id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
628
29.6k
gen
stringclasses
1 value
len
int64
200
2k
19829726
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20%C3%A1p%20%C4%91%E1%BA%B7t%20ti%E1%BA%BFng%20Hindi
Sự áp đặt tiếng Hindi
Sự áp đặt tiếng Hindi (tiếng Anh: Hindi imposition) là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc ngôn ngữ, trong đó áp đặt sử dụng tiếng Hindi tại các tiểu bang ở Ấn Độ không sử dụng hoặc không muốn sử dụng tiếng Hindi làm ngôn ngữ khu vực. Thuật ngữ này bắt nguồn từ sự chống đối tiếng Hindi ở Tamil Nadu, nơi đề xuất dạy tiếng Hindi trong các trường học ở tỉnh Madras. Ý tưởng áp đặt tiếng Hindi hiện đại đã phát triển từ khi tiếng Hindi và tiếng Anh được hiến pháp năm 1950 chỉ định là ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, với lộ trình trong vòng 15 năm sẽ loại bỏ tiếng Anh và tiếng Hindi sẽ là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Tuy nhiên, đến nay, điều đó vẫn chưa được thực hiện. Bối cảnh Ở Ấn Độ vào năm 1951, có khoảng 1.652 ngôn ngữ được sử dụng làm tiếng mẹ đẻ, trong đó 14 ngôn ngữ mẹ đẻ chiếm 87% dân số cả nước (khoảng 450 triệu người lúc đó). Phổ biến nhất là tiếng Hindi, được khoảng 30% dân số Ấn Độ sử dụng. Jawaharlal Nehru – thủ tướng Ấn Độ vào thời điểm đó – coi ngôn ngữ chung là cần thiết do tính đa dạng của ngôn ngữ trên khắp Ấn Độ. Ông cho rằng tiếng Hindustan là lựa chọn tốt nhất, vì nó dễ học và đã được đa số người dân sử dụng, và được cho là có khả năng tạo nên sự thống nhất giữa cộng đồng Hindu và Hồi giáo, trong khi tiếng Anh không phải là một ngôn ngữ khả thi vì các khó khăn trong việc dạy ngoại ngữ này cho hàng triệu người. Do đó, Hiến pháp Ấn Độ đã chỉ định tiếng Hindi và tiếng Anh là ngôn ngữ đồng chính thức, sau đó sẽ loại bỏ dần tiếng Anh trong vòng 15 năm. Hiến pháp Ấn Độ cũng quy định phải nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hindi trong công thức ba ngôn ngữ đã được đề xuất. Trong đó, ngôn ngữ đầu tiên của học sinh sẽ là tiếng mẹ đẻ của họ, ngôn ngữ thứ hai sẽ là tiếng Hindi và ngôn ngữ thứ ba sẽ là tiếng Anh. Đây được mô tả là một gánh nặng học tập khi những người nói tiếng Hindi sẽ chỉ phải học hai ngôn ngữ, trong khi những người khác sẽ phải học ba hoặc có thể bốn ngôn ngữ nếu tiếng mẹ đẻ của họ không phải là ngôn ngữ chính thức ở bang đó. Nehru cũng gợi ý rằng cần nỗ lực đơn giản hóa số lượng ngôn ngữ được sử dụng bằng cách tích hợp các biến thể của tiếng Hindi thành một ngôn ngữ duy nhất và tạo một hệ thống chữ viết cho tiếng Kannada, tiếng Malayalam, tiếng Tamil và tiếng Telugu. Luận cứ Sự áp đặt tiếng Hindi hiện đại đã được sử dụng như một công cụ chính trị, nhiều người ủng hộ việc sử dụng tiếng Hindi như ngôn ngữ duy nhất của Ấn Độ với những lập luận khác nhau, trong khi nhiều người khác phản đối điều này. Thuật ngữ "Một quốc gia, Một ngôn ngữ" đã nhiều lần được sử dụng để biện minh cho việc áp đặt tiếng Hindi. Tính đồng nhất Có ý kiến cho rằng việc sử dụng tiếng Hindi làm ngôn ngữ quốc gia có thể đoàn kết toàn dân và có thể được sử dụng làm phương tiện liên lạc chính thức ở Ấn Độ. Người dân các tiểu bang miền Nam cho rằng việc sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau làm ngôn ngữ chính thức là không cần thiết khi chỉ có thể sử dụng một ngôn ngữ. Tác động Các chính trị gia nỗ lực thực hiện việc áp đặt tiếng Hindi đã bị chỉ trích mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, đề xuất của họ bị đánh giá là xem những người không nói tiếng Hindi là công dân hạng hai. Để phản đối những nỗ lực áp đặt tiếng Hindi này, một nông dân 85 tuổi ở Salem, Tamil Nadu đã tự sát, phản đối việc ép buộc học tiếng Hindi sẽ gây bất lợi nặng nề cho học sinh. Biện pháp đề xuất M. K. Stalin - Thủ hiến bang Tamil Nadu và Pinarayi Vijayan - Thủ hiến bang Kerala, đều yêu cầu tất cả các ngôn ngữ được liệt kê trong Phụ lục thứ tám của Hiến pháp phải được đối xử bình đẳng. Vijayan đã tuyên bố cụ thể rằng bài thi cho các kỳ thi tiêu chuẩn phải được chuẩn bị bằng tất cả các ngôn ngữ, trong khi Stalin thúc giục chính phủ Ấn Độ thúc đẩy tất cả các ngôn ngữ và duy trì cơ hội giáo dục cũng như việc làm bình đẳng cho người dân nói tất cả các ngôn ngữ khác nhau. Xem thêm Ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế Chú thích Tiếng Hindi Ấ Ấ Ngôn ngữ tại Ấn Độ Luật pháp Ấn Độ Quyền lợi ngôn ngữ Tranh cãi văn hóa Tranh cãi khoa học Ấ
854
19829732
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A9u%20tinh%20da%20tr%E1%BA%AFng
Vị cứu tinh da trắng
Vị cứu tinh da trắng (White savior) là mô tả mang tính phê phán về một người da trắng được miêu tả là người giải phóng, vị cứu tinh giải cứu hoặc là chỗ dựa tinh thần, khích lệ ý chí, truyền cảm hứng cho những người không phải da trắng, điều này quan trọng ở chỗ nó mô tả một mô típ khuôn mẫu trong đó người da màu ở các quốc gia kém phát triển về kinh tế mà phần lớn là người không phải da trắng bị tước bỏ quyền tự quyết và bị coi là những người thụ động, đáng thương sẽ đón nhận lòng nhân từ của một người da trắng cũng là cách thể hiện của kiểu người da trắng thượng đẳng. Vai diễn này được coi là phiên bản hiện đại của những gì được thể hiện trong bài thơ có tựa đề: Bổn phận của Người Da trắng-The White Man's Burden (1899) của Rudyard Kipling. Khái yếu Thuật ngữ Vị cứu tinh da trắng này gắn liền với Châu Phi và một số nhân vật trong phim và truyền hình đã bị phê bình là những nhân vật cứu tinh da trắng cũng là một trong những biểu hiện của việc phân biệt chủng tộc khi trong nhiều bộ phim thì các nam anh hùng và nữ anh hùng đều là người da trắng mặc dù câu chuyện kể về những điều xảy ra với các nhân vật da đen. Cách sử dụng ban đầu của nó là trong bối cảnh Philippines, nhưng thuật ngữ này kể từ đó chủ yếu gắn liền với Châu Phi cũng như với các khu vực khác trên thế giới. Châu Phi có lịch sử nô lệ và thuộc địa hóa. Damian Zane của BBC News cho biết do lịch sử, người châu Phi tìm thấy thái độ "vị cứu tinh da trắng" để giúp họ "bảo trợ sâu sắc và xúc phạm". Zane nói, "Một số người cho rằng viện trợ có thể phản tác dụng, vì điều đó có nghĩa là các nước châu Phi sẽ tiếp tục dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.". Bhakti Shringarpure viết cho The Guardian rằng, "Những người phương Tây cố gắng giúp đỡ các quốc gia nghèo khổ, đau khổ thường bị cáo buộc là trở thành vị cứu tinh da trắng' vốn là một thuật ngữ gắn liền với chế độ thuộc địa trong lịch sử nơi người châu Âu chiếu cố đến để khai sáng văn minh cho lục địa châu Phi.". Thuật ngữ này đã được sử dụng để chỉ người Mỹ da trắng và người châu Âu độc lập tham gia hoặc hỗ trợ trong các cuộc chiến ở Trung Đông. T. E. Lawrence còn biết đến với tên gọi "Lawrence ông hoàng xứ Ả rập" có thể được coi là nguyên mẫu của vị cứu tinh da trắng. Những cáo buộc tương tự cũng đã được nêu ra đối với những người đàn ông châu Âu da trắng đã tham gia chiến đấu cùng với quân nổi dậy ủng hộ dân chủ trong cuộc nội chiến Syria. Trong phim ảnh Vị cứu tinh da trắng là những kịch bản, cốt chuyện điện ảnh trong đó nhân vật chính là người da trắng giải cứu những nhân vật không phải da trắng (thường ít nổi bật hơn) khỏi những hoàn cảnh nguy nan, nghịch cảnh. Điều này tái diễn trong một loạt thể loại trong điện ảnh Mỹ, trong đó nhân vật chính người da trắng được miêu tả như một nhân vật thiên sai với vai trò Đấng cứu thế Messiah, người thường có được một số hiểu biết sâu sắc hoặc nội tâm trong quá trình giải cứu các nhân vật không phải da trắng (hoặc đôi khi là các chủng tộc ngoài hành tinh không phải con người thay thế như những người không phải là người da trắng hoặc không thuộc nền văn minh da trắng) khỏi hoàn cảnh khó khăn của họ. Câu chuyện kể về vị cứu tinh da trắng là một cách mà phương tiện truyền thông đại chúng thông qua điện ảnh thể hiện xã hội học về chủng tộc và quan hệ sắc tộc, bằng cách trình bày các khái niệm trừu tượng như đạo đức như những đặc điểm bẩm sinh, chủng tộc và văn hóa đối với người da trắng, không thể tìm thấy ở những người không phải da trắng so với người da trắng. Vị cứu tinh da trắng này thường được miêu tả là một người đàn ông lạc lõng trong xã hội của chính mình, cho đến khi anh ta đảm nhận gánh nặng lãnh đạo chủng tộc để giải cứu những người thiểu số không phải da trắng và người nước ngoài khỏi đau khổ của họ. Vì vậy, những câu chuyện về vị cứu tinh của người da trắng được mô tả là những tưởng tượng "về cơ bản là hoành tráng, phô trương và tự ái" về sự an ủi trong nội tâm. Một số bộ phim có hình tượng Vị cứu tinh da trắng như: Blood Diamond (2006): Một người đàn ông da đen (do Djimon Hounsou thủ vai) và con trai của anh ta từ Sierra Leone được một lính đánh thuê da trắng Rhodesian (do Leonardo DiCaprio) cứu khỏi tay Mặt trận Thống nhất Cách mạng trong nội chiến của đất nước. Khiêu vũ với bầy sói (Dances with Wolves): Vào những năm 1860, một người lính da trắng Mỹ (do Kevin Costner thủ vai) trở thành một phần của bộ tộc Sioux là những Người Mỹ bản địa. Anh lãnh đạo người Sioux chống lại đối thủ của họ là người Pawnee và sau đó giúp họ thoát khỏi sự bao vây của đội quân mà anh từng phục vụ. The Green Berets: Một bộ phim Chiến tranh Việt Nam mô tả một chỉ huy da trắng của Lực lượng đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ (do John Wayne thủ vai) đã chiến đấu vì người dân Miền Nam Việt Nam. Kingdom of Heaven: Một câu chuyện hư cấu kể lại về Balian của Ibelin là một binh sĩ viễn chinh Pháp (do Orlando Bloom thủ vai) thừa kế một thái ấp ở vương quốc Jerusalem. Với kiến thức của mình và những người lao động địa phương, anh tưới tiêu cho vùng đất khô cằn của mình trước sự vỡ òa trong sung sướng của người dân địa phương. Sau đó anh ta đã chỉ huy và chiến đấu anh dũng, tử thủ thành Jerusalem, cuối cùng đã đàm phán hòa bình với Saladin để cứu thần dân của mình. The Last Samurai: Vào những năm 1870, một cựu sĩ quan da trắng của Quân đội Liên minh Hoa Kỳ (do Tom Cruise thủ vai) đến Nhật Bản để đào tạo, huấn luyện binh sĩ cho Nhật hoàng và cuối cùng gia nhập một nhóm samurai, giúp họ chống lại những cố vấn tham nhũng để Thiên hoàng Minh Trị. Lawrence of Arabia: Dựa trên cuộc đời có thật của sĩ quan quân đội Anh da trắng T.E.Lawrence (do Peter O'Toole thủ vai), người đã lãnh đạo người Ả Rập trong cuộc nổi dậy chống lại Đế chế Ottoman. Legend of Tarzan: Tarzan là một người đàn ông da trắng (do Alexander Skarsgård thủ vai) được những con khỉ đột châu Phi nuôi dưỡng và sau đó đến nước Anh. Cuối cùng anh ta trở lại Châu Phi và chiến đấu chống lại những kẻ buôn bán nô lệ. Trường Thành (Great Wall): William (do Matt Damon thủ vai) là một lính đánh thuê người châu Âu da trắng đến Trung Quốc để tìm kiếm thuốc súng. Anh tình cờ gặp quân đội Trung Quốc đang chiến đấu chống lại quái vật ngoài hành tinh và giúp họ cứu Trung Quốc. Nữ diễn viên Ngô Điềm Mẫn lưu ý một ngày sau khi ra mắt trailer phim rằng: "Chúng ta phải ngừng duy trì huyền thoại phân biệt chủng tộc rằng chỉ người da trắng mới có thể cứu thế giới. Nó không dựa trên thực tế sự thật". Sau khi bộ phim ra mắt, Ann Hornaday nhà phê bình phim chính của tờ Washington Post, viết rằng "những lo ngại ban đầu về việc Damon đóng vai 'vị cứu tinh da trắng' trong phim hóa ra là vô căn cứ: nhân vật của anh ấy, một người lính đánh thuê, là một người anh hùng nhưng rõ ràng cũng là tấm gương cho những nguyên tắc vượt trội và lòng dũng cảm để các đồng minh Trung Quốc của anh ta noi theo. Matrix: Bộ phim khoa học viễn tưởng kể về hacker máy tính người da trắng là Neo, người trở thành "Người duy nhất" cứu nhân loại. Matthew Hughey trong cuốn sách The White Savior Film của mình nói rằng bộ phim có nhân vật chính là một người da trắng "bước vào... những khung cảnh đa văn hóa bên ngoài thực tế mô phỏng bằng máy tính [và] phải bắt đầu, thông qua ân sủng của mình, để cứu những người không phải da trắng khỏi một thảm họa sắp xảy ra.". Hernan và Vera trong cuốn sách Screen Saviors: Hollywood Fictions of Whiteness mô tả Neo là "đấng cứu thế da trắng có một đội ngũ trợ lý đa dạng về thành phần chủng tộc". Họ nói: "Khả năng phê phán sự phân biệt chủng tộc của người da trắng trong phim trái ngược với cốt truyện thần thoại, trong đó các nhân vật da đen—Morpheus, the Oracle, và các thành viên phi hành đoàn của Morpheus là Tank và Dozer—là những đồ đệ phục vụ cho Đấng cứu thế Neo da trắng.". Adilifu Nama trong cuốn sách Không gian đen: Cuộc đua tưởng tượng trong phim khoa học viễn tưởng đã nói về Morpheus và các vai trò quan trọng của Nhà tiên tri như sau "Nhìn chung, nhiệm vụ... dường như là một sứ mệnh do một người đàn ông và phụ nữ da đen lãnh đạo hơn là do một vị cứu tinh da trắng lãnh đạo... các nhân vật da đen dễ dàng được đọc như những tiêu chuẩn văn hóa mang tính biểu tượng và những lời nhắc nhở tương ứng về các quyền dân sự và các phong trào Quyền lực của người da đen.", vai chính ban đầu được giao cho Will Smith. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Người da trắng thượng đẳng
1,761
19829733
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megara%20%28th%E1%BA%A7n%20tho%E1%BA%A1i%29
Megara (thần thoại)
Trong thần thoại Hy Lạp, Megara (; tiếng Hy Lạp cổ: Μεγάρα) là một công chúa người thành Thebes và là người vợ đầu của anh hùng Heracles. Gia đình Megara là con gái cả của vua Creon cai trị thành Thebes, người có khả năng là anh em với Jocasta và là chú của Oedipus. Nếu đó là cùng một người (Creon) thì mẹ của Megara có khả năng là Eurydice, vợ vua Creon và những người anh chị em của Megara là Menoeceus (Megareus), Lycomedes, Haemon và Pyrrha. Lời kể về tên và số lượng con của Megara với Heracles khác nhau theo từng tác giả. Theo nhà thần thoại học Apollodorus, Megara có với Heracles ba người con trai là Therimachus, Creontiades và Deicoon. Dinias cũng đề cập tới ba người con kể trên được Apollodorus đặt tên, tuy nhiên ông lại bổ sung thêm một người con thứ tư tên là Deion. Nhà thơ người Thebes Pindar khẳng định Megara sinh với Heracles tám người con trai. Ngoài ra, nhà thần thoại học người La Mã Hyginus đặt tên cho những con trai của của họ là Therimachus và Ophites. Thần thoại Megara được vua cha gả cho Heracles như là phần thưởng dành cho người anh hùng sau khi anh giúp đỡ quân Thebes chống lại những người Minyae đến từ Orchomenus, hai người có với nhau một vài người con trai. Hera, vì căm thù Heracles nên bà đã dùng phép khiến anh tạm thời bị mất trí. Trong cơn điên loạn, Heracles giết chết con mình bằng cách bắn mũi tên vào người các con hoặc bằng cách ném các con vào lửa. Megara có qua đời vì cuộc tấn công của Heracles hay không là tùy thuộc vào các tác giả khác nhau. Theo vài nguồn, sau khi Heracles hoàn thành mười hai chiến công của mình, Megara cưới cháu trai của Heracles là Iolaus và trở thành mẹ của Leipephilene. Heracles sau khi thức tỉnh đã vô cùng hối hận, việc anh muốn chuộc tội giết vợ con mình thường được coi là nguyên nhân để anh trở thành nô lệ của người anh họ Eurystheus và hoàn thành mười hai chiến công. Euripides lại trình bày một trình tự khác về các sự kiện trong vở bi kịch Heracles. Việc Heracles hoàn thành chiến công thứ mười hai (bắt chó ngao Cerberus của Hades) đã bắt đầu cuộc xung đột. Vở bi kịch bắt đầu với cảnh Megara, những người con của cô và Amphitryon đã cầu xin các vị thần sự bảo hộ khỏi bạo chúa Lykos đang đe dọa họ khi Heracles còn ở dưới âm phủ. Heracles quay trở lại để cứu gia đình mình, nhưng Iris vong hồn điên loạn Lyssa, đã làm phép khiến anh phát điên và giết chết Megara cùng các con mình trong khi anh tưởng rằng mình đang tấn công. Nhà viết kịch người La Mã Seneca Bé kể lại một câu chuyện có nét tương đồng trong vở kịch Hercules tức giận của ông. Trong tác phẩm Odyssey của Homer, khi ở dưới âm phủ, Odysseus nhìn thấy Megara. Nhưng Homer không đề cập chi tiết về câu chuyện của cô ngoài việc nói rằng cô là con gái của Creon và là vợ cũ của Heracles. Bài thơ Megara được Hy Lạp hóa (không rõ tác giả), có nói về cuộc đối thoại ở thành Tiryns giữa Megara và Alcmene, mẹ của Heracles khi Megara đang cảm thấy buồn bã về những người con mình và về sự vắng mặt của Heracles vì anh phải đi hoàn thành những chiến công. Giáo phái dành riêng để tôn sùng những người con của Megara Các con trai của Heracles dường như đã được sáp nhập vào giáo phái anh hùng Heracles ở thành Thebes. Họ được vinh danh tại một lễ hội gọi là Herakleia. Tại đây, một bữa tiệc được chuẩn bị nhằm tôn vinh Heracles phía trên "Cổng Elektran" và các lễ hiến tế được thực hiện.. Ngôi mộ những người con của Heracles và Megara ở Thebes được tôn là Chalkoarai. Chú thích Tham khảo Apollodorus, Apollodorus, Thư viện, với bản dịch tiếng Anh của James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes. Cambridge, Massachusetts, Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1921. Phiên bản trực tuyến tại Thư viện số Perseus. Euripides, Heracles, được E. P. Coleridge dịch trong The Complete Greek Drama, Whitney J. Oates và Eugene O'Neill chỉnh sửa, Jr. Volume 1. New York. Random House. 1938. Phiên bản trực tuyến tại Thư viện số Perseus. Homer, Odyssey với bản dịch tiếng Anh của A.T. Murray, Ph.D. in two volumes. Cambridge, MA., Nhà xuất bản Đại học; London, William Heinemann, Ltd. 1919. Online version at the Perseus Digital Library. Văn bản tiếng Hy Lạp có sẵn từ trang web. Kerényi, Carl, Những người anh hùng Hy Lạp, Thames và Hudson, London, 1959. Pindar, Những bài cơ ngợi được Diane Arnson Svarlien dịch vào năm 1990. Phiên bản trực tuyến tại Thư viện số Perseus. Pindar, Những bài ca ngợi của Pindar bao gồm các đoạn chính với phần Giới thiệu và Bản dịch tiếng Anh của John Sandys, Litt.D., FBA. Cambridge, MA., Nhà xuất bản Đại học Harvard; London, William Heinemann Ltd. 1937. [https: Văn bản tiếng Hy Lạp có sẵn tại Thư viện số Perseus. Liên kết ngoài Megara, người vợ đầu của Hercules Thần thoại Hy Lạp Công chúa trong thần thoại Hy Lạp Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp
924
19829742
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh%20Do%C3%A3n%20Ch%C3%ADnh
Trịnh Doãn Chính
PGS.TS Trịnh Doãn Chính là một nhà giáo và nhà nghiên cứu Triết học hàng đầu của Việt Nam. Ông từng là Trưởng khoa Triết học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM và đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Ông có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực Triết học và đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử triết học, tư tưởng Việt Nam và triết học phương Tây hiện đại. Ông cũng đã được vinh danh bằng nhiều huân chương và giải thưởng, gồm Huân chương Chiến sĩ Giải phóng, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục. Thân thế Ông sinh năm 1952 tại làng Ngọc Tiên, xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Một số nghiên cứu khoa học nổi bật Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại Lịch sử triết học Phương Đông Từ điển triết học Ấn Độ giản yếu Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ Giáo trình triết học phương Tây hiện đại Tư tưởng Việt Nam - Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ Triết học trung cổ Tây Âu Đại cương lịch sử triết học phương đông cổ đại Huân huy chương / Giải thưởng Huân chương Chiến sĩ Giải phóng hạng Nhì, hạng Ba Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục. Tham khảo Liên kết PSG.TS Trịnh Doãn Chính .
294
19829744
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20qu%E1%BB%91c%20Castro
Công quốc Castro
Công quốc Castro (tiếng Ý: Ducato di Castro; tiếng Anh: Duchy of Castro) là một thái ấp ở miền trung Bán đảo Ý được thành lập vào năm 1537 từ một dải đất nhỏ mà ngày nay là biên giới của Lazio với Toscana, trung tâm là Castro, một thành phố kiên cố trên vách đá tufa nhìn ra Sông Fiora vốn là thủ đô và là nơi ở của công tước. Mặc dù về mặt kỹ thuật là một quốc gia chư hầu của Lãnh địa Giáo hoàng, nhưng trên thực tế nó được hưởng nền độc lập dưới sự cai trị của Nhà Farnese cho đến năm 1649, khi nó được sáp nhập trở lại vào Lãnh địa Giáo hoàng và được quản lý bởi Nhà Stampa di Ferentino. Lãnh thổ được tạo ra như một công quốc bởi Giáo hoàng Paul III (1534–1549) trong sắc lệnh Videlicet immeriti vào ngày 31 tháng 10 năm 1537, và trao lại con trai ông là Pier Luigi Farnese cai trị. Nó tồn tại khoảng 112 năm và bị lu mờ bởi tài sản của người Nhà Farnese ở Công quốc Parma. Nó trải dài từ Biển Tyrrhenian đến Hồ Bolsena, trên dải đất được bao bọc bởi sông Marta và sông Fiora, kéo dài đến tận suối Olpeta và Hồ Mezzano, nơi sông Olpeta chảy qua. Công quốc Latera và Bá quốc Ronciglione được sáp nhập vào đó. Tước hiệu Công tước xứ Castro đã được nắm giữ từ cuối những năm 1860 bởi người đứng đầu Vương tộc Borbone-Hai Sicilie, kể từ khi Vương quốc Hai Sicilie được sáp nhập vào Vương quốc Ý mới thành lập. Thân vương Carlo, Công tước xứ Castro hiện đang giữ tước vị này. Tham khảo Lãnh địa Giáo hoàng Nhà Farnese Cựu quốc gia quân chủ châu Âu Cựu công quốc Chấm dứt năm 1649
307
19829748
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%B9%AC%C4%81riq%20ibn%20Ziy%C4%81d
Ṭāriq ibn Ziyād
Ṭāriq ibn Ziyād (tiếng Ả Rập: طارق بن زياد), còn được gọi đơn giản là Tarik trong tiếng Anh, là một chỉ huy người Berber, người đã phục vụ Caliphate Umayyad và khởi xướng Người Hồi giáo chinh phục Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay) vào năm 711–718 sau Công nguyên. Ông dẫn đầu một đội quân vượt qua Eo biển Gibraltar từ bờ biển Bắc Phi, củng cố quân đội của mình tại nơi mà ngày nay được gọi là Núi Gibraltar. Cái tên "Gibraltar" là bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha của tên tiếng Ả Rập Jabal Ṭāriq (جبل طارق), có nghĩa là "núi Ṭāriq", được đặt theo tên ông. Nguồn gốc Các nhà sử học Ả Rập thời trung cổ đưa ra những dữ liệu trái ngược nhau về nguồn gốc và quốc tịch của Ṭāriq. Một số kết luận về tính cách và hoàn cảnh ông khi xâm nhập al-Andalus vẫn còn chưa chắc chắn. Phần lớn các nguồn hiện đại đều nói rằng Ṭāriq là mawla người Berber của Musa ibn Nusayr, thống đốc Umayyad của Ifriqiya. Theo Ibn Khaldun, Tariq Ibn Ziyad đến từ bộ tộc Berber ở vùng đất mà ngày nay thuộc Algeria. Heinrich Barth đề cập rằng Tariq Ibn Ziyad là người Berber đến từ bộ tộc Ulhassa, một bộ tộc bản địa của Tafna[7] hiện đang sinh sống ở vùng Béni Saf ở Algeria. Theo David Nicolle, Tariq Ibn Ziyad lần đầu tiên được nhắc đến trong các ghi chép lịch sử với tư cách là thống đốc Tangier. Ngoài ra, theo David Nicolle, theo truyền thống người ta tin rằng ông sinh ra ở Wadi Tafna (một vùng thuộc Tlemcen ngày nay). [9] Ông cũng đã sống ở đó với vợ trước khi cai trị Tangier. He had also lived there with his wife prior to his governance of Tangier. Lịch sử Theo Ibn Abd al-Hakam (803–871), Musa ibn Nusayr đã bổ nhiệm Ṭāriq làm thống đốc của Tangier sau cuộc chinh phục vào năm 710–711 nhưng một tiền đồn Visigothic chưa bị chinh phục vẫn ở gần đó tại Ceuta, một thành trì được cai trị bởi nhà quý tộc tên là Julian, Bá tước xứ Ceuta. Sau khi Roderic lên nắm quyền ở Tây Ban Nha, Julian, theo thông lệ, đã gửi con gái của mình là Florinda la Cava, đến triều đình của vua Visigothic để học tập. Người ta nói rằng Roderic đã cưỡng hiếp cô, và Julian quá tức giận nên quyết tâm nhờ người Hồi giáo lật đổ Vương quốc Visigothic. Theo đó, ông đã ký một hiệp ước với Ṭāriq (Mūsā đã trở về Kairouan) để bí mật hộ tống quân đội Hồi giáo qua Eo biển Gibraltar, vì ông sở hữu một số tàu buôn và có pháo đài riêng trên đất liền Tây Ban Nha. Vào khoảng ngày 26 tháng 4 năm 711, quân đội của Ṭāriq Bin Ziyad, bao gồm những người Berber gần đây mới chuyển sang đạo Hồi, đã được Julian đưa đổ bộ lên bán đảo Iberia (thuộc Tây Ban Nha ngày nay). Họ đổ bộ xuống chân đồi của một ngọn núi từ đó được đặt theo tên ông, Gibraltar (Jabal Tariq). Quân đội của Ṭāriq có khoảng 7.000 binh sĩ, bao gồm phần lớn là người Berber và cả quân Ả Rập. Roderic, để đối phó với mối đe dọa từ Umayyads, đã tập hợp một đội quân được cho là lên tới 100.000 người, mặc dù con số thực tế có thể thấp hơn nhiều. Phần lớn quân đội được chỉ huy và trung thành với các con trai của Wittiza, người mà Roderic đã phế truất một cách tàn nhẫn. Ṭāriq đã giành được chiến thắng quyết định khi Roderic bị đánh bại và bị giết vào ngày 19 tháng 7 trong Trận Guadalete. Ṭāriq Bin Ziyad chia quân đội của mình thành 4 sư đoàn, tiếp tục đánh chiếm Córdoba dưới sự chỉ huy của Mughith al-Rumi, Granada và những nơi khác, trong khi ông vẫn đứng đầu sư đoàn đã chiếm được Toledo. Sau đó, ông tiếp tục tiến về phía Bắc, tới Guadalajara và Astorga. Ṭāriq trên thực tế là thống đốc của Hispania cho đến khi Mūsā đến một năm sau đó. Thành công của Ṭāriq khiến Musa tập hợp 12.000 quân (chủ yếu là người Ả Rập) để lên kế hoạch cho cuộc xâm lược lần thứ hai, và trong vòng vài năm, Ṭāriq và Musa đã chiếm được 2/3 bán đảo Iberia từ tay người Visigoth. Cả Ṭāriq và Musa đều được Umayyad Caliph Al-Walid I ra lệnh quay trở lại Damascus vào năm 714, nơi họ đã sống phần đời còn lại của mình. Con trai của Musa là Abd al-Aziz, người chỉ huy quân đội của al-Andalus, bị ám sát vào năm 716. Trong nhiều lịch sử Ả Rập viết về cuộc chinh phục miền Nam Tây Ban Nha, có sự phân chia quan điểm rõ ràng về mối quan hệ giữa Ṭāriq và Musa bin Nusayr. Một số kể lại những giai đoạn tức giận và ghen tị của Mūsā khi người của ông ta đã chinh phục cả một đất nước. Mặt khác, một nhà sử học thời kỳ đầu khác, al-Baladhuri, viết vào thế kỷ thứ IX, chỉ nói rằng Mūsā đã viết cho Ṭāriq một "bức thư nghiêm khắc" và sau đó hai người đã hòa giải. Diễn văn Nhà sử học thế kỷ XVI là Ahmed Mohammed al-Maqqari, trong "The Breath of Perfume", cho rằng Ṭāriq đã đọc một bài diễn văn dài trước quân đội của ông trước Trận Guadalete. Chú thích Tham khảo Nguồn Nguồn chính Pascual de Gayangos y Arce, The History of the Mohammedan Dynasties in Spain. vol. 1. 1840. English translation of al-Maqqari. al-Baladhuri, Kitab Futuh al-Buldan, English translation by Phillip Hitti in The Origins of, the Islamic State (1916, 1924). Anon., Akhbār majmūa fī fath al-andalūs wa dhikr ūmarā'ihā. Arabic text edited with Spanish translation: E. Lafuente y Alcantara, Ajbar Machmua, Coleccion de Obras Arabigas de Historia y Geografia, vol. 1, Madrid, 1867. Anon., Mozarab Chronicle. Ibn Abd al-Hakam, Kitab Futuh Misr wa'l Maghrib wa'l Andalus. Critical Arabic edition of the whole work published by Torrey, Yale University Press, 1932. Spanish translation by Eliseo Vidal Beltran of the North African and Spanish parts of Torrey's Arabic text: "Conquista de Africa del Norte y de Espana", Textos Medievales #17, Valencia, 1966. This is to be preferred to the obsolete 19th-century English translation at: Medieval Sourcebook: The Islamic conquest of Spain Enrique Gozalbes Cravioto, "Tarif, el conquistador de Tarifa", Aljaranda, no. 30 (1998) (not paginated). Muhammad al-Idrisi, Kitab nuzhat al-mushtaq (1154). Critical edition of the Arabic text: Opus geographicum: sive "Liber ad eorum delectationem qui terras peragrare studeant." (ed. Bombaci, A. et al., 9 Fascicles, 1970–1978). Istituto Universitario Orientale, Naples. French translation: . Ibn Taghribirdi, Nujum al-zahira fi muluk Misr wa'l-Qahira. Partial French translation by E. Fagnan, "En-Nodjoum ez-Zâhîra. Extraits relatifs au Maghreb." Recueil des Notices et Mémoires de la Société Archéologique du Département de Constantine, v. 40, 1907, 269–382. Ibn Khallikan, Wafayāt al-aʿyān wa-anbāʾ abnāʾ az-zamān. English translation by M. De Slane, Ibn Khallikan's Biographical dictionary, Oriental Translation Fund of Great Britain and Ireland, 1843. Ibn Idhari, Kitāb al-bayān al-mughrib fī ākhbār mulūk al-andalus wa'l-maghrib. Arabic text ed. G.S. Colin & E. Lévi-Provençal, Histoire de l'Afrique du Nord et de l'Espagne intitulée Kitāb al-Bayān al-Mughrib, 1948. Nguồn thứ cấp Liên kết ngoài Pascual de Gayangos y Arce, The History of the Mohammedan Dynasties in Spain. vol. 1. 1840. Authoritative English translation of al-Maqqari available from Google eBooks. This is the translation still cited by modern historians. Tarik's Address to His Soldiers, 711 CE, from The Breath of Perfumes. A translation of al-Maqqari's work included in Charles F. Horne, The Sacred Books and Early Literature of the East, (New York: Parke, Austin, & Lipscomb, 1917), Vol. VI: Medieval Arabia, pp. 241–242. Horne was the editor, the translator is not identified. NB: the online extract, often cited, does not include the warning on p. 238 (download the whole book from other sites): "This speech does not, however, preserve the actual words of Tarik; it only presents the tradition of them as preserved by the Moorish historian Al Maggari, who wrote in Africa long after the last of the Moors had been driven out of Spain. In Al Maggari's day the older Arabic traditions of exact service had quite faded. The Moors had become poets and dreamers instead of scientists and critical historians." Ibn Abd al-Hakam, rather outdated English translation in Medieval Sourcebook: The Islamic Conquest of Spain Sinh thế kỷ 7 Mất năm 720 Tướng của Caliphate Umayyad Người Berber ở Gibraltar Hồi giáo ở Gibraltar Thống đốc Umayyad của Al-Andalus Hồi giáo thế kỷ 7 Umayyad chinh phục Hispania Quân nhân Al-Andalus Lịch sử quân sự Gibraltar
1,452
19829757
https://vi.wikipedia.org/wiki/RC%20Strasbourg%20Alsace
RC Strasbourg Alsace
Racing Club de Strasbourg Alsace (thường được gọi là RC Strasbourg, Racing Straßburg, RCSA, RCS, hoặc đơn giản là Strasbourg; tiếng Alsace: Füeßbàllmànnschàft Vu Stroßburri) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Pháp được thành lập vào năm 1906, có trụ sở tại thành phố Strasbourg, Alsace. Đội bóng đã có tư cách chuyên nghiệp từ năm 1933 và hiện đang chơi ở Ligue 1, giải đấu hàng đầu của bóng đá Pháp, kể từ khi vô địch Ligue 2 2016–17. Câu lạc bộ bị giáng xuống hạng năm của bóng đá Pháp vào cuối mùa giải Championnat National 2010–11 sau khi thanh lý tài chính. Đổi tên thành RC Strasbourg Alsace, họ đã giành chức vô địch CFA mùa giải 2012–13 và cuối cùng trở thành nhà vô địch Championnat National mùa giải 2015–16. Sân vận động của câu lạc bộ, kể từ năm 1914, là sân vận động Meinau. Câu lạc bộ là một trong sáu câu lạc bộ đã giành được cả ba danh hiệu lớn của Pháp: Vô địch quốc gia năm 1979, Cúp bóng đá Pháp năm 1951, 1966, 2001 và Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp năm 1964, 1997, 2005 và 2019. Strasbourg cũng nằm trong số sáu đội đã thi đấu hơn 2.000 trận ở giải đấu hàng đầu nước Pháp (kéo dài 56 mùa giải) và đã tham gia 52 trận đấu ở châu Âu kể từ năm 1961. Bất chấp những thành tựu này, câu lạc bộ chưa bao giờ thực sự khẳng định được mình là một trong những câu lạc bộ hàng đầu của Pháp, phải xuống hạng ít nhất mỗi thập kỷ một lần kể từ đầu những năm 1950. Racing đã thay đổi người quản lý 52 lần trong 75 năm thi đấu chuyên nghiệp, thường xuyên chịu áp lực từ người hâm mộ. Số phận của câu lạc bộ luôn gắn liền với lịch sử của Alsace. Giống như khu vực, Racing đã thay đổi quốc tịch ba lần và có một lịch sử đầy rắc rối. Được thành lập ở nơi khi đó là một phần của Đế quốc Đức, câu lạc bộ ngay từ đầu đã nhấn mạnh vào nguồn gốc Alsace của mình, đối lập với các câu lạc bộ có trụ sở tại Strasbourg đầu tiên đến từ giai cấp tư sản gốc Đức. Khi Alsace được trả lại cho Pháp vào năm 1919, câu lạc bộ đã đổi tên từ "1. FC Neudorf" thành "Racing Club de Strasbourg" hiện tại để bắt chước Racing Club de France của Pierre de Coubertin, một cử chỉ rõ ràng của người Pháp. Những cầu thủ Racing sống sót qua Thế chiến thứ hai như hầu hết người Alsace đã làm: sơ tán vào năm 1939, sáp nhập vào năm 1940 và cố gắng tránh sự phát xít hóa và sáp nhập vào Wehrmacht trong khoảng thời gian từ 1942 đến 1944. Khi Alsace dứt khoát được trở về Pháp, bản sắc của Racing chuyển sang chủ nghĩa Jacobin, chẳng hạn như những chiến thắng đầy cảm xúc ở cúp quốc gia vào năm 1951 và 1966 trong bối cảnh tranh cãi giữa Pháp-Alsace. Gần đây hơn, câu lạc bộ đã mong muốn thúc đẩy vị thế châu Âu của mình cùng với mối quan hệ chặt chẽ với địa phương. Lịch sử Màu sắc và huy hiệu Chủ sở hữu Cầu thủ Đội hình hiện tại Cho mượn Huấn luyện viên Đội ngũ huấn luyện hiện tại Thành tích Tham khảo Liên kết ngoài
580
19829764
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20nh%E1%BB%B1a
Số nhựa
Trong toán học, số nhựa (hay còn gọi là hằng số nhựa, tỷ lệ nhựa, số Pisot tối thiểu, số platin, số của Siegel hoặc trong tiếng Pháp, ) là hằng số toán học là nghiệm thực duy nhất của phương trình bậc ba: Giá trị chính xác của nó là Khai triển thập phân của nó bắt đầu từ . Tính chất Tính hồi quy Các lũy thừa của số nhựa thỏa mãn công thức hồi quy tuyến tính bậc ba với . Do đó hằng số nhựa là tỷ lệ giới hạn giữa hai phần tử liên tiếp trong bất kỳ dãy số nguyên (khác không) thỏa mãn quan hệ hồi quy, chẳng hạn như dãy Padovan (hay còn gọi là các số Cordonnier), dãy số Perrin và dãy số Van der Laan, và có mối quan hệ với các dãy này tương tự với quan hệ của tỷ lệ vàng với dãy số Fibonacci bậc hai và dãy số Lucas, và tương tự với quan hệ giữa tỷ lệ bạc và dãy số Pell. Số nhựa có thể viết dưới dạng căn lồng nhau như sau Lý thuyết số Bởi số nhựa có đa thức tối tiểu nó còn là nghiệm của phương trình đa thức với mọi đa thức là bội của nhưng không cho các đa thức có hệ số nguyên. Bởi định thức của đa thức tối tiểu là −23, trường phân rã của nó trên các số hữu tỉ là Trường này còn là trường lớp Hilbert của Bởi vậy, nó có thể viết bằng hàm eta Dedekind với tham số , và căn đơn vị . Tương tự như vậy cho tỷ lệ siêu vàng với tham số , Bên cạnh đó, số nhựa là số Pisot–Vijayaraghavan nhỏ nhất. Liên hợp đại số của nó là với giá trị tuyệt đối ≈ 0.868837 . Giá trị này còn là bởi tích của ba nghiệm của đa thức tối tiểu bằng 1. Lượng giác Số nhựa có thể viết bằng hàm cos hyperbol () và nghịch đảo của nó: Hình học Có chính xác ba cách để phân hoạch hình vuông thành các hình chữ nhật đồng dạng: Cách dễ thấy đầu tiên là ba hình chữ nhật tương đẳng với nhau và cùng tỷ lệ 3:1. Cách thứ hai là chia sao cho hai trong ba hình chữ nhật tương đẳng nhau và cái thứ ba có độ dài cạnh gấp đôi độ dài cạnh tương ứng của cái còn lại, các hình chữ nhật có cùng tỷ lệ 3:2. Cách thứ ba chia thành ba hình chữ nhật có kích thước khác nhau và chúng đều có tỷ lệ ρ2. Tỷ lệ giữa kích thước các hình chữ nhật là: ρ (lớn:trung bình); ρ2 (trung bình:bé); và ρ3 (bé:lớn). Cạnh dài bên trong của hình chữ nhật lớn nhất cắt hai trong bốn cạnh của hình vuông trong đó mỗi cạnh thành hai đoạn có tỷ lệ ρ. Cạnh ngắn bên trong của hình chữ nhật trung bình (và cùng là cạnh dài bên trong của hình chữ nhật nhỏ) cắt một cạnh hình vuông thành hai đoạn có tỷ lệ ρ4. Việc mà hình chữ nhật có tỷ lệ ρ2 có thể dùng để chia một hình vuông thành ba hình chữ nhật đồng dạng, tương đương với tính chất đại số của số ρ2 liên hệ với định lý Routh–Hurwitz: tất cả các liên hợp của nó đều có phần thực dương. Lịch sử và tên gọi Kiến trúc sư người Ha Lan và tu sĩ Benedictine Dom Hans van der Laan đưa cái tên số nhựa () cho số này vào năm 1928. Trong 1924, bốn năm trước khi van der Laan đặt tên, kỹ sư người Pháp đã phát hiện ra số này trước và gọi là số radiant (). Không như tên của tỷ lệ vàng và tỷ lệ bạc, từ "nhựa" dùng bởi van der Laan không phải để nhắc đến một chất cụ thể, mà để lấy theo nghĩa tính từ, nghĩa là một vật nào đó có thể cho vào một hình ba chiều. Ở đây, dựa theo Richard Padovan, lý do là bởi tỷ lệ đặc trưng của con số và có liên hệ với giới hạn mà tri giác con ngưới có thể liên hệ một kích thước vật lý này so với một kích thước vật lý khác. Van der Laan đã thiết kế nhà thờ St. Benedictusberg Abbey năm 1967 theo tỷ lệ của số nhựa. Số nhựa còn đôi khi được gọi là số bạc, cái tên được đưa bởi Midhat J. Gazalé và sau được dùng bởi Martin Gardner, nhưng cái tên đó lại dùng để gọi cho tỷ lệ bạc một trong họ các tỷ lệ lấy từ trung bình kim loại (metallic mean) lần đầu được mô tả bởi Vera W. de Spinadel trong 1998. Martin Gardner đề cập gọi là "phi cao", và Donald Knuth tạo mã typography đặc biệt riêng cho tên này, một phiên bản của chữ Hy Lạp phi ("φ") với hình tròn tâm của nó được nâng lên, giống với chữ Georgia pari ("Ⴔ"). Xem thêm Snub icosidodecadodecahedron Tỷ lệ siêu vàng Chú thích Tham khảo . . . . Liên kết ngoài Tales of a Neglected Number bởi Ian Stewart Plastic rectangle and Padovan sequence tại Tartapelago bởi Giorgio Pietrocola Hình học mặt phẳng Euclid Số vô tỉ bậc ba Hằng số toán học Lịch sử hình học Lý thuyết nghệ thuật thị giác Hợp trong nghệ thuật thị giác
911
19829796
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa%20h%E1%BB%8Dc%20v%E1%BB%81%20ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t%20ch%E1%BB%A7ng%20t%E1%BB%99c
Khoa học về phân biệt chủng tộc
Khoa học về phân biệt chủng tộc (Scientific racism) đôi khi được gọi là Sinh lý học chủng tộc (Biological racism) là niềm tin ngụy khoa học rằng loài người có thể được chia thành các đơn vị phân loại riêng biệt về mặt sinh học được gọi là "chủng tộc" và tin về những bằng chứng thực nghiệm tồn tại để hỗ trợ hoặc biện minh cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (phân biệt chủng tộc), sự thấp kém về chủng tộc hoặc chủng tộc vượt trội. Trước giữa thế kỷ 20, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong khoa học đã được chấp nhận rộng rãi trong toàn bộ cộng đồng khoa học, nhưng nó không còn được coi là khoa học nữa. Việc phân chia loài người thành các nhóm riêng biệt về mặt sinh học, cùng với việc gán các đặc điểm thể chất và tinh thần cụ thể cho các nhóm này thông qua việc xây dựng và áp dụng các mô hình giải thích tương ứng, được những người ủng hộ những ý tưởng này gọi là chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa hiện thực chủng tộc hoặc khoa học chủng tộc. Sự đồng thuận khoa học hiện đại bác bỏ quan điểm này vì cho rằng nó không phù hợp với nghiên cứu di truyền hiện đại. Đại cương Phân biệt chủng tộc giả khoa học đôi khi được gọi là sinh lý học chủng tộc là lòng tin rằng có các bằng chứng thực nghiệm ủng hộ cho sự phân biệt chủng tộc, để kết luận rằng có các chủng tộc thấp kém và chủng tộc siêu việt. Phân biệt chủng tộc giả khoa học cũng viện tới nhân chủng học (đáng kể nhất là nhân chủng học hình thể), nhân trắc học (khoa học về phép đo đạc cơ thể người-Anthropometry), dân tộc học, tiến hóa học và một số ngành khoa học khác, để đưa ra các phân loại nhân chủng chia con người thành những loại riêng rẽ hoặc ưu việt hơn, hoặc thấp kém hơn. Thứ giả khoa học này đã rất phổ biến trong giai đoạn từ những năm 1600 cho tới khi Thế chiến II bắt đầu. Nhưng trong nửa sau thế kỷ 20, lòng tin đó đã bị bác bỏ dứt khoát là lỗi thời và không có cơ sở khoa học. Lòng tin về sự hơn kém giữa các chủng tộc đó được hỗ trợ bằng một thứ giả khoa học (pseudoscience) đã bị bác bỏ từ lâu. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong khoa học đã áp dụng sai, hiểu sai hoặc bóp méo nhân chủng học (đặc biệt là nhân chủng học vật lý), phép đo sọ não, sinh học tiến hóa và các ngành hoặc giả ngành khác thông qua việc đề xuất các loại hình nhân học để phân loại quần thể người thành các chủng tộc người riêng biệt về mặt vật lý, một số chủng tộc trong số đó có thể được khẳng định là ưu việt hơn hoặc thua kém người khác. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong khoa học phổ biến trong khoảng thời gian từ những năm 1600 đến cuối Thế chiến thứ hai, và đặc biệt nổi bật trong các tác phẩm học thuật của châu Âu và Mỹ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Kể từ nửa sau thế kỷ 20, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong khoa học đã bị mất uy tín và bị chỉ trích là lỗi thời, nhưng vẫn liên tục được sử dụng để ủng hộ hoặc xác nhận các quan điểm phân biệt chủng tộc dựa trên niềm tin vào sự tồn tại và tầm quan trọng của các phân loại chủng tộc cũng như hệ thống phân cấp. Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong lý thuyết và hành động đã chính thức bị lên án, đặc biệt là trong tuyên bố của UNESCO ( 1950): "Cần phân biệt thực tế sinh học về chủng tộc và huyền thoại về 'chủng tộc'. Đối với tất cả các mục đích xã hội thực tế, 'chủng tộc' không hẳn là một hiện tượng sinh học mà là một huyền thoại xã hội. Huyền thoại về 'chủng tộc' đã tạo ra một thiệt hại to lớn về con người và xã hội. Trong những năm gần đây, nó đã gây thiệt hại nặng nề cho cuộc sống con người và gây ra những đau khổ không thể kể xiết"." Kể từ thời điểm đó, sự phát triển về di truyền học tiến hóa của con người và nhân học vật lý đã dẫn đến sự đồng thuận mới giữa các nhà nhân chủng học rằng chủng tộc con người là một hiện tượng chính trị xã hội chứ không phải là một hiện tượng sinh học. Trong Thời đại Khai sáng (thời kỳ từ những năm 1650 đến những năm 1780), những khái niệm về thuyết đồng chủng và chủ nghĩa đa chủng tộc đã trở nên phổ biến, mặc dù chúng chỉ được hệ thống hóa về mặt nhận thức luận trong thế kỷ 19. Chủ nghĩa độc chủng cho rằng tất cả các chủng tộc đều có một nguồn gốc duy nhất, trong khi chủ nghĩa đa chủng tộc cho rằng mỗi chủng tộc có một nguồn gốc riêng biệt. Cho đến thế kỷ 18, từ "chủng tộc" và "loài" vẫn có thể thay thế cho nhau. Chú thích Tham khảo Detterman, Douglas K. 2006. "Intelligence." Microsoft Student 2007 DVD. Redmond, WA: Microsoft Corporation. Higgins, A.C. n.d. "Scientific Racism: A Review of The Science and Politics of Racial Research by William H. Tucker". Chicago: University of Illinois Press, 1994. Accessed October 21, 2007. Alexander, Nathan G. (2019). Race in a Godless World: Atheism, Race, and Civilization, 1850–1914. New York/Manchester: New York University Press/Manchester University Press. . Liên kết ngoài "Race, Evolution and the Science of Human Origins" by Allison Hopper, Scientific American (July 5, 2021). Fact Sheet on Eugenics and Scientific Racism from the National Human Genome Research Institute Scientific racism, history of at Encyclopedia.com (Cengage) The Mis-portrayal of Darwin as a Racist – Refutes claims that Darwin was a racist or that his views inspired the Nazis Reviews of Race: The Reality of Human Differences RaceSci: History of Race in Science Gardner, Dan. Race Science: When Racial Categories Make No Sense. The Globe and Mail, October 27, 1995. Institute for the study of academic racism (ISAR) Race, Science, and Social Policy. From Race: The Power of an Illusion. PBS. "How Can We Curb the Spread of Scientific Racism?" a review of Superior: The Return of Race Science by Angela Saini The Asian/Pacific/American Institute at New York University's Timeline of Scientific Racism, Phân biệt chủng tộc Giả khoa học
1,172
19829820
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8B%20Kalmyk
Tỉnh tự trị Kalmyk
Tỉnh tự trị Kalmyk (; tiếng Kalmyk: Хальмг Автономн Таңhч, Xaľmg Awtonomn Tañhç) là một tỉnh tự trị của người Kalmyk thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga tồn tại ở hai thời kỳ riêng biệt. Nó được thành lập lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1920, với trung tâm hành chính là Astrakhan. Vào tháng 6 năm 1928, tỉnh tự trị được sáp nhập vào vùng Hạ Volga. Vào tháng 1 năm 1934, Hạ Volga được chia thành vùng Saratov và vùng Stalingrad, trong đó TTT Kalmyk trở thành một phần của vùng Stalingrad. Vào tháng 10 năm 1935, TTT Kalmyk được nâng cấp thành CHXHCNXVTT Kalmyk (bị bãi bỏ vào năm 1943). Tỉnh tự trị Kalmyk được tái lập vào tháng 1 năm 1957, lần này là một phần của vùng Stavropol. Năm 1958, nó lại được nâng lên cấp CHXHCNXVTT Kalmyk và tách khỏi vùng Stavropol. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 1920, có 126.256 người sống trong khu vực, bao gồm 124.501 cư dân nông thôn và 1.655 cư dân thành thị. Đồng thời, dân tộc Kalmyk chiếm đa số với 84.950 người, người Nga có 40.034 người, còn lại là người Ukraina, Tatar, Kyrgyz, v.v. Theo điều tra dân số năm 1924, có 164.017 người sống trong vùng. Theo điều tra dân số năm 1926: Người Kalmyk - 75,6% Người Nga - 10,7% Người Ukraina - 10,3% Người Đức - 1,8% Xem thêm Huyện Kalmytsky thuộc tỉnh Rostov Tham khảo Đọc thêm T. K. Borisov. Калмыкия : историко-политический и социально-экономический очерк (Kalmykia: tiểu luận lịch sử, chính trị và kinh tế xã hội). — Moskva: Nhà xuất bản Quốc gia, 1926. — 273 tr. Quốc gia và vùng lãnh thổ khởi đầu năm 1920 Quốc gia và vùng lãnh thổ chấm dứt năm 1958 Tỉnh tự trị của Liên Xô Khởi đầu năm 1920 ở Nga Chấm dứt năm 1958 ở Liên Xô
316
19829854
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C5%8Ctsuka%20Sae
Ōtsuka Sae
là diễn viên lồng tiếng người Nhật. Cô chơi guitar cho Poppin'Party của thương hiệu BanG Dream!, bao gồm vào vai nhân vật Hanazono Tae. Sự nghiệp Ōtsuka lớn lên chơi với piano đồ chơi mà mẹ cô mua cho cô, trong khi cô đã viết bài hát đầu tiên khi cô năm tuổi sau khi nghe một bài hát ru. Cô từng tham gia ban âm nhạc trường tiểu học của cô, bao gồm chơi nhạc trong lúc tập trung buổi sáng, và từng trong câu lạc bộ ban nhạc trường cấp hai chơi kèn trôm-bon. Đến tuổi 15, Ōtsuka bắt đầu biểu diễn trên đường phố với cây guitar acoustic, cô đã diễn bốn năm. Tháng 12 năm 2014, Ōtsuka được tuyển dụng để tham gia thương hiệu âm nhạc của Bushiroad tên BanG Dream! trong vai người chơi guitar Hanazono Tae; vào lúc đó, cô không có kinh nghiệm lồng tiếng hay chơi guitar điện. Cô chính thức được giới thiệu vào ban nhạc Poppin'Party của thương hiệu trong buổi hòa nhạc trực tiếp thứ hai vào ngày 14 tháng 6 năm 2015. Nhiều khía cạnh của nhân vật Tae được lấy cảm hứng từ Ōtsuka, như là Tae biểu diễn đường phố trong anime mùa hai. Tình bạn của Tae với Wakana Rei của Raise A Suilen cũng dựa trên mối quan hệ của Ōtsuka với diễn viên lồng tiếng của Rei và đồng nghiệp tại Ace Crew Raychell. Ōtsuka đã diễn với RAS từ hồi ban nhạc còn là ban nhạc dự bị năm 2018 và là khách mời tại buổi hòa nhạc ra mắt của họ; cô cũng làm khách mời tại buổi diễn Heaven and Earth năm 2019 và nhạc kịch của ban nhạc vào năm 2020. Cuối năm 2021, Ōtsuka và thành viên trong Poppin'Party Aimi thực hiện một chuỗi buổi diễn guitar acoustic, gọi là Kasumi and Tae's Stay After School Tour, diễn tại các hội trường âm nhạc của Zepp ở Namba, Nagoya, và Yokohama. Năm 2020, cô tham gia thương hiệu D4DJ của Bushiroad trong vai Tsukimiyama Nagisa, người chơi guitar của nhóm Rondo. Với vai trò ca sĩ, bài hát đầu tiên của Ōtsuka "What's your Identity?" được dùng là bài hát mở đầu cho chương trình hoạt hình tiếng Trung Egg Car năm 2019. Avant-title, mini-album đầu tay của cô, được phát hành vào ngày 26 tháng 2 năm 2020. Đời tư Ōtsuka có nhiều thú cưng như thỏ và chim, trong đó thỏ được đưa vào đặc điểm nhân vật của Tae. Danh sách phim Anime Trò chơi điện tử Tham khảo Liên kết ngoài Nhân vật còn sống Sinh năm 1995 Nghệ sĩ guitar Nhật Bản Nữ diễn viên trò chơi điện tử Nhật Bản Nữ diễn viên lồng tiếng Nhật Bản Thành viên của Poppin'Party Nữ diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21 Ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21 Nữ ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21
476
19829858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20h%E1%BB%87%20Philippines%20%E2%80%93%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Quan hệ Philippines – Việt Nam Cộng hòa
Quan hệ Philippines – Việt Nam Cộng hòa đề cập đến mối quan hệ song phương của Cộng hòa Philippines và Việt Nam Cộng hòa hiện không còn tồn tại. Philippines là đồng minh của Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam chuyên cung cấp viện trợ nhân đạo. Lịch sử Người dân Philippines và Việt Nam có lịch sử giao thương hàng hải trước khi cả hai nước bị các cường quốc phương Tây đô hộ. Sau khi cả hai nước giành được độc lập, Philippines dưới thời Tổng thống Ramon Magsaysay thiết lập mối liên hệ chính thức với Quốc gia Việt Nam vào năm 1954. Vào nửa cuối thập niên 1950, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra sức vận động hành lang để được sự công nhận về mặt ngoại giao của các quốc gia châu Á trong đó có Philippines trong khi Magsaysay đang tập trung về việc xây dựng mối quan hệ với “Thế giới Tự do” bao gồm các quốc gia dân chủ ở châu Á và Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Claro M. Recto khuyên Philippines không nên chính thức công nhận Việt Nam Cộng hòa vì tin rằng điều đó sẽ mang lại sự bối rối cho đất nước vì ông kết luận rằng miền Nam chắc chắn sẽ thua miền Bắc Cộng sản cũng như lo ngại rằng Philippines đang bị lợi dụng trước lợi ích của Mỹ. Magsaysay sau đó bèn gia hạn sự công nhận chính thức của Philippines đối với Quốc gia Việt Nam vào ngày 14 tháng 7 năm 1955. Năm 1959, Tổng thống Philippines Carlos P. Garcia ký Hiệp ước Hữu nghị với Việt Nam Cộng hòa. Sự tham gia của Philippines trong chiến tranh Việt Nam Một số bác sĩ Philippines đã đến miền Nam Việt Nam để viện trợ nhân đạo trong chiến tranh Việt Nam, với sự chấp thuận của Magsaysay vào năm 1954. Nỗ lực này mang tên Chiến dịch Brotherhood nhận được sự ủng hộ của quốc tế nhằm giúp đạt được mục tiêu của chiến dịch là hỗ trợ người tị nạn Việt Nam. Tháng 7 năm 1964, Việt Nam Cộng hòa đề nghị phía Philippines hỗ trợ chống lại những kẻ hiếu chiến ở miền Bắc Việt Nam khi Thủ tướng Nguyễn Khánh gửi công hàm tới Tổng thống Diosdado Macapagal yêu cầu viện trợ trong chiến tranh Việt Nam. Tháng 8 năm 1964, đội quân Philippines đầu tiên (PHILCON I) được gửi đến miền Nam Việt Nam vào năm 1965 sau khi Macapagal nhận được sự đồng ý của Quốc hội. Đội quân này ban đầu bao gồm 16 cá nhân là bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên và nhân viên hành động dân sự thuộc Lực lượng Vũ trang Philippines. Ngoài viện trợ nhân đạo, đội quân này còn tham gia vào chiến tranh tâm lý theo hồ sơ chính thức của Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam. Ngày 14 tháng 4 năm 1965, Thủ tướng Phan Huy Quát gửi thư cho Tổng thống Philippines nêu rõ Việt Nam Cộng hòa rất cần được viện trợ quân sự. Cũng trong lá thư này, Thủ tướng Quát hy vọng sẽ thấy khoảng 2.000 lính Philippines được đưa sang miền Nam Việt Nam. Tổng thống Macapagal đã đề nghị Quốc hội thực hiện yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa nhưng không thể cử toán thứ hai gọi là Nhóm Hành động Dân sự Philippine (PHILCAG) do tranh chấp liên quan đến việc ông này đòi phía Mỹ phải tài trợ cho đội quân này. Tính đến tháng 6 năm 1966, có 73 người Philippines tham gia chiến tranh. Macapagal được Ferdinand Marcos kế nhiệm, vốn ban đầu không ủng hộ việc gửi đội quân thứ hai, sau cuộc bầu cử tổng thống Philippines năm 1965. Mỹ đã thành công một phần trong việc thuyết phục Marcos rút lại lập trường sau 5 phái đoàn ngoại giao. Trong khi ông vẫn kiên quyết không gửi quân chiến đấu vào miền Nam Việt Nam, ông đã mở ra khả năng gửi thêm quân để cung cấp viện trợ nhân đạo. Kế hoạch gửi đạo quân thứ hai vào miền Nam Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1966 theo Đạo luật Cộng hòa số 4664. Dưới thời Marcos, ông không cho phép Hoa Kỳ tài trợ toàn bộ cho việc thành lập đội quân này vì ông tin rằng người Philippines sẽ bị người Mỹ coi như lính đánh thuê nếu họ làm như vậy. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chấp nhận lời đề nghị của Philippines về đội quân thứ hai vào ngày 15 tháng 8 năm 1966 trong khi chỉ huy PHILCAG, Tướng Gaudencio V. Tobias nhận lệnh từ Marcos bí mật thiết lập liên lạc với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để Philippines có thể đóng vai trò trung gian cho đàm phán hòa bình vì trong nước có niềm tin rằng Bắc Việt không bày tỏ thái đổ thù địch với ý tưởng này do vai trò phi chiến đấu của PHILCAG trong chiến tranh Việt Nam. Philippines đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Manila thuộc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á vào tháng 10 năm 1966, nơi bảy thành viên hứa viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có một số ý kiến phản đối liên quan đến việc triển khai Nhóm Hành động Dân sự Philippines tới miền Nam Việt Nam từ giới học giả, sinh viên và người lao động đã tổ chức các cuộc biểu tình trong hội nghị thượng đỉnh. Dự luật Viện trợ Việt Nam tại Quốc hội Philippines cũng bị một thiểu số nghị sĩ lên tiếng phản đối. Nhóm Hành động Dân sự Philippines trong khi chủ yếu tham gia vào việc xây dựng lại đường sá và cung cấp viện trợ nhân đạo đôi lúc cũng tham gia vào các hoạt động phòng thủ. Nhóm này từng tham gia vào Chiến dịch Attleboro khiến 4 nhân viên của họ bị thương. Đến cuối năm 1966, Philippines có 2.063 quân nhân ở miền Nam Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã ngăn chặn kế hoạch bí mật của Marcos nhằm thiết lập quan hệ với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Tobias lý luận rằng Philippines đang đàm phán về một thỏa thuận dẫn đến việc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam "để yên cho toán PHILCAG". Năm 1968, Marcos bày tỏ sự cởi mở trong việc thiết lập quan hệ với các nước thuộc khối Đông Âu và bắt đầu quá trình đảo ngược chính sách chống cộng của đất nước. Năm 1969, Philippines bắt đầu rút quân và đến năm 1973 thì hoàn tất việc này. Từ năm 1964 đến năm 1973, 9 quân nhân Philippines đã tử trận cùng 4 người khác vì những nguyên nhân khác. Đại sứ quán Philippines tại Sài Gòn đóng cửa ngày 29 tháng 4 năm 1975. Quan hệ chính thức được thiết lập với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976. Giải cứu người tị nạn được hộ tống trên tàu USS Kirk Năm 1975, Philippines tiếp nhận 30.000 người tị nạn Việt Nam lên tàu hải quân của Hải quân Việt Nam Cộng hòa được tàu USS Kirk hộ tống. Chính phủ Marcos ban đầu không chấp nhận người tị nạn để tránh tạo ra căng thẳng với chính quyền Cộng sản hiện đã thống nhất ở Việt Nam. Người Mỹ bèn tráo cờ Việt Nam Cộng hòa trên các tàu bằng cờ Hoa Kỳ để thuyết phục chính phủ Philippines nhận số tàu này. Đoàn tàu Hải quân Việt Nam Cộng hòa cuối cùng đã được chuyển giao cho Hải quân Philippines. Tàu thuyền được chuyển giao cho Hải quân Philippines Những chiếc tàu sau đây của Hải quân Việt Nam Cộng hòa trốn sang Philippines vào tháng 4 năm 1975 được tái hoạt động như các tàu Hải quân Philippines. Quan hệ kinh tế Các doanh nhân Philippines thành lập các liên doanh để hỗ trợ nền kinh tế thời chiến của Việt Nam Cộng hòa. Công nhân nhập cư Philippines cũng được tuyển dụng ở miền Nam Việt Nam, với hàng nghìn người làm việc trong các công ty xây dựng của Mỹ có mặt ở khu vực Đông Dương bao gồm cả Việt Nam Cộng hòa. Một số làm việc trong các câu lạc bộ đêm và quán bar, nơi lính Mỹ đóng quân ở miền Nam Việt Nam thường lui tới. Phái đoàn ngoại giao và các chuyến viếng thăm Philippines đặt đại sứ quán ở Sài Gòn trong khi Việt Nam Cộng hòa đặt đại sứ quán tại Manila. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã có chuyến thăm Philippines vào cuối thập niên 1950 trong khi Tổng thống Philippines Carlos P. Garcia có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam Cộng hòa từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 4 năm 1959. Tranh chấp lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa cũng là một bên có yêu sách đối với quần đảo Trường Sa mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Cả hai nước đều có quyền kiểm soát một số đảo trong thời kỳ Việt Nam Cộng hòa tồn tại. Mặc dù là đồng minh trong chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Đảo Song Tử Tây vào năm 1975, nơi trước đây do người Philippines kiểm soát. Những người lính Philippines canh gác Đảo Song Tử Tây đã đến Đảo Song Tử Đông để tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho sĩ quan chỉ huy của họ nhưng một cơn bão buộc họ phải trì hoãn việc quay trở lại Đảo Song Tử Tây. Việt Nam Cộng hòa nhân cơ hội này bèn thiết lập quyền kiểm soát và treo quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa thay cho quốc kỳ Philippines được treo trên đảo. Có tin phía Việt Nam Cộng hòa cử gái điếm đến chỗ toán sĩ quan chỉ huy quân đội Philippines để dụ họ ra khỏi Đảo Song Tử Tây. Hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi Việt Nam Cộng hòa bị giải thể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Tham khảo Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Quan hệ Philippines – Việt Nam Quan hệ Philippines – Việt Nam Cộng hòa Quan hệ song phương của Philippines Quan hệ song phương của Việt Nam Cộng hòa
1,769
19829860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phat%20kaphrao
Phat kaphrao
Phat kaphrao (, ; ), cũng được đọc là pad krapow, kaprao, là một trong những món ăn phổ biển của nền ẩm thực Thái Lan. Lịch sử ra đời Theo một số tài khoản, phat kaphrao đã được đưa vào với tư cách là một phần của nhiệm vụ văn hóa Thái Lan của thống chế Plaek Phibunsongkhram trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phat kaphrao, cũng như Pad Thái, là một trong những món ăn được quảng bá trong các cuộc thi ẩm thực địa phương của Thái Lan. Phat kaphrao được truyền cảm hứng bởi phương pháp xào trong nền ẩm thực Trung Quốc. Phat Kraphao là một ví dụ hoàn hảo về sự cân bằng giữa các hương vị trong nền ẩm thực Thái Lan, bao gồm vị ngọt, mặn và cay. Một trong số 4 người sống sót đầu tiên sau cuộc giải cứu hang Tham Luang đã yêu cầu món phat kaphrao như một bữa ăn hoàn hảo đầu tiên sau hai tuần bị mắc kẹt trong hang. Nguyên liệu Phat kaphrao bao gồm các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò và hải sản xào với húng quế và tỏi. Nó được ăn kèm với cơm và phủ lên trên bằng trứng ốp la (tùy chọn) hoặc khai dao (). Các loại gia vị chính bao gồm nước tương, nước mắm, dầu hào (tùy theo khẩu vị), đường mía và ớt hiểm. Theo thời gian, phat kaphrao đã phát triển với việc bổ sung các nguyên liệu khác như trứng vịt bắc thảo và các loại rau địa phương của Thái Lan, cụ thể là đậu đũa, ngô bao tử, hành tây, cà rốt, ớt chuối, nấm, cải rổ, măng và măng dừa. Tuy nhiên, việc thêm rau vào phat kaphrao cũng được coi là một nỗ lực nhằm giảm giá thành của thịt và tăng tỷ suất lợi nhuận của các nhà cung cấp thực phẩm. Biến thể Các biến thể phổ biển của món Phat kaphrao bao gồm: Phat kaphrao kai () – Thịt gà xào húng quế Phat kaphrao mu () – Thịt lợn xào húng quế Phat kaphrao mu sap () – Thịt lợn băm xào húng quế Phat kaphrao tap mu () – Gan lợn xào húng quế Phat kaphrao mu krop () – Thịt ba chỉ quay xào húng quế Phat kaphrao nuea () – Thịt bò xào húng quế Phat kaphrao nuea sap () – Thịt bò bằm xào húng quế Phat kaphrao lukchin () – Thịt bò viên xào húng quế Phat kaphrao kung () – Tôm xào húng quế Phat kaphrao pla muek () – Mực xào húng quế Phat kaphrao ruam mit () – Thịt và hải sản xào húng quế Phat kaphrao ruam mit thale () – Hải sản xào húng quế Phat kaphrao khai yiao ma () – Trứng vịt bắc thảo xào húng quế Phat kaphrao het () – Nấm xào húng quế Tham khảo Ẩm thực châu Á Món mặn Ẩm thực Thái Lan Món lợn Món ăn gà Món bò Thịt
503
19829867
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kobayashi%20Kenji
Kobayashi Kenji
là một cựu kỳ thủ shogi chuyên nghiệp đạt cấp độ Cửu đẳng người Nhật Bản. Ông có số hiệu kỳ thủ là 123, và là môn hạ của Itaya Susumu Cửu đẳng. Ông đạt tổng cộng 1 kỳ ở Tổ 1 Long Vương Chiến và 4 kỳ ở Hạng A Thuận Vị Chiến. Sự nghiệp Năm 1972, khi ông mới 14 tuổi, ông trở thành môn đệ của Itaya Susumu. Vào tháng 4 cùng năm, ông trở thành học viên tại Hội quán Shogi Tokyo, nhưng sau một thời gian ông đổ bệnh và phải chuyển về Nagoya sống cùng với sư phụ (đệ tử tại gia). Vào tháng 12 năm 1975, ông thăng lên Tứ đẳng, trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Vào năm 1977 khi vẫn còn là kỳ thủ Tứ đẳng, ông đã lọt vào Vòng Xác định Khiêu chiến giả Vương Vị Chiến kỳ 18. Ông đánh bại Ariyoshi Michio Bát đẳng (đương thời) và tất cả các đối thủ khác để xếp nhất Bạch tổ với thành tích 5-0 và tiến vào Trận Xác định Khiêu chiến giả. Đối đầu với Yonenaga Kunio Bát đẳng (đương thời) - người đứng nhất Hồng tổ, dư luận cho rằng có khả năng ông sẽ trở thành kỳ thủ Tứ đẳng đầu tiên trong lịch sử giành quyền khiêu chiến danh hiệu. Ở ván đấu này, ông đã giành được lợi thế ở giai đoạn đầu, tuy nhiên ông đã để thua ngược ở tàn cuộc và bỏ lỡ cơ hội khiêu chiến danh hiệu. Sư phụ Itaya Bát đẳng (đương thời) đã nói với ông rằng "nếu thua tôi sẽ bắt cậu làm người ghi chép kỳ phổ", và Kobayashi đúng là đã được phân công làm người ghi chép kỳ phổ cho ván 3 loạt tranh ngôi Vương Vị Chiến kỳ 18 giữa Nakahara Makoto Vương Vị và Yonenaga Kunio Bát đẳng. Vào năm 1985 tại Thuận Vị Chiến kỳ 45, ông cùng sư phụ Itaya của mình cạnh tranh suất thăng lên hạng A, tuy nhiên chung cuộc Kobayashi xếp hạng 2 và lần đầu được thăng lên hạng A, còn Itaya chỉ xếp thứ 4 và không được thăng hạng. Tại Giải vô địch shogi truyền hình Cúp NHK lần thứ 46 - Vòng 3 (phát sóng ngày 3 tháng 1 năm 1997), ông đã để thua do hết giờ trong ván đấu với Yashiki Nobuyuki. Ở Thuận Vị Chiến kỳ 65 (2006), trong ván đấu với Ogura Hisashi, ông đã thả Tốt vào 92 khi vẫn đang có Tốt ở 94 và để thua do phạm luật Hai Tốt. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2009, tại Vòng 1 - Hạng C tổ 1 - Thuận Vị Chiến kỳ 68, ông giành chiến thắng trước Tanaka Kaishū để trở thành người thứ 40 trong lịch sử đạt tổng cộng 600 ván thắng (Giải thưởng Danh dự Shogi). Ông liên tiếp nhận 2 điểm giáng hạng tại Hạng C tổ 2 ở Thuận Vị Chiến các kỳ 75 và 76 (2016-17), do đó ông tuyên bố xuống Free Class và từ bỏ quyền thi đấu tại Thuận Vị Chiến từ kỳ 77 (2018) trở đi. Vào ngày sinh nhật 65 tuổi của ông - 31 tháng 3 năm 2022, cũng là năm cuối cùng ông được phép ở lại Free Class, ông đã để thua trước đối thủ cùng tên Kanzaki Kenji ở Vòng Thăng tổ - Tổ 6 - Long Vương Chiến kỳ 35. Đây cũng là ván đấu chính thức cuối cùng trước khi ông chính thức giải nghệ vào cùng ngày. Tổng thành tích của ông là 699 thắng - 775 thua, chỉ thiếu 1 ván thắng để đạt 700 ván thắng. Phong cách thi đấu Khi còn trẻ, ông là một kỳ thủ toàn diện với sở trường Yagura, nhưng vào khoảng năm 1989 ông chuyển sang chơi Chấn Phi Xa. Ông bắt đầu thích chơi Tứ gian Phi Xa, và vào năm 1991 đã dùng chiến pháp này để quay trở lại hạng A Thuận Vị Chiến. Ông cũng thường xuyên chơi shogi trên Internet và thường hoạt động trên nền tảng Kindai Shogi. Ở trang web này người chơi bắt buộc phải đăng ký bằng tên thật. Khi ông chuyển sang chơi Chấn Phi Xa, lối chơi Tứ gian bài bản của ông được mệnh danh là "Siêu Tứ gian Phi Xa". Ông cũng đã xuất bản một cuốn sách và giảng về chủ đề này trên chương trình "Giờ Shogi" (将棋の時間 Shōgi no Jikan) phát sóng trên kênh NHK Giáo dục. Ông cùng với kỳ thủ mới lên chuyên khoảng thời gian này là Sugimoto Masataka đã đóng góp rất nhiều trong việc phát triển các định thức của Tứ gian Phi Xa trước khi Hệ thống Fujii ra đời. Sau này khi Tứ gian Phi Xa kiểu Tateshi trở nên nổi tiếng, ông bắt đầu sử dụng chiến pháp này và Tứ gian Phi Xa Anaguma trong nhiều ván đấu của mình. Ông cũng giỏi chơi Vua bên Trái trong các ván Đôi Chấn Phi Xa. Sau thời kỳ này, ông quay về với lối chơi toàn diện. Đời tư Ông có sở thích chơi gôn và bóng chày. Ông từng là thành viên CLB bóng chày của Hội quán Shogi Kansai. Ông có khả năng đóng giả ca sĩ Mikawa Kenichi, có lần từng hoá trang thành Mikawa và thể hiện ca khúc Yanagase Blues ở một buổi diễn của Komaoto. Từ năm 1991, ông mở lớp học shogi riêng tại Osaka, và một số học viên của lớp này đã trở thành học viên Trường Đào tạo Kỳ thủ dưới sự bảo trợ của Kobayashi. Ông xuất hiện trong Tập 13 (Tàu cao tốc Yamagata - Người phụ nữ chơi Chấn Phi Xa ở Danh Tướng Chiến có ý đồ sát nhân - 山形新幹線・殺意の名将戦振り飛車の女) của bộ phim trinh thám Ký sự Thám tử lưu lạc phần 5 (さすらい刑事旅情編V) cùng với các Nữ Lưu kỳ sĩ Shimizu Ichiyo và Saida Haruko. Ông có nhiều đóng góp trong việc phổ biến shogi ở Đông Nam Á và Nam Á. Vào năm 2017, ông tham dự một giải đấu shogi ở Malaysia. Vào năm 2023, ông là trọng tài của Ván 1 loạt tranh ngôi Kỳ Thánh Chiến kỳ 94 (Fujii Sōta Kỳ Thánh vs Sasaki Daichi Thất đẳng), ván đấu chính thức đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Sư đồ Kỳ thủ chuyên nghiệp (cập nhật đến ngày 1 tháng 4, 2023) Nữ Lưu kỳ sĩ (cập nhật đến ngày 26 tháng 1, 2023) Từ năm 2017 trở đi, gần như năm nào Kobayashi cũng có một môn đệ trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp. Tính đến năm 2023, số môn đệ đang hoạt động của ông chỉ đứng sau Mori Nobuo (tổng cộng 16 môn đệ đang là kỳ thủ chuyên nghiệp/Nữ Lưu kỳ sĩ) và Shoshi Kazuharu (tổng cộng 11 môn đệ đang là kỳ thủ chuyên nghiệp/Nữ Lưu kỳ sĩ). Sau khi sư phụ Itaya qua đời đột ngột vào tháng 2 năm 1988, ông nhận trách nhiệm chỉ dạy cho sư đệ của mình là Sugimoto Masataka cho đến khi Sugimoto lên chuyên vào tháng 10 năm 1990. Do đó thỉnh thoảng ông cũng được gọi là Đại sư phụ trên thực tế của Fujii Sōta (môn hạ của Sugimoto). Ông cũng là sư phụ của Imaizumi Kenji - kỳ thủ nghiệp dư mạnh sau này đã lên chuyên thông qua Bài thi Kết nạp Kỳ thủ chuyên nghiệp - ở giai đoạn Imaizumi theo học Trường Đào tạo (tháng 9 năm 1987) đến khi Imaizumi rời khỏi Trường Đào tạo (tháng 9 năm 1999), và xem Imaizumi như đệ tử tại gia sống gần nhà mình. Ông rất tiếc khi Imaizumi dù có tài nhưng buộc phải rời khỏi Trường Đào tạo, nói rằng "Lẽ ra tôi phải luyện cờ cho cậu ta nhiều hơn nữa, nghiêm khắc hơn nữa". Sau này vào ngày 1 tháng 8 năm 2014, ông đối đầu với Imaizumi trong một trận "sư - đệ chiến" tại Vòng Sơ loại thứ nhất Giải vô địch shogi Cúp Asahi mở rộng. Imaizumi giành chiến thắng sau 249 nước trong một ván Đôi Nhập Ngọc khi Kobayashi chỉ thiếu 1 điểm nữa là có thể kết thúc ván đấu với kết quả hoà. Kobayashi sau khi được "trả ơn" đã nói với đệ tử cũ của mình rằng "Cậu đã đánh rất tốt", "Cậu nên nghiên cứu khai cuộc nhiều hơn nữa". Khi Imaizumi vượt qua Bài thi lên chuyên, ông cũng gửi lời chúc mừng tới đệ tử cũ của mình qua những lần xuất hiện trên truyền hình. Lịch sử thăng cấp Thành tích chính Vô địch các giải không danh hiệu Thăng/giáng hạng/tổ Chi tiết về hạng/tổ của kỳ thủ vui lòng xem các bài Thuận Vị Chiến và Long Vương Chiến. Đại Thưởng Xuất hiện trước công chúng Trò chơi điện tử Shogi Phong Lâm Hỏa Sơn (chơi trên Super Nintendo, Pony Canyon phát hành tháng 10 năm 1993) Ghi chú Tham khảo Xem thêm Danh sách kỳ thủ shogi chuyên nghiệp Nhật Bản Giải đấu cờ (shogi) Liên kết ngoài Hồ sơ của Kobayashi Kenji tại Liên đoàn Shogi Nhật Bản Lớp học shogi của Kobayashi Kenji Cửu đẳng Sinh năm 1957 Nhân vật còn sống Kỳ thủ shogi chuyên nghiệp Kỳ thủ shogi Nhật Bản
1,549
19829878
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20V%C4%83n%20Quy%E1%BA%BFt
Hà Văn Quyết
Hà Văn Quyết (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1953, tại Hà Tĩnh) là một Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa về nội soi tiêu hóa và phẫu thuật nội soi ở Việt Nam. Ông được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân vào năm 2017. Tiểu sử Hà Văn Quyết sinh ngày 28 tháng 8 năm 1953, tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Tại Tiên Điền, các dòng họ Nguyễn, họ Đặng, họ Hà, họ Trần là những dòng họ có nhiều người đỗ đạt. Năm 1971, sau khi tổt nghiệp cấp 3, Hà Văn Quyết thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội. Sau đó ông học tiếp bác sĩ nội trú. Năm 1980, ông là giảng viên bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội và được phân công làm phẫu thuật viên ở Bệnh viện Việt Đức. Năm 1990, ông làm nghiên cứu sinh ngành Ngoại khoa tại Đại học Y Hà Nội. Năm 1995, Hà Văn Quyết đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ với để tài Góp phẩn nghiên cứu ứng dụng nội soi trong cấp cứu ngoại khoa chảy máu ống tiêu hoá trên. Từ năm 1992 đến năm 1998, ông là Giảng viên chính Bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội, Phẫu thuật viên Bệnh viện Việt Đức. Từ năm 1998 đến năm 2004, ông là Phó Trưởng bộ môn Ngoại, Đại học Y Hà Nội. Từ năm 2004 đến năm 2012, ông là Trưởng bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Từ năm 2013 đến tháng 4, 2014, ông là Trưởng bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội, Phó Giám đốc Bệnh viện Vỉệt Đức kiêm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 2 năm 2016, ông là giảng viên cao cấp bộ môn Ngoại Đại học Y Hà Nội. Từ tháng 3/2016 tới nay, ông là giảng viên cao cấp bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược Hải Phòng. Ông là ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Y. Hoạt động khoa học và đào tạo Ngay từ những năm 1980, khi kỹ thuật nội soi còn khá mới mẻ trong nển y học Việt Nam, tại khoa cấp cứu bụng Bệnh viện Việt Đức, ông là người đầu tiên đã tiến hành và sử dụng ống soi mềm (Fibroscopie) để nội soi cấp cứu vào năm 1988 và triển khai ra một phòng Nội soi tiêu hóa, để từ đó phát triển nhanh chóng Nội soi chẩn đoán và nội soi can thiệp. Từ đề tài luận án tiến sĩ vào năm 1995, Hà Văn Quyết đã phát triển, ứng dụng các phương pháp tiêm sơ, cầm máu cho giãn tĩnh mạch thực quản trong cấp cứu. Đây là một bước ngoặt mới cho y học Việt Nam về lĩnh vực can thiệp bằng nội soi không cần phẫu thuật, làm rút ngắn quá trình điều trị tại các bệnh viện. Bên cạnh đó, ông còn tiến hành nghiên cứu về chẩn đoán sớm, đi sâu nghiên cứu và xác định hình ảnh nội soi các thương tổn ung thư sớm, nhất là thương tổn ung thư dạ dày. Từ năm 1995-2017, ông đã làm Chủ nhiệm của 3 để tài khoa học cấp Bộ, 1 đề tài cấp Thành phố và nhiều đề tài cấp Trường. Trong đó, tiêu biểu là “Nghiên cứu chẩn đoán và điểu trị loét miệng nỗi sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày" (2002); “Nghiên cứu áp dụng dao mổ điện sản xuất trong nước phục vụ cho phẫu thuật trong phòng thí nghiệm” (2006); “Nghiên cứu một số phương pháp điêu trị phẫu thuật điểu trị chảy máu do tăng áp lực tĩnh mạch cửa” (2006); “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ cắt ruột thừa” (2013); “Đánh giá kết quả nội soi đường mật và tán sỏi thủy điện lực trong mổ sỏi mật” (2016), “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ cắt túi mật” (2017). Trong hơn 35 năm nghiên cứu, Hà Văn Quyết đã cho ra đời 91 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí y học trong nước và quốc tế (Y học thực hành, Y học Việt Nam, Ngoại khoa, Thông tin Y - Dược, Y - Dược Hà Nội, Y học lâm sàng, Hậu môn trực tràng, Phẫu thuật nội soi và nội soi Việt Nam, Fellowship Reseach Report, Asian Pacific Journal of cancer Prevention). Ông còn tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, là tác giả của nhiều tham luận, báo cáo khoa học đang trên các kỷ yếu trong và ngoài nước. Ông tham gia biên soạn, biên tập, làm chủ biên 18 đầu sách y học, tài liệu tham khảo và giảng dạy do Nhà xuất bản Ỵ học ấn hành như: Ngoại cơ sở (1999), Thây thuốc tại nhà (2000), Bài giảng cấp cứu Ngoại khoa (1996), Cấp cứu Ngoại khoa tiêu hóa (2005), Bệnh lý viêm tụy (2006), Bài giảng Dạy - Học lâm sàng qua tình huống (2013)... Trong lĩnh vực đào tạo, Hà Văn Quyết tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên của các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Học viện Quân y... Ông cũng đã hướng dẫn thành công 13 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 26 bác sĩ chuyên khoa II và 20 thạc sĩ hoàn thành luận văn. Ông là thành viên Hiệp hội Phẫu thuật tiêu hóa và ung thư thế giới; nguyên Phó Chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam, Ông được phong học hàm Phó Giáo sư năm 2002 và Giáo sư năm 2007. Khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2009). Danh hiệu Nhà giáo nhân dân (2017). Tham khảo Người Hà Tĩnh Sống tại Hà Nội Sinh năm 1953 Người còn sống Giáo sư Việt Nam Huân chương Lao động hạng Ba Nhà giáo Nhân dân
1,013
19829882
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lichas
Lichas
Trong thần thoại Hy Lạp, Lichas ( ; ) là người hầu của anh hùng Heracles. Nhậm nhiệm vụ mà Deianira, vợ Heracles giao cho, Lichas mang chiếc áo tẩm độc của Nessus đưa tới tay Heracles vì cơn ghen của Deianira đối với Iole, người mà Heracles đang có cảm tình. Tin lời Nessus nói dối, Deianira tưởng rằng máu của Nessus sẽ giúp cho chồng cô mãi mãi chung thủy với cô. Thế nhưng, máu độc của nhân mã trong chiếc áo đã giết chết Heracles. Thần thoại Lichas mang đến cho chủ nhân của mình chiếc áo choàng lông sư tử Nemean đã bị tẩm độc. Chiếc áo đốt chát da thịt của Heracles, dày vò anh trong nỗi đau đớn khủng khiếp. Tìm thấy Lichas đang sợ hãi trốn sau một tảng đá, Heracles đã nổi điên trừng phạt Lichas bằng cách ném anh ta xuống biển, nơi có quần đảo Lichadian, giữa biển Euboea và bờ biển Locris. Quần đảo này được cho là đặt tên theo tên của Lichas. Câu chuyện này được kể lại trong vở bi kịch Những người phụ nữ thành Trachis của Sophocles và tác phẩm Metamorphoses của Ovid. Trưng bày Tham khảo Thần thoại Hy Lạp Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp
212
19829887
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20b%E1%BA%A3o%20t%E1%BB%93n%20%E2%80%98Uruq%20Bani%20Ma%E2%80%99arid
Khu bảo tồn ‘Uruq Bani Ma’arid
Khu bảo tồn Uruq Bani Ma'arid () là một khu vực được bảo vệ ở miền nam Ả Rập Xê Út, nằm ở rìa phía tây của Rub' al Khali, sa mạc cát lớn nhất thế giới. Khu bảo vệ được chia thành ba phần với vùng lõi là khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực được phép chăn thả có kiểm soát và một khu săn bắn. Khu bảo tồn này nằm trong khu vực mà loài Linh dương sừng thẳng Ả Rập từng sinh sống trước khi bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Hiện nó được chọn làm nơi để thả loài linh dương sừng thẳng Ả Rập đã được nhân giống theo chương trình nhân giống trong môi trường nuôi nhốt và được đánh giá là nơi thích hợp để tái lập các đàn Linh dương bướu giáp, Linh dương núi đá Ả Rập, đà điểu, tất cả chúng đã từng có mặt tại đây. Ngày 20 tháng 9 năm 2023, khu bảo tồn này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, và đây là di sản thiên nhiên đầu tiên được công nhận tại Ả Rập Xê Út. Địa lý Tổng diện tích của khu vực này là , khu bảo tồn bao gồm cao nguyên đá vôi bị chia cắt bởi các cồn cát, các vách đứng Tuwaiq, thung lũng Wadi và đồng sỏi. Các sa mạc cát đỏ song song với nhau có thể cao tới 150 mét được ngăn cách bởi các hành lang nền cát hoặc sỏi. Khí hậu ở đây rất khô cằn và nóng, lượng mưa rất ít, chỉ khoảng mỗi năm. Những trận mưa như trút nước trên các vách đá khiến cho dòng nước chảy vào những nền trũng và được giữ lại. Động thực vật Đây được coi là vùng thực vật quan trọng nhờ sự phong phú của nó so với các nơi khác của Rub' al Khali, cùng với sự hiện diện của các loài đặc hữu của bán đảo Ả Rập. Vách đá vôi có ít thảm thực vật nhưng các wadi tạo thành các cạnh của vách đá là nơi hỗ trợ nhiều loại cây bụi phát triển bao gồm keo, cỏ và các loài cây bụi, cây họ đậu. Trong các hành lang giữa các cồn cát như Haloxylon persicum, Moringa peregrina, một dược. Ở đây có rất ít cây mới mọc lên, nhưng sau những trận mưa, chồi non của các cây cũ lại phát triển. Tổng cộng có 106 loài thực vật đã được ghi nhận trong khu bảo tồn. Về động vật, đây hiện là nơi trú ẩn của khoảng 500 cá thể linh dương sừng thẳng Ả Rập và hiện là nơi duy nhất có quần thể hoang dã đang sinh sống. Linh dương bướu giáp, Linh dương núi đá Ả Rập cũng đã được đưa về tự nhiên từ năm 1995. Khu bảo tồn cũng là nơi trú ẩn của cáo Rüppell, mèo cát, cáo đỏ, thỏ sa mạc, nhím sa mạc, chuột nhảy Cheesman, Chuột nhảy Jerboa Tiểu Ai Cập, kỳ đà sa mạc, chó hoang, rắn. Khu bảo tồn cũng ghi nhận là nơi có sự xuất hiện của 104 loài chim, nhưng chỉ có 16 loài cư trú tại đây gồm Ô tác Houbara, kền kền cổ yếm, Diều ngón ngắn. Tham khảo Uruq Bani Ma'arid Uruq Bani Ma'arid
558
19829897
https://vi.wikipedia.org/wiki/Swordfish%20Studios
Swordfish Studios
Swordfish Studios Limited là một công ty phát triển trò chơi điện tử của Anh thành lập bởi Trevor Williams và Joan Finnegan (vợ của Paul Finnegan, cựu giám đốc điều hành của Rage Software Limited) vào tháng 9 năm 2002 Lịch sử Swordfish Studios được thành lập bởi Trevor Williams và Jean Finnegan vào tháng 9 năm 2002, có trụ sở ở Birmingham. Các tựa game của công ty bao gồm tựa game bán chạy nhất là World Championship Rugby, còn lại là Brian Lara International Cricket 2005 và Cold Winter. Năm 2004, Swordfish Studios đã được trao tặng danh hiệu "Nhà phát triển game của năm" bởi Hiệp hội các nhà phát triển trò chơi độc lập (TIGA) Swordfish Studios đã được mua lại bởi Vivendi Universal Games vào tháng 6 năm 2005, và được sở hữu hoàn toàn bởi Sierra Entertainment. Vào ngày 12/11/2008, studio của công ty có chi nhánh ở Manchester đã được bán lại cho Monumental Games. Studio chính của công ty ở Birmingham đã được mua lại bởi Codemasters vào ngày 15/11/2008 sau một thỏa thuận với Activision Blizzard. Nay còn được biết đến với cái tên Codemasters Birmingham. Studio sau đó bị đóng cửa vào năm 2010. Nhiều cựu nhân viên của Swordfish Studios đã đựoc tuyển vào Crytek UK. Các tựa game của hãng Tham khảo Vivendi Games Sierra Entertainment Liên kết ngoài Former Activision subsidiaries Sierra Entertainment Codemasters Video game companies established in 2002 Video game companies disestablished in 2010 Defunct companies based in Birmingham, West Midlands Defunct video game companies of the United Kingdom Video game development companies 2002 establishments in England 2010 disestablishments in England
258
19829904
https://vi.wikipedia.org/wiki/Drew%20Weissman
Drew Weissman
Drew Weissman (sinh ngày 7 tháng 9 năm 1959) là một bác sĩ-nhà khoa học người Mỹ và được trao giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2023 nổi tiếng vì những đóng góp của ông cho ngành sinh học RNA. Công trình nghiên cứu của ông được sử dụng để phát triển vắc xin mRNA, trong đó công trình nổi tiếng nhất của ông là vắc xin phòng ngừa COVID-19 được sản xuất bởi BioNTech/Pfizer và Moderna. Weissman là giáo sư đầu tiên của Roberts Family Professor trong nghiên cứu vắc xin, giám đốc Viện đổi mới RNA của Penn và là giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Perelman tại Đại học Pennsylvania (Penn). Ông và đồng nghiệp nghiên cứu của mình Katalin Karikó đã nhận được nhiều giải thưởng bao gồm giải nghiên cứu y học Lâm sàng Lasker-DeBakey danh giá). Ông đã nhận được giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2023 cùng với Karikó "cho những khám phá của họ liên quan đến việc chỉnh sửa gốc nucleoside cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại COVID-19". Tiểu sử Weissman sinh ra ở Lexington, Massachusetts vào ngày 7/9/1959, cha của Drew Weissman là người Do Thái còn mẹ của Drew Weissman là người Ý. Trong khi mẹ của Weissman không chuyển sang Do Thái giáo, từ nhỏ cậu đã tham gia tất cả các ngày lễ của người Do Thái. Drew Weissman lớn lên ở Lexington, Massachusetts và theo học tại trường trung học Lexington, tốt nghiệp năm 1977. Drew Weissman đã nhận được bằng cử nhân và thạc sĩ của Đại học Brandeis năm 1981, nơi anh theo học chuyên ngành hóa sinh và enzyme và làm việc trong phòng thí nghiệm của Gerald Fasman. Anh đã nghiên cứu đề tài miễn dịch học và vi sinh học để nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ vào năm 1987 tại Đại học Boston Sau đó, Weissman thực tập nội trú tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, sau đó nhận học bổng tại Viện Y tế Quốc gia (NIH), dưới sự hướng dẫn của Anthony Fauci, lúc đó là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia. Tham khảo Người Mỹ đoạt giải Nobel Người Mỹ gốc Do Thái Người đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa
389
19829915
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20L%E1%BA%ADp%20ph%C3%A1p%20%C4%90a%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c
Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc
Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc () là cơ quan lập pháp quốc gia của Bolivia, tọa lạc ở La Paz, nơi đặt chính phủ của quốc gia này. Quốc hội Bolivia có hai viện, bao gồm Viện Dân biểu (hạ viện hay Cámara de Diputados) và Viện Thượng nghị sĩ (thượng viện hay Cámara de Senadores). Phó Tổng thống Bolivia đương nhiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc theo cơ chế nghị viên dựa chức. Mỗi viện tự bầu ra những lãnh đạo riêng gồm một chủ tịch, các phó chủ tịch thứ nhất và thứ hai, và ba hoặc bốn thư ký (sao cho tương ứng giữa thượng viện và hạ viện). Mỗi đảng sẽ luôn có một ghế (bancada) dành cho nhà lập pháp của mình. Mỗi nhóm người như vậy được gọi là brigada. Mỗi viện sẽ tự đề xuất và xem xét những ý kiến lập pháp qua ủy ban thuộc viện của mình. Thượng viện có 36 ghế. Mỗi bộ trong 9 bộ của chính phủ sẽ có 4 thượng nghị sĩ được bầu theo cơ chế đại diện tỷ lệ (bằng phương pháp d'Hondt). (Từ năm 1985 đến năm 2009, thượng viện có 27 ghế gồm 3 ghế cho mỗi khu vực: 2 ghế từ đảng hoặc người có nhiều phiếu bầu nhất, 1 ghế cho đảng đứng thứ hai.) Các thượng nghị sĩ được bầu từ danh sách ứng cử và sẽ giữ chức trong 5 năm. Độ tuổi tối thiểu để ngồi ghế ở thượng viện là 35. Hạ viện có 130 ghế, được bầu theo cơ chế đầu phiếu đa số tương đối nhưng có thể được bổ sung: 70 dân biểu được bầu để đại diện cho các khu vực bầu cử chỉ có một ứng viên, 7 trong số đó là ghế của người bản địa hoặc người Campesino được bầu bởi các nhóm dân tộc thiểu số, 60 ghế được bầu theo cơ chế đại diện tỷ lệ từ danh sách ứng viên của các đảng, tương ứng với vị trí ở các bộ. Các dân biểu cũng có nhiệm kỳ 5 năm và phải ít nhất 25 tuổi vào ngày bầu cử. Danh sách ứng viên từ đảng phải có luân phiên giữa nam và nữ, ở các khu vực chỉ có một đại biểu thì nam phải tranh cử với nữ dự khuyết và ngược lại. Ít nhất 50% số đại biểu từ các khu vực một thành viên phải là nữ. Thượng nghị sĩ và các dân biểu được bầu theo vị trí ở từng bộ đều được chọn ra dựa trên kết quả bầu cử tổng thống, các dân biểu còn lại được chọn từ kết quả bầu cử theo từng khu vực. Cơ quan lập pháp trước đây có tên là Đại hội Toàn quốc (). Xem thêm Viện Dân biểu Bolivia Viện Thượng nghị sĩ Bolivia Chính trị Bolivia Danh sách quốc gia theo cơ quan lập pháp Tham khảo Liên kết ngoài Viện Thượng nghị sĩ Viện Dân biểu Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc Chính trị Bolivia Lập pháp lưỡng viện Quốc hội theo quốc gia Quốc hội Bolivia Nghị viện Cơ quan lập pháp
531
19829921
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n%20Th%C6%B0%E1%BB%A3ng%20ngh%E1%BB%8B%20s%C4%A9%20Bolivia
Viện Thượng nghị sĩ Bolivia
Viện Thượng nghị sĩ () là thượng viện của Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc của Bolivia. Thành phần và quyền hạn của thượng viện được quy định trong Hiến pháp Chính trị của Nhà nước và một số điều luật khác. Thượng viện là cơ quan lập pháp của đất nước, mỗi thượng nghị sĩ đại diện cho các bộ của họ. Phòng họp nằm trong tòa nhà Cung Lập pháp ở Plaza Murillo, La Paz. Thượng viện có 36 ghế. Mỗi bộ trong 9 bộ của chính phủ sẽ có 4 thượng nghị sĩ được bầu theo cơ chế đại diện tỷ lệ (bằng phương pháp d'Hondt). (Từ năm 1985 đến năm 2009, thượng viện có 27 ghế gồm 3 ghế cho mỗi khu vực: 2 ghế từ đảng hoặc người có nhiều phiếu bầu nhất, 1 ghế cho đảng đứng thứ hai.) Các thượng nghị sĩ được bầu từ danh sách ứng cử và sẽ giữ chức trong 5 năm. Độ tuổi tối thiểu để ngồi ghế ở thượng viện là 35. Thượng viện được thành lập vào năm 1831, sau đó bị giải thể và được tái lập vào năm 1878. Trước khi Hiến pháp năm 2009 được thông qua, cơ quan này có tên là Thượng viện Quốc gia (). Xem thêm Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc Viện Dân biểu Bolivia Chính trị Bolivia Danh sách quốc gia theo cơ quan lập pháp Tham khảo Liên kết ngoài Viện Thượng nghị sĩ Viện Dân biểu Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc Chính trị Bolivia Quốc hội theo quốc gia Thượng viện Quốc hội Bolivia Nghị viện Cơ quan lập pháp
268
19829925
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n%20D%C3%A2n%20bi%E1%BB%83u%20Bolivia
Viện Dân biểu Bolivia
Viện Dân biểu () là hạ viện của Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc của Bolivia. Thành phần và quyền hạn của thượng viện được quy định trong Hiến pháp Chính trị của Nhà nước và một số điều luật khác. Phòng họp nằm trong tòa nhà Cung Lập pháp ở Plaza Murillo, La Paz. Hạ viện có 130 ghế, được bầu theo cơ chế đầu phiếu đa số tương đối nhưng có thể được bổ sung: 70 dân biểu được bầu để đại diện cho các khu vực bầu cử chỉ có một ứng viên, 7 trong số đó là ghế của người bản địa hoặc người Campesino được bầu bởi các nhóm dân tộc thiểu số, 60 ghế được bầu theo cơ chế đại diện tỷ lệ từ danh sách ứng viên của các đảng, tương ứng với vị trí ở các bộ. Các dân biểu có nhiệm kỳ 5 năm và phải ít nhất 25 tuổi vào ngày bầu cử. Danh sách ứng viên từ đảng phải có luân phiên giữa nam và nữ, ở các khu vực chỉ có một đại biểu thì nam phải tranh cử với nữ dự khuyết và ngược lại. Ít nhất 50% số đại biểu từ các khu vực một thành viên phải là nữ. Thượng nghị sĩ và các dân biểu được bầu theo vị trí ở từng bộ đều được chọn ra dựa trên kết quả bầu cử tổng thống, các dân biểu còn lại được chọn từ kết quả bầu cử theo từng khu vực. Xem thêm Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc Viện Thượng nghị sĩ Bolivia Chính trị Bolivia Danh sách quốc gia theo cơ quan lập pháp Tham khảo Liên kết ngoài Viện Thượng nghị sĩ Viện Dân biểu Hội đồng Lập pháp Đa dân tộc Chính trị Bolivia Quốc hội theo quốc gia Hạ viện Quốc hội Bolivia Nghị viện Cơ quan lập pháp
312
19829944
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cumania
Cumania
Cumania là một từ đồng nghĩa và ngoại danh trong tiếng La Tinh dùng để chỉ Liên minh Cuman–Kipchak, là một bang liên bộ lạc ở phía Tây của Thảo nguyên Á-Âu, giữa thế kỷ X và XIII. Liên minh này bị thống trị bởi hai bộ lạc du mục gốc Turk: người Cuman (còn được gọi là người Polovtsian hoặc Folban) và người Kipchak. Cumania được biết đến trong các nguồn Hồi giáo với cái tên Desht-i Qipchaq, có nghĩa là "Thảo nguyên của Kipchak"; hoặc "đất lạ che chở cho người Kipchak", trong tiếng Ba Tư và al-Qumāniyīn trong tiếng Ả Rập. Các nguồn tài liệu của Nga gọi Cumania là "Thảo nguyên Polovtsian" (Polovetskaia Step), hay "Đồng bằng Polovtsian" (Pole Polovetskoe). Một thực thể khác, có tổ chức hơn mà sau này được gọi là Hãn quốc Kim Trướng cũng được biên niên sử người Armenia Hethum (Hayton) xứ Korykos gọi là "Comania". "Cumania" cũng là nguồn gốc của các tên hoặc tên thay thế, đối với một số khu vực nhỏ hơn - một số trong số đó không có mối liên hệ về mặt địa lý với khu vực liên minh - nơi người Cuman và/hoặc người Kipchak định cư, chẳng hạn như khu vực lịch sử Kunság ở Hungary và Giáo phận Công giáo La Mã Cumania cũ (ở Romania và Hungary). Hethum xứ Korykos mô tả Cumania là "hoàn toàn bằng phẳng và không có cây cối". Ibn Battuta nói về Cumania, "Vùng hoang dã này xanh tươi và đầy cỏ, không có cây cối, cũng không có đồi núi, cao hay thấp ... không có phương tiện du hành trong sa mạc này ngoại trừ đi bằng xe ngựa." Người cùng thời với Battuta là Hamdallah Mustawfi, đã trình bày chi tiết như sau: Tham khảo Chú thích Istvan Vasary: "Cumans and Tatars", Cambridge University Press, 2005; Binder Pál: "Antecedente şi consecinte sud-transilvanene ale formarii voievodatului Munteniei (sec. XIII-XIV.)" II.; Századok 1995, Budapest; Norman Angell: "Peace Theories and the Balkan War"; 1912. Đọc thêm Người Kipchak Người Cuman Moldova sơ kỳ trung cổ Ukraina thời Trung cổ Cựu bang liên România sơ kỳ trung cổ
354
19829960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaesang%20Pangarep
Kaesang Pangarep
Kaesang Pangarep (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1994) là một chính trị gia và nhà kinh doanh người Indonesia. Anh là con trai út của Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Vào tháng 9 năm 2023, anh được bổ nhiệm trở thành chủ tịch Đảng Đoàn kết Indonesia (PSI). Anh tốt nghiệp ACS International tại Singapore với văn bằng đại học quốc tế, và Đại học Khoa học Xã hội Singapore. Anh hiện là chủ của câu lạc bộ bóng đá Liga 1 Persis Solo cùng với Erick Thohir. Sự nghiệp Sự nghiệp giải trí Kaesang trở nên nổi tiếng khi là một blogger với tên 'diary anak kampung' hoặc 'mister kacang' vào năm 2011. Phong cách của anh được coi là sáng tạo và ngộ nghĩnh, khám phá cuộc sống cá nhân và mối quan hệ của anh với gia đình. Từ năm 2016, Kaesang hoạt động trên YouTube và nhiều video đã lan truyền nhờ khiếu hài hước của mình. Các vlog YouTube của anh trở nên phổ biến; kể từ tháng 5 năm 2017, kênh có hơn 270.000 người đăng ký. Vì ảnh hưởng của Kaesang, Jokowi đã tạo vlog YouTube mang tên #JKWVLOG, vlog này trở nên nổi tiếng sau khi đăng tải bữa trưa của Jokowi với Vua Salman. Kaesang còn xuất hiện trong chương trình truyền hình Indonesia Mata Najwa để chia sẻ về cuộc sống của mình khi là con trai tổng thống Indonesia. Năm 2017, Kaesang phát hành một bài hát mang tên "Bersatulah" nhằm thúc đẩy sự thống nhất và tha thứ giữa công dân Indonesia. Kaesang Pangarep tham gia với vai trò khách mời trong bộ phim Indonesia Cek Toko Sebelah. Sự nghiệp kinh doanh Kaesang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, sở hữu một chuỗi cửa hàng tập trung vào chuỗi hoạt động tại một số thành phố ở Indonesia. Anh còn sáng tạo ra mặt hàng quần áo trông giống những con nòng nọc. Ngoài ra, anh còn hoạt động với vai trò marketing trong một công ty khởi nghiệp thành lập năm 2017 mang tên Madhang, hợp tác với các hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ về ẩm thực. Năm 2019, anh đồng sáng lập GK HEBAT, một vườn ươm doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ẩm thực. Anh trở thành CEO của công ty. Trong số các khoản đầu tư khác, công ty này đã mua 8% cổ phần của một công ty sản xuất tôm đông lạnh được niêm yết công khai với giá 92 tỷ Rupiah (~ 6,5 triệu USD). Sự nghiệp chính trị Năm 2023, Kaesang phát biểu ý định tranh cử chức vụ thị trưởng Depok. Đảng Đoàn kết Indonesia (PSI) và Đảng Gerindra đã kêu gọi ủng hộ Kaesang. Kaesang chính thức là thành viên PSI vào ngày 23 tháng 9 năm 2023, và được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch đảng này hai ngày sau vào ngày 25 tháng 9 năm 2023. Phim ảnh Kaesang Pangarep từng tham gia 2 phim: Check the Store Next Door (2016): vai tài xế taxi Hiệp sĩ Kris (2017): lồng tiếng Tranh cãi Sau khi tạo một video đáp lại việc trẻ em reo hò 'giết chết Ahok' trong tháng lễ Ramadan, Kaesang bị tố cáo đến cảnh sát vì tội báng bổ và phát ngôn thù hận. Tuy nhiên, cảnh sát không tìm thấy chứng cứ cho việc báng bổ và hủy bỏ vụ án. Đời tư Kaesang kết hôn với nữ người mẫu Erina Gudono ở Yogyakarta, vào ngày 10 tháng 12 năm 2022. Tham khảo Liên kết ngoài Người Surakarta Tín hữu Hồi giáo Indonesia Người Java Bóng đá Indonesia
606
19829967
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
Short description matches Wikidata Bóng đá châu Á năm 2011 Vòng loại khu vực châu Á môn Bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 là giải đấu vòng loại của Liên đoàn bóng đá châu Á cho giải bóng đá nam Thế vận hội Mùa hè 2012 ở London. Ba mươi lăm đội đã tham dự vòng loại để cạnh tranh cho ba suất tham dự chính thức và một suất tham dự trận play-off liên lục địa với đội đứng thứ tư của giải đấu tiền Olympic khu vực Châu Phi. Quá trình vòng loại bắt đầu từ tháng 2 năm 2011 và kết thúc vào tháng 3 năm 2012. Thể thức thi đấu Cấu trúc vòng loại như sau: Vòng 1: 13 đội đứng đầu của giải đấu trước đó (4 đội tham dự vòng chung kết và 9 đội khác lọt vào đến vòng loại cuối cùng của giải lần trước) được miễn thi đấu vòng này. 22 đội còn lại được chia thành 11 cặp, thi đấu loại trực tiếp hai lượt trận trên sân nhà và sân khách. Đội thắng trong mỗi cặp tiến vào vòng thứ hai. Vòng 2: 24 đội (gồm 13 đội được miễn vòng 1 và 11 đội thắng vòng 1) tiếp tục được chia thành 12 cặp, cũng thi đấu theo thể thức hai lượt trận như vòng 1. Đội thắng sẽ lọt vào vòng loại thứ ba. Vòng 3: 12 đội thắng ở vòng 2 sẽ được chia thành 3 bảng, mỗi bảng 4 đội, thi đấu vòng tròn hai lượt trên sân nhà và sân khách. Đội đứng đầu mỗi bảng sẽ trực tiếp giành quyền tham dự vòng chung kết. Đội đứng thứ hai mỗi bảng đấu tiến vào vòng tiếp theo. Vòng 4: Ba đội đứng thứ hai của ba bảng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm tập trung. Đội đứng đầu sẽ tham dự vòng play-off liên lục địa. Nếu giành chiến thắng trong trận gặp đội đứng thứ 4 của vòng loại khu vực châu Phi, đội tuyển đó cũng sẽ góp mặt tại vòng chung kết Thế vận hội Mùa hè. Hạt giống Tổng cộng 35 đội đã tham dự vòng loại. 13 đội đứng đầu dựa trên kết quả thi đấu ở vòng loại và vòng chung kết của kỳ Thế vận hội trước đã được miễn thi đấu vòng đầu tiên. Vòng 1 Các trận đấu diễn ra vào các ngày 23 tháng 2 và ngày 9 tháng 3 năm 2011. Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2010. 1 Palestine được xử thắng 3–0 ở trận lượt đi sau khi Thái Lan đã sử dụng một cầu thủ không đủ điều kiện trên sân. Tỷ số ban đầu là 0–1 nghiêng về Thái Lan. Vòng 2 Các trận đấu diễn ra vào các ngày 19 và 23 tháng 6 năm 2011. Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 30 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. 1 Iraq được xử thắng 3 – 0 ở trận lượt đi sau khi Iran đã sử dụng một cầu thủ bị treo giò. Kết quả ban đầu là 1–0 cho Iran. Vòng 3 12 đội thắng ở vòng 2 được chia thành 3 bảng 4 đội. Đội nhất mỗi bảng giành vé đến Thế vận hội trong khi đội nhì bảng lọt vào vòng play-off. Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Các trận đấu lượt đi diễn ra vào các ngày 21 tháng 9, 23 tháng 11 và 27 tháng 11 năm 2011 và lượt về diễn ra vào các ngày 5 tháng 2, 22 tháng 2 và 14 tháng 3 năm 2012. Bảng A Bảng B Bảng C Vòng 4 Ba đội nhì bảng từ vòng loại thứ ba thi đấu với nhau tại một địa điểm trung lập vào các ngày 25, 27 và 29 tháng 3 năm 2012. Malaysia ban đầu được lựa chọn để diễn ra loạt trận play-off, tuy nhiên do địa điểm thi đấu tại đây vẫn đang trong quá trình cải tạo và không có sẵn các địa điểm khác thay thế, AFC quyết định dời vòng loại sang Việt Nam, với các trận đấu diễn ra trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội. Oman là đội đã đứng thứ nhất ở vòng này và sẽ gặp Senegal trong trận play-off để xác định một suất tham dự Thế vận hội. Play-off liên lục địa Trận play-off liên lục địa diễn ra vào ngày 23 tháng 4 năm 2012 tại thành phố Coventry, Anh quốc. Các đội vượt qua vòng loại Ba đội tuyển sau đây từ AFC đã đủ điều kiện tham dự vòng chung kết môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012. 1 In nghiêng chỉ ra chủ nhà của năm đó. Thống kê bao gồm tất cả các thể thức Olympic (thể thức hiện tại dành cho lứa tuổi U-23 bắt đầu vào năm 1992). Cầu thủ ghi bàn Về những cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở mỗi vòng, xem mục tương ứng trong mỗi bài viết: Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Xem thêm Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nữ khu vực châu Á Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Vòng loại Olympic nam AFC Bóng đá châu Á năm 2012 Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè – Vòng loại nam khu vực châu Á
963
19829973
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh%20H%E1%BA%A1%20Long%20%E2%80%93%20qu%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20C%C3%A1t%20B%C3%A0
Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà
Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là một trong số 8 di sản thế giới tại Việt Nam. Đây là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên với địa bàn thuộc tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Di sản thiên nhiên thế giới này được công nhận lần đầu tiên cho vịnh Hạ Long vào năm 1994 với tiêu chí nổi bật toàn cầu về cảnh quan; tới lần thứ hai vào năm 2000, di sản được bổ sung thêm theo tiêu chí địa chất và đến lần thứ 3 năm 2023 thì được mở rộng thêm sang quần đảo Cát Bà. Tổng quan Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được xác định nằm ở phía đông bắc Việt Nam với các khu vực tự nhiên có diện tích vùng lõi đạt 65.650 ha, vùng đệm có diện tích 34.140 ha. Di sản thiên nhiên mới có tổng cộng 1.133 hòn đảo đá vôi (bao gồm 775 đảo đá vôi thuộc vịnh Hạ Long và 358 đảo đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà). Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là di sản thế giới, bởi nơi đây chứa đựng các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm các đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ và các đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với các đặc điểm karst (núi đá vôi) liên quan như các mái vòm và hang động. Theo UNESCO, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được xem là bảo tàng địa chất, chứa đựng những di sản với giá trị nổi bật toàn cầu, nơi chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển của Trái Đất. Việc tổ chức thành hồ sơ di sản liên tỉnh thành phố vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được thực hiện dựa trên khuyến nghị của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vào năm 2014. Khi đó, vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000), còn Cát Bà đang gửi hồ sơ đề cử. Sau khi thẩm định, IUCN khuyến nghị Việt Nam xem xét khả năng đề xuất gộp vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà thành một hồ sơ di sản thế giới mới. Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một vịnh thuộc khu vực biển đông bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía đông bắc và quần đảo Cát Bà phía tây nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 17 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh. Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000–7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000–5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500–5.000 năm. Năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994, vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất–địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003. Quần đảo Cát Bà Quần đảo Cát Bà là một quần đảo gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Quần đảo này gồm 367 hòn đảo nằm trên diện rộng khoảng 300 km². Đảo Cát Bà lớn nhất có diện tích 153 km², là đảo lớn thứ ba ở Việt Nam sau Phú Quốc và Cái Bầu, có đỉnh cao nhất 331 m. Các đảo còn lại ít khi độ cao đạt 100–250m, phần nhiều là đảo nhỏ có độ cao dưới 100m và các hòn rất nhỏ thường chỉ cao 20–50m. Đây là một khu vực địa hình karst nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến Holocen. Các hòn đảo là các chóp hoặc tháp kart đơn lẻ hoặc thành cụm, vách bờ dốc đứng nổi trên mặt nước biển. Nhiều tên đảo gọi theo hình dáng của các vật như Ớt, Chuông, Mai Rùa, Lã Vọng, Đuôi Rồng, Báo và Sư Tử,... Ăn mòn sinh hóa và cơ học của nước biển do sóng và thủy triều tạo nên rìa bờ lõm vòng quanh đảo. Trên đảo Cát Bà có các thung lũng karst như Trung Trang, Gia Luận, Tai Lai và Việt Hải. Chúng có độ cao 5–8m, chiều rộng 100–600m, có nơi rộng tới 1 km, kéo dài một vài tới chục km, được lấp đầy bằng các trầm tích sông–biển Pleistocen muộn. Quần đảo Cát Bà có nhiều hang động thuộc ba nhóm: hang ngầm cổ, hang nền và hang hàm ếch biển. Các hang ngầm cổ như động Hùng Sơn, động Hoa, hang Trung Trang,... thường có độ cao trên 10 m. Các hang nền phổ biến nhưng thường có kích thước nhỏ và thường có độ cao dưới 10m. Hang hàm ếch biển có khi xuyên thủng các khối đá vôi tạo thành hang luồn như hang Xích, hang Thủng,... Địa hình đáy ven bờ quần đảo Cát Bà gồm các dạng tùng áng, rạn san hô, đồng bằng đáy vịnh và luồng lạch. Tùng, áng là các thung lũng hoặc phễu karst bị biển ngập chìm. Tùng có 26 chiếc với hình dạng kéo dài (tùng Gấu, tùng Chàng,...). Áng có 33 chiếc với hình dạng đẳng thước (áng Thảm, áng Vẹm và áng Kê,...). Về cấu trúc địa chất, quần đảo nằm trên bể đông bắc Bắc Bộ, ưu thế các đá trầm tích carbonat Paleozoi và trầm tích bở rời Đệ Tứ. Biểu hiện magma ở quần đảo Cát Bà không đáng kể với vài thể đá magma xâm nhập dạng mạch đã được xác định là spesartit và minet tại Hùng Sơn và Bến Bèo. Hệ tầng Phố Hàn (D3-C1 ph) có tuổi Devon muộn–Carbon sớm, phân bố chủ yếu ở phía tây nam và giữa đảo Cát Bà, lộ ít hơn ở phía bắc đảo, dày khoảng 400–650 m, gồm đá vôi xám đen phân lớp xen các đá lục nguyên và đá silic. Ở bờ vụng Cát Bà lộ ra mặt cắt địa tầng chuyển tiếp giữa Devon và Carbon rất có giá trị khoa học và di sản địa chất. Hệ tầng Bắc Sơn (C1-P2 bs) (C1-P2 bs), tuổi Carbon sớm–Permi muộn, phân bố rộng khắp, dày khoảng 700–1000 m, chủ yếu gồm đá vôi màu xám, xám sáng, phân lớp dày và dạng khối. Các trầm tích Đệ Tứ gồm trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13 vp) tuổi Pleistocen muộn, thành phần cát, cuội cấu tạo nên bậc thềm biển cao 5–8m ở Ao Cối và các trầm tích sông–biển ở các thung lũng Gia Luận, Trung Trang; trầm tích hệ tầng Hải Hưng (Q11-2 hh), tuổi Holocen sớm–giữa và trầm tích hệ tầng Thái Bình (Q22-3 tb). Các trầm tích hiện đại gồm có trầm tích bãi biển, bãi triều, bãi lầy sú vẹt và trầm tích đáy biển nông, thành phần từ sét, bột đến cát sạn. Biển tiến sau băng hà lần cuối cùng bắt đầu từ 17–18 nghìn năm trước, khi mực nước biển thấp hơn hiện nay 100–120m, đến khoảng 7.000–8.000 năm trước bắt đầu tràn ngập khu vực Cát Bà, mở rộng nhất vào 5.000–6.000 năm trước chính thức biến nơi này thành quần đảo. Tham khảo Trang An Scenic Landscape Complex Khu du lịch Việt Nam
1,629
19829980
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20Anhyeon
Giao lộ Anhyeon
Giao lộ Anhyeon (Tiếng Hàn: 안현 분기점, 안현JC, Hanja: 鞍峴分岐點) còn được gọi là Anhyeon JC là giao lộ giữa Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô và Đường cao tốc Gyeongin thứ hai tại Anhyeon-dong, Gyesan-dong, Gwarim-dong, Siheung-si, Gyeonggi-do. Ban đầu, tại thời điểm lập kế hoạch xây dựng Đường cao tốc Gyeongin thứ hai vào năm 1991, đã có kế hoạch xây dựng một nút giao thông với tên dự kiến ​​là Nút giao thông Anhyeon, nhưng với việc công bố kế hoạch xây dựng Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô, kế hoạch xây dựng Nút giao thông Anhyeon đã bị hủy bỏ và thay đổi thành nút giao thông hiện tại. Vào thời điểm xây dựng Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô, tên dự kiến ​​của nó là Giao lộ Yangji. Lịch sử 22 tháng 3 năm 1991: Để xây dựng một nút giao thông mới, Trung tâm Quy hoạch Đô thị Banwol đã công bố khu vực xung quanh Anhyeon-dong, Siheung-si là Nút giao thông Anhyeon 20 tháng 8 năm 1992: Để thiết lập một nút giao thông mới, quy hoạch xây dựng Nút giao thông Anhyeon hiện tại đã được thay đổi và khu vực xung quanh Anhyeon-dong và Gyesan-dong ở Thành phố Siheung đã được công bố tại Trung tâm Quy hoạch Giao thông Đô thị Banwol với tên gọi Giao lộ Yangji건설부고시 제1992-453호, 1992년 8월 20일. 11 tháng 4 năm 1998: Quảng trường giao thông cơ sở quy hoạch đô thị Thành phố Siheung thay đổi để cải thiện các nút giao thông vào tháng 12 năm 1999 26 tháng 11 năm 1999: Hoạt động kinh doanh bắt đầu sau khi khai trương đoạn Sanbon ~ Jangsu của Đường cao tốc vành đai ngoài Seoul Thông tin cấu trúc Vị trí: Anhyeon-dong, Gyesan-dong, Gwarim-dong, Siheung-si, Gyeonggi-do Kết nối các tuyến đường Hướng Goyang・Seongnam Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô (Số 28) Hướng đi Incheon・Seongnam Đường cao tốc Gyeongin thứ hai (Số 11) Tham khảo Anhyeon Anhyeon Anhyeon
340
19829983
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%201%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 1)
Vòng thứ nhất của vòng loại môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 khu vực châu Á được tổ chức từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 21 tháng 3 năm 2011. 22 đội tham dự thi đấu theo thể thức loại trực tiếp hai lượt trận, chọn ra 11 đội thắng vào vòng kế tiếp cùng với 13 đội xếp hạng cao hơn được miễn đấu ở vòng loại này. Hạt giống 11 trong số 22 đội được xếp hạt giống trên cơ sở thứ hạng tại vòng loại khu vực và vòng chung kết của môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008. Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 năm 2010. Các trận đấu Lượt đi Chủ nhà Thái Lan thắng 1–0 nhưng đã bị phát hiện sử dụng một cầu thủ không đủ điều kiện thi đấu, Sujarit Jantakul (đã bị treo giò ở giải U-19 châu Á 2008 và án phạt vẫn còn hiệu lực). Kết quả của trận đấu bị hủy bỏ và Palestine được xử thắng 3–0, qua đó đi tiếp tại vòng loại. Lượt về Tổng tỷ số là 1–1. Thái Lan thắng sau loạt sút luân lưu, nhưng Palestine sẽ thay thế họ ở vòng hai. Kuwait thắng với tổng tỷ số 5–0. Jordan thắng với tổng tỷ số 3–0. Hồng Kông thắng với tổng tỷ số 7–0. Iran thắng với tổng tỷ số 1–0. Turkmenistan thắng với tổng tỉ số 4–1. Oman thắng với tổng tỷ số 7–2. Ấn Độ thắng với tổng tỷ số 3–2. Malaysia thắng với tổng tỷ số 2–0. UAE thắng với tổng tỷ số 10–1. Yemen thắng với tổng tỷ số 3–0. Lưu ý: Trận đấu sân nhà của Sri Lanka cũng diễn ra trên sân của đối thủ (tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Cầu thủ ghi bàn Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Vòng loại Olympic nam AFC Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
335
19829991
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20%27Nam%3A%20Vietnam%20Combat%20Operations
The 'Nam: Vietnam Combat Operations
The Nam: Vietnam Combat Operations là tựa game chiến lược thời gian thực về chiến tranh Việt Nam được tải xuống miễn phí và phát hành vào năm 2020. Đây là RTS chiến tranh Việt Nam tái hiện các hoạt động chiến đấu quy mô cấp đại đội bao gồm những cuộc xung đột khác nhau của Việt Nam với Mỹ, Campuchia và Trung Quốc. Phát triển Trò chơi được phát triển trong suốt 20 năm, bởi nhà phát triển nghiệp dư Tiger Yan nhờ sử dụng engine Command and Conquer, và hoàn thành trong thời gian phong tỏa vì dịch bệnh COVID-19. Ban đầu chỉ đề cập đến Chiến tranh Mỹ từ năm 1965 đến năm 1975, hai bản mở rộng song sinh của game mang tên The Nam: Wider War và The Nam: Tour of Duty, được phát hành vào năm 2021 để bổ sung thêm các đơn vị quân, âm nhạc và bản đồ mới đồng thời mở rộng trò chơi bao trùm chiến dịch ở Lào, Campuchia, cuộc không chiến ở miền Bắc Việt Nam và chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Lối chơi Người chơi có thể vào vai viên Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ huy một tiểu đoàn quân chính quy hoặc Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ huy một trung đoàn quân chính quy. Thủy quân lục chiến Mỹ có thể nhận được sự hỗ trợ từ các quân chủng bổ sung như Biệt kích (SF), Không quân và Hải quân yểm trợ trên bộ và trên không từ tàu sân bay, Hải quân và Cảnh sát biển dành cho các tàu chiến ven sông, Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và thậm chí nhiều bộ lạc khác nhau làm lính đánh thuê. Các bản mở rộng giúp người chơi phe Cộng sản Việt Nam tiếp cận nhiều đơn vị quân hơn, bao gồm Khmer Đỏ ở Campuchia, Pathet Lào ở Lào và thậm chí cả Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, lực lượng đã xâm chiếm Việt Nam một thời gian ngắn vào năm 1979. Những phe phái phụ này chỉ có thể được phe Mỹ hoặc Việt Nam Cộng hòa tiếp cận khi chiếm được những công trình đặc biệt. Trò chơi có nhiều đơn vị quân khác nhau bao gồm lính thủy đánh bộ, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, dân làng và động vật, đại diện chân thực cho cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam. Tham khảo Trò chơi điện tử năm 2020 Trò chơi MacOS Trò chơi trên Windows Trò chơi chiến lược thời gian thực Trò chơi điện tử Chiến tranh Việt Nam
434
19830018
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%204%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 4)
Các trận đấu thuộc vòng 4 của vòng loại bóng đá nam Thế vận hội Mùa hè 2012 khu vực châu Á đã diễn ra từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 3 năm 2012. Malaysia ban đầu đã được chọn làm địa điểm trung lập diễn ra vòng loại, tuy nhiên việc cải tạo sân vận động Bukit Jalil - sân đấu được đề xuất - không kịp tiến độ cũng như không thể tìm kiếm địa điểm khác do vướng lịch thi đấu giải trong nước. Việt Nam sau đó được Ủy ban thi đấu AFC chọn làm địa điểm thay thế, với các trận đấu diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. Thể thức Ba đội nhì bảng ở vòng loại thứ ba sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm trung lập vào các ngày 25, 27 và 29 tháng 3 năm 2012. Trong trường hợp có hai đội bằng điểm và các chỉ số sau khi kết thúc loạt trận, sẽ có một trận play-off bổ sung vào ngày 31 tháng 3 để xác định thứ hạng. Đội đứng thứ nhất ở vòng này sẽ gặp đội xếp thứ 4 của vòng loại châu Phi trong trận play-off để giành một suất tham dự Thế vận hội Mùa hè. Các đội giành quyền tham dự Trọng tài Dưới đây là các trọng tài được phân công cho vòng đấu. Các trận đấu Cầu thủ ghi bàn Chú thích Ghi chú Tham khảo Giải đấu bóng đá quốc tế tổ chức bởi Việt Nam Bóng đá Việt Nam năm 2012 Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
279
19830072
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn%20g%E1%BB%8Di%20Litva
Tên gọi Litva
Tư liệu được biết đến về tên gọi Litva () nằm trong câu chuyện về Thánh Bruno ngày 9 tháng 3 năm 1009 được ghi lại trong Biên niên sử Quedlinburg (). Biên niên sử đã ghi lại một dạng Latin hóa của từ tiếng Slav Giáo hội Cổ cho Litva là , Latin hóa là Litva (phát âm là ). Mặc dù rõ ràng cái tên này có nguồn gốc từ một ngôn ngữ Baltic, các học giả vẫn tranh luận về ý nghĩa của từ này. Cách sử dụng trong lịch sử Trong thế kỷ 13, Công quốc Litva được thành lập giáp với vùng đất Slav. Người Slav không sáng tạo ra cái tên này; họ đã sử dụng tên dân tộc Litva hiện có. Nguyên âm đôi tiếng Litva -ie-, trong các ngôn ngữ Slav, đã chuyển sang nguyên âm - i - (), và âm tiết -u- trở thành âm cực ngắn (rút gọn) -ŭ- (), và không được đánh trọng âm, nên sau đó biến mất khỏi tiếng Slav Đông, do đó hình thành nên từ Litva. Đây là bằng chứng cho thấy người Slav đã mượn tên dân tộc này từ người Litva từ lâu.  Trong thế kỷ tiếp theo, tên của Litva được ghi bằng các ngôn ngữ khác, bao gồm cả tiếng Đức và tiếng Ba Lan. Trong biên niên sử đầu tiên của Đức, họ gọi Litva là Lettowen. Ở dạng này, chữ cái tiếng Đức -e- được dùng để biểu thị nguyên âm đôi tiếng Litva -ie-, trong khi -owen biểu thị hậu tố hydronymic tiếng Litva -uva (-ava). Từ gốc tiếng Litva -liet- được sử dụng trong nhiều thuật ngữ tiếng Đức thời đó, chẳng hạn như Lettowen, và trong tiếng Latin như Lethovia, Lettovia, Lettavia, v.v. Ví dụ, sau khi trở thành người cai trị Litva, Đại công tước Algirdas xuất hiện với tư cách là Vua Litva () trong Biên niên sử Livonia. Trong biên niên sử của người Rus', Litva được viết là , có thể là (Litva ). Âm -i- () đã thay thế cho nguyên âm đôi -ie. Tất cả những cái tên này rõ ràng có nguồn gốc từ *Lētuvā > Lietuva, từ được người Litva sử dụng để xác định vùng đất của họ. Hình thức hiện tại của cái tên Lietuva được cho là đã được người Litva sử dụng từ thế kỷ 12 hoặc 13, nhưng không có tư liệu nào về thời điểm đó, vì bản thảo lâu đời nhất bằng tiếng Litva có niên đại từ thế kỷ 16. Mặc dù có nhiều bằng chứng lịch sử và ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng tên này trong các ngôn ngữ khác nhau, vẫn có tranh luận nhất định về từ nguyên của tên này. Biểu tượng đích thực của Đại Công tước Gediminas đã không còn tồn tại; tuy nhiên, người ta biết rằng vào năm 1323 Gediminas đã gửi 7 bức thư từ lâu đài của ông ở Vilnius nhưng những lá thư này cũng sớm bị thất lạc. Vì vậy, cùng với họ, Ấn chương Gediminas cũng bị mất. Tuy nhiên, nội dung của bức thư được biết đến từ một bản ghi chép vào ngày 1 tháng 7 năm 1323, công chứng viên (John xứ Bremen) ở thành phố Lübeck đã xác nhận bản ghi chép của bức thư ngày 26 tháng 5 năm 1323 của Gediminas và cũng mô tả chi tiết về con dấu sáp hình bầu dục được gắn vào lá thư. Theo biên bản của công chứng viên, Con dấu hình bầu dục của Gediminas có viền mười hai góc, ở giữa viền có hình một người đàn ông có mái tóc dài, ngồi trên ngai vàng và đội một chiếc vương miện (hoặc một vòng hoa) trên đầu. tay phải và quyền trượng ở tay trái, hơn nữa, xung quanh người đàn ông có khắc một cây thánh giá cùng với dòng chữ Latinh : ( , tạm dịch: Gedimnas', nhờ ân đức của Chúa, vua của người Litva và người Rus', đóng dấu). Ấn chương đích thực của Jogaila từ năm 1382 có dòng chữ Latinh: ✶ ia ‚ gal ✶ – dey ✶ gracia ✶ r – ex – in ✶ lettow (, tạm dịch: Jogaila, nhờ ân đức của Chúa, vua của Litva). Sau Liên minh Lublin, người Litva và Đại công tước Litva cũng gọi Đại công quốc Litva là Cộng hòa Litva và coi đây là một thực thể riêng biệt với Vương quốc Ba Lan. Trong một bài tán tụng bằng tiếng Litva gửi Sigismund III Vasa năm 1589, dạng sở hữu cách của Đại công quốc Litva là . Đại công quốc Litva được gọi là bằng tiếng Litva trong một cuốn sách tôn giáo của Cơ đốc giáo từ năm 1653. Từ nguyên Đã có một số nỗ lực để liên kết nguồn gốc của từ Lietuva với các địa danh tiếng Celt, tiếng Latin hoặc tiếng Ý, song đều không có cơ sở ngôn ngữ học rõ ràng. Theo quan điểm thông thường, từ Lietuva (Lithuania) chung gốc với các từ tiếng Litva như lyti (mưa) và lietus (cơn mưa). Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học vững chãi nào cho lý thuyết này. Vì từ Lietuva có hậu tố -uva, từ nguyên bản chắc hẳn sẽ không có hậu tố. Một từ có khả năng khác là Lietā. Bởi vì nhiều tộc danh trong các thứ tiếng Baltic bắt nguồn từ các thủy danh, một số nhà ngôn ngữ học đã tìm kiếm nguồn gốc của cái tên Litva trong số các tên sông hồ địa phương. Thông thường những tên như vậy phát triển thông qua quá trình sau: thủy danh → địa danh → tộc danh. Một con sông nhỏ không xa Kernavė, vốn là khu vực cốt lõi của nhà nước Litva thời kỳ đầu và cũng có thể là thủ đô đầu tiên của Đại công quốc Litva, thường được coi là ngọn nguồn của cái tên Litva. Tên ban đầu của con sông là Lietava. Qua quá trình lịch sử, hậu tố -ava đã biến đổi thành -uva, vì cả hai đều thuộc cùng một nhánh hậu tố. Con sông chảy ở vùng đất thấp và dễ dàng tràn bờ, do đó dạng liet của tiếng Litva cổ rất có thể có nguồn gốc từ lietis (tràn), vốn bắt nguồn từ âm tố *leyǝ- của tiếng Tiền Ấn-Âu. Tuy nhiên, con sông rất nhỏ và một số người cho rằng không thể nào một vật thể nhỏ và mang tính địa phương như vậy lại có thể là nguồn gốc của tên gọi của một quốc gia rộng lớn như thế. Tuy nhiên, sự việc như vậy không phải là chưa từng có trong lịch sử thế giới. Trong khi từ nguyên của từ này tiếp tục được tranh luận, các nhà khoa học đồng ý rằng nguồn gốc chính của từ dân tộc này là các dạng tiếng Litva như *Lētuvā/Lietuva, sau đó được sử dụng bởi các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả các ngôn ngữ Slav. Rất khó có khả năng cái tên này bắt nguồn từ một ngôn ngữ Slav, vì âm tiết Slav -i- (и) không thể được phiên âm sang nguyên âm đôi tiếng Litva -ie-. Trong số các từ nguyên khác của tên Litva là giả thuyết của Artūras Dubonis, rằng Lietuva có liên quan đến từ *leičiai (số nhiều của leitis, một nhóm xã hội ở thời kỳ đầu của Đại công quốc Litva). Từ leičiai vẫn được sử dụng như một từ dân tộc cho người Litva, thường được sử dụng trong thơ ca hoặc trong bối cảnh lịch sử, trong tiếng Latvia, vốn cũng gốc Baltic với tiếng Litva . Xem thêm Lettow John Lettou Tham khảo Đọc thêm Zigmas Zinkevičius. Liệtuvių tautos kilmė . Vilnius, 2005. CS1 Lithuanian-language sources (lt) Từ nguyên tên quốc gia
1,326
19830077
https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20c%C3%BAp%20Anh%202021
Siêu cúp Anh 2021
Siêu cúp Anh 2021 (còn được biết là The FA Community Shield được tài trợ bởi McDonald's vì lý do tài trợ) là trận Siêu cúp Anh thứ 99, một trận đấu bóng đá thường niên diễn ra giữa đội vô địch Premier League, Manchester City và đội vô địch FA Cup 2020-21 của mùa giải trước, Leicester City.. Đây là lần tham dự FA Community Shield đầu tiên của Manchester City kể từ 2019 khi họ đánh bại Liverpool 5–4 ở các quả phạt đền sau trận hòa 1-1 và là trận đầu tiên của Leicester kể từ trận thua 2-1 trước Manchester United trong phiên bản 2016. Trận đấu diễn ra vào ngày 7 tháng 8 năm 2021 tại Sân vận động Wembley ở Wembley, London, khi Leicester đánh bại Manchester City 1–0 bằng quả phạt đền ở phút 89 do Kelechi Iheanacho thực hiện.. Bối cảnh trước trận đấu Leicester City đã giành được danh hiệu cúp FA đầu tiên sau khi đánh bại Chelsea 1–0 trong chung kết. Họ xuất hiện trong trận đấu Siêu cúp Anh thứ ba, thắng một (1971) và thua một (2016). Manchester City thắng danh hiệu Premier League trong bốn năm dưới sự quản lý của Pep Guardiola, sau trận debry Manchester Manchester United thua 2–1 trước Leicester City tại Old Trafford vào ngày 11 tháng 5 năm 2021. Họ đã xuất hiện ở 13 trận đấu, thắng 6 lần (1937, 1968, 1972, 2012, 2018, 2019), and và thua sáu (1934, 1956, 1969, 1973, 2011, 2014). Trận đấu Tổng quán Trong hiệp một, Steffen đã cản phá được cú sút của Vardy bằng chân phải trong khi lao sang bên trái, bóng đi chệch cột dọc bên trái. Ở phút cuối cùng của trận đấu, Leicester được hưởng một quả phạt đền khi Aké vấp ngã Kelechi Iheanacho trong vòng cấm sau khi anh không cản phá được đường chuyền của Rodri. Iheanacho thực hiện quả phạt đền bằng chân trái vào bên phải lưới để giành chiến thắng với tỷ số 1–0. Đây là lần đầu tiên một đội từ bên ngoài cái gọi là Big Six giành được Charity/Community Shield kể từ năm 1995, khi Everton đánh bại Blackburn Rovers.. Chi tiết trận đấu Tham khảo Trận đấu của Leicester F.C. Trận đấu của Manchester City F.C. Siêu cúp Anh
383
19830078
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99i%20tuy%E1%BB%83n%20b%C3%B3ng%20chuy%E1%BB%81n%20n%E1%BB%AF%20qu%E1%BB%91c%20gia%20%C3%9D
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Ý
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Ý là một đội tuyển được quản lý bởi Liên đoàn bóng chuyền Ý đại diện cho Ý tham dự các giải đấu và trận đấu giao hữu bóng chuyền trên đấu trường quốc tế. Đội từng vô địch thế giới vào năm 2002 diễn ra trên đất Đức, cũng là đội đầu tiên đã phá vỡ sự thống trị của Nga, Cuba, Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả các giải đấu Thế vận hội Mùa hè Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư Cúp bóng chuyền nữ vô địch thế giới Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư World Grand Prix Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư Nations League Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư Giải vô địch bóng chuyền nữ châu Âu Vô địch   Á quân   Hạng ba   Hạng tư |} Đội hình Đội hình hiện tại Dưới đây là danh sách các cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng chuyền nữ châu Âu 2022. Huấn luyện viên trưởng: Davide Mazzanti Đội hình trước đây Dưới đây là danh sách các cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng chuyền nữ thế giới 2018. Huấn luyện viên trưởng: Davide Mazzanti Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Liên đoàn bóng chuyền Ý Hồ sơ của FIVB Ý Bóng chuyền Ý Bóng chuyền
231
19830082
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20v%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%81%20c%E1%BB%AD%20c%E1%BB%A7a%20Lisa
Danh sách giải thưởng và đề cử của Lisa
Vào ngày 5 tháng 11 năm 2018, Lisa (rapper) ra mắt kênh YouTube của riêng mình, Lilifilm Official. Tính đến tháng 10 năm 2023, kênh YouTube cô đã có hơn 11 triệu người đăng ký cùng với hơn 550 triệu lượt xem và đã nhận Nút Play Bạc, Nút Play Vàng và Nút Play Kim Cương của YouTube. Vào ngày 25 tháng 8, đã có thông tin cho rằng Lisa sẽ phát hành album đĩa đơn đầu tay Lalisa và đĩa đơn chủ đề cùng tên vào ngày 10 tháng 9. Sau khi phát hành, video âm nhạc cho "Lalisa" đã trở thành video được xem nhiều nhất của một nghệ sĩ solo trong 24 giờ với 73,6 triệu lượt xem, phá vỡ kỷ lục trước đó do Taylor Swift và Brendon Urie nắm giữ với "Me!", nhận được 65,2 triệu lượt xem trong 24 giờ. "Lalisa" và ca khúc B-side "Money" lần lượt đạt vị trí thứ hai và thứ mười trên Billboard Global 200, mang về cho Lisa hai bản hit nằm trong top 10 toàn cầu đầu tiên. Album đĩa đơn này đã bán được 736.221 bản tại Hàn Quốc ngay trong tuần đầu tiên phát hành, lập kỷ lục doanh thu tuần đầu tiên cao nhất trong số tất cả các nghệ sĩ nữ và đưa Lisa trở thành nữ nghệ sĩ solo đầu tiên bán được 500.000 bản trong tuần đầu tiên. Lisa được vinh danh trong danh sách A100 người châu Á có ảnh hưởng nhất năm 2022 của Gold House với tư cách là một trong những người đi đầu trong ngành Giải trí với tư cách là Nghệ sĩ âm nhạc. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2022, Lisa giành được Giải Video âm nhạc của MTV hạng mục Best K-pop với bài hát "Lalisa" và trở thành nghệ sĩ solo K-pop đầu tiên trong lịch sử giành được Giải Video âm nhạc của MTV. Tại giải thưởng MTV EMA 2022, Lisa là nghệ sĩ solo Kpop đầu tiên giành chiến thắng hạng mục "Best Kpop". Vào tháng 8 năm 2023, Lisa được trao tặng giải thưởng Biểu tượng văn hóa tại lễ trao giải “Asian Hall of Fame 2023” để vinh danh những đóng góp của cô đối với văn hóa xã hội Châu Á trong thời gian vừa qua. Vào ngày 19 tháng 9 năm 2023, ca khúc ''Money'' gia nhập ''ONE BILLION CLUB'' giúp Lisa trở thành nữ nghệ sĩ Kpop, nghệ sĩ solo K-pop đầu tiên có bài hát đạt 1 tỷ lượt stream trên Spotify. Cũng trong tháng 9 vào ngày 29 , Bộ Văn hoá Thái Lan trao tặng Lisa giải thưởng "Wathanakhunathorn" danh dự (Lãnh đạo dẫn đầu hoạt động quảng bá văn hoá) sau những đóng góp đưa hình ảnh của Thái Lan đến gần hơn với bạn bè quốc tế.Từ việc Lisa thường chọn mặc đồ truyền thống, đăng ảnh khi tham quan di tích lịch sử quê nhà, tích cực giới thiệu các món Thái và địa điểm ăn uống, giải trí,... Điều này đã tạo ra xu hướng kéo lượng lớn người hâm mộ đến Thái Lan và thu hút khách du lịch, góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng.Ảnh Lisa mặc sarong truyền thống đến cố đô Ayutthaya đã được in ra tại địa điểm để quảng bá du lịch và còn xuất hiện trên chương trình TV của Nhật Bản. Giải thưởng và đề cử Chương trình âm nhạc Music Bank Kỷ lục thế giới
584
19830102
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%202%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 2)
Các trận đấu thuộc vòng thứ hai của vòng loại môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 khu vực châu Á đã được tổ chức vào các ngày 19 tháng 6 và 23 tháng 6 năm 2011. Mười một đội thắng từ vòng 1 cùng với mười ba đội khác được bắt cặp và thi đấu theo thể thức hai lượt trận để xác định đội đi tiếp vào vòng loại thứ ba. Hạt giống 12 trong số 24 đội được xếp hạt giống trên cơ sở thứ hạng tại vòng loại và vòng chung kết bóng đá nam tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 30 tháng 3 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Các trận đấu Lượt đi Iraq được xử thắng 3–0 sau khi Iran bị phát hiện đã sử dụng một cầu thủ bị treo giò trong trận đấu. Tỷ số ban đầu là 1–0 cho Iran. Lượt về Qatar thắng với tổng tỷ số 4–2. Iraq thắng với tổng tỷ số 5–0. Tổng tỷ số là 2–2. Bahrain thắng nhờ luật bàn thắng sân khách. Úc thắng với tổng tỷ số 7–0. Nhật Bản thắng với tổng tỷ số 4–3. Syria thắng với tổng tỷ số 6–2. UAE thắng với tổng tỷ số 2-1. Hàn Quốc thắng với tổng tỷ số 4–2. Uzbekistan thắng với tổng tỷ số 3–0. Ả Rập Saudi thắng với tổng tỷ số 6–1. Oman thắng với tổng tỷ số 4–1. Malaysia thắng với tổng tỷ số 2-1. Cầu thủ ghi bàn Tham khảo Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
269
19830108
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20ch%E1%BB%91ng%20h%E1%BA%A1t%20nh%C3%A2n
Phong trào chống hạt nhân
Phong trào chống hạt nhân là phong trào xã hội phản đối các loại công nghệ hạt nhân khác nhau. Một số nhóm hành động trực tiếp, phong trào môi trường và tổ chức nghề nghiệp đã tự nhận mình là bên tham gia phong trào ở cấp địa phương, quốc gia hoặc quốc tế. Các tổ chức chống hạt nhân lớn bao gồm Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân (CND), Friends of the Earth, Hòa bình xanh, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW), Peace Action, Trại phụ nữ Seneca vì một tương lai hòa bình và công lý và Dịch vụ Tài nguyên và Thông tin Hạt nhân (NIRS). Mục tiêu ban đầu của phong trào là giải trừ hạt nhân, và kể từ cuối những năm 1960, phong trào đã mở rộng sang phản đối cả việc sử dụng năng lượng hạt nhân. Nhiều nhóm chống hạt nhân phản đối cả năng lượng hạt nhân và vũ khí hạt nhân. Sự hình thành các Đảng Xanh trong những năm 1970 và 1980 được coi là kết quả trực tiếp của nền chính trị chống hạt nhân. Các nhà khoa học và nhà ngoại giao đã tranh luận về chính sách vũ khí hạt nhân kể từ trước vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Công chúng bắt đầu lo ngại về thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ khoảng năm 1954, sau vụ thử nghiệm hạt nhân rộng khắp Thái Bình Dương. Năm 1963, nhiều quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần nhằm cấm thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển. Một số ý kiến phản đối vũ khí hạt nhân ở địa phương xuất hiện vào đầu những năm 1960, và vào cuối những năm 1960, một số thành viên giới khoa học bắt đầu bày tỏ mối quan ngại của họ. Đầu những năm 1970, nhiều cuộc biểu tình được tiến hành nhằm phản đối đề xuất xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Wyhl am Kaiserstuhl, Tây Đức. Dự án bị hủy bỏ vào năm 1975 và thành công chống hạt nhân ở Wyhl đã truyền cảm hứng cho làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân ở các khu vực khác của châu Âu và Bắc Mỹ. Năng lượng hạt nhân đã trở thành một vấn đề gây phản đối lớn của công chúng vào những năm 1970, và trong khi sự phản đối năng lượng hạt nhân vẫn tiếp tục, sự ủng hộ năng lượng hạt nhân ngày càng tăng của công chúng đã xuất hiện trở lại trong thập kỷ qua do nhận thức ngày càng tăng về sự nóng lên toàn cầu và mối quan tâm mới đến tất cả các loại năng lượng sạch. Một cuộc biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân diễn ra vào tháng 7 năm 1977 tại Bilbao, Tây Ban Nha, với hơn 200.000 người tham gia. Sau Sự cố Three Mile Island năm 1979, một cuộc biểu tình chống hạt nhân đã được tổ chức tại thành phố New York với 200.000 người tham gia. Năm 1981, cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân lớn nhất nước Đức diễn ra nhằm phản đối Nhà máy điện hạt nhân Brokdorf ở phía tây Hamburg, với khoảng 100.000 người đã chống lại 10.000 cảnh sát. Cuộc biểu tình lớn nhất được tổ chức ở Thành phố New York ngày 12 tháng 6 năm 1982, với một triệu người tham gia. Cuộc biểu tình về vũ khí hạt nhân năm 1983 ở Tây Berlin có khoảng 600.000 người tham gia. Tháng 5 năm 1986, sau Thảm họa Chernobyl, ước tính có khoảng 150.000 đến 200.000 người tuần hành ở Rome để phản đối chương trình hạt nhân của Ý. Tại các công đoàn ở Úc, các nhà hoạt động vì hòa bình và các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối việc khai thác urani từ những năm 1970 trở đi, và các cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm nghìn người phản đối vũ khí hạt nhân lên đến đỉnh điểm vào giữa những năm 1980. Tại Hoa Kỳ, làn sóng phản đối của công chúng đã diễn ra trước khi đóng cửa Shoreham, Yankee Rowe, Millstone 1, Rancho Seco, Maine Yankee và nhiều nhà máy điện hạt nhân khác. Nhiều năm sau thảm họa Chernobyl năm 1986, năng lượng hạt nhân vẫn nằm ngoài chương trình nghị sự chính sách ở hầu hết các quốc gia, và phong trào chống năng lượng hạt nhân dường như đã giành chiến thắng nên một số nhóm chống hạt nhân đã giải tán. Tuy nhiên, vào thập niên 2000, sau các hoạt động quan hệ công chúng của ngành công nghiệp hạt nhân, cùng những tiến bộ trong thiết kế lò phản ứng hạt nhân và quan ngại về ấm lên toàn cầu, các vấn đề về điện hạt nhân đã quay trở lại các cuộc thảo luận chính sách năng lượng ở một số nước. Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau đó đã đạp đổ nỗ lực phục hưng hạt nhân và làm tái bùng nổ làn sóng phản đối hạt nhân trên toàn thế giới, khiến các chính phủ rơi vào thế bị động. Tính đến năm 2016, các quốc gia như Úc, Áo, Đan Mạch, Hy Lạp, Malaysia, New Zealand và Na Uy không có nhà máy điện hạt nhân và vẫn phản đối điện hạt nhân. Đức, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đang dần loại bỏ năng lượng hạt nhân. Thụy Điển trước đây có chính sách loại bỏ hạt nhân, nhằm chấm dứt sản xuất điện hạt nhân ở nước này trước năm 2010. Ngày 5 tháng 2 năm 2009, Chính phủ Thụy Điển đã công bố một thỏa thuận cho phép thay thế các lò phản ứng hiện có, chấm dứt chính sách loại bỏ dần. Trên toàn cầu, số lượng lò phản ứng có thể hoạt động vẫn gần như giữ nguyên trong 30 năm qua, và sản lượng điện hạt nhân đang tăng trưởng đều đặn sau thảm họa Fukushima. Xem thêm Phong trào môi trường Chính trị xanh An toàn hạt nhân Vũ khí hạt nhân trong văn hóa đại chúng Văn hóa phản kháng của thập niên 1960 Tham khảo Tài liệu Brown, Jerry and Rinaldo Brutoco (1997). Profiles in Power: The Anti-nuclear Movement and the Dawn of the Solar Age, Twayne Publishers. Byrne, John and Steven M. Hoffman (1996). Governing the Atom: The Politics of Risk, Transaction Publishers. Clarfield, Gerald H. and William M. Wiecek (1984). Nuclear America: Military and Civilian Nuclear Power in the United States 1940–1980, Harper & Row. Cooke, Stephanie (2009). In Mortal Hands: A Cautionary History of the Nuclear Age, Black Inc. Cragin, Susan (2007). Nuclear Nebraska: The Remarkable Story of the Little County That Couldn't Be Bought, AMACOM. Dickerson, Carrie B. and Patricia Lemon (1995). Black Fox: Aunt Carrie's War Against the Black Fox Nuclear Power Plant, Council Oak Publishing Company, Diesendorf, Mark (2009). Climate Action: A Campaign Manual for Greenhouse Solutions, University of New South Wales Press. Diesendorf, Mark (2007). Greenhouse Solutions with Sustainable Energy, University of New South Wales Press. Elliott, David (2007). Nuclear or Not? Does Nuclear Power Have a Place in a Sustainable Energy Future?, Palgrave. Falk, Jim (1982). Global Fission: The Battle Over Nuclear Power, Oxford University Press. Fradkin, Philip L. (2004). Fallout: An American Nuclear Tragedy, University of Arizona Press. Freeman, Stephanie L. (2023) Dreams for a Decade: International Nuclear Abolitionism and the End of the Cold War (University of Pennsylvania Press, 2023). Giugni, Marco (2004). Social Protest and Policy Change: Ecology, Antinuclear, and Peace Movements in Comparative Perspective, Rowman and Littlefield. Lovins, Amory B. (1977). Soft Energy Paths: Towards a Durable Peace, Friends of the Earth International, Lovins, Amory B. and John H. Price (1975). Non-Nuclear Futures: The Case for an Ethical Energy Strategy, Ballinger Publishing Company, 1975, Lowe, Ian (2007). Reaction Time: Climate Change and the Nuclear Option, Quarterly Essay. McCafferty, David P. (1991). The Politics of Nuclear Power: A History of the Shoreham Power Plant, Kluwer. McKay, George (2019) '"They've got a bomb": sounding anti-nuclearism in the anarcho-punk movement in Britain, 1978-84.' Rock Music Studies 6(2): 1-20. McKay, George (2021) 'Rethinking the cultural politics of punk: anti-nuclear and anti-war (post-)punk popular music in 1980s Britain.' In George McKay and Gina Arnold, eds. The Oxford Handbook of Punk Rock. New York: Oxford University Press. Natti, Susanna and Bonnie Acker (1979). No Nukes: Everyone's Guide to Nuclear Power, South End Press. Newtan, Samuel Upton (2007). Nuclear War 1 and Other Major Nuclear Disasters of the 20th Century, AuthorHouse. Ondaatje, Elizabeth H. (c1988). Trends in Antinuclear Protests in the United States, 1984–1987, Rand Corporation. Parkinson, Alan (2007). Maralinga: Australia's Nuclear Waste Cover-up, ABC Books. Pernick, Ron and Clint Wilder (2012). Clean Tech Nation: How the U.S. Can Lead in the New Global Economy. Peterson, Christian (2003). Ronald Reagan and Antinuclear Movements in the United States and Western Europe, 1981–1987, Edwin Mellen Press. Price, Jerome (1982). The Antinuclear Movement, Twayne Publishers. Rudig, Wolfgang (1990). Anti-nuclear Movements: A World Survey of Opposition to Nuclear Energy, Longman. Schneider, Mycle, Steve Thomas, Antony Froggatt, Doug Koplow (August 2009). The World Nuclear Industry Status Report, German Federal Ministry of Environment, Nature Conservation and Reactor Safety. Smith, Jennifer (Editor), (2002). The Antinuclear Movement, Cengage Gale. Sovacool, Benjamin K. (2011). Contesting the Future of Nuclear Power: A Critical Global Assessment of Atomic Energy, World Scientific. Surbrug, Robert (2009). Beyond Vietnam: The Politics of Protest in Massachusetts, 1974–1990, University of Massachusetts Press. Walker, J. Samuel (2004). Three Mile Island: A Nuclear Crisis in Historical Perspective, University of California Press. Wellock, Thomas R. (1998). Critical Masses: Opposition to Nuclear Power in California, 1958–1978, The University of Wisconsin Press, Wills, John (2006). Conservation Fallout: Nuclear Protest at Diablo Canyon, University of Nevada Press. Wittner, Lawrence S. (2009). Confronting the Bomb: A Short History of the World Nuclear Disarmament Movement, Stanford University Press. Liên kết ngoài The M and S Collection at the Library of Congress contains anti-nuclear movement materials. Jennifer Fay Gow photographs of Brisbane anti-nuclear and civil liberties demonstrations October 1977, State Library of Queensland Lịch sử hạt nhân Chính sách vũ khí hạt nhân Phong trào xã hội Đạo đức khoa học và công nghệ
1,698
19830111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Trung%20Thi%C3%AAn
Nguyễn Trung Thiên
Nguyễn Trung Thiên (11 tháng 6 năm 1906 - 11 tháng 2 năm 1931) là nhà cách mạng của Việt Nam. Ông là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, bị chính quyền thực dân Pháp xử bắn vào ngày 11-2-1931. Thân thế, sự nghiệp Nguyễn Trung Thiên tên thật là Trần Hữu Thiều, sinh ngày 11-6-1906 tại làng Dương Xuân (nay thuộc xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Năm 21 tuổi (1927) Trần Hữu Thiều đã là một trong 7 hội viên Hội thanh niên ở Dương Xuân. Năm 1929, ông trở thành một trong những đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở quê nhà; ông được chỉ định làm ủy viên Ban Chấp hành Tổng Nông hội tỉnh Nghệ An. Đầu tháng 1-1930, Kỳ bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Trung Kỳ phái Nguyễn Trung Thiên vào công tác tại Hà Tĩnh. Vào Hà Tĩnh, Nguyễn Trung Thiên đã thành lập chi bộ Đảng, làm hạt nhân mở rộng các tổ chức ra các phủ huyện trong tỉnh. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Trung Thiên đã phối hợp với các đồng chí trong nhóm Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Hà Tĩnh mở hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh vào cuối tháng 3-1930. Hội nghị đã bầu Ban Chấp hành lâm thời do Nguyễn Trung Thiên làm Bí thư. Là một người hoạt động cách mạng sôi nổi, nhiệt tình, Nguyễn Trung Thiên thường tâm sự với bạn bè cùng hoạt động: “Làm cách mạng là không sợ chết, sợ chết thì không làm được; giao việc gì cũng phải làm đến nơi đến chốn”. Cuộc biểu tình lịch sử ngày 1-8-1930 của hơn 500 nông dân huyện Can Lộc cùng hàng loạt cuộc đấu tranh khác tại Hà Tĩnh nổ ra nhờ có sự lãnh đạo và tổ chức của Tỉnh ủy lâm thời Hà Tĩnh do Nguyễn Trung Thiên đứng đầu. Ông đã có công lao đáng kể đối với cao trào cách mạng ở Hà Tĩnh từ những cuộc đấu tranh bước đầu. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ nhất (9-1930), Nguyễn Trung Thiên đã đề cử Nguyễn Thiếp (quê Phù Việt, Thạch Hà) làm Bí thư Tỉnh ủy còn mình xin được trực tiếp chỉ đạo phong trào đấu tranh ở huyện Can Lộc. Với cương vị là ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Nguyễn Trung Thiên đã cùng với Ban Chấp hành Đảng bộ dồn mọi sức lực vào công tác xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào quần chúng. Ngày 22-11-1930, trong khi đang làm nhiệm vụ ở Can Lộc, Nguyễn Trung Thiên sa vào lưới địch. Vào tù, mặc dù bị tra tấn dã man, ông đã tỏ rõ khí phách kiên cường không khuất phục trước kẻ thù. Vào ngày 11-2-1931, chính quyền thực dân đã ngầm đưa ông về xử bắn tại thôn Phù Minh (Can Lộc). Ông đã hy sinh ở tuổi 27 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng bào, những hạt giống cách mạng mà ông và các đồng chí đã gieo xuống trên đất Hà Tĩnh vẫn phát triển rộng khắp từ đồng bằng ven biển đến trung du và miền núi. Từ cuối năm 1930, đầu năm 1931, khắp các phù huyện liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình với quy mô rộng khắp, thu hút hàng vạn người tham gia, làm nên một cao trào Xô- viết Nghệ Tĩnh. Công trình mang tên Nguyễn Trung Thiên Tháng 8-1972, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định thành lập trường trung học phổ thông mang tên Nguyễn Trung Thiên ở vùng biển ngang huyện Thạch Hà. Sau ngày tái lập tỉnh (1991), Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng đã lấy tên ông đặt cho một đường phố của thị xã (nay là thành phố) Hà Tĩnh. Tham khảo Sinh năm 1906 Mất năm 1931 Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nhà cách mạng Việt Nam Người cộng sản Việt Nam Người bị xử tử hình
704
19830115
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20atto%20gi%C3%A2y
Vật lý atto giây
Vật lý atto giây, còn gọi là vật lý atto, hay nói tổng quát hơn là khoa học atto giây, là một nhánh vật lý có liên quan đến hiện tượng tương tác vật chất-ánh sáng, trong đó các xung photon atto giây (10−18) được dùng để giải các khúc mắc trong những quá trình động học của vật chất với độ phân giải thời gian, tinh vi chưa bao giờ thấy. Một trong những mục tiêu chính của khoa học atto giây là nâng cao sự hiểu biết sâu sắc hơn về động lực học lượng tử của các electron trong nguyên tử, phân tử, và chất rắn mà thách thức lâu dài vẫn là làm sao đạt được sự điều khiển thời gian thực của các chuyển động electron trong vật chất. Hiện nay trên thế giới, kỷ lục cho xung ánh sáng ngắn nhất tạo ra bởi công nghệ loài người là 43 as. Năm 2023, Anne L'Huillier, Paul Corkum, Ferenc Krausz đã được trao giải Wolf về vật lý vì những đóng góp tiên phong của họ cho ngành khoa học laser cực nhanh và vật lý atto giây. Tiếp theo là Giải Nobel Vật lý năm 2023, trong đó L'Huillier, Krausz và Pierre Agostini được khen thưởng "vì các phương pháp thí nghiệm đã tạo ra xung ánh sáng atto giây phục vụ cho cuộc nghiên cứu động lực học điện tử trong vật chất". Xem thêm Bức xạ terahertz Laser electron tự do Tham khảo Đọc thêm Cơ học lượng tử Chuyên ngành vật lý Phổ học
259
19830120
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng%20nguy%C3%AAn%20sinh%20X%C3%A0%20Bang
Rừng nguyên sinh Xà Bang
Rừng nguyên sinh Xà Bang hay còn gọi là rừng nguyên sinh Bàu Sen, là một mảng rừng nguyên sinh nhỏ nằm ở cực bắc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí rừng thuộc xã Xà Bang, huyện Châu Đức. Sinh thái Địa hình của rừng là vùng trũng thấp ngập nước, nhiều suối. Thực vật lớn có nhiều cây gỗ quý như sao, dầu, còng, bời lời,...với chiều cao hơn 20m. Động vật có nai, heo rừng, khỉ, hổ, các loài bò sát và chim. Hiện tại rừng đã bị suy kiệt nặng nề, chủ yếu do dân địa phương khai phá. Từ năm 1975, diện tích rừng 120 ha ban đầu ngày càng bị thu hẹp, hiện chỉ còn 63 ha. Bao quanh rừng là các phần đất sình lầy và rừng cao su rộng lớn. Về phía nam khu rừng có hồ Bảy Mẫu và hồ Bàu Sen. Dân tộc địa phương Khu vực là nơi có dân tộc Chơ Ro sinh sống. Người dân địa phương sinh sống, xây nhà và đường giao thông bao quanh toàn bộ khu rừng nguyên sinh nhỏ bé này. Lịch sử Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, từ năm 1965 khu rừng là nơi cung cấp hậu cần quan trọng cho quân Giải phóng miền Nam, được dùng phục vụ trận Bình Giã và trận Tầm Bó. Căn cứ do tỉnh đội Bà Rịa-Long Khánh, du kích xã Ngãi Giao, Cẩm Mỹ lập nên. Tại đây có các trạm quân y tiền phương, công binh xưởng, trung tâm liên lạc hợp đồng tác chiến, và cả hầm ngầm. Nơi đây cũng diễn ra hàng loạt trận đánh giữa quân Mỹ và quân Giải phóng miền Nam, trong đó chiến sự ác liệt nhất diễn ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1966, ngày 18 và 19 tháng 6 năm 1967. Ngày 28 tháng 7 năm 1983, khu rừng đã được công nhận là di tích lịch sử - cách mạng cấp tỉnh, với tên gọi Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Bàu Sen. Phía nam khu rừng là Khu văn hóa Bàu Sen, một khu du lịch địa phương. Năm 2007, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cho xây dựng tượng đài chiến thắng Tầm Bó nằm bên trong khu di tích lịch sử Bàu Sen. Tượng đài cao 11,2 m, trong đó nhóm tượng cao 8,2 m, mảng phù điêu thể hiện nội dung 3 chiến dịch Kim Long, Tầm Bó, Chòi Đồng với diện tích khoảng 70 m2 và sân lễ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, sân vườn, cây xanh,...tổng diện tích khu tượng đài là 2.459 m2. Chú thích Rừng Việt Nam Phá rừng Di tích lịch sử Việt Nam
452
19830121
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pierre%20Agostini
Pierre Agostini
Pierre Agostini ( Pierre Agostini (sinh ngày 23 tháng 7 năm 1941) là một nhà vật lý thực nghiệm người Pháp, và giáo sư danh dự tại Đại học bang Ohio, nổi tiếng với công trình nghiên cứu tiên phong về vật lý laser trường mạnh và khoa học atto giây. Ông đặc biệt được biết đến với việc quan sát sự ion hóa trên ngưỡng và phát minh ra tái tạo nhịp atto giây bằng sự giao thoa của chuyển tiếp hai photon (RABBITT) kỹ thuật để mô tả đặc tính của xung ánh sáng atto giây. Năm 2001, Pierre Agostini thành công trong việc sản xuất và nghiên cứu một chuỗi xung ánh sáng liên tục, trong đó mỗi xung kéo dài chỉ 250 atto giây. Đóng góp của ông cùng 2 nhà khoa học khác Ferenc Krausz và Anne L'Huillier cho phép nghiên cứu những quá trình diễn ra nhanh đến mức trước đó không thể theo dõi. Ông đã cùng 2 nhà khoa học khác Ferenc Krausz và Anne L'Huillier được trao giải Nobel Vật lý năm 2023. Học vấn và sự nghiệp Pierre Agostini sinh ra ở Tunis, thuộc Tunisia thuộc Pháp, vào ngày 23 tháng 7 năm 1941. Ông nhận bằng baccalauréat tại trường Prytanée national militaire năm 1959 ở La Flèche, Pháp. Tham khảo Người Pháp đoạt giải Nobel Người đoạt giải Nobel Vật lý
227
19830129
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%203%29
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á (Vòng 3)
Các trận đấu thuộc vòng thứ ba của vòng loại môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 khu vực châu Á đã diễn ra từ ngày 21 tháng 9 năm 2011 đến ngày 14 tháng 3 năm 2012. Thể thức 12 đội ở vòng này được chia thành 3 bảng, mỗi bảng 4 đội và thi đấu vòng tròn theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội đứng đầu trong mỗi bảng sẽ giành vé tới vòng chung kết tại Luân Đôn, trong khi ba đội đứng nhì bảng sẽ tiếp tục thi đấu với nhau trong một vòng play-off để xác định đội sẽ gặp đại diện của châu Phi trong trận play-off liên lục địa. Hạt giống Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2011 tại trụ sở AFC ở Kuala Lumpur, Malaysia. Các bảng đấu Bảng A 1 Oman được xử thắng 3–0 trận này sau khi Qatar bị phát hiện đã đưa cầu thủ Abdelaziz Hatem vào sân thi đấu trong khi anh đang phải chấp hành án treo giò. Kết quả ban đầu là 1–1. Bảng B 1 UAE được xử thắng Iraq 3–0 trận này sau khi Iraq bị phát hiện đã đưa cầu thủ Jasim Faisal vào sân trong khi anh đang phải chịu án treo giò. Kết quả ban đầu là 2–0 nghiêng về Iraq. Bảng C Cầu thủ ghi bàn Tham khảo Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam khu vực châu Á
251
19830136
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20ph%C3%A1p%20h%C3%A0nh%20tinh
Danh pháp hành tinh
nhỏ|200px|Ảnh chụp chi tiết về Tombaugh Regio, một bức tranh khảm được dựng lên từ các bức ảnh đơn sắc do tàu New Horizons chụp. Danh pháp hành tinh là một hệ thống những đặc trưng duy nhất được xác định trên bề mặt của một hành tinh hoặc một vệ tinh tự nhiên để xác định vị trí, mô tả và thảo luận những đặc trưng đó một cách dễ dàng. Kể từ khi phát minh ra kính viễn vọng, các nhà thiên văn học đặt tên những đặc trưng bề mặt mà họ đã nhận ra, đặc biệt là trên bề mặt của Mặt Trăng và Sao Hỏa. Để thành lập một cơ quan có thẩm quyền về danh pháp hành tinh, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) được thành lập vào năm 1919 để định danh và tiêu chuẩn hóa tên gọi cho những đặc trưng trên các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Các quy tắc và quy ước của IAU Những cái tên được IAU thông qua phải tuân theo nhiều quy tắc và quy ước khác nhau được Hiệp hội thiết lập và sửa đổi qua nhiều năm. Chúng bao gồm: Danh pháp là một công cụ và điều cần cân nhắc đầu tiên khiến trở nên đơn giản, rõ ràng và không mơ hồ. Nhìn chung, tên chính thức sẽ không được đặt tên cho các đặc trưng (feature) có kích thước dài dưới 100 mét, mặc dù có khả năng ngoại lệ đối với các đặc trưng nhỏ hơn có được sự quan tâm đặc biệt về mặt khoa học. Số lượng tên gọi được chọn cho mỗi vật thể nên được giữ ở mức tối thiểu. Chỉ nên đặt tên cho các đặc trưng địa lý khi chúng có được sự quan tâm đặc biệt về mặt khoa học và khi việc đặt tên cho các đặc trưng địa lý đó hữu ích cho cộng đồng khoa học và bản đồ nói chung. Không cho phép dùng chung một tên gọi đặc trưng bề mặt trên hai hoặc nhiều vật thể và trùng tên với các vệ tinh và hành tinh vi hình. Có thể cho phép khi tên gọi đặc biệt trở nên phù hợp và khả năng gây nhầm lẫn là rất nhỏ. Tên riêng được chọn cho mỗi vật thể phải được thể hiện bằng ngôn ngữ xuất xứ. Nên cung cấp phiên âm cho nhiều bảng chữ cái khác nhau, nhưng sẽ không có bản dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nếu có khả năng thì nên sử dụng và mở rộng các chủ đề được thiết lập trong danh pháp Hệ Mặt Trời sơ khai (early solar system nomenclature). Danh pháp Hệ Mặt Trời phải mang tính quốc tế trong việc lựa chọn tên gọi. Những đề nghị được đệ trình lên Ủy ban Quốc gia của IAU (IAU national committee) sẽ được xem xét, nhưng việc lựa chọn tên gọi cuối cùng là trách nhiệm của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế. Khi thích hợp, WGPSN sẽ ủng hộ mạnh mẽ việc lựa chọn tên gọi công bằng từ các nhóm dân tộc, quốc gia và giới tính trên mỗi bản đồ. Tuy nhiên, khả năng tên gọi từ quốc gia dự định hạ cánh được cho phép cao hơn trên bản đồ địa điểm hạ cánh. Không được sử dụng tên gọi có ý nghĩa chính trị, quân sự hoặc tôn giáo (trong thời hiện đại), ngoại trừ tên gọi của các nhân vật chính trị trước thế kỷ 19. Việc tưởng nhớ những người trên các thiên thể hành tinh (planetary body) thường không phải là một mục tiêu mà có thể được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt và chỉ dành cho những người có địa vị cao và lâu dài trên trường quốc tế. Người được vinh danh như vậy phải mất ít nhất ba năm. Khi có nhiều cách viết tên gọi đặc trưng thì nên sử dụng cách viết mà người đó ưa thích hoặc sử dụng trong tài liệu tham khảo có thẩm quyền. Dấu phụ là một phần cần thiết của tên gọi đó và sẽ được sử dụng. Danh pháp về vành đai hành tinh và danh pháp về khoảng trống vành đai cũng như tên gọi cho các vệ tinh mới được phát hiện được phát triển trong sự cân nhắc chung giữa WGPSN và Ủy ban IAU 20 (IAU Commission 20). Tên gọi sẽ không được dùng cho các vệ tinh cho đến khi các thành phần quỹ đạo của chúng được biết đến một cách hợp lý hoặc các đặc trưng xác định đã được xác định trên chúng. Các nguồn có thể truy cập và có thẩm quyền, bao gồm các nguồn Internet, là bắt buộc đối với tên gọi được sử dụng. Wikipedia không đủ làm nguồn nhưng có thể hữu ích trong việc xác định các nguồn thích hợp. Ngoài các quy tắc chung này, mỗi nhóm nhiệm vụ (task group) còn phát triển các quy ước bổ sung khi xây dựng một danh pháp thú vị và có ý nghĩa cho từng thiên thể. Thuật ngữ mô tả Danh mục đối với đặc trưng bể mặt trên các hành tinh và vệ tinh tự nhiên Sao Thủy Sao Kim Tất cả đặc trưng bề mặt trên Sao Kim đều được đặt theo tên của các nhân vật nữ (nữ thần và phụ nữ trong sử sách hoặc thần thoại). Có ba trường hợp ngoại lệ này đã được đặt tên trước khi quy ước trên được thông qua, đó là Alpha Regio, Beta Regio, và Maxwell Montes được đặt theo tên của nhà vật lý học người Scotland James Clerk Maxwell. Mặt Trăng Sao Hỏa và các vệ tinh tự nhiên Khi các tàu thăm dò không gian hạ cánh trên Sao Hỏa, các đặc trưng nhỏ riêng lẻ như đá, cồn cát và vùng trũng thường được đặt những cái tên không chính thức. Nhiều trong số các đặc trưng này rất phù phiếm: các đặc trưng được đặt theo tên của các loại kem (chẳng hạn như Cookies N Cream), nhân vật hoạt hình (chẳng hạn như SpongeBob và Patrick), và các vở nhạc kịch vào thập niên 1970 (chẳng hạn như ABBA và Bee Gees). Vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc Vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ Vệ tinh tự nhiên của Sao Thiên Vương Vệ tinh tự nhiên của Sao Hải Vương Sao Diêm Vương và các vệ tinh tự nhiên Không có đặc trưng bề mặt nào trên hành tinh lùn Sao Diêm Vương được đặt tên vì cực kỳ khó phân biệt từng đặc trưng bề mặt này qua quan sát bằng kính viễn vọng. Nếu được phát hiện, các đặc trưng bề mặt trên Sao Diêm Vương sẽ được đặt tên theo những vị thần cai quản cõi âm phủ. Tiểu hành tinh Tham khảo Hành tinh trong hệ Mặt Trời Địa chất học hành tinh Mã hóa
1,163
19830144
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi%20Dinh
Núi Dinh
Núi Dinh hay núi Ông Trịnh, là một ngọn núi lớn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích khối núi khoảng 30 km2, và độ cao cao nhất tại đỉnh La Bàn là 504 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vị trí và tên gọi Núi nằm về phía tây bắc Thành phố Bà Rịa khoảng 2 km, từ Quốc lộ 51 hướng về Tp.HCM rẽ phải khoảng 2,5 km. Núi thuộc địa phận thị xã Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa, cụ thể thuộc địa bàn các xã Tân Hải, Tân Hòa, Châu Pha, phường Phước Hòa (Thị xã Phú Mỹ) và một phần phường Long Hương (Thành phố Bà Rịa). Có nhiều lý giải tên núi. Có lý giải tên núi đặt theo tên người đàn ông là Nguyễn Văn Dinh để tưởng nhớ công lao khai phá vùng đất này. Lý giải khác là vào thời nhà Nguyễn, chưởng cơ Yên Thành Hầu từ Phú Yên dẫn quân về đây đóng dinh trại, nên núi được gọi là núi Dinh. Lý giải về tên núi Ông Trịnh, theo sách Đại Nam nhất thống chí, ông Trịnh là người ở của bà Vải, một phụ nữ giàu có. Hai người họ có tình ý nhưng không đến được với nhau, có thể do không môn đăng hộ đối. Một thời gian sau dân trong vùng phát hiện xác hai người chết ở hai nơi mà không rõ nguyên nhân. Từ hai nơi đó mọc lên hai ngọn núi cạnh nhau, nên dân trong vùng đặt tên hai ngọn núi theo tên của họ, núi Ông Trịnh và núi Thị Vải. Sinh thái Diện tích núi khoảng 30 km2 chiếm một nửa trong diện tích 60 km2 của cụm núi Dinh. Địa hình núi phức tạp, độ dốc lớn. Có hai con suối lớn là suối Tiên và suối Đá chảy từ đỉnh núi xuống. Phân loại rừng của núi là rừng phòng hộ. Trước đây rừng núi Dinh là rừng nguyên sinh với đa dạng sinh vật. Thực vật có các cây thân gỗ: sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, sến, gõ đỏ,... Động vật có hổ, nai, voọc, gấu, khỉ, cầy hương, chồn, hoẵng, sóc,... Lịch sử Năm 1837, nhà Nguyễn lập phủ Phước Tuy. Dưới chân núi Dinh có hai ngôi làng đầu tiên được lập nên là Long Hương và Phước Lễ. Hai làng được phân bổ thuộc tổng An Phú, huyện Phước An. Núi Dinh là nơi khởi lập của hệ phái Phật giáo Liên Tông Tịnh Độ. Từ năm 1952, núi Dinh là căn cứ địa cách mạng cho quân Giải phóng chống lại Pháp và sau đó là Mỹ. Năm 1975 là địa điểm tập kết quân lớn trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975. Vào ngày 16 tháng 1 năm 1995, Bộ Văn hóa công nhận núi Dinh là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 29 tháng 3 năm 2023 xảy ra vụ cháy rừng trên núi, thiêu rụi 15 ha rừng cây chủ yếu là tre và cỏ tạp. Lực lượng cứu hỏa với 250 người và 2 xe cứu hỏa đã được huy động để dập tắt vụ cháy. Thể thao và du lịch Núi có nhiều hoạt động du lịch đã được tổ chức. Tại núi có 3 ngôi chùa gần đỉnh là chùa Hang, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương, cùng khoảng 100 ngôi chùa quanh núi như chùa Phật Quang, Hang Tổ, Hang Dây Bí, Hang Mai, Bưng Lùng, Diệu Linh, Hang Dơi,...Do đó là khu vực thu hút nhiều tín đồ Phật giáo thường xuyên quy tụ về hành hương. Tổ Đình Linh Sơn Cổ Tự, chùa Đại Tùng Lâm, chùa Tây Phương có lịch sử gần 300 năm. Ngày 17 tháng 9 năm 2023, diễn ra cuộc Chinh phục núi Dinh – tranh Cúp Thanh niên 2023 do Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp Thị xã Phú Mỹ tổ chức. 198 vận động viên từ 40 câu lạc bộ đến từ khắp các tỉnh thành đã về đây tham gia đua xe đạp. Với 3 vòng đua, tổng chiều dài là 18 km. Xem thêm Núi Dinh (Bắc Ninh) Chú thích Đọc thêm Núi Núi tại Bà Rịa – Vũng Tàu Di tích quốc gia Việt Nam Di tích tại Bà Rịa – Vũng Tàu Khu bảo tồn Phật giáo
735
19830173
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nichakoon%20Khajornborirak
Nichakoon Khajornborirak
Nichakoon Khajornborirak (tiếng Thái: นิชคุณ ขจรบริรักษ์, sinh ngày 3 tháng 3 năm 1999) còn có biệt danh là Meen (มีน), là một diễn viên, vận động viên bóng rổ người Thái Lan, trực thuộc đài truyền hình Channel 3. Anh được biết đến với vai Tul trong Love by Chance 2 (2020) và Ai trong Ai Long Nhai (2022). Tiểu sử và học vấn Meen tốt nghiệp trung học tại cao đẳng Assumption Thonburi, hiện đang theo học cử nhân ngành Nghệ thuật giao tiếp theo chương trình quốc tế tại trường Đại học Bangkok. Ngoài ra anh còn là cầu thủ bóng rổ của trường, vận động viên bóng rổ thuộc đổi tuyển Hi-Tech Basketball Club tại Bangkok. Sự nghiệp Meen gia nhập làng giải trí sau khi được các nhà tuyển dụng tiếp cận khi đang đi dạo quanh khu vực Quảng trường Siam, sau đó anh bắt đầu làm người mẫu cho các nhãn hàng. Anh bắt đầu thử sức trong lĩnh vực điện ảnh thông qua vai phụ đầu tiên trong bộ phim Love by Chance 2 (2020). Năm 2022 anh bắt đầu đóng vai chính trong bộ phim truyền hình Ai Long Nhai cùng với bạn diễn Krittanun Aunchananun. Cùng năm đó anh đã ký hợp đồng làm diễn viên với nhà đài Channel 3. Phim ảnh Phim truyền hình Phim điện ảnh Chương trình thực tế Xuất hiện trong video ca nhạc Chuyến lưu diễn Thành tích thể thao Vô địch tại Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á 2017 - Đội Thái Lan Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Người Thái Lan Nam diễn viên Thái Lan
267
19830174
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20d%E1%BB%8Bch%20b%C3%A0i%20tr%E1%BB%AB%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20%C4%91%E1%BB%93i%20tr%E1%BB%A5y%2C%20ph%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%99ng
Chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động
Chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động là một phong trào do nhà nước Việt Nam phát động tại miền Nam Việt Nam vào tháng 5 năm 1975, kéo dài nhiều năm sau đó, nhằm tiêu hủy các loại sách báo, văn hóa phẩm mà họ xem là đồi trụy, phản động. Diễn biến Ngày 23/5/1975, tại Sài Gòn, chính quyền bắt đầu phát động chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy, phản động. Lực lượng chủ yếu tham gia chiến dịch này là thanh niên đã diễu hành đi qua các đường phố và hô khẩu hiệu đả đảo văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, mất gốc, phản động. Các đội thanh niên đã tịch thu được hàng vạn cuốn sách bị xem là đồi trụy, phản động. Dân chúng, các nhà sách và những người kinh doanh sách cũng đã giao nộp rất nhiều sách cho lực lượng thanh niên. Học giả Nguyễn Hiến Lê kể lại trong hồi ký của mình rằng thanh niên "vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất kỳ loại gì; sách Việt thì cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao" và "tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Ðôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt". Ngày 26/10/1975, báo Sài Gòn Giải phóng đăng danh sách 56 tác giả mà các tác phẩm của họ bị cấm lưu hành vì bị xem là đồi trụy, phản động gồm Phan Nhật Nam, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Ngọc Huy, Nguyên Vũ, Lê Xuyên, Võ Phiến, Nhã Ca, Chu Tử, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Hữu Tường, Tạ Tỵ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... Các sách bị tịch thu đa số bị đốt hoặc được đem đến nhà máy giấy để tái chế. Một số ít sách bị tịch thu được một số người bán ra thị trường chợ đen. Các sách này được bày bán công khai trên các vỉa hè ở Sài Gòn. Tuy nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bài trừ các loại sách báo, văn hóa phẩm mà họ cho là đồi trụy, phản động nhưng nhiều năm sau đó các loại sách báo, văn hóa phẩm này vẫn được mua bán trên thị trường chợ đen. Tham khảo Sự kiện tháng 5 năm 1975
411
19830196
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gia%20t%E1%BB%99c%20Shimazu
Gia tộc Shimazu
là một gia tộc Nhật Bản là và . Nổi tiếng nhất là gia tộc Shimazu Satsuma cai trị phiên Satsuma từ thời Kamakura đến thời Edo và trở thành một gia đình công tước sau thời Minh Trị Duy Tân, nhưng còn có nhiều gia tộc nhánh khác. Tổng quan Vào tháng 8 năm 1185, sau khi Loạn Jishō-Juei kết thúc, Shimazu Tadahisa, người sáng lập gia tộc Shimazu, được bổ nhiệm vào vị trí Sō-kan của Trang viên Shimazu, lãnh địa của gia tộc Konoe, gia tộc đứng đầu các gia tộc Sekke. Bắt đầu từ điều này, sau khi thành lập Mạc phủ Kamakura, Minamoto no Yoritomo đã bổ nhiệm ông làm Thủ hộ (Shugo) Tỉnh Echizen bên cạnh ba tỉnh Satsuma, Osumi và Hyuga, khiến nơi đây trở thành một trong 4 tỉnh bất thường trong số các Gokenin hùng mạnh của Mạc phủ Kamakura được bổ nhiệm làm người giám hộ. Kể từ đó, gia tộc Shimazu đã phát triển thành một gia tộc ở Nam Kyūshū, từ Shugo thành Shugo Daimyō rồi trở thành Daimyō ​​trong thời kỳ Chiến quốc, vào thời kỳ đỉnh cao, gia tộc này kiểm soát gần như toàn bộ Kyūshū. Năm 1587, Toyotomi Hideyoshi đã bình định Kyūshū, gia tộc Shimazu đầu hàng. Mặc dù thuộc về Tây Quân và bị đánh bại trong Trận Sekigahara nhưng ông đã chạy thoát khỏi lãnh thổ của mình và trở thành một trong những Hùng phiên ​​​​quan trọng nhất thời Edo, với tài sản ròng là 770.000 koku. Vào cuối thời Edo, cùng với gia tộc Mōri của phiên Chōshū, họ trở thành lực lượng trung tâm trong phong trào chống Mạc phủ và trở thành động lực thúc đẩy cuộc Minh Trị Duy tân. Trong thời Minh Trị và Đại Chính, nó đóng một vai trò  trọng trong giới chính trị và kinh doanh. Gia tộc Shimazu có 14 gia tộc được xếp vào hàng Kazoku, bao gồm gia tộc chính, gia tộc nhánh, gia tộc lãnh chúa phong kiến ​​và chư hầu trước đây (2 gia đình công tước, 1 gia đình bá tước và 11 gia đình nam tước), con số chỉ đứng sau gia tộc gia tộc Matsudaira (29 gia tộc). Gia tộc Shimazu là một gia tộc hiếm hoi trong số rất nhiều daimyō vẫn tiếp tục là một gia đình danh giá từ Kamakura và Muromachi đến Edo cho đến ngày nay. Nguồn gốc Có nhiều giả thuyết khác nhau về dòng họ Shimazu, sau khi Tadahisa được bổ nhiệm làm Gesu của Trang viên Shimazu, thuộc sở hữu của gia tộc Konoe vào ngày 17 tháng 8 năm Nguyên Lịch thứ 2 (năm 1185), ngày 28 tháng 11 năm Văn Trị thứ nhất (năm 1185) sau Hiến chương Hoàng gia Văn Trị, người ta nói rằng mọi chuyện bắt đầu khi Minamoto no Yoritomo chính thức bổ nhiệm ông làm Jitō của khu vực và đặt tên là Shimazu. Về nguồn gốc của Tadahisa, Trong "Quốc sử Shimazu" và "Phả hệ chính thống của tộc Shimazu" nói rằng "Tango Naishi, người đã sinh ra Tadahisa trong khuôn viên của Đền Sumiyoshi Taisha ở Tỉnh Settsu là vợ lẽ của Minamoto no Yoritomo và Tadahisa là đứa con trai thất lạc của Yoritomo" và ông được sinh ra là con trai của Vợ lẽ của Yoritomo. Điểm chung của Shimazu Tadahisa và Ōtomo Yoshinao của Tỉnh Bungo là đều được bổ nhiệm làm thủ hộ (Shugo) của Kyūshū, cả hai đều là tổ tiên của những gia tộc nổi tiếng sau này ở Kyūshū, gốc gác của họ không rõ ràng, truyền thuyết kể rằng họ đều được Yoritomo sủng ái vì mẹ của họ là vợ lẽ của ông. Tadahisa hoạt động ở Kyoto với tư cách là thuộc hạ của gia tộc Sekke còn Yoshinao là con nuôi của Nakahara Chikayoshi, một quan chức làm việc trong Mạc phủ. Tại thời điểm này, ngay cả khi họ được bổ nhiệm làm Jitō thì củng có rất ít samurai ở các khu vực Tōgoku có thể phụ trách quản lý các trang viên ở xa, Cả gia tộc Shimazu và Gia tộc Ōtomo đều có một điểm chung là họ chuyển đến Kyūshū vì khả năng quản lý các trang viên hơn là lợi ích quân sự. Các truyền thuyết nguồn gốc khác Có nhiều giả thuyết khác nhau về cha ruột của Tadahisa, ngoài giả thuyết ông là con ruột của Yoritomo và là con nuôi của Koremune Kōgen, còn có giả thuyết cho rằng ông là con ruột của Kōgen. Trong những năm gần đây, đã có những giả thuyết gây nghi ngờ về giả thuyết con ruột của Kōgen do vấn đề với tên húy. Lịch sử Thời kỳ Kamakura Vào năm Nguyên Lịch thứ 2 (năm 1185), khi Tadahisa mới 6 tuổi, ông được Minamoto no Yoritomo, Chinh di Đại tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Kamakura, bổ nhiệm làm Jitō của Trang viên Shimazu, trang viên lớn nhất Nhật Bản vào thời điểm đó. Kể từ đó, ông đã nắm giữ chức của shugo của tỉnh Satsuma, Ōsumi và Hyūga. Năm Văn Trị thứ 5 (năm 1189), năm 10 tuổi, ông tham gia cuộc viễn chinh Tōhoku của quân đội Mạc phủ Kamakura do Minamoto no Yoritomo chỉ huy để chinh phục Ōshū. Tadahisa là một Gokenin của Mạc phủ Kamakura, nhưng ông ta có liên quan đến Sự biến Hiki Yoshikazu xảy ra sau cái chết của Yoritomo vào năm Kiến Nhân thứ 3 (năm 1203) nên tạm thời mất chức shugo, nhưng sau đó ông ta đã lấy lại vị trí này. Con trai trưởng của Tadahisa, Shimazu Tadatoki, được cho là đã đạt được thành công quân sự đáng kể với tư cách là một tướng quân đầy quyền lực bên phe Mạc phủ Kamakura trong Chiến tranh Jōkyū, ngoài tỉnh Satsuma, tỉnh Ōsumi và tỉnh Tỉnh Hyūga, ông còn giữ chức shugo của tỉnh Wakasa, tỉnh Iga, tỉnh Sanuki, tỉnh Izumi, tỉnh Echizen và tỉnh Ōmi, trở thành Gokenin của Mạc phủ Kamakura. Ngoài ra, thanh Tachi được Tadatoki sử dụng trong chiến tranh Jōkyū được gọi là "Tsunakiri", Bạch kỳ Genji và bộ giáp Ō-yoroi yêu thích của Tadahisa là ba báu vật gia truyền của gia tộc nên được trưởng tộc của gia tộc Shimazu giữ riêng. Sau cuộc nổi dậy, Tadahisa được bổ nhiệm vào vị trí shugo của tỉnh Echizen, và trở thành shugo hàng đầu trong Mạc phủ Kamakura, có tổng cộng năm tỉnh. Năm 1227 (năm An Trinh thứ nhất), sau cái chết của Tadahisa, con trai trưởng của ông là Tadatoki lên làm trưởng tộc đệ nhị của gia tộc Shimazu, mặc dù ông kế thừa chức vụ này nhưng chức vụ của shugo ở tỉnh Echizen đã sớm bị thay thế bởi gia tộc Gotō. Từ đời Tadahisa trở đi, trưởng tộc gia tộc Shimazu sống ở Kamakura, theo thông lệ đối với các Gokenin quyền lực của Mạc phủ, việc quản lý thực sự trong khu vực đều được thực hiện bằng cách cử các thành viên trong gia đình và thuộc hạ đến, nhưng vào thế hệ thứ ba là Shimazu Hisatsune phải rời đi để tham gia chống quân Mông Cổ xâm lược, kể từ đó, gia đình trưởng tộc chuyển đi và bắt đầu ổn định cuộc sống, thế hệ thứ tư là Shimazu Tadamune, là thành viên đầu tiên của gia tộc Shimazu chết ở Satsuma. Nam–Bắc triều Đầu thời kỳ Muromachi・giai đoạn giữa Cuối thời Muromachi Từ thời Sengoku đến thời Azuchi-Momoyama Thời kỳ Edo Sau thời Minh Trị Tài liệu tham khảo Otabe Yūji "Kazoku: ảnh ảo và thật của giới quý tộc Nhật Bản cận đại (華族 近代日本貴族の虚像と実像)" Chūōkōron-Shinsha (Chūkō Shinsho 1836), năm 2006 (năm Bình Thành thứ 18) . Asami Masao "Sự ra đời của Kazoku: danh dự và thể diện Thời Minh Trị (華族誕生 名誉と体面の明治)" Riburopōto (リブロポート), năm 1994 (năm Bình Thành thứ 6). Tác giả Donald Keene, Bản dịch của Kakuchi Yukio "Thiên hoàng Minh Trị (tập 2)" Shinchōsha, năm 2001 (năm Bình Thành thứ 13) . Chú thích Gia tộc Nhật Bản Daimyo Quần đảo Ryukyu
1,354
19830197
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20Seoun
Giao lộ Seoun
Giao lộ Seoun (Tiếng Hàn: 서운 분기점, 서운JC, Hanja: 瑞雲分岐點) còn được gọi là Seoun JC là giao lộ giữa Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô và Đường cao tốc Gyeongin tại Seoun-dong, Gyeyang-gu và Samsan 1-dong, Bupyeong-gu, Incheon và Samjeong-dong, Bucheon-si, Gyeonggi-do. Ban đầu, vào ngày 26 tháng 9 năm 1989, Nút giao thông Samjeong được xây dựng như một biện pháp giao thông sau sự phát triển của Khu đô thị mới Jungdong, nhưng với việc công bố kế hoạch xây dựng Đường cao tốc vành đai ngoài Seoul, việc xây dựng nút giao thông đã được dừng lại và chuyển sang giao lộ hiện tại. Lịch sử 20 tháng 8 năm 1992: Để thiết lập một nút giao thông mới, Trung tâm Quy hoạch Đô thị Bucheon đã công bố khu vực Jungdong ở Nam-gu, Bucheon và Trung tâm Quy hoạch Đô thị Giao thông Incheon đã công bố các khu vực Samsan-dong, Gyesan-dong và Seoun-gu, Buk-gu, Incheon là Giao lộ Seoun건설부고시 제1992-453호, 1992년 8월 20일. 24 tháng 7 năm 1998: Hoạt động kinh doanh bắt đầu sau khi khai trương đoạn Jangsu ~ Seoun của Đường cao tốc vành đai Seoul Thông tin cấu trúc Nó mở ra bằng một nhánh ba chiều tổng hợp hình chữ Y và hình loa kèn. Ban đầu, Nút giao thông Samjeong, nối với Songnae-daero, dự kiến ​​được xây dựng tại vị trí đường vào dọc theo Đường cao tốc Gyeongbu như một biện pháp giao thông phù hợp với sự phát triển của Khu đô thị mới Jungdong và việc xây dựng nền móng đã thực sự được thực hiện. Nhưng sau đó, khi quy hoạch tuyến đường cho Đường cao tốc vành đai 1 trong khu vực đô thị được hoàn thiện như hiện nay, việc xây dựng đã bị tạm dừng để lắp đặt một nút giao và được xây dựng lại để trở thành Giao lộ Seoun hiện tại. Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng như Đường cao tốc Gyeongbu. Vị trí: Seoun-dong, Gyeyang-gu và Samsan 1-dong, Bupyeong-gu, Incheon và Samjeong-dong, Bucheon-si, Gyeonggi-do Kết nối các tuyến đường Hướng Goyang・Seongnam Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô (Số 23) Hướng đi Incheon・Seoul Đường cao tốc Gyeongin (Số 5) Tham khảo Seoun Seoun Seoun
377
19830223
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%87nh%20th%C6%B0
Lệnh thư
Lệnh thư (chữ Hán: 令書) là kiểu viết chữ Hán và chữ Nôm trong thư pháp Việt Nam. Nó được phát triển lần đầu tiên vào thời Lê trung hưng. Lúc đầu nó chủ yếu được sử dụng làm sắc lệnh chính thức của hoàng đế và các quan chức trong triều đình. Nhưng sau đó lại được sử dụng rộng rãi trên khắp Việt Nam. Nó không được tìm thấy ở bất kỳ quốc gia nào khác cũng sử dụng chữ Hán như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Đặc trưng Chữ viết được xác định bởi các móc hướng lên sắc nét khác biệt của nó. Nó có các nét được hợp nhất tương tự như kiểu chữ Thảo. Mặc dù chữ viết đã được hợp nhất các nét và được viết nhanh chóng nhưng nó vẫn dễ đọc như chữ Khải. Phạm Đình Hổ viết trong tiểu luận Vũ trung tùy bút (雨中隨筆), chữ Lệnh thư bắt chước kiểu chữ Thảo 𡨸草, được miêu tả là bắt chước chuyển động của một màn múa kiếm. Nhưng chữ Lệnh thư dưới đây đã có những thay đổi trong đó các nét được viết trôi chảy bằng những dấu móc đặc biệt. Ông giải thích thêm rằng có vẻ như nó cũng phát triển những ảnh hưởng từ chữ Thảo và các chữ viết khác được sử dụng truyền thống trong thư pháp Trung Quốc. Lịch sử Chữ viết xuất hiện lần đầu tiên vào thời Lê trung hưng. Dưới thời Quang Hưng 光興 (Lê Thế Tông), Phạm Đình Hổ cũng miêu tả chữ viết thời đó (1599) khoa trương hơn với các nhân vật mang hình dáng 'đầu cong, chân quẹo'. Hình ảnh Xem thêm Chữ Hán Chữ Nôm Thư pháp Việt Nam Thư pháp Trung Hoa Đọc thêm Chia sẻ hơn 88 sắc phong thời cảnh hưng mới nhất Bia số hóa với dòng chữ thư lệnh Tham khảo
320
19830227
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202012%20%E2%80%93%20V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20nam
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam
Vòng loại môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2012 là các giải đấu vòng loại được tổ chức bởi các liên đoàn châu lục để xác định 16 đội tuyển nam tham dự vòng chung kết Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. FIFA giới hạn độ tuổi tham dự của các cầu thủ là U-23 (sinh sau ngày 1 tháng 1 năm 1989). Vòng loại Tổng cộng có 16 đội tham dự vòng chung kết giải Thế vận hội của nam. Trong số sáu liên đoàn khu vực, ba liên đoàn (CONCACAF, AFC và OFC) tổ chức các giải đấu vòng loại dành riêng cho Thế vận hội, trong khi ba liên đoàn còn lại sử dụng các giải đấu trẻ đã có để xét kết quả cho vòng loại. UEFA (Châu Âu) Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu 2011 tại Đan Mạch cũng là giải đấu vòng loại của UEFA cho Thế vận hội. Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Belarus đủ điều kiện tham dự Thế vận hội. CONMEBOL (Nam Mỹ) Giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ 2011 ở Peru, được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2011, đóng vai trò là giải đấu vòng loại cho Thế vận hội. Brazil và Uruguay lần lượt đứng nhất và nhì tại giải đấu và đủ điều kiện tham dự Thế vận hội. CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe) Giải đấu tiền Thế vận hội của CONCACAF được tổ chức từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2012 tại Hoa Kỳ và chứng kiến Mexico và Honduras giành vé vào vòng chung kết. CAF (Châu Phi) Giải vô địch bóng đá U-23 châu Phi 2011, được tổ chức tại Maroc từ ngày 26 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 2011, cũng là giải đấu vòng loại cho Thế vận hội. Ai Cập, Gabon và Maroc là ba đội đã vượt qua vòng loại. Senegal bước vào trận play-off với đội đứng thứ 4 vòng loại AFC là Oman và giành suất cuối cùng dự Thế vận hội. AFC (Châu Á) Giải đấu vòng loại Thế vận hội của AFC diễn ra trong tổng cộng 4 vòng từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012. Sau vòng thứ ba, Hàn Quốc, Nhật Bản và UAE là ba đội giành quyền tham dự Thế vận hội. Oman là đội đứng thứ nhất trong vòng thứ tư và tiến vào trận play-off liên lục địa, nhưng đã để thua trước Senegal. OFC (Châu Đại Dương) Giải đấu vòng loại Thế vận hội của OFC được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 3 năm 2012 tại New Zealand. Đội chủ nhà New Zealand giành vé duy nhất của khu vực đến Thế vận hội. Tham khảo Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Vòng loại nam Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2012 – Nam
495
19830228
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20ch%E1%BB%91ng%20h%E1%BA%A1t%20nh%C3%A2n%20%E1%BB%9F%20Th%E1%BB%A5y%20S%C4%A9
Phong trào chống hạt nhân ở Thụy Sĩ
Năm 2008, năng lượng hạt nhân cung cấp cho Thụy Sĩ 40% điện năng, nhưng theo một cuộc khảo sát người dân Thụy Sĩ cho thấy chỉ có 7% số người được hỏi hoàn toàn ủng hộ việc sản xuất năng lượng bằng các nhà máy điện hạt nhân. Nhiều cuộc tuần hành và biểu tình chống hạt nhân lớn đã diễn ra trong những năm qua. Vào tháng 5 năm 2011, sau thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi, Nội các đã quyết định cấm xây dựng các lò phản ứng điện hạt nhân mới. 5 lò phản ứng hiện tại của quốc gia này sẽ được phép tiếp tục hoạt động nhưng “sẽ không được thay thế khi hết tuổi thọ”. Những năm đầu Nghị viện Thụy Sĩ đã ban hành Đạo luật Năng lượng Hạt nhân năm 1959 và ba nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được đưa vào vận hành từ năm 1969 đến năm 1972 mà không gặp phải bất kỳ sự chống đối nào từ phong trào chống hạt nhân. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào cuối thập niên 1960, chủ yếu chống lại kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Kaiseraugst, một khu tự quản nhỏ không xa thành phố Basel. Địa điểm này từng là tâm điểm của phong trào chống hạt nhân tại Thụy Sĩ trong hai thập kỷ tiếp theo. Một cuộc chiếm giữ quy mô lớn đã diễn ra vào năm 1975 tại Kaiseraugst, sau khi nhà máy được khởi công xây dựng. Cuộc chiếm giữ được Tổ chức Hành động Bất bạo động Kaiseraugst (Non-violent Action Kaiseraugst) tổ chức và kéo dài khoảng 10 tuần, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1975. 15 nghìn gười đã tham gia. Sự kiện chiếm giữ đã dẫn đến một số hoạt động bất bạo động và các cuộc biểu tình rầm rộ có quy mô toàn quốc. Một cuộc biểu tình được tổ chức tại Bern vào ngày 26 tháng 4 năm 1975 đã thu hút 18.000 người và được hơn 170 hiệp hội và đảng phái ủng hộ. Một thời kỳ đấu tranh mạnh mẽ diễn ra trong giai đoạn từ 1975 đến 1981. Sau sự kiện Chernobyl Từ năm 1986 đến năm 1990, thảm họa Chernobyl đã dẫn đến đỉnh điểm của các cuộc biểu tình chống hạt nhân ở Thụy Sĩ một lần nữa. Thảm hoạ đã "nâng cao nhận thức của công chúng về năng lượng hạt nhân và ủng hộ việc chấp nhận một sáng kiến nhân dân cấp liên bang về lệnh cấm xây dựng nhà máy hạt nhân mới trong 10 năm vào năm 1990" (được ủng hộ bởi 54,5% cử tri, vào ngày 23 tháng 9 năm 1990). Ngoại trừ lệnh cấm trong 10 này, công chúng Thụy Sĩ đã không chấp thuận mọi cuộc trưng cầu dân ý cấm năng lượng hạt nhân kể từ những năm 1970 (ví dụ vào năm 1984 và năm 2003). Từ năm 1979 đến năm 2014, trong số 16 biểu quyết cấp bang và liên bang về năng lượng hạt nhân, có 9 biểu quyết ủng hộ và 7 biểu quyết phản đối năng lượng hạt nhân (một lệnh trì hoãn được chấp nhận và 6 dự án lưu trữ chất thải phóng xạ bị từ chối). Phát triển gần đây Năm 2008, năng lượng hạt nhân cung cấp cho Thụy Sĩ 40% điện năng. Theo một cuộc khảo sát trên 1.026 người Thụy Sĩ cho thấy 7% hoàn toàn ủng hộ sản xuất năng lượng hạt nhân, 14% hoàn toàn phản đối, 33% khá ủng hộ và 38% khá phản đối, 8% không có ý kiến. Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất là việc xử lý chất thải phóng xạ. Hiện tại, vật liệu hạt nhân đã qua sử dụng được “lưu giữ tại các cơ sở tạm thời trên mặt đất trong khi các chính khách và cộng đồng tranh cãi về nơi chôn chúng”. Vào tháng 5 năm 2011, sau khi thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra, khoảng 20.000 người đã xuống đường tham gia cuộc biểu tình phản đối năng lượng hạt nhân có quy mô lớn nhất tại Thụy Sĩ trong 25 năm. Những người biểu tình tuần hành ôn hòa gần Nhà máy điện hạt nhân Beznau, nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất ở Thụy Sĩ, bắt đầu đưa vào vận hành kể từ năm 1969. Vài ngày sau cuộc biểu tình phản đối hạt nhân, Nội các đã quyết định cấm xây dựng thêm các lò phản ứng điện hạt nhân mới. 5 lò phản ứng hiện tại quốc gia này sẽ được phép tiếp tục hoạt động nhưng “sẽ không được thay thế khi hết tuổi thọ”. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2016, một cuộc trưng cầu dân ý của Đảng Xanh đã được tổ chức nhằm tìm kiếm đồng thuận về việc giới hạn tuổi thọ hoạt động của các nhà máy hạt nhân của Thụy Sĩ xuống còn 45 năm và nếu cuộc trưng cầu dân ý được ủng hộ, ba lò phản ứng lâu đời nhất tại Thụy Sĩ sẽ phải đóng cửa trong năm 2017, gồm Beznau 1, Beznau 2 và Muehleberg. Cuộc trưng cầu dân ý đã thất bại với 54,2% cử tri không ủng hộ. Vào ngày 21 tháng 5 năm 2017, 58% cử tri Thụy Sĩ đã chấp thuận Đạo luật Năng lượng mới thiết lập chiến lược năng lượng năm 2050 và cấm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Xem thêm Phong trào môi trường ở Thụy Sĩ Năng lượng hạt nhân ở Thụy Sĩ Tham khảo Liên kết ngoài Môi trường Thụy Sĩ Chính trị Thụy Sĩ Thụy Sĩ Năng lượng hạt nhân ở Thụy Sĩ Biểu tình ở Thụy Sĩ
962
19830248
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAi%20Th%E1%BB%8B%20V%E1%BA%A3i
Núi Thị Vải
Núi Thị Vải là một ngọn núi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, diện tích 13 km2, độ cao 467 m so với mực nước biển. Núi thuộc cụm núi Dinh, nằm về phía tây núi Dinh. Rừng trên núi được xếp loại quản lý là rừng phòng hộ, có nhiều loài đặc hữu. Núi có nhiều chùa, thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo của đạo Phật hằng năm. Đây cũng là địa điểm thường diễn ra hoạt động "tam bộ nhất bái" (bước ba bước quỳ lạy một lạy) của các tín đồ Phật giáo, có sự kiện thu hút hàng trăm tín đồ tham gia. Vị trí Từ Thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 51 hướng ra Bà Rịa, đến phường Phú Mỹ rẽ trái 3 km là đến núi. Núi nằm về phía đông nội ô thị xã Phú Mỹ. Trước khi có thay đổi hành chính giải thể huyện Tân Thành thì núi có mốc ranh giới giao nhau của ba đơn vị hành chính cấp xã là xã Tóc Tiên, xã Tân Phước và thị trấn Phú Mỹ của huyện Tân Thành, hiện nay các đơn vị hành chính này thuộc địa phận thị xã Phú Mỹ. Tên gọi Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và Đại Nam nhất thống chí đều ghi tên núi Thị Vải hay còn gọi núi Nữ Tăng. Tên núi đầy đủ ban đầu là Bà Thị Vải, về sau dân gian gọi ngắn gọn đi thành Thị Vải. Theo Gia Định thành thông chí, tên núi xuất phát từ chuyện kể một người con gái nhà giàu có họ Lê (có thể tên Lê Thị Vải) do ba mẹ đã mất và người chồng cũng qua đời nên đã xuống tóc, lập một ngôi chùa trên núi để tu hành. Theo Đại Nam nhất thống chí, ông Trịnh là người ở của bà Vải, một phụ nữ giàu có. Hai người họ có tình ý nhưng không đến được với nhau, có thể do không 'môn đăng hộ đối'. Một thời gian sau dân trong vùng phát hiện xác hai người chết ở hai nơi mà không rõ nguyên nhân. Từ hai nơi đó mọc lên hai ngọn núi cạnh nhau, nên dân trong vùng đặt tên hai ngọn núi theo tên của họ, núi Ông Trịnh và núi Thị Vải. Tự nhiên Diện tích núi khoảng 13 km2 là một phần của cụm núi Dinh. Núi là một khối đá granit với địa hình bằng phẳng vây xung quanh của đồng bằng phù sa cổ. Thực vật Phân loại rừng của núi là rừng phòng hộ. Rừng có các cây thân gỗ: tràm bông vàng (Acacia auriculiformis), muồng (Cassia), gỗ đỏ,... Động vật Động vật có 43 loài lưỡng cư và bò sát, gồm 15 loài ếch nhái, 15 loài thằn lằn và 13 loài rắn. Trong đó, nhiều loài là động vật đặc hữu và trong tình trạng nguy cấp. Các loài ếch nhái gồm có: Họ cóc: Cóc nhà; Họ nhái bầu: Ễnh ương, Nhái bầu bút lơ, Nhái bầu hây-môn, Nhái bầu mukhlesur (Microhyla mukhlesuri), Nhái bầu chân đỏ; Họ ếch lưỡi chẻ: Ngóe, Ếch đồng, Ếch gáy dô, Cóc nước sần, Cóc nước Marten; Họ ếch nhái thực: Ếch bên, Ếch suối núi (Sylvirana montosa); Họ ếch cây: Nhái cây nong-kho, Ếch cây mép trắng. Các loài thằn lằn gồm có: Họ nhông: Nhông xanh; Họ tắc kè: Thằn lằn ngón Cát Tiên, Thạch sùng lá đen (Dixonius cf. melanostictus), Thạch sùng cụt, Tắc kè, Thạch sùng đuôi sần, Thạch sùng đuôi dẹp; Họ thằn lằn bóng: Thằn lằn bóng đuôi dài, Thằn lằn bóng đốm, Thằn lằn bóng hoa, Thằn lằn chân ngắn an-gen, Thằn lằn chân ngắn xiêm (Lygosoma siamensis), Thằn lằn chân ngắn việt nam (Subdoluseps vietnamensis), Thằn lằn phê nô an nam (Sphenomorphus annamiticus), Thằn lằn phê nô đốm. Các loài rắn gồm có: Họ rắn nước: Rắn sọc vàng, Rắn leo cây, Rắn nước đốm vàng (Fowlea flavipunctatus), Rắn dẻ (Lycodon davisonii), Rắn khuyết lào, Rắn khiếm vân đen, Rắn hoa cổ đỏ xiêm (Rhabdophis siamensis), Rắn hổ đất nâu; Họ rắn hổ: Rắn cạp nia nam, Rắn lá khô đốm nhỏ, Rắn choàm quạp (Calloselasma rhodostoma), Rắn lục mép trắng (Trimeresurus albolabris), Rắn lục mắt hồng ngọc. Các loài đặc hữu đáng chú ý gồm có thằn lằn ngón Cát Tiên, thằn lằn chân ngắn việt nam (Subdoluseps vietnamensis), ếch suối núi (Sylvirana montosa). Tắc kè (Gekko gecko) nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Lịch sử Tại núi có một ngôi chùa đã hơn 300 năm tuổi. Khoảng cuối thế kỷ 18, Nguyễn Phúc Ánh từng thoát nạn truy lùng của quân Tây Sơn khi trốn ở đây. Khi ông lên ngôi vua đã sắc phong chùa núi Thị Vải (chùa Linh Sơn Bửu Thiền Tự) nơi ông từng trốn là "Sắc Tứ Linh Sơn Bửu Thiền Tự". Tướng Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt từng có thời gian bị quân Tây Sơn đánh bại, dẫn quân chạy về đây, họ ăn nhờ ở đậu các chùa trên núi. Về phía tây bắc, bên ngoài khối núi Thị Vải là một ngôi chùa rất lớn, tên Đại Tòng Lâm hay Đại Tùng Lâm, được xem là thánh địa Phật giáo của vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu. Chùa lập nên vào năm 1964 bởi Tổ Thiện Hòa với diện tích ban đầu 100 ha. Suốt thời kỳ chống quân Pháp và quân Mỹ, từ 1945 đến 1975, vùng núi là một cứ địa của quân Giải phóng. Tại đây đã xảy ra nhiều cuộc giao tranh. Đây cũng là cứ địa quan trọng của cuộc Tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Sau sự kiện, từ năm 1969, Thị ủy Vũng Tàu của Mặt trận Giải phóng miền Nam dời về núi Thị Vải và đóng ở đây một thời gian. Núi Thị Vải hiện diễn ra các vấn đề đe dọa bởi hoạt động khai thác đá, bao gồm khai thác trái phép. Vào năm 2021 xảy ra nhiều vụ khai thác rừng trái phép với diện tích lớn. Chính quyền địa phương đã đưa 5 người phá rừng, kiểm lâm và nhân viên bảo vệ rừng ra xét xử vào năm 2022, với các mức án 6 đến 5 năm tù và phạt 3 người khác các khoản tiền phạt 560 triệu VND. Các hoạt động xây dựng trái phép đều bị chính quyền địa phương xử lý, buộc tháo dỡ. Năm 2020, một người đàn ông thuê người san đất đá, kè đá ngăn suối, tạo hồ chứa nước trên phần đất rừng phòng hộ đã mua. Người đàn ông này đã bị truy tố vào năm 2022 về tội hủy hoại rừng. Năm 2023, một người đàn ông khác cho xây dựng một con đường đá dài 235m nhưng bị chính quyền địa phương cưỡng chế tháo dỡ. Kinh tế Một số vị trí của núi hiện đang được khai thác, có hai công ty là Công ty TNHH khai thác sản xuất vật liệu xây dựng Thuận Lập và Công ty Cổ phần Phú Đức Chính đang khai thác đá với tổng công suất 1,1 triệu m3 đá/năm. Công ty TNHH khai thác sản xuất vật liệu xây dựng Thuận Lập được cấp phép khai thác đến năm 2039 trên diện tích 50 ha và trữ lượng được cấp phép là 17 triệu m3 đá. Công ty Cổ phần Phú Đức Chính được cấp phép khai thác đến năm 2036 trên diện tích 34,88 ha và trữ lượng được cấp phép là 9.075.327 m3 đá. Nhiều nơi trong vùng giữa sông Thị Vải và núi dân cư sống bằng nghề khai thác đá. Khu vực núi Thị Vải có loại tài nguyên quý là đá granit trắng và granit hồng, có tiềm năng xuất khẩu. Tôn giáo Núi có ba ngôi chùa chính là chùa Linh Sơn Liên Trì (chùa Hạ), chùa Linh Sơn Hồng Phúc (chùa Trung), chùa Linh Sơn Bửu Thiền (chùa Thượng). Từ chân núi đến chùa Thượng trên đỉnh núi là 1.340 bậc thang, nơi đây là địa điểm thường diễn ra hoạt động "tam bộ nhất bái" (bước ba bước quỳ lạy một lạy) của các tín đồ Phật giáo. Có sự kiện thu hút hàng trăm tín đồ tham gia. Theo Giáo hội Phật giáo, "tam bộ nhất bái" thể hiện lòng tin sâu sắc vào Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng) tôi luyện lòng kham nhẫn, chịu đựng đau khổ và tỏ quyết tâm theo đuổi một hạnh nguyện. Còn nhiều người tham gia vì muốn cầu phúc, cầu bình an cho gia đình, người thân. Xem thêm Núi Dinh Sông Thị Vải Chú thích Sách Liên kết ngoài Núi Núi tại Bà Rịa – Vũng Tàu Phật giáo
1,451
19830253
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20Daewang%E2%80%93Pangyo
Nút giao thông Daewang–Pangyo
Nút giao thông Daewang–Pangyo (Tiếng Hàn: 대왕판교 나들목, 대왕판교IC) còn được gọi là Daewang–Pangyo IC là điểm giao cắt số 48 của Đường cao tốc Gyeongbu ở Geumto-dong, Sujeong-gu, Seongnam-si, Gyeonggi-do. Nó được mở như một nút giao thông tạm thời vào ngày 11 tháng 6 năm 2008 để giảm bớt tắc nghẽn giao thông do dự án cải thiện nút giao thông Pangyo bắt đầu vào năm 2006. Vào thời điểm đó, tên là Nút giao thông Pangyo-Imsi và dự án cải thiện nút giao thông Pangyo đã được hoàn thành vào năm 2010. Dự kiến ​​nó sẽ đóng cửa ngay sau khi hoàn thành, nhưng nó đã được chuyển đổi thành nút giao thông chính thức vào năm 2011 và đổi thành Nút giao thông Daewang–Pangyo hiện tại. Lịch sử 11 tháng 6 năm 2008: Hoạt động kinh doanh bắt đầu với tên gọi Nút giao thông Pangyo-Imsi với việc khai trương nút giao thông tạm thời. Năm 2011: Đổi thành Nút giao thông Daewang–Pangyo và chuyển đổi thành nút giao thông chính thức. Thông tin cấu trúc Là đường dốc trực tiếp, chỉ có thể đi vào từ hướng Busan và hướng Seoul và các phương tiện có chiều cao trên 2,5m không được phép ra vào. Ngoài ra, có những khoảng thời gian nhất định để sử dụng nút giao (6 giờ sáng đến 10 giờ tối). Năm 2015, hệ thống thu phí tự động đã được triển khai trong trạm thu phí. Một phần của công trình đi qua suối Geumtocheon. Vị trí: Geumto-dong, Sujeong-gu, Seongnam-si, Gyeonggi-do Văn phòng kinh doanh: 52 Dallaenae-ro, Sujeong-gu, Seongnam-si, Gyeonggi-do (Geumto-dong) Lối vào nút giao thông Dallaenae-ro Kết nối gián tiếp: Tỉnh lộ 23 (Sử dụng Daewangpangyo-ro và Geumto-dong Samgeori) Tham khảo Daewang–Pangyo Daewang–Pangyo
292
19830260
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20T%C3%A2y%20Pyeongtaek
Giao lộ Tây Pyeongtaek
Giao lộ Tây Pyeongtaek (Tiếng Hàn: 서평택 분기점, 서평택JC, Hanja: 安城分岐點), còn được gọi là W.Pyeongtaek JC, là giao lộ nơi Đường cao tốc Seohaean, Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon và Đường cao tốc Pyeongtaek–Siheung gặp nhau và là điểm khởi đầu của Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon, nằm ở Gojan-ri, Cheongbuk-eup, Pyeongtaek-si, Gyeonggi-do. Lịch sử 12 tháng 12 năm 2002: Đường cao tốc Pyeongtaek-Chungju được khai trương cùng với việc khai trương Giao lộ Tây Pyeongtaek ~ Nút giao thông Tây Anseong 28 tháng 3 năm 2008: Để thiết lập một nút giao mới, khu vực Gojan-ri, Cheongbuk-myeon được công bố là Nút giao Tây Pyeongtaek tại Trung tâm Quy hoạch Giao thông Đô thị Thành phố Pyeongtaek 28 tháng 3 năm 2013: Cải tạo đường giao nhau với việc mở Đường cao tốc Pyeongtaek–Siheung Thông tin cấu trúc Khi Đường cao tốc Pyeongtaek-Jecheon được khai trương vào ngày 12 tháng 12 năm 2002, nó được mở như một nút giao thông đa cấp hình chữ Y, nhưng với việc mở thêm Đường cao tốc Pyeongtaek-Siheung vào ngày 28 tháng 3 năm 2013, nó đã trở thành một nút giao thông đa tầng kiểu tuabin. -giao lộ cấp độ với một số cấu trúc hiện tại bị loại bỏ. Nút giao thông này không có đoạn đường nối từ hướng Mokpo của Đường cao tốc Bờ Tây đến hướng Siheung của Đường cao tốc Pyeongtaek-Siheung, cũng không có đoạn đường nối từ hướng Pyeongtaek của Đường cao tốc Pyeongtaek-Siheung đến hướng Seoul của Bờ Tây Đường cao tốc. Vị trí: Gojan-ri, Cheongbuk-eup, Pyeongtaek-si, Gyeonggi-do Kết nối các tuyến đường Hướng đi Mokpo・Seoul Đường cao tốc Seohaean (Số 28) Hướng đi Jecheon Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon (Số 1) Hướng đi Siheung Đường cao tốc Pyeongtaek–Siheung (Số 1) Hình ảnh Tham khảo Tây Pyeongtaek Tây Pyeongtaek Tây Pyeongtaek Tây Pyeongtaek Tây Pyeongtaek
303
19830265
https://vi.wikipedia.org/wiki/Richard%20Weston%2C%20B%C3%A1%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9%20Portland
Richard Weston, Bá tước thứ nhất xứ Portland
Richard Weston, Bá tước thứ nhất xứ Portland, KG, PC (1 tháng 3 năm 1577 – 13 tháng 3 năm 1634/1635), là Bộ trưởng tài chính và sau đó là Thủ quỹ đại thần của nước Anh dưới thời Vua James I và Vua Charles I, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong những năm đầu của Chế độ chuyên chế 11 năm của Charles I và là người tạo ra nhiều chính sách cho phép ông cai trị mà không cần tăng thuế thông qua Nghị viện. Ông là người đầu tiên được bổ nhiệm vào chức Đệ nhất Đại thần Hải quân. Người nắm giữ vị trí này là cố vấn cấp cao của chính phủ về tất cả các vấn đề liên quan đến hải quân, chịu trách nhiệm chỉ đạo và kiểm soát Bộ Hải quân. Đệ nhất Đại thần Hải quân được xem là chức vụ thường trực trong Nội các chính phủ được biết đến sớm nhất ở Anh. Trước khi Richard Weston qua đời 1 năm, vua Charles I của Anh đã ban cho ông tước hiệu Bá tước xứ Portland, thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh, trước đó, vào năm 1628, ông đã được ban tước hiệu Nam tước Weston của Nayland ở Hạt Suffolk. Tước hiệu được truyền 4 đời thì tuyệt tự nên bị thu hồi. Tham khảo Nguồn Liên kết ngoài www.british-civil-wars.co.uk Sinh năm 1577 Mất năm 1635 Hiệp sĩ Garter Lord-Lieutenant xứ Essex Lord-Lieutenant xứ Hampshire Đệ nhất Đại thần Hải quân Bá tước xứ Portland
250
19830281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Miss%20USA%202023
Miss USA 2023
Miss USA 2023 là cuộc thi Hoa hậu Hoa Kỳ lần thứ 72, cuộc thi được tổ chức vào ngày 29 tháng 9 năm 2023 tại Khu nghỉ dưỡng Grand Sierra ở Reno, tiểu bang Nevada. Morgan Romano từ Bắc Carolina đã trao lại vương miện cho Noelia Voigt đến từ Utah với tư cách là người kế nhiệm của cô khi kết thúc sự kiện, người sẽ đại diện cho Hoa Kỳ tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2023. Đây là phiên bản đầu tiên của cuộc thi được tổ chức dưới quyền sở hữu của nhà thiết kế thời trang Laylah Rose và được phát trực tuyến trên trang web và ứng dụng di động của The CW. Đây cũng là phiên bản cuối cùng có giới hạn độ tuổi trên 28 tuổi. Thông tin cuộc thi Địa điểm Vào ngày 14 tháng 7 năm 2022, có thông tin cho rằng cuộc thi sẽ được tổ chức tại Reno, Nevada, với việc thành phố đạt được thỏa thuận ba năm để đăng cai cuộc thi từ năm 2022 đến năm 2024. Đây sẽ là lần thứ ba cuộc thi được tổ chức tại Reno và là năm thứ hai liên tiếp cuộc thi được tổ chức tại thành phố này, sau Miss USA 2019 và 2022. Chủ tịch tổ chức Miss USA lúc bấy giờ là Crystle Stewart cho biết địa điểm được chọn để tôn vinh Cheslie Kryst, người đã đăng quang Hoa hậu Mỹ 2019 tại cùng địa điểm và đã qua đời vì tự sát vào tháng 1 năm 2022. Vào ngày 7 tháng 10, giấy phép của Hoa hậu Mỹ và cuộc thi chị em Miss Teen USA đã bị đình chỉ và trả lại cho Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ do bị cáo buộc gian lận trong cuộc thi trước đó. Vào tháng 8 năm 2023, có thông báo rằng Crystle Stewart đã từ chức chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Hoa Kỳ. Cô được thay thế bởi nhà thiết kế thời trang Laylah Rose. Lựa chọn thí sinh Bắt đầu với phiên bản cuộc thi này, Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ đã thông báo rằng họ sẽ chấp nhận những phụ nữ và bà mẹ đã lập gia đình tham gia cuộc thi. Luật này lần đầu tiên được sử dụng trong năm kỳ thi đầu tiên trước khi được sửa đổi vào năm 1957.. Vào tháng 9 năm 2023, người chiến thắng Hoa hậu Mỹ 2022 R'Bonney Gabriel thông báo rằng tổ chức sẽ bỏ giới hạn độ tuổi bắt đầu từ năm 2024, đặc biệt là đối với các cuộc thi quốc gia liên quan. Phụ nữ trưởng thành từ 29 tuổi trở lên cũng đủ điều kiện tham gia. Trước đây, thí sinh phải ở độ tuổi từ 18 đến 28 khi bắt đầu cuộc thi. Các đại biểu từ 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia được chọn trong các cuộc thi cấp bang bắt đầu vào tháng 9 năm 2022 và dự kiến ​​kết thúc vào tháng 8 năm 2023, vì lịch trình cuộc thi cấp bang có thể trở nên rất dày đặc giữa cuộc thi cấp bang cuối cùng được tổ chức từ năm 2022. Cuộc thi cấp bang đầu tiên là Idaho, được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 năm 2022, và cuộc thi cuối cùng của cấp bang là New York, dự kiến ​​được tổ chức vào ngày 6 tháng 8 năm 2023. Maine trở thành Hoa hậu Hoa Kỳ đã kết hôn đầu tiên sau 66 năm kể từ khi kết hôn vào tháng 4 năm 2023. Chín người đoạt danh hiệu tiểu bang là cựu vô địch tiểu bang Hoa hậu Thiếu niên Hoa Kỳ, hai người là cựu vô địch tiểu bang Hoa hậu Thế giới Mỹ, một người khác là cựu danh hiệu Hoa hậu Thiếu niên xuất sắc của Mỹ, ba người là cựu vô địch tiểu bang Miss America và một người là cựu Hoa hậu Siêu quốc gia Zambia. Kết quả Thứ hạng § – Thí sinh được vào top 20 nhờ bình chọn qua mạng. Thứ tự công bố Top 20 Top 5 Giải thưởng phụ Cuộc thi Tất cả thời gian trong bài viết này là Múi giờ Thái Bình Dương (UCT-7) Bán kết Chương trình truyền hình bị trì hoãn của Cuộc thi sơ khảo Hoa hậu Mỹ 2023 đã được phát sóng trên trang Youtube chính thức của Hoa hậu Mỹ vào lúc 5 giờ chiều ngày 28 tháng 9. (ICT/giờ Las Vegas). Giám khảo Nicole Miller – Nhà thiết kế thời trang Vivica A. Fox – Nữ diễn viên Emina Cunmulaj Nazarian – Người mẫu Patrick Starrr – Doanh nhân làm đẹp Luann de Lesseps – Người dẫn truyền hình thực tế Thí sinh 51 thí sinh đã cạnh tranh cho danh hiệu. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài 2023 2023 beauty pageants 2023 in Nevada Beauty pageants in the United States September 2023 events in the United States
810
19830295
https://vi.wikipedia.org/wiki/Buddhava%E1%B9%83sa
Buddhavaṃsa
Buddhavaṃsa (hay Kinh Phật chủng tính, Phật sử) là một bộ kinh điển Phật giáo mô tả về cuộc đời Phật Gautama và 24 vị Phật toàn giác trong quá khứ đã tiên đoán về sự giác ngộ của Phật Gautama. Đây là cuốn thứ mười bốn của Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikāya), là cuốn thứ năm cũng là cuốn cuối cùng của Kinh tạng (Sutta Piṭaka). Kinh tạng là một trong ba pitakas (bộ phận chính) tạo thành Tam tạng (Tripiṭaka), hay Kinh điển Pali của Thượng tọa bộ (Theravāda). Cùng với Apadāna (Thánh nhân ký sự) và Cariyāpiṭaka (Sở hạnh tạng / Hạnh tạng), Buddhavaṃsa được hầu hết các học giả cho là đã được viết vào thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên, và do đó là phần bổ sung muộn cho Kinh điển Pāli. Tóm tắt Chương đầu tiên kể về việc Phật Gautama, để thể hiện thần thông của mình, đã tạo ra một con đường nạm ngọc trên bầu trời. Khi nhìn thấy điều này, Sāriputta đã hỏi Đức Phật: "Hỡi bậc đại anh hùng, vô thượng trong loài người, quyết tâm của ngài là gì? Hỡi bậc trí tuệ, vào lúc nào, ngài đã khao khát đạt được giác ngộ tối thượng? ... Hỡi bậc trí tuệ, người dẫn dắt thế giới, mười sự toàn hảo của ngài là gì? Làm thế nào để đạt tới sự toàn hảo cao hơn, những sự toàn hảo tối thượng?" Để đáp lại, Đức Phật đã truyền lại phần còn lại của Buddhavaṃsa. Trong chương thứ hai, Phật Gautama đã kể về một tiền kiếp trong quá khứ xa xôi, có một cư sĩ tên là Sumedha, đã được Phật Dīpankara thọ ký rằng "Trong thời đại tiếp theo, ông sẽ trở thành một vị Phật có tên là Gautama.", và nói với ông về mười điều toàn hảo mà ông cần phải thực hành. Các chương 3 đến 26 là những câu chuyện về 24 vị Phật trong lịch sử đã đạt được Phật quả trong khoảng thời gian giữa Dīpankara và Gautama, và những hành động công đức mà Gautama đã thực hiện với họ trong các kiếp trước. Chương 27 kể về cuộc đời của Phật Gautama. Chương 28 đề cập đến ba vị Phật trước Dīpankara, và vị Phật tương lai Maitreya. Chương 29 kể về việc phân phối xá lợi của Phật Gautama sau khi ngài nhập diệt. Tham khảo Nguồn tham khảo Liên kết ngoài The chronicle of twenty-four Buddhas, bởi Mingun Sayadaw, biên tập và dịch bởi Professor U Ko Lay và U Tin Lwin, Yangon, Myanmar. Chỉ bao gồm các chương 1, 22, 23, và 24. Tiểu Bộ kinh
442
19830305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Peyz
Peyz
Kim Soo-hwan (), còn được biết đến với nghệ danh Peyz (), là một tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp đang thi đấu ở vị trí xạ thủ cho đội tuyển Gen.G Esports. Xuất thân từ lò đào tạo trẻ của Gen.G, Peyz đã được đôn lên đội hình chính nhằm thay thế xạ thủ Ruler khi anh chuyển qua thi đấu cho JDG. Peyz là một trong những xạ thủ có thành tích tốt nhất ngay trong năm đầu tiên ra mắt, sở hữu 2 chức vô địch LCK khi mới 17 tuổi và là xạ thủ có số mạng hạ gục nhiều nhất trong một mùa giải quốc nội, với 234 mạng. Anh còn được LCK vinh danh là tân binh của năm 2023. Sự nghiệp câu lạc bộ Gen.G Academy (2020-2021) Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Peyz gia nhập học viện Gen.G Academy. Tại đây anh đã có 2 chức vô địch LCK AS vào tháng 5 và tháng 8 của năm 2021. Gen.G Challengers (2021-2022) Ngày 2 tháng 12 năm 2021, Peyz được đưa lên thi đấu tại đội Challengers của Gen.G (hiện là Gen.G Global Academy). Với kĩ năng của mình, anh được đánh giá là một trong những xạ thủ tốt nhất giải dù không thể đoạt được danh hiệu nào. Gen.G (2022-nay) Ngày 22 tháng 11 năm 2022, Peyz được đôn lên thi đấu tại đội chính của Gen.G để thay thế cho sự ra đi của Ruler. Anh có trận đầu tiên ra mắt sân chơi chuyên nghiệp trước đối thủ là T1 vào ngày 18 tháng 1 năm 2023 trong khuôn khổ LCK Mùa xuân. Đến ngày 9 tháng 4, Peyz cùng đồng đội đánh bại T1 3-1 ở chung kết tổng sau khi đi lên từ nhánh thua để giành lấy danh hiệu lớn đầu tiên trong sự nghiệp. Trong lần đầu tiên được tham dự MSI, Peyz cùng Gen.G bị BLG đánh bại 3 ván không gỡ và phải dừng bước ở vị trí thứ 4 chung cuộc. Kết thúc vòng bảng LCK Mùa hè 2023, Gen.G đứng hạng 2 sau KT Rolster. Đến play-off, họ lần lượt đánh bại HLE 3-0 ở vòng 2, đánh bại T1 3-2 ở chung kết nhánh thắng và hủy diệt T1 3-0 ở chung kết tổng. Qua đó, Peyz đã có lần thứ 2 liên tiếp được nâng cao chiếc cúp vô địch quốc nội ngay trong mùa giải đầu tiên ra mắt đấu trường chuyên nghiệp của mình. Tổng quan sự nghiệp Sự nghiệp câu lạc bộ Thành tích Cấp câu lạc bộ Gen.G Academy Vô địch LCK AS: tháng 5 năm 2021, tháng 8 năm 2021 Gen.G Vô địch LCK: Mùa xuân 2023, Mùa hè 2023 Danh hiệu cá nhân MVP Chung kết LCK: Mùa xuân 2023 Giải thưởng tân binh LCK của năm (2023) Tham khảo Vận động viên thể thao điện tử Tuyển thủ chuyên nghiệp Liên Minh Huyền Thoại Người chơi trò chơi Hàn Quốc
479
19830349
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m%20s%C3%A1t%20s%C3%B4ng%20M%C3%AA%20K%C3%B4ng
Thảm sát sông Mê Kông
Vụ thảm sát sông Mê Kông xảy ra vào sáng ngày 5 tháng 10 năm 2011, khi hai tàu chở hàng Trung Quốc bị tấn công trên một đoạn sông Mê Kông trong phạm vi khu vực Tam giác Vàng, gần biên giới Myanmar và Thái Lan. Tất cả 13 thuyền viên trên cả hai tàu đều thiệt mạng và bị ném xuống sông. Đây là cuộc tấn công chết người nhất nhằm vào công dân Trung Quốc ở nước ngoài trong thời hiện đại. Trong phản ứng của mình, Trung Quốc tạm thời đình chỉ vận tải hàng hải trên sông Mê Kông và đạt được thỏa thuận với Myanmar, Thái Lan và Lào để cùng tuần tra trên sông. Sự kiện này cũng dẫn đến Tuyên bố Naypyidaw và các nỗ lực hợp tác chống ma túy khác trong khu vực. Ngày 28 tháng 10 năm 2011, chính quyền Thái Lan đã bắt giữ 9 binh sĩ của Lực lượng đặc nhiệm Pha Mueang, những người sau đó "biến mất khỏi hệ thống tư pháp". Trùm ma túy Naw Kham và ba cấp dưới cuối cùng đã bị chính phủ Trung Quốc xét xử và tử hình vì vai trò của họ trong vụ thảm sát. Việc đưa tin quá mức trên các phương tiện truyền thông và phát sóng trực tiếp vụ hành quyết ở Myanmar được coi là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm đổ lỗi cho người dân tộc Shan và người Miến Điện về vấn đề ma túy. Trung Quốc trước đây đã cho phép những kẻ buôn ma túy như Pheung Kya-shin tự do đi lại ở Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc Quốc dân Đảng rút lui về Myanmar vào đầu những năm 1950, các trùm ma túy gốc Hoa đã thành lập một đế chế ma túy ở Tam giác Vàng và tận dụng quan hệ toàn cầu của chúng, điều mà người bản địa vẫn còn thiếu. Lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy đã cho phép người Hoa mở rộng và thay thế người bản địa. Kết quả là một phần phía bắc Myanmar và thành phố Mandalay gần như đã bị Hán hóa. Bối cảnh Sông Mê Kông là tuyến đường thủy chính của Đông Nam Á. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc, nơi nó được gọi là Lan Thương Giang, chảy qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, rồi đổ ra Biển Đông. Đây là tuyến đường thương mại chính giữa tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Sau khi ra khỏi Trung Quốc, dòng sông chảy qua khu vực Tam giác Vàng nằm giữa biên giới Myanmar, Thái Lan và Lào. Khu vực này từ lâu vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng vô luật pháp và khét tiếng về buôn lậu ma túy. Chủ của một trong những con tàu bị cướp cho biết hầu hết mọi con thuyền Trung Quốc trong khu vực đều bị các băng nhóm trên sông cướp bóc. Diễn biến Theo thủy thủ đoàn của một chiếc thuyền khác chứng kiến ​​vụ tấn công, khoảng 8 tay súng đã xông lên các tàu chở hàng Trung Quốc Hua Ping và Yu Xing 8 vào sáng ngày 5 tháng 10 năm 2011. Vụ cướp được cho là xảy ra ở vùng nước của Myanmar. Sau đó trong ngày, cảnh sát sông Thái Lan ở tỉnh cực bắc Chiang Rai đã trục vớt các con tàu sau một cuộc đấu súng và tìm thấy khoảng 900.000 viên amphetamin trị giá hơn 3 triệu USD. Thi thể của các thuyền viên Trung Quốc sau đó đã được trục vớt lên từ sông. Họ đã bị bắn hoặc bị đâm, một số bị trói hoặc bịt mắt. Điều tra Theo cảnh sát trưởng tỉnh Chiang Rai, các băng đảng ma túy đòi tiền bảo kê từ tàu thuyền trên sông Mê Kông và đôi khi cướp thuyền để vận chuyển hàng trái phép. Cảnh sát ngay từ đầu đã nghi ngờ kẻ chủ mưu vụ thảm sát là Naw Kham (còn gọi là Nor Kham), một người dân tộc Shan ở độ tuổi bốn mươi. Người này bị cáo buộc là trùm ma túy và cướp biển ở Tam giác Vàng. Anh ta được cho là cựu trợ lý của trùm ma túy khét tiếng Khun Sa, và là thủ lĩnh của một băng đảng với hơn 100 thành viên từng tham gia các vụ buôn bán ma túy, bắt cóc, giết người và cướp biển trên sông Mê Kông trong nhiều năm. Tuy nhiên, các cuộc điều tra sâu hơn cũng liên quan đến 9 binh sĩ Thái Lan thuộc đơn vị quân đội tinh nhuệ chống ma túy. Họ cũng bị chính quyền Thái Lan điều tra. Sau một thời gian dài truy lùng với sự tham gia của chính quyền Trung Quốc và Thái Lan, cuối tháng 4 năm 2012, lực lượng an ninh Lào đã bắt được Naw Kham ở tỉnh Bokeo, và dẫn độ tên này về Trung Quốc vào tháng 5. Naw Kham thừa nhận với chính quyền Trung Quốc rằng anh ta chịu trách nhiệm về vụ thảm sát. Trong khi đó, Myanmar lên kế hoạch dẫn độ trợ lý của Naw Kham sang Trung Quốc, người được cho là nắm giữ thông tin quan trọng về vụ tấn công. Tuyên án hình sự Ngày 6 tháng 11 năm 2012, Tòa án Nhân dân Trung cấp Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) đã kết án tử hình Naw Kham và ba cấp dưới của ông ta: một người Thái Lan, một người Lào và một người mà "truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi là không quốc tịch". Hai người khác, Zha Bo và Zha Tuobo, lần lượt bị tuyên án tử hình có ân xá và 8 năm tù. Sáu bị cáo bị phạt tổng cộng 6.000.000 nhân dân tệ (96.000 USD). Khoảng 300 người tham dự khác có mặt tại phiên tòa, bao gồm người thân của các nạn nhân, giới truyền thông và các nhà ngoại giao từ Lào và Thái Lan. Các bản án tử hình được thi hành vào ngày 1 tháng 3 năm 2013. Phản ứng Vụ thảm sát đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong công chúng Trung Quốc. Nước này tạm thời đình chỉ tất cả hoạt động vận tải của Trung Quốc trên sông Mê Kông. Tháng 12 năm 2011, Trung Quốc, Myanmar, Lào và Thái Lan bắt đầu tuần tra chung trên sông Mê Kông sau khi bốn nước đạt được thỏa thuận an ninh, với hơn 200 cảnh sát biên giới Trung Quốc từ tỉnh Vân Nam tham gia. Đây là lần đầu tiên có hoạt động triển khai chung như vậy ở Đông Nam Á, và được coi là sự mở rộng vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong an ninh khu vực. Các vụ tấn công sau đó Ngày 4 tháng 1 năm 2012, một tàu tuần tra của Myanmar và bốn tàu chở hàng của Trung Quốc đã bị tấn công trên sông Mê Kông đoạn chảy qua Myanmar. Một số quả lựu đạn đã được bắn ra, có thể là từ súng phóng lựu M79, nhưng tất cả đều bắn trượt thuyền. Trong văn hóa đại chúng Bộ phim Điệp vụ Tam giác Vàng của đạo diễn Lâm Siêu Hiền được sản xuất dựa trên sự kiện này và được công chiếu vào tháng 9 năm 2016. Với doanh thu phòng vé 1,18 tỷ nhân dân tệ, nó trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất ở Trung Quốc. Tham khảo Quan hệ quốc tế năm 2011 Trung Quốc năm 2011 Myanmar 2011 Thái Lan năm 2011 Giết người tại Thái Lan Giết người tại Myanmar Tội ác năm 2011 Sự cố hàng hải năm 2011 Thảm sát năm 2011 Mê Kông Tỉnh Chiang Rai Quan hệ Myanmar–Trung Quốc Quan hệ Thái Lan–Trung Quốc Quan hệ Myanmar–Thái Lan
1,317
19830362
https://vi.wikipedia.org/wiki/Excelsior%20Rotterdam
Excelsior Rotterdam
Excelsior Rotterdam, thường được gọi là Excelsior, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hà Lan có trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan. Họ chơi ở Eredivisie, giải đấu hàng đầu của bóng đá Hà Lan từ mùa giải 2022–23 sau khi thăng hạng. Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1902 và trước đây được gọi là "Rotterdamse Voetbal en Atletiek Vereniging Excelsior" (Câu lạc bộ bóng đá và điền kinh Rotterdam Excelsior). Sân nhà của Excelsior là sân vận động Woudestein - vì lý do tài trợ được gọi là sân vận động Van Donge & De Roo - có sức chứa khoảng 4.500 chỗ ngồi, một trong những sân vận động nhỏ nhất tổ chức bóng đá chuyên nghiệp ở Hà Lan. Lịch sử Đội hình hiện tại Cho mượn Cầu thủ của năm Giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Excelsior được bình chọn bởi những người ủng hộ câu lạc bộ, để ghi nhận thành tích chung tốt nhất của một cầu thủ trong suốt mùa giải bóng đá. Cuộc bầu chọn thường niên được tổ chức bởi câu lạc bộ cổ động viên Pro Excelsior từ năm 1996. Nhân viên câu lạc bộ Nhân viên hiện tại Cựu huấn luyện viên Tham khảo Liên kết ngoài
211
19830371
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0%20C%C3%B4ng%20Tr%C3%ACnh
Hà Công Trình
Hà Công Trình (1434 - 1511) còn có tên là Hà Trình, Hà Tông Trình, sinh tại tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ đời vua Lê Thánh Tông, làm quan đến Thượng thư (Bộ trưởng) bộ Hình, bộ Công; năm 1502 kiêm chức Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám. Tiểu sử Hà Công Trình sinh năm 1434, đỗ Hoàng giáp, niên hiệu Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1466). Hà Công Trình là tên chép ở bia Văn Miếu Quốc Tử Giám và Đại Việt sử ký toàn thư, còn theo gia phả họ Hà thì chép là Hà Tông Trình. Ông làm tế tửu Quốc Tử Giám, sau làm quan đến thượng thư Bộ Hình, Bộ Binh. Hà Công Trình sinh năm Giáp Tuất, thủa nhỏ còn có tên là Hà Trình, tên tự là Tuấn Nghị - quê xã Tĩnh Thạch, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An xưa, nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Hà Công Trình sinh ra trong một gia đình danh tiếng, cụ nội là phụ quốc thượng tướng quân, thượng vị hầu trấn thủ xứ Nghệ An, ông nội là Đại tướng Hoàng Bảng. Bố Hà Công Trình là Hà Nho, bị giặc Minh truy lùng vì ông và cha là quan đại thần nhà Trần và trực tiếp chống lại giặc Minh, nên không có điều kiện theo con đường khoa cử, chỉ làm thầy dạy học. Thủa nhỏ Hà Công Trình nổi tiếng hiếu học, thông minh và có đức hạnh và là một cự phách của xứ Nghệ An. Năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Hà Công Trình thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ, đệ tứ danh (bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi tên những người đỗ khoa thi năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) và bài ký bia tiến sĩ khoa Bính Tuất ghi danh Hà Công Trình, xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, niên hiệu Hồng Đức thứ 15, đời vua Lê Thánh Tông (1475) đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Sau khi thi đỗ, Hà Công Trình được triều đình nhà Lê (Lê Thánh Tông) bổ nhiệm làm tri huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, thăng làm tri phủ Triệu Phong (Triệu Phong là tên phủ thời Lê, bao gồm các huyện Triệu Hải (Quảng Trị), Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc (Thừa Thiên) và các huyện Điện Bàn, Hòa Vang, Tiên Phước (Quảng Nam) ngày nay. Sau đó được thăng chức thừa chính xứ Đạo Sơn Nam (xứ Sơn Nam gồm: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất Hà Tây, Hưng Yên ngày nay). Sau một thời gian, do có nhiều công lao, Hà Công Trình được điều về triều đình ở Thăng Long và được thăng chức Thượng thư Bộ Binh, Bộ Hình. Đến thời vua Lê Hiến Tông (1497-1504), Hà Công Trình được kiêm giữ chức nhập thị Kinh Diên (là nơi giảng bài cho vua) và chức tế tửu Quốc tử Giám. Tháng 2 năm Nhâm Tuất (1502) đời vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Thống mở khoa thi hội, Quốc tử giám tế tửu Hà Công Trình được nhà vua giao đọc quyển thi. Làng Tỉnh Thạch xưa có tên là làng Đông Tỉnh. Tương truyền vào giữa thế kỷ XV, Hà Công Trình vốn nhà nghèo nhưng học giỏi. Một hôm đi câu cá về khuya, nằm lăn ở hòn đá đầu làng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ thấy một người đến gặp khuyên hãy bỏ rượu và tu chí học hành ắt sẽ thành tài. Xã Tỉnh Thạch có tên đến năm 1945. Sau đó đổi tên thành xã Sơn Thủy. Năm 1948-1952 mang tên xã Ích Hòa. Từ năm 1953 đến nay là xã Tùng Lộc. Sắc phong của Triều Nguyễn, Tự Đức thứ 6, ngày 13 tháng giêng năm 1853 viết: “Sắc truyền tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất (1466) Thượng thư bộ Binh, bộ Hình triều Lê, Phủ quân họ Hà giúp nước yêu dân, linh ứng rõ rệt. Đến nay vâng lệnh Đức Cả, mệnh lệnh sáng suốt, suy xét sâu xa, thần vị được tặng Tuấn lương thần. Chuẩn cho xã Tỉnh Thạch, huyện Can Lộc phụng thờ như cũ. Mong thần ra sức giúp nước, bảo vệ dân ta”. Ông Hà Công Trình được coi là ông tổ học họ Hà. Tùng Lộc được coi là quê gốc họ Hà ở Hà Tĩnh. Hậu duệ Theo các gia phả Họ Hà ở Hà Tĩnh thì họ Hà ở Hà Tĩnh đã có từ đời Trần, cư trú tại huyện Cẩm Xuyên, sang thời thuộc Minh thì dời về xã Tỉnh Thạch huyện Thiên Lộc (Nay là xã Tùng Lộc huyện Can Lộc). Họ Hà Tỉnh Thạch cuối thế kỷ XV có Hà Công Trình, đỗ hoàng giáp thời Quang Thuận đời Lê Thánh Tông (1466). Cháu 7 đời của Hà Tông Trình là Hà Tông Mục đỗ Tiến sĩ năm Chính Hòa thứ 9 (1688), làm bồi tụng kiêm Phủ Doãn phủ Phụng Thiên, thống lĩnh thủy quân và làm Biên tu Quốc Sử quán, tham gia viết Đại Việt sử ký tục biên. Sau khi chết được truy tặng Thượng thư bộ Công. Khi còn sống được nhân dân quê nhà lập Sinh Từ, văn bia Sinh Từ nói về công đức của ông hiện nay vẫn còn. Ngày nay, người ta còn giữ được các sắc phong của Hà Tông Mục và nhiều giấy tờ thời Lê cũng như di chúc của Hà Tông Mục do tay cụ viết. Không biết từ đời nào của dòng họ Hà ở Tỉnh Thạch, có xảy ra một sự cố đáng ghi nhớ. Đó là trong một dịp khao làng, con cháu đã để thuốc độc rơi vào nồi cháo, có người bị trúng độc. Quan huyện sai người đến bắt, vì vậy có mấy người con trai phải bỏ trốn. Một người chạy lên huyện Hương Sơn làm thành dòng Hà Huy của Hương Sơn (dòng họ của ông Hà Huy Giáp). Sau một bộ phận cùa dòng họ này tách thành họ Hà Học (họ của Hà Học Trạc). Một người chạy vào huyện Cẩm Xuyên làm thành họ Hà Huy ở Cẩm Xuyên (họ của ông Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). Một người chạy ra huyện Nghi Xuân làm thành dòng họ của Hà Văn Đại, đỗ Phó bảng năm 1919; Hà Văn Tấn, nhà sử học, Giải thưởng Hồ Chí Minh. Dòng họ Hà ở Như Xuân, theo văn bia, sau có người dời ra Kim Vực huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa (Nay là huyện Yên Định) là dòng họ Hà của Hà Tông Huân, đậu Bảng nhãn năm Bảo Thái thứ 5 (1724) làm quan đến Tham tụng và Thượng thư bộ Binh. Dòng họ Hà ở Thanh Hóa sau có người dời về Cát Động huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông làm thành dòng họ của Hà Tông Quyền đỗ Tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Dòng họ Hà ở Nghi Xuân vào thế kỷ thứ XVI có một chi dời vào huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam. Tên đường phố Tại Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh có một đường phố tên là Hà Tông Trình. Tham khảo Quan lại nhà Lê sơ Người Hà Tĩnh Tiến sĩ nhà Hậu Lê
1,255
19830386
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jon%20Fosse
Jon Fosse
Jon Olav Fosse (; sinh ngày 29 tháng 9 năm 1959 tại Haugesund, Na Uy) là một nhà văn, nhà biên dịch, nhà viết kịch người Na Uy. Năm 2023, ông được trao giải Nobel Văn học vì "vì những vở kịch và tác phẩm văn xuôi đầy sáng tạo, lên tiếng cho những điều không thể nói thành lời". Ông là nhà văn Nynorsk đầu tiên nhận giải Nobel Văn học và là người Na Uy thứ ba nhận được giải thưởng này, sau Sigrid Undset được trao giải năm 1928. Fosse là nhà viết kịch Na Uy có tác phẩm được biểu diễn nhiều thứ nhì sau nhà viết kịch Na Uy Henrik Ibsen. Fosse đã sáng tác các tác phẩm bằng tiếng Nynorsk, gồm khoảng 40 vở kịch, cũng như rất nhiều tiểu thuyết, tập thơ, tiểu luận, sách cho thiếu nhi và các bản dịch. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 50 ngôn ngữ. Fosse là một trong những nhà viết kịch có tác phẩm được biểu diễn rộng rãi nhất trên thế giới. Những vở kịch tối giản và nội tâm sâu sắc của ông, với ngôn ngữ thường gần với văn xuôi và thơ trữ tình, đã được ghi nhận là đại diện cho sự tiếp nối hiện đại của truyền thống kịch do Henrik Ibsen thiết lập vào thế kỷ 19. Tác phẩm của Fosse thường được đặt trong truyền thống của sân khấu hậu kịch nghệ. Tiểu sử Nhà văn Fosse sinh năm 1959 ở Haugesund, Na Uy, lớn lên ở Strandebarm. Tiểu thuyết đầu tay của ông là Raudt, svart (Đỏ, đen) xuất bản năm 1983. Năm 1989, ông được đánh giá cao với tiểu thuyết Naustet (Nhà thuyền). Ông sáng tác vở kịch đầu tiên năm 1992 – Nokon kjem til å kome (Ai đó sẽ đến). Năm 1994, vở Og aldri skal vi skiljast được trình diễn ở Nhà hát Quốc gia ở Bergen. Tham khảo Người Na Uy đoạt giải Nobel Nhà văn Na Uy thế kỷ 20 Người đoạt giải Nobel Văn học
342
19830393
https://vi.wikipedia.org/wiki/Heracles%20Almelo
Heracles Almelo
Heracles Almelo là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hà Lan có trụ sở tại Almelo, được thành lập vào năm 1903. Câu lạc bộ đã hai lần giành chức vô địch quốc gia Hà Lan vào các năm 1927 và 1941. Heracles đã giành được danh hiệu Eerste Divisie trong mùa giải 2004–05, được thăng hạng lên Eredivisie cho lần đầu tiên sau 28 năm. Câu lạc bộ vẫn ở giải hạng nhất trong 17 mùa giải trước khi phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2021–22. Năm 2012 họ lọt vào trận chung kết KNVB Cup lần đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ, và để thua PSV Eindhoven trong trận chung kết. Đối thủ chính của câu lạc bộ là FC Twente. Lịch sử Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 3 tháng 5 năm 1903 với tên Heracles, theo tên con trai á thần của thần Zeus. Họ đổi tên vào ngày 1 tháng 7 năm 1974 thành SC Heracles '74 và cuối cùng chuyển sang tên hiện tại vào năm 1998. Heracles đứng thứ sáu tại Eredivisie trong mùa giải 2015–16, đủ điều kiện tham dự vòng play-off châu Âu cuối mùa. Câu lạc bộ lần đầu tiên đánh bại FC Groningen và sau đó là FC Utrecht và do đó lần đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ đủ điều kiện tham dự bóng đá châu Âu, bắt đầu từ vòng sơ loại thứ ba của UEFA Europa League 2016–17. Chuỗi ba trận thua liên tiếp khiến Heracles kết thúc mùa giải 2021–22 ở vị trí thứ mười sáu, khiến họ phải tham dự trận play-off thăng hạng/xuống hạng. Câu lạc bộ đã xuống hạng Eerste Divisie sau khi thua chung cuộc 6-1 trước Excelsior Rotterdam ở bán kết. Chưa đầy một năm sau, Heraclieden lập tức trở lại giải đấu hàng đầu với chiến thắng 3-0 trên sân nhà trước Jong PSV (đội trẻ PSV), giúp họ lọt vào top hai ở Eerste Divisie 2022–23. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2023, Heracles đã giành được danh hiệu vô địch Eerste Divisie lần thứ ba sau khi đánh bại Jong Ajax (đội trẻ Ajax) ở vòng đấu cuối cùng. Danh hiệu Eredivisie Vô địch: 1926–27, 1940–41 Eerste Divisie Vô địch: 1984–85, 2004–05, 2022–23 KNVB Cup Á quân: 2011–12 Cầu thủ Nhân viên câu lạc bộ Tham khảo Liên kết ngoài
390
19830429
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAp%20Ogbono
Súp Ogbono
Súp Ogbono là một món ăn có nguồn gốc xuất xứ từ Nigeria được làm từ hạt ogbono khô. Hạt Ogbono (tên địa phương của Chi Kơ nia) có nguồn gốc và được trồng lần đầu tiên ở miền Nam Nigeria với nhiều biến thể khác nhau. Theo nghiên cứu của Chris Chinaka và J.C. Obiefuna, Ogbono là một loại cây rừng bản địa gắn liền với thực vật được xếp vào loại 'lâm sản ngoài gỗ'. Nó có nhiều tên địa phương khác nhau ở Nigeria. Việc sử dụng từ "ogbono" một cách phổ biến theo cách nói chung của người Nigeria bắt nguồn từ tiếng Igbo. Ở Nupe, nó được gọi là 'pekpeara', 'ogwi' ở Bini, 'uyo' ở Efik, và 'oro' hoặc 'apon' ở Yoruba. Mặc dù ogbono (hạt dika) và ugiri, tên gọi trong tiếng Igbo cho xoài Phi châu, thực sự rất giống nhau và thường được coi là tương đồng, nhưng về mặt kỹ thuật thì có sự khác biệt. Nguyên liệu Hạt ogbono xay được sử dụng để làm chất cô đặc và tạo cho súp có màu đen. Bên cạnh hạt, nước và dầu cọ, món ăn thường chứa thịt và/hoặc cá, gia vị chẳng hạn như ớt, rau sống và các loại rau củ khác. Các loại rau ăn lá điển hình bao gồm lá đắng và celosia. Các loại rau điển hình khác bao gồm cà chua và đậu bắp. Các loại gia vị điển hình bao gồm ớt, hành tây và iru (đậu châu chấu lên men). Các loại thịt điển hình bao gồm thịt bò, thịt dê, cá, thịt gà, thịt rừng, tôm hoặc tôm hùm đất. Thưởng thức Súp Ogbono có thể được ăn kèm với fufu, hoặc khoai nghiền. Ở các quốc gia khác, món xúp này có thể được bày bán ở dạng đóng gói sẵn ở một số thị trường chuyên về thực phẩm Tây Phi. Súp Ogbono có kết cấu nhầy giống như súp okra. Xem thêm Ẩm thực châu Phi Xúp Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Công thức của Chef Lola's Kitchen cho món súp Ogbono Ẩm thực châu Phi Món mặn Ẩm thực Nigeria Ẩm thực Igbo Ẩm thực Yoruba Món ăn gà Thịt
358
19830431
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%93ng%20%28ph%C6%B0%C6%A1ng%20T%C3%A2y%29
Rồng (phương Tây)
Rồng là một sinh vật huyền thoại trong văn hóa dân gian và trong thần thoại của các nền văn hóa châu Âu. Nhà thơ La Mã Virgil, mô tả một người chăn cừu chiến đấu với một con rắn lớn, gọi nó là "serpens" và "draco", cho thấy rằng vào thời của ông, hai từ này có thể có nghĩa giống nhau. Thời Trung cổ, rồng thường được miêu tả là một sinh vật lớn, thở ra lửa, có vảy, có sừng, giống thằn lằn; sinh vật này cũng có đôi cánh giống như dơi, có bốn chân, một cái đuôi dài, cơ bắp có khả năng cầm nắm. Trong truyện dân gian, máu rồng thường chứa đựng những sức mạnh độc nhất, giúp chúng sống lâu hơn hoặc mang lại cho chúng những đặc tính của độc, hoặc tính axit. Tương truyền chúng có lớp vảy cứng như sắt thép bao phủ cơ thể và đuôi gai, đầu của chúng có thể chứa sừng, gạc hoặc mào. Con rồng điển hình trong văn hóa Thiên chúa giáo thường sẽ bảo vệ một hang động hoặc lâu đài chứa kho báu. Hình tượng một con rồng độc ác thường gắn liền với một anh hùng cố gắng tiêu diệt nó, và một con rồng tốt sẽ hỗ trợ hoặc đưa ra lời khuyên. Mặc dù là một sinh vật có cánh nhưng rồng thường được tìm thấy trong hang ổ dưới lòng đất. Một số loài rồng phương Tây Wawel Welsh Welsh là loài rồng trong thần thoại xứ Welsh, chúng cũng được in hình trên quốc kỳ Wales. Á long Á long (rồng hạng hai) theo nghĩa rộng là những sinh vật có vẻ ngoài giống rồng, được xếp vào lớp rồng theo nghĩa rộng, nhưng chúng lại không phải là một rồng (dragon). Những loài á long có kích thước nhỏ bé hơn, cũng như sức mạnh và năng lực đều thua xa loài rồng. Một số loài á long điển hình như: Wyvern Wyvern là một loài á long trong truyền thuyết. Thay vì có bốn chân và một cặp cánh to trên lưng như dragon, thì wyvern chỉ có hai chân, hai cánh và thường có đuôi nhọn được cho là có nọc độc, chúng thường xuất hiện như linh vật của các trường học và đội thể thao (chủ yếu ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Canada). Nó là một sinh vật phổ biến trong văn học, thần thoại và văn hóa dân gian châu Âu. Ngày nay, nó thường được sử dụng trong văn học giả tưởng và trò chơi điện tử. Wyvern trong huy hiệu và văn hóa dân gian hiếm khi thở ra lửa, không giống như những con rồng khác. Wyrm Wyrm hiện diện trong thần thoại Đức và phổ biến ra văn hóa châu Âu, thường được miêu tả là loài á long có vẻ ngoài của những con rắn lớn có nọc độc. Wyrm đại diện cho vua chúa, manh tính chất bảo vệ nên rất được tôn sùng. Wyrm có vẻ ngoài rất giống rồng phương Đông vì thân dài và không có cánh, nhưng vẫn có khả năng bay. Hải Xà Hải xà là một loại á long được mô tả trong nhiều thần thoại khác nhau, đáng chú ý nhất là Tiamat, Leviathan, Hydra và Jörmungandr. Drake Loài á long này có bốn chân trông giống như những con kỳ đà nhưng kích thước to lớn hơn nhiều. Trong tiếng anh cổ, Drake cũng có nghĩa là rồng. Tham khảo Xem thêm Rồng phương Đông Khủng long Salamander Rồng Sinh vật thần thoại Động vật trong văn hóa đại chúng
601
19830455
https://vi.wikipedia.org/wiki/Commercial%20Lunar%20Payload%20Services
Commercial Lunar Payload Services
Vào tháng 3 năm 2018, NASA đã thành lập chương trình Dịch vụ tải trọng thương mại Mặt trăng (Commercial Lunar Payload Services - CLPS) với mục đích gửi các robot đổ bộ nhỏ và xe tự hành đến khu vực cực nam mặt trăng như một tiền đề để hỗ trợ cho các nhiệm vụ có con người. Các mục tiêu chính bao gồm tìm kiếm tài nguyên mặt trăng, thử nghiệm tính khả thi để sử dụng tài nguyên tại chỗ (ISRU) và khoa học mặt trăng. NASA sẽ trao hợp đồng cho các công ty cung cấp dịch vụ thương mại để phát triển và phóng các tàu đổ bộ mặt trăng với mang theo các thiết bị phục vụ khoa học. Giai đoạn đầu tiên xem xét các đề xuất có khả năng cung cấp ít nhất 10 kg (22 lb) tải trọng vào cuối năm 2021. Đề xuất cho tàu đổ bộ cỡ trung g có khả năng cung cấp từ 500 kg (1.100 lb) và 1.000 kg (2.200 lb) hàng hóa cũng sẽ được xem xét để khởi động sau năm 2021. Vào tháng 11 năm 2018, NASA đã công bố chín công ty đầu tiên đủ điều kiện đấu thầu các hợp đồng dịch vụ vận chuyển CLPS (xem danh sách dưới đây). Vào ngày 31 tháng 5 năm 2019, ba trong số đó đã được trao hợp đồng cho các tàu đổ bộ: Astrobotic Technology, Intuitive Machines, OrbitBeyond. Vào ngày 29 tháng 7 năm 2019, NASA thông báo rằng đã chấp nhận yêu cầu của OrbitBeyond để được giải phóng khỏi hợp đồng với lý do "những vấn đề nội bộ của công ty". Mười hai tải trọng và thử nghiệm đầu tiên từ các trung tâm của NASA đã được công bố vào ngày 21 tháng 2 năm 2019. Ngày 1 Tháng 7 năm 2019, NASA đã công bố lựa chọn thêm mười hai trọng tải bổ sung, được cung cấp bởi các trường đại học và các doanh nghiệp. Vào tháng 4 năm 2020, NASA chọn Masten Space System là nhà thầu thứ 4 để vận chuyển hàng hóa lên Mặt trăng vào năm 2022.
359
19830458
https://vi.wikipedia.org/wiki/Michael%20H.%20Hart
Michael H. Hart
Michael H. Hart (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1932), là nhà vật lý thiên văn, tác giả, nhà nghiên cứu và người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng/người theo chủ nghĩa ly khai người da trắng. Kể từ năm 1978, ông đã xuất bản năm cuốn sách, nổi bật nhất là tác phẩm bán chạy nhất, The 100: A Xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử . Nghịch lý Fermi [ chỉnh sửa ] Hart xuất bản năm 1975 một nghiên cứu chi tiết về nghịch lý Fermi :  sự tương phản giữa khả năng cực kỳ cao của sự sống ngoài Trái đất ở đâu đó trong vũ trụ và sự vắng mặt hoàn toàn của bất kỳ bằng chứng nào cho điều này. Công trình của Hart từ đó đã trở thành một điểm tham chiếu lý thuyết cho phần lớn nghiên cứu về cái mà ngày nay đôi khi được gọi là nghịch lý Fermi-Hart .  Liên quan đến những đóng góp của Hart trong việc nghiên cứu nghịch lý, Geoffrey A. Landis viết: "Một cái tên thích hợp hơn cho [nghịch lý] sẽ là nghịch lý Fermi-Hart, vì trong khi Fermi được cho là người đầu tiên đặt câu hỏi thì Hart lại là người đầu tiên đặt câu hỏi này. người đầu tiên thực hiện một phân tích chặt chẽ cho thấy vấn đề không hề tầm thường và cũng là người đầu tiên công bố kết quả của mình". Robert H. Gray coi Hart là người khởi xướng thích hợp cho lập luận này, trong bài báo năm 1975 của Hart. Gray lập luận rằng thuật ngữ nghịch lý Fermi là một cách gọi sai; rằng đó không phải là công trình của Fermi, cũng không phải là một nghịch lý thực sự (đúng hơn là một lập luận).  Do đó, ông đề xuất rằng, thay vì đặt tên nghịch lý Fermi (tiêu chuẩn, nhưng theo quan điểm của ông là không chính xác) , nó nên được gọi là lập luận Hart-Tipler – thừa nhận quyền ưu tiên của Hart với tư cách là người khởi xướng lập luận, nhưng cũng thừa nhận Frank J. Tipler Sự mở rộng đáng kể các lập luận của Hart trong bài báo năm 1980 của ông Những sinh vật thông minh ngoài Trái đất không tồn tại . Hart là người ủng hộ giả thuyết Đất hiếm ; ông đề xuất một vùng sinh sống rất hẹp dựa trên các nghiên cứu về khí hậu. Ông ủng hộ giả thuyết này trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn do ông đồng biên tập, "Người ngoài hành tinh: Họ ở đâu",  đặc biệt trong chương ông đóng góp cho nó "Tiến hóa khí quyển, phương trình Drake và DNA: Cuộc sống thưa thớt trong vô tận". Vũ trụ". Nhóm 100: Bảng xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử [ chỉnh sửa ] Bài chi tiết: The 100: Bảng xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Cuốn sách đầu tiên của Hart là The 100: A Xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử (1978), đã bán được hơn 500.000 bản và được dịch sang nhiều thứ tiếng. Người đầu tiên trong danh sách của Hart là Muhammad , được chọn thay vì Jesus hoặc Moses .  Hart cho rằng điều này là do Muhammad "cực kỳ thành công" trong cả lĩnh vực tôn giáo và thế tục. Ông cũng công nhận vai trò của Muhammad trong sự phát triển của Hồi giáo , có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với sự đóng góp của Chúa Giêsu cho sự phát triển của Kitô giáo . Hart tuyên bố rằng Sứ đồ Phao-lô có vai trò then chốt hơn Chúa Giê-su đối với sự phát triển của Cơ đốc giáo. [cần trích dẫn ] Chủ nghĩa ly khai của người da trắng [ chỉnh sửa ] Hart tự mô tả mình là một người theo chủ nghĩa ly khai của người da trắng và hoạt động tích cực trong các hoạt động ly khai của người da trắng.  Năm 1996, ông phát biểu tại một hội nghị được tổ chức bởi tổ chức ly khai da trắng của Jared Taylor , New Century Foundation , nhà xuất bản American Renaissance . Ông đề xuất chia nước Mỹ thành bốn bang: một bang da trắng, một bang da đen, một bang gốc Tây Ban Nha và một bang hỗn hợp chủng tộc. Tại hội nghị Phục hưng Hoa Kỳ năm 2006, Hart, một người Do Thái, đã có cuộc đối đầu công khai với David Duke , cựu Đại pháp sư của Ku Klux Klan và cựu đại diện bang Louisiana , về những nhận xét chống Do Thái của Duke . Các tài khoản của hội nghị nói rằng Hart đã đứng lên, gọi Duke là Đức Quốc xã (với lời lẽ tục tĩu) và xông ra ngoài. Hart đã tổ chức một hội nghị được tổ chức tại Baltimore vào năm 2009 với chủ đề Bảo tồn nền văn minh phương Tây . Nó được coi là giải quyết nhu cầu bảo vệ "di sản Do Thái-Kitô giáo của Mỹ và bản sắc châu Âu."  Các diễn giả được mời bao gồm: Lawrence Auster , Peter Brimelow , Steven Farron, Julia Gorin , Lino A. Graglia , Henry C. Harpending , Roger D. McGrath, Pat Richardson , J. Philippe Rushton , Srdja Trifković và Brenda Walker. Sách [ chỉnh sửa ] The 100: Xếp hạng những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử , 1978 (Phiên bản sửa đổi, 1992) Người ngoài hành tinh, họ ở đâu? (đồng biên tập với Ben Zuckerman ), 1982 (Ấn bản thứ hai, 1995) Một góc nhìn từ năm 3000 (Poseidon Press, 1999) Tìm hiểu lịch sử loài người ( Nhà xuất bản Hội nghị thượng đỉnh Washington , 2007) Khôi phục nước Mỹ ( VDare , 2015) Tài liệu tham khảo [ chỉnh sửa ] ^ ^ ^ ^ ^ ^Nhảy lên:a b Người ngoài hành tinh: Họ ở đâu? Tái bản lần thứ 2, Eds. Ben Zuckerman và Michael H. Hart (Cambridge: Tổ chức báo chí của Đại học Cambridge, 1995) ^ Alphonse Dougan, " Tìm hiểu về nhà tiên tri Muhammad vượt ra ngoài khuôn mẫu ", Đài phun nước , Số 46 (tháng 4 đến tháng 6 năm 2004). ^Nhảy lên:ab Cuộc phỏng vấn với Michael H. Hart của Russell K. Neili, ngày 14 tháng 4 năm 2000. ^ ^ ^ ^ Liên kết bên ngoài [ chỉnh sửa ] Bảo tồn sinh học văn minh phương Tây Xuất hiện trên C-SPAN Danh mục : sinh năm 1932 Người sống Cựu sinh viên Đại học Adelphi nhà vật lý thiên văn người Mỹ Nhà văn khoa học Mỹ Những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng ở Mỹ Giảng viên Cao đẳng Cộng đồng Anne Arundel Cựu sinh viên Đại học Cornell Nhà văn người Mỹ gốc Do Thái nhà vật lý Do Thái Những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng Do Thái Cựu sinh viên trường Luật New York Cựu sinh viên Đại học Princeton Các nhà khoa học từ thành phố New York Người của Đại học Trinity (Texas) Đại học Maryland, giảng viên College Park Người Mỹ theo chủ nghĩa ly khai da trắng Nhà văn từ thành phố New York Cựu sinh viên trường Khoa học Trung học Bronx
1,260
19830467
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tai%20n%E1%BA%A1n%20xe%20bu%C3%BDt%20Venezia%202023
Tai nạn xe buýt Venezia 2023
Vào ngày 3 tháng 10 năm 2023, một chiếc xe buýt đã rơi từ cầu vượt ở Mestre-Carpenedo, Veneto, Ý, và bốc cháy, khiến 21 người chết và 18 người bị thương. Tai nạn Vụ tai nạn xảy ra lúc 19:45 giờ CEST ngày 3 tháng 10 năm 2023, khi chiếc xe buýt đang chở khách du lịch từ Piazzale Roma ở trung tâm lịch sử Venice đến một khu cắm trại ở quận Marghera. Nhân chứng cho biết chiếc xe buýt đã va chạm với lan can dọc theo đoạn dốc xuống của một cầu vượt trên đường dẫn từ Mestre đến Marghera và Đường cao tốc Tangenziale di Mestre (A57) khoảng 50 mét trước khi lao qua hàng rào. Chiếc xe buýt rơi xuống khoảng 15 mét, va chạm với dây điện, bị lật úp và phần đầu hoàn toàn bị nghiền nát, gần đường ray của ga xe lửa Venezia Mestre, nơi nó bốc cháy. Chiếc xe, được một công ty địa phương thuê để chở khách, nặng 13 tấn và mới sử dụng chưa đầy một năm. Xe chạy điện và chỉ huy đội cứu hỏa phụ trách hiện trường cho biết pin xe đã bốc cháy. Cố vấn vận tải của Venice sau đó xác nhận rằng cầu vượt tại địa điểm xảy ra tai nạn đã cần được cải tạo từ năm 2016, nhưng do chi phí sửa chữa được dự kiến ​​với giá bảy triệu euro nên nó đã không được tiến thành mãi cho đến tháng 9 năm 2023. Mặc dù công việc cuối cùng đã hoàn thành, nhưng việc sửa chữa đã thiếu 400 mét so với khoảng trống 1,5 mét có sẵn ở lan can chính mà xe buýt đã lao qua, cùng với hàng rào kim loại thứ cấp ở rìa cầu vượt. Thương vong Trong số 40 người trên xe buýt, ít nhất 21 hành khách đã thiệt mạng và 18 người khác bị thương, 9 người bị thương nặng. Nhà chức trách cho biết có 3 trẻ em trong số những người thiệt mạng. Trong số những người thiệt mạng có 9 công dân Ukraine, một gia đình 4 người Romania, 3 người Đức, 2 người Bồ Đào Nha, một phụ nữ Croatia đang mang thai, một người Nam Phi và tài xế người Ý 40 tuổi. Được biết, tài xế có kinh nghiệm lái xe buýt lên đến 7 năm. Những người bị thương bao gồm 4 người Ukraine, 2 người Tây Ban Nha, 1 người Croatia, 1 người Pháp và 1 người Áo, cùng 4 trẻ vị thành niên. Hậu quả Người qua đường và cư dân của một căn hộ gần đó là những người đầu tiên đến hiện trường, kéo các nạn nhân và người sống sót ra ngoài và cố gắng dập tắt đám cháy. Hơn 20 xe cứu thương và dịch vụ cứu thương hàng không của Treviso đã được triển khai đến hiện trường, những người bị thương được đưa đến các bệnh viện ở Mestre, Mirano, Padua và Treviso. Các hoạt động cứu hộ kéo dài khoảng 2 giờ sau vụ tai nạn. Xác chiếc xe buýt đã được dọn đi vào sáng sớm hôm sau. Một điểm tiếp nhận đã được thiết lập tại một bệnh viện gần đó để cung cấp hỗ trợ tâm lý và tâm thần cho gia đình các nạn nhân. Văn phòng công tố của Venice đã mở một cuộc điều tra về vụ tai nạn vào ngày 4 tháng 10, nội dung điều tra bao gồm tình trạng lan can của cầu vượt, việc khám nghiệm tử thi tài xế và tìm kiếm hồ sơ điện thoại của ông. Phản ứng Thị trưởng Venice, Luigi Brugnaro, đã mô tả sự kiện này là "ngày tận thế". Một trạng thái tang lễ chính thức đã được tuyên bố trong thành phố. Chủ tịch Veneto, Luca Zaia, thông báo rằng cờ trên các tòa nhà chính thức trên khắp khu vực sẽ được treo rủ xuống để tưởng nhớ thảm họa. Francesco Moraglia, Thượng phụ Venice, đã đến hiện trường vụ tai nạn và cầu nguyện cho những người đã khuất. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Tổng thống Ý Sergio Mattarella, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã bày tỏ lời chia buồn và động viên với các nạn nhân của vụ tai nạn, Thượng viện Ý đã dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ tai nạn vào ngày 4 tháng 10. Chú thích Thảm họa ở Ý năm 2023 Tai nạn xe buýt ở Ý Bus crash
783
19830509
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20m%E1%BA%ADp%20si%C3%AAu%20b%E1%BA%A1o%20ch%C3%BAa%202%3A%20V%E1%BB%B1c%20s%C3%A2u
Cá mập siêu bạo chúa 2: Vực sâu
Cá mập siêu bạo chúa 2: Vực sâu (tiếng Anh: Meg 2: The Trench) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành độngkhoa học viễn tưởnggiật gân ra mắt năm 2023 do MỹTrung Quốc sản xuất. Được dựa trên tiểu thuyết The Trench của Steve Alten vào năm 1999, và là phần tiếp nối của Cá mập siêu bạo chúa (2018), tác phẩm do Ben Wheatley làm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm Jason Statham, Ngô Kinh, Thái Thư Nhã, Page Kennedy, Sergio Peris-Mencheta, Skyler Samuels, Sienna Guillory và Cliff Curtis. Trong phần này, nhân vật Jonas Taylor tiếp tục hợp tác với những người đồng nghiệp khác để ngăn chặn sự đe dọa tấn công của cá mập Megalodon trong một cuộc chiến sinh tồn khốc liệt. Kế hoạch cho việc thực hiện phần tiếp theo của bộ phim đã được chuẩn bị trong giai đoạn tiền kỳ vào tháng 10 năm 2018 sau thành công của phần phim trước đó. Ben Wheatley thay thế Jon Turteltaub ở vị trí đạo diễn, còn ba nhà biên kịch Dean Georgaris, Jon Hoeber và Erich Hoeber đều trở lại viết kịch bản cho bộ phim. Bộ phim được khởi quay tại Warner Bros. Studios, Leavesden ở Watford, Anh từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022, sau đó được chuyển sang quay tại một số nơi ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan. Tháng 8 năm 2022, bộ phim chính thức đóng máy. Bộ phim có buổi ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải vào ngày 9 tháng 6 năm 2023, sau đó được Warner Bros. Pictures phát hành tại Mỹ và Việt Nam vào ngày 4 tháng 8 cùng năm. Dù nhận về những lời nhận xét trái chiều từ giới chuyên môn, nhưng tác phẩm là một thành công về mặt doanh thu khi đang thu về 395 triệu USD từ kinh phí sản xuất 129 – 139 triệu USD. Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2023 Phim Mỹ Phim Trung Quốc Phim tiếng Anh Phim Mỹ thập niên 2020 Phim tiếng Anh thập niên 2020 Phim 3D Mỹ Nhạc nền phim của Harry Gregson-Williams Phim của Warner Bros. Phim tiếp nối Mỹ Phim hành động Mỹ Phim hành động giật gân Mỹ Phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ Phim dựa trên tiểu thuyết khoa học viễn tưởng
393
19830516
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A9ng%20ph%E1%BB%A5%20n%E1%BB%AF%20da%20tr%E1%BA%AFng%20m%E1%BA%A5t%20t%C3%ADch
Hội chứng phụ nữ da trắng mất tích
Hội chứng phụ nữ da trắng mất tích (Missing white woman syndrome) là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà bình luận truyền thông sử dụng để biểu thị việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông đặc biệt là trên truyền hình về các trường hợp mất tích liên quan đến những phụ nữ giới trẻ, da trắng, hấp dẫn, thượng lưu sẽ được tập trung chú ý đưa tin với tần suất dày đặc hơn so với sự thiếu quan tâm đối với những phụ nữ không phải người da trắng và thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn. Đây là một ám chỉ về sự chênh lệch mức độ bao phủ trong việc đưa tin giữa người da trắng và người da màu mất tích. Các hãng tin tức lớn đã làm nổi bật vụ việc để thu hút sự quan tâm chú ý trong khi thường bỏ qua những câu chuyện về phụ nữ da màu mất tích. Sự chú ý của giới truyền thông rộng rãi như vậy về các vụ mất tích liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái da trắng nhận được sự chú ý không tương xứng trên các phương tiện truyền thông so với các vụ liên quan nam giới da trắng hoặc người da màu. Hiện tượng này xuất hiện tập trung ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand và các quốc gia chủ yếu là người da trắng khác như Nam Phi. Mặc dù thuật ngữ này được đặt ra trong bối cảnh tin tức các trường hợp mất tích, đôi khi thuật ngữ này cũng được sử dụng để đề cập đến các tội phạm bạo lực khác. Người dẫn chương trình tin tức người Mỹ Gwen Ifill được nhiều người coi là người sáng tạo ra cụm từ này. Charlton McIlwain đã định nghĩa hội chứng này là "phụ nữ da trắng có vai trò đặc quyền da trắng là nạn nhân của tội phạm bạo lực trong việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông" và cho rằng hội chứng phụ nữ da trắng mất tích hoạt động như một kiểu phân cấp chủng tộc trong hình ảnh văn hóa của Hoa Kỳ. Eduardo Bonilla-Silva đã phân loại thành phần chủng tộc của hội chứng phụ nữ da trắng mất tích như một "dạng ngữ pháp chủng tộc, qua đó quyền lực tối cao của người da trắng được bình thường hóa bằng các tiêu chuẩn ngầm hoặc thậm chí vô hình". Hiện tượng tâm lý này đã dẫn đến một số biện pháp cứng rắn đối với tội phạm, chủ yếu là về quyền chính trị, được định danh cho những phụ nữ da trắng đã biến mất và sau đó được tìm thấy bị tổn hại. Ngoài chủng tộc và tầng lớp, các yếu tố như độ hấp dẫn như ngoại hình cơ thể và sự trẻ trung đã được xác định là tiêu chí không công bằng trong việc xác định mức độ đưa tin về những phụ nữ mất tích. Tin tức về phụ nữ da đen mất tích có nhiều khả năng tập trung vào các vấn đề của nạn nhân hơn, chẳng hạn như bạn trai bạo hành, tiền sử phạm tội hoặc nghiện ma túy, trong khi tin tức về phụ nữ da trắng thường có xu hướng tập trung vào vai trò cao thượng của họ như những người mẹ, con gái, học sinh và những người có liên quan trong cộng đồng đến sự mất tích của họ. Chú thích Tham khảo Missing Woman Ignored Because She's Black? article about the lack of coverage around Athena Curry's disappearance, missing since May 2011. Phân biệt chủng tộc Người da trắng thượng đẳng
633
19830520
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quiche
Quiche
Quiche (phát âm trong tiếng Anh: ) là một món bánh tart mặn trong nền ẩm thực Pháp, bao gồm vỏ bánh pastry với nhân custard mặn, pho mát, thịt, hải sản hoặc rau củ. Một biến thể phổ biến của món ăn là quiche Lorraine, bao gồm mỡ lợn hoặc thịt lợn muối xông khói. Quiche có thể được ăn nóng, ấm hoặc nguội. Từ nguyên Từ này được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1605 bằng tiếng Lorrain, và vào năm 1805 bằng tiếng Pháp. Văn bản về "Quiche Lorraine" sử dụng tiếng Anh đầu tiên được ghi lại vào năm 1925. Các từ nguyên khác không chắc chắn nhưng nó có thể liên quan đến từ trong tiếng Đức, mang nghĩa là "bánh" hoặc "tart". Lịch sử Quiche là món ăn Pháp có nguồn gốc từ miền Đông của đất nước; tuy nhiên, việc sử dụng trứng và kem trong bánh ngọt có lịch sử lâu đời hơn. Nó đã được thực hiện trong nền ẩm thực Ý, ít nhất là vào đầu thế kỷ 13. Công thức làm món trứng và kem nướng trong bánh ngọt có nhân thịt, cá và trái cây được gọi là Crustardes of Meat và Crustade vào thế kỷ 14, The Forme of Cury, và trong sách dạy nấu ăn thế kỷ 15, chẳng hạn như cuốn sách nấu ăn của Ý. Trong văn học Nhà văn người Mỹ, James Peterson ghi lại lần đầu tiên gặp bánh quiche vào cuối những năm 1960 và "tin rằng đó là món ngon và tinh tế nhất mà ông đã từng nếm". Ông viết rằng vào những năm 1980, bánh quiche của Mỹ bắt đầu bao gồm các thành phần mà ông thấy "kỳ lạ và thiếu tôn trọng", chẳng hạn như bông cải xanh, và ông coi cuốn sách hài năm 1982 của Bruce Feirstein Real Men Don't Eat Quiche là "sự sỉ nhục cuối cùng" cho món ăn, rằng "Món ăn quê mùa chân thật và thô kệch đã trở thành biểu tượng của thói hợm hĩnh kém cỏi. Biến thể Bánh quiche thường có vỏ bánh ngọt và nhân trứng, sữa và/hoặc kem. Nó có thể được làm bằng rau, thịt hoặc hải sản và dùng nóng, ấm hoặc nguội. Dưới đây là danh sách các biến thể của món quiche: Trong cuốn sách French Country Cooking xuất bản năm 1951, Elizabeth David đưa ra công thức làm món quiche aux pommes de terre, trong đó vỏ bánh không được làm từ shortcrust mà là từ khoai tây nghiền, bột mì và bơ; với nhân kem, pho mát Gruyère và tỏi. Những hình ảnh về món bánh Quiche Xem thêm Pie Tart Ẩm thực Pháp Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Ẩm thực Pháp Văn hóa Pháp Bánh Pháp Món trứng Món mặn
459
19830525
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ivan%20Ignatyevich%20Nikitchuk
Ivan Ignatyevich Nikitchuk
Ivan Ignatyevich Nikitchuk (; 21 tháng 5 năm 1944 – 4 tháng 10 năm 2023) là một kỹ sư và chính trị gia người Nga. Là thành viên của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, ông đã phục vụ trong Duma Quốc gia từ năm 1995 đến 2003 và một lần nữa từ năm 2011 đến năm 2016. Ông qua đời vào ngày 4 tháng 10 năm 2023, thọ 79 tuổi. Tiểu sử Ông sinh ngày 21 tháng 5 năm 1944 tại làng Triskini, vùng Rivne. Năm 1951, gia đình chuyển đến vùng Odessa (làng Makarovka, quận Tsebrikovsky) Ông tốt nghiệp trường cấp hai Ordzhonikidze với huy chương bạc, Cao đẳng khai thác mỏ Krivoy Rog, làm việc tại mỏ Yuzhnaya Cơ quan quản lý mỏ được đặt tên theo Đại hội Đảng lần thứ 20 (Krivoy Rog). Tốt nghiệp Học viện Hàng không Kharkov (1970). Bảo vệ luận án tiến sĩ và nghiên cứu sinh của mình. Làm việc tại VNIIEF (Arzamas-16) từ năm 1969, tham gia thử nghiệm và dự đoán thời gian bảo hành của vũ khí hạt nhân. 1984–1987: Phó Bí thư Đảng ủy VNIIEF. 1987–1991: Thứ hai, Bí thư thứ nhất của Ủy ban Nhà nước CPSU Arzamas-16. Năm 1995, ông được bầu vào Duma Quốc gia ở khu vực bầu cử ủy nhiệm duy nhất Arzamas số 118, và là thành viên của Ủy ban Chuyển đổi và Công nghệ cao. Năm 1999, ông lại được bầu vào Duma Quốc gia. Ông làm việc trong Ủy ban Duma Quốc gia về Công nghệ cao, về Tài sản, Quy định và Tổ chức Công tác của Duma Quốc gia, đại diện cho Duma Quốc gia trong Hội đồng Liên minh Tây Âu (AZEU), là điều phối viên của phe Đảng Cộng sản trong Duma Quốc gia, phó chủ tịch nhóm phó về quan hệ với quốc hội Ukraina, thành viên của nhóm nghị sĩ về quan hệ với nghị viện Cuba, Nam Phi, Thụy Điển và Pháp. Ông là tác giả (đồng tác giả) của một số luật và nghị quyết liên bang của Duma Quốc gia, nhiều yêu cầu của quốc hội và đơn kháng cáo lên các cơ quan chức năng khác nhau. Sau khi hoàn thành công việc tại Duma Quốc gia (2003), ông làm việc trong bộ máy của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga (người đứng đầu ngành chính sách công nghiệp), cơ quan tham khảo chính của phe Đảng cộng sản. Năm 2007, ông được bầu làm phó của Hội đồng lập pháp Nizhny Novgorod. Năm 2011, ông được bầu vào Duma Quốc gia, một thành viên của Đảng Cộng sản. Tham khảo Sinh năm 1944 Mất năm 2023
441
19830529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20c%C3%A0%20ph%C3%AA
Kinh tế cà phê
Kinh tế cà phê (Economics of coffee) hay thị trường cà phê hay ngành cà phê chỉ về vai trò, giá trị, giao dịch của cà phê trong nền kinh tế. Cà phê là một loại đồ uống phổ biến và là một mặt hàng quan trọng. Hàng chục triệu nhà sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển kiếm sống bằng nghề trồng cà phê. Hơn 2,25 tỷ tách cà phê được tiêu thụ trên thế giới mỗi ngày. Hơn 90% sản lượng cà phê diễn ra ở các nước đang phát triển - chủ yếu là Nam Mỹ - trong khi việc tiêu thụ chủ yếu diễn ra ở các nền kinh tế công nghiệp hóa. Có 25 triệu nhà sản xuất nhỏ sống dựa vào cà phê để kiếm sống trên toàn thế giới. Ở Brazil, nơi sản xuất gần 1/3 sản lượng cà phê của thế giới với hơn 5 triệu người làm công việc trồng trọt và thu hoạch hơn 3 tỷ cây cà phê. Ngành cà phê sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành như mía hoặc chăn nuôi, vì việc trồng trọt không được tự động hóa, đòi hỏi người trồng phải chú ý thường xuyên. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu của 12 nước tính theo năm 2004, nước xuất khẩu nông sản hợp pháp lớn thứ bảy thế giới tính theo giá trị vào năm 2005 và "mặt hàng có giá trị thứ hai được xuất khẩu từ các nước đang phát triển" từ năm 1970 đến khoảng năm 2000. Hạt cà phê chưa rang hoặc còn xanh là một trong những mặt hàng nông sản được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, mặt hàng này được giao dịch trong các hợp đồng tương lai trên nhiều sàn giao dịch như ở New York, Sàn giao dịch hàng hóa New York, Sàn giao dịch liên lục địa New York . Các trung tâm thương mại và chế biến cà phê quan trọng ở châu Âu là Hamburg và Trieste. Các quỹ đầu tư trong một thời gian khá dài, từ đầu năm đến nay đã chọn sàn robusta London làm một trong những nơi trú ẩn vốn Người Ethiopia đã mang cà phê trồng trên các dãy núi Yemen, cà phê đã là thức uống thiết yếu và phổ biến khắp Bán đảo Ả Rập, Ba Tư, Ai Cập, Ottoman, Bắc Phi, khiến cà phê thành một loại hàng hóa có giá trị sinh lợi. Giữa thế kỷ 16, đế chế Ottoman nhận ra tiềm năng kinh tế của cà phê và quá trình giao dịch cà phê trên quy mô toàn cầu chính thức bắt đầu. Nguồn lợi từ cà phê đã góp phần đưa đế chế Ottoman phát triển cực thịnh. Để kiểm soát thương mại cà phê, Ottoman cấm phân phối hạt sống hoặc cây giống, nhân cà phê phải luộc hoặc rang chín trước khi xuất khẩu. Đầu thế kỷ 18, Hà Lan trở thành chủ lực sản xuất và cung ứng cà phê lớn nhất toàn cầu. Đế chế Anh đến năm 1815 đã tiếp quản các đồn điền cà phê tại Tích Lan (Ceylon) của Hà Lan rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn trong thương mại cà phê toàn cầu. Mặc dù cà phê không phải là ưu tiên của nền kinh tế thuộc địa Anh, nhưng Anh đã kiếm được rất nhiều tiền từ thương mại cà phê. Nửa sau của thế kỷ 18, sản lượng cà phê tại các nước thuộc địa Pháp tăng cao, Pháp và Hà Lan trực tiếp cạnh tranh vị thế. Sau này, Mỹ vừa là quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới, vừa là trung tâm công nghệ hóa ngành cà phê. Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu (sau Brazil). Với hương thơm đặc biệt, thể chất đậm từ nguồn nguyên liệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng toàn cầu, cà phê Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến và công nhận. Nhưng Việt Nam chưa có thương hiệu nào góp mặt trong danh sách 10 thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới. Thế giới chuộng dòng cà phê chè Arabica nhưng Việt Nam lại có thế mạnh về cà phê vối Robusta. Việt Nam muốn định vị lại vị trí trên bản đồ cà phê thế giới phải xác định phát triển dòng Abarica hay vẫn theo Robusta, hay phối trộn hai dòng này lại. Thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là một loại thức uống. Rất nhiều ngành kinh tế phát triển từ cây cà phê như mật ong hoa cà phê, phân bón từ bã cà phê hay thuốc nhộm vải, sợi, giày, từ cây cà phê, các nước chế ra được nhiều sản phẩm, nhưng Việt Nam thì vẫn đang sản xuất và xuất khẩu cà phê thô. Chú thích Cà phê Kinh tế
852
19830531
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20H%E1%BA%A1ng%20Nh%C3%AC%20Qu%E1%BB%91c%20gia%201998
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 1998
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 1998 là mùa giải thứ hai của Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia với tư cách là giải thi đấu bóng đá cấp câu lạc bộ cao thứ 2 trong hệ thống các giải bóng đá Việt Nam (sau giải Hạng Nhất quốc gia) do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức và quản lý. Các đội bóng Vòng loại Vòng chung kết 10 đội bóng tham dự vòng chung kết được chia thành 2 bảng đá vòng tròn một lượt để chọn hai đội nhất mỗi bảng vào bán kết. Vòng bảng Bảng A Các trận đấu đều diễn ra tại sân vận động Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang. Bảng B Các trận đấu đều diễn ra tại sân vận động Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vòng đấu loại trực tiếp Đội thắng trong trận bán kết sẽ trực tiếp giành quyền thăng hạng giải vô địch quốc gia mùa bóng năm sau, đội thua sẽ tranh vé vớt với hai đội xếp thứ 13, 14 của giải Hạng Nhất quốc gia. Khác với mùa giải năm ngoái, giải lần này không có trận chung kết. Đấu play-off Lượt đi Lượt về Tổng tỷ số là 2– 2, Thừa Thiên Huế thắng nhờ luật bàn thắng sân khách. Long An thắng với tổng tỷ số 5–0. Tham khảo Xem thêm Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 1998 Giải bóng đá Cúp Quốc gia 1998 Liên kết ngoài Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF)
247
19830551
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20c%C3%A0%20ph%C3%AA%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Sản xuất cà phê tại Việt Nam
Sản xuất cà phê tại Việt Nam là nguồn thu nhập chính của Việt Nam kể từ đầu thế kỷ XX. Cà phê được người Pháp du nhập lần đầu tiên vào năm 1857, ngành cà phê Việt Nam phát triển thông qua hệ thống đồn điền, trở thành thế lực kinh tế lớn trong nước. Sau khi bị gián đoạn trong và ngay sau Chiến tranh Việt Nam, sản xuất cà phê đã tăng trở lại sau cải cách kinh tế Đổi mới nhất là khi được sự giúp đỡ chí tình của Đông Đức XHCN lúc còn tồn tại, khiến vai trò của cà phê chỉ đứng sau lúa gạo về giá trị nông sản xuất khẩu từ Việt Nam. Việt Nam là nước sản xuất lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil, với cà phê Robusta chiếm tới 97% tổng sản lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chế biến và sản xuất cà phê ở Việt Nam cũng gặp những vấn đề trong quản lý và điều hành ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam luôn trải qua chu kỳ tăng trưởng nóng và tiêu điều phá sản kể từ những năm 1980, khiến ngành cà phê luôn có nhiều biến động bấp bênh. Bất chấp giá cà phê toàn cầu biến động, các nước nhập khẩu vẫn tiếp tục trả mức giá ổn định trong khi nông dân trồng cà phê từ các nước xuất khẩu phải chịu mức giá dao động hàng ngày. Mô thức này chứng kiến sản lượng cà phê ở Việt Nam đạt 29,3 triệu bao trong năm 2017, thấp hơn gần 600.000 bao so với ước tính của USDA trong năm đó, do thiệt hại do mưa đến muộn. Lịch sử Người ta tin rằng cây cà phê lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam vào năm 1857 thông qua các nhà truyền giáo Pháp, nhưng những đồn điền cà phê đầu tiên chỉ được thành lập vào năm 1888 tại Ninh Bình và Quảng Bình là những tỉnh thuộc Bắc Kỳ do người Pháp bảo hộ. Sản xuất dòng cà phê ban đầu chủ yếu là giống cà phê chè Arabica. Đỉnh điểm của sản xuất cà phê xảy ra vào đầu thế kỷ XX khi sản xuất quy mô nhỏ ngày càng chuyển sang trồng trọt thương mại. Vào những năm 1920, người Pháp quyết định mở các vùng sản xuất cà phê ở các vùng thuộc Tây Nguyên, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk. Ước tính tổng cộng 1.500 tấn cà phê được sản xuất để xuất khẩu mỗi năm vào năm 1930 và con số đó tăng lên 2.000 tấn mỗi năm vào năm 1940. Nhà máy cà phê hòa tan đầu tiên, thuộc hãng Vinacafe, được thành lập tại Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai vào năm 1969, với công suất 80 tấn/năm. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm gián đoạn sản xuất cà phê ở vùng Buôn Ma Thuột, cao nguyên nơi tập trung ngành công nghiệp này. Mặc dù hiếm khi xảy ra xung đột nhưng khu vực này là ngã tư giữa miền Bắc và miền Nam và phần lớn dân cư thưa thớt. Sau chiến thắng của phe Bắc Việt cộng sản trước Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cà phê ở Việt Nam thống nhất, giống như hầu hết nông nghiệp, là theo cơ chế tập thể hóa, hạn chế doanh nghiệp tư nhân và dẫn đến sản lượng thấp. Sau cuộc cải cách Đổi mới năm 1986, thì các doanh nghiệp tư nhân một lần nữa được phép hoạt động, góp phần dẫn đến sự tăng trưởng đột biến trong ngành sản xuất và chế biến cà phê. Sự hợp tác sản xuất giữa người trồng cà phê, nhà sản xuất chế biến và chính quyền đã dẫn đến việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm để bán lẻ. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1970, cải cách kinh tế và xã hội đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động ở Tây Nguyên, từ đó tạo cơ hội di cư đến những vùng ít dân cư này, so với tình trạng dân số quá đông và nghèo đói ở vùng đồng bằng, nên có thể có khoảng 4 đến 5 triệu người di cư lên Tây Nguyên sau năm 1975 để bổ sung nguồn lực cho sản xuất cà phê. Sự phát triển theo cấp số nhân của ngành cà phê cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường do nạn phá rừng diễn tiến quá chóng vánh và lấn chiếm đất đai làm tăng cường biến đổi khí hậu, tác động trực tiếp đến toàn bộ khu vực. Mối quan hệ giữa Đông Đức XHCN và Việt Nam là quan hệ đặc biệt thân thiết. Sản xuất cà phê bắt đầu ở Việt Nam vào năm 1926 dưới thời Pháp thuộc và bắt đầu từ năm 1975, song song với cuộc khủng hoảng cà phê ở Đông Đức, việc sản xuất cà phê Robusta bắt đầu manh nha ở Việt Nam. Cây cà phê Robusta phát triển nhanh hơn, chứa nhiều caffeine hơn, phù hợp với khí hậu Tây Nguyên Việt Nam và dễ dàng thu hoạch bằng cơ giới hơn. Tuy nhiên, cà phê Robusta rẻ hơn và đắng hơn nhiều so với cà phê Arabica tiêu chuẩn vàng. Vào năm 1980 và 1986, có hai hiệp ước đã được ký kết giữa Đông Đức và Việt Nam, theo đó phía Đông Đức hỗ trợ cung cấp các thiết bị và máy móc cần thiết cho việc sản xuất, tăng diện tích trồng cà phê từ 600 lên 8.600 ha (1.500 đến 21.300 mẫu Anh) và đào tạo người dân địa phương về kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, phía Đông Đức đã cung cấp xe tải, máy móc và hệ thống tưới tiêu cho liên danh Kombinat Việt-Đức mới thành lập, cũng như chi khoảng 20 triệu USD cho một kế hoạch hệ thống thủy năng (Hydropower plant). Đông Đức cũng xây dựng nhà ở, bệnh viện và cửa hàng cho 10.000 người phải di dời đến khu vực sản xuất cà phê. Ngược lại, về phần mình, với khoản đầu tư này, Đông Đức dự kiến sẽ nhận được một nửa sản lượng cà phê thu hoạch trong 20 năm tiếp theo. Tuy nhiên, cà phê phải mất 8 năm kể từ khi trồng cho đến vụ thu hoạch đầu tiên vào năm 1990 và trớ trêu thay vào thời điểm đó nhà nước Đông Đức đã không còn tồn tại. Bất chấp việc mất đi khách hàng ban đầu, sau năm 1990, Việt Nam vẫn có thể nhanh chóng khẳng định mình là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil, đẩy phần lớn sản lượng cà phê truyền thống ở Châu Phi ra khỏi thị trường. Sản xuất xuất khẩu đặc biệt được thúc đẩy nhờ việc thiết lập lại quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Việc sản xuất quá mức này đã khiến giá cà phê thế giới rớt giá vào năm 2001. Ngoài ra, với truyền thống hợp tác đã được thiết lập thì tính đến năm 2016, nước Đức vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cà phê Việt Nam. Chú thích Xem thêm Sản xuất cà phê tại Lào Sản xuất cà phê ở Thái Lan Kinh tế Việt Nam Sản xuất cà phê theo quốc gia
1,263
19830553
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monica%20Helms
Monica Helms
Monica F. Helms là một người chuyển giới đồng tính nữ. Bà được biết đến nhiều nhất với vai trò là người tạo ra lá cờ tự hào của người chuyển giới. Bà còn là một cựu chiến binh Hải quân Hoa Kỳ, nhà hoạt động xã hội và tác giả sách. Bà đã trải qua hai cuộc hôn nhân và cùng với người vợ cũ có hai người con trai; họ đã ly dị vào 1998. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, bà kết hôn với Darlene Darlington Wagner, một vị tiến sĩ ngành tin sinh học và đồng thời cũng là một người chuyển giới nữ. Cuốn tự truyện đầu tay của bà, More Than Just a Flag (tạm dịch: Không Chỉ Là Một Lá Cờ), được xuất bản năm 2019, kể lại hành trình bà đấu tranh tìm tiếng nói cho cộng đồng người chuyển giới. Monica Helms có một ước nguyện cuối cho lá cờ của bà, đó chính là được thấy lá cờ ấy có trên Trạm vũ trụ Quốc tế như một cách gửi gắm tình yêu vũ trụ từ khi còn bé. Học vấn Bà Helms được trao bằng đại học liên thông (Associate Degree) Tổng quát và bằng đại học liên thông về Công nghệ Truyền hình từ Cao đẳng Cộng đồng Glendale ở Arizona vào năm 1987; và tốt nghiệp Trường Cao đẳng Kỹ thuật Chattahoochee vào năm 2018 với bằng đại học liên thông về Công nghệ Sản xuất Truyền hình. Quá khứ với Hải quân Hoa Kỳ Monica Helms phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1970 đến năm 1978 và được bổ nhiệm điều khiển hai tàu ngầm: USS Francis Scott Key (1972–1976) và USS Flasher (1976–1978). Trong thời gian tại ngũ, Helms lần đầu ăn mặc như một người nữ khi đóng quân ở Charleston, South Carolina. Trong một cuộc phỏng vấn, bà chia sẻ rằng đó là "bí mật chôn sâu nhất, đen tối nhất trong suốt cuộc đời". Bà được điều đến khu vực Vùng Vịnh San Francisco vào năm 1976. Tại đây bà phần nào tiếp cần được với cộng đồng của mình và bà nói rằng: "Khi tôi mặc trang phục nữ và tới những hộp đêm đồng tính, tôi thấy như có thể bộc lộ mình trước đám đông." Khoảng thời gian ở đó, một trong những người bạn nam của bà đã kéo bà sang một bên và tiết lộ với Monica rằng anh sắp trở thành phụ nữ. Monica chia sẻ: "Tất cả những điều cậu ta đang nói đã sắp xếp những mảnh ghép trong tâm trí tôi lại với nhau. Như thể cậu ta đang nói về tôi vậy. Đó là một thời điểm xác định khó khăn nhất trong đời tôi khi tôi nhận ra mình cần phải chuyển đổi.""When I started cross-dressing and going to the gay clubs, I felt like I could be out in public as myself."Bà Helms rời Hải quân vào năm 1978 và về nơi quê nhà gia nhập nhóm chi nhánh Phoenix của Hiệp hội Cựu chiến binh Tàu ngầm Hoa Kỳ vào năm 1996. Sau khi chuyển đổi, bà Helms nộp đơn tham gia lại vào chi nhánh Phoenix dưới tên "Monica" vào năm 1998. Mong muốn của bà đã bị họ cân nhắc trả lại, xem xét lại bà vào trong một nhóm cựu chiến binh chung chung dành cho phụ nữ hơn là một nhóm cụ thể về tàu ngầm. Helms cuối cùng đã thắng thế sau vài tháng và là người phụ nữ đầu tiên tham gia tổ chức. Lá cờ ra đời và những đóng góp cho nhân quyền của người chuyển giới Giải thích của bà Helms cho lá cờ tự hào bà tạo ra: "Sọc trên và dưới có màu xanh nhạt, màu truyền thống dành cho bé trai. Các sọc kế tiếp có màu hồng, màu truyền thống dành cho bé gái. Sọc ở giữa có màu trắng, dành cho những ai là người liên giới tính, đang chuyển giới hoặc cho rằng bản thân có giới tính trung lập hoặc không xác định. Kiểu mẫu này dù bạn cho cờ bay theo cách nào thì vẫn sẽ không bao giờ sai, biểu thị rằng chúng ta đang nhận ra cái đúng của cuộc đời mình." Năm 1999, Monica Helms đã gặp mặt người tạo ra lá cờ tự hào của người song tính, Michael Page. Page nói với bà: "Bà biết đấy, người chuyển giới cũng cần có cờ riêng chứ!" Bà Helms đã đưa ra nhiều ý tưởng nhưng anh ta gợi ý càng thiết kế đơn giản càng tốt, vì sẽ càng đỡ tốn tiền gia công. Và thế là lá cờ tự hào của người chuyển giới ra đời. Lá cờ được treo lần đầu tiên tại buổi diễu hành tự hào ở Phoenix, Arizona vào năm 2000. Ngày 19 tháng 8 năm 2014, Helms đã tặng lại lá cờ tự hào chuyển giới nguyên bản cùng những kỷ vật thời phục vụ hải quân cho bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa kỳ của viện Smithsonian. Bà Helms thành lập Hiệp hội Cựu chiến binh Hoa Kỳ chuyển giới (TAVA – Transgender American Veterans Association) vào năm 2003 và giữ chức chủ tịch cho đến năm 2013. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, TAVA đã tài trợ cho Cuộc tuần hành của Cựu chiến binh chuyển giới đến Bức tường dài. Năm mươi cựu chiến binh chuyển giới đã đến Washington, D.C. và thăm Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam để tri ân những người mà họ biết có tên được khắc trên bức tường dài tưởng niệm. Họ cũng đã làm nên lịch sử khi trở thành những người chuyển giới công khai đầu tiên đến đặt vòng hoa tại Lăng mộ của những người khuyết danh. Năm 2005, họ cũng đã quay lại đó một lần nữa. Kể cả cho thên bây giờ, bà Helms vẫn tiếp tục vận động cho quyền lợi của các quân nhân và cựu chiến binh chuyển giới. Bà được bầu làm đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004 tại Boston, Massachusetts. Bà là người chuyển giới đầu tiên được Georgia bầu tham gia sự kiện này. Vào tháng 6 năm 2019, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc bạo loạn Stonewall, một sự kiện được nhiều người coi là bước ngoặt trong phong trào đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng đa dạng giới và tính dục hiện đại, Queerty đã vinh danh bà là một trong 50 gương mặt tự hào (Pride50) với danh hiệu "cá nhân tiên phong tích cực đảm bảo xã hội luôn hướng tới bình đẳng, chấp nhận và nhân phẩm cho tất cả những người queer". Xem thêm Người chuyển giới Biểu tượng LGBT "Don't ask, don't tell" Tự hào Tham khảo Sinh năm 1951 Người còn sống Chuyển giới nữ Nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ
1,169
19830555
https://vi.wikipedia.org/wiki/IGG%20Inc.
IGG Inc.
IGG Inc. (I Got Games, trước đây còn được gọi là Internet Gaming Gate) là một nhà phát triển trò chơi điện tử và nhà phát hành tại Trung Quốc. Được thành lập năm 2006 tại Phúc Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. IGG hiện có trụ sở chính tại Singapore, có tên là "IGG Singapore Pte. Ltd." (trước đây là "Sky Union Pte. Ltd."), từ năm 2009 và có chi nhánh tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Belarus, Thái Lan, Philippines và Hồng Kông. IGG được biết đến nhiều nhất nhờ sự phát triển của trò chơi di động như Lords Mobile, Castle Clash, Clash of Lords và trước đây đã xuất bản nhiều trò chơi trò chơi trực tuyến nhiều người chơi ở Bắc Mỹ. IGG đã được App Annie liệt kê là một trong "52 nhà xuất bản hàng đầu" trong bảy năm liên tiếp. “Lords Mobile” ra mắt vào năm 2016, là trò chơi đa nền tảng, đa ngôn ngữ, thời gian thực đầu tiên của IGG được ra mắt trên toàn cầu. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2020, nó có khoảng 320 triệu người dùng đã đăng ký trên toàn thế giới. Theo App Annie, “Lords Mobile” đã thống trị bảng xếp hạng toàn cầu với tư cách là game chiến thuật chiến tranh di động có doanh thu cao nhất trong hai năm liên tiếp kể từ khi ra mắt. Mô hình IGG chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phát triển trò chơi điện tử và phần mềm, nhưng cũng không giới hạn ở các chức năng kinh doanh khác như vận hành, quảng cáo sản phẩm và thương mại điện tử. Trò chơi di động cho đến nay là sản phẩm lớn nhất của IGG, bao gồm Lords Mobile. MMORPG bao gồm GodsWar Online, Voyage Century Online, Wonderland Online, Tales of Pirates, Myth War Online. IGG cũng đã phát triển nhiều nền tảng phát trực tuyến như WeGamers và Pocketlive. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2013 IGG được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, sau đó là sự chuyển giao chính thức vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 từ vị trí trên bảng Thị trường doanh nghiệp tăng trưởng (GEM) sang bảng chính với số cổ phiếu hiện tại là 799.HK. Vào tháng 1 năm 2016, IGG đã được bình chọn là "Các công ty niêm yết HKEx triển vọng nhất" trong Giải thưởng Nhà vô địch Tài chính Thường niên của Trung Quốc lần thứ 13. Trong cuộc bình chọn Top 50 Công ty toàn cầu do Pocket Gamer tổ chức, IGG xếp thứ 17. Vào tháng 5, hãng ra mắt trò chơi mới Lords Mobile tại Bắc Mỹ, đứng TOP 2 trong danh sách iOS F2P của Hoa Kỳ. Lords Mobile cũng đã giành được giải thưởng "Trò chơi cạnh tranh hay nhất" và giải thưởng Android Excellence năm 2017. Năm 2013, IGG chuyển đổi từ một nhà sản xuất “hard-core” thành nhà điều hành “mid-core”. IGG cũng thành lập các trung tâm phát triển ở 10 quốc gia và thuê các nhà phát triển từ các quốc gia khác nhau vào năm 2019. Mô hình Free-to-play Free-to-play, còn được gọi là F2P hoặc FtP, đề cập đến trò chơi điện tử cho phép người chơi truy cập vào một phần đáng kể nội dung của họ mà không phải trả tiền. Kể từ khi thành lập, các trò chơi của IGG theo truyền thống tuân theo mô hình freemium nơi người chơi có thể chơi miễn phí một trò chơi có đầy đủ chức năng nhưng cũng có cơ hội nâng cấp trải nghiệm chơi trò chơi của mình thông qua nhiều giao dịch vi mô. Trong khi những người ủng hộ lập luận rằng trò chơi F2P mang lại cho người chơi nhiều tự do tài chính hơn tùy theo số tiền mà mỗi người chơi muốn chơi, những người chỉ trích hệ thống này cho rằng mô hình F2P ưu ái một cách không công bằng những người chơi chi nhiều hơn cho mỗi trò chơi như được thể hiện trong tất cả các trò chơi thuộc loại này trên tất cả các nền tảng có sẵn. Sản phẩm khác WeGamers Là ứng dụng xã hội được ra mắt vào tháng 6 năm 2016 nhằm giúp người chơi trò chơi IGG kết nối nhiều hơn. Người chơi có thể sử dụng ứng dụng này như một cách để thảo luận về chiến lược trò chơi, kêu gọi người chơi khác khi tham chiến hoặc chỉ đơn giản là trò chuyện như bất kỳ ứng dụng xã hội nào khác. Link Messenger là ứng dụng nhắn tin được ra mắt vào tháng 12 năm 2015. Trái ngược với WeGamers, ứng dụng này tương tự như các ứng dụng nhắn tin khác và không nhắm mục tiêu cụ thể đến bất kỳ cộng đồng nào. Wegamers chính thức đóng cửa ngừng cung cấp vào ngày 22 tháng 7 năm 2022. Tham khảo Liên kết ngoài Mobile game companies Chinese companies established in 2006 Video game companies of Singapore Companies listed on the Hong Kong Stock Exchange
861
19830557
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Anh%20To%C3%A0n
Nguyễn Anh Toàn
Nguyễn Anh Toàn (sinh năm 1982), là nam ca sĩ đã giành ngôi vị quán quân Chung kết cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2021. Tiểu sử Eric Toàn Nguyễn sinh ra ngày 10/10/1982 tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngay từ khi còn học cấp 2, Anh Toàn đã rất đam mê ca hát và cũng từ đó, anh tự tìm cách học các nhạc cụ, và khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã thi đỗ vào trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, khoa Âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp, con đường làm nghệ thuật của anh có nhiều giai đoạn rất khó khăn, do cuộc sống mưu sinh mà Eric Toàn Nguyễn phải dừng hoạt động nghệ thuật để làm kinh tế. Sau khi ổn định, Anh Toàn quay trở lại với âm nhạc và may mắn khi tham gia cuộc thi Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2021, Anh Toàn đã giành giải Quán quân. Ngoài vai trò ca sĩ, Anh Toàn là còn một người sáng tác rất nhiều các ca khúc đa dạng với thể loại từ hợp xướng, các ca khúc trữ tình, ca khúc quê hương đất nước, các ca khúc bolero và đã đạt những thành tựu nhất định. Nam nghệ sĩ gốc Ninh Bình đã sáng tác khoảng 40 ca khúc các thể loại từ hợp xướng, truyền thống, dân ca, bolero, nhạc nhẹ... Đặc biệt anh có giọng hát không giống ai rất riêng, đa phong cách, rất tâm hồn, cảm xúc và lúc ngọt ngào lúc lại mạnh mẽ.. nghe cuốn hút và khiến người nghe không thể không tập trung… Sự nghiệp Năm 2021 ca sỹ Erix Toàn Nguyễn đã gây ấn tượng mạnh với khản giả âm nhạc Việt Nam khi anh vinh dự đạt giải Quán quân Giọng ca vàng Bolero Việt Nam 2021. Không chỉ biểu diễn, Erix Toàn Nguyễn còn thể hiện sự đa năng của mình khi sáng tác rất nhiều các ca khúc với thể loại từ hợp xướng, các ca khúc trữ tình, ca khúc quê hương đất nước, các ca khúc bolero. Đây là một hành trang vững vàng giúp cho gương mặt âm nhạc trẻ Ninh Bình vững bước trên đường tiến vào thị trường âm nhạc chuyên nghiệp. Ca khúc Hãy Quên Anh Ninh Bình Quê Mẹ Hàn Mạc Tử Nhẫn Cỏ Cho Em Tham khảo Người Ninh Bình Ca sĩ nhạc đỏ Việt Nam Nhân vật còn sống Nam ca sĩ Việt Nam Sinh năm 1982 Ca sĩ nhạc trữ tình Việt Nam
417
19830563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bicycle%20Playing%20Cards
Bicycle Playing Cards
Bicycle Playing Cards là một thương hiệu bài tây. Kể từ năm 1885, thương hiệu Bicycle đã được sản xuất bởi Công ty In ấn Hoa Kỳ vào năm 1894, công ty này trở thành Công ty Thẻ trò chơi Hoa Kỳ (USPCC), hiện có trụ sở tại Erlanger, Kentucky. "Bicycle" là thương hiệu của công ty đó. Cái tên Bicycle được chọn để phản ánh sự phổ biến của xe đạp vào cuối thế kỷ 19. Thiết kế Các lá bài của Bicycle dựa theo bộ bài tây kiểu Pháp, bao gồm 52 lá bài (13 lá trong mỗi bộ gồm hai bộ màu đỏ và hai bộ màu đen), và bao gồm hai lá Joker (phăng teo). Logo Bicycle được in trên quân át bích. Bộ bài hiện nay cũng có hai lá bài thông tin/hướng dẫn. Bài tây Bicycle được bán với nhiều kiểu diện mạo khác nhau, phổ biến nhất là thiết kế Rider Back. Chúng có sẵn với các chỉ mục tiêu chuẩn ở kích thước cờ bài (3,5 x 2,5 inch [8,9 cm × 6,4 cm]), kích thước cầu (3,5 x 2,25 inch [8,9 cm × 5,7 cm]) và bộ bài pinochle, bộ bài poker "Jumbo Index" và bộ bài Lo Vision được thiết kế dành cho người khiếm thị. Các loại thẻ khác với mặt sau, kích thước, màu sắc và thiết kế tùy chỉnh khác nhau được sản xuất để thực hiện các trò ảo thuật cũng như đồ mới lạ và đồ sưu tập. Ý nghĩa trong các cuộc chiến tranh của Mỹ Vào cuối Thế chiến thứ nhất, Công ty Thẻ trò chơi Hoa Kỳ đã sản xuất bốn bộ bài "War Series" dưới nhãn hiệu Bicycle để đại diện cho từng nhánh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ: Flying Ace cho Bộ phận Hàng không của Quân đoàn Tín hiệu, Dreadnaught dành cho Hải quân, Invincible (còn gọi là Kẻ chinh phục) dành cho Thủy quân lục chiến và Big Gun dành cho Quân đội. Bộ bài được ra mắt vào năm 1917 và dường như chỉ được phát hành cực kỳ hạn chế trước khi bị rút khỏi lưu hành. Không rõ tại sao các bộ bài này không được lưu hành, nhưng một giả thuyết cho rằng chúng được dự định phân phối cho quân đội ở nước ngoài, và USPCC đã phá hủy kho Bộ bài Chiến tranh của họ khi Đình chiến được tuyên bố vào năm 1918. Chỉ một số ít bộ bài này tồn tại cho đến ngày nay. Trong Thế chiến thứ hai, những tấm thẻ được sản xuất có thể bóc ra khi ngâm trong nước. Các phần của một bản đồ lớn có thể được vẽ ở bề mặt bên trong, và các nửa sau đó được ghép lại để tạo thành một bộ bài trông vô hại. Những thẻ này được cung cấp cho tù binh để sử dụng trong các cuộc vượt ngục. Ít nhất một ví dụ về bộ bài như vậy được biết là còn tồn tại và được trưng bày tại Bảo tàng Điệp viên Quốc tế ở Washington, DC. Các bản sao hiện đại đã được bán với số lượng hạn chế. Công ty cung cấp các thùng thẻ Át bích cho lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Người ta đã lầm tưởng rằng Việt Nam Cộng Hòa coi lá bài đặc biệt này là biểu tượng của cái chết và sẽ bỏ chạy khi nhìn thấy nó. Trên thực tế, ban đầu nó chẳng có ý nghĩa gì đối với Việt Nam Cộng Hòa, nhưng niềm tin rằng kẻ thù sợ quân bài đã nâng cao tinh thần của lính Mỹ. Nguồn gốc của những lá bài này được cho là nhờ một lá thư do Trung úy Charles W. Brown viết vào đầu năm 1966 gửi Allison F. Stanley, Chủ tịch Công ty Thẻ chơi Hoa Kỳ. Brown đã đọc những nhận xét của Nghị sĩ Craig Hosmer của bang California rằng Việt Nam Cộng Hòa mê tín về sự xui xẻo với hình ảnh phụ nữ và quân Át bích. Thiết lá bài này của Bicycle có hình ảnh Nữ thần Tự do kết hợp với thuổng. Sau khi trao đổi với các trung úy khác, Brown yêu cầu 1.000 lá bài Át bích cho đại đội của mình để đi tìm kẻ thù, như một dấu hiệu cho thấy quân Mỹ đã có mặt trong khu vực. Stanley tỏ ra thông cảm với các chiến sĩ và rút thiệp từ dây chuyền sản xuất để gửi miễn phí. Câu chuyện đã được một số hãng tin đưa tin, bao gồm Stars and Stripes; kết quả là nhiều đơn vị bắt đầu yêu cầu thẻ. Biểu tượng này cuối cùng đã được đưa vào các hoạt động chiến tranh tâm lý chính thức và hàng nghìn bộ bài đặc biệt chỉ chứa lá Át bích đã được Công ty Thẻ trò chơi Hoa Kỳ tặng cho những người lính cố tình phân tán chúng khắp rừng rậm và làng mạc trong các cuộc đột kích. Các thẻ tương tự đã được sản xuất trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ngay trước khi lực lượng Hoa Kỳ xâm lược Iraq. Do xung đột diễn ra trong thời gian ngắn nên những lá bài này chưa bao giờ tham chiến. Tham khảo Liên kết ngoài
892
19830567
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5%20tr%C3%AC
Trụ trì
Trụ trì (tiếng Pali: Saṅghaṇāyaka, tiếng Trung Quốc: 住持/Zhùchí) là người đứng đầu một tu viện Phật giáo hoặc một ngôi chùa Phật giáo lớn. Trong các ni viện Phật giáo, ni cô giữ chức vụ tương đương được gọi là Ni trưởng. Trụ trì là một tu sĩ (Bhikkhu) giữ chức vụ quản trị coi sóc, cai quản của một tu viện hoặc một ngôi chùa lớn. Nhiệm vụ coi sóc của một vị trụ trì hoặc ni trưởng bao gồm cả việc giám sát hoạt động hàng ngày của tu viện. Trụ trì hoặc ni trưởng cũng chịu trách nhiệm lãnh đạo tinh thần đối với các tu sĩ do họ phụ trách và được yêu cầu tiếp xúc với các trụ trì hoặc ni trưởng của các tu viện khác. Trong các tu viện Thiền tông Trung Quốc, từ phổ biến để chỉ trụ trì là Phương trượng (方丈/Fāngzhàng). Một từ khác để chỉ trụ trì là '住持, tiếng Việt là trụ trì có nghĩa là "cư dân" và "người trụ lại". Các tăng ni thường được gọi là pháp sư (法師/Fǎshī) có nghĩa là "Pháp sư" hay Sư thầy dạy Phật pháp. Trong tiếng Hàn Quốc thì trụ trì được gọi là Juji (住持/주지). Tiếng Thái Lan thì gọi là Chaoawat (เจ้าอาวาส). Tiếng Tây Tạng thì gọi là Khenpo hay Khenchen. Ở các quốc gia nói tiếng Anh thì từ tiếng Anh “Abbot” được sử dụng thay vì tất cả các từ khác tồn tại trong ngôn ngữ của các quốc gia nơi Phật giáo đã có hoặc đã được thiết lập vững chắc trong lịch sử. Trong Phật giáo Nhật Bản, những từ được sử dụng phổ biến nhất để chỉ trụ trì của một ngôi chùa hoặc tu viện lớn là Jūji (住持), Jūjishoku (住持職), hoặc đơn giản là jūshoku (住職). Đôi khi từ Jishu (寺主) cũng được sử dụng, bắt nguồn từ từ tiếng Phạn Vihārasvāmin dùng để chỉ người giám sát vihāra có chứa bảo tháp. Ngôi chùa không có thầy tu được biểu thị bằng thuật ngữ mujū (無住). Thuật ngữ Oshō/和尚 có thể được phát âm theo nhiều cách, tùy thuộc vào truyền thống được đề cập. Nguồn gốc của nó là từ tiếng Phạn Upādhyāya ban đầu đề cập đến một người đã truyền giới cho người khác. Từ Hōin (法印) ban đầu là một danh hiệu được Nhật hoàng ban tặng cho một nhà sư. Từ Shōnin (上人) là danh hiệu tôn trọng người đã đạt được một mức độ giác ngộ nhất định. Từ Goin (御院) và Inke (院家) đề cập đến ngôi đền đúng nghĩa. Trong trường hợp bối cảnh Tịnh độ tông, vốn không nhấn mạnh đến kỷ luật mà thiên về cuộc sống tại gia, những từ chỉ sự trụ trì có xu hướng phản ánh thể chế hơn là người phụ trách. Ở vùng Kansai, Goingesan (ご院家さん), Goinsan (御院さん) và Goensan (ご縁さん) thường được sử dụng trong Jōdo Shinshū. Hōushu hoặc Hossu (法主) là danh hiệu được sử dụng dưới tay của Ekan Ikeguchi tại Saifuku-ji ở Kagoshima. Nó cũng được sử dụng trong Bảy ngôi đền đầu tiên của Jōdo-shū và Taiseki-ji của Nichiren Shōshū. Trong truyền thống Tendai, thuật ngữ Zasu 座主 là phổ biến. Trụ trì đôi khi còn được gọi là Yama no zasu (山の座主), có nghĩa là "Trụ trì của ngọn núi". Monzeki (門跡) là một thuật ngữ dành riêng cho các linh mục thuộc dòng dõi quý tộc hoặc hoàng gia, và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay tại Daikaku-ji của Shingon và Hongan-ji của Jōdo Shinshū. Chú thích Phật giáo
607
19830577
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manchester%20United%20F.C.%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202005%E2%80%9306
Manchester United F.C. mùa giải 2005–06
Mùa giải 2005–06 là mùa giải thứ 14 của Manchester United tại Premier League, và là mùa giải thứ 31 liên tiếp của họ ở giải đấu hàng đầu nước Anh. Sau khi cán đích ở vị trí thứ ba trong cả hai mùa giải trước, Quỷ đỏ đã cải thiện đôi chút để kết thúc mùa giải 2005–06 ở vị trí thứ hai, mặc dù kém đội vô địch 8 điểm. Tuy nhiên, bất chấp sự cải thiện về phong độ ở giải quốc nội, phong độ ở cúp châu Âu của United đã bị giáng một đòn nặng nề, khi câu lạc bộ không thể lọt vào vòng loại trực tiếp của UEFA Champions League lần đầu tiên kể từ 1994–95. Câu lạc bộ thi đấu tốt hơn ở FA Cup, lọt vào vòng thứ năm, nhưng thành công thực sự của họ đến ở League Cup, nơi họ đánh bại Wigan Athletic 4–0 trong trận chung kết. United trở thành câu lạc bộ đầu tiên trong lịch sử Premier League ghi được 1.000 bàn thắng, cột mốc đạt được vào ngày 29 tháng 10 trong trận thua 4–1 trước Middlesbrough tại Riverside, với bàn thắn duy nhất của Cristiano Ronaldo ghi. Mùa giải 2005–06 cũng chứng kiến ​​sự ra đi của đội trưởng câu lạc bộ Roy Keane, người đã ở Old Trafford từ năm 1993. Keane chơi trận cuối cùng cho câu lạc bộ vào ngày 18 tháng 9 năm 2005 trong trận hòa không bàn thắng với Liverpool, nhưng buộc phải rời sân chỉ diễn ra vài phút trước khi kết thúc trận đấu. Sau đó thông tin được tiết lộ rằng Keane đã dính chấn thương ở chân và cuối cùng anh ấy đã rời câu lạc bộ để đến với đội bóng thời thơ ấu Celtic vào ngày 18 tháng 11 năm 2005. Băng thủ quân sau đó được đảm nhiệm bởi đội phó Gary Neville. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, chỉ bảy ngày sau khi Keane rời câu lạc bộ, người hâm mộ United đã vô cùng thương tiếc trước cái chết của cựu cầu thủ huyền thoại George Best, qua đời ở tuổi 59. Giao hữu tiền mùa giải Ngoại hạng Anh FA Cup League Cup UEFA Champions League Vòng loại thứ ba Vòng bảng Thống kê đội hình Tham khảo
380
19830583
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20%C4%91ua%20%C3%B4%20t%C3%B4%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201%20Las%20Vegas
Giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas
Giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas là một chặng đua Công thức 1 đang được lên kế hoạch tổ chức tại Giải đua xe Công thức 1 2023 tại một trường đua đường phố tạm thời bao gồm Dải Las Vegas ở Las Vegas, Nevada. Lịch sử Giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas sẽ là chặng đua Công thức 1 đầu tiên diễn ra ở Las Vegas kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Caesars Palace 1982. Chặng đua này dự kiến sẽ diễn ra xung quanh Dải Las Vegas trên một trường đua đường phố hoàn toàn mới. Đây sẽ là chặng đua Công thức 1 thứ ba được tổ chức ở Hoa Kỳ vào năm 2023 sau giải đua ô tô Công thức 1 Miami và giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1982 sẽ có ba cuộc đua được tổ chức ở Hoa Kỳ trong một mùa giải Công thức 1. Trường đua Trường đua Dải Las Vegas, địa điểm tổ chức giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas, có chiều dài 6,201 km, bao gồm 17 góc cua và một đoạn đường thẳng dài 1,900 km. Trường đua được chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ một bãi đỗ xe không sử dụng sẽ được chuyển sang thành khu vực làn pit và khu vực bãi đỗ đua và những đoạn đường đua cố định. Khúc cua đầu tiên có hình dáng hairpin, sau đó đường hơi uốn cong sang trái rồi sang phải nhanh, chuyển từ đường vòng cố định sang đường thành phố. Tiếp theo đó, những chiếc xe đi 800 m xuống Koval Lane trước khi rẽ phải chậm 90 độ rồi đi vào một con đường dài, quét sang trái bao quanh MSG Sphere mới, trước khi đi qua một đoạn ngoằn ngoèo trái-phải (một sự thay đổi từ thiết kế ban đầu) và sau đó rẽ trái nhanh hơn một chút để chuyển sang Đại lộ Sands. Sau đó, đường đua đi qua hai khúc cua rất nhanh trên Đại lộ Sands trước khi rẽ trái chậm vào Đại lộ Las Vegas, hay còn gọi là Dải Las Vegas. Đây là đoạn đường bằng phẳng dài 1,900 km với hai đường thẳng và hơi ngả sang trái, đi qua một số khách sạn và sòng bạc nổi tiếng nhất Las Vegas. Sau đó, vòng đua sẽ đi qua một loạt các góc cua hẹp trên Đại lộ Harmon, đi thẳng xuống 800 m trước khi đi qua bên trái rất nhanh cho đến đoạn kết của trường đua và trở lại đường đua cố định qua các khu vực trong làn pit. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas Giải đua ô tô Công thức 1 Chặng đua F1
489
19830587
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20%C4%91ua%20xe%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201%202024
Giải đua xe Công thức 1 2024
Giải đua xe Công thức 1 2024 sẽ là mùa giải Công thức 1 thứ 75 do Liên đoàn Ô tô Quốc tế (FIA) tổ chức. Đây là mùa giải kỷ lục mà 24 chặng đua trên khắp thế giới được tổ chức. Trong suốt mùa giải này, các tay đua và đội đua tham gia sẽ lần lượt tranh giành chức vô địch hạng mục tay đua và hạng mục đội đua tại tất cả 24 chặng đua từ tháng 3 cho đến tháng 12. Các tay đua và đội đua Các đội và tay đua sau đây đều tham gia giải đua xe Công thức 1 2023 và tất cả các đội thi đấu đều sử dụng lốp xe do Pirelli cung cấp. Các đội đua sau đây được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Thay đổi đội đua Alfa Romeo sẽ chấm dứt quan hệ đối tác với Sauber và rời Công thức 1 khi Sauber chuẩn bị trở thành đội đua Audi vào năm 2026. AlphaTauri dự kiến sẽ được đổi tên thương hiệu và chuyển một phần đến Milton Keynes ở Vương quốc Anh trong bối cảnh tái cơ cấu quản lý. Aston Martin chuẩn bị tham gia dưới tên gọi mới vì Cognizant sẽ không còn là nhà tài trợ chính của đội nữa. Lịch đua dự kiến Lịch đua của Giải đua xe Công thức 1 2024 đựoc xuất bản vào ngày 5 tháng 7 năm 2023 và sẽ bao gồm 24 chặng đua kỷ lục. Thay đổi và mở rộng lịch đua Hai chặng đua đầu tiên của mùa giải ở Bahrain và Ả Rập Xê Út sẽ được tổ chức vào thứ Bảy để phù hợp lịch trình tổ chức cuộc đua với tháng Ramadan. Cũng như vào năm 2023, giải đua ô tô Công thức 1 Las Vegas một lần nữa sẽ được tổ chức vào thứ Bảy. Hai chặng đua ở Azerbaijan và Nhật Bản hoán đổi vị trí trên lịch so với năm ngoái. Giải đua ô tô Công thức 1 Nhật Bản sẽ được tổ chức ở giai đoạn đầu tiên của mùa giải và trước giải đua ô tô Công thức 1 Trung Quốc. Giải đua ô tô Công thức 1 Azerbaijan được chuyển sang giai đoạn cuối mùa giải sau những chặng đua ở châu Âu để giúp giảm bớt những hành trình dài giữa các chặng đua cuối tuần và tiết kiệm lượng khí thải CO2. Giải đua ô tô Công thức 1 Trung Quốc dự kiến ​​sẽ quay trở lại lịch sau khi bị hủy hoãn bốn năm do những khó khăn vì đại dịch COVID-19 ở nước này gây ra. Giải đua ô tô Công thức 1 Emilia Romagna dự kiến sẽ quay trở lại lịch sau khi bị hủy vào năm 2023 do lũ lụt trong khu vực. Giải đua ô tô Công thức 1 Nga đã có hợp đồng xuất hiện trên lịch năm 2024. Tuy nhiên, hợp đồng với chặng đua này đã bị chấm dứt vào năm 2022 do Nga xâm lược Ukraina. Tham khảo Liên kết ngoài Mùa giải Công thức 1 Công thức 1 năm 2024
522
19830593
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chung%20th%C3%A2n%20li%C3%AAn%20ti%E1%BA%BFp
Chung thân liên tiếp
Chung thân liên tiếp là hai hoặc nhiều bản án chung thân nối tiếp nhau được tuyên cho người phạm tội, thường thấy trong tư pháp thực tiễn. Hình phạt này được dùng để giảm cơ hội được ra tù của người phạm tội. Tại các nước Mỹ Chung thân liên tiếp là hình phạt chung dành cho các bị cáo bị kết tội giết người nhiều lần ở Mỹ. Tùy vào khu vực xét xử của vụ án, bị cáo nhận bản án chung thân có thể đủ điều kiện để được ân xá sau khi chấp hành mức án tối thiểu từ 15 năm đến 25 năm. Nếu bị tuyên chung thân liên tiếp, bị cáo phải chấp hành mức án tối thiểu cho từng bản án chung thân rồi mới có thể được ân xá. Hình phạt này cũng đảm bảo nếu một bản án bị kháng cáo thì bị cáo vẫn phải chấp hành những bản án còn lại. Nga Ở Nga, chung thân liên tiếp được thi hành cùng lúc. Úc Ở Úc, thời gian tối thiểu của chung thân liên tiếp bằng thời gian tối thiểu mà ngắn nhất trong số các bản án. Canada Từ ngày 2 tháng 12 năm 2011 ở Canada, người bị kết tội giết người cấp độ một và không đủ điều kiện để được ân xá, sẽ có thể bị tuyên chung thân liên tiếp. Hình phạt bắt buộc dành cho người bị kết tội giết người cấp độ một là án tù chung thân và thời gian thi hành án tối thiểu 25 năm mới được xem xét âm xá. Thẩm phán sẽ thảo luận với bồi thẩm đoàn để đưa ra quyết định có cộng dồn thời gian tối thiểu này hay không. Bản án có thời gian tối thiểu dài nhất cho tới nay là 75 năm dành cho 4 phạm nhân Justin Bourque (đã được giảm còn 25 năm), John Paul Ostamas, Douglas Garland, và Derek Saretzky. Trong vụ xả súng tại nhà thờ Hồi giáo Thành phố Québec, Tòa Thượng thẩm Québec và Tòa phúc thẩm Québec cho rằng bản án chung thân liên tiếp dành cho bị cáo Alexandre Bissonnette là vi hiến. Tòa án Tối cao Canada cũng bác bỏ kháng cáo của quân chủ vào tháng 5 năm 2022, cho rằng bản án chung thân liên tiếp là vi hiến. Xem thêm Chung thân Chú thích Hình phạt Tội phạm Chung thân
404
19830598
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amara%20Diouf
Amara Diouf
Amara Diouf (sinh ngày 7 tháng 6 năm 2008) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Sénégal hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Génération Foot và Đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal. Sự nghiệp thi đấu Génération Foot Sinh ra tại Pikine, vùng ngoại ô của thủ đô Dakar, Amara Diouf gia nhập học viện của câu lạc bộ Génération Foot vào năm 2017, sau khi gây được ấn tượng tại giải Danone Nations Cup. Năm 2023, anh là một cầu thủ nổi bật tại giải U-19 Mohammed VI tổ chức tại Maroc, nơi Génération Foot vô địch giải đấu sau khi đánh bại ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch, Real Madrid. Có thông tin cho rằng Diouf sẽ gia nhập câu lạc bộ Metz khi anh đến độ tuổi phù hợp, tiếp bước người đồng hương Sadio Mané. Sự nghiệp quốc tế Trẻ Năm 2022, Diouf thi đấu cho U-17 Sénégal tại Vòng loại Cúp bóng đá U-17 châu Phi 2023. Anh lập một cú đúp trong trận gặp Cabo Verde và đóng góp 1 bàn thắng trong trận gặp Mali. Diouf có tên trong danh sách tham dự Cúp bóng đá U-17 châu Phi 2023. Anh lập một cú đúp trong trận gặp Algérie và đóng góp 1 bàn thắng trong trận gặp Somalia. Điều này đã giúp Sénégal vượt qua vòng bảng. Sau màn trình diễn tuyệt vời tại giải đấu, Diouf được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất vòng bảng và nằm trong đội hình tiêu biểu của vòng bảng. Diouf tiếp tục lập một cú đúp trong trận gặp Nam Phi ở tứ kết, qua đó đủ điều kiện góp mặt tại Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2023 và nhận được giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất trận lần thứ 3. Ghi được bàn thắng thứ 5 trong giải đấu, anh đã vượt qua kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một giải đấu U-17 của Victor Osimhen. Ở trận bán kết gặp Burkina Faso, Diouf đá hỏng quả phạt đền khi đội của anh đang dẫn trước 1–0, nhưng cuối cùng đã thực hiện lượt sút luân lưu cuối cùng thành công, giúp họ tiến vào chung kết. Sénégal đánh bại Maroc ở trận đấu chung kết để giành chức vô địch lần đầu tiên trong lịch sử. Với 5 bàn thắng ghi được suốt cả giải đấu, Diouf đã giành danh hiệu Vua phá lưới. Đội tuyển quốc gia Tháng 8 năm 2023, Diouf được gọi triệu tập lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal để chuẩn bị cho trận gặp Rwanda tại Vòng loại Cúp bóng đá châu Phi và một trận giao hữu gặp Algérie. Vào ngày 9 tháng 9, anh có trận ra mắt trong trận hòa 1-1 trước Rwanda, trở thành cầu thủ trẻ nhất từng ra mắt cho đội tuyển quốc gia ở 15 tuổi 94 ngày. Danh hiệu U-17 Sénégal Cúp bóng đá U-17 châu Phi: 2023 Cá nhân Vua phá lưới Cúp bóng đá U-17 châu Phi: 2023 Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2008 Nhân vật còn sống Tiền đạo bóng đá Tiền đạo bóng đá nam Cầu thủ bóng đá Sénégal Cầu thủ bóng đá Génération Foot Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Sénégal Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Sénégal
552
19830602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20%C4%90%C3%ACnh%20Tr%C3%AD
Nguyễn Đình Trí
Nguyễn Đình Trí (10 tháng 1 năm 1931 – 12 tháng 3 năm 2023) là Giáo sư, Tiến sĩ toán học, là nhà giáo, nhà khoa học và là người viết giáo trình toán học cho hệ đại học kỹ thuật. Ông từng giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Ông được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 1998. Tiểu sử, sự nghiệp Ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1931, tại Lý Nhân, Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1956, ông về công tác tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, khi đó vừa mới được thành lập và trở thành một trong nhũng người đầu tiên đặt nền móng xây dựng đội ngũ giảng viên Toán của nhà trường. Năm 1961, Ông là giảng viên Toán đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội được cử sang Liên Xô làm nghiên cửu sinh. Năm 1965, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ Toán - Lý (nay là Tiến sĩ) tại Đại học Tổng hợp Lomonosov, trở thành Phó tiến sĩ Toán học đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội. Về nước ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Khoa học cơ bản từ năm 1966. Tới năm 1968, khi thành lập Khoa Toán Lý, Đại học Bách khoa Hà Nội, ông trở thành Chủ nhiệm Khoa đầu tiên và giữ cương vị này cho đến năm 1977. Từ năm 1977 đến năm 1994: Ông làm Phó Hiệu trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông được bầu vào Ban chấp hành Hội Toán học Việt Nam ngay từ khi Hội được thành lập và được bầu làm Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam nhiệm kì 2 từ năm 1988 tới năm 1994. Năm 1984, Nguyền Đình Trí đã trở thành một trong số những nhà toán học đầu tiên được phong học hàm Giáo sư và năm 1988, ông cũng là một trong số những nhà giáo đầu tiên của Việt Nam được nhận danh hiệu  Nhà giáo Nhân dân. Ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật những tri thức hiện đại cho các chương trình đào tạo, góp phần đưa Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Bộ giáo trình “Toán cao cấp” (3 tập) do ông chủ biên là bộ sách nổi tiếng từ những năm 1960, là tài liệu giáng dạy chính thức cho các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam. Ông là một trong những người đứng đầu trong việc thành lập Trung tâm đại học dân lập Thăng Long, đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã tham gia vào bản Kiến nghị “Chấn hưng giáo dục” của 24 trí thức gửi lên Trung ương năm 2004. Ông qua đời ngày 12 tháng 3 năm 2023 tại Hà Nội. Khen thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhì. Huân chương Lao động Hạng Ba, Hạng Nhất (1998). Đời tư Vợ ông là Trần Thị Thục Nga, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 5, cựu hiệu phó Đại học Sư phạm Hà Nội, con gái của Nguyễn Thị Thục Viên. Hai ông bà có một con gái và một con trai, con trai là PGS. TS. Nguyễn Việt Dũng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tham khảo Sinh năm 1931 Mất năm 2023 Người Hà Nam Sống tại Hà Nội Tiến sĩ Toán học Việt Nam Giáo sư Việt Nam Nhà giáo Nhân dân
609
19830612
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Portland
Bá tước xứ Portland
Bá tước xứ Portland (tiếng Anh: Earl of Portland) là một tước hiệu quý tộc, đã được lập hai lần trong Đẳng cấp quý tộc Anh, lần lập ra đầu tiên vào năm 1633, dưới thời Vua Charles I, dành trao cho Richard Weston, Nam tước Weston thứ nhất, chỉ truyền được 4 đời thì tuyệt tự. Lần lập ra thứ hai vào năm 1689, dưới thời Vua William III, trao cho William Bentinck, đến thời bá tước thứ 2 là Henry Bentinck được phong thêm tước Hầu tước xứ Titchfield và Công tước xứ Portland thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh. Kể từ đó, tước hiệu Bá tước xứ Portland được nắm bởi Công tước xứ Portland, năm 1990, cái chết của Công tước thứ 9 không có người kế vị nam nên tước vị công tước và hầu tước bị thu hồi, ngôi vị bá tước được chuyển cho người anh em họ gần nhất (chỉ thuộc dòng dõi nam giới), cụ thể là một người thuộc cấp thứ 6. Lần lập ra đầu tiên Lần lập ra lần thứ hai Các thành viên khác của gia đình Cavendish-Bentinck Tham khảo Liên kết ngoài Biographies of the Earls and Dukes of Portland and their predecessors, with links to online catalogues, from Manuscripts and Special Collections at the University of Nottingham Bá tước thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh Portland Bá tước Anh
230
19830614
https://vi.wikipedia.org/wiki/Negav
Negav
Negav tên thật là Đặng Thành An (sinh ngày 12 tháng 4 năm 2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh), là một nam rapper, người viết nhạc đa tài trong làng nhạc Việt với vẻ ngoài điển trai và khả năng sáng tạo đa dạng. Anh hiện đang là thành viên của nhóm nhạc Gerdnang. Negav đã thu hút được sự chú ý của đông đảo mọi người khi xuất hiện trong chương trình King of Rap. Negav còn gây ấn tượng bởi sự năng động và phong cách độc đáo. Cuộc đời và sự nghiệp Đặng Thành An sinh năm 2001 tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Thành An cho biết ban đầu anh lấy nghệ danh là Oggy, nhưng khi được sự góp ý của đàn anh là Blacka nên anh chàng đã đổi nghệ danh sang Negav. Nghệ danh “Negav” của Đặng Thành An được lấy cảm hứng từ đam mê chơi game, anh từng sử dụng một loại vũ khí có tên là Negev trong các trò chơi, và vũ khí này đã trở thành nguồn cảm hứng để tạo nên nghệ danh của mình và anh quyết định đổi chữ E thành A, từ đó Negav đã xuất hiện. Negav rất thích ca nhạc và rap đặc biệt là rap Miền Nam. Cuối năm lớp 9 (năm 2016), Negav đã thử viết lời rồi thể hiện một bài rap đầu tiên và gửi cho Blacka nghe và nhận được nhiều lời khen và động viên. Từ đó Negav đã có thêm nhiều động lực để tiến sâu hơn trên con đường nhạc rap đến tận bây giờ. Khi chương trình King Of Rap (một chương trình truyền hình đầu tiên về dòng nhạc rap nhằm tìm kiếm những tài năng rap) được tổ chức, Negav đã lựa chọn chủ đề "Anh hùng bàn phím" cho phần dự thi của mình. Thông qua chương trình, anh sẽ có thêm nhiều cơ hội để tỏa sáng và khẳng định vị trí của mình trong làng nhạc. Từ khi bắt đầu sự nghiệp đến hiện tại, Negav đã phát hành nhiều ca khúc như: "Don’t Let Them Know", "babyboo", "sao em lại trông như thế này", "cây thông cô đơn", "23:59", "Em khiến anh muốn trở thành người Hà Nội". Đa phần các sản phẩm đều viết về tình yêu. Ngoài ra, chàng rapper điển trai còn được chú ý khi kết hợp cùng nhiều nghệ sĩ khác: HIEUTHUHAI với ca khúc "Ngủ một mình" và "Ngủ một mình (tình rất tình)", Văn Mai Hương và Hứa Kim Tuyền với ca khúc "Hương", Hứa Kim Tuyền với "213", Trung Quân với "Trong nhà ngoài mưa", Myra Trần với ca khúc "Dừng yêu",... và các ca khúc kết hợp với các thành viên GERDNANG. Năm 2023, Negav đã được xác nhận tham gia vào chương trình truyền hình thực tế Hành Trình Rực Rỡ, trở thành thành viên trẻ tuổi nhất trong tất cả các thành viên của chương trình và được mọi người yêu quý gọi là "Út Khờ". Danh sách đĩa nhạc Sản phẩm âm nhạc Sản phẩm hợp tác Chương trình truyền hình Tham khảo
520
19830619
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spy%20%C3%97%20Family%20%28m%C3%B9a%202%29
Spy × Family (mùa 2)
Phần thứ hai của loạt phim truyền hình anime Spy × Family được sản xuất bởi Wit Studio và CloverWorks. Phần được công bố lần đầu cùng với một bộ phim hoạt hình chiếu rạp tại Jump Festa vào ngày 18 tháng 12 năm 2022. Ōkouchi Ichirō sẽ thay thế Furuhashi làm người viết kịch bản, các nhân viên và diễn viên còn lại vẫn sẽ đảm nhận vai trò của họ. Bộ phim tiếp tục kể về điệp viên bậc thầy Twilight, dưới bí danh của bác sĩ tâm thần Loid Forger, và gia đình giả của anh ta, bao gồm cô con gái Anya, một nhà ngoại cảm, vợ anh ta là Yor, một sát thủ có biệt danh là Công chúa Gai và chú chó Bond của gia đình với sức mạnh nhận thức trước được tương lai. Mùa thứ hai của bộ truyện sẽ bao gồm 12 tập. Tập đầu tiên được công chiếu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ca khúc chủ đề mở đầu là bởi Ado và ca khúc chủ đề kết thúc là bởi Vaundy ft. Cory Wong. Mùa này được cấp phép bản quyền phát sóng trực tuyến bởi Crunchyroll bên ngoài khu vực Châu Á. Muse Communication sở hữu bản quyền phát hành tại Đài Loan, Nam Á và Đông Nam Á và phát sóng nó trên hệ thống kênh YouTube trực thuộc trong một khoảng thời gian nhất định trong khi Netflix, iQIYI, bilibili phát sóng trên các nền tảng trực tuyến. Các tập Băng đĩa Tham khảo Ghi chú Mùa phim truyền hình Nhật Bản 2023 Spy × Family
268
19830632
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh%20An%20Nh%C6%B0%20M%E1%BB%99ng
Ninh An Như Mộng
Ninh An Như Mộng () là một dự án cổ trang của Trung Quốc đại lục, được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình Tấn Giang - Khôn Ninh của tác giả Thời Kính. Bộ phim xoay quanh cuộc đời của nữ chính Khương Tuyết Ninh cùng với đó là những cuộc tranh đấu quyền lực chốn Hoàng Cung. Phim do Chu Nhuệ Bân làm đạo diễn và biên kịch chính là tác giả nguyên tác Thời Kính. Với sự tham gia diễn xuất của Bạch Lộc và dàn diễn viên nổi tiếng như Trương Lăng Hách, Vương Tinh Việt, Châu Tuấn Vỹ... Đã trở thành một trong những tác phẩm cổ trang đáng mong đợi trong năm 2023. Theo thông tin từ nhà sản xuất iQiyi, Ninh An Như Mộng đã xác lập kỉ lục, trở thành bộ phim có lượt đặt xem trước cao nhất trong lịch sử. Bộ phim khai máy ngày 21 tháng 5 năm 2022 và đóng máy ngày 8 tháng 9 cùng năm . Dự kiến lên sóng cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Nội dung Nữ chính Khương Tuyết Ninh (Bạch Lộc) từng bất chấp tất cả để được làm hoàng hậu, đứng đầu lục cung. Tuy nhiên, khi cung biến xảy ra nàng đã buộc phải tự vẫn. Chẳng ngờ, nàng lại vô tình có được cơ hội sống thứ hai. Giờ đây, Tuyết Ninh chỉ mong có thể tránh xa cuộc chiến tranh giành quyền lực, thay đổi những sai lầm và làm chủ số phận của mình. Trời xui đất khiến, nàng lại phải nhập cung và trở thành học trò của đế sư Tạ Nguy (Trương Lăng Hách). Tuyết Ninh vừa tiếp thu sự chỉ dạy của Tạ Nguy vừa âm thầm tìm cách ngăn chặn thảm kịch đang đến gần của Yến Lâm (Châu Tuấn Vỹ). Khương Tuyết Ninh cùng Tạ Nguy đã cố gắng hết sức và thành công bảo vệ được tính mạng trên dưới Yến gia. Tuyết Ninh tiếp tục vô tình bị cuốn vào kế hoạch loạn đảng của Bình Nam vương. Nàng và Trương Già (Vương Tinh Việt) thâm nhập vào doanh trại quân địch. Trong lúc nguy hiểm cận kề, Tuyết Ninh đã đỡ mũi tên cho Trương Già nhưng cuối cùng cả hai vẫn không thể tiếp tục đồng hành. Địch quốc Đại Nguyệt lại tìm đến, trưởng công chúa Thẩm Chỉ Y (Lưu Tá Ninh) buộc phải hòa thân. Khương Tuyết Ninh muốn giúp Chỉ Y, liền theo Tạ Nguy tiến về phía Bắc thảo phạt Đại Nguyệt. Trong muôn trùng nguy nan, Tạ Nguy bảo vệ Tuyết Ninh không tiếc tổn hại bản thân, hai người trải qua ngày tháng kề cận đã nảy sinh tình cảm. Lúc này, âm mưu kinh khủng hơn dần hé lộ, phơi bày chân tướng về sự việc Bình Nam vương 20 năm trước. Sau cùng, Khương Tuyết Ninh và Tạ Nguy kề vai sát cách điều tra, vạch trần chân tướng chuyện cũ. Diễn viên Phát hành và quảng bá Vào ngày 19 tháng 5 năm 2023, bộ phim được thông báo sẽ phát sóng lúc 18h (giờ Việt Nam). Phim cũng đã phát hành các trailer, áp phích, danh sách demo OST và các nội dung quảng cáo khác trên weibo chính thức . Tuy nhiên sau đó đoàn làm phim đã thông báo hoãn phát sóng vì "lý do kỹ thuật" . Nhạc phim Tham khảo Liên kết Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt thập niên 2020 Phim truyền hình cổ trang Trung Quốc Phim truyền hình Trung Quốc sắp ra mắt Chương trình truyền hình dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc Chương trình truyền hình tiếng Quan thoại
605
19830644
https://vi.wikipedia.org/wiki/E.%20Daniel%20Cherry
E. Daniel Cherry
Edward Daniel Cherry (sinh ngày 4 tháng 3 năm 1939) là một sĩ quan quân đội người Mỹ, ông mang quân hàm chuẩn tướng và phi công chiến đấu trong Không quân Hoa Kỳ. Cherry đã thực hiện tổng cộng 285 nhiệm vụ chiến đấu trên chiếc F-105 Thunderchief và F-4 Phantom trong Chiến tranh Việt Nam, và được công nhận đã bắn phá hủy 1 máy bay quân địch trong trận không chiến. Ông giải ngũ vào năm 1988 sau 29 năm phục vụ quân đội. Đầu đời Edward Daniel Cherry sinh ra tại Youngstown, Ohio, vào ngày 4 tháng 3 năm 1939 và chuyển đến Bowling Green, Kentucky khi còn nhỏ. Ông tốt nghiệp Trường trung học South Cobb ở Austell, Georgia, năm 1957. Binh nghiệp Cherry gia nhập Không quân Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1959 khi là học viên trường sĩ quan hàng không và được sắc phong hàm thiếu úy vào tháng 7 năm 1960. Ông là hoa tiêu EC-121 của Không đoàn Kiểm soát Không quân số 552 tại Căn cứ Không quân McClellan ở California và Căn cứ Không quân McCoy ở Florida, từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 3 năm 1964. Ông sau đó tham gia khóa huấn luyện phi công với Không đoàn Huấn luyện Phi công số 3615 tại Căn cứ Không quân Craig ở Alabama và tốt nghiệp hạng nhất trong khóa vào tháng 3 năm 1965. Ông nhận huấn luyện về F-105 Thunderchief tại Căn cứ Không quân Nellis ở Nevada và được phân công vào Phi đoàn Tiêm kích Chiến đấu số 8 tại Căn cứ Không quân Spangdahlem, Tây Đức, nơi ông điều khiển những chiếc F-105 từ tháng 10 năm 1965 đến tháng 1 năm 1967. Chiến tranh Việt Nam Vào tháng 2 năm 1967, Cherry được chuyển đến Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Korat, Thái Lan, tại đây ông phục vụ với tư cách là phi công F-105 cùng Phi đoàn Chiến đấu số 44 và 421, và thực hiện 100 nhiệm vụ chiến đấu khắp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào tháng 8 năm 1967, ông quay về Hoa Kỳ và trở thành huấn luyện viên phi công F-105 và người giám sát phi đội cùng với Không đoàn số 23 tại Căn cứ Không quân McConnell ở Kansas. Năm 1968, ông nhận bằng Cử nhân Khoa học về toán học từ Đại học Nam Florida. Vào tháng 6 năm 1971, ông trở lại Thái Lan, tại đây ông là phi công F-4D Phantom thuộc Phi đoàn Chiến đấu số 13 tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn và thực hiện 185 nhiệm vụ chiến đấu. Trong cuộc nhiệm vụ này, Cherry giữ chức chỉ huy phi đội và trưởng lập trình kiểm soát không quân tiền phương F-4 của Không đoàn số 432 "Laredo". Vào ngày 15 tháng 4 năm 1972, trong một chuyến tuần tra không trung khắp Hà Nội, Cherry đã bắn hạ một chiếc MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam, phi công nhảy dù xuống đất. Nhiệm vụ được giới thiệu trong phần thứ năm mùa đầu tiên của History Channel trong loạt chương trình Dogfights, với tựa đề "Hell Over Hanoi", tái hiện các chiến dịch không chiến lịch sử bằng công nghệ đồ họa máy tính hiện đại. Hậu chiến Vào tháng 6 năm 1972, Cherry được bổ nhiệm trở thành sĩ quan tác chiến của Phi đoàn Chiến đấu số 71 và 94 tại Căn cứ Không quân MacDill ở Florida. Từ tháng 1 năm 1975 đến tháng 8 năm 1976, ông giữ chức trưởng đội chỉ dẫn tác chiến Không quân tại Sở chỉ huy Không quân Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở Washington, D.C. Ông sau đó giữ chức tư lệnh và lãnh đạo phi đoàn bay biểu diễn Không quân, Thunderbirds, tại Căn cứ Không quân Nellis. Tháng 4 năm 1979, ông trở thành phó tư lệnh Liên đoàn Hỗ trợ Chiến đấu số 57 tại Nellis. Sau khi tốt nghiệp Học viện Chiến tranh Quốc gia vào tháng 6 năm 1980 và Đại học Nam California với tấm bằng Thạc sĩ Khoa học về quản lý hệ thống trong cùng năm, ông giữ chức tư lệnh Liên đoàn Hỗ trợ Chiến đấu số 347 tại Căn cứ Không quân Moody ở Georgia và vào tháng 7 năm 1981, ông được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Không đoàn số 347 tại Moody. Tháng 11 năm 1982, ông chuyển đến Sở chỉ huy Không quân Thái Bình Dương tại Căn cứ Không quân Hickam ở Hawaii, giữ chức viên trưởng thanh tra và đến tháng 7 năm 1983, ông trở thành tổng thanh tra Không quân Thái Bình Dương. Cherry từng là tư lệnh của Không đoàn Chiến đấu số 8, được trang bị chiếc F-16 Fighting Falcon, tại Căn cứ Không quân Kunsan ở Hàn Quốc, từ tháng 5 năm 1984 đến tháng 6 năm 1985, khi ông trở lại sở chỉ huy Không quân Thái Bình Dương với tư cách là phó tham mưu trưởng về các kế hoạch. Ông được thăng quân hàm chuẩn tướng vào ngày 1 tháng 10 năm 1985. Vào tháng 8 năm 1987, Cherry được bổ nhiệm làm tư lệnh Cục Tuyển mộ Không quân và phó tham mưu trưởng về binh chủng tuyển mộ và nhiệm vụ lập trình tại Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Huấn luyện Không quân tại Căn cứ Không quân Randolph ở Texas, cho đến khi ông giải ngũ vào tháng 12. Ông là phi công chỉ huy với hơn 4.000 giờ bay. Đời tư Cherry và vợ Sylvia có hai con và bốn người cháu. Sau khi giải ngũ khỏi quân đội, ông chuyển đến Bowling Green, Kentucky, ông làm thư ký của Nội các Tư pháp và An toàn Công cộng Kentucky trong Chính quyền Bang Kentucky và là chủ tịch của Cơ quan Vận tải Đa phương thức Quận Warren. Ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Hàng không Kentucky năm 2000 và Đại sảnh Danh vọng Hàng không Georgia vào năm 2015. Ông được trao tặng Danh hiệu Cựu sinh viên Xuất sắc của Đại học Tây Kentucky vào năm 2013. Chiếc F-4D (66-7550) Cherry lái khi bắn hạ chiếc MiG được khôi phục và trưng bày tại Công viên Di sản Hàng không ở Bowling Green, Kentucky. Năm 2008, với sự giúp đỡ của một người bạn là luật sư có họ hàng ở châu Á, Cherry tìm kiếm phi công người Việt Nam điều khiển chiếc MiG-21 bị ông bắn rơi ngày 15 tháng 4 năm 1972. Một chương trình truyền hình Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên về tái ngộ tìm kiếm, kết nối và đoàn tụ thân nhân mang tên Như chưa hề có cuộc chia ly đã tìm được phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cư trú tại Hà Nội. Ngày 5 tháng 4 năm 2008, Cherry gặp ông Mỹ và bắt tay trên sóng truyền hình trực tiếp. Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, Cherry và ông Mỹ sau đó đã đi du lịch khắp Hoa Kỳ, họ đến thăm nhiều triển lãm hàng không và sự kiện, tham gia nhiều buổi diễn thuyết, tại đây họ kể lại kinh nghiệm của mình trong trận không chiến và mối quan hệ của họ. Năm 2009, Cherry xuất bản cuốn sách với tựa đề My Enemy, My Friend: A Story of Reconcilation from the Vietnam War, thuật lại kinh nghiệm của ông trong trận không chiến và tình bạn với Nguyễn Hồng Mỹ. Ông hiện là phó chủ tịch điều hành của Công viên Di sản Hàng không, và hoạt động trong ban cố vấn của Đại học Tây Kentucky và tổ chức tài trợ nghiên cứu của trường cũng như Quỹ College Heights và Trung tâm Công nghệ Thông tin. Huy chương Trong sự nghiệp phục vụ quân đội, Cherry được trao nhiều huy chương bao gồm: Chú thích Chuẩn tướng Không quân Hoa Kỳ Phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam Phi công từ Ohio Cựu sinh viên Đại học Nam California
1,349
19830645
https://vi.wikipedia.org/wiki/Janvi%20Chheda
Janvi Chheda
Janvi Chheda Gopalia (sinh ngày 29 tháng 2 năm 1984 tại Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ) là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình người Ấn Độ tham gia các bộ phim truyền hình bằng tiếng Hindi. Cô có vai chính đầu tay qua bộ phim Chhoona Hai Aasmaan với vai diễn Sameera Singh. Cô còn được biết đến qua vai diễn Sugna Shyam Singh trong bộ phin Cô dâu 8 tuổi và Thanh tra Shreya trong bộ phim Đội đặc nhiệm CID, hai vai diễn này đã giúp cô được công chúng biết đến rộng rãi. Tiểu sử Janvi Chheda sinh ngày 29 tháng 2 năm 1984 tại Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Cô là người Gurajat có quê quán tại Mandvi, quận Kachchh thuộc bang Gurajat. Cô từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thương mại và Kinh tế Malini Kishor Sanghvi, Mumbai. Sự nghiệp Vai diễn đầu tay và sự đột phá trong diễn xuất (2005–2011) Cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình với vở kịch Dr. Mukta ở Dubai. Cô có vai chính đầu tay trong bộ phim bằng tiếng Gujarat Toh Lagi Sharat với vai diễn Sanjana và từng làm việc tại Đài Truyền hình Gujarat với tư cách là người dẫn chương trình trong chương trình truyền hình Kem Cho và vai diễn Nidhi trong bộ phim Saubhagyavati. Cô có vai diễn trong bộ phim bằng tiếng Hindi đầu tiên mang tên Chhoona Hai Aasmaan với vai diễn Trung úy Sameera Singh và đóng chung với Mohammed Iqbal Khan từ năm 2007 đến năm 2008. Bộ phim này đã nhận được nhiều lời khen về cốt truyện. Vào năm 2009, cô vào vai phản diện Sandhya trong bộ phim Dhoop Mein Thandi Chaav...Maa và đóng chung với Vineet Raina. Cô cũng vào vai Simran trong bộ phin Maayka cùng năm đó. Từ năm 2010 đến năm 2011, cô vào vai chính Tashi Arjun Singh và đóng chung với Karan Hukku và Kunal Verma trong bộ phim Tera Mujhse Hai Pehle Ka Naata Koi. Những thành công nhất định và quyết định ngừng đóng phim (2012–2018) Từ năm 2011 đến năm 2013, cô vào vai Sugna Shyam Singh, đóng chung với Sachin Shroff trong bộ phim Cô dâu 8 tuổi, bộ phim cũng đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp diễn xuất của cô. Cô được biết đến nhiều hơn nhờ vai diễn Thanh tra Shreya trong loạt phim truyền hình dài nhất Ấn Độ Đội đặc nhiệm CID. Vai diễn này giúp cô được công chúng biết đến rộng rãi hơn. Cô thủ vai nhân vật này từ năm 2012 đến năm 2016. Cô cũng thủ vai diễn này trong các bộ phim Adaalat trong phần phim CID Viruddh Adaalat vào năm 2012 và Taarak Mehta Ka Ooltah Chashmah vào năm 2014. Năm 2018, cô tái xuất màn ảnh nhỏ khi tiếp tục vào vai Shreya trong 2 tập phim 1491 và 1492 của Đội đặc nhiệm CID, cũng đánh dấu là bộ phim cuối cùng trước khi cô quyết định nghỉ đóng phim vào cùng năm đó. Danh sách tác phẩm Phim truyền hình Phim điện ảnh Kịch Dr. Mukta in Dubai (2005) đóng chung với Jaya Bachchan Đời tư Janvi Chheda kết hôn với người bạn trai lâu năm Nishant Gopalia vào năm 2011. Năm 2017, cả hai người đã hạ sinh ra một cô con gái tên là Nirvi. Xem thêm Dayanand Shetty Ansha Sayed Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên điện ảnh Ấn Độ Nữ diễn viên truyền hình Ấn Độ
584
19830652
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A9y%20tr%E1%BA%AFng%20da
Tẩy trắng da
Blanqueamiento trong tiếng Tây Ban Nha hoặc Branqueamento trong tiếng Bồ Đào Nha (cả hai đều có nghĩa là làm trắng) là một hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế được sử dụng ở nhiều quốc gia hậu thuộc địa ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương để "cải thiện chủng tộc" (Mejorar la raza) hướng tới một lý tưởng được cho là về độ trắng của làn da. Thuật ngữ Blanqueamiento có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh và được sử dụng ít nhiều đồng nghĩa với việc làm trắng da của chủng tộc. Tuy nhiên, Blancqueamiento có thể được xem xét theo cả nghĩa biểu tượng và sinh học. Về mặt biểu tượng, Blanqueamiento đại diện cho một hệ tư tưởng xuất hiện từ di sản của chủ nghĩa thực dân châu Âu, được mô tả từ lý thuyết về quyền lực thuộc địa của Anibal Quijano phục vụ cho sự thống trị của người da trắng trong hệ thống phân cấp xã hội Về mặt sinh học, Blanqueamiento là quá trình làm trắng da bằng cách kết hôn với một người có làn da sáng hơn để sinh ra những đứa con có làn da sáng hơn. Các hệ tư tưởng đằng sau Blancqueamiento đã thúc đẩy ý tưởng về hệ thống phân cấp xã hội, dựa trên các đặc điểm và màu da trắng của người Châu Âu. Các phương pháp làm trắng da ngày càng phổ biến, một phần là do Blancqueamiento ở Châu Mỹ Latinh. Peter Wade lập luận rằng Blancqueamiento là một quá trình lịch sử có thể gắn liền với chủ nghĩa dân tộc. Khi nghĩ về chủ nghĩa dân tộc, các hệ tư tưởng đằng sau nó bắt nguồn từ bản sắc dân tộc, mà theo Wade là "sự xây dựng của quá khứ và tương lai". Blanqueamiento được ban hành trong chính sách quốc gia của nhiều nước Mỹ Latinh vào đầu thế kỷ XX, những chính sách này đã thúc đẩy việc nhập cư từ châu Âu như một phương tiện để làm trắng da cho dân số đất nước. Trên thế giới Ở một số nước châu Phi, có từ 25 đến 80% phụ nữ thường xuyên sử dụng các sản phẩm làm trắng da. Ở châu Á, con số này là khoảng 40% Đặc biệt ở Ấn Độ, hơn một nửa số sản phẩm chăm sóc da được bán để làm trắng da Ở Pakistan, nơi các sản phẩm làm sáng da rất phổ biến, người ta phát hiện các loại kem có chứa hàm lượng Hydroquinone và thủy ngân độc hại. Những nỗ lực làm sáng da đã có từ ít nhất là vào thế kỷ XVI ở châu Á. Trong khi một số chất—chẳng hạn như axit kojic và axit alpha hydroxy—được phép sử dụng trong mỹ phẩm ở Châu Âu thì một số chất khác như Hydroquinone và tretinoin lại không được phép sử dụng. Trong khi một số quốc gia không cho phép sử dụng hợp chất thủy ngân trong mỹ phẩm thì những quốc gia khác vẫn cho phép và bạn có thể mua chúng trực tuyến. Tẩy trắng da (Skin whitening) hay làm trắng da (Skin lightening) là việc sử dụng các chất hóa học nhằm mục đích làm sáng da hoặc mang lại màu da đồng đều bằng cách giảm nồng độ Melanin trong da. Một số hóa chất đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm trắng da, trong khi một số hóa chất đã được chứng minh là độc hại hoặc có hồ sơ an toàn đáng nghi vấn. Điều này bao gồm các hợp chất thủy ngân có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và gây ra vấn đề cho thận. Nỗ lực làm trắng vùng da lớn cũng có thể được thực hiện bởi một số nền văn hóa. Điều này có thể được thực hiện vì lý do ngoại hình, chính trị hoặc kinh tế. Ở nhiều quốc gia với tâm lý ám ảnh bởi tiêu chuẩn vẻ đẹp Âu châu với làn da sáng của người da trắng, ở Tanzania thì động cơ sử dụng các sản phẩm làm sáng da là để trông "giống Âu" hơn hay chứng cuồng da trắng ở Ấn Độ. Tại Ấn Độ, doanh số bán kem làm sáng da năm 2012 đạt khoảng 258 tấn và năm 2013 doanh số bán hàng đạt khoảng 300 triệu USD. Theo học giả Shirley Anne Tate thì chất làm trắng da ở Mỹ ban đầu chủ yếu được phụ nữ da trắng sử dụng. Những người nhập cư châu Âu đã giới thiệu các công thức làm sáng da bằng mỹ phẩm vào các thuộc địa của Mỹ, nơi cuối cùng họ đã phát triển để kết hợp các truyền thống thảo dược bản địa và Tây Phi. Tại Ấn Độ thì loại thuốc corticosteroid bị lạm dụng đến mức nguy hiểm để làm trắng da bởi ở Ấn Độ thì phụ nữ da ngăm đen khó lấy được chồng. Căn nguyên của việc lạm dụng rộng rãi các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticosteroid ở Ấn Độ là niềm tin sâu sắc rằng màu da sáng thì tốt hơn màu da sẫm, không nơi nào có thể thấy rõ điều này hơn trong văn hóa hôn nhân của Ấn Độ. Trong tình yêu và hôn nhân đều đòi hỏi làn da trắng. Nhà hoạt động nữ quyền và là một nhà nghiên cứu Reena Kukreja phát biểu: "Phần lớn người Ấn Độ mong muốn có làn da trắng là do mối liên hệ giữa làn da đen với lao động chân tay ngoài trời - làn da đen là biểu tượng của địa vị đẳng cấp thấp". Tại Ấn Độ, nếu càng da ngăm đen và càng nghèo, thì càng khó kiếm chồng, trong khi xã hội dành nhiều đặc quyền cho phụ nữ có gia đình. Betamethasone là một loại thuốc corticosteroid mạnh, bôi tại chỗ, thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da, bao gồm bệnh vẩy nến và bệnh chàm, nhưng một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn là làm sáng da. Các loại kem có chứa Betamethasone chỉ nên được sử dụng theo lời khuyên của bác sĩ và thường được mua theo toa. Một khi da phụ thuộc vào kem steroid, thì rất khó để ngừng sử dụng. Nếu dừng lại sẽ dẫn đến việc nổi mụn, phát ban và mẩn đỏ. Nhưng ở Ấn Độ, Betamethasone và các loại kem corticosteroid khác lại thường xuyên bị lạm dụng như một chất làm sáng da chủ yếu là do phụ nữ Ấn Độ. Mặc dù nhiều tác dụng phụ gây đau đớn và có thể nhìn thấy là do lạm dụng corticosteroid tại chỗ, các bác sĩ da liễu cho hay phương pháp này vẫn đang được sử dụng tràn lan ở Ấn Độ, dù ở thành phố lớn hay nông thôn, những chất bị hạn chế này vẫn tiếp tục dễ dàng tiếp cận, được sử dụng như một chất làm sáng da chủ yếu là do phụ nữ. Chú thích Làn da Chăm sóc da
1,199
19830661
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ra%20v%E1%BA%BB%20da%20tr%E1%BA%AFng
Ra vẻ da trắng
Ra vẻ da trắng (Acting white) là một cụm từ mang tính miệt thị, thường được chỉ về một số người da đen ở Mỹ để ám chỉ sự phản bội của một người da màu đối với nền văn hóa và bản sắc của họ bằng cách giả định những kỳ vọng xã hội của xã hội người da trắng. Trong tiếng Việt thì từ ra vẻ hay bắt chước, học đòi, tỏ vẻ, làm bộ là một khẩu ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày, dùng để chỉ hành vi cư xử, thể hiện những thứ bản thân không có. Cụm từ học đòi da trắng có thể được áp dụng để chỉ về những người da đen đạt được thành công trong giáo dục, nhưng quan điểm này còn gây nhiều tranh cãi. Năm 2020, có 93,6% người Mỹ gốc Phi từ 25 đến 39 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học, ngang bằng với mức trung bình toàn quốc, mặc dù người Mỹ gốc Phi có xu hướng bỏ học đại học/cao đẳng cao hơn so với người da trắng. Cụm từ này đang gây tranh cãi và rất khó xác định ý nghĩa chính xác của nó. Có giả thuyết cho rằng một số học sinh dân tộc thiểu số không khuyến khích đạt được thành tích ở trường do những định kiến tiêu cực của các bạn cùng sắc tộc đồng trang lứa; quan điểm như vậy đã được thể hiện trong các bài báo trên tờ Thời báo Nữu Ước (The New York Times), tạp chí Thời Đại (Time) và The Wall Street Journal—cũng như đến từ các nhân vật của công chúng và các học giả trong lĩnh vực vũ đài chính trị. Câu hỏi liệu thái độ "điệu bộ da trắng" có phổ biến hay không đã được tranh luận trong tài liệu học thuật. Năm 1986, nhà xã hội học người Nigeria John Ogbu đồng tác giả với Signithia Fordham một nghiên cứu đã kết luận rằng các học sinh người Mỹ gốc Phi có thành tích cao ở một trường trung học ở Washington, D.C. đã vay mượn văn hóa da trắng bá quyền như một phần của chiến lược để đạt được thành tích, trong khi đấu tranh để duy trì bản sắc da đen và "lý thuyết hành động của người da trắng " đã ra đời. Diễn viên hài da đen vốn nhân vật truyền thông và tội phạm tình dục bị kết án sau đó Bill Cosby đã sử dụng thuật ngữ này trong một bài đã trở thành bài phát biểu tháng 5 năm 2004 khi anh ta thách thức cộng đồng da đen chống lại ý tưởng rằng học tập là "học đòi da trắng". Don Lemon cũng đã tuyên bố rằng các cộng đồng người Mỹ gốc Phi bị tổn hại khi coi việc sử dụng tiếng Anh phù hợp hoặc việc học xong là "phong thái của người da trắng". Người da đen bị buộc tội "hành động như người da trắng" đôi khi được gọi là gã Anglo-Saxon đen, một thuật ngữ do diễn viên hài Paul Mooney đặt ra. Năm 2008 trước cuộc bầu cử của Obama thì Ralph Nader, một nhà hoạt động lâu năm, đã mô tả thượng nghị sĩ này là "gã da trắng dạy đời". Trong Chiến thắng tổng thống của Obama trong cuộc bầu cử năm 2008 và hình ảnh công chúng của Obama đã thúc đẩy một cuộc thảo luận công khai về việc liệu ông có thay đổi lập trường của những người chỉ trích này hay không. Các nhà bình luận John McWhorter và Stephen J. Dubner đã nói rằng điều đó có thể xảy ra. Chú thích Tham khảo McWhorter, John. 2019 July 20. "The Origins of the ‘Acting White’ Charge." The Atlantic. Morin, Richard. 2005 June 5. "The Price of Acting White." The Washington Post. Ogbu, John U. 2004. "Collective Identity and the Burden of 'Acting White'." The Urban Review 36(1):1–35. . Pluviose, David. 2006 April 5. "Study: ‘Acting White’ Accusation." Diverse Education. Solomon, Nancy. 2009 October 31. "Facing Identity Conflicts, Black Students Fall Behind." National Public Radio. Phân biệt chủng tộc Người da trắng thượng đẳng
699
19830664
https://vi.wikipedia.org/wiki/Windows%20Mobile%206.0
Windows Mobile 6.0
Windows Mobile 6 với tên mã ban đầu "Crossbow" là một phiên bản của hệ điều hành Windows Mobile. WM6 được phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 2007 tại 3GSM World Congress 2007 và được phát triển dựa trên nhân Windows CE 5.2. WM6 có ba phiên bản khác nhau: "Windows Mobile 6 Standard" dành cho Smartphone (điện thoại không có màn hình cảm ứng), "Windows Mobile 6 Professional" dành cho Pocket PC có chức năng nghe gọi và "Windows Mobile 6 Classic" dành cho Pocket PC không có chức năng nghe gọi. Windows Mobile 6 được phát triển dựa trên Windows CE 5.0 (phiên bản 5.2). WM6 hỗ trợ các phần mềm mới của Microsoft như Windows Live hay Exchange 2007. Windows Mobile 6 Standard được sử dụng lần đầu trên SPV E650 của Orange, trong khi Windows Mobile 6 Professional là Xda Terra của O2. Windows Mobile 6 có thiết kế tương tự như Windows Vista. Các chức năng của WM6 tương đối giống với Windows Mobile 5 nhưng có độ ổn định tốt hơn nhiều. Cùng với việc công bố Office Mobile 6.1 hỗ trợ các định dạng tài liệu Office 2007 (pptx, docx, xlsx); OneNote Mobile, phiên bản Di động của Microsoft Office OneNote đã được thêm vào trong hầu hết các phiên bản WM6. Ngoài các chương trình mới được đưa vào, các cải tiến của Office Mobile cũng được thực hiện cho các ứng dụng hiện có, chẳng hạn như hỗ trợ email HTML trong Outlook Mobile. WM6 hướng tới đối tượng là doanh nghiệp (nhóm chiếm phần lớn lượng người dùng) Với Server Search trên Microsoft Exchange 2007, Out of Office Replies trên Microsoft Exchange 2007 và khả năng tìm kiếm các liên hệ trong Sổ Địa chỉ trên Exchange Serve. Để hỗ trợ phát triển cho các lập trình viên, NET Compact Framework v2 SP2 đã được cài đặt sẵn trong hệ điều hành. Các nhà phát triển và người dùng cũng có quyền truy cập vào Microsoft SQL Server 2005 Compact Edition để lưu trữ và truy xuất thông tin. Internet Explorer Mobile được cải tiến hỗ trợ AJAX, JavaScript và XMLDOM cùng với tính năng Chia sẻ Internet được cải thiện. Khả năng kết nối được nâng cao hơn nữa với Microsoft Bluetooth Stack, VoIP với khả năng khử tiếng vang và Bộ giải mã âm thanh MSRT . Để cải thiện tính bảo mật, tính năng Storage Card Encryption đã được thêm vào. Các khóa mã hóa bị xóa nếu thiết bị được khởi động nguội . Các bản cập nhật tiếp theo, cả về bảo mật và tính năng, giờ đây cũng được cung cấp bằng cách sử dụng Operating System Live Update. Một số cải tiến khác của WM6 bao gồm hỗ trợ độ phân giải màn hình 320x320 và 800x480 (WVGA) (S01SH hoặc "Em One" của Sharp là thiết bị đầu tiên và duy nhất có màn hình 800x480 trên WM5), cải thiện khả năng truy cập Remote Desktop (Chỉ có sẵn cho một số Pocket PC nhất định), tùy chọn Phản hồi của khách hàng, Smartfilter để tìm kiếm trong các chương trình và hỗ trợ Unlicensed Mobile Access (UMA) dành cho các nhà cung cấp được chọn. Xem thêm Tham khảo Windows Mobile
546
19830668
https://vi.wikipedia.org/wiki/Flying%20Machines%20Which%20Do%20Not%20Fly
Flying Machines Which Do Not Fly
"Flying Machines Which Do Not Fly" là một bài xã luận đăng trên nhật báo New York Times vào ngày 9 tháng 10 năm 1903. Bài báo đã dự đoán sai lầm rằng nhân loại sẽ phải mất từ ​​một đến mười triệu năm mới phát triển được một cỗ máy bay có thể bay được. Nó được viết nhằm đáp lại thí nghiệm máy bay thất bại của Samuel Pierpont Langley hai ngày trước đó. 69 ngày sau khi bài báo được xuất bản, hai anh em người Mỹ Orville và Wilbur Wright thực hiện thành công chuyến bay của một khí cụ bay nặng hơn không khí đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, tại Kitty Hawk, North Carolina. Bối cảnh Vào đầu thế kỷ 20, dư luận cho rằng con người không thể di chuyển bằng đường hàng không. Các kỹ sư và nhà khoa học đương thời cũng bi quan về chuyến bay. Các nhà phê bình đáng chú ý bao gồm Simon Newcomb, Lord Kelvin và kỹ sư trưởng của Hải quân Hoa Kỳ, George W. Melville. Trong đó, George W. Melville đã mô tả máy bay là "hoàn toàn không có cơ sở, nếu không muốn nói là vô lý". Sau 5 năm chuẩn bị, nhà tiên phong hàng không Samuel Langley đã sẵn sàng thử nghiệm chiếc Aerodrome của mình vào ngày 7 tháng 10 năm 1903. Chiếc máy bay, do Charles Manly lái, đã không bay được và rơi xuống sông Potomac ngay sau khi cất cánh. Bài xã luận Thất bại của Aerodrome khiến công chúng chế nhạo Langley. Hai ngày sau khi thí nghiệm thất bại, một bài xã luận đăng trên tờ New York Times đưa ra quan điểm: Tạm dịch: Cùng ngày với bài báo được xuất bản, Orville Wright viết trong nhật ký của mình: "We started assembly today" ("Hôm nay chúng tôi bắt đầu lắp ráp"), ám chỉ chiếc máy bay đầu tiên mà anh và anh trai mình, Wilbur, sẽ thử nghiệm bay ngay sau đó. Ngày 8 tháng 12 năm 1903, Langley nỗ lực lần cuối cùng để lái chiếc Aerodrome. Một lần nữa, thử nghiệm thất bại và sự ủng hộ chính thức dành cho dự án của Langley bị rút lại. Một bài xã luận khác của New York Times bình luận: Tạm dịch: Ngày 17 tháng 12 năm 1903, anh em nhà Wright đã bác bỏ quan điểm của tờ New York Times cùng nhiều nghi ngờ khác với chiếc Wright Flyer bay thành công của họ. Di sản Phi hành gia Dave Williams coi bài báo này "có lẽ là dự đoán tồi tệ khét tiếng nhất mọi thời đại". Nhà khoa học chính trị P.W. Singer coi bài báo này là ví dụ yêu thích của ông về một dự đoán "hoàn toàn sai lầm". Tổng thống Mỹ George W. Bush đã trích dẫn bài báo của New York Times trong lễ kỷ niệm 100 năm chuyến bay lịch sử của anh em nhà Wright vào tháng 12 năm 2003. Xem thêm Anh em nhà Wright Hàng không Tham khảo Liên kết ngoài FLYING MACHINES WHICH DO NOT FLY Lưu trữ tại New York Times New York Times ngày 9 tháng 10 năm 1903 (Tập 53 Số 16774) trên Internet Archive Dự đoán The New York Times Lịch sử hàng không Báo chí Hoa Kỳ Tác phẩm năm 1903
558
19830669
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20bi%E1%BB%87t%20ch%E1%BB%A7ng%20t%E1%BB%99c%20c%C3%B3%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng
Phân biệt chủng tộc có hệ thống
Phân biệt chủng tộc có hệ thống (Systemic racism) hay thể chế phân biệt chủng tộc (Institutional racism) được định nghĩa là các chính sách và thực trạng trên bình diện xã hội hoặc ở khía cạnh tổ chức nhằm dẫn đến và hỗ trợ liên tục mang lại lợi ích không công bằng (đặc lợi) cho một số người và đối xử bất công hoặc có hại đối với những người khác dựa trên yếu tố chủng tộc. Nó biểu hiện bằng sự phân biệt đối xử trong các lĩnh vực như tư pháp hình sự, việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục và đại biểu chính trị. Thuật ngữ thể chế phân biệt chủng tộc lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1967 do tác giả Stokely Carmichael và Charles V. Hamilton trong tác phẩm: Quyền lực của người da đen: Chính trị giải phóng. Carmichael và Hamilton đã viết vào năm 1967 rằng, trong khi sự phân biệt chủng tộc ở góc độ cá nhân thường có thể nhận diện được vì bản chất công khai của nó, thì sự phân biệt chủng tộc về mặt thể chế lại ít được nhận biết hơn vì bản chất "ít công khai hơn, tinh vi hơn nhiều" của nó. Phân biệt chủng tộc thể chế "bắt nguồn từ hoạt động của các lực lượng được thành lập và tôn trọng trong xã hội, và do đó nhận được ít sự lên án của công chúng hơn nhiều so với phân biệt chủng tộc cá nhân". Đây là tình trạng phân biệt chủng tộc ở nhiều cấp độ và hệ thống trong xã hội. Khái niệm này được dùng lần đầu vào năm 1967 bởi hai nhà hoạt động nhân quyền Stokely Carmichael và Charles V. Hamilton. Họ chỉ rằng, khác với sự kỳ thị đơn thuần (tức người này ghét người kia), Hệ thống cơ chế này là một thế lực bao trùm lên cả xã hội khiến người da màu không thể thăng tiến. Phân biệt chủng tộc có hệ thống hiện diện ở một số khía cạnh như: Về khía cạnh kinh tế thì mức lương trung bình của người da màu thấp hơn người da trắng dù có cùng bằng cấp và ngành nghề. Về giáo dục thì người da màu có ít cơ hội tiếp cận và hoàn thành giáo dục hơn. Về Luật pháp thì người da màu không được thụ hưởng quá trình thi hành luật pháp công bằng (bị đàn áp bởi cảnh sát, bị khép án nhanh và chịu án nặng hơn) về mặt giải trí thì người da màu ít được xuất hiện trong vai chính của các bộ phim lớn hoặc nếu có thì chỉ được đóng vai phản diện. Phân biệt chủng tộc theo thể chế được Sir William Macpherson định nghĩa trong một báo cáo vào 1999 là: "Sự thất bại tập thể của một tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ phù hợp và chuyên nghiệp cho mọi người vì màu da, văn hóa hoặc nguồn gốc dân tộc của họ. Nó có thể được nhìn thấy hoặc được phát hiện trong các quá trình, thái độ và hành vi dẫn tới sự phân biệt đối xử thông qua định kiến, sự thiếu hiểu biết, thiếu suy nghĩ và định kiến phân biệt chủng tộc gây bất lợi cho người dân tộc thiểu số.". Về cơ bản, phân biệt chủng tộc có hệ thống chưa bao giờ biến mất. Dạng phân biệt chủng tộc có hệ thống này vẫn đang còn tồn tại khắp nơi trên thế giới. Nạn nhân của nó thường là người thuộc chủng tộc thiểu số, ít có tiếng nói trong thể chế chính trị, ở nhiều nước phương Tây như Mỹ và Anh thì nạn nhân là người gốc Phi, Á, người thổ dân da dỏ. Ở Canada, nức sống của người dân bản da đỏ địa ở Canada thấp hơn nhiều so với những người không phải bản địa, và họ cùng với những nhóm thiểu số hữu hình khác vẫn là nhóm nghèo nhất ở Canada. Đây là vấn đề dai dẳng ở các xã hội đa chủng tộc, nhất là các xã hội có lịch sử đô hộ được xây dựng từ nền tảng bất bình đẳng, trao quyền cho một dân tộc áp bức dân tộc khác, ở Mỹ, cách đây chỉ 100 năm, người da màu còn không được xem là công dân, cho đến cách đây 50 năm, người da màu vẫn không được ở chung một khu phố, học chung một trường học với người da trắng và nay họ vẫn phải đấu tranh vì sự sống của mình, hệ thống phân biệt này chỉ lắng xuống rồi trồi lên khi có những vụ tai nạn, bạo hành người da màu vượt quá sức chịu đựng của cộng đồng. Ở Hoa Kỳ, bắt đầu với Chính sách kinh tế mới của Tổng thống Franklin D. Roosevelt vào những năm 1930 và trong suốt những năm 1960 đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của người da trắng bằng cách cung cấp các khoản bảo lãnh cho vay cho các ngân hàng, từ đó tài trợ cho việc sở hữu nhà của người da trắng và tạo điều kiện cho người da trắng di cư nhưng chính sách này lại không cung cấp các khoản vay dành cho người da đen. Chú thích Tham khảo Stokes, DaShanne. (In Press) Legalized Segregation and the Denial of Religious Freedom Institutional Racism and the Police Institutional Racism and the Police: Fact or Fiction?, Civitas thinktank pamphlet about the Macpherson Report Paying the Price: The Human Cost of Racial Profiling On causes and effects of institutional racism in the Canadian criminal justice system Canada Consolidation Indian Act R.S.C., 1985, c. I-5 Current to 9 June 2015. Last amended on 2 April 2015 and published by the Minister of Justice at the following address: "Justice Laws Website" / "Site Web de la législation (Justice)", Government of Canada John Komlos, “Covert Racism in Economics," FinanzArchiv/Public Finance Analysis, 77 (2021) 1: 83-115. Original text: Library of Congress Country Study of Algeria Aussaresses, Paul. The Battle of the Casbah: Terrorism and Counter-Terrorism in Algeria, 1955–1957. (New York: Enigma Books, 2010) . Bennoune, Mahfoud. The Making of Contemporary Algeria, 1830–1987 (Cambridge University Press, 2002) Gallois, William. A History of Violence in the Early Algerian Colony (2013), On French violence 1830–1847 online review Horne, Alistair. A Savage War of Peace: Algeria 1954–1962, (Viking Adult, 1978) Mohammed Lakhdar-Hamina The Battle of Algiers The 1961 massacre was referenced in Caché, a 2005 film by Michael Haneke. The 2005 French television drama-documentary Nuit noire, 17 octobre 1961 explores in detail the events of the massacre. It follows the lives of several people and also shows some of the divisions within the Paris police, with some openly arguing for more violence while others tried to uphold the rule of law. Drowning by Bullets, a television documentary in the British Secret History series, first shown on 13 July 1992. Phân biệt chủng tộc
1,185
19830678
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4%20l%E1%BB%87%20da%20tr%E1%BA%AFng
Nô lệ da trắng
Nô lệ da trắng hay Chế độ nô lệ da trắng (White slavery) còn gọi là Buôn bán nô lệ da trắng đề cập đến chế độ nô lệ của người châu Âu theo đó đối tượng buôn bán nô lệ là những người nô lệ người da trắng gốc Âu, dù những nô lệ da trắng này là đối tượng giao dịch của những người không phải châu Âu (chẳng hạn như người Tây Á và Bắc Phi) hay dưới tay những người châu Âu khác (ví dụ như nô lệ hải tặc hoặc nô lệ của người Viking). Việc buôn bán nô lệ gốc châu Âu hiện diện ở La Mã cổ đại và Đế chế Ottoman, cũng như một số lãnh thổ do người Hồi giáo cai trị. Nhiều loại người da trắng khác nhau đã bị bắt làm nô lệ. Ở lục địa châu Âu dưới chế độ phong kiến, có nhiều hình thức địa vị khác nhau áp dụng cho những người (chẳng hạn như nông nô, bần nông, kẻ lang thang và nô lệ) phải chịu giao kèo làm công không lương hoặc bị buộc phải lao động không lương. Dưới sự cai trị của người Hồi giáo được mở rộng ở vùng Trung Đông và một phần ở châu Âu, hoạt động buôn bán nô lệ của đế chế Ottoman bao gồm cả những người châu Âu bị bắt và giam giữ thường được gia tăng từ các cuộc đột kích vào các lãnh thổ châu Âu hoặc bị bắt khi còn nhỏ dưới hình thức thuế sinh mạng (Devshirme) đối với gia đình cư dân của các vùng lãnh thổ bị chinh phục để phục vụ đế chế cho nhiều việc tôi mọi khác. Vào giữa thế kỷ XIX, cụm từ nô lệ da trắng được sử dụng để mô tả những nô lệ Cơ đốc giáo bị bán cho hoạt động buôn bán nô lệ ở Barbary, cụ thể là cụm từ "nô lệ da trắng" được Charles Sumner sử dụng vào năm 1847 để mô tả chế độ buôn bán nô lệ của những người theo đạo Thiên chúa trên khắp lãnh thổ Barbary và chủ yếu ở Algieri, thủ đô của Ottoman Algeria cũng như bao hàm nhiều hình thức nô lệ, bao gồm cả các phi tần châu Âu (Cariye) thường thấy trong Hậu cung Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, thuật ngữ pháp lý hiện đại áp dụng hẹp hơn đối với nô lệ tình dục, mại dâm cưỡng bức và buôn người mà ít tập trung vào chủng tộc của nạn nhân hoặc thủ phạm. Ở khu vực các nước nói tiếng Anh vào thời gian cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, cụm từ "nô lệ da trắng" được dùng để chỉ sự nô lệ tình dục của những phụ nữ da trắng, gắn liền với những câu chuyện về những phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở Trung Đông và đưa vào hầu hạ cho các Hồi vương trong các Hậu cung (Harem), chẳng hạn như những người được gọi là người đẹp xứ Circassia. Cụm từ này dần dần được sử dụng như một uyển ngữ chỉ về gái mại dâm. Cụm từ này đặc biệt phổ biến trong bối cảnh bóc lột trẻ vị thành niên, với hàm ý rằng trẻ em và thiếu nữ trong những hoàn cảnh như vậy không được tự do quyết định số phận của chính mình. Ở Vương quốc Anh và Ireland vào thời Victoria xảy ra sự việc một nhà báo vận động tranh cử William Thomas Stead là biên tập viên của Pall Mall Gazette đã bỏ tiền mua một một bé gái 13 tuổi với giá 5 bảng Anh, số tiền này tương đương với mức lương hàng tháng của một người lao động. Sự hoảng loạn về mặt đạo đức về "việc buôn bán phụ nữ" đã lên đến đỉnh điểm ở Anh vào những năm 1880, sau khi vụ việc gây chấn động quốc tế là Vụ buôn bán nô lệ da trắng bị vạch trần vào năm 1880. Vào thời điểm đó, những "nô lệ da trắng" là mục tiêu đương nhiên của những người bảo vệ đạo đức công cộng và các nhà báo. Sự phản đối kịch liệt sau đó đã dẫn đến việc Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật chống chế độ nô lệ. Quốc hội đã thông qua Đạo luật sửa đổi Luật Hình sự 1885, nâng tuổi đồng ý pháp lý từ 13 lên 16 tuổi ngay trong năm đó. Một nỗi lo lắng bao trùm tiếp theo xảy ra ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX, lên đến đỉnh điểm vào năm 1910, khi Luật sư nhà nước ở Chicago đã thông báo (không nêu chi tiết) rằng một đường dây tội phạm quốc tế đang bắt cóc các cô gái trẻ ở châu Âu, nhập cảnh họ vào Mỹ và ép họ phục vụ tại những nhà thổ ở Chicago. Những tuyên bố này và sự hoảng loạn mà chúng gây ra, đã dẫn đến việc thông qua Đạo luật buôn bán nô lệ da trắng của Hoa Kỳ năm 1910, thường được gọi là "Đạo luật Mann". Đạo luật này cũng cấm vận chuyển phụ nữ giữa các bang vì mục đích vô luân. Mục đích chính của nó là giải quyết vấn đề mại dâm và vô đạo đức. Các cuộc thanh tra việc nhập cư tại Đảo Ellis ở Thành phố New York chịu trách nhiệm thẩm vấn và sàng lọc gái mại dâm châu Âu từ các thanh tra viên nhập cư Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng trước sự kém hiệu quả của việc thẩm vấn trong việc xác định xem một phụ nữ châu Âu có phải là gái mại dâm hay không và tuyên bố rằng nhiều người "nói dối" và "sắp đặt những câu trả lời khôn khéo" cho câu hỏi thẩm vấn của thanh tra viên. Họ cũng bị buộc tội sơ suất nếu chấp nhận một địa chỉ khống từ một người nhập cư hoặc chấp nhận những câu trả lời chưa thật trọn vẹn. Thanh tra Helen Bullis đã điều tra một số ngôi nhà được giao ở quận Tenderloin của New York và phát hiện ra các dạng nhà thổ tồn tại vào đầu thế kỷ XX ở Thành phố New York và cô lập danh sách những ngôi nhà của gái mại dâm, chủ sở hữu và "tù nhân" của họ là ai. Chú thích Tham khảo Donovan, Brian. White Slave Crusades: Race, Gender, and Anti-vice Activism, 1887-1917. United States: University of Illinois Press, 2010. The 1847 edition of . Người da trắng
1,125
19830679
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khinalug
Khinalug
Khinalug, Khynalyg, hoặc Khinalyg (; Khinalug: Kətş; cũng được dịch là Khanaluka, Khanalyk, Khinalykh, hoặc Khynalyk), là một đô thị và ngôi làng Kavkaz cổ có nguồn gốc từ thời kỳ Albania Kavkaz. Nó nằm tại vùng cao của quận Guba, phía bắc Azerbaijan. Đô thị Khinalug là một phần của Guba, bao gồm các làng Khinalug và Qalayxudat. Ngôi làng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ tháng 9 năm 2023 với tên gọi Cảnh quan văn hoá của người Khinalig và đường gia súc “Köç Yolu” . Vị trí Nó nằm tại phía tây nam của quận Guba, giữa dãy núi Đại Kavkaz, phân chia Bắc Kavkaz ở Nga với Nam Kavkaz. Khinalug cũng là ngôi làng cao nhất, xa xôi và biệt lập nhất ở Azerbaijan và là một trong số những ngôi làng cao nhất ở vùng Kavkaz. Thời tiết thay đổi đáng kể giữa mùa hè và mùa đông, từ −20 °C cho tới 18 °C. Khinalug có dân số khoảng 2.000 người. Họ là những người nói tiếng Khinalug, một ngôn ngữ tách biệt của Ngữ hệ Đông Bắc Kavkaz, mặc dù nhiều trong số họ cũng sử dụng tiếng Azerbaijan. Lịch sử Vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, Tổng thống Ilham Aliyev đã công bố kế hoạch hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, hạ tầng, tòa nhà chính phủ cùng nhiều cơ sở khác ở Khinalug. Đến năm 2007, ông đã cho thành lập Khu bảo tồn lịch sử-kiến trúc và dân tộc học Nhà nước Khinalug theo sắc lệnh nhằm bảo tồn diện mạo, ngôn ngữ và phong tục độc đáo của ngôi làng. Địa điểm này được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới từ năm 2008 như là một trong số 100 địa điểm có nguy cơ biến mất cao nhất, do lo ngại trước việc xây dựng con đường nối giữa Khinalug và Guba. Danh sách này không nhằm mục đích chỉ trích hoạt động thương mại và du lịch ở Khinalug, mà nó nhằm mục đích cảnh báo rằng sự phát triển không nên đánh đổi bằng giá trị lịch sử của địa điểm. Bộ Văn hóa và Du lịch đã trùng tu phần mái của gần một trăm ngôi nhà ở Khinaluq vào năm 2011, và nhà thờ Hồi giáo từ thế kỷ 9 đã được trùng tu vào năm 2012–2014. Ngôi làng và cảnh quan tuyến đường gia súc “Köç Yolu” đã được công nhận là Di sản thế giới trong phiên họp lần thứ 45 diễn ra vào tháng 9 năm 2023. Hình ảnh Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Trang web văn hóa và ngôn ngữ Xinaliq Trang chính Xinaliq Trang du lịch Xinaliq.com Thông tin du lịch Xinaliq Danh sách theo dõi của Quỹ di tích thế giới 2008 đối với Khinalug Khu dân cư Guba Di sản thế giới tại Azerbaijan
476
19830695
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shivangi%20Joshi
Shivangi Joshi
Shivangi Joshi (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1998 tại Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ) là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình người Ấn Độ tham gia các bộ phim truyền hình bằng tiếng Hindi. Cô có vai diễn đầu tay trong bộ phim Khelti Hai Zindagi Aankh Micholi với vai diễn Trisha vào năm 2013. Cô còn được biết đến khi vào 2 vai diễn Naira Singhania Goenka và Sirat Shekhawat Goenka trong bộ phim Tình yêu diệu kỳ, đã giúp cô thu về nhiều giải thưởng, trong đó có Giải Vàng. Cô còn được biết đến qua các vai diễn Aayat Haider trong bộ phim Beintehaa, Poonam Thakur trong bộ phim Begusarai và Anandi Chaturvedi trong bộ phim Cô dâu 8 tuổi 2. Năm 2022, cô tham gia chương trình Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 12 và bị loại ở tập 8 với vị trí thứ 12 chung cuộc. Năm 2023, cô vào vai Aradhana Sahni trong bộ phim Barsatein – Mausam Pyaar Ka. Tiểu sử Shivangi Joshi sinh ngày 18 tháng 5 năm 1998 tại Pune, bang Maharashtra, Ấn Độ. Cô từng học ở Dehradun, Uttarakhand. Sự nghiệp Vai diễn đầu tay (2013–2014) Cô có vai diễn đầu tay vào năm 2013 với vai diễn Trisha trong bộ phim Khelti Hai Zindagi Aankh Micholi phát sóng trên kênh Zee TV. Sau đó, cô thủ vai Aayat Haider trong bộ phim Beintehaa. Năm 2014, cô xuất hiện với vai diễn Vishy trong bộ phim Love by Chance. Sự đột phá và bước ngoặc lớn trong sự nghiệp diễn xuất (2015–2016) Cô thủ vai Poonam Thakur trong bộ phim Begusarai và đóng chung với Vishal Aditya Singh. Bộ phim này cũng đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp diễn xuất của cô. Vai diễn này cũng giúp cô giành được giải thưởng Gương mặt mới nổi tại Giải thưởng Truyền hình Ấn Độ. Năm 2016, cô vào vai Meera trong phần 4 của bộ phim Yeh Hai Aashiqui và Jyoti trong bộ phim Pyaar Tune Kya Kiya. Thành công vững chắc với vai diễn trong bộ phim Tình yêu diệu kỳ (2016–2021) Năm 2016, cô vào vai Naira Singhania Goenka trong bộ phim Tình yêu diệu kỳ, giúp cô được nhiều khán giả tại Ấn Độ biết đến. Phản ứng hóa học của cô với Mohsin Khan được nhiều khán giả đánh giá cao và giúp cô trở thành một trong những nữ diễn viên hàng đầu Ấn Độ. Với vai diễn này, cô đã nhận được nhiều giải thưởng và đề cử, bao gồm Giải thưởng Truyền hình Ấn Độ, Giải thưởng Hàn lâm Truyền hình Ấn Độ, Giải Vàng, Giải Biểu tượng Vàng... Vào tháng 1 năm 2021, nhân vật của cô bị sát hại, nhưng cô vẫn tiếp tục tham gia với vai diễn rất giống Naira, Sirat Shekhawat Goenka. Cô đã chia tay đoàn làm phim vào tháng 10 năm 2021 và nhân vật Sirat cũng qua đời. Năm 2020, cô ra mắt tại Liên hoan phim Cannes với bộ phim điện ảnh Love X Society, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên bộ phim sau đó đã được phát hành trên nền tảng OTT. Năm 2021 và 2022, cô vào vai Anandi Bhujaariya trong phần 2 của bộ phim Cô dâu 8 tuổi và đóng chung với Randeep Rai. Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 12 và các công việc khác (2022–nay) Năm 2022, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 12 được ghi hình tại Cape Town, Nam Phi, cô dừng bước từ tập 8 và kết thúc ở vị trí thứ 12. Năm 2023, cô vào vai Prachi trong bộ phim Jab We Matched. Tháng 3 cùng năm, cô xuất hiện chớp nhoáng với vai diễn Rajpari Devlakha trong bộ phim Bekaboo. Từ tháng 7 năm 2023, cô thủ vai Aradhna Sahni và đóng chung với Kushal Tandon trong bộ phim Barsatein – Mausam Pyaar Ka. Một số công việc khác Shivangi Joshi là Đại sứ Thanh niên của Tổ chức phi chính phủ Khushii, do cầu thủ cricket Kapil Dev làm Giám đốc điều hành, với mục đích hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện. Sự nổi tiếng trong giới truyền thông Trong Danh sách 50 phụ nữ quyến rũ nhất châu Á do tạp chí Eastern Eye có trụ sở chính tại Anh công bố, Shivangi Joshi xếp vị trí thứ 5 vào năm 2018, còn năm 2019, cô xếp ở vị trí thứ 7. Trong Danh sách 50 người nổi tiếng của châu Á do Eastern Eye công bố, cô xếp ở vị trí thứ 26 vào năm 2020. Cô cũng được xếp hạng vào danh sách 30 ngôi sao nổi tiếng của châu Á dưới 30 tuổi cũng do Eastern Eye công bố vào năm 2022. Trong Danh sách 20 người phụ nữ được khao khát nhất trên sóng truyền hình Ấn Độ do tạp chí The Times of India, cô xếp hạng thứ 7 vào năm 2019 và xếp hạng 9 vào năm 2020. Danh sách tác phẩm Phim điện ảnh Phim truyền hình Với tư cách là khách mời Phim chiếu mạng Phim ca nhạc Giải thưởng Xem thêm Danh sách nữ diễn viên Ấn Độ Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên điện ảnh Ấn Độ Nữ diễn viên truyền hình Ấn Độ
884
19830708
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phong%20tr%C3%A0o%20Rael
Phong trào Rael
Phong trào Rael (Raëlism) hay Giáo phái Raelian (Raëlianism) là một tôn giáo UFO được Claude Vorilhon (hiện được gọi là Raël) thành lập vào những năm 1970 tại Pháp và có trụ sở chính tại Geneva thuộc Thụy Sĩ. Các học giả về tôn giáo phân loại giáo phái Raëlism là một phong trào tôn giáo mới. Nhóm này được chính thức hóa với tên gọi Phong trào Raëlian Quốc tế (IRM) hay Giáo hội Raëlian một tổ chức có thứ bậc dưới sự lãnh đạo của Raël có liên hệ với ARAMIS. Phong trào Raëlian quốc tế được mô tả là "tôn giáo UFO lớn nhất trên thế giới". Claude Vorilhon là một người Pháp vốn giáo chủ giáo phái Raelian tin rằng con người được tạo ra bởi người ngoài hành tinh từ hàng nghìn năm trước. Cuối năm 2002, giáo phái Raelian gây rúng động khi vị giáo chủ của giáo phái Raelian cùng Công ty Clonaid chuyên cung cấp dịch vụ sinh sản vô tính do ông ta sáng lập tuyên bố đã cho ra đời những đứa trẻ vô tính đầu tiên trên thế giới. Giáo lý Giáo phái Raëlism dạy rằng một giống loài ngoài trái đất được gọi là Elohim đã tạo ra loài người bằng công nghệ tiên tiến của họ. Những tín đồ Raëlians tin rằng chính những người ngoài hành tinh có trình độ khoa học tiên tiến, được gọi là Elohim (đấng Chúa trời toàn năng), đã tạo ra sự sống trên Trái đất thông qua kỹ thuật di truyền và rằng sự kết hợp giữa nhân bản con người và "chuyển giao tâm trí" cuối cùng có thể mang lại sự sống đời đời. Giáo phái này dạy rằng khoảng 25.000 năm trước Elohim đã đến Trái đất và biến đổi nó để sự sống có thể phát triển, Elohim đã sử dụng công nghệ tiên tiến để thiết lập mọi sự sống trên hành tinh. Là một tôn giáo vô thần, người ta cho rằng Elohim trong lịch sử đã bị nhầm lẫn với các vị thần. Giáo phái này tuyên bố rằng trong suốt lịch sử, Elohim đã tạo ra 40 con lai Elohim/con người, những người đóng vai trò là nhà tiên tri chuẩn bị cho nhân loại những sứ điệp về nguồn gốc của người ngoài hành tinh. Trong số đó có Đức Phật, Chúa Giêsu và nhà tiên tri Muhammad, và nay là Raël (Claude Vorilhon) là nhà tiên tri thứ 40 và là nhà tiên tri cuối cùng do Elohim ban cho với nghĩa là Sứ điệp từ những người trên bầu trời. Những người theo giáo phái Raëlists tin rằng kể từ vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945, nhân loại đã bước vào Thời đại khải huyền, trong đó nhân loại tự đe dọa mình bằng sự hủy diệt hạt nhân. Giáo phái Raëlism cho rằng nhân loại phải tìm cách khai thác sự phát triển khoa học và công nghệ mới cho mục đích hòa bình và khi đạt được điều này, Elohim sẽ quay trở lại Trái đất để chia sẻ công nghệ của họ với nhân loại và thiết lập một điều không tưởng. Để đạt được mục tiêu này, người Raëlians đã tìm cách xây dựng một đại sứ quán cho Elohim, nơi có bãi đáp cho tàu vũ trụ của họ. Những tín đồ Raëlians tham gia thiền định hàng ngày, hy vọng vào sự bất tử về thể chất thông qua nhân bản con người và thúc đẩy một hệ thống đạo đức tự do với sự nhấn mạnh vào trải nghiệm tình dục. Năm 2003, Raël công khai nhận mình là Di Lặc là vị bồ tát tương lai được tiên tri của Phật giáo Đại thừa. Ông khẳng định rằng mình tiếp tục liên lạc bằng thần giao cách cảm với Elohim, nghe thấy giọng nói của Đức Giê-hô-va hướng dẫn ông đến với giáo phái Raëlian. Trong văn hóa Cuốn tiểu thuyết đang bán chạy ở Pháp là quyển La possibilité d’une ile, tiếng Anh: The Possibility of an Island (tạm dịch: Một hòn đảo là điều có thể) của tác giả của nó là Michel Houellebecq, nhà văn gây tranh cãi ở Pháp hiện nay lấy bối cảnh là một giáo phái nhân bản giống với Raëlians trong thế giới thực. Theo nhà xuất bản Fayard - nơi in và phát hành cuốn sách vừa kể, trong năm ngày đầu đã bán được 210.000 quyển, một kỷ lục đáng nể cho một quyển tiểu thuyết Pháp. Không những thành công trong nước, cuốn tiểu thuyết đã được 15 nước khác mua bản quyền để dịch trước khi nó được xuất bản tại Pháp. Sách đã được phát hành tại Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ý và Mỹ vào ngày 31/8 vừa qua, tức cùng một ngày ở Paris. Cốt truyện cuốn Một hòn đảo là điều có thể gồm có hai phần. Phần một nói về cuộc đời của Daniel, một tác giả chuyên viết hài kịch, truyện cười giàu có và thành đạt đương đại. Phần hai thuộc lĩnh vực viễn tưởng là lời bình của Daniel 24 và Daniel 25 - bản sao thứ 24 và 25 của Daniel theo phương pháp sinh sản vô tính mấy ngàn năm sau về cuộc đời của ông tổ Daniel 1. Trong phần một, Daniel là một người khát khao hạnh phúc và bị ám ảnh bởi tình dục. Cả hai thứ này đều nằm ngoài tầm tay mặc dù anh cố đi tìm chúng. Người vợ thứ nhất, Isabelle là tổng biên tập một tạp chí dành cho con gái tuổi mới lớn vốn là một người phụ nữ coi chuyện ái ân là một bản năng thấp hèn, một cản ngại cho trí tuệ. Daniel ly dị, lấy Esther là một diễn viên điện ảnh Tây Ban Nha gợi cảm. Nhưng Esther cũng không phải là người trong mộng của Daniel vì cô coi chuyện ấy như một trò giải trí chứ không phải là bằng chứng của tình yêu. Ngày sinh nhật của Esther diễn ra một cuộc truy hoan tập thể và ai cũng thỏa mãn nhục dục trừ Daniel, 50 tuổi, vì anh là người duy nhất trên 25 tuổi. Esther tuyên bố chia tay với Daniel ngay sau đó. Chán đời, Daniel muốn tự tử nhưng ý chí đi tìm sự bất tử đã thắng. Daniel tìm đến giáo phái Elohim. Tất cả môn đồ của giáo phái này đều được bảo đảm tái sinh bất tận trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi chết nhờ công nghệ sinh sản vô tính. Daniel 24 và Daniel 25 chính là kiếp sau của Daniel 1 nhờ công nghệ này hai ngàn năm sau. Trong thực tế, Elohim chính là giáo phái Raelian mà giáo chủ là Claude Vorilhon một người Pháp là bạn thân của chính tác giả. Giáo phái này từng là đề tài thời sự quốc tế vào cuối năm 2002 khi tuyên bố đã cho ra đời một đứa bé đầu tiên theo phương pháp sinh sản vô tính nhưng hư thực ra sao cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Cách đây 10 năm Michel Houellebecq (tên thật là Michel Thomas) sinh năm 1958, tại đảo Réunion của Pháp vốn là một nhà văn vô danh và chỉ được để ý năm 1994 với tác phẩm Extension du domaine de la lutte (tạm dịch Phát triển phạm vi đấu tranh) sau khi gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn Pháp. Năm 1998, ông cho in cuốn Les particules élémentaires (Những hạt cơ bản). Quyển tiểu thuyết thứ ba có nhan đề Plateforme (từ này có rất nhiều nghĩa – mặt bằng, nền, sàn xe, cương lĩnh, một kiểu đặt tựa quen thuộc của tác giả) xuất bản năm 2001 nói về du lịch tình dục của Thái Lan và khủng bố Hồi giáo đã thực sự gây cơn sốt ở Pháp với mức tiêu thụ 350.000 quyển. Một hòn đảo là điều có thể là quyển tiểu thuyết thứ tư thu hút sự chú ý của các nhà phê bình và độc giả Pháp cách đây ba tháng bằng một phương thức tiếp thị độc đáo của nhà xuất bản Fayard là gửi truyện cho 15 nhà phê bình “phe ta” đọc trước để viết bài ca tụng, thống lĩnh trận địa phê bình văn học Pháp. Tất cả những tác phẩm của Michel Houellebecq đều được xếp vào thể loại tiểu thuyết luận đề. Những chủ đề quen thuộc của nhà văn này là người nhập cư, đạo Hồi, quan hệ nam nữ, vị trí của người cao tuổi trong xã hội, nỗi cô đơn, sinh sản vô tính toàn những vấn đề nhạy cảm của xã hội phương Tây và Các nhà phê bình văn học Pháp vẫn đang cãi nhau về hiện tượng Houellebecq. Chú thích Tham khảo Alexander, Brian, Rapture: A Raucous Tour of Cloning, Transhumanism, and the New Era of Immortality Basic Books, 2005. . Bates, Gary, Alien Intrusion: UFOs and the Evolution Connection New Leaf Press, 2005. . Colavito, Jason, The Cult of Alien Gods: H. P. Lovecraft and Extraterrestrial Pop Culture. Prometheus, 2005. .] Edwards, Linda, A Brief Guide to Beliefs: Ideas, Theologies, Mysteries, and Movements. Westminster John Knox Press, 2001. . Genta, Giancarlo, Lonely Minds in the Universe: The Search for Extraterrestrial Intelligence. Springer, 2007. . Palmer, Susan J., Women in Controversial New Religions, in New Religious Movements and Religious Liberty in America, ed. Derek H. Davis & Barry Hankins, p. 66. Baylor University Press, 2004. Shanks, Pete, Human genetic engineering:a guide for activists, skeptics, and the very perplexed Nation Books, 2005. . Stock, Gregory, Redesigning Humans: Choosing our Genes, Changing our Future. Houghton Mifflin Books, 2002. . Tandy, Charles, Doctor Tandy's First Guide to Life Extension and Transhumanity Universal-Publishers.com, 2001. . United States Congress, Medical science and bioethics: attack of the clones? Hearing before the Subcommittee on Criminal Justice, Drug Policy, and Human Resources of the Committee on Government Reform, House of Representatives, One Hundred Seventh Congress, second session, 15 May 2002. Washington: U.S. G.P.O., 2003. Government Documents. Y 4.G 74/7:B 52/7. Raël, Intelligent Design. Nova Distribution, 2005. Raël, Geniocracy. The Raelian Foundation, 2004. Raël, Maitreya. The Raelian Foundation, 2003. Raël, Sensual Meditation. Tagman Press, 2002. Raël, Yes to Human Cloning: Immortality Thanks to Science. Tagman Press, 2001. . Liên kết ngoài Raelian Truth Network : Independent Information and Analysis of the Raelian Movement The Raëlian books compared to Jean Sendy's. Testimonies by ex-Raelians. RaëlianLeaks : Leaked documents of the International Raëlian Movement and fact-based background-check Raëlism Robert T. Carroll's skeptic dictionary entry Rael : The Masonic Messiah? Tôn giáo
1,838