol levels: treatment implications and possible mechanisms. Arch Intern Med 2004;164:863-70. PMID 15111372. Liên kết ngoài (Tiếng Anh) Các khía cạnh của tiêu hoá và chuyển hoá mỡ - Báo cáo của LHQ/TCYTTG 1994 Hội Tim mạch Mỹ Hội Weston A. Price : nhóm nghi vấn về mối liên hệ giữa cholesterol và xơ vữa động mạch. Cholesterol (tiêu đề) Steroid Dinh dưỡng
1,783
2611
https://vi.wikipedia.org/wiki/CeBIT
CeBIT
CeBIT là một trong những hội chợ lớn nhất thế giới về kỹ thuật thông tin, được tổ chức hằng năm vào tháng Ba tại Hannover, Đức. CeBIT là chữ đầu tự của Centrum der Büro- und Informationstechnik (Trung tâm của Kỹ thuật Thông tin và Kỹ thuật Văn phòng). Người tổ chức hội chợ là Công ty cổ phần Hội chợ Đức (Deutsche Messe AG). CeBIT phát triển từ phần triển lãm nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Hannover được tổ chức hằng năm từ sau 1947. Bắt đầu từ năm 1970 phần triển lãm này được gọi là Trung tâm của Kỹ thuật Thông tin và Kỹ thuật Văn phòng (Centrum der Büro- und Informationstechnik) sau đó là Trung tâm thế giới dành cho các Kỹ thuật Truyền thông, Thông tin và Văn phòng (Welt-Centrum für Büro-, Informations- und Kommunikationstechnik). Vào năm 1986 Hội chợ Hannover được chia ra thành Hội chợ công nghiệp Hannover và CeBIT độc lập, một phần cũng là kết quả của một sự phát triển liên tục cả về số lượng các hãng tham gia và về diện tích triển lãm. Ngày 12 tháng 3 năm 1986 CeBIT đầu tiên tách ra khỏi Hội chợ Hannover. Có 2.142 hãng các ngành kỹ thuật viễn thông, thông tin và văn phòng đã trưng bày các sản phẩm của họ trên 200.000 m² diện tích. Ngành viễn thông được đưa vào chương trình của CeBIT lần đầu tiên cũng vào năm này. Mặc dầu có một số chỉ trích về việc tách ra khỏi Hội chợ Hannover để trở thành CeBIT riêng biệt đầu tiên, khoảng 334.000 khách đã đến tham quan hội chợ. Từ đó CeBIT đã phát triển sôi nổi hơn Hội chợ công nghiệp về mặt số lượng khách tham quan. Vào năm 1996 và 1998 CeBIT home ở Hannover được tổ chức như một chi nhánh của CeBIT, chủ yếu trưng bày các trò chơi trên máy tính, trò chơi trên các máy chuyên dụng (tiếng Anh: console), các phần cứng dùng trong trò chơi điện tử và các sản phẩm của ngành điện tử tiêu khiển. Hội chợ này được tổ chức luân phiên với hội chợ IFA ở Berlin (Đức). Games Convention là hội chợ kế thừa của CeBIT home. Mục đích của CeBIT home là kéo các khách cá nhân ra khỏi CeBIT vì họ làm phiền các khách tham quan chuyên môn. Từ năm 1999 Công ty cổ phần Hội chợ Đức (Deutsche Messe AG) đã tổ chức thêm các triển lãm khác trên thế giới như CeBIT America ở Thành phố New York hay CeBIT Asia ở Thượng Hải. Tham khảo Hannover Hội chợ Đức
444
2644
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BB%81u%20d%C3%A0i
Chiều dài
Trong vật lý, chiều dài (hay độ dài khi nói về độ lớn của khoảng cách) là khái niệm cơ bản chỉ trình tự của các điểm dọc theo một đường nằm trong không gian và đo lượng (nhiều hay ít) mà điểm này nằm trước hoặc sau điểm kia. Trong ngôn ngữ thông dụng, chiều dài là một trường hợp của khoảng cách. Chiều dài của một vật thể là kích thước mở rộng của nó, tức là cạnh dài nhất của nó. Đơn vị đo chiều dài tiêu chuẩn ở Việt Nam, tuân thủ hệ đo lường quốc tế, là mét. Lịch sử Sử dụng bộ phận cơ thể con người làm đơn vị đo chiều dài Cách xác định đơn vị độ dài đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Từ xưa, cơ sở để tạo ra đơn vị đo chiều dài là bộ phận của cơ thể con người. Ví dụ, cubit (1 cubit = 45.72 Centimet) là đơn vị biểu thị chiều dài được tính bằng từ khuỷu tay đến đầu ngón tay. Đơn vị này được sử dụng trong các nền văn hóa cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập và La Mã. Chiều dài của đơn vị này khác nhau tùy theo các vùng miền, khoảng từ 450 đến 500 Milimét. Ngoài ra, thước đo độ dài tiêu chuẩn trong các thời đại này là bộ phận cơ thể của người cai trị lãnh thổ hoặc một số người có quyền khác. Ngày nay, các đơn vị đo chiều dài dựa trên bộ phận cơ thể người vẫn được dùng ở các quốc gia như Hoa Kỳ ví dụ như Foot, Inch,... Sử dụng Trái Đất để tạo ra đơn vị đo chiều dài Khi Kỷ nguyên khám phá kết thúc và ngành công nghiệp chủ yếu phát triển ở Tây Âu, việc thống nhất các đơn vị đo độ dài trên toàn cầu đã trở nên cần thiết. Vào thế kỷ thứ 17, những cuộc thảo luận đã diễn ra ở Châu Âu nhằm thống nhất các đơn vị đo. Sau khoảng một thế kỷ, Pháp đã đề xuất đơn vị Mét (có nghĩa là "đo" trong tiếng Hy Lạp) vào năm 1791, trong đó 1 mét bằng 1/10.000.000 khoảng cách của Kinh tuyến cực Bắc đến Xích đạo. Sử dụng tốc độ ánh sáng để tạo ra đơn vị đo chiều dài Trong Hội nghị chung về Trọng lượng và Đo lường (CGPM) được tổ chức vào năm 1960, chiều dài của một mét được xác định theo bước sóng của ánh sáng màu da cam phát ra từ nguyên tố krypton-86 trong chân không. Năm 1983, nhờ những tiến bộ trong công nghệ laser, chiều dài của một mét được tính dựa trên tốc độ ánh sáng trong một khoảng thời gian. Ngày nay, một mét được định nghĩa là "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong 1 / 299.792.458 giây", như được định nghĩa vào năm 1983. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường quốc tế Trong Hệ thống đo lường quốc tế, mét (m) được sử dụng làm đơn vị SI (đơn vị cơ sở) của chiều dài. Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: Xem thêm Đơn vị đo chiều dài Tham khảo Đại lượng vật lý de:Längenmaß
552
2645
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kho%E1%BA%A3ng%20c%C3%A1ch
Khoảng cách
Khoảng cách là đại lượng vật lý và toán học để tính độ lớn của đoạn thẳng nối giữa hai điểm nào đó. Trong đời sống thường ngày, người ta sử dụng thuật ngữ khoảng cách để chỉ độ dài của một đoạn đường nào đó, có thể không phải là một đường thẳng lý tưởng. (Nói chính xác hơn thì mọi điểm phân biệt trên bề mặt Trái Đất nối với nhau theo một dây cung chứ không phải đường thẳng). Trong kinh tế, giao thông-vận tải, người ta sử dụng thuật ngữ khoảng cách để chỉ độ dài của một con đường (bộ hay sắt) hay tuyến đường biển, đường hàng không làm một giá trị nhằm tính toán các tối ưu về chi phí trong vận chuyển hàng hóa và hành khách. Khác với vị trí trong các hệ tọa độ, khoảng cách là một đại lượng không có các giá trị âm. Khoảng cách là một đại lượng vô hướng, nó chỉ có độ lớn mà không có hướng như các đại lượng véc tơ. Đơn vị đo độ lớn của khoảng cách trong khoa học được tính theo hệ đo lường quốc tế là mét và các bội số hay ước số của nó. Tuy nhiên trong cuộc sống người ta cũng hay lấy thời gian trung bình để có thể vượt qua khoảng cách giữa hai điểm làm thước đo độ lớn của nó. Ví dụ: "Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là 2 giờ xe chạy". Khoảng cách trong toán học Trong toán học khoảng cách giữa hai điểm P và Q là d(P,Q), trong đó d là hàm số tính khoảng cách. Chúng ta cũng có thể định nghĩa khoảng cách giữa hai tập hợp A và B là khoảng cách nhỏ nhất (hay cực tiểu) giữa hai điểm bất kỳ P thuộc A và Q thuộc B. Công thức tính khoảng cách Khoảng cách d, giữa hai điểm được biểu diễn trong hệ tọa độ Đề-các bằng căn bậc hai của tổng các bình phương các thay đổi theo mỗi trục tọa độ. Vì vậy trong không gian hai chiều, khoảng cách giữa hai điểm A và B được tính: , và trong không gian ba chiều: , với Ở đây, "Δ" (delta) chỉ sự thay đổi của các tham biến. Vì vậy, Δx là sự thay đổi của x, đọc là "delta-x". Theo thuật ngữ toán học, Δx = x1 - x0. Công thức tính khoảng cách là một trường hợp tổng quát của định lý Pitago. Nó cũng có thể mở rộng ra để tính độ dài của một dây cung. Khoảng cách còn được gọi là chiều cao hay chiều dài hoặc chiều rộng khi chỉ độ lớn của một vật cụ thể nào đó tính theo các kích thước trong không gian ba chiều. Trong không-thời gian: ds2 = dx2 + dy2 + dz2 - (cdt)2 Trong không gian đa chiều: Xem thêm Độ đo Tham khảo Liên kết ngoài Đại lượng vật lý Hình học mêtric Toán học sơ cấp
504
2676
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20H%E1%BB%93ng%20S%C6%A1n%20%28nh%C3%A2n%20v%E1%BA%ADt%20b%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ch%C3%ADnh%20ki%E1%BA%BFn%29
Phạm Hồng Sơn (nhân vật bất đồng chính kiến)
Phạm Hồng Sơn (sinh năm 1968) là một nhân vật bất đồng chính kiến với chính quyền Việt Nam. Tiểu sử Phạm Hồng Sơn quê quán tại tỉnh Nam Định, Việt Nam, tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội năm 1992. Sau đó, ông cũng đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại trường Đại Học Kinh tế Quốc dân (NEU). Ông đã lập gia đình và có hai con. Sự nghiệp Phạm Hồng Sơn đã dịch một bài viết đăng trên website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhan đề "Thế nào là dân chủ" . Ông đã phổ biến bản dịch này bằng cách gởi cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, các thân hữu và một số website. Vào 6 tháng 3 năm 2002, Phạm Hồng Sơn công khai gởi bài "Những Tín Hiệu Đáng Mừng Cho Dân Chủ Tại VN" tới ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí. Ông Sơn bị công an bắt giữ vào ngày 27 tháng 3 năm 2002. Phạm Hồng Sơn cho biết ông đã dịch bài "Thế nào là dân chủ" vì ông "khao khát Tự do, Hòa bình và mưu cầu một cuộc sống đầy đủ trên đất nước Việt Nam." Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam trong bản cáo trạng đã cáo buộc Phạm Hồng Sơn đã quan hệ với các "đối tượng phản động lưu vong tại nước ngoài" để "vu cáo nhà nước về vi phạm nhân quyền". Bản cáo trạng còn nói rằng ông đã có "hoạt động tích cực để thành lập và phát triển lực lượng đa nguyên và dân chủ ở Việt Nam" . Trong thời gian 15 tháng tạm giữ trước khi ra tòa, ông Sơn không được phép gặp mặt vợ con. Vụ xử kín diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2003. Tại phiên tòa, Phạm Hồng Sơn bị tuyên án 13 năm tù vì tội gián điệp.. Xét kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và kháng cáo của bị can Phạm Hồng Sơn, vào ngày 26 tháng 8 năm 2003, Toà án Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên mức án cho Phạm Hồng Sơn được giảm từ 13 năm tù xuống còn 5 năm tù, 3 năm quản chế. Chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, và một số tổ chức nhân quyền quốc tế như tổ chức Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch cho rằng ông Sơn là một tù nhân lương tâm và không được xử một cách công bằng trong một toà kín và kêu gọi nhà nước Việt Nam thả tự do cho ông. Cuối tháng 8 năm 2006, Phạm Hồng Sơn được hưởng chế độ đặc xá, tha tù theo quyết định của Chủ tịch nước nhân đợt đặc xá dịp lễ Quốc khánh để về nhà dưỡng bệnh . Ông phải chịu lệnh quản thúc tại gia trong vòng 3 năm. Ngày 5 tháng 1 năm 2018, ông đã rời Việt nam, sang Pháp. Được cho rằng ông đến Pháp sau khi vợ ông, bà Vũ Thúy Hà sang Pháp để làm việc cho Tổ chức La Francophonie hồi cuối năm 2017. Vinh danh Ông là một trong số tám người Việt Nam được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman/Hammett năm 2008. Xem thêm Cù Huy Hà Vũ Chú thích Liên kết ngoài Thế nào là Dân chủ , Phạm Hồng Sơn dịch Phạm Hồng Sơn, Những tín hiệu đáng mừng cho dân chủ Tại Việt Nam? Phạm Hồng Sơn, Dân Chủ Cho Cuộc Sống Bản cáo trạng Bài của báo Nhân dân Bài của BBC Việt ngữ Tuyên án kẻ phạm tội gián điệp 13 năm tù 6 phạm nhân nước ngoài được đặc xá Phạm Hồng Sơn bị phạt 13 năm tù về tội gián điệp Các bài viết của Phạm Hồng Sơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A với "cụ Hồ": Hơn một điều buồn, Pro&Contra, 27.11.2012 Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Tù nhân lương tâm Nhân vật còn sống Tù nhân Việt Nam
698
2680
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%C3%A3%20m%E1%BA%A5t
Rừng của người đã mất
Rừng của người đã mất (tiếng Tây Ban Nha: Bosque de los Ausentes) là đài kỷ niệm nằm trong công viên Buen Retiro tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, được xây để tưởng nhớ tới 191 nạn nhân và một nhân viên của lực lượng đặc biệt đã bị tử vong trong cuộc khủng bố ngày 11 tháng 3 tại Madrid khi bảy kẻ khủng bố đã dùng bom để tự tử vào ngày 3 tháng 4 năm 2004. Đài kỷ niệm này có 192 cây ô-liu và cây bách, mỗi cây tượng trưng một người đã khuất, xung quanh có suối nhân tạo, vì nước tượng trưng cho sự sống. Nó nằm trên một ngọn đồi rất dễ nhận diện và viếng thăm ở gần nhà ga xe lửa Atocha, một trong những khu vực của thảm họa này. Lễ khánh thành Vua Juan Carlos I và Hoàng hậu Sofía của Tây Ban Nha là chủ của lễ khánh thành vào ngày 11 tháng 3 năm 2005. Họ là những người đầu tiên đặt một bó hoa trước đài kỷ niệm. Bó hoa trắng đó chứa đựng một thông điệp "Để tưởng nhớ những người đã mất vì khủng bố". Thái tử Felipe và vợ là Công nương Letizia, Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero và đại diện của mọi đảng phái của Tây Ban Nha cũng tham gia vào lễ khánh thành này; thêm vào đó là một số quốc trưởng và các nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thư ký Kofi Annan của Liên Hợp Quốc, Quốc vương Mohammed VI của Maroc, Tổng thống Hamid Karzai của Afghanistan, Tổng thống Abdoulaye Wade của Sénégal, Tổng thống Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya của Mauritanie, Tổng thống Jorge Sampaio của Bồ Đào Nha, Quốc công Henri của Luxembourg, Ngoại trưởng Javier Solana của Liên minh Châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Josep Borrell, và các đại sứ của 16 quốc gia có công dân bị chết trong vụ khủng bố đó. Gia đình các nạn nhân, trước đó, đã yêu cầu không đọc diễn văn trong buổi lễ, nhưng có một nhạc sĩ cello 17 tuổi đã chơi bài "El Cant dels Ocells" (theo tiếng Catala có nghĩa là "Thánh ca của loài chim") viết bởi Pau Casals. Tham khảo Madrid Di tích và đài tưởng niệm ở Tây Ban Nha
388
2701
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Trung%20Qu%E1%BB%91c
Người Trung Quốc
Người Trung Quốc là những cá nhân hoặc nhóm dân tộc khác nhau gắn liền với Đại Trung Hoa, thường là thông qua tổ tiên, dân tộc, quốc tịch hoặc liên kết khác. Người Hán là nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung Quốc, chiếm khoảng 92% dân số đại lục. Người Hán cũng chiếm khoảng 95% dân số Đài Loan, 92% dân số Hồng Kông, 89% dân số Ma Cao và 74% dân số Singapore. Họ cũng là nhóm dân tộc lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu. Bên ngoài Trung Quốc, các thuật ngữ "người Hán" và "người Trung Quốc" thường bị nhầm lẫn vì những người xác định hoặc đăng ký là người Hán là nhóm dân tộc đông dân nhất ở Trung Quốc. Trên thực tế, có 55 dân tộc thiểu số được công nhận chính thức ở Trung Quốc cũng có thể xác định là "người Trung Quốc". Mặc dù Hồng Kông và Ma Cao đều thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục), cả hai khu vực đều có tính tự trị cao. Hồng Kông và Ma Cao lần lượt được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế được gọi là " Tuyên bố chung Trung-Anh " và " Tuyên bố chung Trung-Bồ Đào Nha ". Cư dân của cả hai khu vực có thể sở hữu nhiều quốc tịch. Những người từ Đài Loan, chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), cũng có thể được gọi là "người Trung Quốc" trong nhiều bối cảnh khác nhau, mặc dù họ thường được gọi là "người Đài Loan". Lãnh thổ của khu vực đảo Đài Loan đang bị tranh chấp và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã hạn chế công nhận chủ quyền pháp lý của mình. Ngoài ra còn có một cộng đồng người Hoa di cư rộng rãi được gọi là Hoa kiều. Các nhóm dân tộc ở Trung Quốc và các vùng lãnh thổ liên quan Một số nhóm dân tộc ở Trung Quốc, cũng như những người ở nơi khác có tổ tiên trong khu vực, có thể được gọi là người Trung Quốc. Nhóm dân tộc ở Trung Quốc Người Hán, nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung Quốc, thường được gọi là "người Trung Quốc" hoặc "Trung Quốc bản địa". Người Hán cũng chiếm đa số hoặc thiểu số đáng chú ý ở các quốc gia khác, và họ chiếm khoảng 18% dân số toàn cầu. Các nhóm dân tộc khác ở Trung Quốc bao gồm người Tráng, Hồi, Mãn, Duy Ngô Nhĩ và người Miêu, những người tạo nên năm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Quốc đại lục, với dân số khoảng 10 triệu người trở lên. Ngoài ra, người Lô Lô, Thổ Gia, Tây Tạng và Mông Cổ mỗi dân tộc có dân số từ năm đến mười triệu. Trung Quốc, tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, công nhận 56 dân tộc bản địa Trung Quốc. Cũng có một số nhóm dân tộc không được công nhận ở Trung Quốc. Các dân tộc trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc (1636-1912) Trong triều đại nhà Thanh, thuật ngữ "người Trung Quốc" (, ; Manchu: Dulimbai gurun i niyalma) được chính quyền nhà Thanh sử dụng để chỉ tất cả các đối tượng bản địa truyền thống của đế chế, bao gồm Hán, Mãn và Mông Cổ. Dân tộc Trung Hoa Dân tộc Trung Hoa () là một khái niệm siêu dân tộc bao gồm tất cả 56 dân tộc sống ở Trung Quốc được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Khái niệm này bao gồm các nhóm dân tộc được thành lập đã sống trong biên giới của Trung Quốc kể từ ít nhất là đời nhà Thanh (1636-1912). Thuật ngữ dân tộc Trung Hoa được sử dụng trong thời Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1912-1949 để chỉ một nhóm nhỏ gồm năm dân tộc ở Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc () là thuật ngữ ưa thích của chính phủ trong thời kỳ Mao Trạch Đông; dân tộc Trung Hoa phổ biến hơn trong những thập kỷ gần đây. Các dân tộc ở Đài Loan Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), công nhận 17 dân tộc Đài Loan bản địa cũng như nhiều nhóm dân tộc "Nhập cư mới" khác (hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đông Nam Á). Trong số 17 dân tộc Đài Loan bản địa, 16 dân tộc được coi là người bản địa (người bản địa Đài Loan), trong khi một dân tộc được coi là dân thuộc địa (người Đài Loan). Ngoài ra còn có một số nhóm dân tộc bản địa không được công nhận ở Đài Loan. Người Hán Đài Loan, người Hán sống ở Đài Loan, thường được chính phủ Đài Loan phân loại thành ba nhóm dân tộc chính; Hoklos Đài Loan, Khách Gia Đài Loan và Đại lục (Đài Loan) (nghĩa là " Người Trung Quốc đại lục ở Đài Loan"). Người Kim môn và người Mã Tổ là hai dân tộc Hán Đài Loan khác. Cả người Hoklos và Khách Gia đều được coi là dân số "bản địa" của Đài Loan kể từ khi họ bắt đầu di cư đến Đài Loan với số lượng đáng kể từ Trung Quốc đại lục (chủ yếu từ Phúc Kiến và Quảng Đông) hơn 400 năm trước (họ bắt đầu di cư đến Đài Loan với số lượng nhỏ thế kỷ trước đó). Chúng thường được gọi chung trong tiếng Quan thoại của Đài Loan là "bản tỉnh nhân" (có nghĩa là "người từ tỉnh này "). Người Hoklos chiếm khoảng 70% tổng dân số Đài Loan và người Khách Gia chiếm khoảng 14% tổng dân số Đài Loan. Trong khi đó, những người được gọi là người Đại lục (Đài Loan) hầu hết là người gốc di cư từ Trung Quốc đại lục sang Đài Loan trong những năm 1940 và 1950, thường là trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và Nội chiến Trung Quốc. Họ thường được gọi bằng tiếng Quan thoại của Đài Loan là "ngoại tỉnh nhân" (có nghĩa là "những người từ bên ngoài tỉnh này"). Người đại lục (Đài Loan) chiếm khoảng 14% tổng dân số Đài Loan. Nói chung, các dân tộc bản địa Đài Loan còn lại chiếm khoảng 2% tổng dân số Đài Loan. Các dân tộc bản địa Đài Loan khác nhau được cho là đã sống ở Đài Loan tới 6000 năm trước khi Trung Quốc thuộc địa Đài Loan bắt đầu từ thế kỷ 17. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Hoa hay người Tàu.Theo lịch sử thì vào thời quân Nam Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (phong trào Phản Thanh phục Minh) và được chúa Nguyễn chấp nhận cho tỵ nạn ở miền Nam Việt Nam. Quan quân nhà Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa đến Việt Nam từ đời nhà Minh. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Một số người dùng từ chú Khách hay người Khách hay để chỉ người Trung Quốc nhưng thật ra không chính xác vì đây chỉ là một dân tộc tại Trung Quốc (xem người Khách Gia). Từ "chú Khách" thật ra có nguồn gốc là "khách trú". Phần đông người Hoa ở Việt Nam cũng như trên thế giới là người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người Triều Châu, người Hẹ (người Khách Gia), người Hải Nam. Riêng người Triều Châu và người Hẹ quê quán của họ cũng nằm trong khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Đông, người Triều Châu chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam tỉnh Quảng Đông đó là Triều Châu và Sán Đầu nên người Triều Châu ngày nay còn được gọi là người Triều Sán, người Triều Châu tuy họ sinh sống trong khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông, nhưng phương ngữ của họ lại không thuộc hệ thống phương ngữ Quảng Đông (Cantonese) mà thuộc hệ thống phương ngữ Mân Nam (Amoy hay Hokkienese) tỉnh Phúc Kiến, người Quảng Đông hay gọi là tiếng Triều Châu. Còn người Hẹ ở hải ngoại, quê quán của họ cũng nằm trong nội hạt Đông Bắc của tỉnh Quảng Đông. Phương ngữ mà người Hẹ dùng cũng không thuộc hệ thống phương ngữ của Quảng Đông mà là một phương ngữ riêng biệt gần giống với phương ngữ Cán tỉnh Giang Tây. Người Hẹ ở hải ngoại đa số là đến từ Mai Huyện, Đại Bộ, Hưng Ninh, Tử Kim, Huệ Dương và một bộ ít người ở Đông Hoàn tỉnh Quảng Đông. Hiện nay những người Hoa ở Việt Nam gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất đã vào Việt Nam sinh sống tại miền Nam từ khoảng 300 năm nay từ thời Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu chủ yếu sống tại các tỉnh miền Nam hiện nay. Nhóm còn lại mới vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XX khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, nhóm này chủ yếu sống tại Chợ Lớn. Giống như người Hoa ở các nước khác, người Hoa ở Việt Nam thường tập trung vào lĩnh vực thương mại và thường rất thành đạt trong lĩnh vực này . Xem thêm Người Hoa Các dân tộc Trung Quốc Người Trung Quốc đại lục Người Đài Loan Hoa Hạ Tham khảo Liên kết ngoài
1,638
2706
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20ch%C3%AD
Đông chí
Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, điểm bắt đầu của nó trùng với điểm đông chí (tiếng Anh: Winter solstice) tại Bắc Bán cầu theo quan điểm của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa đông tại Bắc Bán cầu và tương ứng là bắt đầu mùa hè ở Nam bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuống tới điểm thấp nhất về phía nam trên bầu trời để sau đó bắt đầu quay trở lại phía bắc. Theo quy ước, tiết đông chí là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng một trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết tiểu hàn bắt đầu. Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 270 độ ở Bắc Bán cầu, và cũng là ngày bắt đầu mùa đông tại Bắc Bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại Nam bán cầu. Trên Trái Đất Định nghĩa một: Tại Bắc Bán cầu, ngày đông chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày ngắn nhất và thời gian ban đêm dài nhất. Thời gian này thông thường rơi vào ngày 21 tháng 12 hoặc 22 tháng 12. Khi đó tại Nam bán cầu thì khoảng thời gian ban ngày lại là dài nhất. Tuy nhiên cách định nghĩa này có phần không rõ ràng do độ nghiêng lớn nhất của trục quay Trái Đất là xấp xỉ 23,45° nên đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ bắc sẽ thấy thời gian ban đêm trong những ngày cận kề trước và sau ngày đông chí ở nửa bán cầu này có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban đêm vùng cực để biết thêm chi tiết). Ngược lại, ở Nam bán cầu, đối với những người quan sát ở các vĩ độ cao hơn 66,55° vĩ nam sẽ thấy thời gian ban ngày trong những ngày cận kề với ngày đông chí ở Bắc Bán cầu có thể kéo dài đến 24 h (Xem thêm ban ngày vùng cực để biết thêm chi tiết). Do vậy không thể biết chính xác ngày nào là ngày hạ chí theo kiểu định nghĩa này. Định nghĩa hai: Ngày đông chí là ngày chứa điểm đông chí tính theo múi giờ địa phương. Theo quan điểm của người Trung Hoa và các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại thì ngày Đông chí là phù hợp với các tính toán của thiên văn học đối với Bắc Bán cầu. Xem thêm tiết khí Giữa mùa đông là khoảng thời gian quanh ngày Đông chí đối với nhiều nước, tuy có ngoại lệ như Mỹ thì Đông chí lại là ngày bắt đầu mùa đông. Có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày Đông chí như Lễ hội Yule của đạo Wicca, một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan) này. Rất nhiều nền văn hóa khác cũng tổ chức lễ hội vào ngày này hoặc xung quanh ngày này như lễ hội lễ hội Yalda, lễ hội Saturnalia, lễ Giáng Sinh, Hanukkah, lễ hội Festivus, lễ hội Kwanzaa và lễ hội HumanLight. Xem thêm Điểm chí (bao gồm điểm đông chí và điểm hạ chí) Điểm phân (bao gồm điểm xuân phân và điểm thu phân) Các mùa trong năm Lịch Trung Quốc Tiết khí Mặt Trời Thần thoại về Mặt Trời Ghi chú Liên kết ngoài Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Tiết khí Thời tiết Mùa đông Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Hai Ngày lễ hội mùa đông
682
2707
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%20ph%C3%A2n
Thu phân
Tiết Thu phân, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí có khởi đầu bằng điểm giữa của mùa thu, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với điểm thu phân (tiếng Anh: Autumnal equinox) tại Bắc bán cầu của khoa học phương Tây. Tuy nhiên, theo quan điểm của khoa học phương Tây thì nó là điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên xích đạo thiên cầu (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và bắt đầu đi xuống hướng nam. Về mặt thời gian, thu phân bắt đầu vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9. Theo quy ước, tiết thu phân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 23 hay 24 tháng 9 khi kết thúc tiết bạch lộ và kết thúc vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết hàn lộ bắt đầu. Theo thuật ngữ thiên văn học phương Tây, đó là thời điểm có liên quan đến vị trí của hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Nó là lúc kinh độ Mặt Trời bằng 180 độ. Ở Nam bán cầu thì thời điểm đó lại là điểm diễn ra điểm xuân phân (Vernal equinox) tại bán cầu này. Chuyển động của Mặt Trời Tại điểm Thu phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời khi đó mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là thu phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng ba tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía nam. Lễ hội Lễ hội Mabon của đạo Wicca được tổ chức vào ngày này, đây là một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo tân pagan giáo (neopagan) này. Tại Nhật Bản ngày Thu phân (秋分の日) là ngày lễ chính thức của quốc gia này để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Tại các quốc gia Âu Mỹ, mùa thu cũng là mùa thu hoạch chính và có các lễ hội mừng được mùa. Lễ hội thu hoạch truyền thống tại Anh được tổ chức vào ngày chủ nhật gần "Ngày trăng thu hoạch" (Harvest Moon), đó là ngày trăng tròn xảy ra gần điểm thu phân (22 hoặc 23 tháng 9) nhất. Tại Hoa Kỳ và Canada vào tháng 10 hay tháng 11 vào ngày lễ tạ ơn. Cũng vào độ thời gian này, tại các quốc gia trong Vòng văn hóa Đông Á có lễ hội Trung Thu mà tại Triều Tiên thường gọi là Chuseok (Thu Tịch), ngày mà người nông dân làm lễ tạ ơn tổ tiên vì đã cho một mùa màng bội thu. Xem thêm Điểm chí (bao gồm điểm đông chí và điểm hạ chí) Điểm phân (bao gồm điểm xuân phân và điểm thu phân) Các mùa trong năm Lịch Trung Quốc Tiết khí Tham khảo Tiết khí Thời tiết Mùa thu
508
2712
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%91n%20%C4%91i%E1%BB%81u%20l%E1%BB%87
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là một thuật ngữ chuyên môn kinh tế chỉ số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông. Vốn điều lệ có thể thay đổi với sự đồng ý của các cổ đông. Khái niệm Vốn Điều lệ là hình thức góp vốn của các thành viên cổ đông đã cam kết góp vốn trong một thời gian nhất định để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, số vốn đóng góp ấy sẽ được lưu lại trong 1 hợp đồng gọi là điều lệ công ty. Tất cả các thành viên cổ đông (bên góp vốn) và bộ phận điều hành doanh nghiệp (bên sử dụng nguồn vốn) có trách nhiệm tôn trọng và nghiêm túc thực hiện theo những điều đã nêu trong điều lệ. Góp vốn điều lệ có nghĩa là đầu tư vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty (trường hợp đóng góp 100% vốn điều lệ) hoặc đồng sở hữu (trường hợp không đóng góp hoàn toàn vốn điều lệ). Hình thức góp vốn Hình thức góp vốn hợp lệ Các tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn điều lệ bằng các hình thức sau: Mua và sở hữu Cổ phần hay Cổ phiếu của Công ty cổ phần Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh Hình thức này không được áp dụng với các trường hợp sau: Các Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi cho cơ quan, đơn vị mình. Đối tượng tham gia góp vốn là cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước. Và một số trường hợp cụ thể quy định trong luật doanh nghiệp năm 2014. Nguồn đóng góp hình thành vốn điều lệ Tài sản tham gia góp vốn điều lệ là tiền mặt hoặc các vật chất tương tự có thể quy đổi ra tiền mặt như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các tài sản giá trị tương đương. Vai trò vốn điều lệ đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp vốn điều lệ là: Sự cam kết thể hiện trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Cơ sở điều kiện cần có để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Cơ sở để phân chia lợi ích lợi nhuận, rủi ro, thua lỗ của doanh nghiệp đối với các thành viên tham gia góp vốn. Cơ sở giúp doanh nghiệp có đủ hoặc dồi dào nguồn vốn,tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực và phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ. Cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật. Căn cứ để xác lập địa vị pháp lí của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt mục tiêu đã định. Tham khảo Vốn tài chính
558
2713
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%91n%20ph%C3%A1p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Việt Nam Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản. Chứng khoán Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Tự doanh: 100 tỷ đồng Quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng Bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Môi giới lao động, việc làm: 50 triệu đồng Kinh doanh vàng Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam. Kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng. Bảo hiểm nhân thọ: 600 tỷ đồng. Môi giới: 4 tỷ đồng. Kinh doanh tiền tệ Theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng vốn pháp định là 3.000 tỷ. Kinh doanh Bất động sản Kinh doanh Bất động sản: 20 tỷ đồng Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định VPĐ nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, VPĐ khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định VPĐ phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối. Áo Công ty cổ phần: 70.000 Euro Công ty trách nhiệm hữu hạn: 35.000 Euro. Đức Công ty cổ phần: 50.000 Euro Công ty trách nhiệm hữu hạn: 25.000 Euro Thụy Sĩ Công ty cổ phần: 100.000 CHF Công ty trách nhiệm hữu hạn: ít nhất 20.000 CHF nhiều nhất là 2 triệu CHF Tham khảo Luật doanh nghiệp
403
2724
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BB%99
Nồng độ
Nồng độ là khái niệm cho biết lượng hóa chất trong một hỗn hợp, thường là dung dịch. Các khái niệm Dung dịch bao gồm chất tan và dung môi. Chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định, thì nồng độ càng cao. Nồng độ đạt giá trị cao nhất, ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hòa, có nghĩa chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch. Nếu chất tan được thêm vào một dung dịch đã bão hoà, nó sẽ không tan nữa mà sẽ xảy ra hiện tượng phân tử bị kết tinh. (tiếng Anh: phase separation), dẫn đến các pha đồng tồn tại hoặc tạo huyền phù (còn gọi là thể vẩn). Điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan. Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi, ví dụ bằng cách cho bay hơi có điều kiện. Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan. Nồng độ có thể được biểu thị định tính hoặc định lượng. Hệ thống định tính Về mặt định tính, dung dịch có nồng độ tương đối thấp được miêu tả với các tính từ "loãng," trong khi dung dịch có nồng độ cao được miêu tả là "đậm đặc." Theo lệ thường, một dung dịch có nồng độ định tính càng cô đặc thì có màu càng đậm. Hệ thống định lượng Hệ thống định lượng của nồng độ mang nhiều thông tin và hữu ích từ góc độ khoa học. Có nhiều cách khác nhau để biểu thị nồng độ một cách định lượng; các cách thông dụng nhất trong số đó được liệt kê bên dưới. Lưu ý: Nhiều đơn vị nồng độ cần đo thể tích của một chất, số đo này lại thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất xung quanh. Nếu không được ghi rõ, tất cả các trường hợp bên dưới đều được giả định ở được đo ở áp suất và nhiệt độ trạng thái chuẩn (nghĩa là 25 độ C ở 1 Hàm lượng Phần trăm hihi Phần trăm khối lượng Phần trăm khối lượng biểu thị khối lượng một chất có trong hỗn hợp theo phần trăm của chất đó trong toàn bộ hỗn hợp. Ví dụ: nếu một chai chứa 40 g ethanol và 60 g nước, nó chứa 40% ethanol theo khối lượng. Trong thương mại, các hoá chất lỏng đậm đặc như acid và base thường được ghi nhãn hiệu theo phần trăm khối lượng cùng với tỉ trọng. Trong các tài liệu cũ nó thường được gọi là phần trăm khối lượng-khối lượng (viết tắt w/w). Phần trăm khối lượng-thể tích Phần trăm khối lượng-thể tích, (thường được viết tắt % m/v hay % w/v) biểu thị khối lượng chất trong một hỗn hợp theo phần trăm thể tích của toàn bộ hỗn hợp. Phần trăm khối lượng-thể tích thường được dùng cho các dung dịch pha từ thuốc thử rắn. Nó là khối lượng chất tan (g) nhân với 100 và chia cho thể tích dung dịch (mL). Phần trăm thể tích thể tích Phần trăm thể tích thể tích hay % (v/v) biểu thị thể tích của chất tan theo mL trong 100 mL dung dịch kết quả. Nó thường dùng nhất khi pha 2 dung dịch lỏng. Ví dụ, bia có 5% ethanol theo thể tích nghĩa là mỗi 100 mL bia chứa 5 mL ethanol. Nồng độ mol Nồng độ mol thể tích (nồng độ phân tử gam), ký hiệu CM, đơn vị M hay mol/lít, biểu thị số mol của một chất tan cho trước trong 1 lit dung dịch. Ví dụ: 4,0 lit dung dịch chứa 2,0 mol hạt tan tạo thành dung dịch 0,5 M, còn gọi là 0,5 phân tử gam ("0,5 molar"). Sử dụng mol có nhiều ưu điểm vì nó cho phép đo số tuyệt đối các hạt có trong dung dịch, bất kể khối lượng và thể tích của chúng. Nồng độ molan Nồng độ mol khối lượng (m) biểu thị số mol của một chất cho trước trong 1 kilogam dung môi. Ví dụ: 2,0 kg dung môi chứa 1,0 mol hạt tan, tạo thành dung dịch có nồng độ 0,5 mol/kg, còn gọi là "0,5 molal." Ưu điểm của nồng độ mol khối lượng là nó không thay đổi theo nhiệt độ, và nó liên hệ với khối lượng dung môi hơn là thể tích dung dịch. Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng dẫn đến giảm nồng độ mol thể tích. Nồng độ mol khối lượng luôn luôn hằng định bất kể các điều kiện vật lý như nhiệt độ và áp suát. Molinity Molinity là thuật ngữ hiếm dùng, biểu thị chỉ số mol một chất cho trước trong 1 kilogam dung dịch. Ví dụ: thêm 1,0 mol của các hạt hoà tan vào 2,0 kg chất tan, khối lượng tổng cộng là 2,5 kg; khi đó molinity của dung dịch là 1,0 mol / 2,5 kg = 0,4 mol/kg. Lưu ý: molarity và molinity được tính dùng thể tích toàn bộ dung dịch, còn molality được tính chỉ dùng khối lượng của dung môi. Nồng độ chuẩn Nồng độ chuẩn là một khái niệm có liên hệ với nồng độ mol thể tích, thường được áp dụng cho các phản ứng và dung dịch axít-base. Trong phản ứng axít-base, đương lượng (equivalent) là lượng acid hoặc base có thể nhận hoặc cho đúng 1 mol proton (ion H+). Nồng độ chuẩn cũng được dùng cho phản ứng oxi hoá-khử, trong đó đương lượng là lượng tác nhân oxi hoá hoặc khử có thể nhận hoặc cung cấp một mol electron. Nếu như nồng độ mol thể tích đo số hạt trong một lit dung dịch, nồng độ chuẩn đo số đương lượng trong một lit dung dịch. Trong thực hành, điều này chỉ có nghĩa là nhân nồng độ mol thể tích của dung dịch với hoá trị của chất tan ion. Đối với phản ứng oxi hoá-khử thì hơi phức tạp hơn một chút. Ví dụ: 1 M axít sulfuric (H2SO4) là 2 N trong phản ứng acid-base vì mỗi mol axít surfuric cung cấp 2 mol ion H+. Nhưng 1 M axít sulfuric là 1 N trong phản ứng kết tủa sulfate, vì 1 mol axít sulfuric cung cấp 1 mol ion sulfate. Lưu ý: Đối với phản ứng axít-base, nồng độ chuẩn luôn bằng hoặc lớn hơn nồng độ mol thể tích; còn đối với phản ứng oxi hoá-khử thì nó luôn bằng hoặc bé hơn nồng độ mol thể tích. Tỉ lệ mol Tỉ lệ mol χ (chi) là số mol chất tan tính theo tỉ lệ với tổng số mol trong dung dịch. Ví dụ: 1 mol chất tan hoà tan trong 9 mol dung môi sẽ có tỉ lệ mol 1/10 hay 0,1. Nồng độ chính tắc (formal) Nồng độ chính tắc (F) là một cách đo nồng độ tương tự như nồng đổ mol thể tích. Nó hiếm được dùng. Nó tính toán dựa trên lượng hoá chất của công thức cấu tạo trong một lit dung dịch. Sự khác biệt giữa các nồng độ chính tắc và mol thể tích là nồng độ chính tắc biểu thị số mol của công thức hoá học nguyên thủy trong dung dịch, mà không xét đến các thực thể thực sự tồn tại trong dung dịch. Nồng độ mol thể tích, trái lại, là nồng độ các thực thể trong dung dịch. Ví dụ: nếu hoà tan calcium carbonate (CaCO3) trong 1 lit nước, hợp chất phân li thành các ion Ca2+ và CO32-. CO32- tiếp tục phân li thành HCO3- và H2CO3. Thực tế không có CaCO3 còn lại trong. Vì vậy, mặc dù ta thêm 1 mol CaCO3 vào dung dịch, dung dịch lại không chứa 1 M chất này; tuy vậy, ta vẫn có thể nói dung dịch chứa 1 F CaCO3. Tham khảo Hóa phân tích Dung dịch Thuộc tính hóa học
1,335
2761
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20%C4%90an%20Qu%E1%BA%BF
Nguyễn Đan Quế
Nguyễn Đan Quế (còn gọi là Nguyễn Châu; sinh ngày 13 tháng 4 năm 1942 tại Hà Nội) là một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ông đã ba lần bị đi tù tại Việt Nam, với tổng cộng thời gian trên 20 năm. Tiểu sử Sinh tại Hà Nội, năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam sau hiệp định Genève. Ông lớn lên ở miền Nam và theo học Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Y khoa Bác sĩ năm 1966. Ông phục vụ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là Giảng sư tại Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông được học bổng của Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) đi tu nghiệp về ngành Y khoa Nội tiết (Endocrinology) tại Bỉ năm 1968, tại Pháp năm 1969 và tại Anh Quốc năm 1972. Hoàn tất chương trình tu nghiệp năm 1974, Bác sĩ Quế đã từ chối đề nghị làm việc cho Tổ chức Y tế Quốc tế, để trở về nước tiếp tục phục vụ tại bệnh viện Chợ Rẫy, giữ chức Giám đốc Khu Nội khoa Bệnh viện Chợ Rẫy, và giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Vào đầu năm 1978, ông và 47 thành viên trong Mặt trận Dân tộc Tiến bộ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một tổ chức tranh đấu bất bạo động và do ông thành lập, bị nhà nước Việt Nam bắt và giam cầm không xét xử. Năm 1988, ông được phóng thích. Vào năm 1990, ông thành lập tổ chức Cao trào Nhân Bản và công bố "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản", tiếp tục đòi hỏi nhà nước tôn trọng nhân quyền, đa nguyên chính trị và tuyển cử tự do. Ông bị bắt lại ngay sau đó, và bị tuyên án 20 năm khổ sai, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia, vì tội "âm mưu lật đổ chính quyền". Vào đầu tháng 9 năm 1998, trước áp lực của quốc tế, nhà nước Việt Nam trả tự do cho ông, ông từ chối rời khỏi Việt Nam khi được đề nghị. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1999, ông ra một thông cáo kêu gọi nhà nước dân chủ hóa đất nước. Vào tháng 3 năm 2003, ông lại bị bắt giữ vì ông đã gửi văn kiện chỉ trích nhà nước Việt Nam đến anh của mình tại Hoa Kỳ. Ngày 29 tháng 7 năm 2004, tòa án nhà nước Việt Nam lần nữa kết án ông 30 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước". Vào trước Tết năm 2005, ông là một trong những tù nhân chính trị được lãnh đặc xá. Ngày 26/2/2011, ông Quế bị Công An Thành phố Hồ Chí Minh bắt giam để điều tra vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Cũng trong thời gian này, ông có bài viết về tình hình dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam được đăng trên Washington Post. Qua khám xét khẩn cấp, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu khác liên quan đến hoạt động bị cho là chống chế độ của ông Nguyễn Đan Quế cùng hơn 60.000 đầu tài liệu bị cho là kích động, kêu gọi chống phá Nhà nước được lưu trữ trong máy vi tính. Vinh danh Ông đã được trao Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg năm 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995, Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2002, Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels năm 2004, và Giải Nhân quyền Việt Nam 2004 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Nhiều lần ông được cử làm ứng viên cho Giải Nobel về hòa bình; gần đây nhất ông được Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng nghị sĩ đề cử cho giải Nobel này cho năm 2004. Năm 2003, ông được tờ New York Times mô tả là "nhà bất đồng chính kiến có tiếng nhất Việt Nam." Tháng 4 năm 2016, trong khi đang cư trú tại Hàn Quốc, ông Quế đã vinh dự được trao Giải nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc) cùng số tiền thưởng 50.000 USD bởi Quỹ kỷ niệm ngày 18 tháng 5. Lý giải về việc trao Giải nhân quyền Gwangju cho ông Quế, Ban tổ chức trình bày lý do: "hành trình đi tìm tự do cho dân tộc của bác sĩ Quế và sự trừng phạt mà ông đã từng gánh chịu đã tạo cảm hứng cho những con người không may mắn được như ông trên toàn thế giới". Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc sau khi nhận được tin trên đã lập tức gửi thư yêu cầu phía chính phủ Hàn Quốc từ bỏ quyết định trao giải nhân quyền Gwangju cho ông Quế. Trong thư còn nhấn mạnh rằng mối quan hệ ngoại giao Hàn-Việt sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu như chính phủ Hàn Quốc trao Giải thưởng này cho ông Quế. Đến ngày 5/5, ban tổ chức lễ trao giải cho hay họ đã nhận được lá thư của Đại sứ quán Việt Nam nhưng họ đã giải thích rằng: "Ông Quế dù sao thì cũng là một người Việt Nam, một công dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài mà chúng ta thường hay gọi là "Việt kiều", việc ông ấy được trao Giải nhân quyền không gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ Hàn-Việt, lý do là vì ông ấy đã ủng hộ mối quan hệ Hàn-Việt và ông ấy thực sự rất yêu quý đất nước của ông ấy!". Quỹ kỷ niệm ngày 18 tháng 5 (May 18 Memorial Foundation) được thành lập năm 1994 nhằm kỷ niệm phong trào dân chủ Gwangju. Ngày 18/5/1980 là ngày mà chính phủ Chun Doo Hwan đàn áp những người hoạt động dân chủ ở thành phố Gwangju làm hơn 100 người chết. Chú thích Xem thêm Bất đồng chính kiến ở Việt Nam Dân chủ tại Việt Nam Nhân quyền tại Việt Nam Liên kết ngoài Ông Nguyễn Đan Quế bị điều tra hành vi 'lật đổ chính quyền' Trả lời phỏng vấn đài BBC Bộ ngoại giao Việt Nam trả lời về vụ bắt giữ ông Quế BBC Việt ngữ: Ông Quế được phóng thích Đặc xá cho 8.428 phạm nhân Vụ Án Nguyễn Đan Quế Bác sĩ Việt Nam Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam Người bị kết tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Việt Nam Nhân vật trong chiến tranh Việt Nam Tù nhân lương tâm Người Hà Nội Người họ Nguyễn tại Việt Nam
1,133
2783
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%BFu%20%C4%91%E1%BA%A7u%20%C4%91%E1%BB%8F
Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, danh pháp ba phần: Grus antigone sharpii, là một phân loài của loài sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Kích thước và hình dạng Sếu đầu đỏ phương Đông trưởng thành cao khoảng 150–180 cm; sải cánh từ 220–250 cm và có trọng lượng trung bình 8–10 kg, là loài lớn nhất trong họ sếu. Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi lông, trừ một đám màu xám ở má. Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Cánh con, lông bao quanh cánh sơ cấp và lông cánh sơ cấp đen. Mắt vàng cam. Mỏ xám lục nhạt. Chân đỏ thịt. Da trần ở đỉnh đầu và trước mắt lục xám. Da trần ở đầu và cổ màu đỏ. Khác với loài phụ Ấn Độ (G. a. antigone) có kích thước nhỏ hơn và thiếu vòng trắng ở cổ. Lông cánh tam cấp trắng ở loài phụ Ấn Độ và xám ở loài phụ này ở chim non đầu và cổ có phủ lông nhỏ màu vàng xỉn. Chế độ ăn Chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ. Sinh sản Chúng sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 - 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thủy sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thủy chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời. Sinh thái và phân bố Đầm lầy, các vùng nước nông, các vùng đất ngập nước chua phèn có nhiều cỏ năn. Chúng ăn củ cỏ năn kim và năn ống. đào củ bằng mỏ. Ngoài ra còn ăn cả côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và đôi khi cả chuột. Nơi làm tổ thường có xen những cây thân gỗ như tràm hoặc các cây thân gỗ ngập nước khác để có bóng mát cho trứng trong thời gian ấp trứng. Những cánh rừng khô thuộc khu vực trung tâm Đông Nam Á là nơi cư ngụ của loài Sếu đầu đỏ phương Đông, từng có thời phân bố rộng rãi tại các khu đất ngập nước của Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Vân Nam. Ước tính, hiện nay chỉ còn khoảng 1.000 cá thể tại vùng Đông Nam Á này. Sự đe dọa Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm, được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố, trong đó có Việt Nam. Mối đe doạ lớn nhất đối với loài này, đặc biệt tại Việt Nam là sinh cảnh sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị hạn chế do những thay đổi về sinh cảnh. Biến đổi khí hậu cùng những tác động không lường trước tới sinh cảnh của chúng cũng là một mối đe doạ cho loài này. Ngoài ra, một mối đe doạ ít phổ biến hơn tại Việt Nam là việc buôn bán bất hợp pháp trứng, chim non và chim trưởng thành hoặc săn bắt trứng và sếu để làm thức ăn. Bảo tồn Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này. Vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn từng là nơi cư trú của Sếu đầu đỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý chế độ thủy văn để phòng cháy chữa cháy đã khiến cho sinh cảnh khu vực này bị thay đổi, dẫn đến nguồn thức ăn của Sếu đầu đỏ bị hạn chế. Loài chim này hầu như biến mất khỏi khu vực những năm đó. Kể từ năm 2007, WWF đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phục hồi sinh cảnh tại Vườn quốc gia Tràm Chim, một phần của Đồng Tháp Mười, gần giống với điều kiện tự nhiên xưa. Sau vài năm thực hiện hoạt động, nguồn thức ăn của sếu – cỏ năng – đã phát triển trở lại. Vườn đã ghi nhận sự trở lại của loài Sếu quý hiếm này trong những năm gần đây. Tiếp nối thành công đã đạt được, WWF hiện đang triển khai các hoạt động tương tự tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, khu đất ngập nước còn lại của vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn xưa kia. Tham khảo Liên kết ngoài Sếu cổ trụi Grus antigone sharpii trên SVRVN Sếu đầu đỏ ở ĐBSCL có thể bị tuyệt chủng báo Tuổi Trẻ 05/08/2006 15:05 (GMT + 7) Sếu đầu đỏ sẽ biến mất? Trần Triết (ĐH KHTN TP.HCM, Hội Sếu quốc tế - chương trình VN) báo Tuổi Trẻ 01/05/2006 07:13 (GMT + 7) A Sách đỏ Sách đỏ Việt Nam Động vật được mô tả năm 1895 Chim Đông Nam Á Chim Việt Nam Đồng Tháp Mười Động vật Đông Nam Á
924
2789
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20B%E1%BA%AFc%20B%E1%BB%99
Đông Bắc Bộ
Đông Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Bắc Bộ và ở hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là đông bắc để phân biệt với Vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng). Địa lý Đặc điểm Ranh giới địa lý phía tây của vùng đông bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng tây bắc và vùng đông bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng đông bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt - Trung phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti. Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000–1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng, Tà Lùng. Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Tây sang Đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo. Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du". Độ cao của phần này chừng 100–150 m., đặc trưng của vùng Trung du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi. Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v... Vùng biển đông bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Lịch sử Cơ sở lục địa của miền đông bắc được hình thành từ liên đại Nguyên sinh cách đây gần 600 triệu năm. Biển tiến và thoái liên tục cho đến chu kỳ tạo núi Indochina thì miền đông bắc thoát hẳn khỏi chế độ biển và bắt đầu chế độ lục địa. Vận động tạo núi Himalaya sau đó lan tới đây làm cho toàn miền được nâng lên và cũng đồng thời tạo ra những đứt gãy. Đất bị phơi trần và chịu tác động của nắng, mưa và gió nên không ngừng bị phân hủy trong khi các đỉnh núi bị san mòn bớt. Khí hậu Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có khí hậu cận nhiệt ẩm. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió. Nhà thơ Tố Hữu trong bài "Phá đường" từng nhắc đến cái rét ở đây: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế". Về mặt hành chính, vùng Đông Bắc hiện nay gồm 9 tỉnh với diện tích trên 5,661 triệu ha (tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nước) với 9.140.142 dân (tỷ lệ 15,2% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 170 người trên 1 cây số vuông. Các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê trên trang Wikipedia của các tỉnh thành Việt Nam. Đôi khi Lào Cai và Yên Bái vốn thuộc Tây Bắc Bộ cũng được xếp vào vùng này. Đô thị Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2022, vùng Đông Bắc Bộ có: 3 đô thị loại I, gồm 3 thành phố trực thuộc tỉnh: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long. 6 đô thị loại II, gồm 6 thành phố trực thuộc tỉnh: Uông Bí, Bắc Giang, Cẩm Phả, Móng Cái, Lạng Sơn, Tuyên Quang. 8 đô thị loại III, gồm 5 thành phố trực thuộc tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sông Công, Phổ Yên và 3 thị xã: Phú Thọ, Quảng Yên, Đông Triều. 10 đô thị loại IV, gồm 1 huyện: Việt Yên và 9 thị trấn: Cái Rồng, Chũ, Đồi Ngô, Đồng Đăng, Hùng Sơn, Quảng Hà, Thắng, Tiên Yên, Việt Quang. Sắc tộc và văn hóa Nơi đây nổi tiếng với những điệu múa khèn đặc trưng của dân tộc Mèo. Nhiều nhạc sĩ đã lấy cảm xúc từ vùng đất này để sáng tác nên nhiều bài hát rất hay như "Hà Giang quê hương tôi" và còn rất nhiều bài hát khác. Kinh tế khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, photphorit, đá xây dựng... Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dựoc liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái: vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể,... kinh tế biển: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long. Quân sự Vùng đông bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng đông bắc do Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ. Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.Trụ sở: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Vùng đông bắc có vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn, đường bộ ven biển ở Quảng Ninh, và đường biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này trong đó nổi tiếng là các trận tại ải Chi Lăng, trận Như Nguyệt, các trận Bạch Đằng, v.v... Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng đông bắc. Tham khảo Xem thêm Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Tây Bắc Bộ Đông Nam Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long D Địa lý Việt Nam
1,327
2794
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n%20Xuy%C3%AAn
Ngân Xuyên
Thành phố Ngân Xuyên (giản thể: 银川, phồn thể: 銀川; tiếng Anh: Yinchuan) là thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc, trước đây từng là kinh đô của nhà Tây Hạ. Diện tích: 4467 km² Dân số: 736.300 người Vị trí địa lý Kinh độ: Đông 105°49’ ~ 106°35’ Vĩ độ: Bắc 38°08’ ~ 38°51’ Khí hậu Nằm trong khu vực ôn đới và miền núi cao nên không quá nóng về mùa hè và cũng không quá lạnh về mùa đông. Nhiệt độ trung bình cả năm là 8,5 °C. Lượng mưa trung bình: 200 mm Thời gian băng giá trung bình: 158 ngày Phân chia hành chính Địa cấp thị Ngân Xuyên hiện tại chia ra thành 3 quận, 1 huyện cấp thị và 2 huyện: Quận: Hưng Khánh Kim Phượng Tây Hạ Huyện cấp thị: Linh Vũ Huyện: Hạ Lan Vĩnh Ninh Kinh tế Thu nhập trên đầu người là ¥ 11.975 (1 nhân dân tệ xấp xỉ 3.500 VNĐ) hay xấp xỉ US$ 1.450 năm 2003, đứng thứ 197 trong 659 thành phố của Trung Quốc. Công nghiệp: sản xuất các loại vòng bi (cuxinê). Nông nghiệp: câu kỷ tử, lúa mì, táo, lúa gạo... Các vấn đề khác Du lịch: hồ muối, lăng mộ các vua Tây Hạ. Kiến trúc: nhà thờ Hồi giáo. Văn hóa: Những người dân thiểu số không ăn thịt lợn (heo), không uống rượu và không hút thuốc. Giáo dục: Trường đại học tổng hợp Ninh Hạ. Tham khảo Tỉnh lỵ Trung Quốc Đơn vị hành chính cấp địa khu Ninh Hạ
254
2804
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20H%C3%A0
Hoàng Hà
Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, " hoàng nghĩa là màu vàng của mặt trời, hà nghĩa là mặt bằng, ghép lại hoàn chỉnh Hoàng Hà có nghĩa là mặt nước sông màu vàng "), là con sông dài thứ hai châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử), với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ sáu thế giới về chiều dài. Sông Hoàng Hà chảy qua chín tỉnh của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Bayan Har thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao nguyên Thanh Tạng phía tây tỉnh Thanh Hải. Hoàng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông. Tên gọi Trong các văn liệu chữ Trung Quốc cổ gọi Hoàng Hà là (âm Hán Việt: Hà; tiếng Hán thượng cổ: *C.gˤaj). Tên gọi (âm Hán Việt: Hoàng Hà; tiếng Hán thượng cổ: *N-kʷˤaŋ C.gˤaj; tiếng Hán trung cổ: Hwang Ha) được đề cập đầu tiên trong Hán thư viết về thời kỳ nhà Tây Hán (206 TCN - 9). Chữ 黃 Hoàng có nghĩa là màu vàng ám chí nước màu vàng do dòng sông mang nhiều vật liệu có nguồn gốc từ đất vàng (hay hoàng thổ). Một trong những tên gọi cổ hơn trong tiếng Mông Cổ là "Hắc Hà", do dòng sông trong trước khi chảy vào cao nguyên Hoàng Thổ, nhưng tên hiện tại của con sông ở vùng Nội Mông là Ȟatan Gol (, "Queen River"). Ở Mông Cổ, nó có tên là Šar Mörön (, "Hoàng Hà"). Ở Thanh Hải, tên sông trong tiếng Tây Tạng là "Sông Công" (tiếng Tây Tạng: །, Ma Chu; tiếng Trung: giản thể , phồn thể , p Mǎ Qū). Tên tiếng Anh Hwang Ho là tên ghi trên bản đồ được Latin hóa của Hoàng Hà Lưu vực Hoàng Hà bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, từ độ cao 4.500 m trong vùng lòng chảo Yekuzonglie nằm ở phía bắc của dãy núi Bayankara (hay Ba Nhan Khách Lạp) trên cao nguyên Thanh Tạng. Từ đầu nguồn của nó, con sông chảy theo hướng nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và sau đó lại chảy theo hướng nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc, là nơi mà điểm uốn cong lớn về phía bắc, bắt đầu. Con sông chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ tới khu tự trị Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo. Sau đó con sông này lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của hai tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây. Khoảng 130 km về phía đông bắc của thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Hoàng Hà lại đổi hướng để chảy về phía đông. Nó chảy tới những vùng đất trũng ven biển ở miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong. Sau đó chảy qua Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông và đổ ra biển Bột Hải (vịnh Bột Hải). Chi lưu Bạch hà Hắc hà Hoàng thủy Tổ Lệ hà Thanh Thủy hà Đại Hắc hà Quật Dã hà Vô Định hà Phần hà Vị hà Lạc hà Thấm hà Đại Vấn hà Các đập thủy điện Dưới đây là danh sách các nhà máy thủy điện được xây dựn trên Hoàng Hà, xếp theo năm vận hành đầu tiên: Đập Tam Môn Hiệp (1960; Tam Môn Hiệp, Hà Nam) Nhà máy thủy điện Tam Thịnh Công (1966) Đập Thanh Đồng, nhà máy thủy điện (1968; Thanh Đồng Hạp, Ninh Hạ) Đập Lưu Gia Hiệp (1974; Vĩnh Tĩnh, Cam Túc) Đập Diêm Oa Hiệp, nhà máy thủy điện (1975; Vĩnh Tĩnh, Cam Túc) Nhà máy thủy điện Thiên Kiều (1977) Đập Bát Bàn Hiệp (1980; Tây Cố, Lan Châu, Cam Túc) Đập Long Dương Hiệp (1992; Cộng Hòa, Thanh Hải) Đập Đại Hiệp, nhà máy thủy điện (1998) Đập Lý Gia Hiệp (1999) (Jainca, Thanh Hải) Đập Vạn Gia Trại (1999; Thiên Quan, Thiểm Tây và Nội Mông) Đập Tiểu Lãng Để (2001) (Tế Nguyên, Hà Nam) Đập Lạp Tây Ngõa (2010) (Quý Đức, Thanh Hải) Theo một báo cáo năm 2000, 7 nhà máy thủy điện lớn nhất (Long Dương Hiệp, Lý Gia Hiệp, Lưu Gia Hiệp, Diêm Oa Hiệp, Bát Bàn Hiệp, Đại Hiệp và Thanh Đồng Hiệp) có tổng công suất lắp máy là 5.618 MW. Ảnh hưởng đến dân sinh Nó tưới tiêu cho một khu vực rộng 944.970 km vuông (364.417 dặm vuông), nhưng do tính chất khô cằn chủ đạo của vùng này (không giống như phần phía đông thuộc Hà Nam và Sơn Đông) nên lưu lượng nước của nó tương đối nhỏ. Tính theo lưu lượng nó chỉ bằng 1/15 của sông Trường Giang và 1/5 của sông Châu Giang, mặc dù khu vực tưới tiêu của con sông cuối (Châu Giang) chưa bằng một nửa của Hoàng Hà. Trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc, Hoàng Hà vừa đem lại lợi ích vừa đem lại tai họa cho người dân, vì thế nó còn được coi là "Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc" (pinyin: Zhōngguó de Jiāoào) và "Nỗi buồn của Trung Quốc" (pinyin: Zhōngguó de Tòng). Các ghi chép chỉ ra rằng, từ năm 602 đến ngày nay, con sông này đã ít nhất 26 lần đổi dòng (5 lần đổi dòng ở quy mô lớn) và các con đê bao bọc đã vỡ hoặc tràn không dưới 1.500 lần. Lần thay đổi dòng năm 1194 đã phá vỡ hệ thống tưới tiêu của sông Hoài trong gần 700 năm sau. Phù sa Hoàng Hà đã ngăn chặn dòng chảy của sông Hoài và làm hàng ngàn người mất nhà ở. Mỗi lần đổi dòng nó khi thì đổ ra Hoàng Hải, khi thì ra vịnh Bột Hải. Hoàng Hà có dòng chảy như ngày nay từ năm 1897 sau lần đổi dòng cuối cùng năm 1855. Trong suốt thế kỷ 20, Hoàng Hà mang ra biển khoảng 0,9x10⁹ tấn trầm tích/năm. Màu nước vàng của con sông là do phù sa mà nó mang theo, do lượng phù sa và trầm tích trong dòng nước có thể lên đến 34 kg/1 mét khối nước - cao gấp 34 lần so với sông Nile ở châu Phi. Hàng thế kỷ của việc bồi đắp và sự bao bọc của các con đê đã làm con sông này chảy ở độ cao lớn hơn so với đất nông nghiệp hai bên bờ, làm cho việc ngập lụt trở nên nguy hiểm hơn. Ngập lụt của Hoàng Hà đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp trong lịch sử như năm 1887 Hoàng Hà đã giết chết khoảng 900.000-2.000.000 người và năm 1931 nó đã giết chết khoảng 1.000.000-3.700.000 người. Trận lũ năm 1931 được ghi nhận là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử thế giới, ước tính cướp đi sinh mạng của khoảng 3,7 triệu người. Năm 1938, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, quân đội của Tưởng Giới Thạch đã phá đê bao bọc Hoàng Hà để ngăn cản bước tiến của quân Nhật và làm ngập lụt một vùng rộng lớn làm chết khoảng 500.000-900.000 người. Đôi khi người ta còn gọi nó là 濁流 (Troọc Lưu), nghĩa là dòng nước đục. Thành ngữ Trung Quốc "Khi nước Hoàng Hà trong" ám chỉ điều không bao giờ xảy ra. Hiện nay, tình trạng khô hạn do có quá nhiều đập nước trên Hoàng Hà đã trở thành một vấn đề cho nông nghiệp và hệ sinh thái của khu vực đồng bằng Hoa Bắc. Hai tỉnh Hà Bắc và Hà Nam được đặt tên theo con sông này. Tên của hai tỉnh này có nghĩa là "bắc" và "nam" của Hoàng Hà. Các thành phố chính dọc theo Hoàng Hà tính từ đầu nguồn bao gồm: Lan Châu (thuộc tỉnh Cam Túc), Ô Hải, Bao Đầu, Khai Phong, và Tế Nam. Hình ảnh Đọc thêm Bằng tiếng Anh: Sinclair, Kevin. 1987. Hoàng Hà: 5.000 năm du lịch qua Trung Quốc. (Dựa trên các tư liệu truyền hình). Child & Associates Publishing, Chatswood, Sydney, Australia. ISBN 0-86777-347-2 Xem thêm Đại Vận Hà Địa lý Trung Quốc Đồng bằng Hoa Bắc Cao nguyên hoàng thổ Danh sách các sông lớn của châu Á Danh sách các sông Trung Quốc Chú thích Tham khảo Sinclair, Kevin. 1987. The Yellow River: A 5000 Year Journey Through China. (Based on the television documentary). Child & Associates Publishing, Chatswood, Sydney, Australia. ISBN 0-86777-347-2 Liên kết ngoài Sông của Trung Quốc Bài cơ bản dài trung bình Hoàng Hà Lưu vực Thái Bình Dương Bình nguyên Hoa Bắc Sông của châu Á Sông của Cam Túc Sông Hà Nam Sông Nội Mông Sông Ninh Hạ Sông Thanh Hải Sông Thiểm Tây Sông Sơn Đông Sông Sơn Tây Sông Tứ Xuyên
1,469
2813
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20Qu%E1%BB%91c%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Tam Quốc (định hướng)
Tam Quốc trong tiếng Việt có thể hiểu như sau: Cục diện Ba quốc gia có quan hệ đan xen, phức tạp, phân tranh, ảnh hưởng qua lại với nhau nếu không nói cụ thể về một trong ba quốc gia nào, đôi khi còn ám chỉ cục diện ba bên hoặc ba thế lực. Tam Quốc (Trung Quốc) - thời kỳ phân tranh ba quốc gia ở Trung Hoa hay từ năm 220 đến năm 280, tức giai đoạn giữa nhà Đông Hán và nhà Tây Tấn là nhà Ngụy, nhà Thục, nhà Ngô đánh lẫn nhau để tranh giành thiên hạ. Đã được viết trong sử Trung Quốc trong bộ Tam Quốc Chí của sử gia Trần Thọ (mất năm 297), sau này thời nhà Minh nhà văn La Quán Trung đã hư cấu để viết bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc diễn nghĩa được dịch sang tiếng Việt và xuất bản nhiều lần. Tam Quốc (Triều Tiên) - ba quốc gia trên bán đảo Triều Tiên gồm Cao Cấu Ly, Bách Tế, và Tân La. Tam Quốc (phim truyền hình 2010), phim truyền hình do Trung Quốc sản xuất, công chiếu 2010 Tuy nhiên do ở Việt Nam, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa mạnh hơn nên đôi khi người ta chỉ hiểu đó là Tam Quốc (Trung Quốc) Xem thêm Tam quốc diễn nghĩa (định hướng) Tam quốc chí (định hướng)
233
2821
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20%C4%90%E1%BB%A9c
Tiếng Đức
Tiếng Đức ( ) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng Đức gồm những ngôn ngữ thuộc nhánh Tây German khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh. Là một trong những ngôn ngữ lớn trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu. Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba ở Hoa Kỳ (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp), ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên Internet (sau tiếng Anh và tiếng Nga). Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức. Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German. Một phần được vay mượn từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới. Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ", nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ". Tình trạng Do sự hiện diện của kiều dân Đức, cũng như việc tiếng Đức là ngoại ngữ phổ biến thứ ba ở cả Hoa Kỳ và EU cùng những yếu tố khác, người nói tiếng Đức hiện diện tại tất cả các châu lục. Về số người nói trên toàn cầu, sự ước tính luôn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu nguồn thông tin xác thực và chắc chắn. Thêm vào đó, việc thiếu thống nhất giữa "ngôn ngữ" hay "phương ngữ" (vì lý do chính trị hay ngôn ngữ học) càng gây thêm khó khăn trong tính toán. Dựa trên việc gộp vào hay loại ra một vài dạng ngôn ngữ nhất định, ước tính rằng có khoảng 90–95 triệu người nói tiếng Đức như ngôn ngữ thứ nhất, 10–25 triệu người nói như ngôn ngữ thứ hai, và 75–100 triệu người nói như một ngoại ngữ. Như vậy, tổng cộng có chừng 175–220 triệu người nói tiếng Đức toàn cầu. Ngữ pháp Tiếng Đức là một ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ biến tố), với ba giống: đực, cái, và trung. Biến tố danh từ Danh từ được chia theo cách, giống, và số. Bốn cách: danh cách (cách chủ ngữ, cách tên), đối cách (cách trực bổ), sở hữu cách (cách sở hữu) và tặng cách (cách cho, cách tặng). Ba giống: đực, cái và trung. Đuôi từ có thể cho biết giống: ví dụ, những danh từ kết thúc bằng , , hay là giống cái, danh từ kết thúc bằng hay là giống trung và danh từ kết thúc bằng là giống đực. Số danh từ còn lại khó đoán định hơn, đôi khi phụ thuộc vào vùng miền; và nhiều đuôi không bị giới hạn vế giống, ví dụ : (giống cái), bữa tiệc, buổi kỷ niệm, (giống đực), người lao động, và (giống trung), dông bão. Hai số: ít và nhiều. Mức độ biến tố này ít hơn đáng kể so với tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ đại, và tiếng Phạn, và cũng phần nào ít hơn so với tiếng Anh cổ, tiếng Iceland và tiếng Nga. Với ba giống và bốn cách, cộng với số nhiều, có 16 loại danh từ theo giống, số và cách, nhưng chỉ có sáu mạo từ hạn định. Ở danh từ, sự biến tố là nhất thiết đối với từ giống đức mạnh và trung số ít. Tuy nhiên, sở hữu cách và tặng cách đang dần bị mất đi trong đối thoại thông tục. Đuôi danh từ biến cách cho bị xem là "lỗi thời" trong nhiều trường hợp và thường bị bỏ đi, nhưng vẫn còn trong tục ngữ, trong lối nói trang trọng và khi viết. Danh từ giống đực yếu dùng chung một đuôi danh từ trong đối cách, tặng cách và sở hữu cách ở số ít. Danh từ giống cái không biến cách ở số ít. Từ số nhiều có biến tố tặng cách. Tổng cộng, bảy đuôi biến tố (không tính phần chỉ số nhiều) hiện diện trong tiếng Đức: . Trong chính tả tiếng Đức, danh từ và đa số các từ có chức năng cú pháp với danh từ được viết hoa ký tự đầu ( – "Vào thứ sáu tôi đi mua sắm."). Biến tố động từ Các yếu tố ảnh hưởng đến động từ tiếng Đức là: Hai lớp chia động từ chính: yếu và mạnh. Thêm vào đó, có một lớp thứ ba, gọi là "động từ hỗn hợp", với cả đặc điểm của động từ yếu và mạnh. Ba ngôi: thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Hai số: số ít và số nhiều. Ba trạng: trạng trình bày, trạng mệnh lệnh và trạng cầu khẩn Hai dạng: chủ động và bị động. Dạng bị động dùng động từ hỗ trợ và được chia thành tĩnh và động. Dạng tĩnh dùng động từ to be (sein). Dạng động dùng động từ "to become (werden). Hai thì không có động từ hỗ trợ (thì hiện tại và thì quá khứ) và bốn thì với động từ hỗ trợ (thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai và thì tương lai hoàn thành). Tiền tố động từ Ý nghĩa của động từ có thể được mở rộng và thay đổi bởi việc sử dụng tiền tố. Ví dụ tiền tố chỉ sự phá hủy, như (xé rách ra), (đập vỡ ra), (cắt ra). Một số tiền tố khác chỉ mang ý nghĩa mơ hồ nào đó; đi cùng một số lớn động từ với ý nghĩa đa dạng, (thử) từ (tìm kiếm), (dò hỏi) từ (lấy), (phân bổ) từ (chia sẻ), (hiểu) từ (đứng). Nhận xét Tiếng Đức là ngôn ngữ có sự khác biệt mạnh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết sử dụng rất nhiều cấu trúc mệnh đề quan hệ nhúng nhưng nó gần như không bao giờ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong giao tiếp hàng ngày, mệnh đề quan hệ con (hay còn gọi là câu phụ, nebensatz) hay được sử dụng và luôn luôn được nói kèm với từ quan hệ. Việc giản lược bất kỳ các cấu trúc ngữ pháp nào kể cả trong văn phong nói (chẳng hạn giản lược từ quan hệ như trong tiếng Anh) cũng đều bị coi là sai ngữ pháp. Cụm danh từ ghép lúc nào cũng được viết liền nhau và giống như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,..., nó được sắp xếp ngược (stacked backward). Ví dụ: Xô: Eimer Nước: Wasser => Xô nước: Wassereimer. Ghi chú Tham khảo Tài liệu về mối quan hệ của tiếng Đức Johannes Bechert/Wolfgang Wildgen: Einführung in die Sprachkontaktforschung. Darmstadt, Wiss. Buchgesellschaft, 1991 Csaba Földes: Kontaktdeutsch. Zur Theorie eines Varietätentyps unter transkulturellen Bedingungen von Mehrsprachigkeit. Tübingen, Verlag Gunter Narr, 2005 Claudia Maria Riehl: Sprachkontaktforschung. Tübingen, Narr, 2004 Đọc thêm Michael Clyne, The German Language in a Changing Europe (1995) ISBN 0-521-49970-4 George O. Curme, A Grammar of the German Language (1904, 1922) — the most complete and authoritative work in English Anthony Fox, The Structure of German (2005) ISBN 0-19-927399-5 W.B. Lockwood, German Today: The Advanced Learner's Guide (1987) ISBN 0-19-815850-5 Ruth H. Sanders. German: Biography of a Language'' (Oxford University Press; 2010) 240 pages. Combines linguistic, anthropological, and historical perspectives in a "biography" of German in terms of six "signal events" over millennia, including the Battle of Kalkriese, which blocked the spread of Latin-based language north. Liên kết ngoài The Goethe Institute: German Government sponsored organisation for the promotion of the German language and culture. Learn to Speak German Student Resource Free German Language Course The Leo Dictionaries: A German language portal featuring German-English, German-French, German-Spanish, German-Italian, German-Chinese and German-Russian dictionaries, with forums and a search function Ngôn ngữ tại Áo Ngôn ngữ tại Bỉ Ngôn ngữ tại Đan Mạch Ngôn ngữ tại Đức Ngôn ngữ tại Hungary Ngôn ngữ tại Liechtenstein Ngôn ngữ tại Luxembourg Ngôn ngữ tại Namibia Ngôn ngữ tại Thụy Sĩ Ngôn ngữ tại Trentino-Nam Tirol Các ngôn ngữ Đức cao địa Ngôn ngữ hòa kết Ngôn ngữ V2 Bài cơ bản dài trung bình
1,571
2838
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2n
Cân
Cân là đơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1 kilôgram, hay nôm na là 10 lạng, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ tại Trung Quốc, Hồng Kông... Việt Nam Hiện nay, một cân bằng 10 lạng. Trong quá khứ, một cân bằng 16 lạng (cân thập lục), nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Lúc đó, giá trị của cân trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, theo , là 604,5 gam. Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn cho biết trước đây 1 cân bằng khoảng 400 gam. Cân thập lục cũng được gọi là cân ta để phân biệt với cân tây là giá trị hiện đại của cân (bằng 1 ki-lô-gam). Trung Quốc Ở Trung Quốc, cân cũng là đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay bằng 500 gam. Trong lịch sử, một cân ở Trung Hoa có thể có giá trị khác, ví dụ như 600 g (16 lạng). Hồng Kông Ở Hồng Kông, theo , một cân bằng 604,79 gam. Xem thêm Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ Việt Nam Hệ đo lường cổ Trung Quốc Lạng Tham khảo Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ của Việt Nam
238
2839
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1ng
Lạng
Lạng (còn gọi là lượng, tiếng Hán: 兩; pinyin: liǎng) là đơn vị đo khối lượng, trong hệ đo lường cổ Việt Nam, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ ở Trung Quốc, Hồng Kông... Việt Nam Theo cả ngày xưa lẫn ngày nay, 1 lạng bằng 100 gram, và ngày xưa 16 lạng mới được 1 cân, nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Theo từ điển Hán-Việt Thiều Chửu: "Lạng, cân ta, mười đồng cân gọi là một lạng, mười sáu lạng là một cân". Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn ghi một lạng bằng 25 gam. Theo một lạng bằng 10 đồng (còn gọi là tiền 錢), 100 phân (分), 1000 ly (厘), 10.000 hào (毫), 100.000 ty (絲), 1000.000 hốt (忽). Sau khi người Pháp vào Việt Nam thì việc áp dụng hệ đo lường quốc tế mới được triển khai. Lạng đã bị thay đổi ý nghĩa và giá trị. Hiện nay một lạng bằng 1/10 cân, tức là 0,1 kilôgam (đơn vị đo khối lượng tiêu chuẩn trong hệ đo lường quốc tế) hay là 100 gam. Kim loại quý Khi nói về đo lường khối lượng của kim loại quý, ví dụ như vàng, bạc, bạch kim v.v, người Việt cũng dùng từ lạng với ý nghĩa như từ lượng hay cây. Một lạng hay lượng hay cây trong trường hợp này bằng 37,50 gam. Giá trị này hiện vẫn còn được sử dụng trong ngành kim khí quý. Trung Quốc Ở Trung Quốc, lạng cũng là một đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay được chuẩn hóa với giá trị 50 gam. Hồng Kông Lượng (兩) ở Hồng Kông, theo , bằng 1/16 cân Hồng Kông, bằng 37,79936375 g, tương đương với 1+1⁄3 Ounce (1 Ounce avoirdupois quốc tế là 28,3495231 g). Tham khảo Xem thêm Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ Việt Nam Cân Lượng (kim hoàn) Đơn vị đo khối lượng Hệ đo lường cổ của Việt Nam
366
2850
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%B1c%20khu%E1%BA%A9n
Trực khuẩn
Từ bacillus nhằm miêu tả hình dáng của một nhóm vi khuẩn khi được quan sát dưới kính hiển vi. Nó xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là hình que. Do đó, một số nơi gọi là khuẩn que hoặc trực khuẩn. Tuy nhiên, Bacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn hình que, Gam dương, hiếu khí thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes. Trực khuẩn có ở mọi nơi trong tự nhiên và khi điều kiện sống gay go, chúng có khả năng tạo ra bào tử gần như hình cầu, để tồn tại trong trạng thái "ngủ đông" trong thời gian dài. Loại sinh vật này có cực kỳ nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại. Hai loài được xem là quan trọng về mặt y học là Bacillus anthracis (gây ra anthrax) và Bacillus cereus (có thể gây ra một dạng bệnh từ thực phẩm tương tự Staphylococcus). Hai loài nổi tiếng làm hỏng thức ăn là Bacillus subtilis và Bacillus coagulans. B. subtilis là một sinh vật hiếu khí sống ký sinh có bào tử có thể sống sót trong độ nóng cao thường thấy khi nấu ăn. Nó chính là tác nhân làm cho bánh mì hư. B. coagulans có thể phát triến đến tận mức pH 4.2 và gây ra vị chua nặng ở thức ăn đóng hộp bị ôi (bao gồm cả các thức ăn có tính acid mà bình thường có thể khống chế sự phát triển của đa số vi khuẩn ở mức thấp nhất). Ấu trùng Paenibacillus gây ra các chứng bệnh của ong mật ở ong mật. Bacillus là vi khuẩn gam dương và catalase dương tính, sử dụng khí oxy làm chất nhận electron khi trao đổi khí trong quá trình trao đổi chất. Qua kính hiển vi Bacillus đơn lẻ có hình dạng giống những chiếc que, phần lớn những chiếc que này có bào tử trong hình oval có khuynh hướng phình ra ở một đầu. Thường thì người ta quan sát thấy tập đoàn của giống sinh vật này rất rộng lớn, có hình dạng bất định và đang phát triển lan rộng. Có một cách dễ dàng để cô lập một loại trực khuẩn nào đó là cho đất tốt vào trong ống nghiệm cùng với nước, lắc đều, cho vào mannitol salts agar đã tan, và giữ ở nhiệt độ trong phòng ít nhất một ngày. Tham khảo Firmicute Vi khuẩn Gram dương Bacillus Firmicutes
409
2854
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Star-Spangled%20Banner
The Star-Spangled Banner
"The Star-Spangled Banner", tạm dịch là Lá cờ lấp lánh ánh sao, là quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. Bài này được phổ biến là một bài hát yêu nước sau khi được phổ nhạc theo bài tửu ca To Anacreon in Heaven của Anh, nhưng chỉ được trở thành quốc ca khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết vào ngày 31 tháng 3 năm 1931. Nhạc Phần nhạc trong Quốc ca Hoa Kỳ do John Stafford Smith, một nhà soạn nhạc người Anh, sáng tác. John Stafford Smith sinh ngày 30 tháng 3 năm 1750 và qua đời ngày 21 tháng 9 năm 1836. Ông là người đàn phong cầm cho nhà thờ và cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc. John Stafford Smith là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đã cẩn thận sưu tầm các tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Tuy nhiên, John Stafford Smith được nổi tiếng chỉ vì ông viết nhạc cho bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát này được viết vào khoảng giữa thập niên 1760, lúc Smith vẫn còn là một thiếu niên. Lời bài hát do Ralph Tomlinson đặt và nó trở thành bài hát chính thức của Anacreontic Society, hiệp hội nhạc sĩ tài tử viết nhạc trữ tình tại Luân Đôn. Bài hát nhanh chóng được phổ biến tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 50 năm sau, vào năm 1814, Francis Scott Key viết bài thơ Defence of Fort McHenry để hát với giai điệu của bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát được nhiều người tại Hoa Kỳ yêu mến. Năm 1931, Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là Quốc ca Hoa Kỳ. Bài hát với lời thơ của Francis Scott Key và phần nhạc do John Stafford Smith viết. Hai tác giả đã qua đời mà không biết mình nhận được vinh dự cao quý đó. Lời tiếng Anh I. O, say can you see by the dawn's early light What so proudly we hailed at the twilight's last gleaming? Whose broad stripes and bright stars through the perilous fight, O'er the ramparts we watched were so gallantly streaming? And the rocket's red glare, the bombs bursting in air, Gave proof through the night that our flag was still there. Hợp xướng O, say does that star-spangled banner yet wave O'er the land of the free and the home of the brave? II. On the shore, dimly seen through the mists of the deep, Where the foe's haughty host in dread silence reposes, What is that which the breeze, o'er the towering steep, As it fitfully blows, half conceals, half discloses? Now it catches the gleam of the morning's first beam, In full glory reflected now shines in the stream Hợp xướng 'Tis the star-spangled banner! Oh long may it wave O'er the land of the free and the home of the brave. III. And where is that band who so vauntingly swore That the havoc of war and the battle's confusion, A home and a country should leave us no more! Their blood has washed out of their foul footsteps' pollution. No refuge could save the hireling and slave From the terror of flight and the gloom of the grave Hợp xướng And the star-spangled banner in triumph doth wave O'er the land of the free and the home of the brave. IV. Oh! thus be it ever, when freemen shall stand Between their loved home and the war's desolation! Bles't with victory and peace, may the heav'n rescued land Praise the Power that hath made and preserved us a nation. Then conquer we must, when our cause it is just, And this be our motto: "In God is our trust." Hợp xướng And the star-spangled banner in triumph shall wave O'er the land of the free and the home of the brave. Tạm dịch Đoạn I Ôi hãy nói xem bạn có nhìn thấy, bên cạnh ánh sớm bình minh, Thứ mà chúng ta thật tự hào hoan nghênh trước tia sáng yếu tàn của hoàng hôn, Sọc rộng và sao sáng của ai qua cuộc chiến hiểm nguy, Trên thành lũy chúng ta chiêm ngưỡng, đang dũng mãnh phấp phới? Và ánh lóe đỏ của tên lửa, những quả bom nổ tung trên trời, Đã chứng minh xuyên đêm rằng cờ của chúng ta vẫn ở đó; Ôi hãy nói xem lá cờ dát đầy sao đó đã vẫy bay chưa Trên mảnh đất của tự do và nhà của những con người dũng cảm? Lời tiếng Trung 美国国歌 哦你可看见,透过一线曙光 我们对着暮色,发出欢呼的声浪 是他阔条明星,经过艰险战斗 依然迎风飘扬,在我们军碉堡上 火箭闪着红光,炸弹在空中轰 整夜都见证,国旗依然存在 Điệp khúc: 哦那星条旗,是否还飘扬 在自由的国土,勇士的家乡 Lời Việt Lời Quốc ca Hoa Kỳ đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, đã mất tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt như sau: LÁ CỜ LẤP LÁNH ÁNH SAO Ô! Nhìn kìa bầu trời cao. Phấp phới bay cờ sọc sao. Dù trời sáng hay ban chiều Nhìn cờ bay với bao tự hào Giữa sa trường đầy gian lao Vẫn tung bay cờ sọc sao Lồng lộng gió trên chiến hào Hồn non sông hiên ngang vẫy chào. Đầy trời rền vang tiếng pháo Tiếng bom gào như xé gió Hãy vững tin trong đêm dài Nhìn lên lá cờ còn đây Điệp khúc: Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, ở trong gió tung bay vẫy vùng. Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng. Tham khảo Liên kết ngoài Quốc ca Mỹ đã ra đời như thế nào?, BBC, 28/8/2015 Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (hòa tấu) Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (có lời) Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (hợp xướng) Tập tin MIDI Quốc ca Hoa Kỳ năm 1814 Bài hát của Marvin Gaye Biểu tượng quốc gia Mỹ
938
2866
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%91%20tuy%E1%BA%BFn%20t%C3%ADnh
Đại số tuyến tính
Đại số tuyến tính là một nhánh của toán học liên quan đến các phương trình tuyến tính như: ánh xạ tuyến tính như: và biểu diễn của chúng trong không gian vectơ và thông qua ma trận. Đại số tuyến tính là trung tâm của hầu hết các lĩnh vực toán học. Ví dụ, đại số tuyến tính là cơ bản trong các bài thuyết trình hiện đại về hình học, bao gồm cả việc xác định các đối tượng cơ bản như đường thẳng, mặt phẳng và phép quay. Ngoài ra, giải tích hàm, một nhánh của giải tích toán học, về cơ bản có thể được xem là ứng dụng của đại số tuyến tính vào không gian của các hàm. Đại số tuyến tính cũng được sử dụng trong hầu hết các ngành khoa học và lĩnh vực kỹ thuật, vì nó cho phép mô hình hóa nhiều hiện tượng tự nhiên và tính toán hiệu quả với các mô hình như vậy. Đối với các hệ thống phi tuyến, không thể được mô hình hóa bằng đại số tuyến tính, nó thường được sử dụng để xử lý các phép xấp xỉ bậc nhất, do thực tế là vi phân của một hàm đa biến tại một điểm là ánh xạ tuyến tính gần đúng nhất của hàm gần điểm đó. Đại số tuyến tính được sử dụng nhiều trong toán học, như trong đại số đại cương, giải tích hàm, hình học giải tích... để giải các bài toán như phép quay trong không gian, nội suy bình phương nhỏ nhất, nghiệm của hệ phương trình vi phân, tìm đường tròn qua ba điểm... Nó cũng có vô vàn ứng dụng trong khoa học tự nhiên (vật lý, công nghệ...) và khoa học xã hội (kinh tế...), vì các mô hình phi tuyến tính hay gặp trong tự nhiên và xã hội thường có thể xấp xỉ bằng mô hình tuyến tính. Lịch sử Quy trình giải các phương trình tuyến tính đồng thời, ngày nay được gọi là phép khử Gauss xuất hiện trong văn bản toán học Trung Quốc cổ đại Chương 8: Mảng chữ nhật trong Cửu chương toán thuật. Việc sử dụng nó được minh họa trong 18 bài toán, với 2 đến 5 phương trình. Hệ phương trình tuyến tính phát sinh ở châu Âu với sự ra đời năm 1637 hệ tọa độ trong hình học do René Descartes đưa ra. Thực tế, trong hình học mới này, ngày nay được gọi là hình học Descartes, các đường thẳng và mặt phẳng được biểu diễn bằng các phương trình tuyến tính, và việc tính toán các giao điểm của chúng biến thành việc giải các hệ phương trình tuyến tính. Các phương pháp hệ thống đầu tiên để giải hệ thống tuyến tính sử dụng các định thức, được Leibniz xem xét lần đầu tiên vào năm 1693. Năm 1750, Gabriel Cramer sử dụng chúng để đưa ra các giải pháp rõ ràng của hệ thống tuyến tính, ngày nay được gọi là quy tắc Cramer. Sau đó, Gauss mô tả thêm phương pháp loại trừ, phương pháp này ban đầu được coi là một tiến bộ trong ngành trắc địa. Năm 1844, Hermann Grassmann xuất bản "Lý thuyết mở rộng" bao gồm các chủ đề mới cơ bản về cái mà ngày nay được gọi là đại số tuyến tính. Năm 1848, James Joseph Sylvester đưa ra thuật ngữ ma trận. Đại số tuyến tính phát triển với những ý tưởng được ghi nhận trong mặt phẳng phức. Ví dụ: hai số và trong có sự khác biệt , và các đoạn thẳng và có cùng chiều dài và hướng. Các phân đoạn này là tương đương nhau. Hệ thống bốn chiều của các quaternion được bắt đầu vào năm 1843. Thuật ngữ vectơ được giới thiệu là đại diện cho một điểm trong không gian. Chênh lệch bậc bốn cũng tạo ra một đoạn tương đương với Các hệ thống số siêu phức khác cũng sử dụng ý tưởng về một không gian tuyến tính có cơ sở. Arthur Cayley đã giới thiệu phép nhân ma trận và ma trận nghịch đảo vào năm 1856, làm cho nhóm tuyến tính tổng quát trở nên khả thi. Cơ chế biểu diễn nhóm đã có sẵn để các nhà toán học mô tả các số phức và siêu phức. Điều quan trọng nhất là Cayley sử dụng một chữ cái duy nhất để biểu thị một ma trận, do đó coi ma trận như một đối tượng tổng hợp. Ông cũng nhận ra mối liên hệ giữa ma trận và định thức, và viết "Sẽ có nhiều điều để nói về lý thuyết ma trận này, theo tôi, có vẻ như, có trước lý thuyết về định thức". Benjamin Peirce đã xuất bản tác phẩm Đại số liên kết tuyến tính của mình (1872), và con trai của ông là Charles Sanders Peirce đã mở rộng tác phẩm này sau đó. Điện báo yêu cầu một hệ thống vật lý giải thích nó, và ấn phẩm năm 1873 có tên Một luận thuyết về điện và từ trường đã thiết lập một lý thuyết trường về lực và yêu cầu hình học vi phân để biểu thị. Đại số tuyến tính là hình học vi phân phẳng và phục vụ trong không gian tiếp tuyến với đa tạp. Đối xứng điện từ của không thời gian được biểu thị bằng các phép biến đổi Lorentz, và phần lớn lịch sử của đại số tuyến tính là lịch sử của các phép biến đổi Lorentz. Định nghĩa hiện đại và chính xác hơn đầu tiên của không gian vectơ được Peano đưa ra vào năm 1888; đến năm 1900, một lý thuyết về các phép biến đổi tuyến tính của không gian vectơ hữu hạn chiều đã xuất hiện. Đại số tuyến tính có hình thức hiện đại vào nửa đầu thế kỷ XX, khi nhiều ý tưởng và phương pháp của các thế kỷ trước được khái quát hóa thành đại số trừu tượng. Sự phát triển của máy tính dẫn đến việc tăng cường nghiên cứu các thuật toán hiệu quả để loại bỏ Gaussian và phân rã ma trận, và đại số tuyến tính trở thành một công cụ thiết yếu để mô hình hóa và mô phỏng. Phạm vi nghiên cứu Không gian vectơ Cấu trúc chính của đại số tuyến tính là các không gian vectơ. Một không gian vectơ trên trường số là một tập kèm theo phép toán hai ngôi. Các phần tử trong gọi là những vectơ, các phần tử trong gọi là vô hướng. Phép toán đầu tiên là phép cộng vectơ, cộng 2 vectơ và cho ra một vectơ thứ 3 là . Phép toán thứ hai là phép nhân một vô hướng với bất kỳ vectơ nào và kết quả cho ra một vectơ mới , phép toán này gọi là phép nhân vô hướng của với . Các phép nhân và cộng trong không gian vectơ phải thỏa mãn 8 tiên đề sau, với , và là các vectơ trong tập . và là các vô hướng trong trường số . Ánh xạ tuyến tính Cho 2 không gian vectơ và trên trường , một biến đổi tuyến tính (còn gọi là ánh xạ tuyến tính) là một ánh xạ: bảo toàn phép cộng và phép nhân vô hướng: với mọi vectơ và mọi vô hướng . Các chủ đề chính Định thức Độc lập tuyến tính Hệ phương trình tuyến tính Lý thuyết Lie Ma trận Vĩnh thức Giới thiệu chung Trong trường đại học, đại số tuyến tính bắt đầu từ nghiên cứu các vectơ trong hệ tọa độ Descartes 2 chiều hoặc 3 chiều. Các vectơ là các đoạn thẳng có hướng và độ lớn. Các kết quả trong không gian 2 hoặc 3 chiều có thể được mở rộng ra cho nhiều chiều hơn, gọi tổng quát là không gian vectơ. Không gian vectơ là một khái niệm trừu tượng của đại số trừu tượng, được định nghĩa trên một trường toán học, phổ biến trong ứng dụng là trường số thực hoặc trường số phức. Các biến đổi tuyến tính chuyển các phần tử trong một không gian vectơ này sang không gian vectơ kia, tuân thủ phép cộng và phép nhân vô hướng. bản thân tập hợp của các biến đổi này cũng hình thành nên không gian vectơ của chính chúng. Nếu hệ cơ sở của một không gian vectơ là cố định, mọi biến đổi tuyến tính đều có thể viết thành bảng gọi là ma trận. Việc nghiên cứu các tính chất của ma trận, như định thức và vectơ riêng là một phần quan trọng của đại số tuyến tính. Sử dụng đại số tuyến tính có thể giải chính xác hoặc gần đúng rất nhiều bài toán, bao gồm cả các bài toán không tuyến tính. Lý do là ta luôn có thể sử dụng vi giải tích để biến các hàm không tuyến tính thành gần đúng tuyến tính ở gần những điểm quan tâm. Phương pháp này là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong toán học ứng dụng vào khoa học và kỹ thuật. Một số định lý quan trọng Mọi không gian véc tơ đều có một hệ cơ sở. Một ma trận vuông cỡ được gọi là khả nghịch nếu tồn tại ma trận vuông cỡ thoả mãn với là ma trận đơn vị cùng cỡ với . Với một ma trận vuông cỡ , các mệnh đề sau đây là tương đương (tức là luôn cùng đúng hoặc cùng sai) khả nghịch . . . không có giá trị riêng bằng . Với mọi , có duy nhất một nghiệm . khả nghịch. Các hàng (hoặc cột) của tạo nên các vectơ độc lập tuyến tính trong không gian vectơ của . Chú thích Ghi chú Xem thêm Vectơ Ma trận Định thức Biến đổi tuyến tính Đại số trừu tượng Bài toán quy hoạch tuyến tính Tham khảo Strang,Gilbert, Linear Algebra and Its Applications (4th Edition), 2006 Banerjee, Sudipto; Roy, Anindya, Linear Algebra and Matrix Analysis for Statistics (Chapman & Hall/CRC Texts in Statistical Science), 2014 Grassmann, Hermann, Die lineare Ausdehnungslehre dargestellt und durch Anwendungen auf die übrigen Zweige der Mathematik, wie auch auf die Statik, Mechanik, die Lehre vom Magnetismus und die Krystallonomie, 1844. Giải tích số
1,773
2894
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh%20ch%E1%BB%AF%20nh%E1%BA%ADt
Hình chữ nhật
Hình chữ nhật trong hình học Euclid là một hình tứ giác có bốn góc vuông. Từ định nghĩa này, ta thấy hình chữ nhật là một tứ giác lồi có bốn góc vuông hay hình bình hành có một góc vuông. Tên gọi Hình này được gọi là "hình chữ nhật" vì có hình dáng giống chữ 日 (Nhật) trong Hán tự. Tính chất Có tất cả các tính chất của hình thang cân và hình bình hành. Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường, đồng thời tạo thành 4 tam giác cân. Nội tiếp đường tròn có tâm là tâm của hình. Trong tích phân Trong toán học tích phân, tích phân Riemann có thể được xem là một giới hạn của tổng số các diện tích của nhiều hình chữ nhật với một chiều ngang cực nhỏ. Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình chữ nhật bằng tích của chiều dài và chiều rộng: (trong đó, hai cạnh đối và song song với nhau, chiều dài là a và chiều rộng là b) Chu vi Chu vi hình chữ nhật bằng hai lần tổng chiều dài và chiều rộng của nó: Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. Hệ quả Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với cạnh đối diện và bằng nửa cạnh ấy thì đó là tam giác vuông. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền, một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông. Chú thích Liên kết ngoài C C C C
305
2909
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20%C4%91o%20l%C6%B0%E1%BB%9Dng%20c%E1%BB%95%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Hệ đo lường cổ Việt Nam
Hiện nay Việt Nam sử dụng Hệ đo lường quốc tế, nhưng trong thông tục tập quán Việt Nam có một hệ đo lường khác. Khoảng cách Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản. Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890 là thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu thì cả trường xích và điền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài "Hệ thống thước đo thời Nguyễn" thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét). Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳ và Bắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ. Theo và một sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20, là: Chú ý: Thước còn gọi là "thước ta" để phân biệt với "thước tây" (hay mét). Ngoài đo chiều dài, thước còn dùng để đo diện tích đất (trình bày ở dưới). Xem thêm bài thước và đơn vị đo chiều dài cổ Việt Nam. Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, một số nơi dùng 1 trượng = 4,7 mét một cách không chính thức. Theo Từ điển tiếng Việt (tr. 1093), trượng có 2 nghĩa: 10 thước Trung Quốc cổ (khoảng 3,33 mét) hoặc 4 thước mộc (khoảng 1,70 mét). Đơn vị tấc được một tài liệu ghi là "túc". Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, một số nơi dùng 1 tấc = 4,7 xentimét một cách không chính thức. Ngoài ra: 1 chai vai = 14,63 mét Dặm. Theo Từ điển tiếng Việt (tr. 264) thì 1 dặm = 444,44 mét. Còn theo Từ lâm Hán Việt từ điển (tr.1368) thì 1 dặm = 1800 xích (thước Trung Quốc) = 576 mét. Lý. Theo Từ lâm Hán Việt từ điển có hai loại lý: công lý tức là lý đã được chuẩn hóa theo SI = 1 kilômét = 3125 xích (thước Trung Quốc); còn thị lý là đơn vị đo cổ, dài chừng 1562,55 xích. Sải Thành ngữ tiếng Việt: "Sai một ly, đi một dặm": thành ngữ này muốn nói một sai sót rất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả rất lớn (1 dặm bằng khoảng 106 ly). Diện tích Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, các đơn vị đo diện tích cổ của Việt Nam là: Chú ý: Các giá trị diện tích ở miền Trung Việt Nam lớn gấp (4,7/4)² lần các giá trị phổ thông. Điều này là do quy ước đơn vị đo chiều dài (trượng, tấc...) ở miền Trung lớn gấp 4,7/4 lần các giá trị phổ thông, như đã giải thích ở trên. Cách tính cũng tùy theo vùng miền và cũng rất tùy tiện, không đồng nhất. 1 mẫu ở khu vực Bắc Bộ khoảng 3.600m2, 1 mẫu ở khu vực Trung Bộ khoảng 5.000m2, 1 mẫu ở khu vực Nam Trung Bộ khoảng 10.000m2, Tuy nhiên vẫn có vài nơi trên Việt Nam đặc biệt là vùng Tây Nguyên và Cao Nguyên Đồng Văn, nơi đa số là người dân tộc Ê Đẽ và H'Mông sinh sống thì 1 mẫu (1 Hécta) được quy đổi ra khoảng 1.000m2 Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, "phân" còn được viết là "phấn". Đơn vị "sào" đã có tài liệu ghi là "cao". Sào có hai loại khác nhau: sào Bắc Bộ và sào Trung Bộ. Ngoài ra: Công (đơn vị đo) Dặm vuông Thể tích Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và Hán-Việt từ điển của Thiều Chữu, các đơn vị đo thể tích cổ của Việt Nam là: Ngoài ra: 1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng, năm 1804 (theo Thực Lục, I I I, 241 - Đại Nam Điển Lệ, trang 223). 1 vuông gạo = 604 gr 50, theo Nguyễn vănTrình và Ưng Trình, BAVH, số 1, 1917. 1 phương còn gọi là vuông phổ thông gọi là giạ= 38.5 lít, tuy nhiên cũng có tài liệu ghi là 1 phương = 1/2 hộc, tức khoảng 30 lít 1 giạ = thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng 1 túc = 3⅓ micrôlít 1 uyên = 1 lít Sang thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ các đơn vị dung tích được quy định lại như sau: Đong thóc dùng hộc và đong gạo dùng vuông vì một hộc thóc khi xay ra thì được 1 vuông gạo. 1 hộc thóc cân nặng 1 tạ Đơn vị địa phương Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc: 1 thùng (dùng tại Nam kỳ và Campuchia) = 20 lít. Có tài liệu gọi "thùng" là "táu". Khối lượng Theo ,, các đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam là: Chú ý: Tấn khi nói về trọng tải của tàu bè còn có thể mang ý nghĩa chỉ dung tích, 2,8317 mét khối hoặc 1,1327 mét khối, theo . Cân còn được gọi là "cân ta" để phân biệt với "cân tây" là kilôgam. Nén còn được chép là 375 gam ở một tài liệu, tuy nhiên giá trị này mâu thuẫn với giá trị của lạng từ cùng tài liệu này là 37,8 gam. Giá trị 375 gam phù hợp với quy ước đo khối lượng kim hoàn. Đồng dùng trong đo khối lượng còn được gọi là "đồng cân". Thành ngữ tiếng Việt: "Của một đồng, công một nén": thành ngữ này muốn về một vật có giá trị vật chất nhỏ nhưng công sức để làm ra lớn (1 nén = 100 đồng). "Kẻ tám lạng, người nửa cân": thành ngữ này muốn nói rằng hai bên bằng nhau (8 lạng = ½ cân, theo chuyển đổi cổ). Kim hoàn Trong giao dịch vàng, bạc, đá quý,... Lạng (Còn gọi là cây, lượng) bằng 10 chỉ. 1 cây = 37,50 gam 1 Chỉ = 3,75 gam Thời Pháp thuộc chính quyền còn ấn định một số trọng lượng để dễ bề trao đổi: 1 nén = 2 thoi = 10 đính = 10 lượng Đơn vị địa phương Theo "binh" dùng tại An Nam bằng 69 pound. Thời gian Canh (更): còn gọi là "trống canh" bằng hai giờ hiện nay (7.200 s theo tiêu chuẩn quốc tế). Giờ: còn gọi là "giờ đồng hồ" hay "tiếng đồng hồ"; bằng một giờ của hệ đo lường quốc tế. Khắc: là đơn vị cổ về thời gian ở Việt Nam; đã thay đổi giá trị nhiều lần. Xa xưa, quy định 1 khắc = 1/6 ngày = 2 giờ 20 phút (đêm 5 canh, ngày 6 khắc), sau đó quy định bằng 1/100 ngày, tức là 14 phút 24 giây. Đến triều Nguyễn lại đổi 1 khắc = 1/96 ngày = 15 phút. Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng 1/4h, tức là 15 phút. Tiền tệ Quan Tiền Trinh Đồng (đơn vị tiền cổ) Hào: bằng 1/10 của một đồng Xu: bằng 1/10 của một hào Chú thích Tham khảo Xem thêm Hệ đo lường cổ Trung Hoa Liên kết ngoài Hệ thống thước đo thời Nguyễn Ths.Phan Thanh Hải. Viễn thông Thừa Thiên Huế Cập nhật 11:28 24/12/12 Lịch sử Việt Nam Khoa học và công nghệ Việt Nam
1,385
2948
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20ch%C3%ADnh%20%C4%91%E1%BA%A3ng%20%E1%BB%9F%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n
Các chính đảng ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có hệ thống đa đảng. Những đảng phái chính trị lớn gồm có: Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由民主党) Đảng Dân chủ Lập hiến (CDP 立憲民主党) Đảng Công Minh (NKP 公明党) Đảng Dân chủ Xã hội (JSP 社会民主党) Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP 日本共産党) Ngoài ra còn có một số đảng đối lập trong Quốc hội như: CLB Cải Cách... Các đảng phái hiện tại trong Quốc hội Nhật Bản Đảng Dân chủ Tự do (LDP 自由民主党) Thành lập tháng 11 năm 1955, là đảng tư sản lớn nhất, hiện chiếm 296/480 ghế tại Hạ viện và 115/252 ghế tại Thượng viện. Đảng LDP cầm quyền liên tục 38 năm từ 1955 đến 1993. Do mâu thuẫn nội bộ và bị phân liệt, LDP đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 7 năm 1993 và bị mất quyền lãnh đạo đất nước. Cuối tháng 6 năm 1994 LDP đã liên minh với Đảng Xã hội và Đảng Tiên phong để lập chính phủ, do Chủ tịch Đảng Xã hội Murayama làm Thủ tướng. Từ tháng 1 năm 1996 LDP lại đứng đầu một chính quyền liên hiệp 3 đảng LDP-Công Minh-Tự do, do Ruytaro Hashimoto làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Thượng viện tháng 7 năm 1998, LDP bị thất bại nặng nề, ông Hashimoto buộc phải từ chức Chủ tịch LDP và ngày 30 tháng 7 năm 1998, Quốc hội Nhật Bản đã bỏ phiếu bầu ông Keizo Obuchi làm Thủ tướng thay ông Hashimoto. Thủ tướng Yoshiro Mori, người kế nhiệm sau khi ông Obuchi mất cũng phải từ chức sau gần 1 năm cầm quyền do đã làm uy tín của LDP giảm sút nghiêm trọng. Ông Koizumi Junichiro - một người có chủ trương cải cách LDP đã được bầu làm Chủ tịch đảng đồng thời là Thủ tướng Nhật với đa số áp đảo 298/482 phiếu tại Đại hội Đảng LDP trước nhiệm kỳ (24/4/2001) với tỷ lệ ủng hộ đạt kỷ lục 85%. Ngày 20 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Koizumi đã tái cử làm Chủ tịch Đảng LDP nhiệm kỳ 2 năm đồng thời tiếp tục ở cương vị Thủ tướng. Ngày 11 tháng 9 năm 2005 đảng LPD giành được đa số phiếu trong tổng tuyển cử với chủ trương tư nhân hóa công ty Bưu chính Nhật Bản. Ngày 20 tháng 9 năm 2006, ông Abe Shinzo được bầu làm Chủ tịch đảng và được Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng vào ngày 26 tháng 9 với 339/475 phiếu. Trong cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn nhất trong thượng viện. Đảng Dân chủ (DPJ 民主党) Thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1996, thành phần chủ yếu gồm các nghị sĩ tách ra từ Đảng Xã hội và Đảng Sakigake. Tháng 4 năm 1998, Đảng Dân chủ sáp nhập thêm Tân đảng ái hữu và liên hiệp cải cách dân chủ, thành lập Đảng Dân chủ mới, trở thành đảng đối lập lớn nhất. Hiện nay, đảng này có 113/480 ghế tại Hạ viện và 82 ghế tại Thượng viện. Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Đảng Dân chủ đã sáp nhập với Đảng Tự do thành Đảng Dân chủ với 204 nghị sĩ trong đó có 136 Hạ Nghị sĩ. Chủ tịch Đảng Dân chủ mới là ông Okada Kazuya. Sau cuộc bầu cử thượng viện ngày 29 tháng 7 năm 2007, Đảng Dân chủ trở thành đảng lớn nhất trong thượng viện. Đảng Komei (Công Minh) (NKP 公明党) Được thành lập vào tháng 11 năm 1964. Năm 1998, các thế lực đảng Komei cũ trong Tân đảng Hoà bình ở Hạ viện và Komei ở Thượng viện hợp nhất thành lập Đảng Komei mới. Hiện nay, đảng này tham gia vào chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Koizumi với 24 ghế tại Thượng viện và 34 ghế tại Hạ viện. Đảng Xã hội Dân chủ (SDP 社会民主党) Tiền thân là Đảng Xã hội (JSP) thành lập tháng 11 năm 1945, có cơ sở chủ yếu trong tầng lớp trí thức, có khuynh hướng xã hội dân chủ. Đến đầu 1990 là đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội. Do bị thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện năm 1993, Đảng Xã hội Dân chủ buộc phải thay đổi hầu hết các chính sách cơ bản (về lực lượng tự vệ, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ...) để liên minh với các đảng khác. Từ tháng 8 năm 1994 đến hết 1995, Đảng Xã hội Dân chủ liên minh với LDP và Shakigake để lập nội các do Chủ tịch Đảng Murayama làm Thủ tướng. Murayama là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Việt Nam vào năm 1994 nối lại quan hệ Nhật - Việt từ sau 1945. Ngày nay nội bộ đảng ngày càng suy yếu, phân hóa nghiêm trọng. Do nhiều nghị sĩ đã bỏ đảng và gia nhập đảng Dân chủ (tháng 9 năm 1996), Đảng Xã hội Dân chủ hầu như bị tan rã và thất bại lớn trong bầu cử tháng 10 năm 1996, mất nửa số ghế. Hiện nay đảng này chiếm 7/480 ghế trong Hạ viện và 5 ghế trong Thượng viện. Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP 日本共産党) Được thành lập năm 1922, song chỉ sau Thế Chiến Thứ Hai mới được ra hoạt động công khai. Hiện nay giữ 9/480 ghế tại Hạ viện, 7/242 ghế trong Thượng viện. Đảng Cộng sản Nhật Bản có tổ chức chặt chẽ, kiên định đường lối; chủ trương xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Nhật Bản thông qua cách mạng dân chủ và đấu tranh nghị trường; bảo vệ quyền lợi của người lao động, chống tư bản Nhật. Gần đây, Đảng Cộng sản đã thay đổi lập trường trên một số vấn đề như thừa nhận Nhật Hoàng, Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ..., tranh thủ lôi kéo các đảng đối lập để tiến tới lập chính quyền liên hiệp dân chủ. Năm 1998, Đảng Cộng sản Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc sau 31 năm gián đoạn. Tháng 11 năm 2000, Đảng cộng sản đã tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 22, lần đần tiên đưa ra đề án "Cải cách Nhật Bản" chủ trương thông qua việc tham gia chính quyền liên hiệp, chủ trương không đòi thủ tiêu ngay Cục phòng vệ mà tiến hành từng bước dần dần, theo từng giai đoạn. Do đường lối không đổi mới nên Đảng Cộng sản đã thất bại lớn trong bầu cử Hạ viện tháng 11 năm 2003 (mất 11 ghế). Đặc biệt, tại Đại hội 23 năm 2004, Đảng Cộng sản đã sửa đổi cương lĩnh và đường lối trong đó từ bỏ đấu tranh cách mạng và chuyên chính vô sản, chủ trương ủng hộ Nhật Hoàng, lực lượng phòng vệ... Liên kết ngoài Dưới đây là một số trang thông tin liên quan đến Nhật Bản. Thông tin Nhật Bản Đại sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á Japanese for Vietnamese Từ điển trực tuyến Nhật-Việt-Anh Thông tin Nhật Bản Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Tham khảo Danh sách chính đảng
1,235
3012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20D%E1%BB%8Bch
Kinh Dịch
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: Yi Jing, I Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển của nước Trung Hoa và văn hóa của quốc gia này, là một trong "Ngũ Kinh" của Trung Hoa, là một hệ thống tư tưởng triết học của người Trung Quốc cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh.. Lịch sử ra đời Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 Fú Xī). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 lìu shí­ sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái. Sau khi nhà Hạ bị nhà Thương thay thế, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy Tàng Dịch), và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời. Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN). Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn.". Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì). Trong hơn 50 năm qua, lịch sử "hiện đại" của Kinh Dịch đã trỗi dậy, dựa trên cơ sở các phê phán và tìm kiếm bản khắc mai rùa thời Thương và Chu cũng như bản khắc trên đồ đồng thời Chu và các nguồn khác (xem dưới đây). Việc xây dựng lại nguồn gốc của Kinh Dịch này có quan hệ với một loạt các cuốn sách như The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching của tác giả: S. J. Marshall và Zhouyi: The Book of Changes của Richard Rutt, (xem Tham khảo dưới đây). Các nghiên cứu khoa học có liên quan đến cách hiểu mới về Kinh Dịch bao gồm các luận án tiến sĩ của Richard Kunst và Edward Shaughnessy. Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh Dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt nhỏ. Văn bản trong ngôi mộ cổ bao gồm cả những chú giải bổ sung của Kinh Dịch mà trước đây người ta không được biết và có vẻ như được viết ra (như người ta vẫn gán cho) bởi Khổng Tử. Mọi văn bản trong ngôi mộ ở Mã Vương Đôi là sớm hơn vài thế kỷ so với các bản sớm nhất được công nhận. Khi nói về sự tiến hóa của Kinh Dịch các nhà khoa học nghiêng về xu hướng hiện đại cho rằng đây là điều quan trọng để phân biệt giữa văn bản của Kinh Dịch truyền thống và văn bản giống như Kinh Dịch (mà theo họ là sai niên đại), nằm trong những chú giải được thần thánh hóa suốt hàng thế kỷ cùng với chủ thể của chúng, và các nghiên cứu lịch sử gần đây nhất còn nhận được hỗ trợ bởi các phê phán của các nhà ngôn ngữ học hiện đại và khảo cổ học. Nhiều người cho rằng các văn bản này không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa nay đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng và Thích Viên Như lại cho rằng Kinh Dịch do người Việt cổ sáng chế, dựa trên việc có một số khái niệm giống như Kinh Dịch được mã hóa trên các họa tiết trống đồng và tranh Đông Hồ. Tuy nhiên, những giả thuyết này mang tính suy diễn chủ quan, vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết và cũng chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ để chứng minh, nên chưa đủ sức thuyết phục ngay cả đối với giới học giả trong nước Việt Nam. Mặt khác, đối chiếu niên đại thì các giả thuyết này thể hiện sự vô lý: trống đồng của người Việt có niên đại cổ nhất là khoảng gần 2.800 năm trước, tranh Đông Hồ thì chỉ mới xuất hiện vài trăm năm trước, trong khi các yếu tố của Kinh Dịch đã được người Trung Quốc ghi lại trên giáp cốt văn từ thời nhà Thương cách đây 3.500 năm rồi, nên càng không có căn cứ để nói rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt. Tham khảo Tiếng Việt Kinh Dịch, Ngô Tất Tố dịch và chú giải, Nhà xuất bản Văn học, 2003 Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch - Đạo của người quân tử, Nhà xuất bản Văn học 1992. Khổng Tử, Kinh thư, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2002] Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tìm về cội nguồn Kinh Dịch, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001 Phan Bội Châu, Quốc Văn Chu Dịch Diễn Giải, Nhà xuất bản văn học, 2010 Kim Định, Dịch Kinh Linh Thể, Nhà xuất bản Ra Khơi, 1970 Tiếng Anh Marshall S. 2001. The Mandate of Heaven: Hidden History in the I Ching. Nhà in Đại học Columbia. Rutt R. 1996. Zhouyi: The Book of Changes. Nhà in Curzon. Liên kết ngoài I CHING Bookmarks Bản tiếng Anh của Kinh Dịch. Liên kết văn bản: Kinh Dịch Bao gồm toàn bộ bản tiếng Anh của Kinh Dịch và bình luận. Kinh Dịch hay cuốn sách về các thay đổi Cung cấp thông tin về triết học và sử dụng Kinh Dịch trong thực tế. Tư tưởng Trung Quốc Sách cổ Trung Quốc Mã hóa ký tự Sách bói toán Trung Quốc Bói toán Bài Trung Quốc chọn lọc Tác phẩm Nho giáo Thư tịch Đạo giáo Văn bản cổ điển Trung Quốc Nho giáo Tín ngưỡng Trung Hoa Triết học cổ điển Trung Quốc Sách thiên niên kỷ 1 TCN Trường phái tư tưởng bí truyền Lịch sử tư tưởng Lịch sử triết học Sách triết học
1,489
3015
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%A9c%20mua%20t%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%C6%B0%C6%A1ng
Sức mua tương đương
Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP xuất phát từ purchasing power parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh sức mua của hai đơn vị tiền tệ. Khi tính toán mức sống tại một quốc gia, bất kỳ thu nhập tiền tệ nào cũng phải được xem xét dựa theo số lượng hàng hóa và dịch vụ mà số tiền đó có thể mua ở địa phương. Cùng một loại hàng hóa sẽ có giá khác nhau phụ thuộc vào quốc gia mà nó được bán. Chỉ số này còn quan trọng hơn cả GDP khi tính toán về điều kiện sống của người dân tại 1 quốc gia. Một số ví dụ: 1 USD khi chi tiêu ở Việt Nam sẽ mua được số hàng hóa tương đương 3 USD khi chi tiêu ở Hoa Kỳ. Việt Nam có GDP bình quân đầu người khoảng 4.000 USD/năm vào năm 2022, sẽ cho phép mức sống tương đương với một người tại Hoa Kỳ có thu nhập 4.000 x 3 = 12.000 USD/năm. Với cùng thu nhập 1.000 USD/tháng, một người sẽ sống khá nghèo khổ tại một nước có mức giá hàng hóa cao như Hoa Kỳ, nhưng ở một nước có mức giá hàng hóa thấp như Việt Nam thì thu nhập đó đủ để sống khá giàu có. Liên bang Nga có GDP danh nghĩa chỉ đứng thứ 11 thế giới vào năm 2023, đạt khoảng 2.000 tỷ USD. Tuy nhiên đó là do mức vật giá trung bình tại Mỹ hoặc Tây Âu cao hơn Nga tới 2,5 lần, dẫn tới GDP của Nga cũng bị kéo thấp về mặt danh nghĩa (ví dụ: khi sản xuất và bán ra 1 kg lúa mì, GDP danh nghĩa của Nga chỉ tăng thêm 40 USD trong khi GDP của Mỹ tăng thêm tới 40 x 2,5 = 100 USD, dù giá trị sản xuất thực tế là như nhau - cùng là 1 kg lúa mì). Vì vậy, nếu quy đổi theo sản lượng thực sự (sức mua tương đương) thì GDP theo sức mua tương đuơng của Nga năm 2023 sẽ đạt khoảng 2.000 x 2,5 = 5.000 tỷ USD, đứng thứ 6 thế giới (vượt qua Hàn Quốc, Anh, Pháp, Ý, Canada và gần bằng Đức), đây mới là thứ hạng chính xác của nền kinh tế Nga sau khi đã tính toán sự khác biệt về vật giá giữa các nước. Vì lý do này, người ta thường không sử dụng GDP danh nghĩa mà sử dụng sức mua tương đương khi so sánh năng lực sản xuất thực sự, tỷ lệ nghèo đói và mức sống của người dân giữa các quốc gia. Tổng quan Trong kinh tế học, với giả định rằng mọi nền kinh tế đều mở cửa hoàn toàn để hàng hóa có thể lưu thông từ nước này sang nước kia và bỏ qua chi phí vận tải hàng hóa từ nước này sang nước kia, thì tỷ giá hối đoái tính theo phương pháp sức mua tương đương đúng bằng tỷ giá hối đoái spot. Tuy nhiên trong thực tế, khi hai giả định trên không được đảm bảo và vì thêm nhiều yếu tố khác, hai mức tỷ giá hối đoái thường khác nhau. Khi so sánh tổng sản phẩm quốc nội của các nước, các cơ quan thống kê hay quy đổi tổng sản phẩm các nước theo cùng một đơn vị tiền tệ (thường là dollar Mỹ). Và khi dùng hai loại tỷ giá hối đoái spot và tỷ giá hối đoái theo sức mua tương đương sẽ cho hai con số GDP khác nhau. Việc tính tỷ giá theo sức mua tương đương hoàn toàn không dễ dàng. Thứ nhất, sự khác biệt trong mẫu hình tiêu dùng và sản xuất làm cho việc xác định một giỏ hàng ‘tiêu chuẩn’ chung trở nên khó khăn: các hàng hóa phổ thông (ví dụ như quần áo, thực phẩm) là khá dễ dàng để so sánh; nhưng thu hẹp xuống các mặt hàng cao cấp (ô-tô, điện thoại di động, mỹ phẩm...) là phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra còn cần đến sự bù đắp cho những khác biệt về các yếu tố như là chất lượng sản phẩm, vì khó mà kiếm được một thứ hàng hóa ở các nước khác nhau mà vẫn giống hệt nhau. Trong cố gắng tìm một thứ hàng hóa như vậy, tạp chí The Economist đã chọn bánh Big Mac và cho ra Chỉ số Big Mac. Tuy nhiên trong thực tế, để phù hợp với khẩu vị của các địa phương, McDonald vẫn làm bánh Big Mac ở địa phương này không hoàn toàn giống Big Mac ở địa phương kia. Thêm vào đó, thực phẩm như Big Mac thường được sản xuất tại địa phương và giá nhân công địa phương sẽ ảnh hưởng tới giá Big Mac. Gần đây, công ty CommSec lại giới thiệu Chỉ số iPad để đo PPP. Cách đo Quy luật một giá Mặc dù có vẻ như PPP và quy luật một giá giống nhau, vẫn có sự khác biệt: quy luật một giá áp dụng cho từng mặt hàng trong khi PPP áp dụng cho mức giá chung. Nếu quy luật một giá đúng với mọi hàng hóa thì khi đó PPP cũng chính xác; tuy nhiên, khi bàn về độ hợp lệ của PPP, một số người cho rằng quy luật một giá không nhất thiết phải chính xác để PPP có hiệu lực. Nếu quy luật một giá không chính xác với một mặt hàng nhất định, mức giá sẽ không đủ khác quá nhiều so với mức giá dự đoán bởi PPP. Thuyết sức mua tương đương cho rằng tỷ giá hối đoái giữa một đơn vị tiền đến và một đơn vị tiền tệ khác là cân bằng khi sức mua trong nước của họ với tỷ giá đó là tương đương. Chỉ số Big Mac Bảng sau, dựa trên dữ liệu từ tính toán vào tháng 1 năm 2013 của The Economist', cho thấy sự thấp hơn (−) hay cao hơn (+) của đơn vị tiền tệ địa phương so với đô là Mỹ trên đơn vị %, theo chỉ số Big Mac. Ví dụ, giá địa phương của một chiếc Big Mac tại Hồng Kông khi chuyển đổi sang đô la Mỹ tại tỷ giá hối đoái là 2,19 đô là Mỹ, hay 50% của giá địa phương của một chiếc Big Mac tại Mỹ là 4,37 đô la Mỹ. Do đó đô la Hồng Kông bị đánh giá thấp 50% so với đô la Mỹ theo cơ sở PPP. Chỉ số iPad Giống như chỉ số Big Mac, chỉ số iPad (được tạo ra bởi CommSec) so sánh giá một sản phẩm tại các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, không giống như Big Mac, tất cả iPad được sản xuất tại một địa điểm (trừ mẫu bán ở Brasil) và tất cả iPad (cùng một mẫu) đều có đặc điểm giống nhau. Do đó khác biệt về giá là do chi phí vận chuyển, thuế và những chi phí xuất hiện tại từng thị trường. Ví dụ mỗi iPad tại Argentina đắt gấp đôi tại Mỹ. Chỉ số KFC Giống như chỉ số Big Mac, chỉ số KFC đo PPP giữa các quốc gia châu Phi, được đưa ra bởi Sagaci Research (một công ty nghiên cứu thị trường tập trung vào châu Phi). Thay vì so sánh một chiếc Big Mac, chỉ số này so sánh một xô gà KFC truyền thống 12/15 miếng một xô. Ví dụ, giá trung bình của một xô gà KFC 12 miếng. Xô gà ở Mỹ vào tháng 1 năm 2016 là $20,50; trong khi ở Namibia nó chỉ là $13,40 theo tỷ giá hối đoái. Vì vậy, chỉ số này cho thấy đô la Namibia bị đánh giá thấp 33% tại thời điểm đó. Xem thêm Thuyết sức mua tương đương Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) năm 2008 Tham khảo Chỉ số kinh tế Kinh tế học quốc tế Chỉ số Bất đẳng thức Tiền tệ Tổng sản phẩm nội địa Thương mại
1,407
3035
https://vi.wikipedia.org/wiki/ASCII
ASCII
ASCII (tên đầy đủ: American Standard Code for Information Interchange - Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ), thường được phát âm là át-xơ-ki, là bộ ký tự và bộ mã ký tự dựa trên bảng chữ cái La Tinh được dùng trong tiếng Anh hiện đại và các ngôn ngữ Tây Âu khác. Nó thường được dùng để hiển thị văn bản trong máy tính và các thiết bị thông tin khác. Nó cũng được dùng bởi các thiết bị điều khiển làm việc với văn bản. Tổng quát Cũng như các mã máy tính biểu diễn ký tự khác, ASCII quy định mối tương quan giữa kiểu bit số với ký hiệu/biểu tượng trong ngôn ngữ viết, vì vậy cho phép các thiết bị số liên lạc với nhau và xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin hướng ký tự. Bảng mã ký tự ASCII, hoặc các mở rộng tương thích, được dùng trong hầu hết các máy tính thông thường, đặc biệt là máy tính cá nhân và máy trạm làm việc. Tên MIME thường dùng cho bảng mã này là "US-ASCII". ASCII chính xác là mã 7-bit, tức là nó dùng kiểu bit biểu diễn với 7 số nhị phân (thập phân từ 0 đến 127) để biểu diễn thông tin về ký tự. Vào lúc ASCII được giới thiệu, nhiều máy tính dùng nhóm 8-bit (byte hoặc, chuyên biệt hơn, bộ tám) làm đơn vị thông tin nhỏ nhất; bit thứ tám thường được dùng bit chẵn-lẻ (parity) để kiểm tra lỗi trên các đường thông tin hoặc kiểm tra chức năng đặc hiệu theo thiết bị. Các máy không dùng chẵn-lẻ thường thiết lập bit thứ tám là zero, nhưng một số thiết bị như máy PRIME chạy PRIMOS thiết lập bit thứ tám là một. ASCII được công bố làm tiêu chuẩn lần đầu vào năm 1963 bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American Standards Association, ASA), sau này đổi thành ANSI. Có nhiều biến thể của ASCII, hiện tại phổ biến nhất là ANSI X3.4-1986, cũng được tiêu chuẩn hoá bởi Hiệp hội nhà sản xuất máy tính châu Âu (European Computer Manufacturers Association) ECMA-6, ISO/IEC 646:1991 Phiên bản tham khảo quốc tế, ITU-T Khuyến cáo T.50 (09/92), và RFC 20 (Request for Comments). Nó được dùng trong Unicode, một thay thế có thể xảy ra của nó, như là 128 ký tự 'thấp nhất'. ASCII được xem là tiêu chuẩn phần mềm thành công nhất từng được công bố từ trước tới nay. Ký tự điều khiển ASCII Ký tự ASCII in được Các ký tự từ 0 đến 32 theo hệ thập phân không thể in ra màn hình. Các ký tự đó chỉ có thể in được trong môi trường dos gồm một số hình như trái tim, mặt cười, hình tam giác,... Một số ký tự đặc biệt khi in ra màn hình sẽ thực hiện lệnh như: kêu tiếng bip với ký tự BEL, xuống hàng với ký tự LF,... Trong bảng mã ASCII chuẩn có 128 ký tự. Trong bảng mã ASCII mở rộng có 256 ký tự bao gồm cả 128 ký tự trong mã ASCII chuẩn. Các ký tự sau là các phép toán, các chữ có dấu và các ký tự để trang trí. Xem thêm Các chủ đề liên quan: Nghệ thuật ASCII Tập tin nhị phân và văn bản EBCDIC ASCII mở rộng ISCII ISO 646 ISO 8859 Unicode UTF-8 VISCII Các biến thể của ASCII dùng trong máy tính: ATASCII PETSCII Bảng ký tự ZX Spectrum Tham khảo Thuật ngữ máy tính Bộ mã Giao thức tầng trình diễn
602
3036
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%91
Phương trình đại số
Một phương trình đại số với n biến số là một phương trình có dạng: f(x1, x2,..., xn) = 0 trong đó f(x1,x2,...,xn) là một đa thức của n ẩn x1, x2,..., xn. với là các hệ số thực (hoặc phức), các số mũ ei là các số nguyên không âm và tổng trên là hữu hạn. Bậc của phương trình đại số Tổng các số mũ của các ẩn e1+e2+...+en của mỗi số hạng, được gọi là bậc của số hạng đó. Bậc lớn nhất của mỗi số hạng được gọi là bậc của phương trình. Nghiệm của các phương trình đại số một ẩn với hệ số nguyên được gọi là số đại số. Số đại số phân biệt với số siêu việt (số không phải là nghiệm của một phương trình đại số). Niels Henrik Abel và Évariste Galois đã chứng minh được rằng không có phương pháp đại số tổng quát nào để giải phương trình đại số với bậc lớn hơn bốn Nghiệm phương trình đại số Các số x thỏa mản f(x) = 0 được gọi là nghiệm của phương trình. Quá trình tìm nghiệm của phương trình được gọi là giải phương trình. Thí dụ cho phương trình Chia 2 vế cho 2 Từ trên, ta thấy là nghiệm của phương trình vì thế giá trị của x vào phương trình ta được Lịch sử của phương trình đại số Lý thuyết phương trình đại số có lịch sử từ rất lâu đời. Từ năm 2000 trước Công nguyên, người Ai Cập đã biết giải các phương trình bậc nhất, người Babylon đã biết giải các phương trình bậc hai và tìm được những bảng đặc biệt để giải phương trình bậc ba. Tất nhiên các hệ số của phương trình được xét đều là những số đã cho nhưng cách giải của người xưa chứng tỏ rằng họ cũng đã biết đến các quy tắc tổng quát. Trong nền toán học của người Hi Lạp, lý thuyết phương trình đại số được phát triển trên cơ sở hình học, liên quan Đến việc phát minh ra tính vô ước của một số đoạn thẳng. Vì lúc đó, người Hi Lạp chỉ biết các số nguyên dương và phân số dương nên đối với họ, phương trình x²= 2 vô nghiệm. Tuy nhiên, phương trình đó lại giải được trong phạm vi các đoạn thẳng vì nghiệm của nó là đường chéo của hình vuông có cạnh bằng 1. Đến thế kỷ VII, lý thuyết phương trình bậc nhất và bậc hai được các nhà toán học Ấn Độ phát triển, họ cho ra đời phương pháp giải phương trình bậc hai bằng cách bổ sung thành bình phương của một nhị thức. Sau đó, người Ấn Độ cũng sử dụng rộng rãi các số âm, số Ả Rập với cách viết theo vị trí của các chữ số. Đến thế kỷ thứ XVI, các nhà toán học La Mã là Tartlia (1500 - 1557), Cardano (1501 - 1576) và nhà toán học Ferrari (1522 - 1565) đã giải được các phương trình bậc ba và bậc bốn. Đầu thế kỷ XIX, nhà toán học người Na Uy Henrik Abel cho rằng không thể phương trình tổng quát bậc lớn hơn bốn bằng các phương toán học thông thường của đại số. Không lâu sau đó, nhà toán học người Pháp Évariste Galois đã hoàn tất công trình lý thuyết về phương trình đại số của loài người. Các chủ đề liên quan Phương trình tuyến tính Phương trình bậc hai Phương trình bậc ba Phương trình trùng phương Phương trình bậc bốn Phương trình hồi quy Phương trình phản hồi quy Phương trình vô tỷ Phương trình chứa căn thức Phương trình chứa giá trị tuyệt đối Phương trình bậc năm Phương trình bậc sáu Bài toán Lừa và La Biểu thức đại số Chu kỳ toán Công thức bậc ba Dạng bậc năm cơ bản Định lý bất khả Abel Định lý tối giản Casus Hệ phương trình Phương trình siêu việt Lambert Định lý cơ bản của đại số Xem thêm Hình học đại số Số đại số Số siêu việt Đa thức Tham khảo Đại số Đa thức Phương trình
703
3039
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng%20tr%C3%ACnh%20tuy%E1%BA%BFn%20t%C3%ADnh
Phương trình tuyến tính
Phương trình tuyến tính (hay còn gọi là phương trình bậc một hay phương trình bậc nhất) là một phương trình đại số có dạng: b là một hằng số (hay hệ số bậc 0). a là hệ số bậc một. Phương trình bậc một được gọi là phương trình tuyến tính vì đồ thị của phương trình này (xem hình bên) là đường thẳng (theo Hán-Việt, tuyến nghĩa là thẳng). Nghiệm số Nghiệm số của phương trình trên là: Trường hợp đặc biệt (trường hợp suy biến) Khi Phương trình này không có nghiệm khi b khác không, và có vô số nghiệm (mọi số x) khi b bằng 0. Trên thực tế, khi a bằng 0, phương trình trên đã không còn là phương trình bậc nhất nữa; nó đã trở thành phương trình bậc 0. Khi a khác 0, phương trình luôn có một nghiệm duy nhất. Mở rộng cho hệ phương trình tuyến tính kiệt Phương trình tuyến tính có thể mở rộng ra trường hợp nhiều n biến: Các dạng ví dụ của nó như phương trình bậc nhất 2 ẩn::... các pt này có vô số nghiệm và chỉ giải được khi có một giới hạn của các nghiệm hoặc có số phương trình bằng số nghiệm. Khi đó ta gọi đó là các hệ phương trình. Về lịch sử của phương trình bậc nhất này và các dạng phương trình tương tự, xin xem thêm Lịch sử của phương trình đại số. Xem thêm Hệ phương trình tuyến tính Đại số tuyến tính Các phương trình đại số Phương trình bậc hai Tham khảo Liên kết ngoài Tuyến tính Đại số tuyến tính Đại số sơ cấp Đa thức Phương trình
276