text
stringlengths
78
4.36M
title
stringlengths
4
2.14k
len
int64
18
943k
gen
stringclasses
1 value
Gia đình chính là nơi có cha, có mẹ, có ông, có bà…, có những người thân yêu nhất đã nuôi dưỡng, chở che để ta khôn lớn thành người… Chính vì vậy, gia đình mãi là chốn bình yên và thiêng liêng nhất, là ‘tổ ấm’ cho ta thêm sức mạnh và là ‘pháo đài’ để ta chống lại những tệ nạn và cám dỗ của đời thường… Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo và đề cao vai trò của gia đình trong xã hội. Người căn dặn “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt… Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Đã là người trong gia đình thì phải luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, “chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”… Không những thế, theo Bác, mỗi người đều có 2 gia đình, đó là gia đình nhỏ của riêng mình, là tổ ấm để sớm tối đi về, còn gia đình lớn chính là Tổ quốc, nơi ấy, mọi người phải cùng có trách nhiệm vun đắp, dựng xây, để gia đình lớn ấy luôn luôn được: Độc lập, tự do, hạnh phúc. Nhận thức vai trò to lớn của gia đình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, xây dựng, phát triển gia đình ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiến bộ và văn minh. Trong văn kiện các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII… hầu như đều nhắc đến và nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách của mỗi con người, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mới đây nhất, Chỉ thị số 06-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới” ban hành ngày 24/6/2021 cũng đã khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước”. Với vai trò là “tế bào của xã hội”, gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, mà gia đình còn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam; là “pháo đài” chống lại tệ nạn xã hội; tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Nếu như nước được ví là “cái nhà to” thì nhà chính là “nước nhỏ”. Điều đó có nghĩa là sự hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc đều phụ thuộc vào sự tồn tại của mỗi một gia đình. Mỗi gia đình tốt là xã hội tốt, mỗi gia đình giàu mạnh là góp phần cho xã hội phồn vinh… Với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” cùng được sinh ra từ mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, được giáo dục từ truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “anh em như thể tay chân”, “chị ngã em nâng”…., xuất phát từ những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bao đời nay, gia đình truyền thống Việt Nam được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên, với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động… Có lẽ chính vì thế nên gia đình luôn được ví là “tổ ấm”, là bến đỗ bình yên cho mỗi thành viên, là nơi mà ngọn lửa yêu thương luôn ngự trị và sưởi ấm cho mỗi người. Thế nhưng, trong thời kỳ hội nhập và phát triển, gia đình truyền thống Việt Nam đang có nhiều biến chuyển. Cuộc sống hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy của công việc nên nhiều khi không dành thời gian đúng mức cho gia đình. Cũng vì thế, trong gia đình, sợi dây gắn kết giữa các thành viên ngày càng lỏng lẻo. Việc tìm tiếng nói chung cũng ngày càng khó khăn. Khoảng cách giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái ngày càng rộng hơn. Vợ chồng nếu không biết “giữ lửa” tình cảm cũng rất dễ bị nguội lạnh. Thời đại công nghệ số, không thiếu những gia đình hiện nay thay vì vợ chồng gặp gỡ, tâm sự, trao đổi, chia sẻ trực tiếp với nhau, lại dùng đến phương tiện hỗ trợ là các thiết bị điện tử thông minh với những cú điện thoại hay dòng tin nhắn ngắn ngủi, vô cảm. Không có sự chia sẻ, không tìm được tiếng nói chung, tình cảm ngày một phai nhạt… đẩy nhiều gia đình đến tình trạng ly hôn, ly thân. Nhiều gia đình cố tình duy trì nhưng chỉ như cái “vỏ”, trong đó cốt lõi của gia đình không còn. Không chỉ có vậy, dưới tác động của những mặt trái thời kỳ hội nhập, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một số thành viên trong gia đình ngày một gia tăng. Trong xã hội hiện đại, các biểu hiện tiêu cực trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng nhiều, đặc biệt là bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nhiều năm qua, tình trạng này diễn ra không chỉ ở nông thôn, miền núi, mà còn xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực thành thị. Những câu chuyện về mâu thuẫn vợ chồng; con cái ngược đãi cha mẹ; bố mẹ xâm hại, đánh đập con cái hay anh, em ruột thịt chém, giết lẫn nhau…. không còn hiếm trên các mặt báo. Ðiều đáng nói, bạo lực gia đình hiện nay có nhiều biến đổi về hình thức và mức độ nghiêm trọng hơn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng cũng làm cho cấu trúc gia đình có sự vận động, thay đổi, các giá trị cốt lõi về gia đình có nguy cơ bị mai một dần. Gia đình đương đại xuất hiện nhiều vấn đề mới mà trước kia chưa từng có. Đặc biệt xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng các mô hình về gia đình. Mô hình gia đình truyền thống ngũ đại đồng đường, tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường ngày càng ít đi. Các gia đình hạt nhân chỉ có vợ chồng con cái ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong xã hội hiện đại đang xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình đơn thân, gia đình không con, gia đình cùng giới, kết hôn với người nước ngoài… Trong đó, loại hình gia đình đơn thân đang có xu hướng phát triển như một phong trào đáng báo động. Đáng ngại nhất là những người mẹ đơn thân không chỉ do hoàn cảnh xô đẩy, bất đắc dĩ phải lựa chọn cuộc sống như vậy mà hiện nay, đặc biệt là ở thành thị, nhiều phụ nữ thành đạt cũng lựa chọn lối sống này. Một phần vì họ tự tin vào bản thân, một phần vì họ mất niềm tin vào gia đình, vào bạn đời… Gia đình quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi con người, mỗi xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc. Gia đình cũng là “pháo đài” chống lại các tệ nạn xã hội, nuôi dạy con người trưởng thành. Xây dựng gia đình là vấn đề hệ trọng của dân tộc, cần phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội… Để xây dựng gia đình với những giá trị ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, là thành trì vững chắc, thực sự là tổ ấm, là nơi mọi người cảm thấy thật sự thoải mái, hạnh phúc mỗi khi trở về, mỗi người phải có ý thức xây dựng, vun đắp cho gia đình của chính mình những giá trị tốt đẹp nhất cả về vật chất và tinh thần. Muốn vậy, trước tiên mỗi thành viên trong gia đình phải là những con người chuẩn mực, sống có trách nhiệm, luôn chung thủy, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Hiện nay, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nhất là thời kỳ công nghệ số, cuộc sống bận rộn, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều khá khó khăn với nhiều gia đình. Sống trong cùng gia đình nhiều khi vợ chồng, con cái, ông bà gần mặt nhưng lại cách lòng, liên hệ với nhau chủ yếu qua những tin nhắn, hay qua các thiết bị thông minh, ít giao tiếp trực tiếp với nhau, khiến cho sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo. Bên cạnh đó, trong xã hội hiện đại, cha, mẹ thường dành thời gian quá nhiều cho công việc cá nhân mà không chú ý quan tâm, chăm sóc con cái, ông bà… trong gia đình. Điều đó khiến họ dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng ngay trong chính căn nhà của mình. Hãy thắp lên ngọn lửa thật sự ấm áp trong tổ ấm của mình qua những bữa cơm gia đình hay những hoạt động cùng nhau…, những điều tưởng như giản dị, bình thường nhưng lại không hề tầm thường trong việc vun đắp hạnh phúc của mỗi gia đình. Để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, các thành viên trong gia đình phải luôn gắn bó, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đối diện khó khăn cùng nhau. Trong cuộc sống của mỗi người bao giờ cũng có niềm vui, nỗi buồn đan xen, sự quan tâm, lời động viên đúng lúc, đúng chỗ của những người thân sẽ là điểm tựa, là động lực tinh thần quan trọng để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong xã hội hiện đại, lối sống thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm đối với chính những người thân, gia đình của mình cũng đang là vấn đề cần cảnh tỉnh trong xã hội hiện đại. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gia đình phải luôn là chỗ dựa vững chắc, là động lực để mỗi thành viên vươn lên trong cuộc sống. Việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện đại bên cạnh tập trung xây dựng những giá trị tinh thần là tổ ấm của mỗi người, cần tập trung xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, mạnh về kinh tế. Thật vậy, nếu mỗi gia đình vững mạnh về kinh tế sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, giúp các thành viên trong gia đình có đủ điều kiện để học tập, phát triển toàn diện, thực hiện những ước mơ, dự định của mình. Bên cạnh đó, để gia đình thực sự phát triển bền vững, là động lực để phát triển xã hội, cần phải duy trì sự tôn trọng và bình đẳng trong mỗi gia đình, đó cũng chính là thể hiện sự văn minh, sự tiến bộ trong mỗi gia đình. Trong xã hội hiện đại, trình độ dân trí, cũng như hiểu biết của mỗi người đã ngày càng được nâng lên, tuy nhiên, do tàn dư của xã hội cũ, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn, điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ; hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn áp đặt theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn và tìm cách chống đối, tách biệt khỏi cha mẹ. Để hiện thực hóa các mục tiêu của Đảng, ước nguyện của Bác Hồ và khát vọng của mỗi người dân, mỗi gia đình được “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh”, bên cạnh việc thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp, vấn đề mấu chốt vẫn là phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi thành viên trong gia đình về vai trò, vị trí của gia đình đối với sự phát triển của mỗi con người cũng như của đất nước, từ đó biến thành những hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng, gìn giữ “tổ ấm” của chính mình./.
Thiêng liêng hai tiếng ‘Gia đình’
2,282
Sự phát triển của đường thủy nội địa Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và tỷ lệ vận tải hàng hóa, container bằng đường thủy nội địa còn rất khiêm tốn. Vận tải đường thủy nội địa là phương thức vận tải “xanh” thân thiện với môi trường được xem là “đầu tàu” trong chiến lược của ngành giao thông vận tải với nhiều thế mạnh chở khối lượng hàng lớn, cự ly vận chuyển dài với chi phí rẻ, nhưng lại bị lãng quên, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, chưa thu hút mạnh nguồn lực đầu tư phát triển. Với lợi thế về kết nối giao thông thuận lợi cả đường thủy và đường bộ, gắn với giải pháp logistics xanh, cảng cạn Tân Cảng Quế Võ góp phần giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Theo ông Lê Minh Đạo-Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam, vận tải đường thủy nội địa chủ yếu là mặt hàng vật liệu xây dựng, than và hàng rời, trong khi 70% hàng hóa thông qua các cảng biển hiện nay là hàng container. Cùng với đó, hoạt động vận tải container đường thủy chủ yếu phát triển ở khu vực phía Nam, khu vực phía Bắc còn rất hạn chế. Hiện chỉ có khoảng 100.000 TEU (chưa đến 2%) trong tổng số 6,2 triệu TEU thông qua cảng biển Hải Phòng được vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Lý giá tỷ lệ đảm nhận hàng container còn rất khiêm tốn, ông Đạo cho rằng, do vận tải container bằng đường thủy nội địa có chi phí chưa cạnh tranh, đặc biệt, còn một số điểm nghẽn về tĩnh không cầu (khoảng sáng từ dầm cầu đến mặt nước cho tàu thuyền qua lại) và độ sâu luồng làm cản trở doanh nghiệp đầu tư phương tiện cỡ lớn, cảng bến hiện đại. Cùng với đó, chưa hình thành được các cảng thông quan nội địa (ICD) là đầu mối giao thông kết hợp vận tải thủy, vận tải bộ giúp gom và rút hàng giữa các cảng biển và các khu công nghiệp. “Hiện Cục Đường thủy nội địa đang đẩy mạnh xu hướng container hóa vận tải thủy, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao cũng như giảm tải hệ thống đường bộ. Gần đây, ICD Tân Cảng Quế Võ được khai trương và trở thành cảng cạn đầu tiên ở khu vực phía Bắc có kết nối vận tải đường thủy nội địa…”, ông Đạo cho hay. Tại tuyến đường thủy Hải Phòng-Bắc Ninh cho thấy, những hạn chế ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của vận tải đường thủy so với vận tải đường bộ. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất phương án xây dựng tuyến vận tải container bằng đường thủy nội địa kiểu mẫu dài 115km ở phía Bắc, sau đó nghiên cứu triển khai trên toàn quốc. Hiện nay có ICD Quế Võ là cảng cạn, thuộc tuyến vận tải hành lang thủy Hải Phòng – Bắc Ninh với chiều dài gần 156km, nằm trung tâm các khu công công nghiệp của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần của Quảng Ninh về đến Hải Phòng. Với nhiều lợi thế về giao thông, có thể tiếp nhận được những xà lan chở với khối lượng lớn, lên đến hơn 100 TEU, nếu phát huy hiệu quả, ICD Quế Võ chiếm đến gần 70% lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, tương ứng khoảng 4 triệu TEU/năm. “Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trên trục Bắc Ninh – Hải Phòng, dự báo sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đường bộ hiện tại, dẫn đến ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường kết nối đến cảng biển và các khu công nghiệp, tạo áp lực về kinh phí bảo trì đường bộ, tăng rủi ro tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường”, lãnh đạo Cục Đường thủy nhìn nhận. Ông Phạm Hoài Chung-Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng đánh giá: “Đây là hành lang vận tải thủy quan trọng đôívới khu vực miền Băc gắn với khu công nghiệp thì chúng ta trú trọng phát triển hành lang này trở thành hàng lang chiến lược đối với vận tải thủy là hết sức đúng đắn để khai thông được những điểm nghẽn để phát triển thủy nội địa”. Rất nhiều doanh nghiệp chở hàng container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh cho rằng phương thức vận chuyển bằng đường bộ tuy nhanh nhưng lại không chở được nhiều khối lượng, thường xuyên bị ách tắc, trong khi chi phí lại cao, ảnh hưởng đến nhiều chi phí dịch vụ logictisc. Ông Trần Đức Thành-Tổng giám đốc Công ty Vận tải biển SHT cho rằng: “Nếu như chở 1 container từ Hải Phòng đến Bắc Ninh thì cước đường bộ giao động khoảng 3-4 triệu đồng/công, nhưng nếu đi bằng đường thủy rẻ hơn khoảng 30% so với đường bộ. Và nếu có phương án tổ chức tốt nữa thì chi phí sẽ giảm thêm rất nhiều”. Ông Nguyễn Công Bình-Phó giám đốc ICD Quế Võ, Bắc Ninh thừa nhận, đang có một thực tế là “cầu hãm tàu” do hạ tầng chưa đồng bộ khiến hàng container không thể đi đường thủy nội địa. Ông Nguyễn Công Bình-Phó giám đốc ICD Quế Võ, Bắc Ninh thừa nhận, đang có một thực tế là “cầu hãm tàu” do hạ tầng chưa đồng bộ khiến hàng container không thể đi đường thủy nội địa. “Trên luồng tuyến thủy này có một số cầu như cầu Đuống (Hà Nội), cầu Bình (Bắc Ninh)…với khoảng tĩnh không thông thuyền thấp, không thể bảo đảm cho phương tiện trên 2.000 tấn hoặc phương tiện thủy chở hàng container 3 lớp hoạt động thông suốt, an toàn. Đây là những hạn chế ảnh hưởng lớn tới tính cạnh tranh của vận tải đường thủy so với vận tải đường bộ”, ông Bình cho biết. Cùng quan điểm, ông Đinh Văn Thanh-Phó Tổng thư ký Hội Cảng đường thủy thềm lục địa Việt Nam thừa nhận, do ảnh hưởng của tĩnh không nên việc khai thác của các tầu lớn sông pha biển là trở ngại lớn giảm hiệu quả kinh tế, giảm hiệu quả năng lực vận chuyển. “Để khai thác tiềm năng, lợi thế đường thủy nội địa, Cục Đường thủy Việt Nam, Bộ GTVT xây dựng tuyến vận tải thủy kiểu mẫu từ ICD Tân Cảng Quế Võ đến cảng biển Hải Phòng, hình thành một hệ thống vận tải thủy “xanh” trên trục Bắc Ninh – Hải Phòng bằng loạt các giải pháp, trong đó có cả cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Thanh nói. Ông Lê Minh Đạo-Phó Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam phân tích, xung quanh tỉnh Bắc Ninh hiện có 56 khu công nghiệp, gồm 14 khu công nghiệp tại Bắc Ninh, 7 khu công nghiệp tại Bắc Giang, 5 khu công nghiệp tại Thái Nguyên, 15 tại Hà Nội, Vĩnh Phúc 8 và 7 khu công nghiệp tại Phú Thọ, đây là nguồn hàng hóa dồi dào của tuyến vận tải này. “Nếu so với vận tải đường bộ, 1 sà lan chở được khoảng 100 TEU, bằng khoảng 50 xe container chạy trên đường bộ, với chi phí thấp hơn khoảng 20%, mức độ sử dụng nhiên liệu và lượng phát thải khí nhà kính/tấn-km chỉ bằng khoảng 30%, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường thủy thấp hơn rất nhiều so với đường bộ. Mục tiêu trước mắt đối với tuyến này sẽ nâng được tỉ trọng container kết nối với Hải Phòng là 20% đến năm 2030 nhưng với giải pháp thực hiện đồng bộ thì tôi kỳ vọng tăng cao hơn nhiều…”, ông Đạo nói. Việc hình thành tuyến vận tải “xanh” trục Bắc Ninh – Hải Phòng sẽ mang lại hiệu quả không chỉ giảm phát thải khí thải ra môi trường thấp hơn 4-5 lần so với đường bộ mà còn giảm từ 10-15% chi phí logistics cho doanh nghiệp cũng như giảm thời gian di chuyển vận chuyển container đường thủy nội địa từ khoảng 12 giờ xuống còn khoảng 8-9 giờ.
‘Đánh thức’ tuyến vận tải thủy nội địa Hải Phòng-Bắc Ninh
1,397
Đến tháng ba năm 2023, Đặng Tiến tròn 83 tuổi. Đặng Tiến sinh ngày 30 tháng 3 năm 1940 tại làng An Trạch, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Học Lycée Pascal (Đà Nẵng), tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn (1963). Bắt đầu viết phê bình văn học từ 1960 trở đi trên các tạp chí như Mai, Văn, Tân văn. Ông là bạn của Thái Tuấn, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, Hoài Khanh, Bửu Ý, Đinh Cường, Trịnh Cung, Nguyễn Trung, … Năm 1966, ra nước ngoài. Lập nghiệp ở Pháp từ 1968, dạy Pháp văn cho một trường trung học tại Pháp. Làm giảng viên văn học Việt Nam trong ban Việt học, Đại học París VII từ năm 1969 đến nghỉ hưu 2005. Hiện sống tại Orleans, Pháp. Tác phẩm đã in: Vũ trụ thơ, NXB Giao điểm, Sài Gòn, 1972, Vũ trụ thơ II, Thư Ấn quán, Hoa Kỳ, 2008, Thơ, chân dung và thi pháp, NXB Phụ nữ, HN, 2009. Đặng Tiến là gương mặt đẹp của lý luận thi pháp thơ tại Việt Nam, chiếm cảm tình của người đọc trong và ngoài nước từ hơn nửa thế kỷ nay. Ông là người tiếp nhận, vận dụng thi pháp Jakobson khá sớm, đưa lại quan niệm: “Thi ca sử dụng ngôn từ vào một đối tượng khác, nghĩa là sáng tạo một nghĩa mới cho ngôn ngữ”. Đặng Tiến, trong toàn bộ những bài viết, cho thấy rõ ý niệm của ông về hai điểm chính của ngôn ngữ: nhạc điệu và hình ảnh. Ông tìm đến các nhà thơ trong một niềm đồng cảm, thanh tân và tươi mới của tâm hồn. Ông dắt dẫn người đọc vào một vũ trụ riêng, ở đó, có sự dung hợp giữa cảm xúc và nhận biết, giữa ấn tượng và trực cảm. Tôi tiếp xúc những bài phê bình của Đặng Tiến trên tạp chí Văn và Tân văn, các số đặc biệt, như Vũ trụ Đinh Hùng (Văn, số 91, 1967), Tản Đà, thi sĩ của phôi pha, (Văn số 175, 1971), Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử (Văn số 179, 1971), Trần Tế Xương, người xa lạ, Văn số 163, ngày 1-10-1970) và tạp chí Tân văn, số 3, 7-1968 về Hoàng Trúc Ly, Nụ cười trong và đôi mắt sáng. Sau này, đọc các bài viết về Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Lê Đạt, … mới thấy cái tài hoa, tinh tế và tấm lòng của ông. Những bài viết của Đặng Tiến bao giờ cũng lưu giữ ấn tượng nơi người đọc, Ấn tượng đó, trước hết là cách nhìn về thế giới nghệ thuật của thi sĩ đang luận bàn. Chỉ với tiêu đề đã thu hút sự chú ý của bạn đọc: Nguyễn Du, nghệ thuật như một chiến thắng; Nữ tính trong thơ Bà Huyện Thanh Quan; Tản Đà, thi sĩ của phôi pha; Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử; Thi giới Đinh Hùng; Trần Tế Xương, người xa lạ; Quang Dũng, một thoáng mơ phai; Nguyễn Đình Thi và tiếng chim từ quy; Nhớ thương Phạm Công Thiện; Hoài niệm Vũ Hoàng Chương; Đinh Cường, tấm lòng vô hạn, Vũ Hữu Định, tình ca người lỡ vận, … Ở đây, qua những bài viết về các tác giả, ta gặp niềm tri ngộ giữa Đặng Tiến và các nhà thơ, nhà văn. Chữ nghĩa trong văn Đặng Tiến như có hồn, lung linh một thứ ánh sáng nhiều màu, ánh xạ trên từng trang viết, khiến ta nhớ mãi: “Yêu một tác phẩm nghệ thuật giống như yêu một người đàn bà ở điểm là mỗi lần yêu chúng ta khám phá ở người tình một trinh tiết mới. Yêu một tác phẩm là sáng tạo một trinh tiết mới cho tác phẩm” (Vũ trụ thơ, trang 9). Trong Tản Đà, thi sĩ của phôi pha, Đặng Tiến viết: Nguồn thơ nào mà không mang ít nhiều nhan sắc của phôi pha, nếu bản chất của thơ không phải chính là di tích của phôi pha … Tập thơ nào hay mà không u ẩn một cuộc tiễn đưa, một lời tống biêt ? Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai” (Vũ trụ thơ, trang 65). Hơn 60 năm qua, kể từ những bài điểm sách trên tạp chí Mai, đến những bài phê bình văn học trên Văn, Tân văn, Đặng Tiến đã tạo cho riêng mình một con đường về cảm thụ văn học. Ông quan niệm: “Thơ phải có khả năng tạo ra một vũ trụ mới, với những kích thước, những quan hệ, những định luật riêng, bằng cách khai thác đặc tính của ngôn ngữ …” (Thơ-Thi pháp và Chân dung, NXB Phụ nữ, 2009, trang 91). Đúng như ông viết: “Kích thước một nhà thơ là kích thước thi giới do người ấy sáng tác” (Thơ-Thi pháp và Chân dung, NXB Phụ nữ, 2009, trang 404). Vậy mà, tạp chí Văn có hai số bàn về thơ: Văn số 86 (15-7-1967) : Viết về thơ; Văn số 198 (15-3-1972), Số đặc biệt về thơ (15-3-1972), lại không có bài viết của Đặng Tiến. Kể cũng lạ. Đến năm 1973, trên Văn, Giai phẩm, Tuyển tập Tháng Mười, Đặng Tiến có tiểu luận Thơ là gì ? Như tác giả nói, “Bài Thơ là gì ? tôi viết tại Pháp vào mùa hè 1973, sau khi hiệp định Paris vừa được ký kết, chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Viễn tượng hòa bình và thống nhất đất nước, lúc đó, đã thành hình rõ nét, mang theo hy vọng sẽ có một nền văn học Việt Nam mở rộng, tiếp thu những thành tựu khoa học toàn cầu, bên ngoài sự phân biệt chính trị và ý thức hệ” (Thơ-Thi pháp và Chân dung, NXB Phụ nữ, 2009, trang 7). Tiểu luận này, Đặng Tiến quan tâm và đặt vấn đề về ngôn ngữ theo trường phái lý thuyết của Roman Jakobson (1896-1982), của Claude Levy-Strauss (1908-2009) về thi pháp (poétique). Đặng Tiến viết: “Khi từ ngữ vượt khỏi công dụng thông tin ấy, để biểu hiện giá trị thẩm mỹ tự tại thì, theo Jakobson, nó có chức năng thi pháp (fonction poétique). Đó là thơ”. (Thơ-Thi pháp và Chân dung, NXB Phụ nữ, 2009, trang 11). Đây là nhận định quan trọng. Đặng Tiến dẫn lại chủ trương của Jakobson: “Thơ chỉ là một ngôn đề nhắm vào biểu thức (un énoncé visant l’expression), có thể nói, vận hành trong quy luật nội tại; chức năng truyền đạt, đặc biệt của ngôn ngữ hằng ngày và ngôn ngữ truyền cảm, bị giới hạn đến mức tối đa. Thơ dửng dưng với đối tượng của lời nói… Thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó. .. thi tinh thể hiện ra sao ? Thể hiện bằng cách: từ ngữ được cảm thụ như là từ ngữ chứ không phải chỉ là một ký hiệu tầm thường của sự vật được gọi tên, cũng không phải như một òa vỡ của tình cảm; nó thể hiện bằng cách: những con chữ, và cú pháp, và ý nghĩa, và hình thể ngoại tại và nội tại, không phải chỉ là những ký hiệu vô vị của thực tế, trái lại những con chữ đó có trọng lượng riêng, có giá trị riêng”. (Thơ-Thi pháp và Chân dung, NXB Phụ nữ, 2009, trang 12, 13). Lý thuyết của R. Jakobson và những đóng góp của chủ nghĩa cấu trúc đã đưa đến những chân trời rộng mở về nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và đặc biệt ngôn ngữ thơ nói riêng. Đặng Tiến dẫn còn Hans-Georg Gadamer, triết gia Đức (11-2-1900 / 13-3-2002) và Paul Valéry (30-10-1871 / 29-7-1945), nhà thơ, triết gia, nhà văn, giáo sư Thi ca học của Pháp để nghiên cứu về thơ và thi pháp học. Đặng Tiến đã viết loạt bài như Roman Jakobson và thi pháp, Claude Lévi Strauss, Ý thơ và lời thơ , Nguyễn Tài Cẩn trên nền thi học Việt Nam, Thơ và khoa Ngôn ngữ học Tây phương, Mấy lối giảng thơ, Con nhện vương tơ, … những bài này góp phần cho hướng đi mới về nghiên cứu thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại Việt Nam. Có lẽ, tại Việt Nam, người đi đầu và khởi xướng nghiên cứu về thi pháp học hiện đại là Đặng Tiến. Mãi đến thập niên 80 trở đi, Trần Đình Sử mới hệ thống hóa và có các chuyện luận về thi pháp như Thi pháp thơ Tố Hữu (NXB Giáo dục, HN, 1995), Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN, 2002). Những tác giả văn chương Việt đều được Đặng Tiến nhìn dưới góc độ thi pháp. Ông viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng đến Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, Chính Hữu, Lê Đạt, rồi Trịnh Công Sơn, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng, qua Vũ Hữu Định, Nguyễn Nho Sa đều tìm về thi giới của nhà thơ, nhà văn đó. Có lần, trong buổi gặp mặt bạn hữu tại nhà Nguyễn Ngọc Hạnh, thành phố Đà Nẵng, tôi có hỏi lý do trong tập Vũ trụ thơ, Giao Điểm, 1972, không tuyển Hoàng Trúc Ly, Nụ cười trong và đôi mắt sáng (Tạp chí Tân văn, số 3, 7-1968) và Trần Tế Xương, người xa lạ, Văn số 163, 1-10-1970. Đây là hai tiểu luận văn học hay, nhiều nét mới trong phát hiện và đánh giá. Đặng Tiến trả lời, bấy giờ đang ở Pháp, ông Trần Phong Giao, nguyên Thư ký Tòa soạn Văn, sau làm tạp chí Giao Điểm, chọn và chỉ lấy năm tác giả, gồm: Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Hàn Mặc Từ và Đinh Hùng. Không tuyển thêm. Tôi nói, tiếc quá ! Vì thế, sẽ đưa lại bài viết về Trần Tế Xương và lấy tranh của họa sĩ Nguyễn Trung, bạn Đặng Tiến, hình bìa ở số tạp chí đó, như một lý do để thêm yêu Đặng Tiến. Ông thổ lộ sự cảm mến, trân trọng đối với các nhà thơ thật cảm động. Chỉ mấy dòng thôi mà xiết bao ân tình: “Trong tháng 8.1991, làng thơ Việt Nam đã chịu hai cái tang lớn: nhà thơ Lưu Trọng Lư mất ngày 10, nhà thơ Hồ Dzếnh mất ngày 13 cùng tại Hà Nội” (Tưởng niệm Lưu Trọng Lư và Hồ Dzếnh). Lời kết bài viết Nguyễn Đình Thi và tiếng chim từ quy, Đặng Tiến viết: “Tưởng nợ nhau một lời nói. Hóa ra nợ nhau một tiếng từ quy. Một kiếp từ quy. Khỉ thật !” Đặng Tiến kể lại, khi Huy Cận sang Paris công cán, như sau: Năm 1998, tình cờ Huy Cận và Phạm Duy cùng có mặt tại Paris. Nhạc sĩ muốn quan hệ, hỏi tôi số điện thọai, tôi tham khảo Huy Cận, và anh trả lời ngay: «Phạm Duy à ? Phạm Duy thì mình phải gọi anh ấy trước, chớ sao để anh ấy gọi mình?» Sau đó vài giờ, Phạp Duy gọi lại tôi, giọng còn rơm rớm, kể đã nói chuyện với nhau cả tiếng. Huy Cận cảm ơn Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ Ngậm Ngùi làm cho nhiều người biết. Sau đó nhạc sĩ sưu tập 16 giọng hát bài Ngậm Ngùi nhờ tôi chuyển về nhà thơ. Tôi biết là Huy Cận chân thành, … Năm 2000, một buổi chiều đi lang thang ở Paris với Huy Cận, tôi rủ anh gọi dây nói sang Mỹ thăm Phạm Duy chơi, từ phòng điện thoại công cộng, tôi nhìn anh trong ca-bin: lúc đầu hùng hồn, khoa chân múa tay, về sau lấy khăn tay chậm lên mắt. Không biết hai ông nói chuyện gì, tôi không hỏi. Những đề tài lớn về Huy Cận đã, và sẽ có nhiều người nói. Tôi kể lại vài kỷ niệm tuy nhỏ nhưng đã giúp tôi đánh giá anh dưới một góc độ riêng, và kết luận Huy Cận là con người tình nghĩa, chí tình và thật tình. Thậm chí có lúc thật thà như đếm. (Đặng Tiến, Huy Cận trong tôi). Đây là những dòng viết về Tế Hanh: “Anh đến nhân gian vào một ngày hạ chí, 15-5 năm Tân Dậu, suy ra ngày dương 20-6-1921, cũng vào ngày hạ chí, rồi ra đi một buổi trưa hè, 16-7-2009″ (Mùa Hạ, Tế Hanh). Ông viết về Quang Dũng: “Quang Dũng đã đến giữa cuộc đời, dịu dàng như một nét hoài nghi, rồi anh lại ra đi nhẹ nhàng như một thoáng mơ phai” (Quang Dũng, Một thoáng mơ phai). Với Văn Cao: “Thơ trĩu nặng tâm sự và khát vọng thời đại, và đất nước, nhưng nhan đề sao mà nhẹ nhàng, một chữ ngắn: Lá”. (Văn Cao, Lá khát vọng). Đặng Ngọc Khoa, người cháu trong tộc, khi qua đời, với sự quý mến tài năng và nhân cách, Đặng Tiến viết: “Đặng Ngọc Khoa làm thơ hay. Là một bậc tài tử trước cuộc đời, trong một giai đoạn có thể nói là nhiễu nhương nhất của lịch sử, Khoa là kẻ dấn thân vào thời đại, thậm chí có khi đưa cả sinh mệnh vào những cơn tao loạn, nhưng bản thân là một nghệ sĩ, bị cơn gió chướng của số mệnh thổi tạt vào đêm nghịch lữ. Nói chung là một giọng hào sảng, đến hung hãn, tha thiết đến chì chiết, ngay thẳng mà uẩn khúc, hồn nhiên mà phức tạp”. (Đặng Ngọc Khoa, dấu chân lạc đà qua sa mạc thơ). Trong văn chương, cái tình là quan trọng. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu ở Việt Nam như Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử, Dương Tường, Mai Anh Tuấn,… quý mến Đặng Tiến. Trong họ, Đặng Tiến là nhà lý luận phê bình đáng trọng, gần gũi và dành cho ông những tình cảm và lời lẽ đẹp đẽ, thâm tình. Đặng Tiến “là một nhà phê bình tài tử theo nghĩa phê bình vị phê bình, phê bình vì yêu văn chương nghệ thuật chứ không vì một cái gì khác ngoài văn chương, kể cả cái danh vọng, nếu có, của một nhà phê bình. Và, biết đâu chẳng vì thế mà Đặng Tiến thành tựu nhiều trong văn chương. Và không chỉ trong văn chương” . (Đỗ Lai Thúy, Vẫy vào vô tận – Tùy bút chân dung học thuật, NXB Phụ nữ, 2014, trang 347) Những lời dẫn sau đây của Đỗ Lai Thúy viết về Đặng Tiến, đã nói hộ, nói thay, nói được tâm tình của nhiều người đọc văn Đặng Tiến. “Tôi vốn là người mê văn phê bình Đặng Tiến. Và, có lẽ, vì quá mê văn nên nhiều lúc đâm ra ngại găp người. Và cũng có lẽ, vì quá mê, nên khó nói được điều gì đó về văn anh cho có đầu có đuôi. Hơn nữa, chữ nghĩa mỗi bài viết của anh kết lại như một tòa thành mà tôi lại không tìm ra cửa hoặc người đẹp giữ cửa. Tôi đã nhiều lần đi quanh ngôi cổ thành ấy để một hôm vỡ ra rằng lối đi vào tòa chữ ấy chỉ bằng cách đánh chiếm nó như một tổng thể, tức tìm hiểu chính cái cách anh đi đến với mỗi nhà thơ, bằng khái niệm vũ trụ thơ, thi giới, mà bây giờ người ta thường gọi là thế giới nghệ thuật”. (Đỗ Lai Thúy, Vẫy vào vô tận – Tùy bút chân dung học thuật, NXB Phụ nữ, 2014, trang 339) Đặng Tiến bao giờ cũng có lối diễn đạt ngắn gọn, tinh tế, tài hoa và chân xác. Đặc điểm này do ông tiếp xúc với môi trường văn hóa phương tây từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, nhất là, qua thực tiễn viết và đọc tác phẩm văn chương. Đặng Tiến có ý thức về cách đọc, cách viết, một lối đọc riêng, một cách viết riêng, tạo dựng một con đường chiếm lĩnh, truyền đạt về nghệ thuật, không lẫn với bất cứ ai. Tháng 3 năm 2023
Đặng Tiến, nghệ thuật như một ám ảnh – Tác giả: TS. Huỳnh Văn Hoa
2,735
Được coi là một trong những tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất, nhưng cuốn ‘Sun Also Rises’ năm 1926 của Ernest Hemingway đang bị cảnh báo về ngôn từ và sắc thái câu chuyện. Nhà xuất bản Vintage Books US trực thuộc Penguin Random House sẽ phát hành lại tác phẩm kinh điển Sun Also Rises của Ernest Hemingway với một cảnh báo kèm theo. Cụ thể, nhà xuất bản này sẽ đính kèm một thông điệp mới vào bên trong cuốn sách với nội dung: “Quyết định của nhà xuất bản về việc phát hành lại nguyên nội dung gốc không nhằm xác thực các tiêu chuẩn văn hóa và ngôn ngữ có trong văn bản này”. The Sun Also Rises đã được mạng xã hội dành cho người đọc sách Goodreads mô tả là “cuốn tiểu thuyết tinh túy của thế hệ đã mất” và vẫn thu hút nhiều độc giả. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng vướng phải một số chỉ trích về lời lẽ bài Do Thái. Ngoài The Sun Also Rises , cuốn The Old Man and the Sea (Ông già và Biển cả) của Hemingway cũng gặp chỉ trích. Năm ngoái, một trường đại học ở Scotland đã cảnh báo sinh viên về những hình ảnh câu cá phản cảm trong Ông già và biển cả . Đáng chú ý, chính tác phẩm này, kể về một ngư dân già bắt được một con cá dài 18 foot ngoài khơi bờ biển Cuba và đấu tranh với việc phải giết nó, đã mang về giải Nobel Văn học cho Hemingway. Cảnh báo trên có thể chỉ được đưa vào các cuốn The Sun Also Rises tại thị trường Mỹ. Ấn bản tại thị trường Anh vẫn được giữ nguyên, một phát ngôn viên của Penguin Random House UK thông tin với trang The Messenger . Nguyên tắc hoạt động của Penguin Random House UK cũng ghi rõ: “Chúng tôi sẽ tìm hiểu nhiều luồng quan điểm khác nhau. Chúng tôi vẫn và cần xuất bản tác phẩm của các tác giả không chia sẻ quan điểm cá nhân của chúng tôi. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng nhận ra trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ độc giả khỏi những nội dung có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội ở quy mô lớn hơn”.
Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Hemingway bị cảnh báo về ngôn từ
380
Vân Đồn, Quảng Ninh được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực. (Nguồn: Báo Đầu tư). Quảng Ninh đặt mục tiêu, đến năm 2040, xây dựng và phát triển KKT Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu các thành phố đáng sống của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2007 và điều chỉnh quy hoạch chung vào năm 2020. KKT này được định hướng là KKT biển đa ngành, đa lĩnh vực, du lịch biển – đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế… Sau nhiều năm dành nguồn lực đầu tư và xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển, tạo nên một diện mạo mới, nổi bật cho KKT Vân Đồn. Thời gian qua, công tác xúc tiến, hỗ trợ đầu tư ở KKT Vân Đồn được Ban Quản lý KKT Vân Đồn thực hiện chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình và từng giai đoạn cụ thể; thường xuyên đăng tải những dự án, định hướng thu hút đầu tư vào KKT Vân Đồn; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp và trao đổi qua điện thoại, email, mạng xã hội để giới thiệu đến nhà đầu tư các dự án cụ thể. Bên cạnh đó, Ban Quản lý KKT thường xuyên gặp gỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang triển khai; chủ động phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng kêu gọi, xúc tiến thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng, uy tín, năng lực thực sự để liên danh, liên kết sớm triển khai các dự án thương mại, dịch vụ, khách sạn. Đến nay, trên địa bàn KKT Vân Đồn đã có 64 dự án đăng ký đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách, với tổng nguồn vốn 62.900 tỷ đồng (trong đó có 61 dự án vốn đầu tư trong nước, với số vốn đăng ký 62.683 tỷ đồng; 3 dự án FDI với số vốn 226 tỷ đồng). Tính riêng từ khi triển khai thành lập thí điểm Ban quản lý KKT Vân Đồn đến nay, KKT Vân Đồn đã thu hút thêm được 37.403 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách, tương đương 146,6% tổng số vốn đã thu hút trong giai đoạn trước. Trong đó, đã thu hút mới 9 dự án, với số vốn đăng ký 35.669 tỷ đồng; điều chỉnh 10 dự án, với số vốn đăng ký tăng thêm 1.734 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu, như: Bến cảng cao cấp Ao Tiên vốn đầu tư 613,3 tỷ đồng; Tổ hợp khách sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên – Cát Linh vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbor Vân Đồn vốn đầu tư trên 3.600 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng – giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn tương tác hoạt động du lịch vốn đầu tư trên 24.800 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải vốn đầu tư trên 1.300 tỷ đồng; Khu đô thị mới phía Đông Bắc cảng Cái Rồng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng; hồ chứa nước Đồng Dọng vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng. Những dự án kể trên đã được các chủ đầu tư huy động nguồn lực, tích cực triển khai xây dựng. Hiện nhiều dự án đã và đang hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác trong năm 2023, đơn cử như Bến cảng cao cấp Ao Tiên, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Vân Hải, khách sạn Whyndham Garden Sonasea Vân Đồn, cụm công nghiệp Vân Đồn… Tuyến cao tốc từ Hải Phòng qua TP Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái mới được đồng bộ đã tạo ra thế và lực mới cho KTT Vân Đồn. (Nguồn: Báo Giao thông). Theo ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tỉnh quyết tâm đến năm 2040, xây dựng và phát triển KKT Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trung tâm kinh doanh thương mại quốc tế của khu vực, bảo đảm môi trường sạch dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Đồng thời xây, dựng khu vực này trở thành trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; một nơi hấp dẫn để mọi người đến sinh sống, làm việc và vui chơi hòa hợp với thiên nhiên… Thực tế, KKT Vân Đồn được Trung ương và tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong hai mũi đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh không chỉ của tỉnh Quảng Ninh mà còn cho cả khu vực phía Bắc trong tương lai. KKT Vân Đồn đang sở hữu hạ tầng, phương thức giao thông đa dạng và đồng bộ nhất tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể, Cảng hàng không quốc tế được ví như cửa ngõ bầu trời của tỉnh Quảng Ninh được đặt tại Vân Đồn. Trong khi đó, tuyến cao tốc dài gần 200km Hải Phòng-Móng Cái dọc tỉnh cũng chọn Vân Đồn là trung tâm kết nối. Tuyến cao tốc này đã tạo ra thế và lực mới cho KTT Vân Đồn. Đặc biệt, mới đây, Bến cảng cao cấp Ao Tiên với quy mô gần 30ha được đưa vào hoạt động đã rút ngắn thời gian đưa du khách ra các tuyến đảo của huyện Vân Đồn, Cô Tô và trở thành cửa ngõ hiện đại của vịnh Bái Tử Long, cũng như hoạt động du lịch biển đảo. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng KKT Vân Đồn phát triển là đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; là trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực; trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế của khu vực, các đồ án quy hoạch phân khu và đồ án quy hoạch chi tiết tại KKT Vân Đồn cũng đã được Ban quản lý KKT Vân Đồn triển khai lập, phê duyệt để làm cơ sở quan trọng kêu gọi dự án đầu tư. Mỗi một đồ án quy hoạch đều được xây dựng chặt chẽ gắn với đặc thù khu vực, không tạo nên xung đột giữa các ngành, lĩnh vực phát triển; đảm bảo hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái.
Khu kinh tế Vân Đồn – mũi đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Quảng Ninh
1,199
Nói theo cách của Nguyễn Huy Thiệp , văn chương chữ nghĩa là mảnh đất đáng sợ. Sinh thời, nhà phê bình Chu Văn Sơn cũng bộc bạch rằng, ông đã đi từ tình yêu đối với chữ, rồi đến kính chữ và sợ chữ. Vì yêu – kính – sợ chữ, mà người ta ứng xử với chữ một cách thận trọng, không thể tùy tiện được. Chữ tạo ra thế giới, tạo ra con người, hay nói khác đi, chữ chính là người vậy. Không có gì tồn tại ngoài ngôn ngữ (hiểu rộng ra là những hệ thống ký hiệu biểu nghĩa – diễn ngôn), bởi vậy, khi bước vào thế giới của chữ, chúng ta có cơ hội được gặp con người, với tất cả sắc thái của nó, cả sự hóa trang – ngụy trang hay bản chất nguyên sơ cùng hành trình tạo dựng bản sắc chủ thể của con người ấy. Chân tướng và hình tướng của người hiện ra trong chữ. Xuất phát từ ý nghĩ ấy, tôi bước vào Hiểm địa văn chương (Nxb Hội Nhà văn, 2023) – Tập tiểu luận – phê bình vừa mới công bố của Phùng Gia Thế. Phùng Gia Thế là một nhà khoa học. Đó cũng là tâm thế chủ đạo khi anh bước vào Hiểm địa văn chương . Ham muốn truy tìm chân lý, khám phá những miền đất mới, những giá trị mới, kể cả là những thách thức mới, đã đưa Phùng Gia Thế đến văn chương, mà anh xem đó là “hiểm địa”. Hiểm địa, có lẽ trong cách hình dung của Phùng Gia Thế không chỉ là văn chương nghệ thuật (rộng), mà còn là các vấn đề – tác giả – hiện tượng hiểm hóc – dị biệt (hẹp – ở đây), và cũng có thể nghĩ đến không gian của sự đọc – viết (không gian cư ngụ). Dù trong không gian nào, con người khoa học vẫn trội lên để làm chủ tư duy, cảm xúc của mình, với lối nghị luận mực thước, chặt chẽ và thuyết phục. Phẩm tính ấy bao trùm trên hành trình khám phá hiểm địa của Phùng Gia Thế, đặc biệt là ở những bài viết có tính khái quát về một số vấn đề của văn học Việt Nam đương đại ( Tác giả thời hiện đại ; Xu hướng Các-na-van hóa trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam đương đại ; Thế giới dị biệt, ngoại biên trong văn xuôi Việt Nam đương đại ; Giải trí, sự chơi và việc ứng xử với nghệ thuật …). Đối với khoa học, vấn đề không phải là nói to, nói nhiều hay được số đông tán thưởng. Khoa học dựa trên những luận giải – minh chứng bằng tri thức, bằng khả năng đưa vấn đề tiệm cận với chân lý hoặc mở ra những chân trời nhận thức mới. Vì thế, tiếng nói thầm, nói nhỏ, đơn độc, thậm chí nghịch luận, nghịch nhĩ có khi lại mang trong lòng nó sức mạnh của sự khai sáng. Tôi thích cách diễn giải của Phùng Gia Thế về luận đề “Cái chết của tác giả” (R. Barthes); Xu hướng Các-na-van hóa hay các hiện tượng dị biệt, ngoại biên trong văn chương. Đó là lối diễn giải sáng rõ, khúc chiết và ngắn ngọn, đủ mang đến cho người đọc những thông tin căn bản về vấn đề. Người viết tỏ ra hiểu và nỗ lực trình bày sự hiểu của mình một cách thông suốt nhất, giản dị nhất có thể. Biết và hiểu là hai cấp độ, hai cảnh giới khác nhau của tồn tại… Chẳng hạn, Phùng Gia Thế lập luận để chỉ ra rằng: Cái chết của tác giả, bản chất là việc xóa bỏ niềm tin vào sự thống trị của tác giả trong diễn giải văn chương, nới rộng các khả năng tạo nghĩa của văn bản – sự đọc. Xóa bỏ sự thống trị đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội. Tuy vậy, điều đó không mang hàm ý cực đoan đến mức phủ nhận sạch trơn vai trò của tác giả mà chỉ xem nó như một thành tố trong cấu trúc của diễn giải. Nhận thức ấy, theo tôi là căn bản và thấu đáo trước tinh thần của R. Barthes. Tuy vậy, con người khoa học vốn không dừng lại khi các hiểm địa liên tục mở ra và thách thức. Nỗi hoài nghi và cả ham muốn tường tận sự việc, đưa Phùng Gia Thế đến những đối cực khác, nảy sinh từ chính luận đề của R.Barthes (bắt nối lên trước với tinh thần của F. Nietzsche). Đó là “những cái cần chết” (chủ thể, cá nhân, văn bản, độc giả): “… việc lật đổ huyền thoại về tác giả của R. Barthes, như nhiều người đã phản biện, phải chăng lại dẫn chúng ta đến với niềm tin dị đoan không kém vào bạn đọc? Và như thế, phải chăng, người đọc với tư cách tiêu chuẩn của diễn giải có thể soán ngôi tác giả? Ý nghĩa của văn bản trước đây bị cầm tù bởi tác giả giờ đây lại bị cầm tù bởi bạn đọc, bởi nhà phê bình? Trên thực tế, ai cũng biết, bạn đọc, tự thân nó, chưa bao giờ là tất cả cho sự tồn tại và sự cắt nghĩa văn chương” (tr.16). Cứ như vậy, diễn giải văn chương là một hành trình cấp nghĩa vô tận, dựa trên các khả năng mà nó có thể được trưng dụng, thực hành. Thiên hà của ý nghĩa không ngừng được giãn nở, làm nên đời sống của văn chương nghệ thuật. Con người khoa học, không phải là sản phẩm bẩm sinh. Đó là người được rèn giũa, được đào tạo một cách bài bản trên tinh thần hướng đến mẫu nhà phê bình hàn lâm, kinh viện. Không khó để nhận ra cốt cách trí thức sa-lon trong những diễn giải của Phùng Gia Thế khi bàn về các tri thức gợi lên từ M. Bakhtin, R. Barthes, J.Kristeva, JF.Lyotard, M. Foucault… Thế nên, trong tiểu luận của Phùng Gia Thế, chữ nghĩa có nét sang và sáng, sắc sảo mà điềm đạm, làm chủ điều mình nói – hay đúng hơn là chữ luôn trong trạng thái chủ động, tạo được cảm giác tin cậy cho người giao tiếp, đối thoại. Trong Hiểm địa văn chương , vấn đề, hiện tượng, tác giả, tác phẩm được Phùng Gia Thế khảo sát cũng hóc hiểm, đầy thách thức. Ở đó, con người khoa học đã đứng ra, lãnh nhận vai trò nhà thám hiểm, truy tìm, nhận diện và đối thoại. Ở Việt Nam, những cái tên như Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Quang Lập, Lê Anh Hoài… quả nhiên sẽ cần một tư duy đủ mạnh để có thể dấn bước vào vương quốc văn chương của họ. Đó thực sự là những văn nhân (dị nhân, quái nhân) trong hiểm địa chữ nghĩa mà nhà khoa học đã can đảm đi tìm. Không chỉ thế, với các vấn đề nghị bàn, người đọc cũng nhận ra sự hăm hở, tò mò, ưa khám phá và bản lĩnh của Phùng Gia Thế. Đó có khi là những câu chuyện về chủ nghĩa cấu trúc – giải cấu trúc, hậu hiện đại, liên văn bản – liên văn hóa; có khi là cái dị biệt, ngoại biên, siêu hình; cũng có khi lại là những đề tài – chủ đề – đối tượng cấm kị, kiêng dè trong tư duy và mĩ cảm thông thường… Một dẫn chứng tiêu biểu cho kiểu con người khoa học này chính là việc tác giả dụng công nghiên cứu “Tục thi” của Đỗ Anh Vũ. Chúng ta biết rằng, dưới con mắt của khoa học, mọi đối tượng đều bình đẳng. Hành động ấy xác lập tinh thần khoa học của Phùng Gia Thế trên hành trình tiến vào các hiểm địa. Nếu con người khoa học hiện lên với vẻ sắc sảo mà vẫn điềm đạm chừng mực, thì con người nghệ sĩ lại là một chiều kích khác, một bản diện khác của Phùng Gia Thế. Không thể chỉ tiến vào hiểm địa với đôi chân thận trọng bước đi trên mặt đất, hay các phương tiện – thao tác kỹ thuật được. Để chạm đến những không gian ẩn mật, những vùng hiểm địa thực sự, cần phải có đôi cánh của sự tưởng tượng, mộng mơ và ít nhiều phiêu lưu nữa. Phùng Gia Thế , rất may, lại mang sẵn điều ấy trong mình như là một thứ căn cốt bẩm sinh. Dĩ nhiên, khoa học rất cần tưởng tượng. Ở đây, tôi muốn nói đến kiểu con người nghệ sĩ với những tưởng tượng, mộng mơ có phần phiêu lưu hơn, mơ hồ hơn, nghịch dị hay kì quái, để tương thích với đối tượng mà Phùng Gia Thế khảo sát, thăm dò. Rõ ràng, xét về mặt đặc tính, thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương là một hiểm địa. Cõi giới Nguyễn Đức Sơn là một hiểm địa. Tục thi của Đỗ Anh Vũ lại là một dạng hiểm địa khác… Con người phiêu lưu, mơ mộng với không ít tò mò, hiếu kỳ, lấp lánh ánh mắt khá tinh quái, đôi quãng lại thấp thoáng nét kiêu ngầm khi soi vào các hiểm địa làm hiện hình bản dạng nghệ sĩ của Phùng Gia Thế. Có thể nói, tiểu luận Nguyễn Đức Sơn càn khôn tịch mịch phô bày một cách đầy đủ những phẩm tính vừa nêu ở trên: “Khác với Bùi Giáng, ưa xê dịch, Nguyễn Đức Sơn dành phần lớn cuộc đời mình sống trong rừng, tự trồng cây hái quả, ăn chay trường, xa cách cuộc đời bụi bặm. Bùi Giáng yêu hình bóng của mình, hình dung ra mình, chính xác hơn, ông truyền thông mình trong hình ảnh thi sĩ-kẻ điên-triết gia cực kỳ xuất sắc (và tất nhiên, ông là một kẻ điên thiên tài bay lượn giữa nhân gian), còn Nguyễn Đức Sơn vừa lăn lộn “tức thở”, “hộc máu”, vừa là kẻ “du đãng”, “lảng vảng” trên mặt đất. Ông không “chơi đời mình” như Bùi Giáng, nhưng ông lại có một cuộc chơi lớn khác, không phải chơi giỡn với ngôn từ, mà chơi giỡn với càn khôn .” (tr.101). Đặt Nguyễn Đức Sơn trong tương sánh với Bùi Giáng (Hai trong “tứ trụ” của thi ca miền Nam 1945 – 1975, thêm Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên) để nhận ra nét quỷ dị, phiêu ngạo hay kỳ độc, bất phàm, cả cái thiêng – thanh hay tục – bụi của họ quả là một góc nhìn đích đáng. Không dễ để người viết thung thăng trong hiểm địa này, nếu không có phẩm tính nghệ sĩ với chiều kích đủ rộng để dung chứa những sắc thái của đối tượng. Cảm nhận cách mà Phùng Gia Thế bình luận, trích dẫn thơ Nguyễn Đức Sơn ta thấy điều đó. Dĩ nhiên, cũng không thể không thừa nhận, từ trường Nguyễn Đức Sơn quá lớn, hút người thám hiểm vào lãnh địa của mình, và nâng đỡ, cảm hóa, khai mở thế giới tinh thần, trạng thái, ngôn ngữ của người viết. Tài – Tình – Tính – Du – Mĩ có thể xem căn tính của con người tài tử. Phùng Gia Thế ít nhiều đã thể hiện khía cạnh tài tử của mình trong Hiểm địa văn chương . Bổ túc cho nhân dạng này, ta sẽ thấy trong nhiều tiểu luận khác, khi anh viết về Đỗ Phấn, Nguyễn Tiến Thanh, Đỗ Tiến Thụy, Phạm Duy Nghĩa, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thế Hùng, Trần Nhật Minh, Lê Anh Hoài, Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Anh Vũ, Bùi Việt Phương, Uông Triều, Vũ Thanh Lịch, Tống Ngọc Hân, Nguyễn Khắc Ngân Vi, Lương Kim Phương… Đậm nhạt, mỗi tiểu luận là một góc nhìn, một phát hiện, một thấm thía mà Phùng Gia Thế có ý tỏ bày phẩm tính nghệ sĩ của mình khi giao thiệp cùng văn nhân và văn chương. Nếu con người khoa học duy trì ánh nhìn duy lý thì con người nghệ sĩ lại góp thêm sắc thái tinh tế, bén nhạy, mộng mơ và đồng vọng. Bởi thế, trong mịt mùng hiểm địa, Phùng Gia Thế chạm vào được những mạch vỉa có giá trị. Chẳng hạn, “ Vạn sắc hư vô gợi ra vũ điệu của tang ma, không phải cuộc thế phồn sinh… Nhân vật của Ngân Vi không sống, mà trôi trong cõi sống” (tr.89); “Đỗ Phấn là người ưa đi nhịp chậm. Tha thiết, sâu thẳm, kỳ khu, ông kiên nhẫn bày cuộc chơi của riêng mình…” (tr.98); “… truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy là sự hiện thực hóa những trải nghiệm cá nhân của một tâm hồn nức nở” (tr.183); “Với Hân (Tống Ngọc Hân – NTT), văn chương là thứ để cùng đau, cùng ngẫm, cùng phán xử, nhưng đồng thời cũng là hạt mầm gieo cái thiện cho cuộc đời vốn dĩ lắm khổ đau. Hơn tất cả, nó phải hướng về sự tử tế của con người, dẫu rằng đó chỉ là một khát vọng xa xăm, mơ hồ, nhưng rất cần, như một lời cầu kinh bên vực thẳm” (tr.233); “Văn Trần Nhật Minh đẹp, tinh tế, cổ điển, phảng phất buồn, đôi khi tựa hồ tiếng chuông trong gió thoảng” (tr.241)… Quả là, con người nghệ sĩ đã đồng hành, nâng đỡ con người khoa học trên hành trình thám mã Hiểm địa văn chương . Lẽ ra, còn có thể phác họa gương mặt con người đời thường – ham vui và trọng nghĩa tình trong Hiểm địa văn chương . Thế nhưng, cấn cá quá, tôi đành gác lại, bởi dường như yếu tố nhân thân hay những quan hệ đời tư xã hội đã chen vào dòng tâm tư của tôi. Mà, như Phùng Gia Thế đã bàn trên tinh thần của R. Barthes, ít nhiều tôi phải cảnh giác, dè chừng với sự thao túng của uy quyền tác giả, sự lũng đoạn một cách bạo tàn của chủ thể. Con người đời thường ấy, dẫu vậy, vẫn hiện diện trong chữ nghĩa của Phùng Gia Thế . Hẳn rồi, sẽ có dịp, khi những kẻ du hành dừng bước bên rìa một càn khôn, hiểm địa nào đó, chúng ta sẽ nói về kiểu con người đời thường này, như một cách nhìn về gốc rễ của sự hiện hữu con người và văn chương.
Người nơi hiểm địa – Tác giả: Nguyễn Thanh Tâm
2,441
Huế – vùng đất Cố đô hội tụ nhiều di sản quý báu của cha ông để lại, trong đó có những di sản được vinh danh ở tầm quốc tế, là di sản thế giới. Di sản Huế trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, năm 2023 là dịp kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993 – 2023) và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam (2003 – 2023) được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới. Việc khai thác du lịch, dịch vụ dựa trên nền tảng phát huy giá trị từ di sản văn hóa, nhất là sau khi vinh danh đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương. Lịch sử đã đặt Huế vào vị trí trung tâm văn hóa – chính trị của mảnh đất xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn (1558 – 1777), triều Tây Sơn (1778 – 1802) rồi kinh đô của cả nước thời các vua Nguyễn (1802- 1945). Qua thời gian, với sự kế thừa những giá trị đặc sắc của văn hóa bản địa kết hợp với tinh hoa văn hóa các triều đại quân chủ đã kết tinh trong lòng Cố đô Huế một kho tàng di sản đồ sộ. Trong đó bao gồm cả di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu đã được UNESCO vinh danh: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993); Âm nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016), Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017). Ngoài ra, toàn tỉnh có gần 1.000 công trình, địa điểm được kiểm kê, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 89 di tích cấp quốc gia, 94 di tích cấp tỉnh và 3 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa thế giới năm 1993. Sự kiện không chỉ nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới mà còn tôn vinh giá trị của di sản văn hóa nước ta lên tầm cao mới; mở ra triển vọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên đặc biệt này. Thừa Thiên – Huế luôn khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế – xã hội, để Cố đô Huế phát triển nhanh, bền vững từ thế mạnh và đặc trưng riêng có. Do đó, phần lớn các di tích chính trong Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo hệ thống sân vườn, cảnh quan và trồng cây bổ sung ở các khu vực đệm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trục đường thành phố Huế, trong kinh thành, đường đến một số điểm di tích. Bên cạnh đó, việc chỉnh trang, tôn tạo hai bên bờ sông Hương, nạo vét sông Ngự Hà và tu bổ kè Hộ Thành Hào… đã từng bước trả lại giá trị cảnh quan vốn có của Cố đô Huế. Việc sưu tầm cổ vật triều Nguyễn cũng được quan tâm. Từ năm 2002 đến nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tiếp nhận gần 350 hiện vật từ các cá nhân trong và ngoài nước, làm phong phú thêm cho bộ sưu tập của Bảo tàng và phục vụ công tác trưng bày, tăng sự hấp dẫn… Cho đến nay, công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Huế được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Trải qua 20 năm với 10 kỳ Festival Huế và 7 kỳ Festival Nghề truyền thống Huế, nay có thêm Festival bốn mùa, đã khẳng định mô hình Festival được định hình, trở thành một Festival được chú ý trong hệ thống Festival trên thế giới. Các kỳ Festival tổ chức thành công đã góp phần khẳng định vị trí về chính trị, văn hóa và du lịch, mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế. Đồng thời, Huế cũng sở hữu nhiều danh hiệu như “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Thành phố Xanh quốc gia”… Số liệu thống kê từ năm 1990 đến năm 2019, du lịch liên tục tăng trưởng trên tất cả mọi chỉ tiêu. Số lượt khách đến Thừa Thiên – Huế từ 81.500 lượt (1990) đã đạt 4,817 triệu lượt (2019); doanh thu từ 154 tỷ đồng (1990) đã tăng lên 12,000 tỷ đồng (2019); đóng góp từ mức 7% trong GDP của tỉnh (1995) đã tăng lên trên 12% (2019) . Trong đó điểm đáng lưu ý là 85% du lịch Huế là du lịch văn hóa di sản. Điều này cho thấy, di sản văn hóa Huế có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là đối với lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Nhờ vậy, Cố đô Huế đã bảo tồn khá nguyên vẹn những giá trị di sản văn hóa của tổ tiên, di sản văn hóa Cố đô Huế đã trở thành nền tảng, động lực, hành trang để tỉnh phát triển bền vững. Nhiều năm liền, Thừa Thiên -Huế luôn được bình chọn là điểm đến an toàn thân thiện. Trong tháng 3/2023, báo The Travel của Canada vừa bình chọn Huế là một trong 10 thành phố đẹp nhất Việt Nam mà du khách cần đến khám phá và trải nghiệm. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ngày 7.11.2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, cùng với 27 kiệt tác khác. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này, ghi nhận thành quả của hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị hồ sơ. Năm 2004, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế đã đi biểu diễn Nhã nhạc cung đình tại các thành phố thuộc Cộng hòa Pháp và thủ đô Bruxelles (Bỉ). Trong đợt lưu diễn này, tại văn phòng UNESCO (Pháp), bằng chứng nhận Di sản Nhã nhạc Việt Nam là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã được UNESCO trao cho Huế. Sau khi Nhã nhạc được UNESCO vinh danh, hoạt động sưu tầm, nghiên cứu và lưu trữ các tài liệu liên quan đã được thực hiện và triển khai một cách bài bản. Công tác sưu tầm, lưu trữ các hồ sơ khoa học, các tài liệu liên quan đến Nhã nhạc được thực hiện nghiêm túc, xây dựng thành hồ sơ khoa học. Công tác đào tạo nhạc công Nhã nhạc trẻ và tập huấn nâng cao kỹ năng biểu diễn được chú trọng. Các nghệ nhân có tên tuổi đã được mời để truyền dạy kỹ năng trình diễn và trao truyền các bí kíp nghề nghiệp. Với mục đích nâng cao nhận thức trong công chúng về các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, công tác biểu diễn và quảng bá nhằm phát huy giá trị di sản Nhã nhạc cung đình Huế cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, nhiều đợt biểu diễn Nhã nhạc đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nhân dịp các sự kiện lớn; tham gia các Festival và chương trình giao lưu nghệ thuật tại một số quốc gia, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế. Đặc biệt, các tiết mục Nhã nhạc cũng góp phần làm nên thành công của các kỳ Festival Huế. Các hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh cũng được quan tâm nhằm tạo điều kiện cho học sinh trực tiếp tham gia các buổi tập huấn về Nhã nhạc và các loại hình diễn xướng cung đình khác. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc được tích cực tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước; trong đó có xây dựng các phim tài liệu, phim phóng sự ngắn để phát trên sóng truyền hình. Năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành Bộ tem Nhã nhạc cung đình Huế, gồm 3 mẫu và một tem khối giới thiệu tổng quan về Nhã nhạc cung đình. Hiện tại, việc trình diễn Nhã nhạc Huế cho khách du lịch đã được triển khai khá đa dạng ở ngoài trời, trong cung điện, đền miếu và Nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đường. Như vậy, du khách có thể tiếp cận với Nhã nhạc ở những cấp độ khác nhau. Trong quá trình tham quan hoàng cung, khách có thể dừng lại vài ba phút ở Ngọ Môn hay Thế Miếu để xem cho biết Nhã nhạc là gì. Còn nếu muốn biết sâu hơn, du khách có thể vào xem phần biểu diễn kéo dài khoảng 30 phút trong Nhà hát hoàng cung Duyệt Thị Đường… Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nêu rõ: Có thể thấy, sau 20 năm, việc bảo tồn, phát huy Nhã nhạc tại Thừa Thiên – Huế đã thu được thành quả rất đáng tự hào. Không chỉ là vốn quý, tài sản của dân tộc, đây còn là minh chứng điển hình, đại diện cho khu vực Đông Nam Á về loại hình âm nhạc cổ xưa còn sót lại. Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, trong đó có Quần thể Di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình cùng với phát huy giá trị văn hóa Huế đang thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển bền vững của Thừa Thiên – Huế. Qua đó, Thừa Thiên – Huế góp phần cùng cả nước xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm chủ lực, mang tính đại diện và thương hiệu cao. Theo TTXVN
Phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế để phát triển bền vững
1,857
Siêu trăng sấm xuất hiện vào ngày 3-7 (giờ Việt Nam) sẽ khởi đầu cho chuỗi siêu trăng liên tiếp trong 4 tháng âm lịch, được phóng đại kích cỡ nhờ hiệu ứng kép. Theo dương lịch thì sẽ có 2 siêu trăng rơi vào tháng 8, do đó chuỗi 4 siêu trăng liên tiếp sẽ là siêu trăng sấm 3-7, siêu trăng đỏ 2-8, siêu trăng xanh 31-8, siêu trăng thu hoạch 30-9, trang theo dõi thiên văn EarthSky cho biết. Tính toán của nhà vật lý thiên văn Fred Espenak, cựu chuyên gia của Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard – NASA cho thấy 4 lần trăng tròn này sẽ hiện ra với khoảng cách dao động chỉ từ 357.344 – 361.934 km, gần hơn rất nhiều so với khoảng cách trung bình nên trông to lớn hơn nên được gọi là “siêu trăng”. Màu cam chảy đến cam đỏ có thể bao trùm cả 4 siêu trăng tiếp theo. Trong ảnh: Trăng 16 màu cam đỏ chụp từ TP HCM hôm 5-5 – Ảnh: ANH THƯ. Siêu trăng thật ra không phải một thuật ngữ chính thức. Nó được định nghĩa lần đầu bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle năm 1979, chỉ những trăng non hoặc trăng tròn nằm ở khu vực gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. EarthSky sử dụng tiêu chuẩn mới hơn của TS Espenak. Đặc biệt, vì Trái Đất vừa trải qua ngày Hạ chí (21-6), nên các mặt trăng này thường sẽ có màu cam cháy. Các quốc gia phương Tây thường gọi trăng tròn theo những sự kiện xảy ra trong tháng đó hoặc tính chất của Mặt Trăng thời điểm đó. Trăng tháng 8 thường được gọi là trăng cá tầm hay trăng đỏ chính vì màu cam đỏ rõ rệt nhất mùa hè. Tuy nhiên tháng 8 cũng đón hiện tượng hiếm là 2 lần trăng tròn xảy ra trong cùng 1 tháng dương lịch, nên siêu trăng ngày 31-8 – tuy vẫn sẽ mang màu từ cam đỏ đến cam cháy – vẫn được gọi là “trăng xanh”, từ dùng để chỉ trăng tròn lần 2 trong tháng. Theo NASA, hiện tượng Mặt Trăng có màu cam là do hiện tượng trăng treo thấp trong mùa mè, khi đó chung ta sẽ nhìn vệ tinh này qua lớp khí quyển dày hơn của Trái Đất, có tác dụng tán sắc ánh sáng. Màu cam sẽ rõ ràng hơn nếu vào thời điểm đó, các vụ cháy rừng giải phóng khói mù khắp hành tinh. Chính điều này dẫn đến huyền thoại “trăng trung thu màu cam” phổ biến ở nhiều nước. Nhưng thực tế Mặt Trăng vẫn tỏa ánh sáng trắng bạc bình thường của nó, màu cam là do chúng ta nhìn qua một lăng kính – bầu khí quyển. Tại Việt Nam, trăng màu cam cháy đã xuất hiện kể từ tháng 5, cùng thời điểm các vụ cháy rừng bắt đầu xuất hiện trong và ngoài nước do nhiệt độ tăng cao hơn mọi năm. Ngoài ra, trăng treo thấp – thấp nhất vào lúc hoàng hôn – cũng tạo hiệu ứng khiến nó trông to hơn thường lệ, gọi là “ảo ảnh Mặt Trăng”. Ảo ảnh này kết hợp với siêu trăng hứa hẹn tạo nên cảnh tượng ngoạn mục, một siêu trăng sấm màu cam cháy khổng lồ mà bạn nên chờ đợi vào hoàng hôn ngày 3-7.
Siêu trăng cam ‘2 lần phình to’ hiện ra liên tiếp 4 tháng kể từ 3-7
562
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN. Ngày 28/6, hơn 1.100 cư dân ở vùng sa mạc thuộc bang Arizona, Mỹ , đã phải sơ tán do khói bụi nghiêm trọng từ cháy rừng. Theo Cục Lâm nghiệp và quản lý cháy rừng Arizona, đám cháy Diamond Fire bùng phát từ chiều 27/6 gần thành phố Scottsdale thuộc vùng đô thị Phoenix, bang Arizona. Tới nay, ngọn lửa đã lan rộng khoảng 1.010 ha, thiêu rụi các bụi cỏ và bụi rậm ở phía Tây Bắc dãy núi McDowell, buộc chính quyền địa phương phải đóng cửa Công viên khu vực núi McDowell ở gần đó. Giới chức Mỹ cho biết vụ cháy ảnh hưởng tới hơn 100 ngôi nhà trong đêm 27/6, buộc 1.145 người dân địa phương phải sơ tán. Khoảng 300 lính cứu hỏa, với sự hỗ trợ của máy bay, đã được huy động để kiểm soát các đám cháy. Tuy nhiên, công tác cứu hỏa đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thời tiết khô nóng, gió lớn với độ ẩm tương đối thấp. Thời gian qua, người dân Mỹ liên tục chịu ảnh hưởng của các đám cháy rừng ở trong nước và từ Canada. Ngày 29/6, Cơ quan Thời tiết quốc gia (NWS) của Mỹ đã phát đi cảnh báo về ô nhiễm không khí do khói bụi cháy rừng từ Canada. NWS đánh giá chất lượng không khí ở mức gây hại cho sức khỏe tại ít nhất 20 bang, từ Minnesota đến Georgia và các bang New York, New Jersey miền Đông Bắc nước Mỹ. Cơ quan này khuyến cáo người dân hạn chế làm việc ngoài trời, sử dụng khẩu trang loại N-95 để tránh hít phải khói bụi ô nhiễm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cảnh báo khói bụi cháy rừng có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và phổi, khiến nhiều người ho và khó thở. CDC khuyến nghị người dân, đặc biệt những người mắc bệnh tim, phổi và thuộc nhóm nguy cơ cao, ở trong nhà và hạn chế đi ra ngoài.
Cháy rừng nghiêm trọng ở Mỹ khiến trên 1.100 người phải sơ tán
345
Miếu Đôi ở làng Dạ Lê Chánh không có bài vị, không biết thờ ai, không có văn sớ được làng lưu giữ, tuy nhiên ở làng râm ran những câu chuyện mà các bậc cao niên được nghe cha ông kể lại, theo đó có giả thuyết Miếu Đôi là nơi thờ hai vò xương sọ của hai vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Quang Trung Nguyễn Huệ triều Tây Sơn. Một trong hai miếu của Miếu Đôi vừa được dân làng Dạ Lê Chánh trùng tu. Mấy chục năm trước, cộng đồng cũng đã rất quan tâm khi từng rộ lên “nghi vấn” về nơi chôn cất vò sọ vua Quang Trung tại làng Thanh Thủy Chánh (hay làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh , thị xã Hương Thủy , Thừa Thiên Huế ). Nhưng đến nay đó cũng chỉ là một trong những giả thuyết… Sau ngày đất nước thống nhất, PGS.TS Đỗ Bang (hiện là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu lịch sử triều Tây Sơn, trong đó có tìm kiếm nơi chôn cất vò xương sọ của vua Quang Trung . Từ lâu, người dân ở Huế đã truyền nhau thông tin, sau vụ binh biến năm 1885, có một nhân vật quan trọng trong triều đã trộm lấy chiếc vò mang đi về hướng Đông Nam của Kinh thành Huế. Nhà nghiên cứu Đỗ Bang đã ngờ rằng, người đó đã mang “ông vò” vào Bình Định, quê hương của các lãnh tụ triều Tây Sơn, nhưng sau nhiều lần điền dã, khảo cứu vẫn không tìm thấy kết quả. Rồi có người tiết lộ nhân vật đó ở làng Thanh Thủy Chánh và làm quan trong triều, từng coi sóc ở Khám Đường, nơi “nhốt” ba vò xương sọ của các vua Tây Sơn. Từ năm 1977, ông Đỗ Bang tiếp tục có nhiều lần khảo sát tại làng Thanh Thủy Chánh và một số làng phụ cận của Huế nhưng cũng chưa thể đưa ra kết luận. Đến tháng 3.1988, chuyến khảo sát của ông mới có những kết quả bước đầu. Theo PGS.TS Đỗ Bang, các bô lão ở làng Thanh Thủy Chánh đã kể lại, hai ông Phan Công Hắc và Phan Công Vá (hay Phan Công Hiền) từng làm quan trong triều, đã cẩn thận “giải phóng” chiếc vò sọ rồi đem để vào trong một cái thạp đồng, mang về chôn ở làng Thanh Thủy Chánh, nơi chôn gần Miếu Đôi. Hai ông này vì mang tội đưa sọ vua Quang Trung về chôn, bị phát giác nên vua Đồng Khánh đã ra lệnh tử hình. Con cháu không được lót chữ Công mà đổi thành Phan Văn… vì sợ tru di gia tộc. Miếu Đôi được người làng Thanh Thủy Chánh kể đến là nằm ở bên kia cầu ngói Thanh Toàn. Đó là hai cái miếu dạng tò vò, cách nhau 1,5m, Miếu Đôi thờ hai vị Lang Lại Nhị đại tướng quân. Khoảng giữa hai miếu, chếch về phía sau có một “ụ đất” trông như một nấm mộ nhỏ. Ngày xưa đây là khu vực nổi tiếng linh thiêng, mỗi khi ngày rằm hay mồng một đều có nhiều người dân đến thắp hương ở “ụ đất” đó, nhưng không người nào biết mộ của ai. Đó là trường hợp đặc biệt vì dân trong làng đã có các nghĩa địa dành sẵn, không ai chôn cất ở khu vực đó. Cho đến kháng chiến chống Pháp, Miếu Đôi và “ụ đất” thiêng ở Thanh Thủy Chánh đã bị san bằng. Vị trí và dấu tích của hai miếu cổ hiện nằm ở cạnh sau trường THCS Thủy Thanh. Theo các nhà nghiên cứu, thông tin của PGS.TS Đỗ Bang cách đây 35 năm cũng là một giả thuyết, và cũng là để những người quan tâm về triều Tây Sơn tiếp tục điền dã, khảo sát, nghiên cứu, phản biện trong “hành trình” đi tìm vò “hoa cái” của vua Quang Trung. Không gian khuôn viên Miếu Đôi ở cuối làng Dạ Lê Chánh, phường Thủy Vân, TP Huế. Một số nhà nghiên cứu cũng đặt vấn đề: Liệu chăng lời kể của các bô lão làng Thanh Thủy Chánh với PGS.TS Đỗ Bang là “Miếu Đôi nằm ở bên kia cầu ngói Thanh Toàn” có liên quan đến Miếu Đôi ở doi đất phía cuối làng Dạ Lê Chánh. Bởi từ Miếu Đôi ở Dạ Lê Chánh nhìn sang cầu ngói Thanh Toàn chỉ cách nhau một cánh đồng khoảng 2 km? Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu cho biết, thời gian từ năm 1885, hai làng Dạ Lê Chánh và Thanh Thủy Chánh cùng thuộc một tổng Dạ Lê nên rất dễ nhầm ranh giới giữa làng này với làng khác. Việc chôn cất ở khoảnh đất gần ranh giới giữa hai làng, người ta chỉ có thể chôn ở phần đất trống của làng Dạ Lê Chánh, bởi từ xưa đến nay tục lệ của làng Thanh Thủy Chánh là người chết không chôn tại làng vì không lập nghĩa địa trong phạm vi đất đai thuộc làng quản lý. Cho nên nếu đem chôn hai vò sọ ở đất làng Thanh Thủy Chánh sẽ là họa, chưa nói đến phép vua trị tội mưu phản mà “lệ làng” cũng sẽ không tha, và sẽ bị đào phá rồi dời đi hoặc báo quan quân xử lý để bảo vệ linh mạch của làng. Những người có vai vế, chức sắc ở đây càng quá hiểu rõ lệ làng đã quy định nghiêm ngặt từ lâu đời, nên khó có chuyện người ở làng Thanh Thủy Chánh lại đưa vò sọ (hài cốt) về chôn ở làng mình. Dẫn lại thông tin về ngày kỵ giỗ của ông Phan Công Hắc và Phan Công Vá trong gia phả họ Phan, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hiền cho rằng hai ông này mất vào các mốc ngày tháng khác nhau, nên nhận định các ông đã bị xử tử hình do che giấu, chôn cất vò sọ vua Tây Sơn là chưa xác đáng. Thời điểm năm 1885, làng Dạ Lê Chánh có cụ Nguyễn Đắc Đạo làm Phó Vệ úy trong triều Nguyễn, có thể vị này đã kết giao với hai ông Phan Công Hắc và Phan Công Vá để “giải thoát” hai vò xương sọ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và cùng nhau đem về chôn cất ở làng Dạ Lê Chánh. Một người cũng rất tâm huyết với lịch sử triều Tây Sơn là nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Từ những thông tin, dữ liệu mà PGS.TS Đỗ Bang từng công bố, ông Xuân nhận định có bốn đặc điểm cần phải có của Miếu Đôi mà các bô lão làng Thanh Thủy Chánh từng kể lại với nhà sử học Đỗ Bang. Đó là, nó phải ẩn mình trong cánh đồng mà quan, binh, dân chúng, tù nhân chạy về Thanh Thủy Chánh (phía Đông Nam của Kinh thành Huế) phải băng qua các cánh đồng làng kề nhau: Vân Dương, Xuân Hòa, Công Lương, Dạ Lê Chánh, Vân Thê và cuối cùng là Thanh Thủy Chánh. Nơi đó phải nằm trên ruộng công, không xác định được người trách nhiệm để bắt tội. Dù phải trốn tránh cẩn mật nhưng phải uy nghiêm, xứng đáng bậc thiên tử. Vị trí tọa lạc của miếu phải nằm “phía bên kia cầu ngói Thanh Toàn”. Tất cả những đặc điểm này thì Miếu Đôi ở làng Dạ Lê Chánh đều hội đủ. Trở lại câu chuyện Miếu Đôi ở làng Dạ Lê Chánh, phường Thủy Vân, dù miếu thờ không có bài vị, không một văn sớ ghi chép, nhưng lại được người dân âm thầm bảo vệ, truyền chân lặng lẽ thì đó là những người được nhân dân trọng vọng, như câu người xưa vẫn thường dạy “Thương dân, dân lập miếu thờ”. Tại buổi tọa đàm vào cuối tuần qua do Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản văn hóa Huế chủ trì cũng đã nhận định, Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh đáp ứng các đặc điểm cần và đủ để trả lời rằng, niềm tin của dân làng về Miếu Đôi là nơi thờ hai vò xương sọ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là đúng với sự thật lịch sử. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu phản biện, cho rằng cần phải thận trọng và tiếp tục nghiên cứu để có đủ chứng cứ xác định rõ ràng. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, qua khảo sát các lớp vật liệu xây dựng thì khả năng Miếu Đôi ở làng Dạ Lê Chánh đã được dựng lập từ thế kỷ 17 (tức dưới thời các chúa Nguyễn), thờ các vị phúc thần. Nhưng do lũ lụt bị cuốn trôi nên không còn dấu vết, đời sau không biết Miếu Đôi thờ ai. Có thể có chuyện đưa hai vò sọ của vua Tây Sơn về vùng này nhưng không phải Miếu Đôi được lập ra để thờ hai ông. “Có thể nói các nhà sử học còn “mắc nợ” vua Quang Trung. Chúng ta đã và đang đầu tư cho việc xây dựng tượng đài vua Quang Trung lớn hơn rất nhiều lần so với đầu tư cho các công trình nghiên cứu, tìm kiếm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, và nơi chôn cất, nơi thờ tự hai vò sọ anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ kể từ sau biến cố thất thủ Kinh đô Huế năm 1885”, ông Phạm Thanh Tùng, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản văn hóa Huế chia sẻ.
Miếu Đôi có phải là nơi thờ “hoa cái” của vua Quang Trung? – Tác giả: Sơn Thùy
1,622
Phối cảnh dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ. Dự án đường Vành đai 4, Vành đai 2 đoạn còn lại, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cao tốc TP.HCM – Mộc Bài là 5 dự án dự kiến được khởi công. Ngày 29/6, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, sau khi thành phố khởi công đường Vành đai 3 – dự án lớn nhất ở phía Nam, sắp tới TP sẽ tiếp tục tập trung phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm chiến lược. Hiện, các ngành đang chạy đua để hoàn thành thủ tục, có thể khởi công trong thời gian tới. Cụ thể, có 5 dự án gồm: dự án đường Vành đai 4, Vành đai 2 đoạn còn lại, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và cao tốc TP.HCM – Mộc Bài. Theo ông Lâm, hiện nay, các dự án này đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, chuẩn bị các thủ tục đầu tư. Về dự án đường Vành đai 4 đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km từ đoạn cầu qua sông Sài Gòn – kênh Thầy Cai, theo lãnh đạo Sở GTVT, các đơn vị đang lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu phương án điều chỉnh hướng tuyến để giảm chi phí giải phóng mặt bằng và phát huy hiệu quả khai thác quỹ đất. Phương án đang được đề xuất là tuyến được nắn chỉnh khoảng 14,1 km về phía Nam để tránh các đường hiện hữu, đoạn còn lại trùng quy hoạch. Tuyến cắt ngang qua Khu công nghiệp Tây Bắc giai đoạn 2 được quy hoạch từ năm 2007 đến nay chưa xây dựng. Tổng kinh phí khoảng 13.600 tỷ đồng. Còn dự án xây dựng cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 với mức đầu tư 5.300 tỷ đồng. Hiện, Sở GTVT đề xuất về nội dung trình HĐND TP thông qua chủ trương đầu tư một số công trình trọng điểm. Dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 20.889 tỷ đồng. Dự án đã được Thủ tướng chấp thuận bổ sung dự án vào danh mục các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải theo đề xuất của Sở GTVT TP.HCM. Dự án dự kiến khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2027.
TP.HCM sắp khởi công một loạt dự án giao thông lớn
417
Trong các tác phẩm về nông thôn, đây là một tác phẩm có tính đột phá và thể hiện sâu sắc những biến chuyển quy luật của hiện thực làng quê Việt Nam. Trong đó, tác giả đề cập rất rõ những mối quan hệ hữu cơ của cộng đồng làng xã với sự biến chất thê thảm của một bộ phận đặc biệt là nhóm quyền lực. Ma làng được viết rất mạnh tay về những vấn đề nông thôn miền núi trước thời kỳ khoán 10 bằng một thứ giọng đặc biệt sắc sảo, đầy trào lộng có sức công phá mạnh. Cái hay của Ma làng là thể hiện được những nhân vật ấn tượng về tính cách, khắc họa thành công chân dung của người dân miền núi trước và sau Đổi mới với những lề thói, tập tục xưa cũ cùng sự tiếp nhận cái mới một cách thực dụng và hồn nhiên tạo nên một bức tranh nông thôn rất đời, rất thực, đầy sinh sắc. Tôi đọc cuốn tiểu thuyết này một cách vô tình khi tìm thấy nó trong một hiệu sách nhỏ vào năm đầu thế kỷ 21. Đọc và chợt nhận ra sự thiệt thòi không nhỏ của những nhà văn tỉnh lẻ. Lẽ ra Ma làng phải có một vị trí trang trọng trong mặt bằng tiểu thuyết Việt. Nhưng không, ít người biết đến nó cho dù Trịnh Thanh Phong là một tên tuổi của văn nghệ xứ Tuyên. Khi Ma làng ra đời, Trịnh Thanh Phong đã có một bề dày sáng tác và đang đương nhiệm Tổng biên tập báo Tân Trào – diễn đàn của Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang do chính anh là Chủ tịch. Nhà văn Trịnh Thanh Phong với tiểu thuyết Ma làng. Ma làng tạo cho tôi những ám ảnh khôn nguôi, với những hình dung rất rõ về tuyến nhân vật cả thiện lẫn ác, cả tốt lẫn xấu. Một dự định lóe trong đầu tôi. Tại sao lại không chuyển Ma làng thành phim truyện? Tôi mang ý định này bày tỏ với nhà văn Trung Trung Đỉnh, nhà văn đàn anh này gật gù hưởng ứng, “Trịnh Thanh Phong là bạn anh đấy, tay này được lắm, mấy lần đã định bảo chú nên chuyển thể”. Kẹt cho tôi là trùng thời điểm đó, tôi và nhà văn Khuất Quang Thụy đang làm kịch bản Đất và người cũng từ một tác phẩm nổi tiếng về nông thôn Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường nên đành phải tạm dừng Ma làng lại cho thời điểm khác. Sức hút của Ma làng mạnh đến mức buộc tôi phải mò lên Tuyên Quang gặp tác giả ngay dù chưa thể biết trước thời gian triển khai kịch bản. Sự gặp gỡ này cũng là do vai trò trung gian của nhà văn Trung Trung Đỉnh, người luôn tự hào có bạn bè văn chương ở đủ sáu mấy tỉnh thành. Anh Đỉnh giới thiệu tôi với Trịnh Thanh Phong một cách không thể long trọng hơn. Cánh nhà văn có cách làm quen nhau rất đơn giản nhưng lại hợp tình hợp lý và nếu trùng gu nhau thì chẳng cần mất nhiều thời gian qua lại. Đó là khi đã đọc đã thích nhau qua tác phẩm và lúc gặp nhau chỉ mươi lượt cụng ly, nâng chén là đã tâm đầu ý hợp như thể biết nhau từ củ tỷ âm ty trước đó. Chân dung nhà văn Trịnh Thanh Phong qua nét vẽ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường. Có Trung Trung Đỉnh “cầm cái” ngay buổi rượu đầu tiên, tôi đã trình bày với Trịnh Thanh Phong rành rẽ cái kịch bản được hình thành trong trí tưởng. Tác giả Ma làng có vẻ phấn khích về điều này. Một giao kèo miệng được ký kết bằng một lần cụng ly đầy tràn, thừa thãi sự tin tưởng. Nhưng cũng phải ba bốn năm sau, khi dư âm Đất và người lắng xuống thì giao kèo làm Ma làng mới được mang ra thực hiện. Lúc này, xứ Tuyên đã quen thân với tôi, với Trịnh Thanh Phong trở thành người bạn văn chương vong niên rất đỗi chân thành. Hiếm năm nào tôi không lên Tuyên vài lượt. Khi là dự một hội thảo, lần làm giám khảo cuộc thi truyện ngắn hay là diễn giả về phim truyện cho một lớp sáng tác địa phương nhưng chủ yếu những cuộc gặp gỡ vẫn là sự bù khú bạn bè. Trịnh Thanh Phong vốn là một người lính chiến đấu ở chiến trường Lào những năm bảy mươi thế kỷ trước. Cánh nhà văn phàm đã qua lính quả thật có dễ gần gụi nhau hơn. Mà cũng chẳng lạ khi lớp nhà văn từ tôi hất ngược lên chả mấy người không khoác áo lính. Như những người lính khác trở về sau chiến tranh, sáng tác của Trịnh Thanh Phong tập trung cho hồi ức chiến trận mà nổi bật là tiểu thuyết Đất Cánh đồng Chum . Nhưng nếu thế thì cũng như những nhà văn tầm tầm khác, sáng tác đó chỉ như trang sức của một đời sống hiện đại bởi tôi nghĩ, chỉ có những cây bút thật sự đau đáu vận mệnh đất nước mới xộc thẳng vào những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. Trịnh Thanh Phong là như vậy. Những truyện ngắn về một làng Ngò hoán danh được anh cho ra đời mà đỉnh cao phải là tiểu thuyết Ma làng . Biết Trịnh Thanh Phong qua tác phẩm, ngoài cuộc đời tôi càng thấy anh đúng là một lão nông tri điền. Hiểu biết tường tận của anh về người nông dân miền núi được thể hiện thật tài tình trong những trang sách hôi hổi hơi thở cuộc sống. Nhân vật của “Ma làng” nhập vào tôi từ lúc nào. Điều này nói thêm, chả cứ tôi, những ai yêu thích Ma làng đều có chung một cảm giác như vậy. Điều này đã được minh chứng bằng cảm nhận của những thành viên đoàn làm phim sau này. Năm 2006, tôi lên dự đám cưới con của Trịnh Thanh Phong. Tại đây nhà văn giới thiệu với tôi một nhà thơ là doanh nhân – Ngô Đăng Khoa. Anh này giống tôi, đặc biệt yêu thích Ma làng . Khoa đề nghị tôi, nếu được nên quay Ma làng ở Hà Giang – nơi anh lập nghiệp nên có nhiều điều kiện để giúp việc làm phim tốt hơn. Ngay sau đám cưới, tôi mang Ma làng cho đạo diễn Nguyễn Hữu Phần đọc và đề nghị anh làm đạo diễn. Hơn cả tôi mong đợi, Nguyễn Hữu Phần bập rất nhanh vào Ma làng và đưa ra quyết định cũng rất nhanh. Nói thêm, Nguyễn Hữu Phần chính là đồng đạo diễn của phim Đất và người do tôi là đồng biên kịch với nhà văn Khuất Quang Thụy. Ngay lập tức một ê-kíp làm phim do đạo diễn lựa chọn gồm họa sĩ, quay phim cùng tôi đi Tuyên Quang, Hà Giang. Trịnh Thanh Phong nhiệt tình cùng anh em đoàn phim đi thực địa. Không có phim nào mà kịch bản chưa có nổi một dòng mà các thành viên đoàn phim đã hứng khởi quyết tâm cao như thế. Họ đã đọc Ma làng và cũng như tôi, bị cuốn hút vào những vấn đề gay cấn rất đặc trưng của người nông dân trong thời điểm giao thời Đổi mới. Thế nhưng, Tuyên Quang có vẻ không mặn mà với một bộ phim nặng tính phê phán hiện thực như vậy, còn địa thế Hà Giang lại không phù hợp với bối cảnh bộ phim ở một thời kỳ bao cấp khốn khó. Chuyến đi không đạt kết quả nhưng lại dẫn đến một quyết định sáng suốt là chuyển bối cảnh về Lương Sơn, Hòa Bình. Nói sáng suốt vì có một lý do hy hữu. Nhà thơ Ngô Đăng Khoa, người sốt sắng giúp đoàn phim Ma làng chẳng biết làm ăn thế nào mà dính dáng đến pháp luật bị khởi tố, bắt giam. Thật may mắn nếu quay ở Hà Giang thì đoàn phim sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Sau này nhà thơ mất, tôi cùng Trịnh Thanh Phong đã lên Hà Giang viếng anh với vòng hoa có dòng chữ đầy sự biết ơn: “Đoàn phim Ma làng kính viếng”. Ma làng được khởi động ngay sau chuyến đi thực địa bối cảnh. Tôi và Nguyễn Hữu Phần cùng chấp bút kịch bản rất nhanh, phim được hoàn thành suôn sẻ, được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Sau khi phim phát sóng, Trịnh Thanh Phong và đạo diễn Nguyễn Hữu Phần được gắn thêm biệt danh “ma làng” vào tên gọi. Một tên gọi kèm tôi nghĩ là rất xứng đáng. Nhà văn “ma làng’’ Trịnh Thanh Phong còn tiếp tục với phần hai của cuốn tiểu thuyết. Tôi vốn chỉ thích những gì mới mẻ, khai phá nên không tham gia vào bộ phim Làng ma 10 năm sau của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chuyển từ phần kéo dài tiểu thuyết Ma làng. Trịnh Thanh Phong viết không nhiều, nhưng những tác phẩm của anh đều đặc sắc, chất lượng. Trong đó Ma làng là đỉnh cao của anh, một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của văn học đề tài nông thôn miền núi. Là hội viên của nhiều hội trong đó phải kể đến Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. “Ma làng” Trịnh Thanh Phong sinh năm 1949, quê quán, xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương , tỉnh Tuyên Quang .
Nhà văn ‘Ma làng’ – Tác giả: Phạm Ngọc Tiến
1,578
Kinh tế Việt Nam tiếp đà tăng trưởng trong quý II/2023. (Ảnh: Việt An). Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về ‘Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025’, thành phố Hà Nội sẽ dành nguồn lực bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc các công trình tiêu biểu, các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, nhóm công trình thuộc khu vực Hoàng thành Thăng Long là nhóm công trình trọng điểm và riêng hạng mục tái dựng điện Kính Thiên được đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng. Việc tái dựng điện Kính Thiên được dư luận hết sức quan tâm, bởi Hoàng thành Thăng Long là trung tâm quyền lực tối cao của đất nước kể từ khi Vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng Long năm 1010 đến khi triều Lê Trung Hưng kết thúc vào cuối thế kỷ 18, còn điện Kính Thiên là nơi các vị hoàng đế thiết triều. Những vấn đề được bàn luận nhiều nhất là: Việc bỏ ra một số tiền lớn để tái dựng điện Kính Thiên có cần thiết không và đâu là cơ sở khoa học để tái dựng một tòa điện đã bị phá hủy hàng trăm năm trước. Thực tế, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, việc tái dựng, phục dựng những phế tích kiến trúc đã bị phá hủy là hết sức phổ biến. Việc làm này giúp cho người dân hình dung rõ hơn về những di sản của quá khứ, đồng thời, cũng tạo dấu ấn du lịch đối với những địa điểm du lịch quan trọng. Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới, nhưng hầu hết các công trình đều bị phá hủy, những cung điện, lầu gác chỉ còn là phế tích và được mô tả trong sử sách. Điện Kính Thiên không đơn thuần là nơi thiết triều, đó còn là nơi tập hợp những gì tinh hoa nhất về kiến trúc, mỹ thuật của dân tộc. Song, người dân bình thường không thể hình dung ra quy mô, vẻ đẹp kiến trúc, mỹ thuật của cung điện xưa. Tái dựng điện Kính Thiên là mong mỏi của giới khoa học, của người dân. Việc tái dựng nơi thiết triều sẽ tạo thêm điểm nhấn, thu hút khách du lịch, đem lại giá trị kinh tế từ ngành công nghiệp văn hóa; đồng thời giúp chúng ta có thể quảng bá vẻ đẹp văn hóa Việt Nam và Hà Nội. Do đó, việc đầu tư là hết sức cần thiết. Những kết quả nghiên cứu gần đây đang dần làm rõ những cứ liệu khoa học để tái dựng điện Kính Thiên, điển hình như các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều cấu kiện gỗ là hệ đỡ cho bộ mái, làm rõ được kiểu ngói lợp mái (ngói ống), nhiều hiện vật dùng trong trang trí, không gian của điện Kính Thiên và phụ cận…Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố chưa được làm rõ như: Kích thước các gian, chiều cao của tòa điện, vị trí chính xác của điện Kính Thiên xưa cũng như trang trí nội thất trong điện… Với một hạng mục quan trọng như điện Kính Thiên công trình mà thế hệ hôm nay tái dựng cho đời sau, chúng ta cần có những bước khảo sát nghiên cứu cẩn trọng, kết hợp giữa khảo cổ, sử học, kiến trúc, mỹ thuật… để tìm ra lời giải sát với thực tế nhất làm căn cứ để đầu tư, xây dựng, đánh giá nghiệm thu sau này. Nếu không, việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào việc tái dựng điện Kính Thiên sẽ khiến dư luận băn khoăn. Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Năm 1816, vua Gia Long đã cho dỡ điện Kính Thiên với lý do “kiến trúc đã bị mục nát không thể tu bổ được” và cho dựng một tòa điện mới gọi là chính điện Hành cung, năm 1841 vua Tự Đức đổi thành điện Long Thiên. Trải qua thăng trầm lịch sử kiến trúc đã bị phá hủy toàn bộ. Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57m, rộng 41,5m, cao 2,3m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Phía nam nền điện còn có hàng lan can cao hơn 100cm. Mặt trước, hướng chính nam của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước: Ngang 13,7m, dọc 4,45m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa. Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa. Trong nhiều năm qua, kế hoạch phục dựng chính điện Kính Thiên vẫn được coi là hạt nhân để phát huy giá trị của Hoàng thành Thăng Long. PGS.TS Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho rằng: “Không gian điện Kính Thiên thời Lê là không gian linh thiêng quan trọng nhất của Kinh đô Thăng Long trên các phương diện quy hoạch kinh đô, kiến trúc, nghệ thuật, mỹ thuật, tâm linh, vị trí và chức năng. Đây là nơi diễn ra các nghi thức quốc gia quan trọng nhất của đất nước, nơi đề ra các quyết sách dựng nước, giữ nước thành công của các cấp lãnh đạo cao nhất trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Không gian này được cấu trúc bởi 3 thành phần kiến trúc cơ bản gồm: Chính điện Kính Thiên, sân Đan Trì (sân Đại Triều) và Đoan Môn”. Theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần. Tại đây, Hoàng đế cử hành các đại điển của triều đình như lễ đăng cơ, thiết triều, nghị bàn quốc gia đại sự, điện thí, tuyên cáo thắng trận, tiếp đón sứ thần… Do đó, điện Kính Thiên là biểu trưng cao nhất cho quyền lực quốc gia Đại Việt xuyên suốt 4 thế kỷ (XV – XVIII).
Tái dựng điện Kính Thiên phải đảm bảo cơ sở khoa học
1,217
Một hành tinh khổng lồ mang tên Halla vừa xuất hiện đầy ngỡ ngàng quanh ngôi sao Bakedu – thứ vừa bùng lên thành sao khổng lồ đỏ và lẽ ra đã nuốt mất hành tinh này. Theo The Independent , đó là một hành tinh khổng lồ giống Sao Mộc được gọi là Halla, được phát hiện khi các nhà khoa học quan sát giai đoạn Bakedu phồng lên thành một sao khổng lồ đỏ. Các ngôi sao trong vũ trụ – như Mặt Trời của chúng ta – khi cạn năng lượng sẽ bùng lên một lần cuối cùng thành sao khổng lồ đỏ, kích thước khoảng 1,5 lần trước đó. Sau đó, nó sẽ sụp đổ thành một sao lùn trắng bé nhỏ. Ảnh đồ họa mô tả sự tồn tại của hành tinh “thây ma” Halla – Ảnh: VIỆN THIÊN VĂN HỌC HAWAII. Trong quá trình bùng lên lần cuối, các ngôi sao có thể nuốt mất vài hành tinh ở gần nó. Mặt Trời được dự đoán sẽ nuốt 3 hành tinh ở gần là Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất. Thế nhưng quanh Bakedu, các nhà khoa học từ Viện Thiên văn học của Đại học Hawaii (Mỹ) đã nhìn thấy Halla, xuất hiện ngay sau khi vụ bùng phát sao khổng lồ đỏ đạt mức cao nhất và bắt đầu xẹp dần, ở vùng không gian mà trước đó Bakedu đã chiếm trọn đạt kích cỡ lớn nhất. Những quan sát mới nhất xác nhận hành tinh vẫn quay với quỹ đạo ổn định trong hơn một thập kỷ, thực sự cùng tồn tại với ngôi sao mẹ đang cố gắng nuốt nó. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ vì sao Halla sống sót. Một khả năng là nó từng quay ở quỹ đạo xa hơn trước vụ bùng phát sao khổng lồ đỏ, sau đó mới từ từ di chuyển vào. Nhưng khả năng đó rất thấp. Khả năng thứ hai là Halla đã sinh ra từ sự va chạm của hai ngôi sao, điều tạo ra một đám mây khí mà Halla hình thành từ đấy. Vì vậy Halla có thể là “thây ma” của một trong hai ngôi sao đã chết chứ không phải Bakedu. Hoặc, đơn giản, nó thực sự đã sống sót sau thảm họa sao khổng lồ đỏ. Điều đó có thể đem đến một chút hy vọng cho tương lai của Trái Đất .
Một hành tinh khổng lồ vừa xuất hiện đầy ngỡ ngàng
398
Tòa tháp đôi Le Due Torri - biểu tượng của thành phố Bologna. Là thủ phủ của vùng Emilia Romagna, nằm ở phía đông bắc đất nước hình chiếc ủng, Bologna là một trong những thành phố cổ kính, có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất Italia . Tuy không phải là điểm đến “hot” như Venice, Florence hay Rome nhưng Bologna là điểm đến mơ ước của những du khách say mê văn hóa, nghệ thuật kiến trúc và ẩm thực. Thành phố Bologna hình thành vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, là thành phố đông dân thứ 7 của Italia. Bologna được chia thành hai nửa hấp dẫn: Một bên là thành phố công nghệ cao, phát triển, nằm trong thung lũng Po của giới siêu giàu; một bên là thành phố hoài cổ với trung tâm chính trị, văn hóa và những công trình kiến trúc thời Trung cổ, Phục hưng. Trước kia, Bologna được gọi là La Rossa – thành phố màu đỏ, bởi phần lớn các công trình kiến trúc ở đây đều có màu đỏ, từ những công trình kiến trúc cổ bằng gạch nung, mái ngói, cửa vòm, tường nhà cho đến gạch lát đường đều mang sắc đỏ ấm đặc trưng. Một nét kiến trúc điển hình khác của Bologna là những portico – cổng vòm hay mái hiên hình vòm dưới các tòa nhà. Hệ thống portico này bắt đầu xuất hiện ở Bologna từ thế kỷ XII – XIII. Theo đó, vào năm 1288, thành phố này đã ban hành một đạo luật quy định các ngôi nhà đều phải có cổng và mái hiên. Bằng cách xây dựng mái vòm bao trùm vỉa hè, người dân có thể tối ưu hóa diện tích nhà ở, làm thêm các tầng bên trên mà không cần xây dựng các tòa nhà mới. Vì thế, kiểu kiến trúc portico đã phát triển rộng rãi và trở thành yếu tố đô thị điển hình ở Bologna. Trong suốt nhiều thế kỷ, những mái hiên của Bologna đã tồn tại dưới nhiều dạng: Những mái hiên bằng gỗ thời Trung cổ trên các tòa nhà; các mái hiên kiểu Gothic và Phục hưng được tích hợp vào các tòa nhà hay các beccadelli (bán mái hiên không có cột) ở thế kỷ XIV, và mái hiên mang lối kiến trúc cung đình của thế kỷ XIX. Hệ thống này bao gồm các mái vòm cao gần 10m, rộng khoảng 95cm, kéo dài tới 62km xung quanh thành phố. Nhờ hệ thống mái vòm này, người dân và du khách đến Bologna không bị ảnh hưởng bởi bất kể kiểu thời tiết nào. Trải qua hơn 700 năm, kiến trúc này vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, tạo nên diện mạo độc đáo cho Bologna. Năm 2021, UNESCO đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh thành phố Bologna là Di sản thế giới. Ngoài cái tên La Rossa, Bologna còn được gọi là La Dotta, nghĩa là “học thức”, bởi nơi đây có trường đại học Bologna – trường đại học đầu tiên và lâu đời nhất châu Âu, được thành lập vào năm 1088. Trải qua hơn 900 năm tồn tại, đến nay, trường vẫn hoạt động và là một trong những ngôi trường tốt nhất châu Âu. Đáng chú ý là, bên cạnh các cổng vòm chạm khắc nổi hoa văn tinh xảo, trong khuôn viên đại học Bologna còn có những công trình kiến trúc nổi tiếng như đài phun nước Nettuno và tòa tháp đôi Le Due Torri – biểu tượng của thành phố Bologna. Bologna còn là thành phố có lịch sử tôn giáo lâu đời, được thể hiện qua hệ thống nhà thờ có kiến trúc ấn tượng như Nhà thờ Thánh Pietro, Vương cung Thánh đường San Petronio, Tu viện Thánh Luca, Nhà thờ San Procolo hay tháp chuông Cattedrale cao 70m được xây dựng từ năm 1184, cùng các nhà nguyện lâu đời như Battuti, San Colombano, Santa Cecilia… Bên cạnh đó, Bologna còn có hàng chục quảng trường rộng lớn với kiến trúc, bố cục đa dạng làm nên bức tranh kiến trúc ấn tượng cho thành phố. Một đoạn cổng vòm đặc trưng trên đường phố Bologna được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Tên gọi cuối cùng của Bologna được biết đến là La Grassa, nghĩa là “gã béo”. Nguồn gốc của cái tên này xuất phát từ việc Bologna được coi là cái nôi của ẩm thực Italia với những món ăn nổi tiếng thế giới. Không ít người lầm tưởng món spaghetti bolognese là đại diện của Bologna, nhưng sự thực, đó chỉ là sự biến tấu do các quân nhân Anh, Mỹ xưa kia học theo sau khi được thưởng thức món tagliatelle al ragù truyền thống – món mỳ ống cổ điển, bao gồm những dải mỳ ống làm từ trứng, được cuộn tròn và rưới nước xốt thịt ngon lành. Để chế biến món này, người Bologna sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, kết hợp với phong cách mộc mạc tạo thành hương vị độc đáo ít nơi nào có thể thay thế được. Ẩm thực Bologna được xem là đại diện tiêu biểu của Italia, với các món đặc trưng mà du khách không nên bỏ qua, như món khai vị salumi misti – thịt nguội trộn với đủ loại thịt ướp muối địa phương; tortellini in brodo – mỳ ống nhồi thịt lợn trong nước dùng, tortelloni burro e salvia – mỳ ống nhồi ricotta với bơ và cây xô thơm, cùng xúc xích mortadella – một món ăn khai vị truyền thống khác. Bên cạnh đó, Bologna còn có nhiều món trứ danh như lasagne, bánh certosino, crescentine fritte – bánh mỳ chiên xúc xích, kem gelato… Song song với các sự kiện nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc sôi động, Bologna cũng thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện quảng bá nền ẩm thực đặc sắc của mình, qua đó giúp du khách có cơ hội thưởng thức những món ăn nổi tiếng, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Bologna – Viên ngọc đa diện của Italia
1,040
Không phải ngẫu nhiên và khen cho con mắt tinh đời, người vào năm 1928 đỗ thủ khoa toàn xứ Trung Kỳ trong kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng tiểu học, người vào năm 1941 đã xúc động kể về sự xuất hiện của một thời đại mới trong thi ca, người vào cuối tháng 7/1948 đã reo lên thi ca đang đi vào giai đoạn mới của thời đại, thì cũng con người đó, vào năm 1966 đã sớm tiên đoán về một cây bút trẻ nhiều triển vọng khi mà thơ Lưu Quang Vũ mới đăng rải rác chừng độ một chục bài trên các báo. Người ấy là Hoài Thanh, đã nhìn nhận Vũ như là một tiếng nói riêng nhỏ nhẹ mà sâu lắng một thời đại mới trong thơ – phong trào thơ ca chống Mỹ cứu nước. Với Hoài Thanh, Vũ là một trong những người đầu tiên báo hiệu sự ra đời của phong trào ấy. Quả thật. Những tên tuổi như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Quần Phương, Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hoàng Nhuận Cầm v.v… đã dần dần xuất hiện và trở thành những gương mặt sáng giá của một thời đại Thơ. Người ta hay nói Phạm Tiến Duật là người lĩnh xướng của phong trào ấy. Nhưng đó là câu chuyện sau năm 1969. Lưu Quang Vũ có một vị trí đặc biệt khác. Vũ nằm trong số ít một, hai người ghi dấu ấn đầu tiên đặc sắc của phong trào thơ ca chống Mỹ cứu nước. Đúng như điều Hoài Thanh đã dự báo. Nói là không phải ngẫu nhiên lại rơi vào Hoài Thanh – Là bởi vì với thơ Lưu Quang Vũ, Hoài Thanh đã như gặp lại những người thơ cũ của mình trong ân tình mà tha thiết của Thơ Mới 25 năm về trước và của Thơ kháng chiến chống Pháp 18 năm cách đó; Cũng là bởi vì ít có thi sỹ trẻ nào lúc đó lại tiêu biểu cho một khuynh hướng kế thừa truyền thống trong sáng tạo thi ca như Lưu Quang Vũ từ trong âm hưởng và giọng điệu cũng như những tiết tấu của hình tượng thơ, như là sự nối liền giữa 3 khoảng trời thi ca – Thơ Mới 1930-1945; Thơ ca kháng chiến chống Pháp 1946-1954; và Thơ thời những năm nửa sau 1960 và 1980. Vào năm 1965-1967, khi cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước bắt đầu rầm rộ và ác liệt, tuyển thơ Sức mới – tập 1, tập 2 hội tụ thơ của các nhà thơ trẻ được xuất bản. Sau đó là tập Thơ 3 năm chống Mỹ cứu nước (1965-1967). Khi Chế Lan Viên viết lời giới thiệu, ông ấy còn thật dè dặt với lực lượng này. Đến năm 1968, tình hình đã khác. Hương cây Bếp lửa của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt được xuất bản là một hiện tượng thi ca nổi bật của thời kỳ đó. Người ta hồ hởi và ngạc nhiên trước một Lưu Quang Vũ mượt mà và tươi trẻ, một hồn thơ đằm thắm tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi trong chiến tranh mang tên gọi Hương cây . Và như Hoài Thanh, ta như gặp lại một lối thơ trữ tình trào ra từ cảm xúc, những vần thơ nhẹ nhàng mà lãng mạn tưởng như không để ý đến cấu tứ một bài thơ, tựa như tràn đầy rồi rung lên trong lắng đọng; chất tự sự không gồ lên thành một vỉa mà chỉ như một mái chèo thấp thoáng đẩy những vòng sóng cảm xúc lãng mạn lan tỏa và giao hòa vào nhau. Ta như gặp lại bóng dáng của Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên thời 1930-1945 trong những vần thơ tươi trẻ mà ý tình đằm thắm của Vũ. Gửi các Anh , Qua sông Thương , Phố huyện , Hơi ấm bàn tay , Vườn trong phố , Lá bưởi lá chanh , Thức với quê hương v.v.. Những vần thơ nghe được trong dịu mát yêu thương của con người hơn là tiếng gầm thét và gớm ghiếc của chiến tranh, mặc dù trong những bài thơ đó đều có hình thù của chiến tranh ẩn náu. Đó là Hơi ấm bàn tay của hai người yêu nhau giữa hai đầu trận tuyến như đặt trên ngực lớn cuộc đời, như giao cảm giữa các thế hệ người mà bồi hồi tình quê hương xứ sở trong sự giao hòa của những lứa đôi. Khi đàn chim bay đến rợp trời trưa Cồn mây về mang cơn mưa đầu hạ Hai vì sao đổi ngôi trong gió … Đó chính tay mình đang vượt khoảng xa Tìm đến nơi này âu yếm nắm tay ta. 1967 Đó là Vườn trong phố nơi ngưng tụ những điều hẹn ước của tình yêu tuổi trẻ, nơi bé nhỏ mà đêm khuya còn vọng lại tiếng còi tàu trong sự chở che của lá để cho nhớ xa xôi những miền quê đất nước, ta nghe như vang lại cảm xúc mới của tình thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính tan chảy trong se sẽ dịu dàng của Vũ, làm nên áng thơ tình vào loại hay nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Nghe lá chuối che nghiêng như một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi . 1967 Dòng cảm xúc dâng trào mãnh liệt không chỉ ở Hương cây , mà còn gặp lại nhịp điệu bồng bột yêu thương ấy trong nhiều vần thơ sau 1970 của Lưu Quang Vũ. Hoa Tầm xuân kể lại con đường xưa nơi hoa đã nở mà dòng sông cũ cánh buồm vẫn giăng giăng trắng xóa giữa buổi hoa tầm xuân đã xưa cũ mất rồi chỉ để lại những giọt sương run rẩy, khi: Những đền đài thuở trước đã tan hoang Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng Tầm Xuân ơi! Hoa chết đã lâu rồi. Mùng 3 Tết Nhâm tý. Di chúc tình yêu có cảm tưởng đồng cảm với những ý tình của Điêu Tàn trong Chế Lan Viên mà Vũ đã siêu hình về trong dáng vẻ điêu linh. Thịt xương ta là tù ngục của hồn ta Thân xác hẹp hòi mà khao khát bao la Bầy chim dữ đen ngòm đang chặn lối Những buồn chán nửa người nửa khói . Hương cây viết khoảng thời gian 1965-1967. Bộ mặt thật của chiến tranh được Lưu Quang Vũ cho lùi lại ở phía sau; còn phía trước là con người, là những người con trai ra trận đánh thù đường trăm ngả. Buổi chiều họ xuống đò qua dòng sông mênh mông sóng vỗ. Đã ba vầng trăng rồi. Ngày mai tan giặc sẽ về với cái của muôn năm là tháng 8 sen tàn bưởi chín, chim ngói bịn rịn bay về trên quê hương nhiều lắm yêu thương. Bởi những người mẹ, người em. Cây lá nơi này cây lá quê hương Ôi những mẹ, những em ta hiền hậu. 1965 Trong Di cảo , nhật ký từ 21/2/1963 đến 8/10/1965 ít nhất có hai lần Vũ nhắc đến Bên kia sông Đuống . Và thơ của Vũ, ở một phương diện nào đó đi lên và nối liền với Thơ kháng chiến chống Pháp trong trường hợp Hoàng Cầm từ cách tổ chức bài thơ ngay từ Hương cây , Gửi các anh , Qua sông Thương , Lá bưởi lá chanh , Phố huyện … với lối thơ tự do có vần linh động và biến hóa một cách tự nhiên. Những bài thơ viết những năm 1970, dường như Hoàng Cầm đã trở thành nỗi ám ảnh của Vũ trong sự sáng tạo mới, khi một lần Vũ lên xứ Đoài xưa, Ba Vì mây trắng. Một miền thơ khác. Một không gian văn hóa khác. Nhớ mặt em gầy sau lá mưa Lênh đênh bến nước Trung Hà Những chị buôn chè Ngủ hè phố cũ Con bò gầy đói cỏ Đi trên đồng miên man Những pho tượng gỗ chùa Phùng Thiêm thiếp. 11/1972 Xứ Đoài 1972 có nét văn hóa tương đồng với đất Kinh Bắc 1948 để hai thi sỹ tài danh của hai thời đại thi ca gặp nhau. Cho nên cô gái buôn chè phố cũ, bà già chợ huyện khóc thời con gái thuốc lào say gần gụi với cô hàng xén ở Bên kia sông Đuống hồi 1948 nắm nghiêng nghiêng bên kháng chiến trường kỳ. Nhiều bài thơ viết khoảng thời gian 1970 và đầu 1980, người ta thấy cách tổ chức nhịp điệu thơ tự do có vần hết sức linh động của thơ Lưu Quang Vũ. Viết cho em từ biển , Không đề II , Nói với mình và các bạn , Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi … và đặc biệt bài Đất nước đàn bầu viết 1972-1983, khi trở lại vùng văn hóa Kinh Bắc, trở lại với sông Cầu xa thăm thẳm, vạt áo tứ thân lau nước mắt người xưa, Vũ ngồi chẻ tre đan nón ba tầm đội lên quán dốc tìm cô bán rượu ngày xưa giữ miền quê ngào ngạt văn hóa dân gian… Khoảng sau năm 1970, Lưu Quang Vũ rời khỏi quân ngũ, nơi Vũ đã tình nguyện nhập vào khi mới 17 tuổi. Nỗi đa đoan của một con người lúc nào cũng canh cánh tình yêu quê hương đất nước; mong mỏi được sống vì mọi người. Chính trong hoàn cảnh cam go đó, đã làm rạng ngời phẩm chất tuyệt vời của thi nhân. Thơ Lưu Quang Vũ chuyển tới một giai đoạn mới. Không tránh khỏi những cảm xúc bi thiết và đau đớn. Nhưng âm hưởng chủ đạo của thơ Lưu Quang Vũ những năm 1970-1980 luôn luôn là nỗi đau đáu tình yêu quê hương xứ sở cùng nhịp thở với tình yêu lứa đôi tha thiết đôi khi đến nghẹn ngào trong thử thách. Đó là thần khúc ngợi ca đất nước và con người Việt Nam. Tầm vóc của Lưu Quang Vũ là ở đó. Ta không thấy sự bi lụy, rã rời phủ bóng lên sự nghiệp thơ của một thi nhân với bao dằn vặt cuộc sống đời thường. Lưu Quang Vũ đã mang tới tiếng nói khác lạ của phong trào thơ ca chống Mỹ cứu nước bằng việc sớm đi tìm sự tiệm tiến giữa cái ta với các cá nhân để vang lên ở đấy những tiếng khắc khoải của số phận con người trong chiến tranh. Tuyển thơ Lưu Quang Vũ xuất bản 2010 ở phần 3 mang tên Đất nước đàn bầu như một tráng ca tình yêu Tổ quốc nhiều đau thương mà da diết trong sự chan hòa với hạnh phúc lứa đôi. Khác với Hương cây , ở đây thi pháp Lưu Quang Vũ đã đẩy yếu tố tự sự lên hàng đầu như là một yếu tố chính của thơ, làm nên một phong cách thơ độc đáo của phong trào thơ ca chống Mỹ cứu nước dưới góc nhìn mới mẻ về chiến tranh và hòa bình, về thân phận con người trong máu lửa và chiến tranh, chiến tranh không ẩn đằng sau con người như ở Hương cây nữa. Nó gieo rắc thảm họa. Bây giờ , Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn , Mấy đoạn Thơ , Đất nước đàn bầu , Ghi vội một đêm 1972 , Viết lại một bài thơ Hà Nội , Tiếng Việt , Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi , Hải Phòng mùa đông , Cầu nguyện , Mùa thu ấy vẫn còn nguyên ở đó v.v… Thơ thời đó, ít ai có góc nhìn như Lưu Quang Vũ về chiến tranh và hòa bình, vận mệnh đất nước và số phận con người mang sắc thái riêng biệt như thế. Khuynh hướng tự sự, tả thực để bộc lộ tâm trạng là bút pháp chủ đạo của thơ Vũ. Vũ không ngần ngại chỉ ra những hy sinh mất mát khủng khiếp do chiến tranh giữa một chốn nhân gian đầy đổ vỡ: Gió hú ầm ầm qua gạch vỡ Người chết vùi thây dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường. Đêm tháng chạp 1972 , bộ mặt gớm ghiếc và tàn bạo của chiến tranh xâm lược khiến con người nghẹn lại nỗi đau thương. Bom ném lên cao những đường tàu gãy nát Những bàn ghế những lá thư những cánh tay người Mùi thịt cháy rợn mình mùi khói cay Ta đứng lặng trong tiếng gầm báo động Dưới vầng trăng tê dại nỗi kinh hoàng. Dường như tự sự còn chưa đủ, Lưu Quang Vũ siêu thực hóa bộ mặt chiến tranh bằng cách vẽ lên những rừng đen mặt nạ hoang vắng trong mưa. Vì. Vực sâu đã mở ra Chôn cả lời trăng trối của mùa thu Một chiếc lá khổng lồ đỏ thắm. Với Lưu Quang Vũ tình yêu quê hương đất nước dù đang trải qua khổ đau như vậy vẫn vang lên tiếng nói trường tồn của văn hóa Việt. Nền văn hóa mà Vũ yêu bắt đầu từ sâu thẳm những cổ xưa như những chiếc trống đồng vùi trong cát, những mũi tên đồng lăn lóc khắp núi đồi hoang vu, những rìu đá bên đống lửa còn tro tàn sót lại, những cánh chim lạc mỏ dài cất tiếng kêu hoang dại trong đêm nồng nhiệt đới, những người đàn bà tết cỏ cây che vú đến một đêm quan họ giã bạn ra về mưa bụi mịt mù bay… Tất cả từ đó để nghe nỗi lòng đất nước trong nức nở tiếng đàn bầu. Từ xa xưa Vũ đưa ta trở về hiện tại trong một áng thơ hay tuyệt bích. Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông. Tổ quốc Việt Nam đẹp như chưa bao giờ đẹp thế để Lưu Quang Vũ phải thốt lên đầy cảm thán mang tên gọi những bài thơ. Việt Nam ơi! , Tiếng Việt! , Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi! … đầy phấn khích mà trong đó lại ẩn chứa những câu thơ điềm tĩnh lạ thường. Tổ Quốc là nơi tỏa bóng yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất. Khi tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm, tiếng cha dặn thì thầm lúc nhóm lửa đời ta đã bắt đầu từ… Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa. Điều đáng quý Lưu Quang Vũ đã nhìn thấy từ rất sớm ngày dân tộc đoàn viên sau những cuộc chiến tranh dài. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã gắn tên tuổi Lưu Quang Vũ với Trịnh Công Sơn. Theo Vũ là bởi vì người Việt Nam ta có gốc gác chung một nền văn hóa. Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về. Thơ Lưu Quang Vũ những năm 1970-1980 tỏ rõ sự trưởng thành về chính trị, sự sâu sắc trong tư tưởng nghệ thuật với sự kết hợp giữa những vỉa tự sự và dòng cảm xúc như là một trong những đặc trưng cơ bản của thơ Việt Nam từ chiến tranh bước tới hòa bình. Bài thơ Tìm về như một khúc đoàn viên. Thời gian và lịch sử đẩy lùi xa thời đào huyệt hận thù chia miền cắt đất để có được một ngày bình thường như Văn Cao lỗi lạc đã từng viết và nói theo thơ Lưu Quang Vũ là để nở hoa muống tím, để đừng quên hoa mắc cỡ trong vườn, để anh em ruột thịt cầm tay lạy mẹ Việt Nam; oán thù đổ xuống ao sâu, rửa sạch đất bùn nhơ nhuốc … Bài thơ Những đám mây ban sớm hay Hồ sơ mùa hạ 1972 , Tháng 5 – 1975 … mang hơi thở ấm áp của hòa bình làm nguôi ngoai những trường đoạn về nỗi ân hận của một thời đã qua, để dân tộc trở về lợp lại mái nhà xưa… Có người nói: toàn bộ thơ Lưu Quang Vũ là một bản tình ca dành cho nữ sĩ Xuân Quỳnh. Bao nhiêu tâm sự yêu đương cho Quỳnh và viết về Quỳnh. Thư viết cho Quỳnh trên máy bay , Cho Quỳnh những ngày xa , Phút em đến , Em sang bên kia sông , Thơ ru em ngủ v.v… Họ có lẽ là cặp uyên ương đẹp nhất của thi ca thế kỷ 20. Nhưng có lẽ họ cũng là những người bất hạnh nhất khi tình thơ của họ bù đắp cho nhau dù chữ mệnh làm cho đoản mệnh. Thơ của Vũ gọi sự bất tử của tình yêu là Mắt của trời xanh. Tóc của đêm dài, mắt của trời xanh Mắt của phương xa, tay của đất nâu lành. Người yêu như lửa và như lụa … Như vầng trăng như ngọn thủy triều Mặc dù hiện thực đời thường cái tổ uyên ương của họ chỉ là căn phòng chật hẹp không nhìn thấy vẻ viên mãn của trời xanh, nơi Vũ đã nghẹn ngào mà viết nên câu Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình . Tôi không thể không tìm đến mấy thước vuông đó khuất nẻo trên tầng 3 số nhà 96A phố Huế. Dù đã là quá muộn, khi Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đi khỏi nơi này 33 năm rồi. Vào một buổi chiều cuối tháng 4 năm 2021, khi trời Hà Nội đang rơm rớm khép cửa mùa xuân để bước sang hè. Căn phòng chật chội. Tối và nóng vì không có điện. Người nhà Vũ giúp chúng tôi thắp 3 ngọn nến đỏ. Các giá gỗ không có kính xếp sách ngăn nắp đứng dựa vào tường. Tôi thắp 3 nén hương cầu khẩn linh hồn hai thi sỹ tài năng đã làm nên sự nghiệp ở chốn nhỏ bé này. Ở đây, Lưu Quang Vũ đã viết nên những vở kịch đi trước thời đại, bằng cái nhìn thấu tận đáy những tấn trò đời và khát vọng sống của nhân dân. Ở một thời sắp bước vào đổi thay như chưa bao giờ được thấy. Và những vần thơ mang bao nỗi lo toan trần thế đã được hát lên cũng ở nơi này. Không gian ấy chiều nay vàng ánh nến như một bằng chứng im lặng mà đầy hiển hách, tôn vinh một nhân cách nhà văn của thời đại chúng ta. Cao Bá Quát đã từng viết: Tạo vật bản lai vô trước tướng/ Chỉ lưu nhất bán tại sơn nguyên. Có nghĩa là: Từ xưa tạo vật vốn không có hình tượng nhất định, chỉ để cho núi sông thấy một nửa mà thôi. Mặc dù, Hoài Thanh là một cây bút phê bình kiệt xuất, nhưng nếu theo Cao Bá Quát, ông ấy cũng chỉ tiên đoán một phần văn nghiệp của Lưu Quang Vũ. Kẻ hậu sinh này càng như vậy. Chắc không phải ngẫu nhiên dòng sông Hồng phù sa chưa nguôi đỏ bao giờ mà Vũ có lần hình dung phù sa như là khái niệm đầu tiên của nước Văn Lang đã ám ảnh Lưu Quang Vũ đến mức có 4 bài thơ về dòng sông ấy. Vũ một lần viết: Nước lũ qua sẽ còn lại phù sa là theo nghĩa đó. Cuộc đời cá nhân của mỗi chúng ta cuốn vào bao cơn lũ thời cuộc. Xưa phù du mà nay đã phù sa . Cá nhân mỗi con người vỗn chỉ là phù du của lịch sử để phù sa ngưng tụ lại. Văn chương Lưu Quang Vũ như phù sa ở lại mãi với đời. Bây giờ thành phố Đà Nẵng có tên hai đường phố Lưu Quang Thuận và Lưu Quang Vũ. Nếu mở internet hàng ngày sẽ thấy những quảng cáo dóng dả về nhà hàng khách sạn, quán cá phê, giá bất động sản mặt đường ngạo nghễ, đôi khi nhiều hơn những tin tức văn chương của hai người thi nhân ấy. Có ai trong trong số khách qua đường biết rõ lý do con đường họ đang đi lại mang tên như vậy? Buổi kinh tế thị trường xô bồ khắp Bắc Trung Nam những tưởng người ta chỉ lo việc đếm tiền mà quên cả thi ca? Nhưng tôi tin tượng đài văn chương mà Lưu Quang Vũ dựng lên không bao giờ bị lãng quên trong lịch sử văn học nước nhà. Vì điều đó đã thuộc về lịch sử. Nghĩ thế, chiều nay khi ra khỏi nhà 96A phố Huế, tôi không đi sang đường để vào chợ Hôm mà đi thẳng ra bờ hồ Hoàn Kiếm đón một cơn gió mát của cuối ngày đầu hạ – Con đường mà hồi 1963-1965 Vũ vẫn thường đi. Vang lên đâu đây lời Vũ nói. Điều mình mơ ước thật sự vẫn còn xa lắm ở phía trước . Hà Nội tháng 4/2021
Sẽ còn lại phù sa – Tác giả: Khuất Bình Nguyên
3,441
Dự án cầu qua phá Tam Giang có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN). Dự án cầu qua phá Tam Giang sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông ở khu vực ven biển của tỉnh Thừa Thiên-Huế , rút ngắn thời gian di chuyển của người dân các xã ven biển với vùng trung tâm. Chiều 29/6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế khóa VIII đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 12 để xem xét, thông qua nhiều nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội; trong đó có Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu qua phá Tam Giang trên địa bàn huyện Phú Vang với tổng kinh phí hơn 1.023 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km, bao gồm cầu qua phá Tam Giang dài khoảng 1,4km, chiều rộng là 15,5m và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 1,6km, mặt cắt ngang 26m. Chiều dài tuyến bắt đầu từ điểm cuối đường Võ Phi Trắng (thị trấn Phú Đa) kéo dài đến điểm cuối giao Quốc lộ 49B tại Km68+450 (xã Vinh Xuân). Dự kiến dự án sẽ khởi công vào năm 2024 từ nguồn ngân sách tỉnh Thừa Thiên-Huế và sẽ hoàn thành trong 4 năm. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, hệ thống giao thông kết nối từ thành phố Huế và thị trấn Phú Đa ( huyện Phú Vang ) đi các xã ven biển hiện nay theo hai hướng gồm hướng đi theo tỉnh lộ 10D-tỉnh lộ 18 (qua cầu Trường Hà) và hướng đi theo tỉnh lộ 10A-Quốc lộ 49A (qua cầu Thuận An). Các tuyến giao thông hiện tại trên nền đường cũ, nhỏ hẹp, đi qua các khu vực đông dân cư, khó khăn trong thông thương đi lại của người dân. Việc kết nối hiện trạng giao thông hai bờ Đông-Tây phá Tam Giang trên địa bàn huyện Phú Vang không được thuận lợi và hiện chỉ có hướng di chuyển qua cầu Trường Hà, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Do vậy, việc triển khai dự án cầu qua phá Tam Giang sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông ở khu vực ven biển của tỉnh Thừa Thiên-Huế, rút ngắn thời gian di chuyển của người dân các xã ven biển với vùng trung tâm và đặc biệt sẽ mở ra không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển du lịch biển, đầm phá của tỉnh. Việc đầu tư xây dựng cầu qua phá Tam Giang nối thị trấn Phú Đa đi xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang là phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 113/NQ-HĐND ngày 26/10/2022. Tại Kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng khác như: Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên-Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Trụ sở làm việc Công an các xã, thị trấn; Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu Công nghiệp số 02, 03 tại Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; điều chỉnh phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2022; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; giao bổ sung và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2023…/.
TT-Huế: Phê duyệt dự án xây cầu qua phá Tam Giang hơn 1.023 tỷ đồng
621
Hội thảo có sự tham của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và khảo cổ. Ngày 29/6, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học ‘Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội’, nơi thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Hội thảo khoa học được tổ chức với sự tham dự của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử ở Trung ương, thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ . Di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân là một trong những di sản tiêu biểu, độc đáo, đã được Nhà nước công nhận Di tích cấp quốc gia lần thứ nhất năm 1985 và được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia năm 1991. Toàn bộ khu Đình (Đền) Nội rộng khoảng 30.000m2, bên trong có các hạng mục: nghi môn ngoại (tứ trụ), nhà cầu Quếch, ao sen (giếng Ngọc), nghi môn nội (cổng ngũ môn), nhà tả mạc, hữu mạc, phương đình, nhà đại bái và hậu cung với kiến trúc cổ truyền cùng nhiều hiện vật cổ, trong đó, có bức đại tự “Vi Bách Việt tổ” (Tổ dân Bách Việt)… Bao quanh khuôn viên rộng của khu Đình (Đền) là nhiều cây xanh cổ thụ. Không gian rộng lớn cùng kiến trúc truyền thống độc đáo của Đình (Đền) Nội Bình Đà. Đình (Đền) Nội gắn liền với truyền thuyết thời dựng nước, 50 người con trai theo mẹ Âu Cơ lên miền núi rừng, 50 người con trai xuống biển cùng cha Lạc Long Quân. Tương truyền, 50 người con theo cha Lạc Long Quân đến đất Bảo Đà, dân gian thường gọi là Cổ Nõi hay Kẻ Nõi, (nay là Bình Đà) khi đó còn gần biển, truyền cho các con dừng chân dựng trại. Cha thấy thế đất “Lục long chiêu hội, lưỡng phương giao phi” màu mỡ, mang dáng rồng chầu, hổ phục, bèn chọn làm nơi đây xây dựng cơ nghiệp, khai hoang, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, lấn biển, làm nhà, mở mang bờ cõi. Từ đó, ở Bảo Đà đã hình thành những làng xóm đầu tiên vùng châu thổ sông Hồng. Khi Đức Quốc tổ hóa, Ngài được an táng tại gò Tam Thai (Ba Gò) thuộc đất Bảo Đà. Để tri ân công đức của Đức Quốc tổ Lạc Long Quân, dân trong vùng đã lập ngôi Đình (Đền) Nội thờ Ngài. Suốt sáu thế kỷ, 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Đức Quốc tổ. Đã có 16 sắc phong của các triều đại suy tôn Lạc Long Quân là “Khai quốc thần” được lưu giữ tại Đình (Đền) Nội và Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam. Bức phù điêu tạc hình Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được công nhận Bảo vật quốc gia. Điều độc đáo và đáng quý là trong Đình (Đền) Nội còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị. Nổi bật là bức phù điêu với nét chạm khắc tinh xảo vô cùng sống động trên nền gỗ được sơn son thiếp vàng còn nguyên giá trị, tương truyền được đã có cách đây gần chục thế kỷ. Bức phù điêu tạc hình Quốc tổ Lạc Long Quân đội mũ bình thiên, mặc áo hoàng bào cùng các lạc hầu, lạc tướng Lạc Việt dự hội đua thuyền trên dòng Đỗ Động giang. Bức phù điêu đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015. Đặc biệt, gắn liền với di tích Đình (Đền) Nội và Đình Ngoại Bình Đà (thờ Đức Linh Lang Đại vương thời nhà Lý) là lễ hội Bình Đà được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội năm 2014. Lễ hội diễn ra từ ngày 26/2 đến 6/3 âm lịch hằng năm (ngày 26/2 âm lịch là ngày giỗ Đức Linh Lang Đại vương, ngày 6/3 âm lịch là ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân). Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác. Lễ hội Bình Đà – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thu hút hàng nghìn người tham dự hằng năm. Theo ông Bùi Văn Sáng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, với những giá trị độc đáo của di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà, Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đã có chủ trương và triển khai những chính sách bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà. Huyện cũng đã có báo cáo lãnh đạo thành phố Hà Nội quy hoạch thêm gần 20ha để xây dựng bổ sung một số công trình trong khuôn viên di tích và đã được thành phố phê duyệt quy hoạch chung. Các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đã xác định đầu tư, hỗ trợ cho huyện Thanh Oai 150 tỷ đồng giai đoạn 2022-2025 (theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI) để thực hiện các nhiệm vụ tại di tích. Từ những đầu tư này, huyện Thanh Oai đã xác định chọn di tích Đình (Đền) Nội Bình Đà để xây dựng thành điểm du lịch văn hóa tâm linh trình thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn trước năm 2025. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại Hội thảo. Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của Thủ đô, huyện Thanh Oai đã tổ chức tốt công tác quản lý di tích, di sản, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị, góp phần phát triển du lịch huyện. Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai” có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tuyên truyền giá trị di tích, phân tích, đánh giá khách quan, khoa học về các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, khảo cổ… của di tích. Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, khảo cổ học ở trung ương và địa phương đã có nhiều tham luận và đóng góp ý kiến, tập trung đánh giá các giá trị vật thể, phi vật thể của Di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; bổ sung, cập nhật tư liệu, những căn cứ pháp lý mới và tài liệu khoa học nhằm củng cố hồ sơ về di tích. Các tham luận và ý kiến cũng đưa ra những kiến giải và phương án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích cấp quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà, làm cơ sở khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng thuận lập Hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận nâng cấp xếp hạng Di tích đình Nội Bình Đà từ Di tích quốc gia thành Di tích quốc gia đặc biệt. Theo Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh Phạm Đình Phùng, việc nâng cấp di tích không chỉ đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai nói riêng mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Thủ đô Hà Nội và đất nước nói chung; tạo điều kiện cho nhân dân và khách du lịch đến thưởng ngoạn, chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính và tri ân công đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Bảo tồn, phát huy giá trị di tích quốc gia Đình (Đền) Nội Bình Đà thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
1,397
Tảng đá được tách ra từ một bàn thờ trung tâm ở khu vực gần sông La Riguena. Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia (INAH) đã đặt tên cho thành phố vừa được phát hiện là Ocomtun, có nghĩa là ‘cột đá’ trong ngôn ngữ Yucatec của người Maya. Đây đã từng là một trung tâm quan trọng từ năm 250 đến năm 1000 sau Công nguyên. Thành phố Ocomtun nằm trong khu bảo tồn sinh thái Balamku trên Bán đảo Yucatan của Mexico và được phát hiện trong quá trình khám phá một khu rừng hoang sơ với diện tích rộng lớn hơn cả thành phố Luxembourg. Hành trình khám phá khu rừng đã diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, sử dụng công nghệ lập bản đồ laser trên không (LiDAR). Thành phố bao gồm các tòa nhà lớn giống như kim tự tháp, các cột đá, ba quảng trường với “các tòa nhà đồ sộ” và các cấu trúc khác được sắp xếp theo các vòng tròn gần như đồng tâm. Nền văn minh Maya nổi tiếng với với lịch toán học tiên tiến, phát triển trải dài ở phía đông nam Mexico và một phần tại Trung Mỹ. Sự sụp đổ chính trị trên diện rộng đã dẫn đến sự suy tàn của nền văn minh này trong nhiều thế kỷ trước khi những người định cư mới đến từ Tây Ban Nha xuất hiện. Nhà khảo cổ học Ivan Sprajc cho biết thành phố Ocomtun có một khu vực trung tâm, nằm trên cao và được bao quanh bởi vùng đất ngập nước rộng lớn, bao gồm một số cấu trúc giống như kim tự tháp cao tới 15 mét. Ngoài ra, thành phố cũng có một sân bóng, trò chơi với bóng phổ biến của người Maya bao gồm việc chuyền một quả bóng cao su tượng trưng cho mặt trời qua sân mà không cần dùng tay và đưa nó lăn qua một chiếc vòng đá nhỏ. Nhiều người tin rằng trò chơi được có mục đích tôn giáo quan trọng. Một phần của phiến đá được chạm khắc tìm thấy bên trong thành phố cổ của người Maya. Ông Ivan cũng cho biết nhóm của ông cũng đã tìm thấy các bàn thờ trung tâm ở khu vực gần sông La Riguena, khả năng cao là được thiết kế để tổ chức các nghi lễ cộng đồng, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để có thể hiểu rõ những nền văn hóa đã từng sinh hoạt ở nơi đây. Qua sự quan sát và tìm hiểu ban đầu, các nhà khảo cổ học tin rằng thành phố này có thể đã suy tàn vào khoảng năm 800 đến 1000 sau Công nguyên dựa trên các vật liệu được khai thác từ các tòa nhà, đồng thời cho biết thêm điều này có thể phản ánh “những thay đổi về ý thức hệ và dân số” dẫn đến sự sụp đổ của các xã hội Maya ở khu vực đó vào thế kỷ thứ 10.
Phát hiện thành phố Maya cổ đại ẩn sâu trong rừng rậm Mexico
507
NASA đã bắt đầu triển khai kế hoạch khai thác tài nguyên Mặt trăng. (Nguồn: Yahoo News). Oxy và nước sẽ là mục tiêu ban đầu và cao nhất của trạm khai thác thử nghiệm. Sau đó, sắt và các loại đất hiếm khác có thể được tính đến, khi hoạt động khai thác mở rộng hơn. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ ( NASA ) có kế hoạch bắt đầu khai thác tài nguyên và khoáng sản từ Mặt trăng trong thập kỷ tới đây, theo thông tin do một nhà khoa học tên lửa thuộc NASA đưa ra . Phát biểu tại một hội nghị về khai khoáng ở Brisbane, Australia, trong ngày 28/6, Gerald Sanders – người đang làm việc tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, nói rằng sứ mệnh khai thác tài nguyên sẽ sớm được triển khai, ngay khi cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đưa một hệ thống khoan khai thác thử nghiệm lên Mặt trăng. “Chúng tôi đang cố gắng đầu tư vào giai đoạn thăm dò và thấu hiểu nguồn tài nguyên (Mặt trăng) để giảm thiểu rủi ro và cho thấy rằng hoạt động đầu tư vào môi trường ngoài Trái đất là có cơ sở, sẽ dẫn tới hoạt động phát triển và khai thác,” ông nói, cho biết thêm rằng NASA vẫn mới chỉ thực hiện những bước đi rất sơ khai. Người ta hy vọng rằng bất kỳ tiến bộ nào trong việc khai thác tài nguyên của Mặt trăng sẽ thu hút các hoạt động đầu tư thương mại và qua đó giúp cắt giảm chi phí hơn nữa. Oxy và nước sẽ là mục tiêu ban đầu và cao nhất của trạm khai thác thử nghiệm, nhằm hỗ trợ sự sống của con người. Sau đó, sắt và các loại đất hiếm khác có thể được tính đến, khi hoạt động khai thác mở rộng hơn. NASA ước tính Mặt trăng đang có lượng tài nguyên “trị giá hàng trăm tỷ đô la chưa được khai thác”. Không chỉ Mỹ, một số quốc gia khác cũng đang tìm cách khai thác tài nguyên Mặt trăng. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Australia đã có kế hoạch tham gia các nỗ lực khai thác của NASA, trong đó một xe tự hành bán tự động sẽ được dùng để lấy các mẫu đất Mặt trăng có chứa thành phần oxide vào năm 2026. Những oxide này có thể là yếu tố quan trọng, giúp chiết xuất khí oxy từ Mặt trăng. Samuel Webster, trợ lý giám đốc của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Australia cho biết: “Đây là một bước đi quan trọng để thiết lập sự hiện diện bền vững của con người trên Mặt trăng, cũng như hỗ trợ các sứ mệnh lên sao Hỏa trong tương lai.” Đầu năm nay, các nhà khoa học NASA lần đầu tiên chiết xuất thành công oxy từ vật liệu mô phỏng đất Mặt trăng chứa oxide trong môi trường chân không. Theo đó, một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Johnson đã dùng tia laser công suất cao để tạo ra phản ứng đốt cháy giúp thu lượng oxy đáng kể từ đất chứa oxide. Công nghệ này được nhóm nghiên cứu mô tả là “bước tiến lớn để giúp xây dựng cơ sở bền vững của con người trên các hành tinh khác”. NASA đã có kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm thông qua chương trình Artemis, với các sứ mệnh có người điều khiển đầu tiên dự kiến diễn ra sau năm 2024./.
NASA sẽ khai thác tài nguyên từ Mặt trăng trong thập kỷ tới
600
Với cách tiếp cận bỏ qua văn chương, đi vào các khía cạnh của văn hóa và tiến tới bàn đến các bình diện giá trị, GS. Martina Thucnhi Nguyen đã phát hiện ra những khao khát của Tự Lực Văn Đoàn. Tại tọa đàm Tự Lực Văn Đoàn : những cách tiếp cận mới được tổ chức tại Viện Văn học ngày 29.6, GS. Martina Thucnhi Nguyen chia sẻ, trong quá trình làm luận án tiến sĩ cô đã luôn băn khoăn “làm thế nào mà Nhất Linh từ một nhà báo sau này lại trở thành Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến”. Cô cũng nhận thấy rằng các công trình đang chủ yếu tập trung nghiên cứu về văn chương của Tự lực Văn đoàn nên cô thực sự mong muốn tìm hiểu về những khía cạnh khác, muốn biết liệu có thảo luận chính trị trong Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) hay không. Và sau đó, Martina đã phát hiện ra rằng hơn cả một phong trào văn chương, TLVĐ còn là một phong trào chính trị. Toàn cảnh tọa đàm. Nguồn tài liệu chính mà GS. Martina Thucnhi Nguyen dùng để nghiên cứu công trình “ On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam” (tạm dịch: Dựa vào sức mạnh của chính chúng ta: Tự Lực Văn Đoàn và chủ nghĩa dân tộc mang tính thế giới ở Việt Nam hậu kì thuộc địa) của mình là hai tờ báo Phong Hóa , Ngày Nay và qua những cuộc phỏng vấn với những nhân vật là con cháu của những thành viên TLVĐ, cũng như những tờ báo đương thời có liên quan đến vấn đề này. Mở đầu nghiên cứu, Martina đã miêu tả bức tranh châm biếm có tên Người A Nam mình kinh doanh . Đập vào mắt người xem là chiếc xe chất đầy người, với đồ đạc lỉnh kỉnh làm bánh xe xẹp lốp hiện lên đầy trào phúng với phía trên đầu là dòng chữ “Người A Nam mình kinh doanh” phía dưới là “25 chỗ ngồi nhất định”. Bức tranh phê phán sâu sắc cảnh sinh hoạt của người dân thuộc địa và ngầm thể hiện dụ ý có hướng cải tạo xã hội. Đây cũng là bức tranh châm biếm đầu tiên xuất hiện trên Phong Hóa – tờ báo có ảnh hưởng lớn trong đời sống đô thị ở Việt Nam thời bấy giờ, đã giúp phát triển tiếng Việt, cách tân thơ ca, tiểu thuyết dẫn đến phong trào Thơ mới và từng bước dấn thân vào việc cải tiến xã hội. Tranh biếm họa Người A Nam mình kinh doanh in trên trang nhất số 14 Phong Hóa, bút hiệu Đông Sơn ký tên dưới bức tranh. Ảnh sưu tầm. Phong Hóa còn ghi dấu ấn bởi những bức tranh biếm họa phê phán thói tật của xã hội. Đặc biệt là nhân vật Lý Toét, một nhân vật được miêu tả với sự ngốc ngếch, ngờ ngệch, là biểu hiện của một xã hội nông thôn đang tiến sang đô thị, nó đầy những vấp váp, yếu kém và hạn chế. Tuy nhiên, Lý Toét cũng được tạo ra như một phương tiện để thực hiện việc cải cách xã hội và nhiệm vụ định hướng cho người Việt cách nhìn và cách sống. Tiếng cười mà Phong Hóa mang đến không phải một hành động đơn giản, không chỉ thực hiện nhiệm vụ giải trí mà còn hướng tới việc cải tạo xã hội, những tiếng cười này buộc người đọc phải nhìn những hiện tượng khác với cái nhìn đầy hoài nghi, khiến người Việt không còn có thái độ thụ động đối với những hiện tượng chính trị, xã hội nữa mà họ dần phải trở thành những độc giả chủ động hơn. Minh họa Lý Toét mua ô. (Nguồn ảnh: GS. Martina Thucnhi Nguyen Martina trình chiếu tại tọa đàm). Nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương cho rằng việc TLVĐ hình dung ra các nhân vật Lý Toét, Xã Xệ hay Bang Bạnh không chỉ là nguồn cơn cho tiếng cười đả kích mà còn hiện lên như là một biểu kiến đời sống của người nông dân Việt Nam, họ nhìn ra cái hạn chế của chính xã hội họ đang muốn vượt qua, đang muốn thay đổi. “TLVĐ quan tâm đến nhiều vấn đề từ cải cách, đời sống xã hội, đô thị hiện đại đến kiến trúc, thời trang, phụ nữ nhưng họ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống dân quê, bởi họ quan niệm: muốn cải cách xã hội thì phải quay đầu về dân quê, vì dân quê là căn bản của xã hội”, nhà nghiên cứu Đoàn Ánh Dương cho biết thêm. Hình tượng Lý Toét không những là biểu tượng cho một nhân vật của xã hội cũ mà còn là một phương tiện để cho những biên tập viên của Phong Hóa tham gia đối thoại với độc giả. Nếu các biên tập viên vẽ theo kiểu miêu tả tâm lý các nhận vật thì độc giả vẽ để chế giễu sự ngờ ngệch của Lý Toét. Từ những đối thoại giữa TLVĐ và độc giả của họ, theo GS. Martina đã có một cái nhìn thoáng qua về một đời sống xã hội công dân tại Việt Nam trong thời điểm này, đó là những tranh luận về đời sống xã hội khi nó đang hướng đến phát triển theo hướng hiện đại. Công trình nghiên cứu “ On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam” của Martina cho thấy cách nhìn về TLVĐ hoàn toàn khác biệt so với những điều mà chúng ta thường thấy từ trước đến nay. Một số thành viên của Tự Lực văn đoàn. Ảnh sưu tầm. Nhưng trước hết phải khẳng định TLVĐ là một nhà xuất bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam, hoạt động xuất bản của họ có liên quan đến văn chương một cách rõ ràng nhất. Họ cũng xem hoạt động văn chương như một hoạt động cần thiết để xây dựng nhà nước Việt Nam hiện đại. Từ đây có thể thấy, vai trò của TLVĐ đã vượt ra ngoài ranh giới của văn chương và chứng minh họ cũng là một nhóm chính trị xã hội. Năm 1930 là giai đoạn hình thành nên nhiều giá trị về văn hóa, chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia dân tộc và sự ra đời của một thế hệ các trí thức trẻ, những người đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam bấy giờ. Chủ nghĩa thế giới mà các trí thức trong TLVĐ muốn hướng tới là tham vọng phát triển, mong muốn kiến tạo một chủ nghĩa thế giới trong điều kiện của Việt Nam thuộc địa. Tức là họ muốn hướng tới việc tạo một bản sắc riêng mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cho Việt Nam. GS. Martina Thucnhi Nguyen chia sẻ tại tọa đàm. Martina cho rằng, mọi người thường nghĩ chủ nghĩa thế giới và chủ nghĩa quốc gia dân tộc là hai cái đối nghịch nhau, chồng lấn nhau nhưng những thành viên của TLVĐ lại cố gắng giới thiệu những giá trị bên ngoài không chỉ từ phương Tây mà còn từ chính những xã hội thuộc địa vào trong Việt Nam và cố gắng hoàn thiện nó để kiến tạo nên một bản sắc chủ nghĩa quốc gia dân tộc theo kiểu của Việt Nam. Từ góc độ này chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa TLVĐ với một số phong trào diễn ra trước đó như của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh. Trong khi các phong trào này cố gắng dịch, đưa những giá trị của phương Tây vào xã hội Việt Nam theo đúng nghĩa đen thì TLVĐ cũng mượn những ý tưởng ấy, nhưng họ nhấn mạnh rằng chúng ta phải xây dựng những giá trị của chúng ta trên nền tảng bản địa, nền văn chương và nền tảng quốc ngữ của chúng ta. “TLVĐ muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng chúng ta phải tạo ra giá trị quốc gia dân tộc của Việt Nam với tư cách là một giá trị bình đẳng giữa những chủ nghĩa quốc gia dân tộc, giữa các nước ở trong cộng đồng thế giới” , GS. Martina nhấn mạnh. On Our Own Strength: The Self-Reliant Literary Group and Cosmopolitan Nationalism in Late Colonial Vietnam – Công trình nghiên cứu mới nhất của Martina. Bên cạnh đó, Martina qua những tài liệu nghiên cứu tìm được đã chứng minh TLVĐ là một tổ chức tự lực thực thụ, hoàn toàn không có sự tài trợ hay được ủng hộ từ chính quyền thực dân. Họ tự lực, tự cường và còn khao khát sự tự do, hướng đến tự do cho dân tộc. Việc nhìn nhận TLVĐ như là một nhóm hạt nhân, nhóm trung tâm của đời sống văn chương, chính trị, xã hội Việt Nam trước năm 1945 là một điều rất quan trọng và Martina đã có đóng góp lớn trong việc hình dung về từng hoạt động dân sự trong các vai trò quan trọng này.
Những phát hiện mới về Tự Lực Văn Đoàn – Tác giả: Tùng Lâm
1,537
Với mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ 1/7, lương của sĩ quan quân đội sẽ tăng lên. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng. Từ ngày 1/7 tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng – tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Lương của sĩ quan quân đội được tính bằng: hệ số lương x mức lương cơ sở . Hệ số lương của cấp bậc quân hàm đại tướng là 10,4 thì sẽ có mức lương tương ứng: 10,4 x 1.800.000 = 18.720.000 đồng. So với mức lương trước ngày 1/7 là 15.496.000 đồng, lương của đại tướng tăng 3.224.000 đồng. Click vào hình ảnh để xem kích thước đầy đủ.
Bảng lương của tướng lĩnh, sĩ quan quân đội từ 1/7/2023
144
Là hai cực của Trái đất với nhiệt độ trung bình từ -28 độ C đến -60 độ C, đều có khí hậu lạnh lẽo nhưng Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn bạn có biết không? Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh do vị trí ở đỉnh và đáy hành tinh khiến hai nơi này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời. Ở cả hai nơi, mặt trời luôn nhô lên ở vị trí thấp trên đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè. Nhiệt độ ở Nam Cực quanh năm đều lạnh hơn Bắc Cực. Bắc Cực bao gồm vùng đại dương băng giá rộng lớn bao quanh là tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu đến cây cối còn khó sống nổi. Khi đứng ở cực Bắc thì dù nhìn về hướng nào cũng đều là hướng Nam. Cực Bắc nằm ở giữa đại dương, được bao phủ bởi lớp băng dày và thường xuyên di chuyển. Nếu bạn lỡ chân rớt xuống nước bạn sẽ trở thành hóa thạch băng và chìm xuống độ sâu lên đến 4000m. Trên mặt nước, nhiệt độ trung bình vào mùa đông có thể xuống dưới -40 độ C và nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận vào khoảng -68 độ C. Bất chấp những điều kiện khắc nghiệt này, con người vẫn có khu dân cư ở Bắc Cực hàng ngàn năm nay. Ngoài con người, hệ sinh thái ở Bắc Cực còn có các loài sinh vật sống trên băng, động thực vật phiêu sinh, cá, chim, động vật có vú dưới nước, động vật trên đất liền và thực vật. Hệ sinh thái ở Bắc Cực rất đa dạng. Nam Cực là châu lục nằm ở cực Nam Trái Đất. Nó là châu lục rộng thứ 5 thế giới với diện tích hơn 14.000.000 km2, gấp gần 2 lần kích thước của Australia. Khoảng 98% diện tích Nam Cực là băng tuyết dày ít nhất 1600m nằm trên một nền đá và lục địa khổng lồ với nhiều núi cao, bị cô lập với ảnh hưởng đại dương. Do đó, điều kiện sống ở Nam Cực được coi là khắc nghiệt nhất trên toàn thế giới. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể đạt đến -89 độ C. Vì nó quá khắc nghiệt nên không có dân cư sinh sống, chỉ có khoảng 1.000 – 5.000 người sống tại các trạm nghiên cứu phân bố dọc châu lục. Ngay cả những động vật và thực vật cũng rất hiếm hoi, chỉ có những loài thích nghi được cái lạnh mới có thể sống sót, bao gồm các loài tảo, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn, nấm và một số ít động thực vật. Lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn nhiều so với Bắc Cực nằm ở khác biệt chủ chốt giữa hai khu vực. Bắc Cực là đại dương còn Nam Cực là lục địa. Phần lớn Nam Cực cao hơn mực nước biển trung bình đến 3.000 m, vì càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm và điều đó cũng giải thích cho lý do Nam Cực lại lạnh như vậy. Nhiệt độ ở Nam Cực có thể làm tô mì đóng băng ngay lập tức. Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền, dẫn tới nhiệt độ ít cực đoan hơn. Ngay cả khi Bắc Băng Dương bị băng bao phủ, nhiệt độ tương đối ấm của nước cũng có hiệu ứng điều hòa thời tiết tại đó, giúp Bắc Cực ấm hơn Nam Cực. Một lý do nữa là các mùa đều chống lại Nam Cực. Vào khoảng tháng 7, khi Trái đất xa Mặt trời nhất, thì phần Bắc Bán cầu lại quay về hướng Mặt trời nên ấm áp hơn trong khi phần Nam bán cầu lại quay ra xa mặt trời khiến lạnh càng thêm lạnh và lúc đó cũng chính là mùa đông ở Nam Cực, làm cho cực Nam lạnh gấp hai lần.
Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?
685
Nhiệt độ ngoài trời ở nhiều nơi tại miền nam nước Mỹ và Mexico vượt mức 40 độ C. Ảnh minh họa AP. Số ca tử vong liên quan đến nắng nóng tại khu vực miền nam nước Mỹ và Mexico đang gia tăng đáng báo động, giới chức các khu vực này cảnh báo ngày 29/6. Đợt nắng nóng gần đây đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng ở các bang Texas và Louisiana của Mỹ tính đến ngày 29/6. Trong khi đó, giới chức Mexico báo cáo số người thiệt mạng vì nắng nóng tại nước này từ đầu năm đến nay là 110. Đáng chú ý, chỉ trong một tuần trong tháng 6, gần 70 người chết tại Mexico vì nắng nóng. Bộ Y tế Mexico cho biết con số này cao gấp 3 lần so với mức của năm 2022. Dù vậy, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador lại tỏ ra nghi ngờ về số liệu. Mexico đang trải qua những ngày với mức nhiệt tăng cao tới 40 độ C. Nhiều trường hợp tử vong xảy ra ở các bang phía bắc như Nuevo Leon, một phần giáp với Texas. Các chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các đợt nóng tăng tần suất và cường độ. Nhiệt độ quá cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, làm gián đoạn các dịch vụ trong các lĩnh vực như năng lượng và giao thông. Đợt nắng nóng hiện tại đã gây áp lực cho lưới điện ở các bang như Texas của Mỹ. Một nghiên cứu chung của Hội Chữ thập đỏ và Liên Hợp Quốc trước đây từng phát hiện ra rằng 38 đợt nắng nóng từ năm 2010 đến năm 2019 đã khiến ít nhất 70.000 thiệt mạng. Số người chết thực tế cũng có thể cao hơn. Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đã đưa ra cảnh báo nhiệt độ cao khoảng 43 độ C ở các bang như Tennessee, Arkansas và Missouri. Giới chức tại các khu vực này cảnh báo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời.
Hơn trăm người chết vì nắng nóng tại Mỹ và Mexico
358
Hình minh họa sóng hấp dẫn làm biến dạng không gian xung quanh Trái Đất. Ảnh: Danielle Futselaar, MPIfR. Các nhà khoa học phát hiện những đợt sóng hấp dẫn lớn chưa từng thấy, bắt nguồn từ những cặp lỗ đen siêu lớn, làm biến dạng không gian. Bằng cách theo dõi sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và các sao xung trong các thiên hà lân cận, các nhà khoa học đã phát hiện vùng không gian ở giữa liên tục bị kéo giãn và nén lại. Đây là dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của các đợt sóng hấp dẫn, loại sóng tạo ra bởi các vật thể khối lượng lớn, di chuyển nhanh và làm kéo giãn kết cấu không gian. Các đợt sóng hấp dẫn này có bước sóng lên tới hàng chục năm ánh sáng, mạnh hơn và dài hơn hàng nghìn lần so với các đợt sóng được tìm thấy lần đầu vào năm 2015, vốn chỉ có bước sóng dài hàng chục hoặc hàng trăm km. Do đó, các nhà nghiên cứu nghi ngờ các đợt sóng mới phát thiện có thể bắt nguồn từ nhiều cặp lỗ đen lớn gấp hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời, theo Nature . “Trái Đất lắc lư do sóng hấp dẫn đang quét qua Dải Ngân Hà “, Scott Ransom, nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ, cho biết. 4 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra dấu hiệu của các đợt sóng hấp dẫn là NANOGrav ở Bắc Mỹ, Pulsar Timing Array châu Âu, Parkes Pulsar ở Úc và Pulsar Timing Array Trung Quốc. Các nhóm đều sử dụng kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ để theo dõi các sao xung, những ngôi sao neutron dày đặc phát ra sóng vô tuyến từ các cực. Khi sao xung quay quanh trục của nó, chùm tia vô tuyến rơi vào và ra khỏi tầm nhìn của các kính viễn vọng trên Trái Đất, tạo ra một xung đều đặn. Các sao xung quay nhanh nhất có các xung “ẩn hiện” lên tới vài trăm lần mỗi giây. “Chúng ta có thể sử dụng những ngôi sao này như những chiếc đồng hồ. Thời gian của các xung thay đổi có nghĩa là không gian giữa ngôi sao và Trái Đất đã bị thay đổi bởi sóng hấp dẫn”, Andrew Zic, nhà thiên văn vô tuyến tại Cơ sở kính thiên văn Úc và là thành viên nhóm Parkes Pulsar, giải thích. Một sao xung đơn lẻ sẽ không đủ tin cậy để cho thấy sóng hấp dẫn. Vì vậy, mỗi nhóm nghiên cứu theo dõi hàng chục sao xung. Kết quả, họ đã tìm thấy các dấu hiệu trùng khớp với đường cong Hellings–Downs, lý thuyết dự đoán ảnh hưởng của sóng hấp dẫn từ mọi hướng đến các sao xung. Einstein lần đầu tiên dự đoán sóng hấp dẫn vào năm 1916. Vào tháng 9/2015, 2 máy dò của Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế laser (LIGO) đã xác nhận dự đoán của ông khi phát hiện ra một đợt sóng bắt nguồn từ 2 lỗ đen hợp nhất. Kể từ đó, các nhà vật lý đã bắt được sóng hấp dẫn từ hàng chục sự kiện tương tự.
Những lỗ đen lớn gấp hàng triệu lần Mặt Trời bẻ cong không gian
552
Ai cũng biết, khi còn sống và phụ trách Trạm xá huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi trong chiến tranh ác liệt, chị Đặng Thùy Trâm vẫn say mê tìm sách, mong có sách để đọc, và giới thiệu sách cho thương binh, cho cán bộ nhân viên bệnh xá cùng đọc. Với bác sĩ Đặng Thùy Trâm, sách là người bạn không thể thiếu, là người bạn lặng lẽ nhưng chân tình nhất, động viên và an ủi chị nhiều nhất trong cuộc chiến đấu sinh tử vì cuộc sống của thương binh và nhân dân Đức Phổ. Từ đọc sách, chị Trâm đã viết nhật ký đều đặn, và sau khi chị hy sinh tới 35 năm, quyển Nhật ký của chị do những người lính Mỹ gìn giữ đã đến với bạn đọc Việt Nam và qua các bản dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau, đã tới với bạn đọc thế giới. Đó là một quyển sách đã khiến người đọc sách cả thế giới xúc động và kính phục vì cách sống nhân ái, vì thương binh, vì người bệnh, và thể hiện cuộc sống hàng ngày của một người bác sĩ dồn hết tâm hồn và kiến thức y học để cứu chữa cho thương binh, cho người bệnh qua cơn nguy kịch. Cho tới khi phải hy sinh, chị Đặng Thùy Trâm cũng hy sinh vì bảo vệ thương binh. Cuộc đời và sự hy sinh của Bác sỹ Đặng Thùy Trâm đã là một quyển sách gây xúc động cho người đọc sách toàn thế giới. Chỉ còn hai năm nữa (2025) là kỷ niệm 55 năm ngày chị Đặng Thùy Trâm hy sinh, một nhóm những anh chị em yêu sách và ngưỡng mộ cuộc đời, những đóng góp và sự hy sinh lẫm liệt của Bác sỹ Đặng Thùy Trâm, đã quyết định chung tay đóng góp và kêu gọi sự đóng góp của xã hội để xây dựng một chuỗi những “Thư viện Đặng Thùy Trâm” trong cả nước. Và thư viện Đặng Thùy Trâm đầu tiên sẽ được xây dựng ngay tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ , tỉnh Quảng Ngãi , nơi sinh thời chị Trâm đã phụ trách bệnh xá huyện tại địa phương Phổ Cường, và đã hy sinh để bảo vệ thương binh ngay tại bệnh xá ấy. Chị Trâm hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970. Hưởng ứng cuộc vận động Văn hóa đọc sách trong toàn quốc, việc những người yêu sách và ngưỡng mộ cuộc đời, sự hy sinh của Bác sỹ Đặng Thùy Trâm bằng cách chung tay đóng góp và kêu gọi sự hưởng ứng của toàn xã hội nhằm xây dựng chuỗi Thư viện mang tên Đặng Thùy Trâm là một hành động yêu sách, quảng bá cho đọc sách một cách thiết thực và đẹp đẽ, khi tên tuổi và quyển Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ, ở nhiều quốc gia trên thế giới và được đón nhận một cách đầy yêu thương và nồng nhiệt. Là một thành viên trong Nhóm những người vận động xây dựng chuỗi Thư viện Đặng Thùy Trâm, tôi rất cảm kích trước sáng kiến này của những anh chị em khởi xướng, và rất vinh dự được giới thiệu câu chuyện này qua các phương tiện truyền thông báo chí để mọi người có cơ hội hưởng ứng và đóng góp xây dựng những thư viện sách, cho học sinh và mọi người yêu sách có thể đọc được những quyển sách hay nhất, bổ ích nhất. Những người muốn liên hệ trực tiếp với chương trình này có thể liên hệ với anh Đặng Hồng Sơn, cán bộ thuộc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, số điện thoại là 0913400105 . Chúng tôi sẽ tiếp tục có những thông tin về chương trình này trên nhiều tờ báo và mạng xã hội trong nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua hơn 48 năm, cuộc chiến đấu chống giặc bành trướng phương Bắc chính thức đã qua hơn 44 năm, nhưng những cựu chiến binh vẫn không sao quên được bao ký ức thời chinh chiến. Không quên thời binh lửa, nhớ những đồng đội đã hy sinh, nhưng tấm lòng những cựu chiến binh lại nghĩ nhiều đến thế hệ trẻ ngày nay, hướng tới các em cháu học sinh đang học ở các trường phổ thông, chủ yếu từ Phổ thông cơ sở tới phổ thông trung học, những lớp học sinh sẽ tham gia xây dựng đất nước trong thập kỷ tới. Nhớ nghĩ về thế hệ trẻ, lại quan tâm đến các em cháu bây giờ đang cần đọc sách như thế nào để làm phong phú cho tâm hồn, cho kiến thức, cho văn hóa của mình, các cựu chiến binh Trung đoàn 272 từng tham chiến năm 1979 ở chiến trường biên giới phia Bắc tổ quốc quyết định đứng ra vận động xây dựng “Tủ sách Đặng Thùy Trâm”. Tủ sách này, mở đầu sẽ dành tặng cho trường học ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắt đầu từ 3 tỉnh phía Bắc tổ quốc, nơi trung đoàn 272 đã từng đóng quân và từng đánh giặc ở những nơi đó. Trong thư ngỏ kêu gọi sự đồng lòng đóng góp của xã hội, những cựu chiến binh trung đoàn 272 đã viết: “ Để tham gia xây dựng một xã hội đọc sách và học tập, chúng tôi – những người lính từng chiến đấu trong đội hình Trung đoàn 272, Quân đoàn 14 nay đã trở về đời thường, có tâm nguyện đóng góp và vận động các nguồn lực xã hội để hình thành hệ thống Tủ sách mang tên nữ Bác sỹ – Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm ” Thật hết sức ý nghĩa khi chuỗi tủ sách và thư viện Xanh ấy mang tên bác sĩ – liệt sĩ anh hùng Đặng Thùy Trâm, một người trí thức đã hy sinh anh dũng ở chiến trường Đức Phổ Quảng Ngãi khi chiến đấu tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ những thương binh của mình. Quyển Nhật ký chị Thùy Trâm để lại đã được chính những người lính Mỹ nâng niu bảo vệ, và sau 35 năm được xuất bản tại Việt Nam trở thành một quyển sách gối đầu giường của nhiều thế hệ người đọc Việt Nam. Và quyển Nhật ký đã ra với thế giới như lời tâm tình của một nữ bác sĩ yêu nước Việt Nam về khát vọng yêu thương và niềm hy vọng hòa bình sẽ trở lại với đất nước mình. Sách hay còn lại với đời là như thế. Bây giơ thỉ tên tuổi bác sỹ Đặng Thùy Trâm được biết tới và được ngưỡng mộ không chỉ ở Việt Nam, thì những tủ sách, những thư viện mang tên Đặng Thùy Trâm sẽ là nơi các thế hệ học sinh trẻ được trực tiếp với sách, trực tiếp với tri thức và văn hóa đọc. Những lợi ích khi đọc sách sẽ chứng tỏ giá trị thực sự của sách, và càng gần gũi quý giá hơn khi sách ấy do các cựu chiến binh một trung đoàn trao tặng cho các em cháu học sinh như một món quà kết nối giữa các thế hệ người Việt Nam yêu nước và yêu sách cả hôm nay và ngày mai. Những cựu chiến binh Trung đoàn 272, quân đoàn 14 đã có sáng kiến tuyệt vời khi góp công góp sức góp tiền để xây dựng những tủ sách “Đặng Thùy Trâm” cho học sinh các trường học còn khó khăn về nguồn sách đọc. Chắc chắn, sáng kiến này sẽ được cả xã hội hưởng ứng, vì nó hướng tới mục tiêu cao đẹp dành cho thế hệ trẻ của đất nước chúng ta.
Sách hay còn lại với đời – Tác giả: Thanh Thảo
1,314
Đinh Xuân Hội (1892-1953) quê ở Thanh Chương ( Nghệ An ), xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học. Ông lại có đam mê và năng khiếu trong học hành, thi cử, nên đã đỗ tú tài trong khoa thi cuối cùng của triều Nguyễn (1919), là sinh viên trường Quốc Tử Giám (Huế), lại tốt nghiệp trường Pháp_Việt và tốt nghiệp sư phạm của trường Quốc học Huế. Có nghĩa là ông có đủ các loại bằng cấp mà một trí thức thời đó cần có. Ông có thời kỳ làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng chủ yếu là làm nghề dạy học và biên soạn sách phục vụ cho việc dạy và học thời bấy giờ. Đinh Xuân Hội có thiệt thòi của một người sinh ra và lớn lên vào buổi thoái trào của Hán học và sự manh nha của văn minh phương Tây chính vì thế mà ông lại có được kiến thức vững vàng của cổ học và với sự nỗ lực phi thường của bản thân, ông có được sở học của văn minh Âu Tây – điều mà nhiều nhà nghiên cứu văn học trung đại và cận đại của nước ta sau này không có được. Về mặt trước tác Đinh Xuân Hội là một trong những người tham gia biên soạn bản thảo bộ Hán Việt từ điển (bộ Hán Việt từ điển hiện đại đầu tiên của nước ta) và cũng là người đầu tiên diễn dịch tác phẩm Thái Thượng cảm ứng thiên sang tiếng Việt. Cũng có ý kiến cho ông là người đi tiên phong trong việc biên soạn sách giáo khoa Hán Nôm cho học sinh trung học thời kỳ đầu thế kỷ 20. Nhưng đóng góp lớn nhất của Đinh Xuân Hội và đến nay vẫn còn nguyên giá trị là: ông là soạn giả của các các sách dẫn giải các tác phẩm nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam mà hầu hết là các truyện Nôm, khúc ngâm, như Phan Trần truyện , Hoá Tiên truyện , Cung oán ngâm khúc , Quan Âm Thị Kính truyện , Lục Vân Tiên truyện . Đó là những dẫn giải khó ai vượt qua được. Thời đi học phổ thông, chúng tôi được học trích đoạn Cung oán ngâm khúc và Lục Vân Tiên truyện thời gian trôi qua quá lâu rồi, tôi không biết những đoạn trích đó có lấy từ những sách dẫn giải của Đinh Xuân Hội không? Cung oán ngâm khúc được Tân Dân thư quán in lần đầu tại Hà Nội năm 1929, sau đó được tái bản 4 lần. Phan Trần truyện dẫn giải do Tân Dân thư quán in lần đầu tại Hà Nội 1930. Các sách Hoa Tiên truyện dẫn giải in tại Hà Nội 1930, Quan Âm Thị Kính dẫn giải in tại Hà Nội 1929, Lục Vân Tiên truyện dẫn giải in tại Hà Nội đầu năm 1941, tất cả đều do Tân Dân thư quán xuất bản. Các sách dẫn giải của Đinh Xuân Hội đều hết sức công phu, khoa học. Mở đầu là lời tựa, phàm lê, rồi đến từng đoạn trích (có tóm tắt nội dung) và phần chú giải. Nhìn chung phần chú giải đều công phu, tỉ mỉ, tác giả trích dẫn nhiều điển tích trong các sách cổ. Tất cả các phần chú giải đều dài hơn phần nguyên bản. Phần phụ lục (có thể coi là như vậy) là phần chữ Hán trong đó tác giả phiên âm, chú giải rất tỉ mỉ. Phần tựa thường nói mục đích việc làm của tác giả, ví như tự của Phan Trần truyện dẫn giải tác giả viết: “ Lối làm truyện của ta hay dùng nhiều điển tích bằng chữ Hán, đọc mà nghe thì ai cũng biết là hay và giỏi, mà vì điển nhiễm nhặt, ý nghĩa sâu sắc, mấy ai hiểu được rõ ràng. Vậy sau khi dẫn truyện rồi lại phải dẫn trích thêm, giải nghĩa ra, để người xem thấy truyện chỗ nào khó hiểu thời tra cho rõ ”. Cũng trong những lời tựa này, tác giả thường đánh giá tác phẩm mà mình dẫn giải và về cơ bản những đánh giá của ông đến nay vẫn còn đúng. Chẳng hạn tựa Hoa Tiên truyện dẫn giải Đinh Xuân Hội viết “ Hoa Tiên là một truyện hay có tiếng trong nước Nam ta. Các giá trị của Hoa Tiên thật là tương đương với giá trị của “Truyện Kiều”, mà phát tích văn chương Hoa Tiện lại còn xưa hơn văn chương “Truyện Kiều” vậy ”. Lời tựa Cung oán ngâm khúc dẫn giải tác giả viết: “ Kể sách truyện dùng cách vận văn thượng lục hạ bát thời “Truyện Kiều” phải là “độc tuyệt”, còn văn lục bát giản thất thời bản “Cung oán ngâm khúc” này lại là thiên kiệt tác trong rừng quốc văn ”. Trong lời tựa Truyện Lục Vân Tiên dẫn giải tác giả đánh giá chính xác về ba tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu của nước nhà: “ Trong rừng quốc văn ta có nhiều quyển rất giá trị, phần nhiều là văn vần. Song có ba quyển có giá trị nhất, có ảnh hưởng to tát cho quốc văn tương lai, là “Truyện Kiều” của cụ Nguyễn Du, “Khúc cung oán” của cụ Ôn Như, và “Truyện Lục Vân Tiên” của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Nay xét văn cuả ba quyển ấy thời mỗi quyển hay về một cách. “Truyện Kiều”, thời hay về lời văn mỹ miều, “Khúc cung oán” thời hay về ý văn não nùng, còn “Truyện Lục Vân Tiên” thời hay về lẽ văn bình dị thiết thực ”, riêng Truyện Lục Vân Tiên có nhiều bản với lời lẽ khác nhau, Đinh Xuân Hội đã có cách ứng xử hợp lý và khoa học trong sách dẫn giải của mình, Truyện Lục Vân Tiên đã có bản chữ Nôm của nhà Liễu Văn Tường và nhà Lục Văn Tường xuất bản. Lại có nhiều bản quốc ngữ của nhà Long Quang, nhà Kim Khuê và nhà Mạc Đình Từ ấn hành. Nhưng theo thiển kiến của tôi thiên truyện này là truyện của người đường trong tiếng nói theo thổ âm và lối văn lại theo cổ cách, hai bản quốc ngữ lại theo thời văn mà thay đổi quá nhiều đối với phương diện bảo tồn quốc tuý với phương diện chấn hưng quốc văn, hai phái đến còn khuyết điểm. Nay tôi dung hoà cả hai phái để làm sách dẫn giải Truyện Lục Vân Tiên . Đoạn trên thời chép câu nguyên văn theo các bản chữ Nôm, đoạn dưới thời phụ câu thời văn theo các bản quốc ngữ, lại những tiếng trong Nam ngoài Bắc có khác nhau như ăng là ăn, ang là an v.v… cũng phụ chú vào luôn thể”. Và điều Đinh Xuân Hội làm chúng tôi cảm động nhất là trong tất cả các lời tựa ông đều lo lắng vì những thanh niên có thể vì không hiểu mà ngoảnh mặt với rừng quốc văn của ông cha. Trong nhiều chú giải để cho sinh động, Đinh Xuân Hội đã dẫn cả ca dao tục ngữ, như trong trường hợp: “ Hạt mưa là lời ví thân phận con gái hèn mọn, nhờ trời định sao thời được vậy, vì có câu thân em như hạt mưa sa, hạt sa xuống giếng hạt vào vườn hoa ” (trong phần chú giải các câu từ 53 đến 76 của Truyện Phan Trần). Cũng có những trường hợp tác giả chú giải “tỉ mẩn” quá như: mây mưa, anh hùng… mà hiện nay ai cũng hiểu. Nhưng cũng có thể do những năm đầu thế kỷ trước, những từ này chưa chắc đã dễ hiểu với mọi người. Vả lại những chú giải này bây giờ vẫn có ích với nhiều người khi tác giả giải thích nguồn gốc của từ “mây mưa”, “anh hùng”… Một điều chúng tôi rất tâm đắc với “phần chữ Hán” trong các sách dẫn giải của Đinh Xuân Hội là ông không chỉ để nguyên văn chữ Hán mà còn phiên âm theo vần A, B, C từng chữ được dùng trong tác phẩm (tác giả chú kỹ lưỡng chúng được dùng trong câu nào, trường hợp nào trong nguyên tác). Phần chữ Hán ở đây chính là từ Hán Việt_thuật ngữ mà chúng ta hay dùng hiện nay. Phần chú giải của Đinh Xuân Hội thực chất là giải nghĩa nội dung của các từ Hán Việt, xuất xứ của chúng trong văn tự Hán Nho. Gần đây có ý kiến rộ lên trong giới ngôn ngữ là vì trong ngôn ngữ của ta có tới 70-80% là từ Hán Việt nên cần dạy chữ Hán trong các nhà trường. Ý kiến này bị nhiều người phản đối vì sợ dẫn đến sự quá tải trong các trường học. Về vấn đề này, chúng tôi từng có ý kiến trong một tham luận về chữ quốc ngữ trong một hội thảo khoa học là không nên bắt các em học chữ Hán mà nên có một số tiết nhất định (nhất là trong các trường chuyên về khoa học xã hội) giải nghĩa các từ Hán Việt thường xuất hiện, để các em không hiểu sai khi nội dung bài viết (hoặc đọc) có nhiều từ Hán Việt. Do hạn chế của đầu thế kỷ thứ 20; Đinh Xuân Hội không bàn sâu về vấn đề này, nhưng với việc dành một phần sách để phiên âm, chú giải chữ Hán trong nguyên tác đã phần nào nói lên kiến giải của tác giả về vấn đề này. * Những trước tác của Đinh Xuân Hội chủ yếu được tác giả thực hiện từ những năm 20 đến 40 của thế kỷ trước. Sau này vì lý do sức khoẻ, ông về nghỉ và chữa bệnh ở quê nhà, việc nghiên cứu và viết sách của ông bị gián đoạn đó là điều rất đáng tiếc. Nhưng đáng tiếc nhất là vì tư tưởng ấu trĩ đầu những năm 50 của thế kỷ trước mà ông đã buộc phải đi cải tạo và chết ở trong tù năm 1953. Năm nay kỷ niệm 70 năm ngày mất của Đinh Xuân Hội, con cháu ông có ý định in lại những dẫn giải của ông về Truyện Phan Trần , Hoa Tiên , Cung oán ngâm khúc , Quan Âm Thị Kính , Truyện Lục Vân Tiên . Chúng tôi hoàn toàn hoan nghênh và tán thànhviệc làm này của con cháu ông Đinh Xuân Hội và cũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm có kết luận dứt khoát về những đóng góp của ông Đinh Xuân Hội. Về phần mình chúng tôi xin có ý kiến: Nên in lại những trước tác của Đinh Xuân Hội thành hai loại: loai in nguyên văn dành cho những người nghiên cứu và muốn tìm hiểu sâu về những áng văn hay của đất nước và loại in giản lược dành cho bạn đọc phổ thông, để cho dễ đọc, dễ phổ biến. Cách đây 60-70 năm, những năm cuối 50, đầu 60 của thế kỷ 20, bố tôi (một ông giáo) và mẹ tôi (là con của một ông giáo) trước khi lấy bố tôi, thường lẩy Kiều (tất nhiên rồi) và hay ngâm Cung oán ngâm khúc , Phan Trần , Quan Âm Thị Kính … Bố tôi ngâm những lúc rỗi rãi, còn mẹ tôi thì hát ru các em tôi. Tôi không biết trước đó bố, mẹ tôi có đọc trước tác của Đinh Xuân Hội hay không, chỉ biết là chắc các cụ rất yêu, rất hiểu những tác phẩm này, nên mới ngâm nga như vậy. Bây giờ các cụ đã mất cả và tôi không có điều kiện để hỏi nữa. Chỉ mong các trước tác của Đinh Xuân Hội sớm được tái bản, để thế hệ hôm nay được xem lại những tác phẩm đặc sắc của ông cha.
Tác giả của những công trình dẫn giải văn học có giá trị – Tác giả: Trần Bảo Hưng
1,958
Những cánh rừng lim xanh ngàn năm đã biến mất, những rừng tre tự sát đồng loạt nổ bung và gãy đổ hoang tàn, cây cỏ ngoại lai có hại xâm lấn khắp nơi, động vật hoang dã đánh mất tập tính của loài, rồi cháy rừng, lở núi, lũ lụt huỷ diệt… tất cả những thảm hoạ tự nhiên liên tục xuất hiện khiến tiểu thuyết Thương ngàn của Vĩnh Quyền (Nxb. Trẻ, 2023) đau đáu một nỗi âu lo sinh thái. Thế giới không bình yên, thảm hoạ từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất tràn lên, bùng cháy, bục vỡ, chôn vùi tất cả. Con người đang trả giá cho những ứng xử sai lầm đối với tự nhiên. Làm sao có thể không xốn xang khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ già đổ bóng trong ánh chiều cuối năm tịch mịch vừa vái nắm nhang thơm tứ phương vừa khản giọng gọi tên đứa con bất hạnh đang ẩn nghẹt đâu đó dưới những vỡ nát núi rừng sông suối Rào Trăng: “ Tịch mịch rừng xanh Rào Trăng lỗ chỗ vết lở phơi lòng đỏ tịch mịch sông đục Rào Trăng vỡ đôi bờ khúc trầm xa biển tịch mịch bùn bãi Rào Trăng thê thiết chiều mẹ khấn tên con nơi đâu vùi lạc nơi đâu xác dại hồn khôn mẹ rước về ”. Toàn tác phẩm là những mất mát đầy ám ảnh xoay quanh một quỹ đạo, đó là rừng. Mất đất là mất nước, nhưng mất rừng là mất cả hành tinh, mất luôn cả nhân loại. Thông điệp mang tính toàn cầu đó khiến tiểu thuyết của Vĩnh Quyền thật sự đã “lắng nghe tiếng khóc của Trái đất” trong bối cảnh khủng hoảng môi trường hiện nay. Vấn đề sinh thái được Vĩnh Quyền đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn với phong trào “Tây Sơn hy vọng” nhưng kết thúc bằng vô vọng và phong trào Cần vương cũng nhuốm màu tuyệt vọng; đan lồng trong truyền thuyết “Mùa săn máu” đầy thiêng liêng nhưng không kém phần tàn bạo và nghiệt ngã của dân tộc Katu vốn sống thẳng như cau, sống thơm như quế luôn xem rừng là mẹ-thiêng-liêng, là thần linh của bản làng; đan lồng trong cuộc chơi trốn tìm vời vợi những vì sao lạ ở ngoại vi hệ Mặt trời của các nhà khoa học thiên văn như tìm kiếm chốn dung thân cho nhân loại nếu chẳng may Trái đất này nổ tung… Các tuyến truyện được mở ra, nới rộng thêm không gian, thời gian nghệ thuật và biến cố của câu chuyện, đồng thời, cung cấp thêm cho người đọc nhiều kiến thức về văn hoá và khoa học. Nhờ thế, câu chuyện về rừng tăng thêm phần hấp dẫn. Ký ức quá khứ và ký ức tương lai; ký ức cá nhân và ký ức cộng đồng; sự kiện môi trường trong nước và thế giới; câu chuyện thời sự và câu chuyện lịch sử; nỗi lo băng bó vết thương của thế giới tự nhiên hôm nay và cảnh báo thảm hoạ vũ trụ năm tỷ năm sau hoà quyện trong nhau từ nhiều người kể chuyện, nhiều hình thức trần thuật (chuyện kể dân gian, hát lý dân gian, ký sự lịch sử, ghi chép cá nhân, chúc thư, tin nhắn, thông tin báo chí, cứ liệu khoa học,…). Nén chặt bấy nhiêu vấn đề đó trong 170 trang viết khiến tiểu thuyết Thương ngàn có sự tiết chế như một bài thơ nhưng cũng giàu sức gợi mở của ý tại ngôn ngoại giống như thơ. Cốt cách, phong cách, căn tính văn học của Vĩnh Quyền vẫn là chất quý tộc điệu nghệ, sang trọng riêng biệt được thể hiện qua không gian, nếp sống và tính cách Huế với những nhân vật đàn ông ba đời biết yêu thương, nâng niu tôn trọng thiên nhiên và phụ nữ; những nhân vật đàn bà chỉ hé lộ một chút hình tướng và nội tâm cũng đủ để thế giới này hồn xiêu phách lạc vì si mê. Tất cả họ đều có cái thú điền viên tao nhã lẫn những bí ẩn trong sâu thẳm tâm hồn đầy cuốn hút; hoặc có cái dáng vẻ phong trần pha chút kiêu bạc vừa buông tuồng phóng túng đa tình vừa nề nếp nghiêm trang. Bao giờ cũng vậy, điểm xuyết, chấm phá vài nét Huế thôi, nhưng đó chính là ADN nghệ thuật đủ để Vĩnh Quyền tỏ rõ phong thái của mình Về bút pháp cũng như cấu trúc văn bản nghệ thuật, Thương ngàn chưa vượt trội so với các tiểu thuyết Mảnh vỡ của mảnh vỡ và Trong vô tận của chính tác giả Vĩnh Quyền. Tuy nhiên, “viết vì một thế giới lâm nguy”, nỗi âu lo sinh thái trong tư tưởng sáng tác đã khiến Thương ngàn có một vị trí quan trọng trong dòng văn chương sinh thái còn thưa thớt và non trẻ của văn học Việt.
Giữa một dòng văn chương sinh thái còn thưa thớt…
827
Dự án “Đất rừng Phương Nam” dự kiến ra rạp cuối năm nay. Phim Việt có một quãng thời gian đầu năm rực rỡ với những kỷ lục mới về doanh thu. Bỏ ngoài việc thẩm bàn về chất lượng thì những con số kỷ lục về doanh thu cũng là điều đáng ghi nhận. Nhưng, có vẻ sau những cú chạm rực rỡ đó, phim Việt lại đi xuống, thậm chí thiếu vắng những bộ phim tốt. Điều này một lần nữa khiến chúng ta thấy rõ điện ảnh Việt cần một chiến lược phát triển dài hơi hơn chứ không chỉ ‘mạnh ai nấy làm’. Sau thành công của bộ phim “Nhà bà Nữ”, “Chị chị em em 2” vào đầu năm và mới đây là “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”, “Con Nhót mót chồng”, điện ảnh Việt Nam đã có những tháng ngày rực rỡ về doanh thu tại các phòng vé. Với doanh thu lên tới hàng chục thậm chí là hàng trăm tỷ đồng, nhiều bộ phim còn xuất ngoại đã mang tới nhiều hy vọng cho điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, mùa hè lại vắng bóng phim Việt. Thông tin từ các đơn vị phát hành, vài tháng nữa mới có phim Việt ra rạp. Dự án phim Việt Nam được cho là sớm nhất sẽ ra mắt khán giả trong thời gian tới là “Kẻ ẩn danh” đã ấn định lịch chiếu vào dịp lễ 2/9. Tiếp đó là “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sẽ khởi chiếu vào cuối tháng 10. Ngoài ra, một số phim khác như “Móng vuốt” (đạo diễn Lê Thanh Sơn), “Người vợ cuối cùng” (đạo diễn Victor Vũ) đều dự kiến ra rạp vào cuối năm. Hiện nay, hầu hết lịch chiếu các cụm rạp đang nhường chỗ cho các bộ phim bom tấn của nước ngoài, như “Doraemon: Nobita và vùng đất lý tưởng trên bầu trời”, “Người Nhện: Du hành Vũ trụ Nhện”, “Fast & Furious 10”, “Vây hãm: Không lối thoát” hay “Nàng tiên cá”… “Nhiệm vụ bất khả thi: Nghiệp báo phần 1”, “Barbie”… Việc phim Việt vắng bóng trong một thời gian dài sau những thành công về doanh thu cũng là điều không khó lý giải. Thực tế, số lượng phim Việt đang giảm dần, do bài toán kinh tế và đầu tư. “Điện ảnh là một ngành nhiều rủi ro, nếu ngày trước các mạnh thường quân dồi dào nguồn lực sẵn sàng tham gia cuộc chơi này thì bây giờ họ cẩn trọng hơn, lựa chọn phim kỹ hơn và làm cẩn thận hơn”, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ. Cảnh trong “Lật mặt 6” của Lý Hải. Theo thống kê của Box Office Vietnam, trong 6 tháng đầu năm, có 10 phim Việt phát hành. Nếu so sánh với thời điểm những năm trước, đây là con số khá khiêm tốn. Nửa đầu năm 2019 đã có 18 bộ phim được công chiếu; năm 2020 và 2021 dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng cũng đã có 11 phim được sản xuất và đặc biệt nửa đầu năm 2022 đã có 24 phim được ra mắt. Tuy nhiên, đã có những thời điểm phim Việt ra rạp ồ ạt nhưng rồi cũng nhanh chóng rời rạp trong thời gian ngắn. Phim thua lỗ là hiện tượng phổ biến. Thậm chí nhiều phim xem xong, khiến chúng tôi tự hỏi rằng, không hiểu tại sao nhà đầu tư có thể “ném tiền qua cửa sổ” một cách lãng xẹt như thế. Năm 2022 được đánh giá là một năm thất bại của phim Việt khi doanh thu giảm từ 50-70%. Bên cạnh đó, nhiều phim dở, trở thành thảm họa khiến khán giả mất niềm tin vào phim Việt. Có lẽ, từ những dư chấn đó khiến năm 2023, các nhà đầu tư cẩn trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, bài toán kinh tế và đầu tư cho phim cũng được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Phim Việt hiện nay đang thiếu kinh phí đầu tư. Theo thống kê từ các đơn vị sản xuất, một dự án điện ảnh muốn tươm tất, nhà sản xuất phải có số vốn ít nhất khoảng 15 tỷ đồng. Việc này trong giai đoạn bình thường vốn đã rất khó khăn, thì hiện nay trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến rất nhiều nhà sản xuất phải chùn bước. Đại dịch COVID-19 đang để lại nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực điện ảnh. Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng: “Việc phim Việt thiếu vắng trong mùa hè này cũng không có gì lạ, một bộ phim thường mất 6- 8 tháng làm hậu kỳ, nếu phim mới quay đầu năm nay thì phải cuối năm mới ra rạp. Hơn nữa, sau 2 năm dịch bệnh, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, điện ảnh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chưa kể, nhiều phim chưa hài lòng nên chưa ra rạp, nhà làm phim bắt đầu cẩn trọng hơn, đầu tư chất lượng hơn. Điện ảnh là một ngành kinh tế liên quan đến nguồn vốn đầu tư. Chúng ta không có tiềm lực, ngành phim phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nội địa không thể thừa thắng xông lên”. Chúng ta nói nhiều về việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh, về giấc mơ một nền điện ảnh phát triển để giới thiệu và quảng bá Việt Nam ra thế giới. Nhưng thực tế, nền điện ảnh Việt Nam đang manh mún và mạnh ai nấy làm. Phải nhìn vào thực tế rằng, chúng ta không có nguồn vốn nào cho sự phát triển lâu dài của ngành điện ảnh mà chỉ “đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào” mà thôi. Phim Việt không thể trông chờ vào sự tỏa sáng của một vài ngôi sao. Cũng chia sẻ về vấn đề này, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng, nguyên nhân sâu xa hơn khiến phim Việt thiếu vắng đó là tư duy của ngành phim về vấn đề xin tài trợ. “Đó là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứ không phải xin từ thiện. Đã là một kênh đầu tư, nó phải chuyên nghiệp, tự nuôi sống mình bằng một mô hình kinh doanh bền vững, có sự tăng trưởng cao. Nếu làm được chuyên nghiệp như vậy, ngành phim sẽ thu hút được các nhà đầu tư chứ không phải đi xin tài trợ”. Đây là một hạn chế khiến điện ảnh thiếu hấp dẫn với các nhà đầu tư mà chỉ loanh quanh những người trong ngành, giống như “cuộc chơi nho nhỏ của những người quen biết với nhau”. Điều quan trọng là các nhà làm phim phải nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đa dạng các thể loại để thị trường phim không bị chênh lệch quá nhiều giữa chất lượng và doanh thu. Về vấn đề này, đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân cho rằng, hiện nay chúng ta thiếu vắng những kịch bản hay, những nhà biên kịch tài năng. Đó là mấu chốt của một tác phẩm điện ảnh hay. Và vì thế, chúng ta không thu hút được các nhà đầu tư. “Có vẻ như điện ảnh đang nghiêng về thị trường mà quên mất đi những yếu tố truyền thống, nghệ thuật. Một nền điện ảnh cần sự cân bằng giữa các dòng phim, nhất là mảng phim về văn hóa, lịch sử, về những vấn đề nhức nhối của xã hội đương đại. Chúng ta cần khuyến khích những nhà làm phim độc lập, tạo điều kiện cho họ phát triển, bởi đó là dòng phim có thể gây tiếng vang và đưa phim Việt ra thế giới”, đạo diễn Thanh Vân khẳng định. Thực tế, dù thành công về doanh thu nhưng hai bộ phim “Nhà bà nữ”- đạo diễn, nhà sản xuất Trấn Thành và “Lật mặt 6 – Tấm vé định mệnh” của Lý Hải vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều về chất lượng. Nhiều người cho rằng, thị hiếu của khán giả Việt quá dễ dãi. Ý kiến khác lại lý giải sự thành công về doanh thu của hai bộ phim đó gắn liền với những ngôi sao. Vì thế, muốn phát triển nền điện ảnh Việt không thể trong chờ vào sự tỏa sáng của một vài ngôi sao. Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam đánh giá, sau cú hích mạnh mẽ về doanh thu của hai bộ phim, chính công chúng hay những người làm phê bình, truyền thông hiện nay đôi khi còn lúng túng khi xác định dòng chảy, xu thế mới của điện ảnh Việt Nam . Vì thế, điện ảnh Việt có phần chững lại. Rõ ràng, điện ảnh không thể dựa dẫm vào ‘bầu sữa” của nhà nước, như một thời, chúng ta đã sản xuất nhiều phim do nhà nước tài trợ nhưng lại đắp chiếu, vắng bóng người xem. Điều này gây ra sự lãng phí rất lớn và không góp phần kích hoạt sự phát triển của nền điện ảnh nước nhà. Nhưng chúng ta cần một chiến lược phát triển tổng thể để điện ảnh có thể trở thành một miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư. Chúng ta cũng không vội mừng vì phim Việt cán mốc doanh thu kỷ lục bởi nó chưa phản ánh được bộ mặt của cả nền điện ảnh. Nền điện ảnh không thể chỉ trông chờ vào sự tỏa sáng của một vài ngôi sao. Nền điện ảnh để đi đường dài và phát triển đồng bộ, bền vững, cần sự vào cuộc của nhiều nguồn lực xã hội hơn nữa. Sự lép vế của phim nội so với các dự án điện ảnh nhập ngoại cho thấy khát vọng về một ngành công nghiệp điện ảnh phát triển, có vị thế vẫn là hành trình đầy chông gai, khó khăn và xa vời.
Dòng chảy nào cho điện ảnh Việt?
1,689
Trong 2 ngày từ 30/6 đến 1/7, tại thành phố Đồng Hới , Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học ‘Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững’. Quang cảnh Hội thảo. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm ngày Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới (5/7/2003-5/7/2023). Tham dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, UNESCO, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển tại Việt Nam, tỉnh Khăm Muộn (Lào) và các nhà khoa học trong nước, thế giới. Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi, thảo luận những kết quả đã đạt được, và các hạn chế, thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng . Qua đó, các đại biểu đưa ra các ý tưởng, giải pháp và đề xuất chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản trị Di sản, quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản để phát triển bền vững. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Thắng nhấn mạnh, quá trình kiến tạo vỏ trái đất hơn 450 triệu năm trước đã dày công tạo cho Quảng Bình một Phong Nha-Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc, độc đáo về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Nơi đây có rừng Bách xanh đá hơn 500 năm tuổi; có các loài cá và bò sát lưỡng cư mới được phát hiện. Đặc biệt, có hàng nghìn hang động lớn nhỏ, trong đó có hơn 400 hang động được khảo sát, nổi bật như: Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới, động Phong Nha có sông ngầm dài nhất thế giới, động Thiên Đường có thạch nhũ kỳ ảo, độc đáo nhất thế giới… Với những giá trị vô giá của nhân loại, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã 2 lần được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Trải qua 20 năm bảo tồn, phát huy Di sản, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã trở thành biểu tượng du lịch không chỉ riêng của Quảng Bình mà của cả Việt Nam và đã vươn tầm thế giới; khơi nguồn cảm hứng bất tận về bảo vệ, phát huy Di sản và khám phá những giá trị còn ẩn giấu của vùng đất Quảng Bình “địa linh nhân kiệt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Thắng Hiện nay, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng không chỉ là Di sản thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ, mà còn là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Ông Michel Croft, Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Tại Hội thảo này, tỉnh Quảng Bình mong muốn các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục giải mã những vấn đề, những giá trị còn tiểm ẩn của Di sản thiên nhiên thế giới để tiếp tục có các giải pháp bảo tồn và phát huy bền vững. Tỉnh Quảng Bình cam kết và khẳng định sẽ làm hết sức mình để bảo tồn và khai thác Di sản một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững, đúng pháp luật và tuân thủ Công ước quốc tế; hợp tác chặt chẽ với Vườn quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn (Lào) để liên kết, hợp tác, phát triển quần thể danh thắng và du lịch độc đáo của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Tiếp đó, Hội thảo đã nghe các nhà khoa học, chuyên gia, diễn giả trình bày báo cáo về định hướng phát triển bền vững Di sản thế giới theo quan điểm của UNESCO; kết quả 20 năm khám phá hang động tại Quảng Bình của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh; khai thác du lịch Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng theo hướng phát biểu bền vững; các tham luận kinh tế, kỹ thuật trong các lĩnh vực: quản lý Di sản văn hóa, địa chất, địa mạo, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và du lịch… Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong, những ý tưởng, gợi mở, hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học sẽ được lãnh đạo tỉnh tiếp thu, nghiên cứu, trên cơ sở đó lựa chọn để đưa vào trong chương trình, kế hoạch, đề án bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng gắn với thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hội thảo khoa học quốc tế về Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
930
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Nguyễn Văn Út phát biểu tại lễ động thổ dự án. (Ảnh: Bùi Giang/TTXVN), Tỉnh Long An vừa động thổ dự án thành phần thi công xây dựng gần 7km đường Vành đai 3 TP.HCM với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng. Ngày 30/6, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ động thổ dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn đi qua địa bàn. Các đại biểu làm lễ động thổ dự án xây dựng Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dài gần 7km. Dự án Vành đai 3 TP.HCM là dự án trọng điểm quốc gia, có tổng chiều dài giai đoạn 1 gần 76km đi qua TP.HCM và 3 tỉnh Đồng Nai , Bình Dương và Long An . Tổng mức đầu tư dự án hơn 75.000 tỷ đồng với 8 dự án thành phần. Trong đó, tỉnh Long An được giao làm chủ đầu tư 2 dự án thành phần, gồm: dự án thành phần 7 là dự án thi công xây dựng có tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng và thành phần 8 là dự án giải phóng mặt bằng có tổng vốn gần 1.200 tỷ đồng. Trong đó, thành phần 7 có chiều dài 6,84km, điểm đầu tại ranh TP.HCM – Long An; điểm cuối tại nút giao giữa đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, TP.HCM – Trung Lương (huyện Bến Lức). Quy mô giai đoạn 1 gồm 4 làn xe, mặt cắt ngang 19,75m, được thiết kế đường cao tốc vận tốc 100 km/h và đường song hành (đường đô thị) vận tốc 60km/h, mỗi bên 2 làn xe. Tỉnh Long An dự kiến chậm nhất đến tháng 10/2025, cơ bản thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc và hoàn thành đưa vào sử dụng toàn dự án trong năm 2026. Nhà thầu tập kết phương tiện kỹ thuật để triển khai thi công dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Long An. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho rằng, việc xây dựng hoàn thành đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ kết nối các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị hiện đại, bền vững; góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị huyện Bến Lức tiếp tục tập trung thực hiện các khối lượng còn lại của công tác giải phóng mặt bằng, nhất là việc thực hiện chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho bà con nhân dân phải thực sự hợp lý, thỏa đáng và nhanh nhất có thể. Chủ đầu tư dự án được yêu cầu phải bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư, bảo đảm chặt chẽ đúng pháp luật.
Vành đai 3 TP.HCM qua Long An động thổ dự án thành phần 3.000 tỷ đồng
515
Tàu vũ trụ chở hàng Dragon của Công ty SpaceX đã rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) ngày 30/6 (giờ Việt Nam) và đang trên đường trở về Trái Đất. Đây là thông tin mới được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận. Tàu vũ trụ Dragon Crew-6 của Công ty SpaceX kết nối với Trạm ISS ngày 3/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN. Theo NASA, tàu Dragon đã tách rời với ISS vào 12h30 chiều 29/6, giờ Mỹ (sáng sớm 30/6, giờ Việt Nam ). Sau khi trở lại bầu khí quyển Trái Đất, dự kiến trong ngày 30/6, Dragon sẽ đáp xuống vùng biển ngoài khơi bang Florida, Đông Nam nước Mỹ. Tàu Dragon sẽ mang về Trái Đất hơn 1,63 tấn hàng, trong đó có các mẫu vật nghiên cứu khoa học. Tàu Dragon được phóng lên vũ trụ ngày 5/6 từ trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA, sử dụng tên lửa đẩy Falcon 9 của SpaceX và đến ISS vào ngày 6/6, chở hơn 3 tấn hàng hóa phục vụ nghiên cứu cũng như phục vụ các nhân viên trên ISS cùng trang thiết bị cho trạm.
NASA: Tàu vũ trụ Dragon của SpaceX rời ISS để trở về Trái Đất
191
Hôm nay, 30.6, các thiết chế dân chủ trên toàn thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Nghị viện. Đây là dịp để vinh danh các nghị viện trên khắp thế giới và công việc mà thiết chế này đang nỗ lực cho nền dân chủ. Chủ đề của năm 2023 là Nghị viện vì Hành tinh và IPU đã phát động một chiến dịch để kêu gọi các cơ quan lập pháp trên toàn thế giới hành động hướng tới một tương lai xanh hơn và bền vững hơn. Ngày Quốc tế Nghị viện (30.6) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thiết lập vào năm 2018 để ghi nhận tầm quan trọng của các thể chế nghị viện. Ngày này có tầm quan trọng lịch sử vì nó đánh dấu việc thành lập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1889. IPU được thành lập thông qua nỗ lực hợp tác của hai cá nhân có tầm nhìn xa trông rộng, William Randal Cremer đến từ Anh và Frederic Passy đến từ Pháp. Mặc dù có nền tảng xã hội khác nhau, cả hai đều có chung niềm tin vào việc giải quyết các xung đột quốc tế thông qua đàm phán hòa bình. William Randal Cremer và Frederic Passy đã đoàn kết các nghị sĩ từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Bỉ , Đan Mạch , Pháp , Hungary , Italy , Liberia , Vương quốc Anh và Hoa Kỳ , trong cuộc họp liên nghị viện đầu tiên được tổ chức tại Paris, Pháp vào năm 1889. Từ đó, IPU được thành lập, với mục tiêu cao cả là thúc đẩy quản trị dân chủ, thúc đẩy trách nhiệm giải trình và khuyến khích sự hợp tác giữa các nghị viện quốc gia. Hiện tại, IPU gồm 175 nghị viện quốc gia thành viên. Logo của Chiến dịch “Nghị viện vì Hành tinh”. Ảnh: IPU. Sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế nghị viện hàng năm cũng là dịp nhắc nhở các các cơ quan lập pháp trên khắp thế giới xem xét lại các thông lệ, chính sách và sáng kiến của họ, với mục đích tăng cường mối quan hệ giữa các đại biểu và công dân mà họ phục vụ. Hàng năm, LHQ công bố chủ đề cho năm kỷ niệm và danh sách các sự kiện, dựa vào đó để tổ chức ngày Quốc tế Nghị viện. Chẳng hạn vào năm 2022, LHQ đặt ra chủ đề về sự tham gia của công chúng nhằm khuyến khích sự tham gia của công chúng vào công việc của Nghị viện. Đối với năm 2023, LHQ đã đặt ra chủ đề “Nghị viện vì Hành tinh” (Parliament for the Planet) nhằm gửi đi thông điệp đơn giản ằng: “Hành động vì khí hậu cần bắt đầu ở mỗi nước”. Chủ đề này cũng nhằm mục đích: thúc đẩy giảm lượng khí thải carbon; khuyến khích các quốc gia áp dụng các chính sách xanh hơn; nỗ lực vì một tương lai bền vững. Cùng với chủ đề bao trùm mà LHQ đặt ra, IPU đã phát động chiến dịch “Nghị viện vì Hành tinh”, được thiết kế để vận động các nghị viện và nghị sĩ hành động trong trường hợp khẩn cấp về khí hậu. Chiến dịch này được phát động tại Đại hội đồng IPU lần thứ 146 ở Manama, Bahrain hồi tháng 3 vừa qua, với sự nhất trí ủng hộ của đại diện các Nghị viện đến từ hơn 130 quốc gia. Tổng Thư ký IPU Martin Chungong và Chủ tịch IPU Duarte Pacheco khởi động Chiến dịch Nghị viện vì Hành tinh vào ngày 14.3.2023 tại Đại hội IPU lần thứ 146 diễn ra ở Manama, Bahrain. Ảnh IPU. Chiến dịch sẽ khuyến khích các nghị viện cùng tất cả các cơ quan của nghị viện “làm gương” và đi tiên phong trong nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trong chính hoạt động của mình; thực hiện các biện pháp cụ thể để thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Với khẩu hiệu: “Nghị viện của chúng ta, Hành tinh của chúng ta và tương lai toàn cầu chung”, chiến dịch bao gồm hai phần: Phần một khuyến khích các nghị viện “trở thành một thiết chế xanh hơn” bằng cách áp dụng các biện pháp khử carbon áp dụng trong chính hoạt động hàng ngày của tòa nhà nghị viện và hoạt động của cá nhân các nghị sĩ. Để hỗ trợ các nghị viện thực hiện mục tiêu này, IPU đã xuất bản hướng dẫn: 10 hành động để nghị viện xanh hơn. Hướng dẫn của IPU về 10 hành động để nghị viện xanh hơn. Ảnh: IPU. 10 hành động bao gồm các biện pháp giúp hoạt động của nghị viện bền vững hơn, chẳng hạn như theo dõi lượng khí thải của chính nghị viện và đặt ra các mục tiêu để giảm thiểu chúng; chuyển đổi sang năng lượng tái tạo; triển khai thực hành mua sắm xanh; và chấp nhận số hóa. Các nghị sĩ được khuyến khích trở thành nhà “những người tiên phong” trong nỗ lực chống khí hậu bằng cách nâng cao nhận thức cho các cử tri của họ, thúc đẩy hợp tác giữa các đảng phái để đề xuất các chính sách xanh cả trong và ngoài nghị viện. Phần hai của chiến dịch được thiết kế để trao quyền cho các nghị viện và các nghị sĩ xây dựng luật hiệu quả về biến đổi khí hậu, bỏ phiếu thông qua ngân sách cần thiết phục vụ mục tiêu khí hậu, trao quyền cho nghị viện giám sát kỹ lưỡng hành động của chính phủ, đặc biệt là tiến độ khi thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) để thực hiện Thỏa thuận Paris. Các NDC đề ra những nỗ lực mà mỗi quốc gia đang thực hiện để giảm lượng khí thải quốc gia và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Chiến dịch sẽ khuyến khích các nghị viện tham gia chặt chẽ hơn vào các quy trình của Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, đặc biệt là trước thềm COP28, sẽ được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất vào tháng 12 tới. Song song với chiến dịch, IPU cũng đóng vai trò là nền tảng để chia sẻ những kinh nghiệm hay, thú vị của các nghị viện trên thế giới mà các nước khác có thể áp dụng và học tập bằng cách nêu bật các sáng kiến mà các nghị viện và nghị sĩ đang thực hiện để trở nên xanh hơn, cũng như các ví dụ về pháp luật hiệu quả. Bên cạnh đó, LHQ cũng hợp tác với Viện Nghiên cứu Grantham của Trường Kinh tế London tiến hành thống kê, tập hợp hơn 3.000 luật và chính sách liên quan đến khí hậu để tạo thành Cơ sở dữ liệu về Luật Biến đổi Khí hậu của Thế giới, một cơ sở dữ liệu quý giá mà các quốc gia khác có thể tham khảo. IPU hợp tác chặt chẽ với các tổ chức và đối tác kỹ thuật của LHQ để đảm bảo các nghị sĩ được tiếp cận với những kiến thức khoa học và giải pháp mới nhất liên quan đến biến đổi khí hậu. Chiến dịch này cũng được hỗ trợ bởi Phòng thí nghiệm Tương lai Toàn cầu Julie Ann Wrigley tại Đại học Bang Arizona. Để liên kết với chiến dịch, Tặng thưởng Cremer-Passy năm 2023 (Tặng thưởng của IPU) sẽ được trao cho cá nhân hoặc nhóm nghị sĩ có đóng góp xuất sắc cho hành động khí hậu. Tặng thưởng này được đặt theo tên của những người sáng lập IPU William Randall Cremer và Frédéric Passy.
Kỷ niệm ngày Nghị viện Quốc tế nghị viện với chiến dịch Nghị viện vì Hành tinh
1,314
Một số tác phẩm văn học Mỹ Latinh được dịch sang tiếng Việt. Tây Ban Nha và các nước sử dụng tiếng Tây Ban Nha, trong đó có khu vực Mỹ Latinh, có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng và không ít các tác giả được nhận giải Nobel văn chương, nhưng văn học Tây Ban Nha cũng như văn học Mỹ Latinh được giới thiệu ở Việt Nam vẫn còn khá “khiêm tốn”. Đây cũng là cơ hội cho những bạn trẻ yêu thích ngôn ngữ và dịch thuật có thể thử sức. Ở Việt Nam, những tác phẩm văn học đến từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha quen thuộc nhất có lẽ là “Don Quixote de la Mancha – Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” của Miguel De Cervantes (Tây Ban Nha) và “Trăm năm cô đơn” của Gabriel Garcia Márquez (Columbia). Nếu hiệp sĩ Don Quixote đã “làm quen” với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam bởi từng được giới thiệu trong chương trình ngữ văn phổ thông, thì câu chuyện về dòng họ Buendia trong “Trăm năm cô đơn” được độc giả tìm đến qua bản dịch của Nguyễn Trung Đức. Tên tuổi của dịch giả Nguyễn Trung Đức gắn bó với nền văn học Mỹ Latinh với khoảng gần 40 đầu sách, trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như “Trăm năm cô đơn”, “Tình yêu thời thổ tả”, “Sự tráo trở của phương pháp”, “Ngài đại tá chờ thư”, “Mùa thu của vị trưởng lão”… Theo dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng: “Văn học Mỹ Latinh được giới thiệu nhiều ở Việt Nam là trong thời kỳ bao cấp với tiêu biểu là dịch giả Nguyễn Trung Đức. Có thể coi thời bao cấp là quãng thời gian hoàng kim của văn học dịch, trong đó có văn học Mỹ Latinh, bởi được “bao” đầu ra nên rất nhiều tác phẩm văn học kinh điển, thậm chí khó đọc, đều được dịch và giới thiệu tới độc giả Việt”. Một trong những khó khăn trong việc giới thiệu các tác phẩm văn học Tây Ban Nha cũng như văn học Mỹ Latinh ở Việt Nam, ngoài những vấn đề “muôn thuở” về bản quyền, về “đầu ra”, thì quan trọng nhất vẫn là thiếu đội ngũ dịch thuật. Bà Vũ Thị Quỳnh Liên – Phó Giám đốc, Tổng Biên tập NXB Kim Đồng cho biết: “Hiện NXB Kim Đồng chỉ có khoảng 10 đầu sách dịch của Tây Ban Nha và các nước châu Mỹ nói chung, chủ yếu do hạn chế về lực lượng dịch thuật”. Còn theo chị Trần Lê Thùy Linh, dịch giả, Trưởng phòng Bản quyền của Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam: “Chúng tôi không có cán bộ chuyên trách tiếng Tây Ban Nha, do đó phải dựa nhiều vào dịch giả trong các khâu “ngoài văn chương” như là mua bản quyền”. Theo chị Linh, hiện có một số nhà xuất bản của Tây Ban Nha hỗ trợ khá nhiều trong dịch thuật, thậm chí chuẩn bị sẵn sàng những bản dịch tiếng Anh để các đối tác dễ dàng dịch lại, song đa số chỉ dành cho những sáng tác thiếu nhi, sách có nội dung đơn giản. Các tác phẩm văn chương hay, nổi tiếng nếu không mời được dịch giả để có thể dịch từ ngôn ngữ gốc, các đơn vị xuất bản sẽ tổ chức dịch qua ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, Pháp, Nga. Tuy nhiên, việc dịch qua một ngôn ngữ khác khiến tác phẩm ít nhiều có sự thay đổi về văn phong, cách xưng hô… so với tác phẩm gốc. Bởi vậy, độc giả mong muốn được tiếp cận với tác phẩm nguyên gốc, không phải dịch qua nhiều ngôn ngữ, không lược dịch hay dịch phóng tác. Những năm gần đây, nhiều tác phẩm văn học Tây Ban Nha tiếp tục được giới thiệu tới độc giả Việt Nam, như “Tốc độ ánh sáng” của Javier Cercas, “Bóng hình của gió”, “Trò chơi của thiên thần” của Carlos Ruiz Zafón, “Hachiko chú chó đợi chờ” của Luis Prats, “Con lừa và tôi” của Juan Ramón Jiménez… song chủ yếu là được dịch qua các ngôn ngữ khác. Thiếu đội ngũ dịch tiếng Tây Ban Nha là khó khăn hiện thời, song cũng chính là cơ hội dành cho những bạn trẻ học ngôn ngữ và yêu thích công việc dịch thuật. Đại diện NXB Kim Đồng chia sẻ, đơn vị luôn sẵn sàng đón nhận bản thảo gửi đến. Để có được những bản thảo tốt, phù hợp để xuất bản tại Việt Nam, người dịch có thể tìm kiếm cơ hội từ những tác phẩm được đánh giá cao trong các hội sách, trên các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay Books… Bản quyền cũng là một rào cản, do đó, người dịch trẻ có thể chọn thử sức với những tác phẩm kinh điển đã hết hạn bản quyền theo Công ước Berne. Song, theo bà Vũ Thị Quỳnh Liên, để có một bản thảo dịch tốt thì giỏi ngoại ngữ mới chỉ là một yếu tố, người dịch trẻ cần phải đọc nhiều để mở rộng phông văn hóa, nâng cao và nhuần nhuyễn vốn từ tiếng Việt. Khi bước chân vào lãnh địa dịch, hãy đảm bảo dịch đúng trước, hay sau. Ngôn ngữ Tây Ban Nha giờ đây đã là ngành được đào tạo chính thức trong một số trường đại học tại Việt Nam . Đại sứ quán Tây Ban Nha cũng có nhiều hoạt động để đẩy mạnh phát triển ngôn ngữ Tây Ban Nha tại Việt Nam như tổ chức các cuộc thi sáng tác văn học với chủ đề “Học tiếng Tây Ban Nha và tận hưởng cuộc sống”, giới thiệu tác giả – tác phẩm hay tổ chức các buổi tọa đàm về dịch thuật, ngôn ngữ… Do đó, độc giả yêu thích văn học Mỹ Latinh hoàn toàn có thể hy vọng, những tác phẩm văn học của các quốc gia này sẽ được dịch sang tiếng Việt ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn.
Văn học tiếng Tây Ban Nha và cơ hội cho người dịch trẻ
1,029
Chân dung Đoàn Minh Hải qua nét bút của Lưu Nhữ Thụy. Đoàn Minh Hải bút hiệu và cũng là tên thật, sinh ngày 06-01-1941 tại Hải Phòng. Mẹ bồng vào Sài Gòn tìm cha, cha vào nam từ 1945. Sau đó, theo cha mẹ sống nhiều nơi như Biên Hòa, Phú Nhuận, Tân Định, rồi Huế. Lập gia đình, về sống tại Nha Trang, Dục Mỹ một thời gian. Sau đó, sống ở Cần Thơ, Vĩnh Long. Từ năm 1956, vừa đi học vừa đi làm ở Đà Nẵng. Bắt đầu làm thơ từ năm 1958, đăng trên các tuần báo, tạp chí, nguyệt san: Phổ thông bán nguyệt san, Kỷ nguyên mới, Gió Ngàn Phương, Gió mới, Giữ thơm quê mẹ, Đối thoại, Trước Mặt, Tham Dự, Khởi hành. Cộng tác với các báo Sau lưng các người, Đại Dân tộc, Điện Tín . Chủ trương Nguyệt san Cùng khổ tại Đà Nẵng. Tác phẩm đã in: Lửa c ô hồn (1973), Lửa đốt hồn soi (1974), Trăng sang mùa (in chung), Trái tim phiêu bạt (2001), Đêm tìm tâm tim (2004), Ngước mặt nhìn trời (2006), Mặt trời, tim và mây bay (2008), Đại nguyện của Đá (2015), … (Xem Ngô Nguyên Nghiễm, Tác giả-Tác phẩm-Người đồng hành quanh tôi , tập I, NXB Thanh Niên, 2010, trang 178, 179). Từ sau 1975, cùng gia đình sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm Đại nguyện của Đá , NXB Thanh Niên, 2015, nơi Lời nói đầu, nhà thơ Đoàn Minh Hải, đã viết về đời và thơ của mình: “ Với miếng giẻ rách trên vai là tôi, Mẹ tôi đã đi ngược lên Uông Bí, Cẩm Phả, Hòn Gai rồi mới về lại Hải Phòng để xuống Hà Nội trên chuyến tàu tàu Bắc Nam, đó là năm 1945… Có phải chăng đời của mỗi con người sẽ là ảnh hưởng một chút với lịch sử hay thuộc về lịch sử như một chút xót xa của một cuộc tình. Từ năm 1960, thơ cứ xem tôi như một bà đồng, cứ nhập vào không cần nhang khói. Năm 1959, ba tôi đã nói như lời cảnh báo: “… làm thơ thì nghèo lắm …” và tôi có đọc thơ của ông Nguyễn Bính cũng có câu: … nghèo lắm con ơi, nhục lắm con … ” tôi vẫn cứ mê. Tôi đã xem thơ như người bạn đồng hành – thế là tôi vẫn sống với thơ. Thơ vô lượng từ bi. Thơ không tị hiềm thù ghét. Thơ độ lượng… Tôi làm thơ không phải mong mọi người biết đến mà tôi làm thơ để biết rằng tôi đang tồn tại” (Sdd, trang 7). Như thế đã rõ, quan niệm về thơ ca của Đoàn Minh Hải là để chứng minh cho sự tồn tại của mình với cuộc đời. Và, phải vậy chăng khi đọc những bài thơ, những tập thơ của Đoàn Minh Hải, ta nhận ra sự tồn tại một như mấy câu thơ sau: Với sự bình yên trong tim anh cầu nguyện Cho hoa trang trắng nở an lành Và cành lá xanh tươi Đừng suốt đời làm cây tầm gửi Sống nhờ mưa nắng chung thân … với sự bình yên trong tim anh nguyện cầu đừng bao giờ làm cây tầm gửi và xin em hãy an tâm… Được như một loài hoa, bài thơ viết 1965, có 4 lần nhà thơ mong ước: Với sự bình yên trong tim anh cầu nguyện / Với sự bình yên trong tim anh nuôi hoài một hình ảnh / Với sự bình yên trong tim anh cầu nguyện / Với sự bình yên trong tim anh nguyện cầu. Thấy gì từ điệp khúc đó, một điệp khúc chân thành, đi ra từ trái tim chan chứa yêu thương. Những hình ảnh: hoa trang trắng nở an lành, và cành lá xanh tươi / hoa rau muống – hoa khoai lang và hoa cà / một màu tím nhạt thương thương / như màu áo em ngày trước / tiếng hát đừng buồn trong đôi mắt / đừng bao giờ làm cây tầm gửi. Những mong ước: Đừng suốt đời làm cây tầm gửi / Sống nhờ mưa nắng chung thân / đừng bao giờ làm cây tầm gửi / xin em hãy an tâm… Đừng làm cây tầm gửi , hai lần lặp lại, nhấn mạnh ý thức độc lập, tự thân vận động, không nương nhờ vào ai, vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Hình tượng Hoa trang trắng trong bài thơ lúc thì nở an lành và cành lá xanh tươi , lúc thì, hoa trang trắng nở trọn bốn mùa và cành lá vẫn xanh tươi , lại có lúc: em vẫn ngồi nghe gió thêu thùa như từ tổ chim non em đan từng cộng rơm khô trên cành hoa trang trắng Sự bình yên và hoa trang trắng giao hòa nhau, đưa lại ý nghĩ, đó là, biểu tượng của tinh khôi, tươi tắn và trong ngần. Trước đó, năm 1964, Đoàn Minh Hải có bài thơ Về ngủ trên mây, xem như mở đường cho lối viết lặp cú pháp. Câu thơ Trong vùng thung lũng trên mây nào nhắc lại đến 4 lần. Mục đích nhấn mạnh đến “vùng thung lũng trên mây” nhằm giải thích cho một không gian rộng hơn của mây trời và trên cao xanh kia, thành vùng trú ẩn của loài hoa trắng , nơi có cơn gió mùa còn mang lời truy điệu, nơi mây trôi, chim bay , nơi bốn mùa sẽ trổ mãi hoa thơm và cơn gió mùa còn mang lời truy điệu. Bài thơ có mộ bia, có ngày xa vắng, có lời truy điệu, có xa phu thổ mộ, có em yêu xin ở lại dưới trời. Vậy mà, âm hưởng bài thơ không lạnh lẽo, không cô đơn vẫn có hoa thơm, có đợi ngày về hát tặng riêng tôi và lời cầu xin ở lại dưới trời! Trên Giữ thơm quê mẹ , số 9, tháng 3 năm 1966, Đoàn Minh Hải viết về dòng sông xứ Quảng, bài Con sông Thu Bồn, thể lục bát, 16 câu, như sau: Rồi em dõi mắt nhìn theo Hỏa châu cháy sáng chân đèo hôm qua Nát luống khoai, nát dậu cà Thôi dòng sông đó cũng nhòa máu tươi Thương con nên mẹ sống đời Trong đôi mắt đẹp rạng ngời về sau Đêm nghe súng vọng rừng sâu Như đôi con nhạn bỗng sầu buông tơ Rồi em dõi mắt trông chờ Tóc đêm đen với trăng mờ ngoài hiên Lời ru con vẳng ưu phiền Cũng xin gió thoảng ra miền biên cương Thương con lời mẹ thơm nồng Máu đêm qua chảy đỏ sông sau nhà Con kinh, con rạch ngoài xa Chiều nay còn thấy người ta chôn người. Dòng sông Thu thời chiến chinh, vẻ đẹp của những biền dâu xanh ngát, của những làng xóm ven sông, của bình yên của con kinh, con rạch đã nhòa đi trước các hình ảnh: Nát luống khoai, nát dậu cà / Thôi dòng sông đó cũng nhòa máu tươi , rồi hỏa châu, súng vọng rừng sâu , m áu đêm qua chảy đỏ sông sau nhà , … Hình ảnh “em” và “mẹ” cùng “ Thôi dòng sông đó cũng nhòa máu tươi ” đưa lại nỗi buồn về dòng sông, về quê hương. Thơ Đoàn Minh Hải có nhiều thao thức. Có lần nhà thơ dẫn lời nhà văn Nga: Ở đây Quỷ và Chúa giao tranh với nhau mà chiến trường là trái tim con người (Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky, nhà văn Nga, 1821-1881). Trái tim Đoàn Minh Hải nhiều lần rung lên, xao xuyến. Rung lên và xao xuyến về thân phận con người, cô đơn giữa cõi đời này. Trong bài thơ Đời tôi đứng ngó , nhà thơ ví đời mình như các ngã tư: Ở ngã tư nào cũng có đời tôi. Hình ảnh Ở ngã tư nào cũng có đời tôi lặp lại 9 lần như thế. Trong giao thông, ngã tư là nơi giao nhau giữa các con đường, là nơi các phương tiện đi lại, nhộn nhịp, ồn ào, chen lấn, không ai để ý đến ai, cốt sao sớm qua nhanh, qua mau, ra khỏi chốn đó. Bài thơ viết năm 1971, năm tác giả không còn trẻ nữa, đã thấm bao nghĩa đời, cả mặn chát và hạnh phúc, cả đớn đau và hy vọng. Ở những ngã tư đó, “có đời tôi” (lặp 9 lần), “có hồn tôi”, có “tuổi thơ tôi”, “có mặt tôi”, có con đường, những ngọn cây cao, những cành lá thấp , những buổi chiều đỏ máu , có cửa sổ nhà ai chiều nay tăm tối, có ngọn đèn vàng, đèn xanh, đèn đỏ , có những bước chân buồn trong đêm giới nghiêm , có một đời vẫy gọi anh em, có những con đường như hành lang bệnh viện / có người đẩy xe tay / có kẻ đi chân gỗ / và tim tôi bị thương rồi, … Những khúc thức trong bài thơ, ôi sao, nhìn về cuộc đời, như con thuyền lên ngược về xuôi / chẳng gặp ai là người thân thuộc / nghe mơ hồ hạnh phúc / sao tay tôi ôm lấy khoảng không hờ…/ bỗng thấy tàn phai / Những dòng thơ chua chát, quặn thắt, nhấn mạnh “đời tôi” chỉ chiêm bao, cay đắng, lang thang cầu nguyện, như một gã mù lòa, như một con chó ốm, may sao vẫn còn giữ được nụ cười: Ở ngã tư nào cũng có đời tôi đời tôi chiêm bao – đời tôi lý tưởng đời tôi trải rộng – đời tôi bốn bề những ước mơ nào cho tôi cay đắng những cầu nguyện nào cho tôi lang thang có ai thấy không trong mưa bay tôi một gã mù lòa đang bước theo một con chó ốm tôi vẫn còn giữ được nụ cười vui … Bài thơ kết thúc bằng một câu thơ trầm buồn: bên hiên đời tôi vẫn chết âm thầm. Có thể xem Đời tôi đứng ngó là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Đoàn Minh Hải. Cảm động nhất là những dòng thơ viết về mẹ. Trong văn học Việt Nam, nhiều bài thơ hay viết về mẹ. Nước phèn của Đoàn Minh Hải là một bài thơ như thế. “Nước phèn” là hình ảnh trung tâm, có tính biểu tượng, chi phối tâm trạng và cảm xúc bài thơ. Câu thơ cuối: Vì lòng mẹ buồn và chua chát hơn phèn thể hiện chủ đề tư tưởng bài thơ. Cuộc đời của mẹ nhiều nỗi khổ, truân chuyên, buồn và “chua chát hơn phèn”. Một so sánh không kém phần đau xót ! Về mặt hóa học,nước phèn là nguồn nước bị nhiễm hoặc chứa nhiều tạp chất mang tính kiềm độc hại. Nước bị nhiễm phèn có màu vàng đục, mùi hôi, vị hơi chua. Nguồn nước bị nhiễm phèn ảnh hưởng đến các bệnh về tiêu hóa, ung thư. Vì sao có sự so sánh như vậy, phải chăng, như các dòng thơ: Không có nước mắt nào làm cho mẹ còn hồng đôi má Không có nước mắt nào làm cho tóc mẹ còn đen Nhưng mẹ cứ khóc đi cho bàn tay thêm khô héo Vì lòng mẹ buồn và chua chát hơn phèn Hôm nay và ngày xưa, khác lắm: Ngày xưa mẹ buồn thì có những ngón tay hồng ve vuốt / Có những đôi mắt đen huyền dịu mỉm cười / Những đôi mắt đen rạng ngời hơn ngọc / Của một đàn con – con gái, con trai. Ngày trước, một khung cảnh bình yên, quen thuộc, ấm êm, nơi ấy, có liếp cải ra hoa , có những buổi chiều trôi qua bếp hồng lửa ấm, tiếng mẹ vui cười nở hoa lòng cha, đàn con bãi học ra về, không có giọt nước mắt nào làm cho mẹ buồn lo: Mẹ nghĩ rằng thời trẻ thơ mẹ ở đó Liếp cải ra hoa mẹ vui mẹ cười Những buổi chiều trôi qua bếp hồng lửa ấm Tiếng mẹ vui cười nở hoa lòng cha Ngày xưa mẹ thường mỉm cười sung sướng Khi nhìn đàn con bãi học ra về Chúng nó thương nhau gọi bằng anh bằng chị Không có giọt nước mắt nào làm cho mẹ buồn lo Hôm nay, từ cuộc chiến này, mẹ cứ khóc càng thêm mờ đôi mắt / vì lòng mẹ buồn và chua chát hơn phèn. Thế sự chua hơn phèn, đó là nỗi buồn từ lòng mẹ. Những câu thơ khởi nguồn từ người mẹ trong gia đình, dần dần trở thành hình ảnh mẹ Việt Nam đau đớn. Sau này, trong Đại nguyện của Đá , nhà thơ có bài Mẹ, năm 80 tuổi , viết vào tháng 7 năm 1999, 40 câu, so sánh mẹ như cây sầu đông , như dòng sông đêm , như cổng chùa , như mái chùa , như cái cò, cái vạc , như trái tim của từng đứa con , như Di Lặc , như cội Bồ Đề, … thương con trăm miền, nuôi con thành cổ thụ! Tiếc là, không thể buộc thời gian dừng lại, thời gian vẫn đi về phía trước, kéo theo bao đổi thay, bao lo lắng, bao nỗi buồn, với mẹ: thời gian là chiếc lá / xanh – vàng rồi rụng rơi! / thời gian là tóc mẹ / trắng xóa một khung trời. Những câu thơ nao buồn của người con thương mẹ, một đời vất vả, lo toan, bàn chân vùi đất, một nắng hai sương. Rồi, mẹ cũng rời cõi tạm, về với ông bà tiên tổ. Đoàn Minh Hải là nhà thơ hiện đại, thương mẹ, nghĩ về mẹ sâu đậm, nghĩa tình. Không chỉ viết về mẹ, Đoàn Minh Hải có những vần thơ cảm động về người con, đó là Nhắn với con trong tương lai. Có thể nói, bài thơ là một thông điệp tình yêu của người cha, với tấm lòng nhân hậu, với khát vọng về chân – thiện, gửi cho đứa con yêu quý của mình. Hãy nghe lời tâm sự chân thành của nhà thơ: Khi tôi bỏ một đồng xuống tay người ăn mày Thì tôi nghĩ đến con tôi sau này Cứ thế, bằng phương thức lặp ngữ pháp, với kiểu câu: Khi tôi … Khi tôi … Khi tôi …, nhà thơ với hành trình bằng đôi chân của mình, … đi sâu hoài trong một con đường cuối phố / để đo được lòng người rộng hẹp trắng đen / cho cuộc sống con tôi không còn giả dối… Nhà thơ đi tiếp, không gian rộng hơn, nỗi niềm hơn, đắng cay hơn: Khi tôi đi ngang qua cánh đồng cát trắng những giọt mồ hôi bịn rịn vô tình như những hạt lúa lép vô tình như những mộ huyệt đào sẵn đợi chờ tôi nghĩ đến thân mẹ hồn cha tôi nghĩ đến ông bà tôi nghĩ đến những thằng bạn đã chết – còn sống và tôi cầu mong con tôi sớm hiểu cuộc đời đứa con trong tương lai Vẫn chưa hết, Khi tôi thức trắng một đêm, nhìn về: cuộc chiến trong thành phố / cuộc chiến trong rừng sâu / cuộc chiến trong đồng ruộng / máu sẽ chảy từng nhà / máu sẽ thấm từng gốc cây / máu sẽ nuôi sống những ngọn cỏ hoang / để con tôi được sinh ra giữa ban ngày… những dòng thơ với xiết bao niềm xót xa, dằn vặt, bất lực. Song, cay đắng nhất, ngậm ngùi nhất, bi thương nhất vẫn là những dòng thơ: Khi tôi bắt đầu đi ngủ tôi sẽ nói một mình cho người vợ tương lai em hãy sinh cho anh một đứa con một đứa con không phải giống người Khi tôi đã có vợ tôi sẽ cười trong buổi sáng đầu tiên bên khung cửa sổ và từ đó tôi câm Khi tôi bỏ một đồng xuống tay người ăn mày thì tôi nghĩ đến con tôi sau này nó sẽ không phải làm người… Không phải giống người / Không phải làm người . Một suy nghĩ, một chờ đợi đầy tính bi kịch, phản ánh nỗi buồn về cuộc chiến đang diễn ra trên quê hương mẹ, về thân phận làm người. Trước 1975, Đoàn Minh Hải có nhiều câu thơ u uẩn, song, cũng từ đó, ta nhận ra một trái tim yêu thương, rướm máu, gửi khát vọng cho một ngày mai, thanh bình và hạnh phúc. Vẫn là một tiếng nói nhân hậu ! Đoàn Minh Hải có ý thức về cách tân ngôn ngữ thơ, về đổi mới phương thức chiếm lĩnh hiện thực của thơ. Nhà thơ ủng hộ Thơ Tân Hình Thức, bằng chứng là Đại Nguyện Của Đá , NXB Thanh Niên, 2015. Thơ Đoàn Minh Hải mang đậm chất suy tưởng, dằng xé nội tâm, thơ đó, không vô tình như những hạt lúa lép / như những mộ huyệt đào sẵn đợi chờ (Nhắn với con trong tương lai), mà là một nhận lãnh về trách nhiệm của thơ ca và người làm thơ với cuộc đời, với con người. Miếng giẻ rách trên vai của mẹ, cho đến những năm tháng cuối đời, trong lạnh lẽo của kiếp nhân sinh, vẫn thao thức làm thơ để khẳng định sự tồn tại của mình, của thơ. Đà Nẵng, 10-2017, 5-2023
Đoàn Minh Hải, ngã tư nào cũng có đời tôi – Tác giả: Tiến sĩ Huỳnh Văn Hoa
2,702
Không gian trưng bày văn học Nga tại nhà lưu niệm của dịch giả Thúy Toàn. Hoàng Thúy Toàn, chàng trai làng Phù Lưu phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn , là một trong 100 người được Bác Hồ gửi đi đào tạo tiếng Nga ở Liên xô năm 1954, sau khi Bác nhờ Trung Quốc đào tạo 42 người về tiếng Nga năm 1950. Lớp 100 người đó có nhiều tên tuổi chúng ta biết đến sau này như Chu Nga (phu nhân của Thúy Toàn), Vũ Khoan, Hồ Huấn Niêm, Hồ Thể Loan, Đặng Nhật Minh, Trần Khuyến, Lưu Văn Lợi, Vương Thịnh (người dịch bài hát “Đôi bờ”),… Có thể là một ngẫu nhiên hay một cơ duyên bí ẩn nào đó, Thúy Toàn sau khi học ở Nga về đã tự nguyện gắn bó với nghề dịch văn học Nga. Anh cung cấp các bản dịch in trên báo. Rồi lần lượt in các cuốn sách dịch văn học Nga. Các nhà thơ lớn của Nga như A.Puskin, Iu. Ler montov, A.Blog, S.Esenhin, R.Gamzatov, I.Bunhin, F.Chiuchev,… đến bạn đọc Việt Nam qua cầu nối của Thúy Toàn. Anh còn đặc biệt quan tâm đến công việc dịch qua các tác phẩm viết về những người dịch văn học ở Việt Nam, “Dịch văn học, văn học dịch”, “Những người dịch văn học ở Việt Nam”, “Những con ngựa thồ”,… Nhà dịch thuật, biên khảo, lại kiêm sưu tầm nên Thúy Toàn đã sưu tầm giới thiệu các nhà văn thế giới dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và các nhà thơ dịch “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh. Một phần của bộ sưu tập này đã được dịch giả công bố. Người dịch muốn công bố trọn vẹn trong hai cuốn sách mà mình đã có đủ tư liệu, như một đóng góp vào giới thiệu “Truyện Kiều” và “Nhật kí trong tù”. Cùng với Thúy Toàn, bạn đọc còn biết đến những tên tuổi dịch văn học Nga – Xô Viết nổi tiếng như Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng, Hoàng Ngọc Hiến, Vũ Thế Khôi, Đức Mẫn, Phan Hồng Giang, Đoàn Tử Huyến, Bằng Việt, Thái Bá Tân, Triệu Lam Châu, Lê Sơn, Tạ Phương, Phạm Xuân Nguyên, Trần Hậu,… Tuy nhiên, như dịch giả Thúy Toàn bộc bạch khiêm nhường: “Trong công việc dịch văn học, tôi cũng thấy mình tương đối có khả năng hơn ở một mảng, đó là dịch thơ. Mà trong thơ cũng chỉ ở phần thơ trữ tình” (“Suy nghĩ về nghề văn” – Trong sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại”, in lần thứ V, trang 1240). Không phải ngẫu nhiên mà trong các cuốn sách giáo khoa môn Văn, phần thơ trong văn học Nga, các bản dịch của Thúy Toàn được sử dụng như “Cây Antra” (Cây thuốc độc), “Tôi yêu em”,… Chỉ nguyên thành tựu dịch, giới thiệu văn học Nga, tham gia các hội thảo, các sự kiện văn học Nga ở Việt Nam tại Trung tâm văn hóa Nga, 501 Kim Mã, dịch giả Thúy Toàn cũng đã xứng đáng với danh hiệu cầu nối văn học Nga-Việt. Nhưng không chỉ có thế… Việc xây dựng nhà lưu niệm văn học Nga mà chúng ta quen gọi là bảo tàng văn học Nga tại quê dịch giả: Làng Phù Lưu, quận Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mới là một công trình hoành tráng, thể hiện lòng yêu mến văn học Nga vô bờ của dịch giả Thúy Toàn. Không thể kể hết các hiện vật quý hiếm như các bài báo, các cuốn sách, các bức ảnh, bức tranh, các vật lưu niệm được sắp xếp một cách hệ thống, lớp lang. Tầng một với ba mảng: Các nhà văn Nga – Xô Viết với Việt Nam; Các nhà văn Việt Nam với Liên Xô và Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn học Nga. Rất nhiều những dấu mốc, những bài báo hay bức ảnh là độc bản được lưu giữ ở đây. Người xem thấy được vị lãnh tụ của dân tộc đã chú ý đến tiếng Nga và văn học Nga như thế nào, tình cảm thắm thiết của nhà văn hai nước thể hiện ra sao qua những tiếp xúc, trao đổi từ hai phía. Trên tầng hai của nhà lưu niệm là phần trưng bày theo chuyên đề. Thật công phu, tỉ mỉ và cũng rất thú vị khi chủ nhân bảo tàng đã ghi dấu mốc 5 tiếp xúc đầu tiên của người Việt đối với văn học Nga. (Tất nhiên có thể có người sẽ phản biện hoặc đưa ra các bằng chứng khác). Nhưng nguyên việc truy tìm và sắp xếp theo thời gian, cũng đủ thấy công phu của dịch giả Thúy Toàn. Năm mốc tiếp xúc được xếp như sau: 1. Năm 1903, Vua Hàm Nghi tiếp xúc với Tachiana Sepkina ở Angiê, khi nhà vua bị lưu đày ở đây. 2. Năm 1920, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với tác phẩm của L.Tolstoi. 3. Năm 1924, học giả Đặng Thai Mai nghe giáo sư Pháp gốc Nga nói về các tác phẩm của A. Puskin, L. Tolstoi, F. Dostoyevsky… 4. Năm 1928. Cụ Huỳnh Thúc Kháng cho in trên Báo Tiếng dân bản dịch “Sống lại” (Phục sinh). 5. Năm 1928. Cụ Phan Khôi đăng bài “Cái thế lực của nhà văn hào” về L.Tolstoi. Cùng với 5 mốc đó là 5 giai đoạn truyền bá, phát triển văn học Nga ở Việt Nam. Trước Cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, khi Liên Xô sụp đổ và hiện nay. Đây là sự phát triển nối tiếp. Đáng chú ý là sau khi Liên Xô tan rã, Việt Nam vẫn tiếp tục giới thiệu 50 tập văn học Nga. Một góc trưng bày khá thú vị là các nhà văn Nga, các tác phẩm văn học Nga qua huy hiệu, tiền và các con tem. Người xem sẽ được nhìn tận mắt cuốn sách bằng tiếng Nga một chiều 1cm và chiều kia 1,5cm. Đó là bức thư tình nhân vật Tachiana gửi cho Onheghin tỏ tình với chàng (Trong tiểu thuyết bằng thơ “Evghenhi Onheghin” của A. Puskin). Muốn đọc rõ thì phải dùng chiếc kính lúp đặt sẵn cạnh cuốn sách. Và cũng được biết nhà văn Ostrovsky của Việt Nam, người tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 307 Phạm Hồng Sơn. Anh bị thương phải ngồi xe lăn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường, Phạm Hồng Sơn đã tự học tiếng Nga và dịch tác phẩm văn học. Các bức thư viết tay của Phạm Hồng Sơn gửi NXB Văn học là di cảo duy nhất được bảo quản. Một cuốn sách dịch cũng rất độc đáo của dịch giả miền Nam Phan Bạch Châu. Ông đã dịch 5 tập hồi kí của tác giả K.Paustovsky rất dày dặn. Một tư liệu quý hiếm với những ai yêu mến tác giả “Bông hồng vàng”. Ở đây, người xem có thể thấy bản dịch “Người thứ 41” của B. Lavrenhev. Điều bất ngờ là người giữ chức Giám đốc Trung tâm văn hóa Nga ở Kim Mã lại chính là cháu nội của nhà văn Nga. Do ngờ ngợ nên dịch giả Thúy Toàn đã hỏi và biết một điều bí ẩn thú vị. Trên tường có treo một bài thơ văn xuôi của M.Gorki cùng với bản dịch. Vốn băn khoăn từ lâu, tôi trao đổi với anh Thúy Toàn: “Không biết từ đâu, tôi có mấy câu mà người ta cho là của M.Gorki. Tôi đã hỏi anh Lê Sơn về nguồn gốc nhưng anh Lê Sơn bảo cũng không rõ. Mấy câu ấy như sau: Anh Toàn có biết đây là bản dịch của bài thơ nào do M.Gorki sáng tác?”. Thật bất ngờ tôi nhận được câu trả lời: – Dựa vào ý của M.Gorki, nhà thơ Việt Nam Đoàn Văn Cừ đã chuyển thành thơ! Tôi có tư liệu! Tuyệt vời! Tôi tin vào sự tỉ mỉ và chu đáo của anh Thúy Toàn. Tôi tận mắt nhìn thấy 15 tập ”Văn học Việt Nam” được Liên Xô xuất bản bằng tiếng Nga với bìa vải cứng. Có thể coi đây là một nghĩa cử, một đóng góp to lớn của nhà nước Liên Xô quảng bá văn học Việt Nam. Trong các tập sách đó có các tác giả Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn,… Có cả một tập giới thiệu các nhà thơ trẻ Việt Nam. Trong số đó có các tên tuổi Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Mai, Trần Mạnh Hảo,… Sau khi thăm nhà lưu niệm, tôi ghé nhà riêng của anh. Hóa ra còn rất nhiều những tư liệu, hiện vật chưa bày ở nhà lưu niệm. – Bộ “Truyện Kiều” được dịch ra các thứ tiếng trên thế giới. – Bộ “Nhật kí trong tù” được dịch ra các thứ tiếng trên thế giới. – Bộ sách giới thiệu văn học Việt Nam ra các thứ tiếng nước ngoài. Năm nay dịch giả Thúy Toàn đã 86 tuổi. Anh vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Anh có ý định làm ba việc quan trọng: – Công bố cuốn sách “Những người dịch Truyện Kiều”. – Công bố cuốn sách “Những người dịch Nhật Kí trong tù”. – Xây Nhà lưu niệm văn học Nga trên đất của gia đình, trưng bày toàn bộ hiện vật mà mình đã sưu tầm, lưu giữ. (Hiện nay Nhà lưu niệm Văn học Nga đang trưng bày tại ngôi nhà mà UBND phường cho mượn vô thời hạn). Tôi đã từng thăm Bảo tàng hậu chiến tranh của nhà văn Minh Chuyên ở Thái Bình, thăm Việt phủ Thành Chương của họa sĩ Thành Chương, một con dân làng Chợ Giầu ở Sóc Sơn và lần này là Nhà lưu niệm Văn học Nga của dịch giả Thúy Toàn. Rất mong các nhà hảo tâm, các vị chuyên gia văn hóa sứ quán Nga tại Việt Nam ủng hộ để nhà văn, dịch giả Thúy Toàn hoàn thành tâm nguyện của mình. Để Nhà lưu niệm – bảo tàng Văn học Nga trở thành một địa chỉ văn hóa, một kỉ niệm đẹp đẽ về tình hữu nghị Việt-Nga! Hà Nội, 19/5/2023
Dịch giả Thúy Toàn – Cầu nối văn học Nga Việt – Tác giả: Vũ Nho
1,723
Điểm đầu nối vào đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đoạn qua thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN. Liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn mới, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh cần xác định hạ tầng giao thông là khâu đột phá trong phát triển Đà Nẵng. Trên thực tế, xác định đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đi trước tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã sớm “kích hoạt” cơ chế vốn cho đầu tư hạ tầng giao thông để nhiều dự án quan trọng sớm “tăng tốc” về đích. Trong đó, dự án đầu tư xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu trị giá 1.203 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ tạo tuyến đường vận tải độc lập, kết nối đường nội bộ cảng Liên Chiểu đi đường tránh Nam Hải Vân. Qua đó, thúc đẩy giao thương hàng hóa của thành phố với các vùng, khu vực khác trên cả nước cũng như trong khu vực và thế giới. Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường nội bộ của cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân với chiều dài khoảng 2,95 km, bao gồm nhánh ra nút giao cuối tuyến dài khoảng 700 m, mặt cắt ngang 30 m, quy mô 6 làn xe. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.203 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương (500 tỷ đồng) và ngân sách Thành phố. Dự án do Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng làm chủ đầu tư, hoàn thành vào năm 2025. Song song, thành phố đang có kế hoạch nâng cấp hạ tầng giao thông, logistics hiện có, bao gồm nâng cấp nhà ga hành khách T1 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14B (đoạn từ Túy Loan đến giáp Quảng Nam); đề xuất các bộ, ngành chức năng ưu tiên đầu tư, nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 14G, 14D… Đối với hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng đang được nâng cấp, mở rộng để đến năm 2030 đạt công suất khai thác 25 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm. Và đến năm 2050 có công suất đạt 30 triệu hành khách/năm và 200.000 – 300.000 tấn hàng hóa/năm. Với hạ tầng đô thị, dân sinh được quy hoạch bài bản, đồng bộ, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến 2045 sẽ trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đẳng cấp khu vực châu Á. Bởi vậy, trong giai đoạn ngắn hạn, từ nay tới 2025, chính quyền thành phố vẫn xác định phân bổ nguồn lực ưu tiên cho hạ tầng giao thông. Bên cạnh các tuyến đường giao thông trọng điểm đang được đầu tư kết nối với cao tốc Bắc – Nam, hạ tầng giao thông đô thị tại đây được quy hoạch bài bản và hiện đại. Thành phố có nhiều cầu nối hai bờ sông Hàn , mở rộng đô thị về phía Đông, cũng như liên tục đầu tư phát triển một số dự án hạ tầng giao thông nội thị, mở rộng các tuyến đường kết nối dự án phục vụ phát triển du lịch. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN. Trong khi đó, về hàng không, sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay “bận rộn” thứ 3 cả nước, chỉ sau Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Hiện, Đà Nẵng đã khôi phục 33 đường bay, trong đó có 25 đường bay quốc tế, 8 đường bay nội địa. Tổng số chuyến bay trong quý 1/2023 đạt 9.300 chuyến với hơn 1,47 triệu lượt khách, trong đó có 5.600 chuyến bay nội địa và 3.700 chuyến bay quốc tế. Trước đó, Năm 2022, UBND thành phố phân bổ hơn 7.880 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án động lực, trọng điểm. Trong đó, riêng nguồn lực vốn đầu tư các dự án công trình giao thông có giá trị gần 1.529 tỷ đồng, với 66 công trình. Đặc biệt, mới đây, HĐND thành phố đã thông qua các nghị quyết về chủ trương đầu tư 1.203 tỷ đồng xây dựng đường ven biển nối cảng Liên Chiểu; 274 tỷ đồng triển khai xây dựng cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu bắc qua sông Yên… Quý I/2023, kinh tế thành phố Đà Nẵng giữ được nhịp độ tăng trưởng với mức tăng sơ bộ so với cùng kỳ đạt 7,81%, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố về tốc độ tăng. Tuy nhiên, bước sang quý II, trên nền kết quả tăng cao của cùng kỳ năm 2021-2022, một số lĩnh vực kinh tế có xu hướng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của 6 tháng đầu năm 2023. Với con số tăng trưởng 3,74% của 6 tháng đầu năm 2023, mục tiêu tăng 7% cả năm nay theo kế hoạch được đánh giá là thách thức trong bối cảnh các khó khăn của nền kinh tế vẫn còn tồn tại; những biến động từ kinh tế thế giới còn tiếp tục ảnh hưởng… Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đã đề ra, Đà Nẵng tập trung triển khai hiệu quả đồng bộ các chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, đặt mục tiêu tiếp tục tổ chức Chương trình kích cầu du lịch năm 2023, các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; chú trọng xây dựng nhiều thương hiệu với các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế, tạo điểm nhấn quan trọng của ngành du lịch thành phố; có những chính sách ưu tiên trong công tác hỗ trợ và chào đón những đoàn khách du lịch MICE; gắn kết việc phát triển sản phẩm du lịch với các yếu tố về văn hóa, lịch sử để tạo nên sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với Đà Nẵng./.
Đà Nẵng phân bổ nguồn lực ưu tiên cho hạ tầng giao thông
1,048
TP. Hà Nội đang kiểm tra đầy đủ các thủ tục để cấp phép biểu diễn cho nhóm nhạc BlackPink ở SVĐ Mỹ Đình trong hai ngày cuối tháng 7. Chiều 30/6, tại buổi họp báo do UBND TP. Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đã thông tin về hai đêm diễn nằm trong khuôn khổ chuyến lưu diễn thế giới Born Pink của nhóm BlackPink, Hàn Quốc. Theo bà Hoa, sáng 27/6, Sở Văn hóa và Thể thao đã nhận hồ sơ xin cấp phép của nhóm nhạc BlackPink biểu diễn tại Hà Nội. “BlackPink là nhóm nhạc K-Pop nổi tiếng, đã lưu diễn nhiều nơi trên thế giới. Đơn vị đang kiểm tra các thủ tục hành chính để cấp phép biểu diễn đầy đủ, hợp lệ”, bà Hoa nói. Bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trả lời về đêm nhạc của nhóm BlackPink. Theo bà Hoa, nội dung các bài hát nhóm BlackPink sẽ biểu diễn đã được phổ biến rộng rãi và không vi phạm Nghị định 144 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật. “Đơn vị cũng đã cam kết các điều kiện phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, cứu hộ cứu nạn… mọi điều kiện để tổ chức đã sẵn sàng”, bà Hoa cho hay. Bà Hoa cũng cho biết, Sở Văn hóa và Thể thao đã chủ động gửi văn bản đến UBND quận Nam Từ Liêm đề nghị bảo đảm an ninh trật tự trong thời gian 2 ngày sự kiện diễn ra (29 và 30/7). Cùng vấn đề trên, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết, thành phố sẽ có văn bản về hai đêm diễn của nhóm BlackPink. Trước đó, poster “Born Pink World Tour Hanoi” được đăng lên trang web và các nền tảng mạng của BlackPink. Địa điểm là SVĐ Mỹ Đình, thời gian là ngày 29 và 30/7. Hai đêm diễn tại nằm trong khuôn khổ chuyến lưu diễn thế giới Born Pink của BlackPink nhằm quảng bá cho album cùng tên. Tin tức này ngay lập tức gây sốt cho cộng đồng hâm mộ BlackPink và K-pop tại Việt Nam.
Hà Nội thông tin 2 đêm diễn của nhóm nhạc BlackPink
376
Biển Đông có thể xuất hiện 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong tháng 7/2023, dự báo ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời kỳ đầu tháng 5/2023, trên Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm và suy yếu trên khu vực giữa Biển Đông vào ngày 7/5. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 7 đến tháng 9/2023, có khoảng 6-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển này, trong đó có khoảng 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Trong tháng 7/2023, Biển Đông có thể xuất hiện 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Có thể xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong tháng 7. (Ảnh minh họa). Từ tháng 10-12/2023, số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông dự báo có khoảng 3-5 cơn và nguy cơ ảnh hưởng đến Trung Bộ, đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ. Cũng theo cơ quan khí tượng, tháng 6/2023, cả nước xảy ra 4 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Đặc biệt, đợt nắng nóng diện rộng từ 1- 4/6, nhiều nơi tại Bắc Bộ đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử cùng thời kỳ tháng 6. Dự báo tháng 7/2023, trung du và đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ khả năng xuất hiện nhiều ngày nắng nóng hơn so với trung bình nhiều năm. Trong đó, trung du và đồng bằng Bắc Bộ nắng nóng tập trung trong khoảng thời kỳ 10-15 ngày đầu tháng, Bắc và Trung Trung Bộ có thể kéo dài hơn. Nhiệt độ trung bình tháng 7/2023 tại các khu vực trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C, Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C. Cũng trong tháng này, lượng mưa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến ở mức thấp hơn từ 5-15%, một số nơi vùng núi phía Bắc ở mức xấp xỉ với trung bình nhiều năm. Trung và Nam Trung Bộ ở mức xấp xỉ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 5-10%, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ Tháng 7/2023, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể xuất hiện nhiều ngày mưa rào và dông, cục bộ có ngày mưa dông mạnh kèm mưa lớn, mưa tập trùng nhiều vào thời điểm chiều tối. Người dân cả nước cần đề phòng các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá (tập trung nhiều hơn ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ).
Biển Đông có thể hứng 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong tháng 7
482
Chỉ một chiếc kính bảo vệ mắt loại dùng để quan sát nhật thực, bạn có thể nhìn rõ một hố đen to khủng khiếp giữa Mặt Trời, chính là một họng súng vũ trụ sẽ biến mất vào ngày 2-7. Theo tờ Space, “hố đen” kỳ lạ đó chính là thứ được gọi là “vết đen Mặt Trời”, một vùng nhiễu loạn liên tục bắn ra xung quanh những quả pháo sáng mang từ trường mạnh. Vết đen này mang tên AR3354 chỉ mới xuất hiện ít ngày và rất nhỏ. Hai ngày trước thậm chí bạn không thể thấy nổi một chấm nhỏ, nhưng nó đã phình lên nhanh chóng trong 24 giờ qua và đến tối 30-6 (giờ Việt Nam ) ước tính đã gấp 7 lần Trái Đất. “Hố đen” khổng lồ vừa xuất hiện trên Mặt Trời, bề ngang bằng 7 lần Trái Đất – Ảnh: SDO/NASA. AR3354 cũng sẽ nhanh chóng biến mất khỏi tầm nhìn trong ngày 2-7 sắp tới. Trong cuối tuần này, vết đen đang quay về phía Trái Đất nên tất nhiên có khả năng cao sẽ bắn những quả pháo sáng như vậy về phía Trái Đất. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng nó lao về phía mình khi quan sát, vì hầu như chúng ta không cảm nhận được các cú bắn phá này. Các quả pháo sáng này sẽ ảnh hưởng đến hành tinh bằng những cơn bão địa từ, xuất hiện khi chúng va vào các đường sức từ của từ quyển Trái Đất. Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), từ hôm 28-7, vết đen này đã bắt đầu giải phóng những quả pháo sáng, hầu hết là cỡ trung bình (loại M). Bão địa từ xuất phát từ những quả pháo này có thể gây gián đoạn tín hiệu vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi trên Trái Đất một thời gian ngắn. Mặc dù có kích thước đáng kinh ngạc, các dữ liệu cho thấy sẽ không có cơn bão địa từ nào dữ dội kèm vụ phóng khối lượng đăng quang mạnh như Sự kiện Carrington nổi tiếng năm 1859, thứ có thể làm sập lưới điện và gây mất điện vô tuyến sóng ngắn diện rộng. Sự kiện Carrington nổi tiếng vì làm mù mắt nhà thiên văn nghiệp dư Richard Carrington một thời gian ngắn, người đã sơ ý nhìn lên nó mà không sử dụng kính bảo vệ, cũng là người mà tên đã được dùng để đặt cho sự kiện. Vì vậy, điều cần thiết nhất khi chiêm ngưỡng vết đen Mặt Trời là đừng quên chiếc kính bảo vệ mắt – loại vẫn dùng để quan sát nhật thực.
Mặt Trời có ‘hố đen’ gấp 7 lần Trái Đất, hôm nay nhìn thấy được
449
Nữ tác giả của tiểu thuyết ‘Chúa đất’ đã chọn cho mình vùng đất ít người khai thác: Đó là viết về miền núi và người dân tộc thiểu số. Sinh ra và lớn lên nơi miền biên viễn của Tổ quốc, mảnh đất Hà Giang là nguồn cảm hứng cho những sáng tác đầu tay khi còn học phổ thông của Đỗ Bích Thúy. Nhớ lại những năm tháng khi mới tập tành viết lách, chị kể ngày ấy “viết đủ thứ” và gửi “khắp nơi” nhưng không biết bao nhiêu bài báo gửi đi mà chẳng hề có hồi âm. Dù vậy, vẫn không nản chí mà tiếp tục viết… “Thế rồi, mọi nỗ lực kiên trì, bền bỉ cũng đến ngày thu được trái ngọt, khi hai năm liền tôi được trao tặng thưởng Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền Phong năm 1994-1995”, nữ nhà văn kể. Tuổi thanh xuân chị từng công tác tại Hội Văn nghệ tỉnh Hà Giang; báo Hà Giang , rồi chuyển công tác về tạp chí Văn nghệ Quân đội , sau khi đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn do tạp chí tổ chức với tác phẩm mang tên Hướng tới giao thừa thiên niên kỷ . Đây là bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác cũng như cuộc sống của chị – chính thức trở thành một người lính viết văn và rời xa mảnh đất miền núi. “Nhiều khi không phải mình chọn mà văn chương chọn mình, vốn tôi định làm công việc khác, cuối cùng lại gắn bó với văn chương tới tận bây giờ”, Đỗ Bích Thúy tâm sự. Sống giữa một môi trường “thuần chủng văn chương”, quy tụ những nhà văn tiếng tăm lẫy lừng như Lê Lựu, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Sương Nguyệt Minh… là cơ hội cho ngòi bút của nữ nhà văn được cọ xát, mài giũa trở nên sắc sảo và tinh tế hơn. Dù xa quê, nhưng trong lòng Đỗ Bích Thúy vẫn không nguôi nỗi nhớ. Vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc là nguồn cảm hứng bất tận để chị viết nên hàng chục tác phẩm, mà chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được sâu sắc văn hóa, phong tục, tập quán… của bà con nơi đó. “Nhiều người hỏi tại sao không sống tại miền núi để thêm cảm hứng sáng tác hơn? Nhưng tôi nghĩ nếu vẫn ở lại quê, sẽ không đau đáu nỗi nhớ, không có sự thúc ép của một người phải rời xa vùng đất sinh ra và lớn lên. Tôi đã viết trong một nỗi nhớ thương sâu sắc vùng đất ấy”, Đỗ Bích Thúy chia sẻ. “Khi đứng ở trên đỉnh một ngọn núi, cái nhìn của chúng ta về ngọn núi đó sẽ không thể đầy đủ, khách quan, nhiều chiều, càng không có sự so sánh như khi đứng ở một ngọn núi khác nhìn về. Điều này giúp người viết có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn”, nữ nhà văn nói thêm. Nếu không rời Hà Giang , rất có thể sẽ không có Đỗ Bích Thúy của ngày hôm nay. Vậy nên, mọi sự xê dịch trong suốt cuộc đời mỗi con người đều có lý do. Với chị, muốn gì thì phải làm bằng được Đây chính là tinh thần lao động văn chương của tác giả Than đỏ dưới tro tàn trong suốt những năm qua. “Dù có ở Hà Nội thêm bao nhiêu năm chăng nữa, thậm chí là chọn một nơi khác để sống có lẽ tôi vẫn tiếp tục viết về miền núi”. Thời gian đầu, sáng tác của Đỗ Bích Thúy được những người xung quanh nhận xét chịu sự ảnh hưởng lớn từ chính tác giả yêu thích của chị – Đại thi hào Văn học Nga Chingiz Aitmatov (tác giả Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên ). Góp ý ấy khiến chị giật mình và tìm cách để bứt ra. “Văn chương tối kị nhất giống một ai đấy. Tôi nghĩ văn học nghệ thuật và những ngành nghề mang tính sáng tạo thì việc giống người khác là tự báo tử cho mình. Một trong những yếu tố quan trọng để lao động sáng tạo thành công là sự khác biệt. Tuy không phải khác biệt nào cũng thành công, nhưng mọi thành công đều có khác biệt. Tôi tin vậy”, nữ nhà văn giải thích. Chị cho rằng trong lao động văn chương mình đã gặp may mắn, đó là chọn được đề tài miền núi và dân tộc thiểu số để gắn bó. Đề tài càng ít người khai thác, cơ hội ghi dấu ấn của nhà văn càng lớn. Đỗ Bích Thúy tâm sự, viết văn chuyên nghiệp không chỉ dùng ký ức hay những hiểu biết thông qua đời sống hàng ngày. Bởi ký ức có hạn, hoàn thành một cuốn tản văn là… cạn vốn, nhất là đối với một người như chị – được họa sĩ Lê Thiết Cương nhận xét: “viết như rút ruột, rút gan”. “Muốn viết dài đến mấy chục cuốn sách thì không thể nhờ vào ký ức mà phải làm đầy lên mỗi ngày sự hiểu biết, kiến thức về cái vùng văn hóa mà mình theo đuổi. Gọi là chuyên gia thì hơi quá nhưng tôi tự tin bản thân hiểu khá sâu về văn hóa H’Mông, đi vào đời sống của họ thông qua việc quay đi trở lại nhiều lần”. Viết về dân tộc nào, vùng văn hóa nào phải hiểu đời sống tinh thần cốt lõi của họ chứ không phải chỉ qua phong cảnh như nhìn bông tam giác mạch nở là tả xong Hà Giang. Người viết phải tìm hiểu tất cả những thứ bên dưới bề mặt bằng cách sống, quan sát, tìm hiểu, đọc, nghiên cứu… Chị cho rằng mình có dùng cả cuộc đời để viết về vùng văn hóa Mông cũng không thấm tháp vào đâu so với tầm vóc của nó. Viết cho người đọc cảm thấy xúc động, muốn khám phá, muốn tìm hiểu về vùng đất đầy tính nhân văn cũng là nghệ thuật sáng tác của Đỗ Bích Thúy. Dưới ngòi bút chân thực và đầy biểu cảm, nữ nhà văn lột tả bức tranh thiên nhiên miền núi trong trẻo, khắc họa sinh động đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Mông, Tày, Dao,… Nhưng ẩn sau khung cảnh mơ mộng ấy là những hoàn cảnh éo le của người phụ nữ… Họ không được chọn lựa cuộc sống của mình, không được chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Trước đây vài thập kỷ, hầu như các cuộc hôn nhân đều do sắp đặt, là sự thỏa thuận giữa hai bên gia đình từ thủa nhỏ. Nhiều bé gái chưa kịp trưởng thành đã được gả đi làm vợ, làm mẹ và cứ tiếp diễn như vậy… Chị nhận xét phụ nữ Mông ở Hà Giang có dáng người thấp do phải gùi rất nặng từ lúc bé. Họ phải lao động quần quật, chịu đựng cuộc sống kham khổ và thiếu thốn dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Họ rất ít khi có niềm vui cho bản thân, chỉ xoay quanh những bữa ăn no đủ cho chồng con, có được một nếp nhà, rồi mong con trai lấy được vợ tốt, con gái được gả chồng tốt… Cả cuộc đời chỉ “nương nhờ” vào hạnh phúc của người khác. Vậy nên, những tác phẩm của Đỗ Bích Thúy đa phần viết về người phụ nữ – từ cách đây 200 năm, vài thập kỷ cho đến hiện tại – đều là những con người với số phận trắc trở, luôn ước ao vượt qua thử thách. Tiêu biểu như Vàng Chở trong tiểu thuyết Chúa đất – cuốn sách được các nhà phê bình đánh giá là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của nữ tác giả, lấy cảm hứng từ truyền thuyết về chúa Sùng Chúa Đà ở vùng Đường Thượng, Yên Minh, Hà Giang, sống cách nay khoảng 200 năm. Những người phụ nữ đẹp rơi vào tay Sùng Chúa Đà bị biến thành vật sở hữu, thành nô lệ cho nhiều trận dày vò oái ăm. Vàng Chở, vợ tư của lão là một cô gái mạnh mẽ, cá tính và sống bản năng nhưng xuân thì bị giam cầm trong dinh thự xa hoa, thực chất là nhà tù của chúa đất. Phải chung chạ với người chồng bất lực tính dục, Chở không chịu được nên dan díu với tên chăn ngựa. Khi bị phát hiện và xử tử thì Chở vẫn hiên ngang nhận tội, không van xin: “Sống không bằng chết thì sống làm gì?”. Người con gái ấy khao khát một lần được sống, được nếm mùi hạnh phúc bất chấp cả cái chết, mặc dù đến phút chót Chở nhận ra gã người tình cũng chỉ là một kẻ hèn hạ. Hình tượng cô gái Mông dám quyết liệt đấu tranh vượt lên nghịch cảnh như vậy ít có nhà văn nào đưa vào trong tác phẩm của mình nên độc giả càng thêm ấn tượng và dành nhiều tình cảm cho Đỗ Bích Thúy. Những sáng tác của chị không chỉ thể hiện thân phận phụ nữ người Mông nói riêng, mà còn là tiếng nói đấu tranh đại diện cho phụ nữ các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam, phụ nữ Á Đông nói chung. Đỗ Bích Thúy cho người đọc thấy những nhân vật bị đè nặng hàng trăm năm bởi các luật tục, lề thói lạc hậu nhưng vẫn “cựa quậy”, vẫn có khát vọng. Đến thời điểm, họ sẽ nổi loạn để được sống theo ý mình, sẵn sàng đánh đổi cả sinh mạng, mong được nếm trải hạnh phúc… dù chỉ một lần.
Nữ văn sĩ viết về những cuộc đời nương nhờ vào hạnh phúc người khác – Tác giả: Anh Nguyễn
1,624
Chồng lên đường tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc sau một tháng cưới nhau, ánh mắt Kim Liên thể hiện sự tự hào. Hành trang người quân nhân mang theo đến Nam Sudan là tình cảm của hậu phương ở nhà. Ảnh: Duy Hiệu. 63 quân nhân thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 và Đội Công binh số 2 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan và khu vực Abyei (châu Phi). Không chỉ mang theo niềm tự hào dân tộc, hành trang của họ còn chứa đầy tình cảm, sự ủng hộ, dõi theo của hậu phương ở quê nhà. Đứng một góc lặng lẽ theo dõi chồng trong buổi tiễn các y bác sĩ bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 lên đường đến Nam Sudan, ánh mắt chị Kim Liên (28 tuổi), vợ thiếu tá, bác sĩ Lê Minh Tâm (38 tuổi, chuyên khoa Ngoại Lồng ngực) lấp lánh niềm tự hào. Yêu nhau 1,5 năm, Liên và Tâm chính thức về chung nhà hồi cuối tháng 5 vừa qua. Một tháng sau lễ cưới, anh Tâm lại lên đường đi làm nhiệm vụ ở Nam Sudan. Kim Liên bịn rịn đi tiễn chồng lên đường đi làm nhiệm vụ ở Nam Sudan. Cô đang mang thai tháng thứ 5. Ảnh: Duy Hiệu. Trong thời gian yêu nhau, Liên đã nghe anh nói rất nhiều về kế hoạch đi tình nguyện. Cô cũng chuẩn bị tinh thần cho khoảng thời gian xa nhau sắp tới để chồng theo đuổi ước mơ và lý tưởng. “Ở nhà, tôi và gia đình sẽ luôn là hậu phương cho anh yên tâm hoàn thành nhiệm vụ”, Liên nói. Liên đang mang thai ở tháng thứ 5, dự sinh vào tháng 10. Xác định vượt cạn khi không có chồng bên cạnh, cô chọn gác lại nỗi buồn cá nhân, tập trung chăm sóc em bé trong bụng như niềm vui và động lực chờ ngày anh về. Sau buổi tiễn quân nhân, từ ngày 30/6, hai vợ chồng sẽ bắt đầu hành trình yêu xa 10.000 km giữa Việt Nam và Nam Sudan. Dù cách nhau 4 múi giờ, cả hai thống nhất sẽ cố gắng duy trì thói quen gọi điện video nói chuyện để cập nhật cuộc sống của nhau mỗi ngày. Sau 2 lần đi tình nguyện tại Nam Sudan hồi năm 2011 và 2015, đại úy, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hiệp, Đội cấp cứu đường không, tiếp tục xung phong lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 5. Đây cũng là lần thứ 3 vợ anh, chị Đào Thị Duyên, ra sân bay tiễn chồng đi làm nhiệm vụ ở nơi rất xa nhà. Cảm giác bịn rịn trước giờ máy bay cất cánh, những cái ôm vội vẫn khiến chị Duyên bồi hồi, xúc động. “Gác lại nỗi lo lắng, điều khiến tôi yên tâm phần nào là anh đã quen với khí hậu, môi trường và có kinh nghiệm 2 lần làm nhiệm vụ trước đây. Mọi thứ sẽ tốt đẹp và thuận lợi hơn”, chị Duyên chia sẻ. Hành lý theo đại úy Hiệp lên đường đi Nam Sudan là chiếc áo thun in hình gia đình nhỏ và rất nhiều tình cảm từ người vợ. Ảnh: Duy Hiệu. Lần đầu, chị Duyên tiễn chồng đi Nam Sudan là năm 2011, khi ấy, vợ chồng trẻ mới kết hôn. Lần thứ 2, anh đi Nam Sudan sau 4 năm cưới nhau. Lúc này, cả hai đã có hai em bé, bé lớn 3 tuổi, bé nhỏ 2 tuổi. Lần này, anh quay lại châu Phi, bé đầu nay đã 9 tuổi. Nghe tin chồng tình nguyện đi làm nhiệm vụ quốc tế lần nữa, chị hoàn toàn ủng hộ. Trong một năm qua, đại úy Hiệp thường xuyên vắng nhà để tham gia các đợt huấn luyện. Ở nhà, chị tự nhủ thay anh vun vén gia đình và nuôi dạy con cái thật tốt. Để anh đỡ nhớ nhà, chị Duyên chuẩn bị chồng một chiếc áo thun in hình 4 thành viên trong gia đình, kèm ít đồ ăn khô trước ngày đi. “Chút đồ ăn khô xem như là hương vị quê nhà, đều là những món anh rất thích. Còn chiếc áo thun là để cổ vũ tinh thần cho chồng, mong anh nhớ rằng luôn có vợ con ở Việt Nam ủng hộ và chờ anh mạnh khỏe trở về”, chị xúc động. Ảnh: Duy Hiệu
Hành trang đặc biệt của chiến sĩ ‘mũ nồi xanh’ khi đến Nam Sudan
755
Quang cảnh hội thảo khoa học chủ đề “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nhìn từ lịch sử, hướng về tương lai”. Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), ngày 1/7, tại Đà Nẵng diễn ra hội thảo khoa học chủ đề ‘Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nhìn từ lịch sử, hướng về tương lai’. Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà còn là một tình bạn chân thành được xây dựng dựa trên lòng tin, hiểu biết và sự tôn trọng. Hiện nay, Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác chính thức với 4 thành phố Nhật Bản, bao gồm Kawasaki, Sakai, Yokohama và Kisarazu, ngoài ra cũng có quan hệ hợp tác cùng với 15 tỉnh/thành phố khác. Hợp tác cấp địa phương giữa Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố của Nhật Bản là điểm sáng trong bức tranh đối ngoại. Hợp tác kinh tế giữa Đà Nẵng và Nhật Bản cũng đạt những kết quả tích cực. Nhật Bản đang là quốc gia dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng với hơn 1 tỷ USD cho 222 dự án, chiếm 23,5% số lượng dự án và 26% vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố. Kim ngạch xuất khẩu giữa hai bên đã đạt 730 triệu USD trong năm 2022, nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, đóng góp vào hợp tác thương mại song phương. “Đà Nẵng và Nhật Bản cũng hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và du lịch. Có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra giữa hai bên, như Lễ hội Giao lưu văn hóa Việt – Nhật và các lễ hội khác. Đà Nẵng cũng thiết lập hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục Nhật Bản để đẩy mạnh hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là Trường Đại học Đông Á đã có những hợp tác nổi bật những năm qua trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, du lịch Đà Nẵng cũng thu hút lượng lớn du khách Nhật Bản, đóng góp vào phát triển kinh tế và du lịch của thành phố. Đường bay Đà Nẵng-Narita mở lại từ ngày 26/3/2023 đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Đà Nẵng và các đối tác Nhật Bản”, ông Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh phát biểu tại hội thảo. Các đại biểu tham dự hội thảo. Hội thảo thu hút 24 báo cáo chuyên đề đến từ hơn 30 nhà nghiên cứu trong nước và Nhật Bản; trong đó có 12 báo cáo trình bày tại hội thảo, bao gồm 9 báo cáo trực tiếp và 3 báo cáo trực tuyến từ Nhật Bản. Xuyên suốt hội thảo là những tham luận, bài khảo cứu phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực: Lịch sử và giao lưu văn hóa, ngoại giao, an ninh – quốc phòng, kinh tế, tài trợ ODA, hợp tác giáo dục, nông nghiệp, chuyển đổi số, hợp tác vùng,… Theo ông Lê Huy Hoàng – Trưởng phòng Nhật Bản, Vụ Đông Bắc Á (Bộ Ngoại giao), năm 2023 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, các hoạt động kỷ niệm đã và đang diễn ra sôi động trên các địa phương Việt Nam và Nhật Bản. Nhìn lại 50 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực với với sự tin cậy chính trị cao. “Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, đối tác thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại. Hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân ngày càng được tăng cường, góp phần làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa người dân hai nước. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản thời gian qua phát triển nhanh chóng, đạt gần 500.000 người, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng cho quan hệ hai nước”, ông Lê Huy Hoàng cho biết. Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng trường Đại học Đông Á chia sẻ, qua hội thảo, nhiều vấn đề về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong 50 năm qua, và xa hơn là mối bang giao Việt – Nhật trong hàng thế kỷ trước, sẽ được đúc kết, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện; cũng như những phân tích, kiến nghị và định hướng về triển vọng của mối quan hệ đó, sẽ trở thành một kênh tham khảo đắc dụng để các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao hai nước xem xét, tiếp nhận và đưa vào kế hoạch phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong tương lai. Trong khuôn khổ chương trình hội thảo còn có diễn đàn “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nhìn về tương lai” thu hút những chia sẻ, trao đổi sinh động về triển vọng của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong tương lai đến từ các học giả hàng đầu về quan hệ Việt – Nhật: GS. Shiraishi Masaya (Chủ tịch Hội Việt Nam học tại Nhật Bản), GS. Trần Văn Thọ (Nhà kinh tế học, Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Nhật Bản), ông Tsuno Motonori (Nguyên Trưởng cơ quan đại diện JICA tại Việt Nam), Thiếu tướng GS.TS. Nguyễn Hồng Quân (Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng) cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu khác.
Hội thảo khoa học ‘Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Nhìn từ lịch sử, hướng về tương lai’
1,057
Nghi lễ rước kiệu tại lễ hội. Ngày 1/7 (tức 14/5 âm lịch), Lễ hội truyền thống Đình Chèm (phường Thụy Phương, Bắc Từ Liêm , Hà Nội) chính thức khai hội. Lễ hội truyền thống Đình Chèm được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2016. Với những giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Đình Chèm vinh dự đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2017. Lễ hội truyền thống Đình Chèm được xem là một trong những tín ngưỡng lâu đời gắn liền với ngôi đình cổ của Thủ đô Hà Nội , có nhiều nghi lễ đặc trưng, tiêu biểu cho sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng. Đình Chèm được xây dựng từ thời Bắc thuộc nằm trên địa bàn phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng. Ngài sinh vào thời Hùng Duệ Vương, chí dũng song toàn, thông minh xuất chúng, được phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội. Khi Thục Phán An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, ngài đã hết lòng phò tá, lãnh đạo quân dân Âu Lạc đánh bại hàng chục vạn quân Tần sang xâm lược nước ta. Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, ngài được An Dương Vương cử đi sứ nhà Tần và trở thành nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Khi ấy biên giới phía Bắc nước Tần bị quân Hung Nô uy hiếp. Tần Thủy Hoàng phong ngài chức Tư Lệ Hiệu Ủy thống lĩnh 10 vạn quân trấn ải Lâm Thao, uy danh chấn động đất Hung Nô. Vua Tần cảm phục phong tước Phụ Tín Hầu và gả công chúa Bạch Tịnh Cung cho ngài. Trở về nước, ngài giúp dân diệt trừ thủy quái, khuyến khích nông tang, đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân. Sau khi mất, ngài được nhân dân tôn thờ là Đức Thánh Chèm và lập đền thờ tại quê nhà. Để tri ân công đức của ngài, hàng năm nhân dân ba làng Chèm, Hoàng Xá, Hoàng Liên tổ chức lễ hội từ ngày 14-16/5 âm lịch. Chủ tịch UBND phường Thụy Phương Nguyễn Ngọc Phong cho biết, Lễ hội truyền thống Đình Chèm được tổ chức thường niên để tỏ lòng tri ân công đức đối với Đức Khang Hy Thiên Vương Lý Ông Trọng. Đây cũng là dịp để những người con xa quê hương tìm về nguồn cội, du khách thập phương tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất và con người quận Bắc Từ Liêm. Lễ hội cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng thời xã xưa. Theo Ban tổ chức, diễn ra từ ngày 1 – 3/7 (tức 14-16/5 âm lịch). Lễ hội được chia thành 2 phần lễ và hội. Các nghi lễ đặc trưng trong lễ hội gồm: Lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, lễ cúng phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục, lễ phóng sinh… Phần hội có các hoạt động sôi nổi và hấp dẫn như thi chơi cờ người, kéo co, nhảy bao bố…, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, du khách thập phương. Tin, ảnh: Nguyễn Thắng
Quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống gắn với ngôi đình cổ tại Thủ đô
574
Người ta thường nhắc tới bụi rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày nhưng để hiểu rõ về quá trình những hạt bụi được tạo ra thế nào thì ít ai biết. Bụi xuất hiện ở mọi nơi, từ trong nhà cho đến ngoài đường phố. Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micromet đến nửa milimet, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng hoặc có thể lơ lửng trong không khí. Bụi được hình thành ở nhiều nơi, từ nhiều hoạt động. Trong nhà, gồm bụi khí quyển trộn với bụi sinh ra do ma sát của các đồ vật, chủ yếu từ da người, sợi vải trên quần áo, chăn… Một số côn trùng nhỏ trong nhà ăn các thành phần hữu cơ của bụi này. Các chất thải của chúng cũng trở thành bụi và có thể gây dị ứng cho con người. Ngoài đường, bụi hình thành từ đất, từ ma sát trong hoạt động của con người và các phương tiện lưu thông. Đặc biệt, hiện nay, ở những nơi dân cư đông đúc, xe cộ qua lại nhiều, lượng bụi trong không khí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Với hàng ngàn hạt bụi nhỏ tồn tại trong không khí mỗi ngày, chất lượng môi trường và cuộc sống đang bị hủy hoại. Với môi trường, bụi là một trong những tác nhân chính làm giảm chất lượng không khí, dẫn đến ô nhiễm. Ngoài ra, bụi bám trên bề mặt nhiều vật dụng, công trình,… gây mất thẩm mỹ, làm giảm tuổi thọ và khả năng hoạt động của nhiều thiết bị, máy móc. Bụi từ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, một lượng bụi lớn đến từ các ngành công nghiệp nặng, ngành xây dựng. Như trong ngành sản xuất, gia công gỗ, bụi phát sinh chủ yếu từ các công đoạn cưa, xẻ, tạo phôi, phay, bào. Trong ngành khai thác than, bụi có từ việc khai thác sản xuất và vận chuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường ở thời điểm hiện tại. Bụi công nghiệp hay còn gọi là bụi quá trình sinh ra trong quá trình sản xuất, chế tạo. Ví dụ, cắt, khoan, mài hoặc cưa sẽ tạo ra bụi. Nó cũng có thể bùng phát từ các vật liệu, hóa chất hoặc các thành phần được sử dụng trong quá trình sản xuất, chẳng hạn như bột mì, đường và các sản phẩm dược phẩm. Các quá trình như hàn và cắt plasma cũng tạo ra các hạt rất nhỏ, khói và khói. Bụi công nghiệp có thể chứa kim loại và hóa chất có thể gây hại nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da. Bên cạnh đó, một số loại bụi quy trình có thể dễ cháy, có thể gây nổ tại nơi làm việc và hỏa hoạn nếu không được xử lý đúng cách. Những vụ cháy nổ cũng có thể lại lượng lớn bụi bẩn. Song song với đó, bụi cũng đang “bào mòn” sức khỏe của nhiều người. Việc tiếp xúc với khói bụi độc hại sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Những hạt bụi siêu nhỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể là nguyên nhân gây ho, khó thở. Nặng hơn, đó có thể là các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính… Đồng thời, bụi có thể gây dị ứng và các bệnh lý về da, tai, mắt…Bụi bẩn mang theo vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận như da, mắt và tai… Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của con người. Bụi có thể cùng lúc gây nhiều tác hại đến cuộc sống của con người. Vì vậy, để hạn chế bụi, có thể áp dụng một số biện pháp như trồng nhiều cây xanh để tăng khả năng lọc khí, xử lý bụi bằng kỹ thuật cao như phương pháp lọc ướt, phương pháp tĩnh điện, phương pháp lọc túi vải, màng vải, phương pháp ly tâm…
Những hạt bụi được tạo ra thế nào?
707
Khoảnh khắc đẹp đến nao lòng của hồ Tây. Ảnh: Thu Quỳnh. Vẻ đẹp của hồ Tây là một nét chấm phá lãng mạn, thi vị trong bức tranh đầy màu sắc của Hà Nội, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm của biết bao người Hà Nội, nơi níu chân du khách mỗi lần đến thăm thủ đô. Hồ Tây là một trong biểu tượng thiên nhiên nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội , nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Tạm quên đi nhịp sống ồn ào vội vã của của thủ đô hoa lệ, chúng ta đến với Hồ Tây vào những ngày bình dị, nồng nàn đầy gió, ngẩn ngơ thả hồn trước mặt nước dịu êm. Chùa Trấn Quốc uy nghiêm giữa lòng hồ. Ảnh: Thu Quỳnh. Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía Đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên – tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Ngắm hoàng hôn hồ Tây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Ảnh: Thu Quỳnh. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm dập dềnh, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp đến nao lòng bất chấp thời gian, cả trời mưa lẫn trời nắng. Sau đây là một vài khoảnh khắc PV đã ghi nhận được. Dịp cuối tuần thong thả, mọi người thường đến hồ Tây và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên xung quanh hồ. Đặc biệt, đạp xe đạp quanh Hồ Tây là một hoạt động thú vị mà nhiều người yêu thích. Ngay cả trong những ngày thời tiết âm u, hồ Tây vẫn có một nét đẹp rất riêng. Ảnh: Thu Quỳnh. Bạn N.D.T. (THPT Lương Đắc Bằng) chia sẻ: “Mình rất thích những hoạt động thể thao ở hồ Tây, thi thoảng mình có đi chèo thuyền kayak cùng với gia đình hoặc đi đạp vịt hồ Trúc Bạch cùng bạn bè, nhưng hoạt động thú vị nhất đối với mình vẫn là đạp xe vòng quanh hồ Tây vì mình có thể nhìn ngắm những nét đẹp rất riêng tại nơi này”. Một góc hồ Tây. Ảnh: Thu Quỳnh. Hoạt động đạp xe vòng quanh hồ Tây được khá nhiều người yêu thích. Ảnh: Thu Quỳnh. Đạp vịt trên hồ Trúc Bạch cũng là một hoạt động thú vị thu hút nhiều người trải nghiệm. Ảnh: Thu Quỳnh.
Hồ Tây – góc bình yên giữa lòng Hà Nội
418
Hình ảnh minh họa kính thiên văn James Webb trong không gian. Ảnh: Getty Images Sao Thổ đã hiện ra với một diện mạo hoàn toàn mới trong bức ảnh do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại và được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố ngày 30/6. Trong bức ảnh chụp mới nhất này, Sao Thổ có màu tối, nhưng những vòng tròn quanh hành tinh khí khổng lồ này – còn được gọi là “vành đai Sao Thổ” – sáng rực rỡ. James Webb đã chụp bức ảnh ấn tượng đó bằng camera hồng ngoại cuối tuần trước. Ở bước sóng này, Sao Thổ tối hơn so với những hình ảnh thường thấy do ánh sáng Mặt Trời bị methane trong khí quyển hấp thụ. Tuy nhiên, vành đai của hành tinh này vẫn sáng. Vành đai của sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau. Ngoài ra, camera của James Webb cũng chụp ảnh 3 trong tổng số 82 mặt trăng quay quanh Sao Thổ. Giới khoa học đánh giá cao bức ảnh của James Webb cho thấy hình ảnh chi tiết bầu khí quyển của Sao Thổ. Họ hy vọng sẽ phát hiện ra các cấu trúc vành đai mới, cũng như bất kỳ hành tinh mới nào có thể đang “ẩn nấp” ở đó. Ông Matthew Tiscareno – một chuyên gia cấp cao tại Viện SETI – cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu để xem những bí mật gì đang chờ được khám phá”. NASA cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đưa kính viễn vọng James Webb “kế nhiệm” kính viễn vọng không gian Hubble vào không gian từ cuối năm 2021. Giới khoa học hy vọng có thể thông qua thiết bị trị giá 10 tỉ USD này nhìn thấy “bình minh của vũ trụ” – thời điểm các ngôi sao và thiên hà hình thành lần đầu tiên cách đây 13,7 tỉ năm. Hiện James Webb đang ở cách Trái Đất 1,6 triệu km.
Kính viễn vọng James Webb chụp được ‘diện mạo hoàn toàn mới’ của Sao Thổ
360
Tương tác giữa hai ngôi sao có thể đã giúp Halla sống sót sau một vụ nổ. Ảnh: Keck Observatory. Một hành tinh giống Mộc tinh nằm cách Trái Đất 520 năm ánh sáng có thể đã sống sót sau khi ngôi sao chủ của nó phát nổ. Theo CNN , hành tinh khí trên được đặt tên là Halla sau khi được các nhà thiên văn học Hàn Quốc phát hiện lần đầu vào năm 2015. Tên gọi này dùng để chỉ một nơi linh thiêng hay ngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc . Hành tinh này quay quanh một ngôi sao khổng lồ với tên gọi Baekdu, có kích thước lớn hơn Mặt Trời, thuộc chòm sao Ursa Minor. Halla quay quanh Baekdu ở khoảng cách khoảng 0,46 đơn vị thiên văn (68,8 triệu km). Ngoài ra, Halla được coi là “Mộc tinh nóng”, một phân loại dành cho các ngoại hành tinh có kích thước tương tự Mộc tinh nhưng sở hữu nhiệt độ cao hơn. Các nhà thiên văn học tin rằng Halla đã “sống sót” sau khi ngôi sao của nó trải qua quá trình chuyển đổi dữ dội. Các quan sát về hành tinh chủ Baekdu được thực hiện bằng cách sử dụng Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh của NASA. Trong đó, các nhà khoa học thấy rằng ngôi sao đang đốt cháy nguồn cung heli ở lõi vì nó dường như đã không còn hydro. “Sự biến mất của một ngôi sao thường gây ra hậu quả thảm khốc đối với các hành tinh quay quanh. Khi cạn kiệt hydro trong lõi, ngôi sao sẽ phồng lên gấp 1,5 lần khoảng cách quỹ đạo hiện tại của các hành tinh, hoàn toàn nhấn chìm chúng trước khi co lại về kích thước như hiện tại”, Tiến sĩ Dan Huber tại Đại học Sydney cho biết. Giờ đây, các nhà thiên văn học đang cố gắng xác định vấn đề tồn tại của hành tinh sau khi ngôi sao chủ phát nổ. Các nhà khoa học tin rằng những hành tinh khí khổng lồ quay quanh các ngôi sao chủ của chúng ở khoảng cách xa hơn trước khi di chuyển đến gần hơn. Tuy nhiên, trường hợp của Halla lại có một số điểm khác biệt. Theo các nhà nghiên cứu, hành tinh này có thể chưa bao giờ phải đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào ngay từ đầu. “Chúng tôi không nghĩ rằng Halla có thể sống sót khi bị hấp thụ bởi một ngôi sao khổng lồ đỏ đang mở rộng”, Tiến sĩ Dan Huber nói thêm.
Hành tinh sống sót kỳ diệu sau vụ nổ ngôi sao chủ
428
Một kho chứa khổng lồ với 32.000 cổ vật, bao gồm những bộ áo giáp đá đắt giá, đã tiết lộ một kế hoạch chưa từng biết mà Tần Thủy Hoàng được kỳ vọng sẽ thực hiện ở thế giới bên kia. Theo Ancient Origins , cuộc khai quật kéo dài nhiều thập kỷ tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc đã hai lần hé lộ những kho chứa đầy áo giáp đá, loại cổ vật được chế tác rất kỳ công nhưng khó hiểu. Lần thứ nhất là vào năm 1988, trong khu vực gọi là “Hố K9801”. Lần thứ 2 là vào năm 2019, một khu vực lớn hơn nhiều với diện tích 144 m2, chứa tới 32.392 cổ vật. Một trong những bộ áo giáp chế tác kỳ công được khai quật từ quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA. Điều đặc biệt là một số bộ áo giáp đá trong kho chứa thứ 2 chỉ mới gần như hoàn thiện, với các mảnh đá vừa mới được khoan và đánh bóng. Bên cạnh đó còn có một số công cụ cho thấy đây là một công xưởng chế tác áo giáp đá. Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science Direct, dẫn đầu bởi Giáo sư Xuewei Zhang từ Phòng thí nghiệm Khảo cổ sinh học thuộc Đại học Cát Lâm ( Trung Quốc ) đã vén màn bí ẩn về những bộ giáp đá ma quái này. Phần nón của bộ áo giáp đá – Ảnh: BẢO TÀNG ĐỊA LÝ QUỐC GIA. Phân tích mới cho thấy áo giáp được làm bằng đá vôi chất lượng cao với số mối nối tối thiểu. Các bộ giáp gần hoàn thiện cho thấy chúng bị cố tình để lại trong trạng thái như vậy, bên trong ngôi mộ. Quy trình sản xuất áp giáp đã được thiết kế y hệt quy trình sản xuất áo giáp da mà binh lính nhà Tần sử dụng, gồm 9 bước. Các nhà nghiên cứu cho biết những chiếc áo giáp này được sản xuất không phải để phục vụ cho quân đội hiện hữu thời kỳ đó, mà với chủ ý làm các món đồ tùy táng, phục vụ Tần Thủy Hoàng và đội quân của ông trong những trận chiến ở “thế giới bên kia”. Họ nói rằng điều này phản ánh sự tôn kính và kỳ vọng về cuộc sống ở thế giới bên kia mà những người thực hiện việc xây dựng lăng mộ thời kỳ đó dành cho vị hoàng đế. Điều này cũng gián tiếp phản ánh vị thế và cuộc đời của Tần Thủy Hoàng trong thời kỳ trị vì lừng lẫy.
Tiết lộ choáng từ vật lạ trong kho báu Tần Thủy Hoàng 32.000 món
449
Thành phố phía bắc (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) sẽ lấy khu vực sân bay Nội Bài làm trung tâm. Thành phố phía bắc (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) được nghiên cứu chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài. UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc thông qua chủ trương định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo tờ trình, thành phố sẽ có nhiều nội dung trong định hướng phát triển không gian toàn đô thị với đô thị trung tâm; thành phố phía tây và các đô thị vệ tinh; các thị trấn sinh thái… Riêng về thành phố phía tây, tờ trình của UBND thành phố nêu, phạm vi nghiên cứu bao gồm đô thị Hòa Lạc và đô thị Xuân Mai, nghiên cứu phát triển mở rộng ra đến sông Tích, sông Bùi, là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo với hướng hiện đại, sinh thái, cao – thấp tầng. Cụ thể, thành phố có quy mô khoảng 251 km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Đất xây dựng đô thị khoảng 135 km2, dân số khoảng 1,08 triệu người. Khu vực ngoại thị khoảng 116 km2, dân số khoảng 0,12 triệu người. Tính chất là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. Thành phố định hướng đô thị Hòa Lạc là trung tâm đầu não về khoa học kỹ thuật công nghệ cao, trung tâm đào tạo, giáo dục chất lượng cao; là thành phố của những trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm thí nghiệm, nhấn mạnh công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đi cùng các chính sách hỗ trợ ưu tiên thu hút nhân lực chất lượng cao và doanh nghiệp đến làm việc và sinh sống. Đô thị Xuân Mai là trung tâm giáo dục, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục như trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ nghiên cứu, lab cộng đồng, trung tâm dịch vụ… Một phần thành phố dự kiến phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh hóa phẩm phục vụ cho Hà Nội, khu vực vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi phía bắc. Cùng với đó, sẽ hình thành đô thị thông minh, là thành phố khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, tiếp thu trình độ khoa học và công nghệ quốc tế, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các đô thị vệ tinh trong khu vực gồm Sơn Tây (đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng) và Phú Xuyên (đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa). Thành phố phía bắc (khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) nghiên cứu định hướng với chức năng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế gắn với Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế Nội Bài, hành lang kinh tế quốc gia gắn với trục động lực phát triển Nhật Tân – Nội Bài; tính chất, chức năng chính là đô thị thông minh. Một số khu vực được phép phát triển cao tầng, hiện đại, xanh, kết hợp bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Cổ La, sông Thiếp… Tổng diện tích thành phố khoảng 633 km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh. Quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 3,25 triệu người, bao gồm đất xây dựng đô thị khoảng 385 km2, dân số khoảng 2,92 triệu người; khu vực ngoại thị khoảng 248 km2, dân số khoảng 0,33 triệu người. Tính chất là thành phố dịch vụ, hội nhập quốc tế, gồm 45 phường và 24 xã. Vị trí đề xuất trung tâm thành phố, dự kiến tại khu vực phía nam Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, có vị trí thuận lợi gần các trung tâm lớn như Smart City, TT Hội chợ triển lãm quốc gia, khu di tích Cổ Loa… Thành phố dự kiến khai thác lợi thế Sân bay quốc tế Nội Bài, tạo dựng hình ảnh đô thị mới hiện đại phía bắc sông Hồng gắn với dịch vụ cấp vùng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp thành một khu vực phát triển thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế…
Hà Nội nêu định hướng hai thành phố trực thuộc thủ đô
789
Ông làm văn chương là để nói đạo lý, tỏ bày chính khí hoặc là vịnh cảnh, Đối cảnh sinh tình, vịnh sự vật hoặc là để thù tạc, ứng đối. Bùi Hữu Nghĩa, tên gốc là Bùi Quang Nghĩa, sinh năm Đinh Mão (1807), đỗ thủ khoa kỳ thi Hương năm 1835 nên còn được gọi là Thủ khoa Nghĩa. Nổi tiếng vì tài làm thơ, nên Bùi Hữu Nghĩa cũng còn được gọi tên khác nữa, là “Nghĩa thi”, để sánh với “Lộc họa” (người vẽ giỏi, tên: Lộc), “Lễ phú” (người giỏi làm phú, tên: Lễ), “Sang đàn” (người giỏi chơi đàn, tên: Sang), mà “vào” trong câu ngợi ca là “Rồng Vàng” của vùng Đồng Nai – Nam Kỳ, hồi đầu thế kỷ XIX: “Đồng Nai có bốn Rồng Vàng Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi”! Trong cuộc thành danh của “Nghĩa thi”, thì trước hết và rất đặc biệt là dòng thơ viết cho vợ con, gồm những tác phẩm có thể nói là đi tiên phong vào lĩnh vực “văn chương gia đình”, của văn học Nam Kỳ lục tỉnh. Tên Bùi Hữu Nghĩa được TP HCM sử dụng để đặt cho một trường học. (Ảnh: TẤN THẠNH). Bấy giờ, năm 1848, Bùi Hữu Nghĩa đang làm chức Tri huyện Trà Vang (tức: Trà Vinh, khi ấy thuộc tỉnh Vĩnh Long), dưới quyền của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Lê Khánh Trinh (tục gọi là Bố chánh Truyện). Huyện Trà Vang có con rạch Láng Thé, nhiều tôm cá. Từ thời “Gia Long tẩu quốc”, năm 1783, chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy đuổi đã trốn tránh ở Láng Thé, được những người Khmer sở tại cưu mang, giúp đỡ. Cảm ơn nghĩa ấy, ngay khi mới lên ngôi, năm 1802, nhà vua đã xuống chiếu miễn thuế vĩnh viễn cho người Khmer khai thác thủy sản ở Láng Thé. Tuy nhiên, một nhóm người Hoa thấy hoa lợi lớn ở Láng Thé, đã dùng tiền của đút lót các quan đầu tỉnh để được quyền chiếm dụng các lợi lộc tại con rạch này. Dân Khmer bị mất nguồn sinh sống, kéo đến quan huyện Trà Vang Bùi Hữu Nghĩa, khiếu kiện. Trực tính, thấy quan trên gian tham, nhóm người Hoa khuất tất, Bùi Hữu Nghĩa phán xử ngay: Việc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ (tức Gia Long) ban cho dân Thổ (tức: Khmer)! Nay, ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà lại dám bán đứng con rạch ấy thì có chém đầu nó cũng không sao! Dân Khmer nghe vậy, kéo nhau đến chỗ người Hoa, tranh cãi, xô xát, khiến phía người Hoa có 8 người bị chết. Các quan đầu tỉnh (trong đó có Bố chánh Truyện, vốn hằn thù Bùi Hữu Nghĩa, vì trước đấy – lại cũng vì trực tính – đã có lần cho đánh đòn người em vợ của quan Bố chánh, do ngông ngược, xấc láo), nhân vụ việc này, đã cho bắt những người Khmer gây án mạng, vừa bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa và đệ sớ về triều đình Huế, khép tội tử hình huyện quan Trà Vang, vì đã kích động bạo loạn, lạm pháp giết người! Nghe tin dữ, vợ Bùi Hữu Nghĩa – là Nguyễn Thị Tồn – vội vã vượt biển, ra Huế kêu oan cho chồng. Bà Nguyễn Thị Tồn đã làm chấn động cả kinh thành khi “kính cổ đăng văn” (đánh trống đội đơn) ở tòa Tam pháp ty! Việc đến tai vua Tự Đức. Bùi Hữu Nghĩa được vua tha tội chết nhưng vẫn phải đi “quân tiền hiệu lực”, đến làm lính ở đồn Vĩnh Thông, xa tận miền biên viễn Châu Đốc. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tồn, cứu xong chồng khỏi tội chết, trở về quê – là thôn Mỹ Khánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa – thì cũng lâm bệnh nặng, qua đời. Người con gái nhỏ của bà và Bùi Hữu Nghĩa – tên: Bùi Thị Xiêm – sau đó cũng ốm, chết! Bùi Hữu Nghĩa được tin vợ con đều mất ở Biên Hòa nhưng đang là thân phận lính thú “lấy công chuộc tội” ở Châu Đốc, không thể về lo việc tang được. Đành ôm lòng đau xót, chờ mãi đến 3 năm sau, được thăng dần lên đến chức Vệ úy, mới có thể đánh đường đi chịu tang, thăm mộ vợ con, với hành trang là hai văn tế. Bài văn tế bà Nguyễn Thị Tồn của Bùi Hữu Nghĩa, mở đầu bằng những câu ca ngợi đức độ: “Ở với mẹ, đã trọn niềm hiếu hạnh, chịu lòng theo lân lý/ Lúc theo chồng, vui biết chữ xướng tùy, với anh em đẹp đẽ xóm giềng chú bác”. Và kết thúc bằng những lời xót xa: “Đêm khuya hãy nâng niu một trẻ, nghĩ từ cơn, ruột tơ kim châm Ngày ra vào vắng vẻ không em, nhớ từ chặn, gan dường muối xát. Cuộc long hồ lấp rồi ba tấc đất, ôi thôi rồi má phấn hồng nhan Bạn phụng loan phân rẽ một phương trời, lo đáo để duyên đơn phận bạc. Đã biết kiếp thác là kiếp mất, tấm lòng thành đủ bảy tuần chay, Cho hay người mất mà nghĩa còn, thô lễ tế vài mâm mặn nhạt”. Bài văn tế con gái cũng tha thiết nỗi nhớ: “Nhớ tới tiếng con cười lời con thốt, càng thêm chua xót đời con Nhớ đến cách con đứng, dáng con ngồi, luống để nhớ thương từ chặng Đường ra ngõ vào còn đó, con đã đâu cho rêu cỏ mọc xanh. Thúng may rổ vá còn đây, con đi đâu cho mốc meo đóng trắng”. Cùng với những lời văn tế vợ con như thế, Bùi Hữu Nghĩa còn có đôi liễn thờ vợ, rất được truyền tụng: “Ngã bần, khanh năng trợ; Ngã oan, khanh năng minh; Triều dã giai xưng khanh thị phụ Khanh bệnh, ngã bất dược; Khanh tử, ngã bất tang, giang sơn tiếu ngã phi phu”! Dịch là: “Ta nghèo, mình lo giúp đỡ; Ta tội mình biết kêu oan; Trong triều ngoài quận khen: Mình mới thật là vợ; Mình bệnh, ta chẳng thuốc thang; Mình chết, ta không chôn cất; Non sông cười ta: chẳng xứng gọi là Chồng”! Ngoài ra, Bùi Hữu Nghĩa – khi về ở Cần Thơ – còn có một bài văn tế bà vợ kế – tên Lưu Thị Hoán – nữa cũng rất da diết: “Thơ từ biệt, anh ngâm vài chập, đăng tỏ qua tấm dạ bi thương; Rượu chung tình, anh rót vài ly, ngỏ cùng bậu tấc lòng chung thủy”… Với một giọng văn như thế, giữa một thế giới văn chương truyền thống mang sứ mạng “Văn dĩ tải Đạo”, làm văn chương là để nói đạo lý, tỏ bày chính khí, hoặc là vịnh cảnh, “Đối cảnh sinh tình”, vịnh sự vật hoặc là để thù tạc, ứng đối…, Bùi Hữu Nghĩa quả đã là người sớm mở đường cho dòng văn chương “Tình yêu đôi lứa”, về sau thành trào lưu trên văn đàn lịch sử văn học Nam Kỳ và Dân tộc. Tên Bùi Hữu Nghĩa được TP HCM sử dụng để đặt cho một con đường rất đẹp. (Ảnh: TẤN THẠNH). Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng đánh Đà Nẵng, đến năm 1867 thì chiếm hết Nam Kỳ lục tỉnh. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, Bùi Hữu Nghĩa từ quan cùng bà vợ kế Lưu Thị Hoán về sinh sống ở quê hương Long Tuyền – Vĩnh Thanh (nay là Bình Thủy – TP Cần Thơ ). Mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh – với danh hiệu là “Liễu Lâm Chủ nhân” – để làm kế sinh nhai, ở tuổi đã lục tuần nhưng Bùi Hữu Nghĩa vẫn sốt sắng dành hết tâm trí vào việc thế sự của đất nước. Họ Bùi giao kết chặt chẽ với các nhân sĩ yêu nước khắp Nam Kỳ lục tỉnh, cùng Phan Văn Trị tham gia “Tao đàn Bà đồ”, làm thơ chống kẻ theo giặc Tôn Thọ Tường; cùng Huỳnh Mẫn Đạt, vừa xướng họa thi ca ái quốc vừa viết kịch tuồng cổ vũ tinh thần dân tộc. Sáng tác thơ văn của Bùi Hữu Nghĩa hồi này rất dồi dào. Bày tỏ tấm lòng xót xa trước vận nước lỡ dở, khi “Qua Hà Âm cảm tác” họ Bùi viết: “Mù mịt mây đen kéo tối sầm Đau lòng thủa nọ chốn Hà Âm… … Gió trốt dật dờ nơi chiến lũy Đèn trời leo lét dặm u lâm”… “Ngọa bịnh ngâm thi”, ông than tiếc: “Non nước hãy còn đang bày bá Đất trời sao nỡ khiến lay vay?”. Giận giữ kẻ xâm lược, ông than tiếc: “Ai khiến thằng Tây tới vậy cà? Đất bằng bỗng chốc nổi phong ba!” Và cổ vũ khéo léo nhưng hùng hồn trong bài “Vịnh thợ bạc” – tinh thần tranh đấu chống giặc: “Lắm thủa cầm cung day mũi bạc Từng phen lên ngựa trải gan vàng” Đồng thời, tin tưởng – như trong bài “Thời cuộc” mà kêu gọi: “Anh hùng sáu tỉnh thiếu chi đây Đâu để giang sơn đến thế này!” Cùng với những lời thơ yêu nước nồng nàn như thế, Bùi Hữu Nghĩa còn trổ tài sáng tác kịch tuồng. Vở “Kim Thạch kỳ duyên” – có sự cộng tác của Huỳnh Mẫn Đạt – gồm ba hồi diễn tả cuộc tình duyên đầy sóng gió giữa chàng Kim Ngọc và nàng Thạch Võ Hà, chung thủy và cao thượng như người Nam Kỳ giữa tao loạn đương thời, tương truyền được đưa cả ra Huế diễn cho vua Tự Đức xem, là một sáng tác đã khiến họ Bùi được sánh với kịch tác gia lừng danh là Đào Tấn của lịch sử kịch nghệ nước Việt. Chỉ trong vòng 5 năm cuối đời mà Bùi Hữu Nghĩa đã sống và làm được như vậy, quả là đã khiến đất Nam Kỳ lục tỉnh nở được hoa thơm văn hóa giữa nhiễu nhương, gian khó.
Giọng thơ lạ mà quen của Nam Kỳ – Tác giả: Nhà sử học Lê Văn Lan
1,648
Vú em Nàng gửi con về nương xóm cũ Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi Rồi từ hôm ấy ôm con chủ Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh Không chăn, không nệm ấm, không màn Biết đâu trong những giờ hiu quạnh Nó gọi tên nàng tiếng đã khan Rồi từ hôm ấy, dưới đêm sâu Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu Nhìn xuống ven trời dày bóng nặng Tìm nghe trong gió tiếng con đâu Gió vẫn vô tình lơ đãng bay Những tàu cau yếu sẽ lung lay Xạc xào động cánh đau lòng mẹ Nghe tiếng lòng con vẳng tới đây Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi Gục đầu thổn thức trong bàn tay Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này? Huế, tháng 5/1938 Lời bình của Hà Huy Hoàng Có nhiều người cho rằng Tố Hữu may mắn vì ông sớm đi theo cách mạng và làm cách mạng, nếu không có cách mạng thì sẽ không có Tố Hữu… Về đời thơ của ông, có nhiều luồng ý kiến trái chiều: Hoặc người ta im lặng hoặc ghi nhận hoặc khăng khăng phủ nhận. Điều đáng suy ngẫm là “dòng” phủ nhận phát triển tràn lan như nấm mọc sau mưa từ khi ông về hưu và đã đi về bên kia thế giới. Thú thật, tôi không dám phán xét hồ đồ, chỉ biết rằng tự thẳm sâu nhất trong tôi, tôi luôn luôn nghĩ ông là một thi sĩ có chân tài, một nhà thơ lớn. Tố Hữu viết nhiều, viết khỏe. Thơ ông xuất hiện trên báo chí cả công khai lẫn bí mật từ khá sớm, thuở ông hãy còn là một chàng thiếu niên đương tuổi ăn tuổi lớn, nhưng bao suy tư trăn trở về thời cuộc, nỗi mình nỗi người đã ăm ắp trong ông. Người thi sĩ của mảnh đất sông Hương núi Ngự có rất nhiều bài thơ hay. Nhưng riêng tôi vô cùng ấn tượng và ám ảnh với Hai đứa bé và Vú em của ông. Phải nói ngay rằng đấy là hai bài thơ quá nhân văn và xuất sắc. Đặc biệt là Vú em với thể thơ thất ngôn, năm khổ mười lăm câu trác tuyệt. Vú em được sáng tác vào năm 1938 – bài thơ viết về thân phận đáng thương của một người phụ nữ nghèo, vì miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình, đã phải cắn răng “bỏ bê” đứa con thơ dại mà mình mang nặng đẻ đau cho chồng, cho mẹ ở quê chăm sóc, khăn gói đi làm vú nuôi cho chủ nhà giàu nơi đô thị, phồn hoa. Nàng gửi con về nương xóm cũ Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi Rồi từ hôm ấy ôm con chủ Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh Không chăn, không nệm ấm, không màn Biết đâu trong những giờ hiu quạnh Nó gọi tên nàng tiếng đã khan Với hai khổ thơ mở đầu và tiếp nối ở trên, thiết nghĩ nếu một ai đó đọc mà vẫn cảm thấy lòng dửng dưng, hờ hững thì quả đó là điều rất lạ; chứ phần đông chúng ta, nếu không muốn nói là hết thảy chúng ta đều rưng rưng xúc động. Không phải nhà thơ cố tình làm cho chúng ta xúc động, mà đơn giản, tôi tin khi viết những dòng thơ này, đôi mắt của thi nhân đã nhòa đi trong lặng lẽ. Một khi những xúc cảm chân thành được nảy nở từ trái tim của người thi sĩ thì việc lan tỏa, chạm đến bao trái tim là điều không có gì khó hiểu. Cả ngày lụi hụi, thậm chí lậm cả vào đêm hôm nữa, với “tư cách” là một vú nuôi, người mẹ trẻ nhà quê phải lo tươm tất, chu toàn cho con chủ lẫn công việc nhà, chỉ đến canh khuya khi mọi người đã ngon giấc điệp, người vú em ấy mới có chút thời gian “rảnh rỗi” cho mình, chút thời gian đầy nhức buốt: Từ trong tâm thức, người mẹ trẻ nghe rõ mồn một tiếng con mình khóc lạc giọng trong khuya. Tiếng khóc theo “cách” nhớ mẹ chứ không phải “lối” khóc bình thường. Nhớ mẹ, nhớ hơi ấm của cơ thể mẹ, nhớ bầu sữa nóng của mẹ… “ Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu ” – một câu thơ đầy cảm giác xen lẫn bao nỗi đớn đau. Cảnh vật thường có hồn, có tình khi con người ta buồn hay vui, để cùng nhau mà chia sẻ. Thế nhưng, ở đoạn thơ sau đây ta thấy cảnh vật dường như vô cảm đến lạnh lùng: Mặc cho thiên nhiên, cảnh vật lắm vô tình, nhưng vì quá nhớ thương thiên thần bé bỏng của mình, người mẹ vẫn lắng nghe được những gì từ phương con vọng đến. “ Xạc xào động cánh đau lòng mẹ ” – phải chăng tiếng trở mình vì giấc ngủ lơ mơ của bé, tiếng quẫy đạp khát khao dòng sữa đã “xạc xào” trong trái tim, trong cõi hồn thẳm sâu của mẹ? Trong những đêm khuya thanh vắng ấy, không có bất cứ ai nhìn thấy cảnh đau lòng, một “bức tranh” đầy ám gợi với hình ảnh người mẹ trẻ đáng thương và tội nghiệp này dường như đổ sụp. Thế nhưng, vẫn có một người, ấy chính là thi sĩ của Vú em đã thấy: Ở khổ thơ cuối cùng của Vú em này, hai câu đầu vẫn thuần túy văn chương, dạt dào cảm xúc. Thế nhưng, hai câu thơ kết đã mang ý thức, sắc màu chính trị; hứa hẹn một điều gì đó hết sức lớn lao đang manh nha, tích tụ và bùng nổ ở người thi sĩ trẻ măng này. Hai câu thơ này chính là điểm mạnh, điều “ghê gớm” nhất của bài thơ đồng thời nó cũng làm cho chúng ta ít nhiều hụt hẫng. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại, tôi vẫn thấy Tố Hữu đúng và có lý. Bởi vì ở vào hoàn cảnh cụ thể của ông, tư tưởng của ông, ông không thể viết cái “kết” thật “mùi” như cách các nhà Thơ Mới được. Nói cho chính xác hơn là ông không muốn “trốn đời” để đắm say, thỏa chí cùng nàng thơ, rượu, hoa và thuốc phiện như phần đông các thi sĩ cùng thế hệ. Đơn giản vì ông khác họ về quan điểm, về lý tưởng, về con đường tranh đấu mà ông đã lựa chọn cho mình.
Vú em – Thơ Tố Hữu – Lời bình của Hà Huy Hoàng
1,073
Tấm bản đồ hải trình qua các đảo trong chuyến thăm Trường Sa năm 2022 của tác giả. CUỘC THI VIẾT ‘CHỦ QUYỀN QUỐC GIA BẤT KHẢ XÂM PHẠM’ Kỷ vật quý giá và thiêng liêng của tôi chính là tấm bản đồ hải trình thăm các đảo mà tôi đặt chân đến. Nó cho tôi niềm tự hào về Trường Sa thân yêu. Những ngày cuối mùa khô năm 2022 khi gió Tây Nam chưa thổi mạnh cũng là dịp những chuyến hải trình đưa các đại biểu đất liền ra thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa , tỉnh Khánh Hòa . Trên những hành trình ấy là cảm xúc, sự khâm phục ý chí của quân và dân ta đang sinh sống và chiến đấu ở nơi đầu sóng ngọn gió. Đoàn công tác số 6 của chúng tôi ngày ấy là những đại biểu xuất sắc của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… mang theo những niềm tin ở đất liền ra với Trường Sa thân yêu. Mỗi lần ghé thăm, các đại biểu đều ghi lại khoảnh khắc những kỷ niệm với các chiến sĩ, người dân trên đảo. Chúng tôi đem về những kỷ vật giản dị từ đảo như cây bàng vuông, vỏ ốc… Ai cũng gói ghém thật kỹ, nâng niu, trân trọng những món quà ấy. Riêng tôi, kỷ vật quý giá và thiêng liêng nhất chính là tấm bản đồ “hải trình thăm các đảo” mà tôi đặt chân đến. Gọi là “thiêng liêng” vì trên đó đã in dấu mộc đỏ những địa danh của huyện đảo xa xôi nhất Tổ quốc mà không phải ai cũng có cơ hội đến thăm. Đó là một xã đảo Song Tử Tây với bãi biển cát trắng tuyệt đẹp, xã đảo Sinh Tồn nơi cây xanh phủ kín bóng mát, hay chỉ là các cụm đảo chìm: Đá Lát, Cô Lin, Đá Đông C, Tốc Tan… nằm giữa trùng khơi sóng vỗ. Gọi là “thiêng liêng” vì ngoài dải đất Việt Nam hình hài chữ S, trên tấm bản đồ còn có những “dấu chấm đỏ” khắc ghi những hòn đảo của Tổ quốc, mà để bảo vệ những hòn đảo này, biết bao liệt sĩ đã đổi bằng máu. Để từ đó tôi tự nhủ lòng mình cần phải biết, hiểu và hành động hơn nhằm lên án khi thấy những tấm bản đồ bị sai lệch thông tin, không có 2 huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên không gian mạng, phim ảnh hay các sản phẩm trong và ngoài nước. Đó là tinh thần yêu nước với quan điểm “Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là bất khả xâm phạm”. Điều đọng lại trong tôi qua chuyến hành trình là mỗi khi chia tay đảo, tôi vẫn khắc khoải lời nhắn gửi về đất liền từ những người lính: “Hậu phương hãy yên lòng, dù có hy sinh chúng tôi vẫn quyết tâm giữ đảo, bảo vệ toàn vẹn vùng lãnh hải của Tổ quốc”. Tôi cảm nhận câu nói ấy hàm chứa ý nghĩa sâu sắc về tình yêu Tổ quốc, về sự đồng lòng, chung sức bảo vệ không của riêng ai. Tôi cũng hiểu rằng để được đặt chân đến với Trường Sa là một hạnh phúc lớn lao và chính vì thế mà mỗi đại biểu ra thăm đảo hãy là “một sứ giả” của Trường Sa, của biển đảo quê hương. Tất cả cùng hành động, tuyên truyền đến với mọi người “có một Trường Sa gian khó mà bất khuất”, như tri ân lời nhắn mà người lính gửi về đất liền. Cây bàng vuông được tác giả tặng Trường THCS Trường Sa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Với mong mỏi đóng góp một phần nhỏ bé vì Trường Sa thân yêu, tôi quyết định tặng cây bàng vuông được người dân đảo Trường Sa trao trong chuyến hải trình năm ấy để trồng trong khuôn viên Trường THCS Trường Sa ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cùng với đó là hàng chục bức ảnh được ghi lại về nhịp sống quân và dân huyện đảo triển lãm ngoại khóa cho học sinh của trường. Nhìn thấy cuộc sống “Trường Sa thu nhỏ”, nhiều học sinh đã hiểu hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các em cùng nhau vẽ tranh, viết thư động viên để nhờ thầy cô giáo gửi ra cho các chú bộ đội Hải quân. Không chỉ tôi, những người bạn của tôi trong hành trình năm ấy cũng đã thực hiện nhiều việc ý nghĩa hướng về biển đảo. Người thì thăm hỏi gia đình những chiến sĩ đã từng gặp ở đảo; người xây dựng các dự án hỗ trợ nhu yếu phẩm, giới thiệu các ứng dụng chuyển đổi số tìm việc làm cho bộ đội xuất ngũ. Một vài nhiếp ảnh gia tổ chức triển lãm ảnh giới thiệu đời sống ngư dân, người lính hải quân… Tất cả chúng tôi đều có chung tình yêu, trách nhiệm với biển đảo nói riêng và lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc nói chung, nhằm vun đắp cầu nối tình yêu đảo xa cho mọi người. Riêng tấm bản đồ hải trình theo con tàu Khánh Hòa 561 lướt qua bao vùng biển của Tổ quốc thân yêu, tôi đặt trang trọng trên bàn làm việc của mình. Nó cho tôi niềm tự hào về Trường Sa thân yêu. Nó nhắc nhớ tôi ngoài khơi kia, những chiếc thuyền ngư dân vẫn vươn khơi bám biển với lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, vượt qua bão giông để mỗi ngày vẫn hiện diện trên vùng biển chủ quyền mà cha ông ta đã xác lập, đánh dấu. Và ở đó, các chiến sĩ vẫn chắc tay súng, can trường bảo vệ đường biên của Tổ quốc. Bài và ảnh: HOÀNG TRƯỜNG
Tấm bản đồ thiêng liêng – Tác giả: Hoàng Trường
982
Tượng đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh (quận 1, TP HCM). - Ảnh: HOÀNG TRIỀU. Hưng Đạo Đại Vương cùng vua tôi, quân dân nhà Trần đã thắng giặc và xây dựng một triều đại hưng thịnh trên nền tảng của tư tưởng khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc hết sức sáng tạo và độc đáo. Hưng Đạo Đại Vương là tước vị cao nhất của Trần Quốc Tuấn do Hoàng đế Trần Anh Tông phong cho ông khi ông vừa mới qua đời, để tôn vinh “công nghiệp hiếm có” mà ông đã tạo dựng trong đời Trùng Hưng, cũng như trong lịch sử 175 năm vương triều Trần. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết “Mùa thu, tháng 8, ngày 20 (tức ngày 3-9-1300), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Sách còn cho biết thêm là tên tuổi của ông lừng danh và linh thiêng đến mức người phương Bắc “thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”. Ngày giỗ ông đã trở thành ngày quốc giỗ, ngày giỗ Cha của mọi người, mọi nhà trong các cộng đồng cư dân thuộc quốc gia dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của ông đời đời rạng rỡ cùng hào khí Đông A, văn minh Đại Việt. Theo Phan Huy Chú trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” thì Trần Quốc Tuấn ngay từ thuở ấu thơ đã có tướng là bậc kinh bang tế thế; khi lớn lên “dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, học rộng các sách, tài kiêm văn võ”. Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân. Ông biên soạn các sách “Binh gia diệu lý yếu lược”, “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy cho các tướng sĩ dưới quyền. Ông còn viết “Hịch tướng sĩ” động viên khích lệ toàn quân nhất tề xông lên “Sát Thát” (tiêu diệt giặc Mông Thát) và đã lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành các cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh hai lần đại phá các đạo quân xâm lược vô cùng hung hãn và tàn bạo vào các năm 1285, 1288. Những chiến công này đã bảo vệ toàn vẹn giang sơn xã tắc, bảo đảm cho toàn dân một cuộc sống thanh bình để dựng xây quê hương, đất nước “non sông muôn thuở vững âu vàng” và góp phần ngăn chặn hiểm họa bị nô dịch của đại đế chế Nguyên Mông. Đây là những kỳ công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam ta và linh hồn của những kỳ công này – Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không chỉ trở thành vị tướng kiệt xuất của quân dân nhà Trần, anh hùng huyền thoại muôn đời của dân tộc của Việt Nam, mà còn được thế giới tôn vinh là một trong mười vị tướng hàng đầu của nhân loại. Ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý (tức ngày 11-7-1300), vua Trần Anh Tông đến thăm Hưng Đạo Đại Vương đang ốm nặng tại nhà riêng, nhân được hỏi về kế sách đánh giặc giữ nước, ông nói: “Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản [binh] chế trường [trận] là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đạo quân một lòng như cha con mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Hưng Đạo Đại Vương khẳng định nguyên nhân thắng lợi căn bản nhất của ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, trong đó các cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba do ông trực tiếp lãnh đạo là “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức”. Nhưng làm thế nào để có thể cố kết được cả nước thành một khối thống nhất, để có thể huy động được cao độ sức mạnh của toàn dân trước những hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp của cuộc chiến như vậy? Theo ông, điểm mấu chốt, có ý nghĩa quyết định chính là triều đình đã thực tin vào dân, đã thực sự vì dân trong hoạch định các chủ trương, chính sách và quyết tâm bảo vệ đến cùng mọi lợi ích chính đáng của nhân dân. Truyền thống thân dân đã được vương triều Lý đề cao, đã được thể chế hóa trong các hoạt động của triều đình và quy định của luật pháp. Đến vương triều Trần, truyền thống này càng được đề cao hơn, nhất là trong bối cảnh Đại Việt phải đương đầu với các đạo quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và vua tôi nhà Trần đã sớm nhận ra các hạt nhân hợp lý này và nhào nặn, kết quyện chúng trong một tổng thể thống nhất, hợp lý và hài hòa, tạo nên những kết quả thật bất ngờ. Trương Hán Siêu, nhà chiến lược bên cạnh Hưng Đạo Đại Vương những ngày gian khổ trên chiến tuyến Bạch Đằng, trong “Bạch Đằng giang phú” nổi tiếng đã nói hộ ông rằng thắng lợi tuyệt vời của quân dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng đâu phải bởi đất hiểm mà chính là ở đức cao. Đức cao ở đây là Hưng Đạo Đại Vương đã thực sự hiểu dân, tin dân, dựa hẳn vào dân để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân thực sự. Các nhà chiến lược quân sự đời nay xác nhận trận Bạch Đằng năm 1288 là “lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp với thế trận của quân đội dân tộc tiêu diệt địch trong những trận lớn, một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù hung bạo”. Đây là thế trận của lòng dân, thế trận của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh do Hưng Đạo Đại Vương cùng vua tôi, quân dân nhà Trần tạo lập và thành công trên nền tảng của tư tưởng khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc hết sức sáng tạo và độc đáo dưới thời Trần. Bài học khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc là bài học đặc biệt thành công của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và quân dân nhà Trần vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay và mãi về sau. Sức dân – sức mạnh thời đại Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1941 trở về Cao Bằng lãnh đạo cách mạng. Người viết cuốn sách “Lịch sử nước ta đặc biệt đề cao kỳ công hai lần lãnh đạo chiến tranh du kích” (chiến tranh nhân dân) đại phá Nguyên binh của Trần Hưng Đạo “nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh”. Bài học khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc của Hưng Đạo Đại Vương và vua tôi nhà Trần đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thật tài tình trong hai câu kết của cuốn sách: “Dân ta xin nhớ chữ đồng:/ Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”. Đấy chính là nguồn sức mạnh làm nên thành công tuyệt vời của Cách mạng Tháng Tám; của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, các cuộc chiến tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải; của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”… Tất cả đều nhờ ở sức dân, sự đóng góp của toàn dân, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam)
Lẽ muôn đời: Lấy dân làm gốc – Tác giả: GS-TS-NGND Nguyễn Quang Ngọc
1,456
NSND Bùi Đình Hạc. Đạo diễn, NSƯT Bùi Trung Hải chia sẻ , bố anh – NSND Bùi Đình Hạc qua đời tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, sau thời gian bị tai biến mạch máu não, viêm phổi. NSƯT Bùi Trung Hải chia sẻ, dù những năm gần đây bố yếu nhưng đầu óc vẫn minh mẫn, rất quan tâm tới điện ảnh Việt Nam. NSƯT Bùi Trung Hải cho biết gia đình đang bàn bạc để thống nhất tang lễ cho NSND Bùi Đình Hạc. NSND Bùi Đình Hạc sinh năm 1934 tại Phú Thọ , nhập ngũ năm 1949, từng học điện ảnh tại Liên Xô (cũ). Năm 1953, ông bắt đầu vào ngành điện ảnh tại An toàn khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Ông là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của thế hệ điện ảnh Việt Nam đầu tiên. Những bộ phim do NSND Bùi Đình Hạc đạo diễn góp phần đặt những viên gạch vững chắc cho sự phát triển của điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu. Đạo diễn Bùi Đình Hạc thành công ở cả lĩnh vực phim tài liệu và phim truyền hình. Những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng của NSND Bùi Đình Hạc: Nước về Bắc Hưng Hải (1959), Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi (1964), Nguyễn Văn Trỗi (1966), Đường về quê mẹ (1971), Hồ Chí Minh – Chân dung một con người (1989), Hà Nội 12 ngày đêm (2002)… “Tôi yêu thích tính đa dạng trong sáng tác. Phim sau làm phải khác phim trước, khác nhau về hình thức thể hiện, về sự tìm kiếm thăm dò, thể nghiệm và hoàn thiện. Ví dụ, tôi đã làm ba bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng mỗi phim, với nguồn tư liệu ngồn ngộn, tôi luôn phải cố gắng tìm cách thể hiện khác nhau”, NSND Bùi Đình Hạc từng chia sẻ về làm phim. Năm 1984, NSND Bùi Đình Hạc được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND (đợt 1). Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho 7 tác phẩm điện ảnh đặc sắc. NSND Bùi Đình Hạc từng đảm nhận các cương vị: Giám đốc Hãng phim Thời sự Tài liệu Trung ương, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam…
NSND Bùi Đình Hạc, đạo diễn ‘Hà Nội 12 ngày đêm’ qua đời
376
Nhà văn Phùng Văn Khai ký tặng sách cho độc giả. Luôn nhiều năm liền theo đuổi đề tài lịch sử, tôi nhận ra một điều rằng, lịch sử của dân tộc Việt Nam không chỉ hết sức phong phú trầm hậu, cuồn cuộn trầm tích tầng tầng mà còn luôn đưa ra nhiều thông điệp hữu ích cho người đời sau. Lịch sử ở đây phải bao gồm tất thảy những gì hiện hình trong đời sống mấy nghìn năm của bách tính thị tộc Đại Việt chứ không thể gò bó trong vài quyển chính sử sao chép truyền thừa của giới sử quan. Có ông quan chuyên về chép sử nghiêm cẩn lạnh lùng, tiếng tăm truyền lại, song không ít chỗ đều là nhìn vào cái lừ mắt của quân vương mà chép cho đẹp ý vương triều. Bởi vậy, sự thật lịch sử, ở nhiều khúc quan trọng, lại thấy mịt mờ diệu vợi. Người viết tiểu thuyết lịch sử đời sau bởi vậy như bị đánh đố, bị ách tắc ngòi bút. Ấy vậy mà, tiền nhân của chúng ta, nhất là những người cầm bút, đặc biệt là giới sáng tác văn chương như có huyền cơ để lại, không chỉ chứng lý mỗi sự kiện lịch sử mà cả một khung trời nghệ thuật đầy biến ảo, rành rành sự thật vô cùng sinh động miên man, tha hồ cho người đời sau học hỏi. Ở những lúc khó khăn bí bách nhất, tôi thường tìm tới Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Hai mươi truyện của ông luôn cứu cánh cho tôi ở những bước ngoặt, những chân tường. Với tôi, Nguyễn Dữ không chỉ đích thực là một nhà văn, ông còn là một nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn với thành tựu đến hôm nay vẫn là dấu mốc cực kỳ quan trọng của văn học sử. Nhà văn Phùng Văn Khai (thứ 2 từ trái sang) cùng các nhà thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Thanh Kim, Lê Hoài Nam. Cuộc đời ông quả là những truyền kỳ đặc sắc và bí ẩn. Ông học tập và giao du với những danh sĩ xuất chúng đương thời. Là học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn tâm giao với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Phùng Khắc Khoan có khoảng thời gian dài làm quan lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An, cũng là khoảng thời gian sáng tác sung sức nhất để hình thành Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Phùng Khắc Khoan vốn nổi tiếng tài thơ nhất nhì Lê triều khi ấy. Hai ông một thơ một văn đều là học trò cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi núi rừng Thanh Hóa hẳn nhiên sẽ văn chương giao kết, câu chữ tri âm. Chỉ riêng những xen đàm đạo cùng tiên thánh, trò chuyện với quỷ thần trong các trước tác của nhị vị Nguyễn – Phùng sau này được lưu truyền sử sách đã nói lên điều đó. Viết Truyền kỳ mạn lục , Nguyễn Dữ trước tiên thỏa mộng chính mình. Mộng văn chương. Truyền kỳ mạn lục chính là sự chuyên nghiệp sớm nhất của người sáng tác của người Việt. Trước ông, các vị vua chúa đại thần sáng tác thơ văn từ số lượng tới chất lượng có thể hơn ông như Nguyễn Trãi, song thơ văn của cụ luôn bàn về thời thế, quân chính, đạo lý, luân lý cao siêu. Nguyễn Dữ khác hẳn, cũng từ những điển tích, điển cố, từ những truyền kỳ trong dân gian, ông thẳng thắn và dũng cảm, tài hoa và mẫn cảm, khéo léo và hăng hái đi thẳng một mạch vào thân phận con người. Khi ngòi bút quá hăng say, ông đã đụng chạm tới cả thánh thần, bá vương phương Bắc, diêm vương dưới âm tào địa phủ, thần nhân, thánh nhân một cách sâu sắc để đưa ra những bài học hữu ích cho đời. Không thể nào ngờ được rằng, từ gần 500 năm trước, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã có vô số cảnh ân ái giăng hoa, những mối tình hoan lạc bất chấp đất trời, vượt qua khung khổ gò bó của cái gọi là vương đạo, pháp đạo, gia đạo trói chặt con người, nhất là người phụ nữ đã hàng nghìn năm. Những trang viết về tình yêu nam nữ trong Truyền kỳ mạn lục là những trang văn thanh thoát nhất của Nguyễn Dữ. Thậm chí, các truyện: Chuyện nàng Túy Tiêu; Truyện nghiệp oan của Đào Thị; Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây; Truyện cây gạo… thì những mối tình ở đó không chỉ phức tạp bí ẩn mà còn là tiếng nói phản kháng cực lực với đạo lý Nho gia. Ngòi bút của Nguyễn Dữ ở những truyện này khiến người đời sau kính sợ sự thâm hậu miên lý tàng châm khi ông khai thác thẳng vào những đồi bại của nho sĩ trụy lạc, bọn lái buôn hãnh tiến, bọn quan lại hủ lậu tham lam mà tinh tế cảm thông, thậm chí công nhiên xiển dương cảnh trai gái yêu đương, thề thốt giao tình giữa thanh thiên bạch nhật. Đó là sự buông phóng thể xác trong Truyện cây gạo giữa Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh; đó là sự hoan lạc mê đắm giữa Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây . Không ít chỗ còn hết sức buông tuồng: “Sinh rủ rê cả hai ả đến chơi chỗ trọ của mình, chuyện trò đằm thắm. Chàng lả lơi cợt ghẹo, hai ả thẹn thò nói rằng: “Chúng em việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉ e mưa nắng nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu”. Sinh khuyên lơn dịu ngọt rồi cùng tắt đèn đi nằm. Lửa đượm hương nồng, ân ái mười phần thỏa nguyện”. Cách đây gần 500 năm mà cụ Nguyễn Dữ đã viết như thế quả thực hết sức phong tình vậy. Truyền kỳ mạn lục dẫn những lời bình của chính Nguyễn Dữ như một phép đọc , một điểm nhìn. Sự phong phú, hàm súc của mỗi lời bình đã như tô thêm vẻ đẹp cho tác phẩm. Khi thì đặt vị quan Đại Việt ngang hàng với các hoàng đế Trung Quốc như Câu chuyện ở đền Hạng Vương đã không chỉ đối chọi với ngòi bút tán tụng của Tư Mã Thiên mà còn chỉ thẳng ra những chỗ bất tiếu của Lưu Bang, Hạng Vũ. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đặc biệt sắc sảo khi phải vạch trần những hủ bại của bọn vua quan, thậm chí quỷ thần đều bị Nguyễn Dữ phơi lên mặt giấy. Ngay như giới tu hành trí trá nơi cửa Phật làm trò mê tín dị đoan nhất loạt đều bị Nguyễn Dữ điểm huyệt cứng họng bằng một thứ văn chương cuồn cuộn như nước thủy triều. Cũng với sự sắc bén thâm hậu ấy, Nguyễn Dữ đã chỉ thẳng ra những chỗ hào nhoáng, tâng bốc, xu nịnh ở ngay người cầm bút nhất là những nhà thơ từ đời Trần đến đời Lê rất cần được giới nghiên cứu văn học sử lưu tâm. Chủ trương dựng nên những việc hoang đường mà thông điệp đưa ra vô cùng có ích chính là chỗ tài nhất của Nguyễn Dữ. Từ những tích truyện nhiều khi đã cũ mòn trong dân gian mà qua ngòi bút Nguyễn Dữ đều lập tức sinh động uyển chuyển, như cầm nắm được, như hơi thở nóng hổi bên mình. Đọc văn của ông không chỉ thấy những xấu xa thối nát của bọn vua quan hoang phí sức dân, những trọc phú dùng tình chế áp người khác mà thụ hưởng khoái cảm vô độ của mình, những kẻ lợi dụng đạo giáo để làm trò khuất tất mà còn toát lên vẻ đẹp từ chính sự cần lao, từ khát vọng không biết mệt mỏi của những thân phận thấp bé, nhất là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vợ chồng Nhà văn Phùng Văn Khai (đứng) cùng các nhà khoa học đi điền dã tại Thạch Thất – Hà Nội. Truyền kỳ mạn lục mặc dù tác giả của nó luôn tỏ ra rất khiêm nhường, song thực chất là đỉnh cao khó vượt của giới cầm bút, thậm chí cho tới tận hôm nay. Sau này, khi đọc tập Yêu ngôn của nhà văn Nguyễn Tuân, dù Nguyễn Tuân rất tài tình và thăng hoa song chúng tôi vẫn thấy Truyền kỳ mạn lục ở một đẳng cấp cao hơn hẳn. Càng đọc lại, càng thấy những đóng góp lớn lao của Nguyễn Dữ đối với văn học sử. Những truyện của Nguyễn Dữ đều ra đời trước Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh bên Tàu càng cho thấy tính sáng tạo độc đáo của ông. Sinh thời, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng phủ chính, biên tập Truyền kỳ mạn lục và cho rằng đó chính là thiên cổ kỳ bút . Ngay việc Nguyễn Dữ từng thi đậu hương tiến (tức cử nhân), tiếp đó ông thi hội trúng tam trường và có ra làm tri huyện Thanh Toàn (nay là huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) nhưng chỉ một thời gian ngắn đã lập tức cáo quan ẩn cư ở Thanh Hóa viết một mạch hai mươi truyện nơi rừng núi kể cũng lạ lắm thay. Văn chương của Nguyễn Dữ chính là thứ văn dĩ tải đạo chất chứa biết bao thông điệp để làm giàu có tâm hồn, tạo sự công bằng xã hội, khuyến khích những người hiếu nghĩa, bênh vực giới nữ, xiển dương điều hay ý đẹp ở đời. Bởi vậy, dẫu đã vài trăm năm mà vẫn như người đồng thời trò chuyện và cung cấp tri thức cho người hôm nay vậy. Hiện thực xã hội thời nào cũng có những nhức nhối khôn khuây. Không thể có một xã hội nào toàn thiện, toàn mỹ và việc chúng ta giáp mặt, đương đầu với những u mê dốt nát tăm tối do chính con người đem tới cho con người là lẽ tất nhiên. Chỉ có điều rằng, trước Nguyễn Dữ và sau Nguyễn Dữ, dường như quá ít nhà văn, kể cả trong ngày hôm nay đủ khí và lực, cương trực, dũng cảm, tài hoa thể hiện bằng tác phẩm được như ông. Điều này quả là đặc biệt rất cần được nghiên cứu và khẳng định sâu sắc hơn nữa văn tài Nguyễn Dữ. Ngày hôm nay, nhiều giá trị đang bị đảo lộn. Những thách thức lớn trong việc khẳng định nền văn hóa dân tộc, ở một bình diện nhỏ hơn là văn học nghệ thuật đang phải chịu nhiều sức ép, thậm chí có lúc dường như quá sức. Đây đang là vấn đề đặt ra, trách phận của trí thức, nhất là giới sáng tác phải nhận lãnh trách nhiệm về mình. Có lẽ nào, gần 500 năm trước, phẩm cách và tài năng của các cụ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ đã hiển lộ rõ ràng, giúp ích để con người sớm trưởng thành hơn mà hôm nay con cháu các cụ cả lại mãi luẩn quẩn trong những cạn hẹp, manh mún, sơ sài trong sáng tác. Văn chương nhất thiết phải giúp con người mạnh mẽ hơn mới là văn chương đích thực. Nguyễn Dữ chính là con người như vậy, nhà văn như vậy.
Truyền kỳ Nguyễn Dữ: Văn chương phải giúp con người mạnh mẽ hơn! – Tác giả: Nhà văn Phùng Văn Khai
1,891
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ. Ngày 1/7/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 607/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ. Công điện nêu rõ: Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường, nắng nóng gay gắt kéo dài, mưa lớn cục bộ tại nhiều địa phương, sạt lở bờ sông, bờ biển liên tiếp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL ) và một số tỉnh Nam Trung Bộ, sạt lở đất do mưa lớn xảy ra ở miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên đã gây thiệt hại lớn về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Chính phủ đã có các văn bản chỉ đạo về phòng, chống sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển. Từ đầu năm 2023 đến nay riêng tại vùng ĐBSCL đã xảy ra 122 vụ sạt lở ảnh hưởng đến dân cư, công trình đê điều, giao thông, rừng ngập mặn; gần đây các vụ sạt lở đất tại Bắc Kạn , Lâm Đồng … cũng đã gây thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản. Để chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là trong mùa mưa bão sắp đến, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ động chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở nói riêng, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng phòng, chống thiên tai tại cơ sở tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, kênh, rạch, ven biển, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng. Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời. Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp phép, khai thác cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch để hạn chế xảy ra sạt lở, đồng thời bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cho các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án hạ tầng giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, kênh rạch, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ. Về lâu dài, phải kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình ven sông, suối, kênh rạch, ven biển nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở; đồng thời chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư tại các khu vực không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc có nguy cơ sạt lở cao ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, nhất là đối với vùng ĐBSCL. Bộ TN&MT chỉ đạo các địa phương quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi trên sông theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án hạ tầng giao thông theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động cấp phép, khai thác cát sỏi. Bộ NN&PTNT chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống sạt lở và thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ven biển để phòng, chống sạt lở. Bộ GTVT chỉ đạo kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trên các tuyến cao tốc, quốc lộ và các trục giao thông chính. Bộ Xây dựng chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng để hạn chế xảy ra sự cố sạt lở, sớm khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị, khu dân cư khi mưa lớn. Bộ Công Thương chỉ đạo công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hệ thống cung cấp, truyền tải điện, hầm lò, bãi thải khai thác than. Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ tình hình sự cố, thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, điều phối và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng: Bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân mùa mưa lũ
1,056
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Freie Berlin đã phát hiện ra phốt pho trong đại dương dưới bề mặt của Enceladus – mặt trăng của sao Thổ. Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất trong hệ Mặt trời của chúng ta vừa có một bước tiến vượt bậc. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Frank Postberg tại Đại học Freie Berlin làm trưởng nhóm, đã phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy đại dương dưới bề mặt của Enceladus – mặt trăng băng giá của sao Thổ chứa một khối vật chất quan trọng cấu thành cho sự sống. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ tàu không gian Cassini để phát hiện phốt pho ở dạng phốt phát trong các hạt băng (có nguồn gốc từ đại dương bị đóng băng của mặt trăng) đã bị đẩy vào không gian bởi vụ phun trào núi băng của mặt trăng (giống kiểu phun trào núi lửa ở Trái đất). Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí khoa học Nature số tháng 6.2023. Giáo sư Postberg, một nhà khoa học hành tinh cho biết: “Các mô hình địa hóa trước đây đã bị chia rẽ về câu hỏi liệu đại dương của Enceladus có chứa một lượng đáng kể phốt phát hay không. Các phép đo của Cassini mới đây cho thấy rõ ràng rằng một lượng đáng kể chất thiết yếu này có trong nước biển”. Phốt pho ở dạng phốt phát rất quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái đất. Ví dụ, nó cần thiết cho việc tạo ra DNA và RNA, màng tế bào và ATP (chất mang năng lượng phổ quát trong tế bào). Sự sống sẽ không tồn tại nếu không có phốt phát. Tiến sĩ Fabian Klenner tại Đại học Washington cho biết: “Bằng cách xác định nồng độ phốt phát cao như vậy có sẵn trong đại dương của Enceladus, giờ đây chúng ta đã đáp ứng được điều thường được coi là một trong những yêu cầu nghiêm ngặt nhất trong việc xác định liệu các thiên thể có thể ở được hay không”. Tiến sĩ Nozair Khawaja, một nhà khoa học hành tinh gốc Pakistan hiện đang làm việc tại Đại học Freie Berlin cho biết thêm: “Bước tiếp theo đã rõ ràng – chúng ta cần quay lại Enceladus để xem liệu đại dương có khả năng xuất hiện sự sống có thực sự thích hợp cho sự sống hay không”. Trong một chuyến bay ngang qua năm 2005, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp những bức ảnh có độ phân giải cao về Enceladus rồi ghép lại thành tấm ảnh này. Tấm ảnh cho thấy những vết nứt dài ở cực nam của mặt trăng cho phép nước từ đại dương dưới bề mặt thoát vào không gian – Ảnh: NASA. Vài năm trước, tàu vũ trụ Cassini-Huygens, được NASA và ESA triển khai hoạt động trên quỹ đạo của sao Thổ từ năm 2004 đến 2017, đã phát hiện ra đại dương lỏng dưới bề mặt của Enceladus và phân tích các mẫu vật thu được trong một đám hạt băng và khí phun trào vào không gian từ các vết nứt trên lớp vỏ băng giá của mặt trăng này. Trong các nghiên cứu trước đây, nhóm của Postberg đã xác định rằng Enceladus chứa một “đại dương soda” (giàu cacbonat hòa tan) và chứa rất nhiều hợp chất hữu cơ dễ phản ứng. Trong quá trình đó, họ cũng tìm thấy dấu hiệu của môi trường thủy nhiệt dưới đáy biển. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại Đại học Freie Berlin gần đây mới phát hiện ra dấu hiệu không thể nhầm lẫn của phốt phát trong dữ liệu thu thập được. Điều quan trọng đối với khả năng xuất hiện sự sống là phốt phát không bị giữ lại trong khoáng chất đá mà hòa tan trong đại dương dưới dạng muối. Nồng độ phốt phát tại Enceladus được xác định là cao hơn 100 đến 1.000 lần so với đại dương trên Trái đất. Để điều tra làm thế nào Enceladus có thể duy trì nồng độ phốt phát cao như vậy trong đại dương, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản (do Giáo sư Yasuhito Sekine đứng đầu) và Mỹ (do Tiến sĩ Christopher R. Glein đứng đầu) đã hợp tác tiến hành các thí nghiệm. Postberg giải thích: “Các thí nghiệm và mô hình hóa quá trình địa hóa của chúng tôi chứng minh rằng nồng độ phốt phát cao như vậy là do khả năng hòa tan khoáng chất phốt phát được tăng cường. Từ đó dẫn đến suy đoán các điều kiện cụ thể này tồn tại không chỉ trên Enceladus, mà nói chung là trên toàn bộ phần phía ngoài hệ Mặt trời (sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa được tính là phần phía trong hệ Mặt trời còn sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương… được tính là phần phía ngoài hệ Mặt trời). Đó là một tin tuyệt vời đối với (việc nghiên cứu) một số đại dương bên ngoài sao Mộc”. Một trong những khám phá ấn tượng nhất thuộc lĩnh vực khoa học hành tinh trong 25 năm qua là các thế giới có đại dương bên dưới lớp băng bề mặt là phổ biến trong hệ Mặt trời của chúng ta. Thậm chí, chúng chứa nhiều nước hơn đáng kể so với tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại. Chúng bao gồm các mặt trăng băng giá của sao Mộc như Europa và sao Thổ như Ganymede, Titan và Enceladus, cũng như các thiên thể xa xôi hơn như sao Diêm vương. Các hành tinh có đại dương trên bề mặt như Trái đất phải có quỹ đạo trong một phạm vi hẹp (trong vùng được gọi là “vùng có thể ở được”) đủ gần với ngôi sao chủ để duy trì nhiệt độ để nước không bị đóng băng cũng như đủ xa để nước không bị bốc hơi. Tuy nhiên, các thế giới có đại dương như vệ tinh Enceladus có thể xuất hiện trên một phạm vi với khoảng cách rộng hơn nhiều, làm tăng đáng kể số lượng thế giới có khả năng nuôi dưỡng sự sống trên khắp Ngân hà .
Phát hiện chất liệu quan trọng hình thành sự sống trên mặt trăng băng
1,061
Đường Nguyễn Văn Khối ngập nặng trong cơn mưa lớn chiều 2/7. Ảnh: UDI Maps. Mưa lớn tiếp tục xảy ra chiều 2/7 khiến nhiều nơi tại TP.HCM tái diễn tình trạng ngập. Người dân di chuyển khó khăn trong mưa. Mưa lớn kèm gió tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực ở TP.HCM và kéo dài hơn 1 giờ. Theo hình ảnh trực tuyến từ ứng dụng cảnh báo ngập UDI Maps của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, một số tuyến đường như Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức)… bị ngập ở một số khu vực thấp, trũng. Người dân phải di chuyển vất vả trong cơn mưa. UDI Maps cảnh báo người dân hạn chế lưu thông vào thời điểm này. Tin phát đi chiều 2/7 từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy mây dông đang phát triển rất mạnh và gây mưa trên hầu hết quận, huyện và TP Thủ Đức. Ngoài ra, những vùng mây dông ở Long An, Tiền Giang đang mở rộng và di chuyển về phía TP.HCM. Dự báo trong vài giờ tới, mây dông tiếp tục phát triển gây mưa dông cho khắp thành phố. Lượng mưa phổ biến 10-25 mm, có nơi trên 30 mm. Người dân cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh cấp 5-6 (8-14 m/s) trong cơn dông. Lý giải nguyên nhân gây mưa những ngày qua, đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết vùng áp thấp nóng phía tây nối với rãnh áp thấp có trục khoảng 24-27 độ vĩ bắc hoạt động mạnh dần, gió mùa tây nam trên khu vực có cường độ trung bình. Do đó, các tỉnh, thành Nam Bộ vào chiều và tối có mưa vài nơi, rải rác có dông, có nơi mưa vừa, mưa to. Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo đây là đợt mưa kéo dài nhất kể từ đầu năm đến nay. Từ ngày 6/7 trở đi, mưa có xu hướng tăng, có nơi mưa vừa, mưa to. Nhiệt độ trong tháng 7 được dự báo giảm so với tháng trước, kể cả nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cao nhất, phổ biến ở mức 23-34 độ C. Ngược lại, tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm. Trong đó, tuần đầu và tuần cuối tháng 7 có tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, tuần giữa xấp xỉ trung bình nhiều năm. Trung tâm Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng TPHCM) thống kê TP.HCM có 15 tuyến đường trục chính và nhiều tuyến hẻm (đặc biệt ở khu vực vùng ven) bị ngập khi xảy ra mưa lớn. Trong đó có 3 khu vực thường xuyên ngập do mưa, tập trung ở quận Gò Vấp và TP Thủ Đức. Dự báo trong 10 ngày đầu tháng 7, khu vực có mưa nhiều ở TPHCM gồm: quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, TP Thủ Đức (phường Cát Lái và phường Trường Thọ).
Nhiều tuyến đường biến thành sông sau cơn mưa lớn ở TP.HCM
517
Thi bơi chải trên lạch Hới ở thành phố Sầm Sơn. Ngày 2/7, thành phố Sầm Sơn ( Thanh Hóa ) tổ chức Lễ hội cầu ngư-bơi chải năm 2023; tiếp nối chuỗi sự kiện, lễ hội trong mùa hè du lịch sôi động, lành mạnh, thân thiện, mến khách và đậm đà sắc thái văn hóa biển. Lễ hội cầu ngư-bơi chải được tổ chức tôn nghiêm theo nghi thức truyền thống. Sau màn rước kiệu, dâng lễ vật, dâng hương, tế lễ, nội dung sớ trình tấu cầu mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân vươn khơi, bám biển, đánh bắt thủy sản bội thu. Nổi trống khai mạc lễ hội và trình bày diễn văn tại lễ hội, lãnh đạo thành phố Sầm Sơn nhấn mạnh: Lễ hội cầu ngư-bơi chải năm 2023 hướng tới các hoạt động “chung sức bảo vệ biển, đảo”, khuyến khích, động viên ngư dân vươn khơi, bám biển lao động sản xuất, bảo vệ sự đa dạng sinh thái, tài nguyên biển, bảo vệ vùng biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, chung tay, góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tiếp đó là chương trình nghệ thuật kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, ngợi ca tình yêu lao động, tôn vinh chủ thể lao động, sáng tạo. Rước kiệu cùng phối tế ở lễ hội cầu ngư thành phố Sầm Sơn. Lãnh đạo thành phố Sầm Sơn nổi trống khai hội. Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật tại lễ hội cầu ngư-bơi chải. Phần hội kéo dài với phần thi đan lưới thu hút các nữ nghệ nhân khéo tay, lành nghề đến từ các xã, phường trên địa bàn thành phố tham gia. Sôi động, hấp dẫn hơn là cuộc thi bơi chải truyền thống với sự tham gia của 84 vận động viên thuộc 4 đội bơi đến từ 11 xã, phường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn cùng đua sức, đua trí, đua tài trên sông cửa Hới. Các nữ nghệ nhân thi đan lưới. Cùng với lễ hội cầu phúc, lễ hội bánh chưng, bánh dày, lễ hội cầu ngư-bơi chải là hoạt động văn hóa-thể thao truyền thống độc đáo được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng ở thành phố Sầm Sơn. Qua đó giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, di sản ông cha trao truyền; tôn vinh chủ thể lao động sáng tạo ở Sầm Sơn và vùng duyên hải Thanh Hóa.
Lễ hội cầu ngư-bơi chải ở Sầm Sơn
425
4 nguồn phát thải chính bao gồm nhiên liệu hóa thạch (màu cam), đốt sinh khối (màu đỏ), hệ sinh thái đất (màu xanh lá cây) và đại dương (xanh lam). Ảnh: NASA's Scientific Visualization Studio. Hình ảnh mô phỏng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy khí nhà kính dày đặc đang bao phủ Trái Đất. NASA mới đây đã công bố hình ảnh trực quan về biến đổi khí hậu. Ảnh mô phỏng máy tính mới về lượng phát thải trong năm 2021 cho thấy carbon dioxide tiếp tục lấp đầy bầu khí quyển và bao quanh hành tinh. Carbon dioxide là một trong những khí nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, vì chúng tạo ra lớp giữ nhiệt cho hành tinh, khiến cho nhiệt khó phân tán vào vũ trụ hơn. “Carbon dioxide là khí nhà kính phổ biến nhất dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự tích tụ khí nhà kính này trong bầu khí quyển sẽ còn nhanh hơn nếu không có các bể hấp thụ carbon trên đất liền và đại dương, những nơi hấp thụ khoảng một nửa lượng khí thải do con người thải ra mỗi năm”, theo NASA. Các kỹ thuật lập mô hình máy tính tiên tiến đã thể hiện ảnh hưởng của các nguồn phát thải và bể hấp thụ carbon. NASA cho biết công tác mô phỏng cho thấy các nguồn phát thải CO2 và bể hấp thụ lần lượt ở châu Á và châu Úc. Đặc điểm đáng chú ý nhất là lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch từ Trung Quốc , góp phần làm tăng gánh nặng khí CO2 trong khí quyển. Ngược lại, lượng khí thải mà sinh quyển đất liền hấp thụ có thể nhìn thấy rõ ràng ở Australia . Con người, cũng như nhiều loài động vật và thực vật, cần carbon dioxide để tồn tại. Do đó, nhiều hình ảnh về khí nhà kính thường bị những người không tin vào biến đổi khí hậu gạt sang một bên, với lập luận rằng đây là một trong những loại khí cần thiết cho sự sống. Tuy nhiên, thực tế là sự sống trên Trái Đất sẽ gặp nguy hiểm nếu có lượng lớn carbon dioxide được thải vào bầu khí quyển, vì nó khiến nhiệt độ toàn cầu ấm hơn, kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiệt độ toàn cầu ấm hơn làm băng tan nhanh hơn, làm dâng mực nước biển và nhấn chìm nhiều phần của hành tinh. Nóng lên toàn cầu giống như hiệu ứng domino, và hình ảnh mới của NASA cho thấy sự tích tụ và bao phủ của carbon dioxide trên khắp hành tinh, cảnh báo rằng con người cần có các biện pháp cắt giảm phát thải hiệu quả. Nhiều nhà khoa học cho rằng thế giới đang chưa giảm phát thải ở mức đủ mạnh để có thể đạt được mục tiêu hạn chế nóng lên toàn cầu trong phạm vi 1,5 độ C theo thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Nếu giảm một nửa lượng khí thải trong 10 năm tới, và sau đó giảm về 0 vào năm 2050, thế giới mới có 50% cơ hội duy trì nhiệt độ nóng lên trong ngưỡng 1,5 độ C, Joeri Rogelj, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Imperial London, nói với Science . Các cam kết khí hậu hiện nay chưa đáp ứng các mục tiêu giảm thải này. Trong khi đó nhiều cam kết còn thiếu kế hoạch hành động, theo một báo cáo mới của tổ chức theo dõi giảm phát thải Net Zero Tracker.
Hình ảnh mô phỏng cho thấy thế giới đang ‘ngạt thở’
600
‘Miền sương tản phố’ (NXB Hội Nhà văn) là tập sách thứ bảy của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Có lẽ giống như cái tên của mình, tập tản văn có một không khí tản mác riêng biệt, vừa lành lạnh hơi sương, lại xen một chút u buồn hoài niệm của một người thơ nhẹ nhàng. Với 34 tản văn nhỏ xinh, quyển sách mang lại cảm giác vừa vặn khiến những người lười đọc cũng không thể có cơ mà thoái thác những tản mạn nên thơ để bắt đầu ngẫm ngợi. Những khoảnh khắc giao mùa đẹp đến nao lòng hiện ra trong mùa lá rụng, mùa sương giăng, mùa dã quỳ rực rỡ, đến những con dốc nhỏ đầy bụi đỏ cũng hiện ra với biết bao cung bậc cảm xúc. Không chỉ vậy, những điều bé mọn, dễ lãng quên như bậc thềm nhỏ cũng được khắc họa kỹ càng, như tái hiện lại cả một khoảng thời gian rực rỡ, trong trẻo của nhiều người khi mà nhớ lại và nó sẽ rung lên khe khẽ. Miền sương tản phố sẽ dẫn dắt người đọc đi theo một dòng cảm xúc dịu dàng của một thiếu nữ yêu miền đất đỏ bazan như là một duyên nợ. Đó là những tình cảm về hàng cây, về mùa hoa, về con đường quen thuộc, về sương lạnh, về loài hoa dã quỳ đặc trưng của cao nguyên đất đỏ, về tuổi thơ vừa thiếu thốn nhưng lại đầy ấm áp và yêu thương và còn về cả một tình yêu day dứt. Dường như đây là những trang viết để nhà thơ thổ lộ lòng mình, để tri ân miền đất mình sinh sống, những cảm xúc cứ tự nhiên tuôn trào theo mùa, theo cảnh, theo thời gian, theo những vệt ký ức vui buồn lẫn lộn. Những yêu thương cứ thế tuôn trào thành một mạch dài, nối tiếp nhau, hòa quyện vào nhau, đôi lúc chập chờn rồi trùng lẫn vào nhau như một cách nhấn mạnh những ấn tượng sâu sắc của người viết. Nhưng nếu có ai đó đã từng đến phố núi một lần sẽ thấy phố núi của mình gặp và phố núi trong tập tản văn có sự khác biệt rõ rệt. Bởi những sương giăng đó là từ ký ức của những ngày xưa lắc, trải dài trong tiềm thức của tác giả đến tận bây giờ. Phố xá đã không còn nhỏ như ngày xưa ấy nhưng vẫn thân tình và chậm rãi, như cách nhấp một ngụm cà phê ở một quán vỉa hè mà thảnh thơi ngắm lá rụng, lặng nhìn sương mờ để trôi đi trong lặng lẽ. Ngắm cảnh mà sinh tình, mà ngẫm về những xôn xao ngoài phố cũng là một đặc trưng trong những tản văn của Ngô Thị Thanh Vân, vừa thấy nhẹ nhàng phố đó, hoa kia mà đã cảm khái, ngẫm ngợi đến phận người mà trăn trở. Tập tản văn không mênh mang dàn trải mà chỉ tập trung vào tình cảm của tác giả đối với quê hương thứ hai của mình, những chi tiết khắc sâu vừa lãng mạn, lại vừa hiện thực khiến người đọc dường như có thể chạm vào một miền sương sâu thẳm. Không quá sức trau chuốt hay thổi thêm những lãng đãng cho miền sương thêm mơ hồ khiến người đọc lạc lối, nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân tự chọn cách tách bạch những ký ức mơ mộng của người thơ với cuộc sống thường nhật của người lao động nơi đây, bởi miền sương lãng đãng đó gieo vào lòng du khách, vào lòng những người thơ như tác giả biết bao cảm thán đẹp về “em Pleiku mắt đỏ môi hồng”.
Có một miền sương trên phố
632
Nhìn xuống thung lũng Meteora, khu vực có hang động Theopetra cho biết quá khứ của nhân loại. Hy Lạp là quốc gia có bề dày lịch sử, là cái nôi của toàn bộ nền văn minh châu Âu hiện đại. Ví dụ rõ ràng nhất, thể hiện tất cả sự phong phú trong quá khứ, là hang động Teopetra trong các tảng đá của Meteora. Đó thực sự là một kỳ quan khảo cổ, tiết lộ tất cả những bí mật về lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại hơn 130.000 năm. Những người hâm mộ lịch sử cổ đại của nền văn minh nhân loại chắc chắn sẽ vô cùng cảm kích trước kỳ tích phát hiện mới đây của giới khảo cổ học. Hang động Theopetra được phát hiện trên sườn của một tảng đá vôi khổng lồ, tọa lạc tại Thessaly, phía đông nam của một kiến tạo đá vôi, cách 3 km về phía nam Kalambaka. Một bầu không khí khó tả ngự trị ở đây, một cửa sổ thực sự nhìn vào quá khứ, nơi con người có thể nhìn lại mình hàng ngàn năm trước. Hang động khá rộng rãi – gần 500 ô vuông, lối vào bị chặn bởi bức tường đá ấn tượng. Hang Theopetra được đặt tên để vinh danh thành phố gần đó – vùng Thessaly được gọi là Aeolia vào thời cổ đại. Homer đã viết về điều này trong tác phẩm Odyssey của mình. Chính tại đây, theo thần thoại Hy Lạp cổ đại, đã diễn ra trận chiến định mệnh hoành tráng giữa các Titan và các vị thần trên đỉnh Olympus. Địa điểm này ngày càng trở nên quan trọng vì sự hiện diện của con người được quy cho tất cả các giai đoạn thời kỳ đồ đá thạch cao, trung đại và thượng đại, giai đoạn Mesolithic, Neolithic và những năm khác nối Pleistocene với Holocene. Ngày chính xác phát hiện ra hang động Theopetra vẫn chưa được biết và các cuộc khai quật ở đó bắt đầu vào nửa cuối những năm 1980. Vào thời ấy, hang động được sử dụng bởi những người chăn cừu, khi điều kiện thời tiết bất lợi xảy ra, những con cừu được lùa vào để trú ẩn trong những hang đá đáng tin cậy này. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số lượng đáng kinh ngạc các di tích lịch sử và văn hóa trong hang động, từ thời kỳ Đồ đá cũ đến thời kỳ Đồ đá mới. Các lớp trầm tích đất đã cho các nhà khoa học biết nhiều bí mật về những người sinh sống ở Theopetra vào những thời điểm khác nhau. Hang động Theopetra có chứa một trong những trình tự khảo cổ học dài nhất ở Hy Lạp, bao gồm các di tích văn hóa đá cẩm thạch, trên đá trung đại và thượng đại cũng như các tàn tích văn hóa đá thạch cao và thời kỳ Đồ đá mới. Các hồ sơ đã cho thấy những dữ liệu quan trọng về môi trường sinh thái dựa trên các đặc tính trầm tích và các tàn dư thực vật. Sự hình thành đá vôi đã được ghi nhận vào thời kỳ Phấn Trắng (kỷ Creta), cách thời nay từ 145 triệu năm – khoảng 66 triệu năm. Các cuộc khai quật bắt đầu vào năm 1987, dưới sự chỉ đạo của N. Kyparissi-Apostolika, có nghĩa là đưa ra một số câu trả lời cho bí ẩn của thạch tín Paleolithic Tesalia. Bằng chứng phóng xạ carbon cho thấy sự hiện diện của con người ở đây đã có ít nhất từ 50.000 năm trước. Trước cửa hang động Theopetra là một bức tường đá chặn hai phần ba lối vào. Theo Bộ Văn hóa Hy Lạp thì đây là ví dụ được biết đến lâu đời nhất trên Trái đất của một cấu trúc nhân tạo được tìm thấy trong một hang động thời tiền sử ở miền trung Hy Lạp. Nó được xây dựng cách đây 23.000 năm, có lẽ là một bức bình phong để chắn những cơn gió lạnh. Các hang động Theopetra được khai quật cho biết đến như là nơi tốt nhất cho các nhà cổ sinh học và nó là nơi được sử dụng để sinh sống liên tục ngay từ thời kỳ Đồ đá cũ trở đi (từ 50.000 đến 5.000 năm trước). Trong thế kỷ IX, một nhóm các tu sĩ khổ hạnh đã tới các đỉnh tháp đá nhọn. Họ là những người đầu tiên định cư ở Meteora. Họ sống trong những hốc và các khe nứt trong các tháp đá. Một số tháp đá nằm ở độ cao khoảng 550m trên khu vực đồng bằng – điều này khiến nó trở thành một nơi biệt lập. Ban đầu, các ẩn sĩ sống cô đơn, chỉ gặp vào ngày chủ nhật và những ngày đặc biệt để cầu nguyện tại một nhà nguyện được xây dựng dưới chân một tảng đá được gọi là Dhoupiani. Thời gian chính xác lập ra các tu viện cũng chưa rõ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII, một tu viện đã được lập ra gọi là Skete và vào cuối thế kỷ XII, một nhóm nhà tu khổ hạnh đã đến Meteora. 6 tu viện được xây dựng trên một khối đá sa thạch tự nhiên trông như một trụ cột khổng lồ, là một trong những ví dụ về sự biến đổi kiến trúc mạnh mẽ nhất từ một nơi cheo leo hiểm trở trở thành một nơi để tĩnh tâm, thiền định và cầu nguyện. Các tu viện được xây dựng trên đỉnh một khối đá cao có nguồn gốc châu thổ, được gọi là Meteora, cao trên 400m so với thung lũng Peneas và thị trấn nhỏ Kalambaka trên đồng bằng Thessalia. Trong thời gian bất ổn chính trị vào thế kỷ XIV, để bảo đảm sự an toàn, các tu viện đã được xây dựng trên các đỉnh núi không thể nào tiếp cận được. Đến cuối thế kỷ XV đã có 24 tu viện như vậy ra đời và tiếp tục phát triển cho đến thế kỷ XVII. Ngày nay, chỉ còn lại 4 tu viện – Aghios Stephanos, Aghia Trias, Varlaam và Meteoron – vẫn là những ngôi nhà của các cộng đồng tôn giáo. Hình tượng người đàn ông nhóm ngọn lửa đầu tiên. Các nhà khảo cổ đã cố gắng hệ thống hóa thông tin nhận được về nơi cư trú của con người tại hang động Theopetra trong khoảng thời gian vài chục thiên niên kỷ. Các ngôi mộ – cũng như các công cụ bằng đá cổ xưa hơn, đĩa đất sét, xương động vật – được tìm thấy ở đây có niên đại 8.000 năm trước Công nguyên và thậm chí còn lâu hơn. Hang Theopetra không chỉ là ngôi nhà của những người đầu tiên, mà còn là công trình nhân tạo lâu đời nhất. Với sự trợ giúp của các phương pháp hiện đại, các nhà khoa học đã có thể phát hiện ra rằng bức tường đá che lối vào được người cổ đại dựng lên bằng tay. Rõ ràng, người cổ đại đã bỏ công sức ra để ngăn ngừa lượng mưa xâm nhập vào nơi cư trú và bảo vệ mình khỏi gió lạnh. Ở hang động Theopetra từng chứa hài cốt nhân loại có từ thời đại Đồ đá cũ, thời đại Đồ đá giữa đến thời đại Đồ đá mới. Một xương sọ của người con gái đã được khai quật đầu tiên tại đây vào năm 1993. Phân tích xương ban đầu cho biết cô gái này qua đời khi 15 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu với việc tạo ra một bản sao in 3D của hộp sọ bằng máy quét CT. Sử dụng kiến thức chuyên môn từ nền tảng khoa học phong phú, sau đó họ đã tạo ra các ước tính về độ dày của thịt tại các điểm giải phẫu đặc biệt trên khuôn mặt. Những thông tin này về sau đã được kết hợp để tạo nên diện mạo của cô gái 18 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu được những đặc điểm khác, như màu tóc và màu mắt, nên họ đã suy luận dựa theo đặc điểm dân số khái quát của thời đại và khu vực đó. Oscar Nilsson, một nhà khảo cổ học và điêu khắc người Thụy Điển tham gia dự án, nói với National Geographic: “Hộp sọ và những đặc điểm trên khuôn mặt rất độc đáo, không điển hình cho nữ tính. Sau khi đã khôi phục diện mạo cho nhiều đàn ông và phụ nữ từ thời kì Đồ đá, tôi cho rằng một vài đặc điểm trên khuôn mặt có vẻ như đã biến mất hoặc trở nên mềm mại hơn theo thời gian. Nói chung, ngày nay, con người trông ít nam tính hơn, kể cả đàn ông và phụ nữ”. Tuy vậy, bộ răng, thường cho biết niên đại chính xác hơn, cho thấy cô gái này khoảng 18 tuổi. Trang tin tức Hy Lạp Greek Reporter đưa tin một đội các nhà khoa học và khảo cổ học người Hy Lạp thuộc trường Đại học Athens, đứng đầu là bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt Manolis Papagrigorakis, đã công bố công trình khôi phục mới cô gái này tại Viện bảo tàng Acropolis ở thủ đô Athens. Vào năm 2011, đội nghiên cứu đó cũng đã khôi phục khuôn mặt của Myrtis, một bé gái 11 tuổi người Athens sống vào khoảng năm 430 trước Công nguyên. Phân tích hài cốt cho biết cô bé chết vì bệnh thương hàn trong thời kỳ bệnh dịch hạch hoành hành ở Athens. Năm 2016, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất thành công DNA từ xương chày của hai người bị chôn trong hang động Theopetra. Cả hai cá thể này đều được tìm thấy trong trạng thái mai táng Mesolithic và có niên đại riêng biệt đến 7288-6771 năm và 7605-7529 năm trước Công nguyên. Hang động Theopetra là một địa điểm khảo cổ cho thấy: loài người đã sống ở đây trong một thời gian rất dài, có bằng chứng về sự sống của con người cách đây 130.000 năm. Các nhà khoa học ước tính tuổi của gò đất từ 60 đến 140 triệu năm, nó cung cấp một cái nhìn vô cùng ngoạn mục của thị trấn dưới chân và dòng sông chảy quanh đó.
Khám phá nền văn minh từ 130.000 năm trước
1,771
Tình trạng bất ổn tại Pháp hiện nay có lẽ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa mà nếu chỉ những cuộc trấn áp của cảnh sát và kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội thì không thể giải quyết triệt để. Cảnh sát Pháp tuần tra tại Paris ngày 1/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN. “Banlieue”, một tên gọi dành các vùng ngoại ô của Pháp, thường xuyên rơi vào tình cảnh hỗn loạn và phóng hỏa trong các cuộc bạo loạn kể từ những năm 1970. Mọi thứ trở nên đặc biệt bạo lực trong thời kỳ bất ổn chống cảnh sát vào mùa thu năm 2005. Gần 20 năm sau, một kịch bản tương tự tái diễn. Năm 2005, hai thanh niên gốc Arab bị điện giật khi cố trốn thoát sự truy bắt của cảnh sát Pháp. Gần 20 năm sau, hai cảnh sát nước này đã nổ súng bắn một thiếu niên gốc Algeria khi cậu ta tìm cách trốn thoát trên một chiếc ô tô bị đánh cắp. Sự kiện này đã được quay video lại và lan truyền hình ảnh trên mạng xã hội, tương tự như trường hợp của George Floyd ở Mỹ 3 năm trước, dẫn đến các cuộc nổi dậy Black Lives Matter (“Mạng sống của người da màu cũng quan trọng”) nổ ra trên khắp thế giới. Chỉ vài giờ sau khi hình ảnh được đăng tải, hàng chục nghìn thanh niên chủ yếu là nam giới, nhiều người trong số họ là trẻ vị thành niên, đã tham gia các cuộc bạo loạn dữ dội ở các vùng ngoại ô nước Pháp, từ Nantes ở phía Bắc đến Marseille ở phía Nam. Nhiều ô tô bị đốt cháy, các tòa nhà công cộng bao gồm cả trường học bị tấn công, các cửa hàng bị đột nhập và hàng trăm người bị bắt giữ. Ở một số nơi, thủ phạm, hầu hết là con cháu thế hệ thứ ba và thứ tư của người di cư, thậm chí còn được cho là đã sử dụng súng để quấy rối người dân địa phương sống chủ yếu trong nhà ở xã hội. Chính phủ đã phản ứng bằng cách triển khai xe bọc thép, trong khi các sự kiện công cộng lớn như các buổi trình diễn ca nhạc đã bị hủy bỏ. Tổng thống Emmanuel Macron đã phải cắt ngắn lịch trình tại hội nghị thượng đỉnh EU, tuyên bố rằng các mạng xã hội, đặc biệt là nền tảng TikTok, là nguyên nhân sâu xa khiến bạo lực leo thang. Trực tiếp xử lý các nền tảng, Tổng thống Macron yêu cầu xóa “nội dung nhạy cảm” và kiểm tra gắt gao hơn nội dung được xuất bản. Nhưng liệu các cuộc bạo loạn trên đường phố có thể được kiểm soát ngay lập tức và vĩnh viễn bằng cách triển khai xe bọc thép, kiểm duyệt mạng xã hội hoặc bằng cách gây áp lực lên cha mẹ của trẻ vị thành niên? Theo Tiến sĩ Karin Kneissl, người đứng đầu tổ chức tư vấn GORKI (Đài quan sát địa chính trị về các vấn đề chính của Nga) kiêm cựu bộ trưởng ngoại giao của Áo, điều này vẫn còn là những câu hỏi bỏ ngỏ. Ngay cả khi Pháp thường xuyên trở thành tâm điểm quốc tế với những cuộc nổi dậy và bạo loạn như vậy, thì lỗi không chỉ thuộc về chính quyền. Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan có nguồn gốc sâu xa đang làm lung lay xã hội Pháp, mặc dù vấn đề di cư và hội nhập ở Pháp đang được quản lý tốt hơn nhiều so với ở Đức hoặc Áo. Trở thành công dân Pháp tương đối dễ dàng. Bạn chỉ cần thông thạo tiếng Pháp và cam kết thực hiện đầy đủ lý tưởng của nền cộng hòa, chẳng hạn như tách biệt chính trị và tôn giáo. Bạn sẽ không bao giờ gặp các thông báo hoặc thông báo bằng bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Pháp trong văn phòng, tòa nhà hành chính hoặc bệnh viện. Tuy nhiên, vấn đề ngôn ngữ gây khó khăn cho việc hội nhập ở Đức và Áo không tồn tại ở Pháp. Các văn phòng nhập cư đều có các phiên dịch viên, tất cả các thông tin cần thiết cũng được đăng bằng tiếng Arab, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và các ngôn ngữ khác tại các bệnh viện ở Vienna. Đa số người nhập cư ở Pháp có nguồn gốc từ các thuộc địa cũ trên lục địa châu Phi và người dân ở đó nói tiếng Pháp. Algeria là một phần của Pháp cho đến năm 1962. Việc di cư sang Pháp diễn ra thành từng đợt. Khi chiến tranh Algeria kết thúc, hàng trăm nghìn người Arabia đã phải tháo chạy khỏi đất nước. Với việc thông qua Quy trình Barcelona vào năm 1995, Pháp đặc biệt muốn chấm dứt tình trạng nhập cư không kiểm soát. Cùng với Italy và Tây Ban Nha, Pháp đã khởi xướng một loạt thỏa thuận liên kết với các quốc gia ở khu vực phía Nam và phía Đông Địa Trung Hải để tiếp nhận công dân nhập cư thông qua đầu tư vào nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, các chương trình này đã thất bại. Trong một số trường hợp, cách thức này thậm chí còn dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội hơn nữa. Chính phủ Pháp hiện dự tính áp đặt tình trạng khẩn cấp. Với lệnh giới nghiêm sau nhiều năm bị phong tỏa cùng hàng loạt vụ bắt giữ trong bạo loạn dẫn đến các nhà tù quá tải, Pháp đang trên bờ vực suy yếu tinh thần về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự gắn kết xã hội tại quốc gia này vẫn tương đối vững chắc. Câu trả lời ở đây là chính phủ Pháp phải nắm rõ được những ưu tiên nằm ở đâu trong tương lai gần. Các câu hỏi về các vấn đề xã hội thường gây ra những bước ngoặt chính trị – đặc biệt là ở Pháp.
Nước Pháp đối mặt với thế hệ bạo loạn mới
1,023
Một siêu trăng mùa hè nhìn từ TP New York - Ảnh: LIVE SCIENCE. Cực gần, cực thấp và mang màu sắc gần như trăng máu, siêu trăng sấm sẽ đạt độ tròn hoàn hảo vào lúc 18 giờ 38 phút tối 3-7 theo giờ Việt Nam , thời điểm có thể quan sát ảo ảnh Mặt Trăng. Theo Live Science , trăng tròn tháng 7 sẽ là một trong những lần trăng tròn gần Trái Đất nhất trong năm và cũng là một trong những lần trăng treo thấp nhất khi quan sát từ Bắc bán cầu. Đây cũng là siêu trăng đầu tiên của năm 2023. Siêu trăng sấm – theo cách gọi của các quốc gia phương Tây – sẽ không cô đơn mà xuất hiện cùng 4 hành tinh sáng rõ nhất trên bầu trời là Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ. Sao Kim sẽ đặc biệt sáng và đẹp suốt những ngày đầu tháng 7, trong khi Sao Hỏa với màu đỏ đặc biệt cũng sẽ tạo thành một người bạn tí hon của siêu trăng, vốn cũng sẽ mang sắc độ từ cam cháy tới đỏ cam tùy theo bầu không khí nơi bạn sống. Xét về độ gần, siêu trăng sấm tháng 7 sẽ là siêu trăng nhỏ nhất trong chuỗi 4 siêu trăng liên tiếp (2 siêu trăng khác xuất hiện vào đầu và cuối tháng 8, cái còn lại vào cuối tháng 9). Tuy nhiên một số hiện tượng sẽ giúp nó trông to khác thường cũng như mang màu sắc gần như trăng máu, nhất là theo góc nhìn từ Việt Nam. Đầu tiên, đó là hiện tượng trăng treo thấp của mùa hè, do góc độ của Trái Đất thay đổi vào các mùa trong năm. Bạn sẽ phải ngắm trăng qua một lớp khí quyển dày hơn, có tác dụng như một lăng kính tán sắc ánh sáng khiến trăng có sắc độ từ cam cháy đến đỏ cam. Trăng tháng 7-8 năm nay được dự đoán sẽ có sắc độ đậm hơn so với trăng cam các năm, rất đẹp cho dù đó cũng là tin xấu: Bầu khí quyển ô nhiễm hơn do khói cháy rừng khắp nơi trên thế giới. Khoảng cách đặc biệt của trăng treo thấp cũng tạo nên ảo ảnh thị giác khiến chúng ta thấy trăng to hơn thực tế, theo NASA. Một may mắn đặc biệt là theo múi giờ ở Việt Nam, bạn sẽ trông thấy trăng tròn tuyệt đối vào lúc 18 giờ 38 phút tối, theo định vị tại TP HCM của trang Time and Date. Hoàng hôn là thời điểm trăng treo thấp nhất, xuất hiện cái gọi là “ảo ảnh Mặt Trăng”, tức trăng bình thường cũng trở nên cam hơn và to hơn do các hiện tượng phóng đại nói trên đạt mức cao nhất. Sẽ là một “cú đúp” ngoạn mục khi chúng ta đang nhìn vào một siêu trăng giữa mùa hè. Tất nhiên, bạn nên hy vọng trời không mưa ngay vào thời điểm này, khiến mây che lấp mất trăng tròn. Tuy nhiên siêu trăng sấm vẫn sẽ to, đỏ và gần như tròn trong cả buổi tối và cả ngày hôm sau, vì vậy người yêu thiên văn sẽ có nhiều cơ hội để quan sát. Với màu sắc từ cam đến đỏ cam, nó sẽ gần như màu của trăng máu (nguyệt thực), nhưng là một kẻ cải trang to hơn, rõ hơn và dễ chụp ảnh hơn rất nhiều, vì trăng máu thật thường chỉ sáng mờ.
Đêm nay có ‘trăng máu cải trang’ khổng lồ, từ Việt Nam xem cực đẹp
583
Bò giống Nelore. Ảnh: Unplash. Viatina-19 FIV Mara Imóveis – con bò giống Nelore 4 tuổi rưỡi – gần đây đã được định giá 4,3 triệu USD, trở thành con bò đắt nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Theo trang Oddity Central ( Anh ), tại một cuộc đấu giá ở Arandú ( Brazil ), 1/3 quyền sở hữu của Viatina-19 FIV Mara Imóveis đã được bán với giá 1,44 triệu USD, nâng tổng giá trị của con bò lên mức đáng kinh ngạc là 4,3 triệu USD. Viatina-19 FIV Mara Imóveis đã được mệnh danh là con bò đắt nhất thế giới vào năm ngoái, khi một nửa quyền sở hữu của nó được bán đấu giá với giá khoảng 800.000 USD. Đây cũng được coi là một mức giá kỷ lục vào thời điểm đó. Giao dịch phá kỷ lục này đã chứng minh giá trị thực sự của giống bò Nelore thuần chủng ở Brazil. Điều này cũng cho thấy nhu cầu mạnh mẽ về giống gia súc chất lượng cao với các đặc điểm di truyền nổi bật. Bò Nelore là một giống bò đặc trưng bởi bộ lông trắng sáng, với một cái bướu lớn khác biệt trên vai. Giống bò này chủ yếu được biết đến với khả năng chống chịu thời tiết nóng nực cao. Bộ lông trắng của chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc này, vì nó phản chiếu hầu hết các bước sóng ánh sáng. Ngoài ra, tuyến mồ hôi của bò Nelore cũng lớn gấp đôi và nhiều hơn 30% so với hầu hết các giống bò ở châu Âu. Giống bò Nelore có nguồn gốc từ Ấn Độ và được đặt theo tên của quận Nellore thuộc bang Andhra Pradesh. Bò Nelore có quá trình trao đổi chất rất hiệu quả, với khả năng phát triển mạnh ngay cả với thức ăn thô xanh kém chất lượng. Không những thế, bò Nelore còn được biết đến là loại vô cùng khỏe mạnh và kiên cường, có thể chống lại một số bệnh nhiễm ký sinh trùng và lớp da dày của chúng khiến côn trùng hút máu khó xâm nhập hơn. Giống bò này cũng sinh sản rất dễ dàng, vì con cái có xương chậu rộng và tử cung lớn hơn so với các giống gia súc khác. Trong khi đó, bê con hầu như không cần sự trợ giúp của con người để phát triển thành công đến tuổi trưởng thành. Do có quá nhiều ưu thế, một số nơi đã lai tạo có chọn lọc giống bò này để khuếch đại những đặc điểm vượt trội bằng cách sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Theo báo cáo của Guardian hồi năm 2018, tinh dịch từ những con bò đực Nelore quý hiếm nhất có thể được bán với giá 5.000 USD/ 0,55 ml. Hiện Brazil có khoảng 167.000.000 con bò Nelore, chiếm khoảng 80% số gia súc ở quốc gia Nam Mỹ này.
Con bò đắt nhất thế giới có giá 4,3 triệu USD
492
Chuyên gia cho rằng vụ nổ thảm khốc tàu lặn du lịch Titan hồi tháng trước xuất phát từ các vết nứt nhỏ trên thân tàu, khiến nó bị hỏng dưới áp lực lặp đi lặp lại. Phó giáo sư kỹ thuật hàng hải và cơ khí của Đại học Plymouth, Jasper Graham-Jones, nói với Business Insider rằng, vụ tàu lặn du lịch Titan nổ không lâu sau khi lặn xuống thám hiểm tàu Titanic vào tháng trước, có thể là do các vết nứt nhỏ trên thân tàu bằng sợi carbon khiến nó bị hỏng dưới áp lực lặp đi lặp lại. Nguyên nhân không ngờ gây nên thảm họa tàu lặn thám hiểm Titanic phát nổ là những vết nứt siêu nhỏ. Graham-Jones cho biết những bức ảnh và đoạn phim được công bố gần đây về phần còn lại của Titan đã hỗ trợ cho giả thuyết ban đầu của ông, cũng như việc không tìm thấy bất kỳ mảnh thân tàu lớn nào trong số các mảnh vỡ. Ông cho biết điều này phù hợp với giả thuyết rằng các chuyến đi lặp lại đã tạo ra các vết nứt nhỏ trên vật liệu sợi carbon của con tàu, làm nó dần yếu đi. Lựa chọn vật liệu của Titan đã gây tranh cãi. Giám đốc điều hành OceanGate Stockton Rush bị cáo buộc đã nói với biên tập viên của Travel Weekly rằng ông sử dụng sợi carbon tỷ lệ cắt giảm có nguồn gốc từ nhà sản xuất máy bay Boeing để tiết kiệm nhiều tiền hơn khi sản xuất tàu lặn, khẳng định rằng tàu an toàn vì thời hạn sử dụng đã được “đặt trước rất xa”. Mặc dù sợi carbon nhẹ và rẻ, nhưng titan thường được sử dụng nhiều hơn trong các hoạt động dưới biển sâu vì khả năng chịu áp lực khắc nghiệt. Boeing phủ nhận việc bán vật liệu nói trên cho công ty hoặc Giám đốc điều hành của công ty và bác bỏ một tuyên bố trước đây trên trang web của OceanGate nói họ đã hợp tác thiết kế con tàu. Phần khung nhìn của Titan chỉ được chứng nhận là chịu được áp suất lên tới 1.300m mặc dù tàu có thể hạ xuống 4.000m. Titanic nằm ở độ sâu 3.800m dưới mực nước biển dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Newfoundland. Khi biết về sự khác biệt này, David Lochridge, cựu nhân viên của OceanGate, cho biết anh đã thúc giục chủ mua các bộ phận nhưng bị sa thải. Các mảnh vỡ từ xác tàu Titan đã được Lực lượng bảo vệ bờ biển Canada ở Newfoundland đưa vào bờ, giúp các chuyên gia và các nhà quan sát khác có cái nhìn cận cảnh hơn về con tàu lặn của công ty du lịch biển OceanGate. Titan mất liên lạc với tàu mẹ chưa đầy hai giờ sau khi hạ thủy vào ngày 18/6. Cảnh sát biển Canada đến ngày hôm sau tìm kiếm thì tàu lặn đã nổ tung. Các mảnh của chiếc tàu lặn cuối cùng đã được tìm thấy bốn ngày sau. Tất cả năm hành khách trên tàu Titan đều thiệt mạng trong vụ nổ. Nguồn: South China Morning Post
Nguyên nhân không ngờ gây nên thảm họa tàu lặn thám hiểm Titanic phát nổ
533
Cùng với sự phát triển của nền văn học Việt Nam, văn học về đề tài bảo vệ an ninh, trật tự xã hội hay nói một các khác là văn học viết về lực lượng CAND cũng phát triển không ngừng. Vài thập kỷ đầu sau khi các tác phẩm viết về lực lượng CAND, người trong giới đặc biệt là các nhà nghiên cứu và phê bình văn học chỉ coi đó là một nhánh văn học ở đề tài hẹp cho dù rất hấp dẫn bạn đọc. Thực tế các tác phẩm văn học giai đoạn đầu chỉ nhằm mô tả lại các vụ án mà tập trung vào các vụ án hình sự. Các nhà văn khai thác chủ yếu bản chất của các loại tội phạm và lý giải con đường dẫn đến các hoạt động tội phạm chống lại con người, chống lại xã hội, chống lại chính quyền với nhiều hình thức… Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều trao giải Ðặc biệt và giải A cho các tác giả đoạt giải Cuộc thi viết về hình tượng người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân. Một hiện thực cho thấy cả nhà văn, cả bạn đọc và cả người trong cuộc là các nhân vật của lực lượng CAND khi viết hay khi nhìn nhận các tác phẩm văn học về đề tài bảo vệ an ninh, trật tự xã hội chưa thấy hết được tầm tư tưởng và ảnh hưởng của đề tài văn học này. Nó vượt qua tính đề tài, nó vượt qua đặc tính là sự hấp dẫn, nó vượt qua thuật ngữ “vụ án” thông thường. Chúng ta, những người liên quan đến việc làm ra một tác phẩm văn học đúng nghĩa, đặc trưng và có tư tưởng đặc biệt là các nhà văn phải thấu hiểu một điều rằng: văn học viết về lực lượng CAND chính là văn học viết về cuộc đấu tranh chống lại cái Ác. Chỉ nói về cuộc đấu tranh chống lại cái Ác đã cho thấy đó một sự sáng tạo lớn mang tính bao trùm trong mọi thời đại. Cái Ác chia làm nhiều loại: đấy là cái ác của sự vô cảm với những vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp nghệ thuật và vẻ đẹp con người cùng với đó là sự vô trách nhiệm và vô lương tâm với đồng loại. Đấy là cái ác với những hành động cụ thể mang tính bạo lực đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người, đe dọa lợi ích của cộng đồng, đe dọa sự tồn tại của chính thể. Và đấy là những hành động chống lại một cộng đồng mang tên Dân tộc. Hay nói một cách lớn hơn đúng với sứ mệnh của văn học mà không phải là một cụm từ đại ngôn là chống lại nhân loại. Nói vậy, để thấy nếu một con người trong lực lượng công an không có mối quan hệ nhân văn với thiên nhiên, với nghệ thuật hay nói cách khác là những vẻ đẹp văn hóa và không có khả năng đồng cảm, chia sẻ với mọi số phận con người thì họ không thể thực thi trọn vẹn sứ mệnh của mình trong cuộc chiến đấu để bảo vệ con người, bảo vệ dân tộc. Và đó cũng là đề tài muôn thuở của mọi nền văn học ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới này. Nhưng văn học viết về lực lượng CAND lại bằng một đặc trưng hoàn toàn khác biệt. Ở đó văn học phải dựng lên hình tượng những cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND. Những cán bộ chiến sỹ trong lực lượng CAND trước hết phải là những con người chứa đựng trong tâm hồn họ những vẻ đẹp nhân tính. Họ không phải là một đội quân trấn áp vô cảm, họ không phải là những người bất bại. Nhưng họ là những con người như mọi con người. Văn học phải dựng lên được thế giới tâm hồn của những chiến sỹ đấu tranh chống lại cái Ác, bảo vệ cái Đẹp. Bởi nếu không có thứ vũ khí NGƯỜI như vậy thì mọi vũ khí khác sẽ trở lên vô dụng. Văn học trong giai đoạn tới cần khai thác điều này một cách triệt để hơn nữa. Chúng ta thường xem các bộ phim chống tội phạm của Hollywood và nhận thấy rằng: hạt nhân cuối cùng làm nhiều bộ phim của họ trở nên ám ảnh người xem không chỉ là mưu trí của lực lượng chống tội phạm, của những tội ác kinh hoàng mà là vẻ đẹp tâm hồn lặng lẽ của những người chống tội phạm ấy hiện ra ở đâu đó trong bộ phim như những cảnh phụ nhưng lại làm trái tim người xem rung lên vì xúc động và không thể nào quên được. Văn học viết về lực lượng CAND đã thay đổi quan trọng về nghệ thuật và nội dung cùng với sự thay đổi chung của nền văn học Việt Nam kể từ khi đất nước đổi mới. Thay đổi đó là sự mở rộng đề tài, đổi mới nghệ thuật viết, thay đổi cách nhìn vào bản chất của lực lượng CAND và thấu hiểu hơn bản chất của tội phạm. Nhưng cuộc đấu tranh cho sự bình yên cuộc sống và trật tự an toàn xã hội đâu chỉ là vụ án với tội phạm hình sự hay tội phạm chính trị mà còn ở trong những công việc tưởng như rất đỗi bình thường. Một tổ công tác của Cảnh sát giao thông dùng xe công vụ đưa người dân đi cấp cứu, đỡ đẻ cho mẹ sơ sinh trên đường, đi bộ đêm đêm trên cầu cứu hàng chục vụ tự tử, trợ giúp tiền cho người cơ nhỡ về quê, những chiến sỹ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã lao vào cứu người trong đám lửa dù biết rằng có thể sẽ hy sinh tính mạng mình, những chiến sỹ công an nơi vùng núi xa xôi đêm đêm đi bộ tới bản làng dạy học cho cho lũ trẻ, những quản giáo trong các trại giam đã bền bỉ làm cho những phạm nhân nhận ra con đường chính nghĩa của cuộc đời mình hay như những công an xã với những công việc không có trong giáo án nhà trường cùng bao hành động đẹp đẽ của mọi lĩnh vực khác trong lực lượng CAND. Những con người đó, những hành động đó được sinh ra từ chủ nghĩa nhân văn. Có biết bao cán bộ, chiến sĩ như thế trong lực lượng CAND đã âm thầm sống và âm thầm dâng hiến mà chúng ta không biết. Và biết nhưng chưa thực sự cho đó là những vẻ đẹp NGƯỜI vô giá để làm nên một cuộc sống tốt đẹp và nhân ái. Và họ chính là những “thiên sứ ” đã bước tới thắp sáng niềm tin cho con người. Họ không trực tiếp cứu được một người thoát khỏi sự đe dọa của một tội phạm hay một tổ chức tội phạm nhưng họ lại cứu vớt những số phận và những con người tuyệt vọng và lầm lạc. Hơn nữa, chính những cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND trực tiếp đấu tranh chống lại tội phạm như những hiệp sỹ, như những anh hùng nhưng lại giấu phía sau những hành động, những chiến công đó là bao dày vò, bao phiền muộn, bao khó khăn và cả những thiệt thòi trong đời sống riêng tư của họ. Nhưng vượt qua lợi ích cá nhân, sự hưởng thụ cá nhân của họ là sự dâng hiến cho sự bình yên của cuộc sống. Kẻ thù của con người, của dân tộc ngày một tinh vi hơn, hoạt động có tổ chức và khoa học, tài chính nhiều hơn, phương tiện và vũ khí vô cùng tối tân… Nhưng chúng thiếu một thứ quan trọng nhất: đó là tình thương yêu con người, ý chí bảo vệ cái Đẹp và sự bình yên cho cuộc sống của con người và sự dâng hiến không vụ lợi. Chính vì những điều cao cả ấy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi lực lượng Công an là Công an nhân dân. Chân dung tâm hồn và vẻ đẹp NGƯỜI trong cán bộ, chiến sỹ của lực lượng CAND phải được văn học khai thác sâu rộng hơn và dựng lên một cách bình dị trong các tác phẩm trong giai đoạn tới đây. Đấy chính là tiền đề cho những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng về lực lượng CAND. Bởi những hành động vì con người, vì dân tộc chỉ sinh ra từ những con người mang vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân văn cao cả và sự dâng hiến không vụ lợi. Nếu không mọi điều kiện khác mang tính vật chất cũng mãi mãi chỉ làm ra vật chất chứ không làm ra lương tri và những hành động của lương tri. Chưa bao giờ các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND lại đứng trước thách thức lớn như bây giờ trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của con người và của đất nước. Trong những năm chiến tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, kẻ thù của chúng ta được xác định rõ ràng. Nhưng chúng ta đã đi qua và chiến thắng. Thế nhưng trong những ngày hòa bình và trong giai đoạn đất nước đang phát triển thì kẻ thù của chúng ta lại vô cùng khôn ngoan, không dễ nhận diện và nhiều lúc thật mơ hồ. Kẻ thù bên cạnh chúng ta, cười nói với chúng ta, ăn tối với chúng ta và đôi khi sinh hoạt trong một tổ chức chính trị với chúng ta. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang từng bước làm trong sạch chính thể và phục hồi lại những mảng lòng tin đã đổ vỡ nhưng cũng phơi bày dưới ánh sáng một thế giới tội phạm, những kẻ thù của nhân dân, của dân tộc đầy nguy hiểm và khôn lường. Cách đây chừng 20 năm, trong một bài phỏng vấn một đồng chí Giám đốc Công an tỉnh in trên tờ An ninh Thế giới Cuối tháng, tôi hỏi: “Trước họng súng của tội phạm và trước những đồng tiền, ông sợ cái nào?”. Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh nói: “Tôi sợ đồng tiền”. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong những năm gần đây đã chứng minh một cách hùng hồn nỗi sợ hãi của đồng chí Giám đốc Công an tỉnh 20 năm trước là sự thật. Câu nói ấy tiếp tục cảnh báo chúng ta. Sự thật đã minh chứng một cách đầy kinh hãi mà chúng ta không thể chối cãi khi có những cán bộ cao cấp trong hệ thống chính trị, trong lực lượng quân đội và công an đã gục ngã bởi đồng tiền. Những cán bộ gục ngã bởi đồng tiền nói trên đã từng là những người được học hành, được rèn luyện kỹ lưỡng và được chứng minh năng lực và tư cách của mình. Nhưng đến một đoạn đường họ không còn đủ ý chí và họ gục ngã. Họ không đi hết được con đường họ chọn. Tôi nói những điều trên để muốn nói rằng cuộc đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CAND là một thách thức khổng lồ. Văn học cần mở ra cái thế giới bóng tối khủng kiếp này để từ đó tôn vinh bản lĩnh, ý chí và sự hy sinh nhiều nghĩa của lực lượng CAND. Và từ đó xây dựng được hình ảnh trung thực nhất của những cán bộ, chiến sỹ CAND trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Khi đứng trước một tội phạm là một cán bộ cấp cao, là một đồng đội, là một người bạn, là người ruột thịt thì người cán bộ, chiến sỹ công an đang đấu tranh sẽ phải quyết định như thế nào? Cuộc đấu tranh chống tội phạm là nơi mà những cán bộ, chiến sỹ công an bị đẩy vào những thử thách khốc liệt nhất và họ chỉ được quyền lựa chọn một trong hai con đường là: tấn công hay phạm tội để chiến thắng hay gục ngã trước chúng hoặc bỏ chạy. Tôi nghĩ đây là điểm vô cùng hấp dẫn cho văn học. Đó cũng là điểm chứng minh thuyết phục nhất đạo đạo đức, bản lĩnh và sự hy sinh của người chiến sỹ Công an. Tội phạm bây giờ đã hoàn toàn khác trước, sự cám dỗ thật tinh vi và rất nguy hiểm, hình thức phạm tội được ẩn dưới lớp vỏ bọc của tự do, dân chủ, lý tưởng và thói đạo đức giả. Bởi vậy, cách xây dựng hình tượng văn học về lực lượng CAND cũng phải khác đi. Nhưng có một điều không thể khác mà ngược lại cần đẩy cao hơn nữa trong tác phẩm viết về lực lượng CAND đó là làm sáng tỏ lương tri của một con người, là bản lĩnh trước mọi cám dỗ, là khát vọng thực sự được tham dự và dâng hiến trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác của các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng đặc biệt này. Chỉ như thế, những cán bộ, chiến sỹ trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác mới đi tới được thắng lợi. Nếu thiếu những điều trên, nguy cơ những chiến sĩ chống tội phạm lại trở thành tội phạm luôn luôn ở trước mặt.
Vẻ đẹp và sự thách thức – Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
2,315
Lễ cầu an tại Lăng Ông. (Ảnh: B.T.C). Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cho hay đối với các vị anh hùng trong lịch sử, khi sống làm tướng, khi chết làm thần nên khi Tả quân Lê Văn Duyệt mất, nhân dân đã lập đền thờ hiện nay là Lăng Ông. Không phải chỉ với Tả quân Lê Văn Duyệt, mà đối với tất cả các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử , đi đâu trên đất nước này đều có đền thờ. Phong tục thờ cúng tổ tiên và liệt sĩ, anh hùng dân tộc của người Việt có từ rất lâu đời. Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu: “Đó là phong tục tốt đẹp, vừa mang tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ, vừa nhắc nhở ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa mang tính nhân bản”. Theo các nhà sử học, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là thành tố quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Để từ thế hệ này đến thế hệ khác, con cháu đều bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, đối với những vị công thần đã dẹp trừ quân xâm lược, đem lại ấm no, hạnh phúc cho đất nước. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư cho hay Tả quân Lê Văn Duyệt đối với Nam Bộ nói chung và TP HCM nói riêng là một vị thần có công trạng rất lớn. Ông từng được vua Gia Long, sau này là vua Minh Mạng tín nhiệm giao nhiệm vụ làm Tổng trấn Gia Định thành. Cũng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, đất Nam Bộ khi xưa tập hợp đủ “dân tứ chiếng” các vùng miền, có cả người ngoại quốc. Do vậy, nạn trộm cướp nổi lên rất nhiều, chúng xông vào vùng Chợ Lớn ngày nay tấn công các cơ sở làm ăn, buôn bán của cộng đồng người Hoa để cướp bóc. “Dân người Hoa lúc bấy giờ rất khổ sở với bọn giang hồ này, nên khi Lê Văn Duyệt lên làm Tổng trấn, ông thẳng tay trừng trị, từ đó cộng đồng người Hoa sống yên ổn, làm ăn. Chính vì vậy, ngày nay mỗi lần giỗ của ông Lê Văn Duyệt, người Hoa ở Chợ Lớn đến tham dự rất đông” – ông Nguyễn Đình Tư cho biết. “Tinh thần thờ cúng, tri ân tổ tiên, biết ơn tiền nhân có công xây dựng, bảo vệ đất nước đã ăn sâu vào tâm trí mọi người dân Việt Nam. Do vậy khi lực lượng ngoại xâm kéo đến thì tinh thần yêu nước này của người dân sẽ trỗi dậy. Quân xâm lược dù có mạnh đến mấy cũng không thể nào khuất phục được dân tộc Việt Nam” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhấn mạnh. Lăng Ông được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1989, tháng 8-2022 Lăng Ông đã tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia với “Lễ hội Khai hạ – cầu an”. Lễ hội này được tổ chức vào mùng 7 Tết âm lịch hằng năm, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, một năm mới công việc thuận lợi, cuộc sống bình an. “Có một điều đặc biệt thú vị là dù phải trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nên nhiều nghi thức tại các đền thờ đã tạm thời ngưng hoạt động, duy nhất tại Lăng Ông Lê Văn Duyệt, từ gần 200 năm qua, dù hoàn cảnh nào nhân dân cũng tổ chức nghi thức “Lễ hội Khai hạ – cầu an” là tập tục từ xưa mà nhân dân Sài Gòn – Gia Định- TP HCM vẫn gìn giữ cho đến nay” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nhấn mạnh. NSƯT Ngọc Khanh – trụ cột của đoàn nghệ thuật hát bội thường xuyên được mời tham dự “Lễ hội Khai hạ – cầu an” cho biết: “Trong 3 ngày giỗ tiên thường, chánh giỗ, hậu thường, Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt năm nào cũng đón hàng vạn khách thập phương đến dâng hương, tham quan và đặc biệt là thưởng thức hát bội – loại hình nghệ thuật được Đức Tả quân rất yêu thích lúc sinh thời”. Các hoạt động như nghi lễ cúng tiên thường; lễ dâng hương; lễ xây chầu – đại bội – hát bội tuồng…vẫn được gìn giữ cho đến nay, minh chứng cho một nét đẹp văn hóa lâu đời của người Sài Gòn – Gia Định – TP HCM. “Vừa qua, tại Lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP HCM đã biểu diễn phục vụ khán giả nhiều vở hát bội kinh điển được lưu truyền cả trăm năm, như: “San Hậu” (3 hồi), “Ngũ hổ bình Tây” và “Phụng Nghi Đình”…” – NSƯT Linh Hiền cho biết. “Những năm qua, chính quyền địa phương luôn chú trọng thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hằng năm, tại Lăng Ông đều tổ chức “Lễ hội Khai hạ – cầu an” vào ngày mùng 7 tháng giêng. Trước ngày 30 tháng chạp, là lễ “Dựng nêu” và lễ “Thượng kỳ”, bước sang đầu năm mới sẽ làm lễ “Hạ nêu”, sắm sửa lễ vật cúng tế trời đất, tổ tiên. Dân gian quan niệm, đây là ngày kết thúc Tết nguyên đán (3 ngày Tết 7 ngày xuân) và là lúc bắt đầu Lễ khai hạ, cầu mong may mắn cho cả năm” – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư nói. NSƯT Ca Lê Hồng khẳng định, Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt là vị quan thanh liêm, đức độ, chính trực, luôn thương yêu, quan tâm chăm lo cho đời sống nhân dân. Ông còn là người có công lớn trong cuộc cải cách khai mở, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống người dân và bài trừ tham nhũng. “Tấm gương sáng của ông là bài học quý ngàn đời cho thế hệ hôm nay và mai sau và với văn nghệ sĩ, tinh thần, nhân cách của ông là chất liệu quý để sáng tác những vở diễn hay, đồng thời góp phần giữ gìn, làm sống mãi giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, nơi lưu giữ chiến tích, cũng là nơi khơi dậy những sáng tạo văn học nghệ thuật nêu cao tinh thần ái quốc” – NSƯT Ca Lê Hồng nói.
Tri ân công đức tiền nhân – Tác giả: Thanh Hiệp
1,110
Ảnh minh họa: TTXVN. Bộ Giao thông vận tải cho biết vừa quyết định đưa vào khai thác, sử dụng 4 ga mở mới thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn (Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) trong tháng 7 này. Theo đó, 4 ga mở mới gồm Phong Phú (xã Phong Phú, huyện Tuy Phong , tỉnh Bình Thuận ); Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận); Cam Thịnh Đông (xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh , tỉnh Khánh Hòa ) và ga Hàm Liêm (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc , tỉnh Bình Thuận). Bộ Giao thông vận tải cho hay, 4 ga đưa vào khai thác trên đều là các ga kỹ thuật có chức năng sử dụng là nhường, tránh tàu, không đón, trả khách. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) có trách nhiệm ban hành đầy đủ quy tắc quản lý kỹ thuật ga phù hợp với chức năng; đào tạo nghiệp vụ cho các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu để đảm bảo an toàn; quản lý, khai thác theo đúng công năng thiết kế và phương án quản lý, khai thác được phê duyệt, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải yêu cầu bổ sung công trình ga vào danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, hồ sơ quản lý công trình đường sắt và thực hiện công tác quản lý, bảo trì ga đường sắt theo quy định. Theo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải), với đặc thù tuyến đường sắt đơn, trung bình 9 – 10 km phải có một ga để tác nghiệp nhường, tránh tàu. Bốn ga mở mới ở giữa các khu gian này, là ga kỹ thuật, chủ yếu tác nghiệp nhường, tránh tàu. Trường hợp xảy ra sự cố dọc đường chính tuyến như tai nạn, hỏng đường…, dẫn đến xô lệch biểu đồ chạy tàu, tàu phải chờ đợi nhau thì sẽ có thêm ga để dừng chờ, tránh, giảm ách tắc chính tuyến, giảm thời gian tàu phải chờ đợi. Về việc xây mới 4 ga trên, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, mục tiêu dự án là cải tạo, nâng cấp đường sắt nhằm tăng năng lực hạ tầng, đảm bảo an toàn, không đặt ra mục tiêu tăng vận tốc, rút thời gian chạy tàu toàn tuyến.
Đưa vào khai thác 4 ga mới trên tuyến đường sắt Bắc – Nam
431
Giữa những ngày nắng nóng đến khó chịu đầu mùa hạ năm 2023, cộng đồng mạng bỗng xôn xao bởi một bài viết ngắn về cuốn tiểu thuyết Một và Nhiều của nhà văn Hà Phạm Phú. Bài viết nói về những lỗi không thể chấp nhận được của bìa sách, từ màu nền, hoạ tiết, đến kiểu chữ, co chữ, nhất là cụm chữ trình bày trên đầu bìa như cố ý đánh đồng giá trị của tác giả và người tổ chức bản thảo, vân vân. Cuối cùng, nhà văn- tác giả bài viết ngắn – thốt lên: Nếu tôi là tác giả mà nhận được sản phẩm như thế thì tôi ném cuốn sách vào sọt rác (!) Ngay lập tức cộng đồng mạng lên tiếng, nhất là sau khi có ý kiến giãi bày của nhà văn Hà Phạm Phú, rằng sau khi nộp bản thảo cho Nhà xuất bản, được thông báo sẽ đưa vào một dự án nào đó, cho đến khi nhận được sách bản quyền, tất cả quá trình diễn ra trong đó, ông hoàn toàn không biết gì (nguyên văn ông dùng là thao tác hộp đen), thành thử rất thất vọng. Dĩ nhiên qui trình làm việc giữa tác giả sáng tạo và nhà xuất bản, ban quản lí dự án, vấn đề bản quyền của tác phẩm, chế độ nhuận bút đều có những ràng buộc minh bạch theo luật pháp cũng làm không ít người quan tâm. Có điều những xôn xao đó chưa động chạm đến những vấn đề cốt lõi của cuốn sách – giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Một và Nhiều. Bài viết này xin được bàn về những giá trị đó. 1. Một và Nhiều kể về cuộc đời của một con người từ lúc sinh ra cho đến khi bước sang tuổi “xưa nay hiếm” – thời điểm ông ta quyết định gõ bàn phím máy tính để kể lại hành trình cuộc đời mình. Nhưng không chỉ có thế. Đọc hết 493 trang in, người đọc thấy rằng Một và Nhiều nói với họ nhiều điều lớn lao hơn, sâu xa hơn phía sau cuộc đời 70 năm của nhân vật có tên Hải Phạm này. Trước hết là hành trình cuộc đời của Hải Phạm. Sinh ra trong một gia đình nông dân có gốc gác từ trong Nghệ – Tĩnh ra vùng đồi tổng Đan Hạ Thượng, thuộc vùng trung du Phú Thọ, nơi có giống cây cọ tiêu biểu của vùng đồi; Chuyện cuốn gia phả bị đốt cháy, và chuyện ông bố Hải Phạm chỉ nhớ được năm đời… Nhưng có một điều Hải Phạm không chỉ nghe kể mà còn tận mắt chứng kiến và tham gia vào truyền thống của gia tộc – ấy là tự đời cụ cố nội, ông nội, bố và bác rồi đến Hải Phạm đều là người có học, yêu thích thơ văn… Chuyện vùng đồi, chuyện gia tộc, rồi chuyện học bình dân học vụ, nhất là đến chuyện cải cách ruộng đất đã nối nhau hiện lên trên phần đời thơ ấu của Hải Phạm, không bao giờ mờ phai trong tâm trí của chàng trai sớm bộc lộ năng khiếu văn chương và có ý thức phấn đấu theo cái nghiệp cầm bút nhọc nhằn này. Phần đời tiếp theo của Hải Phạm là từ 1961, vừa học xong lớp chín bậc phổ thông mười năm, thì anh được tuyển dụng vào quân đội để đào tạo thành cán bộ nguồn. Từ đó trải qua mười năm quăng quật nay đây mai đó, đi nhiều nơi trên miền Bắc, và đi rất nhiều nơi trên đất Liên Xô, Trung Quốc, từ một binh nhì thành một sĩ quan với tấm bằng đại học, với tư cách giảng viên đại học, Hải Phạm nghĩ gì? Đây là điều anh đã ghi lại, và đưa vào cuốn tiểu thuyết tâm huyết cuối cùng của cuộc đời cầm bút của mình, tiểu thuyết Một và Nhiều ta đang bàn đến: “ Đi và không đi học được lựa chọn theo tiêu chuẩn nào? Đó là việc của Cục cán bộ, chắc cũng giống như việc đi những quân cờ! ” (tr.167) “ Làm chính trị người ta không tính đến mỗi cá thể, càng không tính đến con người… Trong chính trị chúng ta chỉ là những quân tốt thí… ” (tr.253) Trích nguyên văn mấy câu chữ trên đây về suy nghĩ của Hải Phạm để bạn đọc cùng suy ngẫm: Phải chăng đây là những gì ông muốn nhắn gửi cho mỗi chúng ta qua cuốn tiểu thuyết Một và Nhiều. Hành trình cuộc đời của Hải Phạm còn cả phần đời dài từ ngày ông rời trường Đại học kĩ thuật quân sự về làm việc tại báo Quân đội nhân dân . Bắt đầu từ hôm ấy, ông – như tự nhận – là một người lính cầm bút làm Nhà báo và sau này thêm danh xưng Nhà văn nữa. Rồi ông kết hôn, sinh con đẻ cái, vất vả nuôi con thời bao cấp và những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của Mỹ… Và rồi vợ ông xa chồng con đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc, sau đó đưa các con ông sang ở củng rồi định cư ở bên ấy. Gia đình ông chính thức thành hai tiểu gia đình, sinh sống ở hai đất nước khá xa nhau… Vậy là tiểu thuyết Một và Nhiều có thêm hai nội dung quan trọng nữa. Nội dung thứ nhất: Dõi theo hành trình nhà báo nhà văn Hải Phạm, người đọc được bổ sung thêm hiểu biết về ba cuộc chiến tranh mà việt Nam phải tiến hành để giành Độc lập, Tự do, Thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp bạn xoá bỏ chế độ diệt chủng Pon Pot, xây dựng một nước Campuchia mới, và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, diệt mầm hoạ nghìn năm Bắc thuộc. Phần nội dung này thật sự rất có ích cho những ai muốn tìm tư liệu về ba cuộc chiến tranh vừa nêu trên, nhờ những trang ghi chép tỉ mỉ, trung thực của nhà báo Hải Phạm. Với những người không cần tư liệu, đọc ghi chép của Hải Phạm cũng là dịp để hiểu rõ thêm về diễn biến cuộc tấn công Mậu thân năm 1968, về chiến dịch giải phóng và bảo vệ thành cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972, về diễn biến sự phản bội của bè lũ Pon Pot và cuộc tổng phản công trừ nạn diệt chủng, lập nên nhà nước Campuchia mới, về cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân dân ta từ tháng 2/1979 đến năm 1988 mới hoàn toàn chấm dứt… Đấy là mới nói những cuộc chiến mà Hải Phạm trực tiếp tham gia với tư cách người lính cầm bút viết báo, viết văn. Còn hai sự kiện lịch sử mà Hải Phạm là người chứng kiến, là Đại cách mạng văn hoá ở Trung Quốc; và được nghe kể lại, là Sự kiên Mùa xuân Praha ở châu Âu. Nhưng ông đã ghi chép rất cẩn thận từng sự kiện, từng con số, và suy ngẫm rất nhiều. Bởi các sự kiện lịch sử, dù xảy ra ở đâu cũng đều tác động đến những thân phận con người. Và ông đã ghi lại cảm xúc đó như sau: “ Điều mà ông Hải Phạm, với tư cách nhà văn, luôn cảm thấy day dứt, tâm can bị nung nấu, ấy là thân phận con người và sự lựa chọn của nhân loại. Con người thì quá bé nhỏ, mà sự lựa chọn của nhân loại thì quá nhiều sai lầm! ” (tr.490) Còn một nội dung quan trọng nữa của Một và Nhiều . Ấy là những cuộc thăm thú, thưởng ngoạn rất nhiều vùng nhiều miền của nhiều quốc gia cùng nhà báo, nhà văn nhân vật chính của tiểu thuyết. Một nội dung đậm chất du kí, giúp người đọc có dịp mở rộng tầm nhìn ra ngoài quê hương và đất nước mình, cũng là để người đọc thư giãn sau những trang in đầy sự kiện căng thẳng và chết chóc của chiến tranh và đại loạn bên đất nước tỉ dân kề cận phía Bắc nước ta… 2. Bây giờ xin được bàn đến nghệ thuật thể hiện và ngôn ngữ văn chương của tiểu thuyết Một và Nhiều. Nhà văn Hà Phạm Phú nói, Một và Nhiều là Tiểu thuyết – Tự truyện của ông. Có nghĩa là nói theo ngôn ngữ thể loại, tiểu thuyết Một và Nhiều của Hà Phạm Phú là tác phẩm Tự truyện có hư cấu . Đây là thể loại văn xuôi được các nhà văn Việt Nam và nhiều nước ưa dùng trong những năm gần đây. Viết theo Tự truyện có hư cấu người viết có thuận lợi là có sẵn một cốt truyện gần như đã thuộc ở trong đầu, nhưng đấy cũng là cái khó cho tác giả. Bởi cốt truyện có sẵn ấy như tấm áo giáp khuôn cứng lấy tư duy sáng tạo của họ, khiến họ không dễ tạo thêm những mảnh ghép mới ăn nhập hợp lí với cốt truyện vốn có để làm nên một cốt truyện mới hấp dẫn hơn, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc hơn…. Sáng tác văn học có con đường riêng của nó. Tác giả, khi đã nhập được tư duy của mình vào con đường ấy, thì tâm tưởng anh ta sẽ bị con đường ấy dẫn dắt, không còn theo ý định chủ quan ban đầu nữa. Thế mới nói, ngay chính tác giả viết thể loại Tự truyện có hư cấu cũng chẳng thể nói rạch ròi phần nào là chuyện thật, phần nào là chuyện được viết thêm (hư cấu) trong tác phẩm của mình. Nhưng có một điều người đọc dễ dàng nhận ra trong tiểu thuyết Một và Nhiều , ngoài câu chuyện cuộc đời của chàng sĩ quan – kĩ sư chế tạo pháo Hải Phạm, còn có chuyện của nhà báo – phóng viên chiến tranh Hải Phạm và chuyện du kí của nhà văn Hải Phạm nữa. Và người đọc cũng dễ dàng nhận ra tác giả tiểu thuyết – nhà văn Hà Phạm Phú đã sử dụng ba bút pháp khác nhau để thể hiện ba nội dung trên. Kể lại trọn vẹn và sinh động cuộc đời một con người, với yêu cầu gắn cuộc đời đó với cái nền lịch sử – xã hội dài như Hải Phạm đã sống, đã trải thật không dễ. Văn học thế giới đã có những tác phẩm kinh điển, mẫu mực về thể loại này. Đó là Một cuộc đời của Guy de Maupassant (Pháp) và Pie Đại đế của Aleksey Nikolayevich Tolstoy (Nga). Hai bậc thầy văn chương này đều thể hiện tác phẩm của mình bằng bút pháp tiểu thuyết cổ điển , và rất thành công. Hà Phạm Phú khi kể lại tiến trình cuộc đời của Hải Phạm, cũng học theo tiền nhân, áp dụng bút pháp viết tiểu thuyết cổ điển trong xây dựng nhân vật chính (nhân vật trung tâm), trong cách thức kể chuyện (theo trình tự thời gian nhân vật sống, trưởng thành – tuy có đôi lúc đảo ngược trình tự này một chút cho sinh động và tránh tâm lí nhàm chán của người đọc), kết hợp với thủ pháp dựng truyện và nghệ thuật miêu tả (tả người, tả cảnh, tả tình). Những thủ pháp này của bút pháp tiểu thuyết cổ điển đặc biệt thích hợp và thành công khi viết các tiểu thuyết trữ tình – thế sự. Bút pháp thứ hai nhà văn sử dụng là khi ông viết về các vùng đất của nước ta và rất nhiều vùng đất của các quốc gia khác… Tác giả dẫn người đọc theo chân Hải Phạm, với nhiều vai khác nhau – khi là anh chàng du học sinh, khi là nhà báo làm phóng viên chiến tranh, và cuối cùng là một nhà văn đã có tuổi… Để thực hiện được nội dung này Hà Phạm Phú đã sử dụng bút pháp viết tiểu thuyết du kí , và theo tôi, ông đã thành công. Đến mức nếu tách phần nội dung này ra làm quyển sách riêng, nhà văn sẽ có một tiểu thuyết du kí dày dặn, gây được ấn tượng. Bút pháp thứ ba là bút pháp Tiểu thuyết tư liệu . Đây là bút pháp đắc địa khi thể hiện nhân vật Hải Phạm trong vai trò là phóng viên chiến tranh của Báo Quân đội Nhân dân. Chính bút pháp này cho phép nhà văn trích các trang tin chiến sự, đưa nguyên văn các tài liệu tác chiến và có thể chép lại các trang sổ tay phóng viên để đưa vào tiểu thuyết. Những trang tư liệu nóng hổi không khí chiến trường này giúp người đọc tiếp cận diễn biến chiến sự, từ diễn tiến cuộc tiến công Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa với “cối xay thịt” Quảng Trị, cuộc Tổng phản công giải phóng Campuchia, cuộc chiến đẫm máu bảo vệ biên giới phía Bắc nước ta. Cũng qua những trang tư liệu cùng bình luận quân sự mà người đọc thêm tin yêu nhà báo – phóng viên chiến tranh Hải Phạm, và đó là thành công của bút pháp tiểu thuyết – tư liệu mà Hà Phạm Phú áp dụng khi viết tiểu thuyết Một và Nhiều. Điều rất đáng lưu ý nữa ngoài việc áp dụng “ba trong một” về bút pháp là nhà văn viết các lời thoại trọng Một và Nhiều. Ông bỏ hẳn lối viết thoại của Pháp văn, trở về lối viết thoại của ông cha, đưa lời thoại vào trong văn kể. Hay hay không cách viết này là tuỳ ý từng người, nhưng tạo được sự khác lạ thì đã rõ. 3. Tuy nhiên có hai điều mà tôi muốn trao đổi cùng tác giả và người biên tập của nhà xuất bản. Đây là ý kiến của tôi tham gia vào dư luận trên mạng xã hội về cuốn tiểu thuyết Một và Nhiều mà tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết này. Thứ nhất, vừa là bạn cùng tuổi lại đồng nghiệp cả nghiệp văn và nghiệp báo với Hà Phạm Phú, tôi thật tình rất trân trọng và khâm phục khi ông tặng tôi tiểu thuyết Một và Nhiều . Bước qua tuổi 80 viết và in được cuốn sách khá nặng tay như Một và Nhiều đâu có nhiều người làm được. Bởi vậy, tôi đọc cẩn thận, đọc kĩ Một và Nhiều. Đọc xong, ngẫm nghĩ nghiêm túc, tôi thấy: Bên cạnh những thành công tôi đã nêu trong bài viết, theo tôi Một và Nhiều cũng có đôi chỗ cần bàn với tác giả. Về xây dựng nhân vật, đúng là Hải Phạm có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong tiểu thuyết nhưng khi ta nhắm mắt lại, không thấy Hải Phạm hiện lên trước mắt vừa rất thật, vừa sinh động như suốt quá trình đọc ta đã cố hình dung. Tại sao vậy? Điều nữa, gần 500 trang sách khổ 14,5X 20,5cm là sách dày, nhiều trang chữ, rất cần những trang văn hay để tạo hứng thú cho người đọc, cũng là để xua đi những căng thẳng mệt nhọc cho họ. Có rất nhiều chỗ trong sách có đất để làm việc này. Chẳng hạn cái vùng đồi trung du có giống cây cọ đặc trưng của Hải Phạm, loại cây mỗi năm chỉ mọc thêm một lá và cái buồng hoa lạ lùng. Đọc đến cây cọ, bên tai tôi vang ngân lên câu hát: “ Cọ xoè ô che nắng/ Râm mát đường em đi… ”. Tôi cứ ước cây cọ của quê Hà Phạm Phú được ông chăm chút, ông “làm văn” thêm một chút. Cũng như vậy, khi ông dẫn người đọc đến các vùng miền của nước ta và các nước trên thế giới, thì các trang du kí sẽ hấp dẫn hơn biết bao nhiêu… Thứ hai, cũng là điều cuối cùng nói về Một và Nhiều , là tôi muốn trao đổi với người biên tập và cả người duyệt của Nhà xuất bản ấn hành cuốn tiểu thuyết này. Đó là việc cắt sửa bản thảo. Việc đọc thẩm định, biên tập bản thảo (cụ thể là việc cắt bỏ, sửa chữa những câu chữ, những đoạn văn, thậm chí cả một hoặc nhiều trang buộc phải cắt bỏ) để khi đưa in, tác phẩm tránh được những vướng mắc – nhất là những vướng mắc chính trị, việc này thuộc trách nhiệm và quyền hạn của người biên tập. Tất nhiên, phải cắt sửa hợp lí và được tác giả chấp nhận. Nhưng cắt sửa sao đó để người đọc không nhận ra và cả tác giả và người đọc hài lòng. Trong tiểu thuyết Một và Nhiều , bắt đầu từ trang 127, tôi thấy trang in có đánh dấu (…), một số trang đánh hai dấu như thế. Thấy lạ, tôi đếm được 26 trang và 31 chỗ đánh dấu này, và điện hỏi nhà văn Hà Phạm Phú. Ông cũng không rõ lí do, và đoán có lẽ đó là những chỗ biên tập viên cắt bỏ bản thảo của ông. Phỏng đoán này của ông Phú có đúng không, xin hỏi người biên tập sách Một và Nhiều . Nếu đúng thì đây là điều cần bàn. Như trên tôi đã khẳng định, biên tập, sửa chữa, cắt bỏ là trách nhiệm và quyền hạn của người biên tập sách. Nhưng việc đó phải hợp lí, phải đúng và phải trao đổi với tác giả. Và thêm việc quan trọng này nữa, ấy là tạo sự khớp nối giưa hai đầu đoạn văn bị cắt bỏ. Cắt khéo thì không cần đụng bút, cắt dài, cắt nhiều thì phải viết thêm đoạn nối cho hợp lí. Có chỗ viết nối cả một đoạn văn, khi phần bản thảo bị cắt bỏ tính đến số trang. Nối ổn rồi là xong, đưa duyệt in, không có chuyện đánh dấu (…) như trong sách Một và Nhiều . Các đánh dấu này chỉ thời Pháp thuộc, các quan chức kiểm duyệt mới làm như thế. Tôi trao đổi điều này bởi tôi làm biên tập viên báo chí và xuất bản từ tháng 9/1975 và hiện nay tôi vẫn nhận biên tập sách cho bạn bè và các nhà xuất bản, tôi và các đồng nghiệp chưa một lần đánh dấu vào sách của tác giả như thế.
Giải mã “Một và nhiều” – Tác giả: Phạm Ngọc Chiểu
3,096
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ Đức lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ngày 3/7, Ban quản lý Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc và UBND thành phố Thủ Đức ( Thành phố Hồ Chí Minh ) tổ chức Lễ giỗ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 323 (1700 – 2023) và Lễ công bố nội dung văn bia Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Dịp này, tại đền thờ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh , lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhận công đức của ngài trong việc đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa, nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Thủ Đức Trần Hữu Phước cho biết, Lễ giỗ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh hàng năm là dịp để Đảng bộ, chính quyền, MTTQ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc; qua đó truyền thừa, tiếp nối tinh thần yêu nước bất diệt, ngọn lửa truyền thống hào hùng dân tộc trong tâm, thức của mỗi người “con rồng, cháu lạc”; trong mỗi công dân thế hệ Hồ Chí Minh; khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tại Lễ giỗ, người dân và các khách mời được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật ngợi ca về vùng đất Nam Bộ của các bậc tiền nhân trong quá trình mở cõi đất phương Nam, vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 300 năm xây dựng và phát triển. Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tên thật là Nguyễn Hữu Thành, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) trong một gia tộc trâm anh thế phiệt lâu đời có nguồn gốc cùng tổ với chúa Nguyễn. Ông thuộc dòng dõi Đức Nhị Khê Nguyễn Trãi – khai quốc công thần nhà Lê; thân phụ ông là Nguyễn Hữu Dật, là một trong 3 vị đệ nhất công thần của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Ông mất ngày 16/5/1700 (năm Canh Thìn) tại Sầm Khê (Rạch Gầm, nay thuộc tỉnh Tiền Giang), thọ 51 tuổi. Với những chiến công trong việc xác lập chủ quyền ở Đàng trong và chống giặc ngoại xâm, Chúa Nguyễn Phúc Chu tặng phong Hiệp tán công thần, đặc tiến Chưởng doanh, thụy Trung Cần. Năm Gia Long thứ 4 (năm 1805), ông được truy tặng Tuyền lực công thần, đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Cẩm y vệ độ chỉ huy sứ ty, Đô Chỉ huy sứ phủ Đô đốc phủ Chưởng phủ sự Phó tướng chưởng cơ, liệt vào thượng đẳng công thần, thờ phụ vào Thái Miếu. Năm Gia Long thứ 9 (năm 1810), ông được thờ ở miếu Khai quốc công thần. Đến nay, đền thờ Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã hoạt động được 7 năm. Công trình được xây dựng trong khuôn viên có diện tích gần 7.500m2, trong đó diện tích đền chính là 631m2. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, gạch, đá, đồ đồng, đồ gốm… Các đại biểu thực hiện nghi thức kéo băng giới thiệu Văn bia Đức lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Về quá trình lấy ý kiến thống nhất nội dung văn bia khắc trên bia đá, ông Nguyễn Hữu Thắng, Trưởng Ban quản lý Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc cho biết, từ năm 2020, sau khi tổng hợp ý kiến từ các Sở, ban, ngành và thống nhất về nội dung và hình thức, Ban quản lý đã in nội dung văn bia và dán bằng decal lên bia đá tại đền thờ. Ông Cao Tự Thanh là tác giả nội dung bài văn bia. Từ năm 2020 – 2022, Ban quản lý tổ chức lấy ý kiến góp ý trực tiếp tại đền thờ và trang tin điện tử của Ban; đa phần các ý kiến đồng tình. Đến ngày 23/5/2023, nội dung văn bia được khắc lên bia đá tại đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Nội dung văn bia có đoạn: “… Tướng quân xuất thân tướng môn, trí dũng song toàn, coi quân trị dân đều có công lao chính tích, các triều phong tặng, nhiều đời tưởng nhớ, há chi là loại dũng tướng xung thành hãm trận, chém tướng đoạt cờ bình thường mà thôi đâu”. Tin, ảnh: Thu Hương
Lễ giỗ và công bố văn bia Đức Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
775
Ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị. Ngày 3/7, Hội nghị quốc tế ‘Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam’ đã khai mạc tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn , tỉnh Ninh Bình ). Sự kiện do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo tổ chức UNESCO, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO của một số nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, địa phương có danh hiệu UNESCO, cùng 200 đại biểu là các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế. Hội nghị vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Phát biểu chào mừng Hội nghị, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình khẳng định: Ninh Bình là nơi duy nhất ở Việt Nam sở hữu danh hiệu “kép” của UNESCO: Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Tỉnh đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị toàn cầu của di sản thế giới, kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Việc tổ chức hội nghị quốc tế là vinh dự và là dịp để tỉnh Ninh Bình giới thiệu về vùng đất giàu giá trị văn hóa, tự nhiên và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô. Đây cũng là cơ hội để Ninh Bình và các tỉnh có di sản thế giới nói riêng, các đối tác toàn cầu nói chung đẩy mạnh trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tầm nhìn chung về thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO. Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình mong muốn hội nghị chia sẻ những kinh nghiệm và tầm nhìn về kiến tạo thể chế đặc thù cho quản lý và phát triển đô thị di sản được UNESCO vinh danh; cơ chế đặc thù giải phóng và huy động các nguồn lực cho bảo tồn và phát triển di sản; các phương thức đô thị hóa và phân loại đô thị, phù hợp chức năng đô thị di sản sở hữu danh hiệu của UNESCO, tránh được áp lực của mô hình “đô thị nén” gây xung đột với yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; sáng tạo nên mô hình cư trú và sinh kế chuyển đổi phù hợp cho cư dân trong các đô thị di sản hướng vào giải quyết tốt cả mục tiêu bảo tồn và mục tiêu phát triển; mở rộng cơ hội hợp tác và thúc đẩy kết nối giữa các đô thị di sản mà UNESCO đã vinh danh. Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu tại Hội nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho rằng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các danh hiệu UNESCO là cấu thành quan trọng hình thành thương hiệu mỗi địa phương và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội thông qua thu hút khách du lịch, chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, ở một số địa phương sở hữu danh hiệu vẫn đang trăn trở trước những thách thức giữa bảo tồn và phát triển. Thách thức lớn nhất vẫn là hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, địa chất, sinh quyển. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất, Hội nghị cần tập trung làm rõ các bài học kinh nghiệm, chia sẻ của các địa phương về các câu chuyện thành công trong việc phát huy các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững; các thách thức hiện hữu mà nhiều địa phương đang phải đối mặt trong việc bảo tồn và phát huy các danh hiệu UNESCO. Cùng với đó, cần nêu bật các bài học điển hình quý giá, các giải pháp sáng tạo để phục vụ phát triển bền vững của địa phương và kể cả các bài học sai phạm, đôi khi rất đắt giá, sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho các địa phương đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng các hồ sơ đề cử UNESCO ghi danh hoặc cả các địa phương mong muốn sở hữu thêm các danh hiệu UNESCO. Ông Edouard Firmin Matoko, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO, phụ trách khu vực Châu Phi và quan hệ đối ngoại của UNESCO phát biểu tại Hội nghị. Ông Edouard Firmin Matoko, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO, phụ trách khu vực châu Phi và quan hệ đối ngoại của UNESCO đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Việt Nam cũng là hình mẫu trong việc bảo vệ di sản văn hóa, đứng đầu trong các nước thúc đẩy xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế, phát triển bền vững dựa vào di sản. UNESCO cũng rất tự hào về các danh hiệu di sản đã đóng góp cho sự phát triển tại Việt Nam. Ông Edouard Firmin Matoko hy vọng các địa phương của Việt Nam sẽ phát huy các danh hiệu di sản vì mục đích chung và chia sẻ các kinh nghiệm quý báu trong bảo tồn và phát huy các di sản đó. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, Việt Nam đã xác định phát triển bền vững trên cơ sở lấy văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Trong suốt 47 năm kể từ khi chính thức là thành viên của UNESCO, người Việt Nam đã phát huy tâm thế và mang nhận thức đó vào trong tất cả các hoạt động, hợp tác với các đối tác, nhất là với UNESCO. Quan hệ Việt Nam – UNESCO là hình mẫu tốt về hợp tác hiệu quả, Việt Nam – UNESCO là những người bạn cùng chí hướng, chung tầm nhìn và đều rất kiên trì, bền bỉ trong thực hiện các cam kết. Với nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, đặc sắc, đến nay Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, việc triển khai các quy hoạch, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí bảo vệ và phát huy giá trị cho các di sản luôn được quan tâm. Bộ máy, nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, kiện toàn; các nguồn lực để bảo vệ di sản văn hóa được ưu tiên, huy động tối đa. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp địa phương cùng tham gia bảo vệ di sản văn hóa cũng như chia sẻ những lợi ích đem lại từ di sản, tạo ra sự gắn kết xã hội bền vững. Thực tế cho thấy, các di sản văn hóa sau khi được UNESCO công nhận, ghi danh đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Theo thống kê, trước thời điểm dịch COVID-19, năm 2019, các di sản thế giới ở Việt Nam đã đón trên 18,2 triệu lượt khách đến thăm quan, tìm hiểu, trải nghiệm, với tổng doanh thu từ vé tham quan, dịch vụ đạt 1.800 tỷ đồng. Quang cảnh Hội nghị. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về văn hóa ngày 24/11/2021, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng các địa phương đang tập trung thực hiện mục tiêu toàn cầu về tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh. Hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó có các di sản được UNESCO công nhận, gắn với phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. Việc tổ chức Hội nghị quốc tế “Về phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam” thể hiện sự đồng hành một cách tích cực nhất về trách nhiệm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên được UNESCO ghi danh vì sự phát triển bền vững theo quan điểm của UNESCO, đó là đảm bảo sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Hội nghị tập trung thảo luận 3 phiên chuyên đề trọng tâm gồm: Thực tiễn về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững; giải pháp huy động nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững. Hội nghị diễn ra trong các ngày 3 và 4/7. Sau các phiên chuyên đề, các đại biểu sẽ tham quan thực địa tại địa phương tại khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An và trao đổi với cộng đồng cư dân địa phương. Bài và ảnh: Đức Phương
Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững
1,891
Thủ tướng cùng các thành viên Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam. (Nguồn: Báo Điện tử Chính phủ). Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng tại World Cup Nữ 2023, các ‘cô gái Kim cương’ – danh hiệu Thủ tướng tặng cho Tuyển Nữ VN, sẽ tiếp tục chơi hết mình để đem vinh quang về cho Tổ quốc. Chiều 3/7, tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, động viên Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam trước khi lên đường dự Vòng Chung kết Giải Bóng đá Nữ Thế giới 2023 (FIFA World Cup Nữ 2023). Cùng dự có Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam dự World Cup 2023 gồm 23 cầu thủ là những người đã thể hiện tốt trong các đợt tập huấn vừa qua và nhận được sự tin tưởng của Ban Huấn luyện để đến với đấu trường bóng đá nữ lớn nhất thế giới. Các “cô gái Kim cương” danh hiệu Thủ tướng tặng cho Tuyển Nữ Việt Nam sẽ lên đường sang New Zealand vào ngày 5/7 để chuẩn bị cho Vòng bảng World Cup 2023. Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam (số 32 thế giới) nằm ở bảng E cùng với các đối thủ mạnh là Đội tuyển Bóng đá Nữ Mỹ (số 1 thế giới) , Đội tuyển Bóng đá Nữ Bồ Đào Nha (số 21 thế giới) và Đội tuyển Bóng đá Nữ Hà Lan (số 8 thế giới) Ngay trên sân tập, Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm về công tác chuẩn bị, công tác hậu cần; sức khỏe, tinh thần của toàn đội. Huấn luyện viên Mai Đức Chung và các cầu thủ bày tỏ xúc động vì nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của đông đảo người hâm mộ cả nước; quyết tâm thi đấu vì màu cờ, sắc áo Việt Nam. Tặng quà động viên, tiếp lửa cho Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng, xúc động được gặp lại những “cô gái Kim cương” và “huấn luyện viên Kim cương” của Thể thao Việt Nam. Thủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước luôn đề cao nhiệm vụ phát triển bao trùm, toàn diện, trong đó có phát triển văn hóa, thể thao. Trong hoàn cảnh nào, kể cả trong chiến tranh, nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao vẫn được vẫn được duy trì. Trong thời kỳ mới, đất nước càng có điều kiện phát triển con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Nhờ đó, thể dục, thể thao phát triển toàn diện, cả thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Gần đây nhất, Việt Nam dẫn đầu bảng thành tích hai kỳ SEA Games liên tiếp. Bóng đá Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, trong đó các “cô gái Kim cương” Việt Nam đã vô địch SEA Games 4 lần liên tiếp. Thủ tướng nhấn mạnh việc giành quyền vào Vòng chung kết Giải Bóng đá Nữ Thế giới lần này là thành tích thực sự nổi bật, một dấu mốc quan trọng, đưa Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam vào danh sách các đội bóng mạnh của thế giới, qua đó, góp phần nâng tầm vị thế của Bóng đá Việt Nam nói chung, Bóng đá Nữ Việt Nam nói riêng. “Các cầu thủ là kết tinh, hiện thân của ý chí, nghị lực, bản lĩnh Việt Nam,” Thủ tướng khẳng định. Thủ tướng mong muốn các cầu thủ tự tin, thi đấu với tinh thần Việt Nam, ý chí Việt Nam, để đội bạn và khán giả thế giới thấy Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam là một đội tuyển có bản lĩnh, nghị lực, có cá tính mạnh mẽ, chơi “fair play” và thật sự đáng ngưỡng mộ; cố gắng thể hiện hết mình để mang lại ấn tượng tốt đẹp đối với thế giới. Cho rằng chiến thắng là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là tinh thần thi đấu, là sự ghi nhận và đánh giá của thế giới về sự trưởng thành vượt bậc của Bóng đá Nữ Việt Nam, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng tại Vòng Chung kết World Cup 2023, các “cô gái Kim cương” Việt Nam tiếp tục chơi hết mình để đem vinh quang về cho Tổ quốc. Thủ tướng chúc Tuyển Nữ tốt về thể lực, vững về tinh thần, thi đấu bằng tất cả nhiệt huyết, quyết tâm và ý chí Việt Nam nhưng không quá nặng về thành tích mà vì tinh thần cao thượng của thể dục, thể thao, vì người hâm mộ, vì màu cờ sắc áo Việt Nam; nỗ lực qua từng trận đấu, tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới./.
Thủ tướng gặp mặt, động viên Đội tuyển Bóng đá Nữ Việt Nam
830
Cát Bà - điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi khi đến Hải Phòng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương đề xuất ghi tên vào danh sách Di sản Thế giới thẩm định các dự án trong khu vực của di sản, đảm bảo tránh nguy cơ ảnh hưởng đến giá trị của di sản. Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 4877/VPCP-KGVX ngày 3/7/2023 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về khuyến nghị của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đối với Hồ sơ Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đề nghị UNESCO ghi danh Di sản Thế giới. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 2306/BVHTTDL-DSVH ngày 12/6/2023 về các khuyến nghị của IUCN đối với Hồ sơ Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đề nghị UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh khẩn trương nghiên cứu các khuyến nghị của IUCN để rà soát, cập nhật hồ sơ đề cử di sản và có báo cáo giải trình phù hợp; gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng và Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện các báo cáo giải trình và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề cử theo quy định; kịp thời gửi tới IUCN bảo đảm không ảnh hưởng tới kế hoạch, tiến độ xem xét, đánh giá của Ủy ban Di sản Thế giới. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương có di sản thế giới trong việc đề xuất, lập, thẩm định các dự án trong khu vực di sản thời gian tới, bảo đảm tránh nguy cơ ảnh hưởng tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được UNESCO ghi danh, đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Hướng dẫn thực hiện Công ước 1972. Quần đảo Cát Bà đã được xếp hạng Danh lam Thắng cảnh Quốc gia Đặc biệt vào năm 2013. Vịnh Hạ Long đã vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Tự nhiên Thế giới lần thứ 2 vào năm 2020. Việc đề cử quần đảo Cát Bà là Di sản Thế giới nhằm gìn giữ, bảo tồn, duy trì giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học cho các thế hệ mai sau, đồng thời giúp chúng ta nhận thức rõ Quần đảo Cát Bà là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho con người, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thế giới cũng đồng thời được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cát Bà, quảng bá và nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước, thu hút các lĩnh vực đầu tư kinh tế sinh thái./.
Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà là Di sản Thế giới
568
Hà Nội ngày 22 tháng 6 năm 2023 Kính gửi: Nhà văn, tác giả, bạn đọc Để tránh bỏ sót những tác phẩm văn học hay trong công tác xét giải thưởng hàng năm của Hội, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam trân trọng kính mời các nhà văn cùng bạn đọc, tác giả trong cả nước tham gia phát hiện, giới thiệu, tự đề cử tác phẩm văn học xuất sắc thuộc các thể loại: Thơ, Văn xuôi, Lý luận Phê bình, Văn học Dịch, Văn học thiếu nhi, và Giải thưởng Tác giả trẻ ( riêng Giải thưởng Tác giả trẻ chỉ dành xét cho tác giả có tuổi đời dưới 35, với bốn thể loại văn học: Thơ, Văn xuôi, Lý luận Phê bình, Văn học Dịch ), với các tiêu chí sau: 1. Được một NXB trong nước ấn hành từ tháng 10/2022 ( quý 4/2022 ) đến hết tháng 9/2023 ( quý 3/2023 ), theo hạn nộp lưu chiểu. 2. Tác phẩm do một hoặc hai tác giả đứng tên ( không xét các công trình tập thể từ 3 tác giả trở lên, với Giải thưởng Tác giả trẻ, chỉ xét cho một tác giả ). Thời gian nhận tác phẩm: Hạn cuối cùng nhận các tác phẩm đề cử là ngày 01/10/2023 Tác phẩm tham dự giải thưởng phải được sự đồng ý của tác giả. Mỗi tác phẩm dự xét giải xin gửi 03 bản sách kèm theo thư giới thiệu. ( không ghi lời giới thiệu vào bìa hoặc trang sách ). Công văn, thư giới thiệu và sách xin gửi về: Ban Sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam, Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng , Hà Nội (nếu gửi theo đường bưu điện xin gửi dịch vụ chuyển phát tại địa chỉ). Sách đã gửi dự xét giải không trả lại. Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chân thành biết ơn sự giúp đỡ của quý bạn đọc đối với công việc hàng năm của chúng tôi. T/M BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM P.CHỦ TỊCH Nhà văn NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (Đã ký)
Thông báo: Mời giới thiệu, đề cử tác phẩm tham dự Giải thưởng văn học 2023
330
Từ ấn phẩm Cô gái sông Hồng xuất bản năm 1962 gây được ấn tượng trong bạn đọc, cho đến nay, nhà văn Trình Quang Phú đã xuất bản hơn 40 đầu sách, có nhiều tác phẩm tái bản đến 16 lần. Trong đó Ký sự xứ người được NXB Thanh Niên xuất bản lần đầu năm 2017; NXB Hội Nhà văn tái bản năm 2023, có thể xem là tác phẩm hay nhất của ông. Liên tiếp ba năm gần đây, năm nào Ký sự xứ người cũng được trao giải thưởng. Năm 2020 giải thưởng sáng tác văn học về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Năm 2021 giải thưởng của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam cho bài Thăm Quảng Châu nhớ Bác (Trong Ký sự xứ người ); Năm 2022 được trao giải thưởng Văn học Quốc tế sông Mê Kông. Như tựa đề của cuốn sách, đây là cuốn ký sự viết về những chuyến đi ra nước ngoài, vì sao lại cuốn hút người đọc đến như vậy, nhất là khi tác giả đã ở vào lớp người “xưa nay hiếm” mà bút lực vẫn dồi dào, mạch văn vẫn cuồn cuộn như còn trai trẻ? Ký sự là sở trường của Trình Quang Phú. Ông viết tự nhiên, bay bổng, mà vẫn kỹ càng, sâu sắc. Ta gặp thấp thoáng một Poustovsky khi nhà văn mô tả về cảnh đẹp của Moscow mùa thu vàng với rừng bạch dương thay lá “ Những lá vàng rơi lác đác, rải thành thảm vàng trên đường và trên cây, tầng cao, tầng thấp lá vàng nhiều sắc, một bức tranh không gian ba chiều mà chiều đứng thẳng đã nâng và đưa tâm hồn con người bay bổng… Cầm trong tay chiếc lá vàng và nhẹ nhàng đi giữa hai hàng bạch dương, lòng như lạc vào chốn thần tiên ” (Tr.248). Hay cảnh đẹp núi Phú Sĩ của xứ sở hoa anh đào, tưởng như trong tranh của Levintan hiển hiện trước mắt người đọc: “ Núi Phú Sĩ từ độ cao 2000m trở lên gần như quanh năm tuyết phủ nên không có cây cối, chỉ một màu, thường là màu trắng của tuyết, nhưng khi bình minh hay hoàng hôn mặt trời chiếu rọi thì tuyết sẽ đổi sang màu hồng, màu đỏ… Mùa hè nhìn từ bên kia hồ nước, tuyết trắng như một cái nón khổng lồ nổi bật trên nền thảm xanh thực vật… Đứng trên đỉnh núi Phú Sĩ để ngắm mặt trời lên là cách chọn có một không hai. Nhìn từ nhiều phía Phú Sĩ vẫn một hình dáng uy nghi trinh tiết. Tuyết trắng phủ trên chóp càng làm tăng sự trinh tiết đó… ” (Tr.96) Tác giả Trình Quang Phú có thời làm công tác ngoại giao của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đến năm 1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, được hòa mình trong không khí hào hùng của thời đại, đi đến đâu cũng được tiếp đón nồng hậu… Sau này lại được đi nhiều, từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ những nước lớn mênh mông như Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ… đến những nước bé tẹo chỉ vài trăm ngàn dân, vài cây số vuông như Công quốc Monaco, Andorra, Lechtenstein… Hiểu cặn kẽ từng đất nước, khám phá những kỳ quan của xứ người, ông đã nhận ra chân lý, phải làm sao cho đất nước ta hôm nay tiến bằng được họ, vượt qua họ. Chính vì vậy mà Trình Quang Phú kỹ tính khi lấy tư liệu, đã đặt bút là hiểu ngọn ngành điều mình viết. Tác giả thăm nhiều nước nhưng không “cưỡi ngựa xem hoa”, đã đến xứ sở nào là đọc, nghe, tìm tòi, chụp ảnh… để khi viết là mô tả thấu đáo, thể hiện rõ đủ các lĩnh vực: Lịch sử, địa lý, văn hóa… của nước đó. Bởi vậy, đọc ký sự của ông rất lý thú, hấp dẫn, vừa thưởng thức những trang văn mượt mà rung động bởi cảnh đẹp, vừa hiểu sâu sắc về xứ sở mình chưa từng đặt chân đến, vừa suy ngẫm về thế thái nhân tình. Qua văn, hiểu người, tác giả Trình Quang Phú sống từng trải, lại tắm mình trong thời đại hào hùng nhất của dân tộc, bởi thế, ta lý giải được vì sao ông viết nhiều về Bác Hồ, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng… Ông là người yêu chế độ này từ căn cốt, từ tâm hồn mà bừng cháy thành văn.
Từ trong căn cốt – Tác giả: Nguyễn Trường
776
Tại Buenos Aires, ngày 3/7, Thủ tướng Peru Alberto Otarola tuyên bố Chính phủ nước này lên phương án ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi núi lửa Ubinas hoạt động mạnh trở lại với các đợt phun trào khói tro bụi lên không trung trong vài ngày qua. Tro bụi phun từ núi lửa Ubinas, nhìn từ Arequipa, cách thủ đô Lima của Peru 1000km về phía nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN. Theo luật pháp Peru, với việc ban hành tình trạng khẩn cấp, các cơ quan chức năng sẽ được phép áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết và có nhiệm vụ huy động lực lượng hỗ trợ người dân sơ tán trong phạm vi bán kính 25km xung quanh khu vực núi lửa Ubinas ở vùng Moquegua, cách thủ đô Lima 1.250km. Trước đó cùng ngày, Cục Phòng vệ Dân sự Quốc gia (Indeci) cho biết cơ quan này đã nâng mức độ cảnh báo tình trạng của khu vực từ màu vàng lên màu cam theo tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sau khi núi lửa Ubinas phun trào tro bụi cao tới 1.700 mét. Các cơn gió mạnh đưa những đám mây tro bụi về phía những vùng, thậm chí lan sang quốc gia láng giềng Bolivia. Núi lửa Ubinas cao 5.670m, nằm ở khu vực Moquegua, là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Peru . Ubinas được ghi nhận là hoạt động khá tích cực trong giai đoạn từ 2013-2016. Trong 500 năm qua, ngọn núi này ghi nhận 26 đợt phun trào, trong đó vụ lớn nhất xảy ra vào năm 1667. Các cột khói tro bụi phun ra đạt tới độ cao 6km so với miệng núi lửa, ảnh hưởng tới hơn 9.250 người dân địa phương, làm hư hại mùa màng và ô nhiễm nguồn nước.
Peru sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp do núi lửa phun trào
305
Các công cụ đồ đá hé lộ công nghệ sợi đã ra đời vào thời điểm không thể tin nổi ở Philippines - Ảnh: PLOS ONE. Trong hang động Tabon nằm ở tình Palawan miền Tây Philippines , các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu vết của một công nghệ vượt thời gian hàng chục ngàn năm so với hiểu biết trước đây. Theo Ancient Origins , trước đây các đồ tạo tác lâu đời nhất liên quan đến công nghệ sợi được ghi nhận ở Trung Quốc , khoảng hơn 8.000 năm tuổi. Nhưng phát hiện mới nhất ở Tabon cho thấy một cộng đồng cổ đại ở Philippines đã làm chủ điều này tận 40.000 năm về trước. Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí PLOS One , nhóm khoa học gia đã phân tích các công cụ đá trong hang Tabon, nơi nổi tiếng với hàng loạt hài cốt người tiền sử từng được khai quật. Bằng chứng vi mô về sự hao mòn do thao tác trên sợi thực vật được hé lộ, cho thấy những con người cổ đại nơi đây đã bện dây thừng, đan giỏ từ mốc thời điểm không thể tưởng tượng đó. Các bước nghiên cứu mở rộng cho thấy những cộng đồng ở khu vực mà Phillippines coi là cái nôi của nền văn minh này đã khéo léo lấy sợi dẻo dai từ các loại cây gồ ghề như cọ và tre để dệt và buộc. Hang động Tabon – Ảnh: ANCIENT ORIGINS. Nhà nghiên cứu Hermine Zhauflair từ Trường Đại học Phillippines Diliman nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ sợi trong quá trình tiến hóa của loài người. Tiến bộ công nghệ này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp các đồ vật đa dạng như giỏ, bẫy, dây thừng để làm nhà, cung tên để săn bắn… và sau này là những chiếc thuyền vững chắc, có buồm. Bộ công cụ dệt sợi, đan giỏ của những người đồ đá Đông Nam Á này cũng khác biệt so với công cụ được tìm thấy ở châu Phi và châu Âu, nhiều kích cỡ và hình dạng hơn. Các nhà khoa học tin rằng sự thay đổi này là do quá trình họ thích nghi với môi trường trong “thời đại của tre”, một loài cây mọc phổ biến trong khu vực. Nghiên cứu đột phá này không chỉ làm sáng tỏ công nghệ sợi cổ xưa ở Đông nam Á mà còn nhấn mạnh khả năng khéo léo của những con người thuộc quần thể rất sơ khai trong khu vực, cũng như khả năng thích nghi đáng kinh ngạc của họ.
Philippines: Phát hiện ‘vật lạ’ 40.000 tuổi làm đảo lộn lịch sử nhân loại
435
Trái Đất chúng ta luôn tồn tại những bí ẩn khiến nhà khoa học không ngừng giải mã. Có thể nhiều người nghĩ Trái Đất là một quả cầu có hình dạng hoàn hảo, đặc biệt khi nhìn vào mặt cắt của hành tinh từ bên ngoài bầu khí quyển của nó. Mọi bức ảnh chụp hành tinh mà chúng ta đã xem đều khiến nó trông giống như một vòng tròn hoàn hảo. Tuy nhiên, sự thực không hoàn toàn như vậy. Trên thực tế, có những khu vực phẳng hơn nhiều so với những khu vực khác, thậm chí, giới khoa học còn xác định có một “lỗ hổng trọng lực” khổng lồ ở giữ Ấn Độ Dương. Lỗ hổng này là nơi lực hấp dẫn thấp hơn mức trung bình, do đó làm cho mực nước biển tại đây thấp hơn 106 mét so với mức trung bình toàn cầu. Theo Định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton, các vật hút các vật khác bằng một lực xác định bởi khối lượng của chúng và bình phương khoảng cách giữa chúng. Nói một cách đơn giản, khối lượng càng lớn thì trọng lực càng lớn, càng gần vật thể thì bạn càng bị (và ảnh hưởng) bởi nó. Có thể nhiều người cho rằng lực hấp dẫn trên Trái Đất là đồng nhất, nhưng không phải vậy. Điều này là do khối lượng của hành tinh không được phân bố đều như một quả bóng cao su đặc. Thay vào đó, chúng ta có những ngọn núi và rãnh, cùng rất nhiều vật thể và cấu trúc bí ẩn khác nằm dưới chân chúng ta, và phình ra ở đường xích đạo, gây ra một lực hấp dẫn khác nhau trên bề mặt. Lực hấp dẫn của Trái Đất không nhất quán do bề mặt không bằng phẳng của nó, gây ra sự thay đổi mật độ tạo ra lực hấp dẫn dao động được gọi là geoid. Sâu bên dưới Ấn Độ Dương, tồn tại một dị thường hấp dẫn phi thường – một “lỗ trọng lực” khổng lồ trải rộng khoảng 3 triệu km2. Bản đồ lực hấp dẫn của Trái đất. Ảnh: NASA/JPL/Trung tâm Nghiên cứu Không gian của Đại học Texas, Mỹ. Một trong những khu vực như vậy có mặt ở Ấn Độ Dương, nơi có trọng lực thấp hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất. Giới khoa học gọi “Lỗ hổng trọng lực” với tên khác là “Vùng trọng trường thấp Ấn Độ Dương” (IOGL). Các nhà khoa học đã nhận thức được sự bất thường về lực hấp dẫn đáng chú ý này trong một thời gian. Thông qua các cuộc khảo sát trên tàu và các phép đo vệ tinh, họ đã phát hiện ra sự chênh lệch của mực nước biển. Tuy nhiên, nguyên nhân của lực hấp dẫn suy yếu này vẫn còn khó nắm bắt. Một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm Khoa học Trái Đất tại Viện Khoa học Ấn Độ tin rằng họ đã có câu trả lời cho bí ẩn khổng lồ dưới Ấn Độ Dương. Các nhà khoa học đã tái tạo lại 140 triệu năm qua các chuyển động kiến tạo mảng và chạy các mô phỏng trên máy tính để truy tìm nguồn gốc của “lỗ trọng lực”. Họ phát hiện ra rằng một số phần của các mảng kiến tạo đã chìm qua lớp phủ bên dưới châu Phi, tạo ra các chùm magma từ bên dưới Ấn Độ Dương. Các nhà khoa học Ấn Độ giải thích rằng sự tương tác của các quá trình này bên dưới Ấn Độ Dương có thể đã xác định vị trí và hình dạng của IOGL. “Vùng trọng trường thấp Ấn Độ Dương” (IOGL) – màu xanh nước biển – khiến giới khoa học điên đầu giải mã bấy lâu nay. Ảnh: MSN. Theo các nhà khoa học Ấn Độ, hơn 1.000 km bên dưới lớp vỏ Trái Đất, tàn dư của một đại dương cổ đại, lạnh giá và dày đặc, chìm xuống bên dưới châu Phi khoảng 30 triệu năm trước, dẫn đến một “nghĩa địa vật liệu rộng lớn”. Sự tương tác của vật liệu đại dương cổ đại này với magma nóng chảy xung quanh được cho là nguyên nhân tạo ra geoid. Nhóm nghiên cứu viết trong bài báo của họ trên tạp chí Geophysical Research Letters : Các chùm magma khổng lồ rất có thể đã giúp Trái Đất có hình dạng như hiện tại hơn 20 triệu năm trước khi Vùng trọng trường thấp Ấn Độ Dương hiện tại được hình thành. (Đây là hình dạng mà bề mặt đại dương sẽ có dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn của Trái Đất, bao gồm lực hấp dẫn và sự quay của Trái Đất ). Các chùm magma có thể tiếp tục di chuyển trong 20 triệu năm qua và khi chúng dừng lại, có khả năng vùng trọng trường thấp ở giữa Ấn Độ Dương dịch chuyển ra ngoài, khiến lực hấp dẫn tại đây tiêu tan một phần. Mặc dù nhìn trên bề mặt đại dương, chúng ta khó mà thấy được sự khác biệt của sự thiếu hụt lực hấp dẫn này. Theo các nhà khoa học dự đoán, khó có khả năng các chùm magma siêu nóng bên dưới ngừng hoạt động trong vài triệu năm tới. Cho đến lúc đó, hy vọng chúng ta sẽ có thể tìm hiểu thêm về các vùng trọng trường thấp và nguyên nhân chính xác của các lực hấp dẫn khác nhau trên khắp hành tinh của chúng ta. Bài viết sử dụng nguồn: MSN, BGR
Giải mã “lỗ hổng” 3 triệu km2 ở Ấn Độ Dương: Bí mật đáy biển hé lộ
934
Xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên , tỉnh Nghệ An ngày nay chính là mảnh đất mà danh nhân Nguyễn Trường Tộ sinh ra cũng như an nghỉ. Nằm ở tả ngạn sông Lam, phía Nam tỉnh Nghệ An, miền đất này được biết đến có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa. Phần lăng mộ ông qua trăm năm, bia đá đã mòn trơ nhưng hương khói chưa bao giờ nguội lạnh… Những gì Nguyễn Trường Tộ để lại cho đất nước thì không bàn tới bởi bao công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học, sách vở đã nói nhiều, bài viết chỉ đề cập về nơi ông đã sinh ra, lớn lên và yên nghỉ. Người dân trong làng vẫn lưu truyền câu chuyện quy hoạch này khi kể chuyện xưa ông đưa dân làng quê mẹ mình chuyển từ chỗ ở thấp lên chỗ cao ráo hơn. Những con đường được phân bố lại khoa học hơn. Một công trình xây dựng nổi tiếng khác của ông ở quê hương mình là khu vực Nhà Chung Xã Đoài (nằm ngay Tòa Giám mục Vinh bây giờ) bấy giờ theo kỹ thuật và kiến trúc Tây phương. Trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ do con trai ông là Nguyễn Trường Cửu viết thì trong 3 năm cuối đời, ông chủ trì xây dựng cơ sở Nhà Chung Xã Đoài. Các dấu tích xưa tại đây đã không còn vì chiến tranh bom đạn, song các công trình dựng lại sau đó được truyền miệng rằng mang nhiều dáng dấp cũ. Có nhiều công trạng với quê hương nên sau khi mất, ông được nhiều người kính trọng và sau này dựng mộ như một bậc tiền hiền. Thông tin về cuộc đời danh nhân Nguyễn Trường Tộ tại khu mộ của ông. Trên bia mộ ông ngày nay khắc rõ năm sinh, năm mất nhưng theo Linh mục Trương Bá Cần (Nguyễn Trường Tộ – Con người và di thảo, ấn hành năm 1988) thì “Hiện nay, chúng ta không có đủ tài liệu để xác định một cách chắc chắn về năm sinh của Nguyễn Trường Tộ. Nhưng nếu ông mất năm Tự Đức 24, tức năm 1871 và thọ 41 tuổi, thì năm sinh phải là 1830, chứ không thể 1828. Ngày mất và tuổi thọ của một con người thường được gia đình truyền đạt một cách chuẩn xác”. Và con trai ông đã xác nhận Nguyễn Trường Tộ mất khi 41 tuổi trong cuốn Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ. Theo nhiều ghi chép khi ly trần, ông được an táng tại bãi đá mài là một khu đất cách khu mộ bây giờ chừng 300m về phía Tây. Khu mộ của ông hiện cách nhà thờ Giáo họ Bùi Chu khoảng 1km. Phía trước lăng là bia đá ghi công do Ban Quản lý di tích Nghệ An lập dựng và toàn bộ diện tích lăng mộ nhỉnh hơn 1.000m2. Ban đầu, mộ thấp và có phần quá đơn sơ, cho đến năm 1943, Từ Ngọc tức Giáo sư Nguyễn Lân tổ chức kêu gọi các cá nhân và tổ chức góp công sức, tiền của để xây mộ, dựng bia cho danh nhân mới có phần bia đá bằng đá Thanh Hóa như hiện nay. Như vậy, mộ và bia đá này đã có hơn 70 năm qua. Ngày 21/01/1992, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích cấp Quốc gia; đến năm 1996, huyện Hưng Nguyên đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích. Công trình tưởng niệm danh nhân bắt đầu có hàng rào, vườn hoa, cây cảnh giản dị giữa khu dân cư thôn quê. Hàng đầu tiên khắc trên bia mộ chính là tên và tên thánh: Phao-lô Nguyễn Trường Tộ đã rõ ràng về xuất thân của ông là một tín hữu Công giáo. Trên bia ghi năm sinh của ông vào năm Minh Mệnh IX (1828) và năm mất vào năm Tự Đức XXIV (1871). Tính theo bia đề Nguyễn Trường Tộ mất khi 43 tuổi. Tổng thể bia được làm bằng đá có dáng dấp của một bia cổ nhưng lại pha trộn nét đặc trưng kiến trúc của Thiên Chúa giáo khi có cây thập giá đặt trên chóp. Ngay dưới thập giá chạm trổ hình đầu rồng và hoa văn mây, nước, hoa lá. Theo lý giải từng nghe về phần mộ bia ông thì các chi tiết chạm trổ các hình hoa mai, hoa lựu, cây bút, cuốn thư và 4 con dơi theo văn hóa người xưa chính mang hàm ý đem phúc, lộc, để lại cho muôn đời con cháu. Trên mộ cũng chạm các câu đối bằng chữ Hán và Nôm. Trên tấm bia đặt dựng đứng ngay hai bên mặt bia có hai câu đối Nôm và hai bên thành bia cũng có đôi câu đối chữ Hán. Phía trước và mặt bên của cột trụ bia có chạm 2 câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm ngợi ca tinh thần chí khí của một con người tài hoa, giàu lòng yêu nước: Câu đối phía trước chữ Nôm: Kính Chúa yêu người yên tạc dạ Trung vua mến nước vốn ghi lòng. Câu đối ở mặt bên chữ Hán: Trung quân chính sách quang tiền sử Ái quốc tinh thần khởi hậu nhân. Hôm đến khu lăng mộ thắp nén hương cho người danh sĩ tài hoa cũng trùng thời điểm khu mộ đang được chỉnh trang, nâng cấp gần hoàn thiện. Trước đó, phần mộ đá nằm thấp sát mặt đất từ cuối năm ngoái được nâng lên cao, xây bậc tam cấp. Được biết, hàng năm, chính quyền địa phương vẫn đều đặn tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ ngày sinh của ông. Những người thân cuối cùng của Nguyễn Trường Tộ sống tại làng cũng được quan tâm thăm hỏi mỗi dịp này. Hiện nay, con cháu cụ Nguyễn Trường Tộ vẫn sinh sống trong làng Bùi Chu. Tính đến nay, cụ đã có cháu đời thứ 6./. Tài sản vô giá mà Nguyễn Trường Tộ còn để lại cho hậu thế là 58 bản di thảo hầu hết là những kiến nghị gửi lên triều đình. Các kiến nghị của ông thuộc nhiều lĩnh vực: Giáo dục, văn hóa, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, tôn giáo, quan lại,… Quan điểm xuyên suốt của ông là cải cách giáo dục, bỏ hủ Nho, mở mang dân trí, đào tạo nhân tài, phát triển kinh tế, mở rộng bang giao, làm cho nước giàu mạnh, đánh đuổi ngoại xâm, giữ vững nền độc lập bền vững cho đất nước. Nhiều kiến nghị xuất sắc của ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Là một người Tây học, Nguyễn Trường Tộ đã có công trình đóng góp cho sự hình thành Sài Gòn xưa, đó là tu viện Saint Enfance của dòng Thánh Phaolo vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.
Tìm về nơi an nghỉ của danh nhân Nguyễn Trường Tộ
1,169
Thác Mưa Rơi - Tiên cảnh giữa núi rừng hùng vỹ. Võ Nhai ( Thái Nguyên ) không chỉ là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, mà còn là nơi lưu giữ được nhiều nét văn hóa của đồng bào các dân tộc. Vùng đất này cũng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng với nhiều dãy núi đá vôi tạo nên những thắng cảnh tuyệt đẹp. Nổi bật trong đó là thác Mưa Rơi (hay còn gọi là thác Nậm Rứt) nằm tại xóm Kim Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai . Thác nằm ngay bên đường dẫn vào xã Thần Sa. Đúng như tên gọi “mưa rơi”, thác chỉ xuất hiện đầy hùng vỹ và dữ dội vào mùa mưa. Còn vào mùa khô, thác lại khoác lên mình sự êm đềm đến kì lạ với một dòng nước nhỏ len lỏi. Tất cả đều tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình cuốn hút du khách. Sau những cơn mưa, trời nắng đẹp, dưới sự phản chiếu của tia nắng mặt trời, dòng thác hiện ra như một dải sắc cầu vồng rực rỡ, hòa quyện với màu xanh ngút ngàn của rừng xanh tạo thành một bức tranh đa sắc mầu giữa đại ngàn hấp dẫn du khách. Đặt chân đến đây, du khách khó cưỡng lại trước vẻ đẹp hùng vỹ của thiên nhiên và không quên lưu lại cho mình những bức hình làm kỷ niệm. Vẻ đẹp thác Mưa Rơi từ mọi góc nhìn. Đứng dưới chân thác nhìn lên, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng thác cao hàng chục mét với những dải nước trắng xóa tựa mây trời đổ xuống và cảm nhận được sự mát lạnh của hơi nước phả vào làn da, mái tóc, lắng nghe âm thanh du dương và hít thở bầu không khí trong lành, tươi mát mà nơi đây mang lại. Tất cả tạo nên cảnh quan hùng vỹ nhưng cũng không kém phần mộng mơ. Khu vực chân thác là dòng sông Thần Sa. Du khách có thể thỏa sức tắm mát, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên trang bị cho mình những chiếc áo phao. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Mưa Rơi, du khách còn có thể ghé thăm một số điểm đến khác trên địa bàn của xã Thần Sa như: Khu di tích khảo cổ học Thần Sa, thác Bẩy Tầng hoặc kết hợp với những điểm du lịch khác trên địa bàn huyện Võ Nhai như: Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng; Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà và thưởng thức ẩm thực với những món ăn mang hương vị núi rừng… Tất cả sẽ tạo nên cho du khách một tour trải nghiệm trọn vẹn và hấp dẫn.
Thác Mưa Rơi – Nàng tiên nữ xinh đẹp ẩn mình giữa chốn rừng xanh
464
Bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu, nhắc đến nhà thơ Wislawa Szymborska là ngay lập tức tôi lại nhớ đến bài thơ Đêm tác giả của bà. Cái gì từ bài thơ đó đã mặc định trong tâm hồn tôi? Đó không phải bài thơ đầu tiên tôi đọc của bà, đó không phải là bài thơ duy nhất hay, đó cũng không phải bài thơ có một mối liên hệ đặc biệt nào đó với tôi hay tôi đọc bài thơ đó khi ở một trạng thái tâm lý đặc biệt. Không phải tất cả những điều đó. Nữ thi sĩ Wislawa Szymborska (1923-2012) của Ba Lan. Và cho đến bây giờ, sau gần mười năm đọc bài thơ Đêm tác giả lần đâu tiên, tôi lại đọc bài thơ đó và thật sự ám ảnh. Cái phòng đọc mà nhà thơ đang đứng ở đó là cả thế giới mà nhà thơ đang sống. Một nửa người ngồi ở đó để tránh mưa, một nửa là người thân đến như một phép ứng xử gần như là bắt buộc. Không có bất cứ sự ồn ào phấn khích nào. Hình như cũng không có sự chờ đợi đáng nói nào giành cho bài thơ hoặc nhà thơ. Chỉ có im lặng. Gọi đúng hơn là sự dửng dưng có vẻ chứa đầy vô cảm. Phòng đọc đó là biểu tượng của thế giới hiện tại. Tinh thần của con người đã thay đổi quá nhiều. Nhưng bản chất và sứ mệnh của thi ca lại không được phép đổi thay. Đó quả là một thách thức kinh sợ đối với thơ ca và nhà thơ. Nhưng chính trong trạng thái như vậy thơ ca mới xuất hiện, và với tôi, hình như thơ ca chỉ xuất hiện với sứ mệnh của nó khi thế giới rơi vào trạng thái đó. Còn không, nó không cần thiết phải xuất hiện, hoặc nó xuất hiện như chính nó là một vòm lá, là một đám mây, là một bông hoa, là một tiếng chim, là một gương mặt người thương mến… Trong buổi tối đọc tác phẩm ấy, có một người đàn ông già đến nghe thơ và ông đã chìm vào một giấc mơ. Trên hàng ghế đầu một ông già đang chìm trong giấc mơ ngọt lịm bà vợ quá cố của ông vừa từ nấm mồ đứng dậy nướng cho ông chiếc bánh mận thơm lừng. Với ngọn lửa nhỏ thôi bởi nếu không bánh sẽ cháy bùng thơ ơi, ta bắt đầu buổi đọc. (Đêm tác giả) Ông già ấy là một dấu chỉ. Nó cho nhà thơ nhận ra rằng : những giấc mơ đẹp không bao giờ chết, nó chỉ có thể ẩn náu và chìm khuất ở đâu đó thậm chí ở trong những thứ tưởng đã tàn lụi vĩnh viễn như ở trong một nấm mồ. Và nó chỉ đợi một lý do để thức dậy và tỏa sáng lộng lẫy. Và nhà thơ, cũng nhận thấy rằng: thơ ca – sự bí ẩn lạ lùng, không phải để làm những điều to tát mà chỉ đơn giản có thể làm cho con người có một giấc mơ. Và khi con người có giấc mơ thì những điều kỹ vĩ có thể hiện ra: một người đã chết sống lại và trở về nhà. Một vẻ đẹp, một sự sống đã chết được phục sinh. Wislawa Szymborska là một người đàn bà thông thái. Nhưng khác với suy nghĩ của quá nhiều người, bà trở thành nhà thông thái lại bởi việc bà nhận ra rằng bà chẳng biết gì về thế gian rộng lớn và đời sống vô tận này. Chính vậy mà bà luôn luôn mở to đôi mắt của tâm hồn và trí tuệ chiếu dọi vào đời sống để kiếm tìm câu trả lời cho chính bản thân bà. Chính vậy mà đời sống đã quyến rũ bà và cuốn bà vào trong dòng chảy bất tận và kỳ vĩ của nó. Chính vậy mà bà trong hành động giống như một cô bé đi miên man trong một lâu dài có vô tận những căn phòng. Mỗi căn phòng lại chứa một bí mật khác nhau. Và bà không bao giờ dừng lại. Bà cứ đi như vậy, đi và mở những căn phòng đời sống cho đến khi nằm xuống. Trong diễn từ Nobel năm 1996, bà viết: “Nếu như Isaac Newton không nói với mình rằng “tôi không biết” thì có lẽ táo trong vườn sẽ rụng xuống trước mắt ông như mưa đá và trong trường hợp khả dĩ nhất ông cũng chỉ cúi xuống nhặt lên ăn một cách ngon lành. Nếu như người đồng hương của tôi, Maria Quiri, không nói với mình rằng “tôi không biết”, thì có lẽ bà cũng chỉ trở thành một cô giáo môn hóa học dạy ăn lương cho các tiểu thư con nhà quyền quí, và cuộc đời bà cũng chỉ kết thúc ở cái công việc đức hạnh ấy. Thế nhưng bà đã nhắc với mình “tôi không biết”, và chính những từ ấy đã hai lần đưa bà tới Stockholm, nơi những người có tâm hồn sôi động, luôn tìm tòi sáng tạo được trao tặng giải Nobel. Nhà thơ cũng vậy. Nếu như đó là một nhà thơ đích thực thì phải luôn nhắc mình “tôi không biết”. Cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình, nhưng khi vừa đặt xong dấu chấm là lại thấy boăn khoăn, thấy rằng đó mới chỉ là câu trả lời tạm thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ” Những bài thơ của Wislawa Szymborska xác nhận tuyên ngôn thành thật nhưng lại là một chân lý của bà ở trên. Tuyên ngôn ấy là chân lý không chỉ cho mọi nghệ thuật mà cho cả đời sống của một người nông dân chăn cừu. Mỗi bài thơ của bà đều khởi đầu từ sự “tôi không biết”. Đấy không phải là sự nhún nhường hay giả vờ khiêm tốn, đấy là sự chân thành, và hơn thế, đấy vừa là sự thừa nhận vừa là một nỗi sợ tuyệt vời. Và khi đọc câu thơ đầu tiên cho đến trước câu thơ cuối cùng hay trước những câu thơ cuối cùng trong nhiều bài thơ của bà, tôi cũng không biết. Không biết chuyện gì sẽ xẩy ra, sẽ hiện ra và bài thơ ấy sẽ hé lộ cho tôi điều gì. Chỉ khi đọc xong câu thơ cuối cùng, những câu thơ cuối cùng của mỗi bài thơ ấy, tôi mới nhận ra. Câu thơ cuối cùng hay những câu thơ cuối cùng của bà giống một công tắc điện. Còn toàn bộ những câu thơ trước đó chỉ là những bước đi của chúng ta trong một ngôi nhà đầy bóng tối, cho dù chúng ta có thể phỏng đoán và nhận ra mơ hồ chúng ta đang đi qua những ghế, qua những bàn, qua giường ngủ, qua tủ quần áo, qua căn bếp… Nhưng khi ngọn đèn trong ngôi nhà bừng sáng, chúng ta mới nhận ra. Mà không phải chúng ta nhận ra tủ ấy, bàn ghế ấy, căn bếp ấy… mà nhận ra một điều khác mà ta không bao giờ nghĩ tới trước đấy cho dù đó chỉ là một tên trộm đang đứng ở góc nhà với một con dao hay khẩu súng trên tay. Sự khám phá những vẻ đẹp, ý nghĩa, quy luật hay chân lý của đời sống trong thơ bà thật kỳ vĩ, nhưng những bước đi tới sự khám phá ấy lại giản dị khôn nhường. Chưa bao giờ bà phức tạp hóa sự chuyển động hay sự phát triển của một bài thơ. Mỗi chữ của bà là một sự chính xác, mỗi câu thơ của bà là một sự chính xác và từ đó làm nên một bài thơ chính xác. Nhưng sự chính xác của bà không phải là sự chính xác của những con số, nó là sự chính xác của hình ảnh, của sự kiện, của cảm xúc, sự chính xác của tưởng tượng với hiện thực mang tính nguồn gốc sinh ra những tưởng tượng ấy. Sự chính xác và giản dị của đời sống một cái cây : hạt nẩy mầm, cây lớn lên, ra hoa, kết trái. Tính chính xác ấy làm cho hầu như ai cũng thật dễ dàng nhìn thấy và dễ dàng theo được sự chuyển động của bài thơ. Thế nhưng chùm quả cuối cùng của cái cây hay điểm đến của bài thơ lại luôn là một bất ngờ lớn và ám ảnh khôn cùng. Bài thơ của bà phát triển theo hình xoáy trôn ốc, lên cao, lên cao..rồi vuốt thành một mũi nhọn, hoặc như những con sóng biển, từng lớp, từng lớp cuối cùng dồn thành một con sóng lớn dội vào bờ đá và tung lên, bùng nổ như một chùm pháo hoa…Hầu hết những bài thơ của bà mở ra một cách giản dị chẳng một chút cầu kỳ, phức tạp giống như một bông hoa cứ mở từng cánh một từ ngoài vào trong và rồi cánh hoa cuối cùng của bông hoa mở ra và đến lúc đó ta mới thực sự thấy bài thơ… Với cách nhìn của bà, không có gì có thể kết thúc, không có gì có giới hạn, vũ trụ này mở ra và mở ra vô tận và những vẻ đẹp, nhừng điều kỳ diệu cũng vậy: Điều kỳ diệu thêm/ như tất cả mọi điều thêm:/ những gì không thể nghĩ ra/ đều có thể nghĩ ra. Nhưng cái cách hay lối đi kỳ lạ của bà để làm ra những bất ngờ trong những bài thơ không chỉ là khả năng quan sát mọi hiện thực của đời sống vô cùng sắc sảo, những suy ngẫm với năng lực của một trí tuệ, những liên tưởng kỳ diệu và một kiến trúc cho mỗi bài thơ chính xác đến tuyệt đối mà còn bởi một điều, theo tôi, là vô cùng hệ trọng : trái tim mạnh mẽ, ngập tràn nhân ái và thường đau đớn của bà. Một trong những ví dụ xuất sắc nhất cho điều tôi vừa nói là bài thơ Bức ảnh chụp ngày Mười một tháng Chín : Họ đã nhảy xuống từ những tầng nhà rực lửa một, hai và còn vài người nữa cao hơn, thấp hơn. Bức ảnh đã níu họ lại bên cuộc sống còn giờ đây lưu giữ họ đang lao xuống đất từ trên cao. Từng người hãy còn nguyên vẹn với khuôn mặt của mình và máu được giấu kín. Hãy còn đủ thời gian để tóc xõa bay để chìa khóa và tiền xu rơi ra khỏi túi. Họ vẫn liên tục còn trong tầm không trung trong phạm vi của những chỗ vừa mới được mở toang. Chỉ có hai điều tôi có thể làm cho họ – đó là miêu tả chuyến bay và không thêm vào câu kết. Toàn bộ bài thơ từ tên bài cho tới trước hai câu thơ cuối là sự mô tả chính xác với những hình ảnh ám ảnh đầy sợ hãi. Nhưng nếu chỉ như thế, bà đã không được chúng ta biết đến cho dù bài thơ ấy kết thúc với một tiếng khóc đau thương bùng ra hay với lời nguyện cầu giàn dụa nước mắt cho những người đã chết trong vụ khủng bố. Tôi mang cảm giác những câu thơ trong bài thơ (trừ hai câu thơ cuối cùng) không phải là sự sáng tạo của bà, mà đó chỉ là hiện thực mà chúng ta ai cũng có thể mô tả khi chứng kiến cái ngày Mười một tháng Chín đau thương ấy. Và hiện thực ấy làm cho những người chứng kiến (người đọc) đang có nguy cơ rơi vào nỗi thê lương và những cái chết kia sẽ giống như mọi cái chết. Đến lúc đó thì bà xuất hiện. Sự xuất hiện của thơ ca. Bà viết: đó là miêu tả chuyến bay/ và không thêm vào câu kết . Những người rơi từ tòa nhà tháp đôi xuống đất đã được bà mang cho đôi cánh. Và tôi nói: bà là một Thiên sứ. Chỉ một hành động dùng từ “bay” đã minh chứng điều tôi nói về bà. Và câu thơ cuối cùng đã ghi vào đời sống chúng ta một cái tên : Thiên sứ Wislawa Szymborska. Bà đã vươn hai cánh tay ngôn từ của tình yêu thương con người lớn lao về phía những người đang rơi xuống và nâng họ lên. Họ đã bay trong bầu trời vô tận không có bất cứ một ngăn cách nào. Họ không chết. Họ không thể nào rơi xuống một cách thê lương và đau đớn như vậy, cũng như con người không thể bị gục ngã thảm thương và yếu đuối như vậy bởi bất cứ tội ác nào của quỷ. Tôi đã đến nơi tòa tháp đôi ở New York bị đánh sập trước và sau khi đọc bài thơ này của bà. Chuyến viếng thăm trước đi đọc bài thơ, lòng tôi thật nặng nề và rùng mình khi nghĩ lại những người từ tòa tháp đôi rơi xuống và thân thể họ dập nát. Nhưng trong chuyến đi sau khi tôi đọc bài thơ này, tôi đã nhìn thấy những đám mây, những cánh chim bay trên bầu trời phía trên nơi tòa tháp đôi sụp đổ và tôi thấy những con người đó chính là những đám mây, những cánh chim. Bà đã thay đổi tôi. Nói như vậy thật chưa đúng mà phải nói : bà đã phục sinh cái chết. Sứ mệnh của một thi sỹ phải là vậy. Thi sỹ phải làm cho con người bay lên cho dù họ đang ở trong những gì đen tối và điên rồ nhất. Để viết những bài thơ như thế, nhà thơ phải có đủ hai yếu tố : trí tuệ sâu sắc và tình yêu thương lớn lao. Cách viết của bài thơ này là một đặc trưng của thơ bà. Nó luôn đi những bước đi giản dị như những bước đi của mỗi chúng ta trên con đường hàng ngày nhưng cuối cùng lại mở ra những bất ngờ quyến rũ và lớn lao. Hầu như mỗi bài thơ của bà là một cuộc kiếm tìm kỳ thú. Và như bà nói: nó là một câu hỏi hoặc tự vấn mà chúng ta phải đương đầu với câu trả lời chính xác nhất: Sự thật. Nhưng một sự thật lớn lao hơn, chính xác hơn một sự thật chúng ta nhìn thấy bằng đôi mắt thông thường, nghe thấy bằng đôi tai thông thường, đó là một sự thật mà nhiều khi chúng ta không nhìn thấy bằng đôi mắt, đôi tai thông thường ấy. Nó là sự thật diễn ra trong tâm hồn của chúng ta. Trong bài thơ Căn phòng của kẻ tự sát , chúng ta đi tìm nguyên nhân của việc dẫn đến tự sát của con người kia, một con người mà chúng ta quen biết và có khi thân thiết. Và có những người trong chúng ta cố bấu víu vào một lý do nào đó để cho lương tâm mình bớt bị hành hạ, bớt cảm giác có liên quan nào đó đến cái chết đó. Chúng ta sẽ nghĩ ra rất nhiều nguyên nhân về cái chết đó (ngoại trừ nguyên nhân từ chúng ta) khi ngồi uống rượu vang buổi tối rồi bày tỏ sự tiếc thương của mình. Nhưng trong căn phòng của con người đó có tất cả, ánh sáng những ngọn đèn, âm nhạc, tượng Chúa và Đức Phật và đầy đủ những thứ cấn thiết cho một cuộc sống ổn thỏa. Nhưng con người đó vẫn tự sát. Và cuối cùng, bà đã tìm thấy nguyên nhân gây ra cái chết đó: Mọi đồ vật, mọi điều kiện sống, mọi sự trợ giúp cuộc sống đều khá đầy đủ và phong cảnh thật yên bình, chỉ có chiếc phong bì trống rỗng, cái mà chúng ta mong trong đó có một lá thư của người tự vẫn gửi cho chúng ta với lời xin lỗi, nhớ nhung, dặn dò, xin chúng ta thứ lỗi hay vĩnh biệt. Nhưng không, chúng ta không có chỗ ở đó, chúng ta không đáng được nhắc đến, bởi chính chúng ta (đồng loại) mới là nguyên nhân duy nhất gây nên cái chết của con người đó hay bất cứ con người nào rơi vào nỗi tuyệt vọng về chính con người trên thế gian này mà không cứu vãn nổi. Quả thực, con người sống mỗi ngày thêm ích kỷ, thêm giá lạnh, thêm vô cảm, thêm thù hận với con người. Và trong đám đông đáng woj ấy, có những người không chịu đựng nổi đồng loại mình mà quyết định rời bỏ cuộc sống. Nhân loại chưa bao giờ tự sát bởi một cái cây, bởi một cơn mưa, bởi một bầy chim, bởi một đĩa nhạc, bởi mộ bức tranh… mà tự sát bởi quá cô độc giữa đồng loại ồn òa và hợm hĩnh của mình. Mỗi người đọc thơ bà vừa tìm thấy cái bà tìm ra và vừa tìm ra một thứ của riêng mình. Ví như, sau khi đọc bài thơ Đêm tác giả , tôi đã nhìn thấy người vợ quá cố của một bạn đọc già trở về nướng cho ông một chiếc bánh. Khi nhớ đến bài thơ đó tôi lại thấy mùi bánh nướng thơm phức ngập tràn căn phòng, hoặc khi gặp một mùi bánh nướng tôi lại thấy một người đàn bà đã chết đang nhào bột trong một căn bếp. Và tôi thực sự thấy mẹ tôi trở về nấu bữa tối cho tôi hay chăm một cái cây trong vườn sau khi mẹ tôi đã mất. Đó là sự thật và tôi biết chắc chắn sự thật ấy. Điều vĩ đại của thơ thơ ca và cụ thể của bà là bà không tách rời hay khu biệt chúng ta khỏi những bài thơ của bà như tách rời hay khu biệt chúng ta khỏi ngôn ngữ mẹ đẻ của bà, khỏi văn hóa ẩm thực của xứ sở bà, khỏi thiên nhiên cũng như phong tục hay tôn giáo nơi bà sinh sống và khỏi những riêng tư của cá nhân một người đàn bà như bà. Bà làm cho chúng ta cùng tìm thấy và thừa hưởng những gì bà khám phá và những gì chúng ta khám phá từ sự khám phá của bà. Bởi thế, tôi thường tin rằng: trong căn nhà của tôi có một Szymborska khác một Szymborska ở Ba Lan, ở Hàn Quốc, ở Urganda… nhưng lại chỉ là một Szymborska ấy. Thơ bà viết bằng tiếng mẹ đẻ của bà, nhưng khi một người Việt Nam, một người Hàn Quốc, một người Mỹ… đọc thì họ lại thấy một Szymborska đang cất tiếng với họ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Điều này, trước kia và cả bây giờ, làm không ít các nhà thơ lo sợ rằng họ đang đánh mất bản sắc. Nhưng đó quả thực là sự bí ẩn và cũng thật kỳ diệu của thơ ca. Chỉ có những nhà thơ thực sự lớn mới có khả năng làm điều đó. Wislawa Szymborska là một người đàn bà đắm mê đời sống này đến tận cùng. Sự đắm mê này cho bà khả năng hòa vào tất cả. Bởi thế mà bà có thể nghe được những âm thanh mơ hồ nhất tưởng như là câm lặng, nhìn rõ những vẻ đẹp ẩn giấu sâu nhất tưởng như là không có, nhận ra sự lung linh của ánh sáng mong manh tưởng như chỉ là bóng tối… Chính thế mà bà lại nhận ra và cảnh báo một cái chết đã và đang huy diệt đời sống này. Thơ bà làm cho tôi nhận ra chúng ta đang sống trong cơn mộng du của những cái mà chúng ta gọi là văn minh. Cơn mộng du ấy có nguy cơ trở thành cơn ác mộng của con người. Đọc thơ bà, tôi nhận ra sự bất ổn và bất trắc trong cái văn minh ấy. Chúng ta đang chìm đắm một cách đầy khoái lạc trong những hành động hủy diệt tâm hồn, hủy diệt những giá trị đích thực của đời sống. Bài thơ Viết tiểu sử là một cái giật mình kinh hãi bởi sự phát hiện của bà. Hành động viết tiểu sử của chúng ta hay là việc đòi hỏi của chúng ta đối với chúng ta đã cho thấy chúng ta đang đi quá xa những gì thực sự làm nên vẻ đẹp, làm nên ý nghĩa duy nhất cho đời sống này. Bài thơ này cũng giống như nhiều bài thơ của bà là một khám phá đặc biệt và vô cùng sâu sắc. Viết tiểu sử gián tiếp chỉ ra thấy cái hão huyền, cái hư danh, cái vật chất mà chúng ta lao vào một cách mù quáng. Chúng ta quên đi những cây cỏ, những nuông thú, những côn trùng, những đám mây, những hoàng hôn, quên đi những hồi ức thổn thức và da diết, quên đi những mối tình đắm mê và buồn bã… mà lại chỉ nhớ những gì thỏa mãn thân xác và những cái đầu tăm tối của chúng ta: Thay phong cảnh bằng địa chỉ Thay hồi ức mong manh bằng cố định tháng ngày. ………………………….. Hãy lờ, bỏ qua Chó, mèo, chim chóc Những kỷ vật chẳng có giá trị gì Bạn bè và những giấc mơ …………………………. Một tấm ảnh chụp rõ tai dán thêm vào đấy Họ chỉ chú ý tới dáng hình Chứ không phải những gì nghe thấy. (Viết tiểu sử) Mỗi bài thơ của bà cho dù nói về bất cứ điều gì thì cũng chỉ để suy tưởng về cuộc sống mà con người đang sống trên thế gian này. Một cuộc sống quá nhiều tẻ nhạt, quá nhiều vô nghĩa và quá nhiều cái chết mà chúng ta không nhận ra. Cả cuộc đời sáng tạo của bà chỉ là một cuộc tìm kiếm duy nhất sự thật của đời sống này, một cuộc truy vấn chính bản thân về ý nghĩa đích thực của cuộc sống đó. Câu trả lời thật chẳng một chút dễ dàng. Bà đã sống đã làm tất cả chỉ để tìm thấy câu trả lời ấy. Đôi khi, tôi mang cảm giác là tất cả câu hỏi của con người về chính bản thân họ đã dồn hết vào bà như chỉ mình bà phải trả lời những câu hỏi ấy. Mỗi bài thơ của bà là một thông điệp và toàn bộ thơ của bà cho dù bà viết về đề tài gì cũng chứa đựng một thông điệp bao trùm : Vẻ đẹp kỹ vĩ của đời sống trú ngụ mọi nơi, mọi lúc và ở trong những gì bình dị nhất. Không có bất cứ một người nào, một sự kiện nào, một vật thể nào lại chứa đựng một vẻ đẹp lớn hơn một vẻ đẹp trong một người khác, một sự kiện khác và một vật thể khác. Tất cả những vẻ đẹp đều bình đẳng và chỉ là chúng ta nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Đấng Tạo hóa làm ra những vẻ đẹp và chia đều cho tất cả. Và những vẻ đẹp ấy chẳng khi nào không hiển hiện trước chúng ta. Nhưng, sự thật đau đớn là : chúng ta đang trở nên mù lòa trong chính ánh sáng. Tôi luôn luôn tin bà là một Thiên sứ bền bỉ đi trên thế gian để làm những cuộc phẫu thuật cho những đôi mắt mù ấy. Thậm chí có ai đó trong số họ còn cầm quyển sách mở lộn ngược để xin một chữ ký dẫu không nhìn được với mình. (Sự lịch thiệp của những người mù) Khổ thơ trên là khổ thơ cuối cùng trong bài thơ Sự lịch thiệp của những người mù. Nhà thơ đã vô cùng hoang mang khi đọc thơ cho những người mù nghe, những người mà trong cuộc đời mình, họ không được nhìn bằng mắt ánh sáng, màu sắc, hình dáng của mọi thứ hiện hữu trên thế gian. Nhưng thật kinh ngạc khi họ đã nhận ra tất cả những gì mà nhà thơ nói đến. Bởi họ khát khao hơn ai hết được nhìn thấy mọi điều quanh họ và bởi sự kỳ diệu của thi ca cho dù họ không thể sành điệu hay mỹ miều trong mỗi hành động sống của họ thậm chí còn ngờ nghệch như khi họ xin chữ ký của nhà thơ. Những người mù đã nhìn thấy ánh sáng trong khi đó quá nhiều những người sáng mắt lại chỉ thấy bóng tối dày đặc. Nhà thơ Mỹ Walt Whitman nói đại ý: Thơ ở dưới chân bạn, hãy cúi xuống và nhặt lên. Đấy là chân lý. Và Szymborska là một ví dụ hoàn hảo của chân lý đó. Mọi thứ tồn tại hữu hình hay vô hình trong vũ trụ này đều chứa đựng thi ca và được bà phát hiện. Một tấm bản đồ trải ra như chẳng giấu điều gì trong đó, như chẳng có bất cứ gì hơn ngoài việc chỉ cho người xem sự phân chia gianh giới của các quốc gia một cách ước lệ và đôi khi thô thiển. Cá nhân tôi thú thực rằng: tôi chưa bao giờ thấy bất cứ gì ngoài một thông tin sơ lược về một thế giới nằm trên một tờ giấy (Tấm bản đồ) như một xác chết. Nhưng từ một thế giới “chết” đó, một thế giới: Phẳng như mặt bàn/ nơi được đặt lên/ Dưới nó chẳng có gì cựa quậy/ và cũng chẳng có gì đang tìm lối ra (Tấm bản đồ), bà nhìn thấy một thế giới khác, một thế giới mà chúng ta hằng mơ đến trong đau đớn và đôi lúc tuyệt vọng: chúng trải ra trên bàn cho tôi một thế giới / thế giới không phải từ thế giới này của chúng ta . Tấm bản đồ lại là một minh chứng cho đặc trưng thơ của bà. Tấm bản đồ kia thực ra là thế giới mà nhà thơ đã dựng lên. Bà đã loại trừ đi tất cả những vô lý, vô cảm và vô nhân của thế giới mà bà đang sống trong đó. Tất cả những bài thơ của bà là một nỗ lực không ngưng nghỉ và đôi khi nỗ lực ấy đứng chênh vênh bên miệng vực của sự tuyệt vọng khi bà hay con người đã cảm thấy bất lực trong cuộc kiếm tìm những vẻ đẹp, những giá trị đã biến mất hay đang ẩn náu ở đâu đó trên thế gian này. Bà cũng cho chúng ta hiểu rằng: mọi sáng tác của bất cứ một nghệ sỹ nào cho dù danh tiếng đến đâu cũng không sao chứa đựng hết những vẻ đẹp của đời sống, của vũ trụ. Còn những chuyện không được vẽ ra kia xảy ra ở đâu: con mèo nhảy lên ghế mặt trời rọi lên chiếc bình mạ thiếc sau chiếc bàn là một người đàn ông gầy gò đang ngồi sửa đồng hồ. (Họa sỹ già) Mỗi bài thơ của bà là một câu chuyện, một sự kiện, một khám phá mỹ học và triết học sâu sắc. Trong hàng trăm bài thơ của bà, tôi không thể không nói đến một bài thơ viết về một người phụ nữ Việt Nam. Bài thơ có tên Việt Nam. Bài thơ viết theo dạng một bài phỏng vấn. Các câu hỏi mang tính mục đích vật chất hay chính trị chỉ nhận được duy nhất câu trả lời “ Tôi không biết”. Chỉ có một câu hỏi là người đàn bà Việt Nam trả lời khẳng định. Những đứa trẻ này có phải là con chị? Vâng. (Việt Nam) Chỉ có những đứa con mới là điều chị khẳng định cho dù không phải chị không biết và không có thái độ với những vấn đề khác của đời sống. Cám ơn nhà thơ. Bà đã hiểu đúng cái cốt lõi của người phụ nữ chúng tôi nói riêng và phụ nữ trên thế gian này nói chung. Bà đã hiểu đúng cái cốt lõi của con người Việt Nam. Họ chỉ muốn sống một cuộc sống thanh bình, được cày cuốc và gieo hạt, được yêu thương và sinh con đẻ cái, được cất tiếng hát trên đất đai của họ. Tất cả những gì họ làm ngoài những điều kia là việc không thể không làm. Khi bà viết bài thơ này là lúc có những con người, những quốc gia trên thế giới nghĩ rằng Việt Nam là một dân tộc hiếu chiến. Có biết bao bài thơ đã viết về những người phụ nữ Việt Nam, về con người Việt Nam, nhưng bài thơ Việt Nam của bà vẫn luôn luôn là một bài thơ độc đáo với thương hiệu nổi tiếng Phương pháp Szymborska. Bằng phương pháp đó, bà đã làm cho một phụ nữ bình thương, vô danh trở lên chói lọi. Với quyền lực của nghệ thuật thơ ca, với quyền lực của một cái tên danh giá Wislawa Szymborska trong thế giới bạn đọc, bà đã mở một ô cửa quan trọng của ngôi nhà tâm hồn văn hóa Việt cho những con người còn ngờ vực hay chưa hiểu nhìn vào. Bây giờ Thiên sứ Wislawa Szymborska đã trở về nơi chốn của mình. Bà đã làm song phận sự của bà trên thế gian: chỉ cho chúng ta những vẻ đẹp ẩn giấu trong đời sống và phục sinh những vẻ đẹp đã chết. Trước khi rời thế gian, bà đã để một bài thơ và đoạn cuối bài thơ ấy bà viết: Hỡi khách vãng lai hãy lấy trong cặp ra bộ óc điện tử và hãy suy ngẫm một giây về phận đời Szymborska. (Nấm mộ) Vẫn cách đi riêng biệt của mình, bà để lại một dự báo và một thông điệp trong những câu thơ giản đơn như một hơi thở. Phần dự báo về một thế giới trong tương lai với những bộ óc điện tử. Đó là cuộc sống nguy cơ bị “số hóa” mà bà đã nói đến trực tiếp hoặc gián tiếp. Dự báo này là tinh thần của lời cảnh báo trong những bài thơ bà viết suốt cuộc đời mình khi con người đang tiếp tục đánh mất những vẻ đẹp nhiều lúc rất mong manh và mơ hồ nhưng lại quyết định ý nghĩa sống còn đúng nghĩa của con người. Bà muốn cái thế giới sống bằng những bộ óc điện tử hãy để một giây suy ngẫm về cuộc đời bà. Suy ngẫm về cuộc đời bà là suy ngẫm về một thế giới của những vẻ đẹp và tình yêu thương. Bà là một Thiên sứ. Và Thiên sứ ấy đang trú ngụ trong ngôi nhà của tôi. Thiên sứ ấy đã nói cho tôi nghe về những điều bà hoảng sợ, dày vò, về những suy ngẫm, ý chí, vẻ đẹp, ước mơ… của bà bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Nói cách nói này là tôi một phần muốn bày tỏ lời cảm tạ sâu sắc với dịch giả Tạ Minh Châu. Ông đã mang đến cho tôi một Wislawa Szymborska thực sự Ba Lan mà lại “nói bằng tiếng Việt”. Tôi đã đọc những bài thơ của Szymborska qua bản dịch của dịch giả Tạ Minh Châu từ nhiều năm trước. Và những bản dịch của ông đã thuyết phục tôi, làm cho tôi ngay lập tức đón nhận và tôn vinh thơ ca của bà. Ông đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách xuất sắc. Sau khi gấp cuốn sách của bà lại, tôi nhìn ra ô cửa sổ ngôi nhà của tôi mà tôi đã nhìn qua đó mấy chục năm nay. Và tôi nhận ra những vẻ đẹp mới cùng thông điệp của chúng. Những vẻ đẹp không phải bây giờ mới xuất hiện mà chúng đã ở đó từ khi có ô cửa ấy, chính xác hơn từ khi có đời sống thế gian này. Chúng ở đó và đợi chờ những lý do chính đáng từ đôi mắt tâm hồn của con người để mà hiển hiện và tỏa sáng. Và riêng điều này thì Wislawa Szymborska lại biết rất rõ. Hà Đông, ngày 18.5.2014
Wislawa Szymborska và sự phục sinh những cái chết – Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
5,420
Hình ảnh mới nhất của Thổ tinh được chụp bởi kính viễn vọng James Webb. Ảnh: NASA. Sao Thổ mang một diện mạo hoàn toàn mới trong những bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian James Webb. Hôm 30/6, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố những bức ảnh mới nhất về sao Thổ do kính viễn vọng không gian James Webb chụp được. Theo đó, giới khoa học đánh giá rất cao bức ảnh về sao Thổ này, vốn được chụp trong chiến dịch quan sát JWST kéo dài 20 giờ. Trong ảnh, sao Thổ có màu tối, nhưng những vòng tròn quanh hành tinh khí khổng lồ này, còn được gọi là “vành đai sao Thổ”, lại sáng rực rỡ. Hiện tượng này xảy ra do camera hồng ngoại của James Webb. Ở bước sóng của ống kính, sao Thổ tối hơn so với những hình ảnh thường thấy do ánh sáng Mặt trời bị methane trong khí quyển hấp thụ. Kính viễn vọng không gian James Webb. Ảnh: NASA. Nhờ đó, vành đai của hành tinh này nổi bật và trở nên sáng hơn nhờ hiệu ứng tương phản. Vành đai sao Thổ chủ yếu bao gồm băng, một tỉ lệ nhỏ bụi đá trong không gian do các mảnh vỡ của tiểu hành tinh và các vi thiên thạch va chạm nhau. Hình ảnh mới này được các nhà khoa học đánh giá rất cao, bởi những bước sóng ánh sáng có thể tiết lộ nhiều điều về Thổ tinh. Ví dụ, quá trình phát xạ nhiệt thường bị ảnh hưởng bởi bước sóng hồng ngoại. Giới khoa học có thể sử dụng kiến thức này để nghiên cứu những hành tinh bị bao bọc bởi các đám mây dày và đục. Một số nguyên tố và phản ứng hóa học cũng phát ra ánh sáng hồng ngoại. Vì vậy, việc nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời ở các bước sóng nằm ngoài phạm vi quan sát của con người có thể giúp ta nghiên cứu về chúng sâu hơn. Ngoài ra, camera của James Webb cũng chụp được 3 trong tổng số 82 mặt trăng quay quanh sao Thổ. Đây là hình ảnh chi tiết đầu tiên về bầu khí quyển của Thổ tinh. Họ hy vọng sẽ phát hiện ra các cấu trúc vành đai mới, cũng như bất kỳ hành tinh mới nào có thể đang “ẩn nấp” ở đó. “Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu để xem những bí mật gì đang chờ được khám phá”, ông Matthew Tiscareno, một chuyên gia cấp cao tại viện nghiên cứu SETI cho biết. NASA cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đưa kính viễn vọng James Webb lên thay thế kính viễn vọng không gian Hubble hồi cuối năm 2021. Giới khoa học hy vọng có thể thông qua thiết bị trị giá 10 tỉ USD này nhìn thấy “bình minh của vũ trụ” – thời điểm các ngôi sao và thiên hà hình thành lần đầu cách đây 13,7 tỉ năm.
Hình ảnh chưa từng thấy của sao Thổ
505
Bìa cuốn sách “Xuân Thu Sử thi Bắc Kỳ”. ‘Xuân Thu Sử thi Bắc Kỳ’ – một câu chuyện về văn hóa Việt Nam qua góc nhìn của trí thức người Pháp Pierre Foulon đã mang đến những triết lý văn hóa phương Đông, đồng thời chứa đựng những góc nhìn đậm dấu phương Tây của tác giả. Chính vì lẽ đó, cuốn sách được xem như một sự giao thoa của văn hóa Đông – Tây. Tại buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn sách với chủ đề Xuân thu sử thi Bắc Kỳ – Nhìn từ tiếp xúc Pháp – Việt đầu thế kỷ XX , các diễn giả gồm: GS-TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; TS. Vũ Đức Liêm – Giảng viên Khoa Lịch sử – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; TS. Nguyễn Tiến Dũng – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có những chia sẻ về những câu chuyện mang đậm nét văn hóa Việt cũng như làm rõ hơn những góc nhìn khác biệt của P. Foulon. Đây có lẽ là một cuốn sách “lạ lùng”, lạ lùng khi bốn chương của cuốn sách được gọi tên bằng bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, được dựa trên cảm hứng “triết học tứ quý” của Kinh Xuân Thu và sách Lễ ký của triết học Khổng Tử. Nhưng điều P. Foulon bàn luận tới có lẽ cởi mở hơn vì Xuân Thu Sử thi Bắc Kỳ chứa đựng những trang sách hấp dẫn về khía cạnh tôn giáo của lễ hội, trong khi nhà hiền triết của nước Lỗ cho rất ít thông tin về đời sống tín ngưỡng trong “Xuân Thu” của mình. Với cách gọi tên đó, qua những phân tích sâu sắc của tác giả, cuốn sách đề cập từ những vấn đề đầy tính lý luận như thơ ca, triết học, nghệ thuật dân gian, chính trị, thời cuộc, cho tới các khía cạnh gắn liền với hiện thực như lối sống, nghi lễ, dịch bệnh, công việc đồng áng (tịch điền) hay những chủ đề “siêu thực” về “cái chết”, “bóng đêm”. Độc giả tham dự tọa đàm. Trong chương Mùa Xuân , P. Foulon lý giải về sự khác biệt giữa Tết Nguyên đán và Tết Tây. Ông cũng miêu tả về những tầng lớp xã hội bấy giờ là sỹ, nông, công, thương và khái quát đời sống văn hóa nghệ thuật cùng tám nhạc cụ (bát âm). Ông đã có những phân tích, miêu tả đầy rõ nét về lối sống, nghi lễ, công việc đồng áng và sinh hoạt thị thành trong chương Mùa Hạ . P. Foulon trong chương Mùa Thu đã bàn về đời sống văn hóa-văn học với những liên tưởng độc đáo, giọng văn có chất thơ, cũng như việc dành nhiều lời khen ngợi cho các nhà thơ Việt Nam như Tản Đà, Nguyễn Khuyến… Chương Mùa Đông chứa đựng những cảm xúc cá nhân, những câu chuyện về gia đình tác giả trải qua ba thế hệ làm ăn, sinh sống ở ngoại thành Hà Nội. Cuốn sách cũng lạ lùng khi ngay từ lời dẫn đầu được viết bằng một phong cách rất thơ – Lời ngỏ bên thềm (Paroles sur Le Perron). Và cũng thật lạ lùng khi P. Foulon đã đem đến một cuộc đối thoại vô hình trong tưởng tượng (Palinodies) của hai nhà hiền triết Đông – Tây là Khổng Tử và Socrates. Qua đây, tác giả đã gợi ra những thi hứng chủ yếu cho cuốn sách, hai nhà tư tưởng trở thành hai nhân vật “đối thoại ngầm” xuất hiện đầy thú vị qua sự tưởng tượng của tác giả. Nếu nói cả cuốn sách là một sự tổng hòa về nghệ thuật thì cũng không sai, khi việc thiết kế trình bày sách được thực hiện bởi chính họa sĩ Tô Ngọc Vân – một trong bốn “tứ trụ” của nền hội họa Việt Nam. Tranh bìa được họa sĩ Nguyễn Tiến Lợi làm từ tranh khắc dân gian, thường bày bán trong dịp giáp Tết trên hè phố và chợ Bắc Kỳ với mô tuýp Tranh Tam Đa quen thuộc, gợi lên một dấu ấn quen thuộc từ lịch sử cho bất cứ ai sở hữu. TS. Vũ Đức Liêm cho rằng, khác với mô tuýp viết sử quen thuộc của ta, cuốn sách là một cuốn nhật ký thời gian, viết về những gì mà người xứ Bắc Kỳ làm trong một năm, có sự lý giải sâu sắc và chúng ta là nhà du hành tiến vào khu đất Bắc kỳ ngày xưa, giúp chúng ta đi sâu vào triết học, văn hóa, tôn giáo. GS-TS. Đỗ Quang Hưng cũng nhận định đây là một kỹ thuật đặc sắc. Ông cho rằng đây là một lối viết sử đặc biệt nhưng sẽ hơi khó đọc. Lịch sử của Việt Nam ta, xứ Bắc Kỳ được phản ánh kiểu này từ vấn đề đời sống tinh thần, vật chất, tâm hồn con người, đặc biệt là không sa lầy vào các sự kiện chính trị, xã hội,… để thấy rằng tác giả đã có sự chọn lọc. Nhờ đó, giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử của xứ Bắc Kỳ . GS-TS. Đỗ Quang Hưng chia sẻ tại tọa đàm. Qua việc viết sử thi Bắc Kỳ dưới dạng triết học văn hóa, P. Foulon đã nhìn lịch sử Bắc Kỳ hay rộng hơn là lịch sử Việt Nam với một cái nhìn đầy tính triết lý, tôn lên chiều sâu cái đáng quý của người Việt Nam trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi, thể hiện đậm nét những giá trị có tính tinh thần triết học. Trước P. Foulon đã có nhiều người bàn về đời sống tâm linh, tôn giáo… nhưng đến lượt ông, ông đã có những mô tả khá kỹ lưỡng từ đời sống đến việc các lễ cải táng diễn ra như thế nào cho đến việc sinh hoạt, các mối quan hệ gia đình,… tất cả những điều đó làm nên một giá trị nữa cho cuốn sách của ông đó là giá trị triết lý tinh thần. Về vấn đề cảm thức của P. Foulon về mối quan hệ Pháp – Việt, theo GS-TS. Đỗ Quang Hưng, các vấn đề này động đến nhiều chiều kích, bởi nếu xét về chính trị nó là thế này, xét về mặt xã hội thì nó sẽ khác. “Cảm thức Việt Pháp là một trong những thước đo khó và tôi thấy cái cảm thức của P. Foulon có một cái gì đó hơi đồng cảm, có lẽ vì ông quá mê đắm cái nền văn hóa này, bản thân ông rất quý mến người Việt. Cảm thức Pháp Việt là một trong những lựa chọn hay nhất cho hai dân tộc, khi mà anh có một cảm thức tốt, vừa dân tộc nhưng lại vừa thời đại, vừa lịch sử cụ thể nhưng anh lại phải hướng tới những nhân bản tương lai như thế nào”, GS-TS. Đỗ Quang Hưng cho biết. Về góc nhìn cá nhân trong cuốn sách, tác giả đã không ngại thể hiện tấm lòng của mình với những cảm thức của con người cá nhân đầy chân thực, chân thực một cách sắc bén qua những động tác, những cách sống, cách nghĩ đã củng cố cho tư duy con người. Xuân Thu Sử thi Bắc Kỳ là cuốn sách mang tinh thần như một sự tổng hòa, giao thoa của triết lý, văn hóa Đông – Tây. Cuốn sách độc đáo ở chỗ nó giống như một bài thơ về sự giao cảm của con người với thời gian, với sinh thái, với triết học, với tôn giáo.
Cuốn nhật ký thời gian lạ lùng về lịch sử Bắc Kỳ
1,290
Lũ lụt và sạt lở đất - hậu quả trực tiếp của quá trình biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu vốn đã không còn là một khái niệm mới đối với con người. Thời điểm hiện tại, biến đổi khí hậu được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI do sức ảnh hưởng kinh hoàng và trực tiếp tác động đến trái đất, trong đó có hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người… Liên tục trong thời gian gần đây, một loạt báo cáo mới đều đặn được Liên hợp quốc cùng các tổ chức quốc tế khác đưa ra đã củng cố một thông điệp rõ ràng: Biến đổi khí hậu do con người gây ra là một mối đe dọa cấp bách, nếu không muốn nói là hiện hữu đối với mọi sự sống trên trái đất. Mặc dù theo các nhà khoa học, để tránh biến đổi khí hậu thảm khốc, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu phải được giữ ở mức không quá 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng khả năng thế giới nóng lên trong vòng 5 năm tới vẫn tiếp tục gia tăng. Trong bản báo cáo cập nhật khí hậu hàng năm, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết trong giai đoạn từ năm 2023 – 2027, có tới 66% khả năng nhiệt độ hành tinh sẽ tăng lên trên mức 1,5°C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất 1 năm của giai đoạn 5 năm sắp tới. Bên cạnh đó, có 98% khả năng là ít nhất 1 năm trong giai đoạn 5 năm tới, và cả giai đoạn 5 năm nói chung, sẽ ghi nhận mức nóng kỷ lục đối với hành tinh. Theo WMO, việc vi phạm ngưỡng 1,5°C được quy định trong Thỏa thuận khí hậu Paris có thể chỉ là tạm thời, nhưng đó sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy biến đổi khí hậu đang tăng tốc nhanh như thế nào: đẩy nhanh hiện tượng nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt hơn và làm suy thoái các hệ sinh thái quan trọng… Không những thế, trong bản cập nhật khoa học về khí hậu, 50 nhà khoa học hàng đầu thế giới mới đây cũng cảnh báo: Từ năm 2013 – 2022, sự nóng lên của trái đất do con người gây ra đã tăng với tốc độ chưa từng thấy là hơn 0,2°C mỗi thập kỷ. Có thể thấy rằng khắp mọi nơi trên trái đất, từ vùng ôn đới đến vùng lạnh giá qua sa mạc và vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao đã không đợi đến mùa hè mới ập tới mà liên tục xuất hiện ngay từ mùa xuân. Theo bản cập nhật do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đưa ra hôm 14/6, thế giới vừa trải qua tháng 5 nóng thứ ba trong lịch sử 174 năm. Và trong tháng 6, nhiệt độ toàn cầu cũng tiếp tục tăng nhanh đến mức thiết lập các kỷ lục và đây được cho là một dấu hiệu đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng khí hậu trước thềm El Nino, với khả năng đưa năm 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử. Thực tế kể từ tháng 3, nhiều làn sóng nhiệt đã liên tục xuất hiện ở những nơi khác nhau của châu Á và các kỷ lục bị phá gần như mỗi ngày ở phía Đông Nam của châu lục. Kể từ đầu tháng 6, vùng Đông Bắc Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi một đợt nắng nóng. Thái Lan và Ấn Độ cũng bị tác động với mức nhiệt 38,5°C vào ngày 10/6 tại Mumbai (Ấn Độ) – mức nhiệt cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 6. Trong khi đó, những ngày gần đây, nhiệt độ cao nhất ở châu Âu cũng đã được ghi nhận tại Nga : 39,4°C ở Alexandrov Gay vào ngày 14/6. Xa hơn về phía Bắc, Siberia dường như đã thay đổi khí hậu kể từ đầu tháng 6 với mức nhiệt 40,1°C ở Klioutchi vào ngày 7/6. Tình trạng tương tự ở Kazakhstan với 39,8°C vào ngày 14/6 ở Novi Ushtogan. Châu Mỹ cũng đang nóng lên khắp nơi. Ở phía Tây Bắc Canada , Alberta đã được bao phủ trong nền nhiệt cao vào tháng 5 với nhiệt độ 30°C ở cửa Bắc Cực, tạo điều kiện “lý tưởng” cho nhiều đám cháy bùng phát vài tuần sau đó. Hiện ở Mexico cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhiệt độ “ngoạn mục”: 33,6°C vào ngày 15/6 tại thành phố Mexico – ngày nóng nhất trong tháng 6 từng được ghi nhận ở thành phố và thậm chí 35°C ở độ cao 2.650m tại The Bufa. Ở Trung Mỹ, Belize cũng đang trải qua đợt nắng nóng tồi tệ nhất. Và vùng Caribe cũng không ngoại lệ khi đối mặt với đợt nắng nóng lịch sử trong nhiều tuần: 38°C tại Trujillo ở Honduras – một kỷ lục trong tháng 6. Trong khi đó, nắng nóng cực độ đã tấn công Trung Đông những ngày gần đây với nhiệt độ lên tới 49°C ở Oman. Và tại Nam Phi , mùa đông đang đến nhưng quốc gia này lại ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 35,4°C ở Komatidraai, cao hơn 10°C so với mức bình thường trong mùa. Đáng chú ý, nhiệt độ bề mặt trung bình của tất cả các đại dương cộng lại đã đạt mức kỷ lục kể từ giữa tháng 1/2023: với 20,9°C vào ngày 14/6, nhiệt độ bề mặt của các đại dương cao hơn khoảng 1°C so với mức trung bình của giai đoạn 1982 – 2011. Diện tích băng biển đã xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận trong mùa xuân: 10 triệu km 2 , so với mức trung bình 12 triệu km 2 . Năm 2023 cũng là năm thứ 8 liên tiếp diện tích băng trên biển ở mức dưới mức trung bình vào thời điểm này trong năm. Sự tan chảy này gia tăng do nhiệt độ không ngừng nhích lên. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo, thế giới cần duy trì nhiệt độ trái đất không tăng vượt ngưỡng 1,5°C để tránh những tác động thảm khốc và có nguy cơ không thể đảo ngược. Nếu trái đất nóng lên trên mức này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các hiện tượng đặc biệt nghiêm trọng trên diện rộng như hủy diệt các rạn san hô hay tan chảy các tảng băng ở hai cực và điều này sẽ làm tăng mực nước biển, tàn phá các cộng đồng ven biển… Chỉ tính riêng tại Mỹ, 13 triệu người có thể buộc phải di dời do mực nước biển dâng vào cuối thế kỷ này; trong khi đối với nhiều quốc đảo nằm ở vùng thấp Thái Bình Dương, nóng lên trên 1,5°C là mối đe dọa đối với sự sống còn của họ. Không những thế, nhiệt độ tăng cao cũng làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, bão, cháy rừng và sóng nhiệt. Đồng thời, theo NASA, việc hạn chế sự nóng lên ở mức dưới 1,5°C có thể giúp giảm khoảng 420 triệu người phải tiếp xúc với sóng nhiệt cực đoan… Không thể phủ nhận rằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và thế giới không còn thời gian để chậm trễ. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cho thấy rõ ràng thiên nhiên đang ứng phó với sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra, và hợp tác với thiên nhiên được coi là một trong những cách tốt nhất để khôi phục sự cân bằng. Song việc làm này sẽ đòi hỏi đầu tư rất nhiều và “đại tu” lại cách chúng ta tương tác với thế giới tự nhiên. Theo các chuyên gia, lồng ghép hành động khí hậu hiệu quả và công bằng sẽ không chỉ giúp giảm tổn thất và thiệt hại cho thiên nhiên và con người, mà còn mang lại nhiều lợi ích hơn. Giải pháp nằm ở sự phát triển thích ứng với khí hậu. Điều này liên quan đến việc tích hợp các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cùng các hành động để giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính theo những cách cung cấp lợi ích rộng lớn hơn, tiêu biểu như tiếp cận với năng lượng sạch và công nghệ giúp cải thiện sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em… Tuy nhiên lại tồn tại một thực tế là mặc dù than đá là loại nhiên liệu gây ô nhiễm và nguồn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu, song chưa bao giờ nhân loại đốt cháy nhiều than đá như thời gian qua. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, năm 2022, thế giới tiêu thụ hơn 8 tỷ tấn than, tăng 1,2% so năm trước đó và vượt mức kỷ lục được thiết lập năm 2013. Giám đốc phụ trách các thị trường và an ninh năng lượng tại IEA Keisuke Sadamori nhận định, thế giới đang tiến gần đến mức đỉnh điểm về tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Theo số liệu của Liên hợp quốc, việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguồn chính tạo ra CO2 và là yếu tố đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu, chiếm gần 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Trong đó, than đá tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều nhất, gấp đôi so với khí tự nhiên. Vì vậy, một trong những chìa khóa quan trọng để cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thành công là giảm sử dụng than đá trong sản xuất năng lượng. Song con số kỷ lục hơn 8 tỷ tấn than đang khiến việc đạt được mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng nhiệt của trái đất ngày càng xa tầm với. Đáng lo ngại là nhu cầu tiêu thụ than đá trên toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục được duy trì cho đến năm 2025, nếu các nước không tăng tốc trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Thêm vào đó, một vấn đề mấu chốt khác là cần có đủ nguồn tài chính để nhanh chóng giảm phát thải khí nhà kính. Tăng cường tài chính cho đầu tư khí hậu là rất quan trọng để đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Hành động tăng tốc về khí hậu sẽ chỉ xảy ra nếu các nước có đủ tiềm lực tài chính. Từ năng lượng tái tạo và giao thông vận tải điện, đến tái trồng rừng và thay đổi lối sống…, có vô số giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu mà nhiều người coi là mối đe dọa hiện hữu của thời đại chúng ta. Song hiện vẫn chưa rõ nguồn tài chính sẽ đến từ đâu để đủ chi trả cho tất cả những điều này?! Hơn một thập kỷ trước, các nước phát triển đã cam kết cùng huy động 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 để hỗ trợ hành động vì khí hậu ở các nước đang phát triển; song con số này chưa bao giờ đạt được. Hiện nhu cầu tài chính cho khí hậu là rất lớn. Liên hợp quốc cho rằng, thế giới cần phân bổ 1.000 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 cho các nước đang phát triển ngoài Trung Quốc để ứng phó với khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học. Trong khi tổ chức Oxfam ước tính rằng, 27.000 tỷ USD sẽ phải được huy động để “chống đói nghèo, bất bình đẳng và biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển” từ nay đến năm 2030. Ngân hàng Thế giới (WB) lại đưa ra ước tính thậm chí còn cao hơn; theo đó, thế giới sẽ cần 4.000 tỷ USD mỗi năm từ nay đến năm 2030 để xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển… Mặc dù Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, ngày 22/6, từng cho biết, các nước giàu đã thực hiện được mục tiêu tái phân bổ 100 tỷ USD nguồn vốn từ thể chế này cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển, song nhu cầu tài chính cho khí hậu vẫn còn vô cùng lớn và cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi cứ mỗi giây phút trôi qua, con người lại càng chậm trễ hơn trong cuộc chiến ứng phó biến đổi khí hậu và thiệt hại không chỉ là kinh tế, tài chính mà là cả sinh mạng. Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP27 ) hồi cuối năm ngoái, đại diện của các quốc gia đã thông qua điều khoản của thỏa thuận liên quan việc thành lập một quỹ đặc biệt để bù đắp những tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của biến đổi khí hậu. Đây được đánh giá là một bước tiến lịch sử quan trọng mà như Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định: “Rõ ràng, điều này sẽ không đủ, nhưng đó là một tín hiệu chính trị rất cần thiết để xây dựng lại niềm tin đã bị phá vỡ”. Và dự kiến, tại Hội nghị COP28 diễn ra vào cuối năm nay ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất), các nhà lãnh đạo thế giới sẽ được tiếp cận dữ liệu cập nhật mới. Các nước trên thế giới sẽ cùng nhau đánh giá những thành quả đạt được dựa trên bản Đánh giá Toàn cầu (Global Stocktake) cũng như tiến độ hướng tới các mục tiêu được đề ra trong Thỏa thuận khí hậu Paris. Và năm 2023, vì vậy, là thời điểm quan trọng để cả thế giới cùng tăng tốc hành động nhằm ngăn chặn những hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu, khi mà những cam kết của các quốc gia cần quyết liệt hơn bao giờ hết; đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã cho thấy tính dễ tổn thương của nhân loại trước những thách thức an ninh không biên giới, đòi hỏi sự phản ứng toàn cầu mạnh mẽ nhằm không đẩy trái đất tới “điểm tới hạn”. Dù con đường tiến về phía trước còn rất dài và nhiều gian nan, nhưng chúng ta chắc chắn không thể từ bỏ quyết tâm và hành động để cân bằng giữa thiên nhiên với cuộc sống, để bảo vệ trái đất hay cũng chính là bảo vệ sự sống của mỗi con người trong cả hiện tại và tương lai./.
Cuộc chiến không đường lùi
2,559
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua tờ trình của UBND TP. Hà Nội về đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận. (Ảnh minh họa). Quận Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực Bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía Bắc Thủ đô. HĐND TP. Hà Nội đã thông qua tờ trình của UBND TP. Hà Nội về đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận. Đề án sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023. Quận Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực Bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía Bắc Thủ đô. Theo Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế, HĐND TP. Hà Nội nhận định việc thành lập quận Đông Anh giúp địa phương tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cơ quan thẩm tra cũng yêu cầu UBND huyện Đông Anh nhanh chóng xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện việc lên quận. Đồng thời, tổng hợp các khó khăn, đề xuất UBND TP. Hà Nội có giải pháp tháo gỡ trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo tờ trình, quận Đông Anh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên 185 km2, dân số 437.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có. Quận Đông Anh sẽ có 24 phường gồm: Đông Anh (thị trấn Đông Anh), Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn. Trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai. Địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13 km – cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thế phát triển mọi mặt về kinh tế – xã hội. Về địa giới hành chính, phía đông quận giáp TP.Từ Sơn và huyện Yên Phong (Bắc Ninh); phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng; phía nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên; phía bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ. Theo tờ trình, hiện Đông Anh đã đạt 5/5 tiêu chí thành lập quận và 4/4 tiêu chí lập phường (hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị, vệ sinh môi trường, kiến trúc cảnh quan…). Những năm trở lại đây, huyện Đông Anh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp một cách hợp lý. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác định xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía Bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía Bắc của Thủ đô. Do đó, việc thành lập quận Đông Anh là phù hợp với hiện trạng phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện trong thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp, tạo tiền để cho Đông Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; phù hợp với các quy hoạch đang được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước đó, ngày 3/3/2023, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã ban hành kế hoạch triển khai đề án đầu tư, xây dựng năm huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. UBND TP. Hà Nội sẽ trình Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua chủ trương đề án huyện Đông Anh, Gia Lâm trong tháng 7/2023; các huyện Đan Phượng , Hoài Đức , Thanh Trì trong quý III/2024. Ngoài ra, giai đoạn 2026-2030, thành phố Hà Nội cũng định hướng 3 huyện lên quận gồm: Mê Linh , Thanh Oai , Thường Tín. Để hiện thực hóa kế hoạch phát triển 5 huyện thành quận của Hà Nội vào năm 2025 và xa hơn là phát triển 8 huyện thành quận đến năm 2030, đòi hỏi các huyện sẽ phải hoàn thành kế hoạch triển khai các quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư, không gian sản xuất (cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề – phố nghề, cụm đổi mới…); Ban hành và thực hiện quy chế quản lý kiến trúc cho khu vực điểm dân cư nông thôn. Đặc biệt là quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa cơ sở và diện tích đất cây xanh công cộng theo hướng tiêu chí đô thị.
Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh
896
Nghiên cứu mới tiết lộ thời gian khi vũ trụ 1 tuổi chậm hơn hiện nay 5 lần. Ảnh: NASA. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những ngày đầu vũ trụ mới hình thành, thời điểm mà nó khoảng 1 tỷ năm tuổi và phát hiện ra rằng mọi thứ chuyển động chậm hơn so với hiện nay. Phát hiện trên đã củng cố thuyết tương đối rộng của Albert Einstein , theo đó cho rằng vũ trụ trong quá khứ từng chuyển động chậm hơn nhiều. Với quy mô rộng lớn của vũ trụ, việc nghiên cứu những ngày đầu tiên của nó giống như nhìn về quá khứ. Ánh sáng mờ nhạt từ các thiên hà xa xôi vẫn đang chiếu qua vũ trụ để đến Trái Đất, vì thế, phạm vi xa nhất của vũ trụ mà các nhà khoa học có thể nhìn thấy là ánh sáng từ quá khứ. Tuy nhiên, việc nhìn vào vũ trụ xa xưa, được hình thành bởi vụ nổ lớn cách đây khoảng 13,8 tỷ năm mà một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Phạm vi của các kính thiên văn hiện đại, có thể quan sát các bước sóng ánh sáng khác nhau, cho đến nay có thể mở rộng khắp vũ trụ. Vì thế, các nhà khoa học chú ý đến một hiện tượng có thể coi như lịch thiên văn: Đó là một chuẩn tinh. Chuẩn tinh, hay hố đen siêu nặng hoạt động mạnh ở trung tâm của một thiên hà mới ra đời, rực rỡ tới nỗi nó sáng hơn Dải Ngân hà của chúng ta 100 lần. Ánh sáng này đóng vai trò như một chiếc đồng hồ vũ trụ mà các nhà nghiên cứu có thể sử dụng để theo dõi thời gian trong vũ trụ. Việc quan sát các chuẩn tinh qua thời gian cho phép đội ngũ các nhà thiên văn học hiểu được vũ trụ đang tăng tốc như thế nào khi nó nhiều tuổi hơn. Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy ngày 3/7. “Nhìn về thời điểm khi vũ trụ chỉ hơn 1 tỷ năm tuổi, chúng tôi nhận thấy thời gian dường như trôi chậm hơn 5 lần”. chủ nhiệm nghiên cứu Geraint Lewis, Giáo sư vật lý thiên văn tại Viện Thiên văn học Sydney và Trường Vật lý thuộc Đại học Sydney cho hay. Nghiên cứu cho thấy, vũ trụ đang mở rộng và với tốc độ tăng dần, điều mà các nhà khoa học đang cố gắng lý giải. Việc giải mã những gì xảy ra trong những ngày đầu của vũ trụ có thể giúp các nhà khoa học giải quyết những bí ẩn lớn nhất về nguồn gốc, cách thức tiến hóa và tương lai của nó. “Nhờ Einstein, chúng ta biết rằng thời gian và không gian có liên kết với nhau bởi từ điểm kỳ dị ban đầu của vụ nổ lớn, vũ trụ đang mở rộng”, Giáo sư Lewis nói. Theo: CNN
Nghiên cứu mới tiết lộ thời gian khi vũ trụ 1 tuổi chậm hơn hiện nay 5 lần
499
Thành phần quan trọng cho sự sống nằm ở nơi cách Trái Đất 1000 năm ánh sáng. Ảnh: NASA. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hàm lượng cao amino acid tryptophan trong khu vực hình thành sao cách Trái Đất khoảng 1000 năm ánh sáng. Tryptophan là một trong 20 amino acid hình thành nên các protein quan trọng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Dấu hiệu của amino acid này được phát hiện trong dữ liệu do Kính thiên văn Không gian Spitzer thu thập trong ánh sáng hồng ngoại từ hệ sao IC348. Phát hiện này có thể cho thấy các amino acid tạo thành protein, thường được tìm thấy trong các vẫn thạch, có thể xuất hiện trong khí và bụi. “Bằng chứng của tryptophan trong đám mây phân tử Perseus sẽ khuyến khích những nỗ lực nhằm xác định các amino acid khác trong khu vực này và các khu vực hình thành sao khác”, các nhà khoa học nhận định. Theo nhà nghiên cứu Susana Iglesias-Groth thuộc Instituto de Astrofísica de Canarias (IAC): “Nhiều khả năng các khối vật liệu tái tạo (building block) của protein đang hiện diện rộng rãi trong khí từ nơi hình thành các ngôi sao và hành tinh. Nó có thể là chìa khóa cho việc phát triển sự sống ở các ngoại hành tinh”. IC348 là một phần của Đám mây Phân tử Perseus – một đám mây bụi và khí khổng lồ chứa vật chất với khối lượng tương đương 10.000 Mặt trời. Đám mây khí này ước tính tương đối trẻ khi chỉ khoảng 2 – 3 triệu năm tuổi. Nằm cách Trái Đất khoảng 1.000 năm ánh sáng, IC348 là một trong những khu vực hình thành sao gần hành tinh của chúng ta nhất. Theo: Space
Thành phần quan trọng cho sự sống nằm ở nơi cách Trái Đất 1000 năm ánh sáng
297
Trong nền báo chí và thơ ca Việt, vùng Xứ Đoài nổi lên nhiều gương mặt tài danh, tỏa sáng văn đàn, góp phần đáng kể trong đổi mới và phát triển nền báo chí, thơ ca dân tộc, tiêu biểu như: Tản Đà, Quang Dũng, Ngô Quân Miện, Bằng Việt… 1. Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở xã Khê Thượng, huyện Ba Vì , Hà Nội . Xuất thân từ gia đình khoa bảng nhưng Tản Đà mồ côi cha năm mới 3 tuổi, được anh trai cùng cha khác mẹ nuôi ăn học. Năm 15 tuổi, Tản Đà nổi tiếng thần đồng vì học giỏi nhưng thi cử bị trượt nhiều lần. Bậc đàn anh của nghề báo: Năm 1916, ông làm báo và văn thơ, lấy bút danh Tản Đà. Nghề làm báo thời nào cũng khó, khi đất nước bị mất chủ quyền càng khó hơn, vượt qua mọi trở ngại, Tản Đà sáng lập và làm chủ bút Tạp chí Hữu Thanh, ra số đầu ngày 1/8/1921, được các vị tiền bối là Phan Bội Châu, Bạch Thái Bưởi đóng góp trí lực, Tạp chí trở thành vũ khí lợi hại phục vụ dân sinh. Năm 1926, Tản Đà ra tờ An Nam tạp chí (năm 1927) và thường xuyên giữ vị trí cây bút chủ lực. Sau nhờ sự giúp sức của Ngô Tất Tố, An Nam tạp chí phát triển tuần/số và tồn tại đến năm 1933. Ngoài ra, Tản Đà còn cộng tác với: Đông Pháp thời báo, Ngày nay, Văn học tạp chí… Nhiều học giả đương thời trân quý, cảm phục tôn vinh Tản Đà là bậc đàn anh của nghề báo. Ngôi chủ súy của Tao đàn. Những người yêu văn chương vẫn luôn ngưỡng mộ Tản Đà đặc biệt về thơ ca. Ông được đánh giá là thi sĩ có vai trò khai nền đặt móng cho sự phát triển của trào lưu Thơ mới. Trong những năm 1920 – 1930, Tản Đà là ngôi sao sáng trong bầu trời thơ Việt. Ở đâu thơ ông cũng được bạn đọc yêu mến bởi sự độc đáo, sáng tạo, khát khao hướng tới cuộc sống thoát tục, tự do, hạnh phúc. Ông viết nhiều thể thơ với nội dung đa dạng, đậm phong cách riêng. Những tác phẩm chính như “Khối tình con I” (1916), “Khối tình con II” (1916), “Tản Đà xuân sắc” (1918), “Còn chơi” (1921), “Thơ Tản Đà” (1925), “Khối tình con III” (1932). Một số bài thơ của ông được tuyển trong chương trình Ngữ văn bậc phổ thông trong nhiều năm qua và hiện nay như: “Thề non nước”, “Muốn làm thằng Cuội”. Nhà văn hóa lớn Nguyễn Tuân đánh giá: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy”. Không những thế, Tản Đà còn là một dịch giả thơ Đường rất nổi tiếng. Khi Tản Đà quy tiên, Ngô Đức Kế đã viếng ông đôi câu đối: “Tản sơn hùng vĩ danh thiên cổ/ Đà thủy trường lưu đức vạn niên”. 2. Quang Dũng (1921 – 1988) , tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở xã Phượng Trì, huyện Đan Phượng , Hà Nội. Thời niên thiếu và mới lớn, ông học ở Trường Thăng Long, sau tốt nghiệp, làm thầy giáo dạy học tư ở Sơn Tây. Phóng viên mặt trận, biên tập viên: Ông tham gia vào quân đội, trở thành phóng viên của Báo Chiến đấu. Năm 1947, ông được cử đi học tại Trường Trung cấp quân sự ở Sơn Tây rồi làm Đại đội trưởng tiểu đoàn 212. Thời gian sau, Quang Dũng tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai và làm Phó đoàn Tuyên truyền Lào – Việt. Cuối năm 1948, ông giữ chức vụ Trưởng tiểu ban Tuyên huấn của Trung đoàn 52. Ngoài sáng tác truyện ngắn, kịch, nhạc, ông còn tham gia triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh khác. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ và tiếp tục công tác trong ngành báo. Từ sau năm 1954, ông làm biên tập viên của Báo Văn nghệ rồi chuyển làm biên tập của Nhà xuất bản Văn học. Tạc nên bằng thơ tượng đài người lính Tây Tiến bất hủ. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng : “Bài Thơ Sông Hồng” (1956), “Rừng Biển Quê Hương” (1957), “Mây Đầu Ô” (1986)… Trong đó, bài thơ “Tây Tiến” (1948) là đỉnh cao chói lọi của thơ ca viết về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Trên bối cảnh Tây Bắc hùng vĩ, ông dựng nên chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp rất mực hào hoa giữa môi trường chiến đấu khắc nghiệt. Xuất thân là những chàng trai sinh viên Hà Nội, các chiến sĩ nhìn đời bằng con mắt lãng mạn, tinh thần lạc quan trong tình yêu và trong cuộc sống. Tâm hồn những người lính giàu mơ mộng đắm say trong nỗi nhớ những ngày tháng gắn bó với con người và miền đất Tây Bắc. Tình yêu nước, yêu con người là cội nguồn sức mạnh để các anh chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc: “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu, anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành “. Vẻ đẹp bi hùng ở người lính Tây Tiến được soi sáng bởi lí tưởng độc lập tự do Tổ quốc của lớp thanh niên thời kì kháng chiến chống Pháp. Với kiệt tác này, Quang Dũng đã tạc nên bằng thơ tượng đài lồng lộng và bi tráng và bất hủ về người lính. 3. Ngô Quân Miện (1925 – 2008) vừa là nhà báo, nhà thơ và dịch giả. Ông sinh tại làng Khê Thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, trong một gia đình nhà nho. Tổng biên tập Báo Độc lập: Từ nhỏ Ngô Quân Miện đã sáng dạ, có thơ và truyện đăng báo khi mới 14 tuổi – năm 1939 – trên tờ Tin mới với những sáng tác viết về đề tài thiếu nhi. Trước Cách mạng tháng 8/1945, Ngô Quân Miện làm cán bộ kỹ thuật của Sở Canh nông Bắc kỳ. Ông lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, viết báo, làm thơ. Năm 1951 ông chuyển sang làm biên tập ở Báo Độc lập rồi làm Tổng biên tập của báo. Đến sau hòa bình 1954, ông học tại chức Ngữ văn, tiếp tục làm báo và sáng tác thơ. Ông được bầu vào ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam khóa IV. Hồn thơ đôn hậu mà tinh tế: vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, ông gắn bó mối tình tri kỷ “bộ ba nhà thơ” cùng với Trần Lê Văn và Quang Dũng. Tâm hồn thơ ông đôn hậu, khiêm nhường nhưng có khả năng phát hiện vẻ đẹp mong manh, tinh tế trong cuộc sống. Hai mảng thơ chính của ông là thơ thiếu nhi và thơ trữ tình. Tác phẩm tiêu biểu như: “Bay chuyền” (thơ thiếu nhi – 1976), “Bông hoa cỏ, mặt gương soi” (in chung, 1981), “Đất ngọn nguồn” (in chung 1982), “Bóng núi” (1993)… Ông được nhận Giải Ba thơ Tạp chí Văn nghệ (1960 – 1961); Giải Ba văn học thiếu nhi với tập “Chú bé nhặt bông gạo” (1994). Một số bài thơ của ông được chọn đăng trong sách tiếng Việt bậc Tiểu học. 4. Bằng Việt (sinh 1941) tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất , Hà Nội. Nhà báo sáng lập tờ Người Hà Nội: Bằng Việt tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev, Liên Xô năm 1965, khi về nước, công tác tại Viện Luật học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến 1969, ông chuyển công tác về Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông vào công tác tại chiến trường Bình Trị Thiên với tư cách là phóng viên mặt trận. Hoàn thành nhiệm vụ, ông công tác tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983 – 1989), là một trong những người sáng lập tờ Báo Văn nghệ Người Hà Nội, xuất bản từ 1985, nay là Tạp chí Người Hà Nội. Nhà thơ lớn, dịch giả thơ với phong cách riêng: Bằng Việt có thơ đăng báo từ năm 13 tuổi. Thơ ông tạo cho người đọc cảm xúc khó quên bởi nội dung đa dạng, chứa đựng sâu sắc cảm hứng về tình yêu, đất nước, con người cả trong chiến tranh và thời bình. Cảm xúc thơ ông thường hướng về những kỷ niệm thời ấu thơ và tuổi trẻ, khơi gợi những mơ ước, khát vọng cao đẹp, giọng điệu vừa trữ tình sâu lắng vừa suy tư, triết lý. Nhà thơ có những sáng tạo và đóng góp đáng kể trong việc phát triển thể thơ tự do, xây dựng ngôn ngữ thơ hiện đại bình dị nhưng giàu mỹ cảm. Ngôn ngữ thơ ông giàu hình ảnh, không hoa mỹ, cầu kỳ, được chắt lọc từ thực tế đời sống, vận dụng khéo các biện pháp tu từ, có sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tác phẩm tiêu biểu: “Hương cây – Bếp lửa” (in chung 1968), có bài thơ “Bếp lửa” được chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông bậc Trung học cơ sở; “Những gương mặt, những khoảng trời” (1973); “Đất sau mưa” (1977); “Khoảng cách giữa lời” (1983)… Ông đoạt Giải Nhất về thơ của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1968), Giải thưởng Nhà nước về Văn học (năm 2011). Xứ Đoài với khí thiêng hội tụ, non nước hữu tình sinh dưỡng nên những tài năng văn chương hay chính những nhà báo – thi nhân ấy làm rạng danh quê hương núi Tản, sông Đà? Lớp người đi tiếp con đường các bậc tiền bối đã đi còn nhiều người khác nữa… Tin rằng nguồn mạch văn chương Xứ Đoài sẽ còn dào dạt chảy mãi.
Những nhà báo – nhà thơ làm rạng danh quê hương Xứ Đoài
1,698
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN. Tận dụng các hiệp định thương mại tự do để xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, xuất khẩu nông sản đa giá trị, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 5/7 tại Hà Nội , Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan yêu cầu các đơn vị liên tục cập nhật chính sách nông nghiệp của các quốc gia, đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt, phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chỉ ra, các đơn vị cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do để xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, tăng cường xuất khẩu nông sản đa giá trị. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng mới; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu. Bên cạnh xuất khẩu cũng cần quan tâm nhiều hơn đến thị trường trong nước. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cần tiếp cận tốt hơn với thị trường trong nước thông qua các kênh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội tương tác. Điển hình gần đây, tỉnh Bắc Giang chủ động kết nối nhiều hình thức đa dạng, mới lạ, thu hút sự tham gia của các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, để xúc tiến tiêu thụ vải thiều. “Các kênh bán hàng, các hình thức thương mại điện tử, giới thiệu, quảng bá nông sản tương tác đa chiều trên mạng xã hội, không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là “chiếc cầu” để người nông dân chủ động nâng cấp, cập nhật, mở những con đường khác để nông sản ra thị trường”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay. Về sản xuất, người đứng đầu ngành nông nghiệp yêu cầu theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn, bão lũ, thiên tai, nguồn nước, xâm nhập mặn để kịp định hướng thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chủ động trong ứng phó, xây dựng các phương án kiểm soát rủi ro thiên tai. Chăn nuôi cần kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tăng đàn gia súc, theo dõi diễn biến cung cầu mặt hàng thịt lợn, tránh đột biến về giá cả. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị đề xuất các giải pháp đáp ứng, bảo đảm các yêu cầu mới về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, gắn với việc tuân thủ cam kết chống phá rừng; thực hiện Kế hoạch hành động nói không với khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC. Các đơn vị quan tâm đến khuyến nông, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Quản lý tốt việc cấp mã vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh thêm, các đơn vị phải hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng các chương trình, đề án, văn bản; trong đó có 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia; Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Đề án phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp… Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước đang trong quá trình phục hồi, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng kinh tế chậm lại; sức chống chịu của doanh nghiệp đã tới hạn, tạo thách thức rất lớn để duy trì sản xuất kinh doanh. Nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn phấn đấu trong 6 tháng cuối năm để tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành cả năm đạt từ 3 – 3,5%, giá trị xuất khẩu đạt từ 54 – 55 tỷ USD. Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu đã đề ra, ngành nông nghiệp tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành theo định hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, ngành đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất. Theo đó, ngành đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng; triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó là đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu tư, nghiên cứu chọn tạo giống đến xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu ngày càng tốt hơn. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu, ngành sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, châu Âu…; mở cửa các thị trường mới như: Trung Đông, châu Phi… với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường. Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng GDP khá cao 3,07%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,77%. Xuất khẩu nông, lâm, ts 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành đã bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Tuy giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm, nhưng nhóm nông sản chính tăng rất cao so với nhiều năm trở lại đây, đạt 12,79 tỷ USD, tăng 12%. Số xã, huyện đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng nông thôn mới tăng, sản phẩm đạt chuẩn OCOP tăng mạnh. Đến hết tháng 6, cả nước có 6.011/8.177 xã (73,5%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 0,43% so với cuối năm 2022). Các địa phương công nhận 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó 42 sản phẩm 5 sao) với 5.069 chủ thể tham gia. Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Các sản phẩm OCOP 5 sao đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài./.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ứng phó linh hoạt để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
1,374
Một nét ý nghĩa văn hóa của văn chương là tạo ra niềm tin trong xã hội. Đọc một tác phẩm (dù có thể nói cả về cái xấu, cái ác) người ta thấy tin vào tình người, yêu đời hơn để vươn lên khỏi cái tầm thường mà sống đẹp hơn. Hiểu theo nghĩa này thì thơ thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất đậm giá trị văn hóa. Tình yêu thời nào cũng tỏa sáng nhưng ở thời chống Mỹ, hòa vào không khí xã hội hừng hực lý tưởng thì tình yêu tỏa sáng bội phần. Thế nên hình tượng ngọn lửa cứ cháy mãi trong thơ Xuân Quỳnh : “Tình yêu như tháng năm/ Mang gió nồng nắng lửa/ Anh hãy là đầm sen/ Anh hãy là phượng nở” (Tháng năm). Hình tượng mặt trời, hoa mặt trời tỏa ánh sáng niềm tin, tỏa hương lý tưởng trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn : “Dù bão lớn có làm nghiêng trái đất/ Thì mặt trời vẫn mọc giữa lòng ta” (Những người yêu); “Nhớ lời anh dặn/ Dù gió mưa thét gào/ Dịu mềm mà rắn rỏi/ Hoa mặt trời vươn cao” (Hoa mặt trời) … Tình yêu là cá nhân, là riêng tư. Thơ tình yêu thời kháng chiến chống Mỹ đã kết hợp hài hòa cái cá nhân riêng tư với cái cộng đồng tạo ra một cặp hình tượng đặc sắc chỉ có ở thời này là cặp hình tượng: Người yêu-đất nước, quê hương: “Anh yêu em như yêu đất nước” (Nhớ-Nguyễn Đình Thi); “Mặt em là quê hương” (Mặt quê hương-Tế Hanh); “Em chính là quê hương ta đó” (Trở về quê nội-Lê Anh Xuân)… Hòa vào cái chung, hòa vào quê hương đất nước nên tình yêu trong vắt của suối nguồn sử thi ấy tạo ra một cặp phạm trù chung-riêng độc đáo. Bay trên đôi cánh chung-riêng nên con chim tình yêu làm đẹp, sinh động thêm bầu trời quê hương. Cũng vì thế mà thường xuất hiện các cặp hình tượng tương ứng, như trong thơ Chế Lan Viên : “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trở biếc/ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” (Tiếng hát con tàu). Đoạn thơ diễn tả thật hay nỗi nhớ như một thuộc tính của tình yêu qua cách dùng cặp hình tượng không tách rời: Đông/rét. Không rét sao có thể gọi là mùa đông cũng như không nỗi nhớ thì sao gọi là tình yêu được. Tình yêu thật đẹp, thật quý “như cánh kiến hoa vàng”. Tình yêu luôn đem lại điều mới mẻ với bao hy vọng ước mơ “Như xuân đến chim rừng lông trở biếc”. Say đắm và sâu sắc như vậy thế mà vẫn tỉnh táo trí tuệ để có một câu cuối: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” thấm đẫm tinh thần ý thức công dân cao cả! Viết về tình yêu đắm say, nồng nàn, rất riêng tư nhưng cũng thật lý tưởng, rất chung, dù yêu nhau tha thiết thế nào, đẹp thế nào thì vẫn cứ ý thức tình yêu của chúng mình nằm trong tình yêu quê hương đất nước: “Đời đẹp thế, đời chiều ta đến thế/ Anh yêu đời, càng tha thiết yêu em/ Còn có gì tách được nỗi chung riêng” (Cảm ơn tình yêu và cuộc sống- Bằng Việt ). Hãy sống lại cuộc sống ở cái thời đó, phải nhập hồn mình vào lý tưởng của cái thời đó may chăng mới nắm được tinh thần thơ ca thời đó: Trong sáng, nồng nàn, lý tưởng. Cũng phải đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử mới có thể hiểu sâu hơn cái kết bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh mà nếu cắt đi, bài thơ vẫn hay nhưng có nó thì bài thơ mới trọn nghĩa, mới rõ cái chủ đề tình yêu riêng hòa vào tình yêu chung: “Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ”. Chung riêng mà vẫn sâu sắc da diết: “Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Thơ hôm nay, viết về tình yêu, chỉ riêng “ta với ta” đấy, có nhiều những câu hay hơn, mê đắm, khắc khoải đến tận cùng được như thế không? Tình yêu là sự hóa thân, nhập thân. Thời kháng chiến chống Mỹ, những người yêu nhau nhập thân vào trong nhau rồi cùng nhập tình yêu vào đất nước. Đất nước hóa thân vào tình yêu hay tình yêu hóa thân vào đất nước thật khó phân biệt: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất Nước là nơi ta hò hẹn/ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Tình yêu nhắn nhủ tình yêu, nguyện thề gắn bó với đất nước: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời” (Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm). Thơ nói lên tâm trạng một thời là thơ để đời. Thơ nói lên mẫu số văn hóa chung của con người mọi thời là thơ muôn đời. Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm có thể chưa là của muôn đời nhưng chắc chắn sẽ sống ở nhiều thời vì nói lên được cái phẩm tính văn hóa của con người phải biết gắn bó và chia sẻ, biết hóa thân vào đất nước. Vì chẳng có một ai sống ngoài đất nước của mình. Nhất trong chiến tranh, tất cả phải đoàn kết thành một khối thống nhất để chống lại kẻ thù hung bạo hơn ta gấp bội lần. Nằm trong quy luật nhập thân và hóa thân nên, như dải ngân hà, các vì sao tình yêu lấp lánh ở nhiều nơi, mọi nơi trong không gian Tổ quốc: “Trời lên màu trời/ Cây khác màu cây/ Nhưng đây phút giây/ Nắng lên đầy chiều/ Một điều không khác là lòng anh yêu” (Vẽ-Vũ Quần Phương). Hóa thân vào mùa xuân: “Đất như cô gái yêu/ Giấu bao điều chưa nói/ Bỗng nhú những mầm non/ Khi nghe mùa xuân gọi” (Lâm Thị Mỹ Dạ)… Hóa thân vào sóng, biển, gió, mưa: “Biển hay tình em đó/ Gọi lòng anh bay xa” (Xuân Quỳnh); “Em cũng giống như cơn mưa, như trận gió lúc sang hè/ Làm thức tỉnh hồn tôi nhiều biến động”; “Tình yêu như cánh gió không bờ; Em đã đến như một mùa gió lộng” (Bằng Việt); “Chúng mình như sông vì bãi bờ mà bồi đắp…/ Phóng khoáng như gió trời” (Phan Thị Thanh Nhàn)… Niềm dâng hiến muốn đến tận cùng nên phải hóa thân vào bầu trời thật rộng lớn: “Anh trở về, trời xanh của riêng em” (Xuân Quỳnh); “Một màu trời kỳ lạ/ Sáng lên từ hai ta” và “Em-màu trong suốt của trời xanh trên phố thợ”, hay: “Em như đường chân trời mỗi buổi nắng lên” (Bằng Việt)… Thời của lý tưởng, của niềm tin, “người với người sống để yêu nhau” thì tình yêu lại càng thế. Niềm tin là cơ sở của tình yêu, tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu vượt qua mọi thách thức, mà chiến tranh là thách thức lớn nhất: “Bao năm rồi đánh Mỹ/ Lòng tin vẫn y nguyên/ Đạn bom không xoá được/ Nét mùa xuân hồn nhiên” (Tiếng mùa xuân-Lâm Thị Mỹ Dạ). Một trong những lý giải có sức thuyết phục về nguyên nhân thắng Mỹ là người Việt Nam rất giàu niềm tin. Có niềm tin là có tất cả: “Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhất/ Nhưng thuỷ chung như một sắc mai già/ Đôi mắt mở to, dịu dàng thấm mát/ Sau rất nhiều gian khổ đi qua” (Tình yêu và báo động-Bằng Việt). Tình yêu đã kiến tạo niềm tin! Vì là quý nhất, giá trị nhất, thiêng liêng nhất, là để gửi trao, để cho, để nhận nên tình yêu đi liền với sự băn khoăn. Nhưng trong thời đuổi giặc thì sự băn khoăn nằm trong phạm trù đạo lý với những tốt xấu, hay dở. Điều băn khoăn của cô gái trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cũng là mối băn khoăn của trăm nghìn cô gái ngoài đời: “Trời anh mênh mông/ Mây em bay lượn/ Gió anh bao la/ Cây em ve vuốt/ Đất anh thẳm sâu/ Lúa em cúi đầu/ Nhưng sao vẫn hỏi/ Day dứt trong lòng/ Anh có tốt không” (Anh có tốt không). Khi đã yêu nhau thì mong muốn về nhau cũng là làm “người tốt lành”: “Hãy chỉ cho em cái kém/ Để em nên người tốt lành/ Hãy chỉ cho em cái xấu/ Để em chăm chút đời anh” (Anh đừng khen em- Lâm Thị Mỹ Dạ ). Một nét ý nghĩa văn hóa của văn chương là tạo ra niềm tin trong xã hội. Đọc một tác phẩm (dù có nói về cái xấu, cái ác) người ta thấy tin vào tình người, yêu đời hơn để vươn lên khỏi cái tầm thường mà sống đẹp hơn. Hiểu theo nghĩa này thì thơ thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước rất đậm giá trị văn hóa: “Càng đi vào mặt trận/ Càng sáng bừng thủy chung/ Càng lao lên lửa bỏng/ Càng yêu em tận lòng” (Tình ca-Nguyễn Khoa Điềm). Tình yêu là quý giá nhất. Người lính hy sinh điều quý giá nhất ấy để giành hạnh phúc cho đất nước, thử hỏi còn gì văn hóa hơn thế?
Thơ thời chiến – Tình yêu, niềm tin và sức mạnh – Tác giả: PGS, TS Nguyễn Thanh Tú
1,638
Giới thiệu khái quát huyện Trạm Tấu Trạm Tấu là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái . Toàn huyện có 11 dân tộc anh, em đoàn kết chung sống trên các triền núi cao. Trong đó: Dân tộc Mông chiếm 77% ; Dân tộc Thái 16% còn lại là các dân tộc khác như Khơ Mú, Tày, Mường,v,v. Huyện Trạm Tấu được thành lập ngày 05/10/1964, cơ cấu hành chính có 11 xã và 01 thị trấn. Bao gồm: Thị trấn Trạm Tấu, xã Bản Mù, xã Bản Công, xã Hát Lừu, xã Xà Hồ, xã Trạm Tấu, xã Pá Hu, xã Pá Lau, xã Túc Đán, xã Phình Hồ, xã Làng Nhì và xã Tà Si Láng. Trong đó: Xã vùng cao là 10 xã chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. – Về địa lý: Huyện Trạm Tấu cách trung tâm Tỉnh lỵ 114 km. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 800m. Đỉnh núi cao nhất là 2.985m. Địa hình dốc cao thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn rất phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái. – Phía đông – Đông bắc giáp với huyện Văn Chấn – Phía Tây – Tây nam giáp với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La – Về khí hậu: Trạm Tấu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Do địa hình núi cao nên nhiệt độ về mùa hè không cao. Mùa đông giá rét, có năm nhiệt độ về mùa đông xuống tới 0 o C, tuyết phủ trên các cành cây và núi cao. – Về tài nguyên thiên nhiên: Huyện Trạm Tấu có diện tích tự nhiên là 74.618,53 ha. Trong đó đất lâm nghiệp 57.799,2 ha; Đất nông nghiệp 5.117,5 ha; Đất trồng cây hàng năm 4.302,44 ha còn lại là các loại đất khác. Đất chưa sử dụng là 10. 525,63 ha rất phù hợp với việc trồng rừng, trồng cỏ chăn nuôi và phát triển cây hàng năm. + Tài nguyên rừng: Hiện nay Trạm Tấu có 38.361,1 ha đất có rừng. Trong đó rừng phòng hộ 36.504,3 ha, Rừng khoanh nuôi tái sinh 9.829,7 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 51,4 %. + Tài nguyên nước: Trạm Tấu có 02 con suối lớn và nhiều suối nhỏ, độ dốc cao rất phù hợp với việc khai thác thuỷ điện vừa và nhỏ. Trạm Tấu có nguồn nước khoáng tự nhiên thuộc nhóm Sunf canxi – Magiê có hàm lượng Silic và lưu huỳnh cao có tác dụng chữa bệnh. + Tài nguyên khoáng sản: Theo khảo sát ban đầu Trạm Tấu có một số loại quặng như chì, kẽm, sắt, đá xây dựng ..v,v.. + Về con người: Dân số toàn huyện hiện có trên 31 nghìn người, với 5.961 hộ. Là huyện vùng cao có nhiều dân tộc song đồng bào các dân tộc trong huyện sống đoàn kết, cần cù chịu khó, thông minh, sáng tạo. Con người thân thiện và rất yêu mến nghệ thuật, có nhiều loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc đặc sắc như khèn Mông, khèn Môi của đồng bào Mông; sáo Pí ló, Pí thiu của đồng bào Thái, múa Cồng chiêng của đồng bào Khơ Mú và các loại hình hát Dân ca, Dao duyên, Hát đối của các dân tộc v v.. Lịch sử văn hóa Trạm Tấu trước kia thuộc Châu Văn Chấn, tỉnh Nghĩa Lộ, là huyện vùng cao được tách ra từ huyện Văn Chấn và được thành lập từ ngày 05/10/1964. Trong các cuộc kháng chiến trước kia cũng như ngày nay. Đồng bào các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết sát cánh bên nhau xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị. Tham gia tích cực phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. * Di tích lịch sử Kế Khấu Ly Kế Khấu Ly theo tiếng của đồng bào Mông có nghĩa là đường ngã tư. Di tích lịch sử Kế Khấu Ly thuộc địa phận thôn Khấu Ly, xã Bản Mù liên quan đến con dốc cùng tên có chiều dài khoảng 300m. Đây chính là điểm du kích huyện Trạm Tấu đặt bom hất tung tên bang tá Cầm Ngọc Ninh xuống đầm lầy. Theo lịch sử Đảng bộ huyện Trạm Tấu ghi: Ngày 8/12/1948, bang tá Cầm Ngọc Ninh, Lò Văn Ót đưa lính ngụy kéo lên Bản Hát, ngày hôm sau lên Bản Mù. Bang tá Cầm Ngọc Ninh cưỡi con ngựa hồng, tay lăm lăm súng Xten, bên hông là khẩu súng lục. Cán bộ và bộ đội ta đang ở Ít Ong được tin rút lên Bản Lừu. Các đồng chí Bùi Lạc, Nguyễn Duy Sinh, Quốc Trần và một số đồng chí họp bàn phương án tác chiến. Kế Khấu Ly được chọn làm trận địa vì đây là con đường mòn độc đạo, uốn cong như một vòng cung ôm lấy bãi đầm lầy. Nếu ta chiếm được các điểm cao và hai đầu con đường, phát hỏa lực mạnh bằng bom ba càng và súng máy thì có thể đẩy địch xuống bãi lầy. Đúng như dự đoán của ta, khoảng 1 giờ chiều, địch mới lên tới Bản Mù. Chờ địch nằm gọn trong ổ phục kích ta mới cho phát hỏa. Ba quả bom phát nổ hất cả người lẫn ngựa của Cầm Ngọc Ninh xuống sình lầy. Ngoài bang tá Cầm Ngọc Ninh phải đền tội, ta còn thu nhiều súng đạn, bắt một số lính đi lầm đường, giáo dục tư tưởng rồi thả cho về. Trận Kế Khấu Ly thắng lợi không chỉ củng cố thêm vững chắc lòng yêu nước, niềm tin tất thắng của đồng bào các dân tộc vùng cao Trạm Tấu vào Đảng, vào cách mạng mà nó còn làm hoảng loạn tinh thần của quân Pháp tại Phân khu Nghĩa Lộ, tạo dựng cơ sở mở rộng hoạt động của đội vũ trang tuyên truyền tại địa bàn Trạm Tấu. Đặc biệt, với địa thế rừng núi hiểm trở, ta đã tạo thế trận bí hiểm, gây hoang mang trong hàng ngũ địch, đồng thời xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong vùng. Chiến thắng Kế Khấu Ly còn là biểu trưng cho tinh thần dũng cảm, mưu trí, khả năng phán đoán, phân tích tài tình và lối đánh du kích, sử dụng vũ khí sáng tạo của quân, dân ta. Cách đánh trận Kế Khấu Ly trở thành điểm sáng vể chiến tranh du kích diệt tề trừ gian của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái. Năm 2008, địa danh Kế Khấu Ly được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử, với diện tích được quy hoạch rộng 2,3 ha tại bản Khấu Ly. Chiến thắng Kế Khấu Ly và phong trào du kích ở Trạm Tấu đã nêu cao lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc Mông, Thái vùng Trạm Tấu. Tinh thần cách mạng ấy đang tiếp lửa nhiệt huyết để lớp lớp thế hệ trẻ đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu hôm nay góp sức dựng xây nông thôn mới, dựng xây vùng cao Trạm Tấu ngày thêm giàu đẹp. Những tiềm năng thế mạnh của huyện Trạm Tấu: 1. Tiềm năng lợi thế Trong tổng số diện tích tự nhiên của huyện còn tới trên 15.000 ha đất lâm nghiệp chưa được sử dụng. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề rừng và chăn nuôi đại gia súc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có mỏ quặng chì kẽm (chưa đánh giá được trữ lượng); nhiều điểm nước khoáng nóng tại trung tâm huyện được dùng để tắm và chữa bệnh; nhiều suối khe có độ dốc lớn là nguồn thủy năng vô tận để xây dựng các nhà máy thủy điện. Hiện nay trên địa bàn huyện đang xây dựng 2 nhà máy thủy điện Nậm Đông 3 và 4 có công suất 40MW với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng. Đặc biệt, những cánh đồng lớn còn tạo ra cảnh quan hấp dẫn cho du lịch sinh thái… 2. Về cơ sở hạ tầng định hướng phát triển đến năm 2020 Là huyện vùng cao tuy còn khó khăn xong những năm gần đây bằng sự đầu tư, hỗ trợ từ các nguồn vốn của Chính phủ, của tỉnh và các tổ chức trong và ngoài nước huyện Trạm Tấu tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tâng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc trong huyện ngang bằng với các huyện trong khu vực. – Định hướng phát triển chủ yếu là kết hợp chặt chẽ phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp như chuyển đổi phương phương thức sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bán công nghiệp và sản xuất hàng hoá. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ nhằm giải quyết tốt việc làm cho người nông dân để ổn định và nâng cao mức sống. + Về lâm nghiệp chủ yếu tập trung trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế. + Về nông nghiệp tập trung đẩy mạnh khai hoang ruộng nước, trồng ngô, đậu, lạc. Giảm dần diện tích lúa nương. + Về chăn nuôi: Tập trung phát triển đàn trâu, bò, dê theo hướng bán công nghiệp để tạo ra nguồn thực phẩm sạch đủ tiêu dùng và xuất bán ra thị trường có nhu cầu. + Về tài nguyên khoáng sản: Khai thác các công trình hiện có. Đồng thời thu hút đầu tư xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, khai thác quặng trì và chế biến nông sản, thực phẩm khai thác tại địa phương như chè san, nguyên liệu gỗ, quặng trì, vật liệu xây dựng. + Về du lịch tập trung khai thác và thu hút đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái, xây dựng khu tắm nước khoáng và thẳng cảnh thiên nhiên. + Về xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung nâng cấp xây dựng đường giao thôn liên xã, liên huyện và liên tỉnh, các công trình thuỷ lợi. Xây dựng các điểm sinh hoạt cộng đồng tại trung tâm các xã, nâng cấp và xây dựng mới các trạm truyền thanh, truyền hình xã. 3. Chè Shan tuyết Phình Hồ Được trồng trên độ cao từ 900- 1500m so với mực nước biển, độ ẩm cao, quanh năm mây mù, khí hậu ôn hoà, chè Shan tuyết Phình Hồ phát triển hoàn toàn tự nhiên, chắt lọc những tinh tuý của đất trời tạo nên một loại chè thơm ngon tinh khiết. Cho đến nay, vẫn chưa biết chính xác các cây chè Shan tuyết có trên đất Phình Hồ từ bao giờ nhưng tuổi thọ nhiều cây đã gần trăm năm tuổi, thân to, đường kính lên đến 40 – 50cm, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Cây chè mọc thẳng, tán rộng, cành lá xum xuê, lá chè to dày, xanh ngắt, búp mẩy, có nhiều lông tơ, trắng mịn trông như tuyết. Xã Phình Hồ, Trạm Tấu hiện có 150 ha chè Shan tuyết cổ thụ với hơn 300 nghìn cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Những cây chè này đang tập trung chủ yếu ở các bản Tà Chừ, Phình Hồ, Chí Lư. Thời gian qua, qua các kỳ hội chợ và giới thiệu của bạn bè, sản phẩm chè Shan tuyết Phình Hồ được quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng và đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Chất lượng chè ở đây được đánh giá không kém chè Suối Giàng ở xã Suối Giàng, Văn Chấn. Hiện nay bình quân 1 kg chè sao bằng phương pháp thủ công sẽ bán được từ 130- 200 nghìn đồng. Với diện tích chè của xã Phình Hồ thì một năm sẽ thu hái đươc trên 120 tấn búp tươi, với giá bán hiện nay là trên 10 nghìn đồng/kg, mỗi năm thu về khoảng 1,6 tỷ đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của chè Shan Phình Hồ, huyện Trạm Tấu đã có những chiến lược quảng bá giới thiệu chè Phình Hồ với mong muốn đây không chỉ là thương hiệu của Phình Hồ mà trong một tương lai không xa, chè Shan sẽ mang thương hiệu của Trạm Tấu trở thành nông sản mang giá trị kinh tế cao, và là điểm du lịch hấp dẫn với du khách thập phương. Song song với quá trình mời gọi đầu tư, triển khai thực hiện dự án khi có nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến chè Shan tại huyện Trạm Tấu, Trung tâm khuyến công Sở Công Thương Yên Bái sẽ phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Trạm Tấu, đơn vị đầu tư và các đơn vị liên quan xây dựng đề án khuyến công, xin hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với mục đích hỗ trợ, khuyến khích đơn vị trong việc đầu tưu xây dựng, góp phần xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm chè Phình Hồ trên thị trường, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng nguyên liệu cũng như lao động địa phương, nâng cao giá trị cây chè Shan Phình Hồ của huyện Trạm Tấu nói riêng và của tỉnh Yên Bái nói chung để sản phẩm không chỉ nổi tiếng trong nước và còn đủ sức chinh phục dân sành chè trên thế giới. 4. Du lịch mạo hiểm Đỉnh Tà Chì Nhù thuộc xã Xà Hồ có độ cao 2.979m, đây là đỉnh núi cao nhất của huyện Trạm Tấu, núi cao thứ 6 của Việt Nam, nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, trên đỉnh Tà Chì Nhù có những câu chuyện đẹp như cổ tích với biển mây trắng ngập trời thu hút du khách đến khám phá và chiêm ngưỡng. Đỉnh Tà Xùa, thôn Tà Xùa, xã Bản Công có đỉnh cao nhất 2.865m xếp thứ 10 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nơi có “sống lưng khủng long”, một cung đường đầy thử thách. Từ trung tâm huyện vào bản Tà Xùa là quãng đường dài chừng 7km, nhưng để lên tới đỉnh cao nhất chỉ có một con đường đất độc đạo có độ dốc rất lớn là thử thách không dễ vượt qua dành cho bất kỳ ai muốn chinh phục. Dãy Tà Xùa mọc lên sừng sững tạo nên ranh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La, với ba đỉnh hợp thành một kỳ quan vô cùng hùng vĩ. Đỉnh cao nhất chính là nơi dựng cột cờ Việt Nam trên độ cao 2.850m, tại đỉnh thứ hai hiện vẫn còn dấu tích của cột cờ cũ vốn được dựng từ thời Pháp thuộc. Đỉnh cao thứ ba nằm ở giữa, nó giống như vạch nối tạo thành sống lưng của một con khủng long thời tiền sử.
Giới thiệu khái quát huyện Trạm Tấu
2,544
Ảnh đồ họa mô tả tia gamma dữ dội từ vụ va chạm của 2 sao neutron gần một lỗ đen - Ảnh: NSF's NOIRLab/REUTERS. Một tia vũ trụ dị thường vừa hiện ra trước các đài thiên văn Trái Đất đã giúp các nhà khoa học lần ra manh mối về cuộc tàn sát lẫn nhau của hai vật thể cực kỳ đáng sợ trong vũ trụ. Theo Reuters, thứ mà các đài thiên văn Trái Đất vừa ghi nhận được là một vụ nổ năng lượng cao từ một thiên hà cổ đại, cách chúng ta tới 3 tỉ năm ánh sáng. Đó là một khoảng cách khổng lồ bởi 1 năm ánh sáng bằng quãng đường 9,5 ngàn tỉ km mà ánh sáng đi hết 1 năm mới tới được Trái Đất, cho thấy tia gamma mà chúng ta bắt được phải cực mạnh và được phát ra từ thứ gì đó rất khủng khiếp. Nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi hai nhà thiên văn Andrew Levan từ Đại học Radboud (Hà Lan) và Wen Fai Fong từ Trường Đại học Northwestern ở Illinois ( Mỹ ) đã xác định được đó chính là cái chết thảm khốc của 2 ngôi sao neutron “tàn sát” nhau ở trung tâm thiên hà. “Hầu hết các ngôi sao trong vũ trụ đều chết theo một cách có thể dự đoán được chỉ dựa trên khối lượng của chúng. Nhưng nghiên cứu này cho thấy một lộ trình mới dẫn đến sự hủy diệt sao” – TS Levan nói. Sao neutron vốn đã là “thây ma”, là tàn tích của những ngôi sao lớn hơn Mặt Trời của chúng ta nhiều lần, đã cạn năng lượng và “chết” một lần, sụp đổ thành vật thể có đường kính chỉ bằng chiều rộng của một thành phố nhưng mang siêu năng lượng gắp cả triệu lần từ trường Trái Đất. Chúng thiếu may mắn lần 2 khi ở quá gần khu vực có lỗ đen quái vật trung tâm thiên hà, nơi các lực hấp dẫn cực lớn tàn phá, làm nhiễu loạn chuyển động của tất cả các vật thể, tăng khả năng va chạm. Thiên hà cổ đại này cũng là một thế giới cực kỳ thú vị và hoang dã để quan sát. Nó là nơi cư trú chủ yếu của các ngôi sao vài tỉ năm tuổi, là một thiên hà “không hoạt động”, khả năng hình thành sao mới rất yếu. Tuy nhiên nó đã tạo nên không chỉ một mà tới vài lỗ đen lớn ở khu vực trung tâm, khiến nhiễu loạn càng mạnh. “Nếu bạn ở đủ gần, bạn sẽ thấy hai ngôi sao neutron tiến lại gần nhau hơn cho đến khi lực hấp dẫn của chúng làm chúng biến dạng và bắt đầu vỡ vụn” – TS Levan mô tả. Họ cũng dự đoán cặp đôi quái vật này sẽ kết thúc cuộc đời bằng việc cùng sụp đổ thành một lỗ đen chung, được bao quanh bởi một đĩa vật chất từ những gì còn sót lại. Chính sự ra đời của lỗ đen đã tạo nên một luồng vật chất chuyển động với tốc độ bằng 99,99% tốc độ ánh sáng, là dải tia gamma bùng nổ khi quan sát từ Trái Đất .
Hai quả cầu to bằng thành phố đâm sầm, ‘xuyên không’ đến Trái Đất
540
Nhân đây tôi nhớ lại câu hỏi của nhà thơ Trinh Đường năm ông đã ở tuổi tám mươi, để làm tập tuyển Thơ với lời bình (Thế kỷ XX), ông đã gửi tới các nhà thơ, phỏng vấn: “Làm thế nào để có thơ hay?”. Không biết các nhà thơ khác nghĩ sao, còn tôi đã trả lời: “Nếu biết làm cách nào để có thơ hay, người ta đã viết ngay được thơ hay và lập tức sẽ nổi tiếng, sẽ được ngợi ca, sẽ chiếm lĩnh thi đàn, làm gì phải trắng tóc trước trang giấy trắng nữa!”. Với tôi, chỉ có điều này: Mỗi khi cảm xúc bồi hồi cầm bút, tôi có cảm nghĩ bài thơ sẽ được bạn bè chú ý, sẽ gây được đồng cảm cho bạn đọc thơ mình. Nhưng rồi bài thơ hay vẫn là bài thơ chưa viết! Chính vì món nợ chưa trả, bài thơ chưa viết mà tôi khôn nguôi thao thức, kiếm tìm, mà suốt đời không rời nổi cây bút, dù vẫn biết tài năng thi bá ở đời như Nguyễn Du khi kết thúc một kiệt tác như Kiều, ông đã cảm hoài: “ Mua vui cũng được một vài trống canh ”. Mua vui một khắc cho thiên hạ cười khóc, mà bỏ cả cuộc đời mình vào đấy! Từ câu phỏng vấn trên, một câu hỏi khác tự nhiên được đặt ra, muốn biết làm thế nào để có thơ hay, trước tiên phải biết “thế nào là thơ hay”. Chưa ai trả lời được câu hỏi ấy. Đã tự bao đời người khen bài thơ này, câu thơ nọ, nhưng chỉ đưa ra được những cảm nhận, quan niệm không ai định nghĩa được “thế nào là thơ hay” để cho người sau có thể dựa vào, so sánh, mỗi khi bàn một bài thơ hay, một câu thơ hay. Một thời nhiều người tâm đắc với câu thơ Tế Hanh “ Có thể quên tên người làm thơ nhưng đừng để quên thơ ”, coi đây là quan niệm về thơ. Liệu có thể quan niệm rằng thơ hay là thơ được nhiều người nhớ chăng? Chắc không hẳn vậy. Mỗi người làm thơ, yêu thơ có thể đọc ngay được vài câu thơ làng nhàng, thậm chí cả những câu thơ dở. Nhớ thơ, thuộc thơ, phụ thuộc vào trình độ cảm xúc, thẩm mỹ và khát vọng sống của mỗi người trong những bối cảnh xã hội khác nhau. Thơ cũng như đời có sâu, nông, cao, thấp. Có thứ thơ dễ nhớ dễ thuộc. Có thứ thơ có thể thấm đến tận cùng xương tuỷ qua những cơn đau. Chưa kể cảm xúc trong ta thay đổi bởi ấm lạnh đời sống. Có bài thơ, câu thơ người này tấm tắc khen, người khác thì không. Có câu thơ, bài thơ đọc lướt qua chẳng thấy có gì, bỗng ánh lên vẻ đẹp bất ngờ vào lúc nào đấy khi ta gặp cảnh đồng tình đồng điệu. Thơ hay đâu chỉ vì nhớ và thuộc. Nhớ thuộc thơ mới chỉ là lời, là chữ. Những sợi dây vô hình đằng sau mỗi chữ, mỗi lời mới giằng buộc xoắn quyện hồn ta cùng với buồn vui mơ hồ xa xăm không dứt. Đọc thơ, thưởng thức thơ có khi như ngồi trước con xúc xắc, người chỉ thấy nhất, nhị, tam… kẻ nghe được cả vòng quay số phận. Cái đẹp, cái hay rất phụ thuộc vào mỗi người thưởng thức, như bông hoa tuyệt vời trên đỉnh núi cao muốn ngắm nhìn, bình giá, trước hết anh phải lên được ngang tầm, phải vươn tới được cái đẹp. Muốn tìm thấy ngọc trai dưới bể không thể nào không thấu lòng bể nông sâu. Câu thơ trong khiết chỉ có thể lọt vào khoé mắt thật trong. Không quặn thắt, đớn đau làm sao thấu hiểu những ý thơ thăm thẳm. Không ai định nghĩa “thế nào là thơ hay” có lẽ vì thơ chứa đựng khát khao muôn đời cuộc sống. Không ai biết đích cuộc sống ở đâu, thơ cũng vậy. Ai mà đi định nghĩa “khát vọng cuộc sống là gì?” nên cũng không ai định nghĩa thơ hay. Mỗi người ở đời thường hiểu cuộc sống theo những vui buồn rộng hẹp riêng mình. Thơ cũng vậy, nên thường xảy ra cảm nhận hay dở rất khác nhau. Có vậy Xuân Diệu mới phải mượn “thời gian vặt lông vịt” cho thơ để định giá thơ hay thơ dở. Nhìn vào thơ hiện nay như có hàng trăm quan niệm, cách hiểu, cách diễn đạt đề tài mục đích khác nhau. Có người đòi phá bỏ hết mọi vần luật ràng buộc để thơ bay cao, bay xa tới được thiên tài. Người lại tin rằng đốt cháy hết buồn vui đời mình cùng cuộc sống sẽ tìm được hướng thơ đi… Quan niệm thơ khác nhau như vậy đang xảy ra ở khắp nơi, mỗi khi có dịp gặp gỡ bàn bạc nhận định về thơ… Lại nhớ trong cuộc họp chung thảo thi thơ báo Người Hà Nội , tôi càng ngỡ ngàng về sự khác biệt ấy: Ban chung khảo gồm các nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Trần Đăng Khoa và tôi. Với quy chế xét giải, thơ được rọc phách trước, mỗi thành viên chung khảo tự giới thiệu những bài thơ vào xét giải, sau đó phân tích, biểu quyết. Khi đến lượt, tôi đã giới thiệu bài thơ sau: Chiếc khăn quàng Tiễn người thân vào cõi vĩnh hằng Tôi trở về với nỗi buồn rười rượi Rồi lòng lại tự mình an ủi Cái chết chẳng thiên vị ai Giản đơn như giấc ngủ dài… Cuộc sống trần gian Ngỡ chiếc khăn quàng cổ Mà con người chẳng thể nào tháo gỡ!… Khi biết sống trên đời thật đẹp Là lúc cái chết nghiệt ngã chẳng buông tha Nhưng cái chết cũng là bàn tay nhân từ tháo bỏ chiếc khăn quàng cổ! Vừa đọc xong, tôi chưa kịp phân tích gì, nhà thơ Trần Đăng Khoa phát biểu: “Có lẽ bác Chử Văn Long quá nhạy cảm với đau khổ nên thấy bài thơ này hay chứ bài thơ này không có gì”… Nhà thơ Vũ Quần Phương tiếp theo, ý hài hước rằng: “Nếu tạo hoá đã cho ta chiếc khăn quàng cổ thì để quàng cho ấm, chứ việc gì phải cởi ra…”. Tôi thật sự ngỡ ngàng… Người cầm bút làm thơ nào cũng hiểu đời buồn có thơ buồn, đời vui có thơ vui, nhậy cảm với nỗi đau khổ nếu không là tiêu chuẩn hàng đầu, tiêu chuẩn số một để viết được thơ hay, để nhìn ra được thơ hay, có lẽ nào vì nhạy cảm đau khổ mà tôi nhìn thơ dở ra thơ hay được. Tôi đã phát biểu như vậy… Tất nhiên sau đó bài thơ Chiếc khăn quàng được bỏ ra khỏi xét giải như một chuyện bình thường, bạn đọc và thời gian sẽ bình xét, chỉ có những lời phát biểu của các thành viên Ban Giám khảo hôm ấy cứ theo đuổi tôi mãi. Vì sao nhà thơ Trần Đăng Khoa lại phát biểu về thơ như vậy? Bình tĩnh nghĩ suy tôi thấy điều này, thì ra cái chưa hiểu Trần Đăng Khoa lại là chính mình… Mình chẳng đã thấm sự sâu sắc ở đời là cả sự từng trải, vấp váp, sống chết, sống chết không chỉ bó gọn theo nghĩa đen của hai chữ ấy. Mà còn cái sống quặn thắt, sống nẫu lòng, nẫu ruột như chết mà lại không thể chết được. Còn cái chết thì đã như tê liệt hết mọi cảm xúc về sự sống nhưng tim lại chưa ngừng, những buồn vui còn le lói trong đầu chưa chịu tắt… Trần Đăng Khoa nói không sai, sau mọi nếm trải co giãn đến vạch khắc cuối cùng cốc nước vui buồn đời tôi đã tràn khi người vợ thân yêu của tôi qua đời, tôi luôn thắc thỏm giật thột, có lúc đang giữa ban ngày bỗng hoảng hốt giật mình, nhìn điều gì, vật gì xung quanh cũng cảm thấy lung lay trước quy luật mất còn, biến đổi. Tôi thường chảy nước mắt những chuyện không đâu, chuyện chẳng liên quan gì đến mình, mà không hiểu vì sao… Khoa đã nhìn đúng con người tôi là vậy. Chỉ có điều lệch nhau ở chỗ, khi đem liên hệ vào bài thơ trên, một người thường trực với nỗi buồn đau, một người đang bình tĩnh tự tin với tài năng và tuổi trẻ, thì sự cảm thụ khác nhau có gì là khó hiểu! Nghĩ như vậy tự nhiên tôi thấy nhẹ lòng… Phải chăng mỗi người bươn trải trên dòng đời riêng biệt, rộng, hẹp, nông, sâu cũng khác, nên khi bàn về thơ tìm được những quan điểm chung nhau mới khó. Còn buồn, vui, sướng, khổ là chuyện của trời đất cho ai thế nào người ấy hưởng vậy. Tôi lại thấy mình được an ủi bằng nhiều áng văn chương kim cổ còn sống được đến nay thường được lọc ra từ những trái tim đau… Tôi nhớ đến câu của Gớt, người gần như được hưởng mọi niềm Vinh quang cuộc sống mà cũng từng thốt lên: “ Niềm đau vĩ đại nâng ta diệu kỳ ” . Vậy là nỗi đau khổ (chẳng ai muốn cả) lại có khi là niềm hạnh phúc! Ghi lại đôi điều trên tôi nhằm đem đến bạn đọc, bạn viết sự phong phú của thơ hiện tại, ở một thời đại con tim luôn đập bởi những âu lo phấp phỏng không ngừng, đến trái đất, chiếc nôi nuôi giấu, chở che con người cũng bị thương, cũng cần băng dịt vết thương trước sự phẫn nộ của thiên nhiên bão tố, nên không có gì lạ lùng khi nghe những dư luận khen chê ở chỗ này, chỗ khác, và sự định giải ở các cuộc thi thơ gần đây thường không gây được ấn tượng chung, không lưu lại được dư âm trong công chúng và cả dư âm trong công chúng dù rộng lớn đến đâu cũng không quyết định được giá trị của thơ. Bỏ qua cả những đồn đại đã có về giải thơ này, giải thơ khác mua bằng đồng tiền. Nhưng cũng lại từ nhận thức thơ rất phong phú đa dạng, mỗi nhà thơ ngoài nhân cách, phẩm giá cần cho thơ lại phải là người bán hàng rong, một thứ ngọc cao giá, nếu không tinh, sẽ trao vào tay người khác của giả. Giả nhiều khi không chê trách được người làm ra nó vì đặc thù của thơ nhiều người dồn cả tâm sức, cả đời mình để làm của thật, mà vẫn thành của giả. Hay như người xuống tóc đi tu đến hết đời vẫn không ngộ được Phật ở ta, từ ta… mà đi tìm kiếm đâu đâu. Kết thúc bài viết tôi xin kể lại buổi trao giải cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1981. Hầu hết các anh chị được giải đều có mặt, trừ nhà thơ Hoàng Hữu tác giả bài thơ Hai nửa vầng trăng (Giải B), anh vừa mới mất, chị đem theo cháu nhỏ về nhận thay. Gian phòng báo Văn nghệ ở 17 Trần Quốc Toản vừa đủ ấm cúng, long trọng cho cuộc vui trao giải, nếu không có nỗi buồn vĩnh biệt Hoàng Hữu với những dải khăn xô trắng chị ấy và cháu nhỏ mang về. Sau những thủ tục, diễn văn tổng kết của báo, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Xuân Diệu (cũng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam bấy giờ) lúc lắc mái tóc gợn sóng đứng dậy, anh không lên bục diễn giả mà đứng tại chỗ, nhận xét tóm tắt rất ngắn những ý kiến của hội đồng chấm thi: “Sau một thời gian tích cực làm việc của hội đồng chung khảo, và hôm nay, tôi như ông mối buộc chỉ hồng cho cuộc xe duyên giữa báo Văn nghệ và những tân khoa, trạng nguyên, bảng nhãn, nhưng…”. Anh bất ngờ hạ giọng: “Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc sau đây đôi lứa có sống với nhau “mãn chiều xế bóng” hay không!”. Cả phòng họp oà lên cười vui. Hai chục năm đã trôi qua, Xuân Diệu đã vắng bóng, ngẫm lại lời ông nói hôm ấy vừa dí dỏm vừa sắc sảo có lẽ vì ông có cách nhìn đánh giá thơ riêng so với Hội đồng chung khảo thơ bấy giờ. Và bây giờ khi nhớ về cuộc thi thơ ấy, người ta vẫn nhắc đến hai bài thơ giải B là Hai nửa vầng trăng và Người gánh rơm vào thành phố .
Thế nào là thơ hay? – Tác giả: Chử Văn Long
2,126
Là một trong những trào lưu văn hóa văn học có tầm ảnh hưởng quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển văn học toàn thế giới, chủ nghĩa lãng mạn đã vinh danh những tên tuổi vĩ đại của các nền văn học Anh, Pháp, Đức, Nga…: G.Byron, P.Shelley, Chateaubriand, Lamartine, Vigny, V.Hugo, Novalis, Hoffman, Zhukovsky, Pushkin… Nhưng trước khi chủ nghĩa lãng mạn chính thức xuất hiện với vai trò lịch sử của nó thì trong văn học thế giới đã có những tên tuổi được coi là “người tiên phong”, và có những tác phẩm được coi là “tác phẩm mở đường”. Nói đến “người tiên phong” và “tác phẩm mở đường” của chủ nghĩa lãng mạn thế giới không thể không nhắc đến thiên tài vĩ đại người Đức Johann Wolfrang Von Goethe và tiểu thuyết nổi tiếng của ông – Nỗi đau của chàng Werther . Goethe (1749 – 1832) là ngôi sao sáng trong nền văn học Đức. Ông sống và sáng tác trải dài qua hai thế kỉ XVIII, XIX với nhiều biến động trong đời sống chính trị và tư tưởng, xã hội. Sinh thời, khi còn trẻ, Goethe được biết đến là một trong những thành viên của phong trào “Bão táp và Xung kích”. Đây là một trào lưu văn học ra đời khi phong trào Ánh sáng ở Đức đang lên cao. Trào lưu văn học này tuy không phải là một tổ chức chính trị hay phong trào cách mạng nhưng những sáng tác của các tác gia của nó lại mang đậm tinh thần đấu tranh: đấu tranh cho quyền lợi của những tầng lớp nhân dân bị áp bức, đấu tranh chống lại chế độ xã hội hiện hành, biểu lộ thái độ bất bình đối với hoàn cảnh nước Đức đương thời… Dù mang đậm dấu ấn và tinh thần đấu tranh, sáng tác của các tác giả trong trào lưu “Bão táp và Xung kích” vẫn chưa thật sự tìm ra được con đường đúng đắn cho một sự đổi thay của văn học, văn hóa và rộng hơn là xã hội Đức. Các nhà văn thời kì này vẫn miệt mài trên con đường định hình, xây dựng và hoàn thiện nền văn học dân tộc Đức. Tham gia trào lưu văn học này khi mới chập chững bước vào nghiệp viết, sớm nhận thấy những điểm tích cực và hạn chế của nó, Goethe đã kế thừa những giá trị tư tưởng tốt đẹp để không ngừng sáng tạo. Sau “Bão táp và Xung kích” của thời kì Ánh sáng, văn học Đức bước vào giai đoạn cổ điển chủ nghĩa, chậm hơn gần một thế kỉ so với chủ nghĩa cổ điển Pháp và tính chất “cổ điển” của hai nền văn học cũng rất khác nhau. Như vậy, có thể nói, Goethe là “cầu nối” của hai giai đoạn văn học kế tiếp nhau và có bước chuyển rất ngắn ngủi trong nền văn học Đức: giai đoạn văn học Ánh sáng và giai đoạn chủ nghĩa cổ điển. Và một điều hiển nhiên, những sáng tác của nhà văn vĩ đại cũng mang trong nó những đặc trưng tinh thần và nghệ thuật của cả hai giai đoạn văn học này: vừa lí trí lại vừa tình cảm; tranh đấu nhưng cũng không ít bế tắc, bất lực, bi quan; đau đáu bung phá và giải phóng nhưng vẫn chưa đủ sức mạnh để thoát li hoàn toàn những ràng buộc của luân lí, giáo huấn, quy chế của xã hội cũ… Nỗi đau của chàng Werther – sáng tác được Goethe hoàn thành khi nhà văn còn rất trẻ, 25 tuổi – đã gửi gắm trọn vẹn những tâm tư ấy. Nỗi đau của chàng Werther được xuất bản năm 1774, ngay khi ra mắt công chúng đã tạo nên một cơn sốt trên khắp nước Đức, sau đó là châu Âu. Năm 1782, Goethe tái bản tác phẩm lần 1 và có sửa chữa. Nỗi đau của chàng Werther , nhìn từ bề mặt cốt truyện, có thể được coi như là một câu chuyện tình tay ba giữa chàng thanh niên Werther với cô gái quý tộc Lothéa xinh đẹp, đôn hậu và Albert – hôn phu của nàng, cũng là bạn của Werther. Là một thanh niên trí thức có tài, Werther chán ghét cuộc sống xa hoa trưởng giả với công việc phục vụ tầng lớp quý tộc, chàng tìm đến với thị trấn Warheimu xinh đẹp và yên tĩnh để được tận hưởng cuộc sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên và những người dân quê chất phác, thật thà. Tình yêu của chàng cũng nảy nở từ bối cảnh thiên nhiên thanh bình và tấm lòng giản dị, chân thành của những người dân nơi đây. Tuy nhiên, cảm kích và ngưỡng mộ tình yêu chung thủy mà Lothéa dành cho Albert, Werther quyết tâm rời xa miền đất hứa, nơi có người chàng ngày đêm yêu dấu để trở về quê hương, không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của bạn mình. Thế nhưng, công việc và cuộc sống nơi quê hương không làm chàng nguôi ngoai nỗi nhớ người yêu. Werther đã quay về với Lothéa dù chỉ được nhìn ngắm nàng. Lần trở về này, trái ngược với suy nghĩ của Werther, đã đem lại cho chàng nhiều hơn những đau khổ, suy tư, bế tắc, tuyệt vọng. Lothéa đã yên bề gia thất với vị hôn phu, sự xuất hiện của chàng đã ít nhiều làm xáo trộn cuộc sống của họ. Thêm nữa, mối tình với Lothéa trong lòng chàng không những không chịu ngủ yên mà trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Cả Lothéa và Albert đều e ngại sự xuất hiện của Werther trong gia đình họ, dù người yêu của chàng – Lothéa – rất thấu hiểu tình cảm và con người chàng. Cả hai luôn dừng lại ở những hành động rất đúng mực của những người bạn với nhau. Tuy nhiên, trong một lần không làm chủ được bản thân, Werther đã ôm hôn Lothéa say đắm. Hành động này khiến Lothéa đau khổ, giống như việc nàng đã phản bội chồng, nàng không muốn gặp lại Werther nữa. Những lời nói của Lothéa giống như lưỡi dao cứa đứt niềm hi vọng mong manh trong tâm hồn vốn chất chứa đầy nỗi buồn, sự cô đơn và bế tắc của Werther. Werther day dứt và quyết định kết thúc cuộc đời bằng súng lục trong tuyệt vọng. Trớ trêu thay, người trao súng lục cho chàng lại chính là người chàng yêu dấu Lothéa và khẩu súng ấy là của Albert – người bạn của chàng. Werther ra đi khi trên bàn vẫn để mở cuốn sách đọc dang dở: Emilia Galotti của Lessing. Nỗi đau của chàng Werther được viết dưới hình thức những bức thư, đặc sản của văn học phương Tây thế kỉ XVIII, cũng là thể loại ưa chuộng của chủ nghĩa tình cảm. Vì được viết bằng những bức thư nên mọi tâm tư tình cảm, mọi tâm sự của nhân vật chính được kể lại một cách chân thực, kể cả những chuyện thầm kín nhất. Trong Nỗi đau của chàng Werther , nhân vật chính tự giãi bày, tự giải phóng cảm xúc và bộc lộ chúng không hề giấu giếm. Đối tượng nhận thư là Vinhem đã được ẩn đi, chúng ta không biết Vinhem nghĩ gì, cảm thấy như thế nào và bày tỏ thái độ gì trong tác phẩm. Những lá thư ở đây giống như những dòng nhật kí. Những cảm xúc của Werther về tình yêu, về thiên nhiên, về công việc, về tình bạn… tất cả hiện lên một cách rõ ràng. Thế giới nội tâm của con người, như thế, đã trở thành trung tâm của tác phẩm văn học. Đây có thể nói là một điểm mới mẻ trong hành trình đổi mới của văn học Đức nói riêng và văn học thế giới nói chung. Werther, nhân vật chính trong Nỗi đau của chàng Werther , tuy sống trong thế giới của bạn bè, của công việc, của tình yêu nhưng luôn cảm thấy cô đơn. Werther cô đơn khi sống trong thị trấn xinh đẹp với những người dân hồn hậu xung quanh, cô đơn cả khi lúc nào cũng có người mẹ, có những đứa trẻ yêu thương chào đón, cô đơn cả khi đã gặp được Lothéa, đã tìm thấy ở nàng một tấc lòng tri âm tri kỉ, thậm chí cô đơn ngay cả khi luôn có một người để chia sẻ mọi tâm tư trong cuộc sống – Vinhem. Vào một buổi trưa hè đứng bóng, khi mới bước chân đến thị trấn, Werther bị ngợp trong “cái cảm giác cô tịch”. Cảm giác ấy còn xâm chiến lòng chàng trong những ngày đầu tiên ở nơi này: “Tôi đã làm quen với đủ mọi hạng người, nhưng vẫn chưa tìm được bạn tâm tình.” Những người dân quê hồn hậu yêu quý chàng, đến nỗi chàng “cảm thấy đau lòng” khi chỉ được đi cùng họ một đoạn đường ngắn ngủi, nhưng chỉ khi “trở lại với chính trái tim mình” Werther mới “tìm được ở đó cả một thế giới”. Niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống nơi đây chỉ thực sự được Werther cảm nhận khi gặp Lothéa. Chính Werther đã thốt lên khi viết trong thư cho Vinhem: “Nàng đã bắt giam trọn vẹn tâm hồn tôi.” Tình cảm sâu nặng với Lothéa đã đem lại ánh sáng của cuộc sống thực sự cho Werther, nhưng cũng chính tình cảm sâu nặng ấy khiến chàng khốn khổ khi nhận ra đó chỉ là thứ tình cảm vô vọng. Khi Albert trở về thì “tất cả khép lại trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, nơi mọi cơn ớn lạnh rùng mình của nỗi cô đơn đang chờn vờn vây quanh”, Werther thổ lộ: “Quãng đời trái tim tôi cô đơn bỗng sống lại trong tôi.” Sự cô đơn, nỗi buồn không được thấu hiểu, tình yêu tuyệt vọng khiến Werther dần dần “xung đột” với Albert, với cả Lothéa – người chàng yêu dấu. Quyết vượt thoát nỗi đau chốn quê người, Werther đã lên đường trở về quê hương, tránh xa sự giày vò của tâm hồn. Nhưng ở đây Werther lại vướng vào một vòng quay của những rắc rối khác, với những con người nhàm chán và đáng ghét đến mức chàng xa lạ với hầu như tất cả mọi người. Những kẻ quý tộc thượng lưu dốt nát, hợm hĩnh không chấp nhận Werther. Thậm chí, trong một buổi dạ hội ở nhà bá tước C – người hết mực quý trọng Werther, chàng đã bị xã hội thượng lưu hùa nhau làm nhục chỉ bởi xuất thân của chàng. Werther xung đột với tất cả mọi người, chàng ôm ấp trong lòng khát vọng đổi thay nhưng “ở đây, sự đê tiện vàng son và nỗi buồn vô vị cùng ngự trị trong đám người vô liêm sỉ sống bên nhau” khiến chàng lại càng rơi vào trạng thái cô đơn cùng cực, chàng tự tách mình ra khỏi xã hội và lại trở về với những tình cảm mãnh liệt nhưng tuyệt vọng với Lothéa, với sự ngự trị của nỗi cô đơn: “Lothéa thân yêu! Tôi viết cho em đây, viết cho em trong căn phòng một quán trọ chật hẹp ở miền quê, nơi tôi náu mình lúc xấu trời. Từ ngày tôi phiêu bạt tới đây, lang thang miền D… buồn tẻ và sống giữa những con người xa lạ, vâng, rất xa lạ đối với cõi lòng tôi, chẳng có giây phút nào, chẳng có khoảnh khắc nào mà trái tim tôi không thôi thúc, giục giã tôi cầm bút viết cho em; và giờ đây, sống trong túp lều này, trong nỗi cô đơn và bốn bề vây hãm, trong lúc gió tuyết lồng lộn quất vào ô cửa sổ phòng tôi, thì ý nghĩ đầu tiên của tôi, đó là em!” Lothéa chính là niềm cứu rỗi cho Werther khi chàng gặp phải những chuyện khó chịu với những kẻ quý tộc đáng ghét nơi đây. Một lần nữa, Werther muốn đoạn tuyệt với mảnh đất này để đạt tới “tự do đời đời”. Chàng xin từ chức, đi thăm lại những nơi in đậm kỉ niệm với mình, và trên hết là trở về bên Lothéa, dù nàng và Albert đã nên duyên vợ chồng. Như vậy, xung đột của Werther là xung đột với môi trường xung quanh. Cụ thể hơn, là xung đột mang tính bi kịch giữa cá nhân tư sản muốn được tự do phát triển tài năng và chế độ phong kiến bảo thủ, thối nát. Xung đột ấy, thậm chí, còn được chứa đựng trong chính mối quan hệ giữa Werther và Lothéa. Rõ ràng, đọc tác phẩm, chúng ta thấy Lothéa cũng có tình cảm với Werther. Chính Lothéa có lần bày tỏ tình cảm của mình, và cũng có lần không làm chủ được cảm xúc với Werther. Thế nhưng, người phụ nữ phong kiến ngoan đạo trong nàng đã kiềm chế con người giàu xúc cảm ở nàng. Nàng không dám sống thật với tình yêu, dù rất đau khổ. Như thế, cũng chính xã hội phong kiến với những luật tục hà khắc đã ngăn cản Werther đến với Lothéa, đã khoét sâu thêm nỗi đau, sự cô đơn và bi kịch của Werther. Chấp nhận được gặp gỡ người yêu dù biết người ấy không thuộc về mình, Werther ngoài mặt thì vui vẻ, sung sướng nhưng trong lòng thì đau đớn khôn nguôi. Chàng luôn sống trong sự dằn vặt, nỗi trống trải, sự giằng xé và sự bất lực. Chàng viết cho Vinhem: “Hàng trăm lần tôi đã đứng chơi vơi, toan nhảy lên ôm riết lấy cổ nàng! Chỉ có Chúa cao minh mới hiểu thấu lòng tôi: đau đớn thay cho một con người, được nhìn thấy biết bao nhiêu yêu kiều và diễm lệ chao lượn trước mắt mình, nhưng không dám đưa tay nắm bắt.” Giờ đây, trong lòng Werther là sự giằng xé của hai lựa chọn – sống mà đau đớn và chết mà được giải thoát: “Xin có Chúa chứng giám! Đã biết bao lần tôi lên giường với ước muốn, thậm chí với hi vọng là đừng bao giờ thức dậy nữa! Nhưng sáng ra tôi mở mắt, tôi lại thấy mặt trời, và tôi thật khổ sở!” Cuộc sống với những nỗi đau khổ trong tình yêu đã biến một anh chàng Werther vui tươi, say mê cuồng nhiệt trở thành một người bí ẩn, âu sầu, hay triết lí về cái chết và sự bất lực của con người. Bị cuốn theo những sự việc ngẫu nhiên gặp trên đường: một anh lục sự phát điên vì yêu mà không được đền đáp, một gia nhân vì yêu mà giết kẻ đã cướp mất người yêu của mình… tâm trạng của Werther càng tồi tệ hơn. Chàng đã tự ghi lại những vận động bí ẩn tối tăm của tâm hồn mình trong những dòng thư gửi cho Vinhem: “Ôi, con người là gì đây, nếu chẳng phải là vị thần nửa mùa được tán dương! Chính vào lúc cùng quẫn nhất, chẳng phải con người đã thiếu mất những sức mạnh của thiên thần? Và khi sướng vui hồn chắp cánh bay lên, lúc khổ đau con người chìm mãi xuống, nhưng con người đâu có được giữ lại ở tột cùng hạnh phúc hay tột cùng khổ đau, mà bị lôi về với cái thực tại lạnh lùng và tù hãm… chẳng phải thế hay sao trong lúc con người khát khao được tan vào thinh không, vào mênh mông vô tận?” Chọn chấm dứt nỗi đau, chọn sự giải thoát khỏi nỗi cô đơn, Werther đã tự bắn vào đầu mình. Cái chết của Werther là minh chứng cho hành động vượt thoát khỏi mọi giới hạn con người thời đại “Bão táp và Xung kích”. Hành động của Werther không đơn thuần là hành động chống lại số phận, đó còn là hành động biểu lộ sự phản kháng gay gắt và tiêu cực của con người trước hoàn cảnh xã hội đầy rẫy những bất công, những áp bức, những đè nén và những luật tục vô lí kìm hãm tự do của con người. Không thỏa mãn trong tình yêu, Werther tìm niềm vui trong công việc, trong cuộc sống xã hội, nhưng xã hội thượng lưu lại khinh bỉ chàng, coi chàng là đứa con ghẻ, dù chàng có tài năng, có phẩm hạnh trên cả những kẻ được gọi là tinh hoa của xã hội ấy. Chính sự bế tắc trong khát vọng cá nhân đã dần dần đẩy Werther cách xa loài người. Sự xung đột của một người có trí tuệ, có tài hoa, có nhân cách, có ý thức trách nhiệm cao cả với toàn xã hội tù túng khi ấy đã biến Werther thành một kẻ cô đơn cùng cực và mạnh mẽ cùng cực. Có thể thấy, Werther đã vượt lên trên những nhân vật của nền văn học Đức để tự “đấu tranh” và định đoạt số phận của mình. Không phải ngẫu nhiên, cuốn tiểu thuyết Emilia Galotti để mở trên bàn làm việc lại là hình ảnh khép lại Nỗi đau của chàng Werther . Trong Emilia Galotti , cả hai nhân vật chính Appiani và Emilia đều không dám đấu tranh để tự bảo vệ mình và tình yêu của mình khỏi tên bạo chúa phong kiến khét tiếng Gongzago. Cha của Emilia vì muốn bảo vệ trinh tiết cho con đã tự tay đâm chết con gái. Cũng là cái chết khép lại bi kịch nhưng nhân vật chính của Goethe đã được nâng lên một tầm cao hơn hẳn. Werther ý thức được tình cảnh của mình, chàng đấu tranh với nó, chỉ đến khi không thể vượt thoát hoàn cảnh và xã hội, chàng đành tự hành động. Hình ảnh Werther của Goethe đã làm dậy lên một làn sóng mạnh mẽ ở nước Đức và trên thế giới khi ấy. Chưa có nhân vật nào cô đơn và lại ý thức sâu sắc về nỗi cô đơn ấy và có những giằng xé nội tâm gay gắt như Werther, chưa có nhân vật nào dám hành động quyết liệt như Werther để bảo vệ mình, bảo vệ người mình yêu và bảo vệ chính tình yêu thiêng liêng của hai người. Trong tác phẩm, những dòng suối tâm trạng của Werther đã đưa chàng xa rời những nhân vật lí trí của văn học cổ điển thế kỉ XVII. Werther “người” hơn, đáng thương hơn, và cũng gần với con người thực tế hơn những nhân vật văn học gồng mình lên, hay “khổ vì trí tuệ” trong hài kịch của Molière… Cách hành xử của Werther, xét từ góc độ nghệ thuật, là cách hành xử vượt mọi giới hạn cao nhất của ý thức con người. Hay nói cách khác, đó là một hành động “khác người”, là “chiến công phi thường” của con người dám sống, dám ước mơ, dám đấu tranh và dám hành động. Sau này, đó là cách hành xử thường thấy của các nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn. Cũng bởi lẽ đó, Nỗi đau của chàng Werther của Goethe được đánh giá là “tác phẩm báo trước” và Goethe được coi là người báo trước của văn học lãng mạn Đức nói riêng và văn học lãng mạn thế giới nói chung. Sau Nỗi đau của chàng Werther – tác phẩm xuất sắc nhất của phong trào “Bão táp và Xung kích”, văn học Đức vùng lên thoát khỏi “sự cùng khổ” kéo dài nhiều thế kỉ. Những văn nghệ sĩ lúc bấy giờ đã dám đứng lên đấu tranh chống lại xã hội. Có người đi theo con đường tìm về với văn học dân gian, tìm về với những yếu tố thần tiên kì ảo cổ xưa của dân tộc để lẩn tránh hiện thực; có người lại quay vào ảo mộng hay lang thang nhàn tản để lánh xa thế tục. Những con người tìm vào ảo mộng và xa rời thực tế thường là những “người thừa” hay “nhân vật sầu muộn”. Ở họ, các tác giả chú trọng khắc họa nội tâm chứ không miêu tả con người xã hội. Đặc biệt, những dòng miêu tả nội tâm nhân vật luôn song hành với những trang viết miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên cũng đã chính thức trở thành nhân vật chính của tác phẩm văn học. Nhìn vào những đặc điểm ấy của văn học lãng mạn Đức , rõ ràng, Nỗi đau của chàng Werther chính là “tác phẩm khai sáng”.
Nỗi đau của chàng Werther, tiểu thuyết mở đầu cho văn học lãng mạn – Tác giả: Đỗ Thị Hường
3,505
Trận động đất có độ lớn 3,7 xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vào sáng 5/7. (Ảnh: PV/Vietnam+). Trận động đất có độ lớn 3,7 vừa xảy ra sáng 5/7, trên địa bàn huyện Kon Plông , tỉnh Kon Tum , là trận động đất thứ 2 xảy ra từ đầu tháng 7/2023 đến nay. Sáng 5/7, tại huyện Kon Plông tiếp tục xảy ra trận động đất có độ lớn 3,7. Đây là trận động đất thứ 2 xảy ra từ đấu tháng Bảy đến nay. Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) các trận động đất nêu trên là động đất nhỏ, dù không gây rủi ro thiên tai, song cũng không thể chủ quan. Liên tiếp từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra hàng chục trận động đất nhỏ được cho là động đất kích thích do hoạt động thủy điện, với độ lớn từ 2,5-4,0. Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết từ tháng 6/2021, đơn vị này đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, đầu tháng 9/2022, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại Thủy điện Thượng Kon Tum, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm. Số liệu ghi nhận được từ các trạm cho thấy trong thời gian gần đây, tại khu vực huyện Kon Plông, động đất xảy ra thường xuyên hơn và có xu hướng mạnh hơn. Mặc dù đến nay chưa ghi nhận thiệt hại tại khu vực trên nhưng các rung động địa chấn do động đất gây ra đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân địa phương. Khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng những trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0. Dù vậy, Viện Vật lý Địa cầu vẫn thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng. Các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải sẵn sàng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn./.
Kon Tum: Tiếp tục xảy ra trận động đất kích thích tại huyện Kon Plông
490
Tàu lặn Titan của OceanGate tận dụng công nghệ sợi carbon. Ảnh: OceanGate. Titan là phương tiện lặn sâu đầu tiên có thân tàu được làm chủ yếu từ sợi carbon. Trang Gizmodo trích thông cáo báo chí của công ty OceanGate (nhà điều hành Titan) cho hay, cơ quan vũ trụ của Mỹ đã làm việc với OceanGate để chế tạo tàu lặn Titan có khả năng chịu áp lực bằng sợi carbon cấp hàng không vũ trụ tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA ở Alabama, Mỹ . Con tàu lặn Titan được phát triển như một phần của thỏa thuận giữa OceanGate và NASA, sau khi công ty này và NASA công bố quan hệ đối tác vào năm 2020. Mối quan hệ hợp tác được hình thành theo Đạo luật Không gian năm 1958, cho phép NASA gia tăng sản xuất thương mại, từ đó có thể mang lại lợi ích cho cơ quan vũ trụ trong các sứ mệnh trong tương lai. Theo thỏa thuận, Titan được chế tạo một phần tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Marshall của NASA. John Vickers, chuyên gia công nghệ chính về công nghệ sản xuất tiên tiến tại NASA, cho biết: “NASA cam kết nghiên cứu và phát triển các vật liệu tổng hợp tiên tiến không chỉ giúp thúc đẩy các mục tiêu khám phá không gian sâu của chúng tôi mà còn cải thiện vật liệu và sản xuất cho ngành công nghiệp Mỹ. Thỏa thuận Đạo luật Không gian này với OceanGate là một ví dụ tuyệt vời về cách NASA hợp tác với các công ty tư nhân để đưa công nghệ vũ trụ phục vụ Trái Đất.” Đổi lại, việc sản xuất tàu lặn bằng sợi carbon và Titan đã giúp các kỹ sư của NASA thu thập thêm dữ liệu về việc phát triển các phương tiện có thể tồn tại dưới áp suất cao. Trước đó, OceanGate đã chi hàng triệu đô la Mỹ để xây dựng một tàu lặn có vỏ carbon được gọi là Titan, mà công ty hy vọng sẽ có khả năng lặn xuống tàu Titanic. Theo OceanGate, Titan được tạo ra bằng cách sử dụng sợi carbon cấp hàng không vũ trụ, giúp giảm trọng lượng của nó xuống còn khoảng một phần nhỏ so với trọng lượng của các tàu lặn có người lái lặn sâu khác dưới áp suất cực lớn của đại dương. Tàu lặn Titan, phương tiện lặn sâu đầu tiên có thân tàu được làm chủ yếu từ sợi carbon. Ảnh: Shutterstock. Con tàu lặn Titan dài 6,7 mét, nặng hơn 10 tấn và có khả năng lặn sâu tới 6.000 mét dưới nước. Titan dựa vào hệ thống vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk để liên lạc, công ty đã tiết lộ trong một bài đăng trên mạng xã hội trước đó. Tuy nhiên, cách thức chính xác mà Starlink được sử dụng vẫn chưa rõ ràng. Cũng không rõ nguyên nhân khiến hệ thống liên lạc của tàu lặn bị hỏng. Dù đã liên hệ với OceanGate để biết thêm thông tin về cách sử dụng Starlink, nhưng công ty đã phản hồi bằng cách cung cấp một tuyên bố chung chung không đề cập đến Starlink. Có 5 người trên tàu lặn xấu số, bao gồm nhà thám hiểm tỷ phú người Anh Hamish Harding, người trước đây đã du hành đến rìa không gian trên tên lửa New Shepard của công ty Blue Origin (của tỷ phú Jeff Bezos) vào tháng 6/2022. Các mảnh vỡ của Titan đã được một ROV phát hiện vào ngày 22/6/2023, xác nhận rằng cả 5 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng trong một vụ nổ thảm khốc. Năm bộ phận chính của tàu Titan nằm cách xác tàu Titanic khoảng 487 mét. Sau vụ nổ tàu Titan, các chuyên gia, bao gồm Arun Bansil, một giáo sư vật lý nổi tiếng tại Đại học Northeastern (Mỹ), đang điều tra nguyên nhân khiến con tàu nổ tung ở Đại Tây Dương hơn hai tuần trước, trong đó khả năng thân tàu bằng sợi carbon thử nghiệm của con tàu, được chế tạo chỉ trong 6 tuần, có thể là nhân tố chính gây ra thảm họa, Scitechdaily thông tin ngày 4/7/2023. Northeastern Global News đã nói chuyện với Giáo sư Arun Bansil để cố gắng hiểu rõ hơn về chính xác điều gì có thể đã xảy ra ở tất cả những tầng sâu bên dưới bề mặt nước biển, nơi 5 thành viên của tàu lặn Titan tử vong. Theo Giáo sư Arun Bansil, mặc dù vật liệu tổng hợp sợi carbon mang lại những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, khả năng chống ăn mòn và độ bền cao, nhưng khả năng chịu được áp lực dưới biển sâu của chúng vẫn chưa được hiểu rõ, điều này cho thấy cần phải nghiên cứu và thử nghiệm thêm trong các ứng dụng như vậy. Giáo sư Bansil kết luận, Titan đã thực hiện nhiều lần lặn xuống xác tàu đắm Titanic, và chúng ta nên ngừng phán đoán về nguyên nhân chính gây ra vụ nổ cho đến khi các cuộc điều tra đang diễn ra hoàn tất. Nguồn: Scitechdaily, Gizmodo
Bí mật ít ai biết về tàu Titan gặp thảm họa: Một ‘mảnh ghép’ đến từ NASA
860
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi khu vực ngập lụt tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 4/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN. Theo giới chức địa phương và truyền thông Trung Quốc, đợt mưa to trút xuống vùng đô thị Trùng Khánh, Tây Nam nước này khiến 15 người thiệt mạng và 4 người mất tích. Truyền thông nước này cho biết các trận mưa to kể từ ngày 3/7, chủ yếu dọc khu vực sông Trường Giang, đã gây ra lũ lụt và nhiều thảm họa địa chất, làm hư hại hơn 7.500 hécta diện tích cây trồng, cũng như gián đoạn đời sống trên 130.000 người dân sinh sống tại 19 quận, huyện ở khu vực. Tình hình mưa lũ nghiêm trọng buộc cơ quan ứng phó khẩn cấp thành phố Trùng Khánh nâng mức ứng phó khẩn cấp lên Cấp độ III. Cơ quan này đã tiếp tế hơn 29.000 mặt hàng cứu trợ thiên tai như lều, chăn, giường gấp, đến quận Vạn Châu, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng mưa cao kỷ lục. Trong khi đó, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên lân cận cho biết tính từ đầu tháng 7, mưa lớn đã ảnh hưởng tới trên 460.000 người dân. Giới chức Trung Quốc cũng cho biết khoảng 85.000 người phải sơ tán trước nguy cơ lở đất và lũ quét xảy ra ở nhiều khu vực trên cả nước, đặc biệt là miền núi, trong tuần này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu chính quyền các cấp ưu tiên hàng đầu cho việc đảm bảo an toàn và tài sản của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại. Mưa lớn tuần qua ở Trùng Khánh là một trong những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc trong năm 2023. Trước đó, ngày 4/7, nước này đã cảnh báo nguy cơ thời tiết khắc nghiệt và thiên tai hoành hành trong tháng 7. Trái với những trận mưa lớn phía Tây Nam, nhiều khu vực khác đang ghi nhận tình trạng nắng nóng bất thường. Do nhiệt độ tăng cao tới 35 độ C, Trung tâm Khí tượng Trung Quốc khuyến cáo người dân tại thủ đô Bắc Kinh và nhiều khu vực khác ở trong nhà. Theo tờ Beijing Evening News, trong tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh đã trải qua tổng cộng 14 ngày ghi nhận nhiệt độ trên 35 độ C, bằng với mức cao kỷ lục hồi tháng 7/2000. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khí tượng Trung Quốc ước tính mỗi tháng, trung bình nước này có 4,1 ngày ghi nhận nhiệt độ vượt quá 35 độ C, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1961. Các nhà khoa học nhận định nhiệt độ toàn cầu tăng lên đang làm trầm trọng thêm tình hình thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc, đã ghi nhận hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ quét và nắng nóng trong những tuần gần đây.
Ít nhất 15 người thiệt mạng do mưa lớn tại Trung Quốc
514
Từ nay tới cuối năm, người dân trên trái đất sẽ chiêm ngưỡng nhật thực một phần, nguyệt thực một phần vào tháng 10 cùng đỉnh điểm 9 đợt mưa sao băng nữa. Trong tháng 8 có hai siêu trăng, trong đó trăng xanh xuất hiện vào cuối tháng. Trong tháng 10, người dân có thể chiêm ngưỡng cả hiện tượng nhật thực hình khuyên và nguyệt thực một phần. Sẽ có 9 trận mưa sao băng từ nay tới cuối năm. Theo trang “The Old Farmer’s Almanac” (Niên giám cổ xưa của người làm nông), trong năm 2023, cư dân trên trái đất chứng kiến 4 lần siêu trăng, trăng sáng và đẹp (đạt cực đại chiếu sáng dưới đường chân trời) vào đầu tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Theo TS. Shannon Schmoll, Giám đốc cung thiên văn Abrams tại Đại học Bang Michigan cho biết: “Siêu trăng là khi mặt trăng trở nên to hơn và sáng hơn trên bầu trời. Khi mặt trăng quay quanh trái đất, đây không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Vì vậy, có những điểm trên quỹ đạo gần trái đất hơn một chút hoặc xa hơn một chút”. Chuyên gia về thiên văn học này giải thích, hiện tượng siêu trăng xảy ra mặt trăng ở gần trái đất hơn. Siêu trăng đầu tiên của năm đã diễn ra vào đầu tháng 7 vừa qua. Trong tháng 8 có hai lần siêu trăng. Siêu trăng đầu tiên của tháng 8 diễn ra vào ngày 1/8 theo giờ Mỹ (ngày 2/8 theo giờ Việt Nam ). Siêu trăng tiếp theo của tháng 8 vào ngày 30/8 theo giờ Mỹ (ngày 31/8 theo giờ Việt Nam) còn được gọi là Trăng xanh. Lần siêu trăng thứ 4 và cuối cùng trong năm 2023 diễn ra vào ngày 29/9 theo giờ Mỹ (hay còn gọi là Trăng thu hoạch, thời điểm diễn ra mùa gặt của người nông dân). Siêu trăng vào ngày 30/8 theo giờ Mỹ còn được gọi là Trăng xanh. Khoảng 2-3 năm mới xuất hiện trăng xanh một lần. Trên thực tế, Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng khi xuất hiện trên bầu trời. Vào năm 2018, một cách bất thường, trăng xanh xuất hiện đến 2 lần và chỉ cách nhau 2 tháng, Lần tiếp theo chứng kiến hai lần trăng xanh trong cùng một năm sẽ là năm 2037. Mỗi chu kỳ của mặt trăng thực sự là 29,5 ngày, nghĩa là mất tổng cộng 354 ngày cho 12 chu kỳ đầy đủ. Như vậy 12 tháng của mặt trăng ngắn hơn so với một năm dương lịch (365/366 ngày). Do đó, cứ khoảng 2 năm rưỡi lại có một lần trăng tròn thứ 13 và lần trăng tròn này được gọi là Trăng xanh. Người dân trên khắp châu Mỹ có thể xem nhật thực hình khuyên vào ngày 14/10. Khi đó, mặt trăng đi qua giữa mặt trời và trái đất, che khuất một phần mặt trời. Châu Âu, châu Á, Australia, một phần Bắc Mỹ và phần lớn Nam Phi có thể xem nguyệt thực một phần vào ngày 28/10 theo giờ Mỹ. Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng nằm trên đường thẳng. Lúc này, ánh trăng sẽ mờ đi và mặt trăng bị khuyết một phần. 9 trận mưa sao băng còn lại của năm 2023 dự kiến đạt đỉnh sẽ nhìn thấy rõ nhất từ tối muộn đến rạng sáng: ● Mưa sao băng Delta Aquariids: 30-31/7 ● Trận mưa sao băng Alpha Capricornids: 30-31/7 ● Mưa sao băng Perseids: 12-13/8 ● Mưa sao băng Orionids: 20-21/10 ● Mưa sao băng Southern Taurids: 4-5/11 ● Mưa sao băng Northern Taurids: 11-12/11 ● Mưa sao băng Leonids: 17-18/11 ● Mưa sao băng Geminids: 13-14/12 ● Mưa sao băng Ursids: 21-22
Những hiện tượng thiên văn kỳ thú 2023: Siêu trăng, trăng xanh, nguyệt thực, nhật thực và mưa sao băng
626