id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
19832624
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20t%E1%BB%B1%20%C4%91i%E1%BB%87n%20ly%20c%E1%BB%A7a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
Sự tự điện ly của nước
Quá trình tự điện ly của nước, còn được gọi là quá trinh tự ion hóa của nước, quá trình tự phân ly của nước (tiếng Anh: self-ionization of water (còn được gọi là autoionization of water, và autodissociation of water)), là một phản ứng điện ly trong nước tinh khiết hoặc trong dung dịch nước, trong đó phân tử nước, H2O, bị khử proton (phân tử nước bị mất đi hạt nhân của một trong hai nguyên tử hydro của nó) trở thành ion hydroxide, OH−. Hạt nhân hydro, H+, ngay lập tức protonate một phân tử nước khác để tạo thành cation hydroni, H3O+. Đây là một ví dụ về quá trình autoprotolysis và thể hiện tính chất lưỡng tính của nước. Ảnh hưởng của đồng vị Nước nặng (D2O) tự điện ly ít hơn nước thường (H2O). D2O + D2O D3O+ + OD−. Điều này là do equilibrium isotope effect, một hiệu ứng cơ học lượng tử do oxy hình thành liên kết mạnh hơn một chút với deuteri (D) vì khối lượng deuteri lớn hơn dẫn đến năng lượng điểm không thấp hơn. Được biểu thị bằng hoạt độ (activity) a, thay vì nồng độ, hằng số cân bằng nhiệt động (thermodynamic equilibrium constant) của phản ứng điện ly nước nặng là: . Giả sử hoạt độ của D2O là 1 và giả sử rằng hoạt độ của D3O+ và OD− gần đúng với nồng độ của chúng . Bảng sau đây so sánh các giá trị của pKw đối với H2O và D2O: {| class="wikitable" style="text-align:center" |+Giá trị pKw cho nước tinh khiết |- ! scope="row" |T/°C |10||20|| 25||30|| 40 || 50 |- ! scope="row" |H2O |14,535 || 14,167|| 13,997|| 13,830|| 13,535 ||13,262 |- ! scope="row" |D2O |15,439||15,049||14,869||14,699||14,385|| 14,103 |} Cơ chế Tốc độ phản ứng của phản ứng điện ly 2 H2O → H3O+ + OH− phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa ΔE‡. Theo Boltzmann distribution, tỷ lệ các phân tử nước có đủ năng lượng, nhờ mật độ nhiệt (thermal population), được cho bởi: . Trong đó k là hằng số Boltzmann. Do đó, một số sự phân ly có thể xảy ra vì có đủ năng lượng nhiệt. Chuỗi sự kiện (event) sau đây đã được đề xuất trên cơ sở thăng giáng điện trường trong nước lỏng. Thỉnh thoảng có những dao động (fluctuation) ngẫu nhiên trong chuyển động phân tử (khoảng 10 giờ một lần trên mỗi phân tử nước) tạo ra một điện trường đủ mạnh để phá vỡ liên kết oxy–hydro, tạo ra ion hydroxide (OH−) và ion hydroni (H3O+); hạt nhân hydro của ion hydroni di chuyển dọc theo các phân tử nước theo cơ chế Grotthuss và sự thay đổi mạng lưới liên kết hydro (hydrogen bond network) trong dung môi sẽ cô lập hai ion, được ổn định bằng quá trình solvation. Tuy nhiên, trong vòng 1 picogiây, sự tái tổ chức lần thứ hai của mạng lưới liên kết hydro cho phép chuyển đổi proton nhanh (rapid proton) xuống mức chênh lệch điện thế và subsequent recombination của các ion. Khoảng thời gian này phù hợp với thời gian cần thiết để các liên kết hydro tự định hướng lại trong nước. Phản ứng inverse recombination H3O+ + OH− → 2 H2O là một trong những phản ứng hóa học nhanh nhất được biết đến, với hằng số tốc độ phản ứng là ở nhiệt độ phòng. Tốc độ nhanh như vậy là đặc trưng của phản ứng diffusion-controlled, trong đó tốc độ bị giới hạn bởi tốc độ khuếch tán phân tử. Tham khảo Điện ly Hóa chất nước Cân bằng hóa học Hóa học acid–base
584
19832661
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20t%E1%BA%ADp%20phim%20Spy%20%C3%97%20Family
Danh sách tập phim Spy × Family
Spy × Family là một bộ phim truyền hình anime dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Tatsuya Endo. Được sản xuất bởi Wit Studio và CloverWorks, bộ phim được đạo diễn bởi Kazuhiro Furuhashi, thiết kế nhân vật bởi Kazuaki Shimada trong khi Kazuaki Shimada và Kyoji Asano là giám đốc hoạt hình chính. Âm nhạc được sáng tác và sản xuất bởi (K)now Name. Nó được công bố lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021. Loạt phim kể về điệp viên bậc thầy Twilight, người phải cải trang thành bác sĩ tâm thần Loid Forger và xây dựng một gia đình giả để điều tra, theo dõi nhà lãnh đạo chính trị Donovan Desmond. Anh ta không hề biết rằng vợ anh ta, Yor, thực chất là một sát thủ được biết đến với cái tên Công chúa Gai, trong khi con gái anh ta, Anya, có khả năng ngoại cảm. Mùa đầu tiên của bộ phim bao gồm 25 tập được chia thành 2 phần. Phần đầu tiên gồm 12 tập, được phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 25 tháng 6 năm 2022, trên kênh TV Tokyo và các nền tảng khác. Phần thứ hai gồm 13 tập, được phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 24 tháng 12 năm 2022. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2022, mùa thứ hai và một bộ phim chiếu rạp đã được công bố tại sự kiện Jump Festa '23. Ichirō Ōkouchi sẽ thay thế Furuhashi làm người viết kịch bản, các nhân viên và diễn viên còn lại sẽ đảm nhận vai trò của họ. Phần thứ hai gồm 12 tập, khởi chiếu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Tổng quan về loạt phim Các tập Mùa 1 (2022) Mùa 2 (2023) Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Spy × Family tại Crunchyroll Spy X Family Spy × Family
318
19832674
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tejasswi%20Prakash
Tejasswi Prakash
Tejasswi Prakash Wayangankar (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1993 tại Jeddah, Ả Rập Xê Út) là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình người Ấn Độ tham gia các bộ phim bằng tiếng Hindi và tiếng Marathi. Cô được biết đến qua vai diễn Ragini Maheshwari trong bộ phim Tình yêu và thù hận cùng với bộ ba vai diễn Pratha Gulraj, Prathna Gulraj và Pragati Iyer trong phần 6 của Tình người kiếp rắn. Năm 2020, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 10 trên kênh Colors TV. Năm 2021, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Bigg Boss 15 và giành ngôi vị quán quân của chương trình. Cô cũng có vai diễn đầu tay trong bộ phim bằng tiếng Marathi mang tên Mann Kasturi Re, giúp cô giành được giải thưởng Nữ diễn viên có vai diễn đầu tay xuất sắc nhất tại Giải thưởng Filmfare tiếng Marathi. Tiểu sử và học vấn Tejasswi Prakash sinh ngày 10 tháng 6 năm 1993 tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, lớn lên trong một gia đình nói tiếng Marathi. Cô từng là một kỹ sư và tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Điện tử và Viễn thông tại Đại học Mumbai. Sự nghiệp Vai diễn đầu tay (2012–2018) Tejasswi Prakash bắt đầu sự nghiệp diễn xuất vào năm 2012, với vai diễn Rashmi Bhargava trong bộ phim kinh dị 2612. Năm 2013, cô vào vai Dhara Vaishnav trong bộ phim truyền hình dài tập của Colors TV mang tên Sanskaar - Dharohar Apnon Ki và đóng chung với Jay Soni. Từ năm 2015 đến năm 2016, cô vào vai chính Ragini Maheshwari trong bộ phim truyền hình Tình yêu và thù hận trên kênh Colors TV, vai diễn này đã giúp cô nhận được đề cử tại Giải thưởng Truyền hình Ấn Độ và Giải Cánh hoa vàng. Năm 2017, cô vào vai Diya Singh trong bộ phim kinh dị Pehredaar Piya Ki trên kênh Sony TV. Sau khi bộ phim này kết thúc, cô tiếp tục vào vai diễn này trong bộ phim Rishta Likhenge Hum Naya. Năm 2018, cô thủ vai Uruvi trong bộ phim thần thoại mang tên Karn Sangini và đóng chung với với Aashim Gulati. Thành công nhờ vai diễn trong Nữ thần rắn báo thù và một số công việc khác (2019–nay) Năm 2019, cô vào vai Mishti Khanna trong phần 2 của bộ phim Silsila Badalte Rishton Ka và đóng chung với Kunal Jaisingh và Aneri Vajani. Năm 2020, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 10 trên kênh Colors TV. Mặc dù là một trong những ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị quán quân của chương trình, tuy nhiên cô đã phải bỏ cuộc giữa chừng do chấn thương nặng ở mắt, kết thúc ở vị trí thứ 6 chung cuộc. Năm 2021, cô tham gia chương trình Bigg Boss (mùa thứ 15), giành ngôi vị quán quân của chương trình và nhận được số tiền 40 lakh, tương đương với số tiền 48 nghìn USD. Ngay sau khi Bigg Boss 15 kết thúc, vào tháng 2 năm 2022, cô vào hai vai diễn là hai mẹ con, đó là Pratha Gujral và Prathna Gujral trong bộ phim Nữ thần rắn báo thù, là phần 6 của bộ phim siêu nhiên nổi tiếng Tình người kiếp rắn. Vào tháng 11 năm 2022, cô có vai chính đầu tay trong bộ phim lãng mạn bằng tiếng Marathi mang tên Mann Kasturi Re do Sanket Mane làm đạo diễn và đóng chung với Abhinay Berde. Vai diễn của cô trong bộ phim đã giúp cô mang về đề cử với hạng mục Nữ diễn viên có vai diễn đầu tay xuất sắc nhất tại lễ trao giải thưởng Filmfare tiếng Marathi năm 2022. Đời tư Tejasswi Prakash hiện đang hẹn hò với nam diễn viên kiêm người mẫu Karan Kundrra. Cả hai người đều tham dự chương trình Bigg Boss (mùa 15) và chính thức hẹn hò ngay sau khi chương trình kết thúc. Sự nổi tiếng trong giới truyền thông Tejasswi Prakash được tạp chí Femina India đưa vào danh sách Những người phụ nữ Ấn Độ xinh đẹp nhất năm 2022 cho hạng mục Người nổi tiếng với những việc làm tốt, nhờ những đóng góp thiết thực của cô vào các dự án phúc lợi xã hội cho các loài động vật hoang dã cũng như giúp đỡ những người gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Cô cũng được tạp chí HT City đưa vào Danh sách 30 Under 30 năm 2022 trong lĩnh vực truyền hình. Cô cũng nhận được giải thưởng Cảm giác kỹ thuật số của năm tại lễ trao giải thưởng Filmfare Trung Đông năm 2022 được tổ chức tại Dubai, UAE. Cô cũng xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách 50 người nổi tiếng hàng đầu châu Á của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland do tạp chí Eastern Eye bình chọn vào năm 2022. Danh sách tác phẩm Phim điện ảnh Phim truyền hình Với tư cách là khách mời Loạt phim truyền hình Phim ca nhạc Giải thưởng và đề cử Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1993 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên điện ảnh Ấn Độ Nữ diễn viên truyền hình Ấn Độ
887
19832677
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wieger%20Sietsma
Wieger Sietsma
Wieger Martin Frisco Sietsma (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1995) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan chơi ở vị trí thủ môn. Trong suốt cả sự nghiệp, anh thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai, Milton Keynes Dons, Emmen và Heerenveen. Sự nghiệp thi đấu FC Emmen Anh ra mắt chuyên nghiệp tại Eerste Divisie cho Emmen vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 trong trận thua 2-1 trước Helmond Sport. Milton Keynes Dons Vào ngày 7 tháng 7 năm 2017, Sietsma gia nhập câu lạc bộ Milton Keynes Dons tại EFL League One lúc bấy giờ, theo dạng chuyển nhượng tự do, ký bản hợp đồng hai năm với tùy chọn thêm một năm. Sau chấn thương của thủ môn số 1, Lee Nicholls, Sietsma đã có trận ra mắt giải đấu cho câu lạc bộ vào ngày 14 tháng 4 năm 2018 trong trận thua 1–2 trên sân nhà trước Doncaster Rovers. Trở thành thủ môn thứ ba sau khi đội bóng ký hợp đồng với Stuart Moore, Sietsma rời câu lạc bộ theo sự đồng ý của cả hai bên vào ngày 3 tháng 1 năm 2019. Anh đã có tổng cộng 10 lần ra sân trên mọi đấu trường cho câu lạc bộ. Hoàng Anh Gia Lai Vào ngày 16 tháng 1 năm 2019, Sietsma gia nhập câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam theo dạng chuyển nhượng tự do. Tháng 9 năm 2020, anh quyết định giải nghệ để tập trung vào công việc kinh doanh của mình. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1995 Nhân vật còn sống Thủ môn bóng đá Thủ môn bóng đá nam Cầu thủ bóng đá Hà Lan Cầu thủ bóng đá nam Hà Lan Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hà Lan Cầu thủ bóng đá nam Hà Lan ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Việt Nam Cầu thủ bóng đá SC Heerenveen Cầu thủ bóng đá FC Emmen Cầu thủ bóng đá Milton Keynes Dons F.C. Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Cầu thủ bóng đá Eerste Divisie Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam
374
19832691
https://vi.wikipedia.org/wiki/Daniel%20Noboa
Daniel Noboa
Daniel Roy Gilchrist Noboa Azín (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1987) là một doanh nhân, chính trị gia và chủ doanh nghiệp người Ecuador trong ngành chuối. Ông là tổng thống đắc cử của Ecuador sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2023. Ở tuổi 35, ông sẽ là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của quốc gia này. Ông là thành viên của Quốc hội Ecuador từ năm 2021 đến năm 2023, khi Quốc hội bị giải tán sau khi Tổng thống Guillermo Lasso áp dụng cơ chế muerte cruzada. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, Noboa đã giữ một số vị trí tại Noboa Corporation, một công ty xuất khẩu do cha ông là Álvaro Noboa thành lập. Álvaro Noboa đã 5 lần tranh cử tổng thống Ecuador nhưng không thành công. Noboa được coi là người thừa kế công ty và tài sản của cha mình. Tháng 5 năm 2023, Noboa tuyên bố ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống bất ngờ năm 2023, với tư cách là ứng cử viên của đảng Hành động Dân chủ Quốc gia. Ông đã lọt vào vòng hai vào tháng 10, đối đầu với Luisa González, điều mà nhiều người coi là điều bất ngờ vì tỷ lệ ủng hộ thấp của ông trong những ngày dẫn đến cuộc bầu cử. Noboa đã giành được gần 52% số phiếu bầu trong vòng hai, đánh bại González vào ngày 15 tháng 10 năm 2023. Tuổi thơ và giáo dục Daniel Roy-Gilchrist Noboa Azín sinh ngày 30 tháng 11 năm 1987 tại thành phố Guayaquil. Ông là con trai của doanh nhân Álvaro Noboa và bác sĩ Anabella Azín. Sau khi theo học tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, ông đã lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh vào năm 2010. Năm 2019, Noboa lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern ở Evanston, Illinois. Năm 2020, ông lấy thêm một bằng thạc sĩ quản trị công tại Đại học Harvard và năm 2022, ông lấy bằng thạc sĩ Truyền thông Chính trị và Quản trị Chiến lược tại Đại học George Washington. Việc kinh doanh Ở tuổi 18, Noboa đã thành lập công ty riêng của mình, DNA Entertainment Group, với mục đích tổ chức các sự kiện. Cha của ông, Álvaro Noboa, sở hữu Noboa Corporation, một công ty xuất khẩu chuối. Ông được coi là người thừa kế của công ty. Ông đã từng giữ chức giám đốc vận chuyển của Noboa Corporation. Ông cũng từng là giám đốc thương mại và hậu cần từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2018. Tờ báo Folha de S.Paulo của Brasil đã tiết lộ vào tháng 10 năm 2023 rằng Noboa là chủ sở hữu của hai công ty nước ngoài nằm ở Panama, theo Tài liệu Panama. Ông cũng có liên quan đến một số công ty khác thuộc sở hữu của cha mình ở các thiên đường thuế. Luật pháp Ecuador cấm các ứng cử viên tranh cử sở hữu tài sản ở các thiên đường thuế. Chính trị Noboa đã được bầu vào Quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2021, đại diện cho Santa Elena, cho phong trào chính trị Ecuador Thống nhất. Ông nhậm chức vào ngày 14 tháng 5 cùng năm. Cũng trong tháng 5 đó, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Phát triển Kinh tế. Vào tháng 3 năm 2023, ông ủng hộ muerte cruzada, trước sự phản đối và đệ trình Luật Đầu tư do chính phủ của Guillermo Lasso trình bày. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2023, Lasso đã kích hoạt muerte cruzada, giải tán Quốc hội và kết thúc nhiệm kỳ của Noboa với tư cách là thành viên Quốc hội. Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2023 Vào tháng 5 năm 2023, với việc giải tán Quốc hội do khủng hoảng chính trị, ông đã tự ứng cử vào vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử cùng năm, với tư cách là ứng cử viên của đảng Hành động Dân chủ Quốc gia (ADN), và cũng được sự ủng hộ của các đảng Nhân dân, Bình đẳng và Dân chủ (PID) và MOVER. Đồng hành với ông là nữ doanh nhân Verónica Abad Rojas. Chiến dịch của ông tập trung vào việc tạo việc làm, giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập và tăng hình phạt đối với tội trốn thuế. Ông cũng cam kết cải thiện hệ thống tư pháp của đất nước trong bối cảnh tình trạng bạo lực gia tăng. Trong hai cuộc thăm dò ý kiến ​​vào tháng 7, ông có tỷ lệ ủng hộ là 6,4% và 3,1%. Đầu tháng 8, tỷ lệ ủng hộ của Noboa là 2,5% và 3,7%. Trong một cuộc thăm dò ý kiến ​​được thực hiện một tuần trước cuộc bầu cử, tỷ lệ ủng hộ của ông là 3,3%. Vào ngày 20 tháng 8, Noboa đã giành được 23,47% số phiếu bầu thực tế và lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 15 tháng 10, đối đầu với Luisa González. Vị trí thứ hai của ông được coi là bất ngờ, một số người cho rằng sự nổi tiếng của ông tăng lên là do màn trình diễn của ông trong cuộc tranh luận. Noboa đã ghi nhận công lao của cử tri trẻ tuổi trong chiến thắng của mình. Trong vòng hai, Noboa đã đắc cử, giành được 52% số phiếu bầu. Ở tuổi 35, ông là người trẻ tuổi nhất đắc cử tổng thống Ecuador (và là nguyên thủ quốc gia trẻ thứ hai trên thế giới, và là nguyên thủ quốc gia trẻ nhất được bầu cử dân chủ trên thế giới), trẻ hơn Jaime Roldós Aguilera khi ông nhậm chức tổng thống ở tuổi 38 vào năm 1979. Sau chiến thắng, Noboa đã cảm ơn các cử tri "vì đã tin tưởng vào "một dự án chính trị mới, một dự án chính trị trẻ, một dự án chính trị không tưởng". Ông tuyên bố sẽ "mang lại hòa bình cho đất nước, một lần nữa mang lại giáo dục cho thanh niên, để có thể cung cấp việc làm cho nhiều người đang tìm kiếm nó". Cuộc sống cá nhân Ngày 13 tháng 1 năm 2018, ông kết hôn với Gabriela Goldbaum, và có một con gái, nhưng sau đó họ ly hôn. Vào tháng 6 năm 2021, một đơn khiếu nại được đệ trình bởi Noboa đã được một tòa án ở Tây Ban Nha thụ lý, để điều tra công ty bảo hiểm Mapfre về tội cáo buộc vi phạm quyền riêng tư và tiết lộ bí mật, đối với dữ liệu được Goldbaum sử dụng trong quá trình ly hôn. Năm 2019, ông gặp gỡ Lavinia Valbonesi, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và họ kết hôn vào ngày 28 tháng 8 năm 2021. Họ có một con trai. Vào tháng 10 năm 2023, có thông tin tiết lộ rằng Noboa và Valbonesi đang mong đợi đứa con trai thứ hai của họ vào tháng 2 năm 2024. Chú thích Liên kết ngoài Campaign website (in Spanish) Biography by CIDOB (in Spanish) Sinh 1987 Nhân vật còn sống Cựu sinh viên Đại học Harvard Ứng cử viên Tổng thống Ecuador Doanh nhân Ecuador
1,228
19832694
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng%20s%E1%BA%AFt%20B%C3%ACnh%20H%E1%BB%93%E2%80%93Nam%20S%C6%A1n
Đường sắt Bình Hồ–Nam Sơn
Đường sắt Bình Nam hay Đường sắt Bình Hồ – Nam Sơn là một tuyến đường sắt ở Thâm Quyến nối Bình Hồ với Nam Sơn. Các chuyến tàu hàng và tàu khách đường dài đều hoạt động trên tuyến. Tuyến đường Tuyến đường sắt này có chiều dài là dài với 8 nhà ga, từ Ga Bình Hồ, đoạn nối với đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến, đến Ga Tây Xà Khẩu hoặc Ga Mawan (nằm trên hai nhánh khác nhau). Toàn bộ tuyến đường sắt đều chạy đường đơn và sử dụng khổ ray . Tốc độ tối đa trên tuyến đường sắt là 75 km/h (47 mph). Toàn tuyến đường sắt chưa được điện khí hóa, vì vậy chỉ đầu máy diesel mới được sử dụng trên tuyến. Lịch sử Tuyến đường sắt này đã được lên kế hoạch vào cuối những năm 1980 để cung cấp dịch vụ đường sắt đến Cảng Thâm Quyến. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở Trung Quốc được xây dựng bằng cả vốn trong và ngoài nước. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Bình Nam được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào năm 1991 và khởi công vào tháng 9 cùng năm. Vào tháng 3 năm 1993, một phần của tuyến đường sắt đã được đưa vào vận hành thử nghiệm. Sau đó, toàn bộ tuyến đã khánh thành vào tháng 9 năm 1994 và trở thành một phần của mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Đầu máy xe lửa sử dụng trên tuyến DF11 DF4B/DF4D DF4 Toa xe Các toa mẫu 25G Các toa mẫu 25B phục vụ tăng cường trong lễ Xuân vận. Nhà ga Tham khảo Thể loại:Khởi đầu năm 1994 ở Trung Quốc
289
19832705
https://vi.wikipedia.org/wiki/Muerte%20cruzada
Muerte cruzada
Trong chính trị Ecuador, () là thuật ngữ chỉ một cơ chế luận tội tổng thống và giải tán Quốc hội được quy định trong Điều 130 và Điều 148 của Hiến pháp năm 2008. Theo Điều 148, tổng thống có quyền giải thể Quốc hội, nhưng phải trả giá bằng việc cho cử tri cơ hội bỏ phiếu bầu tổng thống ra khỏi nhiệm sở. Cơ chế này yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt sau khi giải thể, trong đó sẽ bầu ra tổng thống và phó tổng thống mới, cũng như Quốc hội mới. Các ứng cử viên đắc cử - vào cả hai nhánh hành pháp và lập pháp - sẽ phục vụ hết phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống và lập pháp hiện tại. Sau đó, một cuộc bầu cử thường kỳ cho nhiệm kỳ bốn năm đầy đủ sẽ được tổ chức theo lịch bầu cử thông thường. Điều 130 cũng quy định tương tự trong trường hợp tổng thống bị luận tội thành công: tổng thống đương nhiệm có thể bị bãi nhiệm bởi hai phần ba số thành viên của Quốc hội (92/137 phiếu), nhưng nếu tổng thống bị bãi nhiệm theo cách này, phải tổ chức bầu cử mới để bầu ra tổng thống mới và Quốc hội mới để phục vụ hết phần còn lại của nhiệm kỳ hiện tại. Vì vậy, khía cạnh "tử vong chéo" của các quy định này phát sinh từ một yếu tố chính: "khi giải thể một nhánh của chính phủ, nhánh kia sẽ cho cử tri quyết định về việc tiếp tục giữ chức vụ của mình: nói cách khác, các cuộc bầu cử được tổ chức đối với cả nhánh chính phủ bị giải thể và nhánh yêu cầu giải thể." Quy định muerte cruzada được đưa ra nhằm tránh tình trạng bế tắc chính trị kéo dài đã từng đặc trưng cho Ecuador dưới các hiến pháp trước đây. Nó được coi là một cách giải quyết khủng hoảng hiến pháp nhưng nó cũng bị chỉ trích là có thể dẫn đến bất ổn chính trị và suy yếu thể chế. Một phán quyết của Tòa án Hiến pháp vào tháng 9 năm 2010 mô tả muerte cruzada là "một công cụ kiểm tra và cân bằng nhằm cân bằng một nhánh của chính phủ với một nhánh khác". Chú thích Liên kết ngoài Decreto Ejecutivo 741, in which President Lasso announced his use of the mechanism, 17 May 2023. Luật năm 2008 Hiến pháp của Ecuador Luật Ecuador
424
19832706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ahmad%20Tejan%20Kabbah
Ahmad Tejan Kabbah
Alhaji Ahmad Tejan Kabbah (16 tháng 2 năm 1932 – 13 tháng 3 năm 2014) là chính trị gia Sierra Leone, Tổng thống thứ 3 của Sierra Leone trong hai giai đoạn 1996-1997 và 1998-2007. Ông cũng là nhà kinh tế và luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm làm việc cho Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc. Năm 1992, ông nghỉ hưu ở Liên Hợp Quốc và trở về Sierra Leone. Đầu năm 1996, Kabbah được bầu làm lãnh đạo Đảng Nhân dân Sierra Leone (SLPP) và đại diện cho đảng tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên tại Sierra Leone vào cuối năm. Ông đắc cử với 59% phiếu bầu, đánh bại đối thủ John Karefa-Smart của Đảng Nhân dân Toàn quốc Thống nhất (UNPP): Karefa-Smart thừa nhận thất bại với 40% phiếu vòng hai. Cuộc bầu cử được các quan sát viên quốc tế đánh giá là tự do và công bằng. Kabbah vận động tranh cử với lời hứa sẽ chấm dứt nội chiến nếu được bầu làm tổng thống và đã lặp lại trong phát biểu nhậm chức. Là người Mandingo sùng đạo Hồi, Kabbah sinh tại Pendembu, Quận Kailahun miền Đông Sierra Leone, nhưng lớn lên ở thủ đô Freetown. Kabbah là người Hồi giáo đầu tiên làm nguyên thủ quốc gia và tính đến năm 2023 vẫn là người Hồi giáo duy nhất giữ chức vị này của Sierra Leone. Năm 1965, Kabbah kết hôn lần đầu với Patricia Tucker là Kitô hữu người Sherbro gốc Quận Bonthe miền Nam Sierra Leone. Cả hai có năm người con. Trước khi làm tổng thống, cả hai vợ chồng vẫn thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Bà có ảnh hưởng rất lớn trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng, tập trung chủ yếu vào các vấn đề nhân đạo và quyết liệt yêu cầu phải chấm dứt nội chiến. Năm 1998, Tucker qua đời vì bạo bệnh. Năm 2008, Kabbah tái hôn với Isata Jabbie Kabbah cũng là người Mandingo theo đạo Hồi. Phần lớn thời gian Kabbah tại vị là giai đoạn nội chiến với Mặt trận Liên minh Cách mạng do Foday Sankoh cầm đầu. Ông tạm thời mất ghế từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 3 năm 1998 do bị Hội đồng Cách mạng Quân lực lật đổ. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) do Nigeria đứng đầu can thiệp quân sự vào Sierra Leone, Kabbah nhanh chóng trở lại nắm quyền. Tổng thống Kabbah tiến hành đàm phán trực tiếp với phiến quân RUF để chấm dứt nội chiến. Ông ký một số hòa ước với Foday Sankoh, trong đó có Hiệp định hòa bình Lomé năm 1999 khi phe nổi dậy lần đầu tiên đồng ý ngừng bắn tạm thời với chính phủ. Khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ, Kabbah vận động quốc tế như Anh, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi hỗ trợ đánh bại quân nổi dậy và khôi phục hòa bình, trật tự ở Sierra Leone. Tháng 1 năm 2002, Kabbah tuyên bố nội chiến chính thức kết thúc, chấm dứt chiến tranh. Cùng năm, Kabbah tiếp tục dễ dàng giành chiến thắng trong nhiệm kỳ 5 năm đánh bại đối thủ chính Ernest Bai Koroma của Đảng Đại hội Toàn dân (APC) đối lập với 70,1% phiếu bầu. Kabbah qua đời ngày 13 tháng 3 năm 2014, thọ 82 tuổi, an táng tại Freetown. Tham khảo Mất năm 2014 Sinh năm 1932 Tổng thống Sierra Leone
591
19832713
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Manchester
Công tước xứ Manchester
Công tước xứ Manchester (tiếng Anh: Duke of Manchester) là một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh và là tước hiệu cao cấp nhất hiện nay của Nhà Montagu. Nó được tạo ra vào năm 1719 cho chính trị gia Charles Montagu, Bá tước thứ 4 xứ Manchester. Giáo xứ Manchester ở Jamaica được đặt theo tên của vị Công tước thứ 5, trong khi thủ phủ Mandeville của giáo sứ được đặt theo tên con trai và người thừa kế của ông. Công tước hiện tại là Alexander Montagu, Công tước thứ 13 xứ Manchester, một công dân Anh và Úc gây tranh cãi, sống ở Hoa Kỳ và đã thụ án nhiều lần. Ông kế vị tước hiệu vào năm 2002 sau cái chết của cha mình là Angus Montagu, Công tước thứ 12 xứ Manchester, vị công tước cuối cùng giữ một ghế trong Viện Quý tộc. Người thừa kế hợp pháp của Công tước sẽ được nhận tước hiệu Bá tước xứ Manchester, ngoài ra, công tước còn được kèm theo 2 tước hiệu phụ là Tử tước Mandeville và Nam tước Montagu xứ Kimbolton. Tham khảo Chú thích Đọc thêm Kidd, Charles, and Williamson, David (editors): Debrett's Peerage and Baronetage 1990 edition. New York, St Martin's Press, 1990, Công tước xứ Manchester Gia tộc Montagu Công tước Anh Đẳng cấp quý tộc Đại Anh Công tước trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh
234
19832768
https://vi.wikipedia.org/wiki/Little%20Saigon%2C%20Qu%E1%BA%ADn%20Cam
Little Saigon, Quận Cam
Westminster, California Short description is different from Wikidata Quận Little Saigon ở các thành phố Garden Grove và Westminster ở Quận Cam, California là Tiểu Sài Gòn lớn nhất ở Hoa Kỳ. Saigon là tên cũ của thủ đô Việt Nam Cộng hòa, nơi mà một phần lớn các nhập cư đời đầu ở đây bắt nguồn. Lịch sử Từ năm 1975, người Việt tị nạn đầu tiên đến Westminster từ trại Pendleton, nằm cách Westminster 50 dặm về phía Nam và từ các tiểu bang khác như Pennsylvania, Arkansas, Florida. Những cơ sở thương mại đầu tiên được lập ra là tiệm Phở Hoà và chợ Đà Lạt gần ngã tư đường First và Fairview thuộc thành phố Santa Ana. Khu này sau có thêm trung tâm sinh hoạt Nguyễn Khoa Nam do Đặng Giang Sơn thành lập. Nơi đó trở thành nơi tụ tập của cộng đồng tỵ nạn. Sau đó lui về phía tây cũng trên cùng tuyến đường First nhưng có tên là Bolsa Avenue thuộc hai thành phố Garden Grove và Westminster, khoảng năm 1978 xuất hiện chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, và nhà hàng Thành Mỹ. Cùng năm đó, Nhật báo Người Việt góp mặt với văn phòng phát hành đặt tại thành phố Garden Grove. Những người Việt tỵ nạn dần tập trung ở quãng đường đó mua lại các cơ sở thương mại của người địa phương và lập nên một khu phố thương mại phảng phất hình bóng Việt Nam. Năm 1982 thì hình thành "Hiệp hội Thương gia Tiểu Sài Gòn". Sách báo tiếng Việt từ đó bắt đầu dùng danh từ "Phố Sài Gòn" nhất là khi hãng Bridgecreek cho xây thương xá hai tầng 1986-88. Địa bàn cộng đồng người Việt từ đó lan rộng tràn ra những thành phố lân cận như Stanton, Fountain Valley và Anaheim. Năm 1986, Ủy ban Thành lập Danh xưng Little Saigon, sau đổi thành Ủy ban Phát triển Little Saigon bầu lên 15 ủy viên, xúc tiến họp với hội đồng thành phố Westminster chính thức công nhận danh xưng Little Saigon. Chính ủy ban đã được 18 vị dân biểu và nghị sĩ tiểu bang giúp đỡ để đưa đề nghị thành lập Đặc khu Tiểu Sài Gòn lên thống đốc tiểu bang. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, trước Viện Lập pháp tiểu bang, Thống đốc George Deukmejian đã chấp thuận. Nha lộ vận California theo đó cho dựng 13 bảng tên "Little Saigon" chỉ lối cho xe rẽ từ xa lộ 22 và 405 vào. Ngày 17 tháng 6 năm 1986, thị trưởng Westminster Chuck Smith đã làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon trước thương xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng. Bố trí và các dịch vụ phải|nhỏ|240x240px|Khu văn phòng của người Việt tại Little Saigon. phải|nhỏ|240x240px|Một chi nhánh ngân hàng Bank of America với lời chào bằng tiếng Việt Little Saigon tại Quận Cam có diện tích rộng lớn, với nhiều khu thương xá của người Việt và người Hoa và nằm giữa xa lộ California 22 và xa lộ Liên bang 405. Ngoài các khu thương xá còn có siêu thị và nhà hàng bán các món ăn Việt Nam như cơm tấm, phở, bánh mì, bánh cuốn. Năm 2016, một dịch vụ xe buýt miễn phí tên Little Saigon Shuttle được khánh thành để đưa đón hành khách mua sắm trong khu vực và phục vụ 22 trạm dừng. Tuy nhiên dịch tạm dừng sau 6 tháng do chi phí cao. Xe đò Hoàng, một dịch vụ xe đò đường dài, nối liền Little Saigon ở Quận Cam với cộng đồng ở San Jose và nhiều thành phố khác ở California và Arizona có đông người Việt sinh sống. Truyền thông Little Saigon, đặc biệt là ở tại Westminster, thường được xem là trung tâm của ngành truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại. Hầu hết các chương trình ca nhạc hải ngoại đều được phát hành tại đây, trong đó có trung tâm Thúy Nga, trung tâm Asia, trung tâm Vân Sơn, v.v. Vì thế, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại cư ngụ tại khu vực này. Có hai đài phát thanh phát sóng tiếng Việt 24 giờ mỗi ngày là Little Saigon Radio (trên KVNR 1480 AM) và Radio Bolsa (KALI 106.3 FM). Một đài khác thỉnh thoảng có chương trình tiếng Việt (KXMX-AM 1190). Nội dung phát sóng bao gồm tin tức, thời sự, âm nhạc, talk show, tôn giáo, đọc truyện, v.v. Chương trình Việt ngữ của đài BBC và RFI được tiếp vận trực tiếp trên những đài này, mỗi ngày hai lần. Gần đây đài Little Saigon Radio cũng có nỗ lực phát thanh về Việt Nam. Có 4 đài truyền hình phát sóng suốt ngày bằng Việt ngữ tại miền nam California. Hai đài truyền hình vệ tinh, Saigon Broadcasting Television Network và Hồn Việt TV cũng có trụ sở tại đây và có thể xem được trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Tại đây có hàng chục tờ báo tiếng Việt được bán bên cạnh các báo tiếng Anh, có tiếng nhất trong số đó là Báo Người Việt. Những tờ nhật báo lớn khác có thể nói đến là Việt Báo, Viễn Đông, v.v. Nhiều tuần báo, nguyệt san và báo phục vụ giới trẻ cũng được phát hành như Việt Tide (song ngữ) và Người Việt 2 (bằng tiếng Anh). Chính trị nhỏ|Biểu ngữ "Black April" (Tháng Tư Đen) và Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa treo trên đường phố Little Saigon ở San Diego Little Saigon là một địa phương chống cộng mãnh liệt. Sự kiện Trần Trường đầu năm 1999 được xem là điểm mốc quan trọng trong hoạt động chính trị của người Việt tại Little Saigon nói riêng và Hoa Kỳ nói chung. Sự kiện xảy ra sau khi một người làm nghề cho thuê băng video tên là Trần Văn Trường treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh trên cửa tiệm. Sau khi ông không được chú ý, ông đã gửi fax đến một số cơ quan truyền thông cộng đồng để loan báo về hành động của mình. Trong gần hai tháng sau đó, hàng nghìn người Việt biểu tình hằng ngày phản đối ông Trường và chính phủ Việt Nam, với điểm cao là một cuộc thắp nến được tổ chức bởi các đoàn thể sinh viên Mỹ gốc Việt, với sự tham dự của hơn 15.000 người, và được báo chí toàn quốc và quốc tế theo dõi. Sự việc kết thúc sau khi ông Trường bị kết án cho thuê băng lậu, và bị buộc phải đóng cửa tiệm. Ông Trường cho biết mình bị đánh năm lần và phải vào bệnh viện, ông đã mất hết gia sản, khoảng một triệu đôla, và vợ ông, sau những biến cố, đã 'mắc bệnh tâm thần; đồng thời khẳng định đây là án sai, rằng 'ông không sang băng lậu, mà có hợp đồng kinh doanh với các công ty của Tàu. "Sự kiện đã đưa ra nhiều vấn đề về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, một số người ra đại diện làm trung gian với báo chí để phát biểu quan điểm của những người biểu tình. Nhiều người lãnh đạo trong cuộc biểu tình cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu tham gia chính trường và vận động cộng đồng như trong Chiến dịch Cờ Vàng. Người Mỹ gốc Việt, dựa vào số đông, đã và đang nắm giữ quyền lực chính trị đáng kể tại hai thành phố Westminster và Garden Grove. Nhiều người tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu vào các chức vụ công. Ví dụ như Janet Nguyễn, vào năm 2007 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên lên làm giám sát viên quận trên toàn quốc. Ông Trần Thái Văn đắc cử dân biểu tiểu bang California từ năm 2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ngành lập pháp tiểu bang. Sinh hoạt cộng đồng phải|nhỏ|240x240px|Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, California Năm 2003, Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (tiếng Anh: Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm những người lính Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam hồi thế kỷ trước. Ngày 12 Tháng Tám năm 2009, Hội đồng thành phố Westminster, California lại thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam". Trường Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng hội sinh viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức cho hàng trăm ngàn người tham dự. Hàng năm, từ năm 1997, vào ngày Tết Nguyên Đán, Little Saigon tại San Jose cũng có cuộc diễn hành Tết hoành tráng do Hội Diễn Hành Tết (Vietnamese Spring Festival, VSF) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival hay ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra 2 năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam, California, Mỹ. Tham khảo Văn hóa người Mỹ gốc Việt ở California Little Saigon Vùng bao bọc sắc tộc ở California
1,599
19832771
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B9ng%20%E1%BB%A8ng%20B%C6%B0u
Sùng Ứng Bưu
Sùng Ứng Bưu ( tiếng Trung :崇应彪; bính âm : Chóng Yīngbiāo ) là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc Phong Thần Diễn Nghĩa . Sùng Ứng Bưu là con trai của Sùng Hầu Hổ , Chư Hầu lớn phương Bắc. Trong liên minh chống lại Tô Hộ , Sùng Ứng Bưu hỗ trợ cha mình với tiềm năng lớn nhất của mình. Sau cái chết của Mai Võ và việc Sùng Ứng Bưu rút lui vào khu rừng lân cận, Sùng Ứng Bưu cố gắng hết sức để hỗ trợ người cha bị trầm cảm của mình bằng mọi cách. Một khi Sùng Ứng Bưu và tất cả người của anh ta bị lực lượng của Tô Hộ đuổi ra khỏi rừng, Sùng Ứng Bưu dẫn đầu hậu quân hỗ trợ. Khi rút lui, Sùng Ứng Bưu bảo cha mình gửi thư cho Văn Vương và lập tức xin quân đến hỗ trợ. Vì vậy, Sùng Ứng Bưu, kết hợp với Sùng Hắc Hổ , sẽ bảo vệ Sùng Hầu Hổ đến mức sức mạnh tối thượng của họ. Sau khi liên minh Tô Hộ kết thúc, Sùng Ứng Bưu vẫn là người đứng đầu Sùng Thành, thủ đô của Sùng Hầu Hổ. Bảy năm sau thời điểm này, trong cuộc tấn công của Vua Văn Vương vào Sùng Thành, Sùng Ứng Bưu bảo vệ thủ đô bằng toàn bộ tiềm năng của mình. Tuy nhiên, một khi mưu kế của Sùng Hắc Hổ thành công, Sùng Ứng Bưu bị chặt đầu - cùng với cha mình.  Cuối cùng, Sùng Ứng Bưu đã được phong làm vị thần ở Bảng Phong Thần (九曜星宫). Trong văn hóa đại chúng Thông tin thêm: Danh sách các bản chuyển thể trên phương tiện truyền thông của Lễ tấn phong các vị thần Do Hầu Văn Nguyên thể hiện trong bộ phim sử thi Trung Quốc năm 2023 Creation of the Gods I: Kingdom of Storms
329
19832796
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tsujii%20Honoka
Tsujii Honoka
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti T-Powers. Sự nghiệp Cô sinh ra tại tỉnh Okayama. Tháng 3/2019 cô ra mắt ngành phim khiêu dâm với hình tượng là một nữ diễn viên kyonyū cao (172 cm). Tháng 10/2020, cô xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng nữ diễn viên khiêu dâm hàng tháng của sàn bán hàng qua bưu điện của FANZA. Cô cũng đã xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng nữ diễn viên khiêu dâm FANZA dựa trên cuộc điều tra của tạp chí FANZA hàng tháng. 30/11/2021, cô đã được đề cử bởi Playboy Channel tại Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV và đã nhận giải Valuable Actress of Playboy channel. 2/2/2023, có tin tức rằng cô đã gặp tai nạn khiễn mũi bị gãy, vỡ xương sọ ngoài và phải khâu 15 mũi ở vùng trên mí mắt. 22/5/2023, phim của cô "BAZOOKA khuyến mãi lớn phim hay với ngực lớn và gay cấn nhất bản giới hạn không cắt của mùa đông dành cho người hâm mộ dài 2749 phút" (BAZOOKA 冬の大感謝セール コスパ最強ノーカットベスト爆乳限定2749分) (BAZOOKA) đã xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng sàn video FANZA hàng tuần. Đời tư Sở thích của cô là xem phim còn kĩ năng đặc biệt của cô là chơi bóng rổ. Tham khảo Liên kết ngoài (16/8/2019 - tháng 4/2022) (15/4/2022) (18/11/2018 - ) Sinh năm 1995 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản
245
19832818
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20h%C3%A0ng%20xoay
Nhà hàng xoay
Nhà hàng xoay thường là không gian ăn uống của nhà hàng dạng tháp được thiết kế nằm trên đỉnh một bệ xoay hình tròn rộng hoạt động như một bàn xoay lớn. Tòa nhà vẫn đứng yên và thực khách được đưa lên sàn quay. Tốc độ quay thay đổi từ một đến ba lần mỗi giờ và cho phép khách hàng có thể ngắm nhìn toàn cảnh mà không cần rời khỏi chỗ ngồi. Những nhà hàng như vậy thường nằm ở tầng trên của khách sạn, tháp truyền thông và tòa nhà chọc trời. Nhà hàng xoay được thiết kế theo dạng cấu trúc hình tròn, với một bệ xoay quanh lõi ở trung tâm. Lõi trung tâm chứa thang máy, nhà bếp hoặc các tính năng khác của tòa nhà. Bản thân nhà hàng nằm trên một bệ thép mỏng, với bệ nằm trên hàng loạt bánh xe nối với sàn của công trình. Ngoài ra, một số thiết kế, chẳng hạn như thiết kế ở Memphis, Tennessee, có bệ gắn trên lốp xe. Một động cơ làm quay nhà hàng với tốc độ dưới một mã lực. Tốc độ quay được ghi nhận là khác nhau, tùy thuộc vào sở thích. Người ta tin rằng Hoàng đế Nero có một phòng ăn xoay bên trong cung điện Domus Aurea của ông trên Đồi Palatine với tầm nhìn tuyệt đẹp ra Công trường La Mã và Đấu trường La Mã. Giới khảo cổ đã khai quật được thứ mà họ tin là bằng chứng về phòng ăn như vậy vào năm 2009. Xem thêm Nhà hàng nổi Tham khảo Liên kết ngoài Nhà hàng xoay Nhà hàng theo loại
278
19832821
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kem%20tuy%E1%BA%BFt
Kem tuyết
Kem tuyết () có thể là một trong hai món tráng miệng riêng biệt. Món tráng miệng bao gồm kem tươi có thêm hương liệu. Món tráng miệng mà tuyết được trộn với chất lỏng có đường làm từ sữa để làm kem thay thế. Đây còn được gọi là kem tuyết. Món tráng miệng làm từ kem Kem tươi có hoặc không có hương liệu được gọi là "kem tuyết" hoặc "tuyết sữa" (neve di latte, neige de lait) cho đến thế kỷ 17. Lòng trắng trứng đánh bông đôi khi cũng được thêm vào. Có những công thức nấu ăn kiểu Anh và lục địa châu Âu có niên đại từ thế kỷ 16. Món tráng miệng làm từ tuyết Kỹ thuật sử dụng tuyết làm nguyên liệu chính trong món tráng miệng đã rất cũ. Các thành phần phổ biến cho loại này là thành phần có nguồn gốc từ sữa, đường và chất tạo hương vị. Khi thêm một lượng nhỏ chất lỏng làm từ sữa và chất tạo hương vị (tương tự như thành phần kem) vào tuyết sạch, tuyết sẽ tan chảy và đông lại thành một loại kem thay thế đơn giản. Công thức nấu món "tuyết" khác Táo tuyết, với táo xay nhuyễn được thêm vào công thức cơ bản, được dùng nóng phổ biến vào thế kỷ 17 trong khi phiên bản hiện đại hơn được ăn nguội. Thành phần nước ép trái cây cũng được sử dụng trong tuyết chanh và cam. Có một phiên bản tiếng Nga được gọi là air pie, gồm có lòng trắng trứng, đường và trái cây xay nhuyễn, đánh bông và dùng nóng. Tuyết mùa hè nổi tiếng dưới dạng có thành phần trái cây, lòng trắng trứng và rượu. Quả cầu tuyết có thể là một loạt các món tráng miệng. Chúng thường không liên quan đến món tráng miệng kem tuyết. Một trong số đó, thường được gọi là slush, được làm từ đá và sirô trái cây, có thể được coi là có liên quan đến kem tuyết. Tuyết ốc quế là một món tráng miệng đông lạnh được làm từ đá nghiền hoặc đá bào, có hương vị sirô có màu sắc rực rỡ, thường có hương vị trái cây, ăn kèm vỏ ốc quế hoặc cốc giấy. Tham khảo Kem lạnh Món tráng miệng
383
19832822
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kem%20h%C3%A0u
Kem hàu
Kem hàu () là một loại kem có hương vị thơm ngon. Sau khi được ghi lại trong một cuốn sách dạy nấu ăn thế kỷ 19, để rồi bị lãng quên trong hai thế kỷ tiếp theo, hương vị kem này mới được xuất đầu lộ diện tại một số lễ hội về hàu thế kỷ 21. Lịch sử Nguồn tư liệu lịch sử duy nhất viết về kem hàu được tìm thấy trong cuốn sách dạy nấu ăn của Mary Randolph có nhan đề The Virginia Housewife, xuất bản năm 1824. Trái ngược với nhiều nguồn tin khác nhau trong thế kỷ 21, kem hàu không được phục vụ trong Lễ Tạ ơn đầu tiên, cũng không phải là món ăn yêu thích của George Washington, cũng như không được Dolley Madison thưởng thức trong Nhà Trắng và còn không được Mark Twain nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của ông. Thế kỷ 21 Theo đầu bếp kiêm chủ nhà hàng José Andrés, kem hàu được làm bằng cách "làm nóng nhẹ hàu và kem", trước khi đông lạnh sản phẩm. Nhà sử học thực phẩm Robert Brantley mô tả món kem hàu của thập niên 1800 là “[v]ề cơ bản...súp hàu đông lạnh. Họ thưởng thức nó mà không cần thêm đường." Kem hàu có hương vị thơm ngon trái ngược với vị ngọt. Lorraine Eaton của tờ The Virginian-Pilot đã viết rằng một trong những đồng nghiệp của cô tại nơi làm việc "gần như nôn nao" sau khi nếm thử món kem hàu tự làm của Eaton; những người khác lại có những lời chỉ trích tích cực về hương vị kem này. Hai loại kem hàu đã được giới thiệu tại Lễ hội Hàu Colchester ở Colchester, Essex vào tháng 9 năm 2012. Kem "hàu và gừng" được phục vụ tại Lễ hội Hàu lần thứ 23 ở Phố Chính Arcata vào tháng 6 năm 2013. Xem thêm Danh sách hương vị kem Tham khảo Liên kết ngoài The Long, Weird History and Mythology of Oyster Ice Cream Món hàu Kem lạnh Hương vị kem
347
19832827
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fujimori%20Riho
Fujimori Riho
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti NAX Promotion (New Actor eXperience). Sự nghiệp Cô ra mắt ngành phim khiêu dâm vào năm 2014. Sau khi tạm dừng hoạt động một thời gian, cô đã hoàn toàn trở lại làm nữ diễn viên khiêu dâm. Cô đã trở lại ngành dưới tên Fujimori Riho vào năm 2019. Công ti chủ quản tại thời điểm đó là All Pro. 30/11/2021, cô đã được đề cử bởi AV King và đã nhận giải Valuable Actress of AV King của Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV!. 2/5/2022, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của nhãn phim SOD Rei của SOD Create. 9/5/2023, cô đã trở nên nổi tiếng khi phát biểu về các sản phẩm với chữ kí của chính cô được bán lại rằng "Những người bán chúng là đồ ngốc" và "Những người mua chúng là đồ ngốc". 1/9/2023, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của hãng Honnaka và OPPAI với công ti chủ quản là NAX Promotion (New Actor eXperience). 4/10/2023, số người theo dõi cô trên chỉ trên 1 tài khoản mạng xã hội đạt 700 nghìn. Tham khảo Liên kết ngoài 藤森里穂 所属事務所 (Công ti chủ quản Fujimori Riho) (chưa cập nhật) Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản Nữ diễn viên SOD Nữ diễn viên Honnaka Nữ diễn viên OPPAI Nữ diễn viên MOODYZ
240
19832859
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eria%20no%20Kishi
Eria no Kishi
, tạm dịch tiếng Việt: Kỵ sĩ trong vòng cấm là một loạt manga Nhật Bản được viết bởi Igano Hiroaki và minh họa bởi Tsukiyama Kaya. Bộ truyện đã được phát hành trên tạp chí Shōnen của Kodansha, Weekly Shōnen Magazine, từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 3 năm 2017, với 57 tập trong các tuyển tập tankōbon. Một phiên bản truyền hình anime gồm 37 tập phim do Shin-Ei Animation sản xuất đã được phát sóng trên TV Asahi từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2012. Cốt truyện Aizawa Kakeru là em trai của Aizawa Suguru, một thần đồng bóng đá thuộc đội tuyển U-15 Nhật Bản. Trước đó, Kakeru từ bỏ vị trí tiền đạo sau một sự cố khiến anh không thể thi đấu bằng chân trái và chuyển sang vị trí quản lý. Sau khi cả hai bị xe tải đâm, Suguru chết và trái tim của anh được ghép cho Kakeru. Với trái tim đó, Kakeru trở lại với bóng đá để thực hiện ước mơ vô địch World Cup của anh trai mình. Nhân vật Aizawa Kakeru (逢沢 駆) Lồng tiếng bởi: Yūko Sanpei Em trai của Suguru. Cậu ấy chơi ở vị trí tiền đạo. Khi còn là học sinh lớp sáu, và sau khi gây thương tích cho người bạn và đồng đội Hibino bằng cách sút bóng mạnh bằng chân trái, anh ấy trở nên cảnh giác khi sử dụng nó, điều này cản trở nghiêm trọng khả năng ghi bàn và đặc biệt là sự tự tin của anh ấy, đến mức anh ấy dường như không thể ghi bàn. Kết quả là, anh ấy bắt đầu chơi ngày càng ít thường xuyên hơn và bắt đầu làm việc nhiều hơn với tư cách trợ lý giám đốc, trước sự bực tức của anh trai anh ấy, át chủ bài Suguru. Tuy nhiên, anh ấy vẫn bí mật tập luyện bóng đá trong công viên hàng đêm.Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi người bạn thời thơ ấu của anh, Mishima Nana, trở lại Nhật Bản vào một ngày nọ và trở thành quản lý của đội. Hơn nữa, một người đeo mặt nạ bí ẩn xuất hiện vào một đêm tại công viên và thách anh ta chơi, điều mà họ vẫn làm hàng đêm. Điều này thúc đẩy Kakeru cố gắng một lần nữa với đội, và trong một trận đấu tập, anh ấy là tiền đạo duy nhất có thể theo kịp những đường chuyền bất ngờ và mạnh mẽ của Suguru, nhưng anh ấy không ghi bàn vì sợ sử dụng chân trái. Cảm thấy thất vọng, anh nói với anh trai rằng anh sẽ từ bỏ bóng đá chỉ vài phút trước khi cả hai bị một chiếc xe tải đâm. Sau khi hồi phục sau vụ tai nạn và từ ca ghép tim mà anh ấy nhận được từ anh trai mình như "đường chuyền cuối cùng", Kakeru phát hiện ra rằng anh ấy dường như đã thừa hưởng một số kỹ năng và tính khí của Suguru, và rằng anh ấy có thể sử dụng lại chân trái của mình.Người đeo mặt nạ được tiết lộ là Nana, người đã được Suguru yêu cầu giúp đỡ Kakeru, và cô tiết lộ với anh rằng ca cấy ghép của anh đến từ anh trai anh. Sau khi biết được điều đó và biết được ước mơ của anh trai mình là cả hai đều vô địch World Cup, anh quyết định quay trở lại với bóng đá và biến giấc mơ của anh trai mình thành hiện thực. Aizawa Suguru (逢沢 傑) Lồng tiếng bởi: Fukuyama Jun Kumai Motoko (lúc nhỏ) Anh trai của Kakeru. Suguru là một tiền vệ thiên tài và là đội trưởng đội bóng đá của trường, thậm chí còn góp mặt trong đội U-15 của Nhật Bản. Anh được nhiều người kỳ vọng sẽ gánh vác tương lai của bóng đá thế giới Nhật Bản. Anh nhận thức được tài năng cầu thủ bóng đá của em trai mình và cảm thấy khó chịu vì sự thiếu động lực của Kakeru. Trong manga gợi ý rằng Suguru có thể bằng cách nào đó đã đoán trước được cái chết của chính mình, khi anh ấy bắt đầu gặp ác mộng thường xuyên, kết thúc vào ngày anh ấy qua đời. Sau khi nghe tin anh trai quyết định từ bỏ bóng đá, anh định kể cho anh nghe về giấc mơ tuyệt vời mà anh có vào sáng hôm đó, khi cả hai bị một chiếc xe tải mà tài xế ngủ quên điều khiển. Suguru còn có phần tệ hơn, và rõ ràng là anh ấy không thể giúp được gì nữa. Biết được điều này và Kakeru cũng sẽ cần được ghép tim để sống, các bác sĩ và gia đình quyết định ghép tim của anh ấy cho Kakeru, người theo đó mơ thấy Suguru sẽ cho anh ấy một đường chuyền cuối cùng. Trao trái tim mình cho Kakeru, anh cũng trao cho cậu ước mơ vô địch cúp thế giới. Mishima Nana (美島 奈々) Lồng tiếng bởi: Itō Shizuka Bạn thời thơ ấu của Suguru và Kakeru, biệt danh là Seven. Kể từ khi trở về từ Los Angeles, cô ấy đã trở thành người quản lý, giống như Kakeru. Cô ấy giỏi bóng đá và có quan hệ họ hàng với Kakeru. Nakatsuka Kota (中塚 公太) Lồng tiếng bởi: Shiraishi Minoru Saeki Yusuke (佐伯 祐介) Lồng tiếng bởi: Shingaki Tarusuke Aizawa Mito (逢沢 美都) Lồng tiếng bởi: Shindō Kei Bố của Aizawa Lồng tiếng bởi: Tahara Aruno Mẹ của Aizawa Lồng tiếng bởi: Sakuma Rei Truyền thông Manga Được viết bởi Igano Hiroaki và minh họa bởi Tsukiyama Kaya, The Knight in the Area được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Shōnen Weekly Shōnen Magazine của Kodansha từ ngày 26 tháng 4 năm 2006 đến ngày 29 tháng 3 năm 2017. Kodansha sưu tầm các chương của nó gồm 57 tập tankōbon, phát hành từ ngày 17 tháng 8 năm 2006 đến ngày 17 tháng 5 năm 2017. Anime Một bộ anime truyền hình dài 37 tập , do Shin-Ei Animation sản xuất và Ogura Hirofumi làm đạo diễn, được phát sóng trên TV Asahi từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 29 tháng 9 năm 2012. Bài hát chủ đề mở đầu là Higher Ground (ハイヤーグラウンド, "Haiyā Gurundo" ) của "SRS". Bộ phim được Crunchyroll phát sóng đồng thời tại Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Ireland, Nam Phi, Úc và New Zealand. Đón nhận Tới tháng 8 năm 2021, manga đã có hơn 13 triệu bản được lưu hành. Tham khảo
1,097
19832873
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B9ng%20H%E1%BA%AFc%20H%E1%BB%95
Sùng Hắc Hổ
Sùng Hắc Hổ ( tiếng Trung :崇黑虎; bính âm : Chóng Hēihǔ ; Hắc Hổ nghĩa đen là hổ đen) là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thế kỷ 16 Phong Thần Diễn Nghĩa . Anh là em trai của Sùng Hầu Hổ , Chư Hầu lớn phương Bắc. Truyền thuyết Sùng Hắc Hổ có ngoại hình đặc biệt, thường đội mũ Cửu Vân Đốt Hỏa, đeo thắt lưng ngọc, mặc áo choàng màu đỏ tươi và đeo chuỗi thư vàng. Anh có bộ râu dài màu đỏ và đôi mắt giống như hai chiếc chuông vàng. Anh ta cũng được trang bị hai chiếc rìu vàng, điều này càng làm tăng thêm danh tiếng đáng sợ của anh ta vì có kỹ năng đặc biệt. Trong lần rút lui thứ ba của Sùng Hầu Hổ, Sùng Hắc Hổ đến từ vùng Cao với đội quân gồm ba nghìn binh hổ bay để đề nghị hỗ trợ. Cuối cùng, Sùng Hắc Hổ và anh trai của mình đã đến được cổng thành của tỉnh Văn vương. Tuy nhiên, mục đích của Sùng Hắc Hổ chỉ đơn thuần là trò chuyện với người bạn cũ Tô Hộ. Thay vào đó, anh gặp phải con trai của Tô Hộ là Tô Toàn Trung, người tỏ ra bất bình và đối đầu với Sùng Hắc Hổ bằng những lời lẽ gay gắt. Đáp lại, Sùng Hắc Hổ đã giơ cao chiếc rìu vàng huyền thoại của mình để khẳng định uy quyền của mình và đưa Toàn Trung vào vị trí của mình. Trước sự ngạc nhiên của Sùng Hắc Hổ, Tô Toàn Trung đã thể hiện kỹ năng vượt trội với ngọn giáo của mình trong trận chiến sau đó của họ. Bị ấn tượng, Sùng Hắc Hổ quyết định rút lui, Tô Toàn Trung không ngừng truy đuổi anh ta. Lợi dụng tình thế, Sùng Hắc Hổ đã tung ra quả bầu thần huyền thoại mà anh mang trên lưng (món quà của cấp trên). Trong chốc lát, khói đen cuồn cuộn bốc lên từ bầu, che khuất mặt trời. Sùng Hắc Hổ cũng triệu hồi một con đại bàng thiêng để hỗ trợ mình. Anh ta hất Tô Toàn Trung xuống ngựa và bắt được anh ta thành công. Sau một thời gian, chỉ huy quạ nổi tiếng Trịnh Luân xuất hiện trước trại của Sùng Hắc Hổ và thách đấu anh ta. Sùng Hắc Hổ đáp lại một cách gay gắt: "Sao ngươi dám đưa ra những nhận xét táo bạo như vậy, tên kia! Chủ nhân của ngươi, người đã phản nghịch lại nhà vua, sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc với cơ thể bị nghiền nát và xương nghiền thành bột. Ngươi, cũng sẽ chịu chung số phận !" Sự việc này đã thể hiện danh tiếng và năng lực của Sùng Hắc Hổ trong cuộc chạm trán với Trịnh Luân. Trịnh luân, một cá nhân đáng chú ý có số mệnh vĩ đại, đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng kỳ diệu của quả bầu lớn Sùng Hắc Hổ. Anh ta phóng ra hai luồng khói cực mạnh từ lỗ mũi, khiến Sùng Hắc Hổ bất tỉnh và khiến anh ta ngã khỏi yên ngựa. Sau khi bị bắt, Sùng Hắc Hổ đã cùng uống rượu với người bạn cũ Tô Hộ. Khi Văn Vương can thiệp và chấm dứt liên minh chỉ bằng một lá thư đơn giản, Sùng Hắc Hổ trở về vùng đất của mình đồng thời bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc. Cuối cùng, Sùng Hắc Hổ được phong làm vị thần của Bảng Phong thần (南岳大帝), một trong Năm vị thần của Hoàng đế thiêng liêng. Thờ cúng Sùng Hắc Hổ được tôn thờ trong tôn giáo dân gian Trung Quốc và được gọi là Ngũ Nhạc (Hoàng đế Ngũ Nhạc, 南岳大帝), một trong Năm vị thần núi thiêng. Trong Phong thần Diễn Nghĩa , có đề cập rằng Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ, Văn Sinh, Thôi Anh và Tưởng Hùng đã chết dưới tay Trương Khuê trong trận chiến. Sau khi chết, họ được tôn kính là Ngũ Thánh Hoàng. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Ngũ Sơn Hoàng rất được kính trọng, trong đó Đông nhạc được đặc biệt quý trọng. Khi thờ cúng Ngũ Thánh Sơn, người ta thường đặt Đông Nhạc Hoàng Phi Hổ ở trung tâm, còn Nam Nhạc Sùng Hắc Hổ và Tây Nhạc Văn Sinh được đặt ở hai bên.  Đền Ngũ Nhạc, nằm ở quận Bản Kiều , Đài Loan, được thờ phụng Sùng Hắc Hổ, vị hoàng đế vĩ đại của Ngũ Nhạc. Hàng năm, lễ hội sinh nhật được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 để tôn vinh di sản của ông. Đền thờ Ngũ Nhạc , nằm ở huyện Hành Sơn , tỉnh Hồ Nam, tự hào có 72 đỉnh núi, trong đó đỉnh chính là đỉnh Chu Hổ Dung, cao 1290 mét so với mực nước biển. Dưới chân núi Ngũ Nhạc có ngôi đền chính th Hoàng đế Ngũ Nhạc. Trong văn hóa đại chúng Thông tin thêm: Danh sách các bản chuyển thể trên phương tiện truyền thông của Lễ tấn phong các vị thần Cắt giấy Sùng Hắc Hổ, một loại hình nghệ thuật quyến rũ có nguồn gốc từ huyện Hà Bắc , lấy cảm hứng từ cách trang điểm khuôn mặt sống động của Sùng Hắc Hổ trong vở opera truyền thống "Sishuiguan". Phong cách cắt giấy đặc biệt này thể hiện những thiết kế phức tạp và được đánh giá cao về giá trị văn hóa của nó. Câu chuyện về Sùng Hắc Hổ được miêu tả trong vở kịch Nhạc. Xem thêm Sùng Hầu Hổ Sùng Ứng Bưu Ngũ Nhạc Đại Đế
964
19832901
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20M%E1%BB%B9%20b%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%8Ba
Tôn giáo của người Mỹ bản địa
Tôn giáo của người Mỹ bản địa (Native American religions) hay tôn giáo của thổ dân da đỏ hay tôn giáo của người Anh-Điêng là những thực hành tâm linh của người Mỹ bản địa (người da đỏ) ở Hoa Kỳ và châu Mỹ nói chung. Các cách nghi lễ tôn giáo bản địa của người da đỏ có thể rất khác nhau và dựa trên lịch sử và tín ngưỡng khác nhau của từng cộng đồng, bộ lạc và nhóm thổ dân. Những nhà thám hiểm châu Âu ban đầu mô tả các bộ lạc người Mỹ bản địa riêng lẻ và thậm chí cả các nhóm nhỏ đều có những thực hành tôn giáo riêng. Về mặt thần học thì hệ thống thần linh của người da đỏ có thể là độc thần, đa thần, theo thuyết vật linh, Shaman giáo (pháp sư), phiếm thần hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, trong số những thứ khác. Niềm tin truyền thống thường được truyền lại dưới hình thức lịch sử truyền miệng, câu chuyện, ngụ ngôn và nguyên tắc sống. Cải đạo Bắt đầu từ những năm 1600, những Cơ đốc nhân ở Châu Âu, và cả Công giáo cùng những người thuộc các giáo phái Tin lành khác nhau, đã tìm cách chuyển đổi cải đạo các bộ lạc người Mỹ bản địa từ niềm tin tổ tiên của họ sang Cơ đốc giáo. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập vào cuối những năm 1700, chính phủ của nước này tiếp tục đàn áp các tập tục của người bản địa và thúc đẩy việc cưỡng bức cải đạo. Các cơ quan chính phủ và các tổ chức tôn giáo thường hợp tác trong các nỗ lực cưỡng bức cải đạo này. Trong nhiều trường hợp, bạo lực được sử dụng như một công cụ đàn áp, chẳng hạn như việc chính phủ dùng bạo lực tiêu diệt những người trình diễn Vũ điệu ma vào năm 1890. Vào đầu thế kỷ XX, chính phủ Mỹ bắt đầu chuyển sang các biện pháp ít bạo lực hơn để đàn áp niềm tin tôn giáo của người Mỹ bản địa. Một loạt luật liên bang đã được thông qua cấm các tập tục truyền thống của Người bản địa như các bữa tiệc, nghi lễ Múa mặt trời và việc sử dụng lều nghi lễ, cùng những điều khác. Cuộc đàn áp và truy tố này của chính phủ chính thức tiếp tục cho đến năm 1978 với việc thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo của người Mỹ bản địa (AIRFA), mặc dù có ý kiến ​​cho rằng AIRFA có rất ít tác dụng thực sự trong việc bảo vệ tín ngưỡng dân gian, tôn giáo bản địa. Một hệ thống đàn áp tôn giáo quan trọng khác là tách trẻ em người Mỹ bản địa khỏi gia đình của chúng để chuyển sang hệ thống trường nội trú dành cho người Mỹ bản địa do chính phủ tài trợ và điều hành (còn được gọi là trường dân cư). Tại những trường học này, trẻ em bản địa bị ép buộc bằng bạo lực và áp bức để học tín ngưỡng Cơ đốc giáo châu Âu, các giá trị của nền văn hóa da trắng chính thống và tiếng Anh, đồng thời bị cấm nói ngôn ngữ riêng và thực hành tín ngưỡng văn hóa của riêng họ. Hệ thống cưỡng bức chuyển đổi và đàn áp ngôn ngữ và văn hóa bản địa này tiếp tục diễn ra trong suốt những năm 1970. Một số nhà nhân chủng học không phải người bản địa ước tính số thành viên trong các tôn giáo truyền thống của người Mỹ bản địa trong thế kỷ 21 là khoảng 9000 người. Vì người Mỹ bản địa thực hành các nghi lễ truyền thống thường không có các tổ chức công cộng hoặc danh sách thành viên nên những ước tính về "thành viên" này có thể thấp hơn đáng kể so với số lượng người thực tế tham gia các nghi lễ truyền thống. Các nhà lãnh đạo tinh thần của người Mỹ bản địa cũng lưu ý rằng những ước tính mang tính học thuật này đã đánh giá thấp đáng kể số lượng người tham gia vì một thế kỷ chính phủ Liên bang Hoa Kỳ đàn áp và truy tố các nghi lễ truyền thống đã khiến các tín đồ thực hành tôn giáo của họ một cách bí mật. Nhiều người theo đường lối tâm linh truyền thống cũng tham dự các buổi lễ của Cơ đốc giáo, ít nhất là đôi khi, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến số liệu thống kê. Kể từ khi 80 năm các cuộc đàn áp pháp lý trước đó kết thúc với AIRFA, một số địa điểm linh thiêng ở Hoa Kỳ hiện là khu vực được bảo vệ theo luật Phục hồi Mexicayotl (tiếng Nahuatl từ có nghĩa là "Bản chất của người Mexico" - Bản sắc Mễ, bao gồm cụm từ "Mexico"; tiếng Tây Ban Nha: Mexicanidad và hậu tố -yotl) là một phong trào phục hồi tôn giáo, triết học và truyền thống bản địa của Mexico cổ đại (tôn giáo Aztec và triết học Aztec) của người Mễ. Phong trào này được công khai lộ diện vào những năm 1950, do các trí thức thành phố Mexico lãnh đạo, nhưng chỉ phát triển đáng kể ở cấp độ cơ sở trong thời gian gần đây, cũng lan sang người Mỹ gốc Mexico (Chicanos) ở Bắc Mỹ. Nghi lễ của họ liên quan đến thực hành Mitotiliztli. Những người sùng mộ được gọi là Mexicatl (số ít) và Mexicah (số nhiều), hoặc đơn giản là Mexica, hầu hết đều là dân thành thị và ngoại ô. Phong trào Mexicayotl bắt đầu vào những năm 1950 với việc thành lập nhóm Nueva Mexicanidad do Antonio Velasco Piña sáng lập. Cùng năm đó, Rodolfo Nieva López đã thành lập Phong trào Liên minh nhằm Khôi phục Văn hóa Anáhuac cùng với người đồng sáng lập là Francisco Jimenez Sanchez, người trong những thập kỷ sau đó đã trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào Mexicayotl, được ban cho danh xưng Tlacaelel. Ông có ảnh hưởng sâu sắc trong việc định hình phong trào, thành lập In Kaltonal ("Ngôi nhà của Mặt trời", còn gọi là Nhà thờ Bản địa Mễ Tây Cơ) vào những năm 1970. Từ những năm 1970 trở đi, Mexcayotl đã phát triển trên một mạng lưới các nhóm cộng đồng và thờ cúng địa phương (được gọi là calpulli hoặc kalpulli) và lan sang Người Mỹ gốc Mễ hoặc Chicanos ở Hoa Kỳ. Phong trào cũng đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các phong trào bản sắc dân tộc Mexico và chủ nghĩa dân tộc Chicano. Nhà thờ bản địa Mexico của Sanchez (là một liên minh của các Calpullis) đã được chính phủ Mexico chính thức công nhận vào năm 2007. Chú thích Tham khảo Brown, Brian Edward (1999). Religion, Law, and the Land: Native Americans and the Judicial Interpretations of Sacred Land. Westport, Conn: Greenwood Press. Buff, Rachel. "Tecumseh and Tenskwatawa: Myth, Historiography and Popular Memory." Historical Reflections/Réflexions Historiques (1995): 277–299. Carpenter, Kristen A., A Property Rights Approach to Sacred Sites: Asserting a Place for Indians as Nonowners, 52 UCLA Law Review 1061 (2005). Carpenter, Kristen A., Individual Religious Freedoms in American Indian Tribal Constitutional Law, "The Indian Civil Rights Act at Forty." UCLA American Indian Studies Publications, 2012, . Getches, David H., Wilkinson, Charles F., Williams, Robert A. Jr. "Cases and Materials on Federal Indian Law- Fifth Edition." Thomas West Company: the United States, 1998. . (archived) Stewart, Omer C. (1987). Peyote Religion: A History. Norman, Ok; London: University of Oklahoma Press. . Utter, Jack (2001). American Indians: Answers to Today's Questions. 2nd ed. Norman, Ok; London: University of Oklahoma Press. . Waldman, Carl. (2009). Atlas of the North American Indian. Checkmark Books. New York. . Tôn giáo
1,349
19832905
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%AFu%20th%E1%BA%A7n%20Satan
Thuyết hữu thần Satan
Thuyết hữu thần Satan (Theistic Satanism) còn được gọi là tôn giáo thờ Satan là một thuật ngữ chung để chỉ các nhóm tôn giáo coi Satan, Ác quỷ hoặc Lucifer tồn tại một cách khách quan như một vị thần, thực thể siêu nhiên hoặc linh hồn xứng đáng thờ phượng hoặc tôn kính, những người mà các cá nhân có thể tiếp xúc và triệu hồi, trái ngược với nguyên mẫu, ẩn dụ hoặc biểu tượng vô thần được tìm thấy trong thuyết Satan LaVeyan. Các hội nhóm ủng hộ niềm tin hữu thần của tôn giáo Satan thường có ít tín đồ, liên hệ lỏng lẻo hoặc tự coi mình là các nhóm và nhóm độc lập, phần lớn tự đặt mình ra ngoài lề xã hội. Một đặc điểm nổi bật khác của thuyết Satan hữu thần là việc sử dụng nhiều loại phép thuật khác nhau. Hầu hết các nhóm theo thuyết Satan hữu thần đều tồn tại trong những mô hình và hệ tư tưởng tương đối mới, nhiều nhóm trong số đó độc lập với các tôn giáo Áp-ra-ham. Đại cương Thuyết hữu thần Satan bao gồm nhiều tôn giáo liên quan đến việc thờ phượng một hình tượng được gọi là Satan hay là có liên quan đến Satan. Ngược lại với LaVeyan Satanism, giáo phái Satan chỉ coi Satan như một biểu tượng cho triết lý của họ, còn Theistic Satanism là những giáo phái coi Satan như một vị thần, một thực thể có thật. Satan giáo là một tôn giáo phát triển phần lớn trong thế kỷ XX. Người theo đạo Satan hữu thần thường được gọi là "giáo đồ Satan truyền thống" hoặc "Satanist thuộc linh". Thuật ngữ "thờ phụng quỷ dữ" là chủ đề gây tranh cãi nhất trong giới Satan cả hữu thần lẫn vô thần và cả những nhà thần học Satan. Nhiều tín đồ Satan đã được biết đến Satan giáo qua cuốn "Kinh Satan" của Anton LaVey đã được xuất bản vào năm 1966. Lúc đó chỉ có một vài nhóm nhỏ thực hành pháp môn Satan giáo Sau đó, Satan giáo mới chỉ phát triển mạnh khi Internet bắt đầu phổ cập, điều này dẫn tới sự mở rộng tín đồ vì việc truyền bá thông tin đã trở nên dễ dàng hơn dẫn đến việc phát tán dễ hơn. Những người theo Satan giáo hữu thần thừa nhận Satan là một vị thần mà họ tôn thờ. Tuy nhiên, nó không giống như Satan được mô tả theo đạo Thiên chúa. Trái với quan niệm sai lầm thông thường, Satan giáo không cổ xúy việc giết người, hãm hiếp, làm điều ác thay vào đó, vị thần Satan là vị thần của sự tự do, tình dục, sức mạnh, sự sáng tạo, chủ nghĩa khoái lạc và sự thành công. Satan giáo hữu thần không có một tổ chức đầu cơ, mà chỉ là những hội nhóm nhỏ lẻ hoạt động độc lập với nhau. Một số hội nhóm này thờ phượng một vị thần Satan, một số nhóm khác thì sử dụng cái tên khác thay cho Satan, một số nhóm thờ Satan hữu thần như: Nhà thờ Azazel (Church of Azazel) The Ordo Flammeus Serpens The First Church of Satan (khác với Giáo hội Satan/Church of Satan của Anton LaVey) Joy of Satan Ministries Quan điểm thần học giữa các nhóm có thể khác nhau rất nhiều. Một số vay mượn quan điểm của LaVeyan trong khi đó một số khác thì ảnh hưởng từ triết lý của Michael Aquino, giáo chủ của Temple of Set, trước đây đã từng là một tín đồ Satan giáo vô thần. Tương tự, tín đồ Lucfier cũng có nhiều nguyên tắc giống như tín đồ Satan hữu thần. Họ thừa nhận một thực thể có tên là Lucifer, nhưng họ không tự gọi mình là tín đồ Satan. Trong một số giáo phái Satan hữu thần, tín đồ có niềm tin vào Thượng Đế Satan như là vũ trụ. Trong đó, Satan được xem như là "Cái Toàn Thể". Các hội nhóm khác gây dựng hình ảnh Satan như là đại diện của vũ trụ. The First Church of Satan là Độc thần giáo. Các giáo phái Satan hữu thần khác thì tôn thờ Satan như một vị thần trong số nhiều vị thần khác, nhiều trong số đó đến từ những tôn giáo cổ trước khi Abraham xuất hiện như Nhà thờ Azazel. Năm 1999, triết gia René Girard người Pháp cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Đã thấy Satan từ trời rơi xuống như ánh chớp”, trong đó ông áp dụng cho Belzebul “lý thuyết vật hiến tế”, dựa trên hiến tế của người vô tội để chuộc sự dữ, sau đó, một trong những môn sinh của ông là triết gia Claudio Tardini, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Ma qủy, có lẽ thế. Suy tư trở lại Satan ngày nay” với mục đích là thử thành lập một “khoa ma qủy học hữu lý” và trao ban trở lại quyền công dân cho Satan trong tư tưởng ngày nay, bằng cách trốn chạy chủ trương nghi hoặc duy lý cũng như các lo sợ của thuyết duy tín. Chú thích Tham khảo Ellis, Bill, Raising the Devil: Satanism, New Religions, and the Media (Lexington: University Press of Kentucky, 2000) Hertenstein, Mike; Jon Trott, Selling Satan: The Evangelical Media and the Mike Warnke Scandal (Chicago: Cornerstone Press, 1993) Medway, Gareth J.; The Lure of the Sinister: The Unnatural History of Satanism (New York and London: New York University Press, 2001) Michelet, Jules, A. R. Allinson. Satanism and Witchcraft: The Classic Study of Medieval Superstition (1992), Barnes & Noble, 9780806500591 Palermo, George B.; Michele C. Del Re: Satanism: Psychiatric and Legal Views (American Series in Behavioral Science and Law). Charles C Thomas Pub Ltd (November 1999) Richardson, James T.; Joel Best; David G. Bromley, The Satanism Scare (New York: Aldine de Gruyter, 1991) Cuồng giáo
1,019
19832932
https://vi.wikipedia.org/wiki/Posh%20v%C3%A0%20Becks
Posh và Becks
Posh và Becks (tiếng Anh: Posh and Becks) là một biệt danh của cặp đôi người Anh rất nổi tiếng Victoria Beckham (họ thời con gái Adams, thành viên "Posh Spice" của nhóm nhạc nữ Spice Girls) và David Beckham (nam danh thủ bóng đá và cựu đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Anh). Posh & Becks cũng là tựa đề quyển sách nói về cặp đôi của tác giả Andrew Morton. Adams và Beckham bắt đầu hẹn hò vào năm 1997, từ đó dẫn tới sự hình thành thuật ngữ kể trên nhờ vào hiệu ứng truyền thông rộng rãi. Đám cưới của cặp đôi nổi tiếng diễn ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1999, và căn nhà chung của hai người họ tại Hertfordshire, Anh Quốc rất nhanh được truyền thông đặt biệt danh là "Beckingham Palace" (cách nói ghép từ giữa cung điện Buckingham và họ Beckham). Vợ chồng Beckham có ba người con trai: Brooklyn, Romeo và Cruz; và một người con gái út: Harper. "Posh và Becks" được chính thức đưa vào trong từ điển Collins Concise English Dictionary vào năm 2001. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trên báo chí và những phương tiện truyền thông khác, và trở nên phổ biến rộng rãi ở nền văn hoá nước Anh. Tuy nhiên, "Posh và Becks" cũng từ đó bị biến thành từ lóng, ý chỉ "tình dục". Tham khảo Văn hóa Anh Cặp vợ chồng Victoria Beckham David Beckham
242
19832976
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bud%20Yorkin
Bud Yorkin
Alan David "Bud" Yorkin (22 tháng 2 năm 1926 – 18 tháng 8 năm 2015) là một nhà sản xuất, đạo diễn, nhà biên kịch và diễn viên phim điện ảnh và truyền hình người Mỹ. Sinh ra tại Washington, Pennsylvania, Yorkin có bằng kỹ sư từ trường Carnegie Tech, nay là Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh. Một số tác phẩm đáng chú ý của ông bao gồm Start the Revolution Without Me (1970) và Blade Runner (1982). Tiểu sử Yorkin sinh ra với tên đầy đủ là Alan David Yorkin vào ngày 22 tháng 2 năm 1926 tại Washington, Pennsylvania. Năm 16 tuổi, anh gia nhập Hải quân Hoa Kỳ và phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Yorkin có bằng kỹ sư từ trường Carnegie Tech, nay là Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh. Sự nghiệp Năm 1954, Yorkin trở thành nhà sản xuất cho chương trình The Tony Martin Show của NBC – một chương trình tạp kỹ có thời lượng 15 phút phát trước bản tin hàng đêm vào tối thứ Hai. Năm 1955, ông sản xuất và đạo diễn bộ phim hài quân sự trực tiếp dài 11 tập mang tựa đề The Soldiers, với sự tham gia diễn xuất của Hal March, Tom D'Andrea và John Dehner. Năm 1956, ông trở thành nhà sản xuất và đạo diễn của chương trình hài kịch/tạp kỹ The Ford Show của NBC, chương trình này do Tennessee Ernie Ford đạo diễn. Năm 1958, Yorkin cùng với cây viết/nhà sản xuất Norman Lear thành lập Tandem Productions, công ty chuyên hợp tác sản xuất một số phim điện ảnh và chương trình truyền hình đặc biệt trong những năm 1960 đến 1971 với các hãng phim lớn như United Artists và Warner Bros. Yorkin đạo diễn và sản xuất chương trình truyền hình đặc biệt năm 1958 mang tên An Evening with Fred Astaire, và tập truyền hình này đem về 9 giải Emmy. Sau đó ông tham gia sản xuất nhiều bộ phim sitcom ăn khách của thập niên 1970, bao gồm All in the Family, Maude, Good Times và Sanford and Son. Sau khi tách ra khỏi Lear, Yorkin tiếp tục thành lập Bud Yorkin Productions. Bộ phim sitcom đầu tiên của ông sau khi tách ra là bộ phim sitcom ăn theo Sanford and Son lấy tựa đề Grady – tác phẩm này không gặt hái được nhiều thành công. Năm 1976, ông thành lập TOY Productions cùng với Saul Turteltaub và Bernie Orenstein (nhà sản xuất của Sanford và Son từ năm 1974 đến năm 1977) và hai bản thành công lớn nhất của họ là What's Happening!! và Carter Country. TOY Productions sau đó được Columbia Pictures Television mua lại vào năm 1979. Năm 1963, Yorkin đạo diễn Come Blow Your Horn, với sự tham gia diễn xuất của Frank Sinatra và Lee J. Cobb. Yorkin tiếp tục đạo diễn và sản xuất bộ phim Start the Revolution Without Me với hai diễn viên chính Gene Wilder và Donald Sutherland vào năm 1970 đã trở thành một tác phẩm kinh điển đình đám. Ông cũng đạo diễn bộ phim Twice in a Lifetime năm 1985, với sự tham gia diễn xuất của Gene Hackman. Năm 1999, ông và Lear được trao Giải Lucy cho Phụ nữ trong điện ảnh để ghi nhận sự xuất sắc và đổi mới trong các tác phẩm sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ thông qua phương tiện truyền hình. Năm 2002, Yorkin được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Truyền hình. Đời tư Yorkin qua đời vào ngày 18 tháng 8 năm 2015, thọ 89 tuổi. Ông đã kết hôn với nữ diễn viên Cynthia Sikes Yorkin. Ông là cha của cây viết kiêm nhà sản xuất truyền hình Nicole Yorkin từ cuộc hôn nhân đầu tiên kéo dài ba mươi năm của ông với Peg Yorkin, đồng sáng lập và chủ tịch của Feminist Majority Foundation. Ông là thành viên của Chùa Wilshire Boulevard. Danh sách phim Đạo diễn Come Blow Your Horn (1963) Never Too Late (1965) Divorce American Style (1967) Inspector Clouseau (1968) Start the Revolution Without Me (1970) The Thief Who Came to Dinner (1973) Twice in a Lifetime (1985) Arthur 2: On the Rocks (1988) Love Hurts (1990) Sản xuất Cold Turkey (giám đốc sản xuất) (1971) Blade Runner (giám đốc sản xuất) (1982) Deal of the Century (1983) Intersection (1994) Tội phạm nhân bản 2049 (2017) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1926 Mất năm 2015 Đạo diễn truyền hình Mỹ Primetime Emmy Award winners Người đoạt giải Primetime Emmy
752
19832986
https://vi.wikipedia.org/wiki/Matt%20Tolmach
Matt Tolmach
Matthew Tolmach (sinh năm 1964) là nhà sản xuất phim người Mỹ và cựu đồng chủ tịch khối sản xuất điện ảnh tại Sony Pictures Entertainment. Sự nghiệp Tolmach lần đầu tiên quan tâm đến điện ảnh sau khi nghe những câu chuyện từ ông nội, nhà sản xuất và giám đốc điện ảnh Sam Jaffe. Ông là người gốc Do Thái. Sau khi chuyển đến Los Angeles, ông làm việc với Frank Marshall để làm một bộ phim tài liệu về Lance Armstrong do Alex Gibney đạo diễn. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch sản xuất tại Sony Pictures Entertainment cùng với Doug Belgrad (người mà ông đã làm việc cùng từ năm 2003), nơi ông quản lý thương hiệu Người Nhện. Năm 2010, ông rời Sony Pictures Entertainment để sản xuất phần tiếp theo của Người Nhện. Belgrad được bổ nhiệm làm chủ tịch duy nhất của hãng phim và Hanna Minghella được bổ nhiệm làm chủ tịch sản xuất. Đời tư Tolmach kết hôn với nữ đạo diễn Paige Goldberg. Họ có một đứa con. Danh sách phim Sản xuất Money for Nothing (1993) Coldblooded (1995) Người Nhện: Siêu nhện tái xuất (2012) The Armstrong Lie (2013) Người Nhện siêu đẳng 2: Sự trỗi dậy của Người Điện (2014) Freaks of Nature (2015) Tiệc độc thân nhớ đời (2017) Jumanji: Trò chơi kỳ ảo (2017) Venom (2018) Trò chơi kỳ ảo: Thăng cấp (2019) Venom: Đối mặt tử thù (2021) Morbius (2022) Dark Harvest (2023) Kraven: Thợ săn thủ lĩnh (2024) Giám đốc sản xuất Người Nhện: Trở về nhà (2017) Người Nhện xa nhà (2019) Future Man (2017–2020) Người Nhện: Không còn nhà (2021) Cảm ơn đặc biệt Sausage Party (2016) Tham khảo Liên kết ngoài Nhà sản xuất phim Mỹ Sinh năm 1964 Nhân vật còn sống
296
19832988
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mixed%20Nuts%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%29
Mixed Nuts (bài hát)
là bài hát do ban nhạc Nhật Bản Official Hige Dandism thu âm, phát hành dưới định dạng kỹ thuật số vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, thông qua hãng đĩa Irori Records. Bài hát được chọn làm bài hát chủ đề mở đầu mùa đầu tiên cho bộ anime Spy × Family. Bài hát đã đạt vị trí số một trên Japan Hot 100 và vị trí thứ 61 trên Billboard Global 200. Mixed Nuts EP được phát hành vào ngày 22 tháng 6 năm 2022. Sáng tác và lời bài hát "Mixed Nuts" là một bài hát nhạc jazz và pop rock, được sáng tác bằng phím Sol giáng trưởng và được đặt ở nhịp đặc trưng của thời gian thông thường với nhịp độ 150 BPM, chạy trong 3 phút 33 giây. Nó được sáng tác và viết bởi ca sĩ Satoshi Fujihara cho anime Spy × Family, với chủ đề gia đình, cũng như tình yêu của nhân vật chính Anya dành cho đậu phộng. "Tôi từng nghe Anya nói rằng cô bé rất thích đậu phộng. Tôi chợt nghĩ đến đậu phộng trong các loại hạt hỗn hợp mà tôi thường ăn và tra cứu chúng, tôi phát hiện ra rằng tuy trông giống nhau nhưng quả hạch mọc trên cây và đậu phộng mọc dưới đất, được phân thành hai loại khác nhau và đậu phộng thực sự là một loại khác, bất chấp vẻ ngoài của chúng." Sau đó anh ấy tuyên bố, "Tôi cảm thấy đây chính là chủ đề của tác phẩm này, có điều gì đó thú vị khi đóng vai một gia đình giả trong khi che giấu danh tính thực sự của mình và đối đầu với thứ gì đó giống như một gia đình thực sự, và rằng hạnh phúc và niềm vui đến với bạn mới là điều quan trọng, chứ không phải là nó có thật hay không. Tôi đã tạo ra tác phẩm này với ý nghĩ của mình." Video âm nhạc Video âm nhạc cho "Mixed Nuts" được phát hành vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, cùng ngày với đĩa đơn được phát hành và do Takuto Shimpo đạo diễn. Danh sách Tải xuống kỹ thuật số / streaming – 3:33 CD / tải xuống kỹ thuật số / streaming (Mixed Nuts EP) "Mixed Nuts" – 3:33 "Anarchy" – 4:29 "Choral A" – 3:59 – 4:41 Nhân sự Official Hige Dandism Satoshi Fujihara – hát chính, lời bài hát, soạn nhạc, trống bổ sung, sáng tác Daisuke Ozasa – guitar, hát đệm Makoto Narazaki – bass guitar, hát đệm Masaki Matsuura – trống, hát đệm Các nhạc sĩ bổ sung Atsuki Yumoto – người đồng dàn nhạc – kèn, kèn Toshihiro Kawashima – kèn trombone Andy Wulf – saxophone Seiya Yokota – trống bổ sung, người đồng dàn nhạc – trống Sản xuất Genki Wada – kỹ thuật viên trống, bổ sung trống Kazutaka Minemori – kỹ thuật viên guitar Kazuhiro Saito – kỹ thuật viên nhạc cụ Shota Kinebuchi – kỹ thuật viên nhạc cụ Takuya Kondo – kỹ thuật viên nhạc cụ Masahito Komori – kỹ thuật viên âm thanh Randy Merrill – kỹ thuật viên hậu kỳ Bảng xếp hạng âm nhạc Bảng xếp hạng âm nhạc hàng tuần Bảng xếp hạng âm nhạc cuối năm Giải thưởng Chứng nhận Tham khảo Spy × Family Đĩa đơn năm 2022 Bài hát năm 2022 Bài hát anime Bài hát nhạc pop Nhật Bản Bài hát của Official Hige Dandism Bài hát pop rock Đĩa đơn quán quân Japan Hot 100
585
19832990
https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple%20A14
Apple A14
Apple A14 Bionic là một bộ vi xử lý 64-bit ARMv8.5-A được thiết kế bởi công ty Apple Inc. Con chip này xuất hiện trên các dòng iPad Air thế hệ 4 và iPad thế hệ 10, iPhone 12 Mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro, và iPhone 12 Pro Max. Thiết kế Apple A14 Bionic gồm một CPU sáu nhân 64-bit của Apple kiến trúc ARMv8, trong đó gồm có hai nhân hiệu suất cao có tên gọi là Firestorm và bốn nhân tiết kiệm điện được gọi là Icestorm. Apple công bố rằng Apple A14 Bionic có hiệu suất CPU nhanh hơn 40% so với A12, trong khi hiệu suất GPU nhanh hơn 30% so với A12. Nó được trang bị bộ xử lý thần kinh 16 nhân nhanh gấp 2 lần. Neural Engine có thể xử lý lên đến 11 nghìn tỷ phép mỗi giây. Ngoài Neural Engine riêng biệt, CPU A14 còn có bộ tăng tốc nhân vô hướng ma trận học máy thế hệ thứ hai (mà Apple gọi là khối AMX) nhanh gấp 10 lần. A14 còn được trang bị hệ thống xử lý ảnh giúp tăng cường và cải thiện khả năng chụp hình quay phim số. A14 được sản xuất bởi TSMC với tiến trình 5 nm, N5. Đồng thời, A14 đã trở thành sản phẩm thương mại chạy trên tiến trình 5 nm đầu tiên. Số bóng bán dẫn được tăng lên 11.8 tỷ, nhiều hơn 38.8% so với A13 là 8.5 tỷ. Theo Semianalysis, kích thước khuôn của bộ xử lý A14 là 88 mm2, với mật độ bóng bán dẫn là 134 triệu bóng bán dẫn trên mỗi mm2. Apple A14 được sản xuất bao gói đi kèm với 4 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12 và 6 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12 Pro. A14 hỗ trợ khả năng nén video định dạng HEVC và H.264. Nó cũng hỗ trợ giải mã HEVC, H.264, MPEG‑4 Part 2, và Motion JPEG. A14 về sau được sử dụng làm nền tảng cho dòng chip M1, dùng trên nhiều mẫu máy Macbook và iPad. Sản phẩm sử dụng Apple A14 Bionic iPad (thế hệ 10) iPad Air (thế hệ 4) iPhone 12 & 12 Mini iPhone 12 Pro & 12 Pro Max Biến thể Bảng bên dưới hiển thị các biến thể chip khác nhau dựa trên vi kiến trúc "Firestorm" và "Icestorm". Xem thêm Apple silicon Apple M1 Tham khảo Apple silicon
404
19833010
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thirteen%20Lives
Thirteen Lives
Thirteen Lives là một bộ phim tiểu sử của Mỹ được ra mắt năm 2022, dựa trên cuộc giải cứu hang Tham Luang, do Ron Howard đạo diễn và sản xuất và được viết bởi William Nicholson. Phim có sự tham gia của Viggo Mortensen, Colin Farrell, Joel Edgerton và Tom Bateman. Thirteen Lives được phát hành tại một số rạp chọn lọc vào ngày 29 tháng 7 năm 2022, bởi United Artists Releasing, và bắt đầu phát trực tuyến trên nền tảng Amazon Prime Video vào ngày 5 tháng 8 năm 2022. Phim nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Cốt truyện Diễn viên Viggo Mortensen trong vai Richard Stanton Colin Farrell trong vai John Volanthen Joel Edgerton trong vai Richard Harris Tom Bateman trong vai Chris Jewell Pattarakorn Tangsupakul trong vai Buahom Sukollawat Kanarot trong vai Saman Kunan Teerapat Sajakul trong vai Captain Arnont Sahajak Boonthanakit trong vai Governor Narongsak Osatanakorn Vithaya Pansringarm trong vai General Anupong Paochinda Teeradon Supapunpinyo trong vai Ekkaphon Chanthawong Nophand Boonyai trong vai Thanet Natisri Paul Gleeson trong vai Jason Mallinson Lewis Fitz-Gerald trong vai Vernon Unsworth Peter Knight trong vai Police Captain Bas U Gambira trong vai Kruba Boonchum Josh Helman trong vai Major Hodges Sản xuất Vào tháng 4 năm 2020, đã có thông báo rằng Ron Howard sẽ đạo diễn bộ phim, với William Nicholson viết kịch bản. Metro-Goldwyn-Mayer acquired the rights to the film the following month. Vào tháng 3 năm 2021, Viggo Mortensen, Colin Farrell và Joel Edgerton nằm trong số dàn diễn viên được công bố sẽ đóng vai chính trong phim. Quá trình quay phim bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2021, tại Úc, và cũng bao gồm những cảnh quay ở Thái Lan. Nhạc gốc của phim được sáng tác bởi Benjamin Wallfisch. Ra mắt Thirteen Lives được ra mắt bởi United Artists Releasing tại một số rạp chọn lọc vào ngày 29 tháng 7 năm 2022, trước khi phát trực tuyến trên Amazon Prime Video vào ngày 5 tháng 8. Ban đầu bộ phim được lên kế hoạch phát hành đầy đủ tại rạp bởi United Artists Releasing vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, và sau đó được hoãn lại đến ngày 18 tháng 11 để đáp lại buổi chiếu thử tốt nhất trong lịch sử của MGM. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2022, bộ phim đã được dời đến ngày phát hành hiện tại do việc Amazon mua lại MGM vào tháng 3. Âm nhạc Khi Howard tiếp cận người cộng tác quen thuộc của anh, Hans Zimmer để ghi điểm, người sau đã đặc biệt đề cử người bảo trợ của anh Benjamin Wallfisch cho công việc này. Wallfisch đã chuẩn bị sẵn một bộ phim dài 20 phút trước khi Howard bắt đầu quay ở Thái Lan. Sự đón nhân Trên trang website của Rotten Tomatoes, phim có tỷ lệ tán thành là 86% dựa trên 178 bài phê bình, với điểm trung bình là 7,3/10. Sự đồng thuận của trang web cho biết, "Được sự chỉ đạo ổn định bởi đạo diễn Ron Howard, Thirteen Lives mang đến một vở kịch chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn hấp dẫn về một câu chuyện có thật đáng kinh ngạc." Còn trên Metacritic, bộ phim có điểm trung bình là 66/100 dựa trên 40 nhà phê bình, cho thấy "các bài đánh giá nhìn chung là thuận lợi". Giải thưởng và đề cử Tham khảo Ghi chú Liên kết ngoài Kịch bản chính thức Phim truyền hình Phim Mỹ Phim tiểu sử Phim tiểu sử của Mỹ Phim năm 2022 Phim tiếng Anh Phim tiếng Thái
592
19833012
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20%E1%BB%9F%20Venezuela
Tôn giáo ở Venezuela
Tôn giáo ở Venezuela chỉ về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng tại Venezuela. Venezuela không có một tôn giáo chính thức do là một quốc gia thế tục và Hiến pháp Venezuela quy định đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Về cơ cấu thì Cơ đốc giáo nói chung là tôn giáo lớn nhất ở Venezuela, trong đó Công giáo có nhiều tín đồ nhất. Công giáo La Mã là đức tin thống trị và có sức lan tỏa sâu rộng về mặt văn hóa và xã hội. Trước khi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đến, người da đỏ bản địa cư trú trên lãnh thổ Venezuela ngày nay đã thực hành nhiều tín ngưỡng truyền thống khác nhau. Giáo hội Công giáo ở Venezuela tập trung chủ yếu vào việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, điều này được minh họa bằng những nhân vật như Đức Mẹ Coromoto ở bang Portuguesa, Virgen del Valle ở Nueva Esparta và Đức mẹ Mân Côi Chiquinquirá ở phần phía tây Venezuela. Tổng quan Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần. Các ước tính của Hội đồng Tin Lành Venezuela cho rằng Giáo hội Tin Lành chiếm 10% dân số. Có những cộng đồng Hồi giáo và Do Thái giáo nhỏ nhưng có ảnh hưởng. Các cộng đồng Hồi giáo của hơn 100.000 người tập trung ở những người gốc Lebanon và Syria hiện sống ở các khu vực như Nueva Esparta, Punto Fijo và khu vực Caracas. Các con số thuộc cộng đồng Do Thái giáo là khoảng 13.000 tín đồ và chủ yếu tập trung ở Caracas. Hiện nay có khoảng 153.000 tín đồ Mormon phần lớn ở tại Caracas. Theo điều tra dân số quốc gia năm 2011, ước tính có khoảng 71% dân số được xác định là Công giáo. Hơn 17% người Venezuela được xác định là theo đạo Tin lành và 9% được xác định là không liên kết với bất kỳ tôn giáo nào. Phần còn lại của dân số xác định với một số tôn giáo khác (bao gồm cả tín ngưỡng dân gian khoảng 1%), mặc dù nhiều Cơ đốc nhân tự nhận mình cũng có thể thực hành các nghi lễ dựa trên tín ngưỡng dân gian. Các ước tính chỉ ra rằng sự liên kết tôn giáo với Nhà thờ Công giáo đang giảm dần khi tỷ lệ người Venezuela theo đạo Tin lành hoặc không theo tôn giáo nào tăng lên mỗi năm. Nhìn chung, thế hệ trẻ của người Venezuela có xu hướng ít tôn giáo hơn những thế hệ lớn tuổi hơn. Tôn giáo và Cơ đốc giáo không phải là một chủ đề quá nhạy cảm ở Venezuela. Tuy nhiên, nói chung là không thích hợp để công khai hỏi về tín ngưỡng dân gian vì mức độ mê tín thận trọng có thể bao quanh những chủ đề này. Công giáo Đạo Công giáo du nhập vào Venezuela bởi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI, cụ thể là vào năm 1515 ở Nueva Toledo). Giáo hội Công giáo đã từng là một tổ chức có sức mạnh lịch sử về văn hóa và chính trị của nước này. Bản chất ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong nền chính trị Venezuela đã thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều người Venezuela coi Công giáo là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa, được truyền qua gia đình và quốc gia như một phần di sản. Mọi người nói chung tổ chức các ngày lễ và lễ hội Công giáo vì văn hóa và lịch của đất nước phản ánh tôn giáo. Hầu hết người Venezuela ăn mừng lễ Phục sinh và Giáng sinh. Hơn nữa, lời chào thông thường giữa hầu hết người Venezuela và gia đình của họ là “Bendición” bắt nguồn từ truyền thống Công giáo và được dịch một cách lỏng lẻo thành “phước lành”. Sự tuân thủ các thực hành và tín ngưỡng Công giáo và mức độ bảo thủ khác nhau trên khắp đất nước. Công giáo có xu hướng mạnh nhất ở vùng Andean. Theo The World Factbook, năm 2009, 96% dân số là người Công giáo La Mã, năm 2018, Latinobarómetro ước tính 66% dân số là người Công giáo La Mã. Một cuộc thăm dò năm 2014 do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho biết chỉ 10% người Venezuela xác định là Công giáo nói rằng tôn giáo rất quan trọng đối với cuộc sống của họ, và họ cầu nguyện hàng ngày cũng như đi lễ hàng tuần. Hơn nữa, nhiều ý kiến xã hội đương thời của mọi người đã khác xa với các giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Điều này cho thấy rằng phần lớn người Venezuela đang thế tục trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn nữa, sự phát triển của các tôn giáo Tin lành truyền đạo trong những năm gần đây đã làm cho Giáo hội Công giáo mất đi sự ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người Venezuela vẫn sùng đạo, cầu nguyện hàng ngày và thường xuyên đi lễ. Dưới thời của Hugo Chávez rất xem nhẹ vai trò của các giám mục của Giáo hội Công giáo trong xã hội Venezuela. Tiếp theo đó, Giáo hội Công giáo Venezuela đã lên tiếng phản đối chính quyền Maduro nhưng Giáo hoàng Francis đã lên tiếng trung lập trong cuộc khủng hoảng tổng thống Venezuela năm 2019. Tin lành Đạo Tin lành đã trở nên phổ biến trong Công giáo Mỹ La-tinh. Tính đến năm 2011, đã có 17% người Venezuela được xác định là theo đạo Tin lành. Các cuộc chuyển đổi từ Công giáo sang các truyền thống Tin lành đã xảy ra trong thế hệ gần đây nhất. Sự gia tăng này có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với Giáo hội Công giáo, cũng như sự thành công của các nhóm truyền giáo Ngũ tuần (đặc biệt là những nhóm tiếp cận với người Venezuela bản địa và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội), nhiều người dân nông thôn Venezuela trở nên bất bình với Giáo hội Công giáo khi chuyển đến các cộng đồng đô thị mới bên ngoài. Đạo Tin lành (đặc biệt là truyền thống Ngũ tuần) đã có thể thu hẹp khoảng cách đối với một số người trong các cộng đồng mới đô thị hóa này. Do đó, nó đặc biệt phổ biến ở Barrios (khu ổ chuột ngoài đô thị). Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Christ (Mormon) tuyên bố có 173.125 thành viên (tháng 4 năm 2022) chủ yếu ở trong và xung quanh Caracas. Nhân Chứng Giê-hô-va cho biết có 136.542 người công bố đang hoạt động, hợp nhất trong 1.734 hội thánh; có 319.962 người tham dự Bữa Tiệc Thánh hàng năm của Chúa vào năm 2020. Tín ngưỡng Trước khi chịu sự đô hộ của Đế chế Tây Ban Nha và sự ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo thì người da đỏ bản địa ở đây cũng có hệ thống tôn giáo bản địa truyền thống. Hiện nay, một số tín ngưỡng dân gian đang trở nên phổ biến ở Venezuela trong tất cả các tầng lớp xã hội. Những điều này thường kết hợp các yếu tố của ma thuật, ma thuật và tâm linh Thời đại Mới (New Age) với các truyền thống Công giáo chẳng hạn như việc thờ cúng các vị thánh. Vì chúng có những điểm tương đồng với các thực hành của Cơ đốc giáo, chúng thường thu hút những người Công giáo suốt đời tin rằng họ đang tham gia vào một biến thể của cùng một đức tin với các nghi lễ khác nhau. Những người theo đạo thường thực hành các truyền thống như vậy cùng với Cơ đốc giáo và tiếp tục tự nhận mình là Công giáo hoặc Tin lành, chẵng hạn như trước tiên họ có thể thực hiện một lời cầu nguyện Cơ đốc, sau đó là một hình thức thờ phượng khác. Giáo hội Công giáo đã tuyên bố họ mong muốn duy trì sự phân biệt giữa các tôn giáo dân gian và Công giáo. Những tín ngưỡng dân gian được biết đến nhiều nhất là Santería và Espiritismo. Một số người tin rằng những người theo Santería và Espiitismo chiếm tới 30% dân số Venezuela. Tuy nhiên, rất khó xác định số lượng người theo dõi vì nhiều người giữ bí mật về việc thực hành của họ, đôi khi giấu kín với gia đình. Santería: Là một truyền thống tôn giáo có nguồn gốc từ châu Phi đã được du nhập vào Cuba bởi người Yoruba và lan rộng khắp Mỹ La-tinh và Venezuela kể từ năm 2008. Nó kết hợp các khía cạnh của tôn giáo Yoruba, Cơ Đốc giáo, truyền thống Voodoo của Haiti và ma thuật. Santería thu hút tín đồ từ mọi tầng lớp và đặc biệt phổ biến ở các thành phố thuộc tầng lớp trung lưu. Các nghi lễ ở Santeria bao gồm việc giết thịt và dâng cúng gà trống, gà cúng hoặc hiến tế dê. Espiitismo: Là tín ngưỡng dựa trên niềm tin phổ biến rằng những linh hồn tốt và xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, may mắn và các khía cạnh khác của cuộc sống con người. Một trong những hình thức phổ biến nhất của việc thực hành thờ cúng Espiitismo là thờ một phụ nữ Venezuela thế kỷ XVI có tên là María Lionza, người được cho là nữ thần cai quản vũ trụ, tình yêu và hòa bình. Địa vị của cô như một nữ thần không được coi là trái ngược với Thiên Chúa của Cơ đốc giáo, cả hai thường được tôn thờ cùng với nhau. Phong trào tôn giáo Maria Lionza rất chú trọng đến việc thực hiện các nghi lễ, chẳng hạn như hiến tế động vật, nghi lễ phù thủy, triệu hồi linh hồn và người chết để đạt được những kết quả cụ thể. Các phong trào tôn giáo như vậy được mọi tầng lớp xã hội biết đến nhưng đặc biệt phổ biến ở các cộng đồng nghèo hơn, bị gạt ra bên lề xã hội ở Venezuela. Chú thích Tôn giáo
1,807
19833034
https://vi.wikipedia.org/wiki/Grand%20Theft%20Auto%3A%20The%20Ballad%20of%20Gay%20Tony
Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony
Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony là bản mở rộng thứ hai trong số hai phần dành cho tựa game năm 2008 Grand Theft Auto IV, do hãng Rockstar North phát triển và được Rockstar Games phát hành. Trò chơi được phát hành riêng cho hệ máy Xbox 360 vào ngày 29 tháng 10 năm 2009, và cho PlayStation 3 cùng Windows vào ngày 13 tháng 4 năm 2010, như một phần của phiên bản dựa trên đĩa game độc lập mang tên Grand Theft Auto: Episodes from Liberty City, còn chứa cả bản Grand Theft Auto: The Lost and Damned và không cần phải chơi tựa game gốc. Microsoft đã thêm Episodes from Liberty City vào danh sách tương thích ngược cho nền tảng Xbox One vào tháng 2 năm 2017. Lấy bối cảnh đồng thời với các sự kiện của Grand Theft Auto IV và The Lost and Damned, The Ballad of Gay Tony theo chân Luis Fernando Lopez, cựu vệ sĩ buôn ma túy người Mỹ gốc Dominica và là bạn thân nhất của Anthony "Gay Tony" Prince, tay trùm quản lý hộp đêm và người có địa vị cao trong xã hội ở Liberty City. Cốt truyện chính của phần này tập trung vào những nỗ lực của Luis hòng giúp Tony vượt qua nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm ma túy, nợ nần, tranh chấp với các gia đình tội phạm Mafia và những nỗ lực nhằm vào mạng sống của cả hai. Nó cũng kết nối những kết thúc lỏng lẻo từ Grand Theft Auto IV và The Lost and Damned liên quan đến cốt truyện bán kim cương kết nối cả ba phiên bản. Trò chơi nhận được phần lớn đánh giá tích cực từ giới phê bình và được coi là một trong những gói nội dung tải về hay nhất mọi thời đại. Cốt truyện Năm 2008, sau khi chứng kiến vụ cướp Ngân hàng Liberty, Luis Fernando Lopez (Mario D'Leon) gặp ông chủ và đối tác kinh doanh của mình, chủ hộp đêm "Gay" Tony Prince (David Kenner). Đấu tranh để điều hành các câu lạc bộ Maisonette 9 và Hercules, Tony phải vay tiền từ gia đình tội phạm Ancelotti và Mori Kibbutz (Jeff Gurner) để duy trì hoạt động của họ, cuối cùng phải gánh một khoản nợ lớn. Luis thấy mình đang làm việc với cả Mori và Rocco Pelosi (Greg Siff), một tên cướp Ancelotti, để trả nợ cho Tony. Đồng thời, anh giúp đỡ những người bạn buôn bán ma túy của mình – Armando Torres (Jaime Fernandez) và Henrique Bardas (J Salome Martinez Jr.) – thoát khỏi một số giao dịch thất bại và hỗ trợ Yusuf Amir (Omid Djalili), một nhà phát triển bất động sản ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất quan tâm đến việc mua lại mấy câu lạc bộ của Tony, với việc đánh cắp một chiếc trực thăng tấn công và giết chết nhiều tay buôn bán vũ khí, lấy cắp một xe bọc thép chở quân và một đoàn tàu điện ngầm. Luis nhanh chóng trở nên khó chịu với việc Tony không nắm quyền kiểm soát các câu lạc bộ của mình và những vấn đề liên tục mà hắn ta mang lại từ các khoản nợ của mình, nhưng cuối cùng Luis cũng giải quyết được vấn đề với Mori. Về sau, Tony lên kế hoạch mua số kim cương lậu trị giá 2 triệu USD để bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, thương vụ này bị trận phục kích của các thành viên thuộc băng nhóm đua xe The Lost, do Johnny Klebitz (Scott Hill), cầm đầu, dẫn đến cái chết của bạn trai Tony là Evan Moss (Rob Youells) và mất đi số kim cương. Tony nhanh chóng tìm ra những viên kim cương bị đánh cắp và nhờ Luis phục kích cuộc trao đổi giữa Johnny, Niko Bellic (Michael Hollick), và đám người Do Thái để lấy lại số kim cương này. Trong suốt thời gian này, Luis còn làm việc cho trùm tội phạm người Nga Ray Bulgarin (Vitali Baganov), kẻ đề nghị giúp trang trải các khoản nợ của Tony, nhưng lại từ chối khi anh tiết lộ những viên kim cương ban đầu là tài sản của mình. Don Giovanni Ancelotti nhanh chóng ra lệnh cho Luis và Tony đưa những viên kim cương như một khoản tiền chuộc cho con gái ông ta là Gracie (Rebecca Benhayon) đang bị Niko bắt cóc. Những viên kim cương này sau cùng đã bị mất khi Bulgarin cản trở cuộc trao đổi, mặc dù Luis và Tony vẫn tìm cách giải cứu Gracie và trả về cho cha cô. Rocco sau đó đến gặp Luis và khuyên anh ta nên giết Tony để lấy lòng Bulgarin, để anh ta tha cho hắn. Dù dự định làm như vậy nhưng rốt cuộc Luis vẫn từ chối và chống trả người của Bulgarin khi họ tấn công Maisonette 9. Quyết định trả đũa, Luis bảo Tony hãy ẩn náu trong khi anh ta phá vỡ hoạt động ma túy của Bulgarin. Biết rằng Bulgarin đang chuẩn bị rời khỏi thành phố, Luis truy đuổi hắn ta với sự giúp đỡ của Yusuf và giết được hắn trên máy bay riêng của mình. Bulgarin vội thả một quả lựu đạn phá hủy cả máy bay, nhưng Luis đã nhảy dù xuống nơi an toàn. Tái hợp cùng Tony, cặp đôi quyết định mở lại câu lạc bộ, từ chối đề nghị bán lại cho Yusuf, vì họ muốn giữ nơi đây là "công việc kinh doanh gia đình" vào lúc này. Ở một nơi khác, những viên kim cương được một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam vô gia cư tìm thấy trong thùng rác rồi đem bán lấy tiền và khởi hành đến Vice City. Lối chơi Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony là game hành động phiêu lưu lấy bối cảnh thế giới mở của Liberty City. Nó có lối chơi và bối cảnh tương tự như Grand Theft Auto IV. Người chơi có thể làm lại nhiệm vụ để cải thiện điểm số của mình. Người chơi cũng có các hoạt động mới, nghề phụ, phương tiện và vũ khí. Luis có thể kêu gọi bạn bè của mình, Armando và Henrique, sử dụng khả năng đặc biệt của họ: Armando có thể bán vũ khí cho Luis trong khi Henrique có thể cung cấp cho anh ta một chiếc xe. Luis cũng có thể đưa họ đi tham gia các hoạt động kết bạn. Một bổ sung đáng chú ý, đã được giới thiệu trước đây trong Grand Theft Auto: Chinatown Wars, là hệ thống tính điểm cho các nhiệm vụ. Điểm số không có tác dụng nhưng đánh giá hiệu suất tổng thể của người chơi trong một nhiệm vụ cũng như các mục tiêu duy nhất mà họ đã hoàn thành. The Ballad of Gay Tony có "công việc phụ" để người chơi kiếm thêm tiền. Chúng bao gồm Cuộc chiến Ma túy (Drug Wars), Cuộc đua Ba môn Phối hợp (Triathlon Races), quản lý hộp đêm của Prince, tham gia Giải đấu Ngầm (Underground Fight Tournament) và nhảy BASE. Cuộc chiến ma túy diễn ra tương tự như Cuộc chiến Băng đảng (Gang Wars) trong The Lost and Damned; người chơi phải lấy được một kho ma túy và mang nó đến điểm giao hàng, với nhiều biến thể, trong khi bị các băng nhóm đối thủ truy đuổi. Cuộc đua Ba môn Phối hợp bao gồm nhảy dù đến một nhóm thuyền, chèo thuyền qua các điểm checkpoint, hạ cánh tại một nhóm ô tô và đua xe đường phố về đích. Quản lý Câu lạc bộ (Club Management) tập trung vào việc Luis làm nhân viên bảo vệ cho các câu lạc bộ của Prince, xử lý các tình huống với những người tham gia câu lạc bộ hoặc hỗ trợ/tài xế VIP. Những hoạt động mới khác bao gồm chơi gôn tại sân tập, minigame khiêu vũ tại câu lạc bộ, trò chơi uống rượu và khúc côn cầu trên không. Vũ khí, phương tiện và dù mới cũng được bổ sung trong bản mở rộng này. Những thay đổi nhỏ khác bao gồm màn hình được sửa đổi và HUD, chẳng hạn như máy đo độ cao khi người chơi ở trên không. Mục chơi nối mạng của game đã thêm vào các hoạt động mới. Đón nhận Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony nhận được đánh giá "nói chung là tích cực" từ giới phê bình, theo trang tổng hợp kết quả đánh giá Metacritic. Tại Lễ trao giải Trò chơi điện tử Spike năm 2009, The Ballad of Gay Tony đã được trao giải DLC hay nhất. Complex đã xếp hạng Anthony "Gay Tony" Prince là nhân vật trò chơi điện tử LGBT thú vị nhất trong danh sách năm 2013, coi anh ta là "mớ hỗn độn nóng bỏng của dòng game GTA". Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Trò chơi điện tử năm 2009 Trò chơi hành động phiêu lưu Tác phẩm về Mafia Nga Mô tả văn hóa về Mafia Trò chơi điện tử nhiều phần Trò chơi Euphoria (phần mềm) Games for Windows Grand Theft Auto IV Trò chơi điện tử liên quan đến LGBT Trò chơi điện tử thế giới mở Trò chơi điện tử tội phạm có tổ chức Trò chơi trên Windows Trò chơi Xbox 360 Trò chơi PlayStation 3 Trò chơi của Rockstar Games Trò chơi của Take-Two Interactive Trò chơi điện tử nội dung tải về Trò chơi điện tử bản mở rộng Trò chơi điện tử do Dan Houser viết Trò chơi điện tử do Leslie Benzies sản xuất Trò chơi điện tử lấy bối cảnh năm 2008 Trò chơi điện tử lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ Trò chơi điện tử lấy bối cảnh trên hòn đảo hư cấu Trò chơi điện tử về buôn bán ma túy bất hợp pháp Trò chơi điện tử phát triển ở Vương quốc Liên hiệp Anh Trò chơi điện tử một người chơi và nhiều người chơi
1,674
19833036
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kem%20th%E1%BB%8Bt%20l%E1%BB%A3n%20mu%E1%BB%91i%20x%C3%B4ng%20kh%C3%B3i
Kem thịt lợn muối xông khói
Kem thịt lợn muối xông khói (hoặc kem thịt lợn muối xông khói và trứng) là một loại kem thường được tạo ra bằng cách thêm thịt lợn muối xông khói vào sữa trứng và làm đông lạnh hỗn hợp. Khái niệm kem thịt lợn muối xông khói bắt nguồn từ một bản phác thảo năm 1973 trên loạt phim hài The Two Ronnies của Anh dưới dạng trò đùa cợt; sau cùng món này được một tiệm kem ở New York tạo ra dành cho ngày Cá tháng Tư năm 1982. Vào thập niên 2000, đầu bếp người Anh Heston Blumenthal đã thử nghiệm kem, làm một loại sữa trứng tương tự như trứng bác và thêm thịt lợn muối xông khói để tạo ra một trong những món ăn đặc trưng của ông. Bây giờ nó xuất hiện trên thực đơn tráng miệng ở các nhà hàng khác. Nguồn gốc Kem thường được coi là một loại thực phẩm ngọt và dùng làm món tráng miệng, mặc dù có bằng chứng về việc ăn kem mặn vào thời Victoria. Kem thịt lợn muối xông khói có nguồn gốc là trò đùa cợt, một hương vị mà không ai muốn ăn, trong "Ice Cream Parlour Sketch" của The Two Ronnies năm 1973, khách hàng đòi món kem có hương vị phô mai và hành tây, sau đó là thịt ba rọi xông khói. Năm 1992, kem thịt lợn muối xông khói và trứng được tạo ra như một thử nghiệm cho Ngày Cá tháng Tư tại Aldrich's Beef and Ice Cream Parlor ở Fredonia, New York. Mười năm trước, người đồng sở hữu Scott Aldrich đã bị một nhân viên bán nước thịt thách thức làm kem nước sốt thịt bò, mà anh ta đã làm ra vào Ngày Cá tháng Tư năm 1982. Mặc dù đây được cho là sáng tạo "kinh tởm nhất" của họ, nhưng Aldrich's vẫn tiếp tục cho ra mắt những hương vị kem dị thường khác vào Ngày Cá tháng Tư, chẳng hạn như "kem spaghetti sô-cô-la" (đóng góp đầu tiên của Julia Aldrich), "xốt cà chua và mù tạt", "thịt lợn và đậu" hay "dưa cải bắp và vani" vào năm 1991. Năm 1992, họ đã làm ra 15 kem thịt lợn muối xông khói và trứng mà ông tặng miễn phí cho bất kỳ ai dùng thử. Nhìn chung các loại kem đều nhận được đánh giá tích cực. Năm 1992, tờ The Victoria Advocate đưa tin,Ông nói, bất chấp những cái tên kinh tởm, hầu hết các hương vị chơi khăm của [Aldrich] đều ngon. Thịt lợn muối xông khói và trứng có vị hơi giống mùi vani hạt dẻ, mặc dù đôi khi vẫn có vị thoang thoảng của lòng đỏ trứng bong tróc. Năm 2003, một tiệm kem mang tên "Udder Delight", mở ở Bãi biển Rehoboth, Delaware, chuyên về những hương vị kem "kỳ lạ". Trong số các hương vị khác, chẳng hạn như kem bơ đậu phộng và thạch từng đoạt giải thưởng, họ đã tạo ra một loại kem thịt lợn muối xông khói có vị giống như bơ hồ đào. Người chủ tiệm là Chip Hearn, đã đưa hương vị này cùng với 17 loại khác vào một nhóm tập trung chỉ dành cho những ai được mời đến, cho phép họ nếm thử rồi đề xuất những thay đổi và nêu lên ý kiến về hương vị này. Tham khảo Kem lạnh Hương vị kem Món thịt xông khói Thực phẩm thập niên 2010
583
19833068
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atalanta
Atalanta
Atalanta (tiếng Hy Lạp: Ἀταλάντη, Atalántē) là một nữ anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Có hai cốt truyện về nữ thợ săn Atalanta, đó là cốt truyện thứ nhất có nguồn gốc từ Arcadia, theo đó, cô có cha mẹ là Iasus và Clymene và người nữ anh hùng này nổi danh từ những câu chuyện về cuộc săn lợn rừng Calydonian và với các anh hùng Argonaut và một cốt truyện khác đến từ Boeotia, theo dó, cô là con gái của Vua Schoeneus và chủ yếu được chú ý nhờ kỹ năng chạy bộ điêu luyện. Trong cả hai phiên bản, nữ anh hùng Atalanta là một cư dân địa phương đã liên minh với nữ thần Artemis trong những câu chuyện truyền miệng như vậy, các nhân vật phụ thường được đặt những cái tên khác nhau, dẫn đến những khác biệt nhỏ trong cách gọi tên từng khu vực. Câu chuyện Khi sinh ra, Atalanta được đưa đến Núi Parthenion để làm phép tiếp xúc vì cha cô mong muốn có một đứa con trai.. Một con gấu cái vốn một trong những biểu tượng của Artemis khi những đàn con của cô gần đây đã bị thợ săn giết chết đã đến đưa Atalanta đi và chăm sóc cô cho đến khi chính những người thợ săn đó phát hiện ra cô và tự mình nuôi cô trên núi. Nàng Atalanta sau đó lớn lên trở thành một trinh nữ nhanh nhẹn, tránh xa đàn ông và cống hiến hết mình cho nữ thợ săn Artemis. Cô nàng Atalanta tự bắt chước theo Artemis, cô thường mặc một chiếc áo dài cộc tay dài đến đầu gối và sống ở vùng hoang dã. Khi sống ở nơi hoang dã, nàng Atalanta đã từng giết chết hai nhân mã, Rhoecus và Hylaios, bằng cây cung của mình sau khi vẻ đẹp của cô thu hút sự chú ý của chúng và chúng định cưỡng hiếp cô. Nữ anh hùng Atalanta thỉnh thoảng chỉ được nhắc đến trong truyền thuyết về các anh hùng Argonaut, tuy nhiên, sự tham gia của cô được ghi nhận trong lời kể của Pseudo-Apollodorus, kể rằng trong quá trình tìm kiếm Bộ lông cừu vàng thì nàng Atalanta người đã được mời và kêu gọi sự bảo vệ của Artemis cũng đi thuyền cùng nhóm Argonaut với tư cách là nữ nhân duy nhất trong số họ. Theo lời kể của Diodorus Siculus thì Atalanta không chỉ được ghi nhận là đã đi thuyền cùng những người Argonaut mà còn chiến đấu bên cạnh họ trong trận chiến ở Colchis, nơi cô cùng với Jason, Laertes và các con trai của Thesipae bị thương và sau đó được Medea chữa lành. Theo lời kể của Apollonius của Rhodes, thì Jason đã ngăn cản Atalanta tham gia không phải vì cô thiếu kỹ năng mà vì là phụ nữ, cô có khả năng gây ra hiềm tỵ giữa những người đàn ông trên tàu. Sau cái chết của Vua Pelias ở Iolcus thì Atalanta đã đánh bại Peleus trong một trận đấu vật. Trận đấu này đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp. Chú thích Tham khảo Aelian: Various Histories. Book XIII. Translated by Thomas Stanley, Aeschylus, Prometheus Bound, Suppliants, Seven Against Thebes. Translation by Vellacott, P. The Penguin Classics. London. Penguin Books Apollodorus, The Library of Greek Mythology. Translation by Aldrich, Keith. Lawrence, Kansas: Coronado Press, 1975. Apollodorus, The Library. English Translation by Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1921. Includes Frazer's notes. Apollonius Rhodius, Argonautica. Translation by Rieu, E. V. The Penguin Classics. London: Penguin Books. Callimachus, Hymns & Epigrams. Translation by Mair, A. W. & Mair, G. R. Loeb Classical Library Volume 129. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. Diodorus Siculus, Library of History. Translation by Oldfather, C. H. Loeb Classical Library Volumes 303, 377. Cambridge, Massachusetts : Harvard University Press. Hesiod, The Homeric Hymns, Translation by Evelyn-White, H. G. Loeb Classical Library Vol 57. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. Ovid, Metamorphoses. Translation by Melville, A. D Hyginus, Fabulae from The Myths of Hyginus, translated and edited by Mary Grant. University of Kansas Publications in Humanistic Studies, no. 34. https://topostext.org/work/206 Pausanias. Description of Greece. English Translation by W.H.S. Jones, Litt.D., and H.A. Ormerod, M.A., in 4 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1918. Philostratus Elder, Philostratus Younger, Callistratus. Translation by Fairbanks, A. Loeb Classical Library Vol 256. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press. Bolen, Jean Shinoda. Artemis: The Indomitable Spirit in Everywoman, Conari Press, 2014. Liên kết ngoài Atalanta—World History Encyclopedia Atalanta, a summary at the Theoi Project Classical sculpture head of either Hygieia or Atalanta, a replica from the Louvre. Atalanta and Hippomenes art collection, National Museum of Scotland. The Warburg Institute Iconographic Database (images of Atalanta) Thần thoại Hy Lạp
823
19833073
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20%C4%91i%E1%BB%83m%20t%C6%B0%E1%BB%9Fng%20ni%E1%BB%87m%20v%C3%A0%20ch%C3%B4n%20c%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A7a%20Th%E1%BA%BF%20chi%E1%BA%BFn%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t%20%28M%E1%BA%B7t%20tr%E1%BA%ADn%20ph%C3%ADa%20T%C3%A2y%29
Các địa điểm tưởng niệm và chôn cất của Thế chiến thứ nhất (Mặt trận phía Tây)
Các địa điểm tưởng niệm và chôn cất của Thế chiến thứ nhất (Mặt trận phía Tây) là Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2023 bao gồm 139 nghĩa trang và đài tưởng niệm dọc theo Mặt trận phía Tây, nơi diễn ra cuộc chiến giữa quân Đức và lực lượng Đồng minh từ năm 1914 đến năm 1918 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nằm giữa phía bắc Bỉ và phía đông nước Pháp, các phần của di sản khác nhau về quy mô từ những nghĩa địa lớn, nơi lưu giữ hài cốt của hàng chục nghìn binh sĩ mang nhiều quốc tịch khác nhau, đến những nghĩa trang nhỏ và đơn giản hơn cũng như những đài tưởng niệm. Các địa điểm này bao gồm các nghĩa trang quân sự, bãi chôn lấp tại chiến trường và nghĩa trang bệnh viện, thường được kết hợp với đài tưởng niệm. Địa điểm Bỉ Nghĩa trang quân đội Bỉ: Houthulst Nghĩa trang quân đội Bỉ: Oeren Tượng đài quốc gia Canada: Đài tưởng niệm Saint Julien Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang DCLI đầu tiên, The Bluff Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Bedford House Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Buffs Road CNghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Buttes New British Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Essex Farm Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hedge Row Trench Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hyde Park Corner (Royal Berks) Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Larch Wood (Giao cắt đường sắt) Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Lijssenthoek Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Lone Tree Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Mud Corner Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang No Man's Cot Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Ploegsteert Wood Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Polygon Wood Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Prowse Point Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Rifle House Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anh Spanbroekmolen Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Strand Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Toronto Avenue Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Track "X" Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Tyne Cot Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Welsh Caesar's Nose Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Woods Nghĩa trang quân sự Khối thịnh vượng chung và đài tưởng niệm những người mất tích: Phần mở rộng nghĩa trang Berks và Đài tưởng niệm những người mất tích Ploegsteert Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Cổng Menin Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Đài tưởng niệm Nieuport Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung - Đức: Nghĩa trang quân đội St Symphorien Hầm mộ của Tháp Yser Pháo đài Loncin Nghĩa trang quân đội Pháp: l'Orée de la Forêt Nghĩa trang quân đội Pháp: la Belle Motte Nghĩa trang quân đội Pháp: le Plateau Nghĩa trang quân đội Pháp: Saint-Charles de Potyze Địa điểm quy tụ hài cốt Pháp: Dãy núi Kemmel Nghĩa trang quân đội Pháp - Đức: le Radan Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang chiến tranh Đức Langemark Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang chiến tranh Đức Vladslo Tượng đài Ireland: Công viên Hòa bình Đảo Ireland Khu đất quân sự: Robermont Khu đất hành hình: Tamines Pháp Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang và Đài tưởng niệm Mỹ St. Mihiel Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang và Đài tưởng niệm Mỹ Aisne-Marne Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang Mỹ Meuse-Argonne Nghĩa trang quốc gia Úc: Đài tưởng niệm quốc gia Úc Villers-Bretonneux và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Villers-Bretonneux Tượng đài quốc gia Canada: Đài tưởng niệm Vimy Quốc gia Canada Tượng đài Khối thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm Newfoundland Beaumont-Hamel, Công viên tưởng niệm Khối thịnh vượng chung: Công viên tưởng niệm Beaumont Hamel (Newfoundland) và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hunter Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Canada số 2 Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Étaples Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Fromelles (Pheasant Wood) Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Canada Givenchy Road Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Phần mở rộng của Nghĩa trang xã Le Quesnoy Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Lichfield Crater Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân sự Louvencourt Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Mill Road Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Trung Quốc Noyelles-sur-mer và đài tưởng niệm Trung Quốc Noyelles-sur-mer Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Rancourt Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang xã Wimereux Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung và tượng đài Úc: Đài tưởng niệm và Nghĩa trang Úc V.C. Corner Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm Loos và Nghĩa trang Dud Corner Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Louverval và Đài tưởng niệm Cambrai Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm và Nghĩa trang Pozières Nghĩa trang và đài tưởng niệm quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Faubourg của amiens, Đài tưởng niệm Arras và Đài tưởng niệm Công cộng Arras Flying Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Đài tưởng niệm Thiepval và Nghĩa trang quân đội Pháp - Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anglo-Pháp Thiepval Nghĩa trang quân đội Tiệp Khắc: Neuville-Saint-Vaast Nghĩa trang quân đội Đan Mạch: Braine Pháo đài Douaumont Bia mộ Pháp của cuộc hành hình Fleury-devant-Douaumont Tượng đài Pháp: Les fantômes Tượng đài Pháp của trận chiến Marne Nghĩa trang quân đội Pháp: Germania Khu đất quân sự Pháp sự hy sinh ngày 11 tháng 11 năm 1918 của Vrigne-Meuse Tượng đài - quy tụ hài cốt Pháp: Haute-Chevauchée Nhà nguyện và Nghĩa trang thành phố Pháp: Mondement-Montgivroux Nghĩa trang quốc gia Pháp: Tù nhân chiến tranh: Sarrebourg Nhà nguyện và hầm mộ quốc gia Pháp: Lưu niệm tiếng Pháp của Rancourt Hầm mộ quốc gia Pháp và Nghĩa trang quân đội Đức: Crouée Hầm mộ quốc gia Pháp: Hầm mộ Lớn Villeroy Hầm mộ quốc gia Pháp: Assevent & và Nghĩa trang quân đội Đức Assevent Hầm mộ quốc gia Pháp: Cerny-en-Laonnois, Nghĩa trang quân đội Đức: Cerny-en-Laonnois và Nhà nguyện tưởng niệm của le Chemin des Dames Hầm mộ quốc gia Pháp: Chambière Hầm mộ quốc gia Pháp: Compiègne (Royallieu) Hầm mộ quốc gia Pháp: Craonnelle Hầm mộ quốc gia Pháp: Cuts Hầm mộ quốc gia Pháp: Duchesne Hầm mộ quốc gia Pháp: Espérance Hầm mộ quốc gia Pháp: Opéra Hầm mộ quốc gia Pháp: Chipotte Hầm mộ quốc gia Pháp: Fontenelle Hầm mộ quốc gia Pháp: Forestière Hầm mộ quốc gia Pháp: Harazée Hầm mộ quốc gia Pháp: Maize Hầm mộ quốc gia Pháp: Targette & Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anh Targette Hầm mộ quốc gia Pháp: Lagarde Hầm mộ quốc gia Pháp: Faubourg Pavé Hầm mộ quốc gia Pháp: le Silberloch, đài kỷ niệm quốc gia Pháp và hầm mộ của Hartmannswillerkopf Hầm mộ quốc gia Pháp: Le Sourd & Nghĩa trang quân đội Đức: Le Sourd Hầm mộ quốc gia Pháp: Trottoir Hầm mộ quốc gia Pháp: Wettstein Hầm mộ quốc gia Pháp: les Tiges Hầm mộ quốc gia Pháp: Moosch Hầm mộ quốc gia Pháp: Navarin: Đài kỷ niệm sự hy sinh của những người lính của Champagne Hầm mộ quốc gia Pháp: Nhà thờ Đức Bà Lorette Hầm mộ quốc gia Pháp: Pierrepont Hầm mộ quốc gia Pháp: Riche Hầm mộ quốc gia Pháp: Saint-Thomas en Argonne & Hầm mộ quốc gia Pháp: Tượng đài Gruerie Hầm mộ quốc gia Pháp: the 28th brigade La ferme des Wacques Hầm mộ quốc gia Pháp: Tượng đài - Nơi quy tụ hài cốt Binh đoàn Lê dương Pháp (Henri Fansworth) Hầm mộ quốc gia Pháp: Tù nhân của Effry Hầm mộ quốc gia Pháp: Thiescourt & Nghĩa trang quân đội Đức: Thiescourt Hầm mộ quốc gia Pháp, Nghĩa trang quân đội Đức và Nghĩa trang quân đội Ba Lan: Bois du Puits Địa điểm quy tụ hài cốt Pháp, Hầm mộ quốc gia Pháp, đài kỷ niệm Israel và đài kỷ niệm Hồi giáo: Hầm chứa hài cốt Douaumont Khu đất Pháp: Sự mất mát người dân vô tội của Gerbeviller Bia và lăng mộ Đức và Pháp: Petit Donon Nghĩa trang quân đội Đức: Apremont Nghĩa trang quân đội Đức: Chestres & Hầm mộ quốc gia Pháp: Chestres Nghĩa trang quân đội Đức: Consenvoye Nghĩa trang quân đội Đức: Gobessart Nghĩa trang quân đội Đức: Hohrod-Bärenstall Nghĩa trang quân đội Đức: Kahm Nghĩa trang quân đội Đức: Hellenwald Nghĩa trang quân đội Đức: Maison Blanche Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang Route de Solesmes và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Cambrai East Nghĩa trang quân đội Đức: Lagarde Nghĩa trang quân đội Đức: Pierrepont Nghĩa trang quân đội Đức: Rancourt Nghĩa trang quân đội Đức: Saint-Quentin & Đài kỷ niệm Đức - Pháp: Saint-Quentin Nghĩa trang quân đội Đức: the Uhlans Nghĩa trang quân đội Đức: Veslud Đài kỷ niệm Đức: Nghĩa trang Saint-Charles Đài tưởng niệm Ấn Độ: Đài tưởng niệm Khối thịnh vượng chung Neuve Chapelle Nghĩa trang quân đội Ý: Bligny Nghĩa trang quân đội Bồ Đào Nha: Richebourg-l'Avoué Nghĩa trang quân đội Rumani: Nghĩa trang Soultzmatt Nghĩa trang quân đội Nga và nhà nguyện: Nghĩa trang Saint-Hilaire-le-Grand Đài tưởng niệm quốc gia Nam Phi: Đài tưởng niệm quốc gia Nam Phi Delville Wood và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Delville Wood Hào Lưỡi lê Tham khảo Di sản thế giới tại Pháp Di sản thế giới tại Bỉ
1,824
19833075
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20C%C3%A1nh%20di%E1%BB%81u%202015
Giải Cánh diều 2015
{{Infobox Film festival|name=Giải Cánh Diều 2015|location=Hà Nội, Việt Nam|founded=2002|awards=|number=143|date=20 tháng 4 năm 2016|preceded_by=Giải Cánh diều 2014|current=Lần thứ 14|followed_by=Giải Cánh diều 2016|year=2016|next=2017|prev_year=2015|next_year=2017|main=Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam|founders=Hội điện ảnh Việt Nam|language=Tiếng Việt|directors=Trịnh Lê Văn|host=}}Giải Cánh Diều 2015' là lần thứ 14 giải Cánh Diều được tổ chức; lễ trao giải diễn ra tối 20 tháng 4 năm 2016 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, được đạo diễn bởi Trịnh Lê Văn. Đây là lần đầu tiên Giải Cánh diều có 3 bộ phim nhận giải Bạc hạng mục phim truyện điện ảnh. Giải thưởng năm này có thêm đề cử cho Nam diễn viên phụ và nữ diễn viên phụ xuất sắc. Tiêu chí của Giải lần này là "Đề cao các tác phẩm điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực". Tổ chức Ban giám khảo Trưởng ban giám khảo các hạng mục gồm Phim truyện điện ảnh đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh cùng các thành viên như Phạm Nhuệ Giang, đạo diễn Lê Lâm, diễn viên Mai Thu Huyền... Các trưởng ban giám khảo hạng mục phim truyền là hình đạo diễn Vũ Xuân Hưng, phim tài liệu - khoa học là đạo diễn Lê Hồng Chương, công trình nghiên cứu, lý luận phê bình là PGS-TS Trần Thanh Hiệp và hạnh mục phim ngắn NSƯT Phan Thị Bích Hà. Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam chiến thắng nhiều giải thưởng của hạng mục phim truyền hình, nên để tránh các tranh cãi về sau, ban tổ chức Giải Cánh diều đã loại bỏ giám đốc của Hãng là đạo diễn Đỗ Thanh Hải khỏi ban giám khảo. Sự kiện liên quan 18 bộ phim truyện điện ảnh tham gia tranh giải Cánh diều 2015 được trình chiếu miễn phí tại 4 địa điểm ở Hà Nội bắt đầu từ ngày 13 đến 17 tháng 4 năm 2006. Có khoảng 100 - 200 vé mời miễn phí được phát trong mỗi suất chiếu. Đề cử Buổi lễ trao giải thay vì tổ chức vào ngày 15 tháng 3 như hằng năm thì lần này được lui về ngày 20 tháng 4, thời hạn đăng ký đề cử cũng được kéo dài hơn, từ đầu tháng 1 đến 20 tháng 2 năm 2016. Công việc chấm điểm diễn ra trong tháng 3 năm 2016. Trong 143 phim và 6 công trình nghiên cứu của hơn 50 hãng sản xuất tranh giải tại Cánh diều 2015, hạng mục phim truyền hình có 16 phim dài tập, 8 phim ngắn tập; phim hoạt hình có 14 phim; 37 phim tài liệu, 12 phim khoa học và hạng mục phim ngắn có 33 phim. Phim truyện điện ảnh có 18 phim trong tổng số 37 phim được sản xuất trong năm 2015. Với mục đích bảo vệ phim Việt, Ban tổ chức của Cánh diều không cấp nhận những bộ phim được làm lại của nước ngoài. Vì thế, ngay từ cuối tháng 1 năm 2006, một cái tên khá nổi bật đã không có tên trong danh sách đề cử là Em là bà nội của anh. Hạng mục Phim truyện điện ảnh Giải thưởng Tri ân / tôn vinh Giải Cánh diều 2015 có phần tôn vinh cống hiến của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và Nhà giáo Nhân dân Lê Đăng Thực với nền điện ảnh Việt Nam. Phim điện ảnh Phim truyền hình Phim tài liệu Phim ngắn Phim khoa học Hoạt hình Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình Công bố kết quả: Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp và nghệ sĩ Chiều Xuân Có hai giải Cánh diều Vàng: Công trình nghiên cứu- lý luận: Nghệ thuật tạo hình trong sáng tác điện ảnh – Đỗ Lệnh Hồng Tú Tập tiểu luận: Đời sống nghệ thuật – PGS.TS Trần Luân Kim Hai bằng khen: Chuyên luận “Người diễn không chuyên trong phim truyện”; Tác giả: NGND. Lê Đăng Thực, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Sách chuyên khảo “Những cống hiến làm nên lịch sử nghệ thuật điện ảnh thế giới thời phim câm''”; Tác giả: PGS.TS.NSƯT Trần Duy Hinh, Nxb Hội nhà văn ấn hành. Tham khảo 2015 Giải thưởng điện ảnh năm 2016
733
19833096
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wednesday%20Club
Wednesday Club
Wednesday Club (; ) là một bộ phim truyền hình Thái Lan sắp phát sóng năm 2023 với sự tham gia của Pawat Chittsawangdee (Ohm), Hirunkit Changkham (Nani), Phuwin Tangsakyuen, Kay Lertsittichai, Kittiphop Sereevichayasawat (Satang), Rachanun Mahawan (Film) và Kanyarat Ruangrung (Piploy). Bộ phim được sản xuất dựa trên bộ tiểu thuyết "ตุ๊กตาแต้มสี" (tạm dịch: Thú bông đầy màu sắc) của สุนันทา. Bộ phim được đạo diễn bởi Chainarong Tampong và sản xuất bởi GMMTV cùng với Keng Kwang Kang Waisai. Đây là một trong 19 dự án phim truyền hình cho năm 2023 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2023 Diversely Yours," vào ngày 22 tháng 11 năm 2022. Bộ phim sẽ được phát sóng vào lúc 20:30 (ICT), thứ Hai và thứ Ba trên GMM 25, bắt đầu từ ngày 6 tháng 11 năm 2023. Diễn viên Diễn viên chính Pawat Chittsawangdee (Ohm) vai Kong Hirunkit Changkham (Nani) vai Pali Phuwin Tangsakyuen vai Kun Kay Lertsittichai vai Mac Kittiphop Sereevichayasawat (Satang) vai Peem Rachanun Mahawan (Film) vai Tam Kanyarat Ruangrung (Piploy) vai May Diễn viên phụ Sakonrut Woraurai (Four) vai Mink Kejmanee Wattanasin (Pin) vai Venus Weerayut Chansook (Arm) vai Kan Praekwan Phongskul (Bimbeam) vai Kanya Chayapol Jutamas (AJ) vai Wang Chao Chayakorn Jutamas (JJ) vai Ma Han Phromphiriya Thongputtaruk (Papang) vai Karn Thinnaphan Tantui (Thor) vai Top Puttipong Jitbut (Chokun) vai Kat Chinnarat Siriphongchawalit (Mike) Theepakon Kwanboon (Prom) Sawanee Utoomma (Iang) Sản xuất Ban đầu, vai diễn Peem sẽ do diễn viên Archen Aydin (Joong) thủ vai theo thông báo tại buổi họp báo GMMTV 2023 Diversely Yours,. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 6 năm 2023, GMMTV đưa ra thông báo thay đổi diễn viên thành Kittiphop Sereevichayasawat (Satang) do lịch trình bận rộn của các diễn viên. Tiếp đó, vào ngày 19 tháng 7 năm 2023, GMMTV tiếp tục thông báo thay đổi diễn viên thủ vai Tam từ Ramida Jiranorraphat (Jane) thành Rachanun Mahawan (Film) do các lý do cá nhân của diễn viên. Tham khảo Liên kết ngoài GMMTV
333
19833126
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Chatino%20cao%20nguy%C3%AAn
Tiếng Chatino cao nguyên
Tiếng Chatino cao nguyên là một ngôn ngữ Trung bộ châu Mỹ bản địa, một trong những ngôn ngữ nằm trong nhóm Chatino của ngữ hệ Oto-Mangue. Phương ngữ khá đa dạng; Ethnologue 16 đếm các phương ngữ là ba ngôn ngữ như sau: Chatino cao nguyên Đông (phương ngữ Lachao-Yolotepec) Chatino Tây (phương ngữ Yaitepec, Panixtlahuaca, và Quiahije) Chatino Nopala Các phương ngữ lân cận giữa ba nhóm có hiểu biết lẫn nhau khoảng 80%; sự đa dạng giữa ba phương ngữ phương Tây gần như lớn như nhau. Ngữ âm Tiếng Chatino Yaitepec Tiếng Chatino Yaitepec có các phụ âm âm vị như sau (Rasch 2002): Các âm /d͡z, ʒ/ chỉ hiếm khi phát âm. Các âm xát khác /ð, ɣ/ cũng có thể xuất hiện do các từ mượn tiếng Tây Ban Nha. /hʷ/ phát âm là một âm môi-răng [f] khi đứng trước phụ âm. Các âm mũi khi đứng trước phụ âm, phát âm là âm tiết [n̩, m̩]. Âm mũi môi-môi /m/ cũng có thể được viết là nw về mặt chính tả. Khi nw đứng trước /k/, chữ cái này phát âm là [ŋʷ], ở nơi khác; chữ cái này phát âm là [m]. /w/ có thể được phát âm là một âm xát môi-môi [β], khi đứng trước âm /j, i, e/ tại vị trí đầu từ. /n/ đồng hóa thành [ŋ] khi đứng trước phụ âm vòm mềm /k, ɡ/. /k/ phát âm là [kʲ] khi đứng trước /e/. /j/ phát âm là [j̊] vô thanh khi đứng trước một phụ âm vô thanh. Một âm schwa bổ sung được phát âm giữa phụ âm. Rasch (2002) báo cáo mười thanh điệu riêng biệt cho tiếng Chatino Yaitepec: bốn thanh điệu cấp cao , giữa , thấp-giữa , và thấp ; hai thanh điệu cao dần /˦˥/ và /˨˦/; và ba thanh điệu thấp dần , , , cũng như một thanh điệu thấp dần sử dụng hạn chế hơn, tìm thấy trong một số từ vựng và trong một số dạng động từ hoàn chỉnh. Chữ cái Có nhiều bảng chữ cái thực tế cho tiếng Chatino, hầu như dựa trên bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha. Tiêu biểu là = , = , và được phát âm là trước nguyên âm sau và trước nguyên âm trước. Trong tiếng Chatino Quiahije, và có lẽ rộng hơn trên khắp tiếng Chatino cao nguyên, các chữ hoa hướng lên trên A–L dùng làm chữ cái thanh điệu trong từ vựng: , với các chữ cái bổ sung (M và S hướng lên trên) cho biến điệu. Tham khảo Rasch, Jeffrey Walker. 2002. The basic morpho-syntax of Yaitepec Chatino. Ph.D. thesis. Rice University. Liên kết ngoài Nhóm ngôn ngữ Chatino
454
19833144
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%BF%20b%C3%A0o%20d%E1%BA%ABn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%28hydroid%29
Tế bào dẫn nước (hydroid)
Tế bào dẫn nước (hydroid) là một loại tế bào dẫn có ở một số loại rêu, tế bào này có thể coi là tiền thân của quản bào (tracheid) ở thực vật có mạch. Trong một số loại rêu thực như thành viên của họ Polytrichaceae, các tế bào này hình thành nên lớp tế bào trong cùng của thân. Khi trưởng thành chúng là các tế bào dài, không màu, có thành mỏng với đường kính nhỏ, chứa nước nhưng không chứa chất nguyên sinh (tế bào chất). Các tế bào dẫn nước này tập hợp cùng hoạt động như một mô dẫn gọi là hydrome, có chức năng vận chuyển nước và chất khoáng từ đất. Chúng được bao quanh bởi các bó tế bào sống gọi là leptoid có chức năng vận chuyển đường và các chất tan, leptoid là tiền thân của mạch rây - ploem. Các tế bào dẫn nước tương tự như quản bào (tracheid) của thực vật có mạch, nhưng không có lignin trong thành tế bào để cung cấp sự chống đỡ cho cấu trúc. Các tế bào dẫn nước đã được tìm thấy ở một vài loại thực vật hoá thạch ở phiến đá Rhynie như là Aglaophyton. Lúc đầu người ta nhầm các tế bào này với các quản bào của mạch gỗ, sau đó chúng được xác định lại và do vậy Aglaophyton được phân loại lại từ thực vật có quản bào sang thực vật có tế bào dẫn nước. Chú thích
251
19833161
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u%20Do%C3%A3n%20B%C3%A2n
Lưu Doãn Bân
Lưu Doãn Bân (; 1925 – 21 tháng 11 năm 1967) là một nhà hóa học hạt nhân người Trung Quốc và là con trai của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ. Đầu đời Lưu Doãn Bân sinh năm 1925 tại quận An Nguyên, thành phố Bình Hương. Cha mẹ là Lưu Thiếu Kỳ và Hà Bảo Trân. Khi Doãn Bân được hai tuổi, ông được đưa về quê nội ở Ninh Hương, Hồ Nam để chăm sóc. Năm 1934, mẹ ông bị Quốc dân Đảng xử tử trong khi bị giam cầm. Tháng 7 năm 1938, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa Doãn Bân đến Diên An để đoàn tụ với cha. Mùa thu năm này, Doãn Bân bắt đầu theo học tại Trường Tiểu học Sư phạm Diên An ở tuổi 13. Sự nghiệp giáo dục và khoa học Năm 1939, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định cử một số người con của các nhà cách mạng trong đảng đi du học ở Liên Xô. Vào tháng 11 năm 1939, Doãn Bân và em gái Lưu Ái Cầm đến nhà trẻ ở Monino, nơi các con của Mao Trạch Đông là Mao Ngạn Anh và Mao Ngạn Thanh sinh sống. Lúc ở Liên Xô, Doãn Bân được biết với tên tiếng Nga 'Klim' (Клим). Sau một học kỳ, Lưu Doãn Bân chuyển đến Trường nội trú Ivanovo, cách Moskva 300 km, tại thành phố Ivanovo và được Tổ chức Cứu tế Đỏ Quốc tế của Liên Xô bảo trợ. Trong thời gian ở trường, ông học rất siêng năng và vào tháng 6 năm 1941, sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Doãn Bân đã tích cực tham gia các tổ chức lao động do Viện Nhi đồng Quốc tế tổ chức như khai hoang, khai thác gỗ và vận chuyển củi. Ông còn tình nguyện hiến máu cho các binh sĩ Hồng quân đang chiến đấu ở tiền tuyến. Ông được bầu chọn là một trong những nhà lãnh đạo hội sinh viên Học viện Trẻ em Quốc tế, và gia nhập Komsomol và đứng đầu tổ chức Học viện Trẻ em Quốc tế. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1945, Doãn Bân được nhận vào Học viện Sắt và Thép Moskva, ông theo học chuyên ngành luyện kim. Trong thời gian ở học viện, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào Khoa Hóa học của Đại học Quốc gia Moskva với bằng danh dự và là nghiên cứu sinh chuyên ngành hóa học phóng xạ. Ông tốt nghiệp năm 1955 với bằng phó tiến sĩ và vào Học viện Hóa học của Đại học Moskva với tư cách là nhà nghiên cứu. Trong một bức thư gửi đến Lưu Doãn Bân vào năm 1955, Lưu Thiếu Kỳ viết: Khi lợi ích cá nhân của con đối lập với lợi ích của Đảng, cha tin tưởng con có thể hy sinh vì lợi ích của mình đối với Đảng và nhân dân." Năm 1957, ông trở về Trung Quốc, ông ở tại nơi cha mình cư trú tại Trung Nam Hải trong vài ngày, trước khi chuyển đến Phương Sơn, Sơn Tây, cách thủ đô Bắc Kinh 50 km, để làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (Viện 401), đây là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân sớm nhất ở Trung Quốc. Ông có những đóng góp xuất sắc về nghiên cứu năng lượng hạt nhân và được trao chứng chỉ nghiên cứu. Năm 1959, khi quan hệ Trung–Xô chia rẽ, Liên Xô từ chối cung cấp cho Trung Quốc những vật liệu kỹ thuật quan trọng để phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1961, các nhà nghiên cứu từ Viện 1 thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc được chuyển đến Nhà máy Linh kiện Nhiên liệu Hạt nhân Trung Quốc (Nhà máy 202) tại Bao Đầu, Khu tự trị Nội Mông, nơi họ thành lập phòng thí nghiệm thứ hai, chịu trách nhiệm nghiên cứu vật liệu nhiệt hạch. Mùa đông năm 1962, Lưu Doãn Bân đến Nhà máy 202, ông được cấp trên bổ nhiệm trở thành giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Số 2. Văn phòng dưới sự lãnh đạo của ông bắt đầu nghiên cứu và tổ chức hoạt động đối với đề án bom nguyên tử và vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc được kích nổ thành công tại địa điểm thử nghiệm Lop Nur, khiến Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm trên thế giới và là quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Cái chết Năm 1966, Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra và Lưu Doãn Bân được sai đi làm việc, ông được giao công việc dọn dẹp và đào mương chất thải và các công việc không chuyên khác. Tháng 7 năm 1966, Lưu Thiếu Kỳ bị tố cáo là "tẩu tư phái" và "kẻ phản quốc", đồng thời bị Lâm Bưu cách chức Phó Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hậu quả từ sự sụp đổ của cha mình, Lưu Doãn Bân còn bị lên án là "gián điệp" và "tẩu tư phái". Doãn Bân bị Hồng vệ binh tra tấn và ngược đãi, họ đưa ông đến một vùng đô thị ở Bao Đầu, tại đây ông bị làm nhục công khai tại một đại hội phê đấu. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1967, Doãn Bân tự sát bằng cách nằm trên đường ray tàu hỏa phía bắc khu dân cư nơi gia đình ông sinh sống. Lưu Thiếu Kỳ qua đời vào ngày 12 tháng 11 năm 1969 tại Khai Phong, Hà Nam, do bị ngược đãi và tra tấn trong lúc giam giữ. Sau khi Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc năm 1976 với việc Mao Trạch Đông qua đời, Lưu Doãn Bân được phục hồi danh tiếng sau khi qua đời vào năm 1978. Cùng năm, một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội Nhà máy 202. Lưu Thiếu Kỳ được phục hồi danh dự sau khi qua đời vào năm 1980. Vào ngày 16 tháng 4 năm 2015, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Ivanovich Denisov đã trao Huân chương Kỷ niệm "70 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941–1945" cho 32 công dân Trung Quốc, trong đó truy tặng huân chương cho Lưu Doãn Bân. Gia đình Lúc ở Liên Xô, Lưu Doãn Bân kết hôn với một phụ nữ Nga tên là Mara Fedotova. Cả hai có hai người con; con trai tên Lưu Duy Ninh (tiếng Nga: Алексей Климович Федото, Alexei Klimovich Fedotov) và con gái tên Sonya. Sau khi Doãn Bân quay về Trung Quốc vào năm 1957, Mara chuyển đến Trung Quốc cùng các con vào năm 1959, đây là lần cuối hai vợ chồng gặp nhau. Vì căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô, Mara ly hôn với Doãn Bân và quay về Moskva cùng hai con. Doãn Bân sau đó tái hôn với Lý Diệu Tú, họ có hai con trai, Lưu Vệ Đông và Lưu Vĩ Trạch. Lưu Duy Ninh còn được biết với biệt danh Alyosha, đã không công khai tiết lộ thân phận mình là cháu nội của Lưu Thiếu Kỳ do lo sợ bị KGB do thám khi quan hệ Trung–Xô dần xấu đi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng không Moskva, ông làm việc tại trung tâm hàng không vũ trụ quốc gia Liên Xô và Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga trong vài năm nhưng không tiết lộ lai lịch cho đến khi được Chính phủ Trung Quốc mời tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1998. Yêu cầu đến Trung Quốc của ông bị bác bỏ vì công việc liên quan đến bí mật quân sự. Việc từ chối yêu cầu khiến ông càng nôn nóng muốn đến Trung Quốc và vì vậy sớm rút khỏi quân đội Nga. Khi yêu cầu đi đến Trung Quốc của ông tiếp tục bị từ chối, ông đã đệ đơn kiện và năm 2003, ông đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, tại đây ông gặp các thành viên trong gia đình của Lưu Thiếu Kỳ, bao gồm vợ ông là Vương Quang Mỹ. Duy Ninh muốn định cư ở Trung Quốc, ông điều hành một tổ chức mang tên "Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga–Châu Á" nhằm tạo điều kiện thuận lợi thương mại giữa Trung Quốc và Nga tại Quảng Châu. Vợ chồng Lưu Duy Ninh có hai người con, người con gái tên Margarita giữ chức phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Công nghiệp Nga-Châu Á và Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Philippines. Con gái của Lưu Doãn Bân là Sonya kết hôn với một người Mỹ gốc Nga và định cư ở Hoa Kỳ. Tham khảo Cựu sinh viên Đại học Quốc gia Moskva
1,511
19833186
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20El
Thần El
Thần El (ʼĒl hay còn gọi là Il, tiếng Ugarit: 𐎛𐎍 ʾīlu; tiếng Phoenicia: 𐤀𐤋 ʾīl tiếng Do Thái: אֵל ʾēl; tiếng Syria: ܐܺܝܠ ʾīyl; tiếng Ả rập: إل ʾīl hay إله ʾilāh; tiếng Akkadia: 𒀭, ilu) là một từ Semitic Tây Bắc có nghĩa là "thần" hoặc "vị thần" hoặc đề cập đến (như một tên riêng) cho bất kỳ một trong nhiều vị thần Cận Đông thời cổ đại. Một dạng hiếm hơn là ila đại diện cho dạng vị ngữ trong tiếng Akkad cổ và trong Amorite. Từ này có nguồn gốc từ Proto-Semitic ʾil hay *ʔil, có nghĩa là "thần". Các vị thần cụ thể được gọi là El, Al hoặc Il bao gồm vị thần tối cao của tôn giáo Canaan cổ đại và vị thần tối cao của người nói tiếng Semit Đông trong Tiền triều đại Lưỡng Hà. Trong số ngôn ngữ Hitti thì El được biết đến với cái tên Elkunirsa (𒂖𒆪𒉌𒅕𒊭/ Elkunīrša). Tổng quan Chúa cha Jehovah hay Yahweh, thánh Allah của Hồi giáo đều có cùng một nguồn gốc từ Thần Bò IL của dân Babylon và du nhập vào dân tộc Do Thái khoảng năm 2000 TCN và đổi tên thành thần bò EL. Thần EL thường hiện hình thành một con bò mộng (The Bull EL hoặc EL the Bull). Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah có nói đến nước Do Thái dưới quốc hiệu ISRAEL, theo đó ISRA là cai trị, EL là thần bò EL. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần bò EL. Người Do Thái có tục thờ thần bò EL từ lâu đời, cho nên EL có nghĩa là "Thiên Chúa của Do Thái" (EL is God of IsraEL). Ngôn ngữ Do Thái (Hebrew) gọi Thiên Chúa EL bằng nhiều danh từ: EL, ELoah, ELim, ELohim, họ tin Thiên Chúa EL thường hay xuất hiện ở các núi đá tiếng Do Thái là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa EL là El Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa EL nói trên đã được nhắc lại trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do Thái. Trước khi đặt tên nước là Do Thái là IsraEL thì Jacob đã đến thị trấn Luz của xứ Canaan, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đã leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa EL mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đã đổi tên thị trấn Luz thành Beth-EL, có nghĩa là "Nhà của Chúa" (House of EL), vâu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12). Do Thái không phải là nước duy nhất thờ thần EL. Hầu hết các dân tộc quanh vùng Canaan đều thờ thần EL và rất nhiều thần khác, họ quan niệm đồng nhất tất cả đều coi thần EL là vị thần cao nhất. Mặc dầu tục thờ bò El đã phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do Thái từ thời Abraham khoảng năm 2000 TCN. Abraham và dân tộc Do Thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera. Dân Do Thái được coi là dân tộc được Chúa chọn vì nước này là quốc gia đầu tiên mang tên thần bò El (Isra-El). Người Canaanites và Semites thờ thần El dưới tượng của một con bò đực. Đối với họ, con bò đực là biểu tượng của sức mạnh. Cũng vì vậy, mỗi khi nói đến thần El họ thường gọi Ngài là Bò Thần El (Bull-El). Tại các thành phố thuộc xứ Babylon người ta thường làm lễ tế thần El với những lời ca tụng là "Thiên Chúa hiện thân thành Con Bò". Theo niềm tin của người Babylon, thần El là vị chủ tọa các hội đồng thần thánh (Divine Council) ở trên trời, là đấng tạo hóa đã sinh ra vũ trụ vạn vật và là đấng đã tạo dựng nên con người. El là danh hiệu lâu đời nhất để gọi Thiên Chúa. Sách Sáng Thế ký (sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh Cựu ước) 28:10-22, 33:20, 49:25 đã đồng nhất hóa El với Elohim và Yaweh (Jehovah). Ý nghĩa chữ El (theo tiếng Hebrew) cũng đồng nghĩa với chữ Ilu theo ngôn ngữ cổ ở Babylon là Akkadian. Tất cả đều do ngôn ngữ Semistic "Yl", có nghĩa là "hùng mạnh". Trong các đền thờ của người Phoenicians, thần El được tôn thờ như Thiên Chúa Tối cao, Đấng sinh ra các vị thần và là Chúa của thiên đàng. Trong ngôn ngữ Ả rập, người ta không gọi Thiên Chúa IL (tức El) một cách trống không mà thường thêm mạo tự ah ở sau danh từ Il. Do đó, tên của Thiên Chúa Il trở thành Illah (Il + mạo từ 'ah'). Xem thêm Elohim Anunnaki Utu El Shaddai Baal Allah Yahweh Moloch Chú thích Tham khảo . Liên kết ngoài Bartleby: American Heritage Dictionary: Semitic Roots: ʾl Pronunciation (audio) of El Thần thoại
874
19833240
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20%C4%91ua%20%C3%B4%20t%C3%B4%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201%20Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20Mexico%202023
Giải đua ô tô Công thức 1 Thành phố Mexico 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Thành phố Mexico 2023 (tên chính thức là Formula 1 Gran Premio de la Ciudad de México 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 29 tháng 10 năm 2023 tại trường đua Anh em Rodríguez, Thành phố México, México và là chặng đua thứ 19 của giải đua xe Công thức 1 2023. Bối cảnh Tại chặng đua này, Nico Hülkenberg sẽ tham gia chặng đua Công thức 1 thứ 200 của anh. Bảng xếp hạng trước cuộc đua Sau giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ, Max Verstappen dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua trước Sergio Pérez (240 điểm) và Lewis Hamilton (201 điểm) với 466 điểm. Tại bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing dẫn đầu Mercedes (344 điểm) và Ferrari (322 điểm) với 706 điểm. Lựa chọn bộ lốp Nhà cung cấp lốp xe Pirelli sẽ cung cấp các bộ lốp hạng C3, C4 và C5 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này. Tường thuật Buổi tập Trong buổi tập đầu tiên, năm đội sẽ thay thế một trong những tay đua chính của họ với một tay đua dự bị của họ: Théo Pourchaire thay cho Valtteri Bottas tại Alfa Romeo, Frederik Vesti thay cho George Russell tại Mercedes, Jack Doohan thay cho Pierre Gasly tại Alpine, Oliver Bearman thay cho Kevin Magnussen tại Haas và Isack Hadjar thay cho Yuki Tsunoda tại AlphaTauri. Ngoài ra, đây sẽ là lần đầu tiên Bearman, Vesti và Hadjar tham gia một buổi tập Công thức 1. Sau khi buổi tập đầu tiên kết thúc, Max Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:19,718 phút trước Alexander Albon và Sergio Pérez. Trong buổi tập thứ hai, Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:18,686 phút trước Lando Norris và Charles Leclerc. Trong buổi tập thứ ba, Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:17,887 phút trước Albon và Pérez. Vòng phân hạng Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian tổng cộng là 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Verstappen là tay đua nhanh nhất Q1 và sau khi Q1 kết thúc, Esteban Ocon, Magnussen, Lance Stroll, Norris và Logan Sargeant đều bị loại. Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba và cuối cùng của vòng phân hạng (Q3). Verstappen là tay đua nhanh nhất Q2 và sau khi Q2 kết thúc, Gasly, Nico Hülkenberg, Fernando Alonso, Albon và Tsunoda bị loại. Phần thứ ba (Q3) kéo dài 12 phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên cho cuộc đua chính được xác định sẵn. Leclerc giành vị trí pole với thời gian nhanh nhất là 1:17,723 phút trước Carlos Sainz Jr. và Verstappen. Đó là vị trí pole thứ 22 trong sự nghiệp của Leclerc. Cuộc đua Ngay sau khi cuộc đua bắt đầu, Pérez va chạm với Leclerc khiến Pérez phải bỏ cuộc và tấm cuối của mũi xe của Leclerc bị hư hại. Tại vòng đua thứ 31, Kevin Magnussen tông mạnh vào rào chắn đường đua khiến hệ thống lốp treo sau bên trái bị hỏng và cũng khiến chiếc xe của anh cháy âm ỉ. Vụ tai nạn này khiến cuộc đua bị gián đoạn. Tại vòng đua thứ 47, Alonso bỏ cuộc do chiếc xe của anh bị hỏng. Đồng đội Lance Stroll của anh tại Aston Martin sau đó cũng buộc phải bỏ cuộc sau một pha va chạm với Bottas. Sargeant gặp vấn đề với máy bơm nhiên liệu và anh buộc phải bỏ cuộc tại vòng đua cuối cùng. Verstappen giành chiến thắng trước Hamilton và Leclerc sau khi cuộc đua kết thúc. Đây là chiến thắng thứ 16 trong mùa giải của anh và cũng là chiến thắng thứ 51 trong sự nghiệp của anh. Hơn nữa, anh đã chính thức phá kỷ lục số lần chiến thắng nhiều nhất của anh vào mùa giải 2022. Các tay đua còn lại ghi điểm trong cuộc đua chính là Sainz Jr., Norris, Russell, Daniel Ricciardo, Oscar Piastri, Albon và Ocon. Kết quả Vòng phân hạng Chú thích – Yuki Tsunoda được yêu cầu bắt đầu cuộc đua từ vị trí cuối cùng vì đã vượt quá số lượng bộ nguồn và hộp số cho phép. – Lance Stroll vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 18 nhưng anh phải xuất phát từ làn pit vì các yếu tố có thông số kỹ thuật khác với những thông số kỹ thuật được sử dụng ban đầu đã được lắp trên xe của anh trong điều kiện parc fermé. – Logan Sargeant không lập được thời gian trong vòng phân hạng. Anh được phép tham gia đua sau khi ban quản lý cho phép. Thêm vào đó, anh bị tụt mười vị trí vì vượt trong điều kiện cờ vàng tại Q2. Án phạt này không gây ảnh hưởng đến vị trí xuất phát của anh vì anh phải xuất phát ở vị trí cuối cùng. Cuộc đua Chú thích – Bao gồm một điểm cho vòng đua nhanh nhất. – Valtteri Bottas về đích ở vị trí thứ 14 nhưng bị tụt xuống vị trí thứ 15 sau khi nhận một án phạt 5 giây vì gây ra vụ va chạm với Lance Stroll. – Logan Sargeant và Lance Stroll được xếp hạng vì đã hoàn thành hơn 90% của chiều dài tổng cộng của chặng đua. Bảng xếp hạng sau cuộc đua Bảng xếp hạng các tay đua Lưu ý: Chỉ có mười vị trí đứng đầu được liệt kê trong bảng xếp hạng này. Các tay đua/đội đua được in đậm và đánh dấu hoa thị là nhà vô địch Giải đua xe Công thức 1 2023. Bảng xếp hạng các đội đua Tham khảo Chặng đua Công thức 1 năm 2023 Giải đua ô tô Công thức 1 Mexico
1,065
19833267
https://vi.wikipedia.org/wiki/Billie%20Holiday
Billie Holiday
Billie Holiday (tên khai sinh Eleanora Fagan; 7 tháng 4 năm 1915 – 17 tháng 7 năm 1959) là ca sĩ nhạc jazz và swing người Mỹ. Được đồng nghiệp và nhạc sĩ nổi tiếng Lester Young đặt biệt danh là "Lady Day", Holiday đã tạo nên nhiều cải tiến trong lối hát nhạc jazz và pop. Cách hát của cô được lấy cảm hứng từ nhạc jazz, tạo nên nhiều cách trình bày mới trong việc nhả chữ và nhịp. Cô nổi tiếng với cách thay đổi tông giọng và kỹ năng ứng tác của mình. Holiday lớn lên với một tuổi thơ cơ cực và khởi nghiệp với việc đi hát tại các hộp đêm quanh khu Harlem rồi được nhà sản xuất John Hammond phát hiện. Cô ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa Brunswick Records vào năm 1935, sau đó hợp tác với Teddy Wilson sản xuất giai điệu "What a Little Moonlight Can Do", một trong những bản nhạc jazz kinh điển nhất mọi thời đại. Trong suốt các thập niên 1930 và 1940, Holiday có nhiều thành công với các hãng đĩa Columbia và Decca. Cuối những năm 1940, cô bắt đầu gặp nhiều rắc rối liên quan tới luật pháp và sử dụng ma túy. Cô trở lại sau án tù với buổi diễn tại Carnegie Hall. Danh tiếng cô khôi phục với nhiều buổi diễn thành công trong thập niên 1950, đặc biệt là 2 buổi diễn cháy vé tại Carnegie Hall. Tuy nhiên, những sản phẩm thu âm cuối cùng của cô không được đánh giá cao do chất giọng bị hủy hoại cùng những rắc rối cá nhân bên lề. Album phòng thu cuối cùng của Holiday, Lady in Satin, được phát hành vào năm 1958. Cô qua đời vì xơ gan vào năm 1959 ở tuổi 44. Holiday giành được 4 giải Grammy, tất cả đều được trao sau khi cô qua đời, trong đó có giải "Album có tính lịch sử nhất". Cô được xứng danh tại Đại sảnh Danh vọng Grammy và Đại sảnh Danh vọng R&B. Năm 2000, Holiday có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với dòng ghi chú "Billie Holiday thay đổi nhạc jazz mãi mãi". Cô được vinh danh trong "50 giọng ca vĩ đại nhất" của đài phát thanh NPR và đứng thứ 4 trong danh sách "500 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại" (2003) của tạp chí Rolling Stone. Holiday cũng là chủ đề của nhiều bộ phim điện ảnh và tài liệu, gần đây nhất có thể kể tới The United States vs. Billie Holiday (2021). Danh sách đĩa nhạc Billie Holiday Sings (1952) An Evening with Billie Holiday (1953) Billie Holiday (1954) Music for Torching (1955) Velvet Mood (1956) Lady Sings the Blues (1956) Body and Soul (1957) Songs for Distingué Lovers (1957) Stay with Me (1958) All or Nothing at All (1958) Lady in Satin (1958) Last Recording (1959) Tham khảo
496
19833281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4%20Vi%20Li%E1%BB%85n
Ngô Vi Liễn
Ngô Vi Liễn (1894-1945) là quan lại cuối thời Nguyễn và là tác giả nhiều bộ sách quý về địa chí, tiêu biểu là cuốn Tên làng xã và Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ chi tiết về các làng xã miền Bắc Việt Nam. Tiểu sử Ngô Vi Liễn sinh ngày 05 tháng 11 năm 1894 trong một gia đình Nho học tại xã Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông tốt nghiệp trung học trường Bưởi, trường Thông ngôn rồi thi vào trường Cao đẳng, ban Luật học. Ra trường ông làm Tham tá ở Sở Thư viện và Lưu trữ Trung ương Hà Nội từ năm 1923 tới 1929. Thời kỳ này, ông hoạt động trong hội Trí Tri, tham gia dạy các lớp trung học buổi tối và ngày chủ nhật, cũng như viết một số sách. Từ năm 1928 đến năm 1939, ông làm Tri huyện ở các huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), Quỳnh Côi (Thái Bình), Bình Lục (Hà Nam) và Võ Giàng (Bắc Ninh). Năm 1939, trong một cuộc tranh luận với viên công sứ Bắc Ninh, ông xin từ chức Tri huyện (có người nói là bị cách chức) và chuyển về làm việc ở Cục Lưu trữ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Ông bị xuất huyết não năm 1941, liệt nửa người nhưng vẫn cố gắng biên soạn sách bằng tay trái. Ông mất ngày 14 tháng 5 năm 1945. Sách đã viết Viết chữ Quốc ngữ cho đúng (được hội đồng duyệt sách giáo khoa cho sử dụng ở các trường học) La société d'enseignement mutuel du Tonkin (Hội Trí Tri Bắc Kỳ) Dịch cuốn "Lettres de guerre d'un Annamite" (Thư chiến tranh của một người Việt Nam) của Jean Marquet - 1924 Biên tập cuốn "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu, cùng Đỗ Đình Nghiêm Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ - cùng Đỗ Đình Nghiêm, Phạm Văn Thư, 1926 Nomenclature des communes du Tonkin (Danh mục các làng xã Bắc Kỳ) - 1928 Địa dư huyện Cẩm Giàng - 1931 Địa dư huyện Quỳnh Côi -1933 Địa dư huyện Bình Lục - 1935 Tưởng nhớ Tên ông được đặt cho một con phố tại phường Lam Hạ, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam, chạy song song với phố Ngô Thì Nhậm. Tham khảo Liên kết ngoài Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ Người Hà Nội
400
19833283
https://vi.wikipedia.org/wiki/St%C3%A9phanie%20Frappart
Stéphanie Frappart
Stéphanie Frappart (; sinh ngày 14 tháng 12 năm 1983 tại Le Plessis-Bouchard, Pháp) là một nữ trọng tài bóng đá người Pháp. Bà trở thành trọng tài cấp FIFA kể từ năm 2009 và đã từng điều hành một số trận đấu đỉnh cao. Bà cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều khiển các trận đấu của các câu lạc bộ nam hàng đầu châu Âu và các trận đấu tại Ligue 1, và cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại UEFA Champions League kể từ năm 2020. Vào năm 2021, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại vòng loại của một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam. Năm 2022, bà cùng với Yamashita Yoshimi của Nhật Bản và Salima Mugansanka của Rwanda trở thành một trong ba trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử làm nhiệm vụ tại một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, đồng thời cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên làm trọng tài chính điều hành một trận đấu tại World Cup dành cho nam. Tiểu sử và sự nghiệp Stéphanie Frappart sinh ngày 14 tháng 12 năm 1983 tại Le Plessis-Bouchard, Pháp. Bà lớn lên ở Herblay và bắt đầu sự nghiệp cầm còi từ năm 13 tuổi. Năm 18 tuổi, bà trở thành trọng tài và điều hành các trận đấu ở cấp độ U-19 của Pháp. Năm 2011, bà bắt đầu sự nghiệp cầm còi của mình tại Championnat National, giải đấu hạng ba của Pháp. Năm 2014, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại Ligue 2, giải đấu hạng hai của bóng đá chuyên nghiệp Pháp. Bà cũng được lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 được tổ chức tại Canada. Vào ngày 3 tháng 8 năm 2018, bà tiếp tục được lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 được tổ chức ngay tại quê nhà. Bà cũng được lựa chọn để trở thành trọng tài chính điều hành trận chung kết của giải đấu giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Năm 2019, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại Ligue 1, với trận đấu đầu tiên bà cầm còi vào ngày 29 tháng 4 năm 2019, giữa Amiens và Strasbourg. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2019, bà được lựa chọn để điều hành trận Siêu cúp châu Âu 2019 giữa Liverpool và Chelsea, đồng thời cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một nữ trọng tài cầm còi trong một chung kết của một giải đấu dành cho nam do UEFA tổ chức. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2019, bà được chọn làm trọng tài chính điều khiển trận chung kết lượt về tại giải Champions Cup, giữa nhà vô địch của Giải bóng đá Ngoại hạng Cộng hòa Ireland và NIFL Premiership. Bà trở thành trọng tài chính điều khiển trận đấu mà nhà vô địch Cộng hòa Ireland Dundalk hủy diệt nhà vô địch Bắc Ireland Linfield với tỷ số 6–0, trong trận đấu mà bà đã rút ra 2 thẻ vàng. Vào ngày 2 tháng 12 năm 2020, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành một trận đấu tại UEFA Champions League, đó là trận đấu Juventus (Ý) và Dynamo Kyiv (Ukraina). Tháng 3 năm 2021, bà điều khiển trận lượt về thuộc vòng 16 đội tại UEFA Women's Champions League giữa nữ Atlético Madrid và nữ Chelsea. Vài tháng sau, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại vòng loại của một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, giữa Hà Lan và Latvia. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2022, bà điều hành trận chung kết Cúp quốc gia Pháp 2022 giữa Nice và Nantes. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2022, bà được FIFA lựa chọn là một trong 36 trọng tài làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 được tổ chức tại Qatar, và cũng trở thành một trong ba trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử làm nhiệm vụ tại giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam cùng với Yoshimi Yamashita của Nhật Bản và Salima Mukansanga của Rwanda. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2022, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử khi điều hành một trận đấu thuộc một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, khi bà trở thành trọng tài chính điều hành trận đấu giữa Costa Rica và Đức thuộc lượt trận cuối bảng E của giải đấu. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, bà tiếp tục được FIFA lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 được tổ chức tại Úc và New Zealand. Giải thưởng Giải thưởng Trọng tài nữ xuất sắc nhất thế giới của Liên đoàn Lịch sử và Thống kê Bóng đá quốc tế: 2019, 2020, 2021 Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Profile at WorldFootball.net Trọng tài giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Val-d'Oise Người Île-de-France Nhân vật bóng đá Pháp Trọng tài Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 T
899
19833284
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20596
Dự án 596
Dự án 596 () là tín hiệu, Chic-1 của cơ quan tình báo Hoa Kỳ) là vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành, phát nổ vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, tại địa điểm thử nghiệm Lop Nur. Đó là một thiết bị phân hạch nổ urani-235 được chế tạo từ urani cấp độ vũ khí (U-235) trong một nhà máy khuếch tán khí ở Lan Châu. Bom nguyên tử là một phần của chương trình "Hai quả bom, một vệ tinh" của Trung Quốc. Với sức công phá 22 kiloton, tương đương với quả bom hạt nhân đầu tiên RDS-1 của Liên Xô năm 1949 và quả bom Fat Man của Mỹ thả xuống Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. Với cuộc thử nghiệm, Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm trên thế giới và là quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Đây là vụ thử hạt nhân đầu tiên trong số 45 vụ thử hạt nhân thành công mà Trung Quốc tiến hành từ năm 1964 đến năm 1996, tất cả đều diễn ra tại bãi thử Lop Nur. Chú thích Liên kết ngoài Chinese Nuclear HistoryA collection of archival materials on the Chinese nuclear weapons program hosted at the Nuclear Proliferation International History Project China's Nuclear Weapons from the Nuclear Weapon Archive Chinese Nuclear Weapons Program from Atomic Forum Lịch sử quân sự năm 1964
244
19833318
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aero%20Vodochody
Aero Vodochody
Aero Vodochody (thường được gọi tắt là Aero) là một công ty chuyên về hàng không của Cộng hòa Séc. Công ty có cơ sở chính đặt tại sân bay Vodochody, Praha Đông (huyện), thuộc Vodochody và Odolena Voda. Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Lạnh, Aeoro Vodochody nổi tiếng với các dòng máy bay phản lực huấn luyện, như L-29 Delfin và L-39 Albatros. Công ty cũng phát triển nhiều biến thể của L-39, như máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-59 Super Albatros và L-159 Alca. Aero Vodochody được coi là doanh nghiệp sản xuất máy bay lớn nhất nằm bên ngoài khối các nước Council for Mutual Economic Assistance (COMECON) trừ Liên Xô. Sau khi chính quyền Xô Viết sụp đổ ở Tiệp Khắc vào năm 1989, Aero Vodochody đánh mất vị trí nhà cung cấp máy bay huấn luyện cho khối các nước xã hội chủ nghĩa. Doanh thu của công ty qua đó bị tụt giảm trong những năm 1990s tương tự như tại các nước NATO do chiến tranh Lạnh kết thúc. Từ năm 1998 đến 2004, Aero Vodochody được vận hành bởi công ty hàng không Boeing. Tháng Mười năm 2006, công ty được tư nhân hóa, mua lại bởi quỹ đầu tư Czech-Slovak Penta Investments với giá trị khoảng 3 tỉ Koruna Séc. Aero Vodochody tiếp tục tiến hành sản xuất máy bay và các bộ phận công nghiệp hàng không. Trong sự kiện Farnborough Airshow 2014, công ty đã đưa ra phiên bản Aero L-39NG, bản hiện đại hóa của L-39. Lịch sử nhỏ|The factory at Vodochody Airport Aero Vodochody có lịch sử bắt đầu từ năm 1919. Từ năm 1929 đến 1951, công ty con của nó là Aero, đã sản xuất các xe ô tô động cơ hai thì cỡ nhỏ và cỡ trung, và còn sản xuất xe tải Škoda 150 từ năm 1946 đến năm 1947 theo li xăng. Những năm 1950s, Aero Vodochody phá triển dòng máy bay huấn luyện L-29 Delfin trainer aircraft; đây là công ty đầu tiên của Tiệp Khắc có khả năng thiết kế máy bay phản lực. L-29 là chương trình phát triển máy bay công nghiệp lớn nhất từng được thực hiện trong các nước Council for Mutual Economic Assistance (COMECON) ngoại trừ Liên Xô. Đã có 3.000 chiếc L-29 được sản xuất trong đó khoảng 2.000 chiếc được cung cấp làm máy bay huấn luyện cơ bản cho Không quân Liên Xô. Còn lại, cả ở phiên bản có và không có vũ khí được cung cấp cho các nước COMECON và xuất khẩu sang các nước khác ngoài khối như Ai Cập, Syria, Indonesia, Nigeria và Uganda. L-29 đã được sử dụng trong nội chiến Nigeria cuối những năm 1960s và trong biên chế của Không quân Ai Cập đối đầu với xe tăng Israel trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Máy bay L-39 Albatros được thiết kế vào những năm 1960s để thay thế cho Aero L-29 Delfín. Một vài phiên bản thiết kế dựa trên L-39 cũng nhanh chóng được giới thiệu. Năm 1972, phiên bản kéo theo mục tiêu bay L-39V, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Đến năm 1975, công ty tiếp tục đưa ra thị trường mẫu máy bay chiến đấu/huấn luyện L-39ZO, trang bị bốn mấu cứng cũng như cánh máy bay được tăng độ cứng và càng hạ cánh được thiết kế lại. Năm 1977, mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ L-39ZA ra đời, được trang bị thêm một khẩu GSh-23 gắn dưới thân, còn lại tương tự như L-39 ZO. Có khoảng 200 chiếc L-39 đã được bán làm máy bay huấn luyện cho không quân các nước cuối những năm 1980s. Công ty ngừng bán ra L-39 kể từ những năm 1990s do mất các đơn đặt hàng truyền thống từ các nước khối Warsaw. Đến năm 1996, việc sản xuất L-39 kết thúc. Aero Vodochody cũng phát triển các phiên bản khác nhau của L-39, đồng thời tiến hành bảo trì, nâng cấp và kéo dài tuổi thọ máy bay cho các nước có trang bị L-39. Nổi tiếng nhất trong các phiên bản của L-39 là L-59 Super Albatros, ban đầu có mã hiệu là L-39MS. Aero chỉ sản xuất số lượng ít máy bay L-59 rồi ngừng sản xuất. Một phiên bản khác của L-39 Albatros là L-159 Alca, phiên bản máy bay chiến đấu được hiện đại hóa. Những năm 2010s, Aero Vodochody chế tạo máy bay L-159 cao cấp và máy bay trực thăng Sikorsky S-76. Công ty cũng tham gia sản xuất thân máy bay Alenia C-27J Spartan, lắp ráp cửa máy bay Embraer 170 và Embraer 190, buồng lái máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk, Boeing F/A-18E/F Super Hornet, sản xuất các bộ phận của Airbus A320, mép trước cánh của Boeing 767. Công ty cũng dadng tiến hành nâng cấp sân bay Vodochody để chở khách và hàng hóa giá rẻ cho khu vực thủ đô Prague. Tháng Bảy năm 2014, Aero Vodochody giới thiệu chiếc L-39NG tại Farnborough Airshow. Tháng Tư năm 2015, công ty ký hợp đồng liên kết với nhà thầu quốc phòng của Mỹ là Draken International và công ty sản xuất động cơ Williams International để thực hiện chương trình sản xuất L-39NG cho thị trường Bắc Mỹ. Theo đó L-39NG được phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (Stage 1), các kỹ sư sẽ lắp đặt động cơ FJ44-4M và giai đoạn 2 sẽ lắp đặt các thiết bị điện tử lên các máy bay L-39 Albatros vẫn còn trong biên chế. Giai đoạn hai sẽ bắt đầu chế tạo mới hoàn toàn L-39NG với các bộ phận nhiều khả năng đã được sử dụng để nâng cấp ở giai đoạn 1, khi thân vỏ đã đạt đến mức tối đa có thể sử dụng. Giai đoạn nâng cấp 1 đã hoàn thành vào ngày 14 tháng Chín năm 2015 với chuyến bay thử đầu tiên của L-39NG (bay trình diễn công nghệ (L-39CW)). Ngày 20 tháng Mười một năm 2017, Aero Vodochody tuyên bố đã hoàn tất việc phát triển L-39CW; ngày 14 tháng Ba năm 2018, L-39CW, được trang bị động cơ và hệ thống điện tử mới đã nhận được giấy chứng nhận để đổi tên hiệu thành L-39NG. Máy bay L-39NG mới thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22 tháng Mười hai năm 2018. Tháng Chín năm 2020 chưa đầy hai năm sau đó, máy bay đã được chứng chỉ do Cục hàng không Bộ quốc phòng CH Séc cấp. Danh sách các máy bay của hãng nhỏ|Aero A-11 nhỏ|Aero Ae-145 nhỏ|Aero CS-102 nhỏ|Aero L-29 Delfín nhỏ|Aero L-39 Albatros nhỏ|Aero Vodochody L-159A ALCA Xem thêm Aero (automobile) Avia Beneš-Mráz Let Kunovice Letov Kbely Zlin Aircraft Nguồn Bibliography Fredriksen, John C. International Warbirds: An Illustrated Guide to World Military Aircraft, 1914–2000. ABC-CLIO, 2001. . Kiss, Judit. The Defence Industry in East-Central Europe: Restructuring and Conversion. SIPRI, 1997. . Lake, Jon. "Aero L-39 Albatross family: Variant Briefing". World Air Power Journal, Volume 43, Winter 2000. London:Aerospace Publishing. pp. 116–131. . Liên kết ngoài Company website Company website – English
1,188
19833335
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%8Eles%20des%20Saintes
Îles des Saintes
Îles des Saintes (; ), còn được gọi là Les Saintes (tiếng Antilles Creole: Lésent, ), là một nhóm đảo nhỏ cấu thành nên Guadeloupe, một vùng và tỉnh hải ngoại của Pháp. Nó là một phần của Tổng Trois-Rivières và được chia thành hai xã: Terre-de-Haut và Terre-de-Bas. Nó nằm ở quận Basse-Terre và khu vực bầu cử thứ 4 của Guadeloupe. Les Saintes là một quần đảo núi lửa được bao quanh hoàn toàn bởi các rạn san hô nông. Nó phát sinh từ vành đai núi lửa gần đây của Tiểu Antilles từ Thế Pliocen. Nó bao gồm các loại đá xuất hiện vào Phân đại Đệ Tam giữa (4,7 đến 2 triệu năm trước). Về nguồn gốc, đây là một hòn đảo độc đáo được tách ra từ các trận động đất kiến tạo và động đất núi lửa để tạo thành một quần đảo do đới hút chìm giữa mảng Nam Mỹ, mảng Bắc Mỹ và mảng Caribe. Tổng diện tích là 12,8 km2 (4,9 dặm vuông). Quần đảo có bờ biển dài khoảng 22 km (14 mi) và địa điểm cao nhất của nó là Chameau ("Lạc đà") trên [[đảo Terre-de-Haut]], đạt tới độ cao khoảng 309 mét (1.014 ft). Bán đảo Pain de sucre, với chiều cao (53 mét (174 ft)) được nối với Terre-de-Haut bằng một eo đất. Nó nằm giữa hai bãi biển nhỏ. Nó được hình thành bởi sự liên kết của bazan cột. Tham khảo Liên kết ngoài Office Municipal du Tourisme de Terre de Haut, Les Saintes Directory about the tourist activities on Terre de Haut & Terre de Bas, Les Saintes Vùng phụ thuộc Guadeloupe
275
19833363
https://vi.wikipedia.org/wiki/Magnesi%20sulfat%20%28d%C3%B9ng%20trong%20y%20t%E1%BA%BF%29
Magnesi sulfat (dùng trong y tế)
Magnesi sulfat như một loại thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chứng magiê máu thấp và co giật ở phụ nữ bị sản giật. Nó cũng được sử dụng trong điều trị xoắn đỉnh, hen suyễn nặng, táo bón và ngộ độc bari. Nó được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ bắp cũng như qua miệng. Là muối epsom, nó cũng được sử dụng cho phòng tắm khoáng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm huyết áp thấp, đỏ da và calci máu thấp. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm nôn mửa, yếu cơ và giảm nhịp thở. Mặc dù có bằng chứng cho thấy sử dụng trong khi mang thai có thể gây hại cho em bé, nhưng lợi ích trong một số điều kiện nhất định lớn hơn rủi ro. Việc sử dụng nó trong thời gian cho con bú được coi là an toàn. Magnesi sulfat cho sử dụng y tế là muối heptahydrat magnesi sulfat. Cách thức hoạt động của nó không được hiểu đầy đủ, nhưng được cho là liên quan đến việc làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh. Magnesi sulfat được sử dụng trong y tế ít nhất là sớm nhất là vào năm 1618. Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thống y tế. Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,35 USD8,73 mỗi 10   ml dung dịch 50%. Ở Vương quốc Anh 4ml dung dịch 20% có giá khoảng 10,23 pound. Ở Hoa Kỳ, một liều đầy đủ của thuốc này thường có giá dưới 25 đô la. Tham khảo Magnesi RTT Thuốc thiết yếu của WHO
306
19833404
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%81n%20t%E1%BA%A3ng%20%C4%91%C3%B3ng
Nền tảng đóng
Nền tảng đóng, vườn tường hoặc hệ sinh thái đóng là một hệ thống phần mềm trong đó nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn hoặc nhà cung cấp dịch vụ có quyền kiểm soát các ứng dụng, nội dung và/hoặc phương tiện và hạn chế quyền truy cập thuận tiện đối với những người đăng ký hoặc nội dung không được phê duyệt. Điều này trái ngược với một nền tảng mở, trong đó người tiêu dùng thường có quyền truy cập không hạn chế vào các ứng dụng và nội dung. Tổng quan Ví dụ, trong lĩnh vực viễn thông, các dịch vụ và ứng dụng có thể truy cập trên điện thoại di động trên bất kỳ thiết bị không dây nào trước đây đều được các nhà khai thác mạng di động kiểm soát chặt chẽ. Các nhà khai thác hạn chế các ứng dụng và nhà phát triển có sẵn trên cổng thông tin và trang chủ của người dùng. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể hạn chế quyền truy cập của người dùng đối với những người dùng đã hết tiền trả trước trong tài khoản của họ. Đây từ lâu đã là vấn đề trọng tâm cản trở lĩnh vực viễn thông, vì các nhà phát triển phải đối mặt với những rào cản lớn trong việc đưa các ứng dụng của họ cho người dùng cuối. Trong một ví dụ điển hình hơn, hệ thống điện thoại Mỹ được kiểm soát chặt chẽ vào những năm 1970, Bell, sở hữu tất cả phần cứng (bao gồm tất cả điện thoại) và có quyền kiểm soát gián tiếp đối với thông tin được gửi qua cơ sở hạ tầng của họ. Đó là một kiểu độc quyền tự nhiên được chính phủ phê chuẩn và được điều chỉnh bởi Đạo luật Truyền thông năm 1934. Tuy nhiên, trong vụ kiện mang tính bước ngoặt Hush-A-Phone v. United States, Bell đã kiện không thành công một công ty sản xuất phụ kiện điện thoại bằng nhựa. Nói chung, một vườn tường có thể được hiểu là một tập hợp các dịch vụ thông tin đóng hoặc độc quyền được cung cấp cho người dùng. Giống như một vườn tường thực sự, người dùng không thể thoát khỏi môi trường đóng này trừ khi thông qua các điểm ra/vào được chỉ định hoặc nếu bức tường bị loại bỏ. Các khía cạnh Một bài báo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard năm 2008, có tựa đề "Nền tảng mở: Bằng cách nào, Khi nào và Tại sao?", đã phân biệt tính mở/đóng của một nền tảng theo bốn khía cạnh và đưa ra các nền tảng ví dụ: Ví dụ Một số ví dụ về vườn tường bao gồm: Vào những năm 1990, AOL đã phát triển cái mà sau này được gọi là mô hình dịch vụ "vườn tường". Ý tưởng là ưu tiên cung cấp nội dung được tài trợ cho người dùng khi có thể. Trong thời gian này, CBS đã trả tiền để cung cấp nội dung thể thao, ABC đã trả tiền để cung cấp tin tức và 1-800-Flowers trả tiền để trở thành nhà cung cấp hoa mặc định cho bất kỳ ai tìm kiếm một nhà cung cấp hoa. Chiến lược này đã trở thành phương pháp bán quảng cáo hiệu quả đầu tiên của AOL. Vào thời đó, phương pháp này mang lại lợi nhuận cao cho AOL. Dòng thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon. Như một bài báo của Business Insider tháng 10 năm 2011 có tựa đề "Cách Amazon kiếm tiền từ Kindle" đã nhận xét: "Kindle của Amazon không còn chỉ là một sản phẩm: Nó là cả một hệ sinh thái." Ngoài ra, Business Insider cũng lưu ý rằng “Hệ sinh thái Kindle cũng là sản phẩm phát triển nhanh nhất của Amazon và có thể chiếm hơn 10% doanh thu của công ty vào năm tới”. Apple iOS và các thiết bị di động khác chỉ được phép chạy các ứng dụng đã được phê duyệt trước từ một dịch vụ phân phối kỹ thuật số. Các thiết bị Nook của Barnes & Noble. Vào cuối tháng 12 năm 2011, B&N bắt đầu tung ra bản cập nhật chương trình cơ sở tự động, không dây 1.4.1 cho Nook Tablets, loại bỏ khả năng người dùng có quyền truy cập root vào thiết bị và khả năng tải ứng dụng từ các nguồn khác ngoài NOOK Store của Barnes and Noble (nếu không mod). Các thiết bị Nook HD cũng bị "đóng" tương tự, cho đến tháng 5 năm 2013, khi BN mở rộng hệ sinh thái của mình một chút bằng cách cho phép người dùng cài đặt Cửa hàng Google Play và các ứng dụng Android khác nhau được cung cấp trên đó, bao gồm cả các ứng dụng của đối thủ, chẳng hạn như Audible.com, ComiXology, Kindle, Kobo và chính Google. Tiêu chuẩn Tiện ích mở rộng phương tiện được mã hóa cung cấp các API để kiểm soát việc phát lại nội dung được mã hóa. Đây là một phần tiêu chuẩn web của World Wide Web Consortium và được biên soạn bởi các thành viên làm việc từ Google, Microsoft và Netflix. Kwangmyong, dịch vụ mạng nội bộ quốc gia hoạt động ở Triều Tiên. Nó hoạt động như một mạng "vườn tường", vì không có thông tin nào từ nước ngoài được phép vào mạng mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Mạng CDMA của Verizon Wireless và các chính sách cấm kích hoạt các thiết bị không được Verizon phê chuẩn trên mạng của họ thường được biết đến (và thường bị chỉ trích) vì cách làm này.[cần dẫn nguồn] Blockchain được cấp phép đã được gọi là “vườn tường” của năm 2017. Máy chơi trò chơi điện tử có lịch sử lâu đời về các nền tảng vườn tường, trong đó các nhà phát triển cần mua giấy phép để phát triển cho nền tảng này và trong một số trường hợp, cần có sự chấp thuận của nhà sản xuất máy chơi trò chơi trước khi xuất bản trò chơi. Các siêu ứng dụng như WeChat được các nhà phê bình gọi là vườn tường. Xem thêm Khả năng chuyển dữ liệu Phụ thuộc vào nhà cung cấp Hệ sinh thái doanh nghiệp Sản phẩm bị hư hỏng Web tối Lỗi do thiết kế Quản lý bản quyền kỹ thuật số Cộng đồng được kiểm soát Mã nguồn mở Thiết bị bảo mật phần mềm Người dùng đã đăng kí Tham khảo
1,118
19833409
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C4%A9%20%C3%81i%20Vi%20Doanh
Dĩ Ái Vi Doanh
Dĩ Ái Vi Doanh (tiếng Trung: 以爱为营, bính âm: Yǐ ài wéi yíng, ), là dự án phim truyền hình hiện đại của Trung Quốc đại lục, được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình Trêu Nhầm (Cưa nhầm bạn trai được chồng như ý) của tác giả Kiều Diêu. Bộ phim khai máy vào ngày 22 tháng 11 năm 2022 và đóng máy ngày 20 tháng 3 năm 2023 . Dĩ Ái Vi Doanh đánh dấu màn hợp tác đầu tiên của cặp đôi diễn viên trẻ nổi tiếng - Bạch Lộc và Vương Hạc Đệ. Cùng với những cái tên khác như Ngụy Triết Minh, Châu Kha Vũ, Nhiếp Viễn, Vương Diệu Khánh... Phim chính thức được cấp giấy phép phát sóng vào ngày 4 tháng 9 năm nay. Nội dung "Trêu nhầm đối tượng, yêu đúng người" Tổng tài Thời Yến của công ty Minh Dự Vân Sang vừa đẹp trai lại nhiều tiền. Nhưng anh không vì có bối cảnh gia đình lớn mạnh mà ngồi yên hưởng thụ. Anh đã vượt qua giới hạn và định kiến của dư luận, tự mình kinh doanh và gây dựng sự nghiệp riêng. Trịnh Thư Ý là phóng viên của báo Tài chính Kinh tế. Bởi vì ngoại hình xinh đẹp mà bị mọi người coi là bình hoa di động, xem nhẹ tài hoa và sự chuyên nghiệp của cô. Nhưng cô đã dùng những tác phẩm xuất sắc chứng minh được thực lực của mình. Hai người bọn họ gặp nhau, tạo nên một câu chuyện huyền thoại trong giới tài chính Giang Thành. Tuy mang hào quang của gia tộc nhưng không vì thế mà Thời Yến bị trách nhiệm gia tộc trói buộc. Anh kiên định thực hiện ý tưởng tài chính "mang lại lợi ích cho dân chúng", dùng khả năng của mình giúp đỡ cho xã hội. Nhờ vào ánh mắt tinh tường và sự quyết đoán của mình, anh đã chứng minh được thực lực của bản thân, dùng ba năm ngắn ngủi khiến công ty có chỗ đứng vững chắc trong ngành. Anh hi vọng có thể dẫn dắt Minh Dự Vân Sang phát triển mạnh mẽ hơn nữa, giúp đỡ được nhiều người hơn. Trong quá trình tìm hiểu và thăm dò thị trường, phóng viên báo Kinh tế Tài chính Trịnh Thư Ý đã lọt vào tầm mắt của anh. Liên tục giành được trang đầu tạp chí Kinh tế và Tài chính, sự nghiệp đang dần thăng hoa thì Trịnh Thư Ý lại bị mối tình đầu phản bội. Bạn trai của cô đã ngoại tình với cháu gái tổng tài của một công ty đầu tư. Tình cảm bao năm giờ đã tan biến, Trịnh Thư Ý quyết định biến đau thương thành động lực, nhận hết tất cả trang đầu tạp chí và chứng minh mình có năng lực làm chủ biên báo điện tử. Cô tìm mọi cơ hội để được phỏng vấn Thời Yến, lại phát hiện Thời Yến chính là "ông cậu" của cô gái mà bạn trai cũ của cô ngoại tình. Thông qua cuộc phỏng vấn, Trịnh Thư Ý đã cảm nhận được sự chuyên nghiệp, tầm nhìn xa trông rộng và sự nhạy bén trong cách suy nghĩ của Thời Yến. Thời Yến cũng nhận thấy được năng lực của cô, sự kiên nhẫn và khả năng tiếp thu kiến thức mới một cách nhanh chóng; đồng thời giúp anh hiểu hơn về năng lực của giới truyền thông. Sau nhiều lần tiếp xúc, va chạm, hai người dần hiểu rõ và tiến gần nhau hơn. Nhưng khi Minh Dự Vân Sang chuẩn bị bước sang một nấc thang mới thì lại rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Trịnh Thư Ý luôn tin tưởng vào khả năng của Thời Yến. Cô đã dùng ngòi bút đưa tin, dùng sức mạnh của truyền thông để làm sáng tỏ chân tướng sự thật, trợ giúp Thời Yến vượt qua được giai đoạn khó khăn. Cuối cùng Thời Yến đã giải quyết được cuộc khủng hoảng một cách êm đẹp. Hai người vượt qua được cửa ải khó khăn, mở ra một con đường phát triển sự nghiệp mới và có được một tình yêu trọn vẹn. Diễn viên Diễn viên chính Các diễn viên khác Phát sóng Tham khảo Liên kết ngoài Phim Trung Quốc Phim ngôn tình Trung Quốc Phim truyền hình Trung Quốc năm 2023 Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt năm 2023
743
19833475
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o%20Otis
Bão Otis
Bão Otis là cơn bão nhiệt đới có phạm vi gió mạnh hẹp nhưng sức gió duy trì (cận tâm) rất mạnh đã đổ bộ vào gần Acapulco với sức gió tương đương bão cấp 5. Otis là cơn bão ở khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương đầu tiên đổ bộ vào đất liền với cường độ cấp 5 và vượt qua Bão Patricia để trở thành cơn bão đổ bộ mạnh nhất vào đất liền ở khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương được ghi nhận. Là cơn bão nhiệt đới thứ mười lăm, cơn bão cuồng phong thứ mười, cơn bão cuồng phong lớn thứ tám, và cơn bão cấp 5 thứ hai của mùa bão Bắc Thái Bình Dương phía Đông đường đổi ngày năm 2023 (2023 Pacific hurricane season), Otis hình thành từ một vùng nhiễu động nhiệt đới cách Vịnh Tehuantepec vài trăm dặm về phía nam. Các dự báo đầu tiên của NHC cho rằng Otis khi mạnh nhất chỉ là một cơn bão nhiệt đới yếu, nhưng Otis đã trải qua quá trình tăng cường nhanh chóng để đạt tốc độ gió duy trì trong 1 phút mạnh nhất là 145 kt (khoảng 270 km/h) và đổ bộ vào đất liền với cường độ cực đại. Khi vào đất liền, cơn bão nhanh chóng suy yếu trước khi tan vào ngày hôm sau. Dù là một cơn bão rất mạnh nhưng bán kính gió mạnh hẹp và thời gian tồn tại tương đối ngắn (khoảng 3 ngày). Lịch sử khí tượng học Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) lần đầu tiên dự báo vào ngày Chủ nhật ngày 15 tháng 10 rằng rằng một vùng áp thấp dự kiến ​​sẽ hình thành ở phía nam Guatemala và El Salvador vào giữa tuần sau.Một vùng áp thấp với tổ chức tương đối rời rạc và rộng hình thành cách Vịnh Tehuantepec vài trăm dặm về phía nam vào ngày 18 tháng 10 và tạo ra những cơn giông vô tổ chức. Hệ thống đã tăng cường tổ chức trong vài ngày tiếp theo, trở thành áp thấp nhiệt đới vào lúc 15:00  UTC ngày 22 tháng 10. Vào thời điểm đó, áp thấp nhiệt đới có hoạt động đối lưu mạnh, gia tăng gần tâm và được xác định rõ của nó.  Sáu giờ sau, áp thấp nhiệt đới được NHC tuyên bố là mạnh lên thành bão nhiệt đới và được đặt tên là Otis sau khi sự tổ chức của áp thấp nhiệt đới tốt hơn. Cơn bão mới hình thành đang di chuyển chậm về phía bắc vì nó nằm trong dòng dẫn yếu giữa một rãnh áp thấp ở phía tây bắc và một rìa áp cao ở phía đông bắc.Qua đêm, đối lưu sâu xuất hiện ở góc phần tư phía tây bắc của hoàn lưu với phần trung tâm trở nên ẩn đi dưới các đỉnh mây lạnh hơn.Tuy nhiên, xu hướng đối lưu này đã bị chững lại vào khoảng đầu ngày 23 tháng 10 do gió đứt ở phía đông cơn bão, cản trở việc tổ chức sâu hơn và khiến trung tâm cơn bão lộ ra một phần trên ảnh mây vệ tinh.Đến 03:00 UTC ngày 24 tháng 10, hình ảnh vi sóng tần số 37 GHz từ vệ tinh mô tả cấu trúc giống như xoắn vào trung tâm ở cấp thấp, mặc dù hình ảnh vệ tinh bề ngoài tổng thể của hệ thống tương đối xấu và trông giống như bị cắt xén. NHC lưu ý hình ảnh này có thể là bằng chứng cho thấy rằng sự tăng cường nhanh chóng (rapid intensification) của bão sắp xảy ra. Đến sáng ngày 24 tháng 10, Otis đã tổ chức với đối lưu tăng lên và dòng phân kì (outflow) mạnh và lan rộng. Sự tăng cường nhanh chóng bắt đầu, được hỗ trợ bởi gió đứt hướng đông nam giảm dần và nhiệt độ bề mặt biển ấm ở mức 29–31 °C (84–88 °F).Trên hình ảnh vệ tinh có thể nhìn thấy (visible satellite image), một con mắt trở nên rõ ràng và theo NHC thì Otis đã mạnh lên thành bão cấp 3 trước 21:00 UTC ngày 24 tháng 10. Việc nâng cấp này dựa trên các phép đo từ máy bay trinh sát của Phi Đoàn Trinh Sát Thời Tiết thuộc NOAA. Các phép đo này cho thấy Otis mạnh hơn đáng kể so với ước tính cường độ bằng kỹ thuật Dvorak dựa trên hình ảnh vệ tinh và Otis đang trải qua quá trình tăng cường nhanh chóng, với áp suất bề mặt trung tâm giảm 10 milibar (0,30 inHg) giữa các lần khảo sát của chuyến bay trinh sát.NHC tiếp tục quan sát thấy mức độ tổ chức của cơn bão ngày càng tăng trên hình ảnh vệ tinh trong suốt cả ngày mà chưa thấy có dấu hiệu cho thấy sự tăng cường ngừng lại. Lúc 03:00 UTC ngày 25 tháng 10, NHC cho rằng bão Otis đã mạnh llên thành bão cấp 5. Trong 24 giờ, Otis đã mạnh lên từ cơn bão nhiệt đới với tốc độ gió duy trì 45 kt (85 km/h) lên cơn bão cấp 5 với tốc độ gió duy trì 140 kt (260 km/h), tốc độ gió tăng thêm 95 kt (175 km/h) theo dữ liệu ban đầu, chỉ đứng sau bão Patricia (2015) là cơn bão mức tăng cường độ kỷ lục trong 24 giờ lớn nhất ở Đông Bắc Thái Bình Dương theo dữ liệu tốt nhất. Mặc dù có cường độ rất mạnh, Otis là một cơn bão có kích thước tương đối nhỏ, phạm vi gió mạnh hẹp với bán kính gió mạnh tương đương gió của một cơn bão được NHC ước tính khoảng 60 hải lý (110 km) tính từ tâm bão. Sau khi trở thành bão cấp 5, Otis mạnh hơn một chút và vào lúc 06:25 UTC ngày 25 tháng 10, cơn bão đổ bộ vào gần Acapulco với cường độ cực đại, với sức gió ước tính là 145 kt (270 km/h) và áp suất trung tâm 923 mb (27,26 inHg),trở thành cơn bão ở khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương đầu tiên được ghi nhận đổ bộ vào đất liền ở cường độ cấp 5, do đó vượt qua Patricia để trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đông Bắc Thái Bình Dương. Otis nhanh chóng suy yếu sau khi đổ bộ vào đất liền, suy yếu thành bão nhiệt đới lúc 18:00 UTC và tan trong vòng ba giờ sau đó. Dự báo bão không chính xác với sai số dự báo rất cao Cường độ cao nhất của bão Otis vượt xa những gì NHC đã dự báo. Khi hệ thống mới hình thành, ba ngày trước khi đổ bộ, dự báo của NHC cho rằng Otis sẽ không đổ bộ mà dự báo bão đi uốn cong theo hình Parabol về phía tây như một cơn bão nhiệt đới yếu;hai ngày sau, chỉ 24 giờ trước khi cơn bão đạt cường độ cấp 5, NHC dự báo cường độ cực đại chỉ đạt 60 kt (110 km/h).Các dự dự báo sau đó chuyển sang kịch bản bão Otis đổ bộ, nhưng thậm chí chỉ 16 giờ trước khi đổ bộ, NHC đã dự bão rằng Otis bão sẽ đạt cực đại với sức gió duy trì 80 kt (150 km/h), tức là chỉ tương đương với bão cuối cấp 1. Dự báo này cũng cho biết Otis sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều theo giờ địa phương (12:00 UTC và 00:00 UTC ngày hôm sau) vào ngày 25 tháng 10, gần một ngày sau khi nó thực sự tiến vào đất liền. Các mô hình dự báo thời tiết số hoá đã không dự báo được mức độ tăng cường rất nhanh chóng xảy ra, một phần do thiếu dữ liệu quan trắc khí tượng, chỉ có một chuyến bay của máy bay trinh sát và không có radar ở khu vực đổ bộ, trong khi đối với cơn bão ở Đại Tây Dương, đặc biệt là các cơn bão ảnh hưởng đến Hoa Kì máy bay trinh sát được sử dụng rất thường xuyên và mạng lưới radar ở Hoa Kì tương đối nhiều. Một số lần chạy mô hình hoàn toàn không dự báo được sự đổ bộ.Một điều trùng hợp, vào năm 2017, cơn bão khác có cùng tên Otis không ảnh hưởng đến đất liền cũng có cường độ cực đại vượt xa dự báo của NHC với 3 dự báo đầu tiên của NHC khẳng định áp thấp nhiệt đới là tiền thân của bão Otis (2017) sẽ tan mà không trở thành bão nhiệt đới, nhiều dự báo khác cho đến dự đoán số 25 cũng cho rằng bão sẽ không vượt quá 55 kt (100 km/h), cuối cùng hệ thống đó được cho là có sức gió 100 kt (185 km/h) ở lần dự báo số 26. Ảnh hưởng Do ảnh hưởng của bão, trạm quan trắc khí tượng ở Ilsa Roqueta đã quan trắc được gió duy trì 81 dặm/h (130 km/h, cấp 12) và gió giật mạnh 135 dặm/h (217 km/h, cấp 17), áp suất mực nước biển (MSLP) thấp nhất quan trắc được là 957,4 hPa. Hơn 500.000 sự cố mất điện xảy ra trên toàn tiểu bang, các bệnh viện và khách sạn bị ảnh hưởng, trần nhà bị sập và lũ lụt lớn được báo cáo bên trong các khách sạn. Một số tòa nhà cũng bị hư hỏng nặng hoặc sụp đổ. 18 đài phát thanh ở Acapulco ngừng hoạt động và liên lạc trong thành phố bị cắt đứt. Một trung tâm mua sắm ở Acapulco bị phá hủy và một đoạn đường cao tốc dẫn vào thành phố bị đóng cửa sau một trận lở đất. Ngoài ra, một sân bay quân sự gần Acapulco đã bị hư hại, gây khó khăn cho hoạt động cứu hộ. Do tác động, các nơi trú ẩn tạm thời đã được mở ở Acapulco, Tecpán de Galeana và Coyuca de Benítez.Một số hãng hàng không bị ảnh hưởng bởi Otis, trong đó có Aeroméxico, Volaris và Viva Aerobus đã đình chỉ chuyển bay phục vụ đi và đến Acapulco và Zihuatanejo do ảnh hưởng của bão. Sân bay Quốc tế Acapulco, nơi mà tất cả các chuyến bay đã bị đình chỉ, không thể tiếp cận được ngay sau khi bão tan. Thương vong Tính đến ngày 30 tháng 10, có ít nhất 48 người tử vong và 36 người mất tích do bão theo thống kê chính thức. Tham khảo Chú thích Thang bão Thang đo bão sử dụng trong bài là thang SSHWS. Bão có cường độ tương đương bão cấp 3 trở lên được là bão lớn. Đơn vị 1 hải lý = 1, 852 km. 1 kt = 1 hải lý/giờ. 1 dặm = 1,609344 km. Xem thêm Bão Patricia (2015). Bão Mirinae (2016), cơn bão tại Việt Nam được cho là dự báo sai gây tranh cãi lớn. Liên kết ngoài Tìm tin tức về bão Otis qua google: [Tiếng Việt], [Tiếng Anh]. Báo Lao Động viết bài về bão Otis với tham khảo từ báo quốc tế.
1,873
19833555
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrea%20Rubio
Andrea Rubio
Andrea Valentina Rubio Armas (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1998) là một người mẫu, nhà báo đến từ Venezuela. Cô đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2023 và trở thành Hoa hậu Venezuela thứ 9 đăng quang tại đấu trường nhan sắc này. Cuộc đời và sự nghiệp Cuộc sống và giáo dục sớm Rubio sinh ra và lớn lên ở Caracas, Venezuela. Cha mẹ cô là Felipe Rubio và Marisela Armas. Ở tuổi 18, sau khi hoàn thành chương trình học cấp hai, cô chuyển đến Bogotá, Colombia do Cuộc khủng hoảng tại Venezuela. Rubio là một nhà báo và tốt nghiệp Đại học La Sabana ở Chía, Colombia với bằng về Truyền thông nghe nhìn và Đa phương tiện với trọng tâm là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cô nói được cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Chiều cao của cô là 1.71 mét. Các cuộc thi sắc đẹp Năm 2019, sự nghiệp người mẫu của cô được củng cố khi giành chiến thắng trong chương trình thực tế, La Agencia:Batalla de Modelos, do mạng Caracol Televisión sản xuất và phát sóng ở Medellín. Hoa hậu Venezuela 2022 Cuối năm 2022, Rubio trở lại Venezuela để tham gia Hoa hậu Venezuela 2022, với tư cách là một trong 24 thí sinh. Rubio thi đấu với tư cách Hoa hậu Portuguesa và giành chiến thắng Hoa hậu Venezuela 2022, được tổ chức vào ngày 16 tháng 11 năm 2022, tại Poliedro de Caracas. Rubio đã kế vị Hoa hậu Venezuela 2020, Isbel Parra của Vùng Guayana. Trong thời gian đương nhiệm, cô là người dẫn chương trình khách mời cho tạp chí buổi sáng Portadas al Día của Venevisión và là người đồng dẫn chương trình tại Giải thưởng Âm nhạc Mỹ Latin năm 2023 cho Venezuela như một phần trong quá trình chuẩn bị cho cuộc thi Hoa hậu Quốc tế. Ngoài ra, cô còn có một số cuộc gặp gỡ và hoạt động văn hóa với các thành viên của đại sứ quán Nhật Bản tại Caracas. Rubio cũng đã làm việc với Quỹ Chia sẻ vì Cuộc sống Colombia (Fundación Comparte por una Vida Colombia) trong 'Chiến dịch Nhân phẩm dành cho các cô gái nhập cư' (Diginidad para las niñas di cư) trong khuôn khổ 'Chương trình Tôi tự chăm sóc bản thân, tôi bảo vệ bản thân' (Programa Me Cuido, Me Protejo) và 'I Dream, I Can Program' (Programa Yo Sueño, Yo Puedo), trong quá trình gây quỹ của cung cấp và đóng góp vào giáo dục về kinh nguyệt, kỹ năng bảo vệ bản thân và giảm thiểu tác động bạo lực trên cơ sở giới của thanh thiếu niên sống ở biên giới Colombia-Venezuela, hỗ trợ người Venezuela có thu nhập thấp những cô gái trẻ nhập cư theo học tại Cơ sở giáo dục La Frontera nằm ở Villa del Rosario, Norte de Santander Sở. Hoa hậu Quốc tế 2023 Cô tham gia và xuất sắc đăng quang ngôi vị cao nhất, mang chiếc vương miện thứ 9 về cho Venezuela. Tham khảo
504
19833556
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sof%C3%ADa%20Os%C3%ADo
Sofía Osío
Sofía Osío Luna (sinh ngày 27 tháng 5 năm 2000) là một người mẫu, nhà giao tiếp xã hội và Hoa hậu, người đã đăng quang Hoa hậu Colombia 2022. Cô đại diện cho Colombia tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2023. Tuổi thơ Sofía sinh ra ở Barranquilla, Atlántico, Colombia. Cô là con gái của Fernán Osío và Susana Luna, đồng thời có ba anh chị em. Cô học trung học tại Colegio Hebreo Unión (Trường tiếng Do Thái Union) một tổ chức song ngữ đặt tại thành phố xuất xứ của cô, trong khi quá trình đào tạo học thuật tiếp theo của cô diễn ra tại Istituto Europeo di Design, đặt tại Barcelona, Tây Ban Nha, nơi cô tốt nghiệp chuyên ngành tiếp thị và truyền thông thời trang. Ngoài tiếng mẹ đẻ, cô còn thông thạo tiếng Anh. Từ khi còn trẻ, cô đã làm người mẫu cho nhiều thương hiệu khác nhau trên toàn quốc. Cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Atlántico 2022 Sự nghiệp tham gia các cuộc thi sắc đẹp của Sofía Osío bắt đầu vào tháng 6 năm 2022, khi cô được chỉ định là Miss Atlántico mới cho phiên bản tiếp theo của cuộc thi Miss Colombia (Concurso Nacional de Belleza), cuộc thi đó sẽ được tổ chức ra mắt vào tháng 11 cùng năm. Hoa hậu Colombia 2022 Trong cuộc thi, cô nổi bật là một trong những ứng cử viên được yêu thích nhất để giành được danh hiệu Hoa hậu Colombia mà Valentina Espinosa nắm giữ vào thời điểm đó. Màn trình diễn của cô trong suốt cuộc thi đã giúp cô trở thành người chiến thắng vào đêm ngày 13 tháng 11 năm 2022 tại thành phố Cartagena như thông lệ truyền thống của cuộc thi sắc đẹp. Chiến thắng của cô đã mang lại cho khoa của mình danh hiệu thứ 12 trong lịch sử của cuộc thi Hoa hậu Colombia, một danh hiệu mà khoa chưa có được kể từ Paulina Vega đăng quang Hoa hậu Colombia 2013. Hoa hậu Quốc tế 2023 Cô đại diện cho Colombia tại Hoa hậu Quốc tế 2023 ở Nhật Bản và giành vị trí Á hậu 1. Tham khảo
366
19833568
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rolex%20Shanghai%20Masters%202023
Rolex Shanghai Masters 2023
Rolex Shanghai Masters 2023 là một giải quần vợt thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 12 giải Shanghai ATP Masters 1000 được tổ chức, một giải đấu ATP Tour Masters 1000 trong ATP Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại Qizhong Forest Sports City Arena ở Shanghai, Trung Quốc từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 10 năm 2023. Giải đấu được tổ chức trở lại kể từ năm 2019, sau khi giải đấu năm 2020, 2021 và 2022 bị hủy do đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên vòng đấu chính nội dung đơn có 96 tay vợt tham dự. Nội dung đơn Hạt giống Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống. Hạt giống dựa trên bảng xếp hạng ATP vào ngày 25 tháng 9 năm 2023. Xếp hạng và điểm trước vào ngày 2 tháng 10 năm 2023. Tay vợt rút lui khỏi giải đấu Dưới đây là những tay vợt được xếp loại hạt giống, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. Vận động viên khác Đặc cách: Bu Yunchaokete Fabio Fognini Diego Schwartzman Shang Juncheng Te Rigele Vượt qua vòng loại: Térence Atmane James Duckworth Rinky Hijikata Hsu Yu-hsiou Aleksandar Kovacevic Mikhail Kukushkin Stefano Napolitano Philip Sekulic Dane Sweeny Tseng Chun-hsin Denis Yevseyev Beibit Zhukayev Rút lui Roberto Bautista Agut → thay thế bởi Fábián Marozsán Matteo Berrettini → thay thế bởi Aslan Karatsev Alexander Bublik → thay thế bởi Cristian Garín Borna Ćorić → thay thế bởi Alexander Shevchenko Novak Djokovic → thay thế bởi Nuno Borges Dominik Koepfer → thay thế bởi Thanasi Kokkinakis Kei Nishikori → thay thế bởi Jaume Munar Milos Raonic → thay thế bởi Yosuke Watanuki Emil Ruusuvuori → thay thế bởi Taro Daniel Denis Shapovalov → thay thế bởi Alexandre Müller Nội dung đôi Hạt giống Bảng xếp hạng vào ngày 25 tháng 9 năm 2023 Vận động viên khác Đặc cách: Gonzalo Escobar / Aleksandr Nedovyesov Li Zhe / Sun Fajing Jannik Sinner / Zhang Zhizhen Thay thế: Alexei Popyrin / Aleksandar Vukic Rút lui Hubert Hurkacz / Mate Pavić → thay thế bởi Hubert Hurkacz / Ben Shelton Adrian Mannarino / Fabrice Martin → thay thế bởi Ugo Humbert / Adrian Mannarino Marcelo Melo / Alexander Zverev → thay thế bởi Rafael Matos / Marcelo Melo Jannik Sinner / Zhang Zhizhen → thay thế bởi Alexei Popyrin / Aleksandar Vukic Nhà vô địch Đơn Hubert Hurkacz đánh bại Andrey Rublev, 6–3, 3–6, 7–6(10–8) Đôi Marcel Granollers / Horacio Zeballos đánh bại Rohan Bopanna / Matthew Ebden, 5–7, 6–2, [10–7] Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Shanghai ATP Masters 1000 Thượng Hải Masters
507
19833617
https://vi.wikipedia.org/wiki/Climate%20Change%20Denial%3A%20Heads%20in%20the%20Sand
Climate Change Denial: Heads in the Sand
Climate Change Denial: Heads in the Sand là một cuốn sách phi hư cấu năm 2011 về phủ nhận biến đổi khí hậu, do Haydn Washington và John Cook là đồng tác giả, với lời nói đầu của Naomi Oreskes. Washington có sẵn nền tảng về khoa học môi trường trước khi viết tác phẩm này. Trong khi đó, Cook, được đào tạo về vật lý học, sáng lập trang web Skeptical Science vào năm 2007, nơi tổng hợp các bằng chứng được bình duyệt về biến đổi khí hậu. Cuốn sách do Earthscan, một bộ phận của Routledge, xuất bản lần đầu tiên dưới dạng bìa cứng và bìa mềm vào năm 2011. Cuốn sách trình bày phân tích chuyên sâu và bác bỏ quan điểm phủ nhận biến đổi khí hậu, xem xét từng điểm của một một số lập luận và bác bỏ chúng bằng các bằng chứng được bình duyệt theo quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu. Các tác giả khẳng định rằng những người phủ nhận biến đổi khí hậu sử dụng các chiến thuật, gồm lựa chọn dữ liệu nhằm mục đích hỗ trợ quan điểm cụ thể của họ và công kích tính chính trực của các nhà khoa học khí hậu. Washington và Cook sử dụng lý thuyết khoa học xã hội để đánh giá hiện tượng phủ nhận biến đổi khí hậu rộng rãi hơn trong công chúng và gọi hiện tượng này là một dạng bệnh lý. Cuốn sách truy tìm nguồn tài trợ cho việc phủ nhận biến đổi khí hậu trong ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, khẳng định các công ty đã và đang cố gắng gây ảnh hưởng đến dư luận về vấn đề này. Washington à Cook viết rằng các chính trị gia có xu hướng sử dụng các từ ngữ mơ hồ (hay còn gọi là weasel word) như một phần trong chiến thuật tuyên truyền qua việc sử dụng spin, như một cách để làm chệch hướng chú ý của công chúng khỏi biến đổi khí hậu và tiếp tục thụ động về vấn đề này. Các tác giả kết luận rằng nếu công chúng ngừng phủ nhận thì vấn đề biến đổi khí hậu có thể được giải quyết có thực tế. Việc phủ nhận biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hành tinh và cần được giải quyết khẩn cấp, vì hậu quả của việc không hành động là rất nghiêm trọng. Với nghiên cứu về cuốn sách và nỗ lực truyền đạt bản chất về khoa học biến đổi khí hậu tới công chúng, John Cook đã giành được Giải thưởng Eureka năm 2011 của Bảo tàng Úc vì sự nâng cao kiến ​​thức về biến đổi khí hậu. Climate Change Denial có sự đón nhận tích cực trong các đánh giá từ các ấn phẩm bao gồm: The Ecologist, tạp chí ECOS, tập san học thuật Natures Sciences Sociétés, tạp chí Education do Liên đoàn Giáo viên New South Wales xuất bản. Bối cảnh Cuốn sách được viết bởi đồng tác giả, các nhà nghiên cứu khoa học môi trường người Úc, Haydn Washington and John Cook. Washington đã là nhà khoa học môi trường hơn 30 năm trước khi viết cuốn sách này. Những cuốn sách được xuất bản trước đây của ông về chủ đề khoa học môi trường bao gồm: Ecosolutions (1991), A Sense of Wonder (2002) và The Wilderness Knot (2009). Năm 2015, Washington là nghiên cứu sinh thỉnh giảng của Viện Nghiên cứu Môi trường tại Đại học New South Wales. Trình độ học vấn của Cook bao gồm nền tảng về vật lý. Trước khi viết cuốn sách, Cook đã thành lập trang web Skeptical Science, nơi tổng hợp những bằng chứng được bình duyệt về biến đổi khí hậu. Ông đưa lên trang này những khẳng định phổ biến nhất do các cá nhân lập luận chống lại sự đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu đưa ra, kèm theo bằng chứng để bác bỏ từng quan điểm mà họ đưa ra. Sau khi xuất bản Climate Change Denial: Heads in the Sand, Cook là đồng tác giả của một cuốn sách khác về chủ đề này, Climate Change Science: A Modern Synthesis: Volume 1 – The Physical Climate (2013). Năm 2015, Cook là chuyên gia truyền thông khí hậu tại Đại học Queensland. Climate Change Denial: Heads in the Sand do Earthscan, một bộ phận của Routledge, xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011. Cả hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm đều được phát hành vào tháng 4 năm 2011. Nhà xuất bản cũng phát hành phiên bản sách điện tử trong cùng năm. Bản phát hành sách điện tử thứ hai được Routledge xuất bản vào năm 2012. Cuốn sách này được Amazon.com cung cấp qua Kindle vào tháng 5 năm 2013. Tóm tắt nội dung Climate Change Denial: Heads in the Sand trình bày một phân tích chi tiết và bác bỏ phủ nhận biến đổi khí hậu. Trong lời nói đầu của cuốn sách, Naomi Oreskes viết rằng con người trở thành nạn nhân của hiện tượng phủ nhận do cảm thấy sợ hãi. Cuốn sách xem xét một số lập luận chống lại biến đổi khí hậu và sử dụng bằng chứng được bình duyệt có đồng thuận khoa học để hỗ trợ cơ sở lý luận cho tranh luận về tính hợp lệ của từng lập luận. Phương pháp của những người phủ nhận biến đổi khí hậu được đánh giá, bao gồm: lựa chọn dữ liệu có ý ủng hộ quan điểm cụ thể của họ, duy trì tiêu chuẩn cao về bằng chứng biến đổi khí hậu và chỉ trích các giá trị của các nhà khoa học khí hậu. Cuốn sách đưa ra lời giải thích tại sao một số cá nhân và công chúng nói chung có xu hướng phủ nhận đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu. Các tác giả thảo luận mở rộng về khái niệm phủ nhận bằng lý thuyết khoa học xã hội, ghi chú rằng nó xuất hiện trong xã hội khi các cá nhân sợ hãi hoặc xấu hổ về hành động của mình. Họ viết rằng những động lực này, với sự mở rộng từ cá nhân sang xã hội rộng lớn hơn, dưới dạng một loại bệnh tật. Cuốn sách xác định việc phủ nhận biến đổi khí hậu là một bệnh lý đang ảnh hưởng đến nền văn hóa của hành tinh. Các tác giả than thở rằng đang tồn tại một mối quan hệ nghịch đảo về sự gia tăng đồng thời giữa đồng thuận khoa học và sự phủ nhận của công chúng về vấn đề biến đổi khí hậu. Cuốn sách xác định nền tảng của một công ty có ảnh hưởng đến dư luận thông qua các công ty thu được lợi nhuận từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Washington và Cook viết rằng các chính trị gia thường sử dụng những lời lẽ sáo rỗng như một hình thức spin và tuyên truyền, nhằm hành động như thể họ sắp sửa làm điều gì đó về vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi trên thực tế vẫn thụ động về vấn đề này. Các tác giả tiếp tục xác định mức độ phủ nhận lớn hơn, trong chính công chúng rộng lớn hơn. Họ lập luận rằng xã hội cho phép phủ nhận khí hậu học thông qua việc không hành động và chống lại sự đồng thuận khoa học. Các tác giả kết luận rằng nếu công chúng ngừng phủ nhận biến đổi khí hậu thì vấn đề trên thực tế có thể được giải quyết một cách đáng kể. Đón nhận Đồng tác giả John Cook của cuốn sách đã giành được Giải thưởng Eureka vì sự nâng cao kiến ​​thức về biến đổi khí hậu năm 2011, do chính quyền New South Wales trao tặng như một phần của Giải thưởng Eureka của Bảo tàng Úc, và được vinh danh vì vai trò của ông trong việc truyền đạt bản chất của khoa học biến đổi khí hậu cho công chúng. Giám đốc Viện Thay đổi Toàn cầu của Đại học Queensland, Giáo sư Ove Hoegh-Guldberg, trích dẫn nghiên cứu của Cook và quyền tác giả cuốn Climate Change Denial: Heads in the Sand là lý do giúp ông giành được giải thưởng. The Ecologist đánh giá cuốn sách và mô tả nó là: "được nghiên cứu kỹ lưỡng và chú thích cẩn thận". Bài đánh giá kết luận: Climate Change Denial là một cuốn sách khôn ngoan và kịp thời. ... Nó xứng đáng được độc giả ủng hộ". Mary-Lou Considine viết về cuốn sách trong tạp chí ECOS rằng nó "mổ xẻ những phản đối đối với khoa học được bình duyệt" với "chi tiết pháp y". Considine giới thiệu cuốn sách cho những ai người trước đây đã truy cập trang web Skeptical Science và muốn tìm hiểu thêm về chủ đề rộng hơn được thảo luận trên trang web. Trong bài đánh giá cuốn sách trên tạp chí học thuật Natures Sciences Sociétés, luận án của các tác giả đã được ca ngợi vì khả năng đưa lý lẽ vào phân tích của họ: "Cuốn sách này cho thấy cách chúng ta có thể vượt qua sự phủ nhận, chấp nhận thực tế và từ đó giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu". Natures Sciences Sociétés khuyến nghị công việc này cho nhiều bên liên quan, kết luận: "Nó sẽ thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, sinh viên đại học, nhà hoạt động về biến đổi khí hậu và công chúng đang tìm cách đẩy lùi sự phủ nhận và hành động". Janine Kitson đã đánh giá cuốn sách trên tạp chí Education, một ấn phẩm của Liên đoàn Giáo viên New South Wales. Kitson mô tả tác phẩm này là kịp thời và quan trọng trong bối cảnh công chúng cần phải hành động trước thời điểm không thể quay đầu: "Đây là một cuốn sách quan trọng, cần đọc trước khi biến đổi khí hậu lan tràn thực sự vượt tầm kiểm soát của chúng ta". Bài đánh giá của cô kết luận: "Người ta chỉ có thể hy vọng rằng cuốn sách này sẽ được những người phủ nhận khí hậu đọc để chúng ta có thể bắt đầu hành trình đầy gian nan hướng tới một tương lai bền vững về mặt sinh thái". Xem thêm Merchants of Doubt Climate Change Denial Disorder Sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ Tranh cãi về biến đổi khí hậu Truyền thông đưa tin về biến đổi khí hậu Triumph of Doubt (sách năm 2020) Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Sách phi hư cấu năm 2011 Môi trường năm 2011 Sách về khoa học Sách chính trị Sách về biến đổi khí hậu Phủ nhận và hoài nghi biến đổi khí hậu Đạo đức nghề nghiệp Môi trường và xã hội
1,841
19833668
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yamashita%20Yoshimi
Yamashita Yoshimi
sinh ngày 20 tháng 2 năm 1986 tại Tokyo, Nhật Bản, là một nữ trọng tài bóng đá người Nhật Bản. Bà từng làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 diễn ra trên đất Pháp, và bà cũng điều hành trận đấu vòng bảng môn bóng đá nữ tại Thế vận hội Mùa hè 2020 giữa Thụy Điển và Hoa Kỳ. Vào năm 2022, bà trở thành một trong 6 trọng tài nữ làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 diễn ra tại Qatar, đồng thời cũng trở thành một trong ba trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử làm nhiệm vụ tại giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam cùng với Stéphanie Frappart của Pháp và Salima Mukansanga của Rwanda. Bà ra mắt giải đấu với tư cách là trọng tài thứ tư trong trận đấu giữa giữa Bỉ và Canada tại lượt trận đầu tiên của bảng F, và làm trọng tài thứ tư trong 6 trận đấu tại giải đấu. Cũng trong năm 2022, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại AFC Champions League và J1 League, đó là các trận đấu mà Melbourne City (Úc) giành chiến thắng trước Jeonnam Dragons (Hàn Quốc) với tỷ số 2–1, và trận đấu mà FC Tokyo giành chiến thắng với tỷ số 2–0 trước Kyoto Sanga. Vào ngày 19 tháng 7 năm 2023, bà bắt chính trận khai mạc Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 giữa giữa New Zealand và Na Uy tại lượt trận đầu tiên của bảng A. Trong trận đấu này, sau khi tham khảo ý kiến của các trợ lý trong phòng VAR, bà quyết định cho đội New Zealand hưởng một quả phạt đền. Tuy nhiên, cầu thủ Ria Percival đã không thể tận dụng thành công. Tham khảo Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống Trọng tài giải vô địch bóng đá thế giới 2022
331
19833673
https://vi.wikipedia.org/wiki/Musa%20Al-Taamari
Musa Al-Taamari
Mousa Mohammad Mousa Sulaiman (; sinh ngày 10 tháng 6 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Jordan hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cánh phải cho câu lạc bộ Montpellier tại Ligue 1 và Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan. Sự nghiệp thi đấu Shabab Al-Ordon Al-Tamari bắt đầu sự nghiệp của mình ở Shabab Al-Ordon, anh nổi tiếng với sự nhanh nhẹn, kỹ năng tuyệt vời và động tác chân tuyệt vời. Vì thế, anh đã được gọi vào đội tuyển quốc gia sau sáu trận đấu đầu tiên. Bên cạnh đó, anh còn đạt được Jordan FA Shield 2016. Al-Jazeera (mượn) Vào tháng 9 năm 2017, anh được cho mượn tại Al-Jazeera, Anh thi đấu tại Cúp AFC 2018 và ghi 6 bàn sau 10 trận cho đội bóng của mình, dành được Cúp FA Jordan 2017–18. APOEL Vào ngày 28 tháng 5 năm 2018, Al-Tamari ký hợp đồng 3 năm với mức phí 400 nghìn euro với câu lạc bộ APOEL. Anh cùng đội bóng vô địch Siêu cúp bóng đá Síp 2019, Giải bóng đá hạng nhất Síp 2018–19 và được biết đến như một trong những cầu thủ giỏi nhất ở Síp. Anh cũng đã giành được MVP (Cầu thủ đắt giá nhất) của giải đấu. OH Leuven Vào ngày 5 tháng 10 năm 2020, Al-Tamari gia nhập câu lạc bộ OH Leuven tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ bằng bản hợp đồng kéo dài 3 năm, với mức phí chuyển nhượng được báo cáo là 1,1 triệu euro. Montpellier Vào ngày 11 tháng 5 năm 2023, Al-Tamari ký hợp đồng 3 năm theo dạng chuyển nhượng tự do với câu lạc bộ Montpellier. Anh trở thành cầu thủ Jordan đầu tiên ký hợp đồng với câu lạc bộ Ligue 1. Trước đây, anh cũng nhận được lời mời từ Levante, Blackburn, Fenerbahçe, cũng như từ MLS và các giải đấu vùng Vịnh, trước khi chấp nhận lời đề nghị đến Montpellier. Anh ra mắt Ligue 1 vào ngày 13 tháng 8, trong trận hòa 2–2 trước Le Havre. Vào ngày thi đấu tiếp theo, Al-Taamari ghi hai bàn vào lưới Lyon trong chiến thắng 4-1, trở thành cầu thủ Jordan đầu tiên ghi bàn ở Ligue 1, cũng như có tên trong Đội hình xuất sắc nhất tuần do L'Équipe bình chọn. Sự nghiệp quốc tế Al-Tamari đã từng thi đấu ở cấp độ U-23. Anh ra mắt quốc tế cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan vào ngày 31 tháng 8 năm 2016 trong trận giao hữu quốc tế với Liban, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 1-1. Al-Tamari lúc đó chỉ mới 19 tuổi. Anh tiếp tục có thêm sáu lần ra sân quốc tế trong năm 2016. Năm 2017, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Jordan trong trận giao hữu với Hồng Kông. Al-Tamari có tên trong đội hình tuyển Jordan tham dự Cúp bóng đá châu Á 2019, chơi ba trận, ghi một bàn và có hai pha kiến ​​​​tạo tại giải đấu. Phong cách thi đấu Là một cầu thủ chạy cánh phải thuận chân trái, Al-Tamari có xu hướng chung là cắt vào trong và tiếp cận cầu thủ bằng khả năng rê bóng của mình. Khả năng giữ bóng gần chân ngay cả trong không gian hẹp là điều khiến anh trở nên rất nguy hiểm khi tấn công hàng phòng ngự. Tốc độ, sự lắt léo và phong cách chơi chung của Al-Tamari đã khiến anh được so sánh với cầu thủ chạy cánh của Liverpool, Mohamed Salah. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Bàn thắng quốc tế Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Jordan, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Al-Taamari. Danh hiệu Shabab Al-Ordon Jordan FA Shield: 2016 Al-Jazeera Cúp FA Jordan: 2017–18 APOEL Giải bóng đá hạng nhất Síp: 2018–19 Siêu cúp bóng đá Síp: 2019 Cá nhân MVP Giải bóng đá hạng nhất Síp: 2018–19 Tham khảo Liên kết ngoài Musa Al-Taamari tại APOEL Sinh năm 1997 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Jordan Cầu thủ bóng đá nam Jordan Tiền đạo bóng đá Tiền đạo bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan Cầu thủ bóng đá Shabab Al-Ordon SC Cầu thủ bóng đá Al-Jazeera SC (Amman) Cầu thủ bóng đá APOEL FC Cầu thủ bóng đá Oud-Heverlee Leuven Cầu thủ bóng đá Montpellier HSC Cầu thủ Giải bóng đá chuyên nghiệp Jordan Cầu thủ Giải bóng đá hạng nhất Síp Cầu thủ bóng đá Belgian First Division A Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Jordan ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Síp Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp Cầu thủ Cúp bóng đá châu Á 2019
786
19833691
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A5n%20r%C3%B4m
Phấn rôm
Phấn rôm (tiếng Anh: baby powder) là một loại phấn vệ sinh dạng bột mịn dành cho trẻ nhỏ, có tác dụng làm săn da, tránh tình trạng hăm tã. Phấn có thành phần chính là bột talc hoặc tinh bột ngô kèm huơng nước hoa. Ngoài sử dụng cho trẻ em, phấn cũng được dùng trong ngành mỹ phẩm, làm dầu gội đầu khô hoặc chất tẩy, xịt phòng. Sức khỏe Phấn rôm có thành phần là khoáng vật talc nghiền nhỏ, hít phải chất này với một lượng nhất định có thể gây viêm phổi, nặng hơn có thể gây bệnh hô hấp mãn tính và tử vong. Một số nghiên cứu đã chỉ ra liên hệ giữa việc bôi bột talc lên tầng sinh môn và ung thư buồng trứng, tuy nhiên hiện vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Năm 2016, hơn 1.000 phụ nữ ở Mỹ đã gửi đơn kiện hãng Johnson & Johnson vì che giấu nguy cơ bị ung thư liên quan đến phấn rôm. Công ty sau đó dừng bán các sản phẩm làm từ bột talc ở Mỹ và Canada vào năm 2020 và cho biết sẽ dừng trên toàn thế giới trong năm 2023, cũng như thay thế thành phần bằng tinh bột ngô. Mặc dù vậy, Johnson & Johnson vẫn khẳng định phấn bột talc là an toàn và không chứa amiăng. Xem thêm Khoáng vật talc Tham khảo Chăm sóc da Vật liệu
241
19833732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Warren%20Za%C3%AFre-Emery
Warren Zaïre-Emery
Warren Zaïre-Emery (sinh ngày 5 tháng 12 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Paris Saint-Germain tại Ligue 1. Đầu đời Warren Zaïre-Emery sinh ra ở Montreuil và lớn lên ở Île-de-France. Cha anh là một cựu cầu thủ bóng đá từng chơi cho Red Star ở Seine-Saint-Denis. Sự nghiệp câu lạc bộ FCM Aubervilliers Zaïre-Emery bắt đầu chơi cho Aubervilliers khi mới 4 tuổi, nhưng anh đã phải đợi đủ năm tuổi để lấy bằng đầu tiên ở đó. Paris Saint-Germain Vốn là một cầu thủ nổi bật của Aubervilliers, Zaïre-Emery nhanh chóng được Paris Saint-Germain (PSG) săn đón và anh đã ký hợp đồng với câu lạc bộ từ thủ đô vào năm 2014. Trong hệ thống trẻ của PSG, Zaïre-Emery luôn chơi ở những lứa tuổi trên và gây ấn tượng với các huấn luyện viên ở mọi cấp độ. Trong mùa giải 2021–22, anh là cầu thủ trẻ nhất của đội U19 khi mới bước sang tuổi 15. Dù tuổi còn trẻ nhưng Zaïre-Emery đã trở thành cầu thủ chủ chốt của đội U19, đáng chú ý nhất là vào tháng 12 năm 2021, khi anh là cầu thủ có màn trình diễn nổi bật của PSG tại UEFA Youth League. Trong trận đấu cuối cùng ở vòng bảng, anh đã giúp PSG dẫn trước 3–2 để giành chiến thắng trên sân nhà trước Club Brugge với một bàn thắng và một pha kiến tạo và đồng thời giúp PSG lọt thẳng vào vòng 16 đội. Ở tuổi 15, Zaïre-Emery được Mauricio Pochettino gọi lên đội một mùa giải đó. Thu hút sự chú ý của một số câu lạc bộ lớn ở châu Âu khi vẫn chưa ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên, anh đã gia nhập công ty của Jorge Mendes vào tháng 3 năm 2022. Vào tháng 7 năm 2022, Zaïre-Emery ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với PSG với thời hạn 3 năm cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2025. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên mới Christophe Galtier, anh đã ra mắt cho đội ở trận giao hữu thắng 2–0 trước Quevilly-Rouen. Sau đó, anh tham gia chuyến du đấu trước mùa giải của PSG tại Nhật Bản, nơi anh có mặt trong đội hình xuất phát trong chiến thắng 3–0 trước Urawa Red Diamonds. Vào ngày 6 tháng 8 năm 2022, Zaïre-Emery ra mắt chính thức cho PSG với tư cách là cầu thủ dự bị trong chiến thắng 5–0 trước Clermont và tại trận này, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân trong một trận đấu chính thức cho PSG khi mới 16 và 151 ngày. Anh đã chính thức phá được kỷ lục trước đó do El Chadaille Bitshiabu nắm giữ. Vào ngày 25 tháng 10, Zaïre-Emery ra mắt UEFA Champions League với tư cách là cầu thủ dự bị trong chiến thắng 7–2 trên sân nhà trước Maccabi Haifa. Điều này khiến anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân ở Champions League cho PSG. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2023, anh ra mắt lần đầu tiên tại Cúp bóng đá Pháp trong chiến thắng 3–1 trước Châteauroux và đồng thời trở thành cầu thủ đá chính trẻ nhất trong lịch sử câu lạc bộ khi mới 16 tuổi 10 tháng. Tám ngày sau, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân tại Ligue 1 trong trận thua 0-1 trước Rennes. Vào ngày 1 tháng 2, Zaïre-Emery ghi bàn thắng đầu tiên cho đội một khi vào sân từ ghế dự bị ấn định chiến thắng 3-1 trước Montpellier. Anh trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất từ trước đến nay của PSG khi mới 16 tuổi 330 ngày. Vào ngày 14 tháng 2, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất tham gia một trận đấu loại trực tiếp Champions League khi mới 16 tuổi 343 ngày trong trận thua 0-1 trước Bayern Munich. Vào cuối mùa giải 2022–23, Zaïre-Emery giành được chức vô địch Ligue 1 đầu tiên. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2023, Zaïre-Emery lập pha kiến tạo đầu tiên cho PSG sau khi chuyền cho Marco Asensio trong chiến thắng 3–1 trước Lens. Anh trở thành cầu thủ PSG trẻ nhất ghi được một pha kiến tạo ở Ligue 1 kể từ khi Opta bắt đầu phân tích dữ liệu này vào năm 2006. Vào ngày 4 tháng 10, Zaïre-Emery lập pha kiến tạo cho Lucas Hernandez trong trận thua 4–1 ở Champions League trước Newcastle United. Anh trở thành cầu thủ Pháp và PSG trẻ nhất lập pha kiến tạo trong giải đấu này. Vào ngày 11 tháng 10, anh được tờ báo Anh The Guardian vinh danh là một trong những cầu thủ sinh năm 2006 xuất sắc nhất thế giới. Hai tuần sau, anh lập hai pha kiến ​​tạo trong chiến thắng 3–0 tại Champions League trước A.C. Milan và trở thành cầu thủ trẻ nhất lập được ba đường kiến ​​tạo trong giải đấu. Ngoài ra, anh giành giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu đêm đó và cũng trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân 20 lần cho PSG. Vào ngày 29 tháng 10, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong mùa giải với một cú "rocket" vào góc cao từ ngoài vòng cấm để giúp PSG giành chiến thắng 3–2 trên sân khách trước Brest. Sự nghiệp quốc tế Là người gốc Martinique, Zaïre-Emery là một tuyển thủ trẻ của Pháp. Vào tháng 4 năm 2022, anh đã được chọn cùng đội tuyển U-17 quốc gia Pháp tham dự UEFA U-17 Euro. So với các đồng đội vào thế hệ sinh năm 2005, anh là cầu thủ sinh năm 2006 duy nhất của đội. Tại giải UEFA U17 Euro, Pháp giành chức vô địch giải đấu khi Zaïre-Emery ghi được hai bàn thắng. Vào tháng 9 năm 2023, Zaïre-Emery lần đầu tiên được triệu tập vào đội tuyển U-21 Pháp bởi huấn luyện viên mới được bổ nhiệm Thierry Henry. Anh trở thành đội trưởng trẻ nhất của Les Espoirs sau ba mươi năm khi Henry đã chọn anh làm đội trưởng trong trận đấu với Đan Mạch và Slovenia. Hồ sơ cầu thủ Là một tiền vệ phòng ngự có thể hình tốt và khả năng kỹ thuật vượt trội, Zaïre-Emery vừa giỏi giành bóng vừa phát động lối chơi, mang lại cấu trúc cho lối chơi của đồng đội và tạo sự cân bằng cho hàng tiền vệ. Anh còn được coi là một cầu thủ giỏi đọc trận đấu, có tính cách rất trưởng thành trên sân khi vẫn còn ở độ tuổi thiếu niên và có thể thường xuyên đảm nhận trách nhiệm nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh và kỷ luật. Thống kê sự nghiệp Danh hiệu Câu lạc bộ Paris Saint-Germain Ligue 1: 2022–23 Quốc tế Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu: 2022 Cá nhân Titi d'Or: 2022 Tham khảo Liên kết ngoài Warren Zaïre-Emery tại Liên đoàn bóng đá Pháp (bằng tiếng Pháp) Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Người Pháp Người Pháp gốc Martinique Cầu thủ bóng đá Pháp Cầu thủ bóng đá nam Pháp Tiền vệ bóng đá Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Pháp Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ FCM Aubervilliers Cầu thủ bóng đá Paris Saint-Germain F.C.
1,231
19833741
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn%20bay%20s%E1%BB%91%20113%20c%E1%BB%A7a%20Indian%20Airlines
Chuyến bay số 113 của Indian Airlines
Chuyến bay số 113 của Indian Airlines được khai thác bởi chiếc Boeing 737-200, khởi hành từ Bombay (nay là Mumbai) đến Admedabad, Ấn Độ vào thứ Tư ngày 19 tháng 10 năm 1988. Chiếc máy bay mang số đăng ký VT-EAH, 17 năm tuổi, và đã tích 42750 giờ bay. Cơ trưởng của chuyến bay là O.M. Dallaya Diễn biến chuyến bay 6:05: Chuyến bay cất cánh tại Bombay. 6:25: Hệ thống dự báo thời tiết METAR thông báo với phi công do sương mù, tầm nhìn sẽ giảm xuống từ 6 đến 3 ki lô mét. 6:31: Tầm nhìn chỉ còn 2 ki lô mét. 6:47: Phi công chuẩn bị tiếp cận đường băng số 3 bằng phương pháp DME. 6:50: Phi công báo bay vòng vì đã vượt quá đường băng. Đây là tín hiệu cuối cùng đến từ chuyến bay. Cả phi hành đoàn đều đi tìm đường băng, thay vì chú ý vào máy đo độ cao. 6:53: Máy bay đâm vào cây cối và một cột truyền tải điện cao áp và rơi xuống một cánh đồng tại làng Chiloda Kotarpur. Thiệt hại Cả 6 thành viên phi hành đoàn và 124 hành khách đều thiệt mạng, duy nhất có 5 người sống sót và được chuyển đến bệnh viện, nhưng 3 người trong số đó đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng. Điều tra Kết luận cuối cùng của tòa án điều tra: Do lỗi phán đoán từ phía cơ trưởng và cơ phó vì đã không tuân thủ theo các quy định trong điều kiện tầm nhìn kém. Bồi thường Năm 1989, Indian Airlines đề nghị bồi thường 200.000 rupee cho gia đình nạn nhân. Toà án thành phố đưa ra phán quyết cuối cùng như sau: - Chúng tôi có quan điểm rằng đối với vụ tai nạn được đề cập, tức là vụ tai nạn máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Indian Airlines máy bay VT-EAH trên chuyến bay theo lịch trình hàng ngày IC 113 từ Bombay đến Ahmedabad lúc 06 giờ 50 phút vào sáng ngày 19 tháng 10 năm 1988 ở khoảng cách 2540 mét từ đầu đường băng 23 tại Sân bay Ahmedabad trong điều kiện tầm nhìn kém, phần lớn lỗi thuộc về cơ trưởng và cơ phó của Indian Airlines. Họ đã hành động liều lĩnh với kiến thức về thiệt hại có thể xảy ra về hậu quả của hành vi và thiếu sót của họ. Vụ tai nạn được đề cập là do sự liều lĩnh của hãng hàng không Ấn Độ và các nhân viên của họ, đặc biệt là cơ trưởng cũng như cơ phó, với kiến thức về hậu quả có thể xảy ra khi cố gắng hạ cánh mà không có bất kỳ sự cho phép nào từ Kiểm soát không lưu, Ahmedabad.
468
19833746
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monty%20Oum
Monty Oum
Monyreak "Monty" Oum ( ; 22 tháng 6 năm 1981 – 1 tháng 2 năm 2015) là họa sĩ diễn hoạt và nhà biên kịch người Mỹ. Oum đã thu hút sự chú ý trong cộng đồng game thủ sau khi phát hành một video hoạt hình vào năm 2007, có tựa đề Haloid, khi mà các nhân vật trong dòng game Halo và Metroid giao chiến lẫn nhau lan truyền rộng rãi trên mạng Internet. Vào tháng 10 cùng năm, anh phát hành phần tiếp theo mang tên Dead Fantasy. Oum bắt đầu làm việc cho hãng Rooster Teeth, đóng vai trò là nhà làm phim hoạt hình chính cho Red vs. Blue, và tạo ra loạt phim hoạt hình gốc RWBY. Oum bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và hôn mê vào tháng 1 năm 2015. Anh qua đời ngày 1 tháng 2 năm 2015 tại Austin, Texas. Thân thế Oum chào đời tại Providence, Rhode Island vào năm 1981. Anh là người gốc Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản. Anh có bốn anh trai (bao gồm Neath, người đảm nhận lồng tiếng cho nhân vật RWBY Lie Ren sau cái chết của Oum) và hai chị gái. Hồi còn tuổi thiếu niên, Oum từng là sinh viên tại New Urban Arts, một studio nghệ thuật cộng đồng dành cho học sinh trung học ở Providence. Sự nghiệp Công việc độc lập Oum bỏ học cấp ba và bắt đầu tổng hợp các video dành cho người hâm mộ chơi game vào đầu năm 2002. Tháng 1 năm 2007, anh phát hiện ra một số kỹ thuật đảo ngược trực tuyến cho phép anh trích xuất các mô hình từ Halo 2 và sử dụng nội dung từ Super Smash Bros. Melee tạo ra "cuộc đối đầu cuối cùng" giữa SPARTAN (Halo) và Samus Aran (Metroid) trong Haloid, một từ ghép của hai dòng game này. Các video nêu trên đã thu hút được số lượt xem trực tuyến đáng kể. Sau đó vào năm 2007, Oum sản xuất một loạt phim mang tên "Dead Fantasy" có sự góp mặt của các nhân vật trong Final Fantasy và Dead or Alive giao chiến lẫn nhau. Công việc ngành nghề Hai tháng sau khi Haloid ra mắt, nhiều công ty game đã tìm kiếm Oum, và cuối cùng anh đã được Midway Games thuê làm nhà thiết kế cảnh chiến đấu. Năm 2008, anh được Namco Bandai Games thuê làm nhà thiết kế cảnh chiến đấu và họa sĩ diễn hoạt cho tựa game Afro Samurai. Trải nghiệm ngắn ngủi trong ngành công nghiệp game khiến Oum nản lòng, và vào năm 2009, anh gặp nhà đồng sáng lập Rooster Teeth Burnie Burns tại một hội thảo ở San Diego Comic-Con International và hai người đã thảo luận về khả năng Monty làm việc cho công ty này. Mãi đến PAX East 2010, người ta mới thông báo rằng Oum đã được thuê làm họa sĩ diễn hoạt cho loạt web dài tập của công ty mang tên Red vs. Blue. Tác phẩm tiếp theo của anh, loạt phim hoạt hình RWBY, có các cảnh chiến đấu kỳ ảo và hấp dẫn giữa các nhân vật siêu năng lực thu hút được lượng người theo dõi trực tuyến. RWBY là một thành công về mặt thương mại của hãng Rooster Teeth, và các bài phê bình đã nêu bật chất lượng cao của những cảnh chiến đấu hoạt hình trong phim. Hai mùa của chương trình đã được sản xuất, với phần thứ ba được sản xuất vào thời điểm Oum qua đời vào đầu năm 2015. Hiện chương trình đã chiếu được chín mùa. Cái chết Ngày 22 tháng 1 năm 2015, Oum bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng không xác định trong một "thủ tục y tế đơn giản". Ngày 30 tháng 1, nhà đồng sáng lập Rooster Teeth Burnie Burns cho biết Oum "đang được chăm sóc đặc biệt và không biết liệu anh ấy có bình phục nổi hay không". Một trang quyên góp được thiết lập để chi trả chi phí y tế trên GoFundMe, và nhận được hơn 210.000 USD. Ngày 1 tháng 2 năm 2015, lúc 4 giờ 34 phút buổi chiều, Oum qua đời do phản ứng dị ứng nói trên. Đóng phim Giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1981 Mất năm 2015 RWBY Đạo diễn người Mỹ Nam nhà biên kịch Mỹ Đạo diễn phim hoạt hình Mỹ Nam diễn viên lồng tiếng Mỹ Nam diễn viên web series Mỹ Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21 Tai nạn chết người ở Texas Người Mỹ gốc Việt Người Mỹ gốc Hoa Người Mỹ gốc Nhật Người Mỹ gốc Campuchia Nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt Họa sĩ diễn hoạt Texas Họa sĩ Austin, Texas Họa sĩ Providence, Rhode Island Tử vong do bệnh hô hấp ở Texas Tử vong do sốc phản vệ Nam diễn viên Austin, Texas Nhân viên Rooster Teeth Nhà biên kịch Texas Nhà biên kịch Rhode Island Nhà văn Austin, Texas Nhà văn Providence, Rhode Island Họa sĩ diễn hoạt Rhode Island Nam diễn viên Providence, Rhode Island
826
19833777
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cetiya
Cetiya
Cetiya (tiếng Phạn: Caitya, có nghĩa là "lời nhắc nhở" hay "đài tưởng niệm", dịch nghĩa tiếng Việt có nghĩa là bảo tháp) là những di vật và di chỉ, địa điểm được các Phật tử sử dụng để tưởng nhớ Đức Phật Cồ Đàm (Gautama). Theo Damrong Rajanubhab thì có bốn loại được phân biệt trong Kinh điển Pāli: "Xá lợi (Dhatu), Tưởng niệm (Paribhoga), Phật Pháp (Dhamma) và Tháp thờ cúng (Udesaka). Trong cộng đồng Phật giáo thế giới, có sáu loại tháp căn bản gồm Tháp xá lợi (Dhātu cetiya), Tháp tưởng niệm (Paribhoga cetiya), Tháp thờ vật dụng, Tháp giáo pháp (Dhamma cetiya), Tháp thờ cúng (Udesaka cetiya) và Tháp biểu tượng. Ngược lại, Griswold nói rằng ba loại là truyền thống và loại thứ tư là Phật Pháp, được thêm vào sau này để nhắc nhở các nhà sư rằng ký ức thực sự về Đức Phật Cồ Đàm có thể được nhận ra trong những lời dạy của ngài. Mặc dù những điều này có thể được hiểu một cách rộng rãi là biểu tượng Phật giáo, nhưng sự nhấn mạnh có xu hướng là mối liên hệ lịch sử với Đức Phật chứ không phải là yếu tố siêu hình. Ở Ấn Độ thời kỳ tiền Phật giáo thì Caitya là thuật ngữ chỉ một ngôi đền hoặc thánh địa trong cảnh quan, nói chung là ở ngoài trời, nơi sinh sống hoặc linh thiêng của một vị thần cụ thể. Trong Kinh điển Mahāyāna Mahāparinirvāṇa Sūtra, vào lúc gần cuối đời, Đức Phật nhận xét Ananda rằng các loại vỏ khác nhau quanh Vaishali thật đẹp làm sao. Chú thích Liên kết ngoài Kalinga-Bodhi Jataka Jataka of Kassapa Buddha Phật giáo
286
19833806
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ultrabook
Ultrabook
Ultrabook là một thuật ngữ tiếp thị do Intel sáng tạo và bảo hộ, ám chỉ dòng máy tính xách tay cao cấp. Khi mới ra mắt, Ultrabook nổi bật với thiết kế siêu mỏng, trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ pin và hiệu suất hoạt động. Kích thước của chúng thường nhỏ hơn so với các mẫu laptop thông thường, đủ nhỏ để được phân loại là máy tính xách tay kích thước nhỏ. Khi các đặc điểm của Ultrabook trở nên thông dụng hơn vào giữa và cuối thập kỷ 2010, việc gắn mác các mẫu laptop là Ultrabook đã trở nên ít hơn rất nhiều. Đến năm 2021, dù Intel vẫn giữ bản quyền Ultrabook, nhưng thuật ngữ này hiếm khi được sử dụng cho các mẫu mới và đã bị thay thế trong chiến lược tiếp thị của chính Intel bởi thương hiệu Intel Evo. Lịch sử Vào năm 2011, Jordan Balk Schaer, người đại diện báo chí của Intel Capital, đã thông báo về một quỹ mới hỗ trợ các công ty khởi nghiệp làm việc trên các công nghệ phù hợp với tầm nhìn của Intel về dòng máy tính xách tay thế hệ tiếp theo. Intel đã dự trữ một quỹ 300 triệu đô la để chi tiêu trong vòng ba đến bốn năm tới cho các lĩnh vực liên quan đến Ultrabooks. Intel đã giới thiệu khái niệm Ultrabook tại sự kiện Computex vào năm 2011. Ultrabook được mô tả là một chiếc máy tính xách tay siêu mỏng (dày ít hơn 0,8 inch) sử dụng bộ vi xử lý của Intel, và nhấn mạnh vào khả năng di động và tuổi thọ pin dài hơn so với các laptop khác Thông qua chiến dịch tiếp thị này cùng với quỹ 300 triệu đô la, Intel hy vọng sẽ làm thay đổi thị trường PC đang suy giảm trước sự cạnh tranh từ điện thoại thông minh và máy tính bảng, những thiết bị thường sử dụng bộ vi xử lý ARM cạnh tranh. Ultrabooks đã cạnh tranh với các dòng máy tính xách tay nhỏ khác, trong đó có MacBook Air của Apple. MacBook Air có thông số kỹ thuật hình dạng tương tự và sử dụng CPU Intel cho đến năm 2020, nhưng không được quảng cáo dưới thương hiệu Ultrabook. Tại Hội nghị Nhà phát triển Intel năm 2011, bốn công ty ODM của Đài Loan đã giới thiệu các mẫu Ultrabook tiền sản xuất sử dụng chip Ivy Bridge của Intel. Intel có kế hoạch giảm mức tiêu thụ năng lượng của chip dành cho Ultrabooks, ví dụ như các bộ vi xử lý Ivy Bridge, với công suất thiết kế nhiệt mặc định là 17 W. Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng, một người quản lý của Intel đã chỉ ra rằng, theo phân tích thị trường, kích thước màn hình là một trong những yếu tố khiến một số người ngần ngại chuyển sang sử dụng Ultrabooks 13 inch. Do đó, Intel đã lên kế hoạch, thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất, để đảm bảo rằng 50% trong số 75 mẫu Ultrabook có thể sẽ ra mắt vào năm 2012 sẽ có màn hình kích thước 14 hoặc 15 inch. Ban đầu, IHS iSuppli dự đoán rằng sẽ có 22 triệu Ultrabooks được giao hàng vào cuối năm 2012, và 61 triệu đơn vị vào năm 2013. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2012, IHS đã điều chỉnh lại dự báo của mình, giảm xuống còn 10 triệu đơn vị trong năm 2012 và 44 triệu đơn vị cho năm 2013. Phần lớn các mẫu Ultrabooks đều có giá quá cao để được tiếp nhận rộng rãi. Thêm vào đó, việc Intel không ngừng thay đổi thông số kỹ thuật của Ultrabook đã gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi các nhà sản xuất OEM phát hành các dòng laptop mỏng/"sleek" hoặc "Sleekbook" (ví dụ: Hewlett-Packard Pavilion TouchSmart 15z-b000 Sleekbook, Samsung Ativ Book 9 Lite) là các phiên bản sử dụng chip AMD rẻ hơn so với các mẫu Ultrabook trang bị chip Intel đắt tiền hơn. Nhìn chung, thị trường đã chuyển dịch từ máy tính cá nhân (bao gồm cả Ultrabooks) sang điện thoại thông minh và máy tính bảng là lựa chọn thiết bị tính toán cá nhân hàng đầu. Intel đã dựa vào việc ra mắt Windows 8 cùng với các kiểu dáng mới như máy tính xách tay "đổi hướng" có màn hình cảm ứng và máy tính bảng có bàn phím có thể tách rời ("detachable"), cũng như các tính năng như cảm biến gia tốc và con quay hồi chuyển cho màn hình cảm ứng, nhận dạng cử chỉ bằng tay để tạo ra nhu cầu cho Ultrabooks. Khi giới thiệu thông số kỹ thuật Ultrabook thế hệ thứ ba vào tháng 6 năm 2013, cùng với kiến trúc bộ vi xử lý Haswell mới, Intel đã yêu cầu tất cả các mẫu Ultrabook tương lai phải có màn hình cảm ứng. Yêu cầu này, được đưa ra dựa trên nghiên cứu trải nghiệm người dùng, nhằm ngăn chặn sự nhầm lẫn trên thị trường từ các nhà sản xuất OEM, những người đã cung cấp các sản phẩm giá rẻ với màn hình cảm ứng nhưng không phải là Ultrabooks. Chú thích Liên kết ngoài . . . Phát minh của Hoa Kỳ Sản phẩm của Intel
920
19833807
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maqluba
Maqluba
Maqluba hay Maqlooba () là một món ăn truyền thống của Iraq, Liban, Palestine, Jordan, và Syria được phục vụ khắp nơi ở khu vực Levant. Nó bao gồm thịt, cơm và rau củ chiên được đặt trong một cái nồi được lộn ngược khi phục vụ, do đó có tên maqluba, dịch theo nghĩa đen là "lộn ngược". Món ăn này đã có từ nhiều thế kỷ trước và được tìm thấy trong Kitab al-Tabikh, một bộ sưu tập các công thức nấu ăn từ thế kỷ 13. Nguyên liệu Maqluba có thể bao gồm nhiều loại rau, chẳng hạn như cà chua chiên, khoai tây, súp lơ và cà tím, kèm theo thịt gà hoặc thịt cừu. Tuy nhiên, 2 loại rau phổ biến nhất là súp lơ và cà tím. Tất cả các nguyên liệu được xếp cẩn thận vào nồi theo từng lớp để khi úp nồi xuống để phục vụ, món ăn trông giống như một chiếc bánh nhiều lớp. Maqluba thường được trang trí bằng hạt thông và rau mùi tây tươi cắt nhỏ. Nó đôi khi được phục vụ với salad và sữa chua tươi, và thường được chuẩn bị cho các bữa tiệc và các buổi họp mặt đông người. Kể từ sau âm mưu đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2016, món ăn này được coi là "món ngon kiểu Gülen". Nó được đánh giá là bằng chứng mạnh mẽ về tư cách thành viên của Phong trào Gülen. Xem thêm Ẩm thực Ả Rập Ẩm thực Ai Cập Ẩm thực Israel Ẩm thực Jordan Macaroni Hamin Ẩm thực Palestine Tham khảo Liên kết ngoài Maqluba (Upside-Down Chicken and Rice) Thức ăn từ gạo Ẩm thực châu Á Ẩm thực Trung Đông Ẩm thực Ả Rập Ẩm thực Jordan Ẩm thực Palestine Ẩm thực Iraq Ẩm thực Levant Ẩm thực Liban Ẩm thực Địa Trung Hải Ẩm thực Israel Ẩm thực Syria Loại thực phẩm Ẩm thực đường phố
314
19833808
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20k%E1%BB%B3%20%C4%90%E1%BA%A3o%20Gi%C3%A1ng%20Sinh
Quốc kỳ Đảo Giáng Sinh
Quốc kỳ Đảo Giáng Sinh được chấp thuận không chính thức vào năm 1986 sau khi chiến thắng trong cuộc thi thiết kế cờ cho lãnh thổ. Lá cờ này do Tony Couch ở Sydney, Úc, thiết kế. Lá cờ được công nhận chính thức vào Ngày Quốc khánh Úc năm 2002, khi quản trị viên lãnh thổ, Bill Taylor, trao lá cờ cho Quận Đảo Giáng sinh. Thiết kế Quốc kỳ Đảo Giáng Sinh có nền màu xanh lá cây và xanh lam, được chia từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. Màu xanh lá cây tượng trưng cho đất, màu xanh lam tượng trưng cho biển. Chòm sao Nam Thập Tự xuất hiện ở phía dưới bên trái của lá cờ, tương tự như quốc kỳ Úc. Ở phía trên bên phải có loài chim golden bosun (Phaethon lepturus fulvus, một trong sáu phân loài của chim nhiệt đới đuôi trắng) màu vàng. Nó được coi là biểu tượng của Đảo Giáng Sinh. Ở giữa lá cờ có một hình tròn vàng với bản đồ hòn đảo màu xanh lá cây. Bản thân hình tròn ban đầu được đưa vào chỉ để bù lại màu xanh lục của bản đồ, nhưng dần nó đã trở thành biểu tượng với ngành khai thác mỏ. Lịch sử Lựa chọn Năm 1986, Hội đồng Đảo Giáng Sinh công bố một cuộc thi thiết kế quốc kỳ và quốc huy cho lãnh thổ. Cuộc thi có một quỹ giải thưởng trị giá 100 đô la và khoảng 69 bài dự thi đã được gửi. Bài dự thi chiến thắng được tạo ra bởi Tony Couch, một cư dân Sydney, người trước đây đã từng làm việc trên Đảo Giáng Sinh. Quốc kỳ mới được Hội đồng Đảo Giáng Sinh công bố vào ngày 14 tháng 4 năm 1986. Công nhận Bộ trưởng Quần đảo là người đầu tiên nỗ lực biến lá cờ thành quốc kỳ chính thức. Năm 1995, người này đưa ra quan điểm rằng việc công nhận có thể diễn ra vào Ngày Quốc khánh Úc 1996, thông qua một thông báo chính thức của Quản trị viên thay vì sửa đổi Đạo luật Đảo Giáng Sinh 1958. Mặc dù điều này đã được chấp thuận, nhưng tuyên bố này chưa bao giờ được đưa ra. Sau đó, quan chức Đảo Giáng Sinh Gary Dunt mở lại vấn đề này vào năm 2001, và lá cờ được quản trị viên lãnh thổ, Bill Taylor, tuyên bố chính thức là quốc kỳ của Đảo Giáng Sinh vào Ngày Quốc khánh Úc 26 tháng 1 năm 2002. Ủy viên Hội đồng Mariam Kawi tiếp nhận lá cờ với tư cách là đại diện của Quận Đảo Giáng sinh. Tham khảo Liên kết ngoài Christmas Island at Ausflag Đảo Giáng Sinh Khởi đầu năm 2002 ở Úc Đảo Giáng Sinh
469
19833809
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BA%BFn%20bay%20541%20c%E1%BB%A7a%20Air%20Philippines
Chuyến bay 541 của Air Philippines
Chuyến bay 541 của Air Philippines, một chiếc Boeing 737-200, cất cánh từ Manila lúc 5 giờ 21 phút sáng và dự kiến hạ cánh ở Davao, Philippines vào khoảng 6 giờ 45 phút. Chỉ huy chuyến bay là cơ trưởng Estraton Catipay - phi công trẻ nhất từng phục vụ cho Philippine Airlines trong những năm 1960. Ông cũng làm việc cho các hãng hàng không ở Hoa Kỳ như Pan Am, Delta, TWA và Eastern Airlines, và tại các hãng hàng không lớn khác ở châu Á và London như Malaysia Air.  Đóng vai trò là sĩ quan đầu tiên cho chuyến đi là Đại úy Don Sardalla, 22 tuổi. Chiếc máy bay đang được bay để kiểm tra lộ trình cho một cơ trưởng. Một cơ trưởng khác đóng vai trò là phi công giám sát trên chuyến bay. Trong khi đang bay, chuyến bay không xảy ra biến cố. Máy bay chuyển sang phương pháp tiếp cận ILS để tiếp cận đường băng số 5 và người điều khiển đã báo cáo rằng họ sẽ làm vậy đằng sau chuyến bay 809 của Philippines Airlines, một chiếc Airbus A319. Sau khi chuyến bay 541 thoát ra khỏi những đám mây, phi hành đoàn quan sát được đường băng số 5 chưa trống hoàn toàn, nên đã liên hệ với đài kiểm soát không lưu để hoàn tất quá trình bay vòng và lại bay vào những đám mây. Quy trình đúng phải là bay lên độ cao 4000 feet. Nhưng thay vào đó, các phi công lại bay ở độ cao thấp hơn. Chuyến bay sau đó đã đâm phải một cây dừa ở độ cao 500 feet và sau đó va chạm cách sân bay quốc tế Francisco Bangoy vài dặm về phía đông. Chuyến bay sau đó bốc cháy và không có ai sống sót. Điều tra Những người dân trên đảo nói rằng chiếc máy bay va vào một cây dừa và đứt một phần cánh. Họ còn nói thêm máy bay cố gắng bay lên với công suất tối đa, nhưng không thành và va chạm. Máy bay bắt đầu bốc cháy khi lao xuống một rừng. Người điều hành sân bay nói rằng có sương mù vào thời điểm xảy ra tai nạn. 21 nạn nhân trên chuyến bay không thể xác định được danh tính nên đã được chôn trong một ngôi mộ tập thể. Sân bay quốc tế Francisco Bangoy không có đầy đủ thiết bị để hạ cánh vào thời điểm đó, và việc hạ cánh trực quan đã bị đình chỉ vài phút trước khi vụ tai nạn xảy ra. Chuyến Bay Gặp Nạn
442
19833813
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20Th%C3%A1nh%20h%E1%BB%AFu%20Ng%C3%A0y%20sau
Phong trào Thánh hữu Ngày sau
Phong trào Thánh hữu Ngày sau (Latter Day Saint movement) còn gọi là phong trào LDS hay phong trào phục hồi LDS hoặc phong trào Smith–Rigdon) là tập hợp các nhóm giáo hội độc lập có nguồn gốc từ phong trào Phục hồi Cơ Đốc giáo do Joseph Smith thành lập vào cuối những năm 1820. Nhìn chung, các giáo hội này có hơn 16 triệu hội viên với khoảng 98% thuộc về Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kytô (Giáo hội LDS). Thần học chiếm ưu thế của các giáo hội trong phong trào là Đạo Mặc Môn vốn tự coi mình đang khôi phục lại giáo hội Cơ Đốc giáo sơ khai trên Trái đất, một học thuyết bổ sung của giáo hội cho phép các nhà tiên tri tiếp nhận và công bố những điều mặc khải thời hiện đại. Một số ít tín đồ của hội Thánh Hữu Ngày Sau, chẳng hạn như các thành viên là tín nhân của Cộng đồng Chúa Kitô, đã bị ảnh hưởng từ thần học Tin lành trong khi vẫn duy trì một số niềm tin và thực hành đặc biệt bao gồm tiếp tục mặc khải, kinh điển mở và xây dựng đền thờ. Các nhóm khác bao gồm giáo hội còn sót lại của Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su, ủng hộ sự kế thừa quyền lãnh đạo trực tiếp từ con cháu của Smith và Giáo hội Chính thống gây nhiều tranh cãi hơn của Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su vốn ủng hộ việc thực hành chế độ đa thê. Người sáng lập phong trào Thánh hữu Ngày sau là Joseph Smith và Oliver Cowdery. Phong trào này bắt đầu ở tây New York trong sự kiện Sự thức tỉnh vĩ đại thứ hai (Second Great Awakening) khi Smith nói rằng ông đã nhận được những khải tượng tiết lộ một văn bản thiêng liêng mới gọi là Sách Mặc Môn mà ông đã xuất bản vào năm 1830 như là phần bổ sung cho Kinh thánh. Dựa trên những lời dạy của cuốn sách này và những điều mặc khải khác, Smith đã thành lập một giáo hội Cơ đốc giáo nguyên thủy được gọi là Giáo hội của Chúa Kitô. Sách Mặc Môn đã thu hút hàng trăm người theo dõi ban đầu, những người sau này được gọi là "Người Mặc Môn", "Các Thánh Hữu Ngày Sau" hay chỉ là "Các Thánh". Năm 1831, Smith chuyển trụ sở nhà thờ đến Kirtland, Ohio, và đến năm 1838 đổi tên thành "Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kytô". Sau khi hội thánh ở Ohio sụp đổ do khủng hoảng tài chính và bất đồng quan điểm thì vào năm 1838, Smith và toàn bộ Hội thánh chuyển đến Missouri. Tuy nhiên, họ bị ngược đãi và Các Thánh Hữu Ngày Sau phải chạy trốn đến Illinois. Sau khi Joseph Smith bị giết vào năm 1844, một cuộc khủng hoảng kế vị đã dẫn đến việc tổ chức bị chia tách thành nhiều nhóm. Giáo hội lớn nhất trong số này là Giáo hội LDS dưới sự lãnh đạo của Brigham Young đã tổ chức cuộc di cư đến Great Basin (nay là Utah) và được biết đến với việc thực hành Đạo Mặc Môn và đạo Hồi vào thế kỷ XIX. Chế độ đa thê của Giáo hội LDS đã được chính thức từ bỏ thực hành này vào năm 1890 và dần dần ngừng thực hiện nó, dẫn đến việc Lãnh thổ Utah trở thành Lãnh thổ Hoa Kỳ. Sự thay đổi này dẫn đến sự hình thành của một số giáo phái nhỏ tìm cách duy trì chế độ đa thê cũng như các học thuyết và thực hành khác của thế kỷ XIX, ngày nay được gọi là "Thuyết Mặc Môn chính thống" (Mormon Fundamentalism). Các nhóm khác bắt nguồn từ phong trào Thánh hữu Ngày sau đã đi theo những con đường khác nhau ở Missouri, Illinois, Michigan và Pennsylvania. Phần lớn, những nhóm này bác bỏ tục đa thê và một số lời dạy sau này của Smith. Cộng đồng lớn nhất trong số này, Cộng đồng Chúa Kitô (trước đây được gọi là "Giáo hội được tổ chức lại của các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô") được thành lập ở Illinois vào năm 1860 do một số nhóm đoàn kết xung quanh con trai của Smith là Joseph Smith III. Chú thích Tham khảo . Danny L. Jorgensen, "Dissent and Schism in the Early Church: Explaining Mormon Fissiparousness", Dialogue: A Journal of Mormon Thought, vol. 28, no. 3 (Fall 1993) pp. 15–39. . . . Steven L. Shields, Divergent Paths of the Restoration: A History of the Latter Day Saint Movement Los Angeles: 1990. Mặc Môn giáo
803
19833815
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mick%20LaSalle
Mick LaSalle
Mick LaSalle (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1959) là nhà phê bình điện ảnh người Mỹ và là tác giả của hai cuốn sách về thời kỳ Pre-Code Hollywood. Tính đến tháng 3 năm 2008, ông đã viết hơn 1.550 bài đánh giá cho tờ San Francisco Chronicle, đồng thời cũng chuyển thể các bài viết này thành dạng podcast từ tháng 9 năm 2005. Sự nghiệp LaSalle là tác giả của cuốn Complicated Women: Sex and Power in Pre-Code Hollywood, một nghiên cứu lịch sử/phê bình về các nữ diễn viên làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh từ năm 1929 đến năm 1934. Tác phẩm do nhà xuất bản Thomas Dunne Books ấn hành vào năm 2000. Trong một bài đánh giá trên tờ The New York Times, Andy Webster gọi đây là "một bài kiểm tra quá hạn về cuộc xung đột lịch sử giữa Hollywood và những thanh tra đạo đức" và nói thêm rằng LaSalle đã "đưa ra quan điểm của bản thân giữa một nền kinh tế thoải mái." Nhà báo iz Smith gọi đây là "một tác phẩm xuất sắc." Cuốn sách là nền tảng cho bộ phim tài liệu Complicated Women, do Hugh Munro Neely đạo diễn và Jane Fonda tường thuật, bộ phim ban đầu được Turner Classic Movies phát sóng vào tháng 5 năm 2003. Trong tác phẩm, LaSalle đảm nhiệm vai trò sản xuất cũng như đưa ra một số lời bình luận trong nội dung phim. Sau Complicated Women, tác phẩm tiếp theo của LaSalle là Dangerous Men: Pre-Code Hollywood and the Birth of the Modern Man, do Thomas Dunne Books xuất bản năm 2002. LaSalle có các bài thuyết giảng về chủ đề điện ảnh tại nhiều liên hoan phim khác nhau, bao gồm các liên hoan phim ở Hamptons. Denver, Las Vegas, Mill Valley và Film Forum ở Thành phố New York cũng như Rạp Castro ở San Francisco. Cuốn sách thứ ba của ông mang tên The Beauty of the Real: What Hollywood Can Learn From Contemporary French Actresses được xuất bản vào năm 2012. Cuốn sách thứ tư là Dream State: California in the Movies (Heyday Books) được xuất bản vào năm 2021. Vào cuối những năm 1990, LaSalle là nhà phê bình phim trực tuyến cho KGO-TV. Ông từng là tham luận viên tại Liên hoan phim Venezia các năm 2006, 2007, 2008, 2011, 2012, 2013, 2014, 2016, 2018 và 2019. cũng như tại Liên hoan phim quốc tế Berlin 2009. Với tư cách là nhà phê bình phim chính của Chronicle, các bài phê bình của LaSalle xuất hiện trên tất cả các báo chị em của Chronicle thuộc chuỗi Hearst, bao gồm tờ Connecticut Post, tờ Albany Times-Union, tờ San Antonio Express-News và tờ Houston Chronicle. Đời tư LaSalle lập gia đình voi nhà viết kịch Amy Freed. Ông nuôi một chú mèo xám tên Sandrine, đặt theo nữ diễn viên người Pháp Sandrine Bonnaire. Tham khảo Liên kết ngoài Nhà phê bình điện ảnh Mỹ Nhà văn phi hư cấu Sinh năm 1959 Nhân vật còn sống
509
19833818
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20Aetherius
Hội Aetherius
Hội Aetherius (Aetherius Society) là một phong trào tôn giáo mới do George King thành lập vào giữa những năm 1950 từ kết quả của những gì mà George King tuyên bố là đã có sự liên hệ với những trí tuệ ngoài Trái đất, người mà ông gọi là "Bậc thầy vũ trụ" (Cosmic Masters). Mục tiêu chính của tín đồ là hợp tác với các Bậc thầy vũ trụ này để giúp nhân loại giải quyết các vấn đề hiện tại trên Trái đất và tiến tới Thời đại mới. Được thành lập vào giữa những năm 1950 dưới tay một cựu tài xế taxi người Anh, đây là một tôn giáo thời đại mới với hệ thống niềm tin được xây dựng xung quanh ý tưởng rằng một loạt "Bậc thầy vũ trụ" (chủ yếu từ Sao Kim và Sao Thổ) điều khiển số phận của loài người. Ngoài ra, họ tập trung rất nhiều vào việc cầu nguyện và "bổ sung năng lượng tinh thần" cho Trái Đất, nhằm dọn đường cho "Next Master” một siêu nhân vật sẽ đáp xuống Trái Đất trong chiếc đĩa bay được trang bị “ma thuật” mạnh hơn “sức mạnh vật chất của tất cả quân đội trên thế giới”. Đó là một tôn giáo hỗn hợp, chủ yếu dựa trên Thông thiên học và kết hợp các khía cạnh tôn giáo theo Thuyết nghìn năm, Thời đại mới và tôn giáo UFO. Điểm nhấn của tôn giáo bao gồm lòng vị tha, phục vụ cộng đồng, tôn thờ thiên nhiên, chữa lành tinh thần và tập thể dục. Các thành viên gặp nhau trong các hội thánh giống như giáo hội. John A. Saliba nói rằng, không giống như nhiều tôn giáo Thời đại mới hoặc UFO khác thì Hội Aetherius phần lớn được coi là không gây tranh cãi, mặc dù các khía cạnh thuyết bí truyền và thuyết nghìn năm của đạo này đôi khi bị chế giễu. Tôn giáo này có thể được coi là có một thực hành tương đối truyền thống, thu hút các thành viên, các tín nhân từ xã hội chính thống. Thành viên của hiệp hội, mặc dù mang tính quốc tế, nhưng tương đối nhỏ. David V. Barrett đề xuất vào năm 2011 rằng số hội viên trên toàn thế giới lên tới hàng nghìn, với số lượng lớn nhất ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (đặc biệt là Nam California) và New Zealand. Chú thích Liên kết ngoài The Aetherius Society – official website of the movement Page about the Aetherius Society at Religious Movements site A scholarly article by John A. Saliba in the Marburg Journal of Religion: link to the article Aetherius Society: Jesus, Venusians, and some bad astronomy - Skeptical look at the society's astronomy claims Aetherius Society: A lack of proof - Skeptical look at the society claims of King's pre-knowledge of certain historical events Peakbagger.com (For a large map showing the locations of the Aetherius Society Holy Mountains) Tôn giáo UFO Cuồng giáo
503
19833825
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agust%C3%ADn%20Martegani
Agustín Martegani
Agustín Alberto Martegani (sinh ngày 20 tháng 5 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Argentina hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Salernitana tại Serie A, cho mượn từ San Lorenzo. Sự nghiệp thi đấu San Lorenzo Martegani gia nhập San Lorenzo vào năm 2017 khi thi đấu khi còn là một cầu thủ trẻ cho câu lạc bộ Club Atlético Argentino de Rojas. Anh có màn ra mắt cho San Lorenzo ở Cúp bóng đá Argentina gặp Club Sportivo Estudiantes vào ngày 22 tháng 5 năm 2019. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, Martegani ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu bằng chân trái trong chiến thắng 2-1 trước Club Atlético Colón. Martegiani đã chơi 18 trận và ghi 3 bàn trong mùa giải 2022 khi anh bị huấn luyện viên Rubén Darío Insúa loại khỏi trận đấu gặp Tigre vào tháng 6 năm 2022 sau một lời đề nghị chuyển nhượng được cho là trong khu vực trị giá 4 triệu đô la từ Flamengo. San Lorenzo cũng cho biết một lời đề nghị trị giá 4 triệu euro đến từ Hellas Verona cho sự phục vụ của anh nhưng đã bị từ chối vì không đủ. Tuy nhiên, sau khi không có vụ chuyển nhượng nào được đồng ý, Insua cho biết anh hoan nghênh Martegani trở lại đội của mình trong thời gian còn lại của năm 2022. Cho mượn tại Salernitana Vào ngày 25 tháng 8 năm 2023, Martegiani gia nhập câu lạc bộ Salernitana tại Serie A, dưới dạng cho mượn kèm quyền chọn mua. Phong cách thi đấu Là một tiền vệ thuận chân trái, Martegani đã được khen ngợi vì khả năng rê bóng, chuyền bóng và khả năng sút xa. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Argentina Cầu thủ bóng đá nam Argentina Tiền vệ bóng đá Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá San Lorenzo de Almagro Cầu thủ bóng đá U.S. Salernitana 1919 Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Argentina Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá Argentina ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nam Argentina ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý
373
19833826
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u%20h%E1%BB%99%20t%E1%BB%91ng%20l%E1%BB%9Bp%20Stereguschiy
Tàu hộ tống lớp Stereguschiy
Lớp Steregushchiy (), là một lớp tàu hộ tống của Hải quân Nga, ký hiệu Project 20380. Tàu được thiết kế tại Cục thiết kế hàng hải trung ương Almaz, chế tạo dựa trên lớp tàu Project 20381, với sự bổ sung hệ thống phòng không Zaslon-Redut. Lớp tàu 20381 đã được thay đổi, theo đó thiết kế mới lớn hơn và do đó được NATO xếp vào loại tàu hộ tống theo NATO. Tàu lớp Steregushchiy sau đó tiếp tục được nâng cấp và phát triển thành (Project 20385) và Project 20386. Phiên bản xuất khẩu của nó là Project 20382 Tigr. Lịch sử Tàu hộ tống Steregushchiy là một lớp tàu đa năng, thiết kế để thay thế cho lớp tàu Grisha. Tàu có thể được triển khai trong các chiến dịch cận duyên hải, tác chiến chống ngầm và chống tàu mặt nước, tác chiến đổ bộ.☃Loạt đầu tiên gồm bốn chiếc được đóng tại ☃ Severnaya Ve,in St. Petersburg. Loạt thứ hai sẽ được đóng tại Komsomolsk-on-Amur. Tàu đầu tiên trong loạt thứ hai được đặt tên là . Hải quân Nga dự kiến sẽ đóng ít nhất 30 tàu để trang bị cho cả bốn hạm đội. Theo Jane's Naval Forces News, tàu đầu tiên được đưa vào biên chế ngày 14 tháng Mười một năm 2007. Loạt đóng bổ sung 8 tàu project 20380 (và thêm 2 tàu thuộc project 20385) được ký kết vào tháng Tám năm 2020. Một số tàu sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Amur để trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương, trong khi những tàu còn lại sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Severnaya Verf. Tháng Mười hai năm 2020, có thông tin cho rằng nhà máy đóng tàu Amur sẽ đóng sáu con tàu mới cho Hạm đội Thái Bình Dương gồm 2 chiếc Project 20380 và 4 chiếc Project 20385 với kế hoạch đưa vào hoạt động giữa năm 2024 và 2028. Việc đóng mới được bắt đầu vào năm 2021. Thiết kế Lớp tàu hộ tống Steregushchiy có vỏ thép và vật liệu composite. Tàu được trang bị tám tên lửa SS-N-25. Tàu có thiết kế tàng hình, cùng với hệ thống máy tính mới. Tàu đầu tiên được trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần Kashtan CIWS nhưng sau đó đã được thay thế bởi ống phóng tên lửa phòng không tầm trung 9M96E của hệ thống Redut trên các con tàu đóng sau đó. Hệ thống tên lửa SS-N-27 (Kalibr) được trang bị trên phiên bản Project 20385. Vũ khí chống ngầm của tàu là bốn ống phóng Paket-NK. Phiên bản xuất khẩu Project 20382 Tigr được trang bị tám tên lửa chống tàu siêu âm SS-N-26 (P-800 Oniks) hoặc mười sáu tên lửa chống tàu cận âm SS-N-25 'Switchblade' (Kh-35E Uran). Nó cũng có ống phóng kép mang ngư lôi hạng nặng 533 mm thay cho Paket-NK. Pháo hạm A-190E 100 mm lần đầu tiên được sử dụng trên tàu lớp Talwars được điều khiển bằng hệ thống 5P-10E có khả năng bám theo bốn mục tiêu đồng thời. Phòng không tầm cực gần có hệ thống Kashtan CIWS và tám ống phóng tên lửa SA-N-10 'Grouse' (9K38 Igla) SAM. Kể từ tàu Aldar Tsydenzhapov, các tàu được đóng mới sẽ được nâng cấp cảm biến bao gồm radar Zaslon, mới được lắp lần đầu trên tàu Project 20385 Gremyashchiy. Xuất khẩu Năm 2007 Hải quân Indonesia đã đặt hàng bốn tàu hộ tống Stereguschiy để thay thế cho các tàu hộ tống cũ mà nước này mua của Hà Lan. Tuy nhiên thỏa thuận có vẻ chỉ là tin đồn và năm 2011 Indonesia đã ký hợp đồng mua hai tàu hộ tống lớp Ada từ Thổ Nhĩ Kỳ. Hải quân Algeria là khách hàng đầu tiên của tàu Project 20382 Tigr. Tháng Bảy năm 2011, hợp đồng đã được ký kết tại Triển lãm Hải quân lần thứ Năm diễn ra tại St. Petersburg, theo đó Hải quân Algeria đặt mua hai tàu. Giá thành mỗi tàu là từ 120 đến 150 triệu đô la. Một chiếc đã được chuyển giao cho Hải quân nước này vào năm 2014 và một chiếc vào năm 2015. Xem thêm List of ships of the Soviet Navy List of ships of Russia by project number Gremyashchiy-class corvette Project 20386 corvette Tham khảo Liên kết ngoài Project 20380 Steregushchy Class Corvettes Project 20380/20382/20385 Steregushchiy/Tigr class Corvette Project 20380/20385 - Complete Ship List
743
19833827
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alcon%20Entertainment
Alcon Entertainment
Alcon Entertainment, LLC là một công ty sản xuất phim điện ảnh và truyền hình của Mỹ, được thành lập vào năm 1997 bởi hai nhà sản xuất phim Broderick Johnson và Andrew Kosove. Kể từ khi thành lập, Alcon Entertainment đã phát triển và tài trợ cho các bộ phim do Warner Bros. Pictures phân phối cuối cùng – chủ yếu ở Hoa Kỳ và đôi khi trên phạm vi quốc tế – sau thỏa thuận sản xuất phim điện ảnh kéo dài 10 năm. Hoạt động Alcon Entertainment được thành lập vào ngày 23 tháng 1 năm 1997 và bởi hai nhà sản xuất phim Broderick Johnson và Andrew Kosove, đồng CEO của công ty. Công ty có trụ sở tại Đại lộ Santa Monica ở Los Angeles, California. Cả Johnson và Kosove đều trình bày tới Frederick W. Smith – nhà sáng lập kiêm chủ tịch FedEx – một đề xuất rằng một công ty điện ảnh độc lập, dưới sự hỗ trợ của một cá nhân hoặc một công ty có vốn và liên kết với một hãng phim lớn để có thỏa thuận phân phối độc quyền, sẽ thu được lợi nhuận từ tài sản có bản quyền sau một khoảng thời gian nhất định. Vào ngày 18 tháng 2 năm 1998, Alcon Entertainment bật đèn xanh cho hai dự án, trong đó Warner Bros. nắm vai trò phân phối cho một sự án. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1998, Alcon ký thỏa thuận thứ hai với Warner Bros., trong đó Warner Bros. được phép phân phối bộ phim Lost & Found (1999). Đây cũng là dự án phim điện ảnh kinh phí lớn đầu tiên của công ty. Tháng 3 năm 2000, sau thành công của bộ phim thứ hai My Dog Skip, Alcon đã ký một thỏa thuận phân phối dài hạn với Warner Bros. Thỏa thuận này cho phép Warner Bros. phân phối tối thiểu 10 bộ phim do Alcon sản xuất trên toàn thế giới và cung cấp nguồn kinh phí tài trợ trong năm năm kế tiếp. Thỏa thuận này cũng cho phép Warner đồng tài trợ một số dự án với Alcon. Ngày 28 tháng 9 năm 2003, Alcon Entertainment khởi động khối phim truyền hình của công ty với thỏa thuận đồng sản xuất độc quyền tại hãng Warner Bros. Television. Alcon và Warner ký một thỏa thuận mới vào tháng 2 năm 2006, tiếp tục mối quan hệ kéo dài 8 năm của cả hai, theo đó Warner Bros. sẽ tiếp tục phân phối các phim điện ảnh do Alcon phát triển và lên kinh phí. Năm 2011, Alcon Entertainment đã mua lại toàn bộ thương hiệu và bản quyền đối với thương hiệu Blade Runner, bao gồm phim điện ảnh, phim truyền hình, trò chơi và các phương tiện nhượng quyền thương mại khác như sách và tiểu thuyết. Ngày 8 tháng 3 năm 2012, Alcon đã ký hợp đồng với Belle Pictures – một công ty sản xuất liên kết do Molly Smith, giám đốc điều hành của 2S Films đứng đầu – để phát triển các dự án điện ảnh. Warner Bros. và tiếp tục Alcon gia hạn thỏa thuận này vào năm 2015 và kết thúc thỏa thuận vào năm 2019. Danh sách phim Điện ảnh Truyền hình Âm nhạc Năm 2014, Alcon hợp tác với Sleeping Giant Media để thành lập ASG Music Group, một công ty với đầy đủ dịch vụ âm nhạc và thu âm. Năm 2017, ASG cùng với Epic Records phát hành album nhạc phim Blade Runner 2049: Original Motion Picture Soundtrack, do Michael Hodges, Kayla Morrison và Ashley Culp sản xuất. Album đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard Soundtrack Sales Charts. Tham khảo Liên kết ngoài Công ty có trụ sở tại Los Angeles Công ty sản xuất phim Mỹ
639
19833829
https://vi.wikipedia.org/wiki/Johnny%20Paul%20Koroma
Johnny Paul Koroma
Johnny Paul Koroma (9 tháng 5 năm 1960 – 1 tháng 6 năm 2003/10 tháng 8 năm 2017) là trung tá quân đội, nguyên thủ quốc gia Sierra Leone từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 2 năm 1998. Là người Limba, Koroma bắt đầu binh nghiệp năm 1985 và nhanh chóng thăng tiến. Năm 1991, khi Nội chiến Sierra Leone nổ ra, Koroma chỉ huy quân chính phủ chống lại nhóm nổi dậy Mặt trận Liên minh Cách mạng (RUF). Năm 1996, Koroma bị bắt khi bị tình nghi âm mưu đảo chính Tổng thống Ahmad Tejan Kabbah. Năm 1997, Kabbah bị đảo chính lật đổ, Koroma được thả và trở thành lãnh đạo của chính quyền quân sự Hội đồng Cách mạng Quân lực (AFRC). Koroma liên minh với RUF và gây ra những vu cướp bóc, hãm hiếp, giết hại dân thường, nhân viên cứu trợ và lực lượng gìn giữ hòa bình trong khoảng 9 tháng nắm quyền. Năm 1998, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) can thiệp lật đổ Koroma. Năm 2003, Koroma bị Tòa án Đặc biệt Sierra Leone truy tố về tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và các tội danh khác do vai trò trong chiến tranh. Koroma được cho là đã trốn sang Liberia lưu vong nhưng bị ám sát cùng năm đó. Tuy vậy, nguồn tin khác lại cho rằng Koroma qua đời ở Sierra Leone năm 2017. Tham khảo Quân nhân Sierra Leone Sinh viên tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst Mất năm 2003 Sinh năm 1960
259
19833830
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20minh%20mi%E1%BB%81n%20Trung
Liên minh miền Trung
Liên minh miền Trung () là một quốc gia được đề xuất bao gồm các bang của Mỹ nằm ở những bang vùng biên giới và miền trung trước khi Nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ vào năm 1861. Bối cảnh Vào tháng 12 năm 1860 và tháng 1 năm 1861, bảy bang ở miền nam nước Mỹ tuyên bố ly khai khỏi Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm 1860 của Abraham Lincoln, vì lo sợ rằng ông này sẽ làm tổn hại đến thể chế nô lệ. Những bang miền nam này lập ra Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Một số nhân vật nổi bật ở miền Bắc, các bang Biên giới và Thượng Nam đề nghị Mỹ nên cho phép các bang miền nam ly khai một cách hòa bình. Ở các bang Biên giới và Thượng Nam, cũng có những người muốn bang của họ gia nhập Liên minh miền Nam. Cựu Dân biểu John Pendleton Kennedy và Thống đốc Thomas Hicks, cả hai đều thuộc Maryland, đã kêu gọi thành lập một Liên minh miền Trung bao gồm các bang Virginia, Kentucky, Tennessee, Missouri, North Carolina và Maryland. Kế hoạch Kennedy từng xuất bản một cuốn sách nhỏ có nhan đề The Border States vào ngày 15 tháng 12 năm 1860, đề xuất sự ly khai và liên minh của sáu bang biên giới: Virginia, Kentucky, Tennessee, Missouri, North Carolina và Maryland. Hicks ủng hộ kế hoạch này trong lá thư ngày 2 tháng 1 năm 1861 gửi Thống đốc Delaware William Burton. Khi Liên minh miền Nam được hình thành một cách hòa bình, tình cảm của báo chí và người dân Maryland, Delaware, New Jersey, Pennsylvania và New York lên đến mức cao nhất đối với việc thành lập Liên minh miền Trung. Tuy nhiên, lời hùng biện này đã bị đảo ngược sau cuộc tấn công của quân miền Nam vào Pháo đài Sumter. Tham khảo Nội chiến Hoa Kỳ Giới thiệu năm 1860 Quốc gia được đề xuất Chủ nghĩa ly khai ở Hoa Kỳ
335
19833858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maximilian%20Joseph%20x%E1%BB%A9%20Bayern
Maximilian Joseph xứ Bayern
Maximilian Joseph xứ Bayern (gọi đúng hơn là Maximilian Joseph tại Bayern; tiếng Đức: Maximilian Joseph in Bayern; 4 tháng 12 năm 1808 – 15 tháng 11 năm 1888), thường gọi là Max ở Bayern, là thành viên thuộc dòng nhánh của Vương tộc Wittelsbach vốn là Quốc vương Bayern, và là người quảng bá cho âm nhạc dân gian của Bayern. Maximilian Joseph được biết đến nhiều nhất hiện nay với cách là cha của Hoàng hậu Elisabeth của Áo ("Sisi") và ông cố của Quốc vương Léopold III của Bỉ. Tiểu sử Maximilian Joseph sinh ra tại Bamberg, là con trai duy nhất của Pius August xứ Bayern (1786–1837) và Amalie Luise xứ Arenberg (1789–1823). Vào ngày 9 tháng 9 năm 1828, tại Tegernsee, Maximilian Joseph kết hôn với Ludovika Wilhelmine của Bayern, con gái thứ sáu của Quốc vương Maximilian I Joseph của Bayern. Maximilian Joseph và Ludovika Wilhelmine có mười người con. Hậu duệ Huân chương Maximilian Joseph xứ Bayern đã nhận được những huân chương sau: : Knight of the Order of Saint Hubert : Grand Cross of the Grand Ducal Hessian Order of Ludwig, 26 November 1849 Kingdom of Prussia: Knight of the Order of the Black Eagle, 20 November 1841 : Knight of the Order of the Rue Crown, 1864 : Grand Cross of the Royal Hungarian Order of Saint Stephen, 1853 Knight of the Distinguished Huân chương Lông cừu vàng, 1854 Kingdom of Greece: Grand Cross of the Order of the Redeemer : Grand Cross of the Illustrious Royal Order of Saint Ferdinand and Merit Gia phả Tham khảo Nguồn tài liệu   Dreyer, Aloys. Herzog Maximilian in Bayern, der erlauchte Freund und Förderer des Zitherspiels und der Gebirgspoesie. München: Lindauer, 1909. Damien Bilteryst, Olivier Defrance, Joseph van Loon: Les Biederstein, cousins oubliés de la reine Élisabeth, années 1875-1906. Museum Dynasticum, Bruxelles, XXXIV/1 2022. See also parts of Furst und Arzt : Dr. med. Herzog Carl Theodor in Bayern : Schicksal zwischen Wittelsbach und Habsburg by Richard Sexau, a biography of his son Karl Theodor (Styria Verlag, Graz, 1963) Liên kết ngoài Vương tộc Wittelsbach Hiệp sĩ Lông cừu vàng Áo Người Đức thế kỷ 19 Sinh năm 1808 Mất năm 1888
364
19833859
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ludovika%20Wilhelmine%20c%E1%BB%A7a%20Bayern
Ludovika Wilhelmine của Bayern
Ludovika Wilhelmine của Bayern (tiếng Đức: Ludovika Wilhelmine von Bayern; tiếng Anh: Louise/Ludovica Wilhelmina of Bavaria; tên đầy đủ: Ludovika WIlhelmine von Wittelsbach; 30 tháng 8 năm 1808 – 25 tháng 1 năm 1892) là con thứ sáu của Maximilian I Joseph của Bavaria và Karoline xứ Baden, đồng thời là mẹ của Hoàng hậu Elisabeth của Áo. Ludovika Wilhelmine sinh ra và mất ở München. Những năm đầu đời thế=|trái|nhỏ|292x292px|Luise (ngoài cùng bên trái), Marie và Sophie của Bayern nhảy múa trên đồng cỏ, tranh của Joseph Karl Stieler. Ludovika Wilhelmine của Bayern là con gái thứ năm và là con thứ sáu của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden. Xét về dòng cha, Ludovika Wilhelmine là cháu nội của Hành cung Bá tước Friedrich Michael I xứ Pfalz-Birkenfeld-Bischweiler và Maria Franziska xứ Pfalz-Sulzbach. Xét theo dòng mẹ, Ludovika Wilhelmine là cháu ngoại của Phiên hầu tước thế tử Karl Ludwig xứ Baden và Amalie xứ Hessen-Darmstadt. Ludovika Wilhelmine thường được gọi là Luise. Ludovika Wilhelmine còn là em gái của Sophie Friederike của Bayern, vợ của Đại vương công Franz Karl của Áo; Sophie Friederike và Fran Karl chính là song thân của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo. Ludovika Wilhelmine còn là em gái khác mẹ của Quốc vương Ludwig I của Bayern. Ngay từ khi bốn tuổi, các vương tử và vương nữ phải tham gia vào các sinh hoạt trong cung đình, trong đó là đi xem kịch để làm quen với các nghi thức xã giao của triều đình Bayern. Các vương tử và vương nữ được dạy về văn học với các tác phẩm kinh điển, địa lý và lịch sử và được nuôi dạy trong môi trường song ngữ là tiếng Đức và ngôn ngữ của triều đình là tiếng Pháp. Trong số các giáo viên của các Vương nữ Bayern có nhà ngữ học nổi tiếng Friedrich Thiersch, người đã đến München từ Göttingen vào năm 1809. Hôn nhân trái|nhỏ|218x218px|Chân dung của Ludovika Wilhelmine của Bayern và Maximilian Joseph xứ Bayern trong khoảng thời gian đính hôn năm 1828. Ngày 9 tháng 9 năm 1828, tại Tegernsee, Ludovika kết hôn với Maximilian Joseph xứ Bayern, con trai của Pius August xứ Bayern, em họ của Ludovika. Ludovika luôn cảm thấy bất mãn vì trong khi các chị gái kết hôn với các Quốc vương và Đại vương công Áo, Ludovika Wilhelmine lại được gả cho vị công tước kỳ dị và trẻ con, có sự yêu thích với các rạp xiếc. Dù vậy, Ludovika Wilhelmine vẫn quyết tâm thiết lập nên những cuộc hôn nhân mang tính vương giả cho các con gái. Ludovika Wilhelmine và Maximilian Joseph có mười người con, hai người con gái trong số đó là Hoàng hậu Elisabeth của Áo và Vương hậu Maria Sofia của Hai Sicilie. Hậu duệ Gia phả <center> <center> Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Vương nữ Bayern Vương tộc Wittelsbach Vương nữ Người Đức thế kỷ 19 Sinh năm 1808 Mất năm 1892
494
19833860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maria%20Anna%20c%E1%BB%A7a%20Bayern
Maria Anna của Bayern
Maria Anna của Bayern (tiếng Đức: Maria Anna von Bayern; tên đầy đủ: Maria Anna Leopoldine Elisabeth Wilhelmine von Wittelsbach; 27 tháng 1 năm 1805 – 13 tháng 9 năm 1877), thường được gọi là Marie, là con gái của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden và là chị em song sinh của Sophie Friederike của Bayern. Maria Anna là Vương hậu Sachsen từ năm 1836 đến năm 1854 với tư cách là vợ của Friedrich August II của Sachsen. Tiểu sử Maria Anna sinh ra ở München, là con gái của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden. Vương nữ là chị em song sinh của Sophie Friederike của Bayern, mẹ của Hoàng đế Franz Joseph I của Áo và Hoàng đế Maximilian I của México. Maria Anna và Sophie Friederike là cặp song sinh thứ hai của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden. Em gái của hai người, Ludovika Wilhelmine, là mẹ của Hoàng hậu Elisabeth của Áo và Vương hậu Maria Sophie của Hai Sicillie. Hôn nhân Ngày 24 tháng 4 năm 1833 tại Dresden, Maria Anna kết hôn với Friedrich, Thái tử Sachsen, trong khi đó em trai của Friedrich là Johann của Sachsen kết hôn với chị gái của Maria Anna là Amalie Auguste của Bayern. Năm 1836, Friedrich kế vị người bác Anton I trở thành tân vương Sachsen và Maria Anna trở thành tân hậu. Hai vợ chồng không có con. Friedrich August II qua đời vào năm 1854. Năm 1836, khi có nạn đói lớn ở Erzgebirge và Vogtland thuộc Sachsen, Maria Anna đã thành lập ủy ban phụ nữ đầu tiên để cứu trợ là "Frauenvereinsanstalt der obererzgebirgischen und vogtländischen Frauenvereine" — ủy ban được đổi tên thành "Zentralausschuß der obererzgebirgischen und vogtländischen Frauenvere" vào năm 1859 và tồn tại cho đến năm 1932. Maria Anna đã cho xây dựng nhà nguyện Gedächtniskapelle vào năm 1855. Bà được biết đến là thông tín viên của nhà văn và được biết đến là thông tín viên của nhà văn Ida Hahn-Hahn (1805–1880). Maria Ann của Bayern qua đời ở độ tuổi 72 tại Wachwitz, Dresden. Gia phả <center> <center> Nguồn tài liệu Martha Schad: Bayerns Königinnen . Piper, 2005 Tham khảo Liên kết ngoài |- Vương nữ Bayern Vương tộc Wittelsbach Vương nữ Sinh năm 1805 Mất năm 1877
386
19833861
https://vi.wikipedia.org/wiki/James%20B.%20Tapp
James B. Tapp
James Buckley Tapp (6 tháng 12 năm 1920 – 31 tháng 1 năm 2014) là một phi công người Mỹ thuộc Liên đoàn Chiến đấu số 15 trong Thế chiến thứ hai. Trong chiến tranh, Tapp đã thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu tầm xa (VLR) từ Iwo Jima và được công nhận là đã bắn phá hủy 8 máy bay quân địch trong trận không chiến. Ông giải ngũ năm 1970 với quân hàm Đại tá, sau 29 năm phục vụ quân đội. Đầu đời Tapp sinh ngày 6 tháng 12 năm 1920 tại Eveleth, Minnesota. Ông theo học và tốt nghiệp Trường cao đẳng Eveleth vào tháng 6 năm 1941. Trong thời gian học cao đẳng, ông tham gia học lái máy bay tại Chương trình Huấn luyện Phi công. Binh nghiệp Tapp nhập ngũ vào Quân đoàn Không lực Lục quân Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1941 và sau khi tham gia Chương trình Học viên Sĩ quan Hàng không Quân đoàn Không lực Lục quân, ông nhận phù hiệu phi công và được phong hàm Thiếu úy vào đầu tháng 6 năm 1942. Thế chiến II Sau khi hoàn thành việc chuyển đổi 30 ngày sang P-39 Airacobra, Tapp được phân công vào Phi đoàn Chiến đấu số 78 ở Quần đảo Hawaii và ở lại đơn vị trong ba năm. Năm 1944, phi đoàn chuyển sang chiếc North American P-51 Mustang và vào tháng 1 năm 1945, ông được phân công vào Liên đoàn Chiến đấu số 15 thuộc Bộ Tư lệnh Chiến đấu số VII. Cùng tháng, phi đoàn được cử đến Quần đảo Mariana và thực hiện các nhiệm vụ trong Trận Iwo Jima. Sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chiếm được Iwo Jima, Phi đoàn Chiến đấu số 78 đóng quân tại Không trường phía Nam ở Iwo Jima vào tháng 3 năm 1945. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bộ Tư lệnh Chiến đấu VII dẫn đầu nhiệm vụ tầm xa (VLR) đầu tiên trên Quần đảo Nhật Bản. Nhiệm vụ bao gồm 108 chiếc P-51 từ Liên đoàn Chiến đấu số 15 và 21 hộ tống 107 chiếc B-29 Superfortresses ném bom các nhà máy động cơ của Công ty hàng không Nakajima ở Musashino, Tokyo. Tapp dẫn đầu "Chuyến bay xanh" và lập tức đổ bộ sau khi đến Vịnh Tokyo, Tapp phát hiện một chiếc Kawasaki Ki-45 "Nick" hai động cơ đang cố gắng tấn công một chiếc B-29. Tapp đuổi theo và bắn hạ chiếc Ki-45 bằng cách bắn vào động cơ bên phải chiếc máy bay. Phi công yểm trợ của Tapp cũng bắn vào máy bay nhưng chiếc Ki-45 không bốc cháy hoặc ngoài vòng kiểm soát vì "Chuyến bay xanh" mất liên lạc và bay lên phía trên vị trí các chiếc B-29 ở độ cao 20.000 ft. Tapp sau đó phát hiện một chiếc Kawasaki Ki-61 "Tony" và bắn hạ chiếc máy bay này, đây là chiến công trên không đầu tiên của Tapp. Ông sau đó tấn công một chiếc Mitsubishi Ki-46 "Dinah" đang lao thẳng vào các chiếc B-29. Ông bắn hạ chiếc Ki-46 và người phi công yểm trợ thông báo khi chiếc Ki-46 rơi xuống đất. "Chuyến bay xanh" sau đó chuyển sang vị trí hộ tống và phát hiện bốn chiếc Mitsubishi A6M "Zeros" và Nakajima Ki-44 "Tojos". Tapp bắn hạ một trong số chiếc Ki-44. Sau khi kết thúc nhiệm vụ, Tapp được công nhận là bắn phá hủy 4 máy bay quân địch trong chiến đấu, trong đó ông có thể đã bắn phá hủy chiếc Ki-45, khiến ông trở thành người lập nhiều chiến công nhất trong nhiệm vụ. Ông được trao Huân chương Thập tự Phục vụ Xuất sắc và Phi đoàn Chiến đấu số 78 được trao Biểu dương Đơn vị Tổng thống đối với nhiệm vụ. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1945, các chiếc P-51 của Bộ Tư lệnh Chiến đấu VII tiếp tục dẫn đầu các chiếc B-29 tấn công các nhà máy động cơ của Công ty Hàng không Nakajima ở Tokyo. Tapp dẫn đầu chuyến bay P-51 ở sườn bên phải của đội hình hộ tống, phát hiện một chiếc Ki-61 bay bên dưới và bắn hạ nó. Trong lúc bắn hạ chiếc Ki-61, một số đầu đạn đuối tầm được bắn ra từ súng của chiếc P-51 của Tapp đã bị cuốn vào ống dẫn khí từ chiếc P-51 của phi công yểm trợ và làm hư hại bộ tản nhiệt, hậu quả trục trặc động cơ chiếc P-51. Vì vậy phi công yểm trợ nhảy dù thoát khỏi chiếc P-51 nhưng chiếc dù không mở ra khiến người này rơi xuống đất thiệt mạng. Việc bắn hạ chiếc Ki-61 trong nhiệm vụ là chiến công thứ tư của Tapp, vì một trong những chiến công của ông vào ngày 7 tháng 4 coi như có thể xảy ra. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Chiến đấu VII đã xét lại những khẳng định của ông và thăng chiến công vào ngày 7 tháng 4 để xác nhận, nâng tổng chiến công của ông lên 5 và khiến ông trở thành phi công đầu tiên thuộc Không lực Lục quân Hoa Kỳ được công nhận là phi công ách khi thực hiện nhiệm vụ tầm xa trên bầu trời Nhật Bản cùng chiếc P-51 trong Thế chiến II. Tapp sau đó lập chiến công thứ sáu vào ngày 19 tháng 4, khi ông bắn hạ chiếc Mitsubishi J2M "Jack" khi đang che chắn cho các chiếc P-51 của Liên đoàn Chiến đấu số 21 tấn công Không trường Atsugi ở Tokyo. Đến giữa tháng 4, ông kế nhiệm Thiếu tá James M. Vande Hey trở thành chỉ huy trưởng Phi đoàn Chiến đấu số 78. Ngày 25 tháng 5, Tapp và phi công yểm trợ đã bắn phá hủy hai nhà chứa máy bay tại một không trường ở Matsudo khi dùng tên lửa trang bị cho các chiếc P-51 của họ. Trong cùng nhiệm vụ, ông bắn hạ một chiếc Ki-44, đây là chiến công thứ bảy của ông. Tapp lập chiến công thứ tám và cũng là chiến công cuối cùng vào ngày 29 tháng 5 khi ông bắn hạ một chiếc A6M 'Zero' trên không trường Atsugi. Trong nhiệm vụ này, các chiếc P-51 của Bộ Tư lệnh Chiến đấu VII đã bắn hạ tổng cộng 28 máy bay quân địch và tổn thất 3 chiếc P-51. Trong Thế chiến thứ hai, Tapp được công nhận khi bắn phá hủy 8 máy bay quân địch và 3 chiếc bị hư hại trong trận không chiến. Khi phục vụ trong Liên đoàn Chiến đấu số 15, chiếc P-51 của Tapp được đặt theo tên người vợ tương lai của ông, mang tên "Margaret". Hậu chiến Sau Thế chiến thứ hai, Tapp gia nhập Không quân Hoa Kỳ vừa thành lập và nhận bằng cử nhân về kỹ thuật hàng không từ Viện Công nghệ Không quân và bằng thạc sĩ về kỹ thuật điện từ Đại học Illinois. Ông thực hiện nhiều nghiên cứu và phát triển nhiệm vụ trong Không quân với nhiệm vụ cuối cùng là viên trưởng trường bắn tác chiến tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, trước khi ông giải ngũ khỏi quân đội vào năm 1970 với quân hàm Đại tá Không quân. Gia đình Tapp kết hôn với Margaret Mary Hobyan vào ngày 11 tháng 7 năm 1945. Họ có ba người con và một vài người cháu chắt. Sau khi giải ngũ khỏi Không quân Hoa Kỳ, Tapp sinh sống cùng gia đình ở Lompoc, California, trước khi chuyển đến Fort Collins, Colorado, vào năm 2000. Margaret Tapp qua đời vào ngày 24 tháng 10 năm 2006. Tapp qua đời vào ngày 31 tháng 1 năm 2014, tại Bệnh viện Poudre Valley ở Fort Collins, ở tuổi 93. Ông được an táng bên cạnh vợ mình tại Nghĩa trang quốc gia Arlington. Thành tích Nguồn: Huân chương Huân chương của Tapp bao gồm: Huân chương Chữ thập Phục vụ Xuất sắc Tapp, James B. Thiếu tá (Quân đoàn Không quân), Không lực Lục quân Hoa Kỳ Phi đoàn Chiến đấu số 78, Liên đoàn Chiến đấu số 15, Không quân số 7 Ngày chiến đấu: 7 tháng 4, 1945 Tuyên dương: Tổng thống Hoa Kỳ, được ủy quyền bởi Đạo luật của Quốc hội, ngày 9 tháng 7 năm 1918, vinh dự trao tặng Huân chương Chữ thập Phục vụ Xuất sắc cho Thiếu tá (Quân đoàn Không quân) James Buckley Tapp, Không lực Lục quân Hoa Kỳ, vì sự dũng cảm phi thường liên quan đến hoạt quân sự chống lại quân địch có vũ trang khi là Phi công Máy bay chiến đấu P-51 thuộc Phi đoàn Chiến đấu số 78, Liên đoàn Chiến đấu số 15, Không quân thứ bảy, trong trận không chiến chống lại quân địch vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, trong một cuộc không kích ở Tokyo, Nhật Bản. Vì là phi công của dòng máy bay tiêm kích trong nhiệm vụ B-29 được hộ tống đầu tiên trên bầu trời Đế quốc Nhật Bản, Thiếu tá Tapp đã thể hiện sự dũng cảm khiến ông ấy khác biệt với đồng đội của mình. Khi các máy bay ném bom tiếp cận mục tiêu, một lượng lớn máy bay quân địch xuất hiện để đánh chặn đội hình. Thiếu tá Tapp không do dự giao chiến với một nhóm máy bay tiêm kích của quân địch, bắn phá hủy một chiếc và giải tán những chiếc còn lại. Trở lại vị trí hộ tống, ông ấy phát hiện một chiếc B-29 với hai động cơ bị bắn xa, đang bị máy bay tiêm kích quân địch tấn công. Ngay lập tức, Thiếu tá Tapp tăng tốc tới phòng thủ máy bay ném bom và bắn phá hủy máy bay tấn công. Chiếc máy bay ném bom bị hỏng nặng, cùng với đội hộ tống nhỏ, sau đó bị một chuyến bay gồm 8 máy bay địch tấn công. Thể hiện lòng dũng cảm và kỹ năng lái máy bay điêu luyện, Thiếu tá Tapp giao chiến với quân địch vượt số lượng, tiêu diệt một người và định tuyến những kẻ khác, ngăn thiệt hại cho chiếc máy bay ném bom gặp nạn. Sau khi máy bay B-29 thả bom xuống mục tiêu, Thiếu tá Tapp thấy một máy bay quân địch khác. Đuổi theo, ông ấy tiếp tục giao chiến với quân địch để phá hủy chiếc máy bay địch thứ tư trong khoảng mười hai phút chiến đấu. Thể hiện lòng dũng cảm xuất sắc của Thiếu tá Tapp đã hỗ trợ máy bay B-29 hoàn thành nhiệm vụ. Lòng dũng cảm của ông ấy trong trận không chiến là phù hợp với truyền thống cao nhất của nghĩa vụ quân sự và phản ánh công trạng lớn lao của ông ấy, Không quân thứ 7 và Không lực Lục quân Hoa Kỳ. Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Phi công Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai Cựu sinh viên Đại học Illinois
1,848
19833862
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sophie%20Friederike%20c%E1%BB%A7a%20Bayern
Sophie Friederike của Bayern
Sophie Friederike của Bayern (tiếng Đức: Sophie Friederike von Bayern; tên đầy đủ: Sophie Friederike Dorothea Wilhelmine von Wittelsbach; 27 tháng 1 năm 1805 – 28 tháng 5 năm 1872) là con gái của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden và là chị em song sinh của Maria Anna của Bayern, Vương hậu Sachsen. Sophie Friederike trở thành Đại vương công phu nhân Áo thông qua cuộc hôn nhân với Franz Karl của Áo. Con trai cả của Sohpie Friederike là Franz Joseph I là Hoàng đế Áo và Quốc vương Hungary và con trai thứ hai Maximilian I là Hoàng đế Mexico trong khoảng thời gian ngắn. Thời thơ ấu (1805–1824) nhỏ|350x350px|Chân dung Vương nữ Sophie Friederike, Maria Anna và Ludovika Wilhelmine của Bayern, họa bởi Karl Joseph Karl Stieler, năm 1822. Sophie Friederike Dorothea Wilhelmine sinh ngày 27 tháng 1 năm 1805 tại Cung điện Nymphenburg, München, là người con thứ tư của Maximilian I Joseph của Bayern và Karoline xứ Baden. Sophie Friederike đượccho là người con gái Maximilian I Joseph yêu thương nhất dù Vương nữ gắn bó với mẹ hơn. Sophie Friederike rất yêu quý người chị song sinh Maria Anna và rất thân thiết với tất cả các chị em của mình. Đại vương công phu nhân Áo (1824–1872) Ngày 4 tháng 11 năm 1824, Sophie Friederike kết hôn với Đại vương công Franz Karl của Áo. Người chị gái cùng cha khác mẹ của Sophie Friderike là Karoline Auguste của Bayern đã kết hôn với người cha góa vợ của Franz Karl là Franz II của Thánh chế La Mã vào năm 1816. Sophie Friderike và Franz Karl có sáu người con. Hoàng đế Franz II rất yêu mến Sophie. Mặc dù Sophie có ít điểm chung với chồng nhưng Vương nữ là một người vợ chu đáo và yêu thương chồng, người cũng luôn yêu thương và tôn trọng vợ. Không giống như chồng, Sophie Friederike rất gắn bó với tất cả các con, đặc biệt là Franz Joseph, cũng như Ferdinand Maximilian, người con trai Sophie Friederike thương yêu nhất. Đại vương công phu nhân nổi tiếng là người có ý chí mạnh mẽ và độc đoán nhưng cũng là một người gần gũi và hòa đồng, hết lòng vì gia đình và đế chế Habsburg mà Sophie được gả vào. Sophie Friederike yêu thích cuộc sống cung đình, khiêu vũ, nghệ thuật, văn học cũng như cưỡi ngựa. Tham vọng đưa con trai lớn Franz Joseph lên ngai vàng Áo của Sophie Friderike là chủ đề thường trực trong chính trị Áo. Vào thời điểm đó, Sophie Friederike được gọi là "người đàn ông duy nhất tại triều đình". Trong cuộc Cách mạng năm 1848, Sophie đã thuyết phục người chồng có phần nhu nhược của mình từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng để nhường ngôi cho con trai Franz Joseph. Sau khi con trai Franz Joseph lên ngôi, Sophie trở thành người có quyền lực đằng sau ngai vàng. Sophie Friederike thường được nhớ đến vì mối quan hệ cực kỳ đối địch với Sisi, vợ của Franz Joseph I, cũng là cháu gái gọi bác của mình . Elisabeth căm ghét Sophie vì sự khắt khe và vì Sophie mà Elisabeth không thể nuôi dạy những đứa con của mình, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Sophie Friederike cũng có cảm xúc tương tự như của Elisabeth, vì Elisabeth thường được mô tả khá tốt trong nhật ký và những bức thư của Sophie. Tuy nhiên, Sophie có mối quan hệ tốt đẹp hơn với những người con dâu khác và là rất quan tâm đến con dâu Maria Annunziata của Hai Sicilie. Sophie Friederike có thói quen ghi nhật ký trong suốt cuộc đời và quyền nhật ký của Sophie tiết lộ nhiều điều về đời sống cung đình Áo. Bà Đại vương công bị ảnh hưởng sâu sắc vào năm 1867 bởi vụ hành quyết con trai thứ hai Maximilian ở México. Sophie không bao giờ hồi phục sau cú sốc đó và rút lui khỏi đời sống cung đình. Năm 1872, Sophie Friederike qua đời vì căn bệnh viêm phổi. Cáo buộc ngoại tình Hậu duệ Khắc họa trên sân khấu và màn ảnh Loạt phim Sissi (1955–1957), thủ vai bởi Vilma Degischer. Trong phim, Sophie là một người mẹ chồng nghiêm khắc đến mức lạnh lùng của Hoàng hậu trẻ tuổi Elisabeth. Định kiến về Sophie như một nhân vật phản diện cứng rắn và cay nghiệt dường như đã phổ biến từ loạt phim này. Trong miniseries Fall of Eagles năm 1974, Sophie được thủ vai bởi nữ diễn viên người Anh Pamela Brown. Mayerling, vở ballet năm 1978 của Kenneth MacMillan, phần nào miêu tả Sophie với góc nhìn đồng cảm hơn. Elisabeth, một vở nhạc kịch năm 1992 của Michael Kunze kể về cuộc đời của Hoàng hậu Elisabeth, trong đó Sophie được miêu tả là một kẻ mưu mô độc ác, muốn hủy hoại cuộc đời con dâu của mình bằng mọi cách có thể, mặc dù những tác phẩm gần đây hơn đã phần nào làm dịu đi tính cách của Sophie với những phân cảnh bổ sung và một bài hát mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về động cơ và tính cách phức tạp của Sophie. Trong Sissi, l'impératrice Rebelle, một bộ phim truyền hình Pháp năm 2004, Sophie được thủ vai bởi Stéphane Audran. Trong mini-series Sisi ở châu Âu năm 2009, Martina Gedeck đã khắc họa Sophie theo chiều hướng cân bằng hơn. Loạt phim Netflix năm 2022 The Empress, nhân vật Sophie được thủ vai bởi Melika Foroutan. Huân chương : Dame of the Order of the Starry Cross Gia phả <center> <center> Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Historical Boys' Royal Costume: King Maximilian I Joseph: Second Family Vương nữ Bayern Vương nữ Vương tộc Wittelsbach Vương tộc Habsburg-Lothringen Người Đức thế kỷ 19 Sinh năm 1805 Mất năm 1872
995
19833865
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20m%C3%AC%20v%C3%A0%20mu%E1%BB%91i
Bánh mì và muối
Bánh mì và muối được tặng cho vị khách trong một buổi lễ chào mừng ở các nền văn hóa trên thế giới. Cặp thực phẩm này đặc biệt có ý nghĩa ở các quốc gia Slavơ, nhưng cũng đáng chú ý ở Bắc Âu, Baltic, Balkan và các nền văn hóa châu Âu khác, cũng như trong các nền văn hóa Trung Đông. Bánh mì và muối như là biểu tượng của một lời chào mừng truyền thống vẫn phổ biến ở Albania, Armenia và trong Cộng đồng người Do Thái. Truyền thống này đã được mở rộng đến chuyến bay vũ trụ của con người. Năm 2010, một hãng hàng không Hong Kong dùng bánh mì và muối trong lễ mừng đường bay thẳng tới Moskva. Nghi thức chào đón các phi hành gia trở về trái đất cũng không thể thiếu Khleb-sol. Tổng quan Từ thời Trung cổ, bánh mì và muối tinh là biểu tượng cho cuộc sống dư dả. Văn hóa Slavơ coi bánh mì là một thứ thiêng liêng. Không có bánh mì trong bếp nghĩa là nhà chẳng còn gì ăn. Trong khi đó, muối là thứ gia vị đắt đỏ và quý hiếm thời trung cổ, tới mức không phải ai cũng có thể bỏ tiền là mua được và nhiều người tin rằng muối thánh có thể xua đuổi quỷ dữ. Không chỉ tại Nga, bánh mì và muối còn xuất hiện trong màn chào đón truyền thống tại nhiều quốc gia châu Âu và Trung Đông. Người dân tại các quốc gia như Albania, Bulgaria, Belarus, Ukraine, Czech, Slovakia, Ba Lan, Macedonia, Romania và Serbia thường mời khách ăn bánh mì và muối. Tại Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania hay Đức, bánh mì và muối được dùng để mừng lễ tân gia song người dân sẽ làm bánh mì đen. Người Đức còn có tục đặt hai thứ này vào tã của một trẻ sơ sinh. Trong văn hóa Arab, bánh mì và muối không xuất hiện khi nhà đón khách mà trở thành biểu tượng thiết lập tình bằng hữu khăng khít. Người Arab có cách nói "chúng ta như bánh mì và muối" để nhắc đến bạn bè, và "giữa họ là biển muối" để chỉ những người không đội trời chung. Trong văn hóa, người Nga luôn đề cao việc đón tiếp khách đến nhà một cách ấm áp và hào phóng. Bánh mì và muối luôn xuất hiện trong những dịp đón chính khách tới Nga, bởi đây là một truyền thống quan trọng trong văn hóa xứ sở bạch dương mang tên Khleb-sol. Khi có khách quý, gia chủ sẽ chuẩn bị một ổ bánh mì Karavai đặt trên khăn thêu Rushnyk. Trên bánh đặt một chút muối ăn tinh ở chính giữa. Vào một số dịp đặc biệt, những thiếu nữ mặc váy truyền thống Sarafan và đội mũ Kokoshnik sẽ đem món ăn này mời khách. Từ "mến khách" trong tiếng Nga là "Khlebosolny" có nguồn gốc từ Khleb (bánh mì) và Sol (muối). Người Nga đón khách quý tới nhà bằng món ăn giản dị này thay lời chúc đủ đầy "mong nhà bạn sẽ không bao giờ thiếu bánh mì và muối". Để đáp lại, khách thường xé một miếng bánh mì chấm muối, tươi cười thưởng thức và nói "Khleb da sol!" - cầu chúc những điều tốt lành sẽ đến với gia chủ. Tiếp đãi khách đến nhà bằng bánh mỳ và muối đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu khách từ chối thì nó như một sự sỉ nhục với chủ nhà. Trong văn hóa Nga, người ta thường nói về tình bạn thân thiết rằng: “Cùng nhau, họ ăn cả pút muối” (1 pood/pút = 16,38 kg), điều đó có nghĩa là hai người bạn đã cùng nhau trải qua nhiều thăng trầm, chia ngọt sẻ bùi. Văn hóa Nga Trong lễ cưới của người Nga, sau khi kết thúc các nghi lễ chính thức, cặp đôi trở về nhà, lúc này, cha mẹ của cặp đôi mới cưới sẽ đưa cho họ bánh mì và muối, hai người sẽ cùng nhau xé bánh, chấm muối và đưa cho nhau ăn, đây là hình ảnh tương trưng cho việc kể từ nay, họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống và sẽ chăm sóc cho nhau. Với ý nghĩa như vậy, trong lễ cưới truyền thống của người Nga, các bậc cha mẹ sẽ mang bánh mì và muối đến cho các con. Sau lễ thành hôn, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ăn món bánh mì muối này, như một lời hứa từ nay sẽ cùng nhau vượt qua mọi giông bão trong cuộc đời. Tục lệ đón khách quý bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga đã từ rất lâu đời. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng một vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng vì bánh mỳ mang ý nghĩa mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu và sức mạnh của kẻ thù. Vị khách đến phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối sau đó ăn nó. Nghi lễ này đã trở thành biểu tượng cho việc làm quen với các giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Điều này đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị, sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “một pút muối”, có nghĩa là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn. Trong văn hóa Nga xa xưa, bánh mì và muối tượng trưng cho sự giàu có và khỏe mạnh, vì vậy, chủ nhà thường thể hiện tấm thịnh tình của mình dành cho khách quý bằng cách mặc lên người bộ trang phục đẹp nhất, bày ra những món ngon nhất, trong đó không thể thiếu bánh mì và muối. Trong văn hóa dân gian Nga xa xưa, bánh mì là thứ thiêng liêng. Không có một mẩu bánh mì nào trong nhà nghĩa là nhà chẳng còn gì để ăn, bởi không có bữa ăn nào của người Nga thời ấy không bày bánh mì. Bánh mì là biểu tượng cho sự ổn định trong đời sống. Trong tục ngữ của Nga, bánh mì đen được ví là cha ruột của mỗi người. Ở thời xa xưa, tại Nga, muối là thức xa xỉ và không phải ai cũng đủ tiền mua muối do đó, người Nga từng có thói quen giữ muối chỉ để dùng vào dịp đặc biệt, chẳng hạn như tiếp khách quý. Khi ông Kim Jong-un tới Nga thì đã được chào đón với hoa và quà truyền thống gồm bánh mì và muối. Người Nga nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ và muối”, theo quan niệm dân gian của Nga, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với một kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ты забыл мой хлеб да соль-Ty zabyl moi khleb da sol” nghĩa là "kẻ đã quên bánh mì và muối". Sự hiếu khách, hào phóng được gọi là Хлебосольство- Khlebosolstvo cũng xuất phát chính từ việc tiếp đãi này. Trong thế kỷ XVI, vua chúa Nga trong bữa ăn đã gửi tới những vị khách quý của mình bánh mỳ và muối trong đó bánh mỳ tượng trưng cho sự sủng ái, còn muối là tình yêu. Cách gọi “bánh mỳ – muối” tại Nga cũng là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ – muối” lại là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay người Nga thường chúc nhau ở bàn ăn là “приятного аппетита-Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người Nga sẽ nói “хлеб да соль-Khleb da sol!”. Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu. Những chủ nhà hiếu khách trong tiếng Nga được gọi là “khlebosolnye”, trong đó, “khleb” là bánh mì và “sol” là muối. Theo nghi thức Khleb-sol (trong đó, “khleb” nghĩa là bánh mì và “sol” nghĩa là muối), những thiếu nữ Nga trong trang phục truyền thống mang theo một chiếc bánh mì lớn hình tròn đặt trên một chiếc khăn, đi kèm là một lọ muối đặt trên bánh để mời khách. Khách cẩn thận xé một mẩu bánh, chấm vào muối và ăn. Hành động này mang ý nghĩa khởi đầu cho tình bạn giữa hai bên. Theo truyền thống, khách được đón tiếp bởi những người phụ nữ mặc trang phục truyền thống, trên tay người phụ nữ là chiếc bánh mì lớn hình tròn được đặt trên một chiếc khăn, đi kèm là một lọ muối đặt trên bánh. Khách cẩn thận xé một mẩu bánh, chấm vào muối rồi ăn. Màn ứng xử này là hình ảnh biểu trưng cho một tình bạn bắt đầu giữa hai bên. Người Nga thậm chí tin rằng ngay cả kẻ thù, sau khi ăn bánh mì và muối cùng ta, cũng có thể hàn gắn quan hệ. Ngoài ra, đối với người Nga, muối còn tượng trưng cho sự trong sáng thuần khiết của tâm hồn. Muối có thể để được rất lâu nếu được bảo quản đúng cách. Việc mời khách ăn bánh mì và muối không chỉ là lời chúc, mong khách giàu có, khỏe mạnh, mà còn chúc khách có được tâm hồn minh triết, trong lành, xua đi những gì đen tối, u ám. Chú thích Bánh mì Ẩm thực Nga
1,626
19833880
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7c%20M%C3%B4n%20gi%C3%A1o
Mặc Môn giáo
Mặc Môn giáo (Mormonism) hay đạo Mặc Môn hay Giáo hội Mặc Môn là truyền thống tôn giáo và thần học thuộc phong trào Thánh hữu Ngày sau của những người theo chủ nghĩa Phục hồi Cơ Đốc giáo được bắt đầu từ Joseph Smith ở Tây New York vào những năm 1820 và 1830. Mặc Môn giáo đã được áp dụng chỉ về các khía cạnh khác nhau của phong trào Thánh hữu Ngày sau, mặc dù gần đây đã có sự thúc đẩy từ Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kytô (Giáo hội LDS). Một nhà sử học là Sydney E. Ahlstrom đã viết vào năm 1982: “Người ta thậm chí không thể chắc chắn liệu Đạo Mặc Môn là một giáo phái, tà giáo, một giáo phái bí ẩn, một tôn giáo mới, một giáo hội, một dân tộc, một quốc gia hay một Tiểu văn hóa Mỹ; quả thực, ở những thời điểm và địa điểm khác nhau, tất cả đều là như vậy". Một đặc điểm nổi bật của thần học Mặc Môn là Sách Mặc Môn, được mô tả như một biên niên sử về Người bản địa ở Châu Mỹ và cách họ ứng xử với Chúa. Giáo lý Thần học Mặc Môn bao gồm các niềm tin Kitô giáo chính thống với những sửa đổi bắt nguồn từ niềm tin vào những điều mặc khải đối với Smith và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Điều này bao gồm việc sử dụng và tin tưởng vào Kinh thánh và các văn tự tôn giáo khác, bao gồm Giáo lý và Giao ước và Trân châu vô giá. Đạo Mặc Môn bao gồm các giáo lý quan trọng về hôn nhân vĩnh cửu, sự tiến triển vĩnh cửu, rửa tội cho người chết, chế độ đa thê hoặc hôn nhân số nhiều, sự thanh khiết về mặt tình dục, sức khỏe (được nêu rõ trong Lời Thông Sáng), kiêng ăn và Tuân thủ ngày Sa-bát. Bản thân thần học không đồng nhất nên ngay từ năm 1831, và đáng kể nhất là sau cái chết của Smith, nhiều nhóm khác nhau đã tách ra khỏi Giáo hội Chúa Kitô mà Smith thành lập. Ngoài sự khác biệt về khả năng lãnh đạo, các nhóm này khác biệt đáng kể nhất về quan điểm của họ đối với chế độ đa thê, điều mà Giáo hội LDS có trụ sở tại Utah đã cấm vào năm 1890 và thuyết Ba ngôi, điều mà Giáo hội LDS không khẳng định. Nhánh thần học tìm cách duy trì chế độ đa thê được gọi là Thuyết Mặc Môn chính thống và bao gồm một số giáo hội khác nhau. Các nhóm khác khẳng định thuyết Ba Ngôi, chẳng hạn như Cộng đồng Chúa Kitô (trước đây là Giáo hội được tổ chức lại của Chúa Giêsu Kitô Các Thánh Hữu Ngày Sau), và mô tả học thuyết của họ là Ba Ngôi Nhà phục hồi Cơ đốc giáo. Mặc Môn giáo được thành lập vào ngày 6 tháng 4 năm 1830 tại thị trấn Fayette thuộc hạt Seneca, bang New York, Mỹ. Người sáng lập Giáo hội này là Giáo chủ Joseph Smith, người về sau được các tín hữu trong Giáo hội xem như một vị tiên tri. Năm 1823, Joseph Smith tuyên bố rằng ông đã được gặp một thiên thần tên là Moroni và được thiên thần tiết lộ về một văn bản cổ đã bị thất lạc suốt 1.500 năm. Vì cuốn sách viết bằng chữ tượng hình (chữ Ai Cập cải cách) nên Smith không đọc được. Sau đó, Chúa cho ông ta một cặp kính để ông ta đọc được quyển sách này. Joseph Smith phải bỏ ra sáu năm để dịch cuốn sách sang tiếng Anh cho vợ và các kinh sư khác chép lại. Đến năm 1830, sách Mặc Môn một trong những sách thánh của Giáo hội Mặc Môn đã được xuất bản. Đây cũng là năm mà Smith trong một cuộc họp với một nhóm nhỏ các tín đồ đã chính thức thành lập Giáo hội Mặc Môn, còn cuốn sách gốc đã được Thiên sứ Moroni quay lại lấy nên không ai khác nhìn thấy được. Giáo thuyết của hệ phái này dựa trên nền tảng của Kinh thánh, tin có Chúa ba ngôi, tin loài người bị Thiên Chúa phạt vì tội của tổ phụ A Đam và E-Va, cuộc lễ bắt buộc của Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu–Kitô là lễ Bắp têm, tiệc thánh. Giáo hội Mặc Môn có nhiều biểu tượng như Nhẫn Công lý, Cây sự sống, Giáo hội Mặc Môn lấy sách Kinh Thánh, sách Mặc Môn, sách Giáo lý và Giao ước, sách Trân châu vô giá làm cơ sở và nền tảng của giáo lý. Các tín hữu trong giáo hội này tin rằng đây là những sách Thánh Thư. Giáo lý của giáo hội được tóm tắt trong 13 tín điều căn bản, bao gồm tin Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh tồn tại như ba nhân vật riêng biệt, môn đồ giáo phái này tin ở sự phục tùng các vua chúa, tổng thống, các nhà cai trị và các pháp quan cùng sự tuân theo, tôn trọng và tán trợ luật pháp quốc gia. Các hoạt động của Giáo hội Mặc Môn về cơ bản giống với giáo phái Tin lành như thánh ca, giảng luận, cầu nguyện. Các tín đồ của Giáo hội Mặc Môn tuân giữ chế độ ăn uống nghiêm ngặt gọi là Lời thông sáng. Trong sinh hoạt đời thường, họ được giảng dạy kiêng rượu bia, thuốc lá, ma túy hoặc các chất gây nghiện làm hại đến sức khỏe. Tín hữu của Giáo hội Mặc Môn cũng được giảng dạy không quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay ngoại tình sau khi kết hôn. Ngoài ra, họ còn được khuyên bảo để tóc gọn gàng, tươm tất, ăn mặc trang nhã lịch sự trong mọi tình huống, hoàn cảnh. Sự tôn cao là niềm tin trong đạo Mặc Môn rằng sau khi chết, một số người sẽ đạt được mức độ cứu rỗi cao nhất trong vương quốc thiên thể và sống vĩnh viễn trước sự hiện diện của Chúa, tiếp tục như những gia đình, trở thành các vị thần, tạo ra thế giới và tạo ra những đứa con tinh thần mà họ sẽ trị vì. Trong giáo phái Mặc Môn lớn nhất là Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Nhà thờ LDS), các nhà lãnh đạo hàng đầu đã dạy rằng Chúa muốn toàn thể nhân loại được tôn vinh và rằng con người là "các vị thần trong phôi thai". Một câu trong kinh thánh được phong thánh của Giáo hội LDS nói rằng những người được tôn vinh sẽ trở thành các vị thần và một tuyên bố năm 1925 từ cơ quan quản lý cao nhất của nhà thờ nói rằng "Tất cả đàn ông và phụ nữ đều giống nhau với Cha và Mẹ [và] có khả năng, bằng trải nghiệm qua các thời đại và niên đại, có khả năng tiến hóa thành Thần" Giáo hội LDS dạy rằng thông qua sự tôn cao, các tín đồ có thể trở thành người đồng thừa kế với Chúa Giê-su Christ. Một câu trích dẫn phổ biến của tín nhân Mặc Môn thường được cho là của sứ đồ đầu tiên Lorenzo Snow vào năm 1837 là "Đức Chúa Trời cũng từng là con người như con người ngày nay; vậy nên con người cũng có thể trở thành Đức Chúa Trời.". Chú thích Tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . Beckwith, Francis J., Carl Mosser, and Paul Owen, jt. eds. (2002). The New Mormon Challenge: Responding to the Latest Defenses of a Fast-Growing Movement. Grand Rapids, Mich.: Zondervan. 535 p. Brooks, Melvin R. (1960). L.D.S. Reference Encyclopedia. Salt Lake City, Utah: Bookcraft. McConkie, Bruce R. (1979). Mormon Doctrine. Second ed. Salt Lake City, Utah: Bookcraft. 856 p. N.B.: The contents are brief articles arranged alphabetically in the form of a topical dictionary. Nelson, Nels L. (1904). Scientific Aspects of Mormonism: or, Religion in Terms of Life. Chicago, Ill.: Press of Hillison & Etten Co., 1904, t.p. 1918. xi, 347 p. Shields, Steven L. (1990). Divergent Paths of the Restoration: a History of the Latter Day Saint Movement. Fourth ed., rev. and enl. Los Angeles: Restoration Research. 336 p., ill. with b&w photos. Liên kết ngoài PBS: Frontline + American Experience: Mormons—PBS special on Mormon belief Patheos + Mormonism—Patheos.com. Mormonism Origins, Mormonism History, Mormonism Beliefs (archived 29 December 2010) "Religions: Mormonism"—BBC Religion The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints Community of Christ (formerly the RLDS church) The Church of Jesus Christ (Bickertonite) Church of Christ With the Elijah Message Mặc Môn giáo
1,482
19833882
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20H%E1%BA%A1%20s%C4%A9%20quan%20H%E1%BA%A3i%20qu%C3%A2n
Trường Hạ sĩ quan Hải quân
Trường Trung học Cơ khí Hải quân(tiếng Tây Ban Nha: Escuela Superior de Mecánica de la Armada, thường được gọi bằng từ viết tắt ESMA) là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm tại vùng lân cận Núñez, thủ đô Buenos Aires, Argentina. Ban đầu, ESMA phục vụ như một cơ sở giáo dục của Hải quân Argentina và là trụ sở của một đơn vị đặc nhiệm. Nhưng sau đó nó đã hoạt động như là một Trung tâm giam giữ bí mật, bất hợp pháp của những người phản đối Chế độ quân sự độc tài 1976–1983 được gọi là "những kẻ lật đổ" trong khoảng thời gian được gọi là Chiến tranh bẩn thỉu. Quân đội đã tiếp nhận những đứa trẻ do những người phụ nữ bị giam giữ ở đó sinh ra, che giấu danh tính thực sự của chúng và cho phép chúng được các gia đình quân nhân và cộng sự của chế độ nhận nuôi bất hợp pháp. Đơn vị đặc nhiệm (Unidad de Tareas) chịu trách nhiệm về hàng nghìn trường hợp cưỡng bức mất tích, tra tấn và giết hại trong thời gian này. ESMA là trung tâm giam giữ lớn nhất thuộc loại này trong Chiến tranh Bẩn thỉu. Tòa nhà ESMA đã được chuyển đổi thành bảo tàng tưởng niệm để trưng bày và tưởng nhớ những người đã "mất tích" trong Chiến tranh Bẩn thỉu của Argentina. Quốc hội đã thông qua luật vào ngày 5 tháng 8 năm 2004 để chuyển khu phức hợp ESMA thành bảo tàng, không gian Ký ức, Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2014, bảo tàng Malvinas đã được khánh thành trong khuôn viên ESMA, một bảo tàng về các hòn đảo đang bị tranh chấp bởi Vương quốc Anh (gọi chúng là Quần đảo Falkland) và Argentina (Quần đảo Malvinas). Đến năm 2001, nó được đổi tên thành Escuela de Suboficiales de la Armada (ESSA; tiếng Anh: Trường Sĩ quan Hải quân), và sau đó cơ sở này chuyển đến Căn cứ Hải quân Port Belgrano tại Punta Alta, Buenos Aires vào năm 2005. Nơi này cách Bahía Blanca 28 km và cách Buenos Aires khoảng 600 km về phía tây nam. Ngày nay, nó là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2023 với tên gọi Bảo tàng ESMA và Địa điểm tưởng niệm cũ Trung tâm Giam cầm, Tra tấn và Hủy diệt Bí mật. Tham khảo Liên kết ngoài ESMA, cho đến năm 2000 ESMA: Not Forgotten: A Photo Journey by Jerry Nelson Video Report: 'The Prison and Torture Center ESMA: The Trial Begins Espacio para la memoria (Spanish) Megacausa ESMA streaming ESSA, từ năm 2001 Website of Escuela de suboficiales de la Armada Chiến tranh Bẩn thỉu Trại tập trung [[Thể loại:Bảo tàng tại Buenos Aires] Hải quân Argentina Di sản thế giới tại Argentina
483
19833888
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADp%20tr%C3%ACnh%20thi%20%C4%91%E1%BA%A5u
Lập trình thi đấu
Lập trình thi đấu () là một môn thể thao trí tuệ trong đó những người tham gia sẽ cố gắng lập trình theo các yêu cầu được cung cấp. Các cuộc thi thường được tổ chức qua Internet hoặc mạng cục bộ. Những người tham gia được gọi là lập trình viên thi đấu (sport programmers). Lập trình thi đấu được công nhận và bảo trợ bởi nhiều công ty phần mềm và Internet đa quốc gia, chẳng hạn như Google và Facebook. Trong một cuộc thi lập trình, bên tổ chức thường đưa ra một tập hợp các vấn đề logic hoặc toán học, còn được gọi là câu đố hoặc thử thách cho các thí sinh (số lượng thí sinh có thể là vài chục người hoặc thậm chí hàng trăm đến hàng ngàn). Thí sinh được yêu cầu viết các chương trình máy tính có khả năng giải quyết các vấn đề này. Việc đánh giá chủ yếu dựa trên số vấn đề đã giải quyết và thời gian đã bỏ ra để hoàn thành lời giải, nhưng cũng có thể bao gồm các yếu tố khác (chất lượng của kết quả đầu ra, thời gian thực thi, sử dụng bộ nhớ, kích thước chương trình, v.v.). Lịch sử Một trong những cuộc thi lâu đời nhất được biết đến là Cuộc thi Lập trình Quốc tế dành cho Sinh viên Đại học (ICPC) bắt đầu từ những năm 1970 và đã mở rộng tới 88 quốc gia trong phiên bản năm 2011. Từ năm 1990 đến 1994, Owen Astrachan, Vivek Khera và David Kotz đã tổ chức một trong những cuộc thi lập trình phân tán dựa trên Internet đầu tiên, lấy cảm hứng từ ICPC. Sự quan tâm đến lập trình thi đấu đã phát triển mạnh kể từ năm 2000 với hàng chục nghìn người tham gia (xem Các cuộc thi nổi bật), điều này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của Internet, giúp tổ chức cuộc thi quốc tế trực tuyến và loại bỏ các giới hạn địa lý. Tổng quan Mục tiêu của lập trình thi đấu là viết mã nguồn chương trình máy tính để giải quyết các vấn đề được đưa ra. Đa số các vấn đề xuất hiện trong các cuộc thi lập trình liên quan đến toán học hoặc logic. Các vấn đề thường thuộc một trong những loại sau: tổ hợp, lý thuyết số, lý thuyết đồ thị, lý thuyết trò chơi sử dụng thuật toán, hình học tính toán, phân tích chuỗi và cấu trúc dữ liệu. Các vấn đề liên quan đến lập trình ràng buộc và trí tuệ nhân tạo cũng phổ biến trong một số cuộc thi. Bất kể loại vấn đề, quá trình giải quyết một vấn đề có thể chia thành hai bước chính: xây dựng một thuật toán hiệu quả và triển khai thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình phù hợp (các ngôn ngữ lập trình được phép dùng khác nhau giữa các cuộc thi). Đây là hai kỹ năng thường được kiểm tra nhiều nhất trong các cuộc thi lập trình. Ở hầu hết cuộc thi, việc đánh giá được thực hiện tự động bởi các máy chủ của bên tổ chức, thường được gọi là trình chấm hay hệ thống chấm bài (judge). Các lời giải được nộp bởi thí sinh sẽ được chạy trên trình chấm với một tập hợp các test case (thường là bí mật). Thông thường, trình chấm sẽ đánh giá theo nguyên tắc "đúng hoặc sai hoàn toàn", có nghĩa rằng một lời giải được chấp nhận ("Accepted") chỉ khi nó đạt kết quả tốt trên tất cả test case được chạy bởi trình chấm, và nếu không sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, một số cuộc thi có thể cho phép việc chấm điểm theo phần, dựa trên số lượng test case đúng, chất lượng của kết quả, hoặc một số tiêu chí khác đã được chỉ định. Một số cuộc thi khác chỉ yêu cầu thí sinh nộp kết quả tương ứng với dữ liệu đầu vào đã được cung cấp, trong trường hợp này trình chấm chỉ cần phân tích kết quả được nộp. Các hệ thống chấm bài trực tuyến (online judge) là môi trường mà ở đó diễn ra quá trình kiểm tra. Các hệ thống chấm bài trực tuyến có danh sách xếp hạng cho thấy người dùng có số lượng lời giải được chấp nhận nhiều nhất và/hoặc thời gian thực thi ngắn nhất cho một vấn đề cụ thể. Các cuộc thi nổi bật Cuộc thi thuật toán Phần lớn cuộc thi ở trên thường được tổ chức thành nhiều vòng. Các cuộc thi thường khởi đầu bằng và kết thúc ở vòng chung kết tại chỗ. Những thí sinh dẫn đầu tại IOI và ICPC sẽ nhận được huy chương vàng, bạc và đồng. Trong các cuộc thi khác, giải thưởng tiền mặt được trao cho những người hoàn thành có thứ hạng cao nhất. Các cuộc thi cũng thu hút sự quan tâm của các nhà tuyển dụng từ nhiều công ty phần mềm và Internet, những công ty này thường chiêu mộ các thí sinh bằng những lời mời làm việc tiềm năng. Trí tuệ nhân tạo và học máy Kaggle – cuộc thi về khoa học dữ liệu và học máy. CodeCup – cuộc thi AI về board game được tổ chức hàng năm kể từ năm 2003. Quy luật của trò chơi được công bố vào tháng 9 và giải đấu cuối cùng được tổ chức vào tháng 2. Google AI Challenge – cuộc thi dành cho sinh viên diễn ra từ năm 2009 đến 2011. Halite – Một thử thách lập trình AI được tài trợ bởi Two Sigma, Cornell Tech, and Google. Russian AI Cup – cuộc thi lập trình trí tuệ nhân tạo mở. CodinGame – tổ chức các cuộc thi lập trình bot theo mùa. Cuộc thi tập trung vào công nghệ nguồn mở Danh sách có thể không đầy đủ Nền tảng trực tuyến Cộng đồng lập trình trên khắp thế giới đã xây dựng và duy trì nhiều nguồn tài nguyên trên internet phục vụ cho lập trình thi đấu. Họ cung cấp các cuộc thi độc lập với giải thưởng nhỏ hoặc không. Ngoài ra, các bài toán đã được lưu trữ trước đây cũng là nguồn tài liệu phổ biến để đào tạo về lập trình thi đấu. Một số tổ chức thường xuyên mở các cuộc thi lập trình, bao gồm: Lợi ích và chỉ trích Tham gia vào các cuộc thi lập trình có thể tăng sự hứng thú của sinh viên đối với việc nghiên cứu ngành khoa học máy tính. Những kỹ năng mà họ thu được thông qua các cuộc thi lập trình giống như ICPC cũng cải thiện cơ hội nghề nghiệp, bởi vì chúng giúp vượt qua các "cuộc phỏng vấn về kỹ thuật", thường đòi hỏi ứng viên giải quyết các vấn đề lập trình và thuật toán phức tạp ngay tại chỗ. Tuy vậy cũng có những sự chỉ trích về lập trình thi đấu, đặc biệt từ các nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp. Một điều chỉ trích phổ biến là nhiều cuộc thi lập trình tốc độ nhanh dạy cho các thí sinh các thói quen lập trình và phong cách code không tốt (như sử dụng các macro một cách không cần thiết, thiếu tính trừu tượng của OOP và comment, sử dụng tên biến ngắn, v.v.). Ngoài ra, vì chỉ cung cấp các câu đố thuật toán nhỏ với lời giải tương đối ngắn, các cuộc thi lập trình như ICPC và IOI có thể không dạy mọi người những kỹ năng tốt trong ngành kỹ thuật phần mềm, vì các dự án phần mềm trong thực tế thường có hàng nghìn dòng mã và được phát triển bởi các nhóm lớn trong thời gian dài. Peter Norvig đã đề cập rằng dựa trên dữ liệu có sẵn, việc giành chiến thắng trong các cuộc thi lập trình có mối tương quan tiêu cực với hiệu suất của một lập trình viên trong công việc của họ tại Google (mặc dù các người chiến thắng trong các cuộc thi có cơ hội cao được tuyển dụng). Sau đó, Norvig tuyên bố rằng tương quan này chỉ được quan sát trên một tập dữ liệu nhỏ, nhưng không thể xác minh sau khi xem xét một tập dữ liệu lớn hơn.  Một quan điểm khác là thay vì "lãng phí" thời gian để thi đấu quá nhiều, giải các bài toán đã có lời giải, các lập trình viên có tiếng nên đầu tư thời gian của họ vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tế. Đọc tiếp Halim, S., Halim, F. (2013). Competitive Programming 3: The New Lower Bound of Programming Contests. Lulu. Laaksonen, A. (2017). Guide to Competitive Programming (các chủ đề dành cho sinh viên đại học trong ngành khoa học máy tính). Cham: Springer International Publishing. Xu, X. (2020) The development, prosperity and decline of Olympic in Informatics. Xuất bản trực tuyến. Kostka, B. (2021). Sports programming in practice. Đại học Wrocław. Xem thêm Thể loại:Cuộc thi khoa học máy tính Hackathon Tham khảo Liên kết ngoài Dự án nguồn mở để tổ chức các cuộc thi Contest Management System Công cụ mã nguồn mở viết bằng Python để tổ chức và quản lý cuộc thi lập trình trên máy chủ IOI 2012 và IOI 2013 . Các kỳ thi Tin học Cuộc thi lập trình
1,601
19833892
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stay%20Up%20Late
Stay Up Late
Stay Up Late là một bức tranh màu nước furry khiêu dâm năm 1992 của Brian Swords. Tác phẩm mô tả hai con chuột trắng được nhân hóa đang ôm nhau trên giường. Từ năm 1988 đến năm 1993, Swords đã tặng tranh trong một cuộc đấu giá nghệ thuật hàng năm cho WITF-TV, một đài truyền hình công cộng ở trung tâm Pennsylvania. Nhiều năm trôi qua, tác phẩm nghệ thuật ngày càng có nội dung kích dục, đỉnh điểm là lúc nhà đài cấm nội dung khiêu dâm vào năm 1993. Ban đầu nó được bán vào năm 1992 với giá 80 đô la () và trở nên nổi tiếng vào năm 2020 khi người dẫn chương trình truyền hình John Oliver mua bức tranh trên Last Week Tonight. Oliver đã sử dụng tác phẩm này để bình luận về phản ứng của Mỹ đối với đại dịch COVID-19. Hành động gây chú ý này được giới bình luận khen ngợi. Năm tiếp theo, Stay Up Late được đưa vào chuyến đi đến 5 thành phố do chương trình tổ chức để hỗ trợ các bảo tàng đang gặp khó khăn. Bối cảnh Brian Swords, còn được gọi là Biohazard, là một nghệ sĩ người Mỹ thuộc cộng đồng furry từ York, Pennsylvania. Anh ta cho rằng "Omaha" the Cat Dancer và The Secret of NIMH có ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của mình. Swords nổi tiếng với một loạt bức tranh màu nước, bao gồm cả Stay Up Late, mô tả một cặp chuột được nhân hóa tên là Alice và Bob trong tư thế khiêu dâm. Từ năm 1988 đến năm 1993, Swords đã tặng các bức tranh của mình cho cuộc đấu giá hàng năm "Gallery 33" của WITF-TV. Các tác phẩm của ông bán rất chạy, nhưng những bức tranh được tặng dần dần có thêm nội dung kích dục. Năm 1993, WITF-TV đã cấm nội dung khiêu dâm khỏi cuộc đấu giá hàng năm "Gallery 33" do sợ khán giả xa lánh và mất giấy phép FCC. Miêu tả Stay Up Late là một bức tranh màu nước trên giấy có kích thước . Nó mô tả hai con chuột trắng được nhân hóa đang ôm nhau trên giường. Phía sau họ, trên đầu giường là một chai K-Y Jelly lớn và một chiếc gạt tàn đã qua sử dụng. Diễn viên hài người Mỹ gốc Anh John Oliver mô tả tác phẩm "như thể Monet từng có một thời kỳ furry". Xuất xứ Stay Up Late được Brian Swords vẽ vào năm 1992 và được bán cho một người mua không rõ danh tính với giá $80 (). Bức tranh xuất hiện trong tập Last Week Tonight ngày 29 tháng 3 năm 2020, khi Oliver đề nghị mua nó với giá 1.000 đô la và quyên góp 20.000 đô la cho một ngân hàng thực phẩm. Bức tranh là một phần trong nỗ lực thể hiện việc mua một bức tranh cụ thể từ một họa sĩ vô danh dễ dàng hơn nhiều so với việc xét nghiệm COVID-19 ở Hoa Kỳ. Hai tuần sau, vào ngày 12 tháng 4 năm 2020, Oliver xuất hiện với bức tranh ở phía sau trong đoạn độc thoại kết thúc tập phim. Emily Chambers, viết cho blog chính trị Pajiba, gọi trò đùa này là "câu chuyện vĩ đại nhất thế kỷ qua". Virginia Streva, trong Philly Voice, gọi cuộc tìm kiếm bức tranh là một "chiến thắng hài hước". Stay Up Late và hai tác phẩm khác — một bức vẽ trên ván ép của Michael Lee Scot về chân dung Wendy Williams đang ăn sườn cừu và một bức tranh sơn dầu trên canvas của Judith Pond Kudlow về những chiếc cà vạt của Larry Kudlow — đã được đưa vào một chuyến đi xuyên Mỹ từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022. Triển lãm du lịch được Oliver tổ chức để hỗ trợ các bảo tàng chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bảo tàng Judy Garland, Bảo tàng Truyền thông Phát thanh, Bảo tàng Nghệ thuật Tầm nhìn Hoa Kỳ, Bảo tàng Phát thanh và Trung tâm Truyền thông William V. Banks và Bảo tàng Nghệ thuật Hoạt hình đã trưng bày các tác phẩm trong ba tuần, nhận được khoản quyên góp 10.000 đô la từ Last Week Tonight, và một khoản quyên góp cho một ngân hàng thực phẩm địa phương. Tham khảo Tranh vẽ năm 1992 Tranh vẽ Mỹ Nghệ thuật khiêu dâm Furry fandom Màu nước
752
19833912
https://vi.wikipedia.org/wiki/Unilever%20Gloucester
Unilever Gloucester
Unilever Gloucester là một cơ sở sản xuất thực phẩm lớn tọa lạc ở phía đông bắc Gloucester, Anh, chuyên sản xuất tất cả các loại kem Unilever cho Vương quốc Liên hiệp Anh. Lịch sử Cơ sở này được Unilever xây dựng từ năm 1959. Nhà máy công bố chính thức vào thứ Ba ngày 16 tháng 4 năm 1962. Unilever là nhà sản xuất kem lớn nhất thế giới và cũng có các cơ sở sản xuất lớn ở Hellendoorn tại Hà Lan, Saint-Dizier ở Pháp và Caivano ở Ý. Nestle và Unilever mỗi nước chiếm khoảng 1/3 sản lượng toàn cầu. Unilever Gloucester được xây dựng để cung cấp điện cho 25 triệu người ở phía tây và phía bắc nước Anh và xứ Wales. Vào thập niên 1960, cơ sở này có hơn 1.000 nhân viên và là nhà máy kem lớn nhất thế giới. Khi đi vào hoạt động, cơ sở này có thể sản xuất 90.000 gallon kem mỗi ngày và 2 triệu kẹo mỗi ngày. Trong vòng 5 năm vào cuối thập niên 1980, 60 triệu bảng Anh đã được đầu tư vào địa điểm này. Viếng thăm Tháng 3 năm 1995, địa điểm này đã được Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh đến thăm; Nữ hoàng đã đến thăm địa điểm GCHQ gần đó (ở phía tây Cheltenham) lúc 10 giờ 30 phút sáng và bà đã trồng một cây kỷ niệm tại nhà máy Unilever. Kết cấu Trong thập niên 1960, có một tòa nhà văn phòng và sản xuất hai tầng, cùng một nhà máy sản xuất bánh quế và bánh wafer tên là Embisco. Địa điểm này được mở với tên Nhà máy Cotswold. Cơ sở này hoạt động 24 giờ một ngày suốt cả tuần. Nó tọa lạc trên đường A417, phía tây bùng binh A40 lớn. Nó cách ngã ba 11a của M5 khoảng một dặm về phía tây và nằm ở phía đông của tuyến đường sắt xuyên quốc gia chính. Cơ sở này có hơn 500 người. Sản xuất Cơ sở này sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm Cornetto và khoảng 10 triệu sản phẩm Magnum mỗi tuần. Nó sản xuất khoảng 1,5 tỷ sản phẩm kem mỗi năm. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ Unilever UK Unilever Kem lạnh Nhà máy sản xuất ở Anh Khởi đầu năm 1959 ở Anh Nhà sản xuất thực phẩm Anh Công ty có trụ sở tại Gloucester Công trình xây dựng ở Gloucester Tòa nhà công nghiệp hoàn thành năm 1962 Công ty sản xuất sữa Vương quốc Liên hiệp Anh
413
19833913
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BA%B9p%20%C4%91%E1%BA%A1p%20gi%C3%B3%20r%E1%BA%BD%20s%C3%B3ng
Chị đẹp đạp gió rẽ sóng
Chị đẹp đạp gió rẽ sóng là một chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 29 tháng 10 năm 2023. Đây là phiên bản Việt Nam của chương trình truyền hình Trung Quốc Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng của Mango TV. Chương trình bao gồm 30 nữ nghệ sĩ đã ra mắt 30 tuổi trở lên, thông qua huấn luyện và thi đấu khép kín, cuối cùng do người xem bỏ phiếu chọn 7 nữ nghệ sĩ tạo thành nhóm nhạc nữ hoàn toàn mới. Chương trình được phát sóng vào thứ Bảy hàng tuần vào lúc 21:15 trên kênh VTV3. Định dạng Chị đẹp đạp gió rẽ sóng gần như giữ nguyên format của bản gốc Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng. Chương trình bao gồm 30 nữ nghệ sĩ (được gọi là các Chị Đẹp) có độ tuổi từ 30 trở lên, đã và đang hoạt động trong giới giải trí như âm nhạc, điện ảnh, người mẫu, diễn viên, doanh nhân... Mỗi đêm công diễn, sau những buổi luyện tập cả về thanh nhạc lẫn vũ đạo, các chị đẹp sẽ được lập thành các nhóm nhạc 3, 5 hoặc 7 thành viên. Đội nhận về nhiều phiếu bầu chọn trực tiếp sẽ giành chiến thắng và đi tiếp. Sau 5 đêm công diễn, vòng Chung kết sẽ chọn ra 7 chị đẹp xuất sắc nhất dựa trên bình chọn của khán giả để ra mắt với tư cách một nhóm nhạc. Lịch sử sản xuất Ngày 8 tháng 6 năm 2023, trên fanpage chính thức của chương trình công bố rằng chương trình Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng chính thức về Việt Nam với tên gọi là Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, một format nổi tiếng tại Trung Quốc đã từng có sự xuất hiện của ca sĩ Chi Pu. Ngày 20 tháng 7 năm 2023, chương trình công bố chính thức dàn ekip của chương trình. Ngày 10 tháng 8 năm 2023, fanpage của chương trình đăng tải chính thức bộ 3 ban cố vấn cũng như là bộ 3 host của chương trình. Từ ngày 23 tháng 8 năm 2023, lần lượt các Chị Đẹp được giới thiệu trên fanpage của chương trình, đầu tiên là 4 Chị Đẹp Thu Phương, Uyên Linh, Hà Kino và Ninh Dương Lan Ngọc. Đến cuối tháng 9 năm 2023, danh sách 30 Chị Đẹp đã được lộ diện hoàn toàn. Ngày 19 tháng 10 năm 2023, chương trình tổ chức họp báo ra mắt với sự xuất hiện của các Chị Đẹp. Một ngày sau đó, MV ca khúc chủ đề "Nơi bình minh đầy nắng"''' với sự có mặt của các Chị Đẹp tham gia chương trình được đăng tải lên Youtube của YeaH1 Show. Ban cố vấn và dẫn chương trình Ban cố vấn của chương trình mùa 1 bao gồm: Phó Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam - nhà báo Trần Hồng Hà, Đạo diễn - Nhà sản xuất Trần Thành Trung và Giám đốc sáng tạo Denis Đặng. Ngày 7, 8, 9 tháng 8 năm 2023, fanpage chương trình đăng tải gợi ý về ba người dẫn chương trình. Và vào ngày 10 tháng 8 năm 2023, ba host của chương trình được chính thức công bố bao gồm: MC Anh Tuấn, diễn viên Quốc Trường và người mẫu Lâm Bảo Châu. Tổng quan các mùa Danh sách "Chị Đẹp" *Danh sách tạm sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong tập 1 Nội dung chương trình Vòng Trình diễn cá nhân Mỗi Chị Đẹp phải chuẩn bị một tiết mục solo trong 90 phút. 29 Chị Đẹp còn lại sẽ chấm điểm cho người đang biểu diễn. Bên cạnh đó, sau phần trình diễn, mỗi Chị Đẹp sẽ được các cố vấn chấm điểm trên tổng điểm là 90 điểm. Sau vòng này, 3 Chị Đẹp đứng đầu Bảng điểm Chị Đẹp sẽ trở thành trưởng nhóm cho vòng Công diễn 1, và rồi 2 Chị Đẹp đứng đầu Bảng điểm cố vấn sẽ trở thành 2 trưởng nhóm tiếp theo. Đón nhận Với sức nóng của sự xuất hiện của Chi Pu tại Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng mùa thứ tư, việc một format như vậy về Việt Nam được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Đến tháng 10 năm 2023, theo thông tin đăng tải trên fanpage chương trình, kênh tiktok của chương trình cán mốc 100 triệu views với hashtag #ChiDepDapGioReSong trên mọi nền tảng và 1000 tin bài về chương trình trước khi phát sóng. Sự xuất hiện của đến 30 Chị Đẹp là các tên tuổi nổi tiếng trong showbiz, đặc biệt là sự xuất hiện của những diva nổi tiếng như Mỹ Linh, Hồng Nhung, Lệ Quyên, Thu Phương, hoặc các diễn viên như Diệu Nhi và Ninh Dương Lan Ngọc, đã trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, MV chủ đề của chương trình "Nơi bình minh đầy nắng"'' cũng sở hữu hơn 20 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội. Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách các chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam Chương trình truyền hình Việt Nam Truyền hình thực tế Chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam Chương trình truyền hình trên VTV
905
19833950
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yahya%20Kanu
Yahya Kanu
(James) Yahya Kanu (không rõ – 29 tháng 12 năm 1992) là một sĩ quan mang quân hàm đại tá người Sierra Leone và người trung thành với Tổng thống Joseph Saidu Momoh. Ngay khi thông tấn xã Reuters đưa tin Kanu là người cầm đầu đảo chính, ông đã phủ nhận việc này trên chương trình Focus on Africa của đài BBC, mà chỉ cố gắng đàm phán với phe nổi loạn. Valentine Strasser về sau cầm đầu đã cho bắt giữ Kanu. Kanu sau đó bị buộc tội phản đảo chính với nhân vật ủng hộ Đảng Đại hội Toàn dân Bambay Kamara và bị Valentine Strasser, Solomon Musa, Maada Bio và Idriss Kamara hành quyết trên bãi biển gần thủ đô Freetown. Khi nội chiến bùng nổ năm, trong bối cảnh phiến quân Mặt trận Liên minh Cách mạng của Foday Sankoh tiến vào Sierra Leone từ phía Liberia dưới quyền Charles Taylor, đại tá Kanu được coi là một trong những chỉ huy năng động nhất được huấn luyện dưới thời Anh thuộc. Phiến quân của Foday Sankoh bị tiểu đoàn Cobra của Kanu đẩy lùi tại thành phố Kenema, miền đông Sierra Leone. Quân của đại tá Kanu tập hợp cả thành phần dân thường lẫn quân đội Samuel Doe và nhanh chóng đánh đuổi phiến quân Gandorhun và Zimmi, rồi đến cầu sông Mano nối với Liberia. Nhưng sau đó các thị trấn thường xuyên bị đánh chiếm đổi phe, quân sĩ cho rằng là Freetown thiếu nguồn lực cung ứng. Đây là yếu tố chính góp phần vào cuộc đảo chính năm 1992. Tham khảo Quân nhân Sierra Leone Chính khách Sierra Leone Mất năm 1992 Năm sinh thiếu
282
19833953
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%C3%A1i%20%C4%90%E1%BB%81n%20M%E1%BA%B7t%20tr%E1%BB%9Di
Giáo phái Đền Mặt trời
Giáo phái Đền Mặt trời (Order of the Solar Temple) hay Dòng Đền thờ Thái dương (Ordre du Temple solaire, viết tắt OTS) được thành lập với tên gọi Dòng Hiệp sĩ Quốc tế của Truyền thống Mặt trời (Ordre International chevaleresque de Tradition solaire, OICTS) là một nhóm tôn giáo bí truyền, thường được mô tả là một dị giáo phái, được cho là dựa trên lý tưởng của Hiệp sĩ Đền thánh (Hiệp sĩ Dòng Đền, Knights Templar). Giáo phái Đền Mặt trời được Luc Jouret và Joseph Di Mambro thành lập vào năm 1984 tại Saconnex d'Arve, Thụy Sĩ. Giáo phái này được biết đến nhiều nhất với một loạt vụ giết người và tự sát hàng loạt cướp đi sinh mạng của 74 người ở Thụy Sĩ, Pháp và Canada vào năm 1994, 1995 và 1997, và tạo ra những tranh cãi kéo theo đó, hoạt động của giáo phái này là nhân tố chính trong việc đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống lại các tà giáo ở nước Pháp. Lịch sử Dòng dị giáo phái này được Luc Jouret và Joseph De Mambro thành lập vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu, Dòng Đền thờ Thái dương là một tổ chức tôn giáo nhỏ có trụ sở ở Thụy Sĩ. Nhóm này hoạt động khá bí mật, dành nhiều thời gian thực hiện các nghi lễ cổ xưa. Mặc dù Mambro được gia đình định hướng cho theo nghề thợ sửa đồng hồ và kim hoàn nhưng Mambro lại rất quan tâm đến tôn giáo. Năm 1956, Mambro tham gia vào một giáo phái bí mật. Tuy nhiên, không tán thành với những giáo lý của giáo phái này nên năm 1969, Joseph Di Mambro đã tách ra lập riêng cho mình một tôn giáo riêng. Năm 1973, Joseph Di Mambro đã tới sống tại khu vực gần biên giới của Pháp và Thụy Sĩ. Tại đây, Mambro đã lập nên một trung tâm với thuyết lý của giáo phái và kêu gọi mọi người gia nhập. Joseph Di Mambro tuyên bố mình chính là hóa thân của đấng tối cao, chỉ có mình hắn mới có quyền quyết định người nào sẽ kết hôn hoặc sinh con. Mục đích của Joseph Di Mambro là hy vọng có được những đứa trẻ có chất lượng. Sau này, cả con trai và con gái của Joseph Di Mambro đều được xem là những đứa trẻ thần thánh khi người có khả năng mở ra một kỷ nguyên mới, kẻ lại là một trong những đứa con của vũ trụ. Năm 1978, Joseph Di Mambro đặt tên giáo phái của mình là “Con đường vàng”. Năm 1984 Joseph Di Mambro đổi tên giáo phái thánh “Đền Mặt trời” (Solar Temple). Cũng từ đây, giáo phái này bắt đầu lộng hành. Giáo phái này phát triển rất nhanh, vào năm 1989 số lượng thành viên khoảng 600 người. Joseph Di Mambro đi khắp nơi giao rảng về giáo lý của mình đồng thời kêu gọi quyên góp tiền, tài sản. Theo một số tài liệu, giáo phái này đã quyên góp được khoảng gần 100 triệu đô la Mỹ. Để đổi lại số tiền lớn đã quyên góp, các tín đồ sẽ nhận được lời hứa hẹn về sự giải thoát thông qua con đường lửa khi thế giới đến ngày tận thế. Tuy nhiên, Joseph Di Mambro cũng gặp phải sự phản đối của một số thành viên giáo phái, đặc biệt khi một cựu thành viên phát hiện ra Mambro dùng trò lừa bịp bằng tia lazer trong các buổi họp. Hiện nay, nhiều người tin rằng, Dòng Đền thờ Thái dương đã chấm dứt hoạt động, song giới chuyên gia cho rằng, một số người vẫn đang thực hành giáo phái này. Giáo lý Niềm tin và hoạt động của hội bí mật này liên quan đến sự pha trộn giữa Kitô giáo sơ khai, tôn giáo UFO, triết học Thời Đại mới và các nghi lễ Freidiaon. Ban đầu vốn là tổ chức hòa bình nhưng với một số niềm tin khác thường, chẳng hạn như cái chết chỉ là ảo ảnh và cuộc sống vẫn tiếp diễn trên các hành tinh khác. Giống nhiều giáo phái khác, Dòng Đền thờ Thái Dương tin rằng, ngày tận thế đang đến gần và con người cần phải rời bỏ thế giới trần tục này. Đặt niềm tin của mình vào một con đường lửa dẫn đến hành tinh thiêng liêng, hưởng cuộc sống hạnh phúc, rất nhiều tín đồ của giáo phái “Đền mặt trời” (Solar Temple) đã tiến hành tự sát tập thể rồi thiêu đốt cơ thể. Các vụ án Hoạt động của giáo phái này gây chuyện chấn động khi con trai 3 tháng tuổi của một trong những thành viên hội tại Canada bị đem làm vật hiến tế vào tháng 10 năm 1994 vì được cho là kẻ chống lại Chúa Trời. Joseph Di Mambro ra lệnh cho vợ của Tony Dutoit, một thành viên của giáo phái không được sinh con và bị phớt lờ và vợ của Tony đã sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Christopher Emmanuel. Giáo chủ Joseph Di Mambro lập tức tuyên bố đứa trẻ đó là đứa trẻ chống Chúa. Ngay sau đó, 15 người trong hội đã tự sát hàng loạt và 38 người khác được phát hiện bị bắn hoặc đánh đập đến chết một cách bí ẩn, tất cả đều mặc áo choàng theo nghi lễ. Không dừng lại, tháng 11 năm 1995, cảnh sát Pháp tiếp tục tìm thấy thi thể của 13 người trưởng thành và 3 trẻ em tại một cánh rừng, tất cả đều có mối liên hệ với Hội Đền thờ Mặt trời (Order Of The Solar Temple). Giữa những năm 1990, thi thể các thành viên giáo phái bắt đầu xuất hiện, trước tiên là ở bang Fribourg của Thụy Sĩ. Đầu tiên người ta tìm thấy 23 xác người trong các vụ cháy, sau đó là 25 thi thể. Tất cả đều bị đánh thuốc cho mê man rồi bị bắn chết. Nhiều nạn nhân được tìm thấy trong một nhà thờ bí mật trong lòng đất, có nhiều gương và các đồ vật mang tính biểu tượng của dòng tu quân đội Kitô giáo Hiệp sĩ Đền Thánh. Các thi thể đều mặc áo choàng mang tính nghi lễ và được đặt theo hình tròn, chân chụm vào nhau, đầu hướng ra ngoài. Hai ngày sau đó, thi thể hai thành viên của giáo phái cùng con trai 3 tháng tuổi của họ được tìm thấy ở tỉnh Quebec của Canada. Cơ quan chức năng xác định đây là vụ giết người rồi tự sát. Xu hướng này tiếp diễn trong vài năm với các thành viên giáo phái bị đánh thuốc, bắn và đốt cháy. Tháng 2 năm 1993, có 84 tín đồ bao gồm cả trẻ em đã tiến hành tự sát tập thể rồi phóng hỏa. Hình ảnh tự sát tập thể này đã được truyền hình khắp thế giới khiến cho uy tín của giáo phái này sụt giảm rõ rệt. Để cứu vẫn tình thế, Mambro tuyên bố đã đến thời điểm để các thành viên giáo phái rời bỏ trái đất, đi đến một hành tinh thiêng liêng, hạnh phúc hơn. Tất nhiên trước khi thực hiện hành trình này, nhiệm vụ trước hết là phải tiêu diệt kẻ chống Chúa. Ngày 4 tháng 10 năm 1994, một vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra tại khu trượt tuyết Morin Heights gần Montreal, Canada. Một ngôi nhà bị thiêu rụi. Cảnh sát phát hiện ra hai xác chết cạnh ngôi nhà cháy đen. Sau khi dập tắt ngọn lửa, họ phát hiện thêm 3 xác chết có nhiều vết đâm. Chỉ nửa ngày sau, lại thêm một vụ hỏa hoạn khác tại trang trại của một người có tên Albert Giacobino. Cảnh sát đã phát hiện ra nhiều căn phòng bí mật. Có 20 người tự sát tập thể trong những phòng kín với áo lễ và tư thế như đang thực hiện nghi lễ. Kết quả điều tra cho thấy, gia đình 3 người bị giết hại chính là gia đình Tony. Hai xác chết bên ngoài là hai tín đồ đi thi hành án sau đó tự sát. Còn vụ tự sát tập thể chính là nghi lễ cuối cùng của Joseph Di Mambro và một số thành viên giáo phái. Sau cái chết của Joseph Di Mambro, cảnh sát đã phải đau đầu khi nhiều thành viên của giáo phái này đã cùng thực hiện nghi lễ để đến hành tinh thiêng. Chú thích Liên kết ngoài Cuồng giáo Tôn giáo UFO
1,469
19833960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Anh%20Tu%E1%BA%A5n%20%28Ph%C3%B3%20Gi%C3%A1o%20s%C6%B0%2C%20Ti%E1%BA%BFn%20s%C4%A9%2C%20B%C3%A1c%20s%C4%A9%29
Nguyễn Anh Tuấn (Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ)
Nguyễn Anh Tuấn (sinh ngày 19 tháng 10 năm 1966) là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ (PGS. TS. BS) chuyên ngành phẫu thuật tiêu hóa tại Việt Nam. Ông giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. PGS. TS. BS Nguyễn Anh Tuấn hiện là sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tá. Tiểu sử Nguyễn Anh Tuấn được sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) Ông là Đảng viên Năm 2015 - Đến nay: Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Học vấn Năm 1989: Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Học viện Quân y. Năm 2001: Đạt học vị Tiến sĩ y khoa. Năm 2003 - 2005: Theo học tại Bệnh viện Hôpital d'instruction des armées Desgenettes, Pháp. Năm 2012: Được công nhận chức danh Phó Giáo sư do Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Năm 2015: Được công nhận chức danh bác sĩ cao cấp. Thành tựu Kết quả điều trị ung thư trực tràng được xạ trị ngắn ngày trước mổ kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng New approach in minimally invasive surgery for treatment of rectal cancer: Transanal laparoscopic surgery Nghiên cứu đặc điểm giai đoạn bệnh của bệnh nhân ung thư trực tràng được chỉ định xạ trị trước mổ ngắn ngày kết hợp phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Phẫu thuật nội soi hoàn toàn - giải pháp mới cho bệnh nhân ung thư thực quản. Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống điều trị béo phì tại Bệnh viện TWQĐ 108 Lịch sử thụ phong quân hàm Chú thích
338
19833983
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%E1%BB%83n%20nh%C3%A2n%20t%E1%BA%A1o
Biển nhân tạo
Biển nhân tạo hay còn gọi là bãi biển đô thị (Urban beach) hay bãi biển thành phố (City beach) và đôi khi gọi là câu lạc bộ bãi biển (Beach club) là một môi trường nhân tạo được tạo ra trong bối cảnh đô thị mô phỏng bãi biển công cộng, thông qua việc sử dụng cát, hệ thống ô dù trên bãi biển và các yếu tố thiết kế chỗ ngồi. Các bãi biển đô thị được thiết kế để gây ngạc nhiên và thích thú cho người dân thành phố, công nhân và du khách bằng cách đưa bầu không khí bãi biển vào một khu đô thị mà lẽ ra sẽ là cảnh quan thành phố điển hình. Có rất nhiều biến thể của các bãi biển đô thị. Các bãi biển đô thị thường được tìm thấy dọc theo đường thủy, mặc dù một số được đưa vào quảng trường thị trấn hoặc các không gian khác cách xa nguồn nước. Bãi biển có thể được thiết kế theo mùa trên đường hoặc bãi đậu xe, hoặc có thể là cố định. Bãi biển đô thị không nhất thiết phải là đất công mặc dù nó luôn mở cửa cho công chúng (đôi khi có một khoản phí vào cửa nho nhỏ). Vì không thể bơi trên sông hoặc biển nên nhiều bãi biển đô thị có các đặc điểm giải trí môi trường nước, ví dụ như đài phun nước, bể lội nước hoặc tháp phun sương để giải nhiệt. Một số bãi biển đô thị có khu vực giải trí hoặc ăn uống. Một số có các tiện nghi thể thao như môn bóng chuyền bãi biển, bóng đá bãi biển. Hầu hết các bãi biển đô thị được thiết kế để thu hút dân chúng nói chung, từ các gia đình, những người trẻ độc thân đến những người lớn tuổi. Mặc dù bãi biển đô thị có thể không có tiện nghi để bơi lội, đồ bơi thường được thấy cùng với trang phục thông thường hơn ở các trung tâm đô thị lớn. Sự phổ biến của các bãi biển đô thị tăng lên vào đầu thế kỷ XXI khi khái niệm này được các nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư cảnh quan và các chính trị gia địa phương ủng hộ. Lịch sử Các bãi biển đô thị tự nhiên nằm trên biển đã thu hút khách du lịch từ lâu, chẳng hạn như Copacabana ở Rio, bãi biển trung tâm của San Sebastián hay Bãi biển thành phố trong khu Stralsund. Tuy nhiên, nhiều bãi biển đô thị được người dân địa phương đặc biệt sử dụng để thư giãn. Một ví dụ điển hình cho điều này là bãi biển Barcola, nơi từng được kết nối với trung tâm Trieste bằng xe điện và bây giờ bằng xe buýt. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có cơ hội dành thời gian rảnh rỗi hoặc nghỉ trưa để tránh xa cái nóng của thành phố trong làn gió biển mát lạnh. Thậm chí còn có những cân nhắc để xây dựng lại bãi biển đầy cát ở Barcola, nơi phần lớn đã được xây dựng quá mức do xây dựng đường bộ vào thế kỷ XIX. Mặc dù nhiều thành phố đã thử nghiệm việc đổ cát tạm thời cho các lễ hội và dự án nghệ thuật khác nhau, khái niệm bãi biển đô thị hiện đại như một tiện nghi công cộng vào mùa hè ở giữa thành phố đã được phổ biến từ Paris-Plages, một chương trình về bãi biển đô thị theo mùa, việc đổ cát dọc theo Seine bắt đầu vào năm 2002 và đã đạt thành công rực rỡ. Trong khi một số bãi biển đô thị ở châu Âu tuyên bố có trước Paris, tất cả các bãi biển được xây dựng kể từ đó đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ dưới các yếu tố thiết kế và quy hoạch của nó. Có những bãi biển đô thị mở cửa cho công chúng miễn phí hoặc vào cửa, không bao gồm các bãi biển nhân tạo hoàn toàn riêng tư, các bãi biển tự nhiên tồn tại trong khu vực đô thị, sân chơi, công viên nước chuyên dụng hoặc quảng trường đài phun nước có cảnh quan . Ở Việt Nam có nhiều khu vui chơi có bãi biển nhân tạo như Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến có hạng mục biển Đại Nam được xây dựng trên diện tích gần 22 ha, tổng diện tích mặt nước 20.000m², chiều dài bờ biển 1,4 km. Biển có các bãi tắm, hệ thống tạo sóng nhân tạo có thể làm ra những con sóng cao 1,6m. Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên có hạng mục biển Tiên Đồng - biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Saigon Water Park (Công viên nước Sài Gòn) sở hữu nhiều hồ bơi chủ đề như biển nhân tạo, dòng sông lười, trượt ống xoắn. The Amazing Bay là công viên nước tọa lạc tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có hạng mục Bãi biển Thiên đường đạt kỷ lục "biển nhân tạo nước ngọt có diện tích lớn nhất Việt Nam", "biển nước ngọt có cột sóng nhân tạo cao nhất Việt Nam". Chú thích Xem thêm Công viên nước (Water park) Thuyền tham quan (Boatsnap) Nhà tắm công cộng (Public bathing) Bể bơi công cộng Bãi biển Công trình
917
19833998
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nathan%20Redmond
Nathan Redmond
Nathan Daniel Jerome Redmond (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Burnley tại Premier League. Danh hiệu Norwich City Vòng play-off EFL Championship: 2015 Southampton Á quân Cúp EFL: 2016–17 U16 Anh Victory Shield: 2009 Á quân Montaigu Tournament: 2010 U17 Anh Nordic Tournament: 2010 U21 Anh Toulon Tournament: 2016 Cá nhân Đội hình tiêu biểu Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu: 2015 Cầu thủ U21 Anh xuất sắc nhất năm: 2016 Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của Southampton: 2018–19 Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của Southampton do người hâm mộ bình chọn: 2018–19 Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web Beşiktaş JK Người Anh gốc Ireland Cầu thủ bóng đá Süper Lig Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Burnley F.C. Cầu thủ bóng đá Beşiktaş J.K. Cầu thủ bóng đá Southampton F.C. Cầu thủ bóng đá Norwich City F.C. Cầu thủ bóng đá Birmingham City F.C. Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Anh Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh Cầu thủ bóng đá nam Anh Nhân vật còn sống Sinh năm 1994
213
19834004
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4%20H%E1%BB%99
Tô Hộ
Tô Hộ (蘇護) là một nhân vật hư cấu, nhân vật thần thoại Trung Quốc trong tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ 16 Phong Thần Diễn Nghĩa . Ông là một vị tướng của triều đại nhà Thương dưới thời vua Trụ của nhà Thương .  Ông là cha của Tô Toàn Trung và Tô Đắc Kỷ . Tô Hộ đã trao Tô Đắc Kỷ cho Vua Trụ của nhà Thương như một lời đề nghị xoa dịu sau khi xung đột vũ trang nổ ra giữa lực lượng quân sự của Tô Hộ và Sùng Hầu Hổ, Sùng Ứng Bưu. Tô Hộ là hầu tước của Kí Châu . Mặc dù Tô Đắc Kỷ là một nhân vật lịch sử nhưng sự tồn tại của Tô Hộ và Tô Toàn Trung vẫn bị nghi ngờ và họ được cho là những nhân vật bán hư cấu. Không có đề cập đến tên của họ trong các ghi chép hoặc chữ khắc lịch sử cổ đại. Theo các ghi chép lịch sử như Quốc Du và Sử ký vĩ đại , người ta chỉ ghi rằng Đắc Kỷ là con gái của một quý tộc từ gia tộc Tô  [ zh ] . Sau khi vua Trụ của nhà Thương chinh phục gia tộc Tô, họ gả cô cho vua Trụ làm vợ lẽ. Không có đề cập đến tên của cha và anh trai của Đắc Kỷ. Tuy nhiên, do nền văn hóa dân gian và truyền thuyết truyền miệng phong phú và ngày càng phát triển ở Trung Quốc, những nhân vật này có thể được coi là những nhân vật thần thoại và lăng mộ của họ có thể được tìm thấy ngoài đời thực. Truyền thuyết Là một trong tám trăm hầu tước phục vụ vua Trụ và cai trị Kí Châu, Tô Hộ đã tham gia vào cuộc họp mặt mùa hè theo phong tục để thể hiện lòng trung thành của mình với triều đại nhà Thương. Tuy nhiên, khi đến nơi, ông đã chứng kiến ​​​​sự tham nhũng và bất công tràn lan trong triều đình của Vua Trụ, khiến anh phải giữ lập trường nguyên tắc và từ chối tuân theo yêu cầu của nó. Quyết định này khiến ông bị Phí Trọng và Vưu Hồn, hai trong số những quan đại thần tham nhũng nhất trong triều đình nhà Thương khinh miệt. Để đáp lại sự thúc giục của Phí Trọng, vua Trụ đã đưa ra một yêu cầu táo bạo, nhất quyết yêu cầu Tô Hộ dâng con gái của mình cho nhà vua. Tuy nhiên, Tô Hộ từ chối và thách thức nhà vua, quay trở lại hầu tước của mình để củng cố khả năng phòng thủ cho chiến tranh. Một liên minh hùng mạnh nổi lên với mục đích khuất phục Tô Hộ 'nổi loạn'. Dẫn đầu liên minh này là hai nhân vật nổi bật, Công tước Sùng Hầu Hổ và Văn Vương nhà Châu , còn được gọi là Cơ Xương. Cơ Xương tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, nhưng Sùng Hầu Hổ đã phát động một cuộc tấn công nhiệt tình vào lực lượng của Su Hu vì mong muốn giành được sự sủng ái của nhà vua. Sau khi con trai là Tô Toàn Trung bị bắt, Tô Hổ đã đưa ra một quyết định kiên quyết để bảo toàn danh dự. Anh sẵn sàng tự kết liễu đời mình cùng với vợ và con gái thay vì bị bắt làm tù nhân. Tuy nhiên, Ji Chang đã can thiệp và thuyết phục Su Hu tha cho gia đình anh và thay vào đó dâng con gái mình như một phương tiện để giảm bớt đau khổ cho người dân, từ đó chấm dứt liên minh. Đáng buồn thay, con gái của Su Hu đã mắc phải một linh hồn cáo khi du hành đến triều đình của Vua Chu, điều này cuối cùng góp phần vào sự sụp đổ của nhà Thương. Su Hu, gia nhập quân đội của Vua Wu của Chu , tham gia vào nỗ lực lật đổ nhà Thương của họ.  Su Hu tiếp tục tích cực tham gia vào nhiều chiến dịch sau những sự kiện đó, thể hiện cam kết kiên định của mình. Cuối cùng anh ta đã chết tại đèo Tongguan, nơi Yu Zhao đã giết anh ta, chấm dứt cuộc hành trình đáng chú ý của anh ta. Cuối cùng, Jiang Ziya đã bổ nhiệm anh ta làm một trong bốn "Dongdou Xingguan" (Quan chức Sao Đông, 东斗星官)
769
19834010
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jodensavanne
Jodensavanne
Jodensavanne (tiếng Hà Lan, "Người Do Thái Savan") là cộng đồng đồn điền Do Thái ở Suriname, từng là trung tâm đời sống của người Do Thái ở thuộc địa trong một thời gian. Nó được thành lập vào những năm 1600 bởi Người Do Thái Sephardi và trở nên phát triển, giàu có hơn sau khi một nhóm người Do Thái chạy trốn cuộc đàn áp ở Brazil đến định cư ở đó vào những năm 1660. Jodensavanne nằm ở huyện Para ngày nay, cách về phía nam thủ đô Paramaribo, trên sông Suriname. Các đồn điền mía được thành lập và người châu Phi da đen bị sử dụng làm lao động nô lệ. Vào thời kỳ đỉnh cao vào khoảng năm 1700, đây là nơi sinh sống của khoảng 500 chủ đồn điền với 9000 nô lệ. Thuộc địa này thường xuyên phải đối mặt với các cuộc tấn công từ người bản địa, các cuộc nổi dậy của nô lệ và thậm chí cả các cuộc đột kích từ hải quân Pháp. Cộng đồng dân cư cuối cùng đã chuyển đến thủ đô Paramaribo. Việc dọn dẹp các khu mộ và bảo trì tàn tích giáo đường Do Thái đã được thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau từ những năm 1940 đến thế kỷ 21. Jodensavanne cùng với khe núi nghĩa trang Cassipora được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 9 năm 2023 với tên gọi Khu khảo cổ Jodensavanne: Khu định cư Jodensavanne và Nghĩa trang thung lũng Cassipora. Lịch sử Năm 1639, người Anh kiểm soát Suriname vào thời điểm đó, đã cho phép người Do Thái Sephardi từ Hà Lan, Bồ Đào Nha và Ý đến định cư tại khu vực này. Đầu tiên họ đã đặt chân đến cố đô Torarica. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1651, một bản kiến ​​nghị đã được gửi tới Hội đồng Nhà nước Anh bởi Benjamin de Caseras và Jacob Fraso xin phép sống và buôn bán trên các lãnh thổ Suriname và Barbados, đánh dấu cho nguồn gốc của một cộng đồng Do Thái được thành lập trên lãnh thổ. Vào năm 1652, một nhóm gồm khoảng 200 người đã di cư dưới sự lãnh đạo của Francis Willoughby đã định cư tại khu vực mà ngày nay được gọi là Jodensavanne. Nhóm thứ ba xuất hiện vào năm 1664, sau khi bị trục xuất khỏi Brazil và sau đó là Guiana thuộc Pháp, do David Cohen Nassy lãnh đạo. Người Anh đã cố gắng không để họ rời đi bằng cách đảm bảo cho họ những đặc quyền bao gồm quyền điều hành riêng và quyền tự do tôn giáo. Vào khoảng thời gian này, cộng đồng đã lấy tên Savanne theo tên những cánh đồng bao quanh nó. Khu định cư được xây dựng trên một khu đất cao và lần đầu tiên được xây dựng với một con đường chính và bốn con đường nhánh. Một ngôi trường được xây dựng để dạy tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bên cạnh tiếng Do Thái. Một phần lý do khiến những người Do Thái này định cư lâu dài hơn là vì không giống như những thực dân Thiên chúa giáo thường hy vọng làm giàu bằng cách điều hành một đồn điền và quay trở lại châu Âu, cư dân Jodensavane không có nơi nào ở châu Âu để về. Cộng đồng Do Thái này đã phát triển nền kinh tế trồng mía sử dụng nô lệ châu Phi làm lao động; theo đó một số gia đình mới định cư đã nhận được 4 hoặc 5 nô lệ như một phần trợ cấp định cư. Khi người Hà Lan giành được quyền kiểm soát Suriname, họ vẫn giữ nguyên các quyền cho cộng đồng Do Thái này và thậm chí còn mở rộng nó theo một số cách, bao gồm quyền vận chuyển hàng hóa vào Chủ nhật và trục xuất người khỏi cộng đồng của họ, hay như cấp đất 100 mẫu đất vào năm 1691 để xây dựng giáo đường Do Thái và nơi chôn cất. Khu định cư đạt quy mô lớn nhất vào khoảng năm 1700 khi ước tính có 570 công dân. Các công dân sở hữu nô lệ của Jodensavanne cũng thường xuyên xung đột với những người dân bản địa xung quanh và cả với những người nô lệ trong các đồn điền của họ. Vào năm 1670, khoảng 200 người Do Thái đã rời khỏi Suriname. Đến năm 1677, một năm trước cuộc tấn công của người Carib vào Jodensavanne, 10 gia đình Do Thái đã rời đi cùng với nô lệ của họ. Các khu định cư châu Âu bao gồm cả những khu định cư ở Jodensavanne đã bị người Carib tấn công vào cuối năm 1678 cùng với sự nổi dậy của nô lệ cũng. Một lần nữa vào năm 1690 lại xảy ra một cuộc nổi dậy của nô lệ tại đồn điền của một người chủ tên là Immanuel Machado, người đã bị giết và những nô lệ của ông ta đã chạy trốn đến một cộng đồng người Maroon. Các thủy thủ Pháp nhận thức được sự giàu có của cộng đồng dân cư nơi này cũng đã đột kích vào năm 1712. Do bị nhiều cuộc tấn công, đặc biệt là bởi những cựu nô lệ, thực dân đã xây dựng một hệ thống phòng thủ xung quanh khu định cư. Giáo đoàn Beracha ve Shalom ("Phúc lành và Hòa bình") được thành lập với giáo đường bằng gỗ, là giáo đường Do Thái lâu đời thứ ba ở Nam Mỹ, được xây dựng từ năm 1665 đến 1671 và được cải tạo vào năm 1827. Việc xây dựng giáo đường này được đánh dấu việc di chuyển trung tâm sinh sống của người Do Thái trong vùng từ Torarica đến Jodensavanne. Giáo đường Do Thái đầu tiên này có khu vực riêng dành cho phụ nữ, kho lưu trữ dành cho cộng đồng và các chi tiết bằng bạc trên tòa nhà bằng gỗ. Một giáo đường thứ hai làm bằng gạch nhập khẩu được xây dựng vào năm 1685. Trước khi xây dựng Beracha ve Shalom, không có giáo đường Do Thái nào có ý nghĩa kiến ​​trúc quan trọng ở châu Mỹ. Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo đường Do Thái được tổ chức vào tháng 10 năm 1785 được cho là có hơn 1500 người tham dự, nhiều người trong số họ đã đi thuyền đến từ Paramaribo, vì vào thời điểm đó chỉ có khoảng 20 gia đình Do Thái vẫn còn sống ở Jodensavanne. Những nỗ lực cũng đã được thực hiện trong thế kỷ 20 để dọn sạch và bảo tồn tàn tích giáo đường Do Thái. Jodensavanne suy tàn vào giữa thế kỷ 18 và phần lớn dân số ở đây chuyển đến Paramaribo. Vào thế kỷ 18, Suriname bị một loạt cuộc khủng hoảng xảy ra với các đồn điền của người Do Thái: chi phí có xu hướng tăng lên do khoản cống nạp khổng lồ cho Đoàn thám hiểm Cassard; sự sụp đổ của một nhà nhập khẩu mía lớn ở Amsterdam năm 1773; và cộng dồn các khoản cho vay bất động sản. Việc trồng củ cải đường ở châu Âu từ năm 1784 và sự cạn kiệt đất ở những đồn điền lâu đời đều làm giảm doanh thu. Điều kiện an ninh ngày càng xấu đi do Chiến tranh Maroon đang diễn ra, trong khi sự phát triển của Paramaribo trở thành cảng thương mại độc quyền của thuộc địa do gần bờ biển hơn đã kéo người Do Thái rời khỏi Jodensavanne. Đến năm 1790, dân số của Jodensavanne xấp xỉ khoảng 22 người, không bao gồm nô lệ. Con số này giảm xuống dưới 10 vào đầu thế kỷ 19. Khu định cư tiếp tục suy giảm cho đến khi bị hỏa hoạn phá hủy nó trong cuộc nổi dậy của nô lệ năm 1832. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một trại giam được xây dựng gần vị trí khu định cư cũ của người Do Thái và được đặt theo tên cho nó là trại giam Jodensavanne. Nó được xây dựng vào năm 1942 để giam giữ 146 tù nhân chính trị Đông Ấn Hà Lan. Một số người theo chủ nghĩa dân tộc Indonesia cũng bị trục xuất đến Jodensavanne, nổi tiếng nhất là chính trị gia Ernest Douwes Dekker. Nhà sử học Natalie Zemon Davis đang nghiên cứu lịch sử thế kỷ 18 của Jodensavanne, tập trung vào David Cohen Nassy (sinh năm 1747) và mối quan hệ giữa người da đen và người da trắng trong cộng đồng Do Thái. Một bài báo có tiêu đề "Giành lại Jerusalem" đã được Davis xuất bản vào năm 2016, trình bày chi tiết về việc cử hành Lễ Vượt Qua ở Jodensavanne. Tất cả những gì còn sót lại ngày nay ở địa điểm Jodensavanne là tàn tích của Giáo đường Do Thái Berache ve Shalom cùng với ba nghĩa trang, trong đó các bia mộ chủ yếu được khắc bằng tiếng Do Thái và tiếng Bồ Đào Nha. Viện Khảo cổ học Châu Mỹ hợp tác với Đại học Suriname đã tham gia vào một dự án trong đó nỗ lực bảo tồn và lưu trữ hồ sơ đã được thực hiện kể từ năm 2014. Jodensavanne nằm gần ngôi làng Redi Doti bản địa, trong khu nghỉ dưỡng Carolina và được kết nối với thế giới bên ngoài qua Avobakaweg đến Paramaribo hoặc cao tốc Desiré Delano Bouterse đến Sân bay quốc tế Johan Adolf Pengel. Tham khảo Đọc thêm Remnant Stones. The Jewish Cemeteries of Suriname Ben-Ur, Aviva en Rachel Frankel Epitaphs, 2009 (Hebrew Union College Press) De groene hel. Een Nederlands concentratiekamp in Suriname A.G. Besier March 1, 1942 to July 15, 1946, Bunne 1994 (Uitg. Servo) De strafkolonie. Een Nederlands concentratiekamp in Suriname 1942 - 1946 Twan van den Brand Amsterdam 2006 (Uitg. Balans) Wreedheden in Kamp Jodensavanne. De groene hel Maaike Verschuren, Parbode, nr. 33, januari 2009, pp. 46–48. Liên kết ngoài Jodensavanne Foundation Jews in Suriname The settlement of Joden Savanne and Cassipora cemetery at UNESCO.org Penal colony at Jodensavanne at strafkolonie.nl Lịch sử Do Thái Suriname Lịch sử Do Thái Hà Lan Lịch sử Do Thái Bồ Đào Nha Cộng đồng Do Thái Di sản thế giới tại Suriname
1,746
19834014
https://vi.wikipedia.org/wiki/Grimace%20Shake
Grimace Shake
Grimace Shake là một loại sữa lắc được bán ra tại các nhà hàng McDonald's ở Hoa Kỳ từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7 năm 2023. Đây là một sản phẩm thuộc chương trình khuyến mãi "Grimace's Birthday Meal". Bối cảnh Nhân vật Grimace lần đầu tiên được giới thiệu trong nhượng quyền truyền thông McDonaldland vào năm 1971 với tên gọi "Evil Grimace". Theo McDonald's, nhân vật này ăn trộm sữa lắc và là "hiện thân của sữa lắc hoặc vị giác". Ngày sinh chính xác của nhân vật không chắc chắn, mặc dù trong đợt khuyến mãi Grimace Birthday, nhân vật này được cho là đã 52 tuổi. Miêu tả sản phẩm Grimace Shake là một loại sữa lắc màu tím có hương vị làm từ quả mọng. Thức uống này là sự kết hợp giữa kem vani và hương vị quả mọng. Grimace Shake được phát hành dưới dạng một sản phẩm độc lập và là một phần của Grimace's Birthday Meal, bao gồm sữa lắc, khoai tây chiên vừa và 1 lựa chọn giữa Big Mac hoặc Chicken McNuggets 10 miếng. Triển khai Tháng 6 năm 2023, McDonald's thông báo ra mắt món thức uống bằng cách thay đổi ảnh đại diện của hãng trên mạng xã hội thành hình ảnh Grimace đang nhìn vào Grimace Shake. Cùng với việc ra mắt bữa ăn, McDonald's đã phát hành trò chơi Grimace's Birthday có chủ đề Game Boy, được phát triển bởi Krool Toys và các hàng hóa lấy cảm hứng từ Grimace khác. McDonald's đã trả tiền cho Fandom để thay thế bài viết về Grimace trên wiki của McDonald's bằng một chương trình khuyến mãi cho hàng hóa Grimace của mình, dẫn đến tranh cãi. McDonald's đề nghị mọi người quyên góp cho Quỹ từ thiện Ronald McDonald House, "thay cho quà tặng" cho Grimace. Sản phẩm Grimace Shake bắt đầu ngừng phục vụ từ ngày 9 tháng 7 năm 2023. Đón nhận Đánh giá chuyên môn Grimace Shake đã nhận được những đánh giá phân cực. Dane Rivera của Uproxx gọi Grimace Shake là hương vị ngon nhất trong dòng sản phẩm sữa lắc của McDonald's. Trang Delishdành lời đánh giá tích cực về sản phẩm khi gọi đây là "món sinh tố quả mọng ngọt ngào nhất trong cuộc đời bạn". Reachel Chapman, viết cho nền tảng Elite Daily, thì "không phải là người yêu thích hương vị này", vì nó "có vị rất trái cây và nhân tạo". Một bài đánh giá của Business Insider mô tả hương vị mịn và không quá ngọt, nhưng cũng nhân tạo và cuối cùng là không ngon. Steven Luna của Mashed.com nói rằng mặc dù cốc sữa lắc trông "đẹp" và "có vẻ kỳ diệu", nhưng nó thật đáng thất vọng và là một "sự tôn vinh đáng lo ngại dành cho một kẻ ngốc nghếch màu nho lắm mồm, người xứng đáng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn". Từ các phương tiện truyền thông khác Trước khi được phát hành, người dùng trên mạng xã hội đã bắt đầu đăng tác phẩm nghệ thuật của người hâm mộ và các meme có hình Grimace. Một xu hướng trên nền tảng mạng xã hội TikTok với hashtag #GrimaceShake bắt đầu lưu hành sau khi phát hành sản phẩm, trong đó người dùng ghi lại cảnh mình uống sữa lắc và thấy mình ở những vị trí bất thường và ở những địa điểm xa lạ hoặc được phát hiện đã chết khi đang bao phủ trong đồ uống. Các video được dàn dựng trông giống như một hiện trường vụ án với sự rung chuyển rải rác xung quanh, ngụ ý rằng Grimace chịu trách nhiệm cho sự biến đổi của họ. Xu hướng này bắt nguồn từ một xu hướng tương tự liên quan đến Whopper được phát hành để quảng cáo Spider-Man: Across the Spider-Verse do cả hai sản phẩm đều có màu sắc không tự nhiên. Xu hướng này lan sang các sản phẩm khác, chẳng hạn như các sản phẩm theo chủ đề Barbie của Krispy Kreme và Cold Stone, nơi người tiêu dùng xuất hiện thêm nữ tính hoặc "yassified" sau khi tiêu thụ. Tính đến ngày 12 tháng 7, hashtag này đã có hơn 1 tỷ lượt xem. Guillaume Huin, giám đốc truyền thông xã hội của McDonald's, cho biết xu hướng Grimace Shake thật bất ngờ và mô tả nó là "sự sáng tạo tuyệt vời, niềm vui không qua lọc, sự hài hước phi lý đỉnh cao của Gen Z". Tuy nhiên, vào thời điểm đó, anh cảm thấy việc thừa nhận xu hướng sẽ có rủi ro, vì anh cảm thấy rằng "chiến dịch đã thành công rực rỡ, cả trên quan điểm xã hội và kinh doanh, vậy tại sao chúng tôi lại mạo hiểm 'rủi ro' để nhảy vào?". McDonald's sau đó đã thừa nhận xu hướng này trên mạng xã hội, nói rõ (với tư cách là Grimace), "tôiii giả vờ như không nhìn thấy cái xu hướng Grimace Shake nàyyy." Xu hướng này đã được ghi nhận như một ví dụ về tiếp thị lan truyền. Tranh cãi Vào khoảng thời gian sản phẩm ra mắt vào tháng 6 năm 2023, nhân viên trên dịch vụ lưu trữ wiki Fandom đã thay thế mục nhập cho Grimace trên wiki McDonald's do người hâm mộ điều hành bằng một quảng cáo trả phí từ McDonald's để quảng bá cho Grimace Shake cũng như nhiều phần khác của Grimace, chẳng hạn như trò chơi điện tử. Fandom đã nhận được phản ứng dữ dội trên diện rộng; tác giả Nathan Steinmetz, người đưa ra bài báo của Grimace, nói rằng động thái này sẽ phá vỡ tính độc lập của ban biên tập. Nhân viên Fandom tuyên bố rằng quảng cáo trả phí từ McDonald's sẽ chỉ kéo dài trong thời gian khuyến mãi Grimace Shake; nhân viên tiếp tục chỉnh sửa trang trong thời gian khuyến mãi. Động thái này của McDonald's đã được trích dẫn bởi cộng đồng wiki Minecraft, được lưu trữ trên Fandom kể từ khi công ty mua lại Gamepedia từ Curse LLC, như một lý do để xem xét việc chuyển khỏi Fandom sang dịch vụ lưu trữ wiki mới. Ngày 24 tháng 9, wiki Minecraft đã chuyển sang một trang web mới. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của McDonald's cho khuyến mãi Grimace's Birthday Meal tại Wayback Machine (lưu trữ vào ngày 5 tháng 7 năm 2023) Xu hướng thập niên 2020 Thức uống TikTok Thức uống làm từ sữa‎ Thức uống không cồn Hiện tượng Internet
1,103
19834026
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20V%C5%A9%20tr%E1%BB%A5
Người Vũ trụ
Người Vũ trụ (Universe People) hay Người vũ trụ có sức mạnh ánh sáng (tiếng Séc: Vesmírní lidé sil světla/Cosmic People of Light Powers) là một tôn giáo UFO của Tiệp Khắc (Séc và Slovakia) được thành lập vào những năm 1990 và tập trung vào Ivo A. Benda. Hệ thống niềm tin của giáo phái này dựa trên sự tồn tại của các nền văn minh ngoài Trái đất giao tiếp với Benda và những người tiếp xúc khác kể từ tháng 10 năm 1997 bằng thần giao cách cảm và sau đó thậm chí bằng tiếp xúc gần trực tiếp với các cá nhân. Giáo phái này được coi là tôn giáo UFO đặc biệt nhất ở Cộng hòa Séc. Các thành viên của giáo phái này gây chú ý khi tuyên bố có khả năng giao tiếp với người ngoài hành tinh qua thần giao cách cảm. Những người phản đối coi Benda và một số tín đồ cộm cán của giáo phái này bị bệnh tâm thần và Người vũ trụ là một tà giáo nguy hiểm tiềm tàng. Ông Ivo A. Benda thành lập giáo phái Universe People đặt niềm tin vào người ngoài hành tinh tại Séc vào những năm 1990. Giáo phái đặc biệt này cũng tin vào sự tồn tại của thần giao cách cảm. Giáo phái này tin rằng, một phi thuyền (UFO) của người ngoài hành tinh do Bộ chỉ huy thiên hà Ashtar chỉ huy di chuyển quanh Trái đất và quan sát cuộc sống của nhân loại. Dù di chuyển bằng phi thuyền quanh Trái đất nhưng người ngoài hành tinh không bị con người phát hiện. Người ngoài hành tinh giúp đỡ một số người ở Trái đất nếu như họ cho đối phương là xứng đáng. Đặc biệt, giáo phái này quan niệm đến một thời điểm nhất định người ngoài hành tinh sẽ đưa con người đến một chiều không gian khác. Với quan điểm, tư tưởng này thì giáo pháp Người Vũ trụ trở thành giáo phái đặc biệt ở Séc cũng như trên thế giới và cũng bị cáo buộc vi phạm bản quyền do sao chép ý tưởng. Sau vụ tự sát hàng loạt của các thành viên giáo phái Cổng Thiên Đàng vào năm 1997, giáo phái Người vũ trụ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Séc như một nhóm có hệ tư tưởng tương tự và có khả năng thực hiện các hành vi tương tự. Xác suất của sự phát triển này đã giảm đi trong những năm sau đó (2004). Trong một số trường hợp, nhóm còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng của Séc và Slovakia. Từ năm 1998 đến năm 2000, hệ tư tưởng của giáo phái Con người Vũ trụ gần với chủ nghĩa giáo phái, với ý tưởng trung tâm là thảm họa vũ trụ sắp xảy ra và việc sơ tán con người đến hành tinh khác. Tuy nhiên, những nỗ lực sau đó của họ chuyển sang phòng bị trước các cuộc tấn công của những sinh vật tiêu cực ngoài Trái đất được họ gọi là bò sát giống người hoặc người thằn lằn (tiếng Séc: ještírci). Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Universe People website Aštar Šeran (Reflex 2003) Řídí Daniela Landu mimozemšťané? (Reflex 2005) Ještírci napadli web Vesmírných lidí (Novinky.cz 2003) Ufokult Vesmírní lidé v bratislavskej MHD (Dnes.sk, 2008) Dosáhněte zasvěcení prostřednictvím internetu (tutorial) - Technet.cz (iDnes) Ivo A. Benda live on Czech TV (video) Ivo A. Benda live on Slovak TV (video) Tôn giáo UFO Cuồng giáo
602
19834262
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20Kh%C3%B4i%20ph%E1%BB%A5c%20M%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91i%E1%BB%81u%20r%C4%83n%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%BAa
Phong trào Khôi phục Mười điều răn của Chúa
Phong trào Khôi phục Mười điều răn của Chúa (Movement for the Restoration of the Ten Commandments of God) là một phong trào tôn giáo mới được thành lập do Credonia Mwerinde và Joseph Kibweteere ở phía tây nam Uganda. Phong trào được thành lập vào năm 1989 sau khi Mwerinde và Kibweteere tuyên bố rằng họ đã nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra năm 1984 trong hình ảnh của Đức Trinh Nữ Maria. Năm nhà lãnh đạo chính của Phong trào tôn giáo này là Joseph Kibweteere, Joseph Kasapurari, John Kamagara, Dominic Kataribabo và Credonia Mwerinde. Đầu năm 2000, những tín nhân theo phong trào tôn giáo đã bị chết trong một vụ hỏa hoạn và một loạt vụ đầu độc và giết người hàng loạt mà ban đầu được coi là một vụ tự sát tập thể. Sau đó, các thủ lĩnh của nhóm xác định đây là một vụ giết người hàng loạt sau khi những dự đoán của họ về ngày tận thế không thành hiện thực. Khi đưa tin về sự kiện đó, BBC News và The New York Times gọi Phong trào này là một giáo phái Ngày tận thế. Đây là một trong những vụ giết người bi thảm nhất liên quan đến dị giáo phái trong lịch sử nhân loại. Giáo lý Đây là một phong trào ly khai từ Giáo hội Công giáo La Mã và được thành lập vào cuối những năm 1980 đầu năm 1990 ở Uganda một nước châu Phi Từ một nhóm linh mục công giáo bị vạ tuyệt thông (khai trừ) lập ra giáo phái này. Đây là một tổ chức Kitô giáo tuân thủ Mười điều răn và lời của chúa Jesus. Giáo lý xoay quanh việc tuân thủ nghiêm ngặt Mười điều răn như một biện pháp để tránh sự nguyền rủa trong ngày tận thế. Các giáo lý có đôi phần kỳ lạ như nhịn ăn hằng tuần (Họ thường xuyên nhịn ăn, vào thứ Hai và thứ Sáu chỉ ăn một bữa ăn), hay họ nghiêm cấm cả xà phòng và tình dục khi quan hệ tình dục bị cấm tiệt. Họ chú trọng tuân thủ mười điều răn nên ít nói chuyện, vào một số ngày chỉ trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu. Giáo phái này có mục tiêu phụng sự cộng đồng, như lập ra các trường học. Giáo phái bắt đầu suy tàn sau khi thế giới không kết thúc vào đầu thiên niên kỷ mới như các nhà lãnh đạo dự đoán, dẫn đến một vụ giết người hàng loạt, bao gồm đầu độc, tấn công bằng dao và một vụ phóng hỏa nhà thờ khiến tổng cộng gần 500 người thiệt mạng. Vụ án mạng Năm 2000, chính quyền Uganda bất ngờ phát hiện hố chôn tập thể tại một ngôi làng Kanungu ở miền tây đất nước Uganda. Trong tổng số 153 thi thể được tìm thấy, có khoảng 59 trường hợp là trẻ em, bị siết cổ hoặc chết ngạt. Giống nhiều giáo phái khác, Phong trào khôi phục Mười điều răn bị ám ảnh với ngày tận thế mà họ cho rằng sẽ xảy ra vào ngày 31 tháng 12 năm 1999. Ngày đó đến mà không có chuyện gì xảy ra nên họ lại đoán ngày tận thế sẽ diễn ra vào 17 tháng 3 năm 2000. Hôm ấy, đông đảo thành viên giáo phái tập trung tại một nhà thờ với cửa chính, cửa sổ đóng chặt bằng ván. Lửa bùng lên và sau đó, trong đống tro tàn người ta tìm thấy 924 thi thể. Khám nghiệm tử thi cho thấy hầu hết thành viên giáo phái bị đầu độc trước khi nhà thờ bốc cháy. Sau khi phỏng vấn và điều tra, cảnh sát Uganda không cho đây là vụ tự tử mà là vụ giết người hàng loạt do lãnh đạo giáo phái thực hiện. Họ tin rằng, việc tiên tri sai về ngày tận thế dẫn tới sự nổi loạn về cấp bậc trong giáo phái và các lãnh đạo đặt ra ngày mới với kế hoạch tiêu diệt các tín đồ, báo Mỹ New York Times đưa tin ngày 26 tháng 3 năm 2000. Thực tế cửa nhà thờ bị đóng chặt bằng ván và đinh, sự hiện diện của chất gây cháy và sự biến mất của các lãnh đạo giáo phái ủng hộ giả thiết của cảnh sát. Ngoài ra, các nhân chứng nói rằng, lãnh đạo giáo phái chưa bao giờ nói đến chuyện tự tử tập thể khi chuẩn bị cho các tín đồ đón ngày tận thế. Một tín đồ sống sót kể rằng, khi rời giáo phái, ông đã gặp một thành viên ngoan đạo cầm búa và đinh, người ta tin rằng, thành viên đó chính là người đóng đinh vào các cửa sổ để ngăn các tín đồ thoát thân trong vụ cháy. Tổng thống Uganda lúc đó là Yoweri Museveni gọi sự kiện đẫm máu đó là “vụ giết người hàng loạt do các linh mục hám tiền thực hiện”. Phó tổng thống Speciosa Wandira Kazibwe nhận định: “Đây là vụ giết người hàng loạt nhẫn tâm, được dàn xếp kỹ càng do một mạng lưới tội phạm độc ác, nham hiểm giả danh người theo tôn giáo thực hiện”. Ban đầu người ta tin rằng, năm lãnh đạo giáo phái chết trong vụ cháy, nhưng sau đó cảnh sát cho rằng, hai người sáng lập Joseph Kibweteere và Credonia Mwerinde có thể vẫn còn sống và phát lệnh truy nã quốc tế để bắt giữ họ. Năm 2014, lực lượng cảnh sát Uganda thông báo, có thông tin rằng hung thủ Kibweteere đang lẩn trốn ở Malawi, đài truyền hình hàng đầu Uganda NTVUganda đưa tin ngày 3 tháng 4 năm 2014 và chiếu lại cảnh những xác người cháy đen trong vụ cháy nhà thờ Kunungu vào ngày 17 tháng 3 năm 2000. Chú thích Liên kết ngoài The Kanungu Fire (multimedia site by Richard Vokes) Seven Years Since the Kanungu Massacre Movement for the Restoration of the Ten Commandments of God Religious Tolerance.org on the Movement Books Ghosts of Kanungu: Fertility, Secrecy & Exchange in the Great Lakes of East Africa The Uganda Cult Tragedy: A Private Investigation Ashes of Faith: A Doomsday Cult's Orchestration of Mass Murder in Africa News "Religion That Kills", ABC News, 14 February 2001 News story about the phenomenon of cults in Uganda BBC – Death cult activities 'ignored' Xem thêm Mười điều răn của người Hutu (Hutu Ten Commandments) hay "Mười điều răn của người Bahutu" Giáo phái Shakahola (Good News International Ministries) Cuồng giáo
1,110
19834289
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%9Bp%20H%E1%BB%8Dc%20M%E1%BA%ADt%20Ng%E1%BB%AF
Lớp Học Mật Ngữ
Lớp Học Mật Ngữ là bộ truyện tranh thiếu nhi Việt Nam dài tập dựa trên ý tưởng của 12 cung hoàng đạo, với cốt truyện xoay quanh đời sống học đường, tình bạn giữa các thành viên trong lớp học của 26 học sinh của hai lớp Hoàng Đạo và Hoàng Cung, được sáng tác bởi B.R.O Group và được phát hành lần đầu tiên trên báo Thiên Thần Nhỏ vào ngày 23 tháng 1 năm 2014 với chương truyện "Mâm cỗ tất niên". Phát hành Chương đầu của bộ truyện - Mâm cỗ tất niên, được phát hành lần đầu tiên trên tập san Thiên Thần Nhỏ truyện tranh số 5 vào số ngày 23 tháng 1 năm 2014, và các chương truyện tiếp sau đó đã được phát hành trên báo cho đến tập cuối "Truy tìm ước mơ" được phát hành trên tập san báo Thiên Thần Nhỏ số 321 vào ngày 20 tháng 12 năm 2017. Series truyện cùng vào giai đoạn đó cũng đã được phát hành lại dưới định dạng ấn phẩm in riêng kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2015 và cho đến nay đã phát hành được 21 tập riêng lẻ, 5 tập đặc biệt, 3 ngoại truyện và 6 tuyển tập đặc biệt. Vào tháng 2 năm 2023, Lớp Học Mật Ngữ Mini - một phiên bản mới với chỉ một chương truyện cùng vài trang trò chơi mỗi tập, được phát hành lần đầu tiên trên các nhà sách và hiện tại có 5 tập đã được phát hành cho đến tháng 10 năm 2023. Ảnh hưởng Bộ board game Lớp Học Mật Ngữ - Cuộc Đua Sao Chổi được chuyển thể từ chương truyện cùng tên, mở bán lần đầu tiên trên nền tảng thương mại điện tử Tiki vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, hiện đã được chuyển thể thành phiên bản quốc tế (với các tên trước đó là "Attack of Comet", "Comet Race" tại hội chợ Spiel 2022). và được mở bán chính thức dưới tên gọi "Zodiac Rush" tại hội chợ Spiel 2023 tại Đức. Ngoài ra, Lớp Học Mật Ngữ đã hợp tác cùng nền tảng học tiếng Anh cho thiếu nhi FLYER để đưa các nhân vật trong truyện vào trong nền tảng của mình. Chuyển thể Ngày 24 tháng 12 năm 2020, chương truyện "Để tớ giúp cho" đã được chuyển thể và chiếu tập phim phát hành thí điểm, và vào ngày 26 tháng 11 năm 2021, "Show Your Star" - tuyển tập hoạt hình chuyển thể đã chính thức được phát sóng mùa đầu tiên dài 7 tập trên kênh Youtube của bộ truyện cho đến hết ngày 31 tháng 1 năm 2022. Đánh giá Tập 7 thuộc một trong số 10 cuốn sách bán chạy nhất Hội sách TP.HCM năm 2018. Liên tục nằm trong Top 10 Best Seller Book trên nhà sách FAHASA (2016 - 2021). Lọt vào Top 10 Giải thưởng FAHASA: Sách được bạn đọc yêu thích bình chọn lần IV năm 2018. Ghi chú Xem thêm Học Sinh Chân Kinh Báo Thiên Thần Nhỏ B.R.O Group BoardGameVN Zoo E&M Tham khảo Liên kết ngoài Trang Facebook chính thức Kênh Youtube chính thức Kênh TikTok chính thức Trang web chính thức (.vn, .net) Truyện tranh Việt Nam Sách thiếu nhi Truyện tranh dài tập Truyện tranh thiếu nhi
554
19834291
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amanda%20Cerny
Amanda Cerny
Amanda Rachelle Cerny (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1991) là một nhân vật internet người Mỹ. Cô được biết đến nhiều nhất qua kênh YouTube và trước đó là dịch vụ Vine với hơn 4 triệu người theo dõi. Cô là Playmate của Tháng vào tháng 10 năm 2011 của tạp chí Playboy. Cuộc sống ban đầu và nền tảng Amanda Cerny sinh ngày 26 tháng 6 năm 1991 tại Pittsburgh, Pennsylvania. Sự nghiệp Ở tuổi 15, Cerny bắt đầu làm người mẫu. Cô đã được giới thiệu trên tạp chí Playboy với tư cách là Playboy Playmates của tháng trong ấn bản tháng 10 năm 2011. Cerny bắt đầu đăng nội dung lên Vine và có hơn 4,6 triệu người theo dõi. Cô trở thành người nổi tiếng trên YouTube, Instagram, Snapchat, Facebook và Twitter. Vào tháng 8 năm 2017, Cerny được bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ phận Tài năng Kỹ thuật số (Digital Talent Division) mới thành lập của nền tảng phát nhạc LiveXLive. Tham gia phim 2019: Airplane Mode vai Cerny 2020: The Babysitter: Killer Queen vai Violet Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1991 Nhân vật còn sống YouTuber Mỹ Người Mỹ gốc Séc Nữ nghệ sĩ hài Mỹ Vlogger Nữ diễn viên truyền hình Mỹ Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
212
19834292
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20h%E1%BB%99i%20Tin%20m%E1%BB%ABng%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF
Giáo hội Tin mừng Quốc tế
Giáo hội Tin mừng Quốc tế (The Good News International Ministries/GNIM) hay Nhà thờ Quốc tế Tin lành (Good News International Church) hay Giáo hội quốc tế và còn được gọi là Giáo phái Shakahola là một phong trào tôn giáo mới có trụ sở tại Shakahola, hạt Kilifi ở Kenya, được Paul Nthenge Mackenzie và người vợ đầu tiên của ông là Joyce Mwikamba thành lập vào năm 2003. Giáo hội Tin mừng Quốc tế đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào tháng 4 năm 2023 khi có thông tin tiết lộ rằng Paul Nthenge Mackenzie được cho là đã hướng dẫn các thành viên nhịn đói hàng loạt để "gặp Chúa Giê-su" dẫn đến cái chết của hơn 400 người, giáo phái này được mô tả rộng rãi là cuồng giáo và khơi mào trong việc chống phương Tây một cách kiên quyết, họ quan niệm các tiện ích như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thể thao bị coi là những "tệ nạn của lối sống phương Tây" và Mackenzie đã lên án Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và Giáo hội Công giáo là "công cụ của Satan" chho nên giáo phái này đã bị liệt vào danh sách cuồng giáo. Giáo phái của Mackenzie chuẩn bị cho sự kết thúc của thế giới dưới sự hướng dẫn của mục sư này, những tín đồ của giáo phái tin rằng nhin đói sẽ là tấm vé giúp họ được cứu rỗi linh hồn. Tổng quan Được thành lập năm 2003 và hoạt động với tư cách là một trung tâm truyền giáo nhỏ, chỉ một thời gian ngắn Giáo hội quốc tế đã thu hút được hàng nghìn tín đồ chỉ dựa vào tuyên bố của Mackenzie, rằng ông ta “có thể nói chuyện với Thượng đế”, cộng với những phát biểu chống Chính phủ Mỹ, Liên hợp quốc và Thiên Chúa giáo La Mã mà theo Mackenzie thì tất cả những thực thể này là “công cụ của quỷ dữ và sẽ bị trừng phạt vào ngày cuối cùng” (ngày tận thế). Ban đầu, chính quyền Kenya không lưu tâm đến Mackenzie và giáo phái này vì ở quốc gia châu Phi này, các bộ lạc thổ dân có những phương pháp hành xử nghi lễ tâm linh của riêng họ với những hình thức kỳ quái, thậm chí là phản khoa học, chẳng hạn như chọc dao vào động mạch của một con bò để máu phun lên người nhằm hóa giải bùa phép của những bộ lạc thù địch đang muốn hãm hại họ. Khi tổ chức bắt đầu phát triển, vợ chồng Mackenzie chuyển đến làng Migingo ở Malindi và thành lập nhà thờ tại đây. Mackenzie thu hút được một lượng lớn tín đồ, chủ yếu nhờ lời tuyên bố rằng ông ta có thể giao tiếp với Chúa. Trong năm 2017, nhà thuyết giáo Mackenzie bắt đầu nói với tín đồ không nên khám bác sĩ hoặc cho con cái đến trường. Ông ta đã thành lập trường học trả phí (nhưng không có giấy phép) tại nhà thờ và tuyên bố có khả năng chữa bệnh thần thánh. Mackenzie đã yêu cầu các tín đồ cho con cái họ nghỉ học, bỏ căn cước công dân, tránh xa bệnh viện và bắt đầu chuẩn bị cho sự kết thúc của thế giới. Năm 2017, Mackenzie bị cáo buộc "cực đoan hóa" vì ủng hộ nhiều trẻ em không được đến trường với lập luận rằng giáo dục không được công nhận trong Kinh thánh. Cảnh sát thị trấn Malindi nhận được một số thư tố cáo của nhiều bậc cha mẹ là tín đồ của Giáo hội quốc tế, nội dung “Mackenzie bắt con cái họ phải sống tập thể, xúi chúng bỏ học, không cho phép chúng đi chích ngừa các bệnh truyền nhiễm. Khi trẻ đau ốm, thay vì đưa chúng đến các cơ sở y tế thì Mackenzie lại bắt chúng nhịn ăn và cầu nguyện”, đã có khoảng 30 trẻ từ 6 đến 10 tuổi chết vì bệnh sởi, đậu mùa, dịch tả, thương hàn nhưng không đủ chứng cứ để buộc tội Mackenzie. Họ chỉ yêu cầu ông ta phải trả 93 trẻ về cho gia đình. Năm 2019, khi thấy Mackenzie tiếp tục chiêu mộ tín đồ, cảnh sát Malindi ra lệnh giải tán địa điểm tụ tập của Giáo hội quốc tế. Một tín đồ của Giáo hội quốc tế đã hiến tặng lô đất trên đảo Lamu cho Mackenzie. Sau đó, giáo chủ bán được 20 triệu shilling. Với số tiền này, Mackenzie dùng nó để tài trợ cho một đài truyền hình tư nhân, thường xuyên phát sóng những bài giảng của ông ta. Nhà thuyết giáo này còn mở rộng phạm vi hoạt động ra tận khu vực bờ biển Kenya nhờ thành lập Times TV một kênh phát những bài giảng trên Internet và khắp châu Phi, ông đã sử dụng các linh mục và những bài diễn thuyết tại nhà thờ ở Malindi cũng như qua các hình thức trực tuyến. Động thái ấy đã thuyết phục một số tín đồ đem tài sản dâng cho Mackenzie. Theo ước tính, đến ngày bị bắt, Mackenzie có trong tay khoảng 500 triệu shilling, hầu hết là đất đai, nhà cửa. Nhận lệnh giải tán Giáo hội quốc tế nhưng thay vì thực hiện, Mackenzie kích động tín đồ biểu tình chống nhà cầm quyền. Tháng 9 năm 2019, Mackenzie bị bắt về tội gây rối trật tự, cưỡng bức tín đồ sống tập trung, xúi bẩy trẻ em bỏ học nhưng trong quá trình xét xử, ông nhận được sự ủng hộ của hàng nghìn người trung thành, trong đó có nhiều luật sư và người đứng đầu các giáo phái của các bộ lạc nên cuối cùng, Mackenzie trắng án. Ông Aisha Jumwa, nghị viên Hội đồng nhân dân thành phố Malindi nói: “Những người đứng đầu giáo phái của các bộ lạc cho rằng nếu hôm nay Giáo hội quốc tế bị đàn áp thì ngày mai sẽ đến lượt họ. Công lý đã bị nhạo báng”. Theo lời khai của tín nhân giáo phái thì giáo chủ Makenzie Nthenge bắt buộc tín đồ phải nhịn đói tuyệt đối 20 ngày mỗi tháng để có thể “gặp được thượng đế”. Makenzie yêu cầu họ phải sống tách biệt với xã hội để tâm hồn được thanh tẩy, hàng ngày, họ chỉ uống nước lã rồi cầu nguyện, một số người đã chết vì kiệt sức, xác của họ được những người khác mang đi nhưng không biết là đi đâu. Vụ án Tại châu Phi, quan chức chính quyền khu vực Shakahola của Kenya cho biết họ vừa phát hiện thêm 22 thi thể liên quan tới giáo phái tuyệt thực là Nhà thờ Quốc tế Tin lành (Good News International Church). Lực lượng chức năng đưa một thi thể ra khỏi khu rừng ở Shakahola, gần thị trấn ven biển Malindi, Kenya. Theo giới chức địa phương, có 201 thi thể đã được khai quật kể từ khi phát hiện ra những ngôi mộ tập thể trên một mảnh đất tại rừng Shakahola vào cuối tháng Tư năm 2003. Trong khi đó, số người được báo cáo mất tích đã tăng lên 610 người. Cùng ngày, nhà chức trách đã bắt giữ thêm một nghi phạm liên quan tới vụ việc, nâng tổng số nghi phạm lên 26 người. Năm 2003, mục sư tự xưng Paul Nthenge Mackenzie nhà truyền đạo vốn làm nghề lái taxi đã thành lập giáo phái trên và bị buộc tội xúi giục những tín đồ theo giáo phái bỏ đói con cái và chính bản thân họ cho tới chết để có thể lên thiên đường trước ngày tận thế và "gặp Chúa Jesus". Các bác sĩ giám định pháp y Kenya đã báo cáo việc bị đói khiến nhiều người chết thì một số thi thể có dấu hiệu chết do ngạt thở, bị siết cổ hoặc bị đánh bằng dùi cui, một số người đã bị mổ lấy nội tạng, nhiều người khác vẫn đang mất tích, bị chôn vùi trong những ngôi mộ chưa được phát hiện. Theo các nhà điều tra, phần lớn nạn nhân là trẻ em nên Paul Mackenzie và 13 người khác đã bị bắt giữ. Tổng thống Kenya là ông William Ruto đã mô tả vụ việc là hành động khủng bố. Paul Mackenzie Nthenge từng bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc "cực đoan hóa" vì ủng hộ nhiều trẻ em không được đến trường, với lập luận rằng giáo dục không được công nhận trong Kinh thánh. Vụ "thảm sát Shakahola" này đã làm sống lại cuộc tranh luận về việc kiểm soát các hoạt động tín ngưỡng ở Kenya, một quốc gia chủ yếu là người theo đạo Thiên chúa, nơi "mục sư", "nhà thờ" và các phong trào tôn giáo khác trở thành chủ đề hàng đầu. Những nỗ lực trước đây về quy định hoạt động tôn giáo đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là nhân danh sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Đối tượng này sẽ đối mặt với tội danh “khủng bố”, trong vụ án gây chấn động quốc gia Đông Phi, hàng loạt thi thể được khai quật, làm sáng tỏ câu chuyện rùng rợn được gọi là “vụ thảm sát rừng Shakahola". Mackenzie và người vợ thứ ba là Rhoda Mumbua Maweu cùng 16 thành viên chủ chốt của Giáo phái quốc tế bị bắt, trong đó có Ezekiel Odero một mục sư thân cận với Mackenzie là phó giáo chủ và cũng là cánh tay phải của Mackenzie bị điều tra về các tội danh bao gồm giết người, hỗ trợ tự sát, bắt cóc, cực đoan hóa, tội ác chống lại loài người, tàn ác với trẻ em, lừa đảo và rửa tiền. Đến ngày 13, lại có thêm 8 thành viên nữa vào trại giam với những cáo buộc liên quan đến khủng bố, tẩy não, bạo hành và giết người. Chú thích Liên kết ngoài William Branham Historical Research "Branhamites," by A. Scott Moreau in East Africa Journal of Evangelical Theology Cuồng giáo
1,718
19834293
https://vi.wikipedia.org/wiki/IPad%20%28th%E1%BA%BF%20h%E1%BB%87%209%29
IPad (thế hệ 9)
iPad 10,2 inch (thế hệ thứ 9), hay còn được gọi là iPad Gen 9, là một máy tính bảng được thiết kế và bán ra bởi công ty Apple Inc.. Đây là phiên bản kế nhiệm của iPad thế hệ thứ tám. Mẫu iPad này được ra mắt vào ngày 14 tháng 9 năm 2021. Tính năng iPad thế hệ 9 có thiết kế giống hệt hoàn toàn với thế hệ 7 và 8, chỉ khác ở chỗ là lựa chọn màu sắc giờ chỉ còn là màu xám không gian và bạc, lựa chọn màu vàng đã bị loại bỏ. Mẫu iPad này tương thích với Apple Pencil thế hệ đầu tiên, Smart Keyboard và Smart Connector làm phụ kiện bàn phím. Nó sử dụng con chip A13 Bionic từng được dùng trên dòng máy iPhone 11 vào năm 2019, cho thêm 20% hiệu suất trên CPU, GPU và bộ xử lý trí tuệ nhân tạo Neural Engine so với tiền nhiệm. Con chip mới giúp mọi thứ trên iPad thế hệ 9 trở nên nhanh nhạy, từ nhắn tin đến duyệt web hay sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc và GPU tốc độ cao mang đến hiệu năng đồ hoạ hoàn hảo để chơi game đồ họa sống động. Neural Engine mạnh mẽ hơn đem lại các tính năng dựa trên máy học như Văn Bản Trực Tiếp trên iPadOS. iPad thế hệ 9 sử dụng màn hình Retina 10,2 inch tương đương với những mẫu trước, có độ phân giải 1620 x 2160 đạt mật độ điểm ảnh 264 PPI, và được trang bị công nghệ True Tone giúp điều chỉnh màn hình theo nhiệt độ màu của phòng để người dùng xem một cách thoải mái trong mọi điều kiện ánh sáng. Camera trước có độ phân giải 12 MP rộng 122 độ được thế chỗ cho camera độ phân giải 1,2 MP so với thế hệ cũ, đi kèm với công nghệ Trung tâm màn hình nhận diện người dùng và tự động điều chỉnh để giữ người dùng luôn ở giữa khung hình trong lúc quay video và gọi điện thoại. Camera sau 8 MP tuy vẫn được giữ nguyên kể từ đời iPad Air 2, nhưng đi kèm tính năng scan tài liệu và trải nghiệm các ứng dụng AR sống động. Bộ nhớ trong cơ bản được tăng gấp đôi lên 64 GB. iPadOS 15 được cài đặt sẵn lúc xuất xưởng lần đầu. Tiếp nhận Tờ báo The New York Times gọi iPad thế hệ 9 là máy tính bảng tốt nhất cho mọi người vào năm 2022, khen ngợi giá thành rẻ, hiệu suất và tính năng tốt. Dòng thời gian Ghi chú Tham khảo 9 IOS Máy tính bảng Máy tính bảng ra mắt năm 2021
461
19834301
https://vi.wikipedia.org/wiki/Miyoshi%20Ayaka
Miyoshi Ayaka
là một nữ diễn viên, người mẫu và thần tượng người Nhật. Cô được đại diện bởi công ty quản lý tài năng Amuse Inc. và từ năm 2010 đến năm 2012 là thành viên của nhóm nhạc nữ Sakura Gakuin của công ty này. Đĩa hát Đối với đĩa hát của Ayaka Miyoshi với tư cách là thành viên của Sakura Gakuin và nhóm nhỏ Scoopers của nó, hãy xem Danh sách đĩa nhạc của Sakura Gakuin. Phim Phim Phim truyền hình Khác (14 tháng 10 năm 2011 – 7 tháng 9 năm 2012, TV Tokyo) (11 tháng 10 năm 2014 – 14 tháng 10 năm 2017, NTV) — Người dẫn chương trình Quảng cáo Xuất hiện trong hơn 20 quảng cáo truyền hình. Music Video Kagrra, — (14 tháng 2 năm 2007) DEPARTURES — của ban nhạc Globe. Video được phát hành vào ngày 3 tháng 5 năm 2016, 20 năm sau khi ban nhạc phát hành bài hát. Won't Cry - của ca sĩ Châu Kiệt Luân và Ngũ Nguyệt Thiên, Ashin (16 tháng 9 năm 2019) Giải thưởng Giải thưởng Điện ảnh Mainichi lần thứ 67 (được trao năm 2013 cho năm 2012) — Giải thưởng Người mới Sponichi Grand Prix (cho Gumo Ebian!) Liên hoan phim Yokohama lần thứ 35 (được trao năm 2014) — Giải Diễn viên mới xuất sắc nhất (dành cho Tabidachi no Uta: Jugo no Haru và Gumo Ebian!) Chú thích Liên kết ngoài Hồ sơ chính thức Ayaka Miyoshi tại Amuse, Inc. Blog chính thức Ayaka Miyoshi trên Ameblo Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên thiếu nhi Nhật Bản Nữ người mẫu Nhật Bản Nữ ca sĩ nhạc pop Nhật Bản Nữ diễn viên điện ảnh Nhật Bản Nữ diễn viên truyền hình Nhật Bản Nữ diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21
300
19834306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c%20thi%20%C3%A1o%20t%E1%BA%AFm
Cuộc thi áo tắm
Cuộc thi áo tắm (Swimsuit competition) ngày nay thường được gọi là Phần thi bikini là một cuộc thi sắc đẹp được đánh giá và xếp hạng theo đề tài khi các thí sinh mặc áo tắm, điển hình là bikini. Một trong những tiêu chí đánh giá là sức hấp dẫn hình thể với cơ thể khỏe khoắn, gợi cảm của các thí sinh. Các cuộc thi sắc đẹp quốc tế Big Four (Tứ đại Hoa hậu) là những ví dụ minh chứng về một cuộc thi như vậy. Các cuộc thi áo tắm đôi khi được các công ty tổ chức hoặc tài trợ cho mục đích tiếp thị hoặc để tìm người mẫu mới cho sản phẩm của các công ty, với các cuộc thi được trình diễn như một loại hình giải trí dành cho người lớn. Các cuộc thi đồ bơi đã trở thành một phần của các cuộc thi sắc đẹp gọi là phần thi áo tắm, chẳng hạn như cuộc thi Hoa hậu Trái đất và Hoa hậu Thế giới, và các nhà tài trợ đã bao gồm các thương hiệu thương mại như Hawaiian Tropic. Các cuộc thi cũng được tổ chức tại các quán bar và hộp đêm, trong thời gian tạm nghỉ của các trận đấu quyền anh hoặc đấu vật và tại các triển lãm ô tô. Các cuộc thi thể hình và thể vóc đã phát triển để bao gồm cả phần thi bikini. Những người tham gia các cuộc thi như vậy có thể cạnh tranh để giành các giải thưởng bao gồm cúp, tiền thưởng và những hợp đồng làm người mẫu. Bất chấp sự nổi tiếng và sự tham gia tự nguyện của các nữ thí sinh thì các cuộc thi áo tắm, đặc biệt là phần thi bikini đôi khi vẫn gây tranh cãi. Các nhà phê bình cho rằng các cuộc thi sắc đẹp củng cố ý tưởng rằng các cô gái và phụ nữ chủ yếu được đánh giá cao về ngoại hình và điều này gây áp lực buộc phụ nữ phải tuân theo các tiêu chuẩn sắc đẹp thông thường. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump còn được biết đến là người sở hữu cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Hoàn vũ cho đến khi nó được William Morris Endeavour mua lại đã từ nói với Fox News: "Chà, tôi thực sự rất vui về điều đó và bởi vì nếu cuộc thi Hoa hậu Thế giới mà không có phần thi bikini thì cuộc thi sẽ bị tụt hạng ngay" Tổng quan Yêu cầu thí sinh mặc áo tắm tại phần thi áo tắm là một khía cạnh gây tranh cãi trong các cuộc thi khác nhau. Tranh cãi càng dâng cao khi bikini ngày càng phổ biến sau khi được giới thiệu vào năm 1946. Trang phục bikini bị cấm tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm 1947 vì những người phản đối Công giáo La Mã. Khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới bắt đầu vào năm 1951, đã có một làn sóng phản đối kịch liệt khi người chiến thắng đăng quang trong trang phục bikini Giáo hoàng Pius XII lên án việc trình diễn trang phụ hở hang như bikini là một tội lỗi rất nghiêm trọng và là sự hủy hoại các giá trị đạo đức Ki-tô giáo, và các quốc gia có truyền thống tôn giáo đe dọa rút các đại diện. Bộ bikini đã bị cấm cho các cuộc thi trong tương lai và các cuộc thi khác.. Mãi cho đến cuối những năm 1990, chúng mới được phép trở lại, nhưng vẫn gây ra tranh cãi khi các trận chung kết được tổ chức ở những quốc gia mà bikini (hay đồ bơi nói chung) bị xã hội phản đối. Ví dụ, vào năm 2003, Vida Samadzai đến từ Afghanistan đã gây náo động ở quê nhà khi cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất trong bộ bikini màu đỏ. Cô bị Tòa án Tối cao Afghanistan lên án, cho rằng việc phô bày cơ thể phụ nữ như vậy là vi phạm luật Hồi giáo và văn hóa Afghanistan. Năm 2012, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Italia thông báo cấm thí sinh mặc bikini dự thi. Họ chỉ chấp nhận những bộ áo tắm một mảnh hoặc áo tắm kiểu cổ điển, kín đáo như ở thập niên 1950. Patrizia Mirigliani - nhà tổ chức Miss Italia - cho hay quyết định này nằm trong nỗ lực nhằm đưa cuộc thi về với "vẻ đẹp cổ điển". Việc loại bỏ bikini cũng đồng thời mang lại "yếu tố tao nhã" cho sàn đấu sắc đẹp này. Năm 2013, vòng thi áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã phải chuyển thành trang phục đi biển sarong vì các cuộc biểu tình của người Hồi giáo ở Bali (Indonesia), nơi diễn ra cuộc thi. Năm 2015, cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã chính thức loại bỏ phần thi áo tắm khỏi cuộc thi của mình. Năm 2016, Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ (Miss Teen USA) chuyển phần thi áo tắm thành phần thi trang phục thể thao. Năm 2018, Hoa hậu Mỹ (Miss America) loại bỏ phần thi áo tắm sau 97 năm. Năm 2019, lần đầu tiên cuộc thi Hoa hậu Venezuela sẽ không công bố số đo 3 vòng (vòng ngực, vòng eo, vòng hông) của 24 thí sinh tham dự nữa, dù đây là quốc gia nổi tiếng về thi hoa hậu. Quyết định này được đưa ra do các cuộc thi nhan sắc đang đối mặt với những chỉ trích của công luận vì quá chú trọng tới vẻ đẹp hình thể. Cô Gabriela Isler, người phát ngôn của cuộc thi Hoa hậu Venezuela và cũng là Hoa hậu Hoàn vũ 2013, nói: "Vẻ đẹp của một phụ nữ không phải là 90, 60, 90… Nó được đo bằng tài năng của mỗi người". Năm 2017, Carousel Productions bị chỉ trích vì tổ chức phần thi phản cảm với phụ nữ trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2017, nơi các thí sinh mặc đồ bơi trong sự kiện với tấm màn che mặt trong Người đẹp Hình thể, một phân đoạn được giới thiệu lần đầu tiên trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất Philippines 2017. Các tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ trên thế giới đã phê phán phần thi bikini trong các cuộc thi sắc đẹp, vì ở đó công chúng thoải mái buông ra những lời nhận xét khiếm nhã (dù vô tình hay cố tình) có thể làm tổn thương phụ nữ. Màn thi bikini đã trực tiếp cổ vũ tâm lý coi cơ thể phụ nữ là vật trưng bày mua vui, hạ thấp nhân phẩm phụ nữ, nhiều cô gái tham dự đã trở thành đối tượng bị chê bai, xúc phạm nặng nề chỉ vì cơ thể họ có khiếm khuyết Có người đã chỉ ra rằng: nhiều người cổ vũ màn thi bikini vì nó khiến họ có thể được săm xoi cơ thể hở hang của các người đẹp, nhưng "nếu đặt mình vào vị trí phụ huynh hoặc người thân của thí sinh, liệu họ sẽ cảm thấy thế nào khi chứng kiến cô con gái non nớt của mình phô bày thân thể trước hàng triệu người xa lạ như vậy?" Có quan điểm còn cho rằng màn thi bikini là tàn tích xa xưa của việc mua bán nô lệ, tại đó nữ nô lệ bị lột trần trên sân khấu để hàng nghìn người định giá thông qua việc xăm soi cơ thể trần trụi của họ. Cuộc đấu tranh lâu dài của các nhóm nữ quyền đã bước đầu có kết quả và làm ban tổ chức các cuộc thi hoa hậu ở các quốc gia khác phải suy nghĩ lại. Đến đầu thập niên 2010, nhiều cuộc thi hoa hậu trên thế giới bắt đầu loại bỏ phần thi trang phục bikini do những chỉ trích về văn hóa và đạo đức. Các cuộc thi này nhận thấy việc buộc thí sinh mặc trang phục bikini diễu qua lại trước đông đảo người xem không phải là "tôn vinh nét đẹp", mà là sự thiếu tôn trọng đối với phụ nữ, đó là một dạng lợi dụng cơ thể hở hang, thiếu vải của phụ nữ để câu khách. Một xã hội văn minh, coi trọng nhân phẩm phụ nữ cần phải chấm dứt những màn thi buộc phụ nữ phải mặc trang phục hở hang, thiếu vải, chịu sự săm xoi của khán giả về những ưu khuyết điểm trên cơ thể họ. Trong xã hội hiện nay, vấn đề bình đẳng giới, quyền phụ nữ ngày càng được coi trọng, nâng cao thì việc thi bikini bị loại bỏ ở các cuộc thi nhan sắc được coi là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra.. Năm 2007, các thí sinh lọt vào vòng chung kết phần thi áo tắm Hoa hậu Trái đất 2007 đến từ Georgia, Canada, Venezuela, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Sĩ và Ấn Độ. Mặc dù nhiều cuộc thi đang hạ thấp phần thi bikini những người tham gia một số cuộc thi sắc đẹp như cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái đất hoặc Hoa hậu Mỹ, được yêu cầu mặc bikini như một phần của cuộc thi. Bắt đầu từ năm 2016, cuộc thi Miss Teen USA đã loại bỏ phần thi áo tắm và thay thế bằng vòng thi trang phục thể thao. Chú thích Tham khảo Banet‐Weiser, Sarah. "The Most Beautiful Girl in the World: Beauty Pageants and National Identity". (Berkeley: University of California Press, 1999) Bell, Myrtle P., Mary E. McLaughlin, and Jennifer M. Sequeira. "Discrimination, Harassment, and the Glass Ceiling: Women Executives as Change Agents". Journal of Business Ethics. 37.1 (2002): 65–76. Print. Burgess, Zena, and Phyllis Tharenou. "Women Board Directors: Characteristics of the Few". Journal of Business Ethics. 37.1 (2002): 39–49. Print. Ciborra, Claudio U. "The Platform Organization: Recombining Strategies, Structures, and Surprises". Organization Science. 7.2 (1996): 103–118. Print. Harvey, Adia M. "Becoming Entrepreneurs: Intersections of Race, Class, and Gender at the Black Beauty Salon". Gender and Society. 19.6 (2005): 789–808. Print. Huffman, Matt L., and Philip N. Cohen. "Occupational Segregation and the Gender Gap in Workplace Authority: National versus Local Labor Markets". Sociological Forum. 19.1 (2004): 121–147. Print. Lamsa, Anna-Maija, and Teppo Sintonen. "A Discursive Approach to Understanding Women Leaders in Working Life". Journal of Business Ethics. 34.3/4 (2001): 255–267. Print. Liben, Lynn S., Rebecca Bigler, Diane N Ruble, Carol Lynn Martin, and Kimberly K. Powlishta. "Conceptualizing, Measuring, and Evaluating Constructs and Pathways". Developmental Course of Gender Differentiation. 67.2 i-183. Print. Sones, Michael. "History of the Beauty Pageant". Beauty Worlds: The Culture of Beauty (2003): n. pag. Web. 4 November 2009. Wilk, Richard. "The Local and the Global in the Political Economy of Beauty: From Miss Belize to Miss World". Review of International Political Economy. 2.1 (1995): 117–134. Print. Xem thêm Cuộc thi sắc đẹp Trò áo thun ướt Bikini Áo tắm Quần lót Chứng phô dâm Thị dâm Tôn sùng bộ phận Tôn sùng bộ ngực Tôn sùng mông Áo tắm Cuộc thi sắc đẹp
1,886
19834315
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20M%E1%BB%B9%20g%E1%BB%91c%20Albania
Người Mỹ gốc Albania
Người Mỹ gốc Albania (, ) là người Mỹ có một phần hoặc toàn bộ di sản và tổ tiên từ người Albania sống ở Hoa Kỳ. Họ có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ có dân số Albania lớn ở Balkan bao gồm những vùng lãnh thổ Albania, Ý, Kosovo, Bắc Macedonia và Montenegro. Họ là tín đồ của các tôn giáo khác nhau và chủ yếu theo Hồi giáo và Kitô giáo, một số khác không tôn giáo. Năm 2012, có 203.600 công dân Mỹ gốc Albania sống ở Hoa Kỳ, chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Vùng Ngũ Đại Hồ. Năm 1990, có 47.710 người Albania. Con số này bao gồm tất cả những công dân Hoa Kỳ tuyên bố có tổ tiên là người Albania, bao gồm những người được sinh ra trong nước và công dân nhập tịch, và bao gồm cả những người có hai quốc tịch liên kết với cả hai nền văn hóa. Theo dữ liệu từ cuộc khảo sát của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2008, có 201.118 người Mỹ gốc Albania. Người gốc Albania thường tập trung ở Vùng Đại Boston, Vùng Đại Cleveland, Ohio; Metro Detroit, Michigan; Jacksonville, Florida; các khu vực như Thành phố New York và Waterbury, Connecticut. Lịch sử Người Albania đầu tiên di cư sang Hoa Kỳ được ghi nhận là Kolë Kristofori (), người đã đến Boston vào đầu những năm 1880 và được nhớ đến là người tiên phong của dân tộc Albania tại Hoa Kỳ. Mãi đến những năm 1900, một số lượng lớn người Albania mới đến định cư ở Bờ Đông Hoa Kỳ: hầu hết trong số họ là cư dân trẻ đến từ miền nam Albania. Phần lớn làn sóng di cư đầu tiên này, khoảng 10.000 người, không có ý định định cư lâu dài ở Hoa Kỳ và sẽ quay trở lại Albania sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong khi đó, một nhóm người di cư khác từ Albania đến Hoa Kỳ. Nhóm mới này kết hôn và định cư ở đất nước mới này. Số người nói tiếng Albani như tiếng mẹ đẻ vào năm 1920 khoảng 6.000 người. Ngoài New York, Connecticut, Florida và Michigan có phần lớn dân số gốc Albania sinh sống, một nhóm người Albania khá lớn định cư ở Quận San Diego, California, với khoảng 1.000 người, bộ phận khác sống ở Santee, hoặc ở khu vực Quận Đông San Diego. Ngoài ra còn có hàng trăm người Mỹ gốc Albania ở Thung lũng Sacramento, đặc biệt là vùng ngoại ô Carmichael. Pasadena, Los Angeles, cũng có hàng trăm người Albania. Một cộng đồng người Albania khác sinh sống ở bang Washington, tập trung tại đảo Mercer và trong vùng Seattle. Vùng Dallas, Texas cũng có cộng đồng người Albania; một nhà hàng Balkan/Albania là trung tâm văn hóa của họ ở Lewisville, và một nghìn đến hai nghìn người Albania cư trú tại khu vực Dallas. Jacksonville có nhiều người Mỹ gốc Albania nhất ở Florida với 3.812 người Albania, chiếm gần 1/4 tổng số người Mỹ gốc Albania ở Florida và 1,76% tổng số người Mỹ gốc Albania. Hậu Chiến tranh thế giới thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai người Albania di cư sang Hoa Kỳ hầu hết là những người di cư chính trị, và đến năm 1970, con số này đã tăng lên khoảng 17.000 người. Nối tiếp theo sau cuộc Trục xuất người Cham Albania khỏi Hy Lạp, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhiều người Albania đã di cư sang Hoa Kỳ, khẳng định rằng chính quyền Cộng sản ở Albania đã phân biệt đối xử và đàn áp họ. Họ đã cố gắng duy trì việc truyền bá hệ thống và ngôn ngữ của mình, và thành lập Hiệp hội Nhân quyền Chameria vào năm 1973, sau này sáp nhập và trở thành Tổ chức Người Mỹ gốc Albania Chameria nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.. Tính cả những gia đình đã từ bỏ tiếng mẹ đẻ, ước tính có khoảng 70.000 công dân Mỹ gốc Albania sống ở Mỹ vào năm 1980. Vào những năm 1990, nhiều người Albania từ Albania, Montenegro, Serbia và Cộng hòa Bắc Macedonia đã di cư đến Hoa Kỳ với tư cách là người tị nạn chiến tranh. Một cộng đồng người Mỹ gốc Albania khác (người Mỹ gốc Kosovo) ở khu vực Riverside/San Bernardino ở California bao gồm những người Kosovo đã nhập cư vào Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân dự bị chung March ở Riverside. Người Mỹ gốc Arbëreshë Một số người Albania đầu tiên đến Hoa Kỳ là những người nhập cư từ Ý, xuất thân từ một nhóm người Albania được gọi là người Arbëreshë. Người Arbëreshë là một nhóm người Albania chạy trốn đến Vương quốc Napoli và đến Vương quốc Sicilia vào thế kỷ 15 để tránh sự xâm lược của Đế quốc Ottoman. Nhóm người Albania này có thể được phân biệt với những người Mỹ gốc Albania khác do tên Ý hóa của họ, cũng như tôn giáo Công giáo Hy Lạp Albania của họ. Tuy nhiên, Arbëreshë có ý thức nhận dạng mạnh mẽ và độc đáo ở chỗ họ nói một phương ngữ cổ của tiếng Albania Tosk được gọi là tiếng Arbëresh, không có bất kỳ ảnh hưởng nào của Ottoman. Vùng Đại New Orleans có cộng đồng người Arbëreshë lớn, hầu hết là hậu duệ của những người nhập cư Sicilia thế kỷ 19. Thông thường, ở đâu có người Ý thì ở đó có một ít người Arbëreshë trộn lẫn với họ. Do đó, người Mỹ gốc Arbëreshë thường không thể phân biệt được với người Mỹ gốc Ý do đã hòa nhập vào cộng đồng người Mỹ gốc Ý. Dân số Nhân khẩu học 10 thành phố hàng đầu ở Hoa Kỳ có nhiều người Mỹ gốc Albania đông nhất. Người Albania có xu hướng sống ở vùng Thượng Nam, Trung Tây và Đông Bắc. Một tỷ lệ đáng kể người Mỹ gốc Albania sống ở Bắc Carolina, Kentucky, Michigan và khu vực New York. Ngoài ra còn có một số vùng đất của người Albania ở California. Theo Khảo sát Cộng đồng Hoa Kỳ (ACS) năm 2012, số người Albania ở Hoa Kỳ đã tăng lên 214.300. Dân số người Albania ở Mỹ tập trung đông đúc ở một số nơi. Với hơn 60.000 người Mỹ gốc Albania, cộng đồng lớn nhất sống ở New York, nơi chiếm ưu thế như một trung tâm của cộng đồng người Albania. Có một cộng đồng người Albania khá lớn xung quanh Bronx, đặc biệt là xung quanh Belmont và Bedford Park cũng như các khu vực của hạt Westchester như Yonkers. Khoảng 43.400 người sống ở Michigan, khoảng 21.300 người sống ở Massachusetts, khoảng 20.000 người sống ở Ohio (ở Vùng Đại Cleveland, đặc biệt là Lakewood và Bờ Tây của Cleveland), 15.300 người sống ở Illinois và khoảng 12.000 người sống ở Connecticut. Ba cộng đồng lớn nhất (New York, Michigan và Massachusetts) chiếm 58% tổng dân số người Mỹ gốc Albania. Người Mỹ gốc Albania trung bình trẻ hơn những người Mỹ không phải gốc Albania, có độ tuổi trung bình là 33,5 so với mức trung bình toàn quốc của Mỹ là 37,7. Người Mỹ gốc Albania cũng có tỷ lệ nam giới cao hơn người Mỹ không phải gốc Albania với 52,1% cộng đồng là nam giới so với mức trung bình toàn quốc của Mỹ là 49,2%. Theo Điều tra dân số năm 2000, Fairview, Bắc Carolina có tỷ lệ người nói rằng họ có tổ tiên là người Albania cao nhất, tiếp theo là Hamtramck, Michigan ở mức 2,8%. Dân số người sinh ra ở Albania Dân số người sinh ra ở Albania ở Hoa Kỳ kể từ năm 2010: (không bao gồm người Albania sinh ra ở Kosovo, Bắc Macedonia, Montenegro) Nhân vật nổi tiếng Những nhân vật nổi bật: Xem thêm Người Mỹ gốc Âu Người Albania hải ngoại Quan hệ Hoa Kỳ-Albania Tham khảo Đọc thêm Federal Writers' Project, Works Project Administration (WPA) of Massachusetts. The Albanian Struggle in the Old World and New (1939). Fischer, Bernd J. “Albanian Refugees Seeking Political Asylum in the United States: Process and Problems.” Journal of Ethnic and Migration Studies 31#1 (2005): 193–208. Jurgens, Jane. "Albanian Americans." in Gale Encyclopedia of Multicultural America, edited by Thomas Riggs, (3rd ed., vol. 1, Gale, 2014), pp. 61–73. Online Ragaru, Nadège, and Amilda Dymi. “The Albanian-American Community in the United States: A Diaspora Coming to Visibility.” Canadian Review of Studies in Nationalism 31, nos. 1–2 (2004): 45–63. Thernstrom, Stephan; Orlov, Ann; Handlin, Oscar, eds. Harvard Encyclopedia of American Ethnic Groups, Harvard University Press, , pp 23–28 Online free to borrow Trix, Frances. The Albanians in Michigan: A Proud People from Southeast Europe (Michigan State University Press, 2001). Trang web Người Mỹ gốc Albania Xã hội người Mỹ gốc Âu Người Albania hải ngoại theo quốc gia Nhóm sắc tộc ở Hoa Kỳ
1,497