messages
listlengths
3
3
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Tommot", "role": "user" }, { "content": "Tommot (tiếng Nga: Томмот) là một thị trấn ở Yakutia, trực thuộc Liên bang Nga. Nó nằm trên sông Aldan, cách thành phố Yakutsk khoảng 390 km về phía tây nam. Thị trấn được thành lập vào năm 1923. Đến năm 1942, việc khai thác quặng mica đã bắt đầu được tiến hành. Tommot nằm trên cao nguyên Aldan, cách mực nước biển 290 m (950 ft). Theo cuộc điều tra dân số năm 2010, thị trấn có 8.057 cư dân. Hiện tại, nơi này phát triển các ngành nông nghiệp, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm. Tommot có khí hậu cận Bắc Cực. 58.96759922923154Nhà ga Tommot1 Nhà ga Tommot (станция Томмот) (nằm ở phía tây thị trấn). Có các chuyến tàu chạy từ Blagoveshchensk, Skovorodino, Vladivostok và Tynda đến nhà ga này. Bạn cần lên tàu lúc 00:02, 02:22 hoặc 02:57 để khởi hành. Bạn có thể đến Tommot từ Aldan (1 giờ 3 phút) hoặc Yakutsk (7 giờ 10 phút) trên tuyến đường quốc lộ A-360. Thị trấn này đủ nhỏ để bạn có thể đi bộ đến các điểm tham quan khác nhau. 58.96426815457767Nhà thờ Tiên tri của Đức Chúa Trời1 Nhà thờ Tiên tri của Đức Chúa Trời, 18 đường Ukulanskaya (cách trụ sở hành chính thị trấn hơn 300 m). 58.974633Tượng đài Vinh quang2 Tượng đài Vinh quang (Обелиск Славы). Tưởng niệm những binh sĩ Hồng quân tử trận trong Thế chiến II. 58.967569Đầu máy hơi nước Em 33843 Đầu máy hơi nước Em 3384 (gần nhà ga đường sắt). Đây là một trong những đầu máy xe lửa đầu tiên hoạt động tại Tommot. 58.96725871713091Sông Aldan1 Sông Aldan (chảy qua thị trấn). Bạn có thể câu cá hoặc chèo xuồng trên sông. 58.97220853746222Cửa hàng Terem1 Cửa hàng Terem (Терем) (cách quán cà phê Nika 88 m về phía đông bắc). 58.97337801880803Cửa hàng Vektra2 Cửa hàng Vektra, 95 đường Ukulanskaya. 58.974573529565156Cửa hàng El'brus3 Cửa hàng El'brus, 14 đường Klubnaya. 09:30–20:00 hàng ngày. 58.97194986977484Quán cà phê Nika1 Quán cà phê Nika (cách cửa hàng Terem 88 m về phía tây nam). 58.973916366118225Quán cà phê Traktir Na Ukulanskoy2 Quán cà phê Traktir Na Ukulanskoy, 81 đường Ukulanskaya, ☎ +7 914 247-41-39. 58.96296796542137Khách sạn Tommot1 Khách sạn Tommot, 2 đường Timiryazeva (khá gần nhà thờ), ☎ +7 411 454-14-54. 58.955598190858211Khách sạn Yasnaya 72 Khách sạn Yasnaya 7, 7 đường Yasnaya, ☎ +7 904 616-39-16. 58.95335168785478Khách sạn Shtorm3 Khách sạn Shtorm, 2 đường Yantarnaya (cách khách sạn Yasnaya 7 khoảng 300 m về phía đông nam). 58.953683665921936Khách sạn Baza Otdykha Kak Doma4 Khách sạn Baza Otdykha Kak Doma, 3 đường Solnechnaya. 58.95380529623235Khách sạn Dom5 Khách sạn Dom, 4 đường Solnechnaya (gần khách sạn Baza Otdykha Kak Doma). Những điểm đến tiếp theo bao gồm các đô thị Neryungri, Aldan và Olyokminsk.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Kinshasa", "role": "user" }, { "content": "Kinshasa (tên trước đây Léopoldville hoặc Leopoldstad) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo. Từng là một làng chài, Kinshasa ngày nay là một thành phố sầm uất với dân số khoảng 8,9 triệu dân năm. Cùng với Johannesburg, Kinshasa giữ vị trí thành phố lớn thứ hai ở châu Phi cận Sahara và là thành phố lớn thứ ba ở châu lục này (sau Lagos và Cairo). Kinshasa là thành phố nói tiếng Pháp lớn thứ hai thế giới sau Paris. Nếu xu hướng tăng dân số như hiện nay tiếp tục thì Kinshasa trong vài năm nữa sẽ vượt Paris để thành thành phố có nhiều người nói tiếng Pháp nhất.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Winston Churchill", "role": "user" }, { "content": "Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874 – 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩ và chính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và lịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ. Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng. Bây giờ không phải sự kết thúc. Đó cũng không phải là sự khởi đầu của kết thúc. Nhưng có lẽ đó là kết thúc của một sự khởi đầu. Trên thế giới này, không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Chủ nghĩa tư bản không chia đều sự thịnh vượng, nhưng chủ nghĩa xã hội lại chia đều sự nghèo khổ (Churchill ko nói câu này ) Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội; Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn. Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết. Thấy nguy hiểm, không bao giờ được quay lưng chạy. Nếu chạy thì sự nguy hiểm sẽ tăng lên gấp đôi. Còn nếu mạnh bạo xông lại nó, thì sẽ giảm đi được một nửa. Đừng bao giờ chạy trốn trước bất kỳ cái gì. Wikipedia có bài viết về: Winston Churchill", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Skopje", "role": "user" }, { "content": "Skopje (tiếng Macedonia: Скопје, phát âm: [ˈskopje]) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Macedonia, với hơn 1/4 dân số của quốc gia này, cũng là trung tâm giáo dục, văn hóa, chính trị và kinh tế của Cộng hòa Macedonia. Trong thời La Mã Cổ đại, thành phố có tên gọi là Scupi. Thành phố đã phát triển mạnh sau Thế chiến II nhưng năm 1963 phải gánh chịu trận động đất Skopje năm 1963. Ngày nay, Skopje là một thành phố hiện đại với các tượng đài. Skopje có tọa độ địa lý 42°0′B, 21°26′Đ, bên bờ thượng lưu của sông Vardar và nằm ở tuyến bắc nam chính của Balkan giữa Trung Âu và Athens. Dân số theo thống kê năm 2002 là 506.926 người. Đây là trung tâm chế biến kim loại, hóa chất, gỗ, dệt may, da, in.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Oymyakon", "role": "user" }, { "content": "Oymyakon (tiếng Nga: Оймяко́н) là một thị trấn ở huyện Oymyakonsky, Yakutia, trực thuộc Liên bang Nga. Nó nằm trên sông Indigirka, cách thị trấn Tomtor khoảng 30 km về phía đông bắc. Đây được coi là một trong những \"Cực Lạnh\" của thế giới. Thị trấn được thành lập từ năm 1920 đến 1930, ban đầu là trạm dừng chân cho những người chăn tuần lộc đến suối nước nóng để lấy nước sinh hoạt vào mùa đông. Đây cũng là nguồn nước chính của thị trấn. Oymyakon nằm ở tả ngạn của sông Indigirka, ở độ cao 745 mét so với mực nước biển. Các khu vực đông dân cư gần nhất là Khara-Tumul, Bereg-Yurdea, Tomtor và Yuchygey. Trong vài thập kỷ qua, dân số Oymyakon đã giảm đáng kể. Thị trấn có dân số cao nhất khoảng 2.500 người khi đó là một thị trấn trung tâm của khu vực, nhưng con số đó đã giảm xuống dưới 900 vào năm 2018. Thị trấn được đặt tên theo sông Oymyakon, có tên được gọi từ tiếng Even của người Even, có nghĩa là \"nước không đóng băng, nơi cá sống vào mùa đông.\" Tuy nhiên, một nguồn khác nói rằng từ Even heyum (hэjум) (kheium có thể là một lỗi chính tả) có nghĩa là \"hồ bị đóng băng\". Với khí hậu cận Bắc Cực khắc nghiệt (phân loại khí hậu Köppen Dfd/Dwd), Oymyakon là một trong những nơi được coi là Cực Lạnh phương Bắc, nơi còn lại là thị trấn Verkhoyansk, nằm cách đó 629 km (391 mi) bằng đường hàng không. Trạm thời tiết nằm trong một thung lũng giữa Oymyakon và Tomtor. Thời điểm du lịch thích hợp nhất (nếu bạn không chịu được cái lạnh) là từ tháng 6 đến tháng 8, khi nhiệt độ trung bình ngày ở mức trên 15 độ C. Sân bay Oymyakon không còn hoạt đông (xem bên dưới). Do vậy, sân bay gần nhất nằm ở thị trấn Ust-Nera. Hãng hàng không Yakutia Airlines phục vụ các chuyến bay từ thủ đô Yakutsk đến sân bay này. Một cách khác để đến Oymyakon là đi trên tuyến xa lộ Kolyma, được đánh số là R504. Sau khi đến thị trấn ma Kyubeme (cách Oymyakon chừng 104 km về phía tây), bạn có thể đi xe trượt tuyết do chó kéo. Thị trấn không có dịch vụ giao thông công cộng nên bạn chỉ có thể đi bộ hoặc trượt tuyết (vào mùa đông). Tất cả các thiết bị máy móc không thể hoạt động trong mội trường khắc nghiệt của Oymyakon, vì thế hầu hết các loại xe ô tô, xe tải đều vô dụng tại đây. 63.26311081906141Bảo tàng Lịch sử Địa phương1 Bảo tàng Lịch sử Địa phương (Kраеведческий Mузей), 2 đường Obrucheva, ☎ +7 411 542-45-61. Trưng bày những vật dụng mà cư dân địa phương sử dụng để sinh sống trong giá rét. Phí vào cửa: 300 rúp. Phí chụp ảnh: 100 rúp. 63.25915320865121Đài tưởng niệm S.V. Obruchev2 Đài tưởng niệm S.V. Obruchev (Памятник С.В. Обручеву) (cách trung tâm thị trấn khoảng 30 km về phía đông nam). Một bức tượng bán thân nhỏ có rào bảo vệ. 63.45872559474319Đài tưởng niệm \"Cực giá lạnh\"3 Đài tưởng niệm \"Cực giá lạnh\" (Оймякон - полюс холода) (cách đó chừng 1,51 km về phía đông nam). Có một tượng đài cùng tên ở thị trấn Verkhoyansk. 63.243355825304Sân bay Oymyakon4 Sân bay Oymyakon (Аэропорт Оймякон). Công trình này được xây dựng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó có một đường băng không lát đá dài 1900 mét. Năm 1961, một chuyến bay chở hàng từ Yakutsk đến Oymyakon đã gặp nạn trên đường bay, khiến toàn bộ du khách thiệt mạng. Vào những năm 1990, Oymyakon có các chuyến bay theo lịch trình do Sakha Avia khai thác nhưng các chúng không còn hoạt động nữa. Tuy nhiên, tòa nhà ga (bị bỏ hoang) vẫn đứng vững cho đến nay. Trong những ngày cuối mùa đông vào tháng 3, người dân nơi đây tổ chức lễ hội \"cực giá lạnh\" Cold Pole Festival. Tại đây, du khách có thể thưởng thức lễ kỷ niệm sôi động với âm nhạc, những điệu nhảy của người bản địa, hay trải nghiệm các hoạt động thú vị như câu cá trên băng, đua tuần lộc, ngồi xe chó kéo và thưởng thức ẩm thực địa phương. Những mặt hàng cần mua tại Oymyakon bao gồm: đồ đóng hộp, quần áo ấm, đèn pin, dụng cụ phá băng và bản đồ. 63.2628722016439Cửa hàng Sulus1 Cửa hàng Sulus (Магазин \"Сулус\"). 63.262571353737826Cửa hàng S. Tomtor2 Cửa hàng S. Tomtor. Thứ 2 đến thứ 6: 11:00–18:00. Thứ 7: 11:00–14:00 (đóng cửa vào Chủ nhật). Nhiệt độ quá thấp ở Oymyakon khiến các loại cây rau quả không thể sinh trưởng. Vì vậy, các loại thực phẩm ít ỏi mà người dân có là cá, thịt tuần lộc, thịt ngựa và sữa. Tốt nhất bạn nên tự mang theo đồ ăn (và một chút gia vị nếu thích) khi đi du lịch tại đây. Một cốc cà phê, sôcôla hoặc bất kỳ loại đồ uống nóng nào sẽ rất cần thiết tại Oymyakon để làm ấm người lên. Để chống chọi với cái lạnh, người dân địa phương thường xuyên sử dụng một loại đồ uống có tên Russki chai hay trà đen Nga, nấu từ trái cây cắt lát, quế và cỏ bốn lá. 63.2619725614831Quán cà phê Kafe!1 Quán cà phê Kafe! (КАФЕ!) (phía tây nam của hàng Sulus). 63.4645348Nhà khách Tamara Vasileyeva1 Nhà khách Tamara Vasileyeva (Гостевой дом Тамары Егоровны Васильевой), 7 đường Indigirskaya. 63.26593821516566Khách sạn Zuzana2 Khách sạn Zuzana (Отель Зузана), ☎ +7 984 117-96-05. 63.25979054187537Khách sạn Oymyakonye3 Khách sạn Oymyakonye (Гостиница Oймяконье), ☎ +7 914 226-05-40. Có Wi-Fi, dịch vụ giặt ủi, chấp nhận vật nuôi, phù hợp với trẻ em và xe đưa đón ra sân bay. Với sự khắc nghiệt của Oymyakon, du khách có thể bị chết ngay nếu ra ngoài mà không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ. Thị trấn hẻo lánh Verkhoyansk ở cách đó 629 km (391 mi) bằng đường hàng không. Nơi này có một cảng sông, một sân bay, một kho thu gom lông thú, và trung tâm của một khu vực nuôi tuần lộc. Đây cũng là nơi có bảo tàng kỷ niệm Cực giá lạnh. Srednekolymsk, một thị trấn trên sông Kolyma với khoảng 3.500 cư dân.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Panama", "role": "user" }, { "content": "Panama là một quốc gia thuộc Trung Mỹ. Thủ đô là Thành phố Panama. Quốc gia này nổi bật với kênh đào Panama. Panama, tên chính thức Cộng hoà Panama (tiếng Tây Ban Nha: República de Panamá; Hán-Việt: Ba Nà Mã; Bảng ký tự quốc tế [re'puβlika ðe pana'ma]), là nước nằm ở phía cực nam Trung Mỹ. Nằm trên một eo đất, Panama là một quốc gia liên lục địa kết nối với cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nước này có chung biên giới với Costa Rica ở phía tây bắc, Colombia ở đông nam, Biển Caribe ở phía bắc và Thái Bình Dương ở phía nam. Sau thời kì thám hiểm của Cristoforo Colombo (1502) và Balboa (1513), eo đất này là thuộc địa Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ 16, bọn thực dân này đã mở những con đường để chuyển vàng, bạc từ Panama và Peru ra hướng Đại Tây Dương. Vùng này trực thuộc Phó vương quốc Peru (1542) và New Grenada (1740), bị sáp nhập vào Đại Colombia năm 1819. Năm 1855, cuộc đổ xô tìm vàng ở California dẫn đến việc xây dựng đường. sắt nối liến Colón với Panama. Từ năm 1881 đến năm 1889, Ferdinand de Lesseps tiến hành khai thông kênh đào Panama, công trình bị trì hoãn vì thiếu vốn. Đa phần chính trị trong nước Panama ở thế kỷ hai mươi gắn liền với Kênh đào Panama và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đầu thế kỷ 20, Theodore Roosevelt đã theo đuổi những nỗ lực đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm tạo lập một thỏa thuận với Colombia sẽ cho phép Mỹ tiếp nhận hoạt đồng điều hành kênh của Pháp vốn bắt đầu từ thời Ferdinand de Lesseps. Tháng 11 năm 1903, Hoa Kỳ ủng hộ phong trào Separatist Junta bí mật gồm một số chủ đất giàu có người Panama dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero nhằm ly khai khỏi Colombia. Ngày 3 tháng 11 năm 1903, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Chủ tịch Hội đồng Thành phố, Demetrio H. Brid, cơ quan chính quyền cao nhất thời điểm đó, trở thành Tổng thống trên thực tế, và đã chỉ định một Chính phủ Lâm thời ngày 4 tháng 11 để điều hành công việc của nhà nước cộng hòa mới thành lập. Hoa Kỳ, với tư cách quốc gia đầu tiên công nhận nước Cộng hoà Panama mới, đã gửi quân tới bảo vệ những lợi ích kinh tế của nước này. Quốc hội Lập hiến năm 1904 đã bầu Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero, một thành viên nổi bật thuộc đảng chính trị bảo thủ, làm Tổng thống hợp hiến đầu tiên của nước Cộng hoà Panama. Tháng 12 năm 1903, những đại diện của nước cộng hòa đã ký Hiệp ước Hay-Bunau Varilla trao cho Hoa Kỳ quyền xây dựng và quản lý vô hạn định với Kênh đào Panama, mở cửa từ năm 1914. Hiệp ước này đã trở thành một vấn đề ngoại giao tiềm tàng giữa hai quốc gia, trở thành căng thẳng nhất vào Ngày của Martyr (9 tháng 1 năm 1964). Những vấn đề này sau đó đã được giải quyết khi hai bên ký Các hiệp ước Torrijos-Carter năm 1977. Ý định ban đầu của những người thành lập đất nước là mang lại sự hòa hợp giữa hai đảng chính trị chính (Bảo thủ và Tự do). Chính phủ Panama đã trải qua các giai đoạn bất ổn chính trị và tham nhũng, tuy nhiên, ở nhiều thời điểm trong lịch sử của mình, thời gian cầm quyền của các vị tổng thống hợp hiến thường rất ngắn ngủi. Năm 1968, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của vị tổng thống mới được bầu gần đó là Arnulfo Arias Madrid diễn ra. Tướng Omar Torrijos cuối cùng đã trở thành người nắm quyền lực trong một chính phủ quân sự (junta), và sau này trở thành nhà lãnh đạo độc đoán cho tới tận khi ông chết trong một vụ tai nạn máy bay gây nghi ngờ năm 1981. Sau cái chết của Torrijos, quyền lực dần được tập trung trong tay Tướng Manuel Antonio Noriega, cựu lãnh đạo lực lượng cảnh sát mật Panama và cựu nhân viên CIA. Noriega liên quan tới vụ buôn lậu thuốc phiện vào Hoa Kỳ, dẫn tới những căng thẳng trong quan hệ hai nước cuối thập niên 1980. Ngày 20 tháng 12 năm 1989, hai mươi bảy nghìn quân Mỹ tấn công Panama nhằm lật đổ Noriega. Vài giờ sau vụ tấn công, tại một buổi lễ diễn ra bên trong một căn cứ quân sự Mỹ tại Vùng Kênh đào Panama cũ, Guillermo Endara (người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1989) tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới của Panama. Cuộc tấn công diễn ra mười năm trước khi quyền quản lý Kênh Panama được giao lại cho người Panama, theo một thời gian biểu do Các hiệp ước Torrijos-Carter quy định. Sau cuộc tấn công, Noriega tìm cách xin tị nạn tại Vatican qua phái bộ ngoại giao do Monsignor Jose S. Laboa đại diện. Để buộc Noriega đầu hàng, các lực lượng Mỹ đã chơi ầm ĩ liên tục bên ngoài đại sứ quán bài \"Panama,\" của nhóm nhạc rock thập niên 1980 Van Halen. (WSJ) Sau vài ngày, Noriega đầu hàng quân Mỹ, và bị đưa về Florida để chính thức bị dẫn độ và xét xử trước các cơ quan tòa án liên bang Mỹ. Ông bị buộc trách nhiệm về cuộc phóng thích tù binh trước hạn (parole) tháng 9 năm 2007. Theo Các hiệp ước Torrijos-Carter, Hoa Kỳ trả lại toàn bộ kênh đào và những vùng đất liên quan cho Panama ngày 31 tháng 12 năm 1999, nhưng giữ quyền can thiệp quân sự vì quyền lợi an ninh quốc gia của họ. Panama cũng giành được quyền kiểm soát những tòa nhà và cơ sở hạ tầng liên quan cũng như quyền quản lý hành chính đầy đủ với Kênh đào Panama. Nhân dân Panama đã tán thành việc mở rộng kênh, và sau khi được hoàn thành, nó sẽ cho phép các tàu post-Panamax đi qua cũng như tăng số lượng tàu lưu thông. Thành phố Panama — thủ đô gồm 3 khu: thành phố mới, phố cổ và phố thuộc địa) Balboa Boquete— thủ phủ càfe của Panama ở cao nguyên Chriquí Boca Chica— trong vịnh Chiriquí Colón Cristobal David Gamboa Portobelo — cảng lịch sử của Tây Ban Nha, thuyền đi Colombia, và trung tâm lặn biển. Vườn quốc gia Coiba El Valle — thị trấn nhỏ có miệng núi lửa có người sinh sống lớn thứ 2 thế giới. Islas Secas và các đảo khác trong vịnh Chiriqui. Vườn quốc tế La Amistad — là vườn quốc gia lớn thứ 2 Panama với diện tích hơn 207.000 ha. Nó là vườn quốc gia của hai nước, phía Costa Rica có diện tích 193.929 ha. Parque Nacional Marino Golfo de Chiriquí — trong vịnh Chiriqui. Quần đảo Ngọc trai — Quần đảo San Blas Taboga Vườn quốc gia Volcan Barú — 14.325 ha, và có ngọn núi cao nhất Panama, cao 3.475 m. Miraflores Locks Từ ngày 24/05/2012, công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn thị thực và thẻ du lịch. Công dân các nước sau có hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng khi nhập cảnh không cần visa để vào Panama gồm (trong số những người khác) Andorra, Argentina, Áo, Bỉ, Bolivia, Brazil, Đức, Ai-len, Israel, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, San Marino, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Uruguay. Xem trang web của đại sứ quán của panama để biết thêm thông tin. Công dân của một số nước, Úc, Canada, Nhật Bản và Mỹ công dân bao gồm, có thể nhập Panama với một thị thực du lịch được đóng dấu khi đến (chi phí được tự động đưa vào vé máy bay của bạn là giá trị lưu trú 180 ngày tính đến tháng 8 năm 2010). Chi phí là $ 13 (Mỹ) cho một visa để vào ở Bocas del Toro, khi đến bằng máy bay, tính đến tháng 5 năm 2008. Yêu cầu đầu vào là bằng chứng về: Một vé khứ hồi ra khỏi Panama Sở hữu 500 USD bằng tiền mặt hoặc séc du lịch Trình giấy chứng nhận tiêm chủng ngừa bệnh sốt vàng da - chỉ có thể đến từ một đất nước mà sốt vàng xảy ra (bao gồm hầu hết Nam Mỹ và châu Phi nhưng không Hoa Kỳ). Trong thực tế, các quan chức biên giới có thể lỏng lẻo về việc kiểm tra du khách sạch cắt đến từ Mỹ hoặc các nước phát triển khác. [1] Ngoài ra, vì thị thực du lịch của bạn sẽ được đóng dấu trong hộ chiếu của bạn, điều quan trọng là mang theo ít nhất một bản sao của trang ID và trang với visa du lịch tại mọi thời điểm. Các chuyến bay quốc tế đến sân bay quốc tế Tocumen (PTY), nằm khoảng 20 dặm về phía đông của thành phố Panama (từ tất cả các nước) hoặc David Airport (từ Costa Rica trong AirPanama [2]). PTY Thành phố Panama cũng được kết nối với châu Mỹ và có các chuyến bay thẳng đến gần 20 quốc gia trong khu vực. Láng giềng Colombia được đặc biệt phục vụ tốt với các chuyến bay hàng ngày tới hơn 7 thành phố, bao gồm Bogota, Medellín, Cali và [Cartagena]. Du khách địa phương và khách du lịch cũng có thể bay trong và ngoài Bocas del Toro qua Costa Rica. Từ Tocumen, bạn sẽ phải taxi, xe buýt, hoặc thuê một chiếc xe để tới thành phố. Sân bay taxi sử dụng các tỷ lệ, và có thể được chia sẻ - gian hàng thông tin giao thông trong hành lang sẽ giúp bạn sắp xếp. Có một vài khách sạn gần sân bay nơi bạn có thể nghỉ qua đêm với giá tương đối cao (60 USD). Nếu bạn đang thiếu tiền mặt, bạn có thể bắt xe buýt đến trung tâm của thành phố cho 0,25 balboa. Chỉ cần đi bộ về phía đường cao tốc và băng qua đường hướng về nơi trú ẩn xe buýt. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có được xe buýt nói rằng \"Via España\". Đất nước có nhiều đường băng riêng tư cho mỗi dặm vuông hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, và nó là kỹ thuật khả thi cho các phi công tư mạo hiểm để bay đến một trong số họ, hoặc trực tiếp hoặc thông qua nước nhảy qua Trung Mỹ. Nhiều người trong số các vùng ngoại vi hẻo lánh của đất nước được truy cập tốt nhất bằng máy bay tư nhân, mặc dù một sự kết hợp của đi bộ đường dài và chèo thuyền có thể giúp bạn có được hầu hết các nơi, quá. Nếu bạn đang bay một chiếc máy bay tư nhân vào Panama, điều quan trọng là để xác minh nơi bạn có thể thông quan và nhập cư - không phải tất cả bãi đáp máy bay được trang bị để rõ ràng bạn. Dịch của Business jet FBO có sẵn trong thành phố Panama (Albrook và Tocumen), David (hẹn trước), Howard, và Bocas del Toro.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Mont Blanc", "role": "user" }, { "content": "Mont Blanc (tiếng Pháp núi trắng) hay Monte Bianco (tiếng Ý, có cùng nghĩa), cũng gọi là \"La Dame Blanche\" (tiếng Pháp quý bà trắng) là một ngọn núi ở dãy núi Anpơ. Với độ cao của đỉnh là 4.810 m, đây là núi cao nhất ở Anpơ và Tây Âu. Mont Blanc thuộc dãy Mont Blanc, nằm ở giữa tỉnh Haute-Savoie của Pháp và thung lũng Aoste của Ý. Với độ cao 4.810,9 mét, đây là đỉnh cao nhất Tây Âu. Tên Mont Blanc hay Monte Bianco theo tiếng Ý đều có nghĩa là đỉnh núi trắng. Đây cũng là một mục tiêu tranh chấp giữa Pháp và Ý.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Câu đối cùng giai thoại đối đáp về Nguyễn Du và Truyện Kiều", "role": "user" }, { "content": "Nguyễn Du tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ. Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Năm 1805, ông được thăng Đông Các Đại Học Sĩ (hàm Ngũ phẩm), tức Du Đức hầu và vào nhận chức ở kinh đô Phú Xuân. Năm 1809 ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình. Năm Quý Dậu 1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu tham chi bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Năm 1820, Nguyễn Du bị bệnh dịch chết. Tương truyền lúc còn trai trẻ Nguyễn Du (khi ấy thường gọi là cậu Chiêu Bảy), rất thích hát phường vải. Bấy giờ có làng Trường Lưu cũng thuộc huyện Nghi Xuân, là một trong những làng nổi tiếng về hát phường vải, về nghề dệt vải và về con gái đẹp. Làng Tiên Ðiền thì có nghề làm nón; con trai phường nón thường kéo nhau sang hát phường vải ở Trường Lưu. Họ đi hát vì mê hát , nhưng một phần cũng vì mê các cô gái đẹp. Trong các chuyến đi ấy, Chiêu Bảy chẳng bao giờ vắng mặt. Có một đêm hát nọ, Chiêu Bảy tình cờ gặp được một cô gái tên Cúc, người đẹp, giọng hay, tài bẻ chuyện, nhưng chỉ phải một nỗi đã sắp quá thì mà vẫn chưa chồng. Chiêu Bảy biết thóp như vậy, liền bẻ ngay một câu như sau để ghẹo chơi: Trăm hoa đua nở mùa xuân, cớ sao Cúc lại muộn màng về thu? Chiêu Bảy vờ nói hoa nhưng kỳ thực là muốn châm chọc: Các cô gái khác đều đã đi lấy chồng sơm, sao riêng cô Cúc lại để quá lứa lỡ thì như vậy? Nhưng cô Cúc nào phải tay vừa, thoáng nghe qua cô đã hiểu ngay ý tứ của đối phương, bèn hát đáp lại rằng: Ví chưng tham chút nhụy vàng, cho nên Cúc phải muộn màng về thu Hoa cúc vốn là hoa nở về thu; cúc nở về thu mới là đang độ mãn khai, thế là đúng kỳ chớ không phải là muộn. Câu hỏi cũng khôn mà câu trả lời cũng thật là khéo lắm; Chiêu Bảy đành phải lảng sang chuyện khác không dám hỏi về chuyện ấy nữa Câu đối ở hậu cung đền Gióng: 天降聖人平北敵 Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch (Trời giáng thánh nhân trừ giặc Bắc) 地流神跡鎮南邦 Địa lưu thần tích trấn Nam bang (Đất lưu thần tích trấn nước Nam) Câu đối khóc vợ: Vỗ quan tài mà than thở với hồn, đau đớn nhẽ khúc cây không biết nói Ôm hồn bạch những nỉ non cùng phách, xót xa thay tấc lụa chẳng còn hơi Câu đối viết ở khu di tích Hán Cao Tổ trong lần đi sứ nhà Thanh: Hán mạt nhất thời vô nghĩa sĩ (Cuối nhà Hán một thời không có người giỏi) Chu sơ tam ký hữu ngoan dân (Đầu nhà Chu ba lần ghi việc yên dân) Tại nhà thờ Nguyễn Du có ghi đôi câu đối do vua Minh Mạng làm để ca ngợi Nguyễn Du như sau: 一代才花為使為卿生不忝 Nhất đại tài hoa vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm (Một đời tài hoa, lúc đi sứ, lúc làm quan, sống không thẹn) 百年事業在家在國死猶榮 Bách niên sự nghiệp tại gia, tại quốc, tử do vinh (Trăm năm sự nghiệp, khi ở nhà, khi vì nước, chết còn vinh) Tại đền thờ Nguyễn Du cũng có đôi câu đối: Khúc đâu lưu thủy hành vân, để tiếng tài tình chung đất nước Chốn ấy sen hồ cổ thụ, nhớ người thanh khí nặng non sông Câu đối của Nguyễn Mai: Lễ nhạc bách niên văn hiến địa Giang sơn tứ vọng thái bình thiên Nghĩa là: Trời thái bình non sông bốn mặt Đất văn hiến lễ nhạc trăm năm Truyện Kiều tên gốc là Đoạn trường tân thanh, là truyện thơ chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du, dựa theo tiểu thuyết \" Kim Vân Kiều truyện\" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung truyện Kiều như sau: Thời vua Minh Thế Tông, trong một gia đình viên ngoại họ Vương có ba người con là Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về, họ gặp Kim Trọng. Sau cuộc kì ngộ, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền. Kim Trọng nhận được thư nhà, phải về Liêu Dương \"hộ tang chú...” Sau đó, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em, nàng trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri, Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh. Thúc Sinh lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Kiều đưa về Vô Tích. Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, Kiều báo ân báo oán. Hồ Tôn Hiến lập kế \"chiêu an”, Từ Hải mắc lừa, bị giết. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật. Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, kết duyên với Thúy Vân, cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ Giác Duyên đi qua, cho biết Kiều còn sống, Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim. Cả nhà ép Kiều lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn. Ông Nghè Vũ Thì Mẫn, sau đổi là Vũ Đức Mẫn (1795-1866), người ở làng Hội Thống, nay thuộc xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đậu Cử nhân khoa Ất Dậu (1825), đậu Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1826). Ông được coi là người đầu tiên bình luận về Truyện Kiều qua đôi câu đối sau: Bạc mệnh trầm nhân, giai tác do ư giai sự (Mệnh bạc dìm người. Tác phẩm hay nhờ chuyện hay mới có) Kỳ tài diệu bút, Thanh Hiên viễn quá Thanh Tâm (Bút hoa tài lạ. Ông Thanh Hiên vượt xa ông Thanh Tâm) Những câu đối vịnh Kiều khác: Kim Trọng khóc Thúy Kiều, mê rồi lại tỉnh Thúy Kiều xa Kim Trọng, lấy hiếu làm trinh Kiều lỗi ước nguyền, bởi hiếu nặng bán mình trả hiếu Trọng vì tang tóc, để hoa trôi dở bước tìm hoa Như khóc như than, bốn dây giỏ máu mười đầu ngón Chữ tài chữ mệnh, mười khúc ngâm tiên một vẫy tay 1 - Câu đối tóm tắt Truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta, Kim Kiều thế mà thật lắm chuyện Mua vui cũng được Đoạn Trường, Tân Thanh đến vậy mới truyền đời 2 - Câu đối đề tướng vôi trước cửa đền: Mặt phi thường hàm én râu hùm, trơ như đá, vững như đồng, ngàn xưa âu cũng thế Tay tế độ thanh gươm yên ngựa, dưới trông vào trên nhắm xuống, một đời được mấy anh 3 - Câu đối đề ảnh thờ mẹ và vợ: Làn thu thủy, nét xuân sơn, mỗi người một vẻ Đức cù lao, duyên hội ngộ, bên hiếu bên tình 4 - Câu đối ngày tết đề nhà nghệ sĩ: Hoa đào cười gió, một bức Đạm Thanh, màu son phấn cũng ngây mặt sắt Con én đưa thoi, bốn dây to nhỏ, bậc cung thương đến tạc chữ đồng 5 - Câu đối mừng vợ chồng mới cưới: Trai anh hùng, gái thuyền quyên, phỉ nguyền sánh phượng Kẻ thiên tài, người quốc sắc, đẹp duyên cưỡi rồng 6 - Câu đối viếng thi sĩ Tản Đà: Đòi phen chén rượu câu thơ, “Giấc mộng” còn in trên gối đó Phút chốc mây ngàn hạc nội, “Khối tình” nào biết gửi ai đây 7 - Câu đối phường bát âm điếu bạn đồng nghiệp: Hóa công phũ phàng chi, lòng trắc tị, lòng chung thiên, gảy khúc đoạn trường càng tức tối Tri âm cam tệ với, rằng hành vân, rằng lưu thủy, ngâm câu tuyệt diệu ngụ tính tình 8 - Câu đối điếu bạn đồng liêu: Đời được mấy anh hùng, nô nức gần xa người một hội Cuộc trải qua dâu bể, than ôi tan hợp cõi trăm năm 9 - Câu đối dán ở của buồng người vợ lẽ: Khi vào dùng dắng, khi ra vội... Nỗi đêm khép mở nỗi ngày riêng... Nhân dịp từ đường Nguyễn Du khánh thành (năm 1924) tại Tiên Điền, Hội Khai trí Tiến Đức, Hà Nội có viếng hai đôi câu đối: Trăm năm để tấm lòng, còn nước còn non còn truyền cổ lục Tấc thành dâng một lễ, nhớ người nhớ cảnh nhớ buổi hôm nay Khúc nhà tay lựa nên chương, thông minh tính sẵn Ngụ tình nên câu tuyệt diệu, bút pháp đã tinh Trong dịp kỷ niệm 200 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du, một số nhân vật đã làm câu đối viếng tặng cụ (được đăng trên báo Sài Gòn) như sau: 1 - Câu đối của Giáo Sư Thẩm Quỳnh: Phong tư tài mạo khác vời, muôn đời chưa quên, nhường treo giải nhất Sau trước xa gần khen ngợi, trăm năm trong cõi, vẹn vẻ hòa hai 2 - Câu đối của Thi Sĩ Đông Hồ: Những đấng tài hoa, giá ngọc càng cao trong buổi mới Một thiên tuyệt bút, cảo thơm lần giở nhớ người xưa Các nho sĩ ở Huế có làm đôi câu đối tặng cho ông Nghè Mai, tức Nguyễn Mai cháu của Đại thi hào Nguyễn Du, đậu Tiến sĩ năm 1904 và cũng là câu đối ca ngợi Truyện Kiều: Thúy Kiều truyện thị cố gia văn dịch thế trâm anh hà tất nghê thường thiên thường ký Lục y long do thiếu niên khách song Kiều hồng phấn tranh khan quỳnh thụ tuyết lan khai Câu đối của Nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: Trời sẵn tính thông minh, dằng dặc sơn hà một dải Đất sinh người tuấn kiệt, rõ ràng văn hiến ngàn năm Xóm hồng lâu, buổi tối nọ xảy ra một tấn bi hài kịch: hai cha con là Hoàng Văn Thiệm (1876 - 1938) và Hoàng Văn Phẩm (1905 - 1953) chạm trán nhau...Hai thế hệ không biết làm thế nào để thoát hiểm mà khỏi thương tổn đến thể diện, liền cùng quay lại quy hết lỗi cho giai nhân. Giai nhân ở đây tên Hoàng Thị Gặm (1902 - 1940) vừa là người làng mà còn ở trong họ đồng tông, biết cha con nhà này giàu có nên vừa cặp với cha đồng thời kết hợp moi tiền của con. Người con mắng: Chẳng hổ mình sao, dám đem trần-cấu dự vào bố... Bố cũng mắng: Tuồng gì hoa thải, mượn màu son phấn đánh lừa con... Tư tưởng thì quả là chẳng đáng mặt trượng phu tí nào khi trút hết tội lỗi cho giai nhân như thế. Nhưng xét về đối đáp thì thật là nhất khí, vì mỗi vế lấy ngay ở hai câu 6-8 liền nhau: \"Nghĩ mình chẳng hổ mình sao, dám đem trần-cấu dự vào bố kinh\" và \"Tuồng gì hoa thải hương thừa, mượn màu son phấn đánh lừa con đen\". Một cặp câu đối khác dùng để dán trước bàn thờ của hai anh chị; lưu ý khẩu khí ghen tuông của người vợ nhỏ viết câu đối: Cùng một tiếng đồng, chớ nề u hiển mới là chị (Đáng lẽ: Chớ nề u hiển mới là chị em) Cách năm mây bạc, tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh (Đáng lẽ: Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng) Thời Pháp thuộc ở Hà Nội có hiệu ảnh Hương Ký, chủ hiệu là người hay chữ sáng kiến ra lối quảng cáo bằng thi câu đối, có lần ra một vế đối bằng văn Kiều: vế ra: Nhà Hương cao cuốn bức là, tài tử giai nhân mỗi người một vẻ Chủ hiệu ra điều kiện rằng trong vế đối cũng dùng văn Kiều mà phải có chữ “Ký” chọi với chữ “Hương”, nghĩa là cốt để cho không ai lĩnh được thưởng, vì trong Kiều không làm gì có câu đối lại được như thế. Thấy thế, có người gửi lại một vế đối sau: vế đối: Cô Kỳ thấp buông quần lĩnh, anh hùng hào kiệt rày ước mai ao vế xướng \"Trăm điều hãy cứ trong vào một ta\": Trăm nỗi bâng khuâng góp chuyện lòng, điều chi mà ngại nghĩa non sông, hãy buông lá thắm xuôi dòng vắng, cứ để hoa đào cợt gío đông, trông nẽo lầu thơ chờ hạnh ngộ, vào trong giấc mộng đợi tao phùng, một phen tâm sự hòa theo nhạc, ta sẽ cùng nhau viết thủy chung vế họa \"Ði đâu chẳng biết con người Sở Khanh\": Ði mãi đường xa đã biết lòng, đâu còn mơ tưởng núi cùng sông, chẳng đem thơ ấy treo lầu vắng, biết chọn hoa nào bán chợ đông, con mắt chưa từng xanh thế tục, người quen đành tạm trắng tương phùng, Sở Tần xin nhắn thà xa cách, khanh tướng đâu mà nghĩ đỉnh chung! Trong một lễ hội, người con gái thách đố: Truyện Kiều anh giảng đã tài, đố anh giảng được câu này anh ơi, \"biết thân đến bước lạc loài, nhị đào thà bẻ cho người tình chung\". Chàng trai cũng ất am tường truyện Kiều đặc biệt là sự tinh tế tài hoa trong việc nhận diện nghệ thuật chiết tự đã được cô gái khéo léo đan cài vào ba chữ cuối cùng của câu thơ “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung” nên chàng đã từ tốn trả lời: vế đối: Đi ngang trước của nàng Kiều, dừng chân đứng lại dặt dìu với ta. Tình chung nào phải ai xa, chính chàng Kim Trọng vào ra sớm chiều (hai chữ Kim Trọng (金重) nếu ghép lại thì thành chữ Chung (鍾) ý nói chung tình) Khởi đầu, bên nữ ra: Truyện Kiều anh đã thuộc làu, đố anh kể được một câu hết Kiều Không cần suy nghĩ lâu, bên nam lấy ngay câu đầu và câu kết của Truyện Kiều chắp lại trả lời luôn: Trăm năm trong cõi người ta, mua vui cũng được một và trống canh Bên nữ thách tìm chữ: Truyện Kiều anh đọc đã nhiều, đố anh kể được câu Kiều năm “CHO”? Bên nam nghĩ một lúc thì tìm ra được 2 vế đáp: Câu thứ nhất: Làm CHO CHO mệt CHO mê, làm CHO đau đớn ê chề CHO coi Câu thứ hai: Đã CHO lấy chữ hồng nhan, làm CHO CHO hại CHO tài CHO cân Bên nữ lại dồn luôn một câu tìm chữ khác: Truyện Kiều anh đã thuộc làu, đố anh kể được một câu 5 “CÒN” Bên nam trả lời liền: CÒN non CÒN nước CÒN dài, CÒN về CÒN nhớ đến người hôm nay Biết bên nam không phải tay vừa, bên nữ chuyển hướng hóc búa hơn: Truyện Kiều anh đã thuộc lòng, đố anh kể được một dòng chữ Nôm (về vế ra này có sách ghi câu của bên nữ rằng: Truyện Kiều anh đã thuộc làu, đố anh kể được một câu 6 người hoặc Truyện Kiều anh đã thuộc làu, đố anh kể được một câu năm “NÀY”) Bên nam đắn đo đôi chút rồi cũng có câu đáp: NÀY chồng NÀY mẹ NÀY cha, NÀY là em ruột NÀY là em dâu (vế này toàn là chữ Nôm nhưng cũng đủ 5 chữ Này và lại có đủ cả 6 người theo yêu cầu của vế ra: chồng là Kim Trọng, cha mẹ là Vương Ông và Vương Bà, em ruột gồm Thuý Vân và Vương Quan, còn em dâu là vợ Vương Quan) Bên nữ lại ra: Truyện Kiều anh đã thuộc lòng, đố anh kể được một dòng chữ Nho Bên nam đối lại: Hồ công quyết kế thừa cơ, lễ tiên binh hậu khắc cờ tập công Bên nữ tiếp: Nghe đồn anh thuộc Kiều lầu, xin anh kể được một câu năm người Bên nam tìm được liền: Trước là Bạc Hạnh - Bạc Bà, bên là Ưng - Khuyển bên là Sở Khanh (câu 2379-2380) Bên nữ tiếp tục đọc: Đồn rằng anh thuộc truyện Kiều, thuyền quyên xin hỏi mấy điều phân minh, năm nào Kiều lấy Thúc Sinh? Năm Nào kiều phải bán mình chuộc cha? Nguyễn Du nào có cho biết năm nào Kiều lấy Thúc Sinh? Bên nam bèn gỡ rối bằng đòn “gậy ông đập lưng ông” thách đố lại: Thiếp hỏi chàng thế thì cũng phải, chàng hỏi thiếp Từ Hải con ai? Lẽ ra Kiều ả Vân em, cớ sao lại gọi là Kim – Vân – Kiều? Xem chừng đối thủ này cũng hơi xương, bên nữ liền thăm dò: Trăm năm tính cuộc vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông. Phải đâu mèo mả gà đồng, thuyền quyên muốn hỏi anh hùng trước sau. Ba quân chỉ ngọn cờ đào, đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Tri. Thế còn một đạo làm chi, trai anh hùng giải được, gái nữ nhi chịu tài Khi đó các chàng nho sĩ cũng phải trả lời theo ý tứ đó: Vì ai chiếc lá lìa cành, khi săn như chỉ khi mành như tơ. Trót công rày đợi mai chờ, phải người trăng gió vật vờ hay sao. Ba quân chỉ ngọn cờ đào, đạo ra Vô Tích đạo vào Lâm Tri. Ắt còn một đạo binh uy, ở nhà giữ chốn biên thùy cho nghiêm. Anh hùng tỏ với thuyền quyên, chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng! “Đối ra đáp đã nên lời...”, đã cảm phục tài lẫn nhau. Ở phần hát xe kết và hát tiễn, hai bên nam nữ đều chọn những câu với nội dung tỏ rõ tình yêu son sắt thuỷ chung để bày tỏ. Bên nữ nói: Bây giờ gặp gỡ nhau đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai. Khăng khăng cửa đóng then gài, nhị đào chờ đợi con người tình chung Bên nam trả lời: Hai ta quyết chí hai ta, đá vàng cũng quyết phong ba cũng liều. Tóc tơ căn vặn hết điều, hôm sau hẹn gặp Kim Kiều kết giao Ở vùng nọ có một cô gái đẹp mà có tài ăn nói, mở một quán nước bên đường để kén chồng. Các cậu cống anh đồ nghe tin kéo đến rất đông. Chàng nào cũng hăm hở tưởng mười mươi là chiếm được người đẹp; nhưng khi đến hăm hở chừng nào thì khi về lại tiu nghỉu chừng nấy, vì chưa có ai địch lại được mồm mép chua ngoa đáo để của cô gái. Một hôm, có một nho sinh nọ, chẳng biết là định đến thử tài hay là tình cờ qua đường vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như mọi bận, lại giở cái giọng \"đàn chị\" ra để trêu chọc, nhưng thò ra câu nào đều bị anh chàng đập lại chan chát, thành ra cô ta đã có phần nao núng. Cuối cùng, cô ta bèn đọc một câu: vế ra: Khen cho con...mắt tinh đời! Anh hùng đoán giữa trần ai mới già Khi đọc cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một tí rồi mới đọc nốt ba tiếng sau thành câu thơ có nghĩa: \"Bà khen cho con đấy con ạ! Vì con cũng có cặp mắt tinh đời đấy\". Nho sinh vốn là một thanh niên nhanh trí, thấy cô gái nhấn mạnh ba tiếng khen cho con thì đã hiểu ngay cái ý xỏ xiên của cô ta, anh ta bèn \"tương kế tựu kế\", đọc ngay một câu trong Truyện Kiều như sau: vế đối: Vả bây giờ...mới thấy đây, mà lòng đã chắc những ngày một hai Nhưng lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ một tí mới đọc tiếp ba tiếng sau, thành thử câu thơ lại có nghĩa là: \"Cô nói hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ, để cho cô thấy tôi đây là người như thế nào\". Cô gái là người tinh tế, thấy nho sinh nọ trả lời mình cũng bằng một câu Kiều với ý nghĩa hóm hỉnh như vậy thì vừa phục vừa thẹn, mặt đỏ au lên, và lặng thinh ngồi mân mê tà áo chẳng biết trả lời ra sao nữa. Bài GỬI NGƯỜI XUÂN TỰ BƯỚC CHÂN của Hoàng Kim: Còn nhiều hưởng thụ về sau, cơ duyên nào đã hết đâu vội gì? Người đâu gặp gỡ làm chi, văn chương nết đất thông minh tính trời, Khen cho con mắt tinh đời, duyên ta mà cũng phúc trời chi không? Hoa hương càng tỏ thức nồng, gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa. Khúc đâu đầm ấm dương hòa, chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài! Chút chi gắn bó một hai, dầu lòng bể rộng sông dài thênh thênh Bài đáp lại với tựa đề \"Gửi người quân tử đa tình\" của Phlanhoa: Kiếp hồng nhan có mong manh, đố ai gỡ mối tơ mành cho xong. Tóc tơ căn vặn tấc lòng, hỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi. Thiền trà cạn nước hồng mai, nước non luống những lắng tai Chung Kỳ. Thấy lời tâm phúc tương tri, dễ đem gan óc đến nghì trời mây. Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay, phúc nào đổi được giá này cho ngang? Tên bài tập Kiều của Hoàng Kim bắt nguồn từ bài đường luật của Phlanhoa hoạ bài thơ “Vịnh mùa đông” của Nguyễn Công Trứ, Trong đó câu kết là “Muốn đến mùa xuân tự bước chân”. Bài này thực ra Phlanhoa hoạ không đúng với phép hoạ thờ Đường luật, nhưng Hoàng Kim lại bảo anh thích bài thơ đó, nên lấy tên làm vầy. Hai câu: “Còn nhiều hưởng thụ về sau/Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì?” ở trong bài tập Kiều: “Gửi quân thần nỗi niềm non nước” của Phlanhoa. Hoàng Kim lấy đó nối vào để có cớ đóng vai “quân thần” ghẹo đùa cho bài tập Kiều gửi cho Phlanhoa Bên gái ra: Kim Kiều có phải công nhân, xưa kia từng đã góp phần đấu tranh? Bên trai đáp: Kim Kiều chính cánh thợ ta, đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ! Bên gái lại ra: Thời Kiều đã có ngân hàng, em đây chưa tỏ xin chàng chỉ cho? Bên trai lại đối: Nhà băng...đưa mối rước vào, tiền nong thanh toán việc nào chẳng xong? Bên gái ra nữa: Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, đâu Kiều nào nói đến nghề tráng gương? Bên trai đáp: Mười lăm năm bấy nhiêu lần, làm gương cho khách hồng quần thử soi! Bên gái tiếp tục: Nổi danh tài sắc đủ điều, tại sao lại bảo nàng Kiều sứt răng? Bên trai vẫn trả lời được: Hở môi ra những thẹn thùng, sứt răng nàng sợ chúng trông bạn cười! Bên gái hỏi nữa: Song thu đã khép cánh ngoài, nàng Kiều chung chạ có thai bao giờ Bên trai đối ngay: Lỡ từ lạc bước bước ra, thất kinh nàng chửa biết là làm sao! Bên gái vẫn tiếp nữa: Đến đây hỏi khách cựu giao, chàng Kim đau bụng thế nào chàng ơi? Bên trai chẳng phải đơn giản: Khi tựa gối khi cúi đầu, khi vò chín khúc khi chau đôi mày! Bên nữ lại ra: Tiện đây hỏi thật một điều, em đây chưa biết nàng Kiều ai sinh? Bên nam đáp: Hổ sinh ra phận tơ đào, nàng Kiều...hổ đẻ, chứ nào ai sinh! Bên nữ tiếp tục: Truyện Kiều anh đã thuộc làu, đố anh biết được cô nào sinh đôi? Bên nam trả lời: Đầu lòng hai ả tố nga, hai con đầu cả...ắt là sinh đôi! Bên gái lại ra: Sinh ra thời buổi chiến chinh, Thúy Kiều có lấy thương binh không chàng? Bên trai đáp: Một tay trời bể ngang tàng, chồng Kiều - Từ Hải rõ ràng thương binh! Bên gái vẫn ra nữa: Đố Kiều có lắm điều hay, nghề đan bồ hỏi anh nay ai làm Bên trai trả lời: Thúc Sinh tính chuyện vuông tròn, phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông? (khi đan bồ, phải đan đáy hình vuông trước, rồi sau đó mới đan tròn phía trên và vật liệu đan bồ là nứa phải lấy từ rừng về) Bên gái ra nữa: Truyện Kiều bạn đã thuộc lòng, đố ai gầy nhất ở trong Truyện Kiều? Bên trai đáp: “Râu hùm hàm én mày ngài, vai năm tấc rộng thân mười thước cao (Bối cảnh Truyện Kiều là năm Gia Tĩnh đời Minh. Theo website Sử Trung Quốc đời Minh của Viện Đại học Cambridge (Kiếm Kiều Trung Quốc Minh đại sử), trong chế độ đo lường đời Minh (Minh đại độ lượng hành chế) thì hệ thống đo chiều dài (trường độ) đời Minh như sau: 1 xích = 10 thốn = 12,3 Anh thốn (inch), 1 bộ = 5 xích, 1 trượng = 10 xích, 1 lý = 1/3 Anh lý (mile) = 1/3 x 1,609km. Theo đó, 1 thước (xích) = 10 tấc (thốn) = 12,3 inches = 12,3 x 2,54cm = 31,242cm. Tức là 1 thước (xích) = khoảng 1/3m; 1 tấc (thốn) = khoảng 3cm. Do đó vóc dáng Từ Hải có thể tính như sau: “Vai năm tấc rộng” = khoảng 15cm; “Thân mười thước cao” = khoảng 3m. Vóc dáng như vậy là không bình thường, thậm chí phi lý. Theo hệ thống đo lường trên đây, Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh nói “có ý kiến cho rằng thời Minh một thước chỉ ăn hai tấc” tất nhiên là sai; còn giảng “một tấc là phần mười của một thước” thì đúng. Cho dù một thước (xích) Trung Quốc dài bao nhiêu đi nữa tuỳ theo thời đại nhưng theo kỹ thuật dựng hình trong hội hoạ, một thân thể như vậy thì chẳng cân đối tí nào, cho nên nhiều nhà nghiên cứu Truyện Kiều hầu như đều đồng ý rằng lối miêu tả của Nguyễn Du (1765-1820) về nhân vật Từ Hải chỉ có tính cách ước lệ) Lần này, không để cho bên gái nói tiếp, bên trai chủ động ra trước: Ai cắt buông trứng đi rồi, mà còn đẻ giống sinh nòi hở em? Bên gái đối luôn: Hoạn bà bà hoạn chứ ai, hoạn rồi mà vẫn sinh nòi Hoạn Thư Bên trai lại dồn: Truyện Kiều em đọc đã làu, đố em kể được một câu “giữa” Kiều Bên gái suy ngẫm một lát mới đối được: Tiên thề cùng thảo một chương ,tóc mây một món dao vàng chia đôi Không thể tin được rằng là người Việt Nam mà không thuộc ít nhất vài câu Kiều và cũng không ít người đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều. Nhiều bậc thức giả, tao nhân mặc khách thì tìm thấy thú vui trong truyện Kiều bằng nhiều cách: lẩy Kiều, bình Kiều, vịnh Kiều và tập Kiều. Trước đây Quỳ Chử là một trong những đất học nổi tiếng của huyện Hoằng Hóa. Chính vì vậy sinh hoạt văn hóa của tầng lớp nho sĩ bình dân ở đây đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tinh thần của nhân dân Quỳ Chử nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung. Tập Kiều là thú chơi tao nhã của những người có chữ, rất thích Truyện Kiều và thuộc lòng Truyện Kiều. Không có những yếu tố ấy thì không thể Tập Kiều được. Đó là cách lựa chọn một số câu Kiều - ở những chỗ khác nhau trong 3.254 câu của Truyện Kiều - nối lại được với nhau, tình ý nhất quán để tạo thành 1 câu đối Tập Kiều có ý nghĩa. Về nguyên tắc, tất cả những câu, những chữ trong câu đối Tập Kiều đều phải là những câu, những chữ trong truyện Kiều. Để làm được việc này đòi hỏi rất nhiều công phu, dưới đây là những câu như thế: 1. Cũng mạch thư hương phong lưu rất mực So bề tài sắc trang trọng khác vời Vế 1: Có những chữ trong các câu Kiều: - Nghĩ rằng cũng mạch thư hương (1061) - Phong lưu rất mực hồng quần (35) Vế 2: Có những chữ trong các câu Kiều: - So bề tài sắc lại là phần hơn (24) - Vân xem trang trọng khác vời (19) 2. Vốn nhà trâm anh cũng phường kim môn ngọc bội Theo đòi nghiên bút giá đành tú khẩu cẩm tâm Vế 1: - Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh (148) - Chẳng sân ngọc bội thì phường kim môn (đảo ngữ) (410) Vế 2: - Theo đòi và cũng ít nhiều bút nghiên (1450) - Giá đành tú khẩu cẩm tâm (208) 3. Trong đạo gia đình nói mối giường ở khuôn phép Khác vời tài mạo vào phong nhã ra tài hoa Vế 1: - Dâu con trong đạo gia đình (1463) - Ở vào khuôn phép nói ra mối giường (1484) Vế 2: - Vân xem trang trọng khác vời (19) - Phong tư tài mạo tót vời (151) - Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa (152) 4. Mười phần tin nhau trước biết tình sau đẹp ý Một nhà sum họp trong có ấm ngoài mới êm Vế 1: - Mười phần ta đã tin nhau cả mười (1584) - Trước người đẹp ý sau ta biết tình (đảo ngữ) (1492) Vế 2: - Một nhà huyên với một Kiều ở trong (874) - Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (1506) - Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi (550) 5. Gọi là báo ân đền bồi non vàng chưa dễ Lại như những thói hễ thấy hơi đồng thì mê Vế 1: - Gọi là gặp gỡ giữa đường (356) - Báo ân rồi sẽ báo thù (2323) - Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương (2346) Vế 2: - Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê (306) - Họ Chung có kẻ lại già (607) - Ngựa xe như nước áo quần như nen (48) - Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (4) - Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (6) 6. Phúc trọng quyền cao bề nào mặc lòng nghĩ lấy Tâm đầu ý hợp khi nên chẳng lọ là cầu Vế 1: - Phúc nào nhắc được giá này cho ngang (408) - Sao bằng lộc trọng quyền cao (2497) - Mặc lòng nghĩ lấy muốn xin bề nào (2546) Vế 2: - Hai bên ý hợp tâm đầu (2205) - Khi thân chẳng lọ là cầu mới nên (2206) 7. Thực là giai nhân khác phường ngày trăng đêm gió Đã hay thục nữ phải ai sớm mận tối đào Vế 1: - Thực là tài tử giai nhân (1457) - Lần lần ngày gió đêm trăng (369) - Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường (208) - Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng (1730) Vế 2: - Đã hay thành toán miếu đường (2543) - Cho hay thục nữ chí cao (3219) - Ta đây nào phải ai đâu mà rằng (1102) - Phải người sớm mận tối đào như ai (3220) 8. Tơ liễu còn xanh kém gì yến oanh nô nức Hoa thơm phong nhị mặc ai ong bướm đi về Vế 1: - Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (170) - Gần xa nô nức yến anh(2) (45) - Kém gì cô quả kém gì bá vương (2448) - Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh (8) Vế 2: - Hoa thơm phong nhị trăng vàng tròn gương (3094) - Tường đông ong bướm đi về mặc ai (38) (đảo ngữ) Muốn làm được câu đối Tập Kiều ngoài những điều bắt buộc: phải có học thức, thuộc Truyện Kiều, thích Truyện Kiều còn phải là người sành chơi câu đối. Dưới đây là 1 loạt những câu đối khác: Ngày tháng thanh nhàn bài quạt thơ cung cầm nguyệt Xưa nay thanh khí khi chén rượu lúc cuộc cờ Chín chữ cao sâu làm con đền ơn phải trước Một nhà phúc lộc còn nhiều hưởng thụ về sau Cậy em chịu lời lòng càng yêu kính Này con thuộc lấy học những nghề hay Biết khinh trọng biết thị phi khôn ngoan rất mực Có thanh tân có phong vận trang trọng khác vời Bình thành công đức cũng đội trên đầu Phú quí phong lưu vườn xuân một cửa Ngày xuân còn dài hồng quần phong lưu rất mực Cửa trời rộng mở thanh vân đường cái hẹp gì Thư hiên tự tình cười rằng duyên ưa cá nước Trường văn gặp hội có phen được thấy mây rồng Nào là gia pháp ở khuôn phép nói mối giường Cũng mạch thư hương ra hào hoa vào phong nhã Thông minh tính trời khôn ngoan nên rằng rất mực Văn chương nết đất dại chi chẳng giữ lấy nền Lắm lúc say bầu tiên rót rượu Cùng nhau chúc chèn quỳnh giao hoan Trong tay sẵn có đồng tiền chi khó Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên Việc gì chẳng xong tiền lưng sẵn có Máu tham sẵn có hơi đồng thì mê Thiếu gì bá vương ai bì phong lưu phú quí Rằng trong thánh đế bấy lâu công đức bình thành Wikipedia có thể loại liên quan Câu đối cùng giai thoại đối đáp về Nguyễn Du và Truyện Kiều", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Câu đối về các danh nhân thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, Tây Sơn và Nguyễn", "role": "user" }, { "content": "Đào Duy Từ quê gốc ở làng Hoa Trai, nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Đào Duy Từ dự khoa thi Hương năm 1593 đời vua Lê Thế Tông đỗ á nguyên, sau này vào Nam theo chúa Nguyễn. Năm 1627, chúa Trịnh bắt họ Nguyễn phải thần phục, Duy Từ sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc vua Lê phong kèm với một tờ giấy có 4 câu chữ Hán vào giữa, rồi hàn kín lại, cử sứ giả mang ra Thăng Long, để tạ ơn vua Lê, chúa Trịnh. Nội dung như sau: \"Mâu nhi vô dịch, Mịch phi kiến tích, Ái lạc tâm trường, Lực lai tương địch\". Dịch nghĩa từng câu là: chữ mâu không có dấu phết; chữ mịch bỏ bớt chữ kiến; chữ ái để mất chữ tâm và chữ lực đối cùng chữ lai. Đại ý như sau: chữ mâu viết không có dấu phết thì thành chữ dư. Chữ mịch\" mà bỏ chữ kiến thì là chữ \"bất. Chữ ái nếu viết thiếu chữ tâm thì ra chữ thụ và chữ lực để cạnh chữ lai sẽ là chữ sắc. Gộp cả bốn chữ mới lại thành câu: Dư bất thụ sắc, nghĩa là Ta chẳng chịu phong. Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ: Ngọc sơn chung tú Bắc Bồng lãnh hiển danh Nam Tạm dịch: Tiếng chuông Ngọc Sơn vang đất Bắc Danh hiển vinh Bồng Sơn rạng đất Nam Giang Văn Minh (1573 - 1638) là người xứ Đoài (nay thuộc Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội), làm quan dưới triều đình của vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng. Năm 1637, ông vâng mệnh đi sứ Trung Quốc. Khi vào triều đình Trung Quốc, vua Minh là Sùng Trinh đã ra vế đối bắt sứ thần họa .Vế xuất đối là: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”, nghĩa là “Trụ đồng đến nay rêu đã xanh”. Câu đối này mang hàm ý hống hách, nhắc lại việc xưa: Tướng nhà Hán là Mã Viện, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã dựng một chiếc cột đồng rồi khắc lên đó mấy chữ: “ Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”, nghĩa là: nếu chiếc cột đồng này mà gãy thì đất Giao Chỉ sẽ bị diệt vong. Trước thái độ ngạo mạn và xúc phạm quốc thể, sứ thần Giang Văn Minh đã đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”, nghĩa là “Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ”. Vế đối chỉnh không chê vào đâu được! Giang Văn Minh đã nhắc cho vua quan nhà Minh nhớ đến ba lần đại bại trên sông Bạch Đằng: Của quân Nam Hán năm 938, quân Tống năm 981 và quân Nguyên năm 1288 - những lần bại trận của quân phương Bắc mà đến nay máu còn nhuộm đỏ nước. Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam, vua quan nhà Minh đã làm một việc hền hạ mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao: giết sứ giả. Vua Minh ra lệnh: “Mổ bụng sứ thần An Nam để xem chúng to gan lớn mật đến đâu”. Khi thi hài của Giang Văn Minh được đưa về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông cùng chúa Trịnh Tráng đã đến bái kiến linh cữu và truy tặng chức cao, tước hậu cho ông, đồng thời ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”, nghĩa là: Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ. Nay trên mộ của Giang Văn Minh còn rõ bốn chữ “Thiên Cổ Anh Hùng”. Tên của ông được đặt cho một tuyến đường ở Thủ đô Hà Nội. Dưới đây là đôi câu đối khắc trong nhà thờ ông: Lễ nghĩa bách niên Mông Phụ ấp Phong thanh thiên cổ Thám hoa môn” Tạm dịch là: Lễ nghĩa trăm năm làng Mông Phụ Tiếng thơm nghìn thuở cửa Thám hoa Nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc sưu tầm và biên soạn “Tứ Nguyên Nguyễn Đăng” sinh trong một gia đình nghèo khó ở một làng quê chuyên sống bằng nghề trồng hành, tỏi nên gọi là làng Tỏi xã Đại Toán, huyện Quế Dương (nay thuộc xã Chi Lăng, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh. Khi còn nhỏ, nghe nói cụ nghè Nguyễn Đình Tuân, quê ở làng Võ, xã Quảng Bố, huyện Lang Tài là người hay chữ, dạy giỏi trong vùng, Nguyễn Đăng được gia đình đưa đến tận nhà xin theo học. Cụ nghè ra một câu đối, đối hay mới nhận làm môn sinh: vế ra: Vó vé, te te, võng tiến sĩ Vế này đặt ra ba yêu cầu hóc búa về nội dung: một là vó, te, võng là những đồ dùng sinh hoạt, làm ăn của nhà nông; hai là làng Vó, làng Te đồng thời là những nơi cụ nghè ở; ba là trong hoàn cảnh nơi thôn dã nghèo khó như vậy mà đã có ông nghè như thế đã chứng tỏ là nơi có truyền thống hiếu học Nguyễn Đăng nghe xong đối ngay: Hành hành, tỏi tỏi, kiệu trạng nguyên Vế đối của ông thật là lời hay ý đẹp, đáp ứng được cả 3 yêu cầu của vế ra: hành, tỏi, kiệu vừa là tên của rau, của các loại gia vị vừa là địa danh của quê ông. Trong điều kiện một làng quê chỉ có nghề trồng hành, tỏi, rau màu lặt vặt như vậy mà sanh ra một “quan trạng” thì thật hiếm thấy! Nghe xong, cụ nghè khen hay và chấp nhận cho ông theo học. Về sau, Nguyễn Đăng thi đỗ giải nguyên qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình (khoa thi năm Nhâm Dần – 1602) lúc mới 26 tuổi và thủ khoa kỳ thi ứng chế (kỳ thi đặc cách do vua Lê Kính Tông mở). Ông được nhà vua tặng danh hiệu là “Tứ Nguyên”. Danh hiệu này có lẽ độc nhất vô nhị trong nước. Tuy nhiên, nhân dân địa phương quen gọi ông là “Trạng Tỏi”. Cụ nghè làng Vó mến tài ông ngay từ ngày đầu nhập học nên đã gả con gái của mình cho ông. Nguyễn Quang Minh vốn thuộc dòng dõi họ Trần người xã Viên Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông tên là Quang Minh, tục gọi là Lỗi, tên tự là Phúc Nhạc, tên thuỵ là Hoằng Vĩ. Khoa thi năm Mậu Thìn (1628) đời vua Lê Thần Tông ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, được ban tặng chức: Đôn hậu Công thần, Đặc tiến Kim tử Vinh lộc đại phu, Lại bộ Tả Thị lang, tước Mỹ Thọ hầu. Ông đã từng được cử đi sứ phương Bắc được thăng chức Thượng thư Bộ Lại, khi mãn hạn về trí sĩ tại quê nhà. Sau khi ông mất, nhân dân tiến phong một đôi câu đối, lưu sao sự tích. Nội dung câu đối: Vãn Hà bất một cao danh bảng Phủ Lỗ phúc sinh đại Phúc thần Nguyễn Thị Duệ quê xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Bà còn có tên khác là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, Nguyễn Thị Du. Thuở nhỏ cô gái Nguyễn Thị Duệ tỏ ra rất sáng dạ. Lên 4 tuổi đã biết viết văn. Có cậu ấm trong vùng đến nghẹo, bà đã đọc châm 2 câu thơ: “Xá chi vàng đá hỗn hào, Thoảng đem cánh phượng bay cao thạch thành”. Nghe bà đọc, cậu ấm ta phải đánh bài chuồn. Khi nhà Mạc mở khoa thi hội, bà cải nam trang dự thi và đã đỗ đầu trong số tiến sĩ trúng cách. Trong buổi tiệc mừng tân khoa, vua Mạc nhận ra ông nghè thủ khoa có dáng vẻ yêu kiều, thanh tú giống nữ giới bèn gặng hỏi và bà Nguyễn Thị Duệ đành phải thú thực. Vua Mạc chẳng những không khép tội mạo danh theo quy chế thi cử thời phong kiến mà còn giữ nguyên học vị của bà và phong là “Diệu Huyền Sao Sa” nghĩa chữ là “Tinh phi” (sao sa) rồi đưa vào cung. Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) đền thờ bà ở xã Kiệt Đặc có đôi câu đối: Lễ sư sinh thông tuế Nhất kính chiếu tam vương Trên bàn có bức hoành đề hai chữ \"Hoa Am\" và một đôi câu đối: Giáp khoa tiên chiếm Cao Bình bảng Đại bút do truyền bát cổ bi Nghĩa là: “Khoa giáp đứng đầu bảng ở Cao Bằng Văn Chương lừng danh để lại ở bia Bát Cổ” Phạm Công Trứ, người làng Liêu Xuyên, huyện Đường Hào (nay là thôn Thanh Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ). Năm 1667, Phạm Công Trứ cầm quân đánh bại quân Mạc tại Cao Bằng, chặn đứng âm mưu của nhà Thanh mượn cớ “Phù Mạc diệt Lê” xâm lược nước ta. Liêu Xuyên xưa, nay thuộc xã Nghĩa Hiệp, huyện Mĩ Văn tĩnh Hưng Yên. Ở thôn Thanh Xá có nhà thờ Phạm Công Trứ. Đây vốn là từ đường họ Phạm do Phạm Công Trú hưng công dựng năm Cảnh Trị thứ 7 (1669). Trong nhà thờ, treo một hoành phi và một đôi câu đối. Hoành phi có 4 chữ lớn “Trung hưng hiền tướng” (nghĩa là: Tể tướng giỏi thời Trung hưng). Bốn chữ này là chữ của Vua Lê phong tặng khi Phạm Công Trứ đã qua đời. Chữ trên câu đối vốn là chữ ở lá cờ chúa Trịnh Tạc tặng lúc ông được về hưu vào năm Mậu Thân (1668). Câu đối như sau: Điều đỉnh nại, nhiếp âm dương, triều đình trụ hoạch Hoàn qui mô, định hiệu lệnh, quốc gia đống lương Nghĩa là: Nêm canh đỉnh vạc, điều hòa khí âm dương, làm cột đá cho triều đình Hoàn thành qui mô, định ra hiệu lệnh, là rường cột của Nhà nước Lê Công Hành người làng Quất Động, huyện Thường Tín (Hà Tây), tên thật là Trần Quốc Khái, sau này được nhà Lê ban quốc tính họ Lê đổi thành Lê Công Hành. Thời vua Lê Chân Tông (1643 – 1649), ông đỗ Tiến sĩ và được cử đi sứ Trung Quốc. Do có công lao phổ biến, truyền nghề thêu, nghề lọng, nên sau ngày ông mất (12 tháng 6 năm Tân Sửu – 1661), nhân dân nhiều nơi đã làm đền thờ ông. Tương truyền, ngay từ khi còn niên thiếu, ông đã nổi tiếng thông minh. Có lần đi đắp đê, vì sức yếu, không vác được hòn đất to, ông bị chôn chân ở đê. Một viên quan thị đi qua, thấy vậy hỏi duyên cớ, ông khai là học trò sức yếu. Viên quan thị liền nói: \"Nếu là học trò, ta ra cho một vế câu đối, đối được, ta tha cho về\". Viên quan thị đọc: Ông quan thị, cắm đường cái tiêu, trị hồng thủy, cho dân được cậy. Lê Công Hành liền đối lại: Trai Quất Động, thi đỗ bảng nhãn, phù quân vương, phỉ chí mới cam. Vế trên có bốn thứ quả: thị, (chuối) tiêu, hồng, cậy. Vế dưới cũng có bốn tên quả: quất, nhãn, (bồ) quân, cam. Quan thị vỗ ngực kể công thì cậu học trò cũng hiên ngang tỏ bày chí khí. Câu đối được viết từ gia phả đã gợi lại hành trang của cụ: Khoa bảng phương liên tiền đại Lý Công hầu phong tặng cố triều Lê Thân Công Tài tự Phúc Khiêm; sinh ở xã Như Thiết, huyện Yên Dũng xưa; nay là thôn Như Thiết, xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Thân Công Tài làm quan cho triều Lê trung hưng, lần lượt trải các chức: Tri thị nội thư tả (1672), Đề đốc (các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn), Đô đốc Đồng Tri (1683), Tả Đô đốc;...và từng được phong đến tước Hán quận công. Công lao của ông đã được ghi nhận trên tấm bia đá (tạc năm 1686) và đôi câu đối bằng chữ Hán ở trong đền Tả Phủ (Lạng Sơn): Lịch sử lưu danh truyền hậu thế Thương trường khai thị Hán Quận Công Thân Công Tài nhiều lần qua lại các vùng biên ải, thấy việc giao thương ở Lạng Sơn kém phát triển, ông đứng ra lập chợ Kỳ Lừa, làm nơi buôn bán giao lưu giữa Đại Việt và Trung Quốc. Vì vậy, nhân dân hai nước Việt - Trung tôn ông là \"lưỡng quốc khách nhân\" Đặng Công Chất người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá. Tương truyền, thân mẫu của Trạng Gióng đến kỳ sinh nở đã nằm mơ thấy một con hổ đen gầm lên một tiếng kinh thiên động địa, giật mình tỉnh giấc và trở dạ sinh con. Tại chỗ học khi còn nhỏ và sau này là chỗ ngồi làm việc (công án) của mình, Đặng Công Chất thường cho dán câu đối như sau: Lương năng do kỷ hữu (Tài năng dù tự mình sẵn có) Chí nghiệp tự thiên thành (Sự nghiệp lớn phải nhờ trời mới nên) Nguyễn Quốc Trinh người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng (nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông. Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thần. Tương truyền, Ông nội Nguyễn Quốc Trinh nhặt được túi vàng của một thầy địa lý người Tàu đánh rơi. Ông đem trả lại, thầy Tàu cảm ơn và tìm một mảnh đất gần đó bảo ông đem hài cốt của tổ tiên táng vào đó, và trồng bên cạnh mộ một cây hoa. Bao giờ thấy bên mộ cây hoa đơm hoa thì thắp hương khấn cầu khắc được. Nghe lời thầy Tàu, ông bố Nguyễn Quốc Trinh làm y như lời dặn. Vài năm sau vợ ông sinh được hai con trai, rồi ông qua đời. Hai anh em phải làm thuê làm mướn để lấy tiền đi học một thầy đồ nổi tiếng trong tổng. Một hôm người chị gái lấy chồng xã bên mang gạo tiền chu cấp thêm cho hai em thấy cả hai đứa đang mải mê gọt sáo diều bèn mách với thầy. Thầy đồ tức giận gọi vào cất tiếng: \"Hai trò học bài xong chưa mà đã đi chơi vậy?\" Nguyễn Quốc Trinh thưa: \"Dạ, thưa thầy... anh em đâu có chơi mà ngồi ngẫm cho chữ nó chui xuống bụng ạ.\" Thầy giận dữ: \"Ngươi chỉ giỏi biến báo, học mà tay không cầm sách...? Ta ra câu đối, nếu anh em ngươi không đối được thì ta sẽ phạt roi.\" Thầy chỉ vào người chị gái của Nguyễn Quốc Trinh vuốt râu cất tiếng: Bất học hiếu du, vi tỉ giáo (Không học thích chơi, trái lời chị) Nguyễn Quốc Trinh nhoẻn cười rồi lễ phép đối lại: Đăng khoa cấp đệ, trọng sư danh (Đỗ khoa cấp đệ nổi danh thầy) Thầy đồ tròn mắt nhìn Nguyễn Quốc Trinh: \"Xưa nay ta vẫn nghĩ con nhà nông phu đi học chỉ may ra lấy được cái bằng Tú tài cho oai với làng xóm nào ngờ người lại hay chữ như vậy. Nếu hai trò chăm chỉ ta tin rằng cả hai anh em đều sẽ đỗ cao. Thôi từ nay ta nuôi cho cả hai anh em ăn học và không phải đi làm thuê làm mướn nữa.\" Hai làng cổ Trung Tư và Kim Liên của Thăng Long - Hà Nội (nay thuộc phường Phương Liên và Kim Liên, quận Đống Đa) có một nhân vật đáng chú ý. Ông tự là Nguyễn Hy Quang, quê nội ở Trung Tự, quê ngoại và quê vợ ở Kim Liên, chỉ là một nhà giáo nhưng có công trong xây dựng đất nước nửa cuối thế kỷ XVII nên được phong Phúc Thần Đại Vương. Trong từ đường có đôi câu đối như sau: Quân thần luận liệt nhất thiên gia mô ý phạm Thanh tích bỉnh bưu thiên cổ tẫn trực cô trung Tạm dịch: Một thiên Quân thần luận, khuôn mẫu đẹp đẽ về phép tắc Tiếng thơm sáng muôn thuở về lòng trung thành chính trực Đền thờ tướng công Hoàng Bùi Hoàn có tên chữ là Tướng Công Từ, nhân dân địa phương gọi là đền Quận công thuộc thôn Câu Đồng, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Hoàng Bùi Hoàn theo đường binh nghiệp, phò giúp ba triều vua Lê: Gia Tông (1672 – 1676), Hy Tông (1676 – 1705) và Dụ Tông (1705 – 1729). Sau khi ông mất, nhân dân làng xã ở hai huyện Quảng Xương, Đông Sơn đã hiến công sức, tiền của để xây dựng đền miếu, lăng mộ và hương khói phụng thờ theo “điển phép nhà nước”. Đúng như câu đối ở đền thờ ông: “Miếu mạo nguy nga trường tồn từ thời chi báo Uy danh hách dịch vĩnh thuỳ vạn thế chi linh” Tạm dịch: Đền miếu nguy nga trường tồn báo đáp cả bốn mùa hàng năm Uy danh hiển hách lưu truyền mãi đấng linh thiêng muôn thuở Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ. Ông sinh tại vùng đất nay là thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay. Ngôi đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh có tên chữ là Trung Nghĩa Từ, còn được gọi là Lễ Công Từ Đường (gọi tắt là đền Lễ Công) nhưng nhân dân quen gọi là đền Châu Phú, thuộc địa bàn phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Dưới đây là những câu đối khắc tại đền: 拓 境 開 彊 天 地 以 時 歸 宿 將 Thác cảnh khai cương thiên địa dĩ thời quy túc tướng 停 車 駐 節 漢 夷 隨 在 自 靈 神 Đình xa trú tiết hán di tuỳ tại tự linh thần Dịch: Định cõi mở bờ, trời đất sẵn dành danh tướng soái Ngừng xe đóng trại, chí hùng vang dậy chốn linh thiêng “Nhân khai Thuận Khánh nhị thành cao sơn tịnh trĩ Nghĩa thác nam cương ngũ tỉnh trường thủy đồng lưu Dịch: Nhân dựng Thuận Khánh hai thành, núi cao đáng sánh Nghĩa mở phía Nam năm tỉnh, sông dài cùng xuôi “Trường bảo lê dân uý dĩ uy hoài dĩ đức Khâm mệnh Thượng Đế sinh vi tướng tử vi thần” Dịch: Mãi giúp dân đen, sợ bởi uy nhớ vì đức Kính vâng Thượng Đế, sống làm tướng chết thành thần “Yết địa công huân thiên tải phương danh truyền Lạc sử Tại thiên linh sảng vạn dân chiêm đức phái Long giang” Dịch: Công lao mở đất, ngàn năm tiếng thơm truyền sử Lạc Giữa trời chiếu rọi, muôn dân thấm đức gội sông Rồng “Tảo đãng trần thanh Chân Lạp đương niên suy tướng lược Ngưỡng phù thánh hóa Sầm Giang thiên cổ trứ anh linh” Dịch: Quét sạch bụi trần, Chân Lạp năm ấy tôn tướng giỏi Ngửa trông đức thánh, Sầm Giang nghìn thuở rõ anh linh “Trí dũng liêm ưu lữ tiễu độc siêu Tôn Vũ Tử Sự công bưu bính sư trinh kham đối Hán Đình Hầu” Dịch: Trí dũng hơn người, điều binh hơn tài Tôn Vũ Tử Cơ nghiệp rực rỡ, cầm quân ngang sức Hán Đình Hầu “Nhất nhung y tăng thác Nam cương thất tỉnh thái hòa tại vũ Tam thiên miếu trùng tân cựu sở thiên thu trở đậu trường tồn” Dịch: Một mảnh giáp thêm rộng phương Nam, bảy tỉnh thái bình trong vũ trụ Ba lần dời trùng tân miếu cũ, nghìn năm hương khói mãi phụng thờ “Chân Lạp trần thanh Đông Phố bách niên lưu vĩ tích Sầm Giang tinh vẫn Tây thùy thiên cổ cảnh dư uy” Dịch: Chân Lạp bụi tan, Đông Phố trăm năm còn thánh tích Sầm Giang sao rụng, cõi Tây nghìn thuở khiếp uy thừa “Khai thác huân thần công tại biên thùy danh tại sử Trung thành chính khí sinh vi chân tướng tử vi thần” Dịch: Ơn thần mở đất, công ở biên thùy tên trong sử Trung thành chính khí, sống là chân tướng chết làm thần “Khai thác phong cương tráng liệt đương niên khâm nội quốc Nguy nga miếu vũ thanh cao thiên cổ ấp hành nhân” Dịch: Khai thác cõi bờ, hùng tráng khi xưa mọi người kính phục Nguy nga miếu mạo, thanh cao nghìn thuở dân chúng phụng thờ “Nhất tọa đối sầm lâu ô ngõa trang thành long hí thái Tam thiên an viện đệ đình trừ ứng tập phượng lai nghi” Dịch: Một tòa cao ngang núi, rồng đùa uốn lượn trên ngói đỏ Ba lần dời yên chỗ, phượng vui tụ hội trước thềm đình “Giao dĩ nghĩa tiếp dĩ đạo kì nghi bất hoặc Ngôn ân trung sự ân kính duy đức thị thân” Dịch: Giao du bằng nghĩa kết thân bằng đạo, phép ấy không sai Ăn nói phải trung phụng thờ nên kính, riêng đức luôn gần “Diện Bắc phụng thánh văn thân đổng tam quân trương hổ lữ Hướng Nam dương thần vũ công khôi lục tỉnh trứ long đồ” Dịch: Trông lên Bắc phụng đức thánh văn, thân cầm ba quân ra oai dữ Hướng về Nam nêu uy thần vũ, công dựng sáu tỉnh rõ hoàng đồ “Nam ngạn đái tam giang nhật ánh quang tiền thanh lãng phái Bắc nguyên hoành thất lĩnh địa hình dụ hậu tối cao kiên” Dịch: Bờ Nam nối ba sông, dưới ánh mặt trời luôn tịnh khiết Vườn Bắc ngang bảy núi, cao dày thế đất mãi vững bền Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã là vị Thống suất kinh lược có công đầu trong lớp người khai sơn ra phủ Gia Định, là ân nhân mở đường đưa dân chúng đến cuộc sống hạnh phúc ấm no tại vùng đất mới này, điều đó được thể hiện qua đôi câu đối truyền khẩu sau: \"Nghĩa nhân chủng hằng tâm đắp xây Đại Việt Ơn biển trời lao khó gầy dựng Đồng Nai\" Có rất nhiều câu đối khác trong hàng trăm liễn đối treo thờ Ông ở khắp các đền miếu ca ngơi công dức của ông, trong đó có 1 câu rất hay như sau: Công cao vạn đại lê dân hàm cảm thính Nam Châu Đức trọng thiên thu hộ quốc an khang khai biên thổ Dịch: Công cao muôn thuở, toàn dân vọng tưởng đất miền Nam Đức nặng ngàn thu, cả nước vui trông trời giới cảnh Nguyễn Đăng Đạo người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, 33 tuổi đỗ, ứng chế cách, làm Lại Bộ Thượng thư. Năm Bính Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh, làm chức Bồi thần, Đô ngự sử vào hầu Kinh Diên, tước Thọ lâm tử. Coi việc thi cử, đổi tên Đăng Liễn, mùa đông năm Giáp Tý, vua niệm ân thăng cho Binh bộ Thượng thư, tước Bá, giữ chức Bồi thần như cũ. Năm Mậu Tuất làm chức Tham tụng kiêm Đông các Đại học sĩ, cùng với Đàm công Hiệu đồng nắm chính quyền. Đăng Đạo chết được tặng Thượng thư”, lúc sinh thời ông rất nổi tiếng với giai thoại khoét tường để tán gái. Trạng nguyên Đăng Đạo đi sứ nhà Thanh, trong cuộc thi làm thơ giữa sứ Việt với sứ Cao Ly (Triều Tiên), ông làm bài phú “Bái nguyệt” xong trong chốc lát, vua nhà Thanh sau khi xem xong, đã phê cho trạng Bịu là “Bắc triều đệ nhất trạng nguyên”, ông trở thành “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Trong Bắc Ninh phong thổ tạp ký cũng ghi nhận ông là vị Trạng nguyên duy nhất của nước ta qua đôi câu đối: Tiến sĩ Thượng thư thiên hạ hữu Trạng nguyên Tể tướng thế gian vô Tức là: Tiến sĩ làm Thượng thư trong thiên hạ cũng có Trạng nguyên làm Tể tướng thế gian này không có ai Nguyễn Đăng Cảo vốn người làng Hoài Bão, huyện Tiên Du, ưa phóng đãng, ít chịu kiềm chế, ngoài món rượu ngon và thịt cầy, ông chẳng còn thích gì nữa. Tính ông hay ngạo mạn, thường chẳng coi ai ra gì. Lúc vào thi đình, lẽ ông phải đỗ đầu, nhưng triều đình cố ý để ông xuống hàng thứ ba nên ông chỉ đỗ Thám Hoa. Khi làm quan trong triều, do nói năng không kiêng giữ nên mấy lần bị biếm chức. Đối đáp với chủ thuyền buôn: Từ nhỏ Nguyễn Đăng Cảo đã rất thông minh học giỏi, 13 tuổi đọc sách một lượt là thuộc hết, mọi người suy tôn là thần đồng. Vốn là người ưa tự do phóng khoáng, ông thường đi du ngoạn và giao thiệp rộng rãi với mọi người, sớm thể hiện tính cách sắc sảo. Năm 16 tuổi một hôm đi chơi, gặp một thuyền buôn, ông hỏi người chủ cho xem tấm vải gấm và hỏi giá bán. Ông chủ thuyền vốn là người hay chữ nên ra một vế đối thử tài Đăng Cảo, như sau: Hữu nhất thuần cẩm, thượng cầm hạ thú, sắc nhiều toàn thuyền, khang ninh phúc thọ (có một tấm gấm quý, trên con cầm, dưới con thú, màu huyền sắc đẹp, mạnh khoẻ giàu sang sống lâu) Đăng Cảo có đồng tiền đúc mang theo, nghĩ ngay ra vế đối lại: Hữu nhất văn tiền, nội phương ngoại viên, diện đế tứ tự, thông bảo khai nguyên (Có một đồng tiền, trong thì vuông, ngoài thì tròn, mặt đề bốn chữ, thông bảo khai nguyên) Người chủ hàng nghe xong rất cảm phục liền biếu tặng Đăng Cảo tấm vải gấm quý đó Đối đáp với sứ thần Mãn Thanh: Trong khoảng 10 năm 1688 đến 1697, nhiều vụ lấn chiếm biên giới nước ta của quan lại nhà Thanh đã xảy ra. Một lần, Đăng Cảo nhận mệnh nhà vua mang lễ vật lên biên giới gặp sứ nhà Thanh để tìm cách sao cho quân Thanh không kéo về Thăng Long. Đến Lạng Sơn, sứ thần nhà Thanh ra câu đối rằng: Điểu nhập phong, thực tận trùng nhi hoá phượng? (Chim vào gió ăn sâu mà hoá phượng) - chữ “phượng” do chữ “Điểu” viết trong lòng chữ “phong” mà thành. Đăng Cảo liền đối rằng: Nhân cư nham, đả thi thạch chĩ thành tiên (Người ở cạnh núi, đẽo đá để thành tiên) - Chữ “nhân” đứng bên cạnh chữ “nham”, bỏ chữ “thạch” thành chữ “tiên”. Đối đáp với vua Khang Hy: Vua Khang Hy nhà Thanh dùng áp lực để ép các nước nhỏ láng giềng phải cắt tóc kiểu đuôi sam của dân tộc Mãn, điều này khiến vua Lê Hy Tông lúng túng không biết ra sao bèn sai sứ thần là Thám Hoa Nguyễn Đăng Cảo sang thương lượng. Nguyễn Đăng Cảo lập luận sắc bén khiến các quan lại Trung Hoa đuối lý đều đổ cho thiên tử Khang Hy, Nguyễn Đăng Cao bèn lập tờ trình dâng lên Hoàng Đế nhà Thanh và được gọi vào kiến giá. Tại sân rồng, vua Khang Hy đưa ra vế đối nói rằng nếu đối được sẽ bãi bỏ lệnh ấy. vế ra là: Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền thệ nguyệt (con chó già rụng hết lông còn hướng ra sân cắn bóng trăng) Nguyễn Đăng Cảo đối: Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh đề khuy thiên (chú ếch nhỏ cổ ngắn, ngồi dưới đáy giếng dòm trời) Vua Khang Hy biết sứ thần An Nam xỏ lá nói mình là ếch ngồi đáy giếng, nhưng vế đối liêm luật chặt chẽ không thể bắt bẻ được đành phải hạ lệnh bãi bỏ việc cắt tóc đuôi sam cho người Việt. Nguyễn Đình Cổn hiệu Thuận Hiên, làng Bích Thị, xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (nay là xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Đình Cổn được phong chức Đặc tiến gia phong đại phu - Thiêm đô ngự sử. Sau đó, ông còn được phong chức Đông các hiệu thư và Đông Triều Nam tước. Năm 1685, Nguyễn Đình Cổn được cử làm Chánh sứ tại Bắc Quốc. Tại đất khách quê người, ông ngã bệnh và ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Và cái chết của ông là một ẩn số lịch sử gắn với nhiều giai thoại lưu truyền cho đến tận bây giờ. Người trong thôn lập miếu thờ ở vườn cũ và được rước vào thờ tại Văn miếu huyện, có đôi câu đối về ông rằng: Tịnh nhị thập ngũ, quế chiết chi hương, hình đằng vũ miếu Đương nhị thập ngũ, lực cường niên phú, dự quán tuấn mao Tạm dịch: Bính Thìn khoa quế đượm hương thơm, lừng danh miếu trụ Hai lăm tuổi, sức dài, trí rộng, rạng đấng tu mi Nguyễn Quỳnh có 5 vợ và 9 con, trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa là Nguyễn Huệ, Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Năm 1762, sau khi nhận chức Tể tướng được bốn tháng, để tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nguyễn Nghiễm cùng em là Nguyễn Trọng và con cháu lập đàn tế, dựng bia đá tại khu vườn tưởng niệm của dòng họ. Hai bên khắc đôi câu đối: Niệm thời truy nhật nguyệt Truyền ngư tại giang sơn Nghĩa là: Tưởng niệm cha mẹ theo năm tháng Còn giang sơn còn truyền tụng Nguyễn Nghiễm tự Hy Di, tôn huý Thiều, hiệu Nghi Hiên, biệt hiệu Hồng Ngư cư sĩ, sinh tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1731 đời Lê Duy Phường, ông đỗ Hoàng giáp. Nhờ công sách lập Trịnh Doanh, Nguyễn Nghiễm được thăng làm Tham chính Sơn Nam (1741). Năm 1767, Trịnh Doanh chết, Trịnh Sâm thăng ông làm Thái tử thái bảo, tước Xuân quận công, Đại tư không. Năm 1772, Trịnh Sâm mời ông ra làm Tể tướng, rồi Thượng thư bộ Hộ. Năm 1776, ông qua đời. Trịnh Sâm ban tên thụy cho ông là Trung Cần và truy phong Thượng đẳng phúc thần. Câu đối do Đức Bảo - sứ nhà Thanh - tặng Nguyễn Nghiễm: 兩朝名宰相 Lưỡng triều danh Tể tướng (Hai triều làm tể tướng) 一世大儒師 Nhất thế đại Nho sư (Một đời danh đại nho) Đức Bảo là sứ thần của vua Càn Long viết tặng Tể tướng Nguyễn Nghiễm vào trước tháng Chạp năm Tân Tỵ (1761) một ngày, đến đời Minh Mạng trùng tu Càn Long Tân Tỵ, Lạp tiền nhất nhật sách phong Chánh sứ Đức Bảo đề. Bên trái là: Minh Mệnh Giáp Ngọ... vọng phụng... ư Vĩnh Tường tân tu. Đền thờ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kệ (nay là thôn Minh Quang, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân), câu đối đề tại đền thờ: Ngư Hải tú chung anh khí tráng (Bến Ngư Hải có khí tốt chung đúc nên những con người khoẻ mạnh) Hồng Sơn tuấn cực tướng môn cao (Núi Hồng cao sinh ra nhièu cửa tướng nên càng rất cao) Câu đối khắc tại đền thờ Lam Khê Hầu Nguyễn Trọng (1710 - 1789): Nga nga địa vọng sơn chi Bắc Điểm điểm thiên tài đẩu dĩ Nam Dịch nghĩa: Địa vị nguy nga vùng phía Bắc Thiên tài rạng rỡ Đẩu phương Nam Nguyễn Trọng có tên tục là Kỳ, tự Thúc Hữu, là con thứ 3 của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh. Đậu cử nhân năm 1732, làm đến chức Thừa chính sự xứ Lạng Sơn, rồi Tham đốc Võ Huân tướng quân thần võ tứ vệ, được ban tước Lam Khê hầu. Năm 1771, ông rời chốn quan trường về nghỉ ở quê, sau đó mở lớp dạy học cho nhân dân trong vùng và làm nghề bốc thuôc bắc cứu người Nguyễn Huy Nhuận tên tự là Quang Nhuận, sau đổi thành Huy Nhuận, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là Hà Nội). Đang làm Tả thị lang Bộ Binh, Ông được cử lên Tuyên Quang cùng với Tế tửu Quốc tử Giám Nguyễn Công Thái lăn lộn sơn lam chướng khí, đàm phán đòi lại 40 dặm đất biên giới do Nhà Thanh chiếm giữ, trong đó có khu vực mỏ đồng Tụ Long, lập mốc giới và dựng bia bên bờ Nam sông Đồ Chú. Làng Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay là Hà Nội) thờ Nguyễn Huy Nhuận làm Thành hoàng. Nhà thờ họ Nguyễn Huy ở thôn Chi Nê, xã Trung Hoà, Chương Mỹ cũng thờ cúng Nguyễn Huy Nhuận. Câu đối thờ Cụ tại hai nơi nêu trên đều tuyên dương công trạng của Cụ trong việc đòi 40 dặm đất Mỏ đồng, Tụ Long – ven sông Đồ Chú về cho đất nước: “Đồ Chú phân cương, vạn lý tư thù vương sự nghiệp Cổ Hiền thực ấp, đài môn sủng thụ quốc ân long” Theo sách \"Kinh Bắc phong thổ ký diễn quốc sự\" thì làng Phú Thị, đầu thời Nguyễn thuộc tổng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An - xứ Kinh Bắc lưu truyền câu đối sau: \"Nhất môn tam Tiến sĩ Đồng triều tứ thượng thư\" \"Nhất môn tam Tiến sĩ\", một nhà ba Tiến sĩ vừa có ý chỉ ba bố con - ông cháu Nguyễn Huy Nhuận - Huy Dận - Huy Cận, lại có ý chỉ ba anh em con chú con bác Huy Nhuận - Huy Mãn - Huy Thuật. \"Đồng triều tứ Thượng thư\" là nói về nội dung trong cùng một giai đoạn lịch sử 1735 - 1740, trong Triều có lục bộ thì làng Phú Thị có đến bốn Thượng thư là Nguyễn Huy Nhuận, Đoàn Bá Dung, Cao Dương Trạc và Trịnh Bá Tướng. Trong đó, nổi bật hơn cả là Nguyễn Huy Nhuận, đỗ đại khoa đầu tiên ở trong vùng, được coi là \"Ông Tổ\" của các ông Nghè, Tiến sĩ nho học xứ Thuận An - Kinh Bắc. Lê Hữu Kiều người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Lê Hữu Kiều làm quan cho nhà Lê trung hưng hơn 50 năm, dưới 5 đời vua (Lê Dụ Tông, Lê Duy Phường, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông và Lê Hiển Tông) và 4 đời chúa (Trịnh Căn, Trịnh Cương, Trịnh Giang và Trịnh Doanh). Ông thọ 70 tuổi, được truy tặng làm Thiếu phó, tước quận công. Năm 1755, ông nghỉ hưu khi đã 65 tuổi. Lê Hữu Kiều được vua Lê Hiển Tông ban cho câu đối vào lá cờ thêu: Tại triều tại quận kiêm văn vũ Vu quốc vu gia hiếu tố trung Nghĩa là: Khi ở triều, khi tại quận, tài kiêm văn võ Với nước với nhà lấy hiếu làm trung và: Ốc ưu quốc sủng cung tam mệnh Thanh bạch gia phong mỹ tứ tri Nghĩa là: Ơn nước dồi dào được làm Tể tướng 3 lần Nếp nhà thanh bạch như Dương Chấn Nguyễn Đình Huấn người thời vua Lê Chúa Trịnh người làng Yên Thường, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh). Địa danh thôn Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay là thôn Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được sử sách ghi lại và mãi mãi gắn liền với vị tướng lĩnh tài ba Nguyễn Đình Huấn. Đền thờ Nguyễn Đình Huấn còn lưu giữ 5 câu đối khắc trên cột đá như sau: “Đức ư nhân tiên bất hủ chi tam quy quy phong bi trưng vĩnh cửu Công duy tự dữ võng đồng nhi nhất đường đường chuyên miếu chí tôn thân” Nghĩa: Đức trước của tiền nhân bất hủ, ba mối quy về trong văn bia vĩnh cửu Công lao thờ cúng nối dõi cùng một nhà miếu thờ hiển tôn thân “Đoái thuyết táp biền mông cảm ứng phỉ tư nhân nhĩ mục Tụy hanh quang thỏa hựu chiêu huân hữu cách thế tinh thần” Nghĩa: Nói về việc lớn lao cảm động tới người tai mắt Vinh quang một thuở chiếu soi có cách với tinh thần “Khoán thư sự nghiệp sơn hà thọ Trở đậu quy mô đống cán long” Nghĩa: Sự nghiệp ghi trong sách thọ ngang sông núi; Thờ cúng được quy mô giường cột vững). “Vô dịch đồng nhân hàm nhuận viễn Bất thiên dịch thế khái đơn tân” Nghĩa: Không những mọi người mưa móc khắp; Các đời chẳng chuyển vững thềm son). “Bách thế phong du đường đổ bạt Vạn gia trung tín tảo đăng khuông” Nghĩa: Trăm đời khí phách đường tiết nghĩa Muôn nhà trung tín tiến lễ phụng theo Hà Tông Huân quê ở Núi Vàng, làng Kim Vực (xã Yên Thịnh, huyện Thiệu Yên, Thanh Hóa ngày nay). Từ nhỏ đã được mọi người mệnh danh là \"Thần dồng Kim Vực\" vì thán phục trí nhớ siêu việt của ông. Đến tuổi niên thiếu, sau khi đã hấp thụ hết kiến thức của vị thầy đồ trong làng, Huân tìm đến thầy Trần Ân Chiêm, tục gọi quan Nghè Bón (vì ở làng Châu Bội hay làng Bón), sống tai xã Vĩnh Tường xin thụ giáo. Khoa thi năm Mậu Tuất (1718), Hà Tông Huân đỗ đầu kỳ sĩ Vọng Khoa thi Đình năm Giáp Thìn (1724) niên hiệu Bảo Thái thứ 5 đời vua Lê Dụ Tông, ông đỗ Bảng Nhãn. Vì khoa đó không chấm ai Trạng Nguyên, Thám Hoa cũng không, nên mình ông đỗ cao nhất nước. Đỉnh cao sự nghiệp đến khi ông đương nhiệm chức Thượng Thư rồi Tể Tướng đầu triều. Sau khi ông mất, nhân dân lập đền thờ, tài đức ông được ca tụng qua hai câu đối: \"Sự nghiệp Tam Khôi trưng thần mộng Nhất đẳng văn chương kết chủ tri\" Nghĩa là: \"Sự nghiệp Tam Khôi thần báo trước Văn chương bậc nhất được vua khen\" Giai thoại 1: Tả cây cau Bản tánh năng động, tò mò thích tìm hiểu, ko chịu gò mình theo lề lối khuôn phép giáo dục xưa (dạy gì biết nấy, không được phản bác, phải tuân theo mẫu mực giáo huấn) khiến cậu thường bị khiển trách . Một lần bố phạt, trói vào gốc cau trong vườn cả buổi không cho chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn . Cậu khổ sở cảnh bó buộc, xin bố tha cho ...Bố chỉ cây cau, ra điều kiện nếu cậu đặt được câu đối hay mới cởi trói cho . Huân ứng khẩu đọc ngay: \"Lưng đeo đai bạc bao trăm nén, Đầu đội tàn xanh biết mấy tầng\". Câu đối đã tả thực hình dáng cây cau, giữa thân xòe ra một mo ôm lấy buồng cau hàng trăm trái, trên là những tàu lá xòe tròn như cái lọng. Nghĩa bóng còn hay hơn, khẩu khí chứng tỏ cậu nuôi chí lớn, mộng thi đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhãn mới được vua ban cho \"Đai bạc\", Lọng xanh. Bố thấy cậu có chí khí, giỏi văn chương, lòng mừng thầm nên mới tha cho. Giai thoại 2: Đối đáp với Thầy nghè Thủa Hà Tông Huân cùng Trịnh Đồng Giai và Đỗ Huy Kỳ tìm sang làng Bón xin thụ giáo quan Nghè, đến đầu làng, thấy có người ngồi nghỉ dưới gốc đa, bèn vái chào mà hỏi thăm nhà quan Nghè . Người nọ đáp: \"Tôi ra vế đối, nếu các cậu đối được, tôi dẫn tận nhà quan, khỏi chỉ đường lôi thôi, đoạn đọc: \"Đi đường đất thịt trơn như mỡ\". Quả thật, trời vừa mưa xong, đường làng trơn ướt, là cảnh tượng ngay trước mắt... Giai, Kỳ còn đang suy nghĩ thì Huân đã đối: \"Ngồi tựa gốc đa mát thấu xương\". Câu đối chọi chữ chọi ý tài tình : Da (cây đa cũng là cây da) với xương chọi lại thịt với mỡ. Lại dùng thành ngữ \"Mát thấu xương\" đối với thành ngữ \"Trơn như mỡ\" tưởng không còn vế đối nào hay hơn được. Người kia vụt đứng bật dậy, khen mãi: \"Giỏi ! Giỏi ! ...\" RỒi cười ha hả nhận dẫn đường cho ba cậu học trò. Đến nơi Huân, Giai, Kỳ mới biết: Quan Nghè Bón chính là ông ta chứ chẳng ai khác! Lần nọ, thầy trò cùng nhau ra sông tắm mát, thầy mắc áo dài trên cành cổ thụ mọc bờ sông, tức cảnh sinh vế đối : \"Bách niên cổ thụ vi ý giá\" (nghĩa là cây cổ thụ trăm năm dùng làm giá treo áo) Huân đối: \"Vạn lý trường giang tác dục bồn\" (con sông dài muôn dặm làm cái chậu tắm) Thầy lấy làm hài lòng lẫn khâm phục, vì câu đáp của cậu luôn ẩn chứa chí lớn hơn hẳn vế đối ra Giai thoại 3: đối đáp với Nhạc phụ đại nhân Một hôm, bố vợ ông sai người đi tìm, khi về ngang qua ruộng nhà thì thấy bố vợ và mấy người con trai đang làm lụng rất vất vả. Bố vợ giơ đòn lên, toan nện cho ông một trận, nhưng rồi lại không nỡ, bèn ra cho một vế đối, bảo phải lấy việc trước mắt mà đối, đối được mới tha cho. Bố vợ ông ra vế đối như sau: Học bác tài xa dự nhập tứ môn chi tuyển (Học rộng tài cao, dự cả bốn kỳ thi tuyển) Vế đối này rất hiểm hóc. Hiểu theo âm Nôm thì lại có nghĩa là học đòi cờ bạc, phung phí tiền tài, gồm đủ bốn nết xấu: rượu chè, cờ bạc, trai gái và hút xách, người đời cũng gọi đó là tứ đổ tường. Nhưng nếu hiểu theo âm Hán Việt thì lại có nghĩa là đỗ đạt, bởi vì các khoa thi xưa gồm bốn kỳ làm bài. Dự đủ bốn kỳ thì không đỗ cao cũng đỗ thấp. Ông đối lại rằng: Phụ canh tử nậu, kỳ thu bách mẫu chi công (Cha cày con bừa nên thu công cả trăm mẫu) Lời đối tuy không sắc sảo nhưng bố vợ nghe thế cũng yên lòng. Về sau, đến khoa Giáp Thìn, ông đỗ Bảng nhãn. Vốn dĩ bố vợ ông cũng từng đi dạy học ở nhiều nơi nên thường khoe rằng, học trò của mình có nhiều người tài. Ông nghe thế liền làm một câu đối, đợi đến đêm thì lén viết vào cánh cổng nhà bố vợ để bỡn cợt. Câu đối ấy như sau: Lễ bất văn vãng giáo, Dương khai thiết giáo chi trường Sĩ hữu thời vi bần, Liêu tác cứu bần chi kế Nghĩa đại để là: Chưa từng nghe kinh Lễ bảo phải đến nơi mà dạy, Sao đành mở trường ở nơi xa Kẻ sĩ có lúc phải nghèo, Đành tìm kế cứu cái nghèo đã Bố vợ xem thấy hai câu có vẻ chế giễu, đoán biết là của chàng rể quý nên bỏ qua, không hỏi tới nữa”. Đã nghèo, phải nương cậy ở gia đình bên vợ, vậy mà còn nỡ ham mê cờ bạc, bỏ nhà đi những mấy ngày, bỏ việc mặc cho bố vợ và gia đình vợ toan tính... thế thì chẳng còn cách gọi nào khác hơn mấy chữ: đại hư, chí hư, thậm hư! Bố vợ vừa giơ đòn lên lại vội hạ ngay đòn xuống, dừng tay để ra vế đối cho mà đối... thế thì phải gọi ngay rằng cụ là bậc chí nhân. Vế đối của bố vợ hay và hiểm bao nhiêu thì lời đối của con rể tầm thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có thể bỏ qua sự kém cỏi này, bởi vì lúc suýt bị đòn mà phải làm câu đối, dễ gì! Còn như việc chế giễu bố vợ thì thật khó mà tha thứ được. Đức thì mỏng, lễ thì kém, văn chương viết chưa ra hồn... thương hại thay! Bố vợ biết mà vẫn bỏ qua không hỏi, bởi vì ở đời, chỉ có người tầm thường mới chấp nhặt sự tầm thường thôi. Có phải là bất cứ lúc nào, không nói cũng vì không biết đâu. Hình như ai cũng có một thời dại dột, thậm chí còn làm cả những việc điên rồ. Thời trai trẻ, Bảng nhãn Hà Tông Huân cũng không có gì khác với sự thường thấy này. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau đó, Hà Tông Huân đã vượt lên, trở thành một bậc anh tài xuất chúng, thành nhà đạo đức đáng kính, thành đấng giúp vua trị nước có nhiều công lao. Điều quan trọng của mỗi cuộc đời không phải là quá khứ của họ như thế nào mà là ở chỗ cuối cùng họ là người ra sao. Nhớ lỗi nhỏ của một bậc đại đức, ấy cũng có nghĩa là ta đang tự bào chữa vụng về cho sự kém cõi hiện thời của ta, vực thẳm của sự thảm hại đang chờ ta trước mặt. Suy ngẫm để noi theo dẫu là một chi tiết cỏn con trong muôn vàn sự tốt đẹp của các thế hệ tiền bối, ấy có nghĩa là ta có thể yên tâm về ta, sự yên lành đang chờ ta phía trước. Hà Tông Huân sở dĩ là Hà Tông Huân, bởi vì ông may mắn có một vị bố vợ như trong chuyện. Hóa ra, mọi khúc gỗ đều có thể thành bức tượng đẹp, nếu chịu sự đẽo gọt của nhà điêu khắc lành nghề. Và lại một lần, ông bố vợ đến thăm phòng ở của hai vợ chồng Hà Tông Huân thấy Huân đang nằm trên giường bên cạnh người vợ đang khâu vá, ông đọc câu đối nôm có ý trách: Giường ngọc sao nương mình đức Khổng? Câu ra là lấy ý ở sách Luận ngữ. Tại sao bậc thánh nhân như Khổng Tử lại quên việc học thuật mà đam mê nữ sắc? Hà Tông Huân đối lại: Gối ngà đang giở mộng ông Chu Câu đối cũng lấy ý của Khổng Tử đã có lần tự nói rằng ông nằm mơ đến Chu Công là người có tài kinh bang tế thế đời xưa. Ý Hà Tông Huân tự ví mình với người trước, vẫn ôm ấp hoài bão lớn. Đỗ Đạo Uyên sinh ở Đại Mão (Hoài Thượng - Thuận Thành - Bắc Ninh), hồi nhỏ có tên là Nhân Cơ, khi đi thi phải đổi tên là Trọng Cơ vì kiêng huý nhà vua. Năm 1759, làm Tri huyện Tiên Du, về sau làm đến chức Viên ngoại lang Ty thanh lại bộ Hình. Trong thời gian gần mười năm ở Tiên Du, ông luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, bản thân cũng trực tiếp giảng dạy, lấy đó đề cao giáo lí lễ nghĩa cho dân địa phương, do đó trong thời gian cụ cai trị trong huyện bình an vô sự. Sau khi ông mất, dân địa phương lập đền thờ cụ ở trên núi Hiên Ngang, gần nơi huyện đường. Danh sĩ hàng huyện có câu đối đề ở đền ca ngợi: Nhất phiến đạo tâm khê noãn nguyệt Bách niên phong vận thạch minh cầm Tạm dịch: Một lòng theo đạo sáng như trăng soi mặt suối Trăm năm tục thuần vui tựa đàn gảy núi cao Câu đối trên của Hồng lô Tri huyện Nguyễn Vĩ Nam Đường di ái nhưng tồn cổ Bắc Đẩu dư huy thặng chiếu kim Tạm dịch: Ưu ái Nam Đường xưa để lại Ánh sao Bắc Đẩu vẫn ngời soi Câu đối trên của Giải nguyên Tri huyện Vương Đình Chiểu Hoàng Công Chất sinh tại làng Hoàng Xá, năm 1739 ông dựng cờ nghĩa, chống lại triều đình vua Lê, chúa Trịnh. Hoàng Công Chất đã trở thành thủ lĩnh của người Thái và cũng từ đó thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó của người Thái trắng với người Thái Bình. Địa bàn hoạt động là vùng Tây Bắc, Thượng Lào. Trong vòng 30 năm, nghĩa quân thu phục lòng người trấn Sơn Nam, cùng hiệp sức tấn công tiêu diệt quân phỉ, đuổi tàn quân của chúng dạt sang Lào. Khi ông mất, đồng bào Thái đã lập đền thờ Hoàng Công Chất tại Điện Biên để ghi nhớ công ơn của người thủ lĩnh nông dân áo vải. Từ đường Hoàng Công Chất tại thôn Hoàng Xá, xã Nguyên Xá HIỆN có ghi đôi câu đối NỘI DUNG NHƯ SAU: Đức tổ quang vinh hương vạn cổ Từ môn hiển hách tráng thiên thu Mạc Thiên Tứ tự là Sĩ Lân còn gọi là Mạc Thiên Tích, ông nối nghiệp cha là Tổng binh Mạc Cửu mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn Phúc Trú phong chức Tổng binh Đại đô đốc. Ông tiếp tục sự nghiệp khai khẩn miền Tây Nam Bộ, biến vùng đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh, nhiều lần chống trả lại các cuộc tấn công của các lân bang Xiêm La và Chân Lạp. Năm 1771, Tây Sơn đánh đuổi họ Nguyễn, Mạc Thiên Tích đem con của Nguyễn Phúc Ánh chạy trốn sang Xiêm. Nhưng triều đình nước này đã không đón tiếp họ một cách niềm nở cho lắm. Cuối cùng, để giữ lòng trung thành với chúa Nguyễn Nam Hà, Mạc Thiên Tích đã nuốt vàng tự tử. Nay ở đền thờ Mạc Thiên Tích tại Hà Tiên, nơi gọi là Mạc Công miếu vẫn còn đôi câu đối ca ngợi ông: Địa tịch hùng phiên tăng biệt bản Kim thôn anh khí điện Xiêm thành Tạm dịch: Dựng trấn nên công mở mang đất Việt Nuốt vàng tỏ chí rung động thành Xiêm Dưới chân Bình San là đền thờ họ Mạc (còn được gọi là Trung Nghĩa từ, dân địa phương còn gọi là Miễu Ông Lịnh. Ở cổng đền thờ có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng: “Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ) Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh” (Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu) Phan Kính tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, sinh tại thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Năm Nhâm Dần (1722), xã Lai Thạch có kì thi khảo sát, Phan Kính dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn xin Ban giám khảo được dự thi, hôm yết bảng công bố kết quả thì Phan Kính được đứng thứ nhất. Trong bài thi Kính đã làm bài thơ thất ngôn ca ngợi thời Đường Ngu, trong đó có câu: “Đệ nhất hoa huân tham hoán tưởng, khả tam sự nghiệp đốc tư duy”. Nghĩa là: \"Nhất lập huân công lòng nổi dậy, ba kỳ sự nghiệp chí vươn lên\". Từ năm 1744, Phan Kính từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: Giám sinh ở Quốc Tử giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vũ. Vua Càn Long nhà Thanh trọng tài đức của Phan Kính đã gia phong cho ông là “Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa” ban tặng ông một cái áo cẩm bào vương triều, một bức trướng có ghi dòng chữ: \"Thiên triều đặc tứ, Bắc Đẩu dị nam, nhất nhân nhi dĩ\" (Thiên triều đặc cách, phía nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi). Khi ông qua đời, vua Lê Hiển Tông và Minh đô Vương Trịnh Doanh thương tiếc tự tay đề câu đối phúng viếng: \"Lưỡng đồ văn hữu vũ Vạn lý hiểm vy di\" Dịch nghĩa: Hai đường kiêm văn võ Vạn dặm hiểm lại bình Ngôi nhà 300 năm của quan Đốc học ở làng Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội có bậc cửa rất cao thể hiện địa vị của quan Đốc học Đỗ Doãn Chính, đồng thời như lời nhắc khách tới nhà cúi đầu tôn kính gia chủ. Ngoài làm quan, cụ Đỗ Doãn Chính còn là một nhà nho giáo nổi tiếng. Trong nhà còn lưu giữ đôi câu đối được cụ Đỗ Doãn Chính chấp bút từ đầu triều Nguyễn, nay theo thời gian bị mối mọt. Người nhà đã đóng kính câu đối và treo giữa nhà cho khách chiêm ngưỡng: 治家有道惟從古 處世無奇但率真 \"Trị gia hữu đạo duy tòng cổ Xử thế vô kỳ đãn soái chân\" Ý Nôm na: Trị gia (lo việc trong nhà) có phép (có đạo) duy chỉ theo nếp xưa Xử thế chẳng có gì khác ngoài sự thẳng thắn và chân thành Lời câu đối cũng là lời nhắn nhủ: Lo việc trong nhà phải có phép có đạo, chớ ruồng nếp xưa, và hãy chân thành thẳng thắn khi đối nhân xử thế, đến bây giờ lại thấy càng cần lắm thay. Nguyễn Thiếp vốn có tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp, sau đổi là Thiếp. Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, hoặc do ông tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, chẳng hạn như: Khải Xuyên, Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên... Riêng Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) gọi ông là La Sơn phu tử, là La Sơn tiên sinh. Cảm kích trước tài năng, đức độ của Nguyễn Thiếp, khi ông mất nhân dân đã lập đền thờ ông ở xã Kim Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), hằng năm người dân địa phương và vùng lân cận đều về đây để dâng nén hương tưởng nhớ tới danh sĩ. Sau ngày đỗ đại khoa (Tiến sỹ - 1898) Nguyễn Văn Trình có đến nhà thờ Nguyễn Thiếp cúng tặng câu đối: 六 年 夫 子 興 中 國 三 世 曾 孫 拜 外 家 Lục Niên phu tử hưng trung quốc Tam thế tằng tôn bái ngoại gia Phỏng dịch: Phu tử Lục Niên chấn hưng đất nước Cháu chắt sáu đời kính bái ngoại gia Lý Trần Quán người làng Vân Canh, huyện Từ Liêm (Hà Đông), đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1766) đời Cảnh Hưng. Lý Trần Quán đã từng đảm nhiệm các chức vụ: hiến sát sứ Hải Dương, đốc đồng tỉnh Cao Bằng, hiệp trấn tỉnh Sơn Tây, sau cùng là đông các đại học sĩ Quốc tử Giám tu nghiệp. Ông đã tự chôn sống mình để trả giá cho sự sai lầm là quá tin học trò, đến nỗi trao chúa vào tay quân phản bội, đó là tháng 7 năm 1786, lúc đó ông đang ở làng Hạ Lôi (Yên Lãng). Trước lúc bước vào áo quan để cho người ta lấp đất, ông đọc: Tam niên chi hiếu dĩ hoà Thập phần chi trung vị tân Tạm dịch: Hiếu ba năm đã trọn Trung mười phần chưa xong Tương truyền, chỉ hơn một năm trước khi Lý Trần Quán về cõi vĩnh hằng, ông đã viết một bài tán đối cung tiến vào đền thờ Lý Phục Man, một anh hùng hào kiệt của dân tộc dưới triều Tiền Lý (541-545) ở hương Cổ Sở (nay thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội). Bài văn viết theo thể phú biền ngẫu, dạng phú đối; mỗi vế một trăm chữ, nhằm ca ngợi công lao sự nghiệp của vị thần chủ Lý Phục Man. Các nho sĩ bình dân trong vùng xưa nay vẫn gọi đây là đôi câu tán đối. Bài tán này đã được thêu chữ bằng chỉ vàng, trên nền vải lụa đỏ chia thành hai tấm, treo cân đối hai bên. Theo các cụ trong làng cho biết thì đôi câu đối này là do hội đồng niên Nhâm Thìn (1952), xã Yên Sở mới phục chế lại như nguyên dạng. Toàn bộ nội dung hai bài thể hiện hai vế đối như sau: Vế I: 出文入武艇全才 軒昴氣宇勤王 于唐林于九德 蘩可舒錯可解 尋鼎勤崇勳 洿喔脊荷龍知 名姓稠膺寵錫 閫庭後庙庭重席矬 斗台儼若儀型 以多年方略 運此日經綸 玉燭光回四海 夷攻嶺掠珪璋 越幽華袞 遺書種種儘榮褒 三生偉烈英猷 南國乾坤在 Xuất văn nhập vũ đỉnh toàn tài. Hiên ngang khí vũ cần vương. Vu đ­ường lâm vu cửu đức. Phiền khả th­­­ư thác khả giải. Tầm đình cần sùng huân. Ô ốc tích hà long tri. Danh tính trù ưng sủng tích. Khổn đình hậu miếu đình trùng tịch toạ. Đầu thai nhiễm nh­­ược nghi hình. Dĩ đá niên ph­ương lược. Vận thử nhật kinh l­uân. Ngọc chúc quang hồi tứ hải. Di công lĩnh lược khuê ch­ương. Việt u hoa cổn. Di thư chủng chủng tận vinh bao. Tam sinh vĩ liệt anh du. Nam quốc càn khôn tại. Vế II: 流水峙山鍾睡氣 赫奕威風顯聖 于李代于陳朝 夢其接神其凝 冕旒垂睿鑑 創叢祠粧寶像 歲匙丕享薦誠 香火餘兵火幾番更 旄鉞猶然聳慴 卒土擾攘 奠生宗作息 萶臺剩占壹區 故怙禽調哥管 樹隱旌旗 古所般都著見 萬祀駿聲馨號 西天日月長 Lư­u thuý trĩ sơn chung thụy khí. Hách dịch oai phong hiển thánh. Vu lý đại vu trần triều. Mộng kỳ tiếp thần kỳ ng­­ưng. Miện l­ưu thuỳ duệ giám. Sáng tùng từ trang bảo tượng. Tuế thời phi hưởng tiến thành. H­ương hỏa d­­ư binh hỏa cơ phiên cánh. Mao việt do nhiên tủng triếp.­ Tốt thổ nhiễu nhương. Điện sinh tông tác tức. Xuân đài thặng chiếm nhất khu. Cố hỗ cầm điều ca quản. thụ ấn tinh kỳ. Cổ sở ban ban đô trứ kiến. Vạn tự tuấn thanh hinh hiệu. Tây thiên nhật nguyệt trư­ờng. Tạm dịch vế 1: Ra là tướng văn, Vào là tướng võ. Vư­­ợt trên mọi nhân tài đất nước, Phò vua khí vũ hiên ngang. Khi lên Đư­­­ờng Lâm Lúc qua Cửu Đức Khi thắng trận không hề bỏ lỡ, Lúc gian truân bình tĩnh gỡ ra. Tìm kiếm hiền tài gian khổ xông pha, Nơi thôn dã mừng vui vua biết tiếng Mến tài nhiều trận lừng danh, D­ưới sân quân ngũ chỉnh tề. Dáng nhị đẩu tam thai nh­­­ư in hình khuân mẫu. Ba năm đánh Bắc, dẹp Nam rõ tài thao lược. Xoay vần thời cuộc, sắp đặt mối rư­­­ờng, Như­­­ ngọn đuốc quý sáng trư­­ng bốn biển. Bọn giặc đến xục tìm mọi chỗ, Lên núi xuống sông bòn đãi ngọc Khuê Chư­ơng Giang sơn lại một lần u uất, Đã nước mất nhà tan thì hoa cổn còn đâu. Sách tuy mất, lòng ng­ười không mất, Vẫn nhớ ghi công trạng muôn đời. Kiếp ngư­ời oanh liệt sáng ngời. Sống cùng trời đất, đời đời nước Nam. Tạm dịch vế 2: Ì ầm nước chảy Sừng sững núi cao Đã hun đúc nên điềm lành khí tốt. Hiển thánh uy phong lẫm liệt. Lúc ở thời Lý Khi qua triều Trần Lúc báo mộng liên tiếp mấy triều Khi biến hoá tụ về một điểm. Mũ miện rủ che gư­ơng soi sáng toả, Chốn âm u có miếu đẹp t­ượng t­ươi. Bốn mùa lễ bái kính thành, Hư­ơng khói quanh năm không dứt. Có cờ mao phủ việt làm bao lũ khiếp kinh. Mảnh đất thiêng đâu có chỗ dung thân đạo tặc Định yên cuộc sống, tạo lập cư­­­ dân, Đời hạnh phúc đã dành riêng khu vực. Đàn chim đến nhờ xây tổ ấm, Ríu rít mừng vui hoà tiếng sáo lời ca. Cây cao toả bóng mát rợp che, Để hội làng giải cờ tung bay cùng tán lá. Dòng giống đúng quê làng Cổ Sở Cả một vùng đều rõ đều tin. Muôn năm danh tiếng còn in, Sáng cùng nhật nguyệt nêu tên xứ Đoài Phạm Đình Trọng là danh tướng đời Lê - Trịnh. Quê: Khinh Dao, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Đỗ Tiến sĩ 1739, làm phó đô ngự sử, vào Phủ chúa làm Bồi tụng, sau chuyển làm Thống lĩnh quân, đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ở Hải Dương, Kinh Bắc và Nghệ An. Đầu 1751, bắt được Nguyễn Hữu Cầu đưa ra Thăng Long, được thăng làm thượng thư Bộ Binh, tước Hải quận công. Sau làm trấn thủ Nghệ An. Ông mất tại trấn sở. Triều đình truy tặng tước Đại vương. Thuở nhỏ Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Ðình Trọng cùng học với nhau một trường. Trọng thường được thầy khen nhưng riêng Cầu thì vẫn không phục Trọng. Một hôm thầy đi đám, cho Cầu và Trọng cùng theo. Lúc về, nhà đám biếu thầy một cái thủ lợn, Cầu và Trọng tị nạnh nhau mãi không ai chịu xách. Thầy thấy vậy, ra một câu đối bảo hễ ai đối hay thì miễn xách. Thầy đọc: Huề trư thủ (nghĩa là \"Xách đầu lợn\") Trọng đối lại: Phan long lân (nghĩa là \"Vin vẩy rồng\") Còn Cầu thì đối: Phá Tần diệt Sở Thầy gõ vào đầu Nguyễn Hữu Cầu một giáo quạt, chê câu ấy chẳng đâu vào đâu cả, mà lại thừa chữ. Rồi thầy bắt Cầu phải xách thủ lợn. Nhưng Cầu vẫn gân cổ cãi: \"Tôi đối sai thật, nhưng ý tôi là muốn bóc vẩy rồng kia, chứ không thèm vin vẩy rồng như thằng Trọng\". Một hôm khác, thầy lại ra một câu đối: Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng treo Trọng đối rằng: Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc Còn Cầu thì đối là: Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động Thầy nghe xong bảo: \"Thằng Trọng có khẩu khí làm quan to, còn thằng Cầu thì chỉ làm giặc!\". Rồi sau đó, ông thầy sợ không nhận dạy Cầu nữa. Trước lúc ra về, Trọng bảo Cầu: \"Tao sẽ cầm quân tiêu diệt mày!\" Cầu đáp: \"Nếu tao làm giặc thì tao sẽ đánh tan những đứa ra luồn vào cúi!\" Khi Cầu đã theo học ông thầy khác, một hôm nhà có việc phải mổ bò thết khách, nhân đó ra cho học trò câu đối rằng: Tề hoàng ngưu (nghĩa là \"Giết bò vàng\") Cầu nhanh nhẩu đối ngay: Trảm bạch xà (nghĩa là \"Chém rắn trắng\") Thầy lắc đầu bảo đối sai luật. Cầu đáp: \"Tôi chỉ cốt lấy ý chứ không cần luật. Vả lại \"giết bò vàng\" đối với \"chém rắn trắng\" mà không đúng luật à?\" Thầy khen: \"Thế thì mày có chí lớn đấy! Cố lên con ạ!\" Sau đó, Cầu bỏ văn theo học nghề võ. Khoảng năm 1731, Cầu tham gia phong trào nông dân khởi nghĩa do Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ lãnh đạo, được Cừ hết sức yêu mến và gả con gái cho. Nguyễn Hữu Cầu là người xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, Hải Dương, Việt Nam. Nguyễn Hữu Cầu bơi lội rất giỏi nên được gọi là quận He, từ tên một loài cá ở biển Đông. Hữu Cầu vì nhà nghèo nên đi làm cướp, sau theo Nguyễn Cừ khởi nghĩa, được Cừ yêu quý gả con gái cho. Chẳng bao lâu ông nổi tiếng là một viên tướng giỏi võ nghệ, dũng cảm gan dạ và nhiều mưu lược làm cho triều đình ở Thăng Long kinh hoàng, lo lắng. Chúa Trịnh Doanh sai Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Đình Trọng đánh. Phạm Đình Trọng là bạn học với Nguyễn Hữu Cầu nhưng hai người có thù với nhau. Khi ra trận, Trọng đưa vế đối: Thổ triệt bán hoành, thuận giả thượng, nghịch giả hạ (Chữ “thổ 土” bỏ nửa nét ngang, để xuôi là chữ “thượng 上”, để ngược là chữ “hạ 下”) Ý Phạm Đình Trọng nói rằng: anh chỉ là đất, nếu hàng thì sẽ được thăng quan tước, mà chống lại thì sẽ bị hạ ngục. Nguyễn Hữu Cầu đối: Ngọc tàng nhất điểm, xuất vi chúa, nhập vi vương (Chữ “ngọc 玉” có một dấu chấm, đưa ra thì thành chữ “chúa 主”, dấu đi thì thành chữ “vương 王”) Ý Nguyễn Hữu Cầu nói: tôi là ngọc chứ không phải là đất như anh, tôi chỉ hoặc làm chúa, hoặc làm vua thôi chứ đâu thèm làm quan. Trọng dọa Cầu, thuận thì sống, nghịch thì chết. Cầu chẳng sợ, tỏ cái chí muốn làm vua làm chúa của mình. Năm 1751, Phạm Đình Trọng đem quân vào đánh phá trại. Hữu Cầu chạy đến làng Hoàng Mai thì bị bắt, đóng cũi đem về nộp chúa Trịnh. Trịnh Doanh , cùng lúc đó dẹp được Nguyễn Danh Phương, bắt mang về Kinh đô, đi đến làng Xuân Hy , huyện Kim Anh, gặp người của Phạm Đình Trọng giải Nguyễn Hữu Cầu đến. Trịnh Doanh bèn mở tiệc khao quân, bắt Danh Phương dâng rượu, Hữu Cầu thổi kèn. Hữu Cầu nuốt nhục hầu chúa, khi về kinh thành định vượt ngục nhưng không thành. Tháng 3 năm 1751, ông bị hành hình. Phạm Đình Trọng mang quân về quê ông, quật mộ bố Nguyễn Hữu Cầu, giết 3 họ gia quyến ông. Phạm Nguyễn Du vốn tên là Phạm Vĩ Khiêm, hiệu là Thạch Động, Dưỡng Hiên. Ông sinh tại làng Thạch Động, tổng Đặng Điền, huyện Chân Lộc, nay là xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, đỗ hoàng giáp năm 40 tuổi, ông được bổ làm giám sát ngự sử đạo Hải Dương sau đổi làm đốc đồng Nghệ An rồi được thăng làm Đông Các Đại học sĩ. Khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc, ông lẩn tránh ở vùng rừng núi Thanh Chương. Tương truyền, lúc vợ chết ông có làm mấy câu đối thờ: Sử ngã tất sanh, khanh tất tử (Ai khiến tôi phải sống, mình phải chết?) Hạp dư vi phụ, nhĩ vi phu (Sao không để tôi làm vợ mình làm chồng!) Hốt tầm Đông xá, Tây lân, hoặc hữu nương hề, giai viết bất (Chợt tìm Đông xá, Tây lân, hoặc có nàng chăng, đều nói chẳng) Thí vấn Nam tào, Bắc đẩu, kỳ vi Khiêm dã, đinh hà như? (Ví hỏi Nam tào, Bắc đẩu, hay còn Khiêm đó, định làm sao?) Có một người kia vào nhà xin ăn, lân la đọc hết mấy câu đối rồi gật gù ra chiều tán thưởng. Ông Du thấy vậy mới hỏi: \"Ông thấy sao? Được không?\" Người ăn mày đáp: \"Dạ được đấy, nhưng chưa thật hay\". Ông Du liền hỏi: \"Thế ông có thể làm hay hơn không?\" Người ăn mày đáp: \"Thưa, tôi chỉ biết làm câu đối nôm thôi!\" Ông Du bảo cứ làm thử, người ăn xin liền đọc: Đất chẳng là chồng, đem gởi thịt xương sao lợi Trời mà chết vợ, thử coi gan ruột mần răng Câu này rất xuất sắc: chẳng những đối rất chỉnh(“trời” đối với “đất”, ‘’vợ” đối với “chồng”, “gan ruột” đối với “thịt xương”,”răng’’đối với “lợi” rất chỉnh, mà còn sử dụng được câu tục ngữ”Sống gửi thịt, chết gửi xương” nói về người con gái đi lấy chồng tức là trao thân gởi phận cho chồng, khi sống cũng như khi chết. Thế thì nay chết đi sao lại đem xương thịt mà gởi cho đất? Đất có phải là chồng đâu? Ý tưởng của vế dưới cũng rất độc đáo: Trời mà chết vợ thử xem trời có héo gan héo ruột không? Câu đối trên có thuyết khác lại nói của Tri Huyện Hòa Vang Bùi Hữu Nghĩa viết để khóc vợ, ông này có viết 2 đối câu đối 1 Nôm 1 Hán Nguyễn Quỳnh là một danh sĩ thời vua Lê Hiển Tông, từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên. Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên. Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm. Đương thời đã có câu: \"Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam\" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông). Nhà ông Bảng Nhãn Đoàn Doãn Nghi - cha Đoàn Thị Điểm - dạy học trò đông lắm. Trạng Quỳnh ngày ngày giả vờ đến xem bình văn, để ngấp nghé cô Ðiểm. Học trò biết ý, vào thưa với quan Bảng, ngài bắt vào hỏi. Quỳnh thưa: \"Tôi là học trò, thấy trường quan lớn bình văn, tôi đến nghe trộm\". Quan Bảng nói: \"Ta biết hết rồi, anh đừng giả danh học trò mà bắt chước tuồng chim chuột. Có phải học trò thì ta ra cho một câu đối, không đối được thì đánh đòn!\" vế ra: Thằng Quỷ ôm cái Đấu, đứng của Khôi nguyên vế đối: Con Mộc tựa cây Bàng, dòm nhà Bảng nhãn vế trên: chữ Quỷ (鬼) ghép với chữ Đấu (斗) thành chữ Khôi (魁), vế dưới chữ Mộc (木) bên cạnh chữ Bàng (旁) là chữ Bảng (榜). Quan Bảng thấy Quỳnh xuất khẩu thành chương có bụng yêu, giữ Quỳnh lại nuôi ăn học. Có thuyết khác cho rằng vế ra là của Bảng Nhãn Phạm Quang Trạch (1653 - 1716) người xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội (ông Trạch đỗ Bảng nhãn năm 1684, đời Lê Hi Tông) chớ không phải của Đoàn Doãn Nghi. Trạng Quỳnh biết bọn quan thị và quan võ trước giờ không ưa nhau, bèn nghĩ cách cho chúng tỉ võ với nhau một bữa, đồng thời để xem cái dốt nát của chúng đến mức nào. Một hôm, Quỳnh đến nhà viên quan hoạn giữ chức giám ban, đọc cho nghe một câu đối như sau: Thị vào chầu, thị đứng, thị trông, thị muốn ấy, thị không có gậy. Trạng giải thích cho hắn hiểu chữ “thị” đây có nhiều nghĩa, gồm cả: chầu, đứng, trông, ấy, gậy...rồi nói kháy rằng mình đọc thấy ở bên dinh quan đề đốc. Quỳnh nói xong thì kiếu ra về rồi đi ngay đến nhà quan đề đốc. Gặp quan, Quỳnh khoe rằng vừa đọc được một câu đối hay ở dinh quan giám ban như sau: Vũ ỷ mạnh, vũ ra vũ má, vũ bị mưa, vũ bện xoắn lông! Đọc xong, Quỳnh lại còn ra vẻ xuýt xoa thán phục: \"Chữ vũ tai ác thật. Một từ mà đồng âm, diễn được bốn, năm nghĩa: mạnh, ra, múa, mưa, lông... Thế thì có thánh hoá mới đối lại được!\" Từ hôm đó trở đi, quan đề đốc và quan giám ban kình nhau ra mặt. Cho đến một hôm, Quỳnh nghe đám gia nhân kháo nhau: hai nhà quan kia kéo “quân” hỗn chiến một trận kịch liệt. Xong trận, cả hai đều tơi tả. vế đối khác: Đình không dừng, đình thế thì thôi, đình gặp sét, đình tung cả nóc Một ông quan huyện vào quán ngồi bệ vệ lắm, Quỳnh giả làm học trò xác, mon men đến đứng bên, hễ thấy quan ăn miếng trầu nào nhả bã ra thì lại cúi xuống nhặt. Quan hỏi: \"Mày là ai\". Quỳnh đáp: \"Bẩm, tôi là học trò\". Quan lại hỏi: \"Học trò sao lại lẩn thẩn thế?\". Quỳnh thưa: \"Bẩm, chúng tôi thấy phương ngôn thường nói: Miệng kẻ sang có gang có thép!, chúng tôi nhặt xem gang thép như thế nào. Quan thấy Quỳnh có ý xược, ra oai thét: \"Ðã xưng là học trò, thì phải đối ngay câu phương ngôn ấy đi, đối được thì tha cho, không sẽ đánh đòn!\" Quỳnh chỉ chờ có vậy đọc luôn: Ðồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm. Gần đây có một nhân vật (khuyết danh) đối thêm 1 câu như sau: Lời thiên hạ là bạc là vàng Câu đối vịnh Đồng Cô: Cô lô cô lốc, ốc... Nhẩy lên nhẩy xuống, ong Năm đó, nhà chúa mừng sinh được con trai, các quan trường bèn nảy ra ý nịnh hót chúa, bàn nhau ra đề thì nói về điềm lành của đất nước. Đoán được ý ấy, Trạng Quỳnh nghĩ ra cách làm đôi câu đối phải hàm được hai nghĩa: bề ngoài, đọc lên nghe như lời ca ngợi công đức của Chúa và sự an vui của mọi người, nhưng ẩn ý của nó lại là một sự phủ định. Nội dung câu đối như sau: Quan tắc cổ, dân tắc cổ, đái hàm quan Nghiêu Thuấn chi dân (Nghĩa là: Quan cũng theo phép xưa, dân cũng theo phép xưa, đội ơn quan, dân được sống đời Nghiêu Thuấn) Thượng ung tai, hạ ung tai, ỷ đầu lai Đường Ngu chi đức (nghĩa là: Trên cũng vui thay, dưới cũng vui thay, dựa vào đám đầu lại có đức độ thời Đường Ngu) Mới nghe đọc lần đầu, chúa Trịnh đã khen: \"Hay quá! Xứng đáng cho giải nhất!\" Quan chủ khảo liền đứng lên tâu với Chúa: \"Khải chúa! Trong hai câu ấy, thần thấy có cái ẩn ý không thuận\". Chúa Trịnh nói: \"Quan thật đa nghi quá. Ca tụng công đức của chúa như vậy mà còn gì không thuận?\" Viên quan thưa: \"Khải chúa, cứ theo cái nghĩa chữ Hán thì hai câu ấy đúng là hay thật, nhưng Quỳnh là loại thâm nho, từng đã dùng chữ nghĩa chơi khâm nhiều người, và chắc hắn không bao giờ bằng lòng thứ văn chương một nghĩa. Theo sự hiểu biết cạn hẹp của thần, thì hai câu ấy xướng theo nghĩa đồng âm trực tiếp nghe ra ngại lắm, không dám đọc lên để chúa thưởng lãm\". Chúa nói: \"Ta cho phép, quan cứ nói\". Quan phân tích: \"Quan tắc cổ, dân tắc cổ\" có nghĩa là \"trên cũng câm, dưới cũng câm,\" thưa tắc cổ là câm không dám nói đấy ạ! Còn \"đái hàm quan Ngiêu Thuấn chi dân\" tức là \"đái vào hàm bọn quan dám bảo rằng dân chúng đang sống dưới thời Nghiêu Thuấn\". Vế dưới: \"Thượng ung tai, hạ ung tai\" có nghĩa là \"đứa trên thối tai, đứa dưới cũng thối tai\", là cả trên dưới, ai ai cũng là một lũ điếc đấy ạ. Vì điếc hết nên không biết rằng \"ỷ đâu lai Đường ngu chi sĩ\" nghĩa là \"ỉa vào đầu lũ nha dám bảo rằng kẻ sĩ đang mở mặt giữa đời Đường Ngu\". Nhà Chúa tức lắm nhưng không có cớ gì để trừng trị Quỳnh ngay được, tuy lần ấy Quỳnh bị đánh hỏng nhưng lại có cơ hội đả kích vào thói xu nịnh của đám quan trường và \"chọc\" nhà chúa một trận nên thân, còn mình thì vẫn giữ tròn khí tiết. Trần văn Trứ người làng Từ Ô, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là người nổi tiếng thanh liêm và nhân hậu. Ông đỗ Hoàng giáp năm Quí Hợi (1743), nổi tiếng là con người công bằng chính trực, không hề thiên vị gì ai. Cuối cùng thấy chính sự trong triều quá đỗi mục nát, liền cáo lão về trí sĩ, ai nấy đều tiếc. Thời gian về nhà, ông biết viên tri huyện huyện mình (Thanh Miện) là kẻ rất hách dịch, hễ ai qua dinh mà không xuống ngựa, xuống cáng đều bị hắn đánh đòn. Một hôm, nhân đi chơi qua huyện, ông mượn một con bò cỡi đi, nghênh ngang không chịu xuống. Lính huyện lôi ông vào quan. Ông kêu là thầy đồ già đi dạy học ở tỉnh xa mới về nên không hay biết lệ này, vả lại lệ quan buộc phải xuống ngựa chứ không buộc xuống bò. Lão huyện thét lác một hồi, truy hỏi sách nọ, vặn sách kia để thử thách thầy đồ. Sau chừng như thấy ông đối đáp trôi chảy, ung dung, lại có tuổi tác, nên cũng có ý nể, lão huyện liền bảo ông: \"Lý ra tội nhà thầy phải đánh đòn, nhưng ta nể cái bộ râu của thầy nên tha đòn cho. Vậy thầy phải đối câu đối ta ra để tạ ơn nghe!\" Rồi lão huyện ra vế đối rằng: Huyện quan Thanh Miện kiến vô lễ nhi dục công (Quan huyện Thanh Miện thấy kẻ vô lễ nên muốn đánh) Ông nghè Từ Ô thấy nói \"nể cái bộ râu\" bèn cười khẩy và đọc: Tiến sĩ Từ Ô hạnh hữu tu nhi đắc thoát (Tiến sĩ Từ Ô may nhờ có râu mà thoát đòn) Lão huyện nghe xong, biết ngay đó là tướng công họ Trần, sợ toát mồ hôi, vội sụp xuống lạy lục van xin rối rít. Ông nghiêm sắc mặt, chỉnh cho một hồi về đạo đức khiêm tốn, chăn dân ... rồi bỏ đi. Thế là cái lệ \"hạ mã\" hống hách, vô lý kia cũng bị hạ luôn từ đó. Một năm kia, ông phụ trách khoa thi hương thuộc trấn quê nhà. Bà vợ nói riêng với ông: “năm nay có thằng cháu đi thi, mong được ông rộng tay cho nó đặng mở mày mở mặt. Tên nó là Hi...” Ông gật đầu biết vậy. Bà vợ lại dặn riêng người theo hầu để ý, khi nào ông duyệt đến quyển văn của người cháu thì làm hiệu: hi hi, nhắc cho ông nhớ. Đúng vào buổi ông chấm văn, người hầu nhận ra dấu hiệu đã dặn, liền đứng cạnh vờ đằng hắng: \"hi hi\". Ông sực nhớ lại lời vợ, liếc qua lời văn dưới mắt mình thì thấy lời lẽ bất thông. Ông cầm ngay bút son sổ dài lên mặt quyển mà nói: \"Này hi hi! Này hi hi!\" Người hầu tái mặt, vội vàng trốn ra ngoài. Khi Trần Văn Trứ mất, các bạn đồng liêu và khoa mục có câu đối viếng: Tọa học sĩ ư xuân phong, diện mệnh nhi đề huấn, hối nhược gia nhân phụ tử. Lập lại tư ư băng tuyết, từ trực khí tráng, lẫm liệt như lôi điện quỉ thần. Nghĩa là: Dạy học như gió xuân, thước ngọc khuôn vàng, răn bảo tựa cha con ruột thịt. Làm quan như băng tuyết, lời ngay khí mạnh, trang nghiêm như sấm sét quỉ thần. Nguyễn Quý Đức húy là Tộ, tự Thể Nhân hiệu Đường Hiên, ông sinh tại làng Thiên Mỗ, thuộc Thăng Long (tức làng Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay). Xuất thân trong một gia đình nho nghèo, cha ông là người khai khoa của họ Nguyễn Quý làng Thiên Mỗ. Trước khi về quê dưỡng lão, ông được gia phong Thái phó Quốc lão, vẫn được tham dự chính sự, được chúa ban 2 bài thơ tiễn, lại cấp cho xe ngựa và ruộng lộc (lộc điền). Thường ngày, ông dạo chơi quanh vùng, dựng đình Lạc Thọ để có chỗ họp bạn xướng họa thơ văn. Cuối năm Kỷ Hợi (1719), chúa Trịnh Giang nhân lên chơi Sài Sơn, có ghé ông thăm và mời ông cùng đi, sau khi mất ông được truy tặng là Thái tể, ban tên thụy là Trịnh Mục. Sau lại truy tặng ông là Đại tư không, sắc phong làm Cung thần tuấn đạt định sách Đại vương, và được dân làng thờ làm Phúc thần thưởng đẳng. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Quý Đức đã nổi tiếng là người thông minh, hay chữ, có tài ứng khẩu linh hoạt hơn người. Chuyện rằng một hôm sau buổi học sáng, lúc trở về qua một quán nước, Đức ghé vào chơi. Chợt có ông quan huyện đi qua cũng vào nghỉ. Ông huyện thấy Đức mặt mũi sáng sủa, bèn hỏi: \"Cậu đã học sách gì rồi?\" Đức đáp đã đọc hết sách Luận ngữ. Ông huyện liền ra một vế đối, dùng toàn chữ của Luận ngữ: Thực vô cầu bão, cư vô cầu an, quân tử chí (Ăn không cần no, ở không cầu yên, say đạo học, đúng chí quân tử) Cậu bé Đức lập tức ứng khẩu đối ngay cũng bằng các chữ trong sách ấy: Chiêu nhi bất lai, huy nhi bất khứ, xã tắc thần (Vẫy không chịu lại, xua không chịu đi, phò xã tắc, đáng mặt bầy tôi) Lại một hôm trâu của Đức bị lính quan phủ bắt giữ bởi cậu bé mải chơi để trâu xổng xuống phá một khu ruộng trồng khoai của làng Cầu Đơ. Thấy cậu bé láu lỉnh, quan phủ ra vế đối: Khoai Đơ xanh tốt nhờ về Phủ Đức nghe xong đối luôn: Lĩnh Mỗ vàng trơn bởi có Nghè Ông phủ thấy đối nhanh, lại có khẩu khí hơn người, bèn trao trả trâu cho Đức Những dấu tích lịch sử và câu đối của Hoàng đế Quang Trung trên đất Bỉm Sơn: Thị xã Bỉm sơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích Lịch sử và những huyền thoại dân gian. Năm Mậu Thân (1788) vua Lê Chiêu Thống cầu viện 29 vạn quân Thanh kéo sang nước ta. Trong thời gian Tướng quân Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và Hoàng đế Quang Trung ở trên đất Tam Điệp - Bỉm Sơn đã sử dụng đình làng Gạo để chứa quân lương. Những địa danh như: Đồi Ông Tập, Đập chắn Voi, đồng càn Chuối, ...Bài bia, Đồng cắm cờ, Đồi Ông Đùng Đền Cây vả (Trà sơn miếu)...Tại nơi đây, Quang Trung đã được Tiên Nữ báo mộng phải hành quân thần tốc ra Bắc Hà tiêu diệt giặc Thanh. Quả nhiên như báo mộng, khi thắng trận trở về Nhà Vua đã không quên giấc mộng đó và đã phong tặng đôi câu đối: “Sắc lệnh bao phong thế phúc thần Ân phá mạt tướng Thiên Tiên Nữ” Những câu đối do hậu thế tưởng niệm Bốn câu đối khóc vua Quang Trung của các sĩ phu Bắc Hà: Câu thứ nhất: Hoàng thiên cổ hạ dân, tác chi quân, tác chi sư, nam bắc đông tây giai cộng khánh; Thánh nhân hữu đại đức, thực kỳ danh, thực kỳ vị, cổ kim khí số khước nan tề. Nghĩa là: Ông trời đo lường được lòng dân ban cho một ông vua, một vị thầy mà nam bắc đông tây đều mừng rõ; Là bậc thánh nhân có đức lớn, danh đã thực mà vị cũng thực, từ xưa đến nay, vận khí và số mệnh nào có ai cũng như ai đâu! Câu thứ hai: Hách hách phục huỳnh Việt, tập thiên mệnh, oanh lôi chế diễn, thời bạc kiến hùng uy; Phiêu phiêu thừa bạch vân, chí đế hương, cùng cốc thâm sơn phi hào giai nhũ mộ. Nghĩa là: Vâng mệnh trời giúp nước Việt da vàng, công tích chói ngời, sấm giăng chớp giật, trong giờ phút mong manh thấy rõ uy lực của đấng anh hùng; Nương mây trắng đến chốn quê vua, trong chơi vơi, từ ngõ hẻm đến hang cùng không hề kêu gọi mà ai nấy đều mến mộ. Câu thứ ba: Phân vân lộc dã giác phương hưu, hốt nhĩ, thần qui nhật nguyệt, quang liễm vi tiên, tùng kỷ nhĩ triền thiên lý mộng; Trù (võng) trướng long hồ nhiêm mạc vãn, tuy nhiên, trạch tại sinh linh, uy lưu hải vũ, cương điền vĩnh thoát ức niên mưu! Nghĩa là: Quá đỗi rối ren! Công cuộc phòng vệ đất nước mới vừa xong, thì bỗng chốc vị thần đã về cõi mặt trăng, ánh sáng gom tụ nơi đền đài, từ bấy giấc mộng ngàn dặm quanh quẩn đâu đây; Chao ôi buồn thảm! Cái râu rồng không bao giờ quay lại, tuy vậy, ơn cứu vớt sinh linh còn đó, uy danh khắp biển trời còn đó, mưu đồ xây dựng đất nước thịnh trị lâu dài thì không thể nữa rồi! hai cụm từ “lộc dã giác phương hưu” của vế trước đối với “long hồ nhiêm mạc vãn” của vế sau. Sở dĩ từ những chữ “lộc dã giác phương hưu” dịch thành “công cuộc phòng vệ đất nước vừa mới xong” vì rằng, theo như sách Từ Hải (NXB Trung Hoa thư cục - Vĩnh Ninh - tái bản năm Trung Hoa dân quốc thứ 37) trang 1548 chép: “Ngày xưa, vật liệu bố phòng các doanh trại quân đội người ta dùng cây, gỗ vạt nhọn làm chông cắm hoặc trồng trên mặt đất chung quanh doanh trại để chống kẻ địch đến gần. Vật liệu bố phòng này có hình sừng nai (chắc là con tùng lộc-ND) vì vậy mới có tên gọi “lộc giác”. Sách Nam sử, truyện Vĩ Nhuệ (cũng đọc là Duệ, hoặc Tuấn) chép: “Ban đêm đào hào (rãnh) dài, dùng sừng nai bằng gỗ làm thành”. Sách Tam dư chuế bút thì chép: “Tính con nai hay cảnh giác, lúc tập hợp cả bầy nghỉ ngơi thì nằm vòng tròn, đầu sừng chỉa ra chung quanh như một trận địa để đề phòng người và vật lạ đến sát hại. Cho nên hàng rào bố phòng các doanh trại quân đội chôn chông chỉa ra bên ngoài mới có tên gọi là lộc giác”. Như vậy, “lộc dã giác” có nghĩa là loại sừng nai bằng gỗ để bố phòng. Còn cụm từ vế sau “Long hồ nhiêm mạc vãn” chúng tôi buộc phải dịch thành “cái râu rồng không bao giờ quay lại” vì rằng, cũng theo sách Từ Hải trang 1575 (chữ “hồ” trong Từ Hải không có bộ chấm thủy) chép: “Thiên Phong thiền thư sách Sử ký nói rằng, vua Huỳnh Đế lấy đồng ở núi Thủ sơn đúc đĩnh dưới chân núi Kinh Sơn, khi đĩnh đúc xong, có con rồng xủ râu xuống rước vua Huỳnh Đế. Nhà vua cưỡi rồng, bầy tôi và cung tần cùng cưỡi rồng theo vua đến 70 người. Rồng chuẩn bị bay, các quan nhỏ không lên lưng rồng được bèn bám lấy râu rồng, rồng rút râu lên làm rơi người và cây cung của vua. Trăm họ ngước cổ nhìn nhà vua lên trời bèn ôm lấy cây cung mà kêu gào với râu rồng”. Như vậy, “long hồ nhiêm mạc vãn” là ý nói nỗi đau lòng của trăm họ đối với cái chết của vua Quang Trung. Câu thứ tư: Thê lương thu nguyệt ngũ canh, thanh điểu man man, ngọc vũ quỳnh lâu đồ cực vọng; Thiều đệ xuân kinh thiên lý, bạch vân diểu diểu, Lô giang Tản lĩnh tự thê sầu! Nghĩa là: Đêm trăng thu năm canh thê thảm làm sao! Chim xanh mờ mịt, điện ngọc lầu quỳnh vòi vọi ngóng trông; Kinh đô Phú Xuân ngàn dặm xa vời! Mây trắng lững lờ, núi Tản sông Lô đau buồn chi xiết! Câu đối ở thượng điện đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Quyết - thành phố Vinh: 敦本國無遊民野無曠土 Đôn bản quốc vô du dân dã vô khoáng thổ (Phải coi trọng nghề nông thì nước không có dân du cư đồng không bị bỏ hóa) 抑末人都務業社不荒田 Ức mạt nhân đô vụ nghiệp xã bất hoang điền (Cần hạn chế sự yếu kém thì dân sẽ chăm lo nghề nghiệp làng xã không còn ruộng hoang) Đây là đôi câu đối có ý nghĩa khuyến nông của thời Quang Trung. Đền thờ vua Quang Trung ở Làng Do Xuyên xã Hải Thanh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa là một di tích lịch sử rất qúy báu. Đền mới đuợc trùng tu, nhưng trong đền còn giữ đuợc bài vị của Nguyễn Huệ khi ông lên ngôi vua và một chuông đồng khắc bốn chữ Hán “Thuợng Trung Tự Đẳng” có niên đại vào năm tự Đức thứ 10 (1857) chứng tỏ đền đuợc lập từ thời Nguyễn, ngòai cổng đền có hai câu đối cổ: “Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ Miếu mạo quang lưu Bạch Hải kim” Nội dung nhắc lại sự kiện cuối năm 1788, nguyễn Huệ nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào xâm lược chiếm đóng kinh đô Thăng Long . Ông cho lập đàn tế trời trên núi Bân (Bân sơn) ở Huế lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung, thét mắng (Thanh sắt) kẻ thù rồi kéo quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm luợc và vào thành Thăng Long ăn tết nguyên đán (1779). Các câu đối ở Đàn Tế Trời Đất trên núi Ấn Sơn tỉnh Bình Định: Đàn tế trời đất được UBND tỉnh Bình Định xây dựng trên núi Ấn Sơn (thuộc xã Bình Tường, huyện Tây Sơn), khởi công từ ngày 26-11-2011 trên diện tích 46ha. Câu liễn thứ nhất được đặt ở cổng đón: Ngàn thu vượng khí anh linh, một dải non sông kỳ tuyệt Ba vị anh hùng cái thế, bốn phương trời bể tung hoành Câu thứ hai đặt ở trước cổng đền ấn: Công đức ngàn năm ghi bia đá Truyền thống muôn đời tạc tâm can Câu thứ ba đặt ở cổng chính “Bảo sơn thiên ấn”: Trăm họ lầm than, nổi trống Tây Sơn trừ bạo chúa Bốn phương loạn lạc, giương cờ Bình Định cứu lương dân Ðiện Tây Sơn được xây dựng trên đền thờ cũ ở thôn Kiên mỹ, xã Bình thành. Gian giữa thờ vua Quang Trung. Gian bên tả thờ hai vua Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và gian bên hữu thờ tướng tá bộ thuộc. Hai bên cửa vào điện có câu đối: Tây Khê thảo thụ lưu kỳ tích Nam quốc sơn hà ký võ công Ngô Thì Nhậm còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì - Hà Nội. Năm 1788, Ngô Thì Nhậm ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Khi vua Lê Chiêu Thống cầu viện 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) góp phần làm nên chiến thắng của nhà Tây Sơn. Năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. Đặng Trần Thường người huyện Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Tương truyền Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường quen biết với nhau, lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Nhậm đưa Thường đến gặp Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, sau một hồi nói chuyện, Nguyễn Huệ xét thấy con người này có dáng điệu luồn cúi khép lép liền ra vế đối: vế ra:Trần tục, tầm thường như Đặng Trần Thường, kẻ tiểu nhân làm gì nên đặng Đặng Trần Thường nhăn trán chau mày suy nghĩ sợ đà sởn gai ốc, đổ mồ hôi hột mà vẫn chưa tìm ra vế đối. Trong cơn nguy khốn chợt nghe Ngô Thì Nhậm nói: \"Người thượng quân từ sánh bằng cây trúc, người trung quân tử sánh với cây ngô đồng. Nhậm tôi thời đến được Chúa công trọng dụng cho nhậm chức, sự quân tử chỉ đáng sánh với cây ngô đồng mà thôi\". Đặng Trần Thường chợt bừng tỉnh mà đối rằng: Thời đến, chức nhậm như Ngô Thì Nhậm, người quân tử đáng sánh cây ngô Nguyễn Huệ tức giận nói: \"Ngươi lấy oán trả ân Ngô Thì Nhậm. Nhậm nhắc ý cho ngươi đối được câu đối của ta. Đó là thượng quân tử đáng sánh bằng cây trúc, sao bảo rằng chỉ sánh bằng cây ngô.\" Bèn hạ lệnh cho quân đánh 20 roi rồi đuổi đi, Thường hổ thẹn ra về, vào Nam theo phò Nguyễn Phúc Ánh. Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi, trong đó có Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó lại chính là Đặng Trần Thường. Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm: Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai (Vế đối hiểm hóc vì có 5 chữ ai và có chữ trần là tên đệm của Đặng Trần Thường) Ngô Thì Nhậm khảng khái đáp: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thì phải thế (Vế đối lại cũng có 5 chữ thế, nói lên được hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng. Và vế đối cũng có chữ thời là tên đệm của Ngô Thời Nhiệm) Hai câu đối nhau chan chát, cực kỳ chỉnh không sai trật một ly, quả là lời lẽ và từ ngữ của bậc quốc sĩ. Đặng Trần Thường bắt ông phải sửa lại \"thế đành theo thế\". Ngô Thì Nhậm không nói lại, Thường tức giận sai người đánh ông đến chết... Dân đến xem lớp trong lớp ngoài đều được Thường cho giấy bút gọi là làm gương cho kẻ sĩ. Xong việc, Thường vuốt râu ngồi uống trà trước án. Buổi chiều quân sĩ lo thu hồi hình cụ, chùi dọn máu me. Văn miếu lại trở về uy nghi thanh vắng. Gió lùa qua, bốc lên tờ giấy không biết ai đã làm rơi sót lại. Tuồng như có chữ viết bằng đất vàng theo lối thảo, một đôi vế đối theo cách y như Nhiệm và Thường đã ứng đối với nhau: Quân gian tặc, quân vô đạo! Toàn hôn quân, quân mấy là quân... Khổ ác bá, khổ tham quan! Rập khuôn khổ, khổ đâu hết khổ... Kẻ tả hữu xu phụ đón ý Thường, quyết một hai do người nhà Nhiệm làm ra cốt nhục mạ triều đình. Thường căm tức liệng xuống đất, nạt tràn: \"Ngu thế? Chả cứ một tân triều, trước sau triều nào đều chưởi tất...Sao ghép tội nhà Nhiệm được? Đây đích thị thằng dân đen láo xược.\" Quân hầu hùng hổ nhảy ra xin gông ngay thằng ấy về tra khảo. Thường nổi điên hắt tách trà vào mặt hắn: \"Dân đen mấy vạn đứa mầy gông hết cả chăng?\" Về sau, Thường đang đắc thời từ một công thần bỗng trở thành tội đồ nhà Nguyễn, bị tống ngục và - thay vì chém - được đặc ân thắt cổ. Gần đây có 1 số nhân vật đối thêm vài câu như sau: vế đối khác 1: Thời Hưng Vương, thời Thể Chế, ngẫm thế thời, thời thế theo thời (Nguyễn Hữu Quyến) vế đối khác 2: Phận yếu liễu , phận đào thơ, nữ nhi phận, phận thôi đành phận (khuyết danh) vế đối khác 3: Tôi đốt lò, tôi nung đá, cuộc đời tôi, tôi luyện luyện tôi (khuyết danh) vế đối khác 4: Người quân tử, người anh hùng, giữa biển người, người sẽ gặp người (khuyết danh) Nguyễn Hữu Chỉnh người xã Đông Hải, huyện Chân Lộc (nay là huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Khi nhà Lê suy vi, Nguyễn Hữu Chỉnh vượt biển chạy vào Quy Nhơn đầu hàng Nguyễn Nhạc. Ông có công lớn trong việc đập tan cơ đồ mấy trăm năm của họ Trịnh. Họ Trịnh khởi binh mưu nối lại ngôi Chúa, vua Lê gọi Nguyễn Hữu Chỉnh về kinh thành bảo vệ, uy quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh từ đấy lên đến tột đỉnh; Nguyễn Huệ e ngại, sai Vũ Văn Nhậm đánh ra Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh thua trận, bị bắt. Tương truyền, năm 10 tuổi Nguyễn Hữu Chỉnh đi học, thầy đồ bảo viết đôi câu đối Tết dán ngoài cổng, Chỉnh viết như sau: Mở khép càn khôn có ra tay mới biết Ra vào tướng tướng thử liếc coi Câu đối dán ở của phủ Đại Hưng: Cuối năm 1786, khi quân Tây Sơn rút hết về Nam. Bấy giờ, Nguyễn Hữu Chỉnh ở Nghệ An, thế lực ngày một mạnh. Chúa Trịnh Bồng liền hạ lệnh cho các tướng đưa quân đi đánh Nguyễn Hửu Chỉnh nhưng tất cả đều lần lượt bị thất bại. Sau Trịnh Bồng lại sai em là Kỳ Quận Công đem quân đi đánh Nguyễn Hữu Chỉnh lần nữa, nhưng quân của Kỳ Quận Công không thể đối đầu với lực lượng của Nguyễn Hữu Chỉnh. Được thể, Nguyễn Hữu Chỉnh bèn ồ ạt cho tiến quân ra. Trịnh Bồng hoảng sợ chạy trốn khỏi kinh thành Thăng Long. Kể từ đó, uy danh của Nguyễn Hữu Chỉnh nhờ vậy mà nhanh chóng nổi như cồn. Chỉnh nhân đó làm đôi câu đối mỉa mai Tự Hoàng như sau: Thiên hạ thất tự chung, chung thất nhi đỉnh an tại (Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất thì vạc dựa vào đâu) Hoàng thượng phần vương phủ, phủ phần tức điện diệc không (Hoàng Đế đốt phủ chúa, phủ cháy hỏi điện còn được chăng) Chuông đã mất thì vạc là thứ tượng trưng cho vương quyền cũng không còn. Vua Lê dựa vào chúa Trịnh và chúa Trịnh cũng dựa vào vua Lê để cùng tồn tại nhưng nay vua đốt phủ chúa thì cung điện của vua cũng trơ. Câu đối nhận thức về mối tương quan chính trị đương thời chưa rõ rệt lắm, nhưng chính nhờ nó mà hành vi của Tự Hoàng khiến cho đời đời không quên. Nhữ Trọng Thai (cũng đọc là Nhữ Trọng Đài) người làng Hoạch Trạch, huyện Đường An. Nay quê ông thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Sau khi đỗ Bảng nhãn, Nhữ Trọng Thai được bổ dụng làm quan, trải phong dần tới chức Hiến sát sứ. Sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa, năm 1790 Nhữ Trọng Thai được vua Quang Trung cử đi cùng đoàn với người đống giả ngài là Phạm Công Trị sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long và thụ phong làm An Nam quốc vương, tại Yên Kinh ông đã viết đôi câu đối mừng như sau: Long phi ngũ thập hữu ngũ niên, ngũ số hợp thiên, ngũ số hợp địa, ngũ sự tu, ngũ hành thuận, ngũ đại đồng đường, linh lung ngũ phụng lâu tiền, ngũ sắc côn hoàng huy thể thụ (Rồng bay năm chục lẻ năm năm, số năm hợp với trời, số năm hợp với đất, năm sự trau dồi, năm hành xuôi thuận, năm đời chung sống cùng nhà, trước lầu năm chim phụng long lanh, năm sắc đan xen chói rực cây màu lộng lẫy) Thánh thọ bát tuần phùng bát nguyệt, bát thiên vi xuân, bát thiên vi thu, bát nguyên tiến, bát khải đăng, bát phương hướng hóa, cổ vũ bát loan điện lý, bát tiên phiêu miểu tấu nghê thường (Lễ thọ nhà vua tám tuần vào dịp tháng tám, tám ngàn năm là mùa xuân, tám ngàn năm là mùa thu, tám nguyên hiền tài đến, tám khải kẻ sĩ chầu, tám cõi đổi đời, cổ vũ tám chim loan trong điện. Tám nàng tiên thăm thẳm dâng điệu múa nghê thường) Câu đối này treo ở trụ trong ngôi điện mừng thọ vua Càn Long nhà Thanh 80 tuổi, có thuyết khác lại cho rằng câu này của Bành Văn Cẩn, nội dung có hơi khác 1 vài từ ngữ: 龙飞五十有五年庆一时五数合天五数合地五事修五福备五世同堂五色斑斓辉彩服 鹤算八旬逢八月祝万寿八千为春八千为秋八元进八恺登八音从律八方缥缈奏丹墀 Long phi ngũ thập hữu ngũ niên, khánh nhất thời, ngũ sổ hợp thiên, ngũ sổ hợp địa, ngũ sự tu ngũ phúc bị, ngũ thế đồng đường, ngũ sắc ban lan huy thái phục Hạc toán bát tuần phùng bát nguyệt, chúc vạn thọ, bát thiên vi xuân, bát thiên vi thu, bát nguyên tiến bát khải đăng, bát âm tòng luật, bát phương phiếu miểu tấu đan trì Lại có thuyết khác khẳng định đôi câu đối này, vế xuất của vua Càn Long còn vế đối của Lê Quý Đôn nhưng nội dung ngắn hơn: Long phi cửu ngũ, ngũ thập ngũ niên, ngũ số hợp thiên, ngũ số hợp địa, ngũ đức tu, ngũ hành dụng, ngũ phúc lung linh hàm phượng liễn. Thánh thọ bát tuần, bát phùng bát nguyệt, bát thiên vi xuân, bát thiên vi thu, bát nguyên tiến, bát khải đăng, bát tiên cổ vũ hạ nghê thường. Vua Càn Long cao hứng có ra 1 bài thơ Đường Luật như sau: Doanh phiên nhập cận trị thời tuần Sơ kiến hồn như cựu thức thân Y cổ vị văn lai Tượng quốc Thắng triều vãng sự bỉ kim nhân Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch Gia hội ư kim miễn thể nhân Võ yển văn tu thuận thiên đạo Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân Dịch nghĩa: Bề tôi phên dậu vào chầu thiên tử đúng lúc thiên tử đi tuần thú Mới gặp đây mà ngỡ như người thân quen đã biết rồi Theo như xưa thì chưa nghe việc người Tượng Quốc đến Chuyện bắt cống nạp người bằng vàng của triều trước thật đáng khinh bỉ Theo như Cửu Kinh trong sách “Trung dung” phải “nhu viễn” (đối đãi mềm mỏng với chư hầu phương xa) vì chịu qua nhiều tầng phiên dịch Nay hội tốt lành, ta cố gắng thể điều nhân Võ im văn sửa thuận theo thiên đạo Vận nước Đại Thanh mãi muôn ngàn xuân Bài họa của vua Quang Trung (ở đây là Quang Trung giả) Thượng tái cung chiêm ngọc lộ tuần Khuynh quỳ nhất niệm hiệu tôn thân Ba trừng quế hải tuân hầu độ Nhật noãn minh giai kiến thánh nhân Vạn lí thê hàng quy hữu cực Cửu trung vũ lộ mộc đồng nhân Càn hành cảnh ngưỡng vô cương thọ Phổ suất tư đào Đế thế xuân Dịch nghĩa: Lên ải cung kính trông vết xe tuần thú của thiên tử Một niềm ngưỡng vọng cung kính như việc tôn kính cha mẹ mình vậy Sóng nước biển Nam tuân theo chế độ của chư hầu Mặt trời ấm áp dưới thềm minh thấy Thánh Nhân Muôn dặm thang thuyền đều quy về cực Cửu trùng mưa móc đều được tắm gội cùng điều nhân Sự vận hành của trời là thế, xin ngước vọng ngài vạn thọ vô cương Khắp trời đất này đều được hun đúc dưới mùa xuân của đời Đế Nghiêu Đế Thuấn Ngô Văn Sở là người có công đối với nhà Tây Sơn, nhưng không may bị tội, phải dìm xuống nước sông Hương cho đến chết, thi hài chôn ở gần chùa Linh Mụ. Sau đó hai năm, ông được triều đình phục chức và cho cải táng đưa ra chôn ở làng Hà Lỗ gần Mỹ Chánh bên bờ sông Ô Lâu. Từ đó đến nay, năm nào con cháu cũng đi chạp ngôi lăng mộ này. Ông sinh tại làng Thuận Nghĩa, ở Hóc Môn, thuộc tỉnh Gia Định. Khi quân Tây Sơn vào đánh Gia Định thì ông Ngô Văn Sở ra hưởng ứng và từ đó phục vụ dưới trướng của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Câu đối ở hai bên khám thờ: Khai thác giang sơn thủ. Huy hoàng miếu mạo quang. Tạm dịch: Người có công mở mang đất đai thì đứng đầu cả sông núi Dáng vẻ ngôi miếu này thật là sáng sủa huy hoàng. Câu đối ở mặt tiền ngôi miếu: Địa tịch Thuận giang Ngô phái diễn, Nhân tuyền Gia quận tướng môn lai. Tạm dịch: Đất đai mở mang ra ở (hai bờ) con sông (Vĩnh Định) chảy qua làng Thuận Nhơn để cho dòng dõi họ Ngô sinh sôi nẩy nở. Người tại đây đã xuất phát từ con nhà võ tướng ở cố hương Gia Định mà ra. Trần Công Xán còn có tên là Trần Công Thước người làng Yên Vĩ huyện Đông Yên phủ Khoái Châu (nay là thôn An Vĩ, xã An Vĩ huyện Khoái Châu). Ông đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 đời Lê Hiển Tông (1772), được bổ làm quan chức Hiến sát, Tham chính. Năm Đinh Mùi (1787) ông vâng lệnh vua Chiêu Thống vào Phú Xuân điều đình với nhà Tây Sơn xin chuộc lại đất Nghệ An. Đến Phú Xuân, ông dâng trình quốc thư. Nguyễn Huệ xem xong giận vất xuống đất, sai bắt bỏ ngục. Trong ngục ông vẫn cười nói như thường, lại còn đề lên tường ngục đôi câu đối: Đạt đức hữu tam, túng vị năng chi nguyện học Tiểu tâm vô nhị, hành kỳ tố dã hà vưu Nghĩa: Đức thường có ba điều, nếu chưa đủ, xin học Lòng mọn không hai, làm theo ý mình, còn oán hận gì Quần thần Tây Sơn thấy vậy, tâu với Nguyễn Huệ đem giết đi. Nguyễn Huệ mến tài ông muốn thu dụng, ông bảo rằng: “Tôi từng nghe kẻ bề tôi nguyện chết, sự ấy xưa nay đều vẫn thế, ngoài ra, không dám nghe điều gì khác”. Nguyễn Huệ thấy không thể thu phục được ông, sai đô đốc Võ Văn Nguyệt sắp đặt thuyền bè đưa ông về Bắc. Thuyền ra đến giữa bể, Nguyệt ngầm sai người đục thuyền rồi phao tin thuyền bị bão đắm, ông và cả đoàn sứ bộ 18 người đều bị chết. Vua biết tin, thương tiết, truy phong cho ông là Trung liệt và phong làm phúc thần, truyền cho lập đền thờ tại quê nhà. Đình Tượng Sơn nằm ngay trung tâm xã Quảng Long, trên một thế đất tương đối cao, phía trước có dòng sông Mai (sông Kênh Kịa) chảy qua, sau dựa vào triền cát như ôm trọn lấy làng Tượng Sơn. Cách đình Tượng Sơn khoảng 1 km về hướng Bắc là phần lăng mộ của danh tướng Nguyễn Dụng. Trên đường tiến quân đại phá quân Thanh (1789), tướng Nguyễn Dụng luôn đi đầu trong đội quân tiên phong thiện chiến, mang tính tiền trạm, mở đường cho Nguyễn Huệ cùng binh sĩ tiến công. Với công lao đó, ông được phong chức Chưởng Võ. Để tưởng nhớ đến công lao của Nguyễn Dụng và đội quân voi trận của Quang Trung, dân làng Đại Đan lấy tên đình làng là Tượng Sơn và Đình cũng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ phong tặng hai câu đối: \"Đệ nhất nghè thổ vương miếu vũ Kim ấn ban phong Tượng Sơn thôn\" Nguyễn Văn Thoại hoặc Nguyễn Văn Thụy, sinh tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Từ năm 1787 đến năm 1789, ông đã có công trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Cai cơ. Năm 1800, Thoại Ngọc Hầu được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân. Năm 1821, Minh Mạng sắc chỉ cho ông là Thống chế Bảo hộ Cao Miên, kiêm Quản quân vụ Trấn Hà Tiên - Châu Đốc. Năm 1827, ông lập các đội quân An Hải và Châu Đốc để bảo vệ lãnh thổ phía Nam. Ngoài chăm lo việc đào kênh, lập làng, khẩn hoang Ông còn cho xây dựng nhiều tuyến đường bộ quan trọng nối liền nước ta và Cao Miên. Trên án thờ Thoại Ngọc Hầu ở đình làng An Hải có đôi câu đối: Nhất sinh công nghiệp truyền biên tái Thiên tải tinh thần nhiên cố hương Dịch nghĩa: Một đời công nghiệp truyền biên tái Muôn thuở tinh thần rạng cố hương Lê Văn Duyệt sinh tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Lê Văn Duyệt người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người, từng được coi là một trong \"ngũ hổ tướng\" ở Gia Định. Tháng 11 (âm lịch) năm 1793, Lê Văn Duyệt được Nguyễn Ánh phong làm Thuộc nội Vệ úy, vì \"tuy sinh ra là người (thái) giám, (nhưng là) người mạnh dữ mà đánh giỏi, có công tùng chinh\". Kể từ đó, chúa Nguyễn thường bàn việc binh với Lê Văn Duyệt. Năm 1802, chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua. Lê Văn Duyệt được phong làm “Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình tây tướng quân, tước Quận công”. Lê Văn Duyệt phản đối việc nối ngôi của vua Minh Mạng và bảo vệ các tín đồ Công giáo Việt Nam khỏi chính sách bế quan tỏa cảng và trọng Nho giáo của nhà vua. Những việc này đã khiến ông thường xuyên xung đột với nhà vua và dẫn đến việc triều đình đã hạch tội và cho phá hoại lăng mộ sau khi Lê Văn Duyệt mất. Dưới đây là mấy câu đối được khắc trên bia mộ của ông: 天光生俊傑 Thiên quang sanh tuấn kiệt (Trời sáng sinh tuấn kiệt) 地好出英才 Địa hảo xuất anh tài (Đất tốt tạo anh tài) 四時花不落 Tứ thời hoa bất lạc (Bốn mùa hoa chẳng rụng) 八節鳥無飛 Bát tiết điểu vô phi (Tám tiết chim không bay) Những câu đối ghi trong Gia Phả dòng họ Lê ở làng Bồ Đề - Quảng Ngãi liên quan đến Tả Tướng Lê Văn Duyệt: Phần đầu Gia Phả là lời tựa, nêu tông tích của họ Lê từ khi về định cơ ở làng này. Trong bài tựa, công trạng của hai anh em Lê Văn Duyệt và Lê Văn Phong được đề cập đến nhiều nhất qua đôi câu đối: Huynh nam, đệ bắc oai danh chấn; Tử hiếu, thần trung tiết nghĩa cao. Nghĩa là: Anh trấn trong Nam, em trấn ngoài Bắc, lừng lẫy uy danh; Con tròn đạo hiếu, tôi vẹn lòng trung, nêu cao tiết nghĩa. Sau nhiều lần đề bạt của Thọ Xuân công, cùng các quan đình thần hợp nghị tâu lên, Tự Đức chính thức ban “dụ” phục chức cho Lê Văn Duyệt. Trong bài “dụ”, Tự Đức đã tỏ ra mình là một vị “anh quân” phân tích công, tội từng người có cân nhắc, thấu lý đạt tình. Đây là nguồn động viên lớn đối với con cháu họ và phần nào an ủi, giảm nhẹ nỗi oan hờn của những người đang nằm sâu trong lòng đất, chẳng khác nào như một luồng gió trong lành xua tan đám mây đen cho bầu trời thêm sáng rạng. Đúng như một câu đối khác của quyển gia phả họ Lê ở làng Bồ Đề đã ghi: Tễ nguyệt, quang phong hoàn phục cựu Lan tôn, quế tử phát sinh tân Hoàng Phi Tiết nghĩa Nguyễn Thị Kim húy Nguyễn Thị Cố, sinh tại thôn Thượng xã Tỳ Bà huyện Lương Tài phủ Thuận An xứ Kinh Bắc. Năm 16 tuổi, Tiểu thư được tuyển vào Cung sắc phong Hoàng phi của vua Lê Chiêu Thống. Năm 1084, quân thần đi theo Lê Chiêu Thống làm sớ tấu lên vua Thanh xin được chuyển hài cốt Vua, Hoàng Thái hậu, Nguyên tử,... về nước và được vua Thanh chiếu chuẩn cho. Ngày 15/8 năm đó, đoàn phục dịch đưa hài cốt Vua về tới ải Nam Quan, triều Nguyễn cử quan Hiệp Trấn Bắc Thành Đặng Trần Thường đi tiếp nhận di hài cốt của vua Lê, Hoàng phi cũng theo đoàn đi đón hài cốt của chồng và con. Từ ngày nhìn thấy di hài cốt của chồng con, bà Nguyễn Thị Kim mỗi ngày chỉ uống hai chén nước cháo rồi túc trực bên quan tài. Ngày 10/10 thì cải khâm hài cốt sang quách mới, Hoàng phi liền uống thuốc độc tự tử. Hiệp Trấn Bắc Thành Đặng Trần Thường, sau khi hoàn tất công việc được giao đã có câu đối khóc bà: “Tiết nghĩa tàn đăng hạ Cương thường nhất chước trung” Dịch nghĩa: “Tiết nghĩa dưới ngọn đèn tàn Cương thường nhất chỉ có chết” Tại xã Tỳ Bà, vua Gia Long cho lập đền thờ và dựng bia khắc chữ: “Khâm tử An trinh tuẫn tiết Nguyễn Thị Kim chi môn”. Nghĩa: “Kinh ban cho cửa nhà Nguyễn Thị Kim là người An trinh chết theo tiết”. Một tấm bia dựng giữa ban thờ khắc câu đối Hán tự nội dung như sau: Nguyễn Triều Gia Tặng Thiên Thu Tạo Cố Lý Anh Phong Vạn Cổ Tồn Nguyễn Huy Lượng người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Làm quan nhà Tây Sơn với chức Hữu thị lang Bộ Hộ (nên thường gọi là Hữu hộ Lượng), tước Chương Lĩnh Hầu. Tây Sơn sụp đổ, ông được nhà Nguyễn thu dụng, làm Tri phủ Xuân Trường, sau đó ông bị bức tử. Hồi còn trẻ, Lượng có một người quen cũng được học hành tử tế nhưng phải cái hơi... “tối dạ”. Hôm ấy, anh này được ông bố vợ tương lai nhắn gọi đến nhà dự bữa tiệc chiêu đãi các bậc văn nhân thành Thăng Long! Anh chàng biết mình thể nào cũng bị ông bố vợ “thử tài” trước mặt các quan khách. Chẳng còn hồn vía nào, anh ta chạy sang cầu cứu “cậu Lượng”! Lượng cười nói: \"Thôi, anh đừng lo! Hôm ấy, tôi sẽ cùng đi với anh, nếu có gì bí tắc, tôi sẽ gà cho!\" Anh chàng giẫy nẩy: \"Trước hàng trăm cặp mắt quan chiêm như vậy thì cậu gà cháu làm sao được?\" Lượng đáp: \"Gà được chứ? Nghe tôi dặn đây: Nếu ông nhạc hỏi anh bất luận câu gì mà anh tự thấy không trả lời được thì cứ thản nhiên nói một câu...ba lăng nhăng gì đó, rồi tôi sẽ tán vào cho thành ý tứ hẳn hoi...\" Quả nhiên giữa đông đủ khách khứa, ông bố vợ đưa cho anh con rể tương lai một tờ giấy viết một vế đối: vế ra: Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt (Một vế đối rất khó: Hai cặp có nghĩa tương đồng là “giậu - rào” và “cáo - mèo”, lại nữa, “mắt cáo” là từ dùng theo nghĩa bóng: đan mắt cáo...) Chẳng những chàng rể mà cả cử tọa xung quanh cũng đều bí như bị gặp trời mưa trước vế đối hiểm hóc ấy. Cậu Lượng đột ngột lên tiếng giục chàng rể: \"Ông ra “cái giậu” đấy, đối đi thôi còn chờ gì nữa!\" Chàng rể đưa mắt nhìn quanh, chợt trông thấy một cái rổ ở góc nhà, sực nhớ lời cậu đã dặn, bèn nói liều một câu rất chi là vu vơ: \"Chậc! Hãy xem cái rổ kia kìa!\" Thấy vế đối chẳng ra đầu cua tai nheo gì, mọi người bò ra cười. Ông nhạc tương lai sửng sốt nhìn chòng chọc vào mặt rể. Song, cậu Lượng bỗng cất tiếng: \"Tuyệt! Đối thế là cực chỉnh!\" Mọi người thôi cười, dán hết cả mắt vào cậu. Ông bố vợ cũng lấy làm lạ hỏi: \"Bác nói anh ta đối hay ở chỗ nào? Sao tôi tịnh không thấy tăm hơi gì? Lúc bấy giờ cậu Lượng mới từ tốn đứng dậy phân tích rạch ròi: \"Xin phép cụ và chư huynh! Anh bạn tôi đây vốn từ lâu đã học được câu các cụ ta xưa dạy rằng: “Người khôn ăn nói nửa chừng!”. Anh ấy lấy “cái rổ” để đối lại “cái giậu”, là chí phải: Vế ra là “Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt”\" Anh ấy chỉ vào cái rổ có nghĩa là: Rổ nứt lòng tôm, tép nhảy qua thì thử hỏi còn chê bai bắt bẻ vào chỗ nào?! Bấy giờ mọi người mới “ồ” lên một tiếng đầy thán phục với tài đối của chàng rể! Chữ “lòng”–”tâm” và “tôm”,”tép” cũng đều là từ cùng nghĩa vậy. Buổi tiệc hôm ấy vui hẳn lên, ông cụ cũng thỏa mãn vì kiếm được rể hay chữ, xứng đôi với con gái mình, đám cưới không bao lâu được tổ chức và cậu Lượng cố nhiên được đền ơn xứng đáng. Trịnh Hoài Đức thuở nhỏ tên An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, người gốc Trung Quốc, một trong ba nhà thơ nổi tiếng của đất Gia Định. Ông cùng Nhữ Sơn Ngô Nhân Tĩnh, Tri Chỉ Lê Quang Định được đời tôn vinh là Gia Định tam gia. Tổ tiên của Trịnh Hoài Đức ở làng Phúc Hồ, huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Kiến, đời đời làm quan. Cuối đời Minh đầu đời Thanh, ông nội ông là Trịnh Hội, hiệu Sư Khổng di cư sang Việt Nam (vì không chịu cắt tóc theo kiểu nhà Thanh), ngụ cư tại xã Thanh Hòa, thuộc huyện Bình An, phủ Phước Long, trấn Biên Hòa. Đình Minh Hương Gia Thạnh hội quán tọa lạc tại 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đình là nhà việc của xã Minh Hương, một xã được thành lập vào năm 1698, tập hợp con cháu người Hoa ở dinh Phiên Trấn. Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên \"Gia Thạnh đường\" nên đình còn có tên Minh Hương Gia Thạnh. Câu đối của Trịnh Hoài Đức làm năm Minh Mạng thứ 2 (1821): MINH đồng nhật nguyệt diệu NAM thiên, phượng chử lân tường GIA cẩm tú HƯƠNG mãn càn khôn binh VIỆT địa, long bàn hổ cứ THẠNH văn chương Dịch nghĩa: \"Sáng cùng nhật nguyệt rạng trời Nam, lân múa, phượng bay thêm gấm vóc Hương khắp đất trời thơm cõi Việt, rồng chầu hổ phục thịnh văn chương\" Đinh Hồng Phiên sinh năm 1764 tại làng Ông La Giáp, tổng Kim Nguyên, huyện Chân Lộc, phủ Đức Quang (nay là xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ông được bổ Toản tu Quốc sử quán triều Lê. Thời Nguyễn, vua Gia Long đã vời ông ra làm bổ Đốc học Quảng Nam. Năm Kỷ Mão, Gia Long thứ 18 (1819) ông được bổ Đông Các học sĩ, sung vào đoàn đi sứ nhà Thanh. Ông có 1 câu đối rất hay nội dung như sau: 燕 翼 貽 謀 溪 水 遠 鳳 毛 濟 美 錦 山 高 Yến dực di mưu khê thuỷ viễn (Tổ tiên lo cho con cháu đời sau như nước khe từ xa chảy về (nuôi giòng sông ở hạ lưu), ý nói đời trước lo cho đời sau) Phụng mao tế mỹ cẩm sơn cao (Con cháu tạo công nghiệp sáng lạn, làm rạng rỡ tổ tiên như núi gấm ngày càng cao, ý nói đời sau làm rạng danh đời trước) Câu đối này treo trong nhà thờ gia tộc vô cùng phù hợp, vừa ca tụng công lao của ông cha vừa nhắc nhở bổn phận của con cháu. Ai cũng là con cháu của các thế hệ trước, và rồi trở thành ông cha của các thế hệ sau. Vậy các điều trên, “yến dực di mưu” và “phụng mao tế mỹ” là bổn phận của mỗi con người. Tại nhà thờ họ Đinh thuộc làng Kế Võ (xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có câu đối cũng dùng cặp thành ngữ trên: 燕 翼 貽 謀 觀 世 德 Yến dực di mưu quan thế đức 鳳 毛 濟 美 振 家 聲 Phụng mao tế mỹ chấn gia thanh Tạm dịch: Nhìn vào phước đức của gia đình hiện nay ta biết sự an bài của ông cha cho đời sau Làm rạng tiếng tăm của gia tộc ấy do nỗ lực của con cháu biết phát dương quang đại công nghiệp của cha ông Người sáng lập Mậu Hòa thục là Tú tài Vũ Tông Cửu, thời gian sáng lập là khoảng 1807/08. Tộc phả gọi ngôi trường này là “Mậu Hòa thục” (chữ “thục” trong các từ tư thục, nghĩa thục), thơ văn của các thầy đồ họ Vũ-tông và môn sinh của họ thì gọi trang trọng là “Mậu Hòa giảng thất”. Ông Tú Cửu còn tiếp tục dạy ở Mậu Hòa chí ít là đến đầu những năm 30, chứng cớ là năm 1829 trên đường từ kinh đô Huế ra Bắc nhậm chức Tham hiệp Thái Nguyên, khi đi đến Mai Dịch, Nghè Phan có rẽ về Mậu Hòa vấn an song thân và thăm vợ con. Mậu Hoà thục được ông trao lại cho con trai thứ ba là Vũ Như Thụy, suốt ba chục năm Như Thuỵ làm sự nghiệp khai hoá của ông đồ Hướng Thiện theo những phương châm mà Tú tài Vũ Tông Cửu đã khởi xướng: “trung với dân” và “lo cho dân”. Phả ghi ông đồ Thụy qua đời tại ở Mậu Hòa thục và chép lại một câu đối viếng của môn sinh có nhắc đến cả hai ngôi trường của các ông đồ họ Vũ - ở thôn Tự Tháp ven hồ Gươm và ở làng Mậu Hoà: Tự Tháp xuân viên tiên phu tử phương di đào lý Mậu Hoà giảng thất Thái phong công trạch tại thi thư Dịch nghĩa: Tại vườn xuân ở thôn Tự Tháp vị thầy tiền bối (ý nói ông Nghè Phan với ngôi trường đại tập trong thôn) còn lưu đệ tử (nổi tiếng như các Hoàng giáp Thượng thư Nguyễn Tư Giản, Đốc học Hà Nội Lê Đình Diên, Phó bảng Phạm Hy Lượng...) Ở nhà giảng trong làng Mậu Hoà ông Thái Phong (ý nói cụ đồ Cửu, vì dạy các con thành đạt nên được vua Thiệu Trị phong chức tước) để phúc lại là sách vở thơ văn Nguyên quán của Thân Văn Quyền là làng An Lỗ, Quảng Điền, bắc sông Bồ. Thân Văn Quyền hay Thân Trọng Quyền, tự là Dụng Trung, sinh ở Cửa Sĩ. Thời Tây Sơn, Thân Văn Quyền ở Phú Xuân ẩn dật. Tây Sơn suy tàn, Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân thành Gia Long hoàng đế. Nhà vua đã cùng các quan văn võ bắt tay xây dựng Việt Nam. Bên kia sông, trường” Đại học Quốc gia” bề thế hoạt dộng, nơi đào tạo nhân tài phục vụ đất nước với triều đại mới, thì bên này sông, ở bến đò Cửa Sĩ, cũng có lớp học kiểu nhà tranh vách ván của thầy đồ nghèo Thân Văn Quyền, vẫn âm thầm khiêm tốn đào tạo nhân tài. Với tài năng và đức độ, hữu xạ tự nhiên hương, nhân dân vùng Thuận Quảng rất nễ trọng bậc đại ẩn họ Thân. Vì thế về sau, có người mừng ông câu đối: “Nguyệt Biều Nhất Đái Thuỷ, Bắc Lai Chi Cuồng Lãng Nan Diêu Hoa Ốc Kỷ Gian Sương, Tây Hạ Chi Mê Trần Bất Nhiễm“ nghĩa là: Một dãi nước Nguyệt Biều, dẫu sóng phương Bắc dữ dội thế nào cũng không đục Mấy gian nhà hoa ốc, dù bụi phương Tây dơ bẩn thế nào cũng khó lây Năm 1828, Thân văn Quyền giữ chức Hữu Tham Tri bộ Hộ. Nghĩ đến phúc ấm của tổ tiên, Thân Văn Quyền xây dựng nhà thờ họ Thân ở Cửa Sĩ. Trong nhà thờ ông có đôi câu đối như sau: “Đạo Vị Tiên Sinh Thủ Danh Tòng Hậu Bối Khoa” nghĩa là: Đạo đức thì tiên sinh giữ Danh tiếng thì hậu bối suy tôn Ngô Huy Tuấn sinh ở Mão Điền có nguồn gốc phát sinh từ họ Ngô khoa bảng ở Tả Thanh Oai. Năm 1821, cụ thi đỗ cử nhân khi đã ngót 50 tuổi. Trải nhiều chức quan, từ Viên ngoại lang bộ Lễ cụ được thăng chức Thự tham hiệp Hưng Hoá. Do thành tích kinh lí biên giới mà Ngô Huy Tuấn liên tục được thăng lên Án sát sứ rồi Thự bố chính, suốt những năm ở chức, Ngô Huy Tuấn đều khéo trị dân, giảm thuế ở nơi có khó khăn, khi tự làm tướng, khi điều binh đi dẹp yên những nơi có biến loạn, được vua phong lên chức Tham tri bộ Binh, Phó Đô ngự sử kiêm quản hạt Hưng Hoá. Hiện nay di tích nhà thờ họ Ngô và lăng mộ Quan Trấn đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá. Ngôi nhà thờ gỗ lim dựng từ năm 1835 nay vẫn còn nguyên trạng. Trong nhà thờ còn giữ được nhiều câu đối: “Nhị phẩm trấn thần tiên ấm cựu Ngũ niên châu kí quốc ân long” nghĩa là: Quan trấn nhị phẩm để lại phúc dài lâu Năm năm giữ đất biên viễn được hưởng lộc nước cao dày Lại có bức: “Gia thanh Tân Tị ân khoa thuỷ Quốc điển hiền lương miếu tế trường” nghĩa là: Tiếng tăm gia đình được bắt đầu từ khoa thi Tân Tị Điển chương nhà nước kê rõ là tướng tài để thờ phụng mãi mãi Phạm Thái còn gọi Phạm Đan Phượng, Phạm Phượng Sinh, hiệu Chiêu Lì (hoặc Chiêu Lỳ); ông sinh tại làng Yên Thị, xã Yên Thường, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Ông từng khởi chống Tây Sơn nhưng thất bại bị truy nã, ông cắt tóc, đội lốt nhà sư, vào tu ở chùa Tiêu Sơn (tức chùa Thiên Tâm nằm trên lưng chừng núi Tiêu, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh), đặt đạo hiệu là Phổ Chiếu Thiền sư. Câu đối tự vịnh: Một và tuần chén trắng lấy làm vui thuở trước có thờ chi thánh rượu Ba mươi sáu tàn vàng cùng vậy, về sau không lễ giáng thần cơm Câu đối viết tặng chùa Kim Sơn ở thành phố Huế: Khách hồng trần lơ láo kiếp phù hư, lối kim cổ ra vào sinh tử mãi Thợ huyền tạo khéo khôn tay ảo diệu, then càn khôn đóng mở tịch triêu mau Câu đối này vế trên là của Phạm Kim lúc đó đang tu tại chùa, còn vế dưới là của Thụy Châu, bấy giờ đang cải dạng là một đạo sĩ đến thăm chùa, cả hai đều là nhân vật chính trong tác phẩm \"Sơ Kính Tân Trang\" của Phạm Thái. Những câu đối Tết: Xuân mới gọi là Xuân, Xuân thiều quang thục úc, Xuân xướng mậu huyên hòa, ai chẳng mong Xuân mãi để vui đời, kìa xem nơi kia đình, nơi nọ đáo, nơi ấy điếm đua cờ người, kéo hội, bắt chạch, gieo đu, Xuân năm ngoái vui lắm, năm nay lại vui ghê, muốn Xuân mãi để nhẩn nha ngày tháng Bụt Tuổi cũng thì là tuổi, tuổi phú quí vinh hoa, tuổi công danh sự nghiệp, ai chẳng muốn tuổi dài cho sướng kiếp, nhưng mà ngày nay cờ, ngày mai bạc, ngày kia chè rượu, quay đất, bài phu, tổ tôm, xóc đĩa, tuổi ngày trước dại vừa, ngày rày còn dại mãi, nhiều tuổi chi cho tổn ải nước non Trời Bật cần nêu đem mới lại cho mau, già trẻ gái trai đều sướng kiếp Đùng tiếng trúc đuổi cũ đi đã đáng, cỏ hoa non nước cũng mừng Xuân Trần Lê Hoán tự là Hồi Văn, hiệu là Bảo Xuyên, sinh ở thôn Quan Nhân, xã Nhân Mục Môn, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội). Sau khi đỗ một năm (1822) ông được sang Hành tẩu bộ Hộ đi sơ khảo trường Thừa Thiên và trường Bắc Thành. Khi Thiệu Trị lên ngôi (1841) ông được thăng Thự Lang trung, được sung Bồi tự giao tế, quyền Án sát tỉnh Nam Định, rồi quyền Tổng đốc Nam Định. Vì cha con, ông cháu, chú bác, anh em nối nhau đỗ đạt làm quan, nên gia đình ông Hoán được Hội Tư văn làng tặng đôi câu đối: “Thúc bá, đệ huynh bản sinh đa sĩ Tổ phụ, tử tôn thế xuất anh hùng” Tạm dịch: Chú bác, anh em vốn sinh tài giỏi Ông cha, con cháu nối tiếp anh hùng Đặng Văn Hòa, hiệu Lễ Trai, sinh năm Tân Hợi (1791) tại làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, đỗ hương cống khoa thi hương đầu tiên đời Gia Long (1813), ra làm quan từ năm 1814. Năm 1830, ông giữ việc Hộ (coi sổ sách quân dân) ở Bắc Thành. Năm 1831, ông cầm quân lên Lai Châu đánh quân Thanh xâm phạm biên giới và lấy lại đồn Phong Thổ. Khi Vua Minh Mạng đổi tên Bắc Thành thành tỉnh Hà Nội, bãi bỏ chức Tổng trấn, đã bổ nhiệm ông làm Tổng đốc Hà Nội. Ngày ấy, nhà cửa ở Hà Nội thường làm bằng tre gỗ, ông đã cho sắp xếp lại đường phố. Mỗi khi nhà dân bị cháy, ông cưỡi voi đốc thúc binh lính và cùng dân chữa cháy, lại tổ chức cứu trợ ngay cho các gia đình bị nạn. Năm 1838, ông xin lập miếu Hỏa thần ba gian ở thôn Yên Nội, huyện Thọ Xương (nay ở 30 phố Hàng Điếu). Tại đây còn bút tích của Đặng Văn Hòa với bốn chữ “Vị dân chí kế” và đôi câu đối nói lên ý chí và trách nhiệm của mình trước vua và trước dân: Túc hỏa lương trù khâm thánh doãn Vị dân chí kế tự thần tri Ngụy Khắc Tuần (1799 – 1854) tên tự là Thiện Phủ, hiệu là Châu Phong, sinh trưởng tại xã Xuân Viên, tổng Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đỗ Thám hoa năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Sau khi thi đỗ được bổ làm Hàn lâm, rồi thăng chức Lang trung bộ Hộ, trải làm Tham hiệp hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Thời Tự Đức có sứ Thanh tên là Lao Sùng Quang tặng Ngụy Khắc Tuần đôi câu đối: Bạch vân thanh chướng vô triêu mộ Thương cối đan phong hữu họa đồ Dịch nghĩa: Mây trắng rừng lam vờn sớm tối Thông xanh phong đỏ rực họa đồ Qua câu đối trên chứng tỏ Lao Sùng Quang rất hiểu sự gian lao vất vả và sự thành công của Ngụy Khắc Tuần trong việc tổ chức dân cư và biên phòng, đồng thời tỏ lòng khâm phục ông, ví ông như cây tùng bách, cây phong đỏ mà ta thường thấy trong các bức tranh thủy mặc Ngụy Khắc Đản (1817 - 1873) tự Thản Chi, cháu gọi Ngụy Khắc Tuần bằng chú, đỗ cử nhân khoa Tân Sửu, được bổ làm huấn đạo huyện Can Lộc (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1856, Ngụy Khắc Đản thi đỗ Đình nguyên Thám hoa. Sau đó, ông nhập ngạch Hàm lâm, rồi thăng dần lên Án sát Quảng Nam. Năm 1864, Ngụy Khắc Đản được thăng làm Bố chánh sứ Nghệ An, rồi lần lượt trải các chức: Khâm sai Kinh lý Trấn Ninh, sung Tuyên phủ sứ, thự Hữu tham tri bộ Hộ, Thượng thư bộ Binh, Thượng thư bộ Công, sung tham biện viện Cơ mật. Sau vì bệnh, Ngụy Khắc Đản xin cáo về rồi mất tại quê nhà. Vua Tự Đức chuẩn cho ông thực thụ hàm Tham tri và sai quan đến tế, tương truyền ông từng có câu đối phê phán các đại thần đương đại như sau: Chú đại thần, cháu đại thần, đại thần gì, thần lằn (thằn lằn tiếng Nghệ Tĩnh đọc là Thần Lần) Nay sĩ khí, mai sĩ khí, sĩ khí chi, khí gió Ngụy Khắc Kiều (?-?) con ông Ngụy Khắc Huy, cháu ông Ngụy Khắc Tuần. Vì cha và ông có công, nên được ấm thụ chức Kiểm thảo sau được bổ làm Tri huyện huyện Văn Giang, rồi Tri huyện Kim Anh. Năm 1885, Hàm Nghi xuất bôn với Tôn Thất Thuyết, ông được phong Phó sứ sơn phòng Quảng Trị. Đến khi Hàm Nghi bị bắt (1888), ông chạy vào rừng hoạt động cùng với nhóm văn thân giúp đỡ cung cấp vũ khí cho phong trào Cần vương. Nghe tin mẹ ốm, ông về thăm bị bắt. Hoàng Cao Khải khuyên ông ra làm quan, nhưng ông một mực từ chối. Ông bị quản thúc cho đến chết. Năm Ngụy Khắc Kiều 70 tuổi, Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục có câu đối mừng thọ ông như sau: Đình giáp môn cao, văn mạch kế kim khai thọ mạch Tùy thời nghĩa đại, tu danh tự cổ yếu hoàn danh Dịch nghĩa: Tột đỉnh cửa cao, văn mạch, đến nay truyền mạch thọ Tùy thời nghĩa lớn, danh tu tự ấy vẹn danh thơm Nguyễn Đăng Huân sinh tại xã Hương Ngãi, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây). Từ bé đã nổi tiếng học giỏi, có tài ứng đối. Tương truyền, khi còn nhỏ có vị quan họ Bùi, bạn của cụ thân sinh đến thăm thầy Đăng Huân thông minh lanh lợi liền ra một câu đối như sau: Nhị thân cư đồng hương, hà địa bất sinh tài, hà tài bất tư thế Nghĩa là: Hai người ở cùng làng, đất nào chẳng sinh người tài, người tài nào chẳng giúp đời Đăng Huân liền đối lại ngay: Nhất cử đăng khoa đệ, tự Hương dĩ cập Hội, tự Hội dĩ chí Đình Có nghĩa là: Một lèo thi đều đỗ, từ thi Hương rồi thi Hội, từ thi Hội đến thi Đình Vị quan họ Bùi khen ngợi Đăng Huân là người rất có khẩu khí. Quả nhiên sau đó Nguyễn Đăng Huân đã thi một mạch đến Hoàng Giáp Tiến sỹ. ngày nay trên cổng cũ của gia đình vẫn còn dòng chữ “Nguyễn Đình nguyên - đệ nhất bộ”. Nguyễn Đăng Huân được nhận chức Hàn lâm viện ty soạn, sau bổ là Tri phủ Điện Bàn (Quảng Nam). Thân sinh của cụ Hoàng Giáp là Nguyễn Đình Thực cũng là người thông minh, nhân hậu. Năm Tân Dậu (1801), niên hiệu Bảo Hưng, cụ thi trúng Quốc tử giám thượng đường giám sinh. Sau khi ở Quốc tử giám về quê, cụ mở trường dạy học. Vợ cụ Hoàng Giáp là cụ bà Nguyễn Thị Chuyên cũng là người có học và có tài ứng đối. Theo ghi chép thì trong thời gian cụ Hoàng Giáp còn đi học và đi thi, lý dịch đã bắt cụ bà đi phu thay chồng đắp đê sông Tích, một con sông chảy qua huyện Thạch Thất. Quan tri huyện thấy vậy có hỏi, cụ trình bày lý do, quan huyện ra một vế đối và yêu cầu nếu đối được sẽ miền cho việc phu dịch. Câu đối như sau: “Phu là chồng, Phụ là vợ, vì chồng nên vợ phải đi phu” Cụ bà đối lại: “Mẫu là mẹ, Tử là con, thờ mẹ sao con còn nói mẫu” Quan huyện đỏ bừng mặt, nhưng rất phục, liền tặng cụ một nén bạc và miễn cho việc đắp đê, đồng thời yêu cầu lý dịch về sau không được làm phiền cụ bà nữa. Sau này khi cụ Hoàng Giáp được vinh quy bái tổ, số lý dịch trước đây thường có những hành vi nhũng nhiều, gặp khó khăn cho gia đình, đến lạy cụ tha tội. Cụ không truy cứu, chỉ khuyên bọn chúng từ nay không được quấy nhiễu dân chúng nữa. Về giai thoại này trong dân gian còn lưu truyền 2 vế đối khác do Nguyễn Đình Thực trực tiếp đối đáp với viên quan nọ như sau: vế đối 1: Ngã là ta, nhĩ là mày, tại mày nên ta mới ngã vế đối 2: Phụ là cha, tử là con, công cha con không dám phụ Những vế đối này cũng rất chuẩn, các cặp cùng nghĩa đã được nêu trực tiếp. Các cặp cùng âm: “phụ” (cha) 2 ”phụ” (phụ bạc); “mẫu” (mẹ) 2 ”mẫu” (nói mẫu: nói bông lơn, nói mỉa mai). Các cặp cùng nghĩa đã được nêu trực tiếp. Các cặp cùng âm như sau: “phu” (chồng) 2”phu” (phu phen, lao dịch); “ngã” (ta) 2”ngã” (té ngã) Nghe xong, viên quan lẩm bẩm nhắc lại từng chữ: \"Ngã ta, nhĩ... mày, tại mày... ta... ngã... Chậc! Cũng Hán cũng Nôm ... hay thật\". Rồi truyền tha cho cả hai vợ chồng. Nhưng về sau, ngẫm nghĩ lại, viên quan mới cảm thấy choáng váng như người vừa bị một cái tát. Nhẩm nhiều lượt: \"Tại mày... ta... ngã\", đến bây giờ mới thấy chỗ xỏ lá của vế đối, ấy là lời Nguyễn Đình Thực nói với vợ, nhưng cũng chính là lời Nguyễn Đình Thực chửi vào mặt viên quan. Vũ Duy Thanh tên thật là Vũ Văn Tân, tự Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, được gọi là \"Trạng Bồng\" vì đỗ thủ khoa triều Nguyễn tương đương với Trạng nguyên thời Đại Việt. Đương thời ông được ca tụng bởi đôi câu đối: \"Quế tiên nơi bình địa Trạng nguyên chốn dân gian Kim Bồn, nay là làng Vân Bồn, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Năm Tân Hợi (1851), đỗ phó bảng. Khoa này, Phạm Thanh người Thanh Hóa đỗ bảng nhỡn. Kéo bảng xong, vua Tự Đức nằm mơ thấy có người bảo: \"Khoa này còn bỏ sót lại người tài\", và đưa một cái bảng ra, trong có hai chữ Thanh. Khi tỉnh dậy, vua lấy làm phân vân, sau cho mở thêm ngày ân khoa, cho các tú tài củ nhân và phó bảng đã đồ từ trước đến nay đều được vào thi cả. Khoa hội ấy, Vũ Huy Dực đỗ 6 khoa tú tài, được chấm đỗ hội nguyên, Vũ Duy Thanh đứng thứ nhì. Khi vào thi đình, Vũ Duy Thanh được 8 phân, mà Vũ Huy Dực được có 6, thành ra Vũ Duy Thanh đỗ bảng nhỡn trị trạng nguyên, Vũ Huy Dực đỗ thám hoa; vì thế nên thường gọi Vũ Duy Thanh là cụ bảng Kim Bồng. Ngày con đi học, gặp năm nước sông lên to, tri phủ Yên Khánh về đốc dân hộ đê, ông đi ngang qua đó, lính bắt phải xuống khiêng đất, ông xin miễn lấy cớ là học trò yếu ớt. Tri phủ nói: \"Nếu thực là học trò, ta ra cho câu đối\": Quan thị đắp đê Kim Bồng, chắn hồng thủy cho dân được cậy Ông ứng khổi đối ngay: Nhà nho đỗ khoa bảng nhãn, quyết tranh khôi, thì chí mới cam Câu ra dụng ý dùng bốn thứ quả: thị, hồng, bồng, cậy (chữ thị: tri phủ nguyên là hàm thị độc). Câu đối lại có bốn thứ quả: nho, nhãn, chanh, cam . Lúc đối là ngẫu nhiên, cốt đối cho đúng lệ mà thôi, ai ngờ về sau ông đỗ bảng nhãn, thành ra câu đối có vẻ ứng nghiệm như lời thi sấm, nên mới được truyền tụng. Giai thoại trên theo thuyết khác lại là của ông tổ nghề thêu Lê Công Hành thời Hậu Lê nhưng có khác 1 vài từ ngữ. Gặp năm tế Nam Giao, ông xung vào chức bồi tự, phàm các quan dự tế, mỗi người phải nghĩ một câu đối để viết vào đàn giao. Câu của ông như sau: Chí thành tùy địa hữu vu, như tại kỳ thượng, tại kỳ tả hữu Thánh đức dữ thiên vô gián, nhi huống ư nhân, huống ư quỷ thần Vế trên lấy chữ trong sách Trung dung: lòng thành tùy chốn nào, cũng có cảm tin như là thần minh ở trên,và ở tả hữu> Vế dưới lấy chữ trong Kinh Dịch: đức nhà vua đối với trời không xa cách (gián đoạn) huống chi người và quỷ thần Lúc nhàn rồi ông cao hứng vịnh bài thơ \"Phong Hoa Tuyết Nguyệt\": Thi đàn tế liễu lộng hoa hài Khách bộ tùy sương, ấn bích đài Kỳ cục đả phong thanh áp trận Tửu biều nghinh tuyết bạch hòa bôi Sơ liêm thấu nguyệt hương ly cúc Yến tịch lăng hoa vị át mai Phi phất lĩnh đầu chiêm tĩnh điếm Thi đàn tế liêu lộng hoa hài Dịch nghĩa: Đi hài hoa đến thi đàn, qua dặng liễu nhỏ Lốt giầy khách đi sớm, in trên rêu biếc Nhân lúc gió mát đánh cuộc cờ Có tuyết xuống nghiên bầu rượu uống Vườn cúc bóng trăng soi qua rèm thưa Mùi hương hoa mai đưa vào tiệc yến Phất phơ gió thổi qua điếm vắng trên đỉnh núi Đi hài hoa đến thi đàn, qua dặng liễu nhỏ Bài này tài tình, đọc xuôi là thơ chữ Hán, đọc ngược từ dưới lên trên theo lối đọc chữ nôm thì lại thành thơ quốc văn Giầy hoa lỏng lẻo tới đàn thơ Điếm tạnh xem đầu núi phất phơ Mai át mùi hoa lừng tiệc yến Cúc lìa hương nguyệt thấu rèm thưa Chén hoà bạch tuyết nghiêng bầu rượu Trận áp thanh phong đánh cuộc cờ Rêu biếc in sương theo bước khách Giầy hoa lỏng lẻo tới đàn thơ Một hôm vào khoảng thánh hai, có người khách tên Bình Sơn đến nhà, ông đi vắng, khách để lại mấy chữ: Nhất giáp nhất danh kim bảng quý Tứ nguyệt tứ nhật ngọc lâu thành Từ đấy không thấy Bình Sơn trở lại. Đến ngày mồng 4 tháng 4 năm ấy ông từ trần, bấy giờ mới hiểu câu \"Tứ nguyệt tứ nhật ngọc lâu thành\" . Sau khi từ trần, giám thần dâng sớ lên, vua Tự Đức châu phê : Khả mẫn gia tuất tiền bách (khá thương gia ân cho 100 quan tiền), và cho đưa quan tài về quê ở Ninh Bình, tư cho đi qua tỉnh nào, các học quan tỉnh ấy đều phải phúng điếu. Các quan ở Kinh có câu đối viếng: Cửu nguyên di hận Trà Sơn úc Thiên lý quy hồn Thuý Lĩnh phong Chín suối còn di hận ở vùng núi Trà sơn (thuộc Đà Nẵng): Lúc Pháp đánh cửa Đà Nẵng, ông có dâng sớ xin tòng quân, nhưng vua không cho. Du hồn về núi Thúy sơn, đường xa nghìn dặm (Thuý sơn thuộc Ninh Bình). Câu đối của bảng nhãn Phạm Thanh: Phạm Thanh (1821 - ? ) hiệu là Đạm Trai và Nghị Trai, tự là Di Khanh, người thôn Nội, xã Trương Xá, tổng Đăng Trường, huyện Hậu Lộc, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Hoa Lộ, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ Giải nguyên kì thi Hương năm Mậu Thân 1848, niên hiệu Tự Đức. 3 năm sau, ông đỗ Bảng nhãn. Phạm Thanh làm quan Tham tri Hộ bộ. Ông đã viếng Vũ Duy Thanh như sau: Nhân bảo đương vi thiên hạ tích Hoạn tình năng động cửu trùng lân Người quý nay mất đi, thiên hạ đều tiếc Tính làm quan thanh bạch, cửu trùng cũng thương Câu đối của nội các Vũ Phạm Khải: Đông canh đồng thuận, đồng tính thị châu lư, vãn bối suy quân tiêu vật vọng Thử cảnh thử tình, thử giang sơn bi kiệt, tích hiền tiên ngã ký sầu ngâm Cùng tuổi, cùng học, cùng họ lại cùng tỉnh, những học trò lớp sau đều tôn trọng ông là bực tiêu biểu: (ông Khải chỉ đỗ cử nhân nên mong học trò lớp sau, đỗ được cao như ông bảng ). Tình ấy, cảnh ấy, núi sông ấy và bia đá ấy, người hiền xưa đã trước ta, gửi tiếng sầu ngâm: (người xưa, chỉ Trương Hán Siêu, vì Trương làm bài văn bia Linh Tế Tháp, ông Bảng có bài Bình Linh Tế Tháp, việc văn chương có can hệ đến mối sầu cảm.) Những câu đối đề ở nhà thờ họ Vũ làng Kim Bồng: Câu thứ nhất: Vế phải : BảNG NHÃN THỊ TRạNG NGUYÊN KHOA DANH THUỶ THỬ. Nghĩa: (đỗ Bảng Nhãn, coi như là đỗ Trạng Nguyên vậy, khoa Bảng và danh tiếng bắt đầu từ đây) Vế trái : VĂN CHƯƠNG KIềM HẠNH ĐỨC HọC GIả NGƯỠNG CAO Nghĩa: (Tài văn chương gồm luôn hạnh kiểm, đức độ, khiến giới có học phải ngưỡng mộ ông ở chổ trên cao). Lùi vào phía trong, nơi đặt Ngai thờ Bài vị cụ Bảng và song thân, có câu khác nội dung như sau: Vế phải: SĨ HOẠN HOÀNG LÊ SƠ ĐĂNG PHÚC Vế trái: KHOA DANH Đế NGUYỄN KINH THốNG QUANG. Câu đối gà cho học trò: Nguyễn Quý Tân hiệu Đình Trai, người làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Khi chưa đỗ ông Nghè, Nguyễn Quý Tân có mở trường dạy học. Một hôm thấy các trò lớn đều đến chậm, ông hỏi chuyên cớ thì được các trò cho biết như sau: Nguyên ở gần trường, ngay giữa lối học trò qua lại, có một cô gái nhà nọ người xinh đẹp mà lại giỏi chữ. Học trò qua lại thường buông lời chòng ghẹo, nhưng cô ta không trả lời. Một hôm có mấy anh chàng táo bạo, vào tận nhà làm thơ ghẹo cô ta. Cô ta tức khí mới ra một vế đối, bảo hễ đối được thì sẽ tiếp chuyện, bằng không thì đừng có qua lại trước cửa nhà cô ta. Mấy anh chàng không đối được. Thế là cả đám học trò từ đấy không dám vác mặt qua lối ấy nữa, mà phải đi vòng lối ven làng do đó đến chậm...Thầy đồ Tân thấy câu chuyện lý thú, bèn hỏi: \"Câu ra thế nào?\" Một học trò đứng dậy: Yêu nhau như bàu, như rót, như hót vào thúng, như búng con quay, như xoay thợ tiện, như bện hàng tơ Thầy nghe qua nói: \"Tưởng gì, câu tục ngữ ấy mà không đối được à? Các anh dốt thế chả trách được!\" Rồi thầy gà luôn cho các trò câu đối lại như sau: Lấy đây có bầu, có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, có đệp bánh chưng, có lưng hũ rượu. Các trò được thầy gà cho, mừng quýnh, tranh nhau học lấy làm lòng. Chiều về, cả bọn lại hiên ngang đi qua lối cũ và vào gặp cô gái để xin đối. Cô gái nghe câu đối rất phục, bằng lòng tiếp chuyện. Nhưng các trò đã bị một phen hú vía, nên đều bảo nhau bớt mồm bớt miệng, không dám giở thơ giở phú ra với cô ta nữa. Câu đối viết hộ 2 chị em góa chồng: Nghè Tân ở gần nhà một người có hai vợ, hai người vơ lại là hai chị em ruột nên ăn ở rất thuận hoà. Một hôm người chồng bị vu cao là tòng đảng với kẻ cướp nên phải đi tù mấy năm ròng, đến khi được tha không đầy một tháng thi mắc bệnh mà chết. Hai chị em xót thương chông mới sang xin ông Nghè câu đối về thờ, ông viết : Nghĩ rằng rết khoẻ nhờ chân, chị ngã em nâng đành đã vậy! Ai ngờ cóc chết hết chuyện, quan tha ma bắt biết làm sao? Giai thoại xướng họa cùng Uy Viễn Tướng Công Nguyễn Công Trứ: Tương truyền, khi Nguyễn Công Trứ về lĩnh chức Tổng đốc vùng Hải An thì Nguyễn Quý Tân vừa mới thi đậu cử nhân. Nghe tiếng quan Tổng đốc là bậc tài hoa, Nguyễn Quý Tân muốn gặp. Thế rồi từ chỗ mến tài nhau, nên tuy hơn tới ba giáp nhưng Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Quý Tân đã trở thành bạn tri âm tri kỷ. Công Trứ xin cho Nghè Tân được bổ đi làm Giáo thụ ở Bình Giang, vì nể quan Tổng đốc nên Nghè Tân nhận lời, nhưng vẫn tìm cách “gây sự” bằng cách sai con trai đem một bức thư sang dinh cụ Trứ xin cầm lấy chút tiền làm lộ phí. Nguyễn Công Trứ mở thư xem thì thấy đó là một bài thơ đường luật: vế ra: Có nghề mà lại cậy chi nghề/ Nghề thế ai ngờ lại hóa nghê/ Vạn sự bất như thân cũng hổ/ Nhất văn vô hữu nợ còn bê/ Công danh chỉ tổ đồ khoe mã/ Cờ biển còn hơn của ướt sề/ Bôn tẩu làm chi cho rách gấu/ Thà rằng ngồi đó vuốt râu dê Nguyễn Công Trứ đọc xong tuy giận nhưng không nói gì, chỉ sai người lấy tiền, cho cậu con trai của Nghè Tân mang về. Và lẽ tất nhiên là cụ Nguyễn Công Trứ cũng không quên gửi kèm thêm bài thơ họa nguyên vần, mà số từ chỉ thú vật trong đó còn nhiều hơn những...3 con so với 1 trong bài thơ của Nghè Tân! vế đối: Tám vạn nghìn tư thứ ngỗng nghề/ Thứ nghề áo mũ thứ nghề nghê/ Mày râu ngẫm lại lòng thêm hổ/ Thư kiếm sao đành dạ bỏ bê/ Xanh đỏ rẻ cùi khoe tốt mã/ Phong lưu khỉ gió hót đầy sề/ Xin đừng giở thói văn chương nữa/ Bán chó sao ngoài lại thủ dê? Năm 70 tuổi, Nguyễn Công Trứ làm bài thơ chữ Hán để mời các bạn cùng hoạ nhân dịp “thất thập cổ lai hi”. Cụ Thượng Trứ lại thích nhất bài của của ông Nghè Nguyễn Quý Tân. Sở dĩ như vậy là vì trong khi mọi người đều hoạ bằng chữ Hán thì duy nhất một Nghè Tân viết bằng tiếng Nôm: Bài thơ \"Thất thập tự thọ\" của Nguyễn Công Trứ nội dung như sau: 日對兒曹自解頣,今吾不似故吾時,隨機塊儡供人笑,逐驥年花屆古希,老實不堪粧面目,英華安用染鬚髭,自慚毫末渾無狀,怪殺鴻山有是非 Nhật đối nhi tào tự giải di, kim ngô bất tự cố ngô thì, tùy cơ khối lỗi cung nhân tiếu, trực ký niên hoa giới cổ hy, lão thực bất kham trang diện mục, anh hoa an dụng nhiếm tu tỳ, tự tàm tiên liệt hào vô trạng, quái sát Hồng Sơn hữu thị phi (Hằng ngày ta sẽ cùng chơi đùa với trẻ con, ta hôm nay không còn giống ta ngày xưa nữa, ta theo thời mà làm con rối mua cười cho thiên hạ, thấm thoát nay đã đến tuổi cổ lai hi, cái chân chất không cần trau tria mày mặt nữa, vẻ tốt tươi đem nhuộm cho râu tóc để làm gì, ta tự lấy làm thẹn chẳng có chút công trạng gì, thôi hãy phó mặc cho núi Hồng hạ lời khen chê). Bản dịch ra thơ Đường Luật của Lê Thước: \"Ngày cùng lũ trẻ cợt đùa chơi, quả thực ta nay khác trước rồi! Múa rối mấy hồi rằng giúp nước, sống lâu bảy chục cũng ơn trời! Thật thà bao quản khoe mình đẹp, tóc bạc xin đành kém vẻ tươi! Những thẹn bất tài không báo bổ, non Hồng thôi mặc tiếng trên đời!\" 1 - Bài họa bằng thơ Nôm của Nghè Tân: Bẩy mươi tuổi tác vẫn nhường ri, mới biết xưa kia buổi thiếu thì, rượu tỉnh thơ say hồn Lí Bạch, trúc cười hoa cợt thú Vương Hi, giang sơn nắm lại đôi tay khẩu, văn võ buông ra một ngón tì, cùng kiếp phù sinh hay dở sạch, dẫu ai tiếng thị với lời phi! Lấy vần Nôm họa lại vần chữ Hán là một việc rất khó, vì đó thực chất là hai ngôn ngữ, một âm vần nhưng ở hai trường nghĩa khác nhau, nhưng ông bạn trẻ Nghè Tân (lúc đó mới 34 tuổi) tài hoa đã tài tình chọn được những từ, những ý rất đắt, rất hợp tâm hợp ý của người bạn già: không gợi đến cái thời “làm con rối mua cười cho thiên hạ”, màchỉ nhắc lại “buổi thiếu thì” xưa kia với những thú vui của cầm kì, thi tửu; còn bây giờ lại vẫn cuộc chơi “ngoài vòng cương toả”, bất chấp miệng thế gian thị phi hay dở. 2 - Bài của Cao Bá Quát: 群山南望獨支頤,遙想先生未老時,自古英雄遇常異,即今齒德見眞稀,飽嘗世味终須酒,斷禁霜花不上髭,聞道鴻峰欲回首,豈應六十九年非 Quần sơn nam vọng độc chi di, dao tưởng tiên sinh vị lão thì, tự cổ anh hùng ngộ thường dị, tức kim xỉ đức kiến chân hy, bão thường thế vị chung tu tửu, đoạn cấm sương hoa bất thướng tỳ, văn đạo Hồng phong dục hồi thủ, khởi ưng lục thập cửu niên phi! (Một mình ngồi chống tay vào cằm, nhìn về các núi phía nam, xa tưởng đến hồi tiên sinh còn chưa già, sự gặp gỡ của bậc anh hùng từ xưa vẫn khác thường, những người tuổi cao đức cả (như tiên sinh) ngày nay thật hiếm thấy, mùi đời đã nếm đủ rồi rốt cuộc vẫn cần đến rượu, cấm ngặt hoa sương không cho bén vào râu, nghe nói tiên sinh muốn quay về ngọn núi Hồng, vậy lẽ nào cách xử thế năm sáu mươi chín tuổi của tiên sinh là không phải sao?) Trúc Khê dịch ra thơ Đường Luật: \"Non nam một dải ngó xa xa, nhớ lại tiên sinh lúc chửa già, từ trước anh hùng nhiều chuyện lạ, đời nay xỉ đức thấy ai chưa? Mùi đời nếm chán cần thêm rượu, râu mép phun nhiều cấm điểm hoa, nghe nói non Hồng sắp trở lại, lẽ nào lầm cả những năm qua?\" Năm 1868, vua Tự Đức cử đoàn sứ bộ sang triều cống nhà Mãn Thanh. Cầm đầu là Kinh Lược Sứ Bắc Kỳ Lê Tuấn, phó sứ là Nguyễn Tử Giản, phó sứ thứ 2 là Hoàng Tịnh. Sau 125 ngày họ đến huyện thành Hà Dương tỉnh Hồ Bắc, ở đó đoàn Sứ bộ Việt Nam được viên tri phủ Hán Dương là Ngải Tuấn Mỹ đón tiếp và tặng mỗi người một đôi câu đối: Câu đối tặng chánh sứ Lê Tuấn ( ? - 1884): Hữu khẩu tu ngôn thiên hạ sự (Có miệng nên nói việc thiên hạ) Kháng hoài bất nhượng cổ chi nhân (Nghị lực không chịu nhường người xưa) Lê Tuấn là người huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, thi đậu Hoàng giáp khoa thi Đình Quý Sửu - 1853. Ông từng làm Thượng thư bộ Hình, Kinh lược sứ Bắc Kỳ. Hòa ước năm Giáp tuất 1874 do Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và toàn quyền đại thần làm khâm sai cho quốc trưởng Pháp là Dupré, tổng thống Nam Kỳ thủy lục quân dân đại nguyên soái, cùng bàn định và kí tên. Lê Tuấn qua đời năm 1884 ở Gia Định. Krantz đưa tàu thủy hộ tống linh cữu và sứ bộ về Huế. Vua ra dụ thương tiếc, truy tặng chức hàm và sai hoàng tử trưởng Ưng Chân đến tế linh cữu Lê Tuấn. Câu đối tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890): Nguyễn Tư Giản trước có tên: Văn Phú, Địch Giản, sau mới đổi lại là Tư Giản, tự: Tuân Thúc, Hy Bật, hiệu: Vân Lộc và Thạch Nông. Nguyễn Tư Giản sinh tại làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Dưới đây là đôi câu đối do Ngải Tuấn Mĩ tặng ông lúc đi sứ Trung Quốc: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm (Mười năm chọn bạn như tìm thanh kiếm cổ) Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai) Đôi câu đối này được hậu thế gán cho Cao Bá Quát sáng tác, rước đó 14 năm, Cao Bá Quát đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (Giáp Dần 1854)... phải chăng người đời do quá yêu mến Chu Thần Tiên Sinh nên cứ thích tương truyền câu “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ông như một giai thoại để đời? Câu đối tặng phó sứ Hoàng Tịnh: Truyền thần cổ hữu Lý Tư Huấn (Truyền thần xưa có Lý Tư Huấn) Vấn tự kim vô Dương Tử Vân (Hỏi chữ nay không Dương Tử Vân) Những câu đối này được chép trong “Yên thiều bút lục” của Nguyễn Tử Giản sách viết tay của thư viện khoa học Trung ương, số A.852 tờ 18a-b; Cứ liệu trên đã được các học giả Tảo Trang và Hoa Bằng đưa ra trên tạp chí văn học số 2-Hà Nội năm 1972, trang 61 và 64. Triều Tự Đức có một vị thầy nổi danh cả một vùng đó là Ông Võ Tử Văn người làng Nại Cửu, phủ Triệu Phong (nay là huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Ông học rất giỏi nhưng chỉ có số làm thầy nhưng không có số làm quan. Học trò ông rất đông, trong số đó có ba môn sinh xuất sắc :Lê Cảnh Trinh, Lê Bá Thoại và Ông đốc Tham Triều. Một hôm, thầy Văn bảo học trò làm câu đối cho ông xem tướng, đề tài nói về cái đình làng Nại Cửu, đình làm trong một khu đất đẹp , rộng rải, thoáng mát ở đầu làng, trước có một cái hồ, sau có một cái hồ và chung quanh có tường bao bọc. Sau một hồi suy nghĩ ông Lê Cảnh Trinh đọc trước: Thành như trung, Hình như ngoại Giựt hồ hậu, Dẩn hồ tiền Văn phong thanh thoát, ý văn oai vệ thầy Văn khen hay đoán rằng sau nầy Ông Trinh sẽ làm quan to, vinh hiển làng nước, bà con được nhờ. Kế đến ông Đốc Tham Triều đọc đôi câu đối như sau:: Khí khái bình sinh thiên địa Sương thê hạ vũ xuân thu Lời văn cao ngạo, dũng mãnh nhưng buồn. Ông thầy Văn đoán rằng ông đốc về sau cũng đổ đạt làm quan to nhưng kết cục buồn. Câu đối của Ông Lê Bá Thoại cũng rất hay (hiện đã thất truyền), về sau đổ đạt rất cao. Thật vậy, khoa thi năm đó ông Lê Bá Thoại đổ Tiến Sĩ bổ nhiệm Tham Tri, Ông Lê Cảnh Trinh đổ phó bảng bổ nhiệm thượng thơ đầu triều.Ông Đốc Tham Triều cũng trúng khoa và được bổ nhậm đốc học. Trong khi làm đốc học, ông đốc Tham Triều thấy thói ngang ngược của bọn thưc dân ông ngăn không được, buồn tình ông từ quan về Tham Triều cất chòi tranh để ở ,làm thơ ngâm vịnh, vui chơi quên ngày tháng. Không lâu sau trong một đêm tối trời căn chòi tranh của ông Đốc Tham Triều bốc cháy và hỏa thiêu ông luôn, người ta nói rằng ông Đốc đã tự vẫn. Thế là ứng với câu đối buồn:...\"Sương thê hạ vũ xuân thu\". Ông Trinh đổ thấp hơn ông Thoại nhưng lại làm quan lớn hơn, điều gây ra sự hục hặc, đau đầu cho ông tiến sĩ. Một dạo nọ, quan tri phủ Triệu Phong người quê Nghệ An về trấn nhậm, ông đổ tiến sĩ nên coi thường quan Thượng chỉ là phó bảng. Không lâu, quan tri phủ vì một tội gì đó mà bị cách chức và bị đục bia tiến sĩ, không biết có phải do quan thượng hay không? Họ Lê Bá có làm mới nhà thờ, Ông quan Thượng có làm hai câu đối rất nổi tiếng, tặng họ ngoại, được treo vào hai cột ở tiền điện: Nội ngoại thù nguyên giai vọng tộc Thi thơ dư khánh hữu văn tôn Hai câu đối ngoài việc ca tụng uy danh họ hàng, còn đoán rằng trong họ sau nầy có con cháu đổ đạt cao và làm quan to. Ông quan Tham Tri chẳng chịu thua, ông làm hai câu đối cũng tài hoa và phải treo ở cửa Tam quan: Giang hữu thu lai lưu thủy diễu Đương triều vũ thế viễn sơn thanh Tuy có phần hục hặc nhau lúc sanh tiền là cả hai nhân tài sinh ra cùng một nơi và cùng thời , nhưng cả hai người đều tương kính. Bằng chứng là khi quan thượng qua đời, quan tham đi hai câu đối thể hiện sự kính trọng và tình cảm thân thương của mình; Dư thế tâm bình tố liễu công danh hoàn thế cuộc Đồng hương nghị thuyết tưởng vô ngôn mạo xúc tâm hoài", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Kinh Thư", "role": "user" }, { "content": "Khổng Tử ở vào Chế Độ Phong Kiến. Giai Cấp trong xả hội bây giờ được chia ra làm 12 giai cấp được nhiều người biết đến với danh từ 12 Bến Nước Công Dưới Vua Hầu Dưới Công Khanh Dưới Hầu Tướng Dưới Khanh Sỉ : kẻ sỉ, nho sinh Nông : nông dân - người làm ruộng Công : công nhân - người làm công Thương : Thương Gia - người buôn bán Ngư : Ngư Phủ - Dân đánh cá Tiều : Tiều Phu - Người đốn gổ Canh : Mục : Mục Đồng - Chăn Trâu", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Vườn quốc gia Bù Gia Mập", "role": "user" }, { "content": "Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở Bình Phước, Việt Nam. Vườn quốc gia này nằm cạnh khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Mondulkiri thuộc Vương quốc Campuchia, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km. Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha, trong đó diện tích tự nhiên là 21.476 ha, bao gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Ðăk Nông. Có đỉnh núi cao nhất là 700 m so với mực nước biển. Vườn có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau với ưu thế của những cây họ dầu và nhiều cây họ đậu quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc và 278 giống cây dùng làm thuốc Về động vật ở đây có 437 loài, thú có 73 loài, trong đó có 59 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 168 loài chim, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cần liên lạc trước để được hướng dẫn. Địa chỉ liên lạc: Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, ☎ 0651-724237NOCC, fax: 0651- 870674NOCC, e-mail: vqgbugiamapbp@yahoo.com. Xe máy, nên đổ đầy xăng trước khi đi vào vườn, nếu đi dọc theo tuyến biên giới cần mang theo một can xăng dự trữ. Thăm di tích lịch sử sân bay Bù Gia Mập, chốt Mỹ, điểm cuối của đường ống dẫn dầu 5.000 km. Thăm quan rừng xung quanh suối Đắk Ca-Yên Ngựa-Thác Lưu Ly, thăm quan cảnh rừng dọc đường tuần tra biên giới. Tìm hiểu văn hóa người dân tộc bản địa: người Stiêng (chủ yếu), người M'Nông,... Chiêm ngưỡng cảnh núi rừng hùng vĩ: đi học con đường vành đai biên giới (dài khoảng 72 km). Ngủ lán, tắm suối, trekking,... Đọt mây xào lá nhiếp - một món đặc của vùng này với vị đắng của đọt mây nhưng sau khi ăn thì đọng lại vị ngọt của nó. Bạn có thể lưu trú tại khu vực nhà nghỉ của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập hoặc lưu trú qua đêm trong rừng thông qua các lán. Nhà nghỉ: Nằm trong khu viên của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập (trung tâm xã Bù Gia Mập), gồm có 5 phòng (2 phòng máy lạnh, 3 phòng máy quạt) mỗi phòng có 3 giường đôi, vệ sinh khép kín, có truyền hình cáp K+. Giá phòng: Phòng máy quạt: 100.000đồng/phòng/đêm Phòng máy lạnh: 150.000đồng/phòng/đêm. Bạn có thể mang theo thức ăn hoặc liên hệ với căntin của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập. Giá ăn uống tại căntin: 20.000đồng/suất. Lán: Nằm trong rừng, các lán này thuộc sự quản lý của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập. Nếu lưu trú trong lán: bạn buộc phải mang theo thức ăn vào. Mùa mưa: cần có đồ chống vắt", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Saint Kitts và Nevis", "role": "user" }, { "content": "} Liên bang Saint Kitts và Nevis (tên gọi khác: Liên bang Saint Christopher và Nevis) là một đảo quốc nằm trong Quần đảo Leeward, Tây Indies. Đây là một đảo quốc nhỏ nhất nằm trong cả hai danh sách của Hoa Kỳ: Danh sách các quốc gia theo diện tích và Danh sách các quốc gia theo dân số. Liên bang Saint Kitts và Nevis thuộc khu vực Trung Mỹ. Thành phố thủ đô và tổng hành dinh của chính phủ Liên bang nằm trên đảo Saint Kitts(Theo ý kiến của nhiều người, tên gọi ngày nay của hòn đảo này bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha (\"San Cristóbal\") do Christopher Columbus đặt cho. Bang Nevis, còn có tên gọi khác \"Nuestra Señora de las Nieves\" (tạm dịch \"Bà Tuyết của chúng tôi\"), là một bang nhỏ nhất của đảo quốc này; nó nằm trên phần diện tích rộng khoảng 2 dặm (3 km) ở phía Đông - Nam Saint Kitts, cắt ngang qua con kênh có tên \"The Narrows\". Theo các tài liệu lịch sử, Anguilla, một thuộc địa của thực dân Anh, từng là một phần của Liên bang, nhưng sau đó ta1hc ra và được biết đến với tên gọi vùng lãnh thổ Saint Christopher-Nevis-Anguilla như ngày nay. Saint Kitts và Nevis là một lãnh thổ địa lý thuộc quần đảo Leeward; giáp Saint Eustatius, Saba, Saint Barthélemy,và Saint Martin ở phía Bắc Đông Bắc; giáp Antigua và Barbuda về phía Đông Bắc; còn ở phía Đông Nam, giáp đảo quốc nhỏ, không người ở Redonda, và đảo Montserrat, khu vực thường xuyên xảy ra những đợt núi lửa lớn. Trận chiến giữa người Anh và người CaribNăm 1493, Cristoforo Colombo đặt chân lên đảo St. Kitts, đặt tên đảo theo tên vị thánh bổn mạng của ông ta, Cristoforo (Thánh Christopher), nhưng những người định cư từ Anh sang (1623) đã rút gọn tên gọi thành St. Kitts. Đảo này trở thành thuộc địa của Anh, thổ dân Carib bị đánh đuổi và các nô lệ Da đen được đem đến từ châu Phi. Danh từ Nevis xuất phát từ những đám mây quanh chóp đỉnh của đảo giống như tuyết (tiếng Tây Ban Nha, las nieves nghĩa là tuyết). Các đảo này bị thực dân Anh chiếm đóng vào thế kỉ 17, trở thành thuộc địa Anh từ năm 1783 (Hiệp ước Versailles). Liên bang gồm ba đảo: St. Kitts, Nevis và Anguilla được thành lập năm 1967, nhưng sau đó Anguilla đã rút khỏi liên bang. Quốc gia này đạt được quy chế tự trị năm 1967, trở thành quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh năm 1983. Giá đường thế giới giảm sút làm tổn hại đến nền kinh tế trong nửa thập niên 1980. Chính phủ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào sản xuất đường của đảo quốc, đa dạng hóa nền kinh tế, khuyến khích phát triển du lịch tài chính. Năm 1990, người đứng đầu đảo Nevis loan báo ý định tách đảo này khỏi Khối thịnh vượng chung Anh năm 1992, nhưng cuộc bầu cử địa phương (tháng 6 năm 1992) đã trì hoãn ý định này. Tháng 8 năm 1998, 62% dân chúng bỏ phiếu cho việc li khai đảo Nevis, nhưng không đạt được 2/3 số phiếu yêu cầu. Quốc gia liên bang gồm hai đảo St.Kitts (176 km2) và đảo Nevis (93 km2) ở quần đảo Tiểu Antilles, Trung Mỹ với diện tích 269 km2. Đảo St.Kitts có dạng gần giống hình trái xoan, ngoại trừ một dải bán đảo hẹp và dài ở phía Đông Nam; đỉnh núi cao nhất là Mount Liamuiga (1.156 m). Đảo Nevis là một ngọn núi (Nevis Peak, 985 m) được bao bọc bởi các vỉa san hô. Một eo biển khoảng 3 km tách rời hai đảo này. Chính trị[sửa]Đất nước này là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh với Nữ hoàng Elizabeth II là người đứng đầu của nhà nước, có đại diện tại St. Kitts và Nevis là một vị Toàn quyền. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ đắc cử khi đảng của thủ tướng chiếm đa số ở Hạ viện. St Kitts và Nevis có một cơ quan lập pháp đơn viện, được gọi là Quốc hội. Nó bao gồm 14 thành viên: 11 thành viên đại diện dân cử (ba hòn đảo Nevis) và ba thượng nghị sĩ, những người được bổ nhiệm bởi Toàn quyền. Hai trong số các thượng nghị sĩ được bổ nhiệm theo lời đề nghị của Thủ tướng, và một theo lời đề nghị của các nhà lãnh đạo của phe đối lập. Không giống như ở các nước khác, các thượng nghị sĩ không phải là đại biểu của một Thượng viện riêng biệt. Tất cả các đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng và Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Saint Kitts và Nevis là một thành viên đầy đủ của Cộng đồng Caribbe (CARICOM) và Tổ chức Đông Caribbe (OECS). Saint Kitts và Nevis là một liên bang đảo có nền kinh tế du lịch phát triển của mình, nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất khác tương đối phát triển. Đường đã được xuất khẩu chủ yếu từ các nông trại mía địa phương, nhưng chi phí sản xuất tăng cao, giá thị trường thế giới thấp, và nỗ lực của chính phủ để giảm sự phụ thuộc vào nó đã dẫn đến một sự đa dạng hóa ngày càng tăng của ngành nông nghiệp. Năm 2005, chính phủ quyết định đóng cửa công ty đường thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có thiệt hại kinh tế góp phần quan trọng cho sự thâm hụt ngân sách. Các đồn điền mía cũ vẫn thống trị cảnh quan quốc đảo, tuy nhiên nhiều đồn điền mía đang được đốt cháy để nhường chỗ cho phát triển đất đai, đặc biệt là ở phía bắc của hòn đảo, trong các giáo xứ Saint John Capisterre và Christchurch. Nông nghiệp, du lịch, sản xuất theo định hướng xuất khẩu, và các lĩnh vực ngân hàng ngoài khơi đang được phát triển và hiện đang tham gia vai trò lớn hơn trong nền kinh tế của đất nước. Sự phát triển của ngành du lịch đã trở thành nguồn thu ngoại tệ chính cho Saint Kitts và Nevis. Đất nước này cũng đã phát triển một ngành công nghiệp may mặc, lắp ráp thành công và một trong các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử lớn nhất trong vùng Caribe. St Kitts phụ thuộc vào du lịch để lái nền kinh tế của nó. Du lịch đảo đã được mở rộng từ năm 1978. Trong năm 2009, đã có 587.479 lượt khách đến Saint Kitts so với 379.473 trong năm 2007. Sự tăng trưởng này thể hiện mức tăng chỉ dưới 40% trong một khoảng thời gian 2 năm. Basseterre Cayon Charlestown (Saint Kitts và Nevis) Dieppe Bay Town Gingerland Newcastle Old Road Town Sandy Point Town Công dân của các quốc gia thịnh vượng chung, Tổ chức các nước châu Mỹ (ngoại trừ Cộng hòa Dominica), Puerto Rico, US Virgin Islands và các nước sau đây không cần thị thực: Áo, Bahrain, Bỉ, Đan Mạch, Ai Cập, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Jordan, Hàn Quốc, Kuwait, Liechtenstein, Monaco, Vương quốc Hà Lan *, Na Uy, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, và United Arab Emirates. Bao gồm Aruba, Bonaire, Curaçao, Saba, Sint Eustatius, và Sint Maarten ngoài Hà Lan ở châu Âu. Đơn xin thị thực phải được gửi email đến Đại sứ quán tại Washington, DC. Trong đơn của bạn phải bao gòm mẫu đơn xin hoàn chỉnh bản gôc (bạn không thể sao chép các hình thức và gửi), hộ chiếu (còn giá trị ít nhất 6 tháng sau khi bạn đến thăm Saint Kitts và Nevis, 2 ảnh hộ chiếu kích thước và lệ phí thị thực ($ 50). bạn cũng phải bao gồm lệ phí gửi thư. Lệ phí bình thường là $ 5, nhưng nếu bạn muốn nhanh bưu chính qua đêm, lệ phí là $ 15,75. Các chuyến bay hàng ngày có sẵn từ San Juan, PR trên hãng American Eagle, cũng như thông qua British Virgin Islands / Tortola. American Airlines bay ba chuyến một tuần từ Miami (nhiều chuyến bay trong mùa du lịch. American Airlines bây giờ bay hai lần một tuần đến New York. Bắt đầu từ tháng 2 năm 2008 Delta Airlines sẽ có tuyến bay thẳng đến St Kitts từ Atlanta. US Airways có các chuyến bay trực tiếp từ Charlotte American Airlines. cũng đã cung cấp các chuyến bay thuê trực tiếp từ Dallas / Ft. Worth trên 767. Từ Anh, British Airways bắt đầu các chuyến bay thẳng từ London Gatwick vào tháng 1 năm 2009. Các chuyến bay sẽ được một lần một tuần, vào ngày thứ Bảy. Từ Canada, có một chuyến bay thuê thuê chuyến thẳng từ Toronto đến St Kitts đầu ngày 19 tháng 12 cho đến tháng tư với Skyservice. Leeward Islands Air Transport (Antigua, Barbados, Guyana, St Croix, St Kitts & Nevis, St Thomas, San Juan, Tortola) DHC8-100, 300 Có một tour du lịch đường sắt cảnh [1] mà đi qua các phần của tuyến đường sắt khổ hẹp trước đây được sử dụng cho các nhà máy đường. Nếu có nhiều tàu biển du lịch lớn đến thăm đảo, du lịch tàu tổ chức có thể điền vào tàu. Taxi và xe buýt đông hơn những người cần chúng trong St Kitts. Hãy chắc chắn thương lượng trả trước chi phí của chuyến đi, đặc biệt chú ý nếu giá vé là ở Hoa Kỳ và EC đô la. Giấy phép lái xe tạm thời giấy phép có sẵn, cũng như cho thuê xe hơi một số cơ quan. Có nhiều hướng dẫn tour du lịch phổ biến ở St Kitts sẽ cung cấp cho bạn một tour du lịch của hòn đảo. Một hướng dẫn viên như vậy là Thenford Grey Đảo Du lịch hoặc du ngoạn đảo Grey [2]. Xe buýt nhỏ tạo thành hệ thống giao thông công cộng trên đảo. Vé rẻ hơn so với taxi nhiều và có thể được gắn cờ xuống trong khi trong lộ trình. Nếu họ có đầy đủ các trình điều khiển sẽ sáng đèn và tham gia thảo luận trên. Dịch vụ nói chung không mở rộng đến Vịnh Frigate hoặc bán đảo phía Nam. Đó là lĩnh vực taxi. Taxi và xe buýt sử dụng định dạng tương tự của xe buýt nhỏ, sự khác biệt là xe taxi có một tấm giấy phép vàng và bắt đầu với T thư và xe buýt có màu xanh lá cây mà bắt đầu bằng chữ H. xe buýt giá vé khác nhau nhưng trong năm 2005 là từ 1,25 EC và 5 EC tùy thuộc vào chiều dài của chuyến đi.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bắc Kinh", "role": "user" }, { "content": "Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012. Bắc Kinh nằm ở Hoa Bắc, và là một trực hạt thị dưới quyền chính phủ Trung ương, với 14 quận nội thị và cận nội thị cùng hai huyện nông thôn. Bao quanh hầu hết Bắc Kinh là tỉnh Hà Bắc, trong khi Thiên Tân giáp với Bắc Kinh ở phía đông nam. Bắc Kinh là thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc nếu xét theo dân số đô thị, xếp sau Thượng Hải; và là trung tâm chính trị, văn hóa và giáo dục của Trung Quốc. Thành phố là nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty quốc hữu lớn nhất Trung Quốc, và là một đầu mối giao thông chính của các hệ thống quốc lộ, đường cao tốc, đường sắt và đường sắt cao tốc tại Trung Quốc. Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay bận rộn thứ hai trên thế giới theo số lượng hành khách. Lịch sử của thành phố đã có từ ba thiên niên kỷ. Là kinh đô cuối cùng trong tứ đại cổ đô Trung Quốc, Bắc Kinh đã là trung tâm chính trị của quốc gia trong phần lớn thời gian suốt bảy thế kỷ qua. Thành phố nổi tiếng với các cung điện sang trọng, chùa miếu, hoa viên, lăng mộ, tường và cổng thành, cùng với đó, các kho tàng nghệ thuật và các trường đại học đã biến Bắc Kinh thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật tại Trung Quốc. Chỉ có vài thành phố trên thế giới từng là trung tâm chính trị và văn hóa của một khu vực rộng lớn trong thời gian lâu đến vậy. Bắc Kinh có 14 quận và 2 huyện. Ngày 1/7/2010, các khu Sùng Văn và Tuyên Vũ đã được hợp nhất tương ứng vào các khu Đông Thành và Tây Thành. Bốn quận trung tâm được nằm ở trong hoặc ngay ngoài đường vành đai hai. Đây là vị trí của tường thành phố cổ Bắc Kinh và là nơi bạn sẽ tìm thấy hầu hết các điểm tham quan và các lựa chọn nơi ăn uống, giải trí tốt. Các quận là: Bốn khu tiếp theo cũng khá gần trung tâm. Các quận này thường được gọi là khu vực ngoại ô nội thành. Tại các quận này bạn sẽ tìm thấy các trường đại học đồi Tây, các địa điểm tổ chức Olympic, khu vực kinh doanh và đại sứ quán, giải trí và quán bar cũng như khu vực nghệ thuật. Các huyện là: Mười quận và huyện còn lại nằm khá xa trung tâm. Thành phố Bắc Kinh nằm trên vùng đất thấp và bằng phẳng, với độ cao thường nằm trong khoảng 40-60m trên mực nước biển. Điểm cao nhất trong khu thành cổ là đỉnh của Cảnh Sơn với độ cao là 88,35 m, từ đây có thể nhìn toàn cảnh Tử Cấm thành. Đỉnh của Vạn Thọ Sơn (万寿山) thuộc Di Hòa Viên có độ cao 109 mét (358 ft). Vùng đồng bằng từ Bắc Kinh kéo dài xa về phía đông đến Sơn Hải quan bên bờ Bột Hải và xa về phía nam đến Nam Kinh. Ở phía tây Bắc Kinh có Tây Sơn, có thể nhìn thấy núi này từ nội thị vào những ngày quang đãng. Tây Sơn tạo thành sườn núi phía đông của Thái Hành Sơn- dãy núi chạy theo chiều bắc-nam và tạo thành xương sống phía tây của Hà Bắc. Tây Sơn bao trùm gần như toàn bộ các quận Phòng Sơn và Môn Đầu Câu ở phía tây thành phố. Đông Linh Sơn (东灵山, cao 2.303 mét (7.556 ft)), một đỉnh núi của Tây Sơn nằm trên ranh giới với Hà Bắc, là đỉnh cao nhất tại Bắc Kinh. Đỉnh này nằm cách trung tâm thành phố 122 km (76 mi). Tây Sơn cũng được biết đến với các đồng cỏ núi cao và các hẻm núi sông, bao gồm Thập Độ (十渡). Vùng chân núi của Tây Sơn vươn đến tận vùng đô thị của thành phố, bao gồm Hương Sơn (香山)- một điểm đến du lịch lớn và Lão Sơn- nơi diễn ra thi đấu xe đạp leo núi trong Thế vận hội Mùa hè 2008. Các dãy núi ở bắc bộ của Bắc Kinh bao gồm Bát Đạt Lĩnh, Quân Đô Sơn (军都山) và Phượng Hoàng Lĩnh (凤凰岭) đều thuộc Yên Sơn, chạy theo hướng đông-tây, ngang qua bắc bộ tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn chia tách bình nguyên Hoa Bắc với thảo nguyên và có ý nghĩa quân sự quan trọng trong lịch sử. Toàn bộ các đoạn Trường Thành thuộc Bắc Kinh đều được xây dựng trên dãy Yên Sơn, với cao độ lớn nhất là 2.241 m (7.352 ft) tại Hải Đà Sơn (海坨山) trên ranh giữa giữa huyện Diên Khánh và tỉnh Hà Bắc. Yên Sơn và Tây Sơn gặp nhau tại Nam Khẩu thuộc quận Xương Bình ở tây bắc của thành phố. Chỗ giao nhau tạo thành một đường đứt đoạn lớn và thung lũng sụt lún, và các tuyến đường bộ và đường sắt chính vượt sang phía tây bắc của thành phố đều đi qua chỗ này. Bắc Kinh có khí hậu lục địa ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, khá khô hạn (phân loại khí hậu Köppen Dwa), có đặc trưng là mùa hèư nóng và ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Á; và mùa đông thường lạnh, lộng gió và khô do ảnh hưởng của áp cao Siberi. Vào mùa xuân, Bắc Kinh có thể phải chịu các cơn gió cát thổi đến từ thảo nguyên Mông Cổ, kèm theo đó là nhiệt độ ấm lên nhanh chóng, song thường khô. Mùa thu cũng giống mùa xuân, Bắc Kinh được nhận một lượng mưa nhỏ, song mùa này có không khí khô và lạnh và kéo dài ngắn. Nhiệt độ trung bình tháng của Bắc Kinh vào tháng 1 là −3,7 °C, trong khi vào tháng 7 là 26,2 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm là khoảng 570 mm (22,4 in), với gần ba phần tư xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8. Nhiệt độ cực độ là từ −27,4 °C đến 42,6 °C. Kinh kịch là một thể loại kịch nghệ truyền thống được biết đến khắp Trung Quốc. Kinh kịch thường được tán dương là một trong các thành tựu lớn nhất của văn hóa Trung Quốc. Thể loại kịch nghệ này được biểu diễn với việc kết hợp điệu hát, đối thoại, và hành động theo quy luật liên quan đến cử chỉ, chuyển động, chiến đấu và nhào lộn. Kinh kịch phần lớn được biểu diễn bằng cổ ngữ, khá khác so với phương ngữ Bắc Kinh hiện nay. Ẩm thực Bắc Kinh tiếp thu các truyền thống nấu nướng trên khắp Trung Quốc, trong đó vịt quay Bắc Kinh có lẽ là món ăn được biết đến nhiều nhất. Phục linh giáp bính (茯苓夹饼) là một loại đồ ăn nhanh truyền thống của Bắc Kinh, nó là một cái bánh (bính) giống như một chiếc đĩa phẳng và được nhồi một thứ được làm từ phục linh, một loại nấm được sử dụng trong Trung y. Các trà quán khá phổ biển tại Bắc Kinh. Công nghệ và truyền thống làm Cảnh Thái lam (景泰蓝) là một đặc trưng nghệ thuật của Bắc Kinh, và là một trong những nghề thủ công được tôn kính nhất tại Trung Quốc. Muốn làm được Cảnh Thái lam phải có các quy trình tỉ mỉ và phức tạp. [58] Sơn màu Bắc Kinh cũng nổi tiếng với các mẫu hình tinh tế và có hồn được khắc trên bề mặt. Trong những thập niên gần đây, các cư dân trẻ của Bắc Kinh đã bị thu hút vào cuộc sống về đêm, phá vỡ truyền thống văn hóa khi xưa là chỉ hạn chế trong tầng lớp thượng lưu. Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô Bắc Kinh. Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh là sân bay nhộn nhịp nhất Trung Quốc, lượng khách tăng trưởng 2 con số kể từ năm 2003, là sân bay bận rộn nhất Châu Á về lượng máy bay hoạt động, vượt lên trên Sân bay Quốc tế Tokyo. Về lượng khách, sân bay này bận rộn thứ 2 Châu Á và bận rộn thứ 14 thế giới năm 2005 với tổng lượng khách phục vụ là 33.143.003, cao hơn Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 488.495 lượt chuyến, 65.329.851 lượt khách. Năm 2010, sân bay phục vụ 73,8 triệu lượt khách, là sân bay lớn nhất Trung Quốc về lượt khách thông qua, là sân bay thứ 2 thế giới về số lượt khách thông qua, chỉ sau sân bay quốc tế Hartsfield–Jackson Atlanta ở thành phố Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ (với 89,3 triệu lượt khách). Sân bay này cách trung tâm Bắc Kinh 20 km về phía đông bắc. Có tuyến bay thẳng giữa sân bay này với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn có thể nối chuyến giữa Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh đến Thâm Quyến, Đài Loan hay Hồng Kông sau đó đến Bắc Kinh. Bắc Kinh là một trong các đầu mối lớn nhất trong mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Tám tuyến đường sắt tỏa ra từ Bắc Kinh đến: Thượng Hải (tuyến Kinh-Hỗ), Quảng Châu (tuyến Kinh-Quảng), Cửu Long thuộc Hồng Kông (tuyến Kinh-Cửu), Cáp Nhĩ Tân (tuyến Kinh-Cáp), Bao Đầu (tuyến Kinh-Bao), Tần Hoàng Đảo (tuyến Kinh-Tần), Thừa Đức (tuyến Kinh-Thừa) và Nguyên Bình (Kinh-Nguyên). Thêm vào đó, Bắc Kinh còn là điểm đầu của các tuyến đường sắt cao tốc: đoạn Bắc Kinh-Thạch Gia Trang thông xe năm 2012 của đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông, đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải thông xe vào năm 2011, đường sắt liên thành Bắc Kinh - Thiên Tân thông xe vào năm 2008. Các ga đường sắt chính của Bắc Kinh là ga Bắc Kinh- mở cửa từ năm 1959; ga Bắc Kinh Tây- mở cửa từ năm 1996; và ga Bắc Kinh Nam- được xây dựng lại thành một ga đường sắt cao tốc vào năm 2008. Bắc Kinh được kết nối bằng đường bộ đến mọi nơi tại Trung Quốc, 9 tuyến đường cao tốc quốc gia và 11 tuyến quốc lộ của Trung Quốc đi qua Bắc Kinh. Giao thông đô thị Bắc Kinh dựa vào 5 tuyến đường vành đai đồng tâm bao quanh thành phố, trong đó khu vực Tử Cấm thành được xác định là tâm điểm của các tuyến đường vành đai. Các tuyến đường vành đai của Bắc Kinh có hình dạng giống với hình chữ nhật hơn là vòng tròn. Không có đường vanh đai 1 chính thức, đường vành đai 2 nằm trong nội thị. Các tuyến đường vành đai có khuynh hướng trở nên tương như như đường cao tốc khi chúng mở rộng ra phía ngoài, trong đó đường vành đai 5 và đường vành đai 6 hoàn toàn là đường cao tốc quốc gia, chỉ có giao điểm với các đường khác. Hệ thống đường xá tương đối kém phát triển đã làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông của Bắc Kinh. Bố trí đô thị của Bắc Kinh cũng góp phần vào điều này. Tàu điện ngầm Bắc Kinh mở cửa vào năm 1971, và chỉ có hai tuyến cho đến khi tuyến 13 bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Từ đó, hệ thống tàu điện ngầm đã được mở rộng thành 6 tuyến. Tuyến 1 và tuyến Bát Thông, băng qua hầu như toàn bộ khu vực đô thị của Bắc Kinh từ đông sang tây. Tuyến 4 và tuyến 5 là hai tuyến bắc-nam. Thành phố có gần 700 tuyến xe buýt và xe ô tô điện, bao gồm ba tuyến xe buýt nhanh. Bắc Kinh từ lâu đã nổi tiếng với số lượng xe đạp trên các đường phố. Tuy vậy, với sự gia tăng của số lượng ô tô, việc sử dụng xe đạp đã suy giảm, song vẫn là một hình thức giao thông địa phương quan trọng. Có thể trông thấy một lượng lớn người đi xe đạp trên các đường phố Bắc Kinh, và hầu hết các tuyến đường chính đều có làn riêng cho xe đạp. Bắc Kinh có địa hình tương đối bằng phẳng, khiến cho việc đi xe đạp trở nên thuận tiện. Cố Cung hay Tử cấm thành: được xây dựng theo kết cấu ba vòng thành, tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là công trình kiến trúc bằng gỗ cổ đại lớn nhất, quy mô nhất còn tồn tại đến ngày nay trên thế giới. Được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 4 (nhà Minh), đến nay Tử Cấm Thành đã có hơn 600 năm lịch sử. Cố Cung là một trong các địa điểm thu hút khách chính ở Bắc Kinh. Thiên An Môn là quảng trường được người dân Trung Quốc xem như là trung tâm của đất nước. Đây là nơi chứng kiến và diễn ra rất nhiều sự kiện trọng đại của Trung Quốc như cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn 1989 (còn được biết đến với tên gọi Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn). Đến quảng trường Thiên An Môn, bạn có thể đi thăm bia kỉ niệm anh hùng Nhân dân, lăng Mao Trạch Đông, bảo tàng lịch sử quốc gia, đại lộ Trường An Vạn lý trường thành: Được xây dựng vào thời nhà Tần, từ thế kỷ 5 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 16, bức tường thành dài nổi tiếng của Trung Quốc, Vạn lý trường thành (ý nghĩ là Thành dài vạn lý) là một công trình có thể coi là lớn nhất của loài người từng tạo ra, là một kì quan được dựng xây bằng xương máu. Vào thời điểm đó, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng nhằm chống lại sự xâm lược của giặc ngoài. Di Hòa Viên: Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm. Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó có diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm 3 khu vực. Khu hành chính chủ yếu là Nhân Thọ Điện – nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự. Khu nghỉ ngơi gồm các điện và vườn hoa. Và cuối cùng là khu phong cảnh. Sân vận động Olympic hay sân vận động tổ chim: Được khởi công xây dựng vào năm 2001, sân vận động Olympic Bắc Kinh được người ta biết đến với cái tên sân vận động \"Tổ chim\" do thiết kế độc đáo của nó. Đây là một công trình lớn của Trung Quốc được xây dựng phục vụ cho Olympic với tổng diện tích sàn hơn 250000 mét vuông, và có sức chứa tới 91.000 người. Đến Bắc Kinh, du khách cũng đừng nên bỏ qua cơ hội thăm quan địa điểm này để chime ngưỡng một trong những công trình phục vụ cho Olympic Bắc Kinh lớn nhất thế giới. Khi bạn muốn học tiếng Trung tại Bắc Kinh bạn có thể đăng ký vào Đại học hoạc Trường học ngôn ngữ. Trường học tiếng Trung tại Bắc Kinh: Học viện Gateway Bắc Kinh 北京网关学校 Běijīng Wǎngguān Xuéxiào LTL tiếng Trung Địa chỉ email: info@ltl-shanghai.com, điện thoại: + 86 (0) 21 3368 0866 Trường học Hutong School Thượng Hải Điện thoại: (+86) 10 6403 8670 Việt Nam, 32 Guanghua Lu, ☎ +86 010-65321155, fax: +86 010-65325720. Vương quốc Anh, 11 Guanghua Lu, ☎ +86 010-5192 4000, fax: +86 010-6532 1937. Hoa Kỳ, 3 Xiushui Beijie, ☎ +86 010-65323831, fax: +86 010-65323431, e-mail: AmCitBeijing@state.gov. American Citizen Services M Tu Th F 08:30-12:00, 14:00-16:00, W 08:30-12:00, closed American and Chinese holidays. Cộng hòa Séc, Guangqumen Outer St S, ☎ 010-65326902NOCC. Thiên Tân Mông Cổ Tây An Quảng Châu Thượng Hải Vũ Hán", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Herning", "role": "user" }, { "content": "Herning là một thành phố ở Jutland thuộc Đan Mạch. Herning là trên tuyến đường sắt Struer kết nối theo giờ từ Copenhagen (3,5 giờ, DKK 300) Hầu hết mọi nưi có thể đi bộ. Taxi:Taxi Herning, điện thoại: +45' '97.120.777 Herning Kunstmuseum Bộ sưu tập nghệ thuật thành phố được đặt trong một tòa nhà tròn rất nghệ thuật từ năm 1965, trong đó sân sân chi phối bởi một bức tranh gốm sứ 1000 m2 \"Fantasiens Leg om Livets Hjul\" (The fantacy's play with the wheel of life). Tòa nhà này ban đầu được xây dựng như nhà máy áo sơ mi Angli. Xung quanh bảo tàng này trong 40 năm qua phát triển một bộ sưu tập toàn bộ hình nghệ thuật ... Khu vực bảo tàng cũng có Bảo tàng của Carl-Henning Pedersen & Alfelts khac. Hai quốc tế biết đến nghệ sĩ Đan Mạch. Công viên Điêu khắc Nguyên có nghĩa là như một khu vực tiêu khiển cho các nhân viên của nhà máy sản xuất áo sơ mi. Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tim Herning. Một bảo tàng tuyệt đẹp được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư nổi tiếng người Mỹ Steven Holl. Vườn hình học bởi C.Th. Sørensen Nhà Utzon Một nguyên mẫu để nhà trường bởi Jørn Utzon Elia Các tác phẩm điêu khắc lớn nhất ở phía bắc của châu Âu. Decolux, Sandagervej 2, ☎ +45 97225188, e-mail: decolux@info.dk. Giá gồm ăn sáng, Tây Bắc của thành phố, 30 phút đi bộ. Dùng chung vòi tắm và nhà bếp. . DKK 350. Hotel Skarrildhus, Sdr. Ommevej 4 · Skarrild. Khách sạn nằm bên ngoài Herning. Phòng hội nghị và các phòng tốt đẹp với xem. .", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Cánh đồng Chum", "role": "user" }, { "content": "Cánh đồng Chum là một khu vực có nhiều chum ở Trung Lào. Phonsavan là địa điểm đầu mối để tham quan Cánh đồng Chum. Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, được những người thuộc nhóm Môn-Khmer mà nền văn hóa của họ ngày nay không được người ta hiểu biết thấu đáo làm ra. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên - 800 sau Công Nguyên. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm. Các câu chuyện huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung - đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng. Người phương tây đầu tiên tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng chum là một nhà khảo cổ học người Pháp tên là Madeleine Colani thuộc Viện Viễn đông Bác cổ (École Française d'Extrême Orient những năm 1930. Bà đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật khu vực cánh đồng chum và phát hiện ra một hang động gần đấy với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt. Các khai quật của bà là toàn diện nhất dù đã có những cuộc khai quật khác.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quảng Ninh", "role": "user" }, { "content": "Quảng Ninh là một tỉnh của Việt Nam. Tàu hỏa: Nếu muốn di chuyển bằng tàu hỏa đến Quảng Ninh thì du khách sẽ dừng chân tại Ga Yên Viên, hoặc Ga Hạ Long, tuy mất nhiều thời gian cho việc đi lại nhưng bù lại du khách tiết kiệm được nhiều chi phí. Ô tô: Các tuyến xe tới Quảng Ninh thường tập trung tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát với tần suất khoảng 5-15 phút/chuyến. Giá vé là 100.000 đồng/người/chặng. Các nhà xe uy tín các mình nên lựa chọn như là: Kumho Việt Thanh, Phúc Xuyên, Đại Phát, Đức Phúc... Xe máy: Có thể thuê ở đây hoặc đi từ Hà Nội tới thành phố Hạ Long có 2 đường đi chính, tất cả đều có biển chỉ dẫn rõ ràng mạch lạc nha. Đường gần nhất là đi theo đường 5 tới ngã ba Sài Đồng rẽ hướng Bắc Ninh. Từ Bắc Ninh theo đường 18 qua Phả Lại – Chí Linh – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long. Hoặc chúng mình có thể đi theo hướng Sân bay Nội Bài – Bắc Ninh – Quốc lộ 18A qua Phả Lại – Sao Đỏ – Đông Triều – Uông Bí – Hạ Long. Đi biển dân biển Trà cổ , Móng cái . Uông bí có màu thông ( Nấm thông ) ăn rất ngon Yên tử có măng trúc Nước khoáng Quang Hanh", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Interlaken", "role": "user" }, { "content": "Interlaken là một thành phố nhỏ ở khu vực Cao nguyên Trung bộ của Thụy Sĩ. Nằm giữa hai hồ Alpine (Hồ Brienz (Brienzersee) và Hồ Thun (Thunersee)), Interlaken là một căn cứ phổ biến cho các môn thể thao ngoài trời và đi du lịch tại xung quanh Bernese Oberland Alps. Interlaken chính nó là một điểm đến kỳ nghỉ tuyệt vời. Interlaken là thủ đô thể thao ngoài trời và hành động của Thụy Sĩ, với nhiều môn khác nhau như từ nhảy dù, nhảy bungee, đi bộ đường dài, vượt thác ghềnh, đến hẻm núi Xe lửa đến thường xuyên từ Zurich, Geneva, Basel, Berne và Luzern. Kết nối tại Spiez cung cấp quyền truy cập vào bang Valais và Ý qua Lötschberg và Simplon đường hầm. Có hai ga: Interlaken Ost (phía đông) và Interlaken West, sau này là gần trung tâm thành phố. Hầu hết các xe lửa dừng lại ở cả hai địa điểm, ngoại trừ tàu Luzern và đoàn tàu đi Lauterbrunnen và Grindelwald mà chỉ dừng lại ở trạm Ost. Theo Autoroute A8 (N8 cũ) vào trung tâm thành phố. Bus2alps [1] vận hành xe buýt tin trực tiếp từ Florence, Rome, Paris và Munich đến Interlaken. Thời khóa biểu làm khác nhau nhưng là bận rộn nhất trong tháng Hai và tháng Ba để phục vụ cho các hoạt động thể thao mùa đông. Gói đi du lịch và chỗ ở có sẵn và các nhóm nhỏ và lớn được đáp ứng. FlorenceForFun [2] cung cấp vận chuyển bằng xe buýt tư nhân và các gói nơi ăn nghỉ khởi hành từ Florence vào tối thứ ba. Chuyến đi khởi hành trong tháng mười một và đầu tháng Mười Hai sau đó giữa tháng đến giữa tháng cho các hoạt động mùa đông. Ngày khởi hành mùa hè trong tháng Năm, tháng Sáu và tháng Chín. Kiểm tra các trang web cho những ngày khởi hành và một hành trình đầy đủ. mysterytours [3] cung cấp vận chuyển giữa sân bay và thành phố và cung cấp một tour du lịch tham quan đến Interlaken hồ (Bienzlake-Thunlake) và danh lam thắng cảnh thác nước 17 km trong thung lũng Lauterbrunnen www.truemmelbach.ch, muerrenbachfall, staubbachfall", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Vĩnh Long", "role": "user" }, { "content": "Vĩnh Long là một ở Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh của Việt Nam. Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng nam theo đường quốc lộ 1. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía bắc, đông bắc và nam đông nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. Năm 1732, Vùng đất Vĩnh Long thời ấy được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên của tỉnh là Châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Năm 1779, đổi tên thành Hoằng Trấn dinh. Giai đoạn từ năm 1780 đến năm 1805, đổi thành Vĩnh Trấn, từ năm 1806 đến năm 1832, Vĩnh Trấn được đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành với vai trò là một tỉnh. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tỉnh Vĩnh Long được tái lập lần thừ 2. Từ năm năm 1976 đến tháng 5 năm 1992, mang tên là tỉnh Cửu Long, Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay. Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương... Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, đình Tân Giai, đình Tân Hoa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, v.v... Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua, cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54 và quốc lộ 80. Các tuyến giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng khá thuận lợi, các tuyến giao thông này nối liền tỉnh Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bồ Đào Nha", "role": "user" }, { "content": "Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa), là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của lục địa châu Âu. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc Bồ Đào Nha. Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynete, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và nhiều những dân tộc Đức như Suevi, Buri, và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đạm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ 5, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc gốc Đức tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ 8, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc gốc Đức theo đạo Thiên Chúa về một mối. Những thế kỷ kế tiếp, dân đạo Thiên Chúa cố đánh đuổi người Hồi giáo trong cuộc \"Tái chinh phục\" (Reconquista). Tỉnh Bồ Đào Nha được thành lập và là một phần của Vương quốc Galicia. Vì vương quốc được thành lập, công nhận năm 1143 và có biên giới ổn định năm 1249, Bồ Đào Nha tự nhận là quốc gia dân tộc lâu đời nhất ở châu Âu. Trong suốt thế kỷ 15 và 16, nhờ thám hiểm hàng hải, Bồ Đào Nha đã thành lập một đế quốc toàn cầu bao gồm những thuộc địa ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, trở thành một trong những nền kinh tế, chính trị và quân sự mạnh nhất thế giới. Năm 1580, Bồ Đào Nha liên minh với với Tây Ban Nha tạo thành Liên Minh Iberia, tuy nhiên vào năm 1640, Bồ Đào Nha cũng cố lại chủ quyền và độc lập trong cuộc Chiến tranh Khôi phục Bồ Đào Nha dẫn đến một triều đại mới được thành lập và trở về tình trạng chia tách của hai vương triều và đế quốc. Năm 1755, có động đất ở Lisbon, bị Tây Ban Nha và Pháp xâm lược, mất thuộc địa lớn nhất, Brasil, dẫn đến sự mất ổn định về chính trị và tiềm năng kinh tế cũng như sự giảm sút sức mạnh toàn cầu suốt thế kỷ 19. Năm 1910, chế độ quân chủ bị lật đổ, nền cộng hòa được thành lập và sau đó là chế độ độc tài. Với cuộc Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha và cuộc đảo chính Cách mạng Hoa cẩm chướng vào năm 1974, nền độc tài bị lật đổ ở Lisbon và Bồ Đào Nha trao trả những tỉnh ở nước ngoài cuối cùng (hầu hết ở Angola và Mozambique); lãnh thổ ở nước ngoài cuối cùng, Macau, được trả lại cho Trung Quốc tháng 12-1999. Bồ Đào Nha là một nước phát triển và có mức sống đứng thứ 19 trên thế giới, theo The Economist Intelligence Unit. Bồ Đào Nha là nước yên bình thứ 14 và toàn cầu hóa thứ 13 trên thế giới. Bồ Đào Nha là thành viên của Liên minh châu Âu và Liên hiệp quốc, đồng thời là thành viên sáng lập của Liên minh Latin, Tổ chức các nước Mỹ Latin, OECD, NATO, Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, Khu vực đồng Euro và Khu vực Schengen. Miền Bắc của Bồ Đào Nha có một khí hậu tương đối ẩm và lạnh, bao gồm hai vùng đất: Vùng đất sông Minho ở phía tây bắc thuộc về những vùng đất đông dân cư nhất của Bồ Đào Nha mà trong đó các thành phố lớn đều nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương, trong nội địa có rất nhiều thành phố nhỏ và làng mạc. Vùng đất Minho được gọi là \"Vườn Xanh\" của Bồ Đào Nha vì khí hậu và vì giới thực vật tương đối giàu có. Trên các cánh đồi dọc theo các thung lũng có rất nhiều ở đây người ta trồng chủ yếu là nho để chế biến thành loại rượu nho nổi tiếng, rượu vang porto (tiếng Việt còn gọi là rượu vang Bồ Đào Nha hay rượu vang poóc tô) và vinho verde. Giới thực vật tự nhiên là một sự pha trộn giữa hệ thực vật của vùng khí hậu ôn hòa và hệ thực vật của vùng cận nhiệt đới, tùy theo độ cao có những cây như cây sồi (Quercus), cây hạt dẻ hay thông (Pinus pinea) và cây ô liu (Olea europaea). Về phía đông bắc là vùng Trás-os-Montes (\"Đằng sau núi\"). Đây là vùng nhiều núi, có mùa đông rất lạnh và mùa hè rất nóng. Giới thực vật ít hơn vùng Minho nhiều và càng gần biên giới Tây Ban Nha thì càng ít đi. Cả hai vùng có điểm chung là các khối núi đều có nhiều sông chảy cắt ngang qua như sông Minho (là sông biên giới với Tây Ban Nha) hay sông Douro. Ở miền Bắc Bồ Đào Nha là Vườn quốc gia Peneda-Gerês, khu bảo tồn tự nhiên quan trọng nhất của quốc gia này. Tại đây còn tồn tại một số rừng tự nhiên còn sót lại, đặc biệt như là rừng cây sồi xanh (Quercus ilex). Các thành phố quan trọng của miền bắc là Porto, Vila Nova de Gaia, Matosinhos, Braga, Vila Real và Bragança. Phần lớn miền Trung Bồ Đào Nha là đồi núi với Serra da Estrela là một vùng núi quan trọng có khu trượt tuyết. Cả vùng đất này rất màu mỡ và có khí hậu tối ưu để trồng nho, vì thế mà truyền thống trồng nho đã có từ thời kỳ của những người La Mã. Ngoài ra người ta còn trồng ngũ cốc, lúa, cây hướng dương (Helianthus) và rau cải. Sông Tejo chia vùng này làm hai. Các thành phố quan trọng nhất của miền trung Bồ Đào Nha là Lisboa, Aveiro, Amadora, Coimbra, Leiria, Castelo Branco và Setúbal. Miền Nam Bồ Đào Nha bao gồm ba vùng: Terras do Sado, Alentejo và Algarve, có địa hình từ bằng phẳng cho đến có nhiều đồi, khí hậu nóng và khô. Alentejo đã từng là vựa ngũ cốc của Bồ Đào Nha, ngày nay có dân cư thưa thớt và là vùng đang bị người dân bỏ đi. Sản phẩm chính của vùng ngoài ngũ cốc là nho và cây hướng dương là sản phẩm đang được trồng ngày càng nhiều. Các thời kỳ hạn hán ngày càng kéo dài đã góp phần vào sự suy sụp kinh tế của vùng này. Vùng Algarve bao gồm toàn bộ bờ biển phía nam của Bồ Đào Nha, với các thành phố xinh đẹp và bãi cát hay bờ biển dốc đứng là một nơi nghỉ mát được ưa thích nhưng cũng mang lại những hiện tượng đi kèm theo của du lịch phổ thông. Các thành phố lớn trong vùng là Évora, Faro và Lagos. Ngoài ra thuộc về Bồ Đào Nha là hai quần đảo Madeira và Açores có nguồn gốc là núi lửa. Ngọn núi cao nhất của Bồ Đào Nha là Monte Pico, cao 2.351 m trên đảo Pico thuộc về quần đảo Açores. Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia ấm nhất châu Âu, vùng phía Nam ấm và khô hơn vùng phía Bắc – nơi có nhiều mưa và lạnh hơn. Nhiệt độ trung bình mỗi năm ở phía Nam là 13.3 độ C, ở phía Bắc là 12,3 độ C. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình khoảng 35 độ C. Trong suốt mùa đông, nhiệt độ hiếm khi rơi xuống dưới 1.7 độ C, ở các khu vực miền núi phía Bắc thường có tuyết. Mùa du lịch chính là giữa mùa xuân và mùa thu. Nếu bạn đi du lịch vào mùa đông, bạn sẽ thấy thời tiết êm dịu nhưng có nhiều khả năng trời sẽ mưa – nhưng tiện nghi ăn ở sẽ giảm giá. Mùa hè nhiệt độ càng nóng, khách sạn, nhà hàng, các điểm tham quan sẽ càng đông đúc và thường đắt đỏ. Lễ hội Thánh nổi tiếng của Lisbon diễn ra trong tháng 6, thu hút nhiều du khách tham quan. Nếu bạn muốn tham quan những công trình kỷ niệm xinh đẹp và thưởng thức cảnh quan tuyệt đẹp thì Lisbon, Sintra và Porto là 3 địa điểm hàng đầu, 3 nơi này đều đáng để tham quan. Nhưng đừng bỏ qua Viana do Castelo, Braga, Guimarães, Coimbra, Tomar, Aveiro, Amarante, Braga, Bragança, Chaves, Lamego, Viseu, Vila Real, Lagos, Silves, Évora, Angra vì ở các nơi đó đều có những công trình kỷ niệm tuyệt vời và nhiều địa điểm thú vị. Những bãi biển nổi tiếng nhất nằm ở Algarve, với bờ biển đẹp mắt và cảnh đẹp tự nhiên. Nước ở những bãi biển miền Nam thường ấm áp và êm đềm hơn các bãi biển miền Tây. Nếu muốn lướt sóng, bạn có thể tìm đến các bãi biển tuyệt vời ở bờ biển Tây, gần Lisbon và Peniche. Những ai thích giải trí về đêm thì Lisbon, Porto và Albufeira là sự lựa chọn hàng đầu về giải trí. Nếu bạn muốn nghỉ ngơi ở miền quê thì nên đến Viana do Castelo, Chaves, Miranda do Douro, thung lũng Douro, Lamego, Tomar, Leiria, Castelo Branco, Guarda, Portalegre, Évora, Elvas hay Viseu. Lisboa - thủ đô của Bồ Đào Nha, được gọi là \"Thành phố bảy ngọn đồi\", pha trộn giữa phong cách cũ và mới. Nằm trên bờ Đại Tây Dương, Lisboa là một trong những thành phố Tây Âu hiếm có đối diện với biển và sử dụng nước làm nguyên tố phân ranh thành phố. Lisboa thu hút du khách bằng những tòa nhà đá vôi trắng, những con đường dốc yên tĩnh cùng nhiều địa danh như Bảo tàng Gullbenkian, cầu thang cuốn Santa Justa, công trình Belem, cầu 25 de Abril... Aveiro - Nằm ở km số 68 về phía Nam của Porto và cách Coimbra 58 km, một phần của thành phố đầy kênh đào, cầu, những con thuyền sơn vẽ đủ màu gọi là moliceiros, tương tự gondolas ở Venezia. Vì vậy, Aveiro được gọi là Venezia Bồ Đào Nha, tuy có hơi khoa trương. Điều thu hút nhất ở thành phố này là bờ biển cát trắng với khí hậu mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Braga - thành phố của các tổng linh mục. Là thành phố nằm ở thung lũng Cavado, vùng Minho của phía Bắc Bồ Đào Nha. Đây là thành phố lớn thứ 5 ở Bồ Đào Nha, sau Lisboq, Amadora, Porto và Vila Nova de Gaia. Đây là một thành phố cổ điển và hiện đại, một trong những địa phận quan trọng thuộc quyền cai quản của tổng giám mục. Coimbra - là một thành phố nằm ở trung tâm Bồ Đào Nha, là thành phố chính của vùng trung tâm. Coimbra là nơi có trường Đại học Coimbra, một trong 9 trường Đại học cổ nhất thế giới. Évora - \"thành phố bảo tàng\", là đô thị tự trị nằm trong địa hạt Evora, vùng Alentejo của phía Nam Bồ Đào Nha. Đây là thành phố cổ mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Thành phố có khu vực trung tâm lịch sử Khu lịch sử Evora – là di sản văn hóa của UNESCO và Tàn tích La Mã Templo de Diana. Funchal - là thủ đô và là thành phố chính của khu tự trị Madeira, nằm trên đảo Madeira, tọa lạc ở phía Nam, giữa hai thành phố Santa Cruz và Camara de Lobos. Tên gọi của thành phố bắt nguồn từ việc trên đảo có rất nhiều cây thì là (funcho). Đây từng là trung tâm hàng hải quan trọng vào thế kỷ 15 – 17, là một trong những thành phố đẹp nhất ở Bồ Đào Nha Guimarães - một thành phố ở Minho, Bồ Đào Nha và là một trong những thành phố lịch sử của Bồ Đào Nha, được cho là nơi khai sinh của Bồ Đào Nha. Đây là thành phố đầu tiên của Bồ Đào Nha, có Lâu đài xinh đẹp, một cung điện đáng đến tham quan. Lâu đài này được xếp vào một trong 7 kỳ quan ở Bồ Đào Nha. Guimarães nằm cách Porto 50 km, gần núi Penha, với cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp xuống thành phố. Porto - là thành phố lớn thứ 2 ở Bồ Đào Nha, cũng là thành phố công nghiệp và trung tâm kinh tế của đất nước. Thành phố xây dựng dọc theo những ngọn đồi nhìn xuống cửa sông Douro, trung tâm lịch sử của thành phố này nằm trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO năm 1996. Viana do Castelo - nổi tiếng với festival Nossa Senhora da Agonia Praia D'El Rey Vườn quốc gia Peneda-Gerês Douro & Coa - thung lũng sông Cabo da Roca - điểm cực tây của đại lục Bồ Đào Nha và lục địa châu Âu, gần Cascais Serra da Estrela Thung lũng Coa, di sản thế giới UNESCO. Bồ Đào Nha là một thành viên của Hiệp ước Schengen. Không có kiểm soát biên giới giữa các quốc gia đã ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế - Liên minh châu Âu (ngoại trừ Bulgaria, Síp, Ireland, Romania và Vương quốc Anh), Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ. Nhưng hãy cẩn thận: không phải tất cả các thành viên EU đã ký hiệp ước Schengen, và không phải tất cả các thành viên trong khối Schengen là một phần của Liên minh châu Âu. Các sân bay ở châu Âu do đó chia thành khu vực \"Schengen\" và \"không Schengen\", trong đó trên thực tế có vai trò như \"nội địa\" và phần \"quốc tế\" ở nơi khác. Nếu bạn đang bay từ bên ngoài châu Âu thành một nước thuộc khối Schengen và tiếp tục khác, bạn sẽ rõ ràng xuất nhập cảnh và hải quan tại quốc gia đầu tiên và sau đó tiếp tục đến đích của bạn không có kiểm tra thêm. Cả 3 sân bay quan trọng nhất của Bồ Đào Nha, Porto, Lisboa và Faro, đều có chuyến bay của nhiều hãng hàng không mà trong đó nhiều nhất là các tuyến bay của hai hãng hàng không Bồ Đào Nha TAP Air Portugal và Portugália. Cũng có các đường bay nội địa nhưng vì nước Bồ Đào Nha không lớn nên không hấp dẫn lắm và tương đối đắt. Mạng lưới đường sắt không thật sự nhiều lắm nhưng trên các tuyến đường giao thông chính thì nhanh và có hiệu quả, nếu như nhân viên đường sắt không vừa mới đình công. Vé tàu hỏa không đắt. Các tuyến đường phụ đã không được đầu tư thêm từ hằng chục năm nay và nhiều tuyến đã ngưng hoạt động trong thời gian vừa qua. Hệ thống đường bộ được xây dựng tốt, một phần cũng nhờ vào tiền của EU từ nhiều quỹ giúp đỡ. Các tuyến đường quan trọng nhất được bao phủ bởi các xa lộ phải trả tiền (Autoestradas) và các đường không phải trả tiền như Itinerários Principais (IP) hay Itinerários Complementares (IC). Tại các vùng hẻo lánh người ta vẫn còn thường gặp đường được lát bằng đá tảng. Người đến từ Trung Âu nên suy nghĩ cẩn thận trước khi tự lái xe, đặc biệt là trong thành phố, vì không phải ai cũng đối phó được với sự lộn xộn trong giờ giao thông cao điểm cũng như với việc diễn giải các luật lệ giao thông một cách rộng rãi. Các thống kê về tai nạn ở châu Âu đã nhiều lần cho thấy giao thông đường bộ của Bồ Đào Nha là một trong những giao thông không an toàn nhất. Taxi tương đối rẻ, nhất là trong thành phố. Đi lại bằng đường sắt ở Bồ Đào Nha thường là hơi nhanh hơn so với đi lại bằng xe buýt, nhưng tần suất chuyến thấp hơn và giá vé cao hơn. Các khu vực xung quanh Lisbon và Porto được phục vụ tốt hợp lý bởi các dịch vụ đường sắt ngoại ô. Các kết nối đường sắt giữa các dòng chính của Bồ Đào Nha, tức là giữa Braga và Faro là tốt. Các tàu nhanh Alfa-Pendular có chất lượng tốt, hạng nhất là tuyệt vời. Tàu Alfa-Pendular chỉ dừng lại ở các trạm chính thành phố và thường yêu cầu đặt trước, (đề nghị) giữa Braga, Porto Gaia, Aveiro, Coimbra, Lisboa và Faro. Tàu liên tỉnh sẽ đưa bạn đến các địa điểm xa hơn, đặc biệt trong nội thất, chẳng hạn như Évora, Beja và Guarda. Thật không may là hệ thống đường sắt bị hạn chế, vì vậy bạn có thể thấy mình busing về để có được bất cứ nơi nào ra khỏi con đường bị đánh đập. Rede Expresso [5] là một trong những công ty xe buýt giữa các thành phố lớn nhất. Lisbon và Porto, hai thành phố đô thị lớn nhất, có một hiện đại và điều hòa nhiệt độ hệ thống tàu điện ngầm sạch (ngầm / tàu điện ngầm và đường sắt nhẹ). Giao thông đường bộ ở Lisbon và Porto là khá tắc nghẽn trong ngày và bị hoàn toàn bị mắc kẹt trong các giờ cao điểm, ít nhất là trong những con đường chính để xuất cảnh, nhập thành phố. Đi xe hơi là phương pháp thuận tiện nhất hoặc duy nhất để đến các khu vực bên ngoài các thành phố chính, tuy nhiên (cho thuê xe không phải là quá đắt, nhưng bảo hiểm liên quan là - trừ khi bạn đặt trọn gói ra nước ngoài). Từng một quốc gia thực dân hùng mạnh, nhiều thành phố sống động của Bồ Đào Nha vẫn còn có một bầu không khí gợi nhớ thời cổ xưa của thời Cựu Thế giới. Các thành thị cổ này này đầy ắp các công trình cổ di tích đáng chú ý và chỉ với một chút nỗ lực, bạn sẽ khám phá ra quán cà phê truyền thống và thợ thủ công của gia đình có hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều thế hệ. Đến với thành phố cảng thú vị của Porto để nán lại cùng các bức tranh hoàn hảo Cais da Ribeira. Được công nhận là di sản thế giới UNESCO, khu vực này bờ sông xinh đẹp nổi nổi bật với các tòa nhà cổ và những con đường và tất nhiên quan điểm của thuyền Rabelo đầy bến cảng. Vốn danh lam thắng cảnh của đất nước, Thủ đô Lisboa, nhộn nhịp với văn hóa đương đại nhưng cũng tự hào có vô số tòa nhà đá vôi hoành tráng. Đừng bỏ lỡ các tu viện tuyệt đẹp của Tu viện Jeronimus và chắc chắn rằng để leo lên batttlements của Lâu đài St George cung cấp tầm nhìn toàn cảnh tuyệt vời về phía thành phố. Đối với một hoàng gia daytrip từ Lisbon, đến môi trường xung quanh tuyệt đẹp của Sintra và lâu đài nổi tiếng của nó, bao gồm cả công trình lãng mạn Cung điện Quốc gia Pena. sân thượng là cung cấp một cái nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của Serra de Sintra và bờ biển. Sau đó có các thị trấn đại học thời trung cổ mê hoặc của Coimbra, nhiều người xem là thành phố lãng mạn nhất ở Bồ Đào Nha. Bị lạc trong mê cung của những con hẻm cổ kính và không bỏ qua việc xây dựng các trường đại học và quan điểm tốt đẹp của nó trên sông. Cho một trải nghiệm thân mật hơn, người đứng đầu ngôi làng lãng mạn và rất được bảo quản tốt của Óbidos, một khi một món quà cá nhân truyền thống từ Bồ Đào Nha vua để vợ yêu quý của họ. Đi đến di tích nặng Tomar hoặc theo hàng chục ngàn du khách tôn giáo Fátima, nơi hành hương truy cập nhiều nhất trong Iberia. Thủ đô thế kỷ 12 của Bồ Đào Nha Évora là một nơi tuyệt vời cho kiến ​​trúc cổ, kết hợp di tích La Mã với kiến ​​trúc Moorish và Bồ Đào Nha, hoặc đến Guimarães, cái nôi của Bồ Đào Nha. Nếu bạn không thể có đủ các thị trấn của Bồ Đào Nha, danh sách những nơi giá trị tham quan tiếp tục. Thử Viana do Castelo, Braga, Aveiro, Amarante, Bragança, Chaves, Lamego, Viseu, Vila Real, Lagos, Silves và Angra. Các bãi biển phổ biến nhất là trong các Algarve, trong đó có bờ biển tuyệt đẹp và gobs của vẻ đẹp tự nhiên. Các nước dọc theo bờ biển phía nam có xu hướng ấm hơn và bình tĩnh hơn so với các nước dọc theo bờ biển phía tây, mà chắc chắn là Đại Tây Dương và không được hưởng lợi của hải lưu Gulf Stream. Để lướt sóng, hoặc chỉ chơi trong những con sóng có những bãi biển tuyệt vời tất cả dọc theo bờ biển phía tây, gần Lisbon và Peniche. Đừng quên cũng có một số trong những bãi biển gần như bỏ hoang dọc theo Costa Vicentina, trong Alentejo. Nếu bạn muốn dành ngày nghỉ của bạn trong miền quê, bạn có thể muốn ghé thăm Viana do Castelo, Chaves, Miranda do Douro, Thung lung Douro, Lamego, Tomar, Leiria, Castelo Branco, Guarda, Portalegre, Évora, Elvas hoặc thậm chí Viseu. Và thậm chí nếu bạn muốn quan sát đời sống hoang dã trong trạng thái tự nhiên của nó, Madeira và Azores quần đảo là nơi để nhớ, không quên tất nhiên Vườn quốc gia Peneda-Gerês, Douro thung lũng và Serra da Estrela Công viên tự nhiên. Đối với cuộc sống về đêm Lisbon, Porto và Albufeira, Algarve là những lựa chọn tốt nhất là bạn có địa điểm chính của giải trí. Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ Romance. Mặc dù tiếng này có thể hiểu lẫn nhau với tiếng Tây Ban Nha đến một mức độ rộng, với khoảng 90% tương tự từ vựng (cả trong từ vựng và ngữ pháp), nó còn lâu mới giống hệt nhau. Bồ Đào Nha là một dân tộc tự hào và khó chịu khi người nước ngoài từ các nước không nói tiếng Tây Ban Nha nói ngôn ngữ này khi đi du lịch ở Bồ Đào Nha. Trong khi nhiều từ có thể được viết gần như giống như trong tiếng Tây Ban Nha (hoặc tiếng Ý), cách phát âm khác nhau đáng kể. Điều này là do Bồ Đào Nha có một số âm thanh không có mặt trong những ngôn ngữ này. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi, nhưng nó không phải lúc nào cũng là ngôn ngữ tốt nhất để sử dụng trừ khi bạn đến từ một quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. Đáng lưu ý là cách phát âm trong tiếng Bồ Đào Nha ở Bồ Đào Nha khác đáng kể so với ở Brazil. Sự khác biệt về cơ bản trong phát âm và một vài sự khác biệt từ vựng, mà làm cho nó khó khăn ngay cả đối với dân Brazil để hiểu được giọng Bồ Đào Nha Châu Âu, mặc dù không phải ngược lại bởi vì nền văn hóa pop Brazil (kịch và nhạc pop, ví dụ) là rất phổ biến ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hiện nay đã có kiến những khó khăn trong việc tìm hiểu giọng của nhau này ít hơn. Tiếng Anh được nói trong nhiều khu vực du lịch, nhưng nó không phải ở khắp mọi nơi. Người Bồ Đào Nha đang dạy tiếng Anh ở trường, và cũng được tiếp xúc với phim Mỹ và Anh và chương trình truyền hình với nhạc nền gốc tiếng Anh và phụ đề tiếng Bồ Đào Nha, vì vậy trong khi nhút nhát, hầu hết những người trẻ tuổi có kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Để cải thiện cơ hội của bạn được hiểu, nói chậm và dính vào cụm từ đơn giản. Trong thực tế, bạn rất có khả năng để tìm ra người nói tiếng Anh trong Bồ Đào Nha hơn trong ở Tây Ban Nha hay Pháp. Trong các khu vực du lịch chính, bạn sẽ hầu như luôn luôn tìm một người có thể nói được ngôn ngữ chính của Châu Âu. Nhân viên khách sạn được yêu cầu phải nói được tiếng Anh, ngay cả khi sơ sài. Tiếng Pháp đã gần như biến mất như một ngôn ngữ thứ hai, trừ khi có thể trong số những người lớn tuổi. Người nói tiếng Đức hoặc tiếng Ý là rất hiếm. Khoảng 32% số người Bồ Đào Nha có thể nói và hiểu tiếng Anh, trong khi 24% có thể nói và hiểu tiếng Pháp. Mặc dù Tây Ban Nha và tiếng Tây Ban Nha có thể hiểu lẫn nhau về văn viết, chỉ có 9% dân số Bồ Đào Nha có thể nói nó tiếng Tây Ban Nha. Nếu bạn là một người nói tiếng Tây Ban Nha, rất có thể là bạn sẽ hiểu nhau rất tốt mà không cần thông dịch viên cho hầu hết các phần. Người Bồ Đào Nha là hài hước nói chung là tuyệt vời khi họ đang nói chuyện với một người không thể nói ngôn ngữ của họ. Điều này có nghĩa rằng tất cả các chủ cửa hàng, bán hàng dân gian, và những người tò mò về bạn sẽ mất thời gian để cố gắng tận dụng bất kỳ phương tiện đàm thoại nào, thường có kết quả hài hước và bất ngờ. Giúp đỡ người nước ngoài được coi là một dịp và trải nghiệm thú vị và bổ ích. Nếu bạn cố gắng nói tiếng Bồ Đào Nha chính xác, đặc biệt là nếu hơi vượt ra ngoài tầm thường, với người dân địa phương, bạn sẽ được đối xử tôn trọng. Trong Miranda làm Douro, một thị trấn ở phía Đông Bắc và vùng phụ cận một số người nói một ngôn ngữ khu vực được gọi là Miranda, ngoài tiếng Bồ Đào Nha, mặc dù hiếm khi trước mặt những người mà họ không biết. Đơn vị tiền tệ hiện hành tại Bồ Đào Nha là Euro. 100 Euro có giá vào khoảng 2.500.00VND. Ở khu vực Algarve, bạn có thể mua/trao đổi Euro dễ dàng tại các ngân hàng, văn phòng thu đổi ngoại tệ, khách sạn và cửa hàng. Tỷ giá tốt nhất bình thường là đổi ở các văn phòng trong thành phố lớn, bạn phải đem theo hộ chiếu khi đổi tiền mặt hay chi phiếu du lịch. Có nhiều máy rút tiền tự động – Multibanco - ở các siêu thị lớn và trong các khu phố mua sắm chính ở đa số các thành phố. Có hướng dẫn bằng tiếng Anh. Bạn cũng có thể tìm thấy Multibanco tại các thị trấn nhỏ và ngay cả những ngôi làng tại Bồ Đào Nha. VISA, MasterCard và American Express được chấp nhận rộng rãi tại các khách sạn, cửa hàng, nhà hàng. Trạm xăng thường nhận thẻ tín dụng hay tiền mặt. Ngân hàng không mở cửa vào cuối tuần. Trong các thị trấn nhỏ, ngân hàng có thể đóng cửa vào giờ ăn trưa. Nếu có thể, bạn nên đặt trước khách sạn qua mạng, trả tiền bằng đồng tiền hiện hành của nước bạn, như thế bạn sẽ tránh được chi phí từ công ty thẻ tín dụng hay từ máy ATM. Ở những cửa hàng nhỏ, bạn có thể trả giá, đặc biệt nếu bạn mua nhiều loại hàng hóa. Có thể người bán hay nói thách với du khách. Ở mỗi thành phố lớn đều có nhiều trung tâm mua sắm, cửa hàng, siêu thị. Ẩm thực của Bồ Đào Nha rất đa dạng vì người Bồ Đào Nha đã mang vào truyền thống của họ nhiều món ẩm thực được biết đến qua những chuyến đi thám hiểm. Mỗi địa phương ở Bồ Đào Nha đều có món đặc sản nấu từ nhiều loại thịt, cá hay các thủy sản khác. Món ăn dân tộc là con cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) mà người ta nói rằng có đến 365 cách thức chế biến khác nhau. Rượu vang Bồ Đào Nha cũng nổi tiếng, ngay từ thời La Mã, Bồ Đào Nha đã được liên tưởng với Bacchus, vị thần rượu và lễ hội trong thần thoại La Mã. Ngày nay một vài loại rượu vang của Bồ Đào Nha là một trong những loại rượu vang ngon nhất thế giới, đặc biệt là loại rượu vang ngọt porto. Khi đi du lịch ở Bồ Đào Nha, thức uống lựa chọn là rượu vang. Rượu vang đỏ là yêu thích của các người dân địa phương, nhưng rượu vang trắng cũng rất phổ biến. Còn Bồ Đào Nha cùng với Tây Ban Nha có một biến thể của rượu vang trắng mà thực sự là màu xanh lá cây (Vinho Verde). Một loại rượu rất sắc nét của nó phục vụ lạnh và dùng tốt nhất với rất nhiều các món cá. Uống rượu trong một bữa ăn rất phổ biến ở Bồ Đào Nha, và cũng sau khi bữa ăn kết thúc mọi người sẽ có xu hướng uống và nói chuyện trong khi cho phép tiêu hóa thức ăn của họ. Rượu vang cảng có thể là một món rượu khai vị hoặc món rượu tráng miệng. Rượu vang Alentejo có thể không được trên toàn thế giới biết đến như Porto, nhưng là khá tốt. Bồ Đào Nha vùng rượu vang được xác định như cũng khác (regiões vinhateiras) cũng làm cho một số tốt nhất của các loại rượu vang như Madeira, Sado hoặc Douro. Độ tuổi uống rượu hợp pháp tại Bồ Đào Nha là 16.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Mombasa", "role": "user" }, { "content": "Mombasa là thành phố lớn thứ hai của Kenya, có dân số hơn 1 triệu. Nó được biết đến vì khi hậu ấm áp và ngập nắng, bãi biển và lặn rạn san hô. Mombasa là địa điểm du lịch chính của Kenya. Thành phố nằm trên bờ biển phía Đông của Kenya giáp với Ấn Độ Dương, mà đã làm cho nó một điểm đến phổ biến với những bãi biển của nó. Mombasa cung cấp một sinh vật biển đa dạng, khách sạn đẳng cấp thế giới và bầu không khí thân thiện. Có khí hậu nhiệt đới quanh năm và là một điểm đến tuyệt vời đầy với các hoạt động cho tất cả các lứa tuổi. Mombasa thuộc cai trị bởi người Bồ Đào Nha, người Ả Rập và người Anh và có nguồn gốc từ thế kỷ 16. Văn hóa Mombasa của hôm nay vẫn còn biểu hiện của quá khứ của nó. Di tích lịch sử như Pháo đài Jesus và Phố Cổ là các tuyến điểm tham quan mà hiển thị lịch sử ở Mombasa. Sân bay ở Mombasa đã vừa được cải tạo và tăng tần suất các chuyến bay trong và ngoài Mombasa từ các thành phố châu Âu. Kenya Airways cung cấp các tùy chọn nhất để đi du lịch đến / từ Mombasa. Dịch vụ xe lửa chủ yếu được cung cấp giữa Nairobi và Mombasa. Những lợi thế của đi du lịch bằng đường sắt là khả năng nhìn thấy động vật hoang dã đến gần. Các chuyến xe lửa từ Nairobi đến Mombasa ước tính khoảng 13 giờ. Có buồng bữa ăn và các tùy chọn mua ghế hạng nhất hoặc thứ hai. Xe buýt, trong khi không phải là một chế độ chính của giao thông trong thành phố, chủ yếu được sử dụng để đi bên ngoài thành phố. Công ty quan trọng trong giao thông vận tải ở Mombasa là Matatu, mà chủ yếu là xe buýt nhỏ mười bốn chỗ ngồi, và sử dụng khá phổ biến.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Innsbruck", "role": "user" }, { "content": "Innsbruck là thủ phủ của tỉnh Tyrol. Thành phố có 121.000 cư dân là thành phố lớn thứ trong Áo. Đó là một trong tám thành phố chủ nhà trong Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Nó đã hai lần tổ chức Thế vận hội mùa đông làm cho nó không chỉ là một thành phố nằm thú vị và xinh đẹp nhưng các \"khu nghỉ mát trượt tuyết lớn nhất trong dãy núi Alps\". Nó nằm ở cả hai gần đến Munich và miền bắc nước Ý làm ​​cho nó một điểm đến phải xem núi cao. Innsbruck trở thành thủ phủ của Tyrol vào năm 1429 và trong thế kỷ 15 thành phố trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa châu Âu như hoàng đế Maximilian I di chuyển triều đình đến Innsbruck trong 1490s. Nhiều tòa nhà cũ từ thời Trung cổ và thời hiện đại còn tồn tại ở trung tâm của khu phố cổ. Thành phố này nổi tiếng với những cơ hội thể thao của nó, thể thao đặc biệt là núi cao, vì nó là trong dãy núi Alps và được bao quanh bởi các dãy núi. Nhiều khu trượt tuyết nằm bên trong lãnh thổ thành phố hoặc trong khoảng cách ngắn. Innsbruck là một trong những trung tâm của sự bùng nổ hoạt động trượt tuyết trong những năm 1990 và đã ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay. Khu vực này cũng là nơi tổ chức bởi rất nhiều các sự kiện trong và xung quanh Innsbruck đặc biệt là trong mùa đông, thu hút (chủ yếu là thanh niên) người từ khắp nơi trên thế giới. Có hai trường đại học và một số trường đại học ở Innsbruck, với hơn 25.000 sinh viên hoàn toàn, (trong đó có một dân số đáng kể Ý) làm cho cuộc sống về đêm của thành phố rất sống động. Bằng khoảng cách Innsbruck từ bờ biển và độ cao dẫn đến một khí hậu lục địa. Mùa đông lạnh giá và có tuyết rơi; mùa hè thường ấm áp, với thời tiết rất khác nhau. Những ngày nắng nóng và khô, với nhiệt độ đánh 30 °C, là khá phổ biến, nhưng có thể được theo sau bởi một đợt lạnh và mưa, nhiệt độ chỉ khoảng 17 °C trong ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý, bất cứ lúc nào, đêm mùa hè mát mẻ và nhiệt độ thường giảm nhanh chóng sau khi mặt trời lặn, đôi khi giảm xuống dưới 10 °C vào buổi sáng sớm. Sân bay Innsbruck Kranebitten (tiếng Đức: Flughafen Innsbruck) [1] (IATA: INN, ICAO: LOWI) là sân bay lớn nhất trong Tyrol. Hiện các chuyến bay thường xuyên theo lịch trình có sẵn từ: Austrian Airlines từ Vienna EasyJet từ London Gatwick Lufthansa từ Frankfurt và Berlin-Tegel Thomson Airways từ London Gatwick và Manchester Transavia từ Amsterdam Các chuyến bay theo mùa (chủ yếu hoạt động trong mùa trượt tuyết) có sẵn từ nhiều hơn các địa điểm trong đó có Anh, Hà Lan, Hy Lạp, và Scandinavia, cũng như từ Berlin, Düsseldorf, Hamburg, Kiev và Moscow. Ngoài ra còn có các chuyến bay thuê đến một số thành phố của Đức - đặc biệt là trong mùa đông. Dòng xe buýt F sẽ đưa bạn đến trung tâm thành phố (vào chủ nhật mỗi 15 phút / nó khởi hành mỗi 30 phút). Sân bay quốc tế Munich, 2,5 giờ đi xe, là một thay thế. Có xe tải, chẳng hạn như những người chạy bởi Four Seasons Travel [2] sẽ đón bạn tại sân bay Munich và đưa bạn trực tiếp đến chỗ ở của bạn trong hoặc xung quanh Innsbruck cho giá của một so sánh với vé tàu liên tỉnh (~ 49 €). Các sân bay khác gần đó bao gồm Memmingen [3] (108 dặm), Salzburg airport.com / en / (114 dặm), St Gallen-Altenrhein [4] (118 dặm) và Friedrichshafen away.de / en / (135 dặm). Thường xuyên tàu (trực tiếp) hoạt động từ Venice, Bolzano / Bozen, Zurich, Munich, Graz, Viên (thông qua Linz và Salzburg) và nhiều điểm đến khác. Mặc dù là một thành phố nhỏ hơn Innsbruck có sự liên kết đào tạo tuyệt vời cho tất cả các thành phố lớn trong khu vực lân cận. Nhà ga chính, Innsbruck Hauptbahnhof, nằm ở vị trí Südtiroler Platz (Nam Tyrolean vuông) ở phía đông của trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có một số trạm phục vụ kết nối xe lửa ngoại ô và khu vực. Innsbruck có thể truy cập thông qua cả hai đường cao tốc của Tyrol: Inntalautobahn (A 12) và Brennerautobahn (A 13). Innsbruck có thể đạt được trên các Inntalradweg từ Passau đến St Moritz. Ngay cả trong thành phố đường mòn xe đạp này có bảng chỉ đường có biển xanh nhỏ. Hầu hết du khách trong một ngày không sử dụng bất kỳ giao thông: tất cả các điểm trong Phố Cổ có thể đi bộ được.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "York", "role": "user" }, { "content": "York là một thành phố Anh. York nổi tiếng với các di tích Viking, La Mã, Trung cổ York là một thành phố nhà thờ cổ với một lịch sử có từ trước thời La Mã. Nó nằm ở Yorkshire, North Yorkshire, Anh với một số tốt nhất các tòa nhà lịch sử bảo tồn và các cấu trúc ở châu Âu. Theo điều tra dân năm 2001, dân số của York là 181.000. York thường xuyên xếp hạng (thường cạnh tranh với Manchester) với hầu hết các thành phố đã đến thăm thứ hai ở Anh sau thủ đô London, và tất nhiên là nổi tiếng vì đã cho tên thành phố và tiểu bang New York ở Hoa Kỳ. York được người La Mã gọi là Eboracum, người La Mã sáng lập ra thành phố pháo đài trên sông Ouse trong năm 71. York là căn nhà đầu tiên của các Lê dương thứ chín và sau đó là thứ sáu. York nhanh chóng trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất ở La Mã Anh, và sau khi 211 đã trở thành thủ phủ của tỉnh Britannia Inferior. Constantine Đại đế, sau đó đã ra lệnh làm cho Kitô giáo là tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã, là Hoàng đế tuyên bố đầu tiên trong thành phố. Bị chiếm bởi những người Viking 866, thành phố nhanh chóng mang một bản sắc mới như Jorvik (phát âm là \"Yor-vik\") và trải qua một sự hồi sinh đô thị lớn như là một trung tâm thương mại và giải quyết Viking ở miền bắc nước Anh. Các cuộc khai quật Coppergate những năm 1970 tiết lộ nhiều về quá khứ Viking này. York là một thành phố khá nhỏ - bốn ngày là đủ để xem các điểm tham quan chính mặc dù York là một thành phố cho thấy sự quyến rũ của mình cho các nhà thám hiểm với sự tò mò và kiên nhẫn. York được gọi là \"Thành phố của Lễ hội\" nước Anh như có lễ hội văn hóa thường xuyên hàng năm. Các lễ hội chính thức là Liên hoan Viking, lễ hội của thiên thần, âm nhạc buổi đầu, Âm nhạc muộn, Đua ngựa (các \"Hội nghị Race Ebor\"), thực phẩm đa văn hóa và nghệ thuật, Tết Nguyên đán của người Trung Quốc, các trò chơi bí ẩn, Hội chợ Giáng sinh St Nicholas, và thực phẩm và lễ hội Uống rượu. Đó là một thành phố lãng mạn cho nghỉ cuối tuần. York có đầy đủ các phép thuật và một nơi tuyệt vời để mang lại cho trẻ em!", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Koh Chang", "role": "user" }, { "content": "Ko Chang (เกาะช้าง) là một đảo ở tỉnh Trat, Đông Thái Lan. Ko Chang là hòn đảo lớn thứ hai của Thái Lan, và lớn nhất ở miền đông Thái Lan. Với khoảng 5.000 cư dân thường trú và dân cư không dày đặc, nhưng du lịch (và phát triển) đã tăng đáng kể trong vài năm qua. Ko Chang là một trong những hòn đảo đẹp nhất của Thái Lan với những bãi biển cát trắng dài, bán hoang vắng nhất. Hòn đảo này cũng là nơi có một loạt các động vật hoang dã, trong đó có một lựa chọn tốt của các loài chim, rắn, hươu, nai, và một số con voi. Các hòn đảo và vùng phụ cận là nơi tuyệt vời cho lặn biển, lặn, và rừng đi bộ đường dài. \"Khám phá\" của hòn đảo này là một điểm đến du lịch từ năm 2000 đã mang lại trên một số lượng lớn các phát triển nhanh chóng, và trong khi vẫn còn xa êm hơn những nơi như Phuket hay Ko Samui, nó có thể là tốt hơn để đi ngay bây giờ hơn sau đó. Các dịch vụ liên quan và các hoạt động đặc biệt nhằm mục đích giá khách du lịch đã đạt đến một mức độ mà người dân trên đảo được định giá mình ra khỏi thị trường khi so sánh với các đảo khác. Ko Chang là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ko Chang. Các tên có nghĩa là đảo Voi, được đặt tên theo hình dạng voi của mũi đất của nó, mặc dù voi không phải là loài bản địa của đảo. Ko Chang có diện tích khoảng 429 km vuông. Địa hình có núi cao và những vách đá đá phức tạp. Đỉnh cao nhất là Khao Salak Phet là cao 744 m, nhiều rừng xanh trong là nguồn nước chính. Vì vậy, có rất nhiều thác nước, bãi biển và các rạn san hô tuyệt đẹp ở phía tây của hòn đảo. Hầu hết các nơi ăn nghỉ nằm ở phía tây của hòn đảo, nơi những bãi biển cát là. Ở phía đông không có bãi biển cát và nó là ít khách du lịch. Có một số thác nước đẹp mặc dù. 70 phần trăm của hòn đảo này là rừng nhiệt đới, đồi dốc, vách đá, thác nước, và động vật hoang dã, bãi biển đẹp, các rạn san hô và sự phong phú của đời sống biển. Hòn đảo này cũng cung cấp các ngọn núi cao và những vách đá đá. Ko Chang có các mùa tương tự như Bangkok. Mùa tốt nhất để đi là (tương đối) mùa lạnh giữa tháng 11-tháng 2. Tháng 3-tháng 5 rất nóng và giữa tháng 6-tháng 10 trời mưa, và lượng mưa rất lớn: trung bình 4.000 mm trong một năm. Nhiều nhà nghỉ đóng cửa trong mùa giải này, vì vậy số phòng bị hạn chế. Hãng Bangkok Airways bay hai chuyến một ngày từ sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok (BKK) đến Trat. Các chuyến bay khởi hành lúc 08:30 và 16:50, và mất 1 giờ chính xác. Chi phí là từ 1.800-3.300 baht. Xe minibus đến cửa từ sân bay Trat đến khu nghỉ mát Ko Chang giá 475 baht / người một con đường và 800 baht / người trở lại bao gồm cả phà qua. Từ sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, đi xe buýt cao tốc đưa đón miễn phí hiện từ bên ngoài phòng chờ khách đến nhà ga xe buýt riêng của sân bay, và từ đó xe buýt có sẵn bên cạnh hoặc Trat hoặc Chanthaburi, sau đó tiến hành như mô tả dưới đây. Từ Bangkok cách tiết kiệm nhất là đón xe buýt của Laem Ngop (nơi Ko Chang phà cầu tàu là) để có xe buýt hạng 1 # 999 từ Bến xe buýt Đông (Ekamai) tiếp đến cầu cảng Laem Ngop. Giá vé là 268 baht và chỉ mất hơn năm giờ chạy xe. Khởi hành từ Ekamai là tại 7:45 và 09:45, và trở lại lúc 14:00 và 16:00. Tùy thuộc vào tình trạng chỗ, xe buýt này cũng có thể được lên tàu tại Chanthaburi và tại sân bay Suvarnabhumi. Tuy nhiên, tính đến ngày 01 tháng 12 năm 2009, có một cách thoải mái hơn để đi từ sân bay Bangkok đến Ko Chang: tuyến xe buýt mới # 392 bắt đầu từ sân bay lúc 07:30 và trả về từ Ko Chang lúc 12:30. Vé có thể được mua trực tuyến tại Công ty xe buýt Suvarnabhumi Burapha [2]. Tính đến ngày 01 Tháng Mười Một 2010 cũng có thể hiện xe buýt nhỏ chia sẻ chạy từ sân bay Suvarnabhumi không ngừng để Bãi biển Lonely trên Ko Chang. Vé là 308 baht cho xe buýt lớn và 600 baht (800 chuyến đi vòng baht) cho Lonely Bãi biển nhanh minibus trong đó bao gồm một vé cho phà. Ngoài ra hãy xem tại Pombai cho xe buýt vé tùy chọn đặt phòng trực tuyến. Koh Chang có khu rừng và dòng thác nước đẹp, trong đó nổi bật và cũng dễ đi nhất chính là thác Klong Plu - một thác nước đẹp, tinh khiết, chảy từ đỉnh núi cao của hòn đảo này. Vào mùa mưa khu vực này rất đẹp, du khách có thể bơi dưới ngọn thác, trong những hồ nước màu xanh ngọc hoang dã khó tìm thấy ở một nơi nào khác.Các quán bar mọc lên san sát trên biển. Mỗi quán có một \"chiêu\" riêng để thu hút khách. Có quán đặt chiếu và gối trên cát để du khách có thể tận hưởng một không gian gần gũi nhất với thiên nhiên. Có quán biểu diễn nhạc sống kèm với màn biểu diễn tung hứng lửa thật độc đáo. Tại đây, khách tour du lịch Thái Lan có thể tham dự những bữa tiệc hải sản nướng với giá rất rẻ, thưởng thức những chai bia mang mùi vị đặc trưng của đất nước chùa vàng, chia sẻ kinh nghiệm du lịch với rất nhiều du khách khác từ khắp nơi trên thế giới. Phần lớn họ đều cảm thấy bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của Koh Chang và đặc biệt là lòng hiếu khách cũng như sự nhiệt tình của người dân trên đảo.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Brasil", "role": "user" }, { "content": "Brasil là một quốc gia thuộc Châu Mỹ. Đây là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ và lớn thứ 5 thế giới. Đây là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ và lớn thứ năm trên thế giới. Nổi tiếng với môn bóng đá (bóng đá) truyền thống của và lễ hội Carnaval hàng năm ở Rio de Janeiro, Salvador, Recife và Olinda, nó là một quốc gia đa dạng tuyệt vời. Từ bức tranh đô thị nhộn nhịp của São Paulo với năng lượng văn hóa vô hạn của Pernambuco và Bahia, vùng hoang dã của rừng nhiệt đới Amazon và các điểm mốc đẳng cấp thế giới như Iguaçu Falls, có nhiều chuyện để xem và làm ở Brazil. Brazil đã là nơi sinh sống duy nhất của người dân bản địa, chủ yếu là của các Tupi và dân tộc Guarani. Các khu định cư người Bồ Đào Nha bắt đầu vào cuối thế kỷ 16, với việc khai thác các loại gỗ quý từ cây pau brasil, từ đó lấy làm tên quốc gia này. Brazil đã có khu định cư người Bồ Đào Nha và không phải là người Tây Ban Nha, như phần còn lại của miền Trung, Nam và các bộ phận của Bắc Mỹ trong thế giới mới. Mặc dù thuộc cai trị của Bồ Đào Nha, một số khu vực của Brazil hình thành một thuộc địa của Hà Lan giữa 1630 và 1654. Họ thành lập một số thành phố, chẳng hạn như Mauritsville, và nhiều đồn điền mía. Hà Lan đã chiến đấu một cuộc chiến tranh rừng nghiệt ngã với người Bồ Đào Nha, và không có sự hỗ trợ của nước cộng hòa của quê hương của họ do một cuộc chiến tranh với Anh, người Hà Lan đầu hàng người Bồ Đào Nha, mặc dù họ đã không chính thức công nhận sự cai trị của Bồ Đào Nha, dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn diện với Bồ Đào Nha ở ngoài khơi Bồ Đào Nha năm 1656. Vào năm 1665, Hiệp ước Hòa bình của Den Haag đã được ký kết, Bồ Đào Nha bị mất các thuộc địa Châu Á của mình và phải trả 63 tấn vàng để bù đắp Cộng hòa Hà Lan cho sự mất mát của thuộc địa. Brazil trở thành trung tâm của Đế quốc Bồ Đào Nha năm 1808, khi nhà vua Dom João VI (John VI) chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Bồ Đào Nha của Napoleon và tự thành lập và chính phủ của ông ở thành phố Rio de Janeiro. Trong bốn thế kỷ sau đó chứng kiến ​​khai thác thêm tài nguyên tự nhiên của đất nước như vàng và cao su, cùng với sự nổi lên của một nền kinh tế dựa chủ yếu trên đường ăn, cà phê và lao động nô lệ Châu Phi. Trong khi đó, việc tiêu diệt và sự Kitô giáo hóa người bản xứ giữ tốc độ của nó, và thế kỷ 19 và 20 đã chứng kiến ​​một làn sóng thứ hai của người nhập cư, chủ yếu là Ý, Đức (ở miền Nam Brazil), Tây Ban Nha, Nhật Bản (trong bang São Paulo) và Bồ Đào Nha, thêm vào bộ yếu tố tạo ra phức tạp và độc đáo của văn hóa và xã hội Brazil hiện nay. Sau ba thế kỷ dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha, Brazil đã trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 07 tháng 9 năm 1822. Cho đến năm 1889 Brazil là một đế chế dưới sự cai trị của Dom Pedro I và con trai ông Dom Pedro II. Đến thời điểm này, nó đã trở thành một quyền lực quốc tế đang nổi lên. Chế độ nô lệ, mà ban đầu đã được phổ biến rộng rãi, được giới hạn bởi Pháp luật liên tiếp cho đến khi bãi bỏ cuối cùng của nó vào năm 1888. Có lẽ đây là lý do tại sao đế chế đã bị bãi bỏ vào năm sau: không hài lòng với sự kết thúc của chế độ nô lệ, sự bảo thủ cực đoan chuyển sang hỗ trợ cho chủ nghĩa cộng hoà và Hoàng đế bị lật đổ trong một cuộc đảo chính bất ngờ chánh. Đến nay là quốc gia lớn nhất, đông dân nhất và thịnh vượng ở Châu Mỹ Latinh, Brasil cũng đã vượt qua hơn hai thập kỷ (1964-1988) của can thiệp quân sự trong quản lý các quốc gia theo đuổi sự cai trị dân chủ, trong khi phải đối mặt với thách thức trong việc giữ công nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nội thất của nó. Khai thác tài nguyên thiên nhiên rộng lớn và một lực lượng lao động lớn, ngày nay Brazil là cường quốc kinh tế hàng đầu của Mỹ Latin và một nước lãnh đạo trong khu vực, làm lu mờ những cái tên như Mexico và Argentina. Mức độ cao của tham nhũng chính trị và phân phối thu nhập bất bình đẳng, mặc dù làm mềm từ năm 2004 trở đi, vẫn còn là một vấn đề bức xúc. Một hệ quả của việc này là một tỷ lệ tội phạm cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Sau 20 năm dân chủ, cả nước đã phát triển mạnh mẽ, và mặc dù có những vấn đề xã hội của phân phối thu nhập bất bình đẳng, mọi người cố gắng giữ hạnh phúc và lễ hội Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km2,[21] chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Parana và phụ lưu của nó, sông Iguacu, nơi có thác nước Iguacu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, Sao Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brasil. Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana. Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt khoảng 25 °C[22]. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại một số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C[23]. Miền nam Brasil có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brasil nhìn chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ. Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngược lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và mùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào. Brazil là một trong số ít các nước có sử dụng cả 127 và 220 volt cho các thiết bị hàng ngày. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần đối phó với sự thay đổi điện áp khi bạn đi từ nơi này đến nơi tiếp theo - thậm chí trong cùng một tiểu bang của Brazil, đôi khi ngay cả trong cùng tòa nhà. Không có sự khác biệt về thể chất trong các cửa hàng điện (nguồn điện) cho hai điện áp. Ổ cắm thường chấp nhận cả hai phích cắm phẳng (Bắc Mỹ), và vòng (châu Âu). Nếu không ổ đa năng điều chỉnh cho phù hợp phích cắm có thể mua trong bất kỳ siêu thị hoặc cửa hàng phần cứng. Trong 2009/2010, các 60.906-1 IEC đã được giới thiệu đến Brazil và một số tòa nhà mới đã có nó. Nó tương thích ngược với các Europlug, nhưng nó có một ổ cắm rút đi. Một lần nữa, T-phích cắm có thể được sử dụng như bộ điều hợp cho các định dạng phổ biến khác. Tần số 60 Hz, có thể làm phiền 50 đồng hồ điện Hz. Mất điện ít hơn và ít thường xuyên hơn, nhưng bạn luôn luôn có nguy cơ ở đỉnh cao của mùa giải cao ở các thị trấn du lịch nhỏ. Brazil là quốc gia lớn thứ năm trên trái đất. Nó được chia thành năm khu vực, chủ yếu vẽ theo xung quanh các tiểu bang, nhưng ít nhiều cũng theo đường biên giới tự nhiên, kinh tế và văn hóa. Brazil có nhiều thành phố thú vị, từ các thành phố xinh đẹp thuộc địa và nơi trú ẩn ven biển bận rộn, thành phố lớn sinh động, đây là một vài trong số các điểm đến du lịch nổi bật hơn: Brasília - Thủ đô của Brazil, và một cảnh tượng kiến ​​trúc. Tòa nhà đáng chú ý bao gồm một nhà thờ hình rổ, cung điện Arches xinh đẹp (trụ sở của Bộ Tư Pháp) và những công trình khác. Florianópolis - Thành phố này nằm trên một hòn đảo ở Đại Tây Dương trong bang miền nam Santa Catarina, với hồ, đầm phá, thiên nhiên tuyệt vời và hơn 40 sạch, đẹp, những bãi biển tự nhiên. Điểm đến chính của Argentina trong những tháng mùa hè. Fortaleza - thành phố lớn thứ 4 ở Brazil, nơi có những bãi biển đẹp. Nơi có chợ đường phố bãi biển Iracema. Một cơ sở tốt để khám phá những bãi biển của bờ biển đông bắc, bao gồm Jericoacoara. Nổi tiếng với âm nhạc forró và diễn viên hài. Manaus - Nằm ở trung tâm của Amazon, là thủ phủ của bang Amazonas và cũng là thành phố lớn nhất của Amazon. Tại Manaus sông Negro và Solimões gặp nhau để trở thành sông Amazonas. Nơi tốt nhất để đi thăm các khu rừng nhiệt đới Amazon. Đó là một cửa ngõ vào Anavilhanas và Vườn quốc gia Jau. Porto Alegre - một thành phố lớn giữa Argentina và São Paulo và cửa ngõ vào các hẻm núi xanh tuyệt vời của Brazil. Recife - Một thành phố lớn trong khu vực Đông Bắc, ban đầu có khu định cư thực dân Hà Lan. Với biệt danh \"Venice của Brazil\", nó được xây dựng trên một số hòn đảo nối với nhau bằng nhiều cây cầu. Phong phú về lịch sử, nghệ thuật và văn hóa dân gian. Đừng bỏ lỡ các đô thị lân cận Olinda và Porto de Galinhas. Thành phố cũng là một cửa ngõ vào quần đảo tuyệt vời Fernando de Noronha. Rio de Janeiro - nổi tiếng thế giới, thành phố xinh đẹp chào đón du khách với bức tượng lớn của một Chúa Giêsu mở vũ trang trên đỉnh Corcovado Hill. Salvador - thủ phủ đầu tiên của Brazil là nhà của một sự pha trộn độc đáo của nền văn hóa bản địa, Châu Phi và Châu Âu. Carnival vui vẻ của nó là nổi tiếng, và ảnh hưởng của văn hóa Châu Phi và tôn giáo là đáng kể. São Paulo - là thành phố giàu có nhất và tính quốc tế nhất thành phố lớn nhất của Brazil, nơi bạn có thể tìm thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều dân tộc, bao gồm Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga, Caribbean, Hy Lạp và Ả Rập Amazonia - tour du lịch rừng, động vật hoang dã, gỗ trôi, những bí ẩn của Amazon Vườn Quốc gia Chapada Diamantina Chapada dos Veadeiros -Cerrado (nhiệt đới thảo nguyên) động vật hoang dã và cảnh quan thác nước tuyệt đẹp Fernando de Noronha - hòn đảo thiên đường nhiệt đới ở giữa Đại Tây Dương, được bảo vệ như một công viên biển quốc gia từ năm 1997 và là một di sản thế giới Ilha Grande Iguaçu Falls - thác nước nổi tiếng thế giới Ilha do Marajó Lençóis Maranhenses Pantanal - vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới chủ nhà rất nhiều du lịch sinh thái và đa dạng sinh học rộng lớn, bao gồm cả Caiman, báo đốm, trăn, thú ăn kiến ​​khổng lồ, loài linh trưởng, rái cá khổng lồ, và cá pIranha Brazil có một chính sách visa đối ứng với tất cả các nước, có nghĩa là bất cứ quy định về phí visa và hạn chế visa mà quốc gia nào áp dụng cho công dân Brazil thăm một đất nước, Brazil áp dụng các biện Pháp tương tự cho du khách của nước này. Người dân Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay và Venezuela có thể nhập cảnh bằng thẻ chứng minh thư hợp lệ và ở lại đến 90 ngày. Không cần visa cho thời gian lưu trú tối đa 90 ngày kể từ ngày người mang hộ chiếu từ các quốc gia này, trừ khi có chỉ định khác: Andorra, Argentina, Áo, Bahamas, Barbados, Bỉ, Bolivia, Bulgaria, Chile, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cộng hòa Séc Dân biểu, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Guatemala, Guyana, Honduras, Hồng Kông hộ chiếu, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Hàn Quốc, Liechtenstein, Luxembourg, Macau, Malaysia, chủ quyền hàng Quân đội Malta, Monaco, Ma-rốc, Namibia, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Slovakia, Slovenia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Suriname, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Trinidad & Tobago, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh (bao gồm cả quốc gia (ở nước ngoài) người mang hộ chiếu Anh), Uruguay, Venezuela (60 ngày) và thành phố Vatican. Lưu ý rằng các viên chức nhập cư có quyền hạn chế thị thực của bạn ít hơn 90 ngày, nếu xét thấy phù hợp. (Điều này đã được thực hiện thường xuyên cho du khách nam đi một mình đến Fortaleza, được cho là để chống lại du lịch mại dâm.) Sau đó, ông sẽ cho biết số ngày (ví dụ như 60 hoặc 30) trong bút viết bên trong các dấu chỉ được đưa ra trong hộ chiếu của bạn, nếu không, nó vẫn là 90 ngày. Công dân từ tất cả các nước khác (danh sách đầy đủ [1]) cần phải có visa. Lệ phí thay đổi tùy theo có đi có lại: ví dụ, công dân Mỹ phải trả ít nhất 160 USD cho một thị thực du lịch và 220 USD cho một thị thực kinh doanh. Tính đến tháng 11 năm 2008, công dân Canada sẽ phải trả ít nhất 117 đô la Canada cho một thị thực du lịch, không bao gồm bất kỳ xử lý hoặc xử lý phí. Chi phí visa Brazil cho công dân của Đài Loan hoặc hộ chiếu Đài Loan phải trả 20 USD (Tài liệu tham khảo từ Đại sứ quán Brazil ở Lima, Peru) và 5 ngày để xử lý. Sự có đi có lại, tuy nhiên, cũng thường xuyên áp dụng cho giá trị thị thực: công dân Mỹ có thể được cấp thị thực có giá trị đến 10 năm, và tương tự như vậy, công dân Canada cho đến 5. Visa du lịch (kể cả cấp tại chỗ trong kiểm soát nhập cư) có thể được gia hạn tại bất kỳ văn phòng của Policia Federal. 1/10/2012, thị thực du lịch cấp cho công dân của khu vực Schengen không thể được gia hạn nữa. Tất cả các thủ phủ bang, và các thị trấn biên giới nhất và cảng quốc tế có một. Thị thực du lịch chỉ được gia hạn một lần, tối đa 90 ngày, và trong mọi trường hợp, bạn có thể được cấp hơn 180 ngày với một thị thực du lịch cho bất kỳ khoảng thời gian 365 ngày. Bạn nên liên hệ với cảnh sát liên bang khoảng 1 tuần trước khi thị thực hết hạn. Phí xử lý hiện đang là R $ 67 (tháng 10 năm 2008). Bạn có thể được yêu cầu cho một vé đi (cuốn sách 'một hoàn trả đầy đủ' một trên internet, sau đó hủy bỏ khi thị thực của bạn được mở rộng), và một bằng chứng về sinh sống (mà thẻ tín dụng của bạn chủ yếu là chấp nhận.) Trong để xin gia hạn, bạn phải điền vào Emissão da Guia de Recolhimento trên trang web của Cảnh sát Liên bang, mà bạn sẽ mang đến Banco do Brasil để nộp lệ phí. Không phải trả lệ phí cho đến khi bạn đã nói chuyện với một sĩ quan cảnh sát liên bang về trường hợp của bạn. Nếu cô ấy / anh ta từ chối gia hạn thị thực của bạn, bạn phải có một tài khoản ngân hàng ở Brazil để được hoàn lại tiền. Yêu cầu đầu tiên nhập cảnh Brazil trong vòng 90 ngày kể từ khi vấn đề của thị thực hiện nay chỉ áp dụng đối với công dân của Angola, Bahrain, Miến Điện, Campuchia, Cape Verde, Trung Quốc, Cuba, Guinea Xích đạo, Gabon, Ghana, Hy Lạp, Honduras, Indonesia, Nhật Bản, Jordan, Hàn Quốc, Kuwait, Lào, Libya, Nigeria, Oman, Pakistan, Paraguay, Philippines, Bồ Đào Nha, Qatar, Syria, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, và Tunisia. 'Không nhập Brazil trong vòng 90 ngày sẽ mất hiệu lực của visa, không có vấn đề bao lâu là nếu không hợp lệ cho.' Theo luật bạn cần phải xuất trình vé đi của bạn lúc đi vào, nhưng điều này chỉ được thực thi trong trường hợp đặc biệt. Ngay cả khi bạn được yêu cầu, bạn thường có thể nhận được ngay với giải thích rằng bạn đang đi xe bus tới Argentina, và không thể mua vé trong, Châu Âu. Nếu bạn ở quá hạn thị thực du lịch của bạn, bạn sẽ bị phạt 8,28 Real mỗi ngày (tính đến tháng 10 năm 2007), cho tối đa là 100 ngày. Điều này có nghĩa rằng ngay cả khi bạn ở lại bất hợp Pháp trong 5 năm, tiền phạt sẽ không bao giờ vượt quá 828 Real. Bạn sẽ được thực hiện để trả tiền này tại biên giới Gaza. Vì điều này có thể mất thời gian, có thể là khôn ngoan để làm điều đó một vài ngày trước tại một văn phòng cảnh sát liên bang, đặc biệt là nếu bạn có một gia đình để kết nối chuyến bay quốc tế. Cảnh sát liên bang sau đó sẽ cung cấp cho bạn 8 ngày để có được ra khỏi đất nước. Nếu bạn không trả tiền phạt của bạn khi đi ra, bạn sẽ phải trả tiền lần sau khi bạn nhập. Thực tế là bạn đã bị phạt cho lần ở quá hạn trong quá khứ thường không bao hàm sự khó khăn trong tương lai khi nhập cảnh lại, nhưng bạn muốn giữ tốt hơn tất cả các hóa đơn và hộ chiếu cũ để tham khảo. Nếu bạn muốn nhập / xuất cảnh vì lý do nào mà không cần tiếp xúc với các cơ quan di trú, có rất nhiều thị trấn biên giới nhỏ bé mà hầu như không kiểm soát. Bạn có thể sẽ được thông báo của cảnh sát địa phương (những người không có tem hoặc đăng ký máy tính cho người nhập cư) để liên lạc với cảnh sát liên bang trong đó và như vậy thị trấn lân cận. Khi bạn đang đi du lịch từ vùng nhiệt đới nhất định đến Brazil bạn cần một chủng ngừa bệnh sốt vàng và giấy chứng nhận cho thấy bạn đã có điều này. Lưu ý rằng 'nó là bất hợp Pháp' để mang lại động vật, thịt, sữa, hạt giống, cây, trứng, mật ong, trái cây, hoặc bất kỳ loại thực phẩm không qua chế biến không có giấy phép. Liên hệ với [vigiagro@agricultura.gov.br] để biết thêm thông tin. Vé máy bay giá rẻ nhất là từ tháng Hai (sau Carnaval) đến ngày và từ tháng Tám đến tháng Mười Một. Vé từ New York, ví dụ, có thể có giá ít nhất là 699 USD bao gồm cả thuế. Nhiều chuyến bay undersubscribed trong Brazil có thể được có giá rẻ. Đến nay là sân bay quốc tế lớn nhất ở Brazil là Sân bay quốc tế São Paulo-Guarulhos (IATA: GRU ICAO: SBGR), trung tâm của hãng hàng không tamairlines.com. TAM, hãng có các chuyến bay trực tiếp đến nhiều thành phố vốn trong Nam Mỹ. Các chuyến bay trực tiếp khác bao gồm: Bắc Mỹ: New York, Chicago, Detroit, Los Angeles, Miami, Atlanta, Houston, Dallas và Toronto. Châu Âu: Lisbon bởi TAP, Madrid bởi Iberia, Amsterdam và Paris bởi KLM-Air France, London của British Airways, Frankfurt và Munich của Lufthansa. Châu Á: Seoul bởi Korean Hàn Quốc Air, Tel Aviv bởi ELAL, Doha của Qatar Airways, và Dubai của Emirates. Sân bay lớn thứ hai ở Brazil là Sân bay quốc tế Rio de Janeiro-Galeao, (IATA: GIG ICAO: SBGL) sân nhà của hãng voegol.com.br / INT / Gol Transportes Aéreos, với các tuyến bay đến nhiều điểm đến trong khu vực bao gồm Montevideo, Buenos Aires và Asuncion. Các chuyến bay trực tiếp khác bao gồm: Bắc Mỹ: Delta Air Lines bay đến Atlanta và New York, US Airways bay đến Charlotte, và United Airlines để Washington, DC và Houston. Châu Phi: TAAG Angola đến Luanda khoảng 3 lần một tuần. Châu Âu: Paris của Air France, Roma của Alitalia, London của British Airways, Madrid bởi Iberia, Amsterdam bởi KLM, Frankfurt bởi Lufthansa, Lisbon và Porto bởi TAP Bồ Đào Nha. Các thủ phủ Đông Bắc có thời gian bay ngắn hơn một chút sang châu Âu và Bắc Mỹ: Natal: các chuyến bay trực tiếp đến Lisbon bởi TAP, Amsterdam bởi Arkefly. Recife: các chuyến bay trực tiếp đến Lisbon bởi TAP, Madrid bởi Iberia, Atlanta Delta, Miami của American Airlines và Frankfurt bởi Condor. Fortaleza: các chuyến bay trực tiếp đến Lisbon bởi TAP, Madrid bởi Iberia, Cabo Verde bởi TACV, và Ý của Air Italy. Ngoài ra, TAP bay thẳng đến Salvador, Brasilia, Belo Horizonte, Campinas, Porto Alegre. TAP Portugal [2] là hãng hàng không nước ngoài với hầu hết các điểm đến tại Brazil, từ Lisbon và Porto, và cung cấp kết nối trở đi rộng sang châu Âu và châu Phi. Đi lại bằng đường hàng không ở Brazil đã tăng lên theo cấp số nhân trong vài năm qua, một phần là kết quả của tình trạng tồi của nhiều tuyến đường Brazil (QV) và sự vắng mặt của bất kỳ mạng lưới đường sắt có hiệu quả. Vẫn còn tương đối rẻ tiền với giá rẻ đôi khi có sẵn và dễ dàng lựa chọn tốt nhất cho du lịch đường dài trong nước. Một số sân bay lớn, đặc biệt là ở São Paulo và Rio, là, tuy nhiên, ngày càng trở nên rất đông đúc. Các cửa khẩu biên giới chính là ở: Với Uruguay: Chuy / Chui, Bella Unión / Barra do Quaraí, Artigas / Quaraí, Aceguá / Aceguá, Río Blanco / Jaguarão, và giữa Rivera / Santana làm Livramento Với Argentina: Paso de los Libres / Uruguaiana, Santo Tomé / São Borja, Bernardo de Irigoyen / Dionisio Cerqueira, Tobuna / Paraíso (Santa Catarina), Comandante Andresito / Capanema, và giữa Puerto Iguazu / Foz do Iguaçu Với Paraguay: Ciudad del Este / Foz do Iguaçu, Salto del Guaira / Guaira, và giữa Pedro Juan Caballero / Ponta Pora Với Bolivia: Puerto Suarez / Corumba, Cobija / Brasileia / Epitaciolandia, San Matías / Cáceres và giữa Riberalta / Guayaramerin / Guajará-Mirim (cây cầu bắc qua sông Mamore sẽ sẵn sàng vào năm 2007) Với Peru: Iñapari / Assis Brasil Với Colombia: Leticia / Tabatinga Không có kết nối đường ở hai bên biên giới. Với Guyana: Lethem / Bonfim Ở các thị trấn biên giới nhất định, đặc biệt là Foz do Iguaçu / Ciudad del Este / Puerto Iguazu, bạn không cần dấu nhập / xuất cảnh, các thủ tục khác cho một chuyến đi một ngày vào các nước láng giềng. Các thị trấn cùng là địa điểm tốt nếu bạn vì một lý do muốn vượt qua mà không cần tiếp xúc với cơ quan di trú. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Hơn nữa, Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại Châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil đã phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ Châu Âu, và đã trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ \"Camões\", vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ Bồ Đào Nha ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải là thứ ngôn ngữ được dùng ở Bồ Đào Nha ngày nay. Tiếng Bồ Đào Nha Brasil có ảnh hưởng lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Nói chung, những người nói bất kỳ một biến thể nào đều có thể hiểu được biến thể kia, nhưng họ, những phương ngữ Bồ Đào Nha có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả. Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Ý. Ở thành phố São Paulo, có thể gặp những cộng đồng sử dụng tiếng Nhật như tại Liberdade. Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Thụy Sĩ", "role": "user" }, { "content": "Thụy Sĩ là một quốc gia ở Trung Âu. Thủ đô là Berne. Thành phố lớn nhất là Zürich. Quốc gia này phía tây giáp Pháp, phía nam giáp Italia, phía đông giáp Áo là Liechtenstein, phía bắc giáp Đức. Khí hậu ôn hoà nhưng thay đổi theo độ cao. Quốc gia này có mùa đông lạnh, tuyết/mưa và mùa hè ẩm mát đến ấm và đôi khi có mưa rào. Thuỵ Sĩ được biết đến với các núi (Alps ở phía nam, Jura ở tây bắc) nhưng cũng có một cao nguyên trung bộ với các các đồng bằng có ngọn đồi nhấp nhô, và các hồ lớn. Đỉnh cao nhất ở Thuỵ Sĩ là Dufourspitze cao 4.634 m còn hồ Maggiore chỉ 195 m trên mực nước biển. Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz; tiếng Pháp: Suisse; tiếng Ý: Svizzera; tiếng Romansh: Svizra), quốc danh hiện tại là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confœderatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu[note 1] với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Geneva và Zurich. Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới. Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Thụy Sĩ là một quốc gia hiền hòa và đã được hình thành khá sớm ở Châu Âu, là một trong những quốc gia theo chế độ liên bang lâu đời nhất trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ). Các dấu vết cổ nhất về sự tồn tại của hominidae ở Thụy Sĩ được xác đĩnh cách nay khoảng 150.000 năm. Những nơi định cư có hoạt động trồng trọt cổ nhất từng được biết đến ở Thụy Sĩ, được phát hiện ở Gächlingen, có tuổi khoảng 5300 TCN. Được thành lập năm 44 TCN, Augusta Raurica là nơi định cư của người La Mã đầu tiên ở Rhine và hiện nằm trong số những di chỉ khảo cổ quan trọng ở Thụy Sĩ. Những nền văn hóa của các bộ tộc sớm nhất đã được biết đến là Hallstatt và văn hóa La Tène, được đặt theo tên một đi chỉ khảo cổ ở La Tène trên bờ bắc của Hồ Neuchâtel. Văn hóa La Tène đã hình thành và phát triển mạnh vào cuối thời đại đồ đá khoảng từ 450 TCN, có thể do chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh Hy Lạp cổ đại và Etrusca. Một trong những nhóm người quan trọng ở vùng Thụy Sĩ là Helvetii. Năm 58 TCN, trong trận Bibracte, quân đội của Julius Caesar đã đánh bại Helvetii. Vào năm 15 TCN, Tiberius, người được nhắm đến để làm hoàng đế La Mã thứ 2 và anh ông ta là Drusus, đã chinh phục Alps, sáp nhập khu vực này vào đế chế La Mã. Khu vực bị chiếm đóng bởi Helvetii—trùng tên với Confoederatio Helvetica—đầu tiên trở thành một phần của tỉnh Gallia Belgica thuộc La Mã và sau đó là tỉnh Germania Superior, trong khi phần phía đông Thụy Sĩ được sáp nhập vào tỉnh Raetia của La Mã. Vào thời kỳ Trung Cổ, từ thế kỷ thứ 4, phần mở rộng phía tây của Thụy Sĩ ngày nay là một phần lãnh thổ thuộc vương quốc Burgundy. Alemanni đã định cư ở cao nguyên Thụy Sĩ trong thế kỷ 5 và trong các thung lũng của Alps trong thế kỷ 8, hình thành nên Alemannia. Vùng đất của Thụy Sĩ ngày nay thời đó được phân chia quản lý giữa vương quốc Alemannia và Burgundy. Toàn bộ khu vực trở thành một phần của đế chế Frankish mở rộng trong thế kỷ 6, sau chiến thắng của Clovis I trước Alemanni ở Tolbiac năm 504 và sau là sự thống trị Frankish của người Burgundians. Trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 6, 7 và 8, các vùng của Thụy Sĩ tiếp tục chịu sự cai quản của Frankish (các vương triều Merovingian và Carolingia). Nhưng sau sự mở rộng của nó dưới thời Charlemagne, đế chế Frankish đã bị chia tách bởi hiệp ước Verdun năm 843. Các lãnh thổ ngày nay của Thụy Sĩ đã được chia thành Trung Francia và Đông Francia cho đến khi chúng được tái sáp nhận dưới thời cai trị của đế quốc La Mã thần thánh khoảng năm 1000. Vào thế kỷ 13, con đường chạy qua Gotthard nằm ở tâm dãy núi Alps được hình thành và phát triển nhanh chóng trở thành điểm giao lưu, qua lại quan trọng về kinh tế-thương mại Bắc-Nam Châu Âu và trở thành điểm nằm trong tầm ngắm của các cường quốc Châu Âu. Tình hình đó đã đẩy các nhóm dân cư nơi đây lập ra các phường, hội rồi hình thành quốc gia Thụy Sĩ ngày nay, dưới các minh ước quân tử để bảo vệ và hỗ trợ nhau theo tính chất của một liên minh và chính thức ra đời ngày 1 tháng 8 năm 1291. Sang thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16, các đơn vị hành chính độc lập trong liên bang (13 bang) đã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do tranh chấp về phạm vi ở một số vùng, khu vực tiếp giáp nhau. Nhưng trước nguy cơ ý đồ bành trướng của một số nước có biên giới chung với Thụy Sĩ đã nhanh chóng đưa ra các cuộc tranh chấp, giành giật nội bộ đi tới chấm dứt. Sau khi những người chủ trương giữ Thụy Sĩ đứng ngoài cuộc chiến tranh 30 năm trên lục địa Châu Âu trong thế kỷ 17 giành thắng lợi, giữ được chủ quyền và nền độc lập của Thụy Sĩ, Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ đã được quốc tế công nhận tại Hội nghị Hòa bình Westphalia, đặc biệt là tại Hội nghị Wien 1815, Thụy Sĩ cam kết theo đuổi quy chế trung lập có vũ trang và đã được luật pháp quốc tế bảo đảm. Đến đầu thế kỷ 19, với sự cổ vũ của cuộc cách mạng tư sản Pháp, giai cấp tư sản Thụy Sĩ đã ra tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa (Helvetic Republic) và đi tới việc chấm dứt chế độ phong kiến với cấu trúc nhà nước phong kiến cát cứ. Sau cuộc nội chiến cuối cùng ở Châu Âu năm 1847, nhà nước liên bang lỏng lẻo đã được thay thế bởi một nhà nước liên bang gắn kết hơn, tuy nhiên tính chất tự trị của các bang, các xã về cơ bản vẫn tiếp tục được duy trì. Nhiều nội dung cơ bản trong Hiến pháp liên bang ngày nay là những nội dung được soạn thảo từ Hiến pháp Liên bang được ban hành từ 1847. Kéo dài qua phía bắc và nam của Alps ở Tây và Trung Âu, Thụy Sĩ trải dài qua những cảnh quan và khí hậu đa dạng trên một diện tích hạn chế với 41.285 kilômét vuông (15.940 sq mi). Dân số của Thụy Sĩ khoảng 7,9 triệu, với mật độ trung bình khoảng 190 người/km2. [Phân nửa vùng lãnh thổ đồi núi phía nam của quốc gia này có ít dân cư hơn nửa phía bắc. Trong bang lớn nhất Graubünden, nằm toàn bộ trong Alps, có mật độ dân số chỉ có 27 người/km2. Các địa hình tương phản giữa vùng Matterhorn ở Alps Cao, vùng Sanetsch và cao nguyên ở Hồ LucerneThụy Sĩ nằm giữa Đường vĩ độ bắc 45° và đường vĩ độ bắc 48°, và kinh độ 5° và 11° đông. Quốc gia này có 3 kiểu địa hình cơ bản gồm Swiss Alps ở phía nam, Cao nguyên Thụy Sĩ, và dãy núi Jura ở phía bắc. Alps là dãy núi cao nhất chạy qua miền trung-nam của quốc gia này, chiếm 60% tổng diện tích của Thụy Sĩ. Trong số các thung lũng cao của Swiss Alps có nhiều sông băng, có tổng diện tích 1.063 km2. Từ đây, có những thượng nguồn của nhiều sông lớn như sông Rhine, Inn, Ticino và Rhone, chảy theo 4 hướng chính trên toàn châu Âu. Mạng lưới thủy văn gồm nhiều vực nước ngọt ở trung và tây châu Âu như Hồ Geneva, Hồ Constance và Hồ Maggiore. Thụy Sĩ có hơn 1500 hồ, và chiếm 6% tổng lượng nước ngọt châu Âu. Các hồ và sông băng chiếm khoảng 6% diện tích của quốc gia này. Có khoảng một trăm đỉnh núi Thụy Sĩ có độ cao gần hoặc cao hơn 4.000 mét (13.000 ft). Với độ cao 4.634 m (15.203 ft), Monte Rosa là đỉnh cao nhất, mặc dù Matterhorn (4.478 m/14.692 ft) có thể là đỉnh nổi tiếng nhất. Cả hai đỉnh này nằm trong Pennine Alps thuộc bang Valais. Đoạn Bernese Alps qua thung lũng Lauterbrunnen có 72 thác, nổi tiếng là Jungfrau (4.158 m/13.642 ft) và Eiger, và nhiều thung lũng đẹp như tranh vẽ trong khu vực. Ở đông nam dọc theo thung lũng Engadin, băng qua khu vực St. Moritz thuộc bang Graubünden, cũng là một nơi nổng tiếng; đỉnh cao nhất gần Bernina Alps là Piz Bernina (4.049 m/13.284 ft). Khu vực đông dân cư phía bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm. Nó bao gồm các dạng địa hình đồi, gồm một phần rừng, một phần đồng cỏ, thường có các đàn gia súc chăn thả, hoặc trồng rau và các cánh đồng trái cây, nhưng nó vẫn là đồi núi. Hồ lớn nhất là Hồ Geneva (cũng được gọi là Lac Léman trong tiếng Pháp) tọa lạc ở miền tây Thụy Sĩ. Sông Rhone là nguồn nước ra và vào hồ Geneva. Thụy Sĩ có khí hậu ôn hòa, nhưng có thể có thay đổi lớn theo khu vực,[14][15] từ các môi trường băng hà ở các đỉnh cao đến các vùng mát mẻ gần khí hậu Địa Trung Hải ở tận phía nam của Thụy Sĩ. Có những khu vực thung lũng ở phía nam Thụy Sĩ nơi mà có thể tìm thấy các loài cây cọ chịu khí hậu lạnh. [16] Mùa hè có xu hướng ấm và ẩm vào các đợt mưa, do đó những nơi này rất lý tưởng cho phát triển gia súc và đồng cỏ. Mùa đông thì ít ẩm hơn ở những vùng núi có thể nhận thấy những những khoảng chu kỳ dài có khí hậu ổn định trong vài tuần, trong khi các vùng đất thấp hơn có xu hướng chịu ảnh hưởng ngược lại, trong suốt các chi kỳ này thì không thấy mặt trời trong vài tuần. Zürich, thành phố lớn nhất, một trung tâm chính của ngân hàng và có một cuộc sống về đêm sôi động Berne, thủ đô với nhiều phố cổ được bảo quản tốt, nhiều nhà hàng, quán bar, hộp đêm Geneva ( Genève) - trung tâm của văn hóa nghệ thuật là một nhà thành phố quốc tế với khoảng 200 tổ chức chính phủ và phi chính phủ, nơi ra đời của World-Wide-Web tại CERN Basel - cửa ngõ của khách du lịch đến Rhineland Đức và Alsace Interlaken - thủ đô thể thao ngoài trời và hành động của Thụy Sĩ, bất cứ điều gì từ nhảy dù, nhảy bungee, đi bộ đường dài, vượt thác ghềnh, đến hẻm núi Lausanne - phong cảnh, ăn uống, nhảy múa, chèo thuyền và xứ rượu vang Thụy Sĩ là các thứ thu hút khách Lucerne ( Luzern) - thành phố chính của khu vực miền Trung với các liên kết nước trực tiếp đến tất cả các điểm tham quan đầu lịch sử Thụy Sĩ Lugano - một thị trấn cũ, một hồ nước khá đẹp, và thức ăn chỉ đơn giản là tuyệt vời Thurgau - một thành phố nhỏ ở phía Bắc Thụy Sĩ, phần lớn diện tích là các vùng bằng phẳng Grindelwald - khu nghỉ mát cổ điển dưới chân của Eiger Thác Rhine - thác lớn nhất của châu Âu, gần Schaffhausen Zermatt - khu nghỉ mát núi nổi tiếng tại các cơ sở của Matterhorn hùng mạnh Thụy Sĩ là một thành viên của Hiệp ước Schengen. Điều này có nghĩa rằng có thể có vị trí kiểm tra hải quan nhưng không có kiểm tra xuất nhập cảnh (đi du lịch trong khối Schengen nhưng đến / từ một quốc gia không thuộc EU) hoặc bạn có thể phải rõ ràng nhập cư nhưng không hải quan (đi du lịch trong EU nhưng đến / từ một quốc gia không thuộc Schengen). Các sân bay chính của Thụy Sĩ là sân bay quốc tế ở Zurich, Geneva và Basel, với các sân bay nhỏ hơn trong Lugano và Berne. Bay vào gần Milan (Ý), Lyon hoặc thậm chí Paris (Pháp) hoặc Frankfurt (Đức) được khác lựa chọn mặc dù khá đắt tiền và tốn thời gian (3h Frankfurt-Basel, 4h Milan Zurich, Paris 5h-Berne) bằng tàu hỏa. Một số hãng hàng không giảm giá bay đến Friedrichshafen, Đức mà chỉ là trên hồ Constance (các Bodensee) từ Romanshorn, không quá xa Zurich. Hãng hàng không quốc gia Thụy Sĩ là SWISS [1] mà là một thành viên của Star Alliance [2] và người kế nhiệm của Swissair nổi tiếng. Các chuyến tàu lửa đến từ khắp châu Âu. Thụy Sĩ là cùng với Đức một trong những nước trung tâm châu Âu nhất châu Âu, làm cho Thụy Sĩ một trung tâm của đường sắt và đường cao tốc với phần còn lại của châu Âu. Một số tuyến đường chính bao gồm: Tàu TGV, với một số chuyến tàu hàng ngày từ Paris, Avignon, Dijon và Nice. Tàu hàng giờ đến / từ Milano với các kết nối đến tất cả các phần của Ý Tàu hàng giờ ICE (tàu lửa tốc độ cao Đức) từ Zurich để Karlsruhe, Mannheim, Frankfurt ở Đức, nhiều người tiếp tục về phía Amsterdam, Hamburg hay Berlin. Tàu ICE thường xuyên từ Zurich để Stuttgart và Munich Chuyến tàu đêm từ Paris, Amsterdam, Berlin, Hamburg, Prague, Viên, Belgrade, Barcelona Roma và Venice để Basel, Geneva, Zurich và một số cũng đến Lausanne. Các đoàn tàu là một trong hai \"EuroNight\" (biểu tượng: 'EN) hoặc CityNightLine (biểu tượng: 'CNL) dịch vụ [3] Lâu đài Chillon: gần Montreux Vườn nho Lavaux: trên bờ Hồ Geneva Lâu đài của Bellinzona: ở bang phía nam của Ticino 'Tu viện St. Gallen ' Đỉnh cao châu Âu và đài quan sát Sphinx: một \"ngôi làng\" với một bưu điện trên 3.500 mét Jungfraujoch cao trên Wengen Grande Dixence: một mét đập cao 285, phía nam Sion Cầu cạn Landwasser: trên tuyến đường sắt giữa Chur và Thánh Moritz Matterhorn: từ Schwarzsee, Gornergrat hoặc chỉ đơn giản là từ làng Zermatt Bức tường phía bắc của Jungfrau và Eiger: hai trong số những ngọn núi nổi tiếng nhất trong dãy Alps, họ có thể được nhìn thấy từ thung lũng Lauterbrunnen hoặc từ một trong nhiều hội nghị thượng đỉnh có thể đạt được tàu hoặc xe cáp Sông băng Aletsch: dài nhất ở châu Âu, rừng Aletsch hoang dã nằm trên sông băng, tốt nhất nhìn từ phía Bettmeralp 'Hồ Thượng Engadin' Các: một trong những thung lũng dân cư cao nhất trong dãy núi Alps ở chân Piz Bernina, chúng có thể được nhìn thấy tất cả từ Muottas Muragl Hồ Lucerne: từ Pilatus trên Lucerne Oeschinensee: một hồ núi không có đối thủ trên Kandersteg Thác sông Rhine: lớn nhất châu Âu, đi thuyền đến các tảng đá ở giữa của thác Không có tiếng Thụy Sĩ. Tùy thuộc vào nơi bạn đang ở trong nước người dân địa phương có thể nói tiếng Đức Thụy Sĩ (Schwyzerdütsch), tiếng Pháp, tiếng Ý, hoặc trong các thung lũng ẩn của Graubünden, Romansch, một ngôn ngữ cổ xưa liên quan đến Latinh. Tất cả bốn được coi là ngôn ngữ chính thức (ngoại trừ tiếng Đức chuẩn và tiềng Đức Thụy Sĩ là không chính thức). Một số thành phố như Biel / Bienne và Fribourg là song ngữ, và bất kỳ phần nào của Thụy Sĩ có những người dân nói cái gì đó ngoài tiếng địa phương địa phương ở nhà, Tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai sử dụng rộng rãi nhất. Lưu ý rằng bạn không có khả năng nghe tiếng Romansch, như về cơ bản tất cả các 65.000 ngưới nói tiếng Romansch cũng nói tiếng Đức Thụy Sĩ và tiếng Đức chuẩn, và họ đang thực sự áp đảo tại Thụy Sĩ bởi người nói tiếng Anh bản địa, cũng như Albania và người nhập cư Serbo-Croatian nói. Khoảng hai phần ba dân số của Thụy Sĩ là nói tiếng Đức, đặc biệt là nằm ở trung tâm, phía bắc và phía đông của đất nước. Pháp được nói ở phía tây, xung quanh Lausanne và Geneva, trong khi tiếng Ý và tiếng Romansch được nói ở miền Nam xa. Thụy Sĩ chính họ là cần thiết để tìm hiểu một trong những ngôn ngữ khác của Thụy Sĩ trong trường học, và nhiều người cũng học tiếng Anh. Trong bất kỳ của các thành phố nói tiếng Đức lớn hơn, bạn sẽ không có khó khăn khi tìm những người nói tiếng Anh. Ở nông thôn, nó là ít phổ biến nhưng hầu như rất hiếm. Ngược lại, tiếng Anh không phải là phổ biến rộng rãi trong các khu vực nói tiếng Pháp và Ý, với ngoại lệ của Geneva do dân số quốc tế lớn của nó. Những người dưới 50 tuổi thường nói thông thạo tiếng Anh hơn so với những người lớn tuổi. Nói chung, trong quá khứ khi hai người Thụy Sĩ gặp nhau lần đầu tiên, ban đầu họ sẽ gọi nhau bằng tiếng Pháp, và sau đó chuyển sang một ngôn ngữ cả hai đều thoải mái nhất khi họ đã thiết lập ngôn ngữ mẹ đẻ của nhau. Tiếng Anh, tuy nhiên, đã trở thành rõ ràng ngôn ngữ quan trọng thứ hai ở Thụy Sĩ nói tiếng Đức (như trên nhiều lục địa) ngỡ ngàng của Thụy Sĩ nói tiếng Pháp bao gồm cả một cuộc tranh luận nếu Pháp hoặc tiếng Anh cần được giảng dạy trong các trường học. Nhất cung cấp cả hai. Tiếng Đức Thụy là không có nhóm phương ngữ riêng của mình, nhưng chỉ là một từ cho (Alemannisch) tiếng địa phương Alemannic như nói ở Thụy Sĩ. Thường được coi là một ngôn ngữ riêng biệt, Alemannic và đặc biệt là cao nhất Alemannic (nói ở miền nam Thụy Sĩ) là rất khác so với tiếng Đức chuẩn do đó, không ngạc nhiên nếu bạn không thể hiểu được người dân địa phương ngay cả khi bạn thông thạo trong tiêu chuẩn của Đức. Mặt khác, tất cả đều nói tiếng Đức Thụy Sĩ học tiếng Đức chuẩn trong trường học, vì vậy ở các thành phố nói tiếng Đức lớn (ví dụ như Basel, Berne và Zurich), gần như tất cả mọi người sẽ có thể nóitiếng Đức chuẩn rất tốt. Ở các thị trấn nhỏ và vùng nông thôn, nó vẫn cần được nói vừa phải để trôi chảy bởi bất cứ ai học ở một trường học hiện đại, vì vậy nếu bạn không tiếp cận người già thì giao tiếp sẽ ổn.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Ấn Độ", "role": "user" }, { "content": "Ấn Độ (tiếng Hindi: भारत गणराज्य Bharat; Trung Quốc gọi là: Thiên Trúc (天竺), Quyên Độc (身毒)) là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích. Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Mohandas Gandhi, người được ca tụng là \"người cha của Ấn Độ\". Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ. Những địa điểm cư trú Thời đồ đá với những bức tranh tại Bhimbetka, Madhya Pradesh là những dấu vết sớm nhất từng biết về đời sống con người tại Ấn Độ hiện nay. Những khu định cư thường xuyên sớm nhất được biết đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, và dần phát triển vào Văn minh lưu vực sông Ấn, đã bắt đầu từ khoảng năm 3300 TCN và lên tới tột đỉnh từ khoảng giữa năm 2500 TCN và 1500 TCN. Các thành phố của nền văn hóa này có những đặc tính đô thị và khoa học tiến bộ như những hệ thống thoát nước dân sự ở mức độ cao. Tiếp sau nó là Văn minh Vệ Đà, do các bộ tộc Ấn-Aryan từng lập ra các cơ sở cổ đại của Ấn Độ giáo và các khía cạnh văn hóa khác tạo ra. Trong những văn bản Vedic cổ và thần thoại Ấn Độ, vùng đất được coi là Bharatavarsha. Từ khoảng năm 550 TCN, nhiều vương quốc độc lập như Mahajanapadas đã được lập nên khắp đất nước. Nước này có một văn hóa tôn giáo rất phức tạp, là nơi sinh ra Đạo Giai na và Phật giáo. Các trường học cổ đã xuất hiện ở Taxila, Nalanda, Pataliputra và Ujjain. Cuối thế kỉ thứ 3 TCN, vương triều Maurya của Chandragupta Maurya và Ashoka Đại đế đã thống nhất hầu hết Nam Á hiện nay. Từ năm 180 TCN, một loạt các cuộc tấn công từ Trung Á của người Ấn-Hy Lạp, Ấn-Scythia, Ấn-Parthia và Kushan xảy ra ở phía tây bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Từ thế kỷ thứ 3 TCN, vương triều Gupta đã cai trị ở khoảng thời gian được coi là \"Thời đại vàng son\" trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ở phía nam, các vương triều Chalukya, Rashtrakuta, Chera, Chola, Pallava và Pandya nổi lên ở những giai đoạn khác nhau. Khoa học, Cơ khí, nghệ thuật, văn chương, toán học, thiên văn học, tôn giáo và triết học phát triển mạnh dưới thời cai trị của triều đại này. Tháp Sanchi tại Sanchi, Madhya Pradesh do hoàng đế Ashoka xây dựng ở thế kỷ thứ 3 TCNSau những cuộc xâm lược từ Trung Á, giữa thế kỷ thứ 10 và 12, đa phần bắc Ấn Độ đã thuộc quyền cai quản của Vương quốc Hồi giáo Delhi và Đế quốc Môgôn. Dưới triều Akbar Đại đế, kinh tế và văn hóa Ấn Độ phát triển không ngừng cùng với chính sách dung hòa tôn giáo. Các hoàng đế Môgôn cũng dần dần mở rộng quyền kiểm soát của mình ra toàn tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều vương quốc bản xứ cũng phát triển mạnh, đặc biệt ở phía nam, như Đế chế Vijayanagara hay Đế quốc Maratha. Trong thế kỷ thứ 18 và 19, nhiều nước Châu Âu, gồm Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp và Anh Quốc, ban đầu đến Ấn Độ với tư cách là những nhà buôn, sau đó lợi dụng tình trạng bất hòa trong các mối quan hệ giữa các vương quốc để thành lập ra các thuộc địa ở Ấn Độ. Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộo quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc cổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất (trong tiếng Anh gọi là Sepoy Mutiny), cuộc nổi dậy không thành công vì nó đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh. Vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh quản lý trực tiếp. Đầu thế kỷ 20, một cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành, dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. Hàng triệu người chống đối đã tham gia vào những chiến dịch bất tuân dân sự với lời tuyên thệ ahimsa - bất bạo động - và họ đã hành động đúng như vậy. Gandhi sẽ dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc hành trình muối Dandi (Dandi Salt March) để thách thức thuế muối, và một cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh \"Rời khỏi Ấn Độ\". Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1947 - 565 tiểu quốc do các ông hoàng cai trị đã thống nhất với các tỉnh từ thời thuộc địa Anh để lập nên một quốc gia duy nhất, nhưng chỉ sau khi các tỉnh có đa số người Hồi giáo đã tách ra, hậu quả của chiến dịch ly khai do Liên đoàn Hồi giáo lãnh đạo, để thành lập Pakistan. Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ có tranh chấp biên giới còn chưa giải quyết xong với Trung Quốc, vụ việc này đã leo thang trở thành một cuộc Chiến tranh Trung-Ấn ngắn ngủi năm 1962; và với Pakistan, dẫn tới các cuộc chiến tranh năm 1947, 1965, 1971 và năm 1999 tại Kargil. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hiệp quốc. Năm 1974, Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngầm dưới đất, khiến họ trở thành thành viên không chính thức của \"câu lạc bộ hạt nhân\". Sau đó họ tiến hành thêm năm vụ thử nghiệm nữa trong năm 1998. Những cải cách kinh tế đáng chú ý diễn ra từ năm 1991 đã biến Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, làm tăng vị thế của họ trong vùng và trên toàn thế giới. Lãnh thổ Ấn Độ chiếm một phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ, nằm trên Mảng Ấn Độ, phần phía bắc Mảng Ấn-Úc, phía nam Nam Á. Các bang phía bắc và đông bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, trung và đông Ấn gồm đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu. Ở phía tây, biên giới phía đông nam Pakistan, là Sa mạc Thar. Miền nam Bán đảo Ấn Độ gồm toàn bộ cao nguyên Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển, Ghat Tây và Ghat Đông. Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna. Ấn Độ có ba quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển tây nam, Quần đảo Andaman và Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal. Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hoà ở phía bắc, các vùng phía bắc có độ cao lớn thường có tuyết rơi trong thời gian dài. Khí hậu Ấn Độ bị ảnh hưởng lớn từ dãy Himalaya và Sa mạc Thar. Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9. Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể. Số loài động thực vật ở tiểu lục địa Ấn Độ chỉ đứng thứ hai trên thế giới sau toàn Châu Phi, và có nhiều loài chỉ có mặt tại đây. Ấn Độ hiện là quê hương của hơn 3000 hổ Bengal, 10000 voi Châu Á và khoảng 8000 con bò tót, những loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới. Ấn Độ là nước có nền dân chủ lớn nhất thế giới liên bang, bao gồm 28 bang và 7 vùng lãnh thổ. Các bang có quyền tự trị và quyền lập pháp của riêng mình, tuy nhiên luật pháp quốc gia có quyền lực cao hơn luật pháp của các bang. Ấn Độ có ba nhánh chính phủ: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ở mức độ bang và quốc gia. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người bảo vệ hiến pháp và Tư lệnh tối cao của Các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống và Phó tổng thống được bầu gián tiếp bởi một đoàn bầu cử với nhiệm kỳ năm năm. Nghị viện Ấn Độ theo chế độ lưỡng viện, với hạ viện được bầu cử phổ thông và trực tiếp, gọi là Lok Sabha (Nghị viện nhân dân), được bầu với nhiệm kỳ 5 năm, và thượng nghị viện, Rajya Sabha (Hội đồng quốc gia), được bầu xen kẽ với nhiệm kỳ 6 năm bởi một hội đồng gồm các thành viên lập pháp quốc gia. Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ và là người có quyền hành pháp lớn nhất. Thủ tướng được bầu ra bởi các nhà lập pháp của đảng chính trị hay liên minh đa số trong nghị viện, và có nhiệm kỳ năm năm. Hiến pháp không quy định rõ chức danh Phó thủ tướng, nhưng chức danh này trên thực tế vẫn tồn tại. Tất cả các công dân Ấn Độ trên 18 tuổi đều đủ tư cách bỏ phiếu. Thủ tướng lãnh đạo Hội đồng bộ trưởng. Bất kỳ bộ trưởng nào đều phải là thành viên của hạ hoặc nghị viện. Trong hệ thống nghị viện Ấn Độ, hành pháp phải phụ thuộc vào lập pháp. Delhi - thủ đô của Ấn Độ và trung tâm của miền Bắc Ấn Độ. Bangalore - thành phố vườn, từng là khu vực nhà ở của những người về hưu nay đãchuyển thành thành phố của các quán rượu, công nghệ và các công ty. Chennai - cảng chính ở miền Nam Ấn Độ, cái nôi của âm nhạc Carnatic và Bharatanatyam, có bãi biển Marina nổi tiếng, thủ phủ ô tô của Ấn Độ và nhanh chóng nổi lên trung tâm CNTT. Hyderabad - nổi tiếng với ngọc trai và trung tâm thương mại kim cương. Công nghiệp hóa đã mang các cơ sở sản xuất và tài chính lớn của Ấn Độ đến cho thành phố và nhanh chóng nổi lên trung tâm CNTT. Jaipur - thành phố màu hồng là một triển lãm lớn của Ấn Độ giáo Rajput văn hóa của thời Trung cổ miền Bắc Ấn Độ. Kochi - Nữ hoàng của biển Ả Rập, về lịch sử là một trung tâm thương mại quốc tế, tại các cửa ngõ vào bãi biển cát. Kolkata - thủ đô văn hóa của Ấn Độ, Kolkata là nơi có nhiều tòa nhà thuộc địa. Nó được gọi là Thành phố của Joy. Mumbai - thủ đô tài chính của Ấn Độ, trung tâm điện ảnh \"Bollywood\". Varanasi - được coi là linh thiêng nhất thành phố Ấn Độ giáo, nằm ​​trên bờ sông Hằng, một trong những thành phố có dân sinh sống lâu đời nhất liên tục nhất trên thế giới. Agra, thành phố có ba di sản thế giới, đặc biệt là đền Taj Mahal Ấn Độ có nhiều điểm mốc nổi bật và các khu vực của vẻ đẹp nổi bật. Dưới đây là danh sách chín đáng chú ý nhất: Bodh Gaya — (Bồ Đề Đạo Tràng) nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được giác ngộ. Ellora / Ajanta - tu viện ngoạn mục đá cắt hang động và đền thờ, nơi thánh cho Phật Giáo, Kỳ Na Giáo và Ấn giáo. Goa - một sự pha trộn Đông-Tây, bãi biển và văn hóa syncretic. chùa Vàng - nơi có thánh Sikh nằm trong Amritsar Hampi - những tàn tích tuyệt vời của đế chế Vijayanagara Khajuraho - nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc khiêu dâm của nó Konark - đền thờ Mặt Trời, ví dụ duy nhất của Kalingan Kiến trúc, một di sản thế giới của UNESCO. Cung điện Hồ - Lake Palace của Octopussy nổi tiếng, nằm ​​trong Udaipur *Meenakshi Amman Temple/Đền Meenakshi Sundareswarar - một ngôi đền Hindu ngoạn mục trong Madurai Taj Mahal - lăng mộ bằng đá cẩm thạch không hai trong Agra. Một trong Bảy kỳ quan thế giới hiện đại. Tùy thuộc vào mục đích của chuyến thăm của bạn, bạn có thể có được một thị thực du lịch (sáu tháng), thị thực kinh doanh (6 tháng, một năm hoặc hơn, nhiều mục) hoặc thị thực du học (lên đến 5 năm). Một thị thực 10 năm đặc biệt (150 USD, kinh doanh và du lịch) có sẵn chỉ cho công dân Mỹ. Visa Ấn Độ có hiệu lực từ ngày nó được phát hành, không phải là ngày nhập cảnh. Ví dụ, một visa 6 tháng ban hành vào ngày 1 sẽ hết hạn vào ngày 30 tháng 6, bất kể ngày của bạn nhập cảnh. Có một khoảng thời gian khoảng cách tối thiểu hai tháng giữa thị thực du lịch liên tiếp. Visa du lịch có thời hạn 6 tháng có thể có thời gian tối đa lưu trú 90 ngày mỗi lần, tùy thuộc vào quốc tịch. Hãy chắc chắn để kiểm tra thời gian tối đa cho một lần với đại sứ quán tại địa phương. Tính đến 01 tháng 1 năm 2010, Ấn Độ đã giới thiệu một chương trình TVOA mới (visa du lịch cấp khi đến), trong đó có sẵn cho công dân Phần Lan, Nhật Bản, New Zealand, Luxembourg, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar, Indonesia và Philippines tại các sân bay ở Chennai, Mumbai, Delhi và Kolkata cho một kỳ nghỉ lên đến 30 ngày. Nó có thể mất một thời gian (không có thời gian tập hợp, cho phép từ 1-6 giờ) để xử lý các ứng dụng một khi bạn đã đến sân bay. Tova Visa có giá 60 USD, có giá trị cho một lần và không thể gia hạn. Ngoài ra, có một khoảng cách tối thiểu giữa hai tháng hết hạn của một thị thực du lịch và việc phát hành tiếp theo. Xin vui lòng liên hệ với đại sứ quán nước / lãnh sự quán để biết thêm thông tin. Nhiều đại sứ quán Ấn Độ có xử lý thị thực thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần cho các công ty bên thứ ba, để kiểm tra trước trước khi đi đến đại sứ quán. Ví dụ, ở Mỹ, bạn phải nộp đơn xin thị thực của bạn để Travisa, không phải là đại sứ quán. Nộp xin cấp visa thông qua các cơ quan này cũng thu hút một khoản phí xin visa, trên đó sẽ được chi tiết trên hầu hết các trang web Đại sứ quán và cần được kiểm tra trước khi nộp giấy tờ của bạn. Ngoài ra, nhiều đại sứ quán Ấn Độ chỉ cung cấp thị thực cho người dân của quốc gia đó: điều này có nghĩa bạn sẽ nhận được thị thực của bạn trước khi bạn rời khỏi nhà, thay vì cố gắng để có được trong một quốc gia lân cận (mặc dù, như ở Tháng Tám '09, người không cư trú có thể xin cấp thị thực thông qua các đại sứ quán Bangkok cho 400 THB \"lệ phí giới thiệu\" bổ sung). Quy tắc và giá trị của thị thực sẽ khác nhau dựa trên quốc tịch. Kiểm tra trang web của Đại sứ quán Ấn Độ, lãnh sự quán hoặc hoa hồng cao ở nước bạn hoặc liên hệ với văn phòng địa phương. Từ Việt Nam không có tuyến bay thẳng sang Ấn Độ mà thường phải quá cảnh ở Bangkok, Kuala Lumpur hoặc Singapore. Các cửa ngõ hàng không chính của Ấn Độ là các sân bay của Mumbai, Delhi, Bengaluru, Hyderabad và Chennai. Các sân bay tại các thành phố là mới hoặc tiếp tục phát triển. Delhi đã công bố thương hiệu mới của ga quốc tế 3 trong thời gian diễn ra 2010 Commonwealth Games & Bangalore đưa ra sân bay mới trong năm 2008. Các sân bay Hyderabad được đánh giá là một trong 5 sân bay hàng đầu trong thể loại 10-15 triệu lượt khách mỗi năm. Có rất nhiều tuyến bay thẳng kết nối với các thành phố châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông và Úc. Châu Phi cũng được kết nối với Delhi và Mumbai. Đối với điểm thứ hai của nhập cảnh vào Ấn Độ, hãy xem xét Goa, Kolkata hoặc bờ biển Malabar. Có rất nhiều các kết nối tới bờ biển vùng Malabar đến các thành phố như Kochi, Kozhikode và Thiruvananthapuram từ Trung Đông. Hầu hết các tàu sân bay lớn ở Trung Đông cung cấp một cửa kết nối với bờ biển từ các trung tâm vùng Vịnh của họ. Goa là một địa điểm du lịch châu Âu và do đó được kết nối bởi nhiều nhà khai thác điều lệ châu Âu như Condor, Edelweiss, hãng hàng không Thomas Cook và Thomson Airways. Kolkata hiện đang phục vụ của Emirates, Qatar Airways, Singapore Airlines và Thai Airways. Ấn Độ có các hãng hàng không nổi tiếng quốc tế như Air India (chi tiết; hãng hàng không sáp nhập được hình thành bằng cách kết hợp Air India). Các hãng này cung cấp các tuyến bay nội địa. Trong những năm gần đây, chính phủ đã cho phép các hãng hàng không tư nhân Ấn Độ như Indigo (chi tiết) để đi quốc tế. Có các chuyến bay hàng ngày đến các trung tâm lớn trên thế giới từ Delhi và Mumbai. Air India thường cung cấp mức giá thấp nhất cho các chuyến bay đường dài để Ấn Độ. Trong những năm gần đây, nó đã dần được cải thiện và thậm chí còn được mời tham gia Star Alliance, nhưng vẫn có một số cách để đi cho đến khi nó có thể được coi là đẳng cấp thế giới. Air India bị dịch vụ khách hàng không phù hợp và đặt phòng / điện thoại đặt phòng trực tuyến cơ sở của nó là đạt tiêu chuẩn. Từ Hoa Kỳ, United Airlines (chi tiết) cung cấp dịch vụ bay thẳng hàng ngày từ Newark Airport đến Delhi và Mumbai, Ấn Độ Air cung cấp dịch vụ hàng ngày không ngừng đến Delhi từ JFK và ORD và Mumbai từ EWR. American Airlines (chi tiết) cung cấp dịch vụ hàng ngày không nghỉ từ Chicago đến Delhi. Các hãng hàng không châu Âu khác nhau cung cấp kết nối dịch vụ thông qua các trung tâm châu Âu của họ với hầu hết các thành phố lớn của Hoa Kỳ và các hãng hàng không Châu Á khác nhau cung cấp dịch vụ kết nối từ các thành phố Bờ Tây đến Ấn Độ thông qua trung tâm Châu Á của họ. Từ châu Âu và Bắc Mỹ là có thể sử dụng nhiều hãng hàng không châu Âu như Lufthansa (chi tiết), Finnair (chi tiết), British Airways (chi tiết), KLM Royal Dutch Airlines (chi tiết, Air France (chi tiết) và Virgin Atlantic (chi tiết). Cho du khách dài hạn (3-12 tháng), các hãng hàng không Thụy Sĩ (chi tiết) thường có những giao dịch tốt từ Thụy Sĩ với kết nối chuyến bay từ lớn của châu Âu và một số thành phố ở Mỹ là tốt. Để tiết kiệm vé, xem xét việc kết nối thông qua các nước vùng Vịnh, bởi Air Arabia (chi tiết) (Sharjah dựa hãng hàng không chi phí thấp có một số kết nối ở châu Âu), Etihad (chi tiết) (đặc biệt là nếu bạn cần vé một chiều hoặc sẽ trở lại châu Âu từ một quốc gia châu Á) thông qua Abu Dhabi, cũng như Emirates (chi tiết) qua Dubai hoặc Qatar Airways (chi tiết) qua Doha. Rõ ràng, các hãng hàng không cũng là cách dễ nhất đến từ các nước vùng Vịnh mình, cùng với không khí Ấn Độ và Air India Express. Từ Đông Á và Úc, Singapore (được phục vụ bởi Air India, đó là công ty con chi phí thấp Air India Express chi tiết), cũng như Singapore Airlines (chi tiết), đó là công ty con Silk Air chi tiết) và chi phí thấp công ty con Tiger Airways chi tiết) có thể coi là kết nối tốt nhất để Ấn Độ với các chuyến bay đến tất cả các thành phố lớn và nhiều những cái nhỏ hơn. Do khoảng cách giá rẻ từ Đông Nam Á và ngược lại, hãng hàng không chi phí thấp Malaysia AirAsia chi tiết) thường là sự lựa chọn tốt nhất (nếu đã đặt trước, giá vé một chiều là bình thường dưới 100 USD, đôi khi là ít hơn 50 USD, họ có các kết nối từ Trung Quốc, Úc và hầu hết các nước Đông Nam Á). Họ bay từ Kuala Lumpur vào New Delhi, Mumbai, Chennai, Kolkata, Kochi và Tiruchirapalli. Nếu bạn đang đi từ / đến Thái Lan, Air India Express bay từ Chennai và Kolkata đến Bangkok. Air India và Thai Airways chi tiết) bay từ đó đến phạm vi rộng lớn hơn của các thành phố Ấn Độ cũng có. Gần đây nhất, Silk Air chi tiết) bắt đầu các chuyến bay thẳng từ Singapore để Hyderabad là tốt. Gần đây, IndiGo, hãng hàng không chi phí thấp Ấn Độ, đã bắt đầu dịch vụ bay với Singapore, Bangkok, Dubai, và Muscat. Nếu bạn thực sự muốn xem tất cả các địa điểm tham quan giá trị ở Ấn Độ, một thị thực du lịch của sáu tháng thì mới là đủ. Có những điểm du lịch hơn ở Ấn Độ hơn có thể được đề cập trong một cuốn sách. Hầu hết các nước ở Ấn Độ đã có hơn mười điểm đến du lịch và có những thành phố mà không có thể được trải nghiệm đầy đủ thậm chí trong một tuần đầy đủ. Không quên rằng một số bang của Ấn Độ là lớn hơn hầu hết các nước trên thế giới và có hai mươi tám bang ở Ấn Độ. Taj Mahal:. The Taj Mahal được công nhận là \"viên ngọc quý của nghệ thuật Hồi giáo ở Ấn Độ và là một trong những kiệt tác được ngưỡng mộ phổ biến của di sản thế giới\" Đó là thực sự lớn hơn và nhiều hơn nữa hoành tráng hơn những gì nó trông trong bức ảnh. Agra: Một thành phố hùng vĩ, có di tích lịch sử như pháo đài Agra đỏ hùng vĩ và đẹp Taj Mahal. Delhi: Thủ đô và trung tâm của Ấn Độ, đó là cả hai hiện đại và lịch sử. Có di tích như Pháo đài Đỏ và Qutub Minar, nó cũng cung cấp tiện nghi hiện đại để du khách. Delhi cũng đã tổ chức Commonwealth Games 2010, và ít ô nhiễm hơn so với hầu hết các ares của Ấn Độ. Varanasi: Hindu nghi lễ tôn giáo, một số lại harking đến tuổi Vệ Đà, 5.000 năm trước, Varanasi là thành phố lâu đời nhất của thế giới và nơi sinh của Ấn Độ giáo. Đừng bỏ lỡ buổi tối Ganga Aarti. Hổ, nhớ rằng bạn sẽ cần rất nhiều may mắn để nhìn thấy một con hổ, nhưng cơ hội của bạn nhìn thấy một con hổ là khá tốt trong Bandhavgarh hay Ranthambore khu bảo tồn hổ. Sư tử, Vườn quốc gia Gir rừng và động vật hoang dã Sanctuary (còn được gọi là Sasan-Gir, ગીર રાષ્ટ્રીય ઉદ્યાન) là ngôi nhà duy nhất của Sư tử châu Á thuần túy. Sundarbans. Rừng ngập mặn lớn nhất và đồng bằng trên thế giới. Quê hương của Hoàng gia nổi tiếng hổ Bengal và cửa sông cá sấu. Các khu nghỉ mát trên núi. Ấn Độ là nhà của một số đáng kể, trạm đồi phong cảnh đẹp và tuyệt đẹp như Shimla, Mussorie, Darjeeling, Nainital, Almora, Shillong, Mt.Abu và Ooty. Thung lũng Sangla. Được coi là một trong những thung lũng đẹp nhất của thế giới nằm trong các khu vực trên của tiểu bang Himachal Pradesh. Nó là vô cùng phong cảnh đẹp với phong cảnh ăn ảnh và danh lam thắng cảnh không thể nào quên. Leh. Coi được trên đầu của thế giới. Một trong những thành phố có dân cư cao nhất thế giới. Nó mang lại cho một ý tưởng khác nhau của độ cao hoàn toàn với cảnh quan không thể tin được. Srinagar. Đây là thủ phủ của bang Jammu và Kashmir trong mùa đông. Thành phố rất đẹp ở giữa của dãy Himalaya với một hồ Dal rất đẹp trong đó. Jammu. Đây là thủ phủ của bang Jammu và Kashmir trong mùa hè. Thành phố Jammu còn được gọi là \"Thành phố đền đài\" vì nó có nhiều đền, miếu như vashno Devi. Gangtok. Thành phố thủ phủ của bang Sikkim. Gangtok là một mê hồn đồi trạm nằm giữa những ngọn núi nhiều-hued Sikkim. Goa. Cai trị bởi Bồ Đào Nha trong hơn 400 năm, Goa là một loại thành phố pha trộn văn hóa Ấn Độ và Bồ Đào Nha. Khá một loại khác nhau của nơi hoàn toàn, Goa là đầy đủ của những bãi biển đẹp và khách du lịch đổ xô. Pondicherry. Pondicherry là một thuộc địa của Pháp hơn hai trăm năm và có rất nhiều trông thấy ảnh hưởng của Pháp trên toàn lãnh thổ của mình. Bây giờ khách du lịch thường đổ có cho đạo tràng tâm linh hay quán rượu thú vị và các bên. Bishnupur. Nằm ở Tây Bengal, nó là nơi có những ngôi đền đất nung nổi tiếng và một trung tâm tuyệt vời cho cổ điển Bishnupur Gharana âm nhạc. Không quên để mua một con ngựa Bankura làm terracota (đó là biểu tượng cho thủ công mỹ nghệ Ấn Độ). Tirupati Balaji. Nếu bạn muốn nhìn thấy sự phong phú vật chất của một cơ sở tôn giáo, hãy thăm ngôi chùa này. Nó được coi là ngôi chùa giàu nhất thế giới và một ngôi chùa không theo phong cách Ấn Độ. Nó nằm ở bang Andhra Pradesh. Nalanda. Liên quan đến Phật giáo, đó là trường đại học lâu đời nhất của thế giới sau này bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc xâm lăng của người Hồi giáo Ấn Độ. Điểm tham quan quan tâm Phật giáo như Pavapuri và Rajgir là trong vùng lân cận. Chùa Vàng. Một ngôi chùa thực tế được dát vàng là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh của. Trông rất thanh thản đầu vào buổi sáng. Khajuraho. Được cho là nơi sinh của Kamasutra, Khajuraho có đầy đủ các ngôi đền với tác phẩm điêu khắc khiêu dâm tất cả xung quanh họ. Một trong những thú vị nhất và ít nói về các khía cạnh của văn hóa Ấn Độ giáo. Kochi. Các bãi biển hẻo lánh và đẹp mê hồn, Kochi là một trong những nhất sau khi tìm địa điểm du lịch. Đó là khuyến khích đến thăm các thành phố xung quanh bãi biển của Kochi. Không quên để trải nghiệm backwaters của Kerala trong một nhà thuyền. Andamans. Đảo lãnh thổ xinh đẹp của Ấn Độ trong vịnh Bengal, hải đảo Andaman có thể được coi là một trong những điểm đến hòn đảo tốt nhất trên thế giới. Jaisalmer. Một thành phố nằm ở giữa sa mạc, Jaisalmer là một nơi để đi để xem xem đẹp của mặt trời sa mạc nguyên sáng của sa mạc Thar. ==Ngôn ngữ== giàu Ẩm thực Ấn Độ rất đa dạng, về thành phần, hương vị và cách chế biến khác biệt theo từng vùng. Gạo và bột mì là hai thực phẩm chính của nước này. Ấn Độ nổi tiếng về số lượng các món chay và không chay như cuisine. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Borneo", "role": "user" }, { "content": "Borneo hay Kalimantan là đảo lớn thứ 3 thế giới với diện tích lên đến 743.330 km2 tại Đông Nam Á. Borneo là tên gọi của người phương Tây và hiếm khi được dân địa phương gọi. Đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia. Phần đảo này thuộc chủ quyền của Indonesia được gọi là Kalimantan trong khi phần thuộc chủ quyền thuộc Malaysia được gọi là Đông Malaysia. Gần như toàn bộ lãnh thổ Brunei là một phần nhỏ của đảo Borneo. Borneo được bao quanh bởi biển Đông về phía bắc và tây bắc, biển Sulu về phía đông bắc, biển Celebes và eo biển Makassar về phía đông, biển Java và eo biển Karimata về phía nam. Về phía tây của Borneo là bán đảo Mã Lai và Sumatra. Về phía nam là đảo Java. Về phía đông là đảo Sulawesi. Về phía đông bắc là Philippines. Điểm cao nhất của Borneo là núi Kinabalu ở Sabah (Malaysia), với độ cao tuyệt đối là 4.095 m, làm cho hòn đảo trở thành hòn đảo cao thứ 3 trên thế giới. Các hệ thống sông lớn nhất trên đảo là sông Kapuas, với chiều dài xấp xỉ 1.143 km là con sông dài nhất tại Indonesia, sông Rajang tại Sarawak dài khoảng 562,5 km là con sông dài nhất Malaysia, sông Barito khoảng 880 km và sông Mahakam dài khoảng 980 km (610 dặm Anh). Borneo cũng được biết đến vì các hệ thống hang động rộng lớn của nó. Hang Clearwater có một trong những sông ngầm dài nhất thế giới. Hang Deer, được coi là hang động dài nhất thế giới, là nơi sinh sống của trên 3 triệu con dơi và phân dơi tích tụ lại cao trên 100 m (330 ft).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Kosovo", "role": "user" }, { "content": "Kosovo [1] (tiếng Albania: Kosova, Serbia: Kосово и Метохија, Kosovo I Metohija) là một lãnh thổ tranh chấp và là một quốc gia độc lập trên thực tế ở Đông Nam châu Âu. Sau một cuộc tranh chấp kéo dài và thường là bạo lực với Serbia, Kosovo tuyên bố độc lập vào tháng 2 năm 2008 và được công nhận bởi 97/193 quốc gia trên thế giới, mặc dù nặng Serbia phản đối. Kosovo xa về phía bắc cùng với hai khu vực nhỏ ở nơi khác là dưới sự kiểm soát của chính quyền địa phương Serbia, cho thấy đa số người Serbia trong những khu vực này. Kosovo chủ yếu là một khu vực nói tiếng Albania và Hồi giáo (mặc dù thế tục), nhưng cũng có số lượng lớn các dân tộc thiểu số sống trong phạm vi biên giới của mình, đặc biệt là người Serbia. Albania nằm về phía tây, Montenegro ở phía tây bắc, Macedonia về phía nam, và Serbia về phía đông bắc, biên giới Serbia được xem bởi Serbia như một ranh giới nội bộ tách Kosovo là một tỉnh nội bộ của Serbia. Dân số của Kosovo là khoảng 92% là người Albania, người sử dụng tên Kosova bằng tiếng Albania của họ. Mặc dù tên chính thức bằng tiếng Anh Cộng hòa Kosovo được sự chấp thuận của cơ quan chức Albania nói của Kosovo, từ Kosova vẫn tìm đường sang tiếng bản xứ tiếng Anh của người dân địa phương. Nhiều người ở Kosovo có thể nói được tiếng Anh và tiếng Đức, họ có nhiều hơn sẵn sàng giúp đỡ bạn và cho bạn câu chuyện của họ. Là một người ngoài cuộc, bạn sẽ được nghe cả hai bên. Nếu bạn quan tâm đến nhiều hơn chỉ nhìn thấy ngọn núi đẹp và di tích cổ trên kỳ nghỉ của bạn để 'khu vực', thì đó là thứ Kosovo thu hút mạnh mẽ. Bạn sẽ nhận được một cái nhìn tay đầu tiên của hơn 6 nền văn hóa khác nhau (tiếng Albania, Serbia, Roma, Ashkalia, Bosnia, và Thổ Nhĩ Kỳ) Bạn sẽ đến để thưởng thức rất nhiều, quán cà phê xung quanh Prishtina. Các Kosovo có xu hướng rất thân thiện với Mỹ vì đã ủng hộ độc lập của họ (nghĩa là họ có \"Bill Clinton Boulevard\" trong Prishtina, cũng như một bức tranh tường lớn hình ảnh của anh ở phía bên của một tòa nhà). Họ cũng rất thân thiện với Tây Âu và các nước Trung Đông. Thời cổ xưa, vương quốc Dardania, và sau đó là tỉnh Dardania của Đế quốc La Mã nằm trên khu vực này. Khu vực là một phần của Serbia trong thời Trung Cổ, trong thời gian đó có nhiều tu viện đã được xây dựng, một số trong đó nay được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Người Serbia coi trận Kosovo xảy vào năm 1389 là một dấu mốc trọng đại trong lịch sử và bản sắc của họ. Khu vực bị đế quốc Ottoman chinh phục trong thế kỷ 15 và vẫn tiếp tục nằm dưới quyền cai quản của đế quốc này trong năm thế kỷ tiếp theo. Kosovo được hợp nhất vào Vương quốc Serbia sau Chiến tranh Balkan lần thứ nhất, và với hiến pháp của Nam Tư, Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija (tiếng Serbia: Аутономна Покрајина Косово и Метохија, Autonomna Pokrajina Kosovo i Metohija) đã được thành lập trong thành phần Cộng hòa Serbia của Nam Tư. [8] Căng thẳng sắc tộc kéo dài giữa người Kosovo gốc Albania và người Serbia đã khiến Kosovo bị phân chia về mặt sắc tộc, kết quả đã dẫn đến bạo lực sắc tộc, bao gồm Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiến tranh Kosovo kết thúc với việc Cộng hòa Liên bang Nam Tư chấm thuận rằng nước này sẽ sẽ từ bỏ việc thực thi chủ quyền của mình cho tới khi có một giải pháp cuối cùng về vị thế của khu vực. Theo Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, quyền quản lý được trao cho Liên Hiệp Quốc vào năm 1999. Cộng hòa Kosovo (tiếng Albania: Republika e Kosovës; tiếng Serbia: Република Косово, Republika Kosovo), đã tự tuyên bố độc lập vào năm 2008, và kiểm soát hầu hết lãnh thổ, song Bắc Kosovo, phần lớn nằm dưới quyền kiểm soát của các thể chế của Cộng hòa Serbia hoặc các cấu trúc song song do Serbia trợ cấp. Serbia và một số quốc gia khác không công nhận tuyên bố đơn phương ly khai của Kosovo và coi khu vực này là một thực thể do Liên Hiệp Quốc và thuộc chủ quyền lãnh thổ của Serbia. Kosovo là cầu nối giữa vùng trung tâm và miền nam Âu và giữa biển Adriatic và biển Đen. Kosovo có diện tích 10.908 km2. [38] Kosovo nằm giữa 41° và 44° vĩ Bắc, và từ 20° and đến 22° kinh Đông. Biên giới của Kosovo dài xấp xỉ 602,09 km. Kosovo có khí hậu lục địa, với mùa hè ấm và mùa đông lạnh và có tuyết rơi. Địa hình của Kosovo hầu hết là đồi núi, đỉnh cao nhất là Đeravica (Bản mẫu:Convert/LoffAonD/Soff). Có hai khu vực đồng bằng chính, bồn địa Metohija nằm ở phần phía tây của Kosovo, và đồng bằng Kosovo nằm ở phần phía đông. Các sông chính tại Kosovo là Drin Trắng (chảy ra biển Adriatic, với chi lưu Erenik), Sitnica, Morava Nam tại vùng Goljak, và Ibar ở phía bắc. Các hồ lớn nhất là Gazivoda, Radonjić, Batlava và Badovac. 39,1% diện tích Kosovo là rừng, khoảng 52% được phân loại là đất nông nghiệp, 31% trong đó được đồng cỏ bao phủ và 69% là đất canh tác. [40] Về mặt địa thực vật, Kosovo thuộc ngành Illyria của vùng Vòng Bắc Cực thuộc giới Phương Bắc. Theo WWF và Bản đồ Kỹ thuật số của các vùng sinh thái châu Âu của Cơ quan Môi trường châu Âu, lãnh thổ Kosovo thuộc vùng sinh thái rừng hỗn hợp Balkan. Hiện nay, 39.000 ha của vườn quốc gia Dãy núi Šar, được thành lập vào năm 1986 tại dãy núi Šar dọc theo biên giới với Cộng hòa Macedonia, là vườn quốc gia duy nhất tại Kosovo, mặc dù vườn Hòa bình Balkan tại Prokletije dọc theo biên giới với Montenegro cũng được đề xuất nâng lên thành vườn quốc gia Pristina - thủ đô, nhiều công viên và trung tâm thành phố sống động được tìm thấy ở đây Brod - một trong những làng ngoạn mục nhất trong khu vực Balkan Ferizaj - nhà thờ địa phương và nhà thờ Hồi giáo nghĩa là bên cạnh Gjakova - mặc dù bị hư hại nặng trong chiến tranh, thành phố này nổi bật với cuộc sống về đêm tốt nhất ở Kosovo cho đến nay, cũng như các chuyến đi đến các hồ gần đó. Qarshia (chợ) đã được cải tạo và cũng là giá trị vài giờ. t có tekkes của 7 giáo phái Sufi và là quê hương của trung tâm của hai. Gjilan - thành phố với các khối bê tông uninspiring Kaçanik - một thị trấn yên bình và yên tĩnh, với một pháo đài cổ Mitrovica - thị trấn chia thành phía Nam (Albania) và miền Bắc (Serbia) bên, với vô số kiến trúc bị hủy hoại công nghiệp cộng sản. Cầu chia thành phố là đường phân chia chính trị và dân tộc của đất nước. Peja - thành phố với nhiều di tích Ottoman cũng như di sản Chính thống giáo (Serbia), trung tâm thể thao ngoài trời trong các ngọn núi xung quanh ngoạn mục. Gần đó Rugova Canyon là một trong những khu vực nổi bật của đất nước và một trang web trượt tuyết vào mùa đông. Prizren - một thị trấn khác với một kiến trúc Ottoman được bảo quản tốt, và một lâu đài La Mã được xây dựng. Một thị trấn, trong đó bạn vẫn có thể nghe thấy Thổ Nhĩ Kỳ nói. Nó cũng bao gồm có Tổ hợp Liên đoàn Prizren là nơi tổ chức năm 1878 cho bản sắc chính trị của người Albania vẫn dưới sự cai trị Ottoman. Công dân của các nước như Albania, Úc, Canada, các Liên minh châu Âu, CIS, Lebanon, Malaysia, Singapore, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ không cần thị thực, nhưng nếu bạn đang có kế hoạch ở lại Kosovo trong hơn 90 ngày bạn nên, như trong bất kỳ quốc gia Balkan khác, đăng ký tại Cục Cảnh sát về đăng ký của người nước ngoài. Cơ quan này nằm bên cạnh đồn cảnh sát trung tâm tại Pristina. Công dân của các nước khác đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng lại Kosovo có lẽ cũng không cần thị thực hoặc, mặc dù Kosovo được bắt đầu thực hiện một chế độ thị thực nghiêm ngặt. Nguyên tắc 90 ngày cho việc đăng ký người nước ngoài áp dụng cho tất cả mọi người [2]. Bạn có thể nhập Kosovo thông qua các biên giới phía Bắc với Serbia thông qua Kosovska Mitrovica hoặc gần Pristina. Có các kết nối xe buýt từ Belgrade và Nis để Pristina và Prizren và từ tất cả các thành phố lớn trong Serbia để phần phía bắc. Tuyến vận tải sử dụng nhiều nhất là thông qua các Cộng hòa Macedonia và Prishtina sân bay. Skopje chỉ là một tiếng rưỡi từ thủ đô của Kosovo, Pristina. Đi du lịch từ Pristina với bất kỳ thành phố nào khác của Kosovo không mất nhiều thời gian hơn một tiếng rưỡi đồng hồ. Ví dụ, từ Pristina để Prizren phải mất một tiếng rưỡi đồng hồ, nếu không có lưu lượng truy cập, nhưng nhiều nhất là nó sẽ là hai giờ. Khoảng cách đến Peć cũng tương tự. Ngôn ngữ thông dụng nhất tại Kosovo là tiếng Albania, ngôn ngữ thứ nhất của 88–92% dân số. Phương ngữ Gheg là phương ngữ bản địa của người Albania tại Kosovo, song tiếng Albania tiêu chuẩn nay được sử dụng rộng rãi với vị thế ngôn ngữ chính thức. Tiếng Serbia là ngôn ngữ phổ biến thứ hai, là ngôn ngữ thứ nhất của 5–7% cư dân. Theo dự thảo Hiến pháp Kosovo, tiếng Serbia cũng là một ngôn ngữ chính thức. Các ngôn ngữ thiểu số khác tại Kosovo bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Gora và các tiếng Serbia-Croatia khác.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Hồ Chí Minh", "role": "user" }, { "content": "Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 - 2 tháng 9 năm 1969), là một nhà cách mạng, một người đấu tranh giành độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam và là một người cộng sản theo chủ nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh là một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập và sau này thống nhất nước Việt Nam. Đồng bào nghe tôi nói có rõ không? Khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh ngừng lại để hỏi người dân có nghe rõ lời ông đọc hay không. Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 427-428. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Câu này lấy từ ý của Quản Trọng trong sách Quản tử, nguyên văn là: Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc, thập niên chi kế, mạc như thụ mộc, chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. : \"Kế sách cho 1 năm, lấy việc trồng lúa làm đầu; Kế sách cho 10 năm, lấy việc trồng cây làm đầu; Kế sách cho trăm năm, lấy việc trồng người làm đầu\" Chớ lên mặt làm quan cách mệnh! Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 5, tr. 105. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Câu này nguyên không phải của Hồ Chí Minh. Có thuyết nói là nguyên của nhà thơ Thanh Tịnh, lấy từ bài thơ Dân no thì lính cũng no 1948 của ông, có thuyết nói rằng câu này trong báo cáo của Đảng bộ tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình gửi ra, được Hồ Chí Minh đọc và từ đó nhiều người dân và cán bộ miền Bắc cho rằng đây là câu nói của Hồ Chí Minh. Mỹ mà không đẹp! Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 6, tr. 263. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 11, tr. 277. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào? Trích trong bài nói chuyện tại buổi Lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 7, tr. 454-455. Câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ John Kennedy trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961 có ý tứ giống câu này. Nguyên văn câu nói của Kennedy: Ask not what your country can do for you - Ask what you can do for your country: \"Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ quốc.\". Vượt qua mùa đông giá rét, chúng ta sẽ có một mùa xuân ấm áp. Chiến dịch Thu - Đông năm 1947. Nay tuy châu chấu đá voi. Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra. Phỏng theo ca dao: Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng. Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Viết trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tháng 9/1945. Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận. - Hồ Chí Minh - Báo Cứu Quốc số 411. Ngày 20-11-1946. Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 4, tr. 451. Người Cộng sản không được sợ bất cứ cái gì và cũng không sợ bất cứ cái gì! Trả lời một phóng viên Ý năm 1956 khi được hỏi \"Ông sợ cái gì?\". Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Báo Cứu Quốc ngày 21-1-1946 Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. Bài thơ Lịch sử nước ta. 1946 Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Đồng chí ta nhiều người đã làm được nhưng vẫn còn những người hủ hóa. Đảng có trách nhiệm gột rửa cho những đồng chí đó. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên. Bài nói chuyện trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của Đảng lần thứ sáu, 18-1-1949. Hồ Chí minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Xã Đồng Tâm không để kẻ xấu \"khuấy nước đục thả câu\", An ninh thủ đô \"Hỡi đồng bào cả nước! Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc!\" Tuyên ngôn độc lập \"Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do!\" Trích thư trả lời Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson. \"Người ta sinh ra và mãi mãi tự do và bình đẳng về quyền. Các quyền ấy là: tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức\". Quyền con người một vấn đề lớn và đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh \"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người\", lấy ý từ câu \"thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân\" (chữ Hán: 十年之計,莫如樹木;終身之計,莫如樹人) trong sách \"Quản tử\", chương thứ ba Quyền tu. \"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi\". \"Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập\". Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994, tr. 196. \"Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?\" Khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh ngừng lại để hỏi người dân có nghe rõ lời ông đọc hay không. \"Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh!\" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh - biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam \"Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài\" Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946. Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946. \"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước\" \"Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi\". \"Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì\". Giải phóng con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh \"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?\" Trích trong bài nói chuyện tại Lễ Khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1955. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, trang 454-455. \"Chúng ta thường nêu vấn đề dân chủ, đồng chí nào cũng thấy phải thực hành dân chủ. Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ, thì thật có như thế!\" Tự phê bình và phê bình phải bắt đầu từ vấn đề cơ bản nhất Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1964. Hỡi đồng bào cả nước! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 171. Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II, tháng 2 năm 1951. \"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu. Hồ Chí Minh – Trích Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, 2010-07-05, Tạp chí Cộng sản \"Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.\" Hồ Chí Minh - Sửa đổi lối làm việc. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 216, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2000. Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chǎn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi.\" Hồ Chí Minh - Trả lời các nhà báo nước ngoài Báo Cứu quốc, số 147, ngày 21-1-1946. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Lời dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng. Sổ tay đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, Nhà Xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1968, trang 1. Sự ra đời của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, Huyền Trang (tổng hợp), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng: 30 Tháng 5 2015. \"Không có gì quý hơn độc lập, tự do!\" \"Kính Chúa phải gắn liền với yêu n­ước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nư­ớc có vinh thì đạo mới sáng, nư­ớc có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào có đạo tham gia cách mạng - Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên, trước khi Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng đến Pháp năm 1911, cậu rủ một người bạn (tên là Lê) đi cùng để có gì giúp đỡ lẫn nhau. Anh Lê hỏi cậu lấy tiền đâu mà ra đi, cậu giơ tay ra mà nói: ''Đây tiền đây! Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi''. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, trang 15, Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Trẻ, 2011. Về mục đích đi ra nước ngoài của mình, năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đã trả lời rằng: \"Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy\". Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923. Một lần khác anh nói: \"Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi\". Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965. Khi lần đầu đến thăm tượng Nữ thần Tự do năm 1913, Nguyễn Tất Thành là nhìn xuống chân tượng và ghi vào sổ: \"Ánh sáng trên đầu thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?\" Sự vĩ đại chỉ trường tồn khi lòng dạ trong sáng, Tạp chí xây dựng Đảng, Trần Đình Huỳnh Vào mùa Xuân 1919, một người bạn Pháp đưa cho Nguyễn Tất Thành một bản sao báo cáo của Lênin in trong báo Nhân đạo (L'Humanité): \"Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa\". Anh vui mừng đến phát khóc lên, nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: \"Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!\" Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin - Tuổi Trẻ Online Năm 1920, trong bài \"Đây \"công lý\" của thực dân Pháp ở Đông Dương\", Nguyễn Tất Thành nói về báo chí An Nam thời Pháp thuộc: \"Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! [...] Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi. Chính quyền Pháp quyết định rằng không một tờ báo bằng tiếng An Nam nào được xuất bản nếu không được viên toàn quyền cho phép, rằng họ chỉ cho phép với điều kiện là bản thảo đưa đăng phải trình viên toàn quyền duyệt trước đã, và giấy phép ấy họ thu hồi lúc nào cũng được [...] Trên thực tế còn tệ hơn nữa. Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy. Ngay cho đến cả những tờ thông tin thuần túy về kinh tế và thương mại, người ký giả bản xứ cũng chỉ xin được phép bằng những biện pháp quanh co\". Đây công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương\\\\ (Một số bài viết trong những năm từ 1921 đến 1926), Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1962, tr. 81. Trong bài báo nhan đề \"Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa\", Nguyễn Ái Quốc viết: \"Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra\". Báo La Vie oùvrière, số ra ngày 16-5-1924. Trong tác phẩm \"Nên Học Sử Ta\", Hồ Chí Minh đã viết: \"Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi...\" Báo Việt Nam Độc lập ngày 1/2/1942. \"Sau 80 năm bị thực dân Pháp giày vò, nước Việt Nam ta cái gì cũng kém cỏi, chỉ có lòng sốt sắng của dân là rất cao\". So Khoa Hoc va Cong Nghe Tien Giang, link lưu trữ \"Bọn ấy quân của Tưởng Giới Thạch sang thì chả tử tế gì đâu. Chúng sẽ ăn hại, báo hại, đưa phản động về phá ta, làm những điều chướng tai gai mắt\". Bác Hồ - hồi ký, 2004 , p=98, phần kể của Nguyễn Lương Bằng, nói với các cộng sự trước khi quân của Tưởng Giới Thạch nhập Việt Nam. \"Theo tinh thần \"bốn bể đều là anh em\", tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam. Đối với tôi, sinh mệnh của một người Pháp hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Hỡi các bà mẹ Pháp! Tôi kêu gọi tinh thần yêu nước cao quý và tình mẫu tử của các bà. Các bà hãy giúp chúng tôi ngăn chặn những hiểu lầm và mau chóng gây dựng mối tình hữu nghị và tinh thần hòa hợp giữa con em chúng ta\". Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, tr. 303. \"Các ông có thể giết 10 người của chúng tôi, trong khi chúng tôi chỉ giết được 1 người của các ông, nhưng cuối cùng các ông sẽ là người kiệt sức\". Nói với Jean Sainteny - Ủy viên Pháp ở miền Bắc Ðông Dương - trong quá trình đàm phán trước ngày Toàn quốc kháng chiến. \"Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào Nam Bộ. Chúng ta nên nhớ lời oanh liệt của một nhà đại cách mạng Pháp: Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ... Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa\". Thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26-9-1945 \"Không, không vô vọng. Đó sẽ là một cuộc chiến gay go và quyết liệt nhưng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một vũ khí mạnh chẳng kém những cỗ đại bác: đó là tinh thần dân tộc! Đừng có đánh giá thấp điều đó. Người Mỹ chắc hẳn phải nhớ là một đám nông dân chân đất Mỹ đã đánh thắng quân đội Hoàng gia Anh như thế nào\". Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris. \"Nó (Chiến tranh Đông Dương) sẽ là một cuộc chiến giữa voi và hổ. Nếu hổ đứng yên thì sẽ bị voi dẫm chết. Nhưng hổ không đứng yên. Ban ngày nó ẩn nấp trong rừng và ra ngoài vào ban đêm. Nó sẽ nhảy lên lưng voi, xé những mảnh da lớn, và rồi nó sẽ chạy trở lại vào rừng tối. Và dần dần, con voi sẽ chảy máu đến chết. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương sẽ như vậy\". Duiker, 2000, tr. 379 Trả lời phóng viên David Schoenbrun của báo New York Times trong cuộc phỏng vấn ngày 11 tháng 9 năm 1946 tại Paris. \"Mỗi Đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: “Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính!\" – Tháng 10 năm 1947. Quan niệm của Hồ Chí Minh về “cần, kiệm, liêm, chính” trong xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay, link lưu trữ \"Bây giờ, Đảng cầm quyền, có nhà cao cửa rộng, có ô tô sang trọng, dễ lên mặt “quan” lắm. Xe của cơ quan là để đi việc công, không phải để các chú đi chơi, mang theo cả quan ông, quan bà, quan cô, quan cậu, thế là hỏng đấy\"; \"Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì coi thường, đối với cấp dưới thì độc quyền, lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, đoàn thể xa nhân dân\". Để Đảng ta xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân \"Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên\". đọc trong lần đến thăm Liên phân đội Thanh niên xung phong 312 ở Nà Tu thuộc tỉnh Bắc Cạn đêm ngày 30 tháng 3 năm 1951 Bác Hồ khuyên thanh niên, Lê Xuân Đức, Báo Thanh Hóa, link lưu trữ Thanh niên xung phong và bài thơ của Bác tặng trở thành \"Đoàn ca\", Báo Đại Đoàn Kết, link lưu trữ, lấy ý từ bốn câu trong bài thơ ngũ ngôn \"Huấn mông ấu học thi\" (chữ Hán: 訓蒙幼學詩) của Uông Thù (汪洙), người thời Bắc Tống ở Trung Quốc: \"Tạc sơn thông đại hải / Luyện thạch bổ thanh thiên / Thế thượng vô nan sự / Nhân tâm tự bất kiên\" (鑿山通大海 / 煉石補青天 / 世上無難事 / 人心自不堅). Bốn câu thơ trên là nguồn cảm hứng để năm 1953 nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác bài hát \"Thanh niên làm theo lời Bác\", sau này trở thành Đoàn ca của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lịch sử ra đời bài Đoàn ca, link lưu trữ \"Đất có bốn phương Đông Tây Nam Bắc. Trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một đức thì không thành người\". Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực hành cần, kiệm, liêm, chính, link lưu trữ \"Hoàn cảnh thế nào không quan trọng, quan trọng là đối phó thế nào\". Kiến giải của một người Nhật về ông Hồ, BBC Vietnamese Online \"Chúc mừng chú mới thắng trận. Nhưng đừng chủ quan, còn phải đánh với Mỹ nữa\" (nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay sau trận Điện Biên Phủ). \"Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư ký, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc!\" Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=197 \"Mỹ phải cút đi! Chúng tôi trải thảm đỏ cũng được, nhưng Mỹ phải cút đi! Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Johnson miệng nói hòa bình tay lại ký những lệnh điều động quân. Chúng tôi không bác bỏ gì hết, nhưng nhân dân chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Goodbye!\" Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=127, nói trong khi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Mikhailowski vào ngày 6 tháng 1 năm 1966 \"Chúng ta căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng không được căm thù nhân dân Mỹ\". \"Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất bình yên và giản dị, tôi ngủ rất ngon, ngay cả khi có việc ném bom của các ông\". Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=187 \"Tôi là người đa nghi và tôi có lý do để ngờ vực. Người Mỹ các ông ít nhiều đều là nhà kinh doanh. Tôi cũng là nhà kinh doanh... Khi việc ném bom chấm dứt, câu chuyện bắt đầu. Chúng ta sẽ xem các mặt hàng\". Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=191 \"Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhưng với Johnson và McNamara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc đá đít ra ngoài cửa\". Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=101 \"Chúng tôi ở trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi không làm điều gì tổn hại cho nước Mỹ. Đế quốc Mỹ hãy chấm dứt sự xâm lược của chúng và cuốn gói thì lập tức hòa bình sẽ được lập lại ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ dù điên cuồng đẩy mạnh chiến tranh đến mức nào, chúng tôi cũng quyết đánh bại chúng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi của mình vì sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa!\" Thư gửi tới nhân dân Thụy Điển và Italia, những nơi đang diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, link lưu trữ \"Chúng tôi sẵn sàng đem hoa và nhạc tiễn họ và mọi thứ khác họ thích, nhưng ông biết đấy, tôi thích tiếng lóng của các ông: qu'ils foutent le camp!\" (\"qu'ils foutent le camp\" có nghĩa là \"hãy cút đi\"). Lưu Văn Lợi|Nguyễn Anh Vũ|2002|p=150 \"Đế quốc Mỹ chán rồi, nhưng rút ra như thế nào. Thua mà danh dự. Đó là điều Mỹ muốn!\" Theo tư liệu của ông Trịnh Ngọc Thái, Thư ký của Xuân Thủy - Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris; dẫn lại trong [1], link lưu trữ \"Đế quốc Mỹ đang thua ở Việt Nam và chúng nhất định sẽ thua. Song chúng chỉ chịu thua sau khi đã thua trên bầu trời Hà Nội!\" Trích cuộc nói chuyện với tướng Phùng Thế Tài vào mùa xuân năm 1968. \"Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công giành được độc lập. Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngày càng mạnh. Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn, thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc cướp nước\". Ghi ở tựa sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước Tôi là một công dân !. Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc, người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa. Các chú thương binh tàn nhưng không phế! Chúng tôi sẽ đứng trung lập, như Thái Lan đứng trung lập giữa Anh và Pháp vậy ! Văn hóa - Văn nghệ cũng là một Mặt trận, các anh chị em văn nghệ sĩ chính là những chiến sĩ trên Mặt trận ấy ! Cho dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập ! Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Dân là dân nước, nước là nước dân. Không có gì quý hơn độc lập, tự do ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ thực sự trung thành của nhân dân và phải luôn luôn xứng đáng là người công bộc của dân ! Tôi chỉ là người đầy tớ trung thành của nhân dân ! Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng Cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi ! Nhân dân miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học. Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một đức thì không thành người. Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi. Lực lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. - Mọi việc thành hay là bại , chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không. Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to. Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng. Dễ mười lần dân cũng không chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong. Thế giới đang tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi sự tiến bộ đó. Tháp mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Cụ già thong thả buông cành trúc Hồ rộng trời in mặt nước hồng, Muôn vạn đài sen hương thơm ngát Tuổi già vui thú với non sông. Cụ Hồ ở giữa lòng dân Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê. Mỗi khi thư Cụ gửi về Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng. Ai ngoài muôn dặm trùng dương Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ. Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao Bác Hồ Bông Sen thì để lễ chùa Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm. Bác Hồ là vị Cha chung Là sao Bắc Đẩu là vầng thái dương.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Charles Joseph Chaput", "role": "user" }, { "content": "Charles Joseph Chaput (sinh 1944) là một Giám mục Công giáo người. Điều này hợp lý vì hoàn cảnh cá nhân thường rất phức tạp. Cuộc sống rối tinh lên. Nhưng lòng thương xót và lòng từ bi một khi tách rời khỏi sự thật thì không còn là những nhân đức đúng nghĩa. Giáo Hội không thể mâu thuẫn hoặc lạc xa Kinh Thánh và giáo huấn của chính mình. Làm như thế là biến sứ mạng truyền giáo của mình ra vô hiệu. Điều này nên được rõ ràng. Đức Tổng Giám Mục Chaput trả lời những chỉ trích về quan điểm của ngài đối với Tông Huấn Amoris Laetitia (tháng mười một 2016) Wikimedia Commons có phương tiện liên quan tới: Charles Joseph Chaput", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Cổ Loa", "role": "user" }, { "content": "Cổ Loa là một thị trấn ngày nay và là cố đô cũ của miền Bắc Việt Nam, hơi về phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội hiện nay. Là cố đô bậc nhất của vùng đồng bằng sông Hồng. Các chuyến thăm của khách du lịch nước ngoài hầu như chưa từng có, mặc dù nơi này gần Hà Nội. Nếu bạn quan tâm đến lịch sử, thì đây chắc chắn là một chuyến đi đáng quan tâm. Mặc dù không phải là thuận tiện nhất nhưng có thể đi từ Hà Nội đến Cổ Loa bằng tàu hỏa, sử dụng tàu 91 từ Hà Nội đến Lào Cai. Vì chỉ có một chuyến tàu mỗi ngày ở cả hai chiều nên tốt nhất là bạn nên đi bằng tàu hỏa, và quay lại bằng xe buýt. Ưu điểm của việc đi tàu hỏa là được chạy trên cây cầu Eiffel đẹp trên sông Hồng ở Hà Nội, và ngắm những cảnh đẹp trên đường đi Cổ Loa. Ga xe lửa Cổ Loa không thuộc thành Cổ Loa. Do đó, việc này cần đi bộ thêm 30-45 phút qua vùng nông thôn và các cánh đồng. Nhưng đây là giá trị đi bộ nếu bạn không vội vàng! Lịch tàu ([1]): Hà Nội - Cổ Loa: 14:35 từ ga Long Biên, Hà Nội, đến Cổ Loa lúc 15:16. Cổ Loa - Hà Nội: chuyến tàu sáng Giá: 11.000 dịch vụ một chiều (tính đến năm 2013). Mặc dù có thể đến Cổ Loa bằng xe buýt công cộng từ Hà Nội, bạn nên thuê xe máy (hoặc ô tô). Chỉ cần đi về phía đông ra khỏi thị trấn qua cầu Sông Hồng, sau đó tiếp tục đi thẳng. Rẽ trái (tức là hướng Bắc) ngay sau khi lái xe lên dốc và băng qua cầu sau một đoạn nước thứ hai. Đi về hướng bắc, hãy quan sát kỹ biển báo Cổ Loa ở phía bên tay phải của bạn. (dễ dàng hơn với GPS và điện thoại thông minh; hoặc hỏi ai đó). Tốt nhất là đi bộ. Hầu hết các ngôi chùa đều cách bến xe chưa đến 20 phút. Nếu bạn muốn đi xa hơn, bạn có thể cần một phương tiện để khám phá môi trường xung quanh. Có một vài cửa hàng cung cấp cà phê và nước giải khát xung quanh trung tâm thị trấn và bến xe buýt. Cũng có một số quán ăn bình thường xung quanh thành phố nhỏ, bao gồm một khu chợ ngay đối diện bến xe buýt (phía nam của thành phố nhỏ).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Vườn quốc gia Phú Quốc", "role": "user" }, { "content": "Vườn quốc gia Phú Quốc nằm ở đảo Phú Quốc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, Phú Quốc gồm hòn đảo chính và các đảo nhỏ. Vườn quốc gia này là khu dự trữ sinh quyển thế giới bảo vệ các loài động vật biển. Đến Phú Quốc bằng tàu thuỷ từ Rạch Giá và Hà Tiên. Đến Rạch Giá bằng đường bộ hoặc đường hàng không từ sân bay Tân Sơn Nhất. Đến Hà Tiên từ các tỉnh khác chỉ bằng đường bộ. Đến Phú Quốc bằng đường hàng không tại sân bay quốc tế Phú Quốc với các tuyến bay nối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá.. Lặn xem san hô Đi câu mực đêm Thăm vườn sim và mua rượu sim Thăm cơ sở nuôi cấy ngọc trai Thăm nhà tù Phú Quốc", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bắc Ireland", "role": "user" }, { "content": "Bắc Ireland (phiên âm tiếng Việt: Bắc Ailen, Hán Việt: Bắc Ái Nhĩ Lan, tiếng Anh: Northern Ireland, tiếng Ireland: Tuaisceart Éireann phát âm [ˈt̪ɣuəʃcəɾɣt̪ɣ ˈeːɾjən̪ɣ] ( nghe), Scot Ulster: Norlin Airlann hay Norlin Airlan) là một bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Anh Quốc) nằm ở đông bắc của đảo Ireland. Trong các điều khoản khác nhau, Bắc Ireland được mô tả như một quốc gia, tỉnh hay vùng của Anh Quốc. Bắc Ireland có biên giới với Cộng hòa Ireland ở phía nam và phía tây. Theo số liệu điều tra năm 2011, có 1.810.900 cư dân sinh sống tại Bắc Ireland, chiếm khoảng 30% tổng dân số toàn đảo Ireland và khoảng 3% dân số Anh Quốc. Kể từ khi ký kết Thỏa thuận Thứ sáu Tốt lành năm 1998, Bắc Ireland được tự trị ở mức độ lớn. Theo thỏa thuận, Bắc Ireland hợp tác với phần còn lại của đảo Ireland trên một số phạm vi chính sách, trong khi chính phủ Anh Quốc duy trì quyền lực với các lĩnh vực khác, mặc dù Cộng hòa Ireland \"có thể trình bày quan điểm và đề nghị\". Trong nhiều năm, Bắc Ireland là nơi diễn ra một cuộc xung đột bạo lực và quyết liệt, được gọi với cái tên the Troubles. Nguyên nhân của cuộc xung đột này là sự chia rẽ giữa hai lực lượng, thứ nhất là những người dân tộc chủ nghĩa tự nhìn nhận mình là người Ireland và chủ yếu là tín đồ Công giáo La Mã, lực lượng còn lại là những người hợp nhất chủ nghĩa vốn tự nhìn nhận mình là người Anh (British) và chủ yếu là tín đồ Tin Lành. Thêm vào đó, cũng có những người nhận mình là người Bắc Ireland. Những người hợp nhất chủ nghĩa mong muốn Bắc Ireland vẫn tiếp tục là một bộ phận của Anh Quốc, trong khi những người dân tộc chủ nghĩa muốn tái thống nhất với phần còn lại của đảo Ireland, độc lập với quyền cai trị của Anh Quốc. Từ năm 1998, hầu hết các nhóm bán quân sự liên quan đến the Troubles đã chấm dứt chiến dịch vũ trang của họ. Bắc Ireland đã là khu vực công nghiệp hóa mạnh nhất trên hòn đảo từ trước. Sau khi suy giảm do hậu quả của bất ổn chính trị và xã hội trong nửa cuối thế kỷ 20, kinh tế Bắc Ireland đã phát triển đáng kể từ thập niên 1990. Điều này một phần là do \"phân chia hòa bình\" và một phần là do liên kết và tăng cường thương mại với Cộng hòa Ireland. Bắc Ireland bị một phiến băng bao phủ trong hầu hết kỉ băng hà thứ tư và nhiều lần trước, có thể trông thấy dấu tích của việc này trong các drumlin rộng rãi ở các hạt Fermanagh, Armagh, Antrim và đặc biệt là ở hạt Down. Hạch tâm địa lý của Bắc Ireland là Lough Neagh, với diện tích 151 dặm vuông (391 km2) thì đây là hồ nước ngọt lớn nhất cả trên đảo Ireland lẫn tại quần đảo Anh. Hệ thống hồ trải rộng thứ hai tập trung tại Hạ và Thượng Lough Erne ở Fermanagh. Đảo lớn nhất Bắc Ireland là Rathlin, ở ngoài khơi bờ biển Antrim. Vịnh Strangford là vịnh hẹp lớn nhất tại quần đảo Anh với diện tích 150 km2 (58 sq mi). Bắc Ireland có các vùng núi cao đáng kể tại dãy núi Sperrin (một phần mở rộng của Kiến tạo sơn Caledonia), dãy núi Mourne và cao nguyên Antrim với tài nguyên vàng, đá hoa cương và đá bazan, cũng như các dãy núi nhỏ hơn tại Nam Armagh và dọc theo ranh giới Fermanagh–Tyrone. Không có ngọn đồi nào đặc biệt cao, cao nhất là đỉnh Slieve Donard tại dãy Mourne đạt 849 mét (2.785 ft). Hoạt động núi lửa đã tạo nên cao nguyên Antrim, nó cũng hình thành các cột trụ có hình thù kỳ lạ Giant's Causeway trên bờ biển phía bắc Antrim. Hạ du và Thượng du sông Bann, sông Foyle và sông Blackwater hình thành vùng đất thấp màu mỡ rộng lớn tại Bắc Ireland, và vùng đất trồng trọt tươi tốt cũng xuất hiện tại Bắc và Đông Down, song phần lớn vùng quê gò đồi khó có thể trồng trọt được và đa phần thích hợp cho chăn nuôi. Belfast nằm trên Thung lũng sông Lagan, vùng đô thị của Belfast chiếm tới một phần ba tổng số cư dân của Bắc Ireland, sự thành thị hóa và công nghiệp hóa mạnh nằm dọc theo thung lũng Lagan và đôi bờ vịnh Belfast. Toàn bộ Bắc Ireland có khí hậu đại dương ôn hòa, phía tây hơi ẩm ướt hơn phía đông, song mây mù che phủ liên tục khu vực. Thời tiết tại Bắc Ireland là không thể đoán trước ở vào tất cả các thời gian trong năm, và mặc dù các mùa có sự phân biệt song chúng được đánh giá là ít rõ ràng hơn so với vùng nội địa châu Âu hay vùng ven biển phía đông Bắc Mỹ. Nhiệt độ trung bình ngày tối cao tại Belfast là 6,5 °C (43,7 °F) vào tháng 1 và 17,5 °C (63,5 °F) vào tháng 7. Khí hậu ẩm ướt và nạn phá rừng rộng khắp từ thế kỷ 16 và 17 đã dẫn đến việc nhiều khu vực bị đồng cỏ xanh tốt bao phủ. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 30,8 °C (87,4 °F) ở Knockarevan, gần Garrison, hạt Fermanagh vào ngày 30 tháng 6 năm 1976 và tại Belfast vào ngày 12 tháng 7 năm 1983. [cần dẫn nguồn] Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −18,7 °C (−1,7 °F) tại Castlederg, hạt Tyrone vào ngày 23 tháng 12 năm 2010. Belfast (\"cửa bờ sông\") - thủ đô và thành phố lớn nhất của Bắc Ireland. Nó cũng là thành phố lớn thứ hai trên đảo Ireland (sau Dublin, thủ đô của Cộng hòa Ireland), và lớn thứ mười lăm ở Vương quốc Anh. Bị tàn phá bởi hơn ba thập kỷ xung đột bán quân sự, Belfast đã trải qua một thời kỳ phục hưng trong những năm gần đây và hiện nay là một sôi động và hiện đại. Armagh - thủ phủ giáo hội của Ai-len, có chứa các trụ sở chính của cả hai (Anh giáo) Giáo Hội của Ai-len và Giáo hội Công giáo La Mã ở Ireland. Bangor - một khu nghỉ mát ven biển tuyệt đẹp ở Bắc xuống, nơi có bến du thuyền lớn nhất của hòn đảo và mua sắm tốt. Coleraine - nằm bên sông Bann tại hạt Derry, 5 km từ biển và với một lịch sử đầy ấn tượng có niên đại sớm nhất được biết đến định cư của Ireland, Coleraine hôm nay là một cửa ngõ chính đến khu vực phổ biến Causeway Coast. Coleraine là một thị trấn mua sắm tuyệt vời và cũng có một nhà hát thực hiện chính đặt tại Đại học Ulster trong thị trấn. Derry, hoặc Londonderry (\"Thành phố Maiden\")-Trên bờ sông Foyle là thành phố thứ hai của Bắc Ireland và thành phố thứ tư của Ai-len là cũng có giá trị một lần cho bức tường thành bằng đá nổi tiếng của nó (mà ngày từ thế kỷ 16 và là người duy nhất bức tường thành phố hoàn thành trong Ai-len). Enniskillen - thị trấn đẹp như tranh vẽ chính của Quận Fermanagh, hoàn hảo để khám phá xung quanh hồ Lough Erne. Lisburn - đã trở thành một thành phố như là một phần của lễ kỷ niệm của Nữ hoàng Jubilee vào năm 2002. Newry - đã trở thành một thành phố như là một phần của lễ kỷ niệm của Nữ hoàng Jubilee vào năm 2002. Omagh - Công viên Dân gian Ulster Mỹ nằm ở đây. Đây là một bảo tàng ngoài trời, câu chuyện di cư từ Ulster sang Mỹ trong thế kỷ 18 và 19. Bắc Ireland là một phần cấu thành của Vương quốc Anh, có nghĩa là nó có chính xác các yêu cầu nhập cảnh tương tự như Anh, Scotland và xứ Wales. Công dân của Vương quốc Anh và Lãnh thổ phụ thuộc có thể đến Bắc Ireland mà không có hộ chiếu và có quyền tự động cư trú và làm việc. Công dân của Liên minh châu Âu không cần thị thực, và có quyền cư trú vĩnh viễn và làm việc tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Công dân của Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ cũng có quyền cư trú vĩnh viễn, nhưng có thể yêu cầu giấy phép lao động trong một số trường hợp. Công dân của Argentina, Australia, Brazil, Canada, Israel, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và Uruguay không cần thị thực cho chuyến thăm của ít hơn 6 tháng. Hầu hết các nước khác sẽ yêu cầu thị thực, mà có thể thu được từ Đại sứ quán Anh gần nhất, Cao ủy hoặc lãnh sự quán. Trong khi không có kiểm tra hộ chiếu trên biên giới đất liền giữa nước Cộng hòa Ai-len và Bắc Ai-len, du khách vẫn còn phải mang theo các giấy tờ cần thiết cho phép họ nhập cảnh vào Vương quốc Anh (hộ chiếu, visa, chứng minh thư hoặc tài liệu hướng dẫn, tùy theo quốc tịch). Vương quốc Anh cũng điều hành một Working Holidaymaker Scheme cho công dân của Khối thịnh vượng chung của các quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc Anh. Điều này cho phép cư trú tại Anh cho đến 2 năm, có quyền làm việc hạn chế. Để biết thêm thông tin của Vương quốc Anh xuất nhập cảnh và yêu cầu thị thực, thấy nhà văn phòng trang web của Vương quốc Anh [1]. Bắc Ai-len có ba sân bay thương mại, với Belfast là cửa ngõ chính. Một sân bay thứ ba hoạt động ở Derry. Sân bay George Best Belfast City (mã sân bay BHD): từ trung tâm thành phố Belfast chỉ 3 km (2 dặm), với tầm nhìn tuyệt đẹp thành phố Belfast hoặc Belfast Lough khi cất hoặc hạ cánh. Sân bay chủ yếu phục vụ các tuyến bay đến Vương quốc Anh và Ireland trong nước, tuy nhiên British Airways cung cấp kết nối các chuyến bay nối chuyến của mình và của liên minh Một thế giới thông qua Heathrow tới. Các hãng hàng không sử dụng sân bay bao gồm: Aer Arann [2] đến Cork British Airways [3] đến London (Heathrow) Anh Northwest Airlines [4] Blackpool và Isle of Man (Ronaldsway) Flybe [5] đến Aberdeen, Birmingham, Bristol, Doncaster Sheffield (Robin Hood), Edinburgh, Exeter, Galway, Glasgow, Guernsey, Jersey, Leeds / Bradford, Liverpool (John Lennon), Luân Đôn (Gatwick), Newcastle, Paris (Charles-de-Gaulle), Southampton, Manchester, Newquay và Rennes. Nhà ga hàng khôngc phục vụ mỗi 20-30 phút từ 6:00-22:00 bởi sân bay xe buýt 600 [6] (£ 1,30 duy nhất, 2,20 £ trở về). Tùy thuộc vào giao thông, hành trình Laganside Belfast và các trung tâm xe buýt Europa không quá mười lăm phút. Hỏi ở quầy thông tin sân bay cho một đi xe đưa đón miễn phí đến ga đường sắt gần bằng Sydenham cho tàu đi Bangor, Belfast và Portadown. Do sân bay gần thành phố, xe taxi chi phí ít hơn £ 10 đến hầu hết các vùng của thành phố và là một lựa chọn kinh tế cho các nhóm nhỏ. The Airporter là tàu con thoi trong giờ từ hai sân bay Belfast đến Londonderry / Derry. Cuộc hành trình đến Belfast City Airport mất khoảng một hai giờ. sân bay quốc tế Belfast (mã sân bay BFS) tại địa phương được gọi là Aldergrove (theo căn cứ Không quân Hoàng gia đã ở đó cho đến gần đây từ trước khi sân bay thương mại được xây dựng), sân bay quốc tế là tiếp tục đi từ Belfast hơn Sân bay Thành phố (nhưng gần thị trấn Antrim) và cung cấp nhiều hơn đáng kể điểm đến quốc tế. Aer Lingus aerlingus.com đến Amsterdam, Arrecife, Barcelona, ​​Budapest, Geneva, Faro, London-Heathrow, Malaga, Milan, Munich, Nice, Paris (Charles-de-Gaulle) và Rome ( Fiumincino) Air Transat [7] đến Toronto (Hamilton) Bmibaby [8] đến Birmingham, Cardiff, Manchester và Nottingham (East Midlands) United Airlines [9] đến New York (Newark) Easyjet [10] đến Alicante, Amsterdam, Barcelona, ​​Berlin Schoenefeld, Bristol, Edinburgh, Faro, Gdansk, Geneva, Glasgow, Ibiza, Krakow, Liverpool (John Lennon), Luân Đôn (Gatwick), London (Luton Town), London (Stansted), Malaga, Man-ta, Manchester, Newcastle, Nice, Palma-de-Mallorca, Paris (Charles-de-Gaulle), Prague, Rome (Ciampino) và Venice Jet2 [11] đến Barcelona, ​​Blackpool, Chambery, Gran Canaria, Ibiza, Leeds (Bradford), Malaga, Milan (Bergamo), Murcia, Palma-de-Mallorca, Pisa, Praha, Tenerife (Nam) và Toulouse Manx2 [12] để đảo Man (Ronaldsway) Wizz Air [13] đến Warsaw và Katowice Nhà ga hàng không được phục vụ lên đến ba mươi phút từ 5:35-23:20 bởi sân bay xe buýt 300 [14] (£ 6 đơn, £ 9 trở về) để Belfast Laganside và Europa Buscentres. Tùy thuộc vào giao thông, hành trình Laganside Belfast và Europa Buscentres mất khoảng bốn mươi lăm phút. Taxi có phí không quá £ 25 - £ 30 đến Belfast City Centre. Các Airporter là xe buýt con thoi trong giờ từ hai sân bay Belfast đến Londonderry / Derry. Cuộc hành trình đến Belfast quốc tế mất vài phút chín mươi. Sân bay City of Derry (mã sân bay LDY) một sân bay phục vụ Derry, Tyrone và Donegal trong Cộng hòa Ai-len. Aer Arann [15] đến Cork (thông qua Dublin) và Dublin. Ryanair [16] đến Alicante, Birmingham, Faro, Glasgow (Prestwick), Liverpool, London (Stansted) và Tenerife (miền Nam). Ulsterbus hoạt động dịch vụ theo lịch trình khác nhau đến và đi từ sân bay đến Foyle đường trạm xe buýt chính trong thành phố. Dịch vụ cũng hoạt động đến và đi từ Limavady. Để biết chi tiết của dịch vụ xe buýt Ulsterbus lần www.translink.co.uk. Giá vé thông thường đến trung tâm thành phố là 2,70 £ và cuộc hành trình mất khoảng 20-30 phút. Taxi có sẵn từ sân bay, với giá vé thông thường đến trung tâm thành phố khoảng £ 12, với hành trình tham gia khoảng 15 phút.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Guam", "role": "user" }, { "content": "Guam [1] là là một hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương, khoảng ba phần tư đường từ Hawaii tới Philippines. (Tọa độ: 13 28 N, 144 47 E) Đây là hòn đảo lớn nhất và cực nam của quần đảo quần đảo Mariana. Trong khi có các điểm tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa mạnh mẽ với các đảo còn lại của quần đảo Mariana, nó là khác biệt về chính trị, Guam là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ, trong khi các đảo còn lại của quần đảo bao gồm Cộng đồng các quần đảo Bắc Mariana (CNMI). Guam và CNMI là trong số hàng ngàn hòn đảo ở Châu Đại Dương tiểu vùng Micronesia, trong đó bao gồm các quốc gia đảo Belau (Palau), Liên bang Micronesia (FSM), Kiribati (nhân học có tương đồng với Polynesia và Micronesia), đảo Marshall, và một số hòn đảo xa được như những hòn đảo Mỹ thuộc quyền quản lý của Trung tâm Thái Bình Dương. Nhiều đảo Micronesia duy trì mối quan hệ chính trị gần với Hoa Kỳ. Khu vực Bắc- Khu vực Bắc đảo Guam bao gồm những dải đất rộng lớn thuộc kiểm soát của quân đội Mỹ (chủ yếu là Căn cứ không quân Anderson) về phía cuối cực bắc của hòn đảo, và các làng Dededo và Yigo ngay phía nam của các cơ sở quân sự. Dededo là làng đến nay là làng lớn nhất trên đảo Guam, với dân số trên 50.000 người. Khu vực phía Bắc cũng có Bãi biển Ritidian, một trong những bãi biển cô lập nhất, xinh đẹp nhất ở đảo Guam. Vùng đô thị/Trung bộ- Khu vực miền Trung nắm giữ phần lớn của làng Guam và sân bay quốc tế của hòn đảo. Một số lượng lớn các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn nằm trong khu vực này (chủ yếu ở làng Tumon), và như vậy là khu vực du khách tham quan nhiều nhất của hòn đảo. Đây cũng là khu vực của đảo dễ bị ùn tắc giao thông nặng nhất khoảng giờ cao điểm. Phía Nam- Khu vực phía Nam Guam là chủ yếu là nông thôn và đẹp như tranh vẽ. Nó là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhất và không phát triển trên đảo và văn hóa Chamorro được bảo tồn nhất ở đây. Đảo Cocos và những bãi biển cát đen tại Talofofo là nơi phổ biến để tham quan trong khu vực này. Không có thành phố thực sự tồn tại trên đảo Guam (nếu sử dụng các quy tắc 50.000 người), nhưng mỗi làng đại diện cho một thẩm quyền cá nhân, tất cả đều có thị trưởng và hạn chế quyền tự chủ trong chính quyền trung ương. Sự tập trung dân số đông nhất là ở phía Bắc và trung tâm của hòn đảo, kể từ khi miền Nam là khá nhẹ dân cư (phần phía bắc của hòn đảo, tuy nhiên, chủ yếu thuộc sở hữu của quân đội Mỹ). ~ 120.000 dân số của hòn đảo của ~ 160.000 sống ở phía Bắc và trung tâm của hòn đảo (trong đó bao gồm các làng Tumon, Hagåtña, Dededo, Barrigada, Tamuning và Agana Heights). Hagåtña (Agana) - thủ đô (dân số 1100) Agana Heights - khu vực ngoại ô trong những ngọn đồi trên Hagåtña. (Pop. 3,940) Tumon - nơi mà hầu hết khách du lịch đầu, trên các trung tâm phía tây của hòn đảo (một phần của Tamuning) Dededo - đông dân nhất trên đảo Guam. (Pop. 42.980) Tamuning - thành phố đông dân thứ ba Guam và công nghiệp nhất. (Pop. 18.012) Mangilao - nơi có Đại học Guam. (Pop. 13.313) Santa Rita - ngoại ô của khu vực Hagåtña. (Pop. 7,500) Barrigada - Khu dân cư Chủ yếu là tầng lớp trung lưu. (Pop. 8652) Barrigada Heights - Khu dân cư Upper-class. (Một phần của Barrigada) Merizo - Thị trấn nhỏ tại Guam Nam. Phà tới đảo Cocos dừng lại ở đây. (Pop. 2152) Umatac - Thị trấn nhỏ tại Guam Nam. (dân số 903) Yigo - Trang chủ để nhiều gia đình quân nhân, thứ hai đông dân. (Pop. 19.474) Agat - Thị trấn nhỏ tại Guam Nam. (dân số 5656) Inarajan - Làng nông thôn tại Guam Nam. (Pop. 3052) Mongmong-Toto-Maite - ngoại ô của khu vực Agana-Tamuning-Tumon-Barrigada. (Pop. 5,845) Piti - Làng trong tây Guam (dân số 1666) Sinajana - ngoại ô của khu vực Agana-Tamuning-Tumon-Barrigada. (Pop. 2853) Talofofo - Làng trong những khu rừng của Guam Nam. (Pop. 3215) Yona - khu nghỉ mát Leo Palace Resort. (dân số 6484) Chalan-Pago-Ordot - Agana khu vực. (dân số 5923) Asan - được biết đến với Easter Egg Hunt lớn nhất trong Guam, với hơn 10.000 quả trứng mỗi năm. (Pop. 2,090) Nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phụng lệnh Vua Tây Ban Nha phát hiện ra đảo Guam năm 1521 trong chuyến đi vòng quanh Trái Đất. Sau đó Tướng Miguel López de Legazpi nhân danh vua Tây Ban Nha đã đến Guam và tuyên bố chủ quyền năm 1565. Người Tây Ban Nha mở đầu việc cai trị tại Guam như một thuộc địa từ năm 1668 khi linh mục San Vitores sang Guam truyền giáo phổ biến đạo Công Giáo. Lúc bấy giờ Guam cũng như toàn phần Quần đảo Mariana và Quần đảo Caroline phụ thuộc Philippines như một phần của xứ Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Trong thời gian non 200 năm (1668-1815), Guam là trạm dừng chân quan trọng trên chặng hải hành của thương thuyền Tây Ban Nha từ México sang Philippines. Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, văn hóa Chamorro và các thổ dân nói chung chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa Tây Ban Nha. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ xung chiến vào cuối thế kỷ 19, kết quả là Tây Ban Nha nhượng đứt Philippines và Guam cho Hoa Kỳ năm 1898. Quần đảo Mariana thì Madrid bán cho Đức với giá 837.500 đồng vàng Đức. Hoa Kỳ từ đấy dùng đảo Guam làm trạm tiếp tế cho tàu chiến hải quân khi vượt đại dương đi lại sang Philippines. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì Quân đội Đế quốc Nhật Bản tiến chiếm ngày 8 tháng 12, 1941. Vì được dự đoán trước, Hoa Kỳ đã di tản phần lớn kiều dân khỏi đảo. Trước đó từ năm 1914 thời Đệ nhất Thế chiến Nhật đã tiếp thu Quần đảo Bắc Mariana từ Đức và cai trị chiếu theo hiệp định Ủy thác Nam Dương. Thổ dân Chamorro từ Quần đảo Bắc Mariana được Nhật đưa đến Guam làm thông dịch viên cho lực lượng chiếm đóng Nhật Bản. Trong khi đó dân Chamorro ở Guam thì bị liệt vào thành phần địch quân. Cũng vì sự kiện này mà sau chiến tranh dân Chamorro ở Guam mang mối thù với thổ dân từ Bắc Mariana mặc dù cả hai đều là người Chamorro. Trong thời giam bị chiếm đóng 31 tháng trời dân Guam bị Nhật quân bắt người thì lao dịch, kẻ thì bị giết hại, giam cầm, có khi ép buộc cả phụ nữ phục vụ sinh lý cho Quân đội Nhật dưới dạng mãi dâm, nhiều gia đình ly tán. Theo cuộc điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ năm 2004 thì trong gần ba năm Nhật chiếm đóng, có khoảng một nghìn người ở Guam bị giết. Ngày 21 tháng 7, 1944 Hoa Kỳ mở cuộc tái chiếm Guam, giao tranh ác liệt. Nhật phải rút lui, bỏ cả Quần đảo Bắc Mariana. Sau chiến tranh, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập của Hoa Kỳ. Đây là cơ chế pháp lý cai trị Guam, thiết lập guồng máy hành chánh và trao quyền công dân Hoa Kỳ cho cư dân Guam. Tháng Tư 1975 khi Sài Gòn thất thủ, Hoa Kỳ mở cuộc di tản bằng hàng không cũng như đường biển thì Guam được dùng làm chặng dừng chân đầu tiên của hơn 100.000 người Việt tỵ nạn đến đất Mỹ. [1] Chính nơi này cũng là nơi con tàu Việt Nam Thương Tín cập bến vào Tháng Chín năm 1975 sau khi thoát khỏi Việt Nam từ Tháng Tư. Ngày 16 tháng 10 chính con tàu này đã làm cuộc hành trình về Việt Nam chở 1.546 người Việt muốn hồi hương. Guam là nơi tạm trú của 111.919 người Việt tỵ nạn[2] trước khi chính phủ Liên bang Hoa Kỳ dàn xếp chuyển họ sang Bắc Mỹ định cư ở Hoa Kỳ. Guam nằm ở vị trí 13.5° bắc 144.5° đông và có diện tích là 210 dặm vuông (544 km2). Nó là đảo cận nam nhất của Quần đảo Mariana và là đảo lớn nhất trong Quần đảo Micronesia. Chuỗi đảo này được hình thành bởi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines. Rãnh Mariana, một vùng bị quằn sâu, nằm bên cạnh chuỗi đảo về phía đông. Challenger Deep, điểm sâu nhất trên Trái Đất, ở phía tây nam của Guam có độ sâu khoảng 35.797 ft (10.911 mét). Điểm cao nhất tại Guam là Núi Lamlam cao 1.332 ft (406 m). Đảo Guam dài 30 dặm Anh (48 km) và rộng từ 4 dặm (6 km) đến 12 dặm (19 km). Thỉnh thoảng Đảo bị động đất vì nó ở rìa phía tây của Mảng Thái Bình Dương và gần mảng Philippines. Trong những năm vừa qua, các trận động đất có trung tâm chấn động gần Guam có cường độ từ 5,0 đến 8,7. Không như núi lửa Anatåhan tại Quần đảo Bắc Mariana, Guam không phải là vùng núi lửa còn hoạt động. Tuy nhiên, vì hướng gió và gần Anatahan, các hoạt động núi lửa nhất là tàn tro đôi khi ảnh hưởng đến Guam. Phần phía bắc của đảo có bình nguyên rừng với đất đá vôi và bờ đá san hô trong khi phía nam có những đỉnh núi lửa có thảo nguyên và rừng. Một bờ đá san hô bao quanh phần lớn đảo, trừ những nơi có vịnh cung cấp lối ra cho các con sông nhỏ và suối nước chảy từ các ngọn đồi xuống Thái Bình Dương và biển Philippines. Dân số của đảo tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc và miền trung. Khí hậu có nét nhiệt đới duyên hải. Thời tiết thường nóng và rất ẩm với ít thay đổi nhiệt độ theo mùa. Nhiệt độ cao trung bình là 86 °F (30 °C) và nhiệt độ thấp trung bình là 74°F (24 °C) với lượng mưa trung bình hàng năm là 96 inch (2.180 mm). Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng sáu. Những tháng còn lại là mùa mưa. Tháng 1 và tháng 2 được xem là tháng mát nhất trong năm với nhiệt độ ban đêm khoảng từ 75 đến 70 °F và thông thường có độ ẩm thấp hơn. Tháng dể có bão nhất là tháng 10 và tháng 11. Tuy nhiên chúng cũng có thể xảy ra quanh năm. Trung bình có ba cơn bão nhiệt đới và một cơn bão lớn đi qua Guam trong vòng 180 hải lý (330 km) mỗi năm. Cơn bão có cường độ mạnh nhất đi qua Guam mới vừa qua là Siêu bão Pongsona với sức gió gần trung tâm là 125 dặm một giờ đập vào Guam ngày 8 tháng 12 năm 2002 để lại sự tàn phá khủng khiếp. Từ sau Siêu bão Pamela năm 1976 các cấu trúc nhà cửa bằng gỗ đã được thay thế bằng các cấu trúc bê tông[3][4]. Trong thập niên 1980, các cột điện bằng gỗ bắt đầu được thay thế bằng các cột chống bão bằng bê tông cốt thép. Trong thập niên 1990, nhiều chủ nhà và cơ sở thương mải đã lắp đặt các cửa chớp chống bão. Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, dân số của Guam là 154.805[7] Dân số ước tính năm 2007 cho Guam là 173.456[8]. Cho đến năm 2005, sự gia tăng dân số hàng năm là 1,76%[9]. Nhóm dân đông nhất là người bản xứ Chamorros, chiếm 57% tổng dân số. Nhóm dân lớn thứ nhì là người Philippines chiếm 25.5%, người da trắng 10%,Việt Nam, Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên và các nhóm dân khác. Ngày nay, Giáo hội Công giáo Rôma là tôn giáo lớn nhất chiếm 85%. Ngôn ngữ chính của đảo là tiếng Anh và tiếng Chamorro. Những người Việt chọn lựa ở lại và sinh cư lập nghiệp tại Guam không tới 200 người. Hiện tại, Guam có tới bảy tám tiệm ăn do người Việt Nam làm chủ, tiệm nào cũng có món phở nhưng người địa phương thích nhất là món hủ tiếu nấu theo kiểu Việt Nam mà họ gọi là combination soup. Ở Guam chỉ có hai bác sĩ người Việt, còn phần đông là buôn bán. Có người từ California hay từ những tiểu bang khác qua Guam mở quán Karaôkê hay hộp đêm để phục vụ du lịch. Văn hóa Chamorro truyền thống được thể hiện trong điệu múa, đi biển, nấu ăn, bắt đánh cá, các trò chơi (như batu, chonka, estuleks, và bayogu), các bài hát và kiểu cách bị ảnh hưởng bởi sự di dân của những người từ những nơi khác đến. Chính sách của Tây Ban Nha thời thuộc địa (1668-1898) là một chính sách thu phục và khuyến khích cải đạo sang Giáo hội Công giáo Rôma. Tình trạng dẫn đến việc loại dần các chiến binh nam của Guam và đẩy người Chamorro ra khỏi quê hương của họ. Sử gia Lawrence Cunningham vào năm 1992 có viết \"Theo ý nghĩ của người Chamorro, vùng đất và các sản phẩm từ đất sinh ra thuộc về mọi người. Inafa'maolek, hay là phụ thuộc liên đới, là chìa khóa hay giá trị trung tâm trong văn hóa Chamorro... Inafa'maolek phụ thuộc vào một tinh thần hợp tác. Đây là ý nghĩa cốt lõi rằng mọi thứ trong văn hóa Chamorro xoay tròn quanh nhau. Mối quan tâm mạnh mẽ là vì nhau hơn là chủ nghĩa cá nhân và quyền tư hữu.\" Văn hóa cốt lõi của Chamorro là sự kết hợp phức tạp qui định xã hội đặt trọng tâm vào sự kính trọng: Từ việc hôn bàn tay của người già, lưu truyền những huyền thoại, bài hát, và các nghi lễ tán tỉnh, đến việc một người cầu xin tha thứ từ tổ tiên đã khuất khi đi vào rừng sâu. Những phong tục tập quán có từ trước khi Tây Ban Nha xâm chiếm bao gồm làm thuyền galaide, làm nhạc cụ belembaotuyan,... Các yêu cầu nhập cảnh Guam là phần lớn tương tự như đối với Mỹ, và công dân của tất cả các nước không cần visa để nhập cảnh vào Mỹ không cần thị thực vào Guam, mặc dù họ có thể yêu cầu một ủy quyền đi ESTA. Công dân nước ngoài có thể nhập Guam bằng một trong ba lựa chọn: (1) - chương trình miễn thị thực Mỹ, (2) - Guam / CNMI Chương trình miễn thị thực hoặc (3) - thị thực hợp lệ. Nếu bạn đang sử dụng Guam / CNMI Chương trình miễn thị thực, bạn không cần phải nộp đơn xin phép đi trước khi đi. Chương trình miễn thị thực Guam / CNMI bao gồm bảy quốc gia Mỹ-VWP (Úc, Brunei, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore và Vương quốc Anh) cộng với Hồng Kông, Malaysia, Nauru, Papua New Guinea, Đài Loan và Nga (từ 15.01. năm 2012). Công dân nước ngoài bằng cách sử dụng hệ Mỹ-VWP có thể ở lại 90 ngày, trong khi người dân sử dụng Guam / CNMI-VWP có thể ở lại thêm 45 ngày. Công dân của các nước không VWP phải xin thị thực Mỹ tại bất kỳ đại sứ quán Mỹ. Sân bay quốc tế Won Pat Guam (GUM) là cửa ngõ dân chỉ đến đảo. Các hãng hàng không chính phục vụ Guam là United Airlines, trong đó cung cấp dịch vụ không ngừng đến Honolulu với các kết nối trở đi tại Honolulu đến Chicago, Denver, Houston, Los Angeles, Newark, San Francisco và Washington-Dulles. Nó cũng cung cấp các chuyến bay thẳng từ Guam đến Cairns ở Úc, cũng như hầu hết các thành phố lớn tại Nhật Bản, Palau, Manila và Cebu ở Philippines, và nhiều người trong Liên bang Micronesia. Tất cả các tuyến bay khác đến Guam là thông qua Đông Á trên Delta Air Lines, và JAL (cả hai đều phục vụ Tokyo, Osaka và Nagoya), Jeju Air (Seoul), Jin Air (Seoul), Koran Air (Seoul và Osaka), ANA (Osaka) , China Airlines (Đài Bắc), Eva Air (Đài Bắc) và Philippine Airlines (Manila).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Roma", "role": "user" }, { "content": "Roma hay Rôm là thành phố thủ đô Ý. Thành phố này nằm ở trung bộ Ý, là trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch của Ý. Thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc La Mã hơn 2000 năm, nổi bật Đấu trường La Mã. Thành phố có Thành Vatican là một quốc gia riêng nằm lọt trong Roma. Roma ngày nay là một trong những điểm đến du lịch quan trọng nhất của thế giới, điều này là sự rộng lớn đa dạng của kho tàng khảo cổ và nghệ thuật tại đây, cũng như do nét thu hút của những truyền thống độc nhất tại đây, do vẻ đẹp toàn cảnh và sự uy nghi tráng lệ của những căn biệt thự (công viên). Giá trị nhất ở Roma là số lượng bảo tàng lớn (Bảo tàng Capitolini, Bảo tàng Vatican, Nhà triển lãm Borghese, lưu trữ những gì liên quan đến cả nghệ thuật đương đại và hiện đại cùng rất nhiều những thứ khác), cống dẫn nước, đài phun nước, nhà thờ, cung điện, công trình lịch sử, đài tưởng niệm, di tích của Hội trường La Mã và các hầm mộ. Roma là thành phố thứ được viếng thăm nhiều đứng thứ ba tại Liên minh Châu Âu, chỉ xếp sau Luân Đôn và Paris, với lượng du khách một năm trung bình 7-10 triệu người, mà đôi khi tăng gấp đôi vào năm thánh. Theo một nghiên cứu gần đây, đấu trường La Mã (4 triệu du khách) và Bảo tàng Vatican (4,2 triệu du khách) lần lượt đứng thứ 39 và 37 trong bảng xếp hạng những nơi được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Roma (tiếng Ý: Roma; Latinh: Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là comune lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu. Thành phố Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây của bán đảo Ý, tọa lạc tại hợp lưu của sông Aniene vào sông Tiber và thuộc vùng Lazio của nước này. Theo truyền thuyết, Roma, thủ đô nước Cộng hòa Ý, mảnh đất nằm trên bán đảo Địa Trung Hải hoa lệ. Thành phố này là nơi khởi nguồn của đế quốc La Mã cổ đại, thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng của thế giới. Roma được bắt đầu xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, đến nay đã có 2.800 năm lịch sử, được loài người tôn vinh như một \"thành phố vĩnh hằng\". Roma cổ đại được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau nên còn được gọi là \"thành phố 7 quả đồi\". Trong thành phố có công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tu viện, hoàng cung, trường đấu mãnh thú, miếu thần, pháo đài cổ, các tượng thần, vòi phun nước... Đến tham quan Roma, du khách sẽ chứng kiến tận mắt các tác phẩm vĩ đại lịch sử này. Cảm giác như đứng trong một viện bảo tàng khổng lồ, do đó Roma còn được du khách gọi là \"thành phố bảo tàng\". Đôi khi nếu không có xe cộ qua lại, không có các loại hàng tiêu dùng hiện đại bày bán trong quầy kính, du khách sẽ quên mất mình đang sống ở thế kỷ 21, trong một đất nước hiện đại mà gần như có ý nghĩ thay quần áo kỵ sĩ lên xe ngựa cùng đi với các quý bà nhàn hạ dạo chơi trên đường phố. Sẽ rất tuyệt vời nếu đến Roma vào mùa thu. Dưới ánh nắng vàng, du khách có thể dạo bước trên những tuyến phố cổ, nhìn ngắm các đài phun nước, những đàn bồ câu bay lượn xung quanh và những trang phục rực rỡ của người dân nơi đây như tô vẽ thêm nét đẹp và lãng mạn của người Italy. Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm. Đây là thành phố thủ đô của Vương quốc La Mã, Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Địa Trung Hải trong hơn 700 năm từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên cho tới thế kỷ thứ 7. Từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, Roma đã trở thành nơi ngự trị của giáo hoàng, cho đến sau khi sự thống trị của Đế quốc Đông La Mã kết thúc, từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô những lãnh thổ của giáo hoàng mãi cho đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng hoà Ý. Sau thời Trung cổ, Roma chịu sự cai trị của các giáo hoàng như Giáo hoàng Alexanđê VI và Giáo hoàng Lêô X, những giáo hoàng này đã biến thành phố Roma trở thành một trong những trung tâm lớn của thời kỳ Phục hưng Ý, cùng với Florence. Phiên bản ngày nay của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô đã được xây dựng ở thời điểm này và Michelangelo đã vẽ lên những bức họa ở Nhà nguyện Sistina. Các nghệ sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng như Bramante, Bernini và Raphael cũng có thời gian từng ở Roma và đã góp phần cho nền kiến trúc Phục hưng và Baroque. Roma có hai sân bay: Sân bay quốc tế Leonardo da Vinci/Fiumicino [1] (Rome Fiumicino, IATA: FCO, tel. : 65631) - Sân bay chính của Roma là hiện đại, lớn, khá hiệu quả, và cũng kết nối với trung tâm thành phố giao thông công cộng. Tuy nhiên, máy bay đến vào đêm khuya có thể hạn chế bạn với một xe buýt ra thành phố, trừ khi bạn có thể đủ khả năng đón một chiếc taxi. Sân bay quốc tế Ciampino [2] (Rome Ciampino, IATA: CIA, tel. :0794941) -Nằm ở phía đông nam của thủ đô, đây là sân bay dành cho các hãng hàng không chi phí thấp của thành phố, phục vụ các chuyến bay Wizzair và Ryanair. Sân bay nhỏ này là gần trung tâm thành phố hơn Fiumicino nhưng không có kết nối tàu hỏa trực tiếp. Có kế hoạch di chuyển sân bay chi phí thấp ra xa hơn nữa ra khỏi Roma, nhưng kế hoạch cần này cần một số năm. Lưu ý rằng tại Ciampino máy rút tiền chỉ sẵn có trong khu vực khởi hành. Đây là một sân bay tương đối nhỏ và nó sẽ đóng cửa vào ban đêm. Bạn sẽ bị khóa ra khỏi sân bay cho đến khi nó mở ra một lần nữa cho để làm thủ tục lên máy bay khoảng 4:30 hoặc 5:00. Bay vào Ciampino cố gắng ngồi trên bên phải của máy bay, sẽ bay ngay về phía đông của trung tâm thành phố. Đến Rome đầu tiên bạn nhìn thấy sông Tiber và sau đó là Sân vận động Olympic, Castel Sant 'Angelo, Thánh Phêrô và Vatican và Đấu trường La Mã. Trước khi hạ cánh bạn bay song song với đường Appian cũ, con đường rợp bóng cây hơi dốc khoảng 1 km về phía bên phải của đường bay. Ẩm thực của Roma đã phát triển qua nhiều thế kỷ và các thời kì biến đổi xã hội, văn hóa và chính trị. Roma trở thành một trung tâm nghệ thuật ẩm thực lớn từ thời La Mã cổ đại. Ẩm thực thời kì này chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Hy Lạp cổ đại, và sau đó, quá trình bành trướng đế chế La Mã đưa Roma tiếp xúc với nhiều tập quán chế biến món ăn địa phương và kĩ thuật nấu ăn. Ban đầu, sự cách biệt giữa các tầng lớp xã hội không lớn lắm nhưng đã tăng dần theo tốc độ tăng trưởng của đế chế. Sau này, trong thời kỳ Phục hưng, Roma đã trở nên nổi tiếng là một trung tâm ẩm thực lớn, vì một số đầu bếp giỏi nhất thời đại làm việc cho các giáo hoàng. Một đầu bếp điển hình là Bartolomeo Scappi, làm việc cho giáo hoàng Pius IV trong nhà bếp Vatican và trở nên nổi tiếng khi xuất bản cuốn sách nấu ăn ''Opera dell'arte del cucinare vào năm 1570. Trong đó, ông liệt kê khoảng 1000 công thức ẩm thực Phục hưng đồng thời mô tả các kỹ thuật và dụng cụ nấu ăn đồng thời đưa ra hình ảnh được biết đến như chiếc nĩa đầu tiên. Ngày nay, thành phố là nơi có nhiều món ăn truyền thống Ý vô cùng nổi tiếng. Có thể thấy được ảnh hưởng của người Do Thái trong nền ẩm thực này vì người Do Thái đã sống ở Roma kể từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Các loại rau, đặc biệt là atisô hình cầu phổ biến rất rộng rãi. Một số ví dụ về món ăn nổi tiếng như \"Saltimbocca alla Romana\" – cốt lết bê theo phong cách La Mã; đứng đầu với giăm bông tươi, cây xô thơm, ninh với rượu vang trắng và bơ; \"Carciofi alla giudia\" – atisô chiên trong dầu ô liu, món điển hình của người Do Thái La Mã; \"Carciofi alla Romana\" – atisô phong cách La Mã, lớp lá bên ngoài được tách bỏ, nhồi với bạc hà, tỏi, vụn bánh mì sau đó đem om; \"Spaghetti alla Carbonara\"–spaghetti với thịt xông khói, trứng và pecorino; \"Gnocchi di semolino alla Romana\"–bánh bao semolina theo phong cách La Mã và một vài món ăn khác.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Thomas Christopher Collins", "role": "user" }, { "content": "Thomas Christopher Collins (sinh 1947) là một Hồng y người Canda của Giáo hội Công giáo Rôma. Mỗi giáo phận và dòng tu chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Nhiều giáo phận hoặc dòng tu đảm trách các trường nội trú thổ dân đã xin lỗi từ hồi đầu thập niên 1990. Con đường hòa giải với thổ dân bản xứ Canada (4 tháng bảy 2021) Wikipedia có bài viết về: Thomas Christopher Collins Wikimedia Commons có phương tiện liên quan tới: Thomas Christopher Collins", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Arizona", "role": "user" }, { "content": "Arizona [1], cũng gọi là Tiểu bang Grand Canyon là một tiểu bang ở Tây NBam Hoa Kỳ. Gia nhập làm tiểu bang thứ 48 của Liên minh vào năm 1912, Arizona là nơi có Grand Canyon cũng như nhiều loại địa hình, khí hậu và văn hóa. Về phía tây là California và Nevada, phía bắc là Utah, phía đông là New Mexico, phía đông bắc là Colorado, và phía Nam là bang của Mexico Sonora. Nó là một trong những tiểu bang Four Corners.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Vô Tích", "role": "user" }, { "content": "Vô Tích (tiếng Hoa: 无锡市) là một thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vô Tích là một thành phố công nghiệp trên sông Dương Tử từ Tô Châu và Nam Kinh. Thành phố này nằm ở phía Nam của tỉnh Giang Tô, khoảng nửa đường giữa Thượng Hải và Nam Kinh, với Thượng Hải 128 km về phía Đông và Nam Kinh 183 km về phía Tây. Tô Châu là gần đó, dưới nửa tiếng đồng hồ bằng xe buýt hoặc xe hơi. Thành phố có dân số là 4.320.000 và có diện tích 4.650 km vuông (khoảng 1.800 dặm vuông). Vô Tích được bao bọc bởi nước, với Thái Hồ với miền Nam và sông Dương Tử về phía Bắc. Vô Tích có một lịch sử hơn 3.000 năm, thời gian thành lập của nó có thể được truy trở lại vào cuối triều đại nhà Thương. Taibo, con trai cả của hoàng đế Zhouwu ở phương Tây thời nhà Chu đến đây từ nội địa của Trung Quốc. Ông đã du nhập nền văn hóa nội địa ở phía nam và tạo ra văn hóa Wu. Nơi từng giàu khoáng sản trong các triều đại Chu và Tần. Do thiếc đã cạn kiệt vào cuối triều đại nhà Tần, nơi này được gọi là Vô Tích, có nghĩa là \"một nơi không có thiếc\". Khí hậu ẩm ướt và ôn đới, cận nhiệt đới với mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,5 °C (60 F). Hiện có 250 ngày không có sương mù và lượng mưa trung bình khoảng 1.000 mm. Có những ngọn đồi, sông, hồ trong khu vực này nhưng hầu hết trong số đó là bằng phẳng và đan chéo với sông rạch nhỏ. Đây là khu vực màu mỡ, \"đất đầy ắp cá và gạo\". Vô Tích được ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người phong phú với những người có năng khiếu và nền kinh tế phát triển. Là một trong những nơi sinh của ngành công nghiệp quốc gia của Trung Quốc và thương mại, Vô Tích là một trong những mười lăm trung tâm kinh tế ở Trung Quốc. Với mạng lưới giao thông thuận tiện, Vô Tích là một trung tâm vận tải của kết nối Giang Tô, Chiết Giang và tỉnh An Huy. Chín đường cao tốc kết nối Vô Tích với các thành phố quan trọng như Thượng Hải, Nam Kinh và Hàng Châu. Tuyến đường sắt Thượng Hải-Nam Kinh và đường cao tốc Thượng Hải-Nam Kinh đi qua thành phố. Phải mất khoảng 3 tiếng đồng hồ bằng xe hơi để đi từ Vô Tích đến Sân bay Quốc tế Phố Đông. Có bảy tuyến đường thủy đến những nơi khác nhau trong cả nước cùng sông Trường Giang, Đại vận hà và Thái Hồ. Với di sản thiên nhiên và văn hóa phong phú, Vô Tích là một trong 10 thành phố du lịch hàng đầu Trung Quốc. Các đặc điểm tiêu biểu của nơi này là trong những khu vực của sông và hồ. Vô Tích nằm ở phần phong cảnh đẹp nhất của Thái Hồ. Tại Thượng Hải bạn có thể đi Tàu-G mới đến Vô Tích. Cuộc hành trình mất khoảng 45 phút và chi phí 61 tệ (thời điểm tháng 11/2010). Tàu-G có thể được lên từ một trong hai ga Thượng Hải Hồng Kiều có thể truy cập với các tuyến tàu điện ngầm 2 đến Đông Xujing hoặc Ga chính Thượng Hải tiếp cận với các tuyến tàu điện ngầm 1. Nếu không, bạn có thể đi bình thường Tàu-D mất khoảng 50 phút và chi phí 49 tệ (thời điểm tháng 8 năm 2010). Nếu bạn đi từ sân bay Nam Kinh Lukou, bạn có thể liên tỉnh xe buýt hoặc taxi.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Stonehenge", "role": "user" }, { "content": "Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc Salisbury, Anh. Tọa độ địa lý 51°10′44,85′′N, 1°49′35,13′′W. Công trình này bao gồm các công sự bằng đất bao quanh một vòng đá, là một trong những địa điểm tiền sử nổi tiếng thế giới. Các nhà khảo cổ cho rằng các cột đá này được dựng lên từ khoảng 2500-2000 trước Công nguyên dù các vòng đất xung quanh được xây dựng sớm hơn, khoảng 3100 năm trước Công nguyên. Khu vực này và khu vực xung quanh đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986. Bằng chứng cho thấy khu vực xung quanh Stonehenge đã bị chiếm đóng kể từ khoảng 8000 trước Công nguyên, nhưng phải đến thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng đại đa số các di tích xung quanh nó đã được xây dựng. Công trình đầu tại Stonehenge được bắt đầu xây trong năm 3000 trước CN khi một con mương bên ngoài và kè được xây dựng, và gỗ đứng được dựng lên. Từ khoảng 2500 TCN, những người thuộc thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng bắt đầu mang đá xanh và đá sa thạch đến từ xứ Wales và Downs Marlborough. Mãi cho đến 1600 TCN thì Stonehenge đã được hoàn thành. Hầu hết các di tích khác trong khu vực như Durrington Walls và ngày Woodhenge so với cùng kỳ. Một ngọn đồi gần pháo đài được xây dựng vào thời kỳ đồ sắt, và có bằng chứng cho thấy rằng khu vực này đã được giải quyết rộng rãi bởi những người La Mã. Thị trấn gần đó Amesbury sau đã được giải quyết trong thời cai trị Saxon trong năm 979. Stonehenge và đất xung quanh ngay lập tức nó đã đưa vào quốc gia trong năm 1918. Chính trên các cạnh của khu vực huấn luyện quân sự Salisbury Plain, một số lượng lớn các cơ sở quân sự cũng đã được xây dựng trong khu vực, bao gồm cả doanh trại quân đội, tuyến đường sắt nhẹ và đáp xuống sân bay được xây dựng trong phạm vi ném một hòn đá Stonehenge (hầu hết trong số đó có bây giờ may mắn được loại bỏ). Kể từ đó, National Trust đã mua khoảng 850 ha xung quanh Stonehenge, và khu vực này đã được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 1986. Cảnh quan Stonehenge là một trong những khu vực bảo tồn tốt nhất của Downland phấn có mặt ở Vương quốc Anh. Trên các cạnh của đồng bằng Salisbury nó một số tính năng ngọn đồi và thung lũng sông khô cho phép dạo vừa ý mà không có quá nhiều rắc rối. Đất nông nghiệp xung quanh là lý tưởng cho các loại cây trồng và chăn thả gia súc. Từ London đi theo tuyến M3 và A303 đế Amesbury. Tại vòng xoay A303 Countess đi về phía nam để thăm Amesbury để chọn nơi ăn ở, về phía bắc đến thăm Woodhenge và Durrington Walls, hoặc tiếp tục tây đến Stonehenge ở trung tâm của địa điểm UNESCO. Một dặm qua chỗ đường vòng, bạn có thể nhìn thấy Stonehenge từ Kings Barrow Ridge, và có rẽ phải tiếp theo truy cập vào bãi đậu xe. Từ Salisbury và miền Nam, đi qua A345 Amesbury để bùng binh Countess, và từ phía bắc chỉ cần làm theo các A345 nam. Stonehenge và Woodhenge được cũng có bảng chỉ đường Amesbury. By train[edit]The nearest practical stations are Andover and Salisbury which can be reached from London Waterloo on a direct service. From here you can catch a bus (below), or if there are several in a group (or you are traveling with luggage), the easiest thing to do is hire a taxi at the train station. The current going rate for a roundtrip with an hour stop at Stonehenge is £35.00. An hour is more than enough time in which to visit Stonehenge. Các nhà ga thực tế gần nhất là Andover và Salisbury mà có thể đến từ London Waterloo trên một dịch vụ trực tiếp. Từ đây bạn có thể bắt xe buýt (bên dưới), hoặc nếu có một số trong một nhóm (hoặc bạn đang đi du lịch với hành lý), điều dễ nhất để làm là thuê một xe taxi tại nhà ga xe lửa. Tỷ lệ đi hiện tại cho một bay với một điểm dừng giờ tại Stonehenge là 35,00 £. Một giờ là quá đủ thời gian để ghé thăm Stonehenge. Không còn bất kỳ tuyến xe buýt công cộng chạy tới Stonehenge. Có một xe buýt trực tiếp, với một tour du lịch, được gọi là The Stonehenge Tour. Giá từ £ 11 cho người lớn / học sinh trở lên, tùy thuộc vào việc bạn muốn có một tour du lịch mở rộng hơn của khu vực hay không. Vé sớm sẽ có sẵn để mua hàng trực tuyến. Nếu có ba hoặc nhiều hơn đi cùng trong nhóm của bạn, thương lượng với các lái xe taxi và bạn sẽ nhận được nó trong khoảng cùng một mức giá cho mỗi người và để lại hành lý của bạn trong buồng lái. Nếu có bốn hoặc nhiều hơn của bạn, đón một chiếc taxi thì rẻ hơn. Nếu có những người khác đang chờ đợi trong hàng, tại sao không đề nghị chia sẻ một chiếc taxi? Ngoài ra, mọi người có thể xuống xe ở trạm xe buýt Amesbury trên các tuyến đường khác và cả hai đi taxi đến những tảng đá hoặc đi bộ vào cảnh Stonehenge. Từ Andover đi \"Activ8\" xe buýt 8. Từ Devizes, lấy 4 đến Amesbury. Một số tour du lịch đi trong Stonehenge khi đi từ điểm này tới điểm khác. Phần lớn bắt đầu từ London và chuyến thăm Stonehenge trên đường đến Salisbury hoặc Bath. Đáng chú ý là các tour du lịch thường cho phép 30 phút chỉ tại Stonehenge, mang đến cho bạn thời gian để xem chỉ Stones và không thời gian để xem khu vực xung quanh. Đối với tour du lịch bắt đầu từ London, giá bắt đầu từ khoảng 65 bảng Anh cho người lớn, bao gồm cả lệ phí nhập cảnh và dịch vụ đón khách tại khách sạn ở London của bạn. Để truy cập vào Stonehenge từ Salisbury thì Tour Stonehenge là đáng chọn nhất cho đồng tiền bỏ ra. Vé dao động từ £ 11 cho tour du lịch chỉ, và £ 22 cho các tour du lịch, đi ới Stonehenge, Sarum Cổ và Nhà thờ Salisbury. Các tour du lịch xe buýt hai tầng chọn lên tại ga tàu Salisbury (bên ngoài nhà ga và bên trái), trung tâm Salisbury, và Amesbury. Vé có giá trị tất cả các ngày dài và có điểm dừng tại Stonehenge và Old Sarum. Nó chạy giữa mỗi 30 phút và mỗi giờ, tùy thuộc vào thời gian trong ngày và năm. Vé có thể được mua trực tuyến, hoặc từ người lái xe. Nếu có ba người đi chung, thương lượng với một người lái xe taxi, và bạn sẽ phải trả chỉ nhỉnh hơn và họ sẽ lưu trữ trong khi hành lý của bạn tại Stonehenge. Nếu có 4 hoặc 5 của bạn, một xe taxi rẻ hơn nhiều. Những viên đá chính họ là bên cạnh bãi đậu xe chính trên A344 nhưng cho những người muốn khám phá, cảnh quan địa phương là tốt nhất thích đi bộ hoặc bằng xe đạp. Một số bridleways và lối đi bộ dọc ngang khu vực, và National Trust cho phép truy cập vào một số lượng lớn diện tích đất đai đang được trở lại là đồng cỏ phấn.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Berne", "role": "user" }, { "content": "Berne là thành phố thủ đô của Thụy Sĩ. Thành phố nằm trong khu vực nói tiếng Pháp. Bern (tiếng Đức: Bern; tiếng Pháp: Berne) là thành phố 130.000 dân của Thụy Sỹ (dân số: khoảng 300 000) và là thủ đô của bang Bern, và thủ đô của Thụy Sỹ. Berne được thành lập năm 1191 bởi Công tước Berthold V von Zähringen và là một phần của Thánh chế La Mã. Thành phố được chọn là một thành phố đế quốc tự do bởi Toà Thánh Hoàng đế La Mã Frederick II trong năm 1218 sau khi Berthold chết mà không có người thừa kế. Trong 1353 Berne gia nhập liên minh Thụy Sĩ. Sau khi thành công chinh phục nhiều đối thủ, Berne trở thành thành phố độc lập phía bắc bang lớn nhất của dãy núi Alps. Nó bị chiếm đóng bởi quân đội Pháp vào năm 1798 trong các cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp, và đã bị tước đi một phần lớn lãnh thổ của mình. Thành phố này trở thành thủ đô của Thụy Sĩ vào năm 1848. Sân bay Berne (IATA: BRN, ICAO: LSZB), là sân bay phục vụ Berne, Thụy Sỹ, nằm gần làng Belp. Do đó, tên gọi là sân bay Bern Belp. Sân bay Berne có một đường băng dài 1.730 m rộng 30 m rải nhựa và hai đường băng dài 650 m có mặt cỏ. Xe buýt sân bay mỗi giờ có một chuyến giữa sân bay này và Ga tàu lửa Berne.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Djibouti (thành phố)", "role": "user" }, { "content": "Djibouti (tiếng Ả Rập: جيبوتي) là thủ đô của quốc gia cùng tên, nằm trên vịnh Tadjoura. Hiện tại, thành phố có khoảng 600.000 cư dân. Thành phố được thành lập vào năm 1888 và trở thành thủ đô của Somaliland thuộc Pháp (về sau là nước Cộng hòa Djibouti) ba năm sau đó. Nơi này có một số bãi tắm nhộn nhịp trên bờ biển phía đông. Hiện tại, hải cảng của thành phố Djibouti đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. 11.548132232507756Sân bay quốc tế Djibouti-Ambouli1 Sân bay quốc tế Djibouti-Ambouli (IATA: JIB, ICAO: HDAM) (cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía nam), ☎ +253 21 34 01 01. Bạn có thể bay đến đây từ nhiều thành phố như Addis Ababa, Aden, Hargeisa, Mogadishu, Paris, Dubai, Doha và Istanbul. Sẽ có những chiếc xe taxi chở hành khách từ sân bay đến các khách sạn ở khu vực trung tâm thủ đô. Hàng ngày, các chuyến tàu sẽ di chuyển từ Addis Ababa và Dire Dawa đến Djibouti. Chúng mất khoảng 12 giờ đồng hồ và thường phục vụ đồ ăn nhanh. Bạn nên mua vé trong khoảng vài ngày trước khi khởi hành. 11.523887277280606Nhà ga Nagad2 Nhà ga Nagad (cách trung tâm thành phố 10 km về phía nam), ☎ +253 77 33 14 46. Nhà ga mở cửa từ năm 2017. Bạn có thể đi xe buýt đến thành phố Djibouti từ các khu dân cư lân cận như Arta hoặc Ali Sabieh. 11.594233557676477Bến cảng3 Bến cảng. Phà sẽ di chuyển đến đây từ Obock (khởi hành vào Chủ nhật hoặc thứ 4, với giá vé 800 franc) và Tadjoura (khởi hành vào các ngày còn lại trong tuần, với giá vé 700 franc). Bạn sẽ cần trả vé khoảng một giờ trước khi khởi hành. Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8, các chuyến phà thường quá tải, vì vậy nên cân nhắc đi sớm hơn vài tháng. Các phương tiện đi lại chính ở Djibouti là xe buýt nhỏ và taxi (với mức giá là 600–700 franc). Bạn cũng có thể đi bộ vì thành phố này không quá rộng lớn. 11.59983811693894Cung điện nhân dân1 Cung điện nhân dân (قصر الناس), ☎ +253 21 35 40 60. Chủ nhật đến thứ 5: 08:00–16:00 (đóng cửa vào thứ 6 và thứ 7). 11.581114571137721Nhà thờ Hồi giáo Al-Hamoudi2 Nhà thờ Hồi giáo Al-Hamoudi (مسجد الحمودي), ☎ +253 77 86 57 74. Một trong những nhà thờ Hồi giáo cổ nhất thành phố. 11.569174849157944Nhà thờ Hồi giáo Salman3 Nhà thờ Hồi giáo Salman (مسجد سلمان), ☎ +253 77 85 33 00. 11.727995884149085Đảo Moucha4 Đảo Moucha (cách thành phố khoảng 16 km về phía đông bắc). Đây là một hòn đảo san hô nhỏ. Tại đây, bạn có thể khám phá các khu vườn trồng hoa, các bãi biển, một số rạn san hô đầy màu sắc và một khu rừng ngập mặn. Có một sân bay trên đảo. 11.551799901002854Đảo Haramous5 Đảo Haramous. Chỉ mở cửa đón khách du lịch từ thứ 6 đến Chủ nhật hàng tuần. Đảo Haramous cung cấp nơi làm tổ cho hơn 70 loài chim nước. Nơi này được chỉ định là khu vực bảo tồn Ramsar vào ngày 22 tháng 3 năm 2003. 11.59470355941294Phòng trưng bày tranh Chez MASK EST AFRICA6 Phòng trưng bày tranh Chez MASK EST AFRICA, ☎ +253 77 88 91 35. 11.590591819723338Nhà hát Des Salines1 Nhà hát Des Salines (Théâtres des salines) (nằm khá gần hải cảng). 11.590786246332431Rạp chiếu phim Star2 Rạp chiếu phim Star, trên đường Venice, ☎ +253 21 25 21 21. 11.57792160129413Rạp chiếu phim Le Paris3 Rạp chiếu phim Le Paris (nằm gần sân vận động thành phố). 11.57902277197682Sân vận động thành phố Djibouti4 Sân vận động thành phố Djibouti (Stade Municipal De Djibouti), ☎ +253 77 88 56 29. Bạn có thể theo dõi các sự kiện thể thao của thành phố tại đây. 11.574394408453342Sân vận động El Hadj Hassan Gouled5 Sân vận động El Hadj Hassan Gouled. 11.571741094868162Đại siêu thị Al Gamil1 Đại siêu thị Al Gamil, ☎ +253 21 35 66 59. Chủ nhật đến thứ 5: 07:30–21:00. Thứ 6: 08:00–21:00 (đóng cửa vào thứ 7). 11.572103687727031Siêu thị Casino2 Siêu thị Casino, ☎ +253 21 32 72 60. Thứ 6: 08:30–21:00. Các ngày còn lại trong tuần: 07:30–21:00. 11.57214573140654Hiệu sách Discorama3 Hiệu sách Discorama, ☎ +253 21 35 06 64. 08:30–12:30, 16:30–20:00 hàng ngày (đóng cửa vào thứ 6). 11.571819901772447Chợ Bambi's4 Chợ Bambi's (nằm rất gần đại siêu thị Al Gamil). 11.574226863344682Cửa hàng Isotherma SARL5 Cửa hàng Isotherma SARL, ☎ +253 21 35 66 67. Mở cửa tất cả các ngày (trừ thứ 6). 11.568771764918667Cửa hàng Plein Soleil6 Cửa hàng Plein Soleil, ☎ +253 77 87 21 55. 11.565481840545338Cửa hàng Supérette Proxy7 Cửa hàng Supérette Proxy. 11.592925764351083Cửa hàng Samsung Wassel8 Cửa hàng Samsung Wassel (nằm gần phòng trưng bày tranh). 11.590305506341991Nhà hàng Chicking Djibouti1 Nhà hàng Chicking Djibouti, ☎ +253 21 35 00 68. 11.592590078764664Nhà hàng Le Santal2 Nhà hàng Le Santal, ☎ +253 21 32 13 21. 05:30–23:30 hàng ngày. Phục vụ đồ ăn Ấn Độ. 11.59514269963173Nhà hàng La Chaumière3 Nhà hàng La Chaumière, trên đường Foucauld, ☎ +253 77 51 51 80. Phục vụ đồ ăn Trung Quốc. 11.59326735358932Nhà hàng Việt Nam4 Nhà hàng Việt Nam, ☎ +253 21 35 17 08. Thứ 2: 17:30–23:30. Thứ 3 đến Chủ nhật: 11:30–14:30, 16:30–23:30. 11.592367866566695Nhà hàng Mukbassa Central Chez Youssouf5 Nhà hàng Mukbassa Central Chez Youssouf. Phục vụ đồ ăn Yemen. 11.593187663989625Nhà hàng Nil Bleu6 Nhà hàng Nil Bleu, ☎ +253 21 35 63 92. 07:00–15:00, 18:30–01:00 hàng ngày. 11.595846677139726Nhà hàng Le Kintz7 Nhà hàng Le Kintz. 11.59489623740844Quán cà phê Le Beverly1 Quán cà phê Le Beverly (cách đại lý du lịch Air France gần 70 m). 06:30–23:00 hàng ngày. 11.595216791266395Quán cà phê Le Figaro2 Quán cà phê Le Figaro, ☎ +253 77 81 56 89. Thứ 6: 08:00–23:00. Các ngày còn lại trong tuần: 06:00–23:00. 11.595235838232707Quán cà phê Retro3 Quán cà phê Retro (nằm gần đại lý du lịch Ethiopian Airlines). 11.59407265680423Quán cà phê Tomoca4 Quán cà phê Tomoca, trên đại lộ Georges Clemenceau. 11.59379478829411Quán cà phê Chez ABDO5 Quán cà phê Chez ABDO. Có phục vụ đồ uống mang đi. 11.59510461304881Quán bar Pub Palmier Zink6 Quán bar Pub Palmier Zink. 11.569351170565968Khách sạn African Village1 Khách sạn African Village, ☎ +253 77 76 23 30. 11.568612833653209Khách sạn Moulk Center2 Khách sạn Moulk Center, ☎ +253 21 34 57 59. Tất cả các phòng nghỉ tại đây đều cấm hút thuốc. 11.567136040615633Khách sạn Red Sea3 Khách sạn Red Sea (nằm khá gần khách sạn Moulk Center), ☎ +253 21 25 14 14. 11.583592682920768Khách sạn Djibouti Homes4 Khách sạn Djibouti Homes, ☎ +253 77 11 55 85. Nhận phòng: 15:00, trả phòng: 11:00. 11.590540062505287Khách sạn Horseed5 Khách sạn Horseed. Có bãi đỗ xe miễn phí. 11.587531552992647Khách sạn Dar Es Salam6 Khách sạn Dar Es Salam, ☎ +253 21 35 33 34. 11.610117400863894Khách sạn City Guest7 Khách sạn City Guest, ☎ +253 77 81 01 10. Nhận phòng: 12:00. 56 USD. 11.612072134249164Khách sạn Samo8 Khách sạn Samo, ☎ +253 21 35 53 55. Tất cả các phòng nghỉ tại đây đều cấm hút thuốc. 57 USD. 11.593671346654927Khách sạn Comfort9 Khách sạn Comfort. Có phát Wi-Fi miễn phí. 86 USD. 11.601307540959025Khách sạn Rayan10 Khách sạn Rayan, ☎ +253 21 35 34 45. Có phục vụ bữa sáng. 88 USD. 11.595386397632913Khách sạn Atlantic11 Khách sạn Atlantic, ☎ +253 21 33 11 00. Có một nhà hàng trong khuôn viên. 139 USD. 11.59451662120014Khách sạn Capital12 Khách sạn Capital, ☎ +253 21 35 53 53. Có phục vụ bữa sáng miễn phí. 151 USD. Có một số kẻ móc túi tại các trung tâm thương mại và chợ ở Djibouti. Bạn cần cảnh giác với vấn đề này, đặc biệt là vào ban đêm. 11.611595238671361Phòng khám Le Heron1 Phòng khám Le Heron (Clinique Le Heron), ☎ +253 21 34 55 13. 11.587530996353196Bệnh viện Bouffard2 Bệnh viện Bouffard (Hopital Bouffard) (cách Học viện Quốc tế Hoa Kỳ hơn 143 m về phía đông nam). 11.586945014255509Bệnh viện Chakib Saad Omar3 Bệnh viện Chakib Saad Omar, ☎ +253 21 35 11 79. Thứ 2 đến thứ 6: 08:00–17:00 (đóng cửa vào hai ngày cuối tuần). 11.587945886489482Hiệu thuốc Ấn Độ Dương4 Hiệu thuốc Ấn Độ Dương (Pharmacie de l'Ocean Indien), ☎ +253 21 35 94 93. 06:00–23:59 hàng ngày. 11.588498424993372Hiệu thuốc Avicenna5 Hiệu thuốc Avicenna, ☎ +253 21 34 68 66. 07:30–23:00 hàng ngày (thứ 6: 07:30–11:00, 16:00–22:00). Hoa Kỳ (gần đại lý cho thuê ô tô), ☎ +253 21 45 30 00. Chủ nhật đến thứ 5: 07:30–17:00 (đóng cửa vào thứ 6 và thứ 7). Ấn Độ, ☎ +253 21 34 62 54, e-mail: djibouti@mea.gov.in. Chủ nhật đến thứ 5: 07:00–17:00 (đóng cửa vào thứ 6 và thứ 7). Thổ Nhĩ Kỳ, ☎ +253 21 35 12 90, e-mail: djibouti@mfa.gov.tr. Nga, ☎ +253 21 35 07 40. Chủ nhật đến thứ 5: 07:30–13:00 (đóng cửa vào thứ 6 và thứ 7). Pháp, trên đại lộ Idris Omar Guelleh, ☎ +253 21 35 25 03, e-mail: djibouti-amba@diplomatie.gouv.fr. Qatar, ☎ +253 21 35 97 97, e-mail: djibouti@mofa.gov.qa. Nhật Bản, ☎ +253 77 00 01 00. Ethiopia, ☎ +253 21 35 18 07, e-mail: djibouti.embassy@mfa.gov.et.. Canada, ☎ +253 77 22 57 61, e-mail: georgalis@intnet.dj. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ☎ +253 21 32 33 03, e-mail: djibouticon@mofaic.gov.ae. Ukraina, ☎ +253 77 70 55 11, e-mail: hcu.djibouti@gmail.com. Tadjoura, một trong những thị trấn cổ nhất đất nước và vịnh biển cùng tên Obock, một thị trấn cảng nhỏ với hơn 11.000 cư dân Ali Sabieh, thành phố lớn thứ hai của đất nước Asmara, thủ đô của nước láng giềng Eritrea", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Tokyo 2020", "role": "user" }, { "content": "Bài viết Tokyo cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn cho những người đến thành phố. Thế vận hội lần thứ XXXII (Thế vấn hội mùa hè 2020, được tổ chức tại Tokyo từ 23/7 đến 8/8/2021, đã bị hoãn lại từ năm 2020 vì đại dịch. Paralympic sẽ diễn ra từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 năm 2021. Một số sự kiện sẽ được tổ chức ở các địa điểm khác trên khắp Nhật Bản. Tokyo là thành phố châu Á duy nhất đã tổ chức hai kỳ Thế vận hội mùa hè, trước đó đã tổ chức các kỳ Thế vận hội vào năm 1964. Lần đầu tiên, leo núi, karate, trượt ván và lướt sóng được giới thiệu tại Thế vận hội, trong khi những môn khác như bóng chày và bóng mềm đã quay trở lại sau khi bị loại khỏi Thế vận hội 2012. Nếu bạn đã mua vé, bạn sẽ có thể được hoàn lại tiền. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lệ phí có thể không được hoàn lại. Tốt nhất là bạn nên ở gần Minato hoặc Odaiba đối với Công viên Olympic, nhưng khu vực ký túc xá rẻ hơn tại Asakusa. Chỗ ở giá rẻ có thể là ở các quận xung quanh Tokyo, vì vậy nếu bạn có 30-60 phút đi làm, bạn vẫn có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi Thế vận hội ngay cả khi chỗ ở có vẻ đắt đỏ. Ví dụ có thể bao gồm việc xem xét các khách sạn gần nhà ga trên một tuyến tàu đến Tokyo, chẳng hạn như ở trung tâm Saitama (tỉnh), phía nam Ibaraki hoặc khu vực ở Chiba (tỉnh) giữa Tokyo và Narita. Nam Chiba và phía tây Kanagawa có thể sẽ là quá xa để hầu hết mọi người coi là nơi đi lại hàng ngày để đến xem Olympic. Thông tin chung về việc đi du lịch đến Tokyo có sẵn trong bài viết Tokyo. Thông tin chung về việc đi lại ở Tokyo có sẵn trong trong bài viết Tokyo. Lái xe ở Tokyo thường là một ý tưởng không hay, và trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, có lẽ bạn sẽ không thể tìm thấy chỗ đỗ xe hay gửi xe nào trong toàn thành phố. Tàu hỏa/tàu điện ngầm là cách hiệu quả nhất để đi lại ở Tokyo, và thuận lợi khi lập kế hoạch các tuyến đường. Hầu hết các môn thi đấu có thể sẽ được phát sóng trên kênh TV yêu thích của bạn hoặc trên một số kênh khác có sẵn. Có thể có các màn hình lớn tại một số địa điểm được nới lỏng, ở những vùng mà tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát. Hầu hết các sự kiện sẽ diễn ra ở Tokyo hoặc gần Tokyo, với ba thành phố khác tổ chức một số trận bóng đá và lần thứ tư tổ chức một số trận bóng chày và bóng mềm: Fukushima, cách Tokyo khoảng 90 phút về phía bắc. Kashima, cách Tokyo khoảng 90 phút về phía đông bắc. Sendai, cách Tokyo hai phút về phía bắc. Sapporo, ở rất bắc của Nhật Bản. Địa điểm ở Tokyo, gần Yoyogi: 35.6781New National Stadium1 New National Stadium (新国立競技場). Lễ khai mạc, điền kinh, bóng đá. (cập nhật vào tháng 8 2021) 35.6794Tokyo Metropolitan Gymnasium1 Tokyo Metropolitan Gymnasium (東京体育館). Bóng bàn. (cập nhật vào tháng 8 2021) 35.6679Yoyogi National Stadium2 Yoyogi National Stadium (国立代々木競技場). Bóng ném. (cập nhật vào tháng 8 2021) Các địa điểm ở Tokyo, gần Cung điện Hoàng gia: 35.6933Nippon Budokan3 Nippon Budokan (日本武道館). Judo. 35.67656Tokyo International Forum4 Tokyo International Forum (東京国際フォーラム). Cử tạ. 35.6969Kokugikan Arena5 Kokugikan Arena (両国国技館). Boxing, nơi đấu vật sumo nổi tiếng nhất Nhật Bản. Các địa điểm ở Tokyo, xung quanh Ariake: 35.6433Ariake Arena6 Ariake Arena (有明アリーナ). Bóng chuyền trong nhà. 35.64268Olympic BMX Course7 Olympic BMX Course (有明BMXコース). BMX. 35.63733Olympic Gymnastic Centre8 Olympic Gymnastic Centre (有明体操競技場). Thể dục. 35.63491Ariake Tennis Park9 Ariake Tennis Park (有明テニスの森). Quần vợt. 35.63137Odaiba Marine Park10 Odaiba Marine Park (お台場海浜公園). Ba môn phối hợp, bơi marathon. 35.62474Shiokaze Park11 Shiokaze Park (潮風公園). Bóng chuyền bãi biển. 35.62987Tokyo Big Sight Hall A12 Tokyo Big Sight Hall A (東京ビッグサイト・ホールA). Đấu vật. 35.63194Tokyo Big Sight Hall B13 Tokyo Big Sight Hall B (東京ビッグサイト・ホールB). Đấu kiếm, taekwondo. 35.591218Seaside Park Hockey Stadium14 Seaside Park Hockey Stadium (大井ホッケー競技場). Khúc côn cầu. Công viên tuyệt đẹp gần đó, bao gồm một sân chim với đài quan sát với ống nhòm miễn phí và một bảo tàng nhỏ. 35.64835Làng Olympic15 Làng Olympic (選手村). Tập luyện đủ chăm chỉ và bạn có thể nhận được chỗ ở của mình ở đây. Chỉ các vận động viên, huấn luyện viên và quan chức mới được phép. Địa điểm ở Tokyo, xung quanh Sea Forest (海の森) 35.6083Sea Forest Cross-Country Course16 Sea Forest Cross-Country Course (海の森クロスカントリーコース). Equestrian eventing cross-country. 35.6021Sea Forest Waterway17 Sea Forest Waterway (海の森水上競技場). Chèo thuyền, chèo thuyền kayak. 35.5963Sea Forest Mountain Bike Course18 Sea Forest Mountain Bike Course (海の森マウンテンバイクコース). Xe đạp leo núi. 35.6158Wakasu Olympic Marina19 Wakasu Olympic Marina (若洲オリンピックマリーナ). Đi thuyền. 35.6434Kasai Slalom Course20 Kasai Slalom Course (葛西臨海公園). Ca nô chèo thuyền kayak slalom. Địa điểm ở Tokyo, xung quanh Dream Island (夢の島): 35.6507Youth Plaza Arena A21 Youth Plaza Arena A (夢の島ユース・プラザ・アリーナA). Cầu lông. 35.6490Youth Plaza Arena B22 Youth Plaza Arena B (夢の島ユース・プラザ・アリーナB). Bóng rổ. 35.6485Dream Island Archery Field23 Dream Island Archery Field (夢の島公園). Bắn cung. 35.6515Olympic Aquatics Centre24 Olympic Aquatics Centre (オリンピックアクアティックセンター). Bơi, bơi đồng bộ, lặn. 35.6486Waterpolo Arena25 Waterpolo Arena (ウォーターポロアリーナ). Bóng nước. Địa điểm ở Musashino, cách trung tâm Tokyo một phút: 35.66531Musashino Forest Sport Centre26 Musashino Forest Sport Centre (武蔵野の森総合スポーツ施設). Năm môn phối hợp hiện đại: đấu kiếm. 35.66430Ajinomoto Stadium27 Ajinomoto Stadium (東京スタジアム, Tokyo Stadium). Bóng đá, năm môn phối hợp hiện đại (bơi, cưỡi ngựa, chạy, bắn súng) và bóng bầu dục. 35.67668Musashino Forest Park28 Musashino Forest Park (武蔵の森公園). Bắt đầu cuộc đua xe đạp đường trường. Các địa điểm khác cách trung tâm Tokyo một giờ: 35.78193Asaka shooting Range29 Asaka shooting Range (陸上自衛隊朝霞訓練場). Bắn súng. 35.90139Kasumigaseki Country Club30 Kasumigaseki Country Club (霞ケ関カンツリー倶楽部). Golf. 35.9031Saitama Stadium31 Saitama Stadium (埼玉スタジアム2002) (In Saitama.). Bóng đá. 35.894889Saitama Super Arena32 Saitama Super Arena (さいたまスーパーアリーナ) (In Saitama.). Bóng rổ. 35.50996International Stadium Yokohama33 International Stadium Yokohama (横浜国際総合競技場) (In Yokohama.). Bóng đá. 35.443428Yokohama Stadium34 Yokohama Stadium (横浜スタジアム) (In Yokohama.). Bóng chày và bóng mềm. Địa điểm ở các thành phố xa hơn: 37.721442Fukushima Azuma Baseball Stadium35 Fukushima Azuma Baseball Stadium (福島県営あづま球場) (ở Fukushima, cách Tokyo khoảng 90 phút về phía bắc và cách Sendai 30 phút về phía nam). Bóng chày và bóng mềm. 35.991744Kashima Soccer Stadium36 Kashima Soccer Stadium (茨城県立カシマサッカースタジアム) (ở Kashima, cách Tokyo khoảng 90 phút về phía đông bắc). Bóng đá. 38.3354Miyagi Stadium37 Miyagi Stadium (宮城スタジアム) (ở Sendai, hai giờ về phía bắc của Tokyo). Bóng đá 35.011556Izu Velodrome38 Izu Velodrome (伊豆ベロドローム) (ở Shizuoka, cách Tokyo khoảng hai tiếng rưỡi về phía tây nam). Đạp xe. 35.371667Fuji International Speedway39 Fuji International Speedway (富士スピードウェイ) (ở Shizuoka, cách Tokyo khoảng hai giờ về phía tây nam. Gần chân núi Phú Sĩ.). Vạch kết thúc cuộc đua xe đạp đường trường. 43.01478Sapporo Dome40 Sapporo Dome (札幌ドーム) (ở Sapporo, ở phía bắc Nhật Bản, có thể đến bằng máy bay hoặc 4 giờ trên tàu cao tốc). Bóng đá. Một số sự kiện đã bị hoãn lại vì có một cơn bão trong khu vực. Tokyo có rất nhiều điểm tham quan khác, rất đáng để làm giữa hai trò chơi. Một số địa điểm mua sắm phổ biến nhất ở Tokyo bao gồm: Akihabara, Thị trấn Điện của Tokyo, là trung tâm của các cửa hàng điện tử, và các cửa hàng dọc theo Chuo-dori đông người với anime và manga Trung tâm mua sắm đồ cổ ở Ginza hoặc Chợ đồ cổ ở Omotesando Shinjuku có các cửa hàng máy ảnh Shibuya và Harajuku lân cận là những khu mua sắm nổi tiếng nhất với quần áo và phụ kiện trẻ trung, sôi nổi Phố Kappabashi gần Asakusa, còn được gọi là \"Thị trấn nhà bếp\" với các cửa hàng bán tất cả các loại đồ dùng nhà bếp Ochanomizu có bộ sưu tập cửa hàng guitar dày đặc và rất nhiều nhạc cụ khác có sẵn Nakamise ở Asakusa và Oriental Bazaar ở Omotesando có tất cả những thứ trang nhã như áo phông thêu chữ Hán, kimono cỡ người nước ngoài, trang phục ninja cho trẻ em và kiếm samurai ersatz Ueno's Ameyoko và Yanaka Ginza ở quận Shitamachi Taito là những khu phố mua sắm tốt Nếu bạn muốn nghỉ ngơi với những món ăn có sẵn tại Công viên Olympic, hãy đến các khu lân cận Odaiba, Shinbashi, Daimon, nơi có rất nhiều món ăn Nhật và các lựa chọn khác. Cái nóng mùa hè ở Tokyo có thể khiến bạn suy nhược. Mặc dù bạn không có khả năng bị say nắng so với các vận động viên cạnh tranh, nhưng hãy cố gắng uống đủ nước và ở trong bóng râm nếu bạn đang ở ngoài trời. Hakone Kyoto Osaka Seoul Rio 2016 – Thế vận hội Mùa hè trước Pyeongchang 2018 – Thế vận hội Mùa đông trước Bắc Kinh 2022 – Thế vận hội Mùa đông sau Paris 2024 – Thế vận hội Mùa hè sau", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Nguyễn Văn Thiệu", "role": "user" }, { "content": "Nguyễn Văn Thiệu là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1967–1975, đồng thời là một tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm! Sống mà không có tự do là chết. Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng. Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập ! Nếu họ (Hoa Kỳ) muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính. Họ (Hoa Kỳ) đã đâm sau lưng chúng tôi. Hoa Kỳ là một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo ^ ĐÚNG! Đừng Nghe Những Gì CS Nói, Mà Hãy Nhìn Những Gì CS Làm! (ngày 26 tháng 7 năm 2013). Truy cập ngày ngày 4 tháng 8 năm 2013. ^ Hà Minh Thảo (ngày 16 tháng 7 năm 2013). Cứu trợ nạn nhân là nghĩ vụ pháp lý và đạo đức. Truy cập ngày ngày 4 tháng 8 năm 2013. ^ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: 'Sống mà không có tự do là chết' ^ 4,0 4,1 Michael Mc Lear. Vietnam, the ten thousand day wa r. Thames Methuen. London. 1982. pg. 896. ^ Nguyễn Tiến Hưng: Khi đồng minh tháo chạy (Trích thư Nguyễn Văn Thiệu gửi quốc hội và tổng thống Hoa Kỳ năm 1974) ^ Tổng thống Sài Gòn cũ Nguyễn Văn Thiệu và con đường chiến bại (kỳ III) An ninh Thế giới. ^ Việt Nam. Cuộc chiến 10.000 ngày. Tập 8 - Hòa bình ^ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/ho-so/20060427/ky-2-chuyen-ra-di-bi-mat/134801.html", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Santa Marta", "role": "user" }, { "content": "Santa Marta là một thành phố Colombia. Santa Marta là một khu tự quản thuộc tỉnh Magdalena, Colombia. Thủ phủ của khu tự quản Santa Marta đóng tại Santa Marta Khu tự quản Santa Marta có diện tích 2381 ki lô mét vuông. Đến thời điểm ngày 28 tháng 5 năm 2005, khu tự quản Santa Marta có dân số 283711 người.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Vân Nam", "role": "user" }, { "content": "Vân Nam là một tỉnh thuộc Trung Quốc. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km2 (rộng hơn diện tích Việt Nam). Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam. Vân Nam được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp địa khu, gồm 8 thành phố (địa cấp thị) và 8 châu tự trị: Côn Minh - thủ phủ của tỉnh, biệt danh là \"Thành phố mùa xuân\" Đại Lý - ba lô trung tâm, thiên đường của hippie; tường thành phố cổ đại Đức Khâm - phần lớn là Tây Tạng, tại 3.500 mét, gần núi tuyết Meili Cảnh Hồng - thành phố lớn nhất trong Tây Song Bản Nạp, khu du lịch nhiệt đới Lệ Giang - phố cổ Naxi cổ đông dân thiểu số, một di sản thế giới UNESCO Thụy Lệ - thị trấn biên giới, bên cạnh Miến Điện Shangri-La (trước đây là Trung Điện) - phần lớn là Tây Tạng, nổi tiếng Tu viện Phật giáo Tây Tạng Văn Sơn Ngọc Khê Vân Nam là tỉnh cực tây nam của Trung Quốc, với đường Bắc chí tuyến chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này có diện tích khoảng 394.000 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích Trung Quốc. Tỉnh này có ranh giới với Khu tự trị người Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu ở phía đông, tỉnh Tứ Xuyên ở phía bắc, Khu tự trị Tây Tạng ở phía tây bắc. Tỉnh này cũng có biên giới dài 4.060 km với Myanma ở phía tây, Lào ở phía nam, Việt Nam ở phía đông nam. Các tỉnh, khu tự trị có ranh giới là Khu tụ trị Tây Tạng, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây. Các quốc gia có biên giới với tỉnh này là Việt Nam (các tỉnh Việt Nam tiếp giáp gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang; các đơn vị hành chính của Vân Nam tiếp giáp với Việt Nam gồm châu Hồng Hà, Văn Sơn, địa cấp thị Phổ Nhị; cửa khẩu chính qua biên giới theo đường bộ và đường sắt là tại Hà Khẩu - Lào Cai), Lào (tại Boten) và Myanma (với cửa khẩu biên giới chính tại Thụy Lệ, đây cũng là của khẩu biên giới bộ duy nhất được phép đi lại đối với những người không có quốc tịch Trung Quốc hay Myama). Ngôn ngữ chính thức của tỉnh Vân Nam là tiếng Phổ Thông Trung Quốc. Khu vực này là nơi có rất nhiều tiếng địa phương từ Trung Quốc, Tây Tạng và Thái Lan gia đình ngôn ngữ. Vân Nam là nơi có nhiều dân tộc thiểu số, mỗi người có ngôn ngữ khác nhau của họ. Các đô thị địa phương thường sẽ có phiên bản riêng của họ về tiếng phổ thông mà là tiểu phương ngữ của tiếng địa phương Tây Nam của Mandarin chung đến Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên. Mặc dù có một giọng nặng, ngôn ngữ địa phương của Trung Quốc là rất tương tự như Bắc tiếng với sự khác biệt chỉ nhỏ khu vực trong ngữ pháp và cách phát âm. Cho đến năm 2003, Côn Minh được truy cập bằng đường sắt từ Hà Nội, Việt Nam thông qua một đường sắt hẹp đo được xây dựng bởi người Pháp. Phần bên Trung Quốc của tuyến đường sắt này đã đóng cửa không vận chuyển hành khách do đó, cách tốt nhất để có được xuống đến biên giới là bằng xe buýt đến Hà Khẩu (từ nơi bạn có thể vượt qua biên giới Lào Cai và đi tàu về Hà Nội), hoặc bằng đường hàng không trực tiếp từ Côn Minh đến Hà Nội. Có tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Nam Ninh, Quảng Tây, và một với một số phong cảnh ngoạn mục từ Nam Ninh đến Côn Minh. Một tuyến đường sắt Côn Minh nối với Trung bộ Trung Quốc thông qua Quý Dương, Quý Châu, và một phần ba đến Nam đến Côn Minh từ Thành Đô, Tứ Xuyên. Tất cả các tuyến đường tàu cung cấp tầm nhìn phong cảnh ngoạn mục, với trải dài cây cầu và đường hầm. Sân bay tại Côn Minh là sân bay lớn nhất ở Vân Nam, rất gần Côn Minh, giá vé xe taxi là khoảng ¥ 12-30 nếu bạn muốn đi đến bất kỳ nơi Côn Minh từ sân bay. Lưu ý rằng một nửa năm 2012, sân bay cũ sẽ được đóng cửa và các sân bay mới \"sân bay quốc tế Côn Minh Changshui\" sẽ được sử dụng. Sân bay mới nằm 22 km ngoài khu vực đô thị. Có xe buýt với thành phố Côn Minh. Cần phải dự phòng thời gian đủ nhiều để đi đến sân bay mới. Côn Minh có chuyến bay thẳng từ Bắc Kinh, Hạ Môn và các thành phố khác của Trung Quốc. Ngoài ra còn có các chuyến bay đến Đông Nam Á. Như Seoul, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bangkok, Viêng Chăn, Mandalay, Yangon, Dhaka. Hãng hàng không Lào lãnh sự quán Lào đều trong các khách sạn Camellia, Côn Minh.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Malmö", "role": "user" }, { "content": "Malmö là một thành phố Thụy Điển. Malmö là thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển với dân số khoảng 300.000 trong khu tự quản, và khoảng 650.000 dân trong khu vực đô thị. Nó là một thành phố cảng nằm ở tỉnh Skåne (Scania) trên mũi phía nam của đất nước. Được thành lập vào năm 1272 như một cảng có kiên cố 20 km từ Lund. Malmö là trong nhiều thế kỷ là thành phố lớn thứ nhì Đan Mạch trong khi Scania là dưới sự cai trị của Đan Mạch. Nó phục vụ như một cảng Hanseatic và khu vực thương mại rất thu hút. Malmö thống trị miền Nam như là trung tâm thị trường lớn nhất cho đến Copenhagen tăng trưởng lớn hơn trong thế kỷ 16. Năm 1658, là kết quả của nhiều năm chiến tranh, Đan Mạch nhượng thành phố cho Thụy Điển trong Hiệp ước Roskilde. Sau khi một cuộc cách mạng công nghiệp, Malmö phát triển nhanh chóng nhưng phục vụ như là một trong những thành phố công nghiệp phát triển sớm nhất và hầu hết Scandinavia nhưng, cho đến khi bước sang thiên niên kỷ nó đã được coi là thành phố hơn một công nhân buồn tẻ trong bối cảnh của nhiều thành phố văn hóa ở Thụy Điển. Việc khai trương cây cầu Oresund năm 2000 khơi lại linh hồn của một cảng nhộn nhịp Hanseatic đã nằm im trong nhiều thế kỷ. Ngày nay khoảng 1/3 dân số Malmö đến từ các nước khác nhau, làm cho thành phố này mang tính quốc tế nhất tại Thụy Điển. Điều này đã góp phần vào đời sống văn hóa phong phú và nhiều cơ hội ẩm thực lạ và ngon. Công ty đóng tàu Kockums là đơn vị sử dụng nhiều lao động nhất thành phố này, nhưng ngày nay các thành phố công nghiệp cũ đã được thay thế bởi các khu vực rộng lớn của nhà ở ngoại ô tầng lớp trung lưu và các khu phố thân thiện môi trường hiện đại. Cả sân bay Malmö (Sturup) [1] và sân bay của Copenhagen (Kastrup) / phục vụ Malmö. Nếu bạn đến sân bay Malmö bạn có thể đón xe buýt đưa đón đến trung tâm thành phố Malmö, phải mất 40 phút, nhưng đầu tiên kiểm tra lịch trình tại trang chủ Flygbussarna của [2] bởi vì vào chiều thứ bảy họ không có nhiều xe buýt. Bạn cũng có thể nhận được một chiếc taxi. Từ Sân bay Copenhagen bạn có thể đi tàu hoặc xe buýt, xe buýt là lựa chọn rẻ nhất. Malmö có 7 ga xe lửa: Malmö Centralstation, Triangeln, Hyllie, Persborg, Svågertorp (đóng cửa 2010-2014), Oxie, và Burlöv. Xe lửa từ Copenhagen mất 25 phút từ København H (Copenhagen Central Station) đi Malmö. Chúng rời ga tất cả các ngày từ Elsinore (Helsingør), đi qua bờ biển phía đông của Sjælland, trước khi qua qua Copenhagen và sau đó qua cây cầu Öresund để Malmö, cũng kết nối với sân bay Kastrup thành phố. Kể từ tháng 12 năm 2010 khai mạc Citytunneln, đào tạo bây giờ đi du lịch mỗi 10 phút trực tiếp đến Malmö Trung ương, với một chặng dừng tại các trạm Triangeln mới trong trung tâm thành phố. Sẽ phải trả SEK 190 cho một vé khứ hồi đến sân bay Kastrup hoặc Trung tâm Copenhagen. Có khoảng mười tàu X2000 hàng ngày [3] đi Stockholm và khoảng 100 khởi hành hàng ngày cho các thị trấn đại học gần đó Lund (17 km về phía Bắc). Đối với du lịch về phía bắc, có các dịch vụ hàng giờ để Helsingborg và Gothenburg có liên hệ với Oslo. Ngoài ra còn có một dịch vụ kết nối qua đêm Malmö để Berlin [4] chạy hàng đêm hay mỗi đêm thứ hai tùy thuộc vào mùa. Các chuyến tàu đêm khởi hành đi Storlien (thứ Sáu và Chủ Nhật) với kết nối đến Trondheim. Đối với mỗi đêm kết nối, lấy một xe lửa (hoặc xe buýt) cho Gothenburg. Xe lửa địa phương thường xuyên và định kỳ đi từ Malmö về phía nam toàn tỉnh Scania đến Lund, Helsingborg, Höör và Ystad. Chúng được gọi là Pågatågen, điều hành bởi Skåne Commuter Rail. Gråhundbus, Swebus, GoByBus và Eurolines có tuyến đi Copenhagen và các nơi khác. Đến Copenhagen xe buýt mất nhiều thời gian (khoảng một giờ) nhưng rẻ hơn xe lửa, đặc biệt là cho chuyến đi trong ngày. Autoprevoz, ☎ +387 51 317 333, e-mail: info@autoprevoz.org. Banja Luka, Bosnia & Herzegovina (25 giờ, hai chuyến một tuyền) ~ €150 Toptourist, ☎ +45 48 25 38 37, e-mail: info@toptourist.se. Vé có thể được thanh toán trên xe buýt, nhưng nên đặt chỗ phòng trước và thanh toán trước. Sarajevo via Salzburg (twice weekly) €140 return. Có một tuyến phà từ Travemünde, Đức đến Malmö bởi Finnlines. Ngoài ra, bạn có thể đi xe buýt 146 đến Trelleborg mất khoảng 45 phút, chi phí 55 Krones và chạy mỗi 20 phút vào ban ngày. Phà từ Trelleborg là rẻ hơn và nhanh hơn và đi trực tiếp đến Travemünder, Rostock và Sassnitz trên Rügen. Tại trung tâm của Malmö có ba quảng trường, được gọi là Quảng trường Gustav Adolf (Gustav Adolfs torg), Quảng trường Lớn ( Stortorget) và Quảng trường Nhỏ (Lilla torg). Stortorget và Lilla Torg được kết nối trực tiếp ở một góc, và một và phố mua sắm chỉ dành cho người đi bộ kết nối chúng với Gustav Adolfs torg. Tại trung tâm của quảng trường lớn là một 'bức tượng của vua Karl X Gustav của Thụy Điển, người đã cai trị thành phố từ Đan Mạch. Các trang trí công phu Tòa thị chính Malmö (xây dựng năm 1546) là ở phía đông, và ở góc phía tây bắc là Kockska Huset, nhà Jörgen Kock, một người nhập cư người Đức trở thành thị trưởng thành phố thành phố và đạt được sự giàu có chỉ đơn giản và trực tiếp: bằng cách kiểm soát của bạc hà thành phố. Trong mùa đông quảng trường trở thành một sân trượt băng. Quảng trường nhỏ là nơi dành cho cho mọi người tụ tập và ăn uống, với các nhà hàng khác nhau có bảng ngoài trời xung quanh các cạnh của hình vuông. Gustav Adolfs torg được bao bọc ba phía bởi các tòa nhà có chứa các cửa hàng và một cửa hàng McDonalds. Tại trung tâm của quảng trường là một nền tảng xe buýt. Nghĩa trang nằm ở phía nam của quảng trường, qua đó người ta có thể đạt Slottsparken, một công viên xinh đẹp bao quanh Malmöhus. Lâu đài Malmöhus, nằm ở phía tây của trung tâm thành phố cổ, được xây dựng năm 1437 bởi Erik của Pomerania, nơi sinh sống của các vị vua của Đan Mạch trong những năm 1500, và được sử dụng như một nhà tù cho đến năm 1914. Hiện nay nó sở hữu một bảo tàng lịch sử, bảo tàng nghệ thuật, hồ cá, và cạn. Chia sẻ các căn cứ lâu đài là những Kommendanthuset (Nhà chỉ huy) được sử dụng cho các cuộc triển lãm khác nhau trong suốt cả năm. Fiskehoddorna - một chợ cá truyền thống nhỏ - nằm gần đó. Tekniska och Sjöfartsmuseet (Bảo tàng Công nghệ và Hàng hải), nằm ở phía tây của lâu đài. Phần lớn nhất của bảo tàng được dành để vận chuyển, đặc biệt trong ngành hàng không, và có rất nhiều mô hình cắt đi, bao gồm toàn bộ mặt trước và buồng lái của một Vickers Viscount. Du khách có thể đi bộ (thu thập thông tin, thực sự ở những nơi) thông qua một năm 1943 Thụy Điển U3 tàu ngầm. Thật không may là màn hình chỉ có nhãn bằng tiếng Thụy Điển, nhưng cũng có giá trị một lần, dù sao. Lệ phí tuyển sinh là người lớn 40SEK. Slottsträdgården, (Lâu đài vườn) nằm ở phía nam của lâu đài, trong Kungsparken (Công viên của Vua). Đây là một trong những tiện nghi mới nhất của thành phố và là một khu vườn cộng đồng hữu cơ, mở suốt cả năm. Có tám vườn theo chủ đề và một potager. Hoa và rau vừa hái được bày bán trong những tháng mùa hè. Ngoài ra còn có một quán cà phê nhỏ, chạy hoàn toàn bằng tình nguyện viên.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Sơn Đông", "role": "user" }, { "content": "Sơn Đông (giản thể: 山东; phồn thể: 山東; bính âm: Shāndōng (trợ giúp·chi tiết); Wade-Giles: Shan-tung) là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Tên gọi \"Sơn Đông\" xuất phát từ vị trí của tỉnh này ở phía đông Thái Hành Sơn,[1] giản xưng của tỉnh Sơn Đông là \"Lỗ\", theo tên nước Lỗ thời cổ. Trước thời nhà Kim, Sơn Đông về mặt khái niệm địa lý là khu vực lưu vực Hoàng Hà rộng lớn ở phía đông Hào Sơn, Hoa Sơn hoặc Thái Hành Sơn. Thời cổ, trên địa bàn tỉnh Sơn Đông ngày nay có nước Tề và nước Lỗ. Sơn Đông nằm ở duyên hải phía đông Trung Quốc, thuộc hạ du Hoàng Hà, là địa phương cực bắc của vùng Hoa Đông. Tỉnh lị của Sơn Đông là Tế Nam. Ở một nửa phía tây, Sơn Đông giáp với các tỉnh khác tại Trung Quốc, từ bắc xuống nam lần lượt là: Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Giang Tô. Ở trung bộ, địa hình Sơn Đông cao đột ngột với đỉnh Thái Sơn là điểm cao nhất trên địa bàn. Bán đảo Sơn Đông giáp với Hoàng Hải, cách bán đảo Liêu Đông qua eo biển Bột Hải, bảo vệ Bắc Kinh-Thiên Tân và Bột Hải, đối diện với bán đảo Triều Tiên qua Hoàng Hải, đông nam bán đảo là vùng biển Hoàng Hải rộng lớn. Tỉnh Sơn Đông có lịch sử lâu dài và văn hóa phong phú. Các nhà sáng lập tư tưởng Nho giáo như Khổng Tử và Mạnh Tử, nhà sáng lập tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử, các nhà quân sự nổi tiếng như Tôn Tử, Tôn Tẫn, Ngô Khởi đều được sinh ra ở Sơn Đông. Với dân số trên 90 triệu người, Sơn Đông là tỉnh có dân số đông thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Quảng Đông. Sơn Đông là một tỉnh lớn công-nông nghiệp, đóng góp một phần chín giá trị của nền kinh tế Trung Quốc, tổng GDP của Sơn Đông đứng thứ ba tại Trung Quốc. Địa hình chủ yếu của Sơn Đông là đồng bằng. Tây bắc bộ, tây bộ, tây nam bộ của tỉnh đều là một bộ phận của bình nguyên Hoa Bắc rộng lớn. Trung bộ Sơn Đông có địa hình núi non hơn, trong đó Thái Sơn được biết đến nhiều nhất. Đông bộ Sơn Đông là bán đảo Sơn Đông nhiều đồi núi kéo dài ra đến biển; bán đảo này tách Bột Hải ở phía tây bắc với Hoàng Hải ở phía đông và nam. Đỉnh cao nhất ở Sơn Đông là đỉnh Ngọc Hoàng thuộc Thái Sơn với cao độ 1.545 mét (5.069 ft). Hoàng Hà chảy qua tây bộ Sơn Đông, đổ ra biển ở vùng bờ biển bắc bộ Sơn Đông; đoạn sông chảy qua Sơn Đông được đắp đê hai bên, do bồi tích trong một thời gian dài nên lòng sông cao hơn các khu vực đất đai ngoài đê, ngoài ra một số vùng ở tây bộ Sơn Đông cũng thuộc lưu vực Hải Hà ở phía bắc và lưu vực Hoài Hà ở phía nam. Đại Vận Hà đi vào Sơn Đông ở phía tây bắc và tây nam. Hồ Vi Sơn (微山湖) là hồ lớn nhất Sơn Đông, với diện tích 1266 km2. Chiều dài đường bờ biển của Sơn Đông là khoảng 3.000 kilômét (1.900 mi). Bán đảo Sơn Đông có một đường bờ biển nhiều đá với các các vách đá, vịnh và hải đảo. Vịnh Lai Châu là vịnh cực nam trong ba vịnh lớn của Bột Hải, nằm ở phía bắc bán đảo, giữa Đông Dinh và Bồng Lai. Vịnh Giao Châu nhỏ hơn nhiều vịnh Lai Châu, nằm ở phía nam bán đảo, cạnh Thanh Đảo. Quần đảo Trường Sơn (长山列岛) kéo dài về phía bắc từ bờ biển phía bắc của bán đảo. Sơn Đông có khí hậu ôn hòa, nằm ở vùng chuyển giao giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cwa theo phân loại khí hậu Köppen) và khí hậu lục địa ẩm (Köppen Dwa) với bốn mùa phân biệt. Mùa hè nóng và mưa nhiều (ngoại trừ một vài khu vực ven biển), trong khi mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình của Sơn Đông là −5 đến 1 °C (23 đến 34 °F) vào tháng 1 và 24 đến 28 °C (75 đến 82 °F) vào tháng 7. Lượng mưa bình quân là 550 đến 950 milimét (22 đến 37 in), phần lớn là vào những tháng mùa hè, do ảnh hưởng của gió mùa. Sơn Đông là một phần của khối phía Đông thuộc nền cổ Hoa Bắc. Bắt đầu vào Đại Trung sinh, Sơn Đông đã trải qua một quá trình mỏng hóa vỏ trái đất, một điều khác thường của một nền cổ và nó đã khiến lớp vỏ trái đất giảm từ 200 km xuống còn 80 km. Sơn Đông do đó đã từng chịu các ảnh hưởng kéo dài của núi lửa trong Phân đại Đệ tam. Một số thành hệ địa chất tại Sơn Đông có nhiều hóa thạch. Ví dụ như tại Chư Thành ở đông nam bộ Sơn Đông, người ta đã phát hiện ra nhiều hóa thạch khủng long. Một phát hiện lớn đã tìm được 7.600 xương khủng long, bao gồm hài cốt của tyrannosaurus và ankylosaurus, được công bố vào năm 2008, và được cho là bộ sưu tập lớn nhất từng được phát hiện", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Chile", "role": "user" }, { "content": "Chile Cộng hoà Chile (tiếng Tây Ban Nha: República de Chile,Tiếng Việt: Cộng hòa Chi-lê, còn được phiên âm trong tiếng Việt thành Chí Lợi) là một quốc gia thuộc châu Mỹ. Thủ đô là Santiago de Chile. Chile nằm ở Nam Mỹ, có dải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với Thái Bình Dương là giới hạn phía Tây, Chile giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Giới hạn phía cực nam Chile là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 kilometres (4000 mi). Lãnh thổ của Chile còn bao gồm các hòn đảo ở Thái Bình Dương Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradas và đảo Phục Sinh. Chile còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km2 (480,000 sq mi) lãnh thổ châu Nam Cực. Tuy nhiên những tuyên bố này đều bị bác bỏ bởi Hiệp ước châu Nam Cực. Hình dáng lãnh thổ Chile khá đặc thù với một dải đất dài 4.300 km (2,700 mi) nhưng chiều rộng trung bình chỉ là 175 km (109 mi). Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô căn nhất trên thế giới - sa mạc Atacama - tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam. Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn - chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp tập trung chủ yếu ở miền trung Chile, đây cũng là trung tâm văn hóa và chính trị mà từ đó Chile mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ 19 khi sáp nhập vùng phía bắc và phía nam đất nước. Khu vực phía nam Chile rất phong phú về tài nguyên rừng và đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ. Thổ dân Châu Mỹ du nhập vùng ven biển và thung lũng sông nước Chile khoảng 10.000 năm trước. Người Inca bành trướng và chiếm đóng miền bắc Chile nhưng vì thổ ngơi khô cằn khiến cư dân bị hạn chế. Năm 1520 trên chuyến hải hành vòng quanh thế giới, nhà thám hiểm Fernão de Magalhães khám phá ra thủy lộ thông Đại Tây Dương và Thái Bình Dương phía cực nam châu Nam Mỹ. Năm 1535 Diego de Almargo, người Tây Ban Nha từ Peru tiến vào Chile tìm vàng nhưng phải đợi đến năm 1540 người Âu châu mới mở cuộc chinh phục Chile dưới sự chỉ huy của Pedro de Valdivia. Họ bắt gặp làng mạc thổ dân sống du canh làm rẫy và săn bắn. Sang năm 1541 thì Valdivia thành lập thị trấn Santiago de Chile tức là thủ đô nước Chile ngày nay. Chile được sáp nhập vào Phó Vương Phủ Peru (Virreinato del Perú). Tuy không tìm thấy vàng bạc người Tây Ban Nha đã nhận ra tiềm năng nông nghiệp của Chile. Nhưng vì sự phản kháng của thổ dân cuộc bình định Chile tiến hành chậm chạp. Năm 1553 bộ tộc Mapuche nổi loạn đốt phá các trấn lỵ. Valdivia bị bắt và giết. Người Mapuche lại nổi dậy năm 1598 và 1655. Người Tây Ban Nha phải rút bỏ miền nam để cố thủ vùng trung ương. Mãi đến năm 1683 khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ tình hình mới yên. Phong trào độc lập bộc phát năm 1808 khi Joseph Bonaparte được lập làm vua Tây Ban Nha, truất phế dòng vua cũ. Dân Chile không phục vị vua mới và nhóm quân chính (junta) lên nắm quyền ngày 18 Tháng Tám năm 1810. Họ tuyên bố Chile tự trị trong khuôn khổ hoàng triều Tây Ban Nha. Tuy nhiên triều đình Tây Ban Nha không công nhận chính thể tự trị, gây nên chiến tranh. Năm 1817 Bernardo O'Higgins và José de San Martín kéo quân từ Argentina sang, vượt rặng Andes và đánh bại phe bảo hoàng. Sang năm sau ngày 12 Tháng Hai thì Chile tuyên bố độc lập hoàn toàn. Sang thời kỳ độc lập, O'Higgins lập chính thể cộng hòa. Dù vậy, xã hội Chile không mấy thay đổi, giữ nguyên thành phần giai cấp cũ. Giáo hội Công giáo La Mã và nhóm địa chủ duy trì ảnh hưởng chính. Cuối thế kỷ 19, Chile mở cuộc chinh phục miền nam vốn do bộ tộc Mapuche kiểm soát. Nhóm thổ dân thua và chính phủ Chile đưa dân vào lập nghiệp. Năm 1881 chính phủ lại ký hiệp ước với Argentina củng cố chủ quyền Chile trên Eo biển Magellan ở phía nam. Cùng lúc đó chiến tranh với Peru và Bolivia phía bắc kết thúc (1879–83); Chile chiếm được các tỉnh Tacna, Arica và Antofagasta. Chile sau nhượng lại Tacna cho Peru qua sự trung gian của Hoa Kỳ nhưng hậu quả chính của cuộc chiến là lãnh thổ Chile thêm rộng lớn và Bolivia mất đường thông ra biển. Thời kỳ phát triển bị xáo trộn vì cuộc Nội chiến Chile ngắn ngủi năm 1891 giữa phe hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội). Phe lập pháp thắng sau mấy đợt xung đột vũ trang và 10.000 tử vong. Tổng thống José Manuel Balmaceda phải trốn vào sứ quán Argentina và tự vẫn bằng súng. Chile vào thể kỷ 20 chủ yếu bị chi phối bởi các nhóm tài phiệt tranh chấp với công nhân thợ thuyền. Năm 1920 nhóm công nhân đưa được Arturo Alessandri Palma vào ghế tổng thống nhưng chính sách cải tổ do ông đề ra đều bị phe quốc hội bảo thủ cản trở. Bất ổn chính trị kéo dài tới năm 1932 với mấy cuộc đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ dân lập. Tướng Carlos Ilbañez del Campo năm 1932 cho phục hồi hiến pháp cũ và rút lui khỏi chính trường mở đầu cho thời kỳ 20 năm nắm quyền khuynh tả của đảng Cực đoan (1932–52) nhưng sau đó Ilbañez del Campo lại ra tranh cử và chấp chính, đưa Chile trở lại với đường lối chính trị bảo thủ. Trong cuộc bầu cử năm 1964 ứng cử viên Eduardo Frei Montalva của đảng Dân chủ Thiên Chúa thắng toàn diện và đưa ra nhiều cải tổ với châm ngôn \"Cách mệnh trong Tự do\". Các ngành giáo dục, gia cư, nghiệp đoàn và cải cách nông nghiệp đều xúc tiến nhưng đối với phe thiên tả thì những cải cách đó quá ít oi. Ngược lại đối với phe bảo thủ thì chính sách của Montalva là quá độ. Hai quan điểm trên làm xã hội Chile thêm phân hóa. Năm 1970 nghị sĩ Mác-xít Salvador Allende Gossens của đảng Xã hội dẫn đầu liên minh \"Đoàn kết Bình dân\" (Unidad Popular, UP) đắc cử. Allende chủ trương \"đoàn kết quốc tế\" về mặt ngoại giao, quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp, nhất là các mỏ đồng đỏ, và cải tổ kinh tế, hạn chế thành phần tư hữu cùng nhiều cải cách thiên tả khiến Chile lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đối diện với hiện cảnh vốn đầu tư giảm sút, thất nghiệp tăng, sản xuất sụt, chính phủ Allende đưa ra biện pháp kiểm soát giá cả, tăng lương và tiến hành cải cách điền địa nhưng trước áp lực quốc tế do Mỹ dẫn đầu vì bất bình với việc Chile quốc hữu hóa nhiều công ty đa quốc gia, nền kinh tế Chile suy thoái và tê liệt. Lạm phát phi mã đưa đến nhiều cuộc đình công của công nhân, giáo chức, sinh viên và thương gia. Ngày 11 Tháng Chín năm 1973 phe quân đội đảo chánh, nã pháo vào dinh tổng thống. Allende tương truyền phải tự tử. Tướng Augusto Pinochet Ugarte ra nắm quyền và mở cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền trầm trọng. Trong sáu tháng đầu, hơn 1.000 người bị xử tử. Theo bản báo cáo Rettig thì chính quyền Pinochet đem xử tử hơn 2.000 người nữa trong 16 năm nhiếp chính. Hơn 30.000 người phải bỏ nước và hàng chục ngàn bị tống giam và tra tấn theo bản điều tra của Ủy ban Valech (Comisión Nacional sobre Prisión Política y Tortura/Comisión Valech). Năm 1980 Pinochet được lập làm tổng thống với nhiệm kỳ tám năm theo một hiến pháp mới. Kiểm soát chính trị được nới lỏng dần cuối thập niên 1980 cùng lúc chính phủ chủ trương theo mô hình kinh tế thị trường. Riêng các mỏ đồng đỏ vẫn giữ quốc hữu chứ không trao lại cho chủ cũ. Đầu tư quốc ngoại và quốc nội tăng trưởng hồi phục dần nền kinh tế Chile. Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1988, dân Chile bác bỏ ý định của Pinochet làm tổng thống thêm nhiệm kỳ thứ hai. Tháng 12 năm 1989 ứng cử viên Patricio Aylwin của liên danh đảng Dân chủ Thiên Chúa cùng 17 đảng phái khác được bầu làm tổng thống, mở đầu thời kỳ chuyển tiếp của Chile về nếp chính trị dân chủ. Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chile bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chile có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Tổng diện tích là 756.950 km2, xếp Chile lớn thứ 38 trong các nước trên thế giới. Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước. Ngọn Cuernos del Paine cao 2.500 m ở nam Chile Miền nam Chile có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp (fjord), vàm sông, kênh rạch và hải đảo. Ở châu Nam Cực Chile cũng tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km2 nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chile đã ký kết năm 1959 thì chủ quyền của các nước đều không được thừa nhận. Ngoài khơi Thái Bình Dương Chile kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm Đa Đảo của châu Đại Dương. Chile nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu Ôn đới nhưng cũng có nơi nóng đến 43 độ và rét đến -40 độ. Năm nóng nhất là năm 2001. (45 độ). Do có địa hình thẳng đứng, trải dài từ bắc xuống nam nên khí hậu Ở Chile rất đa dạng. Phía Bắc Chile có một sa mạc khô hạn nhất thế giới là Atacama, một số khu vực nơi đây hầu như chưa bao giờ có mưa. Nhiệt độ ngày và đêm khác nhau rõ rệt. Khu vực đường bờ biển có khí hậu ôn đới quanh năm. Trong khi đó, ở khu vực đồng bằng trên vùng cao phía Bắc miền Trung, nhiệt độ mùa hè trung bình Ở mức 260 c vào ban ngày và có thể xuống thấp tới tận 130C vào ban đêm. Khí hậu Ở miền Trung là khí hậu cận nhiệt đới địa trung hải rất đa dạng, với mùa hè khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ cao nhất là 30-330C. Mùa đông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nhất là 10 –150C, nhiệt độ thấp nhất là dưới 00C. Miền Nam Bio Bio có mưa thường xuyên trong năm. Nhiệt độ không khác biệt nhiều giữa thời gian ban ngày và ban đêm. Tuy nhiên, ở Patagonia. khu vực cận nam, có thời tiết đa dạng hơn, thường xuyên ẩm ướt, lạnh và có gió. Thời tiết Ở đảo Easter và đảo Robinson Crusoe khá dễ chịu trong suốt cả năm. Santiago - thủ đô và thành phố lớn nhất của đất nước Thành phố lớn thứ hai của Chile - * Concepción Iquique - trung tâm du lịch ở miền Bắc Chile La Serena - một thành phố quyến rũ, với nhiều việc phải làm trong và xung quanh nó Punta Arenas - một trong những thành phố cực nam của thế giới San Pedro de Atacama - du khách đến với số lượng lớn, sử dụng thành phố như một bước đệm để các cảnh quan tuyệt vời xung quanh nó Valparaíso - cảng Chile chính và một Di sản thế giới Valdivia - \"Thành phố của sông\", được xây dựng lại sau trận động đất mạnh nhất trong lịch sử Vina del Mar - điểm du lịch chính: bãi biển, sòng bạc và một lễ hội âm nhạc mang tính biểu tượng Đảo Chiloé - hòn đảo lớn nhất của đất nước Vườn quốc gia Laguna San Rafael - bao gồm sông băng San Rafael, chỉ có thể đến bằng thuyền hoặc máy bay Vườn Quốc gia Lauca - Lago Chungará, một trong những hồ cao nhất thế giới, được giám sát bởi hùng mạnh Volcán Parinacota Pichilemu - điểm đến lướt sóng hàng đầu của Chile Robinson Crusoe Island - nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới và hệ thực vật đặc hữu Vườn quốc gia Torres del Paine - núi, hồ và sông băng, bao gồm cả tòa tháp của Paine Valle de Elqui - một khu vực sản xuất rượu vang và pisco, còn nổi tiếng với đài quan sát thiên văn của nó Valle de la Luna - ngoạn cảnh quan sa mạc với những cồn cát ấn tượng và hình thành đá Villarrica - bao quanh bởi hồ và núi lửa Công dân của các nước sau đây có thể được miễn thị thực du lịch: Lên đến 90 ngày: Albania, Andorra, Antigua và Barbuda, Argentina, Australia, Áo, Bahamas, Barbados, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Bulgaria, Canada, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Estonia, Fiji, Phần Lan, Pháp, Đức, Guatemala, Haiti, Tòa Thánh, Honduras, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Cộng hòa Macedonia, Man-ta, Mauricio, Mexico, Monaco, Montenegro, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Noruega, Panama, Paraguay, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia, Slovakia, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, St Kitts và Nevis, St Lucia, St Vincent và Grenadines, Suriname, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Tonga, Trinidad và Tobago, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay và Venezuela. Lên đến 60 ngày: Grenada, Hy Lạp, Indonesia và Peru. Lên đến 30 ngày: Belize, Bolivia, Jamaica, Malasia và Singapore. Lên đến 21 ngày: Dominica. Công dân của quốc gia khác, bao gồm một số quốc gia châu Phi và châu Á, sẽ không thể nhập cảnh vào Chile, mà không cần xin thị thực đặc biệt từ Lãnh sự quán Chile trước khi nhập cảnh. Công dân của bốn quốc gia phải trả một \"khoản phí có đi có lại\" với mức khác nhau. Lệ phí là 132 USD cho công dân Canada, 160 USD đối với công dân Mỹ, 61 USD cho công dân Úc và 15 USD cho công dân Mexico. Lệ phí này tương đương với số tiền mà quốc gia yêu cầu thị thực nhập cảnh của công dân Chile. Lệ phí chỉ dành cho du khách vào bằng máy bay, và các chi phí một lần là tốt cho cuộc sống của hộ chiếu của bạn. Công dân Mỹ nên có tiền mặt hoặc thẻ tín dụng để trả lệ phí $ 160. Công dân của các nước khác, chẳng hạn như Vương quốc Anh, không phải nộp lệ phí. Đầy đủ thông tin về thị thực du lịch có thể được tìm thấy trong này tài liệu] (Jan 2011). Thêm thông tin cập nhật có thể được tìm thấy tại trang web của Bộ ngoại giao. Để biết thông tin lãnh sự, vui lòng truy cập Đại sứ quán Chile trong các trang web của Hoa Kỳ hoặc Đại sứ quán Chile tại Vương quốc Anh. Điểm nhập cảnh phổ biến nhất cho du khách nước ngoài là Sân bay quốc tế Arturo Merino Benitez là (SCL) ở khu tự quản Pudahuel, 15 km (9,3 dặm) về phía tây của trung tâm thành phố Santiago. Đây là cơ sở hàng không lớn nhất ở Chile và một trong những bận rộn nhất thứ 6 của Nam Mỹ tính theo lưu lượng hành khách (trên 11 triệu lượt khách trong năm 2010). Nó là một điểm kết nối quan trọng cho giao thông hàng không giữa Châu Đại Dương và Châu Mỹ La Tinh. Sân bay quốc tế Santiago được phục vụ bởi một tuyến bay thẳng quốc tế, chủ yếu từ châu Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương. LAN Airlines là chuyến bay từ các thành phố lớn ở châu Mỹ, Sydney, Auckland, Papeete, Frankfurt và Madrid vận chuyển quốc gia lớn nhất và. Các hãng hàng không khác phục vụ SCL là Aerolíneas Argentinas, Air Canada, Air France, American Airlines, Avianca, Copa, Delta, Iberia và taca. Các sân bay khác với các tuyến bay quốc tế trong Arica, Iquique, Antofagasta, Concepción, Puerto Montt và Punta Arenas, tất cả trong số họ sang các nước láng giềng. Sân bay quốc tế Mataveri ở đảo Phục Sinh chỉ có hãng LAN Airlines hoạt động với tuyến bay từ Santiago, Lima và Papeete. Nếu bạn đã ở Nam Mỹ, một cách rẻ hơn và đáng tin cậy là đi bằng xe buýt tới Chile. Xe buýt từ Argentina khởi hành hàng ngày từ Mendoza, Bariloche và San Martín de los Andes, và thậm chí cả từ Buenos Aires hàng tuần. Từ Peru, có một số xe buýt từ Arequipa, một số xe taxi cũng vượt qua biên giới giữa Tacna và Arica. Cũng có một số xe buýt từ Bolivia để thành phố phía Bắc và Santiago. Ngoài ra, có Brazil xe buýt ian từ São Paulo, vào thứ Hai và thứ Năm. Nếu bạn đang đi qua từ Bolivia và Argentina thông qua dãy núi Andes, hãy biết rằng ở đó có độ cao lên đến 4000 m (13.000 ft). Ngoài ra, các tuyến đường từ Peru và Bolivia có chất lượng kém một chút, nên cần kiên nhẫn. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức trong cả nước và được sử dụng ở khắp mọi nơi. Chile sử dụng một phương ngữ riêng biệt được gọi là Castellano de Chile với nhiều sự khác biệt trong cách phát âm, ngữ pháp, từ vựng và sử dụng tiếng lóng. Người nước ngoài nói tiếng Tây Ban Nha sẽ không có vấn đề tìm hiểu và sẽ chỉ nghĩ rằng nó có vẻ buồn cười, nhưng người nói không phải là dân bản địa thường cố gắng tìm hiểu nó, ngay cả với nhiều năm thực hành. Ví dụ, người Chile có xu hướng bỏ âm \"S\" ở cuối lời nói của họ. Thay vào đó họ thay thế âm thanh này bằng âm \"H\" (ví dụ từ \"tres\" được phát âm là \"tréh\"). Mặt khác, tiếng Tây Ban Nha chuẩn không phải là phương ngữ đầu tiên của sự lựa chọn, nhưng mọi người thường sẽ là khá thông thạo. Đây là hai trong số các biểu thức Chile phổ biến nhất: Huevón (phát âm thường như cách-Ohn) có thể được dịch thành các từ khác nhau tùy theo ngữ cảnh của nó. Ban đầu là một lời chửi thề có nghĩa là \"người ngớ ngẩn\", nó có thể được sử dụng cũng như \"người bạn\" hoặc là \"anh chàng\". Cachar (phát âm ka-CHAR) xuất phát từ động từ \"bắt\" và có nghĩa là \"hiểu\". Ngoài ra, thường được sử dụng trong một hình thức liên hợp kỳ lạ như cachai 'ở cuối câu, tương tự như \"biết đấy\", và trong một cách thông tục nó cũng có thể được sử dụng để có nghĩa là quan hệ tình dục. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Santiago, nhưng cũng đến một (khá nhiều) mức độ thấp hơn trong Valparaíso, Concepción hoặc La Serena. Do tiếng Anh là bây giờ bắt buộc trong trường học, những người trẻ tuổi có thêm rất nhiều khả năng nói tiếng Anh hơn so với những người lớn tuổi, sau này (40 +) là khó có thể nói được tiếng Anh, trừ khi họ là công nhân ngành công nghiệp du lịch. Các ngôn ngữ bản địa được sử dụng tại Chile như Mapudungun, Quechua và Rapa Nui (ở đảo Phục Sinh), nhưng duy nhất giữa người dân bản địa, trong đó có ít hơn 5% dân số. Thậm chí rất nhiều người xác định với một trong các nhóm này không có khả năng nói tiếng mẹ đẻ và tiếng Tây Ban Nha để thay thế. Một số người hiểu một số Pháp, Ý và Bồ Đào Nha (vì sự tương đồng của nó với tiếng Tây Ban Nha) và cũng có một số người nói tiếng Đức, đặc biệt là ở phía Nam của đất nước, nơi mà rất nhiều người di cư đến Đức trong nửa sau của thế kỷ 19.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Angelo Bagnasco", "role": "user" }, { "content": "Angelo Bagnasco (sinh 1943) là một Hồng y người Italia của Giáo hội Công giáo Rôma. Châu Âu cần phải tìm lại chính mình và hòa giải với lịch sử của mình. Thế giới cũng cần đến điều đó khi nhìn về châu Âu như một vùng đất đã được Tin Mừng tạo nên sự tổng hợp của các nền văn hóa khác nhau, đạt đến một tầm nhìn cao về nhân phẩm và luật pháp, một di sản và là món quà không chỉ cho châu Âu mà còn cho toàn thế giới. Châu Âu được mời gọi trở thành “di sản và món quà cho toàn thế giới” (10 tháng chín 2021) Wikipedia có bài viết về: Angelo Bagnasco Wikimedia Commons có phương tiện liên quan tới: Angelo Bagnasco", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quần đảo Bắc Mariana", "role": "user" }, { "content": "Quần đảo Bắc Mariana, tên chính thức là Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (Commonwealth of the Northern Mariana Islands), là một nước thịnh vượng chung liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ và nằm ở một vị trí chiến lược trong miền tây Thái Bình Dương. Nó bao gồm 15 đảo, nằm ở khoảng ba phần tư đường từ Hawaii tới Philippines. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ báo cáo tổng diện tích đất của quần đảo là 463,63 km2 (179,01 dặm vuông). Dân số của quần đảo là 80.362 (ước tính vào năm 2005). Điều tra dân số chính thức năm 2000 của Hoa Kỳ cho biết con số là 69.221[1]. Cũng lưu ý rằng Quần đảo Mariana có tỉ lệ giới tính nữ và nam cao nhất thế giới, trung bình cứ 77 nam thì có 100 nữ. Cuộc thám hiểm khu vực này lần đầu tiên của người châu Âu là do Ferdinand Magellan thực hiện năm 1521. Ông đổ bộ lên Đảo Guam cạnh đó và tuyên bố chủ quyền quần đảo cho Tây Ban Nha. Sau khi ông gặp mặt người bản thổ và được cho tỉnh dưỡng nghỉ ngơi ăn uống, để đổi lại người bản thổ Chamorros tự ý lấy một chiếc xuồng nhỏ thuộc đội thuyền của Magellan. Chuyện này đã dẫn đến sự xung đột văn hóa vì đối với văn hóa cổ của người Chamorro, có rất ít nếu không nói là không có gì là của riêng và chuyện lấy đồ mà mình cần giống như xuồng để đi câu cá thì không thể xem đó là ăn cắp trong mắt người dân địa phương. Vì hiểu lầm văn hóa, khoảng sáu người dân địa phương bị hạ sát và một làng với 40 căn nhà bị đốt cháy trước khi chiếc xuồng được lấy lại và cả dãy quần đảo sau này có một cái tên đầu kinh bỉ là Islas de los Ladrones (\"Quần đảo của những kẻ trộm\"). Quần đảo sau đó bị Tây Ban Nha thôn tính và quản lý từ Philippines như là một phần của Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha xây một Cung điện Hoàng gia tại Guam cho Thống đốc Quần đảo (dấu vết của nó vẫn còn thấy vào năm 2006). Guam là một trạm dừng chân quan trọng từ Mexico cho các đội thuyền buồm mang vàng và nhiều đồ quý giá khác giữa Philippines và Tây Ban Nha. Có nhiều thuyền buồm Tây Ban Nha bị chìm mà không tìm lại được ngoài khơi Guam. Năm1668 quần đảo được Padre Diego Luis de Sanvitores đặt tên lại là Las Marianas là tên của Mariana nước Áo, hóa phụ của vua Tây Ban Nha Philip IV. Gần như toàn bộ thổ dân trên quần đảo chết dần mòn dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, nhưng những người dân định cư mới, chủ yếu là người từ Philippines và Quần đảo Caroline, được đưa vào để tăng dân số cho quần đảo. Mặt dù vậy, dân số người Chamorro dần dần đột tăng và tiếng Chamorro, tiếng Phi và tiếng Caroline trên căn bản vẩn khác biệt trên quần đảo cho đến ngày nay. Quần đảo Mariana bị Đức kiểm soát một thời kỳ ngắn ngủi khi Tây Ban Nha bán quần đảo cho Đức, ngoại trừ Guam. Năm 1919 Nhật Bản xâm lược và chiếm đóng quần đảo và Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc trao ủy thác quần đảo cho Nhật Bản. Đế quốc Nhật Bản chiếm Đảo Guam trong Đệ nhị Thế chiến và dời chính quyền cai trị Nhật Bản về Guam. Nhật Bản sát nhập Quần đảo Mariana mà không có sự ủng hộ của người cư dân của quần đảo và quân đội Nhật Bản bị tố cáo là đã thực hiện tội diệt chủng trong thời gian chiếm đóng quần đảo, bao gồm việc tra tấn và tàn sát cư dân trên cả Đảo Guam và quần đảo Bắc Mariana. Năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chiếm Guam với một giá rất đắt về sinh mạng. Từ ngoài biển nhìn vào thì không thấy các pháo đài phòng thủ của Nhật Bản. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ phần lớn bị quét ngã như rạ bởi lực lượng phòng thủ của Nhật Bản khi họ tiến đến gần. Tuy nhiên Thủy quân Lục chiến thành công và lấy được cả Saipan và các đảo xa hơn về phía bắc. Tư lệnh Nhật Bản viết thư cho Thiên hoàng Hirohito xin lỗi vì để mất quần đảo và rồi tự sát. Ngày 15 tháng 6 năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên quần đảo và cuối cùng đánh thắng Trận Saipan trong ba tuần giao tranh ác liệt. Quần đảo Mariana là phần cực điểm trong trang cuối cùng của cuộc chiến khi Tinian cung cấp điểm xuất phát cho việc dội bom Hiroshima. Và đây là ghi chú bên lề bất thường, với việc ký hiệp ước đình chiến, cuộc chiến chưa hẳn là chấm dứt đối với tất cả mọi người. Vào năm 1972, Shoichi Yokoi, một người lính Nhật Bản đã sống ẩn núp gần ngôi làng Talofofo từ thời Đệ nhị Thế chiến. Ông ta là người lính cuối cùng còn đang thi hành nhiệm vụ khi người Nhật Bản rời bỏ Guam, và gia đình ông nghĩ rằng ông đã chết trong lúc chiến đấu. Thịnh vượng chung[sửa]Sau khi Nhật Bản bại trận, quần đảo được quản lý bởi Hoa Kỳ như là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc; như thế về quốc phòng và đối ngoại là trách nhiệm của Hoa Kỳ. Cư dân Quần đảo Bắc Mariana quyết định vào năm 1970 là không giành độc lập nhưng thay vì vậy mở một nối liên kết gần gũi với Hoa Kỳ. Thương lượng để tìm một tình trạng chính trị lãnh thổ bắt đầu vào năm 1972. Một hiệp ước thành lập khu thịnh vượng chung liên hiệp chính trị với Hoa Kỳ được chấp thuận vào năm 1975. Một chính quyền mới và hiến pháp mới bắt đầu có hiệu lực vào năm 1978. Quần đảo Mariana cùng với Guam ở phía nam, hợp thành Quần đảo Mariana. Các đảo phía nam là đảo đá vôi với nền đất bằng phẳng và có các dãy đá san hô viền quanh. Các đảo phía tây là đảo núi lửa, có núi lửa vẫn còn hoạt động như trên Anatahan, Đảo Pagan và Agrihan. Núi lửa trên Agrihan là điểm cao nhất trong quần đảo (965 mét). Khoảng một phần năm đất đai trồng trọt được, một phần mười là các đồng cỏ thiên nhiên. Nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu là cá nhưng cũng là điều gây nên mâu thuẫn với việc bảo vệ các loài vật thú hiếm. Những phát triển trước đây tạo ra các vùng chứa rác mà cần phải dọn dẹp và nó cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm tại Saipan, có thể đã mang đến bệnh tật. Anatahan là một đảo núi lửa nhỏ, 120 km (80 dặm) về phía bắc của Đảo Sapan và 320 km (200 dặm) về phía bắc Guam. Đảo dài khoảng 9 km (5.6 dặm) và rộng khoảng 3 km (2 dặm). Anatahan bỗng nhiên phun lửa từ miệng núi lửa phía đông vào ngày 10 tháng 5 năm 2003 lúc 5:00 p.m. (17:00h). Từ lúc đó đến nay nó tiếp tục thay đổi giữa giai đoạn phun và bình lặng. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2005, khoảng 50.000 mét khối tro bụi và đá bị tung lên, tạo thành một đám mây lớn và đen trôi về phía nam trên Saipan và Tinian. Những lần phun vừa qua khiến nhiều chuyến bay thương mại phải đổi đường bay. Quần đảo có khí hậu nhiệt đới biển trung hòa bởi gió mùa đông bắc hay còn gọi là gió mậu dịch. Có ít thay đổi nhiệt độ giữa các mùa; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, và mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 có thể có bão. Sách ghi Kỷ lục Thế giới Guinness (Guinness Book of World Records) nói rằng Saipan có nhiệt độ đều hòa nhất thế giới Nhập cư vào CNMI đã được chuyển giao cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ trong năm 2009. Công dân Hoa Kỳ có thể nhập với bằng chứng về quyền công dân (hoặc hộ chiếu). Nhập cảnh vào CNMI được phép tất cả các công dân nước ngoài được phép vào phần còn lại của Hoa Kỳ: du khách theo chương trình miễn thị thực và những người có thị thực hợp lệ. Ngoài ra, CNMI (cùng với Guam) tham gia chương trình miễn visa Guam-CNMI. Chương trình này cho phép nhập cảnh miễn thị thực lên đến 45 ngày đối với công dân các nước Brunei, Malaysia, Nauru, Papua New Guinea, Đài Loan (chỉ trên các chuyến bay thẳng từ Đài Loan), và Hồng Kông miễn là họ có hộ chiếu hợp lệ, giấy tờ chứng minh đi tiếp hoặc quay về, và chỉ có giá trị cho những người đến trên, các chuyến bay thương mại thường lệ. Công dân của một số nước có đủ điều kiện cho chương trình miễn thị thực liên bang, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore, và Vương quốc Anh, cũng được cho phép nhập cảnh và theo Guam-CNMI VWP và có thể nhập theo một trong hai chương trình. Đi đến các vùng khác của Hoa Kỳ bên ngoài CNMI & Guam thuộc Guam-CNMI VWP không được phép. Cư dân của Hồng Kông phải xuất trình chứng minh nhân dân Hong Kong hợp lệ và được phép nhập cảnh bằng hoặc là hộ chiếu Hồng Kông Hộ hoặc chiếu hoặc Anh Quốc (hải ngoại nước ngoài). Cư dân của Đài Loan phải xuất trình căn cước Trung Hoa dân quốc hợp lệ cùng với hộ chiếu Trung Hoa Dân Quốc. Công dân của Nga có đủ điều kiện tạm tha (về cơ bản giống như du lịch miễn thị thực) để nhập quần đảo Northern Marianas (nhưng không Guam). Vì sự khác biệt trong yêu cầu đầu vào, kiểm tra nhập cư đầy đủ được thực hiện khi đi du lịch đến / từ Guam. Cửa ngõ quốc tế chính trong quần đảo Mariana là Saipan. Có các chuyến bay thường xuyên từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng du khách đến từ Mỹ sẽ phải kết nối trong Guam, quá cảnh qua các nước được liệt kê trên đây. Không có dịch vụ phà lịch đến các đảo. Thỉnh thoảng du thuyền, tàu du lịch, tàu quân sự hoặc dừng lại ở cổng cho một chuyến thăm ngắn ngủi.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Nga", "role": "user" }, { "content": "Nga, quốc danh hiện tại là Liên Bang Nga là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu (Châu Á và Châu Âu). Nga là một nhà nước cộng hoà bán tổng thống, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc Châu Á và 40% Châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Lịch sử của nước Nga bắt đầu từ lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã chấp nhận việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã vào năm 988 khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Nước Nga Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Nga Kiev. Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá. Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga, nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực. Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới \"thời kỳ trì trệ\" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tốc của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề. Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô. Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Các hồ chính bao gồm hồ Bailkal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga. Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương. Một khu rừng bulô tại Siberia, Novosibirsk Oblast. Bulô là loại cây quốc gia của Nga.Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt — mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất. Moskva (Москва) - thủ đô của Nga là một trong những thành phố lớn nhất thế giới và có điểm hấp dẫn vô tận để cung cấp một du khách mạo hiểm Irkutsk (Иркутск) - thành phố Siberia yêu thích nhất thế giới, nằm ​​trong vòng một giờ đối với hồ Baikal trên đường sắt xuyên Xibia Kazan (Казань) - thủ đô của nền văn hóa Tatar là một thành phố hấp dẫn trong trung tâm của khu vực Volga với một điện kremlin ấn tượng Nizhny Novgorod (Нижний Новгород) - thường bị bỏ qua mặc dù là một trong những thành phố lớn nhất ở Nga, Nizhny Novgorod là cũng có giá trị một lần cho kremlin, Sakharov bảo tàng, và gần Tu viện Makaryev của nó Saint Petersburg (Санкт-Петербург) - thủ đô chính trị và văn hóa cũ của Nga là quê hương của Hermitage, một trong những viện bảo tàng tốt nhất thế giới, trong khi trung tâm thành phố là một bảo tàng ngoài trời sống theo đúng nghĩa của nó, làm cho thành phố này một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới Sochi (Сочи) - khu nghỉ mát bãi biển Biển Đen yêu thích của Nga đã từng không được phần lớn du khách nước ngoài biết đến, nhưng trở nên quen thuộc với du khách nước ngoài sau khi đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic Mùa Đông 2014 Vladivostok (Владивосток) - thường được gọi (hơi mỉa mai) là \"San Francisco của Nga\" đầy đường đồi núi và thiết giáp hạm, đây là chính thành phố Thái Bình Dương của Nga và ga cuối của đường sắt xuyên Xibia Volgograd (Волгоград) - trước đây là Stalingrad, hiện trường có lẽ là trận chiến quyết định của chiến tranh thế giới II, và bây giờ có đài tưởng niệm chiến tranh lớn Yekaterinburg (Екатеринбург) - trung tâm của khu vực Urals và một trong những trung tâm văn hóa chính của Nga là điểm dừng chân trên tuyến đường sắt xuyên Xibiavà một điểm đến cho du khách đến Urals, trung tâm tài chính của Nga thứ hai Biên giới của Châu Âu và Châu Á - nó được xác định rõ ràng trong Yekaterinburg, và dừng lại rất phổ biến cho ops hình ảnh trải dài châu lục! Dombai - trong khi không nổi tiếng quốc tế cũng như được bảo tồn tốt đến ngày nay, đây là khu vực khu du lịch núi đẹp nhất của Bắc Caucasus. Golden Ring - một vòng lặp phổ biến của các thành phố lịch sử xinh đẹp và thị trấn hình thành một vòng xung quanh Moscow. Kamchatka - khu vực núi lửa hoạt động, mạch nước phun, suối khoáng và gấu đi bộ trên đường phố. Kizhi - một trong những địa quý giá nhất trong tất cả Nga, đảo Kizhi trên hồ Onega nổi tiếng với quần thể ngoạn mục của nhà thờ bằng gỗ truyền thống. Rừng nguyên sơ Komi - xa xôi, và khó khăn để truy cập, nhưng điều này là do khu vực hoang dã lớn nhất của châu Âu cho đến nay, có vườn quốc gia lớn nhất của Nga Yugyd Va Hồ Baikal - là \"viên ngọc của Siberia\" là hồ sâu nhất và lớn nhất thế giới về khối lượng và là một điểm đến đáng chú ý cho tất cả những ai yêu thích hoạt động ngoài trời. Mamaev Kurgan - một tượng đài lớn và bảo tàng trên và về chiến trường khi mà trận chiến quan trọng nhất của thế kỷ XX diễn ra: Stalingrad. Đảo Solovetsky - xa về phía bắc ở Biển Trắng và quê hương của Tu viện Solovetsky đẹp, đã phục vụ như là cả một pháo đài quân sự và một Gulag trong suốt lịch sử quanh co của nó. Công dân của Cộng đồng các quốc gia độc lập, Argentina (90 ngày), Bosnia và Herzegovina (90 ngày), Brazil (90 ngày), Chile (90 ngày), Colombia (90 ngày), Croatia (3 tháng, lời mời gọi yêu cầu), Cuba (30 ngày), Hồng Kông (14 ngày), Israel (90 ngày), Macedonia (90 ngày), Montenegro (90 ngày), Nicaragua (90 ngày), Peru (90 ngày), Serbia (30 ngày, hộ chiếu sinh trắc học chỉ) [1], Thái Lan (30 ngày), Thổ Nhĩ Kỳ (30 ngày), Venezuela (90 ngày) tất cả không cần thị thực. Công dân các nước còn lại phải có visa. Quá cảnh qua sân bay Moscow Sheremetyevo [2], Moscow Domodedovo hoặc Yekaterinburg Koltsovo không cần thị thực quá cảnh, cung cấp các du khách có một chuyến bay trở đi xác nhận, vẫn còn trong sân bay cho không hơn 24 giờ và là không quá cảnh đến hoặc từ Belarus và Kazakhstan (du lịch đến và đi từ các quốc gia này sử dụng nhà ga trong nước). Đi qua sân bay St Petersburg Pulkovo cần một visa quá cảnh (hoặc khác). Thị thực có thể, trong một số trường hợp, được xin cấp từ viên chức lãnh sự tại các sân bay. Chế đọ Chế độ miễn visa được áp dụng cho du khách đến từ tất cả các quốc gia trong suốt thời gian của 2018 FIFA World Cup, sẽ được tổ chức tại Nga. Đối với những người cần thị thực, sự phức tạp của quá trình này phụ thuộc vào loại visa. Visa du lịch 30 ngày là khá đơn giản để có được; 90 ngày (và nhiều hơn nữa) thị thực kinh doanh, thì phức tạp hơn. Ngày 9 tháng 9 năm 2012, Nga và Mỹ đã ký thỏa thuận [3] để đơn giản hóa các yêu cầu thị thực. Căn cứ thỏa thuận, công dân Mỹ có đủ điều kiện cho doanh nghiệp nhiều nhập cảnh 3 năm, cùng người bản xứ /, thị thực nhân đạo và du lịch tư nhân. Loại lời mời quyết định việc cấp visa. Một lời mời du lịch mang lại một thị thực du lịch, một lần mời viếng thăm riêng tư đem lại một visa viếng thăm, vv Ngoại trừ thị thực du lịch, lời mời là những tài liệu chính thức của cơ quan chính phủ Nga và phải nộp bởi cá nhân hoặc tổ chức mời bạn. Bất kỳ lời mời sẽ bao gồm ngày dự định đi du lịch và số lượng các mục yêu cầu (1, 2 hoặc nhiều lần nhập cảnh). Ngày, tháng, theo lời mời xác định thời hạn hiệu lực của thị thực tiếp theo. Nếu nghi ngờ của ngày tháng, đảm bảo rằng các lời mời bao gồm một khoảng thời gian dài hơn so với dự định nghỉ: một visa du lịch có giá trị trong 7 ngày có mức phí giống như một giá trị trong 30 ngày. Trong tình hình khả năng bạn có để mua lời mời của bạn, hãy xem xét kỹ lưỡng để có nơi bán tốt nhất trên toàn cầu: tất cả các lời mời đến từ Nga và các công ty mà được nó cho bạn sẽ có một cơ sở ở Nga. Nó không tạo sự khác biệt cho dù trang web của mình có trụ sở tại Đức, Anh, Mỹ hay Swaziland. Nhiều đại sứ quán và lãnh sự quán chỉ yêu cầu một bản sao của lời mời, tuy nhiên điều này không phải là luôn luôn như vậy nên kiểm tra với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán trước. Nếu cần phải có bản gốc thư mời, thư này phải được gửi đi từ Nga. Điều này chỉ áp dụng cho thị thực thường đòi hỏi việc nộp đơn xin được thực hiện tại quê hương của người nộp đơn. 2. Lưu ý quan trọng khi Nhập Cảnh vào Nga Về cơ bản mình đã có 1 bài viết khá chi tiết vấn đề này, nói sơ qua bạn cần lưu ý các bước như sau nhé : Đi theo đúng làn, cửa làm thủ tục dành cho Người Việt Nam. Vì họ có qui định và phân làn riêng dành cho các chuyến bay và các nước. Nếu đi sai làn có thể phức tạp hóa vấn đề nhập cảnh. 2 là sau khi làm thủ tục xong sẽ có tờ Giấy xác nhận nhập cảnh, bạn cần giữ tờ này cẩn thận để dùng khi đăng ký lưu trú khách sạn (NẾU KHÔNG CÓ TỜ NÀY SẼ KHÔNG ĐƯỢC LƯU TRÚ ĐÂU NHÉ). Sau khi nhập cảnh bạn sẽ đi lấy hành lý, nếu thời gian nhập cảnh lâu bạn sẽ bị nhân viên để hành lý dưới đất gần khu băng chuyền. Khi đi ra khỏi cửa vào sảnh đón bạn lưu ý hành lý : nếu ko có hành lý đặc biệt cần khai bào bạn đi làn MÀU XANH, còn có hành lý đặc biệt cần khai báo bạn đi làn MÀU ĐỎ. Các vấn đề này mình có nói chi tiết trong bài : Lưu ý khi Nhập Cảnh Vào Nga Moscow và Saint Petersburg được phục vụ bởi các chuyến bay trực tiếp từ hầu hết các thủ đô châu Âu, và Moscow cũng có các chuyến bay trực tiếp từ nhiều thành phố trong khu vực Đông Á, Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, và Bắc Mỹ. Các chuyến bay thẳng Mỹ từ Hoa Kỳ để Nga được cung cấp bởi Singapore (từ Houston đến Moscow, Domodedovo), Delta (từ New York và Atlanta tới Moscow Sheremetyevo), United Airlines (từ Washington tới Moscow Domodedovo) và Aeroflot (từ New York, Washington và Los Angeles đến Moscow, Sheremeryevo). Ngoài ra còn có các tuyến bay thẳng được cung cấp từ Toronto và Montreal, Canada đến Moscow, Domodedovo điều hành bởi Transaero. Có ba sân bay quốc tế ở Moscow: Sheremetyevo IATA: SVO ở phía tây bắc, Domodedovo IATA: DME ở phía nam và Vnukovo IATA: VKO ở phía tây nam. Trong khi mỗi người đều có một kết nối đường sắt cao tốc (320 RUB) đến một trạm xe lửa chính ở thành phố, mỗi trạm là khá xa nhau mà làm cho đi du lịch giữa các sân bay khá khó khăn, do đó cho phép vài giờ giữa các chuyến bay từ sân bay khác nhau. Một xe taxi hệ nào giữa các sân bay nên chi phí khoảng 1500 rúp (được chuẩn bị để đàm phán cứng). Giao thông công cộng, chi phí dao động từ khoảng 200 rúp cho xe buýt để chỉ dưới 700 rúp cho các đoàn tàu aeroexpress. Hệ thống này rất dễ sử dụng thân thiện do đó, không mong đợi một chuyển dễ dàng, thuận tiện hoặc nhanh chóng. Sân bay Sheremetyevo, được mở rộng đáng kể trong năm 2010, có năm nhà ga trong hai cụm. Nhà ga B (cũ Sheremetyevo-1) và C tạo thành cụm phía Bắc và cung cấp dịch vụ chủ yếu là trong nước và điều lệ. Nhà ga mới D và E, cùng với các nhà ga cũ F (cũ Sheremetyevo-2, được xây dựng cho năm 1980 Moscow Olympic), hình thành các cụm phía Nam và phục vụ các chuyến bay quốc tế, chủ yếu là liên minh SkyTeam, và cũng có chuyến bay nội địa Aeroflot. Domodedovo là sân bay hiện đại cao cấp với một nhà ga hàng không rộng rãi duy nhất. Nó phục vụ cả chuyến bay nội địa và quốc tế của các công ty Nga nhất và quốc tế, do đó, bạn muốn được tốt hơn lựa chọn chuyến bay bị ràng buộc cho nó. Vnukovo là một sân bay nhỏ hơn và thường được điều hành bởi các hãng hàng không chi phí thấp. Tính đến tháng 3 năm 2012, nó trải qua một cuộc đổi mới lớn với một xây dựng một nhà ga mới rộng rãi. Có sân bay tại các thành phố lớn ở Nga. Một số dịch vụ quốc tế có thể được tìm thấy trong: Novosibirsk, Sochi, Vladivostok, Kaliningrad, Ekaterinburg. Dịch vụ quốc tế đến các điểm đến khác là hạn chế hơn nhiều. Do quy mô to lớn của đất nước, và sự an toàn đường bộ kém, cách tốt nhất để đi qua khắp cả nước nhanh là bằng tàu hỏa. Nga có một mạng lưới đường sắt dài nối liền với mọi thành phố và thị trấn. Đối với du lịch liên tỉnh, tàu thường là lựa chọn thuận tiện nhất cho các chuyến đi có thể được bảo hiểm qua đêm. Mặc dù chỗ ở có thể không phải là tốt, các đoàn tàu của Nga có đội ngũ nhân viên tận tình, chu đáo và lịch sự. Là một chuyến đi lựa chọn dài hơn (nhiều người Nga thường đi lại giữa các thành phố từ 2 ngày trở lên), chủ yếu là bạn đánh giá cao những sắc thái và kinh nghiệm của chuyến đi tàu ở Nga. Để có trải nghiệm đường sắt hoàn chỉnh của Nga, tuyến đường sắt xuyên Siberia kéo dài một tuần sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Tàu hỏa nga chia làm 2 loại: Tàu dành cho khoảng cách xa (дальнего следования) thường di chuyển hơn 4 tiếng hoặc dành cho từ 200 kilomet (120 dặm). Xem lịch trình dành cho tàu khoảng cách xa tại: [4] [5] [6] [7] [8]. Và loại thứ hai là khoảng cách gần nối bởi nhiều chuyến tàu lân cận (пригородные), thường được gọi là электрички. Nhiều trạm xe lửa (железнодорожный вокзал) có cổng bán vé phục vụ du khách đi tàu. Nổi tiếng với vẻ đẹp tráng lệ, hệ thống Tàu điện Ngầm Moscow được mở vào năm 1935 với một tuyến ray dài 11 km (6,8 dặm) và 13 nhà ga, đây là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên của Liên Xô và nhà ga trên khu vực nước đầu tiên trên thế giới. Hệ thống này mở cửa lần đầu vào năm 1935, cho đến nay (2016), nó có tổng chiều dài các tuyến đường là 333,5 km, 12 tuyến đường cùng với 200 nhà ga. Phần lớn tuyến đi ngầm, với phần sâu nhất 74 m (243 ft) tại nhà ga Park Pobedy. Moskva Metro là tuyến đường sắt đô thị lớn thứ năm thế giới tính theo số người sử dụng (theo số khách hàng năm vào năm 2015) và là hệ thống đường sắt đô thị thứ tư thế giới bên ngoài châu Á. Hằng ngày, có hơn 9 triệu hành khách đi lại trong hệ thống này. Mỗi nhà ga metro đều được trang trí rất công phu. Nơi đây được mệnh danh là “Cung điện ngầm dưới lòng đất”, chắc chắc là một trong những điểm thăm quan không thể bỏ lỡ của du khách khi tới du lịch Nga. Vận chuyển một chiếc xe đạp trong một chiếc xe ngựa được phép cho một vé dưới điều kiện của việc đang được gấp gọn / tháo dỡ và sạch sẽ. Thông thường các xe đạp được đưa ra khỏi bánh xe và bàn đạp của nó, đưa vào một chiếc túi và được lưu trữ trên kệ được thế hơn trong việc vận chuyển Platzkart. Các toa xe lớp khác có ít không gian hoặc kệ và xe đạp nên nhỏ gọn hơn. 160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số năm 2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng Nga thuộc ngữ hệ Ấn-Âu và là một trong những thành viên còn tồn tại của các ngôn ngữ Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina (và có lẽ cả tiếng Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ (Nga Cổ) được chứng minh có từ thế kỷ thứ 10 trở về sau. Theo người Nga thì hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc. Nga cũng là một trung tâm thương mại nổi tiếng trên thế giới. Nơi đây cũng quy tụ phần lớn những nhãn hiệu thời trang danh tiếng. Những nhãn hiệu này có thể là hàng thời trang, hàng mỹ phẩm hay hàng tiêu dùng cá nhân. Những nhãn hàng thường tìm thấy ở Nga như giày dép, quần áo, hay mỹ phẩm tự nhiên. Khách du lịch hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng của những nhãn hàng có tên tuổi ở Nga. Hệ thống trung tâm thương mại hiện đại không ngừng được xây dựng và mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách và người dân địa phương. Bên cạnh cho xây dựng thêm những trung tâm mua sắm hiện đại thì Nga cũng quan tâm đến chất lượng cũng như chủng loại của các mặt hàng. Mặt giá cả cũng được các xưởng sản xuất quan tâm. Đến Nga du khách không khó khăn khi phải đi tìm những vật lưu niệm cho bạn bè người thân hay cho chính những hành trình của mình. Các cửa hàng bán hàng lưu niệm cũng được quan tâm phát triển ở Nga. Du khách có thể tìm thấy ở những trung tâm mua sắm lớn hay tại các trung tâm mua sắm chuyên phục vụ hàng lưu niệm. Và nhanh nhất là du khách có thể tìm thấy những mặt hàng nay ngay tại các địa điểm mà du khách có thể tham quan. Việc mua bán ở Nga cũng không khó khăn, chủ hàng cũng thân thiện và nhiệt tình giới thiệu. Tuy nhiên du khách cũng cần nên thận trọng và quan sát thật kỹ khi đi mua sắm. Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay Sankt-Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì \"karavai\" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. Người Nga cũng như phương Tây không ăn cơm nhưng vẫn có gạo. Ở siêu thị họ bán từng túi gạo nhỏ tầm 1 kg, không phong phú như ở Việt Nam. Người Nga cũng có ba bữa ăn. Buổi sáng họ sẽ ăn nhẹ bằng những món như cháo hoặc là cơm với cá và 1 ly cà phê. Bữa trưa là bữa chính của họ, chắc chắn sẽ có món soup (canh), món chính là thịt xào với rau cải..., món phụ là salad. Bữa tối người Nga thường ăn nhẹ như cháo, khoai tây nghiền và nước uống thường là trà xanh (thực đơn trong mỗi gia đình sẽ có sự khác nhau) Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá. Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa. Một trong những món đồ uống nổi tiếng nhất của nga là Vodka. Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. Các khu vực này thường được gọi là vùng Vodka (Vodka Belt) không chỉ vì Vodka có nguồn gốc ở đây mà còn vì đây là nơi sản xuất và tiêu thụ vodka nhiều nhất thế giới. Ở Nga có hẳn một bảo tàng về vodka. Nền giáo dục của nước Nga đã có lịch sử hàng ngàn năm, có truyền thống tốt đẹp và có tín nhiệm quốc tế rất cao. Trong các trường Đại học Nga có tới 600 vạn giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học sinh đang ở tại trường. Nước Nga hiện có trên 700 trường Đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác. Hệ thống giáo dục còn bao gồm gần 800 cơ quan nghiên cứu, phòng thiết kế thí nghiệm và những xí nghiệp do nhà trường xây dựng. Một trong những điểm thu hút sinh viên quốc tế sang học tập ở Nga là bởi chất lượng đào tạo cực kì ổn, mà mức học phí tầm khoảng 2.500 – 3.500 USD một năm, thấp hơn nhiều so với học tập tại các nước Châu Âu khác. Chưa kể, học viên có thể giành được học bổng toàn phần khi chọn nước này là nơi du học nữa đấy, chính sách về giáo dục của Chính phủ Nga luôn được ưu tiên, ngoài ra, một yếu tố tác động không nhỏ vào giá học phí ở đây là do trượt giá đồng rub vào năm 2015 vừa qua, với chính sách ưu tiên về giáo dục nên hầu như toàn Liên bang không hề tăng học phí, trong khi tỷ giá giữa đồng rub/usd ngày một cách xa. Học sinh muốn du học tại Nga, nhất thiết sẽ phải trải qua một năm học dự bị môn tiếng và sau đó là 4 năm Đại học. Các ngành đào tạo cực tốt ở Nga là: Ngoại ngữ, Luật học, Báo chí, Kinh tế, Dầu khí, Kĩ thuật, Điện tử... Trước giờ, học viên đi du học các ngành xã hội hay đặc biệt là Kinh tế luôn có mốt đi học ở Mỹ, Anh, Úc thì nay, với sự trỗi dậy của nền kinh tế Nga, vượt qua khủng hoảng và cấm vận một cách xuất sắc việc du học sinh Việt Nam đang quan tâm và lựa chọn nhiều hơn để đi du học Nga. Một tin vui cho những bạn nào trót yêu nước Nga là không hề khó để đặt chân tới đây. Hàng năm, trong khuôn khổ hợp tác giáo dục giữa 2 nước Nga – Việt mở ra hàng trăm học bổng từ toàn phần đến bán phần cho các sinh viên nước ta. Cơ hội vẫn còn tiếp tục mở ra nếu trong trường hợp số điểm cuối kì của bạn chưa đủ để được xét học bổng, thì vào khoảng tháng 3, bạn có thể đăng kí tham dự kì thi Olympic tại Du học Nga hoặc qua trung tâm văn hóa Nga. Tại đó, bạn sẽ được tham gia vòng thi viết và nói, bạn hoàn toàn có thể rinh giải và giành ngay một suất học bổng 100% chuyên ngành Ngôn ngữ tại phân viện Puskin-Moscow. Đây cũng là cơ hội cho những học sinh muốn theo học tiếng Nga. Ngoài ra, nếu học sinh nào học lực không được tốt lắm (dưới 7.0/10) thì bạn vẫn có cơ hội nhận một suất học bổng bán phần du học Nga đấy, Chính phủ Nga có rất nhiều suất học bổng du học Nga 2017 dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam hỗ trợ từ 60-85% chi phí, mà thủ tục thì rất đơn giản không hề phải thi tuyết gì luôn ấy, chỉ nộp hồ sơ và du nhập Nga. Thời tiết ở Nga rất phức tạp. Mùa đông thường rất lạnh, kéo dài khoảng từ hai đến bốn tháng, nhiệt độ thấp nhất có thể hạ đến -28 độ C. Do vậy, hãy chuẩn bị áo quần, khăn, mũ ấm đầy đủ. Bạn không nên mua áo ấm từ nhà rồi mang sang đây vì nó không đủ độ ấm. Một chiếc áo ấm bên này giá cũng không quá đắt, chỉ từ 1500 rup/áo trở lên (xấp xỉ 900.000 đồng tiền Việt), nhưng nó sưởi ấm bạn nhiều hơn áo ấm tại Việt Nam. Mang theo đủ các loại thuốc cần thiết, nhất là thuốc cảm cúm, đau bụng. Vì bên này thuốc khá đắt. Bạn phải đi khám sức khỏe ở bệnh viện trước rồi mới ra hiệu thuốc mua được. Những ai mắc những căn bệnh liên quan đến thời tiết, tốt nhất nên chữa khỏi ở nhà trước khi qua đây, giả dụ như căn bệnh viêm xoang nó rất kị lạnh. Khi học thể dục ngoài trời hay đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, bạn sẽ bị sổ mũi, đau nhức ở vùng đầu. Nếu bạn không kịp chữa trị thì hãy mang theo một chiếc khăn bản to để che được vùng mũi khi đi ra ngoài, điều đó sẽ giảm được lạnh cho mũi hơn. Không nên đi ra đường một mình vào đêm khuya bởi điều này rất nguy hiểm. Nước Nga đừng xảy ra một du học sinh đi chơi đêm khuya và bị du côn đánh. Nếu cần thiết, hãy đi cùng bạn bè của bạn. Tạo cho mình cuộc sống tự lập. Xa nhà, xa bố mẹ, không ai lo cho bạn cả, khi ốm đau bạn phải tự nấu ăn, giặt quần áo. Bởi thế, nếu muốn sống tại Nga thì bạn hãy tự làm mọi thứ nếu có thể làm được, đừng ỷ vào người khác kể cả việc học. Người dân nơi đây luôn coi trọng việc xếp hàng. Bởi vậy khi đi du lịch, đừng chen lấn xô đẩy khi mua bất cứ thứ gì. Người Nga sẽ \"xa lánh\" nếu bạn mang khẩu trang khi đi ngoài đường. vì họ nghĩ bạn đang mắc một căn bệnh \"dễ lây lan\" nào đó. hãy nói cảm ơn và xin lỗi thường xuyên. Có thể nhiều bạn không tin nhưng người Nga luôn nói cảm ơn khi bạn giúp họ, cho dù thứ nhỏ nhặt nhất và xin lỗi khi làm sai. Đó là phép lịch sự tối thiểu của người dân nơi đây.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Trần Thủ Độ", "role": "user" }, { "content": "Trần Thủ Độ (1194-1264) là thái sư đầu tiên của triều đại nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần. Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Khi quân Nguyên tràn vào chiếm Thăng Long thành, vua Trần Thái Tông thấy tình thế bi quan, mới hỏi ý Trần Thủ Độ, thì ông đáp: \"Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.\" ^ Lý Trần Tình Hận, Ngô Viết Trọng, chương 19. Wikipedia có bài viết về: Trần Thủ Độ", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Cộng hòa Congo", "role": "user" }, { "content": "Cộng hòa Congo hay Cộng hòa Công-gô là một quốc gia ở Trung Châu Phi. Cộng hòa Congo còn được gọi là Congo-Brazzaville vì thủ đô là Brazzaville. Quốc gia này đã từng theo chủ nghĩa xã hội, có quan hệ mật thiết với Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Năm 2004, Cộng hòa Congo được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2005-2007. Sự tiến hóa của người tiền sử đã được phát hiện ra ở phía Bắc và các phần phía Tây bắc của Trung Phi trong khoãng hai nghìn năm trước công nguyên. Họ sản xuất lương thực (hạt kê), với một vài hàng hóa nội địa và đã phát triển loại cây trồng chủ yếu là đầu cọ. Vài thế kỷ sau, chừng 2500 trước công nguyên. Các loại chuối đã khá nổi tiếng ở nam Cameroon. Từ 3500 đến 2000 năm, bắt đầu bứt khỏi từ vùng trung tâm Cameroon trên cả hai bờ sông Sannaga. Trước người tiền sử của miền bắc và miền Tây trung Phi có thể theo sau về hướng Tây Nam và hướng Nam. Trong RD Congo các làng đầu tiên trong vùng phụ cận của Mbandaka và hồ Tumba đã được biết đến như (truyền thống Imbonga) trong khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên. Trong vùng trũng Congo, phía bắc biên giới người Angola. Nó là (truyền thống Ngovo) trong khoảng chừng 2300 năm trước công nguyên được xem như đạt đến sự tiến bộ nhiều của người tiền sử. Trong thời kỳ Kivu. Đất nước trải dọc tới phía Đông, những ngôi làng (truyền thống Urewe) đầu tiên xuất hiện khoảng chừng 2600 năm trước công nguyên. Trước thời kì khai thác thuộc địa, những bộ lạc nói tiếng Bantu đến sinh sống ở vùng này. Từ thế kỉ 15, vương quốc của người Baléké ở phía Bắc và vương quốc Loango ở phía Nam cùng hình thành và phát triển trên vùng lãnh thổ Congo hiện nay. Kể từ sau khi đặt chân đến vùng này bằng đường sông Congo năm 1482, người Bồ Đào Nha bắt đầu các mối quan hệ buôn bán với các bộ lạc, nhất là buôn bán nô lệ. Năm 1875, nhà thám hiểm Pháp Savorguan de Brazza đến khảo sát vùng bờ biển, áp đặt chế độ bảo hộ (1879-1882) và lập thuộc địa ở các vương quốc này từ năm 1891. Năm 1910, Congo bị sáp nhập vào thuộc địa Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp và Brazzaville trở thành thủ đô. Việc lạm dụng sức lao động của những người làm công dẫn đến sự phản đối công khai chống lại thực dân Pháp, nhưng việc bóc lột công nhân bản xứ vẫn tiếp tục đến năm 1980. Năm 1956, tu sĩ Fulbert Youlou thành lập Liên minh dân chủ bảo vệ quyền lợi châu Phi. Năm 1960, Cộng hòa Congo, còn gọi là \"Congo-Brazzaville\" tuyên bố độc lập. Tu sĩ F. Youlou trở thành Tổng thống và từ chức sau cuộc nổi dậy của nhân dân năm 1963. Alphonse Massamba Débat lên nắm quyền. Năm 1968, Marien Ngouabi tiến hành cuộc đảo chính quân sự và tuyên bố nền Cộng hòa nhân dân (1970). Năm 1977, M. Ngouabi bị ám sát và Denis Sassou Nguesso trở thành Tổng thống (1979). Từ năm 1990, thể chế đa đảng được thông qua. Năm 1992, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, Pascal Lissouba, đắc cứ Tổng thống. Tháng 6 năm 1997, xảy ra các cuộc xung đột đẫm máu giữa phe ủng hộ cựu Tổng thống S. Nguesso và phe ủng hộ Tổng thống đương nhiệm P. Lissouba. Sau khi đánh bại Tổng thống Lissouba, S. Nguesso tuyên bố trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, các cuộc xung đột tiếp tục xâu xé đất nước. Cuối năm 1999, một hiệp định hòa bình được kí kết giữa Sasou Nguesso và nhóm nổi dậy ở miền Nam. Tình trạng thời kì hậu chiến cũng không kém phần bi đát: căn bệnh buồn ngủ và một số bệnh dịch khác tràn lan khắp đất nước. Tháng 3 năm 2002, Tổng thống Denis Sassou Ngueso tái đắc cử với 89,4% số phiếu. Các đối thủ của ông hoặc bị ngăn chặn không thể về nước hoặc rút lui khỏi cuộc bầu cử. Quân đội nổi dậy Ninja tiếp tục các cuộc chiến chống lại lực lượng Chính phủ. Quốc gia ở Trung Phi, Bắc giáp Cameroon và Cộng hòa Trung Phi, Nam và Đông giáp Cộng hòa Dân chủ Congo, Tây giáp Gabon, Tây Nam giáp Angola và Đại Tây Dương. Ngoại trừ dải đồng bằng hẹp ven biển, địa hình phần lớn là cao nguyên và đồi. Sông Oubangi và sông Congo tạo thành biên giới tự nhiên với Cộng hòa Dân chủ Congo. Vùng rừng rậm bao phủ ở phía Bắc đường xích đạo và chuyển dần thành các đồng cỏ ở vùng nhiệt đới phía Nam. Ngày 30/7/2006, Công-gô Kin-sa-xa bầu cử Tổng thống và Quốc hội theo chế độ đa đảng. Đây là cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên trong hơn 40 năm qua tại Công-gô Kin-sa-xa, dưới sự giám sát của 1.500 quan sát viên nước ngoài; hơn 17.000 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ và 1.000 binh sĩ thuộc Liên minh châu Âu bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử. Sau vòng 2, ông Joseph Kabia đã giành thắng lợi với 58,05% số phiếu. Chính quyền của Tổng thống J. Kabila có nhiều nỗ lực nhằm ổn định tình hình, khắc phục hậu quả nặng nề do nội chiến để lại và thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc; song vẫn còn các cuộc đụng độ phe phái - sắc tộc, nhất là ở khu vực phía Đông có sự dính líu của Ruanđa và Uganđa. Tháng 01/2008, tại Goma, thủ phủ tỉnh Bắc Kivu (North Kivu), Chính phủ Cônggô Kin-sa-xa và lực lượng nổi dậy thuộc Phong trào Mai Mai và tướng đào ngũ Laurent Nkunda đã ký Hiệp định nhằm chấm dứt nội chiến kéo dài ở miền Đông nước này. Cuối những năm 1970, Congo tìm ra dầu lửa. Năm 1987 khai thác 6,3 triệu tấn, chiếm 60% thu nhập quốc dân và hơn 85% thu nhập xuất khẩu. Nền kinh tế Cộng hoà Congo pha trộn giữa nông nghiệp làng xã và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào dầu mỏ, trụ cột của nền kinh tế, cung cấp nguồn thu và nguồn xuất khẩu chủ yếu cho chính phủ. Sau cuộc nội chiến, tháng 10 năm 1997, chính phủ đã công khai thể hiện mối quan tâm của mình trong việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, tư nhân hoá và đổi mới sự hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế. Nhưng những tiến bộ của nền kinh tế đã nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi biến động của giá dầu và những cuộc xung đột vũ trang trong nước vào tháng 12 năm 1998 và gây ra sự thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và gây khó khăn cho nền kinh tế. Nhưng việc giá dầu hồi phục trong thời gian gần đây đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 10,5%. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát giữ ở mức độ ổn định, khoảng 5,2%. Năm 2010, GDP của Congo đạt 11,88 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD/người/năm. Tuy nhiên, phân phối thu nhập là không đồng đều chỉ tập trung vào một nhóm người và phần đông dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ. Trong khi Congo có nhiều vùng, nhưng một điều không đổi mà bạn có thể nhớ là quốc gia này bị bao phủ bởi 80% rừng nhiệt đới rậm rạp. Brazzaville - thủ đô Cộng hoà Congo. Thành phố này được tách với Kinshasa, thủ đô nước láng giềng Cộng hoà Dân chủ Congo, bởi sông Congo. Abala-Ndolo Djambala Dolisie Kayes (Congo) Kinkala Madingo-Kayes Mossendjo Ouésso - a transit hub in the remotest far north of the country, in a territory with many nearby Pygmy villages. Owando - one of the recently municipalized cities in the country, and is considered one of the best places to visit in the north of Republic of Congo. Pointe Noire- a port city on the coast.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bắc Macedonia", "role": "user" }, { "content": "Cộng hòa Makedonija hay Cộng hòa Macedonia (tiếng Macedonia: Република Македонија Republika Makedonija), thường được gọi ngắn là Makedonija là một quốc gia thuộc khu vực đông nam Châu Âu. Nước Cộng hòa Makedonija giáp với Serbia và vùng lãnh thổ Kosovo về phía bắc, giáp với Albania về phía tây, giáp với Hy Lạp về phía nam và giáp với Bulgaria về phía đông. Dân số của nước này khoảng 2 triệu người. Cộng hòa Makedonija có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của nước này do Macedonia/Makedonija lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử/văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, nước này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư và đã gia nhập Liên Hiệp Quốc với tên gọi Cựu Cộng hòa Nam Tư Makedonija, tuy nhiên tên gọi Cộng hòa Makedonija cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này. Cộng hòa Makedonija là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiện nước này đang là một trong những ứng cử viên tiếp theo sẽ gia nhập Liên minh Châu Âu. Macedonia có một các nhà thờ Chính thống giáo, tu viện, nhà thờ Hồi giáo và Ottoman xinh đẹp. Lãnh thổ của Macedonia có một lịch sử đáng tự hào. Bị Đế quốc Ottoman chiếm trong 500 năm và Goce Delcev, Nikola Karev, và Pitu Guli đã lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành tự do cho Macedonia. Macedonia là một phần của nhiều quốc gia, nhưng cho đến khi nó được nhập vào Nam Tư bởi Tito vào năm 1945 nó không bao giờ được công nhận là một nhà nước hành chính. Macedonia thịnh vượng dưới sự cai trị của Tito, đặc biệt là khi thủ đô Skopje được xây dựng lại sau khi một trận động đất nghiêm trọng vào năm 1963 và chính phủ Nam Tư đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng tiếp theo. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều Macedonia có phần hoài cổ cho Nam Tư thời Tito. Quốc tế công nhận độc lập của Macedonia từ Nam Tư vào năm 1991 đã bị trì hoãn do sự phản đối của Hy Lạp về việc sử dụng tư cách mới về những gì Hy Lạp coi là một \"tên và biểu tượng Hy Lạp\" Hy Lạp cuối cùng dỡ bỏ phong tỏa thương mại vào năm 1995, và hai nước đã nhất trí bình thường hóa quan hệ, mặc dù tiếp tục bất đồng về việc sử dụng \"Macedonia\" trong tên. Hy Lạp hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Macedonia. Dân tộc thiểu số của Macedonia lớn Albania (khoảng 25%), một cuộc nổi dậy vũ trang của dân Albania ở Macedonia vào năm 2001, và tình trạng của các nước láng giềng Kosovo tiếp tục là nguồn căng thẳng sắc tộc. Cũng có những căng thẳng trong cuộc bầu cử quốc hội cuối cùng trên 02 tháng 6 năm 2008, mặc dù họ đã xảy ra giữa những người ủng hộ của hai đảng phái chính trị Albania đối thủ lớn nhất. Macedonia có khí hậu ấm áp, mùa hè và mùa thu khô và mùa đông tương đối lạnh với tuyết rơi dày. Macedonia được bao phủ bởi lãnh thổ miền núi đánh dấu bằng các lưu vực sâu và thung lũng. Có ba hồ lớn, mỗi ngăn cách bởi một đường biên giới, và đất nước chia đôi bởi sông Vardar. Macedonia có vẻ đẹp tự nhiên nổi bật. Đừng bỏ lỡ một chuyến đi đến một trong những hồ lớn, núi Pelister Shar Planina ở phía Tây, và các ngọn đồi và núi hấp dẫn của phương Đông với những cánh đồng lúa. Skopje - (tiếng Macedonia: Скопје, phát âm: [ˈskopje]) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Cộng hòa Macedonia, với hơn 1/4 dân số của quốc gia này, cũng là trung tâm giáo dục, văn hóa, chính trị và kinh tế của Cộng hòa Macedonia. Skopje có nhiều địa danh lịch sử và di tích kiến ​​trúc, và rất nhiều địa điểm văn hóa quan tâm Bitola - thành phố \"châu Âu\" nhất của Macedonia, với một thành phố cổ, di tích Ottoman, một đi chơi mua sắm đáng yêu, cuộc sống về đêm tuyệt vời, và nhiều hơn nữa Kruševo - một bảo tàng thành phố nằm cao ở vùng núi phía tây nam của Macedonia, nó là một trong những địa điểm lịch sử quan trọng nhất trong cả nước do là nơi xảy ra một cuộc nổi dậy chống lại Đế chế Ottoman, cũng là nơi trượt tuyết Kumanovo - thành phố lớn thứ ba, khu vực này tự hào có nhiều nhà thờ, các khu định cư thời tiền hiện đại, và nhiều hơn nữa Ohrid - một khu vực nghỉ mát bên bờ hồ và di sản thế giới UNESCO, nó được coi là viên ngọc quý trong vương miện của Macedonia Prilep - khu vực thuốc lá, các tu viện thời trung cổ, và kỳ lạ đá Stip - một thành phố hòa bình ở miền đông Macedonia, thị trấn đã tồn tại hàng ngàn năm, được chứng minh bằng nhiều địa điểm khảo cổ của nó Struga - thị trấn nhỏ trên hồ Ohrid, nó nhận được một phần nhỏ của số lượng khách du lịch mà gần Ohrid được, làm cho Struga nhiều hơn bình tĩnh và hòa bình Strumica - sôi động, ấm áp và đầy nắng, Strumica tiến bộ là nơi mua sắm tuyệt vời, gần đó đi bộ đường dài, thác nước và suối nước nóng, và Strumica Carnival huyền thoại Công dân của Liên minh châu Âu và các nước ký kết Hiệp định Schengen có thể nhập chỉ với một thẻ căn cước ban hành chính thức có hiệu lực (hoặc hộ chiếu). [1] Công dân các quốc gia sau không cần visa: Albania, Andorra, Antigua và Barbuda, Argentina, Australia, Áo, Bahamas, Barbados, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Brazil, Brunei, Bulgaria, Canada, Chile, Costa Rica, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Ecuador, El Salvador, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Guatemala, Tòa Thánh, Honduras, Hồng Kông, Hungary, Iceland, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Kosovo, Latvia, Lithuania, Liechtenstein, Luxembourg, Ma Cao, Malaysia, Malta, Mauritius, Mexico, Monaco, Montenegro, Hà Lan, New Zealand, Nicaragua, Na Uy, Panama, Paraguay, Peru, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Saint Kitts và Nevis, San Marino, Seychelles, Singapore, Slovakia, Slovenia, Serbia, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ, Uruguay và Venezuela. Thời gian lưu trú được quy định đơn xin thị thực được cấp, nhưng không quá 90 ngày. Thị thực miễn phí nghỉ là 90 ngày, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Montenegro nơi thị thực miễn phí nghỉ là 60 ngày. Bất kỳ công dân quốc gia nước ngoài nào có một visa nhập cảnh nhiều lần vào Schengen hợp lệ (có giá trị cho toàn bộ lãnh thổ của khu vực Schengen) có thể nhập vào và ở lại trong Macedonia lên đến 15 ngày mà không cần phải có thị thực Macedonia. Truy cập [2] để biết thêm chi tiết. Xin lưu ý rằng các cán bộ nhập cảnh có thể không được nhận thức đầy đủ của thông tin này, và họ có thể cho bạn biết rằng bạn yêu cầu thị thực vào Macedonia. Giữ bình tĩnh và lịch sự yêu cầu họ kiểm tra lại thông tin của họ. Họ sẽ điền vào một mẫu với hộ chiếu của bạn và thông tin đăng ký xe có thể mất đến 1 giờ! Macedonia có hai sân bay quốc tế, sân bay chính ở thủ đô Skopje \"Sân bay Alexander Đại đế\" (SKP)' và một ở Ohrid \"Sân bay St.Paul the Apostle\"(OHD) '. Có khoảng 150 chuyến bay mỗi tuần từ các thành phố châu Âu khác nhau đến Skopje. Chính phủ Macedonia trao một công ty điều hành sân bay Thổ Nhĩ Kỳ (TAV) một hợp đồng để xây dựng một thương hiệu tòa nhà ga mới tại Skopje Airport. Xây dựng được hoàn thành vào Tháng Mười 2011. Từ các hãng hàng không chi phí thấp, chỉ WizzAir [3] các đường bay thẳng giữa Skopje và London (Luton Airport), và Venice (Treviso Airport). Một tùy chọn khác để đi du lịch vào Macedonia là bay tới Thessaloniki (SKG) hoặc Sofia (SOF) và đón một xe taxi hoặc xe buýt từ đó. Có 5 xe buýt từ Bến xe Trung Sofia đến Skopje, rời bến lúc 9:00, 12:00, 16:00, 17:00 và 00:00. Hai công ty xe buýt được hoạt động các dịch vụ này MATPU và Kaleia, cả hai đều được đặt bên ngoài nhà ga xe buýt chính. Vé duy nhất là khoảng 16 € (32 Lev). Ngoài ra còn có các dịch vụ từ Skopje đến Sofia với giá tương tự và thời gian cho một chuyến bay trở về nhà. Ngoài ra, nếu bạn liên hệ với các dịch vụ thông tin du lịch Sofia, họ có thể thường đưa bạn tiếp xúc với các công ty chuyển giao tư nhân, những người sẽ đón quý khách tại sân bay và đưa bạn đến Skopje. Giá cả dao động từ ít nhất từ ​​€ 60 đến € 160. Đàm phán với taxi có thể phức tạp hơn nhưng có thể để có được một mức giá rẻ hơn. Nếu bạn bay đến Thessaloniki, bạn có thể đi bằng xe buýt công cộng (24/7) với giá 0,5 euro đến nhà ga xe lửa và bắt một chuyến tàu từ đó (giá vé 14 € một chiều).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Tsedenbal Tsogzolmaa", "role": "user" }, { "content": "Tsedenbal Tsogzolmaa là một chính trị gia người Mông Cổ. Bà từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Mông Cổ. Trung Quốc đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực của nước ta (Mông Cổ) nhằm chấm dứt hệ thống trường học ba ca, bằng cách viện trợ không hoàn lại để xây dựng trường học và nhà trẻ mới. Tsedenbal Tsogzolmaa (2019) trong: \"Interview: China's aid boosts Mongolia's education -- Mongolian minister\" của Xinhua News, 4 tháng 9 năm 2018. Wikimedia Commons có phương tiện liên quan tới: Tsedenbal Tsogzolmaa", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Pisa", "role": "user" }, { "content": "Pisa là một thành phố ở vùng Toscano của Ý. Pisa là tỉnh lỵ tỉnh Pisa. Thành phố có tháp nghiêng Pisa nổi tiếng. Dân số 90.000 người. Pisa nổi tiếng với thế giới Tháp Nghiêng nổi tiếng, nhưng những người đến đây với tâm trí của họ đã quyết rằng tháp là điều duy nhất để xem có thể bỏ lỡ phần còn lại của những tuyệt tác kiến ​​trúc và nghệ thuật của thành phố xinh đẹp này. Khoảng nửa giờ đi bộ từ Campo dei Miracoli đến ga xe lửa chạy qua một con đường cho người đi bộ với nhiều điểm tham quan thú vị, cửa hàng và nhà hàng. Cách tốt nhất để tham quan Pisa là đi bộ trên đường phố, như trung tâm thành phố là rất nhỏ, và tận hưởng tầm nhìn và không khí. Pisa sẽ không là Pisa mà không có trường đại học. Thành phố được làm sinh động bởi các sinh viên, những người tổ chức tiệc tùng, chương trình, và các sự kiện văn hóa, và điền vào các đường phố trung tâm thành phố vào ban đêm. Đại học Pisa đã có 60.000 sinh viên trong một thành phố có khoảng 100.000 cư dân. Bạn sẽ nhận thấy sự tinh tế sinh viên trong thành phố khi bạn rời khỏi khách du lịch campo dei Miracoli. Pisa có xe lửa thường xuyên đến và đi từ Florence (thường là ba một giờ), đến và đi từ Lucca (thường là mỗi giờ) và cũng có thể truy cập bằng xe buýt, và có một sân bay quốc tế. Pisa Centrale là nhà ga xe lửa chính của Pisa. Tàu từ Roma đi Genova dừng lại ở Pisa Centrale. Nếu bạn đang có kế hoạch một chuyến thăm trong tuyến đường đến Pisa, nó cũng thuận tiện vì Pisa Centrale dịch vụ gửi lại hành lý mở cửa từ 6:00-21:00. Mỗi hành lý gửi chi phí € 3 cho 12 giờ. Khác, nếu bạn đang ở trong thành phố chỉ để nhìn thấy Tháp nghiêng, bạn cũng có thể nhận được xuống tại S. ga xe lửa Rossore Pisa là gần gũi hơn với tháp. Làm kiểm tra lịch trình đào tạo như không tất cả các tàu sẽ dừng lại ở đó. Tuy nhiên có xe lửa khu vực đến Florence mỗi giờ vào phút thứ 46 (như trên ngày 09 tháng bảy năm 2012). Sân bay Pisa Galileo Galilei (IATA: PSA) là sân bay chính của Tuscany và được phục vụ bởi một số hãng hàng không điều hành hàng trăm chuyến hàng tuần đến quốc gia và các điểm đến quốc tế. Nhiều công ty cung cấp các chuyến bay thuê đến và đi từ một số điểm đến châu Âu và ngoài châu Âu. Bay đến Pisa thực sự là giá rẻ và dễ dàng: các hãng hàng không chi phí thấp nhất được công nhận đều phục vụ Pisa. Sân bay gần trung tâm thành phố - nó chỉ mất một vài phút để đến được trung tâm bằng xe buýt, xe lửa hoặc xe taxi. Các sân bay cũng nằm trong khoảng cách đi bộ của các trung tâm, mất khoảng 20 phút. Đừng mong đợi sân bay được mở cửa 24/7. Nhiều sân bay nhỏ hơn châu Âu không có giờ mở cửa, do đó, không mong đợi để ở lại qua đêm hoặc đi chơi đến khuya. Bạn có thể mua xe buýt và vé tàu từ các bàn thông tin trong hội trường khách. Các đoàn tàu là cách nhanh nhất để có được đến thành phố nhưng chỉ chạy hai lần mỗi giờ. Chi phí vé máy 1,10 € và đi xe chỉ mất khoảng 5 phút. Campo dei Miracoli (tiếng Việt: Cánh đồng kỳ diệu) là một khu vực rộng, có tường thành tại trung tâm thành phố Pisa, Toscana, Ý tọa độ ( 43°43′24′′B, 10°23′43′′Đ), được công nhận là một trong những trung tâm chính của nghệ thuật thời trung cổ trên thế giới. Một phần được lát đá và một phần bãi cỏ, khu vực này được bốn công trình xây dựng lớn chiếm lĩnh: Duomo, Tháp nghiêng Pisa (gác chuông của nhà thờ), Baptistery và Camposanto. Nơi này còn được gọi là Piazza del Duomo (\"Quảng trường giáo đường\"). Năm 1987 cả khu vực quảng trường này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Khu vực này có những công trình nổi bật: *Torre Pendente (Tháp nghiêng) [1] Cấu trúc ban đầu được hình thành như là tháp chuông của nhà thờ. Xây dựng bắt đầu vào năm 1173, tòa tháp bắt đầu nghiêng ngay sau đó do lún mặt đất bên dưới nền của nó. Một dự án để giữ cho tháp từ nghiêng nhiều hơn và tới hạn trên cuối cùng đã đạt đến một kết thúc thành công vào năm 2001, và tháp là một lần nữa mở ra cho những người muốn leo lên nó. Leo lên tháp đòi hỏi đặt vé giá 15 €. Vé có thể được mua với tháp trong ngày trong một thời gian vào tham quan cụ thể. Việc mua vé có thể là 45 phút-2 giờ sau khi thời gian mua, nhưng có rất nhiều để xem trong khi bạn chờ đợi. Tốt hơn nếu bạn mua vé trực tuyến [2] với giá 17 euro trước đó. Vé là không thể trao đổi, có hiệu lực không hoàn lại, và cho tham quan tháp, vì vậy đó là một chút của một rủi ro để mua trước. Làm cho các nỗ lực để leo lên, mặc dù, và bạn sẽ được thưởng bằng tầm nhìn từ trên tháp. Sự tò mò: tháp Pisa nghiêng nổi tiếng không phải là người duy nhất, do khu vực đất đầm lầy mà chúng được xây dựng trên, có 2 tháp khác ở Pisa: Tháp chuông Nhà thờ San Nicola, gần bờ Arno và Tháp Chuông của San Michele Scalzi của Giáo Hội. # pisatowers *Duomo di Pisa, một nhà thờ lộng lẫy, có chứa tác phẩm nghệ thuật bởi Giambologna, Della Robbia, và các nghệ sĩ lớn khác. Phong cách Romanesque tốt với lối đi đôi và một mái vòm, một hậu cung khảm khổng lồ phần của Cimabue, và một bục giảng tốt Giovanni Pisano vào cuối Gothic / đầu phong cách Phục Hưng. *Battistero, (rửa tội) lớn quanh mái vòm La Mã với nhiều trang trí điêu khắc và một cái nhìn tốt lên hàng đầu, leo lên này nếu bạn muốn có một cái nhìn tuyệt vời với tháp nghiêng có thể nhìn thấy trong bức ảnh của bạn. Vỉa hè phong cách Ả Rập, bục giảng Nicola Pisano (cha của Giovanni), và phông chữ bát giác. *Campo Santo Monumentale, (nghĩa trang) một nghĩa trang khổng lồ với nhiều tác phẩm thú vị, bao gồm cả một bộ sưu tập của La Mã quách cổ xưa và bức bích họa thời trung cổ lộng lẫy của \"Master of Triumph of Death\". *Museo del Opera del Duomo, có tác phẩm điêu khắc và các bức tranh trước đây là bảo quản trong nhà thờ và nghĩa trang. Một số khác thường hơn là griffins đồng từ Syria bắt giữ bởi quân Thập tự chinh. Bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp từ tháp và Duomo từ ban công. *Museo delle Sinopie, bị bỏ qua bởi nhiều du khách, bảo tàng này là một điều trị cho những người yêu nghệ thuật. Sau Thế chiến II rất nhiều các bức tranh tường còn sót lại và miếng của bức tranh tường từ Campo Santo Pisa đã được tách ra từ các bức tường để cố gắng bảo tồn chúng. Nó đã bất ngờ phát hiện ra rằng những bản phác thảo nghệ sĩ bên dưới sống sót. Những đã được chuyển đến bảo tàng này.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Cuốn theo chiều gió", "role": "user" }, { "content": "Cuốn theo chiều gió là tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả người Mỹ Macgaret Mitchell xoay quanh nhân vật nữ chính Scarlett O'Hara, trong bối cảnh cuộc nội chiến Mỹ. Chỉ cần đủ can đảm, cô có thể làm mà không có cần đức hạnh. [với Scarlett] Cô phải lên võ đài một mình. Bầy sư tử đói sẽ ngấu nghiến cô. Có Chúa chứng giám, có Chúa chứng giám chúng sẽ không làm gì được mình. Mình sẽ sống và đến khi tất cả những chuyện này qua đi, mình sẽ không bao giờ bị đói lần nữa. I'm going to live through this and when it's all over, I'll never be hungry again. Mình, và bất kì người thân nào của mình. Nếu cần mình có thể dối trá, trộm cắp, bịp bợm hay giết người. Có Chúa chứng giám, mình sẽ không bao giờ bị đói lần nữa! Xếp thứ 59 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ . Mình không thể để hắn đi. Không thể. Phải có cách để giữ hắn lại. Ôi, mình không thể nghĩ về nó bây giờ! Mình sẽ phát điên lên mất! Mình sẽ nghĩ về nó ngày mai. Nhưng mình phải nghĩ về nó. Phải làm gì bây giờ? Phải làm gì với những vấn đề này? Tara! Nhà tôi! Mình sẽ về nhà. Và mình sẽ nghĩ cách để quyến rũ Rhett lần nữa. Dù sao đi chăng nữa... ngày mai sẽ là một ngày khác. Xếp thứ 31 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ. Scarlett: Cathleen, đó là ai vậy? Cathleen Calvert: Ai cơ? Scarlett: Gã đàn ông đang nhìn chúng ta mà cười. Cái gã thô tục đó. Cathleen Calvert: Chị yêu quý, chị không biết sao? Đó là Rhett Butler. Hắn là người Charleston. Và tai tiếng hắn thật là kinh khủng. Scarlett: Hắn nhìn như muốn xuyên qua áo tôi vậy. Ashley: Là còn chưa đủ sao khi em đã thâu tóm hết trái tim của mọi đàn ông ngày hôm nay? Em biết nó thuộc về em mà. Đây, em hãy cắn nó đi. Scarlett: Đừng đùa lúc này... Ồ tim anh thuộc về em hả? Em yêu anh. Em yêu anh. Ashley: Lẽ ra em không nên nói ra những điều này. Và em sẽ ghét luôn cả anh vì đã nghe. Scarlett: Em sẽ không bao giờ ghét anh. Và em biết anh có để ý tới em. Ồ, anh có để ý tới em mà? Ashley: Phải, anh có để ý. Ôi, chúng ta có thể đừng đi quá xa và quên hết những điều vừa nói chứ? Scarlett: Nhưng chúng mình sẽ ra sao? Anh... anh sẽ không cưới em? Ashley: Anh sẽ cưới Melanie. Scarlett: Nhưng anh không thể làm thế. Trừ khi anh không để ý đến em! Ashley: Ôi em thân mến, tại sao cứ bắt anh phải nói ra những điều làm em đau đớn? Làm thế nào để em hiểu đây? Em quá trẻ con và vô tư. Em chưa biết hôn nhân nghĩa là gì. Scarlett: Tất cả những gì em biết là em yêu anh! Và anh không yêu Melanie! Ashley: Nàng giống anh, Scarlett. Nàng cùng dòng máu với anh và bọn anh hiểu nhau. Scarlett: Nhưng anh yêu em! Ashley: Tại sao anh có thể yêu em - em có tất cả những cá tính mà anh thiếu? Nhưng tình yêu đó không đủ để tạo nên hôn nhân hạnh phúc cho hai con người khác biệt như chúng ta. Scarlett: Tại sao anh không nói ra, đồ hèn? Anh sợ phải cưới tôi. Anh thích sống với con nhỏ đần độn già nua và chỉ có thể mở mồm ra nói: \"Phải, má\", \"không phải, thưa má\" đó rồi sinh ra một bầy con nhợt nhạt như nó! Ashley: Đừng nói về Melanie như vậy. Scarlett: Ai nói tôi không thể? Anh lừa tôi, anh khiến tôi tin rằng anh sẽ cưới tôi! Ashley: Scarlett, tỉnh táo lại đi em. Anh có bao giờ như thế. Scarlett: Có! Đúng! Anh đã từng! Tôi sẽ căm hận anh cho đến chết! Tôi không thể nghĩ ra từ nào để nói về anh! [Scarlett tát chàng. Chàng ra ngoài và trong cơn tức giận cô ném cái bình hoa. Rhett nhổm người ra khỏi ghế sofa.] Rhett: Chiến tranh đã bắt đầu? Scarlett: Thưa ông, ông... không cho biết ông có mặt ở đây. Rhett: Giữa những màn yêu đương vừa rồi? Nó có vẻ không được lịch sự lắm? Nhưng đừng lo, bí mật của cô sẽ được giữ kín. Scarlett: Thưa ngài, ngài không phải là quý ông. Rhett: Và thưa cô, cô cũng phải là là một thiếu nữ đoan trang... Nhưng đừng nghĩ rằng tôi muốn chế giễu cô. Nhưng quý cô không bao giờ hấp dẫn với tôi. Scarlett: Nhưng ông đã tham gia vượt phong toả. Rhett: Vì lợi nhuận, và chỉ vì lợi nhuận. Scarlett: Tại sao ông nói với tôi những điều cả ông cũng không tin? Rhett: Tôi tin vào Rhett Butler, đó là lí do duy nhất mà tôi biết. Còn lại đều là vô nghĩa. Rhett: Đừng cố ve vãn tôi. Tôi không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. Tôi muốn nhiều hơn sự tán tỉnh. Scarlett: Ông muốn gì? Rhett: Tôi sẽ nói với cô, Scarlett O'Hara, nếu cô vứt cái điệu bộ người đẹp miền Nam trên mặt đi. Một ngày nào đó, tôi muốn nghe từ cô những lời cô đã nói với Ashley Wilkes: \"Em yêu anh!\" Scarlett: Đó là những điều ông không bao giờ được nghe tôi nói - Thuyền trưởng Butler - khi ông còn sống. Rhett: Cô lấy gì thế chấp? Scarlett: Đôi hoa tai của tôi. Rhett: Không thú vị. Scarlett: Khế ước Tara. Rhett: Tôi sẽ làm gì với cái nông trại đó? Scarlett: Ồ, ông sẽ không mất mát gì. Tôi sẽ hoàn trả vào vụ bông tới. Rhett: Không hấp dẫn lắm. Cô không còn gì hơn sao? Scarlett: Ông từng nói là ông thèm muốn tôi. Nếu ông vẫn còn thèm muốn tôi, Rhett... Rhett: Đừng quên. Tôi không sinh ra để lấy vợ. Scarlett: Không, tôi chưa quên. Rhett: Cô không đáng giá 300 đô la. Cô không hiểu nhưng lại là nỗi đau khổ của bất kì người đàn ông nào. Scarlett: [Sau khi nhận lời cầu hôn của Rhett] Tiền rất có ích và là một lí do tôi muốn lấy anh. Sẽ vô cùng ngu xuẩn nếu nói tôi yêu anh, anh biết ngay là tôi dối trá. Anh luôn nói chúng ta có rất nhiều điểm chung... Rhett: Cô nói đúng, cưng à. Tôi không yêu cô hơn cô yêu tôi. Có trời giúp được người nào thực lòng yêu cô. Ashley: Phải, chúng ta đã đi quá xa khỏi những ngày tháng xa xưa ấy, phải không Scarlett?... Những ngày rực nắng và yên bình. Scarlett: Đừng nhìn lại Ashley, đừng nhìn lại. Nó sẽ đâm sâu vào tim anh cho đến khi anh kiệt sức nếu quay đầu nhìn lại. Ashley: [về cái chết của Melanie] Anh không thể sống thiếu nàng. Không thể. Mọi thứ anh có đều đi cùng cô ấy... Cô ấy là giấc mơ duy nhất anh có mà không bao giờ gục ngã trước thực tế. Scarlett: Ashley, đáng lẽ từ nhiều năm trước anh phải nói với em anh yêu chị ấy, không phải em, và nhử em bằng những lời lẽ đó. Nhưng anh đã chờ cho đến bây giờ, khi Melly không còn nữa. Để cho em thấy em không bao giờ là gì với anh, hơn là con Watling với Rhett... Và em đã yêu những thứ thực ra chưa bao giờ tồn tại. Rhett: Có vẻ như chúng ta đều đã lầm. Nhưng tất cả bây giờ là vô nghĩa. Khi còn Bonnie, vẫn còn cơ hội để chúng ta hạnh phúc. Anh thích nghĩ rằng Bonnie là em thời thơ ấu, trước chiến tranh, và nghèo khổ chưa đến với em. Nó quá giống em, và anh có thể cưng chiều nó, che chở nó, như anh muốn che chở cho em. Nhưng khi nó mất, nó đem đi tất cả. Scarlett: Ôi, Rhett, Rhett đừng nói như vậy. Em xin lỗi, em xin lỗi vì tất cả. Rhett: Cưng, em như một đứa trẻ. Em nghĩ chỉ cần nói \"Xin lỗi\", mọi thứ sẽ được sửa đổi sao. Đây, cầm lấy khăn. Không bao giờ, trong mọi lúc, em mang theo khăn tay. Scarlett: Rhett! Rhett, anh sẽ đi đâu? Rhett: Trở về Charleston, nơi chôn nhau cắt rốn. Scarlett: Cho em đi cùng anh! Rhett: Không, anh vứt bỏ mọi thứ tại đây. Anh cần sự thanh tịnh. Anh muốn thấy nơi mà cuộc sống không còn quyến rũ và phù phiếm. Em hiểu những gì anh đang nói chứ? Scarlett: Không! Em chỉ biết rằng em yêu anh. Rhett: Đó là bất hạnh của em. [Rhett đi lên cầu thang] Scarlett: Ôi, Rhett! [Scarlett nhìn Rhett mở cửa] Scarlett: Rhett! [chạy lên cầu thang sau Rhett] Scarlett: Rhett, Rhett! Rhett, Rhett... Rhett, nếu anh đi, em sẽ đi đâu? Em sẽ làm gì? Rhett: Thật lòng mà nói, cưng, anh cóc cần. Xếp thứ 1 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ. Wikipedia có bài viết về: Cuốn theo chiều gió Gone with the Wind at filmsite.org", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Utah", "role": "user" }, { "content": "Utah là một tiểu bang miền tây của Hoa Kỳ. Đây là bang thứ 45 được gia nhập vào hiệp chủng quốc vào ngày 4 tháng 1 năm 1896. Khoảng 88% dân số của tiểu bang Utah sống trong một khu vực đô thị lớn là Wasatch Front với thành phố Salt Lake là trung tâm. Trong khi đó, một phần lớn diện tích tiểu bang không có dân cư sinh sống đã biến Utah trở thành bang có mức độ đô thị hóa cao thứ 6 tại Hoa Kỳ. Cái tên \"Utah\" được bắt nguồn từ ngôn ngữ của người da đỏ Ute bản địa, có nghĩa là \"những con người của vùng núi\". Utah được biết đến như một tiểu bang rất đa dạng về địa hình, từ những dãy núi cao tuyết phủ cho đến những thung lũng sông và các sa mạc đá khô cằn, khắc nghiệt. Tiểu bang này còn được biết đến với tỉ lệ tương đồng về tôn giáo cao nhất liên bang. Khoảng 61% người trưởng thành ở Utah là thành viên của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (hay còn gọi là đạo Mormon), một tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và đời sống thường nhật của tiểu bang này. Tiểu bang Uath là một trung tâm về giao thông vận tải, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, khai thác khoáng sản và du lịch, đặc biệt là những khu trượt tuyết. Thành phố Salt Lake, thủ phủ của tiểu bang Utah là nơi đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2002. Salt Lake City - nằm dọc theo dãy núi Wasatch, nó là thành phố lớn nhất và thủ phủ của tiểu bang, trung tâm của Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô của Thánh Hữu Ngày Sau (LDS Giáo Hội, mà các thành viên được gọi là tín đồ Mormon), bao gồm Quảng trường Temple và Đại học Utah, thành phố chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 2002 Thành phố Cedar - thành phố có trường đại học của Đại học Nam Utah ở miền bắc Dixie, quê hương của Utah Liên hoan Shakespeare hàng năm, và nằm gần Cedar Breaks Di tích quốc gia và phần phía tây bắc của Zion National công viên Logan - thành phố phát triển nhanh chóng nằm trong Thung lũng Cache trong miền bắc Utah, với nhiều hoạt động giải trí gần đó, hai cấu trúc ấn tượng tôn giáo Mặc Môn và Đại học bang Utah Moab - thành phố du lịch ở phía đông bắc Canyon Quốc gia, nằm ở trung tâm của một khu vực giải trí lớn bao gồm Arches, Canyonlands vườn quốc gia và Dead Horse Vườn Tiểu bang Point, và cung cấp Outfitters ngoài trời và hướng dẫn Ogden - truyền thống công nghiệp thành phố phía bắc của thành phố Salt Lake, trong đó bao gồm George S. Eccles Công viên khủng long và gần khu trượt tuyết và nhiều hoạt động giải trí phong phú Giá - thị trấn nhỏ ở phía đông Utah với nhiều điểm tham quan địa phương khủng long, petroglpyhs Ấn Độ cổ đại, Đại học Đông Utah, và các khu vực sa mạc mở rộng Provo - nằm trong thung lũng Utah phía nam của thành phố Salt Lake trên dãy núi Wasatch, ngôi nhà của Đại học Brigham Young, và được bao quanh bởi các dãy núi cao, trượt tuyết, hẻm núi, Utah Lake, và nhiều cơ hội giải trí khác Park City - thành phố nghỉ mát núi ở trung tâm của khu vực lớn thể thao mùa đông với 3 khu trượt tuyết, nhiều sự kiện cho Thế vận hội mùa đông năm 2002 đã diễn ra gần đây St George - thành phố đang phát triển nhanh ở góc phía tây nam của nhà nước trong Dixie, gần Zion National Park và cung cấp rất nhiều hoạt động giải trí nhàn nhã giống như Mesquite, Nevada và cũng là một điểm nóng cho nghỉ xuân", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Câu đối về các nhân vật lịch sử thời Trần, Hồ, Hậu Trần", "role": "user" }, { "content": "Trần Thủ Độ sinh ở làng Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng, nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tổ tiên ông vốn nối đời làm nghề đánh cá, từ Yên Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) về vùng sông nước Hiển Khánh, Tức Mặc ven bờ sông Hồng (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), rồi sang ở vùng Bát Xá - Tam Nông (tám làng Xá, ba làng Nông) cạnh dòng sông Luộc. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm. Đền thờ Thái Sư Trần Thủ Độ có tên chữ là \"Thanh Nhân Từ\" (đền Thanh Nhàn), phụng thờ cả Thái sư và vợ ông là Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Ở phần nội tự còn lưu giữ 3 đôi câu đối cổ khắc trên đá phản ánh ngợi ca công lao đức độ của Thái sư với dân tộc nói chung quê hương Minh Phượng nói riêng: Thúc phụ Đông A triều, vạn lý sơn hà đáp khí Thái sư Nam Việt quốc, thiên thu thảo mộc tri danh Dịch nghĩa: Xứng bậc cha chú vương triều Trần, vạn dặm núi sông dậy khí Làm Thái sư nước Việt, nghìn thu cây cỏ lưu danh) Đức trạch nguy nga sơn hữu sắc Anh uy hạo đãng thuỷ vô ba Dịch nghĩa: Ân đức sáng trong ngời sông núi Uy danh cao rộng cảm nước non Cảm ứng linh thông hồn mạc trắc Tảo trừ bảo hộ diệu vô cùng Dịch nghĩa: Cảm ứng linh thông hồn bất diệt Giúp dân trừ ác để đức sáng ngàn thu Trong đền thờ ông trên đồi Lim (Tiên Sơn, Hà Bắc) có hai câu đối treo ở trước bàn thờ như sau: Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu Dịch nghĩa: Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) lên làm Thái Thượng Hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành lập hành cung Vũ Lâm, lập Am Thái Vi ở giữa động Vũ Lâm (một thung lũng rộng chừng 20 mẫu ở phía Tây thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư ngày nay). Sau khi ông mất, nhân dân đã xây dựng đền thờ Trần Thái Tông, Hiển Từ Hoàng Thái Hậu (tức Hoàng hậu Thuận Thiên) và Trần Thánh Tông tên là \"Thái Vi Từ\". Gọi là Thái Vi, vì là nơi Hoàng đế nhà Trần xuất gia. Thái Vi Từ được xây dựng theo kiểu \"nội công ngoại quốc\" (nghĩa là bên trong chữ công, bên ngoài chữ quốc\". Trên hai cột đá hai bên gian giữa của bái đường có trạm khắc câu đối: \"Nhất thống sơn hà, Thiên trường phủ vương hầu đệ trạch Thiên thu hương hỏa, Thái Vi cung văn vũ y quan\" Dịch nghĩa: Thu phục giang sơn, phủ Thiên Trường dựng vương hầu cung thất Ngàn năm hương hỏa cung Thái Vi quan văn võ đều về chầu Lê Văn Hưu người làng Phủ-lý, huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Tương truyền, khi còn là học trò, một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài: vế ra: Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt Bễ lò rèn là hai ống trụ tròn, rỗng ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm hoặc thép), đường kính chừng 15 - 20 phân, cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như chiếc bơm tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ xuống... tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì phò - như người bị hen thở, tất nhiên to hơn nhiều. Lê Văn Hưu đối: Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên Câu đối này có thuyết nói của Đoàn Hy. Đoàn Hy vừa làm thợ rèn, vừa chăm chỉ học, đổ thủ khoa thi Hương trường Nam Định. Tuy nhiên có 1 số chữ nghĩa hơi khác cho nên đưa cả câu để phân biệt cho rõ. Quan chủ khảo biết nghề nghiệp vị tân khoa, ra câu đối: Than bỏ vào lò, sắt bỏ vào lò, bể thổi phì phò, đúc ra miếng bạc Đoàn Hy đối lại: Mực nằm trong túi, bút nằm trong túi, người viết lúi húi, tên chiếm bảng vàng Đặng Ma La là con Tiễn sĩ Đặng Nghiêm quê làng An Để, Vũ Thư, Thái Bình. Gặp thời tao loạn, nhà Trần cướp ngôi, hai cha con phải chạy về quê lánh nạn tại làng Khúc Thuỷ, Chương Đức, Hà Đông và đổi từ họ Lý sang họ Đặng. Thân mẫu của Đặng Ma La tên là Lý Thị Tiêu, một hôm đi cấy mướn về giữa đồng làng thì trời giông bão. Cô phải chui vào một cái quán, ngủ thiếp đi, cô mơ thấy một vị thần có bàn chân to lớn còn để lại dấu. Cô ướm bàn chân mình, người thấy khác lạ, rồi cô có mang. Cô sinh ra một chàng trai tuấn tú, đạt tên cho con là Ma La – ý nói con ma ở xứ đồng La đã nhập vào mình nên sinh con! Mùa xuân năm Đinh Mùi 1247, Vua Trần Thái Tông mở khoa thi lần đầu tuyển chọn Tam khôi đặt danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Dự khoa thi năm ấy, Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng Nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám Hoa. Một hôm, thầy Đồ làng ra câu đối để thử tài Đặng Ma La : Làm thằng chí, làm thằng chuột, làm thằng bạch đinh, khốn khó lầm than cùng mặt đất Đặng Ma La nhanh chóng ứng khẩu: Đỗ ông cống, đỗ ông nghè, đỗ ông hoàng giáp, giàu sang phú quý lệch ngang trời Trong bữa tiệc dãi các tân khoa, vua Trần hỏi “Do đâu mà có tài học như vậy ?”. Nguyễn Hiền trả lời:“sinh nhi tri chi” (sinh ra đã biết hết) Vua nhìn sang Đặng Ma La: “Đắc ư sư truyền” (nhờ được thầy truyền dạy). Nhà vua rất hài lòng về câu của Đặng. Tại đền thờ Đặng Ma La ở Hàng Kênh - Hải Phòng còn câu đối: Khoa giáp tứ truyền thập tứ tuế Thám hoa kỳ thủy Lương hoàn phúc trạch kỷ thiên niên trúc lãnh như anh Dịch nghĩa: Khoa giáp truyền đời khởi đầu đỗ Thám hoa 14 tuổi Đất phúc hoàn lương nghìn năm xây đắp mãi dõi tinh anh Đối đáp với quan Lang Trung: Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ. Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu: vế ra: 童子六七人無如爾巧 Ðồng tử ngũ lục nhân, vô như nhĩ xảo! (Bọn trẻ năm sáu đứa, không đứa nào khéo bằng mày) Cậu bé Hiền thấy vậy, hỏi ông quan rằng: “Trước hết xin ông cho biết ông làm chức quan gì?”. Quan nói: “Ta là quan Lang Trung, mỗi tháng ăn lương hai ngàn hộc” Thấy quan có ý khoe khoang, cậu bé Hiền liền đọc rằng: 郞中二千石莫若公... Lang trung nhị thiên thạch, mạc nhược công ... (Quan lang trung ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai. . . bằng ông). Quan cười bảo: “Ðối còn thiếu một chữ!”. Nguyễn Hiền nài cho tiền rồi sẽ đối nốt. Quan cho tiền xong, cậu bé Hiền liền bổ sung chữ 廉 Liêm vào cuối vế đối. Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm: “Thế nếu ta không cho tiền, thì cháu đối chữ gì?”. Nguyễn Hiền trả lời: “ Khó gì? Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc điền chữ 貪 Tham vào thôi!”. Quan biết thằng bé láu cá, đành phải bỏ đi không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to đầu mà dại”! Có thuyết khác nói giai thoại này là của Vũ Công Duệ đời Hậu Lê, Vũ Công Duệ (1468 - 1522) tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên năm 20 tuổi khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 đời Lê Thánh Tông (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu Đối đáp với các quan khâm sai: Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương (tỉnh Nam Định). Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, vua Trần Thái Tông thấy trạng quá nhỏ, bèn cho trạng về quê, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều phong quan. Được ít lâu, sứ thần Mông Cổ sang An Nam đem 1 bài thơ sang thách giải nghĩa: \"Lưỡng nhật bình đầu nhật, tứ sơn điên đảo sơn, lưỡng vương tranh nhất quốc, tứ khẩu tung hoành gian\". Vua Trần hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao, phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai viên khâm sai không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, viên quan võ thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng, vế ra là: Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy? (câu này nói về cách chuyển hóa chữ: “tự” [字] (chữ), ‘tách’ [宀] (giằng đầu), còn “tử” [子] (con) Một đứa trẻ đối ứng khẩu ngay: Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này? (vế dưới cũng là phép tương tự: “vu” [于] (chưng), ‘bỏ’ [一] (ngang), thành chữ “đinh” [丁] (đứa) Đối xong đám trẻ giải tán ai về nhà nấy, hai viên sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp. Viên quan văn bèn đọc một câu rằng: Văn quân từ viễn bảo trù, hà tu nự áo (Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp) Trạng Hiền ứng khẩu đối ngay: Ngã bản hữu quan cư đinh nại, khả tam điêu canh (Ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng) Hai vị khâm sai biết đúng là trạng bèn mời về cung, trạng nói: “Nhà vua muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”. Sứ phản hồi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, bấy giờ trạng mới chịu hồi cung. Khi đến kinh, Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng: \"Câu thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; Câu thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; Câu thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, câu thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền\". Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất. Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ đôi câu đối ca ngợi công tích của Trạng như sau: Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc (Mười hai tuổi khai khoa hai nước) Vạn niên thiên tuế lập tam tài (Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài) Đông A nhất giáp sinh tri Trạng Nam Việt thiên thu quốc tế thần Câu đối khắc tại đình Lại Đà thuộc xã Đông Hội huyện Đông Anh thủ đô Hà Nội: Kình thiên đại quán long lân trụ Dục nhật linh quang hổ nhãn trì Dịch nghĩa: Quán lớn chống trời cột vẩy rồng Ao mắt hổ tắm trong ánh mặt trời Bạch Liêu còn gọi là Bạch Đồng Liêu sinh ở làng Thanh Đà, tổng Quỳ Trạch huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Bạch Liêu đư­ợc vua Trần phong sắc Đ­ương cảnh thành hoàng đại vư­ơng, dân lập đền thờ tôn vinh vị Tổ khai khoa của xứ Nghệ. Sinh thời Bạch Liêu đã chọn huyệt đất ở dưới chân núi Hồng Lĩnh làm nơi an nghỉ ngàn thu. Sau khi ông mất, con cháu theo di chúc an táng mộ ông ở địa điểm ấy -Nay thuộc thôn Phú Hưng xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ Bạch Liêu ở xã Mã Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, ở đây có đôi câu đối ca ngợi đức sáng của ông: Sinh tiền bật dĩ Đông A đế (Sống không nhận quan tước của vua Trần) Mật hậu năng vi Nguyễn Xá thần (Chết mong làm phúc thần cho dân Nguyễn Xá) Nghệ An là vùng đất \"địa linh nhân kiệt\". Thời đại nào, xứ Nghệ cũng có người đỗ đạt cao, đem tài ra giúp dân, giúp nước. Văn miếu tỉnh Nghệ An được làm vào thời Nguyễn Gia Long (1803) có đôi câu đối nổi tiếng như sau: Hoan Châu văn khí thiên niên trụ (Hoan Châu văn khí ngàn năm vững) Học đạo chính tâm vạn cổ truyền (Học đạo chính tâm muôn thuở còn) Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ông có vốn tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ). Những câu đối đề tại đền Kiếp Bạc: Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí (Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng) Lục Đầu vô thủy bật thu thanh (Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo) Câu đối trên của Thám Hoa Vũ Phạm Hàm (1864 - 1906). Chữ \"thu\" trong vế đối thứ hai của ông đã gây ra tranh luận từ nhiều năm sau này về ẩn ý của chữ đó, tuy nhiên, Viện Hán Nôm năm 1998 thông báo chính thức: “Từ “ Thu thanh” trong câu đối thì “Thu” là mùa thu, với nghĩa hàm xúc là để chỉ ‘chiến tranh và đau thương tang tóc”, như các vị Trần Thái Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Du đã ghi trong thơ của mình. “Thu thanh” là tiếng mùa thu trừu tượng, nếu đối với “Kiếm khí” (hơi kiếm) cũng là trừu tượng, là những dạng phi vật chất mà ta chỉ có thể cảm nhận được bằng linh cảm là rất hợp, rất chỉnh”. Một trận sông Đằng, sóng gió đã tan hồn nghịch tặc Nghìn thu non Dược, khói bay còn tụ khí anh hùng Câu đối đề ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội: Vũ lược luyện hùng binh, Lục Thủy nghìn thu ghi sử Việt Văn tài mưu thượng tướng, Bạch Đằng một trận thắng quân Nguyên 2 câu đối đề ở đền Sơn Hải phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm - Hà Nội: 白滕水陣留清績 Bạch Đằng thủy trận lưu thanh tích (Chiến trận Bạch Đằng ghi vết tích) 東海雄兵萬古神 Đông Hải hùng binh vạn cổ thần (Binh sĩ Đông Hải hóa thần linh) Chương Dương dấu tích thiên thu tự Hàm Tử linh từ vạn cổ xuân Dịch nghĩa: Dấu tích Chương Dương từ nghìn xưa vọng lại Đền thiêng Hàm Tử còn mãi mãi mùa Xuân Những câu đối khác: Trung hiếu nhất tâm, Đằng Thủy ân ba quang tư tích (Trung hiếu một lòng, ơn sóng Bạch Đằng sáng ngời từ trước) Huân danh vu cổ, Hương Giang miếu điện tráng vu kim (Công lao thuở ấy, miếu điện sông Hương rạng rỡ đến nay) Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc (Làm con hiếu, làm tôi chung, công lớn chói sử xanh không chỉ hai lần yên đất nước) Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà (Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh trùm cõi tục vẫn còn muôn thuở giúp non sông) Câu đối đền Tương Thuận số 30 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội: Đền Tương Thuận có tên gọi theo địa danh của một làng có lịch sử khá cổ nằm ở khoảng đầu phố Khâm Thiên, trong ngõ đền Trương Thuận. Hai bên cổng có 2 trụ lớn đắp 2 câu đối, đỉnh trụ đắp nổi 2 bông sen nở. Thân trụ trang trí hình rồng phun nước: Nùng sơn Nhị thủy kỳ gian đa vượng khí (Giữa khoảng ấy núi Nùng, sông Nhị còn nhiều khí tốt) Á vũ Âu phong thử hội, biệt hữu thần quyền. (Hội cùng đây gió á, mưa Âu, riêng có thần quyền) Câu đối của cụ Chiêu Dương (chưa rõ lai lịch cụ thể) ca tụng công đức Hưng Đạo Vương: Bày trận thế, bắt tướng Hồ, nổi tiếng anh hùng vang đất Bắc Đem tài năng, cứu dân Việt, giữ nền xã tắc lừng trời Nam Câu đối khắc tại đình Đông Kiều thành phố Hải Dương: Đình Đông Kiều, thuộc khu dân cư số 13, phường Trần Hưng Đạo. Dưới đây là nội dung đôi câu đối khắc ở cổng đình: Tiết chế binh nhung toàn tài quyền Nguyên soái Triều đình sắc tặng Đại nghĩa Thượng quốc công Dịch nghĩa: Giữ chức Tiết chế, quyền Nguyên Soái toàn tài dẹp giặc Triều đình tặng sắc là bậc Đại nghĩa Thượng quốc công Những câu đối ở khu di tích đền Trần - chùa Tháp - Tức Mặc: Đền Trùng Hoa - nơi thờ tượng của mười bốn vị Hoàng đế nhà Trần: Hệ xuất Đông A, nhất điểm trung thành nhật nguyệt Danh đằng Mặc thủy, trùng hưng sự nghiệp Bắc Nam Dịch nghĩa: Trong họ Trần (chữ Đông ghép với chữ A thành chữ Trần) lòng trung thành sáng như Mặt Trời Tiếng lẫy lừng làng Tức Mặc (nghiên và mực) công trạng từ Bắc chí Nam Địa thị Tiên Châu, cảnh vật y nhiên tú dị Thiên khai vương trạch, lâu đài nghiễm nhược thanh cao Dịch nghĩa: Đất thuộc Châu Tiên, cảnh vật như xưa thiêng liêng vậy Trời cho nhà tướng, lâu đài vòi vọi vẻ thanh cao Những câu đối trong đền Cố Trạch: Vi danh tướng, vi danh thần, thạch mã sơn hà câu đối lệ Thị cố hương, thị Cố Trạch, Thiên Trường cung khuyết nhạ huân cao Dịch nghĩa: Là danh tướng, là danh thần, ngựa đá núi sông như đá mài như dải lụa Là cố hương, là Cố Trạch, đất Thiên Trường vẫn nhang khói vẫn nghiêm trang Thành Thái trùng kiến trạch từ, do lưu ký tái Thiệu Bình hựu tu vương thất, vị cải tiền quy Dịch nghĩa: Niên hiệu Thành Thái (1889 - 1907) dựng lại đền Cố Trạch còn ghi trong sách vở Đời Thiệu Bình (1434 - 1439) sửa đền thờ không đổi dấu xưa Văn hữu vương hầu thiên cổ ấp Vũ tiêu tướng súy vạn niên hương Dịch nghĩa: Văn có vương hầu quê ngàn thuở Võ là tướng súy ấp muôn năm Bách chiến lập kỳ công, ý thân lương tướng Thiên thu truyền thắng tích, Cố Trạch Tân Từ Dịch nghĩa: Trăm trận đánh đều lập kỳ công, là vị tướng trong dòng tôn thất tài giỏi Ngàn thu nêu dấu đẹp, ngôi đền Cố Trạch thật trang nghiêm Ghi chú: câu đối trên viết năm Thành Thái Quý Dậu (1897) do Phó Bảng Nguyễn Âu Chuyên người xã Hành Thiện huyện Xuân Trường, từng làm quan Bố Chánh Bắc Ninh đề bút. Tiền thổ trạch hậu linh từ, chí kim bất cải Hiến ư gia trung dữ quốc, tự cổ do truyền Dịch nghĩa: Trước là đất sau hóa đền thiêng, đến nay vẫn thế Hiếu với nhà trung cúng nước, việc cũ còn lưu Ghi chú: câu đối này do Tiến Sĩ Bùi Văn Dị người Châu Cầu huyện Kim Bảng (vốn làm quan Kinh Lược Phó Sứ - Thượng Thư Bộ Lại kiêm phụ chính đại thần Hiệp Biện Đại Học Sĩ) viết năm Thành Thái thứ nhất (1889) Đền Bảo Lộc nguyên là đền An Lạc, thuộc làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc nay là xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Từ thành phố Nam Định theo đường 38A chừng 5km, gặp dốc Hữu Bị rẽ trái, đi dọc đê Châu Giang khoảng 2km là đến đền Bảo Lộc. Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của vương triều Trần. Câu đối ngay phía trước đền còn ghi: \"Thử địa vi thánh phụ sở cư, thiên cổ cố truyền thang ấp xứ Kim thiên kế tiền nhân chi kiếp vạn niên do lại lộc hương an\" Dịch nghĩa: Đất này nơi thánh phụ ở năm xưa ngàn thuở vẫn còn nên thang ấp ấy Ngày nay nối tiền nhân từng dựng đặt muôn năm nhờ cậy lộc hương đây Những câu đối khác trong đền Bảo Lộc: Câu đối của đệ nhị giáp tiến sĩ Trần Bích San (người làng Vị Xuyên - Nam Định) Thung trận dư phong xao thụ diểu Dược sơn cổ nguyệt ấn giang tâm Dịch nghĩa: Một trận sông Đằng cây nổi gió Ngàn thu non Dược nước in trăng Câu đối của Tiến sĩ Vũ Văn Lý (người huyện Lý Nhân - Hà Nam) từng làm quan Tế Tửu Quốc Tử Giám: Bảo Việt sơn hà vân trụ bắc Phù trần miếu xã nhật thăng đông Dịch nghĩa: Gìn giữ non sông, đẩy mây đen về phương Bắc Giúp nhà Trần phù xã tắc, xoay cho mặt trời chuyển về Đông Phía Đông Bắc đền Bảo Lộc có lăng Hưng Đạo Đại Vương, trên lăng khắc đôi câu đối như sau: Ngọc cốt di truyền thang mộc ấp Kim thân xuất hiện Bảo Lộc hương Dịch nghĩa: Xương ngọc còn lưu ấp thang mộc (ấp vua ban) Thân vàng như ở làng Bảo Lộc Nam Đàn Cử nhân Nguyễn Văn Bình (chưa rõ tiểu sử cụ thể) có đôi câu đối ca ngợi đức Thánh Trần như sau: Đằng Giang vi nhị thứ chi chiến thắng trường tang hải bất vi thung thực tích Vận Lĩnh thị thiên thu chi linh ứng địa, phong lôi trường hưởng kiếm minh thanh Dịch nghĩa: Đằng Giang là nơi hai lần chiến thắng, cuộc tang hải không làm mất được dấu vết của những chiếc cọc Vạn Lĩnh là đất nghìn thu linh ứng, gió và sấm còn vang dài mãi tiếng gươm Những câu đối khắc tại đền Trần Thương thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam: Ngoài cổng chính: Anh hùng Nam quốc, Việt Đông, Bạch Đằng thiên binh đối thánh đế Nhĩ Hà tả, Long Xuyên hữu, thanh lưu vạn phái dụ văn lan Dịch nghĩa: Anh hùng nước Nam, Việt Đông, Bạch Đằng nghìn binh giúp thánh đế Bên phải Nhị Hà, bên trái Long Xuyên, nước trong vạn phái dậy sóng văn Đối Việt nhất tâm, huyện nhật nguyệt Huân cao vạn cổ, ngật càn khôn Dịch nghĩa: Giúp nước Việt một lòng, sáng như vầng nhật nguyệt Công ngời ngời vạn thuở, sừng sững sánh càn khôn Vạn Kiếp bí thư, vương tự thiện Lục Đầu chiến trận, thánh tri binh Dịch nghĩa: Vạn Kiếp bí thư do Vương tự soạn thảo Chiến trận Lục Đầu, đáng bậc thánh điều binh Cổng thứ hai: Đặc địa khởi lâu đài, tiền diện giang lưu truyền thắng tích Kình thiên chung tú khí, hậu đầu lâm thụ tráng kỳ quan Dịch nghĩa: Vũng đất linh thiêng dựng lâu đài, phía trước có song chảy, lưu truyền thắng tích Trời cao chung đúc khí lành, mặt sau cảnh quan tráng lệ, xum xuê rừng cây Uy chấn Hồ Nguyên, lưỡng độ vũ công thùy bất hủ Danh minh Việt sử, thiên thu thạch trụ ngưỡng di cao Dịch nghĩa: Uy danh chấn động quân Hồ Nguyên, hai độ võ công truyền bất hủ Tên tuổi khắc thi vào sử Việt, nghìn thư trụ đá vẫn vươn cao Khu Phương đình: Văn mô, Vũ lược, thiên sinh bang quốc cơ, quang phiến niệm tình trung dữ Vũ Mục, Phần Dương như nhất Hồ đái, giang khâm, hướng thiên thu linh tích, địa hữu nhân hình tọa đối Kiếp từ Bảo điện vi tam Dịch nghĩa: Văn tốt, võ tài, trời sinh tướng giỏi, giúp nước, chỉ một niềm giữ lòng trung, cùng Vũ Mục Phần Dương là một Hồ là thắt lưng, sông hay là vạt áo, dấu thiêng ngàn thu, nơi đây tạo lập đền thờ, cùng đền Vạn Kiếp, điện Bảo Lộc là ba Linh miếu nguy nga, quyết tự Lê Vĩnh Hựu kỷ nguyên bách dư nẫm Sùng từ tu tập, chính đương Hoàng Bảo Đại ngự lịch thập bát niên Dịch nghĩa: Miếu thiêng nguy nga, dựng từ kỷ nguyên Vĩnh Hựu, triều Lê, trải hơn trăm năm Tu sửa đền thờ, đúng vào năm Bảo Đại trùng tu, năm thứ mười tám Câu đối trước cửa võng: Trần tích bổ phong bi, Hồng Lạc giang sơn minh hạp kiếm Thương yên hoài túy miếu, long thiết thủy nhiễm trú hành tinh Dịch nghĩa: Sự tích Trần góp thêm công tích, non sông Hồng Lạc còn vang tiếng kiếm. Khói lam phủ miếu thiêng, cọc sắt rồng san sát cắm lòng sông như hàng cờ. Độc hứa tinh trung thanh khấu Bắc Vô cùng linh tích dực thiên Nam Dịch nghĩa: Chỉ giữ một lòng trung, quét sạch giặc Bắc Dấu thiêng lưu mãi mãi, giúp dập trời Nam Công quán Trần triều, danh tại sử Ân đàm thương xích, phúc lưu nhân Dịch nghĩa: Công đứng đầu triều Trần, danh còn ghi trong sử Ơn ban khắp già trẻ, phúc lưu giữ cho đời Xã tắc trung hưng, Việt sử ức niên sinh diện mục Thái Bình trứ lực, thiên Nam tòng cổ ngưỡng thần minh Dịch nghĩa: Xã tắc trung hưng, sử nước Việt ức niên luôn rạng rõ Thái bình gắng sức, trời Nam muôn thủa thờ kính thần minh Bạch khí tảo không, truyền bảo kiếm Thanh tiên phi hóa, thặng linh phù Dịch nghĩa: Khí trắng quét song, truyền kiếm báu Tiên xanh bay hóa, để bùa thiêng Lưỡng độ phá Nguyên sư, hiển hách hà niên dương thánh vũ Trùng hưng hồi thái vận, trương hoàng thử nhật vọng thần công Dịch nghĩa: Hai lần phá quân Nguyên, hiển hách năm nào, lừng lẫy võ công của thánh Trùng hưng trở lại vận thái, rạng rỡ ngày nay ngưỡng vọng của thần Quốc thị thần trung, gia tử hiếu Thiên phương hữu Việt, địa vô Hồ Dịch nghĩa: Với nước là trung thần, với nhà là con hiếu Trời có nước Việt, đất không có rợ Hồ Giải vũ: Công nhĩ vong tư, nghĩa khí y y hồ thủy nguyệt Trung di ư hiếu, linh thanh ẩn ẩn hải đằng ba Dịch nghĩa: Lo việc nước, quên thù nhà, nghĩa khí ngời ngời như từng soi hồ nước Chữ trung rộng hơn chữ hiếu, tiếng tăm lững lẫy tựa sóng cả biển khơi Uyển nhiên phượng vũ, ngư trào, tứ cố giang sơn chung vượng khí Trác nhĩ huy phi, điểu cách, thiên thu đống vũ ngật sùng từ Dịch nghĩa: Trang nghiêm phượng múa, cá chầu, bốn phía giang sơn chung khí tốt Sừng sững chim sà, điểu lượn, ngàn năm cột cái vững đền thiêng U tán ư thần, phú quí thọ khang hoằng ngũ phúc Hưởng tự vu miếu, huân cao thê thảng vĩnh thiên thu Dịch nghĩa: Ngầm giúp nhờ thần, phú quý thọ khang ninh đủ năm phúc Hưởng thờ ở miếu, khói hương nghi ngút, mãi mãi nghìn thu Cung Đệ nhị: Phương lưu trung hiếu, thần tiên dịch dị, phong chương hoa quốc điển Chí tại giang sơn, tông xã thiên thu, chính khí tác quan hà Dịch nghĩa: Lưu tiếng thơm trung hiếu, thần tiên hiển hách, sắc phong vua ban ngồi phép nước Chí gửi tại giang sơn, tông xã nghìn thu, khí thiêng chung đúc tại Sơn hà Hà thời mao việt xuất Đằng giang, phù Trần thị, phá Nguyên binh, hách hách phương danh truyền quốc sử 'Thử địa sơn hà chung tú khí, Đông Lạc Phong Nam Bảo Lộc y y linh tích trấn viêm bang Dịch nghĩa: Năm nào cờ giáo trên sông Bạch Đằng, giúp nhà Trần, phá quân Nguyên, hiển hách tiếng thơm ghi trong quốc sử Đất này sông núi khí thiêng chung đúc, Đông Lạc Phong Nam Bảo Lộc, ngời ngời linh tích trấn giữ trời Nam Giao Thủy cổ cung hàn, nguyên tự kỳ kim suy Vạn Kiếp Đằng giang tiền sự lãnh, chiến công chung cổ ký Trùng hưng Dịch nghĩa: Cố cung Giao Thủy nguội tanh, việc thờ tự đến nay đều qui về Vạn Kiếp Trận Bạch Đằng năm xưa đã lắng, chiến công lưu mãi, ghi buổi Trùng hưng Câu đối Nôm: Nhà nguyên sẵn nếp hiếu trung, bia Thượng phụ, gậy Quốc công, gây nên danh tiếng họ Trần, công đức treo đầy gương sử Việt Nước há quân hờn nô lệ, sóng Bạch Đằng, mây Vạn Kiếp, quét sạch tanh hôi nòi Thát, non sông kê lại góc trời Nam Câu đối có 4 giai thoại của Quả Ngôn (người làng Hội Thống huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh): Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son Giai thoại 1: “Bỏ gậy sắt”: Cha của Hưng Đạo Vương bị Thái sư Trần Thủ Độ cưỡng chế, buộc phải nhường vợ đã có mang cho vua Trần Thái Tông (là chú ruột của Ông). Cha ông có chống lại nhưng thất bại nên trong lòng vẫn ôm mối hận, muốn con mình phải trả thù nhà. Khi quân Nguyên sang xâm lăng nước ta, Trần Hưng Đạo được trao quyền cao, chức trọng. Vì thế, Trần Hưng Đạo có nhiều dịp được gần gũi vua Trần. Nhiều người nghi ngờ, sợ khi thời cơ thuận lợi, Hưng Đạo Vương giết vua, cướp ngôi để trả thù cho cha. Biết nhiều người nghi ngờ mình, Trần Hưng Đạo luôn luôn cố giữ lễ nghĩa thật đúng mực. Có lần ông cùng vua Trần Nhân Tông (là Thái tử Trần Khâm, con Trần Cảnh) đi dạo, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy sắt đầu bịt nhọn ông đang cầm ở tay. Trần Hưng Đạo thấy vậy vội bẻ cái gậy ra làm hai, vứt đi phần có bịt sắt, chỉ giữ phần kia. Nhìn hành động ấy, có người đoán biết ý của ông, có người không hiểu ông ta làm gì. Qua hành động nầy, khi hiểu ra, mọi người kính phục và hoàn toàn tin tưởng vào lòng trung thành của Trần Quốc Tuấn. Giai thoại 2: “Bỏ ngai vàng”: Cũng từ sự bất bình vì mất vợ, sống không trả được, trước khi lìa đời, Trần Liễu đã gọi con lại dặn dò: phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho mình. Trần Quốc Tuấn nghe lời trối của cha nhưng không dám cãi. Sau nầy, ông đã có chủ định, nhưng ông hỏi ý kiến nhiều người thân cận để thử lòng, đa số nói là không nên. Ông đem việc xích mích nầy dò ý các con, Trần Quốc Tảng khuyên ông nên theo lời trối, có ý khích ông cướp ngôi vua; ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Nhiều người khuyên nên ông tha chết nhưng đuổi đi, không cho Quốc Tảng được thấy mặt mình nữa. Giai thoại 3 và 4: “Vung hịch son”, “vung cờ đỏ”: Vung hịch son: Ám chỉ Trần Quốc Tuấn là tác giả bài “Hịch tướng sĩ” là một văn bản đã làm nức lòng tướng sĩ, để mọi người đồng tâm hiệp lực đánh đuổi ngoại xâm, văn bản đã đi vào lịch sử dân Việt. Vung cờ đỏ: Nói lên việc ông là Tổng chỉ huy, phất cờ chỉ huy ba quân đánh tan quân Nguyên xâm lược, đem lại chiến thắng cho dân tộc. Những câu đối ở đền Trần Hưng Đạo thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa: 1 - CỔNG TAM QUAN: Thủy trận dụng triều lưu vi Nam Quốc Hải quân chi tổ (Dùng nước triều lập trận phá ngoại xâm, đời sau tôn thành \"Hải quân chi tổ\") Kim chi tác can lỗ phá Bắc phương Nguyên khấu chi sư (Lấy cây rừng vót thành cọc nhọn, diệt quân Nguyên mưu ấy quả bậc Thầy) Bắc nhạc giáng Thần cứu quốc anh hùng danh vạn kiếp (Núi Bắc giáng Thần, muôn kiếp lưu danh người anh hùng cứu nước) (\"Vạn kiếp\" vừa có nghĩa là muôn đời, muôn kiếp đồng thời lại nhắc đến tên của nơi Đức Trần Hưng Đạo trở về) Nam thiên hiển Thánh tý dân công đức tự thiên niên (Trời Nam hiển Thánh, ngàn năm thờ phụng bậc công đức che dân) Cứu quốc công huân Bắc địa uy linh thiên cổ miếu (Cứu nước công lao to lớn, miếu cũ ngàn năm đất Bắc rạng uy danh) Tý dân phúc trạch Nam thiên chiêm ngưỡng nhất tân từ (Che dân phúc trạch vô cùng, đền mới một tòa trời Nam đồng chiêm ngưỡng) 2 - MẶT TIỀN CỦA CHÁNH ĐIỆN: Bắc Hà thiếp kình ba vạn cổ Đằng Giang lưu vĩ tích (Bắc Hà phục kình ngư bình sóng cả, kỳ tích Bạch Đằng muôn thửa lưu danh) Việt Nam an nhạn trạch thiên thu Nha Hải ngật linh từ (Việt Nam yên cánh nhạn trở về xuôi, linh từ Nha Trang ngàn năm sừng sững) Lưỡng hồi xã tắc tương tướng xuất kim hoàng, quốc sử huân danh truyền Bách Việt (Hai lần vì xã tắc, \"Tương tướng xuất kim hoàng\", công lao ấy sử sách nước Nam tạc đá lưu danh truyền Bách Việt) (Tương tướng xuất kim hoàng: \"Tương tướng\" là chỉ chức quan tối cao trong triều đình ngày xưa. \"Kim hoàng\" là cái ao vàng dùng để chứa nước. Ý của toàn câu này muốn nói vì nước nhà mà ngài đã không tiếc tấm thân vàng ngọc của mình để trực tiếp cầm quân ra chiến trận) Vạn kiếp anh linh Uông Sơn dư kiếm khí, binh gia thao lược túc thiên thu (Vạn kiếp rạng uy linh, \"Uông Sơn dư kiếm khí\", tài năng kia thao lược binh gia đủ cho đất nước vững muôn đời) (Uông sơn dư kiếm khí: \"Uông sơn\" là tên một địa danh thuộc Tỉnh Quảng Ninh ngày nay, nơi có một khúc sông Bạch Đằng chảy qua, cũng là nơi xưa kia Trần Hưng Đạo đóng đại bản doanh để điều khiển trận đánh Bạch Đằng. Cả câu này muốn ca ngợi sự dũng mãnh và tài năng tuyệt vời của Đức Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo trong việc điều quân khiển tướng làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang năm Mậu Tuất (1288) 3 - TRONG ĐIỆN: Hồng Hà tú khí chung đại tướng bảo bang do nhiệt huyết (Hồng Hà tú khí chung linh, bảo vệ non sông Đại tướng sục sôi dòng máu đỏ) (Người xưa khi viết câu đối này đã chủ ý bỏ đi một từ nhằm tạo nên vế đối 12 chữ. Câu đủ là \"Hồng Hà tú khí chung linh\" có nghĩa là vùng châu thổ sông Hồng là nơi có nhiều vượng khí đã hun đúc nên những nhân kiệt cho đời) Bạch Đằng oai phong lẫm địch quân quy quốc thượng hàn tâm (Bạch Đằng oai phong lẫm liệt, cuốn vó về quê địch quân lẩy bẩy trái tim đen) (Câu đủ là \"Bạch Đằng oai phong lẫm liệt\" ý muốn nói đến thế dũng mãnh của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng Giang) Nam nhạc giáng Thần vạn cổ anh phong chung tú khí (Giáng Thần ở núi Nam, muôn thửa anh phong như chuông ngân lung linh thoát tục) Đông A hiển Thánh ức niên hương hỏa trạc linh thanh (Hiển Thánh tại thời Trần, ức năm hương hỏa mãi chói ngời tiếng vọng anh linh) Nam nhạc: Ở câu đối ngoài mặt tiền của chánh điện có dùng chữ \"Bắc nhạc giáng Thần\" để đối với vế hai là \"Nam thiên hiển Thánh\". Trong trường hợp đó ta hiểu rằng Bắc nhạc có nghĩa là núi ở Miền Bắc Việt Nam và Nam thiên có nghĩa là trời của phương Nam Việt Nam. Nay lại dùng chữ \"Nam nhạc giáng Thần\" chúng ta nên hiểu Nam nhạc này là núi của Việt Nam. Để đối lại vế \"Đông A hiển Thánh\" tức là hiển Thánh tại thời Trần. Vế đối này lấy không gian để đối với thời gian khác với câu đối trên là lấy không gian đối với không gian Câu đối trong đền thờ đức Thánh Trần tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Đền Đức Thánh Trần trước ở trong chùa Vạn An nằm cạnh Hội quán do cụ Nguyễn Văn Bích xây dựng, về sau cụ Bích hiến khu đất và ngôi đền cho Hội Bắc việt tương tế và được xây dựng từ năm 1929 ra tọa lạc ở đường Hiền Vương, Sài Gòn, nay là 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, TP.HCM. Phía trên ba cửa nổi bật 10 chữ Hán (phiên âm): Hiển thánh Trần triều Hưng Đạo Đại Vương linh từ. Nghĩa là: Đền thờ của bậc hiển thánh linh thiêng là Hưng Đạo Đại Vương họ Trần. Mặt trước cửa chính, có đôi câu đối: Núi Vạn Kiếp không có ngọn nào là không có hơi kiếm bốc hỏa, Sông Lục Đầu không có cơn sóng nào lại không có tiếng thu ầm vang. Câu đối này tương truyền là của thám hoa Vũ Phạm Hàm (người làng Đôn Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây, 1864 - 1906) Hai bên bức hoành phi trong nội điện có đôi câu đối: Dòng dõi nhà vua, ngựa đá bao phen lo việc nước, Trần Triều danh tướng, bình vàng xã tắc điện sáng ngời Ở mặt ngoài của hai cột cổng chính, có đôi câu đối: Xem sử nhà Trần nhớ mãi những chiến tích oanh liệt tích tụ lại Vào cửa miếu, thấy ánh sáng linh thiêng tỏa rạng ra Mặt trong của cổng, ở trên cao có bốn chữ triện: Trần Triều Hiển Thánh và phía dưới, trên hai cột cổng chính cũng có đôi câu đối: Nơi lưu giữ, giáo dục niềm tự hào dân tộc Nơi hội tụ của lòng thành kính Nơi chánh điện treo hai câu đối lớn: Vạn lĩnh thị thiên thu chi linh ứng địa, phong lôi trường hưởng kiếm minh thanh Đằng giang vi nhị thứ chi chiến thắng trường, tang hải bất di duy thực tích Nghĩa là: Sông núi đất nước đáng là nơi ngàn năm thiêng liêng, sấm sét vang mãi tiếng kiếm khua Sông Đằng giang hai lần chiến thắng, giang sơn đất nước không dời dấu tích đóng cọc Tô Xuyên (tên Nôm là Tò) là một làng rất cổ thuộc huyện Phụ Dực xưa, nay là xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vũ Trung Khái vốn người ở Noi Cáo, thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Do có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, ông được phong tước Hầu, về sau nhà vua gả công chúa và phong cho là phò mã Hưng Mỹ Hầu. Vũ Trung Khái đã tập hợp con cháu trong dòng họ cùng với dân nghèo ở các vùng Hải Đông, Thanh Hoa, Thiên Trường,... về lưu vực sông Hóa Giang khai khẩn, lập điền trang, nơi chính là điền trang Tô Xuyên, ngoài ra còn hai nơi là Quảng Nạp và Lễ Củ - Thụy Trình. Đến nay, những người già ở Tô Xuyên vẫn còn nhớ câu đối sau: Tiền cư Noi Cáo - hậu đáo Tô Xuyên Ốc tại Thụy Trinh - ký cư Quảng Nạp Dịch nghĩa: Trước ở Noi Cáo - sau đến Tô Xuyên Nhà ở Thụy Trinh - tạm nhờ Quảng Nạp Làng Tò có nhiều người đỗ đạt, chẳng thế mà dân trong vùng ai cũng biết câu “Lê Chằm Vạc, Mạc Tò hương”. Chằm Vạc thuộc làng Mộ Trạch – Hải Dương. Hoặc như câu: \"Ông Cống làng Tò, đàn bò làng Hệ\" hay là: \"Quan làng Tò nhiều như bò làng Hệ\". Ngày nay, đến xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, lăng mộ của Hưng Mỹ Hầu mà dân quen gọi là lăng Đức Tiên công vẫn còn đó. Đôi câu đối trên lăng đức Tiên công đến nay vẫn còn rõ nét và được dân chúng thuộc lòng: Hữu xã hữu dân chí kim thụ ký tứ Lập công lập đức một thế bất năng vong Dịch nghĩa: Có xã có dân đến nay (Ngài) được ban thưởng Lập công lập đức tuy đã mất (dân) không bao giờ quên Trần Quang Khải không những là một tướng tài (đứng thứ hai sau Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn), đã tham gia chỉ huy quân đội trong suốt 30 năm (1258-1288) đánh tan ba lần những đạo quân xâm lược khét tiếng của đế quốc Mông Cổ, giải phóng kinh thành Thăng Long cuối tháng 5 năm Ất Dậu (1285) mà ông còn là một nhà thơ, một nhà sáng tác nghệ thuật. Đình làng thờ ông còn giữ lại hai câu đối từ thời đó lưu truyền lại: Phương Địa ức niên lưu pháp khúc Vĩnh Giang thiên cổ dục linh nguyên Dịch nghĩa: Muôn thủa đất Phương truyền khúc hát Ngàn năm sông Vĩnh mãi nguồn thiêng Làng Phương Bông xã Mỹ Trung (Mỹ Lộc) được ủy thác cha truyền con nối múa điệu múa bài bông từ khi còn sinh thời danh tướng Trần Quang Khải. Ngày đó, nhân dân trong làng thường được trực tiếp lên kinh đô phục vụ cung đình nên đã được tổ chức một đội múa chuyên nghiệp thường xuyên biểu diễn ở kinh thành. Làng Phương Bông được phát triển như một khu “văn công” thời nay, ngoài biểu diễn còn được giao nhiệm vụ truyền tụng điệu múa bài bông cho khắp các vùng quê chung quanh khu vực kinh thành đến học Trần Nhật Duật (1253-1330) con trai thứ tư của Trần Thái Tông. Trần Nhật Duật là một người điềm đạm, độ lượng và khoan dung. Đối với người trong nhà, kể cả nô lệ, ông chưa đánh đập một ai. Kể từ năm 13 tuổi, ông đã được phong tước vương, dần dà lên đến Tể tướng, rồi Thái sư, tá Thánh Thái sư, tá Thánh Thái sư đại vương...Thời vua Trần Anh Tông, nhà vua đi kinh lí phương Nam, giao cho ông toàn quyền giúp thái tử, cai quản đất nước. Nhưng khi trở về, nhà vua thấy mọi việc triều đình đều trong ấm, ngoài êm, nên rất cảm kích và hết lời khen ngợi ông. Khi ông mất, để tưởng niệm công đức của ông, nhân dân địa phương đã lập đền thờ dưới chân núi Vân Trinh, thuộc xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Trong đền, có đôi câu đối sau : Tích phù Việt địa trung hưng tướng (Vị tướng trung hưng công phù đất Việt) Danh chấn Nam thiên thượng đẳng thần (Bậc thần thượng đẳng danh nức trời Nam) Theo truyền tụng dân gian về bà Vũ phi Vượng Nương, vào cung hơn 10 năm, được vua Trần Thái Tông rất yêu mến, sủng ái nhưng hiềm một nỗi mãi mà chưa sinh hạ cho vua người con nào. Một hôm, Vũ phi tâu rằng: “Thần thiếp nhờ ơn Thánh thượng mà được hưởng vinh hoa phú quý, nhưng số phận hiếm hoi, từ ngày vào cung đến nay chưa có lấy một lần sinh nở. Nay thần thiếp xin Thánh thượng cho phép trai giới, cầu đảo bách thần, xin ban cho một chút con làm hậu tự”. Vua nghe xong hiểu được nỗi lòng của bà mới y cho như lời tâu, lại ra lệnh cho đạo sĩ đến cung Thái Thanh lập đàn cầu tự cho Vũ phi. Trải qua 21 ngày đêm cầu đảo, Vũ phi nằm ngủ mộng thấy một ngôi sao lớn từ trên không trung rơi thẳng xuống giường nằm của mình, từ đấy Vũ phi có mang, đến giờ Ngọ ngày mồng 10 tháng 4 năm Ất Mão (1255) bà sinh được một hoàng tử, dung mạo khác thường; vua Trần Thái Tông đặt tên là Nhật Duật, lại nhân thấy trên cánh tay có hai chữ Chiêu Văn mới phong hiệu là Chiêu Văn Vương. Bà Vũ phi Vượng Nương, không rõ mất năm nào, khi bà mất, thi hài được đưa về an táng tại quê nhà. Còn Trần Nhật Duật khi đến tuổi về trời, cũng trăng trối muốn được về bên mẹ mình, do đó vua Trần Hiến Tông nghĩ đến công lao của ông, đã hạ chỉ sai trăm quan đến tế lễ, đưa linh cữu Trần Nhật Duật về táng tại mảnh đất Song ngư ở làng Miễu, xã Mạt Lăng, lập đền thờ cúng hai mẹ con ông. Tại ngôi đền có bức đại tự nhắc đến sự huyền ảo khi bà Vũ phi hạ sinh Trần Nhật Duật: “Thiên giáng phúc tinh” (Sao phúc từ trên trời xuống) ngoài ra còn có câu đối ca ngợi như sau: “Công thủ Hàm quan lẫm liệt, huân danh Nam kị Bắc Ân đàm Miễu ấp, côn hoàng ban cổn cổ nhi kim” Nghĩa là: Giữ công đầu tại trận Hàm Tử, uy danh vang từ Nam đến Bắc Ân ban cho dân làng Miễu, rực rỡ hoa cổn từ xưa đến tận nay Phạm Ngũ Lão sinh năm Ất Mão (1255) tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Theo bia ký, khu đền Phù Ủng được xây dựng từ thế kỷ 14, trùng tu vào thời Nguyễn gồm khu đền chính thờ Điện súy Thượng tướng công Phạm Ngũ Lão, bên trái có lăng Phạm Tiên Công (thân phụ) và bên phải có đền Mẫu (thờ thân mẫu), phía trong có đền Tĩnh Huệ (thờ con gái) và lăng Quốc công Vũ Huy Lượng, làm quan triều Hậu Lê – người có công tu sửa đền thờ và đặt lệ cho việc thờ cúng. Tại đền Phù Ủng ở Thủ đô Hà Nội, nơi vọng thờ Phạm Ngũ Lão có đôi câu đối cổ ca ngợi tài đức và sự nghiệp kỳ vĩ của ông: Văn thi thao lược, thiên cổ tịnh hiền hào, dược thạch minh bi, hải hồ vịnh sử. Mông - Thát, Chiêm - Lao, nhất thời giai úy phục, Trần triều kỷ tích, Việt quốc lưu danh. Tạm dịch: Văn thơ thao lược, muôn thuở ngợi hùng tài, lời răn khắc đá, biển sông ca vịnh. Nguyên - Mông, Chiêm - Lào, một thời đều úy phục, triều Trần ghi công, sử Việt lưu danh. Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Và quả nhiên quân ta đã chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại, trận Bạch Đằng (9-4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông. Ngày 17-3 năm Mậu Tý (18-4-1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình nhà Trần đem các tướng Nguyên bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó quân Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ ngựa đi mà chưa kịp), ngài tức cảnh ngâm hai câu sau: 社稷兩回勞石馬 Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã (Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá) 山河千古奠金甌 Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Có thể nói đây là một vế đối hoàn hảo cả về đối âm, đối ý và đối nghĩa. Trong câu đối này các âm đơn, âm đôi và cả cụm âm đều đối xứng với nhau rất rõ nét về mặt âm tiết: Xã tắc (trắc trắc) đối với Sơn hà (bằng bằng). Xét về ngữ nghĩa: Xã tắc (đất nước) – Sơn hà (núi sông) còn \"lưỡng hồi\" (đôi phen) đối với \"thiên cổ\" (muôn thuở). Về ý nghĩa của đôi câu đối này, nhà thơ Vũ Quần Phương đã phân tích như sau: “Trong thơ Trần Nhân tông, âm vang của hai đợt kháng chiến cứu nước chống Nguyên Mông nhiều khi dội lên thành tứ thơ bất ngờ lãng mạn: Xã tắc hai phen (đến cả) ngựa đá cũng mệt nhọc, (Nhưng chính nhờ vậy mà) núi sông nghìn thuở vững chãi. Kháng chiến toàn diện, đến ngựa đá cũng ra trận, trên vó còn lấm bùn chinh chiến. Câu đối khác là tựa đề trong tác phẩm \"Quân Tu Ký\" đề ở trên mui thuyền rồng: 會稽舊事君須記 Cối Kê cựu sự quân tu ký (Cối Kê việc cũ, ngươi nên nhớ) 驩愛猶存十萬兵 Hoan Ái do tồn thập vạn binh (Hoan, Ái đang còn chục vạn quân) Ở đây nhà vua muốn so sánh với điển tích rằng, xưa kia Việt Vương Câu Tiễn chỉ có 5.000 quân mai phục ở đất Cối Kê mà còn đánh bại được hàng vạn quân của Ngô Phù Sai sang xâm lược huống hồ, quân đội nhà Trần chỉ trong cuộc hội quân của 1 lộ và 2 hương đã hùng mạnh thế kia! Nếu tính đến cả hàng chục vạn quân dự bị chiến lược của nhà vua đứng chân ở đất Hoan Diễn thì lo gì mà không đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ II của quân Mông-Nguyên, dù chúng có hung bạo đến đâu. Hoan Diễn (châu Hoan và phủ Diễn nay thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh), nằm về hướng nam kinh thành Thăng Long, bắc giáp châu Ái (Thanh Hóa), nam giáp Thuận Hóa (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế), đông giáp biển và tây giáp nước Lào. Địa hình Hoan Diễn phức tạp, có nhiều dãy núi liên tiếp dọc ngang tạo thành thế “thiên hiểm” rất thuận lợi cho công cuộc phòng thủ đất nước. Từ Hoan Diễn có đường thủy bộ ra Bắc, nối liền với đồng bằng sông Hồng trù phú, đông người, nhiều của; có đường vào Nam, sang Lào. Trên địa bàn Hoan Diễn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Sách Ô Châu cận lục của Dương Văn An đời Mạc từng nhận xét: “Người Hoan Diễn phóng khoáng và chuộng điều nghĩa”. Nơi đây, thiên nhiên vô cùng phong phú nhưng rất khắc nghiệt đối với con người. Chính cuộc sống gian lao đó đã tôi luyện cho nhân dân một nghị lực phi thường, một bản lĩnh vững vàng trước gian lao, tin yêu cuộc sống và quê hương. Mạc Đĩnh Chi, người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất trác việt và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ. Câu đối viết tặng bạn đồng liêu: Trong khi làm quan tại triều, Mạc Đĩnh Chi có người bạn đồng liêu, ông này lấy hai vợ nhưng hay ghen tuông nhau. Một hôm, tan triều, ông gọi ông bạn kia trao cho một đôi câu đối, nói mới nghĩ ra để tặng bạn dán ở cửa buồng. Câu đối ấy đều dùng liền trong sách Hán Cao Tổ và trong Kinh Thư, mà rất hợp với cảnh bạn ông: Đông đầu Hán-vương thắng, Tây đầu Hạng vương thắng, quyền túc tại túc hạ (Danh Đông Hán vương được sang Tây Hạng vương được, quyền ở dưới gót) Chinh Đông Tây- di oán, chinh Nam Bắc-địch oán, hà đọc hậu dự? (Đánh Đông mọi Tây oán, đánh Nam rợ Bắc oán: sao đến ta sau?) Câu đối viết ở chốn lầu xanh: Thốn thổ thị lương điền, canh giá bất câu xuân hạ nhật (Tấc đất làm ruộng tốt, cấy cày không kể hạ hay xuân) Tứ hoang giai ngã thác, thân tình hề dụng bắc nam nhân (Tay rộng mở bốn bề, thân tình không kể kẻ bắc nam) Đối đáp với quan giữ ải Phong Lũy (tức Mục Nam quan): Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, do trời mưa làm trở ngại đường đi nên đến cửa khẩu sai hẹn, quân canh gác đóng cửa buộc phải chờ sáng hôm sau mới được qua ải. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biên bạch đòi mở cửa để đi cho kịp thì viên quan phụ trách ải nói: \"Nghe nói ngài là người có tài văn chương. Sao không đem sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một câu đối, nếu đối thông suốt, tôi sẽ mở cửa ải; bằng không xin ngài chờ tới sáng\". Rồi quân Nguyên thả từ trên cửa thành cao xuống một câu đố thách thức nếu sứ bộ đối được thì họ sẽ mở của thành cho đi. vế ra: 過闗遲闗官閉閼過客過闗 Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan (Nghĩa là: “Tới cửa ải chậm trễ, cửa ải đóng, người coi ải đóng cửa không cho khách qua”). Nhưng nghe không ổn; bởi vì sự thể rõ ràng là người giữ ải không muốn cho khách qua ải lúc tối; chứ không hề có ý mời khách đi qua?! vế đối có 3 chữ quá và 4 chữ quan, ông suy nghĩ một lát rồi đọc vế đối như sau: 先對易對對難請先生先對 Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Nghĩa là: “Ra câu đối dễ, đáp lại khó, xin mời ngài đối trước”). Vế đối của Mạc Đĩnh Chi có 4 chữ “đối” và 3 chữ “tiên,” đáp đúng với câu đối của viên quan giữ ải. Tưởng sẽ đưa sứ bộ Đại Việt vào thế bí; nào ngờ lại có vế đối quá hay. Quan coi ải vái Mạc Đĩnh Chi hai vái và quân Nguyên mở của ải để sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi đi qua biên giới vào giữa đêm. Theo giáo sư Lê Văn Đặng thì có lẽ ai đó (?) đã bịa ra giai thoại nầy khá hay, nhưng vế 2 chỉ đối được âm Hán Việt, không đối được chữ; nghĩa không chỉnh ở chữ thứ 5 của 2 vế: 官 (ông quan) khác với 對 (câu đối) Đối đáp với cao tăng đắc đạo: Qua ải ít lâu, đoàn sứ bộ ghé vào vãn cảnh một ngôi chùa ở mé đường, Mạc Đĩnh Chi có ngồi bàn luận văn chương với một nhà sư Trung Hoa. Nhà sư đọc: 几以木杯不木如何以几為杯 Kỷ dĩ mộc, bôi bất mộc, như hà dĩ kỷ vi bôi (Ghế là gỗ, chén chẳng là gỗ, sao nỡ lấy ghế làm chén) Mạc Đĩnh Chi đối: 僧曾人佛弗人何乃以僧師佛 Tăng tằng nhân, Phật phất nhân, hà nãi dĩ tăng sư Phật? (Sư là người, Phật chẳng là người, sao lại để cho sư thờ Phật?) Câu đối đều mang tính chiết tự: Chữ “kỉ” [杞] gồm hai chữ “dĩ” [已] và “mộc” [木]; chữ “bôi” [杯] gồm hai chữ “bất” [不] và “mộc” [木] ; chữ “tăng” [僧] gồm hai chữ “tằng” [曾] và “nhân” [ ] ; chữ “Phật” [佛] gồm hai chữ “phất” [弗] và “nhân” [ ]. Hàm ý của vế ra đối chê ông Mạc người thấp bé (như cây gỗ kỉ) mà được trọng dụng. Vế đối lại cũng có thể có hàm ý: \"việc tu hành của ông chẳng hợp lẽ chút nào\". Giải oan cho Thư sinh: Trên đường đi đến kinh đô nhà Nguyên, trong một chiều hè nóng bức, Mạc Đĩnh Chi và tùy tùng lúc ấy thấy một quán nước ven đường thì dừng lại nghỉ chân. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đến chào khách. Gần quán có một giếng nước. Trên thành giếng có viết 5 chữ: 銀缾腱上鼻 Ngân bình, kiên thượng tị. Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chủ quán chậm rãi kể: \"Xưa có một cô gái bán hàng nước ở đây rất thông minh, học giỏi, chữ nghĩa tốt. Có một anh học trò thầm yêu cô hàng nước, muốn ngấp nghé. Ngày ngày đi học về, thường ghé vào quán uống nước; và tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh: \"Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây quấy rầy làm gì nữa\". Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân nhìn thấy cái ấm tích bằng bạc trên bàn, mới ra câu đối trên có nghĩa là “Bình bạc, mũi trên vai.” (Ý nói cái vòi trên cổ ấm nước). Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống cái giếng gần đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế xuất câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được\". Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười: \"Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm giải oan cho hồn kẻ thư sinh\". Mạc Đĩnh Chi bèn đọc: 金鎖腹中鬚 Kim tỏa, phúc trung tu (Nghĩa là “Khóa vàng, râu trong bụng.” Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa). Sau đó, Mạc Đĩnh Chi sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa. Mọi người đều chịu ông đối giỏi. Ứng khẩu khi bị sa xuống hố: Sau nhiều ngày vất vả, Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Yên kinh, kinh đô nhà Nguyên. Nghe tin đồn Trạng nguyên An Nam nổi tiếng thông minh, quan lại nhà Nguyên mới hội nhau bàn cách chơi trác. Họ đào một cái hố vừa to, sâu quá đầu người, trên ngụy trang như đường đi ngay trước cây cầu vào kinh thành. Hôm sau, Mạc Đĩnh Chi dẫn sứ bộ vừa đi tới đó. “Huỵch\" một tiếng, cả người lẫn ngựa Mạc Đĩnh Chi lăn luôn xuống hố. Các quan Tầu phá ra cười (cốt để hạ nhục Mạc Đĩnh Chi) rồi một viên quan nói: \"Nghe nói tiên sinh là người đối đáp xuất chúng, chúng tôi không tin. Nếu tiên sinh đối được câu đối này thì toàn bộ quan lại chúng tôi xin đỡ tiên sinh lên\". Ông đồng ý. Viên quan kia đọc: 杆木横渠陸假相如私道 Can Mộc Hoành Cừ Lục Giả Tương Như Tự Đạo (Nghĩa là: “Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng”). Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên những người nổi tiếng trong sử Trung Hoa ghép lại. Theo đó, “Can mộc” là Đoàn Can Mộc, một nhân vật đời Chiến quốc; “Hoành Cừ” là tên hiệu của Trương Tải, một triết gia đời Bắc Tống; “Lục Giả” người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ; “Tương Như” là Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc; “Tự Đạo” là Giả Tự Đạo, người đời Tống, một quyền thần chuyên chế. Mạc Đĩnh Chi nhớ lại lúc trước khi ngã, ông nhìn thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối: 大庭安石望之染略天台 Đại Đình An Thạch Vọng Chi Nghiễm Lược Thiên Thai (Nghĩa là: “Đình to, đá vững, nhác trông như thể (núi) Thiên Thai”) Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu chủ mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó “Đại Đình” là một biệt hiệu của Thần Nông; “An Thạch” tức Vương An Thạch Thừa tướng đời Bắc Tống; “Vọng Chí” là danh nhân đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên Đế; Thiên Thai là một Tông Phái Phật Giáo, do Bồ-tát Long Thọ sáng lập 龍樹(梵文:Nāgārjuna) Riêng chữ \"Nghiễm Lược\" các nhà nghiên cứu chưa tra cứu ra là ai?! Chưa hiểu hết ý tưởng uyên thâm của Mạc Đĩnh Chi...Đúng theo lời hứa, văn võ bá quan triều Nguyên bất chấp áo mũ xúm lại đỡ ông Trạng lùn xấu xí nước Nam lên khỏi hố. Đối đáp với viên quan người Tống: Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ đang cưỡi lừa đi xem hàng ngoài đường phố, thì bỗng lừa Mạc Đĩnh Chi đụng độ với ngựa của một viên quan người Tống. Viên quan này nhìn Mạc Đĩnh Chi bằng nửa con mắt và đọc một câu: Xúc ngã kỵ mã, Đông di chi nhân giả, Tây di chi nhân giả (chạm phải ngựa ta, không rõ là bọn Đông Di hay Tây Di vậy) Viên quan này lấy chữ \"Đông di\" ở sách Mạnh Tử, tỏ ý khinh rẻ người nước Nam là kẻ mọi rợ. Mạc Đĩnh Chi nhìn thẳng vào mắt tên quan, đáp: Át dư thừa lư, Nam phương chi cường dư, Bắc phương chi cường dư (cưỡi lừa dạo chơi, mới biết người Bắc khoẻ hay người Nam khoẻ). ::Vì chữ \"Nam phương\" lấy ở sách Trung Dung đã nói rõ thâm ý người phương Bắc chắc gì đã mạnh hơn người phương Nam, nếu mạnh hơn sao lại chịu để giặc Nguyên đô hộ? Viên quan người Tống kia tỏ ý xấu hổ, ra roi cho ngựa đi thẳng không dám hoạnh hoẹ nữa. 1 - Với chư quan đương triều: Đối đáp với quan Thừa Tướng: Bữa nọ, trong lúc chờ thiết triều, quan Thừa Tướng ra vế đối: 安去女已豕為家 An nữ khứ, dĩ thỉ vi gia (Chữ “an 安” bỏ chữ “nữ 女” đi, thêm chữ “thỉ 豕” vào thành chữ “gia 家”/“nhà”). Thấy ông là người thấp bé xấu xí tỏ ý khinh thường, đại ý là họ coi ông xấu xí như lợn, mà đưa đi sứ. Ngoài ra còn có ý khác là nhà Nguyên cần phải xóa sổ nước An Nam để nhập vào bản đồ Trung Quốc) Mạc Đĩnh Chi đáp lại: 囚出人立王成囯 Tù nhân xuất, nhập vương thành quốc (Chữ “tù 囚” bỏ chữ “nhân 人” đi, thêm chữ “vương 王” vào thành chữ “quốc 囯”). Đại ý là người ở trong tù đưa ra thì họ cũng làm được vua một nước, câu này đối ý cũng rất chuẩn vì nó nói nên rằng dân Đại Việt không chịu đè nén như vậy mà vẫn đứng vững thành một quốc gia riêng) Đối đáp với quan Quan Thượng Thư: Quan Thượng Thư thấy vậy đọc: Thập khẩu tâm tư, tư quốc tư gia, tư phụ mẫu (câu này dùng phép chiết tự, chữ thập 十, chữ khẩu 口, chữ tâm 心 gộp lại thì thành chữ tư 思 có nghĩa là nhớ: nhớ nước, nhớ nhà, nhớ cha mẹ) Mạc Đĩnh Chi lên tiếng đối luôn: Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương (chữ thốn 寸,chữ thân 身, chữ ngôn 言 gộp lại thành chữ tạ 謝 có nghĩa là cám ơn: cám ơn trời, cám ơn đất, cám ơn vua) Câu đối trên đây vế xuất na ná với giai thoại về mối tình của Đường Bá Hổ - Điểm Thu Hương bên Trung Quốc, chỉ khác ở 2 chữ cuối cùng là \"xã tắc\" Đối đáp với quan Thái Sư: Quan Thái Sư đứng cạnh đó tiếp tục ra: Thiên lý vi trùng, trùng thủy trùng sơn trùng nhật nguyệt (Nghĩa là: Việt cách Trung Quốc nghìn dặm, núi sông nước đều giống như Trung Quốc. Nghĩa bóng: Họ gạ nước Việt nhập vào Trung Quốc) Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau: Nhất nhân thành đại, đại quân đại quốc đại càn khôn (Nghĩa là: Một người cũng là lớn, có vua lớn, nước lớn có trời đất lớn. Nghĩa bóng: Nước Việt tuy nhỏ nhưng cũng có vua quan, có trời đất riêng không phụ thuộc vào ai) Đối đáp với quan Thái Uý: Quan Thái Uý liền nối tiếp mạch văn chương: Hải trung hàm thủy thanh thiên bao nhật nguyệt tinh thần (Nghĩa là: Trong bể đựng nước, trời xanh bao bọc cả mặt trời mặt trăng và các vì sao. Nghĩa bóng: Đại ý nói Trung Quốc là nước lớn rộng như biển thâu hết nước, trời giữ mặt trời, mặt trăng và các vì sao, so nước Việt thì nước Việt nhỏ bé) Mạc Đĩnh Chi đối lại như sau: Hàn thượng phân kim chỉ địa quát đông tây nam bắc (Nghĩa là: Trên mâm chia vàng chỉ xuống đất bao quát cả đông tây nam bắc. Nghĩa bóng: Trên một cái mâm chia vàng ai cũng được chia như nhau không cậy lớn mà chia ít cho người khác chỉ xuống đất bao quát thấu suốt được 4 phương đông tây nam bắc, nói cách khác không thể khinh nước nhỏ mà ăn hiếp được) 2 - Đối đáp với Hoàng Đế Nguyên Vũ Tông: Đến khi thiết triều, vua Nguyên thấy sứ An Nam thấp lùn xấu xí liền ra một vế đối: Lị Mị Võng Lưỡng tứ tiểu quỷ (dịch nghĩa: Lị, Mị, Võng, Lưỡng là 4 con quỷ nhỏ) thiên tử có ý chê Mạc Đĩnh Chi hình dung xấu như quỷ, hơn nữa lại chơi chữ bởi các chữ lị [魑], mị [魅], võng [魍], lượng [魎] đều có bốn chữ quỷ [鬼] ở bên phải. Mạc Đĩnh Chi đối lại: Cầm Sắt Tỳ Bà bát đại vương (dịch nghĩa: Cầm, Sắt, Tỳ Bà có 8 vua lớn) các chữ cầm [琴], sắt [瑟], tì bà [琵 琶] đều có tám chữ vương [王] đặt ở trên, phía trên là tên các loài quỷ phía dưới là tên các loại đàn. Vế đối này ông đã khéo chọn tên những cây đàn trong đó có 8 chữ vương. Chẳng những đã khéo tìm chữ đối lại với con số 4 mà lại có ý bảo ta đây là 8 vị đại vương chứ không phải 4 con quỷ nhỏ) Sau này trong ca dao có những câu sau: \"Cầm đàn gảy khúc nam thương, tì bà cầm sắt bát vương đối gì?\" và \"Khéo đưa sách cổ mà ôn, lị mị võng lượng bốn con quỷ ngồi\" là lấy ý từ giai thoại đối đáp trên. Trong tiểu thuyết võ hiệp \"Xạ điêu anh hùng truyện\" của Kim Dung, tác giả đã dùng câu đối này đưa vào đoạn Quách Tĩnh cõng Hoàng Dung đi gặp Nam Đế chữa bệnh và thi thố với tứ đại đệ tử của ông là: Ngư, Tiều, Canh, Độc. vua Nguyên tiếp tục ra một vế nữa: Quých tập chi đầu, đàm Lỗ luận: tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri (Chim chích đậu đầu cành, bàn sách Luận ngữ: biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, đó mới là biết - câu này dùng chữ trong Luận ngữ. Âm \"i\" nhại tiếng chim kêu líu lo, chọc âm của tiếng Việt) Mạc Đĩnh Chi đáp lại: Oa minh trì thượng, độc Châu thư: lạc dữ thiểu nhạc lạc, lạc dữ chủng lạc nhạc, thục lạc? (Con ếch kêu trên bờ ao, đọc Châu thư: vui cùng ít người nhạc vui, vui cùng nhiều người nhạc vui, đằng nào vui hơn? - câu này dùng chữ trong Mạnh tử. Âm \"ạc\" nhại tiếng ếch kêu, chê giọng ồm ồm của người Tàu) Không chỉ riêng câu đối mà còn qua rất nhiều những thử thách khác nữa, Thiên tử Nguyên triều và chư quan đều công nhận học vấn của Mạc Đĩnh Chi uyên bác và sắc phong ông làm Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Nguyễn Trung Ngạn tên tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, biệt hiệu là Ái Sơn Giả, lúc nhỏ còn có tên là Cốt, quê ở làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, lộ Khoái Châu (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Nguyễn Trung Ngạn thi đỗ dưới triều Trần Anh Tông, làm quan dưới 4 triều vua: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Thời gian ông làm ở Khu mật viện nhiều nhất, bắt đầu là năm 1332 (Nội mật viện phó sứ), sau đó, năm 1342 làm Hành khiển tri Khu mật viện sự, 1352 lại làm Nhập nội hành khiển, vẫn coi việc ở Khu mật viện, 1354 dù thêm chức Kinh lược sứ Lạng Giang, Thị Kinh diên đại học sĩ cũng vẫn Kiêm tri khu mật viện sự. Ngôi đền Tiên Hạ ở số nhà 46A ngõ Phất Lộc tương truyền là nơi thờ Nguyễn Trung Ngạn di tích còn lưu đôi câu đối ngợi ca sự nghiệp của Kinh sư đại doãn Nguyễn Trung Ngạn như sau: Công rực rỡ ba triều sáng ngời sử cổ Tiếng linh thiêng bảng miếu phù trợ cố đô Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích này: Mặc nghiễn khởi tường vân, nhất bút lực hồi thiên tự thuận (Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải) Chu đình lưu hóa vũ, thiên trù vọng thiếp địa phồn khô (Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa) Chu đình có hai nghĩa: sân son và sân họ Chu, chỉ Chu Văn An. Chu Văn An đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: \"học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được\". Cụ thể hơn qua đôi câu đối sau: Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc (Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả) Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong (Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân) Đào Toàn Mân sinh tại làng Song Khê, xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (tên ngày nay). Năm Giáp Tý (1324) khi mới 16 tuổi dự kỳ thi Hương đỗ Hương cống. Và không hiểu vì lí do gì mà mãi 28 năm sau, khi đã 44 tuổi mới dự kỳ thi Thái học sinh khoa Đại Tỷ, năm Nhâm Thìn, niên hiệu Thiệu Phong thứ 12 (1352) triều Trần Dụ Tông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ. Đào Sư Tích là con Đào Toàn Bân, quê làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân (nay thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Một lần, Đào Sư Tích phải qua sông cắt thuốc chữa bệnh cho cha. Vì đò đông khách, Đào Sư Tích phải đợi chuyến sau. Trong lúc ngồi chờ, cảm xúc trước cảnh trời nước mênh mang, Đào Sư Tích ngâm nga: Trời mênh mông, nước mênh mông, tôi phải chờ, bởi đò đông Tình cờ, cô lái đò tên là Đông. Khi biết tên tác giả bài thơ \"Chờ đò\" là Tích, cô Đông liền gửi lại cho một vế đối: Đêm tĩnh mịch, nhà tĩnh mịch, tôi ngồi đọc, truyện cổ tích Từ đó, hai người trở nên thân thiết. Nhưng chẳng được bao lâu thì cô Đông bị gia đình ép gả cho một người dân chài ở Tiền Hải, còn Đào Sư Tích thì đỗ Trạng nguyên và đi làm quan ở triều đình. Một hôm quan Nhập nội hành khiển Đào Sư Tích nhận được một bức thư không đề tên người gửi, vẻn vẹn chỉ có hai câu: Chức trọng quyền cao ngày nay đã thoả, còn nhớ năm xưa ngồi đợi con đò? Bức thư đã làm ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp của mối tình tuổi học trò. Vào một đêm trằn trọc không ngủ được, ông ngồi dậy cầm bút viết: Mười mấy năm trời quyền cao chức trọng, không bằng một khắc trên chuyến đò xưa Khoa thi Giáp Dần (1374), cả ba người học trò của Đào Toàn Bân đều đỗ cao: Con trai cụ là Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, hai học trò của cụ là Lê Hiến Giản (tức Lê Hiến Phủ) đỗ Bảng nhãn, Lê Hiến Tứ đỗ Tiến sĩ (Thái học sinh). Trong buổi lễ đăng khoa, biết Đào Toàn Bân đã dạy con và hai học trò đều đỗ đại khoa, vua Trần tặng ông bốn chữ \"Phụ tử đồng khoa\" (Cha con cùng đỗ) kèm theo vế đối: Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp (Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt) Tân Trạng nguyên Đào Sư Tích liền xin phép vua và cha cho đối như sau: Tổ tích đức, tôn tích đức, tổ tôn bồi tích đức chi cơ (Ông tích đức, cháu tích đức, ông cháu cùng vun trồng cơ nghiệp đức) Vua Trần lại ra vế đối khác: Viên ngoại ba tiêu vô phu quân tứ thời hữu tuyết Đào Toàn Bân xin đối lại là: Mộc tại nguyệt thiên vô thổ bồi bát nguyệt giai xuân Do câu đối là truyền khẩu từ đời xưa, chỉ có phiên âm mà không có chữ Hán nên mỗi người hiểu một cách khác nhau. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năm dịch như sau: Cây chuối ngoài vườn, người quân tử ngồi bên cửa sổ cũng thấy vui vui Cây dưới trăng không lấp đất vào gốc thì từ tháng tám không được tốt tươi Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang lại dịch hai câu đối này là: Cây chuối ngoài vườn không có chồng bốn mùa có tuyết Cây ở trời trăng không đất đắp bồi tháng tám đều xuân Lại có bản dịch khác như sau: Cây chuối ngoài vườn không vỏ bọc, (như) bốn mùa đều có tuyết Cây ở trời trăng không có đất, (nhưng) tháng tám cũng đều xuân Dịch giả Dương Văn Vượng có đưa ra một cuốn sách chữ Hán của dòng họ Đỗ ở La Ngạn (Yên Đồng, Ý Yên), trong đó có viết về một giai thoại đối đáp giữa Hoàng giáp Phạm Văn Nghị với Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu. Câu đối của hai ông như sau: Viên ngoại ba tiêu vô dâm dục nhi tứ thời hữu dựng Nguyệt trung đan quế phi tài bồi nhi bát tiết giai xuân Tạm dịch: Cây chuối tiêu ở ngoài vườn không có lòng dâm mà bốn mùa có chửa Cây quế đỏ trong cung trăng không được trồng trỉa mà tám tiết đều xuân Hai câu đối này rất gần với hai câu đối của vua Trần và Đại sư Đào Toàn Bân, nhưng chỉnh hơn về luật đối, hay và có lôgíc hơn về ý nghĩa. Không biết có phải câu đối sau do được tiếp thu tinh hoa của câu đối trước mà hay hơn, hay do người đời sau nhầm lẫn về tác giả của các câu đối này nên đã gán ghép, hoặc do câu đối được truyền khẩu mà tam sao thất bản chăng? Năm 1392, Hồ Quý Ly viết sách Minh đạo (làm sáng tỏ đạo Nho) hạ thấp vai trò của Khổng Tử, đề cao Chu Công...Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Hồ Quý Ly bàn như vậy là không phải, liền bị đày đi châu gần. Đoàn Xuân Lôi nói Đào Sư Tích có xem thư của mình phê phán Hồ Quý Ly nên Đào Sư Tích cũng bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự. Sau sự kiện đối đầu với Hồ Quý Ly này, có câu đối ca ngợi cha con Đào Sư Tích như sau: Kim âu xã tắc quân thần nghĩa Thạch mã sơn hà phụ tử danh Nghĩa là: Nghĩa vua tôi bình vàng xã tắc Tiếng cha con ngựa đá non sông Khi Đào Sư Tích sang sứ nhà Minh, vua Minh có hỏi: \"Nếu Bắc (chỉ Trung Quốc) đánh Nam (chỉ Đại Việt) thì ai thắng?\" Đào Sư Tích trả lời như sau: Bắc thắng, Nam thua, thua thua thắng Nam thua, Bắc thắng, thắng thắng thua Nghe câu trả lời của sứ thần Đại Việt, các quan võ nhà Minh cười vang khoái trá. Nhưng vua Minh lại không thể cười được vì hiểu ý câu trả lời của Đào Sư Tích. Trong câu trả lời có 5 chữ thắng, 5 chữ thua, nghĩa là đánh Đại Việt thì chưa chắc đã thắng đâu, chi bằng hoà là hơn. Vua Minh lại hỏi: \"Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly chuyên quyền, lòng dân ly tán, tại sao ta không thắng?\" Đào Sư Tích trả lời như sau: Trần thực, Hồ hư, hư hư thực thực Cổ lai chinh chiến thực thực hư hư Nghĩa là: Nhà Trần là thực, Hồ chỉ là hư, hư là hư thực Xưa nay chinh chiến thực thực hư hư Vua Minh sai một quan đại thần tiễn Đào Sư Tích về nơi nghỉ và đưa cho vị này 4 phong thư, dặn mở theo thứ tự như thế như thế... Khi mở phong thư thứ nhất thấy có dòng chữ: \"Thượng văn vấn, hạ tri vương\". Vị đại thần nhà Minh không hiểu ra làm sao. Đào Sư Tích liền bảo: \"Vua Minh quá khen, cho ta là bậc thánh hiền. Ta đâu giám nhận lời khen đó\" Và ông giải thích: \"Văn là nghe, nghe là tri, tri là nhĩ. Vấn là hỏi, hỏi là mồm, mồm là khẩu. Bên dưới có chữ vương. Hợp ba chữ: nhĩ, khẩu, vương thành chữ thánh.\" Trong phong thư thứ hai có câu trả lời cho phong thư thứ nhất, câu trả lời của Đào Sư Tích hoàn toàn đúng với đáp án trong phong thư thứ hai. Phong thư thứ ba là sắc phong Đào Sư Tích làm: Lưỡng quốc Trạng nguyên. Phong thư thứ tư có hai dòng chữ: \"Hậu hoạ, Nhất dược nhị đao\". Vị đại thần hiểu rằng vua Minh lệnh cho ông phải giết Đào Sư Tích, Đào Sư Tích bình thản đón nhận cái chết, ông uống thuốc độc tự tử. Sau khi mất, ông được phong làm phúc thần và được nhiều nơi lập đền thờ như ở Cổ Lễ (Nam Định), Đông Trang (Ninh Bình), Song Khê (Bắc Giang), Lý Hải (Tam Đảo)... Sự nghiệp khoa giáp của ông được lưu danh muôn thuở như câu đối ở Lăng quan Trạng: Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại Trần triều khoa giáp đệ nhất môn Nghĩa là: Miếu thờ Cổ Lễ còn muôn thở Khoa giáp triều Trần mấy kẻ hơn Sinh thời Đào Sư Tích nổi tiếng về văn học. Cha con ông được coi là những người khơi dòng văn học của họ Đào. Câu đối ở nhà thờ họ Đào - Phạm - Dương Cổ Lễ còn ghi rõ: Đào tộc Song Khê khai học hải Dương danh Cổ Lễ khởi văn giai Nghĩa là: Họ Đào ở Song Khê mở ra biển học Tiếng Dương ở Cổ Lễ xây dựng nền văn Trần Khát Chân thuộc dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng, quê làng Hà Lăng, huyện Vĩnh Ninh (Thanh Hóa). Tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đem hơn 100 chiến thuyền đến. Trần Khát Chân cho phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà, thuyền vua Chiêm trúng đạn, vua Chiêm Thành chết tại trận. Sau chiến công này, ông được phong làm Long Tiệp Bổng thần Nội vệ Thượng tướng, tước Vũ tiết quan Nội hầu. Đền thờ Trần Khát Chân được dựng bên sườn núi Đún nên dân làng thường gọi là đền Đún. Đền nằm trên địa phận làng Cao Mật, hướng Đông - Bắc. Ở đền Đún có nhiều câu đối, trong đó có một câu điển hình nhất ca ngợi chính khí của Trần Khát Chân: Gian hùng phách hổ hoa lâu kiếm Chính khí linh truyền thạch lộ cung Tạm dịch: Lầu hoa gươm biếc, gian hùng bay phách lạc Đường đá cung reo, chính khí còn truyền mãi tiếng thơm. Một câu đối khác trong đền có nội dung như sau: Thiết thạch nhất tâm triêu nhật nguyệt Cương thường vạn cổ đặng càn khôn Lúc rời Đền thiêng núi Đún, ngước thêm lần nữa đôi câu đối khá uẩn súc ở Trung đường: Trung hiếu phong cao chính khí thiên thu do bức Hán Hoang thành yên một, hào hoa nhất khứ dĩ qua Hồ Dịch nghĩa: Miếu trung thần, phong độ lớn nghĩa khí ngàn thu còn bức Hán Thành hoang mây khói phủ vẻ hào hoa mới khuất đã sang Hồ Trong hàng chục bức hoành câu đối ở Đền, thấy câu đối này hơi bị lạ. Lạ chưa hẳn là âm hưởng ngang tàng khí phách, lạ tác giả lại là một nữ nhi! Bà Phạm Thị Đào là người thiếp yêu của một quan chức khá cao cấp không biết thời nào nhưng ghi là quan phụ chính đại thần Đông các đại học sĩ cung tiến cho đền! Ngôi đình ở Tương Mai, quận Hoàng Mai, thủ đô Hà Nội thờ thượng tướng Trần Khát Chân. Bấy giờ, vua Chiêm Chế Bồng Nga đem quân tàn phá kinh thành Thăng Long, bị Trần Khát Chân đánh ở ngã ba sông Luộc, phải tử trận. Đình Tương Mai ghi công ông: Phò Trần chúa, bình Chiêm binh triều đại kỉ cương công bất hủ Phỏng Mai thôn, vọng Đốn lĩnh giang san y cựu miếu trung quang Dịch nghĩa: Phù vua Trần, dẹp quân Chiêm bao triều đại đổi thay, công lao không mai một Thăm làng Mơ, ngắm núi Đốn dải non sông nguyên vẹn, đền miếu vẫn uy nghi Hồ Tông Thốc là một nhà sử học của Việt Nam vào cuối thời nhà Trần, năm 17 tuổi, ông đã đậu tiến sĩ. Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở làng Tam công (Kẻ Cuồi), nay là làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An. Hai giải hai bên thêu tùng lộc và có sư tử chầu, có đôi câu đối: “Tam công cựu chi kim nhưng tại” (nghĩa là: làng Tam công ngày xưa bây giờ vẫn còn đây) “Nhất giáp, cao danh cổ vọng truyền” (nghĩa là: đổ trạng nguyên danh tiếng từ thuở trước còn truyền lại đến ngày nay) Và có đôi câu đối khảm xà cừ: “Thần tâm, tử tâm, nhất ngô ninh háo súng tương vị hà” (nghiã là: lòng tôi, lòng con, ta một lòng đền đáp vẫn chưa xứng với công đức của tiền nhân) “Quốc khánh, gia khánh, trường tồn đức vinh phong tự kim thuỷ” (nghĩa là: mừng nước, mừng nhà nhớ công đức lâu dài từ trước đến nay đều được phong chức tước) Tương truyền con của ông là Hồ Thành cũng đỗ Trạng Nguyên, cháu nội của ông là Hồ Đốn (có sách ghi là Hồ Lại) tiếp tục đỗ Trạng Nguyên. Vì thế có người đương thời làm câu đối tặng gia đình ông trong đó có câu : “Lũy thế phương danh chiêu nhạn tháp Nhất gia thịnh sự ích long môn” Giai thoại đối đáp với vua Trần Nghệ Tông (1321 - 1394): Trần Nghệ Tông tên thật là Trần Phủ, sinh tại kinh đô Thăng Long. Năm 1394, ông chiêm bao thấy Trần Duệ Tông đọc bài thơ: \"Trung gian duy hữu xích chủy hầu, ân cần tiếm thượng bạch kê lâu, khẩu vương dĩ định hưng vong sự, bất tại tiền đầu tại hậu đầu\". Dịch là: \"Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ, lăm le lấn lên lầu gà trắng, khẩu vương đã định việc hưng vong, không ở trước mà ở về sau\". Ông tự đoán: \"xích chủy\" (miệng đỏ) ám chỉ Quý Ly, \"bạch kê\" (gà trắng) là Nghệ Tông, vì ông tuổi Tân Dậu (1321); \"khẩu vương\" thì chữ khẩu và chữ vương là chữ \"quốc\"; việc nước còn hay mất sau sẽ thấy. Nghệ Tông biết ngày sau mình qua đời nhà Trần sẽ mất nước. Hồ Qu‎ý Ly, trước có tên là L‎ê Qu‎ý Ly, tự là L‎ý Nguyên. Sau ông cướp ngôi nhà Trần, xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng Đế, quốc hiệu Đại Ngu. Tương truyền Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển, một lần thuyền ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên câu thơ: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai (Quảng Hàn cung nọ một cành mai). Quý Ly thấy hay liền nhẩm thuộc lòng câu thơ đó. Sau này làm quan một hôm hộ giá vua Trần Nghệ Tông đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu dối: Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế (Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế) Quy Ly chợt nhớ lại câu thơ trước đây liền đọc luôn: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai Nghe xong, các quan đều tán thưởng tài văn chương của Hồ Qu‎ý Ly. Vua Trần vừa phục, vừa thấy lạ lùng bởi nhà vua có một người em gái là công chúa Nhất Chi Mai (Huy Ninh). Nàng đang để tang chồng là Phó kỳ lang Trần Nhân Vinh mới bị giết, vua cho xây dựng cung cấm rất kín đáo để em gái tiện cư tang, không tiếp xúc với bên ngoài nên kể cả các quan gần gũi cũng rất ít người biết. Vua hỏi Hồ Qu‎ý Ly tại sao lại biết được việc kín trong cung, rồi chuyện tòa lầu của công chúa ở là cung Quảng Hàn do chính vua đặt tên? Hồ Qu‎ý Ly cứ thật tình tâu bày chuyện câu thơ năm xưa trên bãi biển, vua cho đó là duyên trời định bèn hứa sau khi em hết tang ba năm sẽ cho tái giá với Quý Ly. Câu đối với tướng quốc Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446): Hồ Nguyên Trừng, tự là Mạnh Nguyên, hiệu Nam Ông là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay thuộc tỉnh Thanh Hóa). Ông là con trai cả của Hồ Quý Ly, và là anh của Hồ Hán Thương. Đầu năm 1400, cha ông lên ngôi vua, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc. Năm 1407, cả ba cha con đều bị quân Minh bắt, áp giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Biết được Hồ Nguyên Trừng có tài, Minh Anh Tông cho ân xá. Sau này, Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư. Tương truyền, Hồ Quý Ly định nhường ngôi cho Hồ Hán Thương nhưng còn e ngại người con cả là Hồ Nguyên Trừng. Một hôm, Quý Ly ngụ ý vào cái nghiên mực bằng đá, ra một vế đối để dò xét Nguyên Trừng: vế ra: Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân! (Viên đá nhỏ bằng nắm tay, mà có lúc làm mây, làm mưa, nhuần tưới nhân dân) Nguyên Trừng vốn không có ý tranh giành ngôi vua với em, nên cũng ngụ ý vào cây gỗ thông để nói tài mình chỉ đáng làm tôi giúp nước chứ không đáng làm vua, bèn đối lại như sau: vế đối: Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương, dĩ phù xã tắc! (Cây thông bé chừng ba tấc, nhưng sau này làm cột làm xà, phù trì xã tắc) Quý Ly xem câu đối rất hài lòng và yên tâm truyền ngôi cho Hồ Hán Thương Nguyễn Biểu (?- 1413) quê ở xã Bà Hồ, sau đổi là Minh Hồ, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời cuối Trần. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần (1409-1413), khi vua Trần Trùng Quang lãnh đạo, được giữ chức Điện tiền thị ngự sử. Vua cử ông sang nhà Minh cầu phong, Trương Phụ bày tiệc, dọn cỗ đầu người mời ông ăn. Ông dùng đũa khoét lấy mắt rồi nuốt, Trương Phụ thả ông đi. Nhưng vừa đến sông Yên Quốc thì cho người đuổi theo bắt lại, ông viết vào cầu 7 chữ “Nhất nguyệt, thất nhật, Nguyễn Biểu sử” (Ngày mồng 7 tháng 7, Nguyễn Biểu chết). Trở lại thành Nghệ An, ông đã mắng vào mặt Trương Phụ, y tức giận sai trói ông ở cột cầu Yên Quốc, để nước lên dìm chết. Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông tuyên dương tiết nghĩa, cho lập đền thờ ông ở Bình Hồ, phong là Nghĩa Sĩ đại vương. Một danh sĩ đã đề câu đối như sau: Ma tặc thất thanh thiên địa động Đề kiều thất tự cổ kim bi Dịch nghĩa: Chửi giặc một thôi đất trời cảm động Đề câu bảy chữ, xưa nay (mọi người) đều thương xót Đặng Tất sinh tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An châu nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1407, Đặng Tất theo Trần Ngỗi, được phong làm quốc công. Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định sai võ sĩ bóp cổ giết chết ông. Con Đặng Tất là Đặng Dung bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm Trùng Quang Đế. Năm 1413, Đặng Dung bị Trương Phụ bắt áp giải về Yên Kinh. Dọc đường, Đặng Dung nhảy xuống biển tự tử. Vua Lê Thánh Tông ban chiếu tặng cha con ông hai câu đối: Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng Lê Thúc Hiến và Thượng Thư Hoàng Phúc (1363 - 1440): Hoàng Phúc tự là Như Tích, biệt hiệu Hậu Nhạc Ông, người Xương Ấp, Sơn Đông, là một đại thần triều Minh, từng được vua Minh Thành Tổ cử sang Đại Việt giữ chức Tán Quân Vụ để cai trị và truyền bá văn hóa Trung Hoa. Sử Việt Nam chép Hoàng Phúc sang Việt Nam hai lần, lần đầu ở Việt Nam suốt 18 năm, từ 1406 đến 1424. Lần thứ hai sang với tư cách trợ lý cho Liễu Thăng năm 1427. Như thế, trong bộ máy cai trị của nhà Minh đặt tại Đại Việt, Hoàng Phúc là người đứng đầu bộ phận dân sự. Ông mở trường để dạy cho các nho sinh Đại Việt. Nhân một hôm mưa bão nổi lên, nhà sập đổ, tường xiêu vẹo điêu tàn. Trước đám học trò, Hoàng Phúc đọc: Tai chiêu phong vũ gia gia đồi hoại cựu viên tường (Hôm qua mưa gió nhà nhà sập đổ vách tường xiêu) và bắt học trò đối lại. Câu này có ý gì sâu xa không? Lẽ nào chỉ là câu tả thực? Trong lúc mọi người đang suy ngẫm thì một nho sinh xin đọc: Kim nhật càn khôn xứ xứ phát sinh tân thảo mộc (Nay đất trời quang chốn chốn mọc lên cây cỏ mới). Câu đối thật tài tình bởi quang cảnh đổ nát ở đây do mưa bão gây nên cũng như kẻ thù đã làm cho nước Nam điêu đứng. Cây cỏ mới mới mọc lên cũng như nhân tài Đại Việt sẽ sớm xuất hiện để khôi phục lại đất nước. Tác giả câu đối này là Lê Thúc Hiến, con trai của Lê Cảnh Tuân, ông bị quân Minh bắt giam ở Kim Lăng cùng với con trai Lê Thái Diêu đều chết ở trong ngục. Sau vụ này, Lê Thúc Hiến cùng với anh là Lê Thiếu Đính vào Lam Sơn chiến đấu dưới lá cờ Lê Lợi và đã lập nhiều chiến công hiển hách. Phan Nhân với viên quan đô hộ nhà Minh: Tại làng Phan Xá, Nghi Xuân, Hà Tĩnh có chàng hàn sĩ Phan Nhân bị quân Minh bắt về hầu hạ viên học quan Trung Quốc sang Đại Việt mở trường để truyền bá văn hóa Trung Hoa và ca ngợi công đức nhà Minh. Một hôm y ra một vế đối và bắt nho sinh Đại Việt đối lại: Hồng lựu tự hỏa phi cầm lai vãng bất thiêu thân (Hoa lựu đỏ như lửa, chim bay qua lại thân chẳng bị thiêu). Phan Nhân ứng khẩu đọc: Lục tảo như ti du lý phù trầm nan tước vĩ (Đám rêu xanh như tơ, cá lội nổi chìm đuôi chẳng bị vướng). Vế ra viên quan nhà Minh muốn nói: Đạo quân của chúng tuy bề ngoài có vẻ hung dữ nhưng thực chất là đạo quân nhân nghĩa chẳng làm hại ai. Còn vế đối của Phan Nhân khẳng định rằng: Dù bị bủa vây nhưng không ngăn nổi ý chí tung hoành của người Đại Việt. Sau cuộc đấu trí này biết kẻ thù đang theo dõi mình, Phan Nhân đã trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi và đã lập được nhiều chiến công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Wikipedia có thể loại liên quan Câu đối về các nhân vật lịch sử thời Trần, Hồ, Hậu Trần", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Melbourne/Trung tâm thành phố", "role": "user" }, { "content": "Trung tâm thành phố Melbourne, thường gọi tắt là CBD (xi-bi-đi) hay City (Xi-tì) là khu vực đô thị lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của vùng đô thị Melbourne, và là trung tâm văn hoá, giải trí và thương mại lớn nhất của tiểu bang Victoria. Hầu hết các di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng đều toạ lạc ở đây. Các lễ hội và sự kiện thể thao lớn của tiểu bang vẫn thường đăng cai trong phạm vi City. Đây là điểm đầu tiên mọi du khách khi đặt chân tới Melbourne đều phải tham quan ít nhất một lần. Khi nói đến City, người ta hay nghĩ đến con phố Swanston Street - con phố thương mại sầm uất và là linh hồn của thành phố. Do đó, thuật ngữ “lên City” hay “đi City” ám chỉ đi đến tuyến phố này. Nhìn chung khu trung tâm thành phố bao gồm vùng lõi đô thị Melbourne, khu bờ sông phía Nam Southbank, khu đô thị mới Docklands, và một phần các khu vực North Melbourne, West Melbourne và South Wharf. Ở phía Bắc, nó được bao bọc bởi các con đường Victoria Street và Hawke Street, ở phía Đông là Vườn Fitzroy, và tại Phía Nam, nó tiếp giáp với Cao tốc West Gate. Vùng lõi đô thị Melbourne được quy hoạch theo mạng lưới các tuyến phố dạng bàn cờ (grid) nghiêng góc 70° để phù hợp với dòng chảy sông Yarra. Khu cận bờ sông Yarra, Southbank và South Wharf: mặt tiền thành phố với quảng trường Liên bang, nhà ga Flinders Street và khuôn viên công cộng hai bên bờ sông Yarra. Bờ sông phía Nam (Southbank Promenade) là một phố đi bộ với nhiều hoạt động nghệ thuật đường phố cùng nhiều chiếc cầu đi bộ trang nhã. Dải công viên ở bờ Nam sông Yarra: trải dài từ phía đầu Nam của cầu Princes đến Vườn Bách thảo và Đài tưởng niệm chiến tranh. Khu trung tâm nghệ thuật: tổ hợp rạp hát, sân khấu và bảo tàng triển lãm nằm ngay phía Nam sông Yarra, cạnh cầu Princes Bridge. Khu phố Paris: dãy phố Collins từ đoạn đường Elizabeth Street kéo dài tới Spring Street. Phố Swanston, Thư viện bang và Phố Bourke: tuyến phố thương mại đông đúc nhất, với Toà thị chính, Thư viện tiểu bang Victoria, và khu phố đi bộ mua sắm Bourke Street. Các ngõ hẻm và trung tâm thương mại kiểu cổ: nằm rải rác quanh trung tâm thành phố, nhưng độc đáo nhất là các ngõ nhỏ gần Royal Arcade đến phố Collins Street. Chinatown và khu phố Hy Lạp: khu phố Tàu do các phu mỏ người Hoa xây từ giữa thế kỷ 19, nổi tiếng với các toà nhà gạch cũ, tượng đài Tôn Trung Sơn và di tích nhà thờ Phúc Âm lâu đời. Khu hành chính nghị viện: gồm Toà nhà nghị viện tiểu bang, rạp hát Princess, khách sạn Windsor, và các vườn hoa cạnh toà nhà Ngân khố tiểu bang. Vịnh cảng Docklands: khu đô thị mới với sân vận động Marvel và khu phố đi bộ quanh vịnh cảng Victoria. Nếu cần hướng dẫn du lịch miễn phí và tìm hiểu các tour tham quan, bạn có thể liên hệ hai quầy hướng dẫn du lịch của Melbourne Trung tâm thông tin du lịch ở Quảng trường Federation Square. Quầy hướng dẫn du lịch ở Phố Bourke. Trung tâm thành phố là đầu mối giao thông lớn của Melbourne và của cả tiểu bang Victoria. Bạn có thể đến Melbourne bằng tàu xe công cộng, hoặc lái xe ô tô và xe đạp rất thuận tiện. Tất cả các tuyến tàu điện metro và hầu hết các tuyến xe điện tram đều đi ngang qua City. Khách đi tàu điện metro có thể xuống ga Flinders Street hoặc ga Melbourne Central để có được trải nghiệm tham quan tốt nhất. Nếu đi tàu lửa V/Line, bạn phải xuống ga Southern Cross, rồi chuyển sang tàu điện metro hoặc xe điện tram để đến đường Swanston Street. Nếu đi xe điện tram, nếu đi các tuyến dọc theo phố Swanston, bạn có thể xuống trạm ở gần ga Flinders Street hoặc ga Melbourne Central. Còn nếu đi các tuyến tram hướng Đông-Tây (như 11, 12, 48, 86, 96, 109), bạn nên xuống ở trạm nào gần điểm giao cắt với phố Swanston nhất. Nếu lái xe ô tô, bạn có thể đi theo các đường cao tốc Eastern Freeway, Westgate, CityLink hoặc Kingsway để vào City. Các trục đường lớn trong City bao gồm: King Street và Queen Street (hướng Nam-Bắc), Lonsdale Street và Flinders Street (hướng Đông-Tây). Có nhiều bãi đậu xe công cộng do nhà nước quản lý nằm dọc theo khắp các phố lớn trong City. Những nơi tập trung nhiều điểm đỗ xe nhất là phố Lonsdale (đoạn giữa phố Queen và Elizabeth), phố Russell (đoạn giữa phố Bourke và Collins), và đoạn trên phố Queen. Lưu ý: hầu hết các bãi xe đều có tính phí đến 6-8h tối. Xin tham khảo kỹ cột biển báo đậu xe để biết thêm chi tiết. Nhiều tuyến phố lớn trong City có làn riêng cho xe đạp được phủ lớp xốp xanh lục để tăng ma sát. Nếu lái xe đạp vào City, nên tránh các tuyến đường trục có mật độ xe ô tô lưu thông nhiều như Lonsdale và King Street. Thay vào đó, nên cân nhắc các tuyến sau: Nicholson - Bourke Street (ở phía Đông), Wellington Parade - Flinders Street (ở phía Đông), Đường St Kilda Road - Cầu Princes (ở Phía Nam), Đường Collins St và đường La Trobe St (ở phía Tây), đường Swanston và đường William Street (từ phía Bắc). Đi lại trong trung tâm thành phố Melbourne rất dễ dàng và tiện lợi nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Vùng lõi đô thị (Melbourne City) được tạo thành bởi 5 tuyến đường ngang và 9 tuyến đường dọc cùng nhiều đường hẹp và ngõ hẻm xen kẽ. Trong đó có 2 tuyến phố King Street và Lonsdale được ưu tiên làm đường trục xương sống giúp lưu thông tiện lợi ra và vào City. Hệ thống xe điện tram phủ dày đặc khu trung tâm thành phố Melbourne, tập trung ở các tuyến phố thương mại lớn của thành phố như: Swanston Street: 9 tuyến Elizabeth Street: 3 tuyến Bourke Street: 2 tuyến Collins Street: 4 tuyến Flinders Street: 3 tuyến Các trạm xe tram ở trung tâm thành phố đã được cải tạo thành các trạm dài, rộng, thuận tiện cho người khuyết tật và người đi bộ băng ngang đường. Từ năm 2015, các khu vực City đến Chợ Queen Victoria và Docklands được khoanh vùng thành Free Tram Zone, du khách có thể đi tram miễn phí và thuận lợi. Để được hưởng giá cước miễn phí, khách không được chạm (tap) thẻ Myki khi lên và xuống xe tram trong khu vực miễn phí này. Nhà ga Flinders Street: ngay góc đường Flinders Street và Swanston Street. Một trong các biểu tượng sáng giá của thành phố, và là ga tàu điện trung tâm của Melbourne. Ga Flinders Street nổi tiếng với toà nhà vòm đồ sộ màu vàng ngay góc đường Flinders và Swanston, cùng dãy mặt tiền dài dọc theo phố Flinders. Bậc thang ngay toà nhà chính có 13 chiếc đồng hồ nhỏ chuyên báo giờ tàu chạy cho 13 tuyến xe lửa chính của Melbourne, đã trở thành một câu cửa miệng trong tiếng nói của người dân địa phương: \"meet you under the clocks\" (hẹn gặp nhau bên dưới những cái đồng hồ). Nhà thờ St Paul (St Paul's Cathedral), góc đường Flinders và Swanston Street. Nhà thờ chính toà của Giáo phận Anh giáo Melbourne và công trình kiến trúc tôn giáo bậc nhất của thành phố. Khác với nhiều nhà thờ lớn cùng thời, nhà thờ St Paul được xây bằng đá sa thạch theo kiến trúc tân cổ điển khiến nhà thờ luôn nổi bật trên nền trời thành phố. Bên trong nhà thờ được trang trí lộng lẫy theo lối kiến trúc Gô-tíc với mái trần cao và các ô gạch hoạ tiết hoa văn chạm trổ tinh xảo. Nên tham quan phần cung thánh và nhà nguyện nhỏ ở cánh trái bàn thờ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp. Nhà thờ cho vào cửa miễn phí trong các giờ không có lẽ trong ngày, tuy nhiên nếu chụp ảnh, du khách cần mua vé trước tại quầy tiếp khách ngay lối vào chính của nhà thờ. Mặt tiền phố Swanston của nhà thờ có tượng Matthew Flinders cưỡi tàu, thuyền trưởng Anh thế kỷ 19 và là một trong những người khám phá nước Úc. Toà thị chính Melbourne (Melbourne Town Hall), góc đường Swanston và Collins Street. Khánh thành năm 1870, từ đó đến nay toà nhà là trụ sở làm việc của Hội đồng Thành phố Melbourne. Toà nhà gồm một tháp đồng hồ lớn bên ngoài, các phòng họp hội đồng, một nhà hát và tháp đồng hồ lớn. Đặc biệt, nhà hát bên trong toà thị chính có chiếc đại phong cầm (grand organ) là niềm tự hào của cư dân thành phố. Nơi đây từng đón tiếp nữ hoàng Elizabeth đến thăm Melbourne năm 1954, ban nhạc Beatles năm 1964, và tổ chức các sự kiện văn hoá lịch sử thường niên như Liên hoan Hài kịch và sự kiện đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (Vesak) tại Melbourne. Nhà tù Melbourne (Old Melbourne Gaol), 377 Russell Street, Melbourne VIC 3000. Từng là trại giam dành cho phạm nhân đi đày từ Anh quốc những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, hiện nay, Nhà tù Melbourne là di tích lịch sử và bảo tàng nổi tiếng không thể bỏ qua. Các hành lang và buồng giam ở đây được chuyển thành các gian trưng bày khắc họa cuộc sống của tù nhân thời kỳ đầu. Du khách đến đây sẽ có dịp tìm hiểu các hình phạt và phương thức giam cầm tù nhân thuở trước, được nghe kể câu chuyện về người tù bị treo cổ oan, hay tên tội phạm nổi tiếng Ned Kelly. Nhà nghị viện (Parliament House), đường Spring Street. Toà nhà được xây dựng năm 1855 với chức năng ban đầu là trụ sở chính quyền thuộc địa Victoria. Từ năm 1901 đến 1927, toà nhà đóng vai trò là nơi làm việc tạm thời của Quốc hội liên bang Úc trước khi khánh thành thủ đô hành chính Canberra mới. Toà nhà nằm trên ngọn đồi cao phía đông thành phố với cấu kết gồm 3 tầng chính với hàng cột ngay trước mặt tạo ấn tượng quyền uy sừng sững. Nội thất được trang trí cầu kỳ theo phong cách hoàng gia, với sàn gạch ốp lát khảm tuyệt đẹp cùng các phù điêu Âu châu quý phái. Các phòng họp của lưỡng viện tiểu bang được trải thảm đỏ và xanh lục theo đúng phong cách đại nghị của hệ thống Westminster. Nhà nghị viện có tour tham quan miễn phí từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trong thời gian Nghị viện tiểu bang không họp. Mỗi tour kéo dài khoảng 45 phút, bao gồm gian chính của Nhà nghị viện, các phòng họp Thượng viện, Hạ viện và thư viện của toà nhà. Thư viện tiểu bang Victoria (State Library of Victoria): 328 Swanston Street, đối diện trung tâm thương mại Melbourne Central. Được thành lập năm 1854 với chức năng thư viện công cộng của thành phố, State Library là thư viện cổ nhất nước Úc và là địa danh văn hoá đặc biệt của thành phố. Nơi này là một trong các biểu tượng của thành phố, với bãi cỏ xanh phía mặt tiền, và nhiều phòng đọc sách và phòng trưng bày cổ điển. Bãi cỏ xanh phía mặt đường Swanston là nơi tụ tập nghỉ ngơi của nhiều bạn trẻ. Phía bậc trên cao có bàn cờ vua khổng lồ Bức tượng chính ở mặt tiền thư viện là Redmond Barry (1813-1880), chánh án, Phó chưởng lý đầu tiên của thuộc địa Victoria và là một trong những nhân vật kỳ cựu trong chính quyền thuộc địa thời kỳ đầu thành lập. Ông đã vận động sáng lập nhiều cơ sở công cộng như Đại học Melbourne, Thư viện Thành phố Melbourne (tiền thân của Thư viện tiểu bang ngày nay) và Bệnh viện Hoàng gia Melbourne. Sau ông cũng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Melbourne và Chủ tịch Hội đồng quản trị thư viện Melbourne. Đặc biệt, phòng đọc sách La Trobe (La Trobe Reading room) ở tầng 4 nằm dưới mái vòm cao trắng cao to, hùng vĩ là điểm nhấn không thể bỏ qua trong thư viện này. Cấu trúc của phòng này được thiết kế hài hoà với các dãy bàn đọc bằng gỗ màu tối và dàn đèn đọc sách màu xanh lá. Trên các tầng 5 và 6 là bảo tàng nhỏ triển lãm các quá trình lịch sử của Melbourne. Royal Arcade và Block Arcade: hai trung tâm mua sắm loại cổ điển châu Âu được xây từ thế kỷ 19 và được nối với nhau bằng các con hẻm. Lối vào từ Royal Arcade trên phố Bourke Street. Lối đi trong Royal kéo dài, với nhiều quầy bánh kẹo, quần áo, gia vị và đồ chơi ưa thích của người Tây phương. Trong đó, quán cà phê Koko Black ngay gần lối vào là quán cafe chocalate thượng hạng của City. Phía cửa Nam Royal Arcade có tượng Gog & Magog cùng chiếc đồng hồ được mang từ Anh qua vào cuối thế kỷ 19. Bạn đi tiếp hết qua 2 tượng này, băng qua đường Little Collins, đi vào hẻm Block Place để đi vào Block Arcade. Khác với Royal, nội thất Block Arcade cao cấp, ấn tượng hơn với sàn nhà lát gạch nghệ thuật, một mái vòm cổ châu Âu, và tiệm bánh nổi tiếng Hopetoun Tearoom. Quảng trường Liên bang (Federation Square). Không gian công cộng chính của Melbourne, được khánh thành năm 2002 nhân kỷ niệm 101 năm thành lập Liên bang Úc. Quảng trường nằm đối diện nhà ga Flinders Street và Nhà thờ St Paul, nổi tiếng với lối kiến trúc high-tech rất táo bạo và phóng khoáng. Trong khuôn viên của quảng trường có các nhà hát, phòng hội nghị, nhà triển lãm và bảo tàng đan xen lẫn nhau. Nơi đây là còn là trụ sở của ACMI - Bảo tàng nghệ thuật điện ảnh Úc và Nhà triển lãm Ian Potter của Trung tâm Triển lãm Quốc gia Victoria. Màn hình lớn và sân khấu ngay trên sân chính của quảng trường thường hay tổ chức các hoạt động ca múa nghệ thuật và lễ hội của nhiều hội đoàn sắc tộc, tôn giáo. Phố đi bộ Bourke Street Mall: con phố đi bộ nằm ngay giữa trung tâm thành phố, sở hữu nhiều cửa hàng thời trang lớn như Myer, Zara, David Jones và H&M. Trên phố hay có nhiều hoạt động ca nhạc và biểu diễn nghệ thuật đường phố. Toà nhà GPO, hay General Post Office ở góc đường Elizabeth và Bourke Street Mall trước đây là bưu điện trung tâm của thành phố và của cả tiểu bang. Toà nhà được khánh thành năm 1867 và được mở rộng nhiều lần để đáp ứng nhu cầu bưu chính của thuộc địa Victoria lúc bấy giờ. Toà nhà nổi bật với tháp đồng hồ cao, dãy bậc thang rộng ở mặt tiền, và hành lang đường Bourke Street và hẻm bưu điện. Sau khi Bưu điện trung tâm giải thể năm 2001, toà nhà trở thành trung tâm mua sắm, còn các dãy hành lang và đường hẻm giao thư (Postal Lane) cho thuê làm quán cà phê và nhà hàng. Hiện tại H&M là cửa hàng chính kinh doanh trong toà nhà này. Myer và David Jones là hai cửa hàng department store lớn nhất của Melbourne. Mỗi dịp Giáng sinh về, các cửa kính bày hàng của Myer đều trưng bày các mô hình trình diễn trang trí theo chủ đề, thu hút rất đông các gia đình trẻ đến xem. Royal Arcade, trung tâm thương mại kiểu cổ danh giá có lối vào chính ở đường này, nằm đối diện với Myer và H&M. Melbourne Central, nằm ở mặt đường Swanston Street gần góc La Trobe Street (tới đây qua ga tàu điện Melbourne Central, hoặc đi bất kỳ tram nào trên phố Swanston và La Trobe Street). Thiên đường mua sắm của thành phố và là điểm tụ họp của giới trẻ, nằm ngay bên trên nhà ga tàu điện cùng tên. Melbourne Central được biết đến với mái vòm kính nhọn úp ngược (the Glass Cone) nằm ở sảnh chính của toà nhà. Bên dưới vòm kính này là nhà máy đạn dược làm bằng gạch và chiếc đồng hồ Seiko (the Fob Watch) khổng lồ do một thành phố Nhật trao tặng. Từ 7h sáng đến 8h tối hằng ngày, chiếc đồng hồ sẽ hạ xuống một dàn vũ công gồm các thiên thần âm nhạc và 2 chú chim kookaburra trình diễn trên nền bài Waltzing Matilda. Shot Tower Museum, là bảo tàng nhỏ bên trong tháp đạn Shot Tower. Để tới chỗ này, bạn đi thang cuốn lên đoạn giữa tháp, băng ngang cửa hàng thời trang rồi theo bậc thang đi lên. Trung tâm thương mại QV, đường Swanston và Lonsdale Street (có 3 lối vào trên đường Swanston, 2 lối vào đường Lonsdale và lối vào ở đường Russell). Đây là khu phức hợp thương mại, ăn uống và chung cư độc đáo. QV có được xây trên nhiều tầng chức năng, với các lối đi bộ dẫn vào nhiều tầng khác nhau. Điểm nhấn ở đây là sân cỏ nhân tạo ở giữa trung tâm, cạnh quán cà phê Max Brenner và nhà hàng PappaRich. Mặt tiền có các shop giày & quần áo thời trang cùng nhiều quán cà phê rải rác bên trong các lối đi bộ dẫn vào trung tâm. Ở tầng hầm có siêu thị Woolworths và siêu thị quần áo - gia dụng BigW. Các toà nhà của đại học RMIT, dọc theo đường Swanston Street, giữa La Trobe Street và Franklin Street. Cơ sở chính của đại học RMIT nằm cạnh Melbourne Central, được thiết kế với nhiều toà nhà theo phong cách hiện đại, ấn tượng, thể hiện đúng tinh thần đổi mới sáng tạo của trường đại học này. Các toà nhà ấn tượng nhất trong đây là toà nhà số 16 và toà nhà số 80. Toà nhà 80 (Building 80) với mặt tiền gồm hàng trăm mảnh kính vỡ khánh thành năm 2012 là biểu tượng của trường và đã đạt nhiều giải thưởng kiến trúc lớn của Úc và quốc tế. Khu phức hợp Crown Casino: khu phức hợp gồm khách sạn 5 sao Crown, sòng bài Crown, và dải đi bộ phía bờ sông Yarra. Các nơi ấn tượng nhất là sảnh cầu thang giữa khu khách sạn và sòng bài, và màn biểu diễn lửa từ 9 cột cao ở bờ sông. Tháp Eureka: toà tháp cao 86 tầng, và trong một thời gian dài là cấu trúc cao nhất Nam bán cầu. Trên đỉnh tháp có tầng quan sát Skydeck, với góc nhìn tuyệt đẹp để chiêm ngưỡng trung tâm thành phố. Thuỷ cung Melbourne (Melbourne Aquarium). National Gallery of Victoria: Bảo tàng triển lãm nghệ thuật cổ và đương đại. Hẻm cà phê phố Degraves Street, Centre Place và Block Place: 3 ngõ hẻm cà phê nằm rất gần nhau, đại diện cho văn hoá uống cà phê phố thị của người Úc (ngồi bàn trên phố). Du khách đến những nơi này có thể ngồi tại quán uống cà phê tây, dùng bánh ngọt hoặc ăn nhẹ với các món điểm tâm kiểu Tây phương. Đầu ngõ Block Place hay có nghệ sĩ đường phố trình diễn. Hai ngõ Degraves nối thông với nhau, còn ngõ Block Place nối vào Block Arcade và Royal Arcade. Hẻm grafitti Hosier Lane (lối vào tại phố Flinders Street gần nhà thờ St Paul): một trong 2 ngõ hẻm của Melbourne cho phép vẽ grafitti tự do. Hẻm grafi Bờ sông Yarra ở Southbank (Southbank Promeade), từ chân cầu Princes Bridge đến khu phức hợp Crown. Phố đi bộ rộng rãi thoáng đạt ở bờ phía Nam sông Yarra. Đây là điểm ngắm trung tâm thành phố và nhà ga Flinders tuyệt đẹp, với nhiều chiếc cầu ngắn tao nhã nối hai bờ sông. Con phố này được mở rộng ở khu vực Quảng trường Queensbridge (Queensbridge Square), với dãy bậc thang ngồi màu đẻ, và chiếc cầu xe lửa Sandridge nơi có trưng bày danh tính và quê quán của các sắc tộc sinh sống trong tiểu bang. Sân khấu ở quảng trường Liên bang, nơi trình diễn các chương trình nghệ thuật vào mỗi cuối tuần hay các sự kiện văn hoá cộng đồng lớn. Bảo tàng Melbourne, là bảo tàng khoa học lịch sử, xã hội tổng hợp, nằm trong Vườn Carlton phía sau Cung triển lãm Hoàng gia. Sinh viên & học sinh được miễn phí vé vào cửa/ Bảo tàng Điện ảnh Úc, nằm trong một toà nhà thuộc Quảng trường Liên bang, chuyên trưng bày các hiện vật của ngành công nghiệp thứ bảy tại Úc. Bạn có thể tìm hiểu các hiệu ứng điện ảnh độc đáo qua các gian phòng trình chiếu tại đây. Miễn phí tham quan cho mọi du khách. Bảo tàng nhập cư Úc (Immigration Museum), 400 Flinders Street, Melbourne VIC 3000. Bảo tàng Toà nhà Ngân khố Cũ (Old Treasury Building Museum), đường Spring Street. Trưng bày lịch sử phát triển của Melbourne theo các chủ đề. Hiện tại có 6 chủ đề như sau: sự hình thành Melbourne, Melbourne thời kỳ là thủ đô Úc, thời kỳ Đào vàng, Melbourne Panorama, Văn thư lưu trữ Melbourne. Bảo tàng lịch sử Thành phố Melbourne: ở tầng 5,6 trong Thư viện tiểu bang. Các gian trưng bày về công cuộc khám phá Úc và Melbourne và người phương Tây, các hiện vật và các sắc tộc Melbourne thời kỳ đầu thành lập đến ngày nay. Bảo tàng người Hoa, 22 Cohen Place, Melbourne VIC 3000. Nằm trong một ngõ trên phố chính của Chinatown (phố Little Bourke Street). Birrarung Marr Vườn Alexandra - Queen Victoria Gardens Vườn Bách thảo Hoàng gia (Royal Botanic Gardens) Treasury Gardens Flagstaff Gardens Đi xe điện tram trên phố Melbourne. Xem một số tiết mục nghệ thuật đường phố. Đi thuyền tham quan sông Yarra. Tham dự một lễ hội ở trung tâm thành phố Uống cà phê trong một ngõ hẻm nhỏ, hay trong một trung tâm mua sắm cổ điển. Xem một vở kịch, nhạc kịch trong nhà hát. Ngắm nhìn thành phố từ Vòng đu quay Melbourne Star. Uống bia trong quán bar. Chợ Queen Victoria Market. Không gian mái che phía sau gian chính của chợ là nơi bán đồ lưu niệm nhiều nhất. Bạn có thể mua số lượng lớn với giá cả phải chăng. Các cửa hàng lưu niệm trên phố Swanston, đoạn từ Flinders đến Bourke Street. Bourke Street Mall Myer H&M David Jones Zara Emporium, đường Lonsdale Street, giữa Swanston và Elizabeth Street. Trung tâm thời trang cao cấp do tập đoàn Myer quản lý. Sở hữu nhiều cửa hàng quần áo lớn, cùng 2 food court cao cấp. Có cầu đi bộ qua Melbourne Central phía Bắc, và Myer với David Jones phía Nam. Melbourne Central, trung tâm thương mại và tổ hợp giải trí của Melbourne. Có nhiều gian hàng thời trang, food court, rạp hát, siêu thị và cửa hàng dịch vụ. Đây là điểm tụ họp chính của giới trẻ và có nhà hàng Melbourne Central bên dưới. QV Melbourne, tổ hợp nhà hàng, shop thời trang và siêu thị, nằm ở gần Swanston và Lonsdale. The District Docklands, trung tâm thương mại có xu hướng thời trang khuyến mãi và giảm giá, nằm ngay gần siêu thị bán sỉ Costco và vòng đu quay Melbourne Star. Có khu ẩm thực ngay quảng trường dưới chân vòng đu quay. Nổi bật với gian triển lãm ảnh hình 3D ArtVo. DFO South Wharf: khu thương mại mua sắm dạng outlet lớn nhất Melbourne với hàng chục nhãn hàng thời gian, nội thất gia dụng. Spencer Street Outlet Centre, trung tâm mua sắm giá rẻ gần ga Southern Cross, được coi là DFO outlet thu nhỏ. Coles và Woolworths là hai hệ thống siêu thị bán lẻ tổng hợp lớn nhất của Úc. Coles: có 3 siêu thị trong City. Siêu thị thứ nhất: ở tầng LG của trung tâm thương mại Melbourne Central, ngay trước lối vào nhà ga Melbourne Central. Siêu thị thứ hai, ở gần góc Elizabeth Street & Flinders Street. Siêu thị thứ ba, ở 201 Spencer Street, Melbourne VIC 3000 Woolworths: Woolworths QV. ở tầng LG của trung tâm thương mại QV. Vào đây bằng bất kỳ lối nào trên phố Swanston, rồi theo bậc thang hay thang cuốn xuống tầng LG. Woolworths Flinders Street, 262 Flinders Street, Melbourne VIC 3000. Ngay đối diện nhà ga Flinders Street, gần góc đường Flinders và đường Elizabeth. Woolworths Southern Cross: ngay lối vào nhà ga Southern Cross, ở mặt tiền Spencer Street đi lên. Woolworths Victoria Harbour: Merchant Street, Docklands VIC Woolworths The District Docklands. Siêu thị châu Á (shop Tàu). là các cửa hàng chuyên bán gia vị, thực phẩm dành cho người châu Á. Tang Asian grocery QV Asian Grocery, trung tâm thương mại QV, gần lối vào ở đường Russell Street. Great Asian Foodstore, 222 Little Bourke Street, Melbourne. Little Hometown. Crown Asian Supermarket, 201 Spencer Street, Melbourne VIC 3000. Ace Mart, Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Siêu thị Hàn Quốc. Asian Grocery Citimart, Melbourne VIC 3000, đối diện chợ Queen Victoria. Bán rượu soju giá rẻ nhất. Chemist Warehouse: hệ thống các nhà thuốc giảm giá, rất tiện lợi để mua thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng và hoá phẩm sinh hoạt hàng ngày. Priceline, đường Bourke Street Mall. Red Phoenix, 220 Little Bourke Street Chinatown Duty Free Shop, 206 Little Bourke Street. 7-Eleven: có rất nhiều trên các phố chính của Melbourne City, bán cà phê tự phục rẻ nhất Melbourne (từ $1 trở đi). Metro: là cửa hàng tiện lợi chi nhánh của Woolworths. Có ở trên đường Swanston và ở lối vào ga Melbourne trên đường Elizabeth Street. Trung tâm thành phố có đông đảo sinh viên và người châu Á sinh sống, do đó, các con phố lớn của City tập trung rất nhiều nhà hàng châu Á đa dạng với nhiều phong cách khác nhau. Dae jang Geum, 235 Little Bourke Street, Melbourne VIC 3000. Chuyên phục vụ các món ăn lẻ, giá cả phải chăng. Mook Ji Bar. Giá cả bình dân, phục vụ nhanh, tiện lợi. Joomak. Nằm trong tầng hầm gần Đại học RMIT. Đây là điểm ăn uống ưa thích của giới trẻ. Giá cả bình dân. CJ Lunch Bar. Chuyên phục vụ các món ăn đơn giản, tiện lợi. ChangGo, 70 Little La Trobe Street, Melbourne VIC 3000. Quán nướng Hàn đông khách nhất City. Menu rẻ, gần Melbourne Central. Dosirock, 1/280 Little Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Nhà hàng Hàn Quốc với nhiều món đặc sản độc đáo, chuyên về nhậu. Woodoo Korean BBQ, 179 King Street, Melbourne VIC 3000. Giá cả hơi chát nhưng đồ ăn nhiều, phong phú. ABC Nene Chicken Pelicana Chicken Gami Người Hoa là dân tộc chiếm số đông nhất trong trung tâm Melbourne, nên các nhà hàng Trung Hoa ở trung tâm thành phố cũng rất đa dạng và phong phú. Khá nhiều các nhà hàng nằm trên hai tuyến phố quanh Chinatown như Russell Street, Swanston Street và Little Bourke Street. China Bar Swanston Street China Bar Russell Street. Hawker Chan. Ling Nan Juicy Bao Dumplings Plus. Supper Inn: điểm ăn khuya của người Tây tại trung tâm thành phố Melbourne. Nổi tiếng với các món cháo (congee). Secret Kitchen China Red Peking Duck restaurant West Lake Crystal Jade. Din Tai Fung Shanghai Street Tim Ho Wan. David Hotpot Da Long Yi Dainty Sichuan, 149 Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Xiaolongkan. Hutong Hotpot Phong cách ăn mì chọn món từ quầy rất thịnh hành ở Trung Quốc, bắt đầu phổ biến tại Melbourne từ năm 2017. Noodle Queen 小小面. Little Sichuan. Yi Ma Yi La, 213 Russell Street, Melbourne. David Spicy Pot. Tina's Noodle Kitchen. Lanzhou Noodle Bar. Phong cách mì Lan Châu miền Tây Trung Hoa. Noodle Villa Pacific BBQ Cafe Minh Xuong Dahu Peking Duck West Lake. Shanghai Dynasty. PappaRich. Nhà hàng Malaysia nổi tiếng trong QV, và là franchise của PappaRich ở Mã Lai. Sarawak Kitchen. Nhà hàng Mã Lai-Hoa, nổi tiếng nhất là món mì khô Kolo. Blok M. Nhà hàng đặc sản Indo, nổi tiếng với các món ayam bakar (gà nướng) và ayam balado (gà nướng kiểu balado). Salero Kito. Nhà hàng Indo đặc sản Padang. Các món ăn đa số khá cay. Nelayan. Nhà hàng cơm bình dân của người Indo. Sushi đã từ lâu là một món ăn đường phố thông dụng của người Melbourne, nhưng các nhà hàng sushi Nhật có nhiều chủng loại, từ nhỏ đến lớn và nhà hàng băng chuyền. Sushi Hub. có 3 cửa hàng trên khắp Melbourne. Các món sushi cuộn (maki) lớn và giá cũng đắt hơn. Sushi Sushi. có nhiều cửa hàng khắp Melbourne. Sushi Hotaru. Cửa hàng sushi băng chuyền. Sakura Kaiten. sushi băng chuyền. Sushi & Nori Shuji Sushi. Hakata Gensuke Shujinko Rice Workshop Gyoza Gyoza Unabara Wagaya Dodee Paidang. Quán Thái nổi tiếng Nhất Melbourne, có biểu diễn ca nhạc mỗi tối. Isan Soul Thai Streetfood. Chuyên các món Thái, gần gũi với văn hoá và phong cách nhà hàng ở Thái Lan. Your Thai. Nhà hàng Thái bình dân, có chủ là người Việt. FOMO Thai. Nhà hàng phong cách sáng sủa, trang nhã. Trong trung tâm thành phố có hàng chục nhà hàng Việt đủ chủng loại. Tuy nhiên, quán phở và bánh mì dễ được tìm kiếm nhất, chủ yếu bán các món ăn nhanh, dễ làm cho khách hàng người nước ngoài không quá khó tính. Không có nhiều nhà hàng đặc sản Việt. Các quán này không chỉ bán phở, mà còn bán một số món dễ làm như bánh mì, chả giò, giỏi cuốn và một số món cơm sườn, cơm gà khác. Phở Mekong. Quán phở lâu đời nhất Melbourne, được các du khách trong ngoài Úc biết đến. Phở Dzũng, 234 Russell Street, Melbourne. Phở Thìn Australia, 389 Lonsdale Street, Melbourne VIC 3000. Franchise của Phở Thìn Việt Nam. Nổi tiếng với món phở tái lăn, nước dùng chuẩn vị Bắc. Phở Flinders Express, 288 Flinders Street, Melbourne VIC 3000. Phở Nom Emporium. Phở Nung Melbourne. Pho Melbourne, 170 William Street, Melbourne VIC 3000. Signature Pho Viet, 815 Flinders Street, Docklands VIC 3008. Các quán này chủ yếu bán mang đi. Kennys Bakery Cafe, 2/446 Collins Street, Melbourne VIC 3000. Ba'get, 130 Russell Street. Vinhtam Bakery. Các nhà hàng sau đây bán nhiều món ăn đa dạng, đặc sản Việt Nam. District Mot, ngõ Rose Lane, Melbourne VIC 3000. Street Wrap.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Alexandre de Rhodes", "role": "user" }, { "content": "Alexandre de Rhodes (phiên âm tiếng Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ hay Cha Đắc Lộ, A-lếc-xăng Đơ-rốt; 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo Công giáo dòng Tên người Avignon và một nhà ngôn ngữ học. Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng công trình Tự điển Việt-Bồ-La, hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Chúng ta thường tỏ ra quý chuộng những người ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitô hữu, chúng ta không đoái hoài đến họ nữa. Thậm chí còn bắt người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là đòi buộc quá khắt khe, mà ngay cả Thiên Chúa, Ngài cũng không đòi buộc! Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội dễ dàng gia nhập Giáo hội Công giáo. Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Hành động như thế, chúng ta gây thêm khó khăn cho các nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo đạo Công giáo, không còn tự do đi lại trong xứ sở, hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng, điều kiện để trở thành Kitô hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ tóc dài. \"Linh mục Alexandre de Rhodes (Cha Đắc-Lộ) khai sinh chữ quốc ngữ!\" của xơ Jean Berchmans Minh Nguyệt, Đài Vatican tiếng Việt, ngày 11 tháng 12 năm 2015. Ai thờ Đức Chúa Trời cho nên, thì được lên trên thiên đàng cùng Đức Chúa Trời; ai thờ ma quỷ thì đến ở cùng ma quỷ. Ai thờ đức Chúa blời cho nên, thi được lên tlên thien đàng cu᷄̀ đức Chúa blời: ai thờ ma quỉ, thì đến ở cu᷄̀ mà quỉ. Ngày thứ nhất (Ngày thứ nhít), trang 9-10. Ta nên lạy một Chúa Trời Đất, là Chúa thật hóa ra trời đất mà chớ. Ta nên lây một Chúa blời đết là Chúa thật hŏá ra blời đết mà chớ. Ngày thứ nhất (Ngày thứ nhít), trang 16. Cho dù giáo sĩ Alexandre de Rhodes cũng chỉ là một trong những người đóng góp vào việc sáng tác chữ quốc ngữ mà thôi, chúng ta cũng phải trân trọng biết ơn giáo sĩ. Nguyễn Văn Nghệ, \"Bản thân chữ quốc ngữ 'có tội' với dân tộc Việt Nam không? \", VietCatholic News, ngày 14 tháng 11 năm 2015. Công giáo tại Việt Nam Wikipedia có bài viết về: Alexandre de Rhodes Wikisource có tác phẩm gốc viết bởi hoặc về: Alexandre de Rhodes", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Züünkharaa", "role": "user" }, { "content": "Züünkharaa (tiếng Mông Cổ: Зүүнхараа) là đô thị lớn thứ hai ở tỉnh Selenge, Bắc Mông Cổ. Nó nằm cách tỉnh lỵ Sühbaatar khoảng 150 km. Züünkharaa nằm ở phía nam của tỉnh Selenge trên sông Kharaa. Có một nhà máy sản xuất rượu và nước giải khát tại thành phố từ năm 1943, hiện có công suất lên tới 15 tấn rượu vodka/ngày. 48.857315286429376Nhà ga Züünkharaa1 Nhà ga Züünkharaa. Đây là một điểm dừng quan trọng trên tuyến đường sắt xuyên Mông Cổ. Từ Ulaanbaatar, bạn cần lên tàu lúc 04:55 để khởi hành. Giờ khởi hành ở tỉnh lỵ Sühbaatar là 15:15. Bạn có thể lái ô tô từ Darkhan (2 giờ 30 phút), Sharyngol (3 giờ), Sühbaatar (3 giờ 57 phút) hoặc Ulaanbaatar (3 giờ 28 phút). Khu vực trung tâm thành phố đủ nhỏ để bạn đi bộ đến các điểm tham quan khác nhau. 48.447246248308005Tu viện Aglag Buteeliin Khiid1 Tu viện Aglag Buteeliin Khiid (nằm cách trung tâm thành phố khoảng 46 km về phía tây nam), ☎ +976 8877 2420. 48.86133896642467Nhà thờ Báp-tít Züünkharaa2 Nhà thờ Báp-tít Züünkharaa (Зүүнхараа баптист сүм), ☎ +976 9475 4440. 48.91545974880851Nhà thờ Báp-tít Baruunkharaa3 Nhà thờ Báp-tít Baruunkharaa (nằm cách trung tâm thành phố khoảng 28 km về phía tây bắc). 48.83054937466824Câu cá và chèo xuồng1 Câu cá và chèo xuồng (trên sông Kharaa, chảy qua khu vực phía nam thành phố). 48.87189941027342Leo núi2 Leo núi. Khu vực xung quanh (đặc biệt là phía bắc) Züünkharaa có nhiều ngọn núi hiểm trở. 48.8517293969328Trung tâm thương mại City Center1 Trung tâm thương mại City Center. Có một nhà thuốc và ngân hàng ở bên trong. 48.85332489271016Trung tâm thương mại AZUKA babies & kids2 Trung tâm thương mại AZUKA babies & kids, ☎ +976 8881 8128. Thứ 3 đến Chủ nhật: 10:00–19:00 (đóng cửa vào thứ 2). 48.85098813986561Siêu thị Khoyor khüü delgüür3 Siêu thị Khoyor khüü delgüür (Хоёр хүү дэлгүүр). 48.851559961653855Trung tâm thương mại Narkhan Bair4 Trung tâm thương mại Narkhan Bair (nằm gần quán cà phê Americano). 48.850606924351645Chợ Sansar5 Chợ Sansar (Сансар хүнсний зах), ☎ +976 9111 6599. Bán nhiều loại mặt hàng khác nhau. 48.85459208105626Siêu thị Az Mini Market6 Siêu thị Az Mini Market (Аз мини маркет). 48.85161286145048Cửa hàng Donj delgüür Züün-Kharaa7 Cửa hàng Donj delgüür Züün-Kharaa, ☎ +976 9965 5889. Bán quần áo. 48.855089891849154Nhà hàng Narny Örtöö1 Nhà hàng Narny Örtöö (Нарны Өртөө), ☎ +976 9901 6465. 48.850741137514355Nhà hàng Jn Center2 Nhà hàng Jn Center. Một nhà hàng bình dân phù hợp với trẻ em, có phục vụ đồ ăn mang đi. 48.85076375335184Nhà hàng Family Fast Food3 Nhà hàng Family Fast Food, ☎ +976 9945 1568. Nhà hàng gia đình chuyên phục vụ đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên,... 48.89835241137135Nhà hàng Mongol zoog4 Nhà hàng Mongol zoog (Монгол зоог), ☎ +976 9978 1800. Thứ 2 đến thứ 6: 09:00–20:00 (đóng cửa vào hai ngày cuối tuần). 48.86122246193871Nhà hàng Ad5 Nhà hàng Ad. Phục vụ nhiều loại bánh truyền thống của Mông Cổ. Züünkharaa chỉ có hai quán cà phê. 48.849963050717285Quán cà phê Americano1 Quán cà phê Americano, nằm trên đường Shariin Gol, ☎ +976 8818 2319. Thứ 2, thứ 4, thứ 6: 10:00–18:00. Thứ 3 và thứ 5: 07:00–18:00. Thứ 7: 11:00–15:00 (đóng cửa vào Chủ nhật). 48.85990432645484Quán cà phê Aroma2 Quán cà phê Aroma, ☎ +976 7723 4346. Thứ 2 đến thứ 6: 09:00–20:00 (đóng cửa vào hai ngày cuối tuần). Một quán cà phê dành cho gia đình. 48.85505713272461Khách sạn Narny Örtöö1 Khách sạn Narny Örtöö (Нарны Өртөө), ☎ +976 7036 7374. Có phục vụ bữa sáng với chất lượng tương đối tốt. 48.851921811625516Nhà nghỉ Zuunkharaa Skytel salbar2 Nhà nghỉ Zuunkharaa Skytel salbar, ☎ +976 9110 1235. Có một sân thượng nơi bạn có thể ngắm toàn cảnh thành phố bên dưới. 48.85032010512243Khách sạn Tsant Orkhon LLC3 Khách sạn Tsant Orkhon LLC (nằm rất gần khu chợ Sansar và quán cà phê Americano), ☎ +976 7036 7237. 48.85181678092662Khách sạn City4 Khách sạn City, ☎ +976 7036 7600. Có một nhà hàng nhỏ với dịch vụ karaoke. 48.849143148085865Khách sạn Mandar5 Khách sạn Mandar (nằm ở phía đông thành phố), ☎ +976 9960 9361. Cũng phục vụ bữa sáng. 48.85218405378563Bệnh viện huyện Mandal1 Bệnh viện huyện Mandal (Мандал Сумын Нэгдсэн Эмнэлэг), ☎ +976 7036 7103. Thứ 2 đến thứ 6: 08:00–18:00. Thứ 7 và Chủ nhật: 10:00–15:00. 48.85324283338071Hiệu thuốc Emhiin toloo emiin san2 Hiệu thuốc Emhiin toloo emiin san (từ siêu thị Az Mini Market đi thêm 280 m nữa về phía đông nam), ☎ +976 9415 8336. 48.85181246546649Hiệu thuốc Shine Nakhia3 Hiệu thuốc Shine Nakhia (Шинэ Нахиа), ☎ +976 9909 3114. Thứ 2 đến thứ 6: 09:00–22:00. Thứ 7 và Chủ nhật: 10:00–22:00. 48.85948588603796Hiệu thuốc Azyn nakhia-24 Hiệu thuốc Azyn nakhia-2, ☎ +976 9909 3114. Một số nhà hàng, quán cà phê và khách sạn ở Züünkharaa có thể cung cấp mạng Wi-Fi không dây miễn phí. Hiện tại, khu vực này có ba dịch vụ viễn thông là G-Mobile, Mobicom và Mandal TV. Darkhan, thành phố lớn thứ ba của Mông Cổ. Nơi đây có một số điểm tham quan như tượng Phật, tu viện cổ và bảo tàng. Sharyngol, một thành phố nhỏ với ngành khai thác than. Nơi này được thành lập trong thập niên 1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô. Thủ đô Ulaanbaatar cũng nằm khá gần thành phố. Tuyến đường từ Züünkharaa đến đây sẽ đi qua một số trạm thu phí công cộng. Sühbaatar, tỉnh lỵ tỉnh Selenge, đồng thời một đô thị quan trọng trên biên giới quốc tế với Nga.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Phật học", "role": "user" }, { "content": "Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ. Bạn hy vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì? Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy? Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “Đa khẩu hạ lưu tình”. Im lặng là một câu trả lời hay nhất cho sự phỉ báng. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là vĩnh hằng. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nổi lương tâm mình. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác. Nói một lời dối gian thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy? Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa. Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ti thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác. Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân. Thời gian trôi qua, thời gian xóa sạch phiền não của bạn Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình. *Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ? Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quảng Ninh/Thành phố Cẩm Phả", "role": "user" }, { "content": "Cẩm Phả là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Thành phố này nổi tiếng với ngành công nghiệp khai thác than lớn nhất Việt Nam. Tuy là một trung tâm công nghiệp than cả nước, nhưng Cẩm Phả có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các khu du lịch, nghỉ dưỡng sang trọng. Cẩm Phả có diện tích lớn thứ 5 trong tổng số 77 thành phố trực thuộc tỉnh tại Việt Nam. Địa hình Cẩm Phả chủ yếu là đồi núi, dân cư tập đông đúc tại các khu vực đồng bằng ven biển. Phía Bắc Cẩm Phả phần lớn giáp với huyện Ba Chẽ và một phần nhỏ giáp với huyện Tiên Yên. Phía Nam thành phố giáp vịnh Bái Tử Long, khiến khu vực này trở thành trung tâm dân cư, kinh tế và du lịch của toàn thành phố. Phía Tây giáp với thành phố Hạ Long và phía Đông giáp với huyện Vân Đồn. Cẩm Phả còn được gọi với nhiều tên khác, ví dụ như Thành phố mỏ, Thành phố than,... Khu vực trung tâm thành phố gồm phường Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông. Khu vực bán trung tâm thành phố gồm phường Quang Hanh, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông. Khu vực ngoại thành thành phố gồm phường Mông Dương và các xã Cẩm Hải, Cộng Hòa, Dương Huy. Khí hậu Cẩm Phả có các đặc điểm đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Nơi đây quanh năm có 4 mùa: Mùa xuân: thường kéo dài từ giữa tháng 2 đến hết tháng 4, có khí hậu giá lạnh của mùa đông xen lẫn ánh nắng mặt trời của mùa hè. Mùa hè: thường kéo dài từ đầu tháng 5 đến hết tháng 8, có khí hậu nóng bức, gây oi bức, thường xuyên có mưa, giông và bão. Mùa thu: thường kéo dài từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 11, có ánh nắng chói chang, cộng thêm những luồng khí lạnh tràn về. Mùa đông: thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến hết giữa tháng 2, có khí hậu rất lạnh, buốt giá, trời tối rất nhanh. Mùa hè tại Cẩm Phả có xu hướng kéo dài và nhiệt độ trung bình cũng tăng cao qua mỗi năm. Mùa đông tuy vẫn rét lạnh, nhưng bắt đầu ngắn hơn và cái lạnh giảm đi rõ rệt qua mỗi năm. Thời tiết Cẩm Phả không có một quy luật chung. Nhưng việc xem dự báo thời tiết thường cho kết quả chính xác. Hãy tham khảo dự báo thời tiết để có một trải nghiệm tuyệt vời nhất tại Cẩm Phả. Tuyến xe buýt Bãi Cháy Quảng Ninh Người dân và khách du lịch tại Hạ Long, Vân Đồn có thể lựa chọn các tuyến xe buýt để đi tới Cẩm Phả. Tuyến 01: Bến xe Bãi Cháy - Vân Đồn là tuyến xe buýt trực tiếp đến Cẩm Phả. Người dân thuộc tỉnh thành có quốc lộ 18 chạy qua đều có thể bắt chuyến xe khách đến Cẩm Phả hoặc đến thành thị lân cận rồi đi xe buýt, xe taxi tới thành phố. Nhà xe Phúc Xuyên Nhà xe Sinh Thành Nhà xe Đức Phúc Nhà xe Ka Long Nhà xe KUMHO Việt Thanh ✈ Sân bay quốc tế Vân Đồn Các hãng có chuyến đi tới Sân bay này gồm Vietnam Airlines, Bamboo Airways và Vietjet Air. Tuyến đường từ Sân bay quốc tế Vân Đồn đến trung tâm Cẩm Phả dài khoảng 25 km, tương ứng với khoảng 40 phút chạy xe ô tô. Khách du lịch có thể bắt chuyến hoặc gọi trước xe buýt, xe taxi để đi đến trung tâm thành phố. ✈ Sân bay quốc tế Nội Bài Tuyến đường từ Sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm Cẩm Phả dài khoảng 170 km, tương ứng với khoảng 4 tiếng 15 phút chạy xe ô tô. Khách du lịch có thể bắt chuyến hoặc gọi trước xe khách để đi đến thành phố. ✈ Sân bay quốc tế Cát Bi Tuyến đường từ Sân bay quốc tế Nội Bài đến trung tâm Cẩm Phả dài khoảng 80 km, tương ứng với khoảng 2 tiếng chạy xe ô tô. Khách du lịch có thể bắt chuyến hoặc gọi trước xe khách để đi đến thành phố. Thành phố Cẩm Phả hằng năm đều chi số tiền rất lớn cho việc tu sửa, nâng cấp vỉa hè cho mục đích đi bộ. Nhờ vậy mà hệ thống vỉa hè ở Cẩm Phả được đổi mới mỗi năm. Tuy nhiên, tại một số con đường, việc lấn chiếm vỉa hè cho các mục đích khác khiến người dân và khách du lịch phải đi bộ dưới lòng đường, điều này gây nên sự nguy hiểm trong việc tham gia giao thông nơi đây. Sang đường phải đi qua vạch kẻ đường, khi đó bạn sẽ được ưu tiên theo luật giao thông. Khi sang đường cần phải đi chậm, quan sát các phương tiện và thông báo về việc mình sang đường bằng các cử chỉ như giơ cánh tay, giơ bàn tay từ chối,... Bạn vẫn có thể sang đường mà không cần đi qua vạch kẻ, nhưng cần phải quan sát, tín hiệu, ưu tiên cho các phương tiện. Nếu xảy ra tai nạn, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuyến Quốc lộ 18 là tuyến đường trọng điểm và là vành đai của thành phố, nơi bạn có thể đi đến bất kỳ ngõ ngách nào của Cẩm Phả. Trong định hướng giao thông tại trung tâm Cẩm Phả, đường Trần Phú và Lê Thanh Nghị là hai con đường chính, trong đó Trần Phú nằm ở phía Bắc, Lê Thanh Nghị nằm phía Nam. Theo định hướng như vậy, ta có thể xác định hướng trái (hướng Tây) và hướng phải (hướng Đông) của tuyến đường. Về địa hình, đường Trần Phú cao hơn đường Lê Thanh Nghị, hai con đường này được nối với nhau bởi những con đường mang tính chất dốc. Khi đi trên con đường Trần Phú, để dễ định hướng, hãy ghi nhớ vị trí Cột đồng hồ. Trung tâm thành phố được xác định từ Vòng xuyến Cẩm Thạch thuộc địa phận phường Cẩm Thạch và kết thúc tại Vòng xuyến Cẩm Đông thuộc địa phận phường Cẩm Đông. Hai vòng xuyến này chia tách quốc lộ 18 thành hai con đường: Trần Phú và Lê Thanh Nghị Đường Trần Phú là một con đường rộng, tuy nhiên không có vạch chia làn, dải bê tông phân cách, cũng như không có hệ thống tín hiệu giao thông, mặt đường đôi khi cũng gặp nhô lên, gây mất an toàn giao thông. Khi đi trên con đường này người tham gia giao thông cần hết sức cẩn thận Đường Lê Thanh Nghị là một con đường rộng, mặt đường tốt, có dải bê tông phân cách, có hệ thống tín hiệu giao thông tại các ngã tư. Tuy nhiên, việc đô thị hóa trên tuyến đường thấp hơn đường Trần Phú, về độ sầm uất và mật độ cửa hàng và độ đa dạng kinh doanh cũng chưa bằng nhiều tuyến đường khác. Cẩm Phả có nhiều khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để cho khách du lịch tham quan. Để xem bài viết chi tiết về tham quan đền cửa ông, mời xem bài Đền Cửa Ông Địa chỉ: đường Lý Thường Kiệt, phường Cửa Ông Đền Cửa Ông là nơi thờ Trần Quốc Tảng cùng nhiều danh nhân nhà Trần. Nơi đây cũng có lăng được cho là của Trần Quốc Tảng và có ghi tên ông trên mộ. Để xem bài viết chi tiết về tham quan Vũng Đục, mời xem bài Khu di tích Vũng Đục Vũng Đục là tên của một quần thể di tích và danh thắng tại Cẩm Phả. Nơi đây được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1999 và có diện tích khoảng 1 km2. Hiện nay, Vũng Được công nhận là một du lịch trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Bãi tắm Lương Ngọc là một bãi tắm mới được công nhận tại Cẩm Phả. Nó là bộ mặt mới cho Cẩm Phả, thay vì chỉ được biết đến là thành phố công nghiệp than. Đây không chỉ là bãi tắm, mà còn là một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Tuấn Mai Resort là khu nghỉ dưỡng dành cho những người có ý định nghỉ ngơi hay tổ chức các sự kiện tại đây. Địa chỉ: Gần vòng xuyến Cẩm Đông, trên đường Lê Thanh Nghị, phường Cẩm Bình. Đây là trung tâm thương mại Vincom Plaza đầu tiên và cũng là duy nhất của Cẩm Phả. Nó nằm bên cạnh khu đô thị Vinhomes và trở thành một khu giải trí và mua sắm lớn của toàn thành phố. Hệ thống VinMart+ được thiết lập trên khắp khu vực trung tâm thành phố Cẩm Phả Chợ trung tâm Cẩm Phả, hay còn gọi là chợ Địa Chất, là khu chợ nằm trên đường Tô Hiệu. Đây là trung tâm thương mại, mua sắm lớn của trung tâm thành phố. Chợ gồm có 4 phần: Phần chợ trung tâm: là một công trình kiên cố, nơi các thương nhân thuê mặt bằng và bày bán tại đó. Trong đây bán đủ các thể loại mặt hàng. Phần dốc chợ: là hàng loạt các tiểu thương bày bán hàng của mình trên đường Tô Hiệu. Nơi đây thường bán các loại rau, củ, hoa, quả. Phần chợ phụ: là một khu chợ đối diện và là một phần của chợ, bày bán nhiều mặt hàng tại đó. Phần chợ ngoài: là hàng loạt các tiểu thương bày bán hàng tại các ngõ, các phố nối giữa đường Tô Hiệu, đường Bái Tử Long và đường Trần Phú. Cẩm Phả có khá ít những khu vui chơi giải trí. Đa số dành cho trẻ em. Một số hình thức giải trí khác dành cho người lớn như xem phim, công viên,... Hồ Bến Do hay Công viên Bến Do là một khuôn viên sinh hoạt công cộng dành cho người dân ở đây. Các năm gần đây, nó được chính quyền đầu tư, và nâng cấp mới, cải tạo khu này từ một rừng thông trở thành một công viên, phục vụ người dân cùng khu đô thị mới sau này. Trung tâm của công viên là Hồ Bến Do, bao quanh là đường đi bộ, cây xanh, thảm cỏ. Tuy nhiên, hệ thống đèn chiếu sáng của công viên về đêm không đủ. Hồ Bến Do trải dài hoàn toàn một bên con đường nối giữa đường Bái Tử Long và đường Tô Hiệu. Vào mỗi buổi tối, nhất là những ngày cuối tuần, khu phố này trở nên nhộn nhịp bởi những hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi, mua sắm. Quảng trường 12-11 là một quảng trường nằm tại khu vực tiếp giáp giữa phường Cẩm Tây và phường Cẩm Đông. Đây là quảng trường trung tâm của cả thành phố. Nhiều sự kiện chính trị lớn, các hội chợ thương mại, lưu diễn ca nhạc thường xuyên tổ chức tại đây. Hiện quảng trường đang trong quá trình mở rộng và nâng cấp, nhưng mọi người vẫn có thể đến và thực hiện các hoạt động một cách an toàn. Rạp hát ngoài trời là tên cũ, tên thông dụng để gọi một khu vực quảng trường với nền đất là dự án Nhà hát Cẩm Phả vẫn chưa được xây dựng. Đây là nơi sinh hoạt của người dân Cẩm Phả. Nó không được xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, nhưng hàng năm vẫn có những sự kiện lớn diễn ra tại đây. Nhiều buổi biểu diễn ca nhạc, hội chợ, triển lãm đều tổ chức ở đây, đúng với tên gọi cũ của nó. Hằng năm, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán, nhiều hội chợ hoa được lập nên. Nơi đây cũng được chọn làm điểm bắn pháo hoa vào mỗi đêm Giao thừa. Cung văn hóa thiếu nhi thành phố Cẩm Phả hay Trung tâm văn hóa thể thao, được xây dựng khá lâu đời, là nơi để tổ chức các lớp học hè cho các trẻ em, học sinh đang trong thời gian nghỉ hè. Nơi này thường được trưng dụng để tổ chức một sự kiện của thành phố, của tỉnh, các sự kiện giao lưu, văn nghệ. Tuy là trong tên có từ 'thiếu nhi', những người lớn cũng thường đến đây và đến đây thường xuyên hơn. Mỗi sáng mọi người thường tập dưỡng sinh, bóng bàn, nhảy aerobic,... Cung văn hóa gồm 3 tòa nhà: Cung văn hóa, Nhà người cao tuổi và Nhà đa năng. Mọi người có thể ra vào cung văn hóa một cách tự do, như là một quảng trường, một công viên. Nhưng đây không phải là điểm đến ưa thích vì tuy các công trình vẫn còn kiên cố, song các hạng mục nền đất, vỉa hè, gạch lát đã bị hư hỏng, đổ nát. Địa chỉ: phố Võ Huy Tâm, đường Bái Tử Long, phường Cẩm Trung. Đây là sân vận động lớn nhất thành phố Cẩm Phả, là trung tâm tổ chức sự kiện thể thao, các khóa huấn luyện bóng đá và là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh. Khi gặp các vấn đề về giấy tờ, pháp lý, khiếu nại, tố cáo hay nhu cầu nhờ đến chính quyền, bạn có thể tham khảo một số cơ quan sau đây. Các cơ quan đầu não của thành phố Cẩm Phả đều nằm tại phường Cẩm Trung.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Oxford", "role": "user" }, { "content": "Oxford là thành phố Anh. Ở đây có trường đại học lâu đời nhất ở Vương quốc Anh, khoảng 50 dặm (80 km) về phía tây của thủ đô London trong hạt riêng của mình Oxfordshire, bên sông Thames (phần của sông Thames ở Oxford được biết đến là \"Isis\") và Cherwell. Cùng với Cambridge (có trường đại học lâu đời thứ hai và đối thủ lớn của Oxford), Oxford từ lâu vẫn đã đại diện cho việc thiết lập học thuật Anh và tầng lớp tinh hoa Anh (\"Oxbridge\"), một thiên đường của truyền thống và nỗ lực. \"Dreaming Spires\" nổi tiếng của Oxford đề cập đến các nhà thờ thời trung cổ và các trường đại học đang thống trị thành phố nhộn nhịp hiện đại trong tất cả các kiến trúc Gothic huy hoàng của chúng. Kiến trúc đẹp như tranh vẽ và một cuộc sống hiện đại sôi động (tạo ra bởi sinh viên, công nghiệp nhẹ và công nghệ) ở vùng nông thôn cán Oxfordshire làm cho thành phố này là một điểm đến tuyệt vời. Oxford lần đầu tiên có người cư trú trong thời Saxon, và ban đầu được gọi là \"Oxanforda\". Khu định cư bắt đầu với việc thành lập của Ni viện St Frideswide trong thế kỷ thứ 8, và lần đầu tiên được đề cập trong văn bản trong Anglo-Saxon Chronicle năm 912. Đến thế kỷ thứ 10 Oxford đã trở thành một thị trấn biên giới quân sự quan trọng giữa các vương quốc của Mercia và Wessex và đã nhiều lần bị đột kích bởi người Đan Mạch. Đại học Oxford được thành lập vào thế kỷ 12 và do đó tạo thành các trường đại học nói tiếng Anh lâu đời nhất. Oxford, như Cambridge, khác với nhiều trường đại học khác ở chỗ không có \"khu trường sở\" như vậy, và không xây dựng trường đại học trung tâm. Thay vào đó, trường đại học này bao gồm khoảng 40 viện đại học và các công trình liên quan, chẳng hạn như các trường thi (trên Phố Cao, đóng cửa đối với công chúng), Thư viện Bodleian nổi tiếng thế giới (tòa nhà chính trong quảng trường Radcliffe, trên Phố Cao - cho công chúng tham quan hạn chế), và một số viện bảo tàng đẳng cấp thế giới. Mỗi trường đại học có tính cách cá nhân riêng của mình, một số có từ thế kỷ 13, những viện khác chỉ là một vài thập kỷ. Nhiều trong số các viện đại học đều đóng cửa đối với công chúng, đặc biệt là trong thời gian dài, một số, tuy nhiên, được mở tại thời điểm khác nhau. Ví dụ: Giáo Hội Chúa Kitô (viện trường đại học danh tiếng \"Brideshead\") chủ yếu là mở cửa, và có thêm phần thưởng của việc có một nhà thờ (nhỏ) kèm theo, trong đó âm nhạc tuyệt vời được diễn tại Evensong hàng ngày, nó cũng có một bộ sưu tập nghệ thuật tuyệt vời [1]. Một số tòa nhà Chúa Kitô Giáo Hội được sử dụng trong các bộ phim như \"Harry Potter\". Các viện đại học khác chú ý là Magdalen, trong đó có một công viên hươu nai, và những viện dọc theo Phố Cao, tất cả đều có một danh sách đầy ấn tượng của các cựu sinh viên. Fan hâm mộ Shelley nên đến University College. Cựu phụ viện đại học chỉ dành cho nữ như Somerville khá (Woodstock Rd) xa hơn về phía Bắc của trung tâm là thú vị để có được một cảm giác về một loạt các trường đại học ở Oxford. Trong Thế chiến II, Oxford đã bị ảnh hưởng từ vụ đánh bom rải thảm Đức san bằng nhiều thành phố khác của Anh, trở thành một trong những thành phố thời trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở Vương quốc Anh. Oxford được kết nối với London bằng đường cao tốc M40 dài 50 dặm (80 km) về phía đông nam. Thời gian đi xe mất khoảng 50-90 phút, tùy thuộc vào lưu lượng giao thông, có thể đông đúc. Tiếp tục hướng tây bắc của M40 kết nối thuận lợi nối kết Oxford với thành phố lớn thứ hai của Anh, Birmingham, và West Midlands. Bãi đậu xe và truy cập hạn chế rất nghiêm ngặt trong các đường phố chật hẹp của trung tâm Oxford, khống chế bởi cả cảnh sát giao thông và camera, với tiền phạt nặng đối với người vi phạm. Các hệ thống giao thông một chiều là quanh co và rối rắm, làm cho khó khăn để có đi lại bằng xe hơi. Du khách lái xe đến Oxford từ phía nam có thể dễ dàng truy cập vào các khu đậu xe nhiều tầng Westgate trên đường Oxpens gần trung tâm thành phố, tiện dụng nhưng tốn kém. Một cách khác là sử dụng một trong những công viên thành phố năm và các dịch vụ đi xe nằm tại vùng ngoại ô thành phố trên tất cả các phía của Oxford (có bảng chỉ đường tốt). Họ cung cấp bãi đậu xe miễn phí và, trên các công viên và xe buýt đi xe, mất khoảng 12 phút để đến trung tâm thành phố. Tuy nhiên £ 2 được tính phí cho các chuyến đi xe buýt trở lại trung tâm thành phố. Hãy quên việc sử dụng Công viên Thornhill và đi trên các ngày trong tuần, nó luôn luôn đầy xe. Oxford có một nhà ga đường sắt lớn ngay phía tây của trung tâm thành phố và phía nam của Jericho. Các tàu Fast First Great Western chạy đến và đi từ London Paddington mỗi nửa giờ, các chuyến đi mất khoảng một giờ. Thông thường, các đoàn tàu ghé Reading, Slough (cho lâu đài Windsor), và Didcot Parkway, mặc dù không phải tất cả tàu hỏa, gọi tại mỗi ga. Nếu không có một thẻ tàu hỏa, vé giá London 20 bảng ngoài giờ cao điểm và 40 bảng tại thời gian cao điểm, mặc dù bạn có thể mua vé cho khoảng 4 bảng nếu bạn đặt chỗ trước trực tuyến. Ngoài ra còn có dừng dịch vụ tới London gọi điện thoại tại một số lượng lớn các trạm, mà chạy mỗi giờ và mất khoảng 90 phút. Đầu tiên Great Western cũng chạy tàu khoảng giờ trên dòng Cotswold để Worcester và Bicester. Xe lửa Quốc gia xuyên chạy qua Oxford, chủ yếu là chạy đến / từ Manchester và Southampton. Các đoàn tàu chạy khoảng nửa giờ trong cả hai chiều cho đến khoảng 21:00. Tất cả các đoàn tàu dừng lại ở Reading đi về phía nam, và Leamington Spa cho Warwick và Lâu đài Warwick, và Birmingham đi về phía bắc. Dịch vụ xe khách thường xuyên và thoải mái chạy từ một số điểm dừng xe buýt thuận tiện dừng lại đến bến xe khách Gloucester Green ở Oxford, thường bắt đầu từ bến xe Victoria của London, chạy về phía tây qua Marble Arch, Notting Hill và Shepherd Bush và sau đó trở đi đến Oxford. Các điểm dừng ở Oxford bao gồm bên cạnh những bến khác Thornhill Park and Ride station, Headington, Brookes University, St Clements, High Street (Queens Lane) (là tốt nhất cho truy cập hàng ngày, vì nó nó phải ở giữa của phần lớn các viện đại học) và cuối cùng Gloucester Green, đó cũng là vị trí tốt. Dịch vụ xe buýt giữa London và Oxford bao gồm Oxford Tube chạy bằng Stagecoach, X90 bởi Công ty xe buýt Oxford, và Megabus.com chi phí thấp (mà người ta phải đặt trước thông qua website hoặc qua điện thoại. Các dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng của Oxford Tube). Giá cả dao động từ 10 bảng-13 bảng cho một vé khứ hồi ngày của người lớn. Giá vé khứ hồi người lớn 20 bảng cho phép bạn trở lại bất cứ lúc nào trong thời hạn ba tháng, và thời gian cuộc hành trình thường là 100 phút (lâu hơn trong giờ cao điểm). Oxford Tube và X90 có chi phí giống nhau và chạy rất thường xuyên. Họ sử dụng các tuyến hơi khác nhau ở London, vì vậy nơi mà bạn muốn đi đến / từ có thể ảnh hưởng đến nơi bạn lên xe khách. Nếu bạn muốn đi muộn vào ban đêm, chỉ có Oxford Tube chạy 24 giờ một ngày; xe X90 không chạy 02:30-06:30. Có dịch vụ xe buýt thường xuyên giữa Oxford và London Heathrow và sân bay Gatwick với The Airline. Ngoài ra còn có một tuyến xe buýt X5 giữa Oxford và Cambridge, mất khoảng 3 giờ 20 phút, cũng như xe buýt đi Bicester và Banbury chạy bằng xe ngựa. Ngoài ra còn có một số xe khách cho các khu vực khác của đất nước được điều hành bởi National Express. Sân bay Oxford tại Kidlington được chỉ được sử dụng chủ yếu cho các máy bay tư nhân và thuê chuyến và các tuyến bay không thường lệ. Sân bay thương mại gần nhất là những sân bay xung quanh London, về phía đông, hoặc Birmingham, ở phía bắc, với hầu hết du khách nước ngoài thích London. Heathrow là sân bay lớn nhất, tiếp theo là Gatwick về quy mô và độ phổ biến. Đường giao thông từ cả hai sân bay Heathrow và Gatwick (nhanh nhất) là bởi M25 (phía bắc và phía tây tương ứng) và sau đó là M40 tới vùng ngoại ô của Oxford (theo các dấu hiệu). Công ty xe buýt Oxford chạy một số dịch vụ xe buýt sân bay đến Oxford Gloucester trạm xe buýt xanh (chạy từ Headington và lên cao với nhiều điểm dừng thuận tiện: kiểm tra các trang web dưới đây): Giữa London Heathrow và Oxford [2], £ 23 đơn, £ 29 trở lại, tần số: mỗi hai mươi phút 5:00-10:00 và 02:00-07:00, ít thường xuyên tại các thời điểm khác Giữa London Gatwick và Oxford [3], £ 28 đơn, £ 37 trở lại, tần số: giờ 06:00-08:00, ít thường xuyên hơn sau đó nhanh Quốc công ty xe buýt chạy dịch vụ xe buýt sân bay Luton và đến sân bay Stansted. Sân bay quốc tế Birmingham có các tuyến bay ít hơn so với các sân bay London (nó vẫn có khá nhiều), nhưng nó là gần Oxford về thời gian đi lại giao thông công cộng. Sân bay Birmingham có nhà ga xe lửa riêng của mình, được kết nối với nhà ga sân bay thông qua AirRail Liên kết cáp xe đưa đón miễn phí, dùng 1-2 phút. Từ nhà ga xe lửa, xe lửa khởi hành đi Oxford mỗi giờ 6:14-22:14 và mất khoảng một giờ. Một thẻ đường sắt không cần mua trước đi một chiều 25,50 £, trở lại 28,80 £ ngoài giờ cao điểm hoặc £ 51 bất cứ lúc nào. Bạn có thể mua rẻ hơn rất nhiều bằng cách đặt một vé trước (nhưng phải cẩn thận như vé chỉ có giá trị trên tàu đặt, vì vậy nếu chuyến bay của bạn là muộn và bạn bỏ lỡ chuyến tàu, bạn sẽ phải mua vé khác).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Đà Nẵng", "role": "user" }, { "content": "Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 13 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Thành phố nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Nguồn gốc từ \"Đà Nẵng\" là biến dạng của từ Chăm cổ \"DAKNAN\", nghĩa là vùng nước rộng lớn hay \"sông lớn\", \"cửa sông cái\". Năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố. Sau Cách mạng tháng tám, thành phố được mang tên nhà yêu nước Thái Phiên. Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương. Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa. Tuy nhiên trên thực tế, từ sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974 thì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tuyên bố là lãnh thổ của họ. Hiện nay, cả Việt Nam, Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này. Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km2. Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. Tuy nhiên năm 2012, PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là \"thành phố đáng sống\" của Việt Nam. Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là \"Thiên hạ đệ nhất hùng quan\". Phía tây là khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất) cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà,...các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa Quốc tế được tổ chức liên tục từ năm 2008. Vào tháng 5 năm 2012, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi dù bay Quốc tế. Tháng 6 là sự kiện \"Điểm hẹn mùa hè\" thường niên, quy tụ những hoạt động giải trí biển. [151] Ngoài ra thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là Vườn Quốc gia Bạch Mã, và di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường di sản miền Trung. Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch tại Đà Nẵng trong năm 2012 đạt hơn 2,6 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2011 và đạt 103% kế hoạch đề ra. Trong đó khách quốc tế ước đạt 631.000 lượt, tăng 18%; khách nội địa ước đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 10%; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 6.000 tỉ đồng, tăng 36% so với năm 2011 và đạt 119% kế hoạch. Tính đến tháng 5 năm 2009, Đà Nẵng có 145 khách sạn với khoảng 4.383 phòng lưu trú, trong đó khoảng trên 700 phòng lưu trú ven biển thuộc các khách sạn 2 đến 5 sao như Furama (198 phòng), Sandy Beach (123 phòng), Tourane (69 phòng), Công đoàn (125 phòng), cụm ba khách sạn Mỹ Khê (142 phòng),... Tính đến đầu năm 2013, Đà Nẵng có 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 4.004 triệu đô la Mỹ. Trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.457 triệu đô la Mỹ và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546 triệu đô la Mỹ. Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp đại Cổ sinh được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn, nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm. Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầng chủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Kỷ Đệ tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ tứ bao gồm các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Thế Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm hoạ trong khi xây dựng các công trình. Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông).Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía tây và cụm An Vĩnh ở phía đông. Cụm Lưỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây. Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng Thái Bình Dương, vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ Trái Đất. Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình rạn san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m. Sân bay quốc tế Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 2 km Nội địa: Vietnam Airlines: Buôn Ma Thuột, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Hải Phòng, Nha Trang, Pleiku, Vinh Jetstar Pacific: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh VietJet Air: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Quốc tế Vietnam Airlines: Seoul Silk Air: Xiêm Riệp, Singapore China Southern Airlines: Côn Minh AirAsia: Kuala Lumpur (đã ngừng) Tàu Thống Nhất tại ga Đà Nẵng nằm trên đường Hải Phòng. Đường phố Đà Nẵng rất thông thoáng. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe ô tô. Việc sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển chính khi đi du lịch Đà Nẵng sẽ mang đến rất nhiều cảm giá thú vị. Bạn sẽ đến các địa điểm thắng cảnh như Bà Nà Hill, Núi Thần Tài...Nhiều khách du lịch thường chọn dịch vụ thuê xe ô tô tự lái Đà Nẵng. Thủ tục nhanh gọn cùng mức chi phí rẻ sẽ giúp bạn có được nhiều trải nghiệm thú vị. Các tuyến xe buýt hiện trạng (không trợ giá): Tuyến 01: Bến xe Trung tâm Đà Nẵng - Bến xe Hội An Tuyến 03: Bến xe Trung tâm Đà Nẵng - Bến xe Ái Nghĩa Tuyến 04: Đà Nẵng - Tam Kỳ Tuyến 06: Đà Nẵng - Phú Đa Tuyến 09: Thọ Quang - Quế Sơn Các tuyến xe buýt trợ giá hoạt động từ tháng 12/2016: Tuyến 05: Nguyễn Tất Thành (Chung cư Hòa Hiệp Nam) - Cầu Rồng - Công viên Biển Đông Tuyến 07: Xuân Diệu - Phạm Hùng - Bến xe phía Nam Tuyến 08: Thọ Quang - Cầu Trần Thị Lý - BX Phạm Hùng Tuyến 11: Xuân Diệu - Siêu thị Lotte - Cao đẳng Việt Hàn Tuyến 12: CV 29/3 – Cầu Trần Thị Lý - Vũng Thùng (BX Bùi Dương Lịch) Các tuyến xe buýt trợ giá hoạt động từ tháng 07/2019: Tuyến R14A: Công viên 29/3 - Khu Công nghệ cao Tuyến R4A: Cảng Sông Hàn - Hòa Tiến Tuyến R15: Bến xe Trung tâm - Thọ Quang Tuyến R17A: Cảng sông Hàn - Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang (Bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2019) Tuyến R6A: Bến xe Trung tâm - Khu du lịch Non Nước (Bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2019) Tuyến R16: Kim Liên - Cao đẳng Việt Hàn Các tuyến xe buýt du lịch N1, N2: Tuyến N1: Sân bay – Coco Bay Tuyến N2: Sân bay – Chùa Linh Ứng – Sân bay (Tuyến buýt xoay tròn) Bạn có thể thuê xe của một số đơn vị cho thuê xe máy đà nẵng. Đường phố Đà Nẵng rộng và thoáng thích hợp cho di chuyển bằng xe máy. Bảo tàng Chăm nơi trưng bày cổ vật Chăm, toạ lạc ở ngã 3 Trưng Nữ Vương và Bạch Đằng. Bà Nà, khu nghỉ mát trên núi có khí hậu mát mẻ hãy tham gia tour Bà Nà. Ngũ Hành Sơn với 5 ngọn núi đá ở quận Ngũ Hành Sơn. Đà Nẵng là thành phố biển được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn cho hành trình của mình. Trong chuyến du lịch thì ngoài việc được vui chơi thỏa thích trên những bãi cát trắng mịn hay đắm mình trong làn nước biển trong vắt, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội hiếm hoi để trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khi ghé thăm những địa điểm du lịch hấp dẫn. Các tour du lịch Đà Nẵng: Du khách có thể đến thăm quan thành phố sông Hàn quanh năm. Với ưu thể của một trung tâm du lịch lớn bậc nhất miền Trung, bạn không khó chọn được cho mình những hành trình khám phá Đà Nẵng trọn gói với mức chi phí hợp lý nhất. Tham quan bán đảo Sơn Trà: Cách thành phố Đà Nẵng 10 km về hướng đông là bán đảo Sơn Trà – một điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng. Chỉ cần chuẩn bị 1 chai nước, thuê một chiếc xe máy và đổ đầy bình xăng, bạn sẽ có cơ hội khám phá đươc toàn cảnh vẻ đẹp bán đảo \"có một không hai\" này. Tour Cù Lao Chàm 1 Ngày từ Đà Nẵng, xem đưa đón tận nơi giúp du khách có thêm 1 điểm đến khi du lịch Đà Nẵng. Dịch vụ thuê xe máy Đà Nẵng phát triển rất mạnh, bạn nên tham khảo để tiện cho việc đi lại. Spa Đà Nẵng làm đẹp cho du khách Hội An – không khó bụi, không tiếng gầm rú của động cơ, không biển đèn mầu rực rỡ, tất cả bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mang lại cảm giác bình yên, lãng mạn và sâu lắng đến lạ lùng. Du khách đến với Hội An như đến với một hoài niệm quá khứ. Mọi dòng chảy thời gian dường như đã lùi xa lâu lắm. Không gian và thời gian ở đây đã bị lắng đọng trên từng nếp nhà cổ, từng khu phố cổ, trên các mái ngói rêu phủ xanh mướt quanh năm. Vịnh Lăng Cô – chốn bồng lai tiên cảnh không có bút mực hay câu văn nào có thể bộc lộ hết vẻ đẹp nơi đây. Gần 100 năm trước, vua Khải Định sau 4 tháng lên ngôi, đã ngự giá đi Quảng Nam xem xét phong tục tập quán, trên đường đi, nhà vua đã dừng chân nghỉ tại Lăng Cô một thời gian, khi phát hiện vẻ đẹp tuyệt mỹ của cảnh sắc nơi đây, ông đã thốt lên: \"Quả là chốn bồng lai tiên cảnh\" và cho khắc bia đá ca ngợi hiện nay còn được bảo tồn tại thôn An Cư Đông. Cù Lao Chàm – Viên Ngọc xanh của Đà Nẵng. Bạn sẽ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ huyền bí của rừng xanh, biển trong, của những bãi cát trắng trải dài cùng với sức hấp dẫn của những sản vật không nơi nào có. Bãi biển Mỹ Khê được bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đây là điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng được nhiều du khách yêu thích ghé thăm. Với bãi cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa cùng hàng dừa xanh thơ mộng đẹp tuyệt bao quanh. Ngoài ra đây là điểm đến lý tưởng để bạn có thể trải nghiệm các trò chơi thể thao biển thú vị cùng các khu nghỉ dưỡng hạng sang đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bán đảo Sơn Trà Nằm cách trung tâm thành phố 10 km về phía đông, bán đảo Sơn Trà được xem là \"lá phổi xanh\" của Đà Nẵng với hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Đến Sơn Trà du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khi đặt chân đến điểm du lịch Đà Nẵng thú vị này như: Khám phá rừng già Sơn Trà, tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt, tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô... Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về hướng nam. Với không gian huyền ảo, thơ mộng, chùa chiền và hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, sóng vỗ ... điểm du lịch Ngũ Hành Sơn chính là điểm đến không thể quên cho bất cứ du khách nào. Có thể ứng tuyển tìm việc tại các trang kiếm việc online trên mạng. Ưu điểm là dễ dàng tìm được các công việc ưng ý ngay tại nhà mà không cần tốn nhiều thời gian, tiền bạc. Hoặc các công việc kiếm tiền online tại nhà cũng là một cách tốt như bán đồ hanmade, bán đồ online, làm việc trực tuyến freelancer... Ưu điểm là có thể hoàn toàn làm việc tại nhà, tự chủ được trong công việc và không phụ thuộc vào người khác. Cửa hàng Đồ gỗ mỹ nghệ Tây Nguyên tại Đà Nẵng chuyên cung cấp tranh gỗ, tượng gỗ, lộc bình chất gỗ Tây Nguyên chất lượng, giá thành phải chăng, bạn có thể ghé tại đây để mua đồ lưu niệm. 1. Nhà hàng Việt Nam, 53 đường Lý Tự Trọng, ĐT: (+84)511.3823845 2. Nhà hàng 4U Beach, Lô 9-10 đường Hoàng Sa, ĐT: (+84)511.3942947 3. Nhà hàng Hương Việt, 53 Trần Quốc Toản, ĐT: (+84)511.3825211 4. Nhà hàng Đông Dương, 18 Trần Phú, ĐT: (+84)511.3889687 5. Nhà hàng Nam Hoa Viên, 100 Tiểu La, ĐT: (+84)511.3633816 6. Memory Lounge, 07 Bạch Đằng, ĐT: (+84)511.3575898 7. Nhà hàng Mỹ Hạnh, Lô 17 + 18 đường Sơn Trà - Điện Ngọc, ĐT: (+84)511.3831494 8. Nhà hàng Cội nguồn, Lô 1A43, khu đảo Xanh. ĐT: (+84)511.3611899 9. Nhà hàng Ngọc Sương, Lô 1A2 khu đảo xanh, ĐT: (+84)511.3622774 10. Nhà hàng Cá Voi Xanh, Lô 5, 6 đường Trường Sa. ĐT: (+84)511.3942777 11. Nhà hàng Tulip, 174 Đường 2/9. ĐT: (+84)511.3611822 12. Nhà hàng Chen. Khu biệt thự đảo xanh, ĐT: (+84)511.3843888 13. Nhà hàng Chay Khai Tâm, 352 Phan Châu Trinh, ĐT: (+84)914.104.452 14. Nhà Hàng Kingsdon, Lô 04 05 Đường Trường Sa, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Điện Thoại:05112676666 Khi đến du lịch Đà Nẵng - ăn chơi Đà Nẵng, nhiều người không chỉ quan tâm đến các địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây mà còn muốn biết về những quán ăn ngon, rẻ ở Đà Nẵng để có thể tận hưởng kỳ du lịch một cách trọn vẹn nhất. Dưới đây là danh sách một số quán ăn ngon, rẻ ở Đà Nẵng: Mì Quảng: Mì Quảng từ lâu đã trở thành một trong những món ăn đặc sản của Đà Nẵng. Món ăn này được rất nhiều du khách ưa thích bởi vị đậm đà, rất riêng của nó. Để thưởng thức một tô mì Quảng thơm ngon, đúng vị, quý khách nên đến đường Hoàng Diệu, Phan Thanh, Trưng Nữ Vương, Hoàng Hoa Thám. Ở đây có nhiều quán bán mì Quảng vào buổi sáng. Những quán bán cả ngày nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Hữu Thọ. Giá một tô mì Quảng giao động trong khoảng 25 000 – 30.000 VNĐ. Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng: Cửa hàng bánh tráng cuốn thịt heo được nhiều người ưa thích ở Đà Nẵng là Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, và bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn. 1 xuất bánh tráng cuốn dao động trong khoảng từ 30.000 – 80.000 tùy độ sang trọng của mỗi nhà hàng. Bánh bèo: Thứ bánh dân dã mà đậm đà này khiến bao người muốn ăn đi ăn lại mỗi lần đến du lịch Đà Nẵng. Những quán bánh bèo ngon phải kể đến những quán nằm trên đường Hoàng Diệu, Hải Phòng, Ông Ích Khiêm. Không chỉ ngon, mà bánh bèo còn khá rẻ, chỉ bỏ ra khoảng 15.000-20.000 đồng là bạn đã có thể thưởng thức một đĩa bánh bèo no nê. Bê thui Cầu Mống: Tay nghề nấu bê thui Cầu Mống ngon nhất phải kể đến bà chủ ở địa chỉ 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm. Gỏi cá Nam Ô: Rất nhiều người cảm thấy nghiện sau vài lần ăn món Gỏi cá Nam Ô. Không có hình thức bắt mắt nhưng món ăn này lại có mùi vị rất độc đáo và hấp dẫn. Muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn này, đương nhiên bạn phải đến khu vực Nam Ô, hoặc bạn có thể qua đường Nguyễn Tất Thành để nếm thử. Bánh Xèo: Muốn thưởng thức món bánh xèo ngon nhất ở Đà Nẵng, bạn nên đến đến địa chỉ quán bánh xèo bà Dưỡng ở K280/23 Hoàng Diệu. Món bánh xèo ở đây có nước chấm rất đặc biệt, chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Ngoài ra, còn một số quán ăn ngon, rẻ khác ở Đà Nẵng bạn cũng nên ghi vào sổ tay đó là: Quán bún mắm nem tai – bún mắm Ngọc: số 20 Đoàn Thị Điểm, Đà Nẵng. Bún riêu: Địa chỉ Quán 39 Lê Hồng Phong, quán Số 2 Yên Bái Chè Hương: ở địa chỉ 288 Phan Châu Trinh; chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn, Q. Hải Châu; chè xoa xoa: 187 đường Hải Phòng – quận Hải Châu. Quán nem lụi, bún thịt nướng: 491 Hải Phòng, Tré bà Đệ: địa chỉ 77 Hải Phòng hoặc 81 Hải Phòng, Đà Nẵng Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc, lươn...) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương. Bún chả cá Bà Lữ: 319 Hùng Vương cũng khá nổi tiếng và được nhiều người ghé ăn, giá cả rất hợp lý. Mực rim me của Đặc Sản Làm Quà: số 2A Hà Đặc, là món ăn không thể bỏ qua khi ghé thăm Đà Nẵng Ngoài ra, ở Đà Nẵng còn rất nhiều món ăn ẩm thực đặc sản Đà Nẵng ngon khách hàng có thể chọn mua làm quà như: Chả bò Đà Nẵng: đây là món ăn được rất nhiều người biết đến và chọn mua khi đến Đà Nẵng, một số thương hiệu chả bò Đà Nẵng nổi tiếng như Chả bò Lộc, chả bò Hường, chả bò cô Lan... Rong biển Mỹ Khuê, Đà Nẵng: Được cung cấp bởi những cơ sở sản xuất nổi tiếng ở biển Mỹ Khuê, Sơn Trà, Đà Nẵng, rong biển Mỹ Khuê là món đặc sản ý nghĩa nhất để làm quà khi bạn du lịch hay công tác ở Đà Nẵng. Rong biển mà chúng tôi cung cấp là những món rong biển khô, khối lượng sẽ nhẹ và dễ vận chuyển. Mắm Dì Cẩn Đà Nẵng: Nước mắm Dì Cẩn Đà Nẵng đã nổi tiếng từ lâu trên mọi miền đất nước, bạn sẽ tiết nối nếu không có cơ hội thưởng thức món ăn này khi đến Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng, người ta vẫn đồn rằng bí quyết làm món mắm này là tuyệt mật, chỉ có Dì Cẩn, người làm nên món nước mắm này mới có thể làm ra được hương vị vừa mặn mà, ngọt nhẹ và chút vị cay cay đầu lưỡi khó quên của nước mắm ruốc Dì Cẩn. Nước mắm Nam Ô: Cũng giống như mắm ruốc Dì Cẩn, nước mắm Nam Ô cũng làm nên thương hiệu từ hương vị ngon đặt biệt của nó, không như nhưng loại nước mắm bán trên thị trường, nước mắm Nam Ô được làm thủ công bằng những hương liệu hoàn toàn tự nhiên, trải qua qui trình chưng cất để cho ra hương vị không lẫn vào đâu được này. Bánh khô mè bà Liễu: Được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng và mè. Bột gạo được đưa vào khuôn hấp sau đó được tắm đường, tắm mè rang... theo các kiểu để cho ra món bánh hương vị mà không ai muốn bỏ qua khi đến Đà Nẵng, theo Đặc Sản Làm Quà nghĩ, món bánh này là món ý nghĩa nhất trong các món để mua về làm quà khi đi du lịch tại Đà Nẵng. Trà sâm dứa hoa lài: Điểm nổi bật nhất của Trà Sâm dứa Đà Nẵng là hương thơm quyến rũ có thể “đánh gục” bạn ngay giây phút ban đầu. Không những vậy khác với các loại chè thông thường, bạn thường lo lắng khi uống chè có thể gây mất ngủ tuy nhiên trà sâm dứa lại là một liệu thuốc an thần tuyệt vời giúp bạn dễ dàng ăn được ngủ được. Thông tin thêm: trà sâm dứa Đà Nẵng Mực rim me Đà Nẵng: Mực rim me Đà Nẵng cũng là một trong những đặc sản được nhiều người tìm kiếm. Món ăn với cách chế biến từ mực cơm khô rim với nước me, đường và gia vị... Đây là món ăn vặt có thể nói được nhiều người chọn mua nhất Đà Nẵng. Hiện tại người dân Đà Nẵng thường uống trà sau bữa ăn. Thường món trà phổ biến người dân ở đây sử dụng đó là trà sâm dứa hoa lài. 16.062516Khách sạn Grand Tourane1 Khách sạn Grand Tourane, 252 Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà (Biển Mỹ Khê). Khách sạn có 189 phòng trên 22 tầng. Khách sạn có 2 phòng họp với sức chứa 400-500 người. USD100+. Khách sạn Dương Gia Đà Nẵng. Phòng 1 giường dành cho 2 người, giường rộng 1m6 dài 2m giá đang giảm từ 260k/1 ngày còn 230k/ngày. Phòng 2 giường dành cho 4 người đều rộng 1m6 dài 2m giá 320k/ 1 ngày giảm còn 270k/1 ngày. SĐT liên hệ trực tiếp đặt phòng: 0983728286 16.072842Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng1 Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, ☎ (0511) 382 8357NOCC. 16.074048Bệnh viện C Đà Nẵng2 Bệnh viện C Đà Nẵng, 122 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu (Bên cạch bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng). 16.07372Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng3 Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng (Orthopedic and physical rehabilitation hospital of Danang), 95 Quang Trung, Thạch Thang, Hải Châu, ☎ (+84) 5113 887662 hay (+84) 5113 888100FORMATNOCC, fax: (+84) 5113 822210FORMATNOCC, e-mail: info@chinhhinh.com.vn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng, TMMC Healthcare (Tam Tri Da Nang General Hospital, TMMC Healthcare), 64 Cách Mạng Tháng 8, Khuê Trung, Cẩm Lệ‎, TP. Đà Nẵng, ☎ +84 511 367 9555 hay +84 903 595 593FORMAT, e-mail: pac@tmmchealthcare.com. Hội An - Thành phố thương mại cổ, di sản thế giới. Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Vương quốc Chăm Pa, di sản thế giới. Lăng Cô - Lăng Cô, một vịnh nhỏ với bãi cát đẹp dưới chân đèo Hải Vân.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Trần Hưng Đạo", "role": "user" }, { "content": "Trần Hưng Đạo (1226-1300) là danh tướng trí dũng song toàn, cũng là tôn thất thời nhà Trần, con của An Sinh vương Trần Liễu. Ông lập được các chiến công oanh liệt ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng; sau khi đuổi giặc Nguyên ra khỏi bờ cõi, ông được phong tước hiệu Hưng Đạo vương, nên người đời sau thường gọi ông là Trần Hưng Đạo. Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng (biết được mình là người minh mẫn, thắng được mình là người anh hùng) Lúc bình thời phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước. Binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều. Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước. Ta đây, ngày thì quên ăn, đêm thì quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa được xả thịt lột da quân giặc, dẫu thân này phơi ngoài nội cỏ, xác này bọc trong da ngựa, thì cũng đành lòng. Lệ Thần - Trần Trọng Kim dịch (Dư lâm san vong thực, chung dạ phủ chẩm, thế tứ giao di, tâm phúc như đảo, thường dĩ vị năng thực, nhục tẩm bì, như can ẩm huyết vi hận giả. Tuy dư chi bách nhân, cao ư thảo dã, dư chi thiên thi, khỏa ư mã cách, diệc nguyện vi chi. Hịch tướng sỹ - Dụ chư kỳ tướng hịch văn Wikipedia có thể loại liên quan Trần Hưng Đạo", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Charles Bukowski", "role": "user" }, { "content": "Charles Bukowski (1920-1994) là một trong những giọng thơ đặc biệt và mạnh mẽ nhất của văn chương Mỹ thế kỉ XX. Ông sáng tác rất đa dạng, phủ sóng trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết về đời sống thường ngày, về những người dân sống dưới đáy xã hội Mỹ. Văn phong của ông rất súc tích, vắn tắt và trực tiếp. Điều đó được thể hiện qua những câu thơ tự do không vần điệu nói về: tình dục, về rượu bia, đánh bạc... và những công việc tay chân vất vả. Charles Bukowski cũng viết về thiên nhiên, âm nhạc và văn chương. Ông nghe nhạc Gustav Mahler, Tchaikovsky và không thích nhạc rock. Ông khá nhạy cảm với nỗi đau của con người. Chúng đã trở thành chất liệu để Charles Bukowski viết nên những bài thơ tình cảm động, về tuổi thơ khốn khó, cùng nỗi cô đơn ông tự kiếm tìm và theo đuổi suốt cả cuộc đời. Ông khinh thị những người thành viên thế hệ Beat, dân hippie, cũng như coi thường giới trí thức và các nhà cầm quyền. Ông đã viết hơn năm mươi cuốn sách và vô số tác phẩm nhỏ hơn. Ông thường được các tác giả đương thời nhắc đến như một ảnh hưởng và phong cách của ông thường xuyên bị bắt chước. Có chú chim xanh trong tim tôi, muốn cất cánh bay nhưng tôi quá cứng rắn, Tôi bảo, ở trong đó đi, ta sẽ không để ai thấy mi đâu. \"transport\" Tôi muốn hoặc cả thế giới hoặc không gì cả. Tôi bị lôi cuốn bởi những thứ sai trái: Tôi thích uống rượu, tôi lười biếng, tôi không tin thánh thần, chính trị, ý tưởng, lý tưởng. Tôi biến dần vào hư không; một kiểu không tồn tại, và tôi chấp nhận điều đó. Tôi không phải là người thú vị. Tôi không muốn làm người thú vị, thực quá khó khăn. Điều tôi thật sự muốn chỉ là một khoảng không mềm mại, mịt mờ để sống, và để được yên một mình. Tôi là người tiến triển nhờ sự cô độc, không có nó, tôi giống như kẻ không có thức ăn nước uống. Mỗi ngày thiếu sự cô độc làm tôi yếu đi. Tôi không tự hào vì sự cô độc của mình; nhưng tôi phụ thuộc vào nó. Với tôi, bóng tối của căn phòng giống như nắng mặt trời. Đúng là tôi không có quá nhiều tham vọng, nhưng hẳn phải có chỗ cho người không có tham vọng, ý tôi là chỗ tốt hơn cái chỗ thường lệ. Làm cái quái nào mà một người có thể thích bị đồng hồ báo thức dựng dậy lúc 6:30 sáng, nhảy ra khỏi giường, mặc quần áo, ăn nghiến ngấu, giải quyết nhu cầu cá nhân, đánh răng và chải tóc, và chiến đấu với giao thông để đến nơi mà cơ bản thì bạn làm ra nhiều tiền cho người khác và bị đòi hỏi phải thấy biết ơn vì đã có cơ hội làm như thế? Ch. 55 \"Mỗi người đàn ông là một nhà thơ\" Ch. 72, Henry Chinaski Nếu bạn muốn biết bạn bè của mình là ai, hãy tự nhận án tù. Người trí thức nói điều đơn giản theo cách phức tạp. Người nghệ sĩ nói điều phức tạp theo cách đơn giản. Địa ngục là những gì bạn đã tạo ra nó. Tình dục là một cái bẫy, một cái bẫy. Nó dành cho động vật. Một cái gì đó luôn theo đuổi một người đàn ông. Nó không bao giờ mủi lòng. Không bao giờ nghỉ ngơi. Tất cả chúng ta đều sẽ chết, tất cả, đúng là trò huyên náo! Chỉ điều đó hẳn nên khiến ta yêu thương lân nhau, nhưng lại không như vậy. Chúng ta bị những điều tầm thường vô nghĩa làm khiếp sợ và đánh bại, chúng ta bị nghiến ngấu chẳng vì gì cả. Wikipedia có bài viết về: Charles Bukowski", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Hải Phòng", "role": "user" }, { "content": "Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương nằm trong vùng Đông Bắc Bộ. Hải Phòng là một thành phố ven biển (miền duyên hải), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông và đảo Hải Nam - cách huyện đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70 km. Thành Phố cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông Đông Bắc. Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo; và cực Đông là đảo Bạch Long Vĩ. Hải Phòng còn được gọi là Thành phố Hoa phượng đỏ, là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam nằm trong Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam sau tại Việt Nam sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam. Đây là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–1800 mm/năm. So với Hà Nội, thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơn khoảng gần 1 độ vào mùa hè và lạnh hơn một chút về mùa đông. Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi với tuyến bay nội địa (Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) hoặc tuyến quốc tế (Seoul). Tuyến tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1901 đến ngày 16/6/1902 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hóa, tuyến đường sắt này đang có kế hoạch được nâng cấp và điện khí hóa tuyến đường sắt này dài 102 km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,Hà Nội. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Cùng với ga Huế và ga Nha Trang, ga Hải Phòng nằm trong số ít những ga đường sắt vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời Pháp thuộc. Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 5 đến Hải Phòng khoảng 102 km. Các tuyến đường huyết mạch nối Hải Phòng với các tỉnh thành khác như: Quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37, và các tuyến đường cao tốc như Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình. Là nơi toàn bộ các nhánh hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển nên Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính vì điều đó, việc xây dựng cầu đường trở nên rất quan trọng đối với thành phố này. Tuyến xe buýt từ Hà Nội hoặc tuyến Thái Bình, Nam Định. Uông Bí tàu sông đến bến Chợ sắt Bến tàu Móng Cái, Nam Đinh... Đi bộ Xe buýt Xe ôm Taxi Thuê xe máy Tripbike để đi lại khi du lịch tại Hải Phòng Giá cho thuê từ 80-100k ngày. Sau khi thuê bạn có thể yêu cầu trả xe ở đâu cũng được tại tttt Hải Phòng Bảo tàng Hải quân Bảo tàng Hải Phòng:11 Đinh Tiên Hoàng Quận Hồng Bàng Tắm biển tại Cát Bà Tắm biển Đồ sơn Lễ hội Chọi trâu (mùng 9 tháng 8 ÂL), tương truyền từ thời Nguyễn hữu Cầu (Quận He) Kiến An: Đồi Thiên văn (Trạm khí tượng thủy văn) dự báo thời tiết, có cây Lạc Tiên quả ăn rất thơm ngon, chữa mất ngủ. Chùa Tây Đen Viện nghiên cứu Biển Nuôi trồng thủy sản: bán thâm canh, quảng canh, cải tạo hồ đầm Làm muối ở Đồ sơn Trường đại học Hàng Hải Việt Nam Ở đây, chúng ta nên chọn những công việc về ngành hàng hải Có chợ Hàng (Chợ Phiên) họp vào ngày Chủ Nhật chuyên bán các loại gia súc, gia cầm vật nuôi... va các loại cây trồng, cây cảnh, cây giống (rau, củ, quả...) hat giống, con giống. Dưa chuột làng Lũng ăn rất ngọt. Chợ Cát Bi Ẩm thực Hải Phòng bình dị và dân dã, không cầu kỳ nhưng đậm đà khó quên. Nơi đây nổi tiếng với các món hải sản. Các nhà hàng hải sản ở khu vực Đồ Sơn nổi tiếng với tôm cua cá mực rất tươi và giá phải chăng. Phong cách chế biến hải sản ở Hải Phòng theo phong cách dân dã, nhấn mạnh thực chất và vị tươi ngon của nguyên liệu nhiều hơn sự cầu kỳ trong gia vị và cách chế biến. Các món ăn như bánh đa cua, bún cá, bánh mỳ cay, cơm cháy hải sản, ốc cay, nem cua bể (nem vuông), giờ đây đã quá quen thuộc và nổi tiếng. Những món ăn này có thể được tìm thấy trên đường phố của những nơi khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,... nhưng được thưởng thức chúng trên Thành phố Hoa phượng đỏ vẫn là lý tưởng nhất vì sự lựa chọn nguyên liệu tươi ngon cùng với những bí quyết ẩm thực riêng của người đầu bếp. Ẩm thực Hải Phòng đã từng được quảng bá sang Châu Âu tại lễ hội biển Brest 2008 (Cộng hòa Pháp) và đã gây được tiếng vang lớn. Ngoài ra, Hải Phòng còn nổi tiếng với nhiều món ăn khác như lẩu bề bề, nộm giá, thịt sam biển, thit Chuột đồng (chợ Ruồn) sủi dìn, bánh bèo... Một số món ăn không thể thưởng thức ở những nơi khác mà chỉ có tại Hải Phòng. Bánh đa cua là đặc sản Hải phòng. Nấu bánh đa đỏ với canh Cua ủ bằng nồi đất với rau rút, rau muống luộc. Đặc biệt còn có Nước mắm Cát hải, mắm tôm, mắm rươi, mắm cáy... và sứa biển. Bánh đa cua: 20.000 đ ~ 1 USD/bát. Bánh mỳ que: 1.000 đ ~ 0.05 USD/cái CAFE 178 Đường Nguyễn Công Hòa", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Đi xe bên trái", "role": "user" }, { "content": "Giao thông bên phải và bên trái Việc phân chia đi bên phải hay trái mang tính chất chính trị. Sự giằng co giữa hai trường phái bắt đầu trước khi chiếc xe hơi đầu tiên xuất hiện. Nhiều quốc giá khác lựa chọn cách đi bên phải thì Anh quốc lại quy định đi bên trái. Ngay từ năm 1756 những người đi bên phải trên cầu London đã bị phạt tiền. Thời La Mã thịnh hành kiểu đi bên trái. Theo cách giải thích của các nhà sử học, người La Mã thường cầm vũ khí bằng tay phải, trong tư thế sẵn sàng tấn công kẻ thù từ phía đối diện thì họ phải đi bên trái đường. Bằng chứng về cách đi bên trái của người La Mã được tìm thấy vào năm 1998 tại khu mỏ đát Swindon, Anh Quốc, đường ở đây thường bị mòn bên trái nhiều hơn bên phải. Cách di chuyển cũng lệch dần sang phải bởi người ta không còn mang vũ khí khi đi trên đường. Đa số mọi người đều thuận tay phải vì thế họ có thể thực hiện các động tác khéo léo, thoải mái hơn khi dùng tay trái. Tay phải có thể đảm nhiệm tốt việc bắt tay, mua hàng, giữ dây cương hay dắt súc vật. Dưới thời Peter I, cách đi bên phải được coi là bình thường. Năm 1752, Nữ hoàng Elizabeth Petrovna phê chuẩn quy định các thành phố của Nga phải thực hiện đi bên phải. Anh là quốc gia đầu tiên ban hành luật di chuyển lệch trái. Mọi người phải đi bên trái trên cầu London, nếu đi bên phải sẽ bị phạt tiền. Một quy định tương tự cũng được áp dụng đối với tuyến đường sắt nối Manchester - Liverpool năm 1830. Anh được cho là \"cha đẻ\" của kiểu đi bên trái ở một số đất nước từng là thuộc địa như Ấn độ, Pakistan, Australia và một số quốc gia khác. Sau Cách mạng Pháp 1789, Napoleon yêu cầu binh sỹ dưới quyền đi bên phải, tiếp đó là đi thành hàng, quy tắc này sau đó cũng được áp dụng cho các phương tiện giao thông. Các nước đồng minh với Pháp (Hà Lan, Đức, Thụy sỹ, Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha) cũng thiết lập cách đi bên phải. Các thành phố của Áo có phương thức di chuyển khác nhau, nhưng sau đó quốc gia này đã thống nhất cách đi bên phải. Sau khi thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản năm 1946, cả Hàn Quốc và Triều Tiên chuyển sang cách đi bên phải. Tiệp Khắc ở đầu chế độ Hung - Áo cũng đi bên phải. Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia muộn nhất chọn cách đi bên phải khi quy tắc này được chính thức hóa vào năm 1967. Thời thời kỳ đầu người ta chọn cách đi bên trái, nhưng sau đó đã chuyển sang đi bên phải. Hình thức di chuyển bên phải hay trái của các quốc gia châu Phi có sự hưởng từ các nước láng giềng. Một số quốc gia là thuộc địa của Anh đã chuyển sang đi bên phải theo những nước vốn là thuộc địa Pháp. Một số nước trước kia bị Bồ Đào Nha thống trị lại lựa chọn cách đi của những người hàng xom là thuộc địa của Anh. Việc đặt vô-lăng bên phải mà chưa xét đến việc xe đó dùng để di chuyển bên nào là một sai lầm. Bởi khi ngồi trong xe tài xế phải nắm bắt tình huống tốt nhất. Ford Model T là chiếc xe sản xuất hàng loạt đầu tiên có vô-lăng đặt đúng với vô-lăng trái, đi bên phải. Khi đó tài xế có thể quan sát thái độ, phán đoán tình huống và giao tiếp với xe đối tiện tốt hơn http://users.telenet.be/worldstandards/driving%20on%20the%20left.htm", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Kỷ niệm", "role": "user" }, { "content": "Kỉ niệm của hạnh phúc đã qua là vết nhăn của tâm hồn. Maistre Không có gì ngăn cản hạnh phúc cho bằng kỉ niệm hạnh phúc. A. Gidé Kỉ niệm giống như tiếng vang còn tiếp tục vọng lại khi âm thanh đã tắt. A. Jarry Kỉ niệm hạnh phúc không còn là hạnh phúc, kỉ niệm đau khổ là đau khổ khôn nguôi. L. Byron Wikipedia có bài viết về: Kỷ niệm", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Sổ tay tiếng Đức", "role": "user" }, { "content": "Tiếng Đức (Deutsch) là ngôn ngữ chính thức và chính của Đức, Áo và Liechtenstein. Đây cũng là một ngôn ngữ chính thức của Thụy Sĩ và Luxembourg và nói như một ngôn ngữ khu vực ở Namibia. Ngoài ra, tiếng Đức (tiếng địa phương) trong lịch sử đã được sử dụng ở các vùng Alsace của Pháp (tiếng Đức: Elsass) và Lorraine (tiếng Đức: Lothringen), ở tỉnh phía bắc Ý của South Tyrol (tiếng Đức: Südtirol, Ý: Alto Adige hoặc Sudtirolo), và trong một phần nhỏ của miền đông Bỉ và miền Nam Đan Mạch. Tiếng Đức chuẩn (Hochdeutsch) cũng thường được nói đến nhiều như là một ngôn ngữ thứ hai trong nhiều Đông-Trung Âu. Nhóm nhỏ của người bản ngữ Đức có thể được tìm thấy ở Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Romania. Điều này là do ảnh hưởng lịch sử của Áo - cựu đế quốc Áo và Đức trên khu vực biên giới và những thay đổi triệt để đưa vào nơi ở châu Âu sau Thế chiến thứ nhất. Hơn nữa, các cộng đồng bị cô lập nhỏ có thể được tìm thấy tại Nga, các nước cộng hòa Trung Á, Úc, Nam Phi và ở Bắc và Nam Mỹ. Các từ ngữ dưới đây là dành theo tiếng Đức chuẩn, và nói chung sẽ được hiểu rõ trên toàn thế giới nói tiếng Đức. Chúc một ngày tốt đẹp; xin chào. Guten Tag. (Goo-ten tahk; chính thức) tốt hơn: Hallo (không chính thức) Bạn khỏe không? Wie geht's? (vee GATES?) Sử dụng như là một câu hỏi thực sự; không phải là một hình thức chào hỏi. Bạn khỏe không? (Trịnh trọng) Wie geht es Ihnen? (\"Vee gate s eenen?) Tôi khỏe; cảm ơn bạn. Gut; danke. (goot; DAN-keh) Tên của bạn là gì? (Trịnh trọng) Wie heißen Sie? (vee HIGH-sun zee?) Tên của bạn là gì? (Thân mật) Wie heißt du? (vee HIGHST doo?) Tên tôi là ______. Ích heiße ______. ( EESH CAO-suh) Rất vui được gặp bạn. (Trịnh trọng) Nett; Sie kennen zu lernen. (net zee KEN-en tsoo LER-nen) Rất vui được gặp bạn. (Thân mật) Nett; dich kennen zu lernen. (net deesh KEN-en tsoo LER-nen) Xin vui lòng. Bitte. (BEE-tuh) Cảm ơn bạn. Danke schön. ( DAN-kuh shurn) Cảm ơn. Danke. (DAN-kuh) Không có gì. Bitte schön! ( BEE-tuh shurn) Có; phải. Ja. (Yah) Không; không phải Nein. (nine) Xin lỗi; bạn ơi. (Khiến được sự chú ý) Entschuldigen Sie. (ent-SHOOL-dee-gun zee) Xin lỗi. (Xin tha thứ) Entschuldigung. ( Ent-Shool-dee-goong) Tôi xin lỗi. Es tut mir leid. (es toot meer lite) Tạm biệt Auf Wiedersehen. ( Owf VEE-dur-Zane) Tôi không thể nói tiếng Đức (tốt). Ich kann nicht [so gut] Deutsch sprechen. (eesh kahn nikht [zo goot] doytsh shprekhen) tốt hơn: Ich spreche kein Deutsch (eesh spreh-khuh kine doitsh) Bạn có nói tiếng Anh không? (Trịnh trọng) Sprechen Sie Englisch? (Shprekhun zee ENG-leesh) Có ai ở đây biết nói tiếng Anh? Gibt es hier jemanden; der Englisch spricht? (geept es heer yeh-MAHN-dun dare ENG-leesh shprikht) Hãy giúp; cứu tôi với! Hilfe! (HEEL-fuh) Chào buổi sáng. Guten Morgen. ( Goo-tun MOR-gun) Chào buổi tối. Guten Abend. ( Goo-tun AH-bunt) Chúc ngủ ngon. Schönen Abend noch. ( Su-rơ-ni AH-bunt nokh) Chúc ngủ ngon (đi ngủ) Gute Nacht. ( Goo-tuh nakht) Tôi không hiểu. Ich verstehe das nicht. (eesh fur-SHTAY-uh dahs nikht) Xin hỏi nhà vệ sinh ở đâu? Wo ist die Toilette; bitte? (voh eest dee twah-LET-uh BEE-tuh) Rất sẵn lòng. Gerne ( GERR-NUH) Bạn có biết nơi... là?. (Trịnh trọng) Wissen Sie; wo... ist? (VEE-sun zee VOH... EEST) Hãy để tôi yên. Lass / Lassen Sie mich in Ruhe. ( LAHS (-un zee) meesh een ROO-uh) Đừng động vào tôi! Fass / Fassen Sie mich nicht an! ( FAHS (-un zee) meesh neekt AHN!) Ich rufe die Polizei. ( EESH ROO-FUH dee Poh-lee-TSIGH) Cảnh sát! Polizei! ( Poh-lee-TSIGH!) Dừng lại! Kẻ trộm! Halt! Ein Dieb! ( HAHLT ighn Deeb!) Tôi cần sự giúp đỡ của bạn. Ich brauche deine/Ihre Hilfe. (eesh BROW-khuh DIGH-nuh/EE-ruh HEEL-fuh) Đây là một trường hợp khẩn cấp. Das ist ein Notfall. ( Dahs EEST ighn NOHT-FAHL) Tôi đang bị lạc đường. Ich habe mich verirrt. ( EESH HAH-buh meesh fer-EERT) Tôi bị mất túi xách của tôi. Ich habe meine Tasche verloren. ( EESH HAH-buh migh-NUH TAH-Shuh fer-Loh ương) Tôi bị mất ví tiền của tôi. Ich habe mein Portemonnaie verloren. (Cũ) ( EESH HAH-buh mighn cổng-moh-NEH fer-Loh ương) Lưu ý:. Portemonnaie là có nguồn gốc Pháp, nhưng thông thường trong Đức tốt hơn: Ich habe meinen Geldbeutel verloren. (eesh HAH-buh mighn geh-ld-boy-tehl fer-LOH-run) tốt hơn trong Áo: Ich habe meine Geldtasche verloren. (eesh HAH-buh miney geh-ld-ta-chee fer-LOH-run) Tôi đang bị bệnh. Ich bin krank. ( EESH được krahnk) Tôi đã bị thương. Ich bin verletzt. ( EESH được fer-LETST) Tôi cần một bác sĩ. Ích brauche einen Arzt. ( EESH BROW-khuh IGH-NUH ARTST) Tôi có thể sử dụng điện thoại của bạn? Kann ich Dein / Ihr Telefon benutzen? ( Kahn EESH dighn / eer tay-lay-FOHN buh-NOOT-sun?) Tôi có thể sử dụng điện thoại di động của bạn? Kann ich dein/Ihr Handy benutzen? (kahn eesh dighn/eer handy bguh-NOOT-sun?) Trong tiếng Đức, vai trò của dấu chấm và dấu phẩy được dùng trong tách số như trong tiếng Việt. Tách nhóm với số lượng lớn là một dấu chấm, không phải là một dấu phẩy (,) (. ); Phân cách giữa phân số thập phân và số nguyên là một dấu phẩy (,), không phải là một dấu chấm (.). Lưu ý rằng con số trên hai mươi được cho là \"ngược\". Hai mươi mốt (einundzwanzig) là nghĩa đen nói là \"một và hai mươi\". Điều này có một chút nhận được sử dụng để, đặc biệt là ở các vùng cao hơn. Ví dụ. 53.426 (dreiundfünfzigtausendvierhundertsechsundzwanzig) được nói là \"ba-và-năm mươi ngàn bốn trăm sáu và hai mươi\". 0 null (null) 1 eins (ighnss) 2 zwei (tsvigh) 3 drei (drigh) 4 vier (fear) 5 fünf (fuunf) 6 sechs (zekhs) 7 sieben (ZEE-ben) 8 acht (ahkht) 9 neun (noyn) 10 zehn (tsayn) 11 elf (elf) 12 zwölf (tsvoolf) 13 dreizehn (DRIGH-tsayn) 14 vierzehn (FEER-tsayn) 15 fünfzehn (FUUNF-tsayn) 16 sechzehn (ZEKH-tsayn) 17 siebzehn (ZEEP-tsayn) 18 achtzehn (AHKH-tsayn) 19 neunzehn (NOYN-tsayn) 20 zwanzig (TSVAHN-tsig) 21 einundzwanzig (IGHN-oont-tsvahn-tsig) 22 zweiundzwanzig (TSVIGH-oont-tsvahn-tsig) 23 dreiundzwanzig (DRIGH-oont-tsvahn-tsig) 30 dreißig (DRIGH-sig) 40 vierzig (FEER-tsig) 50 fünfzig (FUUNF-tsig) 60 sechzig (ZEKH-tsig) 70 siebzig (ZEEP-tsig) 80 achtzig (AHKH-tsig) 90 neunzig (NOYN-tsig) 100 (ein)hundert ([ighn]-HOON-dert) 200 zweihundert (TSVIGH-hoon-dert) 300 dreihundert (DRIGH-hoon-dert) 1000 (ein)tausend ([ighn]-TOW-zent) 2000 zweitausend (TSVIGH-tow-zent) 1,000,000 eine Million (igh-nuh mill-YOHN) 1,000,000,000 eine Milliarde (igh-nuh mill-YAR-duh) Note the difference to American English numbers, often mistranslated! 1,000,000,000,000 eine Billion (igh-nuh bill-YOHN) Số _____ (train, bus, etc.) Nummer/Linie _____ (NOO-mer/LEE-nee-uh) Nửa halb (hahlp) Một nửa die Hälfte (dee HELF-tuh) Ít hơn weniger (VAY-nihg-er) Nhiều hơn mehr (mayr)", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Jerusalem", "role": "user" }, { "content": "Jerusalem là thành phố thuộc Israel. Israel xem thành phố này là thủ đô của mình nhưng Liên Hiệp Quốc không công nhận. Đây là nơi sinh ra ba tôn giáo: Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Juda giáo. Phố Cổ và bức tường của nó tạo thành một di sản thế giới UNESCO. Thành phố cổ nhỏ bé này là nơi có các thánh địa người Do Thái, Thiên chúa giáo và Hồi giáo, và thật sự ngoạn mục. Tây Jerusalem là một phần của người Do Thái và Israel ở Jerusalem, còn được gọi là Jerusalem mới, mà là một phần của Israel kể từ năm 1948, nó là trung tâm thương mại hiện đại của thành phố , đã trở thành tâm điểm cho sự phát triển ở thủ đô từ thời điểm sáng tạo của Nhà nước Israel năm 1948 cho đến ngày cuộc Chiến tranh Sáu năm 1967. Đông Jerusalem là, gần, phía Đông Jerusalem, và được làm từ lãnh thổ Israel chiếm trong cuộc chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Nó là nhà của gần 200.000 người Do Thái và cũng là nơi có phần lớn dân số Hồi giáo và Kitô giáo của Jerusalem của khoảng 250.000 người. Me'a Shearim là khu vực Jerusalem nơi sinh sống chủ yếu bởi những người Do Thái cực kỳ chính thống, nơi khiêm tốn váy được yêu cầu. Khu vực này trông giống như một thị trấn Ba Lan cũ từ 1800. Khu vực Đức là một khu phố Tây Jerusalem phía đông nam của trung tâm thành phố. Đó là một nơi tuyệt vời để uống cà phê và ăn ở nhiều quán cà phê và nhà hàng của mình, đặc biệt là trên các đường phố chính, Emek Refa'im .. Bạn có thể nghe hơn người ta nói tiếng Anh \"Anglo\" hơn tiếng Do Thái trên các đường phố. Bak'a là một khu phố Tây Jerusalem nằm ở phía nam khu Đức. Khu vực này có nhà Ả-kiểu dáng đẹp cũ bên cạnh, các tòa nhà hiện đại mới. Có rất nhiều quán cà phê đẹp trên đường phố chính của Derech Beit Lechem. Khu phố này là nơi có một số lượng lớn người Israel nói tiếng Anh. Ein Kerem là một (tương đối) khu hẻo lánh ở Tây Jerusalem duy trì bầu không khí làng. Nó được bao quanh bởi những ngọn đồi đẹp như tranh vẽ rải rác với dầu ô liu và cây bách, nhà cho các nghệ sĩ và nhà điêu khắc người đã mở nhiều phòng trưng bày. Một số nhà thờ được xây dựng trên các trang web được cho là nơi sinh của Thánh Gioan Tẩy Giả. Trước năm 1948, nơi này là một ngôi làng Ả Rập gọi là 'Ayn Karim' và trước đó, ngôi làng của người Do Thái Beit HaKerem. Thành lập từ khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên[1], thành phố đã hai lần bị hủy diệt và trải qua nhiều lần bị vây hãm và tấn công trong suốt lịch sử. Hiện nay, nó vẫn nằm ở tâm điểm cuộc tranh chấp giữa Israel và Chính quyền Quốc gia Palestine. Trong Chiến tranh Sáu ngày (1967), Israel đã chiếm hoàn toàn lãnh thổ Jerusalem và tuyên bố thành phố là thủ đô của mình. Điều này không được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và không có đại sứ quán ngoài nào đóng ở Jerusalem. Hiện có khoảng 20 vạn người Palestine sống ở phần Đông Jerusalem với một triển vọng thiết lập miền này thành thủ đô tương lại của một Nhà nước Palestineđộc lập. Jerusalem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái bởi vì theo Kinh Thánh Do Thái, chính nơi đây vua David của Israel đã xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên. Trong khi đó theo Tân Ước chính tại Jerusalem Jesus đã bị đóng đinh câu rút; và trong truyền thống Hồi giáo dòng Sunni đây là thành phố quan trọng thứ ba (sau Mecca và Medina) bởi theo Qur'an đây là điểm dừng chân trong Hành trình Đêm kỳ bí của ông. Do đó, thành phố trở thành một thánh địa chung của cả ba tôn giáo nói trên, lưu giữ nhiều di tích tôn giáo và là điểm hành hương hàng năm. Khu vực Cổ Thành đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1981. Jerusalem có lịch sử lâu dài, Theo thần thoại và truyền thuyết Do thái, Jerusalem được xây dựng bởi David, tổ tiên của thánh tổ Abraham. Theo những đồ vật khảo cổ học đã được tìm thấy, sự định cư tại Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công Nguyên. Theo những nguồn tin tức lịch sử, thành phố được nhắc đến lần đầu tiên vào những năm 2 nghìn trước Công Nguyên. Lúc đầu, thành phố được xây dựng và sáng lập nên bởi người Canaanite (có thể, nhưng cũng không nhất thiết phải là người Jebusite, người đã chiếm giữ thành phố cuối thời kỳ đồng thiếc) và trở thành thủ đô những vương quốc Do Thái: Israel, Judah và Judea trong thời kỳ Ngôi đền Thứ nhất và thời kỳ Ngôi đền Thứ hai. Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi Giáo. Jerusalem là thành phố linh thiêng nhất của đạo Do Thái, và có ý nghĩa đặc biệt với đạo Cơ-đốc và đạo Hồi. Từ năm 1948 đến 1967, phần phía tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh sáu ngày, mặc dù địa vị của thành phố vẫn bị tranh chấp. Luật của Israel từ năm 1980 tuyên bố Jerusalem như thủ đô 'vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel, trong khi Đông Jerusalem lại được cho là thủ đô đang được chờ đợi của đất nước Palestina sau này. Địa vị của những nơi linh thiêng trong thành phố cũng đang bị tranh cãi. Với số dân 704.900 (từ ngày 31 tháng 12 năm 2004), Jerusalem là thành phố không đồng nhất, tiêu biểu cho nhiều loại dân tộc, tôn giáo và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là \"Thành phố cổ\" được bao vây bởi những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armenia, Cơ Đốc, Do Thái và Hồi giáo. Thị trưởng hiện giờ của Jerusalem là Uri Lupolianski, người Haredi đầu tiên được giữ chức nhiệm này. Ngôn ngữ chính được sử dụng ở Jerusalem là tiếng Do Thái ở Tây Jerusalem và tiếng Ả Rập ở Đông Jerusalem. Hầu hết mọi người trong thành phố nói tiếng Anh đủ để giao tiếp. Đặc biệt, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong các khu vực có nhiều du khách, đặc biệt là thành phố cổ. Thông thường, ngay cả khi bạn không tìm thấy một người nói tiếng Anh trên nỗ lực đầu tiên, người ta sẽ gần đó. Cả Palestine và Israel luôn sẵn sàng giúp đỡ khách du lịch với các ngôn ngữ như với các nhu cầu khác. Ngoài ra, nhiều người Do Thái Charedi (đúng ra là Chính thống) nói tiếng Yiddish, và có một số lượng đáng kể của người Do Thái nói tiếng Pháp. Các nhóm nhỏ hơn của người Do Thái nói tiếng Hà Lan và Tây Ban Nha. Có một số lượng lớn người Nga của nền Do Thái, vì vậy nó không phải là lạ khi nhìn thấy dấu hiệu bằng tiếng Nga hoặc nghe đài phát thanh tiếng Nga. Nằm ở rìa phía đông của Địa Trung Hải, Jerusalem có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng, khô và mát mẻ, mùa đông ẩm ướt. Mùa đông thì rất ẩm ướt, với gần như tất cả hàng năm 590 mm Jerusalem (23 in) của lượng mưa xảy ra giữa tháng Mười và tháng Tư. Tháng lạnh nhất là tháng, với một cao có nhiệt độ trung bình 12 °C (53 °F) và mức thấp trung bình 4 °C (39 °F). Nhiệt độ dưới đóng băng không phải là xảy ra hàng ngày, nhưng không xảy ra, và thành phố thỉnh thoảng tuyết rơi trong mùa đông, mặc dù nó thường chỉ kéo dài một vài giờ thay vì ngày. Tuy nhiên, mỗi một lần trong một thời gian thành phố sẽ gặp tuyết tích lũy đáng kể. Mùa hè nóng và khô cằn, hầu như không có lượng mưa giữa các tháng trong tháng 5 và tháng C9. Nhiệt độ thường tiếp cận mức khoảng 30 °C (88 °F) vào ban ngày và mát mẻ để khoảng 15 °C (59 °F) vào ban đêm. Là gần sa mạc, thường có một sự khác biệt lớn giữa ngày và nhiệt độ ban đêm, và thậm chí cả những ngày nóng nhất có thể biến thành đêm lạnh lẽo. Mùa xuân và mùa thu là ôn hòa, với lượng mưa tối thiểu và nhiệt độ dễ chịu. Sân bay quốc tế Ben Gurion hay Sân bay Ben Gurion (tiếng Do Thái: נמל התעופה בן גוריון‎, Namal HaTe'ūfa Ben Gūryōn, tiếng Ả Rập: مطار بن غوريون الدولي‎, maṭār Ben Ghuryon ad-dawlī) (IATA: TLV, ICAO: LLBG), trước đây được gọi là Sân bay Lydda và hiện nay đôi khi được gọi ngắn gọn bằng tiếng Hebrew là Natbag (tiếng Do Thái: נתב\"ג‎), là sân bay quốc tế lớn nhất và bận rộn nhất ở Israel. Là điểm vào chính của Israel cho các du khách quốc tế, nhà ga mới xây số 3 của sân bay quốc tế Ben Gurion (TLV), nằm gần Lod và bên cạnh đường cao tốc nối Thành phố Tel Aviv và Jerusalem (đường cao tốc số 1). Sân bay, được gọi bởi người dân địa phương là \"Natbag\" - từ viết tắt tiếng Do Thái của mình - bao gồm tất cả các tiện nghi thông thường mong đợi từ một sân bay hạng nhất và chứa một trong những trung tâm mua sắm miễn thuế lớn nhất thế giới cho một sân bay kích thước của nó. Sân bay Ben Gurion là cơ sở cho hoạt động của hãng hàng không quốc gia El Al của Israel, và cũng được phục vụ hơn 50 hãng hàng không quốc tế. Đi từ sân bay đến trung tâm của Jerusalem mất 40-50 phút tùy thuộc vào điều kiện giao thông thường xuyên hơn. Bạn nên dành ít nhất là thêm 2 giờ trước giờ làm thủ tục lên máy bay để bảo đảm đến được kịp thời và hoàn thành các thủ tục an ninh. An ninh cực kỳ nghiêm ngặt tại sân bay Ben-Gurion, và đặc biệt đáng ngờ của khách du lịch với tên Hồi giáo hoặc thị thực từ các quốc gia Hồi giáo trong hộ chiếu của họ. Bạn sẽ có thể phải dừng lại và bị đặt câu hỏi trong vài giờ đồng hồ, cả hai trên lối vào và ra. Sẽ là khôn ngoan nếu có một số số điện thoại liên lạc địa phương cho cán bộ an ninh gọi để xác minh lý do của bạn đã ghé thăm. Sân bay tự hào trong là một trong những an toàn nhất trên thế giới. Nó đạt được điều này thông qua một số phương tiện. Sự rõ ràng nhất cho du khách sẽ là tiền kiểm tra trong kiểm tra an ninh. (Tùy chọn, bạn nên đi qua nó, bạn sẽ được hộ tống để bỏ qua kiểm tra an ninh thường xuyên). Khi xếp hàng đợi để kiểm tra an ninh, một sỹ quan an ninh sẽ đặt ra cho bạn một số câu hỏi. Dựa trên những (và những gì dường như phân biệt chủng tộc) và một kiểm tra ngắn gọn về hộ chiếu của bạn, bạn sẽ được cấp một số từ 1-6. 1 có nghĩa là mối quan tâm an ninh thấp nhất và 6 là cao nhất. Người nước ngoài thường sẽ nhận được giữa 3 và 6. Tuổi, bề ngoài, dấu từ các quốc gia Ả Rập, bằng chứng về thăm lãnh thổ Palestine và các yếu tố mơ hồ khác sẽ được người ta xem xét. Tùy thuộc vào con số mà bạn nhận được (được kẹp vào hộ chiếu và hành lý của bạn), việc kiểm tra an ninh là nhiều hơn hoặc ít kỹ lưỡng. Du khách đã đến thăm lãnh thổ và nhà nước Palestine càng nhiều gần như chắc chắn sẽ nhận được 5 hoặc 6 (nhưng không nhất thiết phải như thế, bạn có thể nhận được 5 nếu bạn chưa bao giờ được đến Israel trước đó, và là người gốc châu Âu). Với 5 hoặc 6, có thể tất cả các món đồ trong hành lý của bạn được lấy ra khỏi túi của bạn và được kiểm tra chi tiết. Đã có trường hợp các quan chức an ninh kiểm tra từng tờ tiền giấy. Với 6 (nhưng đôi khi thậm chí 5 nếu họ có thời gian), bạn cũng có thể được đưa đến một căn phòng nhỏ và yêu cầu loại bỏ thắt lưng, giày của bạn và có một kiểm tra cá nhân. Nếu quần áo của bạn có chứa bất kỳ kim loại sẽ tạo ra một máy phát hiện (chẳng hạn như đinh tán trong quần jean của bạn hoặc khóa kéo zip) ngay cả khi rõ ràng có thể nhìn thấy ở bên ngoài, bạn sẽ được yêu cầu loại bỏ các loại quần áo. Du khách thường xuyên bị ngăn cản việc bỏ điện thoại di động, máy tính xách tay và thậm chí cả giày của họ trong tay hành lý, mặc dù không có tính nhất quán với các báo cáo của một chính sách một tuần và một tuần sau. Tranh cãi về kiểm tra gây hấn như vậy là hầu như luôn luôn không có kết quả và lý do an ninh là những người duy nhất đã từng trích dẫn. Mặc dù khuyến khích du lịch, chính quyền Israel sẽ trả lời cho những chỉ trích của du khách tức giận rằng Israel không phải là một điểm đến bình thường, và rằng những người đang tìm kiếm mặt trời mà không cần kiểm tra an ninh thì nên đi đến quần đảo Canaria. Bản tóm tắt này được dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Thử thách an ninh toàn bộ có thể rất khó chịu, nhưng nó là một trong những yếu tố mà làm cho an ninh là một trong những tốt nhất trên thế giới của TLV. Đến và đi từ Jerusalem: Dịch vụ taxi chung của Nesher '(02 623 1231 - tiếng Do Thái và tiếng Anh) là một xe minibus 14 chỗ ngồi chạy dịch vụ mỗi tiếng đồng hồ đến sân bay - 61,80 NIS một chiều mỗi người. Bạn phải đặt chỗ trước qua điện thoại và bạn sẽ được chọn từ khách sạn của bạn hoặc một địa điểm lựa chọn (họ đã được biết từ chối nhận từ một số vùng lân cận Đông Jerusalem, nên kiểm tra với khách sạn hoặc đi taxi đến Jerusalem khách sạn nơi họ thường nhận mà không có một vấn đề). Đúng giờ - họ không chờ đợi. Bạn sẽ được giảm xuống ở ga số 3 tại sân bay. Cho cuộc hành trình lên Giêrusalem, bạn sẽ tìm thấy chúng chờ đợi bên ngoài phòng khách (khi ký kết từ bên trong). Nói với người lái xe mà bạn muốn được loại bỏ. Một lần nữa họ phải thả bạn tại khách sạn, nhưng đã được biết để tránh các phần của Đông Jerusalem. Tỷ lệ là cố định, nhưng nó là giá trị kiểm tra kỹ như nó đã tăng lên gần đây. Một xe taxi tới / từ Jerusalem sẽ có giá khoảng 150-200 NIS (bản đồ du lịch ở Jerusalem trích dẫn giá căn hộ oficial 197 NIS, tuy nhiên điều này là khó tiếp cận, chúng tôi đã được yêu cầu cho khoảng 300 để có được sân bay, và cuối cùng đã được 250. Mong đợi đi qua Israel kiểm tra điểm trên đường (thông qua Ramallah). Có thể taxi của bạn sẽ được dừng lại trên đường ra sân bay - có hộ chiếu, vé của bạn, và câu trả lời cho một số câu hỏi (bao lâu bạn đã đến Israel, nơi thì bạn sẽ ...) sẵn sàng. Xe buýt quả trứng không đi trực tiếp từ Jerusalem đến Terminal. Bạn nên đi xe buýt số 947 từ bến xe trung tâm Jerualem lên đến El Al đường giao nhau (gần lối vào sân bay) và sau đó đi xe buýt đưa đón # 5 đến thiết bị đầu cuối. Chỉ nói với người lái xe đích của bạn là Sân bay Ben Gurion, để mua một vé xe buýt kết hợp cho cả hai. Bạn có thể yêu cầu trình điều khiển để thông báo nơi để thay đổi xe buýt. Tàu chưa chạy từ Jerusalem đến sân bay. Có một đường xe lửa được xây dựng, dự kiến ​​mở cửa vào năm 2018. Luôn luôn kiểm tra nhà ga mà chuyến bay của bạn khởi hành. Trong khi hầu hết các chuyến bay quốc tế cất cánh từ Nhà ga số 3, một số hãng hàng không (nhiều hãng trong số các hãng hàng không chi phí thấp) như EasyJet lại checkin tại Terminal 1 (tuy nhiên sau đó bạn có thể được đưa đến Nhà ga số 3). Vì vậy, - kiểm tra xem nó trước khi bạn đi taxi (tài xế taxi sẽ không có sự giúp đỡ trong này). Có shutle miễn phí đi giữa T1 và T3 nhiều lần trong một giờ. Jerusalem được kết nối với mạng lưới đường sắt Israel, nhưng tuyến tàu chạy theo tuyến đường 1892 của Jaffa-Jerusalem, được ghi nhận với những phong cảnh của nó chứ không phải là tốc độ. Từ Tel Aviv, bạn nên đi xe lửa tới Jerusalem, với các điểm dọc đường tại Lod (nơi bạn có thể kết nối đến Beer Sheva, Ashkelon và Rishon LeZion), Ramla (hiện tại nhà ga Ramla đang được xây dựng, và các đoàn tàu không dừng lại ở đó), Bet Shemesh, và đến trạm Malkha tàu của Jerusalem, là bất tiện nằm ở phía nam của thành phố. Nhà ga xe lửa cũ trong trung tâm thành phố hiện nay là ra khỏi dịch vụ. Một số tàu cũng dừng lại ở nhà ga Biblical Zoo, nhưng nó nằm trong khoảng cách đi bộ từ ga Malkha. Thời gian hành trình từ trạm Merkaz / Savidor Tel Aviv đến trạm Malkha khoảng 1.30 giờ. Có một tàu mỗi giờ 5,54-19,54 các ngày trong tuần, 5,25-14,25 (15.25 trong mùa hè) vào thứ sáu, 20.10 (22.10 trong mùa hè) vào thứ bảy. Xe lửa từ Malkha khởi hành các ngày trong tuần 5,44-21,41 (người cuối cùng chỉ như xa như Lod), vào thứ Sáu 6,00-13,56 (14.56 trong mùa hè), vào thứ bảy tại 19.47 (21.47 trong mùa hè). Từ nhà ga xe lửa có một số xe buýt tới các điểm đến trong và xung quanh Jerusalem. Trung tâm thành phố đi xe buýt # 4 hoặc # 18, và yêu cầu \"MerKaz Hà-ir\" hoặc \"Kikar Tzion\" (Zion Square). Đến trạm xe buýt trung tâm, # 5 là nhanh nhất, mặc dù # 6 và # 32 là lựa chọn thay thế. Taxi cũng có sẵn. Một liên kết đường sắt tốc độ cao kết nối Jerusalem đến Tel Aviv trong nửa giờ và Sân bay Ben Gurion trong 20 phút là được xây dựng và dự kiến ​​sẽ mở trong năm 2017. Ga cuối của nó sẽ là một ga tàu điện ngầm (80m dưới bề mặt) gần một bến xe buýt và Binyaney Ha'uma (trung tâm hội nghị). Cho đến lúc đó, sử dụng các tàu nếu bạn có nhiều thời gian và muốn nhìn thấy phong cảnh núi non đẹp, nhưng không nếu bạn đang vội vàng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Brescia", "role": "user" }, { "content": "Brescia (Lombard: Brèsa) là một thành phố ở vùng Lombardia phía bắc Italia. Thành phố này nằm ở chân núi Alps, giữa Mella và Naviglio, với dân số khoảng 190.000 người. Đây là thành phố lớn thứ nhì ở Lombardia, sau thủ phủ, Milano. Đây là tỉnh lỵ của tỉnh Brescia, một trong những tỉnh lớn nhất Ý với dân số 1,2 triệu người. Thành phố Brescia đã là một trung tâm khu vực quan trọng từ thời kỳ tiền La Mã, nơi đây còn lưu lại một số công trình thời Trung cổ và thời La Mã cổ đại", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bakersfield", "role": "user" }, { "content": "Bakersfield là thành phố ở quận Kern trong tiểu bang California Hoa Kỳ. Bakersfield là một thành phố thuộc quận Kern, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Theo Thống kê Dân số năm 2000, thành phố này có 247.057 người. Nó là quận lỵ của quận Kern. Theo thống kê năm 2000, dân số của thành phố là 247.057. Nền kinh tế của Bakersfield dựa vào nông nghiệp, khai thác và chế biến dầu khí. Thành phố này là một trong những thành phố tăng phát triển nhanh của Hoa Kỳ. Dân số năm 2006 của thành phố Bakersfield là 312.000, lớn thứ 11 tại California và xếp thứ 59 trong các thành phố tại Hoa Kỳ. Vùng đô thị Bakersfield có số dân lên đến 451.800, là thành phố trong lục địa lớn thứ 3 sau Fresno và Sacramento. Ngành nông nghiệp của Bakersfield sản xuất: bông vải, cà rốt, nho, hạnh, hồ trăn, chanh cam quýt, lúa mỳ, tỏi và khoai tây. Các mỏ dầu tại đây gồm: Mỏ Sông Kern 100 năm tuổi, Mỏ Midway-Sunset, Khu dự trữ hải quân lại các đồi Elk, Mỏ Kern Front và Mỏ Belridge. Bakersfield nằm gần cuối \"móng ngựa\" của thung lũng San Joaquin, với mũi phía nam của Sierra Nevada nằm ở phía đông. Giới hạn thành phố kéo dài đến rừng quốc gia Sequoia, tại chân của dãy núi Greenhorn nơi lối vào vực núi Kern. Ở phía nam, dãy núi Tehachapi có rặng Tejon lịch sử. Về phía tây là dãy Temblor, sau nó là Đài tưởng niệm quốc gia đồng bằng Carrizo và phay San Andreas. Dãy núi Temblor có cự ly khoảng 35 dặm (56 km) so với Bakersfield quan sàn thung lũng. Meadows Field (IATA: BFL) là sân bay thương mại chính của Bakersfield, đó là khoảng 10 dặm về phía bắc của Downtown. Hiện nay, sân bay được sử dụng bởi ba nhà cung cấp: United Express, US Airways Express, và Air Allegiant. Có dịch vụ thường xuyên đến Los Angeles, San Francisco, và Phoenix. Có hai chuyến mỗi ngày đến Houston và mỗi ngày một chuyến đến Denver. Ngoài ra còn có chuyến bay hàng tuần hai ngày đến Las Vegas: ngày thứ Sáu và Chủ nhật. Meadows Field cũng là một sân bay quốc tế, mặc dù hiện nay không có hãng hàng không quốc tế nào hoạt động. Tuy nhiên, sân bay có khả năng xử lý máy bay tư nhân quốc tế, cả đến và đi. Các cơ sở cho thuê xe được đặt tại sân bay. Ngoài ra, có một số phương Pháp khác của du lịch từ sân bay. Taxi có sẵn bên ngoài nhà ga. Hệ thống xe buýt của thành phố không cung cấp dịch vụ thường xuyên đến nhà ga nội địa của sân bay, mặc dù dịch vụ được cung cấp cho các trung tâm quá cảnh trung tâm thành phố khi yêu cầu trước. Máy bay tư nhân đang đến Bakersfield có thể hạ cánh ở Meadows Field, hoặc Bakersfield Municipal Airport (ở Nam Bakersfield). Ngoài ra, có rất nhiều sân bay hàng không chung trong khu vực. Chúng bao gồm: Municipal Airport Delano, Kern Valley Airport, Lost Hills sân bay, Minner Field (Shafter), Taft sân bay, Sân bay Thành phố Tehachapi, và Wasco sân bay. Một lựa chọn chính là sân bay quốc tế Los Angeles (IATA: LAX) (cách đó 120 dặm ở Los Angeles). Sân bay có xe buýt của Bakersfield cung cấp dịch vụ xe buýt chuyến đi vòng giữa các sân bay và nhà ga gần giao lộ của F Thánh và Golden State Ave. Các sân bay khác ở gần đó là Sân bay Bob Hope (78 dặm, ở Burbank), và Sân bay Quốc tế Fresno Yosemite (110 dặm, ở Fresno). Thành phố này sẽ không bao giờ là một điểm đến du lịch, nhưng cũng có những thứ đáng tham quan. Bảo tàng quậnt Kern là một nơi tuyệt vời để tham quan, với 56 hiện vật lịch sử trong một khu vực cây cối sum suê râm mát rộng 16 mẫu anh. Tòa nhà triển lãm lịch sử bao gồm tất cả mọi thứ từ một năm 1800 đăng nhập cabin để một trạm xăng năm 1936, với nhà tù, trường một phòng, ngôi nhà thời Victoria và tất cả mọi thứ ở giữa. Trung tâm Khám phá các Lori Brock trẻ em là niềm vui lớn cho những đứa trẻ. Sự kiện đặc biệt xuất sắc được cung cấp tất cả các năm. Chỉ cần một bước ngắn từ đường 204, 99 hoặc 58 này là rất tốt dừng phía bắc của trung tâm thành phố Bakersfield. Kiểm tra các trang web tại www.kcmuseum.org để biết thêm thông tin về triển lãm hiện tại và các dịch vụ sự kiện đặc biệt. Nhập học là tính phí, nhưng $ 8 cho người lớn là một món hời. Dã ngoại được chào đón vào ngày nhập học thường xuyên, và một số sự kiện cung cấp miễn phí nhập học. Cho thấy xe hơi, một chương trình đồ cổ hàng năm, và Tháp đồng hồ ngày lễ là tất cả các giá trị tham quan. America's Best Inn, 200 Trask St., ☎ +1 661 764-5221, fax: +1 661 764-5505. Best Western Crystal Palace Inn & Suites, 2620 Buck Owens Boulevard, ☎ +1 661 327-9651, miễn phí cuộc gọi: +1 800 424-4900, fax: +1 661 334-1820. price=Best Western Hill House, 700 Truxtun Avenue, ☎ +1 661 327-4064, miễn phí cuộc gọi: +1 800 300-4230, fax: +1 661 327-1247. price= $119-$149Courtyard Bakersfield, 3601 Marriott Drive, ☎ +1 661 324-6660, fax: +1 661 324-1185. Days Inn Bakersfield, 818 Real Road, ☎ 213-380-6910NOCC. Homewood Suites by Hilton, 1505 Mill Rock Way, Bakersfield, ☎ +1 661-664-0400. Nhận phòng: 3PM, trả phòng: 12. noon checkin=Mariott Hotel & Resorts, 801 Truxtun Avenue, ☎ +1 661 323-1900. Motel 6 Bakersfield Convention Center, 1350 Easton Drive, ☎ +1 661 327-1686, fax: +1 661 327-2337. Residence Inn Bakersfield, 4241 Chester Lane, ☎ +1 661 321-9800, fax: +1 661 321-0721. SpringHill Suites Bakersfield, 3801 Marriott Drive. {{#coordinates:}}: vĩ độ không hợp lệ35.375572The Padre HotelLỗi Lua trong Mô_đun:Map tại dòng 221: Parameter data must be set. Use \"values\" to use all unnamed parameters as coordinates (lat,lon|lat,lon|...), \"world\" for the whole world, a combination to make a mask, e.g. \"world;;values\", or direct values \"lat,lon;lat,lon...\" with \";\" as value separator. The Padre Hotel, 1702 18th Street. Nhận phòng: 1PM, trả phòng: 11AM.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Johannesburg", "role": "user" }, { "content": "Johannesburg là thành phố lớn nhất Nam Phi. Đây là trung tâm kinh tế của Nam Phi. Dân số theo điều tra năm 2001 là 3,2 triệu người. Johannesburg, cũng được biết đến eGoli (nơi ở của trời), là thành phố lớn nhất Nam Phi. Johannesburg là tỉnh lỵ của tỉnh Gauteng, tỉnh giàu có nhất Nam Phi và là nền kinh tế lớn thứ 4 ở Châu Phi cận Sahara. Thành phố này là một trong 40 vùng đô thị lớn nhất thế giới, là là thành phố toàn cầu duy nhất được công nhận của Châu Phi (được xếp hạng thành phố thế giới gamma). Đôi khi nhiều người hay nhẫm lẫn đây là thủ đô của cộng hòa Nam Phi nhưng trên thực tế Johannesburg không phải là một trong thủ đô chính thức của Nam Phi. Tuy vậy, Johannesburg vẫn là nơi đóng trụ sở của Tòa án hiến phápNam Phi. Nông trại nơi vàng được phát hiện lần đầu năm 1886. Johannesburg là trung tâm kinh tế và tài chính của Nam Phi, tạo ra 16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nam Phi, chiếm 40% hoạt động kinh tế của Gauteng. Johannesburg có dân số 3,2 triệu người (điều tra dân số năm 2001 của Nam Phi), một nửa trong số đó sống trong Soweto và vùng ngoại ô lân cận. Phần lớn dân cư được hình thành từ dân da đen của Nam Phi chủ yếu là người sống trong Soweto, trong khi người dân trắng có dân số 500.000 (mặc dù con số này có thể cao hơn). Ngoài ra còn có khoảng 300.000 cư dân có nguồn gốc khác. Không giống như các thành phố Nam Phi khác, không có nhóm ngôn ngữ chiếm ưu thế, mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chung. Thành phố này là trung tâm kinh tế của Nam Phi, và ngày càng cho phần còn lại của châu Phi. Mặc dù con số ước tính, khoảng 10% GDP của châu Phi cận Sahara được tạo ra ở Johannesburg. Tuy nhiên, sự giàu có của thành phố được phân phối không đồng đều giữa các cư dân của nó gây ra thành phố để có trong biên giới riêng của mình, điều kiện khác nhau từ tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên với các điều kiện thế giới thứ ba sống. Sự tương phản giữa người giàu và người nghèo đã dẫn đến một trong những tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Những người giàu có hơn có xu hướng sống trong nhà với một mức độ bảo mật cao theo tiêu chuẩn phương Tây, trong khi những người kém giàu có sống trong điều kiện nhà ở kém hấp dẫn. Không nên tránh Johannesburg vì tội của nó tuy nhiên, vì nó là hoàn toàn có thể có một kỳ nghỉ an toàn và thú vị nếu biện pháp phòng ngừa được thực hiện. Nhiều người Nam Phi chọn để sống ở đây hơn là chỗ khác, là nơi an toàn của đất nước. Một số đường cao tốc từ khắp mọi nơi trong Nam Phi đi đến Johannesburg, N1 từ Cape Town và Bloemfontein hoặc N3 từ Durban khiến dễ dàng đến điểm đến, bao gồm: N1 từ Cape Town và Harare trong Zimbabwe N3 từ Durban N4 từ Nelspruit và Vườn quốc gia Kruger, cũng như Botswana N12 từ Kimberley và Potchefstroom N14 từ Upington và Namibia Giao thông có thể là đặc biệt xấu trong giờ cao điểm (M-F 6:30AM-9AM và 3:30PM–6:30PM)) vì vậy lên kế hoạch hành trình của bạn cho phù hợp. Tai nạn thường xuyên xảy ra và có thể gây ra sự chậm trễ bất cứ lúc nào trong ngày và đêm. Hãy rất cẩn thận nếu bạn đang dùng một chiếc xe để hoặc sân bay Tambo do tai nạn thường xuyên xảy ra trên tại giao điểm của Gillooly và trên R24 hướng tới sân bay. Do số lượng xe ngày càng tăng trên những con đường, giao thông đã dần dần trở nên tồi tệ. Nếu đi trong ngày thứ Hai đến thứ Sáu thành phố, chắc chắn rằng bạn đi vào xem xét khả năng ùn tắc giao thông trì hoãn cuộc hành trình của bạn. Là thành phố lớn và lan rộng ra, nhận được xung quanh có thể yêu cầu bao gồm khoảng cách lớn ví dụ như từ Midrand để Soweto là vượt quá 45 km (28 dặm). Sân bay quốc tế OR Tambo, [1] ((IATA: JNB, ICAO: FAJS)), trước đây gọi là sân bay quốc tế Johannesburg và trước đó là sân bay Jan Smuts, các tên cũ vẫn thường được sử dụng. điện thoại, +27 11 921-6911, là sân bay chính của Johannesburg. Đây là sân bay bận rộn nhất ở châu Phi và là trung tâm kết nối các chuyến bay đến các thành phố khác ở miền Nam châu Phi. Có rất nhiều chuyến bay đến Johannesburg từ các trung tâm quốc tế, đặc biệt là London. Hầu hết các chuyến bay từ châu Âu là qua đêm và đến sáng sớm. Nếu bạn đến vào một trong những chuyến bay được chuẩn bị trong thời gian dài chờ đợi nhập cảnh. Ghi chứng sốt vàng da của bạn. Nhà ga hàng không A là cho các chuyến bay quốc tế, và Nhà ga hàng không B trong nước. Khi bay ra một số chuyến bay quốc tế có thể check-in của họ trong Terminal B, nhưng vẫn sẽ để lại từ Nhà ga hàng không A. hai Nhà ga hàng không giáp với nhau và đi bộ trong nhà 5 phút giữa hai người. Sân bay này nằm ở phía đông của Johannesburg, từ trung tâm thành phố 24 km (15 dặm). Có một đoàn tàu tốc độ cao để Sandton và Pretoria (xem bên dưới) từ sân bay. Nếu bạn đang dùng một xe taxi, tiếp tục đi thẳng cho đến khi bạn ra khỏi toà nhà và sau đó rẽ trái cho đến khi bạn nhìn thấy một đường dài của xe taxi (chủ yếu là Mercedes) có dấu hiệu TAXI vàng trên mái nhà của họ. Đây được cấp phép taxi với mét (nói người tài xế địa chỉ và nhấn mạnh về việc sử dụng đồng hồ trước khi bạn nhận được trong xe hơi). KHÔNG đi với bất cứ ai tiếp cận bạn cung cấp một xe taxi trong khi bạn đang ở trong tòa nhà sân bay, đây là không có giấy phép chào hàng, và bạn sẽ chỉ phải trả hơn. Nếu bạn đang ở trong một khách sạn, cố gắng để có được khách sạn để gửi xe đưa đón tới để đón bạn (mặc dù nó có thể chi phí). Để nhận được tiền cố gắng tránh các ngân hàng và đổi tiền trên bên trái của cửa khách: Họ hiển niêm yết tỷ giá hối đoái nhưng không chỉ ra mức \"hoa hồng\" quá mức của họ có thể giảm bớt những gì bạn thực sự có được 10% hoặc hơn - đây là trường hợp ở tất cả các ngân hàng và đổi ngoại tệ ở Nam Phi. Tốt hơn để sử dụng máy ATM để rút tiền (ATM Nam Phi không tính lệ phí rút tiền). Các máy ATM nằm một tầng cao hơn trong sân bay ở trung tâm mua sắm bán lẻ, nơi có nhiều cửa hàng và nhà hàng. Sân bay Lanseria [2] ((IATA: HLA, ICAO: Fala)), là sân bay khác ở Johannesburg mà phục vụ cho hành khách trên các hãng hàng không thương mại. Nó thuộc sở hữu tư nhân không giống như O.R. Tambo được điều hành bởi Công ty sân bay Nam Phi (ACSA). Nằm phía tây bắc bên ngoài Johannesburg, nó có thể truy cập từ Sandton, Pretoria, Westrand và khu vực Midrand, nhưng có thể là địa ngục giao thông để đến đó. Các hãng hàng không ít bay đến sân bay này và nó được dùng chủ yếu cho việc đi lại trong khu vực, doanh nghiệp và ngoại giao. Tuy nhiên có các chuyến bay thường xuyên từ Lanseria trên một số các hãng hàng không như Mango và 1Time. Sân bay chủ yếu phục vụ các chuyến bay thuê chuyến nhỏ hơn, vận chuyển hàng hóa và các chuyến bay hãng hàng không cổ điển, đó là trong thực tế bận rộn hơn sân bay Johannesburg quốc tế và lưu lượng giao thông hành không nhiều hơn. Kulula.com [3] hiện đang bay một chuyến bay thương mại tới Cape Town từ sân bay này. Sân bay Rand [4] ((IATA: QRA, ICAO: FAGM)) Chủ yếu phục vụ khách kinh doanh và sân bay hàng không chung. Sân bay Grand Central [5] ((IATA: GCJ, ICAO: FAGC)) chỉ cần ra khỏi N1 giữa Johannesburg và Pretoria sân bay này chủ yếu là phục vụ khách kinh doanh và sân bay hàng không chung. Park Station là nhà ga trung tâm Johannesburg và nằm ở trung tâm thành phố giữa Rissik (phía tây), Wolmarans (phía Bắc), Wanderers (phía đông) và De Villiers (nam) đường phố, nó chiếm một số khối. Trong khi nhà ga chính nó là khá an toàn, các khu vực xung quanh nó có thể không. Hãy cẩn thận và cố gắng tổ chức vận chuyển trở đi trước khi đến. Tất cả các tàu đường dài Spoornet khá an toàn, phần lớn xe lửa nhất Metrorail cũng vậy. Tốt nhất là, trước khi sử dụng bất kỳ phương tiện công cộng để hỏi người dân địa phương. Spoornet [6] là một công ty tàu chở hàng nhưng họ không có một chi nhánh cung cấp dịch vụ hành khách được gọi là: Shosholoza Meyl. Có 8 tuyến đường chính mà các thành phố của Nam Phi liên kết với các thị trấn nhỏ dọc theo mỗi tuyến đường. Có thường xuyên xe lửa giữa các thành phố tới các điểm đến trên toàn quốc, bao gồm Cape Town, Durban, Pretoria, Bloemfontein, Kimberley, Port Elizabeth, Đông London, Pietermaritzburg, Nelspruit và Polokwane. Hành khách có thể lựa chọn đi trong hạng du lịch, nơi có một tùy chọn hoặc là một chiếc coupe có thể chứa hai người hoặc một khoang mà có thể ngồi bốn người. Nếu đi qua đêm những ngăn trở thành phòng ngủ. Một lựa chọn khác là hạng tiết kiệm trong đó tất nhiên là rẻ hơn, với những chiếc ghế có thể ngả nhưng không thể biến thành giường. Có một toa ăn uống trên xe lửa, nơi bạn có thể mua thực phẩm. Nếu bạn đang đi trong một chiếc coupe hoặc ngăn sau đó có một dịch vụ xe đẩy có thể tiết kiệm từ bao giờ phải rời khỏi ngăn của bạn Metrorail [7] hoạt động xe lửa đi lại thường xuyên để nhiều khu vực ngoại ô và thị trấn xa xôi hẻo lánh. Như Metrorail hoạt động dịch vụ trong một số thành phố riêng biệt, với mục đích hoạt động đó được chia thành năm khu vực. Khu vực Witwatersrand là khu vực bao gồm các khu vực lớn hơn Johannesburg Metropolitan. Tàu hỏa chạy từ Johannesburg và Germiston ra phía ngoài để Springs, Pretoria, Soweto và Krugersdorp. Gautrain [8] là tàu cao tốc mới giữa Johannesburg, Pretoria và sân bay OR Tambo. Một tàu tuyệt vời đầu tiên trên thế giới chất lượng chỉ mất 15 phút từ sân bay đến khách sạn Sandton. Từ các trạm Marlboro hoặc Sandton bạn có thể kết nối đến Pretoria hoặc Rosebank. Rất an toàn - rất nhiều camera và bảo vệ trên xe lửa và các nền tảng. Giá vé là hợp lý trừ khi đi đến hoặc từ sân bay - nơi mà một R80 bổ sung là tát vào giá vé. Đừng cố gắng và đi bộ đến / từ các trạm Gautrain gần Rhodesfield để tránh phụ phí này. Xe buýt đường dài đến Park Station. Tất cả các công ty xe buýt chủ yếu cung cấp dịch vụ đến và đi từ Johannesburg. Một vài trong số này bao gồm: Greyhound [9] cũng biết dịch vụ xe buýt được cung cấp dịch vụ tới các điểm đến trên khắp Nam Phi. Translux [10], mạng lưới tuyến của họ kéo dài đến nhiều điểm đến Nam Phi và các thành phố lớn ở Malawi, Mozambique, Zambia và Zimbabwe. Magic bus [11], Tập trung vào ngắn khoảng cách vận chuyển tức là dự kiến ​​sân bay con thoi. SA Roadlink [12], Có huấn luyện viên đi du lịch đến và đi từ trung tâm thành phố lớn lớn ở Nam Phi. Baz Bus [13], cung cấp dịch vụ nhằm vào khách ba-lô. Nó chạy từ Johannesburg đến Durban qua Drakensberg, và sau đó tiếp tục dọc theo bờ biển của Nam Phi đến Cape Town. (Lưu ý rằng các tuyến đường thứ hai trước đây được cung cấp giữa Johannesburg và Durban qua Swaziland không còn hoạt động).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quảng Đông", "role": "user" }, { "content": "Quảng Đông là một tỉnh nằm ven bờ biển Đông của Trung Quốc. Quảng Đông đã vượt qua Hà Nam và Tứ Xuyên để trở thành tỉnh đông dân nhất Trung Quốc vào năm 2005, với 79 triệu cư dân thường trú có hộ khẩu và 31 triệu người nhập cư đã sống ít nhất 6 tháng tại tỉnh. Nếu Quảng Đông là một quốc gia, thì dân số năm 2012 là 104 triệu người khiến Quảng Đông lớn thứ 12 trên thế giới (sau Mexico, trước Philippines) và GDP của 850 tỷ USD sẽ là nền kinh tế đứng thứ 16 (sau Hàn Quốc, trước Indonesia). Cả dân số và GDP vẫn đang phát triển. Tỉnh lị của Quảng Đông là Quảng Châu, đại đô thị này cùng với trung tâm kinh tế Thâm Quyến nằm trong số các thành phố đông dân và quan trọng nhất tại Trung Quốc. Vùng châu thổ Châu Giang là khu vực siêu đô thị lớn nhất thế giới. Quảng Đông có vị trí xa trung tâm nền văn minh Trung Hoa cổ đại ở đồng bằng phía bắc Trung Hoa. Thời đấy, đây là nơi sinh sống của các tộc người được gọi chung là \"Bách Việt\" (百越), các tộc người có lẽ là Tai-Kadai có liên quan đến dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây. Vùng đất này thuộc sự quản lý của chính quyền trung ương Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngung (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. Quận này đã từng là một nước Nam Việt độc lập giữa thời kỳ nhà Tần sụp đổ và Hán Vũ Đế lên cai trị Trung Hoa. Nhà Hán cai trị Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Việt Nam (hay Đại Việt với tên gọi là Giao Châu (交州). Dưới thời Đông Ngô thuộc thời kỳ Tam Quốc, Quảng Đông được Đông Ngô lập thành một tỉnh - đó là tỉnh Quảng Châu (廣州) vào năm 226. Trải qua thời gian dài, cơ cấu dân cư của khu vực này thay đổi dần dần, dẫn đến người Hán chiếm đa số, đặc biệt là sau nhiều đợt di cư lớn từ phương bắc trong các thời kỳ bất ổn chính trị do các bộ lạc du mục phía bắc Trung Hoa quấy nhiễu kể từ khi nhà Hán sụp đổ trở về sau. Ví dụ như cuộc binh biến do An Lộc Sơn lãnh đạo dẫn đến việc tăng 75% dân số của tỉnh Quảng Châu giữa những năm 740-750 và giai đoạn 800-810.[9]. Khi người Hán đến đây đông hơn, dân địa phương đã dần bị đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa. [10], hoặc bị mai một hẳn văn hóa bản địa. Cùng với Quảng Tây, Quảng Đông được tạo lập thành một bộ phận của Lĩnh Nam đạo (嶺南道), năm 627 vào thời nhà Đường. Phần Quảng Đông trong Lĩnh Nam Đạo được đổi tên thành Quảng Nam Đông Đạo năm 971 trong thời nhà Tống - đây là sự bắt nguồn của cái tên Quảng Đông. Khi quân Mông Cổ ở phương bắc xâm lược Trung Hoa vào thế kỷ thứ 13, triều đại Nam Tống rút lui về phía nam, cuối cùng dừng lại ở địa điểm của tỉnh Quảng Đông ngày nay. Hải chiến Nhai Sơn năm 1279 ở Quảng Đông đã kết thúc triều đại Nam Tống. Trong thời nhà Nguyên thuộc Mông Cổ, Quảng Đông là một phần của Giang Tây. Tên gọi Tỉnh Quảng Đông ngày nay được quy định vào giai đoạn đầu của nhà Minh. Từ thế kỷ 16, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển Malacca và Biển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Macao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Macao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ 19, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada. Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa Kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa Kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc. Trong thời kỳ những năm 1850, phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông. Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy. Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988. Quảng Đông giáp Biển Đông về phía nam và có 4300 km bờ biển. Bán đảo Lôi Châu là vùng cực nam đất liền của tỉnh này. Ở trên Bán đảo Lôi Châu vẫn còn một số núi lửa đang ngừng hoạt động. Đồng bằng châu thổ Châu Giang là nơi tụ hợp của 3 sông thượng lưu là Đông Giang, Tây Giang và Bắc Giang. Vùng đồng bằng châu thổ này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ. Tỉnh Quảng Đông bị chia cắt về mặt địa lý khỏi phía bắc bởi một ít dãy núi có tên gọi chung là Nam Lĩnh (南岭). Đỉnh cao nhất của tỉnh này có độ cao 1600 m so với mực nước biển. Quảng Đông giáp Phúc Kiến về phía đông bắc, Giang Tây và Hồ Nam về phía bắc, Quảng Tây về phía tây và Hồng Kông, Ma Cao về phía nam. Đảo Hải Nam nằm ngoài khơi tỉnh này gần Bán đảo Lôi Châu. Theo truyền thống, quần đảo Đông Sa thuộc quyền quản lý của tỉnh của tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên, hiện nay quần đảo này nằm trong dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Các thành phố xung quanh Đồng bằng châu thổ Châu Giang có: Đông Hoàn, Phật Sơn, Quảng Châu, Huệ Châu, Giang Môn, Thâm Quyến, Thuận Đức, Đài Sơn, Trung Sơn và Châu Hải. Các thành phố khác có: Triều Châu, Trừng Hải, Khai Bình, Nam Hải, Sán Đầu, Thiều Quan, Tân Hội, Đam Giang và Triệu Khánh. Quảng Đông có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phía nam nhiệt đới) với mùa đông ngắn, ôn hòa, khô ráo và mùa hè dài, ẩm và nóng. Nhiệt độ cao nhất trong ngày vào tháng Giêng và tháng 7 là 18 độ C và 33 độ C. Sương mù thì hiếm khi có ở vùng ven biển nhưng có xảy ra một vài ngày ở các vùng sâu trong đất liền. Quảng Châu - thủ phủ của tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế và văn hóa lớn nhất Đông Quan - trung tâm thương mại dệt may, công nghiệp nhẹ, điện tử, giữa Quảng Châu và Thâm Quyến Thanh Viễn - phổ biến của các du khách địa phương cho nó đi bè trắng nước và suối nước nóng. Sán Đầu - trên bờ biển phía Bắc của Hồng Kông, đặc khu kinh tế Thiều Quan - nằm ở phía bắc Quảng Đông Thâm Quyến - thành phố bùng nổ trên biên giới với Hồng Kông, đặc khu kinh tế Trung Sơn - Quê hương của quốc phụ cách mạng của Trung Quốc hiện đại, Tôn Dật Tiên, và nay là một thành phố công nghiệp phía tây nam chính của Quảng Châu Trạm Giang - ở phía tây, gần Hải Nam Chu Hải - thành phố nhanh chóng phát triển và giáp giới với Macau, đặc khu kinh tế Tiếng Quan thoại được sử dụng rộng rãi, hầu như bởi những người có học, đặc biệt là trong các khu vực như Thâm Quyến và Chu Hải đã được xây dựng thông qua người di cư từ khắp Trung Quốc. Ngôn ngữ lịch sử của khu vực là tiếng Quảng Đông, khác hẳn với tiếng phổ thông. Người Quảng Đông rất tự hào về ngôn ngữ của họ và tiếp tục sử dụng nó rộng rãi bất chấp nỗ lực Quan thoại hóa. Tiếng Quảng Đông chính nó là liên quan chặt chẽ hơn với ngôn ngữ của triều đại nhà Đường hơn là tiếng Quan thoại hiện đại (khoảng triều đại nhà Nguyên) Mandarin. Người Quảng Đông trên toàn thế giới có xu hướng xem mình là \"Đường nhân\" (dân nhà Đường ở Quảng Đông) chứ không phải là Hán, tên gọi tiêu chuẩn cho dân tộc Trung Quốc. Trong tiếng Quảng Đông cũng có rất nhiều thổ ngữ. Phổ biến nhất là thổ ngữ Quảng Châu. Thổ ngữ Quảng Châu (廣州話, \"Quảng Châu thoại\") không chỉ tồn tại ở Quảng Đông mà còn ở khắp toàn cầu. Số người nói thổ ngữ này được ước tính lên tới 70 triệu người. Tiếng Quảng Đông rất khác biệt với các ngữ âm khác trong tiếng Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm văn hóa và đặc tính dân tộc của một bộ phận người Trung Quốc. Có một số sân bay hiện đại lớn trong khu vực: Quảng Châu, Hong Kong và Macau có nhiều chuyến bay quốc tế, Thâm Quyến, Chu Hải và Sán Đầu phục vụ gần như hoàn toàn cho các chuyến bay nội địa Trung Quốc. Khu vực này cũng cũng được kết nối với phần còn lại của Trung Quốc bằng đường bộ và đường sắt. Ngoài ra còn có nhiều cảng, chủ yếu là cảng container xử lý lưu thông hàng hóa lớn (2,4 triệu tấn vào năm 2003), nhưng với một số cảnh phục vụ hành khách. Trong đó, có phà (tàu cánh ngầm nhanh) kết nối với Hồng Kông và Ma Cao với các thành phố lân cận Quảng Đông Thâm Quyến và Chu Hải, và một số thậm chí chạy lên thượng nguồn đến Quảng Châu. Xem các bài viết thành phố để biết chi tiết.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Santiago de Cuba", "role": "user" }, { "content": "Santiago de Cuba là thành phố lớn thứ hai tại Cuba, nằm ở phía đông Cuba, là tỉnh lỵ của Tỉnh Santiago de Cuba, cách La Havana 540 dặm về phía đông nam. Diện tích thành phố 704 km2 và có các cộng đồng Guilera, Antonio Maceo, Bravo, Castillo Duany, Leyte Vidal và Moncada. Thành phố nằm bên vịnh nối biển Caribe và một cảng biển quan trọng. Dân số thành phố năm 2004 là 494.337 người. Lâu đài San Pedro de la Roca của thành phố Santiago de Cuba được UNESCO được công nhận là Di sản thế giới, là nơi lưu giữ tốt nhất các di sản kiến trúc quân sự Mỹ-Tây Ban Nha dựa trên nguyên tắc thiết kế kiến trúc thời Phục Hưng. Công viên Bodanao thuộc Santiago de Cuba được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Lesotho", "role": "user" }, { "content": "Vương quốc Lesotho (tiếng Sotho: Muso oa Lesotho; tiếng Anh: Kingdom of Lesotho) là một quốc gia tại miền nam châu Phi. Nó nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hoà Nam Phi và là một thành viên nằm trong khối liên Hiệp Anh. Đầu thế kỉ 19, các cuộc chiến của người Zulu đã đẩy lùi người Sotho về vùng thượng nguồn sông Orange. Thủ lĩnh Moshoeshoe đã tập hợp người Sotho trên lãnh thổ thuộc Lesotho hiện nay. Năm 1868, Moshoeshoe kí hiệp ước bảo hộ với nước Anh nhằm chống lại người Boer. Lãnh thổ Basutoland (đất của người Basuto hoặc Suto) bị sáp nhập vào thuộc địa Cape năm 1878 và trở thành xứ bảo hộ tự trị năm 1884. Năm 1966, Basutholand trở thành vương quốc độc lập dưới quyền trị vì của vua Moshoeshoe II và đổi tên thành Lesotho. Từ năm 1970, Thủ tướng Leabua Jonathan dần dần chiếm quyền, nhà vua phải lưu vong. Năm 1986, Jonathan bị tướng Lekhanya lật đổ. Năm 1991, Hội đồng Quân sự lật đổ tướng Lekhanya và thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1993, đảng Đại hội của nhà lãnh đạo Ntsu Mokhehle thắng cử. Năm 1995, Quốc vương Moshoeshoe II trở lại ngôi vua. Năm 1996, Moshoeshoe II chết trong một tai nạn xe hơi. Con trai là Letsie III lên nối ngôi. Mùa thu năm 1998, hàng trăm người biểu tình tụ tập trước cung điện nhà vua trong nhiều tuần lễ để phản đối việc gian lận bầu cử tháng 5 qua đó Thủ tướng Pakalitha Mosisili lên cầm quyền. Họ yêu cầu Chính phủ từ nhiệm và tổ chức cuộc bầu cử mới. Quân đội của Nam Phi và Botswana tiến vào lãnh thổ Lesotho chặn đứng đám đông nổi dậy và dập tắt cuộc nổi loạn của quân đội. Hiện nay, Lesotho phải đương đầu với tỉ lệ người nhiễm HIV cao và những dự đoán cho rằng dân số quốc gia này sẽ sút giảm trong nhiều năm tới nếu xu hướng này cứ tiếp tục gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2002, đảng Đại hội vì Dân chủ Lesotho đương quyền giành thắng lợi với 54% phiếu bầu. Ảnh vệ tinh của Lesotho. Cảnh quan của Lesotho.Lesotho nằm ở khu vực Nam Phi nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Nam Phi. Địa hình phần lớn là cao nguyên (Highveld) nằm ở sườn trái của núi (Drakensberg, 3.482m) và bị cắt ngang bởi sông Orange và các phụ lưu. Ngoài kiểu khí hậu ôn hòa thuận tiện cho sự phát triển các đồng cỏ, Lesotho có nguồn nước dồi dào: bốn đập thủy điện đã vận hành và một dự án thủy lợi Lesotho Highland Water Project có thể sẽ cho phép cung cấp nước cho vùng Johannesburg vào khoảng năm 2020. Khí hậu cận nhiệt đới, ôn hòa nhờ độ cao. Mùa đông khô, mùa hè nóng và ẩm. Nhiệt độ: Mùa hè ở vùng đồng bằng: 34 độ C, mùa đông ở vùng núi: -16 độ C. Lesotho theo chế độ quân chủ nghị viện. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Lesotho theo chế độ quân chủ cha truyền con nối, nhưng theo điều khoản của hiến pháp có hiệu lực sau cuộc bầu cử tháng 3 năm 1993, Quốc vương chỉ tượng trưng cho sự thống nhất quốc gia. Cơ quan lập pháp là Quốc hội lưỡng viện: Thượng nghị viện gồm 33 thành viên, trong đó 22 thành viên dành cho những người đứng đầu, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm. Hạ nghị viện gồm 80 thành viên (từ sau năm 1998), được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm. Cơ quan tư pháp là Tòa án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Tòa Thượng thẩm; Tòa của các quan tòa; Tòa án phong tục (hay Tòa án cổ truyền). Dân số hiện tại của Lesotho là 1.867.000 người. Mật độ dân số khoảng 61 người/km2. Các sắc tộc chính là : người Sotho chiếm 99.7%, người châu Âu, châu Á 0,3%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Sesotho, tiếng Anh, ngoài ra còn có tiếng Zulu, tiếng Xhosa cũng được sử dụng. Tôn giáo có : Cơ Đốc giáo 80%, tín ngưỡng bản địa 20%. Nhạc cụ truyền thống âm nhạc bao gồm lekolulo, Một loại sáo được sử dụng bởi herding trai, setolo-Tolo, Chơi của nam giới bằng cách sử dụng miệng của họ, và người phụ nữ của dây thomo. Phong cách truyền thống của nhà ở Lesotho được gọi là một rondavel. Attire xoay quanh chăn Basotho, một dày bao phủ thực hiện chủ yếu của len. Các chăn được phổ biến trên cả nước trong tất cả các mùa. Cái Morija Nghệ thuật & Lễ hội văn hoá Sesotho là một nghệ thuật nổi bật và lễ hội âm nhạc. Nó được tổ chức hàng năm tại thị trấn lịch sử của Morija, nơi mà các nhà truyền giáo đầu tiên đến năm 1833. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng trọt (ngô), chăn nuôi dê, cừu và nguồn thu nhập từ công nhân làm trong các hầm mỏ ở Nam Phi (khoảng 1/2 lực lượng lao động nam giới). Len, lông cừu, da thuộc, quần áo may sẵn là các mặt hàng xuất khẩu. Từ sau cuộc đảo chính năm 1986, các điều kiện ưu đãi đã thu hút các công ty sản xuất và xuất khẩu quần áo. Tổng sản phẩm quốc nội gần như gia tăng gấp đôi trong thập niên 90. Tuy nhiên, Lesotho vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển, phụ thuộc nhiều vào Nam Phi. Là quốc gia có diện tích nhỏ bé, bao quanh bởi Nam Phi, kinh tế Lesotho lệ thuộc phần lớn vào Nam Phi. Các công ty của Nam Phi đã thao túng, chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này. Đồng tiền Rand của Nam Phi được lưu hành rộng rãi tại Lesotho song song với đồng Loti và có xung hướng thay thế đồng tiền này. Maseru - thủ đô Hlotse (còn được gọi là Leribe) - trung tâm thị trường khu vực, với mua sắm đồ thủ công! Mafeteng Maputsoe Mohale's Hoek Mokhotlong Qacha của Nek Quthing - nghệ thuật trên đá tuyệt vời gần đó Teyateyaneng (thường được gọi là chỉ 'TY') - trung tâm nghệ thuật của Lesotho Thaba-Tseka Afriski - Khu nghĩ dưỡng núi và trượt tuyết cho trượt tuyết trong mùa đông (tháng sáu-tháng chín) và thể thao phiêu lưu núi trong mùa hè (tháng mười-tháng tư) Khu bảo tồn thiên nhiên Bokong - thiên đường đi bộ đường dài, những thác nước Lepaquoa đóng băng vào mùa đông vào một cột vững chắc của băng! Vườn quốc gia Sehlabathebe - khu bảo tồn miền núi xa xôi tuyệt vời cho đi bộ đường dài với động vật hoang dã quý hiếm, thác nước ấn tượng, và các bức tranh đá cổ và nơi trú ẩn đá. Vườn quốc gia Ts'ehlanyane - Tiểu núi Vườn quốc gia dưới chân đèo Holomo. Nhà của một trong những Che-Che (gỗ cũ) rừng còn lại, với những con đường mòn đi bộ đường dài và hồ đá nguyên sơ và các con sông. Katse - Pony-trekking và đập Katse ấn tượng. Malealea - Pony-trekking Morija - Bảo tàng, dấu chân khủng long Oxbow - Một trong những số ít các nơi ở châu Phi để đi trượt tuyết! 'Mái nhà của tuyến đường Châu Phi' - Chạy giữa Oxbow & biên giới S.African, hẹp, quanh co con đường này chạy qua một số đường chuyền cao nhất ở châu Phi. Semonkong - Thác nước Maletsunyane - một trong những thác nước cao nhất trên thế giới. Thaba Bosiu - Các thành trì miền núi, nơi vua Moeshoeshoe Vĩ đại thành lập Vương quốc Lesotho Người nước ngoài của quốc gia / vùng lãnh thổ sau đây có thể nhập cảnh Lesotho miễn thị thực: Cho đến 90 ngày: Antigua và Barbuda, Bahamas, Bangladesh, Barbados, Belize, Botswana, Brunei, Cameroon, Dominica, Eswatini, Fiji Gambia, Grenada, Guyana, Hồng Kông , Ai-len, Israel, Jamaica, Nhật Bản, Kenya, Kiribati, Malawi, Malaysia, Maldives, Mauritius, Monaco, Namibia, Nauru, Bắc Triều Tiên, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Samoa, San Marino, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Quần đảo Solomon, Nam Phi, Hàn Quốc, Sri Lanka, Tanzania, Tonga, Trinidad và Tobago, Tuvalu, Uganda, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Vanuatu, Zambia và Zimbabwe Lên đến 14 ngày: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ý, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ Hộ chiếu của bạn cần phải có giá trị trong sáu tháng nữa và bạn cần ít nhất hai trang trống. Bằng chứng về sự trở lại hoặc trở đi vé hoặc kế hoạch du lịch trong tương lai của bạn có thể được yêu cầu, nhưng điều này không phải là một vấn đề. Nếu bạn yêu cầu thị thực vào Lesotho, bạn có thể có thể xin visa ở một tại một đại sứ quán Anh, hoa hồng cao hoặc lãnh sự tại quốc gia nơi bạn cư trú hợp pháp nếu không có nhiệm vụ đối ngoại của Lesotho. Ví dụ, các đại sứ quán / lãnh sự quán tại Al Khobar [1], Almaty [2], Belgrade [3], Budapest [4], Damascus [5], Geneva [6], Thành phố Guatemala [7], Jeddah, Prague [8], Pristina [9], Riyadh, Rome [10], Sofia [11], Vienna [12] và Zurich [13] chấp nhận các ứng dụng Lesotho thị thực (danh sách này là không đầy đủ). Cơ quan ngoại giao Anh thu phí £ 50 để xử lý đơn xin visa Lesotho và một thêm £ 70 nếu các nhà chức trách ở Lesotho yêu cầu đơn xin thị thực được giới thiệu đến họ. Các nhà chức trách ở Lesotho cũng có thể quyết định trả phí bổ sung nếu họ phù hợp với bạn trực tiếp. Sân bay Moshoeshoe có cự ly 18 km từ Maseru. South African Airways [14] và Airlink [15] hoạt động chuyến bay hàng ngày giữa Maseru và Johannesburg, thường chi phí khoảng 1400 ZAR. Hành lý bị thất lạc rất thường xuyên và không có hệ thống báo cáo hành lý thất lạc. Bạn nên sắp xếp taxi đón trước như thường không có xe taxi tại sân bay. Taxi phí khoảng 50-80 ZAR. Không có đường xe lửa trong Lesotho, nhưng Nam Phi tuyến đường sắt Bloemfontein Bohlokong (chỉ vận chuyển hàng hóa) chạy dọc theo biên giới Lesotho tây bắc, với một chặng dừng trong Meqheleng.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Martin Luther King", "role": "user" }, { "content": "Martin Luther King Jr. (sinh ngày 15 tháng 1 năm 1929&nbsp-mất ngày 4 tháng 4 năm 1968) là mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, đã đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1964, đã đấu tranh cho quyền bình đẳng cho người da đen ở Mỹ thời tổng thống John F. Kenedy. Không phải không có căng thẳng thì là hòa bình: hòa bình thực sự là khi có sự công bằng. True peace is not merely the absence of tension: it is the presence of justice. Trả lời một cáo buộc rằng ông đang \"gây rối với tình trạng hòa bình\" bởi hoạt động của ông trong vụ tẩy chay xe buýt Montgomery ở Montgomery, Alabama năm 1955, như dẫn trong Let the Trumpet Sound : A Life of Martin Luther King, Jr (1982) bởi Stephen B. Oates Một cuộc bạo động là tiếng nói của những người không được nghe thấy. A riot is the language of the unheard. Birmingham, Alabama, 31 tháng 12 năm 1963 Lúc nào cũng là thời điểm đúng đắn để làm điều đúng đắn. The time is always right to do what's right. Đại học Oberlin, 22 tháng 10 năm 1964, trong \"When MLK came to Oberlin\" by Cindy Leise (The Chronicle-Telegram; January 21, 2008). Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày bốn con nhỏ của tôi sẽ sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da, mà bởi tính cách của chúng. Trích trong bài diễn văn I have a dream của ông vào ngày 28 tháng 8 năm 1963. Sự hiểu lầm rất nhỏ ở những người có thiện ý còn gây nản lòng hơn cả sự hiểu lầm hoàn toàn ở những người có ác ý. Shallow understanding from people of good will is more frustrating than absolute misunderstanding from people of ill will. Trong thế hệ này, chúng ta sẽ phải hối hận không chỉ vì lời lẽ và hành động đầy căm thù của những người xấu mà còn bởi sự im lặng đáng sợ của những người tốt. We will have to repent in this generation not merely for the hateful words and actions of the bad people but for the appalling silence of the good people.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Anaximandros", "role": "user" }, { "content": "Anaximandros (610 – khoảng 546 TCN) là một nhà triết học thời kỳ tiền Socrates người Hy Lạp. Ông là nhà triết học thuộc trường phái Milesia và là học trò của Thales. Ông đã kế tục Thales và trở thành người thầy thứ hai của trường phái này, với nhiều học trò như Anaximenes và Pythagoras. Thời gian vô hạn là bản nguyên của vạn vật. Wikipedia có bài viết về: Anaximandros Wikimedia Commons có phương tiện liên quan tới: Anaximander The Internet Encyclopedia of Philosophy - Anaximander Extensive bibliography by Dirk Couprie Fragments in Greek at WIkisource Philoctete - Anaximandre: Fragments in Greek, French and English Fragments in English", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bến Tre/Thành phố Bến Tre", "role": "user" }, { "content": "Bến Tre một thành phố thuộc tỉnh Bến Tre. Trade Union Hotel, 50 Hai Bà Trưng, ☎ (+84-75) 3825 082FORMATNOCC. Nhà khách tỉnh Ủy, 148 Hùng Vương, ☎ (+84-75) 3826 134FORMATNOCC. Khách sạn Bến Tre, 8/2 Trần Quốc Tuấn, ☎ (+84-75) 3822 223FORMATNOCC. Forever Green Resort, Ben Tre. Khách sạn Hàm Luông, 200 Nguyễn Văn Tư, phường 5, ☎ (+84-75) 3818 595FORMATNOCC. từ 17 - 39 USD. Khách sân Phượng Hoàng, 28, Hai Bà Trưng, phường 2 (phía bắc hồ Trúc Giang), ☎ +84-75) 3.57.53.77FORMAT. từ 120-180,000 đồng cho phòng đơn. Khách Sạn Đồng Khởi, 16, Hai Bà Trưng, ☎ (+84-75) 3822501 - (+84-75) 3822 632FORMATNOCC, fax: 075.3822240FORMATNOCC, e-mail: khachsandongkhoi@bentretourist.vn. phòng đơn 150-240.000 đồng. Nhà Nghỉ 99, 73, Phan Ngọc Tòng, phường 2 (trung tâm, đường phía nam hồ Trúc Giang), ☎ (+84-75) 3831 234FORMATNOCC, (+84-75) 381 1233FORMATNOCC. phòng đơn 150000 đồng. Khách sạn Oasis, 151 Mỹ Thạnh An, ☎ (+84-75) 2467 799FORMATNOCC. Quê Hương, 38 Hai Bà Trưng, ☎ (+84-75) 3835 888FORMATNOCC. phòng quạt 100k-120k, điều hòa 160k-180k. Khách sạn Hải Long, 500 A2, KP2, Tan Phu, ☎ (+84-75)3.851 1236 - (+84-75)3.829505FORMATNOCC, e-mail: hailong7@yahoo.com. 100 - 300k Dong.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Roskilde", "role": "user" }, { "content": "Roskilde là một thành phố ở Zealand thuộc Đan Mạch. Roskilde nằm ở phía đông nam Vịnh hẹp Roskilde, miền trung đảo Zealand. Roskilde có 45.824 cư dân (2008) và là thành phố đông dân thứ 10 ở Đan Mạch. Thành phố cũng là trụ sở của thị xã Roskilde với 80.687 cư dân (2008), thuộc Vùng Zealand. Theo Adam of Bremen và Saxo Grammaticus, thì Vua Harald I (Harald Răng xanh) đã dựng 1 nhà thờ và nhà cư trú của Vua tại thành phố này trong thập niên in 980 sau Công nguyên. Theo Saxo Grammaticus thì tên thành phố xuất xứ từ tên vị vua truyền thuyết Vua Roar có lẽ đã cư ngụ ở đây trong thế kỷ thứ 6. Vua Harald I được mai táng trong lòng nhà thờ cũ bằng gỗ, cũng là địa điểm của Nhà thờ chính tòa Roskilde hiện nay. Năm 1020, Roskilde trở thành trụ sở giáo phận và là thành phố quan trọng nhất của Giáo hội Công giáo tại Đan Mạch. Giám mục Absalon đã cho xây ngôi nhà thờ bằng gạch trên nền của nhà thờ bằng gỗ cũ vào năm 1170, sau này trở thành nhà thờ chính tòa. Dưới ảnh hưởng của giám mục Absalon, nhiều nhà thờ khác đã được xây dựng ở thành phố này. Roskilde được cấp đặc quyền thương trấn năm 1268. Thành phố thời đó có lẽ là thành phố lớn nhất và quan trọng nhất Đan Mạch. Với sự hỗ trợ của Giáo hội Công giáo La mã, thành phố tiếp tục thịnh vượng cho tới năm 1443. Sau cuộc Cải cách sang đạo Tin Lành, thành phố mất dần vị trí quan trọng trước kia, tuy nhiên nhà thờ chính tòa Roskilde vẫn là nơi mai táng các vua và hoàng hậu Đan Mạch. Thành phố bị nạn dịch hạch, bị tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh Thụy Điển - Đan Mạch (1657-1660) và nhiều trận hỏa hoạn trong thế kỷ 17, nhưng sang thế kỷ 18 đã dần dần phục hồi và năm 1847 tuyến đường sắt từ Copenhagen tới đây đã được khai trương. Gần đây thành phố được thừa nhận là 1 trung tâm văn hóa, giáo dục do việc thiết lập Nhà bảo tàng tàu Viking (Roskilde) năm 1969, Liên hoan âm nhạc Roskilde từ năm 1971 và Trung tâm đại học Roskilde năm 1972. Sân bay Copenhagen, Roskilde, là một phi trường nằm ở phía nam thành phố Roskilde (đảo Zealand, Đan Mạch) khoảng 6 km. Roskilde là đầu mối giao thông đường sắt giữa Copenhagen với vùng nam đảo Zealand cùng các đảo Lolland, Falster, Fyn và bán đảo Jutland. Nhà thờ chính tòa Roskilde: cho tới thế kỷ 20, Nhà thờ chính tòa Roskilde là ngôi nhà thờ chính tòa duy nhất của bán đảo Zealand. Nhà thờ được xây bằng gạch đỏ theo lối kiến trúc Gothic trong thế kỷ 12 và 13, trên nền của nhà thờ cũ bằng gỗ do vua Harald I dựng lên từ thập niên 980. Việc xây nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic này đã khởi đầu cho 1 loạt công trình kiến trúc Gothic khác trong khắp vùng Bắc Âu. Nhà thờ chính tòa này cũng là nơi mai táng hàng loạt vua và hoàng hậu Đan Mạch và được UNESCO đưa vào Danh sách di sản thế giới từ năm 1995. Hàng năm có khoảng trên 125.000 du khách tới tham quan. Cùng với Nhà thờ chính tòa, là Dinh Roskilde được xây dựng từ 1733-36, xây trên nền tòa giám mục cũ. Ngày nay dinh này vừa là nhà bảo tàng và nơi cư trú của giám mục giáo phận Roskilde (quốc giáo Tin Lành). Nhà bảo tàng tàu Viking: Nơi hấp dẫn du khách khác là nhà bảo tàng tàu Viking (Roskilde). Nhà bảo tàng này được thành lập năm 1969, chứa 5 tàu Viking được khai quật lên từ đáy Vịnh hẹp Roskilde trong thập niên 1960. Các tàu này được đánh đắm ở cửa Vịnh hẹp Roskilde trong thế kỷ 11 để ngăn tàu địch vào Vịnh. Bảo tàng này cũng có xưởng đóng lại tàu Viking theo nguyên mẫu. Viện bảo tàng Roskilde, Sankt Ols Gade 18, ☎ +45 46 31 6529. Bảo tàng lịch sử địa phương, có một bộ sưu tập tốt của phát hiện khảo cổ viking, một số kết nối với khúc ca về Beowulf huyền thoại. 25 Kr. Bảo tàng công cụ, Ringstedgade 6. M-F 11AM-5PM, Sa 10AM-2PM. Triển lãm các công cụ từ 1850-1950 được sử dụng bởi các nhà sản xuất xe khách, thợ mộc, mộc, coopers, các nhà sản xuất làm tắc nghẽn và thợ thủ công khác. Miễn phí. Lützhøfts Old Grocer's Shop, Ringstedgade 8. M-F 11AM-5PM, Sa 10AM-2PM. Cửa hàng tồn tại từ 1892-1979. Nó đã được đưa trở lại này xuất hiện khoảng năm 1920. Ở đây bạn có thể mua hàng hóa như những người bán trong những năm 1920. Free. O. Lunds Eftf. Butcher's Shop, Ringstedgade 8, ☎ +45 4635 0061. Sa 10AM-2PM, currently closed for refurbishment. Cửa hàng bán thịt như trong những năm 1920. Free. Roskilde Mini Town, Skt Ibs Vej (between Byparken and the harbour), e-mail: uffe@routeware.dk. Always accessible. Mô hình của Roskilde vì nó có thể đã xem xét trong thời kỳ hoàng kim của nó khoảng 1400. Mô hình này là ở quy mô 1:200 và khoảng 50 mét vuông. Nó đã được hoàn thành trong năm 1999 nhưng đã không được khai trương nó tới vị trí hiện tại của nó cho đến năm 2005. Free. Bảo tàng bệnh viện St. Hans, Kurhusvænge, ☎ +45 4633 4752, e-mail: karin.garde@shh.regionh.dk. W 1PM-4PM. Bệnh viện tâm thần được thành lập vào năm 1860 là một trong những hiện đại nhất thời bấy giờ. Bảo tàng cho thấy lịch sử của bệnh viện. Free. Tàn tích của nhà thờ Skt. Laurentii, Stændertorvet 1, ☎ +45 4631 3399. Apr-Aug M-F 10AM-5PM, Sa 10AM-1PM, Sep-Mar Sa 10AM-1PM. Tàn tích của một nhà thờ được xây đầu thế kỷ 12. Free. Bảo tàng Lejre, Orehoejvej 4B, Lejre, ☎ +45 4648 1468, e-mail: museum@lejre.dk. Oct-Mar Sa-Su 11AM-4PM; Apr-Sep, Easter, autumn holiday 11AM-4PM. Triển lãm các ảnh hưởng lịch sử Lejre về lịch sử của Đan Mạch. Cả vật chứng của lịch sử phát triển của khu vực . Free.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Siberia", "role": "user" }, { "content": "Xibia (tiếng Nga: Сиби́рь, chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh: Sibir) hay Siberi, Siberia (phiên âm Hán Việt: Tây Bá Lợi Á) là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu. Vùng đất này bắt đầu từ phía đông dãy núi Uran trải dài đến Thái Bình Dương; phía bắc là Bắc Băng Dương xuống phía nam là các ngọn đồi miền bắc Kazakhstan và có biên giới với Mông Cổ và Trung Quốc. Trừ phần tây-nam không nằm trong lãnh thổ Nga, các vùng khác nhau của Xibia chiếm tới 77% diện tích nước này, trong khi đó chỉ chiếm có 22% dân số toàn Nga. Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Nga Putin thành lập bộ phát triển Viễn Đông Nga và khuyến khích sinh sản năm 2012, tỉ lệ sinh con ở Xibia đã tăng đáng kể. Theo nhiều chuyên gia, có thể năm 2015, số dân ở Xibia sẽ tăng từ 30%-35%, và đến năm 2020 có thể chạm ngưỡng 45%. Novosibirsk Barnaul Irkutsk Krasnoyarsk Kemerovo Novokuznetsk Omsk Tomsk Ulan Ude Hồ Baikal Nhiều nhóm dân du mục có mặt ở Xibia từ rất xa xưa ví dụ Yenet, Nenet, Hung Nô, Uyghur. Hãn (Khan) vùng Xibia ở gần Tobolsk ngày nay được biết đến là nhân vật quyền lực lớn, đã từng phong tước cho Kubrat (một vị vua người Bulgaria) là Khả hãn (Khagan) vùng Avaria năm 630. Người Mông Cổ xâm chiếm nơi này vào thế kỷ 13 và cho vùng đất này quyền tự trị, gọi là Hãn quốc Xibia. Vào thế kỷ 16, thế lực lớn mạnh của nước Nga ở phía tây bắt đầu làm suy yếu Hãn quốc Xibia. Đầu tiên, những nhóm thương nhân và người Cô-dắc xâm nhập khu vực, rồi quân đội Nga xây dựng những tiền đồn tiến xa dần về phía đông. Những thị trấn như Mangazeya, Tara, Yeniseysk và Tobolsk (trung tâm vùng Siberi) bất đầu hình thành và phát triển. Cho đến giữa thế kỷ 17, vùng kiểm soát của nước Nga đã chạm đến bờ Thái Bình Dương. Các thế kỷ tiếp theo, Xibia vẫn là vùng đất không người ở và chưa được khám phá. Chỉ có rất ít chuyến thám hiểm và những người buôn bán sống ở đây. Một nhóm người khác bị đưa đến đây sinh sống là những tù nhân đến từ phía tây nước Nga hoặc những vùng đất bị Nga cai trị, ví dụ Ba Lan. Tuyến đường sắt xuyên Xibia xây dựng từ 1891-1903 là thay đổi to lớn cho “vùng đất đang ngủ yên” này. Tuyến đường đã nối liền Siberi với những miền phía tây nước Nga đang công nghiệp hoá nhanh chóng. Xibia có nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào. Trong suốt thế kỷ 20, chúng được khai thác và nhiều khu dân cư công nghiệp mọc lên trong vùng. Năm 1908, tại đây đã có một vụ nổ lớn, thường được biết đến với tên vụ nổ Tunguska Với diện tích 13,1 triệu km2, Xibia chiếm khoảng 77% lãnh thổ Nga. Hai vùng địa lý chủ yếu là Bình nguyên Tây Xibia và Cao nguyên trung tâm Xibia. Hồ Baikan vào mùa hèBình nguyên Tây Xibia bao gồm phần lớn đất trầm tích từ Đại Tân Sinh và rất thấp, nếu mực nước biển dâng 50 m sẽ làm toàn bộ dùng đất giữa Bắc Băng Dương và Novosibirsk (thành phố ở giữa nước Nga, chếch về phía nam) ngập trong nước và băng tuyết. Rất nhiều vùng đất thấp này hình thành bởi các mảng băng tuyết, duy trì dòng chảy của sông Ob và sông Yenisei ra biển Caspi và biển Aral. Vùng này chủ yếu là đầm lầy, những vùng có đất cứng là đất mùn và ở phía bắc là vùng đất lạnh quanh năm không có cây. Ở phía nam, nơi nhiệt độ cao hơn, đồng cỏ tươi tốt là phần mở rộng của Bình nguyên Kazakh. Cao nguyên trung tâm Xibia là nền đất ổn định đã là lục địa từ kỷ Permi. Vùng đất này rất dồi dào khoáng sản, gồm vàng, kim cương, quặng măng-gan, chì, thiếc, nikel, coban và molipden. Phần khá lớn của vùng đất này chứa nhiều đá mắc-ma của vụ phun trào núi lửa cuối kỷ Permi, vụ phun trào lớn nhất của lịch sử Trái Đất. Khí hậu Xibia khác biệt rất lớn vào các thời điểm trong năm. Ở bờ biển phía bắc, trên vòng cực bắc, mùa hè rất ngắn, chỉ một tháng. Khí hậu vùng này là khí hậu lục địa cận cực, nhiệt độ trung bình trong năm là 0 độ C, tháng 01 khoảng – 15 độ C, tháng 07 là +20 độ C. Với khí hậu ổn định, mùa hè nhiều nắng và đất đai khá màu mỡ, phía nam Xibia có thể được sử dụng với mục đích nông nghiệp. Những cơn gió ấm từ Trung Á và Trung Đông thổi đến nam Xibia, làm vùng tây Xibia (như Omsk, Novosibirsk) ấm hơn vùng phía đông (Irkutsk, Chita) tới vài độ C. Với nhiệt độ kỷ lục ghi được -71 độ C, thị trấn Oymyakon là thị trấn lạnh nhất trên thế giới. Tuy vậy, nhiệt độ mùa hè một số nơi lên đến 36 - 38 độ C. Nhìn chung, Sakha (đông-bắc Xibia) là vùng lạnh nhất ở đây và lưu vực sông Yana có nhiệt độ thấp nhất. Tuy vậy, nước Nga không có kế hoạch đưa người sống ở đây, do đó, khí hậu khắc nghiệt của vùng đất này chưa từng bị coi là một vấn đề nghiêm trọng. Phía nam Xibia ở gần khu vực không khí áp suất cao, nhờ đó mà vào mùa đông, gió không mạnh. Mặc dù là khu vực lạnh, tuyết ở đây rất ít, đặc biệt là vùng phía đông. Lượng mưa ở Xibia nhìn chung là thấp, chỉ có vùng bán đảo Kamchatka có lượng mưa hơn 500 mm nhờ gió ẩm biển Okhotsk thổi vào gặp núi cao. Vùng cực nam của bán đảo chịu ảnh hưởng gió mùa nên có mưa lớn vào mùa hè. Xibia là vùng rất giàu tài nguyên khoáng sản, bao gồm gần như tất cả các loại kim loại có giá trị. Một số mỏ ở đây có trữ lượng vào hàng lớn nhất thế giới như nikel, vàng, chì, molypden, kim cương, bạc, và thiếc. Bên cạnh đó là nguồn dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ. Phần lớn những tài nguyên này phân bổ ở vùng xa xôi, lạnh lẽo, điều kiện sinh sống và đi lại khắc nghiệt. Mật độ dân cư ở vùng đất này rất thấp 3 người/km2, chủ yếu là người Nga và các sắc dân gốc Xlavơ, họ bắt đầu đến ở đây từ 400 năm trước. Phần lớn cư dân sống ở phía nam, dọc theo tuyến đường sắt xuyên Xibia. Các dân tộc có nguồn gốc Mông Cổ và Đột Quyết như Buryat, Tuva và Yakut đã sống ở đây từ rất lâu. Các nhóm người thiểu số khác là Ket, Evenk, Chukchi , Koryak và Yukaghir. Khoảng 70% dân số là ở các thành phố. Phần lớn thị dân sống trong các căn hộ. Ở ngoài đô thị, người dân ở trong những nhà gỗ, lớn và giản dị. Novosibirsk là thành phố đông dân nhất của Xibia (thứ ba ở Nga sau Moskva và Sankt-Peterburg) với 1,5 triệu người. Tobolsk, Tomsk, Irkutsk và Omsk là các trung tâm cổ kính hơn. Đường sắt xuyên Siberia, kết nối Moscow đến Vladivostok, đến nay là phương tiện vận tải nổi tiếng nhất ở Siberia. Bao gồm một khoảng cách 9.289 km, là một trong những tuyến đường sắt dài nhất thế giới, chuyến đi toàn mất hơn 6 ngày và vượt 8 múi giờ. Chi nhánh xuyên Mãn Châu và Mông Cổ xuyên kết nối với Bắc Kinh ở Trung Quốc, lần đầu tiên trực tiếp, thứ hai thông qua Ulaanbaatar ở Mông Cổ. Ít nổi tiếng hơn là Baikal-Amur Mainline (BAM), một đường phía bắc chạy song song với tuyến đường sắt xuyên Siberia với chiều dài 4.234 km. Hoàn thành chỉ trong năm 1991 và được xây dựng chủ yếu là vì lý do quân sự, cách xa biên giới của Trung Quốc, BAM ít phổ biến với khách du lịch. Hái nấm Đi bộ / đi xe đạp Thể thao núi cao Đi bè trên sông hồ Các đường trượt tuyết quốc gia Chó trượt tuyết Chăn tuần lộc Quan sát thiên nhiên Vùng núi Altai (Gorny Altai) - khu vực này nổi tiếng với các tour du lịch sinh thái. Ethnic Khanty Nomad Camp, Kazym Ethnic Mansi Nomad Camp, Yasunt Vodka (водка) và trà (чай)", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Pilsen", "role": "user" }, { "content": "Pilsen (tiếng Séc: Plzeň) là một thành phố ở miền tây xứ Bohemia thuộc nước Cộng hòa Séc. Đây là thủ phủ của vùng Plzeň đồng thời là thành phố lớn thứ tư tại Cộng hòa Séc, nằm cách thủ đô Praha khoảng 90 km về phía tây nam. Thành phố này được biết đến trên toàn thế giới vì là nơi chế biến ra loại bia Pilsener nổi tiếng. Từ Praha, xe buýt và xe lửa là những phương tiện dễ dàng đến được Pilsen. Xe lửa khởi hành từ ga xe lửa chính của Praha (Praha - Hlavní nádraží CD) theo giờ vào ban ngày. Xe buýt thường xuyên đi từ ga cuối ga tàu điện ngầm Zličín Prague (đương B). Chuyến đi kéo dài khoảng một giờ và 40 phút đi tàu và khoảng một giờ bằng xe buýt. Từ Đức, Pilsen là dễ dàng truy cập bằng xe lửa, nằm trên tuyến Praha - Munich. Ga xe lửa chính của Pilsen (Plzeň - Hlavní nádraží CD) cũng như trạm xe buýt chính (Plzeň - Centralni autobusové nádraží) đều nằm trong khoảng cách đi bộ của các trung tâm của thành phố. Để biết thông tin về lịch trình và giá, xem thời gian biểu trực tuyến.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Bà Rịa-Vũng Tàu", "role": "user" }, { "content": "Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ. Long Điền Đất Đỏ Châu Đức Phú Mỹ Xuyên Mộc Vũng Tàu Côn Đảo Bà Rịa - Vũng Tàu giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, giáp huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, còn lại phía nam và đông nam giáp biển. Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng theo bờ biển. Đất Châu Thành là vùng phù sa cũ, ít dốc. Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi, núi ven biển. Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27 °C, ít gió bão, giàu ánh nắng. Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài bờ biển phần đất liền là 100 km (trong đó 72 km là bãi cát có thể sử dụng làm bãi tắm). Thềm lục địa tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng hai loại tài nguyên quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Có thể đến Vũng Tàu bằng các chuyến bay nội địa từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc sân bay Côn Đảo bằng các chuyến bay nội địa từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ. Bà Rịa – Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận, quốc lộ 51 đi Long Thành, Biên Hòa ([Đồng Nai]) đến Ngã tư Vũng Tàu. Vũng Tàu cách Thành phố Hồ Chí Minh 129 km, cách Biên Hòa (Đồng Nai) 95 km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513 km. Từ Tp.Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có 6 tuyến xe chất lượng cao xuất phát trước chợ Bến Thành, 30 phút có một tuyến, thời gian chạy từ 2 đến 3 giờ. Xe khách đi từ bến xe Miền Đông, thời gian từ 3 đến 4 giờ. Chỉ có xe buýt Đồng Nai và Bình Thuận tới Bà Rịa-Vũng Tàu: Xe buýt Bình Thuận: Tuyến số 8 (La Gi - Bình Châu): Lê Lợi (La Gi) - Thống Nhất - Đinh Bộ Lĩnh - QL55 - Bình Châu (BRVT) Xe buýt Đồng Nai: Tuyến số 11 (Bến xe ngã 4 Vũng Tàu - Bến xe TP.Vũng Tàu): Bến xe ngã 4 Vũng Tàu – QL51 – TT Long Thành - thị xã Bà Rịa Vũng Tàu - đường CMT8 – đài truyền hình – trung tâm hành chính tỉnh BR Vũng Tàu - đường Nguyễn Thanh Đằng - đường Bạch Đằng - đường Huỳnh Tịnh Của – QL51 - đường 30/4 - đường Nguyễn An Ninh - đường Lê lợi - đường Trần hưng Đạo - đường Hoàng Hoa Thám - và ngược lại. Tuyến số 22 (trạm xe Phú Túc (Đồng Nai) - trạm xe Paradise (TP.Vũng Tàu): Trạm xe Phú Túc (Định Quán, Đồng Nai) – QL20 – ngã 3 Dầu Giây – QL1A – ngã 3 Tân Phong – QL56 - thị trấn Kim Long – ngã 3 Hoà Long - đường Nguyễn Thanh Đằng - đường CMT8 - đường Nguyễn Hữu Thọ - đường Bạch Đằng - đường Nguyễn Thanh Đằng - đường Lê Thành Duy – QL51 - cầu Cỏ May - đường 30/4 - đường Bình Giả - đường Nguyễn An Ninh – ngã 4 Giếng Nước đường Trần Phú - đường Quang Trung - đường Hạ Long - đường Thuỳ Vân - cổng Paradise và ngược lại. Có tàu cánh ngầm bến Bạch Đằng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh – cảng Cầu Đá (Vũng Tàu), 30 phút một chuyến, chạy mất 1 giờ 15 phút. Các tuyến xe buýt: Bến xe thị xã Bà Rịa – 30/4 – bến xe thành phố Vũng Tàu (cự ly 25,5 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – Bình Giã – bến xe thành phố Vũng Tàu (cự ly 22,6 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – quốc lộ 51 – bến xe Tân Thành (cự ly 22,5 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – quốc lộ 55 – bến xe Xuyên Mộc (cự ly 27,4 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – ĐT 44A - Long Hải – Phước Hải (cự ly 18 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – Ngãi Giao – Kim Long (cự ly 26,7 km) Bến xe thành phố Vũng Tàu – đường 3-2 – đường ven biển - Long Hải – Phước Hải (cự ly 26,2 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – quốc lộ 55 – ngã tư Đất Đỏ – Phước Hải (cự ly 24,2 km) Bến xe Ngãi Giao – Mỹ Xuân - Hòa Bình - bến xe Tân Thành (cự ly 26,6 km) Bến xe thị xã Bà Rịa – Châu Pha – Hắc Dịch (cự ly 20,4 km) Bến xe thành phố Vũng Tàu – quốc lộ 51B – 30/4 – Gò Găng – Long Sơn (cự ly 26,7 km). Bà Rịa - Vũng Tàu có các nơi để tham quan như: Thành phố Bà Rịa: Địa đạo Long Phước Nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa Huyện Long Điền: Chùa Khỉ Đền Dinh Cô Khu du lịch sinh thái Ngọc Xương Khu du lịch biển Long Hải Núi Minh Đạm Chùa cổ Long Bàn Bãi biển Long Hải Căn cứ Minh Đạm Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu Thắng cảnh Dinh Cố Núi Chân Tiên Huyện Côn Đảo: Khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Côn Đảo Bãi Đầm Trầu Bãi An Hải và bãi Lò Vôi Thắng cảnh Hòn Cau Bãi Ông Đụng Rừng nguyên sinh trên 14 đảo thuộc Côn Đảo Vườn quốc gia Côn Đảo Nhà Chúa Đảo Bảo tàng Côn Đảo Trại Phú Hải Hệ thống Nhà tù Côn Đảo Hải đăng Bảy Cạnh Hòn Trác - Hòn Tài Cầu tàu lịch sử 914 Nghĩa trang Hàng Dương Di tích Cầu Ma Thiên Lãnh Huyện Tân Thành: Núi Dinh Căn cứ Núi Dinh Huyện Xuyên Mộc: Khu du lịch Bình Châu - Suối nước nóng Bình Châu Suối Bang Bãi biển Hồ Cốc Bãi biển Hồ Tràm Rừng nguyên sinh Bình Châu Huyện Đất Đỏ: Bãi biển Thùy Dương Tắm biển Vũng Tàu, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, Bãi Dâu Tắm biển Long Hải Tắm nước khoáng tại Bình Châu, Xuyên Mộc Khách sạn - Nhà hàng Vân Hòa Phát - Casino Hồ Tràm. QL55 Thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc. Điện thoại: 0643 907775 - 0908 000 880 Fax: 064 3874122. www.vanhoaphat.com Email: info@vanhoaphat.com Khu du lịch Anoasis Beach Resort (Kỳ Vân)****. Tỉnh lộ 44, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 227 Fax: 3868 229 Khu du lịch Hồ Tràm - Beach****. Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Điện thoại: 3781 525 Fax: 3781 433 Khu du lịch sinh thái & nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bình Châu - Hồ Cóc****. Quốc lộ 55, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Điện thoại: 3871 131 Fax: 3871 105 Khu du lịch sinh thái Sài Gòn-Bình Châu****. Quốc lộ 55, xã Bình Châu, Xuyên Mộc. Điện thoại: 3871 160/ 3871 131 Fax: 3871 130 Long Hai Beach Resort****. Tỉnh lộ 44, Thị trấn Long Hải, Long Điền. Điện thoại: 3661 353 Fax: 3661 356 Khu Du Lịch Sài Gòn Côn Đảo***. 18-24 Tôn Đức Thắng, Côn Đảo. Điện thoại: 3830 336/ 3830 337 Fax: 3830 567/ 3830 335 Khu du lịch sinh thái Sài Gòn Côn Đảo***. 18 Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo. Điện thoại: 3830 155 / 3830 345 Fax: 3830 567 Khu du lịch Thùy Dương***. Xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ. Điện thoại: 3886 215 / 216 / 217 Fax: 3886 180 Khách sạn Long Hải**. Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 010 Fax: 3868 010 An Hoa Residence. Đường 44, Long Hải, Long Điền. Điện thoại: 3663310 Fax: 3663311 Khách sạn Đồng Nai. Khu phố Hải Hà 2, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 421 Fax: 3843 432 Khách sạn Công đoàn Đồng Nai. Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 312 Fax: 3843 202 Khách sạn Lesco. Thôn Tân Hạnh, Phú Mỹ, huyện Tân Thành. Điện thoại: 3893 823 Fax: 3894 221 Khách sạn Phi Yến. 34 Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo. Điện thoại: 3830 381 Fax: 3830 428 Khách sạn Rạng Đông. Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 356 Fax: 3843 556 Khách sạn Xanh Long Hải. Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Điện thoại: 3868 337 Fax: 3868 056 Khu du lịch Côn Đảo. 8 Nguyễn Đức Thuận, huyện Côn Đảo. Điện thoại: 3830 939 / 3830 729 Fax: 3830 949 Tropicana Beach Resort & Spa. Đường 44A, Phước Hải, Đất Đỏ. Điện thoại: 3678 888 Fax: 3678 444 An toàn cao. Nên đề phòng chặt chém về giá cả. Bệnh viện tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Bệnh viện Bà Rịa. Phạm Ngọc Thạch, Phước Hưng, Bà Rịa. ĐT: (064) 3829960 Bệnh viện Huyện Long Điền. An Nhứt, Long Đất. ĐT: (064) 3862856 Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc. Thị trấn Phước Bửu, Xuyên Mộc. ĐT: (064) 3874431 Trung tâm Y tế huyện Châu Đức. Thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đốc, Vũng Tàu. ĐT: (064) 3881803 Trung tâm Y tế huyện Tân Thành. Lộ 81 Thị trấn Phú Mỹ, Tân Thành. ĐT: (064) 3876293 Điểm giao dịch Viettel: CHTT Bà Rịa: 86 Nguyễn Thanh Đằng, Phước Trung, Bà Rịa. Điện thoại: (064) 646515969 CHTT Tân Thành: Tổ 16, ấp Thị Vải, Mỹ Xuân, Tân Thành. Điện thoại: (064) 646263098 CHTT Châu Đức: 397 Hùng Vương, Ngãi Giao, Châu Đức. Điện thoại: (064) 646295098 CHTT Xuyên Mộc: 117/3 Phước Hòa, Phước Bửu, Xuyên Mộc. Điện thoại: (064) 646269098 CHTT Đất Đỏ: 315 KP Tường Thành, Đất Đỏ. Điện thoại: (064) 646525098 CHTT Long Điền: KP Hải Bình, Long Hải, Long Điền. Điện thoại: (064) 646266098 CHTT Côn Đảo: 1 Võ Thị Sáu, Côn Đảo. Điện thoại: (064) 646550098 Thành phố Bà Rịa: Bưu cục cấp II: Thị xã Bà Rịa - 795100 100 Đường 27/4 Phường Phước Hiệp Bưu cục cấp III: Long Sơn - 793190: Thôn 1, Long Sơn Kim Hải - 795210: 85 QL 51 Phưòng Kim Dinh Chợ Bà Rịa - 795240: TT Thương tại TP. Gò Cát - 795120: 22 Nguyễn Văn Cừ, Long Tâm. Hoà Long - 795170: Ấp Nam Hòa Long Bưu điện Văn hoá xã: VHX Long Phước - 795180: ấp Tây, Long Phước Huyện Côn Đảo: Bưu cục cấp II: Côn Đảo - 794300: 48 Nguyễn Huệ, Côn Đảo. Bưu cục cấp III: Bến Đầm - 794310: Đường Bến Đầm, Côn Đảo. Huyện Xuyên Mộc: Bưu cục cấp II: Xuyên Mộc - 794800: QL 55 KP Thanh Sơn, Phước Bửu Bưu cục cấp III: Bàu Lâm - 794940: Ấp 3, Bàu Lâm, Xuyên Mộc Bình Châu - 795010: Ấp Láng Găng, Bình Châu, Xuyên Mộc Hoà Bình - 794910: Ấp 04, Hoà Bình, Xuyên Mộc Hoà Hiệp - 794870: Ấp Phú Bình, Hoà Hiệp, Xuyên Mộc Thành phố Hồ Chí Minh Bình Thuận Đồng Nai", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Karachi", "role": "user" }, { "content": "Karachi (tiếng Urdu: كراچى, Sindhi: ڪراچي) là thành phố ở Pakistan. Đây là thủ phủ tỉnh Sindh và là thành phố lớn nhất Pakistan. Bắt đầu vào năm 1947 tại thời điểm chia cắt Raj thuộc Anh đẫm máu khi hàng trăm ngàn người Muhajir từ Ấn Độ chạy tị nạn, dân số tăng từ khoảng 460.000 người lên 18 triệu dân ngày nay, hiện mỗi năm tăng 1 triệu người. Karachi là cố đô của Pakistan và vẫn là thành phố lớn nhất của nó. Karachi, nằm ​​trên bờ biển của biển Ả Rập, là trung tâm tài chính, thương mại, thủ đô ban đầu, trung tâm chính trị văn hóa, từ thiện, giáo dục, cũng như các cảng lớn nhất, của dân tộc. Karachi là khác nhau từ phần còn lại của Pakistan trong cùng một cách mà Thành phố New York là khác so với phần còn lại của Hoa Kỳ. Tốc độ của cuộc sống là vội vã hơn, thời gian là tiền bạc, và tiền bạc là cuộc sống trong khi thái độ của xã hội có thêm rất nhiều tự do hơn ở những nơi khác ở Pakistan. Nó được so sánh với các thành phố châu Á khác, chẳng hạn như Mumbai. Người dân địa phương gọi nó là: thành phố ánh sáng, thành phố Các Quaid, và thành phố không bao giờ ngủ. Sự tăng trưởng của Karachi là nhờ vào quần thể hỗn hợp của người di cư kinh tế và chính trị cùng với những người tị nạn từ, nguồn gốc khác nhau của quốc gia, cấp tỉnh, ngôn ngữ và tôn giáo, những người thường đến với thành phố để định cư vĩnh viễn. Cư dân và những người sinh ra trong thành phố được gọi là \"Karachi-ITES\" và gần 98% dân số trong Karachi hiểu được ngôn ngữ tiếng Urdu. Karachi là một thành phố lớn và một bộ phận hành chính của tỉnh Sindh. Karachi được chính thức chia thành 5 quận, được chia thành 18 thị trấn, được quản lý bởi chính quyền thành phố, và sáu cantonments quân sự được quản lý bởi quân đội Pakistan. Karachi là thành phố đa dạng nhất và quốc tế ở Pakistan và có thể cung cấp một gợi ý như một xu hướng tương lai của cuộc sống hiện đại ở Pakistan. Số lượng lớn Cộng đồng tôn giáo không phải Hồi giáo được định cư tại Karachi so với các thành phố khác Pakistan: Ấn Độ giáo, Kitô hữu, Ahmadiyya, Parsis, Sikh, Bahai, người Do Thái, Phật tử cũng như Zoroastrians. Cư dân Karachi, địa phương gọi là Karachiites, là một dân số quốc tế gồm nhiều nhóm dân tộc-ngôn ngữ học từ tất cả các phần của Pakistan, cũng như những người di cư từ các quốc gia khác nhau và khu vực, làm cho dân số của thành phố nơi hội tụ đa dạng. Lịch sử ban đầu của Karachi ngày trở lại 327-325 trước Công nguyên, khi Alexander Đại đế được sử dụng thành phố để cắm trại và chuẩn bị một hạm đội cho Babylon. Sau Karachi đã được người Ả Rập biết đến với tên Debal từ nơi Muhammad bin Qasim dẫn lực lượng chinh phục của mình vào Nam Á năm 712. Lịch sử hiện đại của Karachi bắt đầu khi nó được làm thủ đô của Sindh trong những năm 1840. Vào năm 1878 dưới sự Raj Anh, thành phố được kết nối với phần còn lại của Ấn Độ thuộc Anh bằng đường sắt. Dự án xây dựng công cộng, chẳng hạn như Tòa nhà Frere và Chợ Empress đã được thực hiện. Năm 1876, Muhammad Ali Jinnah, người sáng lập của Pakistan, được sinh ra trong thành phố. Sau sự độc lập của Pakistan vào năm 1947, Karachi đã trở thành một đô thị nhộn nhịp với các tòa nhà theo phong cách châu Âu cổ điển và thuộc địa xinh đẹp, xếp hàng đường phố của thành phố. Karachi được chọn làm thủ đô của Pakistan. Năm 1960, thủ đô của Pakistan đã được chuyển từ Karachi tới Islamabad mới được xây dựng. Trong những năm 1960, Karachi được xem là một mô hình vai trò kinh tế trên thế giới. Nhiều quốc gia đã tìm cách cạnh tranh chiến lược của Pakistan kinh tế kế hoạch và một trong số họ, Hàn Quốc, sao chép thứ hai \"Kế hoạch năm năm\" của thành phố và Trung tâm tài chính thế giới tại Seoul được thiết kế và mô hình hóa theo Karachi. Trong cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, bạo lực sắc tộc và chính trị nổ ra trên toàn thành phố giữa các tín Muhajir của Mohajir Quami phong trào, Sindhis dân tộc và Punjabis và các lực lượng nhà nước. Kết quả là, quân đội Pakistan đã được triển khai để khôi phục lại hòa bình trong thành phố.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quần đảo Faroe", "role": "user" }, { "content": "Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe (còn có các tên gọi khác: Faroes hoặc Faeroes; tiếng Faroe: Føroyar, tiếng Đan Mạch: Færøerne, tiếng Ireland: Færeyjar - có nghĩa là \"quần đảo cừu\") là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland. Quần đảo Faroe là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814, sau Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814 và trực thuộc Đan Mạch. Quần đảo Faroe có 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu (Nordisk Råd). Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31 tháng 3 năm 1948 thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948 và là một thành viên của Cộng đồng vương quốc Đan Mạch (Rigsfællesskab). Theo luật kể trên thì Quần đảo Faroe được tự chủ về mọi lãnh vực, ngoại trừ hai lãnh vực quốc phòng và đối ngoại. Về văn hóa, người Faroe có mối quan hệ thân thiết với Iceland, Shetland, Orkney, vùng đất Hebrides xa xôi và Greenland. Từ khoảng năm 625, các tu sĩ Công giáo người Ireland đã tới quần đảo này. Họ mang theo cừu đến nuôi trên các cánh đồng cỏ và họ sống như các người ẩn cư. Có lẽ cũng chính họ đã đặt tên cho quần đảo. Dường như các tu sĩ này đã dời tới Iceland trước khi các người Viking Na Uy từ quần đảo Orkney, Quần đảo Shetland và Scotland tới định cư vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9. Từ năm 1035 tới 1814, trên danh nghĩa Quần đảo Faroe là thuộc địa của Vương quốc Na Uy. Trên thực tế thì từ sau khi ký kết Liên minh Kalmar (năm 1397) thì Đan Mạch đã dần dần thay thế Na Uy, nắm quyền kiểm soát quần đảo này. Theo Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814, Đan Mạch phải nhường quyền cai trị Na Uy cho Vương quốc Thụy Điển, nhưng vẫn giữ các thuộc địa Iceland, đảo Greenland và Quần đảo Faroe, mặc dù vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển phản đối. Năm 1816, chính phủ Đan Mạch bãi bỏ nghị viện (Løgting) và chức Lagmand (thủ tướng) của quần đảo này, đồng thời sát nhập Faroe thành một amt (tương đương tỉnh hạt) của Đan Mạch. Sau cuộc họp toàn dân nhằm thức tỉnh tình tự dân tộc vào chiều ngày lễ Giáng sinh năm 1888, người Faroe đã muốn đòi độc lập. Tới năm 1906, họ thành lập đảng Sjálvstýrisflokkurin (Đảng Độc lập) để làm đối trọng với đảng thân Đan Mạch Sambandsflokkurin (Đảng Hợp tác) là đảng muốn duy trì tình trạng đất nước hiện hành. Điểm xung khắc giữa hai đảng là việc dùng tiếng Faroe để dạy học trong các trường. Theo yêu cầu của đảng Sambandsflokkurin, chính phủ Đan Mạch đưa ra điều luật số 7 năm 1912, quyết định tiếng Đan Mạch được dùng để dạy học. Điều luật này mãi tới năm 1938 mới bị bãi bỏ. Trong thời Thế chiến thứ hai, Faroe bị nước Anh chiếm đóng, trong khi Đan Mạch bị nước Đức quốc xã chiếm. Sau chiến tranh, người Faroe không muốn tiếp tục là một amt của Đan Mạch và đã cử một phái đoàn tới Đan Mạch đàm phán. Hai bên không nhất trí được với nhau nên đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào năm 1946. Kết quả là đa số đồng ý độc lập, nhưng vua Đan Mạch đã dùng quyền phủ quyết để bác bỏ. Sau nhiều cuộc thương lượng mới, tới năm 1948 Quốc hội Đan Mạch đã biểu quyết Luật tự trị cho Quần đảo Faroe. Từ năm này, Faroe từng bước được tự trị, ngoại trừ 2 lãnh vực quốc phòng và đối ngoại. Tới ngày 29 tháng 3 năm 2005, với tuyên bố chung tại Fámjin (Faroe) thì Faroe sẽ được tăng quyền về quốc phòng và đối ngoại. Quần đảo Faroe nằm ở phía bắc Đại Tây Dương, tại vị trí 62 độ vĩ bắc và 7 độ kinh tây, gồm có 18 đảo và 11 đảo hoang nhỏ, nguyên là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ khoảng 60 triệu năm trước. Từ mũi Enniberg cực bắc tới Sumbiarsteinur cực nam, dài 118 km. Tổng chiều dài bờ biển của quần đảo là 1.117 km. Đặc biệt bờ biển phía tây có các núi đá cao, vách thẳng đứng về phía biển. Độ cao trung bình của các núi đá là 300 m so với mặt nước biển, núi cao nhất là Slættaratindur, cao 882 m. Hiện nay - ngoại trừ đảo Lítla Dímun - 17 đảo còn lại đều có người cư ngụ. Khoảng cách từ quần đảo Faroe tới đảo hoang Sula Sgeir của Scotland là 240 km, tới quần đảo Shetland là 280 km, tới Scotland là 310 km, tới Iceland là 450 km, tới Na Uy là 675 km và tới Ireland là 678 km. Trước kia, Quần đảo Faroe là thuộc địa của Vương quốc Na Uy rồi Vương quốc Đan Mạch. Từ năm 1948, Faroe được tự trị (ngoại trừ lãnh vực quốc phòng và đối ngoại). Hiện nay, Faroe có một nghị viện (Løgting) và một chính phủ tự trị. Đan Mạch chỉ cử một viên chức đại diện tại quần đảo (gọi là rigsombudsmand) (từ năm 2007 là Søren Christensen), viên chức này tham dự các cuộc họp quan trọng của nghị viện, nhưng không có quyền biểu quyết. Cùng với nghị viện của Đảo Man (gọi là Tynwald) và nghị viện của Iceland (gọi là Alting), nghị viện của quần đảo Faroe là một trong ba nghị viện lâu đời nhất thế giới, chúng đã tồn tại từ một thiên niên kỷ. Nghị viện của Faroe gồm tối thiểu là 27 và tối đa là 32 nghị viên, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm theo thể thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra, Faroe cũng được bầu 2 đại biểu vào Quốc hội Đan Mạch (Folketinget) và 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu (Nordisk Råd). Về quản lý hành chính, Faroe được chia thành 6 sýsla (tương đương quận hạt hoặc tổng) và 36 kommune (tương đương thị xã hoặc xã nông thôn).", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Thâm Quyến", "role": "user" }, { "content": "Thâm Quyến là thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Từ một khu vực nghèo nàn nằm cạnh Hong Kong, khu vực này được chuyển thành đặc khu kinh tế và đã nhanh chóng trở thành một thành phố lớn. Hồng Kông - rất gần, thời gian đi lại tùy vào thủ tục hải quan. Quảng Châu - khoảng 1 đến 2 giờ bằng tàu hỏa hoặc bằng ôtô. Chu Hải và Ma Cau - có thể đi bằng tàu từ Shekou.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Tô Châu", "role": "user" }, { "content": "Tô Châu là thành phố Trung Quốc. Thành phố nổi tiếng với thành cổ và vườn cảnh cổ điển. Tô Châu (giản thể: 苏, phồn thể: 蘇州; bính âm: Sūzhōu; tên cổ: 吳-Ngô) là một thành phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá đẹp, chùa chiền và các khu vườn (viên lâm) được thiết kế tỉ mỉ, mà ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa Trung Hoa kể từ thời kỳ nhà Tống (960-1279) cũng như tiếp tục nắm giữ vị trí nổi tiếng này trong thời gian gần đây. Thành phố này là một phần của Tam giác vàng thuộc Trung Quốc. Thành phố này đặc biệt nổi tiếng vì những khu vườn. Một số vườn cây cảnh cổ điển đã đượcUNESCO xếp loại là di sản thế giới. Dân số: 6,06 triệu người (trong đó dân số nội thị 2,2 triệu), diện tích: 8.488 km2. GDP trên đầu người của thành phố này là ¥66.826 (khoảng US$7.649) vào năm 2005, đứng hàng thứ năm trong số 659 thành phố Trung Quốc. Tô Châu không có sân bay hành khách. Các sân bay gần nhất hầu hết du khách đang ở Thượng Hải. Có và sân bay ở Vô Tích được gần hơn, nhưng nó phục vụ chủ yếu là các chuyến bay trong nước. Nam Kinh và Hàng Châu là lựa chọn thay thế khác. Sân bay quốc tế Phố Đông (IATA: PVG ICAO: ZSPD) có hầu hết các chuyến bay quốc tế và sân bay Hồng Kiều (IATA: SHA ICAO: ZSSS) có chủ yếu là các chuyến bay trong nước. Họ là 120 km (75 dặm) và 86 km (53 dặm) từ Tô Châu tương ứng nhưng xe buýt đưa đón thường xuyên chạy giữa Tô Châu và các sân bay, khoảng một giờ bốn mươi phút để có được bạn nơi bạn muốn đi. Dịch vụ xe buýt đưa đón giữa Tô Châu và Thượng Hải Sân bay Thượng Hải-Hồng Kiều đến Tô Châu. Khởi hành từ Sân bay Hồng Kiều Thượng Hải. Vào giờ từ 10:00-4:00; và một ở 17:30 và 19:00. ¥ 50. Thượng Hải-Phố Đông đến Tô Châu, 26 kerry thứ. Khởi hành từ bãi đậu xe trên tầng 2 của tòa nhà ga 1. Hầu như giờ 10:40-7: 40PM ¥ 82. Tô Châu đến Thượng Hải-Phố Đông. Khởi hành từ (Nhóm China Eastern Airlines) phòng vé CEAG (No.115, Ganjiang West Rd). Gần như 06:20 giờ AM-2: 50PM. ¥ 80. Tô Châu đến Thượng Hải-Hồng Kiều. Xe buýt China Eastern Airlines từ Phố Đông đi qua Hồng Kiều đầu tiên. Một chiếc xe buýt con thoi giữa Phố Đông và Hồng Kiều, cứ 10 phút từ 6:00-9:00 và chi phí ¥ 30 Xe buýt liên tỉnh giữa Tô Châu và sân bay Hàng Châu. Bạn có thể đi đến phòng chờ, nằm ở phía Bắc của cửa vào 5 đến ga đến, Cấp đầu tiên của tòa nhà ga. Giá khoảng là ¥ 20/per ~ ¥ 30/per. Sân bay Vô Tích nằm ở phía đông nam của Vô Tích và có một số chuyến bay quốc tế trong nước và một số (ví dụ như Đài Loan) từ sân bay đến trung tâm thành phố Vô Tích (ga xe lửa Vô Tích) có xe buýt thường xuyên (30 phút), chỉ cần ở bên phải khi bạn thoát khỏi sân bay (nhìn thấy tấm màu xanh với các ký tự Trung Quốc và thời gian biểu cho các tuyến đường 1,2,3). Cho phép ít nhất 40 phút để đi xe đến trung tâm Vô Tích và khoảng 15 phút cho một chuyến đi giữa Vô Tích và Tô Châu trên một chuyến tàu tốc độ cao. Từ thời cổ đại đã có nhiều nhà thơ viết về phong cảnh Tô Châu. Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế với Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Các khu vực đáng chú ý có: Bàn Môn có 2.500 năm tuổi, được xây dựng trong thời kỳ nước Ngô. Nó được biết đến vì kiến trúc xây dựng độc đáo duy nhất cũng như là sự kết hợp hài hòa của nước và cổng đất. Hổ Khâu. Xem thêm ở đây Huyền Diệu quan (xây dựng năm 276, xây dựng lại năm 1584) Hổ Khâu tự (xây dựng năm 327, xây dựng lại năm 1871) Hàn Sơn tự [1] (Xây dựng năm 503, bị phá hủy và được xây dựng lại nhiều lần, lần tái thiết cuối cùng năm 1896). Bảo Đái kiều (cầu đai báu - xây dựng lần đầu năm 816, xây dựng lại năm 1442) Sơn Đường nhai (xây dựng năm 825) Vân Nham tự (xây dựng năm 961) Tháp Thụy Quang (xây dựng năm 1009) Lưu viên [2] (xây dựng năm 1525, xây dựng lại năm 1953) Võng Sư viên (xây dựng thời kỳ nhà Tống) Thương Lang đình [3] (xây dựng năm 1696) Hoàn Tú sơn trang Sư Tử lâm viên (xây dựng năm 1342) Nghệ phố Ngẫu viên (藕园) Ngẫu viên (耦园) Thoái Tư viên Di viên Chuyết Chính viên [4] (xây dựng năm 1513, xây dựng lại năm 1860) Đông môn, tòa nhà cao nhất thành phố, hoàn thành trong năm 2007", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Ca dao hát ru", "role": "user" }, { "content": "Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học mẹ đi trường đời. Ầu ơ, ví dầu tình bậu muốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra Bậu ra bậu lấy quan ba Cầm tay bậu lại quét nhà nấu cơm Ầu ơ,nấu cơm thì phải nấu canh Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm Ầu ơ, gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Ầu ơ, chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ. Ầu ơ, gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. Ầu ơ, má ơi đừng gả con xa Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu Ầu ơ, chim quyên xuống suối tha mồi Thấy anh đau khổ đứng ngồi không yên Ai đi bờ đổ xạc xào phất phơ dẻ áo Hình dung hình trò ba trò ba đi học ơ đường xa Cơm canh ai nấu hờ là cửa nhà lo ai lo Cửa nhà thì có con ba trầu cau con bốn hừ là rượu trà 5 con năm Một trăm chìa khóa con sáu cầm Giang sang bảy giữ hừ là tảo tần lo tám lo Con chín xách nước đổ vò con 10 sửa soạn hừa là đưa đò đi anh đi... Con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong. Đừng xáo nước đục đau lòng cò con Ầu ơ , con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non Em ơi ở lại nuôi con Anh đi giết giặc nước non thanh bình Con cò nó mổ con lươn. Bớ chị ghe lườn thấy tía tôi chăng. Tía tôi lịch sự, lịch sàn. Cái lưng mốc thít, cái đầu chôm bôm. Con cò nó mổ con lươn. Bớ chị ghe lườn thấy tía tôi chăng. Tía tôi lịch sự, lịch sàn. Tướng đi hai hàng, đít múa Kỳ Lân. Con chim Se Sẻ, nó đẻ ở cột đình. Bà ngoại đẻ mẹ, mẹ mới đẻ mình em ơi. Đèn Sài Gòn, ngọn xanh, ngọn đỏ. Đèn Mỹ Tho, ngọn tỏ, ngọn lu. Anh về anh học chữ nhu. Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Đi đâu cho đổ mồ hôi. Chiếu trải không ngồi, trầu để không ăn. Em tôi khát sữa bú tay. Ai cho bú thép, ngày dài mang ơn. Em ơi em ngủ cho ngoan Mẹ còn đi cấy đồng xa chưa về Em nằm cho ngoan Ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non Nín đi hỡi em ơi. Em ngủ đừng khóc em ơi Ngoài rừng xa cha đang đi hái măng non Ngủ ngoan hỡi em ơi Nơi xa mẹ tìm được nhiều ngọn rau non Đừng khóc nữa hỡi em ơi. 💨Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm 💨 Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay 💨 Gió đưa bụi chuối sau hè Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ Con thơ tay ẵm tay bồng Tay nào xách nước tay nào vo cơm Gió đẩy gió đưa, lược thưa uốn éo. Anh đưa em về dạy khéo, dạy khôn. Gió nam non thổi lòn hang Dế. Hỏi anh học trò mưu kế anh để đâu. Mưu kế tôi để ở nhà, biết đâu cô hỏi tôi mà mang theo. Gió đưa trăng thì trăng đưa gió. Trăng lặng rồi gió biết đưa ai. Hôm qua tát nước đầu đình. Bỏ quên chiếc áo hừ là trên cành sen hoa sen. Em nhặt thời cho...anh xin hay là em để hừ là làm tin nhà trong nhà. Chứ áo anh sứt chỉ í đương hờ tà vợ anh chưa có...hừ là mẹ già khâu chưa khâu. 💨Lịch với lươn, lươn dài lịch vắn Quạ với cò, cò trắng quạ đen một mai nước lớn đò trôi, cây khô lá rụng bội ngồi đợi ai, bội ngồi chờ củ với khoai, chờ cam mít chín chờ xoài cà lăm. Má ơi, con Vịt nó chết chìm. Thò tay con bắt nó, con cá Lìm Kìm nó cắn con. Má ơi, đừng đánh con đau. Để bắt ốc, hái rau cho má nhờ. Má ơi, đừng gả con xa. Chim kêu mà vượn hú, biết nhà má đâu. Nhà má ở dưới đám dâu. Ở sau đám bắp, đầu cầu ngó qua. Má ơi con má hư rồi. Còn đâu má gả, má đòi bạc trăm. Mẹ ơi con mẹ hư rồi dẫu mà trang điểm ngời ngời hư nó vẫn hư. Ru con, con ngủ cho lành, Cho mẹ gánh nước rửa bành cho voi. Muốn coi, lên núi mà coi, Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. Ru em, em hãy nín đi, Kẻo mà mẹ đánh em thì phải đau. Em đau chị cũng buồn rầu, Bé mồm bé miệng nín mau tức thì. Ru con, con ngủ cho say, Để u dệt vải cho thầy nhuộm nâu. Cắt quần cắt áo u khâu, Để thầy con mặc cấy bừa mùa chiêm. Ru con, con ngủ cho lâu, Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về. Ru con, con ngủ cho mê, Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày. Ru con, con ngủ cho say, Mẹ còn vất vả chán tay ngoài đồng. Ru con, con ngủ cho nồng, Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người. Ru em buồn ngủ buồn nghê, Con tằm chín đỏ, con dê chín muồi. Con tằm chín đỏ giữ lại mà nuôi, Con dê chín muồi làm thịt mà ăn. Tưởng giếng sâu tui nối sợi dây dài Nhè đâu giếng cạn, tui tiếc hoài sợi dây 💨 Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai Tay bưng dĩa muối chấm ơ gừng, gừng cay muối mặn hờ là xin đừng nhau bỏ nhau . Ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mượn chén ăn cơm, Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi. Kéo chơi ba tiếng đờn cò, Đứt dây đứt nhợ quên hò xự xang Ví dầu thiếp chẳng yêu chàng, Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp vể. Xá gì một nãy chuối xanh, ba bốn người dành dính mủ đầy tay Bài viết bách khoa Ca dao hát ru tại Wikipedia", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Salvador", "role": "user" }, { "content": "Salvador thủ phủ đầu tiên của Brasil là nhà của một sự pha trộn độc đáo của nền văn hóa bản địa, Châu Phi và Châu Âu. Carnival vui vẻ của nó là nổi tiếng, và ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo Châu Phi là đáng kể. Thành phố nổi tiếng ở Brasil với nghệ thuật ẩm thực, kiến trúc và âm nhạc của mình. Vùng đô thị Salvador là vùng thịnh vượng nhất ở vùng Đông Bắc. Hơn 80% dân số của vùng đô thị Salvador là người có gốc châu Phi da đen và vì vậy ảnh hưởng của văn hóa châu Phi ở thành phố này đã biến nó thành tâm điểm của \"văn hóa Negro\" ở Brasil.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Auckland", "role": "user" }, { "content": "Auckland là thành phố thuộc New Zealand. Thành phố Auckland (tên không chính thức Central Auckland) là một thẩm quyền lãnh thổ nằm trên eo đất Auckland và các đảo của vịnh Hauraki. Vùng đô thị Auckland bao gồm các vùng đô thị của thành phố này và các thành phố lân cận, đó là North Shore, Waitakere và Manukau, cùng với các phần của Papakura, Rodney, Franklin District gần đó. Thành phố Auckland là thành phố lớn nhất ở New Zealand, nằm ở Khu vực Auckland. Hội đồng khu vực Auckland cũng nằm ở Thành phố Auckland. Những người Maori và châu Âu đầu tiên[sửa]Những người đầu tiên định cư ở eo đất New Zealand vào khoảng những năm 1350 và nhận thấy đây là vùng đất phì nhiêu, màu mỡ. Sau đó nhiều ngôi làng bắt đầu mọc lên xung quanh những ngọn núi lửa. Theo ước tính, dân số Maori vào khoảng 20.000 người trước khi người châu Âu đến. Tháng 11 năm 1989, chính quyền trung ương đã tái cơ cấu các chính quyền địa phương khắp New Zealand. Sau khi đã bị nhiều phản đối và thách thức pháp lý lớn, Thành phố Auckland được sáp nhập với các khu vực hành chính nhỏ hơn để thành Hội đồng vùng Auckland. Thành phố mới có dân số gấp đôi thành phố cũ và ranh giới hành chính là do các đơn vị này cộng lại. Hiện thời cùng với những thảo luận về tốc độ gia tăng và các kế hoạch cải thiện dịch vụ công cộng của vùng mà nhiều người cho rằng là dưới tiêu chuẩn cho một thành phố vào khổ của Auckland, có nhiều lời kêu gọi nên tiếp tục hợp nhất các chính quyền địa phương trong vùng Auckland, chính yếu là các thành phố khác của vùng đô thị quanh Auckland, hay là nên lập nên một chính quyền thống nhất (nghĩa là bãi bỏ các chính quyền thành phố và chỉ có hội đồng vùng đô thị như tại Nelson). Những người bảo vệ quan điểm gây sốc này chỉ rỏ ra rằng hiện tại có đến 8 hội đồng được bầu lên (7 hội đồng địa phương và một hội đồng vùng) nên gây ra nhiều vấn đề liên quan đến hiệu quả công việc hành chánh. Những người phản đối thì chỉ ra những sự hợp nhất thất bại của những vùng đô thị khác và tỏ rõ nghi ngờ những tuyên bố về hiệu quả được cải thiện từ hợp nhất. Họ cũng cho rằng những sự hợp nhất được đề nghị thì kém dân chủ Phần chính của thành phố Auckland nằm trên một eo đất. Cảng Waitemata nhìn ra vịnh Hauraki chia eo đất từ thành phố North Shore và miền bắc. Cảng Manukau nhìn ra biển Tasman chia eo đất từ thành phố Manukau và miền nam. Các đảo của vịnh trong bao gồm Rangitoto, Motutapu, Browns Island, Motuihe, Rakino, Ponui và Waiheke trong khi các đảo của vịnh ngoài gồm có Little Barrier, Great Barrier và các đảo Mokohinau. Một phần quan trọng của khu trung tâm thương mại Auckland và bờ biển mặt tiền được xây dựng trên vùng đất lấn biển 100 năm qua. Đang có kế hoạch phát triển lớn vùng đất có cơ sở hạ tầng dưới tiêu chuẩn về phía tây của khu trung tâm thương mại. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu di chuyển về đây trong năm 2006. Sân bay quốc tế Auckland (tên tiếng Anh: Auckland Airport, tên cũ Sân bay quốc tế Auckland, địa phương còn gọi là Sân bay Mangere) (IATA: AKL, ICAO: NZAA) là sân bay lớn nhất và là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất ở New Zealand phục vụ hơn 12 triệu khách mỗi năm, và theo dự báo con số này sẽ gấp đôi trong 15 năm nữa. Sân bay tọa lạc tại Mangere, một vùng ngoại ô phía Tây của Thành phố Manukau, cách trung tâm Thành phố Auckland 21 km về phía Nam. Đây là trung tâm hoạt động của hãng Air New Zealand. Vận chuyển từ sân bay đến trung tâm Auckland và vùng ngoại ô bao gồm xe buýt, tàu con thoi và taxi. Airbus Express [1] là một dịch vụ xe buýt hiệu quả chạy từ sân bay trong nước / quốc tế vào thành phố Auckland. Dịch vụ chạy 24 giờ, 365 ngày với thời gian khoảng 10 phút trong ngày (07:00-7:00) và 30 phút trong đêm. Theo lối xe buýt giữa hai tuyến đường vào thành phố, một qua Mt Eden đường và một qua Dominion Road. Cả hai kết thúc tại Britomart ở trung tâm của trung tâm thành phố Auckland. Giá vé một chiều cho người lớn là $ 16 hoặc $ 26 trở lại, giá vé trẻ em là $ 6 một chiều hoặc $ 12 trở lại. Vé có thể được mua trên máy bay điều khiển, trên mạng # cuốn sách, từ sân bay ISite kiosk hoặc từ ký túc xá đã chọn. Một thẻ giảm giá $ 1 là có sẵn từ các trang web của Airbus dưới \"du thường xuyên\" có thể được in ra và cứu chuộc khi mua vé trên tàu.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Barnaul", "role": "user" }, { "content": "Barnaul (tiếng Nga: Барнау́л) là trung tâm hành chính của vùng Altai, Tây Siberia, Nga. Thành phố được thành lập vào thế kỷ XVIII bởi gia đình quý tộc Demidov để phục vụ việc khai thác bạc và đồng. Hiện tại, nơi này có hơn 600.000 cư dân. Barnaul là thành phố đông dân thứ 21 của nước Nga và thứ 4 ở vùng liên bang Siberia. Barnaul nằm trên hợp lưu của sông Barnaulka và sông Obi, giữa vùng đồng bằng Tây Siberia rộng lớn. Với vị trí này, thành phố đóng vai trò là trung tâm giao thông, công nghiệp, văn hóa, y tế và giáo dục quan trọng của Siberia. Những người nổi tiếng sinh ra tại thành phố bao gồm nhà văn Alexey Novikov-Priboy, nhà phát minh Ivan Polzunov, nhạc sĩ piano Konstantin Scherbakov và nhà thám hiểm Nikolai Yadrintsev, người phát hiện phế tích Karakorum ở Trung Mông Cổ. 53.3612674001004Sân bay quốc tế Barnaul Gherman Titov1 Sân bay quốc tế Barnaul Gherman Titov (IATA: BAX, ICAO: UNBB), 226 đường Pavlovskiy (cách trung tâm thành phố 17 km về phía tây), ☎ +7 385 254-30-09. Sân bay phục vụ các chuyến bay từ Moskva, Surgut, Kazan, Irkutsk, Saint Petersburg (nội địa), Nha Trang, Pattaya, Phuket, Khujand và Antalya (quốc tế). Có một bãi đỗ xe và khách sạn 3 sao gần đó. Bạn có thể lên taxi định tuyến (marshrutka) và xe buýt để đi từ sân bay đến khu trung tâm thành phố. 53.35122918400654Nhà ga Barnaul2 Nhà ga Barnaul (Bокзал Барнаул), 10 Quảng trường Chiến thắng, ☎ +7 800 775-00-00. Chuyến tàu từ nhà ga Rechnoy ở thủ đô Moskva đến đây sẽ mất khoảng 2 ngày 12 giờ và đi qua 3500 km. 53.3517912929304Bến xe Barnaul3 Bến xe Barnaul (Автовокзал Барнаул), 12A Quảng trường Chiến thắng (nằm ngay cạnh nhà ga), ☎ +7 385 261-79-79. Đây là điểm đến của các chuyến xe từ Novosibirsk (4-5 giờ), Kemerovo (8 giờ), Novokuznetsk (7 giờ) và Tomsk (10 giờ). Có một số quán ăn bên trong, chủ yếu nằm ở bên phải lối vào. Chúng sẽ phục vụ bánh bao và bánh kếp. Bên trong thành phố có khoảng 150 tuyến xe buýt công cộng, 11 tuyến xe điện và 5 tuyến xe điện bánh hơi. Vùng này cũng có nhiều dịch vụ taxi như Yu-Taksi, Gett Taxi, Maxim, Shik và Poyekhali. Cảng sông (nằm gần quảng trường V. N. Bavarina, trên bờ sông Obi) có thể hữu ích trong việc đi đến các vùng ngoại ô hoặc làng xóm gần đó như Bobrovka, nơi cung cấp các hoạt động du lịch đồng quê. 53.33172405510327Bảo tàng Thành phố1 Bảo tàng Thành phố (Музей Город), 24 đường L'va Tolstogo, ☎ +7 385 263-64-91. Thứ 3 đến thứ 7: 10:00–18:00 (đóng cửa vào thứ 2 và Chủ nhật). Bảo tàng nằm trong tòa thị chính cũ của Barnaul. 35 rúp. 53.33253110194294Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Altai2 Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Altai, ☎ +7 385 250-22-29, e-mail: npo-ghmak@rambler.ru. Thứ 4, thứ 6, thứ 7, Chủ nhật: 10:00–18:00. Thứ 5: 10:00–19:00 (đóng cửa vào hai ngày đầu tuần). Người lớn: 30 rúp. Trẻ em và học sinh: 15 rúp. 53.328972192282386Bảo tàng \"Thế giới của đá\"3 Bảo tàng \"Thế giới của đá\", 39 đường Polzunov, ☎ +7 385 269-14-70. Trưng bày nhiều hiện vật thú vị về địa chất của vùng Altai. 53.329482369984945Bảo tàng Lịch sử Địa phương4 Bảo tàng Lịch sử Địa phương, 46 đường Polzunov, ☎ +7 385 220-51-49. Thứ 4, thứ 6, thứ 7, Chủ nhật: 09:30–17:30. Thứ 5: 11:00–19:00 (cũng đóng cửa vào hai ngày đầu tuần). Có những bộ giáp sắt thời Trung Cổ, tiền xu, đại bác và đồ gia dụng với niên đại hơn 100 năm. 53.34904470610458Bảo tàng Lịch sử Quân sự5 Bảo tàng Lịch sử Quân sự, ☎ +7 385 220-51-44. Thứ 4 đến thứ 7: 09:30–17:30. 53.3497667407149Bảo tàng \"Thế giới công nghệ\"6 Bảo tàng \"Thế giới công nghệ\", 126A đại lộ Sotsialisticheskiy, ☎ +7 385 252-94-28. 11:00–17:00 hàng ngày. 53.3650212682112Bảo tàng \"Thế giới thời gian\"7 Bảo tàng \"Thế giới thời gian\", 12 đường Matrosova, ☎ +7 385 277-77-64. Thứ 2, thứ 4, thứ 5, thứ 6: 09:00–18:00. Thứ 3: 09:00–17:30. Thứ 7, Chủ nhật: 11:00–18:00. 53.3295761656075Nhà thờ Chính thống giáo Pokrovsky8 Nhà thờ Chính thống giáo Pokrovsky, 137 đường Nikitina. Từ những năm 1940, đây là trụ sở của Giáo phận Chính thống giáo Barnaul 53.341636153086526Nhà thờ thánh Nicholas9 Nhà thờ thánh Nicholas (Никольский храм), 36 đại lộ Lenin, ☎ +7 385 235-49-75. 07:00–19:00 hàng ngày. 53.352452283497726Nhà thờ Hồi giáo Barnaul10 Nhà thờ Hồi giáo Barnaul (Православная мечеть Барнаула), 163 đường Matrosova (từ quán trọ Dostoyevsky, đi thêm 253 m nữa về phía đông nam), ☎ +7 385 256-24-20. Đây là công trình Hồi giáo lớn nhất trong thành phố. Nó có một mái vòm màu xanh lục và không gian rộng rãi với nhiều tác phẩm thư pháp Hồi giáo. 53.34922650157308Xe tăng T-3411 Xe tăng T-34 (Танк Т-34, Монумент), 20 đại lộ Stroiteley. Có một nhà hàng KFC ở gần đó. 53.349119031873315Đài tưởng niệm V. Tsoy12 Đài tưởng niệm V. Tsoy, 126 đại lộ Sotsialisticheskiy. 53.34697699915441Đài tưởng niệm V.I. Lenin13 Đài tưởng niệm V.I. Lenin, 59 đại lộ Lenin. Một trong những đài tưởng niệm lớn nhất của thành phố. 53.34483465587387Đài tưởng niệm I.I. Polzunov14 Đài tưởng niệm I.I. Polzunov. Polzunov là một nhà phát minh nổi tiếng của nước Nga. 53.33156104610267Đài tưởng niệm Anh hùng Plotnikov15 Đài tưởng niệm Anh hùng Plotnikov (Памятник жертвам политических репрессий). 53.331385333398096Đài tưởng niệm những nạn nhân bị đàn áp chính trị16 Đài tưởng niệm những nạn nhân bị đàn áp chính trị, 31 đường Polzunov. 53.34236584890797Đài tưởng niệm Vladimir Vysotsky17 Đài tưởng niệm Vladimir Vysotsky. 53.32391281281284Công viên Nagornyy18 Công viên Nagornyy (Нагорный парк) (nằm trên tả ngạn sông Obi). Đây là công viên lâu đời nhất trong thành phố, được mở cửa từ năm 1993. Nó được biết đến vì là nơi chôn cất của nhiều người nổi tiếng. 53.35915997546878Công viên Izumrudnyy19 Công viên Izumrudnyy, 128 đại lộ Komsomolsky. Một công viên lớn dành cho gia đình. 53.355828080847175Công viên Lesnaya Skazka20 Công viên Lesnaya Skazka (Лесная сказка), 10A đường Entuziastov, ☎ +7 385 242-47-04. 53.37941195997604Công viên Solnechnyy Veter21 Công viên Solnechnyy Veter (Солнечный Ветер) (152B đại lộ Lenin), ☎ +7 385 225-47-17. Thứ 3 đến thứ 6: 17:00–21:00. Thứ 7 và Chủ nhật: 14:00–21:00. 53.337008646776134Sân vận động Dinamo1 Sân vận động Dinamo (Динамо), 53 đường Nikitina. Một địa điểm tốt để theo dõi những sự kiện thể thao trong thành phố. 53.34389562566252Nhà hát Pháo đài2 Nhà hát Pháo đài (КРЕПОСТНОЙ ТЕАТР), 51A đường Kirova, ☎ +7 983 171-80-98. 53.3552694350023Nhà hát thiếu nhi3 Nhà hát thiếu nhi (Алтайский государственный театр для детей и молодёжи), 2 đại lộ Kalinina, ☎ +7 385 250-35-03. 53.36190251956193Rạp chiếu phim Pioner4 Rạp chiếu phim Pioner (Пионер, кинотеатр), trên đại lộ Lenin, ☎ +7 385 259-04-12. 53.379612512442655Bể bơi Avrora5 Bể bơi Avrora, 6 đường Chegletsova, ☎ +7 385 250-06-26. Thứ 2 đến thứ 6: 07:00–23:00. Thú 7 và Chủ nhật: 09:00–22:00. 53.36495207911691Sân trượt băng thành phố6 Sân trượt băng thành phố (Каток Городской), 213 đường Georgiya Isakova. 53.37956638269075Điểm cho thuê ngựa đi dạo7 Điểm cho thuê ngựa đi dạo, 152D đại lộ Lenin, ☎ +7 923 650-36-99. Thứ 2 đến thứ 6: 10:00–20:00. Thứ 7 và Chủ nhật: 10:00–21:00. 53.329378937890894Khu chợ trung tâm1 Khu chợ trung tâm (Центральный рынок), 23 đường Malo-Tobol'skaya (nằm gần bờ sông Barnaulka). Có một khu chợ cổ hơn, \"Rynok Staryy Bazar\", nằm gần đó. 53.32050530911148Cửa hàng Produkty2 Cửa hàng Produkty (Продукты), 12 đường Porokhovoy Vzvoz. 53.335248743695374Trung tâm thương mại City-Centre3 Trung tâm thương mại City-Centre, 47A đại lộ Krasnoarmeyskiy, ☎ +7 385 268-07-86. 53.33480021790127Cửa hàng Guess4 Cửa hàng Guess, ☎ +7 385 268-07-71. 53.333012878271795Siêu thị Yarche!5 Siêu thị Yarche!, 181 đường Partizanskaya, ☎ +7 382 270-67-47. 53.333486911607324Cửa hàng Magazin Avtozapchastey6 Cửa hàng Magazin Avtozapchastey, 39 đại lộ Krasnoarmeyskiy, ☎ +7 385 265-97-08. 53.33610087742376Cửa hàng Forne7 Cửa hàng Forne, ☎ +7 385 224-99-94. 53.33485149860612Cửa hàng Tsentr Raskhodnykh Materialov Dlya Industrii Krasoty8 Cửa hàng Tsentr Raskhodnykh Materialov Dlya Industrii Krasoty. 53.3523365347392Nhà hàng Gold of Packard1 Nhà hàng Gold of Packard, 94B đường Malakhova, ☎ +7 385 220-21-31. 53.35795885976765Nhà hàng Casanova2 Nhà hàng Casanova, 86B đường Makhalova, ☎ +7 385 257-77-00. 11:00–06:00 hàng ngày. 53.34796711200435Nhà hàng I.ponkin3 Nhà hàng I.ponkin, 56 đại lộ Lenin, ☎ +7 800 500-76-01. Thứ 2 đến thứ 5: 11:00–23:00. Thứ 6: 11:00–00:00. Thứ 7: 12:00–00:00. Chủ nhật: 12:00–23:00. Chuyên phục vụ sushi. 53.357602142174834Nhà hàng Ku-Ku Dym4 Nhà hàng Ku-Ku Dym, 1A đại lộ Kalinina, ☎ +7 385 261-77-77. 11:00–18:00 hàng ngày. 53.34690896175439Nhà hàng Polzunov5 Nhà hàng Polzunov, 112 đại lộ Krasnoarmeyskiy, ☎ +7 385 262-59-58. 53.34812028755882Nhà hàng Iyeroglif6 Nhà hàng Iyeroglif, 109 đường Sotsialisticheskiy, ☎ +7 385 262-82-77. Chủ nhật đến thứ 4: 12:00–00:00. Thứ 5 đến thứ 7: 12:00–00:00. Phục vụ đồ ăn Đông Á. 53.34749264483986Nhà hàng Barnaul7 Nhà hàng Barnaul, ☎ +7 385 220-16-01. Thứ 3 đến thứ 5: 13:00–01:00. Thứ 6 và thứ 7: 17:00–03:00 (đóng cửa vào Chủ nhật và thứ 2). Bạn có thể uống những loại bia địa phương như Vorsin, Golfsteiner, Barnaulskoye, Cheshskoye và Zhigulyovskoye. 53.359063340113906Quán cà phê Kennedy's1 Quán cà phê Kennedy's, 219B đường Antona Petrova, ☎ +7 962 807-11-30. 53.335608731847266Quán cà phê Coffee Like2 Quán cà phê Coffee Like, 16 đường Baltiyskaya, ☎ +7 341 290-82-92. 53.32910513012319Quán cà phê Gril'nitsa3 Quán cà phê Gril'nitsa, 50 đường Lazurnaya, ☎ +7 385 250-09-99. Chủ nhật đến thứ 5: 09:00–00:00. Thứ 6 và thứ 7: 09:00–01:00. 53.338023765767936Quán cà phê Monkey4 Quán cà phê Monkey, 33 đường Vzletnaya. Một địa điểm bình dân với cà phê và các món tráng miệng. 53.355662594160876Quán bar Bivak5 Quán bar Bivak, 169A đường Sovetskoy Armii, ☎ +7 902 145-28-46. Thứ 3 đến Chủ nhật: 12:00–02:00 (đóng cửa vào thứ 2). 53.35767665009171Quán bar Winston6 Quán bar Winston, 81A đường Malakhova, ☎ +7 385 244-15-98. 06:00–23:00 hàng ngày. 53.3382200506054Quán rượu Harat's7 Quán rượu Harat's (73A đại lộ Krasnoarmeyskiy). Thứ 2: 12:00–01:00. Thứ 3 đến Chủ nhật: 12:00–02:00. 53.36094365462073Nhà nghỉ Globus1 Nhà nghỉ Globus, 11B đường Pionerov, ☎ +7 909 502-22-21. Nhận phòng: 12:00, trả phòng: 11:00. Nhà nghỉ không có nhiều tiện nghi lắm, tuy nhiên tương đối sạch sẽ và ấm cúng. Với 9 USD, đây là một trong những chỗ ngủ rẻ nhất thành phố. 53.360008472452265Tổ hợp khách sạn 24 Chasa2 Tổ hợp khách sạn 24 Chasa, 9 đường Pionerov (ngay gần nhà nghỉ Globus), ☎ +7 385 220-20-24. Các phòng nghỉ tại đây đều có hệ thống sưởi để đảm bảo khách được giữ ấm vào ban đêm. 12 USD. 53.36592621558867Nhà nghỉ Podsolnukh3 Nhà nghỉ Podsolnukh, 10 đường Matrosova, ☎ +7 385 277-91-59. 16 USD. 53.329572720736024Khách sạn Laletin4 Khách sạn Laletin, 34 đường Malo-Tobol'skaya, ☎ +7 385 263-54-21, e-mail: info@hotel-laletin.ru. Khách sạn nhỏ với quán cà phê và phòng tắm hơi. Nó được đặt tên theo doanh nhân nổi tiếng Dmitry Ilyich Laletin. 14 USD. 53.33698535321807Khách sạn Altai5 Khách sạn Altai, 24 đại lộ Lenin (nằm khá gần Đại học Y dược Altai), ☎ +7 385 250-24-24. Một ngôi nhà gạch đỏ mang nét kiến trúc Liên Xô độc đáo, với một số sự thay đổi nhỏ về diện mạo trong những năm gần đây. Nơi này có Wi-Fi miễn phí, bữa sáng miễn phí, bãi đỗ xe, điều hòa nhiệt độ và dịch vụ giặt ủi. Các phòng nghỉ tại đây có thể hơi chật chội. 23 USD. 53.34738371423434Khách sạn Barnaul6 Khách sạn Barnaul, 3 Quảng trường Chiến thắng (gần nhà ga và bến xe), ☎ +7 385 220-16-00. Đây là khách sạn lớn nhất thành phố với hơn 300 phòng và nhiều tiện ích khác nhau như phòng khám, cửa hàng xăm hình và nhà hàng ăn nhanh. 27 USD. 53.34079209633683Khách sạn Rus'7 Khách sạn Rus', 57A đường Chkalova, ☎ +7 800 775-00-21. Khách sạn được xây dựng thời hậu Liên Xô. Tại đây có một cửa hàng mỹ phẩm mở cửa lúc 12:00–18:00 hàng ngày. Phòng đơn không tiện nghi: 21 USD, có tiện nghi: 38 USD. 53.34003879200678Khách sạn Turist8 Khách sạn Turist, 72 đại lộ Krasnoarmeyskiy, ☎ +7 385 263-21-21. Một khách sạn 4 sao trong trung tâm thương mại Vavilon. Mỗi phòng có một bàn bếp nhỏ nơi bạn có thể pha cà phê và hâm nóng đồ ăn. 20 USD. 53.346126963434585Khách sạn Tsentral'naya9 Khách sạn Tsentral'naya, 57 đại lộ Lenin (nằm gần quảng trường Xô viết), ☎ +7 385 236-71-00, e-mail: info@hotelcentral.ru. Khách sạn có một nhà hàng nhỏ trong khuôn viên. 50 USD. 53.29509132695206Khách sạn Berendey House10 Khách sạn Berendey House, 3-61 đường Berezovaya Roshcha (nằm trong vùng ngoại ô phía tây nam thành phố), ☎ +7 983 172-26-07. Nơi này có thể cung cấp xe đưa đón ra sân bay (chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển) nếu bạn cần. Nó có nhiều tiện ích như bể bơi trong nhà, ghế ngả lưng và phòng ăn có lò sưởi. Đây là khách sạn đắt tiền nhất trong thành phố với 326 USD. 53.34105160722324Bệnh viện nhi số 11 Bệnh viện nhi số 1 (Детская городская больница No 1), 89 đường Peschanaya, ☎ +7 385 263-07-67. 53.3613755707372Bệnh viện thành phố số 22 Bệnh viện thành phố số 2 (Городская больница No 2), 6 đại lộ Kalinina (nằm cạnh cửa hàng Mariya-Ra), ☎ +7 385 225-28-43. 53.35429140693115Hiệu thuốc Farmakopeyka3 Hiệu thuốc Farmakopeyka, 3 đường Sovetskaya, ☎ +7 800 200-97-07. 53.35480524117415Hiệu thuốc Baltiyskaya 594 Hiệu thuốc Baltiyskaya 59 (Балтийская 59) (nằm rất gần nhà hàng Sushi wok). 53.352111415740104Hiệu thuốc Argo Barnaul5 Hiệu thuốc Argo Barnaul, 16 đại lộ Stroiteley, ☎ +7 385 256-76-12. 53.35485662023127Phòng khám nha khoa Ooo \"Art Stomatologiya\"6 Phòng khám nha khoa Ooo \"Art Stomatologiya\", 122V đại lộ Komsomolskiy, ☎ +7 905 925-80-84. Thứ 2 đến thứ 6: 09:00–20:00. Thứ 7: 09:00–14:00. 53.353535314628886Phòng khám nha khoa Aldent7 Phòng khám nha khoa Aldent, 12 đường Brestskaya, ☎ +7 385 266-84-27. Thứ 2 đến thứ 6: 09:00–18:00 (đóng cửa vào hai ngày cuối tuần). Vì là trung tâm hành chính của vùng nên mạng Wi-Fi ở Barnaul có chất lượng tốt hơn những nơi khác. Những dịch vụ viễn thông chính tại đây là Ttk, dom.ru, Sibseti, Megafon và Beeline. Semey, một trong những thành phố lớn ở miền bắc Kazakhstan. Biysk, thành phố lớn thứ hai của vùng Altai. Hành trình từ Barnaul đến đây sẽ mất 2 giờ 9 phút. Cộng hòa Altai láng giềng với các thị trấn nghỉ dưỡng Chemal and Aktash. Vùng này nằm trên tuyến đường tới Mông Cổ.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quan Lạn", "role": "user" }, { "content": "Quan Lạn là một hòn đảo nằm ở Vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Là một trong những hòn đảo xa xôi của Vịnh Hạ Long và khu vực địa lý vịnh Bái Tử Long, Quan Lạn là một hòn đảo có người ở nhưng còn thưa thớt. Hòn đảo trong những năm gần đây thu hút được số lượng đáng kể khách du lịch địa phương từ Hà Nội vào cuối tuần và ngày lễ. Đảo chính là một hòn đảo có những bãi cát dài và rất ít là những rừng. Ở đầu phía bắc và phía nam của hòn đảo là cảng tàu, nơi khách du lịch tiếp cận với hòn đảo du lịch này.So với đảo Cát Bà, Quan Lạn vẫn còn là một hòn đảo hoang sơ, dịch vụ du lịch còn kém và chưa thú hút được nhiều khách du lịch so với tiềm năng của nó. Trên đảo có hai ngôi làng chính, cùng một số ít nhà nghỉ và các hộ dân phân tán. Làng Minh Châu nằm ở phía bắc và có một vài khách sạn, nhà nghỉ và lều dọc theo bãi biển cát trắng. Làng Quan Lạn nằm ở trung tâm của hòn đảo với một đường phố chính cùng các nhà nghỉ, nhà hàng và các địa điểm karaoke. Khu vực bãi biển Sơn Hậu có một vài khu nghỉ dưỡng và nhà nghỉ gần bãi biển cát trắng. Các bãi biển Minh Châu và Sơn Hậu đã được công nhận là những bãi biển cát trắng đẹp nhất ở miền Bắc Việt Nam. Xe buýt từ thành phố Hạ Long và thị trấn Cái Rồng sau khi đi xe khách liên tỉnh từ bến xe Lương Yên, Mỹ Đình hoặc Gia Lâm tại Hà Nội hay từ Cầu Rào, Lạc Long tại Hải Phòng. Từ Hạ Long, du khách có thể đi thuyền ra đảo sẽ mất khoảng 4 giờ, xuất phát từ cảng Hòn Gai. Trên thuyền ra đảo, du khách cũng sẽ được khám phá vịnh Bái Tử Long trước khi cập cảng phía nam của làng Quan Lạn. Đối với cảng Cái Rồng, bắt xe buýt hoặc xe khách tới Cửa Ông, Cẩm Phả, tại đây, trên một chiếc xe taxi có thể đưa bạn đến thị trấn Cái Rồng cách Cửa Ông khoảng 12 km. Chuyến đi sẽ mất 5-6 giờ để tới được Quan Lạn. Từ cảng Cái Rồng, có một chiếc phà lúc 7 giờ sáng (hoặc 6:30 vào mùa hè) và 14 giờ khởi hành ra Quan Lạn. Thuyền từ Quan Lạn sẽ trở lại Cái Rồng cũng vào khoảng thời gian tương tự. Quãng đường di chuyển mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Có một chiếc thuyền cao tốc di chuyển chỉ mất 45 phút, xuất phát lúc 7 giờ, 8 giờ và 14 giờ ra đảo từ Cái Rồng với giá vé 140.000 đồng mỗi người. Thuyền tư nhân cũng có thể được thuê với giá 1.600.000 đồng mỗi thuyền và mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để di chuyển. Chiếc phà sẽ cập đảo Quan Lạn ở cổng phía nam của làng Quan Lạn trong khi thuyền tư nhân có thể cho phép bạn xuống ngay tại cảng phía Bắc ,gần làng Minh Châu.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Tashkent", "role": "user" }, { "content": "Tashkent là thành phố thủ đô lớn nhất Uzbekistan. Tashkent (Tiếng Uzbekistan: Toshkent, Тошкент; tiếng Nga: Ташкент). Nó là một thành phố cổ trên Đại Con đường tơ lụa từ Trung Quốc sang châu Âu. Thành phố cổ còn lại ít sau trận động đất năm 1966 và làm việc hiện đại hóa trước sau cuộc cách mạng năm 1917. Tashkent là một thành phố của Liên Xô đã ít còn lại các công trình quá khứ Trung Á cổ xưa của nó. Thành phố có một hỗn hợp của các tòa nhà hiện đại mới văn phòng, khách sạn, công viên và khu chung cư đổ nát phong cách của Liên Xô. Các đường phố nói chung là sạch sẽ và không có quá nhiều ổ gà ở trung tâm thành phố. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng không phải là quá tốt. Trong vài năm qua, chính phủ Tiếng Uzbekistan đã bắt tay vào một chương trình tái thiết lớn ở trung tâm của thành phố. Đường giao thông, các tòa nhà chính phủ và các công viên được tất cả đang được xây dựng lại (nhiều tòa nhà lịch sử và các địa điểm bị san ủi trong quá trình). Đối với du khách, thành phố mới trông rất ấn tượng, mặc dù nhiều người dân địa phương vẫn chưa thấy bất cứ cải tiến trong khu dân cư của họ. Mặc dù Tiếng Uzbekistan là ngôn ngữ chính thức, tiếng Nga là ngôn ngữ mẹ đẻ cho hầu hết cư dân Tashkent, mặc dù hầu hết cũng nói tiếng Uzbekistan. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng của Nga trong các dấu hiệu của họ, các menu và các ấn phẩm khác. Chỉ có cơ quan chính phủ sử dụng tiếng Uzbekistan là ngôn ngữ đầu tiên, và thậm chí sau đó, nhiều hình thức và báo cáo chính phủ là tiếng Nga, chứ không phải là tiếng Uzbekistan. Hiện nay, tiếng Uzbekistan sử dụng bảng chữ cái Latin chứ không phải chữ cái Cyrillic đã được sử dụng trong Liên bang Xô viết. Đây là một nguồn gốc của một số nhầm lẫn cho nhiều người Uzbekistan, đặc biệt là những người thuộc thế hệ cũ. Một thời gian ngắn sau khi sự sụp đổ của Liên Xô, và Uzbekistan tuyên bố độc lập vào năm 1991, tiếng Uzbekistan viết đã được chuyển đổi trở lại thành các ký tự Latin. Nhiều người Uzbekistan cũ gặp khó khăn trong việc đọc các ký tự Latin. Tiếng Uzbekistan là một ngôn ngữ dựa trên gốc tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và trong khi người Uzbek và người Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn có thể giao tiếp trực tiếp. Sân bay quốc tế \"Yuzhniy\" Tashkent [1] (IATA: TAS; ICAO: UTTT) chỉ cách một vài km từ trung tâm thành phố. Các hãng hàng không phục vụ Tashkent bao gồm Aeroflot, airBaltic, Asiana, Uzbekistan Airways và Turkish Airlines. Đây cũng là trung tâm của Uzbekistan Airways [2], rồi di chuyển đến nhiều điểm đến bao gồm Almaty, Tokyo, Bangkok, London và New York-JFK. Tất cả các sân bay tại Uzbekistan có bài nhập cư và Uzbekistan Airways Hoạt động các chuyến bay trực tiếp từ Samarkand, Bukhara, Urgench, Andijan, sân bay Fergana để các nước CIS. Sân bay này có hai nhà ga, trong nước (nhà ga 3) và quốc tế (ga 2) trên các cạnh đối diện của sân bay. Cách duy nhất để có được từ một đến khác là bằng đường bộ, mười phút đi xe taxi. Xem ghi chú dưới đây về tình hình với taxi. Uzbekistan Airways, [3] cung cấp các chuyến bay hàng ngày với Amritsar, Athena, Bangkok, Bắc Kinh, Delhi, Dubai, Frankfurt, Geneva, Istanbul, Kuala Lumpur, Lahore, London, Milan, New York qua Riga, Osaka qua Tokyo, Paris, Roma, Seoul, Sharjah, Tel Aviv, Urumqi. Uzbekistan Airways [4] cung cấp các chuyến với Almaty / Kazakhstan, các chuyến bay từ Ashgabat / Turkmenistan, Astana / Kazakhstan, Baku / Azerbeijan,, từ Bishkek / Kyrgyzstan, Ekaterinburg / Nga, Kazan / Nga, Kiev / Ukraina, Krasoyarsk, Mineralniye Vody, Moscow, Novosibirsk / Sibiria / Nga, Rostov-on-Don / miền Nam nước Nga, Simferopol / Ukraina, Saint Petersburg / Nga, Tyumen /, Ufa / Nga. 'Aeroflot' [5] cung cấp các chuyến bay hàng ngày từ Moscow sân bay Sheremetyevo (SVO2) đến Tashkent, đến Tashkent tại 03:35. Air Baltic [6] cung cấp các chuyến bay từ Riga đến Tashkent. Czech Airlines [7] cung cấp các chuyến bay từ Prague đến Tashkent. IranAir [8] cung cấp các chuyến bay từ Iran đến Tashkent mỗi F 10:00. Một chiều bay chi phí USD356 và bạn chỉ có thể mua vé tại văn phòng của họ trong 1, đồ chơi-Tepa Str giữa 09:00-14:00. Mang lại thay đổi chính xác như văn phòng không cho bạn bất kỳ sự thay đổi. Điện thoại: (998 71) 259 13 74, 250 44 44, 233 81 63 Korean Air [9] cung cấp các chuyến bay từ Seoul đến Tashkent. Turkish Airlines [10] cung cấp các chuyến bay từ Istanbul đến Tashkent. Các hãng hàng không khác phục vụ Tashkent là Gasprom Avialines, Domodedevo Airlines, IMAIR (Azerbaijan), KrasAir (Hãng hàng không của Krasnoyarsk), Kuban Airlines (hãng hàng không của Kuban), Kyrgiszstan hãng hàng không, hãng hàng không của Moskova, Orenair, Perm Airlines, hãng hàng không Nga, Samara Airlines, SKAT các hãng hàng không, S7 Airlines, hãng hàng không Tatarstan, Transaero Airlines, hãng hàng không UM, Ural Airlines và VIM Airlines. Uzbekistan Airways, [11] có văn phòng tại Baku / Azerbaijan, Bắc Kinh / Trung Quốc, Paris / Pháp, Frankfurt / Đức, Luân Đôn / Vương quốc Anh, Athens / Hy Lạp, Delhi và Amritsar / Ấn Độ, Tel Aviv / Israel, Roma và Milan / Italy, Tokyo và Osaka / Nhật Bản, Almaty và Astana / Kazakhstan, Seoul / Hàn Quốc, Bishkek / Kyrghyzstan, Riga / Latvia, Kuala Lumpur / Malaysia, Lahore / Pakistan, Moscow, St Petersburg, Chelyabinsj, Ekaterinburg, Kazan, Krasnodar, Krasnoyarsk, Mineralnye Vody, Novosibirsk, Omsk, Rostov-on-Don, Samara, Sochi, Tyumen và Ufa / Nga, Jeddah / Ả Rập Saudi, Geneva / Thụy Sĩ, Bangkok / Thái Lan, Istanbul / Thổ Nhĩ Kỳ, Ashgabat / Turkmenistan, Kiev và Simferopol / Ukraine, Sharjah / United Arab Emirates và New York / Hoa Kỳ. Uzbekistan Airways, [12] cung cấp các chuyến bay nội địa. Uzbekistan Airways chính văn phòng vé nằm ở Amir Timur, Quận 51. Vé máy bay cũng có thể được mua từ hàng trăm đại lý bán vé và một số thậm chí cung cấp giao vé miễn phí. Đi taxi mất 2-3 USD là cách dễ nhất để có được đến trung tâm.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Quảng Ngãi", "role": "user" }, { "content": "Quảng Ngãi [1] là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi được tái lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1989, trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi của nhà Nguyễn Việt Nam in trong Đại Nam nhất thống chí Thành phố Quảng Ngãi Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều. Năm 1545, Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng). Năm 1558,Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện, phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi). Năm 1771, Khởi nghĩa Tây Sơn. Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa. Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa. Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1832, Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên). Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Từ thời các chúa Nguyễn (lúc còn là cấp phủ) đến thời nhà Nguyễn độc lập (thời đã là tỉnh Quảng Ngãi), thì Quảng Ngãi luôn là địa phương quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thời đó còn chưa được phân biệt rõ ràng và trực thuộc huyện Bình Sơn Quảng Ngãi), bằng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Từ năm 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa vàMộ Đức, 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha gồm Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ với 27 tổng, 199 \"nóc\". Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến 19 tháng 8 năm 1945, tổ chức hành chánh ít thay đổi, nhưng thay đổi trên danh từ Tuần vũ gọi là tỉnh trưởng, ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách. Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã. Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng. Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến năm 1971, tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận gồm Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ. Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã, năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ Nội vụ 122 xã, 319 ấp. Ngày 24 tháng 3 năm 1975, tỉnh lỵ Quảng Ngãi và các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ được giải phóng. Ngày 25 tháng 3 năm 1975, tiếp tục giải phóng các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh. Ngày 31 tháng 3 năm 1975, đảo Lý Sơn nay là huyện Lý Sơn cũng giải phóng. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Theo Nghị quyết số 245/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, về việc bãi bỏ cấp khu, hợp nhất các tỉnh, theo đó tỉnh Nghĩa Bình được hình thành trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khoá V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất, trong đó có tỉnh Nghĩa Bình gồm 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định[3]. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định như cũ. Khi tách ra, tỉnh Quảng Ngãi có 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Quảng Ngãi và 9 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tịnh, Trà Bồng. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, huyện đảo Lý Sơn được thành lập[8]. Năm 1994, tiếp tục thành lập huyện Sơn Tây trên cơ sở tách ra từ huyện Sơn Hà[9]. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Tây Trà trên cơ sở tách ra từ huyện Trà Bồng[10]. Ngày 26 tháng 8 năm 2005, Thị xã Quảng Ngãi được nâng lên thành phố Quảng Ngãi theo Nghị định 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ[11]. Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị quyết định số 123/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi[12]. Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng[20]. Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai đã đưa vào hoạt động, tại đây có cảng nước sâu Dung Quất. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á,... có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Manchester", "role": "user" }, { "content": "Manchester là một thành phố ở đông bắc Anh. Thành phố này nổi tiếng trong lịch sử là thành phố công nghiệp hóa đầu tiên của thế giới và vai trò trung tâm của nó trong cuộc Cách mạng công nghiệp. Thành phố Manchester được mệnh danh là \"Thủ phủ miền Bắc nước Anh\", là một trung tâm nghệ thuật, truyền thông, giáo dục đại học và thương mại và được xem như \"Thành phố lớn thứ hai của Anh\". Thành phố Manchester là một đô thị với cấp thành phố của Vương quốc Anh. Nội thành thành phố có 441.200 dân nhưng Vùng đô thị Đại Manchester thì có dân số 2.240.230 dân. khiến nó là thành phố lớn thứ 3 của Anh, xếp sau Vùng đô thị Đại London và khu vực đô thị Tây Trung bộ Anh. Manchester đã từng có một danh tiếng xấu bắt nguồn từ quá khứ công nghiệp. Mọi thứ đã thay đổi đáng kể trong thập kỷ qua và bây giờ thành phố có một bầu không khí thú vị sôi động. Đầu tư xây dựng lại thành phố sau năm 1996 IRA bom và 2002 Commonwealth Games đã được đền đáp và Manchester cũng đáng để tham quan một lầns, dù chỉ một vài ngày, hoặc lâu hơn nếu bạn có kế hoạch để sử dụng nó như là một cơ sở để khám phá miền bắc nước Anh và Bắc xứ Wales. Thành phố này nằm ở khu vực phía tây bắc của Anh, khoảng cách đều giữa Liverpool và Leeds. Mặc dù đã đạt được những khuôn mẫu của là rất ẩm ướt, lượng mưa và số ngày mưa ở Manchester thực sự ít hơn mức trung bình của Vương quốc Anh. Manchester đã là địa điểm có Pháo đài La mã Mamucium (hình vú) vào năm 79 nhưng một thị trấn không được xây dựng cho đến thế kỷ thứ 13. Con đường La Mã cũ chạy vào pháo đài gần đó Coccium (Wigan Athletic) và ngày nay được phản ánh bằng con đường thông qua Atherton & Tyldesley. Đại học và nhà thờ các linh mục (nay là Thư viện Chetham và Nhà thờ lớn) đã được thành lập tại Manchester trong năm 1421. Bằng chứng đầu tiên của xu hướng của nó đối với chủ nghĩa cực đoan chính trị là hỗ trợ cho Quốc hội trong cuộc nội chiến và năm 1745 cho các lực lượng Jacobite của trẻ Pretender. Mãi cho đến khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp của thế kỷ 18 và 19, thị trấn nhỏ thời trung cổ tích tụ tài sản của nó. Sự hiện diện ngành mậu dịch vải hiện hữu, kết hợp với cơ giới hóa xe tơ gần Bolton, tạo ra một ngành công nghiệp bông thịnh vượng ở Manchester. Sự ẩm ướt, không khí ẩm tốt cho kéo sợi bông vì nó có nghĩa là ít chủ đề bị hỏng và làm giảm nguy cơ của nổ từ bụi bông. Sức nước đã nhanh chóng nhường chỗ cho động cơ hơi nước được phát minh bởi Boulton và Watt và một nhà máy sản xuất hơi nước theo định hướng đã được xây dựng trong các Ancoats phần khu phố phía Bắc của thành phố. Đến cuối thế kỷ 19, Manchester là một trong những trung tâm đô thị lớn nhất ten trên Trái đất (thậm chí trước khi đếm dân số rộng hơn, trong vòng 50 dặm của khu vực miền Bắc nước Anh, chẳng hạn như Liverpool, Sheffield, Bradford, Leeds, và Central Lancashire). Whitworth, người phát minh ra vít cắt hàng loạt cùng tên, cũng đã sản xuất súng vằn đều mang tính cách mạng của mình với số lượng lớn tại nhà máy của mình trên Sackville Street. Sau cuộc họp đầu tiên của họ tại Midland Hotel, vẫn là một trong những khách sạn sang trọng nhất, Rolls and Royce đã bắt đầu sản xuất xe ô tô sang trọng của họ trong Hulme. Trafford Park, trong Trafford, đã trở thành các khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới, nhà ở công ty Ford Motor và nhiều ngành công nghiệp máy bay trước thời kỳ chiến tranh, đặc biệt là máy bay ném bom của 'Lancaster' Bombers of the AVRO Co. Sân bay Manchester (IATA: MAN) (ICAO: EGCC) [1] nằm ở phía nam của thành phố là sân bay lớn nhất ở Vương quốc Anh bên ngoài London, cung cấp các chuyến bay đến hơn 200 điểm đến, phân chia giữa ba nhà ga hàng không. Sân bay này phục vụ tốt bởi giao thông công cộng và rất dễ dàng đến từ tất cả các phần của Manchester và vùng đô thị Đại đô thị Manchester. Sân bay John Lennon, [2] trong Liverpool là sân bay cho hãng hàng không chi phí thấp với Easyjet và Ryanair phục vụ nó và cũng tương đối thuận tiện cho việc truy cập đến Manchester. Tuy nhiên, hãng Easy Jet hiện có kết nối đến Manchester từ các điểm khởi hành khác nhau. Một chuyến xe khách kết nối sân bay đến bến xe trung tâm Manchester và mất khoảng 45 phút. Nay có một tuyến tàu hỏa trực tiếp giữa Liverpool Parkway (ga gần Sân bay John Lennon) và Train Station Road Manchester Oxford (trong trung tâm thành phố). Dịch vụ hiện đang chạy một lần mỗi giờ, nhưng được lên kế hoạch sẽ tăng lên mỗi nửa giờ. Trung tâm thành phố Manchester được phục vụ bởi hai nhà ga chính, Victoria ở phía bắc (khu vực xung quanh nhà ga gần đây đã được tái phát triển sâu rộng và sẽ được phát triển thêm nữa) và Piccadilly (chuyển đổi trong những năm gần đây và đã được bầu chọn là ga phổ biến nhất của Vương quốc Anh năm 2007) trong phía nam. Piccadilly là điểm đến chính cho tàu hỏa từ khắp nơi trên ví dụ như Vương quốc Anh London, Birmingham, Leeds, vv Victoria có xe lửa từ Bradford và dịch vụ địa phương từ các nơi khác ở Tây Bắc nước Anh. Tàu từ Liverpool, Leeds, York, Sheffield và Nottingham cũng có thể dừng lại ở Manchester Oxford Road, thuận tiện cho các trường đại học. Các trạm khác trong trung tâm thành phố là Deansgate, và Salford Trung, nhưng thường chỉ có tàu địa phương dừng lại ở các trạm. Xe lửa Virgin chạy giữa Manchester Picadilly và London Euston. Cuộc hành trình này, trên các tuyến chính bờ biển phía Tây, chỉ mất hơn 2 giờ xe lửa Pendolino mà không cần phải chậm lại khi đi xung quanh những khúc cua. Giá thấp nhất là 11 bảng mỗi chiều nếu đặt trực tuyến trước. Bến xe khách phố Chorlton là bến xe trung tâm Manchester, nằm gần trung tâm, giữa khu phố Tàu và The Village trên Chorlton Street. Xe khách chạy từ khắp nơi trên đất nước và nói chung là cách mà hầu hết giá hợp lý để đến Manchester. Xe chạy từ London đến Manchester có thể mất khoảng bốn giờ, nhưng nó phụ thuộc vào thời gian trong ngày và số điểm dừng. National Express là một tuyến xe thoải mái và thường xuyên chạy 24 giờ mỗi ngày từ một số thành phố, bao gồm cả London. Xe của Stagecoach Megabus chạy tới London, Scotland, South Wales và phía Tây. Giá vé cũng bắt đầu từ 1 £, và phải được đặt trước trực tuyến. Bến xe buýt Piccadilly Gardens phục vụ các tuyến xe ở phía nam của Greater Manchester cùng với Wigan và Bolton. Bến xe Shudehill có các dịch vụ về phía Bắc của Greater Manchester. Các cửa hàng du lịch TfGM nằm trong cả hai Shudehill và Piccadilly Gardens và thời gian biểu, bản đồ và các thông tin có thể tìm thấy tất cả các dịch vụ ở đây.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Ả Rập Xê Út", "role": "user" }, { "content": "Vương quốc Ả Rập Xê Út (tiếng Ả Rập: المملكة العربية السعودية; Tiếng Việt: Ả Rập Xê Út, phiên âm Hán-Việt: Sa Đặc A Lạp Bá), là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc, với Iraq về phía bắc và tây bắc, với Kuwait, Qatar, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, với Oman về phía nam và đông nam, với Yemen về phía nam, còn Vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ nằm về phía tây. Ả Rập Saudi thường được gọi là \"xứ của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng\" vì hai thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáo, Mecca và Medina, nằm trong quốc gia này. Ả Rập Saudi được coi là cái nôi của đạo Hồi xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 7. Nước này có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca và Medina. Thế kỷ 16, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Ả Rập Saudi. Quốc gia Ả Rập Saudi bắt đầu tại trung Ả Rập từ khoảng năm 1750. Một vị vua cai trị trong vùng là Muhammad bin Saud, đã liên minh với một nhà cải cách Hồi giáo là Muhammad Abd Al-Wahhab, để tạo ra một thực thể chính trị mới. Trong vòng một trăm năm mươi năm sau, của cải của gia đình Saud ngày càng to lớn và nhiều lần họ đã đứng ra tranh giành với Ai Cập, Đế chế Ốt-tô-man, và các gia đình người Ả Rập khác nhằm nắm quyền kiểm soát bán đảo. Nước Ả Rập Saudi hiện đại được lập ra bởi nhà vua Abdul Aziz Al-Saud về sau này (trên trường quốc tế thường được gọi là Abdul Aziz Ibn Saud). Năm 1902 Abdul Aziz Ibn Saud chiếm Ri-át, thủ đô từ trước kia của triều đại Al-Saud từ gia đình Al-Rashid đối thủ. Tiếp tục các cuộc chinh phục, Abdul Aziz đánh bại Al-Ahsa, Al-Qatif, phần còn lại của Najd, và Hijaz trong khoảng giữa 1913 và 1926. Ngày 8 tháng 1, 1926 Abdul Aziz Ibn Saud trở thành vua xứ Hijaz. Ngày 29 tháng 1, 1927 ông lấy danh hiệu là Vua Najd (danh hiệu trước đó của ông là Quốc vương hồi giáo). Theo Hiệp ước Jedda, được ký ngày 20 tháng 5, 1927, Anh Quốc công nhận nền độc lập của vương quốc của Abdul Aziz, sau này được gọi là Vương quốc Hijaz và Nejd. Năm 1932, các vùng đó được thống nhất thành Vương quốc Ả Rập Saudi. Việc khám phá ra dầu vào tháng 3, 1938 đã làm đất nước này thay đổi toàn bộ về mặt kinh tế, và mang lại cho vương triều tính chính thống to lớn trong nhiều năm. Cùng với Liechtenstein, Ả Rập Saudi là nước duy nhất trên thế giới có tên gia đình cai trị trong tên quốc gia. Nhiều người chống đối Gia đình Saud đã từ chối thừa nhận tính chính thống của họ và không gọi tên nước là \"Saudi Arabia\" (tên tiếng Anh). Vương quốc này chiếm tám mươi phần trăm Bán đảo Ả Rập. Phần lớn biên giới giáp với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Oman và Yemen chưa được xác định rõ ràng, vì thế kích thước thật sự của đất nước vẫn chưa được tính toán. Chính phủ Ả Rập Saudi ước tính nước này rộng 2.217.949 kilômét vuông (856.356 dặm vuông). Các con số khác dao động từ 2.149.690 kilômét vuông (830.000 sq dặm vuông) tới 2.240.000 kilômét vuông (864.869 sq dặm vuông). Khí hậu khô và nóng. Sa mạc khô với khí hậu khắc nghiệt nhất, đất đai sa mạc cát phần lớn không có người ở. Đa phần các vùng trong nước, thực vật chỉ gồm cỏ dại, các loại cỏ chịu hạn và cây bụi. Các loài động vật gồm dê rừng, khỉ đầu chó, chó sói và linh cẩu ở các cao nguyên. Những loài chim nhỏ sống quanh các ốc đảo. Vùng ven Biển Đỏ, đặc biệt là các dải san hô ngầm, có hệ động vật biển phong phú. Ả Rập Saudi có đường bờ biển dài 2.640 kilômét (1.640 dặm). Ả Rập Saudi gồm phần lớn là sa mạc và bán sa mạc với các ốc đảo. Gần một nửa diện tích đất nước là sa mạc không thể ở được với lượng mưa hàng năm 100 millimét (4 in-sơ) ở hầu hết các vùng. Những vùng phía tây có núi cao tới 3.000 mét (9.840 phít), và là vùng có khí hậu dễ chịu cũng như hệ thực vật xanh tươi nhất nước. Thủ đô Ri-át, ở vùng trung phía đông có nhiệt độ trung bình tháng 7 khoảng 42 °C (108 °F) và 14 °C (57 °F) vào tháng 1. Trái lại, Giê-đa ở bờ biển phía tây có nhiệt độ 31 °C (88 °F) vào tháng 7 và 23 °C (73 °F) vào tháng 1. Chưa tới 2% tổng diện tích đất nước thích hợp cho việc trồng cấy, và vào đầu thập kỷ 1990, việc phân bố dân cư rất khác biệt giữa các thành phố của vùng phía đông và những vùng ven biển phía tây, các ốc đảo phía trong rất đông đúc, và các sa mạc rộng lớn, hầu như không có người ở như Rub' al Khali, Sa mạc Ả Rập và những vùng cây bụi Xa-ha-ra - Ả Rập. Không hề có sông hoặc hồ thường trực ở Ả Rập Saudi. Khí hậu tại đa số các vùng ở Ả Rập Saudi có đặc trưng ở nhiệt độ cao và sự khô cằn. Đây là một trong số ít địa điểm trên thế giới nơi nhiệt độ mùa hè vượt quá 50 °C (120 °F) là điều thường gặp, trong khi đó mùa đông giá lạnh với tuyết có thể xảy ra ở vùng bên trong và vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 8° đến 20 °C (47° đến 68 °F) trong tháng 1 tại Ri-át và 19° đến 29 °C (66° đến 83 °F) tại Giê-đa. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 27° đến 43 °C (81° đến 109 °F) tại Ri-át và 27° đến 38 °C (80° đến 100 °F) ở Jeddah. Lượng mưa rất rải rác, dù những trận mưa lớn bất ngờ có thể dẫn tới ngập lụt tại những dòng suối cạn. Lượng mưa hàng năm ở Ri-át khoảng 100 mm (4 in) và hầu như chỉ diễn ra trong khoảng tháng 1 tới tháng 5; lượng mưa trung bình ở Giê-đa là 54 mm (2.1 in) diễn ra trong khoảng tháng 11 đến tháng 1. Riyadh - thủ đô Abha - thành phố nghỉ mát trên núi vào mùa hè ở tây nam gần biên giới Yemen Dhahran - nơi có Saudi Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới Jeddah (Jiddah) - thành phố lớn ở Biển Đỏ, và cửa ngõ đến Makkah và Madinah Jubail - thành phố công nghiệp lớn nhất ở vương quốc Mạkah (Makkah) - thành phố linh thiêng nhất của Hồi giáo Madinah (Madinah) - nơi có Nhà thờ Hồi giáo Prophet Najran - một thành phố chịu ảnh hưởng của Yemen với một pháo đài lớn Taif - phố núi nhỏ và là khu vực nghỉ mát Saudi Arabia có chính sách du lịch thuộc trong nhóm hạn chế nhất thế giới, và thị thực trước là bắt buộc đối với tất cả người nước ngoài mong muốn nhập cảnh. Chỉ ngoại lệ đáng kể là công dân của các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng Vịnh. Cũng miễn thị thực cho người nước ngoài quá cảnh qua sân bay ít hơn mười tám giờ, nhưng nhiều yêu cầu đầu vào khác, chẳng hạn như mã quần áo và hạn chế về con phụ nữ không có người đi cùng, vẫn còn áp dụng. Công dân của Israel và những người có bằng chứng của đã đến Israel sẽ bị từ chối thị thực, mặc dù chỉ đơn thuần là người Do Thái trong và của chính nó không phải là một yếu tố bị loại bỏ. (Tuy nhiên, báo cáo giai thoại du khách đánh dấu vào ô \"Do Thái\" hay \"vô thần\" trên hộp hồ sơ xin visa của họ gặp khó khăn.) Ả Rập Xê Út thích không cấp thị thực cho phụ nữ không có người đi cùng, nhưng giấy phép lao động được phổ biến trong một số lĩnh vực - đặc biệt. y tá, giáo viên, người giúp việc - và có thể cho bất cứ ai nếu người bảo lãnh có đủ các kết nối. Thị thực du lịch, trước đây có sẵn cho các nhóm ít nhất bốn người đi theo tour có hướng dẫn du lịch, đã bị \"ngưng\" vào cuối năm 2010 với những lời hứa mơ hồ được phục hồi tại một ngày sau đó không xác định, kiểm tra với một công ty du lịch cho những tin sốt dẻo mới nhất.", "role": "assistant" } ]
[ { "content": "You are a helpful and knowledgeable assistant. Give it a title and your task is to honestly answer information from encyclopedic knowledge.", "role": "system" }, { "content": "Durban", "role": "user" }, { "content": "Durban (tiếng Zulu: eThekwini) là thành phố đông dân thứ ba tại Nam Phi, đồng thời là một phần của khu vực đại đô thị eThekwini. Đây là thành phố lớn nhất tỉnh KwaZulu-Natal và nổi tiếng là một trong những thương cảng sầm uất nhất của châu Phi. Thành phố này cũng nổi tiếng về du lịch với khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa và những bãi biển tuyệt đẹp. Theo bản điều tra cộng đồng năm 2007, dân số thành phố Durban là 3,5 triệu người[1]. Diện tích của Durban tương đối rộng hơn so với các thành phố khác của Nam Phi (2291,8 km2) nên mật độ dân số nhờ đó cũng thấp hơn, chỉ khoảng 1513 người/km2. Sự xuất hiện của con người tại Durban được ước tính khoảng 100.000 năm trước công nguyên, khi các nhà khoa học dùng phương pháp xác định niên đại carbon những hình vẽ trong hang động tại Drakensberg. Những dân tộc cổ xưa này có lẽ đã sống tại trung tâm của vùng đồng bằng KwaZulu-Natal cho đến khi người Bantu mở rộng địa bàn sinh sống đến khu vực này. Lịch sử thành văn của vùng đất này chỉ được biết đến khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco de Gama đến đây trên chặng đường tìm con đường thương mại giữa châu Âu và Ấn Độ. Ông đặt chân đến bờ biển phía đông Nam Phi ngày nay vào đúng ngày Giáng Sinh năm 1497 nên đã đặt tên vùng đất này là \"Natal\", trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là Giáng Sinh. Lịch sử của thành phố Durban bắt đầu vào năm 1825, khi một nhóm 25 người da trắng dưới sự chỉ huy của viên sĩ quan người Anh Farewell đến từ thuộc địa Cape thành lập một khu dân cư ở phía bắc vịnh Natal. Trong đoàn tùy tòng của Natal còn có nhà thám hiểm Henry Francis Fynn. Fynn đã chữa lành vết thương cho thủ lĩnh của người Zulu, vua Shaka cho nên nhà vua này đã tặng cho Fynn một dải đất ven biển \"dài 25 dặm và rộng 100 dặm\" để tỏ lòng cảm kích. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1835, một nhóm 35 người da trắng họp với nhau trên vùng đất của Fynn đã quyết định xây dựng một thành phố đặt tên là d'Urban theo tên của Benjamin d'Urban, thống đốc của thuộc địa Cape[3]. Những cuộc chiến dữ dội sau đó nổ ra với người Zulu bản địa đã khiến Durban mất dần dân cư. Cuối cùng người Afrikan (những di dân Hà Lan da trắng) đã buộc phải chấp nhận sự thống trị của Anh vào năm 1844. Thống đốc người Anh được bổ nhiệm cho Durban và rất nhiều di dân đã nhập cư vào đây từ châu Âu và thuộc địa Cape. Thập niên 1860, người Anh biến Durban thành một khu vực trồng mía đường. Tuy nhiên những người chủ trại đã không thể tìm đủ nhân công da đen người Zulu vào làm việc trên các đồn điền và do vậy người Anh đã nhập khẩu nhân công từ các nước châu Á, đại đa số là Ấn Độ vào làm việc tại Durban. Ngày nay, Durban trở thành thành phố có cộng đồng người châu Á đông đảo nhất tại Nam Phi. Durban hiện nay là thương cảng nhộn nhịp nhất tại châu Phi, đồng thời là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Kinh tế chủ yếu dựa trên thương mại và ngành công nghiệp chế biến khá phát triển. Nhìn chung, Durban là một trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của đất nước Nam Phi. Thành phố Durban có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa với mùa hè nóng và ẩm và mùa đông không lạnh lắm. Hiện tượng sương mù không xảy ra tại thành phố này. Tuy nhiên do sự thay đổi về độ cao cho nên một số vùng ngoại ô phía tây của Durban có mùa đông rất lạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm của Durban là 1009 mm (39,7 inch). Mùa hè (kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3) có nhiệt độ hàng ngày dao động trong khoảng 21 °C và 28 °C. Còn về mùa đông (kèo dài từ tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ hàng ngày ở trong khoảng giữa 11 °C và 23 °C. Khu vực đại đô thị Durban có địa hình tương đối không bằng phẳng với rất nhiều ngọn đồi và có ít những khoảng đất bằng phẳng, ngoại trừ quận thương mại và bến cảng. Vùng ngoại ô phía tây của Durban có độ cao khá lớn, có thể lên đến 850 m. Nhiều hẻm và vực núi nằm xen giữa các khu dân cư của thành phố.", "role": "assistant" } ]