id
int64
0
23k
passage
stringlengths
27
4.61k
metadata
dict
200
Title: Đánh giá năng lực Ngày 26 tháng 4 năm 2023, một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải bài viết về việc đề thi phần Tư duy định tính của bài thi ĐGNL có sự trùng lặp giữa các đợt, thậm chí chỉ thay đổi khoảng 30% số câu. Về vấn đề này, đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng khả năng lặp lại đề thi, đặc biệt là lặp đến 30% là điều không không thể xảy ra và không có căn cứ để phán đoán, chưa nói đến việc vội vã kết luận. Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi. Danh sách 70 trường đại học và học viện sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2023. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Kỳ thi Đánh giá năng lực bắt đầu được Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào năm 2018. Kỳ thi ĐGNL tổ chức tại nhiều cụm ở các tỉnh thành khác nhau, tạo điều kiện cho thí sinh ở nhiều địa phương tham dự. Một năm có 2 đợt thi ĐGNL được tổ chức, trừ năm 2020 vì những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam mà kỳ thi chỉ tổ chức một đợt duy nhất. Hình thức. Thí sinh sẽ làm bài thi trên giấy với 120 câu hỏi trắc nghiệm trong 150 phút. Bài thi hướng đến đánh giá năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh gồm: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; toán, suy luận logic và xử lý số liệu; giải quyết vấn đề liên quan lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa, lịch sử, chính trị và xã hội. Đa phần các câu hỏi được xây dựng theo hướng cung cấp số liệu dữ kiện và kiến thức cơ bản để đánh giá mức độ vận dụng, phân tích của người học. Tuy nhiên, điểm của từng câu hỏi sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi. Danh sách 92 trường đại học, học viện và cao đẳng sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển năm 2023. Bộ Công an.
{ "split": 1, "title": "Đánh giá năng lực", "token_count": 464 }
201
Title: Đánh giá năng lực Bài thi đánh giá tuyển sinh đại học Công an nhân dân bắt đầu được Bộ Công an tổ chức từ năm 2022 với mục đích lấy kết quả tuyển sinh vào các trường đại học, học viện công an nhân dân, sau 7 năm không tổ chức thi để tuyển sinh. Các trường đại học và học viện công an xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an, trong đó bài thi đánh giá của Bộ Công an chiếm tỷ lệ 60% và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển chiếm tỷ lệ 40%. Hình thức. Bài thi được làm trên giấy với phương án đưa ra nhiều mà đề thi (CA1, CA2, CA3, CA4) sẽ thực tế và phù hợp với yêu cầu đối với người học của các trường đại học thuộc Bộ Công an. Đề tự luận Toán và Văn có sự phân hóa cao, có các câu hỏi ở mức nâng cao, vận dụng cao kiến thức và năng lực tư duy, nên có sự phân hóa rất tốt thí sinh. Điểm các môn tự luận, bao gồm Toán và Ngữ văn được nhân hệ số 4.
{ "split": 2, "title": "Đánh giá năng lực", "token_count": 246 }
202
Title: Đánh giá năng lực Lĩnh vực khoa học tự nhiên gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trong đó, 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Lĩnh vực khoa học xã hội gồm 25 câu (mỗi câu 1 điểm) tương ứng với 25 điểm; kiến thức cốt lõi gồm Lịch sử, Địa lý, Văn hóa kinh tế xã hội. Trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Lĩnh vực ngôn ngữ (thí sinh được lựa chọn một trong hai ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc theo nguyện vọng thí sinh đăng ký khi sơ tuyển) gồm 20 câu (mỗi câu 0,5 điểm) tương ứng với 10 điểm, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Môn Toán học có từ 3 - 5 câu với 40 điểm, trong đó 80% kiến thức lớp 12; 20% kiến thức lớp 10, 11, được đánh giá theo 4 cấp độ: cấp độ nhận biết, cấp độ thông hiểu, cấp độ vận dụng thấp, cấp độ vận dụng cao. Môn Ngữ văn gồm 2 câu với 40 điểm thuộc kiến thức lớp 12, trong đó câu 1 là đọc hiểu với 10 điểm; câu 2 làm văn với 30 điểm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2022, lần đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. Kỳ thi này gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề thi Ngữ văn sẽ có 30% là câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận.
{ "split": 3, "title": "Đánh giá năng lực", "token_count": 468 }
203
Title: Đánh giá năng lực Để được tham dự kỳ thi, thí sinh có cần có hạnh kiểm tất cả học kỳ ở bậc THPT từ loại Khá và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên. Các em được đăng ký tối đa hai nguyện vọng. Các nguyện vọng này hoàn toàn độc lập với xét bằng phương thức khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức lần đầu từ năm 2022. Thí sinh sẽ làm bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học. Mỗi môn gồm 50 câu hỏi. Trong đó, 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn (một đáp án đúng duy nhất) và 15 câu hỏi ở dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống. Thời gian làm bài là 90 phút, bài thi được máy tính chấm tự động. Thí sinh sẽ được biết điểm thi ngay sau khi kết thúc dự thi. Riêng môn Ngữ văn, bài thi sẽ gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn (một đáp án đúng duy nhất) và một bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội (đề mở) với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ. Thời gian làm bài là 90 phút, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống. Phần thi trắc nghiệm khách quan môn Ngữ Văn sẽ được máy tính chấm tự động. Phần viết luận sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.
{ "split": 4, "title": "Đánh giá năng lực", "token_count": 483 }
204
Title: Đánh giá năng lực Về cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh, đề thi sẽ sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Trong đó, bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Thời gian làm bài là 180 phút. Phần thi nghe và đọc sẽ do máy tính chấm điểm tự động. Các phần thi nói và viết sẽ được tổ chức theo 2 vòng chấm thi độc lập của các giám khảo, việc chấm thi phần viết luận được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm để các giám khảo chấm thi trên máy tính. Kết quả bài thi sẽ được công bố trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày dự thi.
{ "split": 5, "title": "Đánh giá năng lực", "token_count": 166 }
205
Title: Đánh giá Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Đánh giá một đối tượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường. Các từ liên quan. Phê bình có nghĩa xem xét, phân tích, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm; hoặc là nêu lên khuyết điểm để góp ý kiến, để chê trách; hoặc là nhận xét và đánh giá, gắn với công việc gọi là phê bình văn học đối với một tác phẩm. Nhận xét có nghĩa đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tượng nào đó. Còn động từ nhận định có nghĩa đưa ra ý kiến có tính chất đánh giá, kết luận, dự đoán về một đối tượng, một tình hình nào đó. Bình luận có nghĩa bàn và đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề nào đó. Xem xét có nghĩa tìm hiểu, quan sát kỹ để đánh giá, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết.
{ "split": 0, "title": "Đánh giá", "token_count": 269 }
206
Title: Đánh giá Trong tiếng Anh, những từ gần nghĩa với đánh giá, phê bình hay bình luận là các từ review, appraise, evaluate, assess, reconsider hay rate. Theo Từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh năm 1993, review có nghĩa xem lại hoặc xét lại (cái gì); ôn lại (nhất là các sự kiện đã qua) trong trí óc; nhìn tổng quát, hồi tưởng; hoặc là viết bài phê bình (một cuốn sách, một bộ phim, v.v…) để đăng báo. Động từ appraise có nghĩa đánh giá hoặc xác định phẩm chất của (ai/cái gì). Evaluate có nghĩa tìm ra hoặc xác định ý kiến về mức giá trị của ai/cái gì; định giá, đánh giá. Trong khi đó động từ assess có nghĩa quyết định hoặc ấn định giá trị của cái gì; đánh giá, định giá; hoặc là ước lượng chất lượng của cái gì, đánh giá. Rate có nghĩa ước lượng giá trị của ai, cái gì hay là định giá, đánh giá, ước lượng; xếp hạng hoặc được coi theo một cách được nói rõ. Lĩnh vực nghệ thuật. Hoạt động phê bình gắn bó chặt chẽ với hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như phê bình âm nhạc, phê bình sân khấu, phê bình điện ảnh, phê bình hội họa, v.v… Văn học. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hoạt động phê bình văn học phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sáng tác cũng như cảm thụ tác phẩm của độc giả. Phê bình văn học "là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũng như đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về văn học và xã hội." Có thể coi Thi nhân Việt Nam của các tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân là tác phẩm phê bình văn học nổi tiếng nhất ở Việt Nam thời hiện đại. Lĩnh vực chính trị.
{ "split": 1, "title": "Đánh giá", "token_count": 497 }
207
Title: Đánh giá Hoạt động phê bình và tự phê bình thường xuyên được Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh. Trong Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV được trình bày vào ngày 17 tháng 12 năm 1976 có tới 34 từ "phê bình" và 20 từ "tự phê bình". Chẳng hạn, Báo cáo yêu cầu các đảng viên "Phải phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính trị đúng đắn và sáng tạo của Đảng, rèn luyện ý thức tổ chức và kỷ luật, ý thức dân chủ, tập thể, tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của cán bộ, đảng viên, thành khẩn tự phê bình và phê bình." Báo cáo vạch ra chế độ phê bình và tự phê bình phải tiến hành đồng thời "từ trên xuống" và "từ dưới lên": "Cần thực hiện nghiêm túc và có chất lượng chế độ tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên. Đó là một yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể, tăng cường sinh hoạt dân chủ và đoàn kết, nhất trí trong Đảng, bảo đảm cho quyền kiểm tra của mỗi đảng viên đối với công việc của Đảng được tôn trọng một cách đầy đủ." và "Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng. Việc đó sẽ có tác dụng to lớn đối với việc củng cố Đảng."
{ "split": 2, "title": "Đánh giá", "token_count": 398 }
208
Title: Đánh giá Sau 35 năm tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 16/01/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết này chú trọng tới hoạt động phê bình và tự phê bình của đảng viên, kể cả những đảng viên giữ những cương vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Trong Nghị quyết có 14 từ "phê bình" và "tự phê bình". Nghị quyết này nhận định "Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát.". Nghị quyết đề ra năm nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Trong đó, nhóm giải pháp thứ nhất là "Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ tại sao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, có mặt còn yếu kém, phức tạp thêm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng". Nhóm thứ hai là "các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống". Lĩnh vực thương mại.
{ "split": 3, "title": "Đánh giá", "token_count": 446 }
209
Title: Đánh giá Trong lĩnh vực thương mại, thông tin về sản phẩm thường không bình đẳng giữa người bán và người mua. Người bán thường có nhiều thông tin hơn người mua và thông thường chỉ cung cấp những thông tin bắt buộc về sản phẩm theo quy định của pháp luật và thông tin có lợi cho người bán. Người mua có xu hướng thu thập đủ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua, hai thông tin quan trọng nhất là chất lượng và giá cả. Ở nhiều chợ truyền thống ở Việt Nam, hiện tượng người mua sau hỏi người mua trước giá của mớ rau, cành hoa đào... và mua theo người mua trước khá phổ biến. Hoặc là hiệu ứng đám đông: thấy có nhiều người mua thì cũng mua theo. Đã hình thành những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, những dịch vụ hỗ trợ người mua trong việc lựa chọn sản phẩm. Các nhà kinh doanh có uy tín cũng tiến hành các hình thức để giúp nhận diện hình ảnh và sản phẩm của họ. Trong thực tiễn kinh doanh, một người bán có thể bán nhiều sản phẩm của những nhà cung cấp khác nhau và ngược lại, một sản phẩm có thể được bán tại nhiều nơi bởi nhiều nhà phân phối. Do đó, người mua không chỉ quan tâm tới thông tin liên quan tới sản phẩm mà còn quan tâm tới thông tin về người bán hay nhà sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. Thương mại truyền thống. Tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đã xuất hiện Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các hoạt động chủ yếu của Chương trình này hàng năm là điều tra bình chọn nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) và tổ chức chuỗi hội chợ HVNCLC. Năm 2010 Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao được thành lập. Thương mại điện tử. Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp. Trước kia, người tiêu dùng đóng vai trò thụ động trong việc đánh giá sản phẩm, chẳng hạn như trả lời các phiếu khảo sát của các tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm. Ngày nay, mỗi người tiêu dùng có thể nhanh chóng biết được đánh giá về sản phẩm hay nhà cung cấp của rất nhiều người đã có trải nghiệm thực tế qua việc mua sắm và sử dụng sản phẩm đó.
{ "split": 4, "title": "Đánh giá", "token_count": 479 }
210
Title: Đánh giá Trong khi dịch vụ đánh giá sản phẩm và người bán hàng trực tuyến ở Việt Nam mới xuất hiện thì trên thế giới dịch vụ này đã phát triển và phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ các website bán hàng hỗ trợ người dùng chức năng đánh giá (review) và xếp hạng (rating) khá cao, đồng thời có nhiều website chuyên đánh giá và xếp hạng như resellerratings.com hay topsevenreviews.com.
{ "split": 5, "title": "Đánh giá", "token_count": 94 }
211
Title: Đáo hạn Đáo hạn ("Maturity") hay ngày đáo hạn ("Maturity date") là ngày đến hạn thanh toán khoản vay (khoản nợ) hoặc công cụ tài chính khác, chẳng hạn như trái phiếu hoặc tiền gửi có kỳ hạn, tại thời điểm đó khoản tiền gốc (và tất cả các khoản lãi còn lại) đến hạn phải trả. Hầu hết các công cụ tài chính đều có ngày đáo hạn cố định là một ngày cụ thể mà công cụ đó đáo hạn (đến hạn/hết hạn). Đối với việc vay mượn hay gửi tiết kiệm đến kỳ cần thanh toán tại Ngân hàng thì ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Đáo hạn ngân hàng là khi đến hạn vốn gốc, khách hàng phải hoàn trả vốn gốc đúng theo hợp đồng tín dụng (kỳ hạn vay, phân kỳ, số tiền gốc theo hợp đồng tín dụng). Khi khách hàng vay không thể trả vốn đúng hạn có thể sẽ bị giải chấp (định giá tài sản thế chấp và thanh lý tài sản theo thời hạn) và khi giải chấp, khoản nợ sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn. Các công cụ tài chính bao gồm các khoản cho vay có lãi suất cố định và lãi suất thay đổi (ví dụ như lãi suất thả nổi) hoặc các công cụ nợ, trong tiếng Anh thì maturity date có ý nghĩa tương tự như "ngày chuộc lỗi" ("Redemption date"). Một số công cụ tài chính không có ngày đáo hạn cố định mà tiếp tục vô thời hạn (trừ khi việc hoàn trả được thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay vào một thời điểm nào đó) và có thể được gọi là cổ phiếu không kỳ hạn. Một số công cụ tài chính có biên độ phạm vi ngày đáo hạn có thể diễn ra (một khoảng thời gian), và những cổ phiếu đó thường có thể được hoàn trả bất kỳ lúc nào trong phạm vi thời gian đó, do người vay lựa chọn thời điểm để trả. Đáo hạn nối tiếp là khi tất cả các trái phiếu được phát hành cùng một lúc nhưng được chia thành nhiều loại khác nhau với ngày hoàn trả khác nhau, và chúng sẽ so le với nhau.
{ "split": 0, "title": "Đáo hạn", "token_count": 467 }
212
Title: Đèn điện tử chân không 3 cực Đèn điện tử chân không 3 cực hay còn gọi với cái tên triode, đây là thế hệ đèn điện tử chân không tiếp theo đèn diode. So với đèn diode chỉ có tính chỉnh lưu, thì loại đèn này có thể thực hiện được nhiều chức năng giống như transistor. Cái tên "triode" được đặt ra bởi nhà vật lý người Anh William Eccles vào khoảng năm 1920, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp τρίοδος, tríodos, từ tri- (ba) và Hodos (đường, chiều), ban đầu có nghĩa là nơi mà ba đường giao nhau. Lịch sử. Ống chân không đầu tiên được sử dụng trong vô tuyến điện là diode nhiệt hoặc van Fleming, do John Ambrose Fleming phát minh vào năm 1904 như một máy dò cho máy thu thanh. Đó là một bóng đèn thủy tinh đã được hút hết không khí có chứa hai điện cực, sợi dây tóc đốt nóng và một tấm (cực dương). Triode xuất hiện vào năm 1906 khi kỹ sư người Mỹ Lee De Forest và nhà vật lý người Áo Robert von Lieben đã cấp bằng độc lập các ống đã thêm vào một điện cực thứ ba, một lưới điện giữa dây tóc và tấm để điều khiển dòng điện. Ống ba phần được tản nhiệt một phần của von Lieben, được cấp bằng sáng chế vào tháng 3 năm 1906, chứa một dấu vết của hơi thủy ngân và nhằm khuếch đại các tín hiệu điện thoại yếu. De Forest đã cấp bằng sáng chế cho một số thiết kế ống ba thành phần bằng cách thêm một điện cực vào diode, mà ông gọi là Audions, dự định được sử dụng làm thiết bị phát hiện sóng vô tuyến điện.
{ "split": 0, "title": "Đèn điện tử chân không 3 cực", "token_count": 371 }
213
Title: Đèn pha Đèn pha là một thiết bị chiếu sáng được dùng chủ yếu trên các phương tiện cơ giới như xe ôtô, xe máy v.v. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên. Hầu hết đèn pha đều sử dụng bóng đèn sợi hoặc bóng đèn halogen, có công suất 25-35 W đối với xe máy và 55-60 W đối với xe ôtô. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (chiếu sáng gần) trong cùng một chóa đèn của xe cơ giới, hoặc lắp bổ sung để tạo ra khả năng chiếu sáng tối ưu. Đèn pha led ra đời. Hiện nay khi công nghệ LED phát triển thì đèn pha led ra đời, kết hợp giữa chức năng, kiểu dáng giản đơn, tính thẩm mỹ đèn pha led chính là phạm vi toàn diện của ánh đèn chiếu rọi chiếu sáng cho kiến trúc ngoài trời. Sản phẩm chính hãng của hai thương hiệu nổi tiếng về chiếu sáng là Duhal, Philips, Rạng Đông. Được thiết kế để cung cấp những hiệu ứng ánh sáng tối ưu từ luồng sáng mạnh đến hiệu ứng điểm nhấn tinh tế hơn. Thiết kế khe chuẩn trực quang học độc đáo mang đến hiệu suất ánh sáng đồng nhất và đảm bảo sự phối trộn màu sắc tuyệt nhất. Các loại đèn pha thường được sử dụng là đèn pha led 100 w, đèn pha led 50 w cao nhất có thể nên tới 200 w, so với đèn pha thường thì đèn pha công nghệ LED tiết kiệm năng lượng hơn nhiều lần, trước kia người dùng thường sử dụng đèn Halogen nhưng hiện nay phần lớn các gia đình, hộ kinh doanh đang dần chuyển sang đèn công nghệ led Điểm nổi bật nữa là thiết kế theo phương pháp đúc khuôn đồng bộ với thân đèn khép kín đạt chuẩn IP65 (đảm bảo chống lại côn trùng, và bụi bẩn hoàn toàn; chống lại sự xâm nhập của nước vòi phun áp lục lớn ở tất cả mọi hướng) Tuổi thọ cao 20.000 tới 50,000 giờ sử dụng lâu dài và bền vững mà các loại đèn pha truyền thống không đáp ứng được, thông thường những loại đèn pha halogen hay sợi đốt tuổi thọ chỉ 1000 tới 4000 giờ do đó chi phí thay thế rất tốn kén, nhưng cái lợi là chi phí đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn rất nhiều khi ta sử dụng đèn pha led
{ "split": 0, "title": "Đèn pha", "token_count": 508 }
214
Title: Đèn pha Đặc điểm cấu tạo của đèn pha. - Do công suất đèn lớn nên khi sử dụng sẽ tỏa ra nhiệt độ cao, do đó cần tản nhiệt của đèn cũng phải lớn và tiết diện rộng. Vì thế đèn thường làm bằng nhôm phía đui đèn được khía nhiều rảnh giúp giảm nhiệt nhanh như hình bên cạnh
{ "split": 1, "title": "Đèn pha", "token_count": 74 }
215
Title: Đèo Áng Toòng Đèo Áng Toòng nằm trên quốc lộ 3B ở vùng đất "bản Nậm Dắt" xã Tân Sơn huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam . Vị trí. Đèo ở phía đông thành phố Bắc Kạn. Từ "ngã ba Xuất Hóa" ở thành phố, đi theo quốc lộ 3B cỡ 10 km là đến. Do cách đi như vậy nhiều du khách mô tả đèo ở "phường Xuất Hóa thành phố Bắc Kạn". Đèo mở qua vùng núi đá vôi nên cạnh cung đèo có nhiều hang động dạng karst với nhũ đá kỳ ảo . Tuy nhiên nguy cơ lở các tảng khối đá vôi lớn rất cao, gây nguy hiểm và tắc đường giao thông .
{ "split": 0, "title": "Đèo Áng Toòng", "token_count": 175 }
216
Title: Đèo Đá Đẽo Đèo Đá Đẽo là đèo trên Đường Hồ Chí Minh ở ranh giới huyện Minh Hóa và huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình Đèo Đá Đẽo dài 17 km. Đèo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia năm 2010. Vị trí. Đèo Đá Đẽo nằm trên Đường Hồ Chí Minh ở ranh giới ba xã là xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa và xã Xuân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Di tích lịch sử. Trước đây đoạn đường này thuộc quốc lộ 15A. Trong chiến tranh Việt Nam, quốc lộ 15A vượt qua vùng "cán soong" thì đèo Đá Đẽo là một trọng điểm bắn phá của quân đội Mỹ bằng máy bay và pháo từ tàu biển. Hiện nay đèo Đá Đẽo là một trong 37 di tích của nhóm "Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh" được Chính phủ công nhận . Trên đỉnh đèo có bia "Di tích Đèo Đá Đẽo" với dòng chữ "Đèo Đá Đẽo, trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ từ năm 1965 - 1972" ghi nhớ lại thời kỳ chiến tranh ác liệt .
{ "split": 0, "title": "Đèo Đá Đẽo", "token_count": 281 }
217
Title: Đèo Đa Mi Đèo Đa Mi là đèo trên Quốc lộ 55 ở vùng đất xã Đa Mi huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, Việt Nam . Quốc lộ 55 được nâng cấp từ "đường tỉnh 55". Đường tỉnh 55 có đoạn từ xã La Ngâu lên thành phố Bảo Lộc được mở lại, trong đó có đoạn được hình thành từ đường phục vụ thi công Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Hiện nay đoạn Quốc lộ 55 từ "ngã ba Tân Minh" huyện Hàm Tân lên thành phố Bảo Lộc có chất lượng tốt, được giới du lịch mạo hiểm ưa chuộng.
{ "split": 0, "title": "Đèo Đa Mi", "token_count": 131 }
218
Title: Đèo Bà Lạch Đèo Bà Lạch là đèo trên "quốc lộ 14 cũ" ở biên giới Việt Lào tại xã A Đớt huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam . Vị trí. Đèo ở quốc lộ 14 cũ tại xã A Đớt, nơi có Cửa khẩu A Đớt, cách thị trấn A Lưới cỡ 30 km theo đường này về hướng đông nam . Quốc lộ 14 cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó đoạn dài cỡ 15 km từ đèo Bà Lạch đến "đèo A Yên" xã A Nông huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam, nằm trên đất Lào. Trước đây giao thông đường bộ của Việt Nam qua đoạn này phải thực hiện các thủ tục qua biên giới phiền phức. Đầu những năm 2000 dự án Đường Hồ Chí Minh ở vùng này triển khai, thay thế quốc lộ 14, mở mới đường hoàn toàn trên đất Việt Nam, trong đó có "Hầm đường bộ A Roàng" . Tên đèo. Tên đèo đặt theo tên "suối Bà Lạch", còn viết là B'Lach, ở bên dốc phía Việt Nam. Suối này là một trong các dòng đầu nguồn của sông A Sáp (tức sông Sekong bên Lào). Tên suối được dùng để đặt tên "làng Bờ Lạch", hiện ở cách đèo 6 km và thuộc xã Lâm Đớt huyện A Lưới.
{ "split": 0, "title": "Đèo Bà Lạch", "token_count": 315 }
219
Title: Đèo Ba Ví Đèo Ba Ví là đèo trên đường liên huyện ở vùng giáp ranh xã Tam Sơn và Tam Thạnh huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, Việt Nam . Đường liên huyện bắt đầu từ "ngã ba Tiên Xuân" trên Quốc lộ 1, thuộc xã Tam Anh Nam. Đèo ở cách ngã ba này cỡ 11 km về hướng tây . Vùng đèo thuộc căn cứ cách mạng thời chiến tranh chống Mỹ . Ở phía nam cách 5 km theo đường thẳng là Đèo Ba Đầu trên Đường tỉnh 617 ở vùng đất "thôn Phú Mỹ" xã Tam Trà cùng huyện.
{ "split": 0, "title": "Đèo Ba Ví", "token_count": 136 }
220
Title: Đèo Babusar Đèo Babusar (tiếng Urdu: درہ بابوسر‬) là tên của một ngọn đèo cao 4,173 mét (13,691 feet) nằm cách thung lũng Kaghan 150 km (93 dặm) thông qua xa lộ Karakoram. Đồi Babusar là địa điểm cao nhất trong thung lũng Babusar mà có thể dùng xe hơi để đến. Ngọn đồi này kết nối hai tỉnh Gilgit-Baltistan và tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Do nằm trong thung lũng Babusar, nên khí hậu của ngọn đèo này tương đồng với thung lũng. Điều kiện khí hậu tốt nhất ở nơi đây là vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9). Nhiệt độ tháng năm cao nhất là 11 °C (52 °F), thấp nhất là 3 °C (37 °F). Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 9 là khoảng thời gian con đường đến đèo Babusar mở cửa. Tuy nhiên việc đi lại có thể gặp khó khăn do mùa đông và gió mùa.
{ "split": 0, "title": "Đèo Babusar", "token_count": 233 }
221
Title: Đèo Babusar Dãy núi mà băng qua huyện Mansehra từ Kashmir là những "nhánh" của hệ thống núi Himalaya. Ở thung lũng Kaghan, ngọn đèo này nằm trong một tập hợp các khu vực cao nhất của thung lũng. Tập hợp này nằm ở sườn bên phải của Kunhar, kể cả đỉnh núi Malika Parbat (cao 5290 mét hoặc 17,360 feet). Trên những ngọn đồi, núi này còn có những bãi cỏ, chúng được tìm thấy tại Gujars và những nơi mà những người du mục di cư trong suốt mùa hè để chăn thả gia của họ (chủ yếu là cừu, dê và một số khác). Ở mạn bắc, có những ngọn núi có chung sư mở rộng với những ngọn núi của Kaghan. Sở dĩ có sự tương đồng vậy là do trước đây chúng dính liền với nhau và bị cắt đứt ra khỏi phần núi ở bờ đông tại đỉnh núi Musa-ka-Musalla (cao 13,178 feet). Phần này chạy dọc theo phía bắc đến cuối thung lũng Bhogarmang và thung lũng Konsh rồi lại bị chia ra làm 2. Tóm lại, đèo Babusar có sự mở rộng và những đặc điểm chung giống với những ngọn đèo, núi khác trong khu vực. Nhờ vào sự khai hoang vào những nơi không người, người ta đã phát hiện ra nhiều khu rừng rậm rạp, đặc biệt là ở những sườn dốc.
{ "split": 1, "title": "Đèo Babusar", "token_count": 321 }
222
Title: Đèo Kéo Lếch Đèo Kéo Lếch là đèo trên Đường tỉnh 254 ở vùng đất giáp ranh xã Bằng Lãng và Lương Bằng huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam . Đoạn Đường tỉnh 254 ở vùng này nối thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn với thị trấn Chợ Chu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Đèo ở cách thị trấn Bằng Lũng cỡ 12 km hướng tây nam. Đỉnh đèo là ranh giới hai xã Bằng Lãng và Lương Bằng . "Kéo Lếch" theo tiếng Tày có nghĩa là "nhiều sắt". Năm 2012 vùng Đèo Kéo Lếch từng là điểm nóng về khai thác quặng sắt lậu núp bóng dự án trồng rừng, với sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương.
{ "split": 0, "title": "Đèo Kéo Lếch", "token_count": 198 }
223
Title: Đèo Khe Nét Đèo Khe Nét là đèo trên "đường tỉnh 15" và đường sắt Bắc Nam ở bờ bắc "Khe Nét" xã Kim Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, Việt Nam . Vị trí. Đèo Khe Nét ở bờ bắc "Khe Nét" tại thôn Kim Lịch xã Kim Hóa huyện Tuyên Hóa. Đường đèo vượt qua "núi Khe Nét", với đường bộ và đường sắt tách biệt nhau, dẫn lên "cầu Khe Nét" chung cho hai đường . Đèo Khe Nét là một trong 5 cung đường rất hiểm trở của đường sắt Việt Nam . Gần đây cầu được xây dựng lại, tách riêng làn đường bộ và đường sắt. Tại lưng chừng dốc phía bắc của đường sắt có miếu Bà Sơn là nơi thờ thần rừng (thường gồm có Bà Sơn, Bà Thủy) theo tín ngưỡng địa phương .
{ "split": 0, "title": "Đèo Khe Nét", "token_count": 216 }
224
Title: Đèo Nàng Tiên Đèo Nàng Tiên là đèo trên đường liên xã ở xã Long Đống huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam . Đỉnh đèo có độ cao cỡ 545 m. Đèo nằm ở vùng giáp ranh Bản Thí, Bản Đăng và làng Minh Quang xã Long Đống trên đường liên xã. Đường này nối từ "ngã ba Nam Lô" trên quốc lộ 1B, là trung tâm hành chính xã Long Đống, tới trung tâm hành chính xã Mông Ân, huyện Bình Gia . Đường đèo đã được đổ beton . Gần với đèo Nàng Tiên còn có đèo Tam Canh trên quốc lộ 1B, và các đèo Kéo Ngòa, đèo Khau Kheo trên đường địa phương, cách nhau chưa tới 4 km.
{ "split": 0, "title": "Đèo Nàng Tiên", "token_count": 187 }
225
Title: Đèo Nóc Mò Đèo Nóc Mò là đèo trên quốc lộ 3B ở vùng đất "bản Nà Đeng" xã Cường Lợi huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Tên gọi "Nóc Mò" theo tiếng Tày - Nùng có nghĩa là "u bò". Vị trí. Đèo ở trên quốc lộ 3B, là quốc lộ mới nâng cấp từ đường liên tỉnh, nối thị trấn Yến Lạc huyện Na Rì tới thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Đèo ở phần phía bắc xã Cường Lợi, và cách thị trấn Yến Lạc chừng 8 km hướng đông bắc. Vùng đèo Nóc Mò trước đây một thế kỷ từng là nơi có nhiều hổ báo và các thú rừng khác. Tuy nhiên ngày nay chúng đã bị săn bắt hết.
{ "split": 0, "title": "Đèo Nóc Mò", "token_count": 198 }
226
Title: Đèo Ngok Wang Đèo Ngok Wang là đèo trên Đường tỉnh 671 ở vùng ranh giới xã Ngok Wang và Ngok Réo huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum, Việt Nam . Đỉnh đèo Ngok Wang ở vùng ranh giới "buôn Kon Stiu" xã Ngok Wang và "buôn Kon Ron" xã Ngok Réo của huyện Đăk Hà. Đèo cách thị trấn Đăk Hà cỡ 14 km theo đường bộ ĐT671 ở hướng đông. Do các điều chỉnh và nâng cấp tuyến đường ở địa phương mà vị trí đèo có thể thay đổi. Cách không xa đèo là đập của Thủy điện Plei Krông trên sông Pô Kô .
{ "split": 0, "title": "Đèo Ngok Wang", "token_count": 162 }
227
Title: Đình Giàn Đình Giàn là một ngôi đình cổ ở xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội nay là phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội thờ thái úy Lý Phục Man, người đã có công dẹp giặc Lương. Năm 1990, đình Giàn được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Kiến trúc. Đình Giàn hiện nay có bố cục hình chữ "Công" gồm đại đình, trung cung, hậu cung, mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn nằm trên diện tích khoảng 4000m². Đình vẫn còn lưu giữ các văn bia cho biết thời gian tu bổ vào các năm Gia Long thứ 16 (1817), Tự Đức 30 (1877), Thành Thái 13 (1901) và 29 đạo sắc phong thần của 3 triều đại nhà Lê Trung Hưng, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: 12 đạo sắc phong của các vua Lê Huy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Hiển Tông và Lê Duy Kì, 4 đạo sắc phong của nhà Tây Sơn, còn lại thuộc triều Nguyễn. Lịch sử. Theo lịch sử thần tích của Đình Giàn, có 2 giả thiết được đặt ra: Giả thiết 1:. Từ xưa, Lý Phục Man (thành hoàng làng Đình Giàn) thường giàn quân ở nơi đất đình hiện nay, sau ông đánh được giặc. Rồi một lần do thua trận nên ông đã cưỡi ngựa qua đây, tiếng ngựa chạy nhanh, hí vang trời nên người dân ngưỡng mộ đã lập miếu rồi sau thành Đình Giàn.  Giả thiết 2:.
{ "split": 0, "title": "Đình Giàn", "token_count": 324 }
228
Title: Đình Giàn Vào thời Lý, vua Lý Thái Tổ (1009 - 1225) đi vi hành, đến bến Cổ Sở, đêm nằm mộng thấy một người kì dị ở trước mặt tự xưng là Lý Phục Man rồi dõng dạc đọc mấy câu rằng:""Thiên hạ tao mông muội, trung thần nặc tính danh, Trung Thiên minh nhật nguyệt, Tự khả hiện chân hình"." (Trong nước gặp lúc mờ tối nên người trung ẩn giấu họ tên. Nay giữa trời cao sáng tỏ, có thể hiện chân hình). Ngâm xong, liền biến mất. Vua Lý tỉnh giấc, hạ lệnh cho lập đền thờ và đắp tượng, hàng năm tế tự.Tưởng nhớ công lao của Thiếu uý Tướng quân Lý Phục Man đối với đất nước, nhân dân đã lập đền thờ tôn ông làm Thành hoàng của nhiều làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ. Theo truyền thuyết của dân làng Giàn, nhân dân vớt được cây gỗ quý trôi dạt đến, người ta đã dùng nó để xây đền và tới Sấu Giá xin tôn hiệu, bài vị của thần về thờ. Từ đó, hai làng có liên hệ mật thiết qua những ngày hội làng để tưởng nhớ tướng quân Lý Lễ hội Đình Giàn.
{ "split": 1, "title": "Đình Giàn", "token_count": 272 }
229
Title: Đình Giàn Lễ hội Đình Giàn hằng năm được nhân dân mở hàng năm. Trước đây, do điều kiện và nhiều lý do, lễ hội không được mở, phải đến năm 1992 sau khi di tích Đình Giàn được công nhận thì lễ hội mới được phục dựng. Lễ hội được bắt đầu từ ngày mồng 9 tháng 2 âm lịch hằng năm và tổ chức 5 năm 1 lần hội chính. Vào những ngày hội lệ, chỉ tổ chức 2 ngày và không rước kiệu Ông, kiệu Bà. Còn những năm tổ chức hội chính, lễ hội được tổ chức 3 ngày. Ngày thứ nhất là lễ rước nước uy nghiêm từ Đình đến giếng cổ thời Hai Bà Trưng và đội Tế làm lễ, lấy nước và rước về Đình để cúng. Vào ngày thứ hai, kiệu Ông, kiệu Bà rước về chùa Thiên Phúc và Đền Thanh Vân(nơi thờ Mẫu Liễu hạnh) để dâng hương, cũng cùng ngày thì các đội Dâng hương trên địa bàn phường rước lễ và lồng oản tới và Dâng hương tại ĐÌNH. Vào ngày cuối cùng của Lễ hội, tất cả các kiệu của Đình(Lồng oản, Án Gian, Long Đình, Kiệu Ông, kiệu Bà) cùng với 5 lồng oản từ các cụm dân phố đi Du Xuân. Khi rước kiệu, kiệu Ông đi trước, kiệu Bà đi sau rồi mới đến các kiệu khác. Trong khi rước, kiệu Ông chạy rầm rầm rồi đột nhiên dừng lại và quay tròn, có thể rằng đây chính là hoạt động ngựa hí vang trời của Lý Phục Man thời xưa, còn theo kinh nhiệm dân gian đây là hình thức "Kiệu bay".Khi kiệu hạ, vào buổi chiều, đội Tế tế giã hội cũng đồng nghĩa là Lễ hội kết thúc. Trong Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, cùng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian cổ từ xưa.
{ "split": 2, "title": "Đình Giàn", "token_count": 424 }
230
Title: Đình Phú Cang Đình Phú Cang nằm trên địa phận xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đình toạ lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1.700m², và bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê. Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17-18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Đình có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường - người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hòa. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hoàng; một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.
{ "split": 0, "title": "Đình Phú Cang", "token_count": 253 }
231
Title: Đình Thông Tây Hội Đình Thông Tây Hội, trước năm 1944 có tên đình làng Hạnh Thông Tây là một ngôi đình cổ ở Gò Vấp. Đình được xây dựng vào khoảng năm 1679, ngày nay đình còn được biết tới như là ngôi đình cổ nhất của vùng đất Gia Định xưa và của cả miền đất phương Nam còn tồn tại. Đình Thông Tây Hội là nguồn tư liệu phong phú về cư dân vùng Gò Vấp, một vùng đất ra đời tương đối sớm đối với Sài Gòn - Gia Định. Với giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, xã hội, đình được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1998. Nguồn gốc và tên gọi. Tên Thông Tây Hội là do ghép từ hai làng Hạnh Thông Tây và An Hội. Khi hai làng sáp nhập làm một (1944) thì đình làng Hạnh Thông Tây được chọn làm đình chung và từ đó được đổi tên thành đình Thông Tây Hội. Làng Hạnh Thông Tây được tách ra từ làng Hạnh Thông (một trong những làng ra đời từ rất sớm - 1698). Trong "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức có ghi: Hạnh Thông thôn - Hạnh Thông Tây thôn - An Hội thôn - thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình. Xã Hạnh Thông Tây có thể ra đời rất sớm cùng với sự ra đời và tồn tại của làng xã. Theo các cụ cao niên tại địa phương cho biết: ngôi đình đầu tiên của làng Hạnh Thông Tây được dựng lên từ khi tách làng, được làm bằng gỗ lợp lá, nằm ở vị trí khác, cách ngôi đình 800m về phía Nam. Ngôi đình thứ hai được làm bằng gỗ lợp ngói, nhỏ và đơn giản nằm tại vị trí ngôi đình. Đất dựng đình do một nhà hào phú địa phương tên Huỳnh Văn Thu hiến cúng. Ngôi đình hiện nay được trùng tu trên mặt bằng ngôi đình thứ hai. Đình Thông Tây Hội nằm trên một con đường (nay là đường Thống Nhất thuộc phường 11, quận Gò Vấp). Đường này ngày xưa là đường làng không tên, là trục chính nối hai làng Hạnh Thông Tây và An Nhơn xã. Thời Việt Nam Cộng Hòa, đường có tên là Minh Mạng, sau 1975 đổi tên thành đường Thống Nhất. Đến năm 1982 lấy tên đường là Nguyễn Văn Lượng, nay đã đổi lại thành đường Thống Nhất. Kiến trúc.
{ "split": 0, "title": "Đình Thông Tây Hội", "token_count": 509 }
232
Title: Đình Thông Tây Hội Đình Thông Tây Hội là ngôi đình có cấu trúc thuộc dạng đình cổ ở miền Nam thế kỷ 19. Đình hiện vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc và vật liệu xây dựng của ngôi đình cổ. Toàn bộ khu đình tọa lạc trên một khu đất rộng 5.188m2. Do bị dân lấn chiếm một phần đất để ở nên hiện nay chỉ còn khoảng 1.500m2. Đình quay về hướng Đông. Cổng đình xây theo kiểu tam quan. Sân Đình rộng, có một số cây cao khoảng 10m. Mặt bằng kiến trúc của đình tạo thành hai trục song song với nhau: một trục dài (trục chính) gồm võ ca, chánh điện; một trục ngắn (trục phụ) là nhà hội sở. Kiểu mặt bằng kiến trúc này rất phổ biến đối với công trình kiến trúc tôn giáo ở miền Nam thế kỷ thứ 18 - 19. Võ ca có kích thước: ngang 14m, sâu 17,5m, cao 4m là nơi xây chầu, hát bội gồm 7 nếp nhà và 52 cột gỗ, không có tường bao xung quanh. Chánh điện gồm: 2 nếp nhà ghép trùng nhau theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc". Mái của hai nếp nhà cạnh sát nhau. Tất cả có 48 cột, chia thành 8 dãy cột, mỗi dãy có 6 cột. Bốn cột giữa cao nhất là 4,5m; có đường kính là 30 cm (thường được gọi là "tứ tượng") là nơi quan trọng nhất, linh thiêng nhất - nơi đặt bàn thờ các vị thần. Các chân cột ở chánh điện được có khắc hình lăng trụ thắt ở giữa. Trên nóc chánh điện có tượng lưỡng long tranh châu bằng gốm men xanh, quanh chánh điện có tường gạch. Nhà hội sở là văn phòng ban trị sự, nơi tiếp khách và chuẩn bị tế lễ, có kích thước ngang 12m, dài 19m, cao 4,2m; có 56 cột, chân cột kê đá xanh, có 3 nếp nhà "trùng thiềm điệp ốc"; có vách ván ngăn phòng làm việc với nhà kho. Toàn bộ ngôi đình lợp ngói âm dương, bộ vì kèo chịu lực bằng gỗ, nền lót gạch tàu (30 cm x 30 cm).
{ "split": 1, "title": "Đình Thông Tây Hội", "token_count": 486 }
233
Title: Đình Thông Tây Hội Trang trí của đình Thông Tây Hội, phần đặc sắc nhất tập trung tại chánh điện. Ở đây các đầu kèo, trính đều được chạm khắc đầu rồng và cành mai. Có 3 bao lam: bao lam ở giữa chạm theo đề tài lân - ly - quy - phụng, hai bao lam hai bên chạm theo đề tài mẫu đơn - trĩ. Tác phẩm chạm khắc đặc sắc nhất là trang thờ thần, được chạm khắc tinh xảo theo đề tài lưỡng long triều nguyệt và lân - ly - quy - phụng. Ngoài ra còn có hai trang thờ tả ban, bức hoành "chung linh lưu tú", hai cặp câu đối bằng thân cây dừa ở chánh điện đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Trong di tích đình Thông Tây Hội còn giữ 37 hiện vật quý. Các hiện vật là tác phẩm chạm khắc nghệ thuật như bao lam, hoành phi, câu đối, trang thờ đều giữ được đường nét, màu sắc sơn son thếp vàng của hiện vật cổ, không bị phết lên những lớp son mới như một số ngôi đình khác thường làm. Đề tài chạm khắc trong đình Thông Tây Hội rất phổ biến đối với các công trình tôn giáo trong thành phố Hồ Chí Minh. Thờ cúng. Đình Thông Tây Hội thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Vị thần chính được thờ trong đình là Đông Chinh vương và Dực Thánh vương (hai vị Hoàng thất làm tướng thời vua Lý Thái Tổ). Những vị khác được thờ trong đình: Lễ hội. Buổi chiều tổ chức múa lân, hát bội và kết thúc lễ Kỳ yên. Trong khi cử hành sẽ có nhạc lễ, mõ, chiêng, trống. Ngoài ngày lễ Kỳ Yên là lễ chính còn có một số ngày lễ phụ trong năm: Những ngày lễ này trước kia được cử hành thường xuyên, ngày nay được giản lược đi, chỉ mỗi cúng lễ Kỳ Yên. Bảo tồn. Theo tài liệu chữ Hán còn lưu lại trong đình thì lần trùng tu thứ nhất của đình là vào năm Bính Thân (1896). Lần trùng tu thứ hai năm là vào Đinh Mão (1927).
{ "split": 2, "title": "Đình Thông Tây Hội", "token_count": 454 }
234
Title: Đình Thông Tây Hội Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn (1698 - 1998), đình là một trong sáu công trình lớn được trùng tu. Tuy nhiên, lần trùng tu này bị coi là chưa đảm bảo nguyên tắc khiến cho các hoa văn, bàn ghế của đình bị hư hại nhiều. Việc quản lý đình cũng chưa được tổ chức chặt chẽ. Hiện nay mặt tiền đình là nơi mát mẻ khiến cho một số người dân bày bán các loại hàng hoá như vé số, trái cây, quần áo... Nhìn chung thì đình trông rất bầy nhầy và khó coi.
{ "split": 3, "title": "Đình Thông Tây Hội", "token_count": 121 }
235
Title: Đình Trung Cần Đình Trung Cần là một di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 51-VH/QĐ ngày 12 tháng 01 năm 1996. Đây là một ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất trong những ngôi đình Việt Nam diện tích:1785m² Vị trí. Đình Trung Cần được xây dựng trên dải đất cao ráo, phong quang. Phía bắc là khu dân cư xóm Đình ( xóm 8), phía tây là xóm Khoa Trường ( xóm 7), phía đông là đồng đất xóm Vũng ( xóm 10), xưa kia là nhánh sông đã bị vùi lấp thành đồng đất phi nhiêu, trước mặt không xa là thôn Yên Truyền gồm hai xóm Chùa Giai và xóm Cồn ( xóm 9). Nhìn ra xa, đình hướng nam, bầu trời rộng, cao. Những ngày trời trong người ta có thể nhìn thấy mây núi xanh các vùng Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn và đèo Ngang tít tắp chân trời. Lich Sử. Đình Trung Cần được xây dựng năm 1781 Tân Sửu, hoàn thành năm 1782 Nhâm Dần. Vị thần được thờ chính là Tống Tất Thắng (1487-14.?)và thờ Tam Tòa Đại Vương, Tứ Vị Đại Vương, Cao Sơn Cao Các. Đình Trung Cần được xây dựng bởi 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng. Đó là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường, cùng với nhân dân trong xã Nam Trung. Tổng Thể. Phía trước cửa đình, bên cạnh các cồn đất có hình thù "nghiên bút" khu "chùa Kẹ" là lăng mộ Tống Tất Thắng. Đình có tường cao quá đầu người , bao bọc bốn bề sân vườn, vừa là lối đi ở mặt trên, tiện cho mọi người ngồi xem hội hè, đình đám diễn ra trong sân đình. Trước cổng đình là nhà bia ghi sự tích đình và công lao tên tuổi của những người đã góp công, của ruộng đất cho việc xây dựng đình, bia ghi tên " Nghĩa điền bia ký".
{ "split": 0, "title": "Đình Trung Cần", "token_count": 447 }
236
Title: Đình Trung Cần Vào cửa sân đình, hai cột nanh cao vút, trên đầu là hai con nghê vừa hướng vào đinh vừa đối diện nhau, hai con nghê bằng đất nung với văn hoa chi tiết mềm mại, tinh tế ( đã bị bão lũ phá hủy, nay thay bằng nghê xi măng cốt thép). Sân đình bằng phẳng, cỏ xanh mượt mà, hàng nghìn người ngồi không hết chỗ. Ngôi đình oai nghiêm, mái cong, trên nóc có mô hình " Lưỡng Long triều nguyệt". cũng như những con rồng đúc đất nung, nhưng con lân đa đang chạy dài trên các đường lưng chừng, các góc mái đến tận mái, nối tiếp là những con chim phượng cất cánh chức bay lên trời. Long - Ly - Quy - Phượng là những mô hình tượng trưng bốn con vạt linh thiêng, tất cả bằng đất nung đừng nét chi li, tinh tế, mang thần sắc sống động, linh hoạt tôn nghiêm cổ kính. Đình gồm năm gian, ba gian chính, hai gian phụ, chiều dài 30 mét, chiều ngang 16 mét. Sáu vì gôm 24 cột lim, kết cấu kiểu tứ trụ. Mỗi cột cao tầm 8 mét, chu vi 1.5 mét. Tất cả 12 kèo trước, sau và hồi đều được chạm trổ tinh tế. Mỗi góc trên xà đều có một con rồng ổ, Tám con rồng ổ là tám đường gỗ tròn được chạm lộng đầu rồng, cuộn tròn thu hình trong góc mái, đầu thò ra khoảng không, miệng ngậm ngọc, nanh vuốt vẩy vi mềm mại, đường nét kín đáo, uyển chuyển như thực như mơ, đường nét chạm mộc trong đình rất thanh thoát mà phức tạp, vừa nổi vừa chìm. Tất cả được xếp đặt tạo hình tạo dáng tinh tế hài hòa vừa mền như bún vừa cúng như thép. Kỹ thuật mộc đến mức điêu luyện. Các đường Hạ Thượng đều được chạm nổi "mây, mưa, lá,đề, cành, tùng,cúc, trúc, mai". Trên nách bốn bè có 24 bức tranh khắc gỗ nổi dây là những kỳ công của điêu khắc cổ.
{ "split": 1, "title": "Đình Trung Cần", "token_count": 479 }
237
Title: Đình Trung Cần Những mô hình như " Vua Thuấn đi cày", "vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn ở Hoàng Cung", cảnh "vượt thuyền trong giông bão", những cảnh sinh hoạt trong dân gian rất sinh động như " Tiến sĩ về lang", " người đánh đàn", " trẻ chăn trâu thổi sao", "Mẹ cho con bú", "trai gái giã gạo", "người đánh cờ", " người đọc sách ngâm thơ", "phi ngựa chiến qua làng" ... Tất cả 24 bức tranh gợi lên một quang cảnh làng xóm xa xưa, một làng có văn hóa, văn minh, Hôm nào rảnh gõ tiếp Nhìn tổng thể khu vực này có các công trình: cổng, sân, bia đá, đại đình, hậu cung. Cổng đình có hai cột nanh cao vút, trên có hai con nghê chầu lại, sân đình bằng phẳng, cỏ xanh mượt mà, hàng trăm người ngồi xem không hết chỗ. Phía trước có bia đá xanh "Nghĩa điền bia ký" ghi lại sự tích xây dựng và công lao của bà con đóng góp ruộng đất, tiền của làm nên công trình này, xung quanh có tường bao bảo vệ. Trước đình là các cây xà cừ cổ thụ, chu vi khoảng 5-6 người ôm, trước do bão lũ đã đổ, nay còn lại ba cây, cho bóng mát tỏa khắp một vùng rộng lớn. Kiến Trúc. Đại đình 5 gian, dài 24m, rộng 12m, có 6 bộ vì kèo với 24 cột gỗ lim, kết cấu tứ trụ, mái lợp ngói vảy. Ở gian giữa có bức hoành phi khắc bằng chữ Hán: "Thánh cung vạn tuế". Nghệ thuật kiến trúc ở đình Trung Cần đạt đến trình độ tinh xảo. Phía sau đại đình là hậu cung có tấm biển chạm lộng ba chữ Hán: Đại Thánh Miếu (miếu thờ Khổng Tử) do tổng đốc Lê Nguyên Trung khi đã về hưu cùng dân làng dựng thêm. Lễ hội đinh trung cần
{ "split": 2, "title": "Đình Trung Cần", "token_count": 451 }
238
Title: Đô la Mỹ Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang ("Federal Reserve"). Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$. Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la tiền giấy đã được lưu hành , trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài . Nước Mỹ là một trong một số quốc gia dùng đơn vị tiền tệ gọi là "đô la". Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức). Xin xem đô la. Sơ lược. Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 "cent", (ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min ("mill") trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là "Eagle" (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến "eagle" hay "mill", tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều). Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la.
{ "split": 0, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 450 }
239
Title: Đô la Mỹ Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ ("United States Mint"). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In ("Bureau of Engraving and Printing") cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì. Tiền giấy trên 100 đô la không còn được in nữa sau 1946 và đã chính thức ngưng lưu hành trong năm 1969. Những tờ tiền giấy này thường được dùng bởi các ngân hàng để trao đổi với nhau hay bởi các thành phần tội phạm có tổ chức (vì lẽ này mà tổng thống Richard Nixon đã đưa ra lệnh ngừng lưu hành). Sau khi việc trao đổi tiền điện tử được ra đời, chúng trở thành dư thừa. Các đơn vị tiền lớn đã được phát hành gồm có $500, $1.000, $5.000, $10.000 và $100.000. Các loại tiền giấy đôla Mỹ có chung dạng trang trí, chung màu sắc (đen bóng mặt trước và xanh lá cây mặt sau) có cùng kích thước (156 x 66 mm) cho dù chúng có giá trị khác nhau, từ 1 USD trở lên. Mỗi loại tiền giấy, ứng với một mệnh giá, hầu hết mang hình một tổng thống Mỹ theo đúng quy định. Tiền kim loại. Đang được lưu hành có tiền kim loại 1¢ (penny), 5¢ (nickel), 10¢ (dime), 25¢ (quarter), 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành) và $1 (không thịnh hành).
{ "split": 1, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 331 }
240
Title: Đô la Mỹ Tiền kim loại 1 đô la chưa bao giờ là phổ biến tại Hoa Kỳ. Đồng bạc được đúc giữa 1794 đến 1935 với một vài thời gian bị gián đoạn; tiền đúc bằng đồng và niken cùng cỡ được đúc từ 1971 đến 1978. Đồng Susan B. Anthony được ra mắt trong năm 1979; chúng không được ưa chuộng vì dễ bị nhầm lẫn với đồng quarter (25¢) có cỡ gần bằng, có viền răng cưa và màu sắc tương tự. Những đồng này bị ngừng đúc ngay sau đó, nhưng vẫn là có thể dùng làm tiền hợp pháp. Trong năm 2000, một đồng $1 mới có hình Sacagawea, một nữ thổ dân, còn gọi là Đô la Sacagawea được ra mắt, chúng có viền phẳng và có màu vàng kim loại. Dù vậy, chúng không được ưa chuộng bằng đồng tiền giấy $1 và ít được dùng trong công việc hằng ngày. Sự thất bại của tiền kim loại đã bị đổ lỗi vào sự thất bại trong việc đồng thời thu hồi tiền giấy và cố gắng yếu kém trong việc phổ biến tiền kim loại. Hầu hết các máy bán hàng tự động không thối tiền bằng giấy được, cho nên chúng thường được thiết kế để thối bằng đồng đô la hay nửa đô la kim loại. Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã đúc tiền kim loại với giá trị: nửa xu, hai xu, ba xu, hai mươi xu, $2,50, $3,00, $4,00, $5,00, $10,00 và $20,00. Chúng vẫn là tiền tệ chính thức theo giá trị trên mặt, nhưng cao giá hơn đối với những nhà sưu tầm tiền cổ.
{ "split": 2, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 338 }
241
Title: Đô la Mỹ Sở Đúc tiền Hoa Kỳ cũng sản xuất tiền thoi vàng và bạch kim, được gọi là "American Eagles" (Đại bàng Mỹ), đều là tiền tệ chính thức tuy chúng rất hiếm khi được dùng. Lý do là chúng không được sản xuất để trao đổi, do đó giá trị mặt của chúng thấp hơn giá kim loại quý được dùng để tạo chúng. Đồng thoi American Silver Eagle (Đại bàng bạc Mỹ) được lưu hành với giá trị $1 (1 ounce troy). Đồng thoi American Gold Eagle (Đại bàng vàng Mỹ) có giá trị $5 (1/10 ounce troy), $10 (1/4 ounce troy), $25 (1/2 ounce troy) và $50 (1 ounce troy). Đồng thoi American Platinum Eagle (Đại bàng bạch kim Mỹ) có giá trị $10 (1/10 ounce troy), $25 (1/4 ounce troy), $50 (1/2 ounce troy) và $100 (1 ounce troy). Đồng bạc có 99,9% bạc, đồng vàng có 91,67% vàng (22 karat) và đồng bạch kim có 99,95% bạch kim. Các đồng tiền này không có bán lẻ cho cá nhân, mà phải mua từ các cơ quan có phép. Sở Đúc tiền còn sản xuất tiền kim loại dành cho các nhà sưu tầm, có cùng giá mặt và thể tích vàng thoi, để bán lẻ. Hiện giờ đơn vị lớn nhất được lưu hành là tờ $100 và đồng $100 ounce troy Platinum Eagle. Chỉ trích. Tiền kim loại. Hiếm có cho một đơn vị tiền tệ quan trọng, giá trị của tiền kim loại Mỹ không được viết bằng số. Thay vào đó, giá trị của chúng được viết bằng chữ tiếng Anh, có thể tạo ra sự khó khăn cho những du khách không biết tiếng này. Hơn nữa, các chữ được viết không theo khuôn mẫu: "One Cent" (1 cent), "One Nickel" (1 nickel, giá trị 5 cent), "One Dime" (1 dime, giá trị 10 cent), "Quarter Dollar" (1 quarter, có giá trị 25 cent) và "Half Dollar" (1 half, giá trị 50 cent). Để hiểu các thuật ngữ này, người đọc phải hiểu các từ "penny", "nickel", "dime", "quarter" và "half dollar".
{ "split": 3, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 497 }
242
Title: Đô la Mỹ Vì lý do lịch sử, cỡ tiền không lớn lên theo giá trị mặt. Tiền 1 cent (penny) và 5 cent (nickel) đều lớn hơn đồng 10 cent (dime), và đồng 50 cent lại lớn hơn đồng $1 có hình Sacagawea hay Susan B. Anthony. Cỡ của đồng dime, quarter và nửa đô la đã có từ trước 1964, khi chúng được đúc từ 90% bạc; cỡ của chúng tuỳ thuộc vào giá trị của chúng bằng bạc, và điều đó giải thích tại sao đồng dime có cỡ nhỏ nhất. Đường kính hiện nay của đồng đô la được ra mắt năm 1979 với đồng Susan B. Anthony, vì thế cỡ của chúng không tuỳ thuộc vào số lượng bạc, và được chọn tuỳ ý, không có liên quan đến đồng đô la Eisenhower cùng cỡ với đồng Peace và Morgan bằng bạc được dùng trong đầu thế kỷ XX. Tiền giấy. Tuy các biện pháp nhằm chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào tiền giấy, các người chỉ trích cho rằng việc làm tiền giả còn quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc dễ dàng đối với các máy in hiện đại rẻ tiền. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký ("holography") như đã có trong các đơn vị tiền lớn khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng, chế tạo ra tiền giấy bằng polymer. Tuy nhiên, có lẽ tiền Mỹ cũng không dễ giả mạo như các nhà chỉ trích đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong tiền Mỹ là giấy và mực. Các thành phần của giấy và cách chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi rệt ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, tiền giấy Mỹ vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác, và trong khi một ngân hàng có thể phát hiện tiền giả, chúng ít được xem xét kỹ lưỡng khi được sử dụng.
{ "split": 4, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 470 }
243
Title: Đô la Mỹ Các nhà chỉ trích đồng thời còn cho rằng tiền giấy Mỹ rất khó phân biệt: chúng có hoa văn rất giống nhau, và được in bằng cùng màu, và có cỡ bằng nhau. Các tổ chức hỗ trợ người mù muốn chúng được in bằng cỡ khác nhau tuỳ theo mệnh giá và có chữ Braille cho những người khiếm thị có thể sử dụng chúng mà không cần phải đọc chữ. Tuy một số người khiếm thị đã có thể dùng cảm giác để phân biệt tiền giấy, nhiều người khác phải dùng máy đọc tiền; trong khi một số người khác gấp tiền khác nhau theo mệnh giá để dễ phân biệt chúng. Giải pháp này vẫn cần sự giúp đỡ của một người thấy rõ, cho nên không phải là một giải pháp hoàn thiện. Trong khi đó, các đơn vị tiền quan trọng khác như đồng euro có tiền với cỡ khác nhau: mệnh giá càng cao thì cỡ tiền càng lớn, và chúng còn được in bằng nhiều màu khác nhau. Chẳng những chúng giúp người khiếm thị, chúng còn giúp người thường không lẫn lộn một tờ giấy có giá trị cao trong một xấp tiền có giá trị thấp, một vấn đề thường gặp ở Mỹ. Các du khách cũng thường không phân biệt được tiền Mỹ vì họ không rành lắm với những hoa văn trên mặt giấy. Đã có dự án để đổi tiền giấy thành nhiều cỡ, nhưng những nhà sản xuất máy bán hàng tự động và máy đổi tiền cho rằng làm vậy sẽ làm các máy đó phức tạp hơn và tốn tiền hơn. Tại châu Âu họ cũng dùng lý luận này trước khi có nhiều cỡ tiền, nhưng đã bị thất bại. Ngoài việc in tiền nhiều màu và nhiều cỡ khác nhau, nhiều nước khác cũng có các chức năng cảm giác trong tiền không tìm thấy được trong tiền Mỹ để hỗ trợ người khiếm thị. Đô la Canada có một số nút có thể cảm nhận được trong góc trên phải để cho biết mệnh giá tiền.
{ "split": 5, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 400 }
244
Title: Đô la Mỹ Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ có một chức năng chống một cách làm tiền giả mà tiền Mỹ đã bị nhiều lần: các người làm tiền giả tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la một inch ngắn hơn và nửa inch thấp hơn; tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ tiền giấy. Sử dụng quốc tế. Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức. Ecuador, El Salvador, Zimbabwe và Đông Timor dùng đô la Mỹ. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương ("Trust Territory of the Pacifi Islands") dưới sự quản lý của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập. Thêm vào đó, đơn vị tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thể hoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1. Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổi với tỷ giá 2:1. Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina và đô la Mỹ từ 1991 đến 2002. Tại Liban, 1 đô la được đổi thành 1500 lira Liban, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira. Tại Hồng Kông, đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từ năm 1983. Đồng Pataca của Ma Cao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giá MOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảng MOP8/USD. Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đô la Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7, 2005. Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng Ringgit với giá MR3,8/USD từ 1997. Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường.
{ "split": 6, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 492 }
245
Title: Đô la Mỹ Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốc tế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa. Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buôn bán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trong trường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang thống trị ngành hàng không). Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100. Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền. Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô la đã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro. Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004, khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€). Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tế các nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phê chuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro vẫn giữ sức mạnh. Nguồn gốc của tên "dollar".
{ "split": 7, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 437 }
246
Title: Đô la Mỹ Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Những đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau. Xin xem thêm bài đô la để tìm hiểu về lịch sử tên này. Tiền mệnh giá lớn. Ngày nay tiền của Hoa Kỳ là đồng đô la và được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời gian tiền Hoa Kỳ gồm có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Hoa Kỳ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861, và tờ chứng nhận $10.000 vàng ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao. Dấu hiệu đô la. Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
{ "split": 8, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 458 }
247
Title: Đô la Mỹ Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa. Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha. Thay đổi. Ngày 20 tháng 4 năm 2016, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ - Jack Lew thông báo kế hoạch thiết kế mới tờ 5 USD, 10 USD và 20 USD. Trong đó: Mặt sau tờ 5 USD mới sẽ có hình ảnh cựu đệ Nhất phu nhân Eleanor Roosevelt và nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King, mặt trước vẫn giữ hình ảnh Tổng thống Abraham Lincoln. Tờ 10 USD mới sẽ thêm hình ảnh 5 phụ nữ lãnh đạo phong trào đòi quyền bầu cử cho phụ nữ gồm Sojourner Truth và Elizabeth Cady Stanton vào mặt sau, trong khi vẫn giữ ở mặt trước hình ảnh Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ. Tờ 20 USD mới, chân dung Andrew Jackson sẽ chuyển từ mặt trước ra mặt sau, nhường chỗ cho Harriet Tubman. Bà cũng là phụ nữ Người Mỹ gốc Phi đầu tiên được in chân dung trên mặt trước tờ đô la Mỹ.
{ "split": 9, "title": "Đô la Mỹ", "token_count": 413 }
248
Title: Đô thị đại học Khái niệm đô thị đại học theo cách nhìn nhận chung trên các nghiên cứu của thế giới có hai cách hiểu chính 1/ Một đô thị (tổ chức hành chính cụ thể) có trụ sở chính của một hay nhiều nhà trường ĐH, trong đó tỉ trọng SV hay giảng viên/cán bộ khoa học/nhân viên làm việc cho các cơ sở GD ĐH phải chiếm tỉ lệ đáng kể; 2/ Một đô thị có các trường đại học và toàn bộ cuộc sống đô thị (thể hiện qua các loại hình dịch vụ) tập trung vào phục vụ các hoạt động của các trường đại học trên địa bàn. Như vậy có 2 chủ thể chính trong một đô thị đại học là: 1/ Đô thị (có tư cách pháp lí rõ ràng) như thị trấn hay thành phố; 2/ Một hay nhiều cơ sở GD ĐH nằm trong địa giới hành chính của đô thị đã nêu. Trong quan hệ giữa 2 chủ thể đó, vai trò của nhà trường ĐH đối với thành phố/thị trấn và SV đối với dân cư tại chỗ luôn là vấn đề cần được quan tâm. Quan hệ giữa các cơ sở GD ĐH trong cùng đô thị ĐH cũng có thể có ý nghĩa nhất định khi xem xét, đánh giá sự đóng góp của các cơ sở GD ĐH đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, khu vực và quốc gia vì với mỗi loại hình cơ sở GD ĐH sẽ có những liên kết và tầm ảnh hưởng kinh tế khác nhau. Cách hiểu của Việt Nam về đô thị đại học hiện nay vẫn mang tính khép kín về công năng và quản lí, chưa để ý nhiều đến sự tương tác của các bộ phận cấu phần với các hoạt động kinh tế - xã hội khác bên ngoài nhà trường đại học. Các nhà quản lí và quy hoạch quan tâm nhiều nhất đến các chức năng giáo dục và dịch vụ phục vụ sinh viên và những người đang làm việc bên trong các trường đại học. Các mô tả về đô thị đại học ở Việt Nam chưa nhấn vào khía cạnh thể chế pháp lí đô thị của đô thị ĐH. Những định nghĩa có khác có liên quan cần bổ sung: làng sinh viên, làng đại học, chuỗi đô thị đại học...
{ "split": 0, "title": "Đô thị đại học", "token_count": 452 }
249
Title: Đô thị Việt Nam Đô thị Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam ra quyết định công nhận hoặc thành lập. Mặc dù huyện và xã là cấp hành chính tại khu vực nông thôn nhưng trong những trường hợp đặc biệt, nếu đủ điều kiện về quy mô và tính chất đô thị hóa thì huyện có thể được công nhận là đô thị, như Bộ Xây dựng quyết định công nhận huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), huyện Việt Yên (Bắc Giang), huyện Núi Thành (Quảng Nam), huyện Yên Phong (Bắc Ninh) là đô thị loại IV. Một số xã chuẩn bị được nâng cấp lên thị trấn cũng có thể được công nhận là đô thị loại V bởi chính quyền cấp tỉnh. Các đô thị ở Việt Nam được chia thành sáu loại, bao gồm: Đô thị loại đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V. Các đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận; các đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận; đô thị loại V do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh công nhận. Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến tháng 12 năm 2022, tổng số đô thị cả nước là 888 đô thị, bao gồm 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 690 đô thị loại V. Phân loại đô thị. Tại Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị. Việt Nam hiện có sáu loại đô thị: loại đặc biệt và từ loại I đến loại V. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP sử dụng số La Mã để phân loại đô thị, nhưng nhiều tài liệu vẫn dùng số Ả Rập: loại 1 đến loại 5. Một đơn vị hành chính để được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:
{ "split": 0, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 460 }
250
Title: Đô thị Việt Nam Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng. Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng. Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng. Đô thị loại đặc biệt. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại đặc biệt như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:" "a) Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên."
{ "split": 1, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 479 }
251
Title: Đô thị Việt Nam "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." Hiện ở Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Để hỗ trợ chính quyền hai thành phố này hoàn thành chức năng của đô thị loại đặc biệt, Chính phủ cho phép thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hưởng một số cơ chế tài chính – ngân sách đặc thù. Đô thị loại I. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại I như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:" "a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số:" "a) Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;" "b) Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên." "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
{ "split": 2, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 502 }
252
Title: Đô thị Việt Nam Tính đến tháng 12 năm 2021, Việt Nam có 22 đô thị loại I, bao gồm: Vào ngày 10 tháng 11 năm 2020, trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1568/TTg-CN về việc công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức là đô thị loại I. Tuy nhiên, hiện nay Thủ Đức vẫn chưa chính thức trở thành đô thị loại I do chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án đề nghị công nhận thành phố Thủ Đức là đô thị loại I để trình Thủ tướng Chính phủ. Đô thị loại II. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại II như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:" "a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km² trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên." "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
{ "split": 3, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 482 }
253
Title: Đô thị Việt Nam Tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2023, cả nước có 35 đô thị loại II, bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An. Quyền quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II thuộc về Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Đô thị loại III. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại III như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:" "a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km² trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên." "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này."
{ "split": 4, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 507 }
254
Title: Đô thị Việt Nam Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh (hoặc một thị trấn và khu vực phụ cận nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn). Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, cả nước có 45 đô thị loại III, bao gồm: Đô thị loại IV. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại IV như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:" "a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km² trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên." "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." Đô thị loại III và loại IV do Bộ Xây dựng Việt Nam xem xét, thẩm định và quyết định công nhận.
{ "split": 5, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 418 }
255
Title: Đô thị Việt Nam Các đô thị loại IV có thể là thị xã, huyện, thị trấn hoặc một khu vực dự kiến thành lập đô thị trong tương lai. Không nên nhầm lẫn một số đô thị loại IV với các thị trấn là đô thị loại IV, vì một thị trấn có thể là một đô thị loại IV, nhưng một đô thị loại IV có thể bao gồm một khu vực nhiều xã, thị trấn kết hợp lại với nhau (Ví dụ: Đô thị Mộc Châu bao gồm thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường Mộc Châu, đô thị Lam Sơn – Sao Vàng gồm 2 thị trấn: Lam Sơn, Sao Vàng cùng với một số xã lân cận, Hậu Nghĩa và Đức Hòa là 2 đô thị loại IV khác nhau cùng thuộc huyện Đức Hòa). Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, cả nước có 95 đô thị loại IV, bao gồm 35 thị xã, 4 huyện (với 5 thị trấn và 61 xã) và 58 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại IV). Các thị xã là đô thị loại IV: Mường Lay, Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ, An Khê, Ayun Pa, Thái Hòa, Buôn Hồ, Bình Long, Phước Long, Hương Thủy, Ninh Hòa, Vĩnh Châu, Hương Trà, Kiến Tường, Hoàng Mai, Ba Đồn, Ngã Năm, Điện Bàn, Giá Rai, Duyên Hải, Mỹ Hào, Kinh Môn, Sa Pa, Duy Tiên, Đức Phổ, Hòa Thành, Trảng Bàng, Đông Hòa, Hoài Nhơn, Nghi Sơn, Chơn Thành, Quế Võ, Thuận Thành, Tịnh Biên. Các huyện là đô thị loại IV: Các đô thị loại IV là thị trấn hoặc thị trấn và khu vực dự kiến thành lập đô thị (thị trấn mở rộng): Đô thị loại V. Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, tiêu chí phân loại đô thị loại V như sau: "1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:"
{ "split": 6, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 452 }
256
Title: Đô thị Việt Nam "a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;" "b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." "2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên." "3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km² trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km² trở lên." "4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên." "5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này." Các đô thị loại V là thị trấn hoặc một số xã, khu vực chuẩn bị nâng cấp thành thị trấn. Quyền quyết định công nhận đô thị loại V thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến tháng 12 năm 2021, Việt Nam có 674 đô thị loại V.
{ "split": 7, "title": "Đô thị Việt Nam", "token_count": 283 }
257
Title: Đô thị tại Tây Nguyên Đô thị tại Tây Nguyên là những đô thị Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên, được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Hiện tại Tây Nguyên không có thành phố trực thuộc trung ương nào mà chỉ có 5 tỉnh. Trong đó có bốn loại đô thị với tổng số là 59 đô thị, gồm: 3 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 11 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V. Hiện Tây Nguyên gồm 6 thành phố, 3 thị xã và 50 thị trấn.
{ "split": 0, "title": "Đô thị tại Tây Nguyên", "token_count": 118 }
258
Title: Đôi hài lọ lem Cinderella Rong Tao Tae (tên tiếng Thái: ซินเดอเรลล่ารองเท้าแตะ, tên tiếng Việt: Đôi hài lọ lem) là bộ phim truyền hình Thái Lan phát sóng vào năm 2013. Phim phát sóng trên kênh Channel 7 (CH7) với sự tham gia của Arak Amornsupasiri và Peechaya Wattanamontree. Nội dung. Han (Min), nhân viên tại bộ phận giày cho Khun Chai là người đẹp trai, giàu có, đồng thời là chủ sở hữu của trung tâm mua sắm. Khun Chai vừa tốt nghiệp từ nước ngoài về. Han luôn ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành một nàng công chúa, mặc dù thực tế cuộc sống của cô chỉ là nhân viên bán giày ở trung tâm mua sắm. Nhưng vì tham vọng, Han đã lên kế hoạch biến Khun Chai thành sở hữu của mình dưới sự giúp đỡ của hai người bạn - họ đã biến Han từ một nhân viên bình thường thành cô gái giàu có và sành điệu. Họ vay mượn đủ thứ từ các trung tâm mua sắm nhằm đánh lừa Khun Chai rằng Han là một cô gái giàu có thật sự và là một Hiso bí mật, bởi vì đối thủ cạnh tranh với Han là một nữ hoàng sắc đẹp nổi tiếng. Nhưng bí mật của Han đã bị Beu (Pae) - nhân viên ở bộ phận giày lót nam phát hiện ra. Tuy nhiên, Khun Chai đã rơi vào lưới tình của Han. Đồng thời, mỗi khi Han có vấn đề gì thì Beu lại là người giúp đỡ cô và an ủi cô, nhưng với Han, chỉ có Khun Chai là người duy nhất phù hợp với Han. Cuối cùng, Han đã phải quyết định lựa chọn giữa hoàng tử Khun Chai với đôi giày vàng mà Han luôn luôn mơ ước và người đàn ông mạnh mẽ Beu nhưng mang dép. Vậy cuối cùng, Han sẽ chọn ai?
{ "split": 0, "title": "Đôi hài lọ lem", "token_count": 411 }
259
Title: Đôn Thân vương Hòa Thạc Đôn Thân vương (chữ Hán: 和碩惇親王, ) là tước vị Thân vương truyền đời của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Khái quát. Thủy tổ của Đôn vương phủ là Miên Khải - Hoàng tử thứ ba cùa Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế. Năm Gia Khánh thứ 24 (1819), tháng giêng, Miên Khải được phong làm Đa La Đôn Quận vương (多罗惇郡王). 1 năm sau (1820), tháng 7, tấn phong Đôn Thân vương (惇親王). Đôn vương phủ từ lúc bắt đầu đến lúc lụi tàn, tổng cộng truyền qua 4 đời với 5 vị tập tước. Ý nghĩa phong hiệu. Phong hiệu ["Đôn"] của Miên Khải, Mãn văn là 「jiramin」, ý là "Thâm hậu", "Long trọng". Tuy nhiên, nhìn chung những gì Miên Khải đã trải qua, đại khái tương đối tương phản với những ý nghĩa này. Chi hệ. Miên Khải có một người con trai duy nhất là Dịch Toản nhưng lại qua đời trước ông. Năm Đạo Quang thứ 26 (1846), Hoàng tử thứ năm của Đạo Quang Đế là Dịch Thông được cho quá kế, trở thành người thừa kế của Miên Khải và Đôn vương phủ, tập tước Đôn Quận vương. Năm Hàm Phong thứ 5 (1855), Dịch Thông bị hàng làm Bối lặc, 1 năm sau phục phong Quận vương. Năm thứ 10 (1860), được tấn Thân vương. Vì Dịch Thông quá kế mà Đôn vương phủ trên mặt Tông pháp là hậu duệ Nhân Tông Gia Khánh Đế, nhưng trên thực tế là hậu duệ của Tuyên Tông Đạo Quang Đế.
{ "split": 0, "title": "Đôn Thân vương", "token_count": 382 }
260
Title: Đôn Thân vương Dịch Thông có tất cả tám con trai, trong đó ba người con nhỏ nhất đều chết yểu, còn lại năm người con trai hình thành nên năm chi hậu duệ của Đôn vương phủ, trong đó con trai thứ hai là Tái Y từng quá kế Thụy vương phủ của Miên Hân, sau bị cách tước quy tông. Đại tông của Đôn vương phủ vốn do con trai trưởng là Tái Liêm kế thừa, sau vì vấn đề liên quan đến Nghĩa Hòa đoàn mà bị cách tước, con trai thứ hai Tái Y, con trai thứ ba Tái Lan cũng đều vì nguyên nhân này mà bị cách tước, vì vậy tước vị và đại tông do con trai thứ tư của Dịch Thông là Tái Doanh kế thừa. Về con trai thứ năm của Dịch Thông là Tái Tân, từng được phong Bất nhập Bát phân Phụ quốc công, sinh được ba con trai nhưng đều chết yểu, về sau quá kế con trai của Tái Doanh để kế thừa tước vị. Ngoài ra còn có con trai của Tái Doanh là Phổ Tương (溥伒) quá kế thừa kế Phu vương phủ của Tuyên Tông. Vì vậy về sau, Phu vương phủ cũng là huyết mạch của Đôn vương phủ. Địa vị. Trong "Bát đại gia" của Cận phái Tông chi thời Thanh Mạt, Đôn vương phủ là phủ có nhân khẩu thịnh vượng nhất, gần như chiếm đến một nửa nhân khẩu của Cận phái Tông chi. Hơn nữa bởi vì Cận phái Tông chi có quyền kế thừa Hoàng đế mà khả năng kế thừa đại thống của Đôn vương phủ trên lý luận là cao nhất. Tuy nhiên, vì liên quan đến vấn đề Nghĩa Hòa đoàn, dẫn đến mặc dù nhân khẩu Đôn vương phủ tuy đông, nhưng đa số đều không được Từ Hi Thái hậu coi trọng, vì vậy khả năng thừa kế đại thống cũng không lớn.
{ "split": 1, "title": "Đôn Thân vương", "token_count": 414 }
261
Title: Đôn Thân vương Đáng lưu ý chính là, sau khi phục hồi chính quyền tại Đông Bắc thất bại, dưới tình thế cấp bách mà Tuyên Thống Đế buộc phải "lập tự". Lúc này, con trai của Tái Y là Phổ Tuấn đã được cho quá kế thừa tự Quang Tự Đế. Tuy nhiên không lâu sau, Phổ Tuấn cũng bị cưỡng chế quy tông. Lại bởi vì sau khi Tái Y và Tái Lan bị hoạch tội, thường xuyên bị phái đi Tây Bắc, mà hậu duệ Đôn vương phủ có quan hệ tương đối phức tạp cùng "Tây Bắc quân" thời Thanh mạt Dân sơ. Vì vậy về sau, rất nhiều hậu duệ Đôn vương phủ đều gả cho Quân phiệt của Quốc Dân đảng. Là một trong số rất ít Tông chi của nhà Thanh đi lại rất gần với Quốc Dân đảng. Kỳ tịch. Đôn vương phủ sau khi nhập kỳ, được phân vào Tả dực Cận chi Tương Bạch kỳ đệ nhất tộc, cùng kỳ tịch với Hằng vương phủ (hậu duệ Dận Kì), Lý vương phủ (hậu duệ Dận Đào) và phủ Bối lặc Dận Kỳ của Thánh Tổ, Nghi vương phủ (hậu duệ Vĩnh Tuyền) của Cao Tông và Thuần vương phủ (hậu duệ Dịch Hoàn) của Tuyên Tông. Danh sĩ. Hậu duệ Đôn vương phủ nổi danh về thư họa. Như "Tứ phổ" trong "Tùng phong nhã tập" trứ danh thời sơ kì Dân Quốc chính là của hậu duệ Đôn vương phủ hoặc hậu duệ Đôn vương phủ đã quá kế. Cho đến ngày nay, người thừa kế của "Ái Tân Giác La họa phái" vẫn là hậu duệ Đôn vương phủ chiếm tỉ lệ lớn. Phủ đệ. Đôn vương phủ nằm ở một ngõ nhỏ bên trong Triêu Dương môn, nguyên là phủ đệ của Phụ quốc công Lại Mộ Bố, sau chuyển làm Vương phủ của Hằng Ôn Thân vương Dận Kì. Những năm đầu Đạo Quang, Tuyên Tông đem phủ đệ này ban cho Miên Khải.
{ "split": 2, "title": "Đôn Thân vương", "token_count": 462 }
262
Title: Đôn Thân vương Phủ này nguyên có hai phía Đông Tây, kiến trúc chủ yếu ở phía Đông, gồm năm gian Chính môn, bảy gian Chính điện, bảy gian Đông - Tây phối lầu, năm gian Hậu điện, bảy gian Tẩm thất, bảy gian dãy nhà sau. Phía Tây là khu vực sinh hoạt và hoa viên. Sau khi Tuyên Thống Đế thoái vị, một nhà Đôn Thân vương đem phủ đệ cải tạo, phía Tây hình thành mấy tòa Tứ hợp viện, phía Đông và phía Bắc cũng tiến hành cải tạo. Năm 1927, đời cuối cùng của đại tông Đôn vương phủ là Phổ Giản đem bán vương phủ. Viên tẩm. Viên tẩm của thủy tổ Miên Khải nằm ở thôn Sơn Tây của Xương Bình Miên, tục xưng "Tây phần", cũng xưng là "Bắc Sơn phần địa", trục chính hướng Bắc - Nam, mặt xoay hướng Bắc. Năm 1932 bị đạo tặc phát hiện. Năm 1968 bị san bằng. Hiện nay không còn nhiều di tích. Viên tẩm của kế tổ Dịch Thông nằm ở phía nam Diêu Thượng thôn của Thông Châu, tục xưng "Ngũ gia phần", trục chính hướng Đông - Tây, mặt xoay hướng Tây. Năm 1933 bị đào trộm. Năm 1951 bị san bằng. Phía nam "Ngũ gia phần" còn có "Tiểu ngũ gia phần", là phần mộ của Tái Tân - con trai thứ năm của Dịch Thông.
{ "split": 3, "title": "Đôn Thân vương", "token_count": 317 }
263
Title: Đôn Xuân Đôn Xuân là một xã thuộc huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Địa lý. Xã Đôn Xuân nằm ở phía bắc huyện Duyên Hải, có vị trí địa lý: Xã Đôn Xuân có diện tích 26,21 km², dân số năm 2019 là 13.565 người, mật độ dân số đạt 518 người/km². Hành chính. Xã được chia thành 10 ấp: Bà Giam A, Bà Giam B, Bà Nhì, Cây Cồng, Cây Da, Chợ, Lộ Sỏi A, Lộ Sỏi B, Quản Âm, Xóm Tộ. Lịch sử. Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Quyết định 69-HĐBT<ref name=69/1981/QĐ-HĐBT>Quyết định 69-HĐBT về việc chia xã để thành lập xã mới thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Long Hồ, tỉnh Cửu Long</ref> về việc thành lập xã Đôn Xuân trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Đôn Châu thuộc huyện Trà Cú. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13. Theo đó, chuyển toàn bộ 2.621 ha diện tích tự nhiên và 14.808 người của xã Đôn Xuân về huyện Duyên Hải quản lý. Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND<ref name=157/NQ-HĐND></ref> về việc sáp nhập ấp Bào Sấu vào ấp Chợ.
{ "split": 0, "title": "Đôn Xuân", "token_count": 382 }
264
Title: Đông Chu liệt quốc - Xuân Thu thiên Đông Chu liệt quốc - Xuân Thu thiên (, ) là loạt phim truyền hình dã sử do Thẩm Hảo Phóng đạo diễn, xuất phẩm ngày 15 tháng 03 năm 1996 tại Bắc Kinh. Lịch sử. Truyện phim phỏng theo bộ tiểu thuyết chương hồi "Đông Chu liệt quốc chí" của các tác giả Phùng Mộng Long và Sái Nguyên Phóng thời Minh-Thanh. Nội dung. Kết cấu phim khởi sự từ việc U vương đốt phong hỏa đài (烽火戲諸侯) đến khoảng những năm Việt vương Câu Tiễn tranh bá. Kĩ thuật. Phim được thực hiện tại Bắc Kinh và Hà Bắc năm 1995. Hậu trường. Khi phát hành DVD tại Hồng Kông, nhan đề phim được đổi thành Đông Chu liệt quốc chi Xuân Thu ngũ bá (東周列國之春秋五霸). Thành công thương mại bất ngờ của loạt phim mở ra thời kì thăng hoa ngắn ngủi của dòng phim cổ trang chính luận trên truyền hình Trung Quốc, đồng thời, khiến nhà sản xuất quyết định thực hiện phần kế tiếp "Đông Chu liệt quốc - Chiến Quốc thiên". Tại Việt Nam, phần này được Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chiếu sau "Đông Chu liệt quốc - Chiến Quốc thiên" tới mấy năm, khiến khán giả và báo giới tưởng lầm "Chiến Quốc thiên" chỉ là ăn theo.
{ "split": 0, "title": "Đông Chu liệt quốc - Xuân Thu thiên", "token_count": 292 }
265
Title: Đông Chu quân Đông Chu quân (東周君), Đông Chu Văn quân (東周文君), hoặc Đông Chu Tĩnh công (東周靖公), Chu Huệ vương (周惠王), Chu Cung chủ (周共主) (trị vì ? - 249 TCN), tên thật là Cơ Kiệt, được xem là vị vua thứ 38 và là vua cuối cùng của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Đông Chu quân là tông thất dòng dõi nhà Chu. Chu Khảo Vương (440-426 TCN) phong cho em ở đất Hà Nam để làm chức Chu công phụ chính triều đình, người em trở thành Hà Nam Hoàn công, mở đầu cho chi thứ ở phía đông nhà Đông Chu. Hà Nam Hoàn công mất, con là Hà Nam Uy công nối ngôi. Sau đời Uy công đến con là Huệ công (đời thứ 3) nối chức. Nhưng em của Huệ Công là Cơ Căn nổi dậy chống lại anh được 2 nước chư hầu là Hàn và Triệu tôn lập ở đất Củng, sử gọi là Đông Chu quân. Cơ Kiệt là vua cuối cùng của nước này. Mất nước. Năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương đánh Tây Chu, bắt Chu Noản vương và thu chín đỉnh nhà Chu về Tần. Dân Tây Chu chạy lưu vong sang nương nhờ Đông Chu quân, lúc ấy Đông Chu Văn quân đang ở ngôi không rõ được mấy năm. Cơ nghiệp nhà Chu đến đây đúng ra là chấm dứt rồi nhưng lòng người vẫn trông mong ở Đông Chu quân có thể phục hồi vương triều, một số dân chúng lưu vong và những người trung thành với nhà Chu dựa vào Đông Chu quân để chiêu tập nghĩa quân phục quốc. Năm 249 TCN, Tần Trang Tương Vương muốn diệt cỏ tận gốc bèn cử tướng quốc Lã Bất Vi điều quân đi đánh chiếm nốt đất Đông Chu. Toàn bộ đất Tây Chu và Đông Chu đều thuộc về nước Tần, không rõ Đông Chu quân mất năm nào. Sử ký đề cập sự kiện nước Tần "nuốt hai Chu" tức là thôn tính đất hai tiểu quốc Tây Chu và Đông Chu tách ra từ đất nhà Chu trước đây.
{ "split": 0, "title": "Đông Chu quân", "token_count": 449 }
266
Title: Đông Chu quân Tính từ Chu Vũ Vương đến Chu Noản vương thì nhà Chu gồm có 37 vua, Đông Chu quân thực tế không phải thiên tử nhà Chu mà lúc ấy vẫn là vua của nước Đông Chu. Tuy nhiên các sử gia đời sau bởi đề cao chính thống nên chép thời gian 7 năm sau khi nhà Chu diệt vong là thời kỳ trị vì của ông, họ tính Đông Chu quân là vua cuối cùng do đó nhà Chu mới thành 38 vua vậy.
{ "split": 1, "title": "Đông Chu quân", "token_count": 98 }
267
Title: Đông Hưng Đông Hưng là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đông Hưng được công nhận là huyện nông thôn mới vào năm 2019. Địa lý. Cùng với thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng nằm ở trung tâm của tỉnh Thái Bình, có vị trí địa lý: Sông Trà Lý chảy men theo ranh giới phía nam của huyện với các huyện Vũ Thư và Kiến Xương. Trên địa bàn huyện có một mạng lưới chằng chịt các con sông nhỏ lấy nước từ hai con sông là sông Luộc và sông Trà Lý để cấp nước cho sông Diêm Hộ. Trong đó có sông Sa Lung và con sông lớn nhất là sông Tiên Hưng, là nhánh lớn của sông Diêm Hộ, lấy nước từ sông Luộc, chảy qua thị trấn Đông Hưng. Cực đông của huyện nằm tại xã Đông Kinh, cực bắc nằm tại xã Đô Lương, cực tây nằm tại xã Hồng Bạch, cực nam nằm tại xã Đông Á. Huyện Đông Hưng cách thành phố Thái Bình 16 km, cách Hà Nội 94 km. Huyện có diện tích tự nhiên là 191,76 km², toàn bộ là đồng bằng. Dân số năm 2007 là 246.335 người. Hành chính. Huyện Đông Hưng có 38 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Hưng (huyện lỵ) và 37 xã: An Châu, Chương Dương, Đô Lương, Đông Á, Đông Các, Đông Cường, Đông Dương, Đông Động, Đông Hoàng, Đông Hợp, Đông Kinh, Đông La, Đông Phương, Đông Quan, Đông Quang, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Xá, Đông Xuân, Hà Giang, Hồng Bạch, Hồng Giang, Hồng Việt, Hợp Tiến, Liên Giang, Liên Hoa, Lô Giang, Mê Linh, Minh Phú, Minh Tân, Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu, Phú Lương, Thăng Long, Trọng Quan. Lịch sử. Toàn bộ Đông Hưng ngày nay, thời Bắc thuộc, trước thế kỷ 10, thuộc hương Đa Cương, đến nhà Hậu Lê thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Huyện Đông Hưng ngày nay là hợp nhất của hai huyện Tiên Hưng và Đông Quan.
{ "split": 0, "title": "Đông Hưng", "token_count": 457 }
268
Title: Đông Hưng Huyện Đông Quan nằm ở khoảng phía Đông huyện Đông Hưng ngày nay. Từ cổ đến thời thuộc nhà Minh, huyện Đông Quan gọi là Cổ Lan, từ thời nhà Hậu Lê đến nhà Nguyễn đổi tên thành huyện Đông Quan và thuộc phủ Thái Ninh (tên phủ này thời nhà Lý là hương Thái Bình, nhà Trần gọi là lộ An Tiêm, nhà Hậu Lê gọi là phủ Thái Bình, nhà Tây Sơn gọi là phủ Thái Ninh, đầu nhà Nguyễn gọi là phủ Thái Bình sau đổi là Thái Ninh). Các năm 1832-1890, phủ Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định, sau đó mới thuộc tỉnh Thái Bình. Lỵ sở của phủ Thái Bình, vào thời nhà Hậu Lê, lúc đầu là ở xã Đông Động huyện Đông Quan sau chuyển về Cát Đàm. Huyện Tiên Hưng nằm ở khoảng phía tây huyện Đông Hưng ngày nay. Huyện Tiên Hưng trước có tên là huyện Thần Khê, thuộc phủ Tiên Hưng (tên phủ này thời nhà Trần gọi là phủ Long Hưng, nhà Hồ và Hậu Lê gọi là phủ Tân Hưng, thời thuộc Minh trước nhà Lê gọi là Trấn Man, nhà Nguyễn gọi là Tiên Hưng). Các năm 1832 - 1890, huyện Thần Khê (tức là huyện Tiên Hưng sau này) thuộc phủ Tiên Hưng tỉnh Hưng Yên. Năm 1890 - 1894, huyện Thần Khê thuộc phủ Thái Bình tỉnh Thái Bình, Sau đó, thuộc phủ Tiên Hưng tỉnh Thái Bình cho đến khi bỏ cấp phủ thì lấy tên phủ làm tên huyện. Trước khi hợp nhất: Ngày 17 tháng 6 năm 1969, chuyển 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Tây Đô, Hòa Bình, Chi Lăng thuộc huyện Tiên Hưng về huyện Hưng Hà quản lý; hợp nhất 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng thành huyện Đông Hưng.
{ "split": 1, "title": "Đông Hưng", "token_count": 365 }
269
Title: Đông Hưng Sau khi thành lập, huyện Đông Hưng có 47 xã: An Châu, Bạch Đằng, Chương Dương, Đô Lương, Đông Á, Đông Các, Đông Cường, Đông Động, Đông Dương, Đông Giang, Đông Hà, Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Hợp, Đông Huy, Đông Kinh, Đông La, Đông Lĩnh Đông Mỹ, Đông Phong, Đồng Phú, Đông Phương, Đông Quang, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vinh, Đông Xá, Đông Xuân, Hoa Lư, Hoa Nam, Hoàng Diệu, Hồng Châu, Hồng Giang, Hồng Việt, Hợp Tiến, Liên Giang, Lô Giang, Mê Linh, Minh Châu, Minh Tân, Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu, Phú Lương, Thăng Long, Trọng Quan. Ngày 20 tháng 3 năm 1986, chuyển 2 xã Đông Hòa và Hoàng Diệu về thị xã Thái Bình quản lý. Ngày 2 tháng 12 năm 1986, thành lập thị trấn Đông Hưng, thị trấn huyện lỵ huyện Đông Hưng trên cơ sở 52,95 ha diện tích tự nhiên và 2.700 người của xã Đông Hợp; 9,10 ha diện tích tự nhiên và 187 người của xã Đông La; 2,42 ha diện tích tự nhiên và 281 người của xã Nguyên Xá. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển 2 xã Đông Thọ và Đông Mỹ về thành phố Thái Bình quản lý. Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020). Theo đó: Giao thông. Thị trấn huyện lỵ nằm trên điểm giao giữa quốc lộ 10 đi Hải Phòng - Quảng Ninh và quốc lộ 39 đi Hưng Yên - Hà Nội. Đường quốc lộ 39 còn một đoạn ngắn phía Đông cũng nối với đường quốc lộ 10, nhưng ở tại vị trí phía Nam, gần giáp ranh với thành phố Thái Bình, đoạn này đi sang Thái Thụy. Đường sông có: sông Trà Lý, sông Tiên Hưng, sông Diêm Hộ, sông Sa Lung, sông Hoài. Tuyến xe bus thái bình chạy qua huyện 1, Tuyến 02 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - TT. Diêm Điền - Hồng Quỳnh.
{ "split": 2, "title": "Đông Hưng", "token_count": 488 }
270
Title: Đông Hưng Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Cống Thóc thị trấn Diêm Điền - Hồng Quỳnh huyện Thái Thụy. 2, Tuyến 03 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Đông Hưng - Chương Dương - Hưng Hà - Cầu Triều Dương. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thì Nhậm - Đường Lý Bôn (BV Đa khoa Thái Bình, Vincom Thái Bình - Bến xe khách Thái Bình) - P. Hoàng Diệu - Ngã tư Gia Lễ - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Nguyên Xá - Phú Châu/Phong Châu - Hợp Tiến - Minh Phú - Chương Dương - Liên Hoa - Thăng Long - Minh Tân - Quốc lộ 39 (huyện Hưng Hà) - Cầu Triều Dương tỉnh Hưng Yên. 3, Tuyến 04 Hoàng Hà: TP. Thái Bình -Đông Hưng - Quỳnh Côi - Phố Bến Hiệp. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thì Nhậm - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Ngã ba Đọ - Thị trấn Quỳnh Côi - Bến Hiệp huyện Quỳnh Phụ. 4, Tuyến 05 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Thái Ninh - Bến xe Chợ Lục. Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Thái Giang - Thái Hà - Thái Phúc, Thái Ninh, chợ Lục, chợ Cầu, Thái Thượng huyện Thái Thụy. 5, Tuyến 07 Phiệt Học: TP. Thái Bình - Vô Hối - Diêm Điền - Thụy Tân. Lộ trình: Thành phố Thái Bình - Long Hưng - Gia Lễ - Vô Hối - Diêm Điền - Thụy Tân. 6, Tuyến 209 Huy Hoàng: Thành phố Thái Bình - Quý Cao - Thành phố Hải Dương. Lộ trình: Thành phố Thái Bình - thị trấn Đông Hưng - Cầu Nghìn - Vĩnh Bảo - Quý Cao - Tứ Kỳ - Thành phố Hải Dương.
{ "split": 3, "title": "Đông Hưng", "token_count": 510 }
271
Title: Đông Hưng 7, Tuyến 57 (trong tương lai): TP. Thái Bình - An Châu (Đông Hưng). Làng nghề. Đông Hưng là huyện có đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ... cho nền kinh tế của tỉnh Thái Bình. Với các huyện phía Bắc đồng bằng sông Hồng có nhiều khu công nghiệp, thì nền kinh tế đã thay da đổi thịt phát triển với tốc độ nhanh do sự có mặt của các công ty, nhà máy trong và ngoài nước. Sức ảnh hưởng tích cực của khu (cụm) công nghiệp đến đời sống người dân càng rõ nét hơn ở một số huyện ít nghề phụ với nền nông nghiệp là chủ đạo vốn độc canh cây lúa. Tuy vị trí địa lý, điều kiện không thuận lợi bằng phía Bắc đồng bằng sông Hồng song Đông Hưng với sự cần cù, tìm tòi, học hỏi sáng tạo của người dân thì nền kinh tế huyện cũng có sự thay đổi rõ nét với sự góp mặt của nhiều ngành nghề phụ của người dân như: chế biến lương thực, mây tre đan, nghề may, dệt chiếu, buôn bán, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Cũng vì thế, mà bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống nâng cao, nhiều hộ khá giả, cơ sở hạ tầng vật chất của người dân cũng khang trang đầy đủ dần là một điều rất đáng khích lệ của địa phương vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng. Các địa phương có nghề, nghề phụ như:
{ "split": 4, "title": "Đông Hưng", "token_count": 316 }
272
Title: Đông Hoàng, Đông Sơn Đông Hoàng là một xã thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Thông tin địa lý. Xã Đông Hoàng có diện tích: 5,1498 km². Theo Tổng điều tra dân số năm 2012, xã Đông Hoàng có dân số 4.919 người. Xã Đông Hoàng nằm ở phía tây bắc huyện Đông Sơn. Địa giới hành chính: Hành chính. Từ thời nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, xã Đông Hoàng thuộc tổng Thạch Khê, gồm các thôn: thôn Hoàng Hộc (xã Hoàng Hộc), thôn Hộc Thượng (xã Phù Liễn) và thôn Thọ Phật.. Tên gọi xã Đông Hoàng có từ năm 1953. Năm 1973, làng Cẩm Tú thuộc xã Đông Ninh được sáp nhập vào xã Đông Hoàng. Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Hoàng thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Hoàng lại thuộc huyện Đông Sơn. Xã Đông Hoàng ngày nay gồm các làng: Học Thượng, Hoàng Học, Thọ Phật, Cẩm Tú, Tâm Binh, Chùy Lạc Giang . Giáo dục. Xã Đông Hoàng có 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở và 01 trường mầm non.
{ "split": 0, "title": "Đông Hoàng, Đông Sơn", "token_count": 292 }
273
Title: Đông Lương Đông Lương là một phường thuộc thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Địa lý. Phường Đông Lương nằm ở phía nam thành phố Đông Hà, có vị trí địa lý: Phường Đông Lương có diện tích là 19,93 km²,dân số năm 2010 là 9.156 người, mật độ dân số đạt 459 người/km². Hành chính. Phường Đông Lương được chia thành 8 khu phố: 1, 2, 3, Đại Áng, Lai Phước, Tân Vĩnh, Trung Chỉ, Vĩnh Phước.<ref name="21/NQ-HĐND">Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên thôn, khu phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đang công tác dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị</ref> Lịch sử. Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 8/1999/NĐ-CP<ref name=8/1999/NĐ-CP></ref> về việc thành lập phường Đông Lương trên cơ sở toàn bộ 1.969,21 ha diện tích tự nhiên và 6.432 nhân khẩu của xã Triệu Lương.
{ "split": 0, "title": "Đông Lương", "token_count": 295 }
274
Title: Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Tuy nhiên chỉ sau 13 năm, theo số liệu mới đây năm 2021 của Tổng cục Thống kê VN, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18.719.266 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.560,6 km², với mật độ dân số bình quân 795 người/km², chiếm 19,1% dân số cả nước. Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ) vào vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%. Lịch sử hình thành các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Năm 1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963, Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ, tuy nhiên danh từ này vẫn thông dụng để chỉ định khu vực địa lý.
{ "split": 0, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 466 }
275
Title: Đông Nam Bộ Giai đoạn 1966-1975 thời Đệ Nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Năm 1975, sáp nhập các tỉnh thành để thành lập các tỉnh thành mới lớn hơn, khi đó miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh (tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy). Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ. Năm 1979, miền Đông Nam Bộ gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Năm 1991, miền Đông Nam Bộ có 5 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ năm 1997 đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Địa lý. Địa hình. Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 - 700m (H.Bù Gia Mập, Bình Phước - phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống 1m (H.Bình Chánh, TP.HCM - giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long). Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp xen bưng bàu trũng, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam
{ "split": 1, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 485 }
276
Title: Đông Nam Bộ Các ngọn núi cao ở khu vực:<br>-Núi Bà Đen - 986m (Tây Ninh)<br>-Núi Chứa Chan - 838m (Đồng Nai)<br>-Núi Bà Rá - 736m (Bình Phước)<br>-Núi Mây Tào - 716m (Bà Rịa Vũng Tàu)<br>-Núi Dinh - 505m (Bà Rịa Vũng Tàu)<br>-Núi Cậu - 289m (Bình Dương) Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại. Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời Sông ngòi. Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào (Thủy Điện Trị An, Thủy Điện Thác Mơ, Thủy Điện Cần Đơn, Thủy Điện Srok Pu Mieng) Các hồ thủy lợi và thủy điện ngăn sông có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt có diện tích lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Phước hòa. Đặc biệt là hồ thủy lợi Phước Hòa và hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
{ "split": 2, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 509 }
277
Title: Đông Nam Bộ Bờ biển. Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Tất cả các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia các tỉnh thành Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các đô thị vốn là thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ trước đây đều đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh (ngoại trừ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương). Trong đó, tỉnh Bình Dương có 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An, tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố là Bà Rịa và Vũng Tàu. Trong suốt thời kỳ từ đầu năm 1975 cho đến năm 1991, toàn vùng Đông Nam Bộ chỉ có 2 thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa. Từ năm 1991 đến nay, lần lượt các thị xã được nâng cấp thành các thành phố trực thuộc tỉnh. Các thành phố được thành lập trước năm 1976: Các thành phố được thành lập từ năm 1991 đến nay: Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có 1 đô thị loại đặc biệt: Thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Trung ương); 3 đô thị loại I: Thủ Dầu Một (thuộc tỉnh Bình Dương), Biên Hòa (thuộc tỉnh Đồng Nai), Vũng Tàu (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Các thành phố là đô thị loại II: Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Dĩ An (thuộc tỉnh Bình Dương). Các thành phố còn lại là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đô thị. Tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2023, vùng Đông Nam Bộ có: Kinh tế.
{ "split": 3, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 482 }
278
Title: Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác. Về Công nghiệp: khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh,chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng;cơ cấu sản xuất cân đối,bao gồm công nghiệp nặng,công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.Một số ngành công nghiệp đang hình thành và phát triển như dầu khí,điện tử,công nghệ cao. Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc, đậu... (Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng mía, mì, đậu phộng lớn nhất) là thế mạnh của vùng. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Tỉnh Bình Phước là tỉnh xuất khẩu Điều lớn nhất VN, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu trung bình 3 tỷ USD mỗi năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu hiện là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất VN. Tứ giác kinh tế trọng điểm. Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả bốn tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...
{ "split": 4, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 488 }
279
Title: Đông Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới. Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là Biên Hoà. Các huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là 3 huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Các huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ. Trong tương lai, Nhơn Trạch sẽ là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có thị xã công nghiệp nổi bật là Bến Cát và 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương với năm quận nội thành là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Nam Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện ngoại thành là Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng(Đến nay vẫn chưa thực hiện được).
{ "split": 5, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 492 }
280
Title: Đông Nam Bộ Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Nhắc đến Bà Rịa – Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất... Tương lai của khu vực này sẽ có nhiều trong các dự án lớn như: sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thành phố mới Bình Dương (Bình Dương), các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Quy hoạch Tứ giác kinh tế. Theo Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
{ "split": 6, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 386 }
281
Title: Đông Nam Bộ Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HĐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa – Vũng Tàu...
{ "split": 7, "title": "Đông Nam Bộ", "token_count": 287 }
282
Title: Đông Tây Hội Ngộ Đông Tây Hội Ngộ (tiếng Anh: East Meets West) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Đông Nam Á và Nam Á. Nó được thành lập năm 1988 bởi bà Phùng Thị Lệ Lý, có trụ sở ở Oakland, California, Hoa Kỳ. Sứ mệnh. Đông Tây Hội Ngộ xác định sứ mệnh của mình là "cải thiện tình hình y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại Đông Nam Á bằng cách xây dựng quan hệ đối tác, phát triển các cơ hội và đưa ra các giải pháp bền vững." Những nhà hoạt động tin rằng mọi người đều cần phải được tiếp cận với nguồn nước sạch, điều kiện chăm sóc y tế phù hợp và nền giáo dục tốt, những yếu tố cơ bản của cuộc sống thông thường. Tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh và nước sạch với mục đích giúp cho người dân châu Á đạt được sự tự túc. Các chương trình chính là: cung cấp cho trẻ em nghèo nền giáo dục tốt, nước sạch và sự chăm sóc y tế thiết yếu, phẫu thuật chữa lành các khuyết tật tim cho trẻ em (chiến dịch Trái tim Khỏe mạnh), trao học bổng để cải thiện kết quả học tập (SPELL), hỗ trợ trẻ em khuyết tật, chương trình nha khoa, chương trình vệ sinh và nước sạch. Trong năm 2011, Đông Tây Hội Ngộ đã đầu tư 13 triệu đô la Mỹ cho các chương trình của mình. Đông Tây Hội Ngộ nhận được đánh giá bốn sao từ Charity Navigator và được liệt kê là một trong "10 tổ chức từ thiện phát triển nhanh" . Các đối tác và nhà tài trợ. Đông Tây Hội Ngộ hợp tác với các tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, các quỹ tài trợ, các hiệp hội, bệnh viện và các cơ sở giáo dục địa phương nhằm nâng cao chất lượng chương trình của họ và mở rộng phạm vi và tác động của nó. Những đối tác chính gồm có: GE Healthcare, Design that Matters, Blue Planet Network, VNHELP, Aspen Network of Development Entrepreneurs, Osprey Packs, Masimo, International Children Assistance Network (ICAN) và Pacific Links.<ref name="eastmeetswest.org/partners"></ref>
{ "split": 0, "title": "Đông Tây Hội Ngộ", "token_count": 507 }
283
Title: Đông Tây Hội Ngộ Đông Tây Hội Ngộ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính từ các cơ quan chính phủ, các quỹ tài trợ, các công ty và cá nhân. Các nhà tài trợ chính gồm có quỹ Bill & Melinda Gates, The Global Partnership on Output-based aid, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cơ quan Phát triển Quốc tế Úc, Irish Aid, The Atlantic Philanthropies, [quỹ Lemelson, quỹ Ford, công ty Boeing và Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill.<ref name="eastmeetswest.org/funders"></ref> Khu vực hoạt động. Đông Tây Hội Ngộ hiện đang giúp ích cho các cộng đồng tại tám quốc gia châu Á bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Thái Lan và Đông Timor. Lịch sử. Tổ chức được sáng lập bởi bà Phùng Thị Lệ Lý, người mà cuộc đời đã được ghi lại trong hai cuốn sách bà viết và trong bộ phim của Oliver Stone, Trời và Đất dựa trên cuốn tự truyện Khi Đất Trời đảo lộn ("When Heaven and Earth Changed Places") của bà. Năm 1986, bà đã trở về thăm ngôi làng nơi bà sinh ra ở miền trung Việt Nam và bắt đầu chữa lành những vết thương chiến tranh và gieo những hạt giống cho sự hoà giải. Từ các dự án ban đầu của Lệ Lý - Mothers Love Pediatric Clinic và Peace Village Medical Center - Đông Tây Hội Ngộ vang danh như một tổ chức phi chính phủ (NGO) có uy tín tại Việt Nam, thực hiện nhiều dự án xã hội quan trọng cho đất nước. Năm 1993, Đông Tây Hội Ngộ nhận được tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và xây dựng Làng Hy vọng, nơi trú ngụ cho 136 trẻ em nghèo từ miền trung Việt Nam. Từ năm 1998, tổ chức phối hợp với Atlantic Philanthropies đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục của Việt Nam, bao gồm các thư viện trường đại học và bệnh viện đa khoa, trong đó có một trung tâm tim mạch 200 giường tại Huế và một trung tâm đào tạo tiếng Anh mười hai tầng ở Đà Nẵng. Năm 2003, John Anner đã rời Hiệp hội Báo chí Độc lập để đứng đầu Đông Tây Hội Ngộ.
{ "split": 1, "title": "Đông Tây Hội Ngộ", "token_count": 506 }
284
Title: Đông Tây Hội Ngộ Năm 2006, Đông Tây Hội Ngộ đã đồng tổ chức quyên tặng thiết bị y tế cho bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Năm 2008, tổ chức bắt đầu mở rộng phạm vi sang Lào, Campuchia và Đông Timor rồi sau đó là Philippines, Ấn Độ và Myanmar. Năm 2012, quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ cho Đông Tây Hội Ngộ 10,9 triệu USD để cải thiện môi trường và thói quen vệ sinh cho người nghèo ở nông thôn Việt Nam và Campuchia.
{ "split": 2, "title": "Đông Tây Hội Ngộ", "token_count": 108 }
285
Title: Đông xưởng Đông xưởng hay Đông tập sự xưởng () là một cơ quan mật thám và gián điệp thời nhà Minh do các hoạn quan điều hành. Cơ quan này được thành lập bởi Minh Thành Tổ. Lịch sử. Sau khi cướp ngôi đứa cháu ruột Minh Huệ Đế vào năm 1402, Minh Thành Tổ nỗ lực giữ chân nhiều cựu thần từng phục vụ trong triều đình Minh Huệ Đế, nhưng vài người trong số họ lại phản đối ông kịch liệt. Năm 1420, để trấn áp phe phái đối lập chính trị, Minh Thành Tổ quyết định thành lập Đông xưởng (nằm ở phía đông hoàng cung), một cơ quan gián điệp và mật thám do các hoạn quan điều hành. Thành viên Đông xưởng chịu trách nhiệm theo dõi nhân sự nhà nước ở mọi cấp bậc, từ sĩ quan quân đội, sĩ đại phu cho đến cả quân nổi loạn lẫn thường dân nói chung. Đông xưởng sẽ điều tra và bắt giữ nghi phạm rồi giao cho Cẩm y vệ thẩm vấn. Cuối thời nhà Minh, Đông xưởng sở hữu lực lượng chiến thuật và nhà tù riêng. Đã có lúc Đông xưởng hùng mạnh đến mức trước những nhà lãnh đạo của cơ quan này, các quan chức nhà nước cũng phải thực hiện nghi thức khấu đầu. Đông xưởng tồn tại mãi tới năm 1644, cuối thời nhà Minh. Tây xưởng được Minh Hiến Tông thành lập vào năm 1477, ban đầu có nhiệm vụ săn lùng đạo sĩ tà giáo, về sau dần trở thành cơ quan đối địch với Đông xưởng. Tây xưởng hoạt động liên tục trừ một khoảng thời gian gián đoạn từ năm 1482 đến năm 1506, và giải thể vào năm 1510. Nội hành xưởng với nhiệm vụ khống chế Đông xưởng, Tây xưởng và Cẩm y vệ, ra đời vào năm 1505, thời Minh Vũ Tông, và cũng giải thể vào năm 1510. Thời Minh Thần Tông, Nội hành xưởng từng được tái lập và tồn tại trong thời gian ngắn.
{ "split": 0, "title": "Đông xưởng", "token_count": 434 }
286
Title: Đĩa đá Dropa Đĩa đá Dropa, còn gọi là Đĩa đá Dzopa, Đá Dropas hoặc Đá Drop-ka, được một số nhà nghiên cứu UFO và giả khảo cổ học khẳng định là một chuỗi gồm ít nhất 716 đĩa đá hình tròn có niên đại khoảng 12.000 năm, trên đó có thể tìm thấy các dấu hiệu giống như chữ tượng hình nhỏ. Mỗi đĩa được cho là có đường kính lên tới 1 foot (30 cm) và có hai rãnh, bắt nguồn từ một lỗ ở chính giữa có dạng xoắn ốc kép. Những dấu hiệu giống như chữ tượng hình được cho là đã tìm thấy trong các rãnh này. Không có hồ sơ nào ghi chép về những viên đá được trưng bày trong bất kỳ viện bảo tàng nào trên thế giới; do đó chúng được coi là một trò lừa bịp. Sở Văn Minh. Năm 1962, Sở Văn Minh () được cho là đã kết luận rằng các đường rãnh trên đĩa đá này thực ra là những chữ tượng hình rất nhỏ, không có cái nào thuộc kiểu mẫu từng được nhìn thấy trước đây, và có thể chỉ nhìn rõ khi sử dụng kính lúp. Chuyên gia này tuyên bố rằng ông đã giải mã đĩa đá thành câu chuyện kể về một con tàu vũ trụ gặp phải sự cố khi hạ cánh xuống khu vực hang động thuộc dãy núi Ba Nhan Khách Lạp, và phi thuyền chứa những người Dropa không thể sửa chữa con tàu và do đó buộc phải thích nghi với đời sống trên Trái Đất. Hơn nữa, nghiên cứu của ông khẳng định rằng người Dropa đã bị chính người Hán địa phương săn lùng và giết hại trong suốt một thời gian. Sở Văn Minh đặc biệt lưu ý rằng có một hình khắc rõ ràng đã kể lại câu chuyện này như sau: "Người Dropa bay xuống từ những đám mây trên phi thuyền của họ. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em của chúng tôi đã trốn trong hang mười lần trước khi mặt trời mọc. Cuối cùng, khi chúng tôi hiểu được ngôn ngữ ký hiệu của người Dropa, chúng tôi nhận ra rằng những người mới đến có ý định hòa bình".
{ "split": 0, "title": "Đĩa đá Dropa", "token_count": 452 }
287
Title: Đĩa đá Dropa Sở Văn Minh được cho là đã công bố phát hiện của mình vào năm 1962 trên một tạp chí chuyên ngành để rồi về sau bị chế giễu và không mấy ai tin tưởng. Không lâu sau đó, người ta cho rằng ông ta đi sang Nhật Bản sống lưu vong rồi qua đời không lâu sau khi hoàn thành bản thảo tác phẩm của riêng mình. Khảo sát của Nga. Giới nghiên cứu người Nga đề nghị phía Trung Quốc chuyển số đĩa đá này để họ tiến hành nghiên cứu và một số được chuyển đến Moskva. Khi vừa đưa đến thủ đô thì người ta nói rằng số đĩa đá này đã được cạo để tìm các hạt rời và qua phân tích hóa học cho thấy chúng chứa một lượng lớn coban và các chất kim loại khác. Như được ghi lại trên tạp chí "Sputnik" của Liên Xô, Tiến sĩ Vyacheslav Zaitsev mô tả một thí nghiệm đặt đĩa đá trên một bàn xoay đặc biệt, nhờ đó chúng được hiển thị "độ rung" hoặc "kêu vù vù" theo nhịp điệu bất thường như thể có một điện tích chạy qua vậy. Ernst Wegerer. Có người kể lại rằng một viên kỹ sư người Áo tên là Ernst Wegerer (Wegener) đã đến thăm Bảo tàng Bán Pha ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào năm 1974 thì tình cờ nhìn thấy hai chiếc đĩa đá Dropa. Khi Wegerer hỏi chuyện về những chiếc đĩa đá này thì người quản lý không nói được gì cả nhưng cho phép ông ta cầm một chiếc trên tay và chụp ảnh cận cảnh. Ông tuyên bố rằng trong các bức ảnh của mình không thể nhìn thấy hàng chữ tượng hình vì chúng đã bị đèn flash của máy ảnh che khuất và cũng do số đĩa này dần xuống cấp. Đến năm 1994, những cái đĩa đá này và tay quản lý đột nhiên biến mất tăm hơi khỏi bảo tàng. Ấn phẩm. Tài liệu tham khảo về Dropa và đĩa đá Dropa được tìm thấy trong ấn bản tháng 7 năm 1962 của tạp chí ăn chay của Đức mang tên "Das vegetarische Universum".
{ "split": 1, "title": "Đĩa đá Dropa", "token_count": 439 }
288
Title: Đĩa đá Dropa Chúng được đề cập trong cuốn sách năm 1978 nhan đề "Sungods in Exile" của David Agamon (tên thật là David A. Gamon). Cuốn sách này được viết như thể đây là bộ phim tài liệu về chuyến thám hiểm năm 1947 của nhà khoa học Karyl Robin-Evans. Nội dung sách kể về chuyến du hành được cho là của Robin-Evans đến vùng hẻo lánh thuộc dãy núi Ba Nhan Khách Lạp để rồi ông tìm thấy sắc tộc người lùn được gọi là Dropa. Theo cuốn sách của ông cho biết thì quần thể người Dropa bao gồm vài trăm thành viên, tất cả đều cao khoảng 1,2 m. Robin-Evans được cho là đã sống trong cộng đồng người Dropa suốt hơn nửa năm và trong thời gian đó, ông tìm cách học hỏi ngôn ngữ và lịch sử của họ, đồng thời làm cho một trong những phụ nữ Dropa mang thai. Ông ấy được người Dropa cho biết rằng họ đã bị mắc kẹt ở nơi đây từ lâu rồi và rằng tổ tiên của họ bắt nguồn từ một hành tinh trong chòm sao Sirius. Gamon về sau đã tiết lộ trên tờ "Fortean Times" của Anh rằng cuốn sách của ông chỉ là một tác phẩm châm biếm và "trò lừa bịp yêu thích". Tại Nhật Bản, đĩa đá này được nhắc đến vào năm 1996 khi dịch phẩm "Satelliten der Götter" ('Vệ tinh của chư Thần') của Hartwig Hausdorf và Peter Krassa vừa mới phát hành. Tranh cãi.
{ "split": 2, "title": "Đĩa đá Dropa", "token_count": 342 }
289
Title: Đĩa đá Dropa Có ý kiến cho rằng Sở Văn Minh không phải là tên thật bằng tiếng Trung. Chẳng có tài liệu nào nhắc đến vị chuyên gia này ở Trung Quốc ngoài mối liên hệ của ông ta với những chiếc đĩa đá Dropa. Theo Hartwig Hausdorf, một người say mê Dropa, Sở Văn Minh là một "cái tên cũ bằng tiếng Nhật nhưng đã được chuyển thể sang tiếng Trung". Theo hệ thống phiên âm của Gould-Parkinson thì chữ "drop-ka" trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là "cô mịch" hoặc "cư dân của đồng cỏ". Nó được cho là tên của một bộ lạc chăn nuôi gia súc du mục Tây Tạng trên cao nguyên phía đông Tây Tạng. Do những bức ảnh của Wegerer thiếu bằng chứng cụ thể về chữ tượng hình, chúng thể hiện sự giống nhau với những chiếc đĩa "Bích". "Bích" là những đĩa ngọc tròn có lỗ ở tâm. Khi bị chôn vùi trong lòng đất, các khoáng chất sẽ biến chúng thành nhiều màu. "Bích" đã có từ năm 3000 trước Công nguyên và phổ biến ở khu vực ngày nay là Thiểm Tây. Một số chiếc đĩa "bích" được trang trí bằng các rãnh song song và các dấu hiệu khác.
{ "split": 3, "title": "Đĩa đá Dropa", "token_count": 279 }
290
Title: Đĩa đơn Trong nền công nghiệp âm nhạc, đĩa đơn (single) thường là một bài hát xuất hiện trong album hiện thời, nhằm mục đích để quảng bá album đó. Đĩa đơn được phát hành theo nhiều cách khác nhau, nhưng theo bình thường, họ thường đính kèm thêm một vài bài hát khác đã được hoàn thành vào chung. Ngoài ra, nó cũng thường được đưa lên Internet để người cần có thể mua trên mạng hoặc xem miễn phí. Ngoài ra, đĩa đơn thường được chơi trên radio. Album đĩa đơn. Trong âm nhạc Hàn Quốc, ngoài hai thuật ngữ "album" và "đĩa đơn" còn tồn tại song song một thuật ngữ bổ sung, "album đĩa đơn" (tiếng Hàn: 싱글 음반; RR: singgeul eumban), bao gồm một đĩa nhạc gồm nhiều bài hát, nhưng không đủ dài để tạo thành đĩa mở rộng (EP).
{ "split": 0, "title": "Đĩa đơn", "token_count": 190 }
291
Title: Đĩa phân tán Đĩa phân tán (hoặc đĩa rải rác) là một đĩa vũ trụ tròn ở xa trong Hệ Mặt Trời, tại đó tồn tại thưa thớt các thiên thể băng nhỏ trong hệ Mặt Trời vốn là một tập hợp con của một nhóm rộng lớn hơn các vật thể bên ngoài sao Hải Vương. Các vật thể đĩa phân tán có độ lệch tâm quỹ đạo cao tới 0,8, độ nghiêng cao tới 40° và củng điểm quỹ đạo lớn hơn . Những quỹ đạo cực đoan này được cho là kết quả của sự "phân tán" hấp dẫn gây ra do các hành tinh khí khổng lồ, và các vật thể này tiếp tục chịu sự nhiễu loạn do Sao Hải Vương gây ra. Mặc dù các vật thể đĩa phân tán gần nhất tiếp cận Mặt trời vào khoảng 30–35 AU, quỹ đạo của chúng có thể mở rộng hơn 100 AU. Điều này làm cho các vật thể phân tán nằm trong số các vật thể lạnh nhất và xa nhất trong Hệ Mặt Trời. Phần trong cùng của đĩa phân tán chồng chéo với một khu vực có hình xuyến bao gồm các vật thể có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời được gọi theo truyền thống là vành đai Kuiper, nhưng giới hạn bên ngoài của nó vượt ra xa khỏi Mặt Trời hơn nhiều, đồng thời vượt ra xa trên và dưới mặt phẳng hoàng đạo hơn nhiều so với vành đai Kuiper thích hợp. Do tính chất không ổn định của nó, các nhà thiên văn học hiện coi đĩa phân tán là nơi khởi nguồn của hầu hết các sao chổi định kỳ trong Hệ Mặt trời, trong đó nhóm hành tinh vi hình Centaur - một tập hợp các thiên thể băng giá nằm giữa Sao Mộc và Sao Hải Vương - là giai đoạn trung gian trong quá trình di chuyển vật thể từ đĩa vào Hệ Mặt Trời bên trong. Cuối cùng, những nhiễu loạn từ các hành tinh khổng lồ đã đẩy những vật thể này về phía Mặt trời, biến chúng thành sao chổi định kỳ. Nhiều vật thể của đám mây Oort cũng được cho là có nguồn gốc từ đĩa phân tán. Các vật thể tách rời không khác biệt rõ rệt lắm so với các vật thể đĩa phân tán và một số vật thể như Sedna đôi khi được cho là thuộc về nhóm này. Phát hiện.
{ "split": 0, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 490 }
292
Title: Đĩa phân tán Theo truyền thống, các thiết bị như bộ so sánh chớp mắt được sử dụng trong thiên văn học để phát hiện các vật thể trong Hệ Mặt Trời, bởi vì các vật thể này sẽ di chuyển giữa hai lần phơi sáng — điều này liên quan đến các bước tốn thời gian như phơi sáng và phát triển các tấm ảnh hoặc phim, sau đó sử dụng bộ so sánh chớp mắt để phát hiện thủ công các đối tượng tiềm năng. Trong suốt những năm 1980, việc sử dụng máy ảnh dựa trên cảm biến CCD trong kính thiên văn giúp tạo ra hình ảnh điện tử trực tiếp mà sau đó có thể được số hóa và chuyển sang hình ảnh kỹ thuật số một cách dễ dàng. Vì CCD thu được nhiều ánh sáng hơn phim (khoảng 90% so với 10% số lượng ánh sáng tới) và việc nhấp nháy hiện có thể được thực hiện trên màn hình máy tính điều chỉnh được nên các cuộc khảo sát cho phép thông lượng cao hơn. Kết quả là một loạt các khám phá mới: hơn một nghìn vật thể ngoài Sao Hải Vương được phát hiện từ năm 1992 đến năm 2006. Vật thể đĩa phân tán đầu tiên được công nhận là một dạng vật thể như vậy là , ban đầu được xác định vào năm 1996 bởi các nhà thiên văn học tại Mauna Kea ở Hawaii. Ba vật thể nữa đã được xác định bởi cùng một cuộc nghiên cứu vào năm 1999: , và . Vật thể đầu tiên hiện được phân loại là vật thể đĩa phân tán được phát hiện là , được tìm thấy vào năm 1995 bởi Spacewatch. Tính đến năm 2011, hơn 200 vật thể đĩa phân tán đã được xác định, bao gồm Gǃkúnǁʼhòmdímà (do Schwamb, Brown, và Rabinowitz phát hiện), (NEAT), Eris (Brown, Trujillo, và Rabinowitz), Sedna (Brown, Trujillo, và Rabinowitz) và (Khảo sát đường hoàng đạo sâu). Mặc dù số lượng vật thể trong vành đai Kuiper và đĩa phân tán được giả thuyết là gần bằng nhau, nhưng độ lệch quan sát do khoảng cách xa hơn của chúng có nghĩa là cho đến nay có ít hơn nhiều các vật thể đĩa phân tán đã được quan sát thấy. Quỹ đạo.
{ "split": 1, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 483 }
293
Title: Đĩa phân tán Đĩa phân tán là một môi trường rất năng động. Vì chúng vẫn có khả năng bị nhiễu loạn bởi Sao Hải Vương, quỹ đạo của các vật thể đĩa phân tán luôn có nguy cơ bị gián đoạn; hoặc bị đẩy ra ngoài đám mây Oort hoặc vào trong quần thể centaur và cuối cùng là gia đình sao chổi sao Mộc. Vì lý do này, Gladman và cộng sự thích gọi khu vực là đĩa phân tán hơn là phân tán. Không giống như các vật thể thuộc vành đai Kuiper, quỹ đạo của các vật thể dạng đĩa phân tán có thể nghiêng tới 40° so với mặt phẳng hoàng đạo. Vật thể đĩa phân tán thường được đặc trưng bởi quỹ đạo có độ lệch tâm trung bình và cao với bán trục lớn hơn 50 AU, nhưng tại điểm cận nhật chúng nằm trong tầm ảnh hưởng của Sao Hải Vương. Có điểm cận nhật khoảng 30 AU là một trong những đặc điểm xác định của các vật thể phân tán, vì nó cho phép Sao Hải Vương gây ảnh hưởng hấp dẫn lên nó. Các vật thể cổ điển (cubewano) rất khác với các vật thể phân tán: hơn 30% tất cả các vật thể cubewano nằm trên quỹ đạo hình gần tròn, độ nghiêng thấp và độ lệch tâm đạt cực đại 0,25. Các vật thể cổ điển có độ lệch tâm từ 0,2 đến 0,8. Mặc dù độ nghiêng của các vật thể phân tán tương tự như các vật thể thuộc vành đai Kuiper cực đoan hơn nhưng rất ít vật thể phân tán có quỹ đạo gần với đường hoàng đạo như phần lớn các vật thể thuộc vành đai Kuiper. Mặc dù các chuyển động trong đĩa phân tán là ngẫu nhiên nhưng chúng có xu hướng tuân theo các hướng tương tự, có nghĩa là các vật thể đĩa phân tán có thể bị mắc kẹt trong cộng hưởng tạm thời với Sao Hải Vương. Ví dụ về quỹ đạo cộng hưởng có thể xảy ra trong đĩa phân tán bao gồm 1:3, 2:7, 3:11, 5:22 và 4:79. Hình thành. Đĩa phân tán vẫn chưa được hiểu rõ: chưa có mô hình nào về sự hình thành của vành đai Kuiper và đĩa phân tán đã được đề xuất giải thích tất cả các đặc tính quan sát được của chúng.
{ "split": 2, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 492 }
294
Title: Đĩa phân tán Theo các mô hình đương đại, đĩa phân tán hình thành khi các vật thể ở vành đai Kuiper bị "phân tán" thành các quỹ đạo lệch tâm và nghiêng do tương tác hấp dẫn với Sao Hải Vương và các hành tinh bên ngoài khác. Khoảng thời gian để quá trình này xảy ra vẫn chưa chắc chắn. Một giả thuyết ước tính một chu kỳ bằng toàn bộ tuổi của Hệ Mặt trời; giả thuyết thứ hai cho rằng sự phân tán diễn ra tương đối nhanh chóng, trong kỷ nguyên di cư ban đầu của Sao Hải Vương. Các mô hình cho sự hình thành liên tục trong suốt thời kỳ của Hệ Mặt trời minh họa rằng tại các cộng hưởng yếu trong vành đai Kuiper (chẳng hạn như 5:7 hoặc 8:1), hoặc tại các ranh giới của cộng hưởng mạnh hơn, các vật thể có thể phát triển sự bất ổn định quỹ đạo yếu qua hàng triệu năm. Cộng hưởng 4:7 nói riêng có độ bất ổn định lớn. Các thiên thể trong vành đai Kuiper cũng có thể được chuyển sang quỹ đạo không ổn định bằng cách đi gần tới các vật thể khối lượng lớn, hoặc do va chạm. Theo thời gian, đĩa rải rác sẽ dần hình thành từ những sự kiện biệt lập này.
{ "split": 3, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 271 }
295
Title: Đĩa phân tán Các mô phỏng trên máy tính cũng cho thấy sự hình thành đĩa phân tán nhanh hơn và sớm hơn. Các lý thuyết hiện đại chỉ ra rằng cả Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đều không thể hình thành "tại chỗ" ngoài Sao Thổ, vì có quá ít vật chất nguyên thủy tồn tại ở phạm vi đó để tạo ra các vật thể có khối lượng lớn như vậy. Thay vào đó, những hành tinh này, và Sao Thổ, có thể đã hình thành gần hơn với sao Mộc, nhưng đã bị văng ra ngoài trong quá trình tiến hóa ban đầu của Hệ Mặt Trời, có lẽ thông qua sự trao đổi momen động lượng với các vật thể phân tán. Khi quỹ đạo của Sao Mộc và Sao Thổ chuyển sang cộng hưởng 2:1 (hai quỹ đạo của Sao Mộc cho mỗi quỹ đạo của Sao Thổ), lực hấp dẫn tổng hợp của chúng đã phá vỡ quỹ đạo của Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương, đưa Sao Hải Vương vào thế "hỗn loạn" tạm thời của tiền-vành đai Kuiper. Khi Sao Hải Vương di chuyển ra ngoài, nó làm phân tán nhiều vật thể bên ngoài Sao Hải Vương vào những quỹ đạo cao hơn và lệch tâm hơn. Mô hình này nói rằng 90% hoặc nhiều hơn các vật thể trong đĩa phân tán có thể đã được "đẩy vào những quỹ đạo lệch tâm này bởi sự cộng hưởng của Sao Hải Vương trong kỷ nguyên di chuyển...[do đó] đĩa phân tán có lẽ đã không bị phân tán đến như vậy." Thành phần. Các vật thể phân tán, giống như các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương khác, có mật độ thấp và được cấu tạo phần lớn từ các chất bay hơi đóng băng như nước và mêtan. Phân tích quang phổ của các vật thể vành đai Kuiper và vật thể phân tán được chọn đã cho thấy dấu hiệu của các hợp chất tương tự. Ví dụ, cả Sao Diêm Vương và Eris đều cho thấy các dấu hiệu của khí mêtan.
{ "split": 4, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 423 }
296
Title: Đĩa phân tán Ban đầu, các nhà thiên văn học cho rằng toàn bộ quần thể bên ngoài Sao Hải Vương sẽ có màu bề mặt đỏ tương tự nhau vì chúng được cho là có nguồn gốc từ cùng một vùng và chịu các quá trình vật lý giống nhau. Cụ thể, các vật thể bên ngoài Sao Hải Vương được cho là có một lượng lớn mêtan trên bề mặt, bị biến đổi về mặt hóa học thành các phân tử hữu cơ phức tạp nhờ năng lượng từ Mặt trời. Điều này sẽ hấp thụ ánh sáng xanh, tạo ra màu đỏ. Hầu hết các vật thể cổ điển hiển thị màu này, nhưng các vật thể phân tán thì không; thay vào đó, chúng có vẻ ngoài màu trắng hoặc hơi xám. Một cách giải thích là sự tiếp xúc của các lớp dưới bề mặt trắng hơn do các tác động; một cách khác là khoảng cách lớn hơn của các vật thể phân tán so với Mặt trời tạo ra một gradient thành phần, tương tự như gradient thành phần của các hành tinh khổng lồ trên mặt đất và khí. Michael E. Brown, người phát hiện ra vật thể phân tán Eris, gợi ý rằng màu sắc nhạt hơn của nó có thể là do, ở khoảng cách hiện tại của nó so với Mặt Trời, bầu khí quyển mêtan của nó bị đóng băng trên toàn bộ bề mặt, tạo ra một lớp băng trắng sáng dày một inch. Sao Diêm Vương ngược lại thì gần Mặt Trời hơn nên sẽ ấm hơn khiến khí mêtan chỉ đóng băng tại các vùng có suất phản chiếu cao, lạnh hơn, còn vùng bao phủ bởi tholin có suất phản chiếu thấp thì hầu như không có băng. Sao chổi. Ban đầu, vành đai Kuiper được cho là nguồn gốc của các sao chổi định kỳ của Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khu vực này kể từ năm 1992 đã chỉ ra rằng quỹ đạo bên trong vành đai Kuiper tương đối ổn định và sao chổi định kỳ bắt nguồn từ đĩa phân tán, nơi quỹ đạo thường kém ổn định hơn.
{ "split": 5, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 433 }
297
Title: Đĩa phân tán Sao chổi có thể được chia thành hai loại: chu kỳ ngắn và chu kỳ dài — loại sau được cho là bắt nguồn từ đám mây Oort. Hai loại sao chổi chu kỳ ngắn chính là sao chổi họ Sao Mộc và sao chổi kiểu Halley. Sao chổi kiểu Halley, được đặt tên theo nguyên mẫu của chúng, Sao chổi Halley, được cho là có nguồn gốc từ đám mây Oort nhưng đã bị lực hấp dẫn của các hành tinh khổng lồ hút vào trong Hệ Mặt Trời, trong khi các sao chổi họ Sao Mộc được cho là có nguồn gốc trong đĩa phân tán. Các centaur được cho là giai đoạn trung gian động giữa đĩa phân tán và sao chổi họ Sao Mộc. Có nhiều điểm khác biệt giữa vật thể đĩa phân tán và sao chổi họ Sao Mộc, mặc dù nhiều sao chổi họ Sao Mộc có thể có nguồn gốc từ đĩa phân tán. Mặc dù các centaur có cùng màu đỏ hoặc màu trung tính với nhiều vật thể đĩa phân tán nhưng nhân của chúng có màu xanh hơn, cho thấy một sự khác biệt cơ bản về mặt hóa học hoặc vật lý. Một giả thuyết cho rằng hạt nhân sao chổi được tái tạo lại khi chúng tiếp cận Mặt Trời bởi các vật liệu dưới bề mặt, sau đó chôn vùi vật chất cũ hơn.
{ "split": 6, "title": "Đĩa phân tán", "token_count": 301 }
298
Title: Đơn giản hóa văn bản Đơn giản hóa văn bản là một hoạt động được dùng trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên để thay đổi, nâng cao, phân loại hoặc xử lý một corpus văn bản mà con người có thể đọc theo cách ngữ pháp và cấu trúc văn xuôi được đơn giản hóa đi rất nhiều, trong khi vẫn giữ ý nghĩa và thông tin trong đó. Đơn giản hóa văn bản là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, bởi vì các ngôn ngữ tự nhiên của con người chứa lượng lớn các từ vựng và cấu trúc kết hợp phức tạp mà không dễ xử ký thông qua quá trình tự động hóa. Về các khía cạnh giảm sự đa dạng ngôn ngữ, nén ngữ nghĩa (semantic compression) có thể được sử dụng để giới hạn và đơn giản hóa một tập hợp các từ dùng trong các văn bản cho trước.
{ "split": 0, "title": "Đơn giản hóa văn bản", "token_count": 178 }
299
Title: Đơn vị album tương đương Đơn vị album tương đương (tiếng Anh: Album-equivalent unit) là một thuật ngữ dùng trong ngành công nghiệp âm nhạc để chỉ mức tiêu thụ tương đương giá trị của một bản album. Mức tiêu thụ này bao gồm hoạt động truyền dữ liệu trực tiếp và tải nhạc kỹ thuật số, tính ngoài doanh số của album. Đơn vị album tương đương được sáp nhập vào số liệu bảng xếp hạng âm nhạc, bởi sự giảm sút doanh số album trong thế kỷ 21. Doanh số album giảm một nửa từ năm 1999 đến 2009, làm thất thoát từ 14.6 triệu lên 6.3 tỷ đô-la Mỹ trong ngành công nghiệp. Ví dụ, chỉ có duy nhất album "1989" của Taylor Swift và nhạc phim "Frozen" giành chứng nhận Bạch kim tại Hoa Kỳ trong năm 2014, một thành tích mà nhiều nghệ sĩ khác đạt được trong năm 2013. Sự xuất hiện của đơn vị album tương đương làm thay đổi các bảng xếp hạng, từ những "album bán chạy nhất" trở thành "album phổ biến nhất".
{ "split": 0, "title": "Đơn vị album tương đương", "token_count": 215 }