text
stringlengths
78
4.36M
title
stringlengths
4
2.14k
len
int64
18
943k
gen
stringclasses
1 value
Sao lùn nâu - Ảnh đồ họa từ LIVE SCIENCE. Các nhà khoa học vừa phát hiện sóng vô tuyến lẽ ra không thể tồn tại từ một vật thể nửa giống sao, nửa giống hành tinh, ra đời từ đám mây phân tử giữa các vì sao. Theo Live Science , vật thể bí ẩn đó là ngôi sao lùn nâu mang tên W0623, được phát hiện lần đầu vào năm 2011, nằm cách Trái Đất khoảng 37 năm ánh sáng. Sao lùn nâu được coi là vật thể nửa hành tinh, nửa sao, một dạng “ngôi sao thất bại” hoặc “hành tinh cao cấp”. Công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters hôm 13-7. Khoa học gia dẫn đầu bởi TS Kovi Rose từ Đại học Sydney, tác giả chính của nghiên cứu đã phát hiện ra sóng vô tuyến yếu ớt từ W0623, khiến nó trở thành ngôi sao lạnh nhất từng phát ra dạng bức xạ điện từ này. Sóng vô tuyến là thứ có thể sinh ra tự nhiên và phát ra từ các ngôi sao lớn và nóng hơn nhiều so với W0623, do tính chất động lực học. W0623 gần như không có cách nào phát ra sóng vô tuyến đủ để phát hiện từ Trái Đất , nhưng nó đã làm điều đó một cách bất ngờ và đầy bí ẩn. Theo lý thuyết, sao lùn nâu cũng có thể phát ra sóng vô tuyến tự nhiên, nhưng là nhóm sao lùn nâu có nhiệt độ bề mặt khoảng 2.200 độ C trở lên. W0623 có nhiệt độ chỉ có 425 độ C, nguội hơn cả một ngọn lửa trại thông thường. Nó thậm chí còn nhỏ hơn Sao Mộc một chút về kích thước, dù khối lượng lớn hơn khoảng 44 lần. Nhóm nghiên cứu thừa nhận “không thể biết đầy đủ” về nguyên nhân thế giới bí ẩn này phát ra sóng vô tuyến. Họ sẽ cần thêm các nghiên cứu để trả lời câu đố thú vị này. Bản thân sao lùn nâu cũng là một bí ẩn lớn của vũ trụ. Chúng quá to để là một hành tinh, nhưng quá nhỏ so với một ngôi sao. Kích thước “lỡ cỡ” này không đủ giúp duy trì phản ứng nhiệt hạch trong lõi, nên không thành sao được, nhưng cũng không ra đời như một hành tinh, vì không hề có sao mẹ. Các hành tinh như Trái Đất phải ra đời từ đĩa tiền hành tinh của một sao mẹ nào đó, nhưng sao lùn nâu lại như “hành tinh từ hư không”, ra đời từ các đám mây phân tử theo cách các ngôi sao ra đời. Vì không có sao mẹ, các “hành tinh từ hư không” này luôn chìm trong bóng tối, nên đa phần các nhà khoa học cho rằng nó khó có thể sinh sống được. Nhưng một số bằng chứng lại cho thấy nó vẫn có những “ngách” nhất định cho sự sống, sau khi những sinh vật sống không cần ánh sáng dần được tìm ra ngày một nhiều ngay trên Trái Đất. Nhưng vì chìm trong bóng tối nên các sao lùn nâu là dạng vật thể rất khó quan sát. Các nhà khoa học hy vọng các thiết bị ngày một tối tân sẽ giúp họ tìm ra thêm nhiều vật thể ma quái này hơn, từ đó hoàn thiện thêm mảnh ghép còn rất rời rạc.
Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ ‘hành tinh của hư không’
560
NASA đã đưa 2.487 con sứa vào không gian để thí nghiệm. (Ảnh: NASA). Sau khi trở về, những con sứa được sinh sản ngoài Trái đất bỗng xuất hiện những hành động khác lạ. Từ cuối những năm 1940, con người tiến hành đưa các loài động vật vào không gian để thí nghiệm về sự ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực đến các sinh vật sống. Việc tìm hiểu cách thức hoạt động của các loài động vật có xương sống bên ngoài không gian sẽ có ý nghĩa quan trọng với tương lai của loài người khi rời khỏi Trái đất đến những nơi khác trong thiên hà. Kể từ năm 1948, các nhà khoa học đã gửi nhiều sinh vật sống lên không gian, bao gồm chó, vượn, bò sát, côn trùng, thực vật và các vi sinh vật khác nhau… Trong đó, dự án đưa 2.487 con sứa vào không gian của NASA được coi là thành công nhất. Dự án này nằm trong chương trình Sứ mệnh SLS-1 lần đầu tiên của NASA khởi động vào năm 1991. Hơn 2.000 con sứa đã được đóng gói trong túi nước biển và phóng vào không gian trên tàu con thoi Columbia. Thí nghiệm thu được kết quả bất ngờ, chỉ sau hơn nửa tháng bay vòng quanh Trái đất, 2.487 con sứa biển đã sinh sôi nhanh chóng. Số lượng sứa đã lên tới hơn 60.000 con. Nếu so với tốc độ sinh sản trung bình ở Trái đất thì dường như ở ngoài không gian, khả năng sinh sản của loài sứa được thúc đẩy lên gần gấp 2 lần. Lúc bấy giờ, các chuyên gia của NASA vô cùng phấn khởi về một tương lai mới cho các thí nghiệm tương tự. Họ bắt đầu lên kế hoạch khác để thử nghiệm khả năng sinh sản của các loại thủy sản khác trong vũ trụ. Nếu các thí nghiệm thành công, họ hy vọng con người cũng có thể sinh sống và sinh sản trong không gian. Tuy nhiên, sự vui mừng đã không kéo dài được lâu, trong quá trình theo dõi đàn sứa, các nhà khoa học đã nhận thấy một điều bất thường. Sau khi đưa những con sứa được sinh trong không gian trở về Trái đất, chúng đều có biểu hiện rất kỳ lạ. Đó là chúng bơi trong nước biển trong trạng thái đầu cắm xuống đất và di chuyển vô định như những kẻ “say rượu”. Dường như những con sứa này đã trở thành “sứa khờ” sau khi về Trái đất. Lý do thực sự là gì? Các chuyên gia đã tiến hành so sánh những con sứa sinh ra trong không gian với những “người họ hàng” sinh ra trên Trái đất. Họ nhận ra ràng những con sứa từ vũ trụ không có khả năng định hướng, chúng di chuyển một cách khó khăn. Như vậy, sứa không gian không hề thích nghi với từ trường của Trái đất. Sau khi trở về Trái đất những con sứa không gian không thể di chuyển bình thường. (Ảnh: NASA). Nếu như một con sứa sinh ra trên Trái đất sẽ có nhiều thụ thể xác định từ trường dưới dạng các tinh thể canxi sunfat. Những thụ thể này được giữ trong các túi bao có tế bào lông nhạy cảm. Khi chúng thay đổi hướng di chuyển, các tinh thể các tinh thể canxi sunfat sẽ lặn xuống đáy các túi và báo hiệu cho các tế bào lông cần phải đi theo hướng nào. Ở sứa không gian, các thụ thể xác định từ trường của chúng vẫn xuất hiện nhưng chúng không phát huy tác dụng. Giả thuyết đặt ra là, những thụ thể này đang bị hiệu chỉnh sai hoặc không kết nối chính xác với hệ thần kinh của sứa. Nhiều loài động vật được sinh sản trong không gian khác cũng từng ghi nhận hiện tượng tương tự. Những con cá và nòng nọc sau khi đưa lên vũ trụ và trở về Trái đất sẽ bơi theo đường vòng thay vì đường thẳng. NASA từng nhiều lần đưa các loài vật khác nhau ngoài con sứa vào không gian để thí nghiệm về tác động của vi trọng lực với chúng. (Ảnh: NASA). Năm 2007, NASA từng tiến hành thí nghiệm với một chuột mẹ ở tuần cuối thai kỳ nếu đi vào không gian sẽ ảnh hưởng thế nào đến chuột con. Những con chuột con được sinh ra ngoài không gian không thể tự lật mình, chúng chỉ có thể nằm ngửa bụng ngay cả khi ở dưới nước. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài mãi mãi, cảm giác bình thường về trọng lực được khôi phục dần theo thời gian. Một thí nghiệm khác được tiến hành năm 2011 cho thấy, những con ốc sên sống trong không gian rất nhạy cảm với trọng lực. Nếu bị nghiêng hoặc lật úp, chúng sẽ tìm cách xoay mình nhanh nhất có thể nhưng không phải lúc nào cũng xoay đúng hướng. Một điểm đáng lưu ý nữa là con người cũng có một chất lỏng ở tai trong vận hành tương tự như các thụ thể xác định từ trường của sứa. Bởi vậy, nhiều khả năng con người được nuôi dưỡng trong môi trường phi trọng lực sẽ không thể di chuyển bình thường khi trở về Trái đất. Do đó, các chuyên gia của NASA sẽ cần phải nghiên cứu và thực hiện nhiều thí nghiệm hơn trước khi đưa con người lên không gian. *Bài viết được tổng hợp từ The Conversation, PBS, The Atlantic.
NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Tốc độ sinh sản tăng gần gấp đôi nhưng xuất hiện điều bất thường này
929
Đến năm 2050, Tiền Giang là tỉnh công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp năng động, hiệu quả, vùng đô thị lớn tầm khu vực và quốc tế. Tiền Giang là địa phương có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, nằm trên trục giao thông quan trọng, cách TP.HCM 70 km về phía Nam và cách TP. Cần Thơ 100 km về phía Bắc, là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM cả về đường thủy và đường bộ. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang đạt 6,55%/năm, cao hơn mức bình quân chung của vùng (đạt khoảng 6,15%/năm) và cả nước (đạt 6,21%/năm). Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có bước tiến vượt bậc, đạt 7,02%. “Đây là một tín hiệu tích cực phản ánh sự quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, sự vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận xét tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hôm 12/7. Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội quan trọng cần nắm bắt để bứt phá phát triển trong bối cảnh thuận lợi là Trung ương đang quan tâm đầu tư lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Tiền Giang dày gần 1.000 trang thể hiện tâm huyết, khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và người dân tỉnh. Theo Dự thảo Quy hoạch, Tiền Giang đặt mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, là một trong những cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ; nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đặc thù; phát triển Tiền Giang trở thành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Kinh tế biển, kinh tế đô thị trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, hiệu quả, với trọng tâm là hội nhập quốc tế, tận dụng nguồn lực phục vụ phát triển kinh tể – xã hội. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, bền vững. Về mục tiêu cụ thể (2021 – 2030), Quy hoạch đề ra 22 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, kết cấu hạ tầng và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, giai đoạn 2026 – 2030 mang tính quyết định với tốc độ tăng trưởng đề ra khá cao là 8,0 – 9,0%/năm, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 140 – 145 triệu đồng. Tầm nhìn đến năm 2050, Tiền Giang là tỉnh công nghiệp hiện đại, kinh tế nông nghiệp năng động, hiệu quả, vùng đô thị lớn tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập cao của vùng; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn với hạ tầng vùng và cả nước. Về không gian phát triển, Tiền Giang sẽ tập trung phát triển theo 7 hành lang kinh tế cấp vùng đi qua địa phương, xác định 9 vùng công năng tương ứng những chiến lược phát triển kinh tế và không gian khác nhau. Tiền Giang cũng định hướng “3 tâm” gồm Trung tâm đô thị tổng hợp đa ngành Mỹ Tho; Trung tâm kinh tế biển Gò Công và Trung tâm công nghiệp lớn cấp vùng ở Tân Phước. Hình thành 3 vùng kinh tế – đô thị là: Vùng trung tâm ( thành phố Mỹ Tho , huyện Châu Thành , huyện Chợ Gạo ); Vùng phía Tây ( huyện Cái Bè , thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy , huyện Tân Phước ); Vùng phía Đông ( huyện Gò Công , thị xã Gò Công , huyện Gò Công Đông , huyện Tân Phú Đông ). Đặc biệt, tỉnh sẽ quy hoạch phát triển mới dọc sông Tiền thành một trục đô thị quan trọng của vùng TP.HCM gắn với các điểm đô thị du lịch nhỏ và cù lao sông. Góp ý cho bản Quy hoạch, các chuyên gia tham gia phản biện cho rằng, Tiền Giang là tỉnh tiếp giáp biển, yếu tố quốc phòng – an ninh đặc biệt quan trọng, vì vậy cần bổ sung quan điểm về vấn đề này trong quan điểm phát triển. “Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt sẽ tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho tỉnh Tiền Giang”, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khẳng định.
Tiền Giang định hướng trở thành một đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
879
Vùng đất này chưa từng được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí trong suốt 120.000 năm. (Ảnh: Live Science). Sau 120.000 năm, cuối cùng vùng đất đó được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí. Theo Live Science , các nhà khoa học phát hiện vùng đất bị không có ánh sáng trong thời gian gian dài. Nó tồn tại trong vùng nước biển ở Nam Cực. Vùng đất này tình cờ được tìm thấy bởi các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh quốc (BAS) trong lần họ khám phá hệ sinh thái biển bí ẩn dưới thềm Nam Cực. Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho biết, vùng đất này không được tiếp xúc với ánh sáng và không khí trong 120.000 năm. Khi tảng băng trôi khổng lồ với kích thước tương đương với bang Delaware của Mỹ vỡ ra thì vùng đất này mới “lộ diện”. Katrin Linse, một nhà sinh học biển của BAS chia sẻ: “Chúng tôi chưa từng biết gì về vùng đất này, bởi nó vốn được bao phủ bởi lớp băng dày tới vài trăm mét. Sau khi phát hiện ra vùng đất này, chúng tôi phải nhanh chóng tới nghiên cứu trước khi môi trường dưới biển bắt đầu thay đổi nó. Đặc biệt là khi ánh sáng mặt trời chiếu tới và những loài mới bắt đầu xâm lấn vùng đất này”. Trước đó, các nhà khoa học từng đưa ra giả thuyết về việc tồn tại dạng sống tương tự như ngoài hành tinh ở bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Nam Cực. Giả thuyết này được lập ra sau khi họ liên tục tìm thấy một số sinh vật kỳ dị ở Nam Cực. Điển hình như loài sâu biển với hình thù kỳ dị và loài cá băng Nam Cực có chất chống đông máu trong máu và dịch cơ thể. Chúng đều khiến các nhà khoa học kinh ngạc với khả năng tồn tại ở một trong những có điều kiện khắc nghiệt nhất Trái đất. Do đó, khả năng các loài vật sẽ xuất hiện ở vùng đất kể trên rất cao. Được biết, tảng băng A-68 này bắt đầu tách khỏi thềm Nam Cực cách đây nhiều thập kỷ. Những vết nứt nhỏ xuất hiện trên bề mặt của nó từ những năm 1960. Ước tính, tảng băng này nặng tới 1.000.000 tấn. Đến tháng 7 năm 2017, nó tách ra hoàn toàn khỏi thềm Nam Cực , trôi ra phía nam đại dương và dần tan chảy để lộ ra một vùng đất rộng tới hơn 5.800km vuông. Đây cũng là nơi được xác nhận chưa có mặt trời rọi tới trong hàng trăm nghìn năm.
Vùng đất 120.000 năm không có ánh sáng mặt trời và không khí
453
4 Hội đồng điều phối vùng được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng – an ninh. Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.
Infographics: 4 Hội đồng điều phối vùng
51
Các cấu trúc “nói + X” như vừa nêu là những lối nói thể hiện quan niệm, tập quán, thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ mà chỉ cộng đồng tiếng Việt mới có. Đây được coi là “đặc sản” ngôn từ dân gian này phản ánh một nét văn hoá mà cha ông ta ứng xử trong đời sống. “Nói trộm vía, nhóc nhà chị kháu quá, nom rất đáng yêu!”. Đó là lời của vị khách nọ khi đến thăm một gia đình đang có con nhỏ, còn rất bé. Mọi người Việt có kinh nghiệm trong cuộc sống không xa lạ gì với tổ hợp từ “nói trộm vía” thường được dùng trong những trường hợp mà ai đó muốn nói lời khen, lời tán thưởng em bé nhà nọ mới sinh được một vài tháng hoặc đã được một vài năm, nom khỏe mạnh và đáng yêu. “Nói trộm vía” là quán ngữ đặt đầu câu khen. Và nếu vô ý không dùng thì chính cách sử dụng ngôn từ không khéo này sẽ trở nên “vô duyên”, gây phản ứng không hay từ gia chủ. Nhẹ thì làm không khí kém vui. Nặng có thể gây mất lòng mất bề chỉ vì lời nói không khéo đó. Sinh con và nuôi con nhỏ là một công việc hệ trọng với mọi gia đình. Trước hết, về mặt khoa học, đứa trẻ mới sinh (sơ sinh) và trong thời kì “mẹ bỉm sữa” còn yếu về thể trạng, rất dễ đau ốm. Vì vậy, việc chăm nom nuôi dưỡng mẹ và bé phải hết sức cẩn trọng, giữ gìn. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tâm linh, theo tín ngưỡng dân gian, mọi đứa trẻ mới sinh đều “nằm trong tầm quan sát” của ma quỷ hay các thế lực siêu hình. Theo quan niệm xưa, thì ngay cả việc đặt tên con hay quá, đẹp quá cũng là điều nên tránh. Người ta thường đặt cho trẻ những cái tên bình thường, thậm chí xấu xí, và gọi là thằng cu, cái hĩm, thằng cò, cái bé… để làm “lạc hướng” quỷ thần. “Vía” được coi là yếu tố vô hình, thần bí, được coi là có thể ảnh hưởng đến sự may rủi, lành dữ với mỗi người. Con người ta có “ba hồn bảy vía”, vía nào cũng hệ trọng. Cho nên ngay cả việc khen chê trẻ nhỏ trước mặt gia đình đứa trẻ cũng hết sức thận trọng. “Nói trộm vía” là tổ hợp từ mở đầu, có giá trị như một “liều miễn dịch” tạo cảm giác an toàn khi buông lời khen ( cháu bụ bẫm quá, xinh quá, chóng lớn quá, đẹp như hoa… ). Lúc đó, cả người khen và người tiếp nhận lời khen ( bố me, ông bà, người thân cháu bé ) đều yên tâm, vui vẻ, thoải mái. Chứ nếu ai đó cứ khen trẻ trực diện một cách quá hồn nhiên dễ bị coi là “điềm gở” vận vào bé. Điều này quả là nên tránh. Dân gian vẫn còn các tổ hợp có cấu trúc tương tự. Chẳng hạn “nói bỏ quá cho”. Ấy là khi người nói muốn xác nhận một thông tin (được coi là không hay từ phía người nghe) mà người nói chưa đủ thông tin xác thực. Ví dụ: “Nói bỏ quá cho, có phải vừa rồi nhà anh có “bụi” (cách nói tránh về chuyện một người thân của ai đó vừa mất) phải không?” Hay “Nói bỏ qua nhé, gia đình cậu mới có chuyện buồn đấy à? Tớ thấy avatar trên face của cậu có hình đen”… Do nhiều nguyên nhân mà ai đó không biết rõ đích xác người thân của ai đó bị bệnh hiểm nghèo hay vừa mất, họ cần phải “ướm hỏi” tế nhị chính người trong gia đình đó. Kẻo không khéo, lại làm cho người ta phật ý hoặc đau lòng thêm. Cũng còn một cấu trúc khác: “Nói của đáng tội” (hay “của đáng tội”), là quán ngữ đặt trước câu nói tiếp theo để diễn tả “sự chuyển ý nhằm thanh minh hoặc làm rõ thêm cho điều ít nhiều không hay vừa nói đến”. Ví dụ “Nói của đáng tội, ông ấy cũng có “chấm mút” được bao nhiêu mà mọi người cứ làm to chuyện. Tôi nói thế có đúng không?”, v.v. Nói chung, các cấu trúc “nói + X” như vừa nêu là những lối nói thể hiện quan niệm, tập quán, thói quen trong giao tiếp ngôn ngữ mà chỉ cộng đồng tiếng Việt mới có. Đây được coi là “đặc sản” ngôn từ dân gian này phản ánh một nét văn hoá mà cha ông ta ứng xử trong đời sống. Chính những nét riêng đó được tích lũy qua thời gian mà góp phần làm nên cái đặc sắc của văn hoá Việt. Muốn khen cũng phải lựa lời Nếu không lời đẹp thành lời không hay.
Cấu trúc “Nói + X” và câu chuyện văn hóa – Tác giả: PGS. TS. Phạm Văn Tình
826
Nhiều người đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du chắc không quên mấy câu này: Nàng rằng: Non nước xa khơi Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm. Trong cuốn Từ điển Thành ngữ Việt Nam (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội , 1993), thành ngữ trong ấm, ngoài êm được giải thích là: “1. Có quan hệ trong nội bộ cũng như với bên ngoài hoà thuận, êm ấm, yên ổn. 2. Trong nội bộ có đoàn kết, tốt đẹp thì các quan hệ bên ngoài mới yên ổn, êm thấm”. Nghĩa 1 (giống như lời nàng Kiều trong câu thơ trên) là lời khuyên cho mỗi gia đình. Nghĩa 2 là lời khuyên dành cho mỗi tập thể, mỗi cơ quan, tổ chức… Tựu trung, mọi sự lớn nhỏ ở đời chỉ yên ổn, tốt đẹp “xuôi chèo mát mái” khi có sự đồng thuận từ bên trong nội bộ (mỗi gia đình hay mỗi tập thể) trước đã. Gia đình mà mất đoàn kết, lục đục, nay cãi nhau, mai cãi nhau, thậm chí xảy ra xô xát thì không thể (và không bao giờ) làm thành tổ ấm, không thể làm tốt công việc “đối nội, đối ngoại” với họ tộc, anh em làng xóm. Nhà có công có việc, bà con láng giềng đến giúp mà vợ chồng nhà nọ cứ mặt nặng mày nhẹ với nhau (vùng vằng quăng ném, chửi chó mắng mèo) thì sẽ mất hứng, chẳng ai muốn giúp. Cũng vậy, cơ quan, đoàn thể nọ mất đoàn kết, năm bè bảy bối. Hễ có xảy ra sự kiện gì cần chung tay quyết định thì lập tức phân hoá thành hai, ba hoặc rất nhiều phe nhóm. Phe nào cũng cho rằng mình đúng, mình đứng trên lập trường khách quan, công tâm và dân chủ. Tất nhiên, xuất phát từ quan niệm định kiến như thế thì sẽ không bao giờ dẫn đến một sự đồng tâm nhất trí. Trong tranh luận mà “một thằng phát biểu chín thằng khinh” thì chắc chắn không đi đến sự đồng thuận nào hết, dù rằng chỉ là đồng thuận hình thức. Đấy là chưa nói, chính từ sự bất đồng như thế mà để dành lợi thế cho mình, người ta sẵn sàng “vạch áo cho người xem lưng” (ví hành động tự để lộ cái không tốt, không hay của mình hoặc trong nội bộ mình cho người ngoài biết). Và thế là “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” (để lộ thông tin, nhanh chóng để lan toả ra, đến mức người trong nhà, trong nội bộ còn chưa nắm bắt được hết mà người bên ngoài đã biết rõ, biết tường tận). Như thế, chính ta hại ta bằng các hành vi, ứng xử thiếu tỉnh táo, không đúng mực của mình. Thuận vợ thuận chồng tát Bể Đông cũng cạn . Vợ chồng nọ vui vẻ và đồng thuận còn mang lại sức mạnh to lớn thế, huống hồ một tập thể đoàn kết, trên dưới một lòng. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn nói cao . Cũng phải nói thêm rằng, trong những trường hợp như vậy, vai trò của người chủ sự gia đình hay của người đứng đầu cơ quan, tập thể rất quan trọng. Trong gia đình, đó là người chồng – đóng vai trụ cột. Trong tập thể, đó là thủ trưởng – đóng vai “thuyền trưởng” đứng mũi chịu sào. Trước hết, họ phải hết sức bình tĩnh, giữ thăng bằng trước đã, để chèo lái con thuyền ra khơi xa trong cơn sóng gió không bị ngả nghiêng. Kế đó, họ phải là tấm gương, là mẫu mực trong mọi lời nói và hành động. Tấm gương đó biểu thị qua sự công tâm, sáng suốt, ở nhiệt tình trách nhiệm và sự khéo léo trong phát ngôn, ứng xử. Nóng mất khôn, mặn mất ngon. Mọi sự bột phát nóng nảy (cực đoan, hiếu thắng) sẽ không thể có suy nghĩ tỉnh táo, sáng suốt được. Có thế, ta mới có cơ giữ cho “trong ấm” để từ đó mà có cách đối đãi, ứng xử thích hợp để có “ngoài êm”. Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm . Câu nói (với triết lí hết sức đơn giản đó) của nàng Kiều năm xưa vẫn còn vang lên, là bài học thấm thía với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay. Hãy giữ cho mỗi nhà ta Một ngọn lửa ấm chan hòa niềm vui.
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm – Tác giả: PGS. TS. Phạm Văn Tình
757
Các miệng phun thủy nhiệt dưới rãnh Mariana ở Thái Bình Dương trong một chuyến thám hiểm năm 2016. Ảnh: Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ. Nếu như bề mặt Trái Đất có những đỉnh núi hùng vĩ và thung lũng rộng lớn thì ở dưới đại dương cũng có những kiểu địa hình tương tự. Có lẽ, một trong những kiểu địa hình ấn tượng nhất là Rãnh Mariana – một kẽ nứt ở Tây Thái Bình Dương trải dài 2.540km và là nơi có Challenger Deep – điểm sâu nhất Trái Đất với độ sâu khoảng 11.000 mét. Điều đó tức là vị trí này sâu hơn gần 3 lần so với địa điểm tìm thấy xác tàu Titanic ở Đại Tây Dương và sâu hơn chiều cao của Everest – đỉnh núi cao nhất thế giới. Dưới đây là một vài sự thật thú vị về địa điểm đặc biệt này: Đạo diễn phim Titanic từng thám hiểm vực thẳm Challenger James Cameron, đạo diễn phim Titanic là một trong số ít người từng ghé thăm Challenger Deep. Trên thực tế, hầu như có rất ít người từng thám hiểm tới đây. Chuyến thám hiểm đầu tiên diễn ra vào năm 1960 với hành trình lịch sử của tàu ngầm Trieste. Trong suốt hành trình này, các hành khách Jacques Piccard và Don Walsh nói rằng họ cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy những loài sinh vật ở nơi mà các nhà khoa học từng cho rằng không thứ gì có thể tồn tại được. “Ngay lập tức, tất cả những nhận thức trước đó của chúng tôi về đại dương đã bị thổi bay”, Tiến sĩ Gene Feldman, một nhà hải dương học danh dự tại NASA cho hay. James Cameron, đạo diễn phim Titanic năm 1997, là nhà thám hiểm đại dương tiếp theo ghé thăm nơi sâu nhất của đại dương. Ông đã bí mật làm việc với đội ngũ kỹ sư để làm ra con tàu Deepsea Challenger dài hơn 7m và nặng 11 tấn, lặn xuống độ sâu 10.908 mét và thiết lập kỷ lục thế giới vào năm 2012. Túi nilon được tìm thấy ở Rãnh Mariana Một nhà thám hiểm đã quay lại địa điểm này là Victor Vescovo, một nhà đầu tư ở Texas – người đã có hành trình lặn xuống độ sâu 10.927 mét và thiết lập kỷ lục thế giới vào năm 2019. Vescovo đã cho chúng ta thấy tác động của con người đến những địa điểm xa xôi tưởng như không bao giờ chạm tới này khi ông quan sát được một chiếc túi nilon và những chiếc vỏ kẹo ở đáy của Rãnh Mariana. Một số nhà thám hiểm đã tới Challenger Deep sau đó nhưng những cuộc phiêu lưu này không phổ biến bởi hành trình này vô cùng nguy hiểm. Nằm ở khu vực tăm tối, được đặt tên theo vị thần cai quản địa ngục Giống như bầu khí quyển Trái Đất, đại dương cũng chia thành nhiều lớp. Phần trên cùng được gọi là khu vực ánh sáng mặt trời, nằm ở độ sâu 200 mét dưới mặt nước. Khu vực tiếp theo là khu vực chạng vạng kéo dài từ phần cuối của khu vực ánh sáng mặt trời tới độ sâu 1.000 mét. Kế tiếp là khu vực nửa đêm và dưới đó là vùng biển thẳm, trải dài từ 4.000 mét đến 6.000 mét. Trong vùng biển thẳm, hầu như rất ít dạng sống có thể tồn tại, hoàn toàn không có ánh sáng và nhiệt độ gần như đóng băng. Thiết bị điều khiển từ xa Deep Discoverer khám phá miệng phun thủy nhiệt ở Chamorro Seamount, nằm ở phía Tây Rãnh Mariana. Ảnh: Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, Challenger Deep thậm chí còn sâu hơn khi nằm trong vùng biển khơi tăm tối (hadal zone). Khu vực này được đặt tên theo thần Hades trong thần thoại Hy Lạp – vị thần cai quản địa ngục. Thế giới của những sinh vật độc đáo và những núi lửa bùn Vùng biển khơi tăm tối là một trong những môi trường sống ít được khám phá nhất trên Trái Đất. Ở độ sâu có thể khiến thịt nát xương tan này không có ánh sáng mặt trời và từng được cho là không gì có thể tồn tại được. Tuy nhiên, niềm tin đó đã bị bác bỏ. “Thậm chí ở dưới đáy đại dương, sự sống vẫn tồn tại. Năm 2005, các sinh vật đơn bài được gọi là trùng lỗ – một loại sinh vật phù du đã được phát hiện ở Challenger Deep”, Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho hay. Ngoài ra, ở Challenger Deep còn có những mỏm đá đầy màu sắc và hải sâm. Hàng loại núi lửa bùn dưới đáy biển và các miệng phun thủy nhiệt ở Rãnh Mariana đã hỗ trợ cho các dạng sống bất thường này. Bất chấp nước nóng và có nồng độ axit cao từ các miệng phun thủy nhiệ trong các núi lửa bùn, các sinh vật này vẫn có thể tồn tại. Không có ánh sáng mặt trời, thay vào đó các sinh vật hưởng lợi từ dòng nước giàu dinh dưỡng từ các miệng phun thủy nhiệt. Khó có thể biết độ sâu chính xác Đáy biển vẫn là một trong những nơi bí ẩn nhất vũ trụ. Trên thực tế, chúng ta biết rõ về bản đồ Mặt trăng và sao Hỏa hơn là bản đồ chính hành tinh của chúng ta. Mặc dù con người đã khám phá đại dương từ hàng chục nghìn năm nhưng chỉ khoảng 20% đáy biển được lập bản đồ. Với sự quan tâm lớn đến Rãnh Mariana, các nhà nghiên cứu đã có một vài nỗ lực để có bức tranh cụ thể hơn về những đặc điểm của nó. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng: Do sự rộng lớn và độ sâu của khu vực đáy biển, các nhà khoa học phải dựa vào công nghệ để có bức tranh đầy đủ về nó. Hiện nay, với các công nghệ và thiết bị đang cải thiện không ngừng, độ sâu ước tính của Challenger Deep được cập nhật gần đây nhất là 10.935 mét vào năm 2021. Theo: CNN
Khám phá những sự thật kinh ngạc về điểm sâu nhất Trái Đất
1,049
Wisawa Szymborska phát biểu ý kiến tại Lễ trao Nobel Văn học ngày 10/12/1996. Nguồn: Nobel Foundation. Photo: Boo Jonsson. Wisława Szymborska là nữ thi sĩ Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1996. Bà sinh ngày 2/7/1923 tại Kórnik và mất ngày 1/2/2012 tại Kraków, Ba Lan. Năm nay Ba Lan kỷ niệm 100 năm ngày sinh của bà và Thượng viện Cộng hòa Ba Lan đã ra nghị quyết lấy năm 2023 là Năm Wisława Szymborska. 1. Wisława Szymborska (1923-2012) nhà thơ Ba Lan đoạt Giải thưởng Nobel Văn học năm 1996. Năm 1945 bà khởi đầu sự nghiệp sáng tác với bài thơ Szukam słowa (Tôi tìm lời), đăng trên tạp chí Dziennik Polski . Năm 1952 Wisława Szymborska được kết nạp vào Hội Nhà văn Ba Lan. Trong thời gian từ năm 1953 đến năm 1981 bà làm biên tập viên thơ, viết các bài tiểu luận. Ngoài hoạt động sáng tác, biên tập thơ, Wisława Szymborska còn dịch thơ, chủ yếu là từ tiếng Pháp và tiếng Đức. Wisława Szymborska đã xuất bản các tập thơ Vì lẽ này chúng ta đang sống , 1952; Những câu hỏi đặt ra cho mình , 1954; Kêu gọi người tuyết , 1957; Muối , 1962; Một trăm niềm an ủi , 1967; Trường hợp bất kì , 1972; Con số lớn , 1976; Những người trên cầu , 1986; Kết thúc và mở đầu , 1993; Khoảnh khắc , 2002; Dấu hai chấm , 2005; Ở đây , 2009; Đủ , 2012… Bà đã được tặng nhiều giải thưởng văn học: giải thưởng của thành phố Kraków (1954); giải Văn học của Bộ trưởng Văn hóa Ba Lan (1963); giải Goethe của Đức (1991); giải thưởng Herder của Áo (1995); giải thưởng PEN Hội Văn bút Ba Lan (1996) và đặc biệt là giải Nobel về Văn học (năm 1996). Tổng thống Ba Lan đã trao tặng Huân chương Đại bàng trắng – huân chương cao quý nhất của Ba Lan vì những đóng góp to lớn cho nền văn hóa dân tộc và thành tựu xuất sắc trong sáng tác văn học (2011). Wisława Szymborska được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Adam Mickiewicz tại Poznań (1995) và là Viện sĩ danh dự của Viện Nghệ thuật và Văn học Hoa Kỳ (từ năm 2001). 2 . Có thể coi trào lộng là chất nổi bật nhất trong thơ Wisława Szymborska. Nhà thơ đã thể hiện chất trào lộng đối với thế giới, đối với người khác và cả tự trào với chính mình. Cách nói trào lộng, châm biếm giúp cho người ta có thêm sắc thái cần thiết trong tương tác với người khác, làm nhẹ bớt lời phê phán hoặc thêm chút đùa cợt vào lời khen quá mức… Trong thế giới văn học nói chung và thi ca nói riêng, tác giả có toàn quyền về từng sự kiện và nhân vật. Đó chính là niềm vui của người sáng tác. “ Ở đây vĩnh viễn sẽ chẳng có gì xảy ra/ nếu tôi ra lệnh/ không có ý kiến của tôi/ thậm chí một chiếc lá cũng không rơi ” (Niềm vui viết lách). Niềm vui sáng tác là “ sự báo thù của bàn tay chết ”. Nhà thơ hài hước nói về trí tuệ và thể lực của người phụ nữ một cách ngắn gọn như là câu đối: “ Ngây thơ, nhưng tư vấn tuyệt vời/ Yếu ớt, nhưng rất tài khuân vác ” (Chân dung phụ nữ).Thủ pháp hài hước còn được dùng trong cả những trường hợp dễ bị coi là “phạm thượng”: “ Các nguyên thủ quốc gia thường buộc phải cười/ Nụ cười chứng tỏ họ không mất tinh thần ” (Những nụ cười). Bài thơ vịnh bức tranh Hai con khỉ của họa sĩ Pieter Bruegel the Elder mô tả giấc mơ về con người thi tốt nghiệp môn lịch sử loài người trong khi giám thị là hai con khỉ bị xích chân bên cửa sổ: “ Môn tôi thi lịch sử con người/ Tôi lắp bắp và tôi ngụp lặn/ Một chú khỉ đăm đắm nhìn tôi và hài hước nghe ” (Hai con khỉ Bruegel). Chất hài hước được nhà thơ vận dụng thể hiện chủ nghĩa hoài nghi nhận thức. Bài thơ Củ hành tây so sánh cấu tạo của củ hành tây và cấu tạo của con người. Phần lớn nội dung bài thơ khen cấu tạo củ hành tây đơn giản, đồng nhất từ trong ra ngoài, là “ Bụng đẹp nhất thế gian ”, còn con người thì phức tạp cả cấu tạo thể chất lẫn tinh thần: “ Trong chúng ta: chất béo/ Dây thần kinh chịt chằng/ Tĩnh mạch, niêm dịch ruột/ Và bí mật chung riêng…/ Và chúng ta từ chối/ sự hoàn hảo ngu ngốc ”. Cấu tạo củ hành tây đơn giản, không có gì kích thích sự tìm hiểu. Con người phức tạp về cấu tạo cơ thể và tinh thần nhưng đó là điều đáng yêu, là phù hợp với bản chất của nó. 3. Chất trào lộng trong thơ Wisława Szymborska như là dấu hiệu luận chiến với truyền thống và văn hóa đương đại. Nhà thơ mô tả người đàn ông có thể chiến thắng trong cuộc thi người đẹp như sau: “ Cơ thể săn chắc từ hàm đến chân/ Ôliu chắc chắn trên đó/ Chỉ anh này có thể được chọn/ Người thắt nút như bánh mì ” (Cuộc thi người đẹp đàn ông). Nhà thơ hài hước khi đề cập những ý tưởng lịch sử và sự lỗi thời về thơ ca, về vị trí con người trong xã hội đương đại: “ Thậm chí không cần làm người/ để có được tầm cao chính trị/ nếu bạn là dầu thô/ là thức ăn tinh hoặc nguyên liệu phụ/ vậy cũng đã là quá đủ” (Những đứa con của thời đại). Sự hời hợt trong nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên. Bản chất của viên đá cũng như các vật vô tri vô giác khác, vẫn còn là một bí ẩn đối với con người: “ Cô có thể biết tôi nhưng không bao giờ cảm được /Tôi quay về cô toàn bề mặt/ tôi nằm quay tất cả vào trong ” (Trò chuyện với đá). Năng lực thực tế và giấc mơ của các vị dân biểu được nhà thơ mô tả một cách hài hước: “ Các vị Hội đồng đáng kính/ não quá ít, thèm ăn nhiều/ giấc mơ ngu ngốc nhiều hơn lo lắng khôn ngoan ” (Bộ xương thằn lằn). Wisława Szymborska đã nhìn thấy và cảnh báo tính hão huyền, hư danh ở một số người trong thế giới quan liêu, họ quên phong cảnh, hồi ức, quên đi những mối tình, bạn bè, chim thú, chỉ nhớ thứ gì thật có lợi cho bản thân mình: “ Có lẽ người ta cho/ Giá cả hơn giá trị/ Cái tên hơn nội dung/ Số giày hơn đi đâu người ấy/ Kẻ mà anh lần theo ” (Viết tiểu sử). 4. Ở Ba Lan, các trường từ mẫu, tiểu học, trung học đến đại học thường mời các nhà thơ giao lưu với học sinh, sinh viên. Hàng năm các cuộc thi thơ dành cho tài năng trẻ (công dân Ba Lan dưới 40 tuổi) cũng được tổ chức. Các đêm thơ, đêm tác giả… là hoạt động thu hút rất nhiều công chúng yêu thơ. Có những cuộc thi thơ mà bạn đọc cũng được tham gia chấm giải. Mặc dù vậy Wisława Szymborska vẫn đề cập đến một cách nhìn hài hước về sự am hiểu văn chương: “ Chỉ có điều thơ là gì vậy/ Với câu hỏi này/ đã có nhiều câu trả lời run rẩy ” (Một số người thích thơ). Một số khán giả đương đại không muốn vận động trí tuệ nhiều ngay cả khi họ quan tâm đến phần nào đó của văn hóa mà chọn hình thức giải trí mà mình tham gia thụ động như các cuộc thi đấu thể thao, trong đó có môn đấm bốc, còn giới thiệu thơ thì không có khán giả. Nhà thơ như thể ngậm ngùi hài hước: “ Trong phòng có mười hai người/ một nửa đến vì ngoài trời đang mưa/ còn lại là thân quyến ” (Đêm tác giả). Bài thơ này kể lại cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và khán giả, phản ánh tình trạng đáng buồn của thơ nói riêng và cả nền văn hóa nói chung. Ở đây, có thể nói chất hài hước đã làm nhẹ đi mức độ căng thẳng của vấn đề đặt ra. Theo các con số thống kê, Wisława Szymborska, trong toàn bộ cuộc đời lao động nghệ thuật của mình, chỉ sang tác và công bố khoảng 350 bài thơ. Bà ý thức rõ sự khiêm tốn vè số lượng tác phẩm của mình. Dưới đây là đoạn thơ tự trào: “ Nằm ở đây là nữ tác giả của một vài bài thơ/ cổ xưa như dấu phẩy. Dẫu xác chết không thuộc bất kỳ nhóm văn học nào/ đất vẫn sẵn lòng/ dành cho giấc ngủ ngàn thu ” (Nấm mộ). 5. Trong các bài thơ của Wisława Szymborska, chất hài hước thi ca được kết hợp với việc sử dụng tính từ, với trò chơi các khái niệm văn học, cách điệu, cách nói ngược, mâu thuẫn làm cho người đọc ngạc nhiên và buộc phải suy nghĩ. Có khi nhà thơ sử dụng các tính từ ở mức độ cao nhất, thể hiện hình ảnh như là chế giễu. “ Trên ngọn đồi xanh nhất/ tùy tùng mạnh mẽ nhất/ trong những chiếc áo khoác lụa là nhất/ Đến lâu đài của bảy tòa tháp/ mỗi trong số đó là cao nhất ” (Bức tranh thu nhỏ thời trung cổ)… Về con người có tính hai mặt, Wisława Szymborska đã viết: “ Từ thắt lưng trở lên là ngực và khát vọng/ bên dưới trong ống quần là con chuột hãi kinh ” (Những hài kịch nhỏ). Lời thơ gần với khẩu ngữ về cái đáng cười của mình: “ Hỡi ngôn từ hãy đừng tức giận/ vì tôi mượn vay những từ long trọng/ để rồi lại gắng, biến những từ này thành nhẹ tênh ” (Dưới một vì sao). Nhà thơ đã viết: “ Đùa cợt đối với tôi là sự khuyên bảo tốt nhất về sự nghiêm túc ”. Mà như chúng ta biết, đùa cợt chính là một biểu hiện của trào lộng, hài hước. Nhà thơ đã quan tâm đến vấn đề sống còn của nhân loại. Bài thơ Cuối thế kỷ nói về sự ngu dốt gây ra nhiều điều xấu xa, sự thông minh không đưa đến những kết quả tốt đẹp nên nhà thơ chua chát nhận xét: “ Sự ngu dốt chẳng nực cười. Sự thông minh chẳng hề vui nhộn ” và tính chất tốt lành và tính chất mạnh mẽ vẫn không thể có trong một con người, người tốt không được làm lãnh đạo và kẻ mạnh không có lòng tốt, và như vậy: “ nhưng tốt lành, mạnh mẽ/ tiếc thay vẫn chỉ hai người ” * Wisława Szymborska là một trong những nhà thơ tài năng nhất Ba Lan. Trong các bài thơ của bà, chất hài hước kết hợp với chất trí tuệ đem lại một thông điệp hoàn hảo về sự tồn tại của con người trên thế giới. Chất hài hước trong thơ của bà có giá trị nhận thức vì nó xác minh những sự thật đã được nhận biết, những nhận xét chính xác, những chiêm nghiệm và triết lý sâu sắc. Sự hoàn hảo trong thơ Wisława Szymborska là sự hoàn hảo của hình ảnh, của sự kiện, của cảm xúc và sự hoàn hảo của tưởng tượng. Đằng sau lời thơ hài hước hài hước là tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, là mong muốn hoàn thiện cuộc sống của nhà thơ. Wisława Szymborska đã chiếm được cảm tình độc giả khắp thế giới, bà trở thành đại sứ Văn hóa Ba Lan ở nước ngoài. Những bài thơ của bà đã được dịch sang hơn bốn mươi ngôn ngữ. Bà là nhà thơ Ba Lan có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Trong di sản thơ khá khiêm tốn về số lượng của mình, bà đã có hai bài thơ về Việt Nam, trong đó bài thơ viết dưới nhan đề Việt Nam rất đặc sắc về tư duy và phong cách nghệ thuật. Năm 1997, khi tập thơ Szymborska được dịch và xuất bản ở Việt Nam, bà đã gửi cho dịch giả Tạ Minh Châu dòng chữ viết tay để in trong tập sách: “ Những suy nghĩ tốt đẹp nhất dành cho bạn đọc Việt Nam! Wisława Szymborska – Kraków, 1997 ”. Đáp lại tình cảm của bà, các dịch giả Việt Nam, đặc biệt là dịch giả Tạ Minh Châu, đã dịch và in phần lớn các sáng tác thơ của Szymborska ra tiếng Việt. Nhờ vậy thơ Szymborska được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
Chất trào lộng trong thơ Wisława Szymborska – Tác giả: Hoàng Xuân Thường
2,116
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Ảnh: An Đăng/TTXVN. Sáng 14/7, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng ‘Học không bao giờ cùng’ lần thứ 3 cho các học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và người lớn có nhiều thành tích tiêu biểu trong học tập thường xuyên của 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự lễ. Ban Tổ chức đã trao học bổng cho 250 đại biểu gồm: 165 học sinh (trong đó có 20 học sinh Tiểu học, 74 học sinh Trung học Cơ sở, 71 học sinh Trung học Phổ thông) và 85 người lớn. Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và các cấp Hội đã nỗ lực đổi mới hoạt động, phát triển tổ chức Hội, tích cực tham mưu Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách về khuyến học, khuyến tài. Mới đây, Hội đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào thi đua học tập trong cả nước, lan tỏa nhiều mô hình học tập, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo Phó Chủ tịch nước, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến nhiều thuận lợi cho công tác khuyến học, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức. Việt Nam cần phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực; trong đó, nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong phát triển đất nước. Vì vậy, phong trào khuyến học cần gắn với đổi mới giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới là tư duy sáng tạo, khả năng tiếp thu, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, có khát vọng cống hiến phụng sự đất nước và nhân dân. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian tới, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam sẽ phát huy vai trò của mình. Mỗi đại biểu được nhận học bổng, cùng nhiều tấm gương hiếu học trong cả nước sẽ lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời, làm cho phong trào “Học tập đến cùng” phát huy hiệu quả. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã và đang triển khai chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời và thu được nhiều kết quả đáng trân trọng, được nhân dân ghi nhận và đồng tình hưởng ứng. Ba năm qua, học bổng “Học không bao giờ cùng” được Hội tổ chức ở tất cả các vùng, miền, các tỉnh trong cả nước, đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Hoạt động đã khơi dậy truyền thống hiếu học của nhân dân, noi theo tấm gương tự học sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, hoạt động này một lần nữa khẳng định tinh thần hiếu học của nhân dân là bất diệt, ngày càng được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, các cấp, ngành cần quan tâm tạo mọi điều kiện để người dân được học, học thường xuyên, học suốt đời.
Phong trào khuyến học gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
626
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN. Chiều 14/7, tại Hà Nội , Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ tháng 7/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý nhà nước đối với hơn 10 lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực mới được Chính phủ bổ sung thêm gồm: Chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, công nghiệp công nghệ số. Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thông tin và truyền thông đạt 12,4%. Năm 2022, tổng doanh thu toàn ngành khoảng 168 tỷ USD, nộp ngân sách khoảng 4,3 tỷ USD với trên 1,5 triệu lao động. Toàn ngành có gần 85.000 đơn vị, gồm khoảng 70.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số. Trong lĩnh vực viễn thông, doanh nghiệp viễn thông Nhà nước nắm giữ 95% thị phần di động, 77% thị phần băng rộng cố định. Tỷ lệ người sử dụng internet đạt 78,6% so với thế giới là 65,7%. Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động đạt 99,7% so với thế giới là 88,7%. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang nghiên cứu, rà soát việc sửa đổi, bổ sung và đề xuất xây dựng mới nhiều dự án luật như Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Công nghiệp công nghệ số và Luật Bưu chính. Trong lĩnh vực Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ định hướng để các đơn vị phát triển các nền tảng số quốc gia theo kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; phát triển các cơ sở dữ liệu quốc gia và kết nối chia sẻ dữ liệu; hướng dẫn các bộ, ngành địa phương ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, đồng thời xây dựng lộ trình kết nối, chia sẻ dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở… Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề cập đến những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, kinh doanh những ngành nghề mới trên môi trường số và bày tỏ mong muốn Chính phủ sẽ có những hành động thiết thực thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; thúc đẩy đầu tư và kết nối doanh nghiệp toàn quốc để phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), tạo nền tảng đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương những kết quả ngành thông tin và truyền thông đã đạt được, đặc biệt những nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm đưa một số chỉ số của Việt Nam vượt trên mức trung bình của thế giới. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Công nghệ số là con đường ngắn nhất và có thể rẻ nhất để đi đến tương lai. Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang thực hiện nhiều chức năng quản lý liên quan đến lĩnh vực số như công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, công dân số. Đây là những lĩnh vực tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện tại là thời điểm xã hội đang rất hào hứng, quan tâm đến sử dụng công nghệ số và đang chờ đợi những thay đổi mà chuyển đổi số mang lại. Trong thời gian tới, do yêu cầu của cuộc sống đặt ra cao hơn, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới mang tính đột phá, nhiệm vụ của ngành Thông tin và Truyền thông sẽ có nhiều khó khăn. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tích cực, quyết liệt trong việc rà soát để từng bước sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Bộ cần hoàn tất việc xây dựng dự thảo các luật (Luật Viễn thông sửa đổi, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Giao dịch điện tử, Luật Tần số vô tuyến điện) cùng các nghị định, thông tư kèm theo để tạo hành lang pháp lý, cơ sở để phát triển các lĩnh vực liên quan. Để đáp ứng nhu cầu và vượt qua thách thức mới, Phó Thủ tướng cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần đưa ra các giải pháp với các không gian phát triển mới. Trước ý kiến của một số doanh nghiệp về những vướng mắc trong thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng cho biết sẽ tập trung sửa đổi những thể chế, quy định còn chồng chéo, vướng mắc để khơi thông cho doanh nghiệp. Ghi nhận các ý kiến, đề xuất, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định sẽ cùng đồng hành với ngành Thông tin và Truyền thông, đồng thời mong muốn ngành luôn sẵn sàng đón nhận cái mới, vượt qua thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Công nghệ số là con đường ngắn và rẻ nhất để Việt Nam đi đến tương lai
928
Với vị trí là ‘mặt tiền’ của quốc gia, cửa ngõ ra biển của cả nước, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cần đẩy mạnh đô thị hóa, tận dụng tốt các tiềm năng và thế mạnh của mình. Hội thảo “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng đô thị ven biển miền Trung”. Khái quát về tình hình đô thị hóa tại khu vực này, tại hội thảo “Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng đô thị ven biển miền Trung” sáng 14/7 do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết: Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có 14 tỉnh ven biển với 210 đô thị. Hiện nay, vùng có 6 đô thị loại I, 7 đô thị loại II, 10 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV và 166 đô thị loại V. Các đô thị lớn là trung tâm tỉnh lỵ đóng vai trò động lực phát triển không chỉ trong tỉnh mà trong cả vùng miền Trung. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại hội nghị. Khu vực này có nhiều đô thị được thiên nhiên ưu đãi về du lịch khi có nhiều bãi biển đẹp như Khánh Hòa , Phan Thiết … tạo tiền đề hình thành các đô thị du lịch ven biển. Hệ thống các đô thị được liên kết với nhau qua hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ như Quốc lộ 1A, 8 sân bay trong vùng đang hoạt động. Bên cạnh đó, 11/14 tỉnh có cảng biển là điều kiện thuận lợi phát triển các đô thị ven biển. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cho biết việc phát triển hệ thống đô thị trong vùng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn như 12/14 tỉnh trong vùng với 37 đô thị ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập, lụt, suy giảm nguồn nước do xâm thực mặn, là thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là vùng có địa hình bị phân chia rõ rệt khu vực ven biển ở bờ Đông và khu vực miền núi, dốc ở bờ Tây, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Các đô thị hạt nhân, trung tâm cấp vùng chủ yếu nằm phía Đông, ven biển, thuận lợi hơn trong phát triển so với các đô thị phía Tây. Để khắc phục những khó khăn trên, Bộ Xây dựng đã đưa ra 6 giải pháp để phát triển đô thị vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm: Thứ nhất , các địa phương cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp trong quy hoạch và phát triển đô thị theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ, chú trọng đối với các đô thị là hạt nhân và trung tâm cấp vùng. Cùng với đó là triển khai Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thứ hai, cần chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng các chương trình phát triển đô thị để tích hợp nguồn lực thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Thứ ba là đẩy mạnh kết nối hệ thống các đô thị hạt nhân và đô thị trung tâm cấp vùng trong khu vực nói riêng và với hệ thống đô thị toàn quốc Bắc – Trung – Nam nói chung; hỗ trợ liên kết phát triển trục đô thị Đông – Tây. Các đô thị lớn như Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vinh…nâng cao hơn nữa khả năng kết nối, trong vùng cũng như trên cả nước. Thứ tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch nghỉ dưỡng gắn liền đô thị. Thứ trưởng cho biết khu vực miền Trung mới chỉ tập trung phát triển đô thị, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp vì vậy trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực này. Có khu công nghiệp thu hút lao động, người dân đến làm việc sinh sống thì mới có thể hình thành nên các đô thị. Giải pháp thứ năm là tăng cường quản lý đầu tư phát triển đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ; giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như chỗ ở, việc làm… Cuối cùng , các tỉnh miền Trung cần chọn lọc và khai thác sự khác biệt của từng đô thị, tạo sự đa dạng và hỗ trợ phát triển lẫn nhau. Các đô thị như Huế, Hội An với yếu tố di sản hay Nha Trang, Phan Thiết… với đường bờ biển dài và đẹp cần được xây dựng thành những điểm đến, những đô thị di sản, du lịch tầm cỡ khu vực quốc tế. Các đô thị ven biển các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận… cần được thúc đẩy để trở thành điểm đến thu hút nguồn đầu tư lớn cho các dự án năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời), đi kèm với đó là dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Sự đa dạng này chính là ưu điểm của hệ thống các đô thị khu vực Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. Bên cạnh việc quy hoạch, phát triển các đô thị, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển lưu ý các tỉnh miền Trung cũng cần chú ý ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng các đô thị theo tiêu chí bền vững bởi đây là khu vực dễ bị tổn thương với khí hậu khắc nghiệt “sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”, khó tránh khỏi các loại hình thiên tai như bão lũ, xâm nhập mặn. Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại sự kiện. Phó Trưởng Ban Kinh tế cho biết, tình hình biến đổi khí hậu tại miền Trung đang ngày một gay gắt, 1,53% diện tích ven biển bao gồm hành lang kinh tế ven biển, đô thị, khu vực trọng điểm nông nghiệp của miền Trung có nguy cơ bị ngập lụt, xâm nhập mặn. Tình trạng nguồn nước vừa thiếu vừa thừa gây ra lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô khiến hơn 269.000 ha đất bị sa mạc hóa do thiếu nước. Theo Nhóm 2030-WRG1 và tính toán cân bằng nước đến năm 2030 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ thiếu hụt khoảng 2,1 triệu m3, đặc biệt nghiêm trọng vào mùa khô. Cường độ và tần suất bão ngày càng tăng với các diễn biến khó lường. Môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức lớn trong tiến trình phát triển, vì vậy ông Hiển đề nghị các đại biểu và các địa phương cần phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực của vùng để nâng cao quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng quy hoạch và thực hiện các chính sách phát triển đô thị phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, làm rõ các giải pháp trọng tâm tăng cường khả năng chống chịu ở cấp địa phương đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung .
6 giải pháp phát triển đô thị vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
1,285
Trận động đất có độ lớn 3,7 xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum vào sáng 5/7 vừa qua. (Ảnh: PV/Vietnam). Tối 14/7, hai trận động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, một trận xảy ra 18 giờ 10 phút 55 giây có độ lớn 2,9 và một trận 19 giờ 40 phút 21 giây có độ lớn 3,6. Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tối 14/7, hai trận động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông , tỉnh Kon Tum . Trong đó, trận động đất vào 19 giờ 40 phút 21 giây có độ lớn 3,6 xảy ra tại tọa độ 14.709 độ Vĩ Bắc-108.335 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km. Trước đó, vào 18 giờ 10 phút 55 giây, khu vực này đã xảy ra trận động đất có độ lớn 2,9 tại tọa độ 15.030 độ Vĩ Bắc-108.213 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2km. Các trận động đất trên không gây rủi ro thiên tai. Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Những ngày gần đây, tần xuất xảy ra và độ lớn của các trận động đất tại khu vực này có xu hướng tăng dần. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23/8/2022. Trên cơ sở số liệu động đất ghi nhận được tại khu vực huyện Kon Plông cho thấy, động đất xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian gần đây và có xu hướng tăng lên về độ lớn. Khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0. Viện Vật lý Địa cầu thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Để có kết luận chính xác, thời gian theo dõi hoạt động động đất phải đủ lớn, các cán bộ thuộc Viện tiếp tục theo dõi thêm và xử lý số liệu các trận động đất tại huyện Kon Plông. Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết từ tháng 6/2021, Viện Vật lý Địa cầu đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm xảy ra. Mức độ động đất trong những ngày vừa qua dù xảy ra nhiều nhưng chưa đến mức cảnh báo rủi ro. Người dân không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng; đồng thời chủ động gia cố nhà cửa, tự trang bị thêm những kiến thức về phòng, chống động đất. Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền về các cách phòng, tránh này; đồng thời thông tin rõ về cường độ, mức độ rủi ro của các trận động đất vừa qua cho người dân.. Ông Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Đặc biệt, khi có động đất xảy ra, chính quyền và người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần thực hiện nghiêm theo các quy định tại Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần./.
Kon Tum: Xảy ra 2 trận động đất độ lớn 3,6 tại huyện Kon Plông
660
Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Nam Sông Hậu. Ngày 14-7, kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua 21 Nghị quyết về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, có Nghị quyết quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nội dung Nghị quyết, tỉnh Hậu Giang xác định đến năm 2030, sẽ kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển hiệu quả, bền vững. Nghị quyết Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn. Ảnh: CHÂU ANH. Cạnh đó, tối ưu hóa các nguồn lực, hình thành được các vùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. Từ đó, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu là tỉnh công nghiệp phát triển, đạt mức thu nhập khá trong vùng. Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Nam Sông Hậu, có trình độ phát triển khá so với cả nước. Công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống còn dưới 10%. Cân đối được thu, chi ngân sách bền vững. Trở thành vùng công nghiệp hiện đại, đô thị xanh, nông nghiệp thông minh, du lịch sinh thái, chống chịu biến đối khí hậu, đảm bảo thu nhập cho người dân ở mức khá so với cả nước. Quy hoạch cũng đề ra năm nhiệm vụ trọng tâm và bốn đột phá chiến lược trong thời kỳ quy hoạch là “Một tâm, Hai tuyến, Ba thành, Bốn trụ”. Cụ thể, một tâm là phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn. Hai tuyến là tập trung khai thác phát triển theo hai tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ – Cà Mau kết nối với TP.HCM và tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu. Ba thành là ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị TP Vị Thanh , TP Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ . Bốn trụ là phát triển bốn trụ cột: công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng. Nghị quyết cũng xác định ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị TP Vị Thanh, TP Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ (Trong ảnh: TP Ngã Bảy nhìn từ trên cao). Ảnh: CHÂU ANH. Nghị quyết cũng đưa một số giải pháp để triển khai có hiệu quả, như: chủ động nguồn vốn đáp ứng yêu cầu thực hiện quy hoạch, tăng cường tận dụng và nâng cao hiệu cao sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, ưu tiên các công trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Cạnh đó, tăng cường hợp tác công – tư (PPP) trong phát triển hạ tầng chiến lược. Ngoài ra, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI, trên cơ sở vận dụng tối đa cơ chế đặc thù cho tỉnh Hậu Giang. Mặt khác, huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, bền vững. Tỉnh Hậu Giang đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2026-2030, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 10-12%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 150 triệu đồng; cân đối được thu chi từ ngân sách địa phương.
Hậu Giang thông qua Nghị quyết quy hoạch tỉnh
686
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong thời gian Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vắng mặt. Ngày 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định 840 kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Ban Chỉ đạo COP26). Cụ thể, phân công Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm nhiệm vụ Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong thời gian Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vắng mặt. Đồng thời Thủ tướng cũng kiện toàn, bổ sung 3 thành viên Ban Chỉ đạo COP26 gồm: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh – Ủy viên thường trực; Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng – Ủy viên; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà – Ủy viên. Theo Quyết định 2157 của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo COP26 là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 3 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo quyết định số 34/2007 của Thủ tướng. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 ; giúp Chính phủ, Thủ tướng trong việc tăng cường điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các Bộ, ngành, địa phương và hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và các nước. Bên cạnh đó, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi, chủ động tận dụng các cơ hội hỗ trợ về tài chính, công nghệ và thu hút các dòng vốn đầu tư vào hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi mô hình phát triển và chuyển đổi năng lượng. Chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26; chỉ đạo giải quyết các thủ tục, tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền trách nhiệm của liên ngành, liên tỉnh để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo COP26
514
Danh sách dự thi giải thưởng ‘Cánh diều Vàng 2023’ hiện có 11 phim điện ảnh, 17 phim truyền hình, 28 phim tài liệu, 9 bộ phim khoa học, 23 phim hoạt hình và 43 phim ngắn. Quang cảnh buổi họp báo. Sáng 14/7, tại Hà Nội , Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về Giải thưởng “Cánh diều Vàng 2023”. Giải thưởng Cánh diều Vàng năm nay đánh dấu một cột mốc mới trong hành trình 20 năm nỗ lực nâng tầm vị thế để trở thành Festival Điện ảnh – Du lịch mang tầm quốc gia. Thông tin từ BTC, giải thưởng “Cánh diều Vàng” đến nay đã có gần 1.000 hạng mục giải thưởng được trao cho các tác phẩm, tác giả, nghệ sĩ, người làm phim xuất sắc trên cả nước. Trong đó có 11 phim điện ảnh, 17 phim truyền hình, 28 phim tài liệu, 9 bộ phim khoa học, 23 phim hoạt hình và 43 phim ngắn. Ở hạng mục phim điện ảnh có các bộ phim như: “Chị chị em em 2”, “Hoa nhài”, “Biệt đội rất ổn”, “Phơi sáng”, “Memento Mori Đất”, “Em & Trịnh”, “Siêu lừa gặp siêu lầy”, “Tro tàn rực rỡ”, “Tiểu đội Hoa hồng”, “Con nhót mót chồng”, “Mười: Lời nguyền trở lại”. Phim “Mẹ rơm” nằm trong danh sách tranh giải “Cánh diều Vàng 2023″ . Hạng mục phim truyền hình có: “Mẹ rơm”, “Duyên kiếp”, “Về nhà là Tết”, “Bình minh phía trước”, “Gara hạnh phúc”, “Dưới bóng cây hạnh phúc”, “Mặt trời mùa đông”… Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chủ tịch Hội Điện Ảnh Việt Nam cho hay, giải thưởng “Cánh diều Vàng” năm nay dự kiến diễn ra từ ngày 6 – 9/9 tại Nha Trang – Khánh Hòa. Đặc biệt, năm nay sự kiện có nhiều hoạt động hoành tráng sẽ được tổ chức tại Nhà hát Đó – Vega City Nha Trang – nơi được đánh giá là trung tâm văn hóa – nghệ thuật đẳng cấp quốc tế mới với hệ thống kỹ thuật, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng hiện đại, sẵn sàng đáp ứng cho những sự kiện lớn quy mô quốc gia và quốc tế. PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chủ tịch Hội Điện Ảnh Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo thông tin giải. Theo PGS.TS. Đỗ Lệnh Hùng Tú: Trong tuần lễ tổ chức Giải thưởng Cánh diều Vàng 2023, một chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh, du lịch sẽ được tổ chức. Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ tổ chức thẩm định, đánh giá các tác phẩm điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim ngắn, hoạt hình, tài liệu, khoa học, công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh dự giải năm 2023 thông qua hoạt động của Hội đồng Giám khảo, gồm 6 Tiểu ban. Một cung đường điện ảnh ngoài trời được thiết kế dọc bãi biển Nha Trang với 20 điểm chiếu các phim truyện điện ảnh, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim ngắn đã giành giải thưởng “Cánh diều Vàng”, kết hợp giao lưu nghệ sỹ và công chúng. Cùng với đó, các phim điện ảnh dự “Cánh diều Vàng 2023” sẽ công chiếu tại các cụm rạp ở Nha Trang phục vụ khán giả. Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động liên quan đến điện ảnh là tọa đàm “Giải pháp nào để đánh thức ngành công nghiệp tỷ đô”, với sự tham gia đối thoại, thảo luận của các chuyên gia, những nhà làm phim uy tín về các vấn đề “nóng” của điện ảnh Việt Nam, nhằm đóng góp ý kiến xây dựng Chương trình phát triển Điện ảnh Quốc gia gắn với Du lịch. Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh, giải thưởng “Cánh diều Vàng 2023” không chỉ là ngày hội của nghệ sĩ, người làm phim, công chúng yêu mến nghệ thuật thứ 7 khắp cả nước, mà còn tích cực góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của địa phương. Giải Cánh diều hay Cánh Diều Vàng là một giải thưởng điện ảnh hàng năm của Hội Điện ảnh Việt Nam. Giải thưởng nhằm vinh danh cho những tác phẩm điện ảnh sản xuất trong năm trước đó. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002, đến nay đã trải qua 20 năm. Cùng với Bông Sen Vàng, Cánh Diều Vàng là một trong hai giải thưởng có quy mô lớn và uy tín nhất của nền điện ảnh Việt Nam.
131 tác phẩm dự thi ‘Cánh diều Vàng 2023’
763
Phù sa văn hóa là thuật ngữ ẩn dụ có nội dung quan trọng và sang trọng trong triết lý phát triển. Nơi quan trọng bồi phù sa văn hóa là nền tảng nằm trong giới tự nhiên có quá trình vận động biện chứng: phát sinh, phát triển, biến hóa bất tận, vận động không ngừng. Nói sang trọng bởi lớp phù sa trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng giúp con người đi từ tất yếu đều tự do, giải nhiều bài toán mâu thuẫn vốn đặt ra trong đời sống tự nhiên, xã hội và con người. Bài này chỉ giới hạn ở hai đề tài mà nền thơ là tri thức văn hóa ứng xử của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước và con người. Đất và nước, sông suối và ao hồ, núi non và biển cả la do thiên nhiên ban tặng cho con người, nhưng còn là do con người sáng tạo nên, bồi đắp qua nhiều thế hệ. Con người hơn bất cứ động vật nào khác là ở chỗ, dùng sức lao động và trí tuệ của mình, bằng tài năng khéo léo và sự cảm thụ cái đẹp mọi thứ trên trái đất. Cái khéo của hóa công chưa bao giờ bị con người từ chối, trái lại biết sáng tạo theo “cách chơi” để làm đẹp môi trường tự nhiên và sinh thái. Thơ đích thực là thơ nói cảnh sinh tình. Ngay từ thời cổ đại, người bình dân đã biết cảm thụ tinh tế vẻ đẹp của núi sông, bầu trời, biển cả, trăng sao, hoa lá để thể hiện tình người: Núi cao chi lắm núi ơi ! Che khuất mặt trời che cả người thương; Cô kia tát nước bên sông Có sang anh bắc cành hồng cho sang …. Trong văn học thời trung cận đại nước ta, đề tài trăng sao tưởng như một đề tài ẩn dụ có hệ thống. Với đạo sư mãn giác, chỉ hai câu thơ về mùa xuân mà nói được phép biện chứng của tự nhiên: Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai ( Đừng tưởng xuân tàn, hoa lạc tận Đêm qua sân trước một cành mai). Đại danh y Lê Hữu Trác(1720-1791), một nhà thơ với những câu thơ mượn trăng làm ẩn dụ để nói chuyện đời người: say trăng, quên trông trăng, trăng lặn, đêm tàn người vắng teo v.v… Với Nguyễn Du, chúng ta bắt gặp câu thơ chua xót của cảnh ly biệt: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường. Đại văn hào L.Tolstoi có lần nói: “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, của văn hóa dân tộc”. Ngôn ngữ trong văn xuôi là ngôn ngữ tự do (ariatio solute), còn ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ rào cản (vineta solute). Vì vậy, khi sáng tác, nhà thơ cần có tư duy khái quát, sức tưởng tượng bay bổng, tri thức văn hóa tổng quát, vốn sống lịch lãm. Thiên nhiên vừa là đối tượng thưởng ngoạn, vừa là suối nguồn khơi gợi những cảm hứng bay bổng trước màu sắc và mùi hương. Cũng viết về trăng, sao, mây gió, nhưng mỗi nhà thơ có những thủ pháp tu từ siêu thực riêng, những hình tượng thơ ca lấp lánh không nhầm lẫn với ai được. Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ có ba khổ thơ, thì hai khổ về cơ bản là bút pháp hiện thực, nhưng khổ thứ hai, ông đã mượn gió và trăng nói hộ tình yêu, trách móc của đôi trai gái: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó Có chở Trăng về kịp tối nay…. Còn trong Bẽn lẽn với những biểu tượng: Trăng, gió, Chị Hằng, bóng nguyệt,… để nói sự “ghen tuông” nhẹ nhàng, dễ thương của hai tình nhân: Trăng nằm sóng soải trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi Hoa lá ngây tình không muốn động Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi! Cũng nói về trăng, nhưng Yến Lan trong phong trào Thơ mới (một trong bốn nhà thơ thành danh được gọi là: Bàn thành tứ hữu: Quách Tấn, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan) có những vần thơ vừa siêu thực, vừa hiện thực, đầy ấn tượng. Bến Milăng nằm không, thuyền đợi khách Rượu hết rồi, ông lái chẳng buồn câu Trăng thì đầy, vàng rơi trên mặt sách Ông lái buồn để gió lén mơn râu Một đoạn tiếp: Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách Để thuyền hồn bơi khỏi bến Mi lăng Tiếng gọi đó, gọi đò như oán trách Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng. Người đọc không quan tâm nhiều đến địa danh Milăng, chỉ biết đó là một bức tranh hoàng hôn muôn, ở bến đò, tiếng gọi đò, chỉ có trăng sáng, ông lái đò khát rượu,… tạo nên một cảm giác buồn nao nao lây sang người yêu thơ. Có bao nhiêu nhà thơ, thì có bấy nhiêu môtíp viết về màu sắc thiên nhiên, hiện thực và siêu thực, lý tính và phi lý tính… đều là những cách làm tăng vẻ đẹp của thiên nhiên. Bài thơ tình ở Hàng Châu của Tế Hanh là một ví dụ. Ở đó có nắng vàng và mây trắng, có niềm vui và nỗi buồn: Mùa thu đi qua, còn giữ lại Một ít vàng, trong nắng, trong cây, Một ít buồn trong gió, trong mây Một ít vui trên môi người thiếu nữ. Bài thơ ra đời rất lâu trước lúc mắt nhà thơ bị khiếm thị. Ông ao ước : Một thứ kính nào/ Màu thời gian đặc biệt/ Tôi thấy lại mắt em/ Trong một ngày xuân đẹp Xúc động sâu sắc trước tâm trạng bi quan của Tế Hanh, Chế Lan Viên có bài Kém mắt tặng nhà thơ: Nơi mắt nhìn không tới/ Thì lòng ta đến thay. Đó vừa là thơ, vừa là văn hóa ứng xử!? Trong giai đoạn chiến tranh giữ nước, tư tưởng thơ ca thường mang âm hưởng cao cả, rộng lớn, bi hùng, bi tráng. Có một mảng đề tài thơ ca mượn cỏ cây, hoa lá, rặng tre, vườn trầu, hoa sim, hương chanh, hương bưởi,… để biểu tượng cho tình yêu mang bản sắc Việt, bản lĩnh của người lính: Màu tím hoa sim, Quê hương, Cuộc chia ly màu đỏ, Hương thầm, Hoa chanh, Núi đôi,…. Bạn đọc yêu thơ trong nhiều thế kỉ, thường tôn vinh và thuộc lòng những ý thơ, vần thơ của những bài thơ vừa nói đến. Xin nói đôi lời về Hoa Chanh của nhà thơ Nguyễn Bao. Hình tượng người lính trong thơ thật giản dị, tình cảm tuổi thơ gắn bó với người con gái cúng lứa đôi, láng giềng, có chung lối ngõ, có chung cầu ao, giàn trầu, gốc chanh, rặng ổi,… nhưng khi giặc đến nhà, người con trai ra trận: Dặm đường hành quân Những chiến dịch dài Nỗi nhớ quê nhà Dục chân bước gấp Tiếng em thầm thì Ngày đêm vẫn nhắc Khi Tổ quốc cần, Chúng ta biết hy sinh Giữ lấy cầu ao Giữ lấy gốc chanh Giữ lấy giàn trầu Giữ xanh mái tóc… Chuyện tình không mang chất bi tráng như trong Màu tím hoa sim, Núi đôi, Quê hương,… nhưng đầy chất lãng mạng, lạc quan, dù một chân anh đã mât, nhưng quê hương tất cả vẫn còn. Kết thúc “có hậu” của bài thơ là hợp với thực tiễn của chiến tranh hàng chục năm ở các làng quê, bởi ở đó vẫn còn: đám cưới mùa xuân, trầu hái vườn nhà, thắm môi hai họ, bài thơ kết thúc bằng biểu tượng của văn hóa ứng xử- một biểu tượng đẹp, tình làng nghĩa xóm, làm ta liên tưởng tới truyện Trầu cau trong kho tang văn nghệ dân gian. Địa chỉ cuối cùng của thơ là con người, tất cả ở trong con người , chứ không phải là một “nhân vật bí ẩn” như Dostoievski hay một “siêu nhân” như Nieche đã từng nói. Con người sáng tạo ra văn hóa theo nghĩa rộng nhất. M.Gorki coi con người sáng tạo ra những bông hoa bất tử của thơ ca… Con người sáng tạo ra tất cả, tất cả ở trong con người (Xem bài thơ viết bằng văn xuôi Con người, năm 1902). Các nhà văn hóa coi thơ ca, các vật phẩm văn hóa lớn hơn của cải và quyền lực. Viết về đề tài đất nước, con người, người mẹ Việt Nam, các nhà thơ hiện đại đều để lại những vần thơ mang cảm xúc dạt dào vừa đạt tầm triết lý: Nước non nghìn dặm, Người đi tìm hình của nước, mặt đường khát vọng, Nguyễn Văn Trỗi, Trường ca Sư đoàn, Đường tới thành phố, bài ca chim Ch’rao…. Tôi đứng lại để nói đôi điều về trường ca trữ tình: Có người nói thơ ca triết luận hơn lịch sử, còn lịch sử khách quan hơn thơ, mặc dầu cả hai đều có yếu tố này hoặc yếu tố kia của nhau. Khi nghiên cứu thơ văn của Nguyễn Trãi, Jacques Gaucheron viết: Đối với Nguyễn Trãi thơ và lịch sử là một… hay nói một cách khác, đã đến lúc lịch sử trở thành động lực của thơ, và thơ trở thành động lực lớn của đời sống. Văn chương, Đất nước (Trong trường ca Mặt đường khátvọng(1974)), Nguyễn Khoa Điềm đã có mấy chỗ dựa đáng tin cậy làm chất phù sa văn hóa cho thơ: Đó là tư liệu chính sử của dân tộc; thi liệu văn nghệ dân gian (folklore); triết lý nhân bản được khái quát hóa và cả thơ hóa sự việc lịch sử; tài năng và vốn sống của nhà thơ. Khởi uy cầm dáng hình đất nước được khái quát hóa: Đất nước là nơi chim về, nước là nơi rồng ở, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Từ đó, lịch sử đúc kết lại thành con Rồng cháu Tiên. Vì được viết dưới dạng thi pháp trữ tình, nên chúng ta đọc những câu thơ được cá thể hóa: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…. Em ơi em, đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời…. Triết lý nhân văn trong đoạn kết của bài thơ thật biện chứng: Đất đai cỗi cằn thì người nở hoa Hoa của đất người trồng cây dựng cửa Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Nhằm chứng minh luận đề: Phù sa trong văn hóa là tất yếu của cây thơ, người đọc có thể tìm thấy trong nhiều bài thơ nổi tiếng, sống mãi với thời gian. Bài viết này xin dừng lại ở bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ tài năng Lưu Quang Vũ . Đây là tứ thơ vừa lạ vừa quen: Nói quen, bởi vì ngày nào, người nào, nơi nào người ta cũng bắt gặp trong văn hóa giao tiếp của quá khứ và hiện tại, ở trong nước và ở ngoài nước, nhưng lại lạ, bởi tiếng Việt trong nhiều thế kỷ cho đến thế kỉ XIX vẫn có ý nghĩa, trước khi nền văn học quốc ngữ ra đời, tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Một trong những đặc điểm của Tiếng Việt là tính súc tích, gợi cảm, dễ hiểu, giàu tính nhạc, tính thơ được thể hiện qua ca dao, đồng dao, tục ngữ, cách ngôn,… Mặc dầu tiếng Hán, chữ Hán vẫn thống trị trên chính đàn và văn đàn, tiếng Việt vẫn tồn tại. Như một qui luật tự tại của tự nhiên, của tự cường dân tộc, nhân dân ta đã biến cái không thể trở thành cái có thể, tạo nên bản lĩnh giao tiếp với văn hóa nước ngoài. Thế là chữ Nôm ra đời. Từ thế kỉ XVI về sau, văn chương chữ Nôm phát triển. Ngoài những tác phẩm nổi tiếng như Lâm Tuyền Kỳ ngộ, Chinh phụ ngâm, , Cung oán ngâm khúc được lưu truyền trong công chúng, truyện nôm khuyết danh chứa đựng nhiều giá trị đạo đức, luân lý gia phong, phong tục dân tộc, đều là những áng văn hay phản ánh cuộc sống bằng vẻ đẹp của tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Tiếng Việt bắt nguồn từ những cứ liệu lịch sử, còn cảm hứng phản xạ của nhà thơ bắt nguồn từ thi pháp: thủ tượng-đàm huyền (lấy cái cụ thể để nói cái huyền diệu), nên mới có những câu thơ hay. Bài thơ bắt đầu bằng tiếng mẹ gọi, tiếng cha khuyên, tiếng gọi đò, tiếng lụa xé, tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê…. Đến những điều trừu tượng lặn vào nhịp đập của con tim: Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió, nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Ý thức tự cường dân tộc, bản lĩnh, bản sắc văn hóa Việt, dù ở đâu, trong hoàn cảnh lịch sử cam go nào, dù kẻ thù có trăm nghìn kế để vẽ lại bản đồ Tổ quốc, thì tiếng Việt, văn minh Việt vẫn trường tồn, dù chưa có chữ viết, đã vẹn tròn tiếng nói: Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng Vẫn tiếng làng, tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất, khi Loa Thành đã mất Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già…. Thiên nhiên, đất nước, con người là những vỉa quặng của núi thơ khai thác không bao giờ cạn, nếu như nhà thơ đứng trên nền tảng văn hóa. Con người là sinh vật biết sử dụng công cụ lao động chưa đủ, con người phải là con người sáng tạo ra mọi nền văn minh. Nhờ sự phát triển của ngôn ngữ, con người sáng tạo mọi thuật ngữ, tri thức để diễn đạt những phát minh được phổ cập trong mọi lĩnh vực khoa học trong đó có thơ ca. Chân lý đối với thơ không chỉ là chỗ dựa của trí tuệ và còn là nhớ tâm thơ, trực giác, tâm giác. Các nhà thần kinh học hiện đại phát hiện ra rằng, não bộ của con người chiếm 80% là thuộc về cảm xúc. Thơ ca có khả năng cải tạo con người, là hành động của con người (refaire l’homme), thơ là nghệ thuật tiên tri (L’art de predire). Thơ không có quốc gia, nhưng nhà thơ vẫn có quê hương, mang đậm bản sắc, hồn cốt của dân tộc mình. Thiên chức và mục đích chừng ấy của thơ ca cần được coi là phù sa văn hóa, làm nền, làm gốc cho vườn thơ.
Phù sa văn hoá là gốc của cây Thơ – Tác giả: Hồ Sĩ Vịnh
2,477
Ngày 15/7, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam nhân dịp 7 năm Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đưa ra Phán quyết cuối cùng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ: Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng – Ảnh: TTXVN. “Chủ trương nhất quán của Việt Nam là các tranh chấp ở Biển Đông giữa các Bên liên quan cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) , tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đóng góp cho hòa bình và hợp tác ở Biển Đông. Nhân dịp này, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS”./.
Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế
179
Hàng duối cổ ngàn năm tuổi. Nằm cách khu di tích đền thờ và lăng vua Ngô Quyền khoảng 300m tại thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm ( thị xã Sơn Tây , Hà Nội ) là hàng duối cổ 18 cây, có nhiều cây cao lớn, chu vi ở phần gốc phải 2 vòng tay người ôm. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, hàng duối này đã có hàng ngàn năm tuổi. Người dân ở làng kể lại hàng duối cổ này chính là chứng nhân lịch sử, hơn ngàn năm trước, đây là nơi Ngô Quyền và các nghĩa quân đã buộc voi và ngựa chiến sau các cuộc luyện quân để chuẩn bị đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Theo nhiều người dân làng Cam Lâm, hàng duối cổ đã có từ bao đời nay, luôn được mọi người tôn kính. Họ coi đây là chốn linh thiêng, nơi các bậc thần linh ngự trị, bao bọc, chở che và giúp đỡ dân làng. Việc tự ý chặt phá hoặc bẻ cành duối được coi là điều cấm kỵ mà bao thế hệ luôn răn dạy con cháu. Người làng Đường Lâm cho biết, từ hàng duối này đổ về phía khu vực trong đền thờ Ngô Quyền, được coi là đất của Vua, không ai được làm nhà ở, không được chôn cất người chết hoặc dựng mồ mả. Quy ước ấy được mọi người thực hiện từ khi vua Ngô Quyền mất (năm 944) cho đến tận bây giờ. Hàng duối là ranh giới đất của Vua, không được cất nhà và làm mộ bia. Hình ảnh hàng duối cổ làng Đường Lâm không chỉ là nơi linh thiêng, nơi ghi dấu ấn lịch sử của vua Ngô Quyền ngàn năm trước, mà trong tâm thức của bao thế hệ, nơi đây đã gắn bó với mỗi người dân trong làng từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên. Vì thế, từ bao đời nay, người Đường Lâm vẫn giữ tục lệ trước khi đi xa, hoặc khi qua đời, họ và gia đình đều đến bái biệt hàng duối cổ. Đó là cách thể hiện lòng tôn kính, sự tưởng nhớ tới công lao của vua Ngô Quyền trong lòng người dân ở Đường Lâm. Từ trục đường chính, có một đoạn đường chạy song song với hàng duối cổ rộng trên 3 mét. Đây là con đường rất độc đáo với nét rất riêng và hiếm thấy ở Việt Nam. Nền đường được lát hoàn toàn bằng đá ong đỏ sậm, một vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương. Độc đáo con đường lát đá ong chạy song song với hàng duối cổ. Trên con đường ấy và bên các gốc duối cổ này, dân làng vẫn thường tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao. Hàng duối cũng là nơi nghỉ ngơi cho người dân quê sau những giờ lao động vất vả ngoài đồng, là nơi hò hẹn của bao thế hệ trai, gái làng nên duyên vợ chồng và đây cũng là điểm đến ưa thích của các du khách mỗi khi về thăm làng cổ Đường Lâm. Cùng với đền thờ và lăng Tiền Ngô Vương, trải qua bao biến thiên của lịch sử, 18 gốc duối vẫn đứng đó thành hàng như người lính trước giờ ra trận, trang nghiêm, linh thiêng mà gần gũi. Cây như bức tường thành bảo vệ cho lăng mộ Ngô Vương và cho cả vùng đất Đường Lâm. Du khách đến đây chiêm ngưỡng, hãy cùng nhau giữ gìn, bồi đắp để di sản mãi trường tồn với thời gian, góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống lịch sử cha ông đối với các thế hệ mai sau. Hàng duối cổ nằm trong quần thể di tích lịch sử quốc gia, hàm chứa giá trị to lớn về văn hóa, tâm linh của đất nước và con người Việt Nam. Nhằm bảo tồn nguồn gien thực vật quý hiếm ở Việt Nam, ngày 22-4-2011, hàng duối cổ gồm 18 cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Cây duối còn được gọi là duối nhám, duối dai Duối là loại cây mộc, cỡ trung bình, cao khoảng 4 – 8 mét, tán rậm, cành đâm chéo nhau. Lá duối dày, cứng, xanh đậm, hình trứng nhọn, dài khoảng 3-7 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm, mép có răng khía. Mặt lá có nhiều lông rất ráp. Duối là loại cây đơn tính khác gốc, nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Trái duối hình trứng, sắc vàng, chỉ lớn khoảng 8 – 10 mm. Vị trái ngọt khi chín và có thể ăn được. Ngoài ra, cây duối còn được gọi là duối nhám, duối dai. Loài này thường sinh sống ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippines, Trung Quốc và Ấn Độ.
Độc đáo hàng duối cổ ngàn năm tuổi ở Đường Lâm
823
Nhà thơ Tagore - người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học. Kể từ khi Nobel xướng tên ông đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, 110 năm và có lẽ hơn thế nữa, mãi mãi, thơ của ông vẫn sẽ nằm trong trái tim những người yêu thơ, yêu những cái đẹp bình dị đến từ đời sống nhiệm màu. Người đàn ông vĩ đại ấy chính là Rabindranath Tagore (1861-1941). Năm 1913, lần đầu tiên Giải Nobel Văn chương thuộc về một nhà thơ châu Á. Những vần thơ kỳ tích của ông không chỉ chinh phục hội đồng chấm giải Nobel mà còn chinh phục độc giả trên toàn thế giới. Kể từ khi Nobel xướng tên ông đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, 110 năm và có lẽ hơn thế nữa, mãi mãi, thơ của ông vẫn sẽ nằm trong trái tim những người yêu thơ, yêu những cái đẹp bình dị đến từ đời sống nhiệm màu. Người đàn ông vĩ đại ấy chính là Rabindranath Tagore (1861-1941). Tagore hay Rabindranath Tagore có tên khai sinh là Rabindranath Thakur. Ông là nhà thơ người Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc học chủ nghĩa người Ấn Độ. Ông nổi tiếng thế giới là nhà thơ vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Tagore viết nhiều thể loại, từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, âm nhạc… Năm 1913, ông nhận giải Nobel văn chương cho tập thơ “Gitanjali” (theo tiếng Bengal là Lời dâng) mang những vần thơ tuyệt diệu, là chiếc cầu nối văn hóa Đông-Tây. Đây là tập thơ gồm nhiều bài về đời thường, tôn giáo, triết học, nhưng dễ hiểu, dễ gần, dễ cảm, dễ rung động. Tập thơ khi đó được đánh giá là “một biểu tượng vĩ đại phối hợp trong mình hai nguồn tinh túy Á – Âu”, là “kỳ công thứ hai của tạo hóa sau Kalidasa”. Kalidasa được coi là nhà thơ lớn của Ấn Độ thế kỷ thứ V. Như vậy, đương thời, mọi vinh danh cao nhất, Tagore đều nhận được. Rabindranath Tagore sinh ra và lớn lên trong gia đình trí thức, tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ. Tagore làm thơ và dịch thuật từ rất sớm, khi mới 8 tuổi với bút danh Bhânusiha “Sư tử Mặt trời”. Những vần thơ của ông toát lên một vẻ đẹp của thiên tài, sau này cống hiến không chỉ cho Ấn Độ mà cho cả nhân loại. Mặc dù xuất thân từ gia đình có nề nếp, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa đa sắc màu của Ấn Độ, nhưng trong nghệ thuật, Tagore tự vượt qua lối cổ điển, bắt đầu nhìn nhận một cảm thức mới trong thi ca. Cách nhìn của ông về con người, về Thượng đế khác hẳn cách nhìn của nhiều thế hệ trước, nhiều thi sĩ trước. Được xem là thần đồng thơ ca, lúc 13 tuổi, Tagore cho thấy sự thông minh và tài năng khi có thể sáng tác thơ, nhạc, họa, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn (Pahli) và dịch kịch bản của đại thi hào người Anh William Shakespeare (1564-1616). Năm 17 tuổi, Tagore du học bên Anh rồi trở về Ấn Độ vào năm 1880 và bắt đầu sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, kịch bản. Khi nói về cuộc đời của Tagore, ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam nói rằng: “Tagore là một công dân toàn cầu. Ông không tin vào chủ nghĩa quốc gia hạn hẹp… Ông không muốn thế giới này bị chia rẽ thành những mảnh ghép vụn vặt bởi bức tường nội địa. Người ta nhớ đến Tagore không chỉ bởi những bài ca dâng hiến hay vì những di sản vĩ đại trong nghệ thuật, âm nhạc, kịch, hội họa. Trên hết ông được nhớ tới bởi những tư tưởng và sáng kiến mà ngày nay vẫn tiếp tục có ảnh hưởng vĩnh cửu trong thế giới”. Tagore được ví như là gạch nối giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Ở Tagore, không gì có thể làm con người khuất phục. Trong thơ, vừa mơ ảo, vừa hiện thực, Tagore đã đưa tâm hồn con người đi từ cách nhìn đời vào cách nhìn linh thiêng, để từ đó, biết yêu thương con người, biết bảo vệ cái đẹp, cái thiện lương. Rabindranath Tagore không những được biết đến là con người của nghệ thuật, ông còn được biết đến là một nhà giáo dục, một nhà thuyết pháp. Sinh thời, ông đã đến nói chuyện ở tới hơn 30 quốc gia trên năm lục địa. Năm 1924, đến Sài Gòn ông luôn đề cao con người, con người như là trung tâm của sự sống, của vũ trụ. Nhận thức của ông về khoa học, hay tâm linh, thì luôn đưa con người vào giữa, như là sự cân đối, hài hòa. Ông đã nói những lời này sau trong chuyến thăm Albert Einstein: “Chẳng thể có nhận thức nào khác. Thế giới này là thế giới của con người – cái nhìn mang tính khoa học về nó cũng là cái nhìn của con người khoa học. Có những tiêu chuẩn về lý tính và xúc cảm để nó trở thành chân lý, là tiêu chuẩn của Con người Vĩnh hằng, trải nghiệm của Con người Vĩnh hằng chính là thông qua trải nghiệm của chúng ta”. Tất cả nhìn nhận, đánh giá về thế giới thực, thế giới tâm linh, đều thông qua cái nhìn của con người, đó là thông qua trải nghiệm của chúng ta. Trong di sản thơ của mình, Rabindranath Tagore để lại cho đời hơn 1.000 bài với 50 tập thơ. Thơ Tagore luôn mang lại vẻ đẹp lấp lánh, vừa giản dị, vừa kiêu sa. Thơ ông không phân biệt độc giả, hầu như ở lứa tuổi nào đều cảm được. Và qua những bài thơ ấy, người đọc được chìm vào một không gian khác, thật an lành và vui tươi. Sinh thời, Tagore được lãnh tụ phong trào giải phóng Ấn Độ Mahatma Gandhi đã gọi là “người thầy học vĩ đại”, để thấy rằng, sự vĩ đại của Tagore đối với nhân dân Ấn Độ lớn lao thế nào. Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân ái, yêu cuộc sống, thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình và chống chiến tranh. Không những thế, Tagore còn được biết đến là nhà tư tưởng, nhà triết học, họa sĩ, nhạc sĩ… xuất sắc. Ông để lại cho hậu thế một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị về nhiều mặt. Bao gồm: 52 tập thơ với khoảng một nghìn bài thơ, 42 vở kịch, 14 tiểu thuyết loại truyện dài, 12 tác phẩm văn xuôi, hàng trăm truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá, là kho tàng văn hóa Bengal ở cả hai khu vực bờ Tây là Ấn Độ và Đông là Bangladesh. Trong đó, ca khúc “Chúa là linh hồn tất cả chúng sinh” ông sáng tác năm 1911 đã trở thành Quốc ca Ấn Độ từ năm 1950. Trong các nhà thơ đoạt giải Nobel Văn học, Rabindranath Tagore là một trong những tác giả có tác phẩm được dịch sang tiếng Việt nhiều nhất và sớm nhất. Năm 1910, Tagore cho xuất bản bằng tiếng Bengali tập “Lời dâng”, rồi đích thân dịch tập thơ sang tiếng Anh và cho xuất bản ở London năm 1912. Tập thơ nhanh chóng gây tiếng vang lớn ở châu Âu, để rồi một năm sau đó, tác giả của nó được trao giải Nobel. Tập thơ này gồm 103 bài thơ nhỏ không đề. Ví dụ, một bài thơ trong tập thơ đoạt giải qua bản dịch Đỗ Khánh Hoan: “ Bạn đọc, bạn là ai, người trăm năm về sau, đang đọc thơ tôi ?/ Tôi chẳng thể gửi đến bạn bông hoa duy nhất trong sắc Xuân đầy/ ánh vàng độc nhất từ lớp mây đàng kia/ Xin mở toang cửa, nhìn bốn phương trời/ Và thu nhặt ngay trong vườn nhà mình hoa nở rộ/ những kỷ niệm ngát hương của bông hoa trăm năm về trước đã tàn phai/ Tim dạt dào nguồn vui, có thể bạn sẽ cảm thấy hân hoan/ niềm hân hoan sinh thú ca vang một sớm mùa Xuân/ gửi qua trăm năm tiếng nói yêu đời… ”. Tagore đã dành toàn bộ số tiền thưởng giải Nobel của mình để xây trường học tại quê hương – miền Tây Bengal (Ấn Độ). Sau giải Nobel văn chương đầu tiên thuộc về Tagore, châu Á tiếp tục được vinh danh Nobel văn chương bởi những cái tên như: Shmuel Yosef Agnon (Israel); Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo (Nhật Bản); Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ) và Mạc Ngôn (Trung Quốc). Mây và sóng Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao. Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc” Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được? Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”. Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi” Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng, Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu” Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?” Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi” Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?” Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển, Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu! Bài số 28 Đôi mắt băn khoăn của em buồn, Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không giấu em một điều gì, Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh Và xâu thành một chuỗi Quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em. Nhưng em ơi! Đời anh là một trái tim, Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó. Em là nữ hoàng của vương quốc đó, Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. Nếu trái tim anh chỉ là những phút giây lạc thú, Nó sẽ nở ra thành nụ cười nhẹ nhõm Và em thấu suốt rất nhanh Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau, Nó sẽ tan ra thành lệ trong| Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn. Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên, Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu. Trái tim anh ở gần em như chính đời em vậy, Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu. Thơ Tagore
Người Châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học: Thầy học vĩ đại
1,958
Ông được biết đến là vị vua đầu tiên của nhà Lê Trung hưng. Vì một số biến cố, dân gian đã gọi ông với tên ‘Chúa Chổm’. 1. Ông là ai? Lê Trang Tông (1515 – 1548) tên thật là Lê Duy Ninh, con trai của vua Lê Chiêu Tông. Lúc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ông cùng mẹ phải chạy sang lánh nạn tại Ai Lao. Đến năm 1533, các cận thần đón ông về làm vua để chống lại nhà Mạc, lập lại vương triều họ Lê. Vì thuở nhỏ ông có tên là Chổm nên khi lên ngôi, dân gian thường gọi ông là “Chúa Chổm”. 2. Thuở nhỏ, Chúa Chổm nổi tiếng trong vùng vì điều gì? Tương truyền, vua Lê Trang Tông lớn lên trong cảnh nghèo khó, phải làm lụng hàng ngày để cùng mẹ trang trải cuộc sống. Vì không có tiền, ông thường xuyên ăn chịu ở những gánh hàng ngoài phố. Tuy nhiên, những hàng nào được ông ghé thăm đều trở nên đông khách kỳ lạ. Cứ như vậy thành thói quen, nhiều người muốn được ông đến ăn chịu để lấy may. Vua Lê Trang Tông cũng hứa sau này phát đạt sẽ trả lại đầy đủ số tiền. Lâu dần, nhân dân trong vùng lưu truyền câu nói “Nợ như Chúa Chổm”. 3. Con ngõ nào tại Hà Nội ngày nay có tên gọi xuất phát từ giai thoại “Chúa Chổm”? Lưu lạc một thời gian, Lê Duy Ninh cùng mẹ được trung thần Nguyễn Kim đón về để dựng cờ chống nhà Mạc, lập lại nhà Lê. Trên đường trở lại kinh thành, các chủ hàng từng bị ‘Chúa Chổm’ ăn chịu đã kéo nhau đến chỉ trỏ nhà vua với ý muốn đòi lại tiền. Những người không có liên quan gì thấy vậy cũng bắt chước làm theo. Tuy nhiên, vì nợ nhiều quá, ông không biết cách nào để trả cho họ ngay được. Ông đành sai quân lính đặt một bảng ghi chữ “Cấm Chỉ” ở gần cửa Nam kinh thành nhằm ngăn dân chúng thấy vua không được lao vào chỉ trỏ đòi nợ nữa. Cũng từ đó, đoạn đường ngắn nơi từng đặt biển đã trở thành ngõ “Cấm Chỉ”. 4. Sau này, ‘Chúa Chổm’ đã trả nợ bằng cách nào? Vì không nhớ từng nợ ai bao nhiều tiền và có những kẻ không mắc nợ cũng tới đòi tiền, vua Lê Trang Tông quyết định miễn thuế 1 năm cho nhân dân trong vùng, coi đây là cách để trả nợ xưa. 5. Khi lên ngôi, ‘Chúa Chổm’ đã tự mình dẫn quân giao tranh với thế lực nào? Năm 1542, vua Lê Trang Tông tự mình cầm quân đánh nhà Mạc. Quân nhà Lê chiếm lại được vùng đất quan trọng bao gồm Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1543, tướng Mạc là Dương Chấp Nhất đầu hàng. Vua Lê Trang Tông trị vì đến năm 1548 thì qua đời, truyền ngôi lại cho Thái tử Lê Huyên, tức Lê Trung Tông.
‘Chúa Chổm’ là tên gọi của vị vua nào trong lịch sử Việt Nam?
502
“Trô” một lối “chơi ngu” xưa cũng như nay (ảnh tư liệu). Khi bàn về tính cách của người Sài Gòn, trên tạp chí Văn (ra ngày 8/6/1973), nhà văn Vũ Hạnh có kể câu chuyện xảy ra trên đường Nguyễn Trãi là lúc hai tên du côn du kề phóng xe ẩu. Sau khi hất tung bé gái ngã té sóng soài giữa đường, chúng không dừng lại mà vẫn còn cố tình bỏ chạy. “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha”, không ai bảo ai, ngay lập tức mấy chị gánh nước mướn đã nhanh chóng đuổi rượt theo rồi vây bắt chúng. “Trong đám đông những người chứng kiến vụ này, có một cụ già quay lại bảo với chúng tôi: “Mấy con mẻ này chơi được quá”. Chơi được quá, đó là lời khen hết sức thành thật. Nhưng bỏ công việc làm, vây đánh những tay cao bồi, du đãng là “chơi” đó sao? Con mẻ là con mẹ là nói trại ra. Kể ra cũng lạ. Nhiều người cũng thắc mắc như vậy, hành động nghĩa hiệp ấy, phải nhọc công nhọc sức, có khi nguy hiểm tính mạng nữa, sao lại gọi là “chơi”? Từ “chơi được” này, ta cũng hiểu như chơi điệu/ chơi điệu nghệ là làm một việc đúng đạo nghĩa, theo làm lẽ phải, lời khen nằm ở từ “được/ chơi được”. Nếu không dùng từ “chơi được”, ta có thể nói: “Mấy con mẻ này chịu chơi quá”. Chơi được/ chịu chơi trong ngữ cảnh này, là chỉ ai đó dám làm dám chịu, dám ăn thua đủ, lì đòn, sẵn sàng trước thử thách. Chơi, có nhiều cách chơi. Nhưng chẳng ai có thể chấp nhận ai đó “chơi ngang”: “ Có chồng càng dễ chơi ngang/ Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai? ”. Nếu chẳng may, rơi vào trường hợp éo le này, người đàn ông tội nghiệp đó được gọi “mọc sừng”, dù chẳng hề có cái sừng nào mọc trên đầu cả. Thế mới là… tiếng Việt. Lại nữa, còn có chơi trèo, chẳng phải trèo leo gì sất, chỉ là cách nói ai đó hỗn hào, vô lễ với người trên mình về địa vị lẫn tuổi tác. Nhưng rồi, ở đời thiệt oái ăm, có những kẻ hậu sinh cỡ như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm dù văn dốt võ dát nhưng vẫn dám mắng ông Quán chơi trèo: “ Gối rơm theo phận gối rơm/ Có đâu dưới thấp mà chờm lên cao ” – dù ông đáng bậc cha chú, chữ nghĩa hơn mình. Nói cách khác, trong trường hợp này, chính là lúc Hâm – Kiệm đã chơi trội, muốn thể hiện mình hơn người khác. Chơi như thế trong chừng mực nào đó còn gọi chơi ngốc, chơi dại vì nhận lại bao lời phê phán, chê cười của người khác. Trên đời này có một thứ chơi chỉ có thể liệt kê vào hạng… “chơi ngu” – từ này hình như mới xuất hiện gần đây thì phải, là muốn nhấn mạnh nếu ai đó chơi cỡ đó ngu “hết cỡ thợ mộc”, “hết thuốc chữa”, “thầy chạy”, không còn gì phải bàn tới nữa. Chơi gì thế? Chỉ có thể là trô. Trô, nghĩa là gì? Trong tiếng Việt, mỗi một từ “trô” đứng riêng lẻ không có nghĩa. Nếu có, nó phải cặp kè với một từ khác: trô trố hoặc từ đồng nghĩa là trố. Dù bản thân từ trô không có nghĩa nhưng ngộ thay, hiện nay người ta vẫn sử dụng đó thôi. Lại ngạc nhiên hơn, trước đó nữa, từ trô cũng đã xuất hiện trong tác phẩm văn học Việt Nam. Trong hai tập phóng sự nổi tiếng góp phần làm nên thương hiệu “tùy bút Nguyễn Tuân” là “Ngọn đèn dầu lạc”, “Tàn đèn dầu lạc”, thỉnh thoảng tác giả “Vang bóng một thời” vẫn sử dụng từ trô. Ngoài ra còn có thể nêu thêm vài dẫn chứng khác, thí dụ trong “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng, nhân vật “Vạn Tóc Mai reo lên: – Còn phải kể! Cha mẹ ơi! Giời cao đất dày ơi! Trô năm sáu năm nay rồi mà sự nghiệp chỉ phát minh được có thế đấy. Bố bảo lại không hao cơm tốn áo à?”; rồi lúc nhân vật Long nói với bà chủ nhà hát cô đầu: “Bảo họ lên trô đã rồi lại xuống nhẩy cho dẻo!”. Rồi trong phóng sự “Lục xì”, Vũ Trọng Phụng cũng viết: “Nếu thế thì ít ra cũng phải “trô” vậy, chứ không thì chán bỏ bố!”. Vậy, trô trong các ngữ cảnh này là gì? Trước hết cần khẳng định, đây không phải là từ vay mượn mà chính là tiếng lóng của dân hút xách nghiện ngập. Trô là tiêm/ hút/ hút thuốc phiện. Những kẻ lụy ả phù dung/ nàng tiên nâu/ cơm đen thì trong tiếng lóng gọi là “dân làng bẹp”, tỷ như trong truyện ngắn “Mưu làng bẹp” (in năm 1938) nhà văn Nguyễn Công Hoan viết: “Mỗi khi ông dân làng bẹp nào mà nghiền nghĩ ra mưu kế để làm một việc gì thì có họa là thánh cũng phải mắc”. Bẹp ở đây là nói tắt của “bẹp tai” ám chỉ kẻ thường xuyên nằm nghiêng một bên kéo ống tẫu khiến tai bẹp dí. Suy ra, câu văn trong phóng sự “Cạm bẫy người” của Vũ Trọng Phụng vừa trích dẫn: “Hai người lôi nhau ra một chỗ, nói với nhau những gì gì khiến cho anh em làng b. phải trô trố nhìn không chớp mắt”. Vậy, “làng b.” rõ ràng là “làng bẹp”? Không, chính xác là “làng bịp”, vì đây là thiên phóng sự trứ danh nói về cờ bạc bịp/ thần đổ bác/ trò đỏ đen/ chơi sát phạt… Như ta đã biết, tiếng lóng là các từ có tính quy ước chung do một số người “cùng hội cùng thuyền” sử dụng, trao đổi với nhau mà người khác giới nếu có nghe cũng không hiểu rõ. Và, bản thân tiếng lóng thay đổi theo thời gian, có thể mất đi hoặc cũng ám chỉ sự vật/ sự việc đó nhưng mỗi thời sử dụng từ mỗi phách. Do đó, khó có thể truy ra nguồn gốc ra đời của nó là do đâu, từ đâu? Riêng với từ “trô” lại khác. Trong tác phẩm “Ngọn đèn dầu lạc”, nhà văn Nguyễn Tuân cho biết từ này được sử dụng từ năm 1925 với vai trò của chú Trô – tên thật Phùng Văn Trô “tị tổ của nghề bán đầu tiêm ở Hà Nội”. Lúc chú Trô chết ngày 2/5/1939, Nguyễn Tuân có đi đưa đám ma, “là tôi đã ngồi xổm lên luân lý của mọi người” vì tự tố cáo mình cũng là “dân làng bẹp”. Nhưng rồi, ông cũng đi đưa ma vì “tính tò mò của nghề nghiệp”/ nghề viết báo; hơn cả thế, Nguyễn Tuân bào chữa, còn vì: “Tên người chết kia đã biến thành một động từ rồi. Đã bao nhiều lần chúng ta nói với nhau: “Đi trô đi – trô nhiều quá – trô chưa đủ…”. Chính chú Khách già vừa nằm xuống kia đã đem sung công tên tuổi vào ngôn ngữ xứ này” (NXB Mai Lĩnh -1941, tr. 10). Có lẽ đây là một trường hợp hiếm hoi mà chúng ta có thể lý giải chính xác về sự ra đời của một tiếng lóng, cụ thể là trô. Câu chuyện tạm thời dừng ở đây, tuy nhiên, tôi còn muốn nói vói thêm câu nữa. Rằng, lâu nay hễ dân trô, nghiện ngập thiên hạ còn chê cười, bỉ bai gọi chung là “dân hút xách” nhưng tại sao lại gọi như thế? Hút, rõ ràng không cần nói thêm, chỉ lăn tăn một chút ở từ xách. Vậy xách ở đây là xách cái gì? Trong tập sách “Sài Gòn tạp pín lù” (NXB Hội Nhà văn-1990), học giả Vương Hồng Sển giải thích: “Có ông già thần tỉnh Sốc, xứ tôi linh ứng lắm, không ai dám nói xúc phạm hay có cử chỉ bất nhã nào với ngài, một hôm đạp đồng lên dặn người từ coi miễu, dân không nên cho bọn bợm hút vào miễu bất cứ sang hèn cũng vậy, các đạo lấy làm lạ, hỏi duyên cớ, ngài lên đồng đáp: “Làng này người nào cũng tốt, duy bơm hút phải coi chừng, lư hương tao nó cũng xách. Hút xách đi đôi chung với nhau là vì điển này” (tr.141). Với giải thích này, bạn thấy sao? Tôi đồ rằng, xách/ hút xách ban đầu là nhằm chỉ một cách hút mà người ta phải xách theo dăm ba thứ lỉnh kỉnh như bàn đèn, ống hút… khác với khi hút thuốc lá, thuốc lào. Về sau, con nghiện vì túng thiếu, không còn tiền của phục vụ cho thú chơi này bèn dở dói tính xấu trộm cắp, “chà đồ nhôm” – không chỉ “chôm đồ nhà” mà còn của thiên hạ nữa nên xách là hiểu theo nghĩa này. Về thú chơi nói chung, lâu nay, tôi vẫn thích lối chơi của thi sĩ Tản Đà. Ông có câu thơ thiệt oách: Chắc có một phen đời khóc tớ Đời chưa khóc tớ, tớ còn chơi Một trong cái thú chơi của “thi sĩ trích tiên” vẫn là: Chơi cho biết mặt sơn hà Cho sơn hà biết ai là mặt chơi Hai câu thơ này, quả tuyệt bút, chơi ở đây là đi chơi nơi này nơi kia, ngao du sơn thủy, du lịch đó đây. Mà, qua đó, Tản Đà đã sáng tạo ra từ “mặt chơi”, trước đó, từ điển chưa ghi nhận, nếu có, như “Việt Nam tự điển” (1931) cho biết: “Mặt ăn chơi”. Xét ra mặt chơi và mặt ăn chơi hoàn toàn khác nhau. “Mặt chơi” thì chơi từ động từ đã hoán đổi thành tính từ – hàm nghĩa con người đó lịch lãm, lão luyện, từng trải trong các cuộc đi chơi xa gần, đâu đâu cũng giẫm chân đến, chứ nào phải “ếch ngồi đáy giếng”. Còn “mặt ăn chơi” là thoạt nhìn cái mặt ấy, dù chưa chứng kiến nhưng đã đoán biết đó là người quen thói chơi bời nọ kia, trăng hoa tuyết nguyệt, nói quả quyết như lúc Thúy Kiều mắng Sở Khanh: “Rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai”. “Đời chưa khóc tớ, tớ còn chơi”, chơi trong trường hợp này hoặc giải trí hoặc nghỉ ngơi, thư giãn một cách thong dong, nhẹ nhàng cho tươi tắn cái sự đời, không phiền muộn, nhẹ lòng vui vẽ; chứ không phải ham hố, cay cú ăn thua đủ nhằm chơi sát ván, chơi mạnh tay/ chơi nặng tay/ chơi tới bến/ chơi xả láng/ chơi mút chỉ, chơi khăm, chơi ác, chơi gác/ chơi kèo trên/ chơi cửa trên, chơi qua đường, chơi xỏ, chơi cha… Nhà nho Trần Lê Kỷ quan niệm về chơi như thế này: Trời đã sinh ra kiếp làm người Chẳng chơi nữa người cười là chú vích Được ngày nào ta chơi cho thích Chơi phong lưu, thanh lịch mới là chơi Xin dừng lại giải thích từ “vích/ chú vích”: Tục ngữ có câu “Khôn như mại, dại như vích”. Mại là loài cá nhỏ, sống ở nước ngọt; vích thuộc nhóm rùa biển, ở dưới nước đố ai bắt được vì rất lanh lợi nhưng lúc lên bãi cát lại lơ ngơ láo ngáo, chỉ cần lừa thế, tìm cách lật ngửa nó lên là tóm dễ dàng. Vích được dùng để chỉ người khờ dại. Sau này, người ta không dùng từ vích nữa, thay thế bằng từ lóng là quých, chẳng hạn trong “Cạm bẫy người”, Vũ Trọng Phụng viết: “Trước khi lên được địa vị này, tôi cũng đã lắm phen phải đóng những vai trò mòng với quých cho một lũ bạc bịp tiền bối họ móc xé ruột gan đấy, ông ạ”. Mòng là mồi/ làm mồi, nói như tác giả “Số đỏ”, là thân phận của kẻ: “đóng cái vai con chim mòng đậu vừa đúng tầm súng cho kẻ đi săn”. “Chơi phong lưu, thanh lịch mới là chơi”, cụ thể như thế nào còn tùy tâm thế mỗi người. Ngẫm lại, trong cách thứ chơi, ông bà ta thật chí lý khi đúc kết có hai thứ chơi khiến cho người ta dễ dàng tán gia bại sản, thiên hạ đánh giá tư cách không ra gì vẫn là “Nhứt chơi tiên, nhì giỡn tiền”. “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895) giải thích: “Chơi tiên thì là theo sắc dục, giỡn tiền thì là cờ bạc, ấy là hai cuộc hay làm cho con người ta mê đắm cũng phải khốn”.
Chơi phong lưu, thanh lịch mới là chơi – Tác giả: Lê Minh Quốc
2,121
Nhiều vùng biển trên thế giới đã đổi màu từ xanh lam sang xanh lục. (Nguồn: AlJazeera). Hơn nửa số đại dương trên toàn cầu đã có những thay đổi về màu sắc trong hơn 2 thập kỷ qua, nguyên nhân do những thay đổi trong hệ sinh thái, cụ thể là sự xáo trộn trong cộng đồng vi sinh vật… Trong 20 năm qua, nhiều khu vực rộng lớn của các đại dương trên toàn thế giới đã bị đổi màu – từ màu xanh lá như thường thấy chuyển sang màu xanh lục. Các nhà khoa học chỉ ra rằng đây là kết quả từ sự tác động của hoạt động biến đổi khí hậu đối với sự sống trong môi trường đại dương. Theo kết quả nghiên cứu mới được đăng tải trong tháng 7 này, các nhà khoa học tới từ Trung tâm Quốc gia về Hải dương học của Anh cho biết đã phát hiện ra những thay đổi về màu sắc của hơn nửa số đại dương trên toàn cầu. Nghiên cứu, đã được đăng tải trên tạp chí Nature, nhận định nguyên nhân do có những thay đổi trong hệ sinh thái, cụ thể hơn là những xáo trộn trong các cộng đồng vi sinh vật nhỏ bé. Chúng là mảnh ghép quan trọng trong chuỗi thức ăn ở đại dương. Không chỉ vậy, chúng còn đóng vai trò tất yếu trong việc ổn định bầu khí quyển của chúng ta. “Lý do chúng tôi quan tâm đến sự thay đổi màu sắc của đại dương là vì chúng thể hiện chất lượng hệ sinh thái. Vì vậy, khi màu sắc đại dương thay đổi, hệ sinh thái cũng thay đổi theo,” tác giả chính BB Cael của Trung tâm quốc gia về Hải dương học chia sẻ với hãng tin AFP. Màu sắc của đại dương khi nhìn từ không gian có thể vẽ nên một bức tranh cho thấy về những gì đang diễn ra ở các tầng nước trên cùng. Màu xanh đậm có nghĩa không có nhiều hoạt động của sự sống. Trong khi đó, màu xanh lục cho thấy khả năng dưới nước sẽ có nhiều hoạt động của các sinh vật hơn, đặc biệt là từ thực vật phù du quang hợp như tảo lam. Những vi sinh vật này tạo ra một lượng oxy đáng kể để chúng ta hít thở. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong vòng tuần hoàn carbon và là một phần cơ bản của mạng lưới thức ăn trên đại dương. Các nhà nghiên cứu đang rất muốn phát triển các cách thức theo dõi những sự thay đổi trong hệ sinh thái để quan sát tình trạng biến đổi khí hậu, từ đó nhận biết các khu vực cần được bảo tồn đặc biệt. Nhưng những nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng sẽ mất đến ba thập kỷ theo dõi mức độ xuất hiện của chất diệp lục trong đại dương, bằng máy đo phổ huỳnh quang, mới có thể phát hiện xu hướng thay đổi thường niên. Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã mở rộng phổ màu và xem xét bảy sắc độ màu trên đại dương, qua các hình ảnh được vệ tinh MODIS-Aqua thu lại từ năm 2002 đến 2022. Những màu sắc này rất khó để con người nhận biết sự thay đổi bằng mắt thường. Phần lớn chúng ta đều sẽ chỉ thấy duy nhất một màu xanh lam. Các tác giả đã dùng máy móc phân tích dữ liệu hình ảnh thu được để phát hiện xu hướng, dựa trên mức độ thay đổi màu sắc theo các năm. Sau đó họ đem kết quả ra so sánh với các mô hình tính toán, được tạo ra để giả lập các kịch bản có thể xảy ra do biến đổi khí hậu. Họ phát hiện rằng các quan sát trong thế giới thực có một mối liên kết chặt chẽ với những thay đổi được dự đoán. Mặc dù các nhà nghiên cứu cho biết rằng sẽ mất nhiều công sức hơn để tìm ra ý nghĩa chính xác của những thay đổi trong màu sắc trên đại dương, họ vẫn đưa ra kết luận rằng biến đổi khí hậu rất có thể là nguyên nhân chủ chốt. Đồng tác giả Stephanie Dutkiewicz tới từ Khoa Khoa học Trái đất, Khí quyển và Hành tinh thuộc Trung tâm Global Change Science của Học viện Công nghệ Massachussett (MIT), cho biết: “Tôi đã chạy các mô phỏng và từ chúng, tôi biết rằng những thay đổi về màu sắc của đại dương sẽ xảy ra. Khi chứng kiến điều đó xảy ra ngoài đời thực, cảm giác không ngạc nhiên, nhưng lại rất đáng sợ. Những thay đổi này có liên quan tới các tác động mà con người gây ra đối với khí hậu của chúng ta”./.
Biến đổi khí hậu toàn cầu làm màu đại dương chuyển từ xanh lá sang lục
812
Diêm dân xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch muối. Bao đời nay, dù vất vả, thậm chí không ít lần trắng tay mà diêm dân Bạc Liêu vẫn ‘chung tình’ với muối. Người dân xứ này thương hạt muối bằng một tình yêu mãnh liệt, như soạn giả Ngô Hồng Khanh thể hiện qua những lời ca trong bài vọng cổ Biển cạn: ‘Muối Long Điền mặn nghĩa thủy chung’; ‘cá kèo kho muối Bạc Liêu, lấy chồng quê biển thêm yêu Gành Hào’… Nghề làm muối ở Bạc Liêu hình thành và phát triển sớm, từ những năm đầu thế kỷ 20. Bạc Liêu được xem là “thủ phủ muối” của Việt Nam và là tỉnh có sản lượng muối lớn nhất nước. Năm 2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhờ có điều kiện sinh thái đặc thù và đường bờ biển kéo dài hàng chục ki-lô-mét cho nên Bạc Liêu rất thuận lợi, hình thành những ruộng muối trải dài từ đoạn giáp biển Vĩnh Châu ( thị xã Vĩnh Châu , tỉnh Sóc Trăng ) đến cửa biển Gành Hào. Nhiều xóm làng ở xã Điền Hải, Long Điền Tây cũng được gọi là “xóm Muối” hay “ấp Diêm Điền” vì tập trung hàng trăm hộ dân sống bằng nghề làm muối. Bạc Liêu là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn nhất nước với gần 1.500 ha, sản lượng hằng năm đạt hơn 15.000 tấn. Muối Bạc Liêu xưa gọi là muối Ba Thắc, một thương hiệu dân gian nổi tiếng gắn liền với sinh kế của nhiều diêm dân và trở thành nghề truyền thống của người dân xứ biển. Dẫu có nhiều đổi thay, nhưng những làng nghề muối Bạc Liêu hiện nay vẫn còn giữ được nét đẹp nguyên sơ, phương pháp sản xuất độc đáo. Nghề này đòi hỏi diêm dân sự cần cù, chịu khó cùng những tri thức, kinh nghiệm sản xuất gắn với thiên nhiên. Mùa làm muối thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Bước đầu, trên ruộng muối, người dân sẽ xử lý nền đất cho thật chặt, hạn chế tối đa nước biển thấm vào. Sau đó tiếp tục đưa nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Khi nền ruộng muối đã đạt yêu cầu mới đưa nước biển vào bên trong. Ruộng muối khi có nước biển vào gọi là “ruộng phơi”, dưới ánh nắng mặt trời lượng nước biển bốc hơi bớt, độ mặn tăng cao hơn so với ban đầu, người dân mới tháo phần nước này xuống phần ruộng bên dưới để tạo muối, ruộng này gọi là “ruộng ăn”, được lèn chặt và nhẵn bóng từ trước. Sản xuất muối tại Bạc Liêu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp phơi nước, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết cho nên số ngày nắng và mưa trong năm nhiều hay ít là điều kiện quyết định đến sản lượng, chất lượng muối. Ghé thăm những cánh đồng muối xã Điền Hải, huyện Đông Hải, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng những diêm dân lâu năm gắn bó với nghề. Gương mặt đen sạm rắn rỏi, ở tuổi 70, ông Trần Văn Công đang cần mẫn lụm tạp chất bằng đôi bàn tay cũng sạm đen nổi bật trên gò muối trắng lấp lánh dưới nắng trời. Vừa làm, ông vừa rổn rảng trò chuyện: “Tôi làm nghề này đã gần 30 năm, có những năm muối chỉ 2.000 đồng, 1 vạ, khổ vậy mà vẫn làm đến giờ. Ngày xưa phải dẫn nước từ đê quốc phòng vào tận trong này gần 3 km, phải đào đường dẫn nước đến ruộng muối, còn bây giờ toàn dùng máy, không khổ như thời gian phải làm gào bắt khung chữ A để tát nước vào ruộng…”. Tôi làm nghề này đã gần 30 năm, có những năm muối chỉ 2.000 đồng, 1 vạ, khổ vậy mà vẫn làm đến giờ. Ngày xưa phải dẫn nước từ đê quốc phòng vào tận trong này gần 3 km, phải đào đường dẫn nước đến ruộng muối, còn bây giờ toàn dùng máy, không khổ như thời gian phải làm gào bắt khung chữ A để tát nước vào ruộng… Ông Trần Văn Công Những năm gần đây, diêm dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất muối chất lượng cao bằng phương pháp trải bạt nhựa trên sân kết tinh, không chỉ mang lại năng suất gấp đôi mà muối cũng được bán với giá cao hơn so với sản xuất truyền thống vì chất lượng tốt hơn. Đông Hải là huyện có diện tích muối lớn nhất tỉnh Bạc Liêu với 1.280 ha, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồ Thanh Tuấn cho biết, năm 2020 khi được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề làm muối được Trung ương và tỉnh rất quan tâm và hỗ trợ cho huyện tổng kinh phí 130 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đồng muối chất lượng cao, sản xuất muối theo cách cơ giới hóa và sản xuất hiện đại như trải bạt. Bà Nguyễn Thị Thúy, diêm dân xã Điền Hải, huyện Đông Hải tâm sự: “Mình làm muối truyền thống giá sẽ thấp, hiệu quả cũng không cao, còn bây giờ trải bạt thì nó nhanh kết tinh muối, thời gian thu hoạch ngắn, giá cao hơn. Trải bốn sân phơi này với vốn đầu tư hơn 100 triệu đồng, khoảng 1 năm sẽ gỡ vốn lại. Năm nay tôi bán được nhiều tiền hơn do làm muối trải thảm, hằng năm muối chỉ có vài trăm đồng/kg nhưng năm nay được giá hơn 2.000 đồng/kg”. Ông Nguyễn Hồng Quốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Diêm nghiệp Huy Điền (xã Điền Hải) cho biết, để giảm sức lao động cần phải dùng khoa học-công nghệ như có máy móc, đầu tư trải bạt. Hợp tác xã của ông cũng rất quan tâm vấn đề tham gia vào OCOP để có thương hiệu sản phẩm, vì muối Bạc Liêu có vị đặc trưng như hậu ngọt khác với các địa phương khác. Tuy trải bạt sản xuất là hướng đi đúng để phát triển bền vững và sản xuất muối trắng là tốt nhưng ngặt nỗi vốn đầu tư trải bạt quá lớn, trong khi đa phần diêm dân có hoàn cảnh khó khăn nên không làm được. Điển hình, vụ mùa năm 2021-2022, diện tích sản xuất theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh của huyện Đông Hải là hơn 103 ha, chỉ chiếm khoảng 7% tổng diện tích sản xuất muối toàn tỉnh. Dù hạt muối Bạc Liêu đang tiếp tục khẳng định được thương hiệu, có vị trí nhất định trên thị trường trong, ngoài nước và nghề làm muối Bạc Liêu được công nhận di sản quốc gia, nhưng đời sống của diêm dân vẫn còn gặp khó và diện tích làm muối ngày càng giảm dần. Nếu như năm 2011, toàn tỉnh có hơn 3.000 ha sản xuất, khoảng 1.300 hộ trực tiếp làm thì đến năm 2015 giảm xuống còn hơn 2.600 ha và năm 2022 chỉ còn 1.411 ha. Tình trạng này là do việc sản xuất muối không mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình sản xuất khác cho nên nhiều người đã chuyển đổi sản xuất để có thu nhập cao hơn. Những năm qua, Bạc Liêu đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư hạ tầng đồng muối, quyết tâm giữ nghề truyền thống. Tỉnh đã phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030, xây dựng và phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng đến xuất khẩu và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống diêm dân. Hiện Bạc Liêu có hai nhà máy chế biến muối có tổng công suất thiết kế hơn 36.000 tấn/năm; trong đó một số sản phẩm chất lượng cao đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài việc khuyến khích người dân liên kết sản xuất và áp dụng mô hình sản xuất muối trải bạt, trong quá trình sơ chế, Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu đã có sáng kiến chế tạo máy sấy trống quay cho ẩm độ muối khoảng 5% xuống dưới 1%. Hạt muối sau khi sấy có độ đồng đều về kích cỡ, màu sắc sáng trắng, vị mặn thanh. Đây là sáng kiến đoạt giải nhất tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 6; máy trống quay khắc phục nhược điểm của sấy muối tĩnh vỉ ngang và sấy sàng trước đây như: tốn nhiều nhân công, nhiên liệu, thiết bị mau hỏng, sản phẩm không đồng đều về độ ẩm. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly bày tỏ lạc quan: Được Bộ đầu tư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng muối, Bạc Liêu sẽ quan tâm củng cố kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn. Hy vọng trong tương lai muối không chỉ sản xuất làm thức ăn mà còn kết hợp với sức khỏe, du lịch để giúp bà con cải tạo cuộc sống, đưa ngành muối phát triển hơn. Được Bộ đầu tư, hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng muối, Bạc Liêu sẽ quan tâm củng cố kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn. Hy vọng trong tương lai muối không chỉ sản xuất làm thức ăn mà còn kết hợp với sức khỏe, du lịch để giúp bà con cải tạo cuộc sống, đưa ngành muối phát triển hơn. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối Đông Hải (huyện Đông Hải) với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng. Theo đó, sẽ cải tạo, xây dựng mới hơn 15 km đường giao thông và thay mới bốn cây cầu, phục vụ cho diện tích sản xuất hơn 1.300 ha tại hai xã Điền Hải và Long Điền Đông. Khi được đầu tư, xã sẽ tập trung phát triển thương hiệu, có thể tham gia vào OCOP để thương hiệu muối Điền Hải được vươn xa trong và ngoài nước.Còn Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải Hồ Thanh Tuấn chia sẻ một ấp ủ của đất nghề, là huyện đang hỗ trợ những diêm dân “thủy chung” với muối, từ đó xây dựng hình tượng nghệ nhân để Nhà nước công nhận, giúp duy trì nghề truyền thống cho đời sau…
Lấp lánh di sản muối Bạc Liêu
1,858
‘Điều hạnh phúc nhất là dù trong bom đạn, chúng tôi vẫn dành thời gian nhớ về nhau, viết thư cho nhau, ghi lại những nỗi niềm chưa thể kể trong từng trang nhật ký… Đó là điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa, là sợi dây vô hình kết nối khiến cho tiền tuyến là anh, hậu phương là tôi như luôn được gần bên nhau’ – Nhà văn Nguyệt Tú, phu nhân của Trung tướng Lê Quang Đạo, nguyên Chủ tịch Quốc hội bộc bạch. Những năm kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Lê Quang Đạo được cấp trên tin tưởng cử làm Chính ủy nhiều chiến dịch nóng bỏng như: Đường 9-Khe Sanh 1968, Đường 9-Nam Lào 1971, Chiến dịch Quảng Trị 1972…Tuy ở cách xa gia đình hàng nghìn cây số, nhưng chỉ cần có thời gian rảnh rỗi dù rất ít ỏi, ông sẽ viết thư về nhà. Ngược lại hằng tuần, ông cũng sẽ đều đặn nhận được thư của vợ. Khoảng cách địa lý và bom đạn chiến tranh đã không thể chia cắt tình yêu đẹp và cuộc sống hạnh phúc, đong đầy yêu thương của họ. Cục trưởng Cục Tuyên huấn Lê Quang Đạo (bên phải) trong lần tháp tùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự, năm 1958. Ảnh tư liệu. Đồng chí Lê Quang Đạo (tên thật là Nguyễn Đức Nguyện) và bà Nguyễn Thị Nguyệt Tú (con gái lớn của danh họa Nguyễn Phan Chánh) gặp nhau lần đầu tiên vào một ngày thu năm 1946 tại Hà Nội. Khi đó, ông đang là Bí thư Thành ủy Hà Nội, còn bà là cán bộ phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh ra Hà Nội, đến báo cáo công tác với đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội. Từ mối quan hệ công việc, thường xuyên gặp mặt trong nhiều sự kiện, hai người dần nhận ra tình cảm dành cho nhau. Đồng chí Lê Quang Đạo và nhà văn Nguyệt Tú thời trẻ. “Tháng 9-1948, nhân bữa cơm tiễn đoàn cán bộ Trung ương do anh Lê Đức Thọ dẫn đầu vào Nam công tác, đám cưới của chúng tôi cũng diễn ra. Hội chị em đi tìm những bông hoa rừng được hái về làm hoa cưới. Chú rể vẫn mặc bộ quần áo nâu thường ngày. Cô dâu quấn đuôi sam, mặc chiếc áo nâu, quần lụa đen mượn được của bạn do hành lý bị thất lạc sau đợt tấn công lên chiến khu Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947. Trong đám cưới, anh Đạo hát bài “Cây trúc xinh” đúng chất quan họ Bắc Ninh quê anh rất hay!’-bà Nguyệt Tú nhớ lại. Gia đình Trung tướng Lê Quang Đạo. Ảnh tư liệu. Chuyện của ông bà, ngoài tình yêu, nghĩa vợ chồng, còn có cả tình đồng chí. Thời gian ông ra trận, là những tháng ngày bà thấp thỏm, âu lo nhưng luôn tinh tế giấu đi điều thầm kín ấy mà hết lòng động viên chồng yên tâm làm nhiệm vụ. Theo lời kể của nữ nhà văn, tháng 12-1967, đồng chí Lê Quang Đạo nhận nhiệm vụ chuẩn bị đi chiến dịch Đường 9-Khe Sanh. Dù lúc đó ông không nói cụ thể là đi đâu nhưng khi chuẩn bị hành trang cho chồng, thấy có võng dù, chăn chiên, dép cao su… bà đã biết ông sẽ đi B. Bà lẳng lặng đi mua thêm một số đồ dùng thiết yếu, trong đó có đôi bốt màu xanh do Đức sản xuất nhét vào balo mà lúc vào tới chiến trường ông mới biết. Lá thư đầu tiên gửi về tới nhà, ông nhỏ nhẹ góp ý: “Việc chuẩn bị ở nhà như thế là tốt, nhưng có thứ không hợp với anh như đôi bốt màu xanh, cái áo mưa thì đỏ quá. Để khỏi bị chú ý quá nhiều, anh liền đi dép và khoác áo mưa nilông như mọi người. Vậy mà chiến sĩ ta tinh lắm, vẫn đoán được anh là một cán bộ chỉ huy”. Ở tuổi ngoài 90, sự sắc sảo và trí nhớ mẫn tiệp của nữ nhà văn vẫn khiến người đối diện không khỏi khâm phục. Và điều đặc biệt là trong mỗi câu chuyện kể, luôn thấy bóng dáng của Trung tướng Lê Quang Đạo cùng tình cảm thủy chung son sắc bà dành cho chồng, cho dù ông đã rời xa cõi tạm hơn 20 năm. Bà kể: “Thời kỳ kháng chiến, gia đình tôi xa nhau biền biệt. Trong thư gửi về nhà, những chuyện gian khổ ác liệt anh ít kể nhưng sau này tôi cũng được biết, vào chiến trường, anh không ít lần bị trúng bom nhưng may mắn không sao. Nhớ lá thư anh viết ngày 23-1-1968, tôi đọc mà không hề biết mấy hôm trước anh Đạo và các đồng chí vừa thoát chết. Hồi đó, Mặt trận Đường 9-Khe Sanh kéo dài, ta quyết tâm vây hãm Tà Cơn. Mỹ hoàn toàn không biết đây là một chiến dịch nghi binh. Về phía ta, ngoài Tư lệnh và Chính ủy chiến dịch, không ai biết nhiệm vụ chiến lược thực chất của Mặt trận Đường 9-Khe Sanh là thu hút và giam chân càng nhiều lực lượng tinh nhuệ của Mỹ càng tốt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Sau này, anh Đạo nói với tôi: “Khe Sanh, đó là một đòn nghi binh chiến lược”. Đầu năm 1972, Mỹ leo thang ném bom trở lại Hà Nội, Hải Phòng. Đến giữa năm đó, ta vừa giải phóng Quảng Trị thì kẻ thù lại đưa quân ồ ạt phản công tái chiếm. Đồng chí Lê Quang Đạo lại được phân công làm Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Khoảng thời gian này được ông kể lại khá chi tiết trong cuốn nhật ký mà dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1921-2021), nhà văn Nguyệt Tú và các con đã dày công biên soạn, tổ chức xuất bản. Nhật ký viết: Ngày 25-7 (1972): Hôm nay địch liên tiếp mở các đợt tấn công vào thành Quảng Trị. Tin Thùy báo cáo lúc 20 giờ địch đã chiếm làng Tri Bưu, ta không còn sức phản kích lấy lại… Địch đã ở sát đông bắc, đông và nam thành. Rất lo. Hội ý Bộ tư lệnh đề ra các biện pháp cấp bách để đối phó với tình hình. Ngày 11-8: Được tin tình hình gay go, địch chiếm đầu cầu Quảng Trị, chiếm chùa Bà Năm, tiến đến góc đông nam thành 50m. Chiếm một số điểm ở tây thôn Thạch Hãn… Ngày 27-8: Hết hôm nay là vừa tròn 2 tháng đánh địch phản công ra Quảng Trị. Ta đã đánh cho địch thiệt hại nặng cả 2 sư đoàn thủy quân lục chiến và dù, giữ được thị xã Quảng Trị, La Vang… Nhưng nhìn chung chưa thực hiện được kế hoạch, chưa có chuyển biến gì đáng kể. Sức bộ đội ta vẫn bị giảm đi. Hà Nội thì đang giục và nay mùa khô ở đây sắp hết, mưa đến nơi rồi. 11 đến 14-9: Mấy ngày nay tình hình lại gay go. Bộ đội bảo vệ thành chiến đấu cực kỳ anh dũng, pháo binh ta chi viện rất đắc lực. Hy vọng giữ vững được thị xã Quảng Trị rất mong manh. Vì tấn công không được, chỉ phòng ngự, chống giữ một cách bị động thì rất khó… Từ những trang nhật ký của Chính ủy Lê Quang Đạo, thì giờ phút căng thẳng, diễn biến liên tục ở chiến trường Quảng Trị kéo dài cho đến chiều 15-9-1972. Lúc này, địch đã vào trong Thành cổ ở góc đông nam và uy hiếp sát cả 3 mặt thành, chỉ còn phía tây thành, nhưng địch cũng đang cố tiến lên để bao vây, bịt đường rút của ta. Rất may, bộ đội ta đã được lệnh rút ra cơ bản, chỉ còn một số ổ chiến đấu chưa biết tin vẫn ở lại. 81 ngày bom đạn ác liệt, Chính ủy Lê Quang Đạo và đồng đội đã chiến đấu hết sức anh dũng, làm tròn nhiệm vụ, xứng đáng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Sau này, ông kể cho vợ: “Thực ra thị xã Quảng Trị bấy giờ đã chẳng còn gì, tan nát hết. Trước khi bộ đội ta rút đi, ta cũng chỉ còn giữ Thành cổ, khu vực phía tây và một phần khu vực phía nam thành, tất cả chỉ hơn 0,5km2. Do yêu cầu chính trị phải giữ như vậy một thời gian. Tiếp tục giữ thì thương vong của ta hằng ngày khá cao nhưng cũng không cần thiết phải giữ nữa. Quân Giải phóng đã làm tốt nhiệm vụ trên giao. Và Chính ủy Lê Quang Đạo luôn tự hào về những chiến sĩ của mình. Họ đã kiên trì chịu đựng bom đạn tập trung ở mức độ “khủng khiếp” với tư tưởng, tình cảm không hề dao động, giành và giữ đến cùng từng bức tường thành cho đến phút nhận lệnh rút đi!”. Nhà văn Nguyệt Tú (bên phải) và nhà văn Mỹ Lady Borton, năm 2019. Ảnh: TUẤN TÚ. Cuối tháng 10-1972, đồng chí Lê Quang Đạo lên đường về Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Từ đây, thời gian xa nhà đi chiến đấu không còn thường xuyên nhưng việc quân vẫn níu chân ông. Vợ xa chồng, con xa cha vẫn là “chuyện cơm bữa”. Phải đến khi kết thúc chiến tranh, ông bà mới có điều kiện ở gần nhau hơn, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Khi nhà văn Nguyệt Tú làm Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ, lo vợ thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nên trong những bữa ăn, ông tranh thủ trao đổi kinh nghiệm công tác cán bộ với vợ. Ông phân tích, dặn dò nhiều đến nỗi chính bà còn phải nhắc “không nói chuyện chính trị trong bữa ăn”. Khi bà được nghỉ công tác theo chế độ, ông vẫn làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để vợ vơi bớt cảm giác hụt hẫng, ông động viên bà viết báo, làm sách. Bà cười kể, nhiều khi tác phẩm của mình xuất bản, ông Đạo còn vui hơn cả tác giả. “Tôi và anh Đạo cùng lớn lên trong môi trường học sinh, cùng đi hoạt động cách mạng, cùng thích thơ văn. Ngoài tình yêu chân thành, thì sự kiên nhẫn, bao dung và thấu hiểu lẫn nhau đã giúp chúng tôi có những ngày hạnh phúc như thế!”-Nhà văn Nguyệt Tú cho biết.
Những hồi ức về Trung tướng Lê Quang Đạo
1,808
Tài kể chuyện đã giúp Aesop trở thành sứ thần của Hoàng đế Croesus. Ảnh: Ngụ ngôn Aesop là thể loại truyện truyền miệng có từ rất sớm, với vai trò giải trí và truyền tải các thông điệp đạo đức, lối sống một cách ngắn gọn. Dù quen thuộc với độc giả toàn cầu bằng những “Rùa và Thỏ”, “Kiến và Châu chấu”…, song chẳng mấy ai biết một cách rõ ràng về Aesop – nhà văn sáng tạo và định hình thể loại truyện ngụ ngôn từ trước Công nguyên. Ngụ ngôn Aesop là thể loại truyện truyền miệng có từ rất sớm, đóng vai trò giải trí và truyền tải các thông điệp đạo đức, lối sống một cách ngắn gọn. Nó có mặt trong mọi nền văn hóa và tương truyền, người đầu tiên sáng tạo ra hình thức văn chương này là Aesop, nhà văn Hy Lạp sống vào khoảng thế kỷ VII – VI trước Công nguyên. Có 3 học giả cổ đại nhắc đến sự tồn tại của Aesop là sử gia Herodotus (484 – 425 TCN), triết gia Plutarchus (46 – 119 SCN) và người viết tiểu sử các triết gia Laertius (khoảng thế kỷ III SCN). Mặc dù năm sinh và năm mất của Aesop do họ ghi chép lại có khác biệt, nhưng đều nằm trong khoảng năm 630 – 570 TCN. Có khả năng, Aesop chào đời tại Mesembria, Thrace, khi trưởng thành thì dần chuyển cư tới đảo Samos sinh sống. Truyền thuyết về Aesop kể rằng, ông có ngoại hình cực kỳ xấu xí, đầu to, mắt ốc nhồi, bụng ngấn mỡ, chân vòng kiềng, dáng lùn, da ngăm… đến nỗi bị xem là “tạo tác bị lỗi của thần Prometheus, nặn ra khi đang nửa mê nửa tỉnh”. Có thể, vì quá tự ti nên thuở nhỏ, Aesop không dám giao tiếp với ai, cuối cùng bị đồn đại là người câm. Thế nhưng, Aesop rất thông minh. Một lần, bị 2 kẻ ăn cắp sung lợi dụng việc bị câm mà đổ thừa tội, dù không thể lên tiếng biện minh, Aesop biết uống đầy một bụng nước, sau đó nôn hết mọi thứ trong dạ dày ra cho mọi người thấy rằng mình không hề ăn cắp sung. Nhiều truyện ngụ ngôn của Aesop lấy các vị thần trên đỉnh Olympia làm nhân vật. Rất có thể, nhà văn này vô cùng sùng kính các vị thần và chính sự sùng kính ấy đã khiến ông dần dám thốt lên tiếng nói, kể ra những câu chuyện do chính mình sáng tạo. Có một câu chuyện truyền miệng kể rằng, một ngày nọ, khi Aesop vẫn đang bị câm đi trên đường vô tình gặp nữ tư tế của thần điện nữ thần Isis bị lạc. Để chỉ đường cho nàng, Aesop buộc phải lên tiếng và hành động tử tế của nhà văn tương lai đã khiến nữ tư tế kia cảm động, đền đáp bằng việc dạy cách xây dựng câu chuyện và kể chuyện. Theo nhà triết học Himerius (315 – 386 SCN), Aesop có chất giọng uyển chuyển nhưng hơi cao, gần với âm vực của giọng nữ. Nguyên nhân có lẽ vì quá nhiều năm không mở miệng nói, khiến cơ họng, dây thanh âm phát triển muộn và biến dị. Càng về sau, các học giả cổ đại càng ít đề cập đến ngoại hình của Aesop. Tuy vẫn thừa nhận ông rất xấu, nhưng họ có xu hướng không dè bỉu và dần dà xây dựng hình tượng Aesop như một lão niên thông thái. Trong các câu chuyện kể về Aesop, có chung một điểm là đều cho rằng ông xuất thân nô lệ. Trước CN, Hy Lạp có 2 kiểu nô lệ: Sinh ra đã là nô lệ (con cháu của nô lệ) và vì hoàn cảnh mà bị biến thành nô lệ. Sử gia Herodotus tin rằng, Aesop thuộc kiểu nô lệ thứ 2. Cha đẻ truyện ngụ ngôn Aesop, tranh của Diego Velázquez (1599 – 1660) Ảnh: Ông bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh ở Thrace cùng với kỹ nữ lừng danh đương thời là Rhodopis, người sẽ kết hôn với vua Ai Cập và trở thành nguyên mẫu của “Công chúa Lọ Lem”. Một số nguồn khác thì cho rằng, Aesop là con của cặp vợ chồng nô lệ thuộc quyền sở hữu của một triết gia tên Xanthus. Sau này, ông bị chủ bán cho người tên là Iadmon và cuối cùng được trả tự do vì ông chủ mới cảm khái nhân tài. Cũng có câu chuyện kể, Aesop được chính chủ nhân đầu tiên là Xanthus phóng thích. Ngoài ra, còn câu chuyện khác nói rằng, Xanthus bằng mọi cách giữ chân Aesop. Nhờ khôn ngoan, lập luận logic, Aesop thành công khiến giai cấp cầm quyền ép Xanthus trao trả tự do và lấy được quyền công dân. Lý do Aesop nhất định phải có được tự do là vì, chỉ có công dân tự do mới được phép trở thành diễn giả, người thuyết trình và kể chuyện trước đám đông. Kể từ khi thoát khỏi cuộc đời nô lệ, Aesop đã lên đường chu du, đi đến nhiều nơi, kể chuyện và tư vấn cho những công chúng cần sự giúp đỡ. Càng trải qua nhiều thế kỷ, những câu chuyện về xuất thân và cuộc đời của Aesop càng nhiều lên và mông lung thêm. Thế kỷ XIII, học giả Đế quốc Đông La Mã, Maximus Planudes (1260 – 1305) đã tổng hợp các ghi chép thời trước về Aesop và biên tập thành tác phẩm văn học hư cấu Chuyện tình Aesop (The Aesop Romance). Dựa vào cái tên Aesop, Planudes khẳng định cha đẻ truyện ngụ ngôn đến từ châu Phi, cụ thể là người gốc Ethiopia (quốc gia ở Đông Phi). Bởi vì, phát âm từ Aesop rất giống với từ Aehiopian, tên của Ethiopia trong tiếng Hy Lạp. Khẳng định của Planudes được nhiều người ủng hộ, vì trong truyện ngụ ngôn Aesop có nhiều động vật không phải bản địa Hy Lạp như voi, lạc đà, vượn. Tuy nhiên, một số người vẫn gạt đi, cho rằng Aesop biết đến những động vật châu Phi này là nhờ nghe được các câu chuyện truyền miệng từ Ai Cập và Libia. Bất chấp lời giải thích trên, thế kỷ XVIII – XIX, Vương quốc Anh quả quyết Aesop là người châu Phi. Trong bộ sưu tập Ngụ ngôn Cổ đại và Hiện đại (Fables Ancient and Modern) của William Godwin (1756 – 1836), Aesop được minh họa là người da đen, ghi danh xuất thân Ethiopia. Một số điêu khắc gia Anh đã đúc tượng Aesop da đen, giới đúc tiền cũng đúc đồng xu chân dung Aesop da đen. Ngày nay, các học giả kịch liệt phản đối việc lấy phát âm tên của Aesop làm cơ sở ấn định nguồn gốc của ông. Dù không thể khẳng định gốc gác của Aesop nhưng, có thể biết nơi kết thúc hành trình diễn giả của ông là Delphi. Aesop và các chủ nhân, tranh của Francis Barlow (1626 – 1704). Ảnh: Sau nhiều năm kể chuyện và giúp đỡ mọi người, tiếng tăm của Aesop đã vang đến tai Hoàng đế Croesus (thế kỷ VII – VI TCN). Bị ấn tượng trước khả năng diễn thuyết của Aesop, Croesus quyết định cho ông làm sứ thần. Với nhiệm vụ giao bang, Aesop đi đến các thành đô và thành công giúp Croesus gây dựng quan hệ ngoại giao. Cuối cùng, Croesus giao cho Aesop công việc khó khăn nhất là vượt biển đến Delphi, kết giao với người Delphian. Aesop đã lên đường đến Delphi với rất nhiều vàng bạc nhưng, ông cũng sớm thất vọng vì người Delphian vừa tham lam vô độ vừa thiếu tôn kính đối với các vị thần mà Hy Lạp sùng bái. Tức giận, ông gửi hết vàng về cho Hoàng đế Croesus và bị người Delphian thù địch, ném xuống vách đá, tử vong. Theo Thecollector
Đi tìm cha đẻ của truyện ngụ ngôn Aesop
1,335
Tranh trong bài: Nhà thơ Nguyễn Trãi. Nguồn: ST Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh nhận xét: “Mỗi nhà thơ Việt Nam hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp”. Sau này, trong Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Phan Cự Đệ chứng minh Thơ mới chịu ảnh hưởng của gần một trăm nhà thơ Pháp, từ trường phái lãng mạn, nhóm Thi Sơn đến trường phái tượng trưng và cả một số trường phái suy đồi khác (Nxb Giáo dục, 2001, tr.573). Hoài Thanh và Phan Cự Đệ là những học giả, những đóng góp của hai ông về nghiên cứu, thẩm bình Thơ mới là rất đáng kính trọng. Nhưng những đánh giá, nhận định của hai ông dường như thành “mặc định”, từ đó cứ nói đến Thơ mới là người ta đều nói theo và yên tâm là đúng. Có người xác quyết mạnh mẽ rằng hai ngọn nguồn Thơ mới là Đường thi và thơ Pháp. Chúng tôi thấy nói như thế đúng nhưng chưa đủ và xin chứng minh một nguồn mạch quan trọng, cơ bản của Thơ mới chính từ thơ của cha ông ta. Do khuôn khổ bài viết, xin chỉ chứng minh bằng thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta thường lấy lí thuyết của trường phái tượng trưng Pháp về sự tương hợp giữa các cảm xúc, là sự tương giao giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh (Les parfums, les couleurs et les sons se répondent) làm tiền đề nghiên cứu Thơ mới. Dĩ nhiên không sai, vì điều đó nằm trong quy luật tiếp biến văn hoá. Nhưng ở thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có sự “tương giao” như thế, có khi còn đặc sắc hơn, trước hàng mấy trăm năm. Đây là bài Thuật hứng (thơ Nôm) của Nguyễn Trãi : Con lều mọn mọn đẹp sao!/ Trần thế chẳng cho bén mấy hào/ Khách lạ đến ngàn, hoa chửa rụng/ Câu mầu ngâm dạ, nguyệt càng cao/ Những màng lẩn quất vườn lan cúc/ Ắt ngại lanh chanh áng mận đào/ Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt/ Dập dìu là ấy chiêm bao . Một thế giới tiên của “chiêm bao” nơi ngàn xa: con lều nhỏ, hoa, câu thơ hay, trăng, vườn lan cúc. Và có người “khách lạ” chắc không phải đến từ nơi “áng mận đào” (tức chốn công danh) mà đến từ miền cái đẹp khác, có vậy mới là khách tri âm! Sự “tương giao” ư? Hơn cả “quy định” của lí thuyết trường phái tượng trưng, còn là sự hài hoà tuyệt vời của hình ảnh (con lều nhỏ, trăng, vườn lan cúc, khách lạ), màu sắc (của hoa và trăng), hương thơm (từ vườn lan cúc), âm thanh (câu mầu, tức câu thơ hay). Thơ tượng trưng Pháp thời hiện đại có lẽ hiếm có câu thơ hay, triết lí như Câu mầu ngâm dạ, nguyệt càng cao – ngâm câu thơ hay (mầu) như đẩy trăng lên cao hơn. Nghệ thuật đích thực có khả năng tác động, chinh phục tới cả tạo hoá! Thơ Ức Trai là một thế giới thực mà hư, khó phân biệt vì có cả trần gian và tiên cảnh, không có tục nhân chỉ có thi nhân và thi tiên. Đây là bài Làm chơi (bản dịch nghĩa): Sách tiên và quyển là nghề sinh nhai cũ/ Đói thì ăn rễ tùng và hớp ánh sáng/ Trúc có nghìn cây để ngăn khách tục/ Bụi không nửa điểm bợn đến núi nhà/ Trước thềm ngọc hạc rít, trăng chiếu chếch vào song/ Bến câu cá lạnh chìm, mái chèo gác bãi cát/ Ta vẫn vui say với bầu trăng gió đẹp. Bản dịch thơ: Và quyển sách tiên vốn nghiệp xưa/ Rễ tùng ánh sáng đủ sung cơ/ Có đây ngàn trúc ngăn phường tục/ Chẳng bợn non nhà mảy bụi nhơ/ Hạc rít trước thềm song chếch nguyệt/ Cá chìm ngoài bến, mái ghênh bờ/ Một bầu trăng gió bao vui đẹp/ Chẳng tốn đồng mua vẫn có thừa (nhóm Đào Duy Anh dịch). Nơi này chỉ có ánh sáng và hoa, có trăng có cây và sách, có “ngọc hạc”, có bến câu và mái chèo… Thanh cao, trong sạch đến tuyệt đối, hình như là nơi chỉ dành cho người tiên! Bài thơ của một thiên tài thật sự hiện đại khi con người chúng ta hôm nay thưởng thức, tiếp nhận phải huy động đủ mọi giác quan: thị giác (ánh sáng, trăng, bến câu, mái chèo); khứu giác (hương thơm); thính giác (tiếng ngọc hạc kêu); xúc giác (khí lạnh). Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm như ông tiên nhàn làm thơ. Trong thơ ông cảnh tiên và cảnh thực hòa vào nhau, khó phân biệt: Vườn nằm bên cạnh am Mây/ Ánh nắng chiếu xuống không có bụi/ Rặng tre hoa, tự tay trồng/ Chống gậy đi, dép thơm mùi hoa/ Nâng chén ngọc màu hoa óng ánh/ Hạc nhả khói khi pha trà/ Cá đớp mực lúc rửa nghiên/ Thỏa hứng mặc sức thơ cuồng . Bài thơ có tên Lại tiếp thêm mười hai vầ n này là phép tương giao hài hoà tuyệt đối của các giác quan: thị giác (am Mây, rặng tre hoa, màu hoa óng ánh, khói); thính giác (tiếng cá đớp mực); khứu giác (mùi hoa). Mấy câu trong bài Bến sông ngụ hứng cũng dùng phép tương giao như thế: Ta yêu lều ta nằm giữa vùng sông nước trúc tre/ Cây dần thưa lá đỏ, chim mỏi về hót/ Rêu xanh chẳng quét, hoa rụng còn đầy mùi thơm/ Cảnh nhàn xưa nay chính là cảnh đất trời yên tĩnh/ Mải vui say với sách vở khiến ngày tháng dài … Thơ mới 1932 – 1945 có rất nhiều cảnh xuân, tình xuân. Mạch nguồn ấy có thể được khơi từ thơ Trạng Trình vốn rất nhiều xuân – xuân biểu trưng cho cái đẹp, cho sự sống sinh sôi, nảy nở, ấm áp, tươi vui: Cuối xuân thích nhất là khí trời luôn hòa dịu (bài Chiều xuân ); Ánh sáng xuân dịu, đúng là tiết tốt lành (bài Viết vui đầu năm ). Mùa xuân là mùa tương giao tuyệt vời giữa con người, thiên nhiên, nghệ thuật: Thi tứ về hoa và chim sẵn có nghìn bài/ Gió lọt vào án sách và ghế, không một hạt bụi (bài Bến sông ngụ hứng )… Thơ mới có nhiều mộng. Mộng ấy có thể là dư ảnh, dư hình từ thơ Nguyễn Trãi: Trăng sáng đêm qua trời tựa nước/ Chiêm bao cưỡi hạc tới tiên cung (bài Giấc mộng trong núi ). Một vẻ đẹp tiên giới, không gian trong vắt, hư ảo với trăng, trời, nước, hạc, tiên cung. Hẳn là mạch nguồn lãng mạn bay bổng chảy đến Thơ mới và mãi sau này. Thơ mới có nhiều trăng. Trăng ấy đã sáng ngàn năm trong thơ Nguyễn Trãi: Núi cũ đêm qua vấn vương vào mộng nhẹ/ Trăng chiếu đầy sông Bình Than, rượu chở đầy thuyền (bài Cảm hứng lan man ). Sông nước hay sông trăng, thuyền rượu hay thuyền trăng? Trăng say, thuyền say, người say hay sông nước say? Tất cả đều vấn vương trong mộng. Đây không phải thơ của thi nhân mà là thơ của thi tiên! Hình ảnh “thuyền trăng”, “bến trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử sau này có lạ, có thi vị hơn thơ Ức Trai? Thơ mới đã làm nên “một thời đại rực rỡ trong thi ca” ( Hoài Thanh ). Thơ mới sẽ không đạt tới đỉnh cao như vậy nếu không kế thừa những áng thơ hay của dân tộc đã có từ những thế kỉ trước. Việc khơi lại nguồn xưa ở đây không nhằm mục đích đề cao quá khứ, mà muốn thêm một chứng minh: Thơ mới là sự cộng hưởng của ba nguồn – thơ dân tộc, thơ Đường, thơ Pháp – nên thật mới. Có thể lấy ví dụ với khổ thơ sau trong bài Nguyệt cầm của Xuân Diệu : Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời/ Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi/ Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người . Cũng là đa giác quan: thính giác (đàn, tiếng sỏi); thị giác (nguyệt, long lanh); xúc giác (lạnh). Và cũng rất hiện đại, mới mẻ khi tương giao nhiều cảm giác trong một sự vật, hình ảnh. Ở câu Long lanh tiếng sỏi vang vang hận thì trong tiếng sỏi có cả long lanh (thị giác) và vang vang (thính giác), không có hòn sỏi nào mà người đọc vẫn hình dung như chúng đang va đập! Kiểu tương giao như thế đã từng có trong thơ ca của cha ông ta.
Ngọn nguồn Thơ mới? – Tác giả: Nguyễn Thanh Tú
1,438
Nước được xác định là nguồn tài nguyên chính cho phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện tại và tương lai. Nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo. Vì vậy, việc quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) của cả vùng. Theo Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương hướng phát triển nông nghiệp là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng với thay đổi về điều kiện tự nhiên theo 3 tiểu vùng sinh thái: vùng sinh thái ngọt ở thượng nguồn và trung tâm của đồng bằng là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, thủy sản nước ngọt, trái cây; phát triển nền nông nghiệp đa dạng, theo hướng hiện đại, bền vững, có tính đến thích ứng với lũ cực đoan; vùng sinh thái mặn – lợ ở ven biển dành cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, mặn – lợ trên bờ và trên biển; phát triển hệ thống nông – lâm kết hợp theo hướng sinh thái, hữu cơ, kết hợp du lịch sinh thái; vùng chuyển tiếp ngọt – lợ ở giữa đồng bằng để phát triển thủy sản nước lợ chuyên canh, luân canh với lúa, rau màu… Bên cạnh nước ngọt, nước mặn cũng được coi là một loại tài nguyên khai thác. Do đó, cần tiếp tục xây dựng, phát triển hạ tầng thủy lợi để điều tiết các vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt phù hợp với sản xuất của từng vùng và tổ chức lại sản xuất để phù hợp với từng vùng. Tài nguyên nước tại ĐBSCL chịu tác động bởi nhiều yếu tố, như: thủy điện Trung Quốc trên sông Lan Thương; thủy điện hạ lưu vực sông Mê Kông; chuyển nước trong và ngoài lưu vực, phát triển tưới, sử dụng nước cho công nghiệp và sinh hoạt; công trình giao thông đường thủy; khai thác cát, BĐKH lưu vực sông Mê Kông. Bộ TN&MT khuyến nghị việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước ĐBSCL phục vụ cho phát triển kinh tế, nông nghiệp tại khu vực với hai giải pháp phi công trình và công trình. Trong đó, cần hoàn chỉnh hệ thống công trình khai thác, sử dụng nước ngọt trong nội đồng đồng bộ với công trình trên hệ thống kênh trục và công trình quy mô tiểu vùng; chủ động kiểm soát mặn để vừa sử dụng hiệu quả nước mặn cho nuôi trồng thủy sản (NTTS) vừa đảm bảo giảm tác động của xâm nhập mặn lên sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và cấp nước sinh hoạt cho người dân ven biển. Xây dựng các giải pháp công trình phục vụ NTTS (cấp nước ngọt, nước lợ, mặn, xử lý nước thải ô nhiễm), đặc biệt các giải pháp cấp nước ngọt, nước mặn cho khu vực NTTS xa sông và xa biển. Song song các giải pháp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và NTTS, chú trọng các giải pháp cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH nhấn mạnh: “Lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng, cần phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực”. Các biện pháp khôi phục không gian tích trữ lượng nước thừa gây ngập lụt trong cao điểm mùa mưa lũ để điều tiết cho mùa kiệt sẽ gia tăng độ ẩm mặt đất cả vùng và duy trì dòng chảy ra biển để cân bằng sinh thái với điều kiện hệ thống công trình thủy lợi phải được cải tiến, vận hành trên nguyên tắc “tôn trọng sự chuyển động của nước một cách chủ động, thân thiện nhất” là yêu cầu căn cơ nhất để đảm bảo cho ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Th.s Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL) cho biết: “Biển rất cần nước ngọt của sông vì nước ngọt mang dinh dưỡng ra cho biển, làm cho độ mặn, nhiệt độ nước biển vừa phải. Cá biển rất cần vào, ra cửa sông để sinh sản và ngược lại tôm, cá sông cần biển. Chẳng hạn như tôm càng xanh là loài nước ngọt, nhưng khi mang trứng thì phải bơi ra vùng nước lợ để đẻ, sau đó tôm con di chuyển ngược dần lên vùng ngọt. Cá kèo thì sinh sản ở vùng cửa sông”. Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang , tỉnh đang xây dựng Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có tích hợp phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Phương án đã xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp về tài nguyên nước đối với nguồn nước, quản lý nguồn nước, khai thác sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các ngành, các cấp quyết tâm thực hiện để đảm bảo nguồn nước được khai thác bền vững phục vụ hiệu quả phát triển KTXH của tỉnh. Phân tích dữ liệu từ những đợt hạn hán trong những năm qua cho thấy, lưu lượng nước trên sông Mê Kông về ĐBSCL ở mức dưới 1.600m³/s, giảm trên 1.200m³/s so với mức bình quân trong quá khứ. Diễn biến trong điều kiện thời tiết cực đoan này cũng đặt ra yêu cầu các giải pháp trữ nước cần phải tính đến các tình huống lưu lượng nước ngọt thượng nguồn Mê Kông đổ về ĐBSCL ở mức suy kiệt và con số 422 tỷ m³/năm mà các cơ quan chức năng ghi nhận trước đây không còn phản ánh đúng hiện trạng. Do đó, cùng với khôi phục không gian trữ nước đầu nguồn thì không gian trữ nước trong mùa mưa lũ trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ… các khu đất ngập nước ở vùng giữa, giáp mặn để chủ động nguồn nước nội vùng và góp phần điều tiết tăng cường độ dòng chảy nước ngọt về phía ven biển trong mùa kiệt, giảm bớt mặn xâm nhập sâu về phía thượng nguồn cũng cần được thực hiện trên cơ sở điều chỉnh sản xuất phù hợp. Ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu cho biết, xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước của Trung ương, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành nhiều văn bản để quản lý tài nguyên nước. Đặc biệt, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH trên địa bàn tỉnh, trong đó Bạc Liêu đặt phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện BĐKH lên hàng đầu. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ phát triển KTXH của tỉnh phải được lồng ghép lĩnh vực tài nguyên nước vào trong các quy hoạch, kế hoạch… Theo ông Đỗ Thanh Thảo, Giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ, bên cạnh đẩy mạnh quy hoạch, lập danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước, TP Cần Thơ còn siết chặt việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nếu khu vực nào đã có nhà máy cấp nước thì kiên quyết không cấp phép khai thác nước dưới đất; đồng thời vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tái sử dụng lại nguồn nước thải, nước mưa.
Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước để phát triển kinh tế
1,351
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Cheongju, Hàn Quốc, ngày 15/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN. Tại Seoul, lũ lụt và sạt lở đất do mưa lớn ở Hàn Quốc những ngày qua đã làm ít nhất 32 người thiệt mạng và 10 người mất tích, trong khi hàng nghìn người phải sơ tán để đảm bảo an toàn. Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương ngày 16/7 đã ghi nhận 26 người thiệt mạng do mưa lớn kể từ tuần trước. Tính đến sáng 16/7, vẫn còn 10 người mất tích. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm 6 thi thể trong một chiếc xe buýt bị mắc kẹt tại đường hầm ngập nước ở thị trấn Osong, tỉnh Bắc Chungcheong. Đường hầm dài 685 mét này đã bị ngập vào ngày 15/7, khi một bờ kè bị sập do nước dâng cao khiến nước sông tràn vào nhanh chóng. Tính đến sáng 16/7, số người thiệt mạng trong vụ ngập đường hầm là 7 người và dự kiến con số này sẽ tăng thêm, do công tác giải cứu các phương tiện và người bị mắc kẹt bên trong đường hầm vẫn đang tiếp tục. Cơ quan chức năng cho biết hầu hết các trường hợp tử vong là ở tỉnh Bắc Gyeongsang, Đông Nam Hàn Quốc do lở đất và sập nhà. Lực lượng cứu hộ cũng đang tập trung giải cứu người bị mắc kẹt trong trận lở đất tại huyện Yecheon, tỉnh Bắc Gyeongsang khiến 5 ngôi nhà bị vùi lấp. Văn phòng thường trực của cơ quan phòng chống lũ lụt Hàn Quốc cho hay tính đến 6h sáng 16/7, trên toàn quốc có 7.540 người tại 13 thành phố và tỉnh phải sơ tán để đảm bảo an toàn. Tổng cộng có 226 trường hợp tài sản công và tư nhân bị hư hại do mưa lũ. Mưa lớn cũng khiến 211 con đường phải tạm đóng cửa, trong đó có 10 con đường chưa thể hoạt động trở lại. Mặc dù tàu cao tốc KTX trên một số khu vực đã hoạt động trở lại song trong sáng 16/7 có tổng cộng có 12 chuyến bay đã bị hủy. Ngoài ra, có 20 công viên quốc gia trên cả nước phải đóng cửa do mưa lũ. Cơ quan thời tiết tiếp tục cảnh báo mưa lớn ở các khu vực phía Nam của tỉnh Gangwon, các tỉnh Chungcheong, các vùng phía Nam và đảo Jeju. Các khu vực ven biển của các tỉnh Nam Jeolla và Nam Gyeongsang dự kiến sẽ hứng chịu những trận mưa lớn lên tới 30 mm/giờ. Trong hai ngày đầu tuần tới, các khu vực phía Nam của Hàn Quốc, các tỉnh trung tâm của khu vực Chungcheong và đảo Jeju sẽ ghi nhận lượng mưa từ 50 mm đến 200 mm, trong khi khu vực thủ đô Seoul dự kiến sẽ có mưa từ 5 mm đến 60 mm trên diện rộng. Nhà chức trách đã nâng cảnh báo sạt lở đất trên toàn quốc, ngoại trừ đảo Jeju, lên mức cao nhất. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo đã cam kết đẩy nhanh nỗ lực tìm kiếm và giải cứu những người mất tích. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết đã điều 472 quân nhân và 69 thiết bị để hỗ trợ công tác ứng phó thiên tai.
Mưa lũ tại Hàn Quốc gây thiệt hại lớn về người và tài sản
565
Thi tiên Lý Bạch. T rên trang cá nhân của mình tháng 4/2019, Vũ Khánh đưa lại bài Chu Văn Sơn viết về Trần Hòa Bình và email cho anh năm 2008. “Sản phẩm của con người đôi khi mang cả những thông tin đầy bí ẩn về kẻ làm ra nó. Nhất là sản phẩm nghệ thuật. Chả thế mà các cụ vẫn bảo văn chương thường vận vào mình… Phải, tiên cảm dù có giàu đến đâu, Bình cũng đã làm sao ngờ nổi đấy là đường chỉ tay tiền định của đời anh!”. Tiếc Chu, nhớ Trần, Vũ Khánh khiêm nhường tự nhận anh chỉ “phao bác dẫn ngọc” khi “ném” bản dịch Trường Can hành để có được bài bình xuất sắc của Chu Văn Sơn, đúng hơn là một nhàn đàm về lục bát và song thất lục bát vốn thu hút tài hoa, tâm huyết nung nấu bấy lâu của nghiên cứu gia, được nhà phê bình Văn Giá xem là “Lời bình sắc, kỹ, tinh…Xứng đáng làm một tư liệu văn học, kết quả của một tình bạn văn chương…”. Cùng là một lứa tuổi Nhâm Dần, quen biết rồi thân thiết với nhau qua sinh hoạt văn chương, nghệ thuật từ thuở sinh viên, trong Đại hội những người viết văn trẻ những năm 90 và gắn bó đến sau này, những thư từ, email liên lạc giữa các anh thường chứa đựng những tri âm học thuật, ân tình như thế. Dù có giàu tiên cảm đến đâu, khi ngậm ngùi trước những dòng Chu Văn Sơn viết về người anh, người bạn vong niên tri kỷ Trần Hòa Bình, Vũ Khánh cũng không thể ngờ anh đã chạm vào đường chỉ tay tiền định của mình, để theo sau Chu Văn Sơn 4 tháng và Trần Hòa Bình 11 năm vào cùng tháng, cùng ngày; và “hôm nay, họ đã gặp nhau” 1 ở mãi miền mây trắng. Có phải ngẫu nhiên không, khi kết lại bài viết thay lời ai điếu bạn mình, Vũ Khánh nhắc lại câu Chu Văn Sơn viết về Trần Hòa Bình: “Nghĩ cho cùng, họ đều là những gã lãng tử phiêu du qua cõi này bằng đôi cánh tài hoa. Họ để lại cho ta bao nhiêu anh hoa cũng là bấy nhiêu tiếc nuối”. Thì điều này, chẳng cũng chính là anh sao?”. (Lê Tuyết Hạnh) Bàn về thơ lục bát, có lẽ Chu Văn Sơn sâu sắc hơn cả, không chỉ rải rác đây đó ở những bài phê bình tinh tế mà còn tập trung ở những chuyên luận thấu triệt: “… Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này. Lục bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hóa Việt ” (Sức sống lục bát). Hơn thế nữa, một lần anh còn hé lộ sẽ viết hẳn một cuốn sách về lục bát. Và anh bảo: đó sẽ là “Của tin gọi một chút này làm ghi”. Vẫn mạch suy tư không ngừng về giá trị “quốc bảo” ấy của văn hóa xứ mình, trong email bàn về bản dịch Trường Can hành của Lý Bạch , hồi đó tôi gửi anh đọc chơi, Chu Văn Sơn đã nhân thể lại nói về lục bát (và song thất lục bát). Trường ca hành Nguyên tác: Thiếp phát sơ phúc ngạch, Chiết hoa môn tiền kịch. Lang kỵ trúc mã lai, Nhiễu sàng lộng thanh mai. Đồng cư Trường Can lý, Lưỡng tiểu vô hiềm xai. Thập tứ vi quân phụ, Tu nhan vị thường khai. Đê đầu hướng ám bích, Thiên hoán bất nhất hồi. Thập ngũ thủy triển mi, Nguyện đồng trần dữ khôi. Thường tồn bão trụ tín, Khởi thượng Vọng phu đài. Thập lục quân viễn hanh Cù Đường, Diễm Dự đôi. Ngũ nguyệt bất khả xúc, Viên thanh thiên thượng ai. Môn tiền trì hành tích, Nhất nhất sinh lục đài. Đài thâm bất khả tảo, Lạc diệp thu phong tảo. Bát nguyệt hồ điệp hoàng, Song phi tây viên thảo. Cảm thử thương thiếp tâm, Tọa sầu hồng nhan lão. Tảo vãn há Tam Ba, Dự tương thư báo gia. Tương nghênh bất đạo viễn, Trực chí Trường Phong Sa Lý Bạch Dịch nghĩa: Tóc em mới xòa ngang trán, Bẻ hoa trước cửa nhà chơi. Chàng cưỡi ngựa bằng cành trúc đến, Quanh giường nghịch ném quả mơ xanh. Cùng sống ở đất Trường Can, Hai đứa nhỏ chẳng hề giữ ý. Năm mười bốn làm vợ anh, Mặt thẹn thò không lúc nào tươi. Cúi đầu ngoảnh vào vách tối, Gọi nghìn câu, chẳng đáp lại một lời. Năm mười lăm mới tươi tỉnh mặt mày, Nguyện sống chết chẳng rời nhau. Thường tin anh vẫn một lòng như chàng ôm cột, Há tưởng thiếp phải lên đài cao ngóng chồng. Năm mười sáu chàng đi xa, Đến Cù Đường, Diễm Dự. Tháng năm nơi ấy không thể qua, Tiếng vượn kêu vang trời thảm thiết. Trước cửa dấu chân bước dạo xưa, Chỗ nào cũng rêu xanh mờ phủ. Rêu dầy không quét được. Lá sớm rụng theo gió mùa thu. Tháng tám bướm bay vàng óng, Từng đôi dập dìu trên vườn cỏ phía tây. Cám cảnh ấy, lòng thiếp đau đớn, Ngồi buồn bã, tuổi con gái ngày một già. Sớm muộn chàng tới Tam Ba, Hãy gửi thư về báo trước cho nhà. Đón nhau không ngại vì đường xa, Thiếp sẽ tới tận Trường Phong Sa. Dịch thơ: Em khi tóc mới xòa ngang trán, Bẻ hoa cài làm dáng em chơi. Ngựa tre chàng tới cửa ngoài, Đùa em nghịch ném quả mai quanh giường. Hai đứa ở Trường Can từ bé, Cùng ngây thơ giữ ý gì đâu. Năm mười bốn tuổi làm dâu, Thẹn thò mặt ủ mày chau với chàng. Mặt vùi mãi vào hàng vách tối, Gọi nghìn câu chẳng đoái một lời. Tuổi mười lăm mới nhoẻn cười, Nguyện tình phu phụ suốt đời có nhau. Tin lòng chàng chân cầu ôm cột, Há tưởng mình đòi kiếp vọng phu. Năm sau chàng vội viễn du, Cù Đường, Diễm Dự tuyệt mù dặm khơi. Chốn tháng năm ai người qua nổi, Vượn vang trời muôn nỗi bi thương. Trước hiên lối dạo ngày thường, Rêu phong dấu cũ đoạn trường lòng em. Rêu quẹn lớp đòi phen quét được, Gió thu về xao xác lá rơi. Bướm vàng tháng tám rong chơi, Vườn tây trên cỏ từng đôi dập dìu. Trông cảnh ấy ra chiều ngán nỗi, Má phai hồng ngồi đợi ngày qua. Bao giờ chàng xuống Tam Ba, Hãy đưa tin trước về nhà hôm mai. Sớm chầy chẳng quản xa xôi, Trường Phong Sa thẳng đến nơi đón chàng . ( Bản dịch của Vũ Khánh ) Chu Văn Sơn viết: “ Bài này dịch nhuyễn. Khá sát ý mà lại thoát. Nên lời không bị gò mà vẫn chuyển tải được tình ý! Thơ song thất lục bát ở đây khá hợp, vì nó gợi được hơi hướng cổ. Nếu dịch sang lục bát thuần thì vẫn chuyện ấy, vẫn tình ấy nhưng chưa chắc đã có được cái không khí cổ xưa đậm thế. Tất nhiên, không đưa vào tập “Lục bát với Thơ Đường ” 2 được, vì khác thể. Song thất lục bát là một trường hợp cách tân thể loại của lục bát. Cách tân theo lối lai ghép. Có thể thấy ít nhất bốn bình diện lai ghép: 1) về thể, là lai giữa thất ngôn với lục bát; 2) về điệu, là lai giữa “bằng bặn” (2 câu đều 7) với “co duỗi”(trên 6 dưới 8); 3) về lễ, là lai giữa cái “nghiêm cẩn” (nhất nhất đều 7) và “linh hoạt” (ngắn dài đắp đổi 6-8); 4) về hồn, lai giữa hồn Tàu (song thất) với hồn Việt (lục bát)… Bóc tách ra thế, tưởng phức tạp hóa. Nhưng, không thế, không thể thấy được các sắc thái tinh vi của hình thức đâu. Nhìn vào số phận thể loại có thể thấy: song thất lục bát khi vào hiện đại đã đuối sức. Thể thơ này đã chết trong thơ hiện đại . Vì sao? Nó cùng chung số phận với thất ngôn . Bởi vì một nửa sinh mạng của nó là thất ngôn. Vì sao thất ngôn chết? Thất ngôn là điển hình của thơ cách luật . Nghĩa là điển hình của sự gò bó, điển hình cho tính qui phạm , điển hình cho sự chế áp của lễ nghi đối với cá tính sáng tạo . Nghĩa là một thể “ đóng ” chứ không “mở”. Mà hiện đại là giải phóng cá tính, là tự do hóa hình thức . Cho nên tư duy thơ hiện đại dị ứng với thất ngôn. Thất ngôn bị bỏ rơi. Côi cút. Rồi chết hẳn. Song thất lục bát tất phải chết theo. Có thể nói đó là số phận không thể cưỡng được của thể loại này . Đến nay, song thất lục bát chỉ tồn tại như một thứ “cổ vật”. Khi nào cần gợi dậy hơi hướng cổ của những thi tứ, thi điệu, thì người ta mới đem nó ra khỏi bảo tàng để thực hiện việc phục cổ, kiểu làm thơ “cổ trang” thôi (giống như phim “cổ trang” của Hollyood). Dịch Trường Can hành bằng thể này là hợp. Cũng có thể nhìn ngộ nghĩnh hơn, rằng lục bát hiện hành là một nửa còn lại của song thất lục bát . Tức ta xem song thất lục bát là một hợp thể hình thức, sản phẩm của cuộc hôn phối giữa “song thất” và “lục bát”. Đến bây giờ cái hợp thể ấy chỉ còn một nửa. Ấy là nửa lục bát. Sau một hồi lai ghép, quá cồng kềnh và trì trệ không còn theo được với hiện đại, chúng đã quyết định làm cuộc li hôn. Lục bát đã bỏ rơi cặp/song thất. Đúng ra, để sống sót, giờ đây, nó đã cắt bỏ cái phần “song thất”, cái phần “Tàu” để sống cái phần “lục bát”, cái phần “Việt” “sịn” của mình. Ấy là cách nhìn theo một giả định vui: xem lục bát không phải là thể có trước, và lục bát hiện thời là mảnh vỡ văng ra từ hợp thể “song thất lục bát”. Thực ra, lục bát có trước và là một gia đình lớn. Để làm giàu cho nòi giống, một đứa con của gia đình lục bát đã lỡ bước sang ngang với thất ngôn mà sinh thành ra “song thất lục bát” thôi. Dầu sao, cuộc hòa huyết ấy cũng đã đem về cho đại gia đình lục bát một đứa con lai khôi ngô. Và tiếc rằng, đến nay, đúng theo mệnh số thường yểu của con lai, song thất lục bát đã chết. Còn lục bát nòi, lục bát thuần thì vẫn sống, dẻo dai xuân sắc. Nó sống nhờ cái khí chất linh hoạt, tự do, nhờ cái tạng rất “mở” của mình. Tôi cho đó là một bí quyết tồn sinh của lục bát. Bản dịch chọn song thất lục bát để chuyển ngữ là một thành công . Bởi trong song thất lục bát, người ta thấy một thi tứ Tàu đã bén duyên với một thi điệu Việt trong một dịch phẩm”. ————– 1. Tiêu đề bài viết của Vũ Khánh có dẫn bài viết “Trần Hòa Bình, gã lãng tử xứ Đoài” của Chu Văn Sơn 2. Vũ Khánh, “Lục bát với thơ Đường”. Nxb Văn học. 2011.
“Ném ngói dẫn ngọc” cùng Chu Văn Sơn – Tác giả: Vũ Khánh
1,809
Sau MV ‘1900 hồi đó’, series vlog ‘Đi thôi Bố ơi!’ thực hiện cùng bố của mình vào đầu năm nay, Jun Phạm ra mắt cuốn sách thứ 5 nhân dịp sinh nhật lần thứ 34 của mình: ‘Xứ sở miên man’. Năm 2013, Jun Phạm phát hành tiểu thuyết đầu tay “Nếu như không thể nói nếu như”, đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp. Sau đó Jun cũng phát hành thêm 3 tác phẩm khác trong đó có tự truyện về nhóm 365. Thế nhưng, 7 năm qua, Jun tạm dừng viết sách, thay vào đó là viết kịch bản phim cùng những dự án vlog, âm nhạc. “Xứ sở miên man” là quyển sách thứ 5 của Jun Phạm sau 7 năm anh vắng bóng trên văn đàn. Điều đặc biệt ở quyển tiểu thuyết lần này khi so với những tác phẩm trước đây đó là đối tượng đọc. Tiểu thuyết “Xứ sở miên man” dành cho trẻ con, hoặc những ai đã từng là trẻ con. “Xứ sở miên man” là hành trình của một người bố đơn thân được du hành vào xứ sở tưởng tượng do con gái mình tạo ra. Chuyến hành trình vô cùng kì lạ, mê hoặc và cũng thật miên man đã trở thành một cây cầu nối kiến thiết lại mối quan hệ cha con của anh ấy, đồng thời khơi gợi những xúc cảm mạnh mẽ của hoài niệm của bất cứ ai. Quyển sách có khởi điểm là “đơn đặt hàng” kịch bản phim từ Ngô Thanh Vân. Nhưng sau nhiều thay đổi, dự án đã không được bắt đầu. Trong quãng thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh, Jun đã có dịp “phủi bụi” dự án dang dở kia và quyết định biến nó thành một quyển tiểu thuyết dành cho trẻ con. “Jun có một trải nghiệm rất khó tả nhưng lại vô cùng si mê khi viết lại câu chuyện theo hướng tiểu thuyết. Nhờ nó mà Jun có cơ hội quay lại những ngóc ngách trong ký ức tuổi thơ, nhớ lại những kỉ niệm tưởng như mình đã đoạn tuyệt cùng những đồ vật cũ xì trong kho” – Jun nói về “Xứ sở miên man”. “Xứ sở miên man” với câu chuyện tưởng tượng đầy màu sắc cùng những nhân vật thật quen mà cũng thật ngộ đối với trẻ em. Đồng thời cũng là cơ hội để những người lớn ngắm nhìn lại thế giới diệu kỳ trong hồi ức tuổi thơ, đối thoại với những phức cảm của trẻ nhỏ – thứ mà chúng ta mất dần khi trở thành người lớn. Không chỉ sách, hành trình của “Xứ sở miên man” còn có những sản phẩm khác như gấu bông, music video, quỹ thiện nguyện từ doanh thu để mổ tim cho trẻ em thiếu điều kiện. Các sản phẩm sẽ được ra mắt liên tục xuyên suốt một tháng nhân dịp sinh nhật của Jun Phạm – một món quà anh dành cho chính mình, cho những người hâm mộ, cho trẻ em và cho bố mình. Lợi nhuận từ việc bán sách sẽ được đưa vào quỹ thiện nguyện để mổ tim cho các trẻ em thiếu điều kiện.
Jun Phạm tái xuất văn chương sau 7 năm vắng bóng
542
Một đoạn sông Sài Gòn. Theo lớp người mở cõi về phương Nam, dấu xưa để lại di sản đô thị hình thành bên những dòng sông. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, mỗi vùng đất đều nương theo bản sắc khởi nguồn. Nét đẹp văn hóa trên bến dưới thuyền ở TPHCM, không chỉ lưu dấu một thời giao thương đường thủy, bản sắc đô thị này khởi nguồn bên những dòng sông. Thành phố hôm nay, soi mình bên con nước, khi mạng lưới sông, rạch uốn mình theo tiến trình phát triển đô thị. Về mặt địa lý, TPHCM nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn với địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thủy văn của kênh rạch và sông ngòi chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều Biển Đông và tác động qua lại giữa các hệ thống sông: sông Đồng Nai , sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông . Hầu hết kênh rạch và một phần hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Tùy theo những điều kiện cụ thể (mùa, lưu lượng nước sông…), nước biển có thể ngược dòng xâm nhập đến tận Bình Dương (trên sông Sài Gòn) và Long Đại (trên sông Đồng Nai). Ngoài các con sông chính, thành phố còn có một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch khá dày đặc: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Kênh Đôi… Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Có nhiều rạch nối với sông Sài Gòn (rạch Láng Tre, rạch Tra, rạch Bến Cát, rạch Thị Nghè…) và một số kênh đào (kênh Tham Lương, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Đông). TS-KTS Phạm Phú Cường chia sẻ: “TPHCM gần như được sinh ra giữa những dòng sông, vì nó được ôm trọn bởi sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè. Khác với Hà Nội, nơi dòng sông Hồng rộng mênh mông ngăn cách các vùng đất ở hai bờ, các dòng sông, rạch tại TPHCM thì ngược lại: hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố”. “Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII, muộn hơn các phố phường của Thăng Long – Hà Nội 2 thế kỷ, các phố chuyên doanh ở Sài Gòn – TPHCM đã có những nét riêng biệt trong phương thức kinh doanh trên cơ sở kế thừa truyền thống kinh doanh ở các phố nghề Thăng Long – Hà Nội. Hầu hết các chợ quan trọng đều hình thành nơi những bến sông trong lịch sử phát triển của vùng đất Nam bộ và các “chợ – bến” ở Sài Gòn – TPHCM là sự tiếp nối truyền thống đó”. Nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ Nguyễn Thanh Lợi Theo ghi chép từ các tài liệu lịch sử, năm 1819, một đoạn rạch Bến Nghé được mở rộng và lấy tên là An Thông Hà (tức kênh Tàu Hủ). Năm 1905, kênh Tẻ (từ cầu chữ Y ra Tân Thuận) được đào mới, sau đó là kênh Đôi song song với rạch Bến Nghé. Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi – kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa – Lò Gốm… Đây là những con đường huyết mạch để vận chuyển lúa gạo và các loại nông sản, hàng hóa khác từ miền Tây Nam bộ lên cảng Sài Gòn để xuất khẩu. Sài Gòn – TPHCM có một hệ thống sông lớn nối liền các vùng đất liền ra cửa biển nên đây cũng là nơi có sự giao lưu mạnh mẽ với các quốc gia khác qua đường biển. Thả khinh khí cầu trên sông Sài Gòn vào các dịp lễ lớn của đất nước. Ảnh: NSNA BÙI QUỐC SỸ. TS Nguyễn Thị Hậu (Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM) phân tích: “Quá trình khai phá vùng đất Sài Gòn và Nam bộ, những người dân từ nơi khác đến nơi này bằng đường biển là chủ yếu, sau đó theo các dòng sông đi sâu vào đất liền và định cư trên khắp Nam bộ. TPHCM hiện nay có 15km bờ biển thuộc huyện Cần Giờ, hai vịnh Gành Rái (sông Lòng Tàu) và Đồng Tranh (sông Soài Rạp) là cửa ngõ nối liền thành phố, miền Đông Nam bộ với Biển Đông. Khu vực Cần Giờ thể hiện rõ nhất tính chất sông nước, biển và ven biển của vùng đất Sài Gòn xưa. Tính chất sông nước không chỉ là yếu tố tự nhiên, mà còn tạo ra đặc trưng của nền kinh tế đô thị Sài Gòn: buôn bán bằng đường thủy, hình thành hệ thống bến cảng, kho bãi, nhà máy, công xưởng ven sông. Đồng thời tăng cường tính chất cởi mở “hướng biển” giao thương với nhiều nơi khác, thúc đẩy kinh tế phát triển và góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa thành phố”. Từ khu vực quận 1 – trung tâm thành phố, bến tàu thủy nội đô, sân khấu ca nhạc cập bờ sông hay công viên Bến Bạch Đằng, trải dài từ phía cầu Ba Son đến Cột Cờ Thủ Ngữ, trở thành mặt tiền của đô thị sông nước, điểm hẹn tuy mới mà quen, thu hút người dân lẫn du khách. Ngồi cà phê cùng nhóm khách nước ngoài ở công viên Bến Bạch Đằng, trước khi lên tàu ngắm thành phố từ bờ sông, chị Nguyễn Hà Hạnh Nguyên (34 tuổi, ngụ quận 4 , TPHCM) chia sẻ: “Tôi thỉnh thoảng vẫn làm hướng dẫn viên tự do cho một nhóm khách khi họ cần người bản địa. Khu vực công viên Bến Bạch Đằng và buýt đường sông được khách quan tâm nhiều. Tôi làm hướng dẫn viên tự do hơn 10 năm nay, có nhiều khách quay lại TPHCM du lịch lần 2, lần 3 hoặc đi công tác, làm việc, họ cũng thích diện mạo mới ở đây. Họ thích không khí tản bộ giữa thành phố, nhưng vẫn hài hòa sinh thái sông nước và không gian đô thị hiện đại”. Trong muôn vàn những điều hội tụ và hội nhập của đô thị lớn nhất nhì trong cả nước, giữ cho thành phố một bản sắc để làm nên dấu ấn có lẽ phải tựa mình vào những giá trị di sản buổi sơ khai… Một dòng sông, một đô thị đẹp từ buổi hình thành, nơi tiếp nhận và đón đầu những xu hướng mới, nhưng vẫn giữ riêng cho mình một sắc màu sông nước, “trên bến dưới thuyền” của thuở ban đầu.
Dòng sông di sản
1,153
Khói bốc lên từ các vụ cháy rừng ở British Columbia, Canada, ngày 8/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN. Ngày 16/7, Chính phủ Canada công bố dữ liệu chính thức cho thấy cháy rừng đã thiêu rụi khoảng 10 triệu ha trong năm nay – con số cao nhất từ trước đến nay và dự kiến sẽ còn tăng trong những tuần tới. Diện tích thiệt hại lớn nhất do cháy rừng ghi nhận trước đó tại Canada là 7,3 triệu ha vào năm 1989. Theo Trung tâm phòng chống cháy rừng liên ngành Canada (CIFFC), kể từ đầu năm đến nay tổng cộng 4.088 vụ cháy rừng đã bùng phát tại nước này, trong đó một số đám cháy thiêu rụi hàng trăm nghìn ha. Nhiều đám cháy được coi là vượt ngoài tầm kiểm soát do quy mô và số lượng lớn các vụ cháy xảy ra cùng lúc. Phần lớn các đám cháy này bùng phát trong khu vực rừng cách xa khu dân cư, song vẫn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường. Trên 150.000 cư dân đã phải di dời do ảnh hưởng của cháy rừng. Trao đổi với hãng tin AFP, nhà nghiên cứu Yan Boulanger của Bộ Tài nguyên thiên nhiên Canada cho biết cháy rừng đã tiếp diễn liên tục kể từ đầu tháng 5 vừa qua, diện tích thiệt hại trên thực tế nghiêm trọng hơn nhiều so với những dự đoán trước đó. Đến ngày 15/7, khoảng 906 vụ hỏa hoạn vẫn đang tiếp diễn tại các tỉnh, thành trên cả nước, trong đó khoảng 570 vụ được cho là nằm ngoài tầm kiểm soát. Tâm điểm của các vụ cháy rừng cũng liên tục thay đổi trong những tháng gần đây. Vào tháng 5 vừa qua, khi Canada bắt đầu bước vào mùa khô với nguy cơ cháy rừng lớn, tỉnh Alberta, miền Tây Canada, trở thành tâm điểm với những đám cháy nghiêm trọng chưa từng thấy. Vài tuần sau đó, tỉnh Nova Scotia vốn có khí hậu ôn hòa và thành phố Quebec ghi nhận những đám cháy lớn với khói bụi bao trùm, thậm chí ảnh hưởng nhiều khu vực tại nước Mỹ lân cận. Kể từ đầu tháng 7 này, tình trạng cháy rừng lại trở nên nghiêm trọng hơn ở tỉnh British Columbia; chỉ trong 3 ngày đã có hơn 250 đám cháy bùng phát, chủ yếu do sét đánh. Hầu hết các khu vực tại Canada đang đối mặt hạn hán nghiêm trọng, với lượng mưa dưới mức trung bình trong nhiều tháng và nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cho biết, quốc gia này đang ấm lên nhanh hơn so với phần còn lại của Trái Đất do vị trí địa lý, cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ và tần suất gia tăng.
Cháy rừng thiêu hủy hơn 10 triệu ha tại Canada
477
Khói bốc lên tại đám cháy rừng ở đảo La Palma, Tây Ban Nha ngày 15/7/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN). Lửa bùng phát vào rạng sáng 15/7 theo giờ địa phương đã lan rộng trong khu vực gần đô thị Puntagorda ở phía Tây Bắc của Quần đảo Canary, nơi có các khu nhà ở và trang trại nằm đan xen giữa rừng thông. Ngày 15/7, nhà chức trách Tây Ban Nha thông báo hơn 2.500 cư dân sống tại đảo La Palma thuộc quần đảo Canary đã được sơ tán do cháy rừng nghiêm trọng thiêu rụi khoảng 4.500ha. Chính quyền địa phương cho biết lửa bùng phát vào rạng sáng 15/7 theo giờ địa phương đã lan rộng trong khu vực gần đô thị Puntagorda ở phía Tây Bắc của Quần đảo Canary, nơi có các khu nhà ở và trang trại nằm đan xen giữa rừng thông, xung quanh có nhiều cây bụi và cánh đồng. Khoảng 300 lính cứu hỏa với sự hỗ trợ của máy bay đã được huy động để kiểm soát các đám cháy. Nhà chức trách sẽ huy động thêm lực lượng từ đảo Tenerife lân cận và một nhóm thuộc Đơn vị Khẩn cấp của Quân đội Tây Ban Nha tham gia chữa cháy, trong bối cảnh công tác cứu hỏa gặp nhiều khó khăn do gió lớn và thời tiết khô nóng. Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Bộ Du lịch Tây Ban Nha Hector Gomez nhấn mạnh đám cháy này đã bùng phát và lan ra nhanh chóng trong thời gian rất ngắn. Người đứng đầu chính quyền Quần đảo Canary, ông Fernando Clavijo cho biết chính quyền đã triển khai Kế hoạch khẩn cấp bảo vệ dân sự do cháy rừng và đến tối cùng ngày đã sơ tán hơn 2.500 cư dân. Tây Ban Nha đã trải qua một mùa Xuân đặc biệt khô hạn, với tháng Ba và tháng Tư ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục và lượng mưa thấp. Tuần trước, phần lớn các khu vực tại nước này đã bước vào đợt nắng nóng thứ hai của mùa Hè với nhiệt độ trên 40 độ C, dự kiến có một đợt nắng nóng nữa trong tuần tới. Chính quyền hầu hết các khu vực miền Trung và miền Nam Tây Ban Nha đều đã phát cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Theo dữ liệu từ Hệ thống Thông tin Cháy rừng châu Âu (EFFIS), Tây Ban Nha đã hứng chịu gần 500 vụ cháy rừng trong năm 2022 khiến hơn 300.000 ha bị thiêu rụi./.
Tây Ban Nha: Cháy rừng tại đảo La Palma, hơn 2.500 người phải sơ tán
418
TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi (bên trái) đang giới thiệu về trang sức văn hoá Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh một trong ba nền văn hóa khảo cổ đã hình thành nên “tam giác văn hóa” trong buổi bình minh của lịch sử Việt Nam. Đó là văn hóa Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hóa Óc Eo. Tại tỉnh Quảng Ngãi , những trang sức ngàn năm tuổi được trưng bày là kỹ nghệ chế tác đồ trang sức và phong cách sử dụng của chủ nhân nền văn hóa này. Chế tác đồ trang sức là một trong những thành tựu đáng chú ý của người Sa Huỳnh. Mỗi món trang sức có nhiều ý nghĩa: Làm đẹp cho chủ nhân, thể hiện sự giàu có và địa vị xã hội theo tập tục, tín ngưỡng của người đương thời. Những chuỗi hạt, vòng tay, khuyên tai, nhẫn… phong phú đa dạng về kiểu dáng được chế tác bằng nhiều nguyên liệu đá mã não, nephrit, carnehan, pha lê, vàng, thủy tinh màu làm từ cát và nhựa các loại cây… Sự xuất hiện phong phú loại hình đồ trang sức, đa dạng về chất liệu cho thấy cư dân VHSH là những người có năng khiếu, khéo tay và thẩm mỹ cao. Trang sức trong văn hoá Sa Huỳnh được trưng bày ở Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Theo TS. Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi, trong văn hoá Sa Huỳnh, từ giai đoạn sớm Long Thạnh cho đến giai đọan đồ sắt đỉnh cao của nó đồ trang sức rất đa dạng, với nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, thủy tinh nhân tạo dùng để chế tác trang sức được xem là thành tựu rực rỡ của nền văn hoá Sa Huỳnh. Từ cát trắng và nhựa các loại cây, người Sa Huỳnh đã sáng tạo nên những trang sức, nhất là những chuỗi hạt nhiều màu sắc: xanh lơ, xanh đen, đỏ, vàng, nâu xám, tím…. “Đồ trang sức đóng vai trò quan trọng, tạo nên vẻ đẹp cho người chủ nhân, tạo ra quyền lực, đẳng cấp, vai trò tâm linh của chủ nhân văn hoá Sa Huỳnh. Qua các lần khai quật, khảo sát nghiên cứu ta thấy đồ trang sức văn hoá Sa Huỳnh rất đa dạng, được tìm thấy trong các mộ táng, hay nơi cư trú của cư dân Sa Huỳnh”, TS. Khôi chia sẻ. Khuyên tai ba mấu thủy tinh. Nói đến đồ trang sức trong văn hoá Sa Huỳnh chúng ta không thể không kể đến khuyên tai ba mấu nhọn và khuyên tai hai đầu thú. Hai loại khuyên tai này được chế tác bằng đá và thủy tinh với cấu tạo tương đối phức tạp và độc đáo. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, khuyên tai ba mấu và khuyên tai hai đầu thú là những sản phẩm đặc trưng của văn hoá Sa Huỳnh do người Sa Huỳnh sáng tạo. Khuyên tai ba mấu là một trong những loại hình đồ trang sức mang đặc trưng của văn hoá Sa Huỳnh. Chất liệu chế tác khuyên tai là đá ngọc, thủy tinh, đá quý trong đó chủ yếu là đá ngọc. Loại hình khuyên tai này không chỉ được phát hiện ở văn hoá Sa Huỳnh, Đồng Nai, Óc Eo mà còn phổ biến ở các vùng Java, Myanmar, Đài Loan (TQ). Điều đó cho thấy, từ rất sớm cư dân Sa Huỳnh đã có sự trao đổi, giao lưu rộng rãi với các nước trong khu vực. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú lại thể hiện chất dũng mạnh, kiêu hãnh, cường tráng của nam giới. “Những khuyên tai ba mấu duyên dáng của phụ nữ và những khuyên tai hình hai đầu thú đầy kiêu hãnh của nam giới thời Sa Huỳnh cũng khắc họa một nền văn hóa đa dạng và phong phú của con người từ thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Chính những khuyên tai cùng hình dạng được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan…cho thấy thông thương của người thời Sa Huỳnh với các nước trong khu vực”, TS. Khôi nói. Chuỗi hạt trang sức bằng mã não. TS. Đoàn Ngọc Khôi cho biết, ngoài ra chúng ta thấy khuyên tai hình đĩa bằng đất nung được tìm thấy trong mộ táng Sa Huỳnh, đặc biệt là những trang sức được chế tác từ mã não bằng các hình khác nhau như hình thoi, hạt tròn, chuỗi, …. đặc biệt là giai đoạn sắt . Bên cạnh đó, các đảo cận bờ như cù lao Chàm, cù lao Ré, người ta tìm thấy rất nhiều đồ trang sức được làm từ vỏ nhuyễn thể để đeo… từ đó người ta kết luận nó cùng mẫu số với cư dân Mã Lai đa đảo, kể cả vùng tây Thái Bình Dương. Như vậy, từ đồ trang sức của cư dân Sa Huỳnh được tìm thấy ta thấy tính phân bố đa dạng, tuy nhiên, trong mỗi không gian khác nhau, người ta cũng sử dụng đồ trang sức khác nhau và nó có sự giao lưu, giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa khác trong khu vực. TS. Khôi kể lại: “Trong những lần khai quật khảo cổ, ấn tượng nhất chúng tôi có hai kỷ niệm, năm 1996, ở Lý Sơn chúng tôi phát hiện vỏ ốc hoa nằm trên cổ di cốt trong mộ táng, sau đó năm 1996 khi khai quật mộ song táng lại phát hiện trên di cốt thêm vỏ ốc xéo người ta chế tác thành nhẫn đeo tay. Tại Dương Quang năm 1998, chúng tôi tìm thấy nguyên hạt chuỗi mã não hình thoi rất đẹp, hiện đang trưng bày tại Nhà trưng bày văn hoá Sa Huỳnh, gây ấn tượng mạnh mẽ với khách. Hiện nay để tìm thấy hiện vật này rất hiếm”. Khai quật khảo cổ “vén màn” bí ẩn văn hoá Sa Huỳnh. Từ năm 1909 đến nay, văn hoá Sa Huỳnh đã có hơn 100 năm phát hiện và nghiên cứu, đã có bốn lần hội thảo khoa học về VHSH ở các năm 1985, 1990, 1999, 2009,… qua những lần hội thảo đó, các nhà khoa học đã khẳng định giá trị của văn hoá Sa Huỳnh, một nền văn hóa thời tiền sử của Việt Nam mang tầm khu vực và quốc tế. Trong suốt chiều dài lịch sử, các nhà khảo cổ học, nhà nghiên cứu đã dần “vén màn” bí ẩn VHSH cùng nhiều phát hiện mới trên con đường di sản văn hoá Sa Huỳnh. Đến nay, di tích văn hoá Sa Huỳnh được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt là sự kiện có ý nghĩa, từ đó tỉnh Quảng Ngãi có hướng bảo tồn, phát huy giá trị của di tích này. Di tích quốc gia đặc biệt văn hoá Sa Huỳnh bao gồm sáu khu vực bảo vệ là địa điểm di tích Long Thạnh, địa điểm di tích Phú Khương, địa điểm di tích Thạnh Đức, quần thể di tích Chămpa trong không gian Sa Huỳnh, đầm An Khê và Lạch An Khê, sông Cửa Lỗ. Kỳ vọng, di tích quốc gia đặc biệt văn hoá Sa Huỳnh sẽ là điểm kết nối quan trọng của “Con đường Di sản văn hóa Sa Huỳnh” ở miền Trung Việt Nam, vươn tầm khu vực và thế giới.
Độc đáo đồ trang sức trong văn hóa Sa Huỳnh
1,269
Khu vực từng là một dòng sông cuồn cuộn ở Jezero Crater của Sao Hỏa - Ảnh: Perseverance/NASA. Một nhóm nghiên cứu đã tìm dấu hiệu sự sống ở hai hành tinh là Sao Hỏa và Sao Thổ. Nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ ) đã sử dụng dữ liệu từ các tàu quỹ đạo và tàu đổ bộ của NASA đang hoạt động trong khu vực Sao Hỏa và Sao Thổ để đi tìm những “dòng sông sự sống”. Với Sao Thổ, họ tập trung vào các dữ liệu mà tàu quỹ đạo Cassini đã chụp về từ mặt trăng Titan, một thế giới với các dòng sông methane vẫn đang chảy cho tới ngày nay. Theo tờ Space , miền đất hứa hàng đầu về sự sống ngoài hành tinh này ban đầu khiến các nhà khoa học nghi ngại vì dường như dòng chảy không đủ mạnh để tạo ra các đồng bằng châu thổ hình quạt như trên Trái Đất. Tuy nhiên sau đó, họ lại phát hiện ra những động lực khác thường khiến những dòng chảy này vẫn “gần như mạnh”, hứa hẹn tạo ra nhiều cấu trúc giống với những “chiếc nôi” sự sống trên Trái Đất. Nhưng, dữ liệu về Titan còn khá hạn chế nên NASA sẽ cần thu thập thêm. Ở Sao Hỏa, sử dụng một mô hình đã từng được thử nghiệm với 500 con sông trên Trái Đất, họ đã xác định được phần lịch sử thú vị của các dòng sông ở Gale Crater và Jezero Carters tại đây. Cả hai đều có những lòng hồ cổ được cho là tràn ngập nước trong hàng tỉ năm. Thú vị hơn, NASA có 2 robot thăm dò đang hoạt động trong 2 cấu trúc dạng hố va chạm khổng lồ này. Trong đó, các dòng sông ở Gale đã chảy đủ dài và mạnh như sông Trái Đất khoảng 100.000 năm; còn sông ở Jezero đã chảy tốt đến tận 1 triệu năm! Các thành viên nhóm nghiên cứu khẳng định: “Khoảng thời gian đó đủ lâu để cho phép phát triển và hỗ trợ sự sống”. Một loạt các kế hoạch tìm kiếm các bằng chứng về sự sống rõ ràng hơn đang được NASA vạch ra cho robot Curiosity ở Gale và Perseverance ở Jezero, sau những khối xây dựng sự sống sơ khai đã được tìm thấy. Đặc biệt là với Perseverance, con robot hiện đại hơn và ở ngay nơi “dòng sông sự sống” chảy ổn định suốt 1 triệu năm.
NASA tìm ra dòng sông ngoài hành tinh có sự sống?
417
El Castillo, một phần của Chavin de Huantar, nơi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra lối vào một ngôi đền cổ ở Peru bị "đóng băng với thời gian". Ảnh: Martin St-Amant/Wikimedia. Tại Peru , một nhóm các nhà khảo cổ vừa khám phá ra một hành lang được ‘niêm phong’ từ hơn 3.000 năm trước. Hành lang này, được gọi là “hành lang chim kền”, được cho là dẫn tới các căn phòng khác trong một ngôi đền lớn từng thuộc về văn hóa cổ Chavin. Theo Reuters, Di tích khảo cổ Chavin de Huantar nằm cách thủ đô Lima khoảng 190 dặm (306 km) về phía Đông Bắc. Nó từng là một trung tâm quan trọng cho văn hóa Chavin, phát triển từ khoảng 1.500 đến 550 trước Công nguyên. Văn minh Chavin nổi tiếng với những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, thường trưng bày các hình ảnh chim và hổ. Những người cổ đại này sống ở vùng cao nguyên phía Bắc của dãy núi Andes ở Peru từ hàng ngàn năm trước khi đế chế Inca ra đời. Gần đây, các nhà khảo cổ đã tập trung vào một hành lang thuộc phần phía Nam của ngôi đền. Khu vực cụ thể này đã bị niêm phong vì ít được coi trọng hơn các phần khác. Tuy nhiên, khám phá gần đây đã cung cấp thông tin quý giá về giai đoạn đầu của văn minh Chavin. Nhà khảo cổ John Rick cho biết những di vật tại đây đã bị “đóng băng với thời gian” – theo Reuters. Trong hành lang, nhóm nghiên cứu đã khám phá hiện vật quan trọng: một mảnh gốm lớn nặng khoảng 17 kg. Mảnh gốm này được trang trí với cái đầu và đôi cánh của một con chim thần ưng Andes hay Kền kền khoang cổ. Ngoài ra, còn tìm thấy một cái bát gốm. Những món đồ này đã được khai quật vào tháng 5/2022 khi lối vào hành lang được khám phá. Trong văn minh Andean cổ, thần ưng Andes hay kền kền khoang cổ mang ý nghĩa quan trọng. Với kích thước lớn, nó được liên kết với quyền lực và sự thịnh vượng. Khu lăng mộ bao gồm các bậc cầu thang và mạng lưới hành lang, những khám phá này gần đây mới được tiết lộ. John Rick, một nhà khảo cổ đến từ Đại học Stanford (Mỹ), cho biết rằng một phần quan trọng của khu lăng mộ vẫn chưa được khai quật. Để khám phá lối vào “hành lang chim kền khoang cổ”, nhóm nghiên cứu của Rick đã sử dụng camera gắn trên robot. Phương pháp này cho phép họ điều hướng qua mảnh vụn đã lấp đầy hành lang trong thời gian mà vẫn giảm thiểu nguy cơ gây hư hại thêm cho kiến trúc cổ. Chavin de Huantar đã được công nhận là di sản thế giới UNESCO vào năm 1985. Đây là viện dẫn đầu về giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc. Những nghiên cứu về Chavin de Huantar Các nhà khảo cổ đang tiếp tục thảo luận về các nghi lễ tôn giáo được tổ chức trong thời kỳ hoàng kim của Chavin de Huantar. Vào những năm 1970, nhà khảo cổ Peru Luis Lumbreras đã đến di tích này và có cơ hội thu thập thông tin lịch sử bằng lời kể từ người dân địa phương. Theo quan niệm của họ, từ “Chavin” xuất phát từ thuật ngữ Quechua “chaupin”, có nghĩa là “trung tâm”, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với cộng đồng bản địa thời đó. Sau khi tiến hành điều tra tại di tích, Lumbreras đề xuất một lý thuyết cho rằng những người ưu tú trong cộng đồng có thể đã chịu trách nhiệm phát triển các nghi lễ tại đền. Ông cũng giả thuyết rằng họ có thể đã khuyến khích người theo đạo của mình đến thăm đền như một phương tiện duy trì cấu trúc chính trị và xã hội. Theo Greek Reporter
Khám phá lối vào ngôi đền cổ bị ‘đóng băng với thời gian’
664
Hà Nội – cái nôi của di sản văn hóa, tiêu biểu với các quần thể di tích lịch sử, di vật đa dạng, phong phú, sinh động; hàng nghìn di sản vật thể và phi vật thể. Làm sao để vẻ đẹp di sản ứng dụng được vào đời sống đương đại? Làm gì để gìn giữ di sản văn hóa nghìn năm? Đó là điều mà nhiều người quan tâm. Nhà thiết kế Trần Thanh Tùng – Người sáng lập Hội quán Di sản cho rằng, để sáng tạo dựa vào di sản và bảo tồn di sản thông qua vật phẩm đương đại cần tạo ra tính mới – phù hợp với đời sống đương đại từ tạo hình, không gian, đến chất liệu. Phải có phương pháp thể hiện đa dạng thông điệp biểu hiện chất liệu, trong đó có kích thước, bố cục, tạo hình, màu sắc,… Được coi là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, khai thác để đưa di sản ứng dụng vào cuộc sống, Hội quán Di sản đều đặn cho ra đời những sản phẩm thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt. Với thông điệp “Đưa di sản tới đương đại” mỗi sản phẩm của Hội quán Di sản đều hướng tới mục tiêu: Khi người dân mang một vật phẩm văn hóa về nhà, tức là họ đang mang theo cả một câu chuyện lịch sử… Sản phẩm gốm Bát Tràng cũng đầy tính sáng tạo để phù hợp với đương đại. Theo nhà thiết kế Trần Thanh Tùng đến nay Hội quán Di sản đã nghiên cứu và sáng tạo ra được hơn 600 vật phẩm phái sinh, phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội. Trong số này có thể kể đến bộ tượng “Đám cưới Chuột” được làm thủ công với những nét sắc sảo được chuyển thể từ tranh dân gian Đông Hồ; sản phẩm Lá đề rồng phượng thời Lý sáng tác từ mẫu nguyên bản các hiện vật tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long, nhưng được cải biến ở phiên bản mới với hai nhận diện khác biệt, một mặt hình rồng, một mặt hình chim phượng, thể hiện tính âm dương hòa hợp trong cùng một vật phẩm. Bộ tượng Nhị vị hộ pháp thay vì cưỡi thú như mẫu cổ thì các nhà thiết kế của Hội Quán Di Sản “biến tấu” thành cưỡi nghê với một tỷ lệ cân đối và mang sắc thái biểu cảm riêng, trang phục riêng rất thú vị. Hay như tượng “Ông Sấm”, dòng sư tử thời Lý – Trần với hoa văn uốn lượn mềm mại, tinh tế hiếm thấy được Hội quán Di sản tái dựng với chất liệu gốm, đồng hoặc đá. Cùng với đó là các vật phẩm tín vật Kim tượng Thích ca sơ sinh phong cách hoàng gia thời Lý, linh vật Kim hổ, Liên tỏa đốt trầm cách điệu từ lá và hoa sen… với các chất liệu, kích thước đa dạng, phù hợp với nhiều công năng trong cuộc sống hằng ngày. Nhà thiết kế cũng đưa ra một số gợi ý về bảo vệ di sản thông qua vật phẩm đương đại khi lồng ghép hình tượng rồng, tranh ngũ hổ vào các sản phẩm thương mại như hộp bánh đậu xanh, bộ lịch. “Sản phẩm đã chinh phục các thị trường khó tính nhất khi chú trọng yếu tố lồng ghép bản sắc văn hóa dân tộc. Khi Hội quán Di sản đưa sản phẩm đến với khách hàng, khách hàng sẽ chủ động tìm tới nghệ nhân”, nhà thiết kế cho biết. Thời gian gần đây, việc khai thác tranh dân gian vào mỹ thuật ứng dụng và sáng tác nghệ thuật ngày càng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Nhiều nhóm bạn trẻ đã ứng dụng tranh Hàng Trống, tranh Ðông Hồ vào thiết kế bao bì, thiết kế thời trang; hay “vẽ lại” tranh Hàng Trống bằng chất liệu và góc nhìn mới… Với tranh Hàng Trống, là hình tượng thần giữ cửa, hổ, cá chép, công, các họa tiết hoa lá…; với tranh Ðông Hồ là hình ảnh quen thuộc của cậu bé ôm gà, cô bé ôm vịt, gà trống, lợn đàn, đám cưới chuột… và nhiều họa tiết khác được khai thác với mật độ dày đặc để đưa vào tranh. Ðiều này đã giúp tạo nên một phong cách riêng, thu hút được nhiều nhà sưu tập tranh trong nước và nước ngoài, góp phần đưa nét đẹp của tranh dân gian Việt Nam đến với cộng đồng. Hoàng thành Thăng Long đã sử dụng công nghệ sáng tạo để làm nổi bật các điểm nhấn di sản. Gần đây, yếu tố công nghệ cũng được ứng dụng, kết hợp sáng tạo với giá trị văn hóa truyền thống, tạo nên những không gian văn hóa đa sắc, vừa mang tính hiện đại, vừa có những nét đặc trưng của thành phố Hà Nội. Hiện nay, nhiều địa phương và các điểm đến du lịch, di tích lịch sử tại Hà Nội đã thực hiện công tác bảo tồn di sản dựa trên sự sáng tạo của công nghệ hiện đại, đáp ứng thị hiếu của thời đại. Ví dụ Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long đã sử dụng công nghệ sáng tạo làm nổi bật di sản văn hóa, phù hợp hơn với cách thưởng thức di sản của công chúng ngày nay. Trung tâm này cũng dùng công nghệ tái tạo những hoa văn, họa tiết bị mất để khách tham quan nhận diện rõ hơn vẻ đẹp, tính sang quý của đồ gốm của Hoàng cung Thăng Long xưa. Tại tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển”, ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết, về phía thành phố Hà Nội, Đề án Phát triển Công nghiệp Văn hóa của Thủ đô đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ – làng nghề truyền thống trở thành ngành “công nghiệp sáng tạo” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các nghề thủ công truyền thống đang đứng trước rất nhiều thách như: sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,… Gốm cổ được trưng bày trong không gian sáng tạo của bảo tàng. Để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu phố cổ Hà Nội (phố Hàng), tiềm năng của làng nghề truyền thống trong và xung quanh Hà Nội thì cần phải phát huy nội hàm giá trị của những sản phẩm truyền thống và thiết kế sáng tạo để đổi mới và phát triển. Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của từng địa phương và khu vực. “Thông qua mỗi sản phẩm thủ công, chúng ta có thể thấy được dấu ấn của môi trường tự nhiên và xã hội hòa cùng trí tuệ và tâm hồn của người thợ, rộng hơn là sự sáng tạo của cả cộng đồng. Nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm của nó trở thành một kênh lưu giữ ký ức là sứ giả cho hoạt động giao lưu văn hóa. Vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưu chuộng; sáng tạo sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi truyền thống. Giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm nguồn nguyên liệu thích ứng, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhãn mác đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế phải chăng là một giải pháp căn cốt?”, ông Phạm Tuấn Long nhấn mạnh. Sáng tạo không chỉ giúp đưa di sản gần gũi với cộng đồng mà còn là một nhu cầu bức thiết trong phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều lĩnh vực, từ mỹ thuật đến âm nhạc hay du lịch văn hóa. Nếu tạo ra những sản phẩm mới có tính kế thừa, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, thì đó được coi là sáng tạo. Ngược lại, nó sẽ làm biến dạng, làm giảm giá trị di sản. Ðối với di sản văn hóa vật thể, việc tích hợp những sáng tạo phải được lựa chọn phù hợp lịch sử, bối cảnh, không gian của di sản. Các hoạt động sáng tạo được tích hợp nên là những hoạt động văn hóa truyền thống, sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống. Việc nhận thức sâu sắc về giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc là cơ sở để các nghệ sĩ, nghệ nhân tiếp nhận các luồng văn hóa thế giới một cách chọn lọc, tìm ra những yếu tố phù hợp để tạo ra tác phẩm, sản phẩm mới góp phần làm phong phú và nâng tầm di sản.
Hà Nội: Đưa di sản đến đương đại
1,638
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng. Ảnh: MPI. Tiền Giang cần đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cho biết, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng. “Công tác quy hoạch là cơ hội tốt để sắp xếp lại không gian phát triển mới, tạo dư địa và động lực phát triển cho tỉnh, giải quyết triệt để được các nút thắt, điểm nghẽn mà giai đoạn trước chưa có cơ hội để thực hiện”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định. Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh vừa tiến hành thẩm định Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, trong quy hoạch tỉnh, Tiền Giang cần đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, đột phá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng. Những năm qua, Tiền Giang có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, về quy mô GRDP, năm 2022, tỉnh Tiền Giang xếp thứ 21/63 tỉnh, thành trong cả nước; so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang chiếm 10,2% quy mô GRDP của vùng, đứng thứ 3/13 tỉnh thành, vùng Đồng bằng sông Cửu Long . Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, tỉnh vẫn còn các điểm nghẽn chính như tầm nhìn chưa tương xứng; chưa hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư quy mô, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hạn chế; chuyển dịch cơ cấu; việc cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh chưa rõ nét, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chưa có liên kết thành khối ngành để nâng cao chuỗi giá trị, giảm ô nhiễm môi trường… Không những thế, việc kết nối hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế giữa kết nối giao thông đối ngoại với nội tỉnh, kết nối giao thông đa phương thức, năng lực khai thác logistics (dịch vụ hậu cần) để trở thành chuỗi chưa được chú trọng, đa phần chưa khai thác hết tiềm năng hiện có của tỉnh… và cần phải được giải quyết trong quy hoạch. Đối với tỉnh Tiền Giang, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong bối cảnh lập Quy hoạch tỉnh Tiền Giang có nhiều thuận lợi, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã xác định rất rõ về vị trí, vai trò của tỉnh Tiền Giang đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Tiền Giang có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch, nằm trên trục giao thông quan trọng, cách Tp. Hồ Chí Minh 70 km về phía Nam và cách Thành phố Cần Thơ 100 km về phía Bắc, là địa bàn trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với Tp. Hồ Chí Minh cả về đường thủy và đường bộ. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang đạt 6,55%/năm, cao hơn mức bình quân chung (vùng đạt khoảng 6,15%/năm; cả nước đạt 6,21%/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 đã có sự tăng trưởng vượt bật đạt 7,02% so với 2021, đây là một tín hiệu tích cực phản ánh sự quyết tâm và sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền, sự vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, Tiền Giang cần phải xây dựng một bản quy hoạch có chất lượng; trong đó, đưa ra được các phương án phát triển phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, giải quyết các khó khăn, thách thức, đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc; xác định các trọng tâm, đột phá và đưa ra được các nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện để tạo lực phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của vùng. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, Tiền Giang đang đứng trước nhiều cơ hội quan trọng cần nắm bắt để bứt phá phát triển trong bối cảnh thuận lợi là Trung ương đang quan tâm đầu tư lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Theo dự thảo Quy hoạch, tỉnh Tiền Giang đặt mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, là một trong những cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ; nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đặc thù; phát triển tỉnh Tiền Giang trở thành một trung tâm du lịch cấp quốc gia. Kinh tế biển, kinh tế đô thị trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng. Nuôi tôm thâm canh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí – TTXVN. Bên cạnh đó, phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, hiệu quả, với trọng tâm là hội nhập quốc tế, tận dụng nguồn lực phục vụ phát triền kinh tể – xã hội. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định; bảo vệ môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả, bền vững. Về mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2030, Quy hoạch đề ra 22 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, kết cấu hạ tầng và đảm bảo quốc phòng, an ninh; trong đó, giai đoạn 2026 – 2030 mang tính quyết định với tốc độ tăng trưởng đề ra khá cao là 8 – 9%/năm, đòi hỏi nhiều nỗ lực trong điều hành của các cấp, các ngành. Phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 140 – 145 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa tính theo khu vực toàn đô thị đến năm 2030 là khoảng 45 – 47%. Tỉnh tiếp tục duy trì, giữ vững tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, hạ tầng giao thông, phát triển đồng bộ và tích hợp các phương thức kết nối với hệ thống vùng và quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng các ngành khác. Thúc đẩy kinh tế số, phát triển đóng góp 15% vào năm 2025 và đạt 25% vào năm 2030. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn khoảng 1,1%; năm 2030 giảm còn 0,7%. Đối với các khu vực động lực phát triển, tỉnh tập trung phát triển theo 7 hành lang kinh tế cấp vùng đi qua Tiền Giang; xác định 9 vùng công năng tương ứng với những chiến lược phát triển kinh tế và không gian khác nhau; 3 trung tâm đô thị; ba vùng vùng kinh tế – đô thị. “Các đột phá tập trung vào giải quyết các điểm nghẽn; trong đó, coi trọng tập trung phát triển kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và đô thị xanh, thông minh, dịch vụ du lịch, thương mại, logistics, thị trường bất động sản theo hướng tích hợp đa ngành đi đối với đẩy mạnh cải cách hành chính, chuẩn bị tốt hạ tầng kinh tế nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao”, Chủ tịch Nguyễn Văn Vĩnh cho hay. Đại diện nhiều bộ, ngành và chuyên gia cũng đã cho ý kiến cụ thể đối với nội dung quy hoạch và cho rằng, Quy hoạch tỉnh Tiền Giang về cơ bản đã xem xét đến tính hợp lý, logic giữa các nội dung đề xuất, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện; nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển, mục tiêu và đề ra các khâu đột phá để phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; đồng thời, đề nghị tỉnh Tiền Giang rà soát số liệu, dữ liệu trong báo cáo quy hoạch để đảm bảo sự thống nhất và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, dữ liệu được sử dụng. “Phát huy khai thác được các tiềm năng, lợi thế của địa phương, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới thì chúng ta mới xây dựng được con đường phát triển trong tương lai”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh./.
Quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 sẽ tạo dư địa và động lực phát triển cho Tiền Giang
1,600
Vịnh Hạ Long được ví như “chốn bồng lai tiên cảnh”. Vịnh Hạ Long là một trong ba di sản của Việt Nam cùng với Hội An và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được Tạp chí du lịch Wanderlust của Anh đưa vào top các Di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á. Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa công bố danh sách 16 di sản ấn tượng nhất trong số hơn 40 di sản thế giới được UNESCO công nhận ở 11 nước Đông Nam Á. Việt Nam có tới 3 đại diện nằm trong danh sách này. Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh ) nằm ở vị trí đầu tiên trong danh sách 16 di sản UNESCO ấn tượng nhất ở khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Du lịch Anh giới thiệu quần thể 1.600 núi đá vôi lớn nhỏ trên Vịnh Hạ Long có “quy mô ấn tượng nhất thế giới”. Vịnh Hạ Long cuốn hút du khách với hàng trăm đảo đá vôi và đảo phiến thạch mang những hình thù riêng, không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục km như một bức tường thành. Quá trình xói mòn đã tạo nên những hang động tự nhiên, thêm phần hấp dẫn cho điểm đến. Vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994. 30 năm sau, thiên nhiên Vịnh Hạ Long gần như không thay đổi, với vẻ đẹp được ví như “chốn bồng lai tiên cảnh”.
Vịnh Hạ Long vào top di sản UNESCO ấn tượng nhất Đông Nam Á
276
Ảnh mây vệ tin về cơn bão số 1. Ảnh: nchmf.gov.vn. Dự báo chiều ngày 18-7, bão số 1 sẽ đổ bộ đất liền khu vực phía Đông Bắc bộ, trọng tâm là khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 9 giờ sáng nay, 17-7, bão số 1 đang ở sức gió mạnh nhất, cấp 12, giật cấp 15. Vị trí bão lúc 9 giờ ở khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc; 112.8 độ Kinh Đông. Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15km/h. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng 7 giờ sáng mai, 18-7, bão số 1 sẽ ở ngay trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 140km về phía Đông Đông Nam, cách Hải Phòng khoảng 250km về phía Đông. Lúc này, cường độ bão đang bắt đầu suy yếu, từ cấp 12 giảm còn cấp 11, giật cấp 14. Đến chiều ngày 18-7, dự kiến bão sẽ đổ bộ đất liền khu vực phía Đông Bắc bộ, trọng tâm là khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng. Vì hoàn lưu bão rộng, cường độ mạnh nên sẽ bao trùm cả khu vực Bắc bộ, trải rộng ra Thanh Hóa – Nghệ An. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình nên cường độ bão giảm mạnh khi đổ bộ. Dự báo vị trí và đường đi của bão số 1. Ảnh: VNDMS. Do ảnh hưởng của bão, từ gần sáng ngày 18-7, vùng ven biển khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 13. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Gió mạnh, mưa to, ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng có nước dâng do bão từ 0,5-0,7m, mực nước tổng cộng cao từ 2,3-2,9m. Nguy cơ cao ngập úng ở khu vực trũng thấp tại khu vực ven biển, cửa sông, sạt lở bờ biển do tác động kết hợp của triều cường và sóng lớn vào chiều ngày 18-7. Về mưa lớn, ngay từ đêm nay đến ngày 19-7, ở khu vực Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Khu vực Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm nên cần đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị. Mưa lớn xảy ra sau nhiều ngày mưa giông và nắng nóng kéo dài 10 ngày qua kết hợp mưa trong những ngày tới khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng tăng cao từ ngày 18-7 ở khu vực Bắc Bộ, trong đó nguy cơ cao tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.
Bão số 1 giật cấp 15 đang hướng vào Quảng Ninh – Hải Phòng
508
Dự báo từ gần sáng ngày 18/7/2023, vùng ven biển khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 13. Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Đến 10h 18/7, bão ở vị trí 21,3N-108,3E; trên vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng. 10h ngày 19/7, bão đi sâu vào đất liền khu vực phía Tây Bắc Bộ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu dần thành vùng áp thấp./.
[Infographics] Đường đi của bão số 1 năm 2023 trên Biển Đông
103
Kể từ khi Puma Punku được phát hiện, vô số nhà nghiên cứu đã làm việc chăm chỉ để khám phá bí ẩn đằng sau di chỉ này. Thời gian trôi qua, những nền văn minh cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều di sản văn hóa rực rỡ, chẳng hạn như kim tự tháp, Stonehenge ở Anh, tượng đá trên đảo Phục Sinh. Và trong số đó có một di chỉ được cho là kỳ diệu hơn cả Kim Tự Tháp – “Di chỉ cự thạch Puma Punku”. Nói đến Puma Punku chắc hẳn nhiều người sẽ thấy xa lạ, nó nằm ở dãy núi Andes của Bolivian, là một vùng đất hoang ở độ cao 3.800 mét. Nơi đây nổi tiếng nhất với những viên đá được xử lý cẩn thận như được cắt gọt bởi tia laser. Những khối cự thạch của Puma Punku là đá andesit rất cứng, được cho là có độ cứng là 7 trên thang đo độ cứng Mohs. Và dường như không thể cắt gọt được andesit bằng công nghệ vào thời điểm đó, bởi vì ngay cả với công nghệ hiện đại, việc xử lý đá andesite cũng rất khó khăn. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là trên những tảng đá cứng này, ngay cả với những chiếc máy hiện đại cũng khó có thể tạo ra những lỗ tròn thông thường. Vậy, làm thế nào mà người ta xử lý những tảng đá này vào thời điểm đó? Họ đã sử dụng loại công nghệ nào để xử lý đá andesite? Nếu quan sát kỹ những phiến đá nơi đây, bạn có thể bắt gặp một số khối cấu trúc đá rất phức tạp, như thể chúng được tạo ra bởi máy móc hoặc thậm chí là thiết bị laser. Theo truyền thuyết địa phương, hơn 17.000 năm trước, những người khổng lồ bí ẩn đã đến thế giới để giúp xây dựng địa điểm Puma Punku. Những người khổng lồ này có sức mạnh phi thường, họ có thể dễ dàng khuân vác những tảng đá trong mỏ đá, và nhờ sức mạnh ma thuật, những tảng đá có thể bay lơ lửng và xếp chồng lên nhau thành hình. Mặc dù truyền thuyết này vô cùng khó tin, nhưng kể từ khi Puma Punku được phát hiện, vô số nhà nghiên cứu đã làm việc chăm chỉ để khám phá bí ẩn đằng sau di chỉ này. Trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1945, nhà khảo cổ học người Áo Arthur Posnanski, đã suy đoán rằng Puma Punku có thể có niên đại khoảng 11.000 đén 15.000 năm thông qua nghiên cứu về tuổi địa chất. Tuy nhiên, tuyên bố này đã không được chấp nhận rộng rãi. Cho đến năm 1999, trong bài báo nghiên cứu đặc biệt của mình, Flamich, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Pennsylvania, đã công bố kết quả phát hiện điểm cố định phóng xạ của Puma Punku. Thật ngạc nhiên, hóa ra Puma Punku được xây dựng cách đây 1.500 năm. Theo đó mốc thời gian này đã được giới khoa học, khảo cổ chính thống ngày nay chấp nhận. Tại Puma Punku, bạn sẽ tìm thấy những viên đá lạ thường với những góc vuông hoàn hảo, nhẵn mịn. Kiến trúc hùng vĩ của tàn tích Puma Punku khiến các nhà nghiên cứu muốn khám phá bối cảnh lịch sử và văn hóa đằng sau nó. Sau nhiều năm nghiên cứu của các nhà khảo cổ và các chuyên gia, học giả phát hiện ra rằng những công trình này được xây dựng bằng hai chất liệu đá là đá sa thạch đỏ và đá andesit. Tảng đá nặng nhất tại di chỉ này lên tới hơn 130 tấn, những tảng đá khác cũng hàng chục tấn đến gần trăm tấn, đây là một con số vô cùng ấn tượng. Không chỉ vậy, từng khối cự thạch đều được cắt gọt tinh xảo không một lỗi lầm. Ngay cả với các hình dạng lồng nhau và chồng chéo nhiều lớp, các góc cũng được cắt gọt một cách bô cùng chính xác. Sự tinh xảo còn thể hiện ở các rãnh trên đá và các lỗ tròn nhỏ được sắp xếp đều nhau với đường kính chỉ 5 mm. Trong khu phế tích, bạn còn có thể nhìn thấy những khối đá lớn được ghép lại với nhau bằng những chiếc đinh. Điều khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy ngạc nhiên hơn nữa là những chiếc đinh này hóa ra là một loại hợp kim độc đáo của đồng, asen, niken và đồng điếu. Điều này cho thấy những người xây dựng Puma Punku không chỉ giỏi xử lý đá tảng mà còn nắm vững công nghệ luyện và xử lý kim loại tiên tiến. Nhóm của giáo sư Davidowitz tin rằng những vật liệu đá này có khả năng là vật liệu tổng hợp, bởi vì chúng chứa một số vật liệu không tồn tại trong đá tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, đá sa thạch đỏ tại Puma Punku đến từ hồ Titicaca cách đó 10 km, và các khối đá andesite nhỏ hơn đến từ bán đảo Copacabana cách đó 90 km. Những tảng đá khổng lồ này được vận chuyển đến cao nguyên ở độ cao 3.800 mét bằng cách lăn các khúc gỗ, dây thừng, lạc đà alpaca và đủ nguồn nhân lực. Nhưng vào năm 2018, nhà khoa học vật liệu người Pháp, giáo sư Joseph Davidowitz, đã phát hiện ra một điều đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu các mẫu đá từ Puma Punku. Ông đã tìm thấy một số vật liệu không tồn tại trong đá tự nhiên, thậm chí còn tìm thấy sự hiện diện của vật chất hữu cơ ở các mẫu đá mang về từ Puma Punku. Phát hiện này thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học vì nếu đúng, các mẫu đá này dường như có khả năng là vật liệu tổng hợp. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu, vật liệu đá của Puma Punku bao gồm đá sa thạch đỏ và đá andesite, được sử dụng trong nhiều công trình kiến trúc cổ xưa trong khu vực, bao gồm các công trình như “Cổng Mặt trời” và “Cổng Mặt trăng”. Những tòa kiến trúc này rất lớn và phức tạp, chứa rất nhiều rãnh và lỗ, những rãnh và lỗ này dường như tinh xảo đến mức khó có thể tưởng tượng rằng chúng được chạm khắc bằng tay bởi người cổ đại. Để xác nhận giả thuyết này, nhóm nghiên cứu đã đi tìm kiếm vật liệu đá gần Puma Punku và thêm chất hữu cơ địa phương làm chất kết dính, cuối cùng đã thành công trong việc tái tạo đá andesite của Puma Punku. Nếu giả thuyết này đúng, thì những cấu trúc cổ xưa này có thể đã được xây dựng theo một cách rất khác so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Nếu con người cổ đại có thể tổng hợp vật liệu đá, họ sẽ không cần phải vận chuyển cả tảng đá, cũng như không cần phải cắt và chạm khắc những khối đá khổng lồ. Khám phá này có thể thay đổi những gì chúng ta biết về kỹ thuật xây dựng của các nền văn minh cổ đại. Mặc dù nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tái tạo đá andesite của Puma Punku, nhưng những viên đá họ tạo ra không có rãnh chồng lên nhau nhiều lớp ở phần còn lại, điều đó có nghĩa là họ vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm ra cách con người cổ đại tạo ra những công trình phức tạp này. Có những khối cự thạch ở Puma Punku nặng hơn 100 tấn. Tuy nhiên, những người xây dựng và lịch sử của Puma Punku vẫn còn là một bí ẩn. Kiến thức về khu phức hợp hiện còn hạn chế do thiếu hồ sơ bằng văn bản. Một số nhà khảo cổ coi Puma Punku là một phần của nền văn minh Tiwanaku, một trung tâm tôn giáo và nghi lễ có thể liên quan đến việc quan sát thiên văn và tính toán lịch. Một số học giả tin rằng Puma Punku lâu đời hơn nền văn minh Tiwanaku và là tàn tích của một nền văn minh nguyên thủy hơn nhưng tiên tiến hơn. Những người khác tin rằng Puma Punku được chế tạo bởi người ngoài hành tinh hoặc người khổng lồ vì kỹ thuật chế tạo nó vượt quá khả năng của con người vào thời điểm đó.
Bí ẩn không có lời giải của Puma Punku: Ai đã tạo ra những cấu trúc cự thạch như được cắt gọt bởi tia laser?
1,442
Dự báo vị trí, đường đi của bão số 1. Ảnh: VNDMS. Trong 24 đến 72 giờ tới, bão số 1 di chuyển nhanh với tốc độ trung bình 20 km/giờ. Khoảng 13 giờ chiêù18-7, bão sẽ ở ngay trên vùng bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Cập nhật mới nhất về bão số 1, hồi 13 giờ chiều nay, 17-7, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc, 112,1 độ Kinh Đông. Với tọa độ này, bão số 1 cách Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, khoảng 480 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133 km/giờ), giật cấp 15. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, trong 24 đến 72 giờ tới, bão di chuyển nhanh với tốc độ trung bình 20 km/giờ. Khoảng 13 giờ chiều mai, 18-7, bão số 1 sẽ ở ngay trên vùng bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Cường độ bão lúc này giảm còn cấp 9, giật cấp 12. Dự báo đến 13 giờ ngày 19-7, bão số 1 tiếp tục đi sâu vào đất liền các tỉnh Bắc bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Biển động dữ dội. Từ chiều nay, Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Biển động dữ dội. Trên đất liền, từ gần sáng 18-7, vùng ven biển khu vực từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Từ sáng 18-7, vùng biển Vịnh Bắc Bộ có sóng tăng dần, cao 2-4 m, phía Bắc 3 -5 m. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định sóng biển cao 2-3 m. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng có nước dâng do bão từ 0,4-0,6 m, nguy cơ cao ngập úng ở khu vực trũng thấp tại khu vực ven biển, cửa sông, sạt lở bờ biển do tác động kết hợp của triều cường và sóng lớn vào chiều 18-7. Từ đêm nay đến 19-7, ở khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-300 mm, cục bộ có nơi trên 400 mm. Khu vực Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ có mưa to với tổng lượng mưa từ 150-250 mm. Các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, cục bộ có nơi trên 250 mm. Đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị. Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.
Bão số 1 giật cấp 15 di chuyển nhanh, đang cách Móng Cái 480 km
518
Trong tự sự dân gian, motif là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện, được hình thành ổn định, bền vững, xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm như một ấn tượng nghệ thuật, nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Mỗi motif thường ẩn chứa nhiều lớp văn hóa gắn với những thời đại lịch sử khác nhau. Vào thế kỉ XIX, người đầu tiên sử dụng khái niệm motif là nhà nghiên cứu người Nga A.N.Veselovsky – đại diện của trường phái thi pháp học lịch sử trong nghiên cứu folklore học. Trong Thi pháp học lịch sử , Veselovsky khẳng định, motif là yếu tố cố định và luôn có trước cốt truyện, nằm trong cốt truyện và tạo nên cốt truyện bằng cách kết hợp với nhau. Đây được xem là phát hiện quan trọng khi nghiên cứu về bản chất của motif. Nhà nghiên cứu folklore người Nga E.M.Meletinsky trong công trình Nhân vật truyện cổ tích thần kì – nguồn gốc hình tượng đã đề nghị coi motif là hạt nhân của hành động và chia motif thành hai loại: motif cổ xưa và motif sinh hoạt xã hội, trong đó “các motif cổ xưa là cái cốt lõi còn các motif sinh hoạt thì thường làm thành đường viền, cái khung của cốt truyện”(1). Soi chiếu vào trong các tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay có sử dụng yếu tố huyền thoại, chúng ta nhận thấy có sự hiện diện xuyên suốt và dày đặc các kiểu motif cổ xưa vốn quen thuộc trong văn học dân gian, tiêu biểu như motif tái sinh, motif giấc mơ… Motif tái sinh trong tiểu thuyết đương đại thể hiện quan niệm về sự luân hồi của con người. Người chết được đầu thai ở những kiếp sau hoặc nhân vật có thể chết đi rồi sống lại. Xây dựng hai kiếp người với hai số phận khác nhau, Hồ Anh Thái mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về cuộc đời của nhân vật qua những thăng trầm, biến cố đầy đau thương nhưng kì diệu trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Nhân vật Savitri trải qua hai kiếp sống: tiền kiếp là công chúa Savitri, hậu kiếp là hướng dẫn viên du lịch, cựu nữ thần đồng trinh Kumari. Hai kiếp sống là hai con người, hai tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu ở tiền kiếp, công chúa Savitri có tính cách mạnh mẽ, phần nào nổi loạn và nuông chiều khát vọng tự do, phóng khoáng trong tình yêu thì ở hậu kiếp, cựu Kumari lại là người sống nguyên tắc, chuẩn mực. Nếu Savitri của kiếp trước luôn khao khát đàn ông, có nhiều mối tình thì cựu Kumari vẫn còn và mãi là trinh nữ. Việc tồn tại hai kiếp của nhân vật Savitri cho thấy Hồ Anh Thái muốn mang đến những gam màu tươi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật huyền thoại. Qua ngòi bút của Hồ Anh Thái, nhân vật Savitri vừa có những nét tính cách khác thường, vừa chân thực, sinh động, vừa phủ mờ khói sương huyền thoại. Điều đọng lại trong lòng độc giả có lẽ là niềm tin về thuyết luân hồi, và đặc biệt, ở cả hai kiếp, nàng đều dành cho Đức Phật một tình yêu thành kính, thiết tha. Tiếp nhận từ cốt truyện về nhân vật Từ Đạo Hạnh trong dân gian như Sự tích Thánh Láng hay trong chính sử như Thiền uyển tập anh, tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đã sử dụng motif tái sinh khi xây dựng nhân vật Từ Lộ. Tiền kiếp là nhà sư Từ Đạo Hạnh với những trầm luân, khổ ải trong cuộc đời. Hậu kiếp là vua Lý Thần Tông sống trong quyền lực và nhung lụa. Tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên cũng có motif tái sinh, với nhiều yếu tố, tình tiết làm khó người đọc bởi nó không tuân theo một trật tự, logic nào của tư duy. Độc giả có cảm tưởng như mình đang lạc lối vào mê cung nào đó, hun hút, tối mù và hỗn độn. Trong mê cung ấy, hai kiếp sống của Hương – Hoa không ngừng luân chuyển, hoán đổi cho nhau. Không phải lúc nào, sự chuyển kiếp, đầu thai cũng được tác giả xây dựng thành một câu chuyện hoàn chỉnh mà đôi khi nó gắn liền với những ám dụ, với những tình tiết mang sắc màu huyền bí, không rõ ràng, không chắc chắn, gieo vào lòng người đọc sự lưỡng lự và hoài nghi. Trong tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương, nhân vật “ông” dường như chính là hóa thân của Hải. Điều đó thể hiện qua những chi tiết nói về bi kịch đứa em gái trùng khớp với cuộc đời Loan: học năm cuối ở một trường sư phạm trên thị xã, là đứa em gái duy nhất lại chửa hoang, sống bê tha, trụy lạc. Tuy nhiên, khi Lình – cô gái có khả năng tiên tri lại quả quyết rằng cô đã nhìn thấy “một người đàn ông giống ông Trình như đúc ngồi trên xe với hai thanh niên trông rất lạ”, “nhìn thấy được những suy nghĩ mà một người nào đó rất giống ông Trình đang nghĩ”(2) thì người đọc hoài nghi rằng đó chính xác phải là hóa thân của ông Trình. Hoàn trong Người đi vắng (Nguyễn Bình Phương) lúc nằm trên giường bệnh còn gặp lại cả tiền kiếp của mình – một đứa bé gái. Khẩn trong Ngồi (Nguyễn Bình Phương) một lần lên Yên Tử cũng lờ mờ nhìn thấy kiếp trước của mình mang bóng dáng của một nhà sư. Tất cả những chi tiết đó đều mang đậm nỗi băn khoăn, ám ảnh của con người về tiền kiếp của mình với ước muốn được tìm hiểu, khám phá. Tiếp nhận motif người hóa thân thành con vật, cây cối, vật thể… trong các tác phẩm văn học dân gian như Sự tích trầu cau, Sự tích đá Vọng phu , Nguyễn Bình Phương cũng xây dựng nhiều cuộc hóa thân đầy bí ẩn trong tiểu thuyết của mình. Có thể kể đến lần hóa thân thành cây của lão Hạng, hay sau khi chết người mọc đầy lông tóc của lão Biền trong Những đứa trẻ chết già . Lão Hạng là một người đàn ông nghèo, ít nói, tốt bụng và đặc biệt mê cây. Khi chết, lão hóa thân thành cây: “Lão Hạng mỉm cười rì rào. Hai tay lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão xanh um”(3). Cũng trong hồi ức của “ông”, cái chết của lão Biền “hiện lên cũng vô cùng kì dị, nhưng mang một sắc thái, bản chất hoàn toàn khác: Người lão đầy lông… Chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cây đen và nhỏ…”(4). Trong quan niệm của người xưa, lông tóc là cái gì đó xui xẻo, không hay, dùng để yểm bùa, ám hại lẫn nhau. Phải chăng, việc mọc lông tóc đã phanh phui tội lỗi tham lam của lão. Cái chết của lão như một báo ứng. Đặt trong thế đối sánh với lão Hạng, ta sẽ thấy lão Hạng tốt bụng đã được hóa thân thành thứ mà lão muốn, thành cây. Cây cũng là một biểu tượng của dân gian, được xem như tiềm tàng sự sống, sự tái sinh. Dân gian cho rằng con người ta sống sao thì chết đi, hay tái sinh ở kiếp sau vẫn giữ được những nét phẩm chất cố hữu của mình nên cái cây “lão Hạng” mới “cười rì rào”, vẻ điềm đạm, mãn nguyện trong khi bụi cỏ “lão Biền” thì lại dữ dằn như gương sáng, như lưỡi dao phay chém vào bầu trời vô tận. Bên cạnh hiện tượng hóa thân thành cây, nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chết đi còn hóa thân thành đá. Thủy trong Bả giời đã hóa đá sau mối tình loạn luân với chính người anh cùng cha khác mẹ của mình. Như vậy chức năng của motif hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không chỉ thể hiện quan niệm luân hồi mà còn là phương thức để hóa giải bi kịch. Ngoài ra, tái sinh còn được hiểu là chết đi rồi sống lại ngay trong kiếp sống hiện tại của con người. Trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái, chàng trai tên Tân sau khi bị điện giật trong lúc khu tập thể nơi cậu ở bị sụt vỡ đã bất tỉnh suốt hai tháng. Trong thời gian đó, tâm tưởng của Tân lạc vào một miền sương màu hồng huyền ảo và cậu bị đưa ngược trở lại trước đó hai mươi năm, từ năm 1987 lùi trở về năm 1967. Câu chuyện gợi nhớ ở người đọc việc Từ Thức gặp tiên rồi quay về quê cũ, có khác chăng là Tân ngược về quá khứ hai mươi năm, còn Từ Thức trở về khi thời gian đã trôi qua hai trăm năm. Và khi Tân trở về với thực tại, cậu bước lên con tàu tương lai. Nhận định về việc sử dụng các yếu tố huyền thoại, kì ảo trong tiểu thuyết này, nhà nghiên cứu Jennifer Eagleton cho rằng “Hiện thực đã chìm đi trong huyền thoại chiến tranh, được thế hệ hậu thuộc địa, hậu chiến ghi nhớ vĩnh viễn ở mức độ cao hơn là những người thực sự nếm trải… Sự tái tạo của huyền thoại này đã thành công với sự giản dị, trong sáng của ngôn ngữ và của cả yếu tố kì lạ”(5). Có thể thấy, motif tái sinh được các nhà văn đương đại sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện tiểu thuyết. Motif này thể hiện niềm tin về sự đầu thai – hóa kiếp hoặc quay ngược thời gian để khám phá và nhận thức lại quá khứ. Bên cạnh việc bảo lưu những giá trị như trong huyền thoại cổ xưa, khi đi vào tác phẩm, motif này cũng được các nhà văn khoác lên những màu áo mới, hiện đại và tinh tế. Từ thuở hồng hoang, giấc mơ đi vào tâm thức của người nguyên thủy gắn với ý niệm về linh hồn như nhận định của E. Tylor trong Văn hóa nguyên thủy. Đến đầu thế kỷ XX, khi phân tâm học ra đời, Freud cho rằng, “giấc mơ trọn vẹn là sự thay thế của một biến cố vô thức bằng một biến cố đã biến dạng. Giải mộng tức là khám phá ra vô thức này”(6). Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, giấc mơ xuất hiện với nhiều dạng thức và ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh những giá trị kế thừa từ văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, motif giấc mơ còn gắn liền với việc khắc họa đời sống nội tâm của nhân vật và làm thay đổi đáng kể phương thức trần thuật của nhà văn. Trước hết, giấc mơ gắn với chức năng tiên tri, dự cảm về định mệnh con người. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, giấc mơ xuất hiện thường xuyên với chức năng của điềm báo. Các nhân vật đều có những giấc mơ mang ý nghĩa của điềm báo như giấc mơ về cái chết của bà nội Nhung của Khẩn ( Ngồi ), giấc mơ về cái chết của bản thân của Chí ( Những đứa trẻ chết già ). Không chỉ đóng vai trò như điềm báo, dự cảm, tiên tri, giấc mơ còn là phương thức để nhân vật hóa giải những bi kịch. Trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, những giấc mơ đã giúp Mai Trừng tìm được mộ cha mẹ để cầu xin họ hóa giải lời nguyền, giúp mình trở lại là một người bình thường. Giấc mơ còn là nơi để nhà văn thể hiện, khắc họa những ham muốn, những khát khao ân ái trong đời sống tâm lí nhân vật. Sống giữa chiến trường khốc liệt, khi nhân tính và nhân dạng bị chiến tranh hủy hoại đến tận cùng thì trong giấc mơ của Kiên ( Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh ) vẫn không nguôi thương nhớ những phút giây đắm say bên Phương. Nàng công chúa Savitri (Đức Phật, nàng Savitri và tôi) cũng trải qua những ám ảnh về ham muốn thể xác với nhiều người tình qua giấc mơ. Bên cạnh đó, giấc mơ còn là nơi để các nhà văn thể hiện một cách sinh động thế giới nội tâm của nhân vật. Trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, giấc mơ xuất hiện khá nhiều lần. Giấc mơ góp phần giải tỏa những trăn trở, đau xót và day dứt của Hồ Quý Ly, thể hiện những diễn biến sôi động trong thế giới nội tâm của nhân vật. Quý Ly gặp lại Nghệ hoàng trong mơ, nhắc lại những ân tình mà nhà Trần đã dành cho ông, đồng thời cũng giải thích cho những hành động của mình. Chi tiết này cho thấy một tính cách khác của Hồ Quý Ly: Ông không phải là kẻ bạc bẽo, phản nghịch mà là người có lòng tri ân và giàu trắc ẩn. Ông thấu hiểu hết những tâm tư, đau đớn của người đứng đầu vương triều trước tình cảnh suy vong, nhưng vì đại cuộc, Hồ Quý Ly chấp nhận dấn thân và hứng chịu sự chỉ trích, lên án của người đời. Bên cạnh việc sám hối về những lỗi lầm, Hồ Quý Ly còn luôn đau đáu vì không nhận được sự ủng hộ của dân chúng, đặc biệt là tầng lớp kẻ sĩ. Chính vì vậy, “giấc mộng kẻ bôi vôi mặt” là chi tiết phát lộ những trăn trở trong tâm thức nhân vật. Giấc mơ còn xuất hiện dày đặc trong Tàn đen đốm đỏ của Phạm Ngọc Tiến hay Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng. Mang mặc cảm về tội lỗi đã bỏ rơi Phương tại hang dơi, Vịnh phải lẩn trốn, giấu giếm thân phận trong suốt hai mươi năm. Và cũng ngần ấy thời gian, Vịnh đối diện với sự giày vò của lương tâm. Vịnh thường xuyên có những giấc mơ ám ảnh, kinh hoàng về chiến tranh, về những hi sinh, mất mát và đặc biệt là nỗi ê chề của một kẻ đào ngũ, phản bội chính đồng đội của mình. Ở tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau , Đoàn Minh Phượng đã tạo ra hai thế giới luôn song hành xoay quanh cuộc sống của cô gái tên Mai: thế giới hiện thực và thế giới cõi mộng. Trong những giấc mơ của Mai luôn xuất hiện Chi, người em gái đã mất của cô. Cuộc gặp gỡ của cả hai luôn bắt đầu từ những cuộc tranh luận và kết thúc là cảm giác sợ hãi, bất an của Mai. Chi luôn muốn Mai làm theo ý mình để trả thù người cha táng tận lương tâm. Với Mai, những giấc mơ về Chi là sự ám ảnh khôn nguôi về bi kịch, nỗi đau của đời mình. Chi và Mai, cả hai dường như là một. Chi chính là bản thể của Mai, một con người khác của Mai, lạnh lùng và tàn nhẫn. Khi tấm lòng thiện lương chiến thắng trong Mai thì cũng là lúc Chi bỏ cô ra đi mãi mãi, mang theo cả những giấc mơ của cô, “Đêm của tôi thanh bình, vắng ngắt, tôi hiểu rằng Chi đã đi rồi”(7). Những motif kể trên đã gợi lên ở người đọc những cảm xúc mới mẻ về hiện thực vốn nghiệt ngã và đa chiều. Sự mới mẻ này đến từ việc hòa quyện giữa những motif trong truyện kể dân gian với tự sự hiện đại. Đó không chỉ đơn thuần là quá trình xâm nhập, tái sinh mà còn là sự hòa kết giữa hai cõi thiêng và phàm, ảo và thực, quá khứ và hiện tại… Đây cũng chính là biểu hiện cụ thể nhất, sinh động nhất của tính liên văn bản – một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết đương đại. Cũng vì lẽ đó, phương thức trần thuật trở nên cuốn hút và trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, tiếp nhận của người đọc cũng trở nên giàu có và đa dạng. Qua đó, những mạch nguồn văn hóa tiềm ẩn trong nền văn học dân tộc được khơi dòng, được khám phá ở một tầng bậc mới, sâu sắc và nhuần nhị hơn ——— 1. La Mai Thi Gia (2015), Motif trong nghiên cứu truyện kể dân gian – lý thuyết và ứng dụng , Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.74 -75. 2, 3, 4. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già , Nxb Trẻ (tái bản), Thành phố Hồ Chí Minh, tr.194, 47, 100. 5. Hồ Anh Thái (2015), Trong sương hồng hiện ra , Nxb Trẻ (tái bản), tr.200. 6. Thụy Khuê (2017), Phê bình văn học thế kỷ XX , Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.94. 7. Đoàn Minh Phượng (2007), Mưa ở kiếp sau , Nxb Văn học, Hà Nội, tr.267.
Một vài motif trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại – Tác giả: Nguyễn Thị Ái Thoa
2,867
Lực lưỡng và liên tục trong sự nghiệp viết, cho đến tuổi 90, rồi ngoài 90… Vậy là trên đường văn hơn bảy mươi năm, bắt đầu từ Con dế mèn – năm 1940, Tô Hoài đã cuốn theo cùng mình dăm sáu thế hệ bạn đọc. Khác với một số người chỉ có thể lôi cuốn một hoặc vài thế hệ . Theo tôi hiểu, thuộc số người viết nhiều, viết dồi dào trước 1945 có Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương… Họ hình như cũng chỉ có một thế hệ người đọc, dẫu là một thế hệ đọc rất mê. Lối viết sung mãn, dồi dào ấy dường như bây giờ trong lớp trẻ cũng đã có. Nhưng xem ra họ có khác Tô Hoài. Tôi tự nhận là thuộc thế hệ người đọc bị Tô Hoài làm cho mê mẩn ở tuổi nhi đồng bởi Dế Mèn phiêu lưu ký . Dế Mèn … đọc đi rồi đọc lại. Mê không kém trinh thám, kiếm hiệp. Nhưng kiếm hiệp, trinh thám là thứ phải thay đổi luôn, rồi quên đi, chứ không phải là thứ để đọc lại. Để trong trí mà làm gì! Còn Dế Mèn thì cứ nguyên vẹn ở đó nơi bộ nhớ, cho đến suốt đời. Ở tuổi trưởng thành, do nghề nghiệp, tôi buộc phải đọc nghiêm túc về ông, cùng nhiều người khác. Đọc để phân tích, đánh giá theo một khuôn mẫu nào đó mà mình tin là đúng và có ích. Từ Mường Giơn , Vợ chồng A Phủ trở đi – kể có đến mấy chục cuốn về nhiều chủ đề gắn với sự đổi đời trong cách mạng của các dân tộc vùng cao; của vùng Bưởi – ngoại ô, quê ông; là “người ven thành”, hoặc “những ngõ phố, người đường phố”; của “quê người” rồi “quê nhà”; của một lớp chiến sĩ cách mạng tập trung ở vùng cao như Kim Đồng, Vừ A Dính, Hoàng Văn Thụ; của một quá khứ từ gần đến xa, và rất xa, như Mười năm , rồi Đảo hoang , Nhà Chử … Ấn tượng về sức viết của Tô Hoài thật mênh mông, đồ sộ. Thấy ông liên tục giữ nhiều chức sắc của các hội: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ Hà Nội; đi lại nhiều nơi; có rất nhiều chuyến công cán nước ngoài; lại còn tham gia công tác khu phố… không hiểu ông lấy đâu ra thời gian để viết? Không hiểu ông có như Balzac mong có hai tay, hai cái đầu, hai lọ mực để cùng lúc mà viết, mà đạt chỉ tiêu hai ngàn trang mỗi năm. Số trang của Tô Hoài hẳn khó đạt đến mức ấy. Nhưng ông thọ hơn Balzac (Balzac chỉ thọ đến tuổi năm mươi mốt), và với con số còn vượt trên một trăm sáu mươi đầu sách, Tô Hoài đâu dễ quá thua xa tác giả của trên chín mươi cuốn thuộc bộ Tấn trò đời . Chỉ nghĩ riêng về mặt số lượng, khi so với các danh nhân thế giới – những người sinh sống trong nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, quả có lúc ta hơi tự ti do cách hiểu ta là người viết trong một nền sản xuất nhỏ! Nhưng đến cuối thế kỷ XX, qua Tô Hoài và một vài cây bút khác, có người còn rất trẻ thì mới thấy, khi việc viết đã thành nghề, một cách tự nguyện hoặc bắt buộc, khi con người đã lão luyện trong nghề, hoặc dám đam mê chết sống với nghề, thì nhà văn ở nơi đâu cũng vậy. Cái điều tôi cho là mừng ở Tô Hoài là càng về cuối đời ông viết càng lên tay. Hình như ở cái quãng giữa rất đồ sộ của ông, những năm 1960, 1970 rồi đầu 1980, cũng như nhiều người, sự tìm kiếm của ông là nhằm vào một mục tiêu chung, một tiếng nói chung mà xem ra ông cũng không muốn nhô lên làm người lĩnh xướng, hoặc trong đội ngũ những người lĩnh xướng. Ông chỉ muốn làm một nhân chứng trung thực, một người ghi chép cần mẫn, một “thư ký của thời đại”, như cách nói quen thuộc một thời ở ta. Nội việc đó, chỉ bản thân việc đó đã là giá trị. Giá trị đó ai muốn hiểu thế nào thì tùy. Còn tôi thì tôi nhớ có lần ông đã viết về cái điều đã có lần ông nói với tôi, đại ý: nhiệm vụ của thế hệ chúng ta là hãy phấn đấu ghi chép cho thật cần mẫn, cho thật nhiều, cho thật đủ những gì mình biết, mình trải. Còn việc vươn lên các đỉnh cao, hướng tới những kiệt tác, thì cũng cần xem xem, vì văn chương Quốc ngữ của ta tuổi đời còn rất ngắn so với nhiều nền văn xuôi trên thế giới. Sự bền bỉ không chút nản mỏi, khả năng giữ cho mình có được cái mới và vượt lên mình của chính bản thân Tô Hoài thật đáng nể trọng. Ngoài 60, rồi ngoài 70, rồi 80 vẫn thế! Vẫn chẳng có gì là sút đi trong sức viết. Phần tôi, đọc Tô Hoài, tôi luôn luôn thấy có cái để chờ đợi. Sau một danh mục không ít truyện và tiểu thuyết gồm những Truyện Tây Bắc , Mười năm , Miền Tây , Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ cho đến Họ Giàng ở Phìn Sa. .. với một cảm giác quen quen, tôi lại được đọc Tự truyện , đọc Những gương mặt , rồi đọc Cát bụi chân ai , rồi Chiều chiều với trọn vẹn sự hứng thú. Đó là các cuốn sách thuộc trong số không nhiều cuốn của một vài tác giả hiện đại mà tôi luôn luôn có nhu cầu đọc đi đọc lại. Đọc lại để mà hưởng cái thú chiêm nghiệm một ý tưởng, một triết lý sống hoặc để nghe một giọng điệu riêng, một cách nói riêng. Ở đây là Tô Hoài, một Tô Hoài không lẫn với ai. Một Tô Hoài hết mình. Hóm hỉnh và thông minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng. Cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì. Chẳng phải chỉ tuổi tác mới cho ông sự dũng cảm ấy. Biết bao người có tuổi mà vẫn rất quen sợ, quen nhìn trước ngó sau. Còn Tô Hoài, ông mở rộng tầm mắt cho tất cả sự thật ùa vào, kể cả những sự thật tưởng chỉ có thể “đào sâu chôn chặt”. Cố nhiên không là sự thật vô vị, sự thật “tự nhiên chủ nghĩa”. Sự thật đó Tô Hoài cần trang trải như một món nợ đời, nợ lòng; ông không đành và chúng ta càng không muốn “sống để dạ chết mang theo”. Sự thật đó cần cho chúng ta, càng cần cho hậu thế! Tôi yêu mến và kính trọng nhiều nhà văn hiện đại, nhưng ở một số người, niềm yêu mến và sự kính trọng đó có lúc đứt nối, có lúc nhuốm chút phân vân. Nhưng riêng Tô Hoài, ông thuộc số ít người mà sự yêu mến và kính trọng nhìn chung là liền mạch suốt hai phần ba thế kỷ qua, kể từ khi tôi còn là đứa trẻ chưa đến tuổi lên mười… _____ * 27/9/1920–2014.
Hơn bảy mươi năm đường văn Tô Hoài* – Tác giả: Phong Lê
1,211
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh: VPCTN. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Áo, thăm cấp Nhà nước tới Ý và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23 đến ngày 28-7. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van der Bellen, Tổng thống Cộng hòa Ý Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ý và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23 đến ngày 28-7-2023. Việt Nam – Áo vừa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022. Hiện Cộng hòa Áo nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt gần 3,5 tỉ USD. Hợp tác trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, văn hóa, hợp tác phát triển… giữa hai nước tiếp tục ghi nhận những tiến triển tích cực. Hai bên nhất trí duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực Áo có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý rác thải, công nghiệp chế biến… Việt Nam – Ý kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược trong năm 2023. Thời gian qua trao đổi thương mại hai chiều tăng trưởng, các doanh nghiệp Ý đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Hai bên hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỉ USD trong những năm tới. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân trong một sự kiện tại Hà Nội. Ảnh: Hữu Hưng. Quan hệ Việt Nam – Tòa thánh Vatican đạt nhiều tiến triển thời gian qua, bao gồm tiếp xúc và tham vấn định kỳ, trao đổi đoàn cấp cao Việt Nam và Tòa thánh, cũng như các chuyến thăm mục vụ thường xuyên của Đại điện không thường trú, Đặc Phái viên Tòa thánh, Tổng Giám mục Marek Zalewski. Tại cuộc họp vòng X Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa thánh Vatican tháng 3-2023, hai bên đã thảo luận và cơ bản nhất trí về Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú Tòa thánh và Văn phòng Đại diện Thường trú Tòa thánh tại Việt Nam. Các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao ta sang Vatican: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1-2013); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (3-2014); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (12-2009); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (1-2007 và 10-2014); Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân (7-2015); Chủ tịch nước Trần Đại Quang (11-2016).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sắp công du châu Âu
491
Khối lượng của các hố đen có thể gấp hàng triệu lần cho đến hàng tỷ lần mặt trời. (Ảnh minh họa: NASA Goddard). Siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước nằm sâu bên trong thiên hà cổ CEERS 1019, gần với mốc vũ trụ hình thành sau vụ nổ Big Bang. Đây là hố đen siêu nhỏ so với các hố đen vũ trụ khác từng được phát hiện. Kính viễn vọng vũ trụ James Webb đã phát hiện ra một bất ngờ thú vị, một siêu hố đen nằm sâu trong một thiên hà chưa từng được khám phá trước đó. Hố đen nằm sâu bên trong thiên hà CEERS 1019. Đây là một thiên hà cổ hình thành 570 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, vì vậy mà ước tính hố đen này có tuổi đời hơn 13 tỷ năm. (Theo lý thuyết, vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,8 tỷ năm, được xem là tuổi của vũ trụ). Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hố đen này có khối lượng gấp 9 triệu lần mặt trời (Khối lượng của mặt trời lớn hơn Trái đất khoảng 333.000 lần). Theo NASA, kích thước siêu hố đen này nhỏ hơn bất kỳ hố đen nào từng tồn tại trong thuở hồng hoang của vũ trụ và từng được phát hiện bởi các kính viễn vọng khác. Các hố đen thông thường có khối lượng gấp 1 tỷ lần mặt trời và dễ phát hiện hơn nhiều do sáng hơn. Không chỉ phát hiện chính xác siêu hố đen này, các nhà khoa học còn phát hiện ra hai hố đen khác gần đó dường như được hình thành khoảng 1 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang và cũng rất nhẹ so với những hố đen khác cùng thời kỳ đó. 11 thiên hà mới cũng được ghi lại với bằng chứng từ kính viễn vọng Webb, trong dự án khoa học khảo sát sự tiến hóa vũ trụ do Đại học Texas dẫn đầu. Kích thước tương đối nhỏ của hố đen tại trung tâm dải ngân hà CEERS 1019 là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Vẫn chưa rõ làm thế nào một hố đen nhỏ như vậy hình thành trong buổi đầu sơ khai của vũ trụ, bởi thời điểm này thường hình thành các giếng trọng lực lớn hơn nhiều. Thiên hà CEERS 1019 có các thuộc tính thú vị, chẳng hạn như xuất hiện dưới dạng một chuỗi gồm 3 điểm sáng chứ không phải hình đĩa đơn lẻ như nhiều thiên hà khác. Theo NASA, các thiên hà mới được phát hiện vẫn đang tạo ra những ngôi sao mới. Nhà khoa học Seiji Fujimoto – một thành viên thuộc dự án Hubble của NASA tại Đại học Texas ở Austin đã phát hiện 11 thiên hà mới cho biết: “Webb là kính viễn vọng đầu tiên đã phát hiện ra thiên hà CEERS 1019. Tập hợp các thiên hà này cũng với các thiên hà xa xôi khác mà chúng ta có thể xác định trong tương lai có thể thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành của các ngôi sao và sự tiến hóa của thiên hà trong suốt lịch sử vũ trụ.” Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng hố đen trong thiên hà 1019 tạm thời là siêu hố đen đang hoạt động ở xa nhất được phát hiện. Theo NASA , cộng đồng thiên văn học đang đổ dồn đi tìm các hố đen khác ở xa hơn và có thể tìm ra trong vài tuần tới.
Kính viễn vọng Webb chụp được siêu hố đen hình thành từ hơn 13 tỷ năm trước
604
Lính cứu hỏa chiến đấu với cháy rừng tại khu vực Kalyvia ở Attica ngày 17-7. Ảnh: EPA-EFE. Hai vụ cháy rừng khó kiểm soát xảy ra tại các thị trấn ven biển gần thủ đô Athens – Hy Lạp ngày 17-7, buộc người dân phải sơ tán khẩn cấp trước nguy cơ cháy lan rộng. Hơn 1.000 trẻ em được sơ tán khỏi trại hè. Lực lượng cứu hỏa Hy Lạp cho biết một đám cháy đã bùng phát tại làng Kouvaras, cách thủ đô Hy Lạp khoảng 27 km về phía Đông Nam ngày 17-7 (giờ địa phương). Sau đó, đám cháy nhanh chóng lan rộng do gió lớn, đe dọa các hộ dân trong khu vực. Theo hãng tin Reuters , ít nhất 5 ngôi nhà bị lửa tấn công gây hư hại nghiêm trọng tại khu dân cư ven biển Lagonisi, một khu nghỉ mát mùa hè nổi tiếng của nước này. Khoảng 200 người đã được sơ tán khẩn cấp khỏi các khu dân cư. Người phát ngôn Sở Cứu hỏa Hy Lạp Ioannis Artopoios nói trong cuộc họp báo: “Do gió lớn, ngọn lửa đã lan rộng 12 km chỉ trong 2 giờ”. Người phát ngôn cho biết cảnh sát đã bắt giữ một người bị tình nghi đốt phá dẫn đến vụ cháy ở Kouvaras. Tại làng Kalyvia, cũng gần Kouvaras, khói dày đặc và các tu sĩ đã được sơ tán khỏi một tu viện địa phương. Một người đứng trên sân thượng giữa màn khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Saronida, gần Athens. Ảnh: Reuters. Hơn 200 lính cứu hỏa cùng nhiều binh sĩ, 68 xe chữa cháy, 10 máy bay và 6 trực thăng đang được điều động để khống chế ngọn lửa. Trong khi đó, các tàu bảo vệ đang tuần tra dọc bờ biển để giúp sơ tán người dân khi cần. Chính phủ Hy Lạp thông báo những người dân gặp nạn sẽ được hỗ trợ tiền bạc. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, người hiện dự hội nghị thượng đỉnh ở TP Brussels – Bỉ, cho biết nhà chức trách đang làm mọi thứ có thể giúp người dân vượt qua khó khăn. Trong một vụ khác, khoảng 1.200 trẻ em trong một trại hè và người dân của một trung tâm phục hồi chức năng đã được sơ tán do một đám cháy rừng khác bùng lên gần khu nghỉ mát ven biển Loutraki, cách Athens khoảng 90 km về phía Tây. Khoảng 135 lính cứu hỏa với 50 xe chữa cháy, 40 binh sĩ và 13 máy bay được triển khai để ngăn chặn cháy lan. Cảnh sát đồng thời phong tỏa một phần đường cao tốc và tạm dừng dịch vụ tàu hỏa để dập lửa. Ngôi nhà bị hỏa hoạn ở khu dân cư ven biển Lagonisi. Ảnh: EPA-EFE. Gió mạnh sẽ tiếp tục khiến lửa lan rộng. Ảnh: Shutter Stock. Giới chức Hy Lạp cho biết họ đang chiến đấu với 81 đám cháy rừng trên toàn quốc chỉ tính riêng trong ngày 17-7 (giờ địa phương). Những đám cháy lớn nhất xảy ra gần Athens và nhà chức trách đang chuẩn bị cho nhiều đám cháy hơn trong ngày 18-7 do nhiệt độ tăng cao, gió mạnh. Người phát ngôn Sở Cứu hỏa Hy Lạp Ioannis Artopoios nói về tình hình ngày 18-7: “Hôm nay cũng sẽ là một ngày rất khó khăn. Nguy cơ xảy ra hỏa hoạn rất cao”. Ông Artopoios cho rằng gió mạnh sẽ tiếp tục khiến lửa lan rộng. Theo các nhà quan sát thời tiết, đợt nắng nóng gay gắt trong khu vực không có dấu hiệu dịu đi. Trước đó, cơ quan khí tượng Hy Lạp cảnh báo nguy cơ hỏa hoạn cao trong tuần, ngay khi nước này vừa trải qua đợt nắng nóng lớn đầu tiên của mùa hè. Dự báo mức nhiệt cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Tại Athens, Acropolis (một trong những điểm thu hút khách du lịch hàng đầu của Hy Lạp) đóng cửa vào những giờ nóng nhất trong ngày trong nhiều ngày liên tiếp vào cuối tuần qua, khi nhiệt độ tăng cao tới 40 độ C.
Hy Lạp: Cháy rừng dữ dội, hơn 1.000 trẻ em tháo chạy khỏi trại hè
687
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Minh Khôi). Chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ nhưng cũng phải đảm bảo chăm lo cho đối tượng chính sách, yếu thế, người khó khăn. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Tư pháp, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục, Ủy ban Tài chính, Ban Tuyên giáo Trung ương… về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (chính sách học phí) ngày 17/7. Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là chăm lo cho đối tượng chính sách, yếu thế, người khó khăn. Mọi học sinh trong độ tuổi đi học đều được đến trường nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông. Đối với giáo dục nghề nghiệp, ngân sách Nhà nước là chủ đạo với sự tham gia của doanh nghiệp để có chính sách học phí, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trường nghề hoàn thành bậc học trung học phổ thông và có nghề nghiệp. Chính sách học phí giáo dục đại học được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ, để bảo đảm chế độ, chính sách, cơ sở vật chất giảng dạy cho cán bộ, giảng viên; đồng thời tuyển chọn được những sinh viên có đủ phẩm chất, năng lực, điều kiện học tập ở bậc đại học, nhất là sinh viên nghèo học giỏi. “Học phí không phải là thước đo để một trường đại học lựa chọn sinh viên mà phải trên cơ sở năng lực, tiềm năng đóng góp cho xã hội của các sinh viên trong tương lai”, Phó Thủ tướng nói và lưu ý “các trường đại học công lập có trách nhiệm lớn hơn các đại học tư thục trong đào tạo nhân tài”. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Minh Khôi). Tùy vào mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, Phó Thủ tướng yêu cầu tách bạch phần ngân sách Nhà nước dành cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội và phần thực hiện cung cấp dịch vụ giáo dục theo cơ chế thị trường. Đối với cơ sở giáo dục đại học tự chủ toàn diện, ngân sách Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội về học phí, cho vay tín dụng sinh viên,… Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách học phí đã được nêu trong các văn kiện của Đảng, được luật hóa, là bộ phận của các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đồng thời khuyến khích xã hội hóa ở những lĩnh vực, địa bàn có điều kiện, dành nguồn lực để đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, “không cào bằng chính sách, cân bằng giữa tự chủ giáo dục, xã hội hóa với bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho đối tượng khó khăn, yếu thế”. Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của chính sách học phí mới là bảo đảm mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường để thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông; quan tâm, đề cao hơn nữa giáo dục nghề nghiệp để mọi người được đào tạo, có nghề nghiệp; chú trọng thu hút sinh viên có năng lực, đào tạo nhân tài ở bậc đại học. Do vậy, quá trình xây dựng chính sách học phí mới phải được nghiên cứu toàn diện, đánh giá tác động đầy đủ, lấy ý kiến nhân dân, các bộ, ngành, các cấp, bao phủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến của người dân. Mọi chính sách làm gia tăng chi trả của người dân phải tính toán, đánh giá kỹ lưỡng. Các cơ sở giáo dục, đào tạo đóng góp trí tuệ, cùng với Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tổng thể để bảo đảm chính sách học phí mới thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận giáo dục, nâng tầm nền giáo dục Việt Nam ngang tiêu chí quốc tế, có khả năng cạnh tranh, đồng thời thu hút được nhân tài. Bên cạnh đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đầu tư, đặt hàng các cơ sở giáo dục công lập, tư thục trong đào tạo các ngành nghiên cứu cơ bản, an ninh quốc phòng, chuyên ngành mới cần thiết cho sự phát triển của đất nước nhưng ít người học….
Phó Thủ tướng: Phải công khai, minh bạch về chính sách học phí
923
Việt Nam và Lào ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước, ngày 18/7/1977. Ảnh: TTXVN. Ngày này năm xưa 18/7/1977, Việt Nam và Lào đã thỏa thuận ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác nhằm tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Ngày 18/7/1963, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 104-CP ban hành Điều lệ quy định các danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua để động viên mọi người, mọi tập thể lao động ra sức phấn đấu nâng cao nǎng suất, chất lượng lao động hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch nhà nước, ra sức phấn đấu trở thành những tập thể xuất sắc về mọi mặt. Ngày 18/7/1973, Hoa Kỳ đã ra thông báo “hoàn thành” việc tháo gỡ và làm mất hiệu lực bom mìn đã thả xuống các vùng biển, sông của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, và rút hết phương tiện, lực lượng ra khỏi vùng biển nước ta như hiệp định Pari quy định. Nhưng trên thực tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã tìm mọi cách trì hoãn, không chịu thực hiện nghĩa vụ của họ nên chỉ tháo gỡ được rất ít trong số hàng vạn bom mìn đã thả xuống các vùng sông biển của nước ta. Ngày 18/71977, nhân dịp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hai nước đã thỏa thuận ký kết một số hiệp ước và ra tuyên bố chung nhằm tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài; trong đó, có Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đây là hiệp ước có giá trị đặc biệt quan trọng, là biểu tượng sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 18/7/1975, thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón về Lăng – nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người; và cũng từ ngày này Bộ phận chạy máy gồm một bộ phận cán bộ, nhân viên kỹ thuật được tách ra từ Đoàn 259B, Bộ tư lệnh Công binh (đơn vị tham gia xây dựng Lăng) chính thức bước vào thực hiện nhiệm vụ vận hành thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng bảo đảm thông số nhiệt độ, độ ẩm, môi trường phục vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức lễ viếng Bác. Từ đây, ngày 18/7 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 195 còn gọi là Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới của Đoàn 195. Ngày 18/7/2003, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành Thông báo số 2239 /BTM-XNK về cấp giấy phép xuất khẩu cho các doanh nghiệp không nộp hồ sơ theo CV 1072 XNK-BTM và CV1073 ngày 16/5/2003. Ngày 18/7/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 180/2005/QĐ-TTg về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam năm 2005 – 2006. Ngày 18/7/2005, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 58/2005/TT-BTC về thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng vụ đường thủy nội địa. Ngày 18/7/2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2005/TT-BKH về việc hướng dẫn về nội dung và quy trình xây dựng Điều lệ Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập và Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con. Ngày 18/7/2005, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 70/2005/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hội Khoa học kỹ thuật – Công nghiệp tầu thủy Việt Nam. Ngày 18/7/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 18/7/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành Quỹ tín dụng nhân dân. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025. Ngày 18/7/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025. Ngày 18/7/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2007/NĐ-CP quy định về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. Ngày 18/7/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày 18/7/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT quy định về biểu giá chi phí tránh được và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo. Ngày 18/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1172/QĐ-TTg về việc bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm dầu khí. Ngày 18/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Ngày 18/7/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 114/2012/TT-BTC sủa đổi mức thuế suất thuất xuất khẩu đối với mặt hàng dừa quả thuộc nhóm 0801 trong Biểu thuế xuất khẩu. Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép. Ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau. Ngày 18/7/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Ngày 18/7/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2697/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Công Thương. Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 877/QĐ-TTg về danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018 – 2019. Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 878/QĐ-TTg ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba. Ngày 18/7/2018, Ban Bí thư ban hành Quy định số 02-QĐi/TW về lễ tân đối ngoại đảng. Ngày 18/7/2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2537/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng đánh giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2018. Ngày 18/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Ngày 18/7/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BCT quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 70-QĐ/TW về quản lý biên chế của hệ thống chính trị. Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 39-KL/TW về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026. Ngày 18/7/1811, nhà vǎn lớn nước Anh Thackeray William Makepeace ra đời tại Ấn Độ. Ông được xem như người đại diện ưu tú nhất của văn học hiện thực phê phán Anh thế kỷ XIX. Tập đoàn Intel (Integrated Electronics). Ngày 18/7/1968, Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) được thành lập tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Đồng sáng lập thương hiệu là nhà hóa học kiêm vật lý học Gordon E.Moore và Robert Noyce. Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 18/7/1946, tiếp tục lưu lại thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các tầng lớp nhân dân ở nhiều địa phương, tìm hiểu đời sống và công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh của Chính phủ và nhân dân Pháp. Cùng ngày, Bác tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez. Tháng 7/1948, nhân gặp cụ Võ Liêm Sơn, một nhân sĩ yêu nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II họp ở Việt Bắc, Bác tặng cụ bài thơ chữ Hán “Tặng Võ Công” được dịch ra quốc ngữ: “Nghìn dặm cụ tìm đến, Một lời trăm cảm thông! Thề giữ tròn đạo hiếu, Thề nước vẹn lòng trung. Cụ đến tôi mừng rỡ, Cụ đi, tôi nhớ nhung. Một câu xin tặng cụ: “Kháng chiến ắt thành công”. Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Hành chính kháng chiến (1948). Tháng 7/1949, Bác gửi thư cho lớp học viết báo mang tên “Huỳnh Thúc Kháng”. Là một nhà báo lão luyện, với tình đồng nghiệp Bác diễn giải: “Có thể thí dụ rằng: 3 tháng này các bạn đã học cửu chương. Còn muốn giỏi các phép tính thì phải học nữa, phải học mãi. Học ở đâu, học với ai? Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng. Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại, là các bạn chưa thành công. Các bạn nên thật thà phê bình ban huấn luyện, để giúp các lớp học sau được mỹ mãn hơn nữa”. Cũng vào thời điểm tháng 7/1949, Bác viết thư gửi Báo Quân du kích xác định: “Làm cho: Mỗi quốc dân là một chiến sĩ, Mỗi làng xóm là một pháo đài. Làm cho: Quân đội giặc đến đâu cũng bị khuấy, bị phá, bị diệt. Bộ đội ta đến đâu cũng được giúp đỡ đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là nhiệm vụ của Báo Quân du kích”. Ngày 18/7/1955, trên Báo Nhân Dân đăng bài “Sức mạnh nhân dân” bút danh H.B. Trong bài có đoạn lời dạy của Bác “Dựa vào nhân dân thì việc gì, dù khó đến đâu cũng có thể làm được”. Đây là năm đầu miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào khôi phục kinh tế, tiếp tục cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, nhằm mục đích củng cố hòa bình, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cần phải phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh của toàn dân để giành thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức đúng và đề cao vai trò của nhân dân, Người chỉ rõ: Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra. Đây chính là triết lý về vai trò của nhân dân và mối quan hệ giữa Đảng với dân; là định hướng về tư tưởng, thái độ và hành động cho cán bộ, đảng viên trong quan hệ với nhân dân. Yêu cầu cán bộ, đảng viên phải chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; luôn tôn trọng dân, lắng nghe và học hỏi dân; khơi nguồn sức mạnh trong dân, biết dựa vào dân để giải quyết các công việc cách mạng. Ngày 18/7/1966, trang nhất Báo Quân đội nhân dân số 1883 đưa tin về Hội nghị bất thường của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra Quyết nghị hứa với Hồ Chủ tịch ra sức động viên toàn dân và toàn quân đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, kiên quyết thực hiện đầy đủ lời kêu gọi của Người.
Ngày này năm xưa 18/7: Việt Nam – Lào ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác
2,117
Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á là hẻm núi nằm trong thung lũng có nhiều cây cối và kiến tạo địa chất độc đáo nhất ở Việt Nam. 1. Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á ở tỉnh nào của Việt Nam? Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang ), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. Di chuyển trên cung đường từ đèo Mã Pì Lèng xuống thôn Tà Làng, xã Pải Lủng ( huyện Mèo Vạc ) có lẽ là trải nghiệm khó quên. 8 km đường với hơn 50 khúc cua tay áo và dốc đứng. Thôn Tà Làng nằm sát dòng Nho Quế là nơi sinh sống của 39 hộ các dân tộc Giáy, Tày, Mông, nằm cách xa trung tâm xã, đời sống của người dân nơi đây gần như tách biệt với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của họ chủ yếu là đánh bắt cá tôm dưới dòng sông, mỗi năm một vụ lúa và ngô. 2. Hẻm vực này sâu bao nhiêu? Với chiều cao vách đá 800m, dài 1,7km và sâu gần 1km, hẻm Tu Sản được mệnh danh là hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, là kỳ quan độc nhất vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Sở hữu một vẻ đẹp tuyệt tác bởi sự kiến tạo của tự nhiên, hẻm Tu Sản hùng vĩ và hiên ngang giữa đất trời. 3. Dòng sông xanh biếc nổi tiếng ở Hà Giang có tên gọi là gì? Mảnh đất Hà Giang có con sông Nho Quế xanh biếc, quanh năm chảy êm dịu qua những rặng núi hùng vĩ. Khung cảnh tuyệt đẹp tại đây thu hút các phượt thủ khắp nơi đổ về check-in. 4. Sông Nho Quế bắt nguồn từ đâu? Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), phần thượng lưu có tên Phổ Mai, cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Con sông nhập tịch Việt Nam ở xã Lũng Cú ( Đồng Văn ) qua Mèo Vạc rồi đổ vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn ( Bảo Lâm , Cao Bằng ). 5. Sông dài nhất bắt nguồn từ Việt Nam có tên là gì? Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586km (364 dặm) và lưu vực 38.600km² (14.910mi2). Sông Đồng Nai bắt nguồn từ từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng thượng nguồn Sông Đồng Nai mang tên là Đắc Dung. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu (sông Ngã Bảy), sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp (sông Soi) v.v. 6. Sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Việt Nam? Sông Mekong xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). 7. Sông Mekong có tên gọi khác là Sông cửu Long? Điều này đúng hay sai? Do khi ra biển Sông Me Kông có tới 9 cửa ra nên mới mới có tên là sông Cửu Long – 9 con rồng. Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Me Kong chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Tại đây, sông chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Chín sông của Me Kong như 9 con rồng uốn lượn nên được gọi tên khác là sông Cửu Long. Sông Tiền và Hậu chảy qua các tỉnh thành: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và phần lớn tỉnh Đồng Tháp ở phía bên tả sông Tiền. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, một phần lớn tỉnh Đồng Tháp và An Giang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía hữu sông Hậu là vùng tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau (ở phía Nam kênh Cái Sắn và hữu ngạn sông Hậu). Qua nhiều năm tháng, hai cửa sông Ba Lai và Ba Thắc (Bassac) bị bùn đất bồi lắng, được làm cống – đập ngăn sự xâm ngập mặn và biến mất. Do đó, sông Cửu Long hiện còn bảy cửa đổ ra biển. 8. Con sông nào được xem là ngắn nhất Việt Nam? Với chiều dài khoảng 6,5 km, sông Vàm Nao ở huyện Phú Tân , tỉnh An Giang không chỉ được xem là dòng sông ngắn nhất Việt Nam mà còn gắn với nhiều cái nhất khác. Đó là dòng sông xảy ra nhiều vụ đắm ghe thuyền nhất, nơi có những loài cá nước ngọt to lớn nhất và có nhiều truyền thuyết nhất. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp, cũng là một người dân bản địa của vùng đất cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang quả quyết rằng, Vàm Nao trước kia chỉ là một vàm rạch nhỏ, rộng hơn 10 m ngang. Những hàng cây hai bên bờ Vàm Nao de tàn nhánh giao nhau, nếu người giỏi leo trèo có thể chuyền từ cành cây này sang cây khác để qua bên kia bờ sông. Mặc dù là rạch nước nhỏ nhưng bên dưới luôn có các loài cá dữ như cá sấu, cá to chầu chực nên người dân rất ngán ngại, không dám qua sông. Còn trong biên khảo của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu có chi tiết về sông Vàm Nao rằng: “Hồi ấy sông hẹp nhưng độ sâu đáng sợ. Cá mập, cá sấu tránh sóng to của đại giang, vào trầm mình ở đó vô số. Sưu dân đa số là người của miệt dưới, tức Sa Đéc, Long Hồ, Trà Vang. Họ muốn trốn về đường đó vì đây là đường tắt, rừng bụi nhiều và cách xa dịch trạm, không có đồn ải ngăn chặn. Người ta đợi giữa đêm khuya, họ họp thành đoàn cho đông, mỗi người ôm một cây chuối để làm ống nổi rồi nhảy ào xuống nước một lượt mà lội (bơi) để cá không ăn kịp. Họ tính cao như vậy nhưng khi sang đến bờ bên kia, mười người chỉ còn sót được có năm-ba người và có khi bị cụt mất tay chân…”.
Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?
1,262
‘Đêm tối rực rỡ’ và ‘Momento Mori: Đất’ là hai đại diện của phim ảnh Việt Nam được chọn vào vòng tranh giải chính thức tại ‘Liên hoan phim quốc tế Asean 2023’. “Liên hoan phim quốc tế Asean” (AIFFA) là một trong những sự kiện điện ảnh uy tín trong khu vực Đông Nam Á. Sau 2 năm tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, AIFFA đã chính thức trở lại. Trước đó, AIFFA được tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 2013. Sau đại dịch, phiên bản năm 2021 của LHP được thực hiện với hình thức trực tuyến ở quy mô nhỏ. Do đó, kỳ tổ chức lần thứ 6 của năm nay được kỳ vọng sẽ là sự trở lại hoành tráng cả về quy mô lẫn chất lượng. Đại diện ban tổ chức cho biết, tại mùa giải năm nay, AIFFA ghi nhận số lượng phim đăng ký lên tới con số 120 tác phẩm của các nhà làm phim đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Theo kế hoạch, lễ khai mạc sự kiện này sẽ được tổ chức tại đảo Kuching, Sarawak, Malaysia vào ngày 2-8 tới đây. Các đề cử chính thức của Liên hoan phim sẽ được ban tổ chức công bố tại lễ khai mạc, hứa hẹn mang lại nhiều bất ngờ và nhiều sắc màu điện ảnh. Tại lần tổ chức này, AIFFA 2023 dự kiến trao tổng số 12 giải thưởng chính thức dành cho các nhà làm phim Đông Nam Á. Đêm Gala trao giải sẽ diễn ra vào ngày 4-8-2023. Hồng Ánh tham gia AIFFA 2023 với vai trò thành viên hội đồng giám khảo. Đặc biệt, trong số 5 thành viên của hội đồng giám khảo AIFFA năm nay có gương mặt quen thuộc của điện ảnh Việt Nam là đạo diễn, diễn viên Hồng Ánh. Các thành viên còn lại bao gồm: U-Wei Bin Haji Saari (Malaysia, trưởng ban giám khảo), Ihsan Nurullah Kabil (Thổ Nhĩ Kỳ), Viva Westi (Indonesia) và Effendee Mazlan (Malaysia). Trước đó, cũng tại AIFFA, năm 2017, bộ phim “Đảo của dân ngụ cư” do Hồng Ánh làm đạo diễn đã gây tiếng vang lớn, xác lập kỉ lục của LHP khi giành 8 đề cử trên 9 hạng mục trao giải chính thức. Phim thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng, trong đó có hạng mục “Giải thưởng lớn dành cho Phim hay nhất”. Chia sẻ trước ngày lên đường chấm giải tại AIFFA 2023, đạo diễn – diễn viên Hồng Ánh cho biết, cô rất vinh dự khi được mời làm thành viên hội đồng giám khảo của LHP quốc tế danh tiếng này. Với cô, đây thực sự là một cuộc trở về. “Đảo Kuching là một một vùng đất thú vị. Đây cũng là nơi đánh dấu sự thừa nhận của giới chuyên môn điện ảnh quốc tế cho vai trò đạo diễn của tôi trong bộ phim đầu tay ‘Đảo của dân ngụ cư’. Có khá nhiều cảm xúc trong tôi, cả một chút hồi hộp lẫn háo hức. Đặc biệt, khi các bộ phim Việt Nam góp mặt trong LHP lần này đều đến từ những nhà làm phim mà tôi quý trọng.” – đạo diễn, diễn viên Hồng Ánh trong vai trò giám khảo AIFFA 2023 chia sẻ. Trong những năm gần đây, AIFFA đã trở thành một sự kiện thu hút công chúng, nơi kết nối các ý tưởng điện ảnh và cộng đồng làm phim và mong muốn khai thác được thị trường tiềm năng to lớn (hơn 600 triệu dân) của khu vực Đông Nam Á. Từ AIFFA, Các bộ phim được sản xuất không chỉ gây tiếng vang trong khu vực mà còn mở rộng phạm vi ra bên ngoài, trở thành một công cụ quảng bá hiệu quả cho văn hóa và du lịch của mỗi quốc gia. Ngoài lễ trao giải, LHP sẽ có những sự kiện mang tính chất “marathon điện ảnh”. Trong suốt 3 ngày hoat động chính thức, khán giả sẽ được xem miễn phí các bộ phim lọt vào vòng tranh giải chính thức. Trong đó, Việt Nam có 2 đại diện góp mặt là “Đêm tối rực rỡ” và “Momento Mori: Đất”. Bên cạnh các buổi chiếu phim, AIFFA 2023 cũng sẽ đưa tới công chúng các cuộc triển lãm và tọa đàm điện ảnh với sự tham gia của hơn 300 chuyên gia và các nhà làm phim Đông Nam Á. Theo ban tổ chức, chủ đề cho các hoạt động đồng hành năm nay chỉ xoay quanh điện ảnh, từ phát hành phim trực tuyến, viết kịch bản, tìm kiếm tài trợ… Theo truyền thống, AIFFA luôn có sự xuất hiện của những minh tinh màn bạc, trong vai trò khách mời danh dự hoặc người nhận giải thưởng về thành tựu trọn đời. Theo thông tin từ đơn vị tổ chức, khách mời năm nay sẽ là một gương mặt châu Á. Điều này làm dấy lên những kỳ vọng về sự quay lại của Michelle Yeoh – Dương Tử Quỳnh, giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 2023. Tuy nhiên, thông tin này tới giờ vẫn là ẩn số thú vị.
Việt Nam có 2 phim tranh giải chính thức ‘Liên hoan phim quốc tế Đông Nam Á 2023’
871
Khối kết hợp cực hiếm của một quả cầu lửa ánh sáng và một quả cầu lửa bóng tối, đuổi theo rồi nuốt chửng lẫn nhau, sẽ bắn trúng từ quyển Trái Đất trong ngày 18-7. Mặt Trời đang trong giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ 11 năm trong các ảnh chụp vào ngày 16 và 17-7 – Ảnh: NASA. Thủ phạm bắn các quả cầu lửa này chính là Mặt Trời, ngôi sao mẹ đang đi vào giai đoạn “ẩm ương” nhất của chúng ta. Các quả cầu lửa này được gọi một cách đầy đủ là những vụ “phóng khối lượng đăng quang” (CME), là quá trình phun trào dạng khối từ vành nhật hoa của Mặt Trời . CME làm bằng một dạng mây plasma từ hóa, chuyển động nhanh, bị ném mạnh vào bất kỳ đâu mà các vết đen Mặt Trời đang vô tình hướng tới. Một CME “ăn thịt” được tạo ra khi quả cầu lửa ban đầu bị đuổi theo bởi một quả cầu lửa thứ hai nhanh hơn. Khi CME thứ hai bắt kịp quả cầu lửa đầu tiên, nó sẽ nuốt chửng đồng loại và tạo thành một khối khổng lồ duy nhất. CME tấn công Trái Đất lần này đặc biệt hiếm gặp vì nó không chỉ là một quả cầu lửa kép, mà một trong 2 quả còn thuộc loại “cầu lửa bóng tối”, đến từ một vụ “phun trào đen tối” ngày 14-7. Quả cầu lửa này sinh ra bởi vết đen AR3370, là ngọn lửa lạnh bất thường nên trông như một làn sóng tối so với phần còn lại của bề mặt rực lửa của Mặt Trời. Quả cầu lửa bóng tối này không được chú ý lắm cho đến khi một quả khác từ vết đen lớn hơn nhiều AR3363 được phóng ra vào ngày 15-7 bắt kịp nó, tạo thành một “siêu quái vật”. Các mô phỏng từ Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) của Mỹ cho thấy quả cầu lửa kép này sẽ tấn công Trái Đất vào ngày 18-7. Quả cầu lửa cực mạnh được dự báo sẽ tạo ra bão địa từ mạnh khi va chạm với từ quyển Trái Đất. Bão địa từ có thể dẫn đến hiện tượng mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi, khiến các phương tiện định vị gặp nhiễu loạn tạm thời. Các cơ quan vũ trụ cũng phải cân nhắc kỹ cho các sứ mệnh, bởi một cơn bão địa từ mạnh sẽ đủ làm vệ tinh đang phóng bị rơi ngược và cháy tan trong bầu khí quyển, như điều từng xảy ra với công ty SpaceX năm ngoái. Con người hầu như không cảm nhận được bão địa từ, trừ người dân một số vùng gần địa cực có thể quan sát cực quang rực rỡ trên bầu trời.
Cầu lửa ‘ăn thịt’ cực hiếm tấn công Trái Đất hôm nay: Điều gì sẽ xảy ra?
482
Viết và đọc chuyên đề mùa Hạ 2023. Cách nay đã 6 năm, NXB Dân trí đặt hàng tôi làm một cuốn thơ chọn và lời bình mang tên “Một chữ tình”. Tôi đã chọn 99 bài thơ của các tác giả ngoài nước, trong nước và viết lời bình chung với nhà thơ Trần Ninh Hồ, nhà văn Văn Chinh. Tôi đã không ngần ngại khi chọn bài thơ “Con thú” của Như Bình khi chị chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của chị. Theo tôi, khi chọn con thú như là biểu hiện cụ thể, sinh động của trí nhớ, thì cũng là lúc Như Bình đã chọn một cách đối mặt trực diện với nỗi cô đơn của chính mình trong tình yêu rồi, chưa kể con thú ấy lại là con thú hoang. Nỗi nhớ ấy có tên là “phờ phạc”. Nỗi nhớ ấy có tên là “rạc gầy”. Nỗi nhớ ấy như a xít ăn mòn, đến nỗi em “chỉ còn trơ lại hốc mắt khô”. Ngỡ như chưa có nỗi nhớ nào lại đau đớn một cách thành thực, khốc liệt và để lại hậu quả lớn đến như vậy. Và khi em nói với anh: “ Đừng giày vò em, đừng đánh thức em/ Ta đã không thuộc về nhau một ngàn năm trước/ Thì hãy để một ngàn năm sau nữa vẫn lạc nhau/ Em sợ những ngày trên thế gian thảm sầu ” thì anh phải tự biết, bởi vì em “không thể chạy đến anh để ngã vào cô đơn thêm một lần nữa”. Con thú ấy đã doạ dẫm (nhe răng), đã sợ hãi (cụp đuôi), đã ra đòn (cắn), đã làm em mệt mỏi đến kiệt sức (phờ phạc). Như thế cũng có nghĩa: Trong trường hợp xấu nhất, dù có thể không gặp nhau nữa, nhưng anh vẫn luôn trong em. Cá tính của một người viết cũng là cá tính của một ngòi bút và người làm thơ đáng quý nhất chính là cá tính sáng tạo.Tôi đã nghĩ vậy khi gần như là lần đầu tiên đọc và làm quen với thơ của Như Bình. Tôi chú ý đến thơ Như Bình từ đó. Đến khi đọc chùm thơ 7 bài: “Sự lãng quên trùng kiếp”, “Âm thanh cuối”, “Ảo giác”, “Khúc hát của người đàn bà và khe cửa hẹp”, “Trầm cảm 1”, “Viết về cái chết”, “Con thú” trong “Viết & Đọc” số chuyên đề mùa hạ ra mắt tháng 7/2023, thì tôi càng nhận ra một cách rõ rệt hơn về tạng thơ và chất thơ cá tính của Như Bình. Trong “Sự lãng quên trùng kiếp”, sự trở về mái nhà xưa (ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế) khi đặt chân vào ngôi nhà văn chương, sự trở về với người tình văn chương như chị đã thổ lộ (hay là sự trở về anh hoặc sự trở về tình yêu) của em mới thật xúc động và ấn tượng làm sao! Hình như chính sự xa vắng (hoặc lãng quên) quá lâu đã làm cho cuộc gặp lại trở nên khác lạ, đến nỗi “những thớ gỗ trên bậc cầu thang” cũng “vặn mình hôn gót chân em cuống quít”, đến nỗi khi “ em mở toang cửa sổ/ mặt trời ôm em/ gió quấn quít em/ ngôi nhà bừng cơn sốt…/ Em đứng yên như tan chảy”. Theo tôi, chỉ cần: “Ngôi nhà như bừng sốt/ Em đứng yên như tan chảy …” cũng đã đủ chất liệu làm nên một tứ thơ khác người rồi. Trong “Âm thanh cuối”, một sự xa xót chân thành và có phần tự thân, như bật lên ra ở 4 câu trong khổ thứ hai: Thành phố này đến cái cây cũng chẳng được tự do xanh Cây đau đớn chịu hành hình để sống. Em thương những cái cây trên phố chật đông người Cây thương em như thương một tuyệt vọng. Người thương cây “chẳng được tự do xanh”. Cây thương người “như thương một tuyệt vọng”. Một sự chia sẻ mang màu sắc nhất thể, giữa người và vạn vật, giữa vạn vật và người đến mức ấy, cũng là hiếm hoi và không dễ gặp! Tôi từng đọc “Tiếng cu gù” của nữ sĩ Blaga Đimitrôva và nhớ: Em sẵn sàng đánh đổi chín quốc vương trần gian lấy một ánh đom đóm lập loè trước ngõ Đổi những đất nước xa xôi lấy phút giây lặng lẽ Đổi những chiến công lấy một cái hôn Đổi vinh quang lấy một đêm tình ái… Người cần một nụ hôn, một đêm tình ái và khao khát một tình yêu dữ dội như Blaga Đimitrôva theo nghĩa dấn thân, chắc không ít. Nhưng được diễn đạt và biểu hiện thành thơ như bà, lại không nhiều. Đọc “Ảo giác” của Như Bình, xét về mặt trạng thái, vô tình, tôi bắt gặp một sự tương đồng nào đó. Đây là ví dụ thứ nhất: “ Nỗi nhớ sẽ giày vò em nhiều đấy/ Trong bủa vây mùi em trên từng nốt rêu ẩm mốc ”. Đây là ví dụ thứ hai: “Chúng ta đã hôn lên nỗi cô đơn của nhau”. Viết về nỗi nhớ và viết về nỗi cô đơn như thế, thì thật là mới và lạ. Đó là sự “đào sâu, xoáy mạnh” trong từng câu thơ, trong từng bài thơ và sự neo giữ ý thơ, tứ thơ theo quan niệm của nhà thơ Chế Lan Viên. Ở Như Bình tôi thấy chị cũng tràn ngập những khát khao mãnh liệt như vậy. Những con sóng khao khát đôi khi như nhấn chìm chị trong nỗi dày vò thật đẹp. Riêng hai câu trong “Trầm cảm 1”: “ Chúng ta đã chơi một trò chơi định mệnh/ Trò chơi của những kẻ thất bại ngay từ đầu ” như đã gọi ra bản chất của tình yêu. Vâng, tình yêu là một hiện tượng đẹp và buồn. Tình yêu càng đẹp thì càng mong manh. Đọc hai câu thơ này, tôi lại nhớ một câu thơ khác, cũng nói về bản chất của tình yêu của một nhà thơ nước ngoài tiếc không còn nhớ tên: “Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau”. 7 bài thơ, dẫu chưa phải là tất cả, nhưng chúng đã kết nối thành một vệt thơ Như Bình với những chi tiết, những đơn vị thơ đắt, với nhiều hứa hẹn về một cá tính mạnh. Thơ ấy cũng là thơ của một người không chỉ hay ở cách nói, mà còn hay ở cách cảm, cách nghĩ. Đọc chùm thơ này, tôi càng tin: “Thơ chính là những khoảnh khắc bừng rộ của tâm trạng”.
Những khoảnh khắc bừng rộ của tâm trạng – Tác giả: Đặng Huy Giang
1,100
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh: Thanh Giang). Sáng 18/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh , Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng. Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã công bố Quyết định số 825/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/7/2023 về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. Theo Quyết định, Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Thường trực. Các Phó Chủ tịch gồm Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường. Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ được thành lập nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của vùng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, điều phối, giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững. Hội đồng điều phối vùng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng, bảo đảm thực hiện đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Thanh Giang). Vùng Đông Nam Bộ gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551km 2 , chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022). Là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước, vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước. Việc lập quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ mục tiêu xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. Đồng thời, quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử-văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của vùng. Nhiệm vụ Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 14/4/2022. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng nội dung về các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển của vùng, làm cơ sở cho việc xây dựng Quy hoạch vùng. Quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển: Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác. Phát triển vùng theo hướng bền vững, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và động lực phát triển. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao. Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển, kết hợp hài hòa ngoại lực để phát triển nhanh, bền vững, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường của “Miền Đông gian lao mà anh dũng” trong xây dựng và phát triển vùng. Tổ chức không gian phát triển vùng gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn. Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. Công bố Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ. (Ảnh: Thanh Giang). Tăng cường đổi mới liên kết vùng trên cơ sở xây dựng cơ chế liên kết và điều phối vùng hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các vùng khác; tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Phát triển nhanh, bền vững, hài hòa giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng. Tổ chức không gian phát triển vùng phải gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm. Chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Phát triển kinh tế-xã hội vùng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế. Mục tiêu phát triển vùng đến năm 2030: trong đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế phát triển đứng đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: về kinh tế , tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 8-8,5%; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14.500 USD; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo 33%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30-35%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70-75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%… Tại Hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81 về Quy hoạch tổng thể quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 463/QĐ-TTg ngày 14/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cơ hội để chúng ta cùng nhau thảo luận, bàn bạc và xây dựng Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tư duy chiến lược, tầm nhìn dài hạn, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững, với trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vùng Đông Nam Bộ được định hướng phát triển là vùng có cơ cấu kinh tế hiện đại, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực; tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực có cơ hội và lợi thế; phát triển các khu công nghiệp-dịch vụ-đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao; phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; công nghệ thông tin-viễn thông; khoa học-công nghệ; du lịch; logistics; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo, là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển không gian ngầm, giải quyết ùn tắc giao thông, úng ngập, tạo nên một không gian, địa điểm đáng sống; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia đã trình bày nhiều tham luận liên quan các vấn đề như: giải pháp phối hợp và thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ đồng bộ, hiện đại; giải pháp điều phối, xây dựng và phát triển các đô thị lớn trong Vùng trở thành các thành phố hiện đại mang tầm cỡ khu vực; giải pháp hình thành và đẩy mạnh phát triển trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai; giải pháp xử lý các vấn đề về môi trường, ngập úng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung vào giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn; lập quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò trung tâm Vùng gắn với định hướng kết nối đô thị, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết nội vùng và liên vùng; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù Đông Nam Bộ nhằm phát triển hạ tầng giao thông, đô thị xanh, trung tâm tài chính…
Phát triển vùng Đông Nam Bộ nhanh, bền vững, đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, năng động, sáng tạo
2,268
Tuyến đường tránh TP Bà Rịa, điểm bắt đầu cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN. Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng, đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ cần khoảng 738.500 tỷ đồng. Theo rà soát của Bộ GTVT, dựa trên quy hoạch vùng, giai đoạn 2021 – 2025, khu vực này cần khoảng 342.000 tỷ (ngân sách Trung ương khoảng 60.800 tỷ đồng, ngân sách địa phương 29.700 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp Nhà nước 109.000 tỷ đồng, vốn huy động nhà đầu tư 142.500 tỷ đồng); giai đoạn 2026 – 2030, nhu cầu khoảng 396.500 tỷ đồng. Nguồn vốn này nhằm tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng. Để giải ngân nguồn vốn này, từ nay đến năm 2025, vùng cần tập trung hoàn thiện đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, cao tốc nối TP Hồ Chí Minh với các tuyến đường cửa ngõ quan trọng như: Vành đai 3, Vành đai 4, Bến Lức – Long Thành, TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Liên Khương, Gò Dầu – Xa Mát, Chơn Thành – Đức Hòa, Chơn Thành – Gia Nghĩa; tiếp tục đầu tư mở rộng các tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận. Giai đoạn 2026 – 2030, Bộ GTVT xác định cần hoàn thiện nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh hiện có, để nâng cao hiệu quả khai thác đường sắt; tiếp tục đầu tư hệ thống metro TP Hồ Chí Minh và sớm đầu tư đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu nối TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai với TP Vũng Tàu ra cảng Cái Mép – Thị Vải, tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ. Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề nghị tiếp tục đầu tư đưa vào khai thác nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành giai đoạn 1 và tiếp tục đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 2; nghiên cứu nâng cấp sân bay Côn Đảo, sân bay Biên Hòa… Vùng Đông Nam Bộ bao gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Riêng năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam bộ tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra. Vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước. Với tầm quan trọng của khu vực này, việc đầu tư hạ tầng giao thông đi trước mở đường sẽ đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, trong đó, TP Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng, trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới.
Vùng Đông Nam Bộ cần khoảng 738.500 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông
577
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres trong cuộc họp báo tại New York, Mỹ ngày 17/7. (Ảnh: Kyodo/TTXVN). Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết tiến độ thực hiện 50% các Mục tiêu phát triển bền vững hiện ở mức ‘yếu và không đầy đủ;’ trong khi đó, hơn 30% số mục tiêu bị đình trệ hoặc đảo ngược. Ngày 17/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi chính phủ các nước tăng cường hành động trong bối cảnh lộ trình hướng tới các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) gặp nhiều trở ngại. Phát biểu khai mạc cuộc họp cấp bộ trưởng thuộc Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF), diễn ra từ ngày 17-19/7, tại thành phố New York của Mỹ , Tổng thư ký Guterres cho biết tiến độ thực hiện 50% các mục tiêu SDG hiện ở mức “yếu và không đầy đủ.” Trong khi đó, hơn 30% số mục tiêu bị đình trệ hoặc đảo ngược. Ông liệt kê một số vấn đề nhức nhối toàn cầu hiện nay như tình trạng ô nhiễm khí thải tăng và bất bình đẳng tồn tại trong nhiều lĩnh vực, nạn đói quay trở lại mức của năm 2005 và cần đến 300 năm nữa mới đạt được bình đẳng giới và gần 600 triệu người vẫn luẩn quẩn trong diện nghèo cùng cực vào năm 2030. Đại dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng khí hậu cũng như xung đột chính trị toàn cầu được cho là đã bào mòn những tiến bộ mong manh và hạn chế trong lộ trình thực hiện các mục tiêu SDG. Về vấn đề tài chính, Tổng thư ký Guterres cảnh báo nhiều quốc gia đang rơi vào tình trạng nợ nần, với 54 nước đối mặt khủng hoảng nợ hoặc đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Ông cho biết cấu trúc tài chính quốc tế hiện nay chưa thể cung cấp cho các nước đang phát triển nguồn tài chính dài hạn, giá cả phải chăng giúp phát triển, hành động vì khí hậu. Vì vậy, đã đến lúc cải cách hệ thống quan hệ tiền tệ Bretton Woods, đảm bảo mạng lưới tài chính toàn cầu an toàn, phù hợp với thực tế thế giới hiện nay. Ngoài ra, ông kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20 ) đề xuất khung thời gian thiết lập cơ chế giải quyết nợ mới trong năm nay, yêu cầu các nước phát triển thực hiện đầy đủ cam kết hỗ trợ tài chính khí hậu 100 tỷ USD, bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Khí hậu xanh và tăng gấp đôi tài trợ cho các hoạt động thích ứng. Bên cạnh đó, ông Guterres cũng yêu cầu thế giới hành động vì khí hậu, nhanh chóng giải quyết tình trạng đói nghèo, ô nhiễm và bất bình đẳng giới tồn tại trong xã hội, kêu gọi giới chính trị cấp cao hành động biến các mục tiêu SDG thành hiện thực, hối thúc cộng đồng quốc tế đặt nền móng xây dựng nỗ lực chung giúp các nỗ lực thực hiện SDG đi đúng hướng. Hướng tới Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển bền vững vào tháng Chín năm nay, ông Guterres mong muốn các nhà lãnh đạo thế giới tham dự sẽ đề xuất các cam kết và lộ trình rõ ràng, hướng tới tham vọng giảm đói nghèo và bất bình đẳng lần lượt vào năm 2027 và 2030./.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo mục tiêu phát triển bền vững đang lâm nguy
593
BHXH sẽ chi trả lương hưu tăng thêm trong tháng 8. (Ảnh minh họa). Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 14/8, đồng thời cũng thực hiện truy trả phần tăng thêm chưa lĩnh của tháng 7. Nhằm kịp thời bảo đảm các đối tượng được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 42 trong thời gian sớm nhất, tại kỳ chi trả tháng 8/2023, BHXH Việt Nam sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng theo mức hưởng mới từ ngày 14/8 (ngày Nghị định số 42 có hiệu lực thi hành). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng thực hiện truy trả đầy đủ phần chênh lệch tăng thêm chưa lĩnh của tháng 7 cho người hưởng. Trước đó, để kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người hưởng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, ngày 12/7, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2122 gửi xin ý kiến thống nhất của Bộ LĐ-TB&XH để tổ chức thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định số 42 từ ngày 14/8 và truy trả phần chênh lệch tăng thêm của tháng 7. Hiện BHXH Việt Nam đã và đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan, BHXH các tỉnh, thành phố chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng để triển khai công tác chi trả lương hưu, trợ cấp cho người hưởng thuận lợi, đúng quy định. Cụ thể, cập nhật phần mềm quản lý chi trả các đối tượng đang hưởng chế độ BHXH hằng tháng; lập và chuyển danh sách chi trả theo quy định; phối hợp với cơ quan bưu điện để cấp kinh phí và có kế hoạch tổ chức chi trả lương hưu kịp thời theo mức hưởng mới tới người hưởng từ ngày 14/8 tới đây.
Lương hưu mới được chi trả từ ngày 14/8
324
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Quy hoạch cần xác định rõ hơn khả năng huy động nguồn vốn giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm tính khả thi ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Ảnh: VGP/Hải Minh. Sáng 18/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là 1 trong 4 quy hoạch ngành quốc gia do Bộ NN&PTNT tổ chức lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/7/2023. Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản được xây dựng trong bối cảnh hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển và vùng nội địa đang bị suy giảm nhanh chóng do các hoạt động khai thác quá mức, thậm chí hủy diệt. Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản chưa hoàn thiện, chưa được cập nhật đầy đủ và liên tục; một số khu vực chưa có thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản do chưa thực hiện điều tra. Cường lực khai thác thủy sản ngày càng gia tăng, nhất là ở vùng biển ven bờ do lượng tàu còn lớn và vẫn tồn tại việc sử dụng ngư cụ đánh bắt có tính hủy diệt, tận diệt (như chất nổ, xung điện, lưới kéo) gây hại lớn cho nguồn lợi thủy sản. Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn tiếp diễn; cách thức tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ dẫn đến năng suất, hiệu quả chưa cao; cơ sở hậu cần nghề cá chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dẫn đến khó quản lý tàu cá cũng như sản lượng khai thác. Lực lượng kiểm tra, tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu, cả về con người và kinh phí, nên công tác tuần tra, kiểm soát không được tiến hành thường xuyên liên tục dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật chưa được ngăn chặn kịp thời. Một số địa phương chưa quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển kinh tế chưa đi đôi với bảo tồn, bảo vệ các loài thủy sản và hệ sinh thái thủy sản. Quan điểm xây dựng Quy hoạch là bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường của các loài thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo tồn đa dạng sinh học, tăng diện tích thủy vực được bảo vệ, bảo tồn tại các vùng biển, vùng nội địa dựa trên cách tiếp cận thận trọng và tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản gắn với lợi ích, trách nhiệm của cộng đồng và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội từng vùng, các ngành kinh tế; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản phù hợp với tiềm năng, nguồn lực thủy sản, theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức sản xuất thủy sản. Mục tiêu của Quy hoạch nhằm bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Phát triển, khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội… Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 454.676 ha. Trong số 27 khu bảo tồn biển, có 2 vườn quốc gia, 12 khu dự trữ thiên nhiên và 13 khu bảo tồn-sinh cảnh. Có 149 khu vực ở vùng biển và 119 khu vực vùng nội địa được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quản lý hiệu quả nhằm bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non, khu vực tập trung sinh sống của các loài thủy sản. Dự kiến, đến năm 2030, tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt khoảng 2,8 triệu tấn so với mức 3,86 triệu tấn của năm 2022 (giảm khoảng hơn 1 triệu tấn); số tàu cá khoảng 83.600 chiếc, giảm khoảng hơn 300.000 tàu so với hiện nay; tổng lao động khoảng 600.000 người, giảm 130.000 lao động so với hiện nay. Cùng với đó hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đâu, dịch vụ hậu cần nghề cá. Dự kiến đến năm 2030, toàn quốc có 172 cảng cá và 161 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng , Đà Nẵng , Khánh Hòa , Bà Rịa-Vũng Tàu , Kiên Giang gắn với các ngư trường trọng điểm và Trung tâm Phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và nước ngọt được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi trữ lượng nguồn lợi, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế quan trọng, loài đặc hữu, loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Tăng quy mô, diện tích khu vực biển được bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Thành lập mới và hoạt động hiệu quả hệ thống mạng lưới các khu bảo tồn biển góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển, ven biển và ven đảo; gắn bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái biển, góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái biển và các nguồn tài nguyên biển. Cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở các khu vực sinh sản, khu ương nuôi nguồn giống thủy sản tập trung của các loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài nguy cấp, quý hiếm, loài bản địa và loài di cư hướng đến phục hồi, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản. Hình thành nơi cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở vùng biển nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng và ngăn ngừa, dần hạn chế, chấm dứt nghề lưới kéo vốn gây hại cho hệ sinh thái biển. Cấm các loại nghề, ngư cụ khai thác gây nguy hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh. Lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, hiếm, loài bản địa, loài đặc hữu có giá trị kinh tế. Đa dạng hình thức lưu giữ nguồn gene, lựa chọn đối tượng tiềm năng, đầu tư nghiên cứu sản xuất giống để chủ động việc tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản và phát triển kinh tế. Tăng cường giám sát môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt vùng biển ven bờ, vùng tập trung phát triển kinh tế biển; dự báo xu thế biến động, suy thoái môi trường và các tác động tiêu cực; xử lý có hiệu quả và kịp thời ô nhiễm môi trường ở các vùng biển và trên các thủy vực. Ứng dụng khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tuân thủ các quy định bảo vệ loài rùa biển, thú biến và giảm thiểu đánh bắt loài không chủ ý. Khuyến khích tối đa sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức chính trị-xã hội trong hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bộ NN&PTNT dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch khoảng 9.035 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm gần 21%, vốn địa phương chiếm 24,5%, vốn huy động từ các nguồn khác chiếm 54,6%. Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cần vốn khoảng 1.250 tỷ đồng, chiếm 13,8%; phần còn lại hơn 86% là của giai đoạn 2026-2030. Quy hoạch dự kiến 5 nhóm dự án ưu tiên đầu tư về điều chỉnh, thành lập mới khu bảo tồn biển; đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các khu vực bảo tồn biển; đầu tư hình thành khu vực cư trú nhân tạ cho các loài thủy sản ở biển; lưu giữ, bảo tồn nguồn gốc gen các loài thủy sản; đầu tư, tăng cường năng lực các Viện nghiên cứu thủy sản. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch – Ảnh: VGP/Hải Minh. Thảo luận, góp ý dự thảo Quy hoạch, các thành viên của Hội đồng đánh giá Hồ sơ Quy hoạch đã bao gồm đầy đủ các hạng mục theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, thành viên Hội đồng thẩm định, các hợp phần riêng rẽ trong bộ hồ sơ đều được chuẩn bị cẩn thận, có cấu trúc phù hợp với yêu cầu, dễ theo dõi, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Thông tin được mô tả trong các báo cáo có tính cập nhật, đủ độ tin cậy và phản ánh đúng thực tế các thông tin “đầu vào” hiện có ở nước ta, bên cạnh đó đã phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực có ảnh hưởng đến nghề cá nước ta trong thời gian tới. Báo cáo tổng hợp quy hoạch đã chỉnh sửa nghiêm túc trên cơ sở tự rà soát và tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo quy hoạch đã được hoàn thiện, làm rõ được tính cần thiết phải lập quy hoạch này với các căn cứ chính trị và pháp lý đầy đủ. Hệ thống quan điểm, các mục tiêu, các phương án, định hướng quy hoạch và các giải pháp cơ bản đầy đủ, có tính khả thi. Hệ thống bản đồ phong phú, nội dung đầy đủ và được trình bày rõ ràng, bảo đảm đúng quy định kỹ thuật về bản đồ, có giá trị minh họa cho quy hoạch và cung cấp căn cứ để triển khai cu thể sau khi quy hoạch được phê duyệt. Đại diện Bộ KH&ĐT kiến nghị cần làm rõ tính khả thi trong việc huy động nguồn vốn ngân sách cho giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Quy hoạch. Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng, đánh giá cao cơ quan trình là Bộ NN&PTNT trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng Quy hoạch theo đúng quy trình, quy định của pháp luật về quy hoạch. Đặc biệt, đơn vị soạn thảo rất cầu thị trong việc tiếp thu ý kiến, trong đó có việc mời các thành viên có ý kiến khác thảo luận để đi đến thống nhất giải pháp phù hợp, Phó Thủ tướng phát biểu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc lập lại trật tự khai thác thủy sản trong 20-30 năm tới là công việc rất khó khăn trong điều kiện nguồn lợi thủy sản suy kiệt, lượng tàu cá còn rất lớn, đồng thời đây là nghề lâu đời của bà con. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, trên cơ sở góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định tại cuộc họp, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch trên nguyên tắc phải bảo đảm phù hợp, không xung đột với với các quy hoạch khác đang có giá trị hiện hành, bảo đảm tuân thủ đúng những nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Quy hoạch cần có danh mục dự án được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và cụ thể hơn; xác định rõ hơn khả năng huy động nguồn vốn giai đoạn 2021-2025 để bảo đảm tính khả thi ngay sau khi Quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo Luật Quy hoạch năm 2017, hệ thống quy hoạch quốc gia có tổng số 110 quy hoạch, trong đó có 41 quy hoạch cấp quốc gia, 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh./.
Họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác thủy sản
2,330
Vào Khu lưu niệm sẽ thấy ngay tượng đài được đúc bằng đồng, cụ Nguyễn Du được khắc họa mang khăn đóng, áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc. Mỗi năm, rất nhiều đoàn khách đến thăm viếng lăng mộ cũng như tìm hiểu thêm về Nguyễn Du ở Khu lưu niệm (KLN) thuộc làng Tiên Điền ( huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh ). Nơi đây cũng lưu giữ hàng ngàn hiện vật, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của đại thi hào. Được biết KLN Nguyễn Du bắt đầu hình thành từ năm 1960 và được được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia. Đặc biệt, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng KLN Nguyễn Du là Di tích Quốc gia đặc biệt. KLN này có không gian khá rộng rãi với khu vườn xanh mát và một số ngôi nhà gỗ mang đặc trưng kiến trúc của vùng Bắc Trung bộ thế kỷ XVIII. Tại KLN có trưng bày nhiều hiện vật quý gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du. Vì vậy, nơi đây cũng trở thành địa điểm hấp dẫn cho du khách tham quan và giới nghiên cứu văn hóa. Tổng diện tích KLN khoảng 28.500m2. Xưa kia, đây là một trong những bãi cát bồi (cồn mộc bình sa) thuộc một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của đất Nghi Xuân. Theo sử sách ghi lại, năm 1592, Nguyễn Nhiệm – một tướng giỏi của nhà Mạc, tìm về đây ẩn dật, khai phá và trở thành vườn gia tộc họ Nguyễn – Tiên Điền. Đến đời Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Khản (cha và anh của Nguyễn Du) là những người giữ vị trí lớn dưới triều Lê – Trịnh đã xây cất trong khuôn viên các công trình kiến trúc như dinh thự, bia ký,… Năm 1971, Nguyễn Quýnh (anh ruột Nguyễn Du) nổi dậy chống phong trào Tây Sơn , quan hiệp trấn Nguyễn Quang Dụ đã cho quân đốt phá, chỉ còn sót lại một ít dấu tích. Năm 1962, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định chọn khuôn viên của gia tộc họ Nguyễn – Tiên Điền làm KLN Nguyễn Du. Năm 2001-2003, KLN được đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang hơn. Cho đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo KLN Nguyễn Du, gồm KLN và vùng bảo tồn cảnh quan nhằm phát huy các giá trị của KLN, mong muốn sẽ xây dựng KLN này trở thành địa chỉ văn hóa và du lịch của quốc gia gắn với giá trị thi ca của Nguyễn Du cùng các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, từ đây hình thành các tuyến du lịch liên kết di tích, tạo không gian tôn vinh giá trị lịch sử – văn hóa và truyền thống. Sau 8 năm tiến hành tu bổ, đến nay, các nhóm dự án tôn tạo tại KLN đã hoàn thành gồm nhà thờ Nguyễn Du, văn thánh, chùa Trường Ninh, đình Chợ Trổ, nhà bình văn, nhà thờ họ Nguyễn – Tiên Điền,… Vào KLN sẽ thấy ngay tượng đài Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 1,5m được đặt trên bệ đá cao. Cụ Nguyễn Du được khắc họa mang khăn đóng, áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc. Bức tượng đồng này có từ năm 2002 do nhà điêu khắc Lê Đình Bảo thể hiện. Khu vực phía sau tượng đài là dãy nhà bảo tàng chứa đựng hàng ngàn hiện vật. Nhiều di vật, hiện vật có niên đại hơn trăm năm. Đặc biệt, tại đây có trưng bày bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng và sưu tập sách viết về Nguyễn Du,… Ngoài ra, có trên 500 ấn phẩm nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du. Phiên bản mộc bản về Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới. Nhờ đó, KLN càng tăng giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học,… giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng như việc nhìn nhận về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đời sống văn hóa, tinh thần của làng quê Tiên Điền nói riêng, văn hóa làng xã Việt Nam nói chung trong sự phát triển của lịch sử dân tộc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc trưng bày hiện vật ở KLN vẫn thiếu ấn tượng. Ban Quản lý KLN Nguyễn Du nhìn nhận ra điều này và có đề xuất đưa công nghệ số vào việc trưng bày nhưng chưa được thực hiện. Bước vào KLN có phòng bán sách nghiên cứu, thơ, văn về Đại thi hào nhưng cũng thưa thớt và còn đơn điệu. Ngoài ra, các bảng chỉ dẫn, bảng giới thiệu cho phần nhiều các di tích trong KLN còn rất ít nên nếu không có hướng dẫn viên thì khách tham quan khó có thể nắm bắt các công trình. Riêng khu mộ của Đại thi hào nằm giữa cánh đồng Cùng cách KLN trên 1km. Bia mộ bằng đá khắc dòng chữ “Danh nhân văn hóa thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du”. Mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2m, rộng 1,3m, dài 2,3m./.
Đến thăm Khu lưu niệm Nguyễn Du
999
Kỳ 2 Sau khi Ngô Quyền mất các thế lực phong kiến nổi dậy cát cứ, không phục tùng chính quyền trung ương, mỗi người chiếm cứ một phương xưng hùng, xưng bá, đe dọa sự thống nhất đất nước, gây nội chiến tương tàn nồi da nấu thịt. Sử sách gọi là cuộc “Loạn 12 sứ quân”. Cuộc loạn này kéo dài 24 năm (944-968). Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh một thế lực hùng mạnh ở Ninh Bình đã lần lượt tiêu diệt 11 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh thay thế nhà Ngô. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu riêng là Thái Bình. Việc Đinh Bộ Lĩnh xưng đế đánh dấu một bước phát triển hơn nữa trên con đường khẳng định ý chí độc lập dân tộc, sánh ngang với các đế chế của các Thiên triều Trung Hoa, củng cố thêm một bước nền độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền. Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị loạn thần Đỗ Thích giết hại. Triều đình lâm vào cuộc xung đột tranh giành quyền lực. Vệ Vương Đinh Toàn con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng lên ngôi mới 6 tuổi. Nhân cơ hội đó Chiêm Thành ở phía nam và nhà Tống ở phía bắc lăm le tấn công xâm lược nước ta. Vua Vệ Vương còn quá nhỏ không đủ uy tín và khả năng tổ chức lãnh đạo kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Trước tình hình đó, triều đình trong đó có Thái hậu Dương Vân Nga đã tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra một triều đại mới: Nhà Tiền Lê. Nhà Đinh do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập tồn tại được 14 năm với hai đời vua: Đinh Tiên Hoàng đế (968-979), Phế Đế Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi 8 tháng năm 980. [1] Với triều Tiền Lê, bằng tài năng quân sự của mình, Lê Hoàn đã đánh bại, đè bẹp Chiêm Thành, củng cố vững chắc biên giới phía nam. Năm 981 Lê Hoàn đánh bại cuộc xâm lược có qui mô to lớn của 20 vạn quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy, bảo vệ toàn vẹn độc lập dân tộc, làm cho nhân dân ta càng thêm tin tưởng vào tương lai, sức mạnh khả năng của dân tộc mình. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, nhà Tiền Lê đã bắt tay vào xây dựng đất nước một cách toàn diện. Nhà nước chú ý khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương, sắp xếp lại các đơn vị hành chính, chia đất nước thành lộ, phủ, châu, xã để mở rộng quyền lực chính quyền trung ương ra toàn lãnh thổ, xây dựng một nền quốc phòng mạnh mẽ với quân đội thường trực đông đảo, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ phía bắc và phía nam của tổ quốc. Nhìn chung trong hai thế kỷ thứ X và thứ XI, ba triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê đã lãnh đạo nhân dân bước đầu xây dựng nền móng của quốc gia phong kiến độc lập còn non trẻ, đập tan các thế lực xâm lược nước ngoài, tiêu diệt các thế lực phong kiến chia cắt đất nước, bảo vệ thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, các triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê đã thi hành những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng lực lượng quốc phòng hùng mạnh, đặt ra những hình phạt nghiêm khắc, củng cố bộ máy nhà nước. Tóm lại đặt nền tảng cho việc xây dựng chế độ phong kiến độc lập là công lao to lớn của ba triều đại Ngô-Đinh-Tiền Lê. Năm 1009 sau bốn năm ở ngôi Lê Long Đỉnh (Lê Ngọa Triều) chết. Sự tàn bạo của Lê Long Đỉnh làm cho lòng người chán ghét nhà Tiền Lê. Triều thần và giới Phật giáo -giới có thế lực trong nền chính trị khi đó đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, lập ra một triều đại mới: Vương triều Lý. Nhà Tiền Lê tồn tại được 29 năm với 3 triều vua: Lê Hoàn (Lê Đại Hành) 980-1005, Lê Trung Tông (1005) lên ngôi 3 ngày bị em là Lê Long Đỉnh giết chết cướp ngôi và Lê Ngọa Triều (Lê Long Đỉnh 1005-1009)[2] Vương triều Lý ra đời mở ra một thời đại mới, một trang mới trong lịch sử dân tộc, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam: Thời kỳ xây dựng phát triển quốc gia phong kiến tập quyền hùng mạnh trên nền tảng kinh tế điền trang thái ấp. Năm 1010 Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư Ninh Bình về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long (Rồng bay lên). Thăng Long nằm giữa đồng bằng sông Hồng, trung tâm giao thông thuỷ bộ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Năm 1054 nhà Lý đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt, xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến qui mô chính qui và hoàn thiện. Ở trung ương đứng đầu nhà nước là nhà vua. Vua nắm tất cả 3 quyền lực lớn: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Vua là tổng chỉ huy tối cao của quân đội. Vua còn được thần thánh hoá gọi là Thiên tử (Con trời). Giúp việc và tư vấn cho vua hai bên có văn võ đại thần. Nhà Lý tăng cường quyền lực và kiểm soát các địa phương, chia địa phương thành lộ, phủ, huyện, hương, giáp. Địa phương xa trung ương hay miền núi gọi là trại. Triều đình bắt đầu đặt ra và phong tước vị chín bậc cho giai cấp thống trị và họ trở thành đẳng cấp quí tộc. Đẩy mạnh sự phân phong ruộng đất theo chức vụ, tước vị và như vậy nhà Lý đã mở rộng củng cố kinh tế điền trang thái ấp có từ thời Tiền Lê. Dù phân phong nhưng nhà vua trên danh nghĩa vẫn là người có quyền sở hữu tối cao ruộng đất trong toàn quốc. Nhà Lý đã cử các hoàng tử, hoàng thân quốc thích đi trấn trị các nơi trọng yếu. Năm 1062 nhà nước ban hành bộ luật “Hình thư”, là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp chế Việt Nam. Sự ra đời của văn bản Pháp luật minh chứng thiết chế nhà nước đã hoàn thiện và các mối quan hệ xã hội từ kinh tế đến chính trị đã mở rộng đến mức cần phải có luật để điều chỉnh. (Còn nữa) —————– 2: Quỳnh Cư -Đỗ Đức Hùng :Các triều đại Việt Nam – Nxb Thanh Niên- Hà Nội, trang 62, 1999 [2] :Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng:Các triều đại Việt Nam, sách đã dẫn, tr. 67. —————– Phong trào nông dân Tây Sơn và Đại Đô đốc Tây Sơn Bùi Hữu Hiếu (Kỳ 1)
Phong trào nông dân Tây Sơn và Đại Đô đốc Tây Sơn Bùi Hữu Hiếu (Kỳ 2) – Tác giả: PGS TS Cao Văn Liên
1,207
Nhân viên cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ lở đất ở tỉnh Cundinamarca, Colombia . (Nguồn: AFP). Vụ lở đất xảy ra vào tối 17/7 khiến nhiều ngôi nhà bị phá hủy và một tuyến đường giao thương chính ở tỉnh Cundinamarca phải đóng cửa, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 14 thi thể trong bùn đất. Ngày 18/7, truyền thông Colombia đưa tin ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 10 người mất tích do mưa lớn kéo theo vụ lở đất ở miền Trung nước này. Theo giới chức địa phương, vụ lở đất xảy ra vào tối 17/7 khiến nhiều ngôi nhà bị phá hủy và một tuyến đường giao thương chính ở tỉnh Cundinamarca phải đóng cửa. Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 14 thi thể, đồng thời nhận định 11 người có thể mất tích. Hiện vẫn chưa rõ con số chính xác về các nạn nhân. Nhà chức trách đang nỗ lực xác định có bao nhiêu người dân sinh sống trong 20 ngôi nhà đã bị đất đá chôn vùi. Một số khu vực bùn đất vùi lấp cao từ 1-2m khiến công tác tìm kiếm, cứu hộ “rất khó khăn.” Quân đội Colombia thông báo cử khoảng 80 binh sỹ tới hỗ trợ công tác tìm kiếm. Lực lượng chức năng cũng đã sơ tán hàng chục người sống sót sau vụ lở đất. Tổng thống Gustavo Petro đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên tương tự như vậy sau các trận mưa lớn. Năm ngoái, lũ lụt theo mùa đã khiến khoảng 300 người thiệt mạng tại Colombia . Quốc gia Nam Mỹ này đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia vào năm 2022 do mưa lớn. Đầu tháng này, Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo các cú sốc thời tiết cũng như khí hậu cực đoan do La Nina và El Nino đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Mỹ Latinh và Caribe./.
Colombia: Mưa lớn gây sạt lở đất khiến 14 người thiệt mạng
340
Tượng Phó tướng Nguyễn Cửu Vân (trên Tạp chí Xưa và Nay, số 552, tháng 6/2023). Nguyễn Cửu Vân là danh tướng, danh thần và danh nhân dân tộc vì có công khai mở, bảo vệ vùng đất mới phương Nam ngay từ thời kỳ đầu của Quốc chúa Minh vương Nguyễn Phước Chu (1691-1725). Nguyễn Cửu Vân (tên chính: Nguyễn Cửu Hành), chưa rõ năm sinh, năm mất, quê gốc tổ tiên ở thôn Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa (nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung , tỉnh Thanh Hóa ). Ông xuất thân từ hàng võ tướng của chúa Nguyễn, được phong Cai cơ từ khi còn rất trẻ, làm đến Chánh Thống suất rồi Phó tướng Dinh Trấn Biên; là vị tướng đầu tiên lãnh đạo quân, dân Đại Việt tổ chức cuộc chống Xiêm xâm lược, đặc biệt có công đầu tiên khai mở vùng đất Cù Úc (tức Vũng Gù, tỉnh lỵ của Long An về sau – nay là TP.Tân An). Từ nửa cuối thế kỷ XVII, dòng họ Nguyễn Cửu từ Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào khai khẩn xứ Thuận – Quảng; Nguyễn Cửu Kiều (ông nội của Nguyễn Cửu Vân) khi đó giúp chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) chống quân Trịnh. Một ít sử liệu cho biết(1): Năm 1698, Cai cơ Nguyễn Cửu Vân và Nguyễn Hữu Khánh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu ra phòng thủ cửa biển Nhật Lệ, các ông đã chỉ huy đắp lũy từ núi Đâu Mâu đến cửa biển, tổ chức đặt pháo, canh tuần, nhờ đó chặn đứng ý đồ của Trịnh Huyên muốn chiếm châu Nam Bố Chính. Đầu thế kỷ XVIII, Nguyễn Cửu Vân được chúa Nguyễn cử vào Nam giữ chức Chánh thống Cai cơ giúp Nặc Ông Yêm (vua nước Chân Lạp) đánh tan can thiệp Xiêm; nhờ thắng trận, vua Chân Lạp đã dâng đất Vũng Cù (còn gọi Vũng Gù), cho nhập vào Gia Định(2). Tháng 10/1705, sau trận thắng lớn ở Sầm Giang (Chân Lạp), ông được phong Chánh Thống suất và lần đầu tiên tổ chức khẩn hoang xứ Vũng Gù. Với tầm mắt quân sự từng đào hào đắp lũy, ông chủ động chỉ huy dân binh đào con kinh lớn nối liền sông Vũng Gù với rạch Mỹ Tho, lập đồn điền, xây dinh lũy đầu tiên ở đây (kinh Nguyễn Cửu Vân cho đào – là kinh đào đầu tiên trên vùng đất về sau là Nam kỳ; hơn 1 thế kỷ sau, đến năm 1818, con kinh này được quan Trấn thủ Định Tường – Nguyễn Văn Phong theo lệnh vua Gia Long tiếp tục huy động 9.674 dân phu đào lại cho sâu rộng thêm – xong, được vua cho đặt tên Bảo Định hà; Bảo Định hà đến năm 1825 được vua Minh Mạng đổi tên là sông Trí Tường – về sau nhân dân vẫn quen gọi là sông Bảo Định, hay kinh Bảo Định, nay còn bia ghi sự tích(3)). Nguyễn Cửu Vân còn tổ chức khai thác đất đai hai bên vàm sông Vũng Gù – sau gọi là sông Hưng Hòa (tức Vàm Cỏ Tây), cho di dân đến đây lập ấp, hình thành làng xóm mới, sau được nhà Nguyễn đặt làm Phủ lỵ Tân An, thuộc Tỉnh thành Phiên An. Tóm lược công trạng Nguyễn Cửu Vân, Sử sách Triều Nguyễn viết: Nguyễn Cửu Vân: là con của Nguyễn Cửu Dực, làm Chánh thống Cai cơ, năm Ất Dậu thời Hiển tôn (1705) Chân Lạp có nội loạn, Vân chỉ huy quân thủy và quân bộ của Gia Định đến dẹp yên, rồi đóng quân ở Vũng Cù, hướng dẫn quân lính và nhân dân khai khẩn ruộng đất. Năm Tân Mão (1711) thăng Phó tướng Dinh Trấn Biên(4). Thời gian ở Trấn Biên không lâu, Nguyễn Cửu Vân có lần bị chúa quở trách quá khai thác “lực dịch” (sức dân), ông liền sửa sai và lập công, tiếp tục được chính sử ghi nhận: Việc mở mang cõi Nam công Vân rất nhiều(5). Khi mất, ông được truy phong tước Vân Trường hầu; đặc biệt, về sau được vua Minh Mạng truy phong Thượng Đẳng Thần. Về gia thế, Nguyễn Cửu Vân có 6 người con, trong đó, 2 người con trai trưởng là Nguyễn Cửu Triêm (tức Đức) và Nguyễn Cửu Đàm – đều là danh tướng để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử. Nguyễn Cửu Triêm sau cuộc đánh thắng Xiêm đầu tiên, đã cùng cha khai phá và là chủ đất Châu Phê, tức phần đất tự khai khẩn được chúa Nguyễn phê cấp bằng bút son, ở tam thôn: Phú Thạnh, Bình Trung và Bình Khuê (cũng có cách đọc Bình Quê) – ban đầu 359 mẫu, ngày nay thuộc 2 xã Nhơn Thạnh Trung (TP.Tân An) và Quê Mỹ Thạnh (huyện Tân Trụ). Sau khi Nguyễn Cửu Vân lâm trọng bệnh, năm 1715, Nguyễn Cửu Triêm được cử qua Trấn Biên làm Phó tướng Trấn Biên dinh Lưu thủ. Năm 1731, Nguyễn Cửu Triêm phá tan giặc Sá Tốt đem quân Chân Lạp sang cướp phá Gia Định, thắng lớn tại Lật Giang (Bến Lức), được thăng Thống lĩnh quân dinh Trấn Biên (địa bàn Đồng Nai – Biên Hòa ngày nay). Riêng về Nguyễn Cửu Đàm, buổi đầu là Hữu quân Phó tiết chế, Cai cơ, đến năm 1722 là Khâm sai Chánh Thống suất đốc chiến, từng chỉ huy 1 vạn quân thủy bộ của chúa Nguyễn ở Gia Định đánh đuổi giặc Xiêm, giải phóng các thành Nam Vang, La Bích và được phong tới chức Điều khiển (tương đương Tư lệnh); Nguyễn Cửu Đàm đến năm 1772 còn là vị tổng chỉ huy cuộc đào kinh Ruột Ngựa (còn gọi kinh Mã Trường) và xây dựng lũy Bán Bích dài 15 dặm nhằm phòng thủ bảo vệ Sài Gòn. Thống suất Nguyễn Cửu Vân còn người con gái nổi tiếng là Nguyễn Thị Canh (có sách chép Khánh) góp công khai khẩn vùng Bình Trị, là chủ nhân của cây cầu mang tên Thị Nghè, ở Sài Gòn(6). Dòng họ Nguyễn Cửu Vân, theo thống kê sơ bộ từ đời Nguyễn Cửu Kiều đến đời Nguyễn Cửu Đức có tới 19 võ tướng thuộc hàng cao cấp; nhiều nhân vật được đưa vào đền thờ phụng. Riêng Nguyễn Cửu Vân được niên đại Thiệu Trị, Tự Đức 3 lần ban Sắc phong là 1 trong 5 “Thượng Đẳng Thần” phương Nam. Để nhắc đời sau về bản sắc văn hóa và lòng trung nghĩa, năm 1849, vua Tự Đức còn sắc phong bức hoành phi “Nhất Môn Trung Nghĩa” tặng dòng họ Nguyễn Cửu, ghi nhận công lao của các vị từ thời chúa Nguyễn đến đời vua Nguyễn… Đường Nguyễn Cửu Vân (phường 4, TP.Tân An) ngày nay (Ảnh: P.N). TP.HCM ngày nay có các đường mang tên Lũy Bán Bích, Nguyễn Cửu Vân, Nguyễn Cửu Đàm. Ở TP.Tân An , từ năm 1997 có con đường dài 3,5km cặp theo kinh Bảo Định, thuộc địa bàn phường 4 mang tên Nguyễn Cửu Vân để tri ân các bậc danh nhân tiền hiền mở đầu có công với nước ở vùng đất phương Nam. Ở phường Tân Vạn (thuộc tỉnh Đồng Nai) ngày nay còn dấu tích chùa Hộ quốc – tương truyền của chủ nhân Nguyễn Cửu Vân, xây dựng năm 1734, với tấm biển ngạch chữ vàng “Sắc tứ Hộ quốc tự” được đời chúa Nguyễn Phúc Trú (1725-1738) ban ngự đề năm 1735, sau tôn sửa kiến trúc lại vào năm 1965./. Tại miếu Công Thần Vĩnh Long hiện còn bảo tồn thờ phụng 85 đạo sắc, trong đó, đứng đầu danh sách có 5 danh tướng được các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức ban sắc phong tặng bậc Nhân thần Thượng Đẳng Thần: 1. Đô đốc Bùi Tá Hán , đời Lê Anh Tông, có công khai phá vùng Thuận Hóa – Quảng Nam, Phú Yên; 2. Tham tướng Lương Văn Chánh , thời chúa Nguyễn Hoàng, có công khai mở vùng đất Phú Yên; 3. Thống suất Nguyễn phủ quân Nguyễn Hữu Cảnh , có công lớn nhất thành lập Phủ Gia Định; 4. Chánh thống Nguyễn phủ quân Nguyễn Cửu Vân , người đánh đuổi quân Xiêm, mở mang bờ cõi, khai thác xứ Vũng Gù, tức tỉnh lỵ Long An, TP.Tân An ngày nay; 5. Trần Thượng Xuyên (tức Trần Thắng Tài), Phụ quốc Đô đốc tướng quân đất Đồng Nai. ———– (1) Theo Địa chí Thanh Hóa, tập IV, NXB.CTQG,H, 2015, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa, tr.6121; sách Chín chúa Mười ba đời vua Nguyễn, của Nguyễn Đắc Xuân, NXB Thuận Hóa, Huế, 1996, Tr.42. (2) Tạp chí Xưa & Nay – Cơ quan Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam số 552, tháng 6/2023, Tr.22. (3) Nay còn Miếu thờ và Bia Phụng khai tân cảng ký (bia đào kinh Bảo Định) ghi sự tích đào kinh, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. (4), (5) Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, t.1, NXB.GD, 2002. (6) Cầu nằm trên rạch Thị Nghè giáp ranh giữa quận 1 và quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Dấu ấn danh tướng Nguyễn Cửu Vân – Tác giả: Long Thái
1,514
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN. Chiều 18/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam. Chúc mừng nhiệm kỳ mới của bà Angela Pratt tại Việt Nam, Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò điều phối của WHO trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều vấn đề thách thức về dịch bệnh. Sự hỗ trợ của WHO góp phần giúp Việt Nam thành công trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19 và trở thành một trong nước sớm mở cửa sau đại dịch. Theo Phó Thủ tướng, biến đổi khí hậu và các dịch bệnh như COVID-19 là một trong những thước đo tính bền vững của mô hình phát triển trên thế giới hiện nay. Qua đó cho thấy, yêu cầu cấp thiết cần tập trung nguồn lực ứng phó với những thách thức bền vững trong tương lai. Bài học phòng, chống COVID-19 cho thấy, thế giới không thể chống dịch thành công nếu vẫn còn một quốc gia còn chưa kiểm soát dịch, trong đó, vaccine là vũ khí chống dịch then chốt. Vì vậy, mọi quốc gia cần chia sẻ công bằng nguồn vaccine để chống dịch thành công. Phó Thủ tướng cho biết, sau đại dịch, Việt Nam tiếp tục chủ động cải thiện hệ thống y tế để có khả năng ứng với các loại dịch bệnh có khả năng bùng phát trong tương lai. Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ ứng phó với những thách thức y tế mới, nhất là nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở; đồng thời, từng bước giải quyết căn cơ các bất cập, tồn tại về chính sách bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân với vai trò dẫn dắt của Nhà nước và sự tham gia tích cực của doanh nghiệp. Phó Thủ tướng đề nghị WHO tiếp tục hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong tiếp cận các sản phẩm y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine có chất lượng, giá cả hợp lý, nhất là các loại vaccine còn thiếu trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao đổi với bà Angela Pratt về một số vấn đề cụ thể về: giải pháp ứng phó với các loại bệnh tật phát sinh từ tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước; phòng, chống tác hại thuốc lá; tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, nguyên liệu và thuốc thành phẩm, kiểm định chất lượng thuốc, đấu thầu thuốc tập trung… Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, bà Angela Pratt khẳng định, WHO và Chính phủ Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả trong thời gian dài. Đây là nền tảng quan trọng để hai bên tiếp tục giải quyết những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực y tế hiện nay. Thời gian tới, WHO sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế đề tăng cường nguồn tiếp cận vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Trưởng đại diện WHO đánh giá cao và gửi lời cảm ơn Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình, kế hoạch chăm sóc y tế trong tương lai; cam kết thực hiện các mục tiêu liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam mong muốn WHO hỗ trợ ứng phó với những thách thức y tế mới
611
Trong mỗi mùa World Cup nữ , các nước chủ nhà lại cho ra mắt những linh vật. Những linh vật này biểu tượng chung cho nét đặc trưng trong văn hóa, đồng thời cũng là thông điệp mà nước chủ nhà muốn truyền tải tới toàn thế giới.
Linh vật qua các kỳ World Cup nữ
47
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với lãnh đạo các bộ, địa phương tại hội nghị. Ảnh: NGUYỄN PHAN. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ động nghiên cứu, đề xuất về cơ chế, chính sách đột phá phát triển vùng, trong đó lấy TP HCM làm đầu tàu cho phát triển vùng. Ngày 18-7, tại TP HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), chủ trì hội nghị Hội đồng Điều phối vùng ĐNB lần thứ nhất. Đồng chủ trì có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Điều phối vùng ĐNB. Tại hội nghị, lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận, đề xuất các chương trình phối hợp, giải pháp phát triển vùng ĐNB. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng vùng ĐNB cần giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông và phương tiện công cộng; thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh để vừa giảm ùn tắc giao thông vừa cải thiện môi trường không khí tại các đô thị lớn. Ông Dũng cũng đề xuất nghiên cứu các cơ chế đặc thù của vùng, hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Về phát triển giao thông vùng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng dự kiến tổng nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông vùng ĐNB khoảng 735.500 tỉ đồng, tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tạo động lực lan tỏa. Phấn đấu đến năm 2025, vùng sẽ có trên 400 km đường cao tốc đưa vào khai thác. Để thực hiện được các mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Thắng kiến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện và thu hút nguồn lực xây dựng mạng lưới giao thông vùng ĐNB. Trong đó nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội để đẩy mạnh phát triển vùng, thúc đẩy liên kết vùng tương tự như một số cơ chế, chính sách trong Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM. Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định người dân mơ ước một trung tâm đô thị không bị kẹt xe, ùn tắc. Ông gợi mở: Muốn vậy, đường bộ phải như thế nào, đường thủy như thế nào, đường sắt đô thị ra sao… để làm thông thoáng trung tâm đô thị của vùng. Làm sao đi từ tỉnh Bình Phước về TP HCM 150 km chỉ mất hơn 1 giờ và quãng đường 100 km từ Tây Ninh về TP HCM tốn dưới 1 giờ. Nếu đường sá thông thoáng, người dân có thể sáng đi chiều về, đi chữa bệnh, đi du lịch thuận lợi. Để làm được việc này, cần có bộ cơ chế, chính sách. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP HCM nhất quán quan điểm mở rộng liên kết vùng để phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, phục vụ cho sự phát triển chung của đất nước. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, như thành lập quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng; thành lập trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng và xây dựng mạng lưới bệnh viện tuyến cuối của vùng. Cùng với đó, đề xuất thành lập trung tâm chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo vùng hoặc quốc gia. Theo ông Phan Văn Mãi, cần ban hành cơ chế đặc thù vùng như Nghị quyết 98 áp dụng cho TP HCM hoặc vượt trội hơn, nhất là các cơ chế phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), sử dụng ngân sách địa phương đầu tư phát triển vùng, thu hút nhà đầu tư chiến lược. Đồng tình với đề xuất của lãnh đạo TP HCM, TS Trần Du Lịch nói: “Nếu làm tốt TOD thì quỹ đất đô thị hóa là ngân hàng “đẻ trứng vàng” cho ngân sách. Từ quỹ đất đô thị hóa tạo nguồn lực để phát triển giao thông là cách làm hiệu quả mà không phụ thuộc lớn vào ngân sách”. Cùng đưa ra đề xuất mở rộng các cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết 98 cho các tỉnh vùng ĐNB, TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, nêu ý tưởng áp dụng mô hình TOD để thực hiện tuyến metro số 1 kết nối TP HCM – Bình Dương. Theo ông Vũ, với cơ chế sử dụng ngân sách địa phương cho phát triển dự án vùng và liên vùng, trước mắt có thể áp dụng TOD cho vùng, những tỉnh có giao thông kết nối trực tiếp với TP HCM, như dự án đường Vành đai 3, tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài… Những đề xuất trên nhận được nhiều đồng thuận. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết bộ này cũng đang nghiên cứu mở rộng cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 98 cho cả vùng ĐNB. Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Hội đồng Điều phối vùng ĐNB là một trong 4 hội đồng điều phối vùng được Thủ tướng Chính phủ thành lập để khắc phục những hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thời gian qua, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ. Để hội đồng điều phối hoạt động hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu các bí thư, thành viên hội đồng vùng tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, các hoạt động liên kết vùng bảo đảm đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bộ, địa phương khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh và giao việc cụ thể, bảo đảm các tổ điều phối bắt tay ngay vào các nhiệm vụ liên quan đến điều phối và liên kết vùng. Nhấn mạnh những việc vùng ĐNB cần làm ngay, Thủ tướng lưu ý tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Song song đó, cần xử lý ngay 3 vấn đề gồm ách tắc giao thông, môi trường và nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Ngoài ra, cần tập trung cho công tác quy hoạch vùng. Quy hoạch phải lâu dài, có tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới, nhất là phải phát huy được tối đa tiềm năng, cơ hội, tính cạnh tranh và hóa giải được những mâu thuẫn, yếu kém của vùng. Thủ tướng yêu cầu Hội đồng Điều phối vùng chủ động nghiên cứu, đề xuất về cơ chế, chính sách đột phá phát triển vùng ĐNB, thúc đẩy liên kết vùng. Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập các quỹ, trước hết là nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển hạ tầng vùng ĐNB. Bộ Tài chính phải hoàn thành đầu việc này trong quý III/2023. Thủ tướng lưu ý hoạt động của Hội đồng Điều phối vùng ĐNB cần đồng bộ với hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98, cũng do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban. Tinh thần là lấy TP HCM làm đầu tàu, là trung tâm, hạt nhân của vùng ĐNB. Người đứng đầu Chính phủ tin tưởng với khí thế mới, cách tổ chức mới cùng với tự lực, tự cường của “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, Hội đồng Điều phối vùng ĐNB sẽ hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, đưa vùng ĐNB phát triển thịnh vượng. Cần có cơ chế để TP HCM vay 20 tỉ USD làm metro Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị nghiên cứu cơ chế cho TP HCM vay khoảng 20 tỉ USD để sớm hoàn thành các tuyến metro theo quy hoạch. Theo ông Dũng, 16 năm qua, TP HCM chưa làm xong 20 km tuyến metro số 1, trong khi tuyến metro số 2 vẫn đang loay hoay giải phóng mặt bằng. Tiến độ này là quá chậm nên thành phố cần giải pháp sớm hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị. Nếu có thể huy động được nguồn lực, khai thác các nguồn lực mới, cơ hội mới, sẽ là đòn bẩy đẩy nhanh tiến trình đầu tư, thúc đẩy liên vùng cùng phát triển. Trong tháng 7 phải hoàn thiện hồ sơ cảng Cần Giờ Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đi tàu thủy khảo sát cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng Cần Giờ, TP HCM). Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Thiết kế cảng – kỹ thuật biển Portcoast (đơn vị tư vấn), cho biết dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 5,4 tỉ USD; khi hình thành sẽ giúp phát triển kinh tế biển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đồng thời giúp TP HCM giữ vững vị trí trung tâm logistics của khu vực, vươn lên đứng hàng đầu về vận tải biển. Sau khi nghe đơn vị tư vấn giới thiệu về dự án, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp với TP HCM và các cơ quan triển khai những bước tiếp theo, hoàn thiện hồ sơ dự án vào tháng 7 này. Nhấn mạnh cảng Cần Giờ chỉ là một dự án nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển của huyện Cần Giờ, Thủ tướng nêu rõ cần phát triển Cần Giờ thành một đô thị vệ tinh hiện đại, văn minh, sinh thái của TP HCM và cả vùng Đông Nam Bộ. H.Phong
Tìm cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam Bộ
1,830
Có câu danh ngôn rằng, một nhà văn đích thực khi trút hơi thở cuối cùng thì mới là lúc bắt đầu hành trình đi vào sự bất tử của chính mình. Lê Lựu , một người con ưu tú của Phố Hiến, có lẽ chính là một nhà văn như thế. Mặc dù ngay từ khi còn sống, ông đã gặt hái được không ít hoa thơm trái ngọt của sự thành công, nhưng có lẽ từ bây giờ về sau, khi ông đã không còn trên cõi đời này nữa, những tác phẩm xuất sắc nhất của ông mới có nhiều thêm cơ hội để góp phần bồi đắp cho “cõi nhân gian bé tí” này của chúng ta. Hôm nay, đọc lại những tiểu thuyết như Chuyện làng Cuội hay Thời xa vắng , chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn những thông điệp sâu xa vẫn rất hữu ích cho thời hiện đại của nhà văn một đời cứ tìm “những lối đoạn trường mà đi” này. Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ đầu những năm 70 của thế kỉ trước như một cây bút quân đội, tới năm 1986, sau khi xuất bản tiểu thuyết Thời xa vắng , Lê Lựu đã nghiễm nhiên được xác định là một trong những nhà văn quốc gia ở cấp độ cao nhất đương thời. 5 năm sau đó, Chuyện làng Cuội (1991) đã càng củng cố và khẳng định “một lần và mãi mãi” đẳng cấp của ông trong nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Năm 2002, trong một lần trả lời phỏng vấn với người viết bài này, Lê Lựu đã thực lòng tâm sự rằng, ông coi Thời xa vắng như một vận may lớn trong đời, khi đã có thể bộc lộ hết tất cả những tinh lực và tinh chất của một hồn văn. Và ông kết luận: “Sự nghiệp văn học đối với tôi kết thúc từ mười mấy năm rồi. Kể từ đó! Thực chất là về sau này thì mình cứ cố thôi, nhưng không có cái gì có thể vượt qua được điều đó…” Rồi ông lí giải, sở dĩ mọi việc nên nông nỗi đó là vì: “Mình tự giết mình trong cái trí lực, cái sức khỏe của mình thành ra nó tồi tàn đi. Thứ hai, cũng là do bạn đọc, chỉ mong họ đừng lườm nguýt. Khi mình có một cái tìm tòi thì đừng nguýt, đừng cấu, đừng véo thì may ra mình lại tìm được một cái gì chăng. Thế nhưng, thực tế là khi mình chưa nghĩ ra được cái gì thì đằng đông đằng tây, đằng ngược đằng dưới cứ lườm nguýt… Tất nhiên hiện giờ không khí so với trước đây là vô cùng tốt, nhưng mà vẫn chưa thật thoải mái đối với những người tìm tòi. Ngay cái không khí của Hội Nhà văn mới chỉ làm theo số đông, phong trào, chứ còn Hội Nhà văn đứng ra bảo lãnh cho những trí tuệ thì…” Và ông nói thêm về “nỗi sợ bạn đọc” của mình: “Vì bạn đọc có nhiều loại lắm, nhiều cấp độ khác nhau lắm. Nhất là những bạn đọc có một chút quyền hành nào đó mà người ta đã không thích thì nhiều người dưới không thích theo. Cho nên tôi rất sợ bạn đọc. Trân trọng, nhưng mà sợ…” Ở thời điểm đó, theo cảm nhận của người viết bài này, Lê Lựu đặc biệt bức xúc với một vài cá nhân cụ thể đang ngồi ở vị trí “gác cổng nền văn nghệ” đã quá ngặt nghèo trong việc đánh giá những cố gắng tự đổi mới của ông và các đồng nghiệp khác… Lê Lựu từng tự nhận mình là “người nhút nhát”, thậm chí, hứng lên ông còn bảo: “Tôi là người hèn!”: “Thực ra người ta bảo tôi giống thằng Sài (Giang Minh Sài – nhân vật trong Thời xa vắng ) là bởi vì tôi hèn. Mình rất hèn so với các nhà văn khác. Mình nghĩ nghề văn của mình giống đi hôi ở quê. Khi đi hôi, cứ chờ người ta hở thì mình chộp lấy, chứ không có tư thế của một người có ao cá mà xuống bắt một cách đàng hoàng, chứ cứ chầu chực hôi lúc nào họ hở thì ùa xuống, lúc họ ném một hòn bùn lại chạy ùa lên. Đấy là tôi nghĩ đám nhà văn mình đấy. Cái tư cách nhà văn như thế thì khó… Có khác nào anh chộp được con cá này, trông thấy con cá kia lại chộp một cái rồi chạy chứ không thành một tư thế đàng hoàng của cả một đội ngũ, của cả một nền, đàng hoàng đi tiến tới, bước lên một cái gì đó thì nó cũng chưa có. Tôi 60 tuổi rồi, sắp chết rồi, nhưng mình không bi quan, không việc gì phải sợ sệt cả, chỉ thấy mình bất lực với cả tác phẩm… Thực ra bây giờ này cái chết thì mình trông thấy rồi, thôi kệ nó sống được lúc nào hay lúc ấy nhưng mà mình cũng không việc gì phải bi quan. Ngày xưa là tôi cứ thức 3 tháng liền, tất cả các quyển sách tôi viết không bao giờ tôi viết quá 3 tháng. Quyển Mở rừng viết trong điều kiện như thế cũng chỉ viết 3 tháng, Thời xa vắng chỉ 3 tháng, Chuyện làng Cuội chỉ 3 tháng, tức là không có quyển sách nào tôi viết quá 3 tháng cả. Thế nhưng mà bây giờ ngồi vào cái bàn viết tôi không thể thức trắng đến 3 tháng được. Thế thì cái yếu tố sức khoẻ vô cùng cần thiết, vô cùng quan trọng đối với một anh viết văn xuôi, vì thực ra viết văn xuôi là đưa trâu, đưa bò đi cày, mỗi sá cày là một dòng chữ, mỗi một trang giấy cũng như một sá cày, mà cả cuốn tiểu thuyết như một cánh đồng mênh mông, không biết chỗ nào là chân trời cả, không biết chỗ nào dừng cả. Thế cứ mò mẫm từng sá cày mà cày, nếu không có sức khoẻ như con trâu thì không thể làm gì được. Cho nên là thực ra thì đã viết văn xuôi thì “lấy công bù tài, lấy ngoài bù trong”, tức là lấy sự cần cù để bù thông minh thôi chứ… Nhưng mà cái sự cần cù là sức khoẻ thì mất đi rồi, đấy là chưa kể bệnh tật… Thực ra chết lúc nào thì quan trọng gì đâu, thực ra bây giờ mình đã chết rồi, sống là vì cái mồm đi ăn đi chơi thôi, chứ còn cái trí tuệ của mình, cái sáng tạo của mình, cái tìm tòi của mình có cái gì hơn nữa đâu?” Thật thương khi nghe những lời tâm sự như thế ở nhà văn tài danh khi mới chỉ ở tuổi sêm sêm lục thập!… Tôi được gặp nhà văn Lê Lựu lần đầu vào mùa hè năm 1984. Khi ấy, tôi đang là học viên trường đại học quân sự bên Liên Xô, về Hà Nội nghỉ hè. Một hôm tới ngồi chơi và trò chuyện văn chương với nhà thơ Anh Ngọc ở phòng của anh tại tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội , số 4 Lý Nam Đế. Bỗng nhiên thấy một người vóc dáng phương phi nhưng nhiều nếp nhăn trên gương mặt rất sinh động, đầu bù tóc rối, đẩy cửa bước vào, gật đầu ra ý chào tôi rồi nói với nhà thơ Anh Ngọc: “Hay lắm ông ạ, cô ấy bảo, cái đó của cháu thì là quyền của cháu. Thế nhưng ông phó chủ tịch lại nói: Không, nó là của cháu nhưng là bộ mặt của huyện…” Và người đàn ông đó cười sảng khoái… Nhà thơ Anh Ngọc cũng cười hưởng ứng. Tôi thì không rõ chuyện gì nên chỉ dám mủm mỉm thôi… Rồi người đàn ông đó đi ra ngoài ngay. Nhà thơ Anh Ngọc giải thích: “Anh Lê Lựu đấy, đang viết tiểu thuyết… Một con người rất thú vị…” Sau này, khi trở thành nhà báo ở số 7 Phan Đình Phùng (Báo Quân đội nhân dân ), tôi có một số dịp được tham gia những chuyến công tác thực tế cùng Lê Lựu, càng hiểu thì càng thấy quý ông hơn bởi tâm tính chân thành, hồn hậu, rất khâm phục vốn sống tận tường ngồn ngộn của ông. Và càng thấm thía hơn nỗi lòng của người con Phố Hiến đồng hương này khi được hỏi về nỗi đau đời đằng đẵng ở trong các tác phẩm hay nhất của ông: “Tôi trước hết vẫn luôn làm nghề bằng trái tim của một thằng nông dân Khoái Châu. Tôi có rất nhiều cái xấu nhưng ít ra cái lòng tôi, cái trái tim của tôi luôn là của một anh nông dân nhà quê ấy, nó không thay đổi, nó không chạy theo cái nọ chạy theo cái kia, không sang chỗ này chỗ nọ thấy nó hơn mình thì hoắng lên, không bao giờ. Thế nhưng mà, càng đi nhiều nơi, nhiều nước như thế thì tôi càng tin vào mình hơn, tin vào dân tộc của mình và cũng nhìn rõ dân tộc của mình cái gì được, cái gì dở, cái gì hay, cái gì tốt là mình biết. Còn cái mà đau đời ấy, tại sao đau? Có lẽ tôi là con người tham quá, nhiều ước muốn quá, nhiều tham vọng quá, cho nên thấy những cái nó bất bằng giữa đường giữa chợ, hoặc đối với bà con mình, đối với dân mình, hoặc đối với bản thân mình nó không thỏa mãn thì sinh ra bi kịch, sinh ra nỗi lòng. Mình luôn nghĩ rằng, làm sao mà bớt đi được cái bất công, bớt đi được cái dối trá, bớt đi sự lừa lọc, bớt đi sự lưu manh, sự phản bội lẫn nhau trong đời sống xã hội. Tôi viết lên nỗi đau đớn không phải là tôi hằn học cái gì đâu mà tôi viết về những sự vô lí, đáng nhẽ thế này tại sao nó lại thế khác…” Ngẫm ra, những nỗi đau đáu ấy của Lê Lựu cho tới hôm nay vẫn đâu đã được giải tỏa hết… Như một nỗi niềm trầm kha truyền kiếp… Hơn một chục năm cuối đời, Lê Lựu phải sống trong những điều kiện cực kì tội nghiệp về thể trạng. Mỗi lần tới thăm ông trong cảnh không lấy gì làm vui vẻ ấy, tôi lại nhớ tới điều mà ông đã một lần tâm sự: “Tất cả những người đàn bà mà mình đã yêu đều làm khổ mình. Mình làm khổ họ và họ cũng làm khổ mình…” Khi còn khỏe, Lê Lựu đã cố gắng để tếu táo nói thêm: “Nhưng mà như thế mới là hay. Chứ còn lại cứ đầy đủ thoả mãn quá thế thì chán lắm. Làm thằng nhà văn sợ nhất là cái sự không còn yêu ghét nữa. Nó luôn tạo ra cái độ chênh trong tình cảm…” Biết rõ về cuộc đời thật của Lê Lựu thì càng thấy những gì ông đã nói vô cùng thương cảm! Giờ đây ở cõi tiên du, không hiểu nhà văn có lần nào nghĩ lại về điều này hay không…
Nhà văn Lê Lựu: Một đời thương – Tác giả: Hồng Thanh Quang
1,905
Caroline Criado Perez và cuốn “Phụ nữ vô hình – bất bình đẳng từ khoảng trống dữ liệu”. Năm 2019 tác giả Caroline Criado Perez đã cho ra mắt một cuốn sách bàn về một dạng vô hình hoàn toàn khác, diễn ra ngay trên Trái Đất, vào ngay lúc này, một dạng vô hình không do tự nhiên giấu giếm chúng ta, hay do nhân loại tài hèn lực mọn. Một dạng vô hình do xã hội lập trình. Loài người luôn giữ niềm tò mò bất tận với thế giới vô hình. Điều đó dễ hiểu, khi xét đến thực tế sự sống của chúng ta phần nhiều phụ thuộc vào những thứ mắt thường không nhìn thấy được. Không khí chúng ta thở, lực hút giữ chúng ta trên mặt đất, các chất đang trao đổi trong cơ thể ta, dòng suy nghĩ, cảm giác rung động, hay xa hơn trong không gian là những hành tinh cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng, hay bên ngoài khung sinh thời của mỗi người, là những sự kiện lịch sử và những diễn biến tương lai. Trước quyền năng điều khiển cuộc sống của thế giới vô hình, loài người đã cống hiến biết bao thời gian, năng lực, vật lực để khám phá nó, thờ phụng nó, hay thậm chí tìm cách điều khiển nó phục vụ trở lại cho cuộc sống của chính chúng ta (hãy nghĩ đến sóng vô tuyến (radio wave) hiện dùng cho Wi-fi, bluetooth và sóng điện thoại). Phần lớn sự vô hình là bất khả kháng. Tạo hóa chỉ cho phép chúng ta bắt được hình dung của vật thể nào có ánh sáng chiếu đến chúng phản chiếu lại mắt người. Ví dụ, vi khuẩn quá nhỏ so với các tia sáng, nên các tia sáng không thể chiếu tới chúng và do đó chúng vô hình với người trần mắt thịt. Vòng đời ngắn ngủi của con người khiến phần lớn lịch sử trong mắt chúng ta bị khuất sau tấm màn mờ ảo của thời gian (tính cả lịch sử ghi chép, khi chữ viết mới chỉ được phát hiện 5.500 năm trước, trong chiều dài 300.000 năm của nhân loại). Những giới hạn tự nhiên và công nghệ hiện hành, chúng ta chỉ mới thấy được 4% vũ trụ, là các hành tinh và thiên hà. 96% còn lại được tạo thành từ những thứ mà các nhà thiên văn học không thể nhìn thấy, phát hiện, hoặc thậm chí hiểu được. Tuy nhiên, năm 2019 tác giả Caroline Criado Perez đã cho ra mắt một cuốn sách bàn về một dạng vô hình hoàn toàn khác, diễn ra ngay trên Trái đất, vào ngay lúc này, một dạng vô hình không do tự nhiên giấu giếm chúng ta, hay do nhân loại tài hèn lực mọn. Một dạng vô hình do xã hội lập trình. Cuốn Phụ nữ vô hình – bất bình đẳng từ khoảng trống dữ liệu bàn về những điểm mù, vô ý và cố tình, của xã hội với nữ giới, với cơ thể của họ, đóng góp của họ, nhu cầu của họ, trải nghiệm của họ, và năng lực của họ. Cuốn sách dùng các dữ liệu – cả sự thiếu dữ liệu – và các câu chuyện để chứng minh phụ nữ bị “biến mất” ra sao trong khắp các lĩnh vực và tầng nấc của đời sống. Ở nơi làm việc, cơ thể phụ nữ bị gạt bỏ khỏi những quyết định cơ bản nhất như cài đặt chuẩn nhiệt độ văn phòng, độ cao của các kệ đồ, hay trang phục lao động, vốn được thiết kế theo trung bình thoải mái của cơ thể nam giới trưởng thành. Trong phòng họp và nghị trường, tiếng nói của họ cũng bị “vặn nhỏ” khi họ thường xuyên bị ngắt lời và bác bỏ (đàn ông thường có xu hướng ngắt lời phụ nữ trung bình cao hơn gấp đôi so với chiều ngược lại, số liệu trong sách chỉ ra), hay bằng chế độ tuyển dụng và chế độ thai sản đầy những bất lợi ẩn hiện. Các chuẩn an toàn lao động cho phụ nữ cũng không được nghiên cứu và đảm bảo ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các công việc tiếp xúc với hóa chất hoặc nâng nhấc vật nặng. Ngoài đường, phụ nữ vắng bóng trong quá trình thiết kế phương tiện, phản ánh rõ nhất là thử nghiệm tai nạn ô tô dựa vào nhân trắc của đàn ông trưởng thành. Thiết kế giao thông trên thế giới cũng không nhòm ngó đến nhu cầu đi lại và an toàn của phụ nữ: đi bộ và xe buýt là phương tiện di chuyển chủ yếu của họ, và vỉa hè cùng hệ thống xe công cộng này cũng là những mảng bị bỏ bê đầu tư và tu sửa, theo thống kê. Trong lĩnh vực sống còn theo nghĩa đen là y tế, cơ thể phụ nữ cũng không được đưa vào trong đa số các nghiên cứu y học, từ thử nghiệm, chẩn đoán, điều trị đến kê thuốc. Ở tầm vĩ mô hơn, 10 nghìn tỷ USD phụ nữ góp vào kinh tế toàn cầu hằng năm cũng bị bỏ sót khi tính GDP, dù đóng góp ấy hết sức thiết yếu cho cỗ máy sản xuất. Đó là từ công việc chăm sóc gia đình không được trả lương mà phần lớn đàn ông không chịu cáng đáng cùng (75% khối lượng việc nhà trên thế giới hiện đặt trên vai phụ nữ). Ở một số nước như Mỹ , Úc và Mexico , tổng giá trị dịch vụ tại gia này mang lại tương đương 20 đến 50% GDP, lớn hơn cả ngành sản xuất. Các thiết kế và thực thi chính sách nhà ở, đầu tư nông nghiệp, đối phó thiên tai cũng bỏ qua vai trò và thói quen của phụ nữ. Hay giới công nghệ do đàn ông chiếm đa số ngủ quên trên nhu cầu của khách hàng nữ, thể hiện từ cách họ chọn sản phẩm để đổ tiền vào, cho đến thiết kế sản phẩm công nghệ. Kết quả là những chiếc điện thoại thông minh quá khổ so với bàn tay của nữ giới, hay các ứng dụng bản đồ không đáp ứng được yêu cầu tìm các tuyến đường “an toàn nhất” cho phụ nữ, mà chỉ có những lối “nhanh nhất”. Phụ nữ góp 10 nghìn tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu từ công việc chăm sóc gia đình không được trả lương mà hầu hết nam giới không cáng đáng cùng. Ảnh: Tác giả đặt tên tình trạng bất bình đẳng này là “lỗ hổng dữ liệu giới ”, để tách bạch hai khái niệm căn bản là giới (gender) và giới tính (sex). Nếu như giới tính chỉ các đặc điểm sinh học tự nhiên quyết định một cá thể là nam hay nữ, bao gồm cơ quan sinh dục và thành phần nhiễm sắc thể, thì mặt khác, giới chỉ các quan điểm xã hội áp đặt lên yếu tố sinh học đó, ví dụ kỳ vọng nữ hành xử nhỏ nhẹ, mềm mỏng, ở trong nhà; nam phải hùng hổ, lấn át và xông pha,…. Sự vô hình của phụ nữ được bàn đến không đến từ cấu tạo cơ thể: họ không vô thể – như ý nghĩ và cảm xúc; hay do họ quá bé nhỏ như hạt quark hay nguyên tử. Chính định kiến giới đã trở thành chiếc áo choàng tàng hình khoác lên phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử và chiều rộng của không gian xã hội. Sở hữu tử cung hay bầu ngực không phải là nguyên do khiến một nửa dân số không được “nhìn thấy” và ghi nhận. Nó xuất phát từ việc xã hội cài đặt mặc định họ ở vị trí thấp kém và bên lề so với trung tâm là nam giới, bị cho là ít giá trị hơn, dễ dàng gạt bỏ, và có thể hy sinh cho những giản tiện và thoải mái của nửa còn lại. “Cơ thể phụ nữ không phải là vấn đề ở đây,” Caroline Criado Perez viết ở ngay phần mở đầu. “Vấn đề nằm ở ý nghĩa xã hội mà chúng ta gán cho cơ thể đó, và nằm ở thực tế là xã hội nhất quyết không chịu để ý đến nó”. Tác giả thách thức khái niệm “phái yếu” vốn thường được trùm lên toàn bộ phụ nữ, bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: liệu xã hội có đang được thiết kế và đo lường một cách khập khiễng, hay thậm chí chống lại và làm suy yếu năng lực của phụ nữ? *** Nhà báo được giải Pulitzer Kathryn Schulz trong bài viết năm 2015 về niềm ao ước có được năng lực tàng hình của nhân loại đã nhận định, vô hình là giấc mơ của những người có quyền lực và là cơn ác mộng của những người yếu thế. Với những đối tượng như người vô cư, người khuyết tật, cộng đồng LGBT, Schulz cho rằng thứ tàng hình họ bị khoác lên không phải là một năng lực siêu nhiên nào, mà là một hình thái của sự bất lực, hay đúng hơn, bị tước đi quyền lực. Đối với phụ nữ, vô hình cũng là một lời nguyền trừng phạt như vậy. Lỗ hổng dữ liệu là hiện thân của bất bình đẳng, trói họ vào đời sống khổ sở, đau đớn, và thậm chí dẫn đến chết chóc. Caroline Criado Perez chỉ ra trong một thế giới thiết kế “bởi đàn ông dành cho đàn ông”, nữ giới chịu tỷ lệ chấn thương nặng do tai nạn xe hơi cao hơn nam giới; và trong khi các chấn thương lao động nghiêm trọng ở nam giới đang giảm dần nhờ tăng cường tiêu chuẩn an toàn, thì có bằng chứng cho thấy chúng lại đang gia tăng ở phụ nữ. Thuốc men cũng ít công hiệu với nữ giới do các thí nghiệm thuốc thường dùng áp đảo hoặc tuyệt đối động vật giống đực. Thậm chí có những thuốc kê đơn thông dụng còn gây tác dụng ngược với phụ nữ. Y học bỏ mặc cũng đồng nghĩa những cơn đau của phụ nữ thường bị bác bỏ suốt nhiều thế hệ, cho rằng họ “tự nghĩ ra” hoặc bị chẩn đoán sai, hay thậm chí bị áp dụng những cách chữa trị rợn người và thiếu kiểm chứng như phẫu thuật “moi não” (lobotomy) từng dùng cho bệnh tâm lý đa số ở nữ. Hậu quả của vô hình càng khuếch đại nghiêm trọng hơn trong những trường hợp thiên tai địch họa. Trong các đợt bùng phát H1N1, Ebola, và Zika ở các nước châu Phi (cuốn sách xuất bản trước dịch COVID-19), đại đa số người chết là phụ nữ, do các khuyến cáo y tế và chính sách kiểm dịch và cứu trợ đã không tính đến vai trò gia đình và nhu cầu của họ. Nữ giới cũng có nguy cơ tử vong “cao hơn đáng kể” so với nam giới trong thảm họa thiên nhiên, theo dữ liệu từ 141 quốc gia. Các chính sách cảnh báo, phòng chống, sơ tán, trú ẩn quên mất rằng phụ nữ có thói quen sinh hoạt, lối sống và cả rào cản văn hóa xã hội khác với đàn ông. Điển hình như các hầm trú bão ở Bangladesh thường không có nơi tiểu tiện riêng mà “chỉ có một cái xô trong góc” cho 1.000 người cả hai giới. Những thiết kế thiếu nhạy cảm với nhu cầu của phụ nữ như vậy vô tình “nhốt” họ bên ngoài những hầm trú ẩn, và không ngạc nhiên khi tỷ lệ tử vong của nữ giới cao gần gấp 5 lần nam giới trong trận bão lụt năm 1991. Tương lai cũng sẽ không nhiều hứa hẹn, khi thế giới đang ngày càng trở nên phụ thuộc và chịu kiểm soát của dữ liệu. Các lỗ hổng dữ liệu giới vẫn chưa được khỏa lấp, thì lại có nguy cơ chúng bị khuyếch đại trong thời kỳ Dữ liệu Lớn (Big Data). “Khi kho dữ liệu lớn của bạn bị sai lệch do còn chứa đầy những lỗ hổng lớn, thì sự thật mà bạn nhận lại được, dù tốt đến đâu, cũng chỉ là một nửa sự thật,” Perez viết. “Và thông thường, đối với phụ nữ, chúng thậm chí còn không hề có thật. Như chính các nhà khoa học máy tính luôn nói: “Đầu vào đã là rác thì đầu ra cũng sẽ chỉ là rác.”” Để tránh các công cụ sử dụng kho Dữ liệu lớn – như trí tuệ nhân tạo – tiếp tục “xả rác”, bóp méo thế giới quan và làm trầm trọng thêm các bất công hiện hữu, việc khép lại những lỗ hổng dữ liệu giới, chấm dứt tình trạng “vô hình” của phụ nữ là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. *** Nữ giới cũng có nguy cơ tử vong “cao hơn đáng kể” so với nam giới trong thảm họa thiên nhiên, theo dữ liệu từ 141 quốc gia. Ảnh: The Guardian. Loài người hiếm khi chịu khuất phục trước bài toán về sự vô hình. Chúng ta phát minh ra nhiều “con mắt” khác nhau để chiếu xuyên qua bức màn bí ẩn. Những người sùng đạo dùng đức tin; nhà vi sinh vật sẽ “bắt” bằng kính hiển vi; bác sĩ có lẽ sẽ chọn máy chụp X-quang; các nhà dự báo dùng các công thức, mô hình, con số. Để loại tấm màn tâm thức che mắt chúng ta trước một nửa nhân loại, tác giả Perez đề xuất một giải pháp đơn giản: hãy hỏi họ. Thu thập và thực sự sử dụng dữ liệu về nữ giới trong các thiết kế xã hội sẽ phần nào giúp lấp đầy các khoảng trống tai hại hiện nay. Có nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống, cả không gian công và tư, cũng sẽ giúp nhu cầu của họ được lắng nghe và đáp ứng. Thêm vào đó, những góc nhìn và trải nghiệm đa dạng phụ nữ đem lại cũng được chứng minh là tạo ra các giải pháp đa chiều, thực tiễn, cân bằng giới và nâng cao lợi ích cho tất cả, bao gồm các nhóm dễ tổn thương khác. Tỷ lệ phụ nữ tham chính tỷ lệ thuận với mức đầu tư cho giáo dục, theo như nhiều nghiên cứu từ các nước trong và ngoài khối OECD. Chính sách gia đình và chăm sóc dân sinh cũng được chú trọng hơn. Một bài nghiên cứu năm 2007 về phụ nữ tham chính ở Ấn Độ từ năm 1967 đến 2001 cũng cho thấy, tỷ lệ đại diện chính trị của nữ giới tăng 10% đã dẫn đến “xác suất một cá nhân học trọn giáo dục cấp tiểu học ở khu vực thành thị” tăng thêm 6%. Tuy nhiên, để hóa giải lời nguyền tàng hình bất đắc dĩ của phụ nữ, cần nhiều hơn nỗ lực “dữ liệu hóa” trải nghiệm và kiến thức của họ. Cuốn sách ra đời năm 2019 đã gây được nhiều tiếng vang trên thế giới, đồng thời cũng thu hút các thảo luận và phản biện sôi nổi về các đề xuất của tác giả. Lê Hiền Trang, nghiên cứu sinh tiến sĩ về giới và công nghệ từ Đại học Monash, Úc đã chỉ ra có nhiều dữ liệu ẩn mà các con số không thể nắm bắt. Dữ liệu về lao động không công trong gia đình của phụ nữ không thể ghi lại được lao động cảm xúc (emotional labour) bỏ ra; dữ liệu về bạo lực giới như tỷ lệ, nơi xảy ra, loại bạo lực, cũng không ghi lại được những tổn thất về thời gian và tinh thần của phụ nữ. “Dữ liệu số thường đơn giản hóa vấn đề, thiếu ngữ cảnh, và không ghi lại được những thông tin khó mã hóa nhưng quan trọng như cảm xúc hay câu chuyện”, Lê Hiền Trang nói, “từ đó dễ dẫn đến những thay đổi chỉ có tính chất bên ngoài”. Nghiên cứu của Lê Hiền Trang về một số sáng kiến dùng dữ liệu để giải quyết bạo lực và quấy rối tình dục ở nơi công cộng cho thấy, cách “dữ liệu hóa” như hiện này không chỉ bỏ sót mà còn dẫn tới những kết luận có phần đơn giản hóa vấn đề, và không giúp giải quyết cốt lõi bạo lực giới. Ví dụ, nhiều sáng kiến tổng hợp trải nghiệm của phụ nữ về nơi mà họ thường bị quấy rối nhất, từ đó phát triển các ứng dụng cập nhật vùng nào là không an toàn cho phụ nữ tránh, hoặc lắp đặt thêm đèn đường và camera giám sát. Những giải pháp này “dẫn đến lầm tưởng bạo lực giới gắn liền với khu vực địa lý, dù thực tế là nó có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, phần lớn là từ người thân hơn là người lạ ở nơi công cộng”, Lê Hiền Trang nói. Nó cũng bỏ qua vấn đề căn bản nhất đó là chênh lệch quyền lực về giới dẫn tới bạo lực giới. “Việc thu thập dữ liệu là hết sức cần thiết”, Lê Hiền Trang nói thêm, nhưng xử lý và sử dụng nó thế nào đòi hỏi những cách thu thập và phân tích dữ liệu “có đạo đức” và có nguyên tắc phù hợp. “Để tránh lãng phí và khuếch đại các thiệt thòi vốn có của nhóm yếu thế, thì các khâu xác định, thu thập và phân tích không thể làm cho có”. Nguyên tắc được một số học giả gợi ý bao gồm thu thập dữ liệu với mục đích làm rõ và thách thức chênh lệch quyền lực – chứ không phải để khắc sâu thêm chênh lệch quyền lực,; hay thu thập nhiều dữ liệu ở nhiều dạng khác nhau như định tính và định lượng; thu thập dữ liệu nhưng không bỏ qua ngữ cảnh; thu thập dữ liệu có minh bạch về lao động, tránh bóc lột chính những người thu thập và “làm sạch” dữ liệu, trả công thấp hoặc không trả công cho họ v.v.. Dù chưa hoàn chỉnh và có thể còn nhiều biến số ở các vùng, địa phương, “nhưng đó chính là bước tiếp theo mà chúng ta cần suy nghĩ khi dùng dữ liệu để giải quyết các vấn đề xã hội, bao gồm vấn đề về bất bình đẳng giới”, Lê Hiền Trang kết luận. *** Hơn 100 năm trước khi nhà thiên văn có thể chụp bức ảnh đầu tiên về lỗ đen, Albert Einstein đã tiên đoán được sự tồn tại của nó. Dù tăm tối, hút mọi vật chất, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát ra, và ở rất, rất xa Trái đất, “vật thể bí ẩn nhất trong vũ trụ” này đã vẫn được “tìm thấy” từ đầu thế kỷ trước, trên giấy và bằng các phương trình toán của Einstein. Tất cả những cuộc viễn thám vào thế giới vô hình đều chứng minh rõ nhất cho ta hai điều: vô hình không đồng nghĩa với không tồn tại, và khi con người để tâm, chúng ta sẽ “nhìn thấy” chúng. Những mổ xẻ về sự vô hình của phụ nữ càng cho thấy nó phi lý, thiếu khách quan, gây thiệt hại và lãng phí. Hãy mường tượng thế giới sẽ ra sao khi nữ giới thôi bị coi thường và có thể thực sự tham gia vào tất cả các lĩnh vực đời sống? Nếu bạn cần gợi ý, thì chiếc lỗ đen cũng có thể cho bạn chút tia sáng. Người hiện thực hóa lời tiên tri trong thuyết tương đối của Einstein, đi đầu phát triển thuật toán chụp bức ảnh lỗ đen – một thách thức tưởng chừng bất khả thi – là Katie Bouman, một tiến sĩ, kỹ sư, nhà khoa học máy tính, và là một phụ nữ.
Một dạng vô hình do xã hội lập trình – Tác giả: Nhung Nguyễn
3,397
Jan Twardowski (1915-2006) là nhà thơ (cũng là một linh mục) nổi tiếng của Ba Lan . Năm 1980, ông nhận được giải thưởng thành tựu trọn đời của Câu lạc bộ PEN và Robert Graves. Năm 2000, Twardowski được giải thưởng IKAR và năm 2001 được trao giải thưởng TOTUS. Bài thơ “Khi bạn nói” được đăng trong cuốn “Tuyển tập thơ Ba Lan thế kỷ XX”/ “Сделано в Польше, век ХХ – Антология”, chọn và dịch: Andrey Bazylevski, Nhà xuất bản Wahazar, Moskva. Kiedy mówisz Nie płacz w liście nie pisz że los ciebie kopnął nie ma sytuacji na ziemi bez wyjścia kiedy Bóg drzwi zamyka – to otwiera okno odetchnij popatrz spadają z obłoków małe wielkie nieszczęścia potrzebne do szczęścia a od zwykłych rzeczy naucz się spokoju i zapomnij że jesteś gdy mówisz że kochasz. Khi bạn nói Đừng khóc đừng viết rằng số phận đã phản bạn không có tình huống nào trên trái đất mà không có lối thoát ra khi Thượng đế đóng cửa vào nhà thì Ngài mở cửa sổ hãy hít một hơi và nhìn những bất hạnh lớn nhỏ cần thiết cho hạnh phúc đang rơi từ những đám mây và học sự bình an từ những điều bình thường và hãy quên mình khi bạn nói rằng bạn đang yêu. Hoàng Xuân Thường (Chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Ba Lan)
Bài thơ “Khi bạn nói” của Nhà thơ Jan Twardowski
206
GS, NSND Trần Bảng và gia đình nghệ sĩ Trần Lực. (Ảnh: Trang cá nhân nghệ sĩ Trần Lực). Theo thông tin từ nghệ sĩ, đạo diễn Trần Lực, bố của anh là GS, NSND Trần Bảng, người được mệnh danh là ‘cụ trùm chèo thời nay’, đã qua đời sáng 19/7, thọ 97 tuổi. GS, NSND Trần Bảng từng có hơn 50 năm gắn bó với nghề đạo diễn chèo, với sân khấu chèo. Ông cũng là người có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm, bảo tồn các vở chèo cổ, cải biên, xây dựng các vở chèo mới, viết kịch bản chèo, cũng như viết sách nghiên cứu về nghệ thuật chèo. GS, NSND sinh năm 1926, quê ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo , Hải Phòng , là con trai nhà văn Trần Tiêu và cháu gọi nhà văn Khái Hưng là bác ruột. Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ nước ngoài. Hai mươi tuổi, ông đã đọc được sách Hán Nôm, thông thạo nhiều ngoại ngữ. Sau Cách mạng tháng 8, nghệ sĩ Trần Bảng tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia vào Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài… Ở đây, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo. Năm 1957, ông và với Bùi Đức Hạnh, Hoàng Kiều, Hà Văn Cầu, Hồ Ngọc Cẩn cùng các nghệ nhân Trùm Thịnh, Cả Tam, Lý Mầm, Năm Ngũ thành lập Ban nghiên cứu chèo, từ đó khai thác, bảo tồn các vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của các nghệ nhân. Từ những nghiên cứu đó, ông đã cải biên, xây dựng lại nhiều vở chèo cổ như Quan Âm Thị Kính, Súy Vân (từ vở Kim Nham), Nàng Thiệt Thê (từ vở Chu Mãi Thần )… Ngoài ra, ông còn dàn dựng nhiều vở chèo hiện đại như Lọ nước thần, Tình rừng, Cờ giải phóng, Đường đi đôi ngả, Máu chúng ta đã chảy… Ông đã đạt Huy Chương Vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1962 cho vở chèo Súy Vân. Ngoài công việc đạo diễn, ông còn viết nhiều kịch bản chèo, như: Con trâu hai nhà, Đường đi đôi ngả, Cô gái và anh đô vật, Tình rừng, Chuyện tình 80 năm, Máu chúng ta đã chảy… Ông đã viết một số cuốn sách nghiên cứu về chèo như Khái luận về Chèo, Kỹ thuật biểu diễn Chèo, Chèo – Một hiện tượng Sân khấu dân tộc. .. GS, NSND Trần Bảng và NSND Lê Tiến Thọ năm 2018. GS, NSND Trần Bảng đã được trao Giải thưởng nghiên cứu của Hội nghệ sĩ Việt Nam năm 1995, Giải thưởng văn học đề tài công nhân của Tổng Công đoàn Việt Nam 1974 (kịch bản chèo Tình rừng ). Ông cũng từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Trung ương, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật Sân khấu Bộ Văn hóa-Thông tin, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I (1957). Ông được nhận học hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1993). Ngoài ra, NSND Trần Bảng còn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 2001, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt II. Năm 2017, ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 5.
GS, NSND Trần Bảng qua đời ở tuổi 97
550
Ngày 19/7, (tức ngày 2/6 Âm lịch), UBND thị xã Duy Tiên , tỉnh Hà Nam đã tổ chức Lễ hội đền Lảnh Giang năm 2023. Lãnh đạo tỉnh Hà Nam cắt băng khánh thành Ngôi bảo tháp trong khuôn viên đền. Đây là dịp để nhân dân trong vùng và du khách thập phương tưởng nhớ công đức của người xưa; đồng thời bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội năm nay gồm phần lễ với các nghi thức: Lễ cáo yết, Lễ rước nước từ sông Hồng vào đền theo tục thờ Thủy thần; Lễ rước kiệu và khai mạc Lễ hội. Phần hội được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 19 – 23/7) với các trò chơi dân gian truyền thống như: đuổi bắt vịt dưới nước, thi đánh gậy, đi cầu khỉ trên cạn, kéo co… Biểu diễn múa xanh tiên tại lễ Khai mạc lễ hội Đền Lảnh Giang 2023. Lễ hội đền Lảnh Giang thu hút đông đảo du khách bởi nơi đây còn gìn giữ được hầu hết các làn điệu hát văn, các giá đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Qua đó, hát văn hầu đồng tồn tại, phát triển và phát huy giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của nhân dân; đồng thời, bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Đền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Lễ hội đền Lảnh Giang được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. Khu Di tích lịch sử văn hóa đền Lảnh Giang nằm trên địa phận thôn Yên Lạc (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên) là một quần thể di tích có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật lâu đời. Đền thờ ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương thứ 18 đã có công lớn dẹp tan giặc Thục giữ yên bờ cõi và thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung công chúa. Đền Lảnh Giang được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc gồm 3 tòa, 14 gian, hai bên có nhà khách, lầu thờ, 4 bên có tường gạch bao quanh. Quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ và đền thờ Đức vua Lê; hiện lưu giữ nhiều di văn chữ Hán và đồ thờ giá trị. Biểu diễn múa bồng hơi tại lễ Khai mạc lễ hội Đền Lảnh Giang 2023. Dịp này, Ban Chỉ đạo Lễ hội đền Lảnh Giang 2023 đã cắt băng khánh thành Ngôi bảo tháp trong khuôn viên. Đây là công trình đã bị nước lũ làm hư hại, vùi lấp và được khai quật khảo cổ, khôi phục lại trên dấu tích cũ… Tin, ảnh: Đại Nghĩa
Lễ hội đền Lảnh Giang: Tưởng nhớ các vị tướng có công đánh giặc giữ nước
490
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (giữa) thị sát khu vực chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ tại tỉnh Bắc Gyeongsang ngày 17/7/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN. Ngày 19/7, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã công bố ‘khu vực thảm họa đặc biệt’ đối với 13 tỉnh, thành bị thiệt hại do đợt mưa lớn từ ngày 9/7 vừa qua. Các địa phương này bao gồm một số thành phố, huyện thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, tỉnh Bắc và Nam Chungcheong, tỉnh Bắc Jeolla và thành phố Sejong. Đây là những địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng, được ưu tiên chỉ định là “khu vực thảm họa đặc biệt” dựa theo kết quả điều tra chung giữa các ban ngành hữu quan. Người phát ngôn của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Do-woon, cho biết Chính phủ sẽ nhanh chóng hoàn tất quá trình đánh giá thiệt hại đối với các địa phương còn lại và dự kiến công bố thêm “khu vực thảm họa đặc biệt” đối với những địa phương chịu thiệt hại nặng nề. Địa phương được chỉ định là “khu vực thảm họa đặc biệt” sẽ được hỗ trợ một phần chi phí khắc phục hậu quả do thiên tai bằng nguồn ngân sách quốc gia. Theo đó, người dân bị thiệt hại sẽ được hưởng tiền hỗ trợ khẩn cấp, miễn giảm các loại phí công cộng như tiền điện và nhận ưu đãi thuế. Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chỉ đạo các ban ngành Chính phủ dốc toàn lực hỗ trợ khắc phục thiệt hại một cách nhanh chóng, phòng ngừa phát sinh thêm thiệt hại về người. Tổng thống Yoon cũng yêu cầu các đơn vị hữu trách hỗ trợ các hộ nông dân bị thiệt hại do mưa lớn, đồng thời quản lý cung cầu nông sản. Tổng thống Yoon Suk-yeol đồng thời chỉ thị Bộ Môi trường làm tốt nghiệp vụ quản lý nguồn nước để tránh những thiệt hại lớn do đợt mưa lũ gây ra. Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc cho biết, tính tới trưa 19/7 (giờ địa phương), đợt mưa lớn vừa qua đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 44 người, làm 6 người mất tích và 35 người khác bị thương. Hơn 16.000 người dân phải sơ tán khẩn cấp để phòng ngừa thiệt hại do mưa lớn, trong đó vẫn còn 7.843 người chưa thể quay về nhà. Thiệt hại về tài sản cũng đang gia tăng. Tới thời điểm hiện tại, đã có 422 căn nhà bị ngập nước hoặc hư hại, hơn 1.000 hạ tầng công cộng như cầu, đường, kè sông bị cuốn trôi hoặc hư hại. Hơn 32.800 diện tích đất nông nghiệp như lúa, cây ăn trái bị ngập nước, 797.000 gia súc, gia cầm bị chết. Ngoài ra, có 39 di tích văn hóa, lịch sử bị hư hại do mưa lớn. Hơn 37.000 hộ gia đình bị mất điện tạm thời, 75 trường học trên cả nước bị hư hại cơ sở vật chất.
13 địa phương của Hàn Quốc thuộc ‘khu vực thảm họa đặc biệt’
507
Trận động đất thứ 4 liên tiếp xảy ra trong ngày 19/7 tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+) Theo Viện Vật lý Địa cầu, từ rạng sáng 19/7 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông ( Kon Tum ) tiếp tục xảy ra 4 trận động đất, qua đó nâng tổng số trận động đất lên 66 kể từ đầu tháng 7/2023 đến nay. Đầu giờ chiều ngày 19/7, tại huyện miền núi Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tiếp tục xảy ra trận động đất kích thích có độ lớn 3,3. Đây là trận động đất thứ 4 liên tiếp xảy ra trong ngày và là trận động đất thứ 66 xảy ra từ đấu tháng 7/2023 đến nay. Trước đó, vào lúc 0 giờ 26 phút ngày 19/7, tại huyện Kon Plông xảy ra trận động đất có độ lớn 3,0. Sau đó, trong buổi sáng cùng ngày, tại huyện này tiếp tục xảy ra 2 trận động đất có độ lớn 2,7 và 3,6. Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các trận động đất trên là động đất nhỏ, dù không gây rủi ro thiên tai, song cũng không thể chủ quan. Thực tế, từ đầu năm 2023 đến nay, động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy ra liên tục với tần suất dày và cường độ mạnh hơn so với những năm trước đây. Thống kê của Viện Vật lý Địa cầu cho thấy từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, đã xảy ra hơn 200 trận động đất, được cho là động đất kích thích do hoạt động thủy điện, với độ lớn từ 2,5 – 4,2. Trong đó, đỉnh điểm là ngày 7/7, tại huyện Kon Plông đã xảy ra 15 trận động đất với độ lớn cao nhất 4,2. Đây cũng là ngày mà các trận động đất xảy ra được cơ quan chuyên môn ghi nhận có độ lớn cao nhất, phổ biến từ 3.0 trở lên. Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết từ tháng 6/2021, đơn vị này đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, đầu tháng 9/2022, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại Thủy điện Thượng Kon Tum, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm. Số liệu ghi nhận được từ các trạm cho thấy trong thời gian gần đây, tại khu vực huyện Kon Plông, động đất xảy ra thường xuyên hơn và có xu hướng mạnh hơn. Mặc dù đến nay chưa ghi nhận thiệt hại tại khu vực trên nhưng các rung động địa chấn do động đất gây ra đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân địa phương. Khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng những trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0. Dù vậy, Viện Vật lý Địa cầu vẫn thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền địa phương cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng. Chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải sẵn sàng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn./.
Kon Tum: Xảy ra trận động đất thứ 66 trong nửa đầu tháng Bảy
668
Loại ngôi sao kỳ lạ được cung cấp năng lượng bởi sức nóng của vật chất tối (dark matter) được gọi là sao tối (Dark Star). Hiện nay, kính viễn vọng không gian Webb có thể chứng minh sự tồn tại của những ngôi sao tối này. Theo các nhà thiên văn học, nếu thiếu các Dark Star (ngôi sao tối) này trong phương trình vũ trụ thì mọi thứ sẽ không ăn khớp với nhau. Tìm hiểu về cách hình thành các Dark Star này sẽ giúp hiểu rõ hơn về vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Khái niệm Dark Star đã được giới thiên văn học đề xuất từ năm 2007 và tiếp tục được nghiên cứu cho tới nay. Ở thời điểm hiện tại, Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) có thể chứng minh sự tồn tại của các ngôi sao tối này. Vũ trụ cổ đại rất khác so với ngày nay. Một số nhà thiên văn học tin rằng trước khi thiên hà của chúng ta hình thành và hệ mặt trời trong dải ngân hà Milky Way của chúng ta tồn tại, thì có rất nhiều sao tối. Theo lý thuyết, các ngôi sao tối được đổ đầy năng lượng do sức nóng của vật chất tối (dark matter) tạo ra. Nguồn năng lượng này sẽ ngăn các ngôi sao tối biến thành sao hiện đại (ngôi sao sáng, cháy được cung cấp năng lượng nhờ phản ứng tổng hợp hạt nhân). Thay vào đó, Dark Star trở thành những đám mây phân tử hydro và heli khổng lồ. Ảnh minh họa về một siêu hố đen tại trung tâm của một dải ngân hà (Nguồn ảnh: NASA). Nếu những Dark Star này vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, những ngôi sao này sẽ quá lạnh và tối để có thể dễ dàng phát hiện ra. Chỉ có sự phát xạ tia gamma, neutrino và phản vật chất hoặc có lẽ khí hydro phân tử lạnh mới tiết lộ sự tồn tại của các Dark Star này, Một nghiên cứu trên tạp chí Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) chỉ ra, nhờ kính viễn vọng không gian James Webb, chúng ta có thể xác định được 3 thực thể rất có thể là những ngôi sao tối còn sót lại. Nhà vật lý lý thuyết Kinda Freese (nữ giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Texas và Đại học Stockholm) đã nghiên cứu về vật chất tối kể từ những năm 1980. Trong một bài báo năm 2008 trên tạp chí vật lý Physical Review Letters, bà và các đồng nghiệp đã đưa ra giả thuyết về “giai đoạn mới của quá trình tiến hóa sao”, trong đó những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ mát hơn nhiều và được cung cấp năng lượng nhờ vật chất tối. Một trong những lý thuyết hàng đầu về vật chất tối là hạt WIMP (hạt có khối lượng tương tác yếu). Khi hai hạt WIMP va chạm, chúng có thể triệt tiêu lẫn nhau và biến thành các hạt khác. Điều này tạo một dạng năng lượng khác so với quá trình nhiệt hạch cung cấp năng lượng cho các ngôi sao hiện đại (bao gồm cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta) trong đó các nguyên tử hydro kết hợp dưới nhiệt độ và áp suất cực cao để tạo thành helium. Trước đó, chưa có bằng chứng nào ủng hộ lý thuyết về các Dark Star cho tới khi kính viễn vọng James Webb ra đời và quan sát được vũ trụ xa xôi. Trở lại năm 2007, giáo sư Kinda Freese cùng đồng tác giả Cosmin Ilie (một sinh viên tốt nghiệp của bà tại Đại học Michigan) đã xác định hình dạng của một ngôi sao tối và công bố trên tạp chí Kính viễn vọng vũ trụ James Webb (James Webb Space Telescope – JWST) của NASA. Khi đó, kính viễn vọng có đủ dữ liệu để kiểm tra lý thuyết về vật chất tối và sự hình thành của các ngôi sao tối này. “Kính viễn vọng James Webb đã tìm thấy khoảng 700 vật thể dịch chuyển quang phổ đỏ cao (nghĩa là hình thành rất sớm trong vũ trụ)”, GS. Kinda Freese nói. “Một trong những thiết bị của kính viễn vọng Webb đã có thể đo được quang phổ của 9 vật thể, do đó chứng minh những ngôi sao này hình thành từ thuở sơ khai của vũ trụ. Cuối cùng, giáo sư Kinda Freese cho biết có 3 trong số này phù hợp với dự đoán của nhóm nghiên cứu về các ngôi sao tối. 3 ngôi sao tối này được xác định là JADES-GS-z13-0, JADES-GS-z12-0 và JADES-GS-z11-0. Các Dark Star này sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới trong thiên văn học. Việc phát hiện ra một loại sao mới (được tạo thành từ hydro và heli nhưng do vật chất tối cung cấp năng lượng) sẽ là một bước tiến lớn để mở ra kiến thức về thuở hồng hoang của vũ trụ. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà thiên văn học Freese, Ilie và Jillian Pauline từ Đại học Colgate cho rằng các ngôi sao tối không được thắp sáng bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân mà sẽ nặng hơn nhiều so với hầu hết các ngôi sao. Các ngôi sao tối này lớn tới mức trông có thể giống như thiên hà khi quan sát từ kính viễn vọng đặt tại trái đất. Các nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng các ngôi sao tối sụp đổ thành các siêu hố đen khi già đi. Điều này lý giải tại sao có rất nhiều hố đen trong vũ trụ. “Vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,8 tỷ năm. Vì vậy, chúng tôi đang tìm kiếm lại những thiên hà trẻ nhất ở thuở sơ khai vũ trụ. “, TS. Michelle Thaller – một nhà khoa học của NASA chia sẻ. “James Webb là kính viễn vọng duy nhất có khả năng nhìn đủ xa trong vũ trụ để khám phá các ngôi sao tối.”, GS. Kinda Freese cho biết. Bên cạnh đó, nhà khoa học cũng chia sẻ một số kính thiên văn khác cũng đang được phát triển nhằm ghi lại hình ảnh vũ trụ, chẳng hạn như ROMAN và EUCLID. “Tất cả những gì chúng ta biết chắc chắn là các vật thể đã được kính viễn vọng Webb tìm thấy là những vật thể hình thành sớm nhất trong vũ trụ.”, GS. Freese kết luận.
Sao tối (Dark Star) sẽ đánh dấu kỷ nguyên mới trong thiên văn học
1,088
Công trình nhà lưu niệm Đại danh y Đào Công Chính tại xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo vừa được khánh trạch và cung rước thần tượng danh y về. Đại danh y Đào Công Chính là một tác gia lớn ở thế kỷ 17, có 4 bộ sách công phu ghi lại các tư liệu về lịch sử, văn thơ và quan trọng nhất là các phương thức dưỡng sinh, phòng ngừa bệnh tật. Nhà lưu niệm Đại danh y Đào Công Chính. (Ảnh: Ban tổ chức cung cấp). Nhà lưu niệm Đại danh y Đào Công Chính cũng là công trình kỷ niệm 185 năm ngày thành lập huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng và Thượng tọa Thích Quảng Minh – Trưởng Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng chủ trì nghi lễ an vị thần tượng Đại danh y Đào Công Chính Đào Công Chính sinh năm 1639, chưa rõ năm mất, tại làng Hội Am, tên Nôm là làng Cõi, thuộc huyện Vĩnh Lại, xứ Hải Dương (nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng ) vốn là một làng cổ, trung tâm của vùng văn hiến đông nam huyện Vĩnh Lại. Thần tượng danh y Đào Công Chính tại nhà lưu niệm. Danh y Đào Công Chính vốn có tên là Đào Dĩnh Đạt, khi ra thi mới đổi tên là Công Chính. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học lâu đời. Theo gia phả họ Đào và hương phả làng Hội Am hiện giữ được thì đời Hậu Lê, đời Mạc, tiên tổ của Đào Công Chính có nhiều người đậu trung khoa, có người vào học Quốc Tử Giám. Đào Công Chính được suy tôn là một trong ba đại danh y của Việt Nam, có công lớn trong việc xây dựng nền y học cổ truyền dân tộc, tạo thế kiềng ba chân vững chắc: “Y học đối với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Dược học đối với Tuệ Tĩnh, Dưỡng sinh học đối với Đào Công Chính”. Đông đảo người dân địa phương tham dự lễ rước. Danh y Đào Công Chính có 4 bộ sách gồm “Trùng san Lam Sơn thực lục”, “Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục”, “Bảo sinh diên thọ toản yếu” và “Bắc sứ thi tập”. Trong số này, bộ “Bảo sinh diên thọ toản yếu” gồm 5 quyển, bàn về phép vệ sinh, dưỡng sinh để sống khỏe và kéo dài tuổi thọ, cũng là cuốn sách y lý sớm nhất nước ta, có giá trị cho đến ngày nay. Năm 2004, Nhà xuất bản Thông tấn đã ấn hành bộ “Bảo sinh diên thọ toản yếu”.
Cung rước thần tượng và khánh trạch nhà lưu niệm Đại danh y Đào Công Chính
484
Hàng trăm đồ tạo tác cổ xưa, bao gồm cả những chiếc băng đô bằng vàng nguyên chất, đã được khai quật từ những ngôi mộ thượng lưu thời kỳ đồ đồng trên đảo Síp ở Địa Trung Hải. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những ngôi mộ thượng lưu ngay bên ngoài thành phố cổ rộng lớn tại Hala Sultan Tekke (đảo Síp) Hai ngôi mộ chứa hơn 500 đồ tạo tác, bao gồm đồ gốm; đồ trang trí làm bằng hổ phách; đá quý, gươm, giáo, một số món đồ được làm từ ngà voi; những chiếc vương miện bằng vàng, được chạm nổi hình ảnh con bò đực, linh dương, sư tử và hoa. Trong số những đồ tùy táng có những chiếc vòng đội đầu làm từ vàng và được chạm nổi hình những con bò đực, linh dương, sư tử và hoa. Các họa tiết là của người Minoan nhưng những chiếc băng đô có lẽ được làm ở Ai Cập. (Ảnh: Peter Fischer). Các cổ vật bao gồm nhiều cổ vật được nhập khẩu vào Síp từ các nền văn hóa lớn khác trong khu vực, bao gồm cả người Minoan trên đảo Crete, người Mycenaeans ở Hy Lạp và người Ai Cập cổ đại . Nhà khảo cổ học Peter Fischer, giáo sư danh dự tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển, cho biết các đồ vật nhập khẩu đã xác nhận mức độ thương mại Địa Trung Hải trong thời kỳ cuối đồ đồng, giữa khoảng 1640 TCN và 1050 TCN. Ông nói: “Nhiều vàng được tìm thấy, rất có thể được nhập khẩu từ Ai Cập nhưng chủ yếu thể hiện các họa tiết của người Minoan, chứng tỏ rằng người Ai Cập đã đổi đồng lấy vàng”. Nhiều đồ tùy táng được nhập khẩu vào Síp từ các nền văn hóa thời đại đồ đồng khác xung quanh Địa Trung Hải, bao gồm cả chiếc krater – một loại bình – từ Mycenaean Hy Lạp. Lớp tráng men trên bình mô tả một cỗ xe ngựa kéo.(Ảnh: Peter Fischer). Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các vật dụng hàng ngày, chẳng hạn như xương cá từ cá sông Nile. Fischer nói: “Chúng được chở đến bằng tàu của Ai Cập hoặc bằng thủy thủ đoàn người Síp trở về, thể hiện sự giao thương mạnh mẽ giữa các nền văn hóa này”. Các đồ tạo tác trong lăng mộ quý giá cho thấy những người cư ngụ ở đây đã cai trị thành phố, vốn là trung tâm buôn bán đồng trong khoảng thời gian từ 1500 đến 1300 trước Công nguyên. Vào thời điểm đó, Síp là một ‘lò luyện kim’ của các nền văn hóa, rất có thể sẽ thống trị thương mại ở phía đông Địa Trung Hải. Theo Live Science
Hé lộ bí mật từ những ngôi mộ chứa đồ vật bằng vàng và kim loại quý
461
Nhà thơ Hoài Vũ. Thơ Hoài Vũ là sự kết tinh những cảm hứng về tình yêu của con người trong sự giao hòa với giới tự nhiên. Hay nói cách khác, chính anh đã đem đến cho cuộc đời và cho thơ những mỹ cảm của tình yêu trong sự hợp hôn diệu kỳ với mỹ cảm của tự nhiên để làm nên những giá trị nhân văn cho cuộc sống con nguời, vốn còn quá nhiều những điều bất an và bất toàn… 1. Không phải ngẫu nhiên trong thơ ca hiện đại Việt Nam, trong đó có thơ ca cách mạng và kháng chiến, thơ Hoài Vũ được các nhạc sĩ chọn phổ nhạc khá nhiều. Theo công bố trong tuyển thơ Thì thầm với dòng sông , (Nxb. Hội Nhà văn, 2023), phần thơ phổ nhạc có 34 bài, mở đầu là nhạc phẩm Vàm Cỏ Đông do nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc và khép lại là Sông Bé, chiều nay do nhạc sĩ Kiều Tấn phổ nhạc, trong đó, có những thi phẩm sau khi phổ nhạc đã trở thành những bản tình ca nổi tiếng làm đắm say biết bao người và đi vào tâm thức của những người yêu thơ ca, âm nhạc bao thế hệ. Đó là các nhạc phẩm Vàm Cỏ Đông (nhạc Trương Quang Lục, thơ Hoài Vũ); Anh ở đầu sông em cuối sông, Người ấy bây giờ đang ở đâu?; Dấu chân em đâu? (nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Hoài Vũ) Đi trong hương tràm; Thì thầm với dòng sông; Chia tay hoàng hôn (nhạc Thuận Yến, thơ Hoài Vũ) . Vì vậy, hiếm có nhà thơ nào trong kháng chiến hưởng hạnh phúc ngọt ngào như Hoài Vũ khi có hàng chục bài thơ được các nhạc sĩ tài danh chọn phổ nhạc. Điều nầy có thể lý giải từ sự đồng cảm giữa thi sĩ và nhạc sĩ, khi họ tìm thấy ở nhau những “tiếng nói tri âm” trong cảm nhận về cuộc sống và con người. Nhưng theo tôi, “tiếng nói tri âm” đó còn bắt nguồn từ một nỗi niềm khác, đó là sự hợp hôn diệu kỳ giữa khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ, điều mà không dễ tìm thấy trong thơ kháng chiến nên đã chạm đến trái tim của các nhạc sĩ và họ đã “tìm đến” thơ anh để trải lòng mình với cuộc đời, với con người. Riêng với Hoài Vũ khát vọng về tình yêu và cảm thức sinh thái đã trở thành một phẩm tính trong cảm hứng sáng tạo thơ ca như thi nhân đã chia sẻ qua những câu thơ đong đầy cảm xúc: “ Từ buổi có em, anh thêm yêu đất/ Quý gạo Nàng Thơm, thương cá bống kèo/ Một tiếng ầu ơ cũng đầm nước mắt: “Anh đi rồi, miền Hạ nhớ mang theo…” ( Anh ở đầu sông em cuối sông ) . Bởi, hơn ai hết, Hoài Vũ là người hiểu, cảm và trân quí sâu sắc từng mảnh đất anh và đồng đội đã đi qua, đã chiến đấu, với bao hy sinh gian khổ, có người đã nằm xuống để quê hương được mãi xanh tươi: “Ta hiểu lắm, cấy từng gốc lúa/ Đôi mắt em thao thức thâm quầng/ Và để lúa ngậm đồng, bụ sửa/ có máu em hòa trộn dưới chân… ” ( Nàng Thơm ). 2. Là nhà thơ sống, gắn bó với vùng đất Nam Bộ suốt những năm kháng chiến cũng như trong hòa bình, Hoài Vũ không chỉ hiểu, yêu quí mảnh đất nầy mà còn dành cả tuổi thanh xuân của mình chiến đấu để gìn giữ với tình yêu và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ – thi sĩ như anh đã xác quyết: “ Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ/ Từng mái nhà nép dưới rặng dừa/ Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ/ Từng mối tình hò hẹn sớm trưa… ” ( Vàm Cỏ Đông ). Như vậy, có thể nói, khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái đã trở thành một đặc điểm riêng có trong thơ Hoài Vũ và đây là một trong những cảm hứng chủ đạo chi phối hành trình sáng tạo thơ của anh, hình thành một dấu ấn thi pháp trong phong cách thơ Hoài Vũ: chân mộc, giản dị, hồn nhiên, thành thực, mạnh mẻ nhưng không kém phần lãng mạn và da diết mà khi đọc lên lòng ta không khỏi xốn xang: “ Ôi bát ngát chân trời miền Hạ/ Tím tình yêu tím cả ước mong/ Gió nhớ thương ai mà lay bờ lá/ Để bìm bịp kêu con nước lớn ròng ” ( Anh ở đầu sông, em cuối sông ). Đọc những câu thơ nầy, tôi cứ băn khoăn tự hỏi, sao trong những năm kháng chiến gian khổ, mất mát, hy sinh mà Hoài Vũ lại viết được những câu thơ đẹp và lãng mạn đến thế mà vẫn không bị “thổi còi”, bị “phạt thẻ”. Nghĩ thế, mới thấy “thương” cho nhà thơ Hữu Loan chỉ vì viết bài thơ “Màu tím hoa sim” để khóc vợ khi nghe tin người vợ trẻ mất đột ngột lúc mình đang còn ở đơn vị chiến đấu không “kịp / được” về mà cũng chịu bao nhiêu nỗi “truân chuyên”, “phiền muộn”. Thế mới hiểu tại sao thơ Hoài Vũ dù viết trong kháng chiến vẫn luôn đồng hành với cuộc sống hôm nay. Và, có thể nói, thơ Hoài Vũ là thơ của “một đời” chứ không phải thơ của “một thời”!? Như đã nói, thơ Hoài Vũ là sự hợp hôn diệu kỳ giữa khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái. Cho nên, đọc thơ Hoài Vũ, ta thấy trong thơ anh, khi nào nói đến tình yêu hoặc có “dấu hiệu” tình yêu, tất phải có sự hiện hữu của tự nhiên với những hình ảnh tiêu biểu của văn minh sông nước, văn minh miệt vườn, những biểu tượng văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là hình ảnh dòng nước, ruộng lúa, bờ ao, tôm cá, chiếc lá, bóng dừa, hương tràm … luôn đong đầy trong những bài thơ như minh chứng cho sự gắn kết giữa con người với tự nhiên mà khi đọc lên ta có thể cảm nhận được hương vị của cỏ cây, hoa trái kết tinh trong thân thể mỗi con người, tạo nên một hương thơm đặc biệt đến ngỡ ngàng: “ Em gởi gì trong gió, trong mây/ Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây/ Hoa Tràm e ấp trong vòm lá/ Mà khắp trời mây hương tỏa bay! ” ( Đi trong hương tràm ). Vì thế, khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trước tự nhiên đã trở thành một sự gắn kết của yêu đương, tạo nên sức sống nhiệm màu cho tình yêu lên ngôi: “ Dù đi đâu và xa cách bao lâu/ Dù gió mây kia đổi hướng thay màu/ Dù trái tim em không trao anh nữa/ Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau ” ( Đi trong hương tràm ). Song, thiên nhiên trong thơ Hoài Vũ không chỉ có ý nghĩa gắn kết những khát vọng tình yêu mà còn là một chuẩn giá trị để đo hạnh phúc nồng nàn, da diết của tình yêu con người và đây cũng là một phương diện thể hiện sự hợp hôn diệu kỳ giữa khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ mà những câu thơ sau đây là một chứng từ cho sự giao hòa ấy: “ Hạnh phúc đến xanh như màu lá/ Và nồng thơm mùi thơm của rạ/ Đêm xôn xao sao gắn đầy trời/ Tình anh là Vàm Cỏ em ơi ” ( Anh ở đầu sông, em cuối sông ). Thiên tài thi ca Nguyễn Du cũng đã từng mượn tự nhiên để thể hiện tình yêu Kim – Kiều, khi ông viết: “ Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hái miệng một lời song song ”. Nghĩa là, với Nguyễn Du tự nhiên chỉ là chứng nhân cho tình yêu chứ ông không xem tự nhiên như một chuẩn giá trị để “đo” độ nồng nàn tron hạnh phúc của tình yêu như thơ Hoài Vũ. Hai câu thơ của Nguyễn Du thể hiện tình yêu Kim – Kiều, có vẻ lãng mạn, bay bỗng hơn những câu thơ chân mộc của Hoài Vũ nhưng không vì thế mà những câu thơ của Hoài Vũ lại kém phần da diết, vốn là một phẩm tính không thể thiếu của tình yêu!? Vì thế, tình yêu trong thơ Hoài Vũ đã trở thành một nhân tố để thi nhân trải lòng với tự nhiên như để nói rằng tình yêu của thi nhân đối với người yêu cũng chính là tình yêu của anh dành cho vùng đất nuôi sống, bao bọc mình trong những năm khó khăn, gian khổ, điều mà Chế Lan Viên đã xác quyết: “ Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương ”. Còn, với Hoài Vũ thì “ Dù đi đâu dù xa cách bao lâu/ Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát/ Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh ngát/ Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao ” ( Đi trong hương tràm ). Vì vậy, có thể, nói khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ đã trở thành một thi giới của riêng anh, là một hằng số văn hóa của dòng sông thi ca chảy trong huyết quản anh và hiển hiện ở hầu hết các bài thơ như: Thì thầm với dòng sông ; Vàm Cỏ Đông; Anh ở đầu sông em cuối sông; Đi trong hương tràm; Chia tay hoàng hôn; Người ấy bây giờ đang ở đâu?; Dấu chân em đâu? Qua cầu tre nghiêng nghiêng; Tượng đài tình yêu nơi cuối đất; Xa rồi sông Hậu; Long An, ngày trở lại; Trời mênh mông, nước mênh mông… Có thể nói sự hợp hôn của khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong các bài thơ của Hoài Vũ là minh chứng cho những dạng thức khác nhau trong cảm xúc tình yêu của thi nhân, từ những buổi hẹn hò đầy luyến nhớ: “ Cây bần hò hẹn không còn bóng/ Cầu ao em gội đổ chơ vơ/ Đêm đêm nghe rì rầm tiếng sóng/ Như thầm kêu du kích ven bờ ” ( Anh ở đầu sông em cuối sông ), đến những lúc đợi chờ trong thương nhớ khôn nguôi: “ Vẫn xa vời và ngút mắt mênh mông/ Hết nửa dòng sông mấy cánh đồng/ Hoa giấy nhà ai trông đỏ quá/ Trưa anh về em có đợi anh không ” ( Thì thầm với dòng sông ); Hay những nỗi nhớ, khát khao đến cháy lòng mỗi khi xa cách: “ Đời hai ta hai ngả chẳng thong dong/ Em – cánh cò, anh – cánh vạc bên sông/ Nỗi nhớ đằm sâu trong hương lúa/ Tìm hơi nhau qua hun hút gió đồng ” ( Thì thầm với dòng sông ). Nhớ thương, đợi chờ… những cảm thức ấy là điều tất yếu trong tình yêu. Vì thế, khi yêu người ta luôn tìm kiếm nhau và điều nầy cũng thể hiện rõ trong thơ Hoài Vũ với những câu hỏi đầy khắc khoải: “ Người ấy bây giờ đang ở đâu? / Để vườn hoang vắng trống bông cau/ Ngàn lau phủ xám đường ra bến/ Bờ sông lay lắt mấy chân cầu ” ( Người ấy bây giờ đang ở đâu? ). Và nỗi chờ mong, sự kiếm tìm trong tình yêu của thi nhân không chỉ dừng lại ở những câu hỏi lặp lại nhiều lần trong bài thơ Người ấy bây giờ đang ở đâu? mà đã biến thành một khát khao, một ước muốn cháy bỏng thể hiện một sự “nỗi loạn hiện sinh” thật đáng yêu mà chỉ có những người yêu nhau thành thật và sâu sắc mới có những đam mê, kiếm tìm mãnh liệt đến thế: “ Người ấy bây giờ đang ở đâu?/ Ví bằng hóa đá để bên nhau/ Trái tim dám xé làm muôn mảnh/ Nối bến bờ xa mấy nhịp cầu! ” ( Người ấy bây giờ đang ở đâu? ). Ngày xưa, nàng vọng phu chờ chồng nên hóa đá nhưng rồi, người chinh phu cũng chẳng trở về, còn hôm nay Hoài Vũ muốn hóa đá để được sống bên người mình yêu, điều ấy liệu có thể trở thành hiện thực!? Song, nào có hề gì!? Ai cấm những người yêu nhau có quyền mơ mộng và lãng mạn!? Hoài Vũ muốn mình hóa đá, nhưng nếu thi nhân muốn mình và người yêu hóa thành mây, thành gió, thành dòng sông tan chảy vào nhau trong tận cùng cảm xúc yêu đương thì cũng là điều bình thường trong đời sống. Yêu và sự tận hiến trong tình yêu luôn là phẩm tính của những tình yêu đích thực mà những người yêu nhau luôn kiếm tìm trong cuộc đời. Tôi thích Hoài Vũ viết những câu thơ như thế!… Vì có lẽ, khi viết những câu thơ này, anh mới thật là anh, là một Hoài Vũ thi sĩ và khi đó khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ anh mới đi đến tận cùng của sự hòa hợp như anh đã chia sẻ: “ Đời hai ta gắn bó với hai sông/ Em – Vàm Cỏ Tây, anh – Vàm Cỏ Đông/ Mỗi tối triều lên chao sóng ước/ Bìm bịp kêu xao xác cả hai dòng !” ( Thì thầm với dòng sông ). Nhạc sĩ Trương Quang Lục (ngoài cùng bên phải) cùng bạn bè, văn nghệ sĩ chúc mừng nhà thơ Hoài Vũ trong chương trình “Thơ Hoài Vũ: Thì thầm với dòng sông” ngày 01.7.2023. 3. Song, dù yêu nhau mãnh liệt, nhưng Hoài Vũ không đắm mình trong tình yêu mà quên đi sứ mệnh của mình, một nhà thơ – chiến sĩ đang dấn thân, tranh đấu cho độc lập tự do của quê hương đất nước. Vì vậy, dù lưu luyến, nhớ thương, thi nhân vẫn quyết tâm đi trên con đường mình đã chọn nên phải “thú nhận” một cách thành thật với người mình yêu: “ Anh phải về thôi xa em thôi/ Ngoài kia phiên chợ vãn lâu rồi/ Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc/ Mà lời từ biệt chẳng lên môi/ Anh phải về thôi xa em thôi/ Xa vườn cây đêm chờ giặc, ta ngồi/ Hoa khế rụng tím ngần lối nhỏ/ Để mãi lòng ta xao xuyến bồi hồi… ” ( Chia tay hoàng hôn ). Đây cũng là một bình diện khác của những biểu hiện về sự hợp hôn giữa khát vọng tình yêu với cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ như thi nhân đã tự nhận: “ Ôi vườn dâu, vườn dâu/ Nhớ nuôi ta tình đầu/ Chiến trường xa khó gặp/ Giữ giùm dấu chân nhau! ” ( Dấu chân em đâu? ). Và, như vậy, dù ở môi trường nào, trạng thái nào của đời sống, thơ Hoài Vũ vẫn luôn thể hiện sự giao hòa giữa con người và tự nhiên. Đây chính là căn tố tạo nên sự hợp hôn nhiệm mầu giữa khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ, mà xét từ điểm nhìn của phê bình sinh thái, ta thấy thơ Hoài Vũ đã thể hiện khá sinh động sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, không những thế thi nhân còn trân qúi tự nhiên, xem tự nhiên là một phần không thể thiếu trong tình yêu và cuộc sống của mình, dù trong chiến tranh hay những năm tháng hòa bình. Ta hãy nghe nhà thơ tâm sự: “ Anh đứng bên sông Sài Gòn/ Muốn hoa sẽ là môi son/ Muốn em là vườn cây trái/ Cho anh hóa én lượn tròn ” ( Gởi Khánh Hội yêu thương ). Còn đây là tình yêu của thi nhân dành cho những cánh rừng: “ Ôi Đắc Nông, Đắc Min- những cánh rừng xa xôi/ Nơi đậu lại đàn chim bay từ thành phố/ Em giữ đất trồng rừng và trồng lên nỗi nhớ/ Để trái tim anh xanh biếc một vùng đồi! ” ( Những cánh rừng xa xôi ). Vì thế, cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ, xét về phương diện nào đó, là sự thể hiện tư tưởng “Thiện – Địa – Nhân” hợp nhất của triết học phương Đông. Điều nầy hoàn toàn xa lạ với thuyết “nhân loại trung tâm luận” của phương Tây, khi xem con người là “cái rốn” của vũ trụ, tự cho mình quyền uy là chúa tể của muôn loài. Vì vậy, họ chinh phục và tàn phá tự nhiên bằng bất cứ giá nào, buộc tự nhiên phải phục vụ cho những “ham muốn” vô hạn của con người. Thơ Hoài vũ đi ngược lại những điều ấy, nên đã góp phần thức nhận cho ta tình yêu và sự trân quí tự nhiên. Bởi, trong cái nhìn của chủ nghĩa nhân văn sinh thái, con người không phải là một chủ thể quyền uy thống trị muôn loài, mà con người và tự nhiên phải hòa hợp, nương tựa vào nhau, gắn kết với nhau, hướng đến một sự hài hòa. 4. Và trong dòng cảm thức ấy, một điều không thể không nói đến về sự hợp hôn giữa khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ, đó là sự ám ảnh về dòng sông, nói như nhạc sĩ Hoàng Hiệp:“Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình”, và Hoài Vũ cũng không phải là ngoại lệ!? Sinh ra và lớn lên trên quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng rồi cũng như nhà thơ Tế Hanh, từ ngày “xa nhà đi kháng chiến”, Hoài Vũ đã gắn bó đời mình với những dòng sông của vùng đất Nam Bộ, nơi cả tuổi trẻ và cho đến những ngày còn lại của cuộc đời, anh chưa bao giờ “chịu” xa cách. Bởi, dù thực tế, thi nhân có thể sống xa những dòng sông, nơi anh đã từng chiến đấu, hy sinh thì trong tâm thức anh, hình ảnh những dòng sông bao giờ cũng hiện hữu như một tâm thức hiện sinh. Phải chăng, vì vậy, ở tuyển thơ xuất bản lần nầy, Hoài Vũ lấy tiêu đề: Thì thầm với dòng sông . Không những thế, trong tuyển thơ có rất nhiều bài thơ hiển hiện hình ảnh dòng sông như: Anh ở đầu sông em cuối sông; Xa rồi sông Hậu; Thì thầm với dòng sông ; Em về bên kia sông; Vàm Cỏ Đông; Đi trong hương tràm; Chia tay hoàng hôn; Người ấy bây giờ đang ở đâu?; Dấu chân em đâu? Qua cầu tre nghiêng nghiêng; Tượng đài tình yêu nơi cuối đất; Long An, ngày trở lại; Trời mênh mông, nước mênh mông; Tâm tình trước ngã ba sông, … mà ở đó, mỗi dòng sông được anh nhắc đến trong thơ luôn chuyên chở những khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái mà những câu thơ trong thi phẩm Chia tay hoàng hôn là một nỗi ám ảnh như thế: “ Xa em, anh như trưa nắng, đi trên cát/ Thèm một dòng sông, những cánh đồng ” ( Chia tay hoàng hôn ). Và đây là hình ảnh dòng sông Hậu hiển hiện trong cảm thức của thi nhân như chứng nhân của những tình yêu không trọn vẹn: “ Chia tay em, sông Hậu đã về chiều/ Con chim đa đa tha thẩn bến Ninh Kiều/ Sóng sẽ tách đời hai ta hai ngã/ Tiếng còi tàu nghe lạnh biết bao nhiêu! (…) Phải xa em, xa dòng sông Hậu/ Bước lên bờ mỗi bước một bâng khuâng/ Phải xa em, xa dòng sông Hậu/ Anh mãi là mùa đông đi giữa màu xuân! ” ( Xa rồi sông Hậu ). Còn đây là nỗi xốn xang trong lòng thi nhân, khi trở lại Long An, nơi anh đã sống và chiến đấu suốt bao năm trong những ngày kháng chiến: “ Sáng thu nay, ta qua sông Vàm Cỏ/ Biết chẳng còn bóng em. Vẫn cố dõi tìm/ Một nhánh lá cựa mình trong gió/ Cũng đủ làm xao xác cả con tim ” ( Long An, ngày trở lại ). Và dòng sông nhiều khi ẩn chứa trong đó những ưu tư, trăn trở của thi nhân về cuộc đời, về thân phận trong cõi nhân sinh được chưng cất và kết tinh từ sự nghiệm sinh trong cuộc sống: “ Con sông xưa, đã xa rồi/ Lục bình vẫn kiếp nổi trôi cuối dòng/ Biết là trời rộng mênh mông/ Đời đâu dừng lại dòng sông đất này (…) Lạ chưa? Cuối đất cùng trời/ Đi đâu ta cũng hát lời sông xưa/ Cuối sông nắng đã lên chưa/ Để đầu sông chịu cơn mưa dầm dề ” ( Trời mênh mông, nước mênh mông ). Mặt khác, khi nói đến những ám ảnh về dòng sông trong thơ Hoài Vũ, bên cạnh những dòng sông của Nam Bộ, chúng ta còn thấy nỗi ám ảnh của thi nhân về những dòng sông khác của nước Việt dấu yêu, tiêu biểu là sông Hồng mà anh hằng thương nhớ: “ Ở Miền Nam, đêm nay, tôi bỗng nhớ sông Hồng/ Một nỗi nhớ mênh mông, từ khi nghe chị hát/ Chị đứng nơi đâu, hởi người chị Mỹ, tuy chưa hề biết mặt/ Mà vẫn thấy thân tình như nàng Quan họ bên sông ” ( Tiếng hát Gien Phôn – đa ); Hay dòng sông ở những nước mà thi nhân đã đi qua, trên những dặm đường phiêu linh trong tâm trạng của người viễn khách. Đó là nỗi niềm xao xác khi chia tay người “bạn tình” trên sông Hoàng Phố ở Trung Hoa: “ Em tiễn anh đi mấy dặm chiều tàn/ Sông Hoàng Phố cánh buồm xao xác quá!/ Hờn giận, yêu thương, sóng dễ gì phân biệt/ Chỉ riêng mình em đau, trên bến bãi bẽ bàng ” ( Bến Thượng Hải ); Hay dòng sông “Đa – nuýp uốn quanh” mà thi nhân đã chia sẻ: “ Tôi đến với các anh, giữa ngàn lau ngút mắt/ Càng yêu Đa – nuýp hôm qua, những con sóng bạc đầu! ” ( Tình ca Đa -nuýp ). Để rồi, nỗi ám ảnh trong tâm thức thi nhân về những dòng sông dù là của quê hương mình hay một vùng quê nào đó của những đất nước xa xôi thì dòng sông cũng là nơi hội tụ của tình yêu và nỗi nhớ để làm nên “những bản tình ca”: “ Ôi đất nước, khi trái tim người yêu tha thiết/ Đâu cũng Cửu Long, Hồng Hà, Đa- nuýp/ Trời cho ta những dòng sông bao la/ Chỉ để hát muôn đời những bản tình ca! ” ( Tình ca Đa -nuýp ). Phải chăng, đây chính là căn tố tạo nên những giá trị nhân văn trong thơ Hoài Vũ để kết tinh thành những khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ anh. Nhà thơ Hoài Vũ và nhà phê bình Trần Hoài Anh. 5. Luận bàn về cảm thức trong quá trình sáng tạo thơ, Pierre Reverdy cho rằng: “Thơ không ở trong cuộc đời, cũng chẳng ở trong sự vật – Thơ chính là cách sử dụng sự vật và cuộc đời, cũng là cái gì anh mang thêm vào cuộc đời và sự vật”. Những điều mà Pierre Reverdy đã nêu rất phù hợp với hành trình sáng tạo thơ của Hoài Vũ, rõ nhất là sự thể hiện nỗi khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ. Và đây cũng là điều nhà thơ Hoài Vũ “mang đến cho cuộc đời” như Pierre Reverdy đã nói. Thơ Hoài Vũ là sự kết tinh những cảm hứng về tình yêu của con người trong sự giao hòa với giới tự nhiên. Hay nói cách khác, chính anh đã đem đến cho cuộc đời và cho thơ những mỹ cảm của tình yêu trong sự hợp hôn diệu kỳ với mỹ cảm của tự nhiên để làm nên những giá trị nhân văn cho cuộc sống con nguời, vốn còn quá nhiều những điều bất an và bất toàn. Vì vậy, khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái, sự hợp hôn diệu kỳ trơng thơ Hoài Vũ là biểu hiện sự hài hòa giữa con người và tự nhiên đã hình thành nên phẩm tính của văn hóa sinh thái thấm đượm tinh thần nhân văn . Sống trong một thế giới không bao giờ bình yên, đọc những bài thơ của Hoài Vũ viết về tình yêu trong sự hòa quyện với thiên nhiên sẽ giúp chúng ta tin rằng những giá trị nhân bản ở cuộc đời sẽ không bao giờ mất đi, nhất là khi những giá trị đó được xây đắp trên nền tảng của tình yêu thương. Và khi nào còn tình yêu, trái đất vẫn còn là “vườn địa đàng” để con người sống và yêu, nếu họ biết yêu, biết sống cho tình yêu đích thực và khi đó, những khát vọng trong thơ tình Hoài Vũ cũng như thơ tình của các nhà thơ khác trên cõi nhân gian nầy sẽ là hơi thở không thể thiếu trong cuộc sống. Và, đây chính là cội nguồn thi hứng làm nên giá trị thơ Hoài Vũ mà anh đã dấn thân suốt cuộc đời trong hành trình sáng tạo. Bởi, nói như Baudelaire: “Thi hứng, hễ gọi thì đến, nhưng nếu xua đuổi, chưa chắc đã chịu đi” (2) . Phải chăng, khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái trong thơ Hoài Vũ là một thứ “thi hứng” mà anh không thể nào cưỡng lại nổi như anh đã bao lần không cưỡng lại nổi tiếng gọi của trái tim mình và tiếng gọi của thơ… Xóm Đình An Nhơn, Gò Vấp , 23.4.2023
Khát vọng tình yêu và cảm thức sinh thái – Sự hợp hôn diệu kỳ trong thơ Hoài Vũ – Tác giả: PGS-TS Trần Hoài Anh
4,283
Ban lãnh đạo NASA sẽ họp bất thường vào ngày 20/7 (giờ Mỹ) để bàn về các giải pháp khí hậu. Ảnh: NASA. Chưa bao giờ người ta lại thấy cái nóng, mưa lũ, cháy rừng bủa vây nhiều châu lục trên thế giới như hiện nay. Từ những trận cháy rừng hoành hành khắp Bắc Mỹ, lũ lụt ở Đông Bắc, những đợt nắng nóng khắp Tây Nam và tháng 6 nóng kỷ lục, hàng triệu người Mỹ đang phải chịu tác động của thời tiết khắc nghiệt và NASA không bỏ qua những điều đó. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ sẽ tổ chức cuộc họp bất thường vào chiều ngày 20/7 (giờ Mỹ) tại trụ sở chính ở Washington để làm sáng tỏ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gần đây và thảo luận về cách nghiên cứu và dữ liệu của NASA hỗ trợ các giải pháp khí hậu. Ban lãnh đạo của NASA, bao gồm các chuyên gia về khí hậu, tham gia cuộc họp này gồm: Giám đốc NASA Bill Nelson Kate Calvin, nhà khoa học trưởng của NASA và cố vấn khí hậu cấp cao Karen St. Germain, Giám đốc bộ phận Khoa học Trái Đất của NASA Gavin Schmidt, Giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA Tom Wagner, Phó giám đốc Hành động hành tinh Huy Trần, Giám đốc hàng không, Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA Carlos Del Castillo, Giám đốc, Phòng thí nghiệm Sinh thái Đại dương, Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA Thời tiết cực đoan hoành hành khắp các châu lục Trên thực tế, nắng nóng khắc nghiệt tại Mỹ không phải là trường hợp khác biệt. Khắp nơi trên thế giới hiện nay cũng bị các hiện tượng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lũ lụt, mưa bão, nắng nóng… hoành hành. Châu Âu tiếp tục trải qua đợt nắng nóng kỷ lục ngày 18/7 khi các đợt nắng nóng khô héo trên toàn cầu không có dấu hiệu dịu đi và Hy Lạp phải chiến đấu với các đám cháy rừng buộc mọi người phải rời bỏ nhà cửa. Trên khắp các khu vực rộng lớn của hành tinh, từ California ( Mỹ ) đến Trung Quốc, các nhà chức trách đã cảnh báo về sự nguy hiểm đối với sức khỏe của cái nóng khắc nghiệt, kêu gọi mọi người uống nước và trú ẩn khỏi cái nắng như thiêu như đốt. Châu Âu, lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới, đang hứng chịu đợt nắng nóng tấn công các đảo Sicily và Sardinia của Ý, nơi có mức cao 48 độ C được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu dự báo trước đó. Ảnh: Tiziana FABI/AFP. Trong một lời nhắc nhở rõ ràng về tác động của sự nóng lên toàn cầu, Cơ quan Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc cho biết thế giới nên chuẩn bị cho tình trạng nắng nóng ngày càng gay gắt. “Những sự kiện này sẽ tiếp tục gia tăng cường độ và thế giới cần chuẩn bị cho những đợt nắng nóng gay gắt hơn” – John Nairn, cố vấn cấp cao về nhiệt độ cực cao tại WMO nói với các phóng viên ở Geneva, Thụy Sĩ. Đỉnh điểm ở châu Âu có thể xảy ra ở các đảo Sardinia và Sicily của Ý, nơi nhiệt độ có thể vượt qua kỷ lục toàn lục địa là 48,8 độ C được ghi nhận ở Sicily vào tháng 8 năm 2021. Phía Tây Bắc thủ đô Athens của Hy Lạp , một đám khói khổng lồ bao trùm khu rừng Dervenohoria, khi các lực lượng khẩn cấp chiến đấu với các đám cháy rừng trong ngày thứ hai ở một số địa điểm xung quanh thủ đô. Cháy rừng tại châu Âu. Ảnh: Insurancejournal. Các cơ quan y tế ở Ý đã ban hành cảnh báo đỏ cho 20 thành phố, từ Napoli ở phía Nam đến Venice ở phía Bắc, tăng từ mức 17 vào hôm 17/7. Một số khu vực của Tây Ban Nha đã được chính quyền đặt trong tình trạng báo động đỏ, với nhiệt độ có thể lên tới 44 độ C ở Catalonia và Quần đảo Balearic. Nhiệt độ cao nhất hôm thứ 17/7 là 44,9 độ C ở Andalusia. Ở một số khu vực của châu Á, nhiệt độ kỷ lục đã gây ra mưa xối xả. Gần 260.000 người ở miền Nam Trung Quốc và Việt Nam đã được sơ tán trước khi cơn bão Talim đổ bộ vào cuối ngày 17/7, mang theo gió và mưa dữ dội. May mắn, Talim đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 18/7. Trung Quốc đã báo cáo mức nhiệt cao mới vào giữa tháng 7 là 52,2 độ C tại làng Sanbao, vùng Tây Bắc Tân Cương, phá vỡ mức cao trước đó là 50,6 độ C được thiết lập 6 năm trước. Tại Nhật Bản, cảnh báo say nắng đã được đưa ra ở 32 trong số 47 quận, chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nam, với ít nhất 60 người được điều trị say nắng, truyền thông nước này đưa tin. Lực lượng cứu hộ tại một con đường bị nước lũ nhấn chìm dẫn đến một đường hầm dưới lòng đất ở Cheongju, Hàn Quốc vào ngày 16/7/2023. Nguồn: Cơ quan Cứu hỏa Quốc gia Hàn Quốc via AP. Tại Hàn Quốc , ít nhất 40 người thiệt mạng do mưa lớn trong chưa đầy 1 tuần. Trong số đó có 13 người tử vong sau khi mắc kẹt trong 1 đường ở hầm thành phố Cheongju. Nắng nóng kỷ lục xảy ra khi đặc phái viên về khí hậu của Mỹ là John Kerry gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh, khi hai quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới khôi phục hoạt động ngoại giao bị đình trệ về việc giảm lượng khí thải làm Trái Đất nóng lên. Ở các bang phía Tây và Nam Mỹ thường khô và nóng, hơn 80 triệu người đang được tư vấn về một đợt nắng nóng “lan rộng và ngột ngạt” khiến nhiệt độ ở mức cao nhất. Thung lũng Chết của bang California cũng đạt nhiệt độ cao kỷ lục hơn 54 độ C. Tại bang Arizona, thành phố Phoenix của bang đã lập kỷ lục 18 ngày liên tiếp nóng trên 43 độ C. Riêng ngày 17/7, nhiệt độ lên tới 45 độ C. Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ dự đoán mức cao tương tự ít nhất là đến cuối tuần tới, đồng thời cảnh báo mức thấp nhất qua đêm vẫn tăng cao một cách nguy hiểm, trên 32 độ C. Ở Nam California, một số vụ cháy rừng đã bùng phát trong vài ngày qua ở các vùng nông thôn phía đông Los Angeles. Theo các nhà chức trách, vụ cháy lớn nhất, có tên là Rabbit Fire, đã thiêu rụi gần 8.200 mẫu Anh. Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) Petteri Taalas cho biết: “Thời tiết khắc nghiệt đang có tác động lớn đến sức khỏe con người, hệ sinh thái, nền kinh tế, nông nghiệp, năng lượng và nguồn cung cấp nước. Điều này nhấn mạnh tính cấp bách ngày càng tăng của việc cắt giảm khí thải nhà kính càng nhanh và càng sâu càng tốt”. Nguồn: NASA, Yahoo/News
Nhiệt độ Mỹ cao kỷ lục, NASA họp bất thường; châu Á, châu Âu, châu Mỹ bị thiên tai bủa vây
1,208
Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Curtin vừa phát hiện ra ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút. Daily Mail dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu của Đại học Curtin đến Australia cho biết, ngôi sao bí ẩn trên nằm trong chòm sao Scutum, nó phát ra các xung sóng vô tuyến kéo dài 5 phút cứ sau mỗi 22 phút. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của một nền văn minh ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất. Trước đó, nhiều nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi về cách người ngoài hành tinh giao tiếp với con người nếu họ tồn tại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng tồn tại một nền văn minh ngoài Trái Đất. Theo nhóm nghiên cứu Đại học Curtin, ngôi sao phát ra xung song vô tuyến là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10. Sao nam châm có thể tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. (Ảnh: ICRAR). Điều đó cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Điều bất thường ở đây là chu kỳ này lặp lại chính xác sau 22 phút. Hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm, dẫn đến suy đoán nó có thể có mối liên hệ nào đó với các sự sống ngoài hành tinh. Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Bất kể cơ chế nào đằng sau điều này là phi thường” . Ngôi sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước. Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh – còn gọi là sao siêu mới. Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao. Theo tiến sĩ Hurley-Walker, sao nam châm được đề cập tên là GPM J1839−10, cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng trong chòm sao Scutum. “Vật thể đáng chú ý này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sao neutron và sao nam châm, là một số vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ”, tiến sĩ Hurley-Walker nói thêm. Nhiều trạm thiên văn trên toàn thế giới đều ghi nhận sóng vô tuyến từ GPM J1839−10 và quá trình này đã kéo dài hơn 30 năm. (Ảnh: ICRAR). Năm 2022, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện ra GPM J1839−10 thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia. Sau đó nhiều kính thiên văn khác cũng phát hiện ra ngôi sao nam cham này. Tuy nhiên khi rà soát kho dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến khác trên toàn thế giới, nhóm của tiến sĩ Hurley-Walker phát hiện ra rằng GPM J1839−10 được tìm thấy từ tận năm 1988. Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin cho rằng, phát hiện của họ đối với GPM J1839−10 đặt ra những câu hỏi mới về sự hình thành của các sao nam châm và thậm chí có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của các hiện tượng bí ẩn như sự xuất hiện của xung sóng vô tuyến bí ẩn. Từ đó giúp họ xác định những xung sóng vô tuyến bí ẩn có phải là từ trường chu kỳ cực dài, hay nó là cái gì đó phi thường hơn như sự liên kết đến người ngoài hành tinh. (Nguồn: Daily Mail)
Sự sống ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất?
657
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN). Lực lượng cứu hộ Ấn Độ đã có mặt tại hiện trường vụ sạt lở và giải cứu gần 70 người, trong khi gần 100 người khác vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Truyền thông Ấn Độ ngày 20/7 đưa tin một vụ sạt lở đất do mưa lớn đã xảy ra tại bang Maharashtra, miền Nam nước này, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và gần 100 người mất tích. Nguồn tin trên cho hay vụ sạt lở đất xảy ra vào tối 19/7, ảnh hưởng đến 46 ngôi nhà ở khu vực Irshalwadi, cách thành phố Mumbai, thủ phủ bang Maharashtra, khoảng 60km. Lực lượng cứu hộ đã có mặt tại hiện trường và giải cứu gần 70 người, trong khi gần 100 người khác vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Mưa lớn gây cản trở hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Tại nhiều khu vực, nhân viên cứu buộc phải dùng tay để tìm kiếm nạn nhân do nền đất ướt bị chôn vùi sâu phía dưới. Một quan chức cấp cao của Lực lượng Phản ứng Thiên tai Quốc gia (NDRF) cho hay 4 đội NDRF đã được điều động tham gia hoạt động cứu hộ. Mưa lớn buộc các trường học phải đóng cửa, gây ngập lụt các tuyến đường và cản trở hoạt động tàu hỏa. Cơ quan khí tượng Ấn Độ đã ban bố cảnh báo đỏ tại bang Maharashtra, lưu ý mưa lớn cực đoan có thể xảy ra tại quận Raigad trong ngày 20/7./.
Ấn Độ: Gần 100 người mất tích do sạt lở đất tại bang Maharashtra
260
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Khối nhà chính Trung tâm Y tế Quân-Dân y huyện Côn Đảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Trung tâm Y tế Quân – Dân y và Cảng Tàu khách Côn Đảo là những công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và dân sinh quan trọng phục vụ người dân, du khách, hướng đến mục tiêu phát triển Côn Đảo đồng bộ. Trong chuyến công tác tại huyện Côn Đảo , tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu , sáng 20/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác đã dự Lễ Khởi công Trung tâm Y tế Quân-Dân y và chứng kiến Lễ Khánh thành Cảng Tàu khách Côn Đảo. Đây là những công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và dân sinh quan trọng phục vụ người dân, du khách, hướng đến mục tiêu phát triển Côn Đảo đồng bộ, toàn diện hơn. Cùng dự các sự kiện có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang; các Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài. Côn Đảo ở vị trí xa đất liền, điều kiện phát triển trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực y tế. Trước thực tế đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định đầu tư xây dựng Trung tâm Y tế Quân-Dân y Côn Đảo nhằm hình thành một cơ sở y tế hiện đại, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, chiến sỹ và du khách; gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Công trình được xây dựng trên diện tích 12.110m2 (tổng diện tích xây dựng 3.172m2, tổng diện tích sàn 9.294m2) với tổng mức đầu tư hơn 247 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh, thuộc công trình dân dụng cấp 2. Trong giai đoạn 1, dự án có quy mô 60 giường bệnh và tiến tới 100 giường trong giai đoạn 2, tương đương bệnh viện đa khoa hạng 3. Dự án bao gồm các hạng mục công trình như khối công trình chính cao 5 tầng, được bố trí đầy đủ các khoa, phòng gồm: cấp cứu-hồi sức tích cực chống độc, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng, phẫu thuật, xét nghiệm, khu hành chính, khám, điều trị ngoại trú, kèm theo 8 khoa khám và điều trị nội trú khác. Dự án sẽ thực hiện trong 4 năm, hạn sử dụng công trình là 50 năm đối với công trình chính và 20 năm đối với các công trình phụ trợ. Tại lễ khởi công, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị chủ đầu tư, các đơn vị thi công, thiết kế, tư vấn giám sát tuân thủ các quy định để triển khai thi công công trình nhằm sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cắt băng khánh thành Cảng Tàu khách Côn Đảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự Lễ Khánh thành Cảng Tàu khách Côn Đảo. Đây công trình quan trọng về hạ tầng giao thông, phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, hướng tới mục tiêu xây dựng Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa-lịch sử-tâm linh chất lượng cao, đặc sắc, tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, gắn phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Bến Tàu khách Côn Đảo thuộc dự án Cảng Tàu khách Côn Đảo do Ban Quản lý cảng Bến Đầm làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 11/2011. Dự án có tổng mức đầu tư 158 tỷ đồng. Công trình nối với bờ bằng một cầu cảng, gồm cầu dẫn (dài 370m, rộng 7m) và cầu tàu (dài 50m, rộng 12m). Cầu tàu được thiết kế tiếp nhận tàu khách chở 300 người với các hạng mục chức năng gồm: nhà ga hành khách 535m2, nhà điều hành cảng 540m2 và các công trình hạ tầng kỹ thuật phụ trợ. Trong quá trình xây dựng, tuy gặp rất nhiều khó khăn về mặt địa lý, khí hậu và khoảng cách xa so với đất liền, với sự cố gắng, quyết tâm của huyện Côn Đảo, các đơn vị thi công, nhà thầu và sự quan tâm giúp đỡ chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan, đến tháng 8/2022, công trình đã hoàn thành. Tháng 3/2023, công trình được Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công bố bến cảng và Ban Quản lý cảng Bến Đầm tổ chức thử nghiệm hoạt động đón tàu cập rời bến từ tháng 3/2023 đến nay. Với vị trí nằm trọn trong vịnh Côn Sơn, được chắn gió tốt, Bến cảng Tàu khách Côn Đảo có nhiều thuận lợi để đưa đón các tàu ngay cả trong những ngày biển động. Đồng thời, vị trí Bến cảng ngay tại trung tâm của huyện Côn Đảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trên hải trình từ đất liền ra Côn Đảo, rút ngắn quãng đường gần 15km từ Cảng Bến Đầm về Trung tâm Côn Đảo./. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Chủ tịch nước dự lễ khởi công và khánh thành hai công trình ở Côn Đảo
929
Tiếp tục xảy ra 4 trận động đất liên tiếp trong sáng 10/7 tại huyện Kon Plông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+). Theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, có thể động đất xảy ra tại huyện Kon Plông ( tỉnh Kon Tum ) là do việc tích nước của hồ chứa thủy điện. Sau dư chấn của chuỗi động đất xảy ra liên tiếp trong suốt 20 ngày qua, rạng sáng 20/7, tại huyện miền núi Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tiếp tục xảy ra 4 trận động đất kích thích có độ lớn từ 2,6-3,1. Tất cả các trận động đất này đều có độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km. Trước đó, trong ngày 19/7, tại huyện Kon Plông cũng đã xảy ra 4 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2,7-3,6. Như vậy, tính từ đầu tháng 7/2023 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông đã xảy ra 70 trận động đất. Trong đó, đỉnh điểm là ngày 7/7, tại huyện này đã xảy ra 15 trận động đất với độ lớn cao nhất là 4,2. Đây cũng là ngày mà các trận động đất xảy ra được cơ quan chuyên môn ghi nhận có độ lớn cao nhất, phổ biến từ 3.0 trở lên. Sáng nay, 20/7, tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh – Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay thông thường động đất kích thích xảy ra tại huyện miền núi Kon Plông phụ thuộc vào việc tích nước của hồ chứa thủy điện. “Kích thích động đất là do hồ chứa và hồ chứa thì phải có nước. Có thể đợt mưa bão vừa qua ở Tây Nguyên đã gia tăng lượng nước. Tuy nhiên, việc tích nước cũng cần có thời gian để nước thấm xuống. Khi nước thấm sâu xuống lòng đất gặp pha chậm, gây áp lực thì động đất mới xảy ra,” Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh nói thêm. Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, các trận động đất trên dù không gây rủi ro thiên tai, song cũng không thể chủ quan, bởi số trận động đất kích thích có thể còn tiếp tục xảy ra. Thực tế, từ đầu năm 2023 đến nay, động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy ra liên tục với tần suất dày và cường độ mạnh hơn so với những năm trước đây. Thống kê của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho thấy từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn huyện Kon Plông, đã xảy ra gần 210 trận động đất, được cho là động đất kích thích do hoạt động thủy điện, với độ lớn từ 2,5 – 4,2. Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh cho biết từ tháng 6/2021, đơn vị này đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, đầu tháng 9/2022, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại Thủy điện Thượng Kon Tum, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm. Số liệu ghi nhận được từ các trạm cho thấy trong thời gian gần đây, tại khu vực huyện Kon Plông, động đất xảy ra thường xuyên hơn và có xu hướng mạnh hơn. Mặc dù đến nay chưa ghi nhận thiệt hại tại khu vực trên nhưng các rung động địa chấn do động đất gây ra đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người dân địa phương. Khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng những trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5,0. Dù vậy, Viện Vật lý Địa cầu vẫn thường xuyên thông báo về hoạt động động đất đến chính quyền và người dân tại khu vực này. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền địa phương cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng. Cùng với đó, chính quyền các cấp địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Khi nhận được tin động đất, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải sẵn sàng sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn./.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân động đất tăng đột biến tại Kon Tum
787
Tác giả Vũ Bình Lục (bên phải) trao đổi với ông Vũ Trọng Minh, thủ nhang đền Xã Tắc thờ Trần Quốc Tảng tại Móng Cái, Quảng Ninh. Nhà báo Tùng Bách chụp. Nhà bác học thiên tài Quế Đường tiên sinh Lê Quý Đôn (1726-1784) đã viết: ‘Những việc chính sử ghi chép, dù hoàn hảo đến mấy, cũng không thể hoàn toàn tin theo được’! Ông còn nói rõ thêm, rằng ‘Kẻ đọc sách chỉ có thể căn cứ vào văn, mà không xét đến sự thực được chăng’? Ông JOSEPH BRODSKY, nhà văn Mỹ gốc Nga, Giải thưởng Nobenl Văn học năm 1987, đã phát biểu trong buổi lễ trao giải: “ĐỂ HIỂU ĐƯỢC MỘT CON NGƯỜI, MỘT DÂN TỘC CẢ NGÀN NĂM TRƯỚC, THÌ CHỈ CÓ THƠ CA MỚI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC MÀ THÔI!” Chúng tôi thấy rất tâm đắc với điều mà các bậc tiền nhân đã chiêm nghiệm và cảm nhận. Dựa trên tinh thần căn bản của những điều Lê Quý Đôn và ông JOSEPH BROODSKY đã nói, chúng tôi lấy đó làm kim chỉ nam cho công việc nghiên cứu văn hóa, văn học nước ta thời kỳ Trung đại. Kết quả rất khả quan. Những góc khuất, những khoảng mờ của lịch sử, qua thơ ca, đã ít nhiều được làm sáng tỏ. Các công trình nghiên cứu, GIẢI MÃ KHO BÁU VĂN CHƯƠNG của chúng tôi, về thơ ca Lý-Trần, về thơ ca Nguyễn Trãi (cả Hán và Nôm), của Cao Bá Quát và gần đây nhất là thơ chữ Hán Lê Quý Đôn, đã chứng minh điều đó! Riêng với trường hợp danh nhân Phạm Nhữ Dực, chúng tôi đã tạm thời dựng lên chân dung một nhà Nho cỡ lớn và một số nhân vật cùng thời, qua những bài thơ còn lại của ông, theo đó là hình bóng một giai đoạn lịch sử rất nhiều biến thiên, thăng trầm, dâu bể. Vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1360-1424) đã dã tâm sai Trương Phụ và các tướng lĩnh nhà Minh thực hiện kế hoạch triệt để tiêu diệt nền văn hóa của Đại Việt ta. Chỉ trong năm 1407, chúng đã đốt sạch, phá sạch, cướp sạch tất cả di sản văn hóa vật thể vô cùng to lớn và phong phú của dân tộc ta. Những cái còn sót lại, là do cha ông ta đã khôn khéo giấu đi, hoặc nó còn nằm rải rác đâu đó trong các sách Phật giáo ở chùa chiền. Thân thế và sự nghiệp sáng tác của nhiều tác giả, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, do vậy, cũng không được tỏ tường. Việc phục dựng lại chân dung một số nhân vật lịch sử, phải thông qua nhiều nguồn tư liệu bổ sung, đặc biệt nhất là thơ ca. Ví dụ, chân dung nhân vật Nguyễn Vận Đồng, nếu không có thơ của Phạm Nhữ Dực, thì hình ảnh nhân vật đáng kính này cũng mất tiêu theo tro tàn gió bụi. Tác phẩm của ông Nguyễn Vận Đồng, một nhà Nho lừng danh đã từng ba lần đỗ đầu trong các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình, nổi tiếng văn chương thời ấy, cũng không thấy nữa. Ông là một nhân cách lớn, một tài năng đích thực, từng làm quan trong triều ngoài trấn, chính tích và uy danh lừng lẫy. Đặc biệt là ông Nguyễn Vận Đồng từng làm Tri Phủ Tân An, một vùng đất biên cương chiến lược rộng lớn, bao gồm các tỉnh Hải Dương , Hải Phòng và Quảng Ninh ngày nay. Nhưng mà buồn thay, chẳng còn tài liệu nào ghi chép về ông Nguyễn Vận Đồng cả. Các nhà nghiên cứu biên soạn sách THƠ VĂN LÝ TRẦN của VIỆN VĂN HỌC, cũng đành phải “bó Tôi ngờ rằng, ông Nguyễn Vận Đồng đã chiến đấu chống giặc Minh xâm lược buổi đầu. Ông đã hy sinh trước thế lực giặc Minh ào ạt tấn công mạnh mẽ. Phủ đệ của ông, có thể là ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, nay là phường Hoành Bồ thuộc thanh phố Hạ Long, vùng đất An Bang chiến lược thời xưa… Vừa mới đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật thấy một số di chỉ thời Trần ở huyện Hoành Bồ, địa phương tiếp giáp với thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Ninh. Tôi ngờ rằng, những tác phẩm của quan Tri Phủ, Tam Nguyên Nguyễn Vận Đồng cũng đã bị giặc Minh đốt cháy, cùng với phủ đệ phủ Tân An thời Trần và sang cả thời nhà Hồ. Đó có thể là một lý do lịch sử cần phải được minh định. Về phủ đệ của ông Nguyễn Vận Đồng, tôi ngờ rằng, trước đây chính là phủ đệ của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (1252-1313). Câu chuyện mà Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mắng chửi con trai ông là Trần Quốc Tảng, như sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ và một số sách khác chép, có thể chỉ là một câu chuyện được dàn dựng, được “diễn” rất tinh vi, khéo léo, mang nhiều mục đích sâu rộng, trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ… Trần Quốc Tảng là một tướng tài, được Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương giao nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đó là trấn giữ vùng đất An Bang chiến lược, để sẵn sàng đối phó với giặc Nguyên Mông. Hoành Bồ có vị thể Địa- Chính trị rất quan trọng. Đặc biệt là vị thế Địa-quân sự. Nơi đây có thể trú quân, tiến thoái đều tiện lợi. Hưng Nhượng Vương lập phủ đệ ở Hoành Bồ, đồng thời là một căn cứ quân sự cực kỳ quan yếu và tất nhiên là rất hữu dụng. Đến con trai trưởng của ông là Văn Huệ Vương, Tể Tướng Trần Quang Triều (1286-1325), cũng đã từng ở đây. Thi sĩ Văn Huệ Vương còn vài ba bài thơ ghi lại cảm xúc của ông ở đây, ví như bài ĐỀ LIÊU NGUYÊN LONG TỐNG HẠO CẢNH PHIẾN (đề chiếc quạt vẽ phong cảnh do Liêu Nguyên Long tặng), CHU TRUNG ĐỘC CHƯỚC (Uống rượu một mình trong thuyền), hoặc cũng có thể là QUÁ AN LONG (Qua An Long). Rồi thì cả bài ĐỀ PHÚC THÀNH TỪ ĐƯỜNG (Đề từ đường ở Phúc Thành) nữa… Ông quan Tri Phủ Tân An là Nguyễn Vận Đồng, có thể đã từng giữ chức vụ này ở cuối đời Trần. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà trần, ông Nguyễn Vận Đồng vẫn giữ nguyên chức vụ này. Nghĩa là ông vẫn ở phủ đệ ở Hoành Bồ. Phủ đệ bị giặc Minh tấn công đốt phá. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Vận Đồng cũng tiêu tan. Không có ai chép được sự thật này, là vì đó là thời kỳ rất nhiễu loạn. Đáng tiếc thay! Cách đây khoảng mấy năm, tôi cùng đoàn nhà văn xuống Quảng Ninh đi thực tế vùng mỏ và viết văn, viết báo. Chả là cuộc đi này do báo Văn Nghê, kết hợp với Tập đoàn Than&Khoáng sản Việt Nam tổ chức. Tôi thuộc nhóm 4 nhà văn đi thực tế ở Công ty Quang Hanh. Đoàn nghỉ ở khách sạn của Công ty. Một bữa ăn chiều, chúng tôi xuống khu nhà ăn tập thể. Tình cờ, tôi thấy một khu vườn cây xanh um, rất mát mẻ, ở ngay sau khu nhà khách sạn. Thật bất ngờ! Hóa ra, đây là khu vườn rất rộng, hiện có khoảng mấy chục cây nhãn cổ thụ. Hỏi mấy người phục vụ, họ bảo, những cây nhãn ở đây đã có tuổi đời bảy tám trăm năm. Lòng tôi bỗng trào lên niềm hứng khởi. Thế thì, đích thị vườn nhãn ở đây đã có từ đời Trần (1225-1400). Tôi ngờ rằng, đây có thể là khu vườn thuộc trang trại của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư? Chả là, sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ 3 (1288), Nhân Huệ Vương vẫn ở lại đây, trấn giữ cửa biển Vân Đồn-Quan Lạn. Khi cần tướng giỏi ra trận (chinh phạt Chiêm Thành), vua Trần Minh Tông lại cần đến tài năng chỉ huy thủy quân của Nhân Huệ Vương. Minh Tông đã đích thân về đây, về cái trang trại có tên DƯỠNG CHÂN BÌNH THÔN TỬ, để mời Trần Khánh Dư lại ra giúp nước. Trần Minh Tông có bài thơ khích tướng. Bài thơ ấy có tên là DƯỠNG CHÂN BÌNH THÔN TỬ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRANG (Trang trại của Nhân Huệ Vương Dưỡng Chân Bình Thôn Tử). Bài thơ đại ý, nhà vua có vẻ “trách yêu” Nhân Huệ Vương sớm lui về vui chơi nơi bể rộng sông dài, non xanh nước biếc, cho thỏa cái chí riêng mình, mà không cùng vua lo nghĩ đến việc nước. Vua Minh Tông nói rằng ta không phải như Việt Vương Câu Tiễn, hạng người “cảnh trường điểu chuế” (cổ dài mõm nhọn) đâu. Thế nên, ông hãy vì ta mà tạm gác bỏ cái thú giang hồ, mà để đem nàng Tây Thi đi chơi Ngũ Hồ cho sướng lấy cái thân mình như Phạm Lãi đời Chiến Quốc bên Tàu. Đây là một bài thơ hay, tình ý rất sâu sắc. Chúng tôi đã bình giải kỹ bài thơ này. Quả nhiên, Văn Huệ Vương lại nhận lời làm Chủ soái, chỉ huy đạo quân thủy, vượt biển tấn công Chiêm Thành. Và chiến dịch đã thành công. Vậy khu vườn nhãn cổ thụ đây, ở cái thành phố Cẩm Phả rất nhiều vàng đen, có thể là trang trại xưa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chăng? Mấy chục năm trước, đã có một số tác phẩm văn chương nói về một bài thơ, được cho là của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Nhân Huệ Vương không biết học hành từ đâu, từ ông thầy nào. Khánh Dư là một vị tướng tài, đặc sắc nhất là chỉ huy quân thủy. Chức Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân đúng là một đặc ân hiếm có với Nhân Huệ Vương. Nhưng cái việc Khánh Dư được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tín nhiệm, ủy thác cho Khánh Dư viết lời tựa cho cuốn sách VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỀN THƯ (VẠN KIẾP BINH THƯ) của ông, thì đủ biết tài năng nghị luận về nghệ thuật quân sự của Trần Khánh Dư như thế nào rồi. Có một bài thơ được xem như của Trần Khánh Dư, viết bằng chữ Nôm, được nhà văn Nguyễn Tuân trích đưa vào tùy bút SÔNG ĐÀ của ông. Xin đưa cả bài thơ thất ngôn bát cú vào đây. Nhưng theo thiển ý của tôi, bài thơ này có lẽ do người đời sau sáng tác. Đơn giản là vì ở đời Trần, chữ Nôm còn nhiều chữ cổ rất khó đọc. BÁN THAN Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn, Hỏi rằng chi đó, gởi rằng than. Ít nhiều kiếm được đồng tiền tốt, Hơn thiệt nài chi mớ củi tàn? Ở với lửa hương cho vẹn kiếp, Thử xem sắt đá có bền gan. Nghĩ mình nhem nhuốc, toan nghề khác, Lại sợ trời kia lắm kẻ hàn. TRẦN KHÁNH DƯ Nếu nhìn toàn cảnh khu vực Đông Bắc, chúng ta có thể hình dung các vị trí đóng quân chiến lược của nhà Trần như sau: 1 Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương đóng quân ở VẠN KIẾP. Ngài là Tổng Tư Lệnh toàn quân. LỤC ĐẦU GIANG là trung tâm của Tổng Tư Lệnh, tiết chế toàn quân. Khi cần thiết, các cánh quân của các tướng Tư Lệnh vùng, sẽ hội quân về Vạn Kiếp, theo đường thủy. Thực tế lịch sử đã diễn ra như vậy. 2 Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư trấn giữ cửa biển Vân Đồn-Quan Lạn, ngăn giặc từ biển tiến vào sông Bạch Đằng. Thực tế các trận đánh do Trần Khánh Dư chỉ huy, đều diễn ra ở khu vực này. 3 Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, chỉ huy những người anh em của mình, đóng quân ở căn cứ Hoành Bồ. Nơi đây, có phủ đệ riêng của Trần Quốc Tảng. Từ đây, Hưng Nhương Vương bao quát cả vùng đất biên cương tới tận Sa Vĩ, Trà Cổ. Nhiều đình đền ở Móng Cái thờ Trần Quốc Tảng. Ngôi đền XÃ TẮC ở Móng Cái thờ Đại Vương Trần Quốc Tảng và Cao Sơn Đại Vương, tức thần Xã Tắc. Và tất nhiên, cả ngôi đền (đình) TRÀ CỔ nổi tiếng, cũng thờ Đại Vương Trần Quốc Tảng. Còn như đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng ở khu vực cửa Suốt (Cửa Ông), thành phố Cẩm Phả, chỉ được xây dựng để tưởng nhớ công lao của Hưng Nhượng Vương mà thôi! Như vậy, các căn cứ ở khu vực An Bang thời Trần, sẽ tạo thế liên hoàn chiến lược, ứng cứu, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo thành một “thiên la địa võng” hoàn hảo. Thủy binh nhà Trần sẽ phát huy hết tác dụng trong giao chiến với Nguyên Mông. Tôi trình bày bài viết này, dựa trên tác phẩm thơ ca còn lại của ông Phạm Nhữ Dực, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, liên văn bản, cùng với tư duy phân tích, kết nối, phản biện và cái nhìn văn hóa quân sự toàn cảnh, với hy vọng tái hiện phần nào đó chân dung một số nhân vật lịch sử ở một thời đoạn đất nước có rất nhiều biến động thăng trầm. Đặc biệt hơn nữa, đó chính là hành trạng còn nhiều bí ẩn của các danh sĩ Phạm Nhữ Dực và Nguyễn Vận Đồng, mà cuộc đời của họ gắn bó rất nhiều với vùng đất An Bang, tỉnh Quảng Ninh ngày nay! Đến thời Hậu Lê, vua trẻ Lê Thái Tông trưởng thành, ông ấy nắm vững quyền lực trong tay, bèn giết Lê Sát, Lê Ngân, rồi mời Nguyễn Trãi về giúp sức, dựng lại cơ đồ đã đổ nát. Thái Tông Lê Nguyên Long phục chức cho Nguyễn Trãi, giao cho Nguyễn Trãi đặc trách quản lý quân dân hai đạo miền Đông Bắc. Đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều bài thơ viết về vùng đất biên cương Đông Bắc, do chính ông quản lý. Không thể không kể đến bài thơ BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU. Thế mà ngày nay, ở Quảng Ninh không hề thấy dấu vết gì thuộc về Nguyễn Trãi, ví như một cái tên đường lớn mang tên danh nhân, người anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Trãi? Quảng Ninh cũng không thể không có DẠI LỘ ghi nhớ công ơn những danh nhân lịch sử lớn, từng gắn bó với địa phương này, như TRÚC LÂM ĐẠI SĨ TRẦN NHÂN TÔNG, VĂN HUỆ VƯƠNG TỂ TƯỚNG TRẦN QUANG TRIỀU, rồi cả nhà cách mạng giải phóng dân tộc lừng lẫy, như VŨ VĂN HIẾU chẳng hạn. Hà Nội đầu tháng 7 năm 20023
Đi tìm phủ đệ của Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng ở Quảng Ninh – Tác giả: Nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục
2,501
Bụi carbon "giống kim cương" được phát hiện bởi James Webb nhờ khả năng chụp xuyên không - thời gian - Ảnh: NASA. Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tìm ra một kho kim cương theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Xương sống của mọi sự sống trong 10 thiên hà khoảng 12,8 tỉ năm tuổi. Theo tờ Space , Kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính đã tìm ra bụi carbon giống kim cương trong các thiên hà có thể hình thành chỉ vài trăm năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ. Việc phát hiện ra bụi carbon sớm như vậy có thể làm lung lay các lý thuyết xung quanh quá trình tiến hóa hóa học của vũ trụ. Trước đây người ta tin rằng các quá trình tạo ra và phân tán các nguyên tố nặng hơn như carbon sẽ mất nhiều thời gian hơn, không thể tồn tại trong những thiên hà trẻ như thế. Phát hiện đặc biệt này đến từ cuộc khảo sát xuyên không – thời gian 10 thiên hà cổ đại. Về nguyên tắc, hình ảnh chúng ta nhìn thấy về một vật thể có độ trễ tương ứng với thời gian mà ánh sáng từ vật thể ấy chạm đến chúng ta. Bằng cách nhìn xa vào nơi cách hàng tỉ năm ánh sáng, James Webb đã đem về hình ảnh của quá khứ 12,8 tỉ năm trước, khi các thiên hà này còn rất trẻ và trong một vũ trụ cũng còn rất trẻ. Bụi carbon mà họ nhìn thấy thậm chí đã phát triển thành phân tử hydrocarbon thơm (PAH), điều dường như không thể tin nổi vào thời điểm gần 13 tỉ năm trước. Như nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh, vũ trụ sau Big Bang vốn rất đơn điệu, chủ yếu chỉ làm từ hydro và heli. Theo các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, các nguyên tố nặng hơn chỉ được tổng hợp sau đó, nhờ hàng triệu thế hệ sao. Hạt nhân của mỗi ngôi sao chính là lò phản ứng tạo nên những nguyên tố nặng hơn, để rồi bổ sung các nguyên tố đó vào vũ trụ khi chúng chết đi và phát nổ. Theo tiến sĩ Joris Witstok từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nhóm nghiên cứu đã xác định được PAH nhờ dữ liệu James Webb này, có thể chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến các vật thể và sự kiện vật lý chưa từng biết khác có thể tạo ra các hạt carbon PAH kỳ lạ này. Carbon cũng chính là “xương sống của mọi dạng sự sống” có thể phát sinh trong 10 thiên hà đó, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh. Điều này đồng nghĩa với lời gợi ý rằng sự sống sơ khai có thể đã bắt đầu hoài thai trong vũ trụ lâu hơn nhiều so với chúng ta đã nghĩ; và sự sống Trái đất hãy còn rất non trẻ so với sự sống ở các hành tinh ngoài thiên hà .
Kho kim cương 12,8 tỉ năm tuổi tiết lộ sốc về sự sống ngoài Trái đất
511
Nhà văn Nguyễn Trần Thiết qua đời ngày 20/7. Nhà văn Nguyễn Trần Thiết, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ‘Ông tướng tình báo và hai bà vợ’ từng được chuyển thể thành phim vừa ra đi ở tuổi 95. Trên trang cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết: “Đến tận khi chị Thanh, con gái nhà văn Nguyễn Trần Thiết gọi cho tôi thông báo người cha kính yêu đã ra đi ở tuổi 95 thì tôi vẫn tin rằng: ông chỉ mới vừa rời bàn viết của mình. Nhà văn Nguyễn Trần Thiết là người tôi nghĩ chỉ có 2 hành động chính trong suốt cuộc đời mình: MỘT: Ngước mắt lên để nhìn cuộc sống. HAI: Cúi xuống để viết. Ông đã xuất bản ngót 100 cuốn sách cùng biết bao bài báo và những văn bản khác”. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trần Thiết. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định nhà văn Nguyễn Trần Thiết không chỉ là một nhà văn mà còn là một người chép sử. “Trong văn của ông chứa đựng sự thật nhiều sự kiện quan trọng của đất nước mà ông tham dự và nhiều nhân vật đặc biệt của lịch sử mà ông tiếp xúc. Ông đã ra đi, tựa như một người tạm ngừng viết, khép cửa và đi thăm bạn bè. Ông sẽ quay lại với căn phòng và bàn viết của mình không ở kiếp này chắc chắn sẽ ở kiếp sau. Xin cúi đầu tiễn biệt ông”. Nhà văn Nguyễn Trần Thiết sinh năm 1929 tại Thanh Hóa . Ông là sĩ quan quân đội từ năm 1949 cho đến khi về hưu vào năm 1989. Trong sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Nguyễn Trần Thiết cho ra đời gần 100 tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết lịch sử Dương Văn Minh – Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn và Ông tướng tình báo và hai bà vợ được đạo diễn NSƯT Bùi Cường dựng thành phim, đoạt Huy chương Vàng trong Liên hoan phim truyền hình toàn quốc. Cảnh trong phim ‘Vị tướng tình báo và hai bà vợ’.
Tác giả ‘Ông tướng tình báo và hai bà vợ’ qua đời
363
Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của thời kỳ hiện đại. Từ chặng đường đầu tiên mới bước vào làng thơ cho đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, trái tim chị luôn cồn lên với những khát vọng yêu thương không ngừng nghỉ. Những người thân thiết với Xuân Quỳnh đều biết chị có thói quen diễn tả sự việc và tâm trạng mình qua thơ rất chính xác, đúng đến từng chi tiết nhỏ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh gắn với những con người trong những hoàn cảnh cụ thể. Chị đã nghĩ bằng thơ, sống bằng thơ, dùng thơ để tự hiểu mình và cũng giúp mọi người hiểu mình. Những dòng thơ như biết chia sẻ với chị cả những niềm vui sướng cực độ, lẫn những đau đớn đến xé ruột xé lòng. Thơ Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống. Năm cuối đời, Xuân Quỳnh bị đau tim nặng. Người đã từng nhiều lần đem trái tim mình ra để đánh đổi những câu thơ “ Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực/ Giây phút nào tim chẳng đập vì anh “; “ Em trở về đúng nghĩa trái tim em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có “, lại bị chính căn bệnh này hành hạ. Tháng 3/1988 chị đi làm giám khảo cho Liên hoan phim ở Đà Nẵng rồi vào TP Hồ Chí Minh thăm chị gái . Về Hà Nội , sức khoẻ Xuân Quỳnh giảm sút rất nhanh. Mỗi khi lên căn phòng riêng trên tầng 3 chị phải dừng lại để thở và nghỉ nhiều lần. Trước đây, Xuân Quỳnh vốn là người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Hôm đến khám bệnh, bác sĩ bắt phải nằm viện ngay. Đây là những tháng ngày chị rất buồn và nặng nề. Trái tim chị vừa có nỗi đau bệnh lý vừa có nỗi đau tâm lý. Những lần vào thăm trong bệnh viện, tôi thấy chị thật khác lạ trong bộ quần áo bệnh nhân rộng thùng thình. Đôi mắt đen sâu thẳm trên khuôn mặt xinh đẹp, duyên dáng và nụ cười tươi tắn thường che hết mọi buồn lo, giờ đây cũng trở nên nhợt nhạt. Lúc này, nỗi ám ảnh lớn nhất đối với Xuân Quỳnh là thấy mình trở nên vô dụng. Cảm giác cô đơn lúc nào cũng đè nặng trong lòng. Với tâm trạng ấy, chị viết bài “Thời gian trắng”, với những câu thơ thật nhói lòng: Bình sinh cả Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh hay nói về sự sống và cái chết, về tử sinh, trong sáng tác cũng như trong đời thường. Đọc lại những bài thơ của hai thi sĩ, đây đó đều có thấp thoáng những câu về ý tưởng này, ngay cả lúc tâm hồn đang ngân lên tiếng hát. Đây là một nét riêng, khá đặc biệt. Trong bài “Thời gian trắng”, có tới bốn năm lần chị dùng cái từ “quá khứ”. Ngay khi mở đầu chị đã viết: “Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ – Những vui buồn khao khát đã từng qua…”. Nhìn gương mặt tái xanh với nhịp thở nặng nề, đôi mắt luôn ngấn nước, tôi cảm thấy trạng thái quá sức mà con tim chị đang gánh chịu. Nó như phải chới với vươn về cái đích rất khó nắm bắt. Phải vật lộn với số phận, với cuộc sống, với tình yêu, hạnh phúc. Người phụ nữ thông minh và nhạy cảm như Xuân Quỳnh đã ý thức rất rõ những gì sẽ đến với mình. Chị đau buồn và khắc khoải trong sự cảm nhận về những linh cảm mơ hồ nào đó. Không gian, thời gian trong bệnh viện như một cõi lưu đày, cắt đứt chị với thế giới bên ngoài, với những gì thân yêu nhất; “ Quá khứ em không chỉ ngày xưa/ Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ “. Một buổi chiều tôi vào thăm Xuân Quỳnh trong bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô nơi chị đang nằm điều trị dài ngày bệnh tim của mình. Chị đang ngồi thở bên cạnh bình ô xy. Nhìn thấy tôi, chị đứng dậy và rủ ra ghế đá ngoài sân ngồi cho thoáng. Sau vài câu chuyện gia đình, chị đưa tôi đọc bài thơ Lưu Quang Vũ viết tặng chị trong chuyến công tác xa Hà Nội. Bài thơ viết vội trên trang giấy xé ra từ cuốn sổ ghi chép công việc của anh, có đầu đề rất giản dị: “Thư viết cho Quỳnh trên máy bay”. Lưu Quang Vũ viết bài thơ trên chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Bài thơ dài viết ngày 7/6/1988. Anh đã gửi vào đấy biết bao nỗi niềm. Sự cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu nặng và cả những lời “tự thú” thật chân thành, sâu xa ý tưởng của một đời người… đọc mà lòng cứ rưng rưng, nghẹn ngào: “ Có phải vì 15 năm yêu anh/ Trái tim em đã mệt?/ Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh/ Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh …”. Xuân Quỳnh đọc những câu thơ với một niềm hạnh phúc rạng ngời không che giấu. Đôi mắt đen, sâu thẳm của chị sáng lấp lánh. Những lời thơ chứa chan tình cảm như một liều thuốc quý giúp cho chị chóng khỏe ra viện. Và cũng chính từ bài thơ ấy, trong những ngày nằm viện Xuân Quỳnh đã làm bài thơ cuối cùng của mình. Lúc đó chị đâu có biết, mọi người cũng đâu có biết đó là những lời trăng trối của thi nhân. Khi tai nạn chết người xảy ra mọi người mới hay. Nhiều anh chị em văn nghệ sĩ và rất nhiều người bình thường khác nữa đã chép lại chuyền tay nhau. Trong buổi tang lễ tiễn đưa vợ chồng anh chị và cháu Quỳnh Thơ, nhà văn Vũ Tú Nam đã trân trọng đọc toàn bộ bài thơ cuối cùng của Xuân Quỳnh trong niềm xót xa thương nhớ một tài năng, một con người đã dâng hiến tất cả những gì tốt đẹp nhất cho đời trong cuộc sống ngắn ngủi đầy gian truân của mình. Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu không bao giờ vơi cạn. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, chị đã đi một cách trọn vẹn trên con đường lớn của thơ ca. Con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời. Hàng mấy chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ bạn đọc và nó sẽ còn song hành cùng với những thế hệ mai sau. THỜI GIAN TRẮNG Cửa bệnh viện, ngoài kia là quá khứ Những vui buồn khao khát đã từng qua Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ Con đường gạch ao bèo hoa tím ngắt Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát Những mùa hè chân đất, tóc râu ngô Quá khứ em không chỉ ngày xưa Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ Quá khứ của em ngoài cánh cửa Gương mặt anh, gương mặt các con yêu… Em ở đây không sớm không chiều Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng Trái tim buồn sau lần áo mỏng Từng đập vì anh vì những trang thơ Trái tim nay mỗi phút mỗi giờ Chỉ có đập cho mình em đau đớn Trái tim này chẳng còn có ích Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết Ngày với đêm có phân biệt gì đâu Gương mặt người nhợt nhạt như nhau Và quần áo một màu xanh ố cũ Người ta khuyên “lúc này đừng suy nghĩ Mà cũng đừng xúc động, lo âu” Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu Dường trong suốt một màu vô tận trắng Muốn gánh đỡ cho em phần mệt nhọc Tới thăm em, rồi anh lại ra đi Đôi mắt lo âu, lời âu yếm sẻ chia Lúc anh đến, anh đi thành quá khứ Anh thuộc về những người ngoài cánh cửa Của con đường, trang viết, câu thơ Mùa vải thiều lại tới mùa dưa Mùa hoa phượng chắc rơi hồng mái phố Đường cuốn bụi bờ đê tràn ngập gió Những phố phường lầm lụi với lo toan. Dù cùng một thời gian, cùng một không gian Ngoài cánh cửa với em là quá khứ Còn hiện tại của em là nỗi nhớ Thời gian ơi sao không đổi sắc màu. Đây là bài thơ cuối cùng của Xuân Quỳnh, được viết vào tháng 6/1988.
Xuân Quỳnh và bài thơ cuối cùng – Tác giả: Lưu Khánh Thơ
1,450
Nhà thơ Thâm Tâm (1917 - 1950). Thâm Tâm sinh ra để làm nghệ sĩ. Văn chương chọn anh, chứ không phải anh chọn văn chương. Vâng, văn chương đã chọn Thâm Tâm để cất cánh trở thành thơ ca và truyện ngắn, trong đó có những vần thơ bất hủ, và nhiều áng văn xuôi đẹp đẽ. Có một cách hình dung về đội ngũ những người sáng tạo văn học, căn cứ vào mức độ gắn bó với nghề, có thể chia làm hai loại: Một, những người nếu không viết vẫn sống được, họ có thể bỏ bút đi làm nghề khác; và hai, những người nếu không viết thì không thể sống nổi, hiểu theo nghĩa cụ thể, vật chất, và cả với nghĩa tinh thần của nó. Không sống nổi bởi vì, nếu không viết văn thì họ chẳng biết làm gì, họ không có cái khả năng mưu sinh bằng những nghề khác, họ không thạo đi giữa cuộc đời. Không sống nổi bởi vì cái đam mê văn chương như là định mệnh, nó cứ ám ảnh suốt đời. Nhà văn Thâm Tâm thuộc trường hợp thứ hai, nghĩa là Thâm Tâm sinh ra để làm nghệ sĩ. Gia cảnh Thâm Tâm rất cơ hàn, túng quẫn. Từ Hải Dương lên Hà Nội (1938), kéo theo cả nhà gồm: cha mẹ già, hai người chị cùng bốn đứa em còn nhỏ và người vợ, có đến cả chục miệng ăn. Ngần ấy người dồn ép vào sống trong một căn nhà thuê rộng khoảng chừng hai chục mét vuông. Thâm Tâm nhận việc đóng sách cho Nhà in Mai Lĩnh rồi mang về cho cả gia đình làm, còn riêng mình thì đi vẽ tranh minh họa cho các báo, làm thơ, viết truyện, viết kịch, viết tạp văn… gửi đăng các báo vừa để sinh nhai, vừa thỏa cái mộng văn chương hằng ấp ủ. Nhà văn Vũ Bằng kể lại: Khi đương giữ chân thư ký tòa soạn cho tờ Tiểu thuyết Thứ Bảy quãng năm 1941- 1943, ông thấy gia cảnh bạn mình túng thiếu, nên thường ưu tiên cho đăng của Thâm Tâm hai bài trong một số (hoặc một truyện, một thơ; hoặc một truyện, một kịch với hai bút danh: Thâm Tâm và Tuấn Trình) để bạn mình có chút đỉnh nhuận bút. Bây giờ nếu ai có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với tờ Tiểu thuyết Thứ Bảy vào quãng thời gian này sẽ thấy liên tục trên các số báo có tác phẩm của Thâm Tâm với hai bút danh như vậy. Ngoài ra ông còn viết cho Truyền bá, Phổ thông bán nguyệt san (cũng của nhà Tân Dân), Tiểu thuyết Thứ Năm của Lê Tràng Kiều (chủ bút) và một số báo khác. Tính sơ bộ trong tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được, ông có hàng chục bài thơ, trên 80 truyện ngắn truyện dài, hơn chục vở kịch, một số tạp văn… ra đời trong quãng thời gian này. Có thể khẳng định rằng cái động cơ thôi thúc Thâm Tâm viết được nhiều như vậy chủ yếu thuộc về lý do mưu sinh, viết văn để kiếm sống, để phụ giúp vào một gia đình mà lúc nào cũng có nguy cơ đứt bữa. Có thể ai đó sẽ cho rằng cách giải thích này không được “thơ” cho lắm, nhưng quả thật như thế! Mà chẳng cứ gì Thâm Tâm. Nhiều nhà văn nhà thơ ưu tú của chúng ta thời đó vướng vào nghiệp văn chương, cũng đã từng lận đận mưu sinh bằng ngòi bút. Tuy nhiên, ở những nhà văn có tài, trong số các văn phẩm ít nhiều chạy theo số lượng ấy vẫn có những tác phẩm đỉnh cao như thường. Vâng, phải có tài, người có tài thì ngay cả khi viết trong một điều kiện ngặt nghèo nhất, hoặc viết chạy theo một mục đích sát sườn nhất thì các trang viết vẫn cứ lấp lánh. “Tống biệt hành” của Thâm Tâm là một thi phẩm thuộc vào hàng đỉnh cao sáng giá như vậy. Xin kể lại một kỷ niệm thời còn học đại học vào quãng những năm sau ngày giải phóng miền Nam 1975, lúc bấy giờ hầu hết Thơ Mới đang bị định kiến, bị hiểu lầm. Cho nên trong giới sinh viên, ai biết được bài nào liền thì thụt đọc hoặc chép cho nhau, vì thế nên có tình trạng tam sao thất bản. Riêng với bài “Tống biệt hành”, lứa sinh viên bọn tôi chỉ biết có bốn câu đầu. Vì là thể hành, nên đoán chắc bài thơ sẽ còn dài nữa, nhưng chẳng mấy ai biết phần tiếp theo là như thế nào, mà hỏi thầy thì không dám. Thôi thì đành ngâm nga bốn câu thơ đầu: “Đưa người, ta không đưa qua sông/ Sao có tiếng sóng ở trong lòng?/ Bóng chiều không thắm không vàng vọt/ Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”. Phải thừa nhận rằng bốn câu mở đầu này có một sức quyến rũ mê người. Và hầu hết trong số chúng tôi đều coi mấy câu thơ ấy viết về tình yêu, viết về cuộc tiễn biệt của đôi trai gái yêu nhau nào đó. Sau này, khi tư liệu về Thơ Mới được công bố công khai, rộng rãi, mới biết rằng không phải như thế. Hóa ra bài thơ là câu chuyện và tâm sự của hai người đàn ông tráng chí nặng tình tiễn biệt nhau, một ở lại một lên đường vì chí lớn. Thậm chí lại có tư liệu cho biết nhà thơ Thâm Tâm viết tặng cho một người bạn hoạt động bí mật trong tổ chức cách mạng nhân lần tiễn bạn đi chiến khu chiến đấu. Tuy nhiên, không vì thế mà ý nghĩa bài thơ bị bó hẹp vào một cách giải thích cụ thể nào, hoặc vẻ đẹp của nó bị suy giảm. Với bài thơ bất hủ này, nhà văn Vũ Bằng, một người bạn đàn anh của Thâm Tâm đã tặng Thâm Tâm một thi hiệu nghe lạ lạ và thú vị: “Nhà phù thủy hô sóng vào lòng và gọi hoàng hôn lên mắt”. Nhưng nếu chỉ nói như thế không thôi, thì Thâm Tâm không đi xa hơn là mấy so với các nhà thơ trung đại. Cái điều làm cho Thâm Tâm trở thành điệu hồn Thơ Mới, “Tống biệt hành” trở thành thi phẩm Thơ Mới là ở chỗ: Nhà thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc và thành thực đến cảm động cái mối giằng xé giữa con người tráng chí (con người tỏ mình trước cuộc đời) với con người tình nghĩa (con người vừa mang bổn phận hiếu đễ với gia đình, vừa thuận theo cái tình cảm tự nhiên mà ai cũng có với người thân, với bạn bè). Mối giằng xé này đã làm vọt ra những câu thơ đứng vào hàng tuyệt bút. Hãy thử lắng nghe niềm day dứt, nỗi xót thương của một người nặng tình biết bao nhiêu, tưởng như những giọt nước mắt cố nén nay chực vỡ òa: “Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!/ Mẹ thà coi như chiếc lá bay/ Chị thà coi như là hạt bụi/ Em thà coi như hơi rượu say”. Bài thơ đã chạm vào nỗi lòng muôn thuở của kiếp người, thứ tấm lòng thuộc về nhân loại. Chính vì thế, bài thơ đã đi vào bất tử. Không có cái tôi Thơ Mới, các nhà thơ của chúng ta làm sao có thể đập vỡ được cái vỏ ước lệ thuộc về cái ta trung đại để bước vào cái tôi nhân văn phổ quát. Hà Nội có phố mang tên nhà thơ Thâm Tâm Chiều 4/7, tại kỳ họp thứ mười hai, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Theo đó, phố Thâm Tâm được đặt ở quận Cầu Giấy, cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Trung Kính đối diện số nhà 89, cạnh Trường THCS Trung Hòa đến ngã ba giao cắt tại tổ dân phố 22 – phường Yên Hòa (cạnh trạm biến áp Trung Hòa 31). Thơ ca cũng như văn xuôi của Thâm Tâm có khá nhiều tác phẩm trình bày hình ảnh người ra đi. Tất cả những điều đó nói với chúng ta rằng Thâm Tâm thuộc trong số không nhiều các nhà văn có khí cốt mạnh mẽ lúc bấy giờ. Họ không thích kêu rên, than khóc. Cũng không muốn chết chìm vào trong những khoái thú cá nhân. Họ muốn đổi thay, muốn lên đường. Dòng huyết mạch chảy mạnh mẽ trong cơ thể họ. Quả tim trẻ tuổi đang đập rộn trong lồng ngực họ. Thơ của Thâm Tâm, Trần Huyền Trân có cái ngang tàng, khỏe khoắn, dám đi “ngược gió” giữa đời. Sự thực là sầu hận và chí lớn đã tạo nên cái “chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại” trong “Tống biệt hành” như Hoài Thanh đã từng cảm nhận: Tôi nghĩ rằng nếu nói lúc viết “Tống biệt hành” (1940-1941) Thâm Tâm đã đứng vào hàng ngũ hoạt động cách mạng thì e hơi sớm, nhưng bảo là Thâm Tâm đã cảm nhận được không khí sục sôi đang diễn ra từng ngày từng giờ của thời đại do những người Cách mạng khởi xướng, lãnh đạo và đồng tình với nó thì chắc chắn là đã có. Cho nên, như một tất yếu, sau Cách mạng Tháng Tám, Thâm Tâm sớm đi theo kháng chiến, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng . Ông là thư ký Tòa soạn báo Vệ quốc quân (tiền thân của báo Quân đội nhân dân ngày nay) có trụ sở đóng tại vùng căn cứ kháng chiến thuộc tỉnh Cao Bằng . Theo các tài liệu trong hồi ức của bạn bè đồng chí, Thâm Tâm là một người làm báo tận tụy, rất có trách nhiệm trước công việc, trước bạn đọc. Chỉ một cái địa danh in sai trên bản in thử mà ông đã băng rừng gần chục cây số để sửa. Ông mất vì bệnh sốt rét rừng. Cũng là do làm việc quá sức, ăn uống kham khổ, lại khí hậu khắc nghiệt mà ra cả. Đồng đội ông kể lại rằng khi phát hiện ra Thâm Tâm bị ốm thì đã vội cáng nhà thơ về trạm xá của đơn vị cách chừng một ngày đường đi bộ để điều trị, tiếc thay trên đường nhà thơ đã lặng lẽ ra đi, không kịp trăng trối điều gì. Lúc ấy vào rạng sáng một ngày thu sương trên núi rừng Việt Bắc – 18/8/1950. Cuộc tống biệt này không có ngày đoàn tụ. Mỗi khi nhớ về ông, bỗng lại có sương khói hoàng hôn và những gợn sóng lòng ba động.
Thâm Tâm – Một thời và mãi mãi – Tác giả: PGS.TS Văn Giá
1,843
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp báo về những chính sách mới của LHQ tại New York, Mỹ, ngày 20/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN. Ngày 20/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi ‘nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và toàn diện’ về việc cải cách các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, đồng thời nhấn mạnh ‘những hạn chế’ đối với hiệu quả của các hoạt động này. Trình bày tóm tắt chính sách mới đây nhất của ông với tiêu đề “Chương trình nghị sự mới vì hòa bình”, Tổng Thư ký Guterres khẳng định vai trò của các phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ đã giúp “cứu sống hàng triệu người” và duy trì các lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, ông nêu rõ “những xung đột kéo dài chưa được giải quyết, do các yếu tố phức tạp trong nước, các yếu tố địa chính trị và xuyên quốc gia”, cũng như “nguồn lực không tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ” dẫn tới những hạn chế đối với hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình. Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh: “Các hoạt động gìn giữ hòa bình không thể thành công khi không có hòa bình để gìn giữ. Các phái bộ LHQ cũng không thể đạt được mục tiêu nếu không có những chỉ thị rõ ràng và thực tế từ Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, tập trung vào các giải pháp chính trị”. Theo đó, ông kêu gọi “nhìn lại một cách nghiêm túc và toàn diện về tương lai các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, hướng tới các mô hình linh hoạt, dễ thích nghi với các chiến lược rút phái bộ phù hợp”. Phát biểu của Tổng thư ký Guterres được đưa ra trong bối cảnh HĐBA vài tuần trước đó đã kết thúc sứ mệnh của Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA) kéo dài hàng thập kỷ. Động thái này diễn ra sau khi chính quyền quân sự ở Mali bất ngờ yêu cầu MINUSMA rút khỏi nước này, với lý do phái bộ không đáp ứng được những thách thức an ninh liên quan các nhóm khủng bố. Tổng Thư ký Guterres lưu ý rằng các phái bộ gìn giữ hòa bình không phải là lực lượng chống khủng bố và bị giới hạn trong mức độ can dự vào các cuộc xung đột. Ông nêu rõ “các cuộc xung đột phân mảnh” liên quan đến “các nhóm vũ trang phi nhà nước, băng nhóm tội phạm, khủng bố và những phần tử cơ hội” đã làm tăng nhu cầu đối với “các hoạt động đa quốc gia thực thi hòa bình, chống khủng bố và chống nổi dậy”. Trong đó, châu Phi là lục địa có nhu cầu lớn nhất đối với “các phái bộ thực thi hòa bình thế hệ mới” này. Ngoài vấn đề cải cách các hoạt động gìn giữ hòa bình, trong “Chương trình nghị sự mới vì hòa bình”, Tổng thư ký LHQ cũng nêu ra các ưu tiên khác bao gồm: các biện pháp để tăng phòng ngừa ở cấp độ toàn cầu, thông qua giải quyết các rủi ro chiến lược và sự chia rẽ địa chính trị; tầm nhìn về ngăn chặn xung đột và bạo lực cũng như duy trì hòa bình, với các đề xuất về mô hình giải quyết mọi hình thức bạo lực và ưu tiên các mối liên quan giữa phát triển bền vững, hành động khí hậu và hòa bình; ngăn chặn “vũ khí hóa” các lĩnh vực và công nghệ mới nổi, đồng thời thúc đẩy đổi mới có trách nhiệm; cải thiện bộ máy an ninh tập thể để khôi phục tính hợp pháp và hiệu quả của hệ thống này. Chương trình trên là một phần trong loạt đề xuất mà Tổng Thư ký Guterres đưa ra trước “Hội nghị thượng đỉnh về tương lai” của LHQ dự kiến diễn ra vào năm tới.
Tổng Thư ký LHQ thúc đẩy cải cách các hoạt động gìn giữ hòa bình
682
Do ảnh hưởng của El Nino, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, “El Nino” là từ được dùng để chỉ hiện tượng nhiệt độ nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương (đặc trưng bởi khu vực Nino3.4 cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5 độ C trở lên, thường kéo dài 8-12 tháng, với tần suất lặp lại khoảng 3-4 năm 1 lần. Căn cứ trên bộ số liệu quan trắc nhiệt độ nước biển dọc theo vùng xích đạo ở phía đông và vùng trung tâm Thái Bình Dương, hiện tượng El Nino đã chính thức xuất hiện. Thông tin này cũng được cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) xác nhận ngày 8/6/2023 khi nhiệt độ nước biển đo được đã cao hơn so với trung bình khí hậu 0,5 độ C, ngưỡng để xác lập trạng thái El Nino. Những cơn bão dị thường sẽ xuất hiện vào giữa mùa mưa bão. Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dự báo hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục phát triển từ tháng 6 cho tới hết năm 2023 và duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 80-90%. Thời gian đỉnh điểm của El Nino có thể xảy ra trong mùa 3 tháng từ tháng 11/2023 đến tháng 01/2024 với xác suất El Nino có cường độ mạnh. Chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực Nino3.4 > 1,5 độ C vào khoảng 56% và xác suất El Nino đạt cường độ trung bình (Chuẩn sai nhiệt độ tại khu vực Nino3.4 > 1,0 độ C) vào khoảng 84%. Như vậy, nhiều khả năng El Nino sẽ xảy ra với cường độ từ trung bình đến mạnh. Cơ quan khí tượng cảnh báo, tác động chung của hiện tượng El Nino đến Việt Nam. Nghiên cứu trước đây cho thấy sự xuất hiện của hiện tượng El Nino có thể ảnh hưởng tới điều kiện thời tiết, khí hậu ở Việt Nam. Trong điều kiện El Nino, ở hầu hết các vùng trong cả nước , nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường; nắng nóng có thể nhiều hơn và gay gắt hơn; khả năng xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo. Điều đáng lưu ý là El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25 đến 50%; Vì thế nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ , hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023, đề phòng tình trạng ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Ví dụ dễ hình dung nhất về tác động của El Nino đã gây ra các đợt hạn mặn kỷ lục vào năm 2015/2016 và 2019/2020. Dự báo El Nino sẽ gia tăng dần về cường độ vào các tháng mùa đông năm 2023-2024. Dựa trên một số thống kê khí hậu, vào thời kì chịu tác động của El Nino khu vực Việt Nam có một số biến động đáng lưu ý. Theo thống kê trung bình mỗi năm có 5-7 xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) bao gồm bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Trong những năm El Nino trung bình mỗi tháng có 0,42 cơn, ít hơn TBNN khoảng 28%. Ngoài ra, trong điều kiện El Nino, xoáy thuận nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9). Trong những năm El Nino số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường. Số đợt front lạnh, đặc trưng của các đợt không khí lạnh, qua Hà Nội của các tháng trong năm chỉ bằng 70%. Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh ở Việt Nam sớm hơn bình thường. Trong điều kiện El Nino nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc. Trong điều kiện có ảnh hưởng củ a hiện tượng El Nino, nhất là các đợt El Nino mạnh có thể gây ra nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở nhiều nơi. Trong điều kiện El Nino thường gây thiếu hụt lượng mưa trong hầu hết các vùng trong cả nước, phổ biến từ 25 đến 50% (rõ rệt nhất là Bắc Trung Bộ). Đáng chú ý là, một số đợt El Nino đã cho những kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24h và số tháng liên tục hụt mưa ở một số nơi, cho thấy El Nino làm tăng tính biến động của mưa ở Việt Nam, điển hình như: Năm 2015 xảy ra El Nino nhưng tại Quảng Ninh đã xuất hiện mưa lớn lịch sử vào cuối tháng 7. Năm El Nino 2002, mưa lớn vẫn xuất hiện và gây lũ lớn trên các khu vực, cụ thể: lũ lớn trên báo động 3 vào tháng 7 đầu tháng 8 trên sông Hồng thái bình; Lũ lớn trung bộ cuối tháng 9 trong đó có xuất hiện lũ lịch sử xuất hiện thượng nguồn sông Cả (Hà Tĩnh); Nam Bộ đã xuất hiện lũ lớn kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long. Hay là năm 2009, xuất hiện cơn bão số 9 (Ketsana) đi vào địa phận các tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngãi cũng gây ra đợt lũ lớn, lũ lịch sử vào cuối tháng 9 năm 2009. Đỉnh lũ năm 2009, tại các sông chính từ Quảng Bình đến Phú Yên đều vượt báo động 3. Ngập lụt nghiêm trọng từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và Kon Tum.
Những cơn bão dị thường về cường độ và quỹ đạo sẽ tập trung vào giữa mùa
1,075
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã giao cho Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức triển lãm Tranh lụa Việt Nam tại Pháp. Triển lãm sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Paris – Pháp, trưng bày khoảng 30-50 bức tranh lụa của các họa sĩ hiện đại Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác về các hoạt động văn hóa – nghệ thuật giữa hai quốc gia. Những tác phẩm tranh lụa có chủ đề về con người, thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam được thế giới đánh giá cao .(Ảnh: TƯ LIỆU). Triển lãm cũng là cơ hội giúp cộng đồng người Việt Nam tại Pháp , người Pháp và những người yêu mến Việt Nam hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng chỉ đạo cần chú trọng, tăng cường công tác tuyên truyền trước, trong và sau triển lãm.
Quảng bá tranh lụa Việt Nam tại Pháp
204
Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA (JWST) đã phát hiện vụ va chạm giữa hai ngôi sao neutron, với cường độ dữ dội đến mức có thể tạo ra vàng. Theo đó, những vụ nổ vũ trụ hiếm gặp này được gọi là kilonova và mạnh đến mức có thể tạo ra vàng, bạch kim và uranium trong vũ trụ. Nếu được xác nhận, phát hiện này sẽ đánh dấu lần đầu tiên kính viễn vọng JWST phát hiện ra vụ nổ kiểu này. Một kilonova xảy ra khi hai ngôi sao neutron, vốn là tàn tích còn lại khi những ngôi sao siêu lớn bị sụp đổ ở cuối vòng đời, bị hút lại gần nhau dưới tác động của lực hấp dẫn trước khi va chạm với nhau. Cú va chạm tạo ra một vụ nổ mạnh gọi là vụ nổ tia gamma, nối tiếp sau đó một làn sóng năng lượng tia cực tím, tia hồng ngoại và tia X phát ra khắp vũ trụ. Hình minh họa về kilonova, khi 2 ngôi sao neutron va chạm với nhau. Sao neutron là sao đặc với khối lượng khoảng 1,5 tới 2 lần khối lượng mặt trời nhưng cô đặc ở bề rộng khoảng 10km. Năng lượng do vụ nổ giải phóng có thể được phát hiện bởi các cảm biến từ xa trên Trái đất và trong không gian. Vụ nổ đặc biệt này, được gọi là GRB 230307A, lần đầu tiên được phát hiện bởi Kính viễn có khả năng phát hiện tia Gamma của NASA vào ngày 7 tháng 3 năm 2023, theo Tuy nhiên, đây cũng là lần đầu tiên các nhà thiên văn học phát hiện ra dấu hiệu của vụ nổ tia gamma nhờ khả năng quan sát ở sóng hồng ngoại của JWST, cho phép họ lần theo tín hiệu trở lại nơi xuất phát của vụ nổ. Họ cũng phát hiện ra bằng chứng về các nguyên tố nặng được giải phóng bởi vụ nổ, cho thấy đó là một kilonova. Hầu như mọi nguyên tố trong vũ trụ đều được tạo ra trong một ngôi sao. Đó là bởi vì Big Bang – vụ nổ lớn tạo ra vũ trụ chỉ tạo ra helium, hydro và lithium. Các nguyên tố phức tạp hơn như carbon và oxy phải được tạo ra bởi các phản ứng nhiệt hạch hàng triệu độ do các ngôi sao tạo ra (vì vậy cơ thể con người được tạo thành từ vật chất của sao). Tuy nhiên, các nguyên tố nặng như vàng và uranium được tạo ra trong những điều kiện hết sức khắc nghiệt và mãnh liệt. Chẳng hạn, chúng chỉ được sinh ra trong những trường hợp rất hiếm gặp, như khi hai ngôi sao neutron va chạm với nhau. Trong trường hợp cụ thể này, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu vết của nguyên tố nặng Tellurium, cũng như sự hình thành nguyên tố hóa học lanthanide, theo Tham khảo Yahoo
2 ngôi sao va chạm nhau dữ dội đến mức tạo ra vàng
495
Dạo phố sách, thăm các gian trưng bày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anwar Ibrahim cùng hai Phu nhân tỏ rõ thích thú khi được trải nghiệm không gian đọc ngoài trời hiếm có này. Thủ tướng Phạm Minh Chính mua sách tặng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN). Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam, trưa 21/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã mời Thủ tướng Anwar Ibrahim và Phu nhân cùng thăm phố sách Hà Nội và thưởng thức hương vị cà phê Việt Nam. Phố sách là con phố đẹp gần Hồ Gươm, nối hai phố Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, có không gian yên bình, mát mẻ – nơi kinh doanh, trưng bày hàng trăm ngàn cuốn sách về nhiều lĩnh vực khác nhau. Dạo phố sách, thăm các gian trưng bày của các nhà xuất bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anwar Ibrahim cùng hai Phu nhân tỏ rõ thích thú khi được trải nghiệm không gian đọc ngoài trời hiếm có này. Ngoài các gian hàng sách, nơi đây còn có không gian để giao lưu, giới thiệu sách; trạm tra cứu thông tin điện tử công cộng-sách điện tử, có wifi miễn phí, quầy bán đồ lưu niệm, hoa tươi và nhiều cây xanh, tiểu cảnh… Ngoài dạo phố sách, thăm các gian hàng, hai Thủ tướng cũng giao lưu thân thiện với độc giả. Cùng xem sách, bên ly càphê Arabica và Robusta kết tinh từ đất, nước, nắng, gió và được chăm sóc bởi bàn tay của người dân vùng đất Cầu Đất, tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu với Thủ tướng Malaysia về truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học và văn hóa đọc Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam rất coi trọng và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc trong toàn xã hội. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam; đồng thời ban hành đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.” Ở Việt Nam hiện nay, không chỉ ở các cơ quan, trường học, mà từ làng quê đến phố lớn đâu đâu cũng có thư viện, phục vụ người đọc. Văn hóa đọc trở thành công cụ đắc lực để mở mang tri thức, giáo dục đạo đức, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung. Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu và tặng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuốn sách “Tình cảm của nhân dân thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng . Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thăm Việt Nam. Mặc dù với lịch hoạt động dày đặc, song hai nhà lãnh đạo dành cho nhau khoảng thời gian quý báu thăm phố sách, cho thấy sự thân tình, cởi mở giữa hai nhà lãnh đạo. Trước đó, ngày 20/7, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm rất thành công; bày tỏ hài lòng về sự phát triển của quan hệ song phương thời gian qua, đặc biệt sau khi nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2015. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2025; tận dụng tốt cơ hội từ các thỏa thuận thương mại khu vực như RCEP, CPTPP; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, hợp tác biển và đại dương; đẩy mạnh hợp tác du lịch, giáo dục, đào tạo, lao động, nông nghiệp, văn hóa, thể thao; phối hợp, ủng hộ nhau trên các diễn đàn, cơ chế khu vực và quốc tế… Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và đề nghị Malaysia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia sinh sống, lao động, học tập ổn định, lâu dài tại nước bạn. Chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia tới Việt Nam lần này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; góp phần đưa quan hệ Việt Nam – Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả./. Ảnh: Dương Giang/TTXVN).
Thủ tướng Việt Nam và Malaysia cùng thăm phố sách, thưởng thức càphê
835
Dưới ánh sáng của mỹ học hiện đại người ta càng thấy rõ hơn tiếng cười gắn liền với chủ thể hướng về đối tượng cái đáng cười bên ngoài, khách thể. Là một biểu hiệu rõ nhất của tính người cũng đồng thời là nhiệt kế chính trị của xã hội, tiếng cười vang lên ở đủ các cung bậc hài hước, mỉa mai, chế giễu cái ác, cái xấu,… Đầu thời Trần, Nho và Phật cùng tham gia quản lý xã hội, cùng được trọng dụng ngang nhau. Sách “Thiền uyển tập anh” trích câu nói nhà sư Viên Chiếu: “ Trú tắc kim ô chiếu/ Dạ lai ngọc thỏ minh ” (Ngày thì mặt trời soi, đêm thì mặt trăng sáng), ý nói cả Nho – Phật đều là ánh sáng soi chiếu nhân quần. Ở thời thịnh Trần có cả những tiếng cười giải thiêng Phật giáo, như chi tiết về Tuệ Trung Thượng Sỹ ghi trong các cuốn sử. Cảnh “đắc thú lâm tuyền…”. Khi em gái (Thái hậu) mời Tuệ Trung ăn cơm, trong mâm có thịt ông vẫn ăn bình thường, em ngạc nhiên hỏi anh đã theo Phật sao còn ăn thịt. Tuệ Trung thản nhiên đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh không muốn là Phật, Phật chẳng muốn là anh”. Cơ sở xã hội của tiếng cười không thể không tính đến yếu tố dân chủ khá rõ này. Đó còn là sự coi trọng cá tính, cái tôi cá nhân bắt đầu được chú ý, đề cao. Lê Văn Hưu trong “Đại Việt sử ký toàn thư” (viết xong năm 1272) thể hiện rõ mục đích phê phán qua giọng châm biếm vua Lý Thần Tông: “Trời sinh ra dân, đặt cho họ một ông vua để chăn dắt họ, không phải để cho ông ta tự cung phụng mình. Lòng cha mẹ ai chẳng muốn con cái có gia thất. Bậc thánh nhân thể theo lòng ấy, chỉ những lo kẻ thất phu thất phụ không được có nơi có chốn. Cho nên, trong “Kinh Thi”… khen sự trai gái lấy nhau đúng lúc và chê cảnh muộn vợ muộn chồng vậy. Vua Thần Tông xuống chiếu ra lệnh cho con gái các quan phải đợi nhà vua tuyển lựa cung nữ xong mới được lấy chồng, đó là tự cung phụng cho sướng cái thân mình, chứ đâu phải là tấm lòng làm cha mẹ dân”. Lập luận ở mảnh đoạn này khá chặt chẽ, lấy điểm tựa là “trời”, “cha mẹ”, “thánh” tức điểm tựa đạo lý. “Trời sinh ra dân”, còn các vua phương Đông tự phong mình là “thiên tử” (con trời), thay mặt “trời” để “chăn nuôi” dân. Các bậc cha mẹ và các bậc thánh thì luôn mong con cái thành gia thất. Đó là chân lý tình cảm, là quy luật tình thương. Thế mà vua lại đi ngược đạo lý, chân lý, đi ngược lại quy luật thông thường: bắt con gái các quan phải đợi vua tuyển xong cung nữ mới được lấy chồng. Ý châm biếm bật ra: vua ích kỷ, độc ác và giả dối (đâu phải là tấm lòng cha mẹ dân). Con gái có thì, bị cấm đoán như vậy, có người lỡ cả một đời xuân… Góp phần làm nên kỳ tích ba lần đánh thắng quân Nguyên của nhà Trần là thiên tài Hưng Đạo vương. Không chỉ là nhà chỉ huy quân sự thao lược, ông còn là nhà tâm lý kiệt xuất ở chỗ khích lệ tinh thần tướng sĩ bằng cách vật hoá kẻ thù: “uốn lưỡi cú diều”, “đem thân dê chó”, “hổ đói”. Kẻ thù hiện lên như loài vật tham lam “thoả lòng tham không cùng”, giả dối “giả hiệu Vân Nam vương”, tàn bạo “vét của kho có hạn”. Đồng thời là một tiếng cười mỉa mai châm biếm các tướng sĩ không quan tâm đến vận mệnh quốc gia mà chỉ quanh quẩn ở “sới gà chọi”, ở thú đánh bạc mua vui, ở sự vui thú điền viên “vợ bìu con ríu”… (“Hịch tướng sĩ”). Tinh thần Học phong Đông A mạnh mẽ, lạc quan, tràn đầy ý chí cũng là cơ sở tạo nên tiếng cười mang nhiều sắc điệu của thời đại. Tiếng cười Trần Dụ Tông tự hào về tinh thần đoàn kết của triều Trần và mỉa mai sự mất đoàn kết của “thiên triều”, qua phép so sánh: “ Đường và Việt lập cơ nghiệp có hai vua Thái Tông/ Vua Đường xưng Trinh Quán, vua ta là Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết mà An Sinh thì sống/ Miếu hiệu tuy cùng Thái Tông nhưng cái đức thì khác nhau ” (Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông). Cùng niên hiệu “Thái Tông” nhưng đời Đường bên Trung Hoa, vua Đường giết anh là Kiến Thành nhưng vua Trần Thái Tông của ta thì hòa giải với An Sinh Vương Trần Liễu. Ý nghĩa phổ quát của tiếng cười này khẳng định truyền thống đoàn kết của người Việt là nguyên nhân của mọi thắng lợi. Tiếng cười thời thịnh trị mang âm hưởng vui, hài hước, đậm tinh thần “hỉ xả” của nhà Phật. Trần Nhân Tông đã có một “Cư trần lạc đạo phú” vui với lẽ đời, thuận với tự nhiên, an nhiên, tự tại còn có một “Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca” vui vẻ, phóng khoáng thoải mái hơn, đời thường dân dã hơn: “ Đắc ý trong lòng/ Cười riêng ha hả/ Công danh chẳng trọng/ Phú quý chẳng màng…/ An bề phận khó/ Kiếm chốn dưỡng thân/ Khuất tịch non cao/ Náu mình sơn dã/ Vượn mừng hú hí/ Làm bạn cùng ta/ Vắng vẻ ngàn kia/ Thân lòng hỉ xả/ Thanh nhàn vô sự/ Quét tước thay hoa/ Thờ phụng bụt trời/ Đêm ngày hương hoả …”. Tranh minh họa cảnh Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ”! Có một chủ đề nhân văn, tiến bộ khá đậm nét trong thơ văn đời Trần là quý trọng con người. Tiếng cười mỉa của Chu Đường Anh trong “Đề Đường Minh Hoàng dục ngã đồ” là một ví dụ: “ Con ngựa Ngọc Hoa đẹp lạ lùng/ Tắm xong, dắt tới trước sân rồng/ Nếu vua biết quý người như ngựa/ Đâu đến nhân dân phải khốn cùng ”. Một hình thức tương phản tuyệt đối, trời vực là con ngựa và “dân”, con ngựa được đặc tả đẹp sang trọng, ở chốn sang trọng, còn “dân” chẳng thấy đâu vì đang khốn cùng trong bể khó. Tả ngựa chỉ là cái cớ để cười vua Đường nước Trung Hoa coi người không bằng con vật nên “nhân dân phải khốn cùng”. Tư tưởng này đã tạo ra những tiếng cười vui, ung dung bình thản trước dòng chảy thời gian và lẽ chuyển xoay của trời đất. Tướng quân Trần Quang Khải đánh xong giặc thì vui với thơ: “ Lâm râm mưa bụi gội hoa mai/ Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi…/ Đảm khí ngày nào rày vẫn đó/ Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi ” (Xuân nhật hữu cảm). Hình tượng “đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi” trước nay chưa được hiểu hết ý nghĩa. Không chỉ là sự hòa nhập vào tự nhiên, còn là bổ ngữ làm rõ ý thơ câu trước: Tinh thần (đảm khí) thời đuổi giặc vẫn còn nguyên! Nhưng vẫn có tiếng cười buồn, như Trần Quốc Tảng (con thứ Trần Quốc Tuấn), có tư tưởng phản nghịch nên bị biếm chức và đày đi Tĩnh Bang (An Quảng – Quảng Ninh). Bài thơ “Phóng cuồng ca” phần nào nói lên tâm trạng này: “ Vui cái vui của ta chừ cùng dòng túi vải/ Ngông cái ngông của ta chừ, khuyên giáo thập phương/ Chà chà! Giàu sang chừ, đám mây nổi/ Than ôi, ngày tháng chừ qua song/ Làm gì chừ, hoạn đồ hiểm trở/ Biết sao chừ, thói đòi viêm lương ”. “Dòng túi vải” tức dòng tăng lữ, nhà thơ dùng chữ “vui” nhưng thơ thì buồn, đầy tâm trạng, đầy băn khoăn trong cái nghịch lý ở đời. Cũng là tương phản giữa “cái vui” của một tâm hồn phóng khoáng, ưa tự do với những gì phàm tục “giàu sang”, “hoạn đồ hiểm trở”, “thói đời viêm lương”. Tiếng cười không hề nhẹ nhàng mà có gì đấy như phẫn uất, đầy trăn trở. Sau này con trai Quốc Tảng – Trần Quang Triều, còn buồn chua chát: “ Tình người lúc thân sơ như hạt mưa gõ trên mui thuyền/ Thói đời khi cao khi thấp như ngọn sóng vỗ bên bờ sông ” (Trên thuyền uống rượu một mình). Hình ảnh “Hạt mưa gõ trên mui thuyền” không mới nhưng cách so sánh với tình người thân sơ thì mới. Hạt mưa luôn không đều, khi mau khi thưa, khi dồn dập, lúc thoảng qua… như tình người. Câu thơ hay và gợi! Cuối đời Trần xã hội suy vi, rõ hơn một tiếng cười mang sắc điệu mỉa mai, chán chường với công danh, bi quan với thời thế trong thơ Chu Văn An: “ Giấc mộng công danh đà chán ngắt/ Thú chơi hồ hải hãy vung vênh/ Đi về đủng đỉnh chi còn luỵ/ Thẳng cánh âu bay bể rộng thênh ” (Giang đình tác). Một giọng thơ hoài cổ, yếm thế: “ Tấc lòng ai bảo là như tro nguội/ Nghe nói tiên hoàng thầm gạt lệ ” (Miết trì). Trần Nguyên Đán đau đời mà tự mỉa, tự cho mình vô ích vì không đem sở học cứu dân: “ Mấy năm liền mùa hè bị hạn, mùa thu bị lụt/ Lúa khô mạ thối tai hại rất nhiều/ Đọc ba vạn sách mà thành vô dụng/ Đầu bạc tuổi già rồi, luống phụ lòng yêu dân ” (Thơ làm ngày tháng sáu năm Nhâm Dần). Thiên tai nhiều, không có địch hoạ nhưng họa mất nước đã từ bên trong hiện ra, nỗi ưu quốc ái dân trong thơ Trần Nguyên Đán vừa như có tiếng khóc phẫn uất vừa như có tiếng cười buồn xót xa: “ Muôn nước nhân dân cá vạc sôi/ Miền Đông cõi Bắc tả tơi rồi/ Thuyền về trằn trọc khôn yên giấc/ Ghé ngọn đèn câu giở sách coi ” (Thơ làm trong thuyền đang về trong đêm). Sang thế kỷ XIV nhà Trần suy yếu, Chu Văn An dâng ”Thất trảm sớ” nhưng không được chấp nhận… Là một biểu hiện rõ nhất của thời thế và nhân thế, sắc độ và cung bậc tiếng cười là thước đo sự hưng vong một xã hội. Điều ấy thể hiện thật rõ trong văn học đời Trần!
Thời Trần – Tiếng cười “giải thiêng”! – Tác giả: Nguyễn Thanh Tú
1,774
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN. Ngày 21/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW (Nghị quyết 24) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Ban Chỉ đạo). Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác tổng kết Nghị quyết 24, Phó Thủ tướng nêu rõ, đây còn là cơ sở chính trị quan trọng, bao quát nội dung liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu với nhiều nhóm chỉ tiêu lồng ghép với nhau. Vì vậy, quá trình tổng kết không chỉ nêu kết quả đạt được mà phải đánh giá quá trình “đi vào cuộc sống” của Nghị quyết thông qua việc triển khai, thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trước đó. Trên cơ sở đánh giá tình hình, bối cảnh trong nước và quốc tế, các thành viên Ban Chỉ đạo cần nêu những định hướng lớn; tư duy, quan điểm có tính thời đại mới. Đánh giá cao tinh thần chủ động của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng đề cương, hướng dẫn, kế hoạch tổng kết Nghị quyết 24, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để tổ chức lấy ý kiến của các vùng, địa phương. Theo đó, phương pháp tổng kết không chỉ đề cao tính khoa học mà còn tập trung lắng nghe cơ sở, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học; không chỉ làm rõ nội dung Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động mà cần mở rộng đánh giá trên cơ sở những quan điểm, chủ trương mới của Đảng, Nhà nước trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu… Tài liệu, số liệu tổng kết cập nhật nội dung mới nhất như cam kết thực hiện giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, Quy hoạch điện VIII, phát triển năng lượng tái tạo…; có dự báo dài hạn xu hướng trong nước, thế giới. Theo Phó Thủ tướng, báo cáo tổng kết phải nêu đầy đủ, toàn diện những kết quả đã đạt được của các bộ ngành, địa phương trên cơ sở so sánh chỉ số, xếp hạng quốc tế về môi trường, chuyển đổi năng lượng tái tạo…; chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong tư duy, quan điểm, tầm nhìn đến khâu tổ chức triển khai thực hiện, nhận thức. Thế giới đang đứng trước thời khắc lịch sử, chuyển đổi mô hình phát triển dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức, kinh tế carbon thấp cùng với 2 xu thế lớn là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu, quá trình tổng kết Nghị quyết 24 cần đề xuất được hệ thống quan điểm, tư duy mới về mặt lý luận, lựa chọn một số vấn đề, mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên để triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp; đưa môi trường trở thành một lĩnh vực kinh tế mới trong quá trình chuyển đổi xanh. “Công tác tổng kết Nghị quyết 24 càng kỹ lưỡng, Trung ương, Bộ Chính trị càng có cơ sở để quyết định, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn về lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới”, Phó Thủ tướng lưu ý. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN. Báo cáo Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, bối cảnh phát triển mới đã và đang nổi lên một số vấn đề cần được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung trong quan điểm ứng phó với biến đổi khí hậu , quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Cụ thể là phát triển kinh tế tuần hoàn; hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; vai trò trung tâm của doanh nghiệp và người dân; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ; đẩy mạnh tiếp cận thị trường và các công cụ kinh tế; ưu tiên phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên… Đến nay đã có 2/2 ban đảng, 17/17 bộ; 7/7 cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ; 5/5 tổ chức chính trị-xã hội; 59/63 địa phương gửi báo cáo tổng kết Nghị quyết; đồng thời tiếp tục xây dựng báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ đã xây dựng kế hoạch tổng kết Nghị quyết 24 trên cơ sở tổ chức các hội thảo chuyên đề về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ cũng đã làm việc với một số tỉnh ủy, thành ủy về tình hình tổng kết Nghị quyết 24 và kết hợp với tổ chức hội thảo vùng Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ; lấy ý kiến cơ quan có thẩm quyền, bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học để tiếp thu, giải trình, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết. Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao sự chủ động của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác chuẩn bị tổng kết Nghị quyết 24; đồng thời trao đổi về những nội dung còn nguyên giá trị và quan điểm, mục tiêu mới đặt ra trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên trong bối cảnh thế giới đang đứng trước xu hướng, mô hình phát triển mới. Về hội thảo lấy ý kiến các vùng, một số địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đề nghị xây dựng đề cương chi tiết những vấn đề lớn cần trao đổi với các địa phương, chuyên gia, nhà khoa học… Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho rằng, các hội thảo với chuyên gia, nhà khoa học cần tập trung sâu vào giải pháp khoa học – công nghệ để khắc phục triệt để hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của bất cập, tồn tại, hạn chế trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 góp phần thay đổi tư duy phát triển…
Đưa môi trường trở thành lĩnh vực kinh tế mới trong quá trình chuyển đổi xanh
1,186
Ba cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc nằm trên đường tỉnh 827E dự kiến được khởi công cuối năm tới với tổng vốn hơn 4.700 tỉ đồng. Ngày 21-7, thông tin từ Sở GTVT Long An cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định huy động nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của 16 dự án Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Phối cảnh cầu bắc qua sông Cần Giuộc. Ảnh: QLDA. Trong đó, có ba dự án cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư dự kiến 4.798 tỉ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 737 tỉ đồng, vốn vay nước ngoài 174 triệu USD, tương đương 4.062 tỉ đồng. Cụ thể, sông Cần Giuộc được xây dựng một cầu đôi, tổng chiều dài 2,7km, mặt cầu rộng trên 14m. Phối cảnh cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Tây. Ảnh: QLDA. Riêng hai cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây có chiều dài (cả cầu và hai đường dẫn) mỗi cầu trên 6km, giai đoạn 1 ở mỗi sông xây dựng 1 cầu với chiều rộng mặt cầu trên 13m. Ba cầu này nằm trên đường tỉnh 827E (Quốc lộ 50B) kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang. Phối cảnh cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: QLDA. Sau khi hoàn thành, những cây cầu này kết nối với các cung đường, hình thành tuyến giao thông xuyên suốt từ TP.HCM đến Tiền Giang ở phía Đông, tăng cường kết nối giao thông giữa các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM và ngược lại. Qua đó, giảm bớt áp lực giao thông trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách an toàn, hiệu quả cùng với bảo vệ môi trường, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, TNGT, góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nhằm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An và các địa phương lân cận.
Ba cây cầu mới kết nối trục động lực TP.HCM – Long An – Tiền Giang
363
Lần đầu tiên Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng tham dự Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia với hai hạng mục, trong đó tác phẩm kênh youtube Viện là tác phẩm đạt Giải Đồng. Tối ngày 21.7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ trao Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III. Giải thưởng VUPA do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) tổ chức hai năm một lần, với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia đã nhận được 125 hồ sơ tham gia dự thi ở tất cả thể loại của trên 40 đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp trên cả nước thuộc 6 thể loại, gồm: Đồ án quy hoạch xây dựng; Các khu vực đã được đầu tư xây dựng; Các ấn phẩm về quy hoạch; Các tổ chức và cá nhân tham gia quản lý phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn xuất sắc; Chất lượng môi trường đô thị; Quy hoạch nông thôn. Trao giải đặc biệt cho các đơn vị đoạt giải. Sau hai vòng đánh giá, xếp hạng (sơ khảo và chung khảo), Hội đồng Giải thưởng gồm các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, môi trường đã thống nhất trao 4 giải đặc biệt; 15 giải vàng; 24 giải bạc; 17 giải đồng, 6 giải khuyến khích, 3 giải xuất sắc tiêu biểu và 2 giải xuất sắc cho tất cả các thể loại. Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch VUPDA, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia, Trưởng Ban tổ chức, cho biết Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia được tổ chức nhằm mục đích vinh danh các đồ án quy hoạch xuất sắc có tính sáng tạo, tính đổi mới trong quy hoạch; các doanh nghiệp có dự án được đầu tư xây dựng đã được quản lý theo quy hoạch và phát triển theo hướng bền vững, xanh và thông minh; Các tác giả có ấn phẩm về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị có chất lượng và đạt hiệu quả xã hội tích cực. Đồng thời, Giải thưởng cũng nhằm tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động và thành tựu trong công tác quản lý, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường tại các đô thị trên cả nước. Điều đáng mừng là tại giải thưởng lần này đã thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều địa phương, như: Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai đến Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Tiền Giang, Kiên Giang, TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu… Trao các giải Vàng, Bạc, Đồng cho các đơn vị đoạt giải. Nhận định về chất lượng Giải thưởng, Chủ tịch VUPDA đánh giá cao các hồ sơ dự thi lần này đều có chất lượng, trình bày đẹp. Nội dung và hình thức được nâng lên rõ rệt. Nhiều đồ án dự thi đã có cách tiếp cận, xây dựng ý tượng đầy sáng tạo, sinh động, khai thác một cách có hiệu quả, bền vững điều kiện tự nhiên tại địa điểm quy hoạch. Việc khai thác hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, giảm mật độ xây dựng, bảo tồn cảnh quan, thiên nhiên cũng được các nhà đầu tư và đơn vị tư vấn chú trọng đưa vào ý tưởng và giải pháp thiết kế các đồ án quy hoạch. Đặc biệt có đơn vị lần đầu tiên tham gia đã đạt cao nhất của Giải thưởng- Giải đặc biệt. Đó là dự án Đền thờ Liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ trong hệ thống khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tỉnh Điện Biên. Đây là công trình tưởng niệm có kiến trúc độc đáo, mang nhiều thông điệp và ý nghĩa sâu sắc thể hiện lòng biết ơn của thế hệ hôm nay đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng. “Với sự tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển tư duy và nhận thức thẩm mỹ ngày càng cao của kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, các nhà quản lý đô thị, các doanh nghiệp, các nhà thầu xây dựng… hy vọng các đồ án, dự án dự thi sẽ đi vào cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt các đô thị và nông thôn Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại” – Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia, nhấn mạnh. Giải thưởng năm nay cũng là lần đầu tiên Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng tham dự với hai hạng mục: một là tác phẩm Nghiên cứu đánh giá vấn đề đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, đề xuất định hướng chính sách về đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 và thứ hai là tác phẩm kênh youtube Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng – đây cũng chính là tác phẩm đạt Giải Đồng của chương trình giải lần này. Cả hai tác phẩm đều tham gia ở Thể loại C, hạng mục dành cho các ấn phẩm về quy hoạch xây dựng gồm: sách, tạp chí, chùm bài báo, video phóng sự mang tính lí luận, phê bình. Có thời gian xuất bản, phát hành 3 năm, tính từ năm dự giải trở về trước. PGS-TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (thứ ba từ phài sang), nhận giải Đồng cho tác phẩm kênh youtube Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng. Kênh video youtube của Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng được biên soạn và phát triển dựa trên các video do Viện thực hiện và tham khảo từ năm 2009 đến nay với chủ đề “Phát triển đô thị và hạ tầng tại các đô thị ở Việt Nam và trên thế giới”. Kể từ khi xuất bản (nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện tháng 11.2019) tới nay kênh youtube đã phát 27 video clip. PGS-TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, cho biết: “Nội dung của các video đã cung cấp giá trị khoa học, thực tiễn và hiện trạng của quá trình phát triển một số đô thị trong nước và thế giới về quản lý, phát triển đô thị, quy hoạch đô thị cũng như các công nghệ xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị… Chủ đề chính của kênh nhằm cung cấp thông tin đến cho các nhà quy hoạch, quản lý đô thị và các doanh nghiệp… có cái nhìn tổng thể về đô thị hóa và phát triển đô thị, từ đó định hướng chính sách về đô thị hóa và phát triển đô thị, giúp các nhà quản lý đô thị, các nhà quy hoạch nâng cao nhận thức về đô thị hóa, nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình quản lý đô thị”. Bài và ảnh: Mộc Trà
Trao hơn 70 Giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III
1,303
Bộ sách đồ sộ gồm 3 cuốn, mỗi cuốn dày gần 500 trang “Dân du mục” được coi như cuốn sử ghi lại 500 năm của thảo nguyên Kazakh trong thời kỳ khai sinh dân tộc (quốc gia) sau sự sụp đổ của Kim Trướng Hãn quốc. “Dân du mục” là một trong những dự án trọng điểm của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, với sự tham gia của đội ngũ dịch giả giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và am hiểu về văn hóa cũng như lịch sử đất nước Kazakhstan. Nhóm dịch giả gồm Tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Văn Chiến, Nhà giáo Ưu tú Lê Đức Mẫn, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng và Thạc sĩ Trần Bích Thư. “Dân du mục” là bộ ba tác phẩm của nhà văn Ilyas Yesenberlin (1915-1983), gồm các tập: “Thanh kiếm yêu thuật”, “Tuyệt vọng” và “Hãn Kene”. Tác phẩm đã được xuất bản 50 lần với 3 triệu bản sách và đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới. Tập 1 “Thanh kiếm yêu thuật” mô tả thời gian hình thành của hãn quốc Kazakh thế kỷ 15-16. Đó là thời các vị hãn Abulkhair Dzhnaybek và Kerey bắt đầu tranh giành ngai vàng, khi ý tưởng về sự đoàn kết chặt chẽ hơn giữa các bộ lạc, bộ tộc du mục sống trong lãnh thổ nay là Kazakhstan phát triển giữa những con người Kazakh tương lai. Tập 2 “Tuyệt vọng” là cuộc đấu tranh hào hùng của người Kazakhs chống lại các đạo quân xâm lược từ các nước khác trong thế kỷ 17-18. Tập sách này cũng mô tả những thăng trầm trong quá trình người Kazakh chuyển biến thành công dân của Nga. Tập 3 “Hãn Kene” là câu chuyện về Kenesary Kasymuly, vị hãn cuối cùng của người Khazakh, nhà cai trị cuối cùng của hãn quốc Khazakh… Bộ sách được minh họa bằng tranh vẽ của họa sĩ nổi tiếng Yearaly Ospanuly, mô tả cuộc sống thường ngày của người dân Kazakhstan vào thế kỷ 18, 19. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ nhất, giàu tư liệu lịch sử và giàu chất văn chương, giúp không chỉ người dân Kazakhstan hiểu lịch sử của mình mà còn giúp thế giới hiểu và ngưỡng mộ lịch sử hào hùng và văn hóa độc đáo của đất nước này. Bộ sách với hàng nghìn trang sách, được tác giả thực hiện trong 6 năm (từ 1969 đến 1973). Nhưng trước đó, ông đã dành tới 24 năm nghiên cứu tư liệu và viết (1945-1969) nhằm tái hiện lịch sử đất nước Kazakhstan từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 giúp bạn đọc hiểu quá trình “lập quốc và kiến quốc” đầy bi tráng của Kazakhstan, về dân du mục ở Đại Thảo nguyên thời tiền Mông Cổ, về thời Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm miền Trung Á, về Kim Trướng Hãn quốc, về sự hình thành hãn quốc Kazakh vào thế kỷ 15-16 và cuộc đấu tranh lâu dài của người Kazakh với Dzungar, về thời kỳ các thảo nguyên Kazakh sáp nhập vào Nga… Bên cạnh đó, tác phẩm cũng là một kho tư liệu đồ sộ về cuộc sống, sinh hoạt và đời sống tâm hồn của người dân du mục, của nhân dân các bộ tộc trên đất nước Kazakhstan, đặc biệt là về văn hóa thảo nguyên vùng Trung Á, khu vực còn chưa có nhiều tư liệu được giới thiệu ở Việt Nam. “Dân du mục” cho bạn đọc không chỉ hiểu và yêu hơn đất nước Kazakhstan với lịch sử dữ dội, thậm chí đẫm máu và nước mắt, với những lựa chọn đầy khắc nghiệt bị quy định bởi chính đặc trưng của vùng đất mà còn thấy rõ khát vọng tự do, độc lập; khát vọng thống nhất và cuộc sống hòa bình với tình yêu và niềm tự hào chan chứa nơi mỗi ngôi lều, mỗi đồng cỏ, mỗi bình sữa, mỗi sớm mai hay mỗi đêm trăng… của người dân du mục nơi vùng đất “thiêng liêng” của mình, của tiền nhân dân tộc Kazakhstan… Không thể nhận thức được lịch sử Kazakhstan nếu không nghiên cứu sâu các tác phẩm của Ilyas Yesenberlin. Chúng ta phải ghi nhớ và tôn vinh con đường anh hùng đầy chông gai của tổ tiên vẻ vang của chúng ta. Các tác phẩm của nhà văn như Dân du mục và Kim Trướng Hãn quốc đã đóng góp lớn lao vào công cuộc khôi phục ký ức lịch sử của chúng ta. Các tác phẩm của ông ngợi ca tinh thần ái quốc của nhân dân Kazakh đã thể hiện thái độ tôn kính đối với lịch sử của miền đất thiêng liêng của chúng ta. Tổng thống Kazakhstan Kassym-Zhomart Tokayev Trước Yesenberlin, văn học Kazakhstan chưa có tác phẩm nào mang tính căn bản về lịch sử dân tộc Kazakh và sự hình thành quốc gia Kazakhstan. Với “Dân du mục”, Yesenberlin đã góp phần lấp đầy những khoảng trống trong văn học Kazakhstan về đề tài lịch sử. Chính vì thế, bộ sách đã được Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev không tiếc lời ca ngợi: “Tác phẩm bộ ba nổi tiếng “Dân du mục” nổi bật với phạm vi sử thi, tính linh hoạt của hành động, hình ảnh sống động và độc đáo về các nhân vật kiệt xuất của lịch sử Kazakhstan, ngôn ngữ chính xác và biểu cảm”. Bộ tiểu thuyết này cũng đã chiếm vị trí trung tâm trong sự nghiệp văn học lẫy lừng của Ilyas Yesenberlin. Bản thân nhà văn cho biết ông đã bắt đầu nghĩ về “Dân du mục” từ năm 1945 nhưng phải đến năm 1960 ông mới bắt đầu viết. Sở dĩ ông phải chuẩn bị lâu như vậy là vì tư liệu lịch sử đòi hỏi sự kiên trì và tính chính xác rất cao. Năm 1969, cuốn đầu tiên “Hãn Kene” được xuất bản. Hai năm sau là “Thanh kiếm yêu thuật”, rồi hai năm sau nữa là “Tuyệt vọng” được ấn hành. Con trai nhà văn hồi tưởng: “Tôi nhớ rằng ông đã làm việc 10-12 tiếng mỗi ngày. Không có máy tính, ông viết bằng tay, sau đó gõ trên máy đánh chữ, rồi sửa chữa…”. Bạn đọc tìm mua bộ sách “Dân du mục” tại Phố sách Hà Nội. Bà Z.S. Kedrina, nhà nghiên cứu văn học và văn hóa Kazakhstan cho rằng văn học có thể bù đắp cho những gì khoa học còn bỏ lỡ. Các nhà văn – sử gia người Kazakh luôn là những nhà nghiên cứu tuyệt vời. Họ thường tạo ra các khái niệm lịch sử thực sự trước các nhà sử học chuyên nghiệp. Có được điều này là do họ đã dành rất nhiều công sức để tìm kiếm tài liệu và những sự thật không thể chối cãi. Vào giai đoạn I. Yesenberlin viết “Dân du mục”, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nghiêm túc nào về quá khứ của người Kazakh, chưa có đánh giá cơ bản nào được đưa ra đối với các sự kiện lịch sử đã biết… Và những vấn đề phức tạp nhất của lịch sử quốc gia suốt năm trăm năm qua vẫn chưa được nghiên cứu. Bà Z.S. Kedrina nhận xét, Ilyas Yesenberlin, một trong những người đầu tiên khảo cứu và cũng là người đầu tiên trong số các nhà văn, đã thể hiện lòng dũng cảm sáng tạo và tinh thần công dân tuyệt vời để thực hiện công việc nghiên cứu khó khăn và đầy trách nhiệm này. Mọi dụng công ấy cho phép ông đưa những tư liệu mà người đọc chưa biết đến thành hiện thực sôi động trong cuộc sống hằng ngày thời xa xưa nhằm soi sáng lịch sử trải dài suốt 5 thế kỷ, từ đầu thế kỷ 15 đến 19 của thảo nguyên Kazakh.
“Dân du mục” – 500 năm lịch sử Kazakhstan được viết qua khúc tráng ca thảo nguyên – Tác giả: Linh Khánh
1,319
Cơ quan khí tượng Philippines cảnh báo cơn bão Egay có thể trở thành siêu bão vào ngày 24/07 tới. Đây là cơn bão thứ 5 đổ bộ vào Philippines trong năm nay và là cơn bão thứ 2 trong tháng 7 này. Cơ quan Quản lý dịch vụ thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines cho biết vùng áp suất thấp (LPA) đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Egay. Dự báo Egay có thể mạnh lên thành bão nhiệt đới trong 12 giờ nữa và phát triển thành siêu bão vào ngày 24/7, với sức gió ít nhất 240km/h, có thể gây thiệt hại đối với các thị trấn và khu vực ven biển. Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão trong một năm. Nguồn: ctvnews. Đến chiều 22/7, tâm bão Egay cách đảo Luzon 835 km về phía Đông Nam, với sức gió trung bình là 55 km/h gần tâm bão và gió giật 70km/h. Egay được dự báo sẽ di chuyển chậm trong 24 giờ tới theo hướng Tây-Tây Bắc cho đến cuối ngày 23/04 trước khi chuyển hướng về phía tây bắc. Bắt đầu từ ngày 23/7, Egay sẽ gây ra trận mưa lớn tại khu vực Catanduanes và Bắc Samar. Philippines trung bình đối phó với khoảng 20 cơn bão một năm. Vào tháng 12/2021, siêu bão Rai đổ bộ vào nước này đã khiến hơn 400 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.
Philippines cảnh báo Egay có thể thành siêu bão vào đầu tuần tới
240
Nhà văn Phạm Thành Hưng. Mấy chục năm gần đây, năm nào đề thi văn tốt nghiệp phổ thông hay thi vào đại học cũng đều gây xôn xao dư luận. Điều này thật dễ hiểu và rất đáng mừng, vì nó chứng tỏ rằng trong đổi mới giáo dục đang diễn ra như một quá trình tìm tòi, thử thách, chẳng phải của riêng ai. Đề thi Văn và Đáp án chấm môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay khiến tôi nhớ ngay đến một bài thi và một ông thầy chấm bài. Chỉ có điều hơi khác, đó là bài thi hết môn Văn học phương Tây của thầy Nguyễn Văn Khỏa cho sinh viên khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971. Trước khi học môn của thầy, chúng tôi đã phải trả lời thầy một câu hỏi nhập môn. Thầy hỏi: Các bạn vào trường này học văn để làm gì? Cả lớp lúng túng, rất lâu mới có một tiếng nói rụt rè cất lên: “Để làm người ạ!”. Thầy bảo, đúng nhưng chưa đủ và có phần ích kỷ. Khi Bác Hồ nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” chính là Bác phát triển, chế tác lại quan niềm của Khổng tử, ý là: trồng cây chỉ hết 10 năm là cùng, còn để thành một con người đúng nghĩa thì phải hết 100 năm. Cuối năm học, làm xong bài thi môn của thầy, chúng tôi cũng nhận giấy báo nhập ngũ. Vì sát ngày lên đường nên chúng tôi không được thầy cho biết điểm, chỉ nhận được một mẩu thư ngắn, thầy gửi vào thay cho lời chúc lên đường: “Thầy sẽ giữ tất cả những bài của những người ra trận, chờ các em chiến thắng trở về, khi đó hẵng nhận điểm. Hãy yên tâm là các em sẽ có điểm cao nhất, xứng đáng đạt điểm cao nhất, vì chẳng có môn học nào lớn bằng môn học của tình yêu tổ quốc. Chúc các em chiến thắng trở về!”. … Câu chuyện bài thi chưa biết điểm rồi cũng bị lãng quên, chìm dần trong khói bom đạn. Chúng tôi mỗi đứa một phương trời. Năm năm sau, chiến tranh kết thúc, chúng tôi trở về trường học tiếp. Nhớ lời thầy dặn, chúng tôi hẹn nhau một buổi đến nhà thầy nhận điểm. Quây quần quanh thầy trò chuyện, chúng tôi mới biết thầy đã là chỉ huy một trung đội quân báo thời chống Pháp. Trước mặt cựu chiến binh già, chúng tôi lấy danh dự quân nhân xin thầy chấm điểm thẳng thắn, không cộng điểm nhập ngũ nữa. Lật tập bài sau 5 năm đã nhạt màu mực, chúng tôi thấy phần lớn là điểm 3/5, “thoát chết”. Điểm cao nhất và duy nhất là điểm 5 không có người nhận. Thầy hỏi gọi tên người được điểm cao nhất, không ai trả lời. Một người thú thật: bạn ấy đã hy sinh từ 5 năm trước, trong một trận đánh giữ thành cổ Quảng Trị. Sau mấy phút nghẹn ngào, im lặng như mặc niệm chàng sinh viên liệt sỹ, thầy Khỏa giải thích đề thi và phân tích ưu điểm của bài thi điểm 5 trước mặt. Theo thầy, đây là đề thi có tính kiểm tra tư duy và bản lĩnh khoa học của sinh viên chuyên ngành Văn. Người làm bài thi đã xuất phát từ văn bản tác phẩm tức là từ tư tưởng nghệ thuật của vở kịch chứ không xuất phát từ uy tín và danh tiếng của nhà phê bình (mà quan điểm được dẫn ra trong đề thi). Anh đã đặt cho mình một chỗ đứng bình đẳng, giống như hai độc giả, mà không hề choáng ngợp bởi tên tuổi nhà phê bình. Và cuối cùng anh đã chứng minh là nhà phê bình nọ đã sai… Thầy kết luận, tôi cho điểm “Năm cộng”, điểm tuyệt đối bài này vì bạn ấy không chỉ viết bài dài gần chục trang, rất khách quan, khoa học, mà còn vì cầm bút bằng nhiệt tình và tâm thế của người đàn ông “ngày mai ra trận cứu nước”. Đọc đề thi và đáp án môn Văn tốt nghiệp THPT năm nay, tôi nghĩ: thầy Nguyễn Văn Khỏa là ông thầy ra đề và chấm bài hay nhất. Vì đề thi đã đẩy trách nhiệm rất nặng về phía người chấm bài vì đã đưa thí sinh vào một trạng thái thử thách bản lĩnh đọc hiểu văn bản. Phần một – Đọc hiểu của đề thi đã dùng ngữ liệu là một trích đoạn thơ, từ bài thơ Đi qua cơn giông của nhà thơ Anh Ngọc. Câu dẫn xuất xứ ngữ liệu: “… in trên Nhân dân cuối tuần…” không có ý nghĩa ngữ cảnh, nó chỉ chứng tỏ ý thức chính trị cẩn trọng của người ra đề. Nếu thay thế câu dẫn xuất xứ đó bằng dòng chữ: “lấy trong giá sách căn hộ tầng 4” chẳng hạn, giá trị thông tin cho thí sinh vẫn bằng không, như cũ. Đọc hiểu một tác phẩm văn học, nhất là thơ, không hề biết tới trong trường hợp này giống như xem một pho tượng cụt, vì đó chỉ là trích đoạn. Rất may là phần cụt đó không phải là “đầu”, mà ở phần “bụng”, những phần không quan trọng. Thiếu nó, thí sinh đọc đề vẫn đoán được hình hài tổng thể. Nhất là khi người ra đề đã “cầm tay chỉ việc”, nêu yêu cầu xác định thể loại, chỉ ra “từ ngữ, hình ảnh miêu tả…”, “biện pháp tu từ so sánh” trong những câu thơ cụ thể, rất dễ nhận ra. Vấn đề đáng bàn, gây tranh luận nhiều nhất là ở câu thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”. Theo báo Công thương điện tử, trả lời phỏng vấn, nhà thơ Anh Ngọc đã giải mã hình tượng “cơn giông của riêng mình” xuất hiện năm 1972 trên đường hành quân vào mặt trận Quảng Trị. Cơn giông dữ dội trùm kín cả đại đội suốt cả sườn đồi nhưng lại gợi nhớ trong ông những hình ảnh quê nhà thân thương, gợi nhớ cái đẹp tuổi thơ: “Những lạch nước hiên nhà bỗng sống lại mông mênh”. Tất cả ý nghĩa của hình tượng cơn giông chỉ dừng lại ở đó. Nhưng tới đề thi, ý nghĩa khái quát của hình tượng lại được nâng cấp, thành bài thơ chứa đựng “bài học về lẽ sống”, liên quan tới “sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”. Như vậy, ở đây đã có sự so le, khác biệt giữa ý đồ tư tưởng chủ quan của nhà thơ với cách hiểu của người ra đề. Sự khác biệt đó, thậm chí là mâu thuẫn đó, cũng không phải là hiện tượng tiêu cực mà còn là một biểu hiện của tính đặc thù trong tiếp nhận văn chương. Nếu đọc đáp án và thang điểm chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi cho các hội đồng giám khảo, ta có thể nhận ra sự hóa giải những mâu thuẫn so le, khác biệt nói trên. Đáp án đã “mở” cho người làm bài và người chấm bài những cách hiểu khác nhau xoay quanh khái niệm “lẽ sống”, “cân bằng cảm xúc” cũng như ý nghĩa triết lý của hình tượng ẩn dụ “cơn giông của riêng mình”. Rõ ràng là đề thi và đáp án bài thi không thể áp đặt một cách hiểu văn bản nghệ thuật. Môn văn khó vì không có đáp số trong đáp án. Tiếp nhận văn bản văn chương là một quá trình tạo nghĩa cho văn bản. Bài thơ, cuốn sách như một điểm xuất phát, một kích thích ban đầu, thậm chí “tác phẩm chỉ thực sự tồn tại, ra đời khi nó được đọc”. Mỗi cá nhân độc giả có một “chân trời đón đợi” riêng trước tác phẩm văn chương, để văn bản của tác giả được tái tạo, chế biến lại thành một thế giới nghệ thuật mới, của riêng mình. Có ý kiến cho rằng phần hai – phần “Làm văn” của đề thi quá cũ. Cũ vì Vợ nhặt của Kim Lân ra đời đã cách nay gần một thế kỷ, cũ vì văn học hôm nay cần bớt đi những chủ đề “ôn nghèo kể khổ”… Thật ra, cái cũ ở đề thi này không phải ở chủ đề hay tuổi đời ngữ liệu, mà ở cách ra đề. Hạn chế của phần đề thi này là ép thí sinh đi tìm tác giả, khẳng định quan niệm xã hội của nhà văn dưới khái niệm “cách nhìn cuộc sống”, ấy là chưa nói tới có sự nhầm lẫn giữa cái nhìn (mang tính quan niệm) và cách nhìn (mang tính phương pháp, cách thức). Mục tiêu giảng dạy văn học theo chúng tôi, không phải là nghiên cứu tác giả, mà là tác phẩm, là nghệ thuật kể chuyện và tư tưởng thẩm mỹ được thể hiện trong tác phẩm. Đoạn kết của tác phẩm nào cũng có chức năng khái quát tổng thể. Nhưng rõ ràng trái với “cách nhìn” của người ra đề và ra đáp án, đây không phải là đoạn kết hay, không phải có hàm ý khẳng định “niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân nghèo trong nạn đói”. Đoạn kết này nếu có bộc lộ “cách nhìn” thì là cách nhìn của ba nhân vật, chứ không phải của nhà văn, ngay cả khi nhà văn cho xuất hiện lởn vởn trong đầu nhân vật Tràng hình ảnh lá cờ đỏ – biểu tượng của đấu tranh cách mạng. Dạy văn là một nghề khó, ra đề, theo đó lại càng khó hơn, vì hàng loạt những yêu cầu về tính quy phạm, phần cứng phần mềm, độ mở, khả năng cập nhật thời sự văn học và khả năng phân loại, đánh giá trình độ v. v… Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện, văn hóa đọc đang đứng trước những thách thức, nguy cơ không nhỏ. Văn hóa đọc chỉ thực sự hình thành với sự ra đời của máy in. Do đó, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa Văn, phương pháp dạy văn mỗi ngày càng trở nên cấp thiết. Nhiều hoạt động đổi mới chương trình giáo khoa Tự nhiên và Xã hội gần đây đang lộ rõ tính thử nghiệm tình thế và rơi vào bế tắc. Đúng như nhiều ý kiến nhận định của các bậc sư biểu: Chúng ta đang thiếu một triết lí giáo dục (Philosophy of Education), mà chung quy và trước hết là thiếu một quan niệm con người thích ứng với thời đại mới. Dạy văn, tính từ chọn văn, soạn sách, xác định phương pháp đến kiểm tra, đánh giá… đều có xuất phát điểm sâu xa từ quan niệm về con người. Văn chương khoa cử trung đại ở Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu vẫn đồng nghĩa với văn hóa ngôn từ, chưa có sự phân biệt với văn chương nghệ thuật. Tới Nguyễn Văn Siêu, văn chương mới được phân biệt thành hai loại: loại “đáng thờ” và loại “không đáng thờ”. Đến đầu thế kỷ XX nhà thơ Tản Đà mới chia ra hai loại rạch ròi là có “văn thuyết lý, có “văn chơi”. Cả hai nhà nho trên không hề hạ thấp loại văn nào. Cả hai đều bình đẳng. Cho đến hôm nay chúng ta đang dạy cả hai loại văn, “văn chơi” và “văn thuyết lý”, văn “đáng thờ” và văn “không đáng thờ”. Cái khó của ta là ở chỗ hai loại văn đó trong thực tế không tồn tại cô lập ở một tác phẩm, tác gia, mà như hai thuộc tính đan cài, xuyên thấm vào nhau cùng trong một tác phẩm. Thêm nữa cho đến hôm nay chúng ta vẫn chưa yên tâm trong việc xác định mẫu hình con người mà ta hướng tới. Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm với mẫu hình con người trong văn học thời chiến tranh cách mạng. Nhưng nhân vật trung tâm và con người lý tưởng của thời đại mới thì trong thực tế và trong văn chương vẫn còn ở dạng thai nghén, chưa đủ khả năng và dũng khí chào đời. Trong sáng tác và giảng dạy văn chương chúng ta còn bị níu kéo bởi những tàn tích dư ba của con người lý tưởng thời đại Sự thiếu vắng quan niệm mới về con người trong triết lý giáo dục cũng là món nợ của sáng tác, món nợ của những người viết văn đương đại. Cho nên xét cho cùng, để có những đề thi Văn hay, phải có một nền văn học đẹp. Và để có một triết lý giáo dục đúng đắn vận hành phải có sự đổi mới tư duy toàn hệ thống.
Dạy văn như dạy làm người – Tác giả: Nhà văn Phạm Thành Hưng
2,213