id
int64 0
23k
| passage
stringlengths 27
4.61k
| metadata
dict |
---|---|---|
500 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ( – VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 1000 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996.
Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư.
Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 505
} |
501 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, 2 khoa trực thuộc: Khoa Y, Khoa Chính trị - Hành chính và một trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre. | {
"split": 1,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 309
} |
502 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, vào ngày [[29 tháng 8]] năm [[2016]], [[Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)|Văn phòng Chính phủ]] đã công bố kết luận của [[Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Thủ tướng]] về việc không chuyển [[Trường Đại học Việt - Đức|Trường Đại học Việt – Đức]] về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, [[Trường Đại học Việt - Đức|Trường Đại học Việt – Đức]] tiếp tục trực thuộc [[Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)|Bộ Giáo dục và Đào tạo]] trong giai đoạn đầu xây dựng trường.
Ngày [[8 tháng 12]] năm [[2016]], [[Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Thủ tướng]] có văn bản đồng ý chủ trương chuyển [[Trường Đại học An Giang]] từ [[trường đại học]] chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia.
Quy mô đào tạo và cơ sở vật chất.
Quy mô đào tạo.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Hiện nay, quy mô đào tạo chính quy (bao gồm các chương trình [[đại học]] và [[sau đại học]]) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 76.000 sinh viên chính quy (trong đó có hơn 8.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh) với: | {
"split": 2,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 507
} |
503 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Các lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: [[kỹ thuật]]-[[công nghệ]], [[giáo dục|Khoa học Giáo dục]], [[khoa học tự nhiên]], [[khoa học xã hội]] – [[Nhân văn học|nhân văn]], [[Kinh tế học|khoa học kinh tế]] và [[Khoa học chăm sóc sức khỏe|khoa học sức khỏe]].
Trụ sở và Quy hoạch.
Cơ quan hành chính của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]] – trung tâm văn hóa, thương mại và công nghiệp lớn nhất của [[Việt Nam]]. Địa chỉ nhà điều hành chính của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: phường [[Linh Trung]], thành phố [[Thủ Đức]], Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang xúc tiến xây dựng tại khu quy hoạch Thủ Đức ([[Thành phố Hồ Chí Minh]]) – [[Dĩ An]] (tỉnh [[Bình Dương]]) trên diện tích rộng 643,7 hecta theo mô hình một đô thị đại học hiện đại.
Ký túc xá.
Sở hữu ký túc xá hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á, sinh viên theo học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có thể đăng ký ở nội trú tại hệ thống [[Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] ("có thể đáp ứng hơn 40.000 người") tọa lạc trong Khu đô thị Đại học Quốc gia (còn được gọi là "Làng đại học"). Sinh viên theo học tại [[Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh]] có thể đăng ký nội trú tại ký túc xá Bách Khoa tọa lạc trên đường Hòa Hảo, quận 10.
Nhân sự.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng gần 6.000 [[giảng viên]] và nhân viên, trong đó có 3.500 người tham gia giảng dạy với:
Các đơn vị thành viên.
[[Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Quốc tế]]. | {
"split": 3,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 507
} |
504 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Đào tạo hệ Cử nhân:
Đào tạo hệ Cao học:
[[Trường Đại học An Giang]].
Ngày [[8 tháng 12]] năm [[2016]], Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ [[trường đại học]] chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM. Dự kiến đến năm [[2022]] đạt yêu cầu về chất lượng và có thể hòa nhập vào tất cả hoạt động chung của hệ thống ĐHQG.
Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg về việc chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM.
[[Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Khoa học Sức khỏe]].
Trường Đại học Khoa học Sức khỏe gắn với trách nhiệm đào tạo nhân lực cho ngành Y. Dự kiến trong năm 2022, Đại học Quốc gia TPHCM có thêm 2 trường đại học mới là Trường Đại học Khoa học Sức khỏe trên cơ sở nâng cấp Khoa Y.
Trường Đại học Công nghệ Môi trường.
Trường Đại học Công nghệ Môi trường gắn với trách nhiệm nghiên cứu biến đổi khí hậu, môi trường, đặc biệt phục vụ cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Trường Đại học Công nghệ Môi trường trên cơ sở Viện Môi trường và Tài nguyên.
Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, viện còn đào tạo sau đại học các ngành:
Các Viện và Trung tâm.
[[Tập tin:Vien MT-TN.jpg|thumb|300px|Viện Môi trường – Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh]]
Các đơn vị trực thuộc.
[[Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Phổ thông Năng khiếu]].
[[Tập tin:PTNK Logo.jpg|nhỏ|Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]]
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|*]]
[[Thể loại:Hệ thống đại học ASEAN|Việt Nam, Hồ Chí Minh]] | {
"split": 4,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 506
} |
505 | Title: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[[Thể loại:Trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Quốc gia]]
[[Thể loại:Đại học nghiên cứu|Đại học Quốc gia]] | {
"split": 5,
"title": "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh",
"token_count": 56
} |
506 | Title: Đại học Sư phạm Thẩm Dương
Đại học Sư phạm Thẩm Dương (SYNU) (瀋陽師範大學) là một trường sư phạm tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường nằm dưới sự quản lý của chính quyền tỉnh Liêu Ninh.
Lịch sử.
Đại học Sư phạm Thẩm Dương được thành lập năm 1951 với tên gọi Cao đẳng Giáo dục Đông Bắc. Kể từ đó trường đã được đổi tên nhiều lần, đầu tiên là Cao đẳng Sư phạm Thẩm Dương năm 1953, sau đó là Cao đẳng Sư phạm Đệ Nhất Liêu Ninh năm 1965 và quay lại tên Cao đẳng Sư phạm Thẩm Dương năm 1978. Tên hiện nay được đặt năm 2001 khi Cao đẳng Sư phạm Thẩm Dương được sáp nhập với Cao đẳng Giáo dục Liêu Ninh.
Cơ cấu.
Đại học Sư phạm Thẩm Dương bao gồm 18 học viện, được chia ra 30 bộ môn, bao gồm Trung tâm Đào tạo Nghiên cứu Giảng dạy Giáo dục Cơ sở Tỉnh Liêu Ninh và Học viện Khoa học Giáo dục, Học viện Phần mềm và Khoa học, Học viện Thương mại Quốc tế, Học viện Công nghệ Thông tin, Học viện Ngoại ngữ và Học viện Kịch nghệ. Các học viện này có 47 chương trình đào tạo cử nhân và 31 chương trình cao học.
Trường cũng tham gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và các viện nghiên cứu của trường gồm: Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn nhân lực và Khoa học Hành chính, Viện Nghiên cứu Giáo dục Kinh tế và Hành chính và Viện Nghiên cứu Khoa học Sâu bọ. Trường cũng hợp tác với Đại học Bang Fort Hays của Mỹ để mở Học viện Kinh doanh Quốc tế với nhiều giảng viên nước ngoài giảng dạy và có mức học phí cao nhất trong trường.
Các khu trường sở.
Sau khi hai trường sáp nhập, trường đã được dời ra ngoại ô Thẩm Dương nhưng vẫn dùng địa chỉ liên lạc tại quận Hoàng Cô (皇姑區) dù hiện nay trường nằm ở giáp giới quận Dư Hồng (於洪區) và quận Tân Thành Tử (新城子區). Khu trường sở của trường hiện có diện tích 300 acre và có khu nhà có 793.000 m² sàn. Khu đất này trước kia thuộc ba làng: Bắc Tây Đài Tử (北四臺子), Chính Lương (正良) và Guoqi (郭七). | {
"split": 0,
"title": "Đại học Sư phạm Thẩm Dương",
"token_count": 483
} |
507 | Title: Đại học Sư phạm Thẩm Dương
Khu trường sở mới này có bức tượng Khổng Tử lớn nhất Trung Hoa đại lục. Thư viện của trường có hơn 1,5 triệu đầu sách.
Địa chỉ của khu trường sở mới: | {
"split": 1,
"title": "Đại học Sư phạm Thẩm Dương",
"token_count": 46
} |
508 | Title: Đại học Trung Sơn
Đại học Trung Sơn (SYSU; ; thông dụng: ) là một trường đại học ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đây là một trường đại học trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường này nằm ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông. Thành lập năm 1924, Trường Đại học Trung Sơn là một trong những trường đại học tổng hợp trọng điểm của chính phủ.
Lịch sử.
Đại học Trung Sơn được thành lập năm 1924 bởi Tôn Trung Sơn, trước đây được biết đến như Trường sư phạm Quảng Đông. Năm 1926, trường được đổi tên thành Đại học Trung Sơn.
Cơ cấu.
Đại học Trung Sơn là một trường đại học trọng điểm cũng như đại học trọng điểm quốc gia. Trường có 45 viện và 8 bộ môn với 116 chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành văn bằng 4, 52 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 4783 chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, trường cũng đã đặc biệt chú ý đế việc phát triển khoa học ứng dụng.
Trường cũng tham gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và các viện nghiên cứu của trường gồm: Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn nhân lực và Khoa học Hành chính, Viện Nghiên cứu Giáo dục Kinh tế và Hành chính và Viện Nghiên cứu Khoa học Sâu bọ. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Trung Sơn",
"token_count": 283
} |
509 | Title: Đại học Truyền thông Trung Quốc
Đại học Truyền thông Trung Quốc (, ) còn được gọi tắt là "Trung Truyền" trong tiếng Trung và CUC trong tiếng Anh, là một trường đại học công lập hàng đầu ở Bắc Kinh. Đây là một trong những trường đại học trọng điểm của Trung Quốc thuộc "Dự án 211", do Bộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trực tiếp quản lý. Tiền thân của Trung Truyền (CUC) là trung tâm đào tạo kỹ thuật viên của Cục Phát thanh Truyền hình Trung ương được thành lập năm 1954. Vào tháng 4 năm 1959, Quốc vụ viện phê chuẩn nâng cấp trung tâm thành Viện Phát thanh Truyền hình Bắc Kinh (, , viết tắt: BBI). Vào tháng 8 năm 2004, BBI được đổi tên thành Đại học Truyền thông Trung Quốc. CUC nằm ở phía đông của Bắc Kinh gần kênh đào cổ, khuôn viên trường có diện tích 463.600 mét vuông, với tổng diện tích xây dựng là 483.500 mét vuông. Liền kề Đại học Nghiên cứu Quốc tế.
Khuôn viên trường.
Khuôn viên chính rộng 116,88 ha của CUC tọa lạc tại số 1 đường Định Phúc Trang, phía đông khu Triều Dương, Bắc Kinh. Trường nằm ngay bên ngoài Đường vành đai 5 phía Đông và nằm dọc theo đường cao tốc Bắc Kinh-Thông Châu. Khuôn viên của trường được liên kết với ga tàu điện ngầm Batong của Đại học Truyền thông Trung Quốc.
Chi nhánh.
Được thành lập vào năm 2004, Đại học Truyền thông Trung Quốc ở Nam Kinh là một trường đại học tư thục độc lập ở phía nam thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Trường được giám sát trực tiếp bởi hội đồng quản trị với người đứng đầu danh dự là cựu chủ tịch của CUC.
Cựu sinh viên đáng chú ý.
Đại học Truyền thông Trung Quốc được biết đến là nơi đào tạo các nhà quản trị truyền thông, nhà sản xuất, nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình ở Trung Quốc. Một số cựu sinh viên đáng chú ý của trường có thể nhắc đến: | {
"split": 0,
"title": "Đại học Truyền thông Trung Quốc",
"token_count": 440
} |
510 | Title: Đại học Uppsala
Viện Đại học Uppsala hay Đại học Uppsala (tiếng Thụy Điển: Uppsala universitet) là một viện đại học nghiên cứu tại Uppsala, Thụy Điển. Được thành lập năm 1477, đây là viện đại học lâu đời nhất tại Scandinavia và đã là một trong các viện đại học nổi tiếng nhất châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Xếp hạng và Uy tín.
Viện Đại học Uppsala luôn đứng trong số các viện đại học tốt nhất ở Bắc Âu trong bảng xếp hạng quốc tế và thường được coi là một trong những viện đại học uy tín nhất tại Thụy Điển.
Trường này có vai trò tăng lên rõ rệt trong thời kỳ Thụy Điển là một cường quốc vào cuối thế kỷ 16 và sau đó đã được cung cấp tài chính khá ổn định với số tiền lớn của vua Gustavus Adolphus vào đầu thế kỷ 17. Uppsala cũng có vị trí lịch sử quan trọng trong văn hóa quốc gia Thụy Điển, là bản sắc cho việc thành lập Thụy Điển: trong sách sử, văn học, chính trị, và âm nhạc. Nhiều khía cạnh của văn hóa học Thụy Điển nói chung, chẳng hạn như mũ trắng học sinh, có nguồn gốc ở Uppsala. Nó có một số đặc thù, chẳng hạn như hệ thống hội sinh viên, với Đại học Lund và Đại học Helsinki.
Trường đại học Uppsala có 9 khoa với 3 lĩnh vực chính.
Sinh viên và Nghiên cứu sinh.
Trường có khoảng 20.000 sinh viên toàn thời gian và khoảng 2000 nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Cung ứng chứng chỉ tại Việt Nam. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Uppsala",
"token_count": 320
} |
511 | Title: Đại học Uppsala
Những năm gần đây, bằng cách nào đó một số tổ chức, cá nhân tại Việt Nam lấy danh nghĩa liên kết trung gian với đại diện Trường Đại học Uppsala nhằm cung ứng dịch vụ học trực tuyến lấy bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ ở một số ngành nghề. Người học tại Việt Nam không cần khả năng nói tiếng Thụy Điển hoặc Tiếng Anh thực thụ, chỉ cần có chứng chỉ tiếng Anh theo từng phân cấp, thực hiện ghi danh, nộp hồ sơ... đều có thể dễ dàng học và lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Trường Đại học Uppsala dù đang ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, chi phí học tập mà học viên phải chi trả đến khi lấy được bằng thường rất lớn, có thể lên tới vài ngàn đến vài chục ngàn đô la Mỹ. Các chứng chỉ do Đại học này cấp theo hình thức học trực tuyến tuy chưa được đánh giá cao ở Việt Nam do ít có khả năng được Cơ quan chính quyền công nhận như một loại bằng hợp pháp nhưng vẫn thu hút được nhiều người theo học. | {
"split": 1,
"title": "Đại học Uppsala",
"token_count": 218
} |
512 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva (MIPT, tiếng Nga: Московский Физико-Технический институт), còn được biết đến với tên gọi Phystech - là trường đại học hàng đầu của Nga, chuyên đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý, toán học, tin học, hoá học, sinh học và các ngành liên quan. Trụ sở chính của trường được đặt tại thành phố Dolgoprudny thuộc tỉnh Moskva, nằm cách thủ đô 5 km về phía bắc. Trường còn có các cơ sở tại trung tâm thành phố Moskva và thành phố Zhukovsky.
Trường nổi tiếng với hệ thống Phystech với mục đích đào tạo ra các nhà khoa học, các kỹ sư hàng đầu trong các ngành khoa học hiện đại. Trong những năm gần đây trường đang đào tạo một số ngành chính như "Toán Lý ứng dụng", "Toán ứng dụng và Tin học", "Tin học và Kỹ thuật tính toán", "Bảo mật máy tính", "Phân tích hệ thống và điều khiển", "Công nghệ sinh học", "Vật lý y sinh"...
Theo hầu hết các bảng xếp hạng quốc gia và quốc tế, MIPT là một trong ba trường đại học hàng đầu ở Nga, chiếm vị trí cao trong lĩnh vực vật lý, toán học, sinh học, khoa học máy tính và điện tử. Từ năm 2018, trường đã lấy lại vị trí số 1 toàn Nga về điểm thi đại học đầu vào EGE (từ năm 2011, MIPT đứng thứ 2 sau MGIMO). Năm 2014, cơ quan Expert RA đã công nhận trình độ đào tạo "rất cao" của các sinh viên tốt nghiệp Phystech. Forbes mô tả MIPT như một "huyền thoại của giáo dục và khoa học". Năm 2016 và 2018, MIPT lọt vào danh sách 100 trường đại học danh tiếng nhất thế giới theo tạp chí Times Higher Education của Anh.
MIPT cũng là một thành viên của Dự án 5-100, một dự án của chính phủ Nga được bắt đầu từ năm 2012 nhằm đưa ít nhất 5 trường đại học của Nga lọt vào top 100 thế giới.
Lịch sử thành lập trường. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 460
} |
513 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Trường được thành lập năm 1951, do 3 viện sĩ Nga, và đã từng đoạt giải thưởng Nobel vật lý là Pyotr Kapitsa, Nikolay Nikolayevich Semyonov, Lev Davidovich Landau với mục đích là thành lập trung tâm nghiên cứu, đào tạo các nhà khoa học cho lĩnh vực quốc phòng theo hệ thống Phystech.
Trường được tách ra từ khoa Vật lý của Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M. V. Lomonosov.
Hệ thống đào tạo Phystech.
Pyotr Kapitsa - một trong những người thành lập trường, đã nói về hệ thống Phystech trong bức thư gửi cho Stalin năm 1946 như sau:
Sức hấp dẫn của Phystech và quá trình chọn lọc sinh viên. | {
"split": 1,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 165
} |
514 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Trường đại học vật lý kỹ thuật Moskva về sau trở thành một trường đại học năng khiếu đặc biệt vì nhiều lẽ. Trường được Chính phủ Liên-Xô quan tâm đặc biệt. Giảng viên ở đây phần lớn là các nhà vật lý lừng danh thế giới như Kapitsa (chuyên dạy về vật lý thực nghiệm), Landau (chuyên dạy về vật lý lý thuyết), các viện sĩ Khrihtyanovich và viện sĩ Semenov. Học sinh nhập học vào đây đều được tuyển lựa từ các nước cộng hòa Xô Viết trong Liên bang, được các nhà khoa học xuất sắc nhất đích thân hỏi thi và dựa theo một tiêu chuẩn duy nhất là trí thông minh. Phần lớn học sinh đều đã qua các kỳ thi học sinh giỏi quận, tỉnh, nước cộng hòa và liên bang. Mỗi khóa học chỉ tuyển được vài trăm học sinh nhập học từ Liên bang Xô viết. Cách thức đào tạo ở đây là kết hợp học và nghiên cứu khoa học với cường độ cao. Sau 5-6 năm, sinh viên đã trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học - kỹ thuật thực thụ. (Ở các trường đại học bình thường khác, thanh niên phải cần đến 10, 15 hoặc 20 năm mới trở thành cán bộ nghiên cứu thực sự. Họ học xong đại học ở độ tuổi 22 – 23. Sau 5-7 năm tập sự và đến tuổi 30 làm chủ được các môn khoa học lớn). Sinh viên ở Trường đại học vật lý - kỹ thuật Moskva ở độ tuổi 20 đã là một nhà khoa học - kỹ thuật trưởng thành, có thể tự giải quyết các vấn đề khoa học - kỹ thuật nghiêm túc. Ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường, họ đã tham gia nghiên cứu các đề án có tầm cỡ quốc gia như thiết kế chế tạo tàu vũ trụ. Giảng viên ở trường nhiều khi được gọi đi "cấp cứu" cho một pha phóng tên lửa bị trục trặc ngay khi họ đang đứng trên bục giảng. Ngay sau đó, họ có thể viết phương trình toán học giải thích sự cố kỹ thuật cho sinh viên trong bài giảng tiếp theo. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ở độ tuổi 20 đã bắt tay ngay vào công trình thiết kế, xây dựng có ý nghĩa quốc gia. Điều đáng lưu ý là phần đông học sinh được trúng tuyển vào trường đều xuất thân từ các vùng sâu vùng xa. Đó là những em rất thông minh, nhưng vì điều kiện thiếu thốn các em chưa được học đến nơi đến chốn. Nhưng dưới con mắt của các nhà khoa học và sư phạm thiên tài, khả năng trí tuệ của các em đã được phát hiện chính xác. Khi mới vào trường, các thầy phải dạy các em những kiến thức rất sơ đẳng. Nhưng chỉ sau 5-7 buổi lên lớp, các em đã tiếp thu được những kiến thức mà chỉ có thể dạy cho các nghiên cứu sinh và sinh viên lớp trên ở Đại học Quốc gia Moskva. Ở Liên Xô cũ, mọi người thường nói vui rằng công nghệ giáo dục ở Trường đại học vật lý - kỹ thuật Moskva bao gồm ba công đoạn: vườn trẻ - cánh cửa đại học - luận án tiến sĩ. | {
"split": 2,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 643
} |
515 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Các khoa và các Phystech School.
Năm 2016, MIPT tái cơ cấu thành 6 Phystech School và 1 viện, dựa trên cơ sở của 11 khoa:
Phystech School Kỹ thuật Vô tuyến và Công nghệ Máy tính (ФРКТ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Kỹ thuật Vô tuyến và Điều khiển (ФРТК). Giám đốc - Thành viên dự khuyết của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexander Viktorovich Dvorkovich.
Khoa Kỹ thuật vô tuyến và Điều khiển (ФРТК).
Khoa đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý và truyền dẫn thông tin, từ nền tảng vật lý - điện tử, quang học và vô tuyến - đến các vấn đề viễn thông trong mạng máy tính toàn cầu.
Các viện trong Khoa
Phystech School Vật lý cơ bản và ứng dụng mang tên Landau (ЛФИ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Vật lý Đại cương và Ứng dụng (ФОПФ) và Khoa Vật lý và Các vấn đề Năng lượng (ФПФЭ).
Khoa Vật lý Đại cương và Ứng dụng (ФОПФ).
Khoa đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.
Các viện trong Khoa
Khoa Vật lý và Các vấn đề Năng lượng (ФПФЭ).
Khoa đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực vật lý thực nghiệm.
Các viện trong Khoa
Phystech School Công nghệ hàng không vũ trụ (ФАКТ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Vật lý Khí quyển và Nghiên cứu Vũ trụ (ФАКИ) và Khoa Khí động lực học và Công nghệ Bay (ФАЛТ).
Khoa Vật lý Khí quyển và Nghiên cứu Vũ trụ (ФАКИ).
Khoa đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực du hành vũ trụ, khoa học Trái Đất và tài nguyên thiên nhiên, cơ khí, điều khiển, mô hình toán học và công nghệ thông tin.
Các viện trong Khoa
Khoa Khí động lực học và Công nghệ Hàng không (ФАЛТ).
Khoa được thành lập năm 1965 trên cơ sở Viện Khí động lực học Trung ương và Viện Nghiên cứu Hàng không. Các khu vực giảng dạy của khoa được đặt tại thành phố Zhukovsky, tỉnh Moskva.
Các viện trong Khoa
Phystech School Điện tử, Quang tử và Vật lý phân tử (ФЭФМ). | {
"split": 3,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 478
} |
516 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Vật lý Phân tử và Hóa học (ФМХФ) và Khoa Vật lý và Điện tử Lượng tử (ФФКЭ). Giám đốc - Thành viên dự khuyết của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Victor Vladimirovich Ivanov.
Khoa Vật lý Phân tử và Hóa học (ФМХФ).
Các viện trong Khoa
Khoa Vật lý và Điện tử Lượng tử (ФФКЭ).
Các viện trong Khoa
Phystech School Toán ứng dụng và Tin học (ФПМИ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Điều khiển và Toán ứng dụng (ФУПМ) và Khoa Đổi mới và Công nghệ cao (ФИВТ)
Khoa Điều khiển và Toán ứng dụng (ФУПМ).
Khoa đào tạo ba lĩnh vực chính: vật lý toán học, công nghệ máy tính và kinh tế học.
Các viện trong Khoa
Khoa Đổi mới và Công nghệ cao (ФИВТ).
Khoa Đổi mới và Công nghệ cao (ФИВТ) khác biệt đáng kể so với các khoa khác của MIPT ở chỗ so với các khóa học cơ sở, trọng tâm giảng dạy không phải là vật lý, mà là toán học và khoa học máy tính rời rạc. Sinh viên phải giải quyết những vấn đề hiện đại nhất trong toán học ứng dụng và khoa học máy tính.
Các viện trong Khoa
Phystech School Vật lý Y sinh (ФБМФ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Vật lý Y sinh (ФБМФ).
Khoa Vật lý Y sinh (ФБМФ).
Khoa đào tạo các chuyên gia có năng lực trong các lĩnh vực vật lý, sinh học và hóa học, đồng thời có kiến thức y học, cho phép họ làm việc tại nơi giao thoa của các ngành khoa học. Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của "hệ thống sống", vì chính trong những lĩnh vực này, quá trình công nghệ hóa tri thức đang diễn ra nhanh chóng trên toàn thế giới, gắn liền với thành công trong việc giải mã bộ gen người và vi sinh vật.
Các viện trong Khoa
Viện Khoa học và Công nghệ Nano, Sinh học, Thông tin, Nhận thức và Nhân đạo xã hội (ИНБИКСТ).
Được tổ chức trên cơ sở Khoa Công nghệ Nano, Sinh học, Thông tin và Nhận thức (ФНБИК).
Giảng viên của trường.
Các giáo sư đã đoạt giải thưởng Nobel Vật lý
Số lượng giảng viên của trường | {
"split": 4,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 503
} |
517 | Title: Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva
Sinh viên - sinh viên tốt nghiêp.
Các sinh viên tốt nghiệp
Regin, Vladislav Georgievich | {
"split": 5,
"title": "Đại học Vật lý Kỹ thuật Moskva",
"token_count": 32
} |
518 | Title: Đại học Y Lublin
Đại học Y khoa Lublin được thành lập từ năm 1944 tại Lublin, Ba Lan. Trường đại học đã giành được quyền tự chủ vào năm 1950. Trong những năm qua, các khoa mới đã được thêm vào như Khoa Nha khoa vào năm 1973.
Trường duy trì các liên hệ khoa học quốc tế đa dạng, với sự hợp tác của Bệnh viện Hvidovre tại Copenhagen, Đan Mạch; Bệnh viện Ziekenhuis-Tilburg (Hà Lan) và Đại học Y Lvov ở Ukraine, và một số cơ quan khác.
Những người đáng chú ý.
Giáo sư Tadeusz Krwawicz (Ba Lan) đã phát triển que tỏa lạnh đầu tiên để chiết xuất đục thủy tinh thể nội soi vào năm 1961.
Khoa tiếng Anh.
Năm 2001, Khoa tiếng Anh của khoa y được thành lập. Chi nhánh này chịu trách nhiệm thiết kế và thực hiện chương trình giảng dạy cho sinh viên bằng tiếng Anh. Có các chương trình bốn năm và sáu năm. Sau khi hoàn thành phần khoa học cơ bản ở Ba Lan, sinh viên có thể lựa chọn chương trình lâm sàng ở Ba Lan hoặc Hoa Kỳ để đáp ứng các yêu cầu đối với bằng thạc sĩ. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Y Lublin",
"token_count": 249
} |
519 | Title: Đại học Y khoa Mandalay
Đại học Y khoa Mandalay (, trước đây gọi là Học viện Y khoa, Mandalay) là một trong bốn trường y ở Myanmar. Không giống như các cơ sở đào tạo đại học khác ở Myanmar, trường này được Bộ Y tế Myanmar quản lý. Hàng năm, trường này tuyển chọn 600 sinh viên dựa trên cơ sở điểm số của họ trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (các môn khoa học).
Lịch sử.
Học viện Y khoa, Mandalay được thành lập lần đầu là một chi nhánh của Khoa Y thuộc Đại học Mandalay. Năm 1955, trường được chuyển đến vị trí hiện nay ở thị trấn Chan Aye Thar Zan ở Mandalay.
Các bộ môn được thành lập theo giai đoạn. Bộ môn Giải phẫu và Sinh lý học lập năm 1954; bộ môn Dược, Bệnh lý học, Vi trùng học, Y khoa và Phẫu thuật năm 1956; bộ môn Sản khoa, Phụ sản học, Mắt, Tai Mũi và Họng năm 1957. Ngày 1 tháng 7 năm 1958 chi nhánh của Khoa Y trở thành Khoa Y, Mandalay. Bộ môn Vi sinh học được thành lập năm 1960. Năm 1964 Khao Y được nâng cấp thành Viện Y khoa, Mandalay và Bộ môn Nhi khoa cũng được thành lập cùng năm. Hệ thống giáo dục y khoa mới được áp dụng kể từ năm 1964 và các khóa học y khoa viện dự khoa được bắt đầu với việc thiết lập các bộ môn Myanmar, tiếng Anh, Hoá học, Vật lý, Động vật học và Thực vật học. Bộ môn Hoá sinh được thành lập với tư cách là một bộ môn riêng năm 1987. Cuối cùng bộ môn Chỉnh hình Ngoại khoa được lập năm 1990. Toà nhà hiện nay của trường được đặt viên đá đầu tiên năm 1983 và công trình hoàn thành năm 1991.
Ban đầu, Bệnh viện Đa khoa Mandalay là một trong những bệnh viện đào tạo của viện với 300 giường bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Quân sự Cơ sở 1 Pyin U Lwin, Bệnh viện Công nhân Mandalay, 5 bệnh viện chuyên biệt ở Mandalay và 5 bệnh viện đa khoa của bang và khu vực và gần đây là Bệnh viện Đào tạo Mandalay với 300 giường, tất cả 13 bệnh viện thuộc Viện Y khoa này. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Y khoa Mandalay",
"token_count": 468
} |
520 | Title: Đại học Y khoa Mandalay
Lúc đầu mới thành lập, Viện chỉ tuyển sinh 36 sinh viên nhưng hiện nay đã tăng lên đến 700-1000 mỗi năm. Chương trình đào tạo sau đại học bắt đầu từ năm 1968 với khoá học cao học Sinh lý học. Hiện nay viện này có 12 chương trình đào tạo đại học, 19 chương trình cao học, 11 chương trình tiến sĩ y khoa và 7 chương trình tiến sĩ (Ph.D).
Hiệu trưởng của Đại học Mandalay là giáo sư tiến sĩ Kyaw Hla. | {
"split": 1,
"title": "Đại học Y khoa Mandalay",
"token_count": 109
} |
521 | Title: Đại học Yangon
Đại học Yangon (tiếng Myanmar: ရန်ကုန်တက္ကသိုလ်) là một trường đại học tọa lạc tại Thị trấn Kamayut, Yangon, Myanmar. Đây là trường đại học nổi tiếng nhất của quốc gia này.
Lịch sử.
Được thành lập năm 1878 là chi nhánh của Đại học Calcutta, Rangoon College được người Anh giảng dạy và quản lý. Chính quyền Thực dân Anh mở trường này để quản lý giáo dục ở Miến Điện. Trường được đổi tên thành Cao đẳng Chính quyền năm 1904 và thành University College năm 1920, khi University College (secular) và Judson College (Baptist-affiliated) được sáp nhập. American Baptist Mission đã quyết định công nhận Judson College (trước đây là Baptist College) là một cơ sở giáo dục riêng biệt bên trong Đại học Rangoon. Đại học Rangoon theo mô hình của Đại học Cambridge và Đại học Oxford. Suốt thập niên 1940 đến 1950, Đại học Rangoon là trường đại học danh tiếng nhất ở Đông Nam Á và một trong những đại học hàng đầu châu Á, thu hút sinh viên của khu vực đến học. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Yangon",
"token_count": 234
} |
522 | Title: Đại học Yonsei
Đại học Yonsei (, , Hanja: 延世大學校, Hán-Việt: Diên Thế Đại Học Hiệu) là một trường đại học tư thục ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1885, Yonsei là một trong những trường đại học lâu đời nhất của Hàn Quốc. Trường được đánh giá là một trong ba trường đại học tốt nhất của nước này cùng với Đại học Quốc gia Seoul ("Seoul National University") và Đại học Hàn Quốc ("Korea University") - tạo thành nhóm SKY.
Lịch sử.
Yonsei là một trong bốn trường đại học duy nhất của Hàn Quốc lọt vào bảng xếp hạng chất lượng các trường đại học của ARWU World University Ranking, QS World University Rankings và The Times World University Ranking vào năm 2010. Vào năm 2011,Yonsei được xếp hạng thứ 129 trên toàn thế giới và thứ hạng 18 trên toàn châu Á dựa vào QS World University Rankings.
Tính tới ngày 1/4/2009, Trường Đại học Yonsei có trụ sở chính tại khu Sinchon, quận Seodaemun, Seoul. Hai cơ sở phụ, một ở thành phố Wonju thuộc tỉnh Gangwon và một ở khu đô thị mới Songdo thuộc tỉnh Incheon với tổng số 26.530 sinh viên đại học, 11.437 sinh viên cao học và 4.178 cán bộ giảng dạy. | {
"split": 0,
"title": "Đại học Yonsei",
"token_count": 294
} |
523 | Title: Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
Đại hội Đại biểu toàn quốc là đại hội then chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm 1 lần, theo Điều lệ là "cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng". Đại biểu dự đại hội gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
Đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu; Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.
Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường có thể được triệu tập khi Ban Chấp hành Trung ương thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số Cấp ủy trực thuộc yêu cầu. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.
Ở các cấp, cơ quan lãnh đạo cao nhất là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên, với đại biểu tham dự gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
Một số kỳ có Đại hội trù bị họp kín một số ngày giải quyết các công việc quan trọng, còn Đại hội chính thức hay có đại biểu quốc tế tham dự, họp công khai. Các Đại hội gần đây bỏ thể lệ này, thường chỉ họp trù bị một ngày để chuẩn bị công việc Đại hội chính. Thông thường, Tổng Bí thư sẽ đọc Báo cáo chính trị tổng kết nhiệm kỳ. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam",
"token_count": 351
} |
524 | Title: Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam I
Đại hội lần thứ I của Hội đồng Giám mục Việt Nam là một đại hội được tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam, diễn ra từ ngày 24 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1980 tại thủ đô Hà Nội. Đây được xem là Đại hội thành lập một Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất trên toàn quốc. Với 33 đại biểu tham dự, Đại hội đã nhất trí bầu Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn làm Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Các giám mục tham dự Đại hội đã ra "Thư chung 1980" cho tất cả các giáo dân người Việt sinh sống ở trong nước và hải ngoại. Kể từ đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức Đại hội toàn quốc 3 năm một lần.
Hoàn cảnh.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, thông qua Sắc chỉ "Chư huynh đáng kính" ("Venerabilium Nostroum"), Giáo hoàng Gioan XXIII đã thiết lập "Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam" gồm 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Ngày 8 tháng 12 năm 1960, sắc chỉ được công bố. Mặc dù bấy giờ vẫn còn nhiều Giám mục nước ngoài làm mục vụ tại Việt Nam, thế nhưng sắc chỉ này được xem là bước ngoặt để hình thành hội đồng các Giám mục điều hành hoạt động Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.
Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975, hoàn cảnh mới của nước Việt Nam đưa đến một nhu cầu mới cho Giáo hội Việt Nam và phù hợp với ước vọng chung của các giám mục Việt Nam đương thời. Mong muốn của họ là được thành lập Hội đồng Giám mục của nước Việt Nam thống nhất. Sự thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam đã bắt đầu được nhen nhóm từ năm 1976 trong dịp Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đi Roma nhận chức Hồng y trở về.
Diễn biến Đại hội. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam I",
"token_count": 401
} |
525 | Title: Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam I
Sau khi Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê qua đời đột ngột vào ngày 27 tháng 11 năm 1978, Giuse Maria Trịnh Văn Căn đương nhiên kế vị chức vụ Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội, Năm 1979, ông chính thức được Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng Hồng y. Sau khi Hồng y Trịnh Văn Căn trở về, ông khẩn trương đàm thoại với chính quyền và Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam để bàn thảo về sự hình thành một Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất trên toàn quốc. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng chấp thuận, ngày 3 tháng 1 năm 1980, Giuse Maria Trịnh Văn Căn đưa đơn chính thức xin phép chính quyền Việt Nam cho các giám mục Việt Nam được tập trung "Cấm phòng" ở Hà Nội để họp trù bị. Từ 24 tháng 4 đến 1 tháng 5 năm 1980, 33 giám mục trong cả nước về Hà Nội dự Đại hội thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam và nhất trí bầu chọn Giuse Maria Trịnh Văn Căn làm Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Tại đại hội này, các Giám mục Việt Nam đã ra "Thư chung" đầu tiên (Thư chung 1980) cho tất cả các giáo dân người Việt sinh sống ở trong nước và hải ngoại. Trong thư, lần đầu tiên các Giám mục đã xác định đường hướng mục vụ mới của Giáo hội Việt Nam với hai điểm quan trọng: Hội Thánh vì loài người và Hội Thánh trong lòng dân tộc:
Nhân sự và lãnh đạo.
Ban Thường vụ.
Đại hội đầu tiên của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã bầu ra Ban Thường vụ của Hội đồng, có trách nhiệm đề ra chương trình nghị sự, bảo đảm tính liên tục trong các đường hướng mục vụ chung, giải quyết các vấn đề thông thường giữa các lần hội nghị và tổ chức việc bầu Ban Thường vụ nhiệm kỳ mới. Đại hội đã bầu 7 người trong Ban Thường vụ, bao gồm:
Uỷ ban Giám mục.
Đại hội lần thứ I đã thành lập 3 Uỷ ban Giám mục và các Chủ tịch của 3 Uỷ ban này như sau: | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam I",
"token_count": 456
} |
526 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (), thường được gọi là SEA Games 31 là một sự kiện thể thao đa môn diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam vào năm 2022. Ban đầu dự kiến tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, đại hội dời ngày tổ chức sang từ ngày 12 đến ngày 23 tháng 5 năm 2022 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Có 40 môn thể thao, chủ yếu là những môn thể thao được thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á và Thế vận hội. Đây là lần thứ hai Hà Nội đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á kể từ năm 2003.
Bầu chọn chủ nhà.
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều nộp hồ sơ dự thầu để tổ chức đại hội thể thao. Trong khi Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm được ưa chuộng ban đầu bởi vai trò đầu tàu kinh tế và giải trí của cả nước, nhưng chưa được đầu tư hạ tầng thể thao xứng đáng, chưa từng được chọn làm địa điểm trung tâm cho sự kiện thể thao quốc tế lớn và quy mô, Hà Nội được coi là địa điểm ưu tiên do các cơ sở hạ tầng thể thao hiện có nhờ vai trò là thủ đô và đã được đầu tư để tổ chức SEA Games 2003.
Hà Nội.
Theo đề xuất của Hà Nội đệ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố sẽ chi 1,4 nghìn tỷ đồng Việt Nam (77 triệu đô la Mỹ) cho việc chuẩn bị và tổ chức Đại hội thể thao 2 tuần diễn ra từ cuối tháng 11 đến tháng 12. 97 tỷ đồng (4,3 triệu đô la Mỹ) dự kiến sẽ được kiếm lại từ bản quyền phát sóng, quảng cáo, nhà tài trợ và các khoản đóng góp khác.
Thành phố Hồ Chí Minh. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 372
} |
527 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Vào tháng 12 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Thành phố Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phê chuẩn đề xuất chủ nhà của thành phố. Theo đề nghị này, chi phí trực tiếp để làm chủ nhà tại đại hội thể thao được ước tính là 7,48 nghìn tỷ đồng (330 triệu đô la Mỹ), trong đó 6,6 nghìn tỷ đồng (290 triệu đô la Mỹ) được chi tiêu vào các cơ sở hạ tầng thể thao đang nâng cấp và 904 tỷ đồng (40 triệu đô la Mỹ) về chi phí tổ chức. Tuy nhiên, cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng (360 triệu đô la Mỹ) để xây dựng Khu liên hợp thể thao Rạch Chiếc trong khi một làng vận động viên sẽ không được xây dựng. Đại hội thể thao sẽ diễn ra trong 12 ngày vào giữa tháng 8 và chứng kiến 30-36 môn thể thao được tranh tài. Các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng sẽ tổ chức một phần của đại hội thể thao.
Quyết định.
Vào ngày 9 tháng 7 năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã chọn Hà Nội là nơi tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2021. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2019, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt Hà Nội đăng cai Đại hội. Theo Quyết định 1616/QĐ-TTg, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021 trong khi Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12 năm 2021. Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) được chỉ định làm tổ chức phát sóng trực tiếp Lễ Khai mạc, Lễ Bế mạc và các ngày thi đấu.
Tác động của đại dịch COVID-19. | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 400
} |
528 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài nên các hạng mục chuẩn bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến, đặc biệt là việc sửa chữa, nâng cấp các công trình phục vụ SEA Games. Quan điểm của ban tổ chức là SEA Games chỉ có thể diễn ra trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, mà trên hết là sự an toàn cho các vận động viên, huấn luyện viên và những người tham gia tổ chức SEA Games 31. Trước tình hình trên, ngành thể thao chỉ có thể tiến hành chuẩn bị các hạng mục trong phạm vi và điều kiện cho phép. Mọi công tác chuẩn bị cũng như đề xuất đều dựa trên diễn biến của dịch bệnh.
Tạm hoãn và dời năm tổ chức.
Dự kiến ban đầu được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, tuy nhiên đến ngày 9 tháng 6 năm 2021, Ủy ban Olympic Việt Nam đã kiến nghị tổ chức SEA Games 31 vào tháng 7 năm 2022 do "số ca nhiễm COVID-19 đang gia tăng ở nước này, đặc biệt là ở miền Bắc, nơi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ SEA Games đang bị đình trệ", theo lời Chủ tịch Uỷ ban Olympic Malaysia Mohamad Norza. Myanmar và chủ nhà Việt Nam ủng hộ đề xuất này, trong khi Lào trung lập, còn lại Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Đông Timor đồng loạt phản đối. Tới ngày 24 tháng 6, trong cuộc họp trực tuyến của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF), một trong những đề xuất được đưa ra xem xét là dời SEA Games 31 tới tháng 4 hoặc tháng 5 năm 2022. | {
"split": 2,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 363
} |
529 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Chiều ngày 8 tháng 7, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận SEA Games 31 sẽ được hoãn sang thời điểm khác phù hợp hơn, "nhằm đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch và an toàn cho các thành phần tham gia". Điều này cũng được thông qua tại phiên họp trực tuyến của SEAGF với Uỷ ban Olympic các quốc gia thành viên diễn ra cùng ngày, và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia. Kể từ đó, Việt Nam vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về thời gian tổ chức SEA Games 31, và SEAGF đã cho Việt Nam thời hạn đến tháng 10 năm 2021 để đưa ra quyết định của mình, nếu không sự kiện sẽ bị hủy bỏ. Trong một diễn biến khác, Chính phủ và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý với đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban tổ chức SEA Games 31 về việc lùi thời gian tổ chức SEA Games đến quý 2 năm 2022, nhưng sẽ không đăng cai tổ chức ASEAN Para Games 11 tại Hà Nội.
Quyết định cuối cùng được đưa ra vào đầu tháng 11 năm 2021, nêu rõ Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 sẽ được ấn định tổ chức từ ngày 12 tháng 5 đến 23 tháng 5 năm 2022. Mặc dù vậy, tên gọi "Hà Nội 2021" trong tên sự kiện vẫn được giữ nguyên, tương tự như UEFA Euro 2020, Olympic Tokyo 2020 và AFF Suzuki Cup 2020 dù các sự kiện này đều được dời sang năm 2021.
Chuẩn bị.
Ban tổ chức SEA Games (SEAGOC) đã được Việt Nam thành lập vào tháng 4 năm 2020 nhằm chuẩn bị, lên và thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội.
Kinh phí. | {
"split": 3,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 385
} |
530 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Do đại dịch COVID-19, Việt Nam buộc phải cắt giảm kinh phí tổ chức Đại hội. Tổng kinh phí chính phủ Việt Nam dành để tổ chức Đại hội ước tính vào khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng (63,9 triệu đô la Mỹ). Trong đó, 980,3 tỷ đồng (42,3 triệu đô la Mỹ) là kinh phí tổ chức, còn 602,3 tỷ đồng (25,9 triệu đô la Mỹ) được dùng cho công tác nâng cấp và sửa chữa các công trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. Chính quyền các tỉnh chịu trách nhiệm cải tạo các công trình do địa phương quản lý. Ngoài đường đua xe đạp mới ở Hòa Bình và cụm sân quần vợt trong khuôn viên Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội (do Ủy ban Nhân dân Hà Nội quản lý), không có thêm công trình nào được xây mới. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2022, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt khoản ngân sách bổ sung 449 tỷ đồng (19,65 triệu đô la Mỹ) cho Đại hội. Số tiền này được trích từ ngân sách quốc gia cho sự nghiệp thể dục thể thao năm 2022. Bốn bộ, ngành Trung ương sẽ được hỗ trợ 378,3 tỷ đồng, Hà Nội và 11 tỉnh khác được hỗ trợ thêm 70,7 tỷ đồng.
Doanh thu từ công tác tổ chức Đại hội dự định đạt 226,6 tỷ đồng (9,7 triệu đô la Mỹ), trong đó 136,6 tỷ đồng là thu ăn ở của các đoàn tham dự và 65 tỷ đồng tới từ bản quyền phát sóng.
Địa điểm. | {
"split": 4,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 336
} |
531 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Thủ đô Hà Nội sẽ đóng vai trò trung tâm chính và 11 tỉnh, thành phố lân cận, gồm: Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ. Kỳ đại hội này sẽ không xây dựng làng vận động viên, các đoàn tham dự sẽ ở tại các khách sạn gần khu vực thi đấu. Theo kế hoạch ban đầu, một cụm sân quần vợt mới tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Hà Nội sẽ được xây dựng cũng như xây dựng lại toàn bộ Sân vận động Hàng Đẫy để tổ chức các trận bóng đá nam. Cả hai dự án đều gặp vướng mắc, chậm triển khai và không thể hoàn thành kịp thời điểm tổ chức Đại hội. Do đó, địa điểm tổ chức môn quần vợt được đề xuất chuyển về tỉnh Bắc Ninh, còn vòng bảng môn bóng đá nam sẽ được tổ chức tại Sân vận động Việt Trì và Sân vận động Thiên Trường. Ngày 24 tháng 3 năm 2021, địa điểm tổ chức môn Thể thao điện tử được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) công bố
Tình nguyện viên.
Ban tổ chức đã lên kế hoạch tuyển khoảng 3000 tình nguyện viên cho Đại hội, 2000 người trong số đó sống tại Hà Nội. Vào tháng 2 năm 2022, SEAGOC đã bắt đầu làm việc với các trường cao đẳng tại Hà Nội, chủ yếu là Đại học Hà Nội và Viện Đại học Mở Hà Nội để bắt đầu quá trình này. Người nộp đơn bắt buộc phải được tiêm phòng đầy đủ vắc-xin COVID-19. Các tình nguyện viên được chọn sẽ được đào tạo từ tháng 3 đến tháng 4 trước khi được chỉ định đến các địa điểm cụ thể vào tháng 4 năm 2022.
Rước đuốc. | {
"split": 5,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 406
} |
532 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Lễ rước đuốc bắt đầu 31 ngày trước lễ khai mạc, đại diện cho 31 kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Hành trình bắt đầu tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ vào ngày 11 tháng 4 năm 2022 và đi qua tất cả các tỉnh đăng cai trước khi đến chân vạc tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội vào ngày 12 tháng 5 năm 2022. 10 vận động viên và cựu vận động viên tiêu biểu của Việt Nam tham gia vào quá trình rước đuốc và châm đuốc.
Bán vé.
Ban Tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á khuyến khích từng ban tổ chức cấp tỉnh cho phép khán giả vào các địa điểm thi đấu miễn phí, nhưng quyết định cuối cùng về việc phát hành và/hoặc thu phí vé phụ thuộc vào mỗi tỉnh. Ban tổ chức cho biết Lễ khai mạc sẽ không bán vé, chỉ phát vé mời. Theo một đại diện của Ban tổ chức thì chỉ tổ chức bán vé môn bóng đá nam, còn lại đều miễn phí. Nhiều nơi thi đấu như Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định và Quảng Ninh đã đề nghị hoặc thông báo miễn phí cho khán giả vào xem thi đấu. Phú Thọ, nơi tổ chức tất cả các trận đấu của Việt Nam ở môn bóng đá nam, đã lên kế hoạch bán vé.
Đại hội.
Các quy tắc đặc biệt do dịch COVID-19.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các vận động viên và quan chức phải xét nghiệm COVID-19 theo phương pháp PCR 72 giờ trước khi đến Việt Nam. Trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh và trước khi thi đấu, các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài sẽ được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh.
Nếu một vận động viên hay một thành viên dương tính với COVID-19, môn thi đấu mà vận động viên/thành viên đó tham dự vẫn diễn ra bình thường. Người mắc COVID-19 sẽ được cách ly tại các cơ sở được chỉ định hoặc chuyển đến bệnh viện trong trường hợp nghiêm trọng. Đối với các trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính trước khi tham dự môn thi đấu, NOC có thể thay bằng vận động viên khác. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm COVID-19 trong quá trình thi đấu, vận động viên đó sẽ phải dừng thi đấu, bị hủy kết quả và không thể được thay thế bằng vận động viên khác. | {
"split": 6,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 505
} |
533 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Khán giả đến các địa điểm thi đấu của SEA Games 31 không phải xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, số lượng khán giả cho phép tại các địa điểm sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trong khu vực vào thời điểm thi đấu.
Lễ khai mạc.
Lễ khai mạc được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 12 tháng 5 năm 2022 (giờ địa phương) tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam là tổng đạo diễn của buổi lễ. Chỉ 31 vận động viên từ mỗi quốc gia, cũng tượng trưng cho lần thứ 31 của đại hội trong khu vực, tham gia cuộc diễu hành nhằm giảm lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các quốc gia tham dự.
Tất cả 11 thành viên của Liên đoàn Đại hội Thể thao Đông Nam Á được dự kiến tham gia vào Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Dưới đây là các NOC tham gia.
Môn thể thao.
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 có 521 bộ huy chương (ban đầu là 526) với 40 môn thể thao, chủ yếu là những môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội và ASIAD. Chủ nhà Việt Nam cam kết không cắt giảm nội dung nào của các môn trong hệ thống Thế vận hội, ước chiếm khoảng 2/3 chương trình thi đấu chính thức.
Có 9 trong 40 môn thể thao không nằm trong số các môn thi đấu tại Thế vận hội và ASIAD, bao gồm: Bi sắt, Cờ (cờ vua, cờ tướng), Khiêu vũ thể thao, Kickboxing, Muay, Pencak silat, Thể hình, Thể thao điện tử và Vovinam. Theo điều lệ của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF), nước chủ nhà phải tổ chức tối thiểu 22 môn thi đấu, trong đó có 2 môn nhóm I (điền kinh và thể thao dưới nước), tối thiếu 14 môn thể thao nhóm II (các môn thi đấu bắt buộc tại Thế vận hội và Á vận hội) và tối đa 8 môn thể thao nhóm III
Lễ bế mạc.
Lễ bế mạc được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 23 tháng 5 năm 2022 (giờ địa phương) tại Cung điền kinh trong nhà Mỹ Đình. NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Việt Nam) là Tổng đạo diễn của buổi lễ. | {
"split": 7,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 508
} |
534 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Bảng tổng sắp huy chương.
Đã có tổng cộng 1759 huy chương được trao, trong đó có 525 huy chương vàng, 522 huy chương bạc và 712 huy chương đồng được trao cho các vận động viên. Màn trình diễn của chủ nhà Việt Nam ở SEA Games lần này là tốt nhất trong lịch sử các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, phá vỡ kỷ lục số huy chương vàng ở 1 kỳ SEA Games (kỷ lục cũ là 194 huy chương vàng của Indonesia tại SEA Games 19).
Có 2 nội dung đã trao 2 huy chương vàng sau khi các vận động viên đạt thành tích ngang nhau ở nội dung Thể dục tự do nữ và Xà đơn nam, cùng ở môn Thể dục dụng cụ.
Tiếp thị.
Thương hiệu.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2019, Ủy ban Olympic Việt Nam đã khởi động một cuộc thi toàn quốc để tìm biểu trưng, linh vật, khẩu hiệu và bài hát chính thức cho cả hai Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2021. Cuộc thi sẽ diễn ra đến ngày 30 tháng 10 năm 2019. Ba tác phẩm đứng đầu trong mỗi hạng mục sẽ được giới thiệu và công dân Việt Nam sau đó có thể bỏ phiếu cho tác phẩm chiến thắng.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2019, mẫu linh vật mang tên Vàng, dựa theo nhân vật chú chó trong truyện ngắn nổi tiếng "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao, được ban tổ chức trao giải linh vật được cộng đồng mạng yêu thích nhất. Tới ngày 26 tháng 10 năm 2019, 3 mẫu linh vật cuối cùng do ban giám khảo chọn lựa được công bố. Cả ba mẫu linh vật được lấy cảm hứng từ những loài động vật tại Việt Nam: sao la, nghê và hổ. Tuy nhiên, những mẫu linh vật được lựa chọn vấp phải phản hồi rất tiêu cực từ công chúng. Ban tổ chức sau đó phải rút lại bài công bố, đồng thời cho biết các mẫu thiết kế này mới chỉ là sơ bộ và sẽ được chỉnh sửa, cải thiện thêm. Do đó, thời hạn công bố bài dự thi chiến thắng vào ngày 31 tháng 10 được lùi sang tháng 11 năm 2019, rồi một lần nữa bị hoãn vô thời hạn. | {
"split": 8,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 469
} |
535 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Tới ngày 19 tháng 11 năm 2020, các tác phẩm được chọn mới được công bố chính thức. Tuy nhiên cuộc thi không chọn được bài hát chủ đề nào. Ban tổ chức quyết định đặt hàng nhạc sĩ Quang Vinh, tác giả bài hát chính thức "Vì một thế giới ngày mai""" tại SEA Games 22, để sáng tác bài hát mới cho kỳ đại hội này.
Tại Hội nghị Truyền thông quốc tế SEA Games 31 tổ chức ngày 28 tháng 2 năm 2022, Tiểu ban Thông tin - Truyền thông đã hé lộ bộ nhận diện, bài hát chính thức cho kỳ SEA Games diễn ra tại Việt Nam.
Bài hát chủ đề.
Bài hát chủ đề được lựa chọn là "Hãy tỏa sáng" (tên tiếng Anh: "Let's shine"), sáng tác của nhạc sĩ Huy Tuấn. Trong bản nhạc mẫu, nhạc sĩ Huy Tuấn chọn Tùng Dương là ca sĩ thể hiện. Ngoài ca sĩ Tùng Dương, bài hát cũng được góp giọng bởi nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Hồ Ngọc Hà, Isaac, Văn Mai Hương, Tùng Dương và Đen Vâu.
Biểu trưng.
Biểu trưng của kỳ SEA Games thứ 31 là tác phẩm của họa sĩ Hoàng Xuân Hiếu. Thiết kế của họa sĩ Hiếu lấy cảm hứng từ hình ảnh chim bồ câu và bàn tay, kết hợp lại tạo thành hình chữ "V", biểu tượng cho "Victory" (chiến thắng) và "Việt Nam".
Linh vật.
Linh vật của kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2021 là "Sao La", lấy cảm hứng từ sao la – một loài động vật quý hiếm ở miền trung Việt Nam. Thiết kế của họa sĩ Ngô Xuân Khôi đã đánh bại 557 mẫu thiết kế khác để chiến thắng cuộc thi sáng tác linh vật năm 2019.
Khẩu hiệu.
"Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn" được chọn làm khẩu hiệu chính thức cho kỳ đại hội này. Khẩu hiệu đại diện cho hi vọng của Việt Nam, với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, về một khu vực phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thể hiện quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19 của cả khu vực Đông Nam Á.
Tài trợ. | {
"split": 9,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 465
} |
536 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Có 4 hạng nhà tài trợ cho SEA Games 31. Các nhà tài trợ kim cương đã đóng góp hơn 10 tỷ đồng (438.000 đô la Mỹ) tiền mặt hoặc sản phẩm, dịch vụ trị giá 13 tỷ đồng (569.000 đô la Mỹ). Các nhà tài trợ bạch kim đóng góp 5-10 tỷ đồng tiền mặt hoặc 8-13 tỷ đồng sản phẩm, dịch vụ. Các nhà tài trợ vàng đóng góp 3-5 tỷ đồng tiền mặt hoặc 6-8 tỷ đồng sản phẩm, dịch vụ. Đối tác tài trợ đóng góp tiền mặt dưới 3 tỷ đồng hoặc sản phẩm, dịch vụ trị giá dưới 6 tỷ đồng. Vietcontent là nhà tài trợ chính của Đại hội.
Đã có tổng cộng 23 nhà tài trợ, trong đó có 7 nhà tài trợ kim cương, 3 nhà tài trợ bạch kim, 2 nhà tài trợ vàng và 12 đơn vị đồng hành đã cam kết đóng góp cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021.
Đối tác truyền Hình trực tiếp thông.
Chỉ có khoảng 17 môn thi đấu trong số 40 môn của SEA Games 31 được VTV dự kiến tường thuật truyền hình trực tiếp. và trên toàn thế giới Trong văn bản gửi cho VTV vào ngày 24 tháng 4 năm 2022, ông Trần Đức Phấn - phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao - cho biết có nhiều đơn vị truyền hình đã liên hệ với ban tổ chức Đại hội để xin được sản xuất, phát sóng trực tiếp các môn thi mà VTV không sản xuất. Ban tổ chức đại hội đề nghị VTV cung cấp đầu mối để các đơn vị này liên hệ xử lý.
Bhàt Sóng Truyền Hình Trực Tiếp Chờ Tín Hiệu Và
Ban tổ chức Đại hội, Ủy ban Olympic Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam là các đơn vị nắm giữ bản quyền SEA Games 31 tại Việt Nam. Việc cấp phép phát sóng SEA Games ở lãnh thổ của mỗi nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban Olympic Việt Nam và Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.
Giống như các kỳ Đại hội trước, SEA Games 31 sẽ không bán bản quyền truyền hình, kể cả đối với các kênh thương mại. Ngoài ra, một gói dùng tín hiệu truyền hình sạch của truyền hình chủ nhà, được cung cấp tại Trung tâm truyền hình quốc tế (đặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia), cũng có sẵn cho các đơn vị có nhu cầu.
Quốc gia chủ nhà (Việt Nam) | {
"split": 10,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 495
} |
537 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021
Tại một hội thảo khoa học tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2022, tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt công bố SEA Games 31 đã đạt kỷ lục truyền thông trên TikTok với tổng cộng 18,5 tỷ lượt xem cho 2 hashtag chính của Đại hội. Môn bóng đá tại Đại hội được theo dõi nhiều nhất trên nền tảng mạng xã hội này với 3,2 tỷ lượt theo dõi.
Liên kết ngoài.
https://vnexpress.net/the-thao/sea-games-31 | {
"split": 11,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021",
"token_count": 115
} |
538 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay Southeast Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước trong khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.
Tổng quan.
Đại hội Thể thao Đông Nam Á khi đó gọi là SEAP ("SEAP Games"), được tổ chức ở Bangkok năm 1959. Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức sau khi Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á ("SEAP Games Federation") được thành lập vào năm 1958. Ngày 22 tháng 5 năm 1958, đại biểu đến từ các nước ở bán đảo Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á 1958 tại Tokyo, Nhật Bản đã họp và thống nhất thành lập một Đại hội thể thao. Tên gọi SEAP Games khi đó được đặt bởi ông Luang Sukhum Nayaoradit, người mà sau đó làm Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan. Lý do đề nghị đưa ra thành lập một đại hội thể thao khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 1975, những biến động về chính trị ở bán đảo Đông Dương đã khiến cho SEAP Games 8, được tổ chức ở Thái Lan, chỉ hội tụ được 4 quốc gia thành viên. Trước tình hình này, Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á quyết định mở rộng thành phần bằng cách kết nạp thêm một số thành viên mới: Indonesia, Philippines và Brunei. Kể từ năm 1977, đại hội tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) được mang tên SEA Games lần thứ 9.
Với cơ sở vật chất dồi dào và lực lượng vận động viên hùng hậu, thành viên mới Indonesia nhanh chóng đảm nhận việc đăng cai tổ chức SEA Games 10 tại Jakarta từ 21 đến 30/9/1979. Tiếp đó, Philippines giữ vai trò chủ nhà SEA Games 11 vào năm 1981. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á",
"token_count": 465
} |
539 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á
SEA Games 12 được tổ chức tại Singapore, từ 18/5 đến 6/6/1983, với nhiều kỷ lục mới trong đó có hai kỷ lục châu Á về chạy tiếp sức 4 x 100 m nam và bơi 800 m tự do nữ. SEA Games 13 trở lại Bangkok (Thái Lan).
Số lượng môn thi tăng vọt lên con số 28 tại SEA Games 14 ở Jakarta, Indonesia, và lượng người tham dự cũng đạt con số kỷ lục, so với các kỳ đại hội trước đó: 3.000 quan chức và vận động viên
Lịch sử.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, các nước Đông Nam Á tham dự Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 3 ở Tokyo, Nhật Bản, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan khi đó là Laung Sukhumnaipradit đã đề xuất và được các nước Đông Nam Á nhất trí thành lập một tổ chức thể thao của Đông Nam Á với tên gọi ban đầu là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á ("The South East Asian Peninsular Games Federation" hay "SEAP Games Federation"). Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á sẽ tổ chức hai năm một lần vào năm lẻ một đại hội thể thao khu vực nhằm mục đích:
Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Việt Nam Cộng hòa trước đây và Campuchia (Singapore thêm vào sau đó khi tách ra khỏi Malaysia để trở thành quốc gia độc lập vào ngày 9 tháng 5, 1965) là các nước sáng lập. Ủy ban Liên đoàn SEAP Games được thành lập vào tháng 6 năm 1959 tại Bangkok thủ đô Thái Lan. Các nước sáng lập đã thông qua điều lệ của Liên đoàn và bầu ra Ban chấp hành. Ông Prabhas Charustiara, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc gia Thái Lan, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á đầu tiên.
SEAP Games đầu tiên được tổ chức tại Bangkok từ 12-17 tháng 12, 1959 với hơn 527 vận động viên và quan chức thể thao đến từ Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào tham dự trong 12 môn thể thao. | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á",
"token_count": 433
} |
540 | Title: Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Tại SEAP Games lần thứ 8 tổ chức vào năm 1975, Liên đoàn SEAP đã xem xét kết nạp thêm Indonesia và Philippines. Hai nước này chính thức được kết nạp năm 1977, cùng năm đó Liên đoàn SEAP đổi tên thành "Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á" ("South East Asian Games Federation, SEAGF"), và sự kiện thể thao này cũng đổi tên theo thành Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Brunei được kết nạp vào SEA Games thứ 10 tại Jakarta, Indonesia, và Đông Timor được kết nạp tại SEA Games thứ 22 tại Hà Nội, Việt Nam.
Tính đến thời điểm này, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á nhiều nhất với bảy lần. Singapore và Philippines xếp thứ ba với năm lần. Myanmar và Indonesia xếp thứ tư với bốn lần tổ chức. Việt Nam và Lào xếp thứ năm với hai lần tổ chức. Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Brunei và Campuchia.
Các kì đại hội.
</onlyinclude>
Các môn thể thao.
Tại các kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á, các môn thể thao luôn được phân làm 3 nhóm chính:
Dưới đây là danh sách các môn thể thao của Đại hội Thể thao Đông Nam Á:
Chú thích: ?: môn có trong đại hội, không rõ số bộ huy chương; : môn thể thao biểu diễn
Liên kết ngoài.
Tiếng Anh: | {
"split": 2,
"title": "Đại hội Thể thao Đông Nam Á",
"token_count": 310
} |
541 | Title: Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1967
Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á lần thứ 4 là sự kiện thể thao đa môn được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan từ ngày 9 - 16 tháng 12 năm 1967 với 984 vận động viên thi đấu ở 16 môn thể thao. Đây là lần thứ hai Thái Lan đăng cai kỳ đại hội này, lần trước là vào kỳ đại hội đầu tiên (Băng Cốc 1959). Campuchia tiếp tục khước từ đăng cai đại hội lần thứ 4 này vào năm 1967 và tiếp tục vắng mặt, không tham dự đại hội từ kỳ Phnôm Pênh 1963 do trong nước xảy ra nội chiến. Năm này, đã có 1200 quan chức và vận động viên tham dự đại hội. Đại hội đã được khai mạc và bế mạc bởi Quốc vương Thái Lan, Bhumibol Adulyadej tại sân vận động Suphachalasai. Điều vinh dự đáng nhớ nhất trong kỳ đại hội lần này là Quốc vương Bhumibol Adulyadej cùng Công chúa Chulabhorn Walailak đã tham gia thi đấu môn thuyền buồm và cũng có thể giành được huy chương vàng. Tổng số huy chương cuối cùng do chủ nhà Thái Lan dẫn đầu, kế tiếp là Singapore và Malaysia. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1967",
"token_count": 263
} |
542 | Title: Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021
Đại hội Thể thao Trẻ châu Á lần thứ 4 () sẽ được tổ chức tại Sán Đầu, Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2021. Ban đầu được lên kế hoạch là Đại hội Thể thao lần thứ tư, Hội đồng Olympic châu Á sau đó được quyết định hoãn Đại hội Thể thao Trẻ châu Á lần thứ ba từ năm 2017 đến năm 2021.
Lịch sử.
Hambantota, Sri Lanka đã quyết định đấu thầu cho Đại hội Thể thao năm 2017 sau khi mất phiếu bầu để tổ chức Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung 2018, được trao cho Gold Coast ở Úc. Vào ngày 15 tháng 6 năm 2012, chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á, Ahmed Al-Fahad Al-Ahmed Al-Sabah đã tuyên bố rằng Hambantota đã được chọn làm chủ nhà của Đại hội Thể thao này. Indonesia, Qatar, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Uzbekistan cũng đấu thầu để tổ chức đại hội thể thao này nhưng cuối cùng đã không thành công.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, Hội đồng Olympic châu Á đã trao quyền đăng cai Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021 cho Surabaya, Indonesia. Surabaya là nhà thầu không thành công cho Đại hội Thể thao châu Á 2019 khi họ đã bị Hà Nội, Việt Nam đánh bại. Sau khi Jakarta và Palembang đã được trao Đại hội Thể thao châu Á 2018 trong lựa chọn chủ nhà thứ hai do Hà Nội đã rút lui, quyền đăng cai Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021 được trao cho Surabaya đã bị từ chối. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021",
"token_count": 329
} |
543 | Title: Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021
"Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2017" (AYG) đã là một sự kiện thể thao đa môn quốc tế. Ban đầu được lên kế hoạch tổ chức bởi thành phố Hambantota, Sri Lanka. Tuy nhiên, một chủ nhà mới cho AYG 2017 đã được quyết định tại một đại hội đồng Hội đồng Olympic châu Á trong tương lai sau khi Sri Lanka mất quyền đăng cai. Sri Lanka đã bị OCA tước quyền chủ nhà do sự can thiệp chính trị của Ủy ban Olympic quốc gia bởi chính phủ. Sự thay thế của Sri Lanka đã được quyết định tại một đại hội đồng OCA dự kiến vào tháng 9 năm 2015. Indonesia ban đầu được OCA đề nghị tiếp quản vị trí chủ nhà và đại hội thể thao này được đề xuất như một sự kiện thử nghiệm cho Đại hội Thể thao châu Á 2018, nhưng nó đã được quyết định hoãn lại sự kiện này cho đến năm 2021 tìm thấy thành phố chủ nhà thay thế nào.
Vào ngày 3 tháng 3 năm 2019, Hội đồng Olympic châu Á đã trao quyền đăng cai cho Sán Đầu trong Đại hội đồng OCA lần thứ 38 ở Băng Cốc, Thái Lan sau khi Sán Đầu là thành phố duy nhất tuyên bố ứng cử.
Các quốc gia đang tham gia.
45 quốc gia sẽ tranh tài tại Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021. | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2021",
"token_count": 287
} |
544 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2014
Đại hội Thể thao châu Á 2014 hay Đại hội Thể thao châu Á thứ 17 (: 2014 Asian Games), chính thức biết đến dưới tên Asiad XVII là Á vận hội lần thứ 17 được tổ chức ở Incheon, Hàn Quốc từ 19 tháng 9 năm 2014 đến 04 tháng 10 năm 2014.
Incheon giành quyền đăng cai vào 17 tháng 4 năm 2007, đánh bại Delhi, Ấn Độ. Incheon là thành phố thứ ba của Hàn Quốc sau Seoul (1986) và Busan (2002) đăng cai.
Tổ chức.
Chi phí.
Chi phí của các trò chơi đã được ước tính vào khoảng US $1.620.000.000, với chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Incheon bao gồm 19% và 78,9% tương ứng. Trong tổng ngân sách, một số 1,39 tỷ USD sẽ được sử dụng cho việc xây dựng các địa điểm và cơ sở hạ tầng, trong khi khoảng 11 triệu USD sẽ bao gồm việc xây dựng và duy trì các cơ sở đào tạo. Khoảng 103 triệu USD sẽ được sử dụng cho các dự án đường bộ và giao thông vận tải.
Tuy nhiên, báo cáo tháng 6 năm 2012 cho thấy thành phố đang chịu áp lực về tài chính do nợ cuộc nổi dậy.
Các IAGOC dự kiến sẽ tiết kiệm được 34 triệu USD sau khi đồng ý giảm từ 15.000 đến 2.025 vận động viên sẽ được cung cấp miễn phí cho giao thông vận tải và chỗ ở.
Địa điểm.
Các sân vận động chính, được gọi là sân vận động chính Asiad Incheon, có công suất tất cả chỗ ngồi của 61.074 chỗ ngồi, với 30.000 chỗ ngồi là biến sau khi Á vận hội. Các 400 triệu USD sân vận động, những người ban đầu lên kế hoạch cho 70.000 chỗ ngồi được thiết kế bởi Populous, người cũng đã thiết kế một số địa điểm sự kiện trên toàn thế giới, trong đó có sân vận động Olympic của Thế vận hội Mùa hè 2012. Lễ khởi công được tổ chức vào ngày 28 tháng 6 năm 2011 trong Yeonhui-dong, với việc xây dựng bắt đầu vào tháng 6 năm 2011 và dự kiến hoàn thành vào tháng 4 năm 2014.
Giao thông vận tải.
Tàu điện ngầm Incheon thời gian xây dựng đã được rút ngắn hơn dự kiến hoàn thành năm 2018. Do sự phổ biến ngày càng tăng của sân bay quốc tế Incheon trong các trò chơi, các thủ tục nhập cảnh đã được cải tiến để thuận tiện cho hành khách.
Lễ rước đuốc. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2014",
"token_count": 512
} |
545 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2014
Ngọn đuốc đã được tiết lộ trong tháng 10 năm 2013, với motif thiết kế dựa trên những con chim chính thức của thành phố vùng đô thị đặc biệt Incheon, các cần cẩu, với xi lanh nội bộ màu xanh của ngọn đuốc biểu bầu trời và đại dương của Incheon. Bốn màu sắc (xanh, vàng, đỏ, tím) được thiết kế để đại diện cho năm khu vực của châu Á.
Ngọn đuốc được thắp sáng tại Sân vận động Quốc gia Dhyan Chand ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 09 Tháng 8 năm 2014 này đánh dấu lần đầu tiên ngọn đuốc được thắp sáng bên ngoài của nước sở tại. Lần đầu tiên cũng, các trò chơi được tổ chức bởi thành phố của Hàn Quốc có rước đuốc quốc tế Uy Hải, một thành phố ở tỉnh Sơn Đông, chỉ là một thành phố khác tổ chức rước đuốc vào ngày 12 tháng 8 năm 2014.
Lễ ánh sáng trong nước được tổ chức tại Manisan trên đảo Ganghwa vào ngày 12 tháng 8 năm 2014. Rơ le trong nước bắt đầu từ 13 tháng 8 năm 2014 và đi qua 70 thành phố cho 5.700 km cho đến khi lễ khai mạc.
Lịch thi đấu.
Trong lịch sau đây cho Đại hội Thể thao châu Á 2014, mỗi hộp màu xanh đại diện cho một cuộc thi sự kiện, chẳng hạn như vòng loại, vào ngày hôm đó. Các hộp màu vàng đại diện cho ngày trong đó trận chung kết huy chương, giải thưởng cho một môn thể thao được tổ chức, trong đó số đại diện cho số của trận chung kết đã được tranh cãi vào ngày hôm đó. Ở bên trái danh sách lịch từng môn thể thao với các sự kiện được tổ chức trong các trò chơi, và ở bên phải có bao nhiêu huy chương vàng đã giành chiến thắng trong thể thao đó. Có một khóa ở phía trên cùng của lịch để hỗ trợ người đọc.
Thể thao.
Lễ khai mạc.
Lễ khai mạc sẽ bắt đầu lúc 18:00 (giờ địa phương theo Hàn Quốc) vào ngày 19 tháng 9 năm 2014. Việc thực hiện sẽ bao gồm bốn hành vi, từ "Châu Á từ lâu rồi", "Châu Á họp thông qua biển", "Châu Á như gia đình và bạn bè", và "Châu Á là một trong tương lai và tham gia với ngày hôm nay". | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2014",
"token_count": 510
} |
546 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2014
Các môn thi đấu.
Các môn thi đấu năm 2014 dự kiến sẽ tính năng 28 môn thể thao Olympic sẽ được tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2016. Ngoài ra, tám phi thể thao Olympic sẽ được đặc trưng: bóng chày, bowling, dế, Kabaddi, karate, cầu mây, squash và wushu. Danh sách này được hoàn thành vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 tại cuộc họp Hội đồng Olympic châu Á của OCA tại Muscat, Oman. Điều này dẫn đến trong sáu môn thể thao khác: thể thao lăn, trò chơi hội đồng quản trị (cờ vua, đi, cờ tướng), gợi ý các môn thể thao, bóng mềm, khiêu vũ thể thao và thuyền rồng, được tổ chức tại Đại hội trước được giảm từ danh sách. Danh sách này được thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2011 trong hội đồng thường niên thứ 30 tại Tokyo như bóng mềm kết hợp với bóng chày là một môn thể thao, trong khi quần vợt mềm là theo kỷ luật của quần vợt. Lần đầu tiên, bắn cung hợp chất, ba môn phối hợp tiếp hỗn hợp, các sự kiện đội judo đã được giới thiệu.
Những thay đổi trong các môn thể thao Olympic không đặc trưng tại Đại hội thể thao châu Á bị ảnh hưởng bởi các cuộc thảo luận với các tổ chức, người đã đề nghị loại bỏ của cricket từ chương trình bởi vì họ cảm thấy quá ít nước chơi nó, và bởi vì họ thiếu cơ sở hạ tầng để lưu trữ nó. Tuy nhiên, OCA tranh chấp việc loại bỏ đề xuất của cricket, với lý do phổ biến của nó và quan tâm người xem.
Lễ bế mạc.
Lễ bế mạc sẽ được tổ chức từ lúc 19:00 đến lúc 21:30 vào ngày 04 tháng 10 năm 2014.
Bảng huy chương.
Mười tốp được liệt kê NOC theo số lượng huy chương vàng được liệt kê dưới đây. Chủ nhà, Hàn Quốc, được đánh dấu.
Quốc gia tham dự.
Tất cả 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á tham gia, điều này bao gồm Bắc Triều Tiên, bất chấp mối đe dọa tẩy chay sau khi tranh chấp với Hàn Quốc trên các điều khoản của lưu trữ đoàn vận động viên và các quan chức. Ả Rập Saudi là NOC duy nhất không gửi vận động viên nữ Á vận hội. | {
"split": 2,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2014",
"token_count": 494
} |
547 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2014
Dưới đây là một danh sách của tất cả các NOC tham gia; số lượng tuyển thủ mỗi đoàn được nêu trong ngoặc. | {
"split": 3,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2014",
"token_count": 36
} |
548 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Đại hội Thể thao châu Á 2018 (hoặc Á Vận hội XVIII, ASIAD XVIII) là kỳ Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 tổ chức tại Indonesia, với thủ đô Jakarta sẽ là thành phố chủ nhà chính, trong khi Palembang sẽ là chủ nhà hỗ trợ. Đây là lần thứ hai Indonesia đăng cai Á vận hội này, sau lần đầu tiên là vào năm 1962.
Ban đầu quyền đăng cai đại hội này được trao cho thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Tuy nhiên đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, chính phủ Việt Nam tuyên bố rút quyền đăng cai với lý do không đảm bảo được kinh phí tổ chức.
Quá trình chạy đua giành quyền đăng cai.
Theo kế hoạch, Á vận hội lần thứ 18 dự kiến diễn ra vào năm 2019, nhưng theo đề nghị của Indonesia, nước này vẫn sẽ tổ chức theo quy trình cũ, tức 4 năm sau khi đại hội ở Incheon của Hàn Quốc kết thúc vào năm 2014, vì Indonesia sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2019.
Có ba thành phố ứng cử cuối cùng là Hà Nội, Surabaya, Dubai. Nhưng Dubai rút lui vào phút chót.
Hà Nội đã giành chiến thắng trước Surabaya với 29 phiếu trên 14 phiếu. Hà Nội sau đó xin được rút quyền đăng cai và được OCA chấp thuận.
Địa điểm và cơ sở hạ tầng. | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 280
} |
549 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Đối với đại hội, một số địa điểm sẽ được xây dựng, cải tạo và chuẩn bị trên bốn tỉnh ở Indonesia: Jakarta, Nam Sumatra, Banten, và Tây Java. Các cơ sở cho Đại hội Thể thao châu Á 2018 được đặt tại thủ đô Jakarta và Palembang (Nam Sumatra), trong bốn cụm thể thao khác nhau (ba ở Jakarta và một ở Palembang). Tuy nhiên, 15 đấu trường cho các trận đấu và 11 đấu trường huấn luyện ở Tây Java và Banten có chung đường biên giới với Jakarta, sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện Đại hội Thể thao châu Á 2018. Sẽ có tổng cộng 80 địa điểm cho các cuộc thi và đào tạo. Tổ chức nay hy vọng sẽ giảm chi phí bằng cách sử dụng các cơ sở thể thao và cơ sở hạ tầng hiện có, bao gồm những địa điểm đó được xây dựng cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011, và sau khi nội dung thi đấu thử nghiệm của Đại hội Thể thao châu Á 2018 vào tháng 2, Inasgoc được di chuyển một số môn thể thao sẽ được tổ chức ở Triển lãm quốc tế Jakarta đến Trung tâm hội nghị Jakarta.
Jakarta.
Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno ở Jakarta sẽ tự mình tổ chức 13 môn thể thao sau khi cải tạo. Sức chứa của sân vận động chính 55 tuổi được giảm từ 88.000 xuống 76.127 khán giả. Một hệ thống nhận diện khuôn mặt cũng sẽ cài đặt tại sân vận động với dự đoán các mối đe dọa khủng bố. Một sân đua xe đạp đang được xây dựng tại Rawamangun ở Đông Jakarta, với chi phí 40 triệu đô la Mỹ cho đua xe đạp, cầu lông, bóng đá trong nhà, bóng rổ và đấu vật. Một cơ sở đua ngựa đang được xây dựng tại Pulomas với chi phí 30,8 triệu đô la Mỹ, có thể chứa tới 1.000 khán giả. Nó được thiết lập để được trang bị 100 chuồng ngựa, vận động viên ở, một bệnh viện động vật, nơi huấn luyện, và một khu vực đậu xe trên một lô đất rộng 35 ha.
Palembang. | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 444
} |
550 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Khu liên hợp Thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ tổ chức các sự kiện thể thao khác. Một số kế hoạch đã được nâng lên để bổ sung và cải thiện các cơ sở trong khu liên hợp, bao gồm sức chứa nâng cấp của sân vận động Gelora Sriwijaya từ 36.000 đến 60.000 chỗ ngồi đã bị hủy, thay vào đó sức chứa đã giảm xuống còn 27.000 sau khi lắp đặt ghế riêng cho toàn bộ sân vận động cùng với sân điền kinh và các cơ sở khác cải thiện trong sân vận động. Địa điểm mới ở thành phố thể thao Jakabaring là một sân bowling 40 làn được hoàn thành vào cuối tháng 5 năm 2018. Tám sân quần vợt bổ sung được xây dựng trong khu liên hợp cho Á vận hội. Chiều dài của địa điểm canoeing và chèo thuyền ở Hồ Jakabaring đã được mở rộng đến 2.300 mét cùng với các cơ sở chèo thuyền và một bộ lạc được xây dựng trên bờ hồ. Các địa điểm tồn tại khác sẽ được sử dụng cho Đại hội Thể thao châu Á cũng đã được cải tạo, bao gồm cả phòng thể thao Ranau như địa điểm cầu mây.
Làng vận động viên.
Làng vận động viên ở Jakarta được xây dựng tại Kemayoran với diện tích 10 ha, trong đó có 7.424 căn hộ trong 10 tòa tháp. Tổng số sức chứa chỗ trọ 22.272 tại làng vượt quá tiêu chuẩn của Ủy ban Olympic Quốc tế, yêu cầu chủ nhà Đại hội phải cung cấp phòng cho 14.000 vận động viên. Làng vận động viên bên trong thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ có 3.000 vận động viên và quan chức.
Giao thông vận tải. | {
"split": 2,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 362
} |
551 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Là một phần của việc chuẩn bị Đại hội, việc xây dựng Jakarta MRT và Jakarta LRT sẽ được tăng tốc. Một tuyến Jakarta LRT sẽ kết nối làng vận động viên tại Kemayoran ở Trung Jakarta đến sân đua xe đạp tại Rawamangun ở Đông Jakarta. Palembang cũng sẽ nâng cấp các phương tiện giao thông của họ bằng cách xây dựng 25 km của Hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ Palembang từ sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II đến thành phố thể thao Jakabaring. Các phương tiện giao thông khác như đường chui, cầu vượt và cầu cũng sẽ được xây dựng trong thành phố. Sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II sẽ mở rộng các nhà ga đến và đi hiện tại, và cũng xây dựng một cầu vượt với một nhà ga hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ (LRT) có thể chở hành khách đến Jakabaring.
Đại hội.
Lễ khai mạc.
Lễ khai mạc được bắt đầu lúc 19:00 giờ Tây Indonesia và cũng chính là giờ Việt Nam (GMT+7) vào ngày thứ 7, ngày 18 tháng 8 năm 2018. Wishnutama, Giám đốc điều hành của mạng lưới truyền hình Indonesia NET. là giám đốc sáng tạo cho buổi lễ. Buổi lễ được diễn ra một ngọn núi cao 26 mét với một thác nước làm nền của nó, đi kèm với cây và hoa của Indonesia. Các đại biểu Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc hành quân cùng nhau dưới một lá cờ thống nhất của Triều Tiên được đánh dấu lần đầu tiên cả hai quốc gia đã làm như vậy trong Đại hội Thể thao châu Á sau 12 năm.
Đại hội này đã được khai trương chính thức bởi Tổng thống Indonesia, Joko Widodo.
Môn thể thao. | {
"split": 3,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 358
} |
552 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Vào tháng 3 năm 2017, Hội đồng Olympic châu Á ban đầu thông báo rằng Đại hội đã có 484 nội dung thi đấu trong 42 môn thể thao, bao gồm 28 môn thể thao Olympic cố định tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2016, 5 môn thể thao bổ sung sẽ được tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo, cũng như các nội dung thi đấu trong các môn thể thao ngoài Olympic khác. Vào tháng 4 năm 2017, OCA đã phê duyệt chương trình giảm xuống để đáp ứng các mối quan tâm về chi phí; đấu vật đai, cricket, kurash, trượt ván, sambo, và lướt sóng đã bị loại khỏi chương trình, và phải giảm số lượng thi đấu trong đánh bài, jet ski, ju jitsu, dù lượn, leo núi thể thao, taekwondo (đặc biệt, tất cả đều các lớp trọng lượng ngoài Olympic) và wushu. Những thay đổi này đã được giảm tổng số nội dung thi đấu xuống còn 431.
Chương trình cuối cùng đã được công bố vào tháng 9 năm 2017, tăng lên 462 nội dung thi đấu trong 40 phân môn như chương trình lớn thứ hai trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á. Các phân môn bổ sung được giới thiệu tại Thế vận hội Mùa hè 2020 cũng được bổ sung, bao gồm bóng rổ 3x3 và BMX tự do.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á, eSports và canoe polo đã được tranh tài như một môn thể thao trình diễn trong Đại hội. Sáu bộ môn video game sẽ được giới thiệu trong nội dung thi đấu này.
Các Ủy ban Olympic Quốc gia đang tham gia.
Tất cả 46 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á đã được tham gia vào đại hội. Nó đã được thống nhất rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc được tranh tài với tư cách là một đội tuyển thống nhất trong một số nội dung thi đấu dưới tiêu đề "Triều Tiên" (COR), như họ đã làm tại Thế vận hội Mùa đông 2018. Cả hai quốc gia cũng sẽ cùng nhau hành quân dưới một lá cờ thống nhất trong lễ khai mạc và bế mạc.
Ban đầu được thiết lập để tranh tài với tư cách là vận động viên châu Á độc lập, vận động viên Kuwait được cho phép tranh tài dưới lá cờ của họ chỉ hai ngày trước lễ khai mạc. | {
"split": 4,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 502
} |
553 | Title: Đại hội Thể thao châu Á 2018
Dưới đây là danh sách tất cả các NOC đã tham gia. Số lượng các vận động viên của mỗi đoàn được chỉ ra trong dấu ngoặc đơn.
Lễ bế mạc.
Lễ bế mạc đã được tổ chức vào chủ nhật, ngày 2 tháng 9 năm 2018, vào lúc 19:00 theo giờ địa phương và cũng là giờ Việt Nam. Ngoài các nghệ sĩ địa phương và phân khúc Trung Quốc, các ban nhạc Hàn Quốc Super Junior và iKon sẽ biểu diễn trong buổi lễ.
Bảng huy chương.
Trung Quốc dẫn đầu bảng huy chương lần thứ mười liên tiếp. Triều Tiên đã tuyên bố huy chương vàng đầu tiên của họ tại đại hội thể thao trong nội dung thi đấu 500 mét đua thuyền truyền thống của chèo thuyền nữ. Tổng cộng có 37 nước đã giành được ít nhất một huy chương, và 29 nước đã giành được ít nhất một huy chương vàng. 8 nước không thắng được bất kỳ huy chương nào tại đại hội thể thao.
Mười NOC đứng đầu được xếp hạng tại những đại hội này được liệt kê dưới đây. | {
"split": 5,
"title": "Đại hội Thể thao châu Á 2018",
"token_count": 220
} |
554 | Title: Đại hội Xô viết toàn Nga
Đại hội Xô viết toàn nước Nga là cơ quan quản lý tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga có thẩm quyền từ năm 1917 đến năm 1936. Hiến pháp Nga Xô viết năm 1918 quy định Đại hội sẽ triệu tập ít nhất hai lần một năm, với nhiệm vụ xác định (và sửa đổi) các nguyên tắc Hiến pháp Xô viết và phê chuẩn hiệp ước hòa bình. Cách mạng Tháng Mười lật đổ chính phủ lâm thời dẫn đến Đại hội Xô viết trở thành cơ quan duy nhất và quản lý cao nhất. Điều quan trọng đáng chú ý là Đại hội này không giống như Đại hội Xô viết toàn Liên Xô sau khi Liên Xô thành lập năm 1922.
Đối với giai đọan đầu hoạt động, Đại hội là một cơ quan dân chủ. Trên nước Nga có hàng trăm Xô Viết, là các cơ quan quản lý địa phương dân chủ, trong đó người dân từng địa phương có thể tham gia. Các Xô viết bầu các đại biểu vào Đại hội, Đại hội nắm quyền lực quốc gia, đưa ra các quyết định cao nhất. Có một số đảng chính trị được đại diện trong các phiên họp khác nhau của Đại hội, mỗi đảng đã đấu tranh để tăng ảnh hưởng của chính họ trong các Xô viết. Tuy nhiên, khi cuộc nội chiến lan rộng, quyền lực của Liên Xô đã giảm dần, đồng thời là sự gia tăng quyền lực của chủ nghĩa Stalin đã củng cố mạnh mẽ tình trạng suy giảm này, dứt khoát biến Đại hội thành cơ quan mang "nhãn cao su". Đại hội được thành lập gồm đại diện của các hội đồng thành phố (1 đại biểu trên 25.000 cử tri) và các hội đồng của tỉnh (nghĩa vụ) và các hội đồng cộng hòa tự trị (1 cho mỗi 125.000 dân). | {
"split": 0,
"title": "Đại hội Xô viết toàn Nga",
"token_count": 387
} |
555 | Title: Đại hội Xô viết toàn Nga
Quyền tài phán độc quyền của Đại hội bao gồm bầu cử Ban Chấp hành Trung ương toàn nước Nga, thông qua Hiến pháp SFSR của Nga và sửa đổi, phê chuẩn các sửa đổi do ủy ban điều hành trung ương đề xuất và phê chuẩn hiến pháp của các nước cộng hòa tự trị. Về các vấn đề khác, Đại hội và Ban Chấp hành Trung ương có cùng thẩm quyền. Đại hội đã không còn tồn tại vào cuối cuộc cải cách hiến pháp năm 1936-1937, khi lần đầu tiên vào liên minh các Xô viết và sau đó ở cấp cộng hòa bầu cử gián tiếp vào Liên Xô đã được thay thế bằng bầu cử trực tiếp ở tất cả các cấp với Xô Viết Tối cao là cơ quan cao nhất. | {
"split": 1,
"title": "Đại hội Xô viết toàn Nga",
"token_count": 166
} |
556 | Title: Đại lý bất động sản
Đại lý bất động sản là một người hoặc doanh nghiệp sắp xếp việc bán, cho thuê hoặc quản lý tài sản và các tòa nhà khác. Một đại lý chuyên cho thuê thường được gọi là đại lý cho thuê nhà hoặc quản lý. Đại lý bất động sản chủ yếu tham gia vào việc tiếp thị tài sản có sẵn để bán, và luật sư hoặc người vận chuyển được cấp phép được sử dụng để chuẩn bị các tài liệu pháp lý. Tuy nhiên, tại Scotland, nhiều luật sư cũng đóng vai trò là đại lý bất động sản, một thông lệ hiếm thấy ở Anh và xứ Wales.
Đại lý bất động sản vẫn là chức danh hiện tại cho người chịu trách nhiệm quản lý một nhóm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, tất cả hoặc chủ yếu là tài sản thuê dưới một quyền sở hữu. Các tiêu đề thay thế là Factor, Steward hoặc Bailiff, tùy thuộc vào thời đại, khu vực và mức độ của tài sản liên quan.
Nguồn gốc.
Thuật ngữ ban đầu chỉ một người chịu trách nhiệm quản lý bất động sản, trong khi những người tham gia mua bán nhà là ""Đại lý nhà" và những người bán đất là "Đại lý đất". Tuy nhiên, trong thế kỷ 20, "Đại lý bất động sản" bắt đầu được sử dụng như một thuật ngữ chung. Đại lý bất động sản gần như đồng nghĩa với nhà môi giới bất động sản ở Hoa Kỳ.
Đại lý bất động sản cần phải quen thuộc với khu vực địa phương của họ, bao gồm các yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm giá bất động sản. ví dụ. nếu một con đường hoặc sân bay mới được xây dựng, điều này có thể làm mờ những ngôi nhà gần đó. Tương tự, việc đóng cửa một mỏ đá hoặc cải thiện một khu vực có thể tăng giá. Khi tư vấn cho khách hàng về giá yêu cầu, đại lý phải nhận thức được giá bán gần đây (hoặc giá trị cho thuê) đối với các tài sản tương đương.
Quy định.
Có thể tìm thấy thuật ngữ và định nghĩa pháp lý đầy đủ của một đại lý bất động sản tại Vương quốc Anh trên trang web của Văn phòng giao dịch công bằng (OFT). Việc thực thi các quy định này cũng là trách nhiệm của OFT. | {
"split": 0,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 476
} |
557 | Title: Đại lý bất động sản
Tại Vương quốc Anh, các đại lý bất động sản nhà ở được điều chỉnh bởi Đạo luật Đại lý bất động sản năm 1979 và Đạo luật xác định tài sản năm 1991 sẽ ra mắt vào tháng 10 năm 2013, cũng như, Đạo luật Người tiêu dùng, Đại lý bất động sản và Luật sửa chữa mới được ban hành năm 2007.
Vào tháng 9 năm 2012, CPR (quy định bảo vệ người tiêu dùng) đã được giới thiệu, hiện đang điều chỉnh quy trình bán hàng dân cư.
Đối với bất động sản nhà ở, cũng có một vài hiệp hội thương mại cho các đại lý bất động sản, INEA Mạng lưới đại lý bất động sản độc lập và Hiệp hội đại lý bất động sản quốc gia (NAEA). Thành viên NAEA có thể bị kỷ luật vì vi phạm quy tắc ứng xử của họ. Quy trình xử lý kỷ luật của họ bao gồm tất cả mọi thứ từ cảnh cáo và cảnh báo cho đến các hình phạt nghiêm khắc hơn lên tới 5.000 bảng cho mỗi quy tắc bị vi phạm và mức phạt tối đa 5 triệu euro cho các vi phạm quy tắc chống rửa tiền cụ thể.
Một số đại lý bất động sản là thành viên của Tổ chức Giám định viên Chuyên nghiệp Hoàng gia (RICS), cơ quan chính cho các chuyên gia bất động sản Vương quốc Anh, giao dịch với cả tài sản nhà ở, thương mại và nông nghiệp. Các thành viên, được gọi là "Điều tra viên chuyên nghiệp"", được bầu dựa trên kiểm tra và được yêu cầu tuân thủ quy tắc ứng xử, bao gồm các quy định về chăm sóc tiền của khách hàng và bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp trong trường hợp có lỗi hoặc sơ suất.
"Chương trình thanh tra viên đại lý bất động sản", đã nhận được sự chấp thuận của OFT cho "Quy tắc thực hành bán hàng nhà ở" vào tháng 11 năm 2006 tuyên bố có 2.532 cơ quan thành viên.
Có một yêu cầu pháp lý thuộc về một trong hai tổ chức để giao dịch như một đại lý bất động sản. Đại lý có thể bị phạt nếu họ không phải là thành viên của chương trình khắc phục. Kế hoạch khắc phục đã được đưa vào cùng với và để quản lý các đại lý liên quan đến HIP (Gói thông tin gia đình).
Cơ cấu ngành ở Anh.
Một số ít các chuỗi đại lý bất động sản nhà ở quốc gia tồn tại, với phần lớn là các công ty chuyên về một địa phương hoặc khu vực. | {
"split": 1,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 511
} |
558 | Title: Đại lý bất động sản
Một số cơ sở thương mại đa quốc gia tồn tại, điển hình là Anh-Mỹ, châu Âu hoặc toàn cầu. Các công ty này đều tìm cách cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn tài sản, không chỉ là đại lý.
Chỉ một số ít các công ty lớn kinh doanh cả tài sản thương mại và nhà ở.
Lệ phí.
Phí đại lý bất động sản được tính cho người bán của tài sản. Đại lý bất động sản thường tính phí cho người bán, trên cơ sở 'không bán, không phí', do đó, nếu tài sản không bán, thì khách hàng sẽ không trả bất cứ điều gì cho đại lý bất động sản và đại lý sẽ làm việc cho khách hàng, miễn phí. Nếu người bán bán tài sản và hoàn thành việc bán tài sản của họ cho người mua được giới thiệu bởi đại lý bất động sản, thì đại lý bất động sản sẽ tính phí từ 1% đến 2%, với mức trung bình trong năm 2017 được báo cáo là 1,2% và điều này được tính dựa trên giá bán của tài sản.
Các mô hình đại lý bất động sản thay thế, đáng chú ý nhất là các đại lý bất động sản trực tuyến, thường đưa ra một sự lựa chọn về phí, hầu hết được trả trên cơ sở trước hoặc trả sau khi hoàn thành. Lệ phí từ khoảng £ 300 đến £ 800.
Cho thuê.
Đại lý bất động sản xử lý các thiết lập của tài sản thương mại thường tính phí từ 7 đến 15% tiền thuê năm đầu tiên, cộng với toàn bộ tiền thuê tháng đầu tiên. Nếu hai đại lý đang tính phí 10%, họ sẽ chia phí giữa họ. Đại lý bất động sản bán tài sản thương mại (được gọi là đại lý đầu tư) thường tính 1% giá bán. | {
"split": 2,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 370
} |
559 | Title: Đại lý bất động sản
Các khoản phí được tính bởi các đại lý cho thuê nhà ở là khác nhau, tùy thuộc vào việc đại lý quản lý tài sản hay chỉ đơn giản là lôi kéo những người thuê mới. Phí cho người thuê nhà tiềm năng có thể thay đổi từ 0 đến 300 bảng trong các khoản phí không hoàn lại thường được mô tả là phí "Ứng dụng", ""Quản trị" hoặc "Xử lý"" (hoặc cả ba). Không có hướng dẫn cho các đại lý cho thuê nhà về phí, ngoại trừ việc họ bị pháp luật cấm tính phí cho một danh sách các tài sản. Tất cả các khoản phí cho người thuê nhà là bất hợp pháp ở Scotland. Mặt khác, họ được miễn phí khi họ vui lòng ở Anh và xứ Wales.
Tiền thuê tháng đầu tiên cộng với trái phiếu hoàn lại (thường bằng tiền thuê một tháng) thường được yêu cầu. Hầu hết việc thuê nhà ở tại Vương quốc Anh được điều chỉnh bởi các hợp đồng "Thuê nhà có bảo đảm". Các khoản thuê nhà ngắn hạn được đảm bảo (thường được gọi đơn giản là "Tốc ký") cung cấp sự bảo vệ theo luật định ít hơn so với trước đây, chủ yếu là các loại thiết lập dân cư đã lỗi thời. Thỏa thuận thuê nhà ngắn hạn là hợp đồng tiêu chuẩn; từ ngữ thường có sẵn từ các nhân viên văn phòng hợp pháp và trên internet với giá khoảng 1 bảng Anh, mặc dù hầu hết các đại lý cài đặt sẽ tính phí 30 bảng để cung cấp một bảng.
Điều quan trọng là séc tham chiếu của người thuê được đặt trước khi người thuê chuyển vào một tài sản. Kiểm tra tín dụng có thể được chạy bằng dữ liệu lịch sử tín dụng từ Equachus, Experian hoặc Call Credit (ba nhà cung cấp chính của Vương quốc Anh) bằng hệ thống trang web nội bộ hoặc dịch vụ tham chiếu được quản lý. Một đại lý có uy tín cũng sẽ yêu cầu một tài liệu tham khảo việc làm và một tài liệu tham khảo chủ nhà trước đó để cố gắng xác minh rằng người thuê nhà có thể đủ khả năng thuê bất động sản và không có vấn đề nghiêm trọng với các đại lý trước đó. Điều cũng cần thiết là bằng chứng về danh tính và bằng chứng cư trú cũng được thu thập và nộp.
Bán. | {
"split": 3,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 486
} |
560 | Title: Đại lý bất động sản
Đại lý bất động sản bán bất động sản nhà ở thường tính từ 0,5% (đại lý duy nhất) và 3% (nhiều đại lý) của giá bán đạt được cộng với VAT (Thuế giá trị gia tăng). Một số đại lý có thể tính phí cho tiếp thị bổ sung như báo chí và trang web, tuy nhiên nhìn chung quảng cáo được bao hàm trong phí. Tất cả các khoản phí phải được thỏa thuận rõ ràng và ghi chú trong thỏa thuận đại lý trước khi đưa ra thị trường để không có sự nhầm lẫn về phí bổ sung.
Tháng 7/2016, "Which?" tìm thấy phí đại lý bất động sản trung bình quốc gia là 1,3%, mặc dù phí rất khác nhau
Khác với các tài sản rẻ nhất, phí đại lý bất động sản thường là thành phần đắt thứ hai trong Chi phí chuyển nhà ở Vương quốc Anh sau thuế tem.
Đại lý lớn hiếm khi tính chi phí trước cho việc bán cũng như chi phí cho việc hủy bỏ việc bán và rút nhà khỏi thị trường. Vì vậy, trong khi các tùy chọn khác có sẵn để bán bất động sản với Đại lý trực tuyến, họ thường tính phí trả trước mà không đảm bảo bán hoặc có lẽ là động lực mà Đại lý lớn không bán hàng, không tính phí sẽ cung cấp.
Cách tiếp cận khác. | {
"split": 4,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 276
} |
561 | Title: Đại lý bất động sản
Kể từ khoảng năm 2005, các "đại lý bất động sản trực tuyến" đã cung cấp một giải pháp thay thế cho cấu trúc phí truyền thống, yêu cầu các gói bán phí cố định, rẻ hơn. Các đại lý bất động sản trực tuyến này tuyên bố cung cấp cho người bán bất động sản tư nhân khả năng tiếp thị tài sản của họ thông qua các cổng bất động sản chính (phương tiện ưa thích được sử dụng bởi các đại lý bất động sản lớn truyền thống) cho một phần chi phí của đại lý bất động sản truyền thống. Các đại lý bất động sản trực tuyến tuyên bố rằng họ có thể quảng cáo một tài sản hiệu quả như các đại lý bất động sản truyền thống bằng cách sử dụng các kỹ thuật tiếp thị kỹ thuật số và tập trung hoạt động văn phòng hỗ trợ của họ đến một địa điểm, thay vì có các văn phòng tại thị trấn nơi họ đặt trụ sở. Các đại lý bất động sản trực tuyến thường bao gồm toàn bộ Vương quốc Anh, do đó tuyên bố có thể giảm phí do xóa bỏ ranh giới địa lý mà các đại lý bất động sản truyền thống thường có. Cuối cùng, các đại lý bất động sản trực tuyến thường tính phí trước, thay vì một đại lý truyền thống, thường sẽ không tính phí nếu tài sản không được bán
Vào tháng 2 năm 2010, Văn phòng Giao dịch Công bằng (OFT) tuyên bố rằng sự thay đổi về luật pháp đối với các đại lý bất động sản đã dẫn đến sự thay đổi trong cách bán nhà, cho phép các đại lý trực tuyến rẻ hơn được thành lập nhiều hơn so với trước đây.
Các đại lý bất động sản trung gian và cổng thông tin bất động sản có trụ sở tại Vương quốc Anh đã bắt đầu khuyến khích các đại lý bất động sản của Vương quốc Anh và trên toàn thế giới cộng tác bằng cách hiển thị tất cả các tài sản của họ, do đó cho phép khách truy cập trang web nhìn thấy một loạt các tài sản ở Anh và ở nước ngoài trên một trang web. | {
"split": 5,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 422
} |
562 | Title: Đại lý bất động sản
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 cho biết cách bán tài sản hiệu quả nhất là thông qua các biển 'Cần bán', 28% khách hàng đã nhìn thấy các biển Cần bán của đại lý bất động sản trước khi nghiên cứu sâu hơn về tài sản. Tìm kiếm nhà qua internet đứng thứ hai (21%), qua báo chí đứng thứ ba (17%). Cách hiệu quả thứ tư và truyền thống nhất là khách hàng đến văn phòng của một đại lý bất động sản (15%). Trong năm 2010, 80% đến 90% tài sản được tìm thấy qua internet và các đại lý thấy ít người hơn bước vào văn phòng của họ. Các biển báo vẫn rất hiệu quả, nhưng nhiều đại lý hiện đang cắt quảng cáo trên giấy và chuyển sang kỹ thuật số như eMags và chỉ trên web.
Các phương pháp khác bao gồm đấu giá (11%), truyền miệng (3%) và phát tờ rơi (2%).
Công nghệ.
Đại lý bất động sản sử dụng phần mềm đại lý bất động sản để quản lý người nộp đơn mua, xem tài sản, tiếp thị và bán tài sản của họ. Đại lý bất động sản có thể sử dụng phần mềm để chuẩn bị các chi tiết tài sản được sử dụng để quảng cáo tài sản trực tuyến hoặc in. Họ cũng có thể ghi lại các yêu cầu của người nộp đơn mua và tự động khớp chúng với cơ sở dữ liệu tài sản của họ. Sau khi thỏa thuận bán hàng, họ có thể quản lý chuỗi bán tài sản được liên kết bằng phần mềm.
Phần mềm đại lý bất động sản cũng sẽ giúp tiếp thị tài sản bằng cách tự động phân phối các chi tiết tài sản cho các cổng thông tin tài sản. | {
"split": 6,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 348
} |
563 | Title: Đại lý bất động sản
Công nghệ mới nhất đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Đại lý trực tuyến và lĩnh vực bất động sản trở nên phụ thuộc hơn vào việc sử dụng công nghệ để thu hút thị trường tiêu dùng. Một ví dụ về một công ty hiện đang thực hiện điều này là Matterport, người đã tạo ra một máy ảnh tạo ra các mô hình 3D kỹ thuật số và các bản đồ nền VR và chụp ảnh siêu HD . Điều này đã dẫn đến các nhà tiếp thị kỹ thuật số có thể ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến trong thị trường bất động sản thông qua việc sử dụng Cổng thông tin điện tử. Bằng cách sử dụng các trang web an toàn, các nhà tiếp thị sau đó có khả năng theo dõi mức độ hoạt động của người dùng và có được thông tin vô giá để giúp người bán và đại lý bất động sản sử dụng tiếp thị của họ và thu hút tốt hơn nhu cầu của khách hàng .
Trong những năm gần đây, các đại lý đã bắt đầu làm việc lại với nhau thông qua các hệ thống tương tự như Hoa Kỳ được gọi là MLS (dịch vụ đa danh sách). Đây là nơi một đại lý chính sẽ đảm nhận một tài sản và gửi thông tin chi tiết qua hầu hết các đại lý (phụ) địa phương khác. Các đại lý phụ sẽ tiếp thị và giới thiệu ứng viên cho các đại lý chính. MLS có thể đạt được nhiều ưu đãi hơn, bán một tài sản nhanh hơn và được cung cấp bởi các đại lý như một dịch vụ cao cấp.
Ở Mỹ, dữ liệu thuộc tính được truyền từ phần mềm đại lý bởi lược đồ nguồn cấp dữ liệu RETS. Ở Anh, nguồn cấp dữ liệu INEA idx (trao đổi dữ liệu thông tin) đang được nhiều phần mềm chấp nhận để nhận lại danh sách tài sản phụ (ml).
Trong cả hai trường hợp, công nghệ thông qua MLS và idx có nghĩa là các tác nhân phụ cộng tác có thể đưa nhiều tài sản vào trang web của họ bằng cách làm việc cùng nhau.
Làm đại lý bất động sản.
Không có bằng cấp chính thức cần thiết để trở thành một đại lý bất động sản, tuy nhiên kiến thức về tài sản địa phương và kỹ năng dịch vụ khách hàng được coi là đáng giá.
'Đại lý bất động sản nói'. | {
"split": 7,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 484
} |
564 | Title: Đại lý bất động sản
Đại lý bất động sản được biết đến với cách độc đáo của họ để đặt một chi tiết tốt trên mô tả tài sản của họ. Ví dụ, "cần hiện đại hóa" hoặc "tiềm năng tuyệt vời để cải tiến" thực sự có thể có nghĩa là rất nhiều công việc sửa chữa được yêu cầu cho một ngôi nhà; điều này là cần thiết để tránh xúc phạm bất kỳ khách hàng nào có thể thích cách nhà của họ hiện đang hoàn thành. Tương tự với người mua cũng có thể đưa ra phản hồi rằng "cần quá nhiều công việc" đối với một ngôi nhà, nhưng người tiếp theo thấy tài sản hoàn toàn tốt, do đó, có một ý kiến khi mô tả ý kiến của một tài sản. | {
"split": 8,
"title": "Đại lý bất động sản",
"token_count": 161
} |
565 | Title: Đại lộ Danh vọng Hollywood
Đại lộ Danh vọng Hollywood (tiếng Anh: "Hollywood Walk of Fame") là một lề đường dọc đại lộ Hollywood và phố Vine ở Hollywood, California, Hoa Kỳ, gắn hơn 2.600 ngôi sao năm cánh (tính đến năm 2018) cách nhau có tên các nhân vật nổi tiếng được phòng thương mại Hollywood vinh danh vì những đóng góp của họ trong ngành công nghiệp giải trí.
Ngôi sao đầu tiên, được tặng thưởng ngày 9 tháng 2 năm 1960 cho Joanne Woodward.
Các đặc điểm.
Đại lộ Danh vọng chạy từ đông sang tây của Đại lộ Hollywood từ phố Gower đến La Brea Avenue, và từ phía bắc xuống nam trên phố Vine Street giữa phố Yucca và Đại lộ Sunset. Các vị trí của từng ngôi sao cụ thể là cố định, ngoại trừ lý do di dời do các công trình xây dựng gần đó và một số lý do khác.
Mỗi ngôi sao gồm một viên đá lát bao gồm một ngôi sao năm cánh màu hồng có viền đồng và lát vào một viên than đá hình vuông. Phía trong ngôi sao hồng là tên của người được vinh danh được dát bằng đồng, dưới đó là biểu tượng tròn bằng đồng biểu thị danh mục ngành nghề của người được tặng. Các biểu tượng là:
Những đề cử phong tặng được gửi đến hàng năm vào ngày 31 tháng 5, và Ủy ban Đại lộ Danh vọng gặp gỡ vào các tháng sau đó để chọn ra nhóm những người được vinh danh. Nghi lễ gắn sao được trình diễn trước công chúng và được Johnny Grant, Thị trưởng danh dự của Hollywood điều khiển.
Lịch sử.
Đại lộ Danh vọng được tạo ra năm 1958 bởi nghệ sĩ nam California Oliver Weismuller, ông đã được thành phố thuê để tạo ra một sự thay đổi bộ mặt của Hollywood. Rất nhiều những người được vinh danh nhận được nhiều ngôi sao trong thời kỳ đầu cho nhiều danh mục khác nhau; giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng hạng mục cho các đóng góp riêng biệt; tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, trên thực tế, để tôn vinh những cá nhân không có đại diện, chỉ một số ít người được vinh danh đã được trao thêm nhiều ngôi sao. Năm 1978, Thành phố Los Angeles đã công nhận Đại lộ Danh vọng là một địa điểm Văn hóa/Lịch sử. | {
"split": 0,
"title": "Đại lộ Danh vọng Hollywood",
"token_count": 484
} |
566 | Title: Đại lộ Danh vọng Hollywood
Ban đầu, đại lộ Danh vọng có 2.500 ngôi sao trống. Đã có tổng số 1.558 ngôi được tặng thưởng trong mười sáu tháng đầu tiên. Từ đó, cứ một tháng lại có khoảng 2 ngôi sao được thêm vào. Vào năm 1994, có hơn 2.000 ngôi sao ban đầu được điền tên, và những ngôi sao thêm vào được mở rộng tới phía tây đại lộ qua Sycamore tới La Brea Avenue, kết thúc ở Silver Four Ladies of Hollywood Gazebo, (với những ngôi sao vinh danh The Beatles và Elvis Presley).
Duy trì.
Đại lộ Danh vọng được duy trì bởi Hollywood Historic Trust, một tổ chức tự tìm nguồn tài chính. Để một người có được một ngôi sao trên đại lộ Danh vọng, họ phải đồng ý tham dự lễ giới thiệu trong vòng năm năm của thời điểm lựa chọn, và phải trả một khoản phí là $15.000 để chi phí cho các khoản như bảo đảm an ninh ở lễ gắn sao; một câu chuyện năm 2003 của hãng FOX News cho biết khoản phí này thường được các nhà tài trợ như các hãng phim và các công ty thu âm trả. Một số trường hợp khác là do các câu lạc bộ người hâm mộ trả.
Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi và bí mật xung quanh việc "Các ngôi sao" được trao, việc này đã được thảo luận năm 2001 trong một câu chuyện phỏng vấn của hãng ABC News với thị trưởng Hollywood Johnny Grant.
Những ngôi sao bị đánh cắp.
Đã có bốn ngôi sao bị đánh cắp ở đại lộ Danh vọng. Ngôi sao của Jimmy Stewart và Kirk Douglas, bị di dời trong một dự án xây dựng và bị đánh cắp phía Phố Vine. Thủ phạm là một nhà thầu khoán sau đó đã bị bắt với hai ngôi sao bị hỏng và không sử dụng được (sau khi bị di dời). Một trong số những ngôi sao của Gene Autry cũng bị đánh cắp trong một dự án xây dựng khác. Ngôi sao này được tìm thấy ở Iowa. Ngày 27 tháng 11 năm 2005, những tên trộm cưa ngôi sao của Gregory Peck ở vỉa hè đường Gower, tháng 9 năm 2006 ngôi sao đã được thay thế nhưng tên trộm thì vẫn chưa được tìm thấy.
Hiện nay, các máy quay camera đã được triển khai để canh phòng bắt trộm. | {
"split": 1,
"title": "Đại lộ Danh vọng Hollywood",
"token_count": 487
} |
567 | Title: Đại lộ Monivong
Đại lộ Monivong () là một đại lộ trung tâm và là con đường lớn đông người qua lại tại Phnôm Pênh, Campuchia.
Đại lộ được đặt theo tên của Quốc vương Campuchia Monivong. Hầu hết các con phố ở Phnôm Pênh đều đánh số chứ không được đặt tên và người dân nơi đây quen gọi Đại lộ Monivong là Phố 93. Đây là con đường băng qua Đại lộ Sihanouk nằm gần trung tâm của thành phố.
Lộ trình.
Đại lộ Monivong cắt ngang thành phố từ bắc vào nam.
Trục lộ chính theo hướng Bắc Nam khác nằm ở trung tâm thành phố là Đại lộ Norodom. Đối với phần lớn chiều dài con đường này, Đại lộ Monivong chạy song song với Đại lộ Norodom với khoảng cách 800 mét. Tuy vậy, hai đại lộ chính cuối cùng cũng nhập cuộc vào vòng xoay giao thông ở gần Cầu Monivong bắc qua sông Bassac ở phần phía nam Phnôm Pênh.
Khách sạn Phnôm Pênh và Ngân hàng Thương mại Phnôm Pênh đều nằm trên đại lộ này. | {
"split": 0,
"title": "Đại lộ Monivong",
"token_count": 240
} |
568 | Title: Đại lộ Norodom
Đại lộ Norodom () là một đại lộ lớn ở thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia được đặt theo tên của Quốc vương Norodom. Đại lộ này kết nối với Cầu Monivong ở phía đông nam sông Bassac và nối liền phía bắc của thành phố ngay tại ngôi chùa nổi tiếng Wat Phnom. Đại lộ Norodom dưới thời Pháp thuộc từng mang cái tên cũ là "Đại lộ Doudart de Lagrée".
Đại lộ Norodom giao với Đại lộ Sihanouk hai phía đông-tây ngay tại Tượng đài Độc lập và nằm gần chùa Wat Lanka.
Trường Quốc tế Phnôm Pênh và Trường Sisowath đều nằm trên đại lộ này, cũng như các đại sứ quán của Singapore và Miến Điện/Myanmar. | {
"split": 0,
"title": "Đại lộ Norodom",
"token_count": 171
} |
569 | Title: Đại số tuyến tính
Đại số tuyến tính là một nhánh của toán học liên quan đến các phương trình tuyến tính như:
formula_1
ánh xạ tuyến tính như:
formula_2
và biểu diễn của chúng trong không gian vectơ và thông qua ma trận.
Đại số tuyến tính là trung tâm của hầu hết các lĩnh vực toán học. Ví dụ, đại số tuyến tính là cơ bản trong các bài thuyết trình hiện đại về hình học, bao gồm cả việc xác định các đối tượng cơ bản như đường thẳng, mặt phẳng và phép quay. Ngoài ra, giải tích hàm, một nhánh của giải tích toán học, về cơ bản có thể được xem là ứng dụng của đại số tuyến tính vào không gian của các hàm.
Đại số tuyến tính cũng được sử dụng trong hầu hết các ngành khoa học và lĩnh vực kỹ thuật, vì nó cho phép mô hình hóa nhiều hiện tượng tự nhiên và tính toán hiệu quả với các mô hình như vậy. Đối với các hệ thống phi tuyến, không thể được mô hình hóa bằng đại số tuyến tính, nó thường được sử dụng để xử lý các phép xấp xỉ bậc nhất, do thực tế là vi phân của một hàm đa biến tại một điểm là ánh xạ tuyến tính gần đúng nhất của hàm gần điểm đó.
Đại số tuyến tính được sử dụng nhiều trong toán học, như trong đại số đại cương, giải tích hàm, hình học giải tích... để giải các bài toán như phép quay trong không gian, nội suy bình phương nhỏ nhất, nghiệm của hệ phương trình vi phân, tìm đường tròn qua ba điểm... Nó cũng có vô vàn ứng dụng trong khoa học tự nhiên (vật lý, công nghệ...) và khoa học xã hội (kinh tế...), vì các mô hình phi tuyến tính hay gặp trong tự nhiên và xã hội thường có thể xấp xỉ bằng mô hình tuyến tính.
Lịch sử.
Quy trình giải các phương trình tuyến tính đồng thời, ngày nay được gọi là phép khử Gauss xuất hiện trong văn bản toán học Trung Quốc cổ đại Chương 8: "Mảng chữ nhật" trong "Cửu chương toán thuật". Việc sử dụng nó được minh họa trong 18 bài toán, với 2 đến 5 phương trình. | {
"split": 0,
"title": "Đại số tuyến tính",
"token_count": 459
} |
570 | Title: Đại số tuyến tính
Hệ phương trình tuyến tính phát sinh ở châu Âu với sự ra đời năm 1637 hệ tọa độ trong hình học do René Descartes đưa ra. Thực tế, trong hình học mới này, ngày nay được gọi là hình học Descartes, các đường thẳng và mặt phẳng được biểu diễn bằng các phương trình tuyến tính, và việc tính toán các giao điểm của chúng biến thành việc giải các hệ phương trình tuyến tính.
Các phương pháp hệ thống đầu tiên để giải hệ thống tuyến tính sử dụng các định thức, được Leibniz xem xét lần đầu tiên vào năm 1693. Năm 1750, Gabriel Cramer sử dụng chúng để đưa ra các giải pháp rõ ràng của hệ thống tuyến tính, ngày nay được gọi là quy tắc Cramer. Sau đó, Gauss mô tả thêm phương pháp loại trừ, phương pháp này ban đầu được coi là một tiến bộ trong ngành trắc địa.
Năm 1844, Hermann Grassmann xuất bản "Lý thuyết mở rộng" bao gồm các chủ đề mới cơ bản về cái mà ngày nay được gọi là đại số tuyến tính. Năm 1848, James Joseph Sylvester đưa ra thuật ngữ "ma trận."
Đại số tuyến tính phát triển với những ý tưởng được ghi nhận trong mặt phẳng phức. Ví dụ: hai số formula_3 và formula_4 trong formula_5 có sự khác biệt formula_6, và các đoạn thẳng formula_7 và formula_8 có cùng chiều dài và hướng. Các phân đoạn này là tương đương nhau. Hệ thống bốn chiều formula_9 của các quaternion được bắt đầu vào năm 1843. Thuật ngữ "vectơ" được giới thiệu là formula_10 đại diện cho một điểm trong không gian. Chênh lệch bậc bốn formula_11 cũng tạo ra một đoạn tương đương với formula_12 Các hệ thống số siêu phức khác cũng sử dụng ý tưởng về một không gian tuyến tính có cơ sở. | {
"split": 1,
"title": "Đại số tuyến tính",
"token_count": 401
} |
571 | Title: Đại số tuyến tính
Arthur Cayley đã giới thiệu phép nhân ma trận và ma trận nghịch đảo vào năm 1856, làm cho nhóm tuyến tính tổng quát trở nên khả thi. Cơ chế biểu diễn nhóm đã có sẵn để các nhà toán học mô tả các số phức và siêu phức. Điều quan trọng nhất là Cayley sử dụng một chữ cái duy nhất để biểu thị một ma trận, do đó coi ma trận như một đối tượng tổng hợp. Ông cũng nhận ra mối liên hệ giữa ma trận và định thức, và viết "Sẽ có nhiều điều để nói về lý thuyết ma trận này, theo tôi, có vẻ như, có trước lý thuyết về định thức".
Benjamin Peirce đã xuất bản tác phẩm "Đại số liên kết tuyến tính" của mình (1872), và con trai của ông là Charles Sanders Peirce đã mở rộng tác phẩm này sau đó.
Điện báo yêu cầu một hệ thống vật lý giải thích nó, và ấn phẩm năm 1873 có tên Một luận thuyết về điện và từ trường đã thiết lập một lý thuyết trường về lực và yêu cầu hình học vi phân để biểu thị. Đại số tuyến tính là hình học vi phân phẳng và phục vụ trong không gian tiếp tuyến với đa tạp. Đối xứng điện từ của không thời gian được biểu thị bằng các phép biến đổi Lorentz, và phần lớn lịch sử của đại số tuyến tính là lịch sử của các phép biến đổi Lorentz.
Định nghĩa hiện đại và chính xác hơn đầu tiên của không gian vectơ được Peano đưa ra vào năm 1888; đến năm 1900, một lý thuyết về các phép biến đổi tuyến tính của không gian vectơ hữu hạn chiều đã xuất hiện. Đại số tuyến tính có hình thức hiện đại vào nửa đầu thế kỷ XX, khi nhiều ý tưởng và phương pháp của các thế kỷ trước được khái quát hóa thành đại số trừu tượng. Sự phát triển của máy tính dẫn đến việc tăng cường nghiên cứu các thuật toán hiệu quả để loại bỏ Gaussian và phân rã ma trận, và đại số tuyến tính trở thành một công cụ thiết yếu để mô hình hóa và mô phỏng.
Phạm vi nghiên cứu.
Không gian vectơ. | {
"split": 2,
"title": "Đại số tuyến tính",
"token_count": 451
} |
572 | Title: Đại số tuyến tính
Cấu trúc chính của đại số tuyến tính là các không gian vectơ. Một không gian vectơ trên trường số formula_13 là một tập formula_14 kèm theo phép toán hai ngôi. Các phần tử trong formula_14 gọi là những "vectơ", các phần tử trong formula_13 gọi là "vô hướng". Phép toán đầu tiên là phép cộng vectơ, cộng 2 vectơ formula_17 và formula_3 cho ra một vectơ thứ 3 là formula_19. Phép toán thứ hai là phép nhân một vô hướng formula_20 với bất kỳ vectơ formula_17 nào và kết quả cho ra một vectơ mới formula_22, phép toán này gọi là phép nhân vô hướng của formula_17 với formula_20. Các phép nhân và cộng trong không gian vectơ phải thỏa mãn 8 tiên đề sau, với formula_25, formula_17 và formula_3 là các vectơ trong tập formula_14. formula_20 và formula_30 là các vô hướng trong trường số formula_13.
Ánh xạ tuyến tính.
Cho 2 không gian vectơ formula_14 và formula_33 trên trường formula_13, một biến đổi tuyến tính (còn gọi là ánh xạ tuyến tính) là một ánh xạ:
bảo toàn phép cộng và phép nhân vô hướng:
với mọi vectơ formula_37 và mọi vô hướng formula_38.
Giới thiệu chung.
Trong trường đại học, đại số tuyến tính bắt đầu từ nghiên cứu các vectơ trong hệ tọa độ Descartes 2 chiều hoặc 3 chiều. Các vectơ là các đoạn thẳng có hướng và độ lớn. Các kết quả trong không gian 2 hoặc 3 chiều có thể được mở rộng ra cho nhiều chiều hơn, gọi tổng quát là không gian vectơ.
Không gian vectơ là một khái niệm trừu tượng của đại số trừu tượng, được định nghĩa trên một trường toán học, phổ biến trong ứng dụng là trường số thực hoặc trường số phức.
Các biến đổi tuyến tính chuyển các phần tử trong một không gian vectơ này sang không gian vectơ kia, tuân thủ phép cộng và phép nhân vô hướng. bản thân tập hợp của các biến đổi này cũng hình thành nên không gian vectơ của chính chúng. | {
"split": 3,
"title": "Đại số tuyến tính",
"token_count": 488
} |
573 | Title: Đại số tuyến tính
Nếu hệ cơ sở của một không gian vectơ là cố định, mọi biến đổi tuyến tính đều có thể viết thành bảng gọi là ma trận. Việc nghiên cứu các tính chất của ma trận, như định thức và vectơ riêng là một phần quan trọng của đại số tuyến tính.
Sử dụng đại số tuyến tính có thể giải chính xác hoặc gần đúng rất nhiều bài toán, bao gồm cả các bài toán không tuyến tính. Lý do là ta luôn có thể sử dụng vi giải tích để biến các hàm không tuyến tính thành gần đúng tuyến tính ở gần những điểm quan tâm. Phương pháp này là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong toán học ứng dụng vào khoa học và kỹ thuật. | {
"split": 4,
"title": "Đại số tuyến tính",
"token_count": 150
} |
574 | Title: Đại tá Công an nhân dân Việt Nam
Đại tá Công an nhân dân Việt Nam là quân hàm sĩ quan cao cấp dưới cấp tướng lĩnh và là cấp bậc sĩ quan cấp tá cao nhất trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng, 2 vạch vàng chạy dọc giữa nền cấp hiệu.
Theo quy định hiện hành, Đại tá là cấp bậc cao nhất đối với sĩ quan công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố, trừ 2 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại các tỉnh thành trọng điểm. Việc phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với cấp bậc từ Đại tá trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam quy định.
Lịch sử.
Cấp bậc Đại tá Công an nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được quy định bởi Nghị định 331/TTG ngày 1 tháng 9 năm 1959, quy định hệ thống cấp bậc Công an nhân dân vũ trang. Cấp hiệu Đại tá có 4 sao, 2 vạch.
Ba năm sau, Pháp lệnh 34/LCT ngày 20 tháng 7 năm 1962 quy định thêm hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân.
Đến năm 1987, Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam ngày 2 tháng 11 năm 1987, quy định hệ thống cấp bậc An ninh nhân dân, không có bậc Thượng tá. Lúc này, cấp hiệu Đại tá An ninh nhân dân có 3 sao, 2 vạch.
Năm 1989, Pháp lệnh về lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 1 năm 1989 quy định lại hệ thống cấp bậc Cảnh sát nhân dân tương tự hệ thống cấp bậc An ninh nhân dân, cũng không có bậc Thượng tá. Lúc này, cấp hiệu Đại tá Cánh sát nhân dân cũng có 3 sao, 2 vạch.
Năm 1992, 2 Pháp lệnh sửa đổi lại, khôi phục cấp bậc Thượng tá đối với hệ thống cấp bậc của An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân. Lúc này Đại tá có 4 sao thay vì 3 sao như trước năm 1992.
Từ năm 1998, 2 ngạch An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân sử dụng thống nhất một hệ thống cấp hiệu như ngày nay. Cấp hiệu Đại tá Công an nhân dân Việt Nam có 4 sao vàng, 2 vạch vàng.
Chức vụ được phong quân hàm Đại tá.
Trong Công an nhân dân Việt Nam, Đại tá thường đảm nhiệm các chức vụ:
Các cấp bậc dưới Đại tá. | {
"split": 0,
"title": "Đại tá Công an nhân dân Việt Nam",
"token_count": 504
} |
575 | Title: Đại tá Công an nhân dân Việt Nam
Trong hệ thống cấp bậc Công an nhân dân Việt Nam, các cấp bậc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ dưới Đại tá gồm:
Tiêu chuẩn xét thụ phong cấp Tướng.
Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) năm 2018, sĩ quan công an cấp Đại tá không quá 57 tuổi mới được xem xét phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, trường hợp đặc biệt phải do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ về thời hạn xét thăng quân hàm cấp Tướng đối với sĩ quan công an tại ngũ cấp bậc Đại tá, tối thiểu là 4 năm. | {
"split": 1,
"title": "Đại tá Công an nhân dân Việt Nam",
"token_count": 146
} |
576 | Title: Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao nhất trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.
Theo quy định hiện hành, theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp.
Quân hàm Đại tướng chỉ được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Ngoại lệ có:
Tính đến ngày 12 tháng 7 năm 2021, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 16 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.
Có 2 quân nhân được phong thẳng quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là: Võ Nguyên Giáp (1948) và Nguyễn Chí Thanh (1959).
Hiện tại có 2 Đại tướng Quân đội giữ quân hàm hiện đang công tác là Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Lịch sử hình thành.
Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, cấp bậc Đại tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định lần đầu tiên với cấp hiệu cầu vai 3 sao vàng trên nền đỏ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa có quân nhân được phong quân hàm này. Mãi đến ngày 20 tháng 1 năm 1948, Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được phong quân hàm này.
Cấp bậc Đại tướng một lần nữa được quy định lại với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958. Và Nghị định 307-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 cũng quy định quân hàm Đại tướng mang 4 ngôi sao vàng trên cấp hiệu. Và ngày 31 tháng 8 năm 1959, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh là người thứ 2 được thụ phong quân hàm Đại tướng. | {
"split": 0,
"title": "Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam",
"token_count": 449
} |
577 | Title: Đại tạng kinh
Đại tạng kinh (, "Dàzàngjīng"; , "Daejanggyeong"; , "Daizōkyō"), còn được gọi tắt là Tạng kinh (藏經) hay Nhất thiết kinh (一切經), là danh xưng dùng để chỉ các tổng tập Kinh điển Phật giáo theo nghĩa rộng. Trong một thời gian dài, thuật ngữ Đại tạng kinh được xem là tương đương với thuật ngữ Tam tạng theo truyền thống (zh. 三藏, sa. त्रिपिटक, "tripiṭaka"; pi. "Tipiṭaka"). Tuy nhiên, các học giả hiện đại chỉ ra rằng cách đặt tên như thế là sai lệch vì Đại tạng kinh thực tế có quy mô lớn hơn nhiều so với Tam tạng.
Theo lịch sử, có nhiều bản Đại tạng kinh từng tồn tại như Đại tạng Pali, Đại tạng Hán văn, Đại tạng Tạng văn, cũng các bản dịch sang các ngôn ngữ khác như tiếng Tây Hạ, tiếng Mông Cổ, tiếng Mãn, tiếng Nhật, tiếng Việt... Trong đó, các phiên bản Hán văn có số lượng lớn nhất với các phiên bản Càn Long tạng, Gia Hưng tạng... Do sự phổ biến này, một số học giả phương Tây thường dùng thuật ngữ Đại tạng kinh theo nghĩa hẹp để chỉ riêng các bộ tổng tạng chữ Hán, sử dụng phổ biến ở Đông Á và Việt Nam.
Hai phiên bản Đại tạng kinh Hán văn nổi tiếng nhất là Bát vạn Đại tạng kinh của Cao Ly (bản tạng khắc cổ nhất được bảo tồn nguyên vẹn) và Đại Chính tân tu Đại tạng kinh của Nhật Bản (bản tạng hoàn chỉnh có giá trị học thuật nhất).
Phạm vi.
Đại tạng kinh Hán ngữ không chỉ bao gồm Tam tạng với các kinh văn A-hàm ("Āgama"), Tỳ-nại-da ("Vinaya") và A-tì-đạt-ma ("Abhidharma") từ các trường phái Phật giáo Nguyên thủy; mà còn bổ sung thêm các kinh điển Đại thừa và kinh văn Phật giáo Mật truyền, các tập du ký, kinh văn bản địa, từ điển chú giải, cũng như tiểu sử các cao tăng. | {
"split": 0,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 505
} |
578 | Title: Đại tạng kinh
Taisho Daizōkyō là ấn bản hiện đại tiêu chuẩn được các học giả Nhật Bản hệ thống hóa, xuất bản tại Nhật Bản từ năm 1924 đến năm 1929, phân thành 55 tập và 2.184 kinh văn, thuộc các loại sau:
Một phần bổ sung cho Đại Chính tạng được xuất bản vào năm 1934, gồm 45 tập với 736 kinh văn khác, bao gồm các kinh văn Hán văn Nhật Bản, các kinh văn mới được tìm thấy tại Đôn Hoàng, các ngụy thư được sáng tác ở Trung Quốc, các đồ hình và các tập danh mục, gồm cả những kinh văn không còn tồn tại, dùng phục vụ khảo cứu.
Lược sử.
Hình thành.
Theo các truyền thống Phật giáo, sau khi Đức Phật nhập diệt, 500 đại đệ tử của Ngài, do Tôn giả Ma-ha Ca-diếp lãnh đạo, đã thực hiện kết tập nhằm bảo tồn nguyên vẹn những lời dạy của Đức Phật. Trong lần kết tập này, phần giới luật do Tôn giả Ưu-bà-li tụng đọc và phần các bài giảng của Đức Phật do Tôn giả A-nan tụng đọc để đại chúng cùng kết tập và ghi nhớ theo lối khẩu truyền. Phần giới luật của Tôn giả Ưu-bà-li hình thành nên Bát thập tụng luật, nền tảng cho phần Luật tạng sau này. Và phần các bài giảng của Đức Phật của Tôn giả A-nan là nền tảng của phần Kinh tạng sau này.
Nhiều học giả nghiên cứu Phật giáo hiện đại nghi ngờ sự tồn tại cũng như việc các kinh điển thực sự đã được kết tập ở Đại hội kết tập lần thứ nhất. Theo Louis Finot, có thể chỉ tồn tại một tạng văn duy nhất trong lần kết tập này và chỉ về sau mới được phân thành những phần Kinh tạng và Luật tạng riêng biệt. Tương tự, các học giả cũng xác định phần Luận tạng chỉ được tập thành vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên, khởi đầu từ những bài luận giải nghĩa kinh của đệ tử hậu nhân, rồi phát triển thành những học thuyết độc lập. | {
"split": 1,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 448
} |
579 | Title: Đại tạng kinh
Thời kỳ Bộ phái xuất hiện nhiều Đại tạng riêng của các bộ phái. Theo một số nguồn, một số bộ phái có đến 5 hoặc 7 tạng kinh. Tất cả chúng đều được truyền khẩu qua các buổi tụng đọc thường xuyên của cộng đồng Tăng-già trước khi được lập thành văn tự cho đến tận thế kỷ thứ Nhất trước Công nguyên..
Truyền thống Thượng tọa bộ ghi nhận bộ Đại tạng kinh đầu tiên được kết tập thành Tam tạng và được viết ra bằng tiếng Pali tại chùa Alu Viharaya (Sri Lanka) trong kỳ Đại hội kết tập lần thứ tư. Tuy thời điểm kết tập được ghi nhận khá mơ hồ, nhưng các học giả thống nhất rằng nó diễn ra không sớm hơn các năm 29–17 TCN. Thành quả của cuộc kết tập này là bộ kinh điển được viết lên lá bối và được truyền bá sang Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào ngày nay. Một bộ Đại tạng kinh khác cũng được lập thành văn tự, do phái Nhất thiết hữu bộ thực hiện tại thành Kasmira nước Kushan, được chép bằng chữ Phạn lên các lá đồng. Cho đến tận thế kỷ thứ VIII, khi hành hương sang Ấn Độ, nhà sư Nghĩa Tịnh còn ghi nhận được bốn bộ Đại tạng chính của các bộ phái phi Đại thừa, gồm của Đại chúng bộ, Nhất thiết hữu bộ, Trưởng lão bộ và Chính lượng bộ.
Kinh văn Ấn Độ truyền bá vào Trung Hoa. | {
"split": 2,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 318
} |
580 | Title: Đại tạng kinh
Trong một thời gian dài, sự kiện vào năm 67 sau Công nguyên, Hán Minh Đế nằm mộng thấy "người vàng" (金人, "kim nhân") nên đã cho một sứ bộ sang phía Tây thỉnh đạo, gặp hai tăng nhân Nguyệt Chi, Kasyapa Matanga (迦葉摩騰) và Dharmaratna (竺法蘭) đang tải kinh bằng ngựa trắng, nên đã đón về Lạc Dương, được xem là bằng chứng sớm nhất ghi nhận thời điểm Phật giáo du nhập vào Trung Quốc cũng như kinh văn đầu tiên được dịch. Hán Minh Đế đã cho xây dựng chùa Bạch Mã để làm nơi cho các vị sư tu tập và dịch kinh. Theo truyền thống, bộ kinh Tứ thập nhị chương được dịch bởi Ca-diếp Ma-đằng và Trúc Pháp Lan được xem là bộ kinh đầu tiên được dịch sang Hán văn. Tuy nhiên, các học giả hiện đại lại cho rằng có bằng chứng cho thấy Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc trước thời Hán Minh đế. Bằng nhiều hình thức khác nhau, những tuyển tập nhỏ những lời Phật thuyết, được dịch sang Hán văn và truyền bá vào Trung Quốc. Sau đó, chúng được tập hợp một thời gian sau những bản dịch bản ngữ đầu tiên được chứng thực, và thậm chí có thể đã được biên soạn ở Trung Á hoặc Trung Quốc. | {
"split": 3,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 288
} |
581 | Title: Đại tạng kinh
Ngay từ khi mới du nhập, để thuận tiện cho việc truyền bá, khi dịch sang chữ Hán các kinh điển Phật giáo Ấn Độ, các dịch giả đã sử dụng rất nhiều những khái niệm được xem là tương đồng từ các tôn giáo và trường phái triết học bản địa của Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo và Đạo giáo, cũng như tôn giáo dân gian Trung Hoa. Trong một thời gian dài, nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão, bắt nguồn từ quan điểm hướng đến giải thoát trong cả hai tôn giáo. Thời kỳ ban đầu, công các dịch giả từ phía Tây rất lớn mà những đại diện kiệt xuất là An Thế Cao (安世高), người chuyên dịch các kinh văn nguyên thủy, và Chi Khiêm (支謙), người chuyên dịch các tác phẩm Đại thừa. Nhiều kinh văn tiêu biểu cho những học thuyết của Phật giáo Bắc truyền được dịch từ Phạn văn, hoặc từ các ngôn ngữ Trung Á, sang Hán văn, thúc đẩy việc hình thành Tăng-già tại Trung Quốc vào thế kỉ thứ 4. Chuyến du hành của sư Pháp Hiển đã bổ sung thêm một số lượng đáng kể kinh sách Phạn văn từ Ấn Độ, được dịch và bổ sung vào hệ thống kinh điển của Phật giáo Trung Quốc. | {
"split": 4,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 282
} |
582 | Title: Đại tạng kinh
Trong thế kỉ thứ 5, thứ 6, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình, dù phải trải qua hai lần bị bức hại. Trong thời kỳ này, hai dịch giả có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什, sa. "kumārajīva") và Chân Đế (真諦, sa. "paramārtha"). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh văn Nguyên thủy và Đại thừa đều có mặt tại Trung Quốc. Trong đó, giữ vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là những tác phẩm "Nhập Lăng-già kinh" (入楞伽經, sa. "laṅkāvatārasūtra"), "Đại bát-niết-bàn kinh" (zh. 大般涅槃經, sa. "mahāparinirvāṇa-sūtra") và "Thành thật luận" (zh. 成實論, sa. "satyasiddhi"). Từ đó, các tông phái như Tam luận tông (三論宗), Thành thật tông (成實宗) và Niết-bàn tông (涅槃宗) ra đời.
Sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, số lượng kinh điển ngày càng nhiều, được người đời sau biên tập và sưu tầm, nội dung rất lớn. Bản mục lục ghi lại các kinh văn Phật giáo sớm nhất ở Trung Quốc gồm có "Hán lục" (汉录) của Chu Sĩ Hành thời Đông Hán và "Chúng kinh mục lục" (众经目录) do Đại sư Đạo An biên tập thời Đông Tấn. Chúng có niên đại sớm hơn nhiều so với "Tam động kinh thư mục lục" (三洞经书目录) của Lục Tu Tĩnh thời Lưu Tống. Tiếc rằng cả hai bộ mục lục này đều bị thất tán do chiến loạn và sự bức hại Phật giáo dưới thời Bắc Ngụy. Căn cứ theo Tùy thư, phần "Kinh tịch chí", có chép: ""...Lương Võ đế đã cho thu thập kinh điển tổng cộng 5.400 quyển kinh sách, Sa-môn Bảo Xướng soạn thành "Kinh mục lục" (經目錄)"" | {
"split": 5,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 484
} |
583 | Title: Đại tạng kinh
Từ thời Hán đến thời Tùy, kinh sách Phật giáo được lưu hành dưới dạng bản thảo, vì vậy chúng rất dễ bị tiêu hủy hoặc thất tán do chiến loạn và bức hại. Vào thời Tùy, Sa-môn Tĩnh Uyển (靜琬; còn được viết là Tri Uyển 知苑, Trí Uyển 智苑, Tịnh Uyển 淨琬) của chùa Trí Tuyền, lo sợ rằng kinh Phật sẽ bị hủy hoại và thất truyền, nên đã kế thừa di nguyện của sư phụ là Nam Nhạc Huệ Tư (南嶽慧思), khắc kinh văn vào bia đá. Với sự hỗ trợ của Tùy Dạng đế, Tiêu Hoàng hậu và em trai Tiêu Vũ, các kinh văn khắc trên tường đá trong một hang động tại núi Phòng Sơn đã được hoàn thành. Chúng tồn tại gần 1.500 năm, qua 5 triều đại Tùy, Đường, Liêu, Kim, Minh được bổ sung thêm, đời sau gọi là "Kinh đá Phòng Sơn" (房山石經, "Phòng Sơn thạch kinh").
Dấu ấn Huyền Trang với Phật giáo Hán truyền.
Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại của công tác dịch thuật giai đoạn đầu đã dần bộc lộ vấn đề. Đến đầu thế kỉ 7, kinh sách Phật giáo của Trung Quốc gồm có vô số những bản dịch, văn bản chữ Hán; đại diện và làm nền tảng cho nhiều quan điểm đối chọi nhau. Nhiều trường phái và học thuyết được hình thành, đều tự nhận mình là "Phật giáo", tranh cãi quyết liệt về các vấn đề cơ bản lẫn luận giải, đặc biệt là các trường phái của Duy thức tông. Nhiều trường phái dựa trên các kinh sách không rõ xuất xứ nhưng được xem là phiên dịch từ nguồn gốc Ấn Độ. Một số khác dựa trên kinh sách thật nhưng các bản dịch thiếu chính xác đã gây ra nhiều nhầm lẫn. Trong bối cảnh đó, nổi lên một nhân vật kiệt xuất, Huyền Trang. | {
"split": 6,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 421
} |
584 | Title: Đại tạng kinh
Là một người học rộng và có tư chất, trong quá trình tu học, Huyền Trang đã sớm kết luận rằng: mọi tranh cãi, diễn dịch khác nhau trong Phật giáo Trung Quốc là hậu quả của sự thiếu thốn kinh sách chủ chốt viết bằng chữ Hán. Đặc biệt, Sư cho rằng một bản dịch đầy đủ của bộ Du-già sư địa luận, một bộ luận bách khoa của Duy thức tông miêu tả con đường dẫn tới Phật quả của Vô Trước ("Asaṅga"), sẽ có khả năng giải quyết mọi tranh chấp. Một phần tác phẩm đã được Chân Đế ("Paramārtha") dịch sang chữ Hán vào thế kỉ 6. Huyền Trang cho rằng, cần phải dịch trọn bộ luận Ấn Độ này và giới thiệu cho Trung Quốc; điều này thúc đẩy mạnh mẽ quyết định sang Thiên Trúc thỉnh kinh của Sư.
Năm 629, Huyền Trang bắt đầu hành trình đi Ấn Độ. Sau 16 năm du hành qua Trung Á và tu họ tại Ấn Độ, Sư trở về Trung Quốc, mang về một số lượng đồ sộ kinh sách từ Ấn Độ. Những năm sau đó, Sư đã dành trọn phần đời còn lại để dịch những kinh sách này. Sư trực tiếp phiên dịch lại các kinh sách quan trọng, trình bày lại một cách chính xác hơn cũng như giới thiệu những kinh sách mới và nhiều tài liệu chưa hề có tại Trung Quốc; đồng thời cũng giám sát công tác dịch thuật các kinh sách khác. Công trình dịch thuật của Sư thật khổng lồ – 74 bộ kinh luận trong 19 năm – trong đó có một số kinh với quy mô to lớn, như bộ Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa đến dài hàng ngàn trang, với độ chính xác cao, trở thành bản dịch tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi để truyền bá tư tưởng Phật giáo Ấn Độ vào Đông Á. | {
"split": 7,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 405
} |
585 | Title: Đại tạng kinh
Kế tục sự nghiệp của Huyền Trang, Nghĩa Tịnh cũng du hành sang Ấn Độ và mang về thêm 400 kinh văn mới. Một số lượng lớn kinh sách Hán văn được truyền bá đã góp phần tạo nền tảng cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ trong những thế kỷ sau đó, thậm chí hình thành truyền thống Phật giáo Hán truyền, truyền bá Phật giáo khắp khu vực văn hóa Đông Á, bao gồm cả Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Trong những thế kỷ sau đó, Phật giáo Hán truyền phát triển rực rỡ. Các tông Hoa Nghiêm (華嚴), Thiên Thai (天台), Thiền (禪), Tịnh độ (淨土), Pháp tướng (法相)... mang đậm bản sắc Trung Hoa đã lần lượt ra đời.
Sự phát triển của Đại tạng kinh Hán văn.
Với sự ra đời của kỹ thuật in mộc bản, số lượng kinh văn Phật giáo được phát hành rộng rãi với chi phí thấp, góp phần phổ biến Phật giáo mạnh mẽ cuối đời Đường. Số lượng kinh điện Phật giáo Hán ngữ thời bấy giờ được sách "Khai Nguyên Thích giáo lục" (开元释教录) do Trí Thăng (智昇) soạn là chi tiết nhất, ghi lại 5.048 tập kinh Phật đã được lưu hành vào thời điểm đó. | {
"split": 8,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 283
} |
586 | Title: Đại tạng kinh
Tuy nhiên, mãi đến năm Khai Bảo thứ 4 (971) đời nhà Tống, hoàng đế Tống Thái tổ xuống chiếu cho khắc mộc bản Khai Bảo tạng, bộ Đại tạng kinh hoàn chỉnh đầu tiên dùng để in ấn. Công việc được giao cho Ích châu (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên) thực hiện, mất 12 năm mới hoàn thành, với xấp xỉ 130.000 bản khắc, tổng tộng 5.048 quyển kinh. Các bản khắc sau đó được đưa đến Khai Phong, in thành quyền để xuất bản, còn được gọi là Thục tạng. Khai Bảo tạng được soạn theo mục lục của "Khai Nguyên Thích giáo lục". Năm 1071, Khai Bảo tạng được hiệu đính, đến năm 1083 thì được truyền đến Cao Ly để bổ túc cho bộ Cao Ly tạng. Tuy các bản khắc của Khai Bảo tạng bị tiêu hủy hoặc thất tán hầu hết trong Sự kiện Tĩnh Khang, chỉ còn sót lại một vài bản sao, nhưng cấu trúc Khai Bảo tạng là nền tảng của các bản in Đại tạng kinh Hán văn về sau được bảo tồn. | {
"split": 9,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 257
} |
587 | Title: Đại tạng kinh
Ở Cao Ly, triều đình cũng cho thực hiện việc khắc mộc bản kinh Phật để cầu phúc từ Phật pháp, thường được gọi là Cao Ly tạng. Công việc được thực hiện từ năm 1011 đến năm 1087 mới hoàn thành. Phiên bản đầu tiên của Cao Ly tạng hoàn toàn dựa trên cấu trúc của Khai Bảo tạng, nhưng chúng được bổ sung thêm các kinh sách khác được xuất bản cho đến thời điểm đó, chẳng hạn như Liêu tạng, cũng như các hiệu đính mới bổ sung của Khai Bảo tạng năm 1071. Bộ Cao Ly tạng đầu tiên này tổng cộng được hơn 6.000 quyển. Đáng tiếc là bộ mộc bản gốc đã bị lửa thiêu rụi trong cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào Triều Tiên vào năm 1232, mặc dù các phần rải rác của bản in vẫn còn. Mãi đến năm 1237, dưới thời Cao Ly Cao Tông, triều đình đã cho khắc lại toàn bộ mộc bản Đại tạng kinh. CÔng việc được thực hiện trong 12 năm, với sự hỗ trợ của Choe U và con trai ông là Choe Hang, cùng các cao tăng của Cao Ly. Phiên bản thứ hai này thường được gọi là Bát vạn Đại tạng kinh, có độ chính xác cực cao, không có lỗi hay đính chính nào với 52.382.960 chữ được sắp xếp thành hơn 1496 đề mục và 6568 tập. Đây là phiên bản Đại tạng kinh được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ nhất về giáo quy bằng chữ Hán của thế giới.
Vào khoảng năm 1149, một nữ cư sĩ tên là Thôi Pháp Trân quyên góp kinh phí dể thực hiện việc in ấn Đại tạng kinh, được ấn tống tại chùa Thiên Ninh ở tỉnh Sơn Tây vào khoảng năm 1149, bấy giờ nằm dưới sự kiểm soát của nhà Kim, vì vậy còn có tên gọi là Kim tạng. Bộ Đại tạng kinh này có hơn 7.000 quyển, trong đó có một số kinh không có trong các bộ Đại tạng kinh về sau này. Nó được tái phát hiện tại chùa Quảng Thắng vào năm 1933, Phiên bản Đại tạng kinh này có tên là Triệu Thành Kim tạng, là bộ Đại tạng kinh Hán văn được in lâu nhất còn tồn tại. | {
"split": 10,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 507
} |
588 | Title: Đại tạng kinh
Năm 1278, dưới thời Nguyên Thế tổ, bộ Phổ Ninh tạng được khắc in tại chùa Đại Phổ Ninh, Hàng Châu, thu thập 1.430 bộ kinh văn với 6.010 quyển. Đại sư Tử Bách thời Minh, trong "Kính Sơn tạng", mục "Khắc tạng duyên khởi" đã nói rằng thời nhà Nguyên đã có hơn 10 bộ Đại tạng kinh đã được khắc in.
Năm 1372, dưới thời Minh Thái tổ, triều đình lệnh cho khắc Đại tạng kinh tại chùa Tưởng Sơn, Nam Kinh. Công việc mất 27 năm mới hoàn tất, với 1.600 bộ kinh, hơn 7.000 quyển, về sau được gọi là Hồng Vũ Nam tạng.
Thời nhà Thanh, Đại tạng kinh do triều đình khắc in được thực hiện suốt thời Ung Chính, đến đầu thời Càn Long mới hoàn tất, gọi là Càn Long Đại tạng kinh, hay Long tạng, với 79.036 mộc bản.
Ngoài ra, có một số phiên bản Đại tạng kinh Hán văn được ghi nhận như Thích sa tạng thời Nam Tống, Gia Hưng tạng thời Minh, Liêu tạng thời Liêu, Triệu Thành Kim tạng thời Kim, Nguyên quan bản tạng kinh thời Nguyên, Vĩnh Lạc Bắc tạng và Vĩnh Lạc Nam tạng, Vạn Lịch tạng thời Minh. Ngoài ra còn có các bản Vạn tự chính tạng và Vạn tự tục tạng của Nhật Bản, được xuất bản dưới thời Minh Trị và Đại Chính. | {
"split": 11,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 346
} |
589 | Title: Đại tạng kinh
Trong suốt hai nghìn năm, kinh điển Phật giáo đựa đưa vào Trung Quốc, được dịch ra Hán ngữ và lưu hành qua các triều đại nối tiếp nhau, và số lượng ngày càng tăng, và cuối cùng được biên soạn thành các "Tạng". Các tài liệu khảo cứu ghi nhận tại Trung Quốc, các triều đại Tống-Liêu-Kim đã có 8 lần biên tập Đại tạng kinh, Nguyên 2 lần, Minh 5 lần, Thanh 3 lần. Ngoài ra còn có thể kể đến 3 lần ở Cao Ly và 8 lần ở Nhật Bản. Đại tạng kinh Hán văn đã tăng từ hơn 5.000 quyển được ghi nhận cuối thời Đường lên đến hơn 10.000 quyển, cộng với số lượng các phiên bản dịch Hán ngữ ngày càng tăng và các tài liệu Phật giáo bản địa ngày càng được bổ sung. Bên cạnh đó, một số lượng lớn bản thảo chép tay kinh văn được phát hiện ở Đôn Hoàng đã bổ sung vào Đại tạng kinh một số lượng kiinh sách đáng kể. Năm 1984, Trung Hoa Đại tạng kinh (Hán văn) phần Bổ biên, do Nhậm Kế Dũ chủ biên, đã bắt đầu được xuất bản, đến năm 1997, Trung Hoa thư cục tại Bắc Kinh đã xuất bản toàn bộ Trung Hoa Đại tạng kinh (Hán văn) phần Chính biên với tổng 106 tập, thu thập hơn 4.200 loại kinh sách, hơn 23.000 quyển và hơn 100 triệu từ.
Các phiên bản ngôn ngữ khác.
Như đã nêu trên, hầu hết các phiên bản Đại tạng kinh đều sử dụng loại Hán ngữ Trung cổ. Chúng được dịch ra từ các kinh văn tiếng Phạn. Tuy nhiên, cũng có một số phiên bản Đại tạng kinh được dịch sang ngôn ngữ bản địa. Trong đó, các ấn bản Đôn Hoàng chứa một số tác phẩm bằng các ngôn ngữ Tây Vực cũ được dịch từ tiếng Phạn. | {
"split": 12,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 409
} |
590 | Title: Đại tạng kinh
Một phiên bản ngôn ngữ nổi tiếng là phiên bản Đại tạng kinh Tây Hạ (蕃大藏經) được viết bằng tiếng Tangut, được triều đình Tây Hạ cho dịch và in vào năm Đại Khánh thứ 3 (1038) theo mô thức của Khai Bảo tạng. Nó có tổng cộng 3.579 quyển, tuy nhiên, do Tây Hạ thất thủ, hầu hết đã bị phá hủy, chỉ còn một số mảnh kinh văn rời rạc được tìm thấy trong khảo cổ học hiện đại, và phần nhiều trong số chúng đã bị thất lạc và được bảo quản trong các viện bảo tàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Năm 1971, Eric Grinstead đã xuất bản một bộ sưu tập các kinh văn Phật giáo Tangut với tựa đề "The Tangut Tripitaka" tại New Delhi. | {
"split": 13,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 173
} |
591 | Title: Đại tạng kinh
Khoảng thế kỷ thứ 7─8, Phật giáo truyền vào Tây Tạng. Nhiều kinh điển được dịch trực tiếp từ tiếng Phạn hoặc gián tiếp từ chữ Hán sang Tạng ngữ cổ điển. Đến thế kỷ thứ 9, bộ danh mục "Đan-cát mục lục" (丹噶目录) được biên soạn, thu thập ước chừng 700 bộ trong 20 loại kinh điển trong Phật giáo Đại thừa. Trước thế kỷ 13, các kinh văn Tạng ngữ đều là bản chép tay, đến năm 1313, bản in Đại tạng kinh Tạng ngữ đầu tiên được thực hiện, về sau có tổng cộng 11 phiên bản. Đại tạng kinh Tạng văn chủ yếu phân làm 3 phần: Chính tạng (; phiên Hán tự: 甘珠尔, "Cam-châu-nhĩ"), bao gồm phần Kinh tạng, Luật tạng và Mật chú; Phó tạng (; phiên Hán tự: 丹珠尔, "Đan-châu-nhĩ"), bao gồm Luận tạng cùng các phần Tán tụng, Kinh thích, Chú thích; Tạp tạng (; phiên Hán tự: 松绷, "Tùng-băng"), chủ yếu là các kinh văn do các giáo đồ Mông - Tạng trước tác. Bộ Tạng kinh đầy đủ nhất là Bắc Kinh bản. được in vào năm 1683, thu thập Chính tạng 1055 bộ, Phó tạng 3962 bộ, Tạp tạng 945 bộ. Đại tạng kinh Tạng văn chứa nhiều phần luận Mật tông hơn Đại tạng kinh Hán văn, ngoài ra còn chứa nhiều trước tác về thiên văn, ngữ pháp, thơ ca, mỹ thuật, logic, lịch và y dược. Theo thống kê, Đại tạng kinh Tạng văn chứa 4569 kinh văn Phật giáo. | {
"split": 14,
"title": "Đại tạng kinh",
"token_count": 412
} |
592 | Title: Đạn súng
Đạn súng còn gọi là đạn nhọn, đạn con (tiếng Anh: ammo) là một loại đạn cỡ nhỏ bắn từ súng, thông thường được làm từ kim loại. Nó khác với đạn pháo ở chỗ, đạn súng không có thuốc nổ (hay vật nhồi) ở bên trong và gây thiệt hại với mục tiêu của nó bởi động năng của nó tại mục tiêu.
Lịch sử.
Sự ra đời.
Lịch sử ra đời của đạn súng gắn với lịch sử sự ra đời của súng. Sự phát triển của chúng là đi liền với nhau.
Thiết kế.
Việc thiết kế đạn súng phải giải quyết được hai vấn đề chính. Trước tiên chúng phải vừa với cỡ nòng của súng. Việc bịt kín không tốt, nhiều khí trong buồng đốt bị thoát ra làm giảm hiệu quả của viên đạn. Viên đạn cũng phải khớp với súng để tránh bị hư hỏng nòng súng. Những quá trình xảy ra trong lòng nòng súng thì được gọi là thuật phóng trong. Các viên đạn súng cũng phải đảm bảo rằng viên đạn tiếp được bắn chính xác.
Khi đã rời đi khỏi nòng pháo, nó bị chi phối bởi thuật phóng ngoài. Trên đường bay, hình dạng của viên đạn rất quan trọng đối với khí động học và việc quay của viên đạn. Sự quay của viên đạn làm cho nó ổn định trên đường bay. | {
"split": 0,
"title": "Đạn súng",
"token_count": 284
} |
593 | Title: Đạo đức của sự mơ hồ
Đạo đức của sự mơ hồ (tiếng Anh: "The Ethics of Ambiguity," tiếng Pháp: "Pour une morale de l'ambiguïté") là tác phẩm phi giả tưởng lớn thứ hai của Simone de Beauvoir. Nó được nêu lên trong một bài giảng của bà vào năm 1945, mà sau buổi đó bà nhận định rằng không thể nào căn cứ một hệ thống luân lý nào đó vào tác phẩm triết học lớn "Hiệu hữu và hư vô" của đồng sự Jean-Paul Sartre được. Năm tiếp theo, suốt khoảng thời gian 6 tháng, bà thực hiện thử thách đấy, phát hành bản văn kết quả làm nhiều kỳ lên tập san "Les Temps modernes", rồi vào tháng 11 năm 1947 thì xuất bản thành sách.
Nội dung.
"Đạo đức của sự mơ hồ" gồm ba phần và một kết luận ngắn.
Phần I: "Mơ hồ và tự do".
"Mơ hồ và tự do" đặt ra nền tảng triết học của lập trường Beauvoir về đạo đức. Bà khẳng định con người về cơ bản là tự do, một thứ tự do đến từ "sự hư vô" (nothingness) của họ. Đây là khía cạnh căn bản của khả năng tự nhận thức, tự ý thức về chính mình của họ: "... sự hư vô, thứ ở trung tâm của con người, cũng là chính ý thức (the consciousness) mà anh ta có về chính mình." Nhưng con người cũng là một vật (a thing), một "kiện tính" (), một vật thể (object) trước những người khác. Sự mơ hồ (ambiguity) nằm ở việc mỗi người chúng ta vừa là chủ thể (subject) vừa là vật thể; vừa là tự do, vừa là kiện tính. Do chúng ta tự do, ta có khả năng nhận ra chính mình và lựa chọn việc để làm. Do chúng ta có tính kiện tính (factic), ta bị hạn chế bởi giới hạn vật lý, các rào cản xã hội và cả những kì vọng và quyền lực chính trị của người khác. | {
"split": 0,
"title": "Đạo đức của sự mơ hồ",
"token_count": 447
} |
594 | Title: Đạo đức của sự mơ hồ
Beauvoir bác bỏ quan niệm về cái tốt tuyệt đối (absolute goodness) hay mệnh lệnh đạo đức tuyệt đối (absolute moral imperative) như là chúng tồn tại tự thân. "...không có giá trị tuyệt đối (absolute value) nào đi trước ham muốn của con người (passion of man), ở bên ngoài nó, trong mối quan hệ với nó, người ta có thể phân biệt thứ vô giá trị (the useless) với thứ có giá trị (the useful)." Giá trị (values) chỉ đến từ sự lựa chọn của chúng ta.
Sự tự do của con người chỉ có thể có được trong những dự phóng (project) cụ thể, chứ không phải trong sự trừu tượng (the abstract). Tự do "đòi hỏi sự hiện thực hóa các mục tiêu (end) cụ thể, của những dự phóng cụ thể."
Các kiểu nội dung cụ thể sẽ được thảo luận ở Phần III.
Phần II: "Tự do cá nhân và những người khác". | {
"split": 1,
"title": "Đạo đức của sự mơ hồ",
"token_count": 217
} |
595 | Title: Đạo đức của sự mơ hồ
"Tự do cá nhân và những người khác" xem xét một số cách thức khác nhau mà mọi người nỗ lực để khước từ tự do của họ, vì tự do có thể gây khó chịu và hoang mang. Sự tự do lựa chọn bao hàm cả tự do nỗ lực trốn tránh sự tự do của mình. Dẫu sao, trước khi chúng ta có thể làm được điều đó, chúng ta đều khởi đầu là những đứa trẻ, những người coi các giá trị (values) của người lớn xung quanh mình như những thứ đã-sẵn-có (ready-made things). Bà gọi đây là thái độ của "sự nghiêm túc", trong đó đứa trẻ "thoát khỏi sự lo lắng (anguish) của tự do" bằng cách nghĩ về các giá trị như là những thứ tồn tại một cách khách quan, bên ngoài anh ta, hơn [chỉ .ND] là một biểu hiện của sự tự do của anh ta. Một khi đã bước qua thời thơ ấu, một người có thể trở thành "người tuân phục (sub-man)", người trốn tránh mọi câu hỏi về tự do và coi rằng mình không tự do. Bậc thang tiếp theo trong hệ thống phân cấp này là "người nghiêm túc" ("serious man)," "từ bỏ tự do của mình bằng cách tuyên bố đặt nó ở bên dưới những giá trị không được đặt điều kiện (which would be unconditioned)," mà trên thực tế là một dạng quay trở về với thời thơ ấu. Cả người tuân phục và người nghiêm túc đều từ chối thừa nhận rằng họ tự do, theo nghĩa có khả năng tự lựa chọn giá trị cho mình. | {
"split": 2,
"title": "Đạo đức của sự mơ hồ",
"token_count": 362
} |
596 | Title: Đạo đức của sự mơ hồ
Một số nhóm người khác đã nhận ra sự tự do của mình, nhưng đã sử dụng nó sai cách. "Người hư vô (nihilist)", đã thất bại trong cuộc sống, quyết định không cần phải thử cái gì hết. "Ý thức về việc không thể là bất cứ thứ gì, người đó quyết định không làm gì cả ... Chủ nghĩa hư vô là sự nghiêm túc gây thất vọng (disappointed seriousness), thứ đã tự quay lưng lại với chính mình." "Người phiêu lưu" (the "adventurer") là người tham gia tích cực vào các dự phóng sống khác nhau, nhưng không quan tâm đến mục tiêu đạt được. Người phiêu lưu không "gắn bản thân mình với mục tiêu mà anh ta hướng đến; chỉ gắn mình với cuộc chinh phục của anh ta. Anh ta muốn hành động vì chính bản thân hành động (action for its own sake)." Và anh ta chà đạp (trample on) lên những người khác trong quá trình này: "Người phiêu lưu chia sẻ thái độ khinh thường với loài người của người theo chủ nghĩa hư vô." Cuối cùng thì "người nhiệt thành (passionate man)" hăng hái quan tâm đến mục tiêu của anh ta, nhưng chia sẻ thái độ khinh thường tương tự đối với người khác: "không có ý định [mang đến .ND] tự do của anh ta cho con người, người nhiệt thành cũng không cho rằng họ tự do. Anh ta sẽ không ngần ngại đối xử với họ như đồ vật (things)."
Và cuối cùng là "tự do đích thực (genuine freedom)", thứ mang lại sự phấn khích (excitement) của người phiêu lưu và sự đam mê (passion) của người nhiệt thành và có bao gồm trong đó cả sự quan tâm đến những người khác, quan tâm đến tự do của những người khác nữa. "Đam mê (passion) chỉ trở thành tự do đích thực khi một người gắn số phận sự hiện hữu của mình với sự hiện hữu của những người khác ..." (Passion is converted to genuine freedom only if one destines his existence to other existences ...). "Để bản thân tự do cũng là để những người khác tự do." (To will oneself free is also to will others free.)
Phần III: "Khía cạnh tích cực của sự mơ hồ". | {
"split": 3,
"title": "Đạo đức của sự mơ hồ",
"token_count": 508
} |
597 | Title: Đạo đức của sự mơ hồ
"Khía cạnh tích cực của sự mơ hồ" xem xét tính phức tạp (intricacies) và các sắc thái (nuances) của hành động tự do đích thực trong thế giới. Phần này bao gồm năm mục.
Kết luận ngắn tóm tắt quan điểm của Beauvoir về tự do của con người: "... chúng ta ngày nay hoàn toàn tự do nếu chúng ta chủ tâm hướng sự tồn tại của chúng ta đến sự hữu hạn của nó, một sự hữu hạn được mở ra trên nền cái vô hạn." Bà kết thúc với lời kêu gọi chúng ta nhận ra và hành động dựa trên sự thật cơ bản này về sự tồn tại của chúng ta. | {
"split": 4,
"title": "Đạo đức của sự mơ hồ",
"token_count": 144
} |
598 | Title: Đạo đức với động vật
Đạo đức với động vật (tiếng Anh: "animal ethics") là một nhánh của triết học đạo đức có mục đích xem xét mối quan hệ giữa con người với động vật và cách mà động vật nên được đối xử. Các chủ đề của lĩnh vực này bao gồm quyền động vật, phúc lợi động vật, luật động vật, đẳng cấp loài, nhận thức ở động vật, bảo tồn động vật hoang dã, tình trạng đạo đức trong đối xử với động vật phi con người (đối xử nhân đạo với động vật), khái niệm phi nhân đạo, đạo đức với việc ăn thịt, ngoại lệ của con người, lịch sử sử dụng động vật và lý thuyết về công lý, nói chung, những nội hàm này nhấn mạnh việc vì động vật là chính.
Lịch sử.
Đạo đức động vật có thể được truy nguyên từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên theo lời dạy của Pythagoras, người tin rằng linh hồn của con người tái sinh thành động vật, điều này cũng tương đồng với quan niệm "Kiếp" của Phật giáo ở châu Á. Ngày nay, các nước châu Âu đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc cổ xúy phong trào nhận thức về đạo đức với động vật bởi những nhóm bảo vệ động vật đầu tiên, Hiệp hội phòng chống hành vi tàn ác đối với động vật (Society for the Prevention of Cruelty to Animals-SPCA) bắt đầu ở Vương quốc Anh vào năm 1824, sau đó, Tổ chức đầu tiên của Mỹ, Hiệp hội phòng chống tàn ác đối với động vật (American Society for the Prevention of Cruelty to Animals-ASPCA) bắt đầu thành lập ở New York vào năm 1866 và sau này là tổ chức Những người tranh đấu cho sự đối xử có đạo đức với động vật (People for the Ethical Treatment of Animals-PETA) cũng có những vai trò quan trọng.
Quan điểm. | {
"split": 0,
"title": "Đạo đức với động vật",
"token_count": 408
} |
599 | Title: Đạo đức với động vật
Những người tranh đấu cho quyền lợi và đạo đức với động vật thường nói rằng những thử nghiệm trên động vật đã vi phạm nghiêm trọng phẩm giá của động vật và là sai lầm về mặt đạo đức. Hầu hết các nhà khoa học thì thể hiện một cách tiếp cận thực dụng hơn thì nói rằng lợi ích cho con người từ thử nghiệm trên động vật lớn hơn tác hại gây ra đối với động vật, một vị trí ưu tiên yếu hơn của con người vì suy cho cùng thì động vật cũng để phục vụ cho con người, vì con người, nếu không thì con người khong thể tìm ra những vị thuốc, phương pháp trị bệnh vì khó có thể thực nghiệm ngay trên bản thân con người. Những người khác cho rằng từ một lập trường đạo đức, chủ nghĩa khế ước Neo-Rawlsian là cách tiếp cận hợp lý và thực dụng duy nhất để hướng dẫn việc ra quyết định đạo đức đương đại liên quan đến các thí nghiệm trên động vật. | {
"split": 1,
"title": "Đạo đức với động vật",
"token_count": 205
} |