text
stringlengths
78
4.36M
title
stringlengths
4
2.14k
len
int64
18
943k
gen
stringclasses
1 value
Một chòm sao nhân tạo với tầm nhìn cực xa vào không gian sâu được Cơ quan Quản lý vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) kỳ vọng mở ra cánh cửa đi ngược về thời điểm vũ trụ mới hình thành. Theo tờ Space, mục tiêu của CNSA là quan sát các vật thể ra đời trong vài trăm triệu năm đầu tiên sau vụ nổ Big Bang (13,8 tỉ năm trước), chính là sự kiện khai sinh ra vũ trụ. Họ dự định sẽ đạt được điều đó bằng Hongmeng, một chòm sao vệ tinh tối tân gồm 1 vệ tinh mẹ và 8 vệ tinh con chạy bằng năng lượng mặt trời, dự kiến sẽ hiện diện quanh quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2026. Ảnh đồ họa mô tả chòm sao vệ tinh Hongmeng mà Trung Quốc dự định phóng – Ảnh: CNSA. Dự án Hongmeng còn được gọi là dự án “Khám phá bầu trời với bước sóng dài nhất”, với tầm nhìn được tối ưu hóa không chỉ bằng sức mạnh quan sát vượt trội, mà còn bởi vị trí đặc biệt vô cùng thuận lợi. Một kính viễn vọng đặt trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất hoặc bay quanh quỹ đạo của nó sẽ giúp các nhà khoa học nhìn thấy bức xạ vũ trụ trong một phổ điện từ không thể nghiên cứu được từ mặt đất: Sóng vô tuyến dài hơn 10 m, tức tần số dưới 30 MHz. Tần số đó – “cửa sổ điện từ cuối cùng của vũ trụ” sẽ cung cấp thông tin về “Thời đại tăm tối”- là khoảng thời gian vài trăm triệu năm đầu tiên của vũ trụ, khi vũ trụ non trẻ tràn ngập sương mù hydro tưởng chừng không thể xuyên thủng. Tuy nhiên bản thân hydro nguyên tử phát ra một loại tín hiệu gọi là “vạch 21 cm”, từng được ứng dụng để quan sát những thứ ở gần hơn. Việc quan sát vũ trụ sơ khai gặp khó khăn vì hiệu ứng dịch chuyển đỏ tạo ra bởi sự giãn nở của vũ trụ cũng “kéo giãn” bức xạ điện từ từ các vật thể xa xôi, do đó nó đến được Trái đất với bước sóng quá dài, khiến các kính thiên văn khác không còn “thấy” được. Để “xuyên thời gian” về vũ trụ sơ khai, hệ thống quan sát của Trung Quốc cũng tận dụng quy luật vật lý cơ bản giống các kính viễn vọng khác như James Webb, Hubble của NASA: Mọi hình ảnh chúng ta thấy được đều có độ trễ nhất định, là quãng thời gian mà ánh sáng cần để hắt từ vật thể đó đến với chúng ta. Vì vậy, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy về một vật thể cách xa hàng tỉ năm ánh sáng cũng là hình ảnh của hàng tỉ năm trước. Chỉ cần quan sát đủ xa, các kính viễn vọng có thể chạm tới vũ trụ sơ khai hơn 13 tỉ năm về trước. Các kỷ lục quan sát về thế giới xa và xưa nhất vũ trụ hiện thuộc về James Webb, nhưng nó vẫn còn cách thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang vài trăm triệu năm.
Trung Quốc sắp phóng chiến binh ‘xuyên thời gian’ 13 tỉ năm
534
1. Vì sao có thể bàn đến thuyết sinh thái văn hóa trong nghiên cứu văn học? Vận động toàn cầu hóa buộc con người phải đối diện nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề môi trường sinh thái. Thuyết sinh thái văn hóa (Cultural Ecology) quan tâm tìm hiểu, nắm bắt và lý giải quá trình hình thành/kiến tạo, vận động và phát triển văn hóa trong mối tương quan với quá trình thích ứng môi trường sinh thái. Hẳn nhiên tương quan văn hóa và vấn đề thích ứng môi trường sinh thái có nhiều phương diện và chịu nhiều tác động khác nhau. Do đó, thuyết sinh thái văn hóa, có lẽ, chỉ một trong số hệ thống quan điểm góp phần lý giải mối quan hệ này. Đặc biệt văn học trong tương quan khăng khít với văn hóa. Lẽ đó, thuyết sinh thái văn hóa khả dĩ mang lại xuất phát điểm và góc nhìn chiếu rọi những giá trị nhân bản và vẻ đẹp của sáng tác văn học. 2. Văn chương như hệ sinh thái văn hóa. Trên thực tế, văn hóa hình thành vận động phát triển chưa bao giờ tách rời với môi trường. Văn chương tương quan văn hóa như sinh thể thống nhứt, cố nhiên cũng ẩn chứa khả lượng tiềm tàng về vấn đề sinh thái văn hóa. Nếu xem xét văn hóa như sinh thể sống động trong mối tương giao môi trường thì văn chương như bộ phận cộng hưởng tích cực đến toàn bộ hệ sinh thái văn hóa. Bấy giờ văn chương như biểu hiện góp phần bộc lộ yếu tính của cả hệ sinh thái văn hóa. Vì lẽ đó, thuyết sinh thái văn hóa rất thiết thực và hữu dụng cho việc tiếp cận và nghiên cứu văn bản văn học. Sáng tác văn học cơ bản dựa trên chất liệu ngôn ngữ – những “mã văn hóa” cố nhiên (dù hàm lượng, bảng mã, mã lực có khác nhau) song đều ẩn chứa trong tự thân lượng tính văn hóa nhứt định. Điều này cũng cho thấy thuyết sinh thái văn hóa có thể làm rõ đóng góp của văn chương trong vấn đề hành vi ứng xử với môi trường hay rộng hơn “nhân tính môi trường” (environmental humanities) hiện nay. 3. Thuyết sinh thái văn hóa và phê bình sinh thái. Phê bình sinh thái (ecocriticism) bao gồm nhiều chiều hướng khác nhau: chiều hướng xã hội – chính trị (sociopolitical dimension); chiều hướng nhân học (anthropological dimension); chiều hướng tâm lý sinh thái (ecopsychological dimension); chiều hướng đạo đức (ethical dimension); chiều hướng nhận thức luận (epistemological dimension); chiều hướng thẩm mỹ (aesthetic dimension)… Trong đó, chiều hướng thẩm mỹ quan tâm nhiều đến cứu xét văn bản tưởng tượng hư cấu nhằm khai mở khả năng tái định vị đạo đức sinh thái, xây dựng tinh thần mỹ học sinh thái và hệ sinh thái văn hóa nói chung. Chính ở đây, thuyết sinh thái văn hóa gặp gỡ phê bình sinh thái. Nhìn từ phía phê bình sinh thái, thuyết sinh thái văn hóa cung cấp hệ thống lý thuyết/công cụ nền tảng và phương pháp hiệu quả trong việc tái nhận thức nhân tính và văn hóa người dưới nhãn quan sinh thái. 4. Thuyết sinh thái văn hóa và sáng tác văn học Sáng tác văn học xem như một trong số vận động của hệ sinh thái văn hóa. Qua lăng kính sinh thái văn hóa, sáng tác văn học vừa cho thấy đời sống chữ nghĩa không tách rời chu trình dịch chuyển năng lượng văn hóa trong đời sống tự nhiên và xã hội. Văn chương vừa có sự vận động độc lập tương đối với các thiết chế văn hóa/sinh giới văn hóa, vừa góp phần thúc đẩy phát triển toàn bộ hệ sinh thái. Nói khác, sáng tác văn học có khả năng tác động lại chu trình vận động năng lượng trong hệ sinh thái văn hóa/sinh giới văn hóa. Thế thì, giới văn sĩ thông qua hoạt động chữ nghĩa cũng góp phần không nhỏ vào lượng tính văn hóa xã hội, là bộ phận năng sản của năng lượng văn hóa. Từ thế giới đến tư niệm của giới văn sĩ, từ trang viết của kẻ cầm bút đến tâm hồn của bạn đọc: có thể xem như quá trình rất căn bản trong chu trình rộng lớn hơn – chu trình vận động năng lượng văn hóa. Với sinh thái văn hóa, tâm trí không đơn thuần sinh hoạt thần kinh nội tại mà là một khả thể/khả lượng tiến nhập vào đời sống con người, cũng nghĩa là khả lượng bồi lưu vào dòng dịch chuyển năng lượng văn hóa. Sáng tạo văn học nói riêng, sinh hoạt tinh thần nói chung, chẳng khác gì hoạt động trao đổi chất giữa sinh thể với sinh giới của nó. Dẫu đôi câu thơ, vài truyện ngắn hay đơn sơ mấy nhận định văn chương cũng đều tham gia vào đời sống văn hóa, nghĩa là góp phần triển hiện hệ sinh thái văn hóa. Đời sống/vận mệnh của mỗi văn bản văn học rất khác nhau. Có những vần thơ ngàn năm, có những áng văn thiên cổ, và có những “thần ngôn” chiếu diệu đến muôn đời sau; chung quy sức sống văn chương tùy thuộc vào trữ lượng văn hóa và khả năng cộng hưởng với sinh giới văn hóa trong đời sống con người. 5. Thuyết sinh thái văn hóa và vận động năng lượng văn hóa của văn bản văn học Xem xét văn bản văn học như bộ phận hệ sinh thái văn hóa, thuyết sinh thái văn hóa có khả năng nắm bắt, định vị, phát hiện quy luật vận động của năng lượng văn hóa trong mỗi văn bản. Đồng thời, có thể lý giải một số vấn đề lịch đại của sự triển hiện văn hóa, có thể phân định dòng chảy văn học trong hệ sinh thái văn hóa ở phạm vi khác nhau. Tập trung vào sự vận động năng lượng văn hóa, thuyết này nhắm đến nắm bắt các mối quan hệ tương liên đa chiều: tương liên nội tại và tương liên ngoại hiện. Tương liên nội tại của văn bản văn học hay sự tác động qua lại giữa các “tế bào”/ “mã”/ “chất điểm” văn hóa trong cơ quan/ bảng mã/ hệ quy chiếu tự thân. Tương liên ngoại hiện của văn bản văn học hay sự tác động qua lại giữa tự thân văn bản với tất cả các bộ phận hiệp thành sinh giới văn hóa mà nó thù thuộc. Nói một cách hình tượng, nhà phê bình tìm kiếm và minh định các dòng chảy năng lượng văn hóa, chẳng khác gì dò tìm mạch nước văn hóa tàng ẩn trong ruộng vườn chữ nghĩa! Và không chỉ tìm, nhà phê bình còn kết dệt hệ thống dòng chảy nhiều cấp độ trên bức tranh sinh thái văn hóa nói chung. Để rồi, mạch nước văn hóa tưới tắm môi trường tâm hồn con người hôm nay. 6. Thuyết sinh thái văn hóa và quan điểm hệ hình tư duy văn hóa Nếu liên hệ thuyết sinh thái văn hóa với nhãn quan hệ hình, bạn sẽ thấy đời sống văn chương đã trải qua không ít hệ hình tư duy văn hóa cũng chính là trải qua không ít hệ hình sinh thái văn hóa khác nhau. Những hệ hình tư duy văn hóa/hệ hình sinh thái văn hóa này có những biểu hiện, đặc trưng tính chất và cách thế vận động năng lượng khác nhau. Nếu bạn lập định hệ hình trên diễn trình tiền hiện đại – hiện đại – hậu hiện đại thì cũng lập thành diễn trình hệ hình sinh thái văn hóa tiền – hiện – hậu. Tuy nhiên, bản thân tiền tố tiền – hiện – hậu biểu hiện thời tính, tức võ đoán. Lẽ đó, phải chăng nên nhìn nhận hệ hình tư duy văn hóa dựa trên thể tính sinh thể văn hóa. Dựa trên thể tính mà phân định, bạn liền nhận ra diễn trình tư duy văn hóa đã trải qua các hệ hình điển phạm – khoa học – hoài nghi. Từ đây, bạn cũng nhìn ra hệ hình sinh thái văn hóa có ba biểu hiện điển phạm – khoa học – hoài nghi. Hay: (+) hệ hình sinh thái văn hóa nhân chủ; (+) hệ hình sinh thái văn hóa nhân chủ cực đoan; (+) hệ hình sinh thái văn hóa phi nhân chủ. Văn hóa xã hội hậu công nghiệp: một trong số biểu hiện của hệ hình sinh thái văn hóa hoài nghi. Bởi ở đó, năng lượng mang khuynh hướng hoài nghi/tái thiết chỉ số văn hóa là rất cao, rất phổ biến do năng lực xô đẩy/dao động của nhu cầu tái cấu trúc hệ sinh thái văn hóa. Đơn giản vì nguồn cơn thao túng làm suy kiệt môi trường sinh thái nằm ở chính bàn tay và khối óc con người. Hẳn nhiên, chiều hướng tái thiết này ẩn chứa không ít nguy cơ tiềm tàng. 7. Tích hợp văn học với thực nghiệm cảm tính và khoa học thực chứng Từ góc nhìn thuyết sinh thái văn hóa, văn bản văn học chứa đựng nguồn năng lượng tri kiến văn hóa sinh thái rất đặc biệt. Sở dĩ đặc biệt, bởi sự tồn tại văn bản văn học cho phép nó vừa có khoảng cách nhứt định, lại có khả năng tích hợp và cũng có khả năng chuyển vượt qua các nguồn năng lượng cảm tính thực nghiệm, năng lượng lý tính thực chứng, năng lượng tâm linh khác nhau. Từ đây, bạn có thể mở ra viễn cảnh/xu hướng khả dĩ cho việc tích hợp giữa tri kiến văn học với tri kiến khoa học (nhứt là khoa học thực chứng) và tri kiến thuộc phạm vi niềm tin tín ngưỡng. Chẳng hạn các trang viết theo thể ký về sinh hoạt văn hóa và môi trường sống của con người có thể minh chứng cho khả năng tích hợp năng lượng tri kiến văn học với năng lượng tri kiến thực nghiệm và tri kiến khoa học nói chung. Sự tích hợp này mang lại ích lợi gì? Dễ thấy nhứt, sự tích hợp này góp phần làm rõ yếu tính và xu hướng vận động của hệ sinh thái văn hóa. Thế nên, dự án nghiên cứu sinh thái văn hóa không thể bỏ qua cứu xét văn bản văn học liên quan. Khả năng tích hợp này kỳ thực không có gì mới mẻ, có chăng dưới góc nhìn thuyết sinh thái văn hóa, việc nắm bắt minh định trở nên chặt chẽ nghiêm ngặt và thuyết phục hơn mà thôi! 8. Tiếp nhận hệ sinh thái văn hóa Theo Hubert Zapf, nếu xem xét trên phương diện chức năng, việc đọc tác phẩm văn học (xem như hệ sinh thái văn hóa) có thể triển khai trên ba phương thức/mô hình: (+) mô hình đọc tổng hợp-phê phán: để chỉ ra các giáo điều/ thành kiến trì trệ trong hệ sinh thái văn hóa; (+) mô hình đọc phản biện giả định: để chỉ ra biến số hệ sinh thái văn hóa; (+) mô hình đọc tái hợp-liên kết để phác thảo và đề xuất trạng thái cân bằng bền vững cho hệ sinh thái văn hóa. Nhưng để tiến hành đặt vào khung tham chiếu nhằm đánh giá chức năng theo các mô hình trên, thiết nghĩ, nên thực hiện thao tác cơ bản: đọc và sàng lọc các thông số/mã văn hóa/ ký hiệu sinh thái (eco-semiotic). Bấy giờ, thông tin của hệ sinh thái văn hóa trong văn học được lập định trong khung tham chiếu/mô hình vừa nêu, để nhìn ra diễn trình vận động của hệ hình sinh thái văn hóa, từ đó phác thảo đề xuất. Chung quy, cách thế đọc văn bản văn học như hệ sinh thái văn hóa nhằm mục đích làm rõ hệ hình sinh thái văn hóa (cũng là hệ hình tư duy văn hóa) trên các cấp độ khác nhau. Nhờ đó, thuyết sinh thái văn hóa nắm bắt để rồi từ đó phác họa, đề xuất, cảnh báo viễn cảnh môi trường sinh thái. 9. Thuyết sinh thái văn hóa và nền văn học bền vững Văn học với sự tham gia của nó vào hệ sinh thái văn hóa, cũng đóng góp nhứt định tạo nên trạng thái vận động bền vững. Tính bền vững mà văn học mang lại nằm ở khả năng lưu trữ ký ức văn hóa và tiếp diễn sáng tạo văn hóa, tác động đến viễn cảnh vận động văn hóa. Bền vững hiểu như khả năng duy trì hằng số phẩm tính bên cạnh biến số phẩm tính qua nhiều thời kỳ khác nhau, thì văn học trong hệ sinh thái văn hóa bền vững phải đầy đủ khả năng bảo tồn hằng số văn hóa đồng thời năng sản không ít biến số văn hóa. Sáng tác văn học, hay chủ thể sáng tác văn học, có lẽ nên ý thức sâu sắc cả hai phương diện này để hướng đến nền văn học bền vững trên khung tham chiếu hướng đến. Bản thân sáng tác văn học nói riêng, quá trình vận động văn bản văn học nói chung, thiết nghĩ, nên bao gồm trong hoạt động sáng tạo: lượng tính luân lý, lượng tính thẩm mỹ, lượng tính khai mở/đề xuất mô hình văn hóa bền vững. Văn chương bấy giờ sẽ nằm ở dòng chủ lưu đời sống.
Một số vấn đề sinh thái văn hóa trong nghiên cứu văn học – Tác giả: Võ Quốc Việt
2,305
Khuôn mặt thần Shiva mang dấu ấn bản địa với môi dày, mũi thấp. Mukhalinga Ba Thê thể hiện thần Shiva với môi dày, mũi thấp, mang dấu ấn nhân chủng bản địa rõ rệt. Bảo vật quốc gia Mukhalinga Ba Thê được phát hiện năm 1986 tại xã Vọng Thê ( H.Thoại Sơn , tỉnh An Giang ) và được cán bộ nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh An Giang đưa về trong năm 1986. Hiện vật cao 91 cm, chất liệu sa thạch hạt mịn màu xám đen, bề mặt có lớp patin màu xám ghi sáng. Hiện vật được xác định niên đại thế kỷ 6, cũng là niên đại sớm nhất đối với điêu khắc thể hiện biểu tượng mukha (khuôn mặt) trong văn hóa Óc Eo ở Nam bộ. Linga có cùng gốc từ với langala có nghĩa là cái cày, là dương vật, là biểu tượng của sự sinh sản, của nguồn sống. Nó cũng tượng trưng cho thần Shiva với tư cách là nguyên lý luân hồi. Linga còn là biểu tượng của trung tâm, cũng là một biểu tượng trục. Vì vậy, linga là vật thờ chính trong một ngôi đền hay nhóm kiến trúc đền, cũng như được đặt vào trong “hố thờ”. Mukha trong tiếng Phạn có nghĩa là khuôn mặt. Mukhalinga là loại linga 3 phần có khuôn mặt, trong đó phần hình trụ tròn có khắc một khuôn mặt thần Shiva dưới dạng phù điêu. Hồ sơ bảo vật quốc gia cho biết Mukhalinga Ba Thê là một linga 3 phần đều nhau trong tổng thể hình trụ vuông thuôn dài. Phần đầu hiện vật có hình trụ tròn thuôn dài, đầu hình khối tròn đều, thể hiện đường khâu quy đầu của dương vật tả thực với gờ nổi giới hạn với phần nối ra từ đỉnh tỏa cong xuống hai bên. Bên dưới đường khâu là phù điêu thể hiện phần đầu của thần Shiva có búi tóc, trên đỉnh là một đường gờ nổi chạy thẳng lên điểm giao của hai đường khâu quy đầu. Phần giữa hiện vật hình khối trụ bát giác với các mặt làm cân đối và theo đúng các trục phương hướng. Phần dưới cùng của hiện vật là khối hình trụ vuông, hình dạng vuông vắn, cân đối với các bề mặt phẳng đều đặn. Mặt nghiêng bên trái phía trước của Mukhalinga Ba Thê. Phù điêu thần Shiva mô tả phần đầu có tóc xếp thành hai nếp tỏa đều ra hai bên, giữa búi tròn, ở trên có đường gờ nhọn nối thẳng lên đỉnh đầu linga biểu thị cho đường quy đầu rất tả thực. Khuôn mặt thần Shiva tròn đầy đặn với các chi tiết mắt, mũi, miệng rõ nét, tai dài có đeo khuyên lớn. Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, có 15 hiện vật Mukhalinga thuộc văn hóa Óc Eo ở Nam bộ được phát hiện ở các tỉnh An Giang, Tiền Giang , Long An và Tây Ninh . Trong số này, có 14 hiện vật có 3 phần đều nhau. Riêng Mukhalinga Ba Thê về tỷ lệ kích thước có sự khác biệt, với các đoạn cấu thành dài hơn so với chiều rộng tạo cho linga có dáng dài hơn so với những hiện vật cùng loại. Cũng theo hồ sơ, phần đầu Mukhalinga Ba Thê thể hiện có tính tả thực cao với đường quy đầu là khối chạm nổi nối liền lên đỉnh đầu tròn. Do đó, nó vừa là hiện vật tiêu biểu cho loại hình linga có cấu trúc 3 phần theo quy chuẩn cao của Ấn Độ giáo, song vẫn mang phong cách thể hiện đơn giản của nhóm linga hiện thực. Theo tư liệu của Bảo tàng An Giang, trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Mukhalinga Ba Thê còn có 2 hiện vật khác có cấu trúc linga 3 phần thuôn dài hơn so với bình thường. Đó là hiện vật được phát hiện ở miền Nam Thái Lan Mukhalinga Nong Wai và Ban Khok Wat (niên đại thế kỷ 5). “Như vậy, trên bình diện khu vực thì loại hình linga 3 phần có dáng thuôn dài cũng rất hiếm. Ở Nam bộ nói riêng và VN nói chung, đây là hiện vật duy nhất”, bảo tàng cho biết. Mặt trước của Mukhalinga Ba Thê. Tư liệu Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL). Về kích thước thuôn dài khác biệt của Mukhalinga Ba Thê, các nhà khoa học cho rằng đây là “gạch nối” giữa giai đoạn sớm của văn hóa Óc Eo (với các linga hiện thực đơn giản) và giai đoạn tiếp theo (với các linga 3 phần có mức độ quy chuẩn chặt chẽ về mặt tỷ lệ hình học cao hơn hẳn). Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao giá trị của phù điêu thần Shiva trên Mukhalinga Ba Thê. Cụ thể, khuôn mặt thần được thể hiện đầy đặn, nét môi dày với mũi thấp ít, nhiều thể hiện dấu ấn nhân chủng mang tính địa phương hóa hay bản địa hóa rõ rệt. Biểu tượng đầu thần này cũng rất hài hòa với khối cấu trúc toàn thể của Mukhalinga, từ đó phản ánh sự phát triển cao của nghệ thuật tạo hình, điêu khắc đá thời kỳ văn hóa Óc Eo trên miền đồng bằng châu thổ sông Mê Kông. Trên bình diện khu vực, hiện vật Mukhalinga Ba Thê không giống với những hiện vật cùng loại đã được phát hiện và biết đến ở Đông Nam Á cho đến nay. Chẳng hạn, nếu so với Mukhalinga Nong Wai sẽ thấy sự khác nhau ở dấu ấn địa phương của bảo vật tại Ba Thê, mà khuôn mặt thần Shiva là một ví dụ. Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, nội dung tôn giáo và hình mẫu thể hiện mang đậm nét ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên Mukhalinga Ba Thê, phản ánh mối quan hệ lịch sử trao đổi văn hóa diễn ra trong thời gian dài và mạnh mẽ giữa văn hóa Óc Eo và nền văn hóa Ấn Độ. Nó cũng góp phần làm rõ nét hơn cho diện mạo khu di tích Óc Eo – Ba Thê (tỉnh An Giang) vốn được nhận thức là một trung tâm dân cư, kinh tế, văn hóa phát triển rực rỡ trong thời kỳ văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam .
Bảo vật quốc gia: Mukhalinga Ba Thê với khuôn mặt thần môi dày, mũi thấp
1,057
Cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Thủ tướng lưu ý ‘rất trăn trở về thủ tục hành chính, không chỉ trong đất đai, nhưng có lẽ đất đai là lĩnh vực có nhiều thủ tục hành chính cần tháo gỡ’. Quốc hội sáng 9/6 thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đây là luật rất quan trọng. Chính phủ mong muốn ĐBQH cho ý kiến xem dự thảo luật đã bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng hay chưa. Ngoài ra, Thủ tướng mong muốn ĐBQH góp ý để luật góp phần tháo gỡ vướng mắc thực tiễn. “Tóm lại cần bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để sửa luật”, Thủ tướng nhấn mạnh và chia sẻ “luật không thể bao quát, xử lý hết vướng mắc từ thực tiễn”. Tuy nhiên, luật cũng cố gắng giải quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai – nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Theo Thủ tướng, nước ta phát triển dựa trên 3 trụ cột chính: con người, thiên nhiên (trong đó có đất đai), văn hóa truyền thống lịch sử. Ngoài ra luật vừa phải giải quyết vấn đề thực tiễn, vừa phải có tầm nhìn mang tính dự báo, có tư duy đổi mới, chiến lược hơn. Thủ tướng phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Đất đai. Thủ tướng bày tỏ, mong ĐBQH với tích lũy kinh nghiệm, qua nghiên cứu, học tập một số nước, qua trao đổi kinh nghiệm quốc tế, sẽ rà soát, góp ý cho dự thảo luật, đáp ứng mong mỏi của nhân dân. “Một dự án luật mà có hơn 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia, chứng tỏ nhân dân rất quan tâm và cũng chứng tỏ có rất nhiều việc cần giải quyết”, Thủ tướng nhấn mạnh và mong muốn khi luật được thông qua góp phần quan trọng vào giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Thủ tướng cũng mong muốn ĐBQH cho ý kiến về rà soát việc phân cấp, phân quyền, bởi hiện đang rất vướng và phải được quy định trong luật thì Chính phủ mới làm được. “10 ha lúa, 20 ha rừng phải lên đến Thủ tướng Chính phủ, qua một quy trình nhiều bước, làm mất nhiều thời gian, lãng phí nguồn lực và cơ hội”, Thủ tướng dẫn chứng và khẳng định lại vấn đề phân cấp, phân quyền phải được quy định trong Luật. Theo Thủ tướng cùng với phân cấp, phân quyền thì phải phân bổ nguồn lực và nâng cao khả năng thực thi của đơn vị được phân cấp; đặc biệt phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Thủ tướng phân tích, nếu phân cấp, phân quyền mà không phân bổ nguồn lực thì sẽ gặp khó khăn khi thực thi luật. Và nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát thì “có khi lại đi chệch hướng, không đúng mục tiêu”. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị ĐBQH ủng hộ việc phân cấp, phân quyền “đến mức độ nào phù hợp với trình độ quản lý ở mỗi cấp”. Thủ tướng cho rằng phải tin tưởng việc phân cấp, phân quyền vì có tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, có đoàn thể…làm công tác kiểm tra giám sát. Thủ tướng đặt vấn đề với ĐBQH việc “phân cấp, phân quyền” như trong dự án luật như vậy đã được chưa?. Vấn đề thứ hai khi xây dựng dự án luật, Thủ tướng bày tỏ “rất trăn trở đó là thủ tục hành chính, không chỉ trong đất đai, nhưng có lẽ đất đai có rất nhiều thủ tục hành chính cần tháo gỡ”. Thủ tướng nêu quan điểm, phải làm sao giảm được thủ tục hành chính, giảm chi phí, giảm đi lại đã kéo dài làm mất thời gian và cơ hội của người dân, doanh nghiệp. Thủ tướng cũng khẳng định cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai. Thủ tướng đề nghị rà soát lại và mong ĐBQH nghiên cứu, góp ý về vấn đề này. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là vấn đề cần quy định rõ thẩm quyền và cũng phải phân cấp, phân quyền và giảm thủ tục hành chính. Quy hoạch đất phải vừa giải quyết vấn đề trước mắt và vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững. Việc quy hoạch sử dụng đất còn liên quan đến không gian ngầm. “Đất đai là một hằng số, không thể sinh ra được, phải sử dụng khai thác sao cho hiệu quả…phải sử dụng tiết kiệm”, Thủ tướng phân tích. Về việc thu hồi đất và tái định cư, theo Thủ tướng đây là vấn đề được người dân, cử tri quan tâm nhiều. “Làm sao khi người dân nhường đất chuyển đi thì nơi mới phải được đảm bảo bằng hoặc hơn nơi ở cũ”, Thủ tướng khẳng định. Đồng thời cho hay, đây cũng là chủ trương của Đảng, Nhà nước và luật cần “cụ thể hóa, lượng hóa”… Về định giá đất cũng được cử tri quan tâm, Thủ tướng gợi mở, “định giá thế nào cho phù hợp phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Luật đã quy định nhưng đây vẫn là vấn đề khó bởi thị trường luôn chuyển động lên xuống. Thủ tướng lưu ý, cần có công cụ của Nhà nước để vừa thị trường phát triển lành mạnh nhưng không tạo xáo trộn, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi phải nhường đất triển khai dự án.
Thủ tướng: ‘Rất trăn trở về thủ tục hành chính đất đai’
969
Nhà văn, dịch giả Kiều Bích Hậu với các sinh viên của trường Nghệ thuật Teresa Ciceri. Ảnh: Carlos Velasquez Torres. Trong văn hóa nghệ thuật, kiến trúc, thời trang… người Ý có triết lý riêng của họ. Và có thể thấy rõ rằng, họ luôn đi đầu trong lĩnh vực này trên thế giới. Với thơ văn, người Ý rất biết cách biến một câu thơ nhỏ thành một tác phẩm lớn và thưởng thức nó trong sự huy hoàng lộng lẫy của tình yêu và đắm say… Tôi sang Ý lần đầu tiên vào năm 2016 cùng em gái, một nữ sĩ đã chọn Bỉ làm nơi sinh sống sau khi rời Việt Nam. Chị em tôi đến Milan, Venice, đắm say với nghệ thuật ẩm thực, điêu khắc, hội họa, kiến trúc Ý, những chàng Ý siêu đẹp trai và lãng tử, những cô gái Ý siêu đáng yêu với dáng đẹp kiêu sa như những người mẫu và biết biến đường phố thành sàn catwalk. Tuy đó cũng chỉ là cảm xúc của người lướt qua hình ảnh bên ngoài của nước Ý, tuy nhiên, khi rời nơi đây, tôi vẫn ước rằng, mình cần đến Venice và ở lại ba tháng, viết một cuốn thơ, đi thưởng thức Opera ở tất cả các nhà hát trước khi rời cõi tạm. Ước nguyện nho nhỏ đó của tôi vẫn chưa thực hiện được, cho đến một ngày tôi được đến Ý tham dự một Liên hoan thơ. Liên hoan thơ châu Âu (Europa in versi) lần thứ 13 diễn ra tại Como (Ý) từ 19-21/5/2023. Đây là lần thứ ba tôi được tham dự sự kiện này. Lần đầu tiên là vào năm 2020, khi tập thơ đầu tay của tôi – tập thơ Ẩn số được nhà thơ Ý Laura Garavaglia dịch sang tiếng Ý và xuất bản song ngữ Anh – Ý tại đất nước này. Nhưng do đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội, nên lần đầu tiên trong lịch sử của “Europa in versi”, Liên hoan thơ được tổ chức trực tuyến. Những bài thơ của các nhà thơ quốc tế tham dự Liên hoan thơ châu Âu lần thứ 11 năm 2020 đã được trình chiếu online, được các nghệ sĩ diễn đọc online, các sinh viên dựng tác phẩm nghệ thuật thị giác theo cảm hứng từ thơ phát trên kênh chính thức của sự kiện. Năm 2021, tôi được mời dự sự kiện lần thứ 2, nhưng do Việt Nam chưa mở cửa đường bay nên cũng chỉ tham dự với hình thức vắng mặt, Chỉ đến lần thứ 3 tôi mới có thể trực tiếp tới dự Liên hoan thơ… Ơn Trời là tôi đã đến Ý để hưởng trọn vẹn Liên hoan thơ châu Âu lần thứ 13, để hiểu thưởng thức thơ kiểu Ý là thế nào. Nếu như ở Việt Nam, có ai đó đề nghị tôi đọc thơ mình, tôi sẽ rất ngại và muốn từ chối, nhưng ở Ý, với sự đón nhận nồng nhiệt và mong chờ từ khán giả, với tình cảm thân thiện, chân thực mà ngọt ngào, tôi đã cởi bỏ được sự ngại ngùng và vỏ bọc che giấu cố hữu của mình, để mình tự do thăng hoa và đọc thơ trong cảm xúc tự nhiên dạt dào. Có lẽ không ở đâu, các nhà thơ được đọc thơ và thể hiện mình nhiều đến thế như ở Ý. Trong ba ngày, chúng tôi có 7 buổi đọc thơ, mà không buổi nào giống nhau. Buổi sáng ngày 19/5/2023, chúng tôi rời khách sạn lúc 9 giờ sáng để bắt đầu cho buổi làm việc đầu tiên. Không giống như tôi tưởng tượng, chẳng hề có một Lễ khai mạc rầm rộ với những diễn văn dài của các VIP quan chức, mà các nhà thơ thực sự trở thành các VIP thiên thần với sự khao khát chờ đợi của khán giả là các sinh viên tại Học viện Orsoline San Carlo. Buổi sáng trời mưa lạnh, sinh viên Ý đội mưa đến với Liên hoan để được gặp trực tiếp tác giả mà mình đã biết qua thơ, đã dàn dựng thực hiện các phim ngắn về tác phẩm. Các sinh viên cũng đã chuẩn bị sẵn những câu hỏi để đối thoại với tác giả, để chia sẻ cùng tác giả những ý tưởng hoặc băn khoăn nảy sinh khi đọc tác phẩm và thực hiện phim từ tác phẩm. Tôi thán phục khi bước vào Hội trường của Học viện Orsoline San Carlo với tường cao được bao quanh bởi tủ sách sang trọng, bởi mái vòm trang trí những ô vuông xanh lạ mắt. Chúng tôi đọc thơ bằng tiếng mẹ đẻ, chứng kiến những sinh viên thích thú thưởng thức tác phẩm họ đã hiểu, đã biết, nhưng lại được chính tác giả đứng trước họ, bằng xương bằng thịt, diễn đọc thơ với giọng điệu khác biệt. Trong tình huống ngây ngất cảm xúc của cả tác giả và khán giả, tôi chạnh lòng nhớ tới mình ngày xưa, khi còn là sinh viên, say mê văn chương, ngưỡng mộ tác giả, nhưng việc được gặp tác giả và nghe chính họ đọc tác phẩm cho mình dường như là bất khả, dường như là một giấc mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Nhưng tôi không ghen tị với những sinh viên Ý hạnh phúc này, mà biết ơn họ đã dành thời gian nghe đọc thơ, dành thời gian nhiều tháng nghiền ngẫm thơ và làm 2 bộ phim ngắn dựa trên 2 tác phẩm thơ Bài ca sông Hồng và Sự trống rỗng thiêng liêng của tôi. Tôi ngạc nhiên xiết bao trước những cảnh chiến tranh Việt Nam chấn động mà họ công phu dựng trên phim theo bài thơ Bài ca sông Hồng . Tôi cũng biết ơn Ban tổ chức, bởi đã chủ động đưa chúng tôi đến với lứa độc giả trẻ tiềm năng là những sinh viên yêu văn chương này. Khi tác phẩm sớm đến được với độc giả trẻ, có tri thức cao, tác phẩm sẽ có sức sống bền bỉ hơn rất nhiều. Sau khi mỗi tác giả đọc hai bài thơ bằng tiếng mẹ đẻ, được hoan nghênh nhiệt liệt, thì trong không khí hứng khởi ấy, cả tác giả và khán giả được thưởng thức những phim ngắn do sinh viên thực hiện dựa trên bài thơ. Hóa ra, một bài thơ có thể phát triển xa đến mức như thế, với những hình ảnh sống động và sự này sinh ý tưởng bất ngờ từ cảm hứng thơ thành phim. Dòng suy tưởng tiếp tục kéo dài nhờ nội dung phim, gợi tiếp cảm hứng cho tác giả bài thơ gốc. Giống như một vòng xoáy ốc lên cao trong sóng tinh thần với nguồn năng lượng kết nối, đồng điệu, cộng hưởng và thăng hoa liên tục. Khi phim ngắn chiếu xong, tác giả bài thơ gốc và tác giả phim ngắn dựa trên nội dung thơ, đồng thời là khán giả và độc giả của nhau, được giới thiệu làm quen với nhau, thực sự gặp gỡ nhau vỡ òa trong xúc cảm mừng rỡ, cảm động. Với riêng tôi, chẳng bao giờ dám tưởng tượng đến một ngày, thơ của mình được dựng thành phim, được trình chiếu trong một Liên hoan thơ quốc tế như thế. Tôi bàng hoàng cảm động, không thốt lên lời. Nhà thơ Laura Garavaglia nói, những bộ phim ngắn dựa trên các bài thơ tham dự liên hoan sẽ được đưa lên nền tảng chính thức của Liên hoan thơ và Ngôi nhà thơ Como, tôi và bất cứ khán giả nào trên thế giới đều có thể truy cập để xem phim. Thực sự là một dấu ấn rất Ý! Đến lúc này, tôi hiểu sâu sắc ý nghĩa câu nói “Sống Như Ý”, đó là khi bạn sống giấc mơ của bạn, mọi ước nguyện dù bé nhỏ, dù lớn lao đến đâu, đều trở thành hiện thực. Chỉ trong vòng một buổi sáng, chúng tôi có hai buổi đọc thơ tại hai nơi khác nhau, cũng kịp tới thăm một nhà thờ cổ có tuổi đời hơn ngàn năm tại Como này. Người Ý dường như có phép lạ trong công việc khi họ đều đạt kết quả ở đỉnh cao và biến tất cả mọi thứ thành nghệ thuật, thành tác phẩm để thưởng thức với cảm xúc nồng nhiệt. Quả thực mỗi tác giả đã tìm thấy công chúng lý tưởng của mình, hơn thế nữa, là những nghệ sĩ đồng điệu sóng não, sóng cảm xúc. Chính nơi đây, chúng tôi, những tác giả không chỉ đến từ châu Âu mà từ nhiều quốc gia thuộc châu lục khác trên thế giới (Mỹ, Hàn Quốc, Colombia, Nga, Việt Nam, …), đã thực sự ngây ngất trong hạnh phúc. Nếu như thời nay, người ta cho rằng càng thành công về kinh tế, thì hạnh phúc dường như càng khó trải nghiệm, nhưng tại Liên hoan thơ châu Âu lần thứ 13, với chủ đề “Hạnh phúc thơ ca”, thì thơ ca chính là sự thể hiện tối đa sức sáng tạo và thăng hoa từ nghị lực, ước nguyện tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho tâm hồn người. Thơ là đặc ân, là hạnh phúc sâu thẳm từ bên trong, hiếm khi đạt được từ các phương tiện khác, đang được tuôn trào như suối nguồn, chia sẻ cho mọi người ở đây. Đó là hạnh phúc lý tưởng, mà người Ý đã biết cách thưởng thức nó từ trong máu của mình. Tại Đại học Insubria, các nhà thơ khách mời của Liên hoan đã có buổi đọc thơ và đối thoại liên văn hóa. Sinh viên đã đưa ra những câu hỏi thú vị, nhưng khá hóc xương. Có những câu hỏi khủng, mang tầm vóc lớn và tầm nhìn xa nên câu trả lời của tác giả khó có thể đáp ứng đủ, có lẽ cần cả một hội thảo khoa học lớn để thỏa mãn. Thế cho nên, nhà thơ Attila F. Balazs của Hungary đã phải thốt lên rằng “Nhà thơ chỉ viết, không nói!” để thoái thác câu trả lời trực tiếp cho lớp khán giả sinh viên với một câu hỏi đề cập đến vấn đề quá phức tạp. Trong trường hợp của tôi, sau khi đọc bài thơ Sự sụp đổ của nhân tính , một em sinh viên đã hỏi: “Theo bà, nỗi đau lớn bà đề cập trong tác phẩm này, mang lại lợi ích gì cho người đọc chúng tôi ở một quốc gia khác?” – Tôi đã đáp, rằng chúng ta tuy thuộc các quốc gia khác nhau, nhưng lại chung một Trái đất, chung mẹ Thiên nhiên. Nỗi đau từ một cá nhân nhỏ bé ở bất cứ một điểm nào, thuộc quốc gia nào trên thế giới, đều theo mạch ngầm chung lan tỏa, ảnh hưởng toàn cầu. Đó là lợi ích và cũng là hệ lụy của toàn cầu hóa. Trong lịch sử dài của loài người và trái đất, chúng ta không lúc nào là không phải đối diện với những nỗi đau do khủng hoảng, chiến tranh, xung đột, bóc lột, ô nhiễm, mất mát, khủng bố,… Chúng ta luôn cố gắng chiến đấu chống lại nhưng dường như sau hàng ngàn năm, tới nay những nỗi đau này vẫn tiếp diễn, vậy thì có giải pháp nào? Chỉ có cách thấu hiểu quy luật, chấp nhận tính đối ngẫu của đời sống, học từ nỗi đau để trưởng thành, tiếp tục lớn lên, phát triển, thay đổi, cải biến… Và thơ là thăng hoa của thấu hiểu. Buổi gặp gỡ tiếp theo là với các nghệ sĩ tương lai, những sinh viên của trường Nghệ thuật Teresa Ciceri. Từ những tháng trước đó, những nghệ sĩ trẻ này đã nhận thơ của các tác giả khách mời, đọc thơ và diễn giải các câu thơ bằng nhiều hình thức nghệ thuật, như kịch ngắn, và đặc biệt là âm nhạc. Các nhà thơ đọc thơ bằng tiếng mẹ đẻ, tiếp theo đó các nghệ sĩ đã biểu diễn kịch ngắn hoặc tác phẩm âm nhạc sáng tác trên nền tảng nội dung bài thơ gốc. Đặc biệt trang trọng là buổi đọc thơ và Lễ trao giải thưởng của Liên hoan thơ diễn ra tại Villa cổ sang trọng và mỹ lệ có tên Gallia bên bờ hồ Como danh tiếng với sự tham gia của các quan chức thành phố Como, đại diện lãnh sự một số nước có tác giả tham gia Liên hoan, các văn nghệ sĩ địa phương và khán giả yêu thơ. Tôi thật bất ngờ khi được Ban tổ chức Liên hoan thơ châu Âu lần thứ 13 trao cho Giải thưởng đặc biệt vì công lao phổ biến, đưa thơ văn Việt Nam đến với quốc tế. Nhà thơ Carlos Velasquez Torres của Colombia được trao Giải thưởng về những hoạt động tích cực trong việc xuất bản thơ, phổ biến thơ trên toàn cầu. Nhà thơ Attila F. Balazs được nhận Giải thưởng đặc biệt về hoạt động xuất bản và phổ biến thơ Hungary. Một số nhà thơ khác được nhận Bằng chứng nhận tham gia Liên hoan thơ châu Âu lần thứ 13… Ngày cuối cùng của Liên hoan thơ, chúng tôi thực sự thư giãn với buổi đi bộ đọc thơ. Gần 10 giờ sáng, đoàn các nhà thơ xuất phát từ khách sạn Metrolope bên bờ hồ Como, đi bộ đến Quảng trường, Nhà thờ, Câu lạc bộ phi thuyền,… các địa danh lịch sử và kiến trúc nổi tiếng tại Como để tham quan và đọc thơ. Chương trình được phối hợp với Hiệp hội du lịch Sentiero dei Sogni nên khán giả là những khách du lịch và nhà thơ, các nghệ sĩ có quan tâm đã đăng ký trước để được tham gia đoàn du thơ đặc biệt này. Cứ đi đến mỗi địa danh, thì một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về địa danh, một nhà thơ địa phương đọc bài thơ sáng tác về địa danh đó, sau đó đến nhà thơ khách mời của Liên hoan đọc một bài thơ của mình. Khi đến Câu lạc bộ phi thuyền, tôi đã đọc tác phẩm Sống như một bài thơ của mình. Nhà thơ Laura Garavaglia, Giám đốc nghệ thuật Liên hoan thơ châu Âu giải thích, lý do chị chọn cho tôi được đọc thơ ở địa điểm Câu lạc bộ phi thuyền Como này, là bởi những phi thuyền lướt nhẹ trên hồ rồi cất cánh bay lên, cho du khách thưởng ngoạn toàn cảnh hồ Como từ trên cao, khiến chị nhớ Vịnh Hạ Long của Việt Nam. Tôi thực sự cảm kích trước sự chuẩn bị thấu đáo và ý nghĩa này, mà nhà thơ người Ý đã dành cho Việt Nam và cho tôi. Chị cũng chia sẻ rằng, trong Liên hoan thơ này, chị mong muốn mỗi nhà thơ đều được quan tâm kỹ lưỡng nhất, và thấy mình được là người đặc biệt, được kết nối liên tục từng phút với Ban tổ chức, cũng như bạn thơ và khán giả yêu thơ, chú ý đến thơ thật sự. Buổi chiều cùng ngày, chúng tôi đọc thơ trong biệt thự cổ Sormani Marzorati của một gia đình quý tộc Ý lâu đời. Khán giả là tầng lớp quý tộc Ý, là bạn và người trong gia đình của chủ sở hữu biệt thự. Thêm một trải nghiệm mới mẻ cho chúng tôi, đọc thơ và giao lưu trong khung cảnh thơ mộng, xa hoa gợi nhớ đến những tiệc tùng và sinh hoạt văn hóa đặc trưng của giới quý tộc Ý cổ xưa. Và cuối cùng, là bản sách hợp tuyển thơ của các tác giả khách mời tham gia Liên hoan thơ, trong phiên bản tiếng Ý, được nhà thơ Laura Garavaglia – Giám đốc nghệ thuật Liên hoan thơ châu Âu chuyển ngữ và nhà thơ, nhà văn Andrea Tavernati, Phó Chủ tịch Ngôi nhà thơ Como biên tập. Tôi có ba bài thơ được dịch tiếng Ý và chọn in trong hợp tuyển Hạnh phúc thơ ca này ( Sự trống rỗng thiêng liêng , Bài ca sông Hồng , Sự sụp đổ của nhân tính ). Đó chính là món quà tặng tuyệt diệu chúng tôi cùng nhận được trong sự kiện. Ba ngày Liên hoan thơ châu Âu tại Como (Ý) là ba ngày đắm say ngây ngất trong một thực tại như mơ của các nhà thơ. Chúng tôi trân trọng và ghi lại, lưu trữ mãi mãi giá trị cảm xúc thật thiêng liêng này, như một cách để Sống Như Ý và Thưởng thức Thơ kiểu Ý.
Thưởng thức thơ kiểu Ý – Ghi chép của Kiều Bích Hậu
2,817
Một tác phẩm tranh cổ động đề tài "Thi đua là yêu nước". (Ảnh: Cục Văn hóa cơ sở). Qua gần 40 năm đổi mới, chúng ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như ngày nay nhờ nhiều nhân tố, trong đó có Thi đua yêu nước. Thời gian lùi xa càng tỏ rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua yêu nước vẹn nguyên một tài sản tinh thần vô giá, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Quan điểm phương pháp luận có tính nguyên tắc trong học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về Thi đua yêu nước là học tinh thần xử trí mọi việc; học lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc; nắm vững tư duy, phương pháp biện chứng; học gắn với hành, trong học có hành, trong hành có học, vừa kiên định vừa đổi mới, sáng tạo. Thứ nhất, những người thi đua là những người yêu nước nhất. Đại hội XIII nhấn mạnh khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc. Có nhiều cách để khơi dậy tinh thần yêu nước nhưng hàng đầu, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn phải bằng thi đua yêu nước. Thi đua yêu nước cần được hiểu thi đua về lòng yêu nước và thi đua là yêu nước. Thi đua về lòng yêu nước tức là không phải nói về lòng yêu nước mà phải hành động để tỏ rõ lòng yêu nước. Phải bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hằng ngày, suốt đời, việc lớn việc nhỏ. Mỗi cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, bộ đội, công an nhân dân, thế hệ trẻ, người cao tuổi, cựu chiến binh, phụ nữ tự khơi dậy mạnh mẽ lòng yêu nước qua việc làm cụ thể của mình. Với tinh thần cống hiến, trách nhiệm, làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả để biến “mười ngón tay vót chông” thành “mười ngón tay lướt nhanh trên bàn phím” như một cách nói hình ảnh để thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là yêu nước, là thi đua. Đó là hình ảnh sống động của một đất nước thi đua trong tình hình mới. Nói yêu nước mà “trùm chăn” không làm gì, làm hời hợt, qua loa, đại khái, làm cho có chuyện, cầm chừng, phòng thủ, che chắn, sợ trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm…, thì dù có nói bao nhiêu, sâu sắc đến mấy cũng không thể gọi là người yêu nước. Nếu là cán bộ thì họ là những người có tội với Tổ quốc và nhân dân. Vì cán bộ là công bộc của dân, có trách nhiệm phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Không làm việc thì không xứng đáng là đày tớ trung thành của dân. Người yêu nước thì phải làm việc với tinh thần thi đua. Trong công việc và quá trình làm việc chính là vun bồi lòng yêu nước. Năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc chính là thước đo lòng yêu nước, và yêu nước chính là làm cho năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao hơn, tốt hơn, chất lượng hơn. Thứ hai, thi đua làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ vẹn nguyên giá trị trong tình hình hiện nay. Nói đến thi đua là để có nhiều sản phẩm, càng nhiều càng tốt. Nhiều mà lâu thì không ổn, mà phải nhanh. Muốn nhanh thì phải sáng tạo, đổi mới tư duy kịp xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chống bảo thủ, trì trệ. Nhiều, nhanh mà chất lượng kém thì không có ý nghĩa gì. Chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu, cơ bản, lâu dài, chứa đựng giá trị đạo đức trong lao động sản xuất. Nhiều, nhanh, tốt đi liền với rẻ. Muốn vậy phải tăng năng suất, chú trọng khoa học công nghệ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, chống bệnh thành tích. Với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, làm chủ của nhân dân, chúng ta tin tưởng phong trào thi đua nhiều, nhanh, tốt, rẻ thực hiện được và phải thực hiện được. Nếu một trong bốn điều đó chưa đạt được, đồng nghĩa với phong trào thi đua chưa thật vẻ vang, chưa mang lại ích nước, lợi dân. Thi đua tăng cường đoàn kết, đoàn kết đẩy mạnh thi đua đang soi sáng nhiệm vụ củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Lời dạy của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” chứa đựng nội hàm về chính trị, đạo đức, văn hóa; là một động lực đẩy mạnh thi đua. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thi đua gắn với đoàn kết được hiểu thi đua tinh thần đoàn kết gắn với thi đua tăng cường đoàn kết và chính đoàn kết lại đẩy mạnh thi đua. Thi đua là hoạt động của mọi người, mọi nhà, mọi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, công an, bộ đội, v.v.. Cả nước thi đua vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, nhân dân hạnh phúc. Mục tiêu cao cả đó chính là sợi dây bền chặt kết nối cả hệ thống chính trị. Đảng, Chính phủ, nhân dân, doanh nghiệp, các giai cấp, tầng lớp dựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, kết thành một khối mới thực hiện được khát vọng của Đảng và dân tộc. Phát huy, tăng cường đoàn kết chính là thi đua, là đẩy mạnh thi đua để thành công ngày càng lớn hơn. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua tỏ rõ khí thế cả nước làm việc, cả nước đoàn kết và thúc đẩy đoàn kết. Khơi dậy một tinh thần, khí thế thi đua làm việc mới để giành lấy danh hiệu lao động xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay là hoàn toàn có thể và rất cần thiết. Trong chống Mỹ, cứu nước, những ngọn cờ, phong trào Duyên hải, Đại phong, Ba nhất, Mỗi người làm việc bằng hai, để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt, Dạy tốt, học tốt, Ba sẵn sàng, Ba đảm đang có ý nghĩa và tác dụng to lớn, thiết thực phải được hiện hữu một cách sống động trong tình hình hiện nay với những cách làm mới, sáng tạo khi đất nước đã đi chặng đường gần 40 năm đổi mới. Đoàn kết không phải ở lời nói mà phải thể hiện trong công việc, bằng công việc và chính thi đua làm việc lại thúc đẩy và tăng cường đoàn kết. Thứ ba, thi đua cải tạo con người, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý nghĩa, giá trị lớn, quyết định trong công tác xây dựng, chỉnh đốn, đổi mới Đảng hiện nay, liên quan đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Thi đua rèn tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là cách thức cải tạo con người tốt nhất. Con người không bao giờ hoàn thiện, luôn có tốt, xấu trong lòng. Cái xấu rất dễ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một trong những phương cách tốt nhất để chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống tha hóa quyền lực là mỗi cán bộ, đảng viên tự suy xét bản thân, tự ý thức, tự biết mình, tự soi để trở thành một con người đặc biệt nhân bản, lý tính, có óc phê phán, dấn thân một cách đạo lý. Đó chính quá trình tự mình “thi đua”, tự sửa, vun bồi cái tốt, triệt tiêu cái xấu, vượt lên chính bản thân mình, tạo thành một công trình mới sáng tạo. Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người lãnh đạo, đứng đầu muốn tận tâm, tận lực phục vụ nhân, Tổ quốc thì trước hết phải biết tận tụy làm người chân chính. Phải tự “thi đua” để xây cái thiện, chống cái ác, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Ý nghĩa của thi đua cải tạo con người còn ở chỗ mỗi đảng viên, cán bộ phải luôn luôn đem phẩm chất, trí tuệ, bản lĩnh, phong cách để cống hiến cao nhất, hiệu quả nhất cho Tổ quốc và nhân dân. Đó là quá trình cán bộ, đảng viên phải tin dân, trọng dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, gần dân, bám sát thực tiễn, học và hành để tiến bộ kịp nhân dân. “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân mới làm được thầy học dân” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr432). Cán bộ, đảng viên là gốc của mọi công việc; công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ đều có nhiều hay ít, to hoặc nhỏ quyền hành. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, của Đảng. Có quyền mà không có đạo đức, thiếu lương tâm, không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân, ăn của đút, “dĩ công vi tư”. Thi đua không phải vì danh, lợi, anh hùng cá nhân, mà để tỏ rõ mình là những người tiên phong trong lao động sản xuất, lãnh đạo, quản lý. Trở thành anh hùng, chiến sĩ thi đua đồng nghĩa với sự gương mẫu về đạo đức cách mạng, biết đặt lợi ích của Tổ quốc và nhân dân lên trên hết, trước hết. Chiến sĩ thi đua là người tận tâm tận lực phục vụ nhân dân, chỉ biết còn Đảng là còn mình, chú trọng lương tâm, coi danh dự là điều thiêng liêng, quý giá nhất; không dính líu gì tới vòng danh lợi. Anh hùng chiến sĩ thi đua là những người tận trung với nước, tận hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Họ là những người luôn suy nghĩ và hành động với tinh thần “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”. Cán bộ, đảng viên phải là những người thi đua nhất vì họ là những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhất. Cán bộ, đảng viên, người đứng đầu thi đua là những người phải có “bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr.187). Tình hình thế giới và trong nước ngày ngày thay đổi. Vì vậy phải tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, học và làm theo những chỉ dẫn của Người là một trong những giải pháp tốt nhất để thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lên./.
“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua…”
2,011
Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ IV) tháng 12-1966 – Nguồn: mcve.org.vn. Trong ba mục đích của phong trào thi đua ái quốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là “Diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm”, thì mục tiêu “diệt giặc dốt nát” chỉ đứng sau “diệt giặc đói khổ” và đứng trước cả mục tiêu “diệt giặc ngoại xâm”. Trong tình thế cách mạng nước nhà đang phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, có ý kiến cho rằng nên đưa mục đích “diệt giặc ngoại xâm” lên trước thì phù hợp hơn với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Nhưng tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa mục đích “diệt giặc dốt nát” lên trước mục đích “diệt giặc ngoại xâm”? Điều này thể hiện trí tuệ uyên thâm và tầm nhìn xa trông rộng của Người. Vì trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc , Người đã chỉ ra, kết quả của thi đua ái quốc là “Toàn dân đủ ăn đủ mặc. Toàn dân sẽ biết đọc ,biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực, khí giới để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn”. Như vậy, có thể hiểu rằng, muốn kháng chiến thành công thì trước hết phải thanh toán được nạn đói khát, cung cấp đủ lương thực thực phẩm để nuôi dưỡng lực lượng quân hùng tướng mạnh, đồng thời phải xóa bỏ được nạn mù chữ, nâng cao kiến thức văn hóa cho đồng bào, chiến sĩ. Hàm ý thông điệp ở đây là: Muốn làm được bất cứ việc gì lớn lao, cao cả, cũng phải luôn quan tâm đến hai vấn đề căn cốt nhất là việc ăn, việc học hành để con người có đủ sức khỏe, tri thức làm chủ cuộc sống, làm chủ xã hội. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh cách làm là phải dựa vào “lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân” và khẳng định sứ mệnh cao cả của thi đua yêu nước chính là để “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Kể từ khi rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911 đến lúc từ trần ngày 2/9/1969, trong gần 60 năm cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, một trong những mục tiêu lớn nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo đuổi và thực hiện là mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bởi thế, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã chính thức quyết định lấy tên quốc hiệu nước ta là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, kèm theo tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Theo Người, độc lập chủ quyền, thống nhất giang sơn, toàn vẹn lãnh thổ không thể tách rời cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Bởi như Người từng khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” và: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”. Nhân dân là chủ nhân chân chính của lịch sử, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, muốn phong trào thi đua yêu nước thành công thì phải biết dựa vào sức dân, phát huy nội lực của dân, nhưng đồng thời phải “gây hạnh phúc cho dân”, tức là phải mang lại những lợi ích thiết thực (cả vật chất và tinh thần) cho nhân dân thụ hưởng. Đó là hàm ý sâu xa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc nhớ chúng ta là mọi phong trào thi đua đều phải hướng về và phục vụ lợi ích, hạnh phúc của nhân dân. Một trong những nét nổi bật làm nên tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc là lần đầu tiên Người đã xác định văn hóa cũng là một mặt trận: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, thông kim bác cổ, am tường văn hóa Đông Tây, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng yếu tố văn hóa trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Vì con người gắn liền với văn hóa, đấu tranh trên mặt trận văn hóa thực chất là đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ những tàn dư tiêu cực, lạc hậu của xã hội phong kiến, thực dân và những tệ nạn xấu xa của xã hội đương thời, đồng thời quan tâm xây dựng, vun trồng, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa mới. Bởi những giá trị văn hóa như Người đã khẳng định: “Cần kiệm liêm chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”. Đặt trong bối cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn, gian khổ và nhất là đồng bào, chiến sĩ cả nước đang phải đối mặt trực tiếp với sự xâm lăng của kẻ thù, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mỗi người dân không chỉ trở thành chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, mà còn là chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa, chính là khẳng định ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Thông điệp về coi trọng mặt trận văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vì Người từng khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” với hàm ý văn hóa giữ vai trò như là ngọn “đèn pha” soi sáng cho con người đi về phía trước. Đây là một quan điểm sáng tạo, độc đáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua”. Như vậy, có 5 thành phần cơ bản tham gia thi đua ái quốc là “sĩ, nông, công, thương, binh”. “Sĩ” ở đây là thành phần trí thức, là những người có học vấn, có hiểu biết cao trong xã hội. Đây là lực lượng nòng cốt truyền bá, phổ biến kiến thức trong xã hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ xã hội. Cùng với khơi dậy tinh thần hăng hái thi đua của các thành phần nông dân, công dân, thương nhân, công chức, viên chức, người già, trẻ em, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động: “Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh”. “Sáng tác” gắn liền với hoạt động chuyên môn của giới văn nghệ sĩ, “phát minh” gắn với các công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của giới khoa học, kỹ sư. Việc đặt đúng vị trí, vai trò cũng như khơi trúng mạch nguồn ý thức, khả năng sáng tạo của giới trí thức trong thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hàm ý gửi gắm một thông điệp: Biết tập hợp, tổ chức, huy động sức lực, tài năng, trí tuệ của đội ngũ trí thức là góp phần cho công cuộc “diệt giặc dốt nát” mau chóng giành thắng lợi và thúc đẩy công cuộc kiến thiết nước nhà đi tới thành công. Với cách tiếp cận này, thêm một lần khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự đề cao vị thế xã hội và coi trọng vai trò to lớn của đội ngũ tri thức. Và trên thực tế, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã thuyết phục, lôi cuốn được nhiều học giả, trí thức, nhà khoa học uyên bác đi theo cách mạng và đóng góp nhiều thành tựu cho sự nghiệp cách mạng nước nhà. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: hochiminh.vn). Nhằm khích lệ phong trào thi đua ái quốc của nhân dân ta, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời hiệu triệu: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi trong thi đua ái quốc. Hỡi toàn thể đồng bào! Hỡi toàn thể chiến sĩ! Tiến lên!”. Trong lời hiệu triệu này, Người không nói “Hỡi toàn thể nhân dân!” mà là “Hỡi toàn thể đồng bào!”. Trước đó hai năm, khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ngay từ câu mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Hỡi đồng bào toàn quốc!”. Dùng hai tiếng “đồng bào”, Người muốn khơi gợi, đánh thức trong tình cảm mỗi người dân Việt về huyền thoại “cha Rồng, mẹ Tiên đẻ ra bọc trăm trứng”, về cội nguồn “cùng một bào thai” của nòi giống Việt để từ đó bồi đắp tình yêu xứ sở và nhân lên sức mạnh đoàn kết dời non lấp biển, vững tâm quyết chí đánh tan kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất non sông. Là người thấu hiểu, thấm nhuần sâu sắc lịch sử và văn hóa nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, cội nguồn, truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta để động viên đồng bào, chiến sĩ nhen lên ngọn lửa truyền thống hào hùng của ông cha để đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc. Thông điệp văn hóa mà Người muốn gửi gắm, chuyển tải ở đây là, biết khơi đúng tâm lý, tinh thần dân tộc và mạch nguồn văn hóa truyền thống cũng là một trong những cách phát huy sức mạnh nội sinh để thực hiện thắng lợi phong trào thi đua yêu nước.
Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc
1,906
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những điển hình tiên tiến dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào, đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, vì lợi ích của quốc dân đồng bào. Sáng 11-6, tại Hà Nội , Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Trung ương, đã dự và phát biểu tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc trong phong trào thi đua yêu nước, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948 – 11.6.2023). Sự kiện có sự tham dự của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và 700 đại biểu điển hình tiên tiến được tuyên dương. Thủ tướng Chính phủ phát biểu. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng cho biết cách đây 75 năm, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Người chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”, “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi…” Lời kêu gọi của Bác như lời hiệu triệu non sông, đã cổ vũ, truyền cảm hứng, động viên, khích lệ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, có nhiều sáng kiến, cải tiến trong lao động, sản xuất và chiến đấu, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Thủ tướng, từ đó đến nay, thi đua yêu nước đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp từ miền xuôi đến miền núi, biên giới, hải đảo; từ thành thị tới nông thôn với sự tham gia tích cực của người dân, từ các cụ già cho đến các cháu nhỏ và đạt được những kết quả to lớn, rất đáng trân trọng. Đây là một động lực quan trọng để cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành tham dự hội nghị. Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong gần 40 năm Đổi mới, các phong trào thi đua ngày càng nở rộ, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, gắn với các tầng lớp nhân dân, có sức lôi cuốn, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Phong trào thi đua đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cả nước và của từng cơ quan, địa phương, đơn vị với những nội dung cụ thể, thiết thực. Nhiều đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích, nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả được nhân rộng, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước và xã hội. Tiêu biểu như phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Thi đua quyết thắng”, “Vì an ninh Tổ quốc”; “Dạy tốt, học tốt”; “Dân vận khéo”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”… Những phong trào thi đua này đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng của Nhân dân ta. Các điển hình tiên tiến được tuyên dương. Tại hội nghị hôm nay, có 700 đại biểu điển hình tiên tiến – những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa của phong trào thi đua yêu nước, là những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực, trên mọi miền của Tổ quốc. Nhắc lại đại dịch COVID-19, dù thời khắc lịch sử ấy đã qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta không thể nào quên hình ảnh những “anh hùng áo trắng”, những chiến sĩ quân đội, công an trên tuyến đầu; những tình nguyện viên, người theo đạo sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy vì sức khỏe, tính mạng của cộng đồng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Chúng ta không thể quên những cụ già, cháu bé chắt chiu từng đồng để cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19. Đó là những tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm sẵn sàng đóng góp tài chính, hỗ trợ trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh theo lời kêu gọi thi đua ái quốc. Hội nghị có sự tham dự của 700 đại biểu điển hình tiên tiến toàn quốc. “Đây thực sự là biểu tượng cao đẹp về tinh thần yêu nước, về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về truyền thống và bản lĩnh Việt Nam anh hùng”- người đứng đầu Chính phủ nói. Thủ tướng khẳng định những điển hình tiên tiến dù ở độ tuổi, cương vị nào, ngành nghề nào đều tỏa sáng tinh thần yêu nước, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, vì lợi ích của quốc dân đồng bào; tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, khát vọng vươn lên, cống hiến vì cộng đồng, vì xã hội. Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, thấm nhuần sâu sắc tinh thần “càng khó khăn thì càng phải thi đua”. Đối với các điển hình tiên tiến, không được chủ quan, thỏa mãn, luôn giữ vững tinh thần, nhiệt huyết, tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, cống hiến nhiều hơn nữa cho cộng đồng và xã hội, cho Tổ quốc và cho Nhân dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Những điển hình tiên tiến đều tỏa sáng tinh thần yêu nước
1,090
Mực nước sông Ness - con sông lấy nước từ hồ Loch Ness - đã hai lần rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay. Ảnh: BBC. Mực nước ở hồ Loch Ness (Scotland, Anh) và sông Ness đều đã rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, Guardian đưa tin hôm 10/6. Hồi tháng trước, mực nước hồ Loch Ness đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi số liệu thống kê bắt đầu được lưu trữ năm 1990. Giờ đây, nước vẫn ở mức “thấp”, theo đánh giá của giới chức Anh. “Tôi không nhớ rằng mực nước hồ đã từng thấp như thế này kể từ năm 1989”, ông Adrian Shine, người đã nghiên cứu hồ Loch Ness trong nhiều thập kỷ, nói với BBC. Loch Ness là hồ lớn nhất nước Anh tính theo dung tích. Trong khi đó, ông Brian Shaw, giám đốc một tổ chức quản lý hoạt động khai thác cá hồi địa phương, cho biết kích thước của sông Ness – con sông lấy nước từ hồ Loch Ness – đã co lại đáng kể. “Tình trạng này thường không tốt cho hoạt động câu cá”, ông Shaw nói. “Mực nước sông Ness trong năm nay đã hai lần rơi xuống mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm, mà mùa hè mới chỉ bắt đầu”. Theo ông Shaw, hoạt động trữ nước của các nhà máy thủy điện góp phần ảnh hưởng tới mực nước hồ Loch Ness. Thời tiết khô hạn trong những tuần qua đã buộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland (SEPA) ban bố cảnh báo về tình trạng khan hiếm nước ở một số khu vực. Cơ quan trên cho rằng tình trạng này sẽ “gia tăng nhanh chóng” trong những tuần tới do thiếu mưa và nhiệt độ cao. “Những tháng tới sẽ là thách thức cho những ai có hoạt động kinh doanh dựa vào nước”, ông Nathan Critchlow-Watton, lãnh đạo bộ phận quản lý nước của SEPA, nói. “Các cơ sở kinh doanh cần hành động ngay để tối đa hóa nguồn tài nguyên có thể sử dụng và ngăn ngừa gây tổn hại thêm tới môi trường”.
Hồ Loch Ness cạn nước
356
Các nhà khoa học đã có cơ hội đầu tiên quan sát trực tiếp sự ra đời của một Wolf-Rayet, lớp sao quái vật rất kinh khủng của vũ trụ, vẫn còn phủ nhiều bí ẩn. Sử dụng Đài thiên văn Keck đặt trên đỉnh núi lửa Manua Kea ở Hawaii, một nhóm nghiên cứu Mỹ đã theo dõi ngôi sao tên BELLS 1 thuộc thiên hà Triangulum (Messier 33) và đầy kinh ngạc khi nhận thấy nó đang biến đổi ngay trước mắt mình. Theo tờ Space, các quan sát đầu tiên vào năm 2018 cho thấy ngôi sao này có 3 vạch phát xạ, nhưng chỉ đến năm 2022 nó đã có thêm một vạch phát xạ mới. Một “quái vật” Wolf-Rayet gần hơn được kính viễn vọng James Webb chụp ảnh trực tiếp – Ảnh: NASA/ESA/CSA. Bốn năm có thể là thời gian dài của con người, nhưng trong tuổi đời của một vật thể vũ trụ, nó chỉ là một phần nhỏ của một cái chớp mắt. Vì vậy một thay đổi rõ rệt xuất hiện trong 4 năm cho thấy nó không phải là một thứ bình thường. Vì nó là Wolf-Rayet, một lớp sao khổng lồ, tràn đầy năng lượng, phát triển cực nhanh và cũng chết yểu rất sớm so với một ngôi sao bình thường như Mặt Trời của chúng ta, nhóm nghiên cứu – đến từ Đại học Tufts (Mỹ) – kết luận trong bài trình bài tại cuộc họp lần thứ 242 của Hiệp hội thiên văn Mỹ, vừa được tổ chức ở New Mexico. Các quan sát cũng cho thấy “quái vật” BELLS 1 có khối lượng khủng khiếp, có thể gấp 25 lần Mặt Trời và hiện đã 10 triệu tuổi. Các bước sóng của bức xạ điện từ mà nó phát ra cho thấy ngôi sao đang khuấy động carbon hoặc sắt sâu bên trong nó thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân, cho thấy nó đang sắp sửa tiến đến giai đoạn cuối đời, phát nổ thành siêu tân tinh. Tuy sao Wolf-Rayet yểu mệnh nhưng tuổi đời của nó vẫn quá lớn so với con người, vì vậy quan sát được quái vật vũ trụ này phát triển trong thời gian thực là cơ hội ngàn năm có một. Trước đó lớp sao này chỉ được biết đến thông qua những dữ liệu thể hiện nó trong trạng thái đã phát triển thành Wolf-Rayet, chứ chưa ai quan sát được giai đoạn này. Việc quan sát tiếp tục nó trong tương lai có thể cung cấp thêm nhiều hiểu biết thú vị khác về cách quái vật này biến hình. Theo NASA, chỉ có khoảng 200 sao Wolf-Rayet đã được biết đến trong thiên hà Milky Way của chúng ta. Có thể có khoảng 1.000-2.000 cái đang tồn tại, nhưng bị che khuất bởi lớp bụi dày theo góc nhìn từ Trái Đất .
Phát hiện ‘quái vật huyền thoại’ đang sinh ra trực tiếp trên bầu trời
474
Tiểu hành tinh 488453 (1994 XD) dự kiến sẽ lao qua Trái Đất vào ngày 12/6 với vận tốc hơn 77,200 km/h. Theo Newsweek, tiểu hành tinh 488453 (1994 XD) với kích thước tương đương tòa nhà Empire State sẽ bay qua Trái Đất của chúng ta vào ngày 12/6. Đường kính của tiểu hành tinh 488453 (1994 XD) ước tính 370 – 830 m, theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA. So với nó, tòa nhà Empire State ở Mỹ cao 381 m. Dự kiến tiểu hành tinh này sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách 0,02114 AU (AU là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời), tương đương 3,16 triệu km. Để so sánh, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 384.633 km. Tiểu hành tinh 488453 (1994 XD) sẽ lướt qua Trái Đất với tốc độ 77.248 km/h. Mô phỏng một tiểu hành tinh lao về phía Trái Đất. (Ảnh minh họa: Hầu hết các tiểu hành tinh bên trong Hệ Mặt Trời là những mẩu hành tinh nằm ở vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đôi khi, lực hấp dẫn của sao Mộc đẩy một số tiểu hành tinh vào vành trong của hệ, lướt qua các hành tinh như Trái Đất. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính có hơn 1,1 triệu tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời . Cơ sở dữ liệu Small-Body của Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA cho thấy 488453 (1994 XD) quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 3,6 năm, nhưng không đến quá gần Trái Đất. Tiểu hành tinh bay cách Trái Đất từ 48 triệu km được xếp vào nhóm “vật thể gần Trái Đất” (NEO). Tính đến nay, NASA đã phát hiện 31.000 NEO. NEO bay trong phạm vi 7,4 triệu km tính từ quỹ đạo Trái Đất và lớn hơn 140 m nằm trong danh mục vật thể có khả năng gây nguy hiểm. Do kích thước và khoảng cách với Trái Đất, 488453 (1994 XD) cũng nằm trong nhóm này cùng 2.300 tiểu hành tinh khác. Tuy nhiên, không có tiểu hành tinh nào có nguy cơ va chạm với Trái Đất trong vòng 100 năm tới, theo Văn phòng điều phối phòng thủ hành tinh của NASA . Nhưng nếu tiểu hành tinh lớn cỡ 488453 (1994 XD) đâm vào Trái Đất, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Tiểu hành tinh đường kính 100 – 200 m có thể gây ra thảm họa ở quy mô khu vực, xóa sổ một nước nhỏ, ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. (Nguồn: Newsweek)
Tiểu hành tinh có đường kính 830 m sắp lao qua Trái Đất
430
Trong lịch sử dân tộc, Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức đặc biệt. Hai Bà Trưng đã tiến hành lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành độc lập dân tộc (40-43), được dân chúng suy tôn là Trưng Nữ Vương. Các sử sách về sau trong đó có cả sử Trung Quốc đều ghi chép về sự kiện này. Hiện trên cả nước có rất nhiều về đình, đền, chùa, miếu thờ phụng, tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng của bà. Đây cũng là đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn với các tiền nhân của dân tộc của nhân dân ta. Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương của nhà văn Phùng Văn Khai được viết trong bối cảnh ấy. Đã như bản hùng ca về độc lập dân tộc từ cách đây gần 2.000 năm. Nhà Văn Phùng Văn Khai trao tặng sách. 1 – Nhà Văn Phùng Văn Khai với các tiểu thuyết lịch sử Nhà văn Phùng Văn Khai sinh năm 1973 tại Thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm , tỉnh Hưng Yên . Hiện là Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Phùng Văn Khai được biết đến với kho tiểu thuyết lịch sử gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc và Trưng Nữ Vương là tiểu thuyết lịch sử mới nhất đang được ra mắt tới bạn đọc. Tiểu thuyết lịch sử vẫn luôn là một chủ đề không hề dễ bởi để viết lên một tác phẩm, đòi hỏi nhà văn không chỉ có niềm đam mê, tình yêu với lịch sử mà cần phải hiểu rõ nó, đây cũng chính là một thử thách lớn với người cầm bút bởi những đặc trưng của thể loại này. Khi sáng tác bên cạnh sự am tường, hiểu biết sâu sắc về quá khứ, sự cần mẫn, nghiêm túc trong việc xử lý tư liệu, bản lĩnh và tài năng trong sáng tạo nghệ thuật, còn là lòng tự tôn dân tộc, đặc biệt là văn hóa ứng xử với những giá trị truyền thống và các vĩ nhân của dân tộc. Và chính vì điều đó, nguồn tài liệu để tạo nên tiểu thuyết là hết sức quan trọng để hội tụ đủ “bề trong, bề sâu, bề xa, bề sau”. Nhà thơ Trần Đăng Khoa tại buổi trao tặng sách tiểu thuyết lịch sử “Trưng Nữ Vương”. Bằng ngòi bút của mình nhà văn Phùng Văn Khai không chỉ kể lại sự kiện và nhân vật, mà còn tái hiện lại cuộc sống con người với cả không khí thời đại, các chi tiết về tâm hồn, cá tính, trang phục, lời ăn tiếng nói,…khiến cho người đọc không chỉ đọc một câu chuyện, mà còn sống, với thời đại ấy nữa. Mỗi cuốn sách cần một điểm tựa, và nền tảng của Trưng Nữ Vương chính là phật giáo. Nhà văn đã dày công tìm hiểu lịch sử đến những nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo, cùng các đình, đền, chùa, những nơi thờ phụng và tôn vinh công trạng của Trưng Nữ Vương cùng các tướng để có thể có cái nhìn tổng quan hơn, đặc sắc hơn cho chính nhân vật tiểu thuyết của mình. 2 – Tiểu Thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương Mở đầu tiểu thuyết Trưng Nữ Vương , tác giả đã có chủ ý soạn một bài ca theo thể song thất lục bát giống như một Chúc văn khái quát thân thế cuộc đời và sự nghiệp của Trưng Nữ Vương với những chiến công hiển hách lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách đô hộ phương Bắc giành độc lập dân tộc. Chúc văn như một bản hùng ca với những sự kiện lịch sử trước, trong và sau công cuộc giành độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng. Trong các tiểu thuyết Phùng Văn Khai đã xuất bản như: Phùng Vương; Ngô Vương; Nam Đế Vạn Xuân; Triệu Vương Phục Quốc; Lý Đào Lang Vương; Lý Phật Tử định quốc đã xuất hiện các bản Chúc văn . Một số bài viết, luận văn thạc sĩ về các tiểu thuyết trên đã phân tích kỹ lưỡng về giá trị nghệ thuật của các bài Chúc văn, Hịch văn trong tiểu thuyết của ông. Đây là một sáng tạo khá thú vị đã được mở đầu trong TRưng Nữ Vương. Nhà văn Phùng Văn Khai ký tặng sách tại di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng. Nhà văn Phùng Văn Khai đã khai thác rất có hệ thống trên tinh thần một câu đối có thể nói rằng hay nhất trong hệ thống câu đối về Hai Bà Trưng hiện được đặt ở đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh, Hà Nội: Đồng trụ chiết hoàn, Giao Lĩnh trĩ Cẩm Khê doanh trạc, Hát Giang trường. Tinh thần của đôi câu đối khẳng định sự độc lập bền vững và sự phát triển dài rộng của người phương Nam – Giao Chỉ – Giao Châu – An Nam – Đại Việt – Việt Nam trong nhiều nghìn năm lịch sử cũng là cách phản biện quan điểm về cột đồng Mã Viện: Đồng trụ chiết – Giao Chỉ diệt mà không ít người vẫn nhắc đến. Trên tinh thần ấy, tiểu thuyết Trưng Nữ Vương đã lý giải việc khơi nguồn quốc thống trước hết phải dựa vào sức mạnh của toàn dân. Đất Giao Chỉ khi dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán đứng đầu là Thái thú Tô Định gồm mười huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Uyên, Chu Diên đều là các vùng đất của vua Hùng Vương – quốc chủ của nhà nước Văn Lang lừng danh trong lịch sử. Nhà văn Phùng Văn K đã dựa vào các tư liệu lịch sử để xây dựng hệ thống nhân vật phần lớn đã được sử sách ghi lại và quen thuộc với đời sống văn hóa tinh thần, hiện nay đã được đặt các tên phố tên phường như: Lê Chân, Thánh Thiên, Nguyễn Tam Trinh, Hồ Đề… đã góp phần để bạn đọc có thêm sự cảm hiểu với các võ công, tính cách của các vị tướng của Trưng Nữ Vương . Nhà văn Phùng Văn Khai ký tặng sách tại di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng. Khát vọng độc lập chưa bao giờ nguôi cháy bỏng trong các người con dân tộc Việt Nam mà tiêu biểu nhất phải kể đến thời kỳ Hai Bà Trưng giương cờ khởi nghĩa. Khi đó, ở phương Bắc, Hán Quang Vũ Đế đang làm vua nhà Đông Hán rất hùng mạnh. Bản thân Vũ Đế là một trong những vị vua giỏi chinh chiến bậc nhất, từng dẫn binh đánh dẹp quần hùng dựng lại đế nghiệp cho họ Lưu, sau này các sử gia đều đánh giá rất cao tài năng quân sự của ông. Ấy vậy mà, chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng cùng các tướng đã nhất loạt đánh chiếm và làm chủ các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố thuộc đất Lĩnh Nam, còn tiến binh xuất quan đánh được 65 thành trì vùng Lĩnh ngoại chấn động triều đình Hán Quang Vũ Đế. Điều đó cho thấy, khát vọng độc lập và phương pháp thực hành để giành quyền độc lập của Hai Bà Trưng đã lan truyền thông suốt tới khắp trong ngoài đất Lĩnh Nam. Một trong những đặc sắc của Trưng Nữ Vương là tác giả đã miêu tả sâu sắc, kỹ lưỡng các lễ hội, tập tục cổ truyền của người Việt Cổ còn cho đến hôm nay như các hội vật, hội đua thuyền, hội đánh đu, hội đánh cờ, hội chọi trâu,… Điều đó cho thấy, trong tâm thức và tâm linh người Việt, tinh thần sáng tạo và tinh thần độc lập đã có từ rất sớm. 3 – Giá trị giáo dục truyền thống, văn hóa – lịch sử trong Trưng Nữ Vương Sử học vẫn luôn là một trong những bài học chưa bao giờ dễ, việc giới trẻ ngày nay biết và hiểu lịch sử vẫn luôn là vấn đề hết sức quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Vậy làm sao để không chỉ thông qua những bài học lý thuyết khô khan trên lớp mà học sinh, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc thì Phùng Văn Khai đã thông qua chính ngòi bút của mình đã biến lịch sử thành những cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, chân thật mang đến cho độc giả chiều sâu, những khía cạnh mà ít ai được biết tới. Tác giả Lâm Như Quỳnh. Lịch sử qua ngòi bút của Phùng Văn Khai không chỉ là những câu chuyện xưa cũ, không chỉ gợi lên những vấn đề của xã hội đương đại hôm nay mà lịch sử còn chính là văn hóa. Như Bác Hồ có hai câu thơ: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Đây không đơn thuần chỉ là lời kêu gọi mà còn là chân lý, là khoa học, là mỹ học. Thông qua tiểu thuyết nhà văn Phù Văn Khai không chỉ giúp bạn đọc hiểu thêm về lịch sử mà sâu xa hơn nữa là tâm huyết gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, lòng kính trọng với những công lao to lớn mà các thế hệ trước phải hi sinh bằng xương, bằng máu để gìn giữ giành được độc lập, giành lại cuộc sống hòa bình như hiện nay. Tác giả Lâm Như Quỳnh. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Phùng Văn Khai còn chính là nguồn tài liệu, văn phong hết sức quý giá và phong phú với bạn đọc. Kho tiểu thuyết lịch sử gồm: Phùng Vương, Ngô Vương, Nam Đế Vạn Xuân, Triệu Vương phục quốc, Lý Đào Lang Vương, Lý Phật Tử định quốc và Trưng Nữ Vương đều là những tài liệu phong phú cho các công trình nghiên cứu lịch sử, phật giáo,…
Tiểu thuyết lịch sử Trưng Nữ Vương – Bản hùng ca độc lập dân tộc – Tác giả: Lâm Như Quỳnh
1,670
Theo Thủ tướng Chính phủ, sửa đổi dự án Luật Đất đai phải giải quyết tối đa các vướng mắc, bất cập đang phải xử lý trong việc khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai – nguồn lực rất quan trọng để phát triển đất nước. Dự án Luật lấy ý kiến của Quốc hội lần thứ hai và được Nhân dân quan tâm với hơn 12 triệu ý kiến góp ý cho dự án, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh sửa theo hướng định hướng, chủ trương của Nghị quyết 18 của Trung ương về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Đất đai để giải quyết những vấn đề định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước, của quốc gia, cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Dự án luật Đất đai (sửa đổi) rất quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng, đối tượng nhiều, nội dung khó, phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến đời sống nhân dân và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Thủ tướng bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội rà soát thật kỹ, bởi những vấn đề sửa đổi lần này phải tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn. “Khi sửa đổi dự án Luật Đất đai, điều quan trọng nhất phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Tất nhiên không thể đòi hỏi lần sửa đổi này bao quát, xử lý hết các vướng mắc từ thực tiễn. Song, chúng ta phải cố gắng giải quyết tối đa các vướng mắc, bất cập đang phải xử lý trong việc khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai – nguồn lực rất quan trọng để phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi luật này được thông qua sẽ góp phần rất quan trọng giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư. Luật Đất đai được thông qua sẽ góp phần rất quan trọng giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư. Trao đổi với đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh thông tin, dự án Luật phải đảm bảo quan điểm là đảm bảo các định hướng là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Với điều kiện như vậy, trong dự án Luật phải giải quyết được vấn đề như thế nào để đảm bảo yêu cầu sở hữu và quyền sở hữu? “Đó là thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sở hữu đất, định giá đất… các chính sách về đất đai… những vấn đề này trong Luật phải giải quyết được rõ ràng” – Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết. Với dự án Luật, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kỳ vọng việc quản lý và sử dụng đất thì phải đảm bảo được lợi ích của nhân dân, và bên cạnh đó phải nâng cao được hiệu quả quản lý nhà nước và giải quyết các bất cập. Muốn làm được điều đó phải có được cơ sở dữ liệu từ đó sẽ quản lý và điều hành tốt cả về diện tích, hiệu quả nguồn lực đất đai về kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng… và dự án Luật sẽ là cơ sở cho chúng ta đạt được mục tiêu này. Thêm vào đó, tại Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thiết kế 1 điều quy định riêng về chính sách ưu tiên về đất đai đối với đồng bào. Đặc biệt là chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất đối với mục đích đất ở khi cấp giấy chứng nhận lần đầu đối với đất trong hạn mức đất khi được cấp giấy chứng nhận đất lần đầu trong chuyển đổi mục đích từ đất không phải là đất sản xuất sang đất ở. Đây cũng là chính sách được quy định tại Điều 11, Điều 12 của Nghị định 45 của Chính phủ quy định về thu tiền đất, tuy nhiên Nghị định mới chỉ cho phép áp dụng những trường hợp do tách hộ và quy định 2 mức là: miễn sử dụng đất đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi; giảm 50% tiền sử dụng đất đối với các địa bàn còn lại. Đại biểu đề nghị nâng tầm đưa vào quy định trong dự thảo Luật Đất đai, mở rộng đối tượng cho phép áp dụng đối với các trường hợp được tặng, cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất về miễn giảm, giảm sử dụng đất phù hợp với vùng đồng bào đặc biệt khó khăn. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai. Vì vậy, Thủ tướng mong đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, đầu tư thêm thời gian, công sức, chắt lọc từ hàng nghìn trang tài liệu, hàng triệu ý kiến nhân dân để xây dựng Luật chất lượng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, có tầm nhìn và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.
Sửa đổi Luật Đất đai: Gỡ vướng mắc trong khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai
1,047
Hình ảnh toàn bộ thành viên chính thức của sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ. Ảnh tư liệu. Năm 1839, người Pháp sáng tạo ra công nghệ chụp ảnh. 30 năm sau, năm 1869, người Việt Nam đã bắt đầu du nhập nghề chụp ảnh, có hiệu ảnh đầu tiên để xây dựng nền nghệ thuật nhiếp ảnh của riêng mình. Khi người Pháp sáng tạo ra công nghệ chụp ảnh thì cũng là giai đoạn họ đang ra sức xâm chiếm thuộc địa ở Viễn Đông, trong đó có Đại Nam/Việt Nam. Nhiếp ảnh đã đi cùng các sĩ quan và các nhà báo của các đội quân viễn chinh và trở thành công cụ hữu ích cho việc tuyên truyền, lưu trữ tư liệu cho các cuộc chinh phục thuộc địa của họ. Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tiến đánh Đà Nẵng. Nhưng từ trước đó hàng chục năm, họ đã có sự chuẩn bị cho cuộc xâm lăng này. Năm 1844, một phái bộ ngoại giao của Pháp đến Trung Quốc để ký Hiệp ước Hoàng Phố với triều đình Đại Thanh trong đó có Jules Itier. Trên đường trở về Pháp, Jules Itier được lệnh chuyển sang tàu L’Alemene, ghé bến Tiên Sa, Đà Nẵng để ép triều đình Đại Nam (nhà Nguyễn) thả giám mục Lefebre, bị bắt giam trước đó. Tại đây, Jules Itier đã chụp một số ảnh, trong đó có tấm ảnh “Đồn binh Non Nay xứ Đàng Trong” chụp một đồn binh phòng thủ của triều đình Đại Nam ở Đà Nẵng. Ảnh chụp vào ngày 12/6/1845. Cho đến nay, tấm ảnh này được ghi nhận là tấm ảnh đầu tiên chụp ở Việt Nam. Trong tập hồi ký của mình, Itier viết: “Trong khi mọi người đi lại trên boong tàu để chờ giáo sĩ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lên đất, cũng là lúc người ta kéo cờ hiệu khởi hành lên nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ rền vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút trễ tràng có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp đạt được kết quả. Đó là cảnh bến cảng Đà Nẵng . Tất cả quang cảnh đã được giữ một cách trung thực, ngoại trừ cảm xúc của tác giả, những bạn đọc hỡi, hãy gắng đón hiểu tâm tư của ta”. Phải nói ngay là hiểu theo nghĩa ảnh chân dung, không phải là nhân vật trong các tấm ảnh chụp đại cảnh. Nói vậy bởi vì trong suốt quá trình Pháp tấn công quân sự xâm lược từ Đà Nẵng (1/9/1858) rồi vào Sài Gòn – Gia định và các tỉnh miền Đông (Nam bộ), đến khi buộc triều đình Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), đã có nhiều bức ảnh về cuộc chiến này in trên các báo chí Pháp và châu Âu đương thời. Năm 1863, một sứ đoàn của triều đình Đại Nam do Thượng thư Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Ngụy Khắc Đản và Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang Pháp với sứ mệnh thuyết phục Hoàng đế Napoléon III sửa đổi lại bản hiệp ước đã ký nhằm “chuộc” lại một phần đất đai đã cam kết “cắt” cho Pháp… Theo ghi chép trong cuốn “Tây hành nhật ký” của Phạm Phú Thứ, trong chuyến đi này, sứ bộ ta phải chụp ảnh như một thủ tục bắt buộc. Việc chụp ảnh sứ bộ này được thực hiện vào ngày 20/9/1863. Vì vậy, lâu nay giới nghiên cứu lịch sử đã xác định Phan Thanh Giản và các vị trong sứ bộ nhà Nguyễn sang Pháp năm 1863 là những người Việt Nam được chụp ảnh đầu tiên. Tuy nhiên, cũng theo “Tây hành nhật ký”, thì tại Pháp, ngày 5/10/1863, sứ bộ ta đã có cuộc gặp gỡ với bà Nguyễn Thị Sen – vợ của Philippe Vanier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) chỉ huy tàu “Phụng”(Phoénix) của Chúa Nguyễn Ánh, lúc này đã 75 tuổi, cùng con gái là Marie Vannier đã 40 tuổi và đã ở Pháp 37 năm. Hiện nay vẫn có ảnh của mẹ con bà Nguyễn Thị Sen do Poteau chụp lưu giữ trong Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp. Vậy nên có phỏng đoán là hai mẹ con bà Sen có thể đã chụp ảnh trước đó, ít nhất là trước khi gặp sứ bộ ta? Nhưng gần đây, nhà nghiên cứu lịch sử nhiếp ảnh người Anh Terry là Bennett lại dẫn chứng rằng có một tấm ảnh “Ba người An Nam” do Fedor (1816 – 1900) chụp từ cuối năm 1857, tại Singapore, khi Fedor bắt gặp họ ở đó. Vậy người Việt Nam nào được chụp ảnh ở Việt Nam trước tiên? Vẫn là câu hỏi khó vì từ ngày 15/3/1869, ở Hà Nội, tại phố Thanh Hà đã khai trương hiệu ảnh đầu tiên mang tên “Cảm Hiếu Đường” do ông Đặng Huy Trứ – một người Việt Nam làm chủ. Tất nhiên, dân chúng không dễ gì được chụp ảnh vì giá chụp lúc đó rất đắt. Chỉ có quan lại và nhà giàu mới có thể đủ tiền chụp ảnh. Ông Dương Trung Quốc cho rằng, vị hoàng đế nhà Nguyễn đầu tiên chụp ảnh là vua Đồng Khánh. Theo đó, ngày 5/1/1886, “để tỏ tình giao hiếu và theo quốc tục phương Tây”, Đồng Khánh “chọn ngày quang tạnh, mặc mũ áo đại triều, ngồi ở Điện Văn Minh” cho người Pháp chụp ảnh, rồi chuẩn cho in thành 2 tấm, một để dâng lên Hoàng đế Đại Nam, một tấm gửi cho Nguyên thủ của nước Pháp để “nhận diện”. Các vị vua trước đó đều không có ảnh chụp, kể cả Tự Đức là người đã cử người đi học nghề và mua máy móc, phương tiện làm ảnh, cho mở hiệu ảnh ở kinh đô Huế. Đặng Huy Trứ (1825 – 1874) từ lâu đã được tôn vinh là ông tổ nghề ảnh Việt Nam. Đặng Huy Trứ, tự là Hoàng Trung, hiệu là Vọng Tân và Tĩnh Trai, sinh ngày 16/5/1825 tại làng Thanh Lương (nay thuộc xã Hương Xuân, Hương Trà , Thừa Thiên Huế ), trong một gia đình nho giáo. Năm 1855, ông đỗ tiến sĩ và bắt đầu sự nghiệp làm quan. Là một trí thức Nho học, nhưng ông có tư tưởng canh tân, cải cách kinh tế rất mạnh mẽ. Từ tháng 7 đến tháng 11/1865, triều đình sai Đặng Huy Trứ cải trang thành người Thanh (Trung Hoa) đi sang Quảng Đông để làm nhiệm vụ “thám phòng Dương tình” (dò xét tình hình các nước phương Tây). Từ tháng 6/1867 đến tháng 12/1868, Đặng Huy Trứ đi công vụ ở Quảng Đông lần thứ hai. Lần đi này ông đã sang Hồng Kông mua sắm máy móc, thiết bị nghề ảnh để mở hiệu ảnh Cảm hiểu đường ở phố Thanh Hà (Hà Nội), khai trương vào ngày 15/3/1869. Đặt tên vậy là vì, theo ông, chụp ảnh là để lưu giữ mãi hình ảnh của cha mẹ, người thân, để trọn vẹn chữ hiếu. Vừa là để thể hiện quan điểm về tác dụng của ảnh, và cái dụng ý của mình khi đặt tên Cảm hiếu đường, ông có câu đối quảng cáo nhân ngày khai trương cửa hiệu: “Hiếu dĩ sự thân nhân sở cộng/ Ảnh giai tiêu tượng thế tương truyền”; nghĩa là: “Hiếu thờ cha mẹ người người muốn/ Ảnh giống dung nhan mãi mãi truyền” (Khương Hữu Dụng dịch). Theo ông Phạm Tuấn Khánh/Đặng Khánh Côn (1919 – 2008), nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, hậu duệ của Đặng Huy Trứ, cho biết thì có 3 người đầu tiên được hiệu ảnh Cảm hiếu đường chụp là ông Tôn Thất Phiên (tri phủ huyện Lý Nhân, Hà Nam), ông Nguyễn Vĩnh Niên và ông Tô Bồi Chi. Và theo sử nhà Nguyễn, thì vào tháng 5 năm Mậu Thìn (tháng 6/1876), ông Trương Văn Sán, người được triều đình cử đi học nghề ảnh ở Pháp về đã mở một hiệu ảnh trên bờ sông Hương, cạnh Bến Thương Bạc, Huế. Từ đó, nhiều hiệu ảnh khác của người Việt và người Hoa mở ra ở Hà Nội và Sài Gòn. Năm 1890, ở Hà Nội có 3 hiệu ảnh của người Hoa là: Du Chương, Đông Chương ở phố Hàng Bồ, Mỹ Chương ở phố Hàng Bông. Sau đó, nhiều người Việt, người Hoa, người Pháp đua nhau mở hiệu ảnh ở Hà Nội và Sài Gòn. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Việt Nam là ông Khánh Ký – Nguyễn Đình Khánh, tên thật là Nguyễn Văn Xuân (1874 – 1946) với hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng. Theo học nghề ảnh từ năm 16 tuổi; năm 1892, ông mở hiệu ảnh ở phố Hàng Bồ (Hà Nội), chuyên về chụp ảnh chân dung. Từ cửa hiệu ở Hà Nội, ông mở ra hàng loạt cửa hiệu ở Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn…; sau này là ở Toulouse, Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Quảng Châu (Trung Quốc). Ảnh chân dung Khánh Ký đẹp rất nổi tiếng, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Ông là người chụp chân dung tất cả các toàn quyền Đông Dương, các Hoàng đế Việt Nam, Miên và Lào. Khánh Ký còn là thương nhân nổi tiếng chuyên kinh doanh vật tư ngành ảnh.
Những sự kiện và nhân vật đầu tiên
1,596
Bốn đứa trẻ sống sót sau vụ rơi máy bay và vượt qua 40 ngày đầy rẫy hiểm nguy trong rừng rậm Amazon trước khi được tìm thấy trong sự vỡ òa hạnh phúc của cả đất nước Colombia . Một vài manh mối “đầy kích thích” đã giúp những người cứu hộ không từ bỏ hy vọng cuối cùng dù đã hơn 5 tuần trôi qua kể từ vụ rơi máy bay. Những vết răng nhỏ trên mẩu trái cây còn sót lại, một chiếc kéo và tã lót trong bùn khu rừng nhiệt đới. Tất cả đã nhem nhóm một chút hy vọng rằng bốn đứa trẻ có thể sống sót một cách kỳ diệu và thoát khỏi những nguy hiểm rình rập trong rừng Amazon sau vụ tai nạn máy bay đầu tháng 5. Vụ rơi máy bay này đã cướp đi sinh mạng của 3 người lớn, bao gồm mẹ tụi trẻ, viên phi công và một người lớn khác. Bức ảnh do Văn phòng Báo chí của Lực lượng Vũ trang Colombia công bố cho thấy một binh sĩ đứng trước đống đổ nát của chiếc máy bay Cessna C206 hôm 18/5, rơi trong rừng rậm thuộc địa phận Solano, bang Caqueta của Colombia. Ảnh: AP. Đứa trẻ lớn tuổi nhất chỉ mới 13 tuổi khi chiếc máy bay Cessna 206 rơi vào ngày 1/5 ở miền Nam Colombia. Đứa trẻ nhỏ nhất trong nhóm đón sinh nhật đầu tiên của mình dưới tán cây xanh rậm rạp, sống chung với báo đốm, rắn độc và các mối đe dọa khác trong khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Danh tính của bốn đứa trẻ – thuộc cộng đồng bản địa Huitoto – được xác nhận là Lesly Jacobo Bonbaire, (13 tuổi), Solecni Ranoque Mucutuy (9 tuổi), Tien Noriel Ronoque Mucutuy (4 tuổi), và Cristian Neryman Ranoque Mucutuy (hiện một tuổi). Phần còn lại của chiếc máy bay hạng nhẹ Cessna được tìm thấy hai tuần sau tại nạn. Thi thể của ba người lớn vẫn còn bên trong máy bay, nhưng không có dấu hiệu của những đứa trẻ. Một cuộc tìm kiếm dài xuyên qua khu rừng nguyên sơ, khắc nghiệt, bắt đầu. Trực thăng lượn vòng trên khắp khu vực xung quanh vụ tai nạn, phát đi thông điệp từ bà của tụi trẻ, nói rằng chúng không bị lãng quên, và hãy ở yên một chỗ. Những gói thức ăn cũng được thả xuống với hy vọng có thể giúp các em sống sót. Giữa tháng 5, cha của tụi trẻ cũng tham gia cuộc săn tìm. Nỗ lực giải cứu – được gọi là Operation Hope (tạm dịch: Chiến dịch Hy vọng), tăng tốc nhanh chóng, sau cùng thu hút tổng cộng 150 binh sĩ và 200 tình nguyện viên từ các cộng đồng bản địa địa phương và một đội gồm 10 chú chó chăn cừu Bỉ, tìm kiếm bao trùm khu vực rộng hơn 323 km2. Cuộc tìm kiếm Wilson, một trong những chú chó đã biến mất trong chiến dịch, vẫn tiếp tục. Tướng Pedro Sanchez chào đón những người bản địa tình nguyện tại sân bay ở San Jose del Guaviare, Colombia, hôm 21/5 khi họ đến giúp tìm kiếm bốn đứa trẻ mất tích. Ảnh: AP. Khi những ngày tìm kiếm kéo dài thành tuần, và tuần thành tháng thứ hai, một số người ở Colombia bắt đầu tự hỏi liệu họ có đang tự đánh lừa bản thân. Một số thành viên nhóm cứu hộ đã bỏ cuộc và quay về nhà, một sở chỉ huy liên hợp bị tháo dỡ. Vào thời điểm hơn một tuần trước khi điều được gọi là “phép màu” xảy ra hôm 9/6, chuẩn tướng Pedro Sanchez – người lãnh đạo chiến dịch giải cứu – chia sẻ ông tin rằng những đứa trẻ còn sống, bởi các thi thể sẽ dễ tìm thấy hơn là một nhóm trẻ đang đi xuyên rừng. “Đây không phải mò kim đáy bể, mà là một con bọ chét nhỏ trong một tấm thảm rộng lớn, bởi chúng liên tục di chuyển”, vị tướng nói với các nhà báo Colombia. Đồng thời, ông nhấn mạnh: “Chưa tìm thấy thi thể nào, và tôi chắc rằng chúng ta đã tìm thấy thi thể nếu tụi trẻ không còn sống”. Và rồi vào hôm 9/6, vào lúc 16h (theo giờ địa phương), đài phát thanh của quân đội Colombia phát đi thông tin nhiều người đang mong mỏi từng ngày: “Kỳ tích, kỳ tích, kỳ tích, kỳ tích”. Đó là mật mã quân đội cho thông tin một đứa trẻ được tìm thấy còn sống; lặp đi lặp lại bốn lần, có nghĩa là cả bốn đứa trẻ sống sót, trong một chiến dịch bền bỉ đáng nể. Những đứa trẻ được tìm thấy, mặc dù bị suy dinh dưỡng và bị côn trùng cắn nhưng không ai trong tình trạng nghiêm trọng. Quân đội đã đăng tải lên Twitter những bức ảnh một nhóm binh lính và tình nguyện viên đứng xung quanh những đứa trẻ được quấn trong chăn giữ nhiệt, trong đó bé Cristian nằm trong vòng tay của một người cứu hộ. Hiện trường nơi bốn đứa trẻ được tìm thấy. Ảnh: Lực lượng vũ trang Colombia/Reuters. “Những đứa trẻ đã cho chúng ta một ví dụ về sự sống sót chắc chắn sẽ đi vào lịch sử”, Tổng thống Colombia Gustavo Petro nói, gọi đó là “niềm vui cho cả đất nước”. Những gì tụi trẻ từng được bà ngoại – một trưởng lão đáng kính trong lãnh thổ bản địa Araracuara – dạy bảo, được cho là có ý nghĩa quan trọng với hành trình sống sót của chúng. “Đó là một khu rừng nguyên sinh, rậm rạp và nguy hiểm”, ông John Moreno, một thủ lĩnh người bản địa từ Vaupés gần đó, nói với hãng truyền thông địa phương Cambio. “Họ cần phải dựa vào kiến thức của tổ tiên để tồn tại”. Ngoài việc trốn tránh những kẻ săn mồi trong rừng, 4 đứa trẻ còn đối mặt với những cơn bão lớn và khu vực này cũng có các nhóm vũ trang. Ông Sanchez cho biết các đội cứu hộ đã đi bộ hơn 2.600 km để tìm kiếm các nạn nhân trong những điều kiện đầy thách thức. “Những người cứu hộ đi cách nhau 10 m. Trong rừng nguyên sinh, với những cây cao 40 hoặc 50 m, nơi mặt trời hầu như không thể tới được mặt đất, một người có thể mất hút trong khoảng cách 20 hoặc 30 m. Nếu ai đó bị tách ra, khu rừng sẽ nuốt chửng họ”, ông Sanchez mô tả. Khi cứu hộ tìm thấy những đứa trẻ, họ có thể nhận thấy những mảnh vải được quấn quanh chân chúng – một kỹ năng sinh tồn giúp chúng di chuyển qua những khúc rừng lầy lội. Và giới chức trách đã quyết định đưa các nạn nhân lên trực thăng vì thảm thực vật quá rậm rạp khiến trực thăng không thể hạ cánh. Nhân viên y tế tiếp nhận các nạn nhân từ căn cứ không quân ở Bogota, Colombia, hôm 10/6. Ảnh: AP. Sau chuyến sơ tán ban đầu bằng trực thăng đến thị trấn San José del Guaviare, những đứa trẻ được đưa lên máy bay quân y đến Bogotá, nơi bốn xe cứu thương đang đợi sẵn để đưa chúng đến bệnh viện chăm sóc đặc biệt. Người thân, bao gồm ông bà và chú của tụi trẻ, đang chờ ngày được đoàn tụ. “Tôi cảm ơn tổng thống vì sự giúp đỡ của ông ấy và những người bản địa đã hợp tác trong việc tìm kiếm con cái chúng tôi. Tôi không biết làm thế nào để thể hiện hết sự biết ơn, vì từ ‘cảm ơn’ là không đủ”, Narcizo Mucutuy, ông của tụi trẻ, nói với đài truyền hình Caracol. Tin đồn ban đầu xuất hiện về sự sống sót tụi trẻ là vào ngày 18/5, khi Tổng thống Petro đăng trên Twitter rằng những đứa trẻ đã được tìm thấy. Sau đó, ông xóa đăng tải này, và giải thích rằng ông đã nhận được thông tin sai từ một cơ quan của chính phủ. Hôm 9/6, sau khi xác nhận những đứa trẻ đã được giải cứu, tổng thống nói rằng trong suốt thời gian qua ông vẫn tin rằng những đứa trẻ đã được một trong những bộ lạc du mục ít liên lạc với bên ngoài, giải cứu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Colombia nói thêm rằng một con chó cứu hộ đã tìm thấy những đứa trẻ trước tiên. “Khu rừng đã những đứa trẻ”, ông Petro nói. “Chúng là những đứa con của rừng già, và bây giờ chúng cũng là những đứa con của Colombia”. Các sĩ quan Lực lượng Không quân hoan nghênh sự xuất hiện của bốn đứa trẻ sống sót sau một vụ tai nạn máy bay chết người, tại căn cứ không quân quân sự ở Bogota, Colombia, hôm 10/6. Ảnh: AP. Guardian hôm 12/6 dẫn lời ông Fidencio Valencia, chú của bốn đứa trẻ, tiết lộ chúng đã sinh tồn trong rừng nhờ vào bột sắn và các loại trái cây. “Khi máy bay gặp tai nạn, chúng lấy farinã (một loại bột sắn của cư dân vùng Amazon) từ đống đổ nát. Nhờ đó, chúng sống sót”, ông Fidencio Valencia nói với báo giới bên ngoài một bệnh viện ở thủ đô Bogotá, Colombia. “Sau khi ăn hết farinã, chúng bắt đầu ăn các loại hạt”. Những đứa trẻ cũng có phần gặp may khi gặp nạn đúng vào mùa ra quả của cây rừng, do đó chúng có thể sống nhờ trái cây, theo người đứng đầu Viện Phúc lợi Gia đình Colombia Astrid Cáceres. Tướng Sanchez hôm 11/6 cho hay các nhân viên cứu nạn đôi lúc chỉ còn cách các nạn nhân 20-50 m nhưng không phát hiện. “Những đứa trẻ rất yếu”, ông Sanchez nói. “Sức của chúng chỉ đủ để thở, lấy được các loại quả nhỏ để ăn hoặc uống các giọt nước trong rừng”.
Toàn cảnh vụ sống sót ‘phép màu’ trong rừng già Amazon
1,670
Các nhân viên tại Bảo tàng Tiến hóa của Đan Mạch đang khẩn trương hoàn thành những bước cuối cùng để công bố hộp sọ khủng long lớn nhất được phát hiện trên thế giới vào ngày mai (13/06). Theo các nhân viên Bảo tàng Tiến hóa của Đan Mạch, hộp sọ của loài khủng long Torosaurus được phát hiện tại Mỹ có cân nặng khoảng 6,5 tấn và dài 3 mét. Ngoài hộp sọ nhiều bộ phận khác của loài khủng long này cũng sẽ được giới thiệu với công chúng vào ngày mai: “Thật tuyệt vời khi biết được đây là hộp sọ khủng loang lớn nhất mà chúng ta đã phát hiện tới nay trên Trái Đất”. “Đối với tôi, điều hấp dẫn nhất là bạn có thể tìm thấy thứ gì đó đã có trong lòng đất 150 triệu năm và vẫn trong tình trạng rất tốt. Điều đó thật khó tin những vẫn xảy ra”. Torosaurus là một loài khủng long ăn cỏ sống ở Bắc Mỹ vào khoảng 70-66 triệu năm trước và có thể đạt chiều dài lên tới 7,5 mét./. Theo: Reuters
Đan Mạch chuẩn bị công bố hộp sọ khủng long lớn nhất thế giới
180
Một khối kim cương vũ trụ đang hình thành cách chúng ta 104 năm ánh sáng đem thêm một kịch bản về tương lai ngôi sao mẹ của trái đất. Đa số các ngôi sao cỡ mặt trời hoặc nhỏ hơn, lớn hơn vài lần sẽ sụp đổ thành sao lùn trắng trong giai đoạn cuối đời, là dạng “thây ma” đã cạn năng lượng về mặt cơ bản nhưng vẫn còn một số hoạt động, trước khi chính thức phát nổ thành một siêu tân tinh, hòa lẫn vật chất còn lại vào vũ trụ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Alexander Venner từ Đại học Nam Queensland ( Úc ) đã phát hiện ra một kết cục khác của sao lùn trắng: Hóa thành kim cương. Ảnh đồ họa mô tả sao lùn trắng hóa kim cương – Ảnh: TRUNG TÂM VẬT LÝ THIÊN VĂN HAVARD-SMITHSONIAN. Theo Science Alert, viên kim cương vũ trụ đang hình thành là HD 190412c, khoảng 4,2 tỉ năm tuổi, thuộc một hệ gồm 3 ngôi sao khác đã biết gọi là HD 190412. Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh lập bản đồ bầu trời cực mạnh – tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nhóm của tiến sĩ Venner đã phát hiện HD 190412 đang kết tinh mạnh mẽ nhờ thành phần giàu carbon và oxy. Chưa rõ nó sẽ thành một khối kim cương theo nghĩa đen hay thành một loại “siêu kim cương” chưa thể hình dung, bởi mật độ của sao lùn trắng (hơn 1 triệu kg/m3) còn dày đặc hơn mật độ của kim cương trên Trái Đất (3.500 kg/m3). Nhưng về lý thuyết, trong vũ trụ có tồn tại các đồng vị carbon cho phép ngôi sao này làm điều đó. Mặt rời cũng là sao và cũng sẽ sụp đổ thành sao lùn trắng, nên phát hiện mới là một kịch bản khác về tương lai của nó – bên cạnh kịch bản phổ biến nhất là nổ thành siêu tân tinh, dự kiến sẽ xảy ra khoảng 5 tỉ năm tới. Kịch bản siêu tân tinh khả dĩ hơn, bởi mặt trời có thành phần chính là heli và hydro, lượng carbon và oxy thấp hơn nhiều ngôi sao vừa phát hiện. Tuy nhiên, việc trái đất của chúng ta sau này có quay quanh một khối kim cương hay bơ vơ vì mất hẳn sao mẹ cũng chưa chắc chắn, bởi chúng ta chỉ có thể đến được giai đoạn đó nếu thoát được giai đoạn “sao khổng lồ đỏ” của sao mẹ. Trước khi hóa sao lùn trắng, nó sẽ bùng lên một lần cuối cùng thành một khối cầu to hơn hiện tại nhiều, màu đỏ. Ngôi sao khổng lồ đỏ hấp hối này quá to nên có thể vô tình nuốt gọn cả vài hành tinh gần nhất, bao gồm Sao Thủy, Sao Kim và có thể cả trái đất, một số nghiên cứu trước đây dự đoán.
Vài tỉ năm nữa, Trái Đất sẽ bị bắt bởi một ‘thây ma kim cương’?
494
Nhà thơ Nguyễn Như Mây, “Xin làm chỗ giấu chiêm bao Sâu trong trí nhớ hư hao người về…” Nhẹ nhàng như đám mây trắng bay. Bình thường như đám mây trắng bay. Tôi không thể biết hết bút danh Nguyễn Như Mây đã vận vào đời ông đến mức nào nhưng cái cách “rửa tai” khi nghe đến hai tiếng “danh lợi” của ông khiến tôi xác tín về một người thơ bình thường. Bình thường quá đi chứ, trong khi ngoài kia là những bất thường, nháo nhào ê a: “Đồng xanh, bông trắng, lúa vàng/ Trên sáu dưới tám, hai hàng thành thơ”, nháo nhào những danh nhà này nhà nọ, đấng này đấng kia. Thơ Nguyễn Như Mây cũng bình thường thôi, trong khi những thứ na ná thơ khắp nơi… Nguyễn Như Mây từ chối in thơ, không phải vì “dị ứng” với những tập thơ bìa cứng, màu mè hay những thứ gần như thơ sang trọng kia, hay không xin được giấy phép, hay không đủ tiền in…, đơn giản chỉ vì ông muốn “chơi” theo lối của mình: Chép tay. Khoảng tháng 5/2005, ông bắt đầu gom những bài thơ viết, đăng đâu đó (có lần tình cờ soạn báo cũ, tôi thấy thơ Nguyễn Như Mây đăng trên các mặt báo Trình Bày, Văn của Sài Gòn từ những năm sáu chín, bảy mươi của thế kỷ trước và rất nhiều bài đăng trên báo Thanh Niên sau này). Ông sống nhiều nơi: Sài Gòn, Đà Lạt, Phan Thiết… và ở đâu cũng để lại nhiều bài thơ ấn tượng. Theo như số bài thơ tôi đã biết thì quả là ông viết nhiều thật, đến cả ba bốn trăm bài nhưng cuối cùng lọc lại, chỉ lấy 35 bài (ông nói vui vì thích số 35 – con dê nhỏ). Nguyễn Như Mây đặt tên tập thơ chọn lọc duy nhất của mình là Núi và bắt đầu cắm cúi viết từng ngày, viết say sưa, viết như một cái thú khác không thể thiếu của người nặng nghiệp thi ca. Hết bài này đến bài khác, hết trang này đến trang khác, hết tập này đến tập khác,… ông viết ngày, viết đêm, gò lưng ra trên gác xép, cắm cúi trong góc quán cà phê, nằm xoài trên bãi cỏ, ngồi tựa lưng trụ chân cầu… Trước sau chỉ một màu mực đen viết trên giấy mỏng in hoa văn chìm, khổ 10 x 20 cm. Thời gian hoàn thành một tập thơ không giống nhau, có những tập cả tháng mới xong vì các ngón tay trở chứng “cau đứng – cứng đau”. Đến tháng 12/2020, được 561 tập. Một phụ nữ có tên là Ng, chủ một cửa hàng bán kim chỉ ở thành phố Phan Thiết, đã tự nguyện cung cấp kim chỉ miễn phí cho ông khâu thơ thành từng tập đẹp đẽ. Bìa tập thơ nào cũng được ông chăm chút kỹ lưỡng, một chữ “Núi” hơi hướm thư pháp được phóng bút lả lướt giữa bìa. Riêng 3 cuốn cuối có kèm phụ bản là những bức tranh tối giản do ông tự vẽ mà theo tôi nhìn nhận là “quá đẹp”. Ở Phan Thiết, nhiều người rất thích và thuộc lòng những câu thơ lãng đãng, nhẹ nhàng, không chút lên gân của nhà thơ Nguyễn Như Mây, họ đưa vào lời ăn tiếng nói, pha trong những câu thoại khi cần chút lãng mạn. Tôi không nhớ được hết nhưng chỉ mang máng vài câu ghi nhận qua các lần tiệc tùng, họp mặt: – “Trong tôi có một dòng sông Chảy theo ngày tháng rồi không quay về…” – “Chính ta, kẻ đã điêu tàn uống xong chén rượu thu vàng, về đây” – “Một hôm qua nẽo vô thường Nghiêng vai trút hết khói sương xuống đèo…” Hay từng câu ngắn được dẫn trích như một minh chứng quán tưởng pha chất Phật giáo Thiền tông và Lão, Trang: – “Pha thêm chút rượu vào trăng… say mèm”; “Đi trong núi không thấy núi/ Đi trong mây không thấy mây”… Cũng có những bài tưng tửng nhưng lại có nhiều người yêu mến như: – “Dọc đường ghé xin nước Chủ nhà hỏi: Đi đâu? Bảo đi tìm chiêm bao Chủ nhà không cho uống” Hoặc: – “Ta và trăng đổ đầy nhau Rồi chung một suối chảy vào rừng khuya Sáng mai hai đứa cùng về Nếu say, ta ở lại nghe thu vàng” Trong 35 bài anh chọn để chép thành tập có hơn phân nửa là những bài thơ mang tính chiêm nghiệm về cuộc đời, luật đời nhưng tuyệt nhiên không áp đặt, nó chỉ gợi lên một trường liên tưởng nào đó để người đọc tự hóa thân thành một hành giả đưa chân vào chốn hanh thông. Chẳng hạn: – “Cứ tưởng núi có thật Dọc đường ta lang thang Không ngờ núi phai mất Khi mùa chớm thu vàng!” – “Chưa lên núi, thấy sợ núi cao vút tầng mây tới rồi, ta mới hay lòng mình còn hơn núi!” – “Có gì ngoài cõi trăng sao treo trên trái đất bạc màu thế gian?”… * Trong mảng thơ tình, ngoài những chùm bài viết trong thời trẻ phiêu bạt đã đăng trước năm 1975 như Bóng Thu Vàng: “Biết về môi có còn tươi/ Hát cho người cũ nghe lời du ca/ Mãi rồi quen thói không nhà/ Nửa khuya quán vắng trăng tà đầu sông…” còn có những bài thơ sau này cũng rất “phiêu” nhưng hơi tiếc là không được ông chọn vào tập thơ Núi. Trong phòng trà Nhạc Xưa quen thuộc trên đường Huỳnh Văn Nghệ, Tp. Phan Thiết, ông ghé tai tôi, giọng thều thào yếu ớt: “Năm nay, vì đau khớp cả hai tay nên… tự đình bản…”. Sau câu thông báo rất buồn đó, cả hai chúng tôi đều chìm vào im lặng. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của ông trong bài Gửi người dương thế mà lòng chùng xuống: “Tôi không vĩnh biệt cuộc đời chỉ đi khuất ánh mặt trời trần gian…” Cũng chưa đến nỗi phải nghĩ đến “những điều không dám nghĩ” sớm quá như vậy nhưng vì bút danh của ông là Nguyễn Như Mây, nó cứ gợi đến điều gì đó mong manh, vô thường, coi nhẹ hết mọi thứ trên đời. Và nữa, mỗi lần tôi dìu ông lên sân khấu hát, tôi cảm giác được bàn tay ông tì vào tôi khá nặng. Khi ta dìu một người mà thấy nặng nghĩa là hoặc ta không muốn dìu hoặc người đó đã rất yếu, tôi hoàn toàn nằm ở trường hợp thứ hai. Tôi “chơi” thân với ông khi nhà ông còn ở ga xe lửa, tính ra cũng mấy chục năm, lòng luôn quý mến và nể phục ông, coi ông như người anh lớn của mình. Điều quý nhất ở nhà thơ Nguyễn Như Mây là ông làm thơ vì lòng muốn, không thể khác được, chứ cả đời ông sợ lắm hai tiếng “lợi danh”. Ông là một người thơ bình thường, tôi tin vậy.
Người “chơi” theo lối của mình… – Tác giả: Nguyễn Hiệp
1,162
Khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp hơn, các nhà khoa học, chuyên gia dự báo thời tiết nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp dự báo thời tiết được chính xác hơn. Hai chuyên gia Kate Duffy và Thomas Vandal làm việc mô hình trên dự báo thời tiết AI Zeus. Thông thường, mọi người không phàn nàn về thời tiết mà phàn nàn về thông tin dự báo thời tiết không chính xác gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Để giảm thiểu những điều không mong muốn này, hai nhà khoa học của NASA là Thomas Vandal và Kate Duffy đã cải thiện khả năng dự báo ngắn hạn bằng việc sử dụng AI và học máy để dự đoán các hình thái thời tiết. Thomas Vandal và Kate Duffy đã thành lập Công ty khởi nghiệp Al Zeus – được đặt theo tên của vị thần thời tiết Hy Lạp, dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ được cung cấp bởi thế hệ vệ tinh mới nhất như gió, khí quyển, hơi nước, thay đổi nhiệt độ và độ che phủ của mây… ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn cầu. “Đó là một khối lượng dữ liệu khổng lồ mà rất nhiều trong số đó không được sử dụng trong các mô hình dự báo thời tiết hiện nay. Chúng tôi đang xem xét việc truy xuất thông tin đầy đủ hơn về trạng thái của bầu khí quyển từ dữ liệu địa tĩnh để tích hợp vào các mô hình thời tiết” – chuyên gia Kate Duffy nói. Theo nhà khoa học ThomasVandal, hệ thống của Zeus tốt hơn đáng kể so với thế hệ trước, cho phép nhiều ứng dụng hơn, sử dụng công nghệ học máy và AI để xử lý dữ liệu, phân tích và đưa ra dự đoán. Ông nói: “Các hệ thống dự báo thời tiết truyền thống có chi phí vận hành rất tốn kém – về cơ bản, chúng chạy trên các siêu máy tính và thực sự không thể lấy hết dữ liệu mật độ cao. Đây là lúc máy học và AI phát huy tác dụng. Chúng tôi có thể thực hiện việc này với chi phí thấp hơn nhiều cũng như có thể nhanh chóng tiếp thu từ dữ liệu đã có trước đó”. Vandal và Duffy ước tính rằng mô hình của Zeus có thể tạo ra các dự báo chính xác nhanh hơn so với các mô hình trước đây. Vandal cho biết các khách hàng tiềm năng của công ty bao gồm cả lĩnh vực thị trường kinh doanh năng lượng. Các công ty năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng gió và mặt trời, có thể được hưởng lợi. Mô hình dự báo thời tiết chính xác hơn giúp ích cho các dự án năng lượng xanh thông qua dự đoán các điều kiện thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất năng lượng mặt trời và gió. Năm 2023 đã chứng kiến các kiểu thời tiết bất thường ở nhiều nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu gia tăng, các hình thái thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt, bão hay hạn hán… sẽ tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Khi điều kiện thời tiết thay đổi, điều cần thiết là phải biết điều gì sắp xảy ra, đỏi hỏi thông tin dự báo thời tiết chính xác trên nhiều khung thời gian khác nhau để có sự chuẩn bị ứng phó với các thảm họa liên quan đến khí hậu, quản lý nguồn cung cấp điện, kế hoạch sản xuất nông nghiệp, điều hành giao thông… thông suốt. Tuy nhiên, khi điều kiện khí hậu thay đổi và khắc nghiệt hơn, thời tiết càng trở nên khó dự báo hơn. Do đó, các nhà khoa học đang ngày càng gia tăng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để dự đoán thời tiết cũng như kết hợp giữa AI với kiến thức khoa học hiện có. Dự báo tốt đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Những nỗ lực sớm nhất để dự đoán thời tiết liên quan đến các tính toán dựa trên các định luật vật lý bằng cách sử dụng các phép đo đơn giản về nhiệt độ và áp suất khí quyển. Giờ đây, các dự báo được thực hiện bởi các siêu máy tính xử lý lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ radar, vệ tinh, khí cầu thời tiết, phao đại dương hay cảm biến bề mặt…. Dự báo thời tiết ngày nay đã bỏ xa kỹ thuật dự báo thời tiết trước đây nhờ ứng dụng công nghệ. Nhưng biến đổi khí hậu khiến việc dự báo chỉ dựa trên dữ liệu và mô hình trong quá khứ trở nên khó khăn hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng, sự nóng lên chỉ vài độ C có thể làm giảm thời gian dự báo đáng tin cậy khoảng một ngày. Và đây là lúc AI phát huy tác dụng. Trí tuệ nhân tạo vượt trội trong việc “phát sóng hiện tại”, dự báo thời tiết trong vài giờ tới. Chẳng hạn, Công ty trí tuệ nhân tạo DeepMind đã xây dựng một công cụ đánh bại các mô hình dựa trên vật lý hiện có trong việc dự báo mưa trong một tiếng rưỡi tới. Một cách tiếp cận giúp dự báo nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách kết hợp AI vào các mô hình dựa trên vật lý hiện có, thường yêu cầu lượng dữ liệu và sức mạnh xử lý khổng lồ. Ví dụ, sự hình thành của các đám mây phức tạp hơn và khó lập mô hình hơn, nhưng công nghệ AI có thể đưa ra các mô hình dự báo tối ưu nhất, sau đó “nhúng” các mô hình này vào các hệ thống dự báo thời tiết và khí hậu hiện có. Ngày nay, công cụ chính của các chuyên gia dự báo thời tiết là các mô hình dự báo thời tiết số. Các mô hình này sử dụng các quan sát về trạng thái hiện tại của bầu khí quyển từ các nguồn như trạm thời tiết, khí cầu thời tiết và vệ tinh và rất tối ưu trong việc dự đoán hầu hết các hình thái thời tiết. Tuy nhiên, những hình thái thời tiết càng nhỏ thì càng khó dự đoán, chẳng hạn như việc dự báo về một cơn giông gây mưa lớn ở một phía của thành phố. Hơn nữa, mặc dù các nhà dự báo có kinh nghiệm rất giỏi trong việc tổng hợp lượng thông tin thời tiết khổng lồ mà họ phải xem xét mỗi ngày, nhưng “bộ nhớ” của con người không phải là vô hạn. Và trí tuệ nhân tạo và học máy có thể giúp giải quyết những số thách thức này. Các nhà dự báo hiện đang sử dụng các công cụ này theo nhiều cách, bao gồm đưa ra dự đoán về thời tiết có tác động lớn mà các mô hình không thể cung cấp. Sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và trí tuệ con người là cách tốt nhất để khai thác AI để giúp giải quyết những thách thức trong tương lai, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Dự báo tốt hơn cũng giúp chính phủ và cộng đồng chuẩn bị ứng phó các sự kiện thời tiết cực đoan hiệu quả hơn, giảm thiểu tác hại do thiên tai gây ra: Nông dân có thể điều chỉnh các phương thức trồng trọt và thu hoạch để tránh lũ lụt, hạn hán, sương giá và sóng nhiệt ngày càng bất ngờ. Các công ty vận chuyển và hàng không có thể lập kế hoạch về thời tiết để đảm bảo vận chuyển an toàn, các doanh nghiệp có thể quản lý sự gián đoạn liên quan đến thời tiết trong chuỗi cung ứng của họ. Hay đơn giản là việc lên kế hoạch tốt hơn cho các chuyến đi, hoạt động và sự kiện tùy thuộc vào thời tiết. Theo The conversation
Trí tuệ nhân tạo giúp dự báo thời tiết chính xác hơn trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu
1,373
Quang cảnh diễn đàn: Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng-động lực phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: PV). Là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, tuy nhiên những bất cập, hạn chế trong hạ tầng kỹ thuật đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long lại đang phần nào kìm hãm sự phát triển của vùng đất ‘chín rồng’ giàu tiềm năng… Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên chiếm 12,2% diện tích cả nước. Vùng giữ vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong giao thương giữa các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công, đồng thời cũng có không ít tiềm năng khác biệt, lẫn cơ hội nổi trội. Nhưng Đồng bằng sông Cửu Long lại chưa phát triển tương xứng lợi thế do nhiều nguyên nhân, mà trong đó phải kể đến “điểm nghẽn” về hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Phát biểu tại diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng-động lực phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long” do Báo Xây dựng và UBND TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức ngày 10/6/2023 tại TP.Cần Thơ , ông Tạ Quang Vinh, Cục trưởng Cục Phát triển hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, cho biết: Thời gian qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng nhìn chung vẫn yếu, thiếu tính liên kết… Theo Cục trưởng, các dự án công trình đầu mối hạ tầng khung của vùng chưa đầu tư đồng bộ, dẫn đến tính liên kết vùng chưa đáp ứng được yêu cầu. Các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải thiếu và chậm triển khai xây dựng, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư như mong muốn ban đầu và nhu cầu phát triển. Ngoài ra, chất lượng nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật một số đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thấp, chưa bảo đảm việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Chính vì vậy, khi các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, hạn hán kéo theo nhiễm mặn, sụt lún nền đất xảy ra… đã nhanh chóng tác động đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Một số đô thị thuộc Vùng xuất hiện sụt lún nền đất; nạn ngập úng đô thị xảy ra thường xuyên ở TP.Cần Thơ, Mỹ Tho… Đặc biệt, Cục trưởng đánh giá, hạ tầng giao thông đô thị trong vùng còn chậm phát triển so với các đô thị khác trên cả nước; thấp so yêu cầu của quy chuẩn (16-26%); hệ thống giao thông đường thủy chưa được chú ý gắn kết cùng giao thông đường bộ đô thị, để phát huy thế mạnh đặc thù của hệ thống sông, kênh đường trong thủy khu vực. Giao thông liên kết vùng yếu so khu vực khác trên cả nước, nhất là hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc, mặc dù gần đây, Chính phủ có chủ trương và hiện đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Vùng với TP.Hồ Chí Minh. Đồng quan điểm, ông Ngô Hoàng Nguyên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng nhận xét, đến nay hạ tầng giao thông Vùng đúng là chưa kết nối đồng bộ, nhiều đoạn tuyến bị trì hoãn, nhiều tuyến đường bộ nhỏ hẹp, chất lượng thấp, đường bộ cao tốc rất hạn chế. Từ đó khiến chi phí logistics tăng cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dẫn chứng thêm, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.Cần Thơ thông tin, ở TP.Cần Thơ, các tuyến quốc lộ đa phần quy mô cấp kỹ thuật nhỏ (cấp III, 02 làn xe), đường cao tốc qua địa bàn thành phố thì đang triển khai đầu tư; kênh Chợ Gạo là tuyến quốc gia kết nối miền Tây Nam Bộ với miền Đông Nam Bộ đang xây dựng hoàn chỉnh… Lý giải thực trạng trên, các đại diện đều cho rằng, một phần do nguồn lực dành cho phát triển hạ tầng kỹ thuật ở Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách, trong khi việc phân bổ, thực hiện đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách nhà nước không như mong muốn. Việc điều phối, phân công trách nhiệm tại địa phương trong Vùng về phát triển hạ tầng kỹ thuật chưa rõ nét. Trước tình hình đó, Cục trưởng Cục Phát triển hạ tầng kỹ thuật lưu ý cần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, kể cả nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức, phù hợp thông hệ quốc tế. Đồng thời tổ chức quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Chú ý nâng cao chất lượng nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt chú ý đến quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm tính đồng bộ chung của hệ thống hạ tầng vùng, liên vùng và hạ tầng các đô thị. Tổ chức nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn các vùng kinh tế trọng điểm, lưu vực sông nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước, các dự án bảo đảm an ninh cấp nước cho vùng bị xâm nhập mặn. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tập trung với kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải. Cân đối bố trí đủ nguồn lực đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm tại đô thị lớn. Còn theo TS. Phạm Hoài Chung, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, trước hết, các bộ, ngành, địa phương phải rà soát, tích hợp các quy hoạch chuyên ngành vào quy hoạch tỉnh, thành phố, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với Luật Quy hoạch; tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa các ngành trong việc nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất chính sách phù hợp đặc thù của địa phương. Từ đó đưa ra mô hình quản lý và phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, khi đề cập đến thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chuyên gia cho rằng, phải tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài trong dự án tài trợ của 6 ngân hàng phát triển (ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA và WB) thuộc chương trình phát triển chính sách (DPO) và các dự án liên kết vùng của Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển nhất là với kết cấu hạ tầng giao thông, những công trình có sức lan tỏa nhằm tạo ra đột phá lớn. Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí đủ nguồn ngân sách đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt là hệ thống cầu yếu cùng các công trình gia cố bền vững chống sạt lở, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thúc đẩy việc huy động nguồn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước tập trung vào những dự án chính của Vùng.
Tháo gỡ ‘điểm nghẽn’ về hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1,383
Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê , huyện Thạch Hà ( Hà Tĩnh ). Không chỉ có công với nước trong vai trò một vị tướng, ông còn là một bậc trí thức điển hình, nhà cải cách chính trị, nhà khoa học về thiên văn học và là nhà sử học lớn.
Video: Chiêm ngưỡng đền thờ vị quan văn võ song toàn của Hà Tĩnh
65
Đó là tựa đề tập sách của tác giả Phương Rằm (NXB Đà Nẵng, tháng 3-2023). Tập sách mỏng: 60 trang in, gồm 11 chương, nêu ra những vấn đề: ăn uống với bệnh ung thư, liệu pháp tâm lý trong trị liệu, phương pháp nhịn ăn & thực dưỡng, thiền tập… Các nội dung này được diễn đạt gần như những chuyện kể, với giọng điệu mang màu sắc tâm sự hơn là trình bày những nội dung chuyên môn về y học. Có lẽ, đó là cách thích hợp trong việc đưa ra cái nhìn riêng, trong bối cảnh vẫn còn nhiều tranh luận giữa Đông y – Tây y đối với căn bệnh này. Bìa sách “Mình hòa nhau nhé! ung thư”. Tập sách mở đầu bằng việc nhắc lại câu nói của Diễm Phương – một bệnh nhi ung thư ở Đắk Nông. Cháu Diễm Phương đã gọi căn bệnh mình đang mắc phải bằng từ “bạn”; và đã tập sống chung với bệnh. Vô tình bệnh nhi này đã lặp lại điều mà một nghệ sĩ violoncelle người Nhật, bệnh nhân đã thoát chết nhờ biết “yêu ung thư”; và rồi, ông trở thành một bác sĩ nổi tiếng tại Nhật Bản. Đó không phải là điều huyễn hoặc mà chỉ là sự vượt quá khả năng nhận biết của các giác quan (phạm vi của “mắt thấy tai nghe” – vốn rất hạn chế, mà con người vẫn cứ xem là… chân lý). Ở chương: “Ung thư ơi, bạn là ai?”, tác giả sử dụng khái niệm “chuyển hóa” trong điều trị, theo tinh thần đạo học phương Đông: không tấn công trực diện – đối kháng vào căn bệnh, mà bằng những cách thức ôn hòa… Việc ăn uống đơn giản cũng là một cách điều trị, với những kinh nghiệm được trao truyền từ y tổ Hippocrates thời Hy Lạp cổ đại đến danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác của Việt Nam. Tác giả đã nêu ra một thực tế khó chối cãi: Trong cái thân nặng nhọc đang bị ung thư, việc tiêu hóa những thức ăn thịnh soạn liệu có tốt chăng khi cơ thể phải tiết ra nhiều loại dịch vị khác nhau? Dẫn lại lời bác sĩ Đoàn Quốc Bảo (Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng), tác giả tâm đắc, rằng: Liệu pháp tâm lý” nhiều khi giữ vai trò đến 80% trong việc chữa lành bệnh. Thực ra, những kết luận mới nhất của các nhà bác học từ hơn nửa thế kỷ nay đã đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục về mối quan hệ giữa người và giới tự nhiên mà khoa học hiện đại giải thích qua những khái niệm về trường và sóng. Ví như, tiến sĩ y khoa người Mỹ David Hawkins đã đo tần số sóng của hàng vạn bệnh nhân. Người nào có tần số sóng trên 200 (là những người tốt bụng, hướng thiện, bao dung…) thì ít bị bệnh; người nào ở mức 30 – 40 (là những người thường giận dữ, đố kỵ, buồn bã…) thuộc nhóm người dễ mắc bệnh. Bác sĩ Hawkins dẫn chứng trường hợp Mẹ Téresa: khi bà bước lên nhận giải Nobel Hòa bình năm 1979, cả hội trường được bao bọc trong một cảm giác nhẹ nhàng. Đó chính là năng lượng yêu thương phát ra từ cơ thể bà. Hawkins kết luận: Ý niệm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể con người thiếu tình yêu thương. Bệnh tật sẽ bị đẩy lùi là nhờ… yêu và được yêu. Loại thuốc mà tế bào ung thư sợ hãi nhất: Tình Yêu, “cái năng lượng bình phương ánh sáng”, như di ngôn của nhà bác học Albert Einstein đã chỉ rõ. Nhân nói đến tình yêu, có lẽ cũng nên nhắc đến tác giả tập sách này: Từ năm 2014 đến nay, nhiều người ở các xã phía tây Đà Nẵng như Hòa Phú, Hòa Khương, Hòa Nhơn… đã quen với hình ảnh một tu sĩ trang phục tuềnh toàng, ngày ngày chạy chiếc xe máy cũ, đi tìm kiếm các loại cây thuốc Nam về chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Việc làm thầm lặng mà bền bỉ của thầy Đức Vân (Phương Rằm-tác giả tập sách) xuất phát từ đâu, nếu không từ một Tình Yêu Rộng, hướng về những con người cơ cực đang đối mặt với bệnh tật… Những vấn đề mà tác giả nêu ra trong tập sách hẳn nhiên xuất phát từ trải nghiệm và niềm tin của bản thân. Điều đáng nói là, tác giả luôn khiêm tốn trong việc đề xuất những “hướng mở”, trong tinh thần kết hợp Đông và Tây y (là chủ trương đã có từ rất lâu nhưng vẫn còn nhiều những bất cập, mà căn nguyên, có lẽ vẫn do chưa có đủ lòng tin và… Tình yêu). Có thể nói, tập sách là sự bày tỏ những trải nghiệm của bản thân một người thầy thuốc, qua hơn 30 năm hành nghề, trong việc điều trị- tiếp xúc với bệnh nhân và những suy nghĩ, đề xuất trong nỗ lực hạn chế, ngăn ngừa bệnh ung thư. Đây là một tài liệu cần, không chỉ cho ngành y mà còn đối với những người bệnh và gia đình, trước căn bệnh đang tăng nhanh trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như trong nước.
Mình hòa nhau nhé! ung thư
916
Trống đồng Tiên Nội I. Tư liệu Cục Di sản văn hóa. Trống đồng Tiên Nội I là trống đồng duy nhất đến nay có sự kết hợp hoa văn chim và cá trên vành. Bảo vật quốc gia Trống đồng Tiên Nội I được tìm thấy năm 1988, khi ông Đinh Văn Nhân (xã Tiên Nội, H.Duy Tiên, Hà Nam) đào đất đắp nền nhà ở cánh đồng Cầu Đất. Do phát hiện ở thôn Trì nên khi công bố trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1989, trống được gọi là trống Thôn Trì. Khu vực phát hiện trống đồng Tiên Nội I gắn với vùng đất cổ, nơi phát hiện nhiều tư liệu về văn hóa Đông Sơn như mộ thuyền, thạp, rìu, giáo, trống Đông Sơn… Trống đồng Tiên Nội I sau đó được đưa về giữ tại UBND H.Duy Tiên cho tới năm 2000. Khi Bảo tàng tỉnh Hà Nam được thành lập, trống được chuyển về đây. Đây là hiện vật độc đáo nhất nằm trong bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn gồm 16 chiếc của Bảo tàng tỉnh Hà Nam. Hồ sơ của Bảo tàng tỉnh Hà Nam cho biết: Từ lúc phát hiện trong lòng đất và đưa về bảo quản tại Bảo tàng tỉnh đến nay, trống Tiên Nội I vẫn trong tình trạng rất tốt. Đặc biệt, một số vành hoa văn trang trí trên mặt, tang hoặc thân trống rất độc đáo, chưa từng gặp ở bất kỳ trống đồng Đông Sơn nào đã được nghiên cứu và công bố ở nước ta. Hồ sơ bảo vật quốc gia mô tả rất kỹ hai lớp vành hoa văn trang trí mặt trống số 7 và băng số 5 ở tang trống. Đây là nhóm hình trang trí được đánh giá là đặc biệt so với các trống đồng khác. Theo đó, băng số 5 là hoa văn tả thực về lớp chim ngược chiều kim đồng hồ. Hình vẽ trang trí cho thấy đây là loài chim nước có kích thước trung bình và lớn. Trên băng có 6 mô típ khác nhau về chi tiết trang trí bên trong. Tất cả chim đều được trang trí đường tròn chấm giữa tượng trưng cho mắt. Tuy nhiên, hai mang khuôn đúc trống lại có những hình trang trí chim bồ nông với chi tiết hoa văn khác nhau. Có chim được trang trí bằng các đoạn thẳng nằm ngang song song, có chim lại trang trí đường tròn có chấm giữa nằm trong hai cặp đoạn thẳng nằm ngang song song. Đôi mắt của chim cũng đa dạng: có đôi mắt được tạo từ vòng tròn bên trong có chấm to nhất, có đôi mắt lại được trang trí vòng tròn đồng tâm có chấm giữa. Vành số 7 là hoa văn tả thực với sự xuất hiện của nhóm động vật bao gồm chim (sống trên cạn) và cá (sống dưới nước). Trong 6 mô típ chim lạc của vành này được trang trí thêm hoa văn hình thang. Hồ sơ bảo vật có đưa ra phỏng đoán có thể hình thang này là hình tượng hóa cho tim. Đối với nhóm cá, ở vành này cũng trang trí 6 mô típ. Trong đó 5 mô típ cá vị trí mắt và thân được trang trí 2 đường tròn có chấm ở giữa, mô típ cá còn lại có các đường vạch chéo song song hoặc hoa văn in chấm. Bản vẽ mặt trống đồng Tiên Nội I. Phạm Thanh Sơn. Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, sự độc đáo khác biệt của trống thể hiện rõ nhất ở vành hoa văn số 7 được trang trí chủ đề chim và cá. “Cho đến nay, sự kết hợp này duy nhất chỉ được bắt gặp trên mặt trống Tiên Nội I thuộc văn hóa Đông Sơn phát hiện ở tỉnh Hà Nam và cả nước, với niên đại dự đoán nằm trong khoảng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên”, hồ sơ cho biết. Bên cạnh đó, băng số 5 ở tang trống được trang trí chim bồ nông cũng gần như chưa bao giờ bắt gặp trên tang trống đồng nhóm A của văn hóa Đông Sơn. Nét độc đáo của vành hoa văn này chính là các hình vẽ chim bồ nông ở mỗi mang khuôn không giống nhau. Trang trí từng cặp chim lạc – cá ở vành 7 trên mặt trống. Bản dập của Bảo tàng tỉnh Hà Nam. Việc phát hiện trống Tiên Nội I cùng nhiều trống đồng Đông Sơn khác ở gần đó phản ánh một thực tế rằng: cư dân Đông Sơn đã từng bước chiếm lĩnh và làm chủ đồng bằng khu vực này. “Các mô típ trang trí hoa văn trên tiêu bản trống Tiên Nội I cùng với các trống đã được phát hiện trên địa bàn H.Duy Tiên thực sự góp phần khẳng định quá trình làm chủ kỹ thuật pha trộn hợp kim, sự thành thục trong kỹ thuật tạo khuôn và trang trí hoa văn của cư dân Đông Sơn nói chung”, hồ sơ bảo vật cho biết. Các nhà khoa học cũng đưa ra các giả thuyết về trang trí trên trống Tiên Nội I. “Kiểu trang trí hoa văn hình học như đường tròn đồng tâm có tiếp tuyến, các đường khắc vạch ngắn song song có thể đã bắt gặp trên một vài trống Đông Sơn khác nhưng hình tượng trong băng hoa văn chim lạc và cá lần đầu tiên được bắt gặp trang trí trên mặt trống Đông Sơn nhóm A. Phải chăng, chim lạc biểu tượng cho yếu tố dương. Cá biểu tượng cho yếu tố âm. Ở một góc độ nào đó, 6 cặp chim lạc – cá cũng có thể liên tưởng về sự chuyển vận thời gian trong một năm với 12 tháng”, hồ sơ nêu. Những hình trang trí trên trống cũng cho thấy sự đa dạng của bộ dụng cụ tạo hoa văn. Nhờ những đặc điểm trên, Hội đồng Di sản quốc gia cho rằng trống đồng Tiên Nội I là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa và đỉnh cao của kỹ thuật, nghệ thuật văn hóa Đông Sơn. Trống có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho nghệ thuật Đông Sơn ở vùng châu thổ Bắc bộ, mang trong đó tư duy, thẩm mỹ và vũ trụ quan của cư dân Việt cổ thời Đông Sơn. Cùng với trống Ngọc Lũ (bảo vật quốc gia), Mộ thuyền Yên Từ, Yên Bắc…, trống Tiên Nội đã tạo nên một trung tâm Đông Sơn thịnh vượng ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Bắc bộ Việt Nam.
Bảo vật quốc gia: Trống đồng Tiên Nội I – cuộc hội ngộ chim và cá
1,115
Theo lời các nhà nghiên cứu, phát hiện mới sẽ khiến chúng ta nghĩ lại về lịch sử của lửa, của của việc sinh ra khái niệm và cả hành vi chôn cất người đã khuất. Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng khảo cổ cho thấy một loài người cổ đại đã an táng người đã khuất, khắc ký hiệu lên tường hang nhiều ngàn năm trước khi người hiện đại bắt đầu tục chôn cất. Các nhà khoa học đặt cho loài người cổ đại pháp danh Homo naledi. Theo khảo sát hộp sọ, các chuyên gia nhận định não bộ của Homo naledi chỉ bằng một phần ba não người hiện đại. Phát hiện mới có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận quá trình tiến hóa của con người, bởi lẽ những hành vi nêu trên (khắc ký hiệu, an táng) thường được liên kết với những giống linh trưởng có não bộ lớn như Homo sapien và Neanderthal . Các dữ liệu trên được trích dẫn từ tất cả ba bài nghiên cứu, đều đã được xuất bản trên tạp chí eLife. Từ khung xương, các nhà nghiên cứu tái dựng khuôn mặt cá thể Homo naledi bằng máy tính. Số hóa thạch của cá thể Homo naledi lần đầu tiên được phát hiện tại quần thể hang động Rising Star tại Nam Phi, trong một cuộc khai quật năm 2013. Quần thể hang động nêu trên là một phần của Cái nôi Nhân loại – khu vực được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, và đây cũng là nơi các nhà khảo cổ học phát hiện ra nhiều những tổ tiên của con người hiện đại. Cùng đội ngũ “phi hành gia lòng đất”, giáo sư Lee Berger – nhà cổ nhân loại học và nhà thám hiểm làm việc cho National Geographic đã làm việc cật lực trong môi trường hang động nguy hiểm để khám phá nguồn cội con người. Nỗ lực đem lại trái ngọt, khi nhóm thám hiểm tìm thấy hài cốt của cá thể Homo naledi thuộc nhiều độ tuổi, với xương được đặt một cách cẩn thận trong một huyệt nông phủ đất. Những khu vực chôn cất này cổ hơn tới ít nhất 100.000 năm so với phần mộ cổ xưa nhất của người Homo sapien. Trong khi khai quật những điểm chôn cất, các nhà khoa học tìm thấy một loạt các ký hiệu được khắc trên tường hang. Khảo sát ban đầu cho thấy những hình vẽ có niên đại từ 241.000 cho tới 335.000 nghìn năm tuổi, tuy nhiên con số có thể thay đổi khi dữ liệu được phân tích sâu hơn. Những ký hiệu trên tường là những đường thẳng đan vào nhau tương tự ký hiệu hashtag (#) và một số hình cơ bản. Giới khảo cổ cũng đã tìm thấy những hình thù nguệch ngoạc tương tự trong hang người Homo sapien và Neanderthal, tuy nhiên chúng chỉ có niên đại lần lượt là 80.000 và 60.000 năm tuổi. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán các hình vẽ này đều phục vụ những mục đích tương tự, là lưu giữ và chia sẻ thông tin. Hoạt động khám phá và khai quật trong quần thể hang Rising Star không dành cho người yếu bóng vía. Cho tới giờ, đội ngũ thám hiểm đã vẽ bản đồ được 4 km hang, vốn sâu tới 100 m và dài hơn 200 m. Chưa hết. Trong hang là những dốc cao ít chỗ bám và những khe hẹp khó chui vừa. Có những khe chỉ hẹp 25 cm, và giáo sư Lee Berger kể rằng mình đã phải giảm 25 kg để có thể tiếp tục đam mê khám phá. “Đây là trải nghiệm tệ hại và thú vị nhất đời tôi”, giáo sư kể. “Tôi đã suýt mất mạng khi khám phá, nhưng nỗ lực được đền đáp khi có được những phát hiện mới. Nhưng tôi nghĩ điểm quan trọng ở đây, là hành trình vào hang không khó với người Homo naledi đâu”. Giống người cổ đại có thể đứng thẳng giống chúng ta và có đôi bàn tay thao túng được công cụ, tuy nhiên Homo naledi có đầu nhỏ hơn, lưng gù hơn, mảnh mai hơn và chắc chắn khỏe mạnh hơn chúng ta. Dựa trên cấu trúc xương hóa thạch, có thể thấy vai của Homo naledi thích hợp cho việc leo trèo. Nhóm nghiên cứu tìm thấy rất nhiều hóa thạch Homo naledi xuyên suốt hang động, bao gồm cả cá thể sơ sinh và trưởng thành. Càng đi sâu vào hàng, nhóm các nhà khảo cổ càng thấy rõ Homo naledi đã di chuyển trong hệ thống thang hiểm trở một cách dễ dàng. Năm 2015, khi chúng ta lần đầu tiên phát hiện ra Homo naledi từng tồn tại trên Trái Đất, ý tưởng cho rằng giống người cổ đại biết an táng cá thể cùng bầy gặp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng não của Homo naledi quá nhỏ để có thể thực hiện hành vi đòi hỏi những dòng suy nghĩ phức tạp. Xương của Homo naledi. Những phát hiện sau này đã chứng minh rằng Homo naledi đã từng có một cuộc sống có bản sắc văn hóa. “Đây không phải một thi thể bỏ mạng trong một cái hố. Đây là cả một cơ thể được phủ đất và mục rữa tại nơi an táng, điều đó cho thấy hài cốt được chôn một cách nguyên vẹn, chứ không phải cá thể nào đã gặp tai nạn nơi đây”, giáo sư Berger nhận xét. Và rồi, nhóm nghiên cứu tìm thấy di vật trong phần mộ Homo naledi và cả những hình khắc trên tường hang. Trong một phần mộ, các nhà khoa học tìm thấy một hòn đá được mài vẹt đi để trở thành công cụ, được đặt bên cạnh một cá thể Homo naledi trưởng thành. Trên trần hang và tường hang quanh nơi an nghỉ của sinh vật cổ đại, những hình khắc đa dạng hình thù xuất hiện khắp nơi. Hình chạm khắc trong hang tối. Theo lời giáo sư Berger, tường hang cứng bằng một nửa kim cương (vật liệu rắn chắc nhất theo thang đo độ cứng Mohs), nên hành vi chạm khắc đã tiêu tốn rất nhiều thời gian của nhóm sinh vật linh trưởng cổ xưa. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, các dấu vết chỉ ra rằng Homo sapien chưa từng vào hang và những hình khắc này thuộc về nhóm Homo naledi cổ đại. Dấu vết của lửa – như muội, than, xương cháy – xuất hiện đó đây, cho thấy tại sao Homo naledi nhìn được đường di chuyển và làm việc trong môi trường tăm tối. Không thể lý giải ý nghĩa của các vết khắc, bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng không thể khẳng định liệu đây có phải một loại hình ngôn ngữ của Homo naledi. Họ chỉ có thể khẳng định những hình hài này có ý nghĩa gì đó, khi những cá thể Homo naledi cổ đại đã mất rất nhiều thời gian và công sức, liều cả mạng sống để khắc nên những hình thù lạ lùng. Những hình vẽ vô nghĩa trong con mắt người hiện đại. Chỉ vài thập kỷ trước, chúng ta cho rằng chỉ những giống thông minh, như Homo sapien, Neanderthal hay Denisovan mới đủ trí lực để chôn cất người đã khuất. Khám phá mới cho hay trước khi chúng ta phát minh ra mộ phần khoảng 100.000 năm, đã có giống người tiền sử biết đưa linh cữu về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo lời Agustín Fuentes, một nhà thám hiểm khác làm việc cho National Geographic và cũng là tác giả của một nghiên cứu khác liên quan tới Homo naledi, thì phát hiện này cho thấy chúng ta sẽ phải nhìn lại lịch sử của lửa, của việc sinh ra khái niệm và cả hành vi chôn cất người đã khuất. Khám phá mở ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhưng khi còn câu hỏi chưa lời giải đáp, hành động khám phá sẽ còn có ý nghĩa. Khám phá mới sẽ xuất hiện trong bộ phim tài liệu Unknown: Cave of Bones sẽ được trình chiếu trên Netflix vào giữa tháng Bảy tới, bên cạnh đó giáo sư Berger sẽ xuất bản cuốn sách nói về Homo naledi cũng như ảnh hưởng của giống người cổ đại tới lịch sử loài người.
Phát hiện giống người cổ đại biết chạm khắc biểu tượng và đã có tục an táng 100.000 năm trước con người
1,419
Ngày 12/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York), Hội nghị các nước thành viên Công ước Luật Biển lần thứ 33 (SPLOS 33) chính thức khai mạc với sự tham dự của 169 quốc gia thành viên. Hội nghị đã bầu ông Cornel Feruță, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Romania là Chủ tịch khóa họp. Đại sứ Đặng Hoàng Giang tham dự cuộc họp. Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề pháp lý, ông Miguel de Serpa Soares phát biểu chào mừng. Hội nghị sẽ xem xét tình hình thực thi Công ước Luật Biển (UNCLOS) trong năm qua cũng như báo cáo hoạt động của các cơ quan thành lập theo UNCLOS như Tòa án quốc tế về luật biển (ITLOS), Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương và bầu cử một số thẩm phán ITLOS. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 16/6. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực tại LHQ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị. Nhân dịp Hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS, đồng thời kỉ niệm hai năm ngày thành lập Nhóm. Tham dự buổi chiêu đãi có sự tham gia của Chủ tịch Hội nghị SPLOS 33, Chủ tịch Hội nghị liên Chính phủ đàm phán Hiệp định về bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), Chánh án Tòa án Luật Biển quốc tế, Trưởng Văn phòng các vấn đề về đại dương và luật biển của LHQ, các ứng cử viên thẩm phán ITLOS cùng đông đảo Đại sứ, Trưởng phái đoàn các nước thành viên Nhóm bạn bè và Trưởng đoàn các nước tham dự SPLOS 33. Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì buổi gặp mặt thường niên các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS. Thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè, Đại sứ Đặng Hoàng Giang điểm lại các hoạt động của Nhóm trong năm qua và kêu gọi các nước thành viên cùng tham gia nỗ lực chung để góp phần giải quyết những thách thức về biển và đại dương đang đặt ra hiện nay, thực hiện thành công Mục tiêu phát triển bền vững số 14. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Nhóm sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương trong việc thực thi và bảo vệ tính phổ quát của UNCLOS, tái khẳng định UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến biển và đại dương. Ông Cornel Feruță, Chủ tịch SPLOS 33 phát biểu tại buổi gặp mặt. Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Cornel Feruță, Chủ tịch SPLOS 33 thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ giá trị của UNCLOS trong việc củng cố tuân thủ pháp luật ở cấp độ quốc tế; đồng thời, đánh giá cao những đóng góp của Nhóm bạn bè nói chung và Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác, thực thi UNCLOS và quản trị đại dương. Chủ tịch Hội nghị SPLOS 33 hy vọng Nhóm sẽ phát huy hơn nữa vai trò kết nối của mình trên các diễn đàn của Liên hợp quốc nói riêng và quốc tế nói chung để tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã đặt ra khi thành lập. Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể để thúc đẩy các mục tiêu chung. Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) và tham gia nhóm nòng cốt gồm 12 nước chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của Nhóm. Hiện nay, Nhóm có 115 thành viên, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý. Trong thời gian qua, Nhóm đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, như hội thảo, tọa đàm… về các vấn đề liên quan đến UNCLOS và đại dương nói chung. (Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 khẳng định thúc đẩy đối thoại và hợp tác để bảo vệ giá trị của UNCLOS
703
Một tàu vũ trụ có người lái của NASA sẽ hạ cánh xuống miền đất hứa, nơi có thể có các sinh vật ngoài hành tinh ẩn nấp, vào năm 2025. Một nghiên cứu mới từ NASA tuyên bố một số vi khuẩn khỏe mạnh có thể đang sống sót trên Mặt Trăng – người hàng xóm gần gũi nhất của Trái Đất. Theo Live Science , nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Prabal Saxena từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA chỉ ra sự sống dưới dạng vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nơi cực nam của Mặt Trăng. Kết quả này dựa trên sự phân tích gần nhất về phạm vi mà một số vi sinh vật có thể tồn tại, từ đó chỉ ra những hốc sinh thái tiềm năng dành cho một số dạng sống đặc biệt. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu sinh vật cụ thể nào có thể phù hợp nhất để tồn tại ở những khu vực như vậy và những khu vực nào ở các vùng cực này phù hợp nhất để hỗ trợ sự sống” – tiến sĩ Saxena tiết lộ. Nhà địa hóa học hữu cơ Heather Graham – thành viên nhóm nghiên cứu, cũng từ Goddard – cho biết các sinh vật này có thể là “khách du lịch” từ Trái Đất, bám trụ lại rồi phát triển trên vệ tinh tự nhiên này. Cũng giống như các thiên thạch từ hành tinh khác rơi xuống Trái Đất, chính Trái Đất cũng ném những mảnh vụn nhỏ lên bạn đồng hành của mình, từ đó mang theo các phân tử hữu cơ và có thể là thứ gì hoàn chỉnh hơn của sự sống. Trước đó, thậm chí đã có các nghiên cứu nghi ngờ rằng tàu vũ trụ của người Trái Đất cũng có thể mang theo các vi sinh vật chịu được môi trường không gian lên Mặt Trăng, ví dụ những con tardigrade (bọ gấu nước). Nếu kế hoạch thuận lợi, tàu Artemis 3 của NASA sẽ hiện diện trên Mặt Trăng vào năm 2025 và các phi hành gia sẽ có cơ hội thuận lợi để tìm hiểu về “miền đất hứa” của sinh vật ngoài hành tinh này.
NASA tiết lộ nơi sinh vật ‘khỏe mạnh, giống trên Trái Đất’ có thể tồn tại
381
Tại Ottawa, một tiểu đoàn gồm gần 350 lính cứu hỏa từ Liên minh châu Âu (EU) đã và sẽ sớm có mặt đầy đủ tại Quebec để hỗ trợ Canada ứng phó với một đợt cháy rừng tàn khốc và chưa từng có. Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng tại Nova Scotia, Canada, ngày 3/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN. Ngày 8/6, nhóm đầu tiên gồm 109 nhân viên cứu hỏa từ Pháp đã đến và dành cả ngày cuối tuần để dập lửa ở Quebec, nơi hỏa hoạn đã khiến gần 14.000 người dân phải rời bỏ nhà cửa. Nhóm tiếp theo, gồm 140 lính cứu hỏa từ Bồ Đào Nha và 97 người nữa từ Tây Ban Nha sẽ đến Quebec vào ngày 14/6. Các quan chức Canada đã mô tả sự tàn phá trong đợt cháy rừng năm nay là “chưa từng có”. Theo Trung tâm phòng cháy chữa cháy liên ngành Canada, gần 430 vụ cháy rừng đã bùng phát trên khắp đất nước này hôm 11/6 và 210 trong số đó đang ngoài tầm kiểm soát. Khói bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại British Columbia, Canada, ngày 9/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN. Các cuộc sơ tán đã diễn ra trên diện rộng, với hơn 100.000 người ở 9 tỉnh và vùng lãnh thổ buộc phải rời khỏi nhà khi ngọn lửa lan nhanh đến gần. Khí hậu khô, nóng khiến các đám cháy rừng dự đoán sẽ bùng phát ở hầu hết các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada trong suốt mùa Hè này. Phát biểu với báo giới, ông Maite Blanchette Vezina, quan chức phụ trách tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quebec, cho biết lính cứu hỏa đã bắt đầu dập tắt các đám cháy đe dọa cộng đồng người Atikamekw ở đây, thay vì chỉ ngăn chặn chúng.
Hàng trăm lính cứu hỏa từ EU tham gia chữa cháy rừng tại Canada
303
Thành phố Cần Thơ nhìn từ trên cao. Ảnh (minh họa): Dương Giang/TTXVN. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có bản sắc văn hóa đa dạng, được kiến tạo, gìn giữ bởi cộng đồng các dân tộc sinh sống tại 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng. Phát huy nguồn lực văn hóa, tạo ‘sức mạnh mềm’ cho phát triển là một trong những giải pháp quan trọng được các địa phương triển khai, góp phần đưa đồng bằng châu thổ phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều nét văn hóa đa dạng, sống động được cộng đồng 44 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn hình thành và gìn giữ, trao truyền qua các thế hệ, làm nên sắc màu văn hóa độc đáo của toàn vùng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long chứa đựng nhiều di sản văn hóa đặc sắc, có giá trị biểu tượng cho văn hóa vùng cũng như văn hóa quốc gia. Địa bàn có các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay cấp tỉnh công nhận như nghệ thuật đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương, múa bóng rỗi, các lễ hội cầu ngư, cúng biển Mỹ Long, lễ hội Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, di tích văn hóa lịch sử, công trình nghệ thuật kiến trúc như chùa Phật giáo Nam tông Khmer hay ngôi nhà cổ của người Việt, văn hóa chợ nổi… Theo Phó Giáo sư Phạm Tiết Khánh (Trường Đại học Trà Vinh), Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn định cư của nhiều dân tộc khác nhau. Đây là vùng đất với đa văn hóa, nơi hội tụ của nhiều dân tộc, gắn bó với nhau trong quá trình khai phá đất đai, xây dựng làng xã và cùng đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Những nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc được bảo tồn, phát huy trong quá trình chung sống, lao động. Trong câu chuyện văn hóa, Tây Nam Bộ là cái nôi của vọng cổ và cải lương, của những điệu múa như điệu múa rom vong, nghệ thuật dù kê, quê hương của những câu hò, điệu lý trữ tình, câu chuyện cười sảng khoái, lạc quan của bác Ba Phi gắn với vùng đất trù phú “làm chơi ăn thiệt” nhưng cũng đầy trắc trở, hiểm nguy thời khẩn hoang “xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha”. Chuyên gia Phạm Văn Luân (Hội Di sản Văn hóa Bến Tre) cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ được biết đến là vùng đất mới mà còn là vùng đất có một nền văn hóa đa dạng, nơi hội tụ của các dòng lưu dân luôn gắn bó trong quá trình khai phá đất đai, xây dựng làng xã, cùng nhau thích nghi với thiên tai địch họa. Mỗi giai đoạn lịch sử có những nét văn hóa nổi trội, bước thăng trầm nhưng bản sắc văn hóa sông nước vẫn luôn được bảo tồn, phát huy, trở thành một trong những trụ cột của sự phát triển vùng đất đặc biệt này… Dẫn chứng về bản sắc văn hóa, nhìn nhận từ những điệu hò dân gian ở Đồng bằng sông Cửu Long, Thạc sĩ Tăng Thị Nguyệt Nga (Trường Đại học Khánh Hòa) phân tích, các địa phương trong vùng có nhiều thể hò trên sông nước như, hò đối đáp trên sông, hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường, hò chèo thuyền đêm, hò chèo thuyền ngày… Các thể hò này có đặc điểm chung là chất hào sảng gợi lên từ mênh mông sông nước, từ tâm hồn hiền hậu thủy chung cũng như lối sống phóng khoáng, nồng hậu của con người miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, các thể hò này có nhiều điểm khác nhau khá rõ nét giữa các địa phương trong vùng, làm nên sự đa dạng, đó là hò Đồng Tháp, hò Bến Tre, hò Bạc Liêu, hò Long An. Xác định văn hóa là một trong những nguồn lực quan trọng, thúc đẩy nguồn lực khác, tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển bền vững, các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long khai thác tối ưu tiềm năng, phát triển đồng bộ văn hóa với kinh tế – xã hội. Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong chiến lược phát triển, tỉnh xác định phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội nhanh và bền vững là nhiệm vụ trung tâm, văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể luôn được quan tâm. Tỉnh hiện có hai di tích quốc gia đặc biệt là Di tích Đồng khởi Bến Tre, Di tích mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu cùng trên 70 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh. Bến Tre có nhiều di sản văn hóa phi vật thể như loại hình diễn xướng dân gian hát sắc bùa Phú Lễ, điệu lý, làn điệu dân ca, lễ hội, làng nghề mang đặc trưng vùng đất xứ Dừa được giữ gìn, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tỉnh tập trung điều tra, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể; các loại hình nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu biểu; đồng thời kết hợp hài hòa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với hoạt động phát triển kinh tế, du lịch. Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, thời gian tới, tỉnh tiếp tục cân đối hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh coi trọng phát huy vai trò tự quản, tự giác và chủ động của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích cộng đồng tự nguyện tham gia giữ gìn, phát huy di sản, nghiên cứu phân quyền cho cộng đồng trong quản lý di tích, danh thắng, tổ chức lễ hội, thực hành di sản văn hóa phi vật thể. Tỉnh đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực đa dạng trong bảo tồn di sản gắn với phát triển kinh tế – xã hội. Cùng ở Đồng bằng sông Cửu Long, An Giang tự hào là địa phương giàu truyền thống lịch sử và văn hóa với gần 90 di tích đã được xếp hạng từ quốc gia đặc biệt đến cấp tỉnh, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tỉnh còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, đa dạng của cộng đồng các dân tộc với trên 160 lễ hội truyền thống, tiêu biểu như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Đua bò Bảy Núi. Theo Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang, tỉnh luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định biên giới. Các cấp, ngành, đoàn thể quán triệt, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, đồng thời thực hiện giải pháp bảo tồn và phát huy thế mạnh, đặc trưng văn hóa An Giang. Tỉnh lập kế hoạch trùng tu di tích cấp tỉnh qua từng giai đoạn 2016 – 2020 và 2021 – 2025; đề xuất Trung ương hỗ trợ trùng tu các di tích cấp quốc gia. Đặc biệt, nhân dân trên địa bàn đóng góp kinh phí cùng Nhà nước trùng tu 69 đình làng, góp phần bảo tồn, gìn giữ các thiết chế văn hóa truyền thống làng xã của địa phương. Một số lễ hội lớn như Vía Bà Chúa Xứ núi Sam , lễ hội Kỳ Yên đình Thoại Ngọc Hầu, lễ giỗ Đức Quản cơ Trần Văn Thành, Ngày hội văn hóa các dân tộc Chăm, Khmer được tổ chức chu đáo, quy mô, tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tận dụng nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử như núi Sam, núi Cấm, Khu di tích Miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, đồi Tức Dụp, Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc, An Giang đẩy mạnh khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa phát triển du lịch, góp phần quảng bá giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, giải quyết việc làm cho người dân. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum chia sẻ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trà Vinh là vùng đất gắn bó lâu đời của các dân tộc như Kinh, Khmer, Hoa, hình thành một nền tảng văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống, nhiều nét văn hóa tiêu biểu. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh, tạo thêm nhiều sản phẩm, hình thành tuyến, điểm du lịch sinh thái, văn hóa như Khu Du lịch biển Ba Động, danh thắng Ao Bà Om, cù lao Tân Quy, cồn Chim, chùa Cò… Từ đặc thù vị trí nằm giữa hai nhánh sông Mê-kông và tiếp giáp Biển Đông, có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông, ven biển, thế mạnh tài nguyên văn hóa, Trà Vinh phấn đấu đến năm 2025 hình thành ba trung tâm du lịch lớn của tỉnh, gồm: Trung tâm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, văn hóa, ẩm thực thành phố Trà Vinh và vùng phụ cận (hai huyện Châu Thành và Càng Long ); trung tâm du lịch sinh thái biển thị xã Duyên Hải, hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang ; trung tâm du lịch sinh thái – văn hóa gồm các huyện Cầu Kè , Trà Cú và Tiểu Cần , góp phần phát triển du lịch – một trong những ngành thế mạnh của toàn vùng.
Phát huy nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
1,736
Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai khai mạc tại Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT. Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai và các cuộc họp liên quan vừa khai mạc tại Đà Nẵng . Sáng 13-6, Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai (ACDM) khai mạc tại Đà Nẵng. Hội nghị có sự tham dự của Phó Tổng Thư ký ASEAN Ekkaphab Phanthavong, hơn 60 đại biểu quốc tế là lãnh đạo, cán bộ các cơ quan phòng chống thiên tai của 10 nước thành viên ASEAN. Ngoài ra còn có Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm Điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo thiên tai (AHA), các đối tác phát triển của ASEAN (gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và một số tổ chức quốc tế trong khu vực. Đông Timor tham dự với vai trò quan sát viên tại hội nghị. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, với tư cách là Chủ tịch ACDM năm 2023, Việt Nam đang thúc đẩy chủ đề của năm Chủ tịch ACDM là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa. 2023 cũng là một năm quan trọng đối với ACDM, đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày thành lập. Theo ông Hiệp, Việt Nam đã tiến hành đánh giá giữa kỳ thực hiện khung hành động SENDAI về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong đó, nội dung cao nhất được đề cập là khung pháp lý hợp lý về quản lý rủi ro thiên tai. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp. Ảnh: TẤN VIỆT. Hội nghị ACDM lần thứ 42 diễn ra vào ngày 13-6, tập trung thảo luận các nội dung: Cập nhật tiến độ thực hiện chương trình công tác Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp giai đoạn 2021-2025; rà soát các tiến độ xây dựng và triển khai các văn kiện, cơ chế, hoạt động về hợp tác khu vực trong quản lý thiên tai. Trong đó có Chiến lược khu vực ASEAN về khắc phục hậu quả thiên tai (2023-2024), sáng kiến của thanh niên ASEAN vì một khu vực chống chịu thiên tai, khung truyền thông rủi ro thiên tai ASEAN, quy định tài chính của Quỹ Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp ASEAN, chuẩn bị công tác diễn tập khu vực ASEAN về ứng phó khẩn cấp thiên tai 2023 tại Indonesia… Ngoài ra, trong hai ngày 14 và 15-6 sẽ diễn ra một số cuộc họp liên quan như: Họp Ban Quản trị Trung tâm AHA lần thứ 18, Diễn đàn ASEAN về chống chịu thiên tai lần thứ 3, các cuộc họp giữa ACDM và các đối tác phát triển trong khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên tích cực và có uy tín cao trong khối ASEAN. Trong đó hợp tác ASEAN về Quản lý thiên tai là một nội dung hợp tác quan trọng của ASEAN trong trụ cột Cộng đồng Văn hóa xã hội. Trong những năm gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn tích cực tham gia triển khai Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp, vận hành Trung tâm AHA để ứng phó với các thiên tai lớn trong khu vực. Việt Nam cũng hỗ trợ một số quốc gia ASEAN ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19, đồng thời triển khai hỗ trợ nhân đạo của ASEAN tại Myanmar theo chỉ đạo của lãnh đạo ASEAN.
Đà Nẵng: Các nước ASEAN bàn về quản lý thiên tai
671
Một nửa nửa miệng cười trống vắng hiện những bóng dáng thân yêu những bóng dáng xa lạ trò chuyện không lời tôi gặp má tôi từ cõi âm Người trở về yêu thương tôi như hồi nào số phận đã chia lìa hai mẹ con trong ánh mờ tôi yêu những giấc mơ một nửa cảm ơn đêm tối vị thần dịu dàng đã cho kẻ bần cùng nhất nửa giấc mơ Thanh Thảo. Lời bình của Hà Huy Hoàng Thanh Thảo là một nhà thơ tên tuổi của thi đàn Việt Nam. Thơ ông là thơ của một người luôn trăn trở trong sự tìm tòi, sáng tạo và đổi mới không ngừng. Càng về sau thơ của Thanh Thảo càng hàm xúc, tinh tế và đa nghĩa đa tầng. Đọc thơ ông, ta thấy con chữ thì gần gũi, trong veo mà nghĩa của nó cứ như sau lớp sương mờ. Vén màn sương lên, ta lờ mờ cảm được ý trên thì câu thơ dưới dường như phản biện ta tức khắc. Không phải Thanh Thảo cố tình làm khó ta. Mà cái chính là tại ta, phần đông, vì nhiều lý do, tư duy ta không “phẫu thuật” trọn vẹn tư tưởng của người thi sĩ tài hoa này. Bởi thế, cảm được thơ Thanh Thảo cho thấu đáo không bao giờ là việc dễ dàng. Tuy nhiên, khi viết về người mẹ yêu thương của mình, ông vẫn dành cho bạn đọc ít nhiều khoảng trống. Chính cái khoảng trống này ta mới có thể thâm nhập vào bài thơ một cách… dễ thở. Xin lỗi, tôi chỉ nói dễ thở chứ không bao giờ bảo là “thở dễ” đâu ạ. Vâng, Một nửa chính là bài thơ như thế! “ nửa miệng cười trống vắng hiện lên những bóng dáng thân yêu những bóng dáng xa lạ trò chuyện không lời tôi gặp má tôi từ cõi âm Người trở về yêu thương tôi như hồi nào số phận đã chia lìa hai mẹ con ” Má ơi, kể từ khi “số phận đã chia lìa hai mẹ con”, má có biết không, nụ cười của con giờ đây không còn nguyên vẹn nữa, mà nó chỉ còn “nửa miệng cười” thôi, thưa má. Đêm đêm, trong giấc mơ con, bên cạnh bao “bóng dáng xa lạ” là những bóng dáng thân yêu của con vẫn lặng lẽ đi về. Con gặp nội, gặp ngoại, và được gặp má nữa, má ơi! Má từ cõi âm trở về, má dang rộng vòng tay để ôm con như hồi nào con còn thơ dại. Làm sao con quên được ngày xưa, ba thường hay phàn nàn “con hư tại mẹ”. Má không bao giờ tranh luận hay giận hờn, chỉ âm thầm vun quén tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Hột nút áo con rơi má vội vàng đơm lại, chiếc dép con sút quai má lụi hụi giúp con. Lắm khi trái gió trở trời, con ho hen mình mẩy nóng ran má không sao chợp mắt. Mỗi khi có ai biếu miếng ngon trái ngọt má đều cắc ca cắc củm phần con… “ trong ánh mờ tôi yêu những giấc mơ một nửa cảm ơn đêm tối vị thần dịu dàng đã cho kẻ bần cùng nhất nửa giấc mơ ” Má ạ, ban ngày thì bởi ồn ào lẫn bao nhiêu là việc, nên con nào có được gặp má đâu. Chỉ có ban đêm là nửa múi giờ của hai mươi bốn tiếng, là giấc ngủ đằm sâu. Và trong mơ con mới được gặp má, má à. Sau mỗi lần được gặp má, con thầm cảm ơn đêm tối. Bởi chỉ có đêm tối con mới có cơ hội được gặp má của con. Má của con ơi, kể từ khi má đi về miền mây trắng, con bơ vơ thể kẻ bần cùng. Mất má, con đã mất đi tất cả. Má còn, con là tỉ phú, má mất rồi con hóa kẻ trắng tay. Nhưng thật may mắn cho con biết bao, vị thần “dịu dàng” của đêm tối, đã cảm thấu lòng con, nên người luôn cho con hằng đêm được gặp má. Con biết ơn vị thần ấy biết nhường nào. “ cảm ơn đêm tối vị thần linh dịu dàng đã cho kẻ bần cùng nhất nửa giấc mơ ” Ta nên lưu ý, ở câu thơ cuối cùng của bài thơ này có ba âm tiết, đó là “nửa giấc mơ”. Nửa giấc mơ là sao? Vì sao lại nửa giấc mơ? Phải chăng với Thanh Thảo, nhà thơ mặc định, khi mẹ ta còn trên cõi đời này thì ta sẽ có một giấc mơ tròn đầy, nguyên vẹn. Thế nhưng, lỡ “số phận đã chia lìa hai mẹ con” rồi, thì giờ đây, giấc mơ của ta chỉ còn lại một nửa mà thôi? Tôi tin, bắt đầu từ cái tiêu đề bài thơ là Một nửa , tiếp đến câu thơ thứ nhất “nửa miệng cười”, câu thứ chín lại “một nửa”, và cho đến câu kết của bài thơ vẫn là “nửa giấc mơ”. Tất cả, tất cả đều mang một hàm nghĩa không – nguyên – vẹn khi người mẹ yêu thương của chúng ta không còn hiện hữu trên cõi đời này nữa!
“Một nửa” thơ Thanh Thảo – Lời bình: Hà Huy Hoàng
844
Đà Nẵng luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số, được nhận hàng loạt giải thưởng trong nước, quốc tế về xây dựng Thành phố Thông minh, Chính quyền điện tử. Nhìn lại quá trình xây dựng nền móng cũng như những vấn đề đặt ra cho quá trình chuyển đổi số của thành phố Đà Nẵng, xin giới thiệu hai bài viết về vấn đề này. Đà Nẵng luôn được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Ảnh: TTXVN. Bài 1: Đi đầu trong chuyển đổi số Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách nhằm triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số như Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách hỗ trợ phát triển Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Thành ủy Đà Nẵng về chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhờ “nền móng” vững chắc là các cơ chế, chính sách nên công cuộc chuyển đổi số tại thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tích nổi bật. Trong 11 năm liên tiếp (2009-2019), thành phố Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Index) khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong 2 năm liên tiếp (2020-2021), Đà Nẵng được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, xếp hạng Nhất chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI). Trong 3 năm liên tiếp (2020-2022), Đà Nẵng đoạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA). Ngoài ra, Đà Nẵng cũng được vinh danh tại các giải thưởng Quốc tế: Giải thưởng Thành phố thông minh hơn (Smarter Cities Challenge) năm 2012 do IBM tặng; Giải thưởng eAsia Awards 2013 của Hội đồng Châu Á – Thái Bình Dương về thuận lợi hóa thương mại và kinh doanh điện tử; Giải thưởng WeGO Awards 2014 cho “Dự án phát triển Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng” do Tổ chức Chính quyền điện tử thế giới trao tặng… Mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ trao giải “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Awards” năm 2023. UBND thành phố Đà Nẵng được vinh danh là địa phương tiêu biểu trong việc chủ động thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Theo đó, Đà Nẵng là 1 trong 7 tổ chức/địa phương vinh dự được trao giải thưởng tại hạng mục “Top tổ chức/địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số”. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng được vinh danh tại giải thưởng “TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam – I4.0 Awards”. Kinh tế số đóng góp đáng kể trong cơ cấu GRDP thành phố Đà Nẵng với tỷ lệ 17%. Ảnh: TTXVN. Kết quả này có được từ những nỗ lực chuyển đổi số của Thành phố. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, trong những năm qua, công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đã diễn ra đồng bộ, mạnh mẽ, cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người dân chủ động, tích cực tham gia triển khai và đến nay đã đạt được một số kết quả tích cực. Cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư khá đồng bộ; hình thành một số cơ sở dữ liệu nền và chuyên ngành; triển khai cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước; phát triển các nền tảng số dùng chung và các ứng dụng, tiện ích thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, chuyển đổi số đã góp phần không nhỏ trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và quá trình phục hồi và phát triển kinh tế thành phố. Kinh tế số đóng góp đáng kể trong cơ cấu GRDP thành phố với tỷ lệ 17%. Xã hội số từng bước hình thành và phát triển, dần tạo được thói quen, kỹ năng số trong người dân. Thành phố Đà Nẵng đã được nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận và đánh giá cao trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Xã hội số từng bước hình thành và phát triển, dần tạo được thói quen, kỹ năng số trong người dân, góp phần đưa Đà Nẵng 2 năm liên tiếp xếp hạng nhất Chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI); 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc”; 3 năm liên tiếp đạt Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam;…./.
Chuyển đổi số ở Đà Nãng: Bài 1 – Đi đầu nhờ có nền móng vững chắc
907
Tập thơ Tiếng xa của Thiệp Nguyễn. Ảnh: L.L. Tập thơ ‘Tiếng xa’ của tác giả Thiệp Nguyễn là những tình cảm giản dị mà gây xúc động bởi nó gợi nhớ ký ức của bao người Việt. Sáng 12/6, trong buổi ra mắt tập thơ Tiếng xa của tác giả Thiệp Nguyễn, những câu thơ từ bài Về nhà được trình bày bằng giọng đọc giàu cảm xúc của NSƯT Lê Chức khiến người nghe không khỏi bồi hồi. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, nguyên Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, trong thời buổi ngày nay, khi quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra quá nhanh, đôi khi, những nét thân thương, những nét văn hóa gắn bó với người Việt bao lâu nay bị mai một đi. Người ta đâm ra hoài niệm. Bởi vậy, những câu thơ của tác giả Thiệp Nguyễn bình dị, nắm bắt được đúng những nét giá trị là đủ để khiến độc giả xúc động. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng những ý thơ giản dị nhất đôi khi lại là ý thơ lay động lòng người. Ảnh: L.L. Trong tập thơ Tiếng xa , độc giả bắt gặp một cậu bé nhảy cầu tắm sông, một mâm cơm đặt ngoài trời, bà con hóng mát bên cổng làng, mùi nhãn lồng trong những ngày hè oi ả… Những hình ảnh giản dị, ấm áp ấy, dường như người Việt Nam nào cũng từng thấy qua. Cậu bé thôn quê ngày nào ấy trải qua kháng chiến, Ngày Độc lập và những năm tháng xây dựng quê hương đất nước, khi về nhà đã không còn thấy những hình ảnh quen thuộc trong ký ức nữa. Quá nhiều thứ đã đổi thay, nhà thơ không khỏi bồi hồi, “rưng rưng giọt lệ”. Nhà thơ Thiệp Nguyễn, tên thật là Nguyễn An Ninh, sinh năm 1940, là một kỹ sư cơ khí nhưng bén duyên với thơ ca. Xúc động với những nỗi niềm thời đại, ông bắt đầu sáng tác thơ về tình yêu quê hương đất nước, về tình nghĩa con người, về trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng thơ đại chúng Việt Nam đang rất phổ biến. Số người làm thơ đại chúng có thể lên đến hàng triệu người. Ông cho rằng phong trào thơ đại chúng cũng đáng mừng, vì điều này cho thấy ở Việt Nam có nhiều người yêu thơ. Thơ xuất bản nhiều là vậy, nhưng số lượng thơ chất lượng chỉ chiếm một phần nhỏ. Ông cho rằng đây cũng là điều bình thường và rằng đến một thời điểm trong tương lai, những tác phẩm giá trị thật sẽ đứng vững. Đôi khi, những câu thơ phản ánh những sự thật giản dị nhất lại là những câu thơ lay động lòng người nhất.
Tiếng lòng của một nhà thơ về quê hương
482
Hà Nội có một ngôi làng giàu truyền thống lịch sử và vẫn giữ được nét đẹp nguyên bản – CNN hé lộ. Những tượng rùa đá lâu năm, ngôi đình tựa thế rồng và truyền thống học thuật đáng nể phục – đây là lời giới thiệu của CNN về làng Đông Ngạc, địa điểm được tác giả bài viết gọi là “bí mật tuyệt vời nhất của Hà Nội”. Ở vùng ngoại ô của thủ đô Việt Nam, tách biệt khỏi những tour du lịch phổ thông, là Đông Ngạc, một “làng tiến sĩ” 1.000 năm tuổi và hầu như không có trải qua quá nhiều sự thay đổi trong nhiều thế kỷ. Trong 20 năm qua, khi Hà Nội mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng, nhiều ngôi làng cổ nhất đã không còn hoặc không còn giữ được nét nguyên bản. Tuy nhiên, làng Đông Ngạc không nằm trong số đó, và đây cũng là lí do khiến nó trở nên đặc biệt đối với du khách. Những cánh cổng đá xác định ranh giới của làng, những tòa nhà từ cũ kỹ thời Pháp thuộc nằm dọc những con đường hẹp, những người bán hàng rong đội nón lá và và trẻ nhỏ chơi đùa bên ngoài ngôi chùa Tư Khánh cổ kính là những hình ảnh dễ thấy khi tới làng Đông Ngạc. Trải rộng trên diện tích hơn 3 ha, chùa Tư Khánh có rất nhiều vườn, sân trong rợp bóng mát, chùa cũng được trang trí công phu với các gian phòng trang nghiêm. Hầu hết các tòa nhà trong chùa được xây dựng từ gỗ sẫm màu, với những mái hiên được chạm khắc tinh xảo nằm bên dưới những mái dốc lợp ngói đất nung. Một trong những dấu tích đầu tiên mà du khách sẽ khám phá bên trong khuôn viên rộng rãi của chùa là bức tượng đá một con sếu đứng trên lưng một con rùa. Rùa đã được người dân tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Trong thần thoại địa phương, những sinh vật có mai này tượng trưng cho tuổi thọ và là biểu tượng của chiến thắng qua các cuộc đấu tranh giành độc lập. Bức tượng này là một trong hơn 50 tượng đá nằm rải rác khắp chùa Tư Khánh, được xây dựng từ những năm 1650. Bên cạnh đó, có ba quả chuông lớn bằng đồng đúc vào đầu thế kỷ 19 và những tấm bia đá thờ Phật và các vị học giả sinh ra ở Đông Ngạc. Mặc dù không có diện tích lớn và là nơi sinh sống của khoảng 1.000 người nhưng Đông Ngạc là quê hương của rất nhiều tiến sĩ, học giả tên tuổi. Cho đến ngày nay, các gia đình ở đây vẫn thi đua để con cháu trở thành những học sinh xuất sắc nhất. Từ thời nhà Lê, Đông Ngạc đã được vinh danh vì là nơi xuất thân của nhiều nhân tài nước Việt. Truyền thống học tập của ngôi làng thậm chí còn được thể hiện qua các công trình kiến trúc. Biểu tượng của những cuốn sách được khắc trên những cánh cổng lâu đời nằm ở cuối bốn thôn. Rải rác khắp các ngôi làng này là gần 100 ngôi nhà, ngôi nhà cổ nhất có từ đầu những năm 1600. Vẻ đẹp tỉ mỉ từ các công trình được xây bằng đá và gỗ khiến du khách bị đắm chìm trong bầu không khí cổ xưa. Khi dạo bước trên những con đường hẹp, du khách còn được chào đón bằng những nụ cười và cái vẫy tay của người dân, được mời những món ăn đặc sản trong làng như trà sen nóng và bánh giò. Đình Đông Ngạc là trung tâm của ngôi làng. Trong gần 400 năm qua, đình làng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng nhất của Đông Ngạc và cũng là nơi thờ cúng. Được xây dựng vào nửa đầu những năm 1600, nó được thiết kế để nhìn từ trên cao nhìn giống như đầu của một con rồng. Sảnh thờ bằng gỗ có hình dáng như đầu rồng, với cổng chính là mũi rồng và hai giếng nước là đôi mắt. Ở gian chính lưu giữ một loạt các tác phẩm nghệ thuật từ thời Lê, bao gồm các chủ đề về nông nghiệp, thương mại, ngư nghiệp, nghệ thuật và văn học Việt Nam. Đông Ngạc nằm ở ngoại thành phía bắc thủ đô Hà Nội . Từ phố Cổ, du khách có thể đến ngôi làng chỉ sau khoảng 30 phút đi taxi. Nếu có kế hoạch đi Đông Ngạc, du khách hãy dừng chân tại Phủ Tây Hồ và chùa Vạn Niên, cả hai đều nằm bên bờ Hồ Tây rộng mênh mông và đẹp như tranh vẽ.
Ngôi làng cổ Hà Nội lọt vào ‘mắt xanh’ của CNN: Có điểm đặc biệt khiến người dân đều tự hào
797
Sự sống ngoài hành tinh chẳng ở đâu xa mà có thể ở ngay tại vệ tinh tự nhiên của chúng ta! Cực Nam của Mặt Trăng đã trở thành một “điểm nóng” đối với các cường quốc vũ trụ, đặc biệt là gần đây, khi NASA lên kế hoạch đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng thông qua sứ mệnh không gian Artemis ở đó. Mới đây, một nhà khoa học của NASA đã chia sẻ một tiết lộ gây sốc – trên Mặt trăng có thể đã tồn tại sự sống, dẫu cho điều kiện tại đây rất khắc nghiệt. So với Trái Đất, Mặt Trăng là một nơi hoang vắng, khá khắc nghiệt. Tại đây không có nước chảy, mây mỏng, bầu không khí cũng như dấu hiệu của sự sống. Bussiness Insider đưa tin, nhà khoa học hành tinh Prabal Saxena tại Trung tâm du hành vũ trụ Goddard của NASA, cho biết sự sống của vi sinh vật có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt như trên Mặt Trăng. Ông nói thêm rằng, các hốc có thể ở được trên Mặt Trăng có thể đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các vi sinh vật này. “Cảnh quan chết chóc tạo nên Mặt Trăng có thể đang che giấu dấu hiệu của sự sống vi sinh vật trên Mặt trăng” – Prabal Saxena tin tưởng. Hố Shackleton nằm ở cực Nam của Mặt Trăng, nơi các vi khuẩn có nguồn gốc từ Trái Đất có thể tồn tại. Hình ảnh trực quan này được mã hóa màu và có đường viền để hiển thị độ sâu của miệng núi lửa. Nguồn: NASA/Ernie Wright. Điều hấp dẫn nhất trong nhận định có sự sống trên Mặt Trăng này là Prabal Saxena và nhóm của ông tin rằng vi sinh vật có thể trú ẩn trong những hốc này trên Mặt Trăng có nguồn gốc từ bên ngoài. Cụ thể là từ… Trái Đất! Những vi sinh vật Mặt Trăng này, nếu chúng tồn tại, có khả năng “quá giang” trên tàu đổ bộ Mặt Trăng của người Trái Đất, giống như tàu đổ bộ Apollo lịch sử năm 1969. Nhà khoa học hành tinh Prabal Saxena đã dành nhiều thời gian của mình để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, gần đây ông đã bắt đầu làm việc với một nhóm các nhà khoa học khác đang tìm kiếm sự sống gần Trái Đất hơn – Chính là cực Nam Mặt Trăng. Cực Nam của Mặt Trăng được coi là một phần quan trọng của sứ mệnh Artemis III (thuộc Chương trình Artemis của NASA), mà Mỹ đã lên kế hoạch đưa người đổ bộ tại 1 trong 13 địa điểm tiềm năng định sẵn. 13 khu vực mà NASA đã xác định là mục tiêu tiềm năng cho cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng tiếp theo của con người. Nguồn: NASA. Tính cho đến nay, chưa có con người nào đặt chân lên phần này của Mặt Trăng. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà khoa học, phần này có chứa băng, thứ mà họ tin rằng các phi hành gia sau khi đổ bộ có thể sử dụng để tạo ra nước và những thứ khác trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Một số khu vực băng giá này có thể là nơi trú ẩn an toàn cho những vi sinh vật đó, vì bức xạ có hại của Mặt Trời không bao giờ đến được những khu vực này. Ngay cả khi sự sống trên Mặt Trăng chưa tồn tại, sự sống của vi sinh vật có thể sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc khi loài người bắt đầu đi bộ trên Mặt Trăng của chúng ta thường xuyên hơn trong một tương lai không xa. “Điều quan trọng là nghiên cứu gần đây về khả năng sống sót của vi khuẩn tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt tương tự trên các phần của bề mặt Mặt Trăng cho thấy khả năng phục hồi/tồn tại đáng ngạc nhiên của nhiều vi sinh vật đối với các điều kiện khó sống như thế bên ngoài vũ trụ” – Prabal Saxena cho biết trong nghiên cứu gần đây. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại vi khuẩn có tên là Deinococcus radiodurans đã tồn tại bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một năm. Deinococcus radiodurans được xem là một trong những sinh vật kháng bức xạ nhất được biết đến. Loài gấu nước (ảnh phóng to) với khả năng sống sót cực tốt ở môi trường không gian khắc nghiệt. Ảnh: Internet. Loài gấu nước Tardigrades (tên khoa học: Macrobiotus sapiens) siêu nhỏ cũng đã sống sót bên ngoài ISS, mặc dù nó tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt trong không gian trong một thời gian dài. Nhà khoa học hành tinh của NASA nói với rằng: “Chúng tôi hiện đang nghiên cứu để tìm hiểu những sinh vật cụ thể nào có thể phù hợp nhất để tồn tại ở những khu vực như vậy trên Mặt Trăng . Ngay cả khi vi khuẩn không tồn tại trên Mặt Trăng ngay bây giờ, thì gần như chắc chắn chúng sẽ tồn tại nếu con người bắt đầu đi lại thường xuyên trên bề mặt của nó. Và nếu Prabal Saxena và nhóm của anh ấy đúng, những vi khuẩn đó không chỉ có thể tồn tại mà còn có khả năng phát triển và phát triển mạnh trong những miệng hố va chạm bị che phủ vĩnh viễn này, theo . Bài viết sử dụng nguồn: Business Insider
Nóng: Chuyên gia NASA tuyên bố Mặt Trăng có thể có sự sống, ngạc nhiên nhất là nguồn gốc của nó!
941
Chính quyền vùng Irkutsk, đông nam nước Nga đã ban bố tình trạng khẩn cấp quanh khu vực hai tàu chở nhiên liệu đâm nhau trên sông Lena. Vụ tai nạn xảy ra vào cuối ngày 12/6. Trong một thông điệp đăng tải trên kênh Telegram sáng 13/6, ông Igor Kobzev, Thống đốc vùng Irkutsk cho biết, sự cố đã gây hư hại một thùng chứa 138 tấn xăng và làm rò rỉ nhiên liệu xuống nước. Reuters dẫn lời ông Kobzev nói, tình hình tương đối phức tạp do có các tàu thuyền khác đang di chuyển trên sông Lena. Ngoài ra, ở phía hạ lưu sông còn có các khu dân cư. Nhà chức trách đang cố gắng xác định lượng xăng đã bị đổ xuống sông. Lực lượng ứng phó khẩn cấp cũng nỗ lực tìm cách ngăn chặn việc chuyển hướng nước từ dòng sông. Lena là con sông dài thứ 11 trên thế giới. Sông bắt nguồn từ gần hồ Baikal ở vùng Irkutsk thuộc Siberia và chảy vào biển Bắc Băng Dương.
Hai tàu chở nhiên liệu đâm nhau ở vùng đông nam, Nga ban bố tình trạng khẩn cấp
172
Một góc huyện Đông Anh nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà. Quy hoạch và quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống HTKT gồm các công trình giao thông, cấp nước, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang… của Hà Nội, nhất là tại các huyện vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, dàn trải, kém tính kết nối, chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển. Sau khi đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được phê duyệt năm 2011, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thầm quyền hầu hết các quy hoạch trong đó có quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật. Cùng với đó tại khu vực nông thôn, UBND cấp huyện cũng đã phê duyệt cơ bản phủ kín quy hoạch chung các xã và hàng trăm đồ án quy hoạch chi tiết làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế trong công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch hệ thống hạ tầng, nhất là tại các huyện của TP. TP Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện, trong đó diện tích tự nhiên của các huyện chiếm tỷ trọng khoảng 88% tổng diện tích đất tự nhiên toàn TP (2.297/3.344 km2). Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở QH – KT Hà Nội) Đào Minh Tâm nhận định, quỹ đất rộng là một lợi thế và nguồn lực rất lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị theo định hướng quy hoạch. Song trên thực tế quỹ đất dành để đầu tư xây dựng các công trình đầu mối HTKT tại các huyện chưa được quản lý chặt chẽ, nhiều nơi bị lấn chiếm gây khó khăn khi thực hiện GPMB, dẫn đến việc phải đề xuất điều chỉnh mục đích sử dụng. Thậm chí, nhiều khu vực ao hồ, mặt nước phục vụ công tác thoát nước còn bị san lấp tùy tiện, các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ, gây mất an toàn cho hoạt động của hệ thống HTKT vẫn diễn ra. Việc công khai, minh bạch các đồ án, dự án được phê duyệt chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình HTKT. Tại nhiều huyện khi triển khai các công trình như bãi thu gom rác, nghĩa trang… đều bị người dân phản đối. Công tác cắm mốc giới, quản lý mốc giới ngoài thực địa đối với hệ thống đường giao thông và các tuyến công trình HTKT theo quy định pháp luật cũng chưa được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ yêu cầu. Việc đầu tư xây dựng hệ thống HTKT khung còn manh mún, dàn trải, không đồng bộ, thống nhất và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và yêu cầu về phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại. Nguồn lực dành cho đầu tư hệ thống HTKT còn thiếu nghiêm trọng, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào ngân sách. Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, KTS Lã Hồng Sơn cho hay, trong các đơn vị cấp huyện có ranh giới hành chính bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn (đặc biệt là mạng lưới đường trong các khu dân cư làng, xóm) trong quá trình đô thị hóa nhanh, song thường được thể hiện một cách tùy tiện, thiếu tính khoa học và thực tiễn. Quy hoạch mạng lưới giao thông (gồm cả giao thông tĩnh) thường thể hiện rất sơ sài hoặc thậm chí bỏ trống đối với các khu vực làng, xóm dân cư hiện có. Vẫn tồn tại tình trạng nơi cần đường thì thiếu đường, nơi cần tiết kiệm đất xây dựng (các khu vực phát triển mới phía Đông Vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng) thì mật độ đường lại quá cao và hiệu quả sử dụng đất thấp. Theo ông Đào Minh Tâm, đối với các khu vực dân cư hiện có, do đặc điểm sở hữu diện tích đất đai của các hộ gia đình tại làng, xóm đều lớn nên rất thuận lợi cho việc GPMB, bố trí tái định cư khi thu hồi đất để đầu tư hệ thống đường giao thông. Vì vậy, cần khẩn trương lập, thẩm định phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư để quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, tách thửa… Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách cụ thể khuyến khích người dân tự hiến đất để mở rộng các tuyến đường làng, ngõ, xóm; ưu tiên bố trí các quỹ đất thu gom, trung chuyển rác thải trong các khu vực dân cư; quản lý chặt chẽ cao độ nền xây dựng bảo đảm yêu cầu thoát nước và không gây úng ngập cục bộ… Đối với các khu vực dự trữ phát triển đô thị, hệ thống giao thông theo quy hoạch cần được cắm mốc giới, quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai, chống lấn chiếm phần đất dành cho hệ thống giao thông theo quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phải gắn liền với việc quản lý, khai thác sử dụng quỹ đất có hiệu quả hai bên tuyến đường sau khi đầu tư xây dựng. Quản lý chặt chẽ hệ thống sông ngòi, ao hồ hiện có, chống lấn chiếm san lấp, xả thải vào hệ thống mặt nước tự nhiên, làm thay đổi địa hình, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường. Tập trung đầu tư nhiều hơn nữa hệ thống hồ đầu mối, hồ điều hòa kết hợp cảnh quan gắn với phát triển du lịch, tạo lập môi trường sinh thái… Còn với các huyện thuần nông, quy hoạch và bố trí hợp lý, tiết kiệm đối với quỹ đất dành cho các công trình HTKT đầu mối của huyện và TP tại khu vực (như khu nghĩa trang, khu xử lý rác thải, trạm điện cao áp, Depot…). Quản lý chặt chẽ và không chuyển đổi mục đích các vị trí đất đã được quy hoạch. Công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB và chuẩn bị quỹ đất cần tách rời và đi trước một bước (3 – 5 năm) để tạo mặt bằng sạch, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. Cần có các chính sách đặc thù trong công tác bồi thường, hỗ trợ đối với cộng đồng dân cư tại khu vực có công trình đầu mối hạ tầng của địa phương và TP nhằm tạo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư khi triển khai dự án. Cùng đưa ra khuyến nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn, TS.KTS Lê Thị Bích Thuận cho rằng, các huyện của Hà Nội nói chung và một số huyện ven đô đang bị tác động mạnh do quá trình đô thị hóa. Do đó, trong quy hoạch xây dựng nông thôn, nhất là nông thôn khu vực ven đô phải có sự đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật theo các giai đoạn giữa xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn, đặc biệt là mạng lưới giao thông. Trong quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn khu vực ven đô, các tiêu chuẩn áp dụng phải hướng tới các tiêu chuẩn xây dựng đô thị, trừ các loại hình điểm dân cư nông thôn mang chức năng đặc biệt. Trong đó các tiêu chuẩn về giao thông phải đi một bước. Quy hoạch hệ thống hạ tầng sản xuất cần theo hướng đáp ứng mô hình sản xuất công nghệ cao, sinh thái. Lưu ý đến các giải pháp bố trí hệ thống hạ tầng đầu mối cấp vùng (chung đô thị, nông thôn) nhằm hạn chế tối thiểu các tác động đến môi trường, cảnh quan. Tại Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 9/5/2023 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 2/2/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của T.Ư về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven đô, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thị. Đồng thời đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng tại khu vực nông thôn về giao thông, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch theo quy chuẩn.
Quy hoạch đi trước
1,563
Năm 1950, khi mới 9 tuổi cậu bé Nguyễn Bắc Sơn đã theo anh trai thoát li, gia nhập “Đoàn thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước”. Hồi ký “Bảy nổi ba chìm” của cây tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn – người mới được nhận giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật được viết khi ông đã ngoài 80 tuổi. Tác giả vốn tên khai sinh là Nguyễn Công Bác, sau mới có bí danh là Nguyễn Bắc Sơn. Đây cũng là tên thường gọi và là bút danh nhà báo, nhà văn đến giờ. Theo đó, cuốn sách như một thước phim chậm về cuộc đời của một chú bé từ khi 9 tuổi (khai thêm một tuổi), theo anh trai thoát ly từ đầu năm 1950. Phần kết có một câu đầy cảm khái như cách Nguyễn Bắc Sơn đúc rút lại về cuộc đời mình: “Người ta có hàng tỉ trong ngân hàng quốc gia. Chú – (tác giả) chỉ có 25 cuốn sách trong thư viện quốc gia. Sang thế giới bên kia mới có tiền tỉ”. Năm 1950, khi mới 9 tuổi cậu bé Nguyễn Bắc Sơn đã theo anh trai thoát li. Hai anh em đi chân đất từ Tân Phong, Hạ Hòa , Phú Thọ , hai ngày sau mới tới an toàn khu (ATK) ở Tuyên Quang để gia nhập “Đoàn thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước” (do tên Bác Hồ đặt). Nguyễn Bắc Sơn được giải thưởng nhờ cuốn “Lửa đắng” dài hơn 600 trang. Cuốn sách dám mổ xẻ cơ chế điều hành, hệ điều hành, các nhân vật của hệ điều hành với mục đích đóng góp vào việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong việc quản trị đất nước. Thế nên lần đầu tiên trong văn học Việt Nam có các nhân vật có chức danh chứ không ám chỉ: Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Tổng Bí thư và “cụ” (cố vấn Ban Chấp hành Trung ương). Cuốn tiểu thuyết “Lửa đắng” của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn. Chả thế 8 nhà xuất bản từ chối cấp phép. Rất may nhà xuất bản Lao động thấu hiểu động cơ sáng tác của tác giả nên khẳng định trong phiếu thẩm định ngày 27/6/2008 với nội dung dưới đây. “Bản thảo này được viết ra từ trái tim một người cộng sản, một người trong cuộc, rất có ích cho đất nước, cho Đảng ta, không chỉ cho hôm nay. Tôi trực tiếp biên tập và xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm”. Bên dưới có ký tên chức danh Phó giám đốc, Tổng biên tập – nhà văn Trần Dũng. Thận trọng, Hội Nhà văn chỉ trao giải 3 cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 giai đoạn 2006-2010. Tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn “Luật đời & Cha con” sau này được chuyển thể thành phim truyền hình “Luật đời” thời lượng 26 tập. Tác phẩm cũng được người xem bình chọn là phim truyền hình hay nhất năm 2007. Bên cạnh đó, “Lửa đắng”, “Gã tép riu”, “Vỡ vụn”, “Cuộc vuông tròn” và tiểu thuyết “Lính tăng” cũng được giải thưởng văn học sông Mê Kông năm 2023. Tôi, Vũ Thị Vĩnh Nga, vốn là bạn đồng môn của nhà văn. Từ đáy lòng xin gửi tới anh Nguyễn Bắc Sơn lời chúc mừng thành công, người mà tôi vẫn luôn coi là sư phụ.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn dưới góc nhìn của người bạn đồng môn
565
Những đánh giá kịp thời trong lĩnh vực văn học không chỉ cổ vũ sáng tác, mà còn định hướng chân – thiện – mỹ cho độc giả, nâng cao văn hóa đọc, góp phần xây dựng và phát triển văn học trong thời kỳ mới. Thực tế, đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học ở nước ta hiện nay khá đông nhưng sức đóng góp còn mỏng. Nhìn nhận về thực trạng đội ngũ lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng hiện nay, PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, khẳng định đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng. So với các lĩnh vực nghệ thuật, đội ngũ lý luận, phê bình văn học có sự nổi trội, đông đảo hơn, với các thế hệ cùng đồng hành. Những cây bút trưởng thành từ giai đoạn trước vẫn tiếp tục sung sức trên văn đàn như Hà Minh Đức, Phong Lê, Trần Đăng Suyền, Bùi Việt Thắng, Đinh Xuân Dũng, Ngô Thảo… Một số nhà văn, nhà thơ cũng tích cực tham gia công tác lý luận, phê bình như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Đăng Khoa… Thế hệ sinh vào những năm 1970, 1980 có những gương mặt nổi trội như Cao Kim Lan, Phong Điệp, Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Anh Vũ, Nguyễn Thanh Tâm… Song, đến nay, ít thấy gương mặt nào của thế hệ sinh vào những năm 1990 ra mắt sách về lý luận, phê bình văn học. Đội ngũ này hầu hết xuất phát từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở báo chí, xuất bản, các hội nghề nghiệp từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, đời sống lý luận, phê bình văn học cũng có sự đan xen, vừa có sự bài bản, luận giải vấn đề khoa học, cặn kẽ vừa bám sát đời sống, thời sự, linh hoạt, dễ truyền tải đến công chúng. Trong đó, có nhiều công trình chất lượng, được giới chuyên môn ghi nhận như “ Bến văn và những vòng sóng” (Hữu Thỉnh), “ Hậu lý luận vẫn là lý luận ” (Phương Lựu), “ Lặng lẽ những đời văn” (Ngô Thảo)… Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Khánh Thành, số lượng tác phẩm lý luận, phê bình văn học giá trị vẫn thưa vắng. Nhiều ngòi bút chưa vượt thoát giới hạn cũ trong khi văn học Việt Nam đã và đang chuyển động, đổi mới liên tục. Điển hình như hiện tượng được nhà thơ Vũ Quần Phương nêu, hiện nay, các câu lạc bộ thơ mọc lên như nấm, thơ được in tới tấp. “Có những tập thơ dở nhưng lại được người có tiếng trên văn đàn viết lời giới thiệu, khen ngợi… Đây là trách nhiệm của người làm phê bình!”, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định. So với các lĩnh vực khác, đội ngũ lý luận, phê bình văn học tương đối dày dặn, theo Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, nguyên nhân khách quan là văn học vẫn chiếm được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Do vậy, nhu cầu cần được định hướng tiếp nhận của độc giả cao. Mặt khác, công tác đào tạo ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng mạnh, bài bản; sinh viên sau khi ra trường thường làm những công việc gần gũi với văn chương nên có điều kiện tiếp tục làm nghề. Tuy nhiên, đội ngũ đông đảo chưa hẳn tỷ lệ thuận với chất lượng. Các cây bút lý luận, phê bình hiện nay còn hạn chế về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phương thức tiếp cận tác phẩm, dẫn tới tư duy đơn điệu, sáo mòn. Phần lớn người làm lý luận, phê bình ở nước ta hiện nay đều coi đây là “nghề tay trái”. Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam cho hay: “Ở Việt Nam chưa có nhà phê bình văn học chuyên nghiệp, chưa ai có thể sống được chỉ bằng viết phê bình văn học. Họ vốn xuất thân là nhà báo, nhà giáo, biên tập viên ở các nhà xuất bản, chuyên viên ở các viện nghiên cứu…”. Điều này dẫn tới hoạt động lý luận, phê bình chưa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và bền bỉ với văn học. Để phát triển, nâng cao cả về chất và lượng công tác lý luận, phê bình văn học và đội ngũ làm nghề, tiến sĩ Đỗ Anh Vũ (Ban Văn học nghệ thuật – Đài Tiếng nói Việt Nam) cho rằng, phải quan tâm đầu tư, bồi dưỡng những cây bút có năng khiếu thẩm bình vượt trội ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến khi thành nghề. Bản thân người làm nghề phải luôn nghiên cứu, tìm tòi phương pháp tiếp cận, giữ ngòi bút công tâm, tránh tình trạng nể nang… Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho rằng cơ quan quản lý, hội nghề nghiệp cần tạo các sân chơi, cuộc thi, giải thưởng để khuyến khích đội ngũ lý luận, phê bình sáng tạo; hỗ trợ họ tiếp cận tác phẩm văn học, các tài liệu nghiên cứu, lý thuyết mới trên thế giới. Ngoài ra, cần có chế độ ưu đãi, chính sách lương, phụ cấp, nhuận bút, thù lao xứng đáng cho đội ngũ này, để họ tích cực hoạt động, góp phần thúc đẩy sáng tạo, tiếp nhận và thụ hưởng giá trị văn học.
Đội ngũ lý luận, phê bình văn học hiện nay: Lượng dày, chất mỏng – Tác giả: An Nhi
950
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên thảo luận. Việt Nam khẳng định HĐBA LHQ, với trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cần tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. Ngày 13/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận mở về “Biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – nước Chủ tịch HĐBA tháng 6/2023. Phiên họp có sự tham dự và phát biểu của Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách gìn giữ hòa bình, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế liên quan, cùng quan chức và đại diện gần 80 nước thành viên LHQ. Tại phiên họp, các diễn giả và đại diện các nước đánh giá biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố tác động ngày càng lớn tới hòa bình và an ninh quốc tế. Có tới 9 trong số 16 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu đang đối mặt với xung đột và cần có sự hiện diện của các Phái bộ gìn giữ hòa bình hoặc Phái bộ chính trị đặc biệt của LHQ. Về giải pháp, nhiều ý kiến cho rằng cần phát huy hơn nữa vai trò của HĐBA cũng như tăng cường năng lực cho các Phái bộ của LHQ để nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an ninh do biến đổi khí hậu gây ra, làm cơ sở để HĐBA giải quyết tốt hơn các xung đột và xây dựng hòa bình. Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đánh giá biến đổi khí hậu là thách thức đa chiều, tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội, cũng như tác nhân làm gia tăng rủi ro đối với hòa bình và an ninh ở cấp độ toàn cầu. Biến đổi khí hậu có thể gây làm trầm trọng thêm căng thẳng ở nhưng nơi đang có xung đột, tạo điều kiện cho chủ nghĩa khủng bố phát triển, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em, gây mất an ninh lương thực và nguồn nước, thậm chí có thể dẫn tới xung đột quốc tế do cạnh tranh nguồn lực khan hiếm. Đại diện Việt Nam khẳng định HĐBA LHQ, với trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cần tiếp tục thúc đẩy chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu. Trước hết, HĐBA cần có cách tiếp cận toàn diện để giải quyết gốc rễ của xung đột, cân bằng giữa các thách thức an ninh truyền thống và ninh phi truyền thống, đưa phân tích rủi ro về biến đổi khí hậu vào chức năng, nhiệm vụ của các phái bộ gìn giữ hòa bình và phái bộ chính trị đặc biệt. Bên cạnh đó, HĐBA cần ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với các cơ chế liên quan như Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận Paris; tăng cường hợp tác với các sáng kiến ở cấp quốc gia và khu vực về biến đổi khí hậu để ứng phó phù hợp và hiệu quả hơn với các vấn đề và tình huống phát sinh. Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhắc lại khuyến nghị Việt Nam từng đề xuất tại HĐBA về việc thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện về tác động đa chiều của biến đổi khí hậu và nước biển dâng để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó toàn cầu. Đại sứ nhấn mạnh những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đã đưa ra tại Hội nghị COP-26, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ và tham gia tích cực vào các cuộc thảo luận và sáng kiến liên quan đến biến đổi khí hậu, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh tham vọng khí hậu của LHQ và Hội nghị COP-28 tại UAE trong năm nay. (Theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)
Việt Nam ủng hộ nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế
712
Sau cuộc giải cứu kỳ diệu của quân đội Colombia, 4 đứa trẻ sống sót trong rừng Amazon sẽ phải trải qua các thử thách khác, bao gồm cuộc chiến pháp lý giành quyền nuôi dưỡng. Theo Independent, chuyến bay tới Colombia vốn là cơ hội để 4 đứa trẻ Lesly (13 tuổi), Soleiny (9 tuổi), Tien (4 tuổi) và Cristin (11 tháng tuổi) có cuộc sống mới. Giới chức Colombia cho biết, 4 đứa trẻ và mẹ đã lên máy bay để đoàn tụ với người cha Manuel Ranoque, tránh xa một cuộc xung đột vũ trang. Tuy vậy, tai họa đã ập tới khi chiếc máy bay chở các em gặp nạn tại rừng Amazon sau vài phút cất cánh. Người mẹ đã qua đời, trong khi các em phải tự sinh tồn trong rừng rậm khắc nghiệt. Sau hơn 40 ngày bị lạc trong rừng, 4 đứa trẻ này đã được quân đội Colombia giải cứu vào ngày 9/6. “Rừng rậm đã cứu 4 trẻ em này. Chúng là những đứa con của khu rừng, và giờ là những đứa con của Colombia”, Tổng thống Colombia Gustavo Petro nói. Tổng thống Colombia Gustavo Petro thăm 4 đứa trẻ sống sót trong rừng Amazon. Ảnh: AP. Sau khi được giải cứu, 4 trẻ em này đã nhận được những buổi trị liệu tâm lý. Các quan chức cũng sắp xếp một số nghi thức văn hóa nhằm làm yên lòng các em. “Thật kỳ diệu!” là những gì mà các sĩ quan quân đội Colombia đã thốt lên khi tìm thấy 4 đứa trẻ. Nhưng sau điều đó, 4 đứa trẻ sẽ phải trải qua một cuộc chiến pháp lý về quyền nhận nuôi. Theo Viện Phúc lợi Gia đình Colombia, người mẹ của 4 đứa trẻ này có khả năng đã phải chịu đựng thói bạo lực gia đình khi sống cùng chồng. “Chúng tôi sẽ trò chuyện, điều tra kỹ càng về tình huống của các em. Điều quan trọng nhất hiện tại là sức khỏe của các em, cả về thể chất lẫn tinh thần”, bà Astrid Cáceres – người đứng đầu Viện Phúc lợi Gia đình Colombia cho biết. Bức tranh 4 đứa trẻ vẽ tặng quân đội Colombia sau khi được giải cứu. Ảnh: AP. Hiện tại, bà Cáceres đã nhận được yêu cầu nhận nuôi từ ông Manuel Ranoque và ông Narciso Mucutuy – ông nội của 4 đứa trẻ. Ông Mucutuy cáo buộc ông Ranoque có hành vi bạo hành với mẹ lũ trẻ, và 4 đứa trẻ thường đi vào rừng khi cha mẹ tranh cãi. Trả lời truyền thông Colombia, ông Ranoque thừa nhận có những vấn đề trong gia đình, nhưng đó là chuyện riêng tư chứ không phải “vấn đề để thiên hạ bàn tán”. “Đôi khi chúng tôi tranh cãi gay gắt, nhưng rất ít khi có tác động vật lý”, ông Ranoque nói. Ông bà của 4 đứa trẻ đã đề nghị chính quyền Colombia hỗ trợ để họ có thể sống cùng với các cháu tại Bogotá. Họ sẽ nỗ lực hết sức để giành được quyền nuôi dưỡng những người cháu của mình. “Khi các cháu bình phục, tôi sẽ chiến đấu để được ở bên chúng. Tôi muốn cháu của mình được đến trường và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi sẽ đóng vai trò là cha, còn vợ tôi là mẹ, đó là hy vọng của chúng tôi với bọn trẻ”, ông Mucutuy nói.
Vụ 4 trẻ sống sót trong rừng Amazon: Các em đối diện ‘cuộc chiến mới’
568
Vùng đất kỳ lạ khi đi lại luôn có cảm giác bồng bềnh như trên mây. (Ảnh: The Sun). Vùng đất kỳ lạ này khiến cho người ta có cảm giác như đang đi trên một quả bóng bay khổng lồ. Các nhà khoa học đã khám phá ra lý do khiến vùng đất này trở nên dị thường như vậy là bởi các hố ngầm chứa đầy khí metan. Đó là hòn đảo Belyy ở ngoài khơi phía Nam Siberia. Tại vùng đất này, các chuyên gia tìm thấy rất nhiều hố bong bóng khí metan xuất hiện chỉ sau một đêm. Trong đó, nhiều bong bóng đã nổ và để lại trên mặt đất những hố sâu hoắm như ai mới đào. Tuy nhiên bên cạnh miệng hố lại không hề có dấu vết của đất đã được xúc lên. Ngược lại, với những chiếc hố vẫn còn bong bóng, lớp đất bên trên khi dẫm vào luôn có cảm giác bồng bềnh như đi trên mây. Mỗi khi bong bóng nổ đồng thời với nó là lượng khí metan với mật độ rất cao sẽ thoát ra khỏi miệng hố. Sau khi các hố bong bóng khí metan phát nổ chúng để lại trên mặt đất hố sâu. (Ảnh: The Sun). Theo các chuyên gia, đảo Belyy sở dĩ tồn tại chuyện kỳ lạ này là do tác động của sự biến đổi khí hậu ở khu vực này. Mức nhiệt ở trên đảo đã tăng lên đáng kể. Hệ quả của sự biến đổi khí hậu là khí metan xuyên thủng những vị trí mỏng của lớp băng vĩnh cửu ở Siberia và tạo thành các hố ngầm. Sau khi đo đạc, họ thấy mức CO2 trong các hố bong bóng này cao gấp 20 lần bình thường. Mật độ khí metan cao gấp 200 lần so với trung bình. Theo đánh giá của các chuyên gia thì hòn đảo Belyy khá nguy hiểm bởi những hố bong bóng này có thể nổ bất kỳ lúc nào. Một nhà nghiên cứu mô tải lại cảm giác khi dẫm lên các hố chứa khí ga: “ Cảm tưởng như đứng lên một con sứa vậy, đây là hiện tượng mà chúng tôi chưa từng thấy bao giờ”. Giới khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của các hố khí kỳ bí này cũng như giải pháp giảm bớt hậu quả do chúng để lại. (Nguồn: The Sun)
Vùng đất nơi con người đi lại như đang bồng bềnh trên những đám mây
402
Chiếc thuyền gỗ chở 300 người vượt sông Niger sau cơn mưa lớn đã đâm phải một cây gỗ và gãy làm đôi. Thảm họa xảy ra khoảng 3-4h sáng ngày 12/6, khi chiếc thuyền gỗ chở 300 người, gồm những người dự một đám cưới, từ làng Egboti, bang Niger vượt sông Niger trở về làng Kpada lân cận thuộc huyện Pategi, bang Kwara, đâm vào một thân cây và gãy làm đôi. Chiếc thuyền gãy đôi, chìm sau khi đâm phải một thân cây. Nguồn: Aljazeera. Theo nguồn tin địa phương ở Kpada, những người từ các làng Kpada, Egbu và Gakpan ở Kwara đến dự đám cưới bằng xe máy. Tuy nhiên họ đã bị mắc kẹt trong đêm sau bữa tiệc khuya, bởi một cơn mưa lớn làm ngập đường và phải trở về bằng thuyền. Cả trăm thi thể đã được tìm thấy. Nguồn: @renmusb. “Chiếc thuyền chở tới 300 người bao gồm phụ nữ và trẻ em từ nhiều làng mạc khác nhau. Con thuyền đã va vào một thân cây dưới nước và gãy làm đôi. Nước dâng cao và chảy mạnh đã cuốn trôi các nạn nhân. Tôi đã được thông báo rằng chỉ có 53 người thoát chết. Những người còn lại e rằng đã chết.”, nguồn tin nói. Người phát ngôn chính quyền bang Kwara, Rafiu Ajakaye, cho biết, các hoạt động cứu hộ đang được nỗ lực để tìm kiếm những nạn nhân sống sót. Hoạt động tìm kiếm cứu hộ sau tai nạn. Nguồn: Aljazeera. Tai nạn tàu thuyền xảy ra khá phổ biến ở miền bắc Nigeria . Tháng trước, ít nhất 15 người thiệt mạng sau khi một chiếc thuyền bị lật ở bang Sokoto, tây bắc đất nước. Vào tháng 5/2021, tại cùng khu vực sông Niger, một chiếc thuyền bị chìm khiến 160 người thiệt mạng. Văn Phong /CNN, Aljazeera, AP
Chìm thuyền chở khách ở Nigeria, hàng trăm người chết, mất tích
303
Phấn đấu đến năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả của khu vực phía Nam Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định, phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Long An bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,8 km2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030, phấn đấu tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non đạt 80%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 70%, cấp trung học phổ thông đạt 45%. Hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 3 – 4 tuổi. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2. Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo Quyết định, tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội theo mô hình “một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế – xã hội, sáu trục động lực”. Thành phố Tân An là trung tâm chính trị – hành chính – đô thị hạt nhân – đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hai hành lang kinh tế gồm: Hành lang đường Vành đai 3 – 4: Bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh. Hành lang phát triển phía Nam: Bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B). Ba vùng kinh tế – xã hội gồm: Vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện Đức Hòa , Bến Lức , Cần Giuộc , Cần Đước , một phần huyện Tân Trụ , thành phố Tân An , một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành . Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng , Tân Hưng , Mộc Hóa , Tân Thạnh , Thạnh Hóa , một phần huyện Thủ Thừa. Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh. Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười. Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ , một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. Về phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải và logistics, Quyết định nêu rõ, hình thành các nút giao đấu nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nối giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; bố trí thêm lối ra, vào với cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại các huyện Bến Lức, Thủ Thừa. Cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh; ưu tiên nâng cấp, xây dựng các tuyến: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hòa, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh, đường Tân Tập – Long Hậu. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị, hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh; quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt 18% – 25% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị. Về đường sắt đô thị: Xây dựng mới 02 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn – Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới – Cần Đước. Về đường sắt chuyên dụng: Xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
1,124
Là đơn vị trung tâm, cơ bản của nghiên cứu văn học, tồn tại trong mối quan hệ phức tạp, khái niệm tác phẩm văn học luôn nhận sự chú ý của mọi giới cả sáng tác, nghiên cứu… Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này nhưng vì giới hạn bởi quan niệm và cứ liệu nên mỗi thời lại đòi hỏi phải có những kết quả mới. Một cuốn sách vừa được xuất bản đã tạo sự chú ý của dư luận với tựa đề Phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học của tác giả, GS.TS Trần Đăng Suyền (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2022). Là người có bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở bậc đại học (Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), tác giả không chỉ tham khảo lý thuyết trong nước mà cả nước ngoài, dồi dào cứ liệu văn học để hoàn thành cuốn sách. Vì vậy, công trình này thể hiện vốn kiến văn sâu rộng, thẩm văn tinh tế cùng một năng lực sư phạm truyền tải kiến thức uyển chuyển, cách kiến tạo một cấu trúc công trình khoa học, thuyết phục. Mở đầu cuốn sách, tác giả trình bày quan niệm về tác phẩm văn học không chỉ là một cấu trúc văn bản mà là một quá trình (chương 1). Tức quan niệm tác phẩm là một yếu tố mở nên phân tích nó cũng là cả một quá trình mở, phải tìm hiểu một cách toàn diện chứ không thể chỉ đi sâu vào một vài đơn vị, yếu tố nhỏ lẻ. Lấy đó làm điểm tựa lý thuyết, cuốn sách triển khai các vấn đề cụ thể: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và phân tích trực tiếp tác phẩm văn học (chương 2); Tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật từ những mối liên hệ biện chứng nội tại (chương 3); Tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại (chương 4); Tiếp cận và phân tích tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa và vấn đề tiếp nhận văn học (chương 5). Như vậy, hướng tiếp cận đã cho thấy các đơn vị kiến thức hệ thống, đa dạng của cái nhìn bao quát, sâu rộng. Nét mới của công trình là quan niệm văn học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, tức tác phẩm vừa có ý nghĩa xã hội đặc thù, vừa có tính nghệ thuật đặc trưng. Phân tích tác phẩm phải làm rõ được điều này, nếu chỉ thiên về một phía sẽ là cực đoan, hoặc đánh mất ý nghĩa xã hội, hoặc bỏ qua vẻ đẹp của văn chương. Do vậy cần phải có cái nhìn tổng thể mới phù hợp với bản chất tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Khám phá nghệ thuật chính là đi tìm nội dung của hình thức nghệ thuật. Phù hợp với tinh thần toàn cầu hóa văn hóa, lý luận phê bình văn học trên thế giới hiện nay hướng sự chú ý vào văn hóa, lấy văn hóa cắt nghĩa văn học và đề cao vấn đề tiếp nhận. Công trình đã hòa nhập cùng xu hướng này thể hiện trong chương 5 và chứng minh mạch ngầm văn hóa, ngoài ảnh hưởng sâu đậm đến nhân vật, ngôn ngữ, tư tưởng còn chi phối cả cách kể chuyện. Đây là vấn đề mới mẻ, thú vị, cần sự tiếp nối của các công trình khác. Cuốn sách nhấn sâu vào hai bình diện tiếp nhận là cá nhân và lịch sử. Tùy vốn sống, vốn văn hóa mà có tầm đón nhận khác nhau. Mỗi thời đều có hệ tư tưởng riêng nên tiếp nhận văn chương cũng không thể giống nhau. Do vậy, để hiểu văn phải hiểu người, hiểu đời và hiểu thời. Tiếp nhận văn học chính là tham gia vào các cuộc đối thoại, nhờ đó, ý nghĩa văn học được mở rộng cả bề sâu, bề xa. Công trình bàn về phương pháp nhưng không tuyệt đối hóa phương pháp, cũng không độc tôn phương pháp mà mở ra những hướng đi triển vọng. Mỗi bạn đọc hãy tự chọn cho mình cách đến với tác phẩm. Đó cũng là cách làm giàu có, phong phú thêm cách hiểu văn chương.
Làm mới phương pháp nghiên cứu tác phẩm
754
1. Từ năm 1954, sau Hiệp định Geneve, một số văn nghệ sĩ từ miền Trung và Bắc di cư vào Nam và góp phần vào bức tranh đời sống văn học nơi đây. Một số trong họ đã hội tụ chung quanh tạp chí Sáng tạo do Mai Thảo chủ trương. Xuất bản hằng tháng ở Sài Gòn, Sáng tạo ra số đầu tiên vào tháng 10/1956, đến số 31 (tháng 9/1959), tạp chí đình bản. Sau đó, tháng 7/1960, Sáng tạo bộ mới ra số 1, đến tháng 9/1961 thì kết thúc với số 7. Chủ trương của tạp chí được Mai Thảo giải thích ngắn gọn: Tạp chí “là mảnh đất gặp gỡ và phát triển của những xu hướng nghệ thuật khác biệt, với dụng ý phô diễn một thực thể tổng hợp, cấu tạo không phải bởi một mà nhiều thực thể, đồng thời giới thiệu những khám phá, tài năng mới, những nguồn sinh lực trẻ mạnh, có tương lai” ( Một vài ý nghĩ gởi bạn đọc , số 13, 10/1957). Từ chủ trương này, tạp chí đã đăng tải và giới thiệu những tác phẩm có sự tìm tòi đổi mới, đáng chú ý là nỗ lực đổi mới thơ ca qua đường hướng “thơ tự do”. Bài viết này bước đầu giới thiệu sơ lược quan niệm về thơ tự do và thơ của một vài nhà thơ tiêu biểu trên tạp chí này. 2. Ngay từ số 2 (11/1956), Sáng tạo đã có chuyên mục “Thơ tự do” và đăng ba bài thơ tự do của Trần Thanh Hiệp. Chuyên mục này xuất hiện thường xuyên trong những số sau, giới thiệu nhiều gương mặt thơ mới bên cạnh những gương mặt thơ tiền chiến cũ: Trần Thanh Hiệp, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền, xuất hiện bên cạnh Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương… Các nhà thơ có nhiều sáng tác được đăng trên tạp chí là Quách Thoại (19 bài), Thanh Tâm Tuyền (28 bài), Tô Thùy Yên (21 bài)…, bên cạnh đó cũng có một số nhà thơ chỉ đăng 1, 2 bài như Thái Tuấn, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Khanh, điều này cho thấy sự chắt chiu, kì vọng của ban biên tập trong việc giới thiệu các gương mặt mới cho thơ ca. Để tạo nên đường hướng và tuyên ngôn, tạp chí đăng một số bài viết thể hiện quan niệm về thơ tự do. Trên số 8 (5/1957), Trần Thanh Hiệp, một nhà thơ có nhiều nỗ lực đổi mới, đã có bài viết Vài điểm gợi ý về thơ tự do giới thiệu quan niệm về thơ tự do và hướng đi mới của nó. Theo ông, mặc dù thơ tự do đã xuất hiện trước đó và đạt đến đỉnh cao ở Nguyễn Xuân Sanh, nhưng giờ đây cần phải “vạch một con đường tiến mới”. So sánh sự khác biệt giữa thơ tự do Việt Nam và phương Tây, ông cho rằng thơ tự do Việt Nam có những đặc điểm: từ khúc bản vị (ý tưởng và tiết điệu rải rác và xuyên suốt), liên ảnh gián tục (những hình ảnh phân bố gián đoạn không theo logic của lí trí), tiếng thơ ám thị, vần lẩn (vần phân bổ không hiển minh và chặt chẽ). Cuối cùng, ông dẫn ra một số bài thơ của các nhà thơ đã đăng trên Sáng tạo làm ví dụ cho bước đi mới này: Tô Thùy Yên, Người Sông Thương, Nguyên Sa, Vương Tân, Quách Thoại. Trong bài viết Thế giới Quách Thoại (số 26, tháng 11/1958) tưởng niệm một năm ngày mất Quách Thoại, ông ca ngợi Quách Thoại là nhà thơ “mang trong mình trọn vẹn sự chuyển mình đang hình thành” trong thơ ca Việt Nam từ hơn mười năm trở lại đây “từ hình ảnh, tư tưởng cho tới nhạc điệu”. Trên số 31 (tháng 9/1959), trong bài Nỗi buồn trong thơ hôm nay , Thanh Tâm Tuyền nêu lên quan niệm của mình về thơ tự do một cách cụ thể hơn. Theo ông, thơ phá thể nhưng giữ vần như của Vũ Hoàng Chương (bài Lời muôn hoa ) chưa phải là thơ tự do vì vần của thơ tự do là “vần ẩn dấu cách xa (có thể đi tới khác âm nghịch thanh), nhịp điệu là một toàn thể không khuôn trong một số câu nhất định”. Ông lấy dẫn chứng thơ Quách Thoại tiêu biểu cho kiểu nhịp điệu hình ảnh này trong bài Còn sáng tạo ta hãy còn sáng tạo (đăng trên Người Việt) với mấy câu thơ: Mặt trời mọc Mặt trời mọc Rưng rưng mùa hoa gạo Lỡ ngày mai tôi chết trần truồng không cơm áo… Cuối cùng, để nêu rõ đặc điểm của thơ tự do hôm nay, ông phân biệt với Thơ mới (1932 – 1945) trước đó. Ông cho rằng Thơ mới thực ra vẫn là thơ cũ, vì thơ làm một với tâm hồn thi nhân truyền thống, còn thơ hôm nay đi sâu vào tâm hồn riêng tư có một của từng người, “một người không phải thi nhân”. Ý của Thanh Tâm Tuyền về tâm hồn riêng tư trong thơ dường như nhấn mạnh khía cạnh khác biệt trong ngôn ngữ và cảm xúc như là đặc điểm của thơ tự do: chúng không có điệu tâm hồn chung như thơ ca lãng mạn trước đó, mà mỗi nhà thơ có một điệu tâm hồn, ngôn ngữ và cảm xúc cho mình. Nhìn chung, nhận định về điệu tâm hồn cá biệt riêng có cũng không hoàn toàn là điều gì mới, Hoài Thanh trước đó cũng đã có nhận định nổi tiếng về tâm hồn riêng của từng nhà thơ. Nhưng có lẽ điều Thanh Tâm Tuyền muốn nói là ngay cả những nhà thơ có tâm hồn riêng như Hoài Thanh nhận định, thì thơ ca của họ cũng có chung một màu sắc lãng mạn. Trên số 2 bộ mới (8/1960), trong buổi trao đổi Nói chuyện về thơ bây giờ , quan niệm về thơ tự do được các nhà thơ tranh luận và làm rõ hơn. Lê Huy Oanh cho rằng ý nghĩa của từ “thơ Tự do” (trong nguyên bản viết hoa) có lẽ nhằm thái độ “dứt bỏ những sợi dây trói buộc” nhà thơ trên con đường đi tới những miền xa lạ, “những nơi mù mịt của thế giới rung động và thỏa mãn”. Cụ thể hơn, các nhà thơ phân biệt thơ tự do hôm nay với thơ trước đó. Theo Tô Thùy Yên, thơ hôm nay “phá hủy những cấp bậc của lí trí”, tạo nên sự bất tín nhiệm vào thực tại và nhận thức, và biến cái không thật thành cái thật. Cung Trầm Tưởng bổ sung thêm thơ bây giờ có những yếu tố chống đối, trái ngược hẳn với thi ca trước. Duy Thanh có ý kiến đáng chú ý cho rằng thơ bây giờ là thơ cảm giác, không phải thơ để hiểu. Ý này dường như thâu tóm được cách biểu đạt của ngôn ngữ thơ: không còn nhấn mạnh vào diễn biến tâm trạng và cảm xúc của thi nhân, mà là những phiến đoạn ngôn từ thể hiện cảm giác của thi nhân. Có lẽ ý kiến của Thanh Tâm Tuyền về ngôn ngữ thơ cho thấy rõ điều này hơn. Thanh Tâm Tuyền cho rằng “thơ bây giờ là một sự xáo trộn ngôn ngữ”, “theo đuổi một mối ám ảnh về ngôn ngữ”. Nhiều ý kiến đồng ý rằng mỗi thời đại có ngôn ngữ thơ riêng của nó, và thời đại này cần một ngôn ngữ mới cho thơ ca. 3. Không chỉ trình bày quan niệm, trên tạp chí Sáng tạo xuất hiện nhiều nỗ lực đổi mới thơ, hay nói cách khác, các nhà thơ vừa suy nghĩ về thơ vừa sáng tác thơ và không ngừng có những tìm tòi mới mẻ, đa dạng. Thơ Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Tô Thùy Yên cách tân về ngôn từ và hình ảnh tiếp nối thơ tượng trưng, siêu thực ở nhóm Xuân Thu, Dạ Đài và thơ không vần của Nguyễn Đình Thi trước đó, trong khi thơ Quách Thoại mang giọng điệu kêu gọi hiệu triệu trong hình thức tự do về vần nhịp. Bên cạnh đó, ta thấy âm hưởng thơ lãng mạn và tượng trưng nối tiếp giai đoạn Thơ mới trong thơ của Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương. Một trong những nỗ lực đổi mới thơ tiêu biểu là Thanh Tâm Tuyền. Thơ ông tạo nên sự đa nghĩa và dư âm thẩm mĩ bằng những phiến đoạn ngôn từ hình ảnh ngẫu nhiên phá vỡ hiệp vần của câu thơ, gợi liên tưởng và cảm xúc đa dạng nơi người đọc. Trong bài thơ Cỏ, câu thơ đầu ngắt thành 4 dòng với âm điệu đối nghịch ở những từ cuối không vần tạo nên tiết tấu cảm xúc biến thiên đầy dư ba. Những chuyển hướng không gian và hình ảnh bất ngờ (“cỏ của hoa và hoa của cỏ”, “những ngón tay những gót chân những nụ đời”, “nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín”) khơi bật cảm xúc và liên tưởng mạnh mẽ trong người đọc. Cỏ Em bao giờ là thiên nhiên/ anh cúi đầu xuống ngực/ giòng mưa lá sắc/ đau môi/ Cỏ của hoa và hoa của cỏ/ những ngón tay những gót chân những nụ đời/ nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín/ cho thơm đường hôm nay mãi sớm mai/ hôn từ những ngày dài tội lỗi/ chưa quên… ( Sáng tạo , số 4). Cùng một động hướng thơ tự do, nhưng Trần Thanh Hiệp có những tìm tòi khác: đưa chất tự sự vào thơ. Bài thơ sau đây gợi nên sự cô đọng, nén chặt cảm xúc ở thời khắc trên ranh giới giữa sống và chết trong không gian lặng và trắng của bệnh viện. Các câu thơ không vần mang dấu ấn của tự sự nội tâm đan xen giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, gợi sự giao thoa giữa tâm trạng, tiến trình và không gian trong liên tưởng của người đọc. Cảm xúc Tôi nghe buồn đêm bệnh viện/ Lặng lạnh nhà đứng trắng/ Người bệnh thiếp lần chăn/ Mắt im vội tàn thở/ Phút cuối giãy giụa chốn ngừng/ Tôi mang cười đêm bệnh viện/ Nhạc khóc vô tội/ Hồn sơ sinh/ Nâng niu tay mẹ cành xuân/ Chào lạc dương thế/ Chết sống kề vai/ Bình xuôi những chuyến đời/ Người bộ hành bỡ ngỡ/ Lạc hướng ngọc lệ hoa môi/ Đốt lửa tim/ Đời trọn vẹn trong mắt ( Sáng tạo , số 11). Quách Thoại là nhà thơ trẻ thường được ví như “Hàn Mặc Tử của Sài Gòn”. Thơ ông được bạn bè cùng nhóm đăng và dành nhiều lời ngợi khen trên tạp chí Sáng tạo . Những bài thơ được đăng ở số đầu mang niềm lạc quan hào hứng phấn khởi trước thời đại mới. Đó là cảm nhận của chủ thể trữ tình về khúc ngoặt của thời đại trong những năm ngắn ngủi kết thúc chiến tranh khi con người được làm chủ đời sống của mình và thoát khỏi những vòng trói buộc. Xanh Ngày mở mắt/ Sáng hôm nay/ Tôi nhìn ra ánh lửa/ Cuộc đời ơi/ Và đây nguồn vú sữa/ Và đây ngàn cánh cửa/ Tôi nghe gió thổi ạt ào/ Những người đi/ Và tiếng nói lao xao/ Những chân bước/ Cùng đất cười huyên náo/ Nắng chảy dội tuôn trào/ Tôi bỗng thấy/ Những ngày xanh/ Trong cặp mắt trong xanh/ Những mầm vui ở nơi cặp môi anh/ Dạt dào sóng vỗ đại dương xanh ( Sáng tạo , số 2). Bài thơ thể hiện tâm trạng vui tươi phấn khởi của chủ thể trữ tình. Những hình ảnh không gian rộng lớn (“gió thổi ạt ào”, “đất cười huyên náo”, “đại dương xanh”…) cùng với hình ảnh đoàn người (“những người đi”, “những chân bước/ cùng đất cười huyên náo”…) khá gần gũi với hình ảnh trong thơ Tố Hữu, thơ Xuân Diệu giai đoạn văn học kháng chiến trước đó. Một số bài thơ sau này của ông in đậm tâm sự u uẩn cô độc, mang hơi hướng của thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ sau như sự hồi ứng với bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, nhưng màu trăng trong thơ đã trở thành không gian ngấm vào kí ức, ngấm vào hiện tại và tràn đến cả tương lai. Trăng trăng Hoa em nở trong vườn xuân thôn Vĩ/ Lúc nguyệt cười lành lạnh giữa trời mơ/ Anh bước về bắt gặp lại hồn thơ/ Áo em trắng hay hồn em trắng tuyết/ Anh sẽ khóc vì em những dòng lệ tuyệt/ Ôi trăng trăng anh còn thấy mãi trăng trăng/ Kiếp trần gian anh vẫn còn mãi lang thang/ Nhưng hôm nay anh không muốn vội vàng/ Hương thơm quá trong vườn hoa tràn ánh nguyệt ( Sáng tạo , số 5 – bộ mới). Đáng chú ý, trong dòng thơ tự do có một số tác phẩm giao thoa thể loại giữa văn xuôi và thơ, nhưng vẫn được xem là thơ (in trong mục thơ tự do), chẳng hạn như: Về nguồn của tình yêu (Tô Thùy Yên), Thành phố (Thanh Tâm Tuyền)… Thơ văn xuôi không phải là thể loại hoàn toàn mới (chẳng hạn Phấn thông vàng của Xuân Diệu, 1939), nhưng trong thơ văn xuôi của Tô Thùy Yên, ta như nghe được những đau thương và khắc khoải qua từng mảnh ngôn từ dựng nên được cả không gian, tâm trạng và câu chuyện. Một đêm, tôi tuyệt vọng vòng ôm người đàn bà không hề yêu nhau, vòng ôm cõi trống không. Bản tính ngây thơ làm tôi khóc nức nở. Đôi cánh tay ngắn và yếu mỏi; hạnh phúc thì giãy giụa và trơn. Tuổi trẻ tôi bị ném vào bệnh tật lầm than âm thầm của ngoại thành; vô lí là không biết tại sao. Thượng Đế làm thinh để còn là Thượng Đế phải không? ( Về nguồn của tình yêu , Tô Thùy Yên). Tiết tấu chính của đoạn thơ văn xuôi trên đến từ nhịp điệu của các cụm từ lặp lại và cấu trúc đăng đối, nhưng vế câu thì biến thiên gợi nên những hoài nghi và chất vấn, gợi tả tâm trạng hoang mang bất định của trải nghiệm hiện sinh trong tâm tư chủ thể. Đây dường như không chỉ là một bài thơ trữ tình dưới hình thức văn xuôi, mà là tìm tòi dần định hình một thể trữ tình cho phép người đọc xuyên ngấm vào những góc tâm tư đầy hoang mang và bất định của thi nhân khi kể và cảm về mình. Hay nói như Thanh Tâm Tuyền, thi nhân không còn là thi nhân nữa, mà đã là những tâm tư và câu chuyện mang nỗi thống khổ và khắc khoải của con người cá biệt trong mỗi chúng ta. 4. Với sự mở ngỏ tương đối cho văn nghệ trong bối cảnh mới, chủ đề của thơ tự do trên tạp chí Sáng tạo rất đa dạng: tâm tư của thi nhân nơi không gian sống mới, tình yêu hiện đại với cảm thức của cảm giác và thân thể, những băn khoăn trong góc khuất sâu thẳm của tâm hồn mang màu sắc triết lí, những hoang mang, cô độc, hoài nghi về ý nghĩa làm người… Mang tinh thần táo bạo và cởi mở trong những tìm tòi đổi mới, thơ tự do cũng mở ra nhiều hướng cách tân mới mẻ về ngôn từ, hình ảnh, tiết tấu, thể loại: nhịp thơ ẩn trong nhịp của hình ảnh, ngôn từ thơ táo bạo và bức bối, tiết tấu thơ thành tiết tấu của cảm xúc và hình ảnh, thể loại thơ giao nhau và tương tác. Có thể thấy, bối cảnh lịch sử chia cắt đã tạo nên hướng rẽ của thơ ca ở phía Nam đất nước, nhưng xét cho cùng, đường hướng này cũng tiếp nối dòng chảy hiện đại hóa thơ ca từ đầu thế kỉ XX, với phong trào Thơ mới và những cách tân giai đoạn 1945 – 1946 như của nhóm Xuân Thu, Dạ Đài…, hòa vào dòng chảy chung lớn hơn của lịch sử và văn hóa Việt Nam hiện đại trong thế kỉ XX đầy sóng gió.
Thơ tự do trên tạp chí Sáng tạo – Tác giả: Hoàng Phong Tuấn
2,719
Dự án nhằm tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ bền vững. Ảnh: VGP. Dự án dự kiến được triển khai tại 6 địa phương: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Kiên Giang, nhằm đầu tư hạ tầng phục vụ khai thác hải sản và các mục tiêu phát triển thủy sản bền vững. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững, ngày 13/6. Cơ quan chủ quản của Dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn Thiên nhiên (WWF). Dự án sẽ được thực hiện trong 6 năm, tại 6 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa và Kiên Giang, với tổng vốn đầu tư 115,6 triệu USD (tương đương hơn 2.600 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay World Bank là 83,6 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của IDH và WWF là 1,61 triệu USD và vốn đối ứng khoảng 30,4 triệu USD. Mục tiêu cụ thể của dự án là đầu tư hạ tầng phục vụ khai thác hải sản gồm xây dựng, nâng cấp các cảng cá thuộc các trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng theo hướng hiện đại, đồng bộ. Qua đó, tạo động lực hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và tháo gỡ thẻ vàng của IUU của Ủy ban châu Âu. Dự án cũng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành kiểm ngư phục vụ khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả, bền vững. Tăng cường năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản. Giảm tổn thất sau khai thác hải sản, giảm dịch bệnh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực quản lý ngành thủy sản. Dự án dự kiến được triển khai thành các tiểu dự án nhỏ. Nội dung các hợp phần gồm: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản bền vững; xây dựng mới 2 cảng cá động lực tại các trung tâm nghề cá lớn tại Khánh Hòa và Kiên Giang; nâng cấp, sửa chữa 3 cảng cá loại I và cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), cảng cá Lạch Hới và Lạch Bạng (Thanh Hóa); xây dựng mới cảng cá loại I ở Thụy Tân (Thái Bình) và khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng Tam Quan (Bình Định). Bên cạnh đó, dự án cũng tập trung cho các hạng mục phi công trình như nâng cao năng lực quản lý khai thác hải sản thực hiện chống đánh bắt bất hợp pháp IUU, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống nuôi biển, nuôi tôm thương phẩm; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hỗ trợ quản lý, giảm rác thải nhựa trong khai thác, nuôi trồng thủy sản. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa, Kiên Giang thực hiện dự án.
Phê duyệt dự án phát triển thủy sản bền vững trị giá 2.600 tỷ đồng
641
Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương trước thiên tai nhất trên thế giới, với sự gia tăng về cường độ và tần suất ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa). Giảm thiểu rủi ro thiên tai là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN nhằm đạt được mục tiêu của Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như các Mục tiêu Phát triển bền vững tới năm 2030. Từ ngày 13/6 đến 16/6/2023, Hội nghị thường niên lần thứ 42 của Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM) và các cuộc họp liên quan sẽ diễn ra tại 0 .. Đây là các sự kiện nằm trong khuôn khổ năm Việt Nam thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai 2023. Hội nghị ACDM lần thứ 42 tập trung thảo luận các nội dung: Cập nhật tiến độ thực hiện chương trình công tác Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) giai đoạn 2021-2025; rà soát các tiến độ xây dựng và triển khai các văn kiện, cơ chế, hoạt động về hợp tác khu vực trong quản lý thiên tai như: Chiến lược khu vực ASEAN về khắc phục hậu quả thiên tai (2023- 2024); sáng kiến của thanh niên ASEAN vì một khu vực chống chịu thiên tai; khung truyền thông rủi ro thiên tai ASEAN; quy định tài chính của Quỹ Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp ASEAN; chuẩn bị công tác diễn tập khu vực ASEAN về ứng phó khẩn cấp thiên tai (ARDEX) 2023 tại Indonesia… Phát biểu tại buổi khai mạc Hội nghị ACDM, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023, Việt Nam đang thúc đẩy chủ đề của năm Chủ tịch ACDM là “Từ ứng phó đến hành động sớm và tăng cường khả năng chống chịu: Hành trình của ASEAN hướng tới vai trò lãnh đạo toàn cầu trong quản lý thiên tai”. Chủ đề này nhằm nhấn mạnh định hướng trong quản lý thiên tai chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 những năm qua, Việt Nam vẫn tích cực tham gia triển khai Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp (AADMER) và vận hành Trung tâm AHA để ứng phó với các thiên tai lớn trong khu vực, hỗ trợ một số quốc gia ASEAN ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19, cũng như triển khai hỗ trợ nhân đạo của ASEAN tại Myanmar theo chỉ đạo của lãnh đạo ASEAN. Việc đăng cai tổ chức diễn đàn lớn về quản lý thiên tai trong khu vực ASEAN là nghĩa vụ của Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội để ta chủ động dẫn dắt, góp phần nâng cao hiệu quả, vị thế và thể hiện vai trò của Việt Nam trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai nói riêng và trong xây dựng Cộng đồng ASEAN và quan hệ giữa ASEAN và các đối tác nói chung. Năm 2023 cũng là một năm quan trọng đối với Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ủy ban. “20 năm trước, những người tiền nhiệm của chúng ta đã có những bước đi đầu tiên nhằm hình thành Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai, bao gồm các văn phòng quản lý thiên tai quốc gia của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, để đưa định hướng chiến lược nhằm tăng cường hợp tác quản lý thiên tai trong khu vực. Thông qua sự điều phối của ACDM với các tổ chức quốc tế đã đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định. Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai 2023, Việt Nam đã và đang thể hiện là một thành viên tích cực và có uy tín cao trong khối ASEAN, trong đó, hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai là một nội dung hợp tác quan trọng của ASEAN trong trụ cột Cộng đồng văn hóa – xã hội. Thống kê từ năm 2012-2020 cho biết, ít nhất 2.916 thảm họa, thiên tai đã xảy ra tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có một số trận quy mô lớn như bão Bopha (2012) ở Philippines; bão Haiyan (2013) ở Philippines; động đất và sóng thần miền Trung Sulawesi (2018) ở Indonesia, bão Mangkhut (2018) ở Philippines và bão Damrey (2017) ở Việt Nam… Trước những khó khăn trên, hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN trong quản lý thiên tai đã trở thành một điểm sáng nổi bật trong sự hợp tác, cam kết đa ngành – đa lĩnh vực trong khu vực, cũng như với các đối tác ngoài khu vực. Theo đó, giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của ASEAN nhằm đạt được mục tiêu của Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cũng như các Mục tiêu Phát triển bền vững tới năm 2030.
Hợp tác quản lý, giảm thiểu rủi ro thiên tai cho khu vực ASEAN
894
Ông Mitchal Saxena, nhà nghiên cứu hành tinh tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA, cho biết sự sống dưới dạng vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt ở cực nam của Mặt Trăng – nơi cực lạnh và thiếu ôxy. Nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Sputnik. “Dựa trên nghiên cứu gần đây về phạm vi mà một số vi sinh vật nhất định có khả năng tồn tại, một trong những điều nổi bật nhất mà nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra là có những hốc sinh thái tiềm năng mà một số vi sinh vật có thể tồn tại”, đài Sputnik dẫn lời ông Saxena cho biết. Theo nhà nghiên cứu này, cực nam của Mặt Trăng có thể là một nơi như vậy. Tuy nhiên, dạng sự sống nào có thể tồn tại ở đó vẫn chưa rõ ràng. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu những sinh vật cụ thể nào phù hợp nhất để tồn tại ở những nơi như vậy, và những khu vực nào của vùng cực của Mặt Trăng phù hợp nhất để hỗ trợ sự sống”, ông Saxena nói. Tại hội thảo khoa học gần đây về các địa điểm hạ cánh tiềm năng cho Artemis 3, ông Saxena và các đồng nghiệp đã báo cáo về sự phổ biến của các hốc bề mặt có thể là nơi sinh sống của nhiều loại vi sinh vật. Artemis 3 là sứ mệnh không gian của Mỹ được lên kế hoạch vào năm 2025, đánh dấu nỗ lực đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng sau hơn 50 năm. Dự kiến đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên trong số các nhiệm vụ của con người đến Khu vực thám hiểm vùng cực của Artemis. Bà Heather Graham, thành viên khác của nhóm nghiên cứu tại trung tâm Goddard của NASA, cho biết các nhà khoa học tin rằng con người là nguồn gốc khả dĩ nhất của bất kỳ sự sống vi sinh vật nào được phát hiện trên Mặt Trăng. Trước đó, thậm chí đã có các nghiên cứu nghi ngờ rằng tàu vũ trụ của con người từ Trái Đất cũng có thể mang theo các vi sinh vật chịu được môi trường không gian lên Mặt Trăng. (Theo Sputnik)
Cực nam của Mặt Trăng có thể tồn tại sự sống
385
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang tập trung nguồn lực gấp rút cập nhật để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch không gian biển. Nuôi trồng thủy sản trên vùng vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Ảnh: Thanh Vân-TTXVN. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang tập trung nguồn lực gấp rút cập nhật để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch không gian biển trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành cùng với 28 tỉnh, thành phố có biển. Trong đó, tư tưởng xuyên suốt Quy hoạch là bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh với bảo tồn các giá trị tự nhiên, sinh thái, đa dạng sinh học, kỳ quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát huy các giá trị văn hóa, xã hội, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển. Quy hoạch không gian biển Quốc gia là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển một cách hiệu quả; góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. Việc hoàn thiện Quy hoạch không gian biển hướng đến mục tiêu vào năm 2050, toàn bộ các vùng biển Việt Nam được quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững theo không gian, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, sức chống chịu, sức tải môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo và hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển. Đồng thời, Quy hoạch sẽ cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung và giải pháp chính của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng, quy hoạch quốc gia có liên quan và Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó Quy hoạch đảm bảo việc khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên vùng bờ trong khả năng chống chịu, phục hồi của hệ sinh thái và chịu tải của môi trường để thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế biển theo hướng xanh, tuần hoàn, hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn… Theo Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, cơ sở thực tiễn để lập Quy hoạch này bao gồm các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá về đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội, tài nguyên, môi trường; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên; công tác quản lý tài nguyên, môi trường; các yếu tố tác động bao gồm biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bối cảnh Biển Đông; kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch, phân vùng biển và vùng bờ. Trong đó, quy hoạch vùng bờ được xây dựng phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, hải đảo; đồng thời tham khảo hướng dẫn của Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/Unesco), Tổ chức các đối tác Biển Đông Á (PEMSEA) về cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch, cũng như kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và triển khai quy hoạch vùng bờ của các nước Mỹ, Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Australia, Trung Quốc và một số nước trong ASEAN. Bên cạnh đó, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng đã tích cực cập nhật, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ quy hoạch theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 892/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2022 phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển đến năm 2030. Một góc Khu du lịch biển Mỹ Khê. Ảnh: TTXVN. Các ý kiến đóng góp cho Quy hoạch không gian biển đang được Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổng hợp từ 28 tỉnh, thành phố có biển, các bộ, ban, ngành, cũng như các chuyên gia trong nước và quốc tế. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ, Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ được gắn liền với Quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực đẩy nhanh tốc độ xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; hình thành văn hóa biển, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển… Hà Tĩnh là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để triển khai Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương ven biển xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết này với các mục tiêu cụ thể. Theo đó, đến năm 2030, Hà Tĩnh đặt mục tiêu tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: Du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác tài nguyên khoáng sản biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng. Các đô thị ven biển thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt; 100% khu kinh tế và khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững, sinh thái, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000. Đối với mục tiêu đến năm 2050, Hà Tĩnh đặt mục tiêu tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả trên nền tảng tăng trưởng xanh, đa dạng sinh học biển được bảo tồn, môi trường biển và các hải đảo trong lành, xã hội hài hòa với thiên nhiên. Bà Ramla Khalidi – Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) cho biết, sử dụng bền vững biển và đại dương sẽ là chìa khóa cho một tương lai thịnh vượng và bền vững cho người dân Việt Nam. Việt Nam cần tăng cường nỗ lực chuyển đổi hướng tới một nền kinh tế biển bền vững; đặc biệt thông qua việc đẩy nhanh Quy hoạch không gian biển. Quy hoạch này là cần thiết để phát triển tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi của Việt Nam, khi được hiện thực hóa có thể đáp ứng các mục tiêu năng lượng đầy tham vọng trong Quy hoạch Điện 8 và đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26./.
Quy hoạch không gian biển chú trọng đến phát triển bền vững
1,533
Thiên thể từng đùa giỡn với tàu vũ trụ Cassini của NASA bằng những luồng hơi nước phun thẳng từ bề mặt băng giá đã vô tình để lộ một dấu hiệu quan trọng của sự sống. Đó là Enceladus, mặt trăng băng giá của Sao Thổ. Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Frank Postberg từ Đại học Tự do Berlin ( Đức ) đã xác định được các hợp chất chứa phốt pho có thể tồn tại với số lượng nhiều hơn 100 lần so với Trái Đất. Enceladus và các luồng hơi nước mang dấu hiệu sự sống – Ảnh: NASA. Phốt pho là một trong 6 yếu tố quan trọng nhất để sự sống tồn tại trong một thế giới có nước. Và nó đang phun thẳng lên từ đại dương ngầm, được cho là ấm áp như đại dương của địa cầu. Viết trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nature , các nhà khoa học Đức cho biết đây là lần đầu tiên phốt pho được phát hiện trong một đại dương bên ngoài Trái Đất. Trước đó, các mô hình hành tinh từng nghi ngờ Enceladus thiếu muối phốt phát và đó trở thành rào cản lớn cho sự sống ở một thiên thể hội tụ quá nhiều yếu tố thuận lợi cho sự sống. Nhưng với phát hiện mới, rào cản đó đã được dỡ bỏ. Để xác định phốt pho, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp khối phổ dựa trên quần thể hạt băng trong luồng hơi nước phun ra từ Enceladus, và nhận ra sự hiện diện của một muối phốt pho là natri phốt phát. Các bước nghiên cứu tiếp theo trong phòng thí nghiệm, dựa trên dữ liệu phong phú mà tàu NASA gửi về từ “mặt trăng sự sống” này đã chỉ ra đại dương của nó phải rất giàu phốt phát hòa tan. Theo dữ liệu từ tàu Cassini mà NASA đã công bố, Enceladus sở hữu một đại dương ngầm toàn cầu với nhiều yếu tố phù hợp cho sự sống, được sưởi ấm bằng hệ thống thủy nhiệt tương tự hệ thống bên dưới biển quanh đảo Hawaii – Mỹ hay Nam Cực. Chính NASA có niềm tin lớn rằng Enceladus có sự sống. Ngoài tàu Cassini lâu đời, cơ quan vũ trụ hàng đầu thế giới này đang phát triển một con robot mang hình dạng mãng xà khổng lồ, dự tính sẽ chui xuống các rặng núi băng ở thiên thể này để nắm bắt bằng chứng rõ ràng hơn của sự sống.
Một thiên thể gần Trái Đất ‘phát tín hiệu’ sự sống
427
(Hình ảnh chụp từ trực thăng cứu hộ) Tàu chở người di cư trên vùng biển ngoài khơi Peloponnese, Hy Lạp, ngày 14/6. (Ảnh: AFP/TTXVN). Tàu đánh cá chở tới 750 người, trong đó có nhiều trẻ em, bị lật ở vùng nước sâu nhất của Địa Trung Hải và chìm trong khoảng 10-15 phút sau đó. Ngày 14/6, Văn phòng Thủ tướng tạm quyền Hy Lạp thông báo quốc gia này sẽ tưởng niệm 3 ngày các nạn nhân trong vụ lật và chìm tàu chở người di cư ở biển Ionia. Đến nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã vớt được 79 thi thể và giải cứu hơn 100 người sau vụ lật tàu. Những người may mắn sống sót chủ yếu là người Syria , Pakistan và Ai Cập . Theo lực lượng này, tàu đánh cá trên dài 25-30m và chở rất nhiều người tại thời điểm gặp nạn. Những người sống sót cho biết tàu có thể chở tới 750 người, trong đó có nhiều trẻ em. Do đó, số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng. Tàu bị lật ở vùng nước sâu nhất của Địa Trung Hải và chìm trong khoảng 10-15 phút sau đó. Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã thị sát cảng Kalamata để đốc thúc công tác tìm kiếm và cứu nạn. Cơ quan chức năng triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn tại vùng biển xảy ra tai nạn nằm cách vùng Peloponnese, miền Nam Hy Lạp khoảng 75km về phía Tây Nam. Tham gia tìm kiếm cứu nạn có 6 tàu bảo vệ bờ biển, một tàu khu trục hải quân, một máy bay vận tải quân sự, một máy bay trực thăng của lực lượng không quân, một số tàu tư nhân và một máy bay không người lái của Cơ quan bảo vệ biên giới Liên minh châu Âu Frontex. Chiếc tàu hướng tới Italy này được cho là đã khởi hành từ khu vực Tobruk ở miền Đông Libya. Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy ban đầu thông báo với giới chức Hy Lạp và Frontex về con tàu đang tiến gần vào bờ ngày 13/6./.
Hy Lạp thống báo tưởng niệm 3 ngày nạn nhân vụ chìm tàu
351
Vừa qua, theo lời mời của Nhà nước Palestine, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã dẫn đầu một đoàn nhà văn nước ta sang thăm hữu nghị nước bạn. Ông được Thủ tướng Mohamed Shtayyeh thay mặt Tổng thống Mahmoud Abbas trao tặng Huân chương Văn hóa, Khoa học, Nghệ thuật hạng nhất. Nhân dịp này, trân trọng giới thiệu lại những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều về công tác ngoại giao văn hóa, trong đó có văn học mà theo ông “ văn học là hồ sơ tin cậy nhất về một dân tộc, về tư cách, ý chí và khát vọng của dân tộc đó”. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác đối ngoại nhân dân năm 2022 do Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức ngày 12.4, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã trình bày tham luận về văn học Việt Nam góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị nhân dân thế giới. Phát biểu tại hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dẫn lời một nhà thơ đoạt giải Nobel nói rằng: “Thơ ca là một đám mây và những đám mây không bao giờ cần thị thực”. Theo đó, đặc trưng của văn học là có thể bỏ qua những nguyên tắc, hàng rào của ngoại giao chính thống để lan tỏa, vượt qua và tiếp cận mà vẫn đặt vấn đề chính trong ngoại giao. Từ khi thành lập (1957) đến nay, Hội Nhà văn Việt Nam đã thực hiện tốt đường lối chỉ đạo, chính sách về đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước. Theo đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, hoạt động đối ngoại đặc biệt thành công của Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiều năm qua, nhất là từ năm 1975 tới nay, chính là đối ngoại với các nhà văn Mỹ, thông qua các nhà văn Mỹ tác động tới công chúng Mỹ để kêu gọi Mỹ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, hòa hợp giữa các bên, bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trong phát biểu của mình, ông đặc biệt nhấn mạnh đến Trung tâm William Joiner – một trung tâm đặc biệt thuộc Đại học Massachusetts (Boston, Mỹ) do các cựu binh Mỹ sáng lập. Đây là trung tâm mà các nhà văn, nhà thơ Mỹ nghiên cứu về hậu quả chiến tranh và xã hội qua con đường thơ văn. Chủ tịch danh dự đầu tiên của trung tâm này là ngài John Kerry – người sau này nỗ lực làm cho Quốc hội, Chính phủ Mỹ hiểu về Việt Nam và đẩy nhanh quá trình xóa bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1995. “Các nhà văn Việt Nam đã đến Mỹ khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam vẫn còn băng giá. Nhà văn Lê Lựu chính là người đầu tiên đến Mỹ theo lời mời của Trung tâm Wiliam Joiner. Sau nhà văn Lê Lựu là tôi. Hồi đó, tôi còn rất trẻ, không phải là nhà văn cựu binh. Tôi đi dưới danh nghĩa là phiên dịch cho các nhà văn Việt Nam. Đến trung tâm, các giáo sư, bạn đọc, các trí thức Mỹ rất muốn lắng nghe các nhà văn Việt Nam, bởi vì văn học là hồ sơ tin cậy nhất về một dân tộc, về tư cách, ý chí và khát vọng của dân tộc đó. Họ rất ngạc nhiên khi những người lính Việt Nam chiến đấu kiên cường nhưng trong tác phẩm của những người lính ấy lại chứa đựng sự bình yên nhiều nhất”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ. “Cách đây mấy năm, chúng tôi làm tuyển tập thơ về chiến tranh của các nhà thơ Việt Nam trong 10 thế kỷ. Tập thơ viết về chiến tranh nhưng ở đó không thấy máu chảy, không thấy sự thù hận nào, chỉ thấy khát vọng hòa bình của người Việt Nam”, ông kể tiếp. Một trong những tập thơ quan trọng nhất của Việt Nam mà người Mỹ xuất bản sau năm 1975 là Những bài thơ trong tài liệu bị bắt giữ . Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chuyển về Mỹ một khối lượng tài liệu không nhỏ của những người lính giải phóng Việt Nam. Tài liệu đó là giấy tờ, tài liệu của những người du kích, những cán bộ nằm vùng, những chiến sĩ giải phóng quân… bị đánh rơi, bị bắt giữ hay bị hy sinh mà quân đội Mỹ thu được. Những tài liệu này sau đó được giải mật và Đại học Massachusetts đã mua lại các thước phim chụp các tài liệu đó để làm tư liệu nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Khi nghiên cứu những thước phim chụp tài liệu này, các nhà nghiên cứu ở Đại học Massachusetts phát hiện ra một điều hết sức kỳ diệu, đó là trong hầu hết những cuốn sổ tay của những người lính giải phóng Việt Nam đều có vẽ một hình ảnh: chim bồ câu – biểu tượng của hòa bình, và chép những bài thơ. Những nhà nghiên cứu bắt đầu đọc và ngạc nhiên nhận ra rằng, trong tất cả những bài thơ đó không có sự thù hận, sợ hãi nào mà chỉ có tình yêu quê hương, yêu gia đình, cha mẹ, khát vọng hòa bình mãnh liệt, mong chiến tranh kết thúc để trở về lấy chồng lấy vợ, gieo cấy, xây nhà dựng cửa… Sau đó, Nhà xuất bản báo chí Massachusetts quyết định tuyển chọn và dịch một tập thơ của những người lính giải phóng làm trong sổ tay ở chiến trường để giới thiệu với công chúng Mỹ. Khi đến Mỹ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thay mặt những người Việt Nam cảm ơn các dịch giả Mỹ, nhà thơ Mỹ đã in tập thơ đó. Một kỷ niệm ấn tượng khác được Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ tại hội nghị, đó là khi ông được Hoàng gia Na Uy mời sang thăm, tiếp kiến vua và hoàng hậu nước này. Trước khi đi, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã được biết về mối tình của vua và hoàng hậu Na Uy: hoàng hậu là một thường dân và hoàng gia đã ngăn cản vua Na Uy lấy bà, thế nhưng cuối cùng họ vẫn đến được với nhau. Tại buổi tiếp kiến, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã hỏi nhà vua Na Uy một câu rằng: Cho đến bây giờ ngài có thừa nhận rằng ngai vàng của tình yêu vĩ đại hơn, cao hơn và bay qua đầu tất cả những ngai vàng quyền lực không? Nhà vua Na Uy ngay lập tức gật đầu và trả lời: Đúng như vậy. Hoàng hậu Na Uy nói rằng: Tôi phải rất cám ơn một nhà thơ Việt Nam đã nói điều tôi muốn nói với nhà vua mà không nói được. Thủ tướng Mohamed Shtayyeh trao tặng Huân chương Văn hóa, Khoa học, Nghệ thuật hạng nhất của Nhà nước Palestine cho nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Năm 2015, tại Việt Nam, trong một ngôi nhà nhỏ bé ở Hà Nội , các nhà thơ của 4 nước Việt Nam, Mỹ, Cuba, Colombia đã thảo một bức thư bằng ba thứ tiếng (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha) gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro để kêu gọi Mỹ sớm xóa bỏ cấm vận với Cuba, bình thường hóa quan hệ. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là người trực tiếp tham gia soạn thư. Hàng chục ngàn nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ trên khắp thế giới đã ký tên ủng hộ bức thư. “Sau đó, Tổng thống Obama đã gửi thư cho nhóm chúng tôi, nói rằng, ông đã nhận được thư và ông đồng nhất với cách nhìn của chúng tôi, rằng phải bình thường hóa quan hệ với Cuba. Tổng thống nói ông sẽ nỗ lực làm việc đó, ngay cả khi ông chấm dứt nhiệm kỳ”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ tại hội nghị. Ông kể, nhà văn nổi tiếng của Mỹ là Grace Palley được lịch sử Mỹ gọi là bà mẹ của phong trào phản chiến. Bà quyết định ủng hộ Việt Nam sau khi đọc được bản dịch Bức thư Cà Mau của nhà văn Anh Đức, bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam và một số bài thơ khác. Sau này, bà kể lại với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Bà đứng ở giữa phố New York với một tấm biểu ngữ phản đối chiến tranh Việt Nam. Và mỗi ngày trở về nhà vào cuối chiều, người bà ướt sũng bởi nước bọt của những người Mỹ đi qua nhổ vào bà. Nhưng 6 tháng sau, hàng ngàn người đứng quanh bà ủng hộ chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết, văn học không chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị với người nước ngoài mà còn có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Năm 1992 ông sang Úc theo lời mời của Bộ Ngoại giao và Thương mại nước này và đến ở nhà một Việt kiều. Giữa những người đồng bào của mình nhưng còn nhiều khác biệt, suốt đêm ông đọc thơ – những bài thơ trong tập Sự mất ngủ của lửa mà ông sáng tác (và sau này được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải). Sau khi Nguyễn Quang Thiều đọc thơ xong, những Việt kiều ở trong căn nhà đó đã đưa ông ra một con phố dài, hai bên là nhà hàng của đủ các nước. Họ nói: Bao giờ ông ăn hết những nhà hàng này mới được về nước. “Thi ca đã thay đổi họ. Qua thi ca, các Việt kiều thấy được đời sống chính trị, xã hội, tình cảm của con người Việt Nam. Có thể họ không tin một bài báo, nhưng họ tin một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết, mà ở đó, nhà văn, nhà thơ không giấu được hiện thực mà anh ta đang sống”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh. Sau năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ, giao lưu ở Đại học Massachusetts, một thượng nghị sĩ Mỹ “Phát hiện lớn nhất của người Mỹ về Việt Nam là phát hiện về văn hóa’’. Năm 2019, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được dự một buổi tôn vinh nhà thơ, giáo sư Kevin Bowen – người từng đóng quân ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và sau này trở thành Giám đốc Trung tâm William Joiner. Chính quyền Boston đã tôn vinh nhà thơ Kevin Bowen bằng cách chọn một ngày ở Boston gọi là “Ngày Kevin Bowen’’. Một trong ba lý do để chính quyền Boston tôn vinh Kevin Bowen được ghi rõ trong bản công trạng là: “Ông đã làm cho người Mỹ hiểu sâu sắc nền văn hóa của một kẻ thù cũ – Việt Nam’’. Chia sẻ những câu chuyện này, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định, văn học là những văn bản ngoại giao đặc biệt. Nó vẫn mang tinh thần của ngoại giao, đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước nhưng có tính lan tỏa khác biệt và phi biên giới. Mỗi tác phẩm văn học là một văn bản lương tri và thế giới luôn hiểu điều đó. “Các nhà văn Việt Nam trên tác phẩm và phát ngôn của mình trên tất cả các diễn đàn trong nước và quốc tế phải bày tỏ được điều đó. Không chính trị hóa một cách thô thiển nhưng trong tác phẩm văn học, nhà văn phải làm cho dân tộc mình trở nên đẹp đẽ, kiêu hãnh, đầy tư cách và khát vọng, bất kỳ dân tộc nào cũng không được coi thường điều đó, kể cả một dân tộc lớn hơn về quân sự, kinh tế”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Văn học là văn bản ngoại giao đặc biệt
2,018
Bức tranh tường gây tranh cãi ở trụ sở quốc hội mới xây dựng của Ấn Độ. Ảnh: CNN. Một bức tranh tường mới được trưng bày tại Quốc hội Ấn Độ khiến nước này vấp phải sự chỉ trích của các quốc gia láng giềng Pakistan, Nepal và Bangladesh. Theo CNN, bức tranh tường mô tả bản đồ của một nền văn minh Ấn Độ cổ xưa bao gồm Pakistan ngày nay ở phía bắc cũng như Bangladesh và Nepal ở phía đông. Phát biểu trước các phóng viên hồi đầu tháng này, Arindam Bagchi, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ giải thích, bản đồ khắc họa Đế chế Ashoka cổ đại và tượng trưng cho “ý tưởng về quản trị có trách nhiệm, hướng tới người dân, đã được Vua Ashoka áp dụng và truyền bá”. Tuy nhiên, đối với một số chính trị gia thuộc đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền ở Ấn Độ, kể cả Bộ trưởng Các vấn đề Nghị viện Pralhad Joshi, bản đồ dường như đại diện cho tầm nhìn tương lai về “Akhand Bharat ” – một “Ấn Độ không bị chia cắt” sẽ hợp nhất với Afghanistan , Pakistan, Nepal, Bangladesh và Myanmar . Các nước láng giềng của Ấn Độ cáo buộc “Akhand Bharat” là một ý tưởng “tân đế quốc gây hủy diệt”, từ lâu đã gắn với tổ chức Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) cánh hữu, có ý thức hệ ảnh hưởng lớn đến BJP và tin vào “Hindutva”, một ý tưởng cho rằng Ấn Độ nên trở thành “quê hương của những người theo đạo Hindu”. Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pakistan, nước này cảm thấy “kinh hoàng” trước những phát biểu của giới chức Ấn Độ về bức tranh tường. Các chính trị gia Nepal cũng bày tỏ sự phản đối. Cựu Thủ tướng Nepal Baburam Bhattarai cảnh báo, bản đồ có thể gây ra một “cuộc tranh cãi ngoại giao không cần thiết và có hại”. Trong khi, Bangladesh cũng yêu cầu New Delhi làm rõ tình hình vì “sự phẫn nộ ở khắp nơi”. Trả lời câu hỏi về phản ứng dữ dội của các nước láng giềng, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định, New Delhi đã làm rõ vấn đề và đó “không mang tính chính trị”. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá, lời kêu gọi về việc theo đuổi Akhand Bharat của các chính khách BJP tương đối nguy hiểm.
Tại sao bản đồ mới ở Quốc hội Ấn Độ gây tranh cãi với các nước láng giềng?
397
Cuộc thi dành cho người Việt Nam và người nước ngoài. (Ảnh: Bộ TTTT). Cuộc thi góp phần lan tỏa mạnh mẽ các giá trị nhân văn cao cả, sự đồng cảm và quan tâm của cộng đồng và xã hội đối với cuộc sống của từng cá nhân, từng hoàn cảnh. Ngày 15/6, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” dành cho người Việt Nam và người nước ngoài. Cuộc thi nhằm mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước. Theo Phó Cục trưởng Cục Cục Thông tin đối ngoại Đinh Tiến Dũng, cuộc thi góp phần lan tỏa mạnh mẽ các giá trị nhân văn cao cả, sự đồng cảm và quan tâm của cộng đồng và xã hội đối với cuộc sống của từng cá nhân, từng hoàn cảnh với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau.” Các tác phẩm đạt giải và tham gia cuộc thi sẽ là nguồn tư liệu chân thực, sống động, truyền tải những hình ảnh tươi đẹp, đa chiều về Việt Nam, tạo cơ hội cho mọi người dù ở bất cứ đâu đều có thể trải nghiệm cuộc sống gần gũi, chân tình và ấm áp ở khắp các vùng miền của Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục Cục Thông tin đối ngoại Đinh Tiến Dũng thông tin về cuộc thi. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN). Đây cũng là dịp để kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè ở khắp nơi trên thế giới dành thời gian tìm hiểu văn hóa Việt và xích lại gần hơn với con người, đất nước Việt Nam, để cùng chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam hạnh phúc và giàu mạnh. Cuộc thi không giới hạn số lượng tác phẩm tham gia dự thi và hướng tới xây dựng hình ảnh về một Việt Nam hạnh phúc qua những góc nhìn mới, khách quan của các tác giả chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 400 triệu đồng, các tác giả và tác phẩm xuất sắc nhất có cơ hội nhận được các giải thưởng giá trị cho các thể loại bao gồm: 2 Giải Nhất trị giá 100.000.000 đồng/giải, 2 Giải Nhì trị giá 30.000.000 đồng/giải, 2 Giải Ba trị giá 20.000.000 đồng/giải. Ban Tổ chức dự kiến sẽ trao tặng 20 Giải Khuyến khích và các giải thưởng khác. Các tác giả, nhóm tác giả có thể tìm hiểu nội dung thể lệ cuộc thi trong website: Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 15/6/2023 đến 15/9/2023. Nhân dịp này, Cục Thông tin đối ngoại cũng công bố Cổng thông tin đối ngoại – nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam chính thức đi vào hoạt động sau khi kết thúc thời gian chạy thử nghiệm./.
Chính thức phát động cuộc thi ảnh, video về một Việt Nam hạnh phúc
509
Các nhà khảo cổ học Peru vừa phát hiện ra một xác ướp có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi ở Lima. Các sinh viên từ Đại học San Marcos và các nhà nghiên cứu ban đầu phát hiện ra tóc và hộp sọ của xác ướp trong quá trình khai quật, trước khi tìm thấy phần còn lại của xác ướp tại địa điểm khai quật ở Lima. Nhiều đồ vật khác được chôn cùng với xác ướp bao gồm ngô, lá cô-ca và một số hạt mà họ tin rằng có thể là một phần của lễ vật. Phần còn lại của một xác ướp, được cho là thuộc nền văn hóa Manchay phát triển ở các thung lũng của Lima trong khoảng thời gian từ 1.500 đến 1.000 năm TCN, được chụp tại địa điểm khai quật ở Lima, Peru ngày 14/6/2023. Nhà khảo cổ học Miguel Aguilar nhấn mạnh tầm quan trọng của phát hiện mới này: “Chúng tôi đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ có xác ướp của người gốc Tây Ban Nha. Đó là một ngôi mộ đá. Xác ướp này đã bị bỏ lại hoặc được hiến tế trong giai đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng ngôi đền. Nó xấp xỉ 3.000 năm tuổi và có lẽ thuộc về nền văn hóa Manchay- một nền văn hóa rất phát triển ở các thung lũng của Lima từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên. Chúng gắn liền với nền văn hóa có liên quan đến việc xây dựng các ngôi đền hình chữ U hướng về phía mặt trời mọc” ./.
Peru: Khai quật xác ướp có niên đại 3.000 năm tuổi
269
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3195/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án ‘Phát triển kinh tế đô thị Thành phố Hà Nội’. Đề án nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế đô thị TP.Hà Nội , giai đoạn 2016 – 2020, về các mặt: tăng trưởng kinh tế; thực trạng ngành thương mại – dịch vụ; các mô hình kinh tế mới; ngành công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp đô thị. Đồng thời, qua đó, Đề án xác định các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế đô thị Thành phố, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội đẩy mạnh xây dựng các tuyến giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế – xã hội của Thủ đô. (Ảnh minh họa). Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch. Các hoạt động kinh tế tại khu vực đô thị có nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng thương mại được chú trọng, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các loại thị trường: bất động sản, chứng khoán, khoa học – công nghệ dần phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập. Phấn đấu mục tiêu phát triển đô thị theo hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Dự kiến Hà Nội đến năm 2030 trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Thành phố cũng giao Sở Xây dựng Hà Nội triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025, trong đó chú trọng về nhà ở xã hội. Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị; triển khai hạ ngầm cáp điện, viễn thông trên 300 tuyến phố trong khu vực phố cũ, quản lý và chỉnh trang các nhà biệt thự theo danh mục. Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư, cải tạo cảnh quan các hồ, công viên đồng bộ với chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật xung quanh, hình thành các không gian đi bộ, sinh hoạt văn hóa kết hợp thương mại, dịch vụ. Tham mưu và tổ chức cải tạo các dòng sông, trả lại giá trị lịch sử và văn hóa của các sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Kim Ngưu,… Để thực hiện phát triển kinh tế đô thị, Hà Nội vạch ra 33 nhiệm vụ, dự án, đề án và các chương trình ưu tiên thực hiện. Trong đó, Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào, Hà Nội giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hoàn thiện trong giai đoạn 2023 – 2025. Đề án phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030 được giao Sở GTVT Hà Nội chủ trì, phối hợp công an Thành phố. Việc cấm xe máy sẽ được áp dụng tại địa bàn 12 quận trong nội thành Hà Nội. Bao gồm các quận: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục vụ phát triển kinh tế đô thị được nêu trong Đề án là công tác quy hoạch, phát triển, cải tạo chỉnh trang đô thị. Theo đó, UBND TP.Hà Nội yêu cầu Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các đơn vị lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065, xây dựng Chương trình phát triển đô thị đảm bảo phát triển Thủ đô văn hiến – văn minh – hiện đại. Công tác xây dựng quy hoạch cần xác định kinh tế đô thị là bộ phận cấu thành, chủ đạo, có nét đặc thù và là động lực cho phát triển kinh tế chung. Quy hoạch phát triển đô thị phải gắn chặt mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển đô thị và phát triển văn hóa – xã hội. Thành phố cũng yêu cầu Sở KH&ĐT phối hợp với các sở, ngành, địa phương công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, thông tin kêu gọi đầu tư đến người dân, tổ chức, các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, đôn đốc các đơn vị thực hiện, thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu còn lại của đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Sóc Sơn, quy hoạch xây dựng vùng huyện. Đặc biệt, Thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng, các sở, ngành liên quan trong giai đoạn 2023-2025, lập Đề án “Chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan hai bên bờ sông Hồng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ nay đến 2030”.
Quy hoạch, xây dựng Thủ đô phát triển bền vững
1,016
Khu vực ven biển tại Karachi, Ấn Độ trước khi bão Biparjoy đổ bộ. (Ảnh: Reuters). Theo dự báo, tối 15/6, bão Biparjoy (có nghĩa là ‘thảm họa’ trong tiếng Bengal) sẽ đổ bộ vào đất liền. Cơ quan Dự báo thời tiết Ấn Độ cảnh báo, bão Biparjoy sẽ đổ bộ gần cảng Jakhau vào đêm muộn 15/6 và sau đó “phá hủy hoàn toàn” những ngôi nhà làm từ bùn rơm. Dự báo, cơn bão có sức gió 125-135km/giờ khi đổ bộ vào đất liền. Ông C.C. Patel, một quan chức phụ trách các hoạt động cứu tế tại bang Gujarat ( Ấn Độ ), cho biết: “Hơn 47.000 người tại các khu vực ven biển và vùng trũng thấp đã được di dời tới nơi tránh bão”. Trong khi đó, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Pakistan, bà Sherry Rehman, ngày 14/6, xác nhận, 62.000 người đã được di dời khỏi bờ biển phía đông nam nước này. Pakistan đã thiết lập 75 lều trại tại các trường học để cho người dân tránh bão. Bà Rehman cho biết thêm, nhà chức trách Pakistan trước đó đã cảnh báo ngư dân không được ra khơi và máy bay cỡ nhỏ phải hạ cánh do ngập úng có thể xuất hiện tại Karachi, siêu đô thị có khoảng 20 triệu dân. “Ưu tiên số 1 của chúng tôi là bảo vệ tính mạng người dân”, bà Rehman nhấn mạnh. Người dân rời khỏi một ngôi làng gần Jakhau, bang Gujarat, Ấn Độ, ngày 15/6/2023. (Ảnh: AP). Các nhà khí tượng Ấn Độ cảnh báo cơn bão có thể gây thiệt hại trên diện rộng, trong đó vụ mùa sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và các tuyến đường bộ và đường sắt đều bị gián đoạn. Cơ quan Dự báo thời tiết Pakistan dự báo sức gió của cơn bão sẽ lên tới 140km/giờ và sóng sẽ cao tới 3,5m khi bão quét qua tỉnh Sindh ở phía đông nam nước này. Các cơn bão thường xuyên xuất hiện và gây nhiều thiệt hại đối với khu vực ven biển phía bắc Ấn Độ Dương, nơi hàng chục triệu người sinh sống. Biến đổi khí hậu được cho là một trong những yếu tố làm tăng sự xuất hiện của những cơn bão mạnh nhất và có sức tàn phá kinh hoàng nhất trong những năm gần đây. Theo The Guardian
Ấn Độ và Pakistan di dời hơn 100.000 dân trước khi bão Biparjoy đổ bộ
387
Những ngày nắng nóng tháng 6, không hiểu sao chúng tôi lại rất hay trò chuyện về Văn Lê. Thật khó định danh ông là nhà văn hay nhà thơ, nhà biên kịch, đạo diễn phim, bởi ở lĩnh vực nào anh cũng có những thành tựu rất đáng ghi nhận. Song, trước tiên mọi người biết đến anh với tư cách nhà thơ. Văn Lê từng nhận giải A cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam (1975-1976); giải B thơ tạp chí Văn nghệ quân đội (1994); giải A thơ đề tài chiến tranh cách mạng Hội Nhà văn Việt Nam (1994) với tập Phải lòng . Tập trường ca Những cánh đồng dưới lửa nhận giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1999) và giải thưởng văn học quốc tế Mê Kông (2006). Với những thành tựu về thơ như vậy, Văn Lê trong Tổng tập nhà văn quân đội đã được xếp vào hạng mục thơ. Thơ Văn Lê đậm đặc chất lính với những khoảnh khắc chiến tranh rất đặc biệt. Thế hệ đàn em chúng tôi luôn có cảm tưởng Văn Lê vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, nhất là trong thơ anh: Chiến tranh, tôi đã nghe nhiều/ Muốn nghe anh kể xem yêu thế nào?/ Anh cười gương mặt xôn xao/ Hướng hai hố mắt nhìn vào xa xăm:/ Vợ mình lúc cưới hăm lăm/ Cổ không được đẹp xinh bằng người ta/ Vợ mình được cái nết na/ Biết chạy vạy, biết lo xa mọi bề…/ Cưới xong, giặc đến, mình đi/ Ít khi mới có dịp về vùng sâu/ Vợ chồng như vợ chồng Ngâu/ Mấy năm mới được gặp nhau một lần (Cuộc đời tự kể). Nhà văn Văn Lê (giữa) trong lần nhận giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM năm 2017. Chao ôi vợ chồng người lính! Chuyện có thật mà cứ như trong giấc chiêm bao. Thật đến buốt lòng mà chiêm bao càng cười ra nước mắt. Gương mặt người lính hiện lên, một người như trăm người, ngàn người với nỗi niềm riêng – chung, với cuộc đời riêng – chung đều là hiến mình cho Tổ quốc. Người lính đương nhiên phải ở chiến trường, ở tuyến đầu lửa đạn vì phận làm trai với non sông phải đi đánh giặc để giữ nước, giữ làng. Cuộc đời tự kể đã đạt đến đỉnh cao của sự dung dị. Câu chuyện có thật đã diễn ra từ lâu, đang diễn ra và còn tiếp tục diễn ra chính là lời nhắc nhớ để có cuộc sống thanh bình hôm nay đã phải trả bằng biết bao mất mát, hy sinh của lớp người đi trước: Bấy giờ vào lúc gian truân/ Ở trong hầm tối, mình lần thăm con/ Chạm vào cuộc sống tí hon/ Tay mình run rẩy như cơn sốt rừng/ Mở to cặp mắt trừng trừng/ Nhìn con cả tiếng mà không thấy gì./ Liệu rồi tới một ngày kia/ Mình còn sống được mà về thăm con?/ Liệu rồi cuộc sống tí hon/ Ngày mai khôn lớn con còn khổ không? (Cuộc đời tự kể). Nhà văn Bang Hyun Suk và nhà thơ Văn Lê (đứng giữa) tại Hội thảo quốc tế Văn học Việt – Hàn tại TPHCM năm 2015. Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra. Khát vọng chính đáng được đặt ra. Ước mơ của người lính, khát vọng của họ sao quá đỗi đời thường cũng là những câu hỏi lớn, dài rộng, mênh mông dằng dặc của nhân dân, đất nước. Tâm tư gan ruột của người lính cũng là tâm tư gan ruột của tất thảy nhân dân, của hậu phương cần lao, những khát vọng đời thường không dễ gì chúng ta trả lời và giúp họ thực hiện được khát vọng ấy. Nhưng người lính là người lính. Chiến tranh là chiến tranh với những quy luật khắc nghiệt của nó. Người lính trong Cuộc đời tự kể luôn giáp mặt với bom đạn kẻ thù và sự khốc liệt giáng thẳng vào những người lính cũng là rất thật: Thế rồi vào tổng tấn công/ Mình mù mắt chẳng còn trông thấy gì/ Hòa bình mình mới trở về/ Lại sờ con giống bữa đi ngày nào/ -Thấy con cao tựa con sào/ Mặt con vuông vức, hao hao như mình/ Bây giờ đã hết chiến tranh/ Mình còn giữ được cái danh – CON NGƯỜI/ -Nói xong, anh bỗng mỉm cười/ Trong hai hố mắt, buồn vui hiện về. (Cuộc đời tự kể). Nhà văn Văn Lê. Ôi Văn Lê! Chỉ bằng vào Cuộc đời tự kể thôi đã là trọn vẹn một cuộc chiến tranh, nhiều cuộc chiến tranh và cả những ngày tháng hòa bình. Tài thơ của Văn Lê trong Cuộc đời tự kể không phải là sự phô diễn về câu chữ mà chính là sự thăm thẳm của con người trong cuộc chiến tranh. Chúng ta đã nhiều lúc quy định thơ ca phải thế này, thế khác, mà đâu biết thơ ca sinh ra là vì chính con người với sự thật trụi trần, đớn đau nhưng cũng rất biết chắt chiu thành niềm vui, hạnh phúc. Để người lính còn phải đi hết cuộc đời mình. Để thế hệ những đứa con người lính phải ngẩng cao đầu, mở rộng trái tim giữ lấy cái danh – CON NGƯỜI ấy. Cuộc đời tự kể Văn Lê viết ngày 30 tháng 4 năm 1990, nghĩa là chiến tranh mới vừa kết thúc được hơn một thập kỷ, vết thương còn chưa kịp lên da non, người lính mới chỉ vừa trở về gia đình mình. Cuộc trở về ấy chắc gì đã là trọn vẹn? Cuộc trở về ấy chắc gì đã về đến nhà khi hai đầu Tổ quốc phía Nam, phía Bắc lại rộ lên tiếng súng. Nhà văn Văn Lê. Với Văn Lê, dường như chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt. Nó không chỉ vào trong thơ ông mà còn vào trong chính đời sống của ông. Ông lúc nào cũng như đang ở chiến trường, nhất là cái sự sáng tác càng khẩn trương, quy lát, chạy đua từng phút từng giờ. Mỗi bận vào Sài Gòn, ông thường đến số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm dành thời gian cho cánh trẻ chúng tôi tha hồ hỏi về chiến tranh, hỏi về những gập ghềnh khúc khuỷu của các bậc cha anh, trong đó có khu vực văn nghệ trong chiến tranh. Và ông đọc thơ. Và ông kể những câu chuyện như thần thoại chỉ có trong chiến tranh. Và ông nói về lịch sử, ông đọc Kiều , ông dựng lại cuộc đời Nguyễn Du và đọc những câu thoại trong kịch bản Long Thành cầm giả ca mà ông đang viết. Văn Lê lúc nào cũng sống như đang trong thời chiến. Thơ và trường ca in rải rác nửa thế kỷ thì cũng ngần ấy năm là những tập truyện ngắn, tiểu thuyết đồ sộ nối nhau ra đời, đó là: Những ngày không yên tĩnh (truyện, 1978); Chuyện một người du kích (truyện, 1979); Bão đen (truyện, 1980); Đồng chí đại tá của tôi (truyện, 1981); Người gặp trên tàu (tiểu thuyết, 1982); Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết, 1985); Tình yêu cả cuộc đời (tiểu thuyết, 1989); Khi tòa chưa tuyên án (tiểu thuyết, 1989); Tiếng rơi của hạt sương khuya (tiểu thuyết, 1990); Nếu anh còn được sống (tiểu thuyết, 1994); Đồng dao thời chiến tranh (tiểu thuyết, 1999); Cao hơn bầu trời (tiểu thuyết, 2004); Mùa hè giá buốt (tiểu thuyết 2009); Mỹ nhân (tiểu thuyết, 2013); Thần thuyết của Người Chim (tiểu thuyết, 2014); Phượng hoàng (tiểu thuyết, 2014); Cống nhân (tiểu thuyết, 2020)… Văn chương Văn Lê, những tác phẩm xuất sắc nhất đều viết về người lính. Mọi ràng buộc, thăng hoa của ông cũng đều xây dựng hình tượng người lính một cách sáng rõ nhất. Cuộc đời Văn Lê đến khi đóng bút trở về thế giới của người hiền (6-9 – 2020 sau cơn đau tim) luôn là cuộc đời của người lính chiến với những cung bậc thăng trầm đặc biệt. Văn Lê, trong tự sự của mình đã khẳng định: “Nếu có một điều gì đó đem đến cho tôi nhiều niềm vui cùng những nỗi ám ảnh phiền muộn, thì đó là cuộc đời người lính. Nhà văn Văn Lê. Nếu có một khoảng thời gian nào đó để lại trong lòng tôi một dấu ấn không thể phai nhòa, thì cũng là thời gian làm một người lính. Đối với thế hệ chúng tôi, bộ quần áo lính không chỉ là vẻ đẹp, trách nhiệm, danh dự mà còn là số phận. Cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước đã đưa chúng tôi đến sống với nhau một cách thân tình và gắn bó với nhau bằng một tình yêu sâu nặng. Cuộc đời người lính đã dạy cho tôi biết chiến tranh thảm khốc như thế nào. Và, người ta phải sống ra sao để không bị sỉ nhục. Cuộc đời người lính cũng dạy cho tôi biết thế nào là danh dự. Thế nào là tình đồng đội và thế nào là tình yêu Tổ quốc”. Đó chính là Văn Lê. Người chiến sĩ trong thơ Văn Lê luôn rất đặc biệt. Đặc biệt ở những khung cảnh đặc thù, thật đến buốt nhói mà rất nhân văn như bản chất của người lính Cụ Hồ. Trong bài thơ viết tặng đồng đội, Văn Lê đã nhìn ra và miêu tả những người lính chất phác đến tận cùng: Thắng giặc về doanh trại/ Đồng đội cùng liên hoan/ Mời dăm người khách đến/ Thức ăn bày trên bàn – Rượu nhạt dăm ba chén/ Chỉ dưa móp là nhiều/ Đọt chại luộc đầy rổ/ Nồi canh thì trong veo – Khách tìm cơm để xới/ Kín đáo nhìn quanh nhà/ Hiểu nhau cười rung lán/ Nước mắt chực ứa ra (Năm đói). Viết về người lính Mỹ trở lại chiến trường ngày trước đã từng gieo bom đạn chiến tranh, Văn Lê có cái nhìn đồng cảm, hiểu biết, chia sẻ cũng là muốn khép lại một quá khứ đau thương: Nỗi đau tuy còn đó/ Nhắc lại mà làm gì/ Ta già đâu để bụng/ Lỗi lầm thời xưa kia – Nào cụng ly anh bạn/ Ta uống cho hòa bình/ Người già nâng ly rượu/ Nước mắt thì chảy quanh (Khi cuộc chiến đi qua). Nhà văn Văn Lê – cuộc đời ông tự kể, mà không riêng gì kể về ông. Ông đã kể ra nhiều câu chuyện về chiến tranh, về mất mát đau thương để mỗi chúng ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Tôi vẫn nhớ mỗi lần ông ra Hà Nội trong các kỳ cuộc gặp gỡ đội ngũ nhà văn quân đội, liên hoan phim Điện ảnh, Truyền hình, hoặc như chúng tôi tới Sài Gòn công tác đến chào ông vẫn luôn là một Văn Lê ấy, trầm hậu và sôi nổi, luôn kể rất nhiều câu chuyện hữu ích với chúng tôi.
Nhà văn Văn Lê, cuộc đời tự kể – Tác giả: Nhà văn Phùng Văn Khai
1,799
Một ngôi mộ cổ chứa 3 thi hài từ thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên gây bất ngờ với một báu vật vô song tiết lộ công nghệ đi trước thời đại từng hiện diện ở vùng đất thuộc nước Đức ngày nay. Theo Live Science, báu vật đó là một thanh kiếm tỏa sáng một cách không thể tin nổi sau gần 3.500 năm chôn vùi dưới lòng đất. Thanh kiếm báu được phát hiện tại thị trấn Nordlingen ở bang Bavaria, trong mộ cổ chứa thi hài một nam giới, một phụ nữ và một trẻ em. Có vẻ như 3 người được chôn cất cách nhau không lâu, nhưng không rõ mối liên hệ giữa họ là như thế nào, theo thông báo từ Văn phòng Bảo vệ di tích bang Bavaria. Thanh bảo kiếm “thời gian không chạm đến” trong ngôi mộ cổ ở Đức – Ảnh: VĂN PHÒNG BẢO VỆ DI TÍCH BANG BAVARIA. Thanh kiếm được bảo quản rất tốt, vẫn tỏa ra ánh sáng rạng rỡ trong các bức ảnh chụp hiện trường dù phần tay cầm có đôi phần ngả xanh do đồng bị oxy hóa. Chuôi kiếm hình bát giác được trang trí công phu, trong khi phần lưỡi của nó được đúc bằng kỹ thuật cao với trọng tâm dồn về đầu kiếm, khiến nó trở thành một vũ khí tấn công cực kỳ hiệu quả. Dù vậy, không có bất kỳ vết xước hay bị mài mòn nào trên kiếm, cho thấy nó được dùng với mục đích nghi lễ hơn là thực chiến. Phát hiện một cổ vật quý giá như vậy là rất hiếm hoi trong khu vực vốn rất nhiều mộ cổ nhưng hầu hết bị cướp phá. Các vũ khí được chế tác tinh xảo và bảo quản đặc biệt tốt như thanh kiếm nói trên rất có giá trị về mặt khoa học, bởi có thể tiết lộ trình độ công nghệ của nền văn minh đã tạo ra nó. Rõ ràng với tuổi đời gần 3.500, nó là báu vật được làm ra bởi những nhà luyện kim có trình độ vượt trội so với hầu hết thế giới vào cùng thời điểm.
Đào mộ cổ, choáng váng với báu vật 3.500 năm vẫn tỏa sáng
359
Làng gốm Bàu Trúc tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước , Ninh Thuận là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến nay. Làng nghề này vào cuối năm 2022 được UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Bàu Trúc theo tiếng Chăm cổ gọi là Paley Hamu Trok, có nghĩa là “làng trũng, nhô ra cuối triền sông”. Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), làng gốm Chăm Bàu Trúc là một trong những điểm đến hấp dẫn và thu hút khách du lịch ở Ninh Thuận trong những năm gần đây. Cho đến nay, làng gốm Bàu Trúc vẫn duy trì cách làm gốm thủ công mà cha ông ta gần ngàn năm nay đã làm, kể cả cách nung vẫn làm lộ thiên bằng củi, rơm, trấu… Đặc biệt, nghề làm gốm ở đây được “mẹ truyền con nối”, phụ nữ Bàu Trúc lớn lên đã được mẹ hướng dẫn làm gốm và cứ thế, đời nối đời làm gốm và lưu truyền đến nay. Nguyên liệu dùng để làm gốm được lấy từ cánh đồng Nu Lah bên bờ sông Quao và cũng chỉ có đất ở đây mới làm gốm được. Những người thợ gốm cho biết gốm ở đây không phải được làm thuần từ đất sét, mà khi làm nguyên liệu đất sét đã được pha với một phần cát non được lấy từ các con suối trên nguồn chảy về, cát nơi ấy có chứa rất nhiều sa khoáng, người dân gọi là “cát bồi”. Khi pha vào đất để làm gốm và nung ở nhiệt độ 600-800 độ, các khoáng chất khác sẽ cháy hết, chỉ còn vàng non dạng sa khoáng bám lại vào thành gốm. Ngoài ra, người thợ gốm vẫn có thể tạo màu cho sản phẩm bằng các loại vỏ cây và tuyệt đối không dùng men màu công nghiệp. Ngày nay, nghề gốm ở làng Bàu Trúc không chỉ dành cho phụ nữ mà đàn ông đã tham gia làm gốm nhiều hơn. Chính vì vậy, sản phẩm của làng gốm cũng đa dạng hơn. Người làm gốm tại làng gốm Chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ảnh: THANH HÀ/TTXVN. Mặc dù được chế tác thủ công nhưng tất cả đều mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc hay đắp nổi mang đậm nét văn hóa Chăm Pa. Những người thợ hầu như không cần bản mẫu, họ tự do phóng khoáng gửi tâm hồn mình vào từng nét khắc hoa văn… Hiện nay ở Bàu Trúc, ngoài nhà trưng bày gốm được Nhà nước đầu tư xây dựng, hầu hết nơi ở của các gia đình cũng là nơi chế tác và nung gốm. Bởi với hơn 400 hộ gia đình, trong đó 80% các gia đình tham gia sản xuất và bán sản phẩm gốm tại nhà. Và đời sống của người làm gốm ở Bàu Trúc đã được cải thiện nhiều hơn trước. Nghề gốm đã được truyền dạy lại cho các thế hệ, nhiều người trẻ học hành đến nơi đến chốn, đã đi làm ăn xa, nay cũng trở về làng nối nghề gốm ông bà để lại. Đến Bàu Trúc, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt quy trình các nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc trong từng tác phẩm gốm, để thêm trân trọng những giá trị tinh hoa nghề truyền thống được bao thế hệ người Chăm ra sức giữ gìn và bảo tồn để nối mạch, giữ gìn giá trị văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và cho tương lai.
Gốm Bàu Trúc – mạch nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai
657
Sau khi đổ bộ và càn quét khu vực ven biển của Ấn Độ, sáng 16/6, cơn bão mạnh Biparjoy dần suy yếu khi di chuyển về hướng Bắc. Người dân trú ẩn tránh bão Biparjoy tại một trung tâm y tế ở bang Gujarat, Ấn Độ ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN. Trong thông báo mới nhất, Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) nêu rõ “cơn bão xoáy cực kỳ nguy hiểm” này đã quét qua khu vực ven biển gần cảng Jakhau vào tối 15/6, nhưng bắt đầu giảm cấp sau đó vài giờ. Vào lúc 2h30 sáng 16/6 giờ địa phương (5h30 sáng cùng ngày giờ Việt Nam), bão suy yếu và di chuyển theo hướng Đông Bắc với vận tốc 100 km/h kèm gió giật 110 km/h. Trước khi bão đổ bộ, gió mạnh và sóng lớn hoành hành ở khu vực ven biển Ấn Độ và Pakistan trong nhiều giờ với sức gió giật lên tới 180 km/h và di chuyển với vận tốc từ 125 – 135 km/h. Nhằm đề phòng thiệt hại do bão, chính quyền bang Gujarat của Ấn Độ đã bố trí nơi tránh trú bão cho hơn 100.000 cư dân sơ tán khỏi các khu vực ven biển và vùng trũng thấp. Tại Pakistan, khoảng 82.000 người đã được di dời tới nơi tạm trú. Người dân sơ tán tránh bão Biparjoy tại tỉnh Sindh, Pakistan ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN. Năm ngoái, nhiều khu vực tại Pakistan cũng đã ngập lụt nặng nề trong đợt thiên tai nghiêm trọng, khiến 1/3 diện tích nước này chìm trong biển nước, làm hư hại 2 triệu ngôi nhà và trên 1.700 người thiệt mạng.
Bão Biparjoy suy yếu sau khi càn quét ven biển Ấn Độ
276
Nhân kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới, ngày 16/6, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm ‘Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh’. Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Tại triển lãm, Ban tổ chức đã giới thiệu 32 hình ảnh tiêu biểu kèm theo chú thích về biển, sông, núi trên khắp mọi miền của Tổ quốc được đúc nổi trên Cửu Đỉnh, sắp xếp theo chủ đề để du khách có cái nhìn tổng quan về các địa danh khi tham quan. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, Cửu Đỉnh là chín cái đỉnh bằng đồng, biểu tượng cho quyền lực, sự chính thống, mong muốn trường tồn của vương triều Nguyễn, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người Việt xưa về đất nước, vạn vật xung quanh. Về mục đích để đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng đã ra dụ rằng: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chính châu dâng cống, đúc 9 cái đỉnh để làm báu vật truyền lại đời sau. Nay muốn phỏng theo đời xưa; đúc 9 cái đỉnh để nhà Thế Miếu. Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau”. Các đại biểu tham quan Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Cửu Đỉnh được khởi công đúc từ tháng 12 năm 1835, hơn một năm sau thì hoàn thành. Tháng 3 năm 1837 (tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 18), triều đình tổ chức lễ tạ và đặt Cửu Đỉnh ở phía trước Thế Tổ Miếu cho đến tận ngày nay. Mỗi đỉnh đúc nổi 17 hình ảnh trang trí mang đề tài hình cây cỏ, muông thú, cảnh vật, địa danh và 2 chữ Hán mang tên đỉnh. Các hoa văn trang trí thể hiện sự đa dạng, phong phú về kiểu thức và chủ đề trang trí, thể hiện một cách tổng quát các hình ảnh của vũ trụ, sinh vật, thực vật, địa danh sông núi, đồ tạo tác… Những hình ảnh được lựa chọn để thể hiện trên Cửu Đỉnh cũng có thể coi là một bộ bách khoa toàn thư sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ. Trong đó 34 hình ảnh các địa danh nổi tiếng, trải dài trên lãnh thổ đất nước được chạm khắc hết sức tinh tế, thể hiện cái nhìn tổng thể, bức tranh toàn cảnh của giang sơn Việt Nam thống nhất… Cửu Đỉnh được đặt trước sân Thế Miếu trong Đại Nội Huế, là điểm đến tham quan hấp dẫn đối với du khách. Cửu Đỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012 và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới. Tin, ảnh: Đỗ Trưởng
Triển lãm ‘Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh’
548
Sách Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt. ‘Ma thuật’ và ‘bùa chú’ là những từ ngữ mà hầu hết chúng ta đều biết đến nhưng để hiểu và hiểu rõ như cách làm của GS Kiều Thu Hoạch là điều ít người làm được. “Ma thuật” trong tiếng Việt (hay magic trong tiếng Anh) bắt nguồn từ một từ Hán Việt là phù thuật , với cách thực hành vu thuật vốn là tín ngưỡng phù thủy ( witchcraft trong tiếng Anh). Cho đến nay, ma thuật vẫn hiện hữu trong tín ngưỡng lên đồng của người Việt và bùa chú (chính xác hơn là bùa và chú ) vẫn tồn tại trong vô số nghi lễ thờ cúng trong văn hóa dân của nhiều tộc người ở Việt Nam. Mặc dù có tên gọi mang đặc trưng của những từ Hán Việt nhưng cách thực hành loại hình tín ngưỡng này lại chủ yếu tồn tại trong văn hóa dân gian của người Việt hàng nghìn năm qua. Chính tình trạng “đầu Ngô mình Sở” này đã khiến cho ma thuật và bùa chú, vốn mơ hồ, càng trở nên khó nắm bắt. Tuy nhiên, với cách dẫn dắt chúng ta đi từ cách gọi tên theo từ nguyên học đến các minh chứng bằng một tập tục từng tồn tại lâu đời ở Việt Nam là “Việt vu kê bốc” (bói chân gà), ở Phần 1, tác giả Kiều Thu Hoạch đã giúp người đọc hiểu rõ về bản chất của ma thuật và bùa chú. Từ đó, ông giúp người đọc kết nối với Nghi lễ và bùa chú; Truyền thống ma thuật; Ma thuật và kinh nghiệm; Ma thuật và khoa học; Ma thuật và tôn giáo từ góc nhìn lý thuyết nhân loại học của phương Tây ở Phần 2. Một phần rất quan trọng của cuốn sách này được tác giả đưa ra với nhiều bằng chứng như văn tế âm hồn, văn chiêu hồn, tục thờ tam phủ, họa phù chú, bùa sát quỷ trừ tà… ở phần Phụ lục. Có vẻ như tác giả muốn người đọc tự tìm hiểu thêm bằng nhãn quan của mình qua những gợi ý của ông trong phần này. Cá nhân tôi đánh giá cao ý tưởng của cuốn sách và cách làm việc vô cùng cẩn trọng của ông, một học giả có gần 70 năm làm việc miệt mài với độ phủ rộng khắp từ Hán học đến văn hóa dân gian, từ tôn giáo đến nghệ thuật học. Ở độ tuổi 90, ông vẫn miệt mài bên những trang sách với một tinh thần cống hiến và một phong cách làm việc vô cùng khoa học mà nhiều người trẻ như chúng tôi khó có thể bì kịp.
Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian
449
Một trong những hiện tượng thiên văn ngoạn mục nhất năm mà người Trái Đất đón nhận có thể bắt nguồn từ một sự kiện dữ dội, thảm khốc, theo nghiên cứu mới từ NASA. Theo tờ Space , hiện tượng đặc biệt đó là mưa sao băng Geminids với giai đoạn cực đại rơi vào giữa tháng 12 hàng năm. Đây là cơn mưa sao băng lạ lùng và gây nhiều thắc mắc đối với các nhà khoa học. Bởi nó không sinh ra từ chiếc đuôi đá bụi của sao chổi, mà là tiểu hành tinh. Tuy được đặt tên theo chòm sao Song Tử (Gemini) mà trận mưa sao băng trông như từ đó phun ra nhưng nguồn gốc của Geminids lại là vật thể cổ quái 3200 Phaethon. 3200 Phaethon – Ảnh đồ họa từ NASA. Trong nghiên cứu mới, NASA đã giải thích cách mà một tiểu hành tinh có thể tạo ra mưa sao băng: Một vụ va chạm khốc liệt tốc độ cao với một vật thể khác trong quá khứ, khiến tiểu hành tinh bị nát vỡ một phần. Khả năng thứ hai là nó đã gặp phải một vũ khí bí ẩn. Nhưng dù là gì, nó đã tạo ra một mớ mảnh vụn khổng lồ lơ lửng gần tiểu hành tinh. Mưa sao băng Geminids được tạo ra khi Trái Đất đi qua đám mảnh vỡ này mỗi cuối năm. Phát hiện này được đưa ra từ các dữ liệu của Tàu thăm dò Mặt Trời Parker của NASA, hoạt động ở khu vực có thể thăm dò tốt về tiểu hành tinh và đám mảnh vỡ của nó. Cách mà vật thể này ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt khi đến gần ngôi sao mẹ nóng bỏng của chúng ta và cách mà luồng bụi từ nó quay trên một quỹ đạo xa hơn một chút so với vật thể chính đã chỉ ra vụ va chạm tiềm năng trong quá khứ. 3200 Phaethon là một tiểu hành tinh carbonaceous chondrites, cổ xưa hơn Trái Đất, có từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời hoặc thậm chí trước đó, nên có niên đại ít nhất từ 4,6 đến gần 5 tỉ năm. Nhóm carbonaceous chondrites cũng mang những thành tố có thể giải thích nguồn gốc của sự sống Trái Đất. Do đó, mỗi viên đá mà nó ném xuống Trái Đất là một kho báu vĩ đại nếu bạn may mắn nhặt được một viên – giống như mogia đình ở New Jersey – Mỹ nhặt được thiên thạch từ mưa sao băng Eta Aquarids hồi tháng 5, là mảnh sao chổi Halley.
‘Quái vật’ gần 5 tỉ tuổi đụng độ, phun mưa kho báu xuống Trái Đất
433
Bìa tiểu thuyết Trắng của Han Kang. Sau thành công của tiểu thuyết Người ăn chay, đưa nữ văn sĩ Han Kang trở thành tác giả Hàn Quốc đầu tiên giành giải Man Booker International danh giá vào năm 2016, tới năm 2018, tiểu thuyết Trắng của cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này. Một cuốn tiểu thuyết “giàu tính tự thuật” về những thế giới ngập tràn sắc trắng trong nỗi cảm thức ám ảnh về sự tinh khôi, thuần khiết đầy mong manh của sự sống, đời người vô thường. Với các chương như những truyện ngắn mini trải dài qua ba phần, tiểu thuyết Trắng là hiện hình của những ẩn ức vụn vỡ trong nỗi hoài nghi, tiếc nuối, hãi sợ về cái chết, về dáng hình con người tan biến vào hư vô, vào những kí ức vô hình truyền đời được tạo tác lên bằng con chữ. Trắng, là tinh khôi. Trắng, là vô thường. Và trắng, là những khoảng lặng trắng xóa, người ta tìm lại như một cách, tự chữa lành. Như đã nói, trọn vẹn không gian ngập tràn sắc trắng trong cuốn sách “giàu tính tự thuật” của tác giả Han Kang, trước hết mang theo thứ cảm thức xoay quanh các “cái chết”. “Cái chết” gắn với những thứ cũng toàn một màu trắng muốt. Là cánh cửa màu trắng của căn nhà nơi “tôi” mới chuyển vào, không chỉ đã tróc sơn, bụi bẩn mà còn hằn ngang dọc những vết khắc tên phòng. Là sương mù phủ trùm lên thành phố trong “chuyển động của con nước khổng lồ.” Là sự ra đi của chú chó trắng, không sủa, có tên “Sương Mù”. Là tuyết, là trăng, là đường viên, hay hàng loạt sự hiện diện của những tạo vật màu trắng tác giả Han Kang, ngay từ những trang viết đầu tiên, đã liệt kê lên trang giấy. Nhưng hơn cả, vẫn là sự tan biến của những điều thuần khiết mang ấn tượng trắng tinh khôi, theo ngòi bút Han Kang còn gợi người ta tới thứ cảm thức mong manh, có thể vụn vỡ, thậm chí hoen ố bất cứ lúc nào. Muối trắng chữa lành vết thương song cũng dễ dàng chuyển màu vì vết thương chạm đến. Bánh trăng tròn trắng tinh “đẹp đến mức tưởng như không thuộc về thế giới này”, cũng chỉ đẹp tới khoảnh khắc, trước khi nó được hấp chín rồi “dính lấy lá thông.” Hay đứa trẻ sinh non, chỉ tồn tại sau hai tiếng có mặt trên cõi đời mang nét đẹp tựa bánh trăng tròn, được bao trọn trong tình yêu của người mẹ với manh áo sơ sinh trắng muốt may vội cùng dòng sữa mẹ ngọt ngào. Đứa trẻ xuất hiện, tan biến chỉ trong khoảnh khắc như một chớp mắt đời người song lại kịp giữ trọn vẹn, sự trong trắng đến không vẩn chút bụi thế gian khi nó, còn chưa kịp hiểu, thế giới xung quanh, phức tạp thế nào. Nó như chiếc bánh mặt trăng mới nặn, bông tuyết mới rơi, viên sỏi trắng sáng dưới nắng mới, hạt muối mới kết tinh,… đều là những hiện hình thanh sạch tới mức ngỡ rằng vô thực, tới nỗi đi vào cảm thức con người xã hội như nỗi ám ảnh chữ vô – thuần khiết mà người ta, đi qua đủ những đớn đau, trải đủ đắng cay cùng cuộc đời nhiều khuất khúc, đứng trước sự trong trắng, chỉ biết ngưỡng vọng. Đứa trẻ đã mất, vừa là người chị gái “tôi” chưa một lần gặp gỡ và có lẽ, “tôi” cũng sẽ không biết đứa trẻ đó tồn tại, nếu dáng hình nó luôn phong kín, trong kí ức người mẹ. Nhưng đồng thời, đứa trẻ đã mất, cũng vừa là sự song chiếu một phần bản thể tác giả Han Kang lên trang viết Trắng , về quá khứ người chị gái đoản mệnh, cô thậm chí còn không có cơ hội biết tới hiện hình chị ấy. Song chiếu và đồng hiện, qua mỗi dòng văn, bóng hình đứa trẻ đã mất, dẫu trực tiếp hay gián tiếp, đều được gửi gắm vào những tạo vật tinh khôi nhất. Tôi và cô ấy, tôi trưởng thành và đứa trẻ đã chẳng còn cơ hội ngắm nhìn thế giới, gặp nhau nơi giao điểm tâm thức – Tất cả màu trắng , hết thảy hư vô. Như sự thoát khỏi bản thể trần tục, tôi gặp cô ấy, tôi gặp chị, tôi gặp một phần thuộc về “cái tôi” đã mất, ngay giữa dòng sông cuộc đời. Trắng , cuốn tiểu thuyết ngập tràn dáng hình cái chết. Cái chết lẩn quất, tồn tại trong mỗi sự vật ngay cả khi chúng nhỏ bé nhất, và ngay cả khi chúng mới thành hình. Từng chương truyện, kéo dài sắc trắng những tưởng vô cùng vô tận theo mạch viết tác giả Han Kang mà cảm thức mất mát lại càng thêm khắc khoải, thế giới vô thanh vô sắc nơi sự tan biến tìm về lại càng thêm mở rộng đường biên. Để hiện hình con người, loài vật, cỏ cây, tạo hóa… đều như tồn tại trong vòng chữ “vô” của cõi hư vô, của chốn vô thường. Thật vậy, Trong thế giới Trắng , sắc trắng phủ trùm lên nhau trong mọi không gian, ở mọi thời gian. Căn nhà trắng tróc lở sơn, được phủ lên lớp sơn trắng mới. Đứa trẻ trắng như bánh trăng tròn, được quấn trong tã lót, tấm áo sơ sinh trắng muốt. Chó trắng lại có tên Sương Mù. Sương mù tiếp giáp với dòng sông trắng toát. Tuyết rơi hóa thành bão tuyết. Muối trắng vun thành đụn muối… Chân dung nhà văn Han Kang. Trong thế giới Trắng , bên cạnh sự tương hỗ, giao hòa, lan tỏa giữa những sắc trắng, còn là sự đối lập, xâm lấn của sắc đen lên sắc trắng tinh khôi. Những vết đen bẩn tróc lở trong căn nhà trắng. Lớp lá thông mà chiếc bánh trăng tròn hấp chín được đặt lên. Vết thương có thể làm vấy bẩn đụn muối trắng. Bóng tối khổng lồ khuất sau đám mây trắng… Trong thế giới Trắng , bên kia màu trắng, ẩn chứa màu đen; tồn tại cái xấu, ở ngay chính tạo vật đẹp đẽ, thanh sạch; tiềm ẩn cái chết, vào mỗi sự sống bắt đầu hé mở. Trong “tôi” có “cô ấy”, “cô ấy” ra đi mang theo một phần “cái tôi” còn chưa định hình… Tựa thế giới vận hành, như hai mặt một đồng xu, có sáng và có tối, có đầy và có vơi, có nở và có tàn. Một thế giới vô thường mà con người tồn tại nơi đó, như một tạo vật nhỏ bé, khuyết thiếu vẫn luôn không ngừng, bước đi trên hành trình tự chữa lành cho chính bản thân khi đối diện với mỗi mất mát hằn sâu vào tiềm thức mà trở thành nỗi ẩn ức khôn kham. “ Và cô thường xuyên quên , rằng cơ thể cô (cơ thể của tất cả chúng ta) chỉ là một lâu đài cát, đã sụp đổ và vẫn đang sụp đổ, không ngừng rơi qua các kẽ ngón tay.” Trước lúc, tạo hóa và con người, hóa về hư vô, bằng sự “liều lĩnh tiến vào dòng thời gian mình chưa sống, vào trang sách mình chưa đặt bút viết”, Han Kang đã như khơi mở cả vùng vô minh của sự thấu triệt hết lẽ sinh tử tồn vong một kiếp người bé mọn, vẫn không ngừng khao khát sống mà hướng tới cái đẹp, trong trẻo vậy. Trắng là một cuốn tiểu thuyết có cấu trúc khá đặc biệt. Tính tự sự, tự thuật in đậm trên từng trang viết của tác phẩm có dung lượng không tới 100 trang sách. Ba phần truyện, mỗi phần, thay cho dòng văn mở đầu, giới thiệu, là một bức hình đen trắng như thu trọn vào đó, cả câu chuyện lẫn những dòng tâm sự trải dài lên thứ ngôn ngữ giàu sức gợi của nghệ thuật sắp đặt trong hình ảnh. Để rồi ở đó, độc giả thấy bóng hình “tôi” hay cũng chính là bóng hình người mẹ, qua dáng ngồi của người phụ nữ với manh vải trắng, đổ bóng đen như con rắn trên nền tường trắng. Người đọc thấy “cô ấy”, dáng hình người con gái thấp thoáng vào cây kéo và cuộn chỉ, đặt trên mảnh vải xô trắng. Và bóng dáng người phụ nữ, như song chiếu lên tờ giấy và những bông hoa trắng, về một miền hư vô thăm thẳm nào đó. Câu chuyện cá nhân, hiện qua hình ảnh, hiện lên theo từng con chữ thuộc về mỗi chương truyện ngắn đến cô đọng tâm tư và triết lí. Như muối tinh kết hạt, như viên đường cô trắng muốt, như viên sỏi trắng tới những tưởng trong suốt theo thời gian, gió và nước bào mòn. “Nếu cô đặc sự im lặng thành một vật thể nhỏ và rắn nhất có thể, cô nghĩ hẳn chạm vào cũng giống với viên sỏi ấy.” “Cô đặc” cho tới giây phút, tạo vật và con người, đều hóa về hư vô. Cả tiểu thuyết Trắng , chứa đựng bao khuất khúc cùng hiện hình cái chết. Và từ cái chết lẩn khuất ngay rìa sự sống, cuốn tiểu thuyết đó, hướng tới những giá trị rất “thiền” luôn tồn tại vĩnh hằng trong cuộc đời. Rằng sự sống vốn vô thường, được mất hợp tan, trong sự sống có cái chết nhưng ngay trong cái chết thì sự sống cũng bật mầm. “Bằng đôi mắt của chị, em sẽ nhìn chị ở giữa sự im lặng của rừng bạch dương, trong sự tĩnh mịch của cửa sổ lấp ló mặt trời mùa đông, giữa đám bột bụi lấp lánh, xao động theo tia nắng xiên xiên rọi sáng trần nhà. Màu trắng đó, giữa tất cả màu trắng đó, em sẽ hít thở hơi cuối cùng chị thở ra.” Và quá trình người ta nhìn sâu vào cái tôi bản thể, nhìn sâu vào cái tôi ở chiều không gian thứ ba, là hành trình người ta gột rửa và chuộc tội, đồng thời, cũng là đoạn đường, con người tiến vào giới vô minh, trắng và thuần khiết.
Trắng và thế giới tinh khôi mong manh vô sắc
1,724
Một trận động đất lớn 3,7 độ richter vừa xảy ra tại khu vực giáp biên giới ở tỉnh Sơn La, tâm chấn phát ra từ tỉnh Hủa Phăn (Lào). Ngày 16/6, theo thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu, vào hồi 20h30 phút cùng ngày (theo giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 3,7 xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.652 độ vĩ Bắc, 104.357 độ kinh Đông) với độ sâu chấn tiêu khoảng 16 km. Trận động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Hủa Phăn (Lào), cách biên giới ở địa phận huyện Mộc Châu ( tỉnh Sơn La ) khoảng 16 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Hiện tại, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này. PVTT
Sơn La: Xuất hiện trận động đất lớn 3,7 độ richter
154
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn). Trang web vừa cập nhật bảng xếp hạng các nhà khoa học có thành tích nghiên cứu xuất sắc trong 2023, gồm có giáo sư Trần Đăng Xuân, người đang công tác ở Đại học Hiroshima, Nhật Bản . Giáo sư Trần Đăng Xuân được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp và khoa học thực vật. Ông đã công bố hơn 200 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế và là nhà khoa học tìm ra hai hợp chất quý momilactone A và momilactone B trong lúa gạo có tác dụng ức chế ung thư và bệnh tiểu đường. Giáo sư Trần Đăng Xuân là người nước ngoài duy nhất trong số 78 nhà khoa học của Đại học Hiroshima nằm trong danh sách các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu năm 2023 mà vừa công bố cập nhật. Bảng xếp hạng các nhà khoa học có hành tích xuất sắc của được dựa trên chỉ số D-index, đánh giá từ cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong một lĩnh vực nhất định, bên cạnh các thành tựu và giải thưởng của các nhà khoa học./.
Giáo sư người Việt ở Nhật Bản vào bảng xếp hạng khoa học uy tín
213
Con sông có nhiều cầu vượt qua nhất nằm tại khu vực phía Bắc. Cụ thể, sông Hồng hiện là con sông có nhiều cầu vượt qua nhất. Tính đến nay, Hà Nội có 8 cầu qua sông Hồng: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì – Ba Vì. Trong đó, cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 5,4 km (phần cầu 4,4 km và đường dẫn hai đầu một km). Cầu rộng 16 m với bốn làn xe. Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C bắc qua sông Hồng là huyết mạch giao thông nằm trên tuyến đường vành đai 5 thuộc Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là tuyến vành đai liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh khu vực thành phố Hà Nội, kết nối mạng lưới giao thông từ các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang với các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và ngược lại nên có vai trò hết sức quan trọng giảm tải cho giao thông nội đô Hà Nội và các vùng lân cận. Theo đó, cầu Vĩnh Thịnh có ý nghĩa rất quan trọng bởi cây cầu sẽ kết nối các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, các điểm du lịch, góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và cả nước; qua đó tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và thu hẹp khoảng cách phát triển của khu vực Tây Bắc so với mặt bằng chung của cả nước. Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, việc thiếu các cầu lớn qua sông dẫn đến sự mất cân đối trong phát triển đô thị. Bên bờ Nam sông Hồng (khu vực đô thị trung tâm) phát triển rất nhanh, mật độ dân cư đông, trong khi bờ Bắc (các quận, huyện Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh…) dù có nhiều tiềm năng lại chưa phát triển được như kỳ vọng do thiếu sự kết nối với khu vực đô thị trung tâm. Thực tế, Thành phố cần phải xây dựng thêm nhiều cầu để kết nối và tạo điều kiện cho bờ Nam hỗ trợ bờ Bắc, hướng tới sự phát triển toàn diện, đồng đều của Thủ đô. Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thủ đô Hà Nội sẽ được xây thêm 10 cây cầu qua sông Hồng. Theo đó, đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 18 cây cầu qua sông Hồng. Cụ thể, 10 cây cầu bắc qua sông Hồng được xây dựng trong tương lai gồm: Cầu Vân Phúc; Cầu Hồng Hà; cầu Thượng Cát; cầu Thăng Long mới; cầu Tứ Liên; cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2); cầu Mễ Sở; cầu Trần Hưng Đạo; cầu Phú Xuyên; cầu Ngọc Hồi.
Con sông có nhiều cầu vượt qua nhất
531
Các chuyên gia, nhà quản lý thống nhất đề xuất UBND Hà Nội sớm ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ học khẩn cấp mộ gạch mới phát hiện ở Đan Phượng nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di vật. Một số viên gạch vỡ được lấy lên trong quá trình thi công. (Ảnh: TTXVN phát). Theo Bảo tàng Hà Nội, khu vực thi công Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường trên địa xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, mới phát lộ một khối gạch xây nghi là ngôi mộ cổ. Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng đã chỉ đạo các phòng, ban kiểm tra thực tế, phát hiện một công trình kiến trúc xây gạch cách điểm đầu tuyến đường đang thi công khoảng 800m, dưới nền đất ruộng có tuyến đường chạy qua, theo hướng Đông-Tây. Ngay sau khi phát hiện, Ủy ban Nhân dân huyện đã giao Phòng Văn hóa và Thông tin huyện báo cáo bằng văn bản nội dung việc phát hiện này với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; đồng thời, chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã Hồng Hà và đơn vị thực hiện tạm dừng, giữ nguyên hiện trạng công trình, cử người trông 24/24 giờ trong thời gian chờ khai quật khẩn cấp. Thực hiện chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc khai quật khẩn cấp kiến trúc gạch (kiểu mộ gạch) phát hiện tại Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường trên địa bàn xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với huyện và Viện Khảo cổ học tổ chức cuộc họp đánh giá giá trị và thống nhất phương án khai quật khẩn cấp. Tại đây, căn cứ vào hiện trạng di tích, di vật đặc biệt qua loại hình vật liệu xây dựng (gạch hình chữ nhật và gạch múi bưởi), các đại biểu nhận định sơ bộ đây là mộ gạch có niên đại khoảng thế kỷ I-IV, loại hình mộ táng khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở Hà Nội đã phát hiện và nghiên cứu những năm gần đây như mộ gạch ở Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), xã Dục Tú (Đông Anh), đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm)…. Các chuyên gia, nhà quản lý đã thống nhất đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sớm ra quyết định cho phép khai quật khảo cổ học khẩn cấp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, di vật. Đồng thời, Ủy ban Nhân dân huyện Đan Phượng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng Hà Nội, Viện Khảo cổ học sớm lên phương án khai quật./.
Hà Nội: Đề xuất khai quật khẩn cấp mộ gạch mới phát hiện ở Đan Phượng
475
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và khoảng 100 người bị thương khi một trận lốc xoáy quét qua thị trấn Perryton phía Bắc bang Texas của Mỹ tối 15/6 theo giờ địa phương (sáng 16/6 theo giờ Việt Nam). Cảnh ngổn ngang sau khi lốc xoáy quét qua thị trấn Perryton, bang Texas, Mỹ ngày 15/6/2023. Ảnh: AP/TTXVN. Hình ảnh từ máy bay không người lái của giới “săn bão” cho thấy một số tòa nhà tại Perryton – thị trấn có khoảng 8.000 dân – bị hư hại, cây cối bật gốc và nhiều ô tô bị lật. Trả lời báo giới, ông Paul Dutcher, người đứng đầu Lực lượng cứu hỏa thị trấn Perryton, cho biết 3 người đã thiệt mạng và khoảng 100 người đang phải điều trị tại các bệnh viện địa phương với mức độ thương tích khác nhau. Một số bệnh nhân được đưa đến các trung tâm hỗ trợ điều trị sang chấn. Trong khi đó, Thống đốc bang Texas Greg Abbott cho biết chính quyền bang đã nhanh chóng điều nguồn lực ứng phó khẩn cấp nhằm cung cấp mọi sự hỗ trợ cần thiết cho người dân Nhà chức trách đã đưa ra cảnh báo về các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do nhiệt độ cao như lốc xoáy, dông bão và mưa đá tại nhiều bang miền Nam và miền Trung Tây của Mỹ. Các cảnh báo lốc xoáy, dông bão mạnh và lũ quét được đưa ra đối với nhiều khu vực ở các bang Colorado, Oklahoma, Arkansas và Florida. Cảnh ngổn ngang sau khi lốc xoáy quét qua thị trấn Perryton, bang Texas, Mỹ ngày 15/6/2023. Ảnh: NBC/TTXVN. Cơ quan Thời tiết quốc gia (NWS) Mỹ cho hay nhiều khả năng xảy ra lốc xoáy tại một số khu vực ở miền Bắc và miền Trung Texas, bao gồm cả Dallas – thành phố 1,2 triệu dân. Theo NWS, mưa đá lớn và gió giật mạnh là những mối đe dọa chính, nhưng không loại trừ khả năng xảy ra một hoặc hai cơn lốc xoáy. Hồi đầu tháng 4 vừa qua, một cơn bão lớn kèm lốc xoáy đã càn quét khu vực miền Nam và Trung Tây của Mỹ, khiến ít nhất 32 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Lốc xoáy, hiện tượng thời tiết được cho là rất khó dự đoán, xảy ra tương đối phổ biến ở Mỹ , chủ yếu ở miền Trung và miền Nam nước này.
Lốc xoáy hoành hành tại Texas gây nhiều thương vong
411
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để hỗ trợ Cuba trong khả năng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam có được, cả về vấn đề đã làm tốt hoặc làm chưa tốt, trong điều kiện của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp Cuba Manuel Slivera Martinez. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN). Chiều 16/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cuba Oscar Manuel Slivera Martinez và Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tư pháp Cuba đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng, đánh giá chuyến thăm của Bộ trưởng Tư pháp Cuba đúng vào thời điểm hai nước kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ủy ban Cuba đoàn kết với miền Nam Việt Nam, 50 năm Ngày lãnh tụ Fidel Castro lần đầu thăm Việt Nam và đến Vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Thủ tướng chúc mừng Cuba đã tổ chức Tổng tuyển cử thành công, đã bầu Ban lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội khóa X nhiệm kỳ 2023-2028. Qua Bộ trưởng Oscar Manuel Slivera Martinez, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và cá nhân Thủ tướng tới lãnh tụ Raul Castro, Bí thư thứ nhất-Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel, Thủ tướng Manuel Marrero Cruz, Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernández và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Cuba. Ôn lại lịch sử quan hệ đặc biệt, truyền thống, hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, thực sự là “anh em ruột thịt, bạn bè chí cốt,” Thủ tướng bày tỏ lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với sự ủng hộ, giúp đỡ của Cuba; khẳng định Việt Nam trước sau như một, mong muốn quan hệ đoàn kết anh em gần gũi, tin cậy, thủy chung mẫu mực giữa hai nước ngày càng sâu sắc. Việt Nam chia sẻ những khó khăn mà Cuba đang trải qua; tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cuba, đứng đầu là ông Miguel Diaz Canel, nhân dân Cuba anh em nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cao cả của mình. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để hỗ trợ Cuba trong khả năng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam có được, cả về những vấn đề đã làm tốt hoặc làm chưa tốt, trong điều kiện của Việt Nam. Thủ tướng cho biết vừa qua, Việt Nam đã đồng ý hỗ trợ cho Cuba hai dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, đề nghị hai bên phối hợp triển khai hiệu quả. Thủ tướng chúc mừng kết quả Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp hai nước, với những định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai bộ. Thủ tướng hoan nghênh đề xuất của Bộ Tư pháp Việt Nam về việc đề xuất xây dựng một dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tư pháp Cuba trong lĩnh vực xây pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của Cuba trong việc tổ chức triển khai Hiến pháp năm 2019; đề nghị hai Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan của hai nước triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của quá trình đổi mới, trong đó có công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp để Cuba tham khảo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Cuba. Thông tin với Bộ trưởng Tư pháp Cuba về đường lối đối ngoại, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; để tăng cường hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có lĩnh vực pháp luật và tư pháp, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các bộ, ngành trong đó có Bộ Tư pháp thắt chặt quan hệ song phương với Bộ Tư pháp Cuba nhằm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác pháp luật và tư pháp. Thủ tướng mong muốn quan hệ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước phải là quan hệ mẫu mực, thực chất và hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ hai nước, nhất là về đào tạo nguồn nhân lực. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị hai bên tiếp ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết… Cuba quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho các pháp nhân, cá nhân Việt Nam tại Cuba ổn định cuộc sống, sản xuất, kinh doanh; quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Cuba để duy trì ổn định quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư song phương; ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Cuba. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức kỷ niệm 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro thăm vùng Giải phóng miền Nam Việt Nam (9/1963-9/2023). Chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp nhất của Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cuba Oscar Manuel Slivera Martinez cảm ơn và bày tỏ niềm vinh hạnh được Thủ tướng Chính phủ tiếp đón. Bộ trưởng khẳng định Cuba luôn coi trọng mối quan hệ đặc biệt, truyền thống, hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam; cảm ơn sự ủng hộ, hỗ trợ vô tư, trong sáng, hào phóng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Cuba, trong đó có sự hợp tác, hỗ trợ trong lĩnh vực tư pháp, xây dựng pháp luật. Bộ trưởng Oscar Manuel Slivera Martinez nhất trí cao với các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính; mong muốn Việt Nam tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy các bộ, ngành của hai nước tăng cường hợp tác, hỗ trợ Cuba trong công tác xây dựng pháp luật và tư pháp, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực… Bộ Tư pháp Cuba sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam để thực hiện hiệu quả các ý kiến như Thủ tướng nêu./.
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Cuba
1,119
Không gian công viên bên bờ Nam sông Hương tạo cho đô thị Huế ngày càng xanh và đẹp hơn. Những nỗ lực của chính quyền, người dân địa phương gần đây đã cho thấy Huế xanh và đẹp lên từng ngày. Không riêng tôi mà nhiều du khách đến Huế bây giờ đều cảm nhận, bất kể thời điểm nào trong ngày nếu đi dọc hai bờ sông Hương đều được ngắm các công viên xanh, các miệt vườn hữu tình và hít thở không khí trong lành, sảng khoái. Những không gian xanh này sẽ chưa dừng lại, vì Huế đang tiếp tục hoàn thiện một số tuyến đi bộ, như từ cầu Dã Viên lên vùng Nguyệt Biều, Thủy Biều; đồng thời mở rộng ra mọi hướng sẽ tạo cảnh sắc cho đô thị Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng, với đa dạng về địa hình có sông, hồ, núi đồi, đầm phá, biển. Cảnh quan thiên nhiên hàm chứa nét văn hóa riêng. Thừa Thiên Huế đang xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mục tiêu phát triển của tỉnh là huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh”. Lịch sử hình thành đô thị Huế có tính đặc thù riêng: “Huế là một Kinh thành – một Kinh đô và nay là một Thành phố di sản văn hóa thế giới”. Để tôn tạo, giữ gìn và phát triển đô thị Huế hiện nay và tương lai, mới đây tỉnh tổ chức quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Chung quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, để xây dựng, phát triển đô thị Huế, không nhất thiết phải xây nhiều nhà cao tầng, nhiều chung cư san sát, có cư dân thành thị đông đúc… mà phải tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng, phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo mô hình “Đô thị trung tâm và chùm đô thị vệ tinh” sẽ giúp giảm áp lực về giao thông, ô nhiễm môi trường, đất ở đô thị và các hệ lụy khác về xã hội. Kết nối giữa các đô thị là hệ thống giao thông, cảnh quan thiên nhiên và cây xanh; khuyến khích người dân phát triển “vườn trong nhà, nhà trong vườn”, xây dựng thành phố vườn, thành phố “Bốn mùa hoa”, thành phố “Mai vàng trước ngõ”… Đó là thành phố có môi trường thân thiện, xã hội hài hòa, người dân hạnh phúc. Thừa Thiên Huế đang quan tâm, ưu tiên phát triển du lịch, công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin… để tạo bứt phá, đưa kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương. Trong đó, ngoài phát huy nội lực, tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn lớn đến đầu tư, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch… Để xây dựng danh hiệu đô thị thông minh, đô thị xanh và bền vững đòi hỏi cả hệ thống chính trị, người dân phải vào cuộc, đóng góp và hành động. Vì thế ngoài đầu tư thực hiện các dự án mang tính kỹ thuật, công trình, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ gìn giữ môi trường xanh; sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Bài, ảnh: SONG MINH
Huế đã xanh và đẹp
726
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi tỉ phú Mỹ Bill Gates là một người bạn cũ và bày tỏ kỳ vọng cùng nhau hành động đem lại lợi ích cho cả Bắc Kinh lẫn Washington. “Ông là người bạn lâu năm của chúng tôi. Ông là người bạn Mỹ đầu tiên mà tôi gặp tại Bắc Kinh trong năm nay” – Reuters dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói với tỉ phú Bill Gates trong cuộc gặp chiều 16-6 – “Chúng tôi luôn đặt hy vọng vào người dân Mỹ và hy vọng tình hữu nghị nhân dân hai nước tiếp tục được duy trì”. Nhà sáng lập tập đoàn khổng lồ Microsoft đã đến Bắc Kinh – Trung Quốc khoảng 2 ngày trước. “Tôi thường nói rằng nền tảng của quan hệ Mỹ -Trung nằm ở người dân của hai nước. Tôi đặt hy vọng của mình vào người dân Mỹ” – đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cũng công bố đoạn video về những lời của ông Tập với tỉ phú Bill Gates – “Với tình hình toàn cầu hiện nay, chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia cùng toàn thể nhân loại”. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp tỉ phú Bill Gates tại Bắc Kinh hôm 16-6. Ảnh: AP. Đáp lời chủ tịch Trung Quốc, vị doanh nhân Mỹ sở hữu tài sản ròng trị giá khoảng 115,4 tỉ USD (theo Forbes), nói rằng “thật vinh dự vì được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện về nhiều chủ đề quan trọng”. “Tôi rất thất vọng vì đã không thể đến Trung Quốc trong suốt 4 năm qua nên cảm giác thật thú vị khi được quay trở lại” – tỉ phú Bill Gates bày tỏ. Trong bối cảnh Trung Quốc “nội bất xuất ngoại bất nhập” vì đại dịch COVID-19, ông Tập cũng đã ngừng các chuyến công du nước ngoài trong gần 3 năm. Vì vậy, cuộc gặp ông Bill Gates cũng là lần đầu tiên ông Tập tiếp một doanh nhân nước ngoài trong suốt thời gian qua. Tỉ phú Gates rời hội đồng quản trị của Microsoft vào năm 2020 để tập trung vào các hoạt động từ thiện liên quan đến sức khỏe toàn cầu, giáo dục và biến đổi khí hậu. Thực tế, doanh nhân hiện 67 tuổi đã từ bỏ vai trò điều hành toàn thời gian của mình tại Microsoft từ năm 2008. Cuộc gặp gần đây nhất giữa chủ tịch Trung Quốc và ông Gates được cho là vào năm 2015, bên lề Diễn đàn châu Á Bác Ngao tại tỉnh Hải Nam – Trung Quốc. Đầu năm 2020, ông Tập đã viết một lá thư cảm ơn ông Gates và Quỹ Bill & Melinda Gates vì cam kết hỗ trợ Trung Quốc, bao gồm 5 triệu USD cho cuộc chiến chống lại COVID-19 của nước này. Quỹ Bill & Melinda Gates hôm 15-6 cũng thông báo họ sẽ trao 50 triệu USD để hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc chống lại bệnh sốt rét và bệnh lao. Tỉ phú Bill Gates nói rằng “rất vinh dự” được gặp ông Tập và trở lại Bắc Kinh sau 4 năm. Ảnh: AP. Chuyến đi Bắc Kinh lần này của ông Gates diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc. Dự kiến, quan chức ngoại giao hàng đầu của Washington sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 18 và 19-6 tới, sau thời gian trì hoãn. Chuyến thăm của ông Blinken nhằm củng cố và ổn định quan hệ chiến lược giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Được biết, trước chuyến thăm này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã điện đàm với ông Blinken, trong đó kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp vào công việc nội bộ và làm tổn hại đến an ninh Trung Quốc.
Gặp tỉ phú Bill Gates, chủ tịch Trung Quốc nhắn gì với Mỹ?
659
Trong một lần làm việc với Cần Giờ năm 2022, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ví von huyện Cần Giờ như một cô gái đẹp ở tuổi mới lớn, có tiềm năng trở thành hoa khôi, sẽ có nhiều người nhòm ngó. Điều đó cho thấy Cần Giờ có rất nhiều tiềm năng, cần có hướng đi đúng để phát triển địa phương này một cách bền vững. Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã ký quyết định, ban hành danh mục các đề án, chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 12/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về định hướng phát triển Cần Giờ đến năm 2030. Cần Giờ – vùng đất cực Nam thành phố – được ví von như một “cô gái đẹp” ở tuổi mới lớn. Ảnh: Hoàng Triều. Theo đó, 41 chương trình, đề án, kế hoạch sẽ được TP HCM thực hiện trong thời gian tới để phát triển Cần Giờ trở thành một trong những không gian mới, động lực mới phát triển TP HCM theo quan điểm Nghị quyết 12. Có thể kể đến 4 đề án, kế hoạch trọng điểm: Kế hoạch thực hiện Dự án phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ; kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển bền vững Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ; đề án đầu tư – xây dựng huyện Cần Giờ thành thành phố trực thuộc TP HCM; đề án phát triển toàn diện các loại hình thương mại – dịch vụ kinh tế biển theo hướng kinh tế biển xanh trên Cần Giờ. Ở lĩnh vực quy hoạch, quản lý và phát triển hạ tầng đô thị có dự án xây dựng cầu Cần Giờ; đề án xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; đề án phát triển hệ thống cấp nước; kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông; mở rộng, nâng cao công suất phà Cần Giờ – Vũng Tàu, phà Cần Giờ – Cần Giuộc… 41 chương trình, đề án, kế hoạch này được UBND TP HCM phân công cụ thể cho từng đơn vị phụ trách. Thời gian hoàn thành các chương trình, đề án cũng được quy định rõ ràng, hầu như đều trình lên TP HCM vào tháng 6, tháng 9, tháng 12 năm 2023. Một số ít chương trình trình sau năm 2023. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố và UBND huyện Cần Giờ được phân công chủ trì 41 chương trình, đề án, kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, tiến độ soạn thảo và thời gian được giao. Định kỳ ngày 30 của tháng cuối quý, UBND Cần Giờ tổng hợp, báo cáo tiến độ triển khai danh mục các đề án, chương trình, kế hoạch. Trong quá trình triển khai có vướng mắc, khó khăn, báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết. Ngày 26-9-2022, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM ban hành Quyết định 12 về định hướng phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển huyện Cần Giờ trở thành thành phố biển mang đặc trưng của một thành phố tăng trưởng xanh, thông minh, thân thiện môi trường. Trong đó, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao là mũi nhọn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phát triển nhanh, đời sống người dân nâng cao, bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương được tổ chức tinh gọn, hiệu quả. Mục tiêu cụ thể: đến năm 2030, Cần Giờ cơ bản trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực. Tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 – 2030 tăng 20,7%/năm; đến năm 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; giảm hộ nghèo theo chuẩn của thành phố còn dưới 3%…
TP HCM: Hàng loạt đề án đánh thức ‘cô gái đẹp’ Cần Giờ
690
Một đầm nước cung cấp nước cho làng Fuente Obejuna ở Cordoba, Tây Ban Nha cạn kiệt do hạn hán hồi tháng 5-2023. Ảnh: Anadolu. Các nghị sĩ châu Âu cảnh báo rủi ro cuộc khủng hoảng nước đang gia tăng khi châu Âu đang bước vào một mùa hè khắc nghiệt khác, với nhiệt độ được dự báo vượt qua mức kỷ lục hồi mùa hè năm ngoái. Tại phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp, vào ngày 13-6 vừa qua về chủ đề “Cuộc khủng hoảng nước ở châu Âu”, các nghị sĩ kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn và cải thiện tài nguyên nước trong khu vực vốn đã chịu ảnh hưởng nhiều năm qua do tình trạng mực nước ngầm suy kiệt trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu ngày càng gay gắt. Nhiệt độ cao kỷ lục kéo dài trong suốt mùa xuân vừa qua (từ tháng 3 đến tháng 5) và một mùa đông nóng bất thường trước đó đã làm cạn kiệt các dòng sông ở châu Âu. Trong khi đó, các cuộc biểu tình do thiếu nước đã diễn ra gần đây ở Pháp và Tây Ban Nha “Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan thông tin biến đổi hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) đã xác nhận một hiện trạng đáng buồn rằng nhiều khu vực của EU đang đối mặt với khó khăn lớn. Một số vùng đang khan hiếm nước do hạn hán, trong khi những vùng khác hứng chịu lũ lụt”. Cao Ủy Năng lượng EU Kadri Simson nói trong bài phát biểu khai mạc phiên họp ở Nghị viện châu Âu. Simson cho biết EU đã thực hiện các luật mạnh mẽ để bảo vệ các hệ thống nước từ thập niên 1970 nhưng thừa nhận rằng luật pháp và cách thức thực hiện chúng có thể cần cải thiện nhiều hơn nữa. “Chúng ta đã đạt đến điểm mà chúng ta cần phải thực hiện một cách tiếp cận khác. Chúng ta đừng nên rút ra bài học về giá trị của nước sau khi giếng đã cạn”, bà nói. Phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu diễn ra sau khi Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cảnh báo khu vực này đang đối mặt với một mùa hè với hạn hán, lũ lụt, sóng nhiệt, cháy rừng và sự gia tăng các bệnh nhạy cảm với khí hậu thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Trong báo cáo hôm 12-6, EEA mô tả triển vọng chung về khí hậu là “bi quan”. Báo cáo cho biết dù 27 nước EU và các nước thành viên Khu vực kinh tế châu Âu đã có chính sách thích ứng quốc gia đối với biến đổi khí hậu, nhưng tất cả họ có thể làm nhiều hơn nữa để hạn chế tác động tiêu cực của thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè này. EEA đề xuất một số biện pháp như tăng lượng cây xanh và các không gian chứa nước ở các thành phố để giúp giảm nhiệt độ và giảm nguy cơ lũ lụt . EEA cũng kêu gọi nông dân thay đổi giống cây trồng và thay đổi ngày gieo hạt. “Chúng ta đang chứng kiến hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu rõ ràng hơn bao giờ hết. Châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, các con sông đang cạn kiệt và ngành nông nghiệp đang chịu áp lực”, nghị sĩ Christel Schaldemose nói. Nhấn mạnh cần phải phát động “cuộc chiến” bảo vệ nguồn nước, Schaldemose cho rằng châu Âu cần phải làm mọi thứ trong khả năng để ngăn chặn hậu quả của biến đổi khí hậu. Sophie Trémolet, Giám đốc phụ trách về nước ngọt châu Âu của The Nature Conservancy, một tổ chức phi lợi nhuận về môi trường, nói với CNBC rằng trong mùa hè sắp tới, châu Âu sẽ vượt qua các kỷ lục nhiệt độ được thiết lập vào năm ngoái, với rủi ro xảy ra sự phản kháng của người dân đối với tình trạng khan hiếm nước. Trémolet lưu ý ô nhiễm nước và chi phí cũng là mối quan tâm lớn. “Khan hiếm nước là một chuyện, nhưng chất lượng nước cũng rất quan trọng. Ô nhiễm nước đang đẩy chi phí nước sách lên cao hơn”, Trémolet nói. Phân tích dữ liệu vệ tinh của các nhà nghiên cứu từ Đại học Graz (Áo) vào đầu năm cho thấy hạn hán đang tác động đến châu Âu trên quy mô lớn hơn nhiều so với dự đoán trước đây. Trước đó, nhà nghiên cứu của EU phát hiện ra rằng châu Âu đã trải qua mùa hè nóng nhất từ trước đến nay vào năm ngoái, với đợt hạn hán dữ dội được cho là tồi tệ nhất mà khu vực này từng chứng kiến trong ít nhất 500 năm. “Cứ sau mỗi mùa hè, châu Âu lại càng khan hiếm nước”, Juan Ignacio Zoido Alvarez, thành viên của Ủy ban Nghị viện Châu Âu về nông nghiệp và phát triển nông thôn, nói và cảnh báo mùa hè năm nay có thể là mùa hè tồi tệ nhất. Alvarez, người trước đây là Bộ trưởng Nội vụ của Tây Ban Nha, cho biết tài nguyên nước của Tây Ban Nha hiện ở mức dưới 50% công suất. Alvarez nói: “Sự kết hợp giữa việc thiếu mưa và nhiệt độ khắc nghiệt đang gây nguy hiểm cho an ninh lương thực của chúng ta và sinh kế của hàng triệu nông dân”. Ông kêu gọi các biện pháp hỗ trợ tài chính trong khu vực để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do hạn hán. Salvatore De Meo, một thành viên khác trong Ủy ban Nghị viện Châu Âu về nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết nông nghiệp là một trong những ngành có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất do nguồn nước ngày càng cạn kiệt, khiến việc sản xuất lương thực trở nên khó khăn hơn. “An ninh lương thực của chúng ta phụ thuộc vào cách chúng ta quản lý nguồn nước của mình”, De Meo nhấn mạnh. Theo CNBC
Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng nước
1,030
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định việc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia ven biển là điều kiện tiên quyết cho việc duy trì và bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Biển Đông. Quang cảnh một phiên họp của Liên hợp quốc về Công ước năm 1982 về Luật biển (UNCLOS). (Ảnh: TTXVN phát). Sau lễ khai mạc ngày 12/6, Hội nghị lần thứ 33 các Quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) tiếp tục diễn ra trong các ngày từ 12-16/6 tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Mỹ. Hội nghị đã xem xét Báo cáo thường niên của Tổng thư ký Liên hợp quốc mang tên “Các đại dương và Luật biển,” trong đó nhận xét “sức khỏe của đại dương tiếp tục suy giảm do nhiều tác nhân, trong đó có tăng axít hóa đại dương, thừa dưỡng chất trong nước biển, ô nhiễm rác thải nhựa, đe dọa hệ sinh thái lớn nhất hành tinh và ảnh hưởng tới sinh kế của hàng tỷ người.” Báo cáo kêu gọi “những nỗ lực khẩn cấp” để ứng phó các thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có việc xây dựng năng lực, phát triển nền kinh tế biển bền vững và giải pháp tài chính đổi mới sáng tạo. Nhân kỷ niệm 40 năm thông qua UNCLOS, Báo cáo cho rằng cần thổi một luồng gió mới vào nỗ lực của các quốc gia và tổ chức quốc tế để tăng cường thực thi đầy đủ và hiệu quả Công ước và các Hiệp định thực thi văn kiện này. Đa số phát biểu tại Hội nghị năm nay tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS, với tư cách là khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện điều chỉnh các hoạt động và các vấn đề liên quan đến biển. Hội nghị nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ Công ước, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực biển và đại dương, ứng phó với các thách thức như ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng, đóng góp vào thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương. Hội nghị ghi nhận dấu ấn lịch sử trong việc đạt được thỏa thuận về dự thảo nội dung Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ngoài vùng tài phán quốc gia (BBNJ) nhằm hướng tới thông qua văn kiện này vào cuộc họp sắp tới (dự kiến từ ngày 19-20/6/2023 tại Trụ sở Liên hợp quốc). Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn Việt Nam, khẳng định 40 năm qua, UNCLOS, với vai trò “Hiến pháp của đại dương,” là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển, Công ước và các Hiệp định thực thi đã đóng vai trò nền tảng cho hợp tác và hành động của quốc gia, khu vực và toàn cầu trên biển. Đại sứ nêu bật nỗ lực của Việt Nam thực hiện UNCLOS, trong đó có Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 được ban hành theo Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Là một trong những thành viên sáng lập của Nhóm bạn bè UNCLOS, Việt Nam tiếp tục tái khẳng định cam kết đối với Công ước và gìn giữ sự phổ quát, toàn vẹn và thực thi đầy đủ Công ước. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hơp quốc, phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an về “Biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh.” (Ảnh: TTXVN phát). Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhắc lại quan điểm của Việt Nam về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, bày tỏ quan ngại về các diễn biến gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và phát triển. Đại sứ khẳng định việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển trên vùng biển được thiết lập theo Công ước là điều kiện tiên quyết cho việc duy trì và bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Biển Đông. Trên cơ sở đó, Trưởng đoàn Việt Nam kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan kiềm chế và tránh thực hiện các hoạt động gây phức tạp tình hình hoặc leo thang căng thẳng. Tại phiên thảo luận về báo cáo của Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), đoàn Việt Nam phát biểu nhấn mạnh ITLOS đã hoàn thành tốt vai trò cơ quan xét xử được thành lập theo UNCLOS, và ghi nhận những chương trình đào tạo, nâng cao năng lực của Tòa cho các nước đang phát triển. Đồng thời, trong bối cảnh ngày càng có nhiều thách thức và vấn đề mới nổi trên biển, vai trò của ITLOS với tư cách người bảo vệ sự toàn vẹn và toàn diện của Công ước ngày càng trở nên quan trọng hơn. Trên cơ sở đó, Việt Nam mong muốn ITLOS sẽ xem xét nghiêm túc đề nghị của Ủy ban các quốc đảo Thái Bình Dương xin ý kiến tư vấn về vấn đề biến đổi khí hậu và luật pháp quốc tế, qua đó làm sáng tỏ nghĩa vụ của các quốc gia về bảo vệ môi trường biển, trên cơ sở cân nhắc quyền và lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển. Đoàn Việt Nam cũng thông báo với Hội nghị ý định đệ trình quan điểm quốc gia lên ITLOS về vấn đề này. Liên quan đến báo cáo của Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa (CLCS), đoàn Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết cải thiện quá trình CLCS xem xét các đệ trình về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý để thực thi đầy đủ và hiệu quả UNCLOS, đặc biệt trong bối cảnh cần thiết xác định “vùng ngoài quyền tài phán của quốc gia” để tiến tới thực hiện Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) sau khi Hiệp định được thông qua và có hiệu lực trong thời gian tới. Trong dịp này, các quốc gia thành viên UNCLOS đã bầu 7 vị trí thẩm phán ITLOS nhiệm kỳ 2023-2032. 7 ứng viên trúng cử vị trí thẩm phán ITLOS bao gồm: Frida María Armas Pfirter (Argentina), Konrad Jan Marciniak (Ba Lan), Tomas Heidar (Iceland), Zha Hyoung Rhee (Hàn Quốc), Thembile Elphus Joyini (Nam Phi), Horinouchi Hidehisa (Nhật Bản) và Osman Keh Kamara (Sierra Leone)./.
Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông tại LHQ
1,186
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới nói riêng và nền thơ ca hiện đại nước nhà nói chung. Cũng như nhiều nhà thơ cùng thời, Chế Lan Viên có một tình yêu lớn với đề tài Bác Hồ. Nói đến đề tài này, với cá nhân Chế Lan Viên là phải nhắc đến Người đi tìm hình của nước , bài thơ hay và phổ biến nhất, được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông nhiều năm. Tuy nhiên bên cạnh Người đi tìm hình của nước , Chế Lan Viên còn viết nhiều bài thơ khác về Bác. Là một nhà thơ ưa triết lí, Chế Lan Viên luôn có cái nhìn riêng, độc đáo trong việc khai thác đề tài Bác. Và tính triết lí suy tưởng riêng mang màu sắc Chế Lan Viên ấy, theo quan điểm cá nhân của người viết, bộc lộ sâu sắc nhất trong chùm bài thơ viết về sự ra đi của Bác. Điều này thiết nghĩ cũng là một sự hợp lí. Từ xưa đến nay, sự sống – cái chết luôn là một câu hỏi đau đáu của nhân loại, thu hút sự quan tâm, trí tuệ của biết bao triết gia. Với một tạng thơ như Chế Lan Viên, cái chết nói chung và sự ra đi về với “thế giới người hiền” của Bác nói riêng là “lãnh địa” thích hợp cho nhà thơ vừa bộc lộ tình cảm yêu thương kính trọng đối với vị Cha già dân tộc, vừa phát huy hết những phẩm chất thơ của mình. Sinh – lão – bệnh – tử vốn là quy luật vĩnh hằng của tạo hóa, không ai có thể vượt qua được. Mặc dù hiểu rõ quy luật ấy và bản thân tự nhủ Thời gian chảy chẳng gì ngăn nổi nó/ Tôi không dám tranh chấp thời gian từng năm tháng nữa rồi (Giờ phút chót), nhưng Chế Lan Viên vẫn không khỏi đau lòng khi nghĩ đến việc Bác sắp đi xa mãi mãi: Ôi ta sợ mỗi hàng cây xê xích bóng mặt trời/ Mỗi tia nắng đi như cướp theo sự sống của Người (Giờ phút chót). Và nhà thơ thầm mong ước Nắng hỡi nắng hãy ngừng im tại chỗ (Giờ phút chót) để níu kéo thêm những giây phút Bác ở lại với đời: Một đêm này thôi, một sáng sau thôi/ Một phút một giây Người ở lại với đời/ Một tích tắc còn nghe hơi Bác thở/ Một chớp mắt vẫn có Người đâu đó/ Và ta yên tâm đi trên trái đất này/ Có Bác bên mình, có Bác đâu đây (Giờ phút chót). Khi Bác mất, cả đất nước khóc thương Người – “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” (Tố Hữu). Những dòng nước mắt ấy, qua cái nhìn của Chế Lan Viên, đã nói lên được rất nhiều điều. Tiếng khóc là biểu tượng cho sự đoàn kết của người Việt Nam. Trong giây phút đau thương ấy, toàn dân tộc Việt Nam chung một nỗi niềm, chung một quyết tâm, chung một ý chí: Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối (Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối). Tiếng khóc tượng trưng cho sức mạnh của người Việt. Trong đau thương, người Việt Nam bộc lộ sức mạnh của cả một dân tộc: Đấy là Việt Nam, đấy là sức mạnh (Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối). Trong nhận thức của Chế Lan Viên, tiếng khóc trong ngày 2 tháng 9 năm 1969 ấy không chỉ là lời tiễn biệt khi Bác đi xa mà còn là hành trình cả dân tộc Việt Nam trải qua một cuộc “thanh lọc tâm hồn”, tìm về với bản ngã nguyên sơ, đích thực để trở nên cao đẹp hơn, vĩ đại hơn: Tiếng khóc lọc hồn ta như lửa chói ngời/ Mình nhận ra ta, ta nhận ra người/ Cả dân tộc tìm mình trong tiếng khóc (Tiếng khóc đúc Việt Nam thành một khối). Sau khi mất, di hài Bác được gìn giữ, bảo quản trong lăng để đời đời nhân dân Việt Nam được trông thấy Bác. Hình ảnh Bác nằm trong lăng là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ, trong đó có thể kể một số bài thơ nổi tiếng, quen thuộc với đại đa số công chúng, đã được phổ nhạc như Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Trăng lên của Phạm Ngọc Cảnh… Về đề tài này, Chế Lan Viên cũng có những sáng tác đáng chú ý. Vào lăng viếng Bác, nhà thơ đã có những suy tư sâu sắc về Bác. Chế Lan Viên rất tinh tế khi nhận ra điều đặc biệt trong dáng Bác nằm: Thiên thu im lìm/ Thiên thu tĩnh lặng/ Bác nằm bên trong, ta đi ở bên ngoài/ Đôi tay Bác nghỉ yên trên bụng/ Xếp đấy mà đâu phải buông xuôi (Trong lăng và ở bên ngoài). Từ dáng bàn tay ấy, nhà thơ đã khẳng định sự bất tử của Bác trong lòng dân tộc: Bác mất rồi cái chết uổng công/…/ Bác vĩnh cửu muôn đời không thể mất/ Người trong lăng và Người ở ngoài lăng . Sự bất tử của Bác được Chế Lan Viên lí giải một cách thấu đáo trên bình diện triết học. Suy ngẫm trên cả hai quan niệm duy vật và duy tâm, nhà thơ đều thấy được sự vĩ đại, bất tử của Bác. Chế Lan Viên nhận thấy ở Bác Có cái bất tử của người duy tâm/ Hào quang lóa mắt . Trong tâm thức của người Việt, Bác không chỉ là người khai sinh và kiến tạo nên đất nước – Người hóa dựng xây Người hóa vun trồng, mà còn là biểu tượng cho tinh thần, ý chí khát vọng của dân tộc – Người hóa tinh thần Người hóa non sông. Chế Lan Viên khẳng định Bác Lại có cái bất tử của người duy vật/ Nhập hạt lúa số thành mình vào mặt đất . Theo Chế Lan Viên, sở dĩ nhìn từ góc độ duy tâm hay duy vật, chúng ta đều thấy sự vĩ đại, bất tử của Bác là vì Bác luôn sống cho nhân dân, sống vì nhân dân, trưởng thành và tranh đấu cho nhân dân, biết phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân: Lớn lên trong mùa vĩ đại của nhân dân. Trong một lần vào lăng viếng Bác, nhà thơ Chế Lan Viên không ngừng suy tưởng, tự hỏi lòng mình Bác là ai mà vĩ đại đến thế. Nhà thơ đã ngược dòng lịch sử, hồi cố về quãng đời trước của Bác những mong tìm ra câu trả lời thấu đáo. Ở mỗi chặng đường đời, Bác lại hiện lên trong những “thân phận”, hoàn cảnh khác nhau. Trong những ngày ra đi tìm đường cứu nước, Bác là người lao động, là “người thủy thủ vượt xong trùng dương sóng bạc ngất trời”. Đến trời Âu, có thời gian Bác đóng vai người lưu lại kí ức của nhân loại – “người thợ ảnh của loài người cùng khổ/ không nỡ chụp con người trong những dáng cô đơn”. Là “người chiến sĩ từng xông pha từ bão tuyết châu Âu đến tù ngục phương Đông”, Bác đồng thời là nhà triết học, thấu hiểu đến tận cùng bản chất nguyên sơ của sự vật – “nhà hiền triết hiểu chỗ đến chỗ đi sự vật”. Cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Bác đã chỉ ra Bác vừa là “nhà thơ từng để lại cho đời/ những tứ tuyệt có trăng vàng soi tỏ” vừa là “vị tướng Hồ Chí Minh/ lòng yêu đời là một thanh kiếm sắc/ không thể nhân danh tình thương vứt vũ khí vào bể Đông nước mắt/ Trận tuyến miền Nam là trận tuyến của Người”. Từ những tìm tòi, suy tư ấy, Chế Lan Viên đã “khái quát” về cuộc đời Bác. Theo nhà thơ, Bác là người nối tiếp giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và tương lai của dân tộc, giữa người với người, giữa Việt Nam với thế giới: Bác nằm kia như một sự kết tinh/ Trăm cuộc sống/ Cuộc sống nào cũng đẹp/ Bác nằm đấy như cái gì nối tiếp/ Giữa núi sông với núi sông, con người lại con người (Ta nhận vào ta phẩm chất của Người). Trong Luận ngữ, Tăng Tử đã viết: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân” – một ngày ta tự nhắc nhở mình ba điều – bàn về việc tự rèn luyện, tự răn mình để ngày một trưởng thành, sống tốt hơn của con người. Cả ngàn năm sau, Chế Lan Viên cũng đã tiếp thu tinh thần ấy của Tăng Tử theo một cách khác. Thay vì ngày ngày xem mình “vị nhân mưu nhi bất trung hồ, dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ, truyền bất tập hồ” – làm cho ai có hết lòng không, giao thiệp với bạn bè có thành tín không, có ôn tập những điều được thầy truyền dạy không – như bậc tiền nhân, Chế Lan Viên lại soi mình, đối chiếu hành động, việc làm của mình trước cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác để “hoàn thiện” bản thân: Ta rách xé trong riêng tây mà Người cao cả anh hùng/ Người trong veo mà ta chưa giản dị được trong lòng . Quá trình ấy đã giúp nhà thơ trở thành một con người khác, một Chế Lan Viên – nhà thơ – chiến sĩ như chúng ta đã biết đến: Qua xứ tinh thần nơi gạn lọc/ Qua khí hậu thanh cao, ngọn lửa tuyệt vời/ Nhận vào ta phẩm chất của Người/ Ngỡ như cả tâm hồn ta đổi khác (Ta nhận vào ta phẩm chất của Người). Ngày nay, đọc lại những vần thơ Chế Lan Viên viết về sự ra đi của Bác, chúng ta vẫn thấy xúc động, bồi hồi. Tình cảm yêu mến, kính trọng vô biên của nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng và nhiều thế hệ văn nghệ sĩ nói chung dành cho Bác mãi là một di sản tinh thần vô giá của đời sống văn học nghệ thuật nước nhà.
Chế Lan Viên và những vần thơ viết về sự ra đi của Bác – Tác giả: Trần Thị Hồng Hoa
1,702
Chiến thần Curiosity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã gửi về Trái Đất một tấm bưu thiếp đặc biệt về thung lũng sự sống Marker Band của Sao Hỏa trước khi rời đi để bắt đầu cuộc săn mới. Theo NASA, hình ảnh đặc biệt rõ nét này là ảnh ghép giữa một bức ảnh chụp Marker Band vào buổi sáng và một bức ảnh khác vào buổi chiều. Thung lũng này từng được Curiosity xác định là có một hồ nước cổ đại rộng lớn và có thể từng ngập tràn sinh vật sống. Tấm bưu thiếp tuyệt đẹp mà Curiosity gửi về Trái Đất – Ảnh: NASA. Curiosity đã chụp ảnh chi tiết khu vực này nhiều lần. Những bức ảnh quý giá mà robot dạng xe tự hành này gửi về Trái Đất cũng như kết quả các thí nghiệm địa chất đi kèm sẽ được chia sẻ và nghiên cứu chi tiết bởi các nhà khoa học khắp thế giới nhằm tìm ra bằng chứng về sự sống – ít nhất là sự sống cổ đại đã tuyệt chủng – cũng như các đặc tính của Sao Hỏa. Đáng lưu tâm nhất, hình ảnh lần này của Curiosity đẹp và rõ nét hơn hẳn các hình ảnh từ trước đến nay. Và đó chỉ là một trong những sức mạnh mới mà nó có được. Theo Live Science, tuyên bố từ NASA cho biết họ vừa nâng cấp từ xa robot thám hiểm nói trên. Một hình ảnh có đánh dấu ghi chú các thiết bị trên cơ thể robot và một số đặc điểm đáng chú ý trong khu vực có thể từng ngập tràn sự sống – Ảnh: NASA. Curiosity vốn là robot “già” nhất đang còn hoạt động trên Sao Hỏa của NASA. Nó lên đến Sao Hỏa vào tháng 8-2012 với thời hạn nhiệm vụ là 2 năm. Tuy nhiên, cho đến nay (sau 11 năm), robot vẫn chạy tốt. Tuy nhiên do được sản xuất đã lâu nên nhiều thiết bị trên robot này không bằng các phiên bản hiện đại hơn. Bất chấp điều đó, Curiosity vô cùng may mắn và liên tiếp tìm ra những bằng chứng quan trọng nhất để củng cố niềm tin của NASA rằng Sao Hỏa từng có sự sống. NASA gần đây tiết lộ họ đã cho robot trải qua một giấc ngủ ngắn từ ngày 3 đến ngày 7-4 để cập nhật phần mềm, bao gồm 180 nâng cấp riêng lẻ. Các bản nâng cấp đã phát huy hiệu quả tốt. Hiện tại, robot dạng xe tự hành này xử lý hình ảnh xung quanh nhanh hơn, hao mòn thiết bị ít hơn và di chuyển nhanh hơn trên bề mặt hành tinh đỏ, cùng nhiều sức mạnh mới khác. Curiosity hiện đã rời Marker Band và bắt đầu hành trình săn sự sống mới nhưng NASA chưa công bố thêm chi tiết.
NASA công bố ảnh ‘thế giới đầy sự sống’ ở hành tinh khác
482
Chiều 16/6, TP Hội An tổ chức hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng hồ sơ TP Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Hội thảo có các cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Nam , các học viện, trường đại học, các sở, ban ngành, địa phương và các chuyên gia quốc tế, cùng đại biểu các thành phố sáng tạo trên thế giới đã tham gia. TP Hội An tổ chức hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng hồ sơ TP Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO vào chiều 16/6 (Ảnh: Công Bính). Tháng 7/2022, TP Hội An ban hành kế hoạch triển khai xây dựng hồ sơ “Hội An – Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên, tiềm năng, lợi thế và căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển, tiếp thu ý kiến tham vấn của các chuyên gia, TP Hội An đã lựa chọn mảng thủ công mỹ nghệ và văn nghệ dân gian để tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO”. Qua một năm, Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để khẩn trương triển khai các bước lập hồ sơ và thực hiện nhiều công việc liên quan. Hô hát bài chòi tại Hội An – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại được UNESCO công nhận năm 2017 (Ảnh: Công Bính). Hội An đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức hội thảo “Du lịch nông thôn và làng nghề Hội An: Thích nghi với tình hình mới”, Tọa đàm “Định hướng phát triển nghề truyền thống, văn nghệ dân gian hướng đến thành phố sáng tạo”, mời các chuyên gia của Trung ương hiệu đính hồ sơ; hoàn thành thiết kế logo nhận diện và khai trương web chuyên trang song ngữ Việt – Anh về thành phố sáng tạo… Để tạo môi trường lan tỏa cảm hứng và khát vọng sáng tạo, Hội An đã tổ chức các hoạt động liên quan đến lĩnh vực đã chọn như Nét hoa nghề Hội An, Con đường nghệ thuật và sáng tạo, Hội thi bài chòi, Trại sáng tác “Không gian sáng tạo Hội An”, Hội thi sáng tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ… Với những nỗ lực và quyết tâm cao, đến nay TP Hội An đã cơ bản hoàn thành các nội dung theo khung báo cáo do UNESCO hướng dẫn. “Bằng tất cả niềm tự hào và lòng khiêm tốn, chúng ta có thể khẳng định rằng TP Hội An có nhiều tiềm năng, lợi thế, tiền đề để tham gia “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO”, ông Nguyễn Văn Lanh – Phó Chủ tịch TP Hội An phát biểu. Theo đại diện UNESCO tại Việt Nam, “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” (UCCN) tính đến nay có hơn 300 thành viên từ 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cùng chung tay thực hiện mục tiêu đưa sáng tạo và công nghiệp văn hóa vào vai trò trung tâm trong kế hoạch phát triển, tạo tiền đề cho sự phát triển bao trùm và bền vững của các thành phố thành viên. Việc gia nhập “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” giúp nâng cao khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động về sáng tạo, văn hóa; mở ra nhiều cơ hội để hội nhập và hợp tác quốc tế, đồng thời huy động được nguồn lực, tri thức và kinh nghiệm từ các thành phố thành viên. “Có thể nói thành phố Hội An được đánh giá là một trong những đô thị nổi trội ở Việt Nam nhờ tính quốc tế cả trong quá khứ và hiện tại, cũng như các yếu tố đặc sắc về văn hóa, lịch sử, con người, kiến trúc đô thị và các di sản được gìn giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả”, đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu. Hiện nay, Hội An còn cùng lúc sở hữu 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận là phố cổ Hội An (năm 1999), khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (năm 2009) cùng với nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam – di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (năm 2017); trong đó, Hội An là một trong những nơi bảo vệ và phát huy rất tốt giá trị của bài chòi. Đáng chú ý, Hội An còn là điểm đến du lịch nổi bật, thu hút nhiều khách tham quan trong nước và quốc tế, cũng như hội tụ nhiều trí thức, nghệ sĩ đến hoạt động về lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật. Những đặc điểm trên đã và đang giúp Hội An từng bước trở thành một không gian sáng tạo, nơi các ngành công nghiệp văn hóa có thể phát triển rực rỡ trong tương lai. “Việc xây dựng hồ sơ Hội An – thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian cho thấy tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo TP Hội An trong việc phát triển thành phố một cách bền vững trên nền tảng văn hóa, sáng tạo, giúp Hội An phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, xã hội, lịch sử, du lịch…, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, sáng tạo của đất nước, trong khu vực và trên thế giới”, lãnh đạo UNESCO Việt Nam phát biểu.
Xây dựng Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO
951
Nhà thơ Thu Bồn (1935 – 2003). Ngày 17.6 năm nay là tròn 20 năm ngày mất của nhà thơ Thu Bồn (1935 – 2003). Tuyển tập Thu Bồn tác phẩm 4 tập do nhà văn Ngô Thảo biên soạn vừa kịp hoàn thành dịp này. Tuyển tập cho thấy một Thu Bồn không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng của những cuộc kháng chiến trong thế kỷ 20 của dân tộc, những bài thơ tình lãng mạn, mà còn là một nhà văn tài ba với những cuốn tiểu thuyết, những tập truyện ngắn in đậm dấu ấn thời đại. Có một điều đặc biệt, Giải thưởng Nhà nước năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017 được trao cho Thu Bồn, không phải trao cho những tập thơ vốn là thể loại làm nên danh xưng, tên tuổi ông trong lòng bạn đọc, bởi ngoài Tuyển tập Trường ca thì tất cả đều là tác phẩm văn xuôi như: tiểu thuyết hai tập Dưới đám mây màu cánh vạc (Giải thưởng Nhà nước), tiểu thuyết Chớp trắng và tiểu thuyết Vùng pháo sáng , tập truyện ngắn Dưới tro . Nhưng không phải đợi đến Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Thu Bồn, người ta mới biết tới ông là một nhà văn tài năng với những tác phẩm đồ sộ về đề tài chiến tranh, cách mạng. Đây đều là những tác phẩm Thu Bồn viết trong những năm chiến tranh ác liệt, về những trận chiến đấu quyết liệt, và đã có tác động tức thời, tích cực tới những người tham gia chiến đấu, hoàn toàn xứng đáng với những giải thưởng của Nhà nước. Tuyển tập một lần nữa khẳng định tầm vóc của tác giả Thu Bồn như một nhà văn với nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn rất có giá trị về thời kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là ở những vùng đất mà nhà văn gốc Quảng Nam gắn bó như ở miền Nam. Ông là người có mặt qua mấy cuộc kháng chiến từ chống Pháp (12 tuổi đã làm liên lạc), qua chống Mỹ, rồi sang Campuchia, chiến tranh biên giới phía Bắc. Chiến trường nào thời ông sống ông cũng đều có mặt, với tư cách hoàn toàn là một người lính, một chiến sĩ giàu lạc quan cách mạng. Tuyển tập Thu Bồn do Ngô Thảo biên soạn – Ảnh: T.ĐIỂU. Tuy nhiên, theo nhà văn Ngô Thảo – người bạn thân thiết của nhà thơ Thu Bồn ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, không phải là không đáng tiếc khi thơ – những gì thể hiện rõ nét tài hoa và tính cách Thu Bồn – đã nằm ngoài hai giải thưởng quan trọng. Một phần trong toàn bộ tác phẩm làm nên danh xưng ông đã được in trong các tập Tre xanh (1969 ), Mặt đất không quên (1970), Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (1992), Tôi nhớ mưa nguồn (1999)… Vì vậy, với Tuyển tập Thu Bồn tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, ông Ngô Thảo trong vai người biên tập đã cố gắng khắc phục điều đáng tiếc trên. Từ trái qua: vợ chồng nhà thơ Thu Bồn cùng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và nhà văn Ngô Thảo – Ảnh: Nguyễn Đình Toán. Tuyển tập tất nhiên không thể thiếu những bài thơ hay của tác giả, người mà ngay khi vừa ra mắt bạn đọc năm 1962 đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Trường ca Chim Chơ Rao . Ngày ấy, khi chiến tranh còn mù mịt chưa ai biết ngày mai ra sao, thi sĩ chiến sĩ ấy đã gieo vào lòng người những niềm lạc quan tin tưởng mãnh liệt về ngày hòa bình không xa. Có cả những bài thơ mới chỉ in báo, tạp chí chứ chưa xuất hiện trong tập thơ nào trước đó, ông Ngô Thảo gom lại một mục chung, gọi là Những bài thơ lẻ . Trong ấy có Bài thơ chưa đặt tên – bài thơ cuối cùng Thu Bồn viết ít ngày trước khi ông qua đời vào 17.6.2003. Ngày 01.6 năm ấy, ông đã viết những câu thơ nặng như “một gói nhân tình” khi đang một mình nằm bệnh, tay không cầm nổi bút: Về đi em chợ chiều sắp vãn/ Nhớ mua cho anh một gói nhân tình/ Non nước cách xa, bạn bè lận đận/ Anh nằm đây trò chuyện với riêng mình/ Dông bão đầy trời và chớp giật/ Cứ vào đây soi sáng “cuộc trường chinh”… Và còn có cả bài thơ văn xuôi Xà Mâu tội nghiệp mà Thu Bồn gọi là chân dung tự họa, từng được đăng trên tạp chí Cửa Việt và đã nhận nhiều phê phán trong bối cảnh văn chương và xã hội lúc bấy giờ, một trong những bài thơ làm cho tờ tạp chí này bị đóng cửa. Nhà văn Ngô Thảo cho biết bài thơ Đà Nẵng gọi ta Thu Bồn viết trước cuộc xung trận vào Đà Nẵng Mậu Thân 1968 mà ông Phạm Đức Nam (nguyên chủ tịch tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) đánh giá là bài thơ có sức mạnh như một binh đoàn. Trong kháng chiến chống Mỹ, thơ ông, đặc biệt là bài về Bác Hồ, không chỉ thấm vào bộ đội mà vào cả tầng lớp sinh viên ở thành phố. Họ đi biểu tình chống Mỹ với những khẩu hiệu là những câu thơ Thu Bồn. Từ trang giấy vương mùi khói súng chiến trường, những câu thơ đi vào đời sống, đi giữa lòng nhân dân, lại theo người lính ra chiến trận. “Chiến tranh qua đi, những nhà văn tên tuổi còn ở lại được không nhiều, trong đó có Thu Bồn”, ông Ngô Thảo khẳng định. Một sự nghiệp văn thơ vạm vỡ Nhà thơ Nguyễn Bình Phương – Tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội nhận định: “Thu Bồn có một sự nghiệp thơ và văn xuôi dày dặn, sức viết rất khỏe. Ông có cả sự nghiệp văn lẫn thơ, và cả hai đều vạm vỡ, khoáng đạt, những áng thơ, văn cuồn cuộn đầy chất đời sống, đầy chất hùng ca. Ông là đại diện tiêu biểu của lứa văn nghệ sĩ nhiệt huyết với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, một nhà văn nhà thơ chiến sĩ nhưng rất thi sĩ, một người tài hoa. Cuộc đời và tác phẩm của ông tiêu biểu cho cuộc đời một chiến sĩ văn nghệ sĩ, một cuộc đời mạnh mẽ, sôi động. Thu Bồn là một trong những niềm tự hào của Văn Nghệ Quân Đội và của văn nghệ sỹ quân đội”.
Nhớ một Thu Bồn nhà văn – Tác giả: Thiên Điểu
1,078
Bìa cuốn biên khảo Đà Nẵng ngày tháng cũ & Những câu chuyện miền Nam giai đoạn 1954-1975. Sau cuốn sách ‘Trường Sa 1988 – Hồ sơ một sự kiện lịch sử’ đã được ra mắt vào năm 2021, ‘Đà Nẵng ngày tháng cũ & Những câu chuyện miền Nam giai đoạn 1954-1975’ là tác phẩm mới nhất của nhà nghiên cứu Võ Hà vừa được Phanbook và Nhà xuất bản Đà Nẵng giới thiệu với bạn đọc cả nước. Qua 10 bài biên khảo tỉ mỉ của mình, trong đó hơn phân nửa là những bài viết về các câu chuyện Đà Nẵng từ thời nhượng địa Tourane đến năm 1975; số còn lại là những chuyện miền Nam Việt Nam trước 1975 trong mối liên hệ với Đà Nẵng, nhà nghiên cứu Võ Hà đã cho ta thấy vùng đất này còn nhiều câu chuyện kỳ thú về lịch sử văn hóa khác, chứ không chỉ đóng khung ở một khái niệm khô khan là “trung tâm kinh tế của miền Trung.” Bằng sự phong phú của các nguồn tài liệu tham khảo, từ chất liệu dân gian: hò, vè, các giai thoại, trước tác địa chí, văn chương… đến “cố định” lại bằng các sử liệu tìm thấy trong các kho lưu trữ địa phương cũng như quốc gia; tác giả Võ Hà đã chọn một cách trình bày sự hiểu Đà Nẵng theo góc độ ký ức đô thị và phương pháp biên khảo vi lịch sử ấn tượng. Trong tác phẩm này ta có thể thấy thông qua câu chuyện chợ Hàn đến chợ Cồn là một bước chuyển dịch của lịch sử kinh tế, việc xây hai cây cầu bắc qua sông Hàn, việc đặt kinh tế biển Đà Nẵng trong mối tương quan với kinh tế biển Nam Việt Nam trước 1975… mà một Đà Nẵng rất khác cũng đã hiện ra. Cũng sẽ còn nhiều những chi tiết gây bất ngờ nữa cho các độc giả khi đi qua những khảo cứu được chăm chút của một nhà biên khảo trẻ tuổi, ví dụ như bài viết nói về việc đổi múi giờ theo các dấu mốc chính trị hay là thái độ của chính quyền và người dân miền Nam về cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974… Đây có thể nói là một tác phẩm đủ sức hấp dẫn dành cho những độc giả quan tâm đến lịch sử, ký ức Đà Nẵng đặt trong tương quan với các đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975. Nhìn rộng hơn nữa, những “câu chuyện” được kể từ những khảo sát chính xác và khả tín sẽ giúp cho giới nghiên cứu đô thị và người làm chính sách phát triển đô thị Đà Nẵng có cái nhìn thấu đáo và sâu sắc hơn, từ đó có các chiến lược phát triển hợp lý, xứng đáng với tài nguyên nhân văn của đô thị này.
Đà Nẵng và những câu chuyện kỳ thú về lịch sử, văn hóa
488
Theo các nhà nghiên cứu, đã có thời điểm trong lịch sử hỗn loạn của Trái đất khi mọi thứ gần như chậm lại và đi vào bế tắc. Một ngày khi đó chỉ kéo dài 19 giờ. Khi đó, hoạt động kiến tạo giảm sút, các quá trình địa hóa bắt đầu chậm lại và quá trình tiến hóa của sự sống ở dạng đơn giản nhất gần như giậm chân tại chỗ. Giờ đây, nghiên cứu mới cho thấy khoảng thời gian này, còn được gọi một cách trìu mến là “tỉ năm nhàm chán”, trùng với thời điểm hành tinh chúng ta như một quả cầu xoay tròn trong không gian với tốc độ chỉ mất 19 giờ để thực hiện một vòng quay (tức một ngày). Nghiên cứu của hai nhà địa vật lý Ross Mitchell thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Uwe Kirscher thuộc Đại học Curtin ở Úc cho thấy hiện tượng ngày của Trái đất bị kẹt ở 19 giờ, kéo dài khoảng 1 tỉ năm và là kết quả của sự cân bằng mong manh giữa các lực đối lập trong quá khứ xa xưa của hành tinh chúng ta. Vào thời điểm đó, Mặt trăng ở gần Trái đất hơn và lơ lửng ở một khoảng cách không đổi, cũng không trượt khỏi quỹ đạo hấp dẫn của nó. Mitchell và Kirscher giải thích: “Theo thời gian, Mặt trăng đã đánh cắp năng lượng quay của Trái đất để đẩy nó lên quỹ đạo cao hơn, xa Trái đất hơn”. Do chuyển động hướng ra ngoài của Mặt trăng, Trái đất quay chậm lại và những ngày có ánh nắng mặt trời của Trái đất kéo dài hơn một chút. Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã khám phá cách ngày trên hành tinh của chúng ta dài ra dần. Theo một số ước tính gần đây, tốc độ đó là thêm hơn 0,000015 giây mỗi năm. Hầu hết các mô phỏng về hoạt động quay của Trái đất trong các nghiên cứu như thế này đều dự đoán rằng độ dài của ngày trên hành tinh chúng ta đã tăng đều đặn trong vòng 3 đến 4 tỉ năm qua. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện ra rằng một ngày Trái đất cách đây 1,4 tỉ năm chỉ kéo dài 18 giờ. Mặc dù vậy, cũng có một nhóm các nhà nghiên cứu khác năm 1987 đã suy đoán rằng có lẽ độ dài ngày của Trái đất sẽ đi ngang trong một thời gian dài trước khi tiếp tục tăng chậm, đều đặn cho đến 24 giờ như ngày nay. Thế nhưng, bất kỳ dấu vết địa chất nào cho thấy sự thay đổi trong vòng quay của Trái đất đều khó có thể xảy ra. Độ dài của ngày có thể được suy ra từ sự phát triển của stromatolit* nghiêng về phía Mặt trời và từ nhịp thủy triều, các mẫu trầm tích bùn do thủy triều tạo ra và được bảo tồn trong đá. Ngoài ra thì hiếm có gì bảo tồn được dấu tích từ quá khứ xa xưa. Trong nghiên cứu mới này, Mitchell và Kirscher đã tận dụng một loạt dữ liệu địa chất mới xuất hiện trong những năm gần đây. Dữ liệu địa tầng học là các bản ghi về nhịp thay đổi của khí hậu Trái đất do các lực thiên văn gây ra, gồm cả sự dao động và độ nghiêng của trục Trái đất. Mitchell nói “Chúng tôi nhận ra rằng cuối cùng đã đến lúc thử nghiệm một loại ý tưởng thay thế, nhưng hoàn toàn hợp lý, về sự lột xác của Trái đất”. Phân tích thống kê của họ chỉ ra rằng độ dài ngày của Trái đất là không đổi trong khoảng từ 2 đến 1 tỉ năm trước, vào giữa kỷ Nguyên sinh, mà đỉnh điểm Trái đất là “quả cầu tuyết” và trước sự bùng nổ sự sống ở kỷ Cambri. Tự hỏi điều gì có thể đã đưa Trái đất sơ khai vào thời kỳ tương đối ổn định, Mitchell và Kirscher đã xem xét các sự kiện lớn khác trong lịch sử của hành tinh chúng ta. Nếu thời điểm của các sự kiện là chính xác, thì sự ổn định về độ dài ngày diễn ra sau những biến động đáng kể trong điều kiện khí quyển ban đầu của Trái đất: cụ thể là sự kiện Đại oxy hóa trong đó nồng độ oxy tăng lên và tạo ra tầng ozone trước khi giảm xuống trở lại. Mitchell và Kirscher cho rằng lớp ozone được thêm vào này có thể đã hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn hơi nước, kích thích thủy triều mặt trời trong bầu khí quyển ít được biết đến của Trái đất khi nó nóng lên vào ban ngày. Thủy triều khí quyển Mặt trời không mạnh bằng thủy triều đại dương do lực hấp dẫn của Mặt trăng chi phối. Nhưng khi Trái đất trong quá khứ quay nhanh hơn, lực kéo của Mặt trăng sẽ yếu hơn, bằng 1/4 lực hiện tại. Và nếu thủy triều trong khí quyển tăng tốc cùng với sự xuất hiện ozone như gợi ý của Mitchell và Kirscher, thì điều này có thể đủ để cân bằng các lực đối lập và đưa Trái đất vào một khoảng thời gian ổn định rất dài là 19 giờ mỗi ngày. Mitchell và Kirscher giải thích “Tại điểm cộng hưởng, các mô men thủy triều trong khí quyển và đại dương sẽ cân bằng, ổn định tốc độ quay của Trái đất với độ dài ngày không đổi”. Tất nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để “thử nghiệm thêm và xác định chính xác hơn khoảng thời gian cộng hưởng”. Mặc dù vậy, hai nhà khoa học kết luận rằng kết quả tính toán của họ phù hợp với ý tưởng rằng sự gia tăng nồng độ oxy và sự sống phức tạp trên Trái đất bị trì hoãn “cho đến khi sự cộng hưởng bị phá vỡ” do sự thay đổi khí hậu đột ngột. Họ viết: “Những ngày dài hơn sau đó có thể cung cấp cho vi khuẩn thêm thời gian quang hợp ánh sáng mặt trời để tăng mức oxy đủ cao cho hỗ trợ sự sống của giới động vật (được cho là đỉnh cao trong giới sinh vật)”. Một số nhà nghiên cứu trong những năm gần đây đã lập luận rằng “tỉ năm nhàm chán” năng động hơn nhiều so với tên gọi của nó và nó là bệ phóng thúc đẩy sự sống hướng tới độ tiến hóa phức tạp mà chúng ta đến ngày nay vẫn rất ngạc nhiên.
Tại sao một ngày trên Trái đất từ 19 giờ lại tăng thành 24 giờ?
1,117
Sắc màu biên cương. (Ảnh minh họa). Với bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình. Trước sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn, con người càng phải cần đến nhau hơn, để đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ, san sẻ. Đó cũng là tiền đề cho sự giao lưu văn hóa diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Do vậy, nghiên cứu liên văn hóa được đặt ra như là một nhu cầu tự thân. Đó cũng là một quy luật phát triển của văn hóa nói chung – luôn có sự kế thừa, tiếp nối, phát triển và nâng cao. Không chỉ là sự tiếp xúc, l iên văn hóa chủ yếu là sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao tiếp, tiếp thu những tri thức mới để tạo ra các giá trị văn hóa mới – kết quả của sự giao thoa văn hóa. Vì giao tiếp làm nên văn hóa, đồng thời văn hóa làm nên giao tiếp, do vậy thuật ngữ liên văn hóa (intercultural) thực chất là giao tiếp liên văn hóa (Intercultural communication). Trong bối cảnh toàn cầu hóa, liên văn hóa mở rộng, khái quát thành trào lưu triết học liên văn hóa , hướng đến những điểm tương đồng trên nền tảng những khác biệt văn hóa. Là một xu hướng tất yếu, liên văn hóa không chỉ là nhận thức đời sống từ cái nhìn dân tộc, mà đa chiều hơn, hướng đến những giá trị phổ quát, nhân loại, hay được gọi là mẫu số chung của văn hóa toàn cầu. Cùng với nhiều nội dung quan trọng khác, Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 (Đề cương) đã xác định 3 nguyên tắc dân tộc hóa , đại chúng hóa và khoa học hóa trong xây dựng nền văn hóa mới. Dưới ánh sáng của triết học liên văn hóa hiện đại , có thể thấy Đề cương đã đi trước thời đại, soi đường cho hôm nay và mai sau. Nhìn một cách chung nhất, có thể ví liên văn hóa như một cây xanh cắm sâu chùm rễ khỏe khoắn vào mảnh đất truyền thống dân tộc và nhân loại rồi vươn cao lá cành quang hợp ánh sáng tư tưởng của thời đại, nhờ vậy, những trái cây tác phẩm của nhà văn hóa đã kết tinh những giá trị tinh hoa để tỏa ra hương vị tư tưởng đặc sắc. Quá trình ấy chính là liên văn hóa được biểu hiện cụ thể trong tác phẩm. Mức độ liên văn hóa đậm nhạt, giàu có, phong phú… khác nhau tùy thuộc vào cái tôi chủ thể nhà văn hóa. Có thể khái quát những điều ấy tương ứng với 3 nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa mà Đề cương đã đề cập. Dân tộc hóa quyết định bản sắc văn hóa . Văn hóa là quá trình kiến tạo mã và giải mã, trong đó biểu tượng là một mã cơ bản, do vậy có một định nghĩa coi văn hóa là sự tập hợp hệ thống các biểu tượng. Tự thân biểu tượng luôn mang một chiều sâu văn hoá, theo thời gian được bồi đắp, tích luỹ thêm các lớp mã ý nghĩa mới. Là hạt giống của cây văn hoá cổ xưa gieo vào mảnh đất đương đại, nảy mầm, lớn lên cho hoa quả ý nghĩa mới, biểu tượng luôn mang tính truyền thống. Giải mã biểu tượng là một cách tìm về truyền thống. Không am hiểu sâu sắc “mẫu gốc” và hoàn cảnh lịch sử văn hoá, không tri giác tường tận mảnh đất đương đại, không thể tạo ra biểu tượng mới. Thiếu vốn cổ không thể tạo mã và giải được mã. Hồ Chí Minh đã dạy: “Những người cộng sản chúng ta phải rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn núi cổ điển đó. Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin, càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông” (1) . Đây là một lý luận mang kinh điển nhưng được mềm hóa thành hình tượng: phải xây dựng một nền văn hóa tiến bộ, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống, dựa vào truyền thống. Cũng chính Hồ Chí Minh từng căn dặn các văn nghệ sĩ: “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu” (2) . Cần thấy rõ hơn sự vĩ đại của quan niệm này ở chỗ gặp gỡ với triết học liên văn hóa có xu hướng đào sâu vào quá khứ để tìm nguồn mạch nuôi dưỡng, làm giàu có hiện tại. Như vậy, chỉ có văn hóa truyền thống dân tộc mới tạo ra bản sắc, mà trong thời toàn cầu hóa hiện nay bản sắc được coi như là sứ giả trung thành, tin cậy nhất trong việc gắn kết và gắn nối với văn hóa toàn cầu. Về thực chất và trên thực tế văn hóa truyền thống góp phần chủ yếu trong việc làm giàu có cho gia tài văn hóa quốc gia. Với bất kỳ dân tộc nào, trong bối cảnh mở cửa hội nhập đều phải đối mặt với sự xâm lăng văn hóa. Như một quy luật, chỉ có sức mạnh văn hóa nội sinh mới có thể tạo ra một sức đề kháng đủ mạnh để chống lại sự xâm lăng này. Văn hóa bản địa càng mạnh sẽ biến hại thành lợi, sẽ đồng hóa ngược lại văn hóa ngoại sinh, biến nó thành cái của mình. Đ ại chúng hóa – t ính nhân dân vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của văn hóa. Ở bất kỳ thời nào thì quần chúng nhân dân cũng vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng thẩm mỹ, cũng là chủ thể tiếp nhận. Vấn đề có ý nghĩa quyết định là quan điểm tư tưởng và thái độ phản ánh của người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm có vì nhân dân, tôn trọng nhân dân hay không. Một tác phẩm có tính nhân dân luôn căn cứ từ hai phương diện cơ bản là nội dung (phản ánh cuộc sống của dân, tâm tư, tình cảm, ước nguyện, quyền lợi… của nhân dân) và hình thức (phù hợp với thị hiếu của nhân dân, được nhân dân ưa thích, trong sáng, giản dị, dễ hiểu…). Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức. Là một hình thái ý thức nên văn nghệ càng phải cắm sâu vào mảnh đất hiện thực để hút lấy chất dinh dưỡng cuộc đời. Chỉ có từ đời sống, bắt nguồn từ đời sống mới có thể nảy nở những tài năng. Không có cách nào khác, muốn rèn luyện tài năng thì người nghệ sĩ phải trở về cái gốc của nghệ thuật là đời sống nhân dân. Để phát hiện những năng khiếu, điều kiện cần có của tài năng cũng phải tìm từ đời sống. Trong lịch sử văn hóa nhân loại chưa có thiên tài nghệ thuật nào không được gieo hạt, nảy mầm, bắt rễ, lớn lên, trưởng thành từ cái nôi đời sống. Các cây đại thụ văn chương thế giới, trước khi có những trước tác đồ sộ, họ cũng đều là những người lăn lộn với cuộc đời. Rất tiếc ở ngày hôm nay, tính nhân dân ở ta đang bị coi nhẹ. Một sô giáo trình lý luận văn học, văn hóa gần đây dành số trang nhiều hơn giới thiệu về lý thuyết nước ngoài nhưng xa lạ với văn hóa Việt. Nhiều luận án, luận văn không tha thiết với đề tài cách mạng, kháng chiến, truyền thống mà hướng về “thời thượng” với hậu hiện đại, tính dục, đổ vỡ, bi kịch… Nếu không kịp thời điều chỉnh, có thể đẩy sáng tác ngày một xa hơn với cuộc sống, với nhân dân, với cách mạng. K hoa học hóa – “ chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản tiến bộ ”. Vì là những tư tưởng khoa học nhất, tiến bộ nhất nên chỉ có Chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thì văn hóa hôm nay mới phát triển mạnh mẽ, mới có thể “chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”. Từ cách nhìn liên văn hóa hiện đại, thế giới hôm nay càng thấy ở chủ nghĩa Mác một tầm cỡ tư tưởng lớn của nhân loại. Như một thấu kính hội tụ khổng lồ tự kết tinh những ánh sáng tinh hoa trước đó của thế giới, chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường cho các dân tộc đi lên hạnh phúc. Hiện nay trước tác của Mác được giới nghiên cứu phương Tây quan tâm, có hàng triệu độc giả chào đón, nghiên cứu, tìm hiểu. Ở thời điểm nhân loại bước vào cuộc hội nhập toàn cầu mạnh mẽ và sâu rộng, người ta càng thấy bộ Tư bản phát ra những ánh sáng khoa học mới mẻ đi trước thời đại gợi dẫn những quy luật, không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị, văn hóa, xã hội… Cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế “Hồ Chí Minh và Ấn Độ” (Ho Chi Minh and India) tổ chức ngày 14/5/2022 tại Kolkata, Ấn Độ; trước đó, tháng 10/2019 là Hội thảo “Hồ Chí Minh toàn cầu” (Global Ho Chi Minh), tổ chức tại New York, Mỹ cùng nhiều hội thảo quốc tế khác đều khẳng định ở Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là sự hội tụ tuyệt đẹp ba luồng văn hóa: văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình, bình đẳng, bác ái của nhân loại tiến bộ; văn hóa giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác. Các nhà nghiên cứu quốc tế đều nhấn mạnh hình ảnh Hồ Chí Minh không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc, còn là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và nhân cách của Người mang tầm ảnh hưởng toàn cầu. Điều này khẳng định sự tôn trọng của giới học giả thế giới đương đại với Hồ Chí Minh. Tư tưởng và những giá trị văn hoá cao đẹp của Người đang được cả nhân loại đón nhận. Một tiết mục của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Ảnh minh họa. Nguồn: csnd.vn). Từ góc nhìn liên văn hóa xin chứng minh trong văn hóa Việt có những tác phẩm lớn mang đậm bản sắc dân tộc sánh ngang với thế giới. Đó là tài sản văn hóa vô giá của chúng ta. Quan niệm coi trọng con người đã tạo ra ở văn hóa Việt những bài học đạo lý làm người, thương yêu con người, căm ghét cái ác, tinh thần hướng thiện được kết tinh rồi tỏa sáng ở những hình tượng nghệ thuật thẩm mỹ đặc sắc. Không ngẫu nhiên Chử Đồng Tử được phong là “Tứ bất tử”. Truyền thuyết Chử Đồng Tử trước hết là sự minh hoạ sinh động, cụ thể rất mực cảm động và chân thực cho chữ Hiếu; là sự giao thoa các tư tưởng triết học lớn: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Truyện còn là bài ca ca ngợi tình yêu hôn nhân tự do như là một mối tình đẹp nhất, chung thuỷ, bình đẳng và dân chủ. Có thể nói, truyền thuyết về Chử Đồng Tử là một truyện cổ về tình yêu hay hiếm hoi không chỉ ở nước ta mà còn so với cả thế giới. Nếu không có một sức mạnh nhân văn cao cả, một tình thương lớn lao với những con người dưới đáy, thì từ hàng ngàn năm trước, người xưa không thể sáng tạo ra được những chi tiết, hình tượng đầy nghịch cảnh mà tuyệt vời trong sáng như vậy. Nơi Quan Thế Âm Bồ Tát sinh ra (Ấn Độ cổ đại) thì hầu hết là đàn ông nhưng sang Việt Nam thì đều trở thành Phật Bà. Điều này có thể hiểu bản sắc “thiên tính nữ” đã tạo ra độ khúc xạ để thay đổi cho phù hợp. Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính toả sáng vào bầu trời văn hoá Việt Nam đã hàng mấy thế kỷ, làm mê đắm, thổn thức hàng triệu trái tim bao thế hệ bởi được thu nhận những ý nghĩa nhân văn tận thiện, tận mỹ. Bởi được xây cất bằng vật liệu tư tưởng về con người của văn hoá dân gian, văn hoá Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo nên đa dạng, nhiều vẻ về cấu trúc hình tượng. Bởi được khúc xạ và tích hợp từ nhiểu nguồn mỹ học nên đa nghĩa và phát ra những ánh sáng văn hoá lạ, độc đáo. Là sự hợp lưu ánh sáng từ quan niệm lành mạnh, khoẻ khoắn, táo bạo của dân gian; quan niệm từ bi hỷ xả của đạo Phật; từ nền nếp khắt khe của Nho giáo tác phẩm Quan Âm Thị Kính đã tạo ra những hình tượng mang tính ám ảnh. Tại sao Thị Kính tốt, hiền lành cam chịu như thế mà bị oan, mà oan thảm, oan hai ba lần? Hạt nhân hợp lý ở đâu? Cái ý bật thoát ra thật sâu sắc: trong xã hội đầy tai ương, mâu thuẫn, phi lý thì người tốt, cái tốt không tồn tại được. Mà muốn cho cái tốt, người tốt tồn tại thì phải thay đổi cả xã hội ấy. Đó là việc không thể. Dân gian biết rõ thế. Mà người tốt cái tốt thì rất cần được bênh vực, nên dân gian đã làm một cuộc hoán vị thân phận mà đổi ngôi cho họ. Đó cũng là một cách trốn tránh cái phi lý ở đời. Cuối cùng nhân vật được đổi thành kiếp Phật. Đây vừa là quan niệm nhà Phật “Đời là bể khổ!” nhưng cũng là quan niệm “hoá kiếp” nhân ái của tín ngưỡng tình thương trong dân gian. Quan niệm con người ta phải có chữ “Nhẫn” làm đầu và ở hiền gặp lành trong văn hoá Việt đã gặp gỡ tinh thần “cứu độ” Phật giáo để cùng đưa Thị Kính hoá thân thành Quan Âm trong vòng hào quang thánh thiện của tình người. Nhìn từ lý thuyết đối thoại văn hóa hiện đại sẽ thấy Thị Kính chủ yếu đối thoại với chính mình, với phận mình, còn Thị Mầu đối thoại với cả xã hội, với cả kiếp người! Nhưng không có Thị Kính thì không có Thị Mầu! Dân gian đã mượn bối cảnh, quan niệm nhà Phật để mạnh mẽ vượt qua mọi ràng buộc cấm đoán mà phát biểu quan niệm khỏe khoắn về cái chất trần gian phải có ở mỗi người. Đậm đà một tinh thần nhân văn, khát khao một tinh thần dân chủ, cháy bỏng một khát vọng yêu và được yêu, sâu sắc một tinh thần nữ quyền. Vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính là một viên ngọc văn hoá toả sáng vào cả tương lai, góp phần làm rạng rỡ thêm bản sắc Việt. Trên sâu khấu tuồng cổ, ông cha ta cũng để lại một viên ngọc vô giá bằng vở tuồng Trương Ngáo mang đậm cảm quan dân gian về Phật giáo gần gũi, đời thường, bình đẳng với con người. Hành trình của Trương Ngáo đến Tây phương đòi nợ Phật hay là hành trình của con người kiếm tìm sự thật? Đó là những triết lý lớn chỉ có ở những tác phẩm lớn. Trên mọi cuộc hành trình, cuộc đời cũng như khoa học; nghệ thuật cũng như tôn giáo; lao động cũng như tình yêu… cái đáng quý là quá trình khám phá, tìm hiểu chứ không ở mục đích. Tính hiện đại của vở tuồng chính là ở sự phân tích quá trình biến đổi nhân vật Trương Ngáo từ chưa biết đến biết, từ sự ngờ nghệch, ngốc nghếch đến minh triết sáng láng. Ý nghĩa cơ bản của tác phẩm như muốn đưa ra một bài học: muốn thay đổi, làm mới mình phải “lên đường”, tức phải bước vào quá trình học hỏi, dù có phải trải qua bao khó khăn. Điều quan trọng nhất là người ta phải có đủ ý chí, trí tuệ và niềm tin thì mới có thể tìm được chân lý của đời mình. Cái lõi thẳm sâu bên trong của vở tuồng là những khao khát nhân văn thánh thiện, luôn muốn vươn lên thế giới của cái đẹp, cái hạnh phúc! Tạm dẫn chứng một vài tác phẩm thuộc vốn cổ của dân tộc như trên cũng đủ rút ra kết luận: cây nhân cách người có tươi tốt là nhờ được trồng vào mảnh đất truyền thống để hút chất dinh dưỡng văn hóa đạo lý và vươn cao cành lá quang hợp ánh sáng lý tưởng của thời đại. Đạo đức xã hội hôm nay đang xuống cấp nghiêm trọng, phải chăng có lý do là chưa được như vậy? Phiên chợ vùng cao. (Ảnh minh họa). Một là, bên cạnh việc tiếp thu lý luận văn nghệ nước ngoài, cơ bản hơn cần có chiến lược nghiên cứu tiếp thu, kế thừa, phát triển lý luận văn nghệ của cha ông. Xin nhắc lại dạy sáng suốt, sâu sắc và vô cùng tinh tế của Hồ Chí Minh: “Muốn thấy hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta, thì phải đừng bị trói buộc bởi những tiêu chuẩn này nọ của nghệ thuật phương Tây… phải dựa trên tiêu chuẩn của ta. Tiêu chuẩn ấy là gì? Đó là nền mỹ học ẩn chứa trong thực tiễn truyền thống nghệ thuật dân gian, dân tộc” (3) . Lý thuyết nước ngoài bao giờ cũng có độ vênh lệch, chưa nói đến có sự áp đặt, khiên cưỡng. Mỹ học của cả một nền văn học dân gian rồi văn học cổ trung đại là một kho vàng tư tưởng, theo phong tục và tư duy truyền thống của nước “thi ca chi bang” (đất nước của thơ) nên còn chìm ẩn trong các sáng tác văn chương. Phải bỏ công sức, phải học chữ Hán Nôm, suy ngẫm tìm tòi chất vàng ấy còn đang ẩn sâu trong các hình tượng thẩm mỹ. Có cả một nền mỹ học mà cha ông ta, theo con đường liên văn hóa đã học tập, tiếp thu, kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao còn đang nằm trong nhiều trước tác. Truyền thống lý luận của ta ít khi hiển ngôn mà thường thể hiện dưới dạng tác phẩm, ở thời hiện đại cũng có nhiều, như một câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay”. Đây là quan niệm về chủ thể: nghệ sỹ phải quên mình, làm mới mình để sáng tạo cái đẹp. Tác phẩm nghệ thuật phải có chức năng làm đẹp và nuôi dưỡng sự sống…!? Hồ Chí Minh nói: “Phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới,… nhưng đồng thời lại phải tránh nguy cơ trở thành những kẻ bắt chước. Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” (4) . Ở đây toát lên mấy vấn đề lý luận: cần tiếp thu đa dạng các nền văn hoá khác nhau, nhưng là tiếp thu cái tiến bộ; phải chủ động, không bắt chước, biết tiếp thu cái gì là đặc sắc mà mình còn thiếu. Muốn thế phải nghiên cứu nền văn hoá mình cần tiếp thu một cách toàn diện, hệ thống. Cần thấm thía hơn lời dạy của Hồ Chí Minh về tính chỉnh thể của văn hoá, phải nắm bắt cái chỉnh thể tìm ra cái đặc sắc cá thể để tiếp nhận. Hai là, với người nghệ sĩ – chủ thể sáng tạo văn hóa. Cùng với tôn trọng sự tự do sáng tạo, Đảng, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, quan điểm, lập trường cho văn nghệ sĩ. Văn học nghệ thuật là vấn đề tư tưởng. Lá cành của cây xanh nhà văn phải luôn quang hợp ánh sáng lý tưởng cách mạng, nếu không cây sẽ bị héo và quả sẽ sài đẹn. Tình cảm đúng đắn nhất, chân lý nhất là tự do sáng tạo vì mục đích vì nước vì dân. Tư tưởng sẽ chuyển hóa để rồi trở thành máu thịt tác phẩm. Để có tư tưởng phải là quá trình lâu dài từ thấu hiểu (nhận thức) sâu sắc cuộc sống đến thấu cảm (đồng điệu, hòa nhập) vào hình tượng, cộng cảm (tiếp nhận, chia sẻ, lan tỏa) với nhân sinh để có một mẫu sỗ văn hóa chung mới có thể truyền cảm một cách sâu xa (nghệ thuật) tới đối tượng tiếp nhận. Các tổ chức Hội nên tổ chức những chuyến đi sâu, dài ngày vào thực tế, người nghệ sĩ sẽ được hiểu kỹ hơn một mảng đời sống, sẽ có những vui buồn thật sự, cảm thông và chia sẻ với người lao động. Được sống, hít thở, đập cũng nhịp đập trái tim của cuộc sống người nghệ sỹ mới có thể kiến trúc mô hình và xây dựng tác phẩm từ mô hình và chất liệu ngoài cuộc sống, gắn liền với đời sống, vì đời sống!./. _______________________ (1) Trần Đương: Bác Hồ như chúng tôi đã biết . Nxb. Thanh niên, H, 2009, tr.166. (2) Lữ Huy Nguyên (sưu tầm, biên soạn): Bác Hồ với văn nghệ s ĩ . Nxb. Văn học, H, 1995, tr.83. (3) Mịch Quang: Khơi nguồn mỹ học dân tộc . Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2004, tr.8, 9. (4) Nhiều tác giả: Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ, văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh , Nxb. Hội Nhà văn, H, 2011, t.3, tr.56.
Bàn về ‘liên văn hóa’ từ 3 nguyên tắc: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa
3,726
Sáng 17/6, trong khuôn viên Vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức Triển lãm ‘Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – thơ vua Thiệu Trị qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan’. Thần Kinh Nhị Thập Cảnh là tập thơ gồm 20 bài Ngự chế của vua Thiệu Trị, vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn. Các tác phẩm mô tả 20 cảnh đẹp nổi tiếng của kinh đô Huế, bao gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh do con người tạo nên. Đây là những bài thơ ghi lại hứng cảm của vua Thiệu Trị trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình của chốn thần kinh. Để tôn vinh 20 thắng cảnh này, năm 1845, vua Thiệu Trị đã sai Nội các in thành sách bộ “Ngự đề đồ hội thi tập” có kèm tranh minh họa; vẽ trên tranh gương để treo tại các cung điện; vẽ trên một số đồ sứ ký kiểu đặt hàng từ Trung Hoa. Cắt băng Khai mạc Triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – thơ vua Thiệu Trị qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”. Nhà vua còn cho khắc chùm thơ “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” vào bảng đồng để dựng tại 8 thắng cảnh nằm trong cung và vườn ngự, đồng thời khắc vào bia đá dựng tại 12 thắng cảnh khác nằm rải rác tại kinh đô Huế. 20 bài Ngự chế này đã được các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành 53 bức thư pháp với nhiều loại hình bút pháp khác nhau như triện, lệ, chân, hành, thảo…, để triển lãm, trưng bày phục vụ công chúng thưởng ngoạn. Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan trao tặng thư pháp cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – thơ vua Thiệu Trị qua thư pháp Truyền thừa của Đài Loan” minh chứng cho sự lan tỏa của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế; đồng thời khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà Di sản Văn hóa quần thể Di tích Cố đô Huế đang ẩn chứa. Bình Lãnh Đăng Cao- Cảnh 12 trong Thần Kinh Nhị Thập Cảnh qua thể chữ Lệ thư của tác giả Cao Minh Huy. “Hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan trên nền cảm hứng về thơ vua Thiệu Trị đã vẽ, viết, với đội ngũ hơn 50 thành viên để tổ chức một triển lãm “Thơ vua Thiệu Trị và Thần Kinh Nhị Thập Cảnh bằng thư pháp” ở Đài Loan và sau đó tổ chức ở Huế . Nhân sự kiện 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới, chúng tôi muốn tải lại những giá trị văn hóa Huế, tỏa sáng, thấy được sức sống của văn học, nghệ thuật, văn hóa mang tính bền vững, phi thời gian”./.
Triển lãm ‘Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – thơ vua Thiệu Trị qua thư pháp’
561
Giáo sư Alexander Vargas thuộc các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile . Hình ảnh minh họa loài khủng long có hóa thạch được phát hiện tại Patagonia, Chile, ngày 8/6/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN). Theo báo cáo được đăng trên tạp chí Science Advances ngày 16/6, các nhà khoa học xác nhận đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ chưa từng được biết đến ở Nam bán cầu tại Chile, qua đó mở ra khả năng mới về phạm vi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt. Với chiều dài lên tới 4m và nặng 1 tấn, khủng long Gonkoken nanoi sống cách đây 72 triệu năm ở cực Nam của khu vực ngày nay là Chilean Patagonia. Giáo sư Alexander Vargas – Giám đốc mạng lưới cổ sinh vật học của Đại học Chile, một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu trên-cho biết: “Đây là những loài khủng long trông mảnh khảnh, có thể dễ dàng sử dụng tư thế 2 chân và 4 chân để tiếp cận thảm thực vật ở trên cao và mặt đất.” Phát hiện mới này đã chứng minh rằng Patagonia (vùng đất tận cùng của châu Mỹ, thuộc lãnh thổ hai nước Chile và Argentina) từng là nơi sinh sống của loài khủng long mỏ vịt thời cổ đại từ 145 đến 66 triệu năm trước. Loài này vốn được cho là rất phổ biến ở Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu trong kỷ Phấn trắng. Theo Giáo sư Vargas, sự hiện diện của loài khủng long mỏ vịt ở vùng đất Nam bán cầu sẽ khiến các nhà khoa học ngạc nhiên. Giới khoa học sẽ phải tìm hiểu về việc tổ tiên của loài khủng long mỏ vịt đã tới được khu vực này như thế nào. Gonkoken nanoi là loài khủng long thứ 5 được phát hiện ở Chile. Dấu tích của Gonkoken nanoi đã được tìm thấy năm 2013 và trong suốt những thập kỷ qua các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về loài này. Tên gọi Gonkoken bắt nguồn từ ngôn ngữ Tehuelche – những cư dân đầu tiên trong khu vực – và có nghĩa là “giống như vịt trời hoặc thiên nga”./.
Chile: Phát hiện hóa thạch 72 triệu năm của khủng long mỏ vịt
387
Phê bình văn học luôn cần sự cộng hưởng chặt chẽ giữa văn học và báo chí. Bởi lẽ, phê bình văn học trên báo chí thúc đẩy sự thưởng thức, sự đối thoại, sự tranh luận làm nên không khí sinh động đời sống văn chương và đời sống truyền thông. Vậy mà, đáng tiếc thay, vài năm trở lại đây, mảng phê bình văn học trên báo chí cứ nguội lạnh dần, cứ teo tóp dần. Có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan, nhưng thực trạng ấy phải được nhìn nhận và suy ngẫm một cách nghiêm túc. Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam, hễ giai đoạn nào phê bình văn học phát triển mạnh mẽ trên báo chí thì giai đoạn ấy xuất hiện nhiều gương mặt tác giả nhất và cũng được công chúng quan tâm nhất. Ví dụ, thử bỏ đi thể loại phê bình văn học trên báo chí, chắc chắn văn học tiền chiến sẽ ít nhiều bị mờ nhạt. Chỉ trên 5 tờ báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Hà Nội Báo, Ích Hữu, Phụ Nữ Tân Văn và Ngày Nay, mà Giáo sư Thanh Lãng (1924-1978) đã thống kê khoảng 300 bài viết để tập hợp thành bộ sách “13 năm tranh luận văn học 1932-1945” dày hơn 1500 trang. Bây giờ, đọc lại “13 năm tranh luận văn học 1932-1945”, độc giả hình dung được tương đối đầy đủ diện mạo văn học lúc ấy với những gương mặt lừng lẫy như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Quách Tấn, Băng Tâm, Khái Hưng, Nhất Linh, Xuân Diệu, Thạch Lam… Tác phẩm văn học đích thực không sợ khen chê, mà chỉ sợ lãng quên. Do đó, phê bình văn học trên báo chí có ý nghĩa kết nối độc giả và tác giả, đồng thời giúp tác phẩm được tắm gội trong dư luận như một cuộc đem vàng thử lửa đầy thuyết phục. Khác với những cuốn sách phê bình văn học phần nhiều nghiêng về xu hướng gọt đẽo nghiêm ngắn và lan tỏa trong phạm vi hẹp, những bài phê bình văn học trên báo chí luôn có yếu tố tương tác mạnh mẽ. Những lời tán thưởng ngay lập tức hay những ý phản hồi ngay lập tức, không chỉ khiến các cây bút phê bình cảm thấy hưng phấn mà chính tác phẩm hay vấn đề được đề cập cũng có cơ hội soi rọi ở những chiều kích khác nhau. Các tạp chí văn nghệ xuất bản trong giai đoạn kháng chiến tại Huế. Tùy mỗi thời mà phê bình văn học trên báo chí sẽ có màu sắc riêng. Những ai yêu văn học Việt Nam vẫn chưa quên cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh giữa Hoài Thanh (1909-1982) và Hải Triều (1908-1954) vào cuối thập niên 30 thế kỷ XX. Những ai yêu văn học Việt Nam vẫn còn nhớ cuộc tranh luận văn học đổi mới xoay quanh truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và thơ Lê Đạt. Tuy nhiên, dù có gay gắt chừng nào hay dù có nóng bỏng bao nhiêu, thì có tiếng nói nhất định cũng tốt hơn sự im lặng đáng sợ. Phê bình văn học trên báo chí, dẫu đôi khi thiếu một chút bình tĩnh, vẫn góp phần khơi gợi tư duy thẩm mỹ tiếp nhận sáng tạo cho cộng đồng. Sẽ là vọng tưởng, nếu khẳng định phê bình đi trước tác phẩm. Và sẽ là khiếm nhã, nếu khẳng định phê bình ăn theo tác phẩm. Phải xác định với nhau một sự thật lạc quan, phê bình đồng hành tác phẩm, phê bình chịu chung vinh nhục với tác phẩm. Mỗi bài phê bình văn học trên báo chí thường được độc giả ngắm nghía giống như một cái lọng che đầu cho tác giả và tác phẩm. Một cái lọng diêm dúa hay một cái lọng đơn sơ đều phải tương thích với đối tượng. Bài phê bình văn học mà tán tụng quá mức sẽ thành trò hề lố bịch cho cả người viết lẫn người đọc. Phê bình văn học trên báo chí lắm lúc co lại thành những mục nho nhỏ mang tính chỉ ra chi tiết sai sót của tác phẩm hoặc tác giả, nhưng cũng lôi cuốn người đọc như một đặc sản. Tiêu biểu nhất là trường hợp chuyên mục “Dọn vườn” trên Báo Văn nghệ từ năm 1955 đến năm 2005. Đáng tiếc, chuyên mục “Dọn vườn” hiện tại không còn nữa, và độc giả có thể tìm thấy phẩm chất tương tự “Dọn vườn” ở chuyên mục “Quán mắc cỡ” trên Báo Tuổi trẻ cười. Vì sao báo chí mấy năm gần đây thiếu vắng cả những bài phê bình văn học tầm vóc lẫn những mẩu “Dọn vườn” khiêm tốn? Lỗi tại báo chí, lỗi tại nhà phê bình, hay lỗi tại ai? Sòng phẳng mà nói với nhau, phê bình là công việc thêm thù bớt bạn, nếu người viết thực sự tuân thủ những giá trị sự thật và những giá trị nghệ thuật. Giới cầm bút nước ta vẫn mắc căn bệnh trầm kha là thích khen ngọt khen lạt hơn chê bùi chê đắng. Một tác phẩm được khen lung tung thì vẫn được tác giả hào hứng hơn bị chê đích đáng. Vì vậy, các nhà phê bình đâm ra ái ngại, lâu dần bỗng thành phản xạ khôn ngoan, trước bất kỳ tác phẩm nào cũng đưa ra những đánh giá vu vơ chung chung, miễn sao vui vẻ cả làng. Để biện minh cho các nhà phê bình, cũng cần phân tích cơ chế truyền thông. Thứ nhất, không phải tờ báo nào cũng bấm bụng nhường những vị trí đẹp đẽ trên mặt báo cho những bài phê bình văn học. Vì vậy, những bài phê bình văn học rơi vào dạng sản phẩm hạng hai trên báo chí, có cũng được mà không có cũng không sao. Thứ hai, không phải tờ báo nào cũng đủ bản lĩnh để cầm trịch cho một cuộc tranh luận văn học. Tâm lý e sợ sẽ diễn ra những màn đôi co quyết liệt, khiến nhiều tờ báo chỉ ưu tiên đăng tải những bài phê bình vô thưởng vô phạt. Bạn đọc không thu hoạch được điều gì bổ ích từ dạng phê bình ấy, nên đành thở dài quay lưng. Thứ ba, nhuận bút dành cho các bài phê bình văn học trên báo chí, dường như cũng không đủ hấp dẫn để các nhà phê bình đầu tư một cách tử tế. Chất lượng các bài phê bình văn học trên báo chí cứ lớt phớt, cứ đưa đẩy, cứ xun xoe như món hàng trang trí không được ưa chuộng. Trước đây, với báo in, nhiều người lấy cớ khuôn khổ trang báo có hạn, không thể in những bài phê bình văn học. Hôm nay, với biên độ vô biên của báo điện tử, những bài phê bình văn học vẫn cứ thưa thớt. Mảng phê bình văn học trên báo chí chỉ còn tồn tại những bài điểm sách với ngôn ngữ tiếp thị lấn lướt ngôn ngữ văn chương. Thậm chí, những công ty sách còn trả tiền quảng cáo để in bài điểm sách theo ý đồ thương mại của họ. Và kết cục tất yếu, độc giả rơi vào mê hồn trận các kiểu đánh bóng tác giả và lăng xê tác phẩm vô tội vạ. Hiện tượng lệch lạc trong văn hóa đọc ấy, có ai bận tâm không? Nếu thực sự tôn vinh những bài phê bình văn học trên báo chí, có lẽ đã xuất hiện những lời phản biện sốt ruột, như Thế Lữ (1907-1989) từng viết vào năm 1940: “Sau các tủ kính, loại văn chương rơm rác xếp cùng hàng với những tác phẩm khác, vàng thau lẫn lộn và đánh lừa được nhiều khách hàng. Đó là một lối buôn hời… Thì ra nghề xuất bản có thể là bước hiển đạt của những hiệu thuốc phong tình”. Những bài phê bình văn học trên báo chí có còn xứng đáng tồn tại trong kỷ nguyên truyền thông kỹ thuật số không? Rất cần, không chỉ những tờ báo chuyên ngành mà những tờ báo phổ thông cũng rất cần những bài phê bình văn học mạch lạc và thuyết phục. Phê bình văn học trên báo chí đem lại lợi ích cho cả văn học lẫn báo chí, trên con đường tiến về chân lý và lẽ phải. Thật xấu hổ, khi ở bối cảnh hội nhập văn minh mà công chúng chỉ có thể đọc những bài phê bình vuốt ve và mơn trớn. Hãy thiện chí mà học tập thái độ cầu thị của các bậc tiền bối làng văn làng báo trong việc đón nhận những bài phê bình văn học trên báo chí. Chẳng hạn, Phan Khôi (1887-1959) đã bày tỏ quan niệm khi đối diện bài phê bình của Thiếu Sơn (1908 -1978) rất cởi mở vào năm 1931: “Ông Thiếu Sơn nhè tôi mà phê bình trước hết, chỗ đó có phải lý. Tôi – Phan Khôi – có đáng là người đem ra mà phê bình không, ấy lại riêng một vấn đề. Nhưng ông Thiếu Sơn bắt đầu từ tôi, có lẽ ông chỉ tin tôi là người chịu được cho kẻ khác phê bình, là đối tượng tiện cho ông dùng trước khi dùng, chớ ông không hỏi đến đáng cùng không đáng. Mà quả thật thế, tôi chịu được. Nếu trong cơ thể tôi có cái gì có thể thêm được sự tri thức cho khoa học thì tôi tình nguyện nằm yên trên bàn mổ xẻ cho ông bác sĩ chuyên khoa giải phẫu, làm gì đó thì làm”.
Sức nóng truyền thông và độ nguội văn chương – Tác giả: Lê Thiếu Nhơn
1,651
Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực Tây Bắc nước ta. Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2021. Sự ghi danh này đã khẳng định, thế giới đánh giá cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người Thái ở vùng Tây Bắc nói riêng. Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người Thái ở Việt Nam sinh sống trải dài từ vùng Tây Bắc từ: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình, đến miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Với người Thái ở Tây Bắc, hiện Xòe là một loại hình múa dân gian phổ biến trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của tộc người này. Xòe gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái. Người Thái Xòe trong các lễ hội mùa xuân, trong lễ xên bản, xên mường, Xòe trong lễ mừng mùa của cộng đồng, trong lễ lên nhà mới, trong đám cưới và Xòe trong các cuộc liên hoan văn nghệ, trong các sự kiện chính trị của các địa phương để giao lưu, kết bạn và kết nối cộng đồng trong những vòng Xòe. Mỗi người khi tham gia vào vòng Xòe đều cảm thấy mình là một phần của cộng đồng. Sức sống của Xòe Thái đã trở thành một nét đẹp văn hóa, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Xòe là sân chơi giải trí của người dân sau những ngày lao động vất vả, đồng thời là phương tiện giao tiếp kết nối mọi người xích lại gần nhau, dần trở thành nét văn hóa đặc trưng, là “tài sản” của các dân tộc sinh sống trên rẻo cao Tây Bắc. Là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, Xòe Thái mang trong mình những giá trị văn hóa-nhân văn đặc sắc, trở thành phương tiện giao tiếp, kết nối cộng đồng; một tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được tôn vinh và gìn giữ. Những điệu múa Xòe mang đậm chất núi rừng Tây Bắc của những cô gái dân tộc Thái. Khi du lịch đang được đẩy mạnh ở để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại nhiều địa phương vùng Tây Bắc, Xòe Thái trở thành chất xúc tác không thể thiếu để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với địa phương, nhằm tạo ra các sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo, đặc trưng, có sức hút cho du lịch ở các địa phương có Xòe Thái. Những điệu múa Xòe mang đậm chất núi rừng Tây Bắc của những cô gái dân tộc Thái trong trang phục truyền thống đã mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên khi đến Tây Bắc. Ngày nay, nghệ thuật Xòe đã trở thành một sản phẩm du lịch khi du khách đến với bản làng của người Thái ở Tây Bắc; góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua các dịch vụ du lịch cộng đồng phục vụ du khách tham quan. Theo đó, nhiều địa phương vùng Tây Bắc đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét văn hóa trong nghệ thuật Xòe Thái trong phát triển du lịch. Cụ thể như tỉnh Sơn La, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Xòe Thái, ngành tiếp tục tham mưu với tỉnh chỉ đạo thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể hiện trạng di sản; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu về “Nghệ thuật Xòe Thái”; phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian và thành viên cộng đồng am hiểu Xòe Thái để trao truyền, thực hành, xuất bản các tài liệu, trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về nghệ thuật Xòe Thái. Đặc biệt là việc đưa Xòe Thái trở thành điểm nhấn cho các điểm đến, phục vụ du lịch cộng đồng, tạo không khí sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước. Còn tại tỉnh Lai Châu, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu cho biết: Để di sản nghệ thuật Xòe Thái tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị trong đời sống xã hội, tỉnh Lai Châu tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật Xòe Thái. Tỉnh cũng thực hiện hiệu quả các chương trình, nghị quyết, đề án về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch; xây dựng, duy trì hoạt động các đội văn nghệ truyền thống, các câu lạc bộ sinh hoạt nghệ thuật Xòe Thái trong cộng đồng gắn với phát triển du lịch của địa phương. Để nghệ thuật Xòe Thái tiếp tục được bảo tồn, lan tỏa, phát huy giá trị, tỉnh Lai Châu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chỉ đạo, định hướng cụ thể trong công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật Xòe Thái để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu, cam kết.
Xòe Thái – loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của khu vực Tây Bắc tổ quốc
991
80 năm trước, nhà thơ, nhà báo, nhà viết kịch Thế Lữ viết truyện trinh thám “Lê Phong” (*) sau khi chia tay Tự Lực văn đoàn. Phải chăng ông muốn gửi gắm vào đó những phẩm chất cần thiết của một phóng viên mê say nghề nghiệp? Lê Phong là nhà báo nổi tiếng của chuyên mục điều tra trên một tờ báo hư cấu mang tên Thời Thế với nhiều phẩm chất khác thường. 1. Truyện phóng viên trinh thám (hay điều tra) “Lê Phong” không dài, chỉ độ 100 trang in khổ 21×23 cm, được chia ra nhiều phân đoạn, mỗi đoạn chỉ khoảng 8 – 10 trang in, dài nhất là 16 trang. Chuyện kể về vai trò một phóng viên điều tra vụ án giết người ở Phủ Lạng Thương cách nay một thế kỷ. Vụ việc tuy gọi là bí hiểm nhưng nay coi lại thấy cũng bình thường, nên không cần kể lại. Chi tiết đáng lưu ý là bên cạnh việc điều tra về một cái chết diễn ra trong đêm hôm, ngoài những thủ tục nhiêu khê vốn có ở pháp đường thì vai trò điều tra riêng của một nhà báo có trách nhiệm như Lê Phong đã mang lại kết quả nhanh chóng. Chính kẻ thủ ác cũng cho rằng khó mà phanh phui ra nên cứ nhởn nhơ… Thế Lữ – với trải nghiệm là cậu bé có nhiều năm sống xa mẹ ở miền núi và kỹ năng của một cây bút lão làng – đã dẫn dắt câu chuyện khá mạch lạc, nhiều chi tiết hấp dẫn khiến người đọc thời bấy giờ say mê. Tuy vậy, có lẽ chủ đích của tác giả, như đã nói ở trên, là thông qua một vụ án, thông qua câu chuyện thể loại “đường rừng” và cả các tuyến nhân vật đa văn hóa – gồm người Việt, các quan Tây, người gốc Hoa – ông muốn chú trọng về những phẩm chất mà một phóng viên cần có trong bối cảnh nền báo chí quốc ngữ còn manh nha những năm 1930-1940. Nhà văn Thế Lữ và tác phẩm “Lê Phong”. 2- Lê Phong đã xộc vào tòa báo Thời Thế, chủ động gặp chủ bút để trình bày việc muốn trở thành phóng viên. Bị tránh mặt rồi bị từ chối rất nặng lời (tòa báo không phải mở cửa cho mọi người, trang 14), anh không từ bỏ ý định chỉ làm việc cho tờ báo ấy và yêu cầu cứ dùng thử thì sẽ biết… Khi thấy tòa soạn cần bài gấp – vì bị kiểm duyệt phải bỏ bài vào giờ chót, Lê Phong xuất hiện và xin vào viết thử, nào ngờ bài viết được duyệt in. Chủ bút lại cử anh đi xa ngay để điều tra một vụ án thuốc phiện. Mới vào nghề, không có máy ảnh, Lê Phong ký họa những kẻ buôn thuốc phiện bị bắt. Thế là bài viết hấp dẫn với ký họa lạ và sinh động. Và, Lê Phong được nhận việc. Lê Phong “có cái nhìn tinh tế, tỉ mỉ và cách làm việc khác thường”. Cái nhìn tinh tế giúp anh suy luận hợp lý, phán đoán tình huống bất ngờ mà người thường hay phóng viên tồi không có kỹ năng ấy. Chỉ một cái tàn thuốc lá và mớ lá dâm bụt bị bứt xé gần đó, Lê Phong đã đoán ra một đôi nhân tình vừa rời đi. Chỉ một anh cò nhà in bị các vết bùn dính vào áo sau trận mưa, Lê Phong đã suy đoán người ấy đi từ đâu đến tòa soạn. Từ vài vết mực in trong phòng làm việc, trên tờ lịch trong phòng chủ bút, Lê Phong đã tìm ra thủ phạm ăn cắp tiền của báo… Thú vị nhất là quan sát phóng viên Lê Phong làm việc. Báo nào in bài trước báo Thời Thế của Lê Phong đều khiến anh bực tức và tự sỉ vả mình. Anh phải đi ngay đến hiện trường, điều tra lại và phải viết hay hơn họ. Lê Phong ra phố, đóng nhiều vai với trang phục khác nhau, lời ăn tiếng nói khác nhau. Anh quen biết nhiều giới, từ cảnh sát đến trẻ bán báo, bán quà vặt, từ phu xe đến kẻ gác sòng bạc… “Điều tôi kiêng kỵ nhất là không để họ biết mình làm báo bao giờ. Họ là nguồn tin rất nhanh, giao tiếp với họ có ích không biết là chừng nào…” (trang 32-33). Lê Phong từng len lỏi vào các động hút, sòng bạc, hàng cơm bình dân. Anh từng bị anh phu xe say rượu gây chuyện; từng bỏ ra nửa tháng mặc quần áo dính dầu, lăn lộn với giới thợ thuyền để viết phóng sự về họ. “Mỗi lần được cử đi xa làm phóng sự điều tra dài, thì Lê Phong sung sướng như con cá gặp nước và trịnh trọng như một chiến sĩ sắp ra trận” (trang 34). Nhưng nghe lời chúc “thượng lộ bình an” thì Lê Phong không đồng tình. “Một phóng viên mà thượng lộ bình an là phóng viên không may…Tôi thích các anh chúc cho gặp toàn chuyện không may, những khó khăn rắc rối, bị bắt cóc nữa thì càng hay…” (trang 35). Khi điều tra vụ án giết người, Lê Phong bất ngờ gặp cơ hội, rồi dùng tiếng Pháp thuyết phục cảnh sát và bác sĩ để đi theo. Lúc bị từ chối, anh bu theo sau xe của họ để đến nơi. Anh nhờ cả những đứa bé chuyển thông tin. Anh vừa ngồi tàu xe vừa viết để tin bài mình được chuyển in và tới bạn đọc sớm nhất. Anh nhịn đói vượt rừng trong 15 ngày đi tìm dấu vết những kẻ buôn lậu súng và thuốc phiện. “Chịu chừng ấy khổ đau mà mang về chừng này tài liệu (cho bổn báo) thì cũng hạnh phúc lắm rồi!”. Anh đọc được chữ Nho nên biết được chiếc dao gây án là của ai… Nói chung, phóng viên giỏi phải biết một – hai ngoại ngữ! 3 – Sau 30 năm làm báo chuyên nghiệp, tôi từng chứng kiến các phóng viên xin vào làm ở những đội “móc cống” trong đơn vị vệ sinh môi trường, xin làm việc trong đội vệ sinh ở các bệnh viện, tham gia làm cửu vạn gùi hàng qua biên giới hay thâm nhập làm công ở bãi vàng lậu để có các phóng sự xúc động đến chảy nước mắt. Vì thế, tôi lại càng hiểu hơn về Thế Lữ. Thế Lữ mượn lời Lê Phong để nói: Nếu anh không cảm động, không hồi hộp, không ứa nước mắt khi viết thì làm sao bạn đọc của anh cảm động? Trước mắt mình, trước trang báo, anh phải luôn nghĩ đến bạn đọc… Những lời ấy, Thế Lữ viết ra từ năm 1942, nghĩa là cách nay đến 80 năm, thông qua một nhà báo có tên Lê Phong. Nếu không phải là những lời tim gan của ông dành cho nghề báo nước nhà thì là gì? Đọc lại người xưa và soi rọi lại thế giới hôm nay cũng là công việc không vô ích của mọi nhà báo vậy! —————— (*) Lê Phong, Thế Lữ, NXB Đời Nay, Hà Nội, 1942
Phóng viên Lê Phong, ông là ai? – Tác giả: Trương Điện Thắng
1,229
Vì lý lịch có vấn đề nên không được làm quan nhưng ở tuổi 20, Cử Trị vẫn sáng giá trên đất Nam Kỳ, thu hút và quy tụ được những sĩ phu danh tài lúc đương thời. Phan Văn Trị chào đời vào năm 1830 ở thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, trấn Vĩnh Thạnh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm , tỉnh Bến Tre ). 17 tuổi, họ Phan rời quê hương đến trọ học ở làng Hạnh Thông Tây, Gia Định (nay là quận Gò Vấp, TP HCM). 19 tuổi, dự khoa thi Hương năm Kỷ Dậu, niên hiệu Tự Đức thứ ba (1849), đỗ cử nhân. Vì thế, thường được gọi là “Cử Trị”. Du khách thăm viếng tại Di tích quốc gia Mộ nhà thơ Phan Văn Trị ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.(Ảnh: CA LINH). Học vị cử nhân ở Nam Kỳ thời ấy là một của báu, dễ dàng nhờ vào đó mà làm quan. Nhưng với Cử Trị thì vì “lý lịch có vấn đề” (cha là Phan Văn Tấn, đã làm quan đến chức Khâm Sai Chưởng tiền dinh Đô thống chế nhưng bị triều đình nhà Nguyễn phạt tội: 9 đời không được làm quan) nên phải sinh sống đạm bạc bằng nghề dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An). Tuy nhiên, vì tài học và tài thơ văn, sang đến đầu tuổi 20, ở vào đầu thập niên 50 của thế kỷ XIX, Cử Trị vẫn là một tên tuổi sáng giá trên đất Nam Kỳ , có sức thu hút và quy tụ được quanh mình những sĩ phu danh tài lúc đương thời: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa… cả nhân vật Tôn Thọ Tường nữa, trong Hội thơ “Bạch Mai thi xã”, xướng họa thi ca có tiếng vang, cho đến cuối thập niên 50. Khi người Pháp đến xâm lược, đánh và chiếm đất Gia Định, “Bạch Mai thi xã” thất tán, trong phong trào “Tỵ địa” (bỏ đất bị chiếm cứ, không chung sống với bọn xâm lược và tay sai, đi tìm đất sống ở nơi khác), Phan Văn Trị di cư sang Vĩnh Long, rồi về Cần Thơ, tiếp tục sống bằng nghề dạy học, bốc thuốc, làm thơ và làm thơ chiến đấu, đặc biệt là chiến đấu với Tôn Thọ Tường (từng cùng Hội thơ Bạch Mai trước đấy nhưng giờ thì đã theo và làm tay sai cho Pháp). Đức độ cùng tài năng làm thơ chiến đấu ở tuổi 30 của Phan Văn Trị được nhiều người cảm phục và đã chinh phục được cả một cai tổng ở đất Định Bảo là Lê Quang Chiều. Ông này chẳng những cùng Phan Văn Trị bút chiến với Tôn Thọ Tường mà còn chia đất, làm nhà ở cho họ Phan và gả cả người em gái (tên Đinh Thị Thanh) con cô con cậu cho, trước khi đứng ra làm sách “Quốc âm thi hiệp tuyển” (1903) – sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm của họ Phan. Trong thập niên thứ 6 và nửa đầu thập niên thứ 7 của thế kỷ XIX, tuổi 30 “Tam thập nhi lập” và 40 “Tứ thập nhi bất hoặc” của Phan Văn Trị đã trôi qua trong căn nhà tranh mái lá sơ sài tại làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo (nay thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Vợ chồng ông sinh hạ hai trai, hai gái. Dù cuộc sống không mấy dư dả từ học phí do các môn sinh đóng góp và tiền thuốc từ các bệnh nhân đến nhờ cậy và cả từ tiền công giã gạo mướn của vợ nhưng hết sức sôi động với những bài thơ chiến đấu, làm nên sự nghiệp văn chương lừng lẫy của Cử Trị. Những công phu thu thập các tác phẩm của Phan Văn Trị từ đầu thế kỷ XX đã cho kết quả là có đến hơn 100 bài thơ, được tính là do họ Phan sáng tác. Tuy nhiên, những thẩm định văn bản học đã chỉ đưa ra một danh mục 45 bài, chắc chắn là của Cử Trị mà thôi và gồm 3 mảng là: Thơ vịnh vật, 19 bài: “Hột lúa”, “Con mèo”, “Cá thia lia” (2 bài), “Cối xay”, “Con cóc”, “Thú đi câu”, “Câu cá”, “Thợ may”, “Quán nước”, “Chùa hư”, “Cào cào”, “Con rận”, “Kiến hôi cắn kiến vàng”, “Con muỗi”, “Con cua, “Ông Táo”… Thơ tức cảnh – cảm hoài, 13 bài: “Mất Vĩnh Long”, “Cám cảnh An Giang”, “Cảm hoài” (10 bài), “Câu đối điếu Cai tổng Vĩnh”. Thơ bút chiến, 13 bài: Họa “Tự thuật” (của Tôn Thọ Tường) 10 bài, “Tôn Phu nhân quy Thục”, “Từ Thứ quy Tào”, “Hát bội”. Cùng những tác phẩm này còn một số bài tồn nghi: “Làm khi đỗ cử nhân”, “Cảm thuật”, “Đồn lính trong làng”, “Than thời sự” (2 bài), “Vịnh Kiều”, “Gia Định thất thủ phú”… Tất cả những bài thơ này đều được viết bằng chữ Nôm. Điều này chứng tỏ: Cùng theo trào lưu dùng chữ Nôm để sáng tác thi ca lúc đương thời nhưng Phan Văn Trị còn rất chú ý đến đối tượng hưởng thụ tác phẩm văn chương của mình, vốn là những người “Nam Kỳ bình dân” và có tinh thần dân tộc rất cao, yêu nước mãnh liệt và trọng nghĩa khí cực kỳ. Cũng còn chứng tỏ nữa: Mặc dù chính là người được triều đình Huế – qua khoa cử – lựa chọn nhưng dứt khoát đứng về phía dân, theo quan điểm và thái độ của nhân dân – một khi có tình trạng phân hóa, sai biệt, giữa triều đình và nhân dân – thì đó là Cử Trị! Mấy câu trong bài thơ vào lúc triều đình Huế để mất tỉnh Vĩnh Long của Phan Văn Trị rất điển hình cho thái độ này: Đối với triều đình mà còn như thế, thì đối với những kẻ phản quốc hại dân mà đi theo giặc, tất nhiên là phải quyết liệt đến mức như thế nào! Đó là trường hợp đối với Tôn Thọ Tường – một cây bút cũng là cự phách về mặt đặt câu lựa chữ lúc đương thời. Họ Tôn đã rất uốn éo các khả năng văn chương của mình để giương giương biện hộ cho việc theo địch làm tay sai, trước tiên tung ra một lúc 10 bài thơ Nôm lấy tên là “Tự thuật”, theo thể liên hoàn thủ vĩ ngâm. Phan Văn Trị lập tức “họa” lại đủ 10 bài, chan chát, đối xứng, vạch trần những sai trái của họ Tôn, mắng nhiếc bằng những từ ngữ rất nặng nề, gọi Tường là “thằng hoang”, “đứa dại”, “nói vơ”, “mang nhơ”…, khẳng định thái độ đối lập, đứng cao trên chính nghĩa của mình: “Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ Lòng ta sắt đá, há lung lay”! Trước một Phan Văn Trị như thế, Tôn Thọ Tường vuốt mặt không kịp, phải lùi một bước, xuống giọng, mượn chuyện Tôn phu nhân trong sách “Tam Quốc” để giải trình mình buộc phải hợp tác với Pháp ra làm sao! Nhưng Phan Văn Trị vẫn kiên quyết truy kích đến cùng bằng những lời lẽ uyển chuyển và uyên bác, bài họa “Tôn phu nhân quy Thục” của họ Phan là một mẫu mực cho thơ xướng họa, thể hiện ở đỉnh cao về cái trí, cái tâm, cái đạo của một tác gia tiêu biểu hàng đầu trong nền văn học “Nam Kỳ kháng Pháp” hồi giữa thế kỷ XIX. Điều này chẳng những khiến những kẻ như Tôn Thọ Tường phải cúi đầu mà còn – một lần nữa – quy tụ, tập hợp được quanh mình những cây bút tài danh chân chính – như Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, Lê Quang Chiều… – khi họ cùng họ Phan lên tiếng, cất lời, phê phán Tôn Thọ Tường bằng việc – mỗi người cũng 10 bài – “họa” thơ “Tự thuật”, làm nên cả một diễn đàn thi ca yêu nước chống giặc mạnh mẽ lúc đương thời. Nhiều tài liệu hiện nói Phan Văn Trị mất ngày 16-5 năm Canh Tuất, tức 22-6-1910 dương lịch, thọ 80 tuổi. Nhưng, như thế thì Phan Văn Trị phải biết đến công trình “Quốc âm thi hiệp tuyển” của Lê Quang Chiều, sưu tập thi ca của chính họ Phan, xuất bản từ năm 1903, trước đấy. Tuy nhiên, không có một dấu hiệu nào về việc này. Trường THCS Phan Văn Trị và đường Phan Văn Trị(ảnh dưới) ở quận Gò Vấp, TP HCM .(Ảnh: TẤN THẠNH). Một tín hiệu bàng thính khác: Bà vợ Đinh Thị Thanh của họ Phan, sinh năm 1835, được ghi nhận là sau khi ông mất đã tục huyền, tái giá cùng một người cũng làm nghề giã gạo mướn, tên Trụ. Vậy, nếu đúng là Phan Văn Trị mất vào năm 1910 thì bà Thanh tái giá ở tuổi đã ngoại 75 sao? Trong khi đó, sách “Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” của Nguyễn Liên Phong, xuất bản năm 1909, sau những câu thơ mô tả chân dung và hành trạng của Phan Văn Trị lúc cuối đời, đã hạ một câu rành rẽ: “Đã lâu về cõi âm minh xa miền”. Tức là Cử Trị mất trước năm 1909 “đã lâu” rồi! Cuối cùng, được biết Tôn Thọ Tường chết vào năm 1875, lại có bài “Khóc đầu Hạng Võ”, được cho là bài thơ khóc Phan Văn Trị. Như vậy, họ Phan chắc chắn là đã mất trước năm 1875. Mất vào lúc mà cả đất nước cũng như gia đình đều rối bời những gian khó, cho nên nơi để lại thân xác của Phan Văn Trị lúc đầu cũng khá sơ sài, đạm bạc như cuộc đời của ông. Cho đến năm 1942, khi hai nhà văn Kiều Thanh Quế và Lê Thọ Xuân tìm đường về thăm thì vẫn thấy “không có bia, không tam cấp đá, không có gò đất đắp vun lên” như các vị đã viết trên Tạp chí Tri Tân số 75. Nhưng từ sau năm 1975, đặc biệt là vào năm 2005, tình hình đã thay đổi hẳn. Mộ của Phan Văn Trị đã được đặt lại vào một khu tưởng niệm (ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) khang trang, bề thế, diện tích hơn 2.000 m2, có nhà hương khói, nhà trưng bày, tượng đài, cây kiểng… và đặc biệt là tấm bia đá tượng hình cuốn sách khổng lồ, khắc trình 4 bài thơ tiêu biểu của tác giả họ Phan (là: “Mất Vĩnh Long”, “Hột lúa”, Họa thơ “Tự thuật” thứ nhất, “Cá thia lia”), đặt giữa những đá thơ, lưu bút các tác phẩm khác. Ở trên cao xanh, nơi cùng quy tụ những người hiền tài đã làm hoa cho đất phương Nam – Xứ Đàng Trong – Nam Kỳ lục tỉnh, thời Mở Đất và Giữ Đất, hẳn bây giờ, nhà thơ – chiến sĩ hồi giữa thế kỷ XIX Phan Văn Trị cũng cảm thấy hài lòng.
Phan Văn Trị – Cây bút chiến đấu sáng rực đất Nam Kỳ – Tác giả: Nhà sử học Lê Văn Lan
1,854
Trong hình ảnh đặc biệt được chụp bởi tàu Juno của NASA, một đốm sáng xanh kỳ lạ lóe lên giữa biển mây của Sao Mộc – một trong những hành tinh có thể nhìn rõ ràng nhất từ Trái Đất. Juno là tàu thám hiểm Sao Mộc của NASA. Nhiệm vụ kéo dài từ năm 2016 của nó đã lần lượt hé lộ nhiều điều bất ngờ, khiến NASA từng tuyên bố hành tinh tưởng chừng rất hoang dã và khác xa Trái Đất này có thể vẫn ẩn chứa một “dạng sống kỳ lạ”. Sau những phát hiện ngoạn mục về nước và rất nhiều phân tử giống Trái Đất, đốm sáng màu xanh lục bí ẩn trong bức ảnh chụp Sao Mộc tiếp tục cho thấy hành tinh này có điểm tương đồng Trái Đất. Theo tờ Space , NASA khẳng định đốm sáng màu xanh lục là một tia sét được hình thành cùng kiểu với sét trên Trái Đất. Ánh sáng xanh bí ẩn mà tàu Juno ghi nhận được xác định là một tia sét được tạo ra cùng một cách với sét trên Trái Đất – Ảnh: NASA. “Trên Trái Đất, tia sét bắt nguồn từ các đám mây nước và xảy ra thường xuyên nhất ở đường xích đạo. Trong khi đó, ở Sao Mộc, sét cũng có khả năng xảy ra trong các đám mây chứa dung dịch nước – amoniac được nhìn thấy thường xuyên nhất ở các cực” – các quan chức NASA giải thích. Khám phá này góp phần vào chuỗi những phát hiện làm thay đổi quan điểm của NASA về bầu khí quyển bên dưới biển mây cuồn cuộn nhìn thấy từ bên trên. Nó cho thấy một lớp thời tiết khí quyển khác, nằm sâu bên dưới, sở hữu dấu vết của các nguyên tố nặng. Tia sét xanh không chỉ thú vị vì nó chỉ ra thêm một điểm tương đồng giữa hành tinh này với Trái Đất mà còn vì một số nghiên cứu gần đây cho rằng tia sét có vai trò rất quan trọng trong việc một hành tinh sinh ra sự sống. Đáng chú ý, Sao Mộc còn hấp dẫn các nhà khoa học bởi những mặt trăng khổng lồ quay quanh nó, trong đó nổi tiếng nhất là Europa – nơi sẽ chào đón tàu săn sự sống Europa Clipper của NASA, dự kiến được phóng cuối năm 2024.
Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh ‘có thể có dạng sống kỳ lạ’
398
Cuốn sách "Con chỉ cần một ngôi trường nhỏ". Đó là tựa đề của cuốn sách của tác giả Hoàng Liên vừa được NXB Kim Đồng phát hành, viết dựa trên ‘nhật ký’ của một cậu bé trượt kỳ thi vượt cấp tiểu học của một ngôi trường danh tiếng. Sự thực thì con của bạn cần một ngôi trường như thế nào? Bạn có bao giờ hỏi chúng chưa? Nhưng dù bạn có hỏi thì chúng cũng còn quá nhỏ để có thể trả lời, kể cả một số đứa đã học đến lớp 8, lớp 9, hay thậm chí lớp 11, 12; nói gì đến những đứa bé tí, còn chưa học xong tiểu học hay thậm chí còn đang ở “lớp lớn” của hệ mầm non! Bởi thế, ngôi trường của con bạn học đương nhiên là ngôi trường do bạn chọn. Bạn sẽ căn cứ vào rất nhiều thứ của bản thân để lựa chọn và nhân danh cả “những điều tốt nhất cho con cái”. Cuốn sách Con chỉ cần một ngôi trường nhỏ của tác giả Hoàng Liên phù hợp cho những ai đang mất ăn mất, ngủ lo cho con vào ngôi trường danh giá nào đó. Không phải bí quyết thi cử, đỗ đạt mà là những câu chuyện nhỏ phía sau cánh cổng trường khó vào ấy… Đúng mộng, vỡ mộng hay tỉnh mộng đều tùy thuộc vào quan điểm của mỗi phụ huynh. Tác giả nhận ra rằng, bản thân mình không thể khuyên bảo được ai, kể cả người nhà của mình hay con cái mình, trong việc chọn trường hay việc học hành, nên đành sử dụng thể loại nhang nhác nhật ký và bút pháp giễu nhại để trình bày một hiện thực – như nó đang xảy ra. Gần 130 trang với 17 chương, cuốn sách Con chỉ cần một ngôi trường nhỏ là những tình huống mà trẻ con hay phụ huynh đọc đều phải… mếu máo cười. Bởi đó là những cú va đập lung tung với trường, lớp, với cả một thiết chế giáo dục của cậu bé Rán. Đó là một cậu bé vừa ngây thơ, lại vừa “ấm a ấm ớ”, “một mình một kiểu” chẳng chịu theo quy tắc nào. Chú bé sẽ phải làm sao khi không vượt qua được kỳ thi vượt cấp tiểu học ở một ngôi trường danh tiếng? Một mùa tuyển sinh các trường từ mầm non đến đại học, nhất là các lớp đầu cấp đang rầm rập đến gần. Các phụ huynh, thay vì lao vào các trường chuyên, trường điểm, trường danh giá, có lẽ nên dừng lại đôi chút để xem việc dạy và học ở đó như thế nào? Vào “ngôi biệt thự giáo dục” đó đã không dễ, nhưng thoát ra khỏi đó để trở về với “túp lều tranh” trường làng cũng có dễ không? Hay là cứ “đâm lao rồi phải theo lao”?
‘Con chỉ cần một ngôi trường nhỏ’
484
Ngày 19/6, Nhà sản xuất HKFilm, CJ HK Entertainment và SATE đã chính thức công bố những thông tin đầu tiên về dự án phim điện ảnh ‘Ngày xưa có một chuyện tình’. Đây là bộ phim được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh , xuất bản lần đầu tiên vào năm 2016 và tái bản đến hơn 10 lần với các phiên bản bìa sách khác nhau cho đến nay. Tác phẩm nhận nhiều đánh giá tích cực cùng sự yêu mến từ độc giả trên khắp cả nước nhờ câu chuyện nhẹ nhàng, lãng mạn mà thấm đẫm suy ngẫm về tình yêu và sự trưởng thành. “Ngày xưa có một chuyện tình” xoay quanh câu chuyện tình bạn, tình yêu giữa hai chàng trai và một cô gái từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, phải đối mặt với những thử thách của số phận. Bộ ba Phúc, Vinh, Miền đã cùng yêu, cùng bỡ ngỡ bước vào đời, va vấp và vượt qua. “Ngày xưa có một chuyện tình” cũng thú vị, độc đáo nhờ cách kể qua các góc nhìn của từng nhân vật thay vì một người duy nhất, để độc giả đồng cảm hơn với câu chuyện. Đây không chỉ là cuốn sách về thời thơ ấu và niên thiếu mà còn phản chiếu trải nghiệm tình yêu của những người trưởng thành. Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, khán giả ở những độ tuổi khác nhau đều có thể nhìn thấy câu chuyện của mình, được gợi nhắc một phần tuổi trẻ tươi đẹp và được an ủi bởi nỗi giằng xé, nuối tiếc khi trưởng thành từ nhân vật trong phim. Những thước phim sẽ vừa thơ, vừa thực, lãng mạn nhưng cũng thật dữ dội như chính thời thanh xuân của mỗi người. Đồng hành cùng nhà sản xuất trong dự án “Ngày xưa có một chuyện tình” là đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Được biết đến là một đạo diễn trẻ tài năng, từng thực hiện “Thưa mẹ con đi” (2019) và “Bằng chứng vô hình” (2020) cùng loạt phim tài liệu và phim ngắn, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh ghi dấu ấn bởi cách kể chuyện riêng biệt, khéo léo lồng ghép nghệ thuật, cài cắm dụng ý trong những điều gần gũi nhất. Trở lại cùng dự án mới “Ngày xưa có một chuyện tình”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chia sẻ: “”Ngày xưa có một chuyện tình” mang phong vị rất riêng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tiếp xúc với một phần các tác phẩm của ông, tôi nhận thấy bên cạnh khai thác tinh tế những rung động ở tuổi cập kê, “Ngày xưa có một chuyện tình” còn khai thác sâu sắc những lựa chọn và sự trưởng thành trong tình yêu. Đây là câu chuyện rất đỗi dịu dàng nhưng cũng thật dữ dội và có lẽ là tác phẩm đầu tiên mà nhà văn miêu tả nhân vật trong khoảnh khắc gần gũi một cách gợi cảm đến vậy”. “Mắt biếc”… ….và “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là những bộ phim chuyển thể thành công từ truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Trước dự án điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình”, một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim từng gây tiếng vang lớn như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (2015), “Cô gái đến từ hôm qua” (2017), “Mắt biếc” (2019). Nhưng đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cho biết, thay vì cảm thấy áp lực, anh hào hứng nhiều hơn về bộ phim tiếp theo trong sự nghiệp: “Tôi nghĩ mỗi đạo diễn khi tiếp nhận kịch bản đều có những lựa chọn riêng và cách xử lý dựa trên nền tác phẩm gốc. Tôi tự tin mình sẽ mang đến những cảm giác, không khí mới, một trải nghiệm điện ảnh thật sự đặc biệt trong lần chuyển thể này”. Nhân dịp công bố dự án “Ngày xưa có một chuyện tình”, nhà sản xuất và đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh cũng tổ chức buổi tuyển chọn để tìm kiếm những diễn viên phù hợp. Sự xuất hiện của những gương mặt trẻ cùng diễn xuất mới mẻ, cách cảm nhận nhân vật và câu chuyện từ mỗi cá nhân tiềm năng sẽ góp phần đem đến làn gió mới cho “Ngày xưa có một chuyện tình”./.
‘Ngày xưa có một chuyện tình’ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ lên phim điện ảnh
746
Không chỉ được bạn đọc trong nước yêu thích, tác phẩm truyện tranh Mùa hè bất tận (ra mắt năm 2021) của tác giả Lâm Hoàng Trúc đã được NXB Toshokan (Italy) mua bản quyền và lên kệ vào tháng 5 vừa qua. Đây thực sự là tin vui cho những người làm truyện tranh ở Việt Nam. Tác giả dự án truyện tranh Sơn, Goal! Baba Tamio giao lưu với bạn đọc tại Đường sách TPHCM. Mùa hè bất tận (Du Bút và NXB Thanh niên) là tác phẩm truyện tranh hiếm hoi khai thác về lứa tuổi học trò. Bằng nét vẽ tinh tế, tác giả Lâm Hoàng Trúc đã tái hiện một không gian trường lớp và gia đình hết sức gần gũi của Việt Nam với hình ảnh cây phượng, sân trường, hay con hẻm nhỏ lộn xộn mà yên tĩnh giữa trưa hè. Trước khi bán được bản quyền cho NXB Toshokan, Mùa hè bất tận đã phát hành được 7.000 cuốn và hiện đang được Du Bút chuẩn bị tái bản. Trước tác phẩm của Lâm Hoàng Trúc, vào tháng 12-2022, bộ truyện Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm (Comicola và NXB Dân trí) của tác giả Hoàng Tường Vy đã thắng giải đồng tại Cuộc thi Truyện tranh quốc tế Nhật Bản lần thứ 16. Đây là tác phẩm thứ 3 do Comicola phát hành nhận được giải thưởng này, sau 2 giải bạc năm 2016 và 2017 với 2 tác phẩm Long thần tướng và Địa ngục môn . Một dấu mốc quan trọng đối với ngành truyện tranh trong nước là sự hợp tác giữa NXB Kim Đồng và NXB Kadokawa (Nhật Bản) với dự án truyện tranh Sơn, Goal! Tác phẩm lấy đề tài về “môn thể thao vua” tại Việt Nam, được xây dựng kịch bản và bối cảnh tại Việt Nam với sự tham gia của đội ngũ sản xuất đến từ Nhật Bản và cả Việt Nam. Chỉ chưa đầy một năm ra mắt, tập 1 của dự án truyện tranh Sơn, Goal! đã nhanh chóng chạm tới con số 20.000 bản. Tập 2 cũng vừa được ra mắt tại Đường sách TPHCM vào tháng trước. Quan sát thị trường truyện tranh Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy những bước chuyển mình đầy khởi sắc và đáng để chờ đợi. Ngoài sự tham gia ngày càng đông của các tác giả trẻ, đề tài trong các tác phẩm truyện tranh cũng đa dạng và phong phú hơn. Đặc biệt là nét vẽ của các họa sĩ (nhiều trường hợp vừa là tác giả vừa là họa sĩ) tinh xảo, không thua kém họa sĩ nước ngoài. Có thể kể đến Lâm Hoàng Trúc với Mùa hè bất tận, Đường hoa ; Phan với loạt truyện: Xứ Mèo, Thị trấn hoa mười giờ (đã xuất bản 3 tập, năm 2023 ra mắt tập 4), Về nơi có nhiều cánh đồng; Lê Thư, từng đạt giải B Giải Sách Quốc gia năm 2018 vừa ra mắt Gửi em, một trong những tác phẩm truyện tranh hiếm hoi dành cho độc giả tuổi trưởng thành… Và đặc biệt, yếu tố lịch sử cũng được nhiều tác giả và đơn vị chú trọng khai thác như các tác phẩm Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm, Long Thần Tướng, Vạn nhân ký … Trưng bày tác phẩm truyện tranh từ các tác giả trẻ tại Đường sách TPHCM. Còn sớm để kỳ vọng về một ngành công nghiệp trong tương lai, nhưng theo những người trong ngành, cơ hội dành cho truyện tranh Việt Nam hiện nay là không ít. Ông Lê Thắng, Viện trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam, cho biết, hiện nay truyện tranh của Nhật Bản đang bão hòa. “Trong một thị trường có quá nhiều tác phẩm, quá nhiều tên tuổi và quá nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, các tác giả mới có một nghịch lý – để có được một bộ truyện hay phải làm dần dần mới có sự hay dần. Vấn đề là ở thị trường bên đó không có chỗ cho hay dần mà phải là hay lập tức mới được chú ý”, ông Lê Thắng nói. Ngược lại, ở Việt Nam, thị trường truyện tranh vẫn như bãi đất trống, còn nhiều chỗ để “cắm dùi”, mức độ cạnh tranh chưa cao. Đây chính là cơ hội cho các tác giả trong nước. Ông Lê Thằng bày tỏ: “Hiện tại, công chúng của Việt Nam rất đông, dù có thể họ đang đọc truyện tranh nước ngoài nhiều hơn. Mức độ cạnh tranh trong nước dường như là không, vấn đề là mình có làm ra được một tác phẩm đủ tiêu chuẩn xuất bản hay không mà thôi”. Đồng quan điểm, anh Trần Duy Nguyễn, Giám đốc Công ty Du Bút, cho biết: “Thị trường truyện tranh Việt vẫn còn nhỏ. Một bản manga thường in từ 10.000-15.000 cuốn, trong khi truyện tranh Việt Nam rất e dè, chỉ từ 1.000-2.000 cuốn cho một lần in. Nếu xét về tiềm năng độc giả thì rất còn nhiều, chủ yếu là người ta có đủ bao dung để ủng hộ truyện tranh Việt Nam hay không. Bởi nói gì thì nói, truyện tranh Việt hiện vẫn còn nhiều hạn chế, khó mà so sánh được với nước ngoài”. Ngoài ra, thêm một cơ hội nữa cho truyện tranh Việt chính là việc trở thành chất liệu cho các bộ phim. Thực tế đã có bộ phim Trạng Tí phiêu lưu ký, chuyển thể từ bộ truyện Thần đồng Đất Việt ra rạp và sắp tới là phim hoạt hình Con thỏ , chuyển thể từ bộ truyện Thỏ bảy màu . Cùng với đó, bộ truyện Long Thần Tướng hiện cũng đã lọt vào “mắt xanh” nhà đầu tư của bộ phim Lê Nhật Lan… Theo anh Trần Duy Nguyễn, việc đầu tư kinh phí cho một tác phẩm truyện tranh quá nhỏ so với kinh phí cho một bộ phim. Chính vì vậy, các nhà đầu tư sẵn sàng đặt hàng làm truyện tranh theo ý của họ. “Dùng truyện để kêu gọi đầu tư sẽ dễ dàng hơn so với cầm một tập kịch bản thuần chữ. Truyện tranh không phải mục đích chính của nhà đầu tư, mà nó chỉ là bước đệm, yếu tố cộng thêm. Dự án phim có thành công hay không thì chưa thể biết, nhưng việc tìm đến truyện tranh là xu hướng có thể thấy được hiện nay”, anh Trần Duy Nguyễn cho biết. “Nhìn vào ngành công nghiệp truyện tranh của Nhật Bản, Hàn Quốc, rõ ràng ngành sáng tác nói chung và truyện tranh nói riêng được đầu tư rất lớn, đặc biệt là từ góc độ nhà nước. Nhờ đó mới tạo ra được hệ sinh thái giúp những họa sĩ, tác giả yên tâm dấn thân. Ở Việt Nam, thậm chí truyện tranh vẫn còn phải đối mặt với định kiến, chưa được coi trọng, chưa thấy được lợi nhuận và sự nghiêm túc của nó”. Viện trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam LÊ THẮNG
Truyện tranh Việt: Cơ hội vẫn đang mở – Tác giả: Hồ Sơn
1,167
Nhà thơ Vương Tâm. Tôi không thể hình dung nổi lúc ông ngồi làm thơ thế nào, đầu óc ông mụ mị ra sao, tư thế bình thản hay lo lắng. Tôi cũng không muốn nói nhiều về thơ ông. Bởi thơ ông là con người ông, là cách sống của ông. Chỉ cần tiếp xúc với ông là đọc vị ra tầng lớp thơ ông. Nó không sa đà vào cách tân cách teo khó hiểu, đánh đố bạn đọc. Và có lẽ, lúc ông ngồi viết ra những dòng thơ là lúc ông hồ hởi nhất, đau đớn nhất, vui sướng và tự do nhất. Vương Tâm đã về hưu, nhưng sức lực ông thì không, tâm huyết ông dành cho thơ vẫn căng trào và thơ vẫn chảy ra hằng ngày. Vương Tâm làm nhiều thơ, quá hai phần ba là thơ tình. Không phải loại thơ tình tán gái, cũng chẳng phải loại quá bi lụy, sướt mướt. Những bài thơ ấy, có cái buồn như gió, nỗi nhớ như bão, đủ xoáy vào trái tim người đọc những run rẩy của mùa, xao xác của lá và ngọt ngào của nụ hôn. Vương Tâm từng khóc trong thơ, tiếng khóc ấy vung vãi như những giọt pha-lê-thơ rớt xuống tâm hồn một tình-yêu-trẻ nào đó mà chỉ ông và những người tâm giao của ông hiểu. Ông từng có một Khúc lãng mạn cho tuổi hai mươi – một tập thơ đầy đặn của chủ thể sáng tạo, sống lại tuổi trẻ mình và ngun ngún với những nàng thơ của một thời. Tập thơ khiến những người mến mộ ông cảm thấy được chia sẻ, tất nhiên, ông cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại từ nhiều miền đất nước gọi về. Gia tài thơ Vương Tâm nhiều và phong phú. Nếu ai đó hỏi, tại sao Vương Tâm có thể làm được nhiều thơ như thế, mà không sa vào nhàm chán, thì câu trả lời chắc chắn là: mầm thơ ông được gieo vào nơi màu mỡ, nên gặt được những mùa bội thu. Trong tháng 8 năm 2009, Vương Tâm có trường ca Nhịp cầu mùa thu , cũng được bắc từ những nhịp cầu tình yêu của quá khứ và hiện tại. Nhịp cầu của cái tình riêng và khát vọng chung của đất nước. Nhịp cầu mùa thu gồm 19 chương, cũng là 19 nhịp cầu Long Biên, mỗi chương là một sự kiện lịch sử của quân và dân thủ đô từ năm 1945 đến hiện tại. Nhưng không chỉ có vậy, nhịp cầu của đất nước, của hồn thơ Vương Tâm sẽ không bị giới hạn bởi 19 nhịp, mà nó cứ nối dài mãi, như tình yêu Vương Tâm không bao giờ hết. Tôi có cảm giác, trong Vương Tâm, có một gã rất si tình nào đó đang núp bóng và nhiệm vụ của gã là mỗi ngày chỉ việc nhả thơ. Còn gã thơ tình Vương Tâm thật thì suốt đời lãng tử, yêu con người, yêu thiên nhiên lắm và rất đỗi thánh thiện. Nên vì thơ, Vương Tâm không chỉ nhận được những mùa thơ bội thu, mà còn nhận được những mùa trẻ, mùa đẹp và một hợp âm tình cảm bạn bè vọng lại rất đỗi tuyệt vời. Họ đến với ông chân thành, như ông đến với thơ vậy. Rồi ông còn viết truyện ngắn, tiểu thuyết, như thể cái chất dành cho văn chương của ông tiềm tàng trong người còn nhiều lắm, đủ sức dành cho nhiều lĩnh vực khác nữa, và nếu có thời gian, nó sẽ được chủ nhân tận dụng hết. Hơn bốn chục đầu sách chưa phải là giàu có, nhưng cũng là đáng kể đối với rất nhiều người. Đầu năm 2023 nhà thơ Vương Tâm mới in hai tập sách Em vẫn như ngày xưa và Lạ lắm kiếp đam mê (NXB Văn Học). Nhiều giải thưởng báo chí đến với ông như một sự khích lệ đáng trân trọng. Đặc biệt trong cuộc thi phóng sự, bút ký về Hà Nội, nhân 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ông đã được Giải Nhất, do báo người Hà Nội trao tặng, năm 2010. Đó là kết quả của những chuyến đi và những bài báo ra đời. Ấy là chưa kể ở lĩnh vực khác ông cũng đoạt những giải thưởng cao trước đó như: Giải A thơ tình báo Văn nghệ (2006-2007); Giải nhì Truyện ngắn do báo Người Hà Nội tổ chức năm 2006; Giải ba truyện ngắn 1200 từ do báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh , năm 2008. Và gần đây nhất ông còn đoạt giải ba truyện ngắn Tàn Tro trong cuộc thi viết về Hình tượng người chiến sĩ cảnh sát nhân dân (2022). Nhiều bạn đọc tìm đến ông, những buổi giao lưu trên truyền hình là kết quả của sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, không mệt mỏi. Những bài báo nhiều tâm huyết, những lời mời mọc viết bài là kết quả của quãng thời gian dài làm báo uy tín và càng chứng tỏ nhựa sống của ông dành cho báo vẫn dồi dào. Tôi và ông thường có những chuyến của hai người. Những chuyến đi đôi khi chỉ là để tìm hiểu một vùng đất, để viết một bài báo nhỏ, thậm chí chỉ để chịu cái nắng nôi gió cát cho thấu thêm nhịp sống ở đời. Ông nhanh nhẹn và tôi còn trẻ. Ông chỉ bảo và tôi biết lắng nghe. Những chuyến đi, dù không thu được lợi trước mắt, thì đó cũng là những viên gạch cho tòa tháp vốn sống của những nhà văn. Vương Tâm ham rong ruổi đến nỗi, chỉ cần tôi “ới” một câu là ông lại hỏi: “Đồng chí có chỉ thị gì?”. Vương Tâm lại nhanh chóng sắp xếp những công việc không quá vất vả của một người đã về hưu, để đi chịu… vất vả cùng tôi. Cái tạng của ông nó như thế và ông cũng thích như thế. Giao du với những người trẻ để thấy mình thêm trẻ. Ông đã từng đi với nhiều người trước khi đi với tôi. Ngày trước còn trẻ ông chịu khó đi, nay tuổi đã cao, ông vẫn chịu khó đi. Ông vẫn duy trì đều đặn thói quen đó. Như thể không đi không chịu được. Như thể ông đi để “bắt mạch” cuộc đời này như có thời gian ông đã “bắt mạch” thời tiết. Trong những chuyến đi đó, có khi ông lại gặp một bóng hình đẹp đẽ nào đó, ở một vùng sơn cước nào đó, và lại mơ mộng, lại làm thơ. Lại còn chuyện, rất nhiều người nói đùa: “Vương Tâm sát gái”. Vì chỗ nào cũng thấy những cô gái trẻ xúm vào ông. Có lần ngay cả bà bán báo ở cổng trụ sở báo Nhân dân nhìn ông cũng bảo vậy. Tôi hỏi ông có đúng vậy không? Vương Tâm chỉ cười. Vậy là đúng rồi, họ nói không sai. Gặng hỏi làm sao để sát gái thì ông miễn cưỡng nói: “Bí quyết của tôi là im lặng, không làm gì nên các cô ấy không sợ”. Hoá ra, nhà thơ của chúng ta có tiếng nhưng không có miếng. Sống ở đời, mỗi con người đều hướng một cái gì đó, ở mỗi thời đoạn nào đó để mà chinh phục, đuổi bắt. Với Vương Tâm, đơn giản, ông chỉ đuổi bắt những vần thơ, những xúc cảm dâng trào, những con chữ mà dường như nó vốn ẩn hiện đâu đó trong cuộc đời này, để làm giàu thêm gia tài thơ. Giờ về hưu, ông sống thanh thản như những cuộc chơi. Đó là chơi thơ và chơi ấm. Thú chơi ấm giúp ông thanh thản hơn và thêm bạn hơn. Những chiếc ấm, có thể lâu đời, có thể chỉ mới ra lò được ít ngày, nhưng về với Vương Tâm, chúng được sắp xếp theo trật tự của riêng ông ở căn nhà không lấy gì làm rộng. Nhưng chúng thực sự trở nên có hồn. Với những bộ ấm, không chỉ mất thời gian chăm chút cho nó mà cái công sưu tầm cũng ngốn biết bao thời gian. Ấm thường đi đôi với trà. Trà uống ngon, không những bởi bộ ấm chén đẹp, sạch mà còn phải chất chứa giá trị văn hóa nữa. Bộ sưu tập của nhà thơ được ông chia ra thành các bộ như: loại của Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng, Bình Dương, Thanh Hà, Bàu Trúc, Hương Canh, Quảng Ninh, Trung Quốc…Tất cả đều chất chứa tâm huyết của một người làm thơ, lãng mạn và yêu đời. Chỉ cần nghe thấy chỗ nào có ấm cổ là ông bỏ công sức đi tìm, mua bằng được. Và lúc này đây, khi tôi đang ngồi viết về ông, thì có thể ông đang lang thang ở một lò gốm nào đó, nói chuyện với những nghệ nhân sành gốm để tìm “tung tích” của những chiếc ấm mà ông chưa có trong bộ sưu tập. Nhưng cũng có thể, ông đang ngồi nhà, bật nhạc cổ điển, pha một ấm trà thưởng thức cùng lúc, đồng thời ngắm nghía những chiếc ấm quý giá của mình. Với Vương Tâm, ông coi tôi như con, như một học trò. Tôi không quan trọng ông coi tôi là gì, chỉ biết những gì dành cho ông là một sự kính trọng. Ông cũng chẳng có thời gian để tìm hiểu xem tôi coi ông ra sao, người khác nghĩ ông thế nào. Ông chỉ biết mình nên sống hết mình và sống hồn nhiên một cách sâu sắc trong mọi mối quan hệ. Sâu sắc như ông đã từng làm những món quà để tặng thời gian, sâu sắc như ông đã từng đốt cháy mình cho khúc lãng mạn ở tuổi hai mươi, như ông đã từng tung lên trời những viên xúc xắc mặt người… Mỗi thời đoạn ấy, tôi biết ông đều cười hiền, như cái cười hiện tại ông vẫn dành cho người thân và bè bạn. Những điều tản mạn về ông tôi ngồi và viết là quá ít ỏi so với những gì ông có. Bởi vì đứng trước ông, tôi thấy mình đang đứng trước cửa một ngôi nhà lớn và chỉ có thể quan sát được phần trước mặt. Những điều tôi muốn biết về ông sẽ còn nhiều. Nhưng tôi không muốn cái sự biết đó là mơ hồ. Tôi không thể lấy cái hình dung mơ hồ của một người làm thơ để đoán biết về một nhà thơ cũng có những giây phút mơ hồ. Vương Tâm với tất cả những gì ông đã sống, tôi mạn phép nói rằng ông không phải là một ẩn sĩ, cũng không phải là một người kéo chuông, nói cho thiên hạ biết mình là nhà thơ. Mọi thứ đối với ông đều đơn giản. Ông không quên đời sống này, càng không muốn mình bị hạn chế bởi tuổi tác. Lúc nào ông cũng muốn mình sống như một gã thanh niên với tất cả sự trẻ trung cần thiết. Và chẳng phải cố gắng, thì phong cách của ông đã trẻ trung rồi. Điều đó được thể hiện trong thơ, ví như: “ Tình là tình cái đập tràn/ Yêu như thác đổ gào khan nỗi đời/ Tình là tình cái trống vui/ Vỗ nhanh trong nhịp ngậm ngùi nhớ nhung ”. Có người trẻ nào định nghĩa tình yêu như thế, có người trẻ nào dám yêu như ông đã từng yêu? Vương Tâm làm thơ không nói nhiều, cũng như trong tình yêu, ông chẳng cần nói nhiều. Sự chăm chút của ông đã làm thay hết thảy. Và như thế, ông đã nhận về những điều mình thấy có ý nghĩa, tốt đẹp, với sự thỏa mãn của riêng ông, ý nghĩ của riêng ông. Con tim ta có thể nghĩ ra sự hiến dâng nào? Tôi không biết, đó là quyền của mỗi người. Nhưng với tôi, Vương Tâm đã hiến dâng cho tôi, cho người thân và bè bạn của ông những nụ cười hình trái tim. Cái mộc mạc, chân chất của ông không thể giấu được sau nụ cười ấy. Và tôi muốn đáp lại ông những nụ cười như thế.
Nhà thơ và những chuyến đi… làm báo… – Tác giả: Nguyễn Văn Học
2,067
Dữ liệu từ đài quan sát Trái Đất của NASA cho thấy vết rách hình chữ Y giữa lục địa lớn thứ 2 của Trái Đất đang ngày càng rộng ra. “Đới tách giãn Đông Phi” – một mạng lưới các thung lũng trải dài khoảng 3.500 km từ Biển Đỏ đến Mozambique – đang rõ rệt hơn sau 35 triệu năm hình thành, tạo nên một vết rách khổng lồ chia tách châu Phi làm 3 phần, theo NASA. Một phần của hệ thống thung lũng khổng lồ Đới tách giãn Đông Phi, thật ra là một vết nứt lục địa lớn – Ảnh: IRENA. Dọc theo vết rách khổng lồ này, ở phía Đông châu Phi, mảng kiến tạo Somalia (còn gọi là mảng Somali) đang bị kéo về phía Đông, ngày một rời xa mảng Nubian (mảng Châu Phi) cổ xưa hơn của lục địa trong một quá trình gọi là “kiến tạo mảng”, có thể hiểu nôm na là sự di chuyển của các mảnh vỏ Trái Đất. Hai mảng Somalia và Nubian cũng đang tách dần khỏi mảng Ả Rập ở phía Bắc, Hiệp hội Địa chất London (Anh) cho biết. Cách các mảng kiến tạo đang di chuyển và tách dần ra khỏi nhau ở châu Phi – Ảnh: HIỆP HỘI ĐỊA CHẤT MỸ. Nói với Live Scicence, TS Cynthia Ebinger, Chủ nhiệm Khoa Địa chất – Trường Đại học Tulane (Mỹ) cho biết đường rạn nứt này bắt đầu giữa vùng Ả Rập và Sừng châu Phi phía Đông lục địa, sau đó kéo dài dần về phía Nam theo thời gian, chạm đến phía Bắc Kenya vào 25 triệu năm trước. Đới tách giãn Đông Phi gồm 2 tập hợp vết nứt rộng song song trong vỏ Trái Đất, với một vết đi qua Ethiopia và Kenya, một vết vòng cung từ Uganda đến Malawi. Sự tồn tại của các vết nứt rõ rệt hơn, rộng ra trung bình 6,35 mm mỗi năm, cùng với các khu vực động đất và núi lửa ngoài khơi cho thấy châu Phi đang dần bị tách ra. Hiệp hội Địa chất London cho rằng Đới tách giãn Đông Phi hình thành do nhiệt tỏa ra từ phần yêu hơn, nóng hơn, nằm phía trên lớp phủ Trái Đất, tức ngay bên dưới vỏ hành tinh, ở khu vực Kenya và Ethiopia. Sức nóng này làm cho vỏ bên trên bị nâng lên, giãn ra, khiến đá lục địa nứt vỡ. Qua hàng chục triệu năm, quá trình này đã thúc đẩy nhiều hoạt động núi lửa, bao gồm sự hình thành của ngọn núi cao nhất châu Phi Killimanjaro. Có 3 kịch bản được các nhà khoa học đưa ra cho tương lai châu Phi. Kịch bản có khả năng cao nhất là mảng Somalia tách ra khỏi phần còn lại của châu lục, tạo nên một vùng biển mới ở giữa. Lục địa mới sẽ gồm Somalia, Eritrea, Djibouti, phần phía Đông của Ethiopia, Kenya, Tanzania và Mozambique. Kịch bản thứ hai là phần tách ra chỉ gồm phía Đông Tanzania và Mozambique. Dự kiến sự phân tách này sẽ xảy ra trong vòng 1 đến 5 triệu năm tới. Tuy nhiên, vẫn còn một kịch bản thứ 3 là Đới tách giãn Đông Phi trở thành một vết nứt không thành công bởi các lực địa chất thúc đẩy nó quá chậm, như thung lũng tách giãn ở Bắc Mỹ, đã uốn cong khoảng 3.000 km vùng Thượng Trung Tây, nhưng không đủ mạnh để tách đôi lục địa.
Một lục địa Trái Đất đang nứt làm 3, sinh đại dương mới?
581
Chủ tịch Nghị viện Pakistan Muhammad Sadiq Sanjrani cho biết, hơn 300 công dân nước này đã tử nạn trong vụ chìm tàu xảy ra gần bờ biển Hy Lạp hôm 14/6. “Tôi xin gửi lời chia buồn với thân nhân những người tử nạn. Những suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi gửi tới các thân nhân, và mong cho những người tử nạn có thể yên nghỉ. Thảm họa kinh hoàng này đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết giải quyết và lên án nạn buôn người bất hợp pháp”, hãng thông tấn CNN dẫn lời ông Sanjrani nói đêm 18/6. Con tàu xấu số trước khi bị chìm. Ảnh: Lực lượng tuần duyên Hy Lạp. Hiện, chính quyền Hy Lạp chưa đưa ra phản hồi về tuyên bố trên của Chủ tịch Nghị viện Pakistan . Sáng 14/6, con tàu chở 750 người di cư bất hợp pháp đã bị chìm ở vùng biển ngoài khơi Hy Lạp . Lực lượng cứu hộ Hy Lạp đã cứu sống được 104 người và chuyển họ tới thành phố Kalamata. “Theo những người sống sót, nhiều phụ nữ và trẻ em có mặt trên con tàu xấu số”, Thị trưởng Kalamata cho hay.
Hơn 300 người Pakistan tử nạn trong vụ lật tàu ở Địa Trung Hải
198
Những cống hiến của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam cũng như với tư cách một người trực tiếp viết báo trong gần nửa thế kỷ là rất to lớn. Di sản báo chí mà Người để lại cho đời sau là di sản của cách mạng Việt Nam, di sản của văn hóa Việt Nam. Nắm vững lý luận và thực tiễn cách mạng, vận dụng đúng thời cơ, ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tờ báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra đời đã mở ra một dòng báo chí mới ở nước ta: Báo chí cách mạng Việt Nam. Là đội quân đi đầu trong công tác chính trị – tư tưởng, với chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức nhân dân đứng lên làm cách mạng vì độc lập, tự do, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, báo chí cách mạng đã trở thành một vũ khí cách mạng vô cùng lợi hại. Tờ báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc – Ảnh tư liệu. Tiếp bước báo Thanh niên , nhiều tờ báo cách mạng khác ra đời và hoạt động theo cùng một chí hướng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành đã lập được danh mục (chưa đầy đủ) báo chí cách mạng Việt Nam ra đời từ sau tờ Thanh niên đến tháng 8/1945, gồm 256 tên báo. Đặc biệt nở rộ là thời kỳ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) đến tháng 5/1936 (121 tên báo). Ngay trong những năm tháng khó khăn nhất sau khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, là thời kỳ thực dân Pháp nhân cơ hội xiết chặt hơn nữa guồng máy đàn áp ở Đông Dương, cho đến tháng 8/1945, vẫn có 55 báo và tạp chí cách mạng ra đời. Trong số đó có những tờ báo do các nhà lãnh đạo của Đảng trực tiếp phụ trách, đã có tác động rất mạnh mẽ đến phong trào thời tiền khởi nghĩa, như Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942), Cờ giải phóng (1942). Cách mạng Tháng Tám thành công, các báo Cứu quốc, Cờ giải phóng… tiếp tục xuất bản ở thủ đô Hà Nội với thể tài phong phú, hình thức đẹp và địa bàn phát hành rộng rãi hơn. Nhiều tên báo mới ra đời ở Thủ đô và một số thành phố lớn. Chỉ năm ngày sau Lễ Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), theo quyết định của Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945) và ít ngày sau đó là Việt Nam thông tấn xã thành lập (15/9/1945), với quy mô và nhiệm vụ của những cơ quan thông tin đại chúng quốc gia. Trên lãnh thổ Việt Nam “sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, báo chí cách mạng xuất bản công khai, hợp pháp, được nhân dân cả nước nồng nhiệt chờ đón, tác động sâu sắc và có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với công luận. Báo chí cách mạng do báo Thanh niên mở đường, dần dần tiến lên trở thành dòng chủ lưu trong nền báo chí nước nhà. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, báo chí cách mạng có bị thu hẹp ở Trung ương song ngược lại, được mở rộng trên nhiều địa bàn trong cả nước. Ngoài những báo chí là cơ quan Trung ương xuất bản và lưu hành chủ yếu ở Việt Bắc, các liên khu III, IV, V, Đông Bắc, các khu tả ngạn sông Hồng, vùng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều có báo chí. Một số nơi như Nam Trung Bộ và Nam Bộ thành lập được đài phát thanh. Năm 1950, Hội Nhà báo Việt Nam ra đời ở Việt Bắc. Có được những thành quả ấy là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những ngày kháng chiến gian khổ cũng như trong xây dựng hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng báo chí, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm báo. Người khen ngợi, biểu dương những nhà báo có việc làm tốt, có tác phẩm hay cũng như phê bình, uốn nắn những thiếu sót, bất cập của báo chí. Người luôn tự nhận mình là người “có duyên nợ đối với báo chí” . Hai kỳ Đại hội toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành năm 1959 và 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đến thăm và có những lời chỉ bảo sâu sắc, ân cần. Bất kỳ hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến báo chí – Ảnh tư liệu. Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng, chỉ đạo báo chí, dành cho báo chí nhiều ưu ái, Người còn trực tiếp viết báo. Hồ Chí Minh là người hoạt động báo chí suốt đời không mệt mỏi . Ngay cả trong thời gian giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, nhiệm vụ nặng nề và thời gian eo hẹp, Bác Hồ vẫn viết báo đều đặn. Riêng báo Nhân dân , từ khi báo này ra số đầu tiên (năm 1951) cho đến khi Người đi xa (năm 1969), đã đăng khoảng 1.200 bài báo của Bác, trung bình mỗi năm, Người viết 60-70 bài. Trong nửa thế kỷ, tính từ ngày đăng bài báo đầu tiên cho đến khi qua đời, Bác Hồ đã viết không dưới 2.000 bài báo. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khi nhìn lại sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhất trí: “Sau chiến tranh thế giới, Nguyễn Ái Quốc là nhà báo viết nhiều nhất tố cáo chế độ thực dân, bênh vực mạnh nhất quyền của các dân tộc bị áp bức giành lại nhân phẩm và tự do, hoạt động, tổ chức nhiều nhất để tập hợp, ở Paris, ở Quảng Châu, các dân tộc Á – Phi vừa mới bị (Tổng thống Mỹ) Wilson và bè lũ lừa gạt một lần nữa ở Versailles[1]. “Người là nhà báo với ý nghĩa chân chính nhất của nghề báo. Không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp riêng, mà chỉ quan tâm tới đích thiêng liêng và đem ngòi bút phục vụ cách mạng”[2]. “Nguyễn Ái Quốc là nhà báo Việt Nam có sự đào luyện công phu nhất, và thực tế là có thành tích cao nhất trong nghề báo chí Việt Nam. Một nhà báo quốc tế viết tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Một nhà báo mà những bài viết ra mẫu mực về ngôn ngữ, hùng hồn về lý luận và thức tỉnh lòng người về kết quả. Một nhà báo mà những bài viết ra thu hút sự chú ý của mọi người, bao giờ cũng mới, bao giờ cũng sát với nhu cầu trước mắt và hấp dẫn người xem”[3]. “Ngày nay đọc lại những bài của ông (đăng trên báo Pháp) vẫn thấy vô cùng hứng thú… Văn phong của Nguyễn là văn phong của một nhà luận chiến tài ba”[4], v.v… Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh cải tạo và xây dựng xã hội , mà trọng tâm đối với nhân dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là đập tan xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho đất nước. Vì vậy, bất kỳ hoạt động ở đâu, Người đều quan tâm trước hết việc sáng lập báo chí và tự mình trực tiếp tham gia công việc báo chí. Sau khi đến Pháp được vài năm, Người đã là cộng tác viên của một số tờ báo lớn như L’Humanité (Nhân Đạo), LaVie Ouvrìere (Đời sống Thợ thuyền), Le Populaire (Người Bình dân)… Người tham gia sáng lập báo Le Paria và chuẩn bị cho ra mắt Việt Nam hồn . Sang Nga, Người viết cho báo chí Xô viết và báo chí của Quốc tế Cộng sản. Về Trung Quốc, Người cộng tác với báo Cứu vong Nhật báo (tiếng Trung Quốc), Canton Gazette (Báo Quảng Châu – tiếng Anh), Hãng Thông tấn Liên Xô Rosto và sáng lập báo Thanh niên . Đến Thái Lan, Người cho ra mắt kiều bào các tờ Thân Ái, Đồng Thanh . Trở về với đất nước, Người xuất bản báo Việt Nam Độc lập … Vừa giành lại được độc lập, Người cho thành lập Đài phát thanh quốc gia và Hãng thông tấn quốc gia… Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm của Người về văn hóa: Văn hóa là một mặt trận, một mặt trận cơ bản của xã hội . Người chỉ rõ trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là một phương tiện thể hiện văn hóa và thực thi chính sách văn hóa. Báo chí là đội quân đi đầu trong công tác tư tưởng văn hóa. Nhà báo là chiến sĩ. Cây bút, trang giấy là vũ khí. Bài báo là tờ hịch cách mạng . Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, báo chí cách mạng đều giữ nguyên vẹn vai trò và vị trí xung kích của nó. Xã hội phát triển, khoa học và công nghệ càng cao thì vai trò báo chí càng tiếp tục tăng lên chứ không hề suy giảm. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng . Đó là cốt lõi, là vấn đề cần quan tâm trước hết. Trong thư gửi lớp học viết báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng (1948), Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng tới mục đích chung. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc”. Bác Hồ nhắc nhở những người làm báo phải luôn tâm niệm điều trên. Nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (1959), Người đi thẳng vào vấn đề chính yếu: “Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phục vụ ai?”[5]. Và Người trả lời luôn: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới”[6]. Đến Đại hội tiếp sau của Hội, Bác Hồ một lần nữa lại nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng” . Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng và đồng chí Trường Chinh chụp ảnh lưu niệm với nhóm phóng viên thông tấn, báo chí phục vụ Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960) – Ảnh tư liệu. Người coi tự do báo chí là quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Từ những bài báo đầu tiên viết bằng tiếng Pháp, Người đã kiên trì đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, đòi chủ nghĩa thực dân bỏ lệ kiểm duyệt, đòi các nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam phải thi hành đúng Luật báo chí đã được Nghị viện Pháp thông qua năm 1881, để người Việt Nam được đứng tên xuất bản báo chí. Người quả quyết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý “[7]. Trong tư duy báo chí của Bác Hồ, quyền tự do báo chí không chỉ là quyền của những người làm báo hay của những người có ý định làm báo, mà báo chí phải là một kênh quan trọng, một diễn đàn mở ra cho mọi người thực hiện quyền tự do tư tưởng, cùng nhau tìm ra chân lý để phục tùng chân lý. Tư duy báo chí của Hồ Chí Minh ngày nay được pháp điển hóa trong Luật Báo chí bằng cụm từ báo chí là diễn đàn của nhân dân. Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò và sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước. Báo chí là phương tiện, là vũ khí của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Báo chí nếu làm tốt, được nhân dân chấp nhận, thì có thể có uy quyền và sức mạnh lớn. Nhưng đó là quyền lực do nhân dân ủy thác, đó là quyền lực của nhân dân. Hồ Chí Minh coi trọng và đề cao vai trò của báo chí. Người cho rằng “làm báo là quan trọng và vẻ vang”, “nhà báo là chiến sĩ”, nhưng Người thường nhấn mạnh nhiều hơn đến trách nhiệm của báo chí. PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương. Để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, báo chí phải có tính chiến đấu cao, có tính khuynh hướng rõ rệt, luôn luôn hướng về mục tiêu kiên định – mục tiêu ấy cũng chính là cái đích mà sự nghiệp cách mạng của nhân dân đang hướng tới. Do bản chất và chức năng của nó, báo chí cách mạng luôn luôn giữ vị trí tiên phong, giương cao ngọn cờ đi trước mở đường trong việc truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Bài báo là tờ hịch cách mạng để tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh; phải phát huy sức sáng tạo của quần chúng, phát hiện, biểu dương, giới thiệu những gương tốt để mọi người noi theo; đồng thời chỉ ra và phê phán để khắc phục, ngăn ngừa những cái xấu. Một vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm là mục đích và đối tượng của báo chí. Người nói với học viên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng về đối tượng của tờ báo phải là đại đa số dân chúng. Một từ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo. Thăm Đại hội nhà báo (năm 1959), Người căn dặn: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân… cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu “[8]: người làm báo chớ nên nghĩ đến chuyện “viết bài cho oai”, viết “để lưu danh thiên cổ”. Tại Đại hội tiếp sau của Hội nhà báo (1962), Người lại ân cần dặn: “Mỗi khi viết một bài báo, tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?”. Đạo đức báo chí, trong tư duy báo chí của Hồ Chí Minh, thể hiện trước hết ở tinh thần nhà báo là chiến sĩ. Người làm báo phải tự coi mình là chiến sĩ cách mạng, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của nhân dân, vì độc lập, tự do cho chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: “Những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì mọi việc khác mới đúng được”. [9] Để làm tốt vai trò chiến sĩ của mình, người làm báo phải đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Phải quan niệm “viết cũng như mọi việc khác”; làm báo là làm công tác cách mạng chứ không phải là việc gì ghê gớm lắm; viết báo không nhằm mục đích lưu danh mình lại nghìn đời về sau. Đạo đức báo chí đòi hỏi người làm báo phải “gần gũi quần chúng”, “đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động” để viết cho thiết thực; khắc phục thói ba hoa, hình thức, bệnh sính dùng chữ nước ngoài. Nhà báo phải trung thực. Bác Hồ luôn đòi hỏi các nhà báo phải coi trọng tính chân thực của tác phẩm. Người nhiều lần nhắc nhở các nhà báo có dịp đi theo phục vụ công tác của Người phải “thận trọng” đến từng chi tiết, từng số liệu trích dẫn trong bài. Phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam, “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. Đặc biệt nhà báo phải “luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cần tiến bộ”, “phải học tập không ngừng và phải luôn luôn khiêm tốn”. Nhà báo “phải có chí, chớ giấu dốt”, “không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học, thì nhất định học được” . Đồng thời “phải có ý chí tự cường, tự lập, gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn; phải vượt khó khăn, làm tròn nhiệm vụ” . Đó là con đường đúng đắn nhất để nhà báo “nâng cao trình độ văn hóa, đi sâu vào nghiệp vụ”, không ngừng tích lũy kiến thức và vốn sống, tạo nền tảng và tư chất văn hóa sâu rộng cho nghề báo, làm cho nhà báo đồng thời là nhà văn hóa, thật sự là nhà văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội lần thứ III những người viết báo Việt Nam (8/9/1962) – Ảnh: Tư liệu TTXVN. Hồ Chí Minh thực hiện các tác phẩm báo chí cũng như văn học của mình một cách xuất sắc. Người tạo được phong cách riêng – phong cách Hồ Chí Minh, ổn định mà biến hóa với những sắc thái văn chương, những nghệ thuật tu từ và kỹ năng nghề nghiệp hết sức đa dạng, luôn luôn thay đổi phù hợp với bối cảnh, chủ đề tác phẩm và đối tượng người đọc mà tác giả luôn hướng tới. Dường như mỗi lần cầm bút, Người đều nhìn rõ người đọc hiển hiện trước mắt mình – không phải là “độc giả” chung chung như một khái niệm trừu tượng – mà là người đọc cụ thể, những con người bằng xương bằng thịt… Bác Hồ viết cho những người đó. Người trò chuyện với những con người ấy. Người cố viết sao cho những con người cụ thể ấy thấm thía những ý mà Người định diễn tả và thông cảm với tình cảm mãnh liệt của Người. Chúng ta đều biết, trong kháng chiến chống Pháp và cả sau khi đã về thủ đô Hà Nội, mỗi lần viết xong một bài báo, Bác Hồ thường mang ra đọc cho một vài đồng chí phục vụ gần gũi Người nghe trước. Phần lớn họ là những người lao động bình thường, học vấn không cao. Chỗ nào họ cảm thấy khó hiểu, sửa lại ngay. Thế nhưng những bài chính luận, những tiểu phẩm Người viết bằng tiếng nước ngoài cho những tờ báo lớn lại là những tác phẩm mẫu mực cả về nội dung và ngôn ngữ, cho đến nay vẫn làm kinh ngạc nhiều nhà văn, nhà báo lỗi lạc. Nhận xét khái quát văn phong của Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh viết: “Cách nói và cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét rất độc đáo: nội dung khẳng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc của người ta; hình ảnh sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân”. Là một người viết báo, viết văn từng trải, Hồ Chí Minh mỗi lần cầm bút, luôn ý thức mình viết cho ai. Trước khi viết, Người luôn cân nhắc từng lời, từng chữ, từng dấu chấm câu. Người nói với các nhà báo: “Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí nước ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết”. Hồ Chí Minh luôn khuyên các nhà báo “báo chí phải có tính quần chúng”, phải “viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc” . Song, những lời dạy bảo đó tuyệt nhiên không nên được hiểu là Bác Hồ chấp nhận sự giản lược về nội dung hay dung thứ xu hướng dung tục, dễ dãi trong hình thức. Người dạy các nhà báo: “Phải viết cho văn chương… Người đọc thấy hay, thấy văn chương thì mới đọc” . Nhìn về mọi mặt, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động báo chí mẫu mực. Người không chỉ có công sáng lập và chỉ đạo xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà báo trực tiếp cầm bút tài năng xuất chúng, để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng. Hồ Chí Minh là một nhà báo mẫu mực, một tấm gương sáng, trở thành niềm tự hào của nền báo chí Việt Nam ngày nay và mãi mãi mai sau. Nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương ———————— [1] Bùi Đức Tinh: Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết thơ mới, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1992 [2] Nguyễn Thành: Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994 [3] Hồng Chương: Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb. Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, 1987 [4] Vương Hồng Sến: Sài Gòn năm xưa, Nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1968 [5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.12, tr.166 [6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.12, tr.166 [7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.10, tr.378 [8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.12, tr.167 [9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd , t.12, tr.166
Những cống hiến vô giá của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với Báo chí cách mạng Việt Nam
3,784
Ngày 19/6, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) cho biết đã tiếp nhận một con Diều hoa Miến Điện thuộc động vật hoang dã nhóm nguy cấp, quý hiếm, cần được bảo tồn. Anh Ngô Quốc Đạt bàn giao diều hoa Miến Điện cho cán bộ Hạt Kiểm lâm Đồng Phú. Ảnh: TTXVN phát. Trước đó, tối 17/6, anh Ngô Quốc Đạt (41 tuổi, ngụ phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài , tỉnh Bình Phước ) đi kiếm nấm mối tại một lô cao su thuộc địa bàn xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú thì phát hiện một cá thể chim lạ ở dưới đất. Anh Đạt đã mang con chim này về ấp Cầu Hai, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú. Do chưa từng nhìn thấy loài chim này, anh Ngô Quốc Đạt đã tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết đây là loài Diều hoa Miến Điện thuộc nhóm IIB, nhóm nguy cấp, quý hiếm, cần được bảo tồn. Anh Đạt đã liên hệ với Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú và thực hiện các thủ tục giao nộp Diều hoa Miến Điện cho Hạt Kiểm lâm huyện. Diều hoa Miến Điện thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn. Ảnh: TTXVN phát. Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc một thời gian. Khi sức khỏe Diều hoa Miến Điện ổn định thì thực hiện các thủ tục để thả về môi trường tự nhiên theo đúng quy định.
Phát hiện Diều hoa Miến Điện nguy cấp, quý hiếm
246
Chiều 19/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đoàn đại biểu Tòa án tối cao Liên bang Nga do Ngài Lebedev Vyacheslav Mikhailovich Chánh án, làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hoan nghênh Ngài Lebedev Vyacheslav Mikhailovich cùng đoàn đại biểu Tòa án tối cao Liên bang Nga thăm và làm việc tại Việt Nam; tin tưởng chuyến thăm sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa ngành Tòa án hai nước; đồng thời làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp ông V.M. Lebedev, Chánh án Tòa án tối cao Liên bang Nga. Trân trọng chuyển Thư của Tổng thống Vladimir Putin tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Ngài Lebedev Vyacheslav Mikhailovich cho biết, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời với Việt Nam là một trong những ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Liên bang Nga. Liên bang Nga chủ trương tăng cường hợp tác với Việt Nam trong mọi lĩnh vực; bao gồm những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong giai đoạn 2022 – 2023. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, hai nước cần cùng nhau mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như dầu khí, kinh tế, đầu tư, nông nghiệp…; hợp tác giữa ngành tòa án và các cơ quan tư pháp hai nước. Ngài Lebedev Vyacheslav Mikhailovich cho biết, hai bên đã tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng công tác xét xử đảm bảo công bằng, dân chủ, tuân theo pháp luật. Hai bên cũng thống nhất tăng cường trao đổi đoàn, hỗ trợ năng lực, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán, cán bộ tòa án các cấp. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng cảm ơn Ngài Chánh án đã chuyển Thư của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin; qua Ngài Chánh án, Chủ tịch nước gửi lời cảm ơn và bày tỏ đồng tình với những nội dung Tổng thống Vladimir Putin đã đề cập trong Thư; đặc biệt là việc tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp như hiện nay. Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga , coi đây là đối tác ưu tiên hàng đầu. Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác Việt – Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả, đáp ứng lợi ích thiết thực của hai dân tộc, vì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Quang cảnh buổi tiếp. Đánh giá cao kết quả hợp tác tốt đẹp của ngành Tòa án hai nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tán thành việc hai cơ quan duy trì trao đổi đoàn; phối hợp trong hoạt động chuyên môn; thường xuyên phối hợp, chia sẻ quan điểm, lập trường đối với các vấn đề khu vực và quốc tế; duy trì đánh giá kết quả hợp tác hàng năm và bổ sung những nội dung hợp tác mới theo hướng ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Tòa án Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án. Việt Nam khuyến khích việc hợp tác quốc tế giữa ngành Tòa án Việt Nam với Tòa án tối cao Liên bang Nga và tòa án các nước nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chuyên môn và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tư pháp. Chủ tịch nước tin tưởng trong thời gian tới, ngành Tòa án hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa; đóng góp tích cực vào sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng như thắt chặt mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước./.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga
742
Trong các ngày từ 18 – 20 (tức mùng 1 – 3/5 Âm lịch), tại huyện Thạch Hà và Lộc Hà , tỉnh Hà Tĩnh , Lễ hội đền Chiêu Trưng (hay còn gọi là lễ hội Lê Khôi) đã diễn ra. Lễ rước linh vị về đền Lê Khôi của người dân xã Thạch Hải. Ảnh: Công Tường/TTXVN. Đây là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia mang đậm tín ngưỡng của người dân miền biển được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi. Lê Khôi sinh ra ở xã Lam Sơn, Thụy Nguyên (Thanh Hóa), là con thứ của vua Lê Thái Tổ. Ông tham gia nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược đầu thế kỷ XV. Ông làm quan trải qua ba đời vua là Thái Tổ, Thái Tông và Nhân Tông với nhiều đóng góp to lớn trong xây dựng và bảo vệ vương triều nhà Lê. Năm 1446, Lê Khôi phụng mệnh của vua Nhân Tông cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Trên đường trở về, ông bị bệnh nặng và qua đời ở chân núi Long Ngâm, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà vua cho lập đền thờ. Nhân dân địa phương thương tiếc và kính trọng ông, hàng năm đều tổ chức Lễ hội đền Chiêu Trưng vào ngày giỗ của ông. Sáng 19/6, hàng nghìn lượt người dân và du khách đã đổ về đây để chiêm ngưỡng nghi lễ rước linh vị bằng đường thủy, đường bộ. Tại các xã của huyện Thạch Hà như Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Khê, người dân thành lập các ban nghi lễ rước linh vị với nghi lễ đặc biệt vòng qua núi Nam Giới đến đền Lê Khôi. Tại huyện Lộc Hà, người dân xã Mai Phụ, Thạch Kim, Thạch Bằng rước linh vị bằng kiệu, lọng với hàng trăm chiếc thuyền, cờ hoa được hóa trang thành những binh đoàn hướng về đền Lê Khôi. Chiều cùng ngày, sau phần rước linh vị về đền chính, lãnh đạo hai huyện Thạch Hà và Lộc Hà tổ chức nghi lễ tôn nghiêm tại đền thờ để báo công với Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi và cầu cho nhân dân trong vùng có cuộc sống ấm no, thời tiết mưa thuận gió hòa, người dân vùng biển đi khơi, vào lộng an toàn… Lễ rước linh vị về đền Lê Khôi của người dân xã Đỉnh Bàn. Ảnh: Công Tường/TTXVN. Lễ kỷ niệm lần thứ 577 năm Ngày mất Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (1446 – 2023) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng tài ba của dân tộc. Thông qua lễ hội để tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; góp phần duy trì lễ hội truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Trong thời gian này, tại hai huyện Thạch Hà, Lộc Hà, các giải bóng chuyền, bóng đá, lễ hội đua thuyền trên Cửa Sót đã diễn ra… cùng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân. Ông Nguyễn Bá Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà nhấn mạnh, lễ hội cùng là cơ hội để địa phương quảng bá, xúc tiến du lịch. Huyện gắn du lịch Khu di tích đền Lê Khôi, Khu du lịch sinh thái Quỳnh Viên và bãi tắm Thạch Hải, tạo chuỗi sản phẩm du lịch chất lượng cao, với quy mô không gian du lịch mở, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Huyện Lộc Hà đã tập trung đầu tư phát triển du lịch vùng biển kết nối khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Cửa Sót với biển Lộc Hà và đền Lê Khôi, tạo nên một không gian du lịch thu hút đông đảo du khách.
Lễ hội đền Chiêu Trưng: Tưởng nhớ công lao của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi
658