id
stringlengths
1
8
revid
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
162
259k
n_paragraphs
int64
1
1.15k
n_sents
int64
1
1.93k
n_words
int64
51
56.9k
1316788
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1316788
Nepenthes vogelii
Nepenthes vogelii là một loài nắp ấm thuộc họ Nắp ấm. Đây là loài đặc hữu Borneo. Người ta cho rằng nó có quan hệ gần nhất với loài "N. fusca". Mẫu được biết đến đầu tiên của "N. vogelii" đã được sưu tập năm 1961 trên núi Api trong vườn quốc gia Gunung Mulu bởi nhà thực vật học J. A. R. Anderson. Mẫu được dán nhãn "N. fusca", đã được lưu ở phòng lưu mẫu cây Cục lâm nghiệp Sarawak. Năm 1969, nhà thực vật học Shigeo Kurata kiểm tra mẫu vật này và lưu ý rằng nó không nằm trong các biến thể được biết đến thể hiện bởi "N. fusca".
2
7
114
1316799
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1316799
Mascara
Mascara là một loại mỹ phẩm thường được sử dụng để làm nổi bật đôi mắt. Mascara có thể làm sẫm màu, tăng bề dày, kéo dài và/hoặc định hình hàng lông mi. Thông thường, một trong ba loại sản phẩm mascara hiện đại ở các dạng lỏng, bánh hoặc kem có công thức khác nhau; tuy nhiên, hầu hết đều chứa những thành phần cơ bản giống nhau như sắc tố, dầu, sáp và chất bảo quản. Định nghĩa. "Từ điển tiếng Anh Collins" định nghĩa "mascara" như sau "một chất mỹ phẩm làm sẫm màu, kéo dài, uốn cong, tô màu và tăng độ dày cho lông mi, bôi phết bằng bàn chải hoặc cây que". "Từ điển tiếng Anh Oxford" ("OED") cho biết thêm mascara mà đôi khi cũng được sử dụng trên lông mày. "OED" cũng nhắc đến "mascaro" từ các tác phẩm xuất bản vào những năm cuối thế kỷ 15. Năm 1886, quảng cáo "Peck & Snyder Catalogue", "Mascaro hay mỹ phẩm dạng nước... để tô sẫm màu lông mày và ria mép mà không bôi trơn chúng và làm cho chúng nổi bật." Năm 1890, "Từ điển Thế kỷ" định nghĩa mascara là "một loại sơn sử dụng cho lông mày và lông mi của các diễn viên." Và trong năm 1894, N. Lynn khuyên trong "Gợi ý thực hành của Lynn cho trang điểm", tô sẫm lông mi, vẽ bằng mascara, hoặc sơn đen, với một bàn chải nhỏ. Từ nguyên. Từ ngữ "mascara" chính xác xuất phát không rõ ràng, nhưng thường xuyên nhất được cho dựa trên từ "máscara", trong tiếng Tây Ban Nha, nghĩa là ‘mặt nạ’ hay ‘vết bẩn’ và từ "maschera", trong tiếng Italia, nghĩa là ‘mặt nạ’. "Từ điển tiếng Anh Oxford" cũng trích dẫn một định nghĩa tiếng Catalan thay thế mô tả vết bẩn màu bồ hóng hoặc đen, hoặc một định nghĩa gốc Bồ Đào Nha (từ "máscara", trong tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là ‘mặt nạ’, nhưng một từ tương tự, "mascarra", có nghĩa vết bẩn hoặc vết nhọ sẫm đen). Có những dẫn chứng thậm chí còn rõ rệt đối với một nguồn có khả năng từ "maskharah" hay ‘anh hề’, trong tiếng Ả Rập. Từ משקרות (MaSQROTh), trong tiếng Hebrew, liên quan đến đôi mắt của phụ nữ tìm được trong quyển Isaiah 3:16. Luận thuyết Latin thỉnh thoảng sử dụng từ mascara khi đề cập đến phù thủy. Lịch sử. Trang điểm thẩm mỹ là một dạng văn hóa phổ quát và mascara có thể được ghi chép thành tài liệu vào thời Ai Cập cổ đại. Ghi chép từ khoảng 4000 trước Công nguyên nhắc đến loại phấn kohl được dùng để tô sẫm lông mi, mắt và lông mày. Phấn côn được dùng để che đôi mắt, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều tin rằng chúng sẽ xua đuổi ma quỷ và bảo vệ linh hồn. Thành phần thường gồm galena; malachit; than gỗ hoặc bồ hóng, phân cá sấu; mật ong; nước được thêm vào để giữ phấn côn trơn chảy. Thông qua ảnh hưởng từ Ai Cập, tục sử dụng phấn côn tồn tại ở Babylon, Hy Lạp và đế quốc La Mã về sau. Khoảng 100 năm trước Công nguyên, người La Mã cổ đại đã sử dụng một hỗn hợp gồm tro cánh hoa hồng, hạt chà là, bồ hóng để đánh lên hàng mi. Sau khi đế chế La Mã sụp đỗ, phấn côn đã bị loại bỏ trên lục địa châu Âu, nơi mà chúng được xem là mỹ phẩm độc tôn; ngược lại, chúng vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở Trung Đông cho mục đích tôn giáo. Năm 900 sau Công nguyên, một nhà văn Ba Tư tên là Ziryab đã thành lập một trường đào tạo nhan sắc chuyên về sử dụng mascara. Ở đây, người học sẽ được đào tạo kiến thức về mascara, như cách đánh mascara như thế nào cho đúng, hay cách tạo ra mascara làm sao. Trang điểm bị xem là khó coi và thô kệch trong văn hóa phương Tây mãi cho đến thời kỳ Victoria. Vào thời kỳ Victoria, quan điểm xã hội chuyển giao triệt để cho việc quảng bá mỹ phẩm và được biết rằng phụ nữ dành phần lớn thời gian trong ngày bận rộn với chế độ làm đẹp. Những nỗ lực to lớn được thực hiện để tạo ra ảo giác về hàng lông mi dài, đậm. Cố gắng này, phụ nữ thời Victoria đã tạo ra một loại mascara trong nhà riêng của họ. Họ sẽ làm nóng hỗn hợp tro hoặc muội đèn và nước ép quả cơm cháy trên một tấm kim loại và chuốt hỗn hợp nóng lên lông mi. Sản phẩm mà mọi người sẽ nhận ra như mascara ngày nay đã không phát triển cho đến thế kỷ thứ 19. Một nhà hóa học tên là Eugene Rimmel đã phát triển sản phẩm mascara hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới bằng cách sử dụng mỡ bôi trơn sáng chế mới. Hỗn hợp không độc hại này được chứa trong một chiếc hộp nhỏ kèm theo một bàn chải nhỏ giúp cho việc chải mi được thuận tiện và dễ dàng hơn. Đây là sản phẩm làm đẹp lông mi mang tính cách mạng cả về cách thức sử dụng lẫn công thức ít độc hại nhất và đã gây sốt trong thời gian đó. Tên gọi Rimmel đã trở thành từ đồng nghĩa với chất dịch và vẫn còn được dịch là "mascara" trong tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và tiếng Ba Tư ngày nay. Trên khắp Đại Tây Dương và vào khoảng thời gian tương tự, năm 1913, một người đàn ông tên là T. L. Williams tạo ra một chất rất giống dành cho em gái ông, cô Maybel. Một ngày, Mabel phát hiện ra người yêu của cô đang ngoại tình với một người phụ nữ khác, cô vô cùng đau khổ vì ghen tuông. Mabel khóc rất nhiều, nước mắt khiến hai hàng mi ướt đẫm. Nhìn cảnh tượng đó, T.L Williams nảy ra ý tưởng trộn tro than vào vaseline cho cô em Mabel bôi lên mi. Sau đó, đôi mắt Mabel trở nên long lanh với hai hàng mi dày, đen bóng quyến rũ đã giúp cô giành lại người yêu và đám cưới của cô được tổ chức sau đó không lâu. Câu chuyện này cũng chính là khởi đầu cho sự ra đời của thương hiệu sản xuất mascara nổi tiếng sau này. Sau đó vào năm 1917, T.L. Williams bắt đầu một doanh nghiệp đặt hàng qua thư, phát triển sản phẩm để trở thành công ty Maybelline, bằng cách kết hợp tên em gái ông Mabel và Vaseline. Mascara phát triển nhờ hai người đàn ông này bao gồm mỡ bôi trơn và than đá ở một tỷ lệ quy định. Không thể phủ nhận sự hỗn độn và một loại thay thế tốt hơn đã nhanh chóng phát triển. Một bàn chải ướt được cọ xát vào một bánh chứa xà phòng và thuốc nhuộm đen tỷ lệ ngang nhau và chải chuốt lên hàng mi. Tuy nhiên nó vô cùng hỗn độn. Không cải thiện nào đáng kể diễn ra cho đến năm 1957 với sự đổi mới của Helena Rubinstein. Sự kiện hàng đầu để cải thiện của Rubinstein bắt đầu ở Paris vào những năm đầu thế kỷ 20. Ở đó, tại kinh đô thời trang thế giới, mascara đã nhanh chóng được phổ biến và sử dụng rộng rãi. Elizabeth Arden và Helena Rubinstein, hai nhân vật khổng lồ trong ngành thẩm mỹ Hoa Kỳ, theo dõi và giữ sát nhau sự phát triển của mascara. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người tiêu dùng Mỹ trở nên háo hức với những sản phẩm mới. Ý thức cơ hội, cả Rubinstein và Arden ra mắt thương hiệu riêng của họ về mỹ phẩm bao gồm mascara. Thông qua nỗ lực của hai đối thủ này và tính công chúng, mascara cuối cùng đã giành được sự tôn trọng và ủng hộ trong xã hội Mỹ. Phát minh chụp ảnh và hình ảnh chuyển động khởi xướng phổ biến mascara và sử dụng tiến xa hơn ở Mỹ. Hình ảnh chuyển động đặc biệt là quảng cáo một tiêu chuẩn mới của vẻ đẹp và sự hấp dẫn giới tính. Nữ diễn viên nổi tiếng của thời đại điện ảnh cổ điển, chẳng hạn như Theda Bara, Pola Negri, Clara Bow, Greta Garbo, Marlene Dietrich, Bette Davis và Jean Harlow, phụ thuộc rất nhiều vào mascara cho diện mạo được tán dương của họ, mà người phụ nữ trung lưu tìm cách bắt chước. Năm 1933, một phụ nữ được biết đến trên hồ sơ tòa án là bà Brown đồng ý để lông mi của bà được nhuộm lâu dài. Thật không may, sản phẩm, Lash Lure, sử dụng "para"-phenylenediamine, một loại hóa chất cực kỳ độc hại đối với cơ thể, như tác nhân nhuộm. Tại thời điểm đó, mỹ phẩm đã không được Cục Quản lý dược phẩm liên bang kiểm soát và sự nguy hiểm của paraphenylenediamine chưa được biết đến. Trong vòng vài giờ điều trị, bà Brown đã bắt đầu có triệu chứng nghiêm trọng khi đôi mắt đau nhức và bỏng rát. Đến sáng hôm sau, mắt bà Brown đã tiến triển thành viêm loét rỉ ra và phồng rộp. Sử dụng Lash Lure dẫn đến mù lòa ở bà Brown cùng 15 phụ nữ khác và cũng gây ra tử vong thêm nữa. Chỉ sau khi sự cố Lash Lure và vài sự cố khác giống như vậy, được ghi chép vào cuốn sách mang tên "American Chamber of Horrors" của Ruth deForest Lamb, Quốc hội đã cấp cho FDA quyền kiểm soát mỹ phẩm năm 1938. Nhiều năm sau đó vào năm 1957, Rubinstein đã tạo ra một công thức mà tiến hóa mascara từ một chiếc bánh cứng thành một loại kem dạng thuốc xoa. Bà đóng gói mascara mới trong cái ống bán với một bàn chải. Để sử dụng, kem đã được vắt lên bàn chải và chải chuốt lên hàng mi. Mặc dù vẫn còn hỗn độn, đó là một bước tiến cho sản phẩm mascara hiện đại. Ngay sau đó, một que xoi rãnh đã được cấp bằng sáng chế. Thiết bị này đính giữ một lượng mascara cho mỗi lần sử dụng. Sau đó, que xoi rãnh được biến đổi thành bàn chải tương tự như những mascara sử dụng ngày hôm nay. Sự thay đổi khi chải chuốt khiến việc sử dụng mascara dễ dàng hơn và tính phổ biến tăng lên. Thành phần. Nhu cầu tăng lên đối với mascara dẫn đến sự phát triển của nhiều công thức trên thị trường hiện nay. Mặc dù có nhiều biến thể, tất cả công thức đều chứa những yếu tố cơ bản giống nhau: sắc tố, dầu và sáp. Sắc tố cho mascara màu đen tương tự như sắc tố mà người Ai Cập và phụ nữ thời Victoria sử dụng. Muội than, thay vì bồ hóng hoặc tro, được sử dụng. Hắc ín và dẫn xuất than đá bị FDA nghiêm cấm. Mascara màu nâu thường tạo màu bằng cách dùng oxit sắt mặc dù hợp chất cụ thể là duy nhất cho mỗi thương hiệu. Trong một số loại mascara, một sắc tố bổ sung lam sẫm được thêm vào. Có rất nhiều sự trôi nổi và đa dạng trong các loại dầu được sử dụng. Các loại dầu khoáng, dầu lanh, dầu thầu dầu, dầu khuynh diệp, lanolin và dầu thông khác nhau có thể thường xuyên tìm ra nhất trong nhiều công thức. Dầu mè cũng thường được sử dụng. Sáp thường có trong mascara là sáp parafin, sáp carnauba và sáp ong. Hiệu ứng mong muốn của miêu tả mascara cho hầu hết biến thể thành phần. Tác dụng cơ bản nhất được xem xét là liệu rằng mascara sẽ chịu nước hay không. Mascara chịu nước có cơ sở chất dịch cự tuyệt nước, như dodecan. Mascara không thấm nước có thành phần cơ bản hòa tan trong nước. Mascara được thiết kế để kéo dài hoặc uốn cong lông mi thường chứa vi sợi nylon hoặc rayon. Ngoài ra, ceresin, chất gôm nhựa dính và methyl cellulose là thành phần thường xuyên bổ sung vào hoạt động như chất làm cứng. Huyền thoại đô thị về phân chim dơi. Một truyền thuyết đô thị đề cập đến việc sử dụng phân chim (guano) dơi như một trong những thành phần của mascara. Thực sự đó là guanine, không phải phân chim, được ủy quyền như một phụ gia màu trong mỹ phẩm do quy định của FDA và châu Âu, phải được chiết xuất từ vảy cá, không phân chim dơi. Chế xuất. Những thành phần được lựa chọn cũng dựa vào cách thức sản xuất mascara. Ngày hôm nay, có hai phương pháp sản xuất chính. Phương pháp đầu tiên được gọi là khan khô. Trong phương pháp này, tất cả các loại sáp, dầu và sắc tố được pha trộn, nung nóng, khuấy lắc đồng thời theo tỷ lệ công thức. Kết quả là một chất bán rắn, sẵn sàng được đặt vào ống nhỏ, đóng gói, vận chuyển và bán. Phương pháp khác sử dụng tên gọi là nhũ tương. Phương pháp nhũ tương cũng cho kết quả ra một chất bán rắn, nhưng hoạt tính rất khác. Trong phương pháp nhũ tương, nước và chất cô đặc được kết hợp lần đầu tiên. Riêng biệt, sáp và chất nhũ hoá được đun nóng. Sau đó sắc tố được thêm riêng vào cả hỗn hợp. Cuối cùng, tất cả được kết hợp thành một chất đồng hóa, hoạt động như một thiết bị khuấy tốc độ cao để trộn đều dầu, nước, sáp và thành phần chất nhũ hoá cự tuyệt nhau một cách tự nhiên. An toàn. Bởi vì FDA quy định lỏng lẻo về mỹ phẩm, xem xét cho những thành phần, độ tuổi và cách sử dụng mascara được khuyến khích. Một chất được xét là mỹ phẩm nếu nó được sử dụng kết hợp với cơ thể theo cách không biến đổi cấu trúc cơ thể hoặc chức năng. Điều này để lại rất nhiều sự tự do cho ngành công nghiệp sắc đẹp trong công thức mỹ phẩm. Tất nhiên, một số hóa chất bị cấm rõ ràng kể cả trong mỹ phẩm. Chúng bao gồm những hợp chất biothional, chloroform, salicylanilides halogen hóa, hexachlorophene, methylene chloride, vinyl chloride và thủy ngân. Như một ngoại lệ, hợp chất thủy ngân có thể được sử dụng như một chất bảo quản trang điểm mắt và vì vậy đôi khi tìm được trong mascara. Một số mối quan tâm cho vài lựa chọn thành phần riêng lẻ tìm được trong mascara từ khi chúng gây ung thư ở chuột và số khác được cho có độc tính cao với cơ thể con người hoặc dễ bay hơi. Mặc dù có những sự thật bối rối, chúng tồn tại với số lượng chi li trong mascara, sự hiện diện này không liên kết xác thực để ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sử dụng mascara đúng cách cần phải vứt bỏ ống và bàn chải sau ba tháng. Mascara cũng nên được xử lý nếu phát hiện có mùi khác, lạ, hoặc hăng nồng đặc biệt. Khó chịu và bất thường, nhưng mascara không có khả năng phát triển vi khuẩn. Bởi vì điều này và tính chất sử dụng, người sử dụng mascara có nguy cơ nhẹ về nhiễm trùng mắt hoặc viêm kết mạc, nhưng điều này hiếm. Phổ biến hơn, phát triển thành lẹo, hay thường thậm chí, mí mắt sưng phồng. Lẹo và mí mắt sưng phồng được phân loại phổ quát như phản xạ dị ứng. Phản xạ dị ứng có thể bị kích thích bởi bất kỳ thành phần của mascara nhưng thường được gán cho methylparaben, bột nhôm, ceteareth-20, butylparaben hoặc benzyl alcohol. Tâm lý. Sử dụng mascara có thể giúp đỡ bắt chước neoteny, một diện mạo trẻ trung hay trẻ con mà được tin rằng có liên quan đến vẻ đẹp ở phụ nữ. Trong những nền văn hóa khác nhau, đặc điểm điển hình như má mềm mại như em bé, khuôn mặt tròn, làn da mềm mại, mắt to, mũi hếch và cằm ngắn — thường được xem như đặc điểm lý tưởng trên khuôn mặt phụ nữ. Mascara kéo dãn lông mi từ mép mắt tạo ra một ảo giác như hươu cái của đôi mắt rộng lớn hơn, mở to hơn. Đôi mắt mở to có thể liên quan đến tuổi xuân.
35
127
2,840
1316850
69919735
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1316850
Phật giáo Phương Tây
Theo một số tài liệu nghiên cứu gần đây thì giữa Thế giới Phật giáo và nền văn minh Phương Tây đã có những cuộc gặp gỡ cách hàng ngàn năm. Thế nhưng chỉ sau khi các cuộc xâm lược các quốc gia châu Á hoàn tất vào thế kỉ thứ 19 thì những khái niệm mang tính học thuật hơn của Phật giáo mới chính thức phổ biến ở người Phương Tây. Trong Lịch sử Cổ đại. Thời Hy Lạp Cổ đại. Sự tiếp xúc giữa nền văn hóa châu Âu với thế giới Phật giáo đã diễn ra vào thời kì Cổ đại mà có lẽ là năm 334 trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế thực hiện những cuộc chinh phạt của mình vào miền Trung Á. Đây chính là bàn đạp cho sự pha trộn văn hóa giữa Vương quốc Seleukos với nền văn minh Hy Lạp cổ đại, kết hợp với Phật giáo, hình thành nên hình thái Phật giáo Hy Lạp. Mặt khác, nhà lãnh đạo của Đế quốc Maurya – Hoàng đế Asoka (273–232 trước Công nguyên) sau khi chứng kiến cảnh máu đổ kinh hoàng vùng Kalinga (Orissa ngày nay) tại miền đông Ấn Độ trong Cuộc chiến Kalinga do chính ông phát động đã cải sang đạo Phật, thành tâm sám hối những lỗi lầm của mình cũng như tuyên bố sẽ chấm dứt những cuộc chinh phạt sau này. Điều đáng nói là ông là một trong những người có công lớn nhất trong việc phát triển và truyền bá Phật giáo ra bên trong thậm chí ra ngoài phạm vi Ấn Độ với hàng ngàn tháp Phật và trụ đá còn sót lại đến ngày hôm nay. Một trong những ví dụ điển hình nhất có lẽ là Bảo tháp Sanchi ở Ấn Độ. Ngôi bảo tháp này đã được xây dựng vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên và được mở rộng không lâu sau đó. Nó được xem là một trong những công trình kiến trúc hoàn hảo nhất của Nền hội họa Phật giáo tại Ấn Độ cổ đại. Ngoài ra, vua Asoka còn cho xây dựng đường sá, bệnh viện, đại học Phật giáo cùng hệ thống tưới tiêu trên khắp đất nước. Ông đã sống chuẩn mực trong tinh thần đạo Phật – đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, thể chế chính trị và đẳng cấp xã hội. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu bước phát triển của Phật giáo ra ngoài phạm vị Ấn Độ. Theo các chỉ dụ còn lưu lại trên các trụ đá của vua Asoka, các nhà truyền giáo được phái đến hàng chục tiểu vương quốc khác nhau từ Sri Lanka cho đến Đế quốc Hy Lạp, và Vương quốc Hy Lạp-Bactria cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí còn xa hơn khi đến vùng Địa trung Hải. Trong thời kỳ Thiên chúa giáo thịnh hành, tư tưởng Phật giáo đã dần xâm nhập vào Châu Âu thông qua Trung Đông. Câu chuyện của hai vị thánh - Barlaam và Josaphat đã được "Công giáo hóa" từ chính câu chuyên thật của Cuộc đời của Đức Phật, được dịch ra từ tiếng Ấn sang Tiếng Ba Tư rồi sang Tiếng Ả - rập để cuối cùng chuyển ngữ thành Tiếng Hy Lạp, và ngôn ngữ tôn giáo lại dần dần sai biệt hẳn so với bản gốc trong việc phiên dịch. Mặt khác, cuộc gặp gỡ được ghi chép đầu tiên giữa Phương Tây và Phật giáo là vào năm 1253 khi vua nước Pháp cử William of Rubruck làm Sứ giả cho triều đình Mông-Nguyên. Sau đó ít lâu, vào thế kỷ thứ 17, những người Phật tử Mông Cổ theo truyền thống Phật giáo Tạng truyền đã thành lập nên Kalmykia, quốc gia Phật giáo duy nhất tại châu Âu, ngay tại miền cực Đông của châu lục này. Phật giáo và các vương quốc Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại, khi đã có sức ảnh hưởng lan tỏa, theo sau là Vương quốc Seleukos cùng với sự ra đời của Vương quốc Hy Lạp-Bactria và Vương quốc Ấn-Hy Lạp, hòa quyện với Phật giáo theo phong cách Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa, đã tạo ra một loại hình Nghệ thuật mới- Nghệ thuật Hy Lạp Cổ đại-Phật giáo. Đây chính là một sự kết hợp văn hóa độc đáo giữa Hy Lạp cổ Đại với văn hóa đạo Phật, được phát triển rực rỡ đến tận 8 thế kỷ tại Trung Á từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Phật giáo và Đế quốc La Mã cổ đại. Những cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa người La Mã với Phật giáo đã được ghi chép bởi các học giả kinh điển cũng như các giáo sĩ Thiên chúa. Lịch sử La Mã đã thuật lại và miêu tả rất chi tiết về đoàn sứ giả tên Porus do Quốc Vương Ấn Độ Pandion (có thể là Pandya?) cử đến, để gặp mặt Augustus năm 13 Sau Công nguyên. Đoàn sứ giả này được gửi đến với một bức thư ngoại giao, được viết bằng Tiếng Hy Lạp cổ đại, và trong phái đoàn này có một giáo sĩ Ấn Độ (sramana) đã tự thiêu tại Athens để thể hiện đức tin của mình. Sự kiện này đã làm xôn xao cộng đồng La Mã bấy giờ, thậm chí người ta ví nó như một Nicolaus của Damascus. Ngôi mộ dành cho ông vẫn còn tồn tại đến tận thời của Plutarchus, nó đã được khắc lên dòng chữ, "ΖΑΡΜΑΝΟΧΗΓΑΣ ΙΝΔΟΣ ΑΠΟ ΒΑΡΓΟΣΗΣ" ("Vị sramana (tạm dịch là giáo sĩ) đến từ Barygaza, Ấn Độ"). Điều này ít nhất cũng khẳng định đã từng có một vị giáo sĩ Ấn Độ (sramana) đến vùng Địa Trung Hải. Thế nhưng cho đến hôm nay, vẫn có nhiều giả thiết khác nhau về tôn giáo của vị giáo sĩ này, bởi lẽ từ "sramana" không chỉ dành riêng cho các tu sĩ đạo Phật mà có ý nói đến các tôn giáo khác như đạo Jain, đạo Ājīvika. Thế kỉ 19. Vào thế kỉ thứ 19, đạo Phật cũng như các tôn giáo và Triết học phương Đông lại trở thành đề tài được quan tâm trong giới học thức Tây phương. Sự quan tâm từ giới triết học. Một trong số này phải kể đến nhà triết học người Đức Schopenhauer, người đã nghiên cứu sách Phật học và những tôn giáo khác tại châu Á để đưa ra học thuyết của mình. Ngoài ra, một nhà triết học Mỹ khác là Henry David Thoreau cũng đã dịch một bản kinh Phật từ Tiếng Pháp sang Tiếng Anh. Năm 1895, một nhà khoa học Tây phương khác - Friedrich Nietzsche đã cho xuất bản cuốn sách"The Anti-Christ", đã tán dương đạo Phật rằng "nó thực tiễn gấp hàng trăm lần so với giáo lý đạo Thiên chúa". Thậm chí Robert Morrison-một nhà truyền giáo Phương Tây đến Trung Hoa đại lục từng nói: "... giữa chúng có một sự cộng hưởng sâu sắc ..." và "... Chúng nhắm đến sức mạnh nội tại của con người tại một vũ trụ không có thượng đế, cũng như không tìm cầu đến những sinh vật hay quyền năng bên ngoài cho những giải pháp riêng về vấn đề sinh tử ...". Sự quan tâm từ công chúng. Vào nửa cuối thế kỉ thứ 19, đạo Phật đã thực sự trở thành tâm điểm ở phạm vi rộng hơn, không chỉ trong giới học thuật mà còn trong mọi tầng lớp trong xã hội, điển hình là trong các bài viết của Lafcadio Hearn. Và vào thời điểm này cũng là lúc mà những người Phương Tây đầu tiên cải sang đạo Phật, đáng nói nhất là hai nhân vật Henry Steel Olcott và Helena Blavatsky vào năm 1880. Những cuộc cải đạo sang Phật giáo diễn ra từ những người công nhân nhập cư như U Dhammaloka vào năm 1884 cho đến tỳ kheo từng là người nổi tiếng như Asoka (H. Gordon Douglas), Ananda Metteyya và Nyanatiloka vào những năm cuối thế kỷ này. Thế kỷ 20. Luồng Phật tử châu Á nhập cư. Những nhà sư nhập cư sang Hoa Kỳ không những giảng đạo cho những người gốc Á mà còn truyền bá tôn giáo của mình cho những người phương Tây. Những người Phật tử đầu tiên đến Tây phương không ai khác chính là những người công nhân giá rẻ Trung Hoa trong việc xây dựng đường sắt và mở rộng công nghiệp, họ đã thành lập những ngôi đền, chùa ngay tại nơi họ định cư dọc theo những đường ray tàu hỏa. Cũng vào khoảng thời gian này, những đồn điền và nông trại tại Hawaii và trung tâm California đã bắt đầu xuất hiện những người Nhật nhập cư. Vào năm 1899, họ thành lập Hiệp hội Truyền giáo ngay tại Bắc Mỹ. Sau đó, nó được đổi tên thành Buddhist Churches of America. Vào năm 1893, Soyen Shaku – một trong 4 vị Thiền sư cùng hai người Phật tử tại gia, đã giới thiệu dòng thiền Lâm Tế, Tịnh độ chân tông, Nhật liên tông, cùng khác tông phái khác của Phật giáo, tạo ra những đại biểu ưu tú của Nhật Bản để dự Đại hội Tôn giáo tại Chicago vào năm 1893. Năm 1897, thiền sư D.T. Suzuki đến thăm Hoa Kỳ để cùng làm việc và nghiên cứu với giáo sư triết học Paul Carus. Ông cũng là người quan trọng nhất trong việc truyền bá Thiền tông đến Phương Tây. Những công trình của Suzuki đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên Chủ nghĩa Phật giáo hiện đại, một dạng thuyết hổ lốn của đạo Phật,giúp hòa quyện giữa bản sắc Phật giáo Á Đông với Thuyết Tiên nghiệm phương Tây Trước Chiến tranh thế giới. Bản dịch Tiếng Anh đầu tiên của quyển sách "Tibetan Book of the Dead", được dịch sang Tiếng Việt là Tử thư (Tây Tạng), ấn hành vào năm 1927 và được tái bản năm 1935 kèm với lời nhận xét của C. G. Jung - bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học Thụy Sĩ cũng như là nhà tâm lý học hiện đại đầu tiên cho rằng: "Tinh thần của con người là nền tảng của mọi tôn giáo’’ đã thu hút nhiều người Phương Tây đến với Phật giáo Tạng truyền. Tuy nhiên, trên thực tế, vào những năm đầu khi ngành nghiên cứu Phật học ở Tây phương ra đời đã vấp phải không ít khó khăn mà cụ thể là những bản dịch kinh Phật nghèo nàn về ngôn từ cũng như chiều sâu (do không phải là bản dịch từ cuốn kinh gốc mà được dịch lần lượt qua nhiều ngôn ngữ), nhưng điều này đã sớm được giải quyết khi các học giả phương Tây, đáng nói nhất là Max Müller bắt đầu học ngôn ngữ châu Á và dịch kinh Phật từ những bản gốc. Cũng vào thời gian này, cuốn tiểu thuyết "Siddhartha", được dịch ra tiếng Việt là Câu chuyện dòng sông được viết bởi một nhà văn người Đức tên Hermann Hesse xuất bản như một món quà thể hiện niềm tin yêu của ông đối với các tôn giáo phương Đông Trong những năm 1950. Vào những năm 50 của thế kỷ, Jack Kerouac - một nhà văn người Mỹ thuộc trường phái Beat Generation đã trở nên nổi tiếng với tiểu thuyết "The Dharma Bums" (tạm dịch là "Sự bùng nổ của Chánh pháp") cùng nhiều tác phẩm khác. Một nhà triết học khác tên Alan Watts, cũng đã thành công khi cho xuất bản nhiều tác phẩm về Thiền và Đạo Phật. Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70 của thế khỉ trước, phong trào " nghiệm lại văn hóa’’ những người hippie đã mở ra một cuộc khám phá lại những giá trị của đạo Phật, điều mà họ tin rằng đang hứa hẹn sẽ vạch ra những con đường đi đến hạnh phúc thực tiễn và rốt ráo hơn đạo Thiên Chúa, cũng như một lối thoát cho hiện tượng thoái trào về đức tin tâm linh và cuộc sống bộn bề Phương Tây. Sự xuất hiện của Xu hướng Phật giáo Phương Tây. Sau Thế chiến thứ 2, tại những nước Tây Phương lại xuất hiện một phong trào Phật giáo mới. Vào năm 1959, một vị thiền sư Nhật Bản tên Shunryu Suzuki, đến San Francisco với tư cách là một giảng sư về đạo Phật cho những có có hứng thú trong lúc Thiền đang trở thành một đề tài nóng bỏng giữa các nhóm người có sự tò mò về triết lý Phương đông tại Hoa Kỳ. Vào năm 1965, Philip Kapleau-vị thiền sư đầu tiên của Hoa Kỳ đến Rochester, New York để tạo dựng nên Trung tâm thiền Rochester với cho phép của sư phụ mình - ngài Haku'un Yasutani. Vào thời gian này, một số người Mỹ đã được gửi đến Nhật Bản để theo học những vị Thiền sư danh tiếng. Đơn cử như Kapleau đã dành ra 13 năm (1952–1965) và hơn 20 kỳ tiếp tâm trước khi được phép trở về nhằm mở trung tâm Thiền riêng. Trong lúc đang còn học tại Nhật Bản, Kapleau đã viết tác phẩm đang còn thai ghén của mình - "The Three Pillars of Zen", được dịch sang Tiếng Việt với tựa đề "Ba trụ Thiền"'. Cũng trong năm này, những nhà sư đến từ Sri Lanka đã thành lập Hiệp hội những tu sĩ Phật giáo Washington tại Washington, D.C-, Hiệp hội tăng sĩ Nam Tông đầu tiên trên đất Mỹ, khá dễ dàng để tiếp cận đối với nhiều những người Mỹ nói Tiếng Anh song hành với một trong các hoạt động chính là phát triển phái thiền Vipassana. Thế nhưng, Phật giáo Nam tông chỉ khởi sắc khi những người Hoa Kỳ đầu tiên đến học Thiền Vipassana tại châu Á vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Trong những năm 1970, Phật giáo Tây Tạng lại giành được nhiều sự quan tâm hơn trong công chúng. Điều này cũng ít nhiều cũng bị tác động do quan điểm của 'shangri-la' về đất nước này cũng như giới truyền thong Phương Tây lại lien tục đưa tin về hiện trạng Tây Tạng bấy giờ. Cả bốn trường phái của Tây Tạng dần dần trở nên nổi tiếng. Những vị lạt - ma Tây Tạng như Karmapa (Rangjung Rigpe Dorje), Chögyam Trungpa Rinpoche, Geshe Wangyal, Geshe Lhundub Sopa, Dezhung Rinpoche, Sermey Khensur Lobsang Tharchin, Tarthang Tulku, Lama Yeshe và Thubten Zopa Rinpoche đều thành lập những trung tâm Phật học tại phương tây trong những năm 1970. Nhưng có lẽ nhân vật được biết đến nhiều nhất chính là Đạt-lai Lat-ma thứ 14 - Tenzin Gyatso, khi ông có một cuộc viếng thăm đến Hoa Kỳ vào năm 1979 với tư cách là một nhà lãnh đạo lưu vong trên cả phương diện chính trị cũng như tâm linh của Tây Tạng. Cuộc đời thuở thiếu thời của ông được khá nhiều người Phương Tây quan tâm, thậm chí chúng còn dựng nên thành những bộ phim đặc sắc như "Kundun" hay "Seven Years in Tibet" (tạm dịch là "Bày năm ở Tây Tạng") với sự tham gia của ngôi sao Brad Pitt. Không những thế, Đạt-lai Lạt-ma còn là người dẫn dắt các tài tử nổi tiếng khác đến với đạo Phật như Richard Gere và Adam Yauch. Thêm vào đó, trong thời gian cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Mỹ đã đến hai vùng đất này để chứng kiến những thảm họa về chiến tranh đã gây ra cũng như tìm hiểu về tình hình xã hội ở hai quốc gia này lúc bấy giờ. Trong số họ cũng đã có không ít người theo đạo Phật, thậm chí còn có người trở thành những tu sĩ Phật giáo ở cả hai phái Nam Tông và Bắc Tông, sau đó trở về để thành lập những trung tâm Thiền định nổi tiếng tại Mỹ. Một lý do khác khiến đạo Phật nở rộ ở trời Âu chính là những tác phẩm của Alan Watts, D. T. Suzuki và Philip Kapleau được ủng hộ bởi những nhà hoạt động xã hội và những người có sở thích tìm cầu luồng tư tưởng, văn hóa mới. Đạo Phật ngày nay ở Phương Tây. Ngày nay, số người theo đạo Phật ngày càng tăng ở các nước Tây phương, Mỹ, Phật giáo Australia, New Zealand và vùng phụ cận. Phật giáo trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Australia và một số nước châu Âu. Tuy nhiên lại có một sự sai biệt đáng kể giữa đạo Phật chính thống và đạo Phật được mang vào bằng những người nhập cư gốc Á, đó có thể là Phật giáo Đại thừa, tính ngưỡng pha tạp, và Phật giáo dành cho những người mới cải đạo, thường thấy ở phái Thiền, Tịnh độ, Vipassana hay Phật giáo Tây Tạng. Thậm chí trong số họ lại không theo một pháp môn riêng biệt nào, mà chấp nhận và thực hành tất cả, một điều hiếm gặp ở Phật giáo của các nước Phương Đông. Phật tử gốc Do Thái. Người Do Thái xuất hiện và có mặt rất nhiều trong thế giới Phật giáo Hoa Kỳ và người Do Thái là những tín đồ Phật giáo mà có cha mẹ không phải là Phật tử, và vô di sản Phật giáo, với khoảng một phần năm và 30% của tất cả các tín đồ Phật tử ở Mỹ là người Do Thái mặc dù chỉ có 2% người Mỹ là người Do Thái. Tên gọi Jubus, một số lượng người Phật Tử gốc Do Thái ngày càng tăng cao ở Mỹ và người Do Thái đã bắt đầu áp dụng tinh thần thực tiễn của Phật giáo. Những người Phật Tử Do Thái Hoa Kỳ nổi tiếng bao gồm: Robert Downey, Jr. Allen Ginsberg, Goldie Hawn và con gái Kate Hudson, Steven Seagal, Adam Yauch của nhóm nhạc rap The Beastie Boys, và Garry Shandling. Nhà sản xuất phim ảnh Anh em nhà Coen đã được ảnh hưởng bởi Phật giáo trong khoảng một thời gian. Phật giáo Tạng truyền. Khác với những pháp môn khác, Phật giáo Tạng truyền khi được đưa đến Phương Tây vẫn giữ nguyên cho mình những tín ngưỡng, học thuyết truyền thống. Họ đã thành lập một Tổ chức có tên gọi là "Tổ chức gìn giữ các giá trị truyền thống Đại thừa" (FPMT) với mong muốn làm cầu nối cho các trung tâm Phật giáo mang tính chất Tạng truyền. Được thành lập vào năm 1975 bởi vị lạt - ma Thubten Yeshe và ngài Thubten Zopa Rinpoche – những người có công không nhỏ trong việc giảng dạy giáo lý Tây Tạng cho những người Phương Tây, tổ chức FPMT đã phát triển mãnh mẽ để hướng đạo cho 142 trung tâm thuyết pháp tại 32 quốc gia. Cũng giống như những tổ chức Phật giáo Tây Tạng khác, FPMT không có những "thành viên" ứng cử trong mỗi kỳ, mà chỉ được lãnh đạo bởi nhóm lạt-ma có uy tín trong suốt một khoảng thời gain dài (trong tiếng Anh gọi là "head lama"). Một tổ chức khác có tên gọi là New Kadampa Tradition được khai sang năm 1991 bởi vị lạt-ma Geshe, Kelsang Gyatso – người đã có ba năm được tập huấn tại Tharpaland, Dumfried. Ngày nay, tổ chức này có hơn 1100 trung tâm tại 40 quốc gia song song với việc duy trì Dự án Tự viện Liên Hiệp quốc (the International Temples Project) với mong muốn xây dựng những Tu viện Phật giáo Kadampa tại khắp các thành phố lớn nhất Thế giới. Văn hóa cộng đồng. Hình ảnh Phật giáo đang được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực giải trí và thương mại. Điều này vô tình lại là sự xúc phạm đối với cộng đồng Phật tử khi các quán bar ăn chơi trác táng lại để ảnh hay tôn tượng Đức Phật, hay hình ảnh đức Đạt-lai Lạt-ma lại được sử dụng trong chiến dịch tổ chức hàng ngũ lãnh đạo trong Công ty phần mềm máy tính Apple Inc.. Tương tự, hình ảnh các tự viện Tây Tạng lại được sử dụng trong các bảng quảng cáo của một số hang nước hoa. Một số bộ phim Hollywood như "Kundun", "Little Buddha" (Vị Tiểu Phật) hay "Seven Years in Tibet" (Bảy năm ở Tây Tạng) đã gặt hái được thành công ngoài sức mong đợi. Hệ thống tự viện. Ngôi chùa lớn nhất Nam Bán Cầu là chùa Nam Thiên ("Nam Thiên tự"), tọa lạc tại Wollongong, Australia, trong khi ngôi chùa lớn nhất Bán cầu Tây là chùa Tây Lai ("Tây Lai Tự"), ở California, Mỹ đều được tổ chức Phật Quang Sơn, Đài Loan xây cất. Vào năm 2003 Pháp sư Hải Đào, mong muốn chùa Nam Thiên có thể gầy dựng một cộng đồng Phật tử bản địa trong vòng ba mươi năm tới.
52
102
3,604
1316890
345883
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1316890
Nador
Nador (Berber: "Ennaḍor", ⴻⵏⵏⴰⴹⵓⵔ, Ả Rập: الناظور) là một đô thị nằm ở phía đông bắc của khu vực Rif, Maroc. Đây là một thành phố nằm bên bờ Địa Trung Hải và là trung tâm giao thương cá, trái cây và gia súc. Nó kết nối với thành phố Melilla của Tây Ban Nha cách 10 km (6,2 mi) ở phía bắc bởi một con đường nhựa. Thành phố có dân số khoảng 150.000 cư dân.
1
4
77
1317067
781648
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317067
Nepenthes palawanensis
Nepenthes palawanensis là một loài nắp ấm thuộc họ Nắp ấm. Đây là loài bản địa đỉnh núi Sultan trên đảo Palawan ở Philippines, nơi nó mọc ở độ cao 1100-1236 mét trên mực nước biển. It was discovered in February 2010 by Jehson Cervancia and Stewart McPherson. Loài này dường như có quan hệ gần gũi nhất với "N. attenboroughii", mọc ở núi Victoria gần đó. "Nepenthes palawanensis" có thể phân biệt viwus "N. attenboroughii" bởi bình ấm lớn hơn đôi khi vượt chiều cao 35 cm, với dung tích 1,5-2 lít nước. ("Ấm" to nhất thuộc về loài "N. rajah".) Một khác biệt khác so với "N. attenboroughii" là bình ấm của "N. palawanensis" có vạch lông đỏ hoặc da cam. "Nepenthes palawanensis"đã được chọn là số 4 trong "10 khám phá loài mới phi thường và kỳ lạ từ một thập kỷ qua" của Chris Packham trong chương trình BBC "Kỷ nguyên khám phá", được phát sóng lần đầu ngày 14/12/2010. Khám phá của McPherson về loài "N. attenboroughii" đã giúp nhận được tình trạng bảo vệ địa phương đối với dãy núi Victoria; sau khi khám phá ra "N. palawanensis", ông hy vọng sẽ đạt được một trạng thái tương tự cho dãy núi Sultan. "Nepenthes palawanensis" tạo thành loài lai tự nhiên với "N. philippinensis".
5
10
220
1317223
755843
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317223
Tabelbala
Tabelbala (, tiếng Korandje: "tsawərbəts") là một xã nằm giữa Béchar và Tindouf ở Tây Nam Algérie, là thủ phủ cũng như điểm dân cư chính của huyện Tabelbala. Tính đến 2008, dân số của nó là 5.121 người, tăng lên so với 4.663 người vào năm 1998, với tỉ lệ tăng hàng năm 1,0%. Xã có diện tích , là xã rộng nhất và thưa dân nhất tỉnh. Tabelbala nổi bật vì là nơi duy nhất ở Algérie mà bản ngữ của người dân không phải tiếng Ả Rập hay một ngôn ngữ Berber nào cả, mà là tiếng Korandje, một ngôn ngữ Songhay, với 3.000 người bản ngữ.
2
4
110
1317335
755843
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317335
Tipaza
Tipaza (tên gọi cũ "Tefessedt", Chenoua-Berber: Bazar, ⴱⴰⵣⴰⵔ, tiếng Ả Rập:تيپازة) là một đô thị, thủ phủ của tỉnh Tipaza, Algérie. Dưới thời Đế quốc La Mã, nó được gọi là "Tipasa". Thành phố hiện tại được thành lập vào năm 1857, và trở thành một địa điểm đáng chú ý nhờ vào các di tích cổ và những bãi cát bên bờ biển. Dân số thời điểm năm 2002 là 21.915 người. Lịch sử. "Tipasa" trước thời Đế quốc La Mã là một thành phố giao thương của người Carthage cổ, sau đó được chinh phục bởi La Mã cổ đại. Sau đó nó biến thành một thuộc địa quân sự dưới thời hoàng đế Claudius trong quá trình chinh phục vương quốc Mauretania. Sau đó nó trở thành một đô thị thuộc địa được gọi là "Aelia Tipasensis" có dân số khoảng 20.000 người vào thế kỷ 4 theo mô tả của sử gia Stéphane Gsell. Thành phố từng là một trung tâm Kitô giáo quan trọng trong những thế kỷ cuối của thời kỳ La Mã, với ba nhà thờ. Tipasa sau đó đã bị phá hủy bởi Vandals vào năm 430 TCN (CE), nhưng đã được xây dựng lại bởi đế quốc Đông La Mã một thế kỷ sau đó. Vào cuối thế kỷ thứ 7, thành phố đã bị phá hủy bởi Nhà Omeyyad và chỉ còn là những tàn tích. Vào thế kỷ 19, nơi này đã một lần nữa được xây dựng để trở thành một khu định cư. Bây giờ nó là một đô thị của gần 30.000 cư dân. Thành phố này là một địa điểm du lịch quan trọng ở Algérie ngày nay, chủ yếu là nhờ các di tích thời La Mã "Tipasa".
4
14
294
1317399
68219354
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317399
Nepenthes attenboroughii
Nắp ấm Attenborough (danh pháp hai phần: Nepenthes attenboroughii) là một loài nắp ấm thuộc họ Nắp ấm. Tiêu bản điển hình của "N. attenboroughii" đã được sưu tập trên đỉnh núi Victoria, một núi siêu mafic ở miền trung Palawan, Philippines. Đây là loài đặc hữu Massif Victoria ở Palawan. Tại đó, nó mọc ở độ cao từ 1450 m trên mực nước biển đến đỉnh núi Victoria 1726 m. Ban đầu người ta biết đến loài này từ núi Victoria, nó đã được tìm thấy trên một số đỉnh núi nhỏ và rặng núi kết nối, bao gồm cả núi Sagpaw. Loài được tìm thấy trong số các cây bụi cao 0,8-1,8 m trong các quần thể tương đối phân tán gồm các loài thực vật mọc trên đất đá siêu mafic. Nó không cùng khu vực phân bố với các loài "nepenthes" khác và không có giống lai tự nhiên đã được ghi nhận.
2
6
157
1317410
529523
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317410
Vương hậu
Vương hậu (chữ Hán: 王后; Hangul: 왕후Wanghu; tiếng Anh: Queen Consort) là một Vương tước thời phong kiến của một số quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và các quốc gia Châu Âu. Vương hậu là tước vị dành cho vợ chính thức của nhà vua khi nhà vua này xưng Vương, tước vị quân chủ của một Vương quốc. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều chỉ xưng là Vương quốc, vị vua gọi là [King], vì vậy vợ của Quốc vương phải được gọi là [Queen]. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người hay dùng Hoàng hậu theo nghĩa là vợ của nhà vua nói chung, điều này có thể gây ra một số nhầm lẫn. Lịch sử. Đông Á. Vốn thời nhà Hạ, danh từ [Hậu; 后] vốn là từ dùng để gọi một vị quân chủ khi đang tại vị, như Hậu Nghệ hay Hậu Tắc, sau khi qua đời đều được gọi là [Đế; 帝], chính phối thê tử của quân chủ khi đó gọi là [Phi; 妃]. Từ sau thời nhà Thương đến nhà Chu, quân chủ khi tại vị xưng [Vương; 王], và từ Hậu trở thành danh từ dành cho nguyên phối thê tử, sau này được gọi là 「Vương hậu」 để phân biệt với 「Hoàng hậu」. Sang thời Tây Hán, Vương hậu là danh vị cho người vợ chính thức của Quốc vương, các chư hầu xưng thần với nhà Hán, đứng đầu một Vương quốc, vì vậy về phẩm trật thấp hơn một bậc so với Hoàng hậu, là vợ của Hoàng đế. Sang thời Đông Hán, sinh ra tước vị Vương phi, dùng để tấn tôn cho các vợ của tước Vương có trường hợp đặc thù, như mẹ của Hán Chất Đế là Bột Hải Hiếu vương phi Trần thị cùng vợ của Hán Thiếu Đế là Hoằng Nông vương phi Đường Cơ. Sang thời nhà Tào Ngụy và nhà Tấn, vợ của tước Vương chính thức thay bằng Vương phi, không còn sử dụng Vương hậu nữa. Và từ đây hôn phối của các tước Vương của các triều đại lớn (không tính thời Ngũ Hồ Thập lục quốc) đều được gọi thành Vương phi cả. Ở Hàn Quốc, nhà Cao Ly ban đầu vẫn dùng Vương hậu là danh vị cho chính thất khi còn sống và vinh diệu sau khi chết, nhưng thời mạt kỳ chuyển qua chỉ truy phong [Vương hậu] sau khi chính thất qua đời. Nhà Triều Tiên nối tiếp, Vương hậu chỉ là danh vị của một chính thất sau khi qua đời, chính thất của Quốc vương khi tại vị có danh xưng [Vương phi], hay giản gọi là [Trung điện]. Trong lịch sử Nhật Bản và Lưu Cầu, hoàng thất cùng vương thất chỉ sử dụng danh vị [Vương phi] hoặc [Quốc phi] mà chưa từng dùng Vương hậu. Tại Việt Nam, nhà Triệu của Triệu Đà cai trị Nam Việt về sau đều xưng Vương, nên các chính thất đều gọi Vương hậu. Cách hàng trăm năm sau, nhà Ngô do Ngô Quyền sáng lập chỉ xưng Vương, nên vị chính thê của ông, dã sử gọi Dương Như Ngọc, hiển nhiên phải là Vương hậu. Sau đó, các vị quân chủ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Hậu Lê đều xưng Hoàng đế, vì vậy các chính phối của họ đều gọi là Hoàng hậu. Đến thời Lê trung hưng, chúa Trịnh tuy xưng Vương, nhưng các chính thất vẫn duy trì cách gọi [Vương phi], vì khi đó Trịnh vương trên danh nghĩa là bề tôi của Hoàng đế họ Lê. Thời nhà Nguyễn, Nguyễn Thế Tổ vào năm Gia Long nguyên niên (1802) đã thống nhất Việt Nam, trở thành Quốc chủ nhưng chỉ xưng Vương, nên sang năm (1803) đã tấn phong chính thê Tống Thị Lan làm Vương hậu. Sau năm Bính Dần (1806), Nguyễn Thế Tổ chính thức xưng Hoàng đế, Tống hậu mới trở thành Hoàng hậu, và bà là người cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từng nhận danh vị Vương hậu. Châu Âu. Tại các quốc gia Châu Âu, [Queen consort] là tước vị dành cho hôn phối của [King], tương ứng với chữ Latinh là [Regina]. Một vị Vương hậu được thừa nhận ngay lập tức khi vị Quốc vương ấy kế vị hoặc được chính thức làm lễ kết hôn. Và các Vương hậu thường được sắc phong ngay trong buổi lễ đăng quang của vị Quốc vương ấy, nhưng đại đa số đều không có lễ đăng quang chính thức (Anh ngữ gọi là Coronation hay Crowned). Tuy về mặt pháp lý, Vương hậu có quyền lực được công nhận, nhưng thực tế về phương diện chính trị, họ hầu như không được phép can thiệp. Tuy vậy, bằng cách này hay cách khác, không ít trường hợp các Vương hậu trở thành cố vấn chính trị của Quốc vương, thậm chí trở thành một thế lực đằng sau ngai vàng, như Vương hậu Maria Luisa xứ Parma, vợ của Carlos IV của Tây Ban Nha. Thời kỳ Thánh chế La Mã, các Hoàng đế La Mã thường được đi kèm với danh hiệu [King of the Germans; Vua của người Đức], sau đó là [King of the Romans; Vua của người La Mã], do đó các Hoàng hậu cũng nhận được những danh hiệu tương ứng, là [Queen of the Germans; Vương hậu của người Đức] và [Queen of the Romans; Vương hậu của người La Mã]. Thể chế Châu Âu chỉ thừa nhận tước vị thực tế, nên dù các Hoàng hậu có bao nhiêu danh vị đi kèm đi nữa, họ vẫn chỉ được biết đến với danh hiệu cao quý nhất là [Holy Roman Empress; Hoàng hậu của La Mã Thần thánh]. Các [Vương hậu] cũng có quyền trở thành nhiếp chính cho [Quốc vương], nhưng chỉ trong hai trường hợp nhất định. Thứ nhất là khi Quốc vương phải thực hiện các cuộc chiến quân sự, hoặc vắng mặt khỏi lãnh thổ, Vương hậu có thể sẽ được chỉ định làm người nhiếp chính thay mặt chồng mình, ví dụ như Vương hậu Isabeau xứ Bavaria trong khi Charles VI của Pháp đang hấp hối, Vương hậu Catalina xứ Aragón khi chồng là Henry VIII của Anh đi vắng, Vương hậu Caterina de' Medici khi Henry II của Pháp tham gia chiến dịch tại Metz, và Vương hậu Caroline xứ Ansbach khi George II của Anh vắng mặt. Trường hợp thứ hai, là khi các Vương hậu trở thành nhiếp chính cho con trai mình, như Vương hậu Caterina de' Medici dưới thời hai con trai Charles IX và Henri III, rồi Vương hậu Ana của Áo dưới thời con trai Louis XIV của Pháp. Khi này bọn họ được gọi chung là [Queen regent; Nhiếp Chính Vương hậu]. Một số trường hợp cá biệt, hôn phối của các Nữ vương (Queen regnant) được gọi là [King consort]. Đây không phải danh hiệu có lịch sử lâu dài, nhưng không phải là chưa từng xuất hiện và được công nhận. Đáng kể nhất là: Henry Stuart, Lãnh chúa Darnley, Antoine của Navarre và Fernando II của Bồ Đào Nha. Những tước vị đăng đối. Ngoài [Queen], thì tước hiệu Vương hậu vẫn có thể được sử dụng để dịch những danh vị tương tự, vợ của các quốc chủ thuộc những quốc gia thuộc các nhóm Trung-Nam Á hoặc Đông Âu khác. Ví dụ:
15
38
1,260
1317906
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1317906
Câmpia Turzii
Câmpia Turzii (; ; ) là một đô thị thuộc hạt Cluj, România. Dân số thời điểm năm 2002 là 26865 người. Câmpia Turzii được thành lập vào năm 1925 thông qua sự hợp nhất của hai làng, Ghiriş ("Aranyosgyéres") and Sâncrai ("Szentkirály"). Nó đã được tuyên bố một thị trấn trong năm 1950 và thành phố vào năm 1998. Làng Sâncrai được đề cập trong một tài liệu năm 1219 là "villa Sancti Regis" trong khi Ghiriş lần đầu tiên được ghi nhận trong năm 1292 "Terra Gerusteleke".
4
5
89
1318334
320708
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1318334
Sông Gành Hào
Sông Gành Hào là một con sông chảy qua hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, Việt Nam. Đặc điểm. Sông Gành Hào dài 55 km, bắt nguồn từ sông Giồng Kè thuộc thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau chảy qua Ao Kho, Mương Điều hợp bởi dòng nước từ các kênh Xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Xáng Cà Mau - Bạc Liêu Cà Mau, sông Gành Hào chảy về hướng nam đến ngã ba ranh giới giữa thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước sông đổi sang hướng đông làm thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Đầm Dơi và huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu và đổ ra Biển Đông tại Cửa biển Gành Hào. Tại cửa sông sâu gần 20m, rộng 300m. Tại địa phận thành phố Cà Mau, sông sâu chừng 4m-5m, rộng chừng 100m. Càng đi về phía biển sông càng rộng và sâu, đến cửa Gành Hào sông rộng chừng 300m và sâu khoảng 19m. Toàn bộ chiều dài 55 km. Với những đặc điểm này, sông Gành Hào là một trong những đầu mối giao thông của Cà Mau và một phần Bạc Liêu, là nơi tập trung đi lại của các phương tiện đường thủy cùng với các chợ nổi trên sông. Âm nhạc. Với những vẻ đẹp tự nhiên của sông Gành Hào, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong những năm làm giáo viên tại đây đã sáng tác nên bản "Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang", một trong những tác phẩm hay nhất của ông cũng như một trong những tác phẩm âm nhạc trữ tình quê hương miền Tây. Tham khảo. "Atlat hành chính Việt Nam", Nhà xuất bản Bản Đồ 2009
9
12
292
1318548
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1318548
Giurgiu
Giurgiu là một đô thị thuộc hạt Giurgiu, România. Dân số thời điểm năm 2002 là 69587 người. Giurgiu nằm ở Đại đô thị Wallachia. Đô thị này tọa lạc giữa đồng bằng bùn đầm lầy trên tả ngạn của sông Danube đôi diện bên kia là thành phố Bulgaria Ruse. Ba hòn cù lao đối diện với thành phố, và một đảo Smarda lớn hơn có cảng của thành phố. Khu vực trồng ngũ cốc phong phú ở phía bắc đi qua tuyến đường sắt đi Bucharest, tuyến đầu tiên được mở ở Romania, được xây dựng vào năm 1869 và sau đó mở rộng đến Smarda. Giurgiu xuất khẩu gỗ, hạt, muối và dầu khí, than đá nhập khẩu sắt, và dệt may. Cầu hữu nghị Giurgiu-Ruse, cầu duy nhất qua sông Danube giữa Bungari-Rumani, cắt qua sông ở vùng ngoại ô của thành phố.
3
8
147
1318644
912316
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1318644
Hârsești
Hârsești là một xã thuộc hạt Argeș, România. Dân số thời điểm năm 2011 là 2 480 người. Hârsești gồm 3 ngôi làng: Ciobani, Hârsești và Martalogi. Vị trí. Xã được định vị tại rìa phía Tây Nam của hạt, gần biên giới với hạt Olt, trên bờ sông Cotmeana. Nhân khẩu học. Theo cuộc điều tra dân số năm 2011, dân số của xã Hârseşti là 2480 người, giảm từ con số 2874 người vào năm 2002. Hầu hết dân số của xã (94.44%) là người Romani và một phần nhỏ (1.85%) là người Di-gan và có 3.63% dân số không rõ dân tộc. Về mặt tôn giáo, có tới 94.56% dân số là Chính thống giáo và một phần nhỏ theo phong trào Ngũ Tuần. 3.63% dân số không biết rõ tôn giáo.
5
10
135
1318983
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1318983
Miercurea Ciuc
Miercurea-Ciuc là một đô thị thuộc hạt Harghita, România. Dân số thời điểm năm 2002 là 41852 người. Đây là thủ phủ của hạt Harghita. Thành phố nằm ở Székely Land, một vùng văn hóa ở đông Transilvania, và nằm trong thung lũng sông Olt. Thành phố quản lý ba làng:
2
5
51
1319508
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1319508
Roșia Montană
Roșia Montană (, "Roșia of the Mountains"; ; , ; ) là một xã thuộc hạt Alba, trong khu vực dãy núi Apuseni, phía tây của vùng lịch sử Transilvania, Rumani. Nó nằm trong thung lũng, nơi có dòng sông Roșia Montană chảy qua. Xã này gồm 16 thôn. Các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú của khu vực đã được khai thác từ thời La Mã hoặc trước đó. Mỏ vàng do Nhà nước quản lý đã đóng cửa vào cuối năm 2006 trước khi Rumani gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Công ty khai khoáng Gabriel Resources của Canada dự định xin cấp phép mở một mỏ mới tại đây. Điều này gây ra phản ứng tranh cãi giữa một bên là việc tiếp tục khai thác và bảo tồn các hoạt động khai mỏ có từ thời kỳ La Mã cùng với lo ngại về sự lặp lại Vụ rò rỉ cyanide Baia Mare 2000, và mặt khác là những lợi ích mà hoạt động khai thác mỏ sẽ mang lại cho khu vực được coi là nghèo nàn và kém phát triển của đất nước. Chiến dịch chống khai thác mỏ ở Roșia Montană là một trong những chiến dịch lớn nhất vì mục tiêu phi chính trị trong 20 năm qua ở Rumani. Rất nhiều tổ chức đã lên tiếng phản đối dự án, từ Hòa bình xanh cho đến Viện Hàn lâm Rumani. Sau một loạt các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào mùa thu năm 2013, Hạ viện cuối cùng đã không cấp phép cho dự án vào ngày 3 tháng 6 năm 2014. Roșia Montană sau đó đã được xếp hạng là một di tích lịch sử có tầm quan trọng quốc gia, theo sắc lệnh của Bộ Văn hóa ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2015, do đó mọi hoạt động khai thác trong khu vực này là không được phép. Năm 2021, cảnh quan khai mỏ có từ thời kỳ La Mã ở đây đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới của nhân loại. Lịch sử. Có những bằng chứng khảo cổ về luyện kim và khai thác vàng ở vùng "Tứ giác vàng" của Transylvania từ cuối thời đại đồ đá. Alburnus Maior được thành lập bởi người La Mã trong thời kỳ hoàng đế Traianus như một thị trấn khai thác mỏ, với những người tới từ thuộc địa Illyria ở nam Dalmatia. Tài liệu lịch sử sớm nhất về thị trấn này được ghi trên một tấm bia sáp ngày 6 tháng 2 năm 131. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra trong đó những ngôi nhà cổ, nghĩa địa, phòng trưng bày mỏ, công cụ khai thác, 25 viên bia sáp cùng nhiều chữ khắc bằng tiếng Hy Lạp và Latinh, tập trung xung quanh đồi Carpeni. Đến năm 271, người La Mã đã rời khỏi Dacia. Việc khai thác mỏ dường như đã bắt đầu trở lại vào thời Trung Cổ bởi những người Đức di cư với những kỹ thuật khai thác tương tự như người La Mã. Hoạt động này tiếp tục cho đến khi các cuộc chiến tranh tàn khốc nổ ra vào giữa thế kỷ 16. Khai thác mỏ đã được mở rộng nhiều dưới thời đế quốc Áo với việc được chính quyền khuyến khích. Karl VI tài trợ để xây dựng các ao vào năm 1733. Sau khi đế quốc tan rã vào năm 1918, hầu hết các phần đường hầm khai thác còn lại được nhượng bộ có giới hạn cấp cho công dân địa phương. Chất thải chứa nhiều sunfua tạo ra một lượng lớn axit sunfuric, do đó giải phóng các kim loại nặng vào các nguồn nước địa phương, ngoài thủy ngân được sử dụng để chiết xuất vàng. Năm 1948, các mỏ được tiếp quản bởi Nhà nước Rumani với quy mô khai thác truyền thống nhỏ hẹp tiếp tục cho đến cuối những năm 1960. Sau đó, sự chú ý chuyển sang lớp vàng lộ thiên khi chỉ cần xuyên qua một lớp đá là dễ dàng khai thác được. Năm 1975, một hầm lò lộ thiên được xây dựng tại Cetate để khai thác quy mô hơn. Nó được điều hành bởi một công ty Nhà nước với khoảng 775 công nhân, hầu hết là những người trong khu vực. Quặng chứa vàng được xử lý tại Gura Roșiei và sau đó được chiết xuất bằng cyanide hóa vàng tại Baia de Arieș. Khu mỏ này sau đó đã bị đóng cửa vào năm 2006, trước khi Rumani gia nhập Liên minh châu Âu.
8
30
781
1320019
803827
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320019
Traian Vuia
Traian Vuia or Trajan Vuia (; 17 tháng 8 năm 1872 - ngày 3 tháng 9 năm 1950) là một nhà phát minh và người tiên phong hàng không tiên phong Rumani, người đã thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm một máy bay cánh đơn cấu hình máy kéo. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng một máy bay có thể bay lên không trung bằng cách chạy trên bánh xe trên một con đường bình thường. Ông được coi là người đã tạo ra một cỗ máy bay được 11 mét thực hiện vào ngày 18 tháng 3 năm 1906 và sau này ông tuyên bố một đường bay 24 mét. Mặc dù không thành công trong chuyến bay kéo dài, sáng chế của Vuia ảnh hưởng Louis Blériot trong việc thiết kế máy bay cánh đơn. Sau đó, Vuia cũng thiết kế máy bay trực thăng. Một công dân Pháp từ năm 1918, Vuia cũng là một người yêu nước vĩ đại, chỉ huy những người Romania (đặc biệt là những người Transylvania) của Pháp trong cuộc kháng chiến trong Thế chiến II. Ông trở lại Romania vào năm 1950.
2
7
194
1320179
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320179
Heckler & Koch G11
Heckler & Koch G11 là loại súng trường tấn công với cấu hình bullpup thử nghiệm của Đức được phát triển từ những năm 1960 đến những năm 1980 trong dự án "Gesellschaft für Hülsenlose Gewehrsysteme" (Tổng hợp tác phát triển hệ súng trường không có vỏ đạn), một dự án được thực hiện bởi Heckler & Koch (thiết kế máy móc và cấu hình vũ khí), Dynamit Nobel (nghiên cứu thuốc súng và cấu hình đạn), Hensoldt Wetzlar (nghiên cứu hệ thống xác định mục tiêu và hệ thống nhắm quang học). Loại súng này sử dụng loại đạn không có vỏ. Tuy nhiên chương trình phát triển và trang bị loại súng này đã bị hủy bỏ vì nhiều lý do khác nhau. G11 có chế độ bắn tự động và ba viên. Ở chế độ bắn ba viên tốc độ bắn sẽ rất cao các viên đạn sẽ được bắn khi độ giật của viên đạn thứ nhất còn chưa kịp tác động đến khẩu súng để làm nó bị lệch. Việc này giúp đảm bảo độ chính xác cao cho phép các viên đạn có thể đi cùng một đường đạn với độ phân rải hẹp nhằm gia tăng khả năng bắn trúng mục tiêu. Lịch sử phát triển. G11 bắt đầu được phát triển bởi hãng Mauser trong thập niên 1960, 1 phiên bản được hoàn thành, sử dụng đạn 4.75×21mm không vỏ được nạp từ băng đạn 10 viên xoắn ốc. Thiết kế bị từ chối bởi NATO và hãng Heckler & Koch (HK) nhanh chóng tiếp nhận dự án không lâu sau đó. Trong khoảng thời gian thập niên 1970, hãng Industriewerke Karlsruhe (IWK) cũng đã thử thiết kế 1 phiên bản riêng biệt. Phiên bản G11 của IWK có 3 nòng, đạn được nạp bằng băng đạn tròn 51 viên dạng ổ xoay, súng có thể bắn 1 nòng 1 lần hoặc bắn cả ba nòng cùng 1 lúc. G11 của IWK bị hủy bỏ vì vấn đề trọng lượng và kích thước. G11 của HK được phát triển nhằm thay thế cho súng trường G3 đang được sử dụng trong quân đội Tây Đức. Tháng 3 năm 1987, sau tổng cộng 14 bản thử nghiệm, G11 K1 bắt đầu quá trình sản xuất thử nghiệm, thiết kế tiếp tục được chỉnh sửa và phát triển lên G11 K2 carbine vào năm 1988. Thử nghiệm và được chấp nhận vào 1989, G11 K2 thể hiện được có độ chính xác cao hơn 50% so với G3. G11 được chấp nhận bởi Bundeswehr nhưng sau sự kiện tái thống nhất Đức, G11 bị hủy bỏ và thay thế bằng G36. Một biến thể của G11 đã tham gia vào chương trình Súng trường hiện đại (Advanced Combat Rifle) của Mỹ vào đợt 3 năm 1989. Thiết kế. G11 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với cách hoạt động khá độc đáo, khoang chứa đạn sẽ xoay 90 độ trong mỗi lần nạp đạn. Vì hộp đạn gắn phía trên và dọc theo nòng súng, xạ thủ sẽ đẩy hộp đạn từ phía trước nòng súng ra phía sau. Các viên đạn sẽ đứng vuông góc với nòng súng vì thế chúng phải được xoay 90 độ trước khi có thể khai hỏa. Nút lên đạn nằm ở phía bên trái súng có dạng nút quay, sau khi xoay nửa vòng thì một đòn bẩy nối vào nút sẽ đẩy viên đạn xuống khoang chứa đạn và tách ra để nút lên đạn nối vào khoang chứa, khi xoay nửa còn lại thì khoang chứa đạn sẽ xoay 90 độ để nối với nòng súng và khóa lại sẵn sàng để bắn. Nếu đạn không nổ thì có thể xoay nút lên đạn tiếp để khoang chứa xoay tiếp 90 độ và chuẩn bị nạp viên đạn mới, viên đạn mới sẽ đẩy viên đạn cũ ra khỏi khoang chứa khi nó vào thế chỗ và viên đạn không nổ sẽ rơi xuống qua một khe nằm bên dưới. Khi bắn một lượng khí nén được trích ra để cho khoang chứa đạn và đòn bẩy hoạt động. Một điểm thú vị khác của G11 là bộ khóa nòng, hệ thống trích khí, nòng và hộp đạn khi gắn vào là một khối thống nhất. Chúng sẽ chuyển động lùi về phía sau sau mỗi lần bắn để hấp thu độ giật và một lò xo lớn trong báng súng sẽ đẩy khối trở về chỗ cũ. Nút lên đạn sẽ không di chuyển theo khối này lúc bắn. Súng có các chế độ bắn khác nhau phát một, hai viên, ba viên và tự động. Với cơ chế bắn hai và ba viên thì độ lùi của khối sẽ được thiết lập sâu hơn vì khi viên đạn mới thì ngay thì ngay khi viên đạn mới được nạp vào khoang chứa đạn nó sẽ khai hỏa ngay lập tức mà không đợi hệ thống được đẩy trở về vị trí cũ do gia tốc khối lượng giúp cho khẩu súng đứng yên vẫn còn chưa bị độ giật của các viên đạn trước làm thay đổi. Độ lùi của khối ở các chế độ bắn này cũng khác nhau nếu bắn với chế độ ba viên thì hệ thống sẽ cho khối lùi tối đa để lò xo có thể hấp thu nhiều nhất có thể độ giật cộng hưởng của các viên đạn. Trong chế độ bắn tự động thì việc khai hỏa ngay lập tức bị vô hiệu hóa khiến cho tốc độ bắn giảm đi và hệ thống sẽ thiết lập cho khối lùi tối thiểu để giảm lực giật do quán tính của khối tạo khi kết thúc chu kỳ lùi. Nếu so sánh thì cách hoạt động khối lùi này khá giống AN-94 nhưng AN-94 lại phức tạp hơn do nó cần phải nhả vỏ đạn, bù lại G11 lại có vấn đề với việc tản nhiệt cho cơ chế hoạt động và đạn không có vỏ này dẫn đến việc các viên đạn đôi khi nổ tung trong súng trở nên thường xuyên khi súng bắn hơi lâu. Việc nhả vỏ đạn cũng là một trong nhiều cách tản nhiệt cho súng vì một lượng lớn nhiệt do thuốc súng tạo ra khi bắn sẽ được giữ ở vỏ đạn và chúng sẽ được đẩy ra ngoài, còn khi không có vỏ thì tất cả nhiệt lượng sẽ truyền thẳng vào các bộ phận của súng khiến súng nóng lên rất nhanh nếu không có cơ chế tản nhiệt phù hợp. Chính vì lý do này mà G11 phải có thời gian nghỉ sau khi bắn hết một băng đạn. Để giảm tỉ lệ việc đạn bị nổ trong súng một loại thuốc đạn không vỏ mới đã được phát triển sử dụng nitrocellulose thay cho hexogen để nó cháy chậm hơn và bọc một lớp mỏng hợp chất đặc biệt để cách nhiệt cũng như tăng sức chịu nhiệt của viên đạn lên đến khoảng 100 độ. Tuy nhiên ngoài việc bị quá tải nhiệt và đạn bị nổ thì thiết kế không có bất kỳ khe hở nào khiến loại súng này trở nên rất đáng tin khi sử dụng trong môi trường bụi đất cũng như cần ít thời gian làm sạch hơn. Hộp đạn gắn phía trên và dọc theo nòng súng có thể chứa 50 viên đạn sau đó giảm xuống còn 45 viên do vấn đề tản nhiệt, khá nhiều nếu so với các loại súng khác có cùng kích thước. Do không có vỏ, kích thước nhỏ cũng như thuốc súng được ép dưới dạng hình chữ nhật nên tiết kiệm được không gian trống không cần thiết. Mẫu nâng cấp có thêm hai rãnh ở hai bên rãnh gắn hộp đạn chính để gắn các hộp đạn dự trữ cũng như có thể gắn thêm lưỡi lê cùng chân chống phía bên dưới. Hệ thống nhắm cơ bản của G11 là hệ thống nhắm quang học 1X.
12
40
1,352
1320317
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320317
Polites vibex
Polites vibex là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó sinh sống từ đông nam Hoa Kỳ đến Tây West Indies và Argentina, di cư về phía bắc đến Ohio và Connecticut, và hiếm ở Ontario. Sải cánh dài 26–30 mm. Nó bay quanh năm ở cực nam và di cư về phía bắc vào mùa hè và mùa thu. Ấu trùng ăn loài "Paspalum ciliatifolium" và Poaceae sp.
4
5
70
1320318
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320318
A Very Gaga Holiday
A Very Gaga Holiday là đĩa mở rộng (EP) trực tiếp của nữ ca sĩ người Mỹ Lady Gaga, gồm những bài hát mà cô biểu diễn trong chương trình truyền hình đặc biệt phát sóng trên kênh ABC nhân dịp ngày Lễ Tạ ơn mang tên "A Very Gaga Thanksgiving". EP chính thức bày bán tại Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 11 năm 2011 thông qua việc phân phối độc quyền trên iTunes Store và Amazon và trễ hơn, vào ngày 26 tháng 11 tại các quốc gia còn lại trên thế giới. EP gồm những bản cover của các bài hát "Orange Colored Sky", "White Christmas" (đều thuộc thể loại jazz), đặc biệt, trong bản cover "White Christmas" Gaga tự bổ sung một phần lời do chính cô sáng tác vào bài hát gốc, "You and I" và "The Edge of Glory" (cả hai đều là phiên bản cover phong cách acoustic). "You and I" và "The Edge of Glory" đều là các bài hát nằm trong album phòng thu thứ hai phát hành trước đó của nữ ca sĩ với tựa đề "Born This Way" (2011). Thỉnh thoảng, sau khi trình bày được một nửa bài hát thì Gaga tạm dừng và bắt đầu tâm sự với thính giả. Kể từ khi phát hành, "A Very Gaga Holiday" nhận được những phản hồi hai chiều từ giới phê bình. Nhà phê bình âm nhạc Stephen Thomas Erlewine, đại diện cho website AllMusic, đã chọn "White Christmas" và "Orange Colored Sky" là hai bài hát ông yêu thích trong EP, trong khi Amelia Proud, đến từ tờ "Daily Mail", lại cảm thấy EP không được truyền cảm và có vẻ không hay bằng các nhạc phẩm trước của nữ ca sĩ. "A Very Gaga Holiday" góp mặt vào các bảng xếp hạng album của các quốc gia gồm Canada, Pháp và Hoa Kỳ, đồng thời ca khúc "White Christmas" trong EP cũng lọt vào bảng xếp hạng đĩa đơn tại các quốc gia gồm Bỉ, Nhật Bản và Anh. Bối cảnh và thu âm. Gaga cover ca khúc "Orange Colored Sky" trong một lần xuất hiện bất ngờ tại nhà hàng Oak Room, tọa lạc tại Thành phố New York vào ngày 29 tháng 9 năm 2010 và lần thứ hai vào ngày 5 tháng 1 năm 2011. Nghệ sĩ Brian Newan đóng vai trò là nghệ sĩ khách mời biểu diễn kèn trumpet cho các màn trình diễn tại sự kiện Robin Hood Gala vào ngày 9 tháng 5 năm 2011 với mục đích hỗ trợ gây quỹ cho tổ chức Robin Hood Foundation và tại sự kiện âm nhạc BBC Radio 1's Big Weekend tổ chức ở Carlisle, Anh vào ngày 15 tháng 5 cùng năm. Sau này trên chương trình đặc biệt "A Very Gaga Thanksgiving" phát sóng trên kênh ABC nhân dịp ngày Lễ Tạ ơn, Gaga tiếp tục cover lại ca khúc cùng với một bản cover ca khúc "White Christmas". Ngoài việc nhấn mạnh cái bản chất jazz của "White Christmas" cho khán giả chiêm ngưỡng thì cô còn tự thêm phần lời thứ hai cho nó vì cho rằng bài hát gốc "ngắn quá". Trong đoạn lời của mình, nữ ca sĩ miêu tả một chú người tuyết và nói rằng Ông già Noel đang trên đường đến gặp chú. Đoạn lời kết thúc sau khi Gaga nói "Thôi được rồi, thế thì tôi phải thừa nhận là ngoài trời tuyết rơi chưa dày lắm đâu." Các ca khúc thuộc "A Very Gaga Holiday" được thu âm trong khoảng thời gian chương trình "A Very Gaga Thanksgiving" đang trong quá trình ghi hình tại trường nữ sinh Convent of the Sacred Heart, Thành phố New York. Ngày 22 tháng 11 năm 2011, "A Very Gaga Holiday" chính thức ra mắt công chúng dưới dạng EP nhạc số. Cả hai bản cover "Orange Colored Sky", "White Christmas" và hai ca khúc khác gồm các phiên bản acoustic của các đĩa năm 2011 của Gaga là "The Edge of Glory" và "You and I" – là cả hai ca khúc nằm trong album phòng thu thứ hai của nữ ca sĩ với tựa đề "Born This Way" – đều được đưa vào EP. Hãng thu âm Interscope Records thông báo về EP sau buổi khai trương của xưởng thủ công Holiday Wonderland Gaga Workshop trong trung tâm cửa hàng bách hóa Barneys New York. "A Very Gaga Holiday" chính thức được mở bán tại Hoa Kỳ trên iTunes Store và Amazon rồi được phát hành trên toàn cầu vào bốn ngày sau đó. Sáng tác. Bản cover "White Christmas" của Gaga là một "bản cover đậm phong cách jazz" và còn có thêm một phần lời do Gaga tự sáng tác nói về một chú người tuyết. Sau khi trình bày được nửa bài hát, trước khi bước sang đoạn lời mới, Gaga nói: "Như các bạn đã biết, tôi thì cũng khá thoải mái và hơi nhút nhát một chút, nhưng theo tôi thấy thì bài hát này ngắn quá. Nó là một bài hát về Giáng sinh tuyệt vời nhưng lại chỉ có một đoạn lời thôi, thế nên tôi đã thêm thêm một đoạn nữa của tôi vào." Bản cover "You and I" thì lại trái ngược; bài hát lần này không còn bất kỳ yếu tố âm nhạc nào giống với phiên bản nằm trong album "Born This Way" nữa, thay vào đó người nghe có thể nghe thấy giai điệu của đàn piano và kèn trumpet trong nửa đoạn đầu của bài hát. Trong khi biểu diễn bài hát, Gaga đôi khi lại vừa hét lên từ "America" ("Nước Mỹ"). Phiên bản cover acoustic của ca khúc "The Edge of Glory" bắt đầu bằng một đoạn độc thoại của Gaga, giải thích rằng cô viết bài hát này dành tặng cho ông nội của mình: "Đây là Lễ Tạ ơn thứ hai mà tôi không được ở bên cạnh ông nội tôi, và tôi đã viết bài hát này dành tặng ông ấy, nó đây. Và bà nội ơi, nếu bà đang xem cháu mình biểu diễn ở nhà, thì đây là ca khúc dành cho bà đấy." Sau khi hoàn thành phần điệp khúc đầu tiên, Gaga ngừng chơi piano lại và bắt đầu kể một câu chuyện nói về bánh quy của Ý. Thỉnh thoảng, sau khi trình bày được phân nửa bài hát đang thể hiện thì Gaga ngừng lại và bắt đầu trò chuyện với người nghe. Phát hành và tiếp nhận. Tại Hoa Kỳ, "A Very Gaga Holiday" ra mắt tại vị trí thứ 52 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 với doanh số tiêu thụ tại quốc gia này là 22.000 bản trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 12 năm 2011. Cũng vào tuần đó, EP này cũng giúp cho album "Born This Way" lên hạng từ 72 lên vị trí thứ 21 với doanh số tiêu thụ album ở mức 47.000 bản (cao hơn 416% so với tuần trước đó). Tính đến tháng 4 năm 2016, EP "A Very Gaga Holiday" đã bán được hơn 44.000 bản sao tại Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê của Nielsen SoundScan. Phiên bản "White Christmas" của Gaga cũng lọt vào bảng xếp hạng UK Singles Chart lần đầu tiên tại vị trí thứ 87 trong tuần kết thúc vào ngày 3 tháng 12 năm 2011. Đồng thời, nó cũng lọt vào bảng xếp hạng đĩa đơn Flanders của Bỉ, đạt thứ hạng 86 trong tuần kết thúc vào ngày 24 tháng 12 năm 2011 và ra mắt trên bảng xếp hạng Japan Hot 100 tại vị trí thứ 93. Ngoài ra, EP còn ra mắt tại vị trí thứ 74 trên bảng xếp hạng Canadian Albums Chart của Canada và vị trí thứ 26 trên bảng xếp hạng SNEP Download Albums Chart của Pháp. Nhà phê bình Stephen Thomas Erlewine từ website AllMusic đã trao cho EP ba trên năm sao, nhận xét rằng nó là một "quả bóng trang trí cây thông Giáng sinh rất rực rỡ" và cho rằng dù Gaga là một người ưa sự thẳng thắn, thế nhưng trong EP cô lại tỏ vẻ "thể hiện cảm xúc yêu mến từ bên trong cô" ra ngoài thông qua các bài hát. Erlewine còn chọn "White Christmas" và "Orange Colored Sky" làm hai ca khúc mà ông yêu thích nhất trong "A Very Gaga Holiday". Sylvia Lesas từ tạp chí Evigshed Magazine thì dành lời khen đến phần âm nhạc của các ca khúc, nhận định rằng giọng hát của nữ ca sĩ là điểm nhấn cho EP. Thêm vào đó, nhà phê bình nhận xét thêm: "Bản cover 'The Edge of Glory' với đàn piano làm tôi khá bất ngờ. Nó thật sự là một bài hát khuấy động mọi người. [Gaga] Đúng là biết biến hóa các bài hát thêm phần đặc biệt." Erin Strecker từ tạp chí "Entertainment Weekly" viết một bài đánh giá tích cực về EP. Cô giải thích rằng những người hâm mộ Gaga chắc hẳn đang mong chờ một album tiếp theo giống như "A Very Gaga Holiday" – là một nhạc phẩm giúp cho giọng hát của nữ ca sĩ thêm phần rạng danh. Nhà phê bình cho biết thêm rằng các ca khúc thể hiện cho người nghe thấy được "giọng của Gaga phù hợp cho các phiên bản cover của các ca khúc được biểu diễn bởi một ban nhạc lớn hay đậm phong cách nhạc jazz này như thế nào". Amelia Proud từ tờ "Daily Mail" thì lại không hài lòng với EP, nhận xét rằng nó thiếu sức "truyền cảm". Sau khi so sánh "A Very Gaga Holiday" với album phòng thu thứ mười của nữ ca sĩ Kate Bush mang tên "50 Words for Snow" và ca khúc "Misty" trong album, Proud cho rằng dù những nhạc phẩm trên đều lấy chung một chủ đề nhưng hình như các nhạc phẩm của Bush lại nghe khuấy động hơn Gaga. Đội ngũ thực hiện. Đội ngũ thực hiện được chú thích trên cuốn booklet kỹ thuật số.
12
49
1,702
1320319
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320319
Polites peckius
Polites peckius là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó sinh sống trên khắp Canada từ British Columbia, như xa phía bắc như Cartwright, Labrador; Moar Lake, Ontario; Leaf Rapids, Manitoba, và khu vực sông Hay ở Alberta. Tại Mỹ, nó dao động trong hầu hết các tiểu bang miền Bắc và miền Trung, ngoại trừ trên bờ biển phía tây. Nó bay quanh năm ở cực nam và di cư về phía bắc vào mùa hè và mùa thu. Sải cánh 19–27 mm. Ấu trùng ăn loài
2
6
89
1320320
737590
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320320
Polites draco
Polites draco là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó được tìm thấy trên các quốc gia Rocky Mountain và các tỉnh từ Arizona vùng lãnh thổ Yukon. Sải cánh dài 21–33 mm. Có một thế hệ với con trưởng thành bay từ tháng sáu đến đầu tháng Tám. Ấu trùng ăn mật hoa.
2
5
55
1320325
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320325
Polites mardon
Polites mardon là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nò là loài bản địa từ bờ biển phía tây bắc Hoa Kỳ. Đây là một bướm kích thước nhỏ (<1 inch). Môi trường sống của nó kéo dài từ bờ biển phía tây bắc của Washington, qua miền nam Oregon và phía bắc California. Tại Washington, loài này có thể được tìm thấy trong các thảo nguyên Puget và Cascades Nam. Loài bướm này có nguồn gốc ở phía tây bắc, được phổ biến nhất được tìm thấy trên những thảo nguyên dân cư của cỏ tự nhiên như cây roi nhỏ Roemer ("Festuca roemeri") và cỏ roi nhỏ đỏ̉ ("Festuca rubra"). Một số thực vật bản địa cung cấp các mật hoa cho loài bướm này bao gồm "Viola adunca", "Lupinus lepidus", cũng như "Sisyrinchum idahoense", penstemon (penstemon spp.) và "Vicia spp."
2
8
144
1320328
845147
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320328
Polites origenes
Polites origenes là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó được tìm thấy ở miền đông Hoa Kỳ, ngoại trừ Florida, miền nam Ontario và Quebec. Có một thế hệ một năm ở Canada từ cuối tháng 6 vào giữa tháng 8 với hai thế hệ ở Hoa Kỳ. Sải cánh dài 23–30 mm.. Ấu trùng ăn loài "Tridens flavus" và "Andropogon scoparius"). Con trưởng thành ăn mật hoa.
2
5
70
1320330
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320330
Polites sabuleti
Polites sabuleti là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó được tìm thấy từ phía nam British Columbia và phía đông Washington, phía nam thông qua California và miền Bắc Arizona đến Baja California và phía đông đông nam Wyoming, trung bộ Colorado, và đông bắc New Mexico. Nó là một loài được du nhập đến Hawaii. Sải cánh dài 22–32 mm. Có một thế hệ với con trưởng thành bay từ tháng sáu-tháng tám ở nơi có cao độ cao. Có rất nhiều thế hệ từ tháng 3-tháng 10 ở phần phía nam của phạm vi của nó và ở độ cao thấp. Ấu trùng ăn loài "Cynodon dactylon", "Poa pratensis", "Distichlis spicata var. stricta", "Eragrostis trichodes", "Agrostis scabra", "Festuca idahoensis", và "Festuca brachyphylla". Con trưởng thành ăn mật hoa.
2
9
132
1320333
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320333
Adalar
Adalar (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "ada" là đảo, "-lar" là đuôi số nhiều) là một quận thuộc tỉnh İstanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Quận có diện tích 16 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 10460 người, mật độ 654 người/km². Quận Adalar hình thành trên cơ sở quần đảo Hoàng Tử (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: "Prens Adalari"), gồm một nhóm 9 đảo trong biển Marmara ở đông nam Istabul. Đảo lớn nhất trong 9 đảo là Buyukada với diện tích 5,36 km², đảo thứ nhì là Heybeliada rộng 2,4 km². Trong các tháng hè, các đảo này là địa điểm du lịch phổ biến.
2
5
106
1320351
679363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320351
Polites sonora
Polites sonora là một loài bướm thuộc họ Bướm nhảy. Nó được tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ, đạt Canada chỉ trong nội địa cực nam của British Columbia. Sải cánh dài 25–27 mm. Có một thế hệ ở Canada từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 ở British Columbia.. Ấu trùng ăn loài "Festuca idahoensis".
2
4
62
1320366
905329
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320366
Alanya
Alanya () là một huyện thuộc tỉnh Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 1599 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 226236 người, mật độ 141 người/km². Đây là một thành phố nghỉ mát bãi biển và một huyện thuộc tỉnh Antalya trên bờ biển phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc vùng Địa Trung Hải của đất nước, cách thành phố Antalya 138 km về phía đông. Theo Cuộc Tổng điều tra Dân số năm 2010 của Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố này có dân số 98.627 người, trong khi huyện bao gồm cả thành phố và khu vực được xây dựng có diện tích 1.598,51 km2 và 248.286 cư dân. Do vị trí chiến lược tự nhiên của nó trên một bán đảo nhỏ vào biển Địa Trung Hải bên dưới dãy núi Taurus, Alanya đã là một thành trì địa phương cho nhiều đế quốc có trụ sở tại Địa Trung Hải, bao gồm Ptolemaic, Seleucid, Roman, Byzantine và Ottoman Empires. Tầm quan trọng chính trị lớn nhất của Alanya là vào thời Trung Cổ, với Vương quốc Hồi giáo Seljuk của Rûm dưới sự cai trị của Alaeddin Kayqubad I, người mà thành phố lấy được tên của nó. Chiến dịch xây dựng của ông đã dẫn đến nhiều điểm mốc của thành phố, như Kızıl Kule (Tháp Đỏ), Tersane (Nhà máy đóng tàu) và lâu đài Alanya. Môi trường Địa Trung Hải, các điểm thu hút tự nhiên và di sản lịch sử đã khiến Alanya trở thành điểm đến phổ biến cho du lịch và chiếm tới 9% ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ và ba mươi phần trăm doanh nghiệp nước ngoài mua bất động sản ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hoạt động du lịch đã tăng lên từ năm 1958 để trở thành ngành công nghiệp chiếm ưu thế trong thành phố, dẫn đến sự gia tăng tương ứng của dân số thành phố. Các sự kiện thể thao thời tiết ấm áp và lễ hội văn hoá diễn ra hàng năm ở Alanya. Trong năm 2014, Thị trưởng Adem Murat Yücel, thuộc Đảng Phong trào Quốc gia, đã trục xuất Hasan Sipahioğlu, thuộc Đảng Công lý và Phát triển, người trước đây từng lãnh đạo thành phố này từ năm 1999. Nằm trên Vịnh Antalya trên vùng đồng bằng ven biển Anatolian của Pamphylia, thành phố nằm giữa dãy núi Taurus ở phía bắc và biển Địa Trung Hải, và là một phần của riviera Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 70 km (43 dặm) đường bờ biển. Từ tây sang đông, huyện Alanya được bao bọc bởi huyện Manavgat dọc theo bờ biển, vùng núi Gündoğmuş, Hadim và Taşkent thuộc tỉnh Konya, Sarıveliler thuộc tỉnh Karaman và quận Gazipaşa ven biển. Manavgat là quê hương của những thành phố cổ của Side và Selge. Phía đông của thành phố, sông Dim chảy từ những ngọn núi ở Konya trên một tuyến đường tây nam vào Địa Trung Hải.
5
15
500
1320455
327293
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320455
Beyoğlu
Beyoğlu là một quận nằm ở phía châu Âu thuộc İstanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Quận có diện tích 9 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 247.256 người, mật độ 27.473 người/km². Quận này cách thành phố cũ (bán đảo lịch sử Constantinople) bởi Sừng Vàng. Nó được gọi là Pera trong thời Trung Cổ, và tên này vẫn được sử dụng phổ biến cho đến đầu thế kỷ 20 và thiết lập của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
2
4
82
1320463
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320463
Bodrum
Bodrum (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [bodɾum]) là một thành phố cảng ở tỉnh Muğla, trong khu vực phía tây nam Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó nằm trên bờ biển phía nam của bán đảo Bodrum, tại một điểm kiểm tra nhập cảnh vào vịnh Gökova. Thành phố được gọi là Halicarnassus của Caria trong thời cổ đại và nổi tiếng với Lăng mộ của Mausolus, một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Lâu đài Bodrum, được xây dựng bởi Crusaders trong thế kỷ 15, nhìn ra bến cảng và bến du thuyền. Các căn cứ lâu đài bao gồm Bảo tàng Khảo cổ học dưới nước và một số tổ chức lễ hội văn hóa trong suốt cả năm. Thành phố có dân số 118.237 trong năm 2009 so với 105.474 người năm 2007. Thành phố có diện tích 656 km²i, mật độ 161 người/km².
2
7
150
1320464
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320464
Polites themistocles
Polites themistocles là một loài bướm ở Bắc Mỹ thuộc họ Bướm nhảy. Loài bướm này sinh sống ở một loạt các môi trường sống bao gồm cả núi đầm lầy, rừng tràng, môi trường sống cỏ, ẩm đồng cỏ, thảo nguyên, và hai bên dòng suối. Loài này khác nhau về mặt địa lý và trong các quần thể.. Chúng bay từ tháng sáu đến đầu tháng 8 ở phía bắc và phía tây, tháng 5 đến tháng 8 ở phía đông, và tháng Năm đầu tháng 11 về sâu phía Nam.
1
3
93
1320472
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320472
Bozcaada
Tenedos (, "Tenedhos", ), hay Bozcaada trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, là một hòn đảo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ trong phần đông bắc của Biển Aegea. Về mặt hành chính, hòn đảo này là quận Bozcaada của tỉnh Çanakkale. Với diện tích , nó là hòn đảo lớn thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, sau Imbros (Gökçeada) và Marmara. Năm 2012, hòn đảo này có dân số là 2,465. Những ngành kinh tế chính bao gồm du lịch, sản xuất rượu vang và đánh bắt cá. Hòn đảo nổi tiếng bởi nho, rượu vang và hoa anh túc đỏ từ nhiều thế kỷ.
1
6
103
1320654
730776
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320654
Gelibolu
Gelibolu cũng được gọi là Gallipoli (từ , "Kallipolis", "Thành phố xinh đẹp"), là một huyện thuộc tỉnh Çanakkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 825 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 47252 người, mật độ 57 người/km². Thị xã nằm ở Đông Thrace ở phần châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ phía nam của bán đảo được đặt theo tên của nó trên eo biển Dardanelles, 3 km từ Lapseki trên bờ kia.
2
3
80
1320687
850399
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320687
Atrophaneura aristolochiae
Pachliopta aristolochiae là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm phượng. Loài này phân bố rộng rãi ở châu Á. Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ (Bao gồm quần đảo Andaman), Nepal, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Nhật Bản (phía tây nam Okinawa chỉ), Lào, Việt Nam, Campuchia, quần đảo Nicobar, bán đảo và phía đông Malaysia, Brunei, Philippines (Palawan và Leyte), Indonesia, Đài Loan. Tại Trung Quốc, nó phân bố ở miền nam và miền đông Trung Quốc (bao gồm cả Hải Nam, Quảng Đông, và Hồng Kông. Tại Indonesia, nó phân bố ở Sumatra, Nias, Enggano, Bangka, Java, Bali, Kangean, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Tanahjampea, Kalimantan. Cây chủ. Loài này đẻ trứng trên các loài cây có độc thuộc họ Mộc hương nam (Aristolochiaceae). Điều này giúp chúng tránh bị các loài săn mồi tấn công. Ấu trùng và bướm tích tụ chất độc trong cơ thể. Màu sắc cảnh báo (đỏ và hồng) thể hiện tính chất này.
4
9
159
1320712
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320712
Halfeti
Halfeti là một huyện thuộc tỉnh Şanlıurfa, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 643 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 40800 người, mật độ 63 người/km². Ngôi làng này nổi tiếng với hoa hồng đen - loài hoa độc nhất trên thế giới. Hồng đen thường chỉ phát triển trong mùa hè với số lượng rất nhỏ, và chỉ mọc ở làng Halfeti ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ có điều kiện đất thuận lợi nhất vùng và nồng độ pH thích hợp của đất ngầm (thấm từ sông Euphrates), những bông hồng này mới có được màu đen huyền bí.
2
5
104
1320781
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320781
Atrophaneura hector
Pachliopta hector là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm phượng, được tìm thấy ở Ấn Độ và Sri Lanka và có thể là bờ biển phía tây Myanma. Tại Ấn Độ, nó được tìm thấy trong Tây Ghats, miền nam Ấn Độ (Kerala), miền đông Ấn Độ (Tây Bengal và Orissa), và quần đảo Andaman. Chúng cũng được ghi nhận từ Pune..
2
3
63
1320853
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320853
Konak
Konak là một huyện thuộc tỉnh İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Trước năm 2012, huyện từng là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh İzmir, với diện tích 69 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 848.226 người, mật độ 12.293 người/km². Năm 1984, Konak cùng với các huyện lân cận là Balçova, Bornova, Buca, Çiğli, Gaziemir, Güzelbahçe, Karşıyaka và Narlidere hợp thành vùng đô thị İzmir. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những thành phố tự quản ("büyükşehir belediyeleri"). Với luật này, Konak được chuyển thành huyện hành chính thuộc thành phố İzmir.
1
5
107
1320888
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320888
Lapseki
Lapseki là một huyện thuộc tỉnh Çanakkale, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 882 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 27204 người, mật độ 31 người/km². Thị trấn được thành lập bởi những người thực dân Hy Lạp từ Phocaea vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ngay sau đó nó trở thành đối thủ cạnh tranh của Miletus, kiểm soát các tuyến đường thương mại ở Dardanelles. Tên Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại bắt nguồn từ tên gốc Hy Lạp. Cầu Çanakkale 1915 là cây cầu dây võng dài nhất thế giới hoàn thành vào tháng 3 năm 2022. Cầu tọa lạc trên eo biển Dardanelles từ Lapseki đến Sütlüce ở Bán đảo Gallipoli.
3
7
120
1320909
807300
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320909
Melikgazi
Melikgazi là một huyện thuộc tỉnh Kayseri, Thổ Nhĩ Kỳ. Trước năm 2012, Melikgazi từng là thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") của tỉnh Kayseri. Huyện có diện tích 454 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 425.092 người, mật độ 936 người/km². Năm 1988, vùng đô thị Kayseri được thành lập trên cơ sở thành phố Melikgazi và các huyện lân cận. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những thành phố tự quản ("büyükşehir belediyeleri"). Với luật này, thành phố Melikgazi được chuyển thành huyện hành chính Melikgazi.
1
6
104
1320917
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320917
Ağrı
Ağri (; ), được gọi là Karaköse (tiếng Kurd: Qerekose) trước năm 1946 và được thành lập với tên gọi Karakilise (Ottoman: قرهکلیسا) vào năm 1860, là thủ phủ của tỉnh Ağrı ở cuối phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Iran, là một thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") của tỉnh Ağri, Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố có diện tích 1497 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 133592 người, mật độ 89 người/km².
1
2
80
1320919
843044
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320919
Amasya
Amasya là một thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") của tỉnh Amasya, Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố có diện tích 1730 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 132646 người, mật độ 77 người/km². Thành phố là thủ phủ tỉnh Amasya ở miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Amasya tọa lạc ở vùng núi phía trên bờ Biển Đen, trong một thung lũng hẹp dọc theo bờ của sông Yeşilırmak. Mặc dù gần Biển Đen, khu vực này cao ở trên bờ biển và có khí hậu nội địa, phù hợp để trồng táo, một nông sản tỉnh Amasya nổi tiếng. Trong thời cổ đại, Amaseia (Αμάσεια) là một thành phố có tường thànhcao trên các vách đá trên mặt sông. Nó có một lịch sử lâu dài với vai trò thủ phủ của tỉnh, một thành phố giàu có là nơi sản sinh ra các vị vua và hoàng tử, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà thơ và nhà tư tưởng, từ các vị vua của Pontus, đến nhà địa lý Strabo, nhiều thế hệ của các triều đại đế quốc Ottoman.
3
7
184
1320932
730776
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320932
Bolu
Bolu là một thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") thuộc tỉnh Bolu, Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố có diện tích 1524 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 156498 người, mật độ 103 người/km². Khí hậu. Bolu có khí hậu đại dương theo phân loại khí hậu của Köppen ("Cfb") lạnh và mùa đông thỉnh thoảng có tuyết và mùa hè rất ấm.
3
4
65
1320961
721305
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320961
Kocaeli
Kocaeli là một thành phố tự trị ("büyük şehir") đồng thời cũng là một tỉnh ("il") của Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố nằm ở vùng cực đông Thổ Nhĩ Kỳ, ven biển Marmara, bên vịnh İzmit. Thành phố có bến cảng tự nhiên lớn, nơi đây có căn cứ của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Hành chính. Trước năm 2012, trung tâm tỉnh Kocaeli trước đây là thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") İzmit. Toàn tỉnh Kocaeli được chia thành 7 đơn vị cấp huyện. Năm 1993, do tốc độ đô thị hóa tăng cao, vùng đô thị xung quanh thành phố tỉnh lỵ Izmit được công nhận hưởng quy chế thành phố tự trị ("büyük şehir"). Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật, công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những đại đô thị tự quản ("büyükşehir belediyeleri"). Theo đó, thành phố tỉnh lỵ Izmit chuyển thành cấp huyện và thành lập thêm 5 huyện Başiskele, Çayırova, Darıca, Dilovası và Kartepe. Hiện tại, thành phố Kocaeli được chia thành 12 huyện hành chính:
3
10
179
1320966
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320966
Mardin
Mardin (tiếng Aramaic: ܡܶܪܕܺܝܢ, "Merdin"; Tiếng Ả Rập: مردين, "Mardīn"; 'pháo đài') là một thành phố tự trị ("büyük şehir") đồng thời cũng là một tỉnh ("il") thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, có đường biên giới với tỉnh Al-Hasakah của Syria. Thành phố này nằm ở gần biên giới truyền thống giữa Anatolia và Mesopotamia, có cư dân đa dạng, bao gồm người Kurd, người Ả Rập và người Assyria (dân tộc đã từng chiếm đa số), với người Kurd chiếm phần lớn dân số của tỉnh. Lịch sử. Mardin bắt nguồn từ tiếng Syriac (ܡܪܕܐ) và có nghĩa là "pháo đài" Nền văn minh đầu tiên được biết đến là những người Subaria-Hurria những dân tộc lúc đó đã được kế tục vào năm 3000BCE bởi người Hurria. Người Elamite giành quyền kiểm soát khoảng 2230 TCN và được tiếp theo đó là người Babylon, Hittite, Assyria, người La Mã và Byzantine. Những dân tộc địa phương Assyria/Syriac, trong khi giảm sút nhanh do cuộc tàn sát diệt chủng Assyria và các cuộc xung đột giữa người Kurd và người Thổ Nhĩ Kỳ, giữ cho hai trong số các tu viện lâu đời nhất trên thế giới, Dayro d-Mor Hananyo (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Deyrülzafaran, tiếng Anh Saffron Monastery) và Tu viện Deyrulumur. Các cộng đồng Kitô giáo được tập trung trên cao nguyên Tur Abdin và tại thị trấn Midyat, với một cộng đồng nhỏ hơn (khoảng 100) ở thủ phủ tỉnh. Về chính trị, khu vực này trong những năm 2000 đã chứng kiến ​​sự cạnh tranh giữa Đảng Phát triển và Công lý cầm quyền và Đảng Dân chủ, hầu hết là người Kurd, sau đó đổi tên thành Đảng Hòa bình và Đảng Dân chủ. Thất nghiệp và nghèo đói là vấn đề nghiêm trọng, và đã có di cư đáng kể đến phía tây và phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù việc giảm bạo lực chính trị (chủ yếu liên quan đến các cuộc nổi dậy do đảng Dân chủ Hòa bình lãnh đạo), cùng với những cải tiến cơ sở hạ tầng như một sân bay dân dụng mới tại tỉnh lỵ và nâng cấp đường cao tốc Ankara-Baghdad đang giúp cải thiện vấn đề. Các quận, huyện. Trước năm 2012, trung tâm tỉnh Mardin trước đây là thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") Mardin. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những thành phố tự trị ("büyükşehir belediyeleri"). Theo đó, thành phố tỉnh lỵ cũ được giải thể để thành lập các huyện mới là Artuklu. Hiện tại, thành phố được chia thành 10 huyện hành chính:
9
14
447
1320968
730776
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320968
Muğla
Muğla là một thành phố tự trị ("büyük şehir") đồng thời cũng là một tỉnh ("il") thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố nằm ở góc tây nam của Thổ Nhĩ Kỳ, bên bờ Biển Aegea. Các đô thị nghỉ mát lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ như Bodrum, Oludeniz, Marmaris và Fethiye nằm ở bên bờ biển ở Muğla. Với chiều dài bờ biển 1.100 km, Muğla có bờ biển dài nhất trong các tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố cũng có hai hồ lớn, hồ Bafa ở huyện Milas và hồ Köyceğiz. Kinh tế của Muğla chủ yếu dựa vào ngành du lịch, nông nghiệp và lâm nghiệp. Thành phố có 2 sân bay ở Dalaman và Milas-Bodrum, với các tuyến bay nội địa và quốc tế. Hành chính. Trước năm 2012, trung tâm tỉnh Muğla trước đây là thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") Muğla, nằm sâu 20 km trong nội địa. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những thành phố tự trị ("büyükşehir belediyeleri"). Theo đó, thành phố tỉnh lỵ Muğla cũ được giải thể để thành lập các huyện mới là Menteşe và Seydikemer. Hiện tại, thành phố được chia thành 13 huyện hành chính:
5
12
212
1320985
686003
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320985
Tunceli
Tunceli (; , hay "Mamekiye") là một thành phố Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Tunceli, nằm ở tâm vùng Đông Tiểu Á. Tên cũ của Tunceli là Mamiki (từ ), Kalan, và Dersim. Thành phố có đa số cư dân là người Kurd và là nơi diễn ra cuộc nổi dậy Dersim. Từ nguyên. Tunceli có nghĩa là đất ("eli") đồng ("tunç") trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, còn tên cũ "Dersim" ghép từ cửa ("der") và bạc ("sim) trong tiếng Ba Tư. Địa lý. Tunceli có tọa độ , nằm ngay phía bắc nơi hai sông Munzur và Pülümür hợp lưu. Thành phố nằm trong thung lũng Munzur, nổi danh nhờ vẻ đẹp thiên nhiên. Vây quanh thành phố là dãy núi Munzur. Giao thông đến các thành phố có phần hạn chế. Dân số tính đến năm 2011 là 32.815 người. Đây là tỉnh lỵ ít dân nhất toàn Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh tế. Hoạt động kinh tế dựa vào chăn nuôi gia súc. Lúa mì là sản phẩm nông nghiệp chính. Quanh đây có mỏ muối crom và ngọc, tuy hiện chỉ mới khai khác được muối crom. Có một số nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp. Khí hậu. Tunceli có khí hậu lục địa mùa hè khô (phân loại khí hậu Köppen: "Dsa") với mùa hè rất nóng, khô còn mùa đông lạnh, có tuyết rơi.
10
19
234
1320986
814981
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=1320986
Atrophaneura liris
Pachliopta liris là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm phượng, được tìm thấy ở Timor, đảo Wetar và đảo Savu. Sải cánh dài 100-110mm. Các cánh có màu nâu tối với những đốm màu đỏ và dải trắng. Các đốm đỏ không có ở con cái. Những con cái đậm hơn so với những con đực.
2
5
57