id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
0
Title: Ác quỷ đối đầu Ác quỷ đối đầu (tên gốc tiếng Hàn: 다만 악에서 구하소서, còn được biết đến với tên tiếng Anh: Deliver Us from Evil) là một bộ phim hành động của Hàn Quốc do đạo diễn Hong Won-chan thực hiện cùng với Hive Media Corp. sản xuất. Phim có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Park Jung-min, Hwang Jung-min, Lee Jung-jae và Choi Hee-seo. Phim theo chân một cựu đặc vụ NIS trên hành trình giải cứu con gái mình khỏi một đường dây buôn bán nội tạng Thái Lan. Phim bắt đầu công chiếu tại các rạp Hàn Quốc vào ngày 5 tháng 8 năm 2020 và tại Việt Nam vào ngày 4 tháng 9 năm 2020. Tác phẩm là một thành công về mặt thương mại. Bản cắt cuối cùng với các cảnh quay bổ sung được công chiếu vào ngày 28 tháng 10 năm 2020. Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2021. Nội dung.
{ "split": 0, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 216 }
1
Title: Ác quỷ đối đầu 8 năm trước In-nam và sếp của anh là Kim Chun-sung – người đang làm đặc vụ của bộ phận bí mật phụ trách các vấn đề phi đạo đức trong đó bao gồm việc giết người tại Cục Tình báo Quốc gia (NIS). Sau đó nhóm này đã bị giải tán, vì vậy họ buộc phải trốn ra nước ngoài. In-nam cảm thấy cuộc sống ở Hàn Quốc đã kết thúc, anh đi gặp người yêu của mình là Young-joo. Anh chia tay cô và trốn sang Nhật Bản. Lúc này, Young-joo vướng vào một cuộc chiến với các đặc vụ đến để tiêu diệt In-nam, cô bị sốc trước cảnh tượng này. Với sự giúp đỡ của Kim Chun-sung, cô rời Hàn Quốc và định cư ở Thái Lan nhưng cô không thông báo cho In-nam biết rằng mình đang mang thai. Sau đó, In-nam kiếm tiền bằng cách làm sát thủ ở Nhật Bản, nhưng anh đã mệt mỏi và muốn giải nghệ. Anh nói với người đại diện của mình là Shimada rằng anh ta sẽ đi Panama sau khi làm phi vụ cuối cùng đó là giết em trai của Ray. Trong khi đó, Young-joo có một cuộc sống tương đối thoải mái với con gái của mình ở Thái Lan. Cô nhận được đề xuất đầu tư vào sân gôn từ Han Jong-soo. Han Jong-soo đã thuê người giúp việc đến trường mẫu giáo Quốc tế để bắt cóc con gái của Young-joo. Cô đã cố gắng nhờ cảnh sát Thái Lan và đại sứ quán giúp đỡ tuy nhiên cảnh sát lại tỏ thái độ thờ ơ trước vụ án.
{ "split": 1, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 342 }
2
Title: Ác quỷ đối đầu Young-joo tuyệt vọng và cố gắng cầu cứu In-nam thông qua Chun-sung, nhưng anh đã tránh liên lạc với cô bằng cách nói rằng anh đã chết. Tuy nhiên, sau khi Young-joo bị sát hại, đại sứ quán đã tìm thấy thông tin liên lạc với In-nam và gọi để báo đến In-nam để nhận xác. Vì vậy In-nam đã đến Incheon. Khi ở Incheon In-nam đã nhận được cảnh báo về việc Ray đang truy lùng anh. Ngay sau đó Shimada bị Ray bắt, anh ta bị treo ngược và chết khi bị Ray rạch bụng. Trước khi Shimada chết, anh ta đã khai rằng In-nam đang ở Incheon và Kim Chun-sung cũng bị giết bởi Ray sau khi In-nam đi đến Thái Lan để tìm con gái mình. Sau khi phát hiện ra bức ảnh của Young-joo và con gái của anh trong ví, In-nam đến Bangkok và kết nối với Kim Chun-sung trước khi anh qua đời. Khi hiểu được tình hình địa phương ở Bangkok, anh biết rằng những kẻ tội phạm đã giết Young-joo là những kẻ lừa đảo bất động sản – Han Jong-soo và những người khác. In-nam bắt Han Jong-soo nói ra thông tin về con anh và nơi ở của những kẻ bắt cóc. Những kẻ bắt cóc sau đã khai rằng đã bán con của anh cho một tổ chức tội phạm có tên Chafer và người đứng đầu tên là Lan. In-nam đi tìm con mình thông qua Young-bae, sau đó anh nhận được sự giúp đỡ Yui – một người chuyển giới đến từ Hàn Quốc, người này vẫn chưa được phẫu thuật vì thiếu tiền nên đã nhận lời giúp đỡ In-nam.
{ "split": 2, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 374 }
3
Title: Ác quỷ đối đầu Ray đã đuổi theo In-nam đến Thái Lan. Hắn ta đến đây với sự giúp đỡ của một băng đảng Thái Lan do người của hắn ở Nhật Bản liên hệ. Những tên này được trả tiền để giúp đỡ Ray trong việc truy tìm In-nam. Tuy nhiên, băng nhóm này đã lừa Ray bằng cách nói dối rằng họ đã bắt được kẻ bắt cóc con gái In-nam, sau đó nhóm này muốn ăn chặn tiền bằng cách giết Ray nhưng cả băng nhóm đã chết ngược dưới tay Ray. Chỉ có một thành viên băng đảng còn sống sót giúp đỡ Ray sau khi người này cầu xin hắn tha mạng. In-nam cùng với Yui đi đến nơi ở của tổ chức Chafer, nơi những đứa trẻ buôn người bị bắt cóc. Thông qua lời giải thích của Yui, anh ta nói với các thành viên băng đảng Chaofer rằng anh muốn mua thận của 1 đứa trẻ Hàn Quốc nhưng anh nhận được thông tin rằng con gái anh đã bị đưa đi để phẫu thuật lấy nội tạng. Vì muốn cứu con mình nên In-nam đã đề nghị trả thêm tiền, người phụ nữ ở đó bảo cả hai hãy chờ đợi. In-nam vì nóng vội đã phá cửa phòng nhốt bọn trẻ và hỏi bọn trẻ đang rằng có biết con của mình ở đâu không, tất cả những đứa trẻ khác đều cảnh giác với anh, nhưng có 1 trong những cậu bé bước lên và nói với anh rằng mình biết về con gái của anh. Cậu bé nói rằng cậu được chơi bóng ở nơi bí mật, ở đó có một nhà máy sản xuất bóng đá là nhà máy của tổ chức, nơi phẫu thuật được thực hiện.
{ "split": 3, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 346 }
4
Title: Ác quỷ đối đầu Đột nhiên, Ray giết các thành viên băng đảng Chafer trước sự chứng kiến của In-nam khi anh đang chuẩn bị đi đến Langyao với Yui. In-nam để Yui và cậu bé đi trước, sau đó anh có 1 cuộc giao tranh dữ dội với Ray trong tòa nhà. Theo lời của In-nam, Yui chạy ra ngoài với một đứa trẻ biết nhưng bị cảnh sát bắt, và In-nam cũng chạy thoát khỏi Ray. Sau đó In-nam được Young-bae giúp tìm Langyao, anh được đưa một khẩu súng và biết rằng Ray đã có điện thoại di động của Chun-sung nên đã gọi điện trực tiếp cho anh ta. Trong cuộc điện thoại, Ray nói rằng sẽ giết tất cả những ai có liên hệ với In-nam. Lúc đầu khi Yui bị cảnh sát bắt, cô đã yêu cầu gọi điện đến đại sứ quán để giả vờ rằng mình không nói tiếng Thái và không trả lời các câu hỏi của cảnh sát. Cô được trả tự do sau khi cung cấp thông tin về tổ chức tội phạm. Cảnh sát Thái Lan sau đó quyết định điều động đội SWAT dựa trên tình hình thực tế rằng đối thủ là một người rất nguy hiểm. Các cảnh sát đã theo dõi và khi In-nam đến Langyao anh bị Ray truy đuổi. Ray xuất hiện với một khẩu súng và cố gắng giết In-nam, trong khi cảnh sát địa phương và SWAT xuất hiện và tấn công Ray. In-nam đã trốn thoát và giải cứu được con gái của mình khi đang sắp bị lấy nội tạng ở phòng phẫu thuật. Ray đấu súng với đội SWAT, sau đó hắn cũng đã trốn thoát.
{ "split": 4, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 355 }
5
Title: Ác quỷ đối đầu In-nam nói dối con gái anh rằng anh là bạn thân với mẹ cô. Sau khi liên hệ với Yeong-bae để đi đến Panama bằng đường buôn lậu, anh ở khách sạn do kẻ môi giới buôn lậu gợi ý. Trong khi đó, Ray đeo lựu đạn khắp người đến gặp Lan, Lan sau đó quyết định hợp tác với Ray. In-nam đi đến khách sạn và gọi bác sĩ nhi khoa để kiểm tra sức khỏe của con gái mình. Khi In-nam quay lại khách sạn sau cuộc gặp với những kẻ buôn lậu, những thành viên của tổ chức Lan đã chờ sẵn ở đó. Anh đã hạ tất cả và đi lên phòng gặp con gái mình, tuy nhiên những thành viên của tổ chức Lan và Ray đã chờ sẵn ở đó. Sau khi In-nam bị đánh gục Ray đã giết tất cả thành viên của tổ chức Lan ngoại trừ 2 người làm thuê và yêu cầu 2 người này mang In-nam đi. Ray cho biết tự tay mình sẽ giết In-nam. Khi Yui đang ở bãi đậu xe của khách sạn và nhìn thấy In-nam bị bắt cóc, cô đã tự mình lái xe đến giải cứu bằng cách tông vào xe của 2 kẻ làm thuê. Sau khi được Yui giải cứu, In-nam đã đuổi theo xe của Ray. Anh chặn đầu xe qua một con đường tắt, dùng súng bắn vào kính chắn gió và nhảy vào chiếc xe đang lao tới. Vì In-nam bị thương nặng nên đã bị Ray đẩy ra, sau đó anh ném lựu đạn từ trong xe ra ngoài khiến cả hai bị thương nặng. Trong lúc đó, In-nam đưa con gái mình ra khỏi vali và đưa cho Yui. Ray đã dùng một con dao đâm liên tiếp vào người In-nam, In-nam liếc nhìn con gái cho đến khi anh khuất tầm nhìn. Sau đó anh thả ra một quả lựu đạn đã được tháo chốt an toàn, cả In-nam và Ray đều chết ngay sau đó.
{ "split": 5, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 428 }
6
Title: Ác quỷ đối đầu Yui đến một nhà ga lấy ra một chiếc túi từ tủ khóa, trong đó chứa một lượng lớn tiền đô la, hộ chiếu của In-nam để lại. Anh đã để lại một tin nhắn thoại cho Yui và nói rằng anh ấy sẽ để lại những hành lý này để cô đi cùng con gái của anh ấy. Yui và con gái của In-nam đến một ngôi nhà sang trọng ở Panama mà In-nam đã chuẩn bị trước, họ vui chơi trên bãi biển và bắt đầu cuộc sống mới ở Panama. Sản xuất. Phim dưới sự chỉ đạo của đạo diễn của Hong Won-chan, được sản xuất bởi Hive Media Corp. từ ngày 23 tháng 9 năm 2019 và hoàn thành vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 tại 3 quốc gia Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đón nhận. Doanh thu phòng vé. "Ác quỷ đối đầu" thu về 14,9 triệu USD trong 5 ngày đầu tiên công chiếu tại Hàn Quốc. Tác phẩm đã vượt mốc 1,5 triệu vé bán ra sau bốn ngày phát hành và vượt mốc 2 triệu vé sau dịp cuối tuần đầu tiên ra mắt. Vào ngày thứ tám ra mắt, bộ phim đã vượt mốc 2,5 triệu lượt người xem. Sau chưa đầy một tháng ra mắt, bộ phim đã vượt mốc 4 triệu lượt xem, trở thành phim điện ảnh thứ hai trong năm làm được điều này sau "The Man Standing Next".
{ "split": 6, "title": "Ác quỷ đối đầu", "token_count": 298 }
7
Title: Ánh Minh Lê Đoàn Ánh Minh (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ gốc Việt. Cô bắt đầu sự nghiệp năm 2003 trên sân khấu của Asia và sau một thời gian là thành viên của nhóm nhạc Puriti, Ánh Minh bắt đầu sự nghiệp solo và nhanh chóng trở thành ngôi sao trong làng nhạc hải ngoại với phong cách ấn tượng, gợi cảm. Hiện tại Ánh Minh đang là ca sĩ của Trung tâm Thúy Nga và thường xuyên xuất hiện trong các chương trình Paris By Night từ năm 2011 đến nay. Ngoài hoạt động biểu diễn tại các chương trinh của Thúy Nga và Asia, phát hành album, cô còn đi lưu diễn khắp các tiểu bang tại Mỹ, Nhật, Úc và nhiều nước Châu Âu. Bên cạnh đó, Ánh Minh cũng làm đại sứ quảng bá cho các nhãn hiệu Senhoa Jewelry, Belage Gourmet, Twinkle Lens. Tiểu sử. Ánh Minh sinh ngày 16 tháng 5 năm 1985 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cô là con thứ 3 trong một gia đình có 6 chị em gồm có 2 chị, 2 em gái và 1 em trai. Năm 2 tuổi, Ánh Minh cùng gia đình đến California, Hoa Kỳ. Bố của cô ban đầu làm việc tại một cửa hàng bánh ngọt tại San Bernardino, California, rồi cùng mẹ cô mở một tiệm làm móng tại Redlands. Sau đó, ông tốt nghiệp ngành thần học tại đại học Union, California và làm mục sư tại một nhà thờ ở Riverside. Mặc dù gia đình không ai theo con đường nghệ thuật, cô vẫn được ủng hộ việc theo đuổi đam mê ca hát. Sự nghiệp.
{ "split": 0, "title": "Ánh Minh", "token_count": 351 }
8
Title: Ánh Minh Năm 2003, Ánh Minh gửi một demo CD gồm hai bài hát cho trung tâm Asia và được ký hợp đồng ngay sau đó. Cô được kết hợp với nữ ca sĩ Thùy Hương, trở thành nhóm nhạc hai thành viên Puriti. Nhóm thường xuyên biểu diễn cho các chương trình của Asia và ra hai album: "Baby I Would" năm 2004 và "Men say tình ái" năm 2006. Sau album thứ hai, hai người tách ra hát solo để theo đuổi sự nghiệp riêng. Ánh Minh phát hành album solo đầu tiên "Take Control" và một album nhạc Giáng Sinh "Mùa Đông Yêu Thương" năm 2010, ngoài ra cô còn góp giọng vào các album "Liên khúc Chinese Remix" năm 2007 (với Lâm Nhật Tiến, Lâm Thúy Vân, Lê Nguyên) và "Liên khúc Mưa" năm 2010 (với Lâm Thúy Vân, Nguyễn Hồng Nhung, Quốc Khanh). Năm 2011, sau khi hết hợp đồng với Asia, Ánh Minh đã ký hợp đồng với trung tâm Thúy Nga và xuất hiện lần đầu trong Paris By Night số 104 với màn biểu diễn solo ca khác "Bắt Đầu Từ Một Kết Thúc". Album đầu tiên của cô dưới hãng đĩa mới mang tên "Sunrise", lấy chủ đề là một sự bắt đầu, được phát hành vào tháng 6 năm 2013. Một năm sau, Ánh Minh phát hành DVD mang tên Mơ tổng hợp các video âm nhạc và các màn trình diễn trên sân khác các bài hát từ "Sunrise". Năm 2015, cô lần đầu trở về Việt Nam để thực hiện video âm nhạc cho "Tôi là người Việt Nam", một bài hát được sáng tác bởi Ánh Minh và nhạc sĩ Dương Khắc Linh. Bên cạnh danh lam thắng cảnh tại các vùng miền tại Việt Nam, video còn lồng ghép những cảnh quay tại Paris, Rome, Los Angeles và cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả tại Việt Nam cũng như hải ngoại. Cuối tháng 5 năm 2016, album phòng thu thứ tư "Love" sản xuất bởi Dương Khắc Linh, được đưa lên các trang âm nhạc trực tuyến tại Việt Nam như Zing Mp3, NhacCuaTui, NhacSo.Net. Phong cách nghệ thuật.
{ "split": 1, "title": "Ánh Minh", "token_count": 469 }
9
Title: Ánh Minh Ánh Minh theo đuổi dòng nhạc trẻ, kết hợp với phong cách gợi cảm, vũ đạo mạnh mẽ trên sân khấu. Cô thường thu âm các album của mình tại phòng thu tại nhà riêng ở Eastvale, thêm vào đó cô còn thực hiện thêm cả công việc sáng tác, sản xuất, master. Ánh Minh cũng thường tự thiết kế trang phục biểu diễn, trang điểm và làm tóc lúc lên sân khấu cũng như chụp hình cho bìa CD. Cô thừa nhận lấy cảm hứng cho phong cách thời trang độc đáo của mình từ các nhân vật anime và Final Fantasy. Ngoài ra Ánh Minh còn trang điểm và sáng tác nhạc cho những nghệ sĩ khác.
{ "split": 2, "title": "Ánh Minh", "token_count": 140 }
10
Title: Ánh sáng Kaikoura Ánh sáng Kaikoura là tên gọi do giới truyền thông New Zealand đặt cho một loạt các vụ chứng kiến UFO xảy ra vào tháng 12 năm 1978, trên bầu trời phía trên dãy núi Kaikoura ở phía đông bắc Đảo Nam của New Zealand. Diễn biến. Vụ chứng kiến UFO này xảy ra vào ngày 21 tháng 12 khi phi hành đoàn của một máy bay chở hàng thuộc hãng Safe Air Ltd bắt đầu quan sát thấy hàng loạt thứ ánh sáng kỳ lạ xung quanh máy bay Armstrong Whitworth AW.660 Argosy của họ, bám theo cùng với máy bay trong vòng vài phút trước khi biến mất rồi sau xuất hiện lại ở nơi khác. UFO trông rất lớn và có tới năm ánh đèn nhấp nháy màu trắng dễ nhận thấy trên tàu. Có người cho biết họ có thể nhìn thấy một số đĩa bay nhỏ xíu rơi ra từ chiếc UFO này rồi sau biến mất luôn. Các phi công mô tả một số ánh đèn có kích cỡ bằng cả một ngôi nhà và một số ánh đèn khác nhỏ hơn nhưng nhấp nháy rực rỡ. Những vật thể này đã xuất hiện trên radar của bộ phận kiểm soát không lưu ở Wellington và cả trên radar máy bay. Ngày 30 tháng 12 năm 1978, một đoàn truyền hình từ Úc đã tới quay phim làm bối cảnh cho một chương trình mạng dành cho các cuộc phỏng vấn về hiện tượng này. Suốt hàng chục phút tại một thời điểm trên chuyến bay đến Christchurch, năm người ngồi trên máy bay đã tận mắt chứng kiến luồng sáng không xác định, do Kiểm soát viên không lưu Wellington theo dõi, và được đoàn truyền hình quay phim màu. Một vật thể lạ được cho là đã bám theo sát gót chiếc máy bay này cho đến tận lúc hạ cánh. Máy bay chở hàng sau lại cất cánh chở đoàn truyền hình vẫn ở yên trên khoang máy bay, hướng đến Blenheim. Khi máy bay đạt độ cao khoảng 2000 feet, nó bắt gặp thứ dường như là một quả cầu phát ra thứ ánh sáng to lớn đã lao ra đầu cánh và bám theo cùng với máy bay chở hàng trong gần một phần tư giờ, trong lúc được quay phim, quan sát, theo vết trên radar của máy bay và qua mô tả trên một đoạn băng ghi âm do đoàn làm phim truyền hình thực hiện.
{ "split": 0, "title": "Ánh sáng Kaikoura", "token_count": 488 }
11
Title: Ánh sáng Kaikoura Hàng loạt vụ nhìn thấy UFO theo sau bản báo cáo ban đầu và một chiếc Skyhawk của phía Không quân được túc trực nhằm điều tra bất kỳ trường hợp chứng kiến UFO tích cực nào. Chúng đã xuất hiện không liên tục kể từ lần nhìn thấy đầu tiên vào tháng 12 năm 1978, với trường hợp gần đây nhất được người dân địa phương tới trình báo trong năm 2015. Điều tra. Sau vụ việc này xảy ra, Không quân Hoàng gia New Zealand, cảnh sát và Đài thiên văn Carter ở Wellington đã hợp tác điều tra, kết quả của những cuộc điều tra này được đem giao nộp tại Văn khố Quốc gia ở Wellington. Bộ Quốc phòng New Zealand cho rằng việc nhìn thấy ánh sáng từ những chiếc thuyền câu mực phản chiếu từ những đám mây, thiên thạch chưa cháy, hoặc ánh sáng từ Sao Kim hoặc xe lửa và ô tô. Nguồn tài liệu do CIA xếp loại mật được tung ra sau khi điều một chiếc máy bay Lockheed P-3 Orion đến khu vực này từ sau các vụ chứng kiến, cho biết rằng hiện tượng này chỉ là "độc nhất vô nhị trong số các báo cáo về UFO dân sự vì có một lượng lớn bằng chứng tài liệu bao gồm hồi ức của bảy nhân chứng, hai đoạn băng ghi âm được thực hiện trong quá trình xảy ra vụ việc, phát hiện một số mục tiêu radar bất thường trên mặt đất và máy bay, và một đoạn phim màu 16mm." Tháng 12 năm 2010, quân đội New Zealand đã cho công bố một bản báo cáo tuyệt mật về vụ việc dựa theo Đạo luật Tự do Thông tin, đưa ra kết luận tương tự.
{ "split": 1, "title": "Ánh sáng Kaikoura", "token_count": 336 }
12
Title: Ánh sáng ban ngày Ánh sáng ban ngày là sự kết hợp của tất cả ánh sáng mặt trời trực tiếp và gián tiếp vào ban ngày. Điều này bao gồm ánh sáng mặt trời trực tiếp, bức xạ bầu trời khuếch tán và (thường) cả hai thứ này được Trái Đất và các vật thể trên mặt đất, như địa hình và các tòa nhà phản xạ lại. Ánh sáng mặt trời bị phân tán hoặc phản xạ bởi các vật thể trong không gian bên ngoài (nghĩa là ngoài bầu khí quyển của Trái Đất) thường không được coi là ánh sáng ban ngày. Do đó, ánh sáng ban ngày loại trừ ánh trăng, mặc dù nó bị phản xạ ánh sáng mặt trời gián tiếp. "Ban ngày" là khoảng thời gian mỗi ngày khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Ánh sáng ban ngày xảy ra khi Trái Đất quay và bên mà Mặt Trời chiếu sáng được coi là ánh sáng ban ngày. Định nghĩa. Ánh sáng ban ngày có mặt ở một địa điểm cụ thể, ở một mức độ nào đó, bất cứ khi nào Mặt Trời ở trên đường chân trời của địa điểm đó. (Điều này đúng với hơn 50% Trái Đất tại bất kỳ thời điểm nào. Để biết giải thích tại sao nó không chính xác một nửa, xem tại đây). Tuy nhiên, độ chiếu sáng ngoài trời có thể thay đổi từ 120.000 lux đối với ánh sáng mặt trời trực tiếp vào buổi trưa, có thể gây đau mắt, đến dưới 5 lux đối với các đám mây bão dày với Mặt Trời ở đường chân trời (thậm chí <1 lux đối với trường hợp cực đoan nhất), trong đó có thể làm cho bóng từ đèn đường xa có thể nhìn thấy được. Nó có thể sẫm màu hơn trong những trường hợp bất thường như một nhật thực hoặc mức độ rất cao của các hạt trong khí quyển, trong đó bao gồm khói, bụi, và tro núi lửa. Cường độ trong các điều kiện khác nhau. Để so sánh, mức độ chiếu sáng ban đêm là: Hiệu ứng.
{ "split": 0, "title": "Ánh sáng ban ngày", "token_count": 437 }
13
Title: Ánh sáng ban ngày Ánh sáng ban ngày đang chiếu sáng một không gian trong nhà với các lỗ mở như cửa sổ và giếng trời cho phép ánh sáng ban ngày chiếu vào tòa nhà. Loại ánh sáng này được chọn để tiết kiệm năng lượng, để tránh các tác động bất lợi đối với sức khỏe do chiếu sáng quá mức bởi ánh sáng nhân tạo và cả về mặt thẩm mỹ. Lượng ánh sáng ban ngày nhận được vào không gian trong nhà hoặc phòng được xác định là yếu tố ánh sáng ban ngày, là tỷ lệ giữa mức độ ánh sáng bên trong và bên ngoài đo được. Có thể giảm mức sử dụng năng lượng chiếu sáng nhân tạo bằng cách lắp đặt ít đèn điện hơn vì có ánh sáng ban ngày hoặc tự động làm mờ / chuyển đổi đèn điện để đáp ứng với sự hiện diện của ánh sáng ban ngày, một quá trình được gọi là thu hoạch ánh sáng ban ngày. Trong những năm gần đây, công việc đã diễn ra để tái tạo các hiệu ứng của ánh sáng ban ngày một cách nhân tạo. Tuy nhiên, điều này rất tốn kém về cả thiết bị và mức tiêu thụ năng lượng và được áp dụng hầu như chỉ trong các lĩnh vực chuyên môn như làm phim, trong đó dù sao cũng cần ánh sáng cường độ như vậy. Ở một số địa điểm làm phim, chẳng hạn như Thụy Điển hoặc Na Uy, có quá nhiều ánh sáng do những ngày hè dài. Kết quả là, trong các bộ phim định vị như "Marianne" (2011), cảnh đêm phải được quay vào ban ngày và được thay đổi bằng kỹ thuật số sau đó.
{ "split": 1, "title": "Ánh sáng ban ngày", "token_count": 327 }
14
Title: Ánh sáng vô hình Ánh sáng vô hình là cuốn tiểu thuyết về đề tài chiến tranh do nhà văn Mỹ Anthony Doerr chấp bút. Tác phẩm vinh dự được xướng tên cho giải Pulitzer dành cho tiểu thuyết giả tưởng năm 2015. Lấy bối cảnh nước Pháp bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai, cuốn tiểu thuyết xoay quanh một cô gái mù người Pháp và một chàng trai người Đức. Những tưởng cuộc đời họ là hai ngã rẽ riêng biệt nhưng đến cuối cùng, con đường của họ cũng giao nhau. Cốt truyện. Năm 1934, Marie-Laure LeBlanc, cô gái mù, 6 tuổi sống cùng cha là thợ khóa chính tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris. Tại đây, cô nghe những lời đồn thổi về một viên đá quyền năng giấu kín trong viện bảo tàng, thứ có thể giúp cho người nắm giữ nó có khả năng bất tử nhưng cái giá phải trả là sự bất hạnh sẽ xảy đến với những người xung quanh họ. Để phá bỏ lời nguyền, người nắm giữ phải trả viên đá về đại dương, nơi nó thuộc về. Trong khi đó, tại nước Đức xa xôi, cậu bé mồ côi 8 tuổi Werner Pfennig sống cùng em gái và những đứa trẻ khác ở một trại tế bần gần mỏ than trong thị trấn Zollverein. Một ngày nọ, cậu tìm được một chiếc điện đài hỏng và mò mẫm sửa chữa nó. Kể từ đó, cậu học tập khả năng sửa chữa các thiết bị điện tử, nuôi dưỡng từ những chương trình phát thanh khoa học không rõ nguồn gốc mà cậu và em gái nghe được từ chiếc điện đài của họ.
{ "split": 0, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 354 }
15
Title: Ánh sáng vô hình Khi Đức Quốc Xã xâm lược nước Pháp năm 1940, Marie-Laure cùng cha phải bỏ trốn đến một thành phố ven biển là Saint-Malo, nơi ông chú Etienne, một cựu chiến binh trong thế chiến thứ nhất, bị sang chấn bởi cái chết của anh trai ông, cũng là binh sĩ trong cuộc chiến, sinh sống. Trong khi đó, cha của Marie-Laure đang mang theo một trong ba bản sao của viên đá lửa biển truyền thuyết, thứ ông được giao phó nhằm tránh cho viên đá rơi vào tay quân Đức. Nhiều tháng sau, khi đang chế tác mô hình thu nhỏ thành phố Saint-Malo (thứ giúp con gái ông có thể dễ dàng phân biệt các con đường), ông bị bắt và đưa sang Đức. Trước khi đi, ông đã để viên đá lại trong chính chiếc mô hình tặng con gái mình. Thứ sau này khiến chính Marie-Laure gặp nguy hiểm. Kể từ đó, cô sống với ông chú của mình cùng bà Manec, một người hầu gái lâu đời của gia tộc trong căn nhà của ông. Trong khi đó, một sĩ quan người Đức, một kẻ thích săn tìm những viên đá quý đang săn lùng viên đá lửa biển. Hắn tin rằng viên đá có thể giúp hắn chữa khỏi căn bệnh ung thư quái ác đang gặm nhấm thân xác mình. Ở Đức, tài năng sửa chữa của Werner giúp cho cậu có được một vị trí trong Học viện Chính trị quốc gia ở Schulpforta. Tại đây, cậu đã phát huy những năng lực tốt nhất trong việc chế tạo các thiết bị điện tử, đồng thời tâm trí cậu cũng dần hoài nghi về sự thật đằng sau chế độ mà cậu tôn sùng. Tuy nhiên, vì cáo buộc khai gian tuổi, cậu bị gửi ra tiền tuyến, nơi nhiệm vụ của cậu trở nên hết sức nặng nề khi phải dùng những phát minh của mình hòng dò dấu vết quân thù. Phải chứng kiến những hành động đẫm máu của đồng đội khiến cho lòng tin của cậu lung lay hơn bao giờ hết.
{ "split": 1, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 435 }
16
Title: Ánh sáng vô hình Trong lúc đó, ở nước Pháp bị chiếm đóng, bà Manec cùng những người bạn tiến hành kế hoạch kháng chiến. Kế hoạch được thực hiện trót lọt nhiều lần, nhưng rồi bà Manec lại qua đời trong một cơn bạo bệnh. Vì lẽ đó, Marie-Laure và ông chú Etienne phải tiếp tục công việc còn đang dang dở ấy. Họ truyền tin tức, thông báo và tín hiệu mật thông qua một hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt kết nối với máy phát sóng trên mái nhà ông Etienne. Nhưng rồi, trớ trêu thay, chính Werner lại là người dò ra tín hiệu đó. Tuy nhiên, khi cậu dò được, máy phát lại đang bật bản thu âm Clair de lune, cùng chương trình phát thanh quen thuộc mà cậu nghe lúc nhỏ. Ký ức trong cậu ùa về và trong giây phút đấu tranh nội tâm quyết liệt, cậu đã quyết định không vạch trần họ. Khi quân Đồng Minh oanh tạc Saint-Malo, Werner bị giam bên dưới đống đổ nát của một hầm trú ẩn. Tuyệt vọng, cậu loay hoay với những thiết bị có sẵn và chế tạo được một máy thu tín hiệu. Cũng trong lúc này, trên tòa nhà của ông Etienne, Marie-Laure đang bị tay sĩ quan săn lùng ráo riết, phải trốn lên gác mái. Trong cơn đói khát bủa vây, cô quyết định mở chiếc máy phát sóng và đọc nốt phần còn lại của quyển sách đang đọc dở "Hai vạn dặm dưới đáy biển." Cô hy vọng nó sẽ truyền đến được ông chú của mình (ông đã bỏ đi và bị bắt tối hôm trước). Tình cờ, âm thanh của cô cùng tiếng kêu cứu sau đó truyền đến tai Werner. Cậu quyết định phải thoát khỏi đó và đến gặp cô.
{ "split": 2, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 405 }
17
Title: Ánh sáng vô hình Werner sau bao nỗ lực cũng thoát khỏi căn hầm đổ nát và đến nhà ông Etienne. Nơi đây, cậu gặp tay sĩ quan người Đức đang săn lùng viên đá. Sau một lúc chần chừ, cậu đã chính tay kết liễu sĩ quan cấp trên của mình. Cậu giải thoát cho Marie-Laure. Mặc dù chỉ gặp nhau trong khoảnh khắc ngắn ngủi, họ trở nên gắn kết với nhau như hai người thân thiết. Werner đã yêu cô. Và hai người cùng nắm tay nhau thoát khỏi căn nhà. Trên đường đi, Marie-Laure đã đem viên đá trả lại cho biển cả. Hai người sau đó bị chia cách khi cô được giải cứu bởi quân Đồng minh, còn Werner bị bắt và đưa đến trại tù binh chiến tranh do quân Mỹ kiểm soát. Cậu được xác nhận là đã chết khi một người lính đến báo tin về cái chết của cậu cho em gái cậu. Ba mươi năm sau, đồng đội Werner, cựu binh Đức Volkheimer đến gặp Jutta, em gái cậu và trao lại những kỉ vật của cậu, trong đó có một mô hình ngôi nhà nơi đã cất giấu viên đá lửa biển mà Marie-Laure tặng cậu lúc hai người chia xa. Jutta mang kỉ vật ấy đến Đức và tìm gặp Marie-Laure, lúc bấy giờ đã là một nhà sinh vật học làm việc tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris. Cô trao lại kỉ vật cho chủ nhân của nó. Câu chuyện kết thúc vào năm 2014 khi Marie-Laure, lúc này đã 86 tuổi, đang đi dạo cùng với người cháu nội của mình trong một công viên ở thủ đô Paris. Đánh giá.
{ "split": 3, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 359 }
18
Title: Ánh sáng vô hình Ánh sáng vô hình đã nhận được vô số phản hồi tích cực. William T. Vollmann, viết cho "The New York Times", đã tôn vinh phong cách viết và cách phát triển tuyến nhân vật, đặc biệt là nhân vật Marie-Laure, nhân vật theo ông "một sự sáng tạo đầy tinh xảo", nhưng ông cũng đồng thời không hài lòng về cách viết rập khuôn về Chủ nghĩa Quốc xã, cụ thể là những nhận thức quá phiến diện về Frederick và von Rumpel. Ngược lại, Carmen Callil, trong bài review cho tạp chí "The Guardian" đã nhận xét "những chương về thời đi học của Werner... là những đoạn xuất sắc nhất trong cuốn sách". Mặc dù khá hài lòng về những mô tả rất tỉ mỉ của Doerr, bà vẫn cảm thấy cuốn sách có phần dài dòng và mang nặng ngôn từ của Mỹ. Trong bài review cho "The Boston Globe", John Freeman cũng dành sự khen ngợi về những nỗ lực của Doerr. Theo đó, phần ngôn từ rất "tươi mới" và "những chi tiết đơn giản được làm nổi bật lên để câu chuyện có nhiều vấn đề để nói". Amanda Vaill, trong bài phê bình cho tờ "Washington Post," đã ngưỡng mộ cách cuốn sách "được kể một cách mê đắm, lối viết hoa mỹ, giàu cảm xúc khiến nhiều độc giả phải rơi nước mắt nhưng không quá sướt mướt", bà cũng nói thêm "Mỗi mảnh ký ức lột tả những thông điệp nổi bật, đáng chú ý, cứ như vậy đến khi chiếc hộp câu đố vén lên hết những bí mật bên lề để lộ những chi tiết quý báu nằm sâu bên trong." Chủ trang web "World Socialist" Leah Jeresova cũng tôn vinh Doerr trong việc "hướng đến sự thấu cảm của con người" nhưng cũng không quên nhắc tới "thiếu sót lớn nhất trong các tác phẩm của Doerr là ông không giỏi trong việc phân tích gốc rễ của thảm họa thế chiến"
{ "split": 4, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 443 }
19
Title: Ánh sáng vô hình Với việc có mặt trong danh sách bán chạy 130 tuần liên tiếp, tờ "New York Times" đã điền tên "Ánh sáng vô hình" vào danh sách một trong mười quyển sách nổi bật của năm. Nó cũng được đề cử một giải trong Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ, nhưng cuối cùng để vuột giải thưởng về tay "Redeployment" của Phil Klay. Tuy nhiên, đổi lại, doanh số bán lẻ đã tăng lên gấp ba sau đó. Quyển sách đã giành Giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2015 và cùng thời gian, nó cũng đoạt giải Andrew Carnegie cho tác phẩm hư cấu. Quyển sách cũng về nhì ở hạng mục tác phẩm hư cấu của Giải Dayton Literary Peace và chiến thắng ở Ohioana Library Association cho cùng hạng mục.
{ "split": 5, "title": "Ánh sáng vô hình", "token_count": 176 }
20
Title: Áo dài Áo dài là trang phục được cách tân theo hướng Tây hóa từ Áo ngũ thân lập lĩnh. Chính vì thế, áo dài còn gọi là "áo tân thời" (sau này còn được chiết eo). Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo ngũ thân - tiền thân của áo dài. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường là người có công định hình áo tân thời như ngày nay. Đặc điểm của trang phục này là dáng áo bó, 2 tà thẳng trước sau và hai bên. Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền thống, phụ kiện trang sức truyền thống lên Áo dài. Cấu tạo áo dài. Điểm yếu của áo dài tân thời là không dùng hoa văn cổ truyền, cách may hiện đại không sử dụng triết lý ngũ hành, không kết hợp được với các phụ kiện được sử dụng thời xưa như áo ngũ thân, nên không dùng để giao lưu văn hóa. Trong sinh hoạt thường nhật, áo dài tân thời khá bất tiện vì bó sát. Lịch sử. Áo ngũ thân (có 2 quan điểm thời gian ra đời là năm 1627-1634 hoặc năm 1744). Quan điểm thứ nhất: Từ năm 1627-1634,Đào Duy Từ phò chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã khuyên chúa"đổi tập tục cho khác hẳn dân bắc, như bỏ nón thượng, đội nón chóp, bỏ quần màu đen, mặc quần màu nâu, đàn bà bỏ áo 4 thân mà mặc áo 5 thân gài khuy, bỏ tóc bao mà búi tó, bỏ váy để mặc quần" Quan điểm thứ 2: Năm 1744,Áo ngũ thân được chúa Nguyễn Phúc Khoát tạo ra trong cuộc cải cách trang phục Đàng Trong có xam khảo sách "Tam tài đồ hội"... Trước năm 1930, nữ vẫn mặc áo ngũ thân lập lĩnh truyền thống, xỏ hài và búi tóc khi học trường nữ sinh. Năm 2018, áo ngũ thân lập lĩnh đã được thế hệ trẻ phục dựng.Từ năm 2023 các dạng trang phục truyền thống(Việt phục)tiếp tục được khôi phục.Tuy nhiên đa số người Việt hiện đại chỉ biết đến áo dài tân thời,nón lá(đứt gãy văn hóa). Áo dài tân thời (1934) (do Lemur).
{ "split": 0, "title": "Áo dài", "token_count": 490 }
21
Title: Áo dài Sự khởi đầu của đứt gãy văn hóa với các lễ tiết cổ truyền và các cổ nghệ.Dần dần làm biến mất các kiểu cách truyền thống như nón ba tầm,các kiểu vấn khăn lượt,khăn chit,búi tóc,trang sức,mũ mã vĩ, xiêm thường, vân kiên, nghê thường,áo bát bột (áo tơi đi mưa), dép da cong, guốc kinh, thuyền hài,và các loại trang phục có tính lễ nghi... Áo dài tân thời ban đầu bị các bậc trí thức phản đối kịch liệt vì "me tây" (theo Nguyễn Công Hoan).Sau năm 1940, áo dài kết hợp với nón lá(theo truyền thống thời Nguyễn trở về trước chỉ đàn ông đội nón chóp) hay khăn đóng.Áo tân thời có 2 vạt với chiều dài khác nhau, vạt trước sẽ có tà ngắn hơn một đoạn khoảng 5 cm đối với vạt sau. Áo dài Lemur (1934).
{ "split": 1, "title": "Áo dài", "token_count": 224 }
22
Title: Áo dài "Lemur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ tên Lemur Nguyễn Cát Tường vào thập niên ba mươi đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo ngũ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn, điểm chia hai tà áo trước - sau cũng trễ dưới eo độ 8 cm. Điều khác biệt nhất là eo áo được nhấn nhẹ. Áo này khi mặc lên hơi sát vào bụng, nên trông như ngực nở ra. Đó là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được đưa vào y phục phụ nữ Việt mà cũng vì chuyện này từng gây phản ứng mạnh một thời trong dư luận. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng).
{ "split": 2, "title": "Áo dài", "token_count": 376 }
23
Title: Áo dài Theo sách "Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay" của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019 và tư liệu trong cuốn sách do Nguyễn Trọng Hiền, con trai họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường sưu tầm và gìn giữ) thì trên báo Phong Hóa số 90 ra ngày 23 tháng 3 năm 1934, ông Cát Tường mạnh dạn đưa ra mẫu áo dài Lemur ("Le Mur" chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường) đầu tiên. Theo đó, khi phát hiện chiếc áo dài mà người phụ nữ mặc, ở trong lót áo yếm làm thân hình phẳng lì quá, họa sĩ tìm tới chủ hiệu Cự Chung chuyên sản xuất áo khoác, áo bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị dệt thêm… áo ngực để nâng ngực cho người mặc. Đến năm 1935 thì cho xuất xưởng những chiếc áo đầu tiên. Do được nội hóa, giá cả vừa phải, hợp túi tiền người mua nên từ đó, phụ nữ Việt Nam có đầy đủ “phụ tùng”, hết ngại mặc chiếc áo dài Lemur tân thời duyên dáng mà sắc đẹp lại được nổi bật, sang trọng khiến các bà, các cô hãnh diện bước ra đường, tạo ra một phong trào đổi mới y phục phụ nữ quy mô sâu rộng nhất ở Việt Nam. Cũng trong năm 1935, họa sĩ Cát Tường đã thực hiện một chuyến đi xuyên Việt để giới thiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur. Tại Huế, ông may mắn gặp bà Công Tằng Tôn Nữ Trinh Diêu, người từng được nhiếp ảnh gia Võ An Ninh chụp nhiều ảnh nghệ thuật, và ông được nhà Nguyễn mời thực hiện riêng một tủ áo dài tân thời Lemur cho Hoàng hậu Nam Phương. Sau này ông còn tiếp tục đi vào Nam vẽ áo dài cho nhiều nghệ sĩ cải lương, trong đó có nghệ sĩ Phùng Há.
{ "split": 3, "title": "Áo dài", "token_count": 421 }
24
Title: Áo dài Họa sĩ Lê Phổ cũng không có cải tiến áo dài Lemur theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo ngũ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Khi tiệm Marie khánh thành (tiệm của Lê Nghi Sương là cháu của họa sĩ Lê Phổ), họa sĩ Cát Tường có giới thiệu một thợ may giỏi cho Lê Phổ. Trong cuốn đặc san ĐẸP Mùa Nực 1934 của Cát Tường, Lê Phổ có một trang vẽ nữ trang, chứ ông không hề thiết kế áo dài. Tới cuối tháng 10 năm 1937, Lê Phổ trả người thợ may giỏi lại cho hiệu may Lemur để đi Pháp lần thứ hai, sau khi chuyện tình duyên của ông với người bạn gái bị tan vỡ thì Lê Phổ không trở về nữa mà lấy vợ và ở lại hẳn nước Pháp vẽ tranh tới khi mất. Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm 1934 có đăng một quảng cáo: “"May quần áo phụ nữ lối mới và lối cũ. Có họa sĩ Lê Phổ cho kiểu"”. (Cho kiểu không phải là vẽ kiểu mới, mà chỉ là chọn một kiểu trong số kiểu áo Lemur có sẵn cho mỗi khách hàng. Có thể chỉnh sửa chút ít cho hợp dáng người, cũng như chọn hàng hợp với màu da khách. Như bác sĩ “cho thuốc” là cho đơn, đi mua thuốc làm sẵn). Đời sống mới (1945). Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới tuyên bố độc lập và các phong trào "diệt giặc đói, giặc dốt" đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm. Ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh với bút hiệu Tân Sinh, đã viết bài"Đời sống mới"vận động dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng 2 cái áo dài may được 3 cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm.Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thi gian ở miền bắc vĩ tuyến 17.
{ "split": 4, "title": "Áo dài", "token_count": 508 }
25
Title: Áo dài Áo dài Lê Phổ (1950) Lúc này dáng áo dài vẫn giữ cách may nách truyền thống,cổ lập lĩnh,tay áo ôm sát,Áo 3 thân & hơi chit eo Áo dài Trần Lệ Xuân (1958). Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là "áo dài Trần Lệ Xuân" hay "áo dài bà Nhu". Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc. Áo dài với tay Raglan (1960). Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay Raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế. Lúc này áo vẫn giữ vị trí nút áo như áo 5 thân truyền thống nhưng cổ áo bị thay thế bằng cổ Tàu. Áo dài mini raglan (1971).
{ "split": 5, "title": "Áo dài", "token_count": 457 }
26
Title: Áo dài Áo áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản gốc này, áo ngắn tay Raglan có tà chỉ ngắn tới bàn chân, nhưng hai ống quần ôm lòa xòa phủ kín đôi chân, quần dùng fecmotuy để cố định. Lúcúc này vị trí nút áo biến đổi, tay áo loe và có thêm túi. Áo dài tân thời hiện đại (1980) Áo chit eo mạnh, tà áo dài đến mắt cá chân. Đây là kiểu áo phổ thông đến hiện tại. Áo dài ren, hở cổ, tay lỡ (2007). Áo dài cưới có chất liệu, kiểu dáng gần với váy cưới soiree (quần đủ các màu, kim tuyến, thêu hiện đại, phéc-mơ-tuya sau lưng, tà áo sau dài xếp ly ra sau để phù dâu cầm). Thời kỳ này, người Việt Nam gần như đã quên hình ảnh truyền thống áo ngũ thân cổ đứng, vấn khăn (hoặc cài trâm), đội nón 3 tầm, chân xỏ hài (hoặc guốc cong). Áo dài trong nghệ thuật. Thơ văn. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành: Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên: Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại: Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam: Âm nhạc.
{ "split": 6, "title": "Áo dài", "token_count": 451 }
27
Title: Áo dài Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn: "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng": Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940: Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu: Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi: Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam": Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài. Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam": Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi": Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng: Bài hát "Áo trắng đến trường" của nhạc sĩ Xuân Phương được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhạc sĩ Trần Hoàng Vy: Bài Hát "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" có câu: Ca khúc Bốn màu áo nói việc cô gái mặc áo dài đi gặp người mình yêu của nhạc sĩ Anh Thy. Hội họa. Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ. Trình diễn thời trang. Đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài được tổ chức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài.
{ "split": 7, "title": "Áo dài", "token_count": 500 }
28
Title: Áo dài Nhà thiết kế Minh Hạnh, người từng giữ vị trí cao nhất ở nhiều Tuần lễ thời trang Việt Nam hay các lễ hội lớn, là một trong những người đã gặt hái được nhiều thành công khi giới thiệu và quảng bá các bộ sưu tập áo dài do chính mình thiết kế tới Nhật Bản với bộ sưu tập được thiết kế trên nền vải lụa sống hai da, cổ và tay áo được xếp thành nhiều lớp áo như kimono. Gam màu chủ đạo là hồng phấn và hồng đào lấy cảm hứng từ màu hoa anh đào; tới Anh với 100 mẫu áo dài lấy ý tưởng từ các họa tiết trong trang phục của Hoàng gia Anh được kết hợp với các màu sắc trang phục dân tộc Việt; cùng nhà thiết kế Lan Hương tới Mỹ trong bộ sưu tập từ chất liệu jeans và hoa sen vừa kết hợp truyền thống và hiện đại, vừa thể hiện những giao hoa văn hóa Việt Mỹ. Bà cũng là người thiết kế bộ trang phục áo dài mới cho Vietnam Airline với những cách tân táo bạo gây nên những tranh luận đa chiều. Đại nhạc hội Paris By Night 106 mang tên Silk Lụa, trực tiếp thu hình trong hai ngày 1 và 2 tháng 9 năm 2012 tại Planet Hollywood Resorts and Casino, Las Vegas trình diễn bộ sưu tập áo "Dáng Lụa" được thiết kế trên công nghệ in hiện đại của nhà thiết kế Thái Tuấn, Việt Nam.
{ "split": 8, "title": "Áo dài", "token_count": 297 }
29
Title: Áo dài Trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới như Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Trái đất, những người đẹp đại diện Việt Nam luôn đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phần thi trang phục dân tộc, và đã không hiếm lần tà áo dài đồng hành cùng chiến thắng với chủ nhân của trang phục. Bộ áo dài đen cách điệu với đuôi công kết cườm và kim sa đã giúp Mai Phương Thúy lọt top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2006. Bộ áo dài "vũ khúc hạc" của nhà thiết kế Thuận Việt với cách thiết kế hai lớp áo theo kiểu dáng áo của Nam Phương Hoàng Hậu giúp hoa hậu Thùy Lâm lọt top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008. Bộ áo dài lấy cảm hứng từ rồng phương Đông, với các họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam, được hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương lựa chọn tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 cũng lọt Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất do trang web nổi tiếng về các cuộc thi sắc đẹp Missosology bình chọn. Đặc biệt bộ áo dài lấy ý tưởng từ bông sen với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, điểm xuyết đá pha lê đậm chất hoàng gia của á hậu Trương Thị May tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2013 được Missology bình chọn đứng đầu bảng xếp hạng những bộ quốc phục đẹp nhất; và trong chính cuộc thi, bộ áo dài này cũng đứng thứ 4 trong Top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất
{ "split": 9, "title": "Áo dài", "token_count": 352 }
30
Title: Áo giáp tấm Gothic Áo giáp tấm Gothic () là một loại áo giáp tấm được làm bằng thép, có xuất xứ từ một số vùng lãnh thổ của nước Đức và Đế quốc La Mã Thần thánh trong giai đoạn hậu kì trung đại cuối thế kỷ thứ 15. Bộ giáp này che phủ gần như toàn bộ cơ thể của người mặc nó, thường là các hiệp sĩ. Kiểu áp giáp tấm che phủ cả thân thể này khá phổ biến ở châu Âu trong thế kỷ thứ 15 và đã gây nhiều ảnh hưởng đến các loại áo giáp tấm của Anh và Ý. Áo giáp tấm kiểu Gothic được coi là kẻ kế tục của áo giáp Kastenbrust (đầu thế kỷ 15). Kỹ nghệ làm áo giáp Gothic được đánh giá là đạt đỉnh cao tại các xưởng quân khí tại Augsburg, Nürnberg và Landshut. Mô tả. Bộ giáp Gothic thường khá thanh mảnh và được "chạm trổ" khá sặc sỡ. Chúng được làm từ thép. Phần ngực khá geschiftet và phần "ủng" bọc chân có đầu mũi dài nhọn giống như kiểu giày mũi nhọn thịnh hành thời đó. Người mặc sử dụng loại mũ nồi tên là salade với phần đuôi mũ dài nhọn để che đỡ ót. Loại mũ nồi này bảo vệ rất tốt phần đầu và mặt nhưng để hở phần cằm và cổ - vì vậy người mặc giáp cần phải mang thêm phần giáp che cổ và cằm gọi là giáp trước cổ ("bevor"). Các hiệp sĩ thường không mang giáp che cổ vì cho rằng chúng gây khó chịu cho việc hô hấp, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc này đã khiến nhiều kỹ sĩ bỏ mạng do bị đánh hay đâm vào mặt. Như đã nói, bộ giáp này che phủ toàn thân và cung cấp mức độ bảo vệ tốt cho người mặc. Người hiệp sĩ thường mang kèm với nó một tấm khiên, vũ khí thường là kiếm song thủ, chùy, rìu chiến và nhiều loại vũ khí cận chiến chuyên dùng để đâm thủng giáp. Người mặc bộ giáp này cũng có thể cử động khá thoải mái và ít bị gò bó.
{ "split": 0, "title": "Áo giáp tấm Gothic", "token_count": 455 }
31
Title: Áo giáp tấm Gothic Vào thế kỷ thứ 16, loại áo giáp tấm Gothic lần lần được biến đổi thành áo giáp tấm có nếp máng ("Riefelharnisch") hay áo giáp tấm kiểm Maximilian ("Maximiliansharnischen"). Đến thế kỷ thứ 19, mặc dù kiểu giáp tấm che phủ toàn thân không còn được dùng nữa, ở miền Nam Đức lại hình thành một kiểu giáp tấm có nhiều đặc điểm giống áo giáp tấm Gothic và cũng mang cùng tên gọi với nó. Man unterscheidet deutsche und italienische gotische Plattenpanzer. Hiện nay, những mẫu vật về áo giáp tấm Gothic nguyên bản còn lại rất ít.
{ "split": 1, "title": "Áo giáp tấm Gothic", "token_count": 142 }
32
Title: Áo tơi Áo tơi (Hán Tự: Soa y 蓑衣) hoặc áo lá là cách gọi một loại áo khoác hờ để tránh mưa nắng của người Á Đông từ xưa, nay vẫn còn được dùng tuy ít hơn. Đặc điểm. Áo tơi được xem là phương tiện hữu hiệu nhất để che nắng che mưa, còn có thể trải ra để nghỉ ngơi hoặc có thể thay dùng để làm mâm dọn cơm ăn, hay dùng để đùm chè để giữ cho chè (trà) xanh tươi. Áo tơi ra đời nhằm mục đích che mưa. Nhưng ngày nay thường được dùng để chống nắng nóng, hạn chế tia nắng chiếu thẳng xuống lưng và giảm mồ hôi khi đi ngoài trời hoặc khi làm việc ngoài đồng. Do thời xưa không có các vật liệu khác thích hợp hơn như ni-lông bây giờ nên áo tơi thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ họ cau, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, như lợp mái nhà, đánh thành tấm, phía trên có dây (thường là bằng mây) rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng. Lá thường được hơ lửa, rồi đem phơi sương một đêm cho dẻo, không quăn và phơi nắng một buổi mới có thể đưa ra dùng, xếp thành lớp từng 5 lá chồng lại, đặt lên bàn chằm (phản đặt lá để đan), dùng chiếc nẹp gỗ kẹp lại và xâu lại bằng kim. Mây sẽ được chẻ ra thành dây, ngâm vào nước khoảng 2 tiếng để cho mềm và dễ may. Ngày xưa, ở các đám cưới làng quê thường có bài "vè áo tơi" trong các chương trình văn nghệ, người hát có thể kể ra ba mươi sáu tác dụng của áo tơi, có thể nói ngoa để có tính chất hài hước. Tại Hà Tĩnh có nghề làm áo tơi truyền thống tại 2 huyện Thạch Hà và Can Lộc, đặc biệt là tại xã Mỹ Lộc và Quang Lộc, hiện nay thường làm một mùa từ tháng hai âm lịch đến giữa tháng Tư. Áo tơi nơi đây được làm bằng lá nón hay lá gồi, lá cọ (ở vùng núi huyện Hương Khê cách làng khoảng 50 km) và dây mây. Nghệ thuật hóa.
{ "split": 0, "title": "Áo tơi", "token_count": 512 }
33
Title: Áo tơi Trong ca dao, áo tơi trước đây cũng được nhắc đến nhiều: Và được viết trong thơ:
{ "split": 1, "title": "Áo tơi", "token_count": 30 }
34
Title: Áp suất riêng phần Trong một hỗn hợp các chất khí, mỗi khí có một áp suất riêng phần hay áp suất từng phần là áp suất của khí đó nếu giả thiết rằng một mình nó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp ban đầu ở cùng một nhiệt độ. Áp suất tổng của một hỗn hợp khí lý tưởng là tổng của các áp suất riêng phần của những khí trong hỗn hợp. Nó dựa trên quan hệ đẳng nhiệt sau: formula_1 Áp suất riêng phần của một khí là một tiêu chuẩn để đo độ hoạt động nhiệt động học của các phân tử khí. Các phân tử khí hòa tan, khuếch tán, và phản ứng theo áp suất riêng phần, và không phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong hỗn hợp khí hoặc chất lỏng. Ký hiệu. Ký hiệu của áp suất thường là "P" hoặc "p", có thể sử dụng thêm chữ nhỏ ở dưới để xác định áp suất, và các loại khí cũng được chỉ rõ ở chữ dưới. Ví dụ: Định luật Dalton về áp suất riêng phần. Định luật Dalton phát biểu rằng áp suất tổng của một hỗn hợp khí bằng tổng của các áp suất riêng phần của từng khí riêng lẻ trong hỗn hợp. Phương trình này bắt nguồn từ cơ sở lập luận cho rằng trong khí lý tưởng các phân tử cách xa nhau nên chứng không tương tác với nhau. Hầu hết các khí trong thực tế cũng khá tương tự ở điều kiện lý tưởng. Ví dụ, cho một hỗn hợp khí gồm nitơ (N2), hydro (H2) và amonia (NH3): Trong y tế. Các áp suất riêng phần của oxy (formula_9) và cacbon dioxide (formula_9) là những thông số rất quan trong trong việc đo lường khí máu động mạch, nhưng cũng có thể được đo trong, ví dụ như dịch tủy não.
{ "split": 0, "title": "Áp suất riêng phần", "token_count": 397 }
35
Title: Âm Sơn Âm sơn (tiếng Trung: 阴山, bính âm: Yin shan hay Yinshan) là một dãy núi trong thảo nguyên hình thành nên ranh giới phía Nam của miền đông sa mạc Gobi tại khu tự trị Nội Mông Cổ, cũng như phần phía bắc của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Dãy núi này kéo dài khoảng 1.200 km với bề rộng trong khoảng 50–100 km, bắt đầu từ tây nam như là Lang sơn (狼山) ở phần vòng về phía bắc của Hoàng Hà, nổi cao tới khoảng 2.300 m tại Lâm Hà (临河), nhưng hạ xuống chỉ còn khoảng 1.500 m ở phía bắc của Bayan Nur (巴彥淖爾/ Ba Ngạn Náo Nhĩ), và mở rộng ra thành một vùng cao nguyên rộng lớn, gọi là cao nguyên Bá Thượng, ở phía bắc Bao Đầu (包头), trải dài theo hướng đông-bắc xa tới tận tỉnh Nhiệt Hà (热河省). Các tài liệu Trung Quốc khoảng năm 200 TCN cho rằng dãy núi này là nơi có thành trì của vua Hung Nô là thiền vu Mặc Đốn. Vạn lý trường thành thời Tần và Hán chạy dọc theo các sườn dốc phía nam của nó. Dãy núi này còn được biết đến nhờ những hình khắc trên đá.
{ "split": 0, "title": "Âm Sơn", "token_count": 292 }
36
Title: Âm dương nhãn Âm dương nhãn (), đôi mắt âm dương hay linh thị () là đôi mắt có khả năng nhìn được cả cõi âm và cõi dương, là một trong các loại nhãn thông (spiritual eyes, spiritual vision, clairvoyance). Nguồn gốc. Người có âm dương nhãn là do: Cũng như nguồn gốc mang tính duyên định của âm dương nhãn, những người khi thủ đắc được âm dương nhãn, mặc dù là có thị lực hơn người thường, nhưng bản thân họ cũng không thể giải thích được hiện tượng này. Âm dương nhãn là loại nhãn dễ khai mở, hiện nay trên thế giới không thiếu những vị thầy có khả năng khai mở loại nhãn này. Tuy nhiên tùy duyên mà định, họ cũng không quyết được mở cho bất kì người nào vì duyên khởi, duyên diệt. Công dụng. Tích cực. Đối với trường hợp những người mở được cặp mắt âm dương nhờ sự chỉ dẫn của minh sư, qua sự chuyên tu để mở âm dương nhãn, thì họ có thể sử dụng một cách tùy ý thích. Âm dương nhãn có thể giúp họ: Tiêu cực. Còn đại đa số những trường hợp khác, do sự bột phát tự nhiên hay do thương tật, tai nạn, bệnh tật mà làm khai phát cặp mắt âm dương, thì họ: Phân biệt. Nhãn được chia làm một số loại
{ "split": 0, "title": "Âm dương nhãn", "token_count": 281 }
37
Title: Âm giai Thứ giai điệu Âm giai Thứ giai điệu là âm giai được xây dựng bằng cách nâng cao bậc VI và bậc VII của âm giai Thứ tự nhiên lên 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác. Như vậy âm giai Thứ giai điệu chỉ khác âm giai Trưởng tự nhiên duy nhất ở bậc III. Âm giai Thứ giai điệu thường được sử dụng trong giai điệu đi lên, khi người soạn nhạc muốn tăng cường cảm xúc của một giai điệu đi dần từ bậc V lên bậc VIII. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là âm giai này không được sử dụng khi giai điệu đi xuống.
{ "split": 0, "title": "Âm giai Thứ giai điệu", "token_count": 121 }
38
Title: Âm môi răng Trong ngữ âm học, âm môi-răng () là những phụ âm được phát âm bằng môi dưới và răng trên. Ví dụ. Hiệp hội Ngữ âm Quốc tế (IPA) phân biệt các biến thể âm môi-răng sau: Tần suất. Những âm môi răng duy nhất phổ biến như âm vị là âm xát và tiếp cận. Âm vỗ môi răng là âm vị trong hơn mười thứ tiếng, nhưng chỉ có mặt ở ngôn ngữ miền trung và miền đông nam của châu Phi. Với cách phát âm khác thì âm đôi môi (thành viên khác của loại âm môi) phổ biến hơn. Âm khá phổ biến, nhưng trong mọi (hay gần như mọi) thứ tiếng mà có âm này thì âm này chỉ là âm đồng vị của âm trước phụ âm môi răng như hay . Nó được báo cáo là có mặt như âm vị trong ngôn ngữ địa phương thuộc tiếng Teke, nhưng báo cáo tương tự trong quá khứ luôn bị chứng minh không đúng. Một thổ ngữ của tiếng Tsonga là tiếng XiNkuna có đôi âm tắc xát môi răng là âm vị. Trong một vài thứ tiếng khác, như tiếng Xhosa, âm tắc xát môi răng có thể có mặt trong vai trò là âm đồng vị của âm xát. Âm tắc xát ấy khác biệt với âm tắc xát đôi môi-môi răng <pf> của tiếng Đức, mà bắt đầu với âm p đôi môi. Hai âm tắc xát này cũng là âm hiếm có. Không có thứ tiếng nào được xác nhận có âm tắc môi răng là âm vị riêng biệt. Âm ấy thỉnh thoảng được viết bằng "".
{ "split": 0, "title": "Âm môi răng", "token_count": 346 }
39
Title: Âm mưu hoàng tộc Âm mưu hoàng tộc (tiếng Trung: "血滴子", tiếng Anh: "The Guillotines", Hán-Việt: "Huyết tích tử") là một bộ phim diện ảnh thuộc thể loại hành động - võ thuật - cổ trang xen lẫn với chính kịch công chiếu năm 2012 do Hồng Kông và Trung Quốc hợp tác sản xuất. Là bản làm lại của bộ phim "Flying Guillotine" do Thiệu Thị huynh đệ sản xuất năm 1975, bộ phim do Lưu Vĩ Cường làm đạo diễn và hợp tác sản xuất với Trần Khả Tân, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Huỳnh Hiểu Minh, Nguyễn Kinh Thiên, Dư Văn Lạc, Lý Vũ Xuân và Tỉnh Bách Nhiên. Bộ phim chính thức khởi chiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc từ ngày 20 tháng 12 năm 2012. Phim cũng được công chiếu tại Việt Nam dưới dạng 3D từ ngày 11 tháng 1 năm 2013.
{ "split": 0, "title": "Âm mưu hoàng tộc", "token_count": 201 }
40
Title: Âm nhạc Triều Tiên Nhạc truyền thống Triều Tiên bao gồm nhạc dân tộc, thanh nhạc, tôn giáo và phong cách âm nhạc nghi lễ của người Triều Tiên. Nhạc Triều Tiên, cùng với nghệ thuật, tranh vẽ và điêu khắc được hình thành từ thời tiền sử. Hai sự khác biệt văn hoá âm nhạc tồn tại ở Triều Tiên ngày nay là: nhạc truyền thống ("Gugak" 국악: Quốc nhạc) và nhạc phương Tây ("yangak" 양악: Dương nhạc). Lịch sử. Tiền–Tam quốc Triều Tiên. Nhạc truyền thống Triều Tiên của thời tiền-tam quốc không được biết đến nhiều, trong khi một số ghi chép lịch sử của Trung Quốc viết rằng người của Phù Dư, Cao Câu Ly, Đông Uế và Tam Hàn đã uống và nhảy múa trong mùa thu hoạch. Một số văn bản còn nói rằng bộ tộc Triều Tiên có thói quen cúng trời đất, nhảy múa và uống nhiều ngày như một nghi lễ nông sản. Tam Hàn. Các bản ghi chép lâu đời nhất về âm nhạc Triều Tiên xuất hiện trong văn bản lịch sử Trung Quốc, Tam quốc chí được viết bởi Trần Thọ (233-297). Nó nói rằng người Mã Hàn thực hiện nghi thức vào tháng năm và tháng mười không nhảy múa trong vài ngày. Triều Tiên vương triều thực lục trong suốt thời Triều Tiên Thế Tông nói rằng Tam Hàn có một phong cách âm nhạc riêng nhưng không có nhạc cụ. Tam quốc Triều Tiên. Cao Câu Ly. Lịch sử âm nhạc của Cao Câu Ly chủ yếu chia thành ba giai đoạn: đầu tiên là giai đoạn trước khi bị ảnh hưởng từ bên ngoài khi đàn tranh geomungo, một nhạc cụ truyền thống được phát minh.; thứ hai là khoảng thế kỉ thứ 4 đến thế kỉ thứ 6 khi Cao Câu Ly bắt đầu thiết lập mối quan hệ với Bắc Ngụy; giai đoạn sau cùng là cuối thế kỉ 6 cho đến sau khi vương quốc sụp đổ "Hwangjoga" () là một bài hát từ Cao Câu Ly sáng tác bởi vua Lưu Ly. Bài hát nói về một công chúa mang tình cảm của mình trao cho ông. Theo "Tam quốc sử ký" (Niên sử của tam quốc), được viết vào năm 1145, đàn tranh
{ "split": 0, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 468 }
41
Title: Âm nhạc Triều Tiên geomungo được phát minh bởi tướng và nó là phiên bản hoàn chỉnh của "cổ cầm" Trung Hoa (còn được gọi là "chilhyeongeum (thất huyền cầm)", nghĩa là "đàn bảy dây"). Sau khi ông mất, nhạc cụ được truyền lại cho Ok Bogo, Son Myeong-deuk, Gwi Geum, An Jang, Cheong Jang, và Geuk Jong, khi được lan truyền rộng rãi truyền toàn quốc. Nguyên mẫu của nhạc cụ được vẽ trong lăng Cao Câu Ly. Họ tìm thấy trong lăng của Muyongchong và lăng mộ Anak thứ 3. Bách Tế. Ca khúc duy nhất của Bách Tế được truyền lại cho đến bây giờ là Jeongeupsa (hangul: 정읍사), nhưng vì không có những di tích cụ thể như những bức tranh trong lăng mộ của Cao Câu Ly, nên rất khó khăn để hiểu được nó như thế nào. Hiển nhiên rằng Bách Tế cũng tổ chức lễ hội thu hoạch vào tháng năm và tháng mười giống như Cao Câu Ly. Âm nhạc của Bách Tế đã được biết đến Nam Tống và Bắc Ngụy, trong khi một số người trình bày được mời đến Nhật Bản. Đáng chú ý, một người đàn ông của Bách Tế tên là Mimaji (hangul: 미마지) đã học nhạc và múa ở Trung Quốc và di cư đến Nhật Bản vào năm 612. Vào năm 2001, Nhật hoàng Akihito đã nói rằng âm nhạc của Bách Tế là nguồn gốc của nhạc hoàng gia Nhật Bản, vì Thiên hoàng Kanmu (871-896) là hậu duệ của vua Vũ Ninh. (r.501-523). Tân La. Trước khi Tân La thống nhất tam quốc, âm nhạc của Tân La được đại diện cho âm nhạc truyền thống, đàn tranh gayageum được người ta nói rằng nhạc công Vu Lặc (Wureuk) từ Già Da mang đến triều đại vua Chân Hưng khi vương quốc của ông đã liên kết với lực lượng Tân La. Mặc dù Samguk Sagi truyền tải 12 tên tác phẩm mà Wureuk đã làm, nhưng nó không được thừa hưởng đầy đủ. Vào năm thứ 13 của Chân Hưng, Ureuk đã dạy đàn tranh gayageum, bài hát và điệu múa cho ba đồ đệ Gyego, Beopji y Mandeok.
{ "split": 1, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 502 }
42
Title: Âm nhạc Triều Tiên Sau đó các học giả nổi tiếng, Thôi Trí Viễn (Hangul: Choe chiwon) người đã học ở nhà Đường tách biệt hệ thống cấp bậc hình xương của Tân La Silla luật ngũ thơ của "hyangak" (bài hát địa phương) miêu tả nghệ thuật biểu diễn ở Tân La vào cuối kỉ nguyên đó. Thời kì Nam-Bắc quốc. Tân La thống nhất. Sau khi đất nước thống nhất, âm nhạc của Tân La đã trải qua những dòng nhạc đa dạng từ Bách Tế và Cao Câu Ly với sự phát triển mạnh mẽ hơn hyangak, đặc biệt là hai loại đàn tranh là gayageum và geomungo cùng sự phát triển của đàn tỳ bà. Ngoài ra, âm nhạc từ nhà Đường được giới thiệu dưới triều đại của vua Văn Vũ. Thánh ca Phật giáo, Beompae (hangul:범패) được áp dụng rộng rãi với nhiều nhạc cụ, hình thành một nghệ thuật độc đáo ở Tân La. Trong suốt Tân La thống nhất, viện âm nhạc hoàng gia (hangul:음성서) được thành lập. Nhã nhạc - Nhạc cung đình Triều Tiên. "Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và diễn xướng âm giai nhạc thính phòng, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" (a-ak 아악) được các triều đại thời Choseon dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.
{ "split": 2, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 391 }
43
Title: Âm nhạc Triều Tiên Nền tảng ban đầu của Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Triều Tiên đã bắt đầu thịnh hành từ năm 1116 của thế kỷ 11. Âm nhạc cung đình Triều Tiên chính thức hình thành với sự lên ngôi của Triều Tiên Thái Tổ. Các thể loại âm nhạc cung đình Triều Tiên gồm Jeongak (chính nhạc), Sinawi (hòa tấu hầu đồng), ả đào pansori, gagok, sanjo (tương tự như thể cách hát nói trong ca trù Việt Nam), Dangak (Đường nhạc), Gugak (Quốc nhạc) và Hyangak (Hương nhạc).
{ "split": 3, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 140 }
44
Title: Âm nhạc Triều Tiên Ở Hàn Quốc, không gian thờ cúng Khổng Tử tiêu biểu có thể kể đến Daeseongjeon (Điện Đại Thành) trong Seonggyungwan. Ở đây, cứ tới tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm, người ta lại cử hành nghi lễ cúng tế và Nhạc tế lễ Văn Miếu được diễn tấu trong các nghi thức này. Trong kho âm nhạc cúng tế Văn Miếu Munmyojeryeak, Hwangjonggung là nhạc phẩm cơ bản. Âm nhạc tế lễ Văn Miếu có 15 bản nhạc được kế truyền, ca từ có đôi chút khác biệt tùy theo mức độ cao thấp của bản nhạc. Hiện giờ, nghi lễ cúng tế Văn Miếu Munmyojeryeak sử dụng âm nhạc cung đình thời nhà Tống, du nhập vào Hàn Quốc từ thời Goryo (thế kỷ X – XIV). Mặc dù đã trải qua hơn 1.000 năm lịch sử phát triển và được cải biến theo văn hóa và lối tấu nhạc của người Hàn Quốc, nhưng âm nhạc tế lễ Văn Miếu vẫn mang nét đặc trưng cơ bản. Ở Trung Quốc, sau khi nhà Thanh sụp đổ, nhà nước cộng sản đứng lên nắm chính quyền, nghi thức tế lễ Văn Miếu đã hoàn toàn bị xóa sổ. Gần đây trong tiến trình khôi phục văn hóa truyền thống, Trung Quốc đã nghiên cứu tham khảo nghi lễ cúng tế Văn Miếu còn được lưu truyền ở Hàn Quốc. Âm nhạc cung đình dưới thời Joseon ở Hàn Quốc gồm ba dòng nhạc lớn là A-ak (Nhã nhạc), Dangak (Đường nhạc) và Hyangak (Hương nhạc). Trong số này Nhã nhạc là dòng âm nhạc du nhập vào bán đảo Hàn Quốc từ Trung Quốc. Hiện giờ nhạc tế lễ Văn Miếu Munmyojeryeak là ví dụ duy nhất của nhã nhạc. Âm nhạc thông thường của Trung Quốc, không phải nhạc cúng tế, được lưu truyền tới bán đảo Hàn Quốc được gọi là Đường nhạc. Hương nhạc là âm nhạc của Hàn Quốc. Boheoja (Bộ hư tử) và Nakyangchun (Lạc Dương xuân, tức "Mùa xuân ở Lạc Dương") là hai nhạc phẩm Đường nhạc còn lại được lưu truyền tới ngày nay. Nhạc phẩm thơ chữ Hán phổ nhạc Boheoja (Bộ hư tử) được bắt đầu với câu thơ "Thiên môn hải nhật tiên hồng…", có nghĩa là:
{ "split": 4, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 518 }
45
Title: Âm nhạc Triều Tiên Boheoja (보허자 Bộ hư tử) còn có tên gọi là Jangchunbullojigok (장춘불로지곡 Trường xuân bất lão chi khúc). Ở đây Boheoja có nghĩa là "người đi trên không trung", nên có ý kiến cho rằng nhạc phẩm này liên quan tới Đạo giáo. Đường nhạc tồn tại và phát triển ở Hàn Quốc đã không còn đặc trưng của âm nhạc Trung Hoa. Giờ đây Đường nhạc đã được hương nhạc hóa với nét đặc trưng độc đáo. Trong ba dòng nhạc cung đình là Nhã nhạc, Đường nhạc và Hương nhạc thì Hương nhạc là dòng âm nhạc thuần Hàn. Khác với dòng dân ca là âm nhạc dành cho bách tính, hương nhạc là âm nhạc tế lễ Tông Miếu (종묘제례 Jongmyojeryeak) do Triều Tiên Thế Tông sáng tác, gần giống với âm nhạc cung đình Sujecheon (Thọ tề thiên) có gốc gác từ khúc ca Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) của thời Baekje (Năm 18 trước Công Nguyên – thế kỷ VII) ở Hàn Quốc. Danh sách các loại nhạc cụ truyền thống Triều Tiên. Bộ dây. Nhạc cụ bộ dây của Hàn Quốc bao gồm những loại được gảy, kéo và gõ. Hầu hết các nhạc cụ bộ dây của Hàn Quốc đều sử dụng dây tơ se. Một số nhạc cụ truyền thống có ảnh hưởng từ Trung Hoa Bộ thổi. Kèn và khèn. Kèn nứa hương Hyangpiri là nhạc khí được chơi trong các dòng nhạc truyền thống của Hàn Quốc từ nhạc cung đình Gungjungeumak, nhạc phong lưu của giới học giả Pungryueumak đến nhạc dân gian Minsokak. Còn chữ "Đường" trong tên gọi của cây kèn nứa Dangpiri ám chỉ kèn tất lật nhà Đường
{ "split": 5, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 399 }
46
Title: Âm nhạc Triều Tiên ở Trung Hoa. Vốn dĩ cây kèn Dangpiri thường được dùng để tấu các nhạc phẩm Trung Hoa. Nhưng ở Hàn Quốc, kèn nứa Dangpiri còn được dùng để chơi cho một số nhạc phẩm cung đình của Hàn Quốc. Còn kèn nứa tế Sepiri do có âm thanh nhỏ nên thường là nhạc khí chơi đệm cho đàn huyền cầm tại những gian phòng phong lưu Pungryubang là nơi giới trí thức thời xưa tụ tập nghe nhạc, vẽ tranh, làm thơ và tranh luận bình phẩm. Một loại khác là Daepiri (대 피리) được dùng ở Bắc Triều Tiên với âm thanh trầm. Một loại kèn piri đôi gọi là Ssang piri (쌍 피리) Âm nhạc đương đại. Sáu khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) ở phía bắc và Đại Hàn Dân quốc (còn gọi là Đại Hàn, Hàn Quốc hoặc Nam Hàn) ở phía nam. Như vậy 2 miền nam-bắc đã phát triển thành 2 nền âm nhạc riêng biệt. Hàn Quốc là một môi trường sôi động với âm nhạc đương đại. Quốc gia đã sản xuất ra nhiều nhạc sĩ và ca sĩ quốc tế bao gồm PSY một trong những ca khúc của anh đã trở thành hiện tượng toàn cầu. Hơn nữa, một thể loại mới được gọi là K-pop (pop Hàn Quốc) cũng nổi lên vào những năm 1990 cho đến nay.
{ "split": 6, "title": "Âm nhạc Triều Tiên", "token_count": 330 }
47
Title: Âm vị học tiếng Anh Âm vị học tiếng Anh là một ngành nghiên cứu về âm vị (hệ thống phát âm) trong Anh ngữ. Cũng giống các ngôn ngữ khác, tiếng Anh đã thay đổi rất nhiều ở cả phần phát âm và ngữ nghĩa xưa và nay, ở khu vực này và khu vực khác. Những khác biệt này rất dễ nhận ra, vì tiếng Anh được dùng phổ biến khắp thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của các nước lớn như Australia, Canada, phần lớn vùng Caribbe, Ireland, New Zealand, Vương quốc Anh và Mỹ. Ngoài ra, còn là ngôn ngữ thứ hai ở Nam Phi và Ấn Độ. Âm tiết. Số âm tiết cũng thay đổi tuỳ địa phương, làm cho hệ thống âm tiết tiếng Anh khá rộng. Trích dẫn cuốn từ điển Longman của John C. Wells, nếu ta dùng hệ thống phiên âm quốc tế thì chỉ có 24 phụ âm (đơn, đôi và đa) và 23 nguyên âm chính dùng trong phát âm, cộng thêm 2 phụ âm và 4 nguyên âm mượn từ tiếng khác. Xét tiếng Anh dành cho người Mỹ]], chúng ta có 25 phụ âm và 19 nguyên âm, kèm theo 1 phụ âm và 19 nguyên âm mượn tiếng khác. Trong quyển Từ điển di sản tiếng Anh của người Mỹ, người ta đếm có 25 phụ âm và 18 nguyên âm (tính luôn chữ r: đọc ' – cách đọc như chữ ' nhưng kéo rất dài và thêm âm ở cuối) . Phụ âm. Bảng dưới đây mô tả cách đọc của các vùng sử dụng tiếng Anh. Khi phụ âm gồm hai chữ thì gọi là "phụ âm kép", âm mạnh đứng bên "trái" và "âm nhẹ" đứng bên phải ô:
{ "split": 0, "title": "Âm vị học tiếng Anh", "token_count": 363 }
48
Title: Âm vực nhạc cụ Trong âm nhạc, âm vực hoặc dải âm vực của một nhạc cụ là khoảng cách từ âm thấp nhất đến cao nhất mà nó có thể chơi. Đối với một giọng hát, tương đương là âm vực giọng hát, là khoảng cách từ âm thanh thấp nhất đến âm thanh cao nhất mà giọng hát một người có thể đạt được. Âm vực của một đoạn âm nhạc là khoảng cách giữa nốt thấp nhất và cao nhất của nó. Âm vực nhạc cụ dàn nhạc cổ điển. Cách nhạc cụ dưới đây được chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự trong tổng phổ dàn nhạc. Âm vực nhạc cụ hữu dụng cho các nhạc sĩ viết phối trí dàn nhạc.
{ "split": 0, "title": "Âm vực nhạc cụ", "token_count": 143 }
49
Title: Ân Ngạn quân Ân Ngạn quân (Hangul: 은언군, Hanja: 恩彥君, 29 tháng 5, 1754 - 30 tháng 6, 1801), tên thật là Lý Nhân (이인/李䄄), tự Minh Hưng (명흥), là một Hoàng thân nhà Triều Tiên trong lịch sử bán đảo Triều Tiên. Ông là cháu nội của Triều Tiên Anh Tổ và tổ tiên của Triều Tiên Triết Tông Tiểu sử. Ân Ngạn quân Lý Nhân là con trai thứ 3 của Tư Điệu thế tử Lý Huyên, chào đời vào năm Triều Tiên Anh Tổ thứ 30 tại Đông cung, mẹ là Túc tần Lâm thị, vợ lẽ của Thế tử. Người anh đích xuất của ông chính là Triều Tiên Chính Tổ Lý Toán. Ngày 25 tháng 6 năm thứ 41 (1765), cùng với người em cùng mẹ là Ân Tín quân cử hành quan lễ, ngày 10 tháng 11 cùng năm được ban hôn với với con gái của quan Tham tụng Tống Nhạc Hưu. Năm 1771 vì tội thiếu nợ các thương gia ở Sijeon một khoản tiền rất lớn, và bí mật huấn luyện tư binh, bị ông nội là vua Anh Tổ đày ra huyện Đại Tĩnh thuộc đảo Tế Châu (Jeju). Sau Ân Tín quân không hợp thủy thổ mà nhiễm bệnh rồi chết, hai năm sau (1773), Ân Ngạn quân được phóng thích về đất liền, đến năm 1774 thì được phục chức. Tháng 5 năm 1786 thời vua Chính Tổ, Đại phi Kim thị (tức Hoàng hậu của Anh Tổ) tố cáo vào 5 năm trước, quyền thần Hồng Quốc Vinh (đã chết) có âm mưu tạo phản để đưa trưởng tử của Ân Ngạn quân là Thường Khê quân làm vương. Triều đình có lệnh đem Thường Khê quân ban chết bằng rượu độc, còn Ân Ngạn quân và gia quyến bị cách tước lưu đày ra đảo Giang Hoa (Ganghwa).
{ "split": 0, "title": "Ân Ngạn quân", "token_count": 421 }
50
Title: Ân Ngạn quân Năm Thuần Tổ nguyên niên (1801), khi này vua Chính Tổ đã chết, Kim thị trở thành Đại vương Đại phi chấp chính cho vua Thuần Tổ còn nhỏ tuổi, Triều Tiên phát sinh Cuộc bách hại năm Tân Dậu, đàn áp những người theo đạo Thiên Chúa. Vợ của Lý Nhân là Tống thị và con dâu Thân thị (tức vợ Lý Trạm) bị phát giác đã tiến hành lễ rửa tội, tháng 3 năm đó, Đại vương Đại phi hạ lệnh ban chết cho cả Tống thị và Thân thị. Tương truyền rằng theo giáo lý đạo Thiên chúa, việc tự tử là tội lỗi và sẽ bị đày xuống địa ngục, nên cả Tống thị và Thân thị đều không chịu uống thuốc độc. Những người thi hành án do đó đã cưỡng chế đổ thuốc vào miệng của họ cho đến chết. Các triều thần cũng lũ lượt tố cáo và giết chết luôn cả Lý Nhân. Đến ngày 13 tháng 6 (ÂL), ông bị ban rượu thí tử ở đảo Giang Hoa. Năm đó ông được 48 tuổi. Sau khi Triều Tiên Triết Tông cháu nội ông lên ngôi, vì thân phận đặc thù của tân vương, rất nhiều tài liệu liên quan đến âm mưu phản loạn của Hồng Quốc Vinh và Thường Khê quân, cùng với những sự kiện liên quan tới Tống phu nhân, đã bị xóa bỏ.
{ "split": 1, "title": "Ân Ngạn quân", "token_count": 292 }
51
Title: Ân Nghĩa, Lạc Sơn Ân Nghĩa là một xã thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam. Đây là xã thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Xã Ân Nghĩa có diện tích 27,33 km², dân số năm 1999 là 7428 người, mật độ dân số đạt 272 người/km². Giới thiệu chung. Xưa kia, châu Lạc Sơn được coi là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh Hòa Bình. Tại hang Xóm Trại (xã Tân Lập), các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu được một số công cụ, hiện vật bằng đá, xương động vật vỡ vụn và dấu tích hạt lúa. Điều này chứng tỏ, nơi đây đã từng là địa điểm cư trú, chế tác công cụ lao động của người nguyên thủy. Dưới triều Gia Long, vùng đất Lạc Sơn ngày nay được gọi là huyện Lạc Thổ, thuộc phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình, gồm ba tổng: Thạch Bi, Trung Hoàng và Quỳnh Côi. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, một số tỉnh mới được thành lập, trong đó có tỉnh Mường Hòa Bình. Khi ấy, tỉnh Hòa Bình có bốn phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1908, một phần của phủ Lạc Sơn được cắt chuyển về tỉnh Hà Nam và phủ Lạc Sơn được đổi thành châu Lạc Sơn, gồm 4 tổng: Lạc Thành, Lạc Đạo, Lạc Nghiệp và Lạc Thiện. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh - chính trị, Liên khu III quyết định chia một số xã lớn của huyện Lạc Sơn thành nhiều xã nhỏ hơn cho phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ khi ấy. Theo đó, ngày ngày 2 tháng 1 năm 1955, xã Thạch Bi được chia thành 9 xã mới: Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân, Tuân Lộ, Phong Phú, Phú Vinh, Mỹ Hoà, Quyết Thắng và Phú Cường. Ngày ngày 25 tháng 8 năm 1956, xã Dân Tiến được chia thành 5 xã mới: Xuất Hoá, Bình Hẻm, Văn Nghĩa, Yên Phú và Mỹ Thành; xã Đại Đồng được chia thành 4 xã mới: Liên Hoà, Yên Nghiệp, Đa Phúc và Ân Nghĩa.
{ "split": 0, "title": "Ân Nghĩa, Lạc Sơn", "token_count": 503 }
52
Title: Ân Nghĩa, Lạc Sơn Ngày ngày 15 tháng 9 năm 1956,  xã Quyết Thắng được chia thành 6 xã mới: Ngổ Luông, Lỗ Sơn, Gia Mô, Phú Lương, Chí Đạo và Định Cư; xã Kiến Thiết được chia thành 5 xã mới: Phúc Tuy, Chí Thiện, Ngọc Mỹ, Văn Sơn và Thượng Cốc; xã Liên Cộng được chia thành 4 xã mới: Tân Mỹ, Hương Nhượng, Vũ Lâm và Liên Vũ. Ngày ngày 22 tháng 1 năm 1957, Ủy ban hành chính Liên khu III ra quyết định chia xã Đoàn Kết thành 5 xã mới: Thanh Hối, Đông Lai, Mãn Đức, Tử Nê và Quy Hậu; xã Mỹ Hoà được chia thành 3 xã mới: Mỹ Hoà, Trung Hoà và Ngòi Hoa; xã Tự Do được chia thành 3 xã mới: Ngọc Tân, Ngọc Sơn và Tự Do. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của địa phương và thể theo nguyện vọng của cán bộ và nhân dân địa phương, ngày ngày 15 tháng 10 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 480/TTg, tách huyện Lạc Sơn thành hai huyện mới: Lạc Sơn và Tân Lạc. Hiện nay, huyện Lạc Sơn mới có 29 đơn vị hành chính, gồm các xã Quý Hoà, Miền Đồi, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Văn Nghĩa, Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa, Thượng Cốc, Phú Lư­ơng, Phúc Tuy, Xuất Hoá, Yên Phú, Bình Hẻm, Chí Đạo, Chí Thiện, Bình Cảng, Bình Chân, Định C­ư, Hương Như­ợng, Liên Vũ, Ngọc Sơn, Tự Do, Vũ Lâm, Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Ngọc Lâu và thị trấn Vụ Bản. I. Điều kiện tự nhiên
{ "split": 1, "title": "Ân Nghĩa, Lạc Sơn", "token_count": 394 }
53
Title: Ân Nghĩa, Lạc Sơn Xã Ân Nghĩa là một vùng thấp nằm ở gần cuối huyện Lạc Sơn về phía Đông Nam, cách trung tâm huyện 10 km, quốc lộ 12B từ Hòa Bình đi Nho Quan chạy qua, đường Hồ Chí Minh từ bắc vào nam chạy qua xã về phía Đông Nam là 4 km. Phía Bắc tiếp giáp với xã Bình Chân, Bình Cảng, Vũ Lâm. Phía Đông tiếp giáp với xã Yên Nghiệp. Phía Nam tiếp giáp với vườn quốc gia Cúc Phương Ninh Bình và xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Phía Tây tiếp giáp với xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Xã Ân Nghĩa có tổng diện tích đất tự nhiên là 2939,7 ha có hai dân tộc cùng chung sống: dân tộc Mường và dân tộc Kinh, trong đó, dân tộc Mường chiếm khoảng 95%. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, một số ít phát triển dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, có chợ Re là trung tâm buôn bán của 6 xã vùng Đại Đồng. Toàn xã có 4 cấp học từ Mầm non đến Trung học phổ thông. Trình độ dân trí và đời sống kinh tế của người dân đang từng bước được cải thiện và nâng lên. Xã Ân Nghĩa có khoảng 1864 hộ với dân số khoảng 8.700 khẩu được chia thành 21 cụm dân cư. Cụ thể: xóm Nghĩa Thành, Láo Thành, Xóm Khi, xóm Re, xóm Trán, xóm Ngái 1, Ngái 2, Phố Re, xóm Đội 5, xóm Vổ, xóm Búm 1, Búm 2, Búm 3, Tưa 1, Tưa 2, Tưa 3, Tuôn 1, Tuôn 2, xóm Khanh, xóm Chẹ, xóm Bái. Hiện nay, các xóm, phố đang từng bước triển khai dự án xây dựng Nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo xuống mức thấp nhất. II. Về điều kiện kinh tế - xã hội
{ "split": 2, "title": "Ân Nghĩa, Lạc Sơn", "token_count": 444 }
54
Title: Ân Nghĩa, Lạc Sơn Xã Ân Nghĩa là khu vực miền núi, chưa có điều kiện để phát triển về các ngành công nghiệp mới, thương mại dịch vụ mà chủ yếu phát triển về nông, lâm nghiệp. Vì vậy, tổng giá trị thu nhập chưa cao so với các địa phương  khác. Năm 2012, tổng giá trị thu nhập của xã ước đạt 83 tỷ 100 triệu đồng. Trong đó: Nông lâm thủy sản đạt 57 tỷ 350 triệu đồng chiếm 69 %; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 3 tỷ 258 triệu đồng chiếm 4%. Giá trị thu nhập về thương mại dịch vụ đạt 22 tỷ 500 triệu đồng chiếm 27%. Ân Nghĩa - một xã trung tâm của vùng Đại Đồng gần với tuyến đường Hồ Chí Minh và chỉ cách Hà Nội 02 giờ đồng hồ do vậy rất thuận tiện cho phát triển kinh tế, hiện nay xã đã từng bước chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế với 15 ha cây cam, chanh, bưởi chất lượng cao và đến năm 2017 sẽ cho thu hoạch, hiện tại trên địa bàn xã có cụm công nghiệp Khoang U đang xây dựng và thu hút các nhà đầu tư với diện tích 17ha. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 là 12%. Bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 20 triệu 500 nghìn đồng/người/năm phấn đấu đến năm 2020 đạt 45,5 triệu đồng/người/năm III. Tiềm năng phát triển. Hiện nay, Đảng bộ và chính quyền xã Ân Nghĩa đang từng bước đề ra những kế hoạch và phương hướng nhằm cải thiện và thúc đẩy nền kinh tế cũng như nâng cao mức sống của nhân dân. Như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây có múi, trồng rau sạch, nuôi gà đồi cung thực phẩm sạch cho Hà Nội Địa hình Xung quanh là đồi núi, có dòng sông Bưởi chảy qua là nơi lý tưởng cho các du khách muốn tham quan, nghỉ ngơi.Từ xóm Khanh đi về phía Nam do tiếp giáp với vườn quốc gia Cúc Phương nên đây là khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Là điểm đến lý tưởng cho du khách.
{ "split": 3, "title": "Ân Nghĩa, Lạc Sơn", "token_count": 465 }
55
Title: Ân Nghĩa, Lạc Sơn Về lễ hội: xã Ân Nghĩa không có nhiều lễ hội như các vùng khác. Hiện nay đang khôi phục lại Lễ hội Đình Khói đã có từ lâu đời. Không bao lâu nữa, lễ hội này sẽ được nhiều người biết đến và trở thành một địa điểm thu hút đông đảo người dân tham gia lễ hội này. Về gi tích lịch sử Ân Nghĩa có nhà truyền thống chiến khu Mường Khói nói bắt đầu cuộc khởi nghĩa của nhân dân các dân tộc huyện lạc sơn đứng lên giành chính quyền tháng 8/1945
{ "split": 4, "title": "Ân Nghĩa, Lạc Sơn", "token_count": 124 }
56
Title: Ân Phương Long Ân Phương Long (sinh tháng 11 năm 1953) là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ("PLA"). Ông từng giữ chức Chính ủy Chiến khu Trung ương và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị PLA. Tiểu sử. Ân Phương Long sinh tháng 11 năm 1953 tại Dương Trung, tỉnh Giang Tô. Tháng 12 năm 1972, ông tham gia Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông từng giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Pháo cao xạ thuộc Tập đoàn quân, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Tập đoàn quân, Trưởng phòng Tuyên truyền thuộc Cục Chính trị Tập đoàn quân, Phó Trưởng Ban Tuyên truyền thuộc Cục Chính trị Quân khu Lan Châu. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Chính ủy Sư đoàn 3 Xe tăng rồi Chính ủy Sư đoàn 3 Xe tăng thuộc Quân khu Thẩm Dương. Tháng 1 năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Trang bị PLA. Tháng 7 năm 2001, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Tháng 3 năm 2004, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Trang bị PLA. Tháng 12 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn Pháo binh số 2. Tháng 7 năm 2010, ông được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 10 năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị PLA. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII. Ngày 31 tháng 7 năm 2015, ông được thăng quân hàm Thượng tướng, cấp bậc cao nhất đối với sĩ quan quân đội Trung Quốc đang tại ngũ, cùng với chín sĩ quan khác. Ngày 1 tháng 2 năm 2016, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình tuyên bố giải thể 7 Quân khu là Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Lan Châu và Thành Đô để thành lập 5 Chiến khu là Chiến khu Đông, Chiến khu Bắc, Chiến khu Nam, Chiến khu Tây và Chiến khu Trung ương. Ân Phương Long được bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Chiến khu Trung ương. Ngày 19 tháng 3 năm 2018, ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Y tế của Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2018-2023.
{ "split": 0, "title": "Ân Phương Long", "token_count": 495 }
57
Title: Ân Phương Long Ông là đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII.
{ "split": 1, "title": "Ân Phương Long", "token_count": 26 }
58
Title: Âu tàu Dębowo Âu tàu Dębowo - âu tàu đầu tiên trên kênh Augustów (từ Biebrza) gần làng Dębowo thuộc khu hành chính của Gmina Sztabin, thuộc quận Augustów, Podlaskie Voivodeship, phía đông bắc Ba Lan. Nó nằm khoảng về phía tây nam của Sztabin, về phía nam của Augustów và về phía bắc của thủ đô khu vực Białystok. Là một phần của Kênh Augustów, âu tàu là tuyến đường thủy đầu tiên (kênh cấp cao) ở Trung Âu cung cấp một liên kết trực tiếp giữa hai con sông lớn, sông Vistula và sông Neman, và nó cung cấp một liên kết với Biển Đen ở phía nam qua kênh Oginski, sông Dnieper, kênh Berezina và sông Dvina. Đây hiện là khu vực bảo vệ được bảo tồn do Ba Lan đề xuất để ghi vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Các khoang đơn và gạch bê tông sau sự tàn phá của chiến tranh đã được đổi mới vào năm 1946, và trong những năm 1997-2003, nó đã được cải tạo toàn diện. Chênh lệch 3,11 m. Cửa bằng gỗ dùng để khóa mực nước. Kích thước ô 43,56 x 6,04 mm điều khiển bằng tay. Trong vùng lân cận của cống và lỗ thông hơi đập được sử dụng để đẩy tới một nhà máy thủy điện nhỏ. Một phần của hệ thống âu tàu là các tòa nhà âu tàu được xây dựng đầu thế kỷ XX
{ "split": 0, "title": "Âu tàu Dębowo", "token_count": 335 }
59
Title: É É hay é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông (danh pháp khoa học: Ocimum africanum; các đồng nghĩa: Ocimum basilicum" var. "pilosum) là một phân loài của húng quế, thường được biết đến với hạt (thực chất là quả) dùng để nấu chè hoặc pha đồ uống giải khát, và thân cành được sử dụng làm rau gia vị hoặc các bài thuốc trong dân gian. Mô tả. É là một loài cây nhỏ sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành bụi cao từ 0,5-1m, thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5–6 cm, rộng 2–3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả (do vậy loài cây này có tên "pilosum" với ý nghĩa là có "lông mềm thưa"). Quả é hình bầu dục kích thước nhỏ, nhẵn, trông giống hạt vừng, màu xám đen, mỗi quả chứa một hạt bên trong. Khi cho quả é vào nước thì quả hút nước tạo thành màng nhầy trắng bọc bên ngoài hạt. Nguyên nhân chính là do tế bào biểu bì của hột é có một hay nhiều lớp mucilage được dự trữ trong vách tiếp tuyến, khi hột gặp nước, các tế bào chứa mucilage ấy trương lên, vỡ ra và mucilage tan trong nước, đó là những biến đổi các thành phần hoá học trong vách tế bào. Trong hạt é có chứa nhiều chất nhầy (là loại chất xơ tan được) và tính mát (hàn). É phân biệt với húng quế ta (phương Tây hay gọi là húng quế Thái [Thai basil]) trên hai phương diện: hoa và thân é có màu trắng và có lông (do đó mới có tên "é trắng" hay "húng quế lông") trong khi húng quế ta có màu tím và không lông (nên đôi khi còn được gọi với tên "é tía"). Thành phần hóa học.
{ "split": 0, "title": "É", "token_count": 488 }
60
Title: É Toàn cây é có chứa tinh dầu với hàm lượng từ 2,5-3%, có thể đến 5%. Hàm lượng tinh dầu cao nhất vào lúc cây ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75% và nhiều chất khác. Ngoài ra, cây é còn chứa các polyphenol, flavonoid, thymol, quercetin, acid cafeio, acid rosmarimic. Hạt é chứa khoảng 5% nước, 3-4% chất vô cơ và chất nhầy. Thủy phân chất nhầy sẽ được galacturonic, arabinoza, galactoza. Toàn thân chứa 2,5 đến 3,5% tinh dầu tươi. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỉ lệ 56%, ngoài ra còn khoảng hơn 20 chất khác. Công dụng. Bộ phận dùng của é là cành, lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Lá và cành. Lá và cành é được sử dụng như một loại rau trong ẩm thực, một thành phần của các bài thuốc dân gian hay chiết xuất tinh dầu. Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp, tán ứ, chỉ thống do đó thường được dùng để chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, cảm, cúm, sốt, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt. Cây é là một loại rau gia vị thơm ngon nên ngày xưa dùng để tiến vua nên còn có tên là cây "tiến thực". Món lẩu é trắng nấu thịt gà là món ăn đặc trưng vùng đất Tuy Hòa. Hạt.
{ "split": 1, "title": "É", "token_count": 402 }
61
Title: É Theo y học cổ truyền thì hạt é có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải nhiệt, thông tiện, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, đi cầu ra máu, chảy máu cam, viêm đường tiết niệu, nhức răng, đau mắt đỏ, mụn nhọt. Dân gian hay dùng để làm mát và nhuận cơ thể. Có thể uống nhiều lần trong ngày, dùng thường xuyên không độc, làm thức uống giải khát để trừ các bệnh nhiệt trong mùa hè. Để tăng tác dụng nhuận trường có thể dùng chung với hạt đười ươi (lười ươi), có thể ngâm nước để uống ngay hoặc nấu thành chè. Chè hạt é hay nước é rất phổ biến ở Việt Nam, và thường thấy kết hợp với những nguyên liệu khác như mủ trôm, thạch đen (sương sáo), dừa nạo, dầu chuối, hoa nhài, các loại hoa quả như dâu tây, dứa v.v. Theo y học hiện đại thì hạt é có chứa nhiều chất nhầy có tác dụng tốt cho sức khỏe. Hạt é có thể pha với đường để uống, nước hạt é rất mát, chữa được rôm sảy. Hạt é không bị tiêu hóa, phân hủy nên chất béo trong hạt é không thấm vào cơ thể. Chính chất nhày của hạt é giúp giảm lượng cholesterol.
{ "split": 2, "title": "É", "token_count": 308 }
62
Title: École nationale supérieure d'arts et métiers École nationale supérieure d'arts et métiers (ENSAM, Arts et Métiers ParisTech), một viện nghiên cứu và kỹ thuật giáo dục đại học của Pháp. Là một trường lớn đi đầu trong lĩnh vực cơ khí và công nghiệp hóa. Được thành lập vào năm 1780, trường là một trong những học viện lâu đời nhất của Pháp và là một trong những trường kỹ sư danh tiếng nhất ở Pháp. Nó tiếp tục nằm trong số mười trường kỹ thuật hàng đầu của Pháp và nằm trong bảng xếp hạng năm 2018 của Pháp về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí ở Thượng Hải.
{ "split": 0, "title": "École nationale supérieure d'arts et métiers", "token_count": 135 }
63
Title: École nationale supérieure des mines de Saint-Étienne École nationale supérieure des mines de Saint-Étienne là một trường đại học của Pháp, một trường kỹ thuật lớn, được thành lập năm 1816, có trụ sở tại Saint-Étienne. Trong số các mục tiêu mà trường đặt ra là hỗ trợ sự phát triển của sinh viên và các công ty thông qua một loạt các khóa học và lĩnh vực nghiên cứu, từ đào tạo ban đầu các kỹ sư tổng hợp "ingénieurs civils des mines" đến giảng dạy tiến sĩ; từ khoa học vật liệu đến vi điện tử chuyển qua kỹ thuật quy trình, cơ khí, môi trường, kỹ thuật dân dụng, tài chính, công nghệ thông tin và kỹ thuật y tế. Trường được thành lập vào ngày 2 tháng 8 năm 1816, theo lệnh của Louis XVIII.
{ "split": 0, "title": "École nationale supérieure des mines de Saint-Étienne", "token_count": 180 }
64
Title: Écréhous Écréhous (tiếng Jèrriais: "Êcrého") là một nhóm đảo và đá cách 6 dặm (9,6 km) về phía Đông Bắc Jersey, và cách Pháp 8 dặm (12,8 km). Đây là một phần lãnh thổ, tạo thành Địa hạt Jersey, một Lãnh địa vương quyền của Vương quốc Anh. Nhóm đảo đá này không có người ở và được xếp vào Giáo xứ St. Martin. Nguồn gốc tên gọi. Cái tên 'Ecrehous' có nguồn gốc từ Tiếng Bắc Âu cổ. "Esker" như trong Skerry có nghĩa là một bờ đá và 'Hou', tên địa danh cũng được tìm thấy ở Jethou, Lihou, Brecqhou, Burhou và các đảo nhỏ khác, bắt nguồn từ holm, có nghĩa là hòn đảo. Phần đầu tiên của tên dường như bắt nguồn từ từ sker trong tiếng Bắc Âu, có nghĩa là rạn san hô. Ecrehos thực sự, về mặt địa chất, là một phần của cùng một nhóm đảo với Les Dirouilles (phía Tây) và Les Pierres de Lecq ('Paternosters') (xa hơn về phía Tây).
{ "split": 0, "title": "Écréhous", "token_count": 251 }
65
Title: Édgar Chinchilla Édgar David Chinchilla López (sinh ngày 8 tháng 5 năm 1987 ở Guatemala City) là một cầu thủ bóng đá người Guatemala thi đấu ở vị trí tiền đạo cho Club Xelajú MC ở Liga Nacional de Fútbol de Guatemala. Quốc tế. Chinchilla ra mắt cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Guatemala vào ngày 29 tháng 6 năm 2009 trước México, vào sân từ ghế dự bị. Anh có trận thứ hai ra sân cho đội tuyển quốc gia Guatemala vào ngày 7 tháng 9 năm 2012 trước Nhật Bản coming on as a half-time substitute for Johnny Alexander Girón Ochoa.
{ "split": 0, "title": "Édgar Chinchilla", "token_count": 133 }
66
Title: Édouard Mendy Édouard Osoque Mendy (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Sénégal thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Al Ahli tại Saudi Professional League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal. Bắt đầu sự nghiệp của mình ở quê hương Pháp, Mendy chơi ở học viện Le Havre trước khi ký hợp đồng chuyên nghiệp với đội hạng ba Cherbourg vào năm 2011. Mendy được ra mắt vào năm 2014, sau đó có thời gian anh bị thất nghiệp, trước khi có cơ hội thử việc tại đội dự bị của Marseille. Anh ấy đã trở thành thường xuyên trong những mùa giải tiếp theo tại Reims và Rennes. Vào tháng 9 năm 2020, Mendy ký hợp đồng với Chelsea ở Premier League với mức phí là 22 triệu bảng. Trong mùa giải đầu tiên, anh ngay lập tức có mặt trong đội hình xuất phát, trở thành thủ môn châu Phi đầu tiên thi đấu cho đội một Chelsea, và giữ sạch lưới mười sáu trận tại Premier League. Mendy cũng cân bằng kỷ lục giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải UEFA Champions League với 9 trận, trong đó có trận chung kết để giúp Chelsea giành danh hiệu UEFA Champions League thứ hai trong lịch sử. Anh cũng được trao cả giải Thủ môn xuất sắc nhất năm của UEFA và Thủ môn xuất sắc nhất của FIFA năm 2021, trở thành thủ môn châu Phi đầu tiên trong lịch sử bóng đá giành được cả hai giải thưởng này. Mùa giải tiếp theo, anh cùng Chelsea giành được danh hiệu Siêu cúp bóng đá châu Âu và FIFA Club World Cup. Đủ điều kiện để chơi cho Guiné-Bissau, Sénégal và Pháp, Mendy ban đầu dự định chọn Guiné-Bissau để làm vui lòng người cha của mình, nhưng sau đó chuyển sang chơi cho Sénégal, nơi anh trở thành thủ môn số một cho đội tuyển tại Cúp bóng đá châu Phi 2019, giải đấu mà Senegal kết thúc ở vị trí á quân. Sau đó anh góp công giúp Sénégal giành chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2021, đồng thời được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất của giải đấu, giữ sạch lưới trong trận chung kết. Anh cũng là thành viên đội tuyển Sénégal tham dự Word Cup 2022 và lọt đến vòng 1/8. Đầu đời.
{ "split": 0, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 495 }
67
Title: Édouard Mendy Mendy sinh ra ở Montivilliers (Seine-Maritime, Normandy) ở Pháp với mẹ là người Senegal và cha là người Guiné-Bissau. Anh là anh họ của hậu vệ trái Ferland Mendy, người đang chơi cho Real Madrid và Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp. Sự nghiệp câu lạc bộ. Sự nghiệp ban đầu. Mendy gia nhập học viện đào tạo trẻ của câu lạc bộ Le Havre AC khi 13 tuổi. Anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu của mình ở đội bóng bán chuyên AS Cherbourg, lúc đó đang chơi ở giải hạng Ba của Pháp. Dù gắn bó với đội bóng vùng Normandy tới 4 mùa giải, nhưng Mendy chỉ được ra sân có 25 lần, trước khi bị đội bóng này thải loại vào năm 2015. Mendy thất nghiệp trong một năm sau đó khi người đại diện muốn đưa anh đến thi đấu cho giải EFL League One tại Anh nhưng bất thành. Mendy đã có lúc tính đến việc bỏ bóng đá để tìm việc khác kiếm sống và anh từng tìm kiếm cơ hội tại trung tâm tìm kiếm việc làm Pôle emploi. Mendy sau đó quyết định trở lại câu lạc bộ nơi anh khởi nghiệp khi còn là một cầu thủ trẻ là Le Havre và chấp nhận chơi không lương, trước khi nhờ một người bạn giới thiệu đến Marseille thử việc và được chấp nhận ký hợp đồng, chơi ở đội Marseille B. Mendy có 8 trận đấu cho đội B của Marseille và có cơ hội làm việc với cựu tuyển thủ Pháp Steve Mandanda đồng thời lấy lại tự tin cũng như sự chào mời của các đội bóng khác. Reims. Nhằm có cơ hội ra sân thường xuyên hơn, Mendy chuyển đến đội bóng Reims ở Ligue 2 vào năm 2016. Mendy được trao cơ hội khi thủ môn chính thức Johann Carrasso bị truất quyền thi đấu chỉ 5 phút ngay khi mùa giải 2016-17 bắt đầu. Anh không để thủng lưới ba trong bảy trận kế tiếp sau đó. Mendy nhanh chóng trở thành thủ môn số một của Reims ở mùa giải 2017-2018, góp công lớn đưa câu lạc bộ thăng hạng lên Ligue 1 với chức vô địch Ligue 2 qua thành tích giữ sạch lưới 18/43 trận. Trong mùa giải đầu tiên của mình tại giải đấu cao nhất nước Pháp, Mendy thi đấu trọn 38 trận và có 14 lần giữ sạch lưới. Rennes.
{ "split": 1, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 498 }
68
Title: Édouard Mendy Đầu tháng 8 năm 2019, Mendy trở thành cầu thủ của Rennes với bản hợp đồng có thời hạn 4 năm. Phí chuyển nhượng của anh từ Reims sang Rennes không được tiết lộ. Anh có 25 trận đấu tại Ligue 1 2019-20, giữ sạch lưới 9 trận trong mùa giải mà Rennes cán đích trong Top 3 Ligue 1, đủ điều kiện tham dự Champions League mùa sau. Tỷ lệ cứu thua của anh trong mùa giải là 76,3%. Chelsea. Mùa giải 2020–21. Ngày 24 tháng 9 năm 2020, đội bóng Anh Chelsea chính thức xác nhận đã có được Mendy với giá chuyển nhượng £22 triệu và bản hợp đồng có thời hạn 5 năm. Mendy đã phá kỷ lục chuyển nhượng của một thủ môn từ Pháp sang Anh, trong đó kỷ lục cũ do thủ môn người Cộng hòa Séc Petr Čech nắm giữ vào năm 2004, khi thực hiện một thương vụ tương tự từ Rennes sang Chelsea. Chính Čech, nay là Giám đốc Kỹ thuật Chelsea, tư vấn Chelsea mua Mendy và giúp thương vụ sớm hoàn tất. Ngày 29 tháng 9 năm 2020, Mendy có trận ra mắt Chelsea trong trận đấu với Tottenham Hotspur tại vòng 4 EFL Cup; trận đấu đó Chelsea thua 4-5 ở loạt luân lưu sau khi hòa 1-1 ở thời gian chính thức. Ngày 3 tháng 10, anh có trận đấu đầu tiên tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, và anh đã giữ sạch lưới trong chiến thắng 4-0 trước Crystal Palace. Tại vòng đấu tiếp theo đối đầu Manchester United, Mendy ba lần cản phá các cơ hội mười mươi của đối thủ giúp Chelsea cầm hòa được Manchester United 0-0 trên sân khách. Đến trận đấu ra mắt của mình tại UEFA Champions League, Mendy lại tỏa sáng giúp Chelsea cầm hòa được Sevilla 0-0. Đến ngày 31 tháng 10, anh tiếp tục không để thủng lưới trong trận đấu với Burnley và nhờ đó trở thành thủ môn đầu tiên của Chelsea sau Petr Čech vào năm 2004 giữ sạch lưới ba trận đầu tiên của mình ở Premier League. Chiến thắng 3-0 trước đội bóng cũ Rennes của Mendy vào ngày 5 tháng 11 là lần đầu tiên kể từ năm 2010 Chelsea không để thủng lưới 5 trận liên tiếp và Mendy là người bắt chính toàn bộ chuỗi trận này.
{ "split": 2, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 471 }
69
Title: Édouard Mendy Vào ngày 8 tháng 5 năm 2021, Mendy cản phá một quả phạt đền kiểu panenka từ Sergio Agüero khi Chelsea vượt lên dẫn trước 0-1 để đánh bại Manchester City 2-1. Ba tuần sau, vào ngày 29 tháng 5, Mendy trở thành thủ môn châu Phi đầu tiên chơi một trận chung kết UEFA Champions League và là người đầu tiên kể từ Bruce Grobbelaar, người xuất hiện trong trận Chung kết Cúp C1 châu Âu năm 1985. Chelsea đã đánh bại Manchester City 1-0 trong trận chung kết này. Anh cũng cân bằng kỷ lục giữ sạch lưới nhiều nhất trong một mùa giải UEFA Champions League là 9 trận ngang bằng với Santiago Cañizares trong mùa giải 2000–01 và Keylor Navas trong mùa giải 2015–16. Mùa giải 2021–22. Mendy bắt đầu trận Siêu cúp châu Âu với Villarreal, thực hiện những pha cứu thua quan trọng trong trận đấu kéo dài đến hiệp phụ. Anh được thay thế bởi Kepa Arrizabalaga trong loạt sút luân lưu, trận đấu mà Chelsea đã giành được danh hiệu Siêu cúp châu Âu thứ hai. Mendy về nhì tại Giải thưởng Yashin trước thủ môn Gianluigi Donnarumma của Ý, người đã cản phá hai quả phạt đền trong trận chung kết Euro 2020. Tuy nhiên, Mendy đã giành được giải thưởng Thủ môn xuất sắc nhất năm của FIFA. Vào tháng 2 năm 2022, sau khi cùng Senegal giành chức vô địch Cúp bóng đá châu Phi 2021, anh trở lại sau nhiệm vụ quốc tế để tham dự FIFA Club World Cup 2021, bắt chính ở trận chung kết và giành được chiếc cúp thứ hai chỉ sau hai tuần. Mùa giải 2022–23. Ngày 21 tháng 8 năm 2022, trong trận đấu tại vòng 3 Premier League 2022-23 với Leeds United, Mendy mắc sai lầm lớn dẫn đến bàn mở tỉ số của Brenden Aaronson và chung cuộc Chelsea thất bại 3-0. Trong mùa giải 2022-23, chấn thương và phong độ kém khiến Mendy mất vị trí chính thức vào tay Kepa Arrizabalaga, người trước đó là thủ môn số một của Chelsea. Al Ahli.
{ "split": 3, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 451 }
70
Title: Édouard Mendy Ngày 28 tháng 6 năm 2023, Mendy chính thức chuyển đến câu lạc bộ Al Ahli tại Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út với phí chuyển nhượng ước tính 17 triệu £. Anh ký hợp đồng với 3 năm, nhận lương 9,5 triệu £ kèm 2,3 triệu £ phụ phí. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Mendy sinh ra ở Pháp, có mẹ là người Senegal còn bố là người Guinea-Bissau, Mendy có thể chọn khoác áo một trong ba đội tuyển tương ứng. Tháng 11 năm 2016, anh được đội tuyển Guiné-Bissau triệu tập cho trận giao hữu trước thềm Cúp bóng đá châu Phi 2017. Anh từng cân nhắc ý định thi đấu cho Guinea-Bissau khi cha anh vào thời điểm đó đang lâm bệnh rất nặng và anh muốn làm vui lòng cha nhưng cuối cùng đã từ chối cơ hội này để có thể thi đấu cho Sénégal. Mendy có trận ra mắt đội tuyển Senegal vào ngày 18 tháng 11 năm 2018 trong chiến thắng 1-0 trước Guinea Xích Đạo. Mendy là thủ môn số một của đội tuyển Sénégal tại Cúp bóng đá châu Phi 2019 nhưng anh phải rời giải đấu chỉ sau hai trận đầu tiên vòng bảng với Tanzania và Algérie vì gãy ngón tay. Sénégal sau đó giành ngôi vị á quân. Vào tháng 1 năm 2022, Mendy được đưa vào đội hình Sénégal tham dự Cúp bóng đá châu Phi 2021 tại Cameroon. Trong trận đấu đầu tiên của anh ấy tại giải đấu, vào ngày 10 tháng 1 trước Zimbabwe, anh ấy đã giữ sạch lưới trong chiến thắng 1–0 cho Sénégal. Sau vòng bảng, Mendy đã giúp đội tuyển tiến vào trận chung kết. Tại trận chung kết vào ngày 6 tháng 2 gặp Ai Cập tại Sân vận động Olembe, sau trận hòa không bàn thắng sau hiệp phụ, Mendy đã cản phá một quả đá phạt đền của Mohanad Lasheen và một cú sút khác chạm cột dọc trong loạt sút luân lưu để giành chức vô địch giải đấu lần đầu tiên cho Sénégal. Với những màn trình diễn của anh ấy trong suốt giải đấu, bao gồm cả việc giữ sạch lưới bốn trận, anh đã được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất của giải đấu. Phong cách thi đấu.
{ "split": 4, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 486 }
71
Title: Édouard Mendy Mendy đã được mô tả là một thủ môn vượt trội về thể chất, người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng phòng ngự thứ ba. Trong mùa giải 2019–20 với Rennes, Mendy đạt tỷ lệ cản phá thành công 75,3%, cao nhất ở Ligue 1, trung bình 2,5 pha cứu thua mỗi trận. Cũng trong mùa giải đó, Mendy hoàn thành 51,4% số đường chuyền trên cự ly hơn 40m, ngang với Ederson, người được đánh giá cao ở khả năng chuyền bóng. Mendy là một thủ môn quyết đoán, thường xuyên cản phá đường chuyền của anh ấy để nhận các quả tạt. Anh ấy cũng rất hoạt ngôn, thường tổ chức vị trí của các hậu vệ của mình. Khi đến Chelsea, cựu huấn luyện viên Frank Lampard đã ca ngợi thái độ tích cực và tinh thần làm việc của anh ấy. Anh gần đây đã giành được giải thưởng Thủ môn nam xuất sắc nhất của FIFA. Đời tư. Năm 2021, Édouard Mendy và Ferland Mendy chỉ trích báo chí Anh và Pháp vì đã sử dụng sai hình ảnh của họ trong các câu chuyện về Benjamin Mendy, người đã bị buộc tội tấn công tình dục. "Thật buồn khi năm 2021 rồi vẫn còn việc này. Ở cả Pháp lẫn Anh, người ta không thể phân biệt tên lẫn khuôn mặt của một vài người da đen. Những lỗi này có vẻ là tai nạn, nhưng ngược lại, nó là hiện tượng phổ biến. Tại sao việc phân biệt hai khuôn mặt lại khó đến vậy, đặc biệt khi họ mặc những chiếc áo khác nhau". Hãng thông tấn của Pháp "Agence France-Presse" đã phải xin lỗi anh về lỗi này.
{ "split": 5, "title": "Édouard Mendy", "token_count": 364 }
72
Title: Édouard-Léon Scott de Martinville Édouard-Léon Scott de Martinville (25 tháng 4 năm 1817 - 26 tháng 4 năm 1879) là một nhà in và bán sách Pháp sống ở Paris. Ông đã sáng chế ra thiết bị ghi âm đầu tiên được biết đến, máy chụp ảnh, được cấp bằng sáng chế ở Pháp vào ngày 25 tháng 3 năm 1857. Là một người thợ in, ông đã có thể đọc tài khoản của những khám phá khoa học mới nhất và trở thành một nhà phát minh. Scott de Martinville quan tâm đến việc thu âm âm thanh của bài phát biểu của con người theo một cách tương tự như kỹ thuật nhiếp ảnh mới chụp được sau đó vì ánh sáng và hình ảnh. Ông hy vọng một hình thức ghi chép có thể ghi lại toàn bộ cuộc trò chuyện mà không có bất kỳ thiếu sót nào. Mối quan tâm đầu tiên của ông là trong một hình thức ghi âm được cải tiến và ông là tác giả của một số bài viết về viết tắt và lịch sử của đề tài này (1849).
{ "split": 0, "title": "Édouard-Léon Scott de Martinville", "token_count": 223 }
73
Title: Émile Étienne Guimet (26 tháng 6 năm 1836 - 12 tháng 8 năm 1918) là một nhà công nghiệp, du lịch và sành sỏi người Pháp. Anh sinh ra tại Lyon và kế vị cha anh theo hướng nhà máy "lam sẫm nhân tạo". Ông cũng thành lập Musée Guimet, lần đầu tiên được đặt tại Lyon vào năm 1879 và được bàn giao cho nhà nước và chuyển đến Paris vào năm 1885. Dành cho việc đi du lịch, vào năm 1876, ông được Bộ trưởng bộ giáo dục công cộng ủy nhiệm nghiên cứu các tôn giáo ở Viễn Đông, và bảo tàng chứa nhiều thành quả của cuộc thám hiểm này, bao gồm một bộ sưu tập đồ sứ Nhật Bản và Trung Quốc và nhiều đồ vật không liên quan chỉ đơn thuần là đối với các tôn giáo của phương Đông mà còn đối với những người Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và Roma. Ông đã viết "Lettres sur l'Algerie" (Thư về Algeria, 1877) và "Promenades japonaises" (Đi bộ Nhật Bản, 1880), và một số tác phẩm âm nhạc, bao gồm một vở opera vĩ đại, "Tai-Tsoung" (1894).
{ "split": 0, "title": "Émile Étienne Guimet", "token_count": 258 }
74
Title: Én sông châu Phi Én sông châu Phi (danh pháp hai phần: Pseudochelidon eurystomina) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Loài này sinh sống dọc theo sông Congo và chi lưu của nó, sông Ubangi. Én sông châu Phi là chim di cư, chúng di cư và qua đông ở thảo nguyên ven biển ở miền nam Gabon và Cộng hòa Congo. Sinh sản diễn ra ở các thảo nghiên ven biển này. Chúng kiếm ăn theo đàn suốt cả năm, bắt côn trùng khi bay. Chúng ăn côn trùng khi bay và thường xuyên đi trên mặt đất chứ không đậu trên cây. Do thiếu thông tin chi tiết về số lượng của nó, loài này được phân loại như là thiếu dữ liệu bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên. Én sông châu Phi dài 14 cm (5.6 in). Nó chủ yếu có màu đen, với lông vũ trên đầu ánh xanh dương-lục, lông trên lưng màu xanh lục và lông tơ bay. Cái đuôi vuông của nó dài 4.8 cm (1.9 in).
{ "split": 0, "title": "Én sông châu Phi", "token_count": 228 }
75
Title: Épiphanie Nyirabaramé Épiphanie Nyirabaramé (sinh ngày 15 tháng 12 năm 1981 tại Butare) là một vận động viên người Rwanda chuyên chạy marathon và chạy đường dài. Cô đại diện cho Rwanda tại hai trận đấu Olympic (2004 ở Athens và 2008 ở Bắc Kinh). Nyirabaramé lần đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2004 ở Athens, nơi cô đã hoàn thành năm mươi tư và hoàn thành cuộc đua trong cuộc đua marathon nữ, với thời gian là 2:51:50. Tại Thế vận hội thứ hai của cô ở Bắc Kinh, mặt khác, cô đã hoàn thành cuộc đua marathon nữ, chỉ bảy giây sau Zuzana Šaríková của Slovakia, với thời gian tốt nhất có thể là 2:49:32. Nyirabaramé đã đạt được thành tích tốt nhất của mình tại Giải vô địch thế giới IAAF năm 2009 tại Berlin, Đức, khi cô hoàn thành cuộc đua trong cuộc đua marathon nữ, kết thúc ở vị trí thứ hai mươi sáu, với thời gian 2:33:59. Ngoài những gì tốt nhất về cá nhân, Nyirabaramé cũng lập kỷ lục quốc gia, được Marcianna Mukamurenzi nắm giữ trước đó vào những năm 1990. Nyirabaramé đã được xuất hiện trong bộ phim tài liệu của Mỹ, "Spirit of the Marathon II", với sự thể hiện của cô trong Rome Marathon 2012.
{ "split": 0, "title": "Épiphanie Nyirabaramé", "token_count": 290 }
76
Title: Éric Abidal Éric Sylvain Abidal (; sinh ngày 11 tháng 9 năm 1979), còn có biệt danh "Vua Eric", là một cựu cầu thủ bóng đá người Pháp chơi ở vị trí hậu vệ trái. Anh cũng có thể chơi ở vị trí trung vệ. Sau khi giải nghệ, anh từng có thời gian giữ vai trò Giám đốc thể thao câu lạc bộ Barcelona. Sự nghiệp câu lạc bộ. Abidal bắt đầu sự nghiệp ở Lyon Duchère, đội bóng ở ngoại ô Lyon. Anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp cùng AS Monaco, nơi anh có 22 lần ra sân. Anh chuyển tới Lille và có 62 lần ra sân. Cuối năm 2004, anh trở lại quê nhà bằng việc gia nhập Olympique Lyonnais. Trong thời gian ở Pháp, anh được đánh giá là một trong những hậu vệ xuất sắc nhất Ligue 1. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2007, Abidal chuyển về FC Barcelona với giá 15 triệu euro cùng bản hợp đồng 5 năm. Tại đây anh sẽ mặc chiếc áo số 22. Mức phí để phá hợp đồng của Abidal là 9 triệu euro và Lyon sẽ được thêm 500,000 euro nữa nếu Barca vô địch UEFA Champions League trong một trong 4 mùa giải tiếp theo. Abidal có trận đấu đầu tiên tại La Liga vào ngày 26 tháng 8 năm 2007, trong trận hòa 0–0 trước Racing de Santander. Anh kết thúc mùa giải với 30 trận ra sân. Ngày 8 tháng 6 năm 2013, Abidal trở về Monaco sau 11 năm, ký hợp đồng 1 mùa giải và sẽ mặc chiếc áo số 22. Chiếc áo số 22 của anh tại Barcelona sẽ được giữ bởi Dani Alves. Thi đấu quốc tế. Abidal đã có 52 trận đấu cùng Pháp, có trận ra mắt vào ngày 18 tháng 8 năm 2004. Mặc dù bị dính nhiều chấn thương và những bất đồng cùng FIFA trong một số mùa giải trước đó, Abidal vẫn tham dự World Cup 2006 và chơi đầy đủ tất cả các trận trừ trận gặp đội tuyển bóng đá quốc gia Togo. Anh trở thành sự lựa chọn số 1 của Pháp dưới thời Raymond Domenech ở vị trí hậu vệ trái tại vòng loại Euro 2008. Anh được chọn là trung vệ trong trận gặp Ý tại vòng bảng Euro 2008, nhưng bị nhận thẻ đỏ và gây ra một quả penalty ngay từ phút thứ 9 của trận đấu. Pháp thua 2-0 và bị loại khỏi giải đấu. Danh hiệu. Lyon Barcelona
{ "split": 0, "title": "Éric Abidal", "token_count": 488 }
77
Title: Ít Ong Ít Ong là thị trấn huyện lỵ của huyện Mường La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Địa lý. Thị trấn Ít Ong có vị trí địa lý: Thị trấn Ít Ong là điểm cuối của tuyến tỉnh lộ 106 nối từ thành phố Sơn La với khoảng cách hơn 40 km. Ngoài ra, thị trấn cũng có một tuyến đường liên xã nối đến xã Chiềng Lao. Thị trấn Ít Ong nằm ở hai bên sông Đà song chủ yếu lãnh thổ nằm bên bờ bắc. Tại thị trấn Ít Ong có nhà máy thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Lịch sử. Thị trấn Ít Ong được thành lập vào ngày 8 tháng 1 năm 2007 trên cơ sở điều chỉnh 2.193,2 ha diện tích đất tự nhiên và 13.895 người của xã Ít Ong; 766,8 ha diện tích tự nhiên và 2.258 người của xã Nậm Păm; 272 ha diện tích tự nhiên của xã Tạ Bú; 253 ha diện tích tự nhiên của xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu. Lúc được thành lập, thị trấn có diện tích 3.485 ha và 16.153 người, mật độ dân số đạt 463,5 người/km²..
{ "split": 0, "title": "Ít Ong", "token_count": 257 }
78
Title: Île de la Cité Île de la Cité () là một hòn đảo trên sông Seine thuộc trung tâm của thành phố Paris. Với những công trình tôn giáo và hành chính, Île de la Cité là địa điểm quan trọng của thành phố và thu hút rất nhiều du khách. Trong tiếng Pháp, "Île de la Cité" có nghĩa là Đảo của thành phố. Đảo Île de la Cité. Île de la Cité có diện tích 29 hecta, dài 1200 mét và bề ngang rộng nhất là 300 mét. Điểm cực Tây của đảo là công viên nhỏ Vert-Galant, nơi cầu Pont Neuf ngang qua. Còn điểm cực đông là phía sau nhà thờ Đức Bà, công viên nhỏ Île-de-France. Ngoài một công viên nhỏ khác mang tên Jean XXIII nằm gần nhà thờ, đảo Île de la Cité còn có ba quảng trường: Pont-Neuf, Dauphine và Louis-Lépine. Nằm ở trung tâm Paris, phía đông của Île de la Cité còn có một đảo khác là Île Saint-Louis. Với vị trí trung tâm lịch sử của Paris, trên đảo Île de la Cité tập trung nhiều công trình quan trọng bậc nhất của thành phố. Nhà thờ Đức Bà nằm ở phía đông của đảo được xây từ thế kỷ 12. Trên sân phía trước nhà thờ có điểm đánh dấu cây số 0 của nước Pháp. Conciergerie là cung điện hoàng gia từ thế kỷ 10 tới thế kỷ 14. Trong thời kỳ Cách mạng Pháp, nơi đây trở thành nhà tù giam giữ các nhân vật nổi tiếng như Maria Antonia của Áo, Antoine Lavoisier, Maximilien de Robespierre... Nhà thờ Sainte-Chapelle, một kiệt tác của kiến trúc Gothic, được xây dựng vào thế kỷ 13. Ngoài ra trên đảo còn có sự hiện diện của Sở cảnh sát Paris ("Préfecture de police de Paris "), Tòa án tư pháp ("Palais de justice"), bệnh viện Hôtel-Dieu, Tòa án thương mại... Bờ phía bắc của đảo, gần quảng trường Louis-Lépine còn có một chợ hoa. Lịch sử.
{ "split": 0, "title": "Île de la Cité", "token_count": 461 }
79
Title: Île de la Cité Île de la Cité được xem như cái nôi của Paris. Khoảng năm 200 TCN, khi những thành phố lớn phía phía Đông như Alexandria, Babylone đã có cả nghìn năm thì những ngư dân người Parisii thuộc bộ tộc Gaulois mới chỉ dựng lều trên các đảo của sông Seine. Là vùng đất màu mỡ phì nhiêu, nhiều thú rừng và cá, người Parisii nhanh chóng biến nơi đây từ một làng thành thành phố nhỏ. Cho tới năm 52 TCN, quân đội của Julius Caesar tới đánh chiếm vùng này và đổi tên thành Lutetia. Tuy vậy không biết rõ thành của người Gaulois trước đó có nằm trên Île de la Cité hay không. Vào năm 506, khi Clovis I lấy Paris làm thủ đô của mình thì Île de la Cité là trung tâm của thành phố. Thời kỳ Trung Cổ, tại hòn đảo này mọc lên những công trình tôn giáo quan trọng: Sainte Chapelle do vua Saint Louis xây dựng, rồi tiếp đó tới nhà thờ Đức Bà. Giao thông giữa Île de la Cité và bờ khi ấy là các cây cầu bằng gỗ. Vào những năm sông Seine lụt, các cây cầu bị quấn đi và dân cư phải dùng thuyền để đi lại. Tới thế kỷ 16, dưới thời Henri III, khu vực phía Tây của đảo được bố trí lại, chính là vị trí quảng trường Dauphine ngày nay. Đây cũng là địa điểm nhà tu dòng Đền Jacques de Molay bị thiêu vào ngày 19 tháng 3 năm 1314. Henri IV cho xây dựng ở đây một cung điện hoàng gia vào năm 1607. Vị trí của quảng trường Dauphine trở thành một trong những nơi náo nhiệt nhất thành phố. Đó cũng là điểm mà Pont Neuf, cây cầu bằng đá đầu tiên của thành phố, nối vào khi được bắc qua sông Seine. Tới ngày này, mặc dù là trung tâm thành phố, Île de la Cité vẫn mang bộ mặt có từ thế kỷ 19 với các công trình cổ, những đường phố hẹp và quanh co. Giao thông. Để nối đảo Île de la Cité với phần còn lại của thành phố, tổng cộng có 9 cây cầu:
{ "split": 1, "title": "Île de la Cité", "token_count": 472 }
80
Title: Île de la Cité Trên đảo có một bến tàu điện ngầm, trạm Cité tuyến số 4. Đường hầm tuyến tàu điện ngầm này được xây dựng ngầm dưới lòng sông và trạm Cité ở dưới độ sâu 20 m, được mở cửa từ 10 tháng 12 năm 1910. Về giao thông đường bộ, trên đảo Île de la Cité có một đại lộ là Palais cùng 10 còn phố: Henri-Robert, Harlay, Lutèce, Cité, Arcole, Cloître-Notre-Dame, Chanoinesse, Colombe, Ursins, Chantres.
{ "split": 2, "title": "Île de la Cité", "token_count": 133 }
81
Title: Île-de-France Île-de-France (tạm dịch: Đảo Pháp) là vùng thủ đô của nước Pháp, bao gồm 8 tỉnh: Essonne, Hauts-de-Seine, Paris, Seine-Saint-Denis, Seine-et-Marne, Val-de-Marne, Val-d'Oise, Yvelines. Từ nguyên. Mặc dù cái tên hiện đại "Île-de-France" có nghĩa đen là "Đảo Pháp", nhưng thực tế từ nguyên của nó vẫn chưa rõ ràng. "Đảo" có thể ám chỉ vùng đất nằm giữa các sông Oise, Marne và Seine, hoặc nó cũng có thể là liên quan đến Île de la Cité, nơi có cung điện và nhà thờ hoàng gia Pháp. Ngoài ra, tên này có thể đề cập đến các vùng đất nằm dưới sự cai trị trực tiếp của các vị vua Capetus trong thời Trung cổ; do đó, các vùng đất là một "hòn đảo" trong một vùng biển gồm nhiều lãnh thổ phong kiến ​​khác nhau do các chư hầu của nhà vua cai trị. Lịch sử. Lịch sử vùng Île-de-France bắt đầu từ thế kỷ 10 khi được dựng lên bởi Nhà Capet. Biên giới của nó luôn biến đổi cho đến tận thời kỳ 1500 - 1800 (fr). Trong lịch sử vùng này mở rộng về phía Tây nhiều hơn, trong khi phía Bắc hẹp hơn ngày nay, thu hẹp dần về phía đông nam. Vùng này có ý nghĩa thương mại quan trọng; các nhà buôn thường tập trung ở Paris, hình thành dần vùng xung quanh Paris. Đến thế kỷ 17, một lượng lớn dân vùng này di cư đến Nouvelle-France (Québec), đặc biệt là những người " "filles du Roy" " Sau cách mạng Pháp, vùng bị phân chia thành ba tỉnh: Seine, Seine-et-Oise và Seine-et-Marne. Vùng được chính thức thành lập sau năm 1945. Việc phi tập trung hóa hành chính được thực hiện từ năm 1964. Năm 1965, với các hoạt động của nhà chính trị Paul Delouvrier lúc đó đang đứng đầu các quận Paris, số tỉnh được tăng từ ba lên tám, bao gồm Paris. Vùng mang tên Île-de-France từ năm 1976. Sau các diễn biến chính trị của năm 1982 tên các tỉnh cũ một lần nữa được củng cố. Giáo dục.
{ "split": 0, "title": "Île-de-France", "token_count": 507 }
82
Title: Île-de-France Tại Paris và vùng Île-de-France, bạn có thể tìm thấy tất cả các ngành học được ưa chuộng. Các ngành công nghệ cao là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất, đặc biệt là lĩnh vực phần mềm tin học. Trong đó, đại học Paris 6 và ENST (École Nationale Supérieure des Télécommunications) là hai trung tâm đào tạo bậc nhất. Áp dụng công nghệ cao trong y dược và sức khỏe cũng là một điểm mạnh của Île-de-France. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đăng ký một trong rất nhiều chương trình đào tạo sau đại học về sinh hóa, công nghệ sinh học, nghiên cứu gen hay toán tin trong khoa học đời sống. Không những thế, Île-de-France còn đứng đầu trong lĩnh vực hình ảnh và kỹ thuật số. Tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình đào tạo phù hợp cho mọi trình độ. Bạn không thể bỏ qua các trường như: ENSCI (École Nationale Supérieure de Création Industrielle) hay ENSAD (École Nationale Supérieure des Arts Décoratifs). Ngoài ra các bạn yêu thích chuyên ngành về hình ảnh có thể đăng ký các chương trình đào tạo BTS tại rất nhiều trường khác của Île-de-France Địa lý. Vùng này có diện tích 12 072 km², chứa thủ đô của Pháp, Paris (75). Năm 1999, dân số của vùng là 11 triệu người, tức là khoảng 19% dân số Pháp. Nhân khẩu học. Những cư dân của vùng Île-de-France được gọi là người Franciliens
{ "split": 1, "title": "Île-de-France", "token_count": 342 }
83
Title: Ô ăn quan Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi "mancala" đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Lịch sử. Tuy xuất hiện rất lâu đời nhưng kì thực nguồn gốc xuất xứ của nó lại cách Việt Nam khá xa, cụ thể là Châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi. Tại Châu Phi, ô ăn quan được “khai sinh” với cái tên là Awale (nghĩa là túi hạt), tên ô ăn quan cũng xuất phát từ phiên âm của từ này. Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi "Ô ăn quan" và đề cập đến "số ẩn" (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.
{ "split": 0, "title": "Ô ăn quan", "token_count": 315 }
84
Title: Ô ăn quan Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi "mancala", tiếng Ả Rập là "manqala" hoặc "minqala" (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ "naqala" có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi "mancala" đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN). Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của "mancala" ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad. Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng "mancala" lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này. Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến "mancala" sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá. Cách chơi. Chuẩn bị. Bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là "ô dân" còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là "ô quan".
{ "split": 1, "title": "Ô ăn quan", "token_count": 403 }
85
Title: Ô ăn quan Quân chơi gồm hai loại "quan" và "dân", được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi. "Quan" có kích thước lớn hơn "dân" đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng "quan" luôn là 2 còn "dân" có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. "Quan" được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, "dân" được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 "dân". Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được "quan" phù hợp thì có thể thay "quan" bằng cách đặt số lượng "dân" quy đổi vào "ô quan". Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân (cờ). Trò chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Luật chơi. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số "dân" quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 "quan" được quy đổi bằng 10 "dân" hoặc 5 "dân (cờ)."
{ "split": 2, "title": "Ô ăn quan", "token_count": 383 }
86
Title: Ô ăn quan Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển "dân" theo phương án để có thể "ăn" được càng nhiều "dân" và "quan" hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách "oẳn tù tì" hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược chiều xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Đồng dao (trò chơi dân gian). Trong cách chơi truyền thống có sử dụng một số bài đồng dao, dưới đây là một bài trong số đó: Biến thể. Trò chơi có một số biến thể sau: Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi. Ô ăn quan cũng có thể được chơi với 3 hoặc 4 người chơi trong đó cách di chuyển quân, thể thức tính điểm cũng giống như khi chơi hai người nhưng bàn chơi được thiết kế khác đi cho phù hợp. - Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó. - Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ. Ô ăn quan trong văn học, nghệ thuật. Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của "Ô ăn quan" trong đời sống và văn học, nghệ thuật: Trò chơi tương tự trên thế giới. Loại trò chơi Mancala phổ biến ở châu Phi và cũng được biết đến ở nhiều nơi khác trên thế giới với những biến thể, tên gọi (theo cách gọi của người phương Tây) khác nhau như Kalah, Oware, Ơmweso, Bao.. Mancala châu Phi.
{ "split": 3, "title": "Ô ăn quan", "token_count": 451 }
87
Title: Ô ăn quan Loại trò chơi "Mancala" phổ biến ở châu Phi và cũng được biết đến ở nhiều nơi khác trên thế giới với những biến thể, tên gọi (theo cách gọi của người phương Tây) khác nhau như "Kalah", "Oware", "Ơmweso", "Bao"... "Mancala" khác Ô ăn quan ở một số điểm chính sau: Mancala ở các nước châu Á khác. Cũng được người phương Tây xếp vào loại Mancala là trò chơi có những tên gọi khác nhau tuỳ từng quốc gia như "Congklak", "Tchonka", "Naranj", "Dakon", "Sungka". Trò này được chơi ở Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, miền Nam Thái Lan, Sri Lanka, Maldives... Nó khác Ô ăn quan ở những điểm chính dưới đây:
{ "split": 4, "title": "Ô ăn quan", "token_count": 179 }
88
Title: Ô Nhã Thúc Hoàn Nhan Ô Nhã Thúc ( 1061–1113, cai trị 1104–1113) là tù trưởng đô bột cực liệt của bộ lạc Hoàn Nhan của người Nữ Chân. Ông có tên chữ là Mao Lộ Hoàn (毛路完), là cháu của Hoàn Nhan Ô Cốt Nãi, trưởng tử của Hoàn Nhan Hặc Lý Bát, là anh trai Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả. Ông lãnh đạo bộ lạc từ 1103-1113, được hậu thế truy phong là Khang Tông (康宗). Ô Nhã Thúc sinh vào năm 1061 và kế thừa chức tù trưởng từ thúc phụ là Hoàn Nhan Doanh Ca (完顔盈歌, sau được truy miếu hiệu Mục Tông) vào năm 1104. Mục Tông qua đời khi đang chinh phục Hạt Lãn Điện (曷懶甸, nay thuộc Hàm Kính, Bắc Triều Tiên) sau khi đã bình định lưu vực sông Đồ Môn, Ô Nhã Thúc tiếp tục đại nghiệp vào năm sau. Theo lệnh của ông, Thạch Thích Hoan (石適歡) dẫn đầu quân Nữ Chân ở lưu vực sông Đồ Môn, chinh phục người Nữ Chân tại Hạt Lãn Điện và tiến về phía nam để đuổi theo 1.800 người đã đào thoát sang Cao Ly. Cao Ly không trao trả những người này và cử Lâm Cán (林幹, Im Gan) đi chặn quân Nữ Chân. Tuy nhiên, Thạch Thích Hoan đã đánh bại Lâm Cán ở thành Định Bình (Chŏngp'yŏng) và xâm chiếm vùng biên giới đông bắc Cao Ly. Cao Ly cử Doãn Quán (尹瓘, Yun Gwan) đi đánh dẹp song lại gặp thất bại. Kết quả là Ô Nhã Thúc khuất phục được người Nữ Chân tại Hạt Lãn Điện.
{ "split": 0, "title": "Ô Nhã Thúc", "token_count": 402 }
89
Title: Ô Nhã Thúc Năm 1107, Cao Ly cử sứ thần Hắc Hoan Phương Thạch (黑歡方石) đến tán dương việc Hoàn Nhan Ô Nhã Thúc trở thành tù trưởng của bộ lạc Hoàn Nhan, và hứa sẽ trao trả những người Nữ Chân Hạt Lãn Điện đào thoát đến Cao Ly. Tuy nhiên, khi Hoàn Nhan A Quát (完顏阿聒) và Ô Lâm Đáp Thắng Côn (烏林答勝昆) đến Cao Ly, họ đã bị sát hại và Cao Ly phái 5 đội quân lớn do Doãn Quán chỉ huy đến Hạt Lãn Điện. Quân Cao Ly tàn phá hàng trăm trại của người Nữ Chân và cho xây chín thành ở đây. Hoàn nhan Ô Nhã Thúc đã nghĩ đến việc từ bỏ Hạt Lãn Điện, song Hoàn Nhan A Cốt Đả đã thuyết phục ông cử Hoàn Nhan Oát Tái (完顔斡賽) đi đánh Cao Ly. Oát Tái cũng cho xây chín thành đối diện với chín thành của Cao Ly. Sau một năm chiến tranh, quân Hoàn Nhan lấy được hai thành và loại bỏ quân tiếp việc của Cao Ly. Cao Ly và Nữ Chân sau đó đạt được thỏa thuận, theo đó Cao Ly rút quân khỏi khu vực. Ông cũng bình định lưu vực sông sông Tuy Phân. Sau khi mất năm 1113, người em trai là A Cốt Đả kế vị.
{ "split": 1, "title": "Ô Nhã Thúc", "token_count": 308 }
90
Title: Ô Wigner-Seitz Ô Wigner–Seitz do Eugene Wigner và Frederick Seitz đặt tên là một loại ô Voronoi được sử dụng trong nghiên cứu vật liệu tinh thể trong vật lý chất rắn. Tính chất đặc biệt của một tinh thể là các nguyên tử của nó được sắp xếp trong một dãy ba chiều thông thường gọi là mạng tinh thể. Tất cả các tính chất được cho là nguồn gốc các vật liệu tinh thể đều từ cấu trúc bậc cao này. Một cấu trúc như vậy thể hiện tính đối xứng tịnh tiến rời rạc. Xem mô hình như một hệ tuần hoàn, ta cần một công cụ toán học mô tả tính đối xứng và do đó các tính chất vật liệu như một hệ quả của tính đối xứng này. Ô Wigner–Seitz là một định nghĩa để đạt được điều này. Một ô Wigner–Seitz là một ví dụ của một ô cơ sở, đó là một ô đơn vị chứa chính xác một nút mạng. Nó là locus của các điểm trong không gian gần với nút mạng hơn các nút mạng khác. Một ô Wigner–Seitz, giống như bất kì ô cơ sở nào, là một hệ cơ bản cho đối xứng tịnh tiến rời rạc của mạng tinh thể. Ô cơ sở của mạng đảo trong không gian xung được gọi là vùng Brillouin. Định nghĩa. Ô Wigner–Seitz xung quanh một nút mạng được xác định như locus của các điểm trong không gian gần với nút mạng hơn các nút mạng khác. Nó có thể được chứng minh một cách toán học rằng một ô Wigner–Seitz là một ô cơ sở kéo dài toàn bộ không gian thực mà không bỏ các khoảng trống (gaps) hoặc lỗ trống. Ô Wigner–Seitz trong không gian mạng đảo được biết như là vùng Brillouin thứ nhất. Nó được tạo ra bằng cách vẽ các mặt phẳng vuông góc với các đoạn nối với các nút mạng gần nhất đến một nút mạng cụ thể, đi qua các trung điểm của các đoạn như vậy. Cách xây dựng ô. Ô có thể được chọn bằng cách lấy một nút mạng. Sau khi chọn một nút, vẽ các đường thẳng đến tất cả các nút mạng gần nhất. Tại trung điểm của mỗi đường, vẽ đường thẳng khác vuông góc với mỗi tập hợp các đường thẳng đầu tiên.
{ "split": 0, "title": "Ô Wigner-Seitz", "token_count": 487 }
91
Title: Ô Wigner-Seitz Trong trường hợp của mạng tinh thể ba chiều, vẽ một mặt phẳng vuông góc tại trung điểm các đường giữa các nút mạng. Bằng cách này, diện tích (hoặc thể tích) nhỏ nhất được vẽ theo cách này và được gọi là ô cơ sở Wigner-Seitz. Tất cả diện tích (hoặc không gian) trong mạng tinh thể được lấp đầy bởi các ô cơ sở này và sẽ không có khoảng hở. Khái niệm toán học tổng quát. Khái niệm toán học tổng quát thể hiện trong ô Wigner-Seitz thường được gọi là ô Voronoi, và phần mặt phẳng các ô này cho một tập hợp các điểm cho trước được biết đến là một giản đồ Voronoi. Mặc dù bản thân ô Wigner-Seitz không quan trọng lắm trong không gian thực, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng trong không gian mạng đảo. Ô Wigner-Seitz trong không gian mạng đảo được gọi là vùng Brillouin, chứa thông tin về vật liệu sẽ là chất dẫn điện hay chất cách điện.
{ "split": 1, "title": "Ô Wigner-Seitz", "token_count": 231 }
92
Title: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc đưa hóa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng). Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên. Ô nhiễm thường được phân loại là ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm. Năm 2015, ô nhiễm đã giết chết chín triệu người trên toàn thế giới (cứ sáu người bị nhiễm thì có một người chết). Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Lịch sử. Ô nhiễm không khí luôn đồng hành cùng với các nền văn minh. Ô nhiễm bắt đầu từ thời tiền sử, khi con người tạo ra những đám cháy đầu tiên. Theo một bài báo năm 1983 trên tạp chí "Science", bồ hóng được tìm thấy trên trần của các hang động thời tiền sử cung cấp bằng chứng phong phú về mức độ ô nhiễm cao có liên quan đến sự thông thoáng của các đám cháy lớn. Việc rèn kim loại dường như là một bước ngoặt quan trọng trong việc tạo ra mức độ ô nhiễm không khí đáng kể bên ngoài nhà. Các mẫu sông băng ở Greenland cho thấy sự gia tăng ô nhiễm liên quan đến sản xuất kim loại của Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc. Ô nhiễm đô thị. Việc đốt than và gỗ, và thêm sự xuất hiện của nhiều khói, bụi tập trung trong một khu vực khiến cho các thành phố trở thành nguồn ô nhiễm lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều hóa chất và chất thải đổ vào nguồn nước đang được sử dụng để cung cấp nước. Vua Edward I của Anh đã thông báo cấm đốt than vào năm 1272, sau khi khói của than đã trở thành vấn đề. Các dạng ô nhiễm chính. Ô nhiễm môi trường đất. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả do các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
{ "split": 0, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 500 }
93
Title: Ô nhiễm môi trường Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
{ "split": 1, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 382 }
94
Title: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, đại dương mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. Trong những năm gần đây, có hiện tượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra. Chúng ta cần khắc phục điều này thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các động thực vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.
{ "split": 2, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 400 }
95
Title: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2 đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 mét (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Sức ảnh hưởng. Đối với sức khỏe con người.
{ "split": 3, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 423 }
96
Title: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm không khí có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ôzôn có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý ở các nước đang phát triển. Ước tính có khoảng 500 triệu người Ấn Độ không có nhà vệ sinh đúng cách, và khoảng 580 người Ấn Độ chết mỗi ngày vì ô nhiễm nước. Gần 500 triệu người Trung Quốc thiếu nguồn nước uống an toàn. Một phân tích năm 2010 ước tính rằng 1,2 triệu người chết sớm/yểu một năm ở Trung Quốc do ô nhiễm không khí. Năm 2007, ước tính ở Ấn Độ, ô nhiễm không khí được tính là gây nên 527.700 ca tử vong. Các nghiên cứu ước tính số người chết hàng năm ở Hoa Kỳ có thể hơn 50.000. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị. Đối với hệ sinh thái. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy. Kiểm soát ô nhiễm. Kiểm soát ô nhiễm là một từ dùng trong quản lý môi trường. Nó bao gồm việc kiểm soát khí thải và chất thải vào không khí, nước và đất. Nếu không có việc kiểm soát ô nhiễm, các chất thải từ các hoạt động tiêu thụ, sản xuất, vận tải, đốt nhiên liệu tạo nhiệt, và các hoạt động khác của con người sẽ làm tích tụ hoặc phát tán chất ô nhiễm sẽ làm giảm chất lượng môi trường sống. Trong các cấp kiểm soát, phòng chống ô nhiễm và giảm thiểu chất thải được xem là các biện pháp hiệu quả. Những nơi ô nhiễm nhất trong các nước đang phát triển. Viện Blacksmith là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế đã đánh giá về ô nhiễm đe dọa con người trong các nước đang phát triển, số thường niên đã liệt kê những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới của chúng ta. Số ra năm 2007 liệt kê 10 nước đứng đầu, đã công nghiệp hóa, gồm Azerbaijan, Trung Quốc, Ấn Độ, Peru, Nga, Ukraina và Zambia.
{ "split": 4, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 510 }
97
Title: Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Với nền công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như sản xuất gang, thép, nhiệt điện, khai thác than, boxide, titan thì môi trường Việt Nam đang gặp vấn đề lớn với nhiều sự cố môi trường đã xảy ra như Formosa vào năm 2016, nhiệt điện Vĩnh Tân và hàng loạt sự cố môi trường khác. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện là 2 địa điểm có chỉ số ô nhiễm không khí đứng hàng đầu thế giới, đó là báo động đỏ cho sức khỏe người dân cũng như là sức khỏe của đất nước Việt Nam. Ghi nhận lúc 8:20 sáng 01/10/2019 Hà Nội đạt mức kỷ lục 320 US AQI theo ứng dụng đo ô nhiễm AirVisual.
{ "split": 5, "title": "Ô nhiễm môi trường", "token_count": 162 }
98
Title: Ô tác Kori Ô tác Kori (danh pháp khoa học: Ardeotis kori) là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Kori nó được tìm thấy trên khắp miền nam châu Phi, ngoại trừ trong các khu vực có mật độ cây cối rậm rạp. Chúng phổ biến trong Botswana, Namibia, miền nam Angola, tại các địa phương trong Zimbabwe, it ở phía tây nam Zambia, miền nam Mozambique và đông Nam Phi. Một quần thể gián đoạn về địa lý ở sa mạc và thảo nguyên Tây Bắc châu Phi. Ở đây, phạm vi loài từ cực nam Sudan, phía bắc Somalia, Ethiopia qua khắp Kenya (trừ khu vực ven biển), Tanzania và Uganda. Ô tác Kori dài cm, sải cánh dài cm, cân nặng. Chim trống dài 120 đến 150 cm, cao 71–120 cm và có sải cánh dài khoảng 230 đến 275 cm. Tính trung bình, chim trống nặng khoảng 10,9–16 kg, trung bình 13,5 kg, nhưng có con đặc biệt có thể nặng tới 20 kg. Chim mái cân nặng trung bình 4,8 đến 6,1 kg, chiều dài chim mái từ 80 đến 120 cm và thường cao dưới 60 cm và có sải cánh dài ít hơn 220 cm. Kích thước cơ thể nói chung là lớn hơn ở quần thể miền nam châu Phi và khối lượng cơ thể có thể khác nhau dựa trên các điều kiện mưa.
{ "split": 0, "title": "Ô tác Kori", "token_count": 310 }
99
Title: Ôn Đình Quân Ôn Đình Quân (chữ Hán: 溫庭筠, ? -870), vốn tên Kỳ (岐), biểu tự Phi Khanh (飛卿), thế xưng Ôn trợ giáo (温助教) hay Ôn Phương Thành (温方城), là một nhà thơ và nhà làm từ trứ danh của Trung Quốc thời Vãn Đường. Ông thuộc "Hoa Gian phái" (花間派) của trường phái làm từ, tinh thông âm luật, từ ngữ bỉ phóng diễm lệ. Đương thời ông cùng Lý Thương Ẩn, Đoạn Thành Thức nổi tiếng về học thức bút pháp, tục xưng Tam thập lục thể (三十六体). Tiểu sử. Ôn Đình Quân không rõ năm sinh, là người đất Kỳ, phủ Thái Nguyên (nay là huyện Kỳ, tỉnh Sơn Tây), là cháu nội của Ôn Ngạn Bác (溫彥博), tể tướng triều Đường Cao Tông. Ông thông minh, giỏi văn thơ, âm nhạc. Tương truyền, mỗi lần làm văn, Ông Đình Quân xoa tréo tay 8 lần thì được 8 vận, nên người đời gọi ông là Ôn Bát Xoa (温八叉). Về âm nhạc, ông đánh trống, đánh đàn tỳ bà, thổi kèn, thổi địch...đều giỏi. Thế nhưng dung mạo xấu xí, còn gọi Ôn Chung Quỳ (溫鐘馗). Thế nhưng ông lại có tính phóng đãng, hay thường cùng bọn con em vô lại các nhà quý tộc ra vào nơi ca lâu, rượu chè, bài bạc, say đắm nữ sắc, vì thế bị các sĩ đại phu đương thời khinh rẻ, suốt đời không đỗ được "tiến sĩ". Đề cập đến điều này, Dịch Quân Tả viết: "Vào trường thi, ông cậy mình mẫn tiệp, thường gà dùm bài dùm người khác. Các quan giám khảo biết được, tỏ vẻ không bằng lòng. Có lẽ đây là một trong số nguyên nhân khiến ông thi hỏng chăng?" (tr. 506).
{ "split": 0, "title": "Ôn Đình Quân", "token_count": 449 }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
3
Edit dataset card