id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
19830714
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh%20Th%E1%BB%8B%20Minh%20Thanh
Trịnh Thị Minh Thanh
Trịnh Thị Minh Thanh (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1973) là chính trị gia Việt Nam. Bà hiện là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Quảng Ninh. Bà từng là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Giám đốc sở Tài chính tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Phó Bí thư Thành ủy Hạ Long (Quảng Ninh), Phó Giám đốc sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Tiểu sử Bà sinh ngày 11/8/1973 tại xã Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý Kinh tế Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp Bà hiện cư trú ở phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Sự nghiệp Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 11/1995 đến tháng 12/1996: Nhân viên Kế toán - Văn phòng Liên minh các Hợp tác xã và Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 1/1997 đến tháng 4/2008: Chuyên viên phòng Kế hoạch Ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 5/2008 đến tháng 8/2009: Phó Trưởng phòng Kế hoạch Ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 9/2009 đến tháng 1/2010: Phụ trách phòng Kế hoạch Ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 2/2010 đến tháng 12/2010: Trưởng phòng Kế hoạch Ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 1/2011 đến tháng 7/2011: Phó Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016 Thành ủy Hạ Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2013: Phó Bí thư Thành ủy Hạ Long, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016 Từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2015: Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2016 Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 3/2015 đến tháng 6/2018: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 Từ tháng 7/2018 đến tháng 1/2019: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh Từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2021: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 Từ tháng 5/2021 đến 12/2021: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 Phó Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2023: Được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025 Ngày 28/4/2023: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025
494
19830730
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20ngh%E1%BB%89%20l%E1%BB%AF%20h%C3%A0nh%20Ba%20T%C6%B0
Nhà nghỉ lữ hành Ba Tư
Nhà nghỉ lữ hành Ba Tư là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2023 tại Iran bao gồm 54 nhà nghỉ lữ hành. Chúng là những quán trọ ven đường, cung cấp thức ăn, nước uống và chỗ ở cho các đoàn lữ hành, những người hành hương và cả những du khách. Các tuyến đường và vị trí của các nhà nghỉ lữ hành đều là những nơi có sự hiện diện của nước, điều kiện địa lý và an ninh tốt. Trong số các nhà nghỉ lữ hành được công nhận này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số vô số các nhà nghỉ khác được xây dựng dọc theo những con đường cổ của Iran. Chúng được coi là những ví dụ có ảnh hưởng và có giá trị nhất về nhà nghỉ lữ hành ở Iran, thể hiện sự đa dạng về phong cách kiến ​​trúc, khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu và vật liệu xây dựng, trải dài qua hàng nghìn kilômét và được xây dựng trong nhiều thế kỷ. Cùng nhau, chúng hình thành lên sự phát triển của mạng lưới các nhà nghỉ lữ hành ở Iran trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Danh sách Tham khảo Di sản thế giới tại Iran
218
19830736
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maria%20Leopoldine%20c%E1%BB%A7a%20%C3%81o
Maria Leopoldine của Áo
Dona Maria Leopoldine của Áo (22 tháng 1 năm 1797 – 11 tháng 12 năm 1826) là Hoàng hậu đầu tiên của Đế quốc Brasil với tư cách là vợ của Hoàng đế Dom Pedro I từ ngày 12 tháng 10 năm 1822 cho đến khi bà qua đời. Bà cũng là Vương hậu của Bồ Đào Nha trong thời gian trị vì ngắn ngủi của chồng bà với tư cách là Vua Dom Pedro IV từ ngày 10 tháng 3 đến ngày 2 tháng 5 năm 1826. Bà sinh ra ở Viên, Đại công quốc Áo, là con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II và người vợ thứ hai, Maria Teresa của Napoli và Sicilia. Trong số nhiều anh chị em của bà có Hoàng đế Ferdinand I của Áo và Maria Ludovica, Nữ Công tước xứ Parma, vợ thứ 2 của Hoàng đế Napoléon Bonaparte. Nền giáo dục mà Maria Leopoldine nhận được trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên rất rộng rãi và chiết trung, với trình độ văn hóa cao hơn và đào tạo chính trị nhất quán hơn. Việc giáo dục các hoàng tử và công chúa nhỏ của Vương tộc Habsburg như vậy dựa trên niềm tin giáo dục do ông nội của họ là Hoàng đế La Mã Thần thánh Leopold II khởi xướng, người tin rằng "trẻ em nên được truyền cảm hứng từ khi còn nhỏ để có những phẩm chất cao, chẳng hạn như tính nhân văn, lòng nhân ái, và mong muốn làm cho mọi người hạnh phúc". Với đức tin Kitô giáo sâu sắc và nền tảng văn hóa và khoa học vững chắc (bao gồm chính trị quốc tế và các quan niệm về chính phủ), Nữ đại công tước đã được chuẩn bị từ khi còn nhỏ để trở thành một phối ngẫu hoàng gia đúng nghĩa. Vào thế kỷ XXI, một số nhà sử học đã đề xuất rằng bà là một trong những khớp nối chính về quá trình Brasil độc lập diễn ra vào năm 1822. Người viết tiểu sử của bà, nhà sử học Paulo Rezzutti, khẳng định rằng phần lớn là nhờ bà mà Brasil đã trở thành một quốc gia. Theo ông, vợ của Dom Pedro "coi Brasil như đất nước của mình, người Braszil là dân tộc của cô ấy và Độc lập là chính nghĩa của cô ấy". Bà cũng là cố vấn cho chồng về các quyết định chính trị quan trọng phản ánh tương lai của đất nước, chẳng hạn như Dia do Fico và sự phản đối và bất tuân sau đó đối với triều đình Bồ Đào Nha liên quan đến việc cặp đôi trở về Vương quốc Bồ Đào Nha. Do đó, với việc cai trị đất nước trong chuyến công du của Dom Pedro qua các tỉnh của Brazil, bà được coi là người phụ nữ đầu tiên trở thành nguyên thủ quốc gia ở một quốc gia châu Mỹ độc lập. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Article by Princess Michael of Kent about Leopoldine Retrieved 26 January 2006 Hoàng nữ Áo Vương tộc Habsburg-Lothringen Vương tộc Habsburg Vương nữ Hungary Vương nữ Bohemia Hoàng nữ Vương nữ Sinh năm 1797 Mất năm 1826 Hoàng hậu Brasil Vương hậu Bồ Đào Nha Phối ngẫu Vương thất Bồ Đào Nha Vương tộc Bragança Nhiếp chính Brasil Pedro I của Brasil Người Bồ Đào Nha thế kỷ 19 Sản phụ tử vong
563
19830757
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amara%20Bo
Amara Bo
Amara Bo (; sinh ngày 24 tháng 12 năm 1999) là người mẫu và hoa hậu người Myanmar từng đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2023. Cô sẽ đại diện cho Myanmar tại Hoa hậu Hoàn vũ 2023 ở San Salvador, El Salvador. Tiểu sử Amara Bo sinh ra ở Mandalay. Cô có bằng cử nhân về khoa học máy tính. Cô theo học tại Đại học Nghiên cứu Máy tính, Mandalay. Năm 2019, Bo tham gia cuộc thi người mẫu Myanmar The Model Academy mùa 3 và lọt vào Top 5. Cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Thế giới Myanmar 2019 Bo bắt đầu sự nghiệp thi sắc đẹp của mình vào năm 2019, khi cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới Myanmar 2019 tại Trung tâm Hội nghị Myanmar ở Yangon, nơi cô giành vị trí Á hậu 1 và thua người chiến thắng cuối cùng là Khit Lin Latt Yoon. Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2022 Vào ngày 1 tháng 10 năm 2022, Bo đại diện cho Mandalay tại Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2022 và tranh tài với 14 thí sinh khác vào chung kết tại Grand Ballroom của khách sạn Novotel ở Yangon, nơi cô lọt vào Top 10. Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2023 Vào ngày 14 tháng 9 năm 2023, Bo đại diện cho Keng Tung tại Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2023 và tranh tài với 31 ứng cử viên khác tại khách sạn Novotel Max Yangon ở Yangon, nơi anh giành được danh hiệu và kế nhiệm là Zar Li Moe. Hoa hậu Hoàn vũ 2023 Vào ngày 18 tháng 11 năm 2023, cô sẽ đại diện cho Myanmar tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2023 tại San Salvador, El Salvador. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1999 Nữ người mẫu Myanmar Nữ giới Myanmar Hoa hậu Nhân vật còn sống
300
19830766
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nishimoto%20Rimi
Nishimoto Rimi
là diễn viên lồng tiếng và nhạc sĩ người Nhật. Thuộc công ty quản lý tài năng HiBiKi, cô chơi guitar bass cho ban nhạc Poppin'Party của thương hiệu BanG Dream!, bao gồm nhập vai cho nhân vật Ushigome Rimi. Sự nghiệp Nishimoto có hứng thú đến công việc lồng tiếng sau khi xem anime Mirmo! hồi tiểu học. Cô bắt đầu chơi piano và Electone lúc ba tuổi và guitar lúc 14 tuổi, và từng chơi kèn tuba và saxophone trong câu lạc bộ ban nhạc trường cấp hai và cấp ba. Vào tháng 4 năm 2013, Nishimoto đã thử vai cho một vị trí trong thương hiệu Tantei Opera Milky Holmes của Bushiroad và được vào vòng cuối. Mặc dù Itō Ayasa đã thắng vai, màn chơi guitar của Nishimoto đã thu hút sự chú ý của chủ tịch Bushiroad Kidani Takaaki và sau đó cô được tuyển vào dự án âm nhạc mới của ông là BanG Dream! với vai trò người chơi bass; vào lúc đó, Nishimoto có ít kinh nghiệm chơi bass nhất so với guitar và piano. Nishimoto, cùng với Itō và Aimi, là dàn diễn đầu tiên cho buổi hòa nhạc BanG_Dream! đầu tiên vào ngày 18 tháng 4 năm 2015, và ba người sẽ lập ban nhạc Poppin'Party với Ōtsuka Sae và Ōhashi Ayaka. Ngoài trình diễn nhạc trực tiếp, vai trò của Nishimoto trong thương hiệu bao gồm nhập vai Ushigome Rimi trong anime và trò chơi di động BanG Dream! Girls Band Party!; vài khía cạnh tính cách của nhân vật cũng được lấy từ tính cách ngoài đời thật của cô. Ca khúc nhân vật dựa trên Rimi do Nishimoto trình bày có tựa đề "Chocolate no Teion Recipe" được phát hành vào ngày 21 tháng 6 năm 2017; đĩa đơn được xếp hạng 20 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng tuần Oricon. Năm 2016, Nishimoto lồng tiếng cho Sonosaki Unne trong phim ngắn của Bushiroad We Are the Luck & Logic Club!, sau đó là Amol trong Hina Logi: From Luck & Logic vào năm sau. Cô cũng vào vai Mikado Haru trong bộ phim năm 2018 Future Card Buddyfight Ace, có bài hát "Saa Ikō!" của Poppin'Party làm bài hát chủ đề mở đầu. Nishimoto đã lồng tiếng cho Futagawa Fumi trong anime năm 2020 Assault Lily Bouquet và bộ spin-off Assault Lily Fruits. Cô vào vai Lulune trong anime năm 2021 Shinka no Mi: Shiranai Uchi ni Kachigumi Jinsei. Đời tư Nishimoto đã tốt nghiệp trường đại học năm 2017. Trong năm đầu đại học của cô, cô đã nhận chứng chỉ Microsoft Office Specialist thứ hai trong Microsoft Word và Excel và cấp độ hai trong . Danh sách phim ảnh Anime Trò chơi điện tử Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ công ty quản lý chính thức Nhân vật còn sống Sinh năm 1994 Người chơi guitar bass Nhật Bản Nữ diễn viên trò chơi điện tử Nhật Bản Nữ diễn viên lồng tiếng Nhật Bản Thành viên của Poppin'Party Nữ diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21 Ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21 Nữ ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21
513
19830804
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C5%8Chashi%20Ayaka
Ōhashi Ayaka
là Diễn viên lồng tiếng và ca sĩ Nhật Bản đến từ Tokyo. Cô thuộc công ty quản lý tài năng HoriPro International. Với vai trò ca sĩ, cô đã ký hợp đồng với Lantis. Khởi đầu là diễn viên nhí, cô đã xuất hiện trong nhiều quảng cáo, phim truyền hình, các chương trình NHK Educational TV, và các sân khấu kịch. Sau khi tham gia một buổi thử vai do Horipro tài trợ, cô được nhận vai chính đầu tiên là Fleur Blanc trong anime Eureka Seven AO năm 2012. Cô nổi tiếng với các vai Shibuki Ran trong Aikatsu!, Yamabuki Sāya trong BanG Dream!, và Shimamura Uzuki trong The Idolmaster Cinderella Girls; với vai Sāya, cô là thành viên của ban nhạc Poppin'Party làm người chơi trống. Cô cũng trình bày các ca khúc chủ đề cho anime như là Masamune-kun no Revenge, và Knight's & Magic. Tiểu sử Ōhashi sinh ra tại Urawa, Saitama vào ngày 13 tháng 9 năm 1994, và chuyển đến Tokyo khi cô 5 tuổi. Ở đó, cô đã gia nhập một đoàn kịch và xuất hiện trên quảng cáo truyền hình, phim truyền hình, các chương trình NHK Educational TV, và các sân khấu kịch. Cô được truyền cảm hứng để trở thành diễn viên lồng tiếng sau khi nhận các buổi học diễn lồng tiếng mà cô có với đoàn kịch. Năm 2011, cô đã tham gia Chiến dịch Chiêu mộ Tài năng Horipro lần thứ 36 nơi mà cô đã vào vòng cuối và gia nhập công ty quản lý tài năng Horipro. Cô đã ra mắt vai trò lồng tiếng năm 2012, vào một vai nhỏ trong Amagami SS+ plus. Vào tháng 4 cùng năm, cô được chọn vào vai Fleur Blanc trong Eureka Seven AO trở thành nhân vật chính đầu tiên của cô. Cùng năm đó, cô được chọn vào vai Shimamura Uzuki trong trò chơi di động The Idolmaster Cinderella Girls trở thành nhân vật chính thứ hai của cô. Sau này cô được vào lại vai trong nhiều phiên bản khác, bao gồm anime chuyển thể. Cô đã xuất hiện trên nhiều sự kiện sân khấu và chương trình radio. Năm 2014, cô chính thức ra mắt với vai trò ca sĩ cho Lantis được trình diễn bài hát chủ đề mở đầu của Sabagebu! -Survival Game Club!- "YES!!", cô cũng vào vai chính, Sonokawa Momoka. Cùng năm đó, cô lồng tiếng cho nhân vật Kurome trong Akame ga KILL!. Album đầu tiên của cô được phát hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2016; album đạt thứ hạng 14 trên bảng xếp hạng hàng tuần Oricon. Năm 2015, cô được chọn vào nhân vật chơi trống, Yamabuki Sāya của ban nhạc Poppin'Party, trong thương hiệu BanG Dream! của Bushiroad. Cô tuyên bố rằng mặc dù cô có kỹ năng chơi trống trước khi gia nhập thương hiệu, cô chưa từng trình diễn trước công chúng. Năm 2017, cô vào vai nhân vật Adagaki Aki trong Masamune-kun no Revenge và cô cũng trình bày bài hát chủ đề mở đầu. Trong năm đó, cô được chọn vào vai Adeltroot Alter trong Knight's & Magic; cô cũng trình bày bài hát chủ đề kết thúc của phim. Năm sau, cô được chọn vào vai Vodka trong thương hiệu Uma Musume Pretty Derby của Cygames. Tháng 2 năm 2020, Anime Frontier thông báo rằng Ōhashi sẽ có buổi hòa nhạc đầu tiên tại Mỹ vào ngày 8 tháng 5 tại Fort Worth, Texas, nhưng sự kiện bị hủy do đại dịch COVID-19. Danh sách phim ảnh Anime Films Trò chơi điện tử Lồng tiếng nước ngoài Live-action Beautiful Love, Wonderful Life, Kim Cheong-ah (Seol In-ah) Chip 'n Dale: Rescue Rangers, thám tử Ellie Steckler (KiKi Layne) The Green Knight, Essel and the Lady (Alicia Vikander) Phim hoạt hình Mune: Guardian of the Moon, Mune Phi vụ hạt dẻ 2: Công viên đại chiến, Heather Muldoon Phim chuyển thể người đóng Anime Supremacy! (2022), Yūki (giọng nói) Khác There's No Way I Can Have A Lover! (*Or Maybe There Is?!), Amaori Renako (video quảng cáo) Danh sách đĩa nhạc Album phòng thu Đĩa đơn Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tài năng chính thức Ōhashi Ayaka tại Lantis Sinh năm 1994 Nhân vật còn sống Ca sĩ anime Nghệ sĩ từ Horipro Nữ diễn viên thiếu nhi Nhật Bản Nữ diễn viên trò chơi điện tử Nhật Bản Nữ diễn viên lồng tiếng Nhật Bản Nghệ sĩ từ Lantis (công ty) Thành viên của Poppin'Party Ca sĩ từ Saitama (thành phố) Nữ diễn viên lồng tiếng từ Saitama (thành phố) Ca sĩ từ Tokyo Nữ diễn viên lồng tiếng từ Tokyo Nữ diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21 Ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21 Nữ ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21
772
19830824
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng%20m%E1%BA%A1
Lăng mạ
Lăng mạ hay sỉ nhục là một biểu hiện, tuyên bố hoặc hành vi thường có chủ ý thiếu tôn trọng, xúc phạm, khinh thường hoặc hạ thấp một cá nhân hoặc một nhóm người. Lời lăng mạ có thể cố ý hoặc vô ý, và chúng thường nhằm mục đích hạ bệ, xúc phạm hoặc làm nhục mục tiêu. Mặc dù những lời lăng mạ cố ý đôi khi có thể bao gồm thông tin thực tế, nhưng chúng thường được trình bày theo cách hạ thấp, nhằm khơi dậy phản ứng cảm xúc tiêu cực hoặc có tác động phản ứng có hại khi được sử dụng một cách có hại. Lời lăng mạ cũng có thể được đưa ra một cách vô ý hoặc theo cách đùa cợt nhưng trong một số trường hợp cũng có thể có tác động và ảnh hưởng tiêu cực ngay cả khi chúng không có ý xúc phạm. Lời lăng mạ có thể có tác động, ảnh hưởng và ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào mục đích, cách sử dụng, sự hiểu biết của người nhận về ý nghĩa và mục đích đằng sau hành động hoặc lời nói, và bối cảnh xã hội và các chuẩn mực xã hội. Lịch sử Vào thời La Mã cổ đại, các bài phát biểu và tranh luận chính trị được biết đến là bao gồm những lời lẽ gay gắt và tấn công cá nhân. Các nhà sử học cho rằng những lời lăng mạ và tấn công bằng lời nói là phổ biến trong các cuộc thảo luận chính trị thời bấy giờ. Thực tiễn này phản ánh bản chất đối đầu cao độ của sự tham gia chính trị ở La Mã cổ đại. Nhiều văn bản và tín ngưỡng tôn giáo cũng đã góp phần vào quan điểm về những lời lăng mạ và những tác động của việc lăng mạ trong cơn tức giận. Trong Cơ đốc giáo, chẳng hạn, Bài giảng trên núi của Chúa Giê-su bao gồm những lời dạy về tầm quan trọng của cơn giận. Theo Chúa Giê-su, cơn giận giống như hành động giết người, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc và tránh nói những lời gây hại. Trong Phúc âm Matthew, cụ thể là Matthew 5:22, Chúa Giê-su nói: "Nhưng Ta nói cho các ngươi biết rằng bất cứ ai giận dữ với anh trai hay chị gái của mình sẽ bị phán xét. Một lần nữa, bất cứ ai nói với anh trai hay chị gái của mình, 'Raca,' sẽ bị đưa ra tòa. Và bất cứ ai nói, 'Mày ngu!' sẽ bị nguy hiểm bởi lửa địa ngục. " (Phiên bản quốc tế mới) Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát lời nói của mình và tránh lăng mạ người khác trong cơn tức giận vô cớ. Chú thích Đọc thêm Thomas Conley: Toward a rhetoric of insult. University of Chicago Press, 2010, . Liên kết ngoài Lạm dụng Bắt nạt Trạng thái cảm xúc
505
19830861
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20XM7
Súng trường XM7
Súng trường tấn công XM7, trước kia được gọi là XM5, là một phiên bản của súng trường SIG MCX Spear dành riêng cho quân đội Mỹ, sử dụng đạn cỡ 6,8×51mm (.277 in), nạp đạn bằng khí nén, tiếp đạn bằng băng đạn. Súng được thiết kế bởi SIG Sauer theo Chương trình vũ khí bộ binh thế hệ mới vào năm 2022 nhằm thay thế súng trường M4 Carbine. Lịch sử Tháng Một năm 2019, lục quân Mỹ United States Army bắt đầu chương trình vũ khí tương lai cho bộ binh, thay thế súng trường carbine M4 và súng máy hạng nhẹ M249. Tháng Chín năm 2019, nhà thầu SIG Sauer đưa ra bản thiết kế dự thầu. SIG Sauer MCX-SPEAR sử dụng đạn 6,8×51mm (.277 in) SIG Fury nhằm thích ứng với việc các loại giáp đang ngày một tốt hơn và khiến đạn 5.56×45mm NATO (sử dụng trong M4 và M249) và 7.62×51mm NATO không còn hiệu quả. Đạn đạo của đạn 6,8x51mm mới có độ hiệu quả lên mục tiêu tương tự như đạn 7,62x51mm NATO do chúng có áp suất buồng đạn, tốc độ và năng lượng lên mục tiêu cao hơn đạn 7.62×51 mm NATO. Ngày 19 tháng Tư năm 2022, Lục quân Hoa Kỳ đã ký kết hợp đồng 10 năm cho SIG Sauer chế tạo đạn và súng XM7, cùng với đó là súng máy hạng nhẹ XM250 mới. Lô đầu tiên gồm 25 khẩu XM7 dự kiến sẽ được bàn giao cuối năm 2023. Lục quân Mỹ có kế hoạch sản xuất tổng cộng 107.000 khẩu súng trường cho các đơn vị cận chiến như bộ binh, bộ binh cơ giới, công binh, trinh sát và lính cứu thương. Hợp đồng tính đến việc chế tạo vũ khí bổ sung cho lực lượng Hải quân đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm trong trường hợp các đơn vị này cũng lựa chọn nó. Thiết kế phải|nhỏ|Binh sĩ thuộc Bộ chỉ huy huấn luyện Mỹ với súng trường XM7 Khẩu súng trường XM7 có trọng lượng , hay với nòng giảm thanh. Súng sử dụng băng đạn SR-25 với 20 viên và có thể tăng lên 25 viên nếu cần. Đề xuất lượng đạn mỗi người lính mang theo sẽ là 140 viên chia làm bảy băng đạn 20 viên, với tọng lượng tổng cộng . So sánh với tọng lượng khẩu M4A1 không có giảm thanh với khả năng mang cơ bản 210 viên đạn trong bảy băng đạn 30 viên, có tổng trọng lượng là , súng XM7 sẽ nặng hơn và mỗi người lính sẽ phải mang nặng hơn trong khi số lượng đạn ít đi 70 viên. Các thử nghiệm đánh giá với súng máy mới sẽ được tiến hành vào năm 2025. Tham khảo Link ngoài
466
19830876
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng%20S%C4%A9%20Vinh
Đặng Sĩ Vinh
Đặng Sĩ Vinh (1685 - 1770) đỗ Hoành từ, làm quan đến chức Tri phủ sau đó là Đô ngự sử đứng đầu Ngự sử đài, được phong tước Thiếu bảo, Liêu quận công. Tiểu sử Đặng Sĩ Vinh sinh năm Ất Sửu niên hiệu Chính Hoà thứ 6 đời vua Lê Hy Tông (1685), quê tại thôn Uy Viễn, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay là thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thuộc dòng dõi Đặng Ma La (Thám hoa), Đặng Lộ (Hậu Nghi lang Thái sử cục lệnh), Đặng Bá Tĩnh (Thám hoa Tuấn Sĩ hầu), Đặng Tất (Quốc công), Đặng Dung (Đồng bình chương sự), Đặng Chủng (Hàn lâm viện thị giảng)... nên ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, sớm lầu thông kinh sử, lại là người có phẩm hạnh nên được mọi người xung quanh rất yêu mến. Năm 20 tuổi, ông thi Hương khoa Ất Dậu (1705) đậu ngay Cử nhân, năm sau năm Bính Tuất (1706), đậu tiếp Hoành từ (trên cấp thi Hương). Đây là khoa thi do triều đình mở trước kỳ thi Hội để chọn người học rộng tài cao giúp việc nhà vua. Tuy Hoành từ không phải là Tiến sĩ, nhưng do được yêu mến kính trọng nên ông đuợc nhân dân tôn gọi là quan Nghè như những người thì Hội chính thức đỗ Tiến sĩ (bởi thế xóm ông ở được gọi là xóm Quan Nghè hay xóm Làng Nghè, tồn tại mãi đến đầu thập kỷ 70 thế kỷ 20). Sau khi đỗ Hoành từ, ông được vua Lê Dụ Tông ban chiếu bổ dụng làm Nội thị văn chức, ba năm sau được cử làm Huấn đạo Trường Yên, năm Ất Mùi (1715) được sung Tả mạc Sơn Nam, năm Canh Tý (1720) được cử làm Tri huyện Đông Thành (nay là huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), sáu năm sau, năm Bính Ngọ (1726), ông được thăng lên Tri phủ Thiệu Thiên, trông coi tám huyện ở trấn Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hoá ngày nay) gồm Thụy Nguyên, Vĩnh Phúc, Đông Sơn, Lôi Dương, Yên Định, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành và Quảng Bình. Khi làm tri phủ Thiệu Thiên, vì trình bày công việc với quan trên không hợp ý, năm Giáp Dần (1734), tuy chưa đến tuổi 50, ông đã viện cớ sức khoẻ suy giảm, dâng sớ lên vua Lê Ý Tông và chúa Trịnh Giang xin được từ quan trở về quê ẩn cư dạy học lấy cảnh non nước thơ phú, văn chương làm vui. Tài nghệ, tiếng tăm văn chương, thơ phú của ông sánh cùng Đậu Minh Dương, được người đương thời tôn vinh “Nghệ An tứ hổ”. Trường ông dạy được nhân dân gọi là trường Quan Nghè. Học sinh của trường mỗi ngày mỗi đông, nhiều học trò đậu đạt cao, nên trường Quan Nghè tiếng tăm lan truyền ra khắp vùng. Con rể ông là Đặng Thái Bàng đỗ Hoành từ, con trai là Đặng Hữu Học, Đặng Duy Phiên, cháu nội là Đặng Truyền Lâm, Đặng Thái Tri, cháu ngoại là Nguyễn Công Tấn… đỗ Cử nhân đều là học trò của ông. Sự kiện Tể tướng Nguyễn Nghiễm cùng Hồng lô Thái bộc tự khanh Đặng Thái Bàng, Tri phủ Đặng Sĩ Vinh và con là Đặng Duy Phiên làm cầu được ghi chép trên bia cầu Tiên. Bia đá này đang được bảo tồn ở di tích đặc biệt quốc gia Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã cùng với các con rể là Nguyễn Nghiễm và Đặng Thái Bàng đứng ra quyên góp tiền bạc huy động nhân công mở rộng huyện lộ từ xã Thượng Thôn (nay là thị trấn Xuân An) đến huyện lỵ Nghi Xuân, rồi mở tiếp nối thông đến tận cửa biển Đan Nhai (nay là cửa Hội). Con đường này ngày nay là quốc lộ 8B đoạn đi qua huyện Nghi Xuân. Năm 1747, ông còn vận động nhân dân trong xã góp tiền góp công lập bến Giang Đình, đưa bến sông này thành một bến sông giao thương quan trọng và là một trong “Nghi Xuân bát cảnh” - tám cảnh đẹp nhất của huyện Nghi Xuân ngày trước. Để giúp cho nhân dân có nơi giao lưu mua bán, ông đã cùng với con rể Đặng Thái Bàng cho lập ra chợ Văn, sau này con rể ông là Nguyễn Nghiễm đổi tên chợ Giang Đình. Chợ hiện nay đã được di dời ra sát quốc lộ 8B và vẫn là trung tâm buôn bán tấp nập của huyện. Tại bến Giang Đình, ông đã cùng với Nguyễn Nghiễm thường cho mở hội Giang Đình tấp nập trên bến dưới thuyền hết sức đông vui, tạo nên nét đẹp văn hoá truyền thống của đất Nghi Xuân thuở trước. Vào năm 1752, đời vua Lê Cảnh Hưng, nhờ có con rể là Nguyễn Nghiễm bấy giờ đang làm Hữu thị lang Bộ Hình và các quan trấn trị ở Nghệ An tâu lên triều đình, ông lại được triều đình mời ra làm quan khi đã ở tuổi 67, phong làm Thừa chính sứ Lạng Sơn, tước Viễn Trạch bá. Sau ba năm trấn trị ở Lạng Sơn, năm 1755, ông được điều về kinh thăng lên Đô ngự sử tước Viễn Trạch hầu hàm Tòng nhị phẩm, đứng đầu Ngự sử đài, chuyên việc giám sát các quan và đàn tấu lên vua Lê chúa Trịnh những việc phải trái của triều đình. Sau 5 năm giữ chức Đô ngự sử, năm 1761, sang tuổi 75 ông được phong Thiếu bảo, Liêu Quận công, Kim tử Vinh lộc đại phu, Thượng trụ quốc thượng trật, ít lâu sau được ban về nghỉ hưu. Ngày 23 tháng hai năm Canh Dần (1770), ông mất tại quê, thọ 85 tuổi. Sau khi mất, ông được nhà vua truy phong Thái bảo, Thượng đẳng phúc thần, cho lập đền thờ, cấp lộc điền và giao huyện xã hàng năm cúng tế. Hậu duệ Hậu duệ của Đặng Sĩ Vinh hiện nay có nhiều người là chính trị gia, tướng lĩnh, có thể kể đến là Đặng Văn Duy, Đặng Duy Báu, Đặng Quốc Khánh… Tham khảo Sinh năm 1685 Mất năm 1770 Quan lại nhà Lê trung hưng Người Hà Tĩnh Người họ Đặng tại Việt Nam
1,072
19830885
https://vi.wikipedia.org/wiki/EA%20Sports%20FC%20Mobile%2024
EA Sports FC Mobile 24
EA SPORTS FC Mobile 24 (tiền thân là FIFA Mobile), ngắn gọn hơn là FC Mobile, là một trò chơi mô phỏng bóng đá được phát triển bởi EA Mobile và EA Canada được phát hành bởi EA Sports cho iOS và Android. Đây là bản cập nhật mới nhất vào năm 2023, chính thức được đổi tên sau khi hợp đồng giữa EA Sports và FIFA kết thúc. Trò chơi đã được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2023, cho iOS, Android, và Microsoft Windows. Các chế độ chơi Đồ họa của trò chơi được đánh giá khá cao. Các cách điều khiển như sút, rê bóng chuyền đều rất dễ dàng. Chỉ số của đội được gọi là OVR (viết tắt của từ Overall). EA Sports có các chế độ chơi sau: - League: Tại chế độ này người chơi có thể đối đầu với các đội bóng khác nhau của các HLV khác nhau trên thế giới; hoặc giữa các League với nhau và nhận về những phần quà. - VS Attack (VSA): Người chơi sẽ đấu bằng những tình huống tấn công với đối thủ của mình. Lần lượt từng tình huống một. Nếu OVR của người chơi càng cao thì sẽ có càng nhiều cơ hội tốt (Great Chance). Đôi khi người chơi sẽ gặp những đợt phản công (Counter Attack). - Head to Head (H2H): Người chơi sẽ thi đấu trong 90 phút (trong game) với đối thủ. - Manager Mode: Người chơi sẽ thật sự trở thành huấn luyện viên, chỉnh sửa cách chơi đội bóng thông qua các Chiến thuật khác nhau (Tactic). Trong chế độ này người chơi phụ thuộc nhiều vào tính suy đoán để đưa ra chiến thuật hợp lý cùng chất lượng cầu thủ. - Live Events: EA SPORTS FC Mobile có rất nhiều sự kiện khác nhau theo thời gian thật. Qua mỗi sự kiện, người chơi có thể nhận được các cầu thủ tốt để có OVR cao hơn. - Challenge Mode: Trò chơi theo từng ngày sẽ mở ra các sự kiện khác nhau. Truy cập vào bất cứ phần nào để tham gia chinh phục các trận đấu H2H, Skill Challenge hay PVE Match để vượt qua vòng. Tùy mỗi phần mà người chơi tham gia sẽ có yêu cầu về phí tham gia hay phần thưởng khác nhau. Các tính năng khác của trò chơi - Market: Người chơi sẽ mua về hoặc là đấu giá hoặc bán cầu thủ trong Market. Tuy nhiên, người chơi sẽ không bán được những thẻ có gắn mác Untradeable. (thường là các thẻ cầu thủ được nhận miễn phí từ các sự kiện hoặc quà tặng của NPH). - Exchange: Trong các sự kiện được diễn ra trong trò chơi, người chơi được phép trao đổi một cầu thủ ngẫu nhiên trong phần đã chọn bằng những cầu thủ có sẵn trong kho. Ví dụ như đổi một cầu thủ bất kỳ có OVR cao hơn bằng một hay nhiều cầu thủ có OVR thấp hơn,... Từ phiên bản cập nhật năm 2023, một số tính năng mới được thêm vào có thể kể tới như: - Locker Room: cho phép người chơi tùy chỉnh câu lạc bộ của mình giống như một phòng thay đồ thật sự, cụ thể như: + Ball: Người chơi được phép tùy chỉnh loại bóng được sử dụng trong trận đấu. + Appearance: Người chơi được phép tùy chỉnh ngoạị hình của các cầu thủ khi bước vào trận đấu (áo dài tay, tất ngắn hay dài, ...). + Number: Người chơi được phép tùy chỉnh số áo của cầu thủ. + User logo: Tùy chỉnh logo của người chơi (có thể là logo của các sự kiện hay logo của đội bóng có trong game - Crest) + Emotes: Tùy chỉnh cảm xúc của người chơi trong trận đấu. + Kit: Tùy chỉnh bộ áo đấu của câu lạc bộ của người chơi.
650
19830903
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng%20thi%C3%AAng
Rừng thiêng
Rừng thiêng (Sacred grove hay Sacred woods) là những lùm cây/khóm cây trong khu rừng và có tầm quan trọng tôn giáo và tín ngưỡng đặc biệt trong một nền văn hóa cụ thể. Những khu rừng thiêng liêng đặc trưng ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Những khu rừng thiêng là những đặc điểm quan trọng của bối cảnh thần thoại và thực hành sùng bái của người Celtic, người Estonia, người Baltic, người Đức, người Hy Lạp cổ đại, Cận Đông, La Mã và đa thần giáo Slav; rừng thiên cũng xuất hiện ở các địa điểm như Ấn Độ, Nhật Bản (đền thiêng trong rừng), Tây Phi và Ethiopia (rừng thờ). Cây cối có ý nghĩa quan trọng trong nhiều thần thoại trên thế giới và mang ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng qua nhiều thời đại, người ta thường coi chúng là biểu tượng mạnh mẽ của sự phát triển, cái chết và sự tái sinh. Rừng thường xanh, phần lớn vẫn xanh trong suốt các chu kỳ này, đôi khi được coi là biểu tượng của sự vĩnh cửu, sự bất tử hoặc khả năng sinh sản. Hình ảnh cây sự sống xuất hiện trong nhiều thần thoại. Sự hiện diện của cây cối trong thần thoại đôi khi xảy ra liên quan đến khái niệm cây thiêng và khu rừng thiêng. Ví dụ về các khu rừng thiêng bao gồm Temenos trong văn hóa Hy Lạp-La Mã, có nhiều từ tiếng Đức khác nhau để chỉ các khu rừng thiêng và Nemeton của người Celt, phần lớn nhưng không chỉ gắn liền với việc thực hành Druidic. Trong các cuộc Thập tự chinh phía Bắc thời Trung cổ, những người theo đạo Cơ đốc chinh phục thường xây dựng các nhà thờ trên địa điểm là những khu rừng thiêng. Người Lakota và nhiều bộ lạc da đỏ Bắc Mỹ khác coi những khu rừng cụ thể hoặc các địa danh tự nhiên khác là những nơi linh thiêng. Những cây đơn lẻ mà cộng đồng cho là có ý nghĩa tôn giáo được gọi là cây thiêng. Tại thị trấn Spoleto, Umbria đã phát hiện hai phiến đá từ cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, được khắc bằng tiếng La tinh cổ xưa, đã ghi chép về các hình phạt cho hành vi xúc phạm khu rừng dành riêng, hiện chúng được bảo tồn tại Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Spoleto. Lần đầu tiên đề cập đến những khu rừng thiêng ở Baltic có từ năm 1075 khi Adam xứ Bremen ghi nhận có những khu rừng và dòng suối thiêng mà tính thiêng liêng của chúng được cho là bị ô nhiễm vì sự xâm nhập của những người theo đạo Cơ đốc và một vài khu rừng thiêng ở Bán đảo Sambian được đề cập trong các tài liệu thế kỷ 14 của Dòng tu Hiệp sĩ Teuton Chú thích Tham khảo Becker, Lore (2002). Die Mythologie der Bäume, Papyrus 1-2. Brosse, Jaques (1989). Mythologie des arbres, . Forlong, James (1883). Rivers of Life, London & Edinburgh. Vol I chapter 2 Tree Worship. Forsyth, James (1992). A History of the Peoples of Siberia: Russia's North Asian Colony 1581-1990. Cambridge University Press. . Gollwitzer, Gerda (1984). Botschaft der Bäume, DuMont Buchverlag Köln. Malla, Bansi Lal (2000). Trees in Indian Art, Mythology, and Folklore, . Ziffer, Irit. "WESTERN ASIATIC TREE-GODDESSES". In: Ägypten Und Levante [Egypt and the Levant] 20 (2010): 411-30. Accessed May 8, 2021. http://www.jstor.org/stable/23789949. Andersson, Gunnar. 2006. "Among trees, bones, and stones: The sacred grove at Lunda" in Andrén, Anders, Kristina Jennbert, and Catharina Raudvere. Old Norse Religion in Long-Term Perspectives: Origins, Changes, and Interactions. Nordic Academic Press. Birley, A. R. 1999. Trans. Tacitus, Germania. Oxford University Press. Hacken, Richard. 2022. Worship of the German Forest: An Historical Overview. Academia Letters. Hermann Pálsson. 2006 [1972]. Landnámabók: The Book of Settlements. University of Manitoba Press. Magnell, Ola; Iregren, Elisabeth. 2010. "Veitstu Hvé Blóta Skal : The Old Norse Blót in the Light of Osteological Remains from Frösö Church, Jämtland, Sweden". Current Swedish Archaeology. 18. Nordic Academic Press. Orel, Vladimir. 2003. A Handbook of Germanic Etymology. Brill. Ringe, Donald. 2006. From Proto-Indo-European to Proto-Germanic: A Linguistic History of English, 1. Oxford University Press. Simek, Rudolf. 2007. Translated by Angela Hall. Dictionary of Northern Mythology. D.S. Brewer. De Vries, Jan. 1970. Altgermanische Religionsgeschichte. Vol. 1. Grundriss der germanischen Philologie 12/I. 3rd ed (repr. 2nd ed [1956]). De Gruyter. . Thần thoại
763
19830913
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81n%20Gia%20Th%E1%BB%A5y
Điền Gia Thụy
Điền Gia Thụy (; sinh ngày 4 tháng 12 năm 1998). Là nam diễn viên Trung Quốc đại lục. Tháng 1 năm 2023, ký hợp đồng với Văn hóa Tối Thế, từ đó gia nhập làng giải trí. Năm 2023, thông qua vai diễn Cung Viễn Chủy trong phim "Vân chi Vũ" được biết đến nhiều hơn.. Tên fandom là Gia Trúc Đào (嘉竹桃). Trải nghiệm đầu đời Ngày 4/12/1998, Điền Gia Thụy sinh ra ở thành phố Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, ở nơi ấy học tập và trưởng thành. Điền Gia Thụy từ nhỏ đã thích ca hát và biểu diễn, lúc học Tiểu học từng tham gia ban nhạc của trường, cũng từng học Guitar. Năm 2015, lúc học lớp 8 trường Trung học số 3 Liêu Thành, tham gia cuộc thi hùng biện học sinh Trung học tỉnh Sơn Đông và đạt giải nhất. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Trung học, được nhận vào Khoa Biểu diễn của Đại học Đông Hoa, thời gian ở trường từng đóng nhiều vở kịch nói, và tham diễn xuất kịch nói với Khai Tâm Ma Hoa. Kinh nghiệm diễn xuất Tháng 1 năm 2023, ký hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển Văn hóa Tối Thế Thượng Hải, trở thành nghệ sĩ dưới trướng công ty của đạo diễn Quách Kính Minh. Ngày 5 tháng 6, phim cổ trang "Vân tú hành" đóng cùng với Lý Nhất Đồng, Tăng Thuấn Hy, v.v. khai máy, trong phim đóng vai Sử bộ thị lang Lý Giáng Du; Ngày 2 tháng 9, phim tình cảm điệp viên âm mưu giang hồ "Vân chi Vũ" hợp tác với Ngu Thư Hân, Trương Lăng Hách phát sóng trên IQiyi, trong phim đóng vai Cung Viễn Chủy tam công tử Cung Môn, sở trường dùng thuốc độc và chế tạo ám khí, là em trai của Cung Thượng Giác nhị công tử Cung Môn, cũng là Cung chủ chưa thành niên duy nhất của Cung Môn, đồng thời Điền Gia Thụy cũng đã hát bài nhạc đệm cho phim "Ca giả" (歌者); Ngày 15 tháng 9, tham gia chụp tạp chí; Ngày 19 tháng 9, tham gia chương trình phát thanh "Đài phát thanh chúc ngủ ngon của Lạc" (阿乐的晚安电台), trong chương trình ngâm thơ "Trước cửa" (门前) của Cố Thành. Tác phẩm truyền hình Phim truyền hình/ Phim chiếu mạng Tác phẩm âm nhạc Chương trình truyền hình Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Họ Điền Sinh năm 1998 Diễn viên Trung Quốc Nam diễn viên Trung Quốc Nam diễn viên
418
19830914
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%B9n%20g%E1%BA%B7p%20anh%20%E1%BB%9F%20ki%E1%BA%BFp%20th%E1%BB%A9%2019
Hẹn gặp anh ở kiếp thứ 19
Hen gặp anh ở kiếp thứ 19 (; Tiếng Anh: See You in My 19th Life) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2023 với sự tham gia của Shin Hye-sun, Ahn Bo-hyun, Ha Yoon-kyung, và Ahn Dong-goo. Bộ phim được dựa trên bộ webtoon cùng tên của nhà văn Lee Hey xuất bản trên Naver Webtoon. Phim được phát sóng từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 23 tháng 7 năm 2023 vào Thứ 7 và Chủ Nhật lúc 21:20 trên tvN Tóm tắt Ban Ji-eum (Shin Hye-sun) là một cô gái đã lặp lại cuộc sống của mình thông qua tái sinh trong gần một nghìn năm và có thể nhớ tất cả tiền kiếp của mình. Sau khi kiếp sống thứ 18 của cô bị cắt ngắn do một tai nạn thương tâm, cô quyết định kết nối lại với người đàn ông từ kiếp trước ở kiếp thứ 19. Diễn viên Chính Shin Hye-sun vai Ban Ji-eum: Một người phụ nữ có khả năng siêu nhiên là nhớ lại tất cả kiếp trước của mình. Cô là thành viên nhóm hoạch định chiến lược của MI Hotel . Park So-yi vai Ban Ji-eum khi còn nhỏ Ahn Bo-hyun vai Moon Seo-ha: Người thừa kế của một gia đình giàu có bị chấn thương tâm lý sau một vụ tai nạn xe hơi. Anh là giám đốc điều hành nhóm hoạch định chiến lược của MI Hotel. Jung Hyeon-jun vai Moon Seo-ha khi còn nhỏ Ha Yoon-kyung vai Yoon Cho-won: Em gái của Joo-won, là kiến ​​trúc sư cảnh quan. Ki So-yoo as young Yoon Cho-won Ahn Dong-goo Thư ký và là bạn thân của Seo-ha. Phụ Những người xung quanh Ji-eum Cha Chung-hwa vai Kim Ae-kyung: chủ nhà hàng Aekyung Kimchi-jjim và là cháu của Ji-eum ở kiếp thứ 17. Kang Myung-joo vai Jo Yoo-seon: Joo-won và mẹ của Cho-won. Kim Yoo-mi vai Jo Yoo-seon thời trẻ. Baek Seung-cheol vai Ban Hak-su: Cha của Ji-eum. Moon Dong-hyuk vai Ban Dong-woo: Anh trai của Ji-eum. Những người xung quanh Seo-ha Lee Bo-young trong vai Lee Sang-ah: Mẹ của Seo-ha, cựu CEO của khách sạn MI. Choi Jin-ho vai Moon Jeong-hun: Cha của Seo-ha, chủ tịch Tập đoàn MI. Lee Hae-young trong vai Lee Sang-hyeok: Chú ngoại của Seo-ha, giám đốc Tập đoàn MI. Kiếp trước của Ji-eum Kim Si-a trong vai Yoon Joo-won: kiếp thứ 18 của Ji-eum, sinh năm 1986, chị gái của Cho-won. Lee Jae-kyoon trong vai Kim Jung-ho: Ji-eum kiếp thứ 17, sinh năm 1956, chú của Ae-kyung qua đời vì bệnh lao. Tập đoàn MI Bae Hae-sun vai Jang Yeon-ok: Giám đốc điều hành của khách sạn MI. Bin Chan-wook vai Chan-hyuk: Con trai của Yeon-ok. Người khác Ryu Hae-joon trong vai Lee Ji-seok: con trai cả của Tập đoàn Daehwan, một tập đoàn hàng đầu. Lee Chae-min vai Kang Min-gi: nhân viên bán thời gian tại nhà hàng Aekyung Kimchi-jjim. Lee Han-na vai Han-na: Người quen của Min-gi là một vũ công. Lee Si-woo vai Ha Do-jin: Em trai của Do-yoon. Go Ha vai Go Soo-jin: thành viên nhóm hoạch định chiến lược của khách sạn MI. Kang Hyeon-oh vai Yang-sik: cấp dưới làm việc dưới quyền chủ tịch một công ty cho vay. Khách mời Chae Jong-hyeop vai Bok-dong: Ji-eum đời thứ 16, làm nghề kéo xe trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ. Sản xuất Có thông tin cho rằng nữ diễn viên Lim Hyun-joo ban đầu đã được xác nhận sẽ đóng vai Yoon Cho-won, nhưng cô đã rút lui khỏi bộ phim do vấn đề về lịch trình. Nhạc phim 1 2 3 4 5 6 Người xem Ghi chú Liên kết ngoài
615
19830916
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20Ti%E1%BB%83u%20bang%20San%20Jose
Đại học Tiểu bang San Jose
Viện Đại học Tiểu bang San Jose hay Đại học Tiểu bang California tại San Jose (tiếng Anh: The San Jose State University, viết tắt San Jose State hay SJSU) là viện đại học nghiên cứu công lập ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Viện đại học này được thành lập năm 1857 với tên gọi Trường Trung Cấp Đêm Minns'. Hiện nay, trường đại học này là một trong những viện đại học lớn nhất ở nước Mỹ xét về quy mô đào tạo. Tạp chí U.S. News & World Report hiện xếp SJSU ở hạng 12 trong số các viện đại học quốc gia ở Hoa Kỳ có chương trình đào tạo kĩ sư máy tính và công nghệ tốt nhất, hạng 3 trong danh sách các đại học công lập Hoa Kỳ, và hạng 4 trong các trường đại học ở khu vực phía tây. Học thuật Xếp hạng và danh tiếng US NEWS GLOBAL 1452 US NEWS TOP PUBLIC SCHOOL 3 US NEWS REGIONAL UNIVERSITY WEST 4 US NEWS BEST UNDERGRADUATE ENGINEERING PROGRAMS 12 Xem thêm California Master Plan for Higher Education Education in California List of American state universities Lưu ý Tham khảo Liên kết ngoài San José State University athletics website California State University campuses Public universities and colleges in California Universities and colleges in San Jose Universities and colleges established in 1857 1857 establishments in California Schools accredited by the Western Association of Schools and Colleges Tourist attractions in San Jose, California Aviation schools in the United States California Historical Landmarks
244
19830921
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marina%20Machete
Marina Machete
Marina Machete Reis (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1995) là người mẫu và hoa hậu người Bồ Đào Nha từng đăng quang cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Bồ Đào Nha 2023. Cô sẽ đại diện Bồ Đào Nha tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 ở El Salvador. Machete sẽ là một trong hai phụ nữ người chuyển giới tranh tài tại Hoa hậu Hoàn vũ 2023, người còn lại là Rikkie Valerie Kollé, đến từ Hà Lan. Trước Machete và Kollé, chỉ có một phụ nữ chuyển giới từng tham gia Hoa hậu Hoàn vũ, cụ thể hơn là người Tây Ban Nha Ángela Ponce, vào năm 2018. Tiểu sử Machete sinh ngày 1 tháng 10 năm 1995 tại Palmela, quận Setúbal. Từ khi còn là thiếu niên, cô đã tham gia vào một số dự án xã hội ở Bồ Đào Nha. Năm 2018, Machete bắt đầu làm tiếp viên hàng không. Các cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Hoàn vũ Bồ Đào Nha 2023 Vào ngày 5 tháng 10 năm 2023, Machete đại diện cho Palmela tại Hoa hậu Hoàn vũ Bồ Đào Nha 2023 và tranh tài với 16 ứng cử viên khác tại Borba Events Pavilion. Anh ấy đã giành được danh hiệu, kế nhiệm Telma Madeira. Cô cũng là người phụ nữ người chuyển giới đầu tiên dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Bồ Đào Nha. Cùng ngày, cô cũng giành được giải Hoa hậu tự tin xinh đẹp, giải thưởng được trao cho thí sinh tạo được nhiều hoạt động nhất trên mạng xã hội trước sự kiện. Hoa hậu Hoàn vũ 2023 Với tư cách là Hoa hậu Bồ Đào Nha, Machete sẽ đại diện cho Bồ Đào Nha tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 ở El Salvador. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1995 Nhân vật còn sống Người Bồ Đào Nha Nữ giới Bồ Đào Nha
309
19830922
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1c%20ph%E1%BA%A9m%20%C4%91i%C3%AAu%20kh%E1%BA%AFc%20Samson%20v%C3%A0%20Hercules
Tác phẩm điêu khắc Samson và Hercules
Tác phẩm điêu khắc Samson và Hercules là một cặp tượng Atlantes bằng gỗ sồi của nhân vật Samson trong Kinh thánh và anh hùng Hercules của La Mã, được chạm khắc lần đầu vào năm 1657 và đặt tại Nhà Samson và Hercules ở Tombland, Norwich. Tượng Samson gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Norwich tại Bridewell, và tượng Hercules gốc đã bị thất lạc. Lịch sử Hai bức tượng Samson và Hercules ban đầu được Thị trưởng Norwich Christopher Jay đặt hàng vào năm 1657 để đặt bên ngoài ngôi nhà mới của ông ở Tombland, Norwich. Tượng Samson được chạm khắc từ một thân cây sồi duy nhất. Hai bức tượng được chuyển đến sân sau của tòa nhà vào năm 1789, nhưng được đặt lại ở cửa trước vào năm 1890, thời điểm đó bức tượng Hercules gốc đã bị hư hỏng nặng và được thay thế bằng một bản sao. Từ năm 1934 đến năm 2003, tòa nhà được sử dụng làm phòng khiêu vũ và sau đó là hộp đêm. Nơi này được đặt tên là Nhà Samson và Hercules trong Thế chiến thứ hai, nhưng sau đó được đổi tên thành Ritzy's vào năm 1983. Vào mùa hè năm 1992, cánh tay phải của tượng Samson rơi ra, khiến Dịch vụ Bảo tàng Norfolk (NMS) phải gỡ bỏ hai bức tượng. Chúng được thay thế tại địa điểm tổ chức bằng các bản sao bằng sợi thủy tinh vào năm 1998. Những bản sao này đã được sơn màu đỏ khi ngôi nhà trở thành nhà hàng tôm hùm, và được sơn các màu khác trong những năm sau đó. Công ty bảo tồn Plowden & Smith được NMS ủy quyền vào năm 2014, và giám sát quá trình kéo dài 4 năm để loại bỏ 60 lớp sơn chì đã tích tụ trên tác phẩm điêu khắc, nặng 28 kilôgam (62 lb). Ngoài việc loại bỏ sơn, nấm mốc tích tụ trên đầu tác phẩm điêu khắc, cũng như "sự mục nát nghiêm trọng và lan rộng" và độ mềm của gỗ do thiệt hại do nước, đã được xử lý bằng chất kết dính dạng lỏng và một phần thân bị mất đã được lấp đầy bằng sợi cellulose. Chi phí xử lý là 32.000 bảng Anh và được đề cử cho hạng mục "dự án trùng tu tốt nhất của năm" tại Triển lãm Bảo tàng + Di sản sau khi hoàn thành vào năm 2019. Mặc dù đã được phục hồi, tác phẩm điêu khắc vẫn chưa thể trưng bày vì độ dễ vỡ của nó. Năm 2018, Bảo tàng Norwich tại Bridewell đã bắt đầu một chiến dịch gây quỹ có tên Saving Samson, để tài trợ cho một tủ trưng bày cho tác phẩm điêu khắc, và đã huy động được 15.000 bảng Anh cần thiết để mua một chiếc tủ kính điều khiển môi trường đặt làm riêng. Tác phẩm điêu khắc đã được ra mắt tại bảo tàng vào tháng 4 năm 2019. Chú thích tác phẩm điêu khắc ở Anh Tác phẩm điêu khắc
516
19830926
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai%20Hoa%20H%E1%BB%93ng%20%C4%90%C3%A0o
Mai Hoa Hồng Đào
Mai Hoa Hồng Đào(tiếng Anh: Mr. & Mrs. Chen) là một bộ phim truyền hình hiện đại về chủ đề chiến tranh điệp viên được quay ở Trung Quốc đại lục vào năm 2022 , bộ phim do Tiêu Vinh Lượng đạo diễn, với Hải Phi là tổng biên, Nghê Học Lễ là biên kịch , với sự tham gia của Quan Hiểu Đồng và Hàn Đông Quân diễn chính, Điền Lôi, Lục Tứ Trinh, Tưởng Nghị, Vương Tú Trúc và Lưu Hải Khoan, với Đàm Khải, Trương Manh, Triệu Dịch Hoan cùng tham gia với vai trò khách mời , sẽ được phát sóng trên Truyền hình Vệ tinh Giang Tô vào năm 2023 . Bộ phim kể về đôi tình nhân cũ Tả Song Đào và Trần Gia Bình bất ngờ đoàn tụ, giành lại tình yêu và cùng theo đuổi niềm tin . Nội dung Năm 1940 tại Thượng Hải, trong nhiệm vụ mang mã "Mai Hoa Tứ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thành viên ngầm Trần Gia Bình đối mặt với nguy cơ tiết lộ bản thân khi đột nhiên gặp lại tình yêu đầu đời của mình, cô bạn gái ngày xưa Tả Song Đào. Lúc này, Tả Song Đào đã trở thành một đặc công của Quân đội Quốc dân Trung Quốc và đang cố gắng tìm cách thoát khỏi tình huống khó khăn sau khi thất bại trong một nhiệm vụ ám sát. Hai người không biết về danh tính đặc công của nhau và chỉ dựa vào sự hiểu biết sâu sắc từ quá khứ để đối phó với cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của người Nhật, cuối cùng họ đã vượt qua khỏi tình huống gian nan dưới danh nghĩa là một cặp đôi tình nhân.Bất ngờ, người Nhật ép buộc họ kết hôn do nghi ngờ về mối quan hệ giả mạo giữa họ. Lúc này, Tả Song Đào cũng đã tự mình tiến vào làm việc tại một công ty thương mại. Từ đó, Trần Gia Bình phải vừa thực hiện nhiệm vụ vừa đối mặt với nguy cơ tiết lộ danh tính, đồng thời cố gắng tìm hiểu thêm về danh tính thật sự của Tả Song Đào. Cuộc chiến đấu trở nên ngày càng khốc liệt, và cuối cùng, Trần Gia Bình phát hiện ra rằng Tả Song Đào chính là đặc công của Quân đội Quốc dân Trung Quốc với biệt danh "Hồng Đào Ngữ", còn Tả Song Đào cũng khám phá ra rằng Trần Gia Bình là đặc công của Đảng Cộng sản Trung Quốc với biệt danh "Mai Hoa Tứ". Sau khi hiểu rõ hơn về tư tưởng và đóng góp của nhau trong cuộc chiến tranh chống Nhật Bản, dưới sự tác động của niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản, họ cuối cùng quyết định cùng nhau chiến đấu. Họ trải qua nhiều thử thách khó khăn dưới sự hướng dẫn của tổ chức Đảng và cùng nhau bắt đầu một hành trình mới . Diễn viên Diễn viên chính Diễn viên khác Tham khảo Liên kết ngoài
511
19830927
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20s%C3%A1t%20h%E1%BA%A1i%20Wayan%20Mirna%20Salihin
Vụ sát hại Wayan Mirna Salihin
Vào ngày 6 tháng 1 năm 2016, Wayan Mirna Salihin đã qua đời tại bệnh viện sau khi uống một ly cà phê sữa đá tại Olivier Cafe nằm trong Trung tâm Thương mại Grand Indonesia ở thành phố Jakarta. Theo lời cảnh sát, ngộ độc cyanide có khả năng là nguyên nhân chính dẫ đến cái chết của Mirna. Cảnh sát buộc tội Jessica Kumala Wongso về việc sát hại của cô ta. Jessica bị kết tội về vụ sát hại, sau đó cô ta đã được phán quyết 20 năm tù giam. Kháng cáo của Jessica sau đó bị toà án cấp cao bác bỏ. Vụ án giết người trở thành vụ án nổi tiếng nhất vào năm 2016 tại Indonesia, và truyền thông Indonesia đã đưa tin rộng rãi về vụ này. Người cầm quyền về vụ án được phát sóng trên truyền hình quốc gia và được theo dõi bởi hàng triệu người dân Indonesia. Thông tin về nạn nhân Sinh năm 1988, Mirna Salihin là con gái của Edi Darmawan Salihin, một doanh nhân, và Ni Ketut Sianti. Cô ấy kết hôn với Arief Soemarko được vài tuần trước khi qua đời. Điều tra về vụ sát hại Vào 3:32 phút chiều ngày 6 tháng 1 năm 2016, Jessica Kumala Wongso 27 tuổi đã đến trung tâm thương mại Grand Indonesia tại thành phố Jakarta để gặp bạn bè của cô ấy vào lúc 5 giờ chiều, đi cùng cô là Salihin. Sau khi đặt bàn trước tại Olivier Cafe và đi mua sắm, Wongso đã trở lại quán cà phê vào 4:14 chiều và đặt đồ uống, bao gồm cà phê sữa đá Việt Nam được cho là đã giết Salihin. Wongso đã đợi cho đến khi Salihin đến vào lúc 5:16 phút chiều và trong suốt thời gian này đồ uống được giấu khỏi tầm nhìn của camera an ninh bằng những túi đồ mua sắm của Wongso đặt trên bàn. Sau khi đến nơi, Salihin đã nhấp môi ly cà phê và đã bắt đầu triệu chứng co giật. Xe cấp cứu được gọi đến quán cà phê và Salihin đã được khẩn cấp đến Bệnh viện Abdi Waluyo ở Menteng, Trung tâm Jakarta, nơi cô ấy đã qua đời sau đó vào lúc 6 giờ chiều. Khám nghiệm tử thi đã tiến hành tại Bệnh viện Cảnh sát Kramat Jati vào ngày 10 tháng 1, dấu vết về việc xuất huyết đã được phát hiện ở dạ dày của Salihin. Cảnh sát khẳng định cyanide được tìm thấy thấy trong cốc cà phê mà Salihin đã uống và cả ở trong dạ dày của nạn nhân, nhưng những nguyên mẫu tốn 70 phút sau cái chết của cô ấy đã chỉ ra là không có dấu hiệu nào của cyanide. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2016, Wongso, một cựu thường trú nhân của Úc, được phán quyết là sát hại Wayan Mirna Salihin có tính toán trước và được công an tạm giữ để chờ xét xử. Cảnh sát Liên bang Úc đã bàn giao hồ sơ mật liên quan đến trạng thái tâm lý của Wongso, trong số đó có một lệnh cấm với cô ta do bạn trai cũ đưa ra cho chính quyền Indonesia. Luật sư của Wongso là Yudi Wibowo đã phủ nhận liên quan của thân chủ đến cái chết của Salihin. Xét xử, tuyên án và kháng cáo Phiên tòa bắt đầu vào ngày 15 tháng 6, khoảng một tháng sau khi Jessica Kumala Wongso được biết đến như là một nghi phạm. Gần 5 tháng (135 ngày) phiên tòa được trình chiếu trực tiếp và trở thành một hiện tượng quốc gia. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2016, Jessica Kumala Wongso được cho là có tội về vụ sát hại Wayan Mirna Salihin vì bỏ chất độc cyanide vào cà phê của Mirna. Cô ta được phán 20 năm tù.. Theo tờ The Jakarta Post "Trong bản cáo trạng, các thẩm phán kết luận rằng Jessica sát hại Mirna để trả thù vì liên tục yêu cầu Jessica chia tay với Patrick O'Connor, bạn trai người Úc hiện tại của cô ta." Sau một cuộc kháng cáo kéo dài, lần đầu bị từ chối tại Tòa án cấp cao Jakarta và sau đó lại được được ra tại Tòa án tối cao do các Thẩm phán Artidjo Alkostar, Salman Luthan và Sumardiyatmo đã nhất trí bác bỏ kháng cáo giám đốc thẩm của Jessica. "[Chúng tôi] bác bỏ việc giám đốc thẩm," phát ngôn viên của Tòa án tối cao Suhadi đã phát biểu trên tribunnews.com vào thứ Tư. Phim tài liệu Phim tài liệu của Netflix, Lạnh như băng: Án mạng, cà phê và Jessica Wongso, phát sóng chính thức vào thứ Năm, ngày 28 tháng 9 năm 2023. Bộ phim nêu bật một trong những vụ án pháp lý gây chú ý nhất ở Indonesia, vụ sát hại Mirna Salihin của bị cáo Jessica Wongso, hiện nay vẫn đang thụ án tù. Lạnh như băng: Án mạng, cà phê và Jessica Wongso có những cuộc phỏng vấn trực tiếp và độc quyền với Jessica cũng như một vài người được phỏng vấn khác, gồm cha của Mirna và chị gái song sinh, luật sư của Jessica, và những nhà báo đã điều tra về vụ án. Bộ phim tài liệu được sản xuất bởi Beach House Pictures, một trong những nhà sản xuất độc lập lớn nhất châu Á. Tham khảo 2016 murders in Indonesia 2010s in Jakarta Deaths by person in Indonesia Female murder victims Filmed killings Balinese people Indonesian people of Chinese descent January 2016 crimes in Asia January 2016 events in Indonesia Murder in Jakarta
936
19830942
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20Th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20ch%E1%BB%91ng%20l%E1%BA%A1i%20%C3%81n%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh
Ngày Thế giới chống lại Án tử hình
Ngày Thế giới chống án tử hình (ngày 10 tháng 10) là ngày vận động cho việc bãi bỏ án tử hình trên toàn cầu và chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền liên quan đến việc hành quyết phạm nhân. Ngày này được tổ chức lần đầu tiên bởi Liên đoàn Thế giới Chống lại Án tử hình (WCADP – World Coalition Against the Death Penalty) vào năm 2003. Nhiều tổ chức phi chính phủ và chính phủ thế giới đứng ra hậu thuẫn cho ngày này, bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế, Liên minh Châu Âu và Liên Hợp Quốc. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, Hội đồng Châu Âu cũng tuyên bố ngày 10 tháng 10 là Ngày Châu Âu chống lại án tử hình. Tình hình án tử hình ở Việt Nam và Đông Nam Á Án tử hình là hình phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng chung trên thế giới là giảm dần việc áp dụng án tử hình, và nhiều quốc gia đã hoàn toàn xóa bỏ hình phạt này. Việt Nam Trong những năm gần đây, phạm vi áp dụng án tử hình ở Việt Nam đã được thu hẹp đáng kể. Cụ thể, năm 2015, Quốc hội đã quyết định bãi bỏ án tử hình đối với tội cướp tài sản có tính chất nghiêm trọng, cướp tài sản có tính chất đồng phạm giản đơn. Hình phạt tử hình không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đông Nam Á Tình hình án tử hình ở Đông Nam Á cũng đang có những thay đổi tích cực. Tính đến năm 2023, đã có ba quốc gia ở khu vực này hoàn toàn xóa bỏ án tử hình, đó là Campuchia, Timor-Leste và Philippines. Ngoài ra, vào ngày 3 tháng 4 năm 2023, Malaysia đã thông qua cải cách xóa bỏ án tử hình bắt buộc, giảm số tội danh bị kết án tử hình và bãi bỏ án tù chung thân suốt đời (thời hạn cố định là 30 năm). Bên cạnh đó, Brunei, Lào đã tạm ngưng thực thi án tử hình trên thực tế (de facto). Xem thêm Tử hình Quyền được chết Luật cấm chết Xá tội Luật hình sự Việt Nam Hình phạt tử hình theo quốc gia Liên kết ngoài World Day Against the Death Penalty European Day against Death Penalty Số liệu án tử hình năm 2023 của Việt Nam Death Penalty Worldwide Chú thích Dịch từ bài :en:World Day Against the Death Penalty của Wikipedia tiếng Anh Tử hình
469
19830952
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ecocrop
Ecocrop
Ecocrop là một cơ sở dữ liệu về xác định sự thích hợp của cây trồng đối với một môi trường cụ thể. Cơ sở này do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) phát triển nhằm cung cấp thông tin dự đoán khả năng tồn tại của cây trồng ở các địa điểm và điều kiện khí hậu khác nhau. Nó cũng hoạt động như một danh mục các loài thực vật và đặc điểm sinh trưởng của thực vật. Lịch sử Ecocrop lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1991 sau khi bên xây dựng hoàn tất việc lập kế hoạch và tư vấn chuyên gia ban đầu liên quan đến việc phát triển cơ sở dữ liệu. Hệ thống này do Phòng Phát triển Đất và Nước của FAO (AGLL) phát triển và ra mắt vào năm 1992. Mục tiêu là tạo ra một công cụ có thể xác định các loài thực vật trong các môi trường và mục đích sử dụng nhất định, và đồng thời là một công cụ cung cấp hệ thống thông tin đóng góp vào khái niệm Land Use Planning (Quy hoạch sử dụng đất). Năm 1994, cơ sở dữ liệu Ecocrop đã cho phép xác định hơn 1.700 loại cây trồng và 12-20 yêu cầu về môi trường, gồm tất cả các môi trường sinh thái nông nghiệp trên thế giới. Thành công tái diễn của cơ sở dữ liệu những năm 1998-1999 chủ yếu liên quan đến việc cải tiến giao diện người dùng. Đến năm 2000, cơ sở dữ liệu chứa 2.000 loài và 10 mô tả bổ sung. Con số này sau đó tăng thêm với việc bổ sung thêm 300 loại cây trồng. Mô hình Ecocrop Mô hình Ecocrop xác định sự phù hợp của cây trồng với một địa điểm bằng cách đánh giá các biến số khác nhau. Cụ thể, các bộ mô tả thực vật bao gồm chủng loại, dạng sống, thói quen sinh trưởng và tuổi thọ, trong khi các bộ mô tả môi trường bao gồm nhiệt độ, lượng mưa, cường độ ánh sáng, phân loại khí hậu Köppen, quang chu kỳ, vĩ độ, cao độ và các đặc điểm đất khác. Cơ sở dữ liệu về cây trồng đặc biệt hữu ích nếu không có lựa chọn nào khác ngoài sử dụng phạm vi môi trường. Sau khi xác định được những đầu vào này, hệ thống sẽ tính toán ra chỉ số phù hợp dưới dạng phần trăm. Điểm chỉ số phù hợp được tính từ 0 đến 1, trong đó điểm 0 biểu thị hoàn toàn không phù hợp, còn điểm 1 biểu thị mức độ phù hợp tối ưu hoặc xuất sắc. Thông tin đầu ra cũng bao gồm các giá trị phù hợp riêng biệt về nhiệt độ và lượng mưa. Là một mô hình dự đoán, thuật toán Ecocrop mang lại dữ liệu chung hơn so với dữ liệu do các mô hình khác như DOMAIN và BIOCLIM tạo ra. Thông tin này mang tính chung chung về bản chất của các yêu cầu và được cho là do thiếu thông tin liên quan đến từng loại cây trồng cụ thể. Một hạn chế khác là kết quả chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sinh khí hậu và loại bỏ các biến số khác như vùng đất yêu cầu, loài gây hại và dịch bệnh. Ecocrop đánh giá hàng tháng liệu điều kiện khí hậu có phù hợp về nhiệt độ và lượng mưa trong mùa sinh trưởng hay không. Nó liên quan đến việc tính toán mức độ phù hợp về khí hậu dựa trên lượng mưa, nhiệt độ cận biên và phạm vi tối ưu. Các mục đích sử dụng khác Ngoài chức năng nhận dạng thực vật, Ecocrop còn được sử dụng cho các mục đích khác. Ví dụ, nó có thể đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tương lai đến sự thích hợp của cây trồng. Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán năng suất cây trồng bằng cách sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về các điều kiện trồng trọt tối ưu và tuyệt đối (nhiệt độ tối thiểu, nhiệt độ tối đa, giá trị lượng mưa, các giá trị nhiệt độ xác định và lượng mưa cực trị). Tham khảo Liên kết ngoài Cây trồng Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Cơ sở dữ liệu thực vật học trực tuyến Phân loại thực vật
754
19830954
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nicholas%20Sparks
Nicholas Sparks
Nicholas Charles Sparks (sinh ngày 31 tháng 12 năm 1965) là nhà văn dòng sách lãng mạn, biên kịch và nhà sản xuất phim người Mỹ. Ông đã xuất bản 23 tiểu thuyết, đều thuộc danh sách bán chạy của New York Times, được dịch ra hơn 50 thứ tiếng với 105 triệu bản bán ra trên toàn cầu. Nicholas Sparks sống tại North Carolina, Mỹ, và nhiều tác phẩm của ông cũng lấy bối cảnh tại đây. Tác phẩm Tiểu thuyết The Notebook (Nhật ký, 1996) Message in a Bottle (Lá thư trong chai, 1998) A Walk to Remember (Đoạn đường để nhớ, 1999) The Rescue (2000) A Bend in the Road (2001) Nights in Rodanthe (Những đêm ở Rodanthe, 2002) The Guardian (2003) The Wedding (2003) True Believer (2005) At First Sight (2005) Dear John (John yêu dấu, 2006) The Choice (2007) The Lucky One (Kẻ may mắn, 2008) The Last Song (Bản tình ca cuối cùng, 2009) Safe Haven (Thiên đường bình yên, 2010) The Best of Me (Dành hết cho em, 2011) The Longest Ride (Đường đời bất tận, 2013) See Me (Kẻ giấu mặt, 2015) Two by Two (2016) Every Breath (2018) The Return (2020) The Wish (2021) Dreamland (2022) Phi hư cấu Wokini: A Lakota Journey to Happiness and Self-Understanding (1990) Three Weeks With My Brother (2004) Chuyển thể Phim Các phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Sparks mà ông cũng đóng vai trò nhà sản xuất: Safe Haven (2013) The Best of Me (2014) The Longest Ride (2015) The Choice (2016) The Notebook (bản truyền hình, 2021) Các phim khác chuyển thể từ tiểu thuyết của Sparks: Message in a Bottle (1999) A Walk to Remember (2002) The Notebook (bản điện ảnh, 2004) Dear John (2006) Nights in Rodanthe (2008) The Last Song (2009) The Lucky One (2012) Khác The Notebook cũng được chuyển thể thành nhạc kịch Broadway, nhạc và lời do Ingrid Michaelson viết. Vở nhạc kịch dự kiến được công diễn vào mùa xuân năm 2024. Liên kết ngoài Trang web cá nhân Các tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt Tham khảo Sinh năm 1965 Tiểu thuyết gia Mỹ Nam tiểu thuyết gia Mỹ Nhân vật còn sống Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20 Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 21 Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 20 Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 21
389
19830961
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shakuntala
Shakuntala
Shakuntalaa (tiếng Phạn: Śakuntalāa, phát âm tiếng Việt là Sơ-kun-ta-la) là vợ của vua Dushyanta và là mẹ của Hoàng đế Bharata. Câu chuyện của bà được kể trong tác phẩm Adi Parva, phần đầu tiên trong số mười tám phần của sử thi Ấn Độ cổ đại Mahabharata, sau này được nhiều nhà văn dựng kịch, bản chuyển thể nổi tiếng nhất là Vở kịch Abhijñānaśākuntala của Kalidasa. Có hai câu chuyện khác nhau về cuộc đời của Shakuntala. Phiên bản đầu tiên mô tả trong bộ sử thi Mahabharata, một trong hai sử thi lớn của Ấn Độ giáo theo truyền thống được cho là của nhà hiền triết Vyasa. Câu chuyện này đã được nhà thơ Kalidasa chuyển thể thành vở kịch vào thế kỷ thứ 4-5 CN. Câu chuyện Câu chuyện thần thoại này bắt đầu từ bối cảnh một lần, Vishvamitra bắt đầu thiền định để đạt được trạng thái Brahmarshi. Sự sám hối mãnh liệt khiến thần sét Indra kinh hãi vì sợ Vishvamitra nhòm ngó đến ngai vàng của mình. Để kết thúc việc đền tội, Indra đã cử Menaka là một vũ nữ Apsara, đến để dụ anh ta và đưa ra khỏi nơi cầu nguyện. Menaka đến chỗ thiền định của Vishwamitra và bắt đầu quyến rũ anh ta. Vishvamitra không thể kiểm soát được dục vọng và ham muốn của mình và đã trót nhỡ phá giới. Vishvamitra và Menaka sống với nhau được vài năm và họ ân ái sinh được một cô con gái khả ái. Sau này Vishvamitra nhận ra tất cả những điều đó đều là thủ đoạn của Indra và nhận ra rằng mình cần phải kiểm soát cảm xúc. Vishvamitra rời Menaka và Menaka để đứa bé gần nơi ẩn náu của Rishi Kanva trước khi trở về cõi trời. Rishi Kanva tìm thấy hai đứa trẻ xinh đẹp trong ẩn thất của mình được những con chim Shakunta (tiếng Phạn: शकुन्त, śakunta) vây quanh vì vậy, ông đặt tên cho bé gái là Shakuntala (tiếng Phạn: शकुन्तला) nghĩa là được hộ giá Shakunta. Sau này, Vua Dushyanta lần đầu chạm mặt Shakuntala khi dẫn quân đi vi hành xuyên rừng, lúc này nhà vua đang truy đuổi một con nai bị thương trong chuyến đi săn. Shakuntala và Dushyanta yêu nhau và kết hôn. Trước khi trở về vương quốc của mình, Dushyanta đã trao chiếc nhẫn hoàng gia cá nhân của mình cho Shakuntala như một biểu tượng cho lời hứa với vợ rằng sẽ đưa cô ấy về cung điện của mình với tư cách là nữ hoàng. Phim ảnh Chú thích Tham khảo Dorothy Matilda Figueira. Translating the Orient: The Reception of Sakuntala in Nineteenth-Century Europe. SUNY Press, 1991. Romila Thapar. Sakuntala: Texts, Readings, Histories. Columbia University Press, 2011. Vyasa. Mahabharata. Ấn Độ
468
19830968
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20th%E1%BB%9Di%20ti%E1%BB%81n%20s%E1%BB%AD
Tôn giáo thời tiền sử
Tôn giáo thời tiền sử (Prehistoric religion) hay Tôn giáo thời nguyên thủy là việc thực hành tôn giáo của các nền văn hóa loài người thời tiền sử. Vào thời kỳ trước khi có ghi chép bằng văn tự chiếm phần lớn trải nghiệm của con người với hơn phần lớn trải nghiệm của con người xảy ra chỉ trong thời kỳ thời kỳ đồ đá cũ. Các nền văn hóa thời tiền sử trải dài trên toàn cầu và tồn tại hơn hai triệu rưỡi năm. Việc thực hành tôn giáo của con người vào thời tiền sử rất nhiều và đa dạng, và việc nghiên cứu về chúng rất khó khăn do thiếu tài liệu mô tả chi tiết về tín ngưỡng của người tiền sử. Tiền sử là thời kỳ trong lịch sử loài người chưa có ghi chép bằng văn tự. Việc thiếu bằng chứng bằng văn tự đòi hỏi phải sử dụng bằng chứng khảo cổ học, điều này gây khó khăn cho việc ngoại suy các tuyên bố mang tính kết luận về niềm tin tôn giáo. Phần lớn nghiên cứu về tôn giáo thời tiền sử dựa trên những suy luận từ bằng chứng lịch sử (văn tự) và dân tộc học, ví dụ như sự tương tự giữa tôn giáo thời đồ đá cũ và xã hội săn bắt hái lượm hiện đại. Tính hữu ích của phép loại suy trong lý luận khảo cổ học rất phức tạp và gây tranh cãi về mặt lý thuyết, nhưng trong bối cảnh tôn giáo thời tiền sử có thể được củng cố bằng bằng chứng gián tiếp; ví dụ, người ta nhận thấy rằng đất son đỏ có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều xã hội thời tiền sử và đối với những người săn bắn hái lượm hiện đại. Tôn giáo tồn tại trong mọi nền văn hóa của con người nhưng việc nghiên cứu tôn giáo thời tiền sử chỉ được phổ biến rộng rãi vào khoảng cuối thế kỷ 19. Một hiệu ứng nền tảng trong khảo cổ học tiền sử, một lĩnh vực được tiên phong từ các nhà nhân văn thế tục thế kỷ XIX, những người nhận thấy tôn giáo là mối đe dọa đối với lĩnh vực nghiên cứu dựa trên sự tiến hóa, có thể đã cản trở việc gán động cơ tôn giáo ban đầu cho con người thời tiền sử. Tôn giáo thời tiền sử khác với hình thức tôn giáo được hầu hết các nhà bình luận thế kỷ 21 biết đến, dựa trên niềm tin chính thống và nghiên cứu Kinh thánh. Đúng hơn, tôn giáo thời tiền sử, giống như tôn giáo của người săn bắt hái lượm sau này, có thể được rút tỉa ra từ Shaman giáo và trải nghiệm đê mê, cũng như thuyết vật linh, mặc dù các phân tích cho thấy thuyết vật linh có thể đã xuất hiện sớm hơn. Mặc dù bản chất của tôn giáo thời tiền sử là mang tính suy đoán nhưng bằng chứng để lại trong hồ sơ khảo cổ học gợi ý mạnh mẽ về một khuôn khổ có tầm nhìn xa nơi đức tin được thực hành thông qua việc đi vào trạng thái xuất thần, trải nghiệm cá nhân với các vị thần và các dấu hiệu nổi bật khác của Shaman giáo đến mức của một số tác giả gợi ý, theo lời của nhà khảo cổ học pháp sư Neil Price, rằng những xu hướng và kỹ thuật này theo một cách nào đó đã ăn sâu vào tâm trí con người. Chú thích Tôn giáo
612
19830970
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20b%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%8Ba
Tôn giáo bản địa
Tôn giáo bản địa (Indigenous religion) hay tín ngưỡng bản địa là một phạm trù được sử dụng trong ngành nghiên cứu tôn giáo để phân định hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của các cộng đồng được mô tả là "bản địa". Thể loại này thường được đặt cạnh những thể loại khác như "tôn giáo toàn cầu" và " các phong trào tôn giáo mới". Thuật ngữ này thường được áp dụng cho một loạt các hệ thống tín ngưỡng khác nhau trên khắp Châu Mỹ (thổ dân da đỏ bản địa Mỹ), Châu Úc (thổ dân châu Úc), Châu Phi (thổ dân da đen châu Phi), Châu Á, và Bắc Âu, đặc biệt đối với những hệ thống tôn giáo tín ngưỡng dân gian được thực hành từ các cộng đồng sống dưới tác động của chủ nghĩa thực dân. Thuật ngữ "tôn giáo bản địa" thường được áp dụng cho các hệ thống tín ngưỡng địa phương hay tín ngưỡng truyền thống dân gian của các xã hội quy mô nhỏ. Những hệ thống tín ngưỡng này thường không tham gia vào việc truyền đạo mà chủ yếu là lưu truyền trong nội bộ của cộng đồng xã hội đó như trong thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Học giả tôn giáo Carole M. Cusack lưu ý rằng "các tôn giáo bản địa" đã bị loại khỏi danh mục "tôn giáo toàn cầu" bởi vì chúng "thường được truyền miệng bằng lời nói, không chú trọng truyền đạo, thiên về dân gian, được thể hiện bằng thần thoại và tập tục, và có tính đa nguyên" do đó phân biệt chúng với các phong trào truyền giáo như Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Phật giáo vốn đều tìm kiếm những người cải đạo và thường được phân loại là "tôn giáo thế giới"; không giống như Do Thái giáo, mặc dù nó thường được gọi là "tôn giáo toàn cầu". Chúng cũng thường được coi là khác biệt với các "tôn giáo toàn cầu" vì chúng được truyền miệng, đan xen với lối sống theo nề nếp truyền thống và yếu tố hỗn dung đa nguyên. Về mặt số lượng, phần lớn các tôn giáo trên thế giới có thể được xếp vào loại "bản địa", mặc dù số lượng "tôn giáo bản địa" nhỏ hơn đáng kể so với số lượng cá nhân thực hành một trong những "tôn giáo thế giới". Trong nghiên cứu về tôn giáo, đã có nhiều cuộc tranh luận về phạm vi của phạm trù này, phần lớn phát sinh từ các cuộc tranh luận về thuật ngữ "bản địa" nên bao hàm tốt nhất. Ví dụ, như Thần đạo (Shinto) của Nhật Bản thường được gọi là "tôn giáo bản địa, mặc dù người Nhật không phải là một xã hội thuộc địa nhưng đã xâm chiếm các xã hội lân cận như của người Ainu, nên vẫn còn tranh luận về việc liệu họ có gặp nhau hay không. định nghĩa "bản địa". Trong một số trường hợp, những người thực hành các tôn giáo mới như Heathenry đã tìm cách thể hiện tôn giáo của họ là "tôn giáo bản địa" mặc dù phải đối mặt với sự hoài nghi từ các học giả tôn giáo. Một thuật ngữ khác là "tôn giáo thời nguyên thủy" được Andrew Walls của Đại học Aberdeen đặt ra vào những năm 1970 để tập trung vào các hình thức tôn giáo phi phương Tây như được ghi nhận thấy ở Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương. Tuy nhiên, theo học giả tôn giáo Graham Harvey, những cách tiếp cận như vậy ưu tiên những người công nghiệp hóa phương Tây và quá trình văn hóa Khai sáng Tin lành. Tương tự như vậy, James Cox, sinh viên của Walls, lập luận rằng các thuật ngữ như "tôn giáo sơ khởi", "tôn giáo thời tiền sử" và "tôn giáo bộ lạc" gợi ý một tôn giáo chưa phát triển có thể được coi là sự chuẩn bị cho việc cải đạo sang Cơ đốc giáo. Graham Harvey tuyên bố rằng các tôn giáo bản địa chiếm đa số trong các tôn giáo trên thế giới, ông lưu ý rằng "những người theo tôn giáo bản địa" không chiếm đa số về số lượng người theo đạo. Một số tôn giáo bản địa đã đạt được tầm nhìn toàn cầu nhiều như một số "tôn giáo thế giới" như việc các nhạc sĩ bị ảnh hưởng từ hệ thống tín ngưỡng của người Māori, người Úc bản địa và các dân tộc bản địa Canada đã đưa tác phẩm của họ đến với khán giả quốc tế. Chú thích Tham khảo Tôn giáo
797
19830987
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B7%20nguy%C3%AAn%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Kỷ nguyên Việt Nam
Kỷ nguyên Việt Nam () là một thuật ngữ được Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ (VA) sử dụng để phân loại những cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Nhiều cơ quan khác nhau của chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương cũng như các nhà tuyển dụng tư nhân thường dành sự quan tâm đặc biệt cho các cựu chiến binh Kỷ nguyên Việt Nam về việc làm và đôi khi được cộng thêm điểm xét tuyển. Vì mục đích của VA, theo Bộ luật Quy định Liên bang Chương 38 Đoạn 3.2 (f), Kỷ nguyên Việt Nam là "Giai đoạn bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1975, trong trường hợp cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam Cộng hòa vào thời gian đó. Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 và kết thúc vào ngày 7 tháng 5 năm 1975, bao gồm tất cả các trường hợp khác". Ngày 5 tháng 8 năm 1964 rất có ý nghĩa vì đó là ngày Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ. Hai ngày sau, ngày 7 tháng 8 năm 1964, Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trao quyền lực đáng kể cho Chính quyền Johnson hòng tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Trận chiến Vịnh Bắc Bộ được coi là khởi đầu cho sự leo thang mạnh mẽ trong hoạt động của Mỹ tại Việt Nam. Ngày kết thúc chiến tranh được ghi nhận là ngày 7 tháng 5 năm 1975, vì Tổng thống Gerald R. Ford tuyên bố kết thúc chiến tranh vào ngày hôm đó. Tham khảo Chiến tranh Việt Nam Vấn đề cựu chiến binh Hoa Kỳ
301
19830999
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%93n%20%C4%91i%E1%BB%81n%20ch%C3%A8%20c%E1%BB%95%20tr%C3%AAn%20d%C3%A3y%20n%C3%BAi%20V%C3%A2n%20H%E1%BA%A3i%20t%E1%BA%A1i%20Ph%E1%BB%95%20Nh%C4%A9
Các đồn điền chè cổ trên dãy núi Vân Hải tại Phổ Nhĩ
Các đồn điền chè cổ trên dãy núi Vân Hải tại Phổ Nhĩ nằm ở phía đông nam của huyện tự trị Lan Thương, thuộc Phổ Nhĩ, Vân Nam, Trung Quốc. Đây là đại diện tiêu biểu của rừng chè nhân tạo gồm 5 khu vực rừng chè cổ thụ, 9 làng cổ và 3 rừng phòng hộ. Năm 2013, các đồn điền chè cổ trên dãy núi Vân Hải được xếp hạng là Di tích văn hóa lịch sử trọng điểm được bảo vệ cấp quốc gia (đợt 7). Ngày 17 tháng 9 năm 2023, nó đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trong phiên họp lần thứ 45.。 Tổng quan Các đồn điền chè cổ trên dãy núi Vân Hải là mô hình về quá trình phát triển nhân tạo của tổ tiên người Thái và Bố Lãng trồng trà lá to ở Vân Nam (trà Phổ Nhĩ). Đây là đồn điền chè được bảo tồn tốt nhất trên thế giới, đồng thời là đồn điền chè lâu đời nhất và lớn nhất. Từ thế kỷ 10 đến 14, khi tổ tiên của người Bố Lãng và người Thái di cư lên núi Vân Hải, họ phát hiện ra một vùng rộng lớn các cây chè hoang nên đã xây dựng làng trong rừng và trồng chè xung quanh các làng, hình thành truyền thống trồng chè trong rừng. Trong thời nhà Minh và Thanh, do hoạt động buôn bán chè bùng nổ, quy mô trồng cây chè ở núi Vân Hải được mở rộng và rừng chè cổ trở thành nguồn thu nhập quan trọng của các nhóm dân tộc địa phương. Quần thể cảnh quan này gồm 5 rừng chè cổ thụ với quy mô lớn, 5 làng cổ của người Bố Lãng, 4 làng của người Thái cùng 3 khu rừng phòng hộ riêng biệt. Tổng diện tích khu di sản là 19.095,74 ha, bao gồm 7.167,89 ha diện tích vùng lõi và 11.927,85 ha vùng đệm. Khu di sản thuộc địa phận hành chính của Cảnh Mại thôn và Mang Cảnh Thôn thuộc Huệ Dân trấn tổng cộng có 10 làng (trong đó có 9 làng cổ) với 1.231 hộ gia đình và 5.088 nhân khẩu. Ước tính số lượng cây chè cổ thụ trong khu di sản là trên 1,2 triệu cây. Tham khảo Di tích lịch sử và văn hóa quốc gia trọng điểm ở Vân Nam Di sản thế giới tại Trung Quốc Văn hóa trà Trung Quốc Lịch sử nông nghiệp Trung Quốc
420
19831036
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh%20Tr%E1%BB%8Bnh%20Ch%C3%ADnh
Đinh Trịnh Chính
Đinh Trịnh Chính (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927) là luật sư, quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin, Ủy viên Tâm lý chiến Việt Nam Cộng hòa, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan. Tiểu sử Đinh Trịnh Chính sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, ông là thành viên của đội du kích Việt Minh. Năm 1945, ông theo học tại Trường Chính trị Quân sự Cách mạng Vĩnh Yên (tiền thân của Trường Lục quân Yên Bái). Năm 1946, ông học tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn ở Yên Bái, miền Bắc Việt Nam. Năm 1949, ông sang Hồng Kông nhập học một trường kinh doanh. Ông tốt nghiệp Trường Luật Hà Nội năm 1955 rồi vào Đại học Missouri để học chuyên ngành báo chí, phát thanh và truyền hình cùng năm. Từ năm 1959 đến năm 1962, ông sang Lào làm cố vấn cho Bộ Thông tin và Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Lào. Năm 1965, ông giữ chức Bộ trưởng Thông tin trong nội các Phan Huy Quát. Năm 1966, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Tâm lý chiến trong nội các Nguyễn Cao Kỳ. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng cho đến năm 1967. Từ tháng 2 năm 1967 đến năm 1970, ông giữ chức Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Thái Lan. Từ năm 1970 đến năm 1971, ông làm giảng viên Khoa Báo chí Viện Đại học Đà Lạt và sau đó làm luật sư tại Tòa phúc thẩm Sài Gòn. Đời tư Theo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974 cho biết Đinh Trịnh Chính đã kết hôn và có 6 người con. Tham khảo Sinh năm 1927 Nhân vật còn sống Họ Đinh Người Hà Nội Luật sư Việt Nam Đại sứ Việt Nam Cộng hòa Cựu sinh viên Đại học Missouri Bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa Chính khách Việt Nam Cộng hòa Nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
354
19831037
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Kim%20Ng%E1%BB%8Dc
Phạm Kim Ngọc
Phạm Kim Ngọc (ngày 17 tháng 3 năm 1928 — ngày 14 tháng 12 năm 2019) là nhà kinh tế học Việt Nam Cộng hòa từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa từ năm 1969 đến năm 1973. Ông là Tổng trưởng Kinh tế tại vị lâu nhất của đất nước. Ông di cư sang Mỹ từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và mất tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2019. Tiểu sử Thân thế Phạm Kim Ngọc sinh ra trong một gia đình khá giả tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 3 năm 1928 (có thuyết nói là năm 1929). Ông được gia đình cho đi học trung học tại Hồng Kông, rồi về sau ông sang Anh du học vào năm 1949. Năm 1952, ông thi đậu bằng Cử nhân Khoa học Kinh tế tại Đại học London (Đại học Southampton), Từ năm 1952 đến năm 1955, ông theo học tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn. Sự nghiệp Sau khi tốt nghiệp, trong suốt thời gian thực tập tại Ngân hàng Standard Chartered, ông hay tin miền Nam Việt Nam giành độc lập khỏi thực dân Pháp, đồng thời được biết rằng Giáo sư Vũ Quốc Thúc, tân Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, muốn thành lập một ngân hàng thương tín ở Sài Gòn. Ông liền giã từ cuộc sống thoải mái tại Luân Đôn, và trở về Sài Gòn mà không thông báo cho bạn hữu. Ông vừa về đến Sài Gòn liền xin yết kiến Giáo sư Vũ Quốc Thúc mà ông chưa hề quen biết. Giáo sư Thúc rất vui khi gặp ông và tuyển dụng ngay vì ông thông thạo Anh ngữ và hiểu biết nhiều về dịch vụ ngân hàng thương mại tân thời so với chế độ của Pháp trước đây. Ông giữ chức Phó Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương tín từ năm 1955 đến năm 1967. Giữa năm 1966 (có thuyết nói là năm 1967), ông vào làm trong Bộ Kinh tế Việt Nam Cộng hòa và giữ chức Thứ trưởng trong sáu tháng. Năm 1967, ông bỏ Ngân hàng Việt Nam Thương tín để thành lập công ty đầu tư. Từ năm 1968 đến năm 1969, ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Sài Gòn. Năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mời cựu Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Nguyễn Hữu Hanh làm Tổng trưởng Bộ Kinh tế, nhưng ông Hanh từ chối và vì muốn giữ chức vụ Chánh Đại diện Việt Nam Cộng hòa tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington, D.C, cho nên đề nghị Thủ tướng Khiêm chọn Phạm Kim Ngọc thay thế mình. Trong suốt thời gian làm Tổng trưởng Kinh tế, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã yêu cầu ông thực hiện kế hoạch “khắc khổ” nhằm chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa từ tình trạng suy thoái phải phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ thành một nền kinh tế độc lập và tự chủ. Cùng với Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Bích Huệ, ông đã soạn thảo hơn 200 loại thuế bao gồm mọi thứ, từ nhu yếu phẩm như đường, xăng và dầu diesel đến những thứ xa xỉ như rượu vang và rượu mạnh. Tại một hội nghị chuyên đề năm 2016 về chế độ Việt Nam Cộng hòa tại Berkeley, California ông đành phải thừa nhận rằng kế hoạch “khắc khổ” của mình đã thất bại do thiếu tính thực tế. Tháng 8 năm 1973, ông được chuyển sang làm Tổng trưởng Bộ Kế hoạch. Cùng năm, ông rời bỏ chính trường, và đứng ra lập nên Ngân hàng Nông Doanh vào tháng 3 năm sau, hoạt động cho đến khi xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Lưu vong Sau năm 1975, ông di cư sang Mỹ và sống ẩn dật ở bang Virginia. Về sau, ông tham dự các cuộc hội thảo về chính sách kinh tế của mình dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Tháng 10 năm 2016, tại hội thảo về Việt Nam Cộng hòa tại Đại học California, Berkeley, ông đã giới thiệu nỗ lực của nhóm mình nhằm tránh thảm họa tài chính sau khi người Mỹ bắt đầu rút viện trợ vào năm 1969. Nội dung bài phát biểu này được đưa vào trong cuốn sách nhan đề Việt Nam Cộng hòa, 1955–1975: Quan điểm của người Việt về xây dựng đất nước () xuất bản năm 2019. Ông qua đời ngày 14 tháng 12 năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, hưởng thọ 91 tuổi. Dầu hỏa Một nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ làm Tổng trưởng Bộ Kinh tế của Phạm Kim Ngọc là khởi động kế hoạch tìm kiếm dầu hỏa ở Biển Đông. Ngày 1 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Đạo luật Dầu hỏa VNCH số 011/70. Ngày 7 tháng 1 năm 1971, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã ký Nghị định số 003-SL/KT thành lập Ủy ban Dầu hỏa, do Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc làm Chủ tịch Ủy ban. Tháng 6 cùng năm, ông tuyên bố sẽ cấp phép tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa dưới hình thức đấu thầu. Đời tư Phạm Kim Ngọc tin theo tín ngưỡng Phật giáo. Theo cuốn Who's who in Vietnam xuất bản năm 1974, ông đã lập gia đình và có 4 người con với vợ. Vinh danh Huân chương Cảnh tinh Đại thụ Trung Hoa Dân Quốc. Tham khảo Sinh năm 1928 Mất năm 2019 Họ Phạm Người Hà Nội Phật tử Việt Nam Nhà kinh tế học Việt Nam Bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa Chính khách Việt Nam Cộng hòa Bộ Thương mại Việt Nam Cộng hòa Cựu sinh viên Trường Kinh tế Luân Đôn
982
19831038
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u%20Kim%20Nh%C3%A2n
Châu Kim Nhân
Châu Kim Nhân (ngày 1 tháng 10 năm 1928 – ngày 29 tháng 6 năm 2018) là quan chức Việt Nam Cộng hòa và nguyên Tổng trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa. Ông được kính trọng vì là một quan chức lương thiện và làm việc cần cù. Tiểu sử Châu Kim Nhân sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại làng Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Ông tốt nghiệp khóa Đốc sự 2, ban Kinh tế Tài chánh tại Học viện Quốc gia Hành chánh ở Sài Gòn năm 1958, sau đó sang Anh du học và tốt nghiệp Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn, chuyên ngành chính trị và kinh tế. Từ năm 1966 đến 1967, ông vào làm Đổng lý Văn phòng Bộ Tài chánh trong nội các Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung ương trực thuộc Phủ Thủ tướng, chịu trách nhiệm quản lý các nguồn viện trợ nước ngoài và tài trợ dân sự cung cấp cho Việt Nam Cộng hòa. Cùng với Đỗ Hải Minh, Phó Tổng Giám đốc cũng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh, ông đã cân đối các nguồn tài chính của đất nước, viện trợ nước ngoài và quỹ chiến tranh. Đóng góp lớn nhất của ông là điều tra và ngăn chặn nhiều vụ tham ô, lạm dụng công quỹ trong nước. Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 7 năm 1973, ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí Bộ Quốc phòng. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1973, ông làm Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng cho Đại tướng Trần Thiện Khiêm. Từ năm 1973 đến 1974, ông lên làm Tổng trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1974 đến năm 1975, ông là Phụ tá Thủ tướng đặc trách Kinh tế và Tài chính. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông muốn ở lại chịu nạn cùng đồng bào nhưng sau cùng vì nghe lời thuyết phục của bạn bè nên đã kịp lên chiếc tàu của Hàn Quốc rời khỏi Việt Nam vào ngày 1 tháng 5 năm 1975. Sau khi định cư ở Maryland, Mỹ, ông sống cùng gia đình trong một ngôi nhà nhỏ đơn sơ và đảm nhận một công việc kín đáo tại Đại học Maryland. Ông sống một cuộc đời gần như ẩn dật ở Mỹ, ngoại trừ việc thỉnh thoảng viết thư cho Tổng thống Mỹ George H. W. Bush về tình hình thế giới và Việt Nam. Ông qua đời tại nước Mỹ vào ngày 29 tháng 6 năm 2018. Giai thoại Châu Kim Nhân nổi tiếng là vị quan chức liêm chính trong thời gian làm tổng trưởng chế độ cũ.Theo bài báo của Huỳnh Bá Thành thì Châu Kim Nhân là tổng trưởng đầu tiên có ô tô không có điều hòa. Ngoài ra, ông thích nói chuyện thoải mái với các phóng viên, ông là vị tổng trưởng giải thích nhiều nhất với giới truyền thông, bất cứ ai muốn đặt câu hỏi gì về thuế má và tài chính thì cứ quay điện thoại số "94381" sẽ được trả lời liền. Tham khảo Sinh năm 1928 Mất năm 2018 Người Biên Hòa Người Mỹ gốc Việt Người Việt di cư tới Mỹ Bộ trưởng Việt Nam Cộng hòa Chính khách Việt Nam Cộng hòa Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa
576
19831043
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%91ng%20rocket%2C%20%C4%91%E1%BA%A1n%20ph%C3%A1o%2C%20%C4%91%E1%BA%A1n%20c%E1%BB%91i
Chống rocket, đạn pháo, đạn cối
Chống rocket, đạn pháo, đạn cối, viết tắt là C-RAM hoặc counter-RAM (Counter rocket, artillery, and mortar), là tập hợp các hệ thống phát hiện, tiêu diệt hỏa tiễn, đạn pháo, đạn cối đang bay tới trước khi chúng bắn trúng mục tiêu mặt đất, hoặc chỉ cung cấp cảnh báo sớm. Phân loại Hoa Kỳ: Hệ thống vũ khí Phalanx trên bộ Hệ thống vũ khí Phalanx trên bộ 20 ly (còn gọi là C-RAM) là biến thể trên bộ của hệ thống vũ khí đánh gần Phalanx của Hải quân Hoa Kỳ, một loại súng bắn nhanh điều khiển bằng radar để bảo vệ chiến hạm ở cự li gần khỏi tên lửa. Cả hai đều sử dụng camera hồng ngoại nhìn về phía trước (FLIR) để cho phép người điều khiển xác định trực quan hỏa lực đang bay tới trước khi khai hỏa. Nếu như các hệ thống Phalanx của hải quân bắn đạn xuyên giáp vonfram thì C-RAM lại sử dụng loại đạn 20 ly HEIT-SD (chất đánh dấu gây cháy cao, tự hủy được), ban đầu được phát triển cho hệ thống phòng không M163 Vulcan. Những viên đạn này phát nổ khi va chạm với mục tiêu hoặc khi hết chất đánh dấu, qua đó làm giảm đáng kể nguy cơ thiệt hại phụ do những viên đạn bắn trượt mục tiêu. Israel: Vòm Sắt Vòm Sắt là hệ thống tên lửa của Israel có tính năng theo dõi đa mục tiêu và đánh chặn tên lửa tự dẫn đường. Do phạm vi giao tranh ngày càng tăng cũng như nhiều cải tiến mới về hỏa tiễn và đánh chặn, cộng với khả năng tên lửa đất đối không, nó đã phát triển thành một hệ thống phòng không hoàn chỉnh. Đến tháng 11 năm 2012, hệ thống này đã chặn được hơn 400 quả tên lửa do phiến quân Dải Gaza bắn vào Israel. Dựa trên những thành công trong quá trình hoạt động, phóng viên quốc phòng Mark Thompson ước tính rằng Vòm Sắt hiện là hệ thống chống tên lửa hiệu quả nhất và được thử nghiệm nhiều nhất hiện có. Đức: Nächstbereichschutzsystem MANTIS Nächstbereichschutzsystem MANTIS là hệ thống C-RAM hoàn toàn tự động 35 ly, do Rheinmetall sản xuất dựa trên hệ thống Skyshield của Oerlikon. Hệ thống này đã được Luftwaffe (Không quân Đức) sử dụng từ năm 2011. Ý: Porcupine Đội hình Porcupine điển hình của Lục quân Ý gồm có bốn đơn vị hỏa lực, một trạm điều khiển trung tâm để chỉ định mục tiêu và kiểm soát vũ khí và một hệ thống radar 3D "theo dõi trong khi quét" để giám sát và theo dõi mục tiêu. Mỗi thiết bị bắn từ xa bao gồm một khẩu pháo Gatling M61A1 20 ly, hệ thống xử lí đạn dược và hệ thống theo dõi quang học hồng ngoại (IR) ổn định. Ý: DRACO DRACO là trạm vũ khí đa năng hoạt động chống lại các mục tiêu trên không và trên bộ được thiết kế cho Lục quân Ý bởi OTO-Melara, sử dụng khung gầm xe bọc thép bánh Centauro 8x8. Vũ khí chính gồm: pháo 76mm/62 tốc độ bắn cao, nạp đạn tự động; súng 76mm/62 điều khiển bằng điện để nâng và di chuyển ngang, đồng thời được ổn định ở độ cao. DRACO lắp đặt được trên các bệ có bánh xe 8x8, dành cho các hoạt động hỗ trợ chiến đấu, phòng thủ đoàn, cũng như trên các phương tiện bánh xích hoặc nơi trú ẩn để phòng thủ điểm. Pháo chính 76mm/62 nạp đạn tự động hoàn toàn tương thích với mọi loại đạn 76 ly đang được sử dụng cũng như đạn dẫn đường 76mm DART. DRACO có thể được điều khiển hoàn toàn bởi hai người (Chỉ huy và Xạ thủ) từ xa, nằm bên trong thân tàu để lắp đặt di động hoặc bên trong hầm chỉ huy kiên cố để lắp đặt cố định. Trung Quốc: LD-2000 LD-2000 là hệ thống vũ khí tầm gần trên bộ do Trung Quốc phát triển. LD-2000 dựa trên Kiểu 730 CIWS của Hải quân Trung Quốc. Khi hoạt động, nó kết hợp với radar phản pháo kích. Hà Lan: Goalkeeper Hệ thống vũ khí tầm gần Goalkeeper của Hà Lan được giới thiệu vào năm 1979. Đây là hệ thống vũ khí tự động bảo vệ tàu tầm ngắn chống lại tên lửa, máy bay và tàu mặt nước cơ động nhanh. Sau khi kích hoạt, hệ thống sẽ tự động thực hiện toàn bộ quy trình phòng không từ giám sát, phát hiện đến tiêu diệt, bao gồm cả việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên tiếp theo. Nga: AK-630 AK-630 là hệ thống vũ khí tầm gần hoàn toàn tự động của hải quân Liên Xô và Nga dựa trên pháo xoay 30 ly sáu nòng, được gắn trong tháp pháo tự động đi kèm, điều khiển bởi radar MR-123, phát hiện và theo dõi truyền hình. Mục đích chính của hệ thống này là phòng thủ trước tên lửa chống hạm và các loại vũ khí dẫn đường chính xác khác của địch. Tuy nhiên, hệ thống cũng có thể được dùng để chống máy bay cánh cố định hoặc cánh quay, chiến hạm và các loại tàu nhỏ, mục tiêu ven biển và mìn nổi. Nghiên cứu năng lượng định hướng Hoa Kỳ đã và đang tăng cường khả năng vũ khí năng lượng định hướng nhằm chống lại các mối đe dọa do hỏa tiễn gây ra. Vũ khí năng lượng định hướng là một hệ thống vũ khí tầm xa gây sát thương lên mục tiêu bằng cách phát ra năng lượng tập trung cao độ, gồm tia laser, vi ba và tia hạt. Lục quân Hoa Kỳ đã trao một hợp đồng trị giá 29 triệu đô la vào năm 2016 cho Kratos Defense & Security Solutions để tạo nguyên mẫu cho các hệ thống như vậy. Nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ Raytheon đang phát triển một biến thể dựa trên tia laser, trong đó tia laser tập trung chi phí thấp sẽ giúp tăng tầm bắn và giảm thời gian đánh chặn súng. Một bằng chứng về khái niệm này đã được chứng minh trên đạn súng cối 60 ly vào năm 2006. Iron Beam là hệ thống phòng không được phát triển bởi nhà thầu quốc phòng Rafael Advanced Defense Systems của Israel. Ra mắt tại Triển lãm hàng không Singapore năm 2014 vào ngày 11 tháng 2, hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt rocket, đạn pháo và đạn cối tầm ngắn với tầm bắn lên tới 7 km (4,3 dặm), quá nhỏ để hệ thống Vòm Sắt có thể đánh chặn hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống này còn đánh chặn được các máy bay không người lái. Iron Beam sẽ sử dụng "chùm laser năng lượng cao được định hướng" để tiêu diệt địch với phạm vi lên tới 7 km (4,3 dặm). Iron Beam sẽ là thành phần thứ năm trong hệ thống phòng không tích hợp của Israel, bên cạnh Arrow 2, Arrow 3, David's Sling và Vòm Sắt. Tuy nhiên, Iron Beam cũng là một hệ thống độc lập. Tham khảo Phòng thủ tên lửa Hệ thống vũ khí đánh gần Robot quân sự
1,217
19831046
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anton%20I%20c%E1%BB%A7a%20Sachsen
Anton I của Sachsen
Anton I của Sachsen (tiếng Đức: Anton I. von Sachsen; 27 tháng 12 năm 1755 – 6 tháng 6 năm 1836) là Quốc vương Sachsen từ Vương tộc Wettin. Anton I được biết đến với cái tên Anton der Gütige ("Anton Tốt bụng"). Anton I là con trai thứ năm của Friedrich Christian I, Tuyển hầu tước xứ Sachsen và Maria Antonia xứ Bayern. Trước khi lên ngôi Với rất ít cơ hội tham gia vào các hoạt động chính trị của Tuyển hầu quốc Sachsen hoặc nhận được bất kỳ vùng lãnh thổ nào từ người anh Friedrich August III, Anton đã sống một cách thầm lặng. Không có Tuyển hầu tước Sachsen kể từ Johann Georg I trao tước vị cho những người con trai thứ của mình. Trong những năm đầu tiên dưới triều đại của anh trai với tư cách là Tuyển hầu, Anton đứng thứ ba trong hàng ngũ thừa kế. Với cái chết của người anh trai thứ ba là Joseph (25 tháng 3 năm 1763) và của người anh thứ hai là Karl (8 tháng 9 năm 1781), Anton trở thành người thừa kế hàng đầu. Nguyên nhân là do Tuyển hầu phu nhân Amalie chỉ sinh được một người con gái khỏe mạnh. Dì của Anton, Maria Josepha của Ba Lan và Sachsen, Trữ phi nước Pháp, muốn gả con gái Marie Zéphyrine của Pháp cho Anton tuy nhiên kế hoạc đã thất bại vì Marie Zéphyrine đã qua đời vào năm 1755. Một ứng cử viên người Pháp khác là em gái của Marie Zéphyrine, Marie Clotide của Pháp (sau này là Vương hậu Sardegna) nhưng không thành. Tại Torino, vào ngày 29 tháng 9 năm 1781 (ủy nhiệm) và một lần nữa ở Dresden vào ngày 24 tháng 10 năm 1781 (trực tiếp), Anton kết hôn với Maria Carolina của Sardegna, con gái của Vittorio Amadeo III của Sardegna và María Antonia Fernanda của Tây Ban Nha. Maria Carolina qua đời chỉ sau một năm chung sống vào ngày 28 tháng 12 năm 1782 vì bệnh đậu mùa và hai vợ chồng không có con với nhau. Tại Firenze, vào ngày 8 tháng 9 năm 1787 (ủy nhiệm) và một lần nữa ở Dresden vào ngày 18 tháng 10 năm 1787 (trực tiếp), Anton tái hôn với Nữ Đại vương công Maria Theresia Josepha của Áo (Maria Theresia Josepha Charlotte Johanna), con gái của Đại Công tước Leopold I xứ Toscana (sau này là Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã) và María Luisa của Tây Ban Nha. Vở opera Don Giovanni của Mozart ban đầu được dự định trình diễn để vinh danh cô dâu của Anton trong chuyến thăm Praha vào ngày 14 tháng 10 năm 1787, khi Maria Theresia Josepha di chuyển từ Viên sang Dresden để dự buổi lễ mừng, và các bản librettos đã được in ra, trong đó đều có tên của cả Anton và Maria Theresia Josepha. Tuy nhiên, buổi ra mắt không thể được sắp xếp kịp thời nên vở opera Đám cưới của Figaro đã được thay thế theo lệnh cấp tốc của người bác bên nội của cô dâu là Hoàng đế Joseph II của Thánh chế La Mã. Nhiều người tham dự cho rằng việc lựa chọn Cuộc hôn nhân của Figaro là không phù hợp đối với một tân nương, và Nữ Đại vương công Maria Theresia đã rời nhà hát opera sớm mà không xem hết buổi trình diễn tác phẩm. Mozart đã than phiền về những âm mưu xoay quanh sự cố này trong một bức thư gửi cho bạn là Gottfried von Jacquin, được viết trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 25 tháng 10 năm 1787. Anton đã có mặt tại Praha vào tháng 9 năm 1791 để tham dự buổi biểu diễn đầu tiên vở opera La clemenza di Tito của Mozart, được viết như một phần của lễ đăng quang của cha vợ Anton là Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã với tư cách là Quốc vương Bohemia. Hai vợ chồng có với nhau bốn người con, ba gái và một trai, nhưng không người con nào có thể sống đến hai tuổi: Maria Ludovika Auguste Fredericka Therese Franziska Johanna Aloysia Nepomucena Ignatia Anna Josepha Xaveria Franziska de Paula Barbara (Dresden, 14 tháng 3 năm 1795 – Dresden, 25 tháng 4 năm 1796) Friedrich August (sinh và mất tại Dresden, 5 tháng 4 năm 1796) Maria Johanna Ludovica Anna Amalia Nepomucena Aloysia Ignatia Xaveria Josepha Franziska de Chantal Eva Apollonia Magdalena Crescentia Vincentia (Dresden, 5 tháng 4 năm 1798 – Dresden, 30 tháng 10 năm 1799) Maria Theresia (sinh và mất tại Dresden, 15 tháng 10 năm 1799) Trong khoảng thời gian này, Bà Tuyển hầu Amalie sinh một ra một đứa trẻ chết lưu lần cuối cùng vào năm 1799. Sau đó, Anton được coi như sẽ kế vị Tuyển hầu quốc Sachsen mà được nâng lên thành vương quốc vào năm 1806. Quốc vương Sachsen Anton kế vị anh trai Friedrich August I trở thành Quốc vương Sachsen sau cái chết của anh trai vào ngày 5 tháng 5 năm 1827. Tân vương 71 tuổi hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong chính quyền và do đó không có ý định khởi xướng những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại và đối nội của mình. Các nhà ngoại giao Phổ đã thảo luận về việc trao tỉnh Rhineland của Phổ (người ở đây chủ yếu là tín hữu Công giáo) cho Anton I (một người Công giáo) để đổi lấy Vương quốc Sachsen chủ yếu theo Luther vào năm 1827, nhưng những cuộc đàm phán này không mang lại kết quả gì. Sau Cách mạng Tháng Bảy ở Pháp năm 1830, tình trạng hỗn loạn ở Sachsen xảy ra vào mùa thu, chủ yếu nhằm chống lại Hiến pháp cũ. Vì vậy, vào ngày 13 tháng 9, bên nội các đã cách chức Bá tước Detlev von Einsiedel, tiếp theo là Bernhard von Lindenau. Vì người dân mong muốn có một nhiếp chính trẻ tuổi hơn nên Aton I đã đồng ý bổ nhiệm cháu trai Friedrich August trở thành Đồng Vương tử Nhiếp chính (Prinz-Mitregenten). Một hiến pháp mới đã được thông qua vào năm 1831 và có hiệu lực vào ngày 4 tháng 9 cùng năm Với hiến pháp mới, Sachsen đã trở thành một Vương quốc theo chế độ quân chủ lập hiến và có được cơ quan lập pháp lưỡng viện và chính phủ nội các chịu trách nhiệm, thay thế các địa chủ phong kiến cũ. Hiến pháp có tính bảo thủ hơn so với các hiến pháp khác hiện có ở Liên minh Đức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, hiến pháp có hiệu lực ở Sachsen cho đến năm 1918. Quốc vương vẫn nắm giữ quyền lực tối cao nhưng bị ràng buộc bởi Công việc Chính phủ và phải hợp tác với các Bộ trưởng và các quyết định của cuộc họp của cả hai Viện (de: Kammern der Ständeversammlung ). Việc Sachsen gia nhập Liên minh quan thuế Đức Zollverein vào năm 1833 đã giúp thương mại, công nghiệp và giao thông phát triển hơn nữa. Với việc không có nam duệ, Anton I được cháu trai là Friedrich August II kế vị. Gia phả Tham khảo Nguồn tài liệu Vua Sachsen Vương tộc Wettin Người nhận Huân chương Đại bàng trắng (Ba Lan) Sinh năm 1755 Mất năm 1836 Hiệp sĩ Lông cừu vàng Áo Nguồn CS1 tiếng Pháp (fr) Bài viết có văn bản tiếng Đức
1,259
19831047
https://vi.wikipedia.org/wiki/Johann%20I%20c%E1%BB%A7a%20Sachsen
Johann I của Sachsen
Johann I của Sachsen (tiếng Đức: Johann I. von Sachsen; 12 tháng 12 năm 1801 – 29 tháng 10 năm 1873) là Quốc vương Sachsen từ ngày 9 tháng 8 năm 1854 cho đến khi qua đời năm 1873. Johann I là một thành viên của Vương tộc Wettin. Trong triều đại của mình, Sachsen đã trở thành một phần của Đế quốc Đức. Trước khi kế vị Johann ra đời ở Dresden, là con trai thứ ba của Maximilian, Trữ quân Sachsen — con trai của Tuyển hầu tước Friedrich Christian I xứ Sachsen — với người vợ đầu là Carolina của Parma. Trong phần lớn cuộc đời, Johann có rất ít cơ hội thừa kế Ngai vàng Sachsen: trước Johann là cha và hai người anh trai Friedrich August và Clement. Tuy nhiên, vào năm 1822, Clement qua đời khi chưa lập gia đình ở Ý, và Johann lúc này chỉ đứng sau anh trai Friedrich August. Khi bác của Johann là Anton kế vị anh trai trở thành Quốc vương Sachsen (1827), Johann đứng hàng thứ ba trong danh sách kế vị, và sau khi cha là Maximilian từ bỏ quyền kế vị vào năm 1830, Johann được nâng lên vị trí thứ hai. Khi anh trai của Johann trở thành Quốc vương Friedrich August II vào năm 1836, Johann trở thành người thừa kế hàng đầu. Vì Friedrich August II không có con, Johann vẫn là người thừa kế lâm thời của nhà vua. Quốc vương Sachsen John trở thành tân vương của Sachsen sau khi anh trai Friedrich August II qua đời vào ngày 9 tháng 8 năm 1854. Tổ chức Tư pháp năm 1855, mở rộng mạng lưới đường sắt, đưa ra quyền tự do thương mại chủ yếu là do Johann I đề xuất và thúc đẩy. Dưới thời trị vì của mình, Johann I đã chấp nhận Hiệp ước Thương mại Pháp (1862) và một thỏa thuận với Ý. Quốc vương đã nỗ lực dưới ảnh hưởng của Bộ trưởng Friedrich Ferdinand von Beust cho Giải pháp Nước Đức vĩ đại (Großdeutsche Lösung) trong sự sắp xếp của đế quốc (bao gồm cả Áo). Năm 1866, Sachsen chiến đấu bên phía Áo trong Chiến tranh Áo-Phổ. Cuối cùng, sau thất bại trong trận Königgrätz, Sachsen đã gia nhập Liên bang Bắc Đức và vào năm 1871 là Đế quốc Đức dưới quyền bá chủ của Vương quốc Phổ. Johann I qua đời hai năm sau đó, thọ 71 tuổi. Ngoài khía cạnh chính trị, Johann I còn bận rộn với văn chương. Dưới bút danh Philalethes, Quốc vương đã dịch Thần khúc của Dante sang tiếng Đức; một số phần của tác phẩm này đã được đặt ở Schloss Weesenstein. Quận Johannstadt ở Dresden được đặt theo tên của nhà vua. Hôn nhân và con cái Tại München vào ngày 10 tháng 11 năm 1822 (ủy nhiệm) và một lần nữa tại Dresden vào ngày 21 tháng 11 năm 1822 (trực tiếp), Johann kết hôn với Vương nữ Amalie Auguste của Bayern, con gái của Quốc vương Maximilian I Joseph của Bayern. Hai vợ chồng có chín người con: Maria Augusta Fredericka Karoline Ludovike Amalie Maximiliane Franziska Nepomucena Xaveria (Dresden, 22 tháng 1 năm 1827 – Dresden, 8 tháng 10 năm 1857), được gọi là Maria. Friedrich August Albert Anton Ferdinand Joseph Karl Maria Baptist Nepomuk Wilhelm Xaver Georg Fidelis (Dresden, 23 tháng 4 năm 1828 – Schloss Sibyllenort, 19 tháng 6 năm 1902), Quốc vương Albert I của Sachsen. Maria Elisabeth Maximiliana Ludovika Amalie Franziska Sophia Leopoldine Anna Baptista Xaveria Nepomucena (Dresden, 4 tháng 2 năm 1830 – Stresa, 14 tháng 8 năm 1912), được gọi là Elisabeth; kết hôn lần đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 1850 với Ferdinando Maria, Vương tử Savoia và Sardegna và là Công tước thứ 1 xứ Genoa, và lần thứ hai vào ngày 4 tháng 10 năm 1856 với Niccolò, Hầu tước Rapallo. Friedrich August Ernst Ferdinand Wilhelm Ludwig Anton Nepomuk Maria Baptist Xaver Vincenz (Dresden, 5 tháng 4 năm 1831 – Schloss Weesenstein, 12 tháng 5 năm 1847), được gọi là Ernst. Friedrich August Georg Ludwig Wilhelm Maximilian Karl Maria Nepomuk Baptist Xaver Cyriacus Romanus (Pillnitz, 8 tháng 8 năm 1832 – Pillnitz, 15 tháng 10 năm 1904), Quốc vương Georg I của Sachsen (1902). Maria Sidonia Ludovica Mathilde Wilhelmine Auguste Xaveria Baptista Nepomucena Veronica Hyacinthia Deodata (Pillnitz, 16 tháng 8 năm 1834 – Dresden, 1 tháng 3 năm 1862), được gọi là Sidonia. Anna Maria Maximiliane Stephania Karoline Johanna Luisa Xaveria Nepomucena Aloysia Benedicta, (Dresden, 4 tháng 1 năm 1836 – Napoli, 10 tháng 2 năm 1859), được gọi là Anna; kết hôn vào ngày 24 tháng 11 năm 1856 với Ferdinando IV xứ Toscana. Margarete Karoline Fredericka Cecilie Auguste Amalie Josephine Elisabeth Maria Johanna (Dresden, 24 tháng 5 năm 1840 – Monza, 15 tháng 9 năm 1858), được gọi là Margarete; kết hôn vào ngày 4 tháng 11 năm 1856 với Đại vương công Karl Ludwig của Áo, em họ của mình. Sophie Maria Friederike Auguste Leopoldine Alexandrine Ernestine Albertine Elisabeth (Dresden, 15 tháng 3 năm 1845 – München, 9 tháng 3 năm 1867), được gọi là Sophie; kết hôn vào ngày 11 tháng 2 năm 1865 với Karl Theodor xứ Bayern, em họ và là em trai của Hoàng hậu Elisabeth của Áo. Quốc vương Johann I của Sachsen qua đời tại Pillnitz. Huân chương : Bậc Knight của Huân chương Vương miện Kim Cương, năm 1807 Bậc Grand Cross của Huân chương Công đức, năm 1815 Bậc Grand Cross của Huân chương Allbrecht : Bậc Knight của Huân chương Thánh Hubert, năm 1822 : Bậc Knight của Huân chương Lông cừu Vàng, 18 tháng 3 năm 1825 Công quốc thuộc Ernst: Bậc Grand Cross của Huân chương Gia tộc Sachsen-Ernst, tháng 2 năm 1838 : Bậc Knight của Huân chương Thánh Andreya, 5 tháng 4 năm 1840 Vương quốc Phổ: Bậc Knight của Huân chương Đại bàng Đen, 3 tháng 9 năm 1840 Pour le Mérite (civil), 21 tháng 1 năm 1869 : Bậc Grand Cross Huân chương Thánh István của Hungary, năm 1841 Vương quốc Sardegna: Bậc Knight của Huân chương Truyền tin Cực Thánh, 12 tháng 3 năm 1850 Công quốc thuộc Ascania: Bậc Grand Cross của Huân chương Albrecht der Bär, 28 tháng 4 năm 1853 : Bậc Grand Cordon Huân chương Léopold, 25 tháng 5 năm 1853 : Bậc Knight Huân chương Trung thành Gia tộc, năm 1853 Bậc Grand Cross của Huân chương Sư tử Zähringer, năm 1853 : Bậc Grand Cross của Huân chương Ludwig, 10 tháng 8 năm 1854 : Bậc Grand Cross của Huân chương Gia tộc và Công đức Pêtr Friedrich Ludwig, với Vương miện Vàng, 31 tháng 8 năm 1854 : Bậc Grand Cross của Huân chương Vương quyền Württemberg, năm 1854 : Bậc Knight của Huân chương Sư tử Vàng của Vương tộc Nassau, tháng 2 năm 1860 : Bậc Knight của Huân chương Thánh Georg, năm 1860 Bậc Grand Cross của Huân chương Vương thất Welfen Gia phả Tham khảo Liên kết ngoài Vua Sachsen Vương tử Sachsen Vương tộc Wettin Người được nhận Huân chương lông cừu vàng Tây Ban Nha Sinh năm 1801 Mất năm 1873 Nguồn CS1 tiếng Pháp (fr) Nguồn CS1 tiếng Ý (it) Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback Nguồn CS1 tiếng Đức (de) Nguồn CS1 tiếng Tây Ban Nha (es) Bài viết có văn bản tiếng Đức
1,221
19831058
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Philippines
Thủ tướng Philippines
Thủ tướng Philippines là người đứng đầu chính phủ của Philippines từ năm 1978 đến năm 1986. Trong thời kỳ thiết quân luật, thủ tướng là tổng tư lệnh của Quân đội Philippines. Tiền thân của chức vụ thủ tướng là chủ tịch Hội đồng Chính phủ của nền Đệ nhất Cộng hòa Philippines. Lịch sử Đệ nhất Cộng hòa Hiến pháp Philippines năm 1899 thành lập Hội đồng Chính phủ gồm chủ tịch Hội đồng Chính phủ và bảy bộ trưởng. Apolinario Mabini là chủ tịch Hội đồng Chính phủ đầu tiên, do Tổng thống Emilio Aguinaldo bổ nhiệm vào ngày 2 tháng 1 năm 1899. Mabini kiêm bộ trưởng bộ tài chính của chính phủ cách mạng. Ngày 10 tháng 12 năm 1898, Tây Ban Nha ký Hiệp định Paris với Hoa Kỳ, từ bỏ chủ quyền đối với Cuba và nhường lại Philippines, Guam và Puerto Rico cho Hoa Kỳ. Hai ngày sau, Aguinaldo chỉ đạo luật sư Felipe Agoncillo vận động quốc tế công nhận Philippines là một nước độc lập kể từ khi Tuyên ngôn Độc lập được ban hành vào ngày 12 tháng 6 năm 1898 nhưng Hoa Kỳ không thừa nhận chủ quyền của Philippines. Ngày 23 tháng 1 năm 1899, Đệ nhất Cộng hòa Philippines được thành lập tại Malolos. Ngày 30 tháng 1, Aguinaldo cử Agoncillo đến Hoa Kỳ vận động Thượng viện công nhận nền độc lập của Philippines. Mabini nỗ lực đàm phán ngừng bắn giữa quân Philippines và quân Mỹ trú tại Philippines sau Hiệp định Paris nhưng bất thành. Chiến tranh Hoa Kỳ - Philippines nổ ra vào ngày 4 tháng 2 năm 1899. Chính phủ cách mạng buộc phải rút khỏi thủ đô Malolos. Mabini từ chức và đầu hàng quân Mỹ vào ngày 7 tháng 5 năm 1899 trước tình hình chiến sự du kích ngày càng gia tăng và sức ép của những đối thủ chính trị. Một trong những địch thủ của Mabini là Pedro A. Paterno, chủ tịch Quốc hội từ ngày 15 tháng 9 năm 1898. Paterno phản đối kế hoạch phản công của Mabini và đề nghị Aguinaldo cầu hòa với Hoa Kỳ, chấp nhận chế độ bảo hộ của Hoa Kỳ với quyền tự trị địa phương. Mabini phản đối kế hoạch của Paterno nhưng ông thuyết phục được Aguinaldo giải tán chính phủ của Mabini. Ngày 8 tháng 5, Aguinaldo bổ nhiệm Paterno làm chủ tịch Hội đồng Chính phủ. Việc đầu tiên ông làm là gửi một bản sao của "Phương án tự trị" đến Ủy ban Schurman của Hoa Kỳ, tuyên bố chấp nhận chủ quyền của Hoa Kỳ đối với Philippines nếu Hoa Kỳ trao quyền tự trị địa phương cho Philippines. Hành vi của Paterno gây bức xúc với Antonio Luna, tư lệnh của Lục quân Philippines. Luna phát động binh biến, ra lệnh bắt giữ Paterno và những thành viên khác của Nội các nhưng không bỏ tù được ông. Paterno buộc phải ra tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 6 năm 1899. Ngày 5 tháng 6, Luna bị ám sát ở Nueva Ecija, một phần vì hiềm khích với Paterno. Trong thời kỳ chiến tranh, chính phủ cách mạng phải di dời nhiều lần nhằm tránh sự truy lùng của quân Mỹ. Paterno bị quân Mỹ bắt làm tù binh tại Benguet vào ngày 13 tháng 11 năm 1899. Tuy nhiên, Aguinaldo không bổ nhiệm một chủ tịch Hội đồng Chính phủ khác do đã tháo chạy. Ngày 21 tháng 6 năm 1900, Paterno chấp nhận lệnh đặc xá của tổng đốc Philippines Arthur MacArthur Jr. và tuyên thệ trung thành với Hoa Kỳ cùng với những thành viên khác của chính phủ cách mạng. Từ năm 1899 đến năm 1901, Philippines chịu sự quản lý của quân đội Hoa Kỳ. Ngày 23 tháng 3 năm 1901, Aguinaldo bị Tướng Frederick Funston bắt giữ tại Palanan. Từ năm 1901, Philippines chịu sự lãnh đạo của thống đốc. Ngày 15 tháng 11 năm 1935, Hoa Kỳ ban hành hiến pháp cho Philippines, trao quyền tự trị địa phương nhưng không tái lập chức vụ chủ tịch Hội đồng Chính phủ hay thành lập một chức vụ tương tự. Thời kỳ thiết quân luật Trong cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp vào ngày 16 tháng 10 năm 1976 do Marcos tổ chức, cử tri bỏ phiếu tán thành gia hạn lệnh thiết quân luật và phê chuẩn Tu chính án 6. Tu chính án 6 quy định tổng thống thực hiện quyền hành pháp và quyền lập pháp, tái lập chức vụ thủ tướng và giải tán quốc hội cũ, thành lập Quốc hội lâm thời gồm một viện. Marcos tiếp tục làm tổng thống và được thực hiện quyền lập pháp cho đến khi lệnh thiết quân luật bị bãi bỏ. Bầu cử quốc hội mới được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 năm 1978. 150 trong số 165 nghị sĩ thuộc về Phong trào Xã hội Mới, đảng cầm quyền của Marcos. Quốc hội khai mạc kỳ họp đầu tiên vào ngày 12 tháng 6 và phê chuẩn bổ nhiệm Marcos làm thủ tướng. Marcos từ chức thủ tướng sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ ba vào ngày 30 tháng 6 năm 1981. Ông bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính Cesar Virata, cháu của cựu tổng thống Emilio Aguinaldo, làm thủ tướng vào ngày 27 tháng 7 năm 1981. Virata từng đại diện cho Philippines ở Ngân hàng Thế giới và giữ chức thủ tướng cho đến cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân năm 1986. Bãi bỏ Sau Cách mạng Quyền lực Nhân dân, Corazon Aquino bổ nhiệm Phó Tổng thống Salvador Laurel làm thủ tướng của chính phủ cách mạng. Tháng 3 năm 1986, Aquino ban hành Thông cáo số 3, bãi bỏ chức vụ thủ tướng. Hiến pháp Philippines hiện hành quy định tổng thống là nguyên thủ quốc gia kiêm người đứng đầu chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn Nhiệm vụ, quyền hạn của chức vụ thủ tướng được quy định tại Hiến pháp Philippines năm 1973. Thủ tướng do Quốc hội lâm thời bầu ra trong số thành viên của Quốc hội lâm thời. Quốc hội lâm thời quyết định bãi nhiệm thủ tướng nếu đa số thành viên biểu quyết tán thành. Thủ tướng lãnh đạo Nội các và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Nội các. Thủ tướng có những nhiệm vụ, quyền hạn khác sau đây: bổ nhiệm phó thủ tướng; báo cáo trước Quốc hội về chương trình nghị sự của chính phủ vào đầu mỗi kỳ họp; phân công, kiểm soát các bộ; thống lĩnh Quân đội Philippines; bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan nhà nước, quyết định thăng quân hàm cấp thiếu tướng, chuẩn đô đốc; quyết định hoãn thi hành án, ân giảm hình phạt, đặc xá; miễn thi hành phạt tiền, tước tài sản; và công bố quyết định đại xá với sự đồng ý của Quốc hội lâm thời, trừ phi đã bị đàn hặc; và bảo đảm khoản nợ nước ngoài, nội địa của Philippines. Hiến pháp năm 1973 cũng quy định thủ tướng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được hiến pháp năm 1935 giao cho tổng thống, trừ phi Quốc hội lâm thời quy định khác, bao gồm ký điều ước quốc tế và bổ nhiệm đại sứ, lãnh sự với sự phê chuẩn của Ủy ban Bổ nhiệm. Hiến pháp năm 1973 được sửa đổi vào năm 1981, giao lại nhiều quyền hành của thủ tướng cho tổng thống. Tu chính án quy định tổng thống do dân cử, bổ nhiệm bộ trưởng, quyết định chính sách đối nội, đối ngoại của Philippines và thống lĩnh quân đội. Tổng thống có quyền ban hành sắc luật. Thủ tướng do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của tổng thống và tiếp tục lãnh đạo Nội các nhưng chỉ có vai trò giám sát các bộ. Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội về chương trình nghị sự của chính phủ do tổng thống phê duyệt. Ngày 27 tháng 7 năm 1981, Marcos ban hành Sắc lệnh 708, mở rộng quyền hạn của thủ tướng, đặc biệt là đối với các bộ. Thủ tướng được gia nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý công việc thường nhật của chính phủ, phối hợp hoạt động của các bộ và giải quyết những vấn đề được tổng thống giao phó. Năm 1984, thủ tướng làm chủ tịch Ủy ban thường vụ Nội các, có nhiệm vụ giúp tổng thống thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Danh sách thủ tướng Xem thêm Tổng thống Philippines Phó tổng thống Philippines Ghi chú Tham khảo Thư mục tham khảo Văn bản nhà nước Hiến pháp Philippines năm 1899 Hiến pháp Philippines năm 1935 Hiến pháp Philippines năm 1973 Sách báo Digitally archived and reproduced at the University of Michigan Library, Ann Arbor, Michigan, United States since 2005. Danh sách thủ tướng theo quốc gia Bài viết có văn bản tiếng Tây Ban Nha
1,526
19831061
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A2n%20v%E1%BA%ADt%20ph%E1%BB%A5
Nhân vật phụ
Nhân vật phụ là các nhân vật không phải là trọng tâm của một câu chuyện, nhưng có vai trò ảnh hưởng tới cốt truyện. Họ thường xuất hiện (hoặc được nhắc đến) trong câu chuyện không đơn giản, qua loa như các nhân vật quần chúng, mà vai trò của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân vật chính. Thuật ngữ nhân vật phụ thường bị ngộ nhận với nhân vật phó chính và nhân vật thứ chính, tuy nhiên nhân vật phụ không có vai trò quan trọng như hai nhóm nhân vật này. Nhân vật phụ có thể phát triển một cốt truyện phức tạp của riêng họ, nhưng điều này thường liên quan đến nhân vật chính thay vì là câu chuyện riêng biệt trong cốt truyện. Trong nhiều tác phẩm, các nhân vật phụ có thể nhận được sự yêu thích từ người hâm mộ nhiều hơn cả nhân vật chính, nhân vật phó chính và nhân vật thứ chính, có lẽ là do cách xây dựng của họ rất đa dạng mà không bị rập khuôn như các nhân vật chính. Một số nhân vật phụ nổi tiếng, chẳng hạn như Neville Longbottom (Harry Potter), Picollo (trong Dragon Ball) hay Uchiha Itachi (trong Naruto). Xem thêm Nhân vật chính Nhân vật phản diện
220
19831096
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i%20Xu%C3%A2n%20H%E1%BA%A1nh
Bùi Xuân Hạnh
Bùi Xuân Hạnh tên đầy đủ là Bùi Thị Xuân Hạnh (sinh năm 2001) là một nữ người mẫu Việt Nam. Cô từng tham gia cuộc thi The Face Vietnam 2023 thuộc đội của huấn luyện viên Vũ Thu Phương và đạt danh hiệu Á quân của cuộc thi. Sau đó, cô bắt đầu tham gia đường đua nhan sắc với việc ghi danh vào cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023. Tiểu sử Bùi Xuân Hạnh sinh năm 2001 tại Ninh Bình, cô từng theo học tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tuy và tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sự nghiệp The Face Vietnam 2023 Xuân Hạnh chính thức ghi danh tại The Face Vietnam 2023 với tư cách là thí sinh của đội huấn luyện viên Vũ Thu Phương. Vào đêm chung kết của cuộc thi, qua các vòng thi xuất sắc, cô đạt được vị trí Á quân chung cuộc với Quán quân là Huỳnh Tú Anh thuộc đội huấn luyện viên Anh Thư. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 Xuân Hạnh tiếp tục tham gia vào đấu trường nhan sắc với việc ghi danh tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 và cũng là cuộc thi nhan sắc đầu tiên mà cô tham gia. Thành tích Á quân The Face Vietnam 2023. Top 59 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2001 Nhân vật còn sống Người Ninh Bình Người họ Bùi tại Việt Nam Nữ người mẫu Việt Nam
251
19831097
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1ch%20d%E1%BA%A1%20h%C3%A0nh
Bạch dạ hành
Bạch dạ hành (tiếng Nhật: 白夜行 Byakuyakō) là một tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Nhật Bản Keigo Higashino, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí tiểu thuyết hàng tháng Subaru của Shueisha từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 1 năm 1999, sau đó được xuất bản thành sách hoàn chỉnh vào tháng 8 năm 1999 và trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất của Keigo. Tính đến tháng 11 năm 2005 cuốn sách đã bán được 550.000 bản. Sau khi phim truyền hình chuyển thể được phát sóng, doanh số bán sách tăng nhanh chóng và đến tháng 1 năm 2006, đã vượt mốc 1 triệu bản. Tác phẩm đã được chuyển thể thành kịch sân khấu năm 2005, phim truyền hình năm 2006, phim điện ảnh năm 2009 (Hàn Quốc) và năm 2010 (Nhật Bản). Tác phẩm được dịch và xuất bản lần đầu tại Việt Nam bởi Nhã Nam năm 2014. Nội dung Kosuke, chủ một tiệm cầm đồ bị sát hại tại một ngôi nhà chưa hoàn công, một triệu yên mang theo người cũng bị cướp mất. Sau đó một tháng, nghi can Fumiyo được cho rằng có quan hệ tình ái với nạn nhân và đã sát hại ông để cướp một triệu yên, cũng chết tại nhà riêng vì ngộ độc khí ga. Vụ án mạng ông chủ tiệm cầm đồ rơi vào bế tắc và bị bỏ xó. Nhưng với hai đứa trẻ mười một tuổi, con trai nạn nhân và con gái nghi can, vụ án mạng năm ấy chưa bao giờ kết thúc. Sinh tồn và trưởng thành dưới bóng đen cái chết của bố mẹ, cho đến cuối đời, Ryoji vẫn luôn khao khát được một lần đi dưới ánh mặt trời, còn Yukiho cứ ra sức vẫy vùng rồi mãi mãi chìm vào đêm trắng. Tác phẩm không đi sâu phá án mà chủ yếu xoay quanh hai nhân vật chính là Ryoji và Yukiho, sử dụng ngôi kể thứ ba để tránh trực tiếp tiết lộ suy nghĩ của cả hai cho người đọc đồng thời khéo léo hé lộ dần những thông tin gián tiếp thông qua góc nhìn của nhiều nhân vật phụ khác có cuộc sống giao nhau để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh về các sự kiện của câu chuyện. Nhân vật Ryoji Kirihara (桐原亮司, Kirihara Ryōji) Con trai của chủ tiệm cầm đồ bị sát hại trong vụ án giết người năm 1973. Từ nhỏ Ryoji đã lầm lì khép kín và ít hòa đồng. Sau cái chết của bố, Ryoji phải vật lộn trưởng thành và dần dần dính líu tới các đường dây tội phạm như bán dâm, lừa đảo, ăn cắp và thậm chí giết người. Yukiho Karasawa (Nishimoto) (唐沢(西本)雪穂, Karasawa (Nishimoto) Yukiho) Con gái của nghi phạm trong vụ án mạng sát hại chủ tiệm cầm đồ năm 1973. Yukiho từ nhỏ đã rất xinh đẹp. Cô sống cuộc sống nghèo khổ với mẹ. Sau khi bà mẹ chết vì ngộ độc khí ga, Yukiho được gia đình Karasawa nhận nuôi, cô được cho ăn học tử tế và trở thành một tiểu thư thượng lưu xinh đẹp, không chỉ có phong cách nhã nhặn, lịch thiệp mà thành tích học tập cũng rất xuất sắc. Tuy nhiên những người thân thiết với cô thường rơi vào cảnh bất hạnh. Junzo Sasagaki (笹垣潤三, Sasagaki Junzō ) Cảnh sát thuộc Đội điều tra số 1, Cảnh sát Osaka. Sau vụ án sát hại chủ tiệm cầm đồ năm 1973, ông nghi ngờ Ryoji và Yukiho và tiếp tục âm thầm điều tra về họ. Hisashi Koga (古賀久志, Koga Hisashi ) Cảnh sát thuộc Đơn vị Điều tra Tội phạm, Cảnh sát Osaka. Hisashi là đồng nghiệp của Junzo và cũng từng tham gia điều tra vụ án sát hại chủ tiệm cầm đồ. Yosuke Kirihara (桐原洋介, Kirihara Yōsuke ) Chủ tiệm cầm đồ Kirihara và là cha của Ryoji, nạn nhân vụ án năm 1973. Ông ta quan tâm đến con trai mình tuy nhiên kín đáo có một số sở thích tình dục khác thường... Yaeko Kirihara (桐原弥生子, Kirihara Yaeko ) Mẹ của Ryoji. Yaeko trở thành chủ tiệm cầm đồ sau khi chồng bà qua đời. Sau khi hiệu cầm đồ đóng cửa do quản lý yếu kém, bà mở một quán ăn tự phục vụ nhỏ. Yaeko biết mình không phải là người mẹ có trách nhiệm với Ryoji. Isamu Matsuura (松浦勇, Matsuura Isamu ) Quản lý tiệm cầm đồ Kirihara, Isamu biết rất nhiều bí mật về gia đình Kirihara. Sau đó, anh ta tiếp cận Ryoji với tư cách là nhà môi giới phần mềm trò chơi trái phép. Fumiyo Nishimoto (西本文代, Nishimoto Fumiyo ) Mẹ của Yukiho, Fumiyo bị cảnh sát coi là nghi phạm trong vụ án sát hại chủ tiệm cầm đồ. Ngay sau vụ án mạng, bà chết vì rò rỉ khí gas tại nhà. Reiko Karasawa (唐沢礼子, Karasawa Reiko ) Họ hàng xa của Yukiho, Reiko đã nhận nuôi Yukiho sau khi mẹ cô qua đời. Bà rất nghiêm khắc trong việc dạy Yukiho cư xử như một quý cô. Yuichi Akiyoshi (秋吉雄一, Akiyoshi Yūichi ) Bạn học cấp hai của Ryoji, từng bí mật chụp ảnh Yukiho. Fumihiko Kikuchi (菊池文彦, Kikuchi Fumihiko ) Bạn học cấp hai của Ryoji. Fumihiko có những bức ảnh về bí mật của Yaeko, mẹ của Ryoji. Sau đó anh ta bị gài bẫy và trở thành nghi phạm của một tội ác khác. Eriko Kawashima (川島江利子, Kawashima Eriko ) Bạn cùng trường đại học của Yukiho. Cô tôn trọng và phụ thuộc vào Yukiho rất nhiều thời đại học nhưng sau đó trở nên xa cách. Cô có thái độ phức tạp và nghi ngờ đối với Yukiho. Chuyển thể Bạch dạ hành (phim truyền hình Nhật Bản, 2006) Đêm Trắng (phim điện ảnh Hàn Quốc, 2009) Vào đêm trắng (phim điện ảnh Nhật Bản, 2011) Tham khảo
970
19831106
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20th%C3%A2n
Bản thân
Bản thân (Self) trong triết học chỉ về mối quan hệ giữa bản thể (cái tôi), kiến thức và giá trị của một cá nhân. Bản thân kể lại những trải nghiệm về cuộc sống bên trong và bên ngoài của một người khi hiện diện. Góc nhìn ngôi thứ nhất phân biệt cái tôi với bản sắc cá nhân. Trong khi "bản sắc" là sự giống nhau (theo nghĩa đen) và có thể liên quan đến việc phân loại và quy kết thì bản thân ngụ ý quan điểm ngôi thứ nhất và gợi ý tính độc đáo tiềm tàng. Ngược lại, "người" được sử dụng để tham chiếu đến người thứ ba. Bản sắc cá nhân có thể bị suy giảm khi người ta mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối và các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Cuối cùng, cái tôi có thể được phân biệt với "người khác"/kẻ khác. Bao gồm sự phân biệt giữa cái giống nhau và cái khác, cái tôi so với cái khác là một chủ đề nghiên cứu trong triết học đương đại và hiện tượng học đương đại, tâm lý học, tâm thần học, thần kinh học và khoa học thần kinh. Mặc dù trải nghiệm chủ quan là trung tâm của bản thân, nhưng tính riêng tư của trải nghiệm này chỉ là một trong nhiều vấn đề trong Triết học về bản thân và nghiên cứu khoa học về ý thức. Tâm lý học về bản thân là nghiên cứu về sự thể hiện nhận thức và tình cảm về bản sắc của một người hoặc chủ đề của trải nghiệm. Công thức sớm nhất về cái tôi trong tâm lý học hiện đại đã tạo nên sự khác biệt giữa hai yếu tố tôi (I) và chính tôi (me). Cái tôi, với tư cách là tôi, là người biết chủ quan. Trong khi, cái chính tôi với tư cách là Tôi, là chủ thể được biết đến. Các quan điểm hiện tại về bản thân trong tâm lý học coi bản thân đóng vai trò không thể thiếu trong động cơ, nhận thức, ảnh hưởng và bản sắc xã hội của con người Bản thân tuân theo ý tưởng của John Locke, được coi là sản phẩm của trí nhớ phân đoạn nhưng nghiên cứu về những người mắc chứng mất trí nhớ cho thấy rằng họ có ý thức mạch lạc về bản thân dựa trên kiến thức tự truyện mang tính khái niệm được bảo tồn. Do đó, có thể tương quan giữa trải nghiệm nhận thức và tình cảm của bản thân với các quá trình thần kinh. Mục tiêu của nghiên cứu đang diễn ra này là cung cấp cái nhìn sâu sắc có căn cứ về các yếu tố cấu thành nên bản thể con người đa dạng phức tạp. Chứng tâm lý "Rối loạn bản thân" cũng đã được các bác sĩ tâm thần nghiên cứu rộng rãi. Chú thích Tham khảo Anthony Elliott, Concepts of the Self Anthony Giddens, Modernity and self-identity: self and society in the late modern age Ben Morgan (2013). On Becoming God: Late Medieval Mysticism and the Modern Western Self. New York: Fordham UP Bernadette Roberts, What is Self? A Research Paper Charalambos Tsekeris, Contextualising the self in contemporary social science Charles Taylor, Sources of the Self: the making of the modern identity Clark Moustakas, The self: explorations in personal growth Fernando Andacht, Mariela Michel, A Semiotic Reflection on Selfinterpretation and Identity Jean Dalby Clift, Core Images of the Self: A Symbolic Approach to Healing and Wholeness Richard Sorabji, Self: ancient and modern insights about individuality, life, and death Robert Kegan, The evolving self: problem and process in human development Thomas M. Brinthaupt, Richard P. Lipka, The Self: definitional and methodological issues 1910–1999., Eknath, Easwaran, (2019). The Bhagavad Gita. Nilgiri Press. ISBN 1-58638-130-X. OCLC 1043425057 Tâm lý học
649
19831108
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stefan%20Bajcetic
Stefan Bajcetic
Stefan Bajčetić Maquieira (; sinh ngày 22 tháng 10 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha, hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ phòng ngự hoặc trung vệ cho câu lạc bộ Liverpool tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Sự nghiệp quốc tế Bajčetić có đủ điều kiện để đại diện cho Tây Ban Nha và Serbia ở cấp độ quốc tế. Năm 2021, anh được huấn luyện viên Pablo Amo triệu tập vào đội U18 Tây Ban Nha tham dự giải đấu Lafarge Foot Avenir, và đã ra sân trong tất cả 3 trận đấu khi Tây Ban Nha vô địch giải đấu. Thời gian của anh ấy với đội trẻ đã bị gián đoạn bởi chấn thương vào năm 2023, trong bối cảnh anh sắp được triệu tập vào đội U21 và có tin đồn rằng anh cũng sẽ được triệu tập vào đội tuyển quốc gia. Bajčetić đã có trận ra mắt đội U21 Tây Ban Nha vào ngày 8 tháng 9 năm 2023, khi vào sân thay người trong chiến thắng 6-0 trước Malta. Thống kê sự nghiệp Chú thích Liên kết ngoài Profile at the Liverpool F.C. website Sinh 2004 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Hậu vệ bóng đá nam Tiền vệ bóng đá nam
214
19831110
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ben%20Doak
Ben Doak
Ben Gannon Doak (sinh ngày 11 tháng 11 năm 2005) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Scotland thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Liverpool tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Sự nghiệp câu lạc bộ Liverpool Doak ký hợp đồng với Liverpool vào tháng 3 năm 2022, với số tiền bồi thường đào tạo khoảng 600.000 bảng mà Celtic sẽ nhận được. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, Doak ra mắt Liverpool khi vào sân thay người ở phút thứ 74 trong chiến thắng 3-2 trên chấm phạt đền trước Derby County ở vòng 3 EFL Cup 2022-23 tại Anfield. Năm ngày sau, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Liverpool, sau khi tròn 17 tuổi. Doak ra mắt giải đấu cho Liverpool vào ngày 26 tháng 12 trong chiến thắng 3-1 trước Aston Villa, và trở thành cầu thủ Scotland trẻ nhất xuất hiện tại Premier League. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2023, Doak ghi bàn thắng đầu tiên cho đội một của Liverpool trong trận giao hữu tiền mùa giải gặp Leicester City, với chiến thắng 4-0 của đội anh tại Sân vận động Quốc gia Singapore. Sự nghiệp quốc tế Vào ngày 2 tháng 9 năm 2021, sau khi từng khoác áo đội tuyển U16, Doak đã ra mắt đội tuyển U17 Scotland, ghi bàn trong trận hòa 1-1 với Xứ Wales. Anh đã giúp đội U17 lọt vào vòng chung kết Giải vô địch bóng đá U17 châu Âu 2022, nhưng đã bỏ lỡ giải đấu do chấn thương. Doak được triệu tập vào đội tuyển U21 lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2022, khi mới 16 tuổi. Anh ra mắt với tư cách là người thay thế vào ngày 22 tháng 9 năm 2022 trước Bắc Ireland và ghi bàn trong vòng 7 phút; khi làm vậy, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn cho đội tuyển U21 Scotland. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Liverpool F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Sinh năm 2005
344
19831114
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jarell%20Quansah
Jarell Quansah
Jarell Amorin Quansah (sinh ngày 29 tháng 1 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Liverpool tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Quansah gia nhập Liverpool ở tuổi lên 5, từ Woolston Rovers ở quê nhà Warrington. Sự nghiệp câu lạc bộ Quansah ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Liverpool vào ngày 4 tháng 2 năm 2021. Trong mùa giải 2020–21, anh là đội trưởng của đội U18 Liverpool tham dự trận chung kết FA Youth Cup, cùng với các cầu thủ như Billy Koumetio, Melkamu Frauendorf, Max Woltman, Conor Bradley và Luke Chambers. Mùa giải tiếp theo, anh là đội trưởng của đội U19 Liverpool tham dự UEFA Youth League, đồng thời chơi cho đội dự bị ở Premier League 2 và đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đội tại Lancashire Senior Cup. Quansah sau đó đã có lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách đội hình chính của Liverpool ở Premier League và EFL Cup, tuy nhiên không được vào sân trong cả hai trận chung kết cúp quốc nội khi Liverpool giành chiến thắng. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2023, Quansah gia nhập câu lạc bộ Bristol Rovers của League One theo dạng cho mượn đến hết mùa giải. Anh ra mắt đội một vào ngày 28 tháng 1, chơi trọn vẹn trận thua 5-1 trước Morecambe, gây ấn tượng mặc dù kết quả không tốt. Sau màn trình diễn ấn tượng trong trận hòa 0-0 với Ipswich Town, huấn luyện viên Joey Barton của Rovers dự đoán Quansah sẽ tiến đến cấp cao nhất của trò chơi, đồng thời ca ngợi khả năng chơi bóng của anh là một tài sản quan trọng. Vào ngày 18 tháng 3, anh đã nhận thẻ đỏ đầu tiên trong sự nghiệp vì hành vi bạo lực trong những phút cuối trận thua 2-0 trên sân nhà trước Portsmouth. Vào ngày 27 tháng 8 năm 2023, Quansah đã có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Liverpool, vào sân thay người cho Joël Matip trong chiến thắng 2-1 trước Newcastle United. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2023, anh có trận đá chính đầu tiên cho câu lạc bộ trong chiến thắng 1-3 trước Wolverhampton Wanderers, sau đó anh có đường kiến tạo đầu tiên cho Diogo Jota trong trận đấu tại Carabao Cup gặp Leicester City vào ngày 27 tháng 9 năm 2023. Sự nghiệp quốc tế Quansah đủ điều kiện chơi cho cả Anh, Scotland, Ghana và Barbados thông qua ông bà của mình. Lần đầu tiên anh chơi cho các đội trẻ của Anh, từ cấp độ U16 đến U19. Vào tháng 6 năm 2022, Quansah được triệu tập vào đội tuyển U19 Anh tham dự Giải vô địch U19 châu Âu 2022. Ra sân ở tất cả các trận đấu với tư cách là một trung vệ trong giải đấu ở Slovakia, anh đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch thành công của Anh. Đáng chú ý nhất là anh đã ghi bàn thắng quyết định trong chiến thắng 2-1 ở bán kết trước Ý. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2022, Quansah đá chính trong trận chung kết và có pha kiến tạo cho Callum Doyle ghi bàn gỡ hòa, giúp Anh đánh bại Israel 3-1 trong hiệp phụ để giành chức vô địch. Màn trình diễn của anh trong giải đấu đã giúp anh được đưa vào đội hình tiêu biểu của giải đấu do UEFA lựa chọn. Quansah đã có trận ra mắt đội tuyển U20 Anh trong chiến thắng 2-0 trước Đức tại Manchester vào ngày 22 tháng 3 năm 2023. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2023, Quansah được triệu tập vào đội tuyển U20 Anh tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023. Thống kê sự nghiệp Chú thích Liên kết ngoài Jarell Quansah at the Liverpool F.C. website Sinh 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Liverpool F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League
670
19831118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pierre%20Lamothe
Pierre Lamothe
Pierre Lamothe (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Canada thi đấu ở vị trí tiền vệ cho đội bóng Quảng Nam ở V.League 1. Đầu đời Pierre Lamothe sinh tại Greenfield Park, Québec với bố là người Canada và mẹ là người Việt gốc Huế. Anh ấy bắt đầu chơi bóng đá trẻ từ năm 4 tuổi với câu lạc bộ địa phương CS Longueuil. Tháng 9 năm 2011, anh gia nhập Montreal Impact Academy, khi được thành lập. Anh từng chơi cho đội tuyển tỉnh Québec ở cấp độ U14 và U15. Sự nghiệp đại học Năm 2018, anh bắt đầu tham dự Université de Montréal, nơi anh ấy chơi cho Montreal Carabins .Tháng 12/2018, anh nhận được học bổng của Quỹ hỗ trợ vận động viên xuất sắc. Anh ấy đã thắng U Sports men's soccer championship vào năm 2018, kết thúc với vị trí á quân năm 2019. Trong trận chung kết giải vô địch quốc gia năm 2019, anh được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu khi họ thua UQTR Patriotes. Năm 2018, anh được vinh danh RSEQ. Ngoài ra, anh được vinh danh là Tân binh của năm và được ghi tên vào Đội tuyển tân binh toàn năng, cũng như được đặt tên vào U Sports Đội tuyển tân binh toàn quốc. Anh ấy đã được vinh danh là Đội hạng nhất All-Star của RSEQ trong cả năm 2018 và 2019. Anh ấy được ghi tên vào Đội tuyển toàn giải thể thao U năm 2019. Sự nghiệp câu lạc bộ Vào tháng 7 năm 2016, anh gia nhập đội thứ hai của Impact, FC Montreal của USL, theo hợp đồng với học viện. Sau mùa giải, anh thử việc ở đội dự bị của câu lạc bộ Pháp FC Lorient. Năm 2017, anh trở lại câu lạc bộ trẻ cũ CS Longueuil, tham gia vào đội ngũ cấp cao trong Première ligue de soccer du Québec. Năm 2019, anh được bổ nhiệm làm đội trưởng. Trong thời gian này, anh ấy cũng chơi futsal cấp câu lạc bộ với Longueuil và đội vào chung kết Giải vô địch Futsal Canada 2019 Sporting Montreal. Trước mùa giải 2020, anh ấy đã tìm cách ký hợp đồng với câu lạc bộ Canadian Premier League, tuy nhiên, cuối cùng anh ấy đã gia nhập phe PLSQ AS Blainville. Anh ấy chỉ xuất hiện một lần trong mùa giải đó và bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, khi anh ấy bị thương. Tháng 1 năm 2021, anh gia nhập HFX Wanderers FC của Canadian Premier League theo hợp đồng một năm, với tùy chọn câu lạc bộ cho năm 2022. Lamothe ghi bàn thắng đầu tiên cho Wanderers vào ngày 24 tháng 7 năm 2021 trước Valour FC,ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1-0. Vào tháng 1 năm 2022, HFX thông báo họ đã thực hiện tùy chọn hợp đồng với Lamothe, giữ anh ấy ở lại cho đến hết mùa giải 2022. Vào tháng 8 năm 2022, anh ghi hai bàn thắng trong các trận đối đầu, trong đó có bàn thắng nổi bật vào ngày 20 tháng 8 giúp đội Wanderers giành chiến thắng 1-0 trước Pacific FC. Sau hai mùa giải gắn bó với đội, anh rời câu lạc bộ sau mùa giải 2022. Trong hai mùa giải gắn bó với câu lạc bộ, anh ấy đã ghi ba bàn thắng và có thêm hai đường kiến ​​​​tạo sau 48 lần ra sân trên mọi đấu trường.. Vào tháng 11 năm 2022, anh ký hợp đồng với Pacific FC cho mùa giải 2023. Tháng 1 năm 2023 anh thử việc cùng câu lạc bộ SHB Đà Nẵng, thi đấu tại Giải giao hữu Cúp Thiên Long 2023. Tháng 9 năm 2023, anh được Thành phố Hồ Chí Minh cho mượn ở V.League 1 cho đến tháng 3 năm 2024. Tuy nhiên, Lamothe đã không được Thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng trước mùa giải khi họ đã lấp đầy chỗ trống cho cầu thủ nước ngoài và Patrik Lê Giang được cho mượn từ Công an Hà Nội cũng chưa có quốc tịch Việt Nam. Ngày 6 tháng 10 năm 2023, Lamothe gia nhập câu lạc bộ Quảng Nam. Sự nghiệp quốc tế Vào tháng 9 năm 2015, Lamothe đã tham gia trại phát triển dành cho U20 Canada được lãnh đạo bởi Rob Gale. Năm 2017, anh có tên cho đội Quebec U20 của 2017 Jeux de la Francophonie. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài
762
19831119
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conor%20Bradley
Conor Bradley
Conor Bradley (sinh ngày 9 tháng 7 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Bắc Ireland thi đấu ở vị trí hậu vệ phải cho Liverpool và đội tuyển quốc gia Bắc Ireland. Sự nghiệp câu lạc bộ Bradley bắt đầu sự nghiệp trẻ của mình với câu lạc bộ quê nhà St. Patrick's F.C. khi mới 9 tuổi. Anh tiếp tục chơi cho Dungannon United Youth và Dungannon Swifts, trước khi gia nhập học viện trẻ của câu lạc bộ Anh Liverpool vào năm 2019 theo chương trình học bổng hai năm. Tuy nhiên, sau một năm tại câu lạc bộ, anh đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Liverpool, có thời hạn ba năm cho đến năm 2023. Anh đã có trận ra mắt đội một Liverpool trong trận giao hữu tiền mùa giải với VfB Stuttgart vào tháng 7 năm 2021, chơi trọn vẹn 30 phút của trận đấu. Anh cũng vào sân thay người ở phút thứ 80 trong trận giao hữu tiền mùa giải cuối cùng của đội gặp CA Osasuna vào ngày 9 tháng 8. Anh có trận ra mắt chuyên nghiệp cho Liverpool trong trận đấu Carabao Cup gặp Norwich City vào tháng 9 năm 2021, trở thành cầu thủ Bắc Ireland đầu tiên ra sân trong một trận đấu chính thức cho Liverpool kể từ Sammy Smyth vào năm 1954. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2022, Bradley ký hợp đồng cho mượn một mùa giải với Bolton Wanderers, một câu lạc bộ ở League One và ra mắt vào ngày 30 tháng 7 trong trận hòa 1-1 trước Ipswich Town. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ trong chiến thắng 5-1 ở EFL Cup trước Salford City vào ngày 9 tháng 8. Một tuần sau, anh ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu, bàn thắng duy nhất của trận đấu trong chiến thắng 1-0 trước Morecambe Vào ngày 2 tháng 4, anh đá chính trong trận chung kết EFL Trophy 2023, nơi Bolton đánh bại Plymouth Argyle 4-0. Vào ngày 29 tháng 4, anh đá chính trong chiến thắng 2-0 trước Fleetwood Town giúp Bolton lọt vào vòng play-off League One 2023. Cùng ngày, anh được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Bolton Wanderers cho mùa giải 2022–23, đồng thời nhận được giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm do cầu thủ bình chọn và giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm, giải thưởng sau cùng anh chia sẻ với James Trafford. Sự nghiệp quốc tế Bradley đã chơi cho đội tuyển U16 Bắc Ireland vào năm 2018, và là đội trưởng dẫn dắt đội giành chức vô địch Victory Shield. Năm sau, anh xuất hiện trong đội U17, bao gồm cả vòng loại Giải vô địch bóng đá U17 châu Âu 2019. Vào tháng 5 năm 2021, Bradley được triệu tập lên đội tuyển quốc gia tham dự các trận giao hữu gặp Malta và Ukraine. Anh đã có trận ra mắt quốc tế vào ngày 30 tháng 5 gặp Malta, vào sân thay người ở phút thứ 85 cho Stuart Dallas. Trận đấu tại Klagenfurt kết thúc với chiến thắng 3-0 cho Bắc Ireland. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Chú thích Liên kết ngoài Conor Bradley at Liverpool F.C. Sinh 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Liverpool F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League
563
19831124
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bobby%20Clark
Bobby Clark
Bobby Lamont Clark (sinh ngày 7 tháng 2 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Liverpool tại Premier League. Sự nghiệp Clark chuyển đến học viện của Liverpool từ Newcastle United vào tháng 8 năm 2021. Phí chuyển nhượng được cho là khoảng 1,5 triệu bảng Anh, bao gồm cả các khoản phụ phí. Anh đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với câu lạc bộ ngay sau sinh nhật lần thứ 17 của mình vào tháng 2 năm 2022. Hợp đồng có thời hạn 5 năm và huấn luyện viên trưởng đội một của Liverpool, Jurgen Klopp, đã cam kết cá nhân rằng sẽ có một con đường dẫn đến đội một dành cho Clark. Trong mùa giải 2021-22, Clark đã ghi 13 bàn thắng trong 23 trận đấu cho đội U18 Liverpool. Anh cũng có trận ra mắt cho đội dự Liverpool, tham dự giải đấu Premier League 2. Mùa hè năm 2022, Clark đã cùng đội một Liverpool tham gia chuyến du đấu châu Á với các trận đấu tại Thái Lan và Singapore. Clark đã được BBC Sport xếp vào danh sách Wonderkids (Những tài năng trẻ xuất sắc), avà được trang web này xác định là một trong "5 cầu thủ bóng đá trẻ người Anh đáng chú ý" vào tháng 8 năm 2022. Clark đã ngồi dự bị trong trận đấu trên sân nhà đầu tiên của Liverpool ở mùa giải Premier League 2022-23, gặp Crystal Palace F.C. tại Anfield. Vào ngày 27 tháng 8 năm 2022, Clark đã có trận ra mắt chuyên nghiệp khi vào sân thay người cho Liverpool trong chiến thắng 9-0 trên sân nhà trước AFC Bournemouth tại Anfield. Vào ngày 9 tháng 11 năm 2022, Clark đã đá chính trận đấu đầu tiên cho Liverpool trong chiến thắng trước Derby County ở vòng 3 EFL Cup tại Anfield. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2023, Clark đã ghi bàn thắng đầu tiên cho Liverpool trong trận giao hữu trước mùa giải gặp Leicester City, với kết quả chung cuộc là 4-0 nghiêng về Liverpool tại Sân vận động Quốc gia Singapore. Sự nghiệp quốc tế Clark có trận ra mắt đội tuyển quốc gia U16 Anh trong trận đấu với U16 Wales vào tháng 4 năm 2021. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2022, Clark có trận ra mắt đội tuyển U18 Anh trong chiến thắng 1-0 trước Hà Lan ở Pinatar. Vào ngày 6 tháng 9 năm 2023, Clark có trận ra mắt đội tuyển U19 Anh trong trận thua 1-0 trước Đức ở Oliva. Thống kê sự nghiệp Chú thích Liên kết ngoài Sinh 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Liverpool F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League
454
19831126
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pedro%20Porro
Pedro Porro
Pedro Antonio Porro Sauceda (; sinh ngày 13 tháng 9 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha, hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh cho câu lạc bộ Tottenham Hotspur tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha. Sự nghiệp câu lạc bộ Sự nghiệp ban đầu Porro sinh ra ở Don Benito, Badajoz, Extremadura, Tây Ban Nha. Anh đã chơi cho Gimnástico de Don Benito và Rayo Vallecano trước khi gia nhập Girona vào ngày 10 tháng 8 năm 2017. Theo báo cáo, anh đã từ chối Real Madrid, Atlético Madrid và Bayern Munich để ký hợp đồng với câu lạc bộ xứ Catalan. Girona Vào ngày 28 tháng 11 năm 2017, trước cả khi ra mắt đội dự bị, Porro đã có trận ra mắt đội một khi vào sân thay người ở phút cuối cho người ghi bàn Johan Mojica trong trận hòa 1-1 trên sân khách trước Levante, tại Copa del Rey mùa giải đó. Anh có trận ra mắt cho đội B 5 ngày sau đó, chơi 7 phút cuối cùng trong trận hòa 0-0 ở Segunda División B trước Ebro. Porro ghi bàn thắng đầu tiên cho đội một vào ngày 6 tháng 5 năm 2018, ghi hai bàn trong chiến thắng 3-0 trên sân khách trước Villarreal B. Vào ngày 2 tháng 7, anh đã gia hạn hợp đồng đến năm 2022, và chơi hầu hết giai đoạn tiền mùa giải ở vị trí hậu vệ phải. Porro có trận ra mắt La Liga vào ngày 17 tháng 8 năm 2018, đá chính ở vị trí hậu vệ phải trong trận hòa 0-0 trên sân nhà trước Real Valladolid. Ngày hôm sau, anh ký hợp đồng gia hạn thêm một năm. Porro khẳng định mình là một cầu thủ đá chính dưới thời Eusebio Sacristán, trở thành sự lựa chọn đầu tiên thay thế Aday Benítez và thay thế Pablo Maffeo đã ra đi. Anh ghi bàn thắng chuyên nghiệp đầu tiên vào ngày 31 tháng 1 năm 2019, bàn thắng duy nhất của đội trong trận thua 1-3 tại cúp trước Real Madrid. Manchester City Vào ngày 8 tháng 8 năm 2019, Porro đã ký hợp đồng với Manchester City, với mức phí được báo cáo là 11 triệu bảng Anh. Ngay sau khi ký hợp đồng với Manchester City, Porro đã được cho mượn ngay lập tức đến Real Valladolid ở La Liga trong một mùa giải. Đội bóng này có quyền mua đứt cầu thủ, và sau khi chơi 13 trận đấu ở giải đấu, giúp Pucelanos đứng thứ 13, Real Valladolid đã quyết định không thực hiện quyền mua đứt Porro. Sporting CP Vào ngày 16 tháng 8 năm 2020, Porro gia nhập Sporting CP theo hợp đồng cho mượn hai năm cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2022 với tùy chọn mua đứt với giá 8,5 triệu euro (7 triệu bảng Anh). Vào ngày 24 tháng 9 năm 2020, anh có trận ra mắt cho câu lạc bộ trong chiến thắng 1-0 trên sân nhà trước Aberdeen ở vòng loại thứ ba UEFA Europa League. Sau khi đến Lisbon tại Estádio José Alvalade với một số nghi ngờ về tuổi trẻ, Porro ngay lập tức khẳng định mình là cầu thủ đá chính ở bên phải hàng thủ, ra mắt giải đấu trong chiến thắng 2-0 trên sân khách trước Paços de Ferreira. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho Leões vào ngày 1 tháng 11 trong chiến thắng 4-0 trước Tondela. Vì những màn trình diễn xuất sắc của mình cho câu lạc bộ, Porro đã được vinh danh là Hậu vệ của tháng Primeira Liga trong ba tháng liên tiếp, từ tháng 11 đến tháng 1 năm 2021. Vào ngày 23 tháng 1, Porro ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng trước Braga để giúp câu lạc bộ của mình giành chức vô địch Taça da Liga. Ba ngày sau, Porro ghi bàn thắng từ ngoài vòng cấm trong chiến thắng 2-0 trên sân khách trước Boavista. Cú sút của anh sau đó đã được bình chọn là Bàn thắng của tháng của Primeira Liga. Anh đã chơi 30 trận cho nhà vô địch cuối cùng, chấm dứt hạn hán 19 năm, đồng thời được vinh danh trong Đội hình tiêu biểu của năm. Vào đầu mùa giải tiếp theo, Porro tiếp tục thi đấu nổi bật, kiến tạo cho Nuno Santos trong trận hòa 1-1 trên sân nhà trước đối thủ cùng thành phố Porto, và ghi hai bàn thắng từ chấm phạt đền trong hai trận liên tiếp ở giải đấu, trong chiến thắng 1-0 trước Estoril vào ngày 19 tháng 9 và chiến thắng 1-0 trước Marítimo vào ngày 24 tháng 9, giúp anh giành được danh hiệu Hậu vệ xuất sắc nhất tháng của Primeira Liga trong hai tháng liên tiếp vào tháng 8 và tháng 9. Vào ngày 24 tháng 11, Porro ghi bàn thắng thứ ba vào lưới Borussia Dortmund trong chiến thắng 3-1 trên sân nhà ở trận đấu vòng bảng UEFA Champions League 2021-22, bằng cách đá bồi sau khi Gregor Kobel cản phá được quả phạt đền của Pedro Gonçalves, giúp đội nhà giành vé vào vòng 1/16 lần đầu tiên kể từ mùa giải 2008-09. Không lâu sau đó, Porro bắt đầu gặp phải chấn thương gân kheo tái phát, khiến anh phải ngồi ngoài hai tháng của mùa giải. Anh trở lại sau chấn thương vào ngày 29 tháng 1 năm 2022, với pha kiến tạo quan trọng cho Pablo Sarabia giúp đội nhà lội ngược dòng đánh bại đối thủ cùng thành phố Benfica với tỷ số 2-1 trong trận chung kết Taça da Liga 2021-22. Vào ngày 16 tháng 5 năm 2022, Sporting đã kích hoạt điều khoản mua đứt Porro với giá 8,5 triệu euro (7,2 triệu bảng Anh), ký hợp đồng với anh ta theo hợp đồng ba năm cố định với điều khoản mua lại được báo cáo là 20 triệu euro (17,6 triệu bảng Anh). Sau một mùa giải giúp Sporting về nhì sau đối thủ Porto, ghi 5 bàn và kiến tạo 7 bàn, anh được bầu vào Đội hình tiêu biểu của năm lần thứ hai liên tiếp. Tottenham Hotspur Vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng, câu lạc bộ Tottenham Hotspur của Premier League đã thông báo việc ký hợp đồng với Porro dưới dạng cho mượn từ Sporting với nghĩa vụ mua đứt vào mùa hè. Porro có trận ra mắt Spurs vào ngày 11 tháng 2, đá chính trong trận thua 4-1 trước Leicester City. Màn trình diễn của anh đã bị chỉ trích bởi cựu huấn luyện viên của Spurs, Tim Sherwood, người đã mô tả Porro là "tệ đến mức khó tin." Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 18 tháng 3 năm 2023 trong trận hòa 3-3 trên sân khách trước Southampton. Sự nghiệp quốc tế Porro có trận ra mắt đội tuyển U21 Tây Ban Nha vào ngày 29 tháng 3 năm 2019, trong trận giao hữu với Romania, mà Tây Ban Nha đã giành chiến thắng 1-0. Vào tháng 3 năm 2021, Porro được triệu tập lần đầu tiên vào đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha cho vòng bảng vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Anh có trận ra mắt vào ngày 28 tháng 3 năm 2021 trong chiến thắng 2-1 trước Georgia. Porro được đưa vào danh sách đội tuyển Tây Ban Nha tham dự vòng chung kết UEFA Nations League 2021 tại Ý vào tháng 10, nhưng không được ra sân. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Danh hiệu Sporting CP Primeira Liga: 2020–21 Taça da Liga: 2020–21, 2021–22 Tây ban nha Á quân UEFA Nations League: 2020–21 Cá nhân Hậu vệ xuất sắc nhất tháng của Primeira Liga: tháng 11 năm 2020 , tháng 12 năm 2020, tháng 1 năm 2021, tháng 8 năm 2021 , tháng 9 năm 2021 Bàn thắng đẹp nhất tháng tại Primeira Liga: tháng 1 năm 2021 Đội hình Primeira Liga của năm: 2020–21, 2021–22 Chú thích Liên kết ngoài Profile at the Tottenham Hotspur F.C. website Sinh 1999 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá Manchester City F.C.
1,406
19831141
https://vi.wikipedia.org/wiki/Djed%20Spence
Djed Spence
Diop Tehuti Djed-Hotep Spence (sinh ngày 9 tháng 8 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh chơi ở vị trí hậu vệ phải cho câu lạc bộ Leeds United ở EFL Championship, theo dạng cho mượn từ câu lạc bộ Tottenham Hotspur ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Sự nghiệp câu lạc bộ Middlesbrough Spence ký hợp đồng với Middlesbrough vào ngày 1 tháng 7 năm 2018, sau khi từng gắn bó với học viện của Fulham. Anh có trận ra mắt cho Middlesbrough tại EFL Cup vào ngày 14 tháng 8 năm 2018, vào sân thay người trong trận đấu với Notts County tại Riverside Stadium. Spence ra mắt giải đấu cho Middlesbrough trong chiến thắng 1-0 trước Charlton Athletic vào ngày 7 tháng 12 năm 2019, và ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu trong chiến thắng 1-0 trước Huddersfield Town vào ngày 26 tháng 12 năm 2019. Vào ngày 11 tháng 1 năm 2020, Spence đã giành giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất tháng của EFL, sau khi có trận ra mắt giải đấu, bàn thắng đầu tiên và ba trận giữ sạch lưới. Nottingham Forest (cho mượn) Vào ngày 1 tháng 9 năm 2021, có thông báo rằng Spence sẽ tham gia Nottingham Forest theo dạng cho mượn trong phần còn lại của mùa giải. Anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho Forest trong chiến thắng 3-0 trước Birmingham City vào ngày 2 tháng 10. Spence đã gây ấn tượng trong các chiến thắng ở FA Cup trước các câu lạc bộ Premier League là Arsenal và Leicester City, ghi bàn thắng thứ tư trong chiến thắng 4-1 trước Leicester. Spence đã được trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất tháng của EFL Championship cho tháng 3 năm 2022 cũng như được đề cử cho giải Bàn thắng của tháng sau cú sút xa tầm xa của anh vào lưới Queens Park Rangers mà cuối cùng anh đã được trao giải. Sau khi cũng được đề cử cho giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải Championship, Spence đã có được hat-trick giải thưởng cho tháng 3 năm 2022 khi anh giành giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất tháng của EFL lần thứ hai trong sự nghiệp. Spence đã đóng vai trò quan trọng trong đội bóng giành chức vô địch của Nottingham Forest, và được góp mặt trong cả Đội hình tiêu biểu của EFL Championship và Đội hình tiêu biểu của PFA Championship. Tottenham Hotspur Vào ngày 19 tháng 7 năm 2022, Tottenham Hotspur đã thông báo về việc ký hợp đồng với Spence trong thời hạn 5 năm, với mức phí được báo cáo là 20 triệu bảng Anh. Anh có trận ra mắt cho Tottenham vào ngày 29 tháng 8, vào sân thay người ở phút cuối trong chiến thắng 2-0 trước Nottingham Forest. Rennes (cho mượn) Vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, Spence gia nhập câu lạc bộ Rennes của Ligue 1 theo dạng cho mượn đến hết mùa giải. Leeds United (cho mượn) Vào ngày 30 tháng 8 năm 2023, câu lạc bộ Leeds United ở EFL Championship đã thông báo về việc ký hợp đồng với Spence theo dạng cho mượn một mùa giải từ Tottenham Hotspur. Anh có trận ra mắt cho câu lạc bộ trong trận đấu EFL Championship gặp Sheffield Wednesday, vào sân thay người ở hiệp hai trong trận hòa 0-0. Vào ngày 18 tháng 9 năm 2023, Leeds United thông báo rằng Spence đã dính chấn thương trong buổi tập luyện và sẽ phải nghỉ thi đấu 8 tuần. Sự nghiệp quốc tế Vào tháng 3 năm 2022, Spence lần đầu tiên được triệu tập vào đội tuyển U21 Anh cho các trận đấu vòng loại Giải vô địch U21 châu Âu sắp tới gặp Andorra và Albania. Anh có trận ra mắt với tư cách là người thay thế trong chiến thắng 3-0 trên sân khách trước Albania vào ngày 29 tháng 3 năm 2022. Thống kê sự nghiệp Chú thích Liên kết ngoài Profile at the Tottenham Hotspur F.C. website Nhân vật còn sống Sinh 2000 Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Leeds United F.C. Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Nottingham Forest F.C. Cầu thủ bóng đá Middlesbrough F.C.
710
19831166
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Lak
Tiếng Lak
Tiếng Lak (лакку маз, lakːu maz) là một ngôn ngữ Đông Bắc Kavkaz hình thành nhóm riêng trong ngữ hệ này. Đây là ngôn ngữ của người Lak của cộng hòa tự trị Dagestan của Nga, nơi đây là một trong sáu ngôn ngữ tiêu chuẩn hóa. Tiếng Lak được nói bởi khoảng 157.000 người. Lịch sử Vào năm 1864, nhà dân tộc học và ngôn ngữ học người Nga P. K. Uslar đã viết: "Ngữ pháp tiếng Kazikumukh hoặc như tôi đã gọi tắt bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, ngữ pháp tiếng Lak, Lakku maz, tiếng Lak, đã được sẵn sàng". Tiếng Lak đã trải qua nhiều thế kỉ đã thông qua một lượng từ mượn từ tiếng Ả Rập, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ba Tư, và tiếng Nga. Kể từ khi Dagestan là một phần của Liên Xô và sau đó là Nga, phần lớn các từ mượn là đến từ tiếng Nga, đặc biệt là từ vựng chính trị và kỹ thuật. Có một đài báo chí và phát thanh bằng tiếng Lak Theo Hiến pháp Cộng hòa Dagestan vào năm 1994, tiếng Lak được đặt tên như là một ngôn ngữ nhà nước cùng với tiếng Nga với một số ngôn ngữ chính khác được nói tại Dagestan (khoảng 20 ngôn ngữ địa phương không được viết và không có địa vị chính thức). Tiếng Lak sử dụng như là một công cụ giảng dạy tại các trường tiểu học và được giảng dạy như là một môn học tại các trường trung học, dạy nghề và đại học. Có một báo chí bằng tiếng Lak, "Ilchi". Tiếng Lak tiêu chuẩn dựa trên phương ngữ tại thành phố Kumukh. Thành phố này không thể bị nhầm lẫn với dân tộc Kumyk, một dân tộc thuộc nhóm dân tộc Turk cũng có mặt ở Kavkaz. Tiếng Lak có các phương ngữ sau: Kumukh, Vitskhi, Arakul, Balkhar, Shadni, Shalib, Vikhli, Kuli, và Kaya. Ban đầu tiếng Lak theo từ vựng được cho là gần giống với tiếng Dargin và hai ngôn ngữ này thường được kết hợp trong một nhóm con Lak–Dargin của các ngôn ngữ Dagestan. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu hơn đã khiến các nhà ngôn ngữ học để kết luận rằng sự liên kết này là không đủ. Ngữ âm Phụ âm Các phụ âm này do Schulze đưa ra, nhưng không phải Titus. Phụ âm /ʡ/ do Titus đưa ra, nhưng không phải Schulze. Âm ở đây phiên âm là âm tắc thanh hầu được đặt tên khá mơ hồ là một "âm thanh quản thanh hầu" bởi cả hai nguồn. Theo Catford (1977) một số phương ngữ có /t͡p, d͡b, t͡pʼ/. Nguyên âm Năm nguyên âm được trình bày là /a, e, i, o, u/. Ba nguyên âm /i, a, u/ còn có thể yết hầu hóa dưới dạng /iˤ, aˤ, uˤ/, và cũng có các tha âm vị phía trước của [e, æ, œ]. Ngữ pháp Tiếng Lak là một trong vài ngôn ngữ Đông Kavkaz với sự thỏa thuận động từ cho ngôi. Nói chung, ngôn ngữ này chỉ phân biệt giữa những người tham gia hành động nói và những người tham gia không hành động lời nói. Nói cách khác, hình vị đánh dấu thỏa thuận ngôn thứ nhất và ngôi thứ hai là như nhau. Các đại từ tự do của tiếng Lak phân biệt được ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai Chữ viết Tiếng Lak được viết bằng chữ Ả Rập cho đến năm 1928. Sau đó viết bằng một bảng chữ cái Latinh trong mười năm, và kể từ năm 1938 nó được viết bằng chữ Kirin. Bảng chữ cái tiếng Lak bằng chữ Kirin ban đầu gồm 48 chữ cái, và sau đó là 54 chữ cái với các chữ đôi như "тт", "пп", "чч", "хьхь", v.v.: Bảng so sánh chữ viết Biên soạn theo, Tham khảo Liên kết ngoài Lak Grammar by Wolfgang Schulze Transliteration of Lak Lak House – Lak culture and society site Lak words
654
19831167
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%87n%20con%20m%C3%A8o%20d%E1%BA%A1y%20h%E1%BA%A3i%20%C3%A2u%20bay
Chuyện con mèo dạy hải âu bay
Chuyện con mèo dạy hải âu bay (tiếng Tây Ban Nha: Historia de una gaviota y del gato que le enseñó a volar) là kiệt tác dành cho thiếu nhi của nhà văn Chile nổi tiếng Luis Sepúlveda – tác giả của cuốn Lão già mê đọc truyện tình đã được dịch ra 60 thứ tiếng và bán được 18 triệu bản khắp thế giới. Chuyện con mèo dạy hải âu bay, xuất bản lần đầu năm 1996, cũng đã bán được 5 triệu bản khắp thế giới. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện ấm áp, trong sáng, dễ thương về loài vật mà còn chuyển tải thông điệp về trách nhiệm với môi trường, về sự sẻ chia và yêu thương cũng như ý nghĩa của những nỗ lực – “Chỉ những kẻ dám mới có thể bay”. Nội dung Cô hải âu Kengah bị nhấn chìm trong váng dầu – thứ chất thải nguy hiểm mà những con người xấu xa bí mật đổ ra đại dương. Với nỗ lực đầy tuyệt vọng, cô bay vào bến cảng Hamburg và rơi xuống ban công của con mèo mun, to đùng, mập ú Zorba. Trong phút cuối cuộc đời, cô sinh ra một quả trứng và con mèo mun hứa với cô sẽ thực hiện ba lời hứa chừng như không tưởng với loài mèo: không ăn quả trứng, chăm sóc cho tới khi nó nở, dạy cho con hải âu bay. Lời hứa của một con mèo cũng là trách nhiệm của toàn bộ mèo trên bến cảng, bởi vậy bè bạn của Zorba bao gồm ngài mèo Đại Tá đầy uy tín, mèo Secretario nhanh nhảu, mèo Einstein uyên bác, mèo Bốn Biển đầy kinh nghiệm đã chung sức giúp nó hoàn thành trách nhiệm. Tuy nhiên, việc chăm sóc, dạy dỗ một con hải âu đâu phải chuyện đùa, sẽ có hàng trăm rắc rối nảy sinh và cần có những kế hoạch đầy linh hoạt được bàn bạc kỹ càng. Xuất bản Câu chuyện về một con hải âu và con mèo dạy anh bay , có tít phụ là "Tiểu thuyết dành cho giới trẻ từ 8 đến 88 tuổi", được xuất bản vào tháng 10 năm 1996 bởi Tusquets Editores ở Barcelona, ​​​​Tây Ban Nha, trong tuyển tập Andanzas. Bìa và minh họa trong truyện được vẽ bởi Miles Hyman. Chuyển thể Tác phẩm được chuyển thể thành phim hoạt hình có tựa đề La gabbianella e il gatto và được biết đến bằng tiếng Tây Ban Nha là Chuyện về một cô hải âu (và về con mèo dạy cô ấy bay), bởi đạo diễn Enzo D' Alò, ra mắt năm 1998. Đây là bộ phim thành công nhất về mặt thương mại của đạo diễn Enzo D' Alò khi thu về hơn 12 tỷ lire, trở thành bộ phim nổi tiếng nhất của ông và là bộ phim hoạt hình Ý thành công nhất về mặt thương mại. Ngày 1 tháng 6 năm 2018, vở kịch chuyển thể từ tác phẩm do các nữ diễn viên người Chile María Izquierdo và Elvira López đạo diễn và đóng vai chính đã được công chiếu tại Santiago, Chile và được giới thiệu như một trong những tác phẩm của Lễ hội Santiago a Mil tại Nhà hát UC. Tham khảo
555
19831176
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20Th%E1%BB%8B%20M%E1%BB%B9%20Dung
Hà Thị Mỹ Dung
Hà Thị Mỹ Dung (sinh năm 1972) quê Hà Tĩnh, là một chính khách Việt Nam. Bà hiện là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam. Xuất thân và học vấn Hà Thị Mỹ Dung, sinh năm 1972 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Tại Tiên Điền, các dòng họ Nguyễn, họ Đặng, họ Hà, họ Trần là những dòng họ có nhiều người đỗ đạt. Những người nổi tiếng của họ Hà Tiên Điền có thể kể đến: Hà Văn Đại, Hà Văn Tấn, Hà Văn Mạo, Hà Văn Quyết... Bà là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2002, có bằng Tiến sĩ kinh tế và Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp Hà Thị Mỹ Dung là một trong số ít các cán bộ có mặt và trưởng thành tại Kiểm toán nhà nước ngay từ những ngày đầu thành lập (1994). Bà có 14 năm giữ vị trí lãnh đạo cấp vụ tại Kiểm toán Nhà nước. Trước khi được bổ nhiệm bà là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Tháng 4 năm 2021, bà được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Bà là nữ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đầu tiên của Kiểm toán Nhà nước. Tại Hội nghị của Kiểm toán Nhà nước vào tháng 8-2023, bà được Kiểm toán Nhà nước giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIV. Tham khảo Người Hà Tĩnh Sống tại Hà Nội Sinh năm 1972 Người còn sống
270
19831180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Harvey%20White
Harvey White
Harvey David White (sinh ngày 19 tháng 9 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Stevenage ở giải EFL League One. Harvey White sinh ra ở Maidstone, Kent và gia nhập Học viện Tottenham Hotspur khi còn trẻ. Sự nghiệp câu lạc bộ Tottenham Hotspur White có trận ra mắt cho Tottenham trong chiến thắng 4-0 tại Europa League trước Ludogorets Razgrad vào ngày 26 tháng 11 năm 2020, vào sân thay người ở phút thứ 82. Anh có trận ra mắt chính thức cho Tottenham vào ngày 10 tháng 1 năm 2021 trong trận đấu vòng 3 FA Cup gặp Marine ở giải đấu hạng 8, kết thúc với chiến thắng 5-0. White gia nhập câu lạc bộ Portsmouth ở giải League One vào ngày 18 tháng 1 năm 2021 theo hợp đồng cho mượn đến hết mùa giải 2020–21. Bàn thắng đầu tiên của anh trong bóng đá chuyên nghiệp đến trong chiến thắng 1-0 trên sân khách trước Oxford United vào ngày 23 tháng 2 năm 2021. White trở lại đội U21 Tottenham sau khi kết thúc thời hạn cho mượn và được HLV trưởng Antonio Conte triệu tập lên đội một trong kỳ nghỉ World Cup FIFA 2022. Anh đã chơi trong các trận giao hữu gặp OGC Nice và Motherwell và được Conte khen ngợi là "cực kỳ thông minh" sau trận đấu với Nice. White có trận ra mắt Premier League cho Tottenham trước Crystal Palace vào ngày 4 tháng 1 năm 2023, vào sân thay người ở phút thứ 86 trong chiến thắng 4-0. Anh gia nhập câu lạc bộ Derby County ở giải League One theo hợp đồng cho mượn vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, cho đến hết mùa giải 2022–23, ra sân 15 trận trong thời gian cho mượn, trong đó 5 trận đá chính. Stevenage White ký hợp đồng với câu lạc bộ Stevenage ở giải League One vào tháng 9 năm 2023 với mức phí không được tiết lộ. Sự nghiệp quốc tế Vào tháng 5 năm 2019, White có trận ra mắt đội U18 Anh trong trận thua sau loạt sút luân lưu sau khi hòa 1-1 trong hiệp phụ với Tây Ban Nha. Thống kê sự nghiệp Danh hiệu Portsmouth Á quân EFL Trophy: 2019–20 Chú thích Liên kết ngoài Sinh 2001 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Portsmouth F.C.
408
19831192
https://vi.wikipedia.org/wiki/Horikoshi%20K%C5%8Dhei
Horikoshi Kōhei
là một mangaka người Nhật Bản, trở nên nổi tiếng với bộ manga Học viện siêu anh hùng. Tiểu sử Học vấn Kohei Korikoshi sinh ngày 20 tháng 11 năm 1986 tại tỉnh Aichi, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trường trung học phổ thông Toho, Horikoshi đã nhập học vào khoa Thiết kế của Đại học Nghệ thuật Nagoya. Khi còn đi học, anh đã giành được Giải thưởng Danh dự Tezuka lần thứ 72 (nửa cuối năm 2006) cho truyện ngắn Nukegara. Anh từng là trợ lý của Yasuki Tanaka, tác giả của bộ truyện tranh Summer Time Rendering, Hitomi no Catoblepas và Kagijin. Tác phẩm Trước khi tốt nghiệp, Horikoshi đã debut bằng việc xuất bản truyện ngắn Tenko trong Akamaru Jump 2007 SUMMER'' (Shueisha). Tiếp theo đó one-shot "My Hero'' đã được xuất bản trong "Akamaru Jump'' WINTER 2008. Weekly Shonen Jump đã xuất bản one-shot Omagatoki Zoo trong số thứ hai năm 2010. Aimagaktoki Zoo được chuyển thành series dài kỳ trên Weekly Shonen Jump từ số 32 năm 2010 đến số 19 năm 2011. One-shot "Space Boy Bulge" được xuất bản trong Shonen Jump NEXT! SUMMER 2011. Dựa trên one-shot này, Senshi no Bulge được đăng dài kỳ trên tạp WSJ từ số 25 năm 2012 . Do Senshi no Bulge kết thúc trong thời gian ngắn nên Horikoshi trở nên suy sụp tinh thần, không thể nghĩ ra ý tưởng mới, thậm chí còn nghĩ rằng mình không thể vẽ manga được nữa. Tuy nhiên, Horikoshi đã tìm ra lối thoát với My Hero, tác phẩm nổi bật nhất trong các one-shot trước đây, và bắt đầu đăng dài kỳ Học viện siêu anh hùng trên Weekly Shonen Jump số 32 (2014) và là tác phẩm thú vị nhất của anh. Năm 2019, Horikoshi giành được Giải thưởng Harvey cho Manga hay nhất với "Học viện siêu anh hùng". Đời tư Khi tác phẩm đầu tay Tenko được xuất bản, ấn tượng đầu tiên của phóng viên phụ trách báo cáo về anh ấy là: "Khi tôi gặp Horikoshi tại bữa tiệc giải thưởng Tezuka, tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy anh ấy cực kỳ vui tính, không giống như những người khác". Horikoshi thừa nhận anh ấy rất dễ xúc động. Horikoshi cực kỳ hâm mộ truyện tranh siêu anh hùng của Mỹ sau khi xem bộ phim Spider-Man (2002). Anh ấy rất thích các siêu anh hùng, góc làm việc của anh ấy được trang trí bằng rất nhiều figure siêu anh hùng như Người Nhện và Người Dơi. Ngoài ra, Horikoshi cũng là fan của thể loại shounen manga. Tác phẩm yêu thích của anh ấy là Nhóc Maruko, Dragon Ball, One Piece, Naruto, Akira, Tekkonkinkreet, Boys on the Run. Về hội họa, Horikoshi cho rằng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Yuyuki Nagata và cực kỳ hâm mộ mangaka Hideki Arai. Chú thích Sinh năm 1986 Họa sĩ truyện tranh Nhân vật còn sống Học viện siêu anh hùng
487
19831198
https://vi.wikipedia.org/wiki/Abhayamudra
Abhayamudra
Abhayamudrā hay Ấn vô úy là một thủ ấn trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác tại Ấn Độ; mang ý nghĩa "không sợ hãi", ấn vô úy là biểu tượng thiêng liêng đại diện cho các sức mạnh thần thánh giúp xua tan nỗi sợ hãi, mang lại sự bảo vệ và hạnh phúc. Để bắt ấn này, tay phải cần phải giữ thẳng, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài. Đây là một trong những thủ ấn sớm nhất được tìm thấy trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo và Sikh giáo. Vị thần Hindu Nataraja được miêu tả với hình tượng tay phải giữ ấn vô úy, ban tặng sự bảo vệ khỏi cái ác và sự thiếu hiểu biết cho những người tuân theo lẽ phải của pháp (dharma). Ấn vô úy có lẽ đã được sử dụng trước khi Phật giáo xuất hiện, với ý nghĩa là một biểu tượng của sự thân thiện khi đến gần người xa lạ. Trong nghệ thuật Gandhāra, nó có mặt để thể hiện hành động thuyết giáo. Thủ ấn này đã được Phật Gautama sử dụng để khuất phục một con voi đang say rượu khi bị nó tấn công do âm mưu của Devadatta (có nguồn nói là Ajātasattu), đã được thể hiện trong một số bích họa và kinh điển. Trong Phật giáo Nguyên thủy, ấn vô úy thường được thực hiện với tay phải giơ cao ngang vai, cánh tay cong, lòng bàn tay hướng ra ngoài với các ngón tay dựng thẳng khép lại với nhau, tay trái được buông thõng khi đứng. Tại Thái Lan và Lào, thủ ấn này gắn liền với tượng Phật bước đi (, một kiểu điêu khắc tượng Phật đặc sắc tại Thái Lan). Trong Phật giáo Đại thừa, các vị Phật và Bồ tát thường kết hợp ấn vô úy với một ấn khác ở tay còn lại. Tham khảo Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Thủ ấn Biểu tượng Phật giáo
333
19831201
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wolfoo%20v%C3%A0%20h%C3%B2n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20k%E1%BB%B3%20b%C3%AD
Wolfoo và hòn đảo kỳ bí
Wolfoo và hòn đảo kỳ bí là một bộ phim hoạt hình điện ảnh năm 2023 của Việt Nam được dựa trên sê-ri hoạt hình Wolfoo được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014. Bộ phim kéo dài khoảng 100 phút do Sconnect đầu tư và sản xuất. Phim do Phan Thị Thơ làm đạo diễn với sự tham gia sản xuất của Lê Duy Khang, Đinh Sỹ Hiếu, Kiều Hùng Cương, Trương Ngọc Linh, Nguyễn Mai Phương, Trịnh Zy San, Trương Hoàng Nhung, Ninh Thị Thúy Phượng, Lê Minh Hoàng, Lê Chí Nguyên, Vũ Minh Hiếu, Nguyễn Trà Giang, Vũ Tiến Đạt, Nguyễn Thị Hảo, Ngô Thế Mạnh, Lê Thanh Dũng của các diễn viên lồng tiếng như Sony Minh Hiếu, Đạt Phi, Như Ý... Bộ phim được khởi chiếu chính thức tại Việt Nam vào ngày 13 tháng 10 năm 2023 dành cho mọi lứa tuổi. Đây được xem là bộ phim hoạt hình thương mại đầu tiên của Việt Nam. Sơ lược Bộ phim xoay quanh câu chuyện của chú sói nhỏ 8 tuổi có tên Wolfoo – có tính cách vui vẻ, tốt bụng và thích được khám phá. Bên cạnh cậu là cô em gái 6 tuổi tên Lucy với tính cách tinh nghịch và hay làm nũng anh trai của mình. Bối cảnh phim được đặt khi cả hai anh em bị đưa vào một chiếc dây chuyền và đến Linh Giới – một vùng đất diệu kỳ. Khi bị dịch chuyển đến vùng đất mới, hai anh em đã bị tách lạc ra. Chính vì điều này, Wolfoo đã quyết định đi tìm em gái 6 tuổi của mình. Tuy nhiên, trên đường đi tìm em gái, chú sói nhỏ Wolfoo đã vướng cầu cuộc chiến của binh đoàn quỷ dữ do Chú quỷ Bane cai trị đảo Thần Bí đứng đầu. Nhân vật Wolfoo (8 tuổi): Chú sói nhỏ; sở hữu tính cách vui vẻ, tốt bụng và thích khám phá. Lucy (6 tuổi): Là em gái của Wolfoo thường xuyên làm nũng anh trai và yêu anh trai hết mực. Võ sư Bono: Người canh giữ dây chuyền màu nhiệm, khi chiếc dây chuyền bị lấy thì con trai ông là Bobo cũng đã mất tích. Ông là một người cọc cằn, bê tha, mê rượu nhưng rất trọng tình cảm. Công chúa tiên tộc Ali: Cùng Bono, cô nàng đảm nhận bảo vệ dây chuyền màu nhiệm. Cô bé hoạt bát nhưng lại rất tự ti. Hox: Nhân vật phản diện có tính hiếu thắng và lòng tự trọng cao. Chúa quỷ Bane: Nhân vật sẵn sàng giẫm đạp lên người khác để đạt được mục đích của mình. Bộ phim có sự tham gia lồng tiếng của Đạt Phi Media. Sản xuất Vào năm 2014, nhân vật Wolfoo chính thức được ra mắt tại Việt Nam với những tập phim ngắn phát trên nền tảng YouTube. Sau hơn 9 năm phát triển, sê-ri đã thu hút khoảng 4,5 tỷ lượt xem hàng tháng với 3 nút kim cương và hàng trăm nút vàng, nút bạc của YouTube. Sau đó, tác phẩm cũng đã được dịch thuật sang nhiều thứ tiếng trên thế giới như: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Indonesia, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, tiếng Hindi... Nguyên tác gốc của bộ phim cũng từng nhiều lần trở thành 1 trong 50 kênh YouTube có nhiều lượt xem nhất tại Hoa Kỳ. Theo chia sẻ của ê-kíp sản xuất, lý do có phiên bản điện ảnh sau phiên bản ngắn là do mong muốn khán giả của mình có thể xem phim tại rạp thay vì chỉ thông qua màn hình tivi hay ở điện thoại. Bộ phim do đạo diễn Phan Thị Thơ đảm nhận. Bộ phim đã mất khoảng 12 tháng để hoàn tất mọi công đoạn. Theo chia sẻ của nhà sản xuất, "Sẽ rất tuyệt nếu những đứa trẻ được hòa mình vào nhân vật trong phim, được cùng Wolfoo buồn, vui, đi khám phá... trải qua nhiều cung bậc cảm xúc để từ đó có thể nuôi dưỡng những tâm hồn đầy màu sắc, mới mẻ và giàu tình cảm". Đón nhận Đánh giá Theo nhà báo Thiên Di trên tờ VietNamNet, bộ phim đã thành công trong việc đưa vào 2 trong 12 yếu tố phát triển nhân cách và kỹ năng cho trẻ em lần lượt là Can đảm và Sáng tạo. Diễn hoạt của bộ phim được đầu tư kỹ lương, tự nhiên giữa nhân vật và môi trường. Nhà báo Thiên Di cũng ca ngợi phim đã ghi điểm nhờ vào kịch bản, diễn hoạt và hậu kỳ. Doanh số Sau 7 ngày kể từ khi công chiếu, bộ phim Wolfoo và hòn đảo kỳ bí đã trở thành 1 trong 3 bộ phim có doanh thu phòng vé cao nhất Việt Nam sau Đất rừng phương Nam và Quỷ ám: Tín đồ với 2 tỷ đồng, hơn 800 suất chiếu và gần 15.000 vé bán ra. Phát hành Bộ phim được khởi chiếu tại tất cả các rạp tại Việt Nam từ ngày 13 tháng 10 năm 2023 dành cho mọi lứa tuổi. Đây được xem là bộ phim hoạt hình điện ảnh đầu tiên phát hành với mục đích thương mại của Việt Nam. Tham khảo Phim Việt Nam Phim năm 2023 Phim hoạt hình Việt Nam Phim về gia đình Phim giả tưởng
901
19831205
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20cai%20tr%E1%BB%8B%20x%E1%BB%A9%20Parma
Danh sách nhà cai trị xứ Parma
Công tước Parma và Piacenza (tiếng Ý: duca di Parma e Piacenza; tiếng Anh: Duke of Parma and Piacenza; ) là người cai trị Công quốc Parma và Piacenza, một quốc gia lịch sử ở miền Bắc của Bán đảo Ý, tồn tại từ năm 1545 đến 1802 và một lần nữa từ năm 1814 đến năm 1859. Công tước xứ Parma cũng là Công tước xứ Piacenza, ngoại trừ những năm đầu cai trị của Ottavio Farnese (1549–1556), và thời kỳ diễn ra các cuộc chiến tranh Napoléon, khi cả hai được tách ra thành những chức vụ riêng biệt do hai cá nhân khác nhau nắm giữ. Công tước xứ Parma cũng thường giữ danh hiệu Công tước xứ Guastalla từ năm 1746 (khi Francis I, Hoàng đế La Mã Thần thánh chiếm đóng Công quốc Guastalla sau khi Công tước xứ Gonzaga cuối cùng qua đời không con) cho đến năm 1847 (khi lãnh thổ được nhượng lại cho Công quốc Modena), ngoại trừ dưới thời Hoàng đế Napoléon I, khi em gái của Napoléon là Pauline Bonaparte trong thời gian ngắn được phong làm Nữ công tước xứ Guastalla và Varella. Công tước cuối cùng là Robert I, bị lật đổ và mất quyền lực trong một cuộc cách mạng sau chiến thắng của Pháp và Sardinia trước Đế quốc Áo. Lãnh thổ của nó được sáp nhập vào Sardinia vào năm 1860. Năm 1814, sau khi Hoàng đế Napoleon I thoái vị, con trai của ông là Hoàng tử Napoleon đã được nhận tước phong Công tử xứ Parma và trở thành người thừa kế của mẹ ông là Maria Ludovica của Áo, nhưng Đại hội Viên đã bác bỏ quyền thừa kế này, chỉ cho phép mẹ ông trở thành Nữ công tước xứ Parma và giữ tước vị này cho đến khi qua đời thì quyền công tước sẽ được trả lại cho Nhà Bourbon-Parma. Công tước xứ Parma và Piacenza (1545-1731) Nhà Farnese 1545–1731 Nhà Bourbon Tây Ban Nha (1731–1735) Nhà Habsburg (1735–1748) Nhà Bourbon-Parma (1748–1802) Công tước Pháp xứ Parma (1808-1814) Nhà Habsburg-Lorraine (1814–1847) Nhà Bourbon-Parma (1847–1859) Tham khảo Công tước xứ Parma Công quốc Ý Danh sách công tước
355
19831215
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%89ric%20Vuillard
Éric Vuillard
Éric Vuillard (sinh ngày 4 tháng 5 năm 1968) là nhà văn và nhà làm phim người Pháp. Ông sinh ra tại Lyon và hiện sống tại Rennes, Pháp. Sách của ông đạt nhiều giải thưởng, trong đó có giải danh giá nhất của văn học Pháp là giải Goncourt. Tác phẩm Truyện và tiểu thuyết Le chasseur (1999) Bois vert (2002) Tohu (2005) Conquistadors (2009) La bataille d'Occident (2012) Congo (2012) Tristesse de la terre: une histoire de Buffalo Bill Cody (2014) 14 juillet (2016) L'ordre du jour (Chương trình nghị sự, 2017) La guerre des pauvres (2019) Une sortie honorable (2021) Phim La vie nouvelle (biên kịch, 2003) Mateo Falcone (biên kịch, đạo diễn, 2008) Giải thưởng Khuyến khích đặc biệt của hội đồng giám khảo Grand prix littéraire du Web 2009 (Conquistadors) Prix Franz Hessel 2012 (Congo) Prix Valery-Larbaud 2013 (Congo) Lọt vào chung khảo giải Femina 2014 (Tristesse de la terre) Prix Joseph-Kessel 2015 (Tristesse de la terre) Prix Alexandre-Vialatte 2017 Giải Goncourt 2017 (L’Ordre du Jour) Lọt vào chung khảo Albertine Prize 2019 (L’Ordre du Jour) Lọt vào chung khảo giải Booker Quốc tế 2021 (La guerre des pauvres, bản dịch The War of the Poor của Mark Polizzotti) Tham khảo Nhân vật còn sống Sinh năm 1968 Tiểu thuyết gia Pháp Nhà văn Pháp Nhà biên kịch phim Pháp
205
19831222
https://vi.wikipedia.org/wiki/Clinton%20D.%20Burdick
Clinton D. Burdick
Clinton DeWitt Burdick (26 tháng 7 năm 1924 – 17 tháng 2 năm 2013) là một phi công người Mỹ thuộc Liên đoàn Chiến đấu số 356 trong Thế chiến II. Ông là con trai của phi công Howard Burdick, người được công nhận với 8 chiến công trên không. Đầu đời Burdick sinh ngày 26 tháng 7 năm 1924 tại Brooklyn. Binh nghiệp Ông chịu ảnh hưởng từ cha mình nên đăng ký vào Chương trình Học viên Sĩ quan Hàng không của Không lực Lục quân Hoa Kỳ, ông tham gia vào ngày 21 tháng 10 năm 1942. Ông được huấn luyện cơ bản ở Fort Worth, Texas, tại đây ông điều khiển chiếc BT-13 và tiếp tục huấn luyện nâng cao, ông được huấn luyện trên chiếc AT-6. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1944, Burdick được sắc phong hàm thiếu úy và được trao phù hiệu phi công tại Căn cứ Không quân Foster ở Texas. Sau khi tốt nghiệp, ông theo học trường bắn pháo trên không trên đảo Matagorda, tại đây ông điều khiển chiếc P-40 Warhawk. Thế chiến II Vào tháng 9 năm 1944, ông được phân công vào Phi đoàn Chiến đấu số 361, Liên đoàn Chiến đấu số 356 tại Không quân Hoàng gia Martlesham Heath ở Anh, ông thực hiện các nhiệm vụ tại chiến trường châu Âu trong Thế chiến II. Khi điều khiển chiếc P-47 Thunderbolts, Burdick thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên vào ngày 6 tháng 11 năm 1944, và trong cùng tháng này, Liên đoàn Chiến đấu số 356 đổi thành chiếc P-51 Mustang. Khi điều khiển chiếc P-51, ông lập chiến công trên không đầu tiên vào ngày 5 tháng 12, khi bắn hạ một chiếc Focke-Wulf Fw 190 và làm hư hại một chiếc Fw 190 khác ở phía đông bắc Berlin. Vào ngày 14 tháng 1 năm 1945, những chiếc P-51 của Liên đoàn số 356 đụng độ với 15 đến 20 chiếc Fw 190, phía tây nam Hồ Dümmer. Trong trận không chiến, Burdick đã bắn hạ hai chiếc Fw 190 và làm hư hại hai chiếc máy bay khác. Burdick trở thành phi công ách vào ngày 20 tháng 2, khi ông bắn hạ ba chiếc Fi 156 (trong đó một chiếc là chiến công chung) trên bầu trời Bayreuth, đây cũng là chiến công cuối cùng của ông trong chiến tranh. Điều này khiến Burdick và Howard trở thành cặp cha con duy nhất được trao huy hiệu phi công ách. Burdick thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng vào ngày 20 tháng 2. Trong Thế chiến II, Burdick được công nhận là đã bắn phá hủy 5,5 máy bay quân địch trong trận không chiến cộng với 3 chiếc bị hư hại, 1 chiếc bị phá hủy chung và 1 chiếc bị phá hủy trên mặt đất, khi thực hiện 53 nhiệm vụ chiến đấu trong chiến tranh. Trong lúc ở Liên đoàn số 356, ông điều khiển chiếc P-51D mang tên "DoDo". Burdick là một trong năm phi công ách duy nhất trong Liên đoàn số 356. Đời tư Burdick và vợ Connie có một con trai và một vài người cháu. Sau khi Thế chiến II kết thúc, Burdick giải ngũ năm 1946. Ông theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ông tốt nghiệp với bằng Cử nhân kỹ thuật hàng không năm 1950. Năm 1952, ông tốt nghiệp từ MIT với bằng Thạc sĩ về kỹ thuật hàng không. Ở tuổi 25, cha mẹ Burdick ly hôn và cha ông chuyển đến California rồi tái hôn. Năm 1963, ông chuyển đến cư trú ở Los Angeles và cuối cùng hai cha con hòa thuận với nhau. Burdick làm việc trong ngành hàng không và công nghiệp điện tử cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1989. Ông qua đời vào ngày 17 tháng 2 năm 2013, ở tuổi 88. Thành tích Tất cả thông tin về máy bay quân địch bị hư hại và phá hủy từ Stars and Bars. Huy chương Huy chương bao gồm:   Huy chương Đơn vị Tổng thống Huy chương vàng Quốc hội (2015) Chú thích Phi công Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai Sĩ quan Không lực Lục quân Hoa Kỳ Cựu sinh viên Viện Công nghệ Massachusetts
703
19831230
https://vi.wikipedia.org/wiki/Homo%20Deus%3A%20L%C6%B0%E1%BB%A3c%20s%E1%BB%AD%20t%C6%B0%C6%A1ng%20lai
Homo Deus: Lược sử tương lai
Homo Deus: Lược sử tương lai (tiếng Do Thái: ההיסטוריה של המחר, tiếng Anh: Homo Deus: A Brief History of Tomorrow) là một cuốn sách được viết bởi tác giả người Israel Yuval Noah Harari, giáo sư tại Đại học Do Thái ở Jerusalem. Cuốn sách được xuất bản lần đầu bằng tiếng Do Thái vào năm 2015 bởi Nhà xuất bản Dvir; được dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2016 và tại Mỹ vào tháng 2 năm 2017. Tương tự cuốn sách trước đó, Sapiens: Lược sử loài người, Harari kể lại tiến trình lịch sử loài người thông qua mô tả các sự kiện và trải nghiệm của cá nhân con người, cùng với các vấn đề đạo đức liên quan đến cuộc khảo sát lịch sử của ông. Tuy nhiên, Homo Deus (từ tiếng Latin "Homo" có nghĩa là con người và "Deus" có nghĩa là Chúa) đề cập nhiều hơn đến những khả năng mà con người có được (Homo sapiens) trong suốt quá trình tồn tại và quá trình tiến hóa với tư cách là loài thống trị trên thế giới. Cuốn sách mô tả những khả năng và thành tựu hiện tại của nhân loại cũng như nỗ lực vẽ nên một bức tranh về tương lai. Nhiều vấn đề triết học được thảo luận như chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa xuyên nhân loại, và cái chết. Tóm tắt Cuốn sách đặt ra mục tiêu xem xét các khả năng về tương lai của Homo sapiens. Tác giả đặt tiền đề rằng trong thế kỷ 21, nhân loại có thể sẽ thực hiện một nỗ lực đáng kể để đạt được hạnh phúc, sự bất tử và sức mạnh giống như Chúa. Xuyên suốt cuốn sách, Harari công khai suy đoán nhiều cách khác nhau để tham vọng này có thể được thực hiện trong tương lai dựa trên quá khứ và hiện tại. Phần 1: Homo sapiens chinh phục thế giới Phần đầu tiên của cuốn sách khám phá mối quan hệ giữa con người và các loài động vật khác, điều gì đã dẫn đến sự thống trị của loài trước đối với loài sau. Phần 2: Homo sapiens mang lại ý nghĩa cho thế giới Kể từ cuộc cách mạng ngôn ngữ khoảng 70.000 năm trước, con người đã sống trong một "thực thể liên chủ quan", chẳng hạn như các quốc gia, biên giới, tôn giáo, tiền bạc và công ty, tất cả đều được tạo ra để cho phép hợp tác linh hoạt, quy mô lớn giữa các cá nhân khác nhau. Con người bị tách biệt khỏi các loài động vật khác bởi khả năng tin vào những cấu trúc liên chủ thể này, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí con người và được tiếp thêm sức mạnh thông qua niềm tin tập thể. Khả năng to lớn của con người trong việc mang lại ý nghĩa cho hành động và suy nghĩ của mình là điều đã mang lại nhiều thành tựu cho loài người. Harari cho rằng chủ nghĩa nhân văn là một hình thức tôn giáo tôn thờ loài người thay vì thần thánh. Nó đặt loài người và những ham muốn của nó lên hàng đầu trên thế giới, trong đó con người được coi là sinh vật thống trị. Những người theo chủ nghĩa nhân văn tin rằng đạo đức và giá trị bắt nguồn từ bên trong mỗi cá nhân, chứ không phải từ nguồn bên ngoài. Trong thế kỷ 21, Harari tin rằng chủ nghĩa nhân văn có thể thúc đẩy con người tìm kiếm sự bất tử, hạnh phúc và quyền lực. Phần 3: Homo sapiens mất kiểm soát Sự phát triển công nghệ đã đe dọa khả năng liên tục của con người trong việc mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của họ; Harari gợi ý khả năng thay thế loài người bằng siêu nhân, hay "homo deus" (người thần thánh) được ban tặng những khả năng như cuộc sống vĩnh cửu . Chương cuối gợi ý khả năng con người là thuật toán và do đó, Homo sapiens có thể không chiếm ưu thế trong một vũ trụ nơi dữ liệu lớn trở thành mô hình. Khi con người hấp thụ nhiều dữ liệu hơn, họ sẽ sử dụng nhiều thuật toán hơn và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn, điều này mang lại cho con người những cảm xúc sâu sắc hơn và khả năng trí tuệ vượt trội. Tuy nhiên, dữ liệu ngày càng tăng nhanh chóng cuối cùng có thể tiêu thụ con người theo nghĩa là không còn gì ban đầu tạo nên con người chúng ta và khiến con người trở nên lỗi thời. Cuốn sách kết thúc bằng câu hỏi sau dành cho người đọc: "Điều gì sẽ xảy ra với xã hội, chính trị và đời sống hằng ngày khi các thuật toán phi ý thức nhưng trí tuệ cao biết ta rõ hơn ta biết chính mình?" Giải thưởng và vinh danh Tạp chí Time đã liệt kê Homo Deus là một trong10 cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2017. Wellcome đưa Homo Deus vào danh sách sơ khảo cho Giải thưởng Sách năm 2017 của họ. Đón nhận Homo Deus đã được điểm sách và thảo luận trên The New York Times, The Guardian, The Economist, The New Yorker, NPR, Financial Times, và Times Higher Education.   Trang web tổng hợp đánh giá Book Marks báo cáo rằng 43% nhà phê bình dành cho cuốn sách một bài đánh giá "tuyệt vời", trong khi những nhà phê bình còn lại bày tỏ ấn tượng "tích cực" (29%) hoặc "hỗn hợp" (29%), dựa trên trên một mẫu gồm bảy đánh giá. Bài hát "Homo Deus" của Steve Aoki trong album Neon Future IV được đặt theo tên cuốn sách và có phần tường thuật của Harari về cuốn sách nói. Tham khảo
1,008
19831232
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20Kingfisher
Chiến dịch Kingfisher
Chiến dịch Kingfisher là một chiến dịch quân sự của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (TQLC) trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch diễn ra ở phía tây của "Quảng trường Leatherneck", gần Căn cứ Cồn Tiên, và kéo dài từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 31 tháng 10 năm 1967. Bối cảnh Sau khi kết thúc Chiến dịch Buffalo và Chiến dịch Hickory II, Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến 3 (III MAF) phát động Chiến dịch Kingfisher trên cùng khu vực với cùng mục tiêu với các chiến dịch trước, đó là ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) vào phía đông tỉnh Quảng Trị. Diễn biến 16–27 tháng 7 Giai đoạn này chỉ có một vài tiếp xúc nhỏ với QĐNDVN. 28–30 tháng 7 Tiểu đoàn TQLC 2/9, với sự hỗ trợ của một trung đội gồm 5 chiếc M-48, 3 chiếc M50 Ontos và 3 chiếc LVTE, di chuyển về phía bắc dọc theo Tỉnh lộ 606 để thực hiện một cuộc tấn công phá hoại vào Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (DMZ). Đơn vị không liên lạc được với QĐNDVN và thiết lập lực lượng phòng thủ ban đêm ở vị trí gần sông Bến Hải. Sáng hôm sau, khi lực lượng đang quay về theo lộ trình cũ thì một quả mìn được kích nổ làm 5 lính thủy đánh bộ bị thương. Khi tiếp tục đi sâu hơn, quả mìn thứ hai được kích nổ. QĐNDVN sau đó phát động nổ súng bằng vũ khí nhỏ và súng cối, và tấn công các xe bọc thép bằng tên lửa RPG-2. QĐNDVN cố gắng chia nhỏ và đấu súng với tiểu đoàn, và đồng thời chặn tiếp viện trên không. Đoàn xe sau đó rút lui. Chỉ đến khi bom napalm được triển khai, đoàn xe của TQLC mới hoàn toàn thoát khỏi khu vực. Các đại đội TQLC bị cô lập thiết lập các vị trí phòng thủ ban đêm và cuối cùng được Tiểu đoàn TQLC 3/4 giải vây vào sáng ngày 30 tháng 7. TQLC có 23 người chết và 251 người bị thương, trong khi TQLC thống kê được QĐNDVN có 32 người chết và 175 người khác được cho là đã thiệt mạng. 4–14 tháng 9 Sáng ngày 4 tháng 9, Tiểu đoàn 3/4 giao chiến với lực lượng QĐNDVN cách Cồn Thiên 1,5 km về phía nam, kẹp quân miền Bắc giữa hai Đại đội TQLC. TQLC tuyên bố rằng QĐNDVN có 38 người chết và 1 người bị bắt, trong khi TQLC có 6 người chết và 47 người bị thương. Ngày 7 tháng 9, Đơn vị 26/3, với sự hỗ trợ của M-48, đã chạm trán với lực lượng Bắc Việt cách Cồn Thiên 4,8 km về phía nam. QĐNDVN được cho là có 51 người thiệt mạng, trong khi TQLC có 14 người chết. Tối ngày 10 tháng 9, Đơn vị 3/26 giao chiến với Trung đoàn 812 của QĐNDVN cách Cồn Thiên 6 km về phía Tây Nam. Một số binh sĩ cộng sản tấn công được cho là đã đội mũ bảo hiểm USMC và mặc áo khoác chống đạn, và họ được hỗ trợ tốt bởi súng cối và tên lửa 140mm. Một khẩu RPG đã tiêu diệt một chiếc xe tăng phun lửa M67, nhưng QĐNDVN không thể xuyên thủng phòng tuyến của TQLC và pháo binh Hoa Kỳ bao quanh TQLC buộc quân miền Bắc phải rút lui trước 20:30. Sáng hôm sau, TQLC tuyên bố rằng 140 thi thể của QĐNDVN được tìm thấy xung quanh phòng tuyến của Hoa Kỳ, trong khi họ có 34 người chết và 192 người bị thương. Sáng ngày 13 tháng 9, một Đại đội QĐNDVN tấn công khu vực đông bắc căn cứ Cồn Thiên, nhưng không thể chọc thủng được căn cứ và lại chịu hỏa lực pháo binh và vũ khí nhỏ của TQLC nên buộc phải rút lui. 21 tháng 9 Ngày 21 tháng 9, các Đại đội TQLC E, F & G, 2/4 tiến hành một cuộc càn quét lớn về phía đông Cồn Thiên ngay dưới Đường Dấu. Khi các đơn vị tiến qua hàng rào, các đại đội phải hứng chịu hỏa lực của lính bắn tỉa, súng cối và sau đó là pháo hạng nặng. Đại đội sau đó đã rơi thẳng vào một cuộc phục kích theo kiểu chong chóng. Các cuộc giao tranh cận chiến tiếp diễn cả ngày, kết thúc khi màn đêm buông xuống. TQLC có 16 người chết và 118 người bị thương, trong khi tuyên bố QĐNDVN ước tính có 39 người chết. Khi trận chiến kết thúc, TQLC để lại 15 người chết trên chiến trường, và vào ngày 10 tháng 10, TQLC quay trở lại để đưa các xác chết về. LCPL Jedh Colby Barker được truy tặng Huân chương Danh dự vì hành động của anh ta trong trận chiến này. TQLC không thể tìm thấy thi thể ở địa điểm này trong ba tuần. 14 tháng 10 Lúc 01:25 ngày 14 tháng 10, pháo binh của QLVNCH đánh vào vị trí của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn TQLC số 4 xung quanh Cầu Washout, giữa cứ điểm Charlie 2 (C-2) và Căn cứ Chiến đấu Cồn Thiên. Một LP ban đêm đưa tin rằng một đơn vị lớn của QLVNCH (2 đại đội) đang di chuyển qua vị trí của họ về phía cây cầu. Lính bắn tỉa của TQLC sử dụng Starlight Scopes nhìn thấy quân miền Bắc đang tập trung chuẩn bị tấn công ở vị trí của Đại đội H. Xe tăng của TQLC nổ súng trước với đạn tổ ong, súng máy buộc QĐNDVN tấn công sớm hơn. QĐNDVN không xuyên thủng được phòng tuyến của công ty và rút lui. Lúc 02:30, QĐNDVN phát động tấn công Đại đội G, mở đầu bằng việc phá hủy 2 vị trí súng máy bằng RPG. Quân cộng sản xuyên qua vòng vây và tràn vào sở chỉ huy Đại đội (CP), giết chết Đại đội trưởng Đại úy Jack W. Phillips, người quan sát tiền phương và 3 trung đội trưởng; những thiếu úy trẻ này vừa mới đến chiến trường. Đại úy James W McCarter được lệnh nắm quyền chỉ huy Đại đội, nhưng anh ta đã bị hỏa lực của QĐNDVN giết chết trước khi đến được Bộ chỉ huy. Đại đội F được lệnh hỗ trợ Đại đội G càn quét khu vực và đánh đuổi quân Bắc Việt ra ngoài. TQLC có sự hỗ trợ của trực thăng AC-47 Spooky. Cuối cùng QĐNDVN buộc phải rút lui lúc 04:30. TQLC có 21 người chết và 23 người bị thương. SGT Paul H. Foster được truy tặng Huân chương Danh dự vì những hành động của anh ấy trong trận chiến. QĐNDVN được cho là có 24 người thiệt mạng. 25–27 tháng 10 Ngày 25 tháng 10, Tiểu đoàn TQLC 2/4 bắt đầu cuộc càn quét về phía bắc dọc theo Đường 561. Dù không có chạm trán đối phương, nhưng tiến độ bị chậm lại do cây cối rậm rạp và đơn vị đã thiết lập một vị trí ban đêm. Đêm đó, rocket của QĐNDVN đánh trúng vị trí của tiểu đoàn, giết chết Sĩ quan Điều hành, Thiếu tá John Lawendowski và làm bị thương sĩ quan chỉ huy Lt.Col. James Hammond. Hai người khác trong nhóm chỉ huy đã được sơ tán bằng trực thăng. Sĩ quan tác chiến trung đoàn, Trung tá John C. Studt được điều động đến để nắm quyền chỉ huy Tiểu đoàn 2/4. Ngày 26 tháng 10, Tiểu đoàn TQLC 2/4, một phần nhỏ của Đại đội F ở lại vị trí ban đêm để bảo vệ kho đạn đã di chuyển về phía bắc và bảo đảm mục tiêu vào lúc 13 giờ. Tiểu đoàn sau đó bị hỏa lực súng cối và vũ khí nhỏ của QĐNDVN tấn công. Một chiếc trực thăng UH-34D HMM-363 bị bắn rơi khi đang cố gắng đón các binh sĩ thương vong, khiến phi công và xạ thủ cửa thiệt mạng. Một chiếc UH-34 khác cố gắng hạ cánh nhưng bị hư hại và buộc phải hạ cánh xuống Điểm C-2. Trung tá Studt gọi tiếp viện và Đại đội F di chuyển về phía bắc đến vị trí Tiểu đoàn, trong khi hai Đại đội từ Tiểu đoàn TQLC 3/3 di chuyển về phía bắc từ Điểm C-2 đến vị trí Tiểu đoàn 2/4 vào lúc chạng vạng. QĐNDVN đã thăm dò vị trí của TQLC bằng các cuộc tấn công hỏa lực trực tiếp và gián tiếp và trên bộ trước khi rút lui vào khoảng 02:00 ngày 27 tháng 10. Sáng hôm sau, TQLC tuyên bố QĐNDVN có 19 người chết, nhưng họ không thể kiểm soát khu vực do hỏa lực súng cối và pháo binh của quân cộng sản. TQLC có 8 người chết và 45 người bị thương trong khoảng thời gian từ 25 đến 27 tháng 10. Sau chiến dịch Chiến dịch Kingfisher kết thúc vào ngày 31 tháng 10. TQLC có 340 người chết và 1.461 người bị thương. Theo báo cáo của Hoa Kỳ, QĐNDVN có 1.117 người thiệt mạng và 5 người bị bắt, và có thêm 1.942 người được cho là đã bị lực lượng Hoa Kỳ giết chết và 155 vũ khí bị thu giữ. Cả hai bên đều tuyên bố giành chiến thắng chiến thuật. Chiến dịch Kentucky diễn ra nối tiếp ngay sau Chiến dịch Kingfisher. Tham khảo Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam Việt Nam năm 1967 Lịch sử Quảng Trị
1,618
19831233
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hedvig%20Sofia%20c%E1%BB%A7a%20Th%E1%BB%A5y%20%C4%90i%E1%BB%83n
Hedvig Sofia của Thụy Điển
Hedvig Sofia Augusta của Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Hedvig Sofia av Sverige; 26 tháng 6 năm 1681 – 22 tháng 12 năm 1708), là con cả của Karl XI của Thụy Điển và Ulrikke Eleonore của Đan Mạch và là Công tước phu nhân xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp. Hedvig Sofia là người thừa kế ngai vàng Thụy Điển từ khi sinh ra cho đến khi em trai ra đời một năm sau đó và một lần nữa kể từ em trai Karl XII trở thành Quốc vương Thụy Điển vào năm 1697 cho đến khi qua đời. Hedvig Sofia còn là nhiếp chính của Công quốc Holstein-Gottorp cho con trai từ năm 1702 đến 1708. Tuổi trẻ Hedvig Sofia dành phần lớn tuổi thơ tại Cung điện Karlberg. Sau khi mẹ qua đời vào năm 1693, Hedvig Sofia và các em được giám hộ bởi bà ngoại là Hedwig Eleonora xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp, Thái hậu Thụy Điển. Người chăm sóc chính cho Vương nữ là Juliana Schierberg, người bạn tri kỷ và có ảnh hưởng lớn đến Vương nữ. Hedvig Sofia còn là người cháu yêu thích của bà nội Hedwig Eleonora. Và bởi ảnh hưởng của bà nội, Hedvig Sofia có tư tưởng chống Đan Mạch. Hedvig Sofia được nhận xét là xinh đẹp, quyến rũ nhưng đoan trang và là một học sinh giỏi, đặc biệt là với môn hội họa. Vương nữ cũng được ghi nhận là người hòa đồng trong triều đình Thụy Điển nghiêm nghị, và có ghi nhận rằng Quốc vương Karl XI đã chi cho con gái nhiều tiền hơn so với việc chi tiêu cho những việc khác. Từ năm 1697 đến năm 1699, Đan Mạch có chính sách thiết lập liên minh với Thụy Điển thông qua đám cưới kép giữa Karl XII của Thụy Điển với Sophie Hedevig của Đan Mạch và giữa Carl của Đan Mạch và Hedvig Sofia của Thụy Điển (sau cuộc hôn nhân của Hedvig Sophia vào năm 1698, Vương nữ được thay thế bởi Ulrika Eleonora của Thụy Điển). Nhà ngoại giao Jens Juel đã mời Beata Elisabet von Königsmarck để xúc tiến cho mối hôn sự. Tuy nhiên, sau cùng không cuộc hôn nhân nào diễn ra cả. Công tước phu nhân Ngày 12 tháng 5 năm 1698 tại Karlberg, Hedvig Sofia kết hôn với anh họ Friedrich IV xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp. Cuộc hôn nhân của Vương nữ được sắp đặt như một phần của chính sách liên minh truyền thống giữa Thụy Điển với Holstein-Gottorp để chống lại Đan Mạch. Em trai Karl XII của Hedvig Sofia trước đó đã được cho là sẽ cưới em gái Marie Elisabeth của Friedrich, nhưng Karl XII đã từ chối. Cuộc hôn nhân đã được quyết định từ thời thơ ấu của Hedvig Sofia và trái với ý muốn của Vương nữ. Cuộc hôn nhân giữa Hedvig Sofia và Friedrich IV cũng không hạnh phúc. Vương nữ không thích lối sống sa đọa của Friedrich IV, điều mà Công tước đã biết ngay cả trước khi hai người kết hôn. Năm 1698, Hedvig Sofia đến thăm Holstein-Gottorp và ở lại đây khoảng một năm. Trong thời gian ở Gottorp, Friedrich IV thường đến thăm những người tình ở Hamburg và cũng đưa một vài người trong số đó đến Gottorp. Mistress of the Robes của Hedvig Sofia là Beata Magdalena Wittenberg, đã vướng vào một cuộc xung đột vật lý với một nam cận thần đảm nhiệm vai trò ma cô của Friedrich IV, một cuộc xung đột kết thúc với việc Wittenberg hất văng bộ tóc giả của Beata và Hedvig Sophia yêu cầu quay trở lại Thụy Điển. Năm 1699, Hedvig Sofia trở lại Thụy Điển, bấy giờ được xếp ở vị trí thứ hai trong hàng thừa kế ngai vàng Thụy Điển và là người thừa kế lâm thời. Bà Công tước cư trú chủ yếu tại Karlberg. Hedvig Sophia là một người tích cực tham gia vào các bữa tiệc và thường xuyên làm chủ triều đình của em trai khoảng vài năm trước Đại chiến Bắc Âu và dành phần lớn cuộc đời mình tại triều đình Thụy Điển. Cuộc hôn nhân của Hedvig Sofia là khởi đầu của một chuỗi lễ hội kéo dài cho đến khi Vương nữ rời đi, và khi Hedvig Sofia trở lại, một chuỗi lễ hội khác đã được bắt đầu và kéo dài cho đến khi chiến tranh bùng nổ. Hedvig Sophia được coi là người có ảnh hưởng chính trị đối với em trai Karl XII: vào ngày 1 tháng 10 năm 1702, bá tước Magnus Stenbock đã nhờ cậy vợ là nữ bá tước Eva Oxenstierna sử dụng ảnh hưởng của mình trong quốc hội để liên hệ với Hedvig Sophia và nhờ Vương nữ thuyết phục Karl XII chấm dứt chiến tranh và thiết lập hòa bình. Nhiếp chính Ngày 18 tháng 10 năm 1702, Hedvig Sofia trở thành góa phụ và là nhiếp chính chính thức cho con trai là tân Công tước xứ Holstein-Gottorp chưa đến tuổi thành niên. Tuy nhiên, Bà Thái Công dành phần lớn thời gian ở Thụy Điển và hiếm khi đến thăm nhà chồng: Hedvig Sofia giao công việc hàng ngày của công quốc cho Christian August xứ Schelewig-Holstein-Gottorp, chú của người chồng quá cố, nhưng những vấn đề quan trọng nhất luôn là được Hedvig Sofia thông qua. Hedvig Sofia đã có kế hoạch đến thăm Holstein-Gottorp vào năm 1705, nhưng Karl XII yêu cầu chị gái ở lại Thụy Điển và Hedvig Sofia đồng ý. Với tư cách là Nhiếp chính, Hedvig Sophia đảm bảo rằng chính sách cũ của Holstein-Gottorp vẫn được giữ nguyên là liên minh với Thụy Điển để chống lại Đan Mạch. Điều này dẫn đến một số căng thẳng với bên chính quyền ở Holstein-Gottorp lúc bấy giờ đang xem xét về một liên minh khác, nhưng Hedvig Sofia vẫn nắm quyền kiểm soát các chính sách và đường lối của Thái Công tước phu nhân được duy trì cho đến khi Hedvig Sofia qua đời mà không xảy ra bất kỳ xung đột công khai nào. Tại Thụy Điển, Hedvig Sofia có gắng để con trai mình được chấp nhận làm người thừa kế ngai vàng Thụy Điển, và "Đảng Holstein", theo cách gọi kể từ cái chết của em trai Vương nữ, cũng là ứng cử viên thành công nhất dưới sự lãnh đạo của Hedvig Sofia cho đến khi Vương nữ qua đời vào năm 1708. Là một góa phụ, Hedvig Sofia trở thành đối tượng của một kế hoạch dàn xếp một cuộc hôn nhân chính trị mới. Trong số các ứng cử viên có Trữ quân Hannover, tương lai là Quốc vương George II của Đại Anh. Tuy nhiên, Hedvig Sofia từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt. Lúc đó Vương nữ có quan hệ với vị cận thần trẻ tuổi là Olof Gyllenborg. Hedvig Sofia đã thân quen với Olof Gyllenborg từ trước khi kết hôn, và sau cái chết của chồng, Olof Gyllenborg đã cho Vương nữ biết tình cảm của mình qua một bài thơ với thông điệp rằng thà thú nhận tình cảm còn hơn là để nó cứ thế chết đi. Mối quan hệ sau đó đã được công khai tại triều đình và dường như đã được chấp nhận, mặc dù bà nội của Hedwig Eleonora xứ Scheleswig-Holstein-Gottorp của Hedvig Sofia rất không thích. Tại triều đình Thụy Điển, Hedvig Sophia được miêu tả là một người phụ nữ đẹp, có niềm yêu thích với thời trang và được mệnh danh là "Vương nữ Vui vẻ". Hedvig Sofia là trung tâm của đời sống xã hội tại triều đình, và người ta nói rằng mọi thú vui của cuộc sống cung đình đều chấm dứt sau khi Vương nữ qua đời. Hedvig Sofia là một ca sĩ tài năng: trong Đại chiến Bắc Âu,Vương nữ xuất hiện với tư cách là ca sĩ tại các buổi hòa nhạc tại triều đình, trong khi em gái Ulrika Eleonora chơi đàn clavier. Giống như em gái, Hedvig Sofia nhiều lần xin đến thăm em trai trên chiến trường trong chiến tranh, điều mà nhiều phụ nữ khác thường làm, nhưng lần nào cũng bị từ chối. Năm 1708, Hedvig Sofia qua đời vì mắc phải bệnh đậu mùa khi chăm sóc con trai qua cơn bạo bệnh. Vào tháng 7 năm 1709, em trai Vương nữ, người vừa lâm vào cảnh tị nạn sau thảm họa quân sự tại Poltava và đang ở xa Bender (ngày nay ở Moldavia), nhận được tin Hedvig Sophia qua đời ở Stockholm vào tháng 12 trước năm ngoái. Karl XII lúc đầu không tin chị gái đã qua đời, và đây là lần duy nhất Quốc vương được biết là đã khóc. Đó là "một sự kiện mà tôi đã tin tưởng rằng sẽ không bao giờ bất hạnh đến thế để tồn tại" và anh ấy đã phải chịu đựng "nỗi đau buồn không bao giờ có thể rời bỏ tôi cho đến khi những người đã chia tay sẽ gặp lại nhau". Lễ tang và mai táng của Hedvig Sophia tại Nhà thờ Riddarholm không diễn ra cho đến năm 1718, sau khi Karl XII qua đời. Hedvig Sofia được chôn cất tạm thời vào năm 1708, nhưng lễ tang chính thức bị trì hoãn để chờ lệnh của em trai Hedvig Sofia về cách tiến hành. Tuy nhiên, vào năm 1716, Hedvig Sofia và bà nội được chôn cất vội vàng mà chư qua ý kiến của Quốc vương vì họ lo rằng Karl XII sẽ nhất quyết tổ chức một đám tang mà đất nước không còn đủ khả năng chi trả. Hedvig Sofia có lẽ được biết đến nhiều nhất qua lượng thư từ giữa Vương nữ và em trai Karl XII, người dành phần lớn cuộc đời cho các chiến dịch chiến tranh ở nước ngoài. Khi Karl XII qua đời vào năm 1718 và không có hậu duệ, đứa con duy nhất của Hedvig Sofia là Công tước Karl Friedrich sẽ kế vị Karl XII. Thế nhưng em gái của Karl XII là Ulrika Eleonora đã nhanh chóng giành lấy ngai vàng. Hậu duệ Hedvig Sophia còn là bà nội của Hoàng đế Pyotr III của Nga. Gia phả Ghi chú Tham khảo Nguồn tài liệu Anteckningar om svenska qvinnor (tiếng Thụy Điển) Wilhelmina Stålberg: Anteqningar om Svenska kvinnor (Bằng tiếng Anh: Ghi chú về phụ nữ Thụy Điển) (bằng tiếng Thụy Điển) Dansk biografisk Lexikon / VII. Bind. I. Hansen - Holmsted Lundh-Eriksson, Nanna: Den glömda drottningen. Karl XII:s syster. Ulrika Eleonora D.Y. och hennes tid. Affärstryckeriet, Norrtälje. (1976) Norrhem, Svante (2007). Kvinnor vid maktens sida : 1632–1772. Lund: Nordic Academic Press. Libris 10428618. Nanna Lundh-Eriksson (1947). Hedvig Eleonora. Stockholm: Wahlström & Widstrand. ISBN Liên kết ngoài Vương nữ Thụy Điển Vương tộc Pfalz-Zweibrücken Vương nữ Mất năm 1708 Sinh năm 1681
1,843
19831234
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anna%20Katarzyna%20Konstancja%20c%E1%BB%A7a%20Ba%20Lan
Anna Katarzyna Konstancja của Ba Lan
Anna Katarzyna Konstancja của Ba Lan, Anna Katarzyna Konstancja Wazówna, Anna Katrina Kónttannttiia của Thụy Điển hay Anna Katarina Konstantia Vasa (tiếng Ba Lan: Anna Katarzyna Konstancja Wazówna; tiếng Thụy Điển: Anna Katarina Konstantia av Sverige; 7 tháng 8 năm 1619 tại Warszawa - 8 tháng 10 năm 1651 tại Köln) là Vương nữ Ba Lan và Thụy Điển, con gái của Sigismund III Vasa của Ba Lan và Thụy Điển và Constanze của Áo. Tiểu sử Sau cái chết liên tiếp của mẹ (1631) và cha (1632), để đảm bảo điều kiện sống của Anna Katarzyna Konstancja vẫn phù hợp với địa vị của Vương nữ, vào năm 1632, quốc hội đã ban tặng cho Anna Katarzyna các quận Brodnickie, Gołubskie và Tucholskie vốn trước đây thuộc về mẹ Anna. Tuy nhiên, Vương nữ chỉ sở hữu chúng cho đến khi trưởng thành vào năm 1638. Kể từ năm 1637, một cuộc hôn nhân đã được đề xuất giữa Anna Katarzyna Konstancja và Ferdinand Karl của Áo, người thừa kế xứ Tyrol và cháu trai của Ferdinand II của Thánh chế La Mã. Bất chấp sự dàn xếp vào năm 1639 và 1642, cuộc hôn nhân không thành sự vì Ferdinand Karl đã lớn tuổi và vì bất đồng về số tiền của hồi môn. Friedrich Wilhelm, Tuyển hầu tước xứ Brandenburg và Gaston của Pháp, Công tước xứ Orléans (em trai củaLouis XIII của Pháp), cũng là đối tượng kết hôn phù hợp cho Vương nữ. Tuy nhiên, Anna Katarzyna Konstancja cuối cùng kết hôn với Philipp Wilhelm, người thừa kế của Hành cung Bá quốc Neuburg và sau này là Tuyển hầu tước Pfalz, tại Warsaw vào ngày 8 tháng 6 năm 1642. Vương nữ mang theo của hồi môn đáng kể là trang sức và tiền mặt, tổng cộng là 2 triệu đồng thalers. Ngày 18 tháng 7 năm 1645, Anna Katarzyna hạ sinh đứa con duy nhất là một cậu con trai nhưng đứa trẻ qua đời cùng ngày hôm đó. Anna Katarzyna Konstancja qua đời ở Cologne và được chôn cất tại nhà thờ Dòng Tên ở Düsseldorf. Gia phả Thư viện ảnh Tham khảo Vương nữ Ba Lan Vương nữ Thụy Điển Vương tộc Vasa Vương nữ Mất năm 1651 Sinh năm 1619
369
19831240
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20binh%20c%E1%BA%A7u%20v%E1%BB%93ng
Chiến binh cầu vồng
Chiến binh cầu vồng (tiếng Indonesia: Laskar Pelangi) là tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của nhà văn Indonesia Andrea Hirata. Cuốn tiểu thuyết dựa trên những trải nghiệm thời thơ ấu của tác giả ở Belitung và được viết chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng sau đó xuất bản lần đầu vào năm 2005. Cuốn sách đã bán được 5 triệu bản, với các ấn bản lậu bán được thêm 15 triệu bản. Nhờ thành công vang dội, cuốn sách kéo dài thêm 3 phần tiếp theo: Sang Pemimpi (The Dreamer), Edensor và Maryamah Karpov. Tác phẩm là bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, là tác phẩm văn học truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học. Nội dung Chiến binh cầu vồng kể về câu chuyện có thật của những con người sống dưới đáy xã hội tại hòn đảo Belitung (Indonesia). Nghèo đói bủa vây người lớn khiến những đứa trẻ không được đến trường. Chúng phải lựa chọn: hoặc đi học hoặc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Nếu từ bỏ quyền đi học, những đứa trẻ sớm sẽ trở thành công nhân, như thế hệ cha mẹ chúng, lao vào công cuộc kiếm tiền khốc liệt. Nếu không, những đứa trẻ buộc đánh cược cả tính mạng để đến trường. Mỗi ngày, chúng đạp xe 40km, vượt qua đầm cá sấu chết người, để đến trường Tiểu học Muhammadiyah - ngôi trường nghèo nhất ở Belitung. Muhammadiyah đã trụ vững ngay cả trong giông bão để che chở ước mơ của những đứa trẻ. Cậu bé Lintang khát khao trở thành nhà Toán học để cha mẹ tự hào; Nahar say mê âm nhạc, nghệ thuật; Sahara muốn đấu tranh cho nữ quyền; Ikal ước mơ làm giáo viên. Còn Akiong sẽ là một thuyền trưởng tài ba trong tương lai... Nuôi dưỡng những ước mơ tươi đẹp ấy, là thầy Harfan và cô Mus đáng kính tại Muhammadiyah. Một thầy giáo "không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người bạn và người dìu dắt tinh thần cho học sinh của mình". Một cô giáo khao khát được dạy học dù ở ngôi trường làng tồi tàn nhất và không hề được trả lương. Thầy Harfan và cô Mus đã mang đến cho những cô cậu học trò nghèo không chỉ kiến thức vô tận mà còn là tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất và tâm hồn phong phú. Dù hiện thực nghiệt ngã, khổ đau và tiếc nuối nhưng đến cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận những hạt mầm hy vọng vẫn đang sinh sôi, những tia nắng vẫn đang le lói rọi đến tương lai của các nhân vật. Giáo dục vẫn luôn là một phép màu, ít nhất là khi con người còn đặt niềm tin vào phép màu ấy. Chiến binh cầu vồng có cả tuổi học trò trong sáng lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn nụ cười. Một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học. Chuyển thể Tác phẩm được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên vào năm 2008 bởi đạo diễn Riri Riza và Mira Lesmana; trở thành bộ phim Indonesia được xem nhiều nhất mọi thời đại, với 5 triệu khán giả xem trong thời gian chiếu rạp. Năm 2011, mạng truyền hình SCTV đã công bố chuyển thể nối tiếp dài 15 tập của Laskar Pelangi; Hirata trước đó đã nói rằng anh ấy sẽ không cho phép chuyển thể như vậy, nhưng sau đó đã hài lòng vì cảm thấy mạng có thể đảm bảo chất lượng. Đón nhận Đến năm 2012, bản dịch tiếng Anh của Chiến binh cầu vồng đã được FSG, Penguin Books và Random House mua lại để bán ở 20 quốc gia; Hirata là nhà văn Indonesia đầu tiên được xuất bản với FSG.  Năm đanh cũng là diễn giả tại Liên hoan Nhà văn Vịnh Byron. Tham khảo
699
19831242
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c%20x%C3%BAc%20kh%C3%B4ng%20l%C3%A0m%20ta%20v%C3%B4%20can
Bức xúc không làm ta vô can
Bức xúc không làm ta vô can là một tuyển tập các bài bình luận về xã hội và văn hóa, những hiện tượng xã hội đương đại đã đăng trên nhiều báo của tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang. Nội dung Cuốn sách gồm tất cả 26 bài viết được chia thành 3 chương. Chương I có chủ đề về quan hệ giữa cá nhân và đám đông trong xã hội hiện đại. Chương II bàn về một số vấn đề phát triển như môi trường, công lý và phân biệt giàu nghèo. Chương III bàn tới một số hiện tượng xã hội và trào lưu văn hóa đương đại. 26 bài viết là 26 câu chuyện từ quen thuộc như thịt chó, ấn đền Trần, phẫu thuật thẩm mỹ, từ thiện câu like... đến ngỡ như vĩ mô xa xôi nhưng lại ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống từng cá nhân như sự tàn phá của kinh tế thị trường, lý do khiến quốc gia thất bại, du lịch đại trà, hay các vấn đề văn hóa không bao giờ hết nóng như sính ngoại, truyền hình thực tế... Không chỉ phân tích khách quan và bình luận sắc sảo, tác giả còn đề xuất nhiều giài pháp bất ngờ và đầy trách nhiệm, khiến các bài viết, trước khi được tập hợp lại trong tuyển tập này, đã nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và rất nhiều chia sẻ từ đông đảo cư dân mạng. Với lăng kính đa chiều, tư duy tự do phản biện, cách tiếp cận vững chắc của một nhà chuyên môn, tác giả đã mổ xẻ xuyên qua các lớp lang văn hóa, xã hội, đời thường mà hầu hết tất cả chúng ta đều biết để tìm đến thực chất, ý nghĩa đích thực của hiện tượng. Đây là tác phẩm của một nhà phê bình xã hội mà hiện nay Việt Nam còn thiếu. Tham khảo
328
19831247
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t%20Nam%20danh%20t%C3%A1c
Việt Nam danh tác
Việt Nam Danh tác là bộ các tác phẩm kinh điển và tinh tuý của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, được Nhã Nam tuyển chọn và in lại. Tác phẩm Bộ Việt Nam danh tác chia thành 2 mảng, 28 cuốn: văn xuôi và giai phẩm thơ. Văn xuôi Ai hát giữa rừng khuya (TchyA) Anh phải sống (Khái Hưng) Bỉ Vỏ (Nguyên Hồng) Bốn mươi năm nói láo (Vũ Bằng) Bóng ma nhà mệ Hoát (Vũ Bằng) Bướm trắng (Nhất Linh) Chân trời cũ (Hồ Dzếnh) Chiếc lư đồng mắt cua (Nguyễn Tuân) Chùa Đàn (Nguyễn Tuân) Đoạn tuyệt (Nhất Linh) Đôi lứa xứng đôi (Nam Cao) Gió đầu mùa (Thạch Lam) Giông tố (Vũ Trọng Phụng) Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam) Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng) Kép tư bền (Nguyễn Công Hoan) Lạnh lùng (Nhất Linh) Lê Phong (Thế Lữ) Lều chõng (Ngô Tất Tố) Miếng ngon Hà Nội (Vũ Bằng) Món lạ miền Nam (Vũ Bằng) Ngày mới (Thạch Lam) Phù Dung ơi, vĩnh biệt! (Vũ Bằng) Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) Sợi tóc (Thạch Lam) Sống mòn (Nam Cao) Tắt đèn (Ngô Tất Tố) Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng) Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách) Tôi kéo xe (Tam Lang) Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân) Việc làng (Ngô Tất Tố) Giai phẩm thơ Điêu tàn (Chế Lan Viên) Hàn Mạc Tử (Hàn Mặc Tử) Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính) Mê hồn ca (Đinh Hùng) Ngày xưa (Nguyễn Nhược Pháp) Quê ngoại (Hồ Dzếnh) Tâm hồn tôi (Nguyễn Bính) Tiếng Thu (Lưu Trọng Lư) Tinh huyết (Bích Khê)
279
19831288
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20ng%E1%BB%A7%20g%E1%BA%ADt
Thành phố ngủ gật
Thành phố ngủ gật (tựa tiếng Anh: Drowsy City) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý – giật gân – kinh dị năm 2023 do đạo diễn [[Dương Đức Mạnh ]] sáng tác và thực hiện. Phim có sự tham gia của các diễn viên như Lê Thúy Hiền, Vũ Minh Trí, Tạ Xuân Tuế, Trần Văn Bá và Nguyên Quốc Thành. Trước khi được khởi chiếu chính thức tại Việt Nam vào ngày 13 tháng 10 năm 2023, phim đã được phát hành tại nhiều Liên hoan phim như Liên hoan phim Tallinn Blacknights, Liên hoan phim FNC Duneuvu hay Liên hoan phim quốc tế Kolkata. Bộ phim được cho là xây dựng ở một thể loại mà hiếm bộ phim Việt Nam nào thực hiện. Nội dung Bộ phim xoay quanh Trần Văn Tảo, một nam thanh niên 26 tuổi làm nghề mổ gà thuê sống một mình ở khu nhà bỏ hoang giữa một thành phố nhộn nhịp, phồn vinh tại Việt Nam. Một hôm nọ, một nhóm côn đồ đã dẫn một cô gái điếm đến khu vực chỗ của Tảo. Việc gặp gỡ nhau thường xuyên đã khiến Tảo có tình cảm với người con gái ấy và không may Tảo đã khiến cho người phụ nữ ấy mang thai. Khi phát hiện, "đồ kiếm cơm" của mình mang thai, nhóm côn đồ đã khó chịu đánh đập cô gái và hành hạ, mua vui Tảo. Từ đây, Tảo đã trở thành con người khác và tìm mọi cách để trả đũa lại nhóm côn đồ. Sản xuất Theo chia sẻ của đạo diễn Dũng, phim sẽ "mang đến câu chuyện về hành trình đi tìm bản ngã con người một cách chân thật và tàn bạo, phản ánh đúng mặt tối của xã hội". Khi phát hành tại Việt Nam, bộ phim đã bị chỉnh sửa và cắt đi phân đoạn kéo dài khoảng 1 phút, so với bản gốc kéo dài 75 phút. Bộ phim được xây dựng theo phong cách "show, don't tell", được kiểu là kể chuyện bằng hình ảnh thay vì sử dụng thoại như các bộ phim thông thường. Trong toàn bộ bộ phim, nhân vật chính là Tảo cũng chỉ có khoảng 4–5 câu thoại. Các diễn viên trong phim cũng đều là những gương mặt mới chưa xuất hiện trong showbiz Việt Nam và được ghi hình tại Mộc Châu, Sơn La; Tràng An, Ninh Bình; Hà Nội; Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Theo tiết lộ của đơn vị sản xuất, nhà quay phim Thái Lan Chalermpornpanit, nhà quay phim Việt Nam Phạm Văn Khuê và nhạc sĩ Martynas Bialobžeskis đều là giám đốc hình ảnh của bộ phim. Hậu kỳ của Thành phố ngủ gật được thực hiện tại 3 quốc gia là Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo chia sẻ của diễn viên Quốc Toàn – người vào vai Tảo có nói về việc ám ảnh mùi gà, thịt gà hay phở gà sau khi quay hình xong. Anh cũng đã phải mất một thời gian để có thể thoát khỏi vai diễn này của bản thân. Đón nhận Giải thưởng và đề cử Tham khảo
534
19831295
https://vi.wikipedia.org/wiki/Isabel%20Alfonsa%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%A2y%20Ban%20Nha
Isabel Alfonsa của Tây Ban Nha
Isabel Alfonsa của của Tây Ban Nha hay Isabel Alfonsa de Borbón-Dos Sicilias y Borbón, (tiếng Tây Ban Nha: Isabel Alfonsa de España; tiếng Ý: Isabella Alfonsa di Spagna; tiếng Anh: Isabel Alfonsa of Spain; tên đầy đủ: Isabel Alfonsa María Teresa Antonia Cristina Mercedes Carolina Adelaida Rafaela de Borbón-Dos Sicilias y Borbón; 16 tháng 10 năm 1904 – 18 tháng 7 năm 1985) là Vương tôn nữ Tây Ban Nha, thành viên của Vương tộc Borbone-Hai Sicilie và là Vương nữ của Borbone-Hai Sicilie. Thông qua cuộc hôn nhân với Bá tước Jan Kanty Zamoyski, Isabel Alfonsa là thành viên của gia đình quý tộc Zamoyski và là Bá tước phu nhân Zamoyska. Gia đình Vương tôn nữ Isabel Alfonsa của Tây Ban Nha được sinh ra tại Cung điện Vương thất Madrid vào ngày 16 tháng 10 năm 1904, là con thứ ba và là con gái duy nhất của Carlo của Hai Sicilie và María de las Mercedes của Tây Ban Nha. Mẹ của Isabel Alfonso là người thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha từ ngày 11 tháng 9 năm 1880 đến ngày 17 tháng 10 năm 1904. María de las Mercedes qua đời một ngày sau khi sinh Isabel Alfonsa. Ông bà ngoại của Isabel Alfonsa là Alfonso XII của Tây Ban Nha và Maria Christina Henriette của Áo. Thông qua cha, Vương tôn nữ là cháu chắt của Ferdinando II của Hai Sicilie. Isabel Alfonsa còn là cháu gọi cậu của Alfonso XIII của Tây Ban Nha và là cô họ của Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Vương tôn nữ được rửa tội tại Cung điện Vương thất Madrid vào ngày 24 tháng 10 năm 1904 và được đặt tên là Isabel Alfonsa María Teresa Antonia Cristina Mercedes Carolina Adelaida Rafaela. Cha mẹ đỡ đầu của Vương tôn nữ là Quốc vương Alfonso XIII của Tây Ban Nha và Vương nữ María Isabel Francisca de Asís của Tây Ban Nha. Một năm sau đó, anh trai Fernando María của Isabel qua đời ở San Sebastián. Năm 1907, cha của Isabel Alfonsa là Carlo Tancredi của Hai Sicilie đã tái hôn với Vương nữ Louise của Orléans, con gái của Philippe của Orléans, Bá tước xứ Paris và María Isabel của Tây Ban Nha . Carlo Tancredi và Louise có với nhau một con trai và ba con gái, trong đó cô con gái María de las Mercedes chính là bà nội của đương kim Quốc vương Felipe VI của Tây Ban Nha. Hôn nhân và hậu duệ Vương tôn nữ Isabel Alfonsa kết hôn với người bác họ là Bá tước Jan Kanty Zamoyski, người con thứ bảy và con trai thứ ba của Bá tước Andrzej Zamoyski và Vương tôn nữ Maria Carolina Giuseppina của Hai Sicilie vào ngày 9 tháng 3 năm 1929 tại Madrid. Tại đám cưới, Isabel Alfonsa mặc một chiếc váy cưới màu trắng bằng vải charmeuse, đầu đội voan trắng cùng vòng hoa cam. Lễ cưới còn có sự góp mặt của đông đảo họ hàng cô dâu và chú rể. Isabel Alfonsa và Jan Kanty có với nhau bốn người con: Bá tước Karol Alfons Zamoyski (28 tháng 10 năm 1930 – 26 tháng 10 năm 1979) Nữ Bá tước Maria Krystyna Zamoyska (2 tháng 9 năm 1932 – 6 tháng 12 năm 1959) Bá tước Józef Michal Zamoyski (27 tháng 6 năm 1935 - 22/23 tháng 5 năm 2010) Nữ Bá tước Maria Teresa Zamoyska (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1938) Trong khoảng thời gian từ năm 1929 – 1945, gia đình của Isabel Alfonsa của Tây Ban Nha sống ở Tiệp Khắc ở thị trấn Stará Ľubovňa. Qua đời Ngày 18 tháng 7 năm 1865, Vương tôn nữ Isabel Alfonsa trút hơi thở cuối cùng tại Madrid, dưới thời trị vì của người cháu trai Juan Carlos I của Tây Ban Nha, thọ 80 tuổi. Isabel Alfonsa được chôn cất tại Panteón de Infantes thuộc El Escorial. Huân chương Bậc Dame Grand Cross of Justice của Huân chương Quân đội Thiêng liêng Costantiniano của Thánh Giorgio Bậc Dame của Huân chương Vương hậu María Luisa Vương gia huy Gia phả Ghi chú Tham khảo Vương nữ Tây Ban Nha Vương nữ Hai Sicilie Vương tộc Borbón (Tây Ban Nha) Vương tộc Borbone-Hai Sicilie Vương nữ Sinh năm 1904 Mất năm 1985 Bài viết có văn bản tiếng Tây Ban Nha
722
19831305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mar%C3%ADa%20de%20las%20Mercedes%20c%E1%BB%A7a%20Bayern%20v%C3%A0%20T%C3%A2y%20Ban%20Nha
María de las Mercedes của Bayern và Tây Ban Nha
María de las Mercedes của Bayern và Tây Ban Nha hay María de las Mercedes de Baviera y Borbón (3 tháng 10 năm 1911 – 11 tháng 9 năm 1953) là một Vương nữ người Đức và Tây Ban Nha. María de las Mercedes là vợ thứ ba của Vương tử người Gruzia là Irakli Bagration của Mukhrani. Thông qua cha là Vương tằng tôn Ferdinand của Bayern, María de las Mercedes là thành viên của Vương tộc Wittelsbach. Thông qua mẹ là Vương nữ María Teresa Isabel của Tây Ban Nha, María de las Mercedes là cháu ngoại của Alfonso XII và cháu gái gọi cậu của Alfonso XIII của Tây Ban Nha thuộc Vương tộc Borbón. Thiếu thời María de las Mercedes của Bayern và Tây Ban Nha sinh ngày 3 tháng 10 năm 1911 tại Cung điện Cuesta de la Vega, Madrid, là con gái của Ferdinand của Bayern và María Teresa Isabel của Tây Ban Nha. Cha mẹ của Vương tôn nữ là chị em họ và cả hai đều là cháu của Isabel II của Tây Ban Nha. Trước khi María de las Mercedes chào đời, cậu của Vương tôn nữ là Alfonso XIII của Tây Ban Nha đã tuyên bố rằng bất kỳ đứa trẻ nào được sinh ra từ cuộc hôn nhân của chị gái sẽ là Infante/Infanta của Tây Ban Nha. Vào ngày lễ rửa tội, Vương tôn nữ được đặt tên là María de las Mercedes Teresa María de la Paz Fernanda Adalberta Cristina Antonia Isidra Raimunda Josefa Jesusa Fausta Francisca de Borja y Todos los Santos vào ngày 11 tháng 10 năm 1911 tại Cung điện Vương thất Madrid. Cha mẹ đỡ đầu của Vương tôn nữ là María de la Paz của Tây Ban Nha (bà nội) và Adalbert Afons của Bayern (chú, đại diện bởi Carlo Tancredi của Hai Sicilie). María de las Mercedes có hai anh trai là Luis Alfonso (1906–1983) và José Eugenio (1909–1966) và một em gái là María del Pilar (1912–1918). Năm 1912, mẹ của Vương tôn nữ qua đời năm 1912 và cha của Vương tôn nữ tái hôn với thị tùng của người mẹ là María Luisa de Silva y Fernandez de Henestrosa, Nữ Công tước xứ Talavera de la Reina. Trước sự thiết lập Cộng hòa Tây Ban Nha thứ hai vào năm 1931, gia đình của Vương tôn nữ đã sang Đức sống lưu vong. Hôn nhân và hậu duệ Ngày 29 tháng 8 năm 1946, María de las Mercedes kết hôn với Irakli Bagration của Mukhrani tại Cung điện Miramar ở San Sebastián. Bác bỏ lời khuyên của Đại vương công Vladimir Kirillovich của Nga, Vương tử Juan của Tây Ban Nha, Bá tước xứ Barcelona, Gia chủ Vương thất Tây Ban Nha lưu vong, đã không công nhận hôn nhân của chị họ mang tính vương giả. Vì vậy, các con của Vương tôn nữ không nằm trong danh sách kế vị ngai vàng Tây Ban Nha. Năm 1948, em gái của Irakli là Leonida kết hôn với Đại vương công Vladimir, người mà Đại vương công nhìn nhận là có thân phận vương giả tương xứng với mình. Hai vợ chồng có hai người con: María de la Paz Bagration của Mukhrani (sinh ngày 27 tháng 6 năm 1947) Bagrat Bagration của Mukhrani (12 tháng 6 năm 1949 – 20 tháng 3 năm 2017) María de las Mercedes qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm 1953 tại Madrid vì bệnh tim đã có từ trước. Vương tôn nữ được chôn cất tại Pantéon de Infantes tại El Escorial. Huân chương Bậc Dame of Honnor and Devotion của Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta Vương gia huy Gia phả Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài "HA FALLECIDO LA INFANTA DOÑA MARIA MERCEDES DE BAVIERA" (abc.es, 12 tháng 9 năm 1953) Vương nữ Tây Ban Nha Vương nữ Bayern Vương tộc Borbón (Tây Ban Nha) Vương tộc Wittelsbach Vương nữ Người Madrid Sinh năm 1911 Mất năm 1953 Bài viết có văn bản tiếng Tây Ban Nha
663
19831328
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paul-Georges%20Ntep
Paul-Georges Ntep
Paul-Georges Ntep de Madiba (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Pháp - Cameroon thi đấu ở vị trí tiền vệ chạy cánh và tiền đạo cho câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh tại V.League 1. Anh được biết đến với tốc độ nhanh và kỹ thuật điêu luyện. Ntep là tuyển thủ trẻ người Pháp và có 2 lần ra sân cho đội tuyển Pháp vào năm 2015. Sau đó anh chuyển sang thi đấu cho đội tuyển Cameroon từ 2018 và có 1 bàn thắng. Sự nghiệp câu lạc bộ Ntep sinh tại Douala, thành phố lớn nhất của Cameroon. Anh chuyển đến Pháp lúc 8 tuổi sống với dì của mình, người nằm ở commune của Grigny ở miền nam Paris. Anh bắt đầu sự nghiệp tại US Ris Orangis và dành 2 năm cho câu lạc bộ. Trong thời gian làm việc với Ris Orangis, anh ấy đã bắt tay vào một số thử nghiệm với các câu lạc bộ chuyên nghiệp, trong đó có Auxerre, tuy nhiên, anh ấy đã không được ký hợp đồng.Năm 2005, Ntep gia nhập đội U14 của Viry-Châtillon và sau một năm gắn bó với một câu lạc bộ nghiệp dư khác (ESA Linas-Montlhéry), ký hợp đồng với CS Brétigny Foot; một câu lạc bộ đã được đào tạo đội tuyển Pháp Patrice Evra và Jimmy Briand. Khi tập luyện ở Brétigny, Ntep đã gây ấn tượng với các huấn luyện viên và quan chức câu lạc bộ, và vào năm 2009, anh được mời thử việc ba ngày với câu lạc bộ chuyên nghiệp Auxerre, người mà Brétigny có quan hệ đối tác. Sau khi thử nghiệm thành công, anh đã được ký hợp đồng với một hợp đồng stagiaire (kỳ thực tập). Auxerre Ntep bắt đầu với mùa giải 2009-10 tập luyện cùng đội U18 của câu lạc bộ. Giữa mùa giải, anh gia nhập đội dự bị của câu lạc bộ ở Championnat de France amateur. Ntep ra sân trong 14 trận cho đội ghi được 2 bàn thắng. Vào mùa giải 2010–11, anh bắt đầu tập luyện với đội cấp cao. Ntep cũng có tên trong danh sách của đội để xuất hiện trong UEFA Champions League. Vào ngày 16 tháng 10 năm 2010, anh ngồi dự bị trong trận thua 0-1 của đội trước Bordeaux.Một tuần sau, Ntep ra mắt chuyên nghiệp trong một trận đấu tại Coupe de la Ligue chống lại Bastia vào sân thay người ở phút 31 Dennis Oliech. Auxerre đã thắng trận đấu với tỷ số 4–0. Rennes Vào ngày 30 tháng 1 năm 2014, Ntep đã gia nhập Stade Rennais của Ligue 1 trong một hợp đồng có thời hạn 3 năm 6 tháng. Wolfsburg Tháng 1 năm 2017, Ntep gia nhập câu lạc bộ VfL Wolfsburg của Bundesliga theo hợp đồng đến năm 2021. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, Wolfsburg thả Ntep. Saint-Étienne (mượn) Vào ngày 17 tháng 1 năm 2018, Ntep đã tham gia câu lạc bộ Saint-Étienne của Ligue 1 theo dạng cho mượn kéo dài cả mùa giải. Kayserispor (mượn) Vào ngày 25 tháng 8 năm 2019, Ntep gia nhập câu lạc bộ Kayserispor của Thổ Nhĩ Kỳ theo dạng cho mượn kéo dài cả mùa giải. Guingamp Vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, Guingamp xác nhận việc ký hợp đồng với Ntep theo dạng chuyển nhượng tự do. Boavista Sau một mùa giải đáng thất vọng ở Ligue 2, hợp đồng của anh với Guingamp kết thúc và Ntep một lần nữa trở thành cầu thủ tự do, cho phép anh gia nhập câu lạc bộ Boavista của Primeirra Liga sau khi kết thúc kỳ chuyển nhượng thông thường, được công bố là bản hợp đồng mới vào ngày 4 tháng 9 năm 2021 bởi Porto. Với tổng cộng 19 lần ra sân cho Boavista và ghi một bàn thắng, Ntep rời câu lạc bộ vào cuối mùa giải 2021-22. Thành phố Hồ Chí Minh Vào ngày 26 tháng 9 năm 2023, Ntep đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh của V.League 1. Sự nghiệp quốc tế Pháp Mặc dù Ntep sinh ra tại Cameroon, anh ấy là cầu thủ trẻ người Pháp từng thi đấu cho đội U18 vào năm 2010. Ba năm sau, anh nhận được lời mời từ U21 Pháp sang thi đấu ở giải VĐQG Toulon. Anh ấy đủ điều kiện để chơi cho Cameroon hoặc Pháp ở cấp độ cao. Ngày 24 tháng 5 năm 2015, Ntep được huấn luyện viên Didier Deschamps triệu tập vào đội tuyển Pháp thi đấu giao hữu với Bỉ và Albania. Anh ra mắt vào ngày 7 tháng 6 năm 2015 trong trận thua 4–3 trước Bỉ. Cameroon Vào tháng 8 năm 2018, Ntep chuyển sang thi đấu cho Cameroon và được đề cử tham dự trận đấu với Comoros ở bảng B vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2019. Cuộc sống cá nhân Ntep là anh họ của cầu thủ bóng bầu dục Charles-Edouard Ekwah Elimby và các cầu thủ bóng đá Pierre Ekwah, Ludéric, Romaric và Emeric Etonde. Thống kê sự nghiệp Tỉ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng của Cameroon trước, cột tỷ số biểu thị tỷ số sau mỗi bàn thắng của Ntep. Tham khảo Liên kết ngoài
887
19831334
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nile%20John
Nile John
Nile Omari Mckenzie John (sinh ngày 6 tháng 3 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Tottenham Hotspur ở Premier League. Sự nghiệp câu lạc bộ Tottenham Hotspur John có trận ra mắt chuyên nghiệp vào ngày 24 tháng 2 năm 2021 cho Tottenham khi vào sân thay người trong trận đấu Europa League gặp Wolfsberger AC, tỷ số chung cuộc là 4-0. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2021, John có trận đá chính đầu tiên cho Tottenham bằng cách chơi trong trận đấu đầu tiên của giải đấu UEFA Europa Conference League gặp Paços de Ferreira, tỷ số chung cuộc là 1-0. Charlton Athletic (cho mượn) Vào ngày 27 tháng 1 năm 2022, John gia nhập Charlton Athletic theo dạng cho mượn trong phần còn lại của mùa giải 2021–22. Anh đã ngồi dự bị trong một số trận đấu nhưng không ra sân thi đấu chính thức nào cho Charlton. Sự nghiệp quốc tế Sau khi đại diện cho Anh từ cấp độ U15 đến U17, John đã ra mắt đội tuyển Anh U19 trong chiến thắng 2-0 trước Ý U19 tại St. George's Park vào ngày 2 tháng 9 năm 2021. Thống kê sự nghiệp Chú thích Sinh 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ bóng đá Charlton Athletic F.C.
223
19831335
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cha%C3%AFm%20El%20Djebali
Chaïm El Djebali
Chaïm El Djebali (; sinh ngày 7 tháng 2 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chơi ở vị trí tiền vệ cho Lyon B. Sinh ra ở Pháp, anh chơi cho đội tuyển quốc gia Tunisia. Đời tư Chaïm El Djebali sinh ra ở Décines-Charpieu, ngoại ô thành phố Lyon, Pháp. Cha là người Tunisia và mẹ là người Algeria. Anh mang quốc tịch Pháp, Algeria và Tunisia. Sự nghiệp El Djebali được lên đội dự bị vào năm 2021 và ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với câu lạc bộ vào ngày 30 tháng 6 năm 2022, ràng buộc anh với câu lạc bộ cho đến năm 2025. Anh đã đại diện cho Pháp U16 một lần vào năm 2019. Vào tháng 9 năm 2022, anh đã chấp nhận lời triệu tập lên đội tuyển quốc gia Tunisia tham dự một loạt trận giao hữu. Anh đã ra mắt Tunisia với tư cách là người vào sân thay người muộn trong chiến thắng giao hữu 1-0 trước Comoros vào ngày 22 tháng 9 năm 2022. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh 2004 Nhân vật còn sống Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia Cầu thủ bóng đá Olympique Lyonnais Cầu thủ bóng đá nam Pháp
204
19831338
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o%20Nh%C3%A2n
Bảo Nhân
Bảo Nhân, tên đầy đủ Trần Nguyễn Bảo Nhân (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1983), là một đạo diễn phim, nhà biên kịch phim người Việt Nam. Anh đã đạo diễn các bộ phim thành công, bao gồm Mùa oải hương năm ấy, Chạy đi rồi tính, loạt phim Gái già lắm chiêu, Cô gái từ quá khứ,... Tiểu sử Trần Nguyễn Bảo Nhân sinh ra và lớn lên tại Huế. Anh tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế chuyên ngành hệ bác sĩ đa khoa, và được trường giữ lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Sau đó, anh học tiếp hai năm thạc sĩ. Anh vào Thành phố Hồ Chí Minh học thêm chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Sau khi hoàn thành chương trình học, Bảo Nhân làm việc tại Bệnh viện Thẩm Mỹ Sài Gòn. Năm 2009, có người ở đoàn làm phim Nhìn ra biển cả của nhà biên kịch Hồng Ngát đến khám bệnh tại bệnh viện và mời anh đi thử vai. Bảo Nhân đã kết hợp với Namcito, và đạo diễn nhiều bộ phim thành công như Mùa oải hương năm ấy, Chạy đi rồi tính, series điện ảnh Gái già lắm chiêu, Cô gái từ quá khứ. Thành công của Gái già lắm chiêu 2, Gái già lắm chiêu 3 và Gái già lắm chiêu V - Những cuộc đời vương giả mang về cho anh giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại các giải thưởng điện ảnh như Ngôi Sao Xanh 2019 và Giải Cánh diều 2020. Riêng Gái già lắm chiêu 3 của đạo diễn Bảo Nhân và Namcito lọt Top 10 phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngoài ra, Namcito và Bảo Nhân còn thực hiện remake bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng Cô nàng xinh đẹp (VTV3), với tên Việt là Mối tình đầu của tôi. Đầu năm 2022, bộ đôi Đạo diễn/Nhà sản xuất chính thức công bố ra mắt vũ trụ điện ảnh mới mang tên Vũ Trụ Mỹ Nhân. Danh sách phim và chương trình Phim điện ảnh Phim truyền hình Phim sitcom Chương trình talkshow, phim du lịch Giải thưởng và đề cử Tham khảo Xem thêm Danh sách phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhất Liên kết ngoài Nhân vật còn sống Sinh năm 1983 Người Huế Đạo diễn điện ảnh Việt Nam Nhà viết kịch Việt Nam Người họ Trần tại Việt Nam
392
19831340
https://vi.wikipedia.org/wiki/Liga%20Portugal%202
Liga Portugal 2
Liga Portugal 2 (), còn được gọi là Liga Portugal SABSEG, là giải đấu hạng hai của hệ thống giải bóng đá Bồ Đào Nha. Vào cuối mỗi mùa giải, hai đội đứng đầu sẽ được thăng hạng lên Liga Portugal hạng cao nhất và hai đội có thứ hạng thấp nhất sẽ xuống hạng giải hạng ba. Bắt đầu từ mùa giải 2021–22, các đội xuống hạng sẽ không còn thi đấu ở Campeonato de Portugal, giải đấu sẽ trở thành hạng tư, mà sẽ thi đấu ở giải hạng ba mới được thành lập có tên là Liga 3 (Giải hạng 3). Giải đấu bắt đầu vào năm 1990 với tên gọi Segunda Divisão de Honra (Giải hạng hai danh dự), thay thế Segunda Divisão (Segunda Divisão) trở thành giải hạng hai của bóng đá Bồ Đào Nha. Khi giải đấu thuộc quyền quản lý của Liga Portuguesa de Futebol Profissional (LPFP) vào năm 1999, nó được đổi tên thành Segunda Liga (Giải hạng hai), một cái tên được giữ cho đến năm 2016, ngoại trừ giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012, khi nó được gọi là Liga de Honra (Giải danh dự). Được đổi tên thành LigaPro vào năm 2016, giải đấu đã lấy tên hiện tại vào đầu mùa giải 2020–21. Tính đến mùa giải 2018–19, giải đấu có 18 đội tham dự trên toàn quốc, bao gồm cả các đội dự bị (đội B) của một số câu lạc bộ hàng đầu. Có 20 đội khác nhau đã giành được chức vô địch giải đấu; thành công nhất là Paços de Ferreira, với 4 lần vô địch, bao gồm cả mùa giải inaugural và mùa giải 2018–19 vừa kết thúc gần đây. Định dạng Trong mùa giải 2016-17, có 22 câu lạc bộ tham dự Segunda Liga (24 câu lạc bộ ở các mùa giải trước). Sau đó, số lượng đội giảm xuống mỗi mùa cho đến khi đạt 18 đội trong mùa giải 2018-19. Trong suốt mùa giải, mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với nhau hai lần, một lần trên sân nhà và một lần trên sân khách, tổng cộng là 34 trận. Vào cuối mỗi mùa giải, hai đội đứng đầu sẽ được thăng hạng lên Liga Portugal và hai đội có thứ hạng thấp nhất sẽ xuống hạng Liga 3 mới (trước đây họ xuống hạng Campeonato de Portugal). Cũng sẽ có một trận play-off lên hạng/xuống hạng hai lượt giữa đội đứng thứ 16 của Primeira Liga và đội đứng thứ 3 của Liga Portugal 2. Các đội B không thể thăng hạng lên Liga Portugal nhưng có thể xuống hạng nếu họ kết thúc mùa giải ở một trong những vị trí xuống hạng hoặc nếu đội chính cũng xuống hạng. Phát sóng Kể từ mùa giải 2018–19, tất cả các trận đấu đều được phát sóng bởi Sport TV, mặc dù một số trận đấu chỉ được phát sóng trực tuyến. Ngoại lệ là các trận đấu trên sân nhà của Benfica B và Porto B, được phát sóng bởi Benfica TV và Porto Canal. Câu lạc bộ Sân vận động và vị trí Cho mùa giải 2023–24. Chú thích Liên kết ngoài Official webpage Giải bóng đá Bồ Đào Nha Giải bóng đá hạng nhì châu Âu Khởi đầu năm 1990 ở Bồ Đào Nha Sự kiện thể thao định kỳ thành lập năm 1990
560
19831353
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gepard%20%28ph%C3%A1o%20ph%C3%B2ng%20kh%C3%B4ng%20t%E1%BB%B1%20h%C3%A0nh%29
Gepard (pháo phòng không tự hành)
Pháo phòng không tự hành Flugabwehrkanonenpanzer Gepard là một tổ hợp pháo phòng không tự hành SPAAG của Lục quân Đức. Pháo được phát triển vào những năm 1960s và đã được nâng cấp nhiều lần với việc trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến. Đây là loại pháo phòng không tự hành chủ lực của Lục quân Đức và một số nước NATO. Quân đội Đức đưa Gepard vào trang bị cuối năm 2010 và được thay thế bởi Wiesel 2 Ozelot Leichtes Flugabwehrsystem (LeFlaSys) trang bị bốn tên lửa đất đối không FIM-92 Stinger hay LFK NG. Một phiên bản phát triển dựa trên pháo Nächstbereichschutzsystem MANTIS và tên lửa LFK NG, trên khung gầm xe thiết giáp GTK Boxer, cũng được cân nhắc. Pháo PKTH Gepard đã tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Phát triển Gepard được phát triển từ năm 1963. Năm 1969, việc chế tạo được bắt đầu với việc chế tạo bốn nguyên mẫu type A thử nghiệm cả pháo 30 và 35 mm. Tháng Sáu năm 1970, nhà phát triển quyết định lựa chọn pháo 35 mm. Năm 1971, mười hai nguyên mẫu type B được đặt hàng chế tạo. Lục quân Đức chế tạo một lượng nhỏ xe thiết giáp phiên bản B1 và B2R. Tháng Hai năm 1973, chính phủ Tây Đức ra quyết định sản xuất phiên bản thử nghiệm, tháng Chín năm 1973 một bản hợp đồng đã được ký với công ty Krauss-Maffei để chế tạo 432 tháp pháo B2 và 420 thân xe với tổng giá trị hợp đồng 1,2 triệu DM. Mỗi xe thiết giáp có giá gấp ba lần một chiếc Leopard 1 thông thường. Chiếc đầu tiên được chuyển giao cho quân đội vào tháng Mười hai năm 1976. Bỉ cũng đặt mua 55 chiếc, cùng phiên bản với quân đội Đức. Hà Lan đặt hàng 95 chiếc, được trang bị hệ thống radar của Philips. Kể từ những năm thập niên 80s, các khẩu đội tên lửa phòng không vác vai Redeye và sau đó là Stinger được phối thuộc cho các đơn vị pháo phòng không Gepard nhằm tận dụng tầm bắn xa hơn của tên lửa. Để có thể kết hợp thành một đơn vị hỏa lực, hệ thống pháo được nâng cấp để gắn tên lửa Stinger lên hai bên pháo chính. Hệ thống vũ khí mới được quân đội Đức thử nghiệm nhưng không tiến hành trang bị do giới hạn ngân sách. Thay vào đó, hệ thống phòng không hạng nhẹ Ozelot Light Air Defence System (LeFlaSys) đã được triển khai trong trang bị của ba Lữ đoàn dù. Đặc điểm kỹ thuật Hệ thống được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng Leopard 1 với tháp pháo lớn gắn hai khẩu pháo tự động 35 mm Oerlikon KDA. Khung gầm và hệ thống động lực Gepard được phát triển dựa trên khung gầm Leopard 1, nó tương tự với Leopard 1 về khối động cơ 10 xi lanh sản xuất bởi MTU Aero Engines, đạt công suất 610 kW tại vòng quay 2200 RPM, tiêu thụ nhiên liệu ở mức 150 lít/100 km tùy vào điều kiện địa hình. Hộp số (kiểu: 4 HP-250) do ZF Friedrichshafen sản xuất và hệ thống xả trộn lẫn với khí trời giúp giảm bộc lộ hồng ngoại cũng được lấy từ xe tăng Leopard 1. Gepard còn được trang bị động cơ phụ diesel 4 xi lanh của Daimler-Benz (kiểu: OM 314). Động cơ được đặt phía trước xe ở vị trí hộc chứa đạn trên xe Leopard 1. Động cơ phụ với dung tích 3,8 lút được thiết kế để sử dụng nhiều loại nhiên liệu và có công suất . Động cơ tiêu thụ 10-20 lít nhiên liệu một giờ tùy thuộc trạng thái vận hành. Thân xe được điều chỉnh một chút so với nguyên bản Leopard 1. Radar và laser Các xe thiết giáp được chuyển giao cho Đức và Bỉ được trang bị radar do Siemens sản xuất MPDR 12 băng tần S, gắn thấp phía sau tháp pháo, cho tầm quét 15 km bán cầu trước và được tích hợp máy hỏi MSR 400 Mk XII để tự động phân biệt mục tiêu. Radar bám mục tiêu băng tần Ku cũng được phát triển bởi Siemens-Albis có tầm quét 15 km và được gắn phía trước xe, nằm giữa hai khẩu pháo; nó có thể bao quát góc rộng 180 độ. Ngoài ra, Gepard còn có ống ngắm quang học ổn định hai mặt phẳng, kính ngắm toàn cảnh cho cả trưởng xe và pháo thủ với độ phóng đại 1,5 lần ở trường nhìn 60 độ và 6 lần ở trường nhìn hẹp 12,5 độ. Một máy đo khoảng cách laser được trang bị trên phiên bản nâng cấp B2L, được đặt trên đỉnh ăng te. Pháo Pháo có chiều dài gấp 90 lần đường kính (), với vận tốc đầu nòng (Đạn FAPDS (Đạn xuyên giáp văng mảnh thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi-Frangible Armour Piercing Discarding Sabot)), cho tầm bắn hiệu dụng . Cỡ đạn sử dụng là 35×228mm (STANAG 4516). Pháo tự động KDA sử dụng hai dây tiếp đạn cùng lúc cho hai loại đạn khác nhau, thông thường mỗi khẩu pháo được nạp 320 viên từ trong tháp pháo và 20 viên xuyên giáp từ kho chứa nhỏ bên ngoài. Pháo có tốc độ bắn 550 viên/phút mỗi khẩu, cho phép hai khẩu pháo bắn liên tục 35 giây trước khi hết đạn (640 viên cho cả hai khẩu). Đây là tiêu chuẩn khi bắn tạo màn hỏa lực chống lại mục tiêu bay, hoặc 24 viên mỗi khẩu (48 viên cả hai khẩu) một phút và 48 viên mỗi khẩu một phút trong chế độ bắn thông thường. 40 viên đạn xuyên giáp được sử dụng trong chống mục tiêu mặt đất bọc giáp nhẹ. Các phiên bản radar tìm kiếm: băng tần S, cự ly 15 km Radar bắt bám: băng tần Ku, cự ly 15 km Đo xa laser radar tìm kiếm: băng tần X, cự ly 15 km Radar bắt bám: X/Ka band, tầm 13 km Hoạt động Pháo phòng không Gepard đã được triển khai trong cuộc chiến Nga-Ukraina 2022. Các nước vận hành : 36 hệ thống từ quân đội Đức. : 60 hệ thống cũ từ Hà Lan với giá 21 triệu đô la. : : 43 hệ thống (36 + 7 dự trữ), tất cả đều từ kho vũ khí niêm cất của Đức. : Từng vận hành : 55 hệ thống trong trang bị, đã được rút khỏi trang bị và bán cho các công ty tư nhân. : Nhận bốn hệ thống năm 2008, và trả lại Đức vào tháng Một năm 2011. Đơn hàng đặt mua 30 hệ thống bị hủy bỏ do giá thành nâng cấp/sửa chữa quá cao. : 420 hệ thống (195 phiên bản B2 và 225 phiên bản B2L với định tầm laser). Trong những năm 1980s chúng được trang bị cho bảy sư đoàn cơ giới của Đức, mỗi sư đoàn có sáu khẩu đội và một sư đoàn bổ sung với biên cế ba khẩu đội tổng cộng 69 khẩu đội mỗi khẩu đội có 6 đơn vị xe phòng không Gepard. : 95 hệ thống, loại biên năm 2006; 60 hệ thống được bán cho Jordan năm 2013. Các hệ thống tương tự Fliegerabwehrpanzer 68 K30 Biho Korkut M247 Sergeant York Marksman anti-aircraft system PZA Loara 2K22 Tunguska Type 87 self-propelled anti-aircraft gun Type 95 SPAAA ZSU-23-4 Shilka CV9040 LvKv90 Pantsir missile system Tham khảo Liên kết ngoài Gepard Photos and Walk Arounds on Prime Portal Gepard at Army Technology Gepard at GlobalSecurity.org Gepard at Defence Journal 35 mm artillery Armoured fighting vehicles of Germany Cold War military vehicles of Germany Military vehicles introduced in the 1970s Self-propelled anti-aircraft weapons
1,285
19831355
https://vi.wikipedia.org/wiki/LFK%20NG
LFK NG
LFK NG là viết tắt của Lenkflugkörper Neue Generation ("Tên lửa tự dẫn thế hệ mới") là một chương trình phát triển tên lửa phòng không tầm ngắn đã bị hủy bỏ do MBDA và Diehl Defence phát triển cho Lục quân Đức và cũng dự kiến được tích hợp trong chương trình phát triển vũ khí phòng không mới SysFla bổ trợ cho hệ thống phòng không Ozelot. Đây là một phiên bản của tên lửa tầm nhiệt không đối không IRIS-T. Tên lửa sẽ được trang bị đầu dò tầm nhiệt độ nhạy cao có khả năng phân biệt mục tiêu có độ bộc lộ tín hiệu hồng ngoại thấp, như các tên lửa hoặc UAV. Nó được trang bị đầu đạn xuyên giáp để đối đầu với trực thăng vũ trang. Đầu dò được phát triển dựa trên tên lửa IRIS-T. Tên lửa được thiết kế để có thể phóng thẳng đứng từ các bệ phóng cố định, xe tải hoặc xe thiết giáp như GTK Boxer và Ozelot, hoặc phóng từ phương ngang từ máy bay trực thăng như Eurocopter Tiger. Tuy nhiên chương trình phát triển đã bị hủy bỏ vào năm 2011. Đặc tính kỹ thuật Chiều dài: 1,8 m Đường kính: 110 mm Tầm bắn: 10,000 m Tốc độ: Tới Mach 2,2 Trọng lượng: 28 kg Đầu đạn: 2,5 kg Xem thêm Machbet Medium Extended Air Defense System – hệ thống phòng không tương lai của Không quân Đức. Nächstbereichschutzsystem MANTIS – hệ thống phòng không tầm cực gần. SPYDER Tham khảo Link ngoài Post–Cold War weapons of Germany Surface-to-air missiles of Germany 21st-century surface-to-air missiles
255
19831357
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sikou%20Niakat%C3%A9
Sikou Niakaté
Sikou Niakaté (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện tại đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Braga tại Giải bóng đá Ngoại hạng Bồ Đào Nha. Sinh ra tại Pháp, anh thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Mali trên đấu trường quốc tế. Đầu đời Sikou Niakaté được sinh ra tại Montreuil, Pháp, mang 2 hộ chiếu quốc tịch Pháp và Mali. Sự nghiệp thi đấu Valenciennes Niakaté ra mắt chuyên nghiệp cho Valenciennes FC trong trận thua 1–0 tại Ligue 2 trước Nîmes Olympique vào ngày 31 tháng 7 năm 2017, ở tuổi 18. Guingamp Vào ngày 31 tháng 8 năm 2018, ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa hè 2018, Niakaté gia nhập đội bóng Ligue 1 Guingamp theo hợp đồng 5 năm. Anh ngay lập tức được cho Valenciennes mượn trong phần còn lại của mùa giải. Cho mượn tại Metz Vào ngày 12 tháng 8 năm 2021, anh gia nhập Metz theo dạng cho mượn kéo dài một mùa giải kèm theo tùy chọn mua. Cho mượn tại Braga Vào ngày 28 tháng 6 năm 2022, Niakaté chuyển đến Braga ở Bồ Đào Nha. Braga có quyền lựa chọn quyền mua của anh khi kết thúc hợp đồng cho mượn với giá 1,8 triệu euro và nếu anh chơi một nửa số trong số trận chính thức trong mùa giải, quyền chọn này sẽ trở thành nghĩa vụ phải mua. Braga Vào ngày 7 tháng 6 năm 2023, Braga tuyên bố kích hoạt điều khoản và Niakaté ký hợp đồng 5 năm với đội bóng. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2023, bàn phản lưới nhà của Niakaté ở phút thứ 88 đã khiến cho Braga nhận thất bại 2–1 trên sân nhà trước SSC Napoli. Đây là trận đấu đầu tiên của Braga tại UEFA Champions League trong hơn 1 thập kỷ. Sự nghiệp quốc tế Niakaté được gọi triệu tập lên đội tuyển U-17 Pháp vào tháng 12 năm 2015, trở thành cầu thủ đầu tiên của Évreux FC 27 được gọi triệu tập lên đội tuyển U-17 quốc gia nước này trong lịch sử. Niakaté được gọi lên đội tuyển Mali chuẩn bị cho trận đấu tại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2018 gặp Gabon. Anh chính thức quyết định đại diện cho quê hương Mali vào năm 2023. Anh có trận ra mắt quốc gia châu Phi này trong chiến thắng 4–0 trước Nam Sudan tại Vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2023. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Hậu vệ bóng đá nam Hậu vệ bóng đá Trung vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá nam Pháp Cầu thủ bóng đá Mali Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Pháp Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Mali Cầu thủ bóng đá nam Pháp ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá Mali ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá Valenciennes FC Cầu thủ bóng đá En Avant Guingamp Cầu thủ bóng đá FC Metz Cầu thủ bóng đá S.C. Braga Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Ligue 2 Cầu thủ bóng đá Primeira Liga
530
19831374
https://vi.wikipedia.org/wiki/Namcito
Namcito
Nam Nguyễn, còn được biết đến với nghệ danh Namcito, sinh ngày 11 tháng 03  năm 1983, là một nhà sản xuất phim, đạo diễn, nhà làm phim kiêm doanh nhân người Việt Nam. Tiểu sử Namcito xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ anh là diễn viên chèo. Cô dì chú bác đều tham gia nghệ thuật trong quân đội. Sự nghiệp Anh bắt tay thực hiện bộ phim điện ảnh đầu tiên Gái già lắm chiêu (2016) cùng đạo diễn Bảo Nhân. Đây là tác phẩm mở đầu cho những thành công liên tiếp của vũ trụ Gái già lắm chiêu. Hai người tiếp tục sản xuất các dự án thành công như Mùa oải hương năm ấy, Chạy đi rồi tính, series điện ảnh Gái già lắm chiêu, Cô gái từ quá khứ. Thành công của Gái già lắm chiêu 2, Gái già lắm chiêu 3 và Gái già lắm chiêu V - Những cuộc đời vương giả mang về cho cả hai giải thưởng Đạo diễn xuất sắc tại các giải thưởng điện ảnh như Ngôi Sao Xanh 2019, Giải Cánh diều 2020. Ngoài ra, Namcito và Bảo Nhân còn thực hiện remake bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng She was pretty (VTV3), với tựa Việt Mối tình đầu của tôi. Đầu năm 2022, bộ đôi Đạo diễn/Nhà sản xuất chính thức công bố ra mắt vũ trụ điện ảnh mới mang tên Vũ Trụ Mỹ Nhân. Danh sách phim và chương trình Phim điện ảnh Phim truyền hình Phim sitcom Chương trình talkshow, phim du lịch Giải thưởng và đề cử Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu cao nhất __LUÔN_MỤC_LỤC__ Nhân vật còn sống Đạo diễn Việt Nam Biên kịch phim Việt Nam Sinh năm 1983
286
19831383
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20Ada%20Lovelace
Ngày Ada Lovelace
Ngày Ada Lovelace là một sự kiện quốc tế diễn ra hàng năm được tổ chức vào ngày Thứ Ba thứ hai của tháng 10. Ngày này được đặt tên theo Ada Lovelace, người được mệnh danh là lập trình viên đầu tiên trên thế giới. Niềm đam mê và tầm nhìn của bà đối với công nghệ, đã biến bà trở thành một biểu tượng mạnh mẽ cho phụ nữ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ. Trong ngày Ada Lovelace, các sự kiện và hoạt động được tổ chức để tôn vinh thành tựu và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán). Các hoạt động thường bao gồm các bài giảng, hội thảo, triển lãm và nhiều sự kiện cộng đồng khác. Bà Suw Charman-Anderson, người sáng lập ra dự án Ngày Ada Lovelace, chia sẻ: "Ngày Ada Lovelace là ngày để kể những câu chuyện của những người phụ nữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những câu chuyện này vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc truyền cảm hứng cho các bé gái và phụ nữ đang cân nhắc theo học STEM, những câu chuyện còn cho thấy rằng họ cũng có thể theo đuổi sự tò mò của mình và xây dựng lên sự nghiệp. Còn với những phụ nữ đã theo đuổi STEM, qua đó họ cũng có thể thấy rằng họ không đơn độc và chạm tới thành công là điều có thể. Và cũng chính họ sẽ đem đến cho người khác những câu chuyện của họ nhằm thấu hiểu, truyền cảm hứng và hỗ trợ những người phụ nữ trong đời họ." Lịch sử Năm 2009, bà Suw Charman-Anderson đã đăng một "lời tuyên thệ" lên trang xã hội PledgeBank (nền tảng cũ của mySociety): "Tôi sẽ đăng một bài blog vào hôm thứ Ba ngày 24 tháng 3 về một phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ mà tôi ngưỡng mộ nhưng chỉ khi 1.000 người khác cũng làm như vậy." Và đó chính là tiền thân của dự án Ngày Ada Lovelace, khi có tới gần 2000 người tham gia vào đóng góp những bài blog, mục báo cho chủ đề tương tự, trong đó có cả trang The Guardian, The Telegraph, cùng những báo lớn khác đưa tin. Suw Charman-Anderson nhận ra rằng vấn đề không phải là thiếu phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ, mà là việc họ không được nhìn nhận và tôn vinh một cách xứng đáng. Kể từ khi thành lập, Ngày Ada Lovelace đã có quy mô quốc tế, với các sự kiện được tổ chức bởi các nhóm từ bảo tàng, hiệp hội nghề nghiệp, trường đại học, cao đẳng và trung học. Mặc dù Ngày Ada Lovelace là ngày thứ Ba thứ hai của tháng 10, nhưng các sự kiện tôn vinh phụ nữ trong lĩnh vực STEM thường kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 và bao gồm các hoạt động đa dạng, từ các cuộc thi Wikipedia Editathons trực tiếp/từ xa cho đến các buổi thảo luận nhóm và chiếu phim. Các hoạt động cho ngày lễ tôn vinh này đã càng mở rộng thêm kể từ năm 2009 để nêu bật những đóng góp đa dạng của phụ nữ trong ngành STEM ở các quốc gia khác nhau. Nhiều sự kiện đề cao các sáng kiến chính sách và học bổng liên quan đến tính công bằng, đa dạng và hòa nhập; mang lại không gian và nền tảng cho việc đối thoại và thảo luận về cách thức hoạt động của thiên kiến vô thức, nguyên do chính tạo ra rào cản đối với những đóng góp và tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực chuyên môn của STEM. Liên kết ngoài Trang chính thức của dự án Ngày Ada Lovelace Sự kiện editathons Ngày Ada Lovelace do Wikimedia UK phối hợp tổ chức Blog cá nhân của bà Suw Charman-Anderson Đọc thêm Ada Lovelace Bức trần kính Lĩnh vực STEM Phân biệt giới tính Phân cực dựa trên giới tính Mất cân bằng giới tính trong lĩnh vực STEM Sự khác biệt giới tính về trí thông minh Dòng thời gian của phụ nữ trong khoa học Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học (11 tháng 2) Tham khảo Đạo đức khoa học và công nghệ Phụ nữ trong lĩnh vực STEM Phụ nữ trong khoa học Phụ nữ trong công nghệ
761
19831385
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o%20gia%20%C4%90an%20%C4%91%E1%BA%A1o
Đạo gia Đan đạo
Đan đạo là một nhánh tu luyện của các tu sĩ đạo gia, được thừa nhận khởi nguồn từ đức Lão Tử, về sau được Lữ Động Tân hợp nhất và phát triển thành đan đạo. 1. Đặc trưng của Đạo gia Đan đạo Phương pháp tu luyện Tính mệnh song tu Ngưng thần kết đan: Gọi là Nội đan Vạn giáo đồng nguyên 2. Sự khác biệt của khí công và nội đan Khí công chủ trương tích khí ở đan điền, khí đủ thì khai thông 2 mạch nhâm – đốc. Sau đó có tác dụng cường kiện thân thể, hoặc tán khí ra tứ chi để biểu diển công phu… Đan đạo chủ trương ngưng thần, thu tiên thiên khí, kết thành kim đan, vậy nên gọi là Nội đan vậy. 3. Đường lối tu luyện: Tính mệnh song tu Tính mệnh song tu là đặc trưng tu luyện của đạo gia đan đạo và các hành giả nội đan A - TÍNH PHÁP Tính tức là thần, cũng có nghĩa là bản nguyên, ám chỉ ý thức của một người Tính pháp tu tập của hành giả nội đan hoàn toàn tương đồng với hành giả Phật gia, có thể chia ra ba bộ như sau:  Dưỡng tính  Tu tính  Kiến tính Đặc trưng tu luyện đan đạo đó là ngưng thần mà thành đan, cho nên bắt buộc phải dùng tính pháp để hàm dưỡng bản nguyên, từ đó công phu có thể thăng bật lên cao hơn. Các sách tính pháp mà hành giả nội đan thường đọc có thể kể đến: Đạo Đức kinh Nam Hoa kinh Thanh Tĩnh kinh Cảm Ứng kinh Tam Ni Y Thế B - MỆNH PHÁP Mệnh chính là khí, ám chỉ trạng thái năng lượng bên trong cơ thể Tương tự như tính pháp, mệnh pháp cũng có thể chia làm ba bộ: Luyện tinh Luyện khí Luyện thần: Nội đan B1 - Luyện tinh: Hàm dưỡng bản nguyên, cứu hộ bảo mệnh Gồm có luyện thể dưỡng sinh và luyện cốc hóa huyết sinh tinh, giai đoạn nhập môn này chủ yếu là đem cơ thể quân bình trở về trạng thái cân bằng âm dương, làm nền cho giai đoạn tiếp theo, 4 yếu tố cần cân bằng là Thanh – Trọc – Động – tĩnh, tương ứng với ăn ngủ, vận động, nghĩ ngơi, thu tâm. B2 - Luyện khí: Phục lại càn khôn, thu tiên thiên khí Mục đích của tu luyện nhằm để con người hợp nhất với trời đất, từ đó thu được khí tiên thiên. Muốn như thế thì trong thân con người phải tạo lập được càn khôn (bát quái tiên thiên) thì mới ứng ra được với trời đất. Mà như ta biết thân người khi sinh thì càn khôn dịch chuyển, đảo quái mà khảm ly làm chủ (bát quái hậu thiên), vì thế phải dùng phép thủy hoả ký tế mục đích để phục lại càn khôn. Công phu giai đoạn này còn có tên là phục khí, thu được khí tiên thiên thì mới có nguyên liệu (dược vật) để tiến hành ngưng đan ( giai đoạn 3) B3 - Luyện thần: Kết đan, Hoàn đan & Chuyển đan Đan đạo từ thời Lữ Động Tân xem cơ thể như lò đan (lò bát quái) gọi là Lô – Đỉnh, xem thần – khí như dược vật, lại dùng Phong – Hỏa để điều hòa, nấu luyện, gọi là luyện đan Bước sơ khởi: Dược vật (thần – khí) đưa vào Lô- Đỉnh, kết hợp hỏa hậu, trải qua nấu luyện, loại bỏ tạp chất, hình thành bán thành phẩm đầu tiên của luyện đan. Trải qua công phu luyện đan, bán thành phẩm cuối cùng cũng thành đan hoàn chỉnh, gọi là kết đan. Đan dược này nếu lấy ra để cho cơ thể sử dụng thì gọi là Hoàn đan, nếu tiếp tục đưa vào lò để luyện lên đan dược phẩm chất cao hơn, gọi là chuyển đan Kim đan cửu chuyển Tùy từng phái mà tên gọi có sự khác nhau, sau đây là tên gọi 9 cấp độ chuyển đan của Tây Phái: Đệ Nhất chuyển: Tiểu hoàn đan Đệ Nhị chuyển: Âm dương hoàn đan Đệ Tam chuyển: Tam nguyên hoàn đan Đệ Tứ chuyển: Ngọc dịch hoàn đan Đệ Ngũ chuyển: Kim dịch hoàn đan Đệ Lục chuyển: Đại hoàn đan Đệ Thất chuyển: Thất phản hoàn đan Đệ Bát chuyển: Thượng trung hạ hoàn ñan Đệ Cữu chuyển: Cửu chuyển hoàn ñan Ngoại đan Nhiều người cho rằng ngoại đan là sử dụng thuốc để thay thế hoặc bổ trợ cho tu luyện (đồng dạng với giả kim thuật của phương Tây), các khái niệm về ngoại đan đầu tiên xuất hiện trong các sách Thần Nông Thảo Kinh và Tham Đồng Khế Trên thực tế thì ngoại đan trong đan đạo còn ám chỉ khả năng xuất dương thần ra khỏi cơ thể, nội đan ngoại phóng. 4. Triết lý Vạn đạo quy nhất của tu sĩ nội đan Các hành giả nội đan đi theo triết lý phi tôn giáo, và vạn giáo đồng nguyên, học tập và kế thừa tinh hoa của mọi tôn giáo. Đức Lão tử nói: "Một thành hai, hai thành ba, ba thành vạn”, tu hành giả, muốn ngộ đạo, tất phải từ cái vạn đó mà quay trở về cái một, chính là đạo ban đầu vậy. 5. Nội đan và đan đạo tại Việt Nam Việt Nam hiện tại có đầy đủ truyền thừa, cũng như kinh sách của các cổ phái, nhưng đa số hoạt động theo các nhóm nhỏ, không lập phái. Do đặc trưng tu tập tính pháp theo Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, các hành giả đan đạo thường ẩn cư hoặc hoạt động sinh hoạt theo nhóm nhỏ, người ngoài khó nhận biết được. Tham khảo hoặc Chú thích Đạo đức kinh Nam Hoa Kinh Tính mệnh khuê chỉ toàn thư
975
19831404
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20quan%20s%C3%A1t%20%28thuy%E1%BA%BFt%20t%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%91i%20h%E1%BA%B9p%29
Người quan sát (thuyết tương đối hẹp)
Trong thuyết tương đối hẹp, người quan sát (tiếng Anh: observer) là một hệ quy chiếu mà từ đó một tập hợp các vật thể hoặc sự kiện đang được đo lường. Thông thường, đây là hệ quy chiếu quán tính hoặc "người quan sát quán tính" ("inertial observer"). Ít thường xuyên hơn, người quan sát có thể là một hệ quy chiếu phi quán tính tùy ý, chẳng hạn như hệ quy chiếu Rindler mà có thể được gọi là "accelerating observer". Nói về người quan sát trong thuyết tương đối hẹp không phải là đưa ra giả thuyết cụ thể về một cá nhân đang trải qua các sự kiện, mà đúng hơn đó là một bối cảnh toán học cụ thể mà từ đó các vật thể và sự kiện sẽ được đánh giá. Lịch sử Albert Einstein thường xuyên sử dụng từ "người quan sát" (Beobachter) trong bài báo đầu tiên năm 1905 của ông về thuyết tương đối hẹp và trong bài trình bày phổ biến đầu tiên của ông về chủ đề này. Tuy nhiên, ông đã sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa thông thường của nó, ví dụ như đề cập đến "người ở cửa sổ toa xe lửa" hoặc "những người quan sát lấy đoàn tàu làm vật thể tham chiếu". Ở đây, vật thể tham chiếu hoặc hệ tọa độ—một sự sắp xếp vật lý của các thước đo (meterstick) và clock bao phủ vùng không–thời gian nơi các sự kiện diễn ra—được phân biệt với người quan sát—một người thí nghiệm (experimenter) gán tọa độ không–thời gian cho các sự kiện ở xa người đó bằng cách quan sát (theo nghĩa đen là nhìn thấy) sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa các sự kiện đó và các đặc điểm cục bộ của vật thể tham chiếu. Tham khảo Thuyết tương đối hẹp
310
19831411
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%C3%A0o%20%28kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%29
Bước vào (khái niệm)
Bước vào () là khái niệm New Age về một người có linh hồn ban đầu đã rời khỏi cơ thể của họ và được thay thế bằng một linh hồn mới trông khác biệt hơn. Ruth Montgomery đã phổ biến khái niệm này trong cuốn sách năm 1979 của bà có nhan đề Strangers Among Us (tạm dịch: Kẻ lạ mặt giữa chúng ta). Định nghĩa Những người tin tưởng vào khái niệm này cho rằng linh hồn nguyên thủy của con người có thể rời khỏi thể xác của một người và một linh hồn khác có thể "bước vào" nhằm thế chỗ người cũ. Trong tác phẩm của Montgomery, linh hồn được cho là "bước vào" trong suốt khoảng thời gian linh hồn đang trải qua những vấn đề cá nhân căng thẳng, hoặc do gặp phải một tai nạn hoặc chấn thương nào đó. Một số người bước vào khác mô tả sự tiếp nhận của họ diễn ra dựa trên thỏa thuận từ trước đó và khi linh hồn cũ đã hoàn thiện. Sinh vật/cá nhân bước vào vẫn giữ lại ký ức của nhân cách ban đầu, nhưng không có cảm xúc gắn liền với ký ức. Khi nhập thể, họ mang theo ý thức tinh thần, cảm xúc, tâm linh của riêng mình và phát triển kiếp sống này nhằm cộng hưởng với mục đích và ý định của họ. Việc nhập thể vào một cơ thể trưởng thành hoàn toàn cho phép linh hồn bước vào tham gia hóa kiếp mà không cần phải trải qua hai thập kỷ trưởng thành mà con người cần để đạt đến độ tuổi trưởng thành. Một linh hồn bước vào cũng không trải qua điều kiện trong độ tuổi ấu thơ và có mối quan hệ khác với kiếp sống này vì họ chưa được sinh ra đời. Nhà ngoại cảm Robert Schwartz trong cuốn Kế hoạch của linh hồn đã giải thích về khái niệm này như sau: "Khi một linh hồn kết luận rằng mình đã học xong hoặc sẽ không bao giờ học được những điều mà mình tìm kiếm trong một kiếp sống cụ thể, linh hồn đó có thể "bước ra" khỏi cơ thể, có nghĩa là linh hồn đó sẽ rút năng lượng ra khỏi cơ thể vật lý. Thông thường, sự rút năng lượng sẽ có kết quả là cái chết của thể xác. Tuy nhiên, nếu một linh hồn khác cảm thấy việc học của mình sẽ hiệu quả nhất nếu bắt đầu từ một hóa thân ở chặng sau của một kiếp sống thay vì từ một đứa trẻ sơ sinh, linh hồn đó có thể chọn "bước vào" cơ thể nói trên. Theo cách này, một sự trao đổi xảy ra. Sau đó, người bước vào có mọi ký ức của linh hồn gốc, như thể họ đã chiếm giữ cơ thể này từ khi sinh ra. Mặc dù những ký ức ở lại, đôi khi có những thay đổi rõ rệt ở phàm ngã có thể gây ra những khó khăn với các mối quan hệ. Một vài người bước vào có ý thức về những gì đã xảy ra, số khác thì không. Rất nhiều người có nhận thức chọn không chia sẻ thông tin này vì nỗi sợ bị chế giễu." Ảnh hưởng văn hóa Bộ phim năm 1941 Here Comes Mr. Jordan và bản làm lại năm 1978 Heaven Can Wait miêu tả một linh hồn nọ thay thế linh hồn của một người đàn ông vừa qua đời và hồi sinh để sống trong cơ thể anh ta. Bộ truyện tranh Hawkgirl, loạt sách và phim K-PAX, cũng như tập "The Last Rites of Jeff Myrtlebank" của bộ phim Twilight Zone đều có tất cả các tình huống đặc trưng tương tự hoặc giống hệt với trải nghiệm bước vào, mặc dù thuật ngữ "bước vào" không được sử dụng. Trong chu kỳ câu chuyện Death of Superman, một số siêu anh hùng mới xuất hiện, trong số đó có John Henry Irons, kẻ tự xưng là "Man of Steel". Irons chưa bao giờ tự nhận mình là Siêu Nhân thực sự, nhưng Lois Lane suy đoán rằng nếu Siêu nhân thật đã chết, có lẽ linh hồn của anh ta đã di chuyển vào cơ thể của Irons khi bước vào, và cô ấy đã sử dụng từ đó. Tập "Red Museum" của phim truyền hình The X-Files có thảo luận về hiện tượng bước vào, được Mulder mô tả là những linh hồn giác ngộ chiếm hữu cơ thể của những người đã mất hy vọng và muốn từ bỏ kiếp sống của họ. Khái niệm này được quay trở lại trong các tập "Sein Und Zeit" và "Closure". Trong loạt phim truyền hình Ghost Whisperer, tập "Threshold" mùa 4 đã sử dụng thuật ngữ "bước vào" khi linh hồn của một trong những nhân vật chính loạt phim này, vốn đã chết ở tập trước, nhập vào cơ thể của một người đàn ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn không mấy liên quan. Stephen King nói về những người "bước vào" nhiều lần trong cuốn 6 và 7 của bộ tiểu thuyết The Dark Tower, nhưng người bước vào của King thường là nhà du hành thực tế, hoặc - khi họ sở hữu cơ thể của người khác - là khách nhiều hơn, chia sẻ thể xác với tâm trí chủ cũ như người xa lạ. John Callum có nhắc đến họ trong tập The Dark Tower VI: Song of Susannah. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong phần CODA của cuốn sách này. Trong The Talisman, do King đồng sáng tác, khái niệm "Twinner" được trình bày theo cách tương tự: Twinner là những cá thể riêng biệt nhưng về cơ bản giống nhau, sống tồn tại song song trên Trái Đất và trong Lãnh Giới. Nếu một trong hai hoặc cả hai nhận thức được Twinner của mình, họ có thể học cách chiếm giữ cơ thể của người kia trong thế giới tương ứng của họ theo kiểu bước vào. Nhân vật chính Myne trong Honzuki no Gekokujō vốn là một người bước vào. Ban đầu chỉ là một cuốn light novel, mãi về sau câu chuyện này mới được phát hành dưới dạng anime vào tháng 10 năm 2019. Tham khảo New Age Đầu thai
1,064
19831412
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0ng%20th%C6%B0%20Akasha
Tàng thư Akasha
Tàng thư Akasha () theo thông thiên học và nhân trí học thì đây là một kho lưu trữ tất cả các sự kiện, suy nghĩ, lời nói, cảm xúc và ý định phổ quát từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai đối với tất cả các thực thể và dạng sống, không chỉ con người. Các nhà thông thiên học tin rằng chúng được mã hóa trong một cõi giới tồn tại phi vật chất được gọi là cõi linh giới. Vì người ta tin rằng các bản ghi chép đều được mã hóa rung động vào kết cấu vốn có của không gian, nên một số người đã ví cơ chế này tương tự như cách tạo ra toàn ảnh ba chiều. Hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho sự tồn tại của tàng thư Akasha và nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt trong lĩnh vực này không đưa lại kết quả khả quan nào. Akasha ( ) là từ tiếng Phạn có nghĩa là "aether", "bầu trời" hoặc "khí quyển". Lịch sử Hội Thông thiên học Thuật ngữ tiếng Phạn akasha được đưa vào ngôn ngữ thông thiên học là nhờ Helena Blavatsky (1831–1891), người đã mô tả nó như một loại sinh lực; bà ấy cũng đề cập đến "những viên tinh thể ánh sáng không thể phá hủy" ghi lại cả quá khứ và tương lai suy nghĩ và hành động của con người, nhưng Blavatsky không hề sử dụng thuật ngữ "akasha". Khái niệm về tàng thư Akasha được Alfred Percy Sinnett phổ biến rộng rãi hơn trong cuốn sách mang tên Esoteric Buddhism (1883) khi ông trích dẫn cuốn A Buddhist Catechism (1881) của Henry Steel Olcott. Olcott đã viết rằng "Đức Phật đã dạy hai điều là vĩnh cửu, đó là 'Akasa' và 'Niết bàn': mọi thứ đều xuất phát từ Akasa tuân theo quy luật chuyển động vốn có trong đó và qua đi. Không có gì bắt nguồn từ hư vô cả". Nhờ cuốn Clairvoyance (1899) của C. W. Leadbeater mà sự liên kết giữa thuật ngữ này với ý tưởng được hoàn tất, và ông đã xác định tên gọi của tàng thư Akasha là thứ mà một nhà thấu thị có thể đọc được. Trong cuốn Man: Whence, How and Whither năm 1913, Leadbeater tuyên bố đã ghi lại lịch sử của Atlantis và các nền văn minh khác cũng như xã hội tương lai của Trái Đất vào thế kỷ 28. Alice A. Bailey đã viết trong cuốn sách Light of the Soul từ bộ The Yoga Sutras of Patanjali – Book 3 – Union achieved and its Results (1927) như sau: Rudolf Steiner Nhà thông thiên học người Áo, và sau này là người sáng lập ngành Nhân trí học, Rudolf Steiner chủ yếu sử dụng khái niệm tàng thư Akasha qua một loạt bài viết đăng trên tạp chí Lucifer-Gnosis của ông từ năm 1904 đến năm 1908, nơi ông viết về Atlantis và Lemuria, các chủ đề liên quan đến lịch sử và nền văn minh của họ. Ngoài ra, ông còn sử dụng thuật ngữ này trong tiêu đề của các bài giảng về Fifth Gospel được tổ chức vào năm 1913 và 1914, ngay sau khi thành lập Hội Nhân trí học và việc Steiner bị loại khỏi Hội Thông thiên học Adyar. Số khác Edgar Cayce tuyên bố mình có thể tiếp cận Tàng thư Akasha. Nhạc sĩ Prince đã sử dụng khái niệm liên quan đến Tàng thư Akasha như một phương tiện kể chuyện xuyên suốt album The Rainbow Children của mình, nhất là khi đề cập đến lịch sử chế độ nô lệ ở Mỹ. Nhà thôi miên trị liệu người Mỹ Bruce Goldberg cho rằng: "Chuỗi kiếp sống trần thế của chúng ta chắc chắn không phải là thực tại tối hậu, mà chỉ là một trong nhiều khả năng xác suất. Chính tâm thức của chúng ta là yếu tố đi mãi qua mỗi kiếp tái sinh của chúng ta. Nó có ký ức của tất cả kiếp sống của chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai, bằng cách truy cập vào một khái niệm gọi là đại Tàng thư Akasha. Tàng thư này là dữ liệu ở chiều thứ năm trong vòng luân hồi hay nhân quả của chúng ta. Ngoài ra, tất cả các bài học và hành vi được lưu trong Tàng thư Akasha của mỗi linh thể, và được dùng để xác định mỗi kiếp sống mới". Tác giả người Nga Anna Marianis thì diễn tả khái niệm này như sau: "Còn một 'nơi cư trú' của nghiệp nữa, ngoài hào quang của con người, đó là không gian cõi Tâm linh. Ở đó có một lớp vật chất vi tế đặc biệt mà triết học Ấn Độ gọi là Akasha, lưu giữ mọi thông tin về tất cả những gì đã từng xảy ra ở tất cả các cõi sống, bao gồm cả cõi Trần thế. Lớp không gian này, giống như một cuốn phim đầy cảm xúc, nắm bắt tất cả các chi tiết trong đời sống tự nhiên và xã hội, tất cả các ngôn từ, hành động và thậm chí cả suy nghĩ của con người". Tham khảo Nhân trí học Thông thiên học Vũ trụ học bí truyền Khái niệm triết học thông thiên học
892
19831413
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20T%E1%BB%A9%20Duy
Hoàng Tứ Duy
Hoàng Tứ Duy (còn gọi là Duy "Dan" Hoang) là nhà hoạt động dân chủ người Mỹ gốc Việt. Ông hiện là Tổng Bí thư Việt Tân, một tổ chức chính trị không được thừa nhận ở Việt Nam. Trước khi trở thành nhà hoạt động dân chủ toàn thời gian, ông từng làm nhân viên ngân hàng đầu tư hơn 10 năm. Ông đã ra điều trần trước các ủy ban của Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền và viết bài cho tờ Wall Street Journal, Asia Times Online và các ấn phẩm tiếng Việt hàng đầu. Ông hiện đang sinh sống tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ. Thân thế và sự nghiệp Quê quán Sài Gòn, ông rời khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1975 khi mới lên ba tuổi. Ông lấy bằng Cử nhân từ Đại học California tại Davis và bằng MBA của Đại học Chicago. Ông từng là giám đốc tài chính chính của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), chi nhánh khu vực tư nhân thuộc Ngân hàng Thế giới chịu trách nhiệm về các chương trình tài trợ bằng nội tệ của IFC ở châu Á và Đông Âu. Ông được tuyển mộ làm người đứng đầu các hoạt động ngân hàng đầu tư của Deutsche Bank tại Việt Nam vào năm 2007. Tuy vậy, chính quyền Việt Nam đã từ chối cho phép ông nhập cảnh. Ông có kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức cho cộng đồng người Việt, tích cực đảm nhiệm vai trò thành viên hội đồng quản trị và người tổ chức. Ông là người đồng sáng lập và cựu Đồng Chủ tịch Quốc gia của Gala Quốc gia người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American National Gala, VANG), một lễ kỷ niệm quốc gia hàng năm về di sản và niềm tự hào của người Việt. Ông còn là người đồng sáng lập ra VOICE, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc vận động bảo vệ dân tị nạn Việt Nam, cũng như giải quyết các vấn đề khác mà lương tâm cộng đồng người Việt đang phải đối mặt. Ông cũng phục vụ trong Ủy ban Công vụ người Mỹ gốc Việt (VPAC), một tổ chức cấp cơ sở nhằm trao quyền cho người Mỹ gốc Việt thông qua sự tham gia của công dân. Với tư cách là thành viên VPAC, ông đã điều trần trước Ủy ban Cách thức và Phương tiện Hạ viện về quan hệ thương mại Mỹ-Việt. Hoạt động ủng hộ dân chủ Hoàng Tứ Duy quyết định bỏ nghề nhân viên ngân hàng đầu tư để gia nhập Việt Tân toàn thời gian vào năm 2007. Ông là thành viên ban lãnh đạo tổ chức này từ năm 2001, hiện giữ chức vụ người phát ngôn. Ông cũng tích cực nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên tại Việt Nam. Ông đã ra điều trần trước các ủy ban của Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ cải cách dân chủ ở Việt Nam. Khi số lượng người dùng Internet đạt đến mức đáng kể ở Việt Nam, Việt Tân đã phát động Chiến dịch Tự do Internet, khiến ông thẳng thắn lên tiếng ủng hộ cư dân mạng Việt Nam được quyền tiếp cận mạng Internet. Ông đã ra điều trần trước một cuộc họp báo của Quốc hội về Tự do Internet ở Việt Nam và phát biểu tại các hội nghị về chiến lược thúc đẩy khả năng tiếp cận này. Ấn phẩm May Vietnam Follow South Africa, Chicago Tribune, May 20, 1994. A Damaged Brand, Wall Street Journal, November 15, 2007. South China Seizure, Wall Street Journal, February 6, 2008. Uncomfortable anniversary in Vietnam, Asia Times Online, September 10, 2008. Mr. Obama, Set Vietnam Free, Wall Street Journal, January 30, 2009. Vietnam bauxite plan opens pit of concern, Asia Times Online, March 17, 2009. China rift opens in Vietnam, Asia Times Online, January 14, 2009. Vietnam teeters towards a currency crisis, Asia Times Online, September 22, 2009. Hanoi’s Problems Run Deeper Than The Dong, Wall Street Journal, February 11, 2010. A Rights Agenda for Vietnam, Wall Street Journal, July 20, 2010. A sinking ship in Vietnam, Asia Times Online, April 6, 2012. Vietnam to target social media, The Diplomat, April 25, 2012. Rights before weapons for Vietnam, Asia Times Online, August 20, 2014. Tham khảo Liên kết ngoài Bài báo Duy Hoang, Angelina Huynh, and Cuong Nguyen. Vietnam’s blogger movement: A virtual civil society in the midst of government repression. Viet Tan, April 1, 2009. Michel Tran Duc and Duy Hoang. Denial of Service: Cyberattacks by the Vietnamese Government. Viet Tan, April 27, 2010. Duy Hoang and Angelina Huynh. Rule by Law: How Communist Vietnam Suppresses Political Opposition. Viet Tan, November 18, 2010. Duy Hoang and Trinh Nguyen. Facebook and Civil Disobedience in Vietnam. Viet Tan, March 4, 2011. Tham luận Speech at The 2006 Rafto Symposium – Bergen, Norway. November 3, 2006. Congressional Briefing on Internet Freedom in Vietnam - Washington, D.C.. October 14, 2009. USIP/ICNC 2010 Course, Democracy Promoters, Diasporas, and Diplomats - Washington, D.C.. November 23, 2010. Wired for Change: Hacking Our Way Back to Democracy - New York City, February 16, 2011. Keynote at the 6th International Vietnamese Youth Conference - Manila, Philippines. August 16, 2011. Sinh năm 1971 Nhân vật còn sống Người Mỹ gốc Việt Người Việt di cư tới Mỹ Người chống cộng Việt Nam Nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam Đảng Việt Tân
901
19831432
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%27Tung%20Krau%20Nglau%20L%C4%83ch
N'Tung Krau Nglau Lăch
N’tung Krau Nglau Lăch (Đánh trộm cá Hồ Nglau Lăch) là bộ sử thi của dân tộc M’Nông. Sử thi có tổng số 5.025 câu thơ, kể lại hành trình của anh em chàng Tiăng và buôn làng đi đánh cá hồ Nglau Lăch (một hồ rộng lớn nhất Tây Nguyên trong trí tưởng tượng của người xưa). Cho đến năm 2013, sử thi được dịch hoàn chỉnh. Lịch sử Năm 2005, sử thi N'Tung Krau Nglau Lăch được nghệ nhân Điểu Klung (ở Buôn Đôn, Đắk Lắk) hát kể nhưng không đầy đủ và được nghệ nhân Điểu Kâu (sống ở buôn M'răng, xã Dak N'drung, huyện Dak Song, tỉnh Đắk Nông) dịch chỉ có 2700 câu. Đến năm 2012, nghệ nhân Điểu Klưk (Đắk Nông) tiếp tục hát kể sử thi đầy đủ hơn với độ dài 5025 câu. Ngày 11 tháng 1 năm 2013, con gái ông Điểu Kâu là Thị Mai (ngụ tại ở buôn Bu Prâng, xã Đắk N’Drung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) dịch tiếp nối hoàn chỉnh. Nội dung Nguồn: Chàng Tiăng sinh ra từ quả trứng bằng đá, khi mà bà trời, bà đất mới có hai ngón tay (nghĩa là mới hình thành). Tiăng đã dùng tài năng và sức lực của mình để sáng tạo ra mọi vật trên trái đất. Sau đó, Tiăng tiếp tục đầu thai nhiều lần (7 lần chết đi, 7 lần sống lại) để trở lại thành người. Chàng giúp loài người có các loại giống bắp, lúa, đậu… các loài súc vật để mọi người sản xuất xây dựng buôn làng giàu mạnh: Lúa đầy kho, trâu bò, heo gà đầy bãi, cuộc sống sung túc: Nhưng rồi một ngày kia, mọi thức ăn, đồ uống đã hết, chàng Tiăng cùng mọi người trong cộng đồng rủ nhau đi đánh cá. Họ bàn đi tính lại, cuối cùng chọn hồ Nglau Lăch (một hồ nước sâu rộng ở phía Đông Bắc, có nhiều cá) để đi đánh cá. Trước khi lên đường, họ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đánh bắt, các loại lưới, các loại lá thuốc và các lao phóng để bắt cá; đồng thời chuẩn bị các túi, rổ, bao để đựng cá và thông báo cho mọi người trong buôn, cùng các buôn láng giềng biết để cùng đi đánh cá. Họ dặn người già, trẻ con ở nhà trông coi nương rẫy, buôn làng để mọi người yên tâm đi đánh cá. Họ ăn mặc, trang điểm như đi lễ hội: Sau đó, họ ngồi trên lưng voi, đi đến mời các vị thần đất, thần nước, thần lúa, thần cây … cùng đi. Họ vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, tiếng lục lạc trên cổ áo, tiếng vòng đồng bạc nơi cổ tay, cổ chân chạm vào nhau ngân vang như tiếng nhạc cồng chiêng làm náo động cả núi rừng. Đi đến đâu, họ cũng mời các buôn làng bạn như người Êđê, J’rai, Xê Đăng, Ba Na,… cùng đi đánh cá hồ Nglau Lăch. Sau nhiều ngày đường, vượt qua nhiều rừng rậm, núi cao, thác dữ, đoàn người đi đánh cá do chàng Tiăng dẫn đầu đã đến được hồ Nglau Lăch: Đó là một hồ nước đẹp, có nhiều loại cá, tôm, lươn, ba ba, ếch… to nhỏ đủ màu sắc, bơi lội kín cả mặt hồ, trông thật thích mắt. Đoàn người dừng lại bên hồ nhóm lửa, đưa rượu heo ra cúng thần và ăn uống no say, rồi phân công nhau mỗi người mỗi việc đi đánh từng loại cá, từng loại thủy sản khác nhau. Khi xuống hồ đánh cá họ phát hiện ra những con vật kỳ lạ, như lươn, ba ba, cá sấu, ếch khổng lồ: Trước những con vật khổng lồ như vậy, các chàng Lêng, Yang, Yơng và những trai làng càng tỏ ra dũng cảm, ngoan cường, táo bạo, họ lao mình xuống nước để quyết bắt cho được những con vật quý này: Nhờ tài trí thông minh và lòng dũng cảm các chàng trai đã bắt được con lươn khổng lồ hung dữ: Sau một ngày đánh cá vui nhộn và vất vả, các chàng trai, cô gái lại quần tụ bên bờ hồ cùng nhau ăn cơm, cùng nhau thưởng thức những thức ăn đánh được từ hồ Nglau Lăch và bàn chuyện để ngày mai tiếp tục đánh cá. Ngày hôm sau anh em Tiăng cùng mọi người tổ chức lễ vật: Heo thiến béo quay, rượu hàng chục ché để cúng các vị thần, xin được đánh bắt những con vật quý hơn: Cuộc vui của họ kéo dài suốt mấy ngày đêm. Niềm vui sướng của họ hòa với tiếng cồng chiêng bay xa khắp núi rừng, sông, suối, vọng lên trời cao, như thách thức với thiên nhiên, vũ trụ. Tiếng chiêng đã làm thức giấc Kong Kon Băn, người chú của chàng Tiăng đang ở một buôn gần đó đang coi giữ hồ Nglau Lăch. Kong Kon Băn đến hồ Nglau Lăch khi mọi người đang vui, đang nhảy múa, ca hát và uống rượu. Thấy Kong Kon Băn đến, chàng Tiăng phải thưa: Thế rồi cuộc đấu trí diễn ra giữa anh em Tiăng với Kong Kon Băn ngay tại bên hồ. Cuộc đấu trí diễn ra suốt ngày đêm, cuối cùng chàng Tiăng bị hình phạt là trở về làm nô lệ cho buôn làng của Kong Kon Băn để trông coi sông, suối và vùng đất cho họ. Trước khi thực hiện điều đó, Tiăng đề nghị với Kong Kon Băn hãy cùng đi theo mình trở về từ giã mẹ cha, buôn làng, và đã được Kong Kon Băn chấp nhận. Tại nhà Tiăng, cuộc đấu trí diễn ra vô cùng quyết liệt giữa Kong Kon Băn và gia đình Tiăng. Nhằm bảo vệ Tiăng gia đình của chàng đã mang những vật quý như chiêng thần, ché thần và voi quý, trâu bò hàng đàn… để đổi lấy Tiăng và được các vị thần đứng ra can thiệp. Nhưng tất cả đều chịu thua lý của Kong Kon Băn. Cuối cùng nhờ người em của Tiăng tên là Lêng Kon Rung, với sự giúp đỡ của thần Lết Kon Jri đã bày ra mưu mẹo cho Tiăng và Kong Kon Băn gọi mẹ Trời, mẹ Đất, mẹ Đá để hỏi về việc Tiăng có phải là cháu ruột của Kong Kon Băn không? Họ được mẹ Trời, mẹ Đất, mẹ Đá trả lời là Tiăng sinh rất sớm, Tiăng chỉ sinh sau trời và đất chứ không phải là cháu của Kong Kon Băn. Thế là Kong Kon Băn thất lý, đành phải lủi thủi quay về buôn làng mình. Còn gia đình và buôn làng của chàng Tiăng thì tổ chức lễ hội tạ ơn các vị thần, uống rượu, ăn uống vui say mừng sự thắng lợi và đoàn tụ của gia đình và của cộng đồng. Chú thích và tham khảo
1,156
19831449
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manchester%20United%20F.C.%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202001%E2%80%9302
Manchester United F.C. mùa giải 2001–02
Mùa giải 2001–02 là mùa giải thứ mười của Manchester United tại Premier League, mùa giải thứ 100 của họ ở hệ thống bóng đá Anh và là mùa giải thứ 27 liên tiếp của họ ở giải hạng cao nhất bóng đá Anh. Mùa giải thứ hai của thiên niên kỷ mới là một nỗi thất vọng lớn đối với Quỷ đỏ so với ba năm trước đó. Câu lạc bộ kết thúc ở vị trí thứ ba tại Premier League, thành tích thấp nhất trong lịch sử Premier League vào thời điểm đó, và họ bị loại khỏi FA Cup ở vòng thứ tư. Tại League Cup, đội hình hai của MU bị loại bởi Arsenal ở vòng thứ ba, một ngày sau khi cả hai đội thi đấu tại EPL. Thành công lớn nhất của United trong mùa giải 2001–02 là ở UEFA Champions League, nơi họ lọt vào bán kết trước khi bị Bayer Leverkusen loại vì luật bàn thắng sân khách. Cuối cùng, việc United không giành được bất cứ danh hiệu nào đã tạo nên phong độ tồi tệ trong tháng 11 và đầu tháng 12 khi họ phải chịu 5 trận thua trong 7 trận ở giải VĐQG, trong đó có 3 trận thua liên tiếp trước Arsenal, Chelsea và West Ham United vào tháng 12. Họ cũng thua sáu trận sân nhà ở Premier League, thành tích sân nhà tệ nhất kể từ mùa giải 1977–78. Họ chỉ thua thêm ba trận nữa trong cả mùa giải, nhưng phong độ khủng khiếp đó trước đó trong mùa giải đã khiến United phải đối mặt với phần còn lại của mùa giải và họ kém nhà vô địch Arsenal 10 điểm (đội đã giành chức vô địch bằng cách đánh bại United 1–0 tại Old Trafford ở trận áp chót của mùa giải) và kém đội á quân Liverpool 3 điểm. Trước khi mùa giải bắt đầu, HLV Sir Alex Ferguson đã tuyên bố ý định từ giã sự nghiệp bóng đá vào cuối mùa giải, và câu lạc bộ đã bắt đầu quá trình cố gắng tìm kiếm người kế nhiệm vị huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử của họ. Tuy nhiên, Ferguson đã rút lại quyết định giải nghệ, lấy lý do là vợ và ba con trai của ông. Huấn luyện viên trợ lý Steve McClaren rời câu lạc bộ trước khi mùa giải bắt đầu để trở thành huấn luyện viên của Middlesbrough. Huấn luyện viên đội trẻ và cựu cầu thủ Mike Phelan được thăng chức làm huấn luyện viên đội một và đảm nhận một số trách nhiệm huấn luyện viên trợ lý, nhưng McClaren không được thay thế cho đến mùa hè năm 2002, khi Carlos Queiroz được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trợ lý mới. Cầu thủ chạy cánh Ryan Giggs đã được vinh danh trong trận đấu với Celtic, người đã gắn bó với United hơn một thập kỷ. Tiền đạo trị giá 19 triệu bảng Ruud van Nistelrooy đã làm được những gì người ta mong đợi khi ghi 36 bàn trên mọi đấu trường và nhận giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của PFA, nhưng bản hợp đồng kỷ lục quốc gia trị giá 28,1 triệu bảng Juan Sebastián Verón là một nỗi thất vọng lớn ở hàng tiền vệ, mặc dù vậy. ở hàng phòng ngự nơi United đang ở thời điểm yếu nhất sau sự ra đi gây sốc của Jaap Stam tới Lazio ngay sau khi mùa giải bắt đầu và việc bất ngờ mua lại cầu thủ 35 tuổi người Pháp Laurent Blanc làm người thay thế. 2001–02 là mùa giải cuối cùng tại Old Trafford của các cầu thủ kỳ cựu Denis Irwin và Ronny Johnsen sau lần lượt 12 và sáu năm ở câu lạc bộ. Trên đường rời câu lạc bộ còn có thủ môn Raimond van der Gouw và tiền đạo Dwight Yorke. Tiền đạo Andy Cole rời United sau 7 năm khi anh ký hợp đồng chuyển nhượng tới Blackburn Rovers vào cuối tháng 12. Giao hữu Siêu cúp Anh Ngoại Hạng Anh FA Cup Cúp liên đoàn UEFA Champions League Vòng bảng thứ nhất Vòng bảng thứ hai Vòng knock out Thống kê đội hình Chuyển nhượng Mua Bán Mượn Cho mượn Tham khảo
707
19831485
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lujane%20Yacoub
Lujane Yacoub
Lujane Yacoub (, sinh ngày 11 tháng 11 năm 2004) là người mẫu, diễn viên và hoa hậu người Mỹ gốc Bahrain từng đăng quang cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Bahrain 2023. Cô sẽ đại diện cho Bahrain tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023 ở El Salvador. Tiểu sử Yacoub sinh ra ở Hamala, Bahrain. Người cha người Bahrain của cô, Yasser Yacoub, là kỹ sư xây dựng và giám đốc điều hành của một công ty tư vấn kỹ thuật và kiến trúc đa quốc gia và mẹ cô là người Mỹ Christy Burton, cựu giáo viên lớp một tại Trường Tri thức Hiện đại ở Manama, đã thành lập Học viện Khiêu vũ Bahrain ở Hamala. Vào tháng 5 năm 2023, cô tốt nghiệp trường trung học Bahrain ở Juffair, Manama. Cô sẽ vào Đại học Nghệ thuật Sáng tạo ở Farnham, Surrey, Anh. Các cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Hoàn vũ Bahrain Vào ngày 11 tháng 9 năm 2022, Yacoub thi đấu với sáu thí sinh khác vào chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Bahrain 2022, nơi cô là Á hậu 1 và thua người chiến thắng cuối cùng là Evlin Khalifa. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2023, Yacoub thi đấu với sáu thí sinh khác vào chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Bahrain 2023, nơi cô giành được danh hiệu và kế vị là Evlin Khalifa. Hoa hậu Hoàn vũ 2023 Vào ngày 18 tháng 11 năm 2023, Yacoub sẽ đại diện cho Bahrain tại Hoa hậu Hoàn vũ 2023 ở San Salvador, El Salvador. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2004 Nữ diễn viên Bahrain Người mẫu nữ Nhân vật còn sống Sinh năm 2004
278
19831499
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20H%E1%BB%AFu%20Nghi%E1%BB%87p
Trần Hữu Nghiệp
Trần Hữu Nghiệp (1911-2006) là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cán bộ Y tế Trung Ương (tiền thân của Trường Đại học Y tế Công Cộng). Tiểu sử Trần Hữu Nghiệp sinh năm 1911 tại Tân Thủy, H.Ba Tri, Bến Tre.Sau khi tốt nghiệp Trường Y khoa Đông Dương ở Hà Nội, ông đã sang Pháp tu nghiệp rồi về lại Mỹ Tho mở phòng mạch. Ông tham gia Cách mạng Tháng Tám. Giữa năm 1947, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bắt tay xây dựng ngành dân y, đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên y tế. Ông được cử làm Phó Giám đốc Sở Y tế Quân dân Nam bộ, trực tiếp phụ trách các tỉnh thuộc khu 8. Ông đã mở nhiều lớp đào tạo y tá, cứu thương, hộ sinh cho các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, và các đơn vị bộ đội thuộc khu 8. Ngoài công tác huấn luyện dạy học, ông còn trực tiếp tham gia điều trị cứu chữa thương binh, bệnh binh ở Quân Y Viện Trung đoàn 99 và Quân Y viện II - khu 8. Năm 1951, chiến trường Nam Bộ được phân chia lại thành 2 phân liên khu (miền Đông và miền Tây), ông được chuyển về miền Tây - phụ trách đào tạo cán bộ y sĩ cho ngành. Khi kháng chiến Nam bộ bùng nổ, năm 1954 ông tập kết ra Bắc. Năm 1955, ông được giao chức vụ Trưởng Ban Huấn luyện Bộ Y tế nước VNDCCH và ủy viên Ban biên tập tạp chí Y học thực hành. Tháng 9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận. Năm 1956, ông trở thành Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cán bộ Y tế trung ương . Ông vừa là thầy giáo, bác sỹ, đồng thời lại là nhà văn, nhà báo. Hồi ký “Thời gian trong mắt tôi” của ông được Nhà xuất bản Văn Nghệ in lần đầu vào năm 1993, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM tái bản 2023. Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Ông mất năm 2006 tại TP.HCM. Gia đình Năm 1938, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp 27 tuổi cưới vợ, sinh ba người con là Trần Hữu Kim Dung, Trần Hữu Trí và Trần Hữu Dũng. Khi 37 tuổi (1948), ông lập gia đình lần thứ hai, có thêm ba người con, sau đó ông tập kết ra Bắc năm 1954. Chú thích Nhà giáo Nhân dân
444
19831504
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20Hanja%20d%E1%BA%A1y%20%E1%BB%9F%20c%E1%BA%A5p%20trung%20h%E1%BB%8Dc%20H%C3%A0n%20Qu%E1%BB%91c
Danh sách Hanja dạy ở cấp trung học Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, danh sách các chữ Hán được dạy ở cấp trung học được Bộ Văn Giáo (문교부) (nay là Bộ Giáo dục 교육부) công bố lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 8 năm 1972 (Hanja không còn được dạy ở cấp tiểu học từ năm 1971). Ở cấp trung học cơ sở (중학교) học sinh học 900 chữ, và cấp trung học phổ thông 고등학교 học 900 chữ. Đến 31 tháng 12 năm 2000 sự thay đổi đối với 44 chữ. Các chữ Hán sau thay thế năm 2000 Trong đó: Chuyển từ cấp trung học phổ thông xuống cấp trung học cơ sở: 李(리 - Lý), 朴(박 - Phác), 舌(설 - thiệt), 革(혁 - cách) Các chữ thay mới trong chương trình trung học phổ thông: 憩 (게 - khế), 戈 (과 - qua), 瓜 (과 - qua), 鷗 (구 - âu), 閨 (규 - khuê), 濃 (농 - nồng), 潭 담 - đàm), 桐 (동 - đồng), 洛 (락 lạc- ), 爛 (란 - lạn), 藍 (람 - lam), 朗(랑 - lãng), 蠻 만 - man), 矛 (모 - mâu), 沐 (목 - mộc), 栢 (백 - bách), 汎 (범 - phiếm), 膚 (부 - phu), 弗 (불 - phất), 酸 (산 - toan), 森 (삼 - sâm), 盾 (순 - thuẫn), 升 (승 - thăng), 阿 (아 - a), 梧 (오 - ngô), 刃 (인 - nhận ), 雌(자 - thư), 蠶 (잠 - tàm), 笛 (적 - địch), 蹟 (적 - tích), 滄 (창 - thương), 悽 (처 - thê), 稚 (치 - trĩ), 琢 (탁 - trác), 兎 (토 - thố), 弦 (현 - huyền), 灰(회 - hôi), 喉(후 - hầu), 噫 (희 - ức), 熙 (희 - hi) Các chữ thay mới trong chương trình trung học cơ sở: : 硯(연 - nghiễn), 貳(이 - nhị), 壹(일 - nhất), 楓(풍 - phong) Danh sách Hanja dạy ở cấp trung học Hàn Quốc Xem thêm Kyōiku kanji (Hán tự dạy trong nhà trường ở Nhật Bản - 1.026 chữ) Jōyō Kanji (Hán tự thường dùng trong tiếng Nhật - 2.136 chữ) Bảng chữ Hán phổ thông tiêu chuẩn Trung Quốc (8.105 chữ) Tham khảo
361
19831517
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manchester%20United%20F.C.%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202002-03
Manchester United F.C. mùa giải 2002-03
Mùa giải 2002–03 là mùa giải thứ 11 của Manchester United tại Premier League, và là mùa giải thứ 28 liên tiếp của họ ở giải hạng cao nhất bóng đá Anh. Mùa giải này chứng kiến ​​câu lạc bộ đứng đầu bảng Premier League, sau khi có thành tích thấp nhất trong lịch sử Premier League mùa trước, khi họ đứng thứ ba. Manchester United giành chức vô địch dù kém Arsenal 8 điểm vào đầu tháng ba. United cũng kết thúc với vị trí á quân ở League Cup sau khi thua Liverpool ở chung kết. Câu lạc bộ cũng phá kỷ lục chuyển nhượng ở Anh lần thứ ba chỉ trong hơn một năm khi họ trả 29,1 triệu bảng cho Leeds United hậu vệ Rio Ferdinand. Vào cuối mùa giải, tiền vệ United David Beckham chuyển đến Real Madrid với bản hợp đồng trị giá 25 triệu bảng, sau 12 năm thi đấu tại United. Trong khi đó, trung vệ 37 tuổi Laurent Blanc tuyên bố nghỉ thi đấu. Trung vệ đồng đội David May được chuyển nhượng tự do sau chín năm ở câu lạc bộ. Giao hữu Ngoại hạng Anh FA Cup Cúp liên đoàn UEFA Champions League Vòng loại thứ ba Vòng bảng thứ nhất Vòng bảng thứ hai Vòng knock out Thống kê đội hình Chuyển nhượng Người ra đi đầu tiên của United trong mùa giải 2002–03 là Nick Culkin, người được ra mắt vào ngày 7 tháng 7. Tiền đạo Dwight Yorke của Trinidad và Tobago rời United để đến Blackburn Rovers vào ngày 26 tháng 7 với giá 2 triệu bảng. Culkin và Yorke là những cầu thủ ra đi duy nhất trong mùa hè của United, nhưng họ không phải là những người rời đi duy nhất của United trong mùa giải 2002–03. Tân binh duy nhất của United trong mùa giải 2002–03 là Rio Ferdinand, người gia nhập từ đối thủ truyền kiếp của Quỷ đỏ là Leeds United, và thủ môn người Tây Ban Nha Ricardo, người đã ký hợp đồng chỉ với 1,5 triệu Bảng. Vào ngày 5 tháng 6, Lee Roche được giải phóng khỏi United theo dạng chuyển nhượng tự do. Vào ngày 30 tháng 6, hậu vệ Laurent Blanc tuyên bố giã từ sự nghiệp bóng đá. Cũng vào ngày 30 tháng 6, David May rời đi theo dạng tự do. Mua Bán Cho mượn Tham khảo
387
19831520
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20ph%E1%BA%A9m%20b%C3%A1t-nh%C3%A3%20kinh
Đại phẩm bát-nhã kinh
Đại phẩm bát-nhã kinh (zh. 大品般若經; sa. Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā), còn được gọi là Nhị vạn ngũ thiên tụng bát-nhã (二萬五千頌般若), Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), Đại phẩm kinh (大品經), Đại trí độ vô cực kinh (大智度無極經), là một kinh văn của Phật giáo Đại thừa. Phiên bản Hán ngữ phổ biến nhất được dịch vào thời Hậu Tần bởi do Cưu-ma-la-thập dịch. Đại Chính tân tu Đại tạng kinh phân loại kinh văn này trong phần Bát-nhã bộ. Bộ kinh này chủ yếu nói về nguyên lý bát-nhã và tính không của Phật giáo, và thường được thể hiện trong tình tiết Xá-lợi-phất và Tu-bồ-đề nghiên cứu về tính không của nhau. Phiên bản [[Tập tin:Sutra_of_the_great_virtue_of_wisdom.jpg|trái|nhỏ|Các chương thứ 44 và 45 của Đại phẩm bát-nhã kinh'' được phát hiện trong hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng.]] Một số bản dịch Hán ngữ còn tồn tại của kinh văn này có: Quang tán Bát-nhã ba-la-mật kinh (光讚般若波羅蜜經), do Tây Tấn Trúc Pháp Hộ dịch, 10 quyển. Phóng quang Bát-nhã ba-la-mật kinh (放光般若波羅蜜經), do Tây Tấn Vô-la-xoa (sa. Mokṣala, zh. 无罗叉) dịch, 20 quyển. Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), do Diêu Tần Cưu-ma-la-thập dịch, 30 quyển, 90 phẩm. Theo Đại trí độ luận, bản gốc tiếng Phạn có 22.000 câu tụng. Đại Bát-nhã kinh (大般若经), đệ nhị hội, do Đường Huyền Trang dịch, 78 quyển và 85 phẩm. Bản gốc tiếng Phạn có 25.000 câu tụng. Đại Bát-nhã kinh (大般若经), đệ tam hội''', cũng do Đường Huyền Trang dịch, 59 quyển và 31 phẩm. Bản gốc tiếng Phạn có 18.000 câu tụng. chú thích Tham khảo Kinh văn Phật giáo Đại thừa
262
19831523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ji%C5%99%C3%AD%20Pavlenka
Jiří Pavlenka
Jiří Pavlenka (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Séc hiện đang chơi ở vị trí thủ môn cho Werder Bremen và đội tuyển quốc gia Cộng hòa Séc. Sự nghiệp câu lạc bộ Slavia Prague Jiří Pavlenka đã gia nhập Slavia Prague từ Baník Ostrava vào tháng 1 năm 2016 với phí chuyển nhượng là 380.000 euro. Anh đã giành chức vô địch giải đấu với Slavia Prague trong mùa giải Czech First League 2016–17. Werder Bremen Vào tháng 6 năm 2017, Jiří Pavlenka đã gia nhập Werder Bremen với hợp đồng ba năm, có thể gia hạn thêm một năm. Phí chuyển nhượng ước tính là 3 triệu euro. Vào tháng 8 năm 2018, sau mùa giải ra mắt ấn tượng tại Bundesliga, Pavlenka đã đồng ý gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ. Sự nghiệp quốc tế Jiří Pavlenka đã chơi bóng đá quốc tế ở cấp độ U21 cho quê hương của mình. Anh có lần được triệu tập đầu tiên vào đội tuyển quốc gia Cộng hòa Séc cho trận giao hữu gặp Slovakia vào tháng 3 năm 2015. Anh ra mắt đội tuyển quốc gia vào ngày 15 tháng 11 năm 2016 trong trận giao hữu gặp Đan Mạch. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Thành tích Slavia Prague Czech First League: 2016–17 Cộng hòa Séc China Cup bronze: 2018 Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1992 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá FC Baník Ostrava
246
19831526
https://vi.wikipedia.org/wiki/Armour-piercing%20ammunition
Armour-piercing ammunition
Armour-piercing ammunition (AP) hay là đạn xuyên giáp là một loại đạn được thiết kế để xuyên phá vỏ giáp bảo vệ trên thiết giáp hạm, giáp cá nhân, xe thiết giáp. Ứng dụng chủ yếu của đạn xuyên giáp là dùng để xuyên thủng lớp giáp dày của các tàu chiến thiết giáp hạm và gây ra những tổn thất bên trong cho các tàu này. Từ những năm 1920s, vũ khí xuyên giáp được cho là bắt buộc trong chống tăng. Các đạn xuyên giáp có cỡ nhỏ hơn 20 mm được sử dụng để đối phó với các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ, giáp cá nhân. Do giáp xe tăng ngày càng được cải tiến trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, các loại đạn xuyên giáp bắt đầu được thiết kế nhỏ hơn nhưng cường độ và độ cứng để xuyên thép lớn hơn, đồng thời sơ tốc đầu nòng cũng cao hơn. Các thanh xuyên hiện nay cấu tạo từ thanh dài vật liệu có tỉ trọng lớn như tungsten hay uranium nghèo (DU) giúp cải thiện hơn nữa đặc tính của đường đạn. Lịch sử nhỏ|Các tấm thép bị xuyên trong các thử nghiệm đạn pháo Hải quân, 1867 Cuối những năm 1850s, Hải quân các nước bắt đầu đưa vào trang bị thiết giáp hạm, có lớp vỏ bọc thép dày. Lớp giáp này vô hiệu hóa các đạn bi sắt và cả đạn mang thuốc nổ mạnh. Major Sir W. Palliser là người đầu tiên đưa ra giải pháp về đạn xuyên phá được lớp giáp dày, qua việc phát minh lý thuyết của tăng cứng đầu đạn bi sắt. Nhờ đúc các viên đạn theo chiều hướng xuống và tạo thành một đầu đạn, kim loại nóng chảy sẽ được tôi và trở nên cứng hơn, trong khi phần còn lại của vật đúc sẽ tạo thành trong khuôn làm bằng cát, giúp kim loại được làm nguội chậm dần và giúp thân viên đạn tạo thành tough. Những viên đạn bi sắt sau khi được tôi có hiệu suất rất tốt chống lại giáp làm bằng sắt nhưng không có hiệu quả với giáp phức hợp và giáp thép, được đưa ra vào năm 1880s. Do đó các nhà thiết kế thay đổi hoàn toàn hướng thiết kế, và đạn thép với đầu đạn được dập và được làm cứng bởi nước đã được sử dụng trong súng Palliser. Ban đầu, những viên đạn được làm bằng thép các bon nhưng do giáp xe thiết giáp ngày càng tốt lên, nên đạn chống tăng cũng phải phát triển hơn. Trong những năm 1890s và sau đó, giáp thép thấm các bon trở nên phổ biến, ban đầu chỉ để gia cố thêm cho tàu chiến. Để đối đầu với các mục tiêu như vậy, đạn pháo được làm từ thép-dập hoặc đúc-có pha thêm nickel và chromium. Một cải tiến nữa là sự ra đời của mũ kim loại mềm trên chóp đạn, còn gọi là "Makarov tips" được phát minh bởi Đô đốc người Nga Stepan Makarov. Mũ này làm tăng khả năng đâm xuyên của đạn do làm yếu đi va chạm và ngăn tổn hại đầu mũi xuyên giáp của đạn trước khi nó chạm tới bề mặt giáp. Đồng thời mũ kim loại mềm giúp tăng độ xyên ở góc nghiêng do ngăn viên đạn bị trượt đi khỏi bề mặt giáp. Chiến tranh thế giới I Đạn pháo được sử dụng trước và trong World War I thường được làm từ thép đúc chromium (không gỉ). Thép được dập tạo hình và sau đó được tôi, thép sẽ được khoan lỗ ở đầu và được xử lý trên máy tiện. Đạn pháo cũng được chế tạo tương tự như vậy. Ở bước cuối cùng là xử lý nhiệt, giúp cho đạn có đủ độ cứng cần thiết, công nghệ này là một yếu tố bí mật của các nước chế tạo vũ khí. Lỗ phía sau của đạn pháo có khả năng nạp một lượng nhỏ thuốc phóng, khoảng 2% trọng lượng của đạn. Đạn được nạp thuốc nổ mạnh, có hoặc không có ngòi nổi, và sẽ nổ khi va vào vỏ giáp xuyên thủng vỏ giáp. Chiến tranh thế giới II nhỏ|Đạn pháo xuyên giáp 15-inch (381 mm) của Hải quân Anh với mũi đạn đạo (APCBC), 1943 Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, đạn pháo sử dụng thép hợp kim có chứa nickel-chromi-molybden. Trong khi người Đức sử dụng thép hợp kim silicon-manganese-chromi do các nguồn cung kim loại bị hạn chế. Hợp kim thép của Đức, dù có khả năng đạt độ cứng tương đương nhưng giòn hơn và dễ bị gãy khi va chạm vào giáp thép nghiêng, giảm độ xuyên giáp, đối với đạn armour-piercing high-explosive (APHE), điều này có thể dẫn đến lượng nổ mạnh bị kích nổ sớm. Các giải pháp thay đổi độ cứng của đạn pháo nâng cao khả năng xuyên giáp của đạn pháo được các nước tiến hành trong suốt cuộc chiến tranh, đặc biệt là người Đức. Kết quả là đạ pháo thay đổi độ cứng từ độ cứng cao ở đầu đạn cho đến độ cứng thấp hơn ở đuôi đạn và đảm bảo phát đạn sao cho viên đạn pháo tiếp xúc tốt với vỏ giáp. Đạn pháo tăng APHE, dù được sử dụng bởi phần lớn các bên tham chiến trong thời kỳ này, nhưng lại không được quân đội Anh sử dụng. Người Anh chỉ sử dụng một loại đạn APHE duy nhất trong thế chiến là đạn AP, Mk1 cho súng chống tăng Ordnance QF 2 pounder và sau đó nó bị loại bỏ do người Anh nhận thấy ngòi nổ có xu hướng bị tách khỏi thân đạn khi đang xuyên qua vỏ giáp. Kể cả khi kíp nổ không bị suy chuyển và toàn bộ hệ thống hoạt động đúng, thì hiệu quả của đạn pháo đối với kíp lái đối phương là quá nhỏ, không phù hợp để tiếp tục dành thời gian để phát triển. Quân đội Anh bắt đầu sử dụng đạn APHE từ sau khi phát minh ra đạn pháo Pallister 1,5% thuốc nổ mạnh từ những năm 1870s và 1880s, và cho rằng độ tin cậy và khả năng xuyên giáp là quan trọng nhất đối với pháo tăng. Các loại đạn pháo xuyên giáp nổ mạnh của Hải quân, có kích thước lớn hơn rất nhiều sử dụng lượng thuốc nổ mạnh vào khoảng 1 đến 3 % tổng trọng lượng đạn pháo, nhưng đối với đạn pháo chống tăng, có kích thước nhỏ hơn nhiều và cần tốc độ lớn hơn sẽ sử dụng chỉ khoảng 0.5% tổng trọng lượng pháo, ví dụ Panzergranate 39 chỉ chứa 0,2% thuốc nổ mạnh. Điều này là do đạn pháo tăng cần có độ xuyên giáp lớn hơn nhiều lần so với cỡ đạn (lấy ví dụ hơn 2,5 lần đối với đạn pháo chống tăng so với dưới 1 đối với đạn pháo Hải quân). Do đó phần lớn đạn xuyên giáp nổ mạnh được sử dụng trong chống tăng sử dụng ít thuốc nổ mạnh chỉ để tăng số lượng mảnh văng của đạn pháo sau khi xuyên vào xe thiết giáp, năng lượng của mảnh văng được lấy từ động năng của quả đạn sau khi bắn đi ở vận tốc cao khỏi nòng pháo. Trừ đạn pháo hàng hải sử dụng để phá bê tông và đạn xuyên giáp, dẫn cho khả năng xuyên giáp bị giảm đáng kể. Lượng nổ mạnh sử dụng trong đạn APHE phải có tính chống nhạy nổ cao với sóng chấn động để ngăn không bị kích nổ sớm. Quân đội Mỹ thông thường sẽ sử dụng thuốc nổ Explosive D, còn được biết là ammonium picrate. Cấu trúc của một số loại đạn xuyên giáp Các chữ viết tắt (C, BC, CBC) được sử dụng cho các loại đạn AP, SAP, APHE và SAPHE với , for example "APHEBC" (armour-piercing high explosive ballistic capped), đôi khi ký hiệu HE cũng được ghi trên cáp đạn pháo APHE và SAPHE. Nếu là đạn vạch đường sẽ có thêm ký tự "-T" (APC-T). Xem thêm Panzergranate 39 Raufoss Mk 211 Ghi chú Tham khảo Bibliography Liên kết ngoài
1,382
19831527
https://vi.wikipedia.org/wiki/Deutsche%20Fu%C3%9Fball%20Liga
Deutsche Fußball Liga
DFL Deutsche Fußball Liga GmbH (hay đơn giản là Deutsche Fußball Liga; ; thường được viết tắt là DFL) là một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Die Liga – Fußballverband. DFL chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ligaverband, bao gồm các giải đấu Bundesliga và 2. Bundesliga. Chủ tịch hội đồng giám sát của DFL là Reinhard Rauball. Christian Seifert là CEO của DFL. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2001, DFL đã tổ chức các giải Bundesliga và 2. Bundesliga. Từ năm 2005 đến năm 2007, họ cũng tổ chức DFL-Ligapokal. Từ năm 2010, DFL cũng tổ chức DFL-Supercup. DFL thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 2000 dưới dạng một công ty GmbH độc lập. Kể từ đó, Ligaverband là cổ đông duy nhất của DFL, công ty đã cung cấp vốn cổ phần trị giá 1 triệu euro. Tổ chức này là công ty con của Ligaverband, đại diện cho 36 câu lạc bộ chuyên nghiệp ở hai giải đấu hàng đầu của bóng đá Đức. Ngày nay, Bundesliga và 2. Bundesliga được điều hành bởi DFL, nhưng được tổ chức chung bởi Liên đoàn Bóng đá Đức (Deutscher Fußball-Bund, DFB) và Ligaverband. Chú thích Liên kết ngoài Giải bóng đá Đức Khởi đầu năm 2000 ở Đức
216
19831533
https://vi.wikipedia.org/wiki/Con%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20T%C6%A1%20l%E1%BB%A5a%3A%20H%C3%A0nh%20lang%20Zarafshan-Karakum
Con đường Tơ lụa: Hành lang Zarafshan-Karakum
Con đường Tơ lụa: Hành lang Zarafshan-Karakum là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm phần Con đường tơ lụa cổ đại và các di tích lịch sử dọc theo tuyến đường Hành lang Zarafshan-Karakum. Di sản này trải dài 886 km qua Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan bao gồm 31 địa điểm. Vị trí Hàng lang Zarafshan-Karakum nằm ở Trung Á, đi qua 7 vùng địa lý gồm cao nguyên, chân núi, đồng bằng, vùng tưới tiêu nhân tạo, ốc đảo, thảo nguyên ngải tây và sa mạc. Địa điểm Di sản này bao gồm 31 địa điểm nằm tại 3 quốc gia: Tajikistan Khu định cư Khisorak Lâu đài trên núi Mugh Khu định cư Kum Khu định cư Gardani Khisor Pháo đài Tali Khamtuda Lăng Khoja Mukhammad Bashoro Hệ thống tưới tiêu Toksankoriz Khu định cư Sanjarshakh Tàn tích của Thị trấn cổ Penjikent Uzbekistan Đền Jartepa II Suleimantepa Khu định cư Kafirkala Khu định cư Dabusiya Tổ hợp kiến trúc Kasim Sheikh Lăng Mir-Sayid Bakhrom Nhà nghỉ lữ hành Rabati Malik Nhà thờ Hồi giáo Deggaron Chasma-i Ayub Khazira Khu định cư Vardanze Tháp giáo đường Vobkent Tổ hợp kiến trúc Bahouddin Naqshband Nghĩa địa Chor Bakr Khu định cư Varakhsha Khu định cư Paikend Turkmenistan Khu định cư Amul Nhà nghỉ lữ hành Mansaf (a) Nhà nghỉ lữ hành Mansaf (b) Nhà nghỉ lữ hành Konegala Tham khảo Di sản thế giới tại Tajikistan Di sản thế giới tại Turkmenistan Di sản thế giới tại Uzbekistan
262
19831538
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20b%E1%BA%A3o%20t%E1%BB%93n%20thi%C3%AAn%20nhi%C3%AAn%20Tigrovaya%20Balka
Khu bảo tồn thiên nhiên Tigrovaya Balka
Khu bảo tồn Beshai Palangon (Бешаи Палангон) là một khu bảo tồn nằm tại Khatlon, Tajikistan, trên khu vực biên giới với Afghanistan, nơi sông Vakhsh và Panj hợp lưu tạo thành sông Amu Darya. Khu bảo tồn rộng 460 km2 trải dài hơn 40 km từ phía tây nam đến đông bắc. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) mô tả đây là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất ở Trung Á vì diện tích rộng lớn và sự đa dạng sinh thái. Ngoài ra, đây là khu vực cực kỳ quan trọng đối với các loài thực vật ống tràng quý hiếm hay hệ sinh thái rừng ven sông. Độ cao cao nhất đạt khoảng 1.200 mét so với mực nước biển. Khí hậu lục địa và khô hạn, các môi trường sống khác nhau của Tigrovaya Balka bao gồm bán sa mạc, đồng cỏ giống xavan với cây hồ trăn và thảm thực vật ống tràng với cây dương, nhót lá hẹp và cỏ cao. Khu vực này là một trong những thành trì cuối cùng của Hổ Caspi, dấu vết của chúng được nhìn thấy lần cuối trong khu bảo tồn vào năm 1953. Tính đến ngày nay, Tigrovaya Balka vẫn là nơi sinh sống của hươu Bukhara, con mồi ưa thích của Hổ Caspi. Một số loài đáng chú ý khác gồm chó rừng lông vàng, mèo ri, linh cẩu vằn, linh dương bướu giáp, hải ly, sói xám, cáo đỏ, cừu núi Trung Á. Khu bảo tồn được BirdLife International xác định là vùng chim quan trọng vì nơi đây hỗ trợ một số lượng đáng kể quần thể các loài chim khác nhau. Một số loài đáng chú ý gồm vịt lặn mào đỏ, cốc lùn, cắt Saker, sếu cổ trắng, bồ câu mắt vàng, cú muỗi Ai Cập. Tham khảo Khu bảo tồn thiên nhiên Tajikistan Di sản thế giới tại Tajikistan Vùng chim quan trọng của Tajikistan
321
19831539
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20Lan%20%28di%E1%BB%85n%20vi%C3%AAn%20sinh%20n%C4%83m%201942%29
Ngọc Lan (diễn viên sinh năm 1942)
Ngọc Lan tên đầy đủ là Phan Ngọc Lan (sinh năm 1942) là nữ diễn viên điện ảnh - truyền hình Việt Nam, bà được biết đến qua vai Nhàn trong phim điện ảnh Lửa trung tuyến và vai Bà nội trong phim truyền hình Bánh đúc có xương. Ngọc Lan được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2015. Tiểu sử Ngọc Lan sinh năm 1942 tại Bắc Giang, khi còn đi học bà đã bộc lộ khả năng ca hát, diễn kịch và ngâm thơ. Năm 1958, sau khi được xem bộ phim Chung một dòng sông của đạo diễn Phạm Kỳ Nam, Ngọc Lan quyết tâm sau này trở thành diễn viên. Sự nghiệp Năm 1959, Ngọc Lan bắt đầu sự nghiệp khi một người bạn gửi cho bà một mảnh báo có thông tin tuyển sinh diễn viên, bà mạnh dạn lên Hà Nội dự thi và vượt qua được bốn vòng khảo sát. Ngọc Lan trở thành học viên khóa 1 của trường Điện ảnh Việt Nam. Vai diễn đầu tiên của bà là Nhàn trong phim Lửa trung tuyến của Phạm Văn Khoa năm 1961, bộ phim sau đó được mời dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1961. Là diễn viên chính của phim, Ngọc Lan vinh dự được thay mặt đoàn Điện ảnh Việt Nam cùng kéo cờ khai mạc Liên hoan phim cùng với Sergey Fyodorovich Bondarchuk. Sau sự kiện này Ngọc Lan quen biết với nữ diễn viên Zinaida Kirienko. Ngọc Lan tốt nghiệp năm 1962 và được phân công về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, cũng vào cuối năm này bà kết hôn với họa sĩ, đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân. Trong sự nghiệp của mình Ngọc Lan tham gia hơn 50 vai diễn. Năm 2015, Ngọc Lan được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Năm 2020, bà cho ra mắt tập thơ Nặng tình - tập thơ thứ sáu do bà tự sáng tác. Sau bộ phim Nơi ẩn nấp bình yên năm 2017, bà tạm dừng các hoạt động phim ảnh và trở lại với bộ phim truyền hình 11 tháng 5 ngày vào năm 2021. Một số bài thơ trong chùm thơ Mẹ và quê hương của bà tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Đỗ Phương sáng tác ca khúc Nhớ mẹ. Gia đình Ngọc Lan gặp nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân tại Moskva khi bà tham gia dự Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1961, lúc này ông Lân là lưu học sinh tại trường VGIK. Hai ông bà kết hôn cuối năm 1962 và có được 4 người con. Con gái lớn của bà là Ngô Phương Lan - nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam và cháu ngoại đầu của bà là đạo diễn Đinh Tuấn Vũ. Vai diễn Phim điện ảnh Truyền hình Văn học Nghệ sĩ Ngọc Lan đã phát hành 6 tập thơ, tập thơ thứ 6 có tựa đề Nặng tình phát hành năm 2020. Tham khảo Sinh năm 1942 Người Bắc Giang Người họ Phan tại Việt Nam Diễn viên Việt Nam Nhân vật còn sống Phan Ngọc Lan
512
19831553
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20Ch%E1%BB%91ng%20B%E1%BA%AFt%20n%E1%BA%A1t
Ngày Chống Bắt nạt
Ngày Chống Bắt nạt (hoặc Ngày Áo Hồng) là một sự kiện thường niên được tổ chức ở Canada và các nơi khác trên thế giới, nơi mọi người mặc áo sơ mi màu hồng để chống lại nạn bắt nạt. Sáng kiến này được bắt đầu ở Canada diễn ra vào thứ Tư cuối cùng của tháng 2 hàng năm. Ở New Zealand, Ngày Chống Bắt nạt được tổ chức vào tháng 5. Lịch sử Sự kiện này ban đầu do hai học sinh lớp 12 tên là David Shepherd và Travis Price ở Berwick, Nova Scotia tổ chức vào năm 2007, họ bỏ tiền ra mua và phân phát 50 chiếc áo sơ mi hồng sau khi một học sinh lớp 9 tên Chuck McNeill bị bắt nạt vì mặc áo polo màu hồng trong ngày đầu tiên đi học tại Trường Trung học Rural Central Kings ở Cambridge, Nova Scotia. Năm đó, Thủ hiến Nova Scotia Rodney MacDonald đã tuyên bố ngày thứ Năm thứ hai của tháng 9 (khớp với ngày bắt đầu mỗi năm học) là "Ngày Đứng lên Chống Bắt nạt" nhằm ghi nhận những sự kiện này. Năm 2008, Thủ hiến British Columbia, Gordon Campbell tuyên bố ngày 27 tháng 2 là Ngày Chống Bắt nạt cấp tỉnh. Năm 2009, BGC Canada đã thiết kế những chiếc áo phông màu hồng có dòng chữ "Dừng Bắt nạt" và "Ngày Áo Hồng" cho Ngày Chống Bắt nạt. Tháng 5 năm 2009, New Zealand làm lễ kỷ niệm Ngày Áo Hồng đầu tiên. Năm 2012, Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 4 tháng 5 là Ngày Chống Bắt nạt của Liên Hợp Quốc. Tương tự, UNESCO đã công bố ngày thứ Năm đầu tiên của tháng 11 là Ngày Quốc tế Chống Bạo lực và Bắt nạt tại Trường học, bao gồm cả Bắt nạt qua Mạng. Mục đích Ngày Chống Bắt nạt được thành lập để ngăn chặn hành vi bắt nạt tiếp theo. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho thấy rằng cứ bốn đứa trẻ thì có một đứa sẽ bị bắt nạt trong thời niên thiếu. Tham khảo Liên kết ngoài Pink Shirt Day — Mục đích của Ngày Áo Hồng thuộc Quỹ Thiếu nhi CKNW là nâng cao nhận thức về nạn bắt nạt ở trường học, nơi làm việc, gia đình và trực tuyến. Tổ chức này cũng tìm cách gây quỹ để hỗ trợ các chương trình và cơ sở vật chất nhằm nuôi dưỡng lòng tự trọng về sức khỏe của trẻ em. Pink T-Shirt Day Society Stomp Out Bullying — Stomp Out Bullying là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm thay đổi văn hóa hòa nhập cho tất cả học sinh, cả trẻ em và thanh thiếu niên. Tổ chức này nỗ lực hết mình để xóa bỏ nạn bắt nạt đối với mọi tầng lớp xã hội thông qua giáo dục về phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính, LGBTQ và phân biệt đối xử. Tổ chức này cung cấp trợ giúp cho những người có nguy cơ bị bắt nạt và tự tử thông qua các chương trình tiếp cận cộng đồng, các sự kiện và chương trình truyền thông xã hội chặt chẽ. Bullying No Way Erase Bullying — Erase Bullying nhằm mục đích củng cố cộng đồng trường học thông qua việc xây dựng môi trường an toàn hơn thông qua việc trao quyền cho những nhân vật chủ chốt trong cộng đồng như phụ huynh, học sinh và nhà giáo dục. Tổ chức này nhằm mục đích xóa bỏ, bắt nạt trên mạng đồng thời khuyến khích sức khỏe tâm thần và hạnh phúc. Pacer's National Bullying Prevention Center — Trung tâm Phòng chống Bắt nạt Quốc gia của PACER được thành lập vào năm 2006. Mục đích của tổ chức là mang lại sự thay đổi xã hội bằng cách ngăn chặn nạn bắt nạt ở trẻ em, đảm bảo thanh thiếu niên được an toàn và liên quan đến sự hỗ trợ cần thiết trong trường học và cộng đồng. Ngày lễ Canada Ngày Liên Hợp Quốc Ngày lễ New Zealand Chiến dịch chống bắt nạt Sự kiện mùa đông ở Canada Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Hai Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Năm
701
19831562
https://vi.wikipedia.org/wiki/Caleb%20Grimshaw
Caleb Grimshaw
Caleb Grimshaw là một chiếc thuyền buồm được đóng vào năm 1848 để vận chuyển hàng hóa qua Đại Tây Dương. Chiếc thuyền đã bốc cháy và chìm vào năm 1849, khiến 90-101 người thiệt mạng. Đóng thuyền Thuyền buồm Caleb Grimshaw được đóng vào đầu năm 1848 cho Công ty Caleb Grimshaw and Co. có trụ sở tại Liverpool tại Xưởng đóng thuyền của William H. Webb ở Thành phố New York với tư cách là một thuyền buồm đầy đủ trang bị. Thuyền dài 166 feet (51 m), rộng 36 feet 8 inch (11,18 m), cao 21 feet 8 inch (6,60 m) với trọng tải 988 tấn. Caleb Grimshaw and Co. chuyên về vận tải hành khách, phối hợp vận chuyển hàng hóa và hành khách di cư qua Đại Tây Dương. Chiếc thuyền được cho là đặt tên theo Caleb Grimshaw sau khi ông bất ngờ qua đời vào đầu năm 1847. Dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng William Hoxie, thuyền đã đi từ Liverpool đến Thành phố New York với tối đa 427 hành khách, chủ yếu là những người di cư từ Anh và Ireland. Thuyền buồm Caleb Grimshaw đã thực hiện thành công năm chuyến vượt Đại Tây Dương từ tháng 5 năm 1848 đến tháng 8 năm 1849. Hỏa hoạn Trong chuyến đi thứ sáu vào ngày 11 tháng 11 năm 1849, khi đang chở 100 tấn than và 427 hành khách, chiếc thuyền đã bốc cháy trên Đại Tây Dương, cách đảo Faial, Azores 16 hải lý (30 km; 18 dặm) về phía đông nam. Trên thuyền Caleb Grimshaw có 4 chiếc thuyền, nhưng chiếc thuyền đầu tiên được hạ xuống bởi những hành khách thiếu kinh nghiệm và đâm vào nước, khiến 12 hành khách bị cuốn trôi. Thuyền trưởng Hoxie lên chiếc thuyền thứ ba được triển khai vào ngày 12 tháng 11, bỏ lại hành khách và thủy thủ đoàn còn lại mà không có người lãnh đạo. Vì không có đủ chỗ trên những chiếc thuyền cho tất cả 457 hành khách và thủy thủ đoàn, nên một số bè đã được lắp ráp, nhưng hơn 250 hành khách vẫn ở trên boong thuyền đang cháy khi chiếc thuyền Sarah (Vương quốc Anh) đến hiện trường bốn ngày sau đó. Sarah đã thực hiện nhiều chuyến giải cứu những người bị mắc kẹt, nhưng nhiều hành khách vẫn ở trên thuyền cho đến khi chiếc thuyền cuối cùng bị chìm vào ngày 21 tháng 11. Các nguồn tin tức đưa tin có từ 90 đến 101 người chết. Hậu quả Ít nhất một bài báo đã nhấn mạnh đến việc thiếu thuyền cứu sinh và thiết bị an toàn thích hợp cũng như rủi ro khi vận chuyển hàng hóa dễ cháy cùng với hành khách. Mặc dù thường xuyên bị chỉ trích trên các bài xã luận của báo chí vì đã bỏ thuyền, Thuyền trưởng Hoxie không nhận được bất kỳ hình phạt chính thức nào. Năm 1851, Thuyền trưởng Hoxie được bổ nhiệm làm chỉ huy của một thuyền chở khách khác, chiếc Joseph Walker, chiếc thuyền này cũng đã bốc cháy và chìm vào năm 1853 cùng với chiếc Great Republic. Chú thích Sự cố hàng hải năm 1849 Thuyền 1848
545
19831563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Claudia%20Goldin
Claudia Goldin
Claudia Dale Goldin (sinh ngày 14 tháng 5 năm 1946) là một nhà sử học kinh tế, nhà kinh tế học lao động người Mỹ và là Giáo sư Henry Lee về Kinh tế tại Đại học Harvard. Vào tháng 10 năm 2023, bà đã được trao giải Sveriges Riksbank về Khoa học Kinh tế trong Ký ức của Alfred Nobel (Giải Nobel) "vì đã nâng cao sự hiểu biết của chúng tôi về kết quả của phụ nữ trên thị trường lao động". Bà là người phụ nữ thứ ba giành được giải thưởng này và là người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng này một mình. Tác phẩm chọn lọc Goldin, Claudia Dale. Understanding the Gender Gap: An Economic History of American Women. New York: Oxford University Press, 1990, . Goldin, Claudia Dale et al. Strategic Factors in Nineteenth Century American Economic History: A Volume to Honor Robert W. Fogel. Chicago: University of Chicago Press, 1992, . Goldin, Claudia Dale and Gary D. Libecap. Regulated Economy: A Historical Approach to Political Economy. Chicago: University of Chicago Press, 1994, . Bordo, Michael D., Claudia Dale Goldin, and Eugene Nelson White. The Defining Moment: The Great Depression and the American Economy in the Twentieth Century. Chicago: University of Chicago Press, 1998, . Glaeser, Edward L. and Claudia Dale Goldin. Corruption and Reform: Lessons from America's History. Chicago: University of Chicago Press, 2006, . Goldin, Claudia Dale and Lawrence F. Katz. The Race Between Education and Technology. Cambridge, Mass.: Belknap Press of Harvard University Press, 2008, . Goldin, Claudia and Alsan, M. "Watersheds in Child Mortality: The Role of Effective Water and Sewerage Infrastructure, 1880 to 1920", Journal of Political Economy 127(2, 2018), pp. 586–638 Goldin, Claudia and Lawrence F. Katz. Women Working Longer: Increased Employment at Older Ages. Chicago: University of Chicago Press, 2018. Goldin, Claudia. Career & Family: Women's Century-Long Journey toward Equity. Princeton, NJ. Princeton University Press, 2021. "A Grand Gender Convergence: Its Last Chapter," American Economic Review 104 (April 2014), pp. 1091–119. Chú thích Sinh 1946 Phụ nữ đoạt giải Nobel Nhân vật còn sống Người đoạt giải Nobel Kinh tế
341
19831576
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a%20V%C3%A2n%20Am%20%28Thanh%20H%C3%B3a%29
Chùa Vân Am (Thanh Hóa)
Chùa Vân Am (Phạm Thông, Đông Sơn) là một ngôi chùa nổi tiếng ở Thanh Hóa, được xây dựng vào thời nhà Trần Vị trí Chùa Vân Am thuộc làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa (trước đây là địa phận tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nằm trong hệ thống quần thể di tích của Hàm Rồng, một vùng đất mà ở đây mỗi khúc sông, ngọn núi, ruộng đồng, làng xóm hòa quyện vào nhau thành một cảnh tượng thật là kỳ vĩ và sinh động. Lịch sử Sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng in trong bộ Tùng thư, có chuyện “Nhập mộng liệu bệnh”. Chuyện về nhà sư Quán Viên chữa mắt cho vua Trần Anh Tông (1293 – 1314): Lần ấy nhà vua bị đau mắt đã hơn một tháng, các ngự y đều không chữa khỏi, các danh y trong nước cũng lắc đầu. Bệnh tình nhà vua ngày càng trầm trọng. Bỗng đêm ấy vua nằm mộng thấy một vị sư lấy tay xoa vào mắt mình, càng xoa càng dễ chịu. Nhà vua hỏi: “Tôn sư từ đâu tới, chức danh là gì?” Nhà sư đáp: “Bần tăng là Quán Viên đến chữa bệnh cho bệ hạ”. Nhà vua giật mình tỉnh mộng mắt liền hết đau nhức, qua vài ngày khỏi hẳn. Nhà vua sai quan đi dò hỏi giới tu hành ở kinh thành xem có biết ai là Quán Viên không. Nhiều người nói thầy tăng Quán Viên ở chùa Đông Sơn, núi Long Đại, giới hạnh thanh khiết, mắt tuệ vẹn nhuần, tiếng đồn đã mấy chục năm ròng, sư không thể rời khỏi am mây. Vua Trần Anh Tông rất mừng, sai quan đến chùa Đông Sơn mời sư Quán Viên về kinh đô triều kiến. Quán Viên đến, nhà vua thấy hình dáng mặt mũi ông y hệt người trong mộng càng lấy làm kỳ lạ. Vua phong cho Quán Viên chức Quốc sư và ban thưởng rất hậu. Vào khoảng đầu thế kỷ 14, nhà sư Phạm Thông dòng dõi quan, xuất gia tu hành ở am Thanh Lương (thôn Hương Bào Nội, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Do đức hạnh cao siêu, vị sư này được Tăng ni, thiện tín tôn sùng như một đức tông sư cả nước với danh hiệu Tuệ Thông Đại sư do vua Trần Nghệ Tông (1370 – 1372) ban cho. Lúc tuổi cao, Đại sư chuyển về tu ở chùa Đông Sơn, nơi trước đây Quán Viên Quốc sư đã trụ trì. Đồ đệ đến đây theo học rất đông. Đại sư hóa trong tư thế đang ngồi, hưởng thọ ngoài tám mươi. Đồ đệ đem xác Đại sư hỏa táng, quan sở tại đã cho xây Bảo tháp của Đại sư ngay trên núi Đông Sơn, bên trong đặt Xá lị. Kiến trúc Phần Hậu cung được cấu tạo theo kiểu hình vòm cuốn, với diện tích xây dựng hiện còn 50m2. Hậu cung gồm có 3 gian, được ngăn cách bằng các gờ gạch cũng theo kiểu hình cuốn. Phía trong các gian này được bố trí các bệ thờ theo thứ tự: Gian trong cùng có hai bệ thờ và gian ngoài cùng để trống, vừa là chỗ đi lại, vừa làm nơi tế lễ. Phía ngoài Hậu cung là hai bàn thờ nhỏ được xây ra bằng diện tích bề rộng của Tiền đường, cũng được xây cuốn. Trên bệ thờ của hai cửa nách này là một phần sót lại của Tiền đường cũng được bố trí hai bệ đá thờ. Hiện tại có hai dấu đá để tạm, hai bát hương bên trên mà nhân dân mới sắp đặt lại. Vật liệu xây dựng là gạch, ngói, vôi vữa. Nền được lát bằng loại gạch mới. Trên bệ vòm là gạch vồ thời Lê. Nhìn từ phía ngoài thì Hậu cung gồm có 3 cửa ra vào hình chữ nhật, hai cửa nách nhỏ và cửa lớn ở giữa. Phía ngoài Hậu cung được cấu trúc theo kiểu bốn mái cong lên ở các góc. Tiếp giáp giữa đầu nóc và đường gờ mái là mặt hổ phù trên trán Hậu cung còn nguyên vẹn. Trên bề mặt của con giống này được gắn những mảnh gốm vỡ, phong cách này ta thường gặp trong các đền chùa có niên đại thời Lê – Nguyễn. Ngoài cùng là Tiền đường có chiều rộng 8m, chiều dài 15m chỉ còn lại nền móng. Hiện vật trong di tích còn lại rất ít nhưng rất có giá trị, quý nhất là bức tượng Phật Di Đà có thể được xem là một công trình điêu khắc đá còn lại rất hiếm hoi của di tích và của thành phố Thanh Hóa. Tượng Phật Di Đà được thể hiện trong tư thế ngồi Thiền, một tư thế khiến tâm không bị lay động. Tượng ngồi trên bệ đá chân quỳ hình vuông. Mặt tượng bầu bĩnh, mặc áo cà sa, phía trước để lộ cả thanh y (áo trắng), ngực tượng nở, trên đó là bộ anh lạc với hoa và hạt… Một bát hương đá, trên bề mặt của bát hương được chạm khắc rồng chầu chữ Thọ: giữa bát hương chạm theo đường truyện, giữa đường truyện chạm trổ hình hoa lá 4 cánh. Dưới chân đế bát hương chạm hình rồng trong vân mây. Khoảng giữa chạm hình hoa cúc. Dưới cùng hoa cúc chạm theo kiểu dây leo Di vật Tấm bia Hậu thứ nhất thời vua Thiệu Trị thứ 5 (1846), bia có kích thước 66cm x 45 cm. Nội dung văn bia như sau: “Ngày 29 tháng 8 năm Thiệu Trị thứ 5 (1846) các bậc kỳ lão, già làng, các viên chức, lý hương phục dịch, cùng toàn thể thôn Đông Sơn trùng tu lại chùa Phật hai tòa. Người trong thôn là vợ chồng Lương Trọng Đỉnh, đồng lòng cung tiến 40 quan tiền, 3 sào ruộng ở xứ Đồng Hàm để làm việc nghĩa, có xin bản thôn Đông Sơn nhận cho vợ chồng Lương Trọng Đỉnh có các người con gái mất sớm tên là Tảo Sinh, Tảo Vượng, Tảo Hóa Chiêu, Thuận Yên… được khắc vào bia đá trong chùa Đông Sơn để mỗi tuần ngày rằm mồng một, các ngày lễ tết, ủy thác cho nhà chùa cung cấp biện lễ kính ngưỡng đức Phật mãi mãi được nhờ ơn”.Tấm bia Hậu thứ hai được khắc tạo vào ngày 3 tháng 10 năm Tự Đức thứ 30 (1876), bia có kích thước 40cm x 65cm. Trên trán bia chạm khắc hình hổ phù. Xung quanh thân bia là hoa cúc dây. Nội dung văn bia được dịch nghĩa như sau: “Các bậc trên dưới nhân dân, binh lính, già làng, quan viên thôn Đông Sơn, xã Đông Sơn, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, để tu sửa thờ Phật, người trong thôn là Lương Trí Toán lòng thành cúng tiến 10 quan, ruộng 1 sào 3 miếng tại xứ Đồng Chuối là gốc. Người vợ hiền là Dương Thị Sưu vào chùa, mỗi ngày rằm, mồng một, đặt ở chùa thờ hiện rõ kính ơn đức Phật”. Công nhận Chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh năm 1994. Tham khảo Sách Chùa Xứ Thanh (Tập I), CN. Nguyễn Thanh Hiền
1,246
19831582
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt%20nh%C3%B3m%20t%E1%BB%95%20h%E1%BB%A3p
Lý thuyết nhóm tổ hợp
Trong toán học, lý thuyết nhóm tổ hợp nghiên cứu các nhóm tự do, và khái niệm của biểu diễn của nhóm bằng các phần tử sinh và các quan hệ. Nó được sử dụng trong tô pô hình học, nhóm nền tảng của phức đơn có biểu diễn tập hợp tự nhiên. Một chủ đề rất gần gũi là lý thuyết nhóm hình học mà ngày nay thường bao trùm cả lý thuyết nhóm tổ hợp, sử dụng các kỹ thuật bên ngoài tổ hợp. Đồng thời nó cũng chứa nhiều bài toán chưa giải được bằng thuật toán, nổi bật trong số đó là bài toán từ cho nhóm và bài toán Burnside. Lịch sử Xem để tìm hiểu rõ chi tiết lịch sử của lý thuyết nhóm tổ hợp. Dạng ban đầu bắt nguồn từ vi tích phân icosian năm 1856 của William Rowan Hamilton, khi đó ông đang nghiên cứu nhóm đối xứng hai mươi mặt qua đồ thị cạnh của khối hai mươi mặt. Nền tảng của lý thuyết nhóm tổ hợp được phát triển bởi Walther von Dyck, học trò của Felix Klein, trong đầu những năm 1880, ông là người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống các nhóm bằng các phần tử sinh và quan hệ của nó. Tham khảo
214
19831584
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20Golod%E2%80%93Shafarevich
Định lý Golod–Shafarevich
Trong toán học, định lý Golod–Shafarevich được chứng minh trong 1964 bởi Evgeny Golod và Igor Shafarevich. Định lý này là kết quả trong đại số đồng điều không giao hoán giải bài toán tháp trường lớp, bằng cách chứng minh có một số tháp trường lớp có thể vô hạn. Bất đẳng thức Gọi A = K⟨x1, ..., xn⟩ là đại số tự do trên trường K trên n = d + 1 biến không giao hoán nhau xi. Gọi J là ideal 2 phía của A được sinh bởi các phần tử thuần nhất fj của A với bậc dj cùng với 2 ≤ d1 ≤ d2 ≤ ... trong đó dj tiến đến vô cùng. Tiếp đến, gọi ri là số các dj bằng i. Đặt B=A/J, là đại số phân bậc. Lấy bj = dim Bj. Bất đẳng thức nền tảng của Golod và Shafarevich phát biểu rằng Hệ quả sau đó: B vô hạn chiều nếu ri ≤ d2/4 với mọi i Ứng dụng Kết quả này có một số ứng dụng quan trọng trong lý thuyết nhóm tổ hợp: Nếu G là p-nhóm hữu hạn không tầm thường, thì r > d2/4 khi d = dim H1(G,Z/pZ) và r = dim H2(G,Z/pZ) (các nhóm đối đồng điều mod p của G). Cụ thể hơn, nếu G là p-nhóm hữu hạn với tối thiểu số phần tử sinh d và có r quan hệ trong biểu diễn quan hệ, thì r > d2/4. Với mỗi số nguyên tố p, tồn tại nhóm vô hạn G được sinh bởi ba phân tử trong đó mỗi phần tử có cấp là lũy thừa của p. Nhóm G này là ví dụ phản chứng cho giả thuyết Burnside tổng quát: nó là nhóm xoắn vô hạn và hữu hạn sinh, mặc dù không có cận chia đều trên các cấp của các phần tử của nhóm. Trong lý thuyết trường lớp, tháp trường lớp của trường số K được tạo bằng cách lần lượt xây dựng tháp theo phương pháp xây dựng trường lớp Hilbert. Bài toán tháp trường lớp hỏi rằng liệu tháp này có luôn hữu hạn?; quy bài toán này cho Furtwangler, mặc dù Furtwangler nói ông nghe câu hỏi từ Schreier. Một hệ quả khác của định lý Golod–Shafarevich là các trường xây dựng như thế có thể vô hạn (nói cách khác, luôn không kết thúc thành trường bằng với trường lớp Hilbert của nó). Cụ thể, Gọi K là trường toàn phương ảo có định thức có ít nhất 6 nhân tử nguyên tố. Khi đó 2-mở rộng tối đại không phân nhánh của K sẽ có bậc vô hạn. Tổng quát hơn, một trường số với đủ nhân tử nguyên tố trong định thức sẽ có tháp vô hạn trường lớp. Tham khảo (in Russian) (in Russian) See Chapter 8. Johnson, D.L. (1980). "Topics in the Theory of Group Presentations" (1st ed.). Cambridge University Press. . See chapter VI. Serre, J.-P. (2002), "Galois Cohomology," Springer-Verlag. . See Appendix 2. (Translation of Cohomologie Galoisienne, Lecture Notes in Mathematics 5, 1973.) Lý thuyết trường lớp (toán học) Định lý trong lý thuyết nhóm
531
19831593
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20tr%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BA%A5u%20trong%20%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng%20l%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%89nh%20Olympia%20n%C4%83m%20th%E1%BB%A9%2023
Các trận đấu trong Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23
Dưới đây là chi tiết các trận đấu của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23, diễn ra từ ngày 9 tháng 10 năm 2022 đến ngày 8 tháng 10 năm 2023. Quý 1 Trận 1: Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 1 Trận 2: Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 1 Trận 3: Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 1 Ghi chú: Trận đầu tiên có thí sinh không đạt điểm nào ở năm 23 Trận 4: Tháng 1 - Quý 1 Trận thi tháng đầu tiên có 2 thí sinh ở năm 23 đồng giải nhì với 135 điểm. Trận 5: Tuần 1 - Tháng 2 - Quý 1 Trận 6: Tuần 2 - Tháng 2 - Quý 1 Trận 7: Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 1 Trận 8: Tháng 2 - Quý 1 Trận 9: Tuần 1 - Tháng 3 - Quý 1 Trận 10: Tuần 2 - Tháng 3 - Quý 1 Trận 11: Tuần 3 - Tháng 3 - Quý 1 Trận thi đầu tiên của năm thứ 23 có 3 thí sinh cùng có số điểm nhì tuần cao nhất (165 điểm) và phải thi phần thi câu hỏi phụ để chọn ra thí sinh cuối cùng bước vào cuộc thi Tháng 3 - Quý 1. Và kết quả, Đỗ Lê Thanh Tùng giành chiến thắng phần thi câu hỏi phụ. Trận 12: Tháng 3 - Quý 1 Trận 13: Quý 1 Quý 2 Trận 14: Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 2 Trận 15: Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 2 Trận 16: Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 2 Trận 17: Tháng 1 - Quý 2 Trận 18: Tuần 1 - Tháng 2 - Quý 2 Trận 19: Tuần 2 - Tháng 2 - Quý 2 Trận 20: Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 2 Trận 21: Tháng 2 - Quý 2 Trận 22: Tuần 1 - Tháng 3 - Quý 2 Trận 23: Tuần 2 - Tháng 3 - Quý 2 Trận 24: Tuần 3 - Tháng 3 - Quý 2 Trận 25: Tháng 3 - Quý 2 Trận 26: Quý 2 Quý 3 Trận 27: Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 3 Trận 28: Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 3 Trận đầu tiên của năm thứ 23 có thí sinh nữ giành được vòng nguyệt quế. Trận 29: Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 3 Trận 30: Tháng 1 - Quý 3 Trận 31: Tuần 1 - Tháng 2 - Quý 3 Trận 32: Tuần 2 - Tháng 2 - Quý 3 Trận 33: Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 3 Trận 34: Tháng 2 - Quý 3 Trận 35: Tuần 1 - Tháng 3 - Quý 3 Trận 36: Tuần 2 - Tháng 3 - Quý 3 Trận 37: Tuần 3 - Tháng 3 - Quý 3 Trận 38: Tháng 3 - Quý 3 Trận 39: Quý 3 Quý 4 Trận 40: Tuần 1 - Tháng 1 - Quý 4 Trận 41: Tuần 2 - Tháng 1 - Quý 4 Trận 42: Tuần 3 - Tháng 1 - Quý 4 Trận 43: Tháng 1 - Quý 4 Trận 44: Tuần 1 - Tháng 2 - Quý 4 Trận 45: Tuần 2 - Tháng 2 - Quý 4 Trận 46: Tuần 3 - Tháng 2 - Quý 4 Trận 47: Tháng 2 - Quý 4 Trận 48: Tuần 1 - Tháng 3 - Quý 4 Trận 49: Tuần 2 - Tháng 3 - Quý 4 Trận 50: Tuần 3 - Tháng 3 - Quý 4 Trận 51: Tháng 3 - Quý 4 Trận 52: Quý 4 Chung kết Trận 53: Chung kết năm Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Điểm cầu Tượng đài Thánh Gióng (Hà Nội): Trần Hồng Ngọc Điểm cầu Trường THPT Chuyên Quốc học (Thừa Thiên - Huế): Nguyễn Tuyết Ngân Điểm cầu Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hoá): Dương Sơn Lâm Điểm cầu Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hải Phòng): Nguyễn Huyền Trang Tổng kết Số lượt thí sinh tham gia ở các tỉnh thành Kỷ lục Chú thích
630